bản pháp luật: Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm năm 2003, Luật Bình đẳng giới năm 2006, Bộ luật Lao động năm 2012, Luật Phòng, chống mua bán người nam 2011, Luật Trẻ em nam 2016, Luật Giáo dục năm 2019, Bộ luật Hình sự năm 2015 và một số các văn bản dưới luật Hiện nay; một số dạng hành vi bạo lực trên cơ sở giới trong cộng đồng ở Việt Nam đang nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận xã hội là các hành vi về bạo lực tình dục xảy ra trong cộng đồng và các hành vi về mua bán người.
* Hành vi mua bán nguoi
Việt Nam đã ban hành Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 với mong muốn tạo ra khung pháp lý nhằm ngăn chặn và xử lý các hành vi mua bán người Nhiều hành vi được quy định trong Luật này mang dấu hiệu của bạo lực trên cơ sở giới, bao gồm: Chuyển giao hoặc tiếp nhận, tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục như ép buộc người khác ban dam, làm đối tượng để sản xuất ấn phẩm khiêu dâm, trình diễn khiêu đâm hoặc làm nô lệ tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác Luật này đưa ra các quy định về phòng ngừa; xử lý các hành vi mua bán người và các quy định hỗ trợ nạn nhân.
Các biện pháp về phòng ngừa mua bán người được quy định tại Điều 7 đến Điều 18 Luật Phòng, chống mua bán người Bao gồm: Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và cộng đồng trong phòng, chống mua bán người; để cao cảnh giác, tích cực tham gia phòng, chống mua bán người (Điều 7); Tu vấn về phòng ngừa: cung cấp kiến thức pháp luật về phòng chống mua bán người, cung cấp thông tin về thủ đoạn mua bán người, kỹ năng ứng xử trong trường hợp nghi ngờ có hành vi mua bán người, cung cấp thông tin và kỹ năng thực hiện quyền của nạn nhân (Điều 8); Quan lý chặt chẽ an ninh và các dịch vụ kinh doanh
Trang 2thương mại dé bj lợi dụng để mua bán người (Điều 9, 10); Long ghép nội dung phòng chống mua bán người vào hoạt động giáo dục và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội; Kêu gợi sự tham gia của các cá nhân, gia đình, tổ chức; các phương tiện thông tin đại chúng vào hoạt đồng tuyên truyền phòng chống mua bán người.
Về xử lý hành vi mua bán người, Khoản 1 Điều 23 Luật Phòng, chống mua bán người quy định các hành vi mua bán người có thể bị xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự và/hoặc bồi thường thiệt hại Điều 150, 151 BLHS năm 2015 quy định về tội Mua bán người và Mua bán người dưới 16 tuổi với chế tài cao nhất có lẽ là tù chung thân, phạt tiền cao nhất 200.000.000d va một số hình
phạt bổ sung.
Về các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân, Luật Phòng, chống mua bán người đã đưa ra các quy định về các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân mua bán người Các biện pháp bảo vệ nạn nhân được
_ quy định bao gồm: Giải cứu, bảo vệ nạn nhân; Bảo vệ an toàn cho
nạn nhân; người thân thích của nạn nhân; Bảo vệ bí mật thông tin về nạn nhân Theo quy định từ Điều 32 đến Điều 40 Luật Phòng, chống mua bán người, các cơ quan, tổ chức như: UBND xã, Công an, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Phòng Lao động - Thương bình va
Xã hội, các cơ sở bảo trợ xã hội, các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có thẩm quyền và trách nhiệm thực hiện các biện pháp hỗ trợ nạn nhân, bao gồm: Hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại; Hỗ trợ y tế; Hỗ trợ tâm lý; Trợ giúp pháp lý; Hỗ trợ học văn hóa, học nghề; Trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn.
* Bao luc tình dục trong công đông
Hiện nay, bạo lực tình dục xảy ra trong cộng đồng là một vẫndé nhức nhối của Việt Nam Chưa bao giờ lại có nhiều vụ về bạo lực tinh duc được phát hiện và đưa ra công luận như vậy ở nước ta, khác với trước đây khi mà loại hành vi vi phạm pháp luật này thường bị
Trang 3người dân tránh nhắc đến Đây có thể được coi là sự thay đối tích cực trong công tác phòng; chống bạo lực tình dục.
Bạo lực tình dục được thể hiện ở nhiều dạng hình vi khác nhau Bạo lực tình dục bao gồm các hành vi như hiếp dâm, cưỡng dâm, lạm dụng tình dục đồng giới hoậc khác giới Bạo lực tình dục còn bao gồm cả hành động ép bán dâm và cưỡng ép kết hôn; tấn công tinh dục và hiếp dâm trẻ em, quấy rối tình dục tại nhà ở, trường hoc, cơ quan y tế, cơ quan/tổ chức cộng đồng hoậc tại nơi làm việc, Việt Nam đã ban hành ra một hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan nhằm ngăn chặn và xử lý các hành vi bạo lực tình dục nói chung và bạo lực tình dục ở các môi trường khác nhau.
Các quy định liên quan đến hành vi cưỡng ép mua bán dâm được tìm thấy trong các văn bản: Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm nam 2003, Luật Trẻ em năm 2016, Nghị định số 67/2013/NĐ-CP, BLHS năm 2015 Trong đó chứa đựng các quy định về phòng ngừa, xử lý hành vi cưỡng ép mại dâm và hỗ trợ nạn nhân Các biện pháp phòng ngừa được quy định bao gồm: Một là, các biện pháp tuyên truyền, giáo dục phòng, chống mại dâm bao gồm: tuyên truyền, øiáo dục về truyền thống văn hoá, đạo đức, lối sống lành mạnh; về tác hại của tệ nạn mại dâm, về các chủ trương; chính sách, biện pháp, những mô hình, kinh nghiệm và các quy định của pháp luật về phòng, chống mai dâm (Điều 10 Pháp lệnh Phòng, chống mại đâm năm 2003); Hai là, các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với cộng đồng, gia đình và mọi trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức về bảo vệ trẻ em, xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em, giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị xâm hại hoặc rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, (Điều 48 Luật Trẻ em năm 2016).
Người thực hiện hành vi cưỡng ép mua bán dâm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của hành vi Điều 24 Nghị định số
Trang 4167/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt từ 5.000đ đến
10.000.000đ đối với hành vi Lôi kéo, ép buộc hoặc cưỡng bức nguoi khác bán dam; Dùng các thu đoạn khống chế de dọa nguoi mua dâm, bán dâm dé doi tiển, cưỡng đoạt tài san Bộ luật Hình sự năm
2015 quy định hình phạt khá nghiêm khác dành cho hành vi cưỡng bức mại dâm, dụ dỗ, lôi kéo mại dâm có thể là phạt tù cao nhất ở
mức chung thân và/hoặc phạt tiển lên tới 100.000.000d tại Điều 327, 328 Tuy nhiên có thể thấy, pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có
quy định rõ ràng về các biện pháp hỗ trợ, bảo vệ các nạn nhân của cưỡng bức mại dâm.
Bên cạnh đó, Luật Giáo dục, Luật Bình đẳng và Nghị định số 138/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục có các quy định liên quan đến hành vi bạo lực tình dục xảy ra tại môi trường giao dục Trong đó dé cập đến các hành vi xâm
phạm thân thể người học, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục (Điều
19, Diéu 21 Nghị định số 138/2013/NĐ-CP) Người thực hiện các hành vi này có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ dấu hiệu để cấu thành các tội phạm theo quy định từ Điều 141 đến Điều 147 Bộ luật Hình sự.
Về hành vi quấy rối tình dục, pháp luật hiện hành của Việt
Nam mới chỉ có những quy định về hành vi nay trong các văn ban pháp luật về lao động Theo đó, các hành vi quấy rối tình dục được
xác định là xảy ra trong các mối quan hệ công sở: giữa nhân viên va cấp trên hay giữa những đồng nghiệp Cụ thể, khoản 1 Điều 37 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định người lao động có quyển đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu “bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động”; Điều 28 Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định hành vi lợi dụng nghề nghiệp để quấy rối tình dục người bệnh có thể bị phạt từ 5.000.000đ đến 10.000.000 Tuy nhiên, hiện nay
Trang 5“quấy rối tình dục” lại chưa được định nghĩa rõ ràng trong bất cứ một văn bản pháp luật nào Do đó, các cơ quan nhà nước có thẩm
quyển gặp khó khăn trong việc xác định một hành vi trên thực tế có
phải là hành vi quấy rối tình dục hay khong.
3, MOT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHAP LUAT
PHONG, CHONG BAO LUC TREN CƠ SỞ GIỚI Ở VIỆT NAM
Qua nghiên cứu các quy định pháp luật về bạo lực trên cơ sở giới ở Việt Nam, Anh và Hàn Quốc, đồng thời đánh giá sự tương
thích giữa quy định pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế, có thể
đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và giải pháp nhằm hạn chế tình trạng bạo lực trên cơ sở giới ở Việt Nam như sau:
Thư nhất, cân có mot định nghia rõ rang về các thuật new “bao luc trên cơ sở gidi/ bạo lực giới”, “bao lực gia đình” và “bao lực đối với phụ nữ và trẻ em gai”.
Hiện nay, các văn bản pháp luật trong nước của Việt Nam không có quy định định nghĩa thế nào là bạo lực trên cơ sở giới, thế nao là bạo lực gia đình Diéu này có thể dẫn đến những cách hiểu không hoàn toàn chính xác về các thuật ngữ này, phần nào gây khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyển xử lý hành vi bạo lực, cơ quan bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân của bạo lực Trên thực tế ở Việt Nam, các cụm từ “Bao lực gia đình”, “Bao lực trên cơ sở giới/ bạo lực giới” và
“Bao lực đối với phụ nữ và trẻ em gái” thường được sử dụng thay thế
cho nhau một cách khong chính x4 Do đó, pháp luật hiện hành của Việt Nam cần phải bổ sung thêm các quy định định nghĩa về các thuật ngữ này Việt Nam có thể tham khảo định nghĩa về bạo lực trên cơ sở giới trong Khuyến nghị chung của Công ước CEDAW,
3® UNFPA, “Tóm tắt khuyến nghị chính sách: Chấm dứt Bao lực giới trong gia đình ở Việt Nam”; 2016.
Trang 6định nghĩa của Tuyên bố về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ của Liên hợp quốc năm 1993 (DEVAW), định nghĩa của Cao uỷ Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR 2003) hay các định nghĩa về bạo lực gia đình trong pháp luật của Anh hoặc của Hàn Quốc Từ đó, quy định pháp luật về bạo lực trên cơ sở giới cũng như pháp luật về bạo lực gia đình phải được xây dựng dựa trên khái niệm về bạo lực trên CO Sở giới và bạo lực gia đình; như vậy các quy định mới bao quát đủ các khía cạnh của hành vi, các dạng hành vi cân xử lý, đồng thời có thể đưa ra được những giải pháp để xử lý tận gốc rễ nguyên nhân dẫn đến bạo lực.
Thứ hat, cân có các quy định làm rõ và quy định xử lý mét số dạng hành vi bao luc tình dục: quay roi tình duc, tảo hôn không can có dấu hiệu cưỡng ép, cưỡng dâm/Hiếp dâm phối ngau, bạo luc tình duc qua internet.
Mot là, làm rõ thuật ngữ “quấy rối tình dục” và có thể hình sự hoá dạng hành vi bạo lực này Hiện nay, thuật ngữ “quấy rối tình dục” có xuất hiện trong quy định của Bộ luật Lao động 2012, tuy nhiên lại không có bất cứ quy định pháp luật nào làm rõ quấy rối tinh dục là gi, gay khó khan cho các cơ quan có thẩm quyển khi xác định một hành vi nào đó xảy ra trên thực tế có phải là hành vi quấy rối tình dục hay không Theo đó, cần phải hiểu, “quấy rối tình dục” là dạng bạo lực giới có thể xảy ra ở nhiều môi trường, địa điểm khác nhau, không chỉ ở nơi làm việc và thể hiện dưới nhiều dạng hành vi cụ thể khác nhau Có thể tham khảo cách định nghĩa về quấy rối tình dục trong tài liệu của Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nan! “Quay rối tình dục bao gồm các cử chỉ, hành vi khiến đối
34 Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, “Báo cáo tóm tắt: Thành phố an toàn
cho phụ nữ và trẻ em gái: Nơi giấc mơ thành sự thật”, nguồn:https://vietnam.actionaid.org/, truy cập ngày 03/05/2020.
Trang 7phương cảm thấy khó chịu về mặt tâm lý và tình dục như việc nam giới nhìn chằm cham, cố ý để lộ các bộ phận sinh duc, huyt sáo trêu chẹo, bình phẩm về hình thức bên ngoài hay ve van, tán tỉnh bang các tin nhắn gợi dục” Cũng theo tài liệu này, đường phố được coi là nơi có nguy cơ xảy ra các vụ quấy rối tình dục cao nhất theo đánh giá của 57% phụ nữ/trẻ em gái và 47% nam giới/ người chứng kiến Địa điểm có nguy cơ cao thứ hai là công viên với lần lượt 11% và 19% đối tượng của hai nhóm đồng tính 20% trẻ em gái trong độ tuổi 16-18 từng bi quấy rối tình dục tại trường học và 11% bị quấy rối trên các phương tiện giao thông công cộng Nơi làm việc cũng là một địa điểm thường xuyên diễn ra hành vi quấy rối tình dục theo nhận xét của 18% phụ nữ/trẻ em gái và 15% nam giới/người chứng kiến Như vậy, pháp luật Việt Nam cần có những quy định điểu chỉnh hành vi quấy rối tinh dục xảy ra tại các môi trường, địa điểm khác nhau, chứ không chỉ có quấy rối tình dục tại nơi làm việc được
quy định trong pháp luật lao động như hiện tại.
Bên cạnh đó, Bộ luật Hình sự năm 2015 coi hiếp dâm; cưỡng đâm, dâm ô với trẻ em là những tội phạm có tính chất rất
nghiêm trọng và gắn với những chế tài xử phạt nghiêm khắc, tuy nhiên, với hành vi quấy rối tình dục thì chưa có quy định cụ thể
nào trong Bộ luật Hình sự, mặc dù hậu quả để lại cho nạn nhân
khá nặng nề cả về tinh thần và thể chất”, Với sự thiếu vắng các
biện pháp chế tài cho các hành vi quấy rối tình dục, hiện nay việcxử lý các hành vi này trên thực tiễn thường được quy về dạng “cóhành vi, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu gheo, xúc phạm danhdự, nhân phẩm của người khác” và người thực hiện hành vi sẽ bị 32 Xem Tạ Ban, “Quay rối tình dục Nạn nhân phải chịu di chứng nhiều năm”, nguồn: https://thanhnien.vn/suc-khoe/quay-roi-tinh-duc-nan-nhan-phai-chiu-di-chung-nhieu-nam-987386.html, truy cập ngày 02/05/22 :
Trang 8phạt cảnh cáo hoặc phạt tién từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng theo quy định của Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình Mức xử phạt như vậy chưa đủ sức răn đe với người thực hiện hành vi, không phát huy hiệu quả phòng ngừa hành vi này tiếp tục xảy ra trên thực tế Do đó, cần có quy định định nghĩa về quấy rối tình dục và xem Xét truy cứu trách nhiệm hình sự người thực hiện hành vi quấy rối tình dục gây ra hậu quả nghiêm trọng bằng việc bổ sung điều luật về quấy rối tình dục trong Bộ luật Hình sự.
Hat là, nên ghi nhận hành vi thực hiện tảo hôn không có dấu hiệu cưỡng ép cũng là hành vi bạo lực gia đình Hiện nay, theo quy định của Luật Phòng; chống bạo lực gia đình Việt Nam, hành vi “cưỡng ép tảo hôn” mới bị coi là hành vi bạo lực gia đình Điều này dẫn đến cách hiểu là những trường hợp người kết hôn dưới 18 tuổi thể hiện sự đồng ý, tự nguyện kết hôn thì không bị coi là bạo lực trên cơ sở giới Tuy nhiên, cần hiểu rằng, người chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định hiện nay, đối với nữ giới là người chưa đủ 18 tuổi, theo quy định là người chưa thành niên, chưa phát triển hoàn toàn về nhận thức để đánh giá được toàn bộ hậu quả của hành vi, sự tự nguyện kết hôn trong trường hợp này không được xác định rõ ràng, Dac biệt là trẻ em gái thường chịu tác động tiêu cực của nạn tảo hơn: kết hơn trước 18 tuổi đi đơi với việc bỏ học sớm, nguy cơ tử vong bà me và trẻ so sinh và bạo lực gia đình cùng những nguy cơ khác Hơn nữa, theo quan điểm của UNICEE “Việc kết hơn với trẻ em gái dưới 18 tuổi có gốc rễ từ sự kỳ thị giới, khuyến khích sinh dé sớm và liên tục và chỉ chú trọng đến giáo dục trẻ em trai và được coi là một chuẩn mực xã hội tại một số khu vực” (UNICEF, “Child Protection from Violence, Exploitation and Abuse: child marriage”, 2012), thì
Trang 9đó rõ ràng là một hình thức bạo lực trên cơ sở giới” Do đó, trong
các văn bản pháp luật Việt Nam, khi đề cập đến các hành vi bạo lực
trên cơ sở giới; cần liệt kê và làm rõ hành vi “tảo hôn” là hành vi bạo lực trên cơ sở giới, thay vì hành vi “cưỡng ép tảo hôn” như quy định
hiện nay.
B« là, cần có những quy định cụ thể hơn về bạo lực trên cơ sở
giới được thực hiện trên không gian mạng (quấy réi/bat nat trực
tuyến) Hiện nay; trước sự bùng nổ của internet, của các trang mạng
xã hội, tinh trạng bạo lực nói chung và bao lực trên cơ sở giới nói
riêng trên các trang mạng xã hội xảy ra khá phổ biến trên thế giới, Việt Nam không phải ngoại lệ, đặc biệt là tình trạng bạo lực đối với trẻ em Theo kết quả của cuộc khảo sát ý kiến do UNICEF va Dai diện Đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Bạo lực đối với trẻ em công bố năm 2019, một phần ba thanh thiếu niên ở 30 quốc gia cho biết họ đã từng là nạn nhân bị bắt nạt trên mạng, trong đó một phan năm cho biết đã từng bỏ học vì bi bat nat trên mang và bao lực Cũng theo khảo sát này, 21% thanh thiếu niên Việt Nam tham gia khảo sát cho biết ho là nạn nhân của bat nat trên mạng và hau
hết (75%) đều không biết về đường dây nóng hoặc các dịch vụ có thể giúp họ nếu bị bat nat hoặc bị bạo lực trên mạng”“ Thuật ngữ “bat
38 Lién hợp quốc tại Việt Nam, “Từ Bao lực gia đình#đến Bao lực giới tại Việt Nam: Mối liên hệ giữa các hình thức bạo luc’, Tài liệu thảo luận của Liên hợp quốc, 2014.
34 UNICEF Việt Nam, “Kết quả khảo sát ý kiến của UNICEF: Hơn một phần ba thanh thiếu niên ở 30 quốc gia cho biết đã từng là nạn nhân bị bắt nạt trên mạng -U-Report nêu bật tình trạng bat nat trên mạng và những tác động đối với thanh
thiếu niên”; nguồn: https:/Avww.unicef.org/vietnam/vi/th%C3%B4ng-c%C3%A 1o
Trang 10nạt/quấy rối trên không gian mạng” hay “quấy rối/bắt nạt trực tuyến” (cyberbullying) nay đã trở thành một thuật ngữ phổ biến trên thế giới Theo pháp luật Anh, các hành vi quấy rối, bắt nạt trên không gian mạng được điều chỉnh bởi một số đạo luật như: Luật Truyền thông, Luật Bảo vệ khỏi hành vi quấy rối Theo Luật Truyền thông không lành mạnh năm 1988, việc gửi thông tin liên lạc với mục dich gây đau khổ hoặc lo lắng là hành vi phạm tội; theo Điều 127 của Luật Truyền thông năm 2003, việc gửi một tin nhắn điện tử gây khó chịu hoặc chứa đựng nội dung không đứng đắn, tục tu hoặc đe dọa bị coi là tội phạm; Luật Bảo vệ khỏi hành vi quấy rối năm 1997 quy định các hành vi quấy rối bao gồm cả hành vi quấy rối, rình rập trực tuyến và ngoại tuyến Người thực hiện những hành vi quấy rối/bắt nạt trực tuyến ở Anh có thể phải chịu trách nhiệm hình sự và có thể phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân Hay trong hệ thống pháp luật về chống bạo lực ở Hàn Quốc cũng có một loạt các quy định liên quan đến hành vi quấy rối trực tuyến.
Trong khi đó, thuật ngữ “quấy réi/bat nat trực tuyến” hầu như chưa được nhắc đến trong hệ thống pháp luật Việt Nam Gần đây, Việt Nam ban hành Luat An ninh mạng năm 2018, trong đó có các
quy định điều chỉnh các hành vi xâm phạm quyển của các cá nhân.
Tuy nhiên, liên quan đến “quấy rối trực tuyến”, Luật này cũng mới chỉ có quy định về hành vi soạn thao, đăng tai, phát tán các thông tin có nội dung vu khống làm nhục người khác trên không gian mạng, gồm: “Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; Thông tin bia đặt, sai sự thật xâm phạm danh du, uy tín, nhân phẩm hoặc cây thiệt hại đến quyên và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác” Quy định này chưa bao quát hết các dạng hành vi khác nhau của “quấy rối trực tuyến” Ngoài các hành vi được quy định tại Khoản 3 Điều 16 Luật An ninh mạng năm 2018 ở trên, quấy rối trực tuyến còn biểu hiện ở nhiều dạng hành vi khác,
Trang 11như: gửi những thông điệp hoặc tin nhắn có nội dung xấu tới email hoặc điện thoại di động tới một ai đó; phat tán những tin đồn nhảm, có tính chất xúc phạm và làm nhục qua mạng; gửi những tin nhắn gây ton thương hoặc de dọa lên các trang mạng xã hội hoặc các trang web/blog; lấy trộm thông tin cá nhân của ai đó rồi lên vào tài khoản của họ để phá hoại hoặc gửi những thông điệp gay hại; làm giả một ai đó khác trên mạng để làm tổn thương người khác; lấy những bức hình/clip riêng tư hoặc không được đẹp của một ai đó rồi lan truyền qua Internet và mạng xã hội; nhắn tin gợi dục (mà chưa có sự đồng thuận) hoặc lưu hành những hình ảnh hoặc tin nhắn khêu gợi tình dục về một ai đó Do đó, nhà làm luật Việt Nam cần đưa ra quy định cách hiểu một cách rõ ràng, bao quát nhất đối với hành vi quấy rối trực tuyến và đồng thời có những quy định xử lý (xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự) tương ứng với mức độ nghiêm trọng của hành vi (theo tinh chất hành vi, hậu
qua gay ra).
Trang 12CHONG PHAN BIỆT DOI KU UGI WGƯỜI KHUVET TAT TỪ GOC BỘ LUẬT NHÂN UYÊN QUOC TẾ
UA PHAP LUẬT QUOC GIA
ThS NCS Pham Quy Dat Viện Luật So sánh, Trường Dai học Luật Hà Nội
Như chúng ta đã biết, người khuyết tật là những người bất hạnh vì nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh tật, tai nạn
hay bẩm sinh Họ không có khả năng lao động chân tay hiệu quả như bao người khác Áp lực tâm lý đối với những người khuyết tật cũng là rất lớn, đó là những mặc cảm, tự ti về khiếm khuyết trên cơ thể mình, là những gánh nặng mà họ đem đến cho gia đình và xã hội Vì vay, họ chính là đối tượng can được tạo điều kiện trong cuộc sống hơn bình thường Xuất phát từ điều đó, pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia quy định về nội dung “Bình đẳng và không phân biệt đối xử” đối với người khuyết tật là việc làm cần thiết góp phần đảm bảo quyền và nghĩa vụ của họ.
Từ khóa: Người khuyết tat, Chống phân biệt đối xử; Chống
phân biệt đối xử với người khuyết tật.
Trang 131 KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ PHÂN BIỆT
ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI KHUYẾT TAT®
1.1 Khái niệm và đặc điểm của người khuyết tat
Khái niệm người khuyết tật, cơ sở pháp lí để công nhận ai là người khuyết tật và từ đó được bảo vệ bởi hệ thống pháp luật liên quan, phụ thuộc rất nhiều vào mục tiêu mà luật hoặc chính sách cụ thể theo đuổi Do vậy, không có khái niệm chưng về người khuyết tật áp dụng chung cho các nước Với quan điểm này, mỗi quốc gia lại có cách định nghĩa khác nhau về người khuyết tat theo quy định
:-pháp luật của các nước.
Theo quy định của pháp luật Trung Quốc: Điều 2 Luật Bảo vệ người khuyết tật ban hành năm 1990 quy định: “Người khuyết tật là
một trong những người bị bất thường, mất mát của một cơ quan
nhất định hoặc chức năng, tâm lý hay sinh lí, hoặc trong cấu trúc giải phẫu và những người đã mất toàn bộ hoặc một phần khả năng
tham gia vào các hoạt động một cách bình thường.
“Người khuyết tật là những người có khuyết tật về thính giác, thị giác, lời nói hoặc khuyết tật về thể chất, chậm phát triển tâm thần, rối loạn tâm thần, khuyết tật nhiều và/hoặc khuyết tật khác”.
Đạo luật về người khuyết tật của Hoa Kỳ năm 1990 (ADA) định
nghĩa “Người khuyết tật là người có sự suy yếu về thể chất hay tinh thần gây ảnh hưởng đáng kể đến một hoặc nhiều hoạt động quan trọng trong cuộc sống” Cũng theo ADA những ví dụ cụ thể về
35 Xem Chuyên để: “Khái niệm, các dạng thức, biện pháp và chủ thể có trách nhiệm chống phân biệt đối xử dựa trên cơ sở khuyết tật” của PGS.TS Vũ Công Giáo; NCS, Nguyễn Thùy Dương; PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh, PGS.TS Vũ Công Giao; TS Ngô Minh Hương; TS Lã Khánh Tùng (đồng chủ biên), “Quyền của người khuyết tat’, NXB Chính trị quốc gia, năm 2019, trang 56.
* Tham khảo Giáo trình Luật Người khuyết tật Việt Nam, Trường DH Luật Hà
Nội, NXB CAND, năm 2011, trang 15-25.
Trang 14khuyết tật bao gồm: Khiếm khuyết về vận động, thị giác, nói và nghe, cham phát triển tinh than, bệnh cảm xúc và những khiếm khuyết cụ thể về học tập, bại não, động kinh, teo cơ, ung thư, bệnh tim, tiểu đường, các bệnh lây và không lây như bệnh lao và bệnh do HIV (có triệu chứng hoặc không có triệu chứng).
Công ước 159 của ILO tại Khoản 1 Điều 1 quy định về phục hồi chức năng lao động và việc làm của người khuyết tật năm 1983, quy định: “Người khuyết tật dùng để chỉ một cá nhân mà khả năng có một việc làm phù hợp, trụ lâu dài với công việc đó và thăng tiến với nó bị giảm sút đáng kể do hậu quả của một khiếm khuyết về thể chất và tâm thần được thừa nhận”.
Công ước về quyền của người khuyết tật của Liên hợp quốc năm 2006, quy định: “Người khuyết tật bao gồm những người bị suy giảm về thể chất, than kinh, trí tuệ hay giác quan trong một thời gian dài, có ảnh hưởng qua lại với hàng loạt những rào cản có thể can trở sự tham gia day đủ và hiệu quả của người khuyết tật vac xã hội trên cơ sở bình dang với những người khác.”
Luật Người khuyết tật Việt Nam nam 2010 tại Khoản 1 Điều 2 quy định: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện đưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”.
Thông qua quy định của các hệ thống pháp luật khác nhau cho thấy để đưa ra khái niệm thuyết phục và thống nhất về người khuyết tật là không dễ dang Nhung dù thế nào, người khuyết tật cẩn phải được đảm bảo rằng họ có quyển và trách nhiệm tham gia vào mọi hoạt động của đời sống như bất cứ công dân nào với tư cách là các quyển của con người Với cách tiếp cận đó, có thể đưa ra định nghĩa người khuyết tật như sau: Người khuyết tật là nguoi bị khiếm khuyết mot hoặc nhiêu bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng dẫn đến những hạn chế đáng kể và lâu dài trong việc tham gia của người
Trang 15khuyết tật vào hoạt động xã hội trên cơ sở bình đẳng với những chủ
thể khác.
Đặc điểm của người khuyết tật được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau Tác giả chỉ giới hạn tiếp cận dưới góc độ kinh tế - xã hội bởi đây là những yếu tố sẽ tác động đến cuộc sống bình thường của người khuyết tật từ các yếu tố bên ngoài, khách quan xuất phát từ chính những khiếm khuyết của người khuyết tật.
Tình trạng khuyết tật khiến cho người khuyết tật phải gánh chịu nhiều thiệt thoi của moi mặt cuộc sống:
- Người khuyết tật là nhóm cư dân đặc biệt phải chịu nhiều thiệt thoi về mặt kinh tế - xã hội và nhân khẩu học: Những gia đình có người khuyết tật có xu hướng hoặc là thiếu nhân lực (năng lực lao động thấp) hoặc có quá nhiều người phụ thuộc (gánh nặng kinh tế) hoặc không có lao động (không có khả nắng lao động).
- Người khuyết tật có học vấn thường không cao (chất lượng lao động thấp) Nguồn thu từ gia đình có người khuyết tật thường không cao, thêm vào đó lại chịu áp lực đảm bảo điều kiện sống cho các thành viên khác nên ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sức khỏe và phúc lợi của cả gia đình.
- Khuyết tật là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thất nghiệp của chính họ Người khuyết tật từ 15 tuổi trở lên rất khó có việc làm, hầu hết người khuyết tật hoặc chưa bao giờ đi làm hoặc đã đi làm nhưng lại bị thất nghiệp.
- Khuyết tật là nguyên nhân chính gây ra nhiều khó khăn cho người khuyết tật trong sinh hoạt hàng ngày, trong giáo dục, việc làm, tiếp cận các dịch vụ y tế, kết hôn, sinh con và tham gia các hoạt động xã hội Để khắc phục những khó khăn này, người khuyết tật
chủ yếu dựa vào gia đình là nguồn hỗ trợ chính và thường xuyên còn lại những hỗ trợ của xã hội chỉ mang tính chất thời điểm.
Hoạt động hỗ trợ cho người khuyết tật còn rất hạn chế, thực tế
Trang 16cho thấy sự khác biệt lớn giữa nhu cầu của người khuyết tật và những giúp đỡ mà họ nhận được Sự hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng mang tính thiện nguyện nhiều hơn và phát triển con người Hầu hết người khuyết tật được hỗ trợ như bao hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, lương thực, thuốc men, khám chữa bệnh nhưng lại ít được trợ giup trong việc làm, dạy nghề và tham gia các hoạt động xã hội và phát triển bản thân khác Việc giúp người khuyết tật tự hoàn thiện bản thân trên cơ sở hỗ trợ của Nhà nước và xã hội cũng chính là cách tốt nhất và hiệu quả nhất để người khuyết tật tự vươn lên và đóng góp ngược lai cho xã hội và dan giảm bớt những hoạt động hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức khác.
1.2 Phân biệt đối xử đối với người khuyết tật
Quan niệm của xã hội về người khuyết tật còn tiêu cực, dẫn đến sự kỳ thị và phân biệt đối xử: Điều này điễn ra dưới nhiều hình thức, ở nhiều bối cảnh (gia đình, cộng đồng, trường học, bệnh viện, nơi làm việc và các tổ chức ở địa phương) Trong cộng đồng, nhiều dân cư coi người khuyết tật là “đáng thương”, không có cuộc sống “bình thường”, là “gánh nặng” của xã hội Về nhận thức pháp luật, nhiều người không hề biết đến sự tồn tại của những quy định pháp luật về người khuyết tật.
Những năm gần đây, các vấn đề về phân biệt đối xử đối với người khuyết tật đã phần nào được giải quyết, người khuyết tật đã dân dân hoà nhập vào cộng đồng và thể hiện được vai trò cũng như tiếng nói của họ trong mọi mặt của xã hội, từ đó có những đóng gdp cho sự phát triển chung, Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế và rào cản nhất định làm ảnh hưởng tới sự đóng góp của người khuyết tật, đặc biệt là vấn đề về tiếp cận công lý dành cho người khuyết tật Chỉ khi người khuyết tat được đảm bảo tiếp cận moi khía cạnh của đời sống; họ mới có cơ hội hoà nhập, thể hiện rõ vai trò và đóng góp
Trang 17ngược trở lại cho sự phát triển chung của xã hội do đó can phải nang cao vị thế của người khuyết tật.
Không phân biệt đối xử hiện nay đã trở thành một nguyên tắc chung được ghi nhận trong các văn kiện quốc tế về quyền con người và hiến pháp, pháp luật của các quốc gia trên thế giới Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 (Universal Declaration of Human Rights - UDHR) khẳng định rằng: Mọi người đều có quyển được hưởng tất cả các quyền va tự do theo Tuyên ngôn này mà không có bất kỳ một sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, mau da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay các địa vị khác””, Mặc dù vậy, pháp luật quốc tế và quốc gia cũng không thể ngăn chặn được hoàn toàn hiện tượng phân biệt đối xử trong thực tế đang diễn ra với nhiều dạng thức và ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có phân biệt đối xử trên cơ sở khuyết tật Điều đó là bởi vì phân biệt đối xử được bắt nguồn từ những định kiến và phong tục, tập quán và văn hóa,
Sự phân biệt đối xử dựa trên cơ sở khuyết tật đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến một phan không nhỏ dân số thế giới Với người sống chung với khuyết tật, phân biệt đối xử là một trong những trở ngại lớn nhất mà họ phải đối mat trong việc hưởng thụ nhân quyển Phân biệt đối xử dựa trên tình trạng khuyết tật biểu hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau và có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên cuộc sống của người sống chung với khuyết tật.
Theo Bình luận chung số 5 của Ủy ban về các quyển kinh tế, xã
hội và văn hóa; sự phân biệt đối xử chống lại nguồn sống chung với khuyết tật có một lịch sử lâu dài và biểu hiện thông qua các hình thức khác nhau, từ những sự phân biệt đối xử xuất phát từ mối định kiến
+7 Điều 2 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948,
Trang 18cá nhân như việc từ chối các cơ hội giáo dục đối với người sống chung với khuyết tật cho đến những hình thức phức tạp hơn như cô lẬp người sống chung với khuyết tật thông qua việc áp đặt rào cản về vật chất và xã hội Phải chịu đựng sự bỏ mặc, định kiến, quan niệm sai lầm cũng như bị loại trừ, cô lập, người khuyết tật thường gặp những trở ngại khi thực hiện các quyển con người về chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa trên cơ sở bình đẳng với những người không
khuyết tật Ủy ban cũng đồng thời nhấn mạnh phân biệt đối xử dựa
trên khuyết tật có ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến người khuyết
tật trong các lĩnh vực giáo duc, việc làm, nhà ở, giao thông, đòi sống văn hóa và tiếp cận các địa điểm và dịch vụ công cộng.
Không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, người khuyết
tật còn bi phân biệt đối xử trong các lĩnh vực dân sự, chính trị, Vi dụ; ở nhiều nước trên thế giới, một số người khuyết tật vẫn bị từ chối công nhận quyển bỏ phiếu cũng như năng lực pháp luật trong việc kết hôn, ký hợp đồng mua hoặc bán tài sản.
Theo Công ước quốc tế về quyển của người khuyết tật năm 2007 (Convention on the Rights of Persons with Disabilities -CRPD), khái niệm “phan biệt đối xử dựa trên cơ sở khuyết tật” (discrimination on the basis of disability) được hiểu là bất cứ sự “phân biệt, loại trừ hoặc hạn chế trên cơ sở sự khuyết tật có mục đích hoặc ảnh hưởng gây tốn hại hoặc vô hiệu hóa sự công nhận, thụ hưởng hoặc thực hiện các quyển và tự do cơ bản của con người trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự hoặc bất kỳ
lĩnh vực nào khác Nó bao gồm mọi hình thức phân biệt đối xử,
trong đó có từ chối tạo điều kiện hợp lý'3,
Cụ thể hơn, các thuật ngữ “phân biệt”, “loại trừ” và “hạn chế”
được lý giải như sau:
3® Điều 2 Công ước quốc tế về quyển của người khuyết tật năm 2007.
Trang 19- “Phân biệt - distinction” chỉ hành vi đối xử khác biệt một cách rõ ràng đối với hai cá nhân trên cơ sở tình trạng khuyết tật Ví du: Buộc trẻ khuyết tật liên quan đến trí tuệ phải tiến hành triệt sản là một hành vi phân biệt đối xử.
- “Loại trừ - exclution” là việc một người, do tình trạng khuyết tật không thể tiếp cận một không gian cụ thể hoặc tham gia một hoạt động cụ thể Ví dụ: Ban hành chính sách không cho phép trẻ khuyết tật tiếp cận hoạt động giáo dục.
- “Hạn chế - restriction” là những giới hạn quyển con người trong việc tham gia những khía cạnh nhất định trên các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa; xã hội Ví dụ: một đạo luật quy định người thiểu năng về trí tuệ không có quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử có thể cấu thành hạn chế mang tính phân biệt đối xử.
Về khía cạnh “trên cơ sở hình thành khuyết tật” (on the basis of disability), khái niệm “phân biệt đối xử dựa trên tình trạng khuyết tật” (discrimination on the basis of disability) được nêu trong Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật năm 2007 có nội hàm rộng hơn khái niệm “phân biệt đối xử chống lại người khuyết tật” (discrimination against persons with disabilities), bởi vì trong tâm của khái niệm không chỉ hướng đến việc bao vệ người khuyết tật mà còn chống lại (và cuối cùng là xóa bỏ) sự phân biệt đối xử đối với người khuyết tật nói riêng và sự phân biệt đối xử nói chung Thêm vào đó, sự phân biệt đối xử trên cơ sở khuyết tật có thể không chỉ nhắm đến đối tượng là người khuyết tật mà còn nhắm đến cá nhân có liên quan đến người khuyết tật.
Về khía cạnh phân biệt đối xử có “nục đích hoặc gây ảnh hưởng”, Điều 2 Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật
năm 2007 ghi nhận, các hành vi phân biệt, loại trừ hoặc hạn chế bị
coi là vi phạm nếu những hành vi này có mục đích (phân biệt đối xử có chủ đích) hoặc gây ảnh hưởng (gây nên hậu quả khách quan, cho
Trang 20dù hành vi thực hiện có chủ đích hay không) dẫn đến việc làm tổn hại hoặc vô hiệu hóa sự công nhận, thụ hưởng hoặc thực hiện các
quyền và tự do cơ bản của người khuyết tật Như vậy; trọng tâm mà Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật năm 2007 hướng đến không phải là tính có chủ đích hay không của hành vi phân biệt đối xử, mà là những trải nghiệm của các nạn nhân từ những hành vĩ
đó Hành động vô tâm hay bỏ mặc có thể gây hậu quả tương tự, thậm chí nghiêm trong hơn hành vi phân biệt đối xử có mục dich Việc tham chiếu đến mục dich và ảnh hưởng của hành vi phân biệt đối xử nhấn mạnh rằng, các hành vi bị cấm theo Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật năm 2007 bao gồm cả những hành vi
trực tiếp và gián tiếp.
Liên quan đến khía cạnh “công nhận, thụ hưởng hoặc thực hiện quyền”, Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật năm 2007 nhấn mạnh người khuyết tật không chỉ được ghi nhận quyền theo pháp luật mà còn phải được bảo vệ quyền trong thực tế (Ví dụ: quyền tự do không bị làm dụng hay tra tấn) và thực thi quyển (chẳng hạn như khả năng từng bước đạt được quyền, ví dụ như quyển được giáo dục hay quyền quyết định từ chối những phương thức y tế nhất định) Điều này đồng thời thể hiện tinh thân của luật nhân quyển quốc tế là phòng chống mọi hành vi phân biệt đối xử cả trong pháp luật và trên thực té,trong tất cả các “Tinh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự hoặc bất kỳ lĩnh vực nào khác” Đối với người khuyết tật, theo truyền thống, các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa thường được chú trọng hơn các quyền dân sự và chính trị Do vậy, việc phi nhận sự bảo vệ và chống phân biệt đối xử đối với tất cả các quyển con người trên mọi lĩnh vực đối với người khuyết tật là
điểu cần thiết,
Về khía cạnh thụ hưởng các quyền con người “trên cơ sở bình
đẳng với người khác”, Công ưóc quốc tế về quyển của người khuyết
Trang 21tật năm 2007 khẳng định không đề ra các quyển moi cho người khuyết tật mà tập trung hướng đến việc loại bỏ các hành vĩ phân biệt đối xử dối với ho trong việc hưởng thu các quyển cơn người phổ quát ví dụ như những rào can va quan điểm can trở người khuyết tật thực hiện các quyền con người của mình Mục tiêu cuối cùng là mọi người, dù chung sống với tình trạng khuyết tật hay không, đều có thể thụ hưởng các quyền con người như nhau.
Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tat nam 2007 cũng đồng thời xác định hành vi “từ chối tạo điều kiện hợp lý” là một trong
số các hình thức phân biệt đối xử Để thúc đẩy bình đẳng và loại bỏ sự
phân biệt đối xử, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ có nghĩa vụ thực hiện tất cả các biện pháp thích hợp nhằm bảo đảm các điều kiện hợp lý cho việc hưởng thụ quyền của người khuyết tat “Tao điều kiện hợp
ly” được hiểu thông qua các hành động, ví dụ như tạo điều kiện để
người khuyết tật có thể thích ứng hay vận chuyển để loại bỏ những rao can ngăn chặn người khuyết tật tham gia vào các hoạt động nhất
định, hoặc được cung cấp dịch vụ trên cơ sở bình đẳng với người
khác Trong môi trường làm việc, việc tạo diéu kiện thể hiện ở sự thay đổi về mặt cơ sở vật chat, mua hoặc sửa đổi thiết bị, bố trí người doc hoặc thông dịch viên, đào tạo hoặc giám sát thích hợp, điều chỉnh quy
trình kiểm tra hoặc đánh gia, thay đổi giờ làm việc tiêu chuẩn hoặc
phân bổ một số nhiệm vụ nhất định.
Liên quan đến khía cạnh hợp lý, trong trường hợp các cá nhân và chủ thể có trách nhiệm bị áp đặt những gánh nặng quá sức và bất cân xứng để bảo đảm các điều kiện nêu trên, thì việc thất bại khi
thực hiện trách nhiệm này không cấu thành hành vi phân biệt đối
xử Hệ thống pháp luật của một số quốc gia trên thế giới ghi nhận một số tiêu chí cần được tính tới khi đánh giá trách nhiệm tạo điều kiện hợp lý mà có thể bị coi là gánh nặng thực tế thực hiện các thay
đổi cần thiết; chi phí; ban chất, quy mô và nguồn lực của chủ thể;
Trang 22mức độ sẵn có các nguồn tài trợ về tài chính Trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hợp lý thuộc về các quốc gia và cả các chủ thể tư nhân và việc thực hiện trách nhiệm này cần được ghi nhận trong pháp luật quốc gia??.
Trong Luật Nhân quyền quốc tế, khái nệm “không phân biệt đối xử” thường được xem xét cùng khái niệm “bình đẳng” Việc chống lại sự phân biệt đối xử đồng thời cũng góp phần quan trọng vào việc loại bỏ các yếu tố cơ bản dẫn đến bất bình đẳng trong xã hội Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai khái niệm này thường làm gia tăng sự nhầm lẫn về ý nghĩa của “bình đẳng” Cần lưu ý rằng, bình đẳng không có nghĩa là áp dụng một kiểu đối xử cho mọi đối tượng trong cùng một tình huống (tức cào bằng) và không phải mọi sự khác biệt về đối xử đều tạo nên sự phân biệt đối xử Nếu sự đối xử khác biệt được xác định dựa trên các điều kiện hợp lý, khách quan và nhằm mục đích để đạt được sự bình dang thì không bị coi là trái với luật nhân quyền quốc tế”?,
Bên cạnh đó, mặc dù các hình thức phân biệt đối xử thường bị cấm theo pháp luật của các quốc gia, nhưng trong một số trường hợp vẫn có thể có những cách đối xử khác nhau trên cơ sở khuyết tật mà được coi là hợp lý Ví dụ, người chủ lao động có thể từ chối người lao động nếu tình trạng sức khỏe của người này không đáp ứng những yêu cầu thiết yếu của công việc, Nói cách khác, không phải mọi sự khác biệt về đối xử đều cấu thành hành vi phân biệt đối xử với người khuyết tật Theo tinh than của luật nhân quyền quốc tế,
*# Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyển con người: The Convention on the
Roghts of Persons with Disabilities - Training Guide, Professional Training Series,No.19, 2014, tr 81, 82.
* Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người: The Convention on the
Roghts of Persons with Disabilities — Training Guide, Professional Training Series,No.19, 2014, tr 82,
Trang 23các tiêu chí đánh giá những sự đối xử khác biệt mà không bị coi là phân biệt đối xử bao gồm: (a) sự đối xử khác biệt mang tính khách quan và hợp lý; (b) mục đích của sự đối xử khác biệt phải hợp pháp, hay nói cách khác, nhất quán với các nguyên tắc quốc tế về quyền con người”,
Biểu hiện của việc phân biệt đối xử với người khuyết tật có rất nhiều hình thức khác nhau Đó có thể là từ chối công nhận năng lực hành vi của người khuyết tật Hệ thống pháp luật nhiều quốc gia vẫn xem tình trạng khuyết tật để làm căn cứ hợp pháp để tuyên bố một người khuyết tật là mất hay hạn chế năng lực hành vi và ảnh hưởng đến nhiều quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật Ví dụ: Quyền ky hợp đồng, quyền bỏ phiếu, quyền kết hôn; quyền thừa kế tài sản, quản lý tài sản cá nhân, quyển lựa chọn phương pháp hay cách thức điểu trị y khoa, quyền quan ly tài san Tham chí có quốc gia áp dụng biện pháp tước quyển tự do của người khuyết tật bang cách tuyên bố rằng họ cần chăm sóc tập trung và đặc biệt với lý do họ có thể gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác dựa trên cơ sở khuyết tật của họ Trong giáo dục, phân biệt đối xử với người khuyết tật thường là bị hạn chế hoặc vô hiệu hóa quyển học tập của họ với lý do họ không hoàn thiện về tinh thần, trí lực và thé chất nên không thể hoặc không cần thiết được giáo dục như những người khác và còn ảnh hưởng đến việc học tập của những đứa trẻ khác Sự phân biệt đối xử còn thể hiện ở việc vi phạm các quyển tự do di chuyển hay quyển tự do sống một cách độc lập, không coi trọng và tôn trọng ý kiến của người khuyết tật Do đó, yếu tố quan trọng để
đảm bảo quyền bình đẳng cho người khuyết tật là cải thiện khả năng
*! Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyển con người: The Convention on theRoghts of Persons with Disabilities - Training Guide, Professional Training Series,No.19, 2014, tr, 81.
Trang 24của họ trong việc tiếp cận thông tin, công nghệ và truyền thông, các phương tiện giao thông, dịch vụ hàng hóa va dịch vụ céng*”.
2 PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA
2.1 Pháp luật về chống phân biệt đối xử với người khuyết tật
ở Thụy Điển
Khi nghiên cứu về những quy định pháp luật quốc tế và pháp
luật quốc gia về chống phân biệt đối xử nói chung và chống phân
biệt đối xử đối với người khuyết tật nói riêng, cá nhân tác giả cảm nhận phạm vi diéu chỉnh về vấn dé này là rất rộng; từ những quy
định trong Hiến pháp đến các đạo luật khác nhau điều chỉnh các vấn
đề của đời sống xã hội.
Pháp luật các nước trên thế giới ở những mức độ khác nhau cũng đã quy định vấn đề này trong các văn bản pháp luật Về phương diện pháp lý, nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối - xử có thể được tiếp cận với các khía cạnh khác nhau trong pháp luật
và dẫn đến các hậu quả không øiống nhau Các quốc gia trên thế giới
có luật pháp chung về chống phân biệt đối xử áp dụng cho mọi công dân, trong đó có đề cập người khuyết tật, ví du: Canada - Luật Nhân
quyền năm 1985; Airolen - Luật Bình đẳng việc làm năm 1998;
Namibia - Luật về việc làm ưu đãi năm 1998.,, Các quốc gia có luật
riêng về người khuyết tật trong đó có những quy định về chống
phân biệt đối xử áp dụng với người khuyết tật, ví dụ: Hoa Kỳ - Luật Người khuyết tật năm 1990, Costa Rica - Luật 7600 về cơ hội bình
đẳng cho người khuyết tật năm 19%; Ghana - Luật về người khuyết
tật năm 1993; Việt Nam - Luật Người khuyết tật năm 2010
*2 Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyển con người: The Convention ơn the Roghts of Persons with Disabilities - Training Guide, Professional Training Series,
No.19, 2014, tr 89.
Trang 25Mặt khác để có cơ sở xác định một hành vi có phải là bình đẳng hoặc phân biệt đối xử với người khuyết tật hay không cần có các tiêu chí xác định mang tính pháp lý được cơ quan có thẩm quyển quy định”.
Đối với nội dung này; tác gia không di sâu vào những nội dung như các chuyên để Khi có nhiều nghiên cứu so sánh pháp luật về chống phân biệt đối xử đối với người khuyết tật ở các quốc gia, trong các lĩnh vực khác nhau và liên hệ với Việt Nam Tac gia lại muốn ủng hộ và cần tiếp tục nghiên cứu để ban hành một đạo luật chung về Chống phân biệt đối xử - Đạo luật mang tính nền tảng và tạo cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện những cam kết chung và cụ thể hóa những cam kết của Việt Nam từ nội dung của các Điều ước quốc tế mà chúng ta là thành viên Và tất nhiên, Luật này ra đời cũng phải dam bao tinh thống nhất với các van bản pháp luật hiện hành diéu chỉnh các quan hệ xã hội khác nhau.
Vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử có lịch sử lâu đời và tồn tại trong mọi xã hội Nhiều quốc gia có Bộ luật riêng nhằm mục đích chống kỳ thị và phân biệt đối xử Ví dụ Thụy Điển có Luật Chống phân biệt đối xử với mục đích “loại bỏ phân biệt đối xử, cũng đồng nghĩa với việc thúc đẩy quyền bình đẳng và cơ hội không phân biệt
giới tinh, ban dạng giới hay thể hiện giới, sắc tộc; tôn gido hay niềm tin khác; khuyết tật, xu hướng tính dục, và tuổi tác”.
Nội dung cua bộ luật/luật chống phân biệt đối xử g6m cú các phan
như sau theo quy định của Thuy Điển (non - discrimination law
Phan 1: định nghĩa về ky thi, phân biệt đối xử và giải thích nội hàm các đặc tính thường bị phân biệt đối xử như giới tính, xu hướng tính duc, tuổi, tôn giáo, tính trạng cơ thể; Ví dụ, Luật có thể định
33
https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/Nguyen-tac-binh-dang-va-khong-phan-biet-doi-xu-voi-nguoi-khuyet-tat-9175/ truy cập ngày 12/10/2019.
®!
http://thuviennhanquyen.vn/Content/Home/References/upr-2014/upr-va-luat-chong-phan-biet-doi-xu.pdf truy cập 17/10/2019
Trang 26nghĩa phân biệt đối xử trực tiếp là “một ai đó bị thiệt thòi do bị đối xử không công bằng với cách một ai khác được đối xử trong bối cảnh có thể so sánh được, nếu như sự thiệt thoi nay dựa trên cơ sở giới tính, ban dạng giới hay thể hiện giới, sắc tộc, tôn giáo hay niém tin khác, khuyết tật, xu hướng tinh dục, và tuổi tác.” Luật cũng định nghĩa gidi tinh (sex) là một ai đó là đàn ông hay đàn bà, hoặc xu hướng tính duc (sexual orientation) là đồng tinh, song tính và di tính, hoặc sắc téc (ethnicity) là quốc tịch, dân tộc, màu da hay các đặc điểm tương tự.
Phần 2: các điều khoản ngăn chặn phân biệt đối xử và trả thù, vi dụ như các nhà tuyển dung, các cơ sở giáo dục, y tế không được làm gì Ví dụ, Luật có thể quy định người sử dụng lao động không được phân biệt đối xử không những với nhân viên toàn thời gian của họ, mà ngay cả với những ứng viên đang xin tuyển dụng, những người đang học việc; hoặc những người đang làm việc cho họ dưới các hình thức khác Tương tự, phân biệt đối xử bị cấm trong các trường hợp liên quan đến hỗ trợ tài chính, cấp giấy phép hoạt động, hoặc đăng ký để kinh doanh hoặc thực thi một nghề nghiệp nào đó.
Phần 3: các điều khoản liên quan đến việc thúc đẩy bình đẳng và không phân biệt đối xử Trong phần này, Luật thường khuyến
khích các nhà tuyển dụng, các cơ sở cung cấp dịch vụ có những biện pháp thúc đẩy mang tính tích cực Ví dụ, khuyến khích các nhà
tuyển dụng tạo môi trường làm việc tốt cho cả nam và nữ để họ vừa làm việc vừa thực thi trách nhiệm cha mẹ, trả lương công bảng cho nam và nữ, hoặc đưa ra các quy định ngăn can lạm dụng tinh duc
trong môi trường làm việc.
Phan 4: các điều khoản liên quan đến việc giám sát Để Luật có
khả năng thực thi, một cơ quan độc lập chuyên giám sát về tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử phải được thành lập Cơ quan giám sát này có quyền yêu cầu đối tượng phải tiến hành điều tra, cung cấp
Trang 27thông tin bằng chứng liên quan đến các vụ việc phân biệt đối xử Bản thân cơ quan giám sát cũng có quyển tiến hành điều tra trong các cơ sở bị cáo buộc có kỳ thị và phân biệt đối xử.
Phan 5: các diéu khoản liên quan đến án phat tài chính va tuyên bố vô hiệu Các pháp nhân bị kết luận có hành vi phân biệt đối xử sẽ chịu án phạt tài chính tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi Người bị phạt có thể khiếu kiện lên cơ quan phù hợp (tòa án) trong trường hợp thấy án phạt không thỏa đáng.
Phan 6: các điều khoản về tiến trình pháp lý Các cá nhân hoặc tổ chức đại diện cho cá nhân (nếu được cá nhân đó đồng ý) đều có quyền dua vụ việc ra trước cơ quan điểu tra độc lập về chống phân biệt đối xử Khi một ai khiếu kiện mình bị phân biệt đối xử thì người bị khiếu kiện lĩnh trách nhiệm đưa ra bang chứng chứng minh mình vô tội.
Như vậy, một Luật chống phân biệt đối xử sẽ đưa ra một hành lang pháp lý rõ rang để bảo vệ quyển bình dang, không bị phân biệt đối xử của tất cả các công dan Dao luật nay cũng là cơ sở để nâng cao nhận thức xã hội, xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử, góp phần vào phát triển một xã hội hài hòa, nhân văn và bình đẳng Với quy định luật chung như thế nay, các doa luật riêng lẻ khác khi ban hành phải được dat trong mối quan hệ lập pháp chặt chế với Luật chung về chống phân biệt đối xử để đảm bảo tính thống nhất của các văn
bản quy phạm pháp luật có liên quan.
2.2, Pháp luật Hoa Kỳ về chống phân biệt đối xử với người khuyết tật
Đạo luật Người Khuyết tật (ADA) năm 1990 bảo vệ quyển dân sự toàn diện cho người khuyết tật trong những lĩnh vực việc làm, dịch vụ của chính phủ tiểu bang và địa phương; nhà ở công cộng, vận tải và viễn thông ADA của Hoa Kỳ được đánh giá là đạo luật tiến bộ và tạo ra sự bình đẳng về cơ hội.
Trang 28ADA bao vệ người khuyết tật đủ tiêu chuẩn Một người khuyết tật là người bị khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thân giới han đáng kể nhiều hoạt động sinh hoạt chính; có hồ sơ về khiếm khuyết đó; hoặc được coi là bị khiếm khuyết đó Hoạt động sinh hoạt chính có nghĩa là những chức năng như tự cham sóc; thực hiện những công việc tay chân; đi bộ, nhìn, nghe, nói, thở, học tập và làm việc Theo ADA; người khuyết tật đủ tiêu chuẩn là người bị khuyết tật đáp ứng những yêu cầu đủ điều kiện cần thiết để nhận các dịch vụ hoặc tham gia vào những chương trình hoặc hoạt động Một điều kiện cụ thể có phải là khuyết tật theo nghĩa của ADA hay không cần phải được xác định theo từng trường hợp.
Khiếm khuyết thể chất hoặc tinh thần bao gồm, nhưng không giới hạn: khiếm khuyết về thị giác, nói và nghe; chậm phát triển tinh thần, bệnh cảm xúc và những khiếm khuyết cụ thể về học tập; bại não; động kinh; teo cơ; đa xơ vữa; bệnh chỉnh hình; ung thư; bệnh tim; tiểu đường; các bệnh lây và không lây như bệnh lao và bệnh do HIV (có triệu chứng hoặc không có triệu chứng).
Trong lĩnh vực việc làm, ADA tại điểu 12112 quy định nguyên tác chung là không đối tượng nào được phép phân biệt đối xử với một cá nhân đủ năng lực chuyên môn vì lý do khuyết tật trong các thủ tục xin việc, tuyển dụng, thăng tiến, xa thải, bồi thường, tập huấn nghiệp vụ hoặc các điều kiện và quyển tuyển dụng khác, Đơn
vị sử dụng lao động là người khuyết tật bắt buộc phải có những điều
chỉnh thích hợp vị trí việc làm để phù hợp với thể chất và tâm thần của nhân viên là người khuyết tật trừ khi đơn vị đó chứng minh được rằng việc điều chỉnh này sẽ gây ra khó khăn quá mức đối với hoạt động bình thường của đơn vị.
ADA tại Điều 12132 cấm phân biệt đối xử với người khuyết tật đủ tiêu chuẩn dựa trên khuyết tật trong tất cả các chương trình, hoạt động va dịch vụ (kể cả ha tầng giao thông và phương tiện giao
Trang 29thông) của các cơ quan công cộng, Cơ quan công cộng bao gồm các
chính phủ tiểu bang và địa phương, những bộ ngành và cơ quan của chính phủ đó Quy định này áp dụng cho tất cả các hoạt động; dich vụ và chương trình của một cơ quan công cộng,
Văn phòng Quyền dân sự (OCR) thuộc Bộ Y tế và dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ được giao trách nhiệm thi hành quy định này của ADA đối với những cơ quan dịch vụ dịch vụ chăm sóc sức khỏe và nhân
sinh địa phương, Quy định cụ thể:
Cơ quan công cộng không được lam:
> Từ chối người khuyết tật tham gia vào hoặc nhận phúc lợi từ các chương trình, dịch vụ hoặc hoạt động vì khuyết tật của người đó.
> Áp dụng những tiêu chuẩn đủ điều kiện cho việc
tham gia các chương trình, hoạt động và dịch vụ để loại trừ
hoặc có khuynh hướng loại trừ những người khuyết tật, trừ
khi những cơ quan này có thể chứng minh các tiêu chuẩn đó
là cần thiết cho việc cung cấp các dịch vụ, chương trình hoặc
hoạt động.
> Cung cấp các dịch vụ hoặc phúc lợi cho người khuyết tật qua một chương trình riêng hoặc khác, trừ khi chương trình đó là cần thiết để bảo đảm các phúc lợi và dịch vụ có hiệu quả tương đương,
Cơ quan công cộng phải thực hiện:
> Cung cấp các dịch vụ, chương trình và hoạt động trong điều kiện hòa nhập nhất thích hợp với nhu cầu của những người khuyết tật đủ tiêu chuẩn.
> Thực hiện những thay đổi hợp lý trong chính sách,
thực hành và thủ tục để tránh phân biệt đối xử dựa trên sự khuyết tật, trừ khi điều đó có thể dẫn đến sự thay đổi căn ban
trong những dịch vụ; chương trình hoặc hoạt động của họ.
Trang 30> Bao đảm những người khuyết tật không bị loại trừ khỏi các dịch vụ; chương trình và hoạt động do không tiếp cận được với các điều chỉnh.
> Cung cấp những hỗ trợ cho người khuyết tat, miễn phí phụ trội, khi cần thiết để đảm bảo giao tiếp hiệu quả với người khiếm thính, khiếm thị và khiếm thanh (Những hỗ trợ bao gồm dịch vụ hoặc thiết bị như: thông dịch viên có kinh nghiệm, máy deo trợ tính, máy giải mã về phụ dé TV, thiết bị viễn thông cho người diéc [TDD], trình chiếu văn bản video, máy đọc; văn bản thu băng, tài liệu chữ braille, chữ in cỡ lớn).
Bất kỳ người nào cho răng họ hoặc một người cụ thé hoac mot nhóm người cụ thể bị phân biệt đối xử dựa trên khuyết tat, trong một chương trình hoặc hoạt động dịch vụ sức khỏe hoặc nhân sinh được tiến hành bởi một cơ quan thuộc diện này, đều có thể nộp đơn cho OCR Đơn khiếu nại phải nộp trong vòng 180 ngày kể từ ngày có hành động phân biệt đối xử OCR có thể gia hạn quá 180 ngày nếu có lý do chính đáng Khi nhận đơn, OCR sẽ xem xét thông tin được cung cấp Nếu OCR xác định là mình không có quyền điểu tra khiếu nại đó thì họ sẽ chuyển vụ việc đến cơ quan thích hợp, nếu có thể Những khiếu nại về phân biệt đối xử trong công việc dựa trên
khuyết tật của một cá nhân có thể được chuyển đến Ủy ban Cơ hội
việc làm Bình đẳng Hoa Kỳ để xử lý.
Các cá nhân cũng có thể khởi kiện cơ quan công cộng ra Toa án Bang để bat buộc thi hành quyển của họ theo quy định của ADA và có thể nhận sự hỗ trợ theo quy định, nếu tổn hại sẽ được bồi thường và được cấp chi phí hợp ly để thuê luật sư Tòa án sau khi thu lý sẽ xác định xem có tồn tại phân biệt đối xử với người khuyết tật đủ tiêu chuẩn hay không (khuyết tật có đủ năng lực chuyên môn) sau đó sẽ
xem Xét đưa ra phán quyết Điều 12188 ADA quy định phán quyết
Trang 31của Tòa có thể là đưa ra quyết định buộc đền bù thiệt hại do phân biệt đối xử; thay đổi cơ sở hỗ trợ người khuyết tật và thậm chí có thể là phạt tiên với các mức 50.000 $ hoặc 100.000 $ tùy thuộc mức độ vi phạm va lân vi phạm hoặc đưa ra một mức dén bù khác mà Tòa thấy hợp lý và có cơ sở cho việc áp dụng hình phạt đó.
Nhu vay, pháp luật Hoa Kỳ bảo vệ chống phân biệt đối xử với người khuyết tật khá chi tiết và cụ thể theo nguyên tắc xác định người khuyết tật là người yếu thế nên cần phải được hỗ trợ Tăng cường các biện pháp hỗ trợ và giám sát hỗ trợ người khuyết tật vượt qua khó khăn ban đầu, khi người khuyết tật có điều kiện vượt qua những khó khăn này, chính quyền sẽ tiến đến giảm và xóa bỏ dân các biện pháp hỗ trợ người khuyết tat®.
2.3 Pháp luật Trung Quốc về chống phân biệt đối xử với
người khuyết tật
Luật Bảo vệ người khuyết tật của Trung Quéc** được thông
qua ngày 28 tháng 12 nam 1990 gồm 9 chương với 54 Điều và có hiệu lực từ ngày 15 tháng 5 năm 1991 Luật Bảo vệ người khuyết tật Trung Quốc được xây dựng để cụ thể hóa Hiến pháp nhằm mục đích
bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp cũng như thực thi các cam kết
quốc tế đối với người khuyết tật Luật cũng bảo đảm sự thao gia
bình đẳng và đầy đủ của người khuyết tật trong đời sống xã hội và
đóng góp của họ về vật chất và văn hóa đối với xã hội.
Luật Bảo vệ người khuyết tật Trung Quốc khẳng định người khuyết tật có quyền hưởng sự bình đẳng với các công dân khác về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, trong cuộc sống gia đình và các
* Xem chỉ tiết tai: https-//www.hhs.gov/sites/default/files/ocr/civilrights/ resources/factsheets/Vietnamese/ada.pdf
* Xem chi tiết tai: https://www.ilo.org/dyn/natlex/docs/WEBTEXT/31906/64869/
F9OCHNO1.htm
Trang 32khía cạnh khác Các quyền công dân và quyển nhân thân của cá nhân của người khuyết tật được pháp luật bảo vệ Cấm việc phân biệt đối xử, xúc phạm và xâm phạm tới người khuyết tật.
Nhà nước hỗ trợ đặc biệt đối với người khuyết tật bằng cách áp dụng phương pháp bổ sung và các biện pháp hỗ trợ nhằm giảm hoặc loại trừ ảnh hưởng của các khuyết tật của họ và các rào cản bên ngài và bảo đảm thực hiện quyền của họ.
Nhà nước và xã hội cung cấp chế độ bảo hiểm đặc biệt, điều trị và trợ cấp đặc biệt đối với người bị thương, thương binh hoặc người bị tàn tật trong khi thi hành công vụ hoặc để bảo vệ lợi ích của Nhà nước và nhân dân.
Theo quy định của Luật Bảo vệ người khuyết tật của Trung Quốc, những nội dung và lĩnh vực mà người khuyết tật được pháp luật bảo vệ gồm có:
Linh vực Giáo duc (từ Điều 18 đến Điều 26): Nhà nước dam bảo quyền giáo dục của người khuyết tật Chính quyền nhân dân các cấp thực hiện giáo dục cho người khuyết tật theo chương trình riêng và là một phần của toàn bộ chương trình giáo dục tổng thể của cả nước Nhà nước sẽ miễn học phí đối với người khuyết tật chấp nhận áp dụng chương trình giáo dục bắt buộc và giảm hoặc miễn học phí cho học sinh khuyết tat theo điều kiện thực tế từ ngân sách nhà nước Chương trình giáo dục người khuyết tật được xây dựng và thực hiện theo các đặc điểm về thể chất và tâm lý cũng như nhu cầu của họ và đáp ứng các yêu cầu của pháp luật.
Linh vực việc làm (từ Điều 27 đến 35): Nhà nước bảo dam quyền làm việc của người khuyết tật Việc làm của người khuyết tật được thực hiện theo các nguyên tắc kết hợp giữa bố trí việc làm cho tập thể và cá nhân Chính sách ưu đãi và các biện pháp hỗ trợ và bảo vệ được chấp nhận với quan điểm nhằm dần dần phổ biến, ổn định và hợp lý hóa việc làm của người khuyết tật
Trang 33thông qua nhiều kênh khác nhau; ở các cấp độ khác nhau và dưới nhiều hình thức khác nhau Nhà nước và xã hội thành lập các doanh nghiệp xã hội cho người khuyết tat, khu điều dưỡng cho người lao động khuyết tật, trung tâm vật lý trị liệu và các doanh nghiệp khác để cung cấp việc làm cho người khuyết tật Những doanh nghiệp xã hội này sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi của nhà nước.
Chính quyền nhân dân ở địa phương và cơ quan có liên quan phải xác định các loại sản phẩm phù hợp cho sản xuất của người khuyết tật, ưu tiên cho việc sản xuất các sản phẩm của các doanh nghiệp xã hội, từng bước xác định những sản phẩm được sản xuất độc quyền của doanh nghiệp đó Không được phân biệt đối xử đối với người khuyết tật trong việc làm, thăng chức, xác định các chức danh kỹ thuật hoặc nghiệp vụ; thanh toán cho người lao động, phúc lợi xã hội, bảo hiểm lao động hoặc các khía cạnh khác.
Lĩnh vực đời sống văn hóa (từ Điều 36 đến Điều 39): Nhà nước ngoài việc có những biện pháp hỗ trợ người khuyết tật có đời sống văn hóa phong phú, đáp ứng nhu cầu của chính họ mà còn khuyến khích chính những người khuyết tật tham gia vào sáng tạo để mang lại lợi ích cho cộng đồng, cho xã hội như trong văn học, nghệ thuật, khoa học, giao dục và công nghệ.
Bên cạnh đó, ở những chương tiếp theo, Luật Bảo vệ người khuyết tật Trung Quốc quy định về việc đảm bảo phúc lợi xã hội để đảm bảo và nâng cao đời sống của người khuyết tật Đảm bảo môi trường lành mạnh nhằm cải thiện điều kiện cho người khuyết tật tham gia vào các quan hệ xã hội day đủ.
Về trách nhiệm pháp lý quy định tại Chương VII, trường hợp các quyển và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật bị xâm phạm, người bị xúc phạm hoặc đại diện của họ có quyền khiếu nại lên cấp có thẩm quyển để giải quyết, hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân
Trang 34theo quy định của pháp luật Những người vi phạm thậm chí sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình su.
Như vậy; Luật Bảo vệ người khuyết tật của Trung Quốc đã phi nhận nhiều nội dung cụ thể để bảo vệ những lĩnh vực cơ bản mà người khuyết tật tham gia các quan hệ xã hội Với quan điểm tạo ra những hỗ trợ và bảo vệ đối với những lĩnh vực thiết yếu và cần thiết
đối với người khuyết tật khi tham gia vào các quan hệ xa hội, Luật Bảo vệ người khuyết tật của Trung Quốc tao cơ sở pháp lý quan trọng làm căn cứ để các văn bản pháp luật có liên quan tạo sự thống nhất và đồng thuận trong thực tiễn áp dụng pháp luật.
3 HOÀN THIỆN PHAP LUAT VỀ CHONG PHAN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM
3.1 Một số vấn đề pháp lý đặt ra trong hoạt động lập pháp về
chống phân biệt đối xử với người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay
Ngày 20 thang 6 năm 2014, trong phiên kiểm định nhân quyền (UPR) lần thứ 2 tại Geneva, Chính phủ Việt Nam chính thức chấp
nhận 182 khuyến nghị trong tổng số 227 khuyến nghị của các nước trên thế giới Đặc biệt, Việt Nam chấp nhận một khuyến nghị liên
quan đến việc “hông qua mét luật chống lại phân biệt đối xử dam bảo bình đẳng cho tất cả công dân, bất kể xu hướng tính dục và bản dạng giới” [kiến nghị 143.88 của Chile] Đây chính là cơ sở để Việt Nam xây dựng một bộ luật về bình đẳng, chống mọi hình thức phân biệt đối xử dựa trên giới tính, xu hướng tính dục và bản dạng giới,
sắc tộc; tôn giáo, tuổi tác; điều kiện cơ thể, và vùng miền khi họ tham gia các quan hệ xã hội.
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam có nhiều điều bao vệ quyển bình đẳng và chống phân biệt đối xử Cụ thể là điều 16 quy
định (i) Moi người déu bình dang trước pháp luật: (ii) Không ai bi
phân biệt doi xử trong đời sống chính tri, dân su, kinh tế, văn hóa, xã
Trang 35hội Điều này có nghĩa bất kỳ ai sinh ra là nam hay nữ, người dân tộc thiểu số hay đa số, già hay trẻ, sống ở thành thị hay nông thôn, có khuyết tật hay không; theo tôn giáo hay không, đều có quyền bình dang trước pháp luật, và không bị phân biệt đối xử trong đời sống,
Trong các luật chuyên ngành của Việt Nam cũng có một số điều liên quan đến kỳ thị va phân biệt đối xử, mức độ chi tiết có khác nhau giữa các văn bản pháp luật khác nhau.
Luật Người khuyết tật (năm 2010) có khoản 2 và 3 Điều 2 định nghĩa rất rõ “Kỳ thi người khuyết tat là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó Phân biệt dối xử người khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi, phi bang, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó” Luật Người khuyết tật cũng nhấn mạnh đến việc thông tin, tuyên truyền, giáo dục để “chống kỳ thị phân biệt đối xử người khuyết tật” (Điểu 13) Đặc biệt khoản 1 Điều 14 có ghi rõ “kỳ thị phân biệt đối xử người khuyết tật” là một hành vi bị nghiêm cấm Tuy nhiên, Luật Người khuyết tật không nói ro việc nghiêm cấm các hành vi kỳ thị và phân biệt đối xử trong nhà trường, trong việc làm, mà chỉ tập trung vào việc “tạo điều kiện, giúp đỡ, và đảm bảo” cho người khuyết tật Và rất nhiều quy định về chống phân biệt đối xử trong các đạo luật khác như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Lao động, Luật Việc làm
Trở lại vấn đề liên quan đến việc Việt Nam chấp nhận khuyến nghị kể trên về việc ban hành một đạo luật riêng về Chống phân biệt đối xử Hiến pháp năm 2013 và một số luật chuyên ngành có đề cập đến khía cạnh kỳ thị và phân biệt đối xử Tuy nhiên, chưa có chế tài cụ thể và đầy đủ nên việc “lồng ghép” chống kỳ thị và phân biệt đối xử chưa đủ cụ thể và chưa có tác dụng ngăn chặn hậu quả Chính vì vậy› việc Chính phủ Việt Nam chấp nhận kiến nghị của Chile về việc xây dựng một luật chống phân biệt đối xử là một bước di đúng, là cơ
Trang 36hội để Việt Nam thúc đẩy quyền con người một cách thực chất nhất Hơn nữa; việc xây dựng luật này không chỉ giúp Việt Nam hoàn thành cam kết với Chile, mà với nhiều cam kết khác Các kiến nghị Việt Nam chấp nhận triển khai liên quan đến Luật Chống phân biệt
đối xử được liệt kê dưới đây": |
Số (143.) Nội dung khuyến nghị (nước khuyến nghị)
143.17 | Rút lui các bao lưu với ICERD và tiến hành những biện pháp cần thiết để chống các định kiến phân biệt đối xử hiệu quả hơn (Gabon);
143,84 | Xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với frẻ em gái, và đảm bảo lồng ghép giới trong tất cả các chính ¡ sách và chương trình chống phân biệt đối xử (Slovenia); 143.86 | Tiếp tục thực thi các chính sách để xóa bỏ phân biệt đối
xử với những người thuộc các nhớm yếu thé, bao gồm việc cung cấp cho họ tiếp cận với an sinh xã hội, cham sóc sức khỏe, giao dục và nhà ở (Serbia);
143.87 | Chống phân biệt đối xử với phu rrữ thông qua các quy định pháp lý về chống buôn người; bằng việc đảm bao| phụ nữ có các quyền về đất trong Luật Đất đai; và bằng
việc giảm thiểu bạo lực và bạo lực với các quyền về sức khỏe sinh sản (Hà Lan);
143.88 | Thông qua một luật chống lại phân biệt đối xử đảm bao
bình đẳng cho tất cả công dân, bất kể xu hướng tính dục và bản dạng giới (Chile);
*% 1ê Quang Bình, UPR và Luật Chống phân biệt đối xử, Viện nghiên cứu xã hội,kinh tế và môi trường (iSEE), truy cập tại địa chi web:
http://thuviennhanquyen.vn/Content/Home/References/upr-2014/upr-va-luat-chong-phan-biet-doi-xu.pdf truy cập 17/10/2019
Trang 37143.206 | Tiếp tục nỗ lực thông qua các biện pháp cần thiết phù hợp
để đảm bảo người khuyết tật, đặc biệt là trẻ em, tiếp cận được với giáo dục và chăm sóc sức khoẻ cần thiết, và chống bất kỳ sự phân biệt đối xử nào với ho (Libya);
143.207 | Tiếp tục tăng cường những biện pháp nhằm xoá bỏ phân biệt đối xử và định kiến xã hội với người dân tộc
thiểu số và người khuyết tật (Argentina); |
143.211 | Tiến hành các chiến dịch nâng cao nhận thức để thay đổi cách nhìn về người thuộc các dân tộc thiểu số, và giải quyết tình trạng thiếu một khuôn khổ pháp lý được xây
dựng để đảm bảo không có sự phân biệt đối xử (Congo)
143.214 | Tôn trọng quyển của những người thiểu số về dân tộc và tôn giáo và tiến hành những biện pháp cần thiết để
ngăn ngừa và giảm đối xử tàn bạo, cưỡng chế và tịch thu tài sản của họ (Mexico);
Khoảng trống pháp lý mà Việt Nam có thể xem xét nghiên
cứu để khỏa lấp
Các điều khoản liên quan đến việc giám sát việc thực thi những quy định Chống phân biệt đối xử: Dé Luật có kha nang thực thi, một
cơ quan độc lập chuyên giám sát về tình hình chống phân biệt đối xử phải được thành lập Cơ quan giám sát này có quyền yêu cầu đối tượng phải tiến hành điểu tra, cung cấp thông tin bằng chứng liên quan đến các vụ việc phân biệt đối xử Bản thân cơ quan giám sát cũng có quyển tiến hành điểu tra trong các cơ sở bị cáo buộc có phân biệt đối xử Cơ quan này thật sự là cần thiết, là đầu mối quan trọng và cần có thực quyền để thực thi pháp luật, chủ động bảo vệ
những người yếu thế trong đó có người khuyết tật.
Các quy định về trình tự, thủ tục tố tung: Các cá nhân hoặc tổchức đại diện cho cá nhân (nếu được cá nhân đó đồng ý) đều có
Trang 38quyển đưa vụ việc ra trước cơ quan điều tra độc lập về chóng phân biệt đối xử Khi một ai khiếu kiện mình bị phân biệt đối xử thì người bị khiếu kiện có trách nhiệm đưa ra bằng chứng chứng minh mình
VÔ tdi.
Như vậy, việc vận động Chính phủ xây dựng một Luật Chống phân biệt đối xử sẽ bảo vệ được quyền bình đẳng cho rất nhiều nhóm yếu thế, thiểu số khác nhau Chính vì vậy, các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong việc bảo vệ quyển của các nhóm yếu thế, thiểu số nên tham gia vận động, góp ý cho một Luật Chống phân biệt đối xử tốt, phản ánh thực tế cũng như chuẩn mực quốc tế?®,
Một số hoạt động cần được thực hiện trong thời gian tới để
hoàn thiện hoạt động lập pháp đúng cam kết
Hoạt động 1: Xây dựng liên minh vận động cho Luật Chống phân biệt đối xử, gồm các tổ chức hoạt động vì quyền của các nhóm yếu thể, thiểu số (Dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người có HIV, phụ nữ, trẻ em, người đồng tính, song tính và chuyển giới, tôn giáo, người cao tuổi), các tổ chức phát triển, Liên hợp quốc; chuyên gia nghiên cứu,
Hoạt dong 2: Tiến hành các nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở thực tế cần có cho Luật Chống phân biệt đối xử Các nghiên cứu nay nhằm tổng hợp các bằng chứng phân biệt đối xử với các nhóm dễ bị tổn thương trong các bối cảnh khác nhau như công việc, giáo dục; y tế, tiếp cận công lý Bên cạnh đó, các nghiên cứu về hệ thống luật pháp và tư pháp hiện tại và kinh nghiệm quốc tế cũng cần triển khai để cung cấp cho ban soạn thảo và các nhà làm luật.
Hoạt động 3: Vận động Chính phủ và Quốc hội bổ sung Luật Chống phân biệt đối xử vào chương trình làm luật Hoạt động này
*8
http://thuviennhanquyen.vn/ContenVHome/Referenœs/upr-2014/luat-chong-phan-biet-doi-xu.pdf truy cập ngày 17/10/2019,
Trang 39bao gồm các hội thảo chuyên đề, các chuyến trao đổi chuyên sâu, và các hoạt động mang tính truyền thông để xã hội và Chính phủ nhìn ra tính cấp thiết phải xây dựng luật.
Hoạt động 4: Góp ý cho các nội dung Luật Chống phân biệt
đối xử cho ban soạn thảo và ban thẩm tra khi Luật được xây dựng
và thảo luận thông qua trên cơ sở đánh giá tính hệ thống và tập
hợp những nội dung về chống phân biệt đối xử đang được quy
định rải rác ở các đạo luật khác nhau của hệ thống văn bản pháp luật quốc gia.
3.2 Một số giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về chống
phân biệt đối xử với người khuyết tật
Dựa trên những phân tích và bình luận từ việc tìm hiểu những
kinh nghiệm pháp lý của một số quốc gia nói trên, giải pháp hay mô hình như thế nào cũng có những điểm tích cực và hạn chế riêng,
Qua thực tiễn thi hành, Tiến sỹ Pham Minh Tuyên”? cho rằng cần hoàn thiện hơn pháp luật về chống phân biệt đối xử với người
khuyết tật ở Việt Nam cụ thể ở một số điểm sau đây:
Cần có những quy định pháp luật riêng trong tố tụng hình sự khi xử lý trách nhiệm hình sự đối với người khuyết tật.
Cần có những quy định cụ thể và văn bản hướng dẫn chỉ tiết trong việc xác định ranh giới giữa người khuyết tật với những người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất để đảm bảo sự công bằng
trong pháp luật hình sự.
Cần có chính sách hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật như:
tạo điều kiện tốt nhất để người khuyết tật được tiếp cận các khoản
vốn vay như các đối tượng vay vốn khác và xem xét giảm hoặc miễn
3 TS, Phạm Minh Tuyên: Bảo vệ quyển của người khuyết tại Việt Nam - thực tiễn và những vấn đề vướng mắc, Tạp chí TAND số 4/2020, trang 28.
Trang 40lãi suất đối với các khoản vay phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hay khởi nghiệp với sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân khác để giúp đỡ họ về kỹ thuật, quan lý, ban hàng,
Cần có chế tài nghiêm khắc đối với các chủ doanh nghiệp không có chính sách tiếp nhận và hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật theo quy định Luật Người khuyết tật và đối với những người kỳ thị người khuyết tật Có các biện pháp xử phạt nghiêm các hành vi sử dụng người lao động khuyết tật mang tính hình thức hay lừa gạt để được hưởng những chính sách hỗ trợ hay miễn giảm của Nhà nước như đối với các doanh nghiệp xã hội theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Về chính sách an sinh xã hội, Nhà nước cần nâng cao hơn nữa mức trợ cấp cho người khuyết tật nặng không thể lao động được để họ có thể đảm bảo được cuộc sống tối thiểu.
Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục nâng cao nhận thức và sự cần thiết của việc loại bỏ hành vi phân biệt đối xử với người khuyết tật tới toàn xã hội Đồng thời nâng cao hơn nữa các biện pháp hỗ trợ người khuyết tật theo hướng hỗ trợ họ khi họ cần, khi họ chủ động được sẽ giảm dan các biện pháp hỗ trợ để tạo tâm lý tự tin, không e ngại và muốn khẳng định mình để vươn lên và phát triển.