Đề tài thảo luận đề tài đối tượng nghiên cứu của kế

39 0 0
Đề tài thảo luận đề tài  đối tượng nghiên cứu của kế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài sản ngắn hạnTài sản ngắn hạn là những tài sản được dự tính để bán hoặc sử dụng trong khuôn khổ của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp và được nắm giữ chủ yếu cho mục đích

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

Trang 2

1.3 Đối tượng kế toán của từng loại hình doanh nghiệp

1.3.1 Doanh nghiệp thương mại 1.3.2 Doanh nghiệp dịch vụ1.3.3 Doanh nghiệp sản xuất

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

2.1.Sự vận động tài sản trong quá trình hoạt động sản xuất

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1.Lời cam đoan

Chúng em xin cam đoan bài thảo luận là kết quả của quá trình tìm hiểu và nghiên cứu của các thành viên trong nhóm, cùng với sự giúp đỡ của giảng viên Lê Thanh Hải Trong toàn bộ nội dung của bài thảo luận, những điều được trình bày hoặc là của cá nhân, hoặc là được tìm hiểu từ nhiều nguồn tài liệu Tất cả các nguồn tham khảo đều được ghi nguồn hợp lý Chúng em xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

2 Lời cảm ơn

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – cô Lê Thanh Hải đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong thời gian học vừa qua Trong thời gian tham gia lớp Nguyên lý kế toán, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích và tinh thần học tập nghiêm túc, hiệu quả.

3 Tính cấp thiết của đề tài

Kế toán là một bộ phận không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp Thông tin do bộ phận kế toán cung cấp từ các nhiệm vụ chủ yếu của mình rất cần thiết cho nhà quản trị Nếu thông tin kế toán sai lệch sẽ dẫn đến các quyết định của nhà quản trị không phù hợp, doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng khó khăn.

Trang 4

Từ những quy định về công việc của kế toán trong pháp luật về kế toán, có thể thấy được rằng nếu một doanh nghiệp có bộ phận kế toán mạnh, làm việc chuyên nghiệp sẽ giúp ích rất nhiều cho người điều hành Bên cạnh đó, những kế toán giỏi sẽ biết cách tiết kiệm chi phí tối đa cho công ty Đồng thời biết cách làm việc rất mau lẹ với cơ quan thuế Từ đó tiết kiệm được thời gian cho việc phát triển sản xuất kinh doanh.

Còn ngược lại, nếu bộ phận kế toán không đủ trình độ sẽ khiến cho doanh nghiệp điêu đứng hoặc tệ hơn nữa có thể đối mặt với những rắc rối từ cơ quan pháp luật về thuế.

Nhận thấy sự quan trọng của đối tượng nghiên cứu kế toán, sau đây nhóm 8 sẽ trình bày những nghiên cứu về khái quát chung về đối tượng kế toán và nội dung cụ thể của đối tượng kế toán trong doanh nghiệp Vì kiến thức còn hạn hẹp nên bài thảo luận của chúng em sẽ không thể tránh khỏi những sai sót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý của cô

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHƯƠNG PHÁP TÀIKHOẢN KẾ TOÁN

1.1 Tài sản

1.1.1 Khái niệm của tài sản

Khái niệm: Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 , tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Tài sản bao gồm bất động sản và động sản Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

1.1.2 Tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn là những tài sản được dự tính để bán hoặc sử dụng trong khuôn khổ của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp và được nắm giữ chủ yếu cho mục đích thương mại hoặc cho mục đích ngắn hạn và dự kiến thu hồi hoặc thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ hoặc là tiền tài sản tương đương tiền không mà việc sử dụng không gặp một hạn chế nào.

Trong doanh nghiệp, tài sản ngắn hạn bao gồm:

Tài sản bằng tiền và các khoản tương đương tiền là bộ phận tài sản tồn tại dưới hình thái tiền tệ như tiền mặt ở quỹ tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản đầu tư ngắn hạn có thời gian thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong chuyển đổi thành tiền.

Trang 6

Tài sản là khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là bổn phận tài đơn vị đem đầu tư ra bên ngoài với mục đích để đem lại lợi nhuận như giá trị các loại chứng khoán giá trị vốn góp các khoản cho vay mà thời hạn thu hồi trong vòng một năm.

Tài sản là các khoản phải thu ngắn hạn là bộ phận giá trị tài sản của doanh nghiệp đang nằm ở khâu thanh toán, doanh nghiệp phải thu và có thời hạn thanh toán trong vòng một năm như các khoản phải thu người mua , khoản tạm ứng, khoản thu bồi thường vật chất Đây chính là các bộ phận tài sản của đơn vị để cá nhân và đơn vị khác một các hợp pháp hoặc không hợp pháp

Tài sản là hàng tồn kho là toàn bộ giá trị hàng tồn kho đang trong quá trình kinh doanh thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Nó chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm: công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu, hàng hóa trong kho, hàng mua đang đi đường, hàng hóa gửi đi bán chưa xác định tiêu thụ

Tài sản ngắn hạn khác: là giá trị các tài sản ngoài các tài sản ngắn hạn trên và có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trong một năm hoặc một chu kỳ hoạt động như các khoản chi phí trả trước ngắn hạn, các khoản ký cược, ký quỹ ngắn hạn

Ví dụ: Công ty TNHH thực phẩm Ngọc Phụng có những loại tài sản ngắn hạn bao gồm:

● Tiền mặt

● Tiền gửi ngân hàng

Trang 7

● Có tiền đang chuyển và các khoản tương đương của công ty.

● Cổ phiếu, trái phiếu.

● Cho khách hàng vay và trả trước

● Thuế GTGT được khấu trừ

● Khoản thu nội bộ

● Doanh thu khác của công ty

● Số nợ khó đòi

● Các công cụ, dụng cụ trong kho và các công cụ được gửi và mua để gia công đang trong quá trình chuẩn bị

● Nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, thành phẩm được lưu giữ tại kho bảo thuế của Công ty

1.1.3 Tài sản dài hạn

Là những tài sản của đơn vị có thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi dài (hơn 12 tháng hoặc trong nhiều chu kỳ kinh doanh) và ít khi thay đổi hình thái giá trị trong quá trình kinh doanh Tài sản dài hạn bao gồm:

Tài sản cố định: Là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử

dụng lâu dài (>1 năm), tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, trong quá trình sử dụng bị hao mòn dần Tài sản cố định phải đảm bảo đủ các điều kiện theo luật định mới được công nhận là TSCĐ Tài sản cố định gồm có 02 loại :

Trang 8

- TSCĐ hữu hình: Là những tài sản của đơn vị thoả mãn điều kiện là TSCĐ và có hình thái vật chất cụ thể, bao gồm: nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc thiết bị; phương tiện vận tải truyền dẫn; thiết bị chuyên dùng cho quản lý; cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm.

– TSCĐ vô hình : Là những tài sản của đơn vị thoả mãn điều kiện là TSCĐ nhưng không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư, chi trả nhằm có được quyền sử dụng hợp pháp từ số tiền đã đầu tư, chi trả đó, gồm: quyền sử dụng đất, bản quyền, bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, phần mềm máy tính, giấy phép khai thác và chuyển nhượng, thương hiệu DN…

● Đầu tư tài chính dài hạn: Là những khoản đầu tư ra bên ngoài với mục đích kiếm lời có thời gian thu hồi trong vòng 1 trở lên, như: đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, góp vốn liên doanh dài hạn, cho vay dài hạn.

● Các khoản phải thu dài hạn: Là lợi ích của đơn vị hiện đang bị các đối tượng khác tạm thời chiếm dụng, có thời hạn thu hồi trên 1 năm, như: phải thu khách hàng dài hạn, trả trước dài hạn cho người bán,…

● Bất động sản đầu tư: bao gồm nhà, đất đầu tư vì mục đích kiếm lời Là giá trị của toàn bộ quyền sử dụng đất, nhà hoặc 1 phần của đất, nhà do DN nắm giữ với mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để sử dụng trong sản xuất kinh doanh hoặc để bán trong chu kỳ kinh doanh bình thường của DN.

Trang 9

● Tài sản dài hạn khác: là giá trị các tài sản ngoài các tài sản kể trên và có thời gian thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm như: chi phí trả trước dài hạn, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang và ký cược, ký quỹ dài hạn.

Ví dụ: Công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai có những loại tài sản dài hạn bao gồm :

● Các khoản phải thu dài hạn: phải thu dài hạn khác ● Tài sản cố định: hữu hình, vô hình

● Bất động sản đầu tư

● Tài sản dở dang dài hạn: chi phí xây dựng cơ bản dở dang ● Đầu tư tài chính dài hạn: đầu tư vào công ty liên doanh,

liên kết; đầu tư góp vốn vào đơn vị khác; đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

● Tài sản dài hạn khác: chi phí trả trước dài hạn

1.2 Nguồn hình thành tài sản

1.2.1 Định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận nợ phải trả

Tương tự như đối với tài sản, để bảo đảm cơ sở cho các đơn vị xác định nợ phải trả được thống nhất và đúng đắn, trong hệ thống chuẩn mực kế toán đều có nêu định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận nợ phải trả.

Trang 10

Định nghĩa: Chuẩn mực chung (VAS 01) nêu định nghĩa về nợ

phải trả: Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của đơn vị phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà đơn vị phải thanh toán từ các nguồn lực của mình

Qua định nghĩa trên, nợ phải trả trước hết phải thể hiện là nghĩa vụ hiện tại của đơn vị Nghĩa vụ hiện tại là trách nhiệm của đơn vị ở thời điểm hiện tại đối với một tổ chức, cá nhân nào đó và đơn vị sẽ phải thực hiện trách nhiệm này trong tương lai Nghĩa vụ hiện tại được hình thành đối với đơn vị là từ các giao dịch và sự kiện đã qua Điều này được thể hiện trong thực tế như: qua giao dịch mua hàng, đơn vị nhận về một lượng hàng hóa nhưng chưa thanh toán tiền, sẽ hình thành nợ phải trả người bán; qua giao dịch vay ngân hàng, đơn vị nhận về một lượng tiền, sẽ hình thành nợ phải trả ngân hàng; hay trong hoạt động kinh doanh,đơn vị đã cam kết bảo hành đối với sản phẩm hàng hóa bán ra, sẽ hình thành nợ phải trả về bảo hành sản phẩm; hay từ sự kiện thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật, như Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định về nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có lãi và khi doanh nghiệp có lãi mà chưa nộp thuế, sẽ hình thành nợ phải trả về thuế đối với Nhà Nước Nghĩa vụ hiện tại chỉ phát sinh qua các giao dịch và sự kiện đã qua Điều này có nghĩa là những giao dịch, sự kiện đã xảy ra mới làm phát sinh nghĩa vụ hiện tại.Còn đối với các cam kết để có được tài sản trong tương lai thì không làm phát sinh nghĩa vụ hiện tại Chẳng hạn, qua việc ký kết một hợp đồng mua hàng thì chưa làm phát sinh nghĩa vụ hiện tại Chỉ khi nào giao dịch mua hàng đã xảy ra, đơn vị đã nhận được hàng mà chưa thanh toán tiền thì mới phát sinh nghĩa vụ hiện tại Nghĩa vụ hiện tại trên phải được đơn vị thanh toán từ nguồn

Trang 27

nghiệp Các chỉ tiêu liên quan đến các khoản nợ phải trả có thể được tính toán từ báo cáo tài chính của doanhnghiệp.

3 CHI PHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp cần tốn nhiều khoản chi phí cho hoạt động sản xuất và ngoài sản xuất.

Đây là chi phí bắt buộc với bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực sản xuất Chi phí này bao gồm chi phí cho nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí cho các hoạt động sản xuất chung.

Chi phí sử dụng cho nguyên vật liệu trực tiếp

- Đây là khoản tiền dùng để mua nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm, phục vụ kinh doanh Các tư liệu này thường gồm các vật liệu chính và phụ nhằm mục đích tăng chất lượng và thẩm mỹ cho sản phẩm.

Chi phí cho nhân viên trực tiếp sản xuất sản phẩm

- Đây chính là phúc lợi dành cho nhân viên đi kèm với tiền lương khi trực tiếp sản xuất ra sản phẩm của công ty Tuy nhiên, công nhân hay nhân viên tham gia vào hoạt động sản xuất chung hoặc của nhân viên quản lý thuộc bộ phận sản xuất thì không được coi là chi phí nhân công trực tiếp.

Chi phí cho các hoạt động sản xuất chung

- Chi phí sản xuất là những khoản phát sinh trong phạm vi phân xưởng nhằm phục vụ trực tiếp quá trình sản xuất ra sản phẩm Chi phí này bao gồm tất cả các hao phí cho quá trình sản xuất và quản lý trực tiếp tạo ra sản phẩm như tiền lương cho quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản, thiết bị hay máy móc.

Chi phí ngoài sản xuất

Trang 28

 Chi phí quản lý doanh nghiệp  Chi phí bán hàng

Tiêu chuẩn phân bố chi phí của doanh nghiệp sản xuất:

- Chi phí nguyên vật liệu : được phân bổ cho các sản phẩm, dự án cụ thể

- Chi phí nhân công: được phân bổ dựa trên số giờ làm việc hoặc theo lương cơ bản của từng nhân viên

- Chi phí máy móc, thiết bị : được phân bổ dựa trên số giờ sử dụng hoặc theo tỷ lệ phần trăm sản phẩm

Trang 29

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA ĐỐI TƯỢNG KẾTOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

2.1 Sự vận động của tài sản trong hoạt động kinh doanh

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tài sản của các doanh nghiệp sẽ không ngừng vận động, nó biến đổi cả về hình thái và lượng giá trị.

Nghiên cứu sự vận động của tư bản sản xuất, C Mác đã nêu công thức chung về tuần hoàn của tư bản sản xuất qua 3 giai đoạn: T-H… SX…H’-T Sự biến đổi về hình thái tồn tại của các loại tài sản chủ yếu phụ thuộc vào chức năng cơ bản của từng doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp sản xuất: Chức năng cơ bản là sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làm ra thì tài sản của đơn vị sẽ thay đổi hình thái qua 3 giai đoạn sản xuất kinh doanh chủ yếu: cung cấp, sản xuất và tiêu thụ Xét trong một quá trình liên tục, tương ứng với 3 giai đoạn trên tài sản sẽ thay đổi hình thái từ tiền mặt hay tiền gửi ngân hàng thành nguyên vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị… để chuẩn bị thực hiện kế hoạch sản xuất.

Sau đó tài sản sẽ biến đổi từ nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ hao mòn tài sản cố định… thành 1 sản phẩm dở dang, bán thành phẩm hay thành phẩm và từ thành phẩm biến đổi thành khoản thu hay tiền mặt hay tiền gửi ngân hàng khi bán sản phẩm cho người mua Số tiền này được dùng để mua nguyên vật liệu… nhằm thực hiện cho quá trình sản xuất tiếp theo Sự vận động biến đổi của tài sản theo các giai đoạn sản xuất kinh doanh chủ yếu như trên gọi là sự tuần hoàn của tài sản.

Trang 30

Đối với đơn vị kinh doanh thương mại: chức năng cơ bản là mua và bán hàng hóa Tương ứng với 2 quá trình này, tài sản của doanh nghiệp sẽ biến đổi từ tiền thành hàng hóa khi mua hàng về nhập kho và từ hàng hóa thành khoản phải thu hay bằng tiền khi bán hàng cho người mua.

Số tiền này lại được dùng để mua hàng… Sự biến đổi này cũng mang tính tuần hoàn Nếu tính từ một hình thái tồn tại cụ thể nhất định của tài sản thì sau một quá trình vận động, tài sản trở lại hình thái ban đầu gọi là một vòng tuần hoàn của tài sản, một vòng chu chuyển hay một chu kỳ hoạt động Có thể mô tả vòng tuần hoàn một số loại tài sản của một số loại hình doanh nghiệp theo các sơ đồ sau đây:

Trong quá trình tuần hoàn, tài sản không chỉ biến đổi về hình thái mà quan trọng hơn là tài sản còn biến đổi về lượng giá trị (trừ trường hợp huy động thêm vốn), giá trị tăng lên của tài sản từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là mục tiêu của các doanh nghiệp nhằm tăng

Ngày đăng: 10/04/2024, 16:46

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan