1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Trường: Pháp luật quốc tế và một số quốc gia về chống phân biệt đối xử

286 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HỘI THẢO KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG

HA NOI, NGAY 29 THANG 10 NAM 2019

Trang 2

MỤC LỤC KỶ YÊU HỘI THẢO

STT CHUYEN DE TRANG

Các chuyên đề chung

Quyên bình đăng, chông phân biệt đối xử trong luật quốc tế |

i PGS TS Vũ Công Giao

NCS Nguyễn Minh Tâm

Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Các biện pháp chống phân biệt đôi xử mang tính toàn câu và thực tiễn 23 3 Việt Nam — nhìn từ pháp luật quốc tế về quyền con người

Cô vân cao cap Vũ Ngọc Binh Viện Dân số, gia đình và trẻ em

Không phân biệt đối xử - nguyên tắc cốt lõi dé bảo vệ quyền con người 65 3 trong pháp luật quốc tế và khu vực Truong Đại học Luật Ha Nội

Pháp luật quốc tê và một sô quốc gia về chong phân biệt đối xử với trẻ 95 5 em phạm tội

ThS Lưu Hải YênTrưởng Đại học Luật Hà Nội

Pháp luật quốc tế và một sô quốc gia về chéng phân biệt đôi xử với 110 6 phụ nữ

ThS Đồ Thị Anh HồngTrưởng Đại học Luật Hà Nội

Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia về chong phân biệt đối xử với 124 : nhóm LGBT

PGS.TS Nguyên Thị Lan

Trưởng Đại học Luật Hà Nội

8 Pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia về bạo lực trên cơ sở 143

giới

Trang 3

ThS Đặng Thị Hồng Tuyến Trưởng Đại học Luật Hà Nội

SV Nguyễn Phúc Mạnh

Trường Đại học Luật Hà Nội

Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia về chong phân biệt đối xử với lấ7 5 người khuyết tật

ThS Phạm Quý ĐạtTrưởng Đại học Luật Hà Nội

Pháp luật quốc tế và một số quốc gia về chong phân biệt đối xử với 171 lũ người có HIV

ThS Phạm Minh Trang

Trường Đại học Luật Hà Nội

Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia vé chong phân biệt đôi xử với 187 người dan tộc thiêu số

LL TS Nguyén Toan Thang Truong Dai hoc Luat Ha Noi ThS Tran Nir Ngoc Anh Uy ban Dân tộc

Pháp luật quốc tế và một số quốc gia về chong phân biệt đôi xử đối với 202

12 lao động di cư

-PGS.TS Nguyên Hien Phương

Trưởng Đại học Luật Hà Nội

Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia về chéng phân biệt đôi xử với 235 13 người chấp hành án phạt tù

-ThS Nguyễn Thị Thu Hiên

Trưởng Đại học Luật Hà Nội

Pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia về chông phân biệt đối 254 14 xử vì lí do tôn giáo, tín ngưỡng

TS Lê Thị Anh ĐàoTruong Đại học Luật Ha Nội

Pháp luật quốc tế và một số quốc gia về chong phân biệt đối xử với 271

người ti nan

15 ThS Bui Thi Minh Trang

Trang 4

QUYEN BÌNH DANG, CHONG PHAN BIỆT DOI XU

TRONG LUAT QUOC TE*

PGS.TS Vii Công Giao**

NCS.ThS Nguyễn Minh Tam*** 1 Khái niệm bình dang, kỳ thị và phân biệt đối xử

“Bình đăng” và “phân biệt đối xử” là hai khái niệm có nội hàm khác nhau nhưng có sự liên hệ chặt chẽ Ngoài ra, để hiểu rõ hơn về hai khái niệm này, cần đề cập đến một khái niệm có liên quan khác là “kỳ thị”.

1.1 Bình đẳng

Bình đăng (equality) có thé hiểu là tình trạng/bối cảnh mà trong đó các đối tượng/chủ thé khác nhau đều được thừa nhận và coi trọng vị thế như nhau, và đều có cơ hội như nhau trong việc hưởng các quyên và lợi ích chính đáng của mình.

Về mặt lý luận, có ba mô hình về sự bình đắng đã được đề cập, bao gồm:

- Mô hình bình đăng hình thức: Đặc trưng là cào bằng các quyền và nghĩa vụ giữa các đối tượng/chủ thé, không tính đến đặc thù của mỗi nhóm Mô hình này bị phê phan là không hợp lý, và thực chat là bất bình đăng với các nhóm yếu thé, bởi đã đặt các đối tượng/chủ thể cùng một “vạch xuất phát” mà không tính đến sự “bất cân bằng” giữa họ Trong bối cảnh đó, các nhóm yếu thế sẽ không thể thụ hưởng các cơ hội và quyền ở mức độ bình đăng như các nhóm khác có thế mạnh hơn.

- Mô hình bảo vệ: Đặc trưng là tính đến đặc thù của các nhóm, song lại tìm cách giải quyết sự bất cân bằng giữa các nhóm bằng việc “ưu tiên” cho các nhóm yếu thế không phải làm hay tham gia một số công việc hay nghĩa vụ mà bị xem là khó khăn với họ Mô hình này bị phê phán là cách tiếp cận “ưu tiên” vô hình trung đã loại trừ các nhóm yếu thế khỏi những cơ hội hoặc khả năng được hưởng hay thực hiện một số quyền nhất định.

- Mô hình thực chất: Đặc trưng là tính đến đặc thù nhóm, đồng thời hỗ trợ các nhóm yếu thế tiếp cận và nắm lây cơ hội hưởng quyền Đây là mô hình được xem là phù hợp hơn các mô hình nêu trên Trong mô hình này, mọi chủ thể/đối tượng đều bình đăng về tư cách chủ thé quyền, và về các cơ hội thực hiện quyền, tuy nhiên các nhóm yếu thé được hỗ trợ dé đặt họ ngang bằng với các nhóm khác, qua đó có thé nam

bat các cơ hội va thụ hưởng các quyên ở mức độ bình dang như các nhóm khác có thê

* Bài viết kế thừa có sửa đổi, bô sung tham luận của hai tác giả tại Hội thảo “Bình đăng và phòng, chống kỳ thị,phân biệt đối xử: Pháp luật và thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam” do Khoa Luật ĐHQG Hà Nội tô chức vào

ngày 16/8/2019.

** Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.** Khoa Luật Dai học Quốc gia Hà Nội.

Trang 5

mạnh hơn.1.2 Kỳ thị

Kỳ thị (stigma) theo tiếng Hy Lạp cổ là một loại dấu được đóng vào da dé phân

biệt với những người khác Theo Erving Goffman’, kỳ thị là một hiện tượng xã hội mà

trong đó một cá nhân có thuộc tính mà xã hội cho là xấu bị xa lánh, chối bỏ bởi chính thuộc tính đó Trong quá trình này, danh tính của cá nhân bị kỳ thị bị huỷ hoại bởi cách đối xử của những người xung quanh Xuất hiện như là sự phản ứng trước nỗi sợ hãi, nguy cơ hay môi đe doa, ky thị chịu sự chi phối bởi bối cảnh chính trị, kinh tế, văn hoá Nó mang tính chất của một hình thức kiểm soát xã hội, vì nó biến sự “khác biệt thành “không công bằng”, từ đó loại trừ về mặt xã hội đối với một cá nhân hoặc nhóm

nào đó”.

Theo Link va Phelan, quá trình ky thị diễn ra như sau: (i) Phân biệt và dán nhãn

cho sự khác biệt; (ii) Gắn các đặc điểm tiêu cực với những khác biệt; (iii) Tach biệt ‘chung ta’ và “họ/ chúng nó”; (iv) Làm mắt vị thé và phân biệt đối xử.3 Kết quả cuối cùng là tạo ra sự cách biệt giữa những người ky thi (tự xem là “chúng ta”, tức những

người bên trong insiders) và người bị kỳ thị (bị xem là “họ”, tức người ngoài

Theo Gerhard Falk, trong tất cả xã hội đều luôn có sự kỳ thị một số nhóm và một số hành vi, vì làm như vậy sẽ tăng cường sự gắn kết của nhóm, băng cách tách biệt “họ” khỏi “chúng ta” Có ba dạng kỳ thị đó là: (i) Sự ghê tom về thé chất (thé hiện ở sự “ghê sợ” đối với thân thé bị biến dạng - abomination of the body) (ii) Sự khinh bi về đạo đức (đối với nhược điểm tính cách của cá nhân/nhóm - blemish of individual)

và (iii) Sự kỳ thi chủng tộc/dân tộc/khu vực/nhóm xã hội (tribal stigma) ° Từ một góc

nhìn khác, có thé phân chia sự kỳ thị thành ba loại: (i) Kỳ thi của cộng đồng: Thé hiện qua thái độ và niềm tin tiêu cực của cộng đồng đối với những người bị xem là khác biệt hay nguy hiểm với cộng đồng: (ii) Kỳ thị của tổ chức: thé hiện qua các chính sách, quy tắc hoặc văn hoá nội bộ tạo ra thái độ, niềm tin và cách đối xử định kiến của tô chức với một thành viên của tô chức, hoặc với tổ chức hay cá nhân bên ngoài; (iii) Kỳ thị bản thân: thể hiện ở việc cá nhân tự có niềm tin mang tính tiêu cực, định kiến về chính mình, từ đó tự xa lánh người thân, xã hội, tự hành hạ hoặc làm tôn hại mình.

' Goffman, Erving (1963), Stigma London: Penguin Tại https://www.freelists.org/archives/sig-dsu/11-2012/pdfKhTzvDhi8n.pdf

? Khuất Thu Hồng, Ly thuyết xã hội về ky thị, tham luận tai Hội thao “Binh đăng và phòng, chống kỳ thi, phânbiệt đối xử: Pháp luật và thực tiễn trên thé giới và ở Việt Nam” do Khoa Luật ĐHQG Hà Nội tổ chức vào ngày

3 Bruce G Link and Jo C Phelan, Conceptualizing Stigma, Annual Review of Sociology, Vol 27:363-385

(Volume publication date August 2001), https://doi.org/10.1146/annurev.soc.27.1.3634 Gerhard Fail (2001), Stigma: How We Treat Outsiders, Prometheus Books

5 Khuất Thu Hồng, tài liệu đã dẫn.

Trang 6

1.3 Phân biệt đối xử

Theo nghĩa khái quát, sự phân biệt đối xử (discrimination) là những cách đối xử khác biệt mà có tính chất bất công, gây ảnh hưởng tiêu cực đến một chủ thể nào đó một cách trực tiếp hay gián tiếp.

Về mặt lý luận, có mối liên hệ chặt chẽ giữa kỳ thị và phân biệt đối xử Ở đây, kỳ thị thể hiện qua thái độ hoặc niềm tin có tính tiêu cực, định kiến về một chủ thé nào đó, vì thế là tiền đề dẫn đến phân biệt đối xử Trên cơ sở định kiến tiêu cực, thường dẫn đến việc hạn chế, tước đoạt quyền, cơ hội chính đáng của một chủ thé nào đó (sự phân biệt đôi xử) Như vậy, phân biệt đối xử thường là hành vi tiếp nối, ở mức độ cao, nghiêm trọng hơn so với kỳ thị Tuy nhiên, cần lưu ý là không phải lúc nào sự phân biệt đối xử cũng phải xuất phát từ kỳ thị Có những trường hợp xuất hiện hành vi phân biệt đối xử mà không xuất phát từ kỳ thị (thái độ hoặc niềm tin tiêu cực, định kiến) với chủ thé đó.

Hiện tại, khái niệm pháp lý về sự phân biệt đối xử đã được nêu trong một số công ước quốc tế về nhân quyền (được đề cập ở mục sau), trong đó bao gồm định nghĩa về PBĐX về chủng tộc, PBĐX với phụ nữ, PBĐX với người khuyết tật, Luật nhân quyền quốc tế cũng xác định các yếu tố là cơ sở của sự kỳ thị, phân biệt đối xử, trong đó bao gồm: Dân tộc, chủng tộc, quốc tịch, giới tính, ngôn ngữ, tín ngưỡng, tôn giáo, quan điểm chính trị, thành phần xã hội, tai sản Danh mục các yếu này là danh mục mở, tức là vẫn còn tiếp tục được bồ sung, và trong thực tế khoảng ba thập ky gần đây, ngoài các yếu đã nêu, luật nhân quyền quốc tế đã bổ sung một vài yếu t6 khác như là cơ sở của sự phân biệt đối xử, cụ thể đó là: Độ tuổi, sức khoẻ, xu hướng tính dục, bản dạng giới

Kỳ thị và phân biệt đối xử là mặt trái ngược của sự bình đăng Theo nghĩa chung nhất, bình dang có thé xem là tình trạng không có kỳ thị, phân biệt đối xử Mức độ bình đăng tỷ lệ thuận với kết quả chống kỳ thị, phân biệt đối xử.

Bảo đảm bình đăng, chống kỳ thị, phân biệt đối xử có ý nghĩa quan trọng với các xã hội và mọi quốc gia Điều đó là bởi kỳ thị sẽ dẫn tới mâu thuẫn, chia rẽ, còn phân biệt đối xử sẽ dẫn tới xung đột, bất ôn (trong luật quốc tế, sự kỳ thị và phân biệt đối xử được xem là một hình thức vi phạm nhân quyên) Việc bao đảm sự bình dang đòi hỏi phải phòng, chống và xoá bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử, qua đó bảo vệ nhân quyền, xây dựng được xã hội hài hoà, ôn định, văn minh.

2 Quy định về quyền bình dang, không bị phân biệt đối xử trong luật nhân quyền quốc tế

Van đề quyền bình đăng và không phân biệt đối xử đã được dé cập trong luật quốc tế ngay từ đầu thế kỷ 20, từ góc độ bình đăng về chủng tộc và dân tộc Trong Hội

Trang 7

nghị Véc-xây ở Paris năm 1919 diễn ra sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, đại diện của Nhật Ban đã đề xuất đưa nguyên tắc bình đăng chủng tộc vào trong Điều lệ của Hội quốc liên (League of Nations) Đề xuất này đã được 11/17 thành viên của Ủy ban hội nghị bỏ phiếu ủng hộ, tuy nhiên Tổng thống Wilson của Hoa Kỳ, với vị trí Chủ tịch Hội nghị, đã không ủng hộ dé xuất này, vi thé nó đã không được thông qua.”

Trên phương diện cá nhân, nhà cách mạng Nguyễn Ai Quốc của Việt Nam cũng đã công bố một Ban yêu sách đòi trao trả độc lập cho nhân dân An-nam — thực chất là đòi tư cách bình dang giữa dân tộc Việt Nam và dân tộc Pháp, ma suy rộng ra là đòi thưc hiện nguyên tắc bình đăng giữa các dân tộc.

Mặc dù vậy, Điều lệ của Hội quốc liên năm 1919 đã không có bất kỳ quy định nao liên quan đến nguyên tắc bình dang giữa các chủng tộc và dân tộc.”

Tuy nhiên, có nhiều tiễn bộ trong van dé này sau đó đã đạt được trong quá trình xây dựng Hiến chương Liên hợp quốc (United Nations) — tổ chức liên chính phủ quốc tế được các nước trong phe Đồng minh (phe chiến thắng phe phát-xít) thành lập vào năm 1945 Điều này là bởi trong Chiến tranh thế giới thứ hai, phe phát xít đã gây ra những tội ác nhân quyền tàn bạo chưa từng thay trong lịch sử nhân loại, ma điển hình là cuộc diệt chủng hàng triệu người Do Thái trong các trại tập trung ở châu Âu Những tội ác nhân quyền đó được cho là có nguồn gốc từ sự phân biệt đối xử về chủng tộc có chủ ý và mang tính hệ thống trong các nhà nước phát xít Chính những tội ác đó là động lực thúc day các nước Đồng Minh đưa van dé bảo vệ và thúc day nhân quyền, trong đó bao gồm quyền bình dang giữa các dân tộc, vào Hiến chương của Liên hợp quốc, và xem đó là một trong những mục tiêu chính của tổ chức này, nhăm ngăn chặn không dé những hành động tan bạo như vậy có thé diễn ra một lần nữa.

Cu thé, đoạn thứ hai của phần Mở đầu của Hiến chương Liên hợp quốc (1945) nêu rõ, các nước thành viên: “khẳng định lại sự tin tưởng vào những quyên cơ bản của con người, vào nhân phẩm và giá trị của con người, vào quyên bình dang giữa nam và nữ và giữa các quốc gia lớn nhỏ” Điều 1(2) và (3) của Hiến chương quy định, mục dich của Liên hợp quốc là, “phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đăng và tự quyết của các dân tộc” và “thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa, hoặc nhân đạo, và trong việc khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền của con người và các quyền tự đo cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hoặc tôn giáo” Đặc biệt, Điều 2(1) của Hiến chương khăng định rõ ràng rằng, Liên hợp

5 Paul Gordon Lauren, Power and Prejudice — The Politics and Diplomacy of Racial Discrimination, 2" edition.

(Boulder/Oxford, Westview Press), tr.99-100, va trong van dé chung về phân biệt chủng tộc, Chapter 3 về

“Racial Equality Requested — and Rejected”.

7 Keba Mbaye, “ARTICLE 2, Paragraph 1”, La Charte des Nations Unies — Commentaire article par article, 2"edition, Jean-Pierre Cot and Alain Pellet, eds (Paris, ECONOMICA, 1991), tr.83.

4

Trang 8

quốc “ được xây dựng dựa trên nguyên tắc bình đăng chủ quyền của tất cả các thành viên” Nguyên tắc không phân biệt đối xử cũng được tái khang định trong các Điều 13(1)(b), 55(c) và 76(c) Hiến chương trong đó nêu rằng hòa bình và an ninh quốc tế phụ thuộc rất lớn vào “su tôn trọng và tuân thủ phổ quát các quyền con người và các tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ, hay tôn giáo”.

Nói tóm lại, Hién chương Liên hợp quốc dé cập đến sự bình đăng, không phân biệt đối xử không chỉ giữa các cá nhân mà giữa các quốc gia, trong đó chú trọng các van dé cụ thé như chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ và tôn giáo, và xem đó như là một nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế Tuy nhiên, bài viết này chỉ tập trung phân tích vẫn dé quyền bình đăng, không phân biệt đối xử giữa các cá nhân theo luật nhân quyền quốc tế.

Quyền bình dang, không phân biệt đối xử giữa các cá nhân đã được khang định ngay trong rất nhiều văn kiện của luật nhân quyền quốc tế, từ những văn kiện đầu tiên và có tính chất nền tảng như Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người (UDHR) năm 1948, các Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá (ICESCR) 1966, cho đến rất nhiều văn kiện quốc tế khác về quyền con người của các nhóm xã hội khác nhau Dưới đây khái quát các quy định có liên quan trong những văn kiện quan trọng nhất.

Tuyên ngôn toàn thé giới về nhân quyên (UDHR, 1948)

Dé hiện thực hoá nguyên tắc cam phân biệt đối xử trong Hiến chương, Liên hợp quốc đã đưa vấn đề này vào trong nhiều văn kiện nhân quyền quốc tế, mà đầu tiên là Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền (UDHR) năm 1948 và sau đó là Công ước về ngăn ngừa và trừng phạt tội ác diệt chủng (cùng được thông qua năm 1948) Đây được xem là một bước ngoặt mới trong việc củng cô nguyên tắc pháp lý quốc tế về sự bình đăng giữa các cá nhân và về cam phân biệt đối xử giữa người với người.

Điều 1 của UDHR tuyên bố rang “Mọi người đều sinh ra tự do và bình dang về nhân phẩm và các quyền” Điều 2 của văn kiện quy định chi tiết hơn: “Mọi người đều được hưởng tất cả các quyền va tự do nêu trong bản Tuyên ngôn này mà không có bat kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay các địa vị khác Ngoài ra, cũng không có bất cứ sự phân biệt nào với một người mà dựa trên địa vị chính trị, pháp lý quốc tế của quốc gia hoặc lãnh thổ ma người đó xuất thân, dù đó là lãnh thổ độc lập, ủy tri, quản thác, chưa được tự quản hay đang phải chịu bất kỳ hạn chế nào khác về chủ quyền”.

Đáng chú ý trong quy định tại Điều 2 UDHR là cụm từ “bat cứ sự phân biệt

Trang 9

nào” Quy định này có thé dẫn đến cách hiểu là không có bắt cứ sự khác biệt nào có thê được chấp nhận về mặt pháp lý Tuy nhiên cách giải thích đó bị xem là không hợp lý Như đã đề cập, theo các cơ quan nhân quyền quốc tế, trong trường hợp sự đối xử khác biệt là cần thiết dé bảo đảm quyền bình đăng thực sự cho một nhóm hay cá nhân nào đó thì sẽ không bị xem là sự phân biệt đối xử.

Cũng liên quan đến quyền bình đẳng, Điều 7 UDHR quy định: “Mọi người đều bình dang trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đăng mà không có bất kỳ sự phân biệt nào Mọi người đều có quyền được bảo vệ một cách bình đắng chống lại bất kỳ sự phân biệt đối xử nào vi phạm bản Tuyên ngôn này, và chống lại bất kỳ sự kích động phân biệt đối xử nào như vậy”.

Công ước về ngăn ngừa và trừng phạt tội ác diệt chúng (CAT) 1948

Diệt chủng được xem là sự phủ nhận tột cùng không chỉ quyền sông mà cả quyền bình đăng của con người Vì vậy, ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ quyên bình đăng và chống phân biệt đối xử.

Về van dé này, Điều I CAT quy định rõ: “Các bên ký kết khang định rằng, hành động diệt chủng, bất kế được thực hiện trong thời bình hay thời chiến, đều là tội ác theo luật pháp quốc tế mà các bên cam kết sẽ ngăn chặn và trừng trị” Điều II(a)-(e) liệt kê những hành vi được coi là diệt chủng, như [vi phạm] “nhằm cố ý tiêu diệt, toàn bộ hay một bộ phận, một nhóm dân tộc, chủng tộc, sắc tộc hay tôn giáo” Những hành VI này gồm: Giết các thành viên của nhóm; Gây ton hại nghiêm trọng về thê xác hoặc tinh thần cho các thành viên của nhóm; Cố ý bắt nhóm phải chịu các điều kiện sống dẫn đến hủy diệt về mặt thê chất của toàn bộ hoặc một bộ phận thành viên của nhóm; Cố y ap đặt những biện pháp nhằm ngăn chặn sự sinh đẻ trong nhóm; Cưỡng bức chuyền giao

trẻ em của nhóm sang một nhóm khác.

Theo Điều III(a)-(e) của Công ước, những hành vi sau đây đều bị trừng phạt: Diệt chủng; Am mưu phạm tội diệt chủng; Trực tiếp và công khai kích động hành vi diệt chủng; Cố tình phạm tội diệt chủng nhưng chưa đạt; Đồng phạm tội diệt chủng.

Bên cạnh CAT, một định nghĩa tương tự về thuật ngữ diệt chủng cũng được nêu trong Điều 6 của Quy chế Rome về Tòa án hình sự quốc tế (ICC), Điều 4(2) của Quy chế của Tòa án hình sự quốc tế về Nam Tư cũ và Điều 2(2) của Quy chế của Tòa án hình sự quốc tế về Rwanda.

Mặc dù diệt chủng là hành vi đã bị ngăn cấm từ lâu trong luật nhân quyền quốc tế, song phải đến ngày 2/8/2001, trong vụ việc Radislav Krstic, Tòa án hình sự quốc tế về Nam Tư cũ mới tuyên bố một người phạm tội ác này Radislav Krstic bị tuyên đã

phạm tội diệt chủng sau sự sụp đô của Srebrenica ở Bosnia và Herzego-vina vào tháng

Trang 10

7/1995.8 Ông ta cũng bị kết án vì những tội phạm nghiêm trọng khác như giết người, và nhận án phạt tù 46 năm Tiếp theo Radislav Krstic, ngày 16 tháng 11 2018, Toa án Kho me Đỏ đã tuyên bố hai người khác phạm tội diệt chủng, đó là Nuon Chea (92 tuổi, Phó tổng bí thư Đảng Cộng sản Campuchia, cấp dưới của Pol Pot), và Khieu Samphan (87 tuổi, Chủ tịch Nước Campuchia Dân chủ, được coi là cánh tay phải và phó tư lệnh của

Pol Pot)’.

Công ước quốc tế về các quyền dân sự va chính trị (ICCPR, 1966)

Quyền bình đăng, không bị phân biệt đối xử được bảo vệ trong nhiều điều

khoản khác nhau của ICCPR.!°

Đầu tiên, Điều 2(1) ICCPR quy định, các quốc gia thành viên Công ước: “cam kết tôn trọng và bảo đảm cho mọi người trong phạm vi lãnh thổ và thâm quyên tài phán của mình các quyền đã được công nhận trong Công ước này, không có bat kỳ sự phân biệt nào như về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn sốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc địa vị khác” Điều 26 Công ước dé cập chi tiết hon, và được xem là nền tảng bảo vệ chống lại sự phân biệt đối xử theo Công ước Nó quy định: “Moi người đều bình đăng trước pháp luật và có quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đắng mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào Về mặt này, pháp luật phải nghiêm cắm mọi sự phân biệt đối xử và đảm bảo cho mọi người sự bảo hộ bình đăng và có hiệu quả chống lại những phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn sốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc địa vị khác”.

Như vậy, ở đây, khác với Điều 2(1) chỉ đề cập đến các quyền được thừa nhận trong Công ước, Điều 26 ICCPR quy định quyền bình dang va “cắm phân biệt đối xử trong pháp luật hoặc trên thực tế trong bất cứ lĩnh vực nào được quy định và bảo vệ bởi các cơ quan công quyén”.!!

Đi vào các van dé chi tiết, Điều 20(2) ICCPR đặt ra nghĩa vụ cho các quốc gia thành viên phải nghiêm cam, bang pháp luật, bat cứ “chủ trương gây han thù dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo dé kích động sự phân biệt đối xử về chủng tộc, sự thù địch, hoặc bạo lực” Trong khi đó, Điều 3 ICCPR nhắn mạnh, các quốc gia thành viên “cam kết đảm bảo quyên bình đăng giữa nam và nữ trong việc thực hiện tat cả các quyên dân sự

8 Về nội dung của phán quyết, xem: http://www.un.org/icty/krstic/TrialC1/judgement/

? BBC Vietnamese, 16 tháng 11 2018, Hai cựu lãnh dao Khmer Đỏ bị kết tội diệt chủng,

https://www.bbc.com/vietnamese/world-4623 1790

'0 Xem: Bình luận chung số 18 của Uỷ ban Nhân quyền (UN Human Rights Committee (HRC), CCPR General

Comment No 18: Non-discrimination, 10 November 1989, available at:https://www.refworld.org/docid/453883fa8.html

!! Xem: Bình luận chung số 18 của HRC, tài liệu đã dẫn, đoạn 12.

7

Trang 11

và chính trị mà Công ước đã quy định”.!? Điều 14 ICCPR quy định rằng “mọi người đều bình dang trước các tòa án và cơ quan tai phán”, và “trong quá trình xét xử về một tội hình sự, mọi người đều có quyền được hưởng hoàn toàn bình dang” những bao đảm tối thiêu về mặt tố tụng (được liệt kê trong Điều này) Điều 25 ICCPR bảo đảm sự bình đăng tham gia vào đời sống công cộng của mọi công dân “không có bất cứ sự

phân biệt nào như đã nêu ở Điều 2 và không có bất kỳ sự hạn chế bat hợp lý nào”.!3

Cuối cùng, Điều 27 của Công ước quy định sự bảo vệ rõ ràng đối với các nhóm thiêu số về sắc tộc, tôn giáo và ngôn ngữ, theo đó: “những cá nhân thuộc các nhóm thiêu số đó, cùng với những thành viên khác của cộng đồng mình, không bị khước từ quyền có đời sống văn hóa riêng, quyền được theo và thực hành tôn giáo riêng, hoặc quyền được

sử dụng ngôn ngữ riêng của họ”.!4

Công ưóc quốc tế về các quyên kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR, 1966)

Tương tự ICCPR, Điều 2 và 3 của ICESCR nêu rõ, các quốc gia thành viên cam kết: “bảo đảm các quyền được nêu trong Công ước này sẽ được thực hiện không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc các quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc địa vị khác”, và “bảo đảm quyền bình đăng giữa nam và nữ đối với mọi quyền kinh tế, xã hội và văn hóa mà Công ước này quy định”.

Nguyên tắc không phân biệt đôi xử cũng hàm chứa trong Điều 7 ICESCR, trong đó quy định việc bảo đảm “tiền lương thỏa đáng và tiền công bằng nhau cho những công việc có giá trị như nhau, không có sự phân biệt đối xử nào, đặc biệt, phụ nữ phải được đảm bảo những điều kiện làm việc không kém hơn đàn ông, được trả công ngang nhau đối với những công việc giống nhau”, và “cơ hội ngang nhau cho mọi người trong việc được đề bạt lên chức vụ thích hợp cao hơn, chỉ cần xét tới thâm niên và

năng lực làm việc”.!Š

Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (ICERD, 1965)

Phân biệt chủng tộc được xem là hình thức cực đoan và nghiêm trọng nhất trong các hình thức phân biệt đối xử Điều 1(1) ICERD định nghĩa “phân biệt chủng tộc” có nghĩa là”: “bất kỳ sự phân biệt, loại trừ, hạn chế hoặc ưu đãi nào dựa trên cơ sở

chủng tộc, màu da, dòng dõi, nguôn gôc dân tộc hoặc sac tộc, với mục đích hoặc có tác

!2 Xem: Bình luận chung số 28 của HRC về Bình đăng về quyền giữa nam và nữ giới.!3 Xem: Bình luận chung số 25 của HRC về Điều 25.

! Xem: Bình luận chung số 23 của HRC về Điều 27.

!5 Quan điểm của Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (CESCR) về phân biệt đối xử xem thêm trong:Bình luận chung số 3 về Bản chất nghĩa vụ của quốc gia thành viên (Điều 2(1)); Bình luận chung sé 4 về Quyền

có nơi ở thích đáng (Điều 11(1)); Bình luận chung sô 5 về Người khuyết tat; Bình luận chung số 6 về Quyền

kinh tế, xã hội và văn hóa của người cao tuôi; Bình luận chung số 12 về Quyền có lương thực thích đáng (Điều11); Bình luận chung số 13 về Quyền giáo dục (Điều 13); và Bình luận chung số 14 về Quyền được có tiêuchuẩn cao nhất về sức khỏe (Điều 12).

Trang 12

dụng vô hiệu hóa hay làm giảm sự thừa nhận, hưởng thụ hoặc thực hành, trên cơ sở bình

đăng, các quyền và tự do cơ bản của con người về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa hoặc về bat kỳ lĩnh vực nào khác của đời sống công cộng”.

Tuy nhiên, Công ước không “áp dụng đối với những sự phân biệt, loại trừ, hạn chế hoặc ưu đãi mà một quốc gia thành viên quy định giữa những người là công dân [quốc gia đó] và không là công dân” (Điều 1(2)), và “ những quy định pháp luật của các quốc gia thành viên trong các vấn đề về quốc tịch, quyền công dân hoặc nhập quốc tịch, với điều kiện là những quy định như vậy không mang tính chất phân biệt chong lại bat cứ một dân tộc cụ thể nào” (Điều 1(3)).

Một điểm đáng chú ý khác đó là Công ước chỉ áp dụng đối với sự phân biệt đối xử xảy ra trong “lĩnh vực của đời sống công cộng”, và về nguyên tắc, nó không mở rộng tới sự phân biệt đối xử trong [lĩnh vực] riêng tư.

Công ước quy định chi tiết một số nghĩa vụ của các quốc gia thành viên nhăm xóa bỏ sự phân biệt về chủng tộc, và liệt kê trong Điều 5 phần lớn các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa phải được thụ hưởng mà “không có sự phân biệt

về chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hay sắc tộc” !5

Công ước về quyền trẻ em (CRC, 1989)

Điều 2(1) của CRC quy định: “Các quốc gia thành viên phải tôn trọng và bảo đảm những quyền được nêu ra trong Công ước này đối với mọi trẻ em thuộc quyền tai phán của minh mà không có bất cứ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc, sắc tộc hay xã hội, tài sản, khuyết tật, thành phần xuất thân hay địa vị khác của trẻ em hoặc cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp của trẻ em đó” Theo Điều 2(2) của Công ước, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ phải thực thi: “mọi biện pháp thích hợp để bảo đảm cho trẻ em được bảo vệ trước mọi hình thức phân biệt đối xử hoặc trừng phạt vì các lý do địa vị, hoạt động, những ý kiến phát biểu hoặc tín ngưỡng của cha me, người giám hộ pháp lý hoặc những thành viên khác trong gia đình của trẻ”.

Bên cạnh đó, Điều 29(1)(đ) CRC quy định, các quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng giáo dục được hướng tới: “Chuẩn bị cho trẻ em sống một cuộc sông có trách nhiệm trong xã hội tự do, theo tinh thần hiểu biết, hòa bình, khoan dung, bình dang giữa nam và nữ và tình hữu nghị giữa các dân tộc, các nhóm chủng tộc, sắc tộc, tôn

!6 Chị tiết các giải thích của Ủy ban về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) về Công ước xemthêm: Khuyến nghị chung (General Recommendation) XI về Người không phải là công dân; Khuyến nghị chungXIV (Điều 1(1)); Khuyén nghi chung XV (Điều 4); Khuyến nghị chung XIX (Điều 3); Khuyến nghị chung XX(Điều 5); Khuyến nghị chung XXI về Quyền tự quyết; Khuyến nghị chung XXIII về Quyền của các dân tộc ban

địa; Khuyến nghị chung XXIV (Điều 1); Khuyến nghị chung XXV ve Các khía cạnh liên quan tới giới tính cuaphân biệt chủng tộc; Khuyến nghị chung XXVI (Điều 6); và Khuyến nghị chung XXVII về Phân biệt đối xử

chống lại Roma.

Trang 13

giáo và những người gốc bản địa”.

Cuối cùng, Điều 30 CRC bảo vệ quyền bình dang, không bị phân biệt đối xử của trẻ em các nhóm thiểu số Quy định này tương tự nhưng không giống hoàn toàn với Điều 27 của ICCPR Cụ thé, theo Điều 30 CRC: “Ở những quốc gia có những nhóm thiểu số về sắc tộc, tôn giáo hay ngôn ngữ hoặc những người bản địa, trẻ em thuộc một nhóm thiểu số đó hoặc trẻ em bản địa sẽ không bị khước từ quyền được hưởng nền văn hóa của mình, được bày tỏ, thực hành tôn giáo của mình và sử dụng ngôn ngữ của mình khi sinh hoạt trong cộng đồng với các thành viên khác của

Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt doi xử chong lại phụ nữ (CEDAW, 1979)

Điều 1 của CEDAW định nghĩa “phân biệt đối xử chống lại phụ nữ” có nghĩa là: “bất kỳ sự phân biệt, loại trừ hay hạn chế nào được đề ra dựa trên cơ sở giới tính, mà có tác dụng hoặc nhằm mục đích làm tốn hại hoặc vô hiệu hóa việc phụ nữ, bat kê tình trạng hôn nhân của họ như thế nào, được công nhận, hưởng thụ hay thực hiện các quyền con người và tự do cơ bản trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự hay bất kể lĩnh vực nào khác, trên cơ sở bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ”.

Như vậy, có thê thấy rằng tuy có nội dung tương tự với khái niệm phân biệt đối xử về chủng tộc, song quy định về phân biệt đối xử với phụ nữ trong CEDAW có phạm vi áp dụng rộng hơn quy định về phân biệt đối xử về chủng tộc trong ICERD Cụ thể, nếu như sự phân biệt đối xử về chủng tộc trong ICERD chỉ giới hạn trong đời sống công cộng, thì sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong CEDAW trong đó bao gồm

cả những hành vi diễn ra trong đời sống công cộng và đời sống gia đình !Š

Tuyên bố về xóa bỏ mọi hình thức không khoan dung và phân biệt đối xử dựa trên cơ sở tôn giáo hay tín ngưỡng (1981)

Quyền tự do về tư tưởng, lương tâm và tôn giáo đã được bảo vệ bởi Điều 18 của ICCPR Tuy nhiên, để làm rõ hơn và nhân mạnh tầm quan trọng của quyền này, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Tuyên bố về xóa bỏ mọi hình thức không khoan dung và phân biệt đối xử dựa trên cơ sở tôn giáo hay tín ngưỡng vào năm 1981.

Điều 1(1) của Tuyên bố nêu rằng, mọi người có “quyền tự do tư tưởng, lương ! Quan điểm của Uy ban về quyền trẻ em (CRC) về các mục tiêu của giáo dục xem tại Bình luận chung số 1 củaỦy ban, trong đó giải quyết vân đề về phân biệt đối xử.

'8 Chi tiết các diễn giải về CEDAW xem các khuyến nghị: Khuyến nghị chung số 12 về Bạo hành phụ nữ;Khuyến nghị chung số 14 về Hủ tục cắt bỏ âm vật của phụ nữ; Khuyến nghị chung số 15 về Chống phân biệt đốixử với phụ nữ trong các chiến lược quốc gia về ngăn chặn và kiểm soát hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

ở người (AIDS); Khuyến nghị chung số 16 về Lao động nữ không được trả công trong các cơ sở sản xuất kinh

doanh gia đình ở nông thôn và thành thị; Khuyến nghị chung số 18 về Phụ nữ khuyết tật; Khuyến nghị chung số19 về Bạo lực chống lại phụ nữ; Khuyến nghị chung số 21 về Bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình;Khuyến nghị chung số 23 về Đời sống chính trị và công cộng; và Khuyến nghị chung số 24 về Phụ nữ và sứckhỏe (Điều 12).

10

Trang 14

tâm và tôn giáo”, và quyền này bao gồm “tự do theo một tôn giáo hoặc bất cứ tín ngưỡng nào mà mình lựa chọn, và tự do, hoặc với tư cách cá nhân hay cộng đồng cùng với người khác và ở nơi công cộng hay nơi riêng tư, biểu đạt tôn giáo hay tín ngưỡng của mình bằng thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và truyền giáo” Điều 1(2) Tuyên bố quy định: “không một ai phải chịu sự ép buộc làm những điều ton hại đến quyền tự do lựa chọn một tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ”, trong khi Điều 1(3) đề cập đến các giới hạn đối với tự do “thé hiện tôn giáo hay tín ngưỡng”, với điều kiện các giới hạn đó “được pháp luật quy định và cần thiết dé bảo đảm an toàn và trật tự công cộng, sức khỏe hay đạo đức hay các quyền và tự do co ban của người khác”.

Quyền không phải chịu sự phân biệt đối xử bởi “bất cứ một quốc gia, tổ chức, nhóm người hay một cá nhân nào vì lý do tôn giáo hay tín ngưỡng” được nêu ở Điều 2(1) của Tuyên bố Dé đạt được mục tiêu đó, Điều 2(2) Tuyên bố quy định răng: “cụm từ “sự không khoan dung và phân biệt đối xử dựa trên cơ sở tôn giáo hay tín ngưỡng" có nghĩa là bất cứ sự phân biệt, loại trừ, hạn chế hay ưu đãi nào dựa trên cơ sở tôn giáo hay tín ngưỡng và nhằm mục đích gây tác động dẫn tới vô hiệu hóa hoặc làm giảm sự thừa nhận, thụ hưởng hoặc thực hiện các quyền và tự do cơ bản của con người trên cơ sở bình đăng”.

Tuyên bố về quyền của những người thuộc các nhóm thiểu số về dân tộc, chúng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ (1992)

Tương tự quyền tự do về tư tưởng, lương tâm và tôn giáo, quyền của các nhóm thiểu số đã được bảo vệ bởi Điều 27 của ICCPR Tuy nhiên, để làm rõ hơn và nhấn mạnh tầm quan trọng của các quyền của người thiểu số, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Tuyên bố về quyền của những người thuộc các nhóm thiêu số về dân tộc, chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ vào năm 1992.

Doan thứ 6 trong Lời mở dau của Tuyên bố nhấn mạnh răng: “sự thúc day và thực hiện thường xuyên quyền của những người thuộc các nhóm thiểu số về dân tộc hay sắc tộc, tôn giáo và ngôn ngữ, như là một phần gắn liền trong sự phát triển của xã hội nói chung va trong khuôn khổ dân chủ dựa trên pháp quyền, sẽ góp phan vào việc tăng cường tình hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc và các quốc gia” Do đó, Liên hợp quốc công nhận rằng một trật tự hiến định dân chủ tôn trọng pháp quyền và các quyền của nhóm thiểu số đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đây hòa bình và an ninh quốc tế.

Điều 1(1) của Tuyên bố quy định rằng “các quốc gia sẽ bảo vệ sự tồn tại và bản sắc dân tộc hay sắc tộc, văn hóa, tôn giáo và ngôn ngữ của người thiêu số trong phạm vi lãnh thổ thuộc sự quản lý của mình, và khuyến khích những điều kiện dé thúc day bản sắc đó” Dé dat được những mục tiêu này, theo Điều 1(2), các quốc gia phải

11

Trang 15

“thông qua những biện pháp lập pháp và những biện pháp thích hợp khác” Điều 2 và 3 nêu chi tiết những quyền của người thuộc về nhóm thiểu số được bảo vệ, trong khi các Điều 4 đến 7 xác định các biện pháp mà các quốc gia yêu cầu phải tiến hành dé đạt được các mục tiêu của Tuyên bố, một mình hoặc hợp tác với nhau Ví dụ, theo Điều 2(1) của Tuyên bố: “Những người thuộc các nhóm thiêu số về dân tộc hay sắc tộc, tôn giáo và ngôn ngữ có quyền hưởng nền văn hóa, được bày tỏ và thực hành tôn giáo, được sử dụng ngôn ngữ của cộng đồng họ, dưới hình thức riêng tư hay trong tập thé, một cách tự do và không bị can thiệp hay bi bat kỳ hình thức phân biệt đối xử nào”.

Từ những phân tích ở trên, có thê thấy, quyền bình đăng, không bị phân biệt đối xử chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong luật hân quyền quốc tế Về van dé này, trong Bình luận chung (General Comment) số 18 (năm 2009), Ủy ban Nhân quyền (Human Rights Committee — HRC) đã nhắn mạnh, “không phân biệt đối xử, cùng với bình đăng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đăng mà không có bất cứ sự phân biệt nào tạo nên cơ sở và nguyên tắc chung trong việc bảo vệ quyền con

Tuy nhiên, luật nhân quyền quốc tế chưa nêu ra một định nghĩa chung về sự phân biệt đối xử, mà mới chỉ nêu ra các định nghĩa về “phân biệt đối xử với phụ nữ” (trong Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), 1979) và “phân biệt đối xử về chủng tộc”(trong Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử về chủng tộc, 1965), “phân biệt đối xử dựa trên cơ sở khuyết tật” (trong Công ước về quyền của người khuyết tật, 2007) Các định nghĩa này mặc dù khác nhau về đối tượng tác động, song nhìn chung đều nêu ra những dấu hiệu tương tự về sự phân biệt đối xử Những dấu hiệu này được khái quát bởi HRC trong Bình luận chung số 18, trong đó cho rằng: “thuật ngữ “phân biệt đối xử” nói chung, như đã sử dụng trong ICCPR, được hiểu là bao hàm bat cứ sự phân biệt, loại trừ, hạn chế hay thiên vị nào trên bất cứ lĩnh vực nào như chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính trị hay quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, nguồn gốc hay các vị thế khác, mà có mục đích hoặc ảnh hưởng vô hiệu hóa hoặc làm suy giảm sự thừa nhận, sự hưởng thụ hay thực hành các quyền và tự do cho tất cả mọi người trên cơ sở bình dang”.?°

Cũng cần thấy rằng, theo luật nhân quyền quốc tế, khái niệm bình đăng cần hiểu theo một cách thực chất, tức là bình đăng về tư cách và cơ hội hưởng thụ quyền Điều đó có nghĩa không phải mọi sự đối xử khác biệt giữa các cá nhân và nhóm người đều bị xem là phân biệt đối xử Có những hành động không bị xem là phân biệt đối xử

!? Xem: Bình luận chung (General Comment) số 18 của Ủy ban Nhân quyền (Human Rights Committee), đoạn

20 Xem: Bình luận chung số 18 của HRC, tài liệu đã dẫn, đoạn 7.

12

Trang 16

cho dù có sự đối xử khác biệt nhưng dựa trên những lý do hợp lý và nhằm đạt được những mục tiêu hợp pháp Điều này cũng đã được Uy ban Nhân quyền lưu ý trong

Bình luận chung số 18, khi cho rằng, “sự thụ hưởng các quyền và tự do trên cơ sở bình

đăng không có nghĩa là chỉ có một kiểu đối xử cho mọi tình huống ”?! Dé minh hoa cho quan điểm này, Ủy ban chỉ ra một số quy định cụ thể của Công ước bao hàm sự đối xử khác biệt hợp lý giữa mọi người, ví dụ như Điều 6(5) về ngăn cắm hình phạt tử hình áp dụng cho những người dưới 18 tuổi và cắm áp dụng với phụ nữ có thai.??

Tuy nhiên, quan trọng hơn, theo Uỷ ban Nhân quyền “nguyên tắc bình đẳng đôi khi yêu cầu quốc gia thành viên thực hiện những hành động chủ động nhằm giảm bớt hay xóa bỏ những yếu tô là nguyên nhân hoặc giúp tao ra sự phân biệt đối xử, trong đó có thê bao gồm sự ưu đãi về một số vẫn đề được áp dụng với một bộ phận dân cư trong một thời gian nhất định Những hành động đó được coi là một sự đổi xử khác

biệt hợp pháp theo ICCPR”.”

Những sự đối xử khác biệt hợp pháp như vậy còn có thể thấy trong quy định của nhiều văn kiện quốc tế khác về nhân quyên, chang hạn như quy định về các biện pháp đặc biệt tam thời (thực chất là ưu tiên với phụ nit) trong Điều 4 CEDAW, hay quy định về các trong Điều Công ước về quyền của người khuyết tật, quy định về các quyền sống còn, bảo vệ của trẻ em trong Công ước về quyền trẻ em (CRC) 1989

Trong thực tế, khi giải quyết những khiếu nại vi phạm Điều 26 ICCPR (được trình theo Nghị định thư tùy chọn của ICCPR), Ủy ban Nhân quyên đã xác nhận răng “quyền bình đăng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình dang mà không có bat cứ sự phân biệt đối xử nào không có nghĩa là mọi sự khác biệt về đối xử đều được xem là phân biệt đối xử Một sự đối xử khác biệt nếu dựa trên tiêu chí hợp lý và khách quan sẽ không bị xem là hành vi phân biệt đối xử bị cắm theo quy định của Điều 26 ICCPR”.?t

3 Một số khía cạnh cụ thể của quyền bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trên thực tế

Mặc dù các quy định trong các văn kiện quốc tế về nhân quyền cũng như trong các Bình luận chung có liên quan của Uỷ ban Nhân quyền Liên hợp quốc đã cung cấp những nội dung khá chi tiết về quyền bình dang và cắm phân biệt đối xử, song vẫn còn nhiều khía cạnh cụ thé cần được làm rõ trong thực tế Một số khía cạnh như vậy được nêu trong phán quyết của Uy ban nhân quyền khi xem xét những khiếu nại vi phạm quyền nay, được tóm tắt dưới đây:

?! Xem: Bình luận chung số 18 của HRC, tài liệu đã dẫn, đoạn 7.

?2 Xem: Bình luận chung số 18 của HRC, tài liệu đã dẫn, đoạn 8.23 Xem: Bình luận chung sô 18 của HRC, tài liệu đã dẫn, đoạn 10.

24 Xem: Khiêu nại sô 172/1984, S.W.M Broeks v the Netherlands, đoạn 13.13

Trang 17

3.1 Phân biệt đối xử về nguôn gốc chủng tộc, màu da hay sắc tộc 3.1.1 Nói xấu chủng tộc (phân biệt chủng tộc —Racial Slurs)

Trong vụ Ahmad, Đan Mach bị tuyên bố là đã vi phạm Điều 6 ICERD Nguyên đơn, một công dân Đan Mạch gốc Pakistan, khiếu nại rằng mình và em trai đã bị hiệu trưởng và các giáo viên khác ở trường gọi là “một bầy khỉ” Sự việc xảy ra trong tòa nhà của trường học sau khi hai cậu bé — được cho là có hành động gây ồn ào - từ chối tuân theo yêu cầu của giáo viên rời khỏi nơi đó.?Š

Nguyên đơn đã khiếu nại với cảnh sát, song cảnh sát không thụ lý vụ việc vì cho rằng những từ ngữ mà các giáo viên sử dụng không thuộc vào phạm vi đoạn 266b của Luật Hình sự Đan Mạch liên quan đến những lời nói xúc phạm hoặc hạ nhục.?5 Công tố viên cũng ủng hộ quyết định của cảnh sát.” Tuy nhiên, Ủy ban về xóa bỏ phân biệt chủng tộc (CERD) đã kết luận rằng những lời nói của các giáo viên là mang tính chất phân biệt chủng tộc và khuyến nghị Đan Mạnh “bảo đảm rằng cảnh sát và các công tố viên điều tra chính xác các cáo trạng và khiếu nại liên quan đến các hành vi phân biệt chủng tộc và phải bị trừng phạt bởi pháp luật [theo] Điều 4 của Công

3.1.2 Quyên tự do di lại và cư trú

Trong vụ Koptova kiện Cộng hòa Slovak, nguyên đơn đã khiếu nại có sự vi phạm các điều khoản của ICERD trong các nghị quyết được thông qua bởi hội đồng của thành phố ở Slovakia mà trong đó ngăn cắm công dân [gốc] Digan (Roma) được định cư trong địa bàn thành phố Một trong các nghị quyết đó thậm chi cắm các công dân gốc Digan vào trong thành phố.?°

Sau khi xem xét nội dung của các nghị quyết, Ủy ban về xóa bỏ phân biệt chủng tộc kết luận rằng các nghị quyết đó vi phạm Điều 5(d)(i) của ICERD mà bảo vệ quyền tự do đi lại và cư trú cho tất cả mọi người “không có sự phân biệt về chủng tộc, màu da, nguồn gốc dân tộc hoặc sắc tộc”.3° Mặc dù các nghị quyết bị khiếu nại đã được hủy bỏ vào tháng 4/1999, song Uy ban khuyến nghị quốc gia thành viên “tiến hành các biện pháp cần thiết đảm bảo rằng các thực tiễn hạn chế tự do đi lại và cư trú của người Digan dưới quyên tài phan của mình phải được loại bỏ đầy đủ và kịp

25 Khiếu nại số 16/1999, K Ahmad v Denmark (Ý kiến được đưa ra ngày 13/3/2000) trong UN doc GAOR,

A/55/18, đoạn 2.1.

6 Xem: tài liệu trên, các đoạn 2.2 và 2.4, cùng với đoạn 6.3.27 Xem: tài liệu trên, đoạn 2.5.

?8 Xem: tài liệu trên, đoạn 9.

? Khiếu nại số 13/1998, 4 Koptova v the Slovak Republic (Ý kiến được đưa ra ngày 8/8/2000), trong UN doc.

GAOR, A/55/18, đoạn 2.1-2.3.3° Xem: tài liệu trên, đoạn 10.1.3! Xem: tài liệu trên, đoạn 10.3.

14

Trang 18

3.1.3 Phân biệt chủng tộc và sắc tộc trong thực thi pháp luật

Trong các nhận xét kết luận về báo cáo kỳ đầu tiên, thứ hai và thứ ba của Hoa Kỳ, CERD đã lưu ý rằng “các hành động bạo lực và tàn bạo của cảnh sát, bao gồm những trường hợp dẫn tới cái chết do sử dụng vũ lực quá mức của các nhân viên thực thi pháp luật, đã gây ảnh hưởng đến các nhóm thiểu số và những người nước ngoài” Do đó, Ủy ban đã khuyến nghị rằng quốc gia thành viên “thực hiện các biện pháp tức thời và hiệu quả dé đảm bảo sự dao tạo thích đáng cho lực lượng cảnh sát nhằm xoá bỏ những định kiến mà có thé dẫn tới sự phân biệt chủng tộc và cuối cùng là dẫn tới sự vi phạm quyên an ninh của cá nhân Uy ban cũng khuyến nghị cần có hành động kiên quyết nhằm trừng phạt những hành động bạo lực có động cơ chủng tộc và bảo đảm cho các nạn nhân được tiếp cận các biện pháp pháp lý hiệu quả và quyền tìm kiếm công lý va sự đền bù thích đáng cho bat cứ thiệt hại nào do các hành vi đó gây ra”.32

Ủy ban cũng lưu ý “rằng phần lớn các tù nhân ở các nhà tù và trại giam của liên bang, bang và địa phương [ở Hoa Kỳ] là thành viên của các nhóm thiểu số về sắc tộc hay dân tộc, và tỷ lệ giam giữ đặc biệt cao đối với người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha” Ủy ban khuyến nghị quốc gia thành viên “cần có hành động kiên quyết nhăm đảm bảo quyên cho tat cả mọi người, không có sự phân biệt về chủng tộc, màu da, hoặc nguồn sốc dân tộc hay sắc tộc, được đối xử bình đăng trước các cơ quan tư pháp và tất cả các cơ quan thực thi công lý khác” Ủy ban lưu ý quốc gia thành viên cần “đảm bảo răng tỷ lệ giam giữ cao không phải là kết quả của vị thế bat lợi về kinh tế, xã hội và giáo duc của các nhóm này”.3

Cuối cùng, CERD cũng thúc giục quốc gia thành viên bảo đảm, có thể bằng cách áp đặt lệnh cấm lên các công tố viên, thâm phán, hội thâm và luật sư, rằng “không hình phạt tử hình nào được áp đặt như là kết quả của xu hướng về chủng tộc hay vị thé bat lợi về kinh tế, xã hội và giáo dục của người bị kết án”.3*

3.1.4 Phân biệt chủng tộc trong bảo đảm các quyên kinh tế, xã hội và văn hóa

Trong nhận xét kết luận về báo cáo lần thứ 14 của Đan Mạch, CERD tuyên bố:

“Ủy ban lo ngại răng cần phải có sự chú ý như nhau tới các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa được liệt kê trong Điều 5 của ICERD Ủy ban đặc biệt lo ngại về mức độ thất nghiệp của người nước ngoài và tình trạng khó tiếp cận việc làm của thành viên các nhóm thiểu số về sắc tộc” Ủy ban chỉ ra rằng, “mặc dù quốc gia thành viên không có nghĩa vụ cung cấp giấy phép lao động cho cư dân nước ngoài, nó phải đảm bảo rằng người nước ngoài đã có giây phép lao động không bị phân biệt đối xử trong việc tiếp

3 Xem: bản không sửa chữa của Nhận xét kết luận của CERD: United States of America, in UN doc.

CERD/C/59/Misc.17/Rev.3, đoạn 15.33 Xem: tai liéu trén, doan 16.

34 Xem: tài liệu trên, đoạn 17.

15

Trang 19

cận việc làm của mình”.33

CERD cũng đặc biệt nghiêm khắc trong các nhận xét kết luận của mình về các báo cáo lần thứ 10, 11 và 12 của Úc, trong đó Ủy ban bày tỏ sự lo ngại nghiêm trọng về “mức độ của sự phân biệt đối xử liên tục mà người bản địa Úc phải đối mặt trong việc thụ hưởng các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của họ” Ủy ban khuyến nghị quốc gia thành viên “đảm bảo, trong thời gian ngắn nhất có thể, các nguồn lực đầy đủ được phân bồ dé xóa bỏ những khác biệt này”.39

3.2 Phân biệt đối xử về ngôn ngữ

Trong vụ Diergaardt và những người khác kiện Namibia, các nguyên đơn, tất cả các thành viên của Cộng đồng Rehoboth Baster, khiếu nại là có một sự vi phạm Điều 26 của ICCPR khi họ bị từ chối quyền sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ - tiếng Afrikaans — trong các lĩnh vực hành chính, tư pháp, giáo dục và đời sống công cộng.37 Trong vụ việc này, sau khi xem xét các tình tiết, Ủy ban Nhân quyên chỉ ra rằng các nguyên đơn đã chứng minh là quốc gia thành viên đã “chỉ đạo cho các công chức không trả lời văn bản của nguyên đơn hoặc các giao tiếp bằng lời nói với chính quyền bằng tiếng Afrikaans, mặc dù họ hoàn toàn đủ khả năng để làm vậy” Những chỉ đạo này đã ngăn cản quyên sử dụng tiếng Afrikaans không chi trong việc ra các văn kiện công công mà cả trong nói chuyện điện thoại.38 Ủy ban theo đó cho răng các nguyên đơn, với tư cách là người nói tiếng Afrikaans, là nạn nhân của một sự vi phạm Điều 26 của ICCPR.3

Một người có tiếng mẹ đẻ là tiếng Breton và đồng thời nói tiếng Pháp đã khiếu nại một sự vi phạm Điều 26 của Công ước khi anh ta không được cho phép sử dụng tiếng Breton trong các thủ tục tô tụng tại tòa Tuy nhiên, Uy ban đã chỉ ra răng, nguyên đơn đã “không chứng minh được rằng mình, hoặc các nhân chứng do mình gọi lên, không có khả năng tranh luận tại tòa án bằng tiếng Pháp đơn giản nhưng day đủ”.*9 Theo quan điểm của Ủy ban, quyền được xét xử công bằng trong Điều 14(1), cùng với Điều 14(3)(f) của ICCPR “không ngụ ý rằng người bị buộc tội có thé có khả năng thé hiện bản thân trong ngôn ngữ mà mình thường nói hoặc nói một cách dễ dàng” Nếu tòa án chắc chan rang, “bị cáo đã đủ thành thạo theo ngôn ngữ của tòa án thì không bắt

buộc phải bảo đảm cho bị cáo sử dụng ngôn ngữ khác với ngôn ngữ của tòa án”.*#! Do

vậy, Uỷ ban cho răng trong vụ việc này nguyên đơn không phải là nạn nhân của một

35 Xem UN doc GAOR, A/55/18, đoạn 67.3 Xem UN doc GAOR, A/55/18, đoạn 41.

37 Khiếu nại số 760/1997, J.G.A Diergaard và những người khác kiện Namibia (Quan điểm đưa ra ngày

25/7/2000), trong UN doc GAOR, A/55/40(II), đoạn 10.10.38 Xem tai liéu trén.

3 Xem tài liệu trên.

40 Khiếu nại số 219/1986, Dominique Guesdon kiện Pháp (Quan điểm đưa ra ngày 25/7/1990), trong UN doc.

GAOR, A/45/40(1), đoạn 10.3.41 Xem: tài liệu trên.

16

Trang 20

sự vi phạm Điều 26 hoặc bat kỳ điều khoản nào khác của ICCPR.”

Trong vu Ballantyne và những người khác kiện Canada, cac nguyên đơn, những người có tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ nhưng sống ở Quebec, cho rằng việc cắm họ sử dụng tiếng Anh cho mục đích quảng cáo là một sự vi phạm Điều 26 của Công ước Uỷ ban kết luận rằng các nguyên đơn không được xem là nạn nhân của sự phân biệt đối xử dựa trên ngôn ngữ của họ, khi mà việc ngăn cam áp dụng cho cả người nói tiếng Pháp và tiếng Anh, theo đó “một người nói tiếng Pháp muốn quảng cáo bằng tiếng Anh để tiếp cận những khách hàng nói tiếng Anh của mình” cũng không thé thực hiện việc này.^3

3.3 Phân biệt đối xử về tôn giáo hay tín ngưỡng 3.3.1 Từ chối nghĩa vụ quân sự vì lý do lương tâm

Trong một số vụ viéc, Uỷ ban Nhân quyền đã nêu rõ, Điều 8 của ICCPR cho phép quốc gia thành viên “có thể yêu cầu thực hiện nghĩa vụ quân sự và, trong trường hợp từ chối vì lý do lương tâm, thực hiện các dịch vụ công khác thay thế, vì vậy, việc quy định những dịch vụ như vậy không phải là phân biệt doi xv.“

Vi dụ, trong vụ Ƒ Foin kiện Pháp, nguyên đơn khiếu nại rang pháp luật Pháp yêu cầu phải thực hiện 24 tháng dịch vụ công để thay thế việc từ chối nhập ngũ vì lý do lương tâm so với 12 tháng nghĩa vụ quân sự là sự phân biệt đối xử và vi phạm nguyên tắc bình dang trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đăng được nêu tại Điều 26 của ICCPR.4Š

Mặc dù Ủy ban công nhận “pháp luật và thực tiễn có thê thiết lập sự khác biệt giữa nghĩa vụ quân sự và dịch vụ công thay thế, và sự khác biệt, trong một vụ việc cụ thé, có thé biện minh cho một thời gian phục vụ lâu hơn, miễn là sự khác biệt dựa trên các tiêu chí hợp lý và khách quan, chăng hạn như bản chất của dịch vụ cụ thể có liên quan hoặc sự cần thiết đào tao đặc biệt dé thực hiện dịch vụ đó”.* Tuy nhiên, trong vụ F Foin kiện Pháp, lập luận được Chính phủ Pháp viện ra là “việc tăng gấp đôi thời gian của dich vụ công là cách duy nhất dé kiểm tra tính chân thành của niềm tin cá

nhân” Theo quan điểm của Ủy ban, lập luận như vậy không thỏa mãn yêu cầu “sự khác biệt trong đối xử dựa trên các tiêu chí hợp lý và khác quan” Do đó, Uỷ ban cho rằng trong trường hợp này Điều 26 của Công ước đã bị vi phạm, và “nguyên đơn

đã bị phân biệt đôi xử trên cơ sở niêm tin lương tâm”.*74 Xem: tài liệu trên, đoạn 10.4-1 1.

* Khiếu nại số 359/1989 và 385/1989, J Ballantyne và E Davidson, và G McIntyres kiện Canada, trong UN

doc GAOR, A/48/40(1), đoạn 11.5.

Ví dụ, xem Khiếu nại số 666/1995, Ƒ Foin kiện Pháp (Quan điểm đưa ra ngày 3/11/1999), trong UN doc.

GAOR, A/55/40(1), đoạn 10.3.45 Xem: tài liệu trên.

46 Xem: tài liệu trên.

47 Xem: tài liệu trên Những lập luận giống nhau xem Khiếu nại số 689/1996, R Maille kiện Pháp (Quan điềm

đưa ra ngày 10/7/2000), đoạn 10.4.

17

Trang 21

Một khía cạnh pháp lý khác xuất hiện trong vụ Thlimmenos kiện Hy Lap, trong

đó nguyên đơn — người theo giáo phái Nhân chứng Jehovah — cáo buộc Tòa án quân

sự đã vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mình khi kết án tù 4 năm do người đó từ chối nhập ngũ trong thời gian tong động vién.*® Nguyên đơn sau đó đã đứng thứ 2 trong số 60 ứng viên trong một kỳ thi công khai để bổ nhiệm 112 kế toán viên công nhưng Ban điều hành của Viện kế toán công Hy Lạp đã từ chối bố nhiệm bởi ông ta đã bị kết án về một trọng tội.” Nguyên đơn đã không thành công trước Tòa án hành chính tối cao với việc viện dẫn quyền của mình về tự do tôn giáo và bình đăng trước pháp luat.°° Tòa án quyết định rằng Ban điều hành đã hành động đúng theo luật khi xem xét sự kết án của nguyên don, theo mục đích áp dụng Điều 22(1) của Luật công chức."! Theo quy định này, không ai đã bị kết án về một trọng tội có thé được bô nhiệm làm công chức, và trên cơ sở Sắc lệnh lập pháp số 3329/1955, đã được sửa đôi, một người không đáp ứng điều kiện dé bổ nhiệm làm công chức sẽ không được bổ nhiệm làm kế

toán viên công.°2

Trước ECtHR, nguyên đơn không khiếu nại về sự kết tội ban đầu do việc không phục tùng mà chỉ về sự thật rằng “luật loại trừ những người đã bị kết án về một trọng tội khỏi sự b6 nhiệm cho vị trí kế toán viên công đã không phân biệt những giữa người bị kết án do tín ngưỡng tôn giáo của họ và người bị kết án trên cơ sở khác”.°3 Tòa án xem xét khiếu nại theo Điều 9 (quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo) và Điều 14 của Công ước Điều 9 là thích hợp bởi nguyên đơn là thành viên của Giáo phái Nhân chứng Jehovah, một nhóm tôn giáo theo chủ nghĩa hòa bình Tòa án đã nhận xét, trong vụ này “quyền không bị phân biệt đối xử trong việc thụ hưởng các quyền được bảo vệ theo Công ước cũng đã bị vi phạm khi quốc gia không có sự biện minh khách quan và hợp lý thất bại trong việc đối xử với những người khác nhau hoàn cảnh khác nhau đáng kể”.*

3.3.2 Nghia vụ mặc đô dùng an toàn tại nơi làm việc

Một người đàn ông theo đạo Sikh đã khiếu nại tới HRC rằng quyên bay tỏ tôn giáo của mình, theo ghi nhận tại Điều 18 của ICCPR, đã bị vi phạm bởi yêu cầu theo quy định an toàn về việc phải đội một chiếc mũ bảo hiểm thay vì khăn xếp trong công việc, bao gồm việc kiểm tra ban đêm về việc vận chuyển hàng của các đoàn tàu từ một hồ [trạm] nằm giữa đường ray, cũng như việc bảo trì bên trong và bên ngoài tàu, chăng hạn như động co Uy ban đã xem xét khiêu nại theo Điêu 18 cua Công ước và cả Điêu

48 Eur Court HR, vu Thlimmenos kiện Hy Lạp, phán quyết ngày 6/4/2000, đoạn 7.

4 Xem: tài liệu trên, đoạn 8.30 Xem: tài liệu trên, đoạn 9-13.5! Xem: tài liệu trên, đoạn 15-16.3 Xem: tài liệu trên, đoạn 33.33 Xem: tài liệu trên, đoạn 42.3 Xem: tài liệu trên, đoạn 44.

18

Trang 22

26 và kết luận rằng yêu cầu đội mũ bảo hiểm là một biện pháp phù hợp với mục tiêu của Công ước.°5 Nói cách khác, đó là một biện pháp hợp lý và khách quan dé yêu cầu người lao động đội những chiếc mũ cứng để bảo vệ họ khỏi chấn thương và điện

3.3.3 Trợ cấp công của trường học tôn giáo

Vụ A H Waldman kiện Canada liên quan dén trợ cấp công của trường học tôn giáo ở tỉnh Ontarlo của Canada Các trường Công giáo La Mã ở Ontario là những trường không-thế tục duy nhất được nhận trợ cấp công đầy đủ và trực tiếp, trong khi trường Do Thái tư nhân mà nguyên đơn gửi 2 đứa con của mình không nhận được trợ cấp, do đó nguyên đơn phải trả toàn bộ hoc phí.Š7 Câu hỏi đặt ra là liệu trợ cấp công của các trường Công giáo La Mã, loại trừ các trường tôn giáo của nguyên đơn, cấu thành một sự vi phạm Điều 26 của ICCPR hay không.

Ủy ban bác bỏ lập luận của Chính phủ rằng sự khác biệt được dựa trên tiêu chí khách quan và hợp lý bởi đặc quyền đối xử của các trường Công giáo La Mã được bảo vệ theo Hiến pháp Ủy ban lưu ý rằng sự khác biệt này bắt đầu từ năm 1867 và không có gì cho thấy rang “các thành viên của cộng đồng Công giáo La Mã hoặc bat cứ bộ phận nào có thê xác định của cộng đồng đó đang ở trong một vị thế bất lợi so với các thành viên của cộng đồng Do Thái mà cần bảo vệ sự giáo dục của con cái họ trong những trường tôn giáo”."Š Ủy ban kết luận “những khác biệt trong đối xử giữa các trường tôn giáo Công giáo La Mã, mà được trợ cấp công như một phan riêng biệt của hệ thống giáo dục công, và các trường tôn giáo của nguyên đơn, là các trường tư nhân, không thé được xem là hợp lý và khách quan”.°

Cuối cùng, Chính phủ Canada đệ trình răng mục tiêu của hệ thống giáo dục thế tục công lập là tương thích với nguyên tắc về không phân biệt đối xử ghi nhận trong Công ước Đáp lại, Ủy ban trả lời rằng “tuyên bố về các mục tiêu của hệ thống không thé biện minh cho việc loại trừ trợ cấp đối với các trường tôn giáo Công giáo La Ma”.© Ủy ban nhận xét thêm rằng “Công ước không buộc quốc gia thành viên trợ cấp cho các trường học được thành lập trên cơ sở tôn giáo Tuy nhiên, nếu quốc gia thành viên lựa chọn việc cung cấp trợ cấp công cho các trường tôn giáo, thì khoản trợ cấp này nên là sẵn có mà không có sự phân biệt đối xử Điều này có nghĩa là cung cấp trợ cấp cho các trường thuộc một nhóm tôn giáo và không cung cấp cho nhóm khác phải

55 Khiếu nại số 208/1986, K.Singh Bhinder kiện Canada (Quan điểm đưa ra ngày 9/11/1989), trong UN doc.

GAOR, A/45/40(10, đoạn 6.2.Xem: tài liệu trên.

57 Khiếu nại số 694/1996, 4.H Waldman kiện Canada (Quan điểm đưa ra ngày 3/11/1999), trong UN doe.

GAOR, A/55/40(I1), đoạn 1.2.38 Xem: tài liệu trên, đoạn 10.3-10.4.* Xem: tài liệu trên, đoạn 10.5.50 Xem: tài liệu trên, đoạn 10.6.

19

Trang 23

được dựa trên tiêu chí hợp lý và khách quan”, mà đó không phải là trường hợp liên

quan tới trường học của nguyên don.°!

4 Nhận xét, kết luận

Bình đăng, chống phân biệt đối xử là một vấn đề chính trị, pháp lý, xã hội rộng lớn, phức tạp, có tam quan trọng đặc biệt ở mọi quốc gia Day cũng là một van đề có tính toàn cầu khi được đề cập và nhắn mạnh như là một quyền con người cơ bản trong luật nhân quyền quốc tế.

Bảo đảm sự bình dang và chống phân biệt đối xử sẽ giúp tao lập sự 6n định về chính trị, xã hội, là nền tảng cho sự phát triển và thịnh vượng của các quốc gia Tuy nhiên, điều này đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị cao và có những nỗ lực lớn, liên tục, kiên trì để hoàn thiện pháp luật và xây dựng, củng cỗ một nền văn hoá tiên tiến, trong đó các giá trị nhân văn và các quyền con người được tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm một cách hiệu quả.

Về mặt kỹ thuật, dé bảo đảm sự bình dang và chống phân biệt đối xử, cần xác định rõ các đối tượng được bảo vệ và đối tượng có nghĩa vụ, trách nhiệm trong việc này cùng các quyền và nghĩa vụ/trách nhiệm của từng nhóm chủ thé Bên cạnh đó, cần xác định phạm vi những vấn đề cần bảo vệ, thời điểm và cách thức, quy trình, thủ tục thực hiện việc bảo vệ cũng như những chế tài với những kẻ vi phạm và các biện pháp khắc phục cho những nạn nhân của sự phân biệt đối xử Những van dé này trước hết cần được quy định trong pháp luật, thực hiện theo cơ chế pháp lý, song cũng cần vận dụng các cơ chế xã hội khác dé nâng cao hiệu quả.

Ở Việt Nam, quyền bình đăng, cam phân biệt đối xử có vị trí như là một nguyên tắc hiến định,“ đồng thời đã được nêu trong nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành® Việt Nam cũng đã tham gia tất cả các điều ước quốc tế về nhân quyền quy định về quyền bình đăng và chống phân biệt đối xử (đã nêu ở các mục trên) Mặc dù vậy, Việt Nam chưa có văn bản pháp luật khung về chống phân biệt đối xử, vì vậy khung pháp luật về vẫn đề này vẫn còn những khoảng trống Trong thực tế, Việt Nam van đang phải đối mặt với một số thách thức về bình đắng/chống phân biệt đối xử trong nhiều lĩnh vực, bao gồm về giới tính (liên quan đên đến tỷ lệ tham chính của phụ nữ, độ tuôi về hưu của phụ nữ và đàn ông, quan hệ gia đình (tài sản, con cái, công việc ), lao động (tuyên dụng, thăng tiến ); về khuyết tật (liên quan đến vấn đề bảo đảm quyên lao động, việc làm, tham gia đời sông xã hdi cua người khuyết tật); về bản

6! Xem: tài liệu trên, đoạn 10.6.

5 Hiến pháp 2013, Điều 16 quy định: “1 Mọi người đều bình dang trước pháp luật 2 Không ai bị phân biệt đốixử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

53 Ví dụ, bình đăng về giới tính được quy định trong Luật bình đăng giới; Bình đăng về việc làm/nghề nghiệp

được quy định trong Bộ luật Lao động; Bình đăng về tôn giáo, tín ngưỡng được quy định trong Luật tín ngưỡng,tôn giáo; Bình đắng với người khuyết tật được quy định trong Luật về người khuyết tat.

20

Trang 24

dạng giới, xu hướng tính dục (liên quan đến việc bảo đảm quyền lao động, việc làm, tham gia đời sống xã hội của nhóm LGBTI) Những thách thức này cho thấy Nhà nước và xã hội còn phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc thúc day quyền bình dang và chống phân biệt đối xử trong thời gian tới./.

21

Trang 25

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

: uin ‘

1 Goffman, Erving (1963), Stigma London: Pengui Taj

https://www freelists.org/archives/sig-dsu/ 11-2012/p TH aa : he ;

2 Khuất Thu Hồng, Ly thuyết xã hội về kỳ thị, tham tượng lũ ae yd Bình

đẳng và phòng, chống kỳ thị, phân biệt đối xử: Pháp mật M ° thực " oe thé giới và ở Việt Nam” do Khoa Luật ĐHQG Hà Nội tô chức vào ngày

3 Bruce G Link and Jo C Phelan, Conceptualizing Stigma, Annual Review of

Sociology, Vol 27:363-385 (Volume publication date August 2001), https://doi.org/10.1 146/annurev.soc.27.1.363

Gerhard Fail (2001), Stigma: How We Treat Outsiders, Prometheus Books

5 Paul Gordon Lauren, Power and Prejudice — The Politics and Diplomacy of

Racial Discrimination, 2nd edition, (Boulder/Oxford, Westview Press),

tr.99-100, và trong vấn đề chung về phân biệt chủng tộc, Chapter 3 va “Racial Equality Requested — and Rejected”,

6 Keba Mbaye, “ARTICLE 2, Paragraph 1”, La Charte des Nations Unies — Commentaire article par article, 2nd edition, Jean-Pierre Cot and Alain Pellet, eds (Paris, ECONOMICA, 1991)

de http://www.un.org/icty/krstic/T rialC1/judgement/8 https //www.bbc.com/vietnamese/world-4623 1790

Bình luận chung số 1§ của Uy ban Nhân quyền (UN Human Rights

Committee (HRC), CCPR General Comment No 18:

số 18 của Ủy ban Nhân quyền (Human

Được quet bang Camscanner

Trang 26

CÁC BIEN PHAP CHONG PHAN BIỆT DOI XỬ MANG TÍNH TOÀN CAU

VÀ THUC TIEN VIỆT NAM - NHÌN TỪ PHAP LUAT QUOC TE VE QUYEN CON NGƯỜI!

Vii Ngọc Bình”

1 Các biện pháp chống phân biệt đối xử mang tính toàn cầu Khung pháp luật quốc tế

Không phân biệt đối xử, bình dang trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình dang đóng vai trò là cơ sở và nguyên tắc chung trong việc bảo vệ tat cả các quyền con người Đây là mục tiêu cần đạt tới với tất cả các các nước trên thế giới, nhất là từ khi Liên Hợp Quốc được thành lập năm 1945 mà một trong những thành tựu lớn nhất của tô chức quốc tế lớn nhất hành tinh này là lần đầu tiên con người trong lịch sử của mình đã dần tạo dựng được một hệ thống pháp luật quốc tế về quyền con người được các nước thành viên công nhận và đưa vào pháp luật quốc gia thi hành với các biện pháp lập pháp, tư pháp, hành chính và xã hội Việc hình thành khuôn khổ cho công lý quốc tế và thúc đây sự tiễn bộ về kinh tế - xã hội trong suốt hơn bảy thập kỷ qua ké từ khi thành lập, Liên Hợp Quốc giờ đây đã có thêm những thách thức mới như biến đổi khí hậu, người ti nạn và AIDS, bên cạnh các mục tiêu ban dau là bảo vệ hòa bình và quyền con người?.

Với nhiệm vụ thúc đây hợp tác quốc tẾ, tạo lập và duy trì trật tự quốc tẾ, sứ mạng và công việc của Liên Hợp Quốc được dẫn dắt bởi các mục đích và nguyên tắc được nêu ra trong Hiến chương của tổ chức này khi thành lập Cũng gần 75 năm qua, Liên Hợp Quốc đã phát triển từ 51 lên 193 quốc gia thành viên và việc thực hiện, đây mạnh và bảo vệ quyền con người, cùng công việc chống phân biệt đối xử vẫn là nền tang của các cơ quan, tổ chức và chương trình hoạt động của tổ chức này trên toàn thế giới Các quốc gia thành viên có trách nhiệm bảo đảm quyền này cho mọi người có mặt trên lãnh thé nước minh, bất kể người đó là công dân trong nước, người không quốc tịch hay người nước ngoài, bất kể các yếu tố dân tộc, chủng tộc, quốc tịch, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị, thành phan xã hội, tài sản hay bat kỳ yếu tố nào khác (UN, 2014).

Hệ thống pháp luật quốc tế này gồm nhiều văn bản là “luật cứng” (hard law) mang tính pháp lý ràng buộc với những quốc gia thành viên đã gia nhập hay phê

* Cô van Cao cấp Viện Dân số, Gia đình và Trẻ em, Liên hiệp các Hội Khoa học va Ki thuật Việt Nam

1 Bài viết này phân tích sự phân biệt đối xử và những biện pháp phòng, chống nhìn từ góc độ luật pháp quốc tế

về quyền con người tập trung vào ba nhóm dân cư bị tác động, ảnh hưởng nhiều là phw nit, người cao tuổi vàngười khuyết tật

2 https://www.un.org/un70/en/content/history/index.html

23

Trang 27

chuẩn, gồm các điều ước, công ước Hệ thống này cũng gồm những văn bản là “luật mềm” (soft law) tuy không có giá trị pháp lý ràng buộc với các quốc gia thành viên song lại có giá trị to lớn về các mặt chính trị, đạo đức và xã hội, được các nước cam kết tôn trọng và thực hiện, rồi được đưa vào luật pháp quốc gia như tuyên ngôn, tuyên bố, khuyến nghị, hướng dẫn, nguyên tắc, quy tắc

Cho đến nay, những đặc tính quan trọng nhất của quyền con người, gồm cả việc không bị phân biệt đối xử đã được tất cả các văn kiện của Liên Hợp Quốc đúc kết, công nhận và tôn trọng là phổ quát (universal), không phân biệt đối xử (non-discrimination), bá khả xâm phạm (inalienable), không chia cat (indivisible), liên quan với nhau (interrelated) và phụ thuộc lan nhau (interdependent) Nhà nước có trách nhiệm hàng đầu trong việc tôn trọng, thúc đây và thực hiện quyền con người về trên các lĩnh vực dan sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa Hệ thông pháp luật quốc tế về quyền con người này được phần đông các quốc gia và các tổ chức quốc tế trên thé giới tán thành, thừa nhận và tôn trong làm cơ sở và khuôn khổ pháp lý cho việc thực hiện va bảo vệ quyền con người.

Mở đầu là Hiến chương Liên Hop Quốc (the Charter of the United Nations)° được thông qua năm 1945 là văn kiện quốc tế đầu tiên có tính ràng buộc về pháp lý khang định các quyền bình dang của nam giới và phụ nữ Văn bản quốc tế rất quan trọng, cơ bản và đầu tiên này trải qua hơn 70 năm thử thách vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý và các ý nghĩa xã hội, trong đó có những điều khoản về bảo vệ và thực hiện không phân biệt đối xử và quyền con người “cho tất cả mọi người” Hiễn chương đã đặt nền móng đầu tiên cho việc thiết lập một cơ chế pháp lý quốc tế về bảo vệ và thúc đây các quyền con người trên toàn thé giới Ngay tại Lời nói đầu, Hiến chương đã “khăng định niềm tin vào những quyền cơ bản, nhân phẩm và giá trị của con người, vào các quyên bình dang nam nữ, vào quyền bình đăng giữa các nước lớn và nhỏ” Hiến chương kêu gọi các quốc gia “thúc day và khuyến khích sự tôn trọng quyên con người và các quyền tự do cơ bản cho tat cả mọi người mà không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hay tôn giáo”.

Tuyên ngôn Phổ quát về quyên con người (the Universal Declaration of Human Rights - UDHR)’ thông qua năm 1948 dé bảo vệ, thúc đây, thực hiện quyền con người cũng như ngăn ngừa những vi phạm quyền con người có thé xảy ra trong tương lai ma phân biệt đối xử là một hình thức và quyền không bị phân biệt đối xử và bình đăng trước pháp luật được pháp luật quốc tế về quyền con người công nhận UDHR khang

Trang 28

định là mọi người sinh ra đều được tự do và bình đăng về nhân pham và các quyền (Điều 1) Mọi người đều được hưởng tất cả các quyên và tự đo mà không có bat kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, mau da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính tri hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay các địa vị khác Tuyên ngôn này cắm phân biệt đối xử dựa trên địa vị chính trị, pháp ly của quốc gia hoặc lãnh thổ, bất kê là lãnh thổ độc lập, uy trị, quản thác, chưa được tự quản hay đang phải chịu bất kỳ hạn chế nào khác về chủ quyền (Điều 2) Mọi người đều có quyền được công nhận tư cách là con người trước pháp luật ở tất cả mọi nơi (Điều 6) và mọi người đều bình đăng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình dang mà không có bất kỳ sự phân biệt nào (Điều 7) Bên cạnh đó, mọi người đều có quyền được các toà án quốc gia có thẩm quyền bảo vệ băng các biện pháp hữu hiệu để chống lại những hành vi vi phạm các quyền cơ bản của họ mà đã được hiến pháp hay luật pháp quy định (Điều 8).

Mặc dù không phải là một văn bản có giá trị pháp lý ràng buộc, không có cơ chế đảm bảo và hệ thống chế tài đối với các hành vi vi phạm, Tuyên ngôn đã được toàn thé giới chấp nhận là nền tảng pháp lý cho việc xây dựng các công ước quốc tế về quyền con người làm cơ sở hình thành hệ thống pháp luật quốc tế về quyền con người hiện nay Đây cũng là văn kiện quốc tế được trích dẫn nhiều nhất về vẫn đề quyền con người và hiện đã được dịch ra hơn 500 ngôn ngữ trên thế giới, trong đó có tiếng Việt Từ đó đến nay, Liên Hợp Quốc lay ngày 10 tháng 12 hang năm là Ngày thé giới vẻ quyên con người (the World Human Rights Day).

Cũng từ đó tới nay, Liên Hợp Quốc đã quan tâm chú trọng van đề chống phân biệt đối xử được thể hiện và quan triệt trong tat cả các văn bản và hành động thực hiện về quyền con người, mà trước hết ở chín văn kiện cốt lõi đưới đây mà Liên Hợp Quốc đã thông qua gồmŠ:

I Công ước quốc tế về các quyển dân sự và chính trị (the International

Covenant on Civil and Political Rights - ICCPR)” năm 1966.

2 Công ước quốc tế về các quyên kinh tế, xã hội và văn hóa (the International

Covenant on Economic, Social and Cultural Rights - ICESCR)!° năm 1966.

3 Công ước quốc tế về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc

Trang 29

5 Công ước về chống tra tan và những hành động doi xử hoặc trừng phạt

mang tính độc ác, vô nhân đạo hay hạ nhục (CAT)'3 năm 1984.

6 Công ước về quyên trẻ em (CRC)'* năm 1989.

7 Công ước quốc tế về bảo vệ các quyên của tat cả những người lao động di cư

và thành viên gia đình họ (ICMW)}Š năm 1990.

8 Công ước về quyên của người khuyết tật (CRPD)!* năm 2006.

9 Công ước quốc tế về bảo vệ tất cả mọi người không bị cưỡng bức đưa đi mắt

tích (CPED)!” năm 2006.

Đáng kể nhất là ICCPR với Điều 2 đã đề cập đến nghĩa vụ của các quốc gia thành viên phải tiến hành các biện pháp cần thiết nhăm thực hiện các quyền được công nhận trong Công ước này và bảo đảm rang bat cứ người nào bị xâm phạm các quyền và tự do sẽ đều nhận được các biện pháp khắc phục hiệu quả, cho dù sự xâm phạm này là do hành vi của những người thừa hành công vụ gây ra Trên thực tế, ICCPR không đưa ra định nghĩa vé sự phân biệt đối xử, song thuật ngữ này được hiểu là bất kỳ sự

phân biệt, loại bỏ, hạn chế hay thiên vị nào thực hiện dựa trên bat ky yếu tố nào như

chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay quan điểm khác, quốc tịch hay thành phần xã hội, tài sản, nguồn gốc hay các vị thế khác, mà có mục đích hoặc có tác động làm vô hiệu hóa hay làm suy giảm sự thừa nhận, thụ hưởng hay thực hiện các quyên và tự do của tất cả mọi người trên cơ sở bình đăng ICCPR (Điều 26) không chỉ cho phép tất cả mọi người có vị thế bình đăng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đăng, mà còn nghiêm cam các quốc gia thành viên ban hành bất kỳ quy định pháp luật nào có tính chất phân biệt đối xử Quyền không bị phân biệt đối xử, bình dang trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đăng phải được áp dụng trong mọi tình huống, kể cả trong tình trạng khan cấp của quốc gia được quy định ở Điều 4, trước tòa án (Điều 14), được tham gia vào đời sống của cộng đồng (Điều 25)

Các định nghĩa khác có thé về phán biệt đối xử được thấy trong Điều 2 của CRC, các điều 1 và 7 của ICMW cùng các điều 3 và 5 của CRPD Trong những bối cảnh có liên quan, các định nghĩa về sự phân biệt đối xử về chủng tộc nêu ở Điều I ICERD và về phân biệt đối xử với phụ nữ nêu ở Điều 1 CEDAW sẽ được áp dụng một cách phù hợp Quyền bình đăng không có nghĩa là áp dụng cào băng một kiểu đối xử cho mọi đối tượng trong cùng một tình huống và không phải mọi sự khác biệt về đối

xử đều tạo nên sự phân biệt đôi xử Nêu sự đôi xử khác biệt được xác định dựa trên

Trang 30

các điều kiện hợp lý, khách quan và nhằm mục đích để đạt được sự bình đăng thì không bị coi là trái với ICCPR Trong những hoàn cảnh khẩn cấp, các quốc gia có thé hạn chế hoặc tạm đình chỉ việc áp dụng một số quyền con người, tuy nhiên, việc hạn chế hay đình chỉ phải được thực hiện trên cơ sở không phân biệt đối xử về bat cứ yếu tố nào (Điều 4).

Sau khi phê chuẩn hay gia nhập những công ước quốc tế về quyền con người này, các quốc gia thành viên có trách nhiệm tô chức thực hiện bằng những hình thức chủ yếu sau:

e Chuyên hoá nội dung điều ước vào hệ thống pháp luật quốc gia (nội luật hoá) nếu như theo pháp luật nước đó, các điều ước quốc tế không có hiệu lực trực tiếp trên lãnh thổ quốc gia.

Tuyên truyền phô biến công ước trong công chúng một cách rộng rãi; xây dựng chương trình hành động thực hiện điều ước.

eLồng ghép những nội dung cần thực hiện của công ước vào các chương trình, chính sách xã hội của nhà nước.

e Thành lập các cơ quan chuyên trách tổ chức, theo dõi việc thực hiện công ước e Báo cáo việc thực hiện công ước.

Những văn kiện quốc tế liên quan khác có nội dung chống phân biệt đối xử gom18:

«Cong ước của ILO về thù lao bình dang số 100 năm 1951 (the ILO Equal

Remuneration Convention No 100)!’.

e Công ước ILO số 111 năm 1958 về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp (the 1958 ILO Discrimination (Employment and Occupation) Convention No.

e Tuyên ngôn về chủng tộc và định kiến chủng lộc măm 1978 (the 1978

Declaration on Race and Racial Prejudice)”!.

Cong óc về chong phân biệt đối xử trong giáo duc của UNESCO năm 1960

(the 1960 UNESCO Convention against Discrimination in Education)2?.

e Nghị định thư bồ sung về tao lập sự hòa giải va văn phòng tot chịu trách nhiệm tìm kiếm giải pháp xử lý các tranh chấp mà có thể xảy ra giữa các quốc gia thành viên Công ước về chống phân biệt đối xử trong giáo đục của UNESCO năm

Trang 31

1962 (the 1962 Protocol Instituting a Conciliation and Good Offices Commission to beresponsible for seeking a settlement of any disputes which may arise between States

Parties to the Convention against Discrimination in Education)”.

« Tuyên bố về xóa bỏ tat cả các hình thức không khoan dung va phân biệt đối xử dua trên cơ sở tôn giáo hoặc tín ngưỡng nam 1981 (the 1981 Declaration on theElimination of All Forms of Intolerance and of Discrimination Based on Religion or

e Hội nghị thé giới về chong chủ nghĩa phân biệt chủng tộc/Tuyên bố va

Chương trình Hành động Do-ban) năm 2001 (the 2001 World Conference against

Racism/(Durban Declaration and Programme of Action)*>.

Dé không ai bị phân biệt đối xử và bị bồ lại phía sau

Tại Hội nghị Cấp cao Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc tổ chức trong năm 2000, 189 quốc gia thành viên nhất trí thông qua Tuyên bố Cấp cao Thiên niên kỷ và cam kết đạt được 8 Muc tiêu Phát triển Thiên niên ky (MDG)26 vào năm 2015 và đây là sự đồng thuận chưa từng có của các nhà lãnh đạo trên thế giới về những thách thức quan trọng toàn cầu trong thế kỷ 21, cũng như cam kết chung về việc giải quyết những thách thức này Tuyên bố Thiên niên ky và các mục tiêu phát triển thiên niên ky là lộ trình tiễn tới xây dựng một thế giới mà ở đó không còn nghèo đói, tất cả trẻ em được học hành, sức khoẻ của người dân được nâng cao, môi trường được duy trì bền vững và mọi người được hưởng tự do, công bằng và bình đăng Không phân biệt đối xử không là một mục tiêu riêng trong số 8 mục tiêu này song đây là quan điểm xuyên suốt

cơ bản trong việc thực hiện (UNDP, 2016).

Cũng trong năm 2015, các nước thành viên Liên Hợp Quốc đã lại cùng cam kết thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bên vững (the 2030 Agenda for Sustainable Development)27 với I7 muc tiêu (SDG) và 169 chỉ tiéu (targets) tương ứng phải hoàn thành trong giai đoạn 2016-203028 Trước đó, cộng đồng quốc tế đã đánh giá, tong kết các thành công cùng những thách thức còn lại của việc thực hiện 8 MDG trong giai đoạn 2000-2015, qua việc xóa bỏ nghèo cùng cực, đấu tranh chống bất bình đăng và bất công, khắc phục sự biến đổi khí hậu Những 17 SDG, hay đươc biết tới cách khác là Những mục tiêu Toàn câu mang tính phô quát về phát triển bên vững hướng tới việc hành động dé chấm dứt nghèo đói, bảo vệ hành tinh và đảm bao

Trang 32

rằng tất cả mọi người đề được hưởng hòa bình và thịnh vượng Cả 17 SDG này thay thế và được xây dựng dựa trên thành công của các MDG, trong khi đó lại gồm cả những lĩnh vực hay vấn dé mới như biến đổi khí hậu, bất bình dang kinh tế, canh tân, tiêu thụ bền vững, hòa bình và công lý trong số các ưu tiên khác Đây là những nền tang cơ bản lâu dai góp phan co bản cho việc tiến hành những biện pháp cơ bản tiễn tới xóa bỏ nạn phân biệt đôi xử trên thê giới và ở từng quôc gia, cộng đông.

Mục tiêu Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triên bên vững| Xóa nghèo dưới mọi hình thức ở mọi nơi

3 Xóa đói, đảm bảo anh ninh lương thực và cải thiện dinh dưỡng, phát triênnông nghiệp bên vững

3 Đảm bảo cuộc sông khỏe mạnh và nâng cao phúc lợi cho tât cả mọi người ở mọi lứa tuôi

4 Dam bao giáo duc chat lượng, rộng mở va công bang va nang cao cơ hội họctập suôt đời cho tât cả mọi người

5 Đạt được bình đăng giới và trao quyên cho tât cả phụ nữ và trẻ em gái

6 Đảm bảo sự sẵn có va quản lý bền vững nguồn nước và cải thiện các điêu

kiện vệ sinh cho tât cả mọi người

7 Dam bao việc tiêp cận năng lượng với gia ca hợp lý, tin cậy, bên vững vahiện đại cho tât cả mọi người

g Thúc đây tăng trưởng kinh tê dai hạn, rộng mở va bên vững, việc làm đây duvà năng suât và công việc tôt cho tât cả mọi người

9 Xây dung cơ sở ha tang vững chắc, day mạnh công nghiệp hóa rộng mở va

bên vững, khuyên khích đôi mới

10 Giảm bắt bình đăng trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia

ij Xây dựng các đô thi và các khu dân cư mở cửa cho tat cả mọi người, an

toàn, vững chắc và bên vững

12 Đảm bảo các mô hình tiêu dùng và sản xuât bên vững

13 Có biện pháp khân câp đê chông lại biên đôi khí hậu và các tác động của nó14 Bảo tôn và sử dụng bên vững các đại dương, biên và các nguôn tải nguyên

biên cho phát triên bên vững

15 Bảo vệ, tái tạo và khuyên khích sử dụng bên vững các hệ sinh thái trên cạn,

29

Trang 33

quản lý tài nguyên rừng bên vững, chông sa mạc hóa, chông xói mòn đât và mat đa dạng sinh học

Thúc đây xã hội hòa bình và rộng mở cho phát triên bên vững, mang công16 băng đên với tât cả mọi người và xây dựng các thê chê hiệu quả, có trách

nhiệm và rộng mở ở tât cả các câp

T Đây mạnh cách thức thực hiện và đem lại sức sông mới cho quan hệ đôi táctoàn câu đê phát triên bên vững

Phát triển bền vững là ưu tiên cấp bách nhất của cộng đồng quốc tế và là mục đích cốt lõi của chương trình nghị sự cho phát triển sau năm 2015, với trên cả ba trụ cột chính là kinh tế, xã hội và môi trường Đây là xu thé chung của các quốc gia, vùng lãnh thé trên thé giới, đồng thời là một đặc điểm nỗi bật của thế giới đương đại, phản ánh sự nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế vì mục tiêu bảo đảm và nâng cao chất lượng sống của các thế hệ hiện tại và tương lai Chương trình Nghị sự 2030 có độ bao phủ chính sách phổ quát, rộng lớn, toàn diện vì lợi ích của mọi người dân trên toàn thế giới, cho các thế hệ hôm nay va mai sau Các nhóm dan cu dé bị tốn thương được chú trọng ưu tiên “đề không để ai bị bỏ lại phía sau" Trên thực tế, phân biệt đối xử được tiến hành ở mọi nơi dưới nhiều hình thức khác, trong pháp luật và trong việc thực hiện nhằm vào nhiều nhóm dân cư khác nhau, mà nổi trội nhất thường với những người dễ bị tốn thương hơn như phụ nữ, người cao tuổi và người khuyết tật, người di cư, người có HIV/AIDS, người mại dâm, người đồng tính, song tính, chuyên giới và liên giới

tính (LGBTI)”?

Phụ nữ

Từ bao đời nay, trong nhiều nền văn hoá và pháp luật ở nhiều quốc gia trên thế giới, phụ nữ và trẻ em gái?? chiếm khoảng một nửa nhân loại song luôn là một trong những nhóm dân cư đặc biệt dé bị tôn thương, bị phân biệt đối xử dưới nhiều hình thức khác nhau, phải chịu nhiều thiệt thòi về kinh tế-xã hội và thường bị gạt ra ngoài lề của công cuộc phát triển Họ bị phân biệt đối xử vi lý do giới (gender)*!, giới tính (sex) và cũng thường vì vị thế của họ như tình trạng hôn nhân, góa bụa hay đã làm mẹ Với nhiều phụ nữ, sự phân biệt đối xử đã diễn ra trong suốt cuộc đời của họ - từ khi còn là bào thai trong bung me cho đến khi tuôi già và ké cả sau khi chết Đã là phụ nữ thì đều bị phân biệt đối xử dưới các dạng khác nhau song có những phụ nữ bị đối xử nhiều hơn thường là phụ nữ khuyết tật, phụ nữ di cư, phụ nữ là người thiểu số (về tôn giáo,

29 https://www.ohchr.org/EN/Issues/Pages/WhatareHumanRights.aspx

30 Trẻ em gái trong bài này là những phụ nữ dưới 18 tudi theo quy định của luật quốc tế về quyền COn người,đặc biệt là CRC do Liên Hợp Quốc thông qua năm 1989.

31 Giới “chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội” còn “Giới tính chỉ cácđặc điểm sinh học của nam, nữ” (Điều 2 Luật Bình đăng giới).

30

Trang 34

sắc tộc, ngôn ngữ ), phụ nữ góa bụa, phụ nữ đơn côi, phụ nữ mù chữ ( UNDESA, 2015).

Dân số thế giới năm 2015| Tổng số các độ tuổi | Tỷ lệ (%) so với tong dân số Dân số phụ nữ 3.642.266.000 49,56%

Tổng dân số 7.349.472.000 100% (Nguôn: Liên Hợp Quốc, Triển vọng Dân số Thế giới năm 2015)

Số phụ nữ trên thế giới ít hơn so với nam giới và cứ 102 nam giới có 100 phụ nữ trong năm 2015 Thế giới cũng có nhiều trẻ em trai hơn trẻ em gái — kết quả một phan do các quá trình lựa chọn giới tính thai nhi.

Mặc dù hầu hết các quốc gia trên thế giới đã đạt được những tiến bộ to lớn song cho đến nay văn chưa có một cộng đồng xã hội nào mà ở đó phụ nữ được thụ hưởng đầy đủ quyền bình đẳng giới như nam giới Cuộc sống của hàng trăm triệu phụ nữ vẫn đang bị đe dọa bởi sự phân biệt đối xử, bị bóc lột và lạm dụng, phải sống trong nghèo khổ cùng cực Phân biệt đối xử, bất bình đăng giới và vi phạm quyền con người với phụ nữ luôn là van đề mang tính thời sự diễn ra ở khắp mọi nơi với các mức độ khác nhau như:

e Hai phần ba số người người lớn mù chữ trên thế giới là phụ nữ.

e Số em trai được đi học nhiều hơn số em gái và hậu quả của sự phân biệt đối xử là trẻ em gái ít có cơ hội được đi học hơn và ở các nước đang phát triển gần như

20% số trẻ em gái đi học tiểu học sẽ không theo học được đến hết cấp.

e Phụ nữ làm những công việc không được trả công nhiều gấp đôi so với nam giới và ở nhiều nơi phụ nữ bị trả lương thấp hơn nam giới cho cùng một công việc.

e Phụ nữ có thu nhập chỉ băng 2/3 so với nam giới.

e Trẻ em gái và phụ nữ bị ảnh hưởng nặng nề bởi HIV/AIDS.

e Những vấn đề về sức khỏe của phụ nữ thường bị lãng quên Cứ mỗi phút lại có một phụ nữ chết vì những nguyên nhân có thé phòng ngừa duoc.

e Có ít phụ nữ làm lãnh đạo.

e Bao lực đối với phụ nữ dước các hình thức là một bệnh dịch mang tính toàn cầu Hàng triệu phụ nữ trên khắp thế giới đang phải gánh chịu nạn bạo lực về thể chất và tình dục trong khi rất ít trong số họ có được sự giúp đỡ và bảo vệ của pháp luật.

e Hiểu biết về quyền phụ nữ tăng lên song lại ít phụ nữ hiểu biết về quyền của minh, dé đòi hỏi việc thực hiện đầy đủ do việc tuyên truyền, phô biến rất hạn chế ở cấp cơ sở Các chính phủ đã công nhận trách nhiệm và nghĩa vụ của họ trong việc tôn

31

Trang 35

trong, thực hiện và thúc day quyền con người của phụ nữ song việc đưa vào va áp dụng trong pháp luật quốc gia còn hạn chế Bộ máy quốc gia về phụ nữ được thiết lập ở nhiều nước song hoạt động còn mang nặng tính hình thức và ít hiệu quả.

e Pháp luật quốc gia ở nhiều nước trên thế giới vẫn còn tôn tại những quy định phân biệt đối xử trên cơ sở giới như trọng nam khinh nữ, gia trưởng, cho phép đa thê, van còn chấp nhận bao lực và quấy rồi tình dục trực tiếp hay gián tiếp với phụ nữ dước nhiều hình thức khác nhau, trả lương hay thù lao cho phụ nữ không tương xứng hay thấp hơn so với nam giới, yêu cầu tuổi kết hôn cao hơn và tuôi nghỉ hưu sớm hơn đối với phụ nữ, bat lợi hơn với phụ nữ khi kết hôn, ly hôn, phân chia tài sản và thừa kế

Bên cạnh hệ thống pháp luật và tư pháp quốc gia vốn “mù giới” (gender-blind) và thiên vị ở nhiều quốc gia trên thế giới, phụ nữ còn phải đối mặt với những hệ thông pháp luật và tư pháp phi nhà nước đang tồn tại và thực hiện song song như của các cộng đồng tôn giáo, thiểu số với những luật tục, luật tôn giáo, cùng các tập tục vốn không nhạy cảm giới Có những trở ngại pháp luật trong việc thực hiện quyền tiếp cận công lý cho phụ nữ là bản thân các quy định trong pháp luật quốc gia nhiều nước như trọng nam khinh nữ, hạn chế quyền phụ nữ về thừa kế, tài sản Tôn trọng và bảo vệ quyền con người chỉ có thé được đảm bảo với sự sẵn có của những biện pháp khắc phục hiệu quả trong nước được quy định trong pháp luật quốc gia và được thực hiện trên thực tế Tuy nhiên, việc phụ nữ khi thực hiện quyền này lại gặp phải những trở ngại và thách thức ngay trong pháp luật và hệ thống tư pháp ở nhiều nước gây ra dù vô tình hay cố ý và đây chính là các cơ sở tạo thành những vi phạm quyền phụ nữ do những quy định phân biệt đối xử về giới và các lý do khác như sắc tộc, chủng tộc, tình trạng hôn nhân, tudi tác, nguồn sốc xuất thân, tôn giáo, địa vị xã hội - kinh té, nghé nghiệp, ngôn ngữ, chính kiến, sức khỏe, khuyết tật

Những yếu tổ hay các van đề khác cũng làm việc tiếp cận công lý của phụ nữ trở nên khó khăn hơn bao gồm tình trạng mù chữ, buôn bán phụ nữ, xung đột vũ trang, ty nạn, di cư nội địa, không quốc tịch, di cư, phụ nữ làm chủ gia đình, góa bụa, HIV/AIDS, bị tước đoạt tự do, mại dâm bị hình sự hóa, sự biệt lập về địa lý mà nạn nhân thường là các nhóm phụ nữ thiệt thoi va dé bị ton thương nhất trong các quá trình tiếp cận công lý, gồm các phụ nữ cao tuổi, trẻ em gái, phụ nữ khuyết tật, phụ nữ thuộc các nhóm thiểu số và người bản địa, lao động nữ di cư, phụ nữ mại dâm, người đồng tinh nữ, người chuyển giới, phụ nữ thuộc dang cấp thấp, phụ nữ trong những tinh huống xung đột vũ trang Nhiều phụ nữ do thường bị phân biệt đối xử, lại thiếu hiểu biết về pháp luật và về quyền của họ nên rất ngần ngại trong việc tiếp cận các cơ quan công quyên và tư pháp lại thường đặt ở các vùng đô thị đông dân mà người nghèo ở những vùng xa xôi khó đến được không có sự nhạy cảm giới và lại thiên vị, tham

32

Trang 36

nhũng, cũng như luật sư vốn thường tốn kém và không tận tâm trong việc nêu ra và đòi hỏi việc thực hiện các quyền của họ và làm việc tiếp cận công lý của phụ nữ càng khó khăn hơn.

Không phân biệt đối xử và bình đăng không chỉ được coi là nền tảng của hoà bình, ôn định, dân chủ, tiến bộ xã hội mà còn là yếu tố cơ sở của các quyền con người và van dé cốt lõi trong việc bảo đảm các quyền con người cho phụ nữ và trẻ em gái chính là bảo đảm các quyền bình dang giữa nam và nữ Trong khi đó, vấn đề bình đăng giới có ý nghĩa đặc biệt đối với cuộc sống và sự phát triển không chỉ riêng cho phụ nữ mà còn cho cả gia đình và xã hội, vì sự sự tiễn bộ cho phụ nữ chính cũng là sự tiến bộ cho gia đình và xã hội Thực chất của việc bảo đảm các quyền con người của phụ nữ chính là bảo đảm sự bình đăng của phụ nữ với nam giới trong việc được thừa nhận các quyền con người và có các cơ hội, điều kiện để hưởng thụ các quyền con người Điều này cho thấy tính chất quan trọng, cấp thiết của vấn đề bảo đảm quyền bình đăng cho phụ nữ trên thé giới và trên thực tế phụ nữ đã dau tranh vì các quyền va cơ hội của minh đã hàng thé ky qua dé được bình dang như nam giới trong một xã hội mà nam giới đã thống trị từ thời xa xưa.

Trong khoảng hơn một thế kỷ qua, thông qua các cuộc đấu tranh lâu đài và bền bỉ của phụ nữ trên khắp thế giới mà vấn đề chống phân biệt đối xử và thực hiện quyền của phụ nữ dần được phát triển một cách hệ thống và bài bản Các cuộc đấu tranh này xuất hiện trong những hoàn cảnh khác nhau, gan với hiện thực kinh tế, chính trị và xã hội đa dạng ở các thời kỳ khác nhau Vào thời kỳ chế độ thực dân, phụ nữ đòi có những điều khoản liên quan đến quyền lao động, trả lương bình đăng, quyền dân sự và tự đo nhằm xác định lại vai trò của họ và làm thay đổi xã hội Khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc vào năm 1945, phụ nữ đã đạt được một bước tiễn quan trọng là làm cho thế giới phải lắng nghe tiếng nói của mình Những nỗ lực đó đã mang lại kết quả là nội dung “nam nữ bình quyền” nêu trong UDHR và khẳng định niềm tin tưởng vào những quyên cơ bản, nhân phẩm va giá trị của con người, ở quyền bình dang nam nữ.

Công ước vé các quyên chính trị của phụ nữ (the Convention on the Political Rights of Women) năm 1952 32 yêu cầu các quốc gia thành viên không phân biệt đối xử và phải bảo đảm cho phụ nữ quyền bình dang với nam giới trên lĩnh vực chính trị như có quyền bầu cử, ứng cử, quyền được nhận vào làm việc và giữ các chức vụ trong các cơ quan nhà nước.

32 http://www.un-documents.net/cprw.htm

33

Trang 37

Công ước vệ quốc tịch của phụ nữ khi kết hôn (the Convention on the Nationality of Married Women) năm 195733 quy định phụ nữ không thé bị thay đôi quốc tịch một cách đương nhiên do kết hôn, do huỷ bỏ hôn nhân hoặc do người chồng thay đổi quốc tịch.

Công ước vé đông thuận kết hôn, tuổi tối thiểu kết hôn và đăng ký kết hôn (the Convention on Consent to Marriage, Minimum Age for Marriage and Registration of Marriage) năm 19623“ khang định phụ nữ có quyền được tự do lựa chon người phối ngẫu, không phải bị là nạn nhân của nạn tảo hôn và bị cưỡng ép kết hôn Công ước này đã đánh dấu bước quan trọng đầu tiên để giải quyết vấn đề bất bình đăng trong lĩnh vực riêng tư như là một nội dung cần quan tâm của chính lĩnh vực này, không ké đến tác động của nó tới các quyền khác Công ước này không chỉ công nhận quyền bình đăng của phụ nữ trong việc lựa chọn hôn phu mà họ còn có quyền kết hôn trên cơ sở đồng thuận, tự nguyện.

Đề bồ sung cho các văn kiện kể trên, Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc trong năm 1967 thông qua Tuyên ngôn vẻ xoá bỏ tat cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (the Declaration on the Elimination of Violence against Women)35 Tuyên bố này bước dau đã đưa ra một cách tiếp cận mới trong việc bao đảm các quyền con người cho phụ nữ Nó yêu cầu các quốc gia phải bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ với nam giới trước pháp luật, bao gồm quyền sở hữu tài sản Nó cũng khăng định nghĩa vụ chung của các bậc cha mẹ trong việc bảo đảm sự bình đăng cho con cái, cắm tảo hôn, đính hôn cho trẻ em Tuy nhiên, Tuyên ngôn này không phải là một văn kiện ràng buộc về nghĩa vụ pháp lý, nên không đủ hiệu lực để bảo vệ phụ nữ và ngăn ngừa tình trạng phân biệt đối xử với phụ nữ diễn ra rộng khắp và trầm trọng trên thế giới.

Trong năm 1974, Liên Hợp Quốc đã thừa nhận tính dé bị ton thương của phụ nữ, đặc biệt là trong hoàn cảnh có xung đột vũ trang và vì thé đã cắm các hình thức đối xử vô nhân đạo trong những hoàn cảnh như vậy qua việc thông qua Tuyên ngôn về bảo vệ phụ nữ và trẻ em trong tình trạng khẩn cấp và xung đột vũ trang (the Declaration

on the Protection of Women and Children in Emergency and Armed Conflicts)**.

Thế giới loài người cũng đã chứng kiến nhiều bước phát triển mới ảnh hưởng to

lớn đên sự sông còn và phát triên của phụ nữ cũng như việc chông phân biệt đôi xử với

Trang 38

phụ nữ trên thế giới, với năm 1975 là Năm Quốc tế về phụ nữ*” mở đầu Thập kỷ Quốc tế về phụ nữ giai đoạn 1976-1985°°.

CEDAW được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua năm 1979, hiện có 189 quốc gia thành viên (qua việc phê chuẩn hay gia nhập) và là điều ước quốc tế về quyền con người có số lượng quốc gia thành viên hiện chỉ đứng thứ hai sau CRC?° Ba nguyên tắc cơ bản của CEDAW là:

e Bình đăng thực chat e Không phân biệt đối xử e Nghĩa vụ Nhà nước.

Ràng buộc pháp lý thực hiện đối với các quốc gia thành viên, CEDAW đưa ra định nghĩa hoàn chỉnh về khái niệm phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính và yêu cầu quốc gia thành viên đảm bảo việc công nhận việc phụ nữ được bình đăng, thực thi và hưởng thụ các quyền con người mà không có sự phân biệt đối xử nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp Nhà nước không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo để không còn văn bản pháp luật nào gây phân biệt đối xử trực tiếp với phụ nữ, mà còn phải tiến hành có tất cả những công việc cần thiết nhăm cho phép phụ nữ được hưởng thụ sự bình đăng một cách thực sự trong cuộc song cua ho.

Với Loi mở dau va 30 điều, điều ước quốc tế này về quyền con người của phụ nữ đã thiết lập những nghĩa vụ pháp lý bắt buộc nhằm cham dứt phân biệt đối xử, đề cập sự bình đăng nam nữ trong các van đề dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá CEDAW buộc các quốc gia thành viên phải chấm dứt tất cả các hình thức phân biệt đối xử, bat ké ngoài xã hội hay trong gia đình, trước pháp luật hay trong đời sống hàng ngày cho đến khi phụ nữ được chấp nhận là có quyền bình dang toàn diện như nam giới CEDAW khuyến khích pháp luật quốc gia cấm phân biệt đối xử và thông qua những biện pháp đặc biệt tam thời dé day nhanh sự bình đăng giữa nam giới và phụ nữ, gồm cả việc thay đồi các tập tục văn hóa dựa trên cơ sở ý kiến cho là giới này kém hay hơn giới kia hoặc những định kiến rập khuôn về phụ nữ và nam giới.

CEDAW là văn kiện quốc tế duy nhất về quyền con người khang định quyền sinh sản của phụ nữ và nhắn mạnh yến tô văn hoá và truyền thống von là những yếu tố hình thành nên vai trò giới và các mối quan hệ trong gia đình là “bộ luật quốc tế về quyền phụ nữ”, CEDAW đã trở thành khuôn khổ pháp lý vững mạnh cho các nước trong việc xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ và thực hiện

37 https://www.internationalwomensday.com/About

38 https://www.britannica.com/topic/United-Nations-Decade-for-Women

39 Còn bảy nước thành viên Liên Hợp Quốc chưa là thành viên quốc gia của CEDAW Nhiều nước đã phêchuẩn hay gia nhập nhưng có kèm theo một số tuyên bố và bảo lưu.

35

Trang 39

bình dang giới CEDAW xác định sự phân biệt đối xử và nêu ra những biện pháp mà nhà nước cần tiến hành trong các lĩnh vực công và tư để chấm dứt sự phân biệt đối xử.

Điêu I nêu định nghĩa về phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (vô ý hay cố ý hoặc trực tiếp hay gián tiếp) là bất kỳ sự phân biệt, loại trừ hay hạn chế nào dựa trên cơ sở giới tính có tác dụng hoặc nhằm mục đích làm tôn hại hoặc vô hiệu hóa việc phụ nữ được công nhận, hưởng thụ hay thực hiện các quyền con người và những tự do cơ bản trong các lĩnh vực chính tri, kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự hay trong mọi lĩnh vực khác, bat ké tình trạng hôn nhân của họ như thé nào và trên cơ sở bình đắng nam nữ Từ Diéu 2 đến Diéu 4 nêu tóm tắt các nghĩa vụ của nhà nước là tiến hành những biện pháp pháp lý và chính sách để xoá bỏ sự phân biệt đối xử, gồm các biện pháp đặc biệt tạm thời và những biện pháp cụ thé khác Diéu 5 công nhận tác động tiêu cực của những tập tục xã hội, văn hoá và luật tục dựa trên định kiến cố hữu cho giới này hơn, giới kia kém hoặc vai trò rập khuôn giới liên quan đến chủng tộc, nguồn gốc xuất thân,

sắc tộc, tình trạng khuyết tật Từ Điêu 6 đến Diéu 16 xác định cụ thê những lĩnh vực

khác nhau mà trong đó phải xoá bỏ sự phân biệt đối xử qua các biện pháp cụ thê về những lĩnh vực mà CEDAW đề cập.

Phụ nữ trên cơ sở bình đăng với nam giới được tham gia vào đời sống chính trị và xã hội, đồng thời có quyền được:

e Bỏ phiếu trong tất cả các cuộc bau cử, trưng cầu dân ý và có đủ tư cách dé

được lựa chọn vào những cơ quan dân cử.

e Tham gia xây dựng chính sách quốc gia và nam quyền lãnh đạo trong những cơ quan nhà nước ở tất cả các cấp.

e Tham gia vào các tổ chức phi chính phủ và hội đoàn hoạt động trong các lĩnh vực chính trị hay xã hội của đất nước.

Phụ nữ được tạo cơ hội đại diện cho chính phủ nước mình ở cấp quốc tế và tham gia vào hoạt động của các tổ chức quốc tế họ cũng có quyền bình dang như nam giới trong việc nhập, thay đổi hoặc giữ nguyên quốc tịch của mình và quốc tịch của con cái họ đặc biệt, việc kết hôn với người nước ngoải đương nhiên sẽ không ảnh hưởng gi tới quốc tịch của người vợ Phụ nữ được đảm bảo quyền bình đắng như nam giới trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là trong:

e Phát triển nghề nghiệp và hướng nghiệp.

e Có cùng chương trình giảng dậy, thi cử, giảng viên có trình độ va cơ sở vật chất và trang thiết bị đạt tiêu chuẩn.

36

Trang 40

e Học chung trường và sửa đổi sách giáo khoa nhằm xoá bỏ các quan niệm rap khuôn.

e Hưởng học bồng và trợ cấp học tập.

e Học bồ túc văn hoá, bao gồm cả các chương trình xóa mù chữ e Giảm tỷ lệ nữ sinh bỏ học.

e Các cơ hội bình đẳng dé được tham gia thé duc thé thao một cách tích cực e Tiếp cận thông tin giáo dục nhằm bảo đảm sức khoẻ và hạnh phúc gia đình, bao gồm cả việc được tu van và kế hoạch hoá gia đình.

Các quốc gia thành viên phải xóa bỏ sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ trong lĩnh vực việc làm và nham đảm bảo cho họ có cùng những quyền sau đây như nam giới:

e Được làm viéc.

e Có các cơ hội việc làm.

e Được tự do lựa chon nghề nghiệp và việc làm, được đề bạt, an toàn trong lao động, hưởng phúc lợi và điều kiện làm việc, được đào tạo hướng nghiệp và đào tạo lại, kể cả thời gian học nghề nâng cao nghiệp vụ và đào tạo định kỳ.

e Được trả công bình đăng, bao gồm mọi phúc lợi, được đối xử công bằng khi làm việc có giá trị ngang nhau, đồng thời được đánh giá công bằng và chất lượng công

e An sinh xã hội.

e Được bảo vệ sức khoẻ và đảm bảo an toàn lao động.

Nhằm ngăn chặn sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ trên cơ sở hôn nhân hay sinh đẻ, các quốc gia thành viên phải áp dụng những biện pháp thích hợp nhằm:

e Cấm sa thải lao động vi ly do mang thai, nghỉ sinh con hay vi tình trạng hôn nhân.

e Thực hiện chế độ nghỉ sinh con được hưởng lương và hưởng phúc lợi xã hội tương ứng mà không mất việc, phụ cấp thâm niên hay trợ cấp xã hội.

e Khuyến khích cung cấp những dịch vụ xã hội, đặc biệt là mạng lưới trông trẻ nhằm tạo điều kiện cho các bậc cha mà có thể kết hợp việc thực hiện nghĩa vụ gia đình và trách nhiệm trong công viéc.

e Bảo vệ đặc biệt đối với phụ nữ mang thai đang làm những công việc có hại cho sức khoẻ của họ.

37

Ngày đăng: 10/04/2024, 09:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN