1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập nhóm văn hoá dân tộc bana văn hoá các dân tộc thiểu số việt nam

37 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Họ là tộc người có dân số đông nhất, chiếm vị trí rất quan trọng trong các lĩnh vực văn hoá, xã hội ở các cao nguyên miền Trung nước ta.5.Đặc điểm môi trường sinh sống:Họ sống gần gũi vớ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

MÔN: VĂN HOÁ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM GIẢNG VIÊN: NINH THỊ THƯƠNG

NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM LỚP: DT6002.N01

Hà Nội, 2024

Trang 2

I Khái quát chung: Nguyễn Đoàn Khánh Ly II Văn hoá mưu sinh : Tô Yến Nhi

III Văn hoá vật thể: Nguyễn Phúc Hoàng Long IV Văn hoá phi vật thể : Bùi Thị Khánh Huyền V Văn hoá xã hội:Phùng Thu Huyền

VI Phong tục tập quán: Đỗ Thị Như Thảo

VII Những thay đổi về văn hoá truyền thống hiện nay: Đỗ Đức Trường

Trang 3

CHỦ ĐỀ: DÂN TỘC BANAI.KHÁI QUÁT CHUNG

Là thành viên trong 54 dân tộc Việt Nam, Banna là một trong những dân tộc có lịch sử lâu đời sinh tụ ở Trường Sơn Tây Nguyên Họ là mộ trong số những tộc người chiếm vị trí rất quan trọng trong lĩnh vực văn hóa xã hội ở các cao

nguyên miền trung Theo tổng cục điều tra dân số năm được chia làm nhóm địa phương

1.Tên dân tộc:

Dân tộc Bana-Tên gọi khác: Bơ Nâm, Roh, Kon Kde, Ala Kông, Kpang Kông

Nguồn gốc: Theo các nhà nhân chủng học thì người Ba Na có nguồn gốc thuộc chủng Indonesia, tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ me.

2.Dân số: 286.910 người (Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019).3.Địa bàn cư trú:

Sinh sống trải rộng ở nam Kon Tum, bắc Gia Lai và phía tây tỉnh Bình Định Ở tỉnh Kon Tum, dân tộc Ba Na gồm 2 nhánh là Ba Na Rơ Ngao và Ba Na Jơ Lâng, đứng thứ hai về dân số trong 6 dân tộc thiểu số bản địa.

4.Lịch sử:

Dân tộc Ba Na là một trong những cư dân sinh tụ lâu đời ở Trường Sơn - Tây Nguyên đã kiến lập nên nền văn hoá độc đáo ở đây Họ là tộc người có dân số đông nhất, chiếm vị trí rất quan trọng trong các lĩnh vực văn hoá, xã hội ở các cao nguyên miền Trung nước ta.

5.Đặc điểm môi trường sinh sống:

Họ sống gần gũi với thiên nhiên với núi rừng do vậy các buôn làng của người bana thường quần tụ ở những nơi gần sông suối

Trang 4

II.VĂN HÓA MƯU SINH1 Nông nghiệp

Do sinh sống ở các địa hình khác nhau, người bana có nhiều loại hình trồng trọt, phổ biến nhất là rẫy và ruộng.

Việc trồng trọt tại đây tiến hành theo một nông lịch khá chặt chẽ Công việc dọn nương, cuốc ruộng bắt đầu khi cây gạo (blang) ra hoa Khi mùa Xuân đến, cây cối đâm chồi nẩy lộc, hoa blang nở, cũng được đồng bảo coi là thời điểm mở đầu cho việc đi dọn nương, cuốc ruộng Khi hoa blang rụng thì họ trỉa lúa Ngoài ra ở vùng Kon Tum, đồng bào thường trồng cây kmứt hay bagang hmôi, một loại cây giống như cây nghệ để chữa đau bụng, đồng thời để giúp đồng bào xác định thời vụ canh tác Mỗi khi mùa xuân đến, cây kmứt nảy mầm là báo hiệu mùa sản xuất mới bắt đầu Cuối mùa thu, khi cây kmút tàn lụi, cũng là lúc mùa màng phải thu hoạch xong xuôi, thời gian nông nhàn.

Như vậy, một năm chỉ có hai thời kỳ: thời kỳ sản xuất gồm mười tháng Hai tháng cuối cùng là tháng nghỉ ngơi

Đồng bào cho rằng gieo trồng vào thời kỳ trăng lên, trăng tròn thì vụ mùa sẽ bội thu hơn Vụ mùa kéo dài từ tháng 4 (dương lịch) khi bắt đầu mùa mưa, đến hết tháng 10 (dương lịch), lúc hết mùa mưa Trong suốt thời gian cây lúa phát triển trên ruộng, trên nương, đồng bào Ba Na rất chú ý đến khâu chăm sóc, bảo vệ cây trồng khỏi sự phá hoại của muông thú: đồng bào rào kỹ xung quanh nương, đặt bẫy, treo các loại bù nhìn làm thú rừng sợ Ngoài ra đồng bào thường xuyên thăm nương, thậm chí làm chòi ngủ trên cây cao bên cạnh nương nhất là từ thời gian khi cây lúa trổ bông cho đến khi lúa chín Vào tháng 10 khi cây cối hoang dại bắt đầu tàn lụi, đồng bào cũng thu hoạch mùa màng Trong trồng trọt, ngoài trồng cây lúa tẻ, đồng bào còn trồng lúa nếp và cây sắn (mì).

Kỹ thuật trồng trọt truyền thống còn thô sơ, dùng trâu quần làm đất; công cụ sản xuất chủ yếu là cuốc và xà gạc Sống ở trong rừng, cuộc sống nhờ vào rừng, còn rừng tốt thì còn cuộc sống tốt, thấu hiểu điều này, khi phát rừng làm nương rẫy, đồng bào Ba Na rất có ý thức bảo vệ tài nguyên rừng: không làm rừng bị kiệt quệ bằng cách, khi đốt nương không để xảy ra cháy rừng và thực hiện luân canh.

Người Ba Na có nghề làm vườn khá phát triển Trong vườn, đồng bào thâm canh các loại cây như bông, chàm; các loại rau như bầu, bí, mướp, đậu đỗ, vừng, lạc, dưa; các cây ăn quả như chuối, đu đủ, mít, dứa và các loại cây gia vị Ngoài ra, đồng bào còn trồng trong vườn mía, ngô, 20 bo, kiều mạch, các loại kê, khoai sọ Nghề làm vườn đã tận dụng được thêm nguồn nhân lực (người trẻ, người già ở nhà), đồng thời góp phần tăng thu nhập cho gia đình.

Trang 5

2, Chăn nuôi

Đồng bào nuôi trâu, bò, ngựa, lợn, dê, chó, gà, vịt, ngan Cũng như nhiều dân tộc ở Tây Nguyên khác, đối với đồng bào Ba Na con trâu được coi là tiêu chí để đánh giá sự giàu nghèo Đồng bào chăn nuôi trâu, bò không nhằm mục đích phục vụ sức kéo trong sản xuất nông nghiệp, mà mục đích chính là để phục vụ nhu cầu cúng Giàng, và bán, ăn thịt hoặc dùng vào việc đổi chác lấy cồng, chiêng, ché, đồ trang sức Chó là con vật luôn được yêu quý và không bao giờ

Trong đó nghề dệt thổ cẩm là một nét văn hóa độc đáo có từ rất lâu đời của người ba na Sản phẩm thổ cẩm dệt bằng tay của người Ba Na nổi tiếng bởi những hoa văn trang trí rất tinh tế, họa tiết thường sử dụng các màu: Đen, đỏ, trắng, tạo ấn tượng mạnh mẽ và phản ánh quan niệm về vũ trụ, trời đất, lấy thiên nhiên làm hình mẫu Mỗi màu sắc đều có một ý nghĩa riêng biệt, màu đen tượng trưng cho đất rừng trù phú, màu đỏ của khát vọng và tình yêu, màu vàng tượng trưng cho ánh sáng Các cô gái Ba Na đều được bà và mẹ chỉ cho cách dệt vải, dệt thổ cẩm từ lúc 12-13 tuổi, để khi đi lấy chồng phải tự dệt cho mình một bộ y phục thật đẹp để ra mắt mọi người.

Đan lát là công việc của đàn ông Họ thường tập trung ở nhà rông để đan các loại dụng cụ từ cái sọt, bồ, bịch cho đến các loại gùi

Đàn ông Bana có nghề đan chiếu bằng lá pmắt giống như lá dừa, nhưng dài tới 2,3m Lá chẻ thành năm, sáu dây rồi phơi khô trong năm, sáu ngày, sau đó phơi sương ha ngâm qua nước cho mềm để đan những chiếc chiếu khổ 1,20 – 1,60m

4, Săn bắt, hái lượm

Nếu hái lượm là công việc của phụ nữ, trẻ em thì săn bắt là trách nhiệm của đàn ông Săn bắt không chỉ phục vụ cho việc bảo vệ mùa màng, mà còn nhằm kiếm thức ăn Gia súc tuy nhiều nhưng chỉ đủ dùng cho những dịp cúng bái, hội hè, cưới xin, ma chay,… săn bắt còn là dịp trai tráng rèn luyện tài năng và lòng dũng cảm.

Trong săn bắt, nhất An Khê việc dùng tên tẩm thuốc độc rất phổ biến Có bốn loại cây có nhựa dùng làm thuốc độc: kran và adam.

Việc thu hoạch các lâm sản quý ở đây lại là công việc của đàn ông Vùng bana có nhiều mật ong Đến tháng 6, sau mùa săn bắt và bắt ếch, đồng bào chuẩn bị

Trang 6

đuốc, dao, ché, hoặc có nơi còn chuẩn bị một thứ thuốc lấy từ rễ cây pogang rồi nhai, phun vào tổ ong để xua chúng đi lấy mật.

5, Trao đổi, mua bán

- Việc mua bán thường dùng vật đổi vật, xác định giá trị bằng con gà, lưỡi rìu, gùi thóc, con lợn, hay nồi đồng, ché, chiêng, cồng, trâu v.v…

- Việc buôn bán thực hiện theo công thức: người Ba Na tổ chức đoàn đi xuống vùng đồng bằng các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi tìm mua cồng chiêng, chum ché, hoặc chờ có đoàn người Kinh (Việt), người Lào, Căm-pu-chia mang cồng, chiêng, nồi đồng, đồ trang sức đến vùng đồng bào cư trú, đổi lấy trâu, bò, ngà voi, các loại lâm thổ sản Một chiêng tốt, có đường kính khoảng 1,5 m có thể đổi đến 30 con trâu hoặc một con voi Chó cũng là báu vật trong gia đình, là nơi cư ngụ của thần linh bảo vệ, phù hộ cho sức khoẻ và công ăn, việc làm của gia đình Giá trị của chiếc chó chủ yếu là ở sự “linh thiêng của nó Để có được một chiếc chó to cũng có thể phải đổi bằng 2 - 3 chục con trâu hoặc một con voi.

Trang 7

III VĂN HOÁ VẬT THỂ

1.Nhà ở và các công trình kiến trúc:

Nhà ở:

Nhà người bana đa số là nhà sàn dài Cửa ra vào mở về phía mái Trên hai đầu đốc đều có trang trí hình sừng

Trước đây mỗi ngôi nhà có nhiều thế hệ sinh sống, do vậy nhà sàn của người banna có những ngôi dài đến cả trăm mét

Nhà sàn ở đây nhỏ và thấp so với nhà Sân của các dân tộc miền núi phía Bắc Sàn nhà chỉ cách mặt đất khoảng 0,8 - 1m, trâu bò không ở gầm sàn, người không đi lại dưới gầm sàn được.

Gầm sàn thường được sử dụng để chứa củi đun Nhìn đông củi dưới gầm sàn người ta đánh giá con gái chủ nhà đó không chỉ chăm chỉ làm việc, mà còn nên nếp, biết làm ăn.

Nguyên vật liệu làm nhà là gỗ, tre (lô 0) cỏ gianh Đây là những nguyên vật liệu tại chỗ, sắn có ở trong rừng Gỗ dùng làm cột nhà, tre dùng làm vách nhà và sàn nhà, có giành dùng để lợp nhà.

Việc chọn đất, chọn cây gỗ làm cột nhà, dựng nhà cần có một số thủ tục tâm linh: bẩm báo thần linh và cầu xin thần linh phù hộ cho gia đình được sinh sống yên ổn trên mảnh đất đó.

Công trình kiến trúc:

Buôn làng của người banna có những hình ảnh đặc biệt không thể pha trộn Một ngôi nhà rông to đẹp được đặt ở giữa làng Nhà rông còn được người dân gọi với cái tên gần gũi là gà cồ Đó là cách mượn hình ảnh để miêu tả công năng của nhà rông Loài gà cồ có tiếng gáy khỏe vang xa mỗi khi nghe tiếng gà cồ cất lên mọi người trong buôn làng đều hướng về và biết rằng buôn làng có những việc trọng đại Tiếng gà gáy còn báo thức cho người banna thức dậy lên nương, lên rẫy.

Ngay từ khi lập làng người banna phải chọn nơi có địa thế tốt ở giữa làng để làm nhà rông

Nhà rông được coi là trụ sở của làng, được coi là nơi tiếp khách, nơi già làng thực hiện những công việc quan trọng, nơi xử lý tất cả những chuyện to, chuyện nhỏ xảy ra trong làng Mọi người đều phải tuân thủ những quy chế, quy định do hội đồng già làng xây dựng từ xa xưa, ai vị phạm đều bị đưa ra nhà rông để làm rõ trách nhiệm Ai có lỗi sẽ bị xử theo quy định Lễ khánh thành nhà rông là một sự kiện quan trọng đối với người bana Trong ngày làm lễ khánh thành nhà rông mọi người đều phải có mặt, kể cả những người đã được dựng vợ gả chồng sang những làng khác Ngày hôm đó nhất định phải có con trâu để cúng tế, có

Trang 8

chiêng, có trống, có rượu cần Người dân làm lễ dâm trâu để thể hiện khí thế hừng hực và tinh thần đoàn kết trước thiên nhiên trước kẻ thù.

Nhà rông với đặc trưng là mái khum hình mai rùa trên chỏm đầu có sừng trang trí, vách nghiêng theo thế “ thượng thách hạ thu”, bên trên thì mở rộng, bên dưới thì thu hẹp dần, tạo sự thoáng mát ở bên trên, ấm cúng ở bên dưới, đồng thời chống thú rừng phá phách.

Nhà mồ có diện tích thiết kế là 20m2, thân nhà làm bằng gỗ, tre nứa, mái lợp tranh Nhà mồ Ba Na có hai mái, khoảng từ 2-2,5m, xung quanh có hàng rào, trên mái có diềm trang trí Quanh nhà mồ dựng các tượng gỗ Nhà mồ Ba Na cũng như các công trình khác của người Ba Na, quy mô của nó phụ thuộc vào sự giàu có và địa vị của người chết.

2.Trang phục:

Trang phục của họ mang tính thực tiễn cao, chú ý tới giá trị sử dụng sao cho thích hợp với môi trường, với điều kiện tự nhiên, gắn với kỹ thuật thủ công truyền thống, sự cần cù, óc sáng tạo, sự khéo léo Và trong quá trình phát triển chúng không tồn tại biệt lập mà tiếp xúc đan xen với nhau, tiếp thu những nét tinh túy nhưng vẫn bảo lưu truyền thống nhóm dân tộc còn nối bật ở sắc màu sặc sỡ, kết hợp nhiều gam màu lạnh nóng, tạo nên sự thú vị và bất ngờ của văn hóa Việt Nam Sống giữa núi rừng bạt ngàn, những đường nét trong trang phục của người Ba Na hòa quyện cùng với thiên nhiên và mang hơi thở của đại

ngàn Tây Nguyên.

Nét độc đáo trong trang phục: Độc đáo về họa tiết, ấn tượng về màu sắc và đáng ngạc nhiên về ý nghĩa của từng đường nét Từ xưa người Ba Na đã biết trồng lông dệt vải có hoa văn thổ cẩm đẹp mắt Bông sau khi thu hoạch đem phơi nắng khoảng 3 ngày sau đó xoắn lại để nới lỏng sợi lông khi đó sợ lông sẽ mềm hơn Đặc biệt hơn là phụ nữa ở đây dùng sáp ong để bôi trơn và tăng cường độ chắc khỏe Làm cho bộ trang phục sau khi dệt có màu sẵn và mùi hương vô cùng đặc trưng Hoa văn trên vải của họ khác biệt và độc đáo so với dân tộc khác nhưng hoa văn được sử dụng rất đơn giản và hầu hết là khối hình đối xứng mang giá trị biểu tượng cao của dân tộc Những hình đối xứng này phản ánh các khái niệm về vũ trụ trời đất âm dương và tự nhiên Bông hoa thổ cẩm trên vải của người Ba Na cũng phản ánh nét văn hóa truyền thống và đời sống hàng ngày Điểm nhấn của bộ trang phục là những đường kẻ sọc Đường sọc ngang trắng đỏ ở gấu áo nam thể hiện sự mạnh mẽ của người đàn ông Những đường sọc ở khuỷu tay cổ ngực viền áo những đường sọc ở chân váy và gấu váy thể hiện sự nhẹ nhàng duyên dáng của người phụ nữ.

Trang 9

Trang phục của phụ nữ: Phụ nữ thường mặc áo bố cục dải băng theo chiều ngang thân người, giữa thân áo trang trí một đường viền màu đỏ, dưới gấu váy là đường kẻ màu trắng Diện tích hoa văn đôi khi có thể chiếm đến hơn một nửa diện tích áo, hai ống tay đều trang trí hoa văn Người Ba Na dùng ba màu chủ đạo là đỏ, trắng và đen cho hầu hết các trang phục Áo của phụ nũ chủ yếu là loại chui đầu, ngắn thân, cộc tay hoặc dài tay Váy là loại váy hớ, ngắn ngang bắp chân Phụ nữ Ba Na thường ngày ưa đê tóc ngang vai, còn khi búi họ cài lưọc hoặc cắm lông chim Một sổ nơi phụ nữ dùng trâm cài đầu bằng đồng hoặc thiếc Tuy nhiên, cách để tóc này không phổ biến ờ tất cả các nhóm Ba Na Có nhóm không búi, không chít khăn mà chỉ quấn bằng dây vải hay vòng cườm, chẳng hạn như nhóm ở An Khê (Sông Bé), Mang Giang hoặc một số nơi khác thường chít khăn trùm kín đàu hoặc khăn chàm quấn gọn trên đầu Xưa kia, trong sinh hoạt hàng ngày, phụ nữ đội nón hình vuông hoặc tròn trên có xoa sáp ong để khỏi ngấm nước mưa, đôi khi cùn có áo tơi vừa mặc vừa che đầu.

Họ thường đeo chuỗi hạt cườm ở cổ, vòng tay bằng đồng xoắn ốc dài đến tận khuỷu (theo kiêu hình nón cụt) Nhấn được dùng phổ biến và thường được đeo ở hai, ba ngón tay Tục “xả tai” vừa mang ý nghĩa trang sức vừa mang ý nghĩa tín ngưỡng Hoa tai có thể là kim loại, có thể là tre, gỗ Tục cà răng mang quan niệm triết lý của cộng đồng hơn là trang sức Đặc biệt, các thiếu nữ Ba Na còn có khăn đội đầu để làm duyên Chiếc khăn có những hàng cúc trắng, chuỗi cườm, cúc bạc lung linh thể hiện tình yêu thủy chung và niềm ước mơ hạnh phúc Phụ nữ Ba Na ngoài những bộ áo, váy mặc hàng ngày còn có bộ trang phục sặc sỡ hơn, chuyên dùng trong những dịp cưới hỏi, lễ hội Đặc biệt, trong những dịp này, ngoài mặc váy, áo mới, họ còn buộc dây cuốn đầu, thiếu nữ chưa chồng thường khoác tấm choàng (khan vay) được làm bằng vải sợi bông màu đen, dài I,96m và rộng I,19m, trên đó dệt hoa văn bằng sợi màu đỏ, xanh, vàng hình mắt võng Dây cuốn đầu được dệt bằng sợi bông có trang trí hoa văn, dài 75cm —- 80cm, rộng 4cm, hai đầu có những tua chỉ Hai đầu của dải dây này dệt bằng sợi màu đen, khoảng giữa dệt sợi màu đỏ, vàng và tím tạo hoa văn hình quả trám trong có dấu nhân Chính giữa, người ta dệt trang trí một đường chỉ màu xanh nhỏ chạy suốt chiều dài của dây.Dải dây này chỉ dùng trong những dịp cưới hỏi, lễ hội, ngày thường ít khi sử dụng.

Đồ trang sức của phụ nữ Ba Na thường là chuỗi cườm xanh, đỏ, tím đeo cổ, vòng đeo tay bằng đồng, nhôm, bạc Vòng của người Ba Na phần lớn được làm bằng chất liệu đồng Vòng có đường kính khoảng 7cm, thiết diện tròn trung bình 0,8cm, hai đầu không ráp mối mà để hở, thuận tiện khi đeo Ngoài các chuỗi cườm đeo cổ, đeo thắt lưng hoặc dọc theo 2 rìa mép váy, người ta còn gắn

Trang 10

thêm một số lục lạc nhỏ, khi đánh trống, chiêng, múa tập thể, lục lạc tạo nên những âm thanh vui nhộn làm cho không khí lễ hội càng sôi động Lục lạc là nhạc cụ rung lắc, đồng thời là vật trang điểm trong lễ hội của người Ba Na, là một dây dài từ 75 đến Il5cm, tuỳ từng loại được gắn trên một sợi da trâu với rất nhiều quả chuông bằng đồng sát nhau, bên trong có hạt cứng khi lắc phát ra âm thanh Hai đầu dây được nối với nhau bằng khóa Ngày lễ hội, người Ba Na đeo lục lạc bên hông để biểu diễn, tạo âm thanh Lục lạc được dùng cho cả trang phục của nam và nữ.

Trang phục của nam giới: Trang phục thường ngày của nam giới Ba Na gồm áo và khố Áo (ao krăng) được may bằng vải màu xanh chàm, kiếu chui đầu (pon cho), thân áo rộng thoải mái, cổ áo (cho quây ao) được tạo bằng cách rạch một đoạn đủ chui đầu rồi khâu viền bằng vải màu đỏ Thân trước áo trang trí 3 bông hoa và các đường chỉ đỏ, trắng chạy dọc theo thân áo ở cả đẳng trước và đẳng sau, kết hợp các màu đỏ và trắng xen kẽ Vạt áo trước còn được trang trí bằng những đường chỉ típ hình sóng nước Gấu áo viền một nẹp vải đỏ Vạt áo trang trí hình mắt võng nối tiếp nhau, trên cùng là nhành hoa, nhành giữa có 5 bông, một bông màu đỏ và 4 bông màu vàng, hai nhành hai bên cũng có một bông màu đỏ ở trên và mỗi bên có một bông màu vàng Nhành hoa màu xanh kế tiếp là những cây lúa, tất cả đều nổi bật trên nền áo màu xanh chàm

3.Ẩm thực:

Nguồn thức ăn của người Bana rất phong phú, bao gồm các loại lương thực, các loại thực phẩm và các loại cây ăn quả do họ tự sản xuất ra hoặc khai thác từ tự nhiên Thích ăn cơm tẻ, thức ăn thường là rau xanh và đặc biệt là canh lá sắn non Rượu cần: tay cầm cần, miệng nc vui cười Rượu có loại ủ bằng gạo, kê, ngô, thường làm bằng sắn Uống rượu cũng được quy định theo thứ bậc, vai vế của người đứng đầu làng, dòng họ được ưu tiên uống trước Hết già đến trẻ, men rượu cùng với các món ăn phong phú và đa dạng làm cho cả cộng đồng say sưa cho đến tận thâu đêm

Tết:

-Thổi cơm nếp “cơm lam”

-Các loại rau rừng, rau gia vị đều được băm nhỏ hoặc xắt thành sợi Cà đắng, cà tím được xắt thành miếng Cá, ếch, nhái mổ bỏ ruột, cắt thịt ra trộn rau rừng, măng rừng, sả, tiêu (giã nhỏ) cho vào ống lô ô Còn gia súc (trâu, bò, heo, dê ) và gia cầm (gà, vịt) đều được thui trên bếp lửa cho cháy trụi rồi mới cạo hay vặt sạch lông Sau đó mổ bụng, xẻ thịt, chặt từng khúc nhỏ trộn gia vị cho vào ống lô ô để lên cửa than cây rừng nướng cho đến chín

Trang 11

các món ăn phục vụ cho lễ hội được người phụ nữ chế biến thường có cơm lồ ô, chao thịt, gỏi kiến bóp chua với rau rừng, muối giã với mè lá é Mỗi món ăn được sắp đặt trên 1 cái lá nhìn vào khá bắt mắt

-Thuốc lá cũng là thức hút quen thuộc, từ đàn ông đến đàn bà, từ người già đến con trẻ Nếu nghiện nặng, đồng bào còn ngậm thuốc bằng cách nhét lá thuốc vào những kẽ răng, hoặc ăn thuốc giã với vôi (hết mum)

Một số món ăn độc đáo:

Cháo nấm mối: Đây là món ăn quen thuộc và ưa thích của người Ba Na Trước kia đồng bào thường nấu cháo bỏ vào trong vỏ bầu khô mang theo mỗi khi đi làm xa Sau những giờ lao động mệt nhọc, giải lao được thưởng thức món cháo mát lạnh đựng trong bầu, cái nắng, cái gió của cao nguyên như dịu đi phần nào Nấm mối thường chỉ mọc vào đầu mùa mưa, trong khi làm nương rẫy, người ta thường bắt gặp những đám nấm mọc rải rác trên rẫy mì, rẫy bắp Nấm lấy về rửa sạch, loại bỏ phần gốc rồi xé nhỏ Khi nấu cháo đồng bào không để nguyên hạt gạo mà dùng cối giã gạo thật mịn rồi mới đem nấu Nước sôi, bỏ nấm vào nồi nấu trước khoảng dăm phút rồi cho bột gạo vào Trong khi cho bột vào, một tay rắc nhẹ để bột không bị dính cục, một tay cầm cây đũa bếp quấy thật đều Người nấu phải quấy đều tay để cháo không bị vón cục Trước khi bắc xuống, cho vào nồi cháo một chút muối, một chút bột tiêu rừng Tôm lam rau dớn -Rau dớn sinh sôi phát triển vào mùa mưa Khi những cơn mưa đầu mùa trút xuống, bà con cứ men theo những con sông, khe suối, là có thể hái được rau, có khi bắt gặp cả một thảm rau xanh mượt dưới những tán rừng già rậm rạp, bên những khe suối Rau dớn có thể chế biến thành nhiều món như luộc, nộm, xào, nấu canh và đặc biệt là món Tôm lam rau dớn Tôm để nguyên con rửa sạch cùng với rau dớn Cho tôm và rau vào ống lồ ô (Chọn những ống lồ ô “bánh tẻ”, tức là không già quá, cũng không non quá Nếu ống già khi đốt dễ bị cháy, nếu ống non quá thì lại hay bị óp, nứt) Sau khi bỏ tôm và rau vào ống lồ ô, nêm muối vừa ăn, xóc đều rồi nút lại bằng lá chuối Đem ống lồ ô nướng trên bếp than, khoảng 15 – 20 phút Khi nướng thỉnh thoảng xoay tròn ống để tôm và rau chín đều Đổ món ăn ra đĩa hoặc lá chuối đã chuẩn bị sẵn là có được món tôm lam rau dớn thơm ngon, màu xanh mượt của rau kết hợp với màu vàng tươi của tôm khiến món ăn càng trở nên bắt mắt.

Cá suối nấu măng le

Những người phụ nữ Ba Na đảm đang, tháo vát Mùa mưa cũng là lúc những búp măng thi nhau mọc Măng le không to như măng nứa, măng vầu nhưng ruột đặc, rất giòn và ngọt Sau mỗi buổi lên nương, trên đường về, những người phụ nữ thường tranh thủ kiếm thêm ít rau, măng cho bữa cơm gia đình Trong lúc đó

Trang 12

người đàn ông cũng tranh thủ quăng chài bắt cá, tôm để nấu với măng Món cá suối nấu măng le quen thuộc nhưng cũng không kém phần hấp dẫn Măng rửa sạch rồi thái mỏng Cá rửa sạch, những con to mổ bỏ ruột rồi cứ để nguyên con Cho măng vào nồi nấu trước, khi măng gần chín thì cho cá vào rồi nêm mắm muối, gia vị Tiếp tục đun trên bếp khoảng 10 phút cho cá chín và vị ngọt của cá thấm đều vào măng Để làm tăng thêm hương vị và khử mùi tanh của cá suối cho thêm một ít lá é Vị ngọt tươi thơm ngon của cá suối cùng với vị giòn sần sật của măng le khiến những ai đã từng một lần thưởng thức khó có thể quên Thịt mùi nấu cà đắng

Để có một món thịt mùi nấu cà đắng ngon, người ta thường chọn những miếng thịt heo ba chỉ, khi nấu sẽ tạo được độ ngon và béo Đem gói thịt trong lá chuối rồi để trên gác bếp1 – 2 ngày cho thịt có mùi Cách chế biến này khiến cho món ăn trở nên độc đáo, có hương vị riêng Sau đó thịt được cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn Cà đắng rửa sạch, bổ đôi, hoặc bổ ba Cho cà và thịt vào ống lồ ô rồi nêm gia vị vừa ăn, dùng lá cây nút ống lại và đem nướng trên bếp lửa Khi các nguyên liệu đã chín, dùng đũa bếp xọc thật mạnh để cà và thịt nhuyễn vào nhau, cho thêm lá é, một thứ gia vị quen thuộc và phổ biến của người Ba Na làm cho món ăn thêm phần hấp dẫn Để đổ thức ăn từ trong ống ra cũng phải có “tay nghề” Người ta dùng tay trái nắm vào thân ống lồ ô, dùng tay phải đập nhẹ lên cổ tay trái, cứ như vậy cho đến khi món ăn nằm gọn trên đĩa Thịt mùi nấu cà đắng là sự kết hợp hài hoà giữa các nguyên liệu và gia vị Khi ăn vừa cảm nhận được béo ngậy của thịt mùi, vị bùi pha chút đăng đắng của cà cùng mùi thơm rất riêng của lá é Tất cả hoà quyện vào nhau khiến món ăn ngon khó tả

4.Phương tiện vận chuyển và vũ khí

Phương tiện vận chuyển: Khi đi làm rẫy hay vào rừng, đàn bà địu con sau lưng

bằng tấm vải choàng, đàn ông mang gùi, ná, tên Phương tiện vận chuyển phổ biến của Bana là gùi Phụ nữ vận chuyển bằng gùi tốt hơn đàn ông do họ phải lấy củi, nước hàng ngày Hành trang ra khỏi nhà của ngườu đàn ông là cây ná, ống tên và gùi nhỏ hình mai rùa Hành trang ra khỏi nhà của người phụ nữ là gùi to đan thưa hình mắt cáo Người phụ nữ khi về nhà thường mang theo một gùi đầy củi hoặc đầy những quả bầu đựng nước Bằng cách gùi họ có thể mang sau lưng một khối lượng 50-60kg Cách mang gùi phổ biến là đeo sau lưng bằng hai quai quàng vào vai Người Bana không dùng ngựa trâu để vận chuyển như một số dân tộc ở vùng miền níu phía bắc, không dùng voi để vận chuyển như người Ê đê, Mnông ở nam Tây Nguyên, cũng không dùng quang để gánh như người Kinh ở đồng bằng Khi cần vận chuyển gỗ từ rừng về làm áo quan hay làm nhà rông người Bana huy động súc mạnh tập thể như kéo, khiêng vác

Trang 13

Người Bana bơi lội không giỏi Để đi lại, vận chuyển trên sông, người Bana sử dụng thuyền độc mộc, loại thuyền này khá phổ biến ở các làng ven song Ba và song Đắc Bla.Một số làng họ biết làm những chiếc cầu cheo nhỏ bằng tre, lồ ô và dây rừng để đi qua song.

Vũ khí: Vũ khí của người Bana đơn giản bao gồm ná, khiên, giáo dài, gươm

Đôi khi người dùng rìu, dao làm vũ khí trong chiến đấu và săn bắn Ná là vũ khí quen thuộc của người đàn ông, dùng để săn bắn thú rừng và tự vệ Tên ná làm bằng cây lồ ô già, mũi nhọn, đầu có gài ngạnh tam giác để dễ định hướng khi bắn Đôi khi người ta sử dụng tên tẩm thuốc độc trong các cuộc săn thú lớn và chiến đấu Khiên được làm từ gỗ, hình tròn, đường kính 50-60cm, có núm tay cầm ở giữa, sử dụng bằng tay trái, là vũ khí tự vệ trong chiến đấu, nhằm tránh bị sát thương bởi tên ná, mũi giáo và mũi gươm Giáo dài cũng là vũ khí tầm xa dùng trong săn bắn và chiến đấu, bao gồm cán dài làm bằng gỗ vừa cứng, vừa dẻo và mũi giáo nhọn làm bằng sắt Giaos là cây lao lợi hại phóng vào địch thủ từ khoảng cách vài mét trong các cuộc chiến tranh giữa các làng Toàn bộ cây giáo dài khoảng 11,8-2m Gươm là vũ khí sắt, chủ yếu dùng trong chiến đấu, có được do trao đổi với bên ngoài Khi đi đường hay ở nhà, gươm được cho vào trong bao gươm đeo ngang hông hay treo trên vách Phần lớn vũ khí của người Bana là vũ khí đa năng, không chỉ dùng trong săn bắn mà còn trong chiến đấu.

5.Âm nhạc:

Dân ca rất phong phú nhưng phổ biến là điệu hmon và roi Nhạc cụ rất đa dạng gồm cả bộ dây, bộ hơi và bộ gõ Múa dân gian Ba Na trong đó có múa phục vụ nghi lễ và biểu diễn ở hội hè được nhiều người ưa chuộng Trường ca, Truyện cổ của dân tộc Ba Na cũng là những tác phẩm dân gian cổ truyền độc đáo, có giá trị trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.

Nhạc cụ:Có khoảng 20 nhạc cụ Bana, chia làm nhiều loại khác nhau, bao gồm

loại chính là nhạc cụ dây, nhạc cụ hơi, nhạc cụ màn rung và nhạc cụ tự thân vang Mỗi loại nhạc cụ lại được sử dụng bởi các đối tượng khác nhau, trong những dịp khác nhau và nhằm mục đích không giống nhau Nhạc cụ hơi gồm a lal, a vơl , đinh tút, klong put, tơ nuốt A lal là một loại sáo, cấu tạo của a lal gồm ống nứa nhỏ rỗng 2 đầu, một đầu khoét một lỗ hình chữ nhật gắn lưỡi gà bằng đồng, có thể rung khi thổi hơi Đây là nhạc cụ giành cho thanh niên trong hát giao duyên A vơ l là nhạc cụ thổi tự như a lal, khác nhau 3 điểm: một đầu a vowl được bịt kín, chiều dài a vowl lớn hơn và có nhiều lỗ khoét hơn A vowl cũng là nhạc cụ cửa thanh niên trong hát duyên Đinh đút gồm nhiều ống lồ ô, một đầu nguyên mấu, một đầu khoét lõm vành cung, có chừa một khe nhỏ, vừa

Trang 14

thổi vừa điều chỉnh khe hở tạo thành các âm thanh khác nhau Đinh đút do phụ nữ chơi trong dịp lễ ăn mừng lúa mới hàng năm Klong pút là nhạc cụ hơi quen thuộc của người Bana được cả nước biết đến từ lâu Nhạc cụ này gồm nhiều ống lồ ô to nhỏ dài ngắn khác nhau, Khi diễn tấu người ta dùng tay vỗ vào từng ống, mỗi ống cho một âm thanh khác nhau Đây là nhạc cụ do nữ giới sử dụng trên nương rẫy trong các dịp cúng trỉa lúa và cúng ăn mừng đóng cửa kho lúa Tơ nuốt thực chất là chiếc kèn-tù và làm bằng sừng trâu hơi cong, thủng 2 đầu, đầu to được để nguyên hay đắp cho to ra bằng sáp ong khiến cho toàn bộ cái kèn giống như quả bầu cong, đầu nhọn được gọt bằng, dìu thủng một lỗ nhỏ đưa vào mồm thổi Kèn tơ nuốt được đàn ông sử dụng trong các lễ hội cộng đồng Nhạc cụ màng rung bao gồm 2 loại trống và chiêng Trống gồm 2 loại trống nhỏ và trống lớn Trống nhỏ là trống dùng trong lễ hội, do đàn ông sử dụng Trống có đường kính mặt 30cm, chiều dài tang 45-55cm, có quai để đeo Khi chơi trống đeo trước ngực, người chơi vừa vỗ bằng tay vừa múa, thường được dùng trong dịp lễ ăn trâu mừng chiến thắng, ăn trâu mừng lúa mới Trống lớn là trống thường ngày đặt ở nhà rông, khi có việc thì going trống lên để báo tin với cộng đồng, ngày lễ trống còn được mang ra sử dụng phục vụ cho các điệu dân vũ Người đánh trống thường là người đầu làng hoặc các già làng Nhạc cụ tự thân vang bao gồm đàn dùng sức người (tơ rung, chinh cheeng, chum chọe), đàn dùng sức nước( khinh khung) và đàn dùng sức gió (cheeng kial) Điển hình như Cồng chiêng (ching chêng) là nhạc cụ màng rung đặc trưng của người Bana nói riêng và các dân tộc Tây Nguyên nói chung Một bộ cồng chiêng bao gồm 2 loại: Ching là nhạc cụ có núm, chêng là loại nhạc cụ không có núm, còn gọi là chêng bằng Đây là nhạc cụ nghi lễ, dùng trong các lễ thức, ít dùng trong ngày thường Có nhiều bộ cồng chiêng khác nhau dùng trong các lễ khác nhau Trong các nhạc cụ Bana, dễ nhận thấy nhạc cụ hơi và nhạc cụ tự thân vang chiếm ưu thế so với nhạc cụ dây và nhạc cụ màng rung, đa số các nhạc cụ Bana được chê từ các cây thân rỗng như (tre, nứa, lồ ô…) có trong tự nhiên Mộ số nhạc cụ kết hợp với quả bầu để tăng độ âm và độ rung.

Trang 15

IV VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ1.Ngôn ngữ:

Theo các nhà nhân chủng học thì người Ba Na có nguồn gốc thuộc chủng Indonesia, tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ me Vì sống rải rác trên một địa bàn rộng lớn nên phong tục, tập quán của người Ba Na có thay đổi ít nhiều theo phong thổ từng địa phương và sự giao lưu với xã hội bên ngoài Song những biến đổi đó không rõ rệt.

Về tiếng nói, các nhánh người Ba Na cùng một thứ tiếng, tuy cũng có sự thay đổi ít nhiều tùy theo địa phương Tiếng nói của dân tộc Ba Na là tiếng nói của trình độ phát triển kinh tế- xã hội nông nghiệp Do vậy bảng từ vựng của tiếng Ba Na giàu những thuật ngữ phản ánh môi trường tự nhiên núi rừng và môi trường xã hội tự cấp tự túc Do có lượng dân số đông và trình độ phát triển kinh tế khá nổi trội ở Bắc Tây Nguyên, cho nên tiếng Ba Na đang có xu hướng được một số dân tộc khác có dân số ít, sử dụng trong giao tiếp tại quê hương (tỉnh Kon Tum) Hoà đồng vào sự phát triển kinh tế xã hội, và cơ chế thị trường của cả nước, sự hội nhập của dân tộc Ba Na vào đất nước về mọi mặt kinh tế, văn hoá, xã hội ngày càng sâu rộng, do đó trong tiếng nói của dân tộc Ba Na xuất hiện ngày càng nhiều thuật ngữ tiếng Kinh (tiếng Việt) hiện đại Những thuật ngữ mới này, liên quan đến cơ chế quản lý xã hội, đến ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất và đời sống Tiếng Việt đã và đang trở thành một bộ phận của tiếng Ba Na hiện nay và trong tương lai.

Về chữ viết, người Ba Na là dân tộc thiểu số đầu tiên ở Tây Nguyên biết đọc, biết viết và biết làm tính Năm 1861, chữ Ba Na viết theo mẫu tự la tinh như chữ quốc ngữ được đặt ra và tồn tại, phát triển cho đến ngày nay Cho đến khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta, dân tộc Ba Na chưa có chữ viết riêng Sau khi xâm lược Tây Nguyên, thực dân Pháp đã xây dựng bộ chữ viết cho một số dân tộc, trong đó có bộ chữ cho dân tộc Ba Na Bộ chữ Ba Na được xây dựng trên cơ sở của chữ Pháp (sử dụng chữ cái H câm và dấu (phầy) Trong thời kỳ chiến tranh chống đế quốc Mỹ, nhà nước ta đã tiến hành xây dựng chữ viết cho một số dân tộc trong đó có dân tộc Ba Na Bộ chữ này cũng là bộ chữ Latinh và xây dựng trên cơ sở bộ chữ tiếng Việt Nó đang được sử dụng rộng rãi trong giáo dục, trên các phương tiện thông tin đại chúng và phát huy tác dụng trong đời sống xã hội của dân tộc Ba Na.

2.Tôn giáo, tín ngưỡng:

Dân tộc Ba Na quan niệm “vạn vật hữu linh”, tức là mọi vật như: sống, núi, cây cỏ, đất, đá đều có linh hồn - thần linh Các loại thần linh được gọi một tên chung là giàng Có nhiều giàng khác nhau như: giàng núi, giàng sông, giàng bên

Trang 16

nước, giàng lúa, giàng ngô Đồng bào Ba Na rất sùng bái các giảng đó và mỗi khi có việc như gieo hạt giống vụ mùa, thu hoạch vụ lúa họ đều tổ chức cúng giàng, cầu xin sự phù hộ, che chở, giúp đỡ của giàng.

Tộc Ba Na quan niệm con người có ba hồn Ba hồn này sống trong con người và chi phối cuộc sống của con người Ba hôn đó ngụ ở chỏm tóc, ở ngực và ở thân thể Cùng với sự xâm lược của thực dân Pháp, cuối thế kỷ XIX, người Pháp đã tiến hành xây dựng nhà thờ gỗ ở tỉnh Kon Tum và truyền bá đạo Thiên Chúa trong đồng bào Ba Na, song nhìn chung việc truyền đạo ở đây không mấy kết quả.

Bốc Kơ Đơi và Dạ Cung Ké được xem như là hai vị thần tối cao sáng tạo ra vũ trụ và muôn loài Trong các vị thần được nhắc đến nhiều phải kể đến Thần sấm sét (bôkglaih) còn gọi là Thần chiến tranh, thường xuất hiện dưới dạng con dê xồm hay ông già, hai tay đầy lông lá, ngủ suốt mùa khô, đến mùa mưa thức giấc đi gieo mưa thuận gió hòa, trừng trị những người loạn luân Dạ Apom hay Dạ Xơ Kiar, nữ thần đầy lòng thương người hay giúp đỡ kẻ gặp hoạn nạn, là nữ thần chuyên chăm lo việc giã gạo và giữ cho cây đa ở cung trăng khỏi đổ Yàng Xri (Thần lúa) là cháu gái của Thần sấm sét, hình dạng xấu xí trong con nhện hay con cóc, ẩn nấp trên nương lúa hay trong nhà kho Ngoài ra còn có Yàng Đắk (Thần nước), hay Yàng Kông (Thần núi) là những thần đòi người ta cúng lễ mới phù hộ Dạ Nôn và Dạ Câu (bà Thiện và bà Ác) đỡ đầu cho các phù thủy Dạ Đinh Đai Đóc là nữ thần canh gác cánh cửa dẫn vào thế giới người chết Còn nhiều Thần nữa như: Bốc Kla (Thần cọp), Bốc Roih (Thần voi), rồi thần cây si, cây đa, … Nhà rông không chỉ là nơi diễn ra mọi sinh hoạt thiết yếu, cố kết cộng đồng của người Ba Na mà còn là không gian của tâm linh, tín ngưỡng, nơi diễn ra mọi hoạt động lễ hội truyền thống, mang giá trị văn hóa tinh thần, nghệ thuật đặc sắc Người Ba Na có quy định nghiêm ngặt: “chỉ có con trai từ 14 tuổi trở lên mới được ngủ qua đêm trong nhà rông Đã là con trai Ba Na thì ai cũng phải biết đánh cồng, chiêng và học cách lợp mái, xẻ gỗ, chắp kèo,…để có thể sẵn sàng xây dựng Nhà rông khi trưởng thành”.

Cụ bà Y Trăng (làng Kon Rờ Bàng, thành phố Kon Tum) cho biết: “Trong những ngôi nhà rông cũng có Yàng trú ngụ nên dân trong làng luôn chăm sóc nhà rông như nhà ở của mình Nhà rông có sạch sẽ, khang trang, đẹp đẽ thì Yàng mới hài lòng, và phù hộ cho mùa mùa tươi tốt, người dân trong làng có cuộc sống yên bình, vui vẻ Còn nếu lơ là việc coi sóc, để Nhà rông bẩn thỉu, mối mọt thì Yàng sẽ không “ưng cái bụng”, nổi giận gieo tai họa cho dân làng”

3.Lễ hội:

Trang 17

Lễ hội đâm trâu ( X'trǎng): Đây là một trong những lễ hội quan trọng hàng đầu

của người Ba Na Kon Tum, nhằm tế thần linh hoặc những người đã có công chủ trì thành lập buôn làng, ăn mừng chiến thắng, ăn mừng mùa màng bội thu.

Để chuẩn bị cho lễ hội, dân làng chọn một con trâu mới lớn, khỏe mạnh, cho ăn uống đầy đủ rồi tắm rửa sạch sẽ Thường trâu tế lễ là của làng, còn nếu trâu mua từ nơi khác thì phải mang về trước đó 10 ngày, cho ăn cỏ uống nước của làng Vào ngày diễn ra Lễ hội, trâu được cột vào dây mây, một đầu nối với cây nêu (Người Ba Na gọi cây cột này là gưng sakapô) Người chủ trì Lễ (thường là già làng) sẽ đọc bài khấn, cảm ơn thần linh trong mùa vụ qua và mong thần linh phù hộ độ trì cho dân làng trong mùa sắp tới Sau đó dân làng nhảy múa hò reo theo nhịp cồng chiêng rộn rã, xung quanh con trâu tế lễ Nghi lễ đâm trâu là phần quan trọng bậc nhất của lễ hội: những thanh niên mạnh khỏe sẽ biểu diễn võ thuật, dương uy sức mạnh vòng tròn quanh con trâu trong tiếng cổ vũ của cả dân làng Khi con trâu đã thấm mệt, họ lựa thời cơ, bất ngờ phóng lao dài giết trâu Con trâu bị giết được đem xẻ thịt nhỏ chia cho các nhà trong buôn làng cùng liên hoan, xem như chia sẻ điều may mắn.

Lễ bỏ mả: (Mơt bơxát hoặc Mơt brưh bơxát): Thông thường kéo dài khoảng 5

ngày Theo quan quan niệm của người Ba Na, người chết tuy mất đi về thể xác, nhưng phần hồn vẫn tồn tại, ở trong nhà mồ, hồn sinh hoạt bình thường như người sống trên trần gian Sau khoảng 3 năm, 7 năm hoặc lâu nhất là 10 năm thì bắt đầu làm Lễ bỏ mả, để hồn người chết bước hẳn qua thế giới mới Để làm Lễ bỏ mả, gia đình sẽ chọn ngày cuốc dọn (anăr choh cham) nghi lễ cầu xin hồn ma người chết cho dựng nhà mồ mới, bắt tay vào dọn dẹp khu nhà mả cũ Những ngày đầu, họ tập trung lại xây dựng nhà mả mới cho người chết, gia đình đem rượu, thịt tới khu nhà mả ăn uống, có để phần cho người đã chết và khóc lần cuối cùng vĩnh biệt người thân Đến ngày thứ tư, khu việc xây dựng nhà mả mới đã xong, gia đình người chết dắt trâu ra nhà rông của làng để làm lễ tế thần linh Sau khi xong nghi thức cúng tế bỏ mả, con trâu sẽ được phục vụ cho việc ăn uống, vui chơi của cả làng trong đêm đó.

Lễ bỏ mả hoàn thành, mọi ràng buộc giữa người sống và người chết đã cắt đứt, người chết sẽ sang một thế giới khác Hồn không còn quấy rầy những người còn sống ở trên trần gian nữa, người sống không phải kiêng kị gì nữa.

Lễ cầu an (Át te rei ): thường được tổ chức vào cuối mùa Thu đến hết mùa

Xuân (từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau) Đây là lễ hội truyền thống của ngừời Ba Na vừa mang tính chất gia đình, dòng tộc và vừa có tính chất cộng đồng sâu sắc Lễ cầu an được tổ chức khi gia đình gặp những chuyện không may: đau ốm, bệnh tật, mùa màng thất bát, bị tai họa gieo xuống,… Quy mô tổ

Trang 18

chức Lễ cầu an rất đa dạng, có khi trong phạm vi gia đình, dòng tộc, có khi bao gồm tất cả dân làng Hình thức tổ chức lễ hội tuỳ theo điều kiện kinh tế của gia đình, cộng đồng làng mà chuẩn bị con vật dâng cúng Yàng phù hợp Những năm gần đây, lễ hội này vẫn được người Ba Na duy trì và tổ chức trang trọng, có sự đổi mới về cách thức tổ chức cho phù hợp với điều kiện, như lễ hội cầu an ở làng Kon Gộp, xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy, làng Đăk Wơk, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy luôn có sự tham gia của đông đảo dân làng.

Lễ mừng lúa mới: thường diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 11 dương lịch

năm trước cho đến tháng 1 năm sau, đây là thời gian rảnh rỗi của con người sau khi đã thu hoạch xong vụ mùa thắng lợi và cũng là thời gian cho đất "nghỉ ngơi" theo tập quán Lễ mừng lúa mới được tổ chức với mong ước cuộc sống ấm no cho cộng đồng ở các buôn làng có truyền thống sản xuất trên nương rẫy.

Để thực hiện nghi lễ này cần chọn một ngày đẹp trời sau vụ mùa, dân làng tụ tập ở Nhà rông, mỗi gia đình góp 1 con gà, 1 ghè rượu và 1 khay cốm, bày dọc theo 2 hàng của nhà rông Chuẩn bị xong, mỗi nhà cử một đại diện ngồi vào mâm lễ của mình, đám trai làng đi chung quanh nổi cồng chiêng, già làng cầu mong cho sự bình yên, ấm no chung của cả làng, từng gia đình có điều ước riêng cho mình Già làng và những người lớn tuổi được phép ăn và uống rượu trước tiên sau đó mới đến dân làng Tiếng cười nói, đùa vui của người già, lũ trẻ hòa vào nhau, một không khí đầm ấm, nhộn nhịp Cuộc vui thường kéo dài thâu đêm, đến khi con gà rừng gáy báo sáng vẫn còn nghe tiếng cồng chiêng.

4.Nghệ thuật dân gian:

Sống trong môi trường thiên nhiên hùng vĩ, cuộc sống rất thơ mộng, nhưng cũng rất khó khăn, con người luôn phải tìm cách vượt khó khăn để vươn lên Do vậy, dân tộc Ba Na nói riêng và các dân tộc Tây Nguyên nói chung thường kể nhiều chuyện thần thoại nói về tinh thần thượng võ, về những tấm gương vượt khó vươn lên Hắn đây cũng là một hình thức nhắc nhở động viên con cháu hãy gắng vươn lên trong cuộc sống, chiến thắng mọi trở ngại gian nguy để giành lấy cuộc sống ấm no hạnh phúc Các dân tộc Tây Nguyên nói chung và dân tộc Ba Na nói riêng có cách kể chuyện ở nhà rông rất hào hùng.

Nghệ nhân - già làng khi kể chuyện thường có trang trí (cài lông chim lên mũ trên đầu), kèm theo các động tác diễn xuất khá “chuyên nghiệp” Văn vẫn được dân tộc Ba Na sử dụng để thơ hóa luật tục Đây là giải pháp hay, bởi một mặt, qua văn chương đồng bào dễ nhớ dễ hiểu (khi chưa có chữ viết), mặt khác thơ văn hoá luật tục cũng là đặt lên vai ngôn ngữ học, thúc đẩy ngôn ngữ (bảng từ vựng, phát triển Dân ca của dân tộc Ba Na có nhiều làn điệu Dân ca thường ca ngợi cuộc sống lao động, ca ngợi tinh thần chiến đấu của dân tộc, ca ngợi tình

Ngày đăng: 08/04/2024, 17:33

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w