Đề tài thảo luận học phần thương mại điện tử đề tài phân tích mô hình kinh doanh shopee

41 0 0
Đề tài thảo luận học phần thương mại điện tử đề tài phân tích mô hình kinh doanh shopee

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA MARKETING  ĐỀ TÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Đề tài: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH KINH DOANH SHOPEE Nhóm: 4 Lớp học phần: 22150PCOM0111 Người hướng dẫn: Lê Việt Hưng Hà Nam, tháng 11 năm 2022 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 3 PHẦN NỘI DUNG 4 Chương 1: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP 4 1 Lịch sử hình thành và phát triển 4 2 Giai đoạn quan trọng .4 3 Sản phẩm dịch vụ cung cấp 7 Chương 2: 8 YẾU TỐ TRONG MHKD 8 1 Mục tiêu giá trị của Shopee 8 2 Cơ hội thị trường 12 3 Mô hình doanh thu .13 4 Môi trường cạnh tranh 17 5 Lợi thế cạnh tranh 19 6 Chiến lược thị trường 21 7 Cấu trúc 24 8 Đội ngũ 26 Chương 3: ĐÁNH GIÁ MHKD 29 1 Thực trạng 29 2 Lợi ích 30 3 Tiềm năng 31 4 Hạn chế 32 5 Giải pháp 32 PHẦN KẾT LUẬN 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO .35 2 PHẦN MỞ ĐẦU Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung đang ngày càng phát triển Nhiều doanh nghiệp đã dần chuyển hướng từ kinh doanh truyền thống sang kinh doanh thương mại điện tử, hoặc kết hợp cả hai hình thức thành kinh doanh đa kênh Theo như báo cáo của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, doanh thu kinh doanh trực tuyến dự báo sẽ tăng trung bình 29% trong giai đoạn 2021-2025 Theo nghiên cứu thị trường thương mại điện tử nửa đầu năm 2022 của Công ty nghiên cứu dữ liệu Metric.vn, Việt Nam đang trở thành thị trường lớn thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, chỉ đứng sau Indonesia So với thực trạng thương mại điện tử thế giới, Việt Nam có mức tăng trưởng khá mạnh Theo Statista, tốc độ phát triển thương mại điện tử toàn cầu có tốc độ phát triển là 16,24% vào năm 2021 và dự báo bứt phá lên 24.5% vào năm 2025 Còn tại Việt Nam, con số này năm 2021 là hơn 20%, với quy mô 16 tỷ USD Đến năm 2025, tốc độ phát triển của thương mại điện tử ở nước ta có thể lên đến 29%, đạt 39 tỷ USD Dữ liệu của Metric.vn cho thấy Shopee, Lazada, Tiki và Sendo là 4 sàn thương mại điện tử có thị phần lớn nhất tại Việt Nam Cụ thể:  Shopee đang là sàn Thương mại điện tử chiếm thị phần lớn nhất thị trường, với doanh số lên tới 43,12 tỷ đồng, chiếm 72% thị phần trong 6 tháng, từ tháng 11/2021  Đứng thứ 2 là Lazada với thị phần 20,9%, tương đương lượng doanh số lên đến 12,54 tỷ đồng  Còn Tiki và Sendo bị bỏ xa so với hai đối thủ phía trên Vậy ở bài tiểu luận này, chúng em đã chọn tìm hiểu về mô hình kinh doanh của Shopee Dưới đây là nội dung đã được tìm kiếm và diễn giải cụ thể ra! 3 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP 1 Lịch sử hình thành và phát triển  Shopee là nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á  Trụ sở chính: Singapore  Nhà sáng lập: Forrest Li (Lý Tiểu Đông) – người đối đầu với Alibaba  Công ty mẹ: tập đoan Sea Ltd (trước đó là Garena)  Ngày thành lập: 5/2/2015 2 Giai đoạn quan trọng  2015:  Ra mắt tại Singapore với định hướng sàn thương mại điện tử phát triển chủ yếu trên thiết bị di động  “ Chào sân” tại 7 thị trường: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Việt Nam và Philipines (8/8/2016: Mở họp báo chinh thức ra mắt tại Việt Nam sau một năm hoạt động hiệu quả trong linh vực thương mại điện tử  2017:  Giới thiệu Shopee Mall ở 7 thị trường (cổng bán hàng với cam kết chính hãng từ các thương hiệu hàng đầu và các nhà bán lẻ lớn)  Ghi nhận 80 triệu lượt tải ứng dụng, tại Việt Nam là 5 triệu; làm việc với hơn 4 triệu nhà cung cấp và hơn 180 triệu sản phẩm (wikipedia.com)  2018:  Tổng doanh thu của Shopee chạm ngưỡng 10 tỷ đô la Mỹ với hơn 600 triệu giao dịch tại sàn  Là nền tảng dẫn đầu về lượt truy cập website và xếp hạng ứng dụng di động với trung binh 35,4 lượt, đứng đầu về chỉ số xếp hạng ứng dụng di động trên cả 2 hệ điều hành IOS và android ( iprice.vn/insights/)  5/2018: hợp tác với P&G giới thiệu Super Brand Day lần đầu tiên tại thị trường Indonesia Kể từ đó, Shopee tổ chức hơn 70 Super Brand day khác trong khu vực  11/2018: Blackpink là đại diện Thương hiệu khu vực đầu tiên trong đợt sinh nhật tại Việt Nam, Shopee phủ sóng khắp các tỉnh thanh cả nước, ảnh hưởng mạnh mẽ đến thói quen mua sắm trên các website thương mại điện tử thời đại công nghệ 4.0  2019:  Giữ vững vị thế ứng dụng mua sắm số 1 tại thị trường Đông Nam Á và Đài Loan về số lượng người dùng hoạt động hằng tháng  Thành công với chiến lược: mang đến cho người dùng trải nghiệm mua sắm vui vẻ, tinh tương tác cao ( 1 tỷ lượt tham gia trò chơi trên ứng dụng, 10.000 giờ livestream trên tinh năng Shopee Live theo nld.com/kinhte/)  2020:  Hết năm 2020, vốn chủ sở hữu của Shopee âm 1.463 tỷ đồng, lỗ mất vốn do lỗ luỹ kế của công ty vẫn tiếp tục tăng 31% so với năm 2019 (vietnambiz.vn)  Theo báo cáo của iPrice Group, tổng số lượt truy cập của ba trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam là Lazada, Tiki và Sendo trong quý IV/2021 thậm chí chưa bằng một nửa so với ông lớn Shopee Shopee với khoảng gần 89 triệu lượt truy cập trong quý, tăng khoảng 14% so với quý III/2021 và khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước  2021:  Ngày càng nhiều người dùng tiếp cận và tận hưởng lợi ích từ công nghệ thông qua Shopee Trên toàn khu vực, cứ 6 đơn đặt hàng trên Shopee thì có 1 đơn hàng là của người dùng mua sắm lần đầu, đồng thời số lượng nhà bán hàng ở khu vực lân cận các thành phố lớn cũng tăng 70% so với năm 2020  Trước những tác động của dịch Covid-19, Shopee vẫn nắm giữ các vị trí cao ở top 10 công ty uy tín trong Bảng xếp hạng Thương hiệu Tốt nhất năm 2021 của YouGov tại Indonesia (# 2) , Malaysia (# 1), Philippines (# 3), Singapore (# 4), Thái Lan (# 3), Việt Nam (# 3) cũng như trên toàn cầu (# 6) (YouGov Brandindex)  2022:  Giá cổ phiếu của công ty mẹ Sea sụt giảm nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ trở thanh bong bóng công nghệ  Doanh thu tăng nhưng liên tục báo lỗ ( do bị ảnh hưởng từ công ty mẹ)  Vẫn giữ vị trí đầu về số lượt truy cập 3 Sản phẩm dịch vụ cung cấp Mô hình ban đầu của shopee là C2C Marketplace, sau đó chuyển sang mô hình lai khi có cả B2C với việc ra mắt các nền tảng con:  Shopee Mall:  Gian hàng với các sản phẩm chính hãng từ các thương hiệu, nhà bán hàng uy tín: Samsung, Oppo, Pamper,…  Có nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn như: 7 ngày đổi trả, chính sách đảm bảo hàng chinh hãng…  Shopee 4h:  Dịch vụ giao hàng nhanh trong 4h, với đơn vị vận chuyển là Shopee Express, chỉ áp dụng cho các đơn hàng trong nội thanh HCM, Hà Nội, với khung giờ được quy định từ 12h các ngày trừ thứ 7 và chủ nhật  Ngoài ra còn các dịch vụ khác như: Flash Sale, nạp thẻ điện thoại, NOW,  Sản phẩm của Shopee đa dạng đủ loại ngành hàng: thời trang, nhà cửa & đời sống, giây dép, bách hóa online, máy tính & laptop, nhà sách online, thiết bị điện tử,… Chương 2: 8 YẾU TỐ TRONG MHKD 1 Mục tiêu giá trị của Shopee “Tại sao khách hàng nên mua hàng trên Shopee ?”  Shopee cung cấp nền tảng tạo ra một sàn thương mại điện tử để “kết nối người mua và người bán” trong cùng một cộng đồng, hướng đến mục tiêu giúp khách hàng có trải nghiệm mua sắm trực tuyến một cách dễ dàng, an toàn, và tiện lợi bởi quá trình thanh toán và vận chuyển một cách nhanh chóng và tiết kiệm  Shopee có những quảng cáo xúc tiến,chương trình khuyễn mãi,giảm giá nhằm thu hút khách hàng bao gồm cả người mua và người bán tham gia vào thị trường của mình:  Shopee có những ngày sale “khủng” cố định như 8/8,15/8,9/9, sinh nhật Shopee,… Những ngày này dễ nhớ thu hút cả người bán lẫn người mua Nhờ điều này người bán có cơ hội thu hút người mua nhờ các voucher khuyến mãi, mã giảm giá và người mua cũng sẽ có cơ hội mua được những mặt hàng mình mong muốn với các lợi ích như freeship extra, giá rẻ hơn, voucher hoàn xu extra ,…  Theo thống kê của Shopee:” Trong 2 giờ đầu tiên của ngày 15/3, số lượng đơn hàng bán ra tăng gấp 5 lần so với trung bình ngày thường”  Đối với những khách hàng đăng nhập lần đầu trên Shopee, đăng kí Shopee Pay còn được hưởng những ưu đãi lớn: mã giảm giá 50k, 100k, hoàn xu extra, freeship  Mỗi ngày shopee còn tặng khách hàng mã giảm giá, voucher, xu qua các trò chơi như tưới cây, vòng xoay may mắn, lắc xu,…  Shopee có các chương trình quảng cáo hợp tác với người nổi tiếng ở mọi nền tảng Internet như Facebook, Tiktok, Google, … với nội dung hấp dẫn Đồng thời khảo sát tâm lí, thị hiếu và hành vi tiêu dùng khách hàng để ngày càng hoàn thiện hơn vai trò của nó và khách hàng sẽ từ đó để chọn shopee khi muốn mua hàng online => Qua đó giúp shopee tăng lượt truy cập: “Theo số liệu bản đồ thương mại điện tử Việt Nam mới được iPrice Group công bố, lượng truy cập web của Shopee trong quý 3/2020 vừa qua đạt 62,7 triệu lượt, tăng hơn 10 triệu lượt so với quý 2/2020 và là quý tăng mạnh nhất từ trước tới nay Shopee đứng đầu về lượng truy cập suốt 9 quý liên tiếp, kể từ khi vượt mặt Lazada hồi quý 3/2018” Và nhờ vậy có thể đạt được nhiều doanh thu, chiếm lĩnh thị phần  Shopee sử dụng các biện pháp kĩ thuật thông qua các công cụ tiện ích để giúp người mua và người bán thực hiện các giao dịch 1 cách nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm Ví dụ: công cụ hỗ trợ gửi tin nhắn hàng loạt : Shopeeplus, Mshopee,…  Khách hàng có thể thanh toán bằng nhiều cách thức: thanh toán trực tiếp, ví điện tử, thẻ ngân hàng, thẻ ghi nợ,…và thanh toán một cách nhanh chóng, an toàn  Shopee kinh doanh rất nhiều mặt hàng thỏa mãn mọi nhu cầu thiết yếu cho khách hàng từ ăn uống, đồ áo, giày dép, làm đẹp, đồ gia dụng, đồ dùng điện tử,… Khách hàng có thể thỏa thích mua sắm mà không lo ngại về mẫu mã, chất lượng, giá cả thị trường vì họ có thể so sánh giữa các cửa hàng với nhau

Ngày đăng: 17/03/2024, 12:33

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan