Dân tộc thái môn văn hoá dân tộc thiểu số việt nam

41 0 0
Dân tộc thái   môn văn hoá dân tộc thiểu số việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dụng cụ để xe sợi là chiếc xe quay sợinay pán chải.Khi làm, tay phải quay guồng, tay trái vê bông thành sợi, sao cho sợi vừa đều, săn và không bị đứt.Người Thái dùng khung dệt kiểu chân

Trang 1

I Khái Quát Chung :

1 Dân số và địa bàn cư trú :

`Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Thái ở Việt Nam có dân số khoảng 1.550.423 người, là dân số đứng thứ 3 Việt Nam, có mặt trên 63 tỉnh, thành phố Người Thái cư trú tập trung tại các tỉnh: Sơn La [Mương La](572.441 người, chiếm 53,2% dân số toàn tỉnh và 36,9% tổng số người Thái tại ViệtNam), Nghệ An (295.132 người, chiếm 10,1% dân số toàn tỉnh và 19,0% tổng sốngười Thái tại Việt Nam), Thanh Hóa (225.336 người, chiếm 6,6% dân số toàn tỉnhvà 14,5% tổng số người Thái tại Việt Nam), Điện Biên [Mương Thèng ] (186.270) người, chiếm 38,0% dân số toàn tỉnh và 12,0% tổng số người Thái tại Việt Nam), LaiChâu [ Mương Lay ] (119.805 người, chiếm 32,3% dân số toàn tỉnh và 7,7% tổng sốngười Thái tại Việt Nam), Yên Bái [ Mương Lo ] (53.104 người), Hòa Bình (31.386người), Đắk Lắk (17.135 người), Đắk Nông (10.311 người) …

- Dân tộc Thái ở Vịêt Nam, cư trú tập trung ở các tỉnh miền núi: Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Lâm Đồng Tuy nhiên, đó là nơi cư trú hiện nay của họ Còn vịêc di cư của nguời Thái đến Việt Nam còn là 1 quá trình dài Nhìn chung, ngưòi Thái ở Việt Nam có cùng nguồn gốc với ngưòi Thái ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), có 2 nhóm Thái và di cư vào Việt Nam, qua những con đưòng khác nhau Tên Thái Trắng (Bạch Y Man), xuất hiện lần đầu tiên trong sử sách từ thời Đuờng Nguồn gốc lịch sử của nguời Thái Trắng đuợc minh chứng rõ thêm qua truyền thuyết và thư tịch cổ của nguời Thái, sưu tầm

Trang 2

đuợc trong cộng đồng Thái ở Tây Bắc nuớc ta Truyền thuyết kể rằng, quê hưong xa xưa của họ là miền có chín con sông gặp nhau Chín con sông đó là: Nậm Tao (sông Hồng), Nậm Ta (sông Đà), Nậm Ma(sông Mã), Nậm Công (Mê Kông), Nậm U, Nậm Nua, Nậm Na và 2 con sông nữa ở bên Trung Quốc chưa xác định đựoc Sông Nậm Nua chảy qua Điẹn Biên, đổ vào Nậm U ở Thưọng Lào (1 chỉ lưu của sông Mê Kông; sông Nậm Na chảy từ Vân Nam và đổ vào sông Đà ở Muờng Lay (tỉnh Lai Châu) Nhưng phải đến đầu thiên niên kỷ II sau Công Nguyên, nguời Thái trắng mới chiếm đựoc ưu thế ở dọc hữu ngạn sông Hồng và tỉnh Lai Châu Họ đến vùng này trứoc nguời Thái đen, vì khi trên đưòng hành quân sang miền Tây, Lạn Chưọng đã gặp tử tù trưỏng Thái Trắng trên đưòng hành quân Nguời Thái Trắng, sau phát triển thế lực sang Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La), Muờng Tè (tỉnh Lai Châu), tới Mưòng Tấc (Phù Yên) và một bộ phận di chuyển xuống Đà Bắc (tình Hoà Bình) và Thanh Hoá.

Truyện “Quán tố muớng” (kể truyện bản muờng) miêu tả kỹ luỡng về quá trình thiên di và làm chủ đất đai Tây Bắc Căn cứ vào truyện kể ta thấy, ngưòi Thái Đen đến Mưòng Lò tới nay đã đuợc 45 thế hệ và các sử sách Việt Nam từ thời Lý trở đi đã ghi chép 1 ngày nhiều về tình hình hoạt động của nguời Thái ở Tây Bắc khá sôi nôi Truyện cổ của nguời Thái kể, 2 anh em Tạo Xuông, Tạo Ngần thuộc dòng dõi họ Tạo đất Tung Hoàng xưa, đã dẫn các hộ thuộc nội tộc ra đi, xuôi sông Hồng đến Muờng Min (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), rồi rẽ vào Muờng Lò (huyện Văn Chấn, tình Yên Bái) Sau hai, ba đời cư trú ở Muờng Lò, Lò Lạn Chưọng chỉ huy quân lính đánh chiếm Muờng Chiến, Muờng Trại, Muờng Bú, tiếp tục mở rộng xâm chiếm những vùng khác ở Tây Bắc, Thưọng Lào.

II Văn hóa mưu sinh :

Trang 3

1 Nông nghiệp:

Trồng trọt :

- Dân tộc Thái là cư dân nông nghiệp, nghề nghiệp chính của đồng bào là trồng trọt.

Dân tộc Thái từ khi đến Việt Nam đã thành thạo nghề cây trồng lúa nước Những thuật ngữ mang tính tổng kết kinh nghiệm liên quan đến nghề trồng trọt lúa nước : mương, phai, lái, lịn đã chứng minh rằng người Thái có một truyền thống lâu đời đối với nghề này.

Ở Việt Nam, đồng bào Thái đã đầu tư nhiều công sức vào việc khai phá ruộng đồng và xây dựng một hệ thống thủy nông thích hợp với việc trồng lúa nước ở những thung lũng chạy theo dọc những con suối Nhiều đoạn trong các sử sách và truyện kể của người Thái đã ghi chép lại việc khai khẩn đất đai, mở rộng diện tích đất canh tác ở những vùng ven sông Đà từ Quỳnh Nhai qua Thuận Châu, Mường La đến Phù Yên, Mường Lay, Mường thanh, Than Uyên, Mường Lò, Mường Cha ( Nghĩa Lộ ), Mường Hạ, Mường Pa ( Mai Châu, tỉnh Hòa Bình ), vùng ba huyện : Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp ( tỉnh Nghệ An ) Qua nhiều thế hệ sinh sống ở Việt Nam, người Thái có nhiều kinh nghiệm trong việc đào mương, đắp phai, bắc ống dẫn nước về ruộng Trong việc làm con nước đưa nước suối lên cao hàng chục mét, rồi dẫn nước theo mương, máng vào ruộng.

- Người Thái thành thạo theo kỹ thuật cây làm đất trong sản xuất Sử dụng cày là phổ biến, sức kéo là con trâu hoặc bò Tuy nhiên cách đây nửa thế kỉ, đâu đó người ta vẫn nhắc đến lỗi canh tác “ hỏa canh thủy nậu “.Có nghĩa là, đồng bào sẽ đốt rơm, rạ, cỏ ở trên đồng ruộng sau đó tháo nước vào cho trâu quần sục bùn hoặc bừa thảng không cần cày bằng bừ răng gỗ, sau đó là cấy lúa Lối canh tác này thích hợp với tính chất đất đai ở một số thửa ruộng miền núi mà ở đây nếu dùng bừa hay cày sâu quá trong khi lớp đất màu rất xốp và mỏng chỉ có ở phía trên sẽ làm hỏng đất Nó chỉ thích hợp khi việc bón phân chưa diễn ra Việc sử dụng phân bón từ phân chuồng, phân bắc, phân xanh cho đến phân hóa học là một biến đổi lớn trong sinh hoạt sản xuất của đồng bào từ sau ngày giải phóng.

- Trước đây, người Thái chỉ làm ruộng một vụ là hè – thu Người Thái có hai giống lúa chính là lúa nếp và lúa tẻ Tuy nhiên giống lúa nếp của người Thái không hoàn toàn giống như giống lúa nếp ở đồng bằng Bắc Bộ Điểm khác nhau cơ bản là giống lúa nếp của người Thái nổi tiếng và của nhiều dân tộc ở Tây Bắc nói chung là ăn không nóng cổ, đồ từ sáng sớm nhưng đến chiều vẫn mềm, dẻo và chất lượng hơn lúa tẻ Chính vì vậy, người Thái và các dân tộc khác ở Tây Bắc trước đây, cấy nhiều lúa nếp, chủ yếu ăn đồ nếp.

- Trong trồng trọt, ngoài cây lúa nước, đồng bào Thái còn làm nương, trồng các loại cây lương thực, hoa màu : cây lúa nương, cây ngô, khoai,

Trang 4

sắn và một số cây trồng khác như : lạc, vừng, các loại đậu đỏ, bầu bí, rau xanh, Nương của người Thái có hai loại : nương trồng lúa, ngô, khoai và nương trồng bông, chàm Loại nương trồng lúa, ngô, khoai, sắn thường sử dụng công cụ là gậy chọc lỗ hay cuốc và gieo trồng hai, ba năm thì phải bỏ hóa Loại nương trồng bông, chàm, thường được cày, bón phân cho cây trồng, cho nên thường thâm canh sản xuất lâu dài.

- Người Thái thường trồng một số cây ăn quả như xoài, nhót, chuối, đu đủ Những cây trồng này được trồng lẻ tẻ ở cạnh nhà, ở trên nương Sản phẩm của những cây ăn quả chủ yếu phục vụ nhu cầu của gia đình Chăn nuôi :

- Người Thái chăn nuôi nhiều loại gia súc : trâu, bò, ngựa, dê, chó, mèo và gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng Việc chăn nuôi được thực hiện phổ biển trong từng gia đình, tuy nhiên có gia đình nuôi ít, có gia đình nuôi nhiều Phương thức chăm nuôi chủ yếu theo cách nửa nuôi, nửa thả rông tự đi kiếm ăn Với con trâu, con bò thì thường là thả vào rừng tự đi kiếm cỏ ăn Mùa sản xuất cần trâu, bò để cày, người Thái bắt trâu, bò kéo cày vào bổi sáng, đến trưa thả chúng vào rừng tự đi kiếm ăn, nhưng vẫn có người đi chăn, vì sợ chúng phá hoại mùa màng Chiều tối, người ta lùa trâu, bò về cạnh nhà Vào mùa không cần trâu, bò cho sản xuất, thường từ tháng 7 âm lịch cho đến tháng 10 âm lịch, người Thái thường

thả trâu vào một thung lũng, gọi là púng Púng thường chỉ có một lối ra

vào Trâu cả bản thường được lùa vào trong púng, rào kín cửa ra vào, trâu sống theo bầy đàn ở trong đó vài ba tháng, tự bảo vệ nhau chống hổ Đến giữa tháng 10, khi gặt song mùa màng, trời bắt đầu se lạnh, dân bản lại cùng nhau vào púng lùa trâu về nhà Con ngựa được nuôi trong dân tộc Thái, nhưng không mang tính phổ biến trong từng gia đình như nuôi trâu, bò Người ta nuôi ngựa để cưỡi và thồ hàng.

- Với đàn lợn, gà, vịt, đồng bào Thái nuôi ngày hai bữa: bữa sáng và bữa tối Người Thái cho lợn, gà, vịt ăn vào sáng sớm khi mới thả chúng ra khỏi chuồng và bữa tối, trước khi chúng vào chuồng ngủ Người Thái hay nuôi cá ở ao hồ và ở ruộng Cá ở ruộng thường được nuôi vào mùa cấy lúa Dưới gốc cây lúa có nước, đồng bào tận dụng nuôi cá, khi cá tìm thức ăn sục bùn lên, làm hạn chế cỏ dại mọc dưới gốc cây lúa, lại được cá ăn.

- Đồng bào Thái còn nuôi tằm lấy tơ dệt lụa hoặc làm chỉ thêu.

2 Thủ công nghiệp :

- Các nghề thủ công người Thái chưa tách khỏi nông nghiệp và chỉ có thể coi là nghề phụ gia đình Có thể nói, phụ nữ Thái là những thợ dệt chăm chỉ, lành nghề, sản xuất không chỉ đủ chăn, màn, quần áo cho gia đình mà còn có thể đem đi trao đổi Người Thái rất nổi tiếng với những tấm thổ cẩm được dệt tinh xảo với những mô típ hoa văn hình thú, chim, cây cối Nhiều nơi, họ còn có khả năng dệt được những hình lãnh tụ

Trang 5

nhiều màu Nghề đan lát lại là công việc của đàn ông Họ chỉ đan lát những mặt hàng thô để sử dụng hàng ngày.

Nghề dệt :

+ Người Thái là dân tộc có truyền thống trồng bông, chăn tằm, dệt vải, thêu thổ cẩm.

+ Người Thái làm ruộng nước là chủ yếu, nhưng nhà nào cũng có nương trồng bông, trồng cây chàm Đồng bào trồng loại bông cỏ, sau ba tháng thu hoạch Tháng hai, ba khí hậu ẩm, mát thích hợp trồng bông, tới tháng năm khí hậu khô, nóng thuận lợi cho bông nở và thu hoạch + Bông hái về được phơi nắng và phơi sương Cứ sau mỗi lần phơi sương thì phải phơi nắng cho tới khi bông nở hết, trắng, xốp Sau đó bông được cất trữ nơi khô giáo, cần thì đưa ra dùng Từ bông, qua đến các công đoạn chọn, nhặt, cán, bật, quấ bông, xa sợi, dệt, tạo ra sản phẩm mặc hàng ngày.

+ Trước khi cán bông người ta lựa riêng từng loại với chất lượng khác nhau, loại tốt là bông trắng xốp Phụ nữ Thái dùng cái cán bông để tách hạt ra khỏi bông, hạt được cất trữ làm giống cho vụ sau.

+ Sau khi cán, bông phải được bật cho tơi xốp gọi là tháp phải Cần bật bông rất đơn giản gòm cái cán làm bằng tre và dây cung Khi bật người ta trải bông ra một cái lóng, dùng cần bật dây bắn vào bông.

+ Bông bật xong được quấn thành lọn bông nhỏ, như kén tằm để tiện cho việc xe sợi Nếu cán bật và cuốn bông thành lọn là việc khá đơn giản, ai cũng có thể làm được, thì khâu xe bông thành sợi là công việc đòi hỏi nhiều công sức và có tay nghề Dụng cụ để xe sợi là chiếc xe quay sợi ( nay pán chải ) Khi làm, tay phải quay guồng, tay trái vẽ bông thành sợi, sao cho sợi vừa đều, săn và không bị đứt.

+ Người Thái dùng khung dệt kiểu chân đạp go, tay lao thoi sợi, khác với kiểu khung dệt khổ vải đẹp, buộc một đầu sợi vào cột nhà, gốc cây, đầu kia căng ra nhờ một bàn gỗ buộc vào lưng người ngồi dệt Khi dệt, phụ nữ Thái ngồi vào phía sau khung cửi, cắt tay chân phối hợp nhịp nhàng Cứ mỗi lần lao thoi ngang qua lớp sợi dọc thì một lần kép “ phưn “ dập sợi về phía mình Tiếp đó lại dừng chân điều khiển đưa các go phụ lên xuống theo chiều ngược lại và lao thoi về vị trí cũ Đó là khung dệt vải bình thường theo lối đan sợi lông một, vải dệt ra là loại vải trơn, không có hoa văn Nếu muỗn dệt vải thổ cẩm, hay vải có hoa văn các loại thì khung dệt phải có thêm các go phụ để cải hoa, vải dệt ra có khổ rộng trên dưới 40cm.

- Cùng với dệt vải, người Thái còn trồng chàm Màu chàm là màu nền của y phục Thái Các màu khác để trang trí, dệt thêu thành hoa văn trên vải.

- Người Thái dùng cây chàm để nhuộm vải Loại cây này được trồng ở trên nương, trong vườn, rẻo đât dọc suối Chàm cắt về đem ngâm vào chum vại lớn Sau từ 5-7 ngày người ta cho vôi và tro bếp vào vại.

Trang 6

- Bản người Thái có rất ít lò gốm, nơi làm vại, làm nồi, với chiếc bàn xoay thô sơ, năng suất thấp Người nông dân Thái kiêm làm đồ gốm này chỉ nhận hàng đặt và sản xuất vào những tháng nông nhàn.

- Chỉ có một số ít người biết làm nghề bac, nghề rèn.

3

Trao đổi và mua bán :

- Trong xã hội hầu như không có chợ búa, việc trao đổi hàng hóa thường chỉ hạn chế vào một số nhu yếu phẩm và chủ yếu vẫn là dưới hình thức hàng đổi hàng với những cư dân khác tộc ở rẻo giữa và rẻo cao Thỉnh thoảng, có những chuyến hàng ngược sông hay những đoàn ngựa, bò của các thương nhân người Lào, người Miến đem các nhu yếu phẩm đến bán hoặc trao đổi lấy những sản phẩm ở địa phương Ở một vài địa điểm vùng ven biên giới, chợ được tổ chức dưới định kì Dưới thời Pháp thuộc, nảy sinh hình thức độc quyền buôn bán của một số chúa đất Nhưng khi cách mạng thành công hình thức buôn bán độc quyền này tự tan vỡ và nhanh chống nhường chỗ cho hình thức thương nghiệp xã hội chủ nghĩa với những cửa hàng mậu dịch quốc doanh, những trạm thu mua và những hợp tác xã mua bán.

4 Khai thác thiên nhiên :

- Trong rừng, các loại chim thú là đối tượng để đồng bào săn bắn Tuy nhiên, nghề này chưa bao giờ chiếm vị trí quan trọng vì ở rừng nhiệt đới, thú nhiều đến đâu cũng không thể cung cấp lượng thịt thường xuyên cần thiết cho con người Vả lại, là cư dân trồng trọt người Thái chỉ săn bắn lúc nhàn dỗi với mục đích bảo vệ mùa màng Săn có nhiều thể loại từ lối săn tập thể có tính sơ khai như lối săn đón, vây ráp để xua thú ngã xuống khe hay để người đón bắt hoặc để thú xô vào lưới đã giăng sẵn cho đến cách săn cá nhân bằng nỏ, bằng súng hỏa mai Đồng bào cũng săn bằng bẫy, nhưng ít phổ biến hơn các cư dân trên rèo cao vì đôi khi với việc chăn nuôi thả giông, bẫy đôi khi lại có tác dụng ngược lại Tên tẩm thuốc độc cũng rất ít nơi biết dùng.

- Trái với săn bắn, nghề đánh cá phát triển hơn “ pây kin pa, má kin lẩu “ tức đi ăn cá về uống rượu là câu nói cửa miệng của đồng bào Cá là bữa ăn thường thấy trong bữa cơm hàng ngày và không thể thiếu được trên mâm lễ và khi nhà có khách Nên ngoài việc nuôi cá ruộng tài tình và phổ biến, hàng năm có thể cung cấp cho mỗi gia đình hàng tạ cá để làm mắm sấy khô, thì các con sông, suối chảy qua bản cũng là nguồn cung cấp cá thường xuyên cho đồng bào Phổ biến nhà nào cũng có một chiếc chài, đơm,

- Trừ những ngày đánh cá tập thể toàn mường hay toàn bản được tổ chức vào những dịp có liên quan đến tôn giáo người dân dùng lưới quây, duốc cá làm chặng Hay đánh cá nhân đều được hưởng cá bắt được, không phải chia cho bọn thống trị Tuy nhiên, có nơi chúa đất cũng chiếm riêng những khúc sông lắm cá, những hang nhiều tôm, cũng như chiếm các hang don, tổ ong các khu rừng thú hay về.

Trang 7

III Văn hóa vật thể

1.1 :Nhà ở

Người Thái ở nhà sàn, dưới sàn có nhiều cột để đỡ sàn nhà cho chắc; còn trên sàn nhà thì lại là ít cột Nhà sàn được làm bằng gỗ tốt, bền lâu Thiết kế nhà ở của người Thái có cột chính - sau hẹ hay sau cốc Chiếc cột này mang ý nghĩa tượng trưng cho ủy quyền của ngôi nhà nhìn từ góc độ tôn giáo Trên cột này, đồng bào thường treo "tạy ho" túi tượng trưng cho linh hồn của mỗi người trong gia đình trong "tạy ho" của nam giới thường có hạt thóc giống và mảnh chài, còn trong tạy ho của phụ nữ cũng có hạt thóc giống và có thêm hạt bông giống Chỗ ngủ của chủ nhà là bên cạnh sau hẹ, bên cạnh bàn thờ gia đình để khẳng định tính phụ quyền Chủ nhà-ông bố được ma nhà đỡ đầu và phù hộ Nhà sàn Thái được thiết kế theo nhiều dạng khác nhau, tùy theo tập quán của từng nhóm Thái Nhà sàn người Thái Đen có mái đầu hồi hình khum khum kiểu hình mai rùa, với khau cút ở hai đầu hồi và có quản Người Thái trắng ở Lai Châu có mái hình chữ nhật, với những lan can chạy trước hay xung quanh nhà Nhà sàn Thái ở Thanh Hóa, Nghệ An, không làm sàn phơi Nhà sàn Thái ở Lào Cai, Yên Bái có một cầu thang lên xuống Nhà sàn Thái ở nhiều nơi khác có hai cầu thang lên xuống Một cầu thang phía bên chán nhà dành cho khách nữ đi lại; còn cầu thang phía bên quản dành cho khách nam giới Ở trong nhà, khách nữ thường được tiếp bên bếp nấu ăn; còn khách nam giới thường được tiếp ở bên bếp nấu nước uống và sưởi ấm Tuy thiết kế có sự khác nhau nhưng nhìn chung nhà trông rất thoáng, mát rộng rãi, vì có cột lẩn dưới sàn nhà, ít vách ngăn, đồ đạc trong nhà đơn giản, thường chỉ có ghế mây để ngồi, phên trải sàn, chăn, màn, đệm Tuy nhà sàn Thái có nhiều cửa sổ, nhưng mái nhà thấp, cho nên trong nhà thường ít ánh sáng mặt trời chiếu vào trong nhà Việc bố trí chỗ ngủ của người Thái được quy định theo một trật tự chặt chẽ và ở một bên, thành một dãy chỗ ngủ liên tục, trật tự đó là: chỗ ngủ của bố mẹ, chỗ ngủ của vợ chồng chị cả, tiếp đó là chỗ ngủ của vợ chồng các chị tiếp theo Các cô gái chưa chồng cũng mỗi người một gian ngủ tiếp theo Trước đây chỗ ngủ không ngăn thành buồng, mà chỉ buông màn làm buồng dựa theo Hàng cột ở dưới gầm sàn.

Nhà sàn Thái đen

Là nhà sàn nên nhà người Thái có 3 mặt bằng chồng lên nhau như nhà sàn Tày, Nùng, hay Mường… trên mặt bằng sinh hoạt của nhà người Thái các gian đều có tên gọi riêng:

Phần nhà có các gian chính gọi là hỏng tô, gian chái gọi là hỏng tụp, chái phụ gọi là hỏng tịp

Trang 8

Nhà còn được chia theo chiều dọc, đường ranh giới qua bếp khách Từ bếp này trở về phía sau là hỏng non, về phía trước là mang tẩu.

Mặt bằng sinh hoạt nhà sàn người Thái Đen ở huyện Mường La – Sơn La

Nhà làm theo kiểu phăng đin – thứ kháng, mái hình mai rùa lập bằng cỏ tranh, hai chỏm đầu đốc có khau cút, xung quanh nhà che vách nứa Có hai cửa chính ở hai đầu hồi, mặt trước và sau nhà có nhiều cửa sổ Có hai thang ở hai đầu hồi Qua thang chính lên gian quản, gian này để trống Từ gian này qua cửa chính vào gian hỏng quản Phần sau của gian này có một phòng nhỏ dành cho người ở rể, nếu chưa có người ở rể thì để cho con trai, về phía trước là giường khách và có bàn ghế tiếp khách Tiếp là gian hỏng hóng phần sau là của vợ chồng chủ nhà ở đây có bàn thờ tổ tiên Gian này có bếp khách Mặt trước về bên trái có cột xau hẹ Trên cột này người ta treo một gói hạt giống một mai rùa và một dương vật đẽo bằng gỗ Đó là hết phần táng quản.

Tiếp gian hỏng hóng là gian cang hướn Phần sau dành cho con gái phía trước để trống Kề gian này về phía bên trái là phần táng chan Gian đầu của táng chan là hỏng lánh ngái, về phía sau dành cho vợ chồng con gái phía trước là bếp Gian kế là hỏng chan để lương thực, chai lọ… chủ yếu là nơi để phụ nữ trang điểm Tiếp là chan, phần dưới mái là chan cuông nơi dành cho công việc của nữ giới (khâu vá, thêu thùa, đan lát) và cũng là nơi để nước sinh hoạt Phần lộ thiên là chan no, để ngồi hóng mát và phơi phóng Thang phụ đặt ở chan chủ yếu để cho nữ giới qua lại.

Mặt bằng sinh hoạt nhà sàn Thái Đen ở huyện Con Cuông – Nghệ An Với nhà sàn người Thái Đen ở Con Cuông tuy vẫn là vi kèo hai cột nhưng có 3 dạng khác nhau

Dạng thứ nhất hoàn toàn giống kiểu vì của Thái ở Mộc Châu Dạng thứ hai giống kiểu vì của người Mường

Dạng thứ ba : có hai cột, một quá giang, đầu quá giang cũng được gác vào đầu cột nhưng không có đòn tay cái Kèo không có đưa, chân kèo được giáp vào đầu quá giang nhờ có con xỏ

Nhà sàn Thái Trắng

Mặt bằng sinh hoạt nhà sàn Thái Trắng ở huyện Mường Lay – Lai Châu Nhà làm theo kiểu phăng đin – thứ kháng, mái lập tranh bốn góc mái vuông, không có khau cút, xung quanh nhà che bằng vách nứa.

Mặt bằng sinh hoạt chia ra làm ba phần theo chiều dọc nhà

Thang chính đặt ở đầu hồi thuộc về hành lang phía sau Qua thang lên thẳng phòng tiếp khách Liền với phòng khách về bên trái là nơi dành cho con gái, cạnh đó có bàn ăn, tiếp là bếp Cạnh bếp

Trang 9

Hành lang ở giữa ,trước nơi dành cho vợ chồng chủ nhà có bếp khách , tiếp là sa quay sợi và cửi khung.Hành lang phía trước , đầu hồi có một phòng nhỏ dành cho khách , tiếp là một ô nhỏ trong đặt bàn thờ tổ tiên , tiếp là nơi dành cho vợ chồng chủ nhà , vợ chồng con chủ nhà và con gái chủ nhà

Các công trình kiến trúc

Cũng như nhà Tày, Nùng bên trong nhà người Thái hầu như không có đục chạm sơn vẽ gì Song, với nhà người Thái do cách sắp xếp đặt chăn gối và các tấm thổ cẩm ở nơi ngủ dọc theo vách hậu có thể coi như một hình thức trang trí đặc biệt mà không thấy ở các dân tộc khác Vì rằng, những thứ này, có rất nhiều mô típ trang trí màu sắc rực rỡ, không chỉ trông đẹp mắt mà còn làm cho nhà thêm sáng sủa và ấm cúng Ngoài hình thức trang trí này còn một hình thức trang trí rất độc đáo khác đó là hình thức trang trí ở cửa sổ và cửa ra vào

Còn trang trí bên ngoài nhà có hàng lan can ở chan hoặc chạy dọc trước nhà.Hàng lan can này có các hình thức trang trí khác nhau:

-Phắt ban: các thanh tre thẳng đứng như song cửa sổ(răng bừa)

-Khuấy chiêng: các nan đan chéo nhau tạo thành các ô vuông hoặc hình quả trám Bên trong các ô vuông còn được gài các que ngắn làm thành các “hoa thị”(theo tên gọi của người Việt)

-Khuấy ta leo: các nan đan thành các ô chữ nhật và cũng có gài các “hoa thị”

Một số hình thức trang trí khác là bộ “sừng ở đầu ốc” giống như hình thức trang trí của nhà một số cư dân Môn-Khơ me Bộ sừng này, người Thái gọi chung là “khau cút” Khau cút cũng có một số dạng khác nhau Chúng khác nhau không ở hình thức , mà còn phân biệt sự sang hèn của chủ nhà trong xã hội Thái xưa.

-Cút quai(sừng trâu) hay cút bẻ(sừng dê), dạng cút này thường của những người nghèo, không có địa vị trong xã hội.Đó chỉ là hai thanh tre hay gỗ bắt chéo nhau như hình dấu nhân.

-Cút chim hay cút nêm(hình lá tre) thường của những gia đình khá giả đông con nhiều cháu.

-Cút pua(cút chùm) còn thêm một dạng nữa là cút lãi bua( cút hình hoa sen).Dạng cút này chỉ nhứng nhà quyền quy trong xã hội cũ mới được dùng Để đề cao loại cút này người ta còn gọi là “cút vua ban”

Từ sau 1954 người Thái không còn giữ quy định như vừa nói trên nữa, ai thích kiểu cút nào làm kiểu cút ấy Ngoài những kiểu cút có từ xưa, nay người ta đã tạo ra nhiều kiểu cút khác, trong đó có cả cút hình máy bay phản lực.

2.1 Quá trình tạo ra trang phục:

Trang 10

Người Thái là dân tộc có truyền thống trồng bông, chăn tằm, dệt vải, thêu thổ cẩm.

Người Thái làm ruộng nước là chủ yếu, nhưng nhà nào cũng có nương trồng bông, trồng cây chàm Đồng bào trồng loại bông cỏ, sau ba tháng thu hoạch.Tháng hai, ba khí hậu ẩm, mát thích hợp trồng bông, tới tháng năm khí hậu khô, nóng thuận lợi cho bông nở và thu hoạch.

Bông hái về được phơi nắng và phơi sương Cứ sau một lần phơi sương thì phải phơi nắng cho tới khi bông nở hết,trắng, xốp.Sau đó bông được cất trữ nơi khô giáo, khi cần thì đưa ra dùng Từ bông, qua đến các công đoạn chọn, nhặt, cán, bật, quấn bông, xa sợi, dệt, tạo ra sản phẩm mặc hàng ngày.

Trước khi cán bông, người ta lựa riêng từng loại với chất lượng khác nhau, loại tốt là bông trắng xốp Phụ nữ Thái dùng cái cán bông để tách hạt ra khỏi bông, hạt được cất trữ làm giống cho vụ trồng sau.

Sau khi cán, bông phải được bật cho tơi xốp gọi là tháp phải Cần bật bông rất đơn giản gồm cái cần làm bằng tre và dây cung Khi bật người ta trải bông ra một cái lóng, dùng cần bật cho dây bắn vào bông.

Bông bật xong được quấn thành lọn bông nhỏ, như kén tằm để tiện cho việc xe sợi Nếu cán bật và cuốn bông thành lọn là việc khá đơn giản, ai cũng có thể làm được, thì khâu xe bông thành sợi là công việc đòi hỏi nhiều công sức và có tay nghề Dụng cụ để xe sợi là chiếc xe quay sợi(nay pán chải).Khi làm, tay phải quay guồng, tay trái vê bông thành sợi, sao cho sợi vừa đều, săn và không bị đứt.

Người Thái dùng khung dệt kiểu chân đạp go, tay lao thoi sợi, khác với kiểu khung dệt khổ vải đẹp, buộc một đầu sợi vào cột nhà, gốc cây, đầu kia căng ra nhờ một bàn gỗ buộc vào lưng người ngồi dệt.Khi dệt, phụ nữ Thái ngồi vào phía sau khung cửi, cắt tay chân phối hợp nhịp nhàng.Cứ mỗi lần lao thoi ngang qua lớp sợi dọc thì một lần kép “phưn” dập sợi về phía mình.Tiếp đó lại dừng chân điều khiển đưa các go phụ lên xuống theo chiều ngược lại và lao thoi về vị trí cũ.Đó là khung dệt vải bình thường theo lối đan sợi lông một, vải dệt ra là loại vải trơn, không có hoa văn Nếu muốn dệt vải thổ cẩm, hay vải có hoa văn các loại thì khung dệt phải có thêm các go phụ để cải hoa, vải dệt ra có khổ rộng trên dưới 40cm.

Cùng với dệt vải, người Thái còn trồng chàm.Màu chàm là màu nền của y phục Thái.Các màu khác để trang trí, dệt thêu thành hoa văn trên vải Người Thái dùng cây chàm để nhuộm vải.Loại cây này được trồng ở trên nương, trong vườn , rẻo đất dọc suối.Chàm cắt về đem ngâm vào chum hay vại lớn.Sau từ 5-7 ngày, người ta cho vôi và tro bếp vào vại chàm, tới khi khuấy nước thấy nước chàm ánh lên màu đỏ là được Người ta lọc lấy nước chàm bỏ bã đi, trữ nước chàm vào vại để dùng lâu dài Vải nhuộm chàm nhiều lần cho tới khi thành màu xanh đậm, mặt vải đanh, cứng, thì đem nấu vải với cây hoa lan, làm cho màu chàm ngả

Trang 11

đen, ánh màu là được Để giữ cho màu chàm bền, đồng bào dùng nước trầu không hay nhúng vào bùn ao để hãm Cũng có khi quần áo mặc lâu bị phai, người Thái nhúng vào nước chàm để lấy lại màu đẹp hơn.

Sợi màu đỏ, vàng, đen, tím, xanh Đều được lấy từ tự nhiên Màu đỏ từ cây phang hay cánh kiến, màu vàng lâdy từ nước cây hem, màu đen là do nhuộm sợi màu chàm vào nước củ nâu, màu tím lấy từ cây giọng giảnh, màu xanh từ nước cây khẩu căm…

Để tạo nên bộ trang phục Thái, không chỉ có công sức của việc trồng bông, dệt vải, của việc nhuộm vải, nhuộm màu, cắt may mà còn của nghệ thuật trang trí bằng thêu, dệt Người Thái có thể dệt hay thêu hoa văn lên mặt vải Các em bé gái từ 8-9 tuổi đã được mẹ, chị truyền dạy nghề thêu dệt, cả thời con gái càn cù làm ra chăn, đệm, khăn, áo… vừa cho bản thân gia đình vừa vhuaarn bị cho ngày cưới của mình Nhìn những sản phẩm mà họ làm ra, người ta có thể đánh giá được sự cần cù, tài khéo léo và phẩm giá của người phụ nữ.

Cũng như nhiều dân tộc khác, trang phục của phụ nữ Thái còn bảo lưu và thể hiện rõ nhất bản sắc văn hóa dân tộc.Các bộ phận của phụ nữ Thái gồm: áo ngắn : ( xửa cỏm ), áo dài (xửa chái và xửa luồng), váy ( xỉn), thắt lưng (xải cỏm), khăn (piêu), nón (cúp) ,xà cạp(pepản khạ),các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay, xà tích…

Áo ngắn của người Thái có nhiều loại,trong đó xửa cỏm ( áo ngắn bó sát người có hàng cúc bướm) là đặc trưng hơn cả Loại áo xửa cỏm may vừa khít thân, rất ngắn, gấu áo vừa chấm cạp váy, làm tôn thêm những dường nét đẹp của phụ nữ Bởi thế, loại áo phụ nữ này rất khó may cắt, sao cho áo vừa bó sát người vừa làm cho người mặc cử động thoải mái.

Xửa cỏm có thể may bằng những loại vải với màu sắc khác nhau,như màu chàm,màu sáng (xanh da trời, trắng )ngày thường đi làm ruộng nương phụ nữ Thái mặc xửa cỏm màu chàm, tết nút bằng khuy vải, khi đi chơi,hội hè thì mặc xửa cỏm màu,có đính hàng khuy bằng bạc hay kim loại này đã làm cho xửa cỏm thành chiếc áo đặc trưng của bộ nữ phục Thái Theo quan niệm dân gian Thái, hai hàng cúc bạc trên hai hàng cúc xửa cỏm là tượng trưng cho sự kết hợp nam với nữ, đực với cái , tạo nên sự trường tồn của nòi giống.Hàng cúc bên trái(bên nam) được gọi là “to po” (con đực), hàng cúc bên phải( bên nữ) được gọi là “ to me”( con cái).

Trang 12

Xửa cỏm là áo mặc phổ biến ở nhiều nhóm người Thái, tuy nhiên giữa các nhóm địa phương cũng có chút khác biệt.Áo xửa cỏm của Thái Đen may cổ tròn ôm gọn lấy vòng cổ tròn ôm gọn lấy vòng cổ , còn của người Thái Trắng thì cổ xuôi xuống hai vạt, giống như cổ áo cánh của phụ nữ Kinh Người Thái Phù Yên(Nghĩa Lộ) thì hàng cúc bạc được thay bằng xương , hình cầu, áo Thái ở Mai Châu thì không xẻ ngực mà may kiểu chui đầu.

Lúc đi tắm , đi ngủ, phụ nữ Thái mặc áo ngắn chui đầu , gọi là “xửa xổm lôm”- áo che ngực.Loại này may cắt đơn giản: miếng vải hình chữ thập gập đôi lại khoét một lỗ tròn làm cổ ở giữa mép vải gấp.Hai bên sườn để hở, không khâu, khi mặc, chui đầu qua lỗ cổ áo.

Phụ nữ Thái còn mặc hai loại áo dài là xửa chái và xửa luồng.Xửa chái, may bằng vải chàm đen, kiểu áo 5 thân, cài cúc phía bên tay trái, cổ đứng, gấu áo phủ qua đầu gối, giống với áo dài 5 thân của người Kinh.Theo tục lệ, phụ nữ có chồng mới được mặc xửa chái vào dịp cưới xin, hội hè của bên nhà chồng, còn khi về nhà bố mẹ đẻ thì không được mặc loại áo này.Đàn ồn Thái cũng mặc loại áo này và rất có thể đây là loại áo người Thái Đen tiếp thu từ người Kinh.

Ở cả người Thái Đen và người Thái Trắng đều mặc loại áo dài xửa luồng(áo lớn).Đó là loại áo khoác ngoài, may dài, rộng, chui đầu, có tay hay không có tay Ở người Thái Đen , loại áo này may bằng vải chàm, có ghép màu đỏ, xanh, trắng ở cổ, ngực và gấu áo.Phụ nữ Thái Đen từ khi còn trẻ đã may loại áo này,một dành cho bản thân khi về già và một để biếu mẹ chồng khi mới về làm dâu Các cụ già mặc áo xửa luồng lộn trái vào ngày thường, chỉ khi chết mới mặc mặt phải.Cô dâu cả lúc túc trực bên quan tài mẹ chồng cũng phải mặc áo xửa luồng, khi ra tới mộ, cởi áo treo lên cột nhà mồ.Chỉ như vậy, theo quan niệm dân gian, tổ tiên mới đón nhận linh hồn người quá cố.

Áo xửa luồng Thái Trắng may bằng lụa, áo hẹp ngang, có chiết eo,mặc thường xuyên hơn, chỉ không chỉ mang tính phong tục.Ngày nay, người ta cải tiến loại áo này của người Thái Trắng thành y phục sân khấu của phụ nữ Thái

Váy(xỉn) cùng với xửa cỏm tạo nên dáng nét chính của bộ nữ phục Thái.Phụ nữ Thái mặc áo hai lớp:Váy trắng lót bên trong và váy chàm mặc ngoài Váy của người Thái thuộc loại váy ống ( đã khâu thành hình ống) , khác với váy xếp nếp của người Mông, Dao hay váy mảnh.Khi mặc váy cuốn chặt lấy thắt lưng , đoạn thừa gấp nếp ra phía trước như thói quen của phụ nữ từ Mộc Châu ngược lên phía Bắc , còn thói quen xếp phần thừa của váy sang bên lườn là của phụ nữ Thái sinh sống ở phía nam.Thường khi ở nhà hay với các cụ già thì ưa mặc váy vén cho gọn.Ngày nay, các cô gái trẻ thích mặc váy cao, để lộ nửa bắp chân Mỗi địa phương có những khác biệt về sắc thái trang trí trên váy Vùng từ Yên Châu trở ngược phía Bắc , váy để trơn không trang trí hoa

Trang 13

văn.Còn vùng Yên Châu,Mộc Châu thì ưa dùng loại váy kẻ sọc thân váy, gọi là xỉn ta mí.Đặc biệt phụ nữ vùng Tây Thanh-Nghệ thì dùng váy kiểu Lào,trang trí hoa văn sặc sỡ ở gấu váy, hình kỉ hà, mặt trời,

Do mặc váy, phụ nữ Thái thể hiện nét tinh tế trong cách ngồi, đi lại.Khi ngồi trên sàn, chị em thường duỗi hai chaanra phía trước hay ngồi xếp nghiêng hai chân lên nhau và đệm váy vào giữa.Khi ngồi ghế, chị em thường ý tứ ghép hai chân sát vào nhau.Bước đi hai chân thường khép sát nhau, khác với bước đi của phụ nữ có thói quen mặc quần.

Thắt lưng(xài ẻo) bằng vải tơ tằm , hay sợi bông màu xanh hay tím sẫm, giữ cho cạp váy quấn chặt lấy eo bụng Người từ trên 40 tuổi thường ưa thắt lưng màu tím, còn các cô gái trẻ thì chọn thắt lưng xanh.Ở người Thái, nhát là phụ nữ Thái Trắng còn có tấm vải choàng ra ngoài thắt lưng, ghép bằng nhiều miếng vải sặc sỡ khác nhau.Đây là phần phụ của nữ phục ,hoàn toàn mang tính chất trang trí, có thể có nguồn cội xa xưa là các tấm vải choàng, mà nguyên mẫu của nó là các tấm vải choàng của phụ nữ nhiều dân tộc sinh sống ở Tây Nguyên.

Nói về bộ nữ phục Thái không thể không nhắc tới khăn piêu.Piêu dùng ở khắp mọi nơi, mọi lúc, là khăn nhưng lại thay cho cả nón, là vật mà người phụ nữ Thái dày công thêu thùa , trau truốt.

Vốn chỉ là một mảnh vải chàm đen, dài khoàng 180cm, rộng 32cm, nhưng là vải làm piêu nên nên người ta nhấn thêm vài lần nước măng chua, nước vỏ cây ban, để mặt vải láng cứng , ánh sắc chàm đen Hai đầu piêu riềm vải ngũ sắc, các góc tết bằng sừng(cút piêu) thành tai(hu piêu) Piêu tết ba sừng là piêu thường dùng , piêu tết năm hay tết bảy sừng là piêu sang dùng làm quà biếu , đội lúc bản mường có hội hè, cưới xin Hai phần vải đầu khăn là gương mặt của piêu(nạ piêu), nên các cô gái bỏ công sức thêu thùa, trang trí.

Các mẫu hoa văn thêu trên mặt piêu không nhiều, thường là hình sao 8 cánh biến thể, đường viền song song , răng cưa, hình xoáy ốc , móc câu, hình tam giác ghép nối thành mảng , thành băng, hình hoa, lá, hình con vật đã cách điệu Cái đáng ngạc nhiên là từ mẫu hoa văn có phần nghèo nàn đó , ở từng địa phương, ở mỗi con người , lại được kết hợp và biến hóa khôn lường , biến cái hữu hạn thành cái vô hạn của hình hài, khiến từng cái khăn piêu hình như có khuôn mặt, cá tính riêng.

Piêu không chỉ đơn thuần là vật trang trí mà còn là biểu tượng tham gia vào đời sống nghi thức, lễ tục.Trai, gái sau khi đính ước thường trao tặng nhau piêu làm vật tin, khi cô dâu về nhà chồng phải dùng piêu làm quà biếu Trong nghi lễ cúng tổ tiên, vật dâng cũng không thể thiếu tấm khăn piêu

Cùng với khăn piêu, các loại trâm cài tóc, phụ nữ Thái rất chăm chút nuôi dưỡng mái tóc và các kiểu chải tóc.Các em gái gái từ 8-10 tuổi đã học mẹ để tóc dài, thường ngày gội đầu bằng nước gạo nếp để chua, nước quả mẹ đun sôi, làm cho tóc vừa sạch, mượt, óng Hàng ngày phụ

Trang 14

nữ có chỗ chải tóc riêng ở phía sau nhà.Tóc chải bị rụng được nhặt trữ lại trong chiếc sọt nhỏ treo sát vách , để tới khi cô gái đi lấy chồng, người mẹ chọn những sợi tóc dài, đẹp, bện thành độn tóc cho cô dâu mới.

Trước khi lấy chồng người ta chải tóc ngược ra phía sau rồi cuộn thành búi ở sau gáy.Cô gái đi lấy chồng phải trải qua nghi thức Tằng cẩu.Bà mối đeo vòng,khuyên tai và chải tóc cho cô dâu rồi cuốn thành búi tròn ở chính giữa đỉnh đầu.Trên búi tóc cài những trâm bạc, vừa giữ cho búi tóc trắng, vừa để trang trischo đẹp.Từ đó trở đi, người đàn bà có chồng luôn phải cẩu tóc và đó là dấu hiệu phụ nữ có chồng.Ở người Thái Đen, đàn bà góa bụa, tuy vẫn cẩu tóc, nhưng búi hơi lệch về một phía, vừa nhìn có thể nhận biết ngay.

Đồ trang sức của phụ nữ Thái còn có các loại vòng, mà theo quan niệm dân gian “không có lỗ tai thì không phải người Thái”, vòng cổ bằng đồng hay bằng bạc, vòng tay(mask khen), dây xa tích cài ở thắt lưng có đeo thêm vài chiếc chìa khóa, hộp đựng vôi ăn trầu.Khi đi chợ hay đi thăm hỏi, hội hè, phụ nữ Thái thường đeo túi thổ cẩm, vừa là túi đựng những đồ cần thiết, vừa là vật trang trí, làm đẹp, làm duyên của phụ nữ Thái Trong các nhóm địa phương của dân tộc Thái, phụ nữ người Thái Mường Lay không đội piêu mà lại dùng nón.Đó là loại nón đan bằng tre, lợp lá có nét gì tương tự như nón của người Kinh xưa.Nón không chỉ để đội mưa,che nắng mà còn là vật bất ly thân của phụ nữ, chứa đựng nhiều sắc thái tình cảm và văn háo dân tộc.

So với nữ phục thì nam phục Thái đơn giản hơn, ít chứa đựng sắc thái dân tộc người và cùng biến đổi nhanh hơn.Trang phục nam giới gồm:áo, quần, thắt lưng và các loại khăn.

Áo nam giới có hai loại, áo cánh ngắn ,tay dài hoặc ngắn và áo dài.Áo ngắn may bằng vải chàm,kiểu xẻ ngực, tay dài hoặc ngắn, cổ tròn.Khuy áo làm bằng đồng hay tết thành nút vải, có hai túi phía vạt trước, có khi có túi con ở phía trước ngực trái.Áo ngắn loại này hầu như không có trang trí hoa văn,mà chỉ vào dịp trang trọng người ta mới thấy nam giới Thái mặc tấm áo cánh ngắn mới,lấp ló đôi quả chì ở đầu đường xẻ tà hai bên hông áo.Mak may quấn bằng chỉ màu xanh,đỏ,vàng xen kẽ nhau

Vào những dịp cưới xin,hội hè,nam giới còn mặc thêm chiếc áo dài,gọi là xửa vạt lắm(áo vạt ngắn ) may bằng vải chàm,kiểu áo năm thân,có thên trong trắng cài cúc phía ngực trái,cổ đứng tròn,vạt dài tới quá gối.Khi mặc loại áo này bao giờ cũng mặc kép,áo xẻ ngực màu trắng phía trong,áo dài chàm bên ngoài,để lộ cổ áo trắng bên trong,tỏ vẻ sang trọng kiểu cách.

Nam giới Thái mặc quần.Loại quần ngắn(quần đùi) mặc lót trong hay mặc trong nhà lúc đi ngủ.Xưa kia nam giới mặc quần dài màu

Trang 15

chàm,dùng dây lưng thắt cạp quần cho chắc,hai ông quần có trang trí hoa văn.Nay phổ biến mặc quần dài buộc dải rút.Loại quần chắp ống,may kiểu chân què của người Kinh cũng được người Thái mặc Đàn ông Thái dùng hai loại thắt lưng vải và da trâu.Thắt lưng vải dùng với loại quần không buộc dải rút,còn loại thắt lưng tự tạo bằng da trâu thì xưa chỉ có phìa tạo,gia đình giàu có mới sử dụng.Kỹ thuật chế tạo khá công phu: luộc da trâu nhiều giờ,phơi khô rồi dùng chày giã cho mềm.Cắt da theo kích thước thích hợp,dùng chỉ sợi bông khâu mép viền xung quanh,dùng dùi lỗ làm khóa dây lưng.

Nam giới Thái dùng 2 loại khăn:khăn pàu dài và khăn trọc ngắn hơn.Loại khăn pàu dùng quấn lên đầu thay nón mũ khi đi xa hay dịp lễ tết,còn khăn trọc dùng trong lúc lao động trên nương,dưới ruộng.Loại khăn thứ nhất dùng quấn quanh đầu thành nhiều lớp.giống như khăn xếp của người Kinh,còn loại sau thì quấn hình chữ “^” quanh đầu,vừa nhanh vừa tiện lợi.

Tuy ít,nhưng cũng có nam giới Thái bịt răng vàng,thường là nhà giàu.Còn tục xăm mình thì khá phổ biến,vừa để cho đẹp vừa mang ý nghĩa phong tục,là dấu hiệu trưởng thành của nam giới mà thiếu nó thì họ bị cộng đồng khinh rẻ,là biểu tượng trở về với tổ tiên,có nó mới được tổ tiên thu nhận.Khi đến tuổi trưởng thành,nam giới xăm hình chạc cây lên cánh tay trái để khi chết,lên Mường trời nộp cho Then đoạn cây đó,nếu không phải lấy cơ thể mình thay làm cột nhà trên Mường trời.

Khi sinh con đầu lòng,giống như người kinh,bà mẹ Thái đi xin quần áo cũ của các gia đình đông con có đủ trai và gái để lấy phước cầu mong con cháu của gia đình mình cũng như vậy.

Mới sinh trẻ được bọc trong những mảnh vải bông màu chàm,gọi là phả trán.trẻ em từ 3-4 tuổi trở đi được may quần áo,khăn mũ tùy theo giới tính.Trẻ trai mặc áo ngắn,quần ngắn và dài buộc dây rút,thắt lưng vải,đội mũ ghép bằng các mảnh vải màu gọi là Muk lếch nọi(mũ trẻ nhỏ).Trẻ gái mặc áo ngắn,thắt lưng,tới 9-10 tuổi bắt đầu đội khăn Piêu như người lớn.Trẻ em cũng đeo vòng cổ,vòng tay,chân,ngoài cho đẹp còn có tác dụng giữ vía,trừ ma tà làm hại.Trẻ em khoảng 5-6 tuổi đã đục lỗ tai để sau này đeo vòng.Trẻ nhỏ còn đeo bên mình túi thổ cẩm nhỏ trong đó đựng đồ cho.

Y phục chính trong lễ tang của người Thái là chiếc áo xửa cò lòng, may bằng vải màu trắng, kiểu xẻ ngực, dài quá gối nẹp áo không có khuy mà dùng dây buộc, gấu áo xổ, gấu tay đáp vải màu xanh, đỏ Loại áo này dùng cho con trai, con dâu của người đã quá cố.

Người chết sau khi được tắm rửa sạch sẽ,mặc áo xửa cỏm(nếu là nữ) vào trong,rồi đến xửa chải và ngoài cùng là xửa luổng.

Trang 16

Trong thời gian tang lễ,vợ con dâu trưởng,con gái cả của người quá cố mặc xửa luổng,con dâu thứ và con gái thứ mặc xửa cò lòng,họ hàng và những người thân thích mặc xửa cỏm màu trắng.Sau khi mai táng xong,ra về,con gái cả,con dâu cả cỏi bỏ xửa luổng treo lên cột nhà mồ để lại cho người chết rồi mặc xửa cò lòng ra về.Sau đám tang,những người để tang mặc xửa cỏm màu trắng,chỉ khác là hàng khuy bạc đơm ở mặt trái của nẹp áo.

Trong các bản mường Thái có một số người hành nghề cúng, bói và cúng giải các loại “phi”(ma) làm hại cho con người Đó là các thày Mo, bà Một, cscs ông bà Then…

Thày mo hành lễ trong các dịp cúng Xên Mường, Xên Bản, mặc áo thụng rộng, may kiểu chui đầu, màu vải đỏ, gấu áo phủ quá gối, có ghép những mảnh vải hình tam giác, gần giống với áo xửa luổng của người Thái Đen, đâug đội mũ làm bằng vải khít có tua rủ xuống vai, có khi trên mũ có dán thêm hình các con vật như bò, rắn, rết, sâu… Các cụ già kể lại rằng, xưa các thủ lĩnh Thái đi chinh chiến cũng thường mặc loại áo thụng này.

Trong các nghi lễ cúng ma nhà Phi hươn, thày mo mặc áo dài màu đen xửa vạt lẳn, quấn khăn dài thành nhiều lớp trên đầu Các bà Một khi cúng mặc áo dài xửa chải thắt lưng màu trắng có trang trí hình các con vật, đầu đội khăn hình chóp, hai dải khăn để xõa phía sau lưng.

Thức ăn chính của đồng bào là cơm nếp,nay là cơm tẻ Ngoài cơm là rau và cá.

Đồng bào thích ăn cá, thịt trâu và ếch nhái Nhiều loại côn trùng cũng được ưa thích như ong non,trứng kiến,khi sinh đẻ phụ nữ được chăm sóc chu đáo,thường được bồi dưỡng bằng các loại thịt đặc biệt là thịt gà.

Đồng bào ít ăn thức ăn luộc.Thức ăn thường hay xào với mỡ hoặc rang muối.Họ thích ăn chua,ăn sống hoặc ăn tái dưới nhiều loại gia vị có chất cay chát.Mắm cá là món ăn nổi tiếng của người Thái.Đặc biệt là món

nậm pịa là nước sữa đắng ở ruột non trâu bò,hươu nai.Nước sữa đó hòa với tỏi ớt nước chua làm nước chấm.Tiếng dân tộc Thái gọi là nậm pịa,tiếng việt gọi là phèo trâu.Khi con trâu đã lột da xong mổ bụng đồng thời người ta bắt phèo luôn,phèo được buộc túm chặt lại để khỏi phân già lẫn qua.Phèo trâu được thái thành miếng,cả nước lẫn cái được cho vào xoong để nấu.Người ta lấy riềng,gừng,xả,ớt,tỏi,mắc khén giã nhỏ cho vào thêm một ít lá chanh thái nhỏ.Món này thực chất là một loại nước chấm các loại như gan,lá lách Thịt luộc đem chấm nậm pịa ăn ngon lạ thường.Trong tất cả các món ăn chế biến từ con vật bốn chân ăn cỏ nói chung và con trâu nói riêng,đối với người miền núi không thể

Trang 17

thiếu được món nậm pịa.Ngày xưa mổ trâu bò có thể thiếu một thứ gì đó,nhưng nhất thiết không thể thiếu nậm pịa.Chia cho mỗi nhà trong bản.

Tiếp theo là món thịt trâu khô.Khách đến nhà có khi họ thịt trâu nghé đãi

khách quý.Do vậy nguồn thịt trâu ở miền núi không hiếm,khi giết mổ trâu ăn thịt tươi không hết họ làm khô để ăn dần.Cách làm thịt trâu khô cũng dễ làm.Người ta chọn thịt nạc thái thành thỏi 1-2 phân dài 15-20 phân,sau đó ướp muối và gia vị.Khi thịt đã ngấm muối,người ta xâu miếng thịt vào các đũa trẻ dài chừng 40-50 phân,mỗi đũa xâu chừng 10 miếng thịt.Rồi treo thịt lên gác bếp,cứ để như vậy ít ngày thịt khô.Vì bếp của đồng bào lúc nào cũng có lửa,khi sấy thì rất chóng khô.Khi thịt đã khô thì có thể cho vào ống bương hoặc gói lại để trên bếp gác ăn dần.Có thịt trâu khô cũng phải biết chế biến thành các món ăn.Thịt trâu khô người ta có thể đồ chín rồi đem thái nhỏ để ăn nhưng các này dai khó ăn.Hoặc thịt khô cho vào nước nóng ngâm rửa sạch thành miếng mỏng,xào với tỏi gừng ăn cũng ngon.Nhưng ngon hơn cả có lẽ là thịt trâu khô vùi vào tro nóng,sau đem ra dập nhừ.Đây là món ăn được nhiều người ưa thích nhất vì nó thơm ngon,ngọt tiện lợi mang đi nương,đi đường xa,làm quà,khách đến nhà đã có thịt.

Cá pỉn tộp là món cá nướng độc đáo của dân tộc Thái Đây là món ăn đặc trưng của người Thái với cá nướng chẻ làm đôi Để chế biến món ăn này, người Thái sử dụng cá chép tươi và phải thật béo Sau khi đã chọn được cá thì đem mổ cá dọc theo sống lưng trở xuống, đê ráo nước và tẩm ướt và gia vị, xoa một lớp muối rang nổ và ớt tươi Sau đó thai nhỏ các loại gia vị như gừng, tỏi, sả, hành, mầm mang của cây xa nhân và rau thơm rừng rồi nhồi vào cá Úp con cá lại và xoa một lớp bột riềng và thính ở ngoài và đem đi nướng cá nướng trên bếp than, miếng thị vàng ươm, thơm và mùi, thơm mùi các loại gia vị ăn với cơm nếp dẻo mới cảm nhận được vị ngọt thanh của thịt cá.

Sau buổi làm việc mệt nhọc khi tiếp khách,hội hè,cúng bái,cưới xin đồng bào hay uống rượu trắng(lẩu xiêu) làm bằng ngũ cốc,sắn các thứ củ trong rừng.Rượu cần(lẩu xá) thường được dùng trong những dịp hộ hè tế lễ.

Đồng bào ưa hút thuốc lào.Chiếc điếu cày dài,to,nhiều nước,hút nhẹ.Phụ nữ ít ăn trầu.

4 Phương tiện vận chuyển.

Do sinh sống bên cạnh dòng sông con suối,người Thái nổi tiếng là những người đi thuyền giỏi.Nhiều khách du lịch không hết lời ca ngợi cách lái thuyền của họ vượt qua các thác ghềnh xuôi ngược sông Đà Ngày xưa trước khi lấy vợ người thanh niên Thái buộc phải lên rừng kiếm gỗ đóng xong chiếc thuyền độc mộc cho mình.Nổi tiếng ở vùng Thái là chiếc thuyền đuôi én thường dùng để chở hàng,dọc các con sông lắm thác ghềnh.Thân thuyền thon,mũi thuyền nhọn phảng phất

Trang 18

như chiếc thuyền trên trống đồng Ngọc Lũ.Thuyền có nhiều loại.Có loại to 5 mái chèo,có loại nhỏ 2 mái chèo.Thuyền to dài tới 15-16m,có thể chở được 20 tạ hàng.

Đến nay bên cạnh những phương tiện giao thông vận tải cổ truyền còn thấy thông dụng ở nông thôn,đã xuất hiện những phương tiện hiện đại:ô tô,xe đạp,thuyền gắn máy.Mạng lưới đường xá đã mở rộng xuống các làng mạc tạo điều kiện cho đồng bào dễ tiếp xúc với văn minh bên ngoài của cả nước,thúc đẩy sự phát triển về các mặt kinh tế,xã hội,văn hóa ở địa phương.

Đến với bản người Thái trên vùng cao Tây Bắc, nơi nào có nhà sàn, có khăn piêu, áo cóm, áo chàm là ở đó có văn nghệ bản mường Dù dưới ruộng hay trên nương, lúc nào tâm hồn thảnh thơi là câu hát lại cất lên ngân nga, trầm lắng.

Hãy một lần ghé thăm nơi đây để được tận mắt ngắm nhìn nét độc đáo, ý nghĩa văn hóa cũng như tình yêu, khát vọng mà đồng bào dân tộc người Thái gửi gắm vào điệu khèn Bè, tiếng Pí Pặp, đàn môi, tính tẩu…, cất lên gần như đầy đủ hương sắc âm nhạc dân gian Thái.

Những nhạc cụ độc đáo của người Thái được làm ra từ trong lao động, để những âm thanh đó diễn tả lên cuộc sống mộc mạc, chân phương của người dân bản mường Cùng nhạc cụ Tiến Mạnh đi tìm hiểu để thấy được nét đặc trưng văn hóa trong nhạc cụ dân tộc của người Thái.

Khèn Bè

Tiếng khèn bè từ lâu đã trở nên quen thuộc đối với mỗi người dân tộc Thái giữa núi rừng Tây Bắc Giai điệu mượt mà của những âm thanh sóng đôi đặc trưng của khèn bè cất lên nghe da diết sâu lắng như lời tâm tình yêu đương đã chắp cánh cho biết bao đôi lứa Những làn điệu hát khắp đặc trưng của người Thái cũng được ngân nga hơn trong âm vang của tiếng khèn bè Và từ lâu tiếng khèn bè đã trở nên quen thuộc trong những dịp Lễ Tết, những dịp vui của đồng bào Thái nơi đây.

Trong bộ phận của khèn Bè có ống, lưỡi, chốm pì hay gọi là bệ khèn, sau đó xếp theo thứ tự và dùng những dây lạt thắt các bộ phận lại Quan trọng nữa là sáp ong ruồi phải làm sao để hàn cho kín, nếu không thì thổi nó rât mệt, thậm chí nó không kêu nữa.

Trong chiếc khèn Bè, bộ phận quan trọng quyết định âm thanh là lưỡi khèn, Lưỡi khèn được làm bằng đồng hoặc bạc trắng, được đánh mỏng

Trang 19

để gắn vào trong các ống khèn, độ tỉ mỉ trong chế tác lưỡi khèn và trình độ thẩm âm của nghệ nhân quyết định âm thanh của mỗi cây khèn PÍ

Pí của người Thái có nhiều loại Mỗi loại có một âm thanh khác nhau: – Pí pặp đơn gồm 1 ống, có 6 lỗ và lưỡi gà bằng đồng, thường được các chàng trai thổi vào ban đêm thay cho đi chọc sàn với âm thanh vang lên trữ tình để cô gái cảm động rồi mở cửa cho vào nhà.

– Pí pặp kép được ghép từ hai chiếc pí pặp đơn với nhau, được thổi vào buổi sáng sớm với giai điệu vui nhộn.

– Pí thui có độ dài khoảng 1m, có 6 lỗ, không có lưỡi gà, được người Thái thổi với âm thanh du dương, đượm buồn để bày tỏ sự nuối tiếc cho mối tình đẹp của hai người yêu nhau say đắm nhưng không thành.

– Pí tam lay được ghép lại từ 3 ống nứa, mỗi ống gồm 1 lỗ, được các chàng trai thổi gọi bạn gái vào lúc trăng sáng.

– Pí loong tông gồm 2 lỗ, có lưỡi gà làm bằng tre, được thổi vào những ngày mùa nhằm cổ vũ, động viên nhau hăng say lao động, sản xuất với giai điệu vui nhộn.– Pí cúng có 7 lỗ, lưỡi bằng đồng, có lỗ điều chỉnh để làm rè tiếng, được dùng để thổi liên tục từ đêm đến sáng cùng với tiếng cúng của thầy Mo đuổi tà ma khi trong nhà có người ốm đau.

Tiếng pí là tiếng lòng, là nỗi niềm, là tâm tình của người thổi Chả thế mà các đôi trai gái Thái yêu nhau, cô gái có thể nhận ra đâu là tiếng pí của người yêu mình trong rất nhiều tiếng pí, và qua tiếng pí người nghe có thể cảm được tâm trạng của người thổi đang vui hay buồn Người thổi được pí là người phải thật sự đam mê và hiểu dân ca vốn cổ dân tộc mình.

ĐÀN MÔI

Ở Việt Nam, đàn môi là một trong những nhạc cụ được đồng bào các dân tộc thiểu số ưa chuộng, đặc biệt là đồng bào dân tộc Thái

Đàn môi thuộc loại nhạc khí tự thân vang, được làm bằng kim khí, đồng thau và tre với hình dáng nhỏ nhắn, chỉ khoảng 7 cm Nhìn kiểu dáng bề ngoài, có người sẽ cho rằng chiếc đàn môi được sản xuất bằng máy móc công nghiệp Kỳ thực, chiếc đàn được làm hoàn toàn do đôi tay của những thợ thủ công Chỉ những thợ kéo tay mới có thể rèn được chiếc đàn môi dù nó chỉ nhỏ xíu.

Trang 20

Đàn môi không chỉ dùng để tiêu khiển mà còn được người ta sử dụng để giao duyên, thổ lộ tâm tình Cái hay của lời tâm tình này là sự thầm kín, không cần thốt thành lời nhưng người ta vẫn hiểu được, bởi âm sắc đàn môi gần gũi với giọng nói con người và đó cũng là một trong những lý do khiến ta như bị “bỏ bùa” bởi thứ nhạc cụ này.

Tính tẩu

Tính tẩu (ha tinh tẩu) (còn gọi là đàn Tính hay đàn Tẩu) là nhạc cụ khảy dây được dùng phổ biến của dân tộc Thái Trong tiếng Thái, tính có nghĩa là đàn, còn tẩu là bầu (quả bầu), dịch ra tiếng Việt, tính tẩu có nghĩa là đàn bầu Để khỏi nhầm lẫn loại đàn bầu của người miền xuôi, nhiều người gọi tính tẩu là đàn tính nhưng nếu dịch ra “đàn đàn” thì sai Do đó chỉ cần hiểu đàn tính là cách gọi tắt của đàn tính tẩu Tính tẩu có âm sắc êm dịu, thanh thoát Khi phát ra âm cao nó gần giống với tiếng đàn tam.

Tính tẩu có những bộ phận chính là bầu vang, cần đàn và dây đàn Tính tẩu thuộc bộ dây, âm vực có thể đạt tới 3 quãng tám Tuy nhiên người diễn chỉ sử dụng những âm trong vòng 2 quãng tám và một vài âm hơn nữa.

Đối với dân tộc Thái tính tẩu là nhạc cụ chính, dùng để độc tấu, đệm hát và chơi giai điệu múa Các chàng trai người Thái vừa đàn tính tẩu vừa múa bằng nhạc cụ này Khi đệm hát, tính tẩu thường chơi giai điệu của lời ca Trong nhạc múa tính tẩu có những bài bản riêng.

Người con gái Thái, lần đầu tiên được nghe tiếng đàn tính tẩu như tâm sự của chàng trai đến làm quen, tiếng đàn như sợi dây tình quyến rũ, họ yêu nhau Nhiều cặp đã nên vợ chồng qua tiếng đàn tính tẩu.

Cuộc sống hiện đại đi kèm với những đổi thay nhưng với những nét độc đáo của mình, những âm vang say sưa với điệu khèn, tiếng Pí, đàn môi, tính tẩu, … như thế này có lẽ vẫn sẽ còn ngân nga gắn bó với những người Thái

Người Thái có ngôn ngữ và văn tự riêng Các nhà dân tộc học hiện nay đă xếp tộc người này vào Nhóm nói tiếng Thái … ngữ hệ Thái Ka-đai Do có chung một cội nguồn, ngôn ngữ Thái có tỷ lệ thống nhất cao Đó

Ngày đăng: 08/04/2024, 17:33

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan