Với mong muốn nghiên cứu rõ hơn sựphát triển CSHT của thành phó Hải Phong, đặc biệt là quận Lê chân dé có thé tìmhiểu rõ thực trạng, nguyên nhân của các hạn chế đang vướng mắc từ đó đề x
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂNKHOA MOI TRƯỜNG, BIEN DOI KHÍ HẬU VÀ ĐÔ THỊ
CHUYÊN ĐÈ
THỰC TẬP TÓT NGHIỆP
Đề tài:
THUC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIEN CƠ SỞ HẠ TANG ĐÔ THỊ
QUAN LE CHAN, THÀNH PHO HAI PHONG
Ho và tên sinh viên : Vii Hong Ngoc
Lớp : Kinh tế và Quản lý Đô thị 60
Mã sinh viên : 11183709
Hệ : Chính quy
Giảng viên hướng dẫn : 7S Nguyễn Thị Thanh Huyền
Hà Nội, tháng 11 năm 2021
Trang 2Mục lục
LOT CAM ON 8.“ -43444415)5ä 5LOT CAM DOAN 0.0 ccccccsssessssssssssesssesssesssessssssecsuessssssecssessusssesssessuessusssecssesseseseeess 6LOI MỞ DAU oieececcsscsssessessesssessessessuessessessusssessessecsusssessecsessussuessessessussasssessesesseeess 7
1 Tính cấp thiết của đề tai cece ccs ecsessessesscsscssessessesssessessesssssesseeseesesneeeeens 7
2 Mục tiêu nghiÊn CỨU - G1 31991111911 191 19 1 11H Hệ 7
3 Câu hỏi nghiÊn CỨU - - - G13 1921119911131 1 9111 1111 1E HH HH 8
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2-2 ¿+ 2++E+EE+£E£EE+EEtEEerxezrerrxrred 8
5 Phương pháp nghién CỨU - c3 3231151115111 1111111111 111 ng rệt 8
6 Tổng quan nghiên CU sccsscsssesssesssecssesssessscssecsssssecssecssscsesesecssecssscsecssecseseseeess 8
7 Bố cục để tầi cc tt TT E1 1111111111111 1111111111111 1111111111111 TT eLre 9CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE PHAT TRIEN CƠ SỞ HẠ TANG ĐÔ THỊ
¬ 10
1.1 Khái quát chung về cơ sở hạ tầng - 2-2 52+ 2+E++Exe£EerEezEerrxerxeee 10
1.1.1 Một số khái niệm -2 2-©2¿ s+SteEE2E2EEEEEEEECEEEEEEEEEErkrrrrrrrerkees 101.1.2 Phân loại cơ sở hạ tầng đô thị -¿- 5c ©+2xz+zxzzxcrxrerxesred 111.1.3 Vai trò của cơ sở hạ tầng đô thi cccceecesseesessesesseseeseeseeseesesessees 111.2 Phát trién cơ sở hạ tầng đô thi cceccccccccsccssessesseessecssessessecssecsseeseessecseeess 12
1.2.1 Khái niệm về phát triển cơ sở hạ tầng đô thị - 5 +52 121.2.2 Nhân tô ảnh hưởng đến phát trién cơ sở hạ tang đô thị 121.3 Một số kinh nghiệm về phát triển cơ sở hạ tầng đô thị - 15
1.3.1 Kinh nghiệm qu6c tẾ - 2-2 ¿+2 +E£EE£EE+EE+EE2EE£EEEEeEEeEEeEkrrkrreee 151.3.2 Kinh nghiệm tại một số thành phố ở Việt Nam . - 17CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIÊN CƠ SỞ HẠ TANG ĐÔ THỊ TREN
DIA BAN QUAN LÊ CHAN, THÀNH PHO HAI PHÒNG - 20
2.1 Tổng quan về quận Lê Chân, thành phố Hai Phòng - 20
2.1.1 Điều kiện tự nhiên - ¿22 x22 2EE2EEEEEEEEEEEErkrrkrrrrerrerrres 202.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội -2¿©5¿©2++2x+£Et2E2EEEEEerErrkerkerkees 202.2 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng đô thị trên địa bàn quận Lê Chân 21
2.2.1 Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật -2- 2-52: 212.2.2 Tình hình phát triển cơ sở ha tang xã hội - 5-52 s+czs+2 28
Trang 32.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cơ sở hạ tầng đô thị trên địa bàn quận
2.3.1 Ảnh hưởng của dân sỐ - ¿+ + E+SE+EE+EE2EE2EEEEEEEEEEEEeEkrrkrrkrree 352.3.2 Việc huy động vốn cho phát triển cơ sở hạ tang của Quận Lê Chan 352.3.3 Các cơ chế, chính sách -¿- +: 5+ ©5++2++ExtEEtEESEEerkerkrrrrerrervres 36
2.3.4 Công tác quy hoạch quận Lê Chân + 25+ ++£++xssexsexss 36
2.4 Đánh giá về công tác phát triển cơ sở hạ tầng đô thị trên địa bàn quận Lê
2.4.1 Các kết quả đạt được -:-©2¿-©5+22+2E+2E22E2EEE21E22122xcEExerkrrrei 362.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 2: ¿22 5+2+++z++zx+zrxd 38
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHAP NÂNG CAO HIỆU QUA PHÁT TRIEN
CƠ SỞ HA TANG ĐÔ THỊ TREN DIA BAN QUAN LÊ CHÂN Al
3.1 Dinh hướng phát triển CSHTDT quận Lê Chân :- 5z: 4I3.3 Đề xuất giải phápp -:- + 22522 2E 2k2 E1221211211211211211 111111111 xe 42
3.3.1 Giải pháp về cơ chế, chính sách -¿ -¿s¿©++x++zxzxxerxesred 423.3.2 Giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư -2- ¿z+s+cs+cxzee 433.3.3 Giải pháp về công tác quản lý, phát triển đô thị: - 443.3.4 Giải pháp phát trién nguồn nhân lực -¿-s¿+s+cs++z++ 453.3.5 Giải pháp về bảo dưỡng, duy trì hệ thống cơ sở ha tầng 46KET LUAN 0 1 48TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-2 ©5£ £+SEEE£2EE2EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrkrrvee 49
DANH MỤC TỪ VIET TAT
STT Chữ viết tắt Nghĩa của từ
Trang 45 UBND Uy ban nhân dân
6 CCN Cum công nghiệp
7 Công ty THNN MTV | Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
8 BTS Trạm thu phát sóng di động
9 DNNN Doanh nghiệp nhà nước
10 HTX Hop tac x4
11 DNTN Doanh nghiệp tư nhân
12 Cty CP Công ty Cổ phan
13 ĐTNN Đầu tư nhà nước
14 GPMĐ Giải phóng mặt đường
15 TTTM Trung tâm thương mại
DANH MỤC BANG
STT | Bang Tén bang Trang
1 LI Quy mô trường, lớp quận Lê Chan giai đoạn 2015-2021 30
2 12 Thông kê số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Quận 44
Lê Chân
3 1.3 | Quy mô dân số Quận Lê Chân 2015-2020 35
Trang 5Tôi xin chân thành cảm ơn các anh Nguyễn Thanh Tùng trong phòng Quản lý đô
thị UBND quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng đã hướng dẫn và tôi những lờikhuyên cần thiết nhất dé hoàn thành chuyên đề này Trong suốt thời gian thực tậptôi đã học hỏi được nhiều kiến thức quan trọng cũng như có được những kinhnghiệm thực tế
Sinh viên thực hiện
Vũ Hong Ngoc
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
Tôi, Vũ Hồng Ngọc xin cam đoan toàn bộ số liệu và nội dung trong báocáo này đều được thực hiện tại phòng Quản lý đô thị quận Lê Chân, thành phốHải Phòng và không sao chép từ nguồn nào khác
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về lời cam đoan này
Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2021
Sinh viên thực hiện
Vũ Hồng Ngọc
Trang 7LOI MỞ DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, Việt Nam rất coi trọng việc phát triển hệ thốngcông trình hạ tầng kinh tế và xã hội Nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầngngày càng rộng rãi và đa dạng Ngoài ra, sự đa dạng của cơ cấu vốn ngày cànggia tăng, đặc biệt là sự đóng góp, tham gia tự nguyện của người dân khắp nơi trêntoàn quốc, từ nông thôn đến thành thị và các hình thức khác cũng không ngừng
mở rộng Thông qua các hoạt động đầu tư nêu trên, hệ thong kết cầu ha tầng củanước ta đã có sự phát triển vượt bậc, đáp ứng nhu cầu cơ bản về phát triển quốcgia Và chắc chắn, nó đã cải thiện mức sống của người dân và rút ngắn khoảngcách giữa các vùng miền Nhiều nhà máy hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế đượcđầu tư phát triển, giúp cho đất nước có một diện mạo mới trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và giao thoa hội nhập quốc tế.
Thành phố Hải Phòng được coi như là một trung tâm kinh tế trọng điểm củanước ta, đã có nhiều đóng góp không nhỏ trong sự phát triển của đất nước cả vềmặt kinh tế và xã hội Hải Phòng một thành phố cảng biên là cửa ngõ kinh tế nênviệc phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại đối với thành phố nói riêng vànước ta nói chung là vô cùng cấp thiết Bên cạnh những đóng góp lớn trong giaiđoạn qua, thành phố ta cũng gặp không ít khó khăn trong việc triển khai, thựchiện xây dựng cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là hạ tầnggiao thông đô thị, chưa tương xứng với một thành phố cảng biển quốc tế thuộckhu vực đô thị lớn thứ ba của cả nước Với mong muốn nghiên cứu rõ hơn sựphát triển CSHT của thành phó Hải Phong, đặc biệt là quận Lê chân dé có thé tìmhiểu rõ thực trạng, nguyên nhân của các hạn chế đang vướng mắc từ đó đề xuấtgiải pháp thông qua đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng đôthị trên địa bàn quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài hướng đến các mục đích nghiên cứu cơ bản sau:
Thứ nhất: “làm rõ về khái niệm, nội dung và cơ sở lý luận có liên quan đến vấn
dé phát trién CSHTĐT”
Thứ hai: “đánh giá tình hình phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tại quận Lê Chân- HảiPhòng cũng như những tôn tại và nguyên nhân”
Trang 8Thứ ba: “kiên nghị những định hướng, đưa ra những giải pháp thiết thực dé khắcphục những hạn chế còn tồn tại qua đó thực hiện hiệu quả hơn việc phát triển
CSHTĐT tại quận Lê Chân”.
3 Câu hỏi nghiên cứu
Hiện nay van dé thực hiện phát trién CSHTĐT tại quận Lê Chân đã thực sự
hiệu quả hay chưa?
Việc thực hiện phát triển CSHTĐT tại quận Lê Chân gặp phải những khó khăn
gì?
Giải pháp phát triển CSHTĐT tai quận Lê Chân là gi?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài đi sâu vào tìm hiểu cụ thể những cơ sở lý luận chung về vấn đề pháttriển cơ sở hạ tầng đô thị trên địa bàn quận Lê Chân của thành phố Hải Phòng.Qua đó đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả việc thực hiện pháttriển cơ sở hạ tầng đô thị trên địa bàn quận Lê Chân hiện nay
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát thu thập số liệu hiện trạng:
- Phương pháp hệ thống hóa;
- Phương pháp tông hợp và phân tích tài liệu;
- Phương pháp kế thừa;
- Phương pháp dự báo;
6 Tông quan nghiên cứu
Đã có một vai báo cáo va đê tài nghiên cứu dé cập đên thực trạng phát triên cơ
sở hạ tâng đô thị, trong đó có một sô nghiên cứu tiêu biêu như sau:
Mai Văn Toàn (2019), tác giả đã đề cập đến hiện trạng phát triển cơ sở hạ tầng
kỹ thuật trên địa bàn quận Lê Chân - TP Hải Phòng, từ đó đưa ra một số giảipháp khắc phục cùng với định hướng phát triển nhưng phan hiện trạng còn mangtính liệt kê chưa làm rõ được vấn đề và chưa làm rõ được nguyên nhân sao lại
dân đên hiện trạng trên.
Nguyễn Thị Thu Hiền (2013), tác giả đã nghiên cứu đánh giá về thực trạngcông tác quản lý nhà nước với CSHTKT tại Hải Phòng trong điều kiện tăngcường hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn năm 2006-2012 và từ đó đề ra các địnhhướng và cách khắc phục công tác quản lý của nhà nước về CSHTKT Nhưng tácgiả mới chỉ nghiên cứu đối với hạ tầng giao thông còn nhiều CSHTKT khác vẫn
chưa được làm rõ.
Trang 9Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ quận Lê Chân (2020), đã xác định mục tiêu
cụ thé và đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đề phát trién quận Lê Chân trở
thành đô thị thông minh, hiện đại với kết cấu hạ tầng đồng bộ và tiên tiễn Từ đó
định hướng quận thành trung tâm kinh tế của TP.Hải Phòng trong giai đoạn tớinhưng báo cáo chưa đi sâu vào đánh giá hiện trạng cũng như hạn chế cụ thê
7 Bồ cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tải liệu tham khảo thì đề tài gồm baphan chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển cơ sở hạ tầng đô thị
Chương 2: Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng đô thị trên địa bàn quận LêChân, thành phô Hải Phòng
Chương 3: Đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển cơ sở hạ tầng đô
thị trên địa bàn quận Lê Chân.
Trang 101.1.1.1.Khái niệm về cơ sở hạ tầng
Theo quy định của Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXDvào tháng 4 năm 2008 khái niệm cơ sở hạ tang là: “thuật ngữ chung dé chỉ các bộphận cấu trúc và là nền tảng của sự phát triển kinh tế Về hình thức, cơ sở hạ tầng
là tài sản hữu hình, bao gồm đường, cầu, thủy lợi, công trình công cộng, côngtrình hạ tầng kỹ thuật, lao động tri thức Trên cơ sở sẵn có, các hoạt động kinh
tê, văn hóa, xã hội luôn được duy trì, bảo dưỡng và phát trién.
Trong kinh tế học, cơ sở hạ tầng là hàng hoá công cộng Những mặt hàng đó
phục vụ lợi ích của toàn xã hội.
Về đầu tư, cơ sở hạ tầng là kết quả, là sản phẩm của quá trình đầu tư được tíchlũy qua nhiều thé hệ Nó được coi là một bộ phận quan trọng, tài nguyên quốcgia, được sử dụng dé đáp ứng mọi yêu cầu và mục tiêu phát triển về mọi mặt của
đât nước.
Từ đó, tựu chung lại có thé hiểu như sau: Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những điềukiện về vật chất, kỹ thuật, thiết chế xã hội được trang bị các yếu tố vật chấtphục vụ cho hoạt động sản xuất và đời sống con người Cơ sở hạ tang vừa có cácyếu tố vật chất vừa phi vật chất và nó cũng là sản phẩm của quá trình đầu tư để
làm nên tảng cho sự phát triên của toàn xã hội”.
1.1.1.2 Khái niệm về CSHT đô thị
CSHTDT là “toàn bộ các công trình giao thông, bưu chính viễn thông, dịch vụ
xã hội như đường bộ, kênh mương, đường ống dẫn nước, cấp thoát nước, sânbay, nha ga, 6 tô, cảng sông, cảng biển, cơ sở năng lượng, điện lưới, đường ốngdẫn khí đốt tự nhiên, đường ống dẫn xăng, kho tàng, giao thông vận tải, giáo dụcphô thông và chuyên nghiệp, y tế, dịch vụ ăn uống công cộng, lưu trú du lịch, vuichơi giải trí, chat thải môi trường đô thi ”
Trang 11Tóm lại, cơ sở hạ tầng đô thị là “tài sản vật chất và các hoạt động hạ tầng liênquan được sử dụng dé phục vu các nhu cầu kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư
đô thị”.(Trích dẫn tác giả Đinh Bảo Ngọc, 2011)
1.1.2 Phân loại cơ sở hạ tang đô thị
Theo quy định của Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD
vào năm 2008 CSHTĐT được phân lại như sau:
Theo trình độ phát triển: “Cơ sở hạ tầng đô thị phát triển cao; cơ sở hạ tầng đôthị phát triển trung bình; cơ sở hạ tầng đô thị phát triển thấp”
Theo quy mô của đô thị: “Cơ sở hạ tầng siêu đô thị; cơ sở hạ tầng đô thị cựclớn; cơ sở hạ tầng đô thị lớn; cơ sở hạ tầng đô thị trung bình; cơ sở hạ tầng đô thị
nhỏ”.
Theo tính chất ngành cơ bản:
CSHTKT: “Loại này bao gồm các công trình hạ tầng kỹ thuật như: năng lượngcho sản xuất và sinh hoạt (điện, than, dầu khí), giao thông vận tải (đường bộ,đường sắt, vận tải biển, sông ngòi, hàng không, đường ống), bưu chính viễnthông, thủy lợi Hạ tầng kỹ thuật công nghệ là một bộ phận quan trọng của sảnxuất dịch vụ nông, lâm, ngư nghiệp, có vai trò quan trọng trong hệ thống kinh tế,bảo đảm cho nền kinh tế phát triển nhanh, ồn định và bền vững, là động lực thúc
đây phát triên và tạo điêu kiện nâng cao đời sông của cư dân đô thị”.
CSHTXH: “được xếp vào nhóm này bao gồm nhà ở, cơ sở khoa học, trườnghọc, bệnh viện, cơ sở văn hóa và thể thao, cũng như các địa điểm và trang thiết
bị đồng bộ với chúng Đây là điều kiện cần thiết để phục vụ và nâng cao mứcsông của cộng đồng dân cư đô thị, nuôi dưỡng và phát triên nguồn nhân lực phùhợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước Do đó, hạ tầng xãhội là tập hợp các bộ phận mang tính chất dịch vụ xã hội, sản phẩm do chúng tạo
ra được thê hiện dưới dạng dịch vụ, thường có tính chất công cộng, liên quan đến
sự phát triển của thé chat và tinh thần con người”
1.1.3 Vai trò của cơ sở hạ tang đô thị
Các đô thị là điểm tập trung đông dân cư, chủ yếu là lao động phi nôngnghiệp, có cơ sở hạ tầng đồng bộ tương ứng Vì vậy hạ tầng đô thị có vai trò rấtquan trọng đối với mỗi đô thị Sự phát triển của lĩnh vực CSHTĐT ảnh hưởng
trực tiêp đên sự phát triên của sản xuât, cung câp dịch vụ xã hội và nâng cao hiệu
Trang 12quả cua chúng Các loại hình mới vê giao thông và thông tin liên lạc mới không chỉ xuât hiện va phát trién trong phạm vi moi quôc gia, mà còn xuât hiện va phat triên trên phạm vi quôc tê với xu thê toàn câu hóa.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải phát biểu tại diễn đàn đối thoại chính sáchcao cấp thuộc khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu ving Mekong mởrộng lần thứ 6 vào năm 2018: “Sự phát triển đồng thời của cơ sở hạ tầng đô thịhiện đại sẽ thúc đây tăng trưởng kinh tế, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế, giúpgiải quyết các vấn đề xã hội Ngược lại, hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển làtrở ngại chính cho sự phát triển Ở nhiều nước đang phát triển hiện nay, cơ sở hạtầng còn thiếu và yếu đã dẫn đến khó khăn trong việc luân chuyển nguồn lực vahấp thụ vốn đầu tư, trực tiếp cản trở tăng trưởng kinh tế Trong thế giới ngày nay,những quốc gia phát triển cũng là những quốc gia có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng
bộ và hiện đại Đồng thời, hầu hết các nước đang phát triển có hệ thống cơ sở hạtầng kém phát triển Vì vậy, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là ưu tiên của nhiềunước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Tại Việt Nam, chính phủ đã đầu tưrất nhiều tiền vào xây dựng cơ sở hạ tầng trong những năm qua Khoảng 9-10%GDP được đầu tư vào giao thông, năng lượng, viễn thông, nước và vệ sinh môitrường hàng năm ”.(Trích dẫn Trang ngoại giao kinh tế Việt Nam, 2018)
1.2 Phát triển cơ sé hạ tầng đô thị
1.2.1 Khái niệm về phát triển cơ sở hạ tầng đô thị
Phát triển CSHTĐT là quá trình hình thành, xây dựng các dịch vụ nên tảng cơbản như: hạ tầng giao thông, hạ tầng thủy lợi, hạ tầng thương mại, hạ tầng y tế,
hạ tầng giáo dục, hạ tầng các khu công nghiệp, nhằm thúc đây tăng trưởng kinh
tế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Việc phát triển hệ thốngCSHTĐT dựa trên điều kiện tự nhiên và kinh tế của các vùng khác nhau
1.2.2 Nhân tô ảnh hưởng đến phát triển cơ sở hạ tầng đô thị
1.2.2.1 Nhân tổ về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Ảnh hưởng của vị trí địa lý:
Đô thị là một hệ thống rộng lớn mang tính mở cửa, bằng cách trao đổi nănglượng với thế giới bên ngoài, thành phố mới có thê duy trì sự tồn tại và phát triểncủa chính mình Vì vậy, vi trí của đô thị dong một vai trò rất quan trọng Đặc biệt
là hệ thong giao thông vận tải được coi là nền móng cơ bản dé đô thị có thé pháttriển và trao đôi năng lượng với bên ngoài Ví dụ một số thành phố ở Việt Nam
Trang 13sự hưng thịnh và phát triển của cơ sở hạ tầng kỹ thuật của đô thị đó.
Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên:
Dat đai được coi như là yếu tô quyết định sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật.Mỗi vùng thì đất đai lại có đặc điểm, cấu tạo khác nhau Điều này ảnh hưởng lớn
đên việc xây dựng các dự án, công trình.
Tài nguyên đât đai có tác động xâu đên sự phát triên cơ sở hạ tâng vì đât đai dùng đê xây dựng cơ sở hạ tâng có thê bị hạn chê bởi núi cao, sông suôi, ao hô
xung quanh hoặc chịu sự hạn chê cua tài nguyên phong cảnh, ruộng nương, các
di tích văn hóa mang tính lịch sử.
Tài nguyên nước, tài nguyên năng lượng, tài nguyên khoáng sản cũng có vai
trò rất quan trọng ảnh hưởng đến CSHTĐT Nó đóng vai trò là các yếu tố đầu
vào cho sự phát triên cơ sở hạ tâng.
Ngoài ra, các hiện tượng lũ lụt, lôc xoáy, gió bão, động đât, mưa đá, cũng
có ảnh hưởng cực kì quan trọng tới sự tôn tại và phát triên của hạ tâng, nó có thê
phá vỡ, làm hư hỏng và bào mòn các hệ thống hạ tầng kỹ thuật
1.2.2.2 Vấn dé về dân số
Hiện nay các đô thị có hiện tượng quá tải vé dân sô vi tỷ lệ người dân di cư từ các vùng nông thôn đên các đô thị lớn ngày càng nhiêu và khó kiêm soát Nguyên nhân là do tại các đô thị lớn có nhiêu việc làm, mức thu nhập cao hơn, lĩnh vực nghỉ ngơi, giải trí thì phong phú, hiện đại.
Dân số gia tăng gây ra sự quá tải đến các CSHTĐT từ hệ thông giao thông, y
tê, giao dục, điện nước,
Trang 14- Giao thông đô thị phát triển và quy hoạch không kịp với tiến độ tăng dân sốdẫn đến ách tắc giao thông nghiêm trọng tại các đô thị do diện tích đường còn
quá nhỏ so với lượng phương tiện ổi lại của người dân.
- Dân số tăng dẫn đến nhu cầu sử dụng điện nước cũng tăng theo gây áp lực
lên hệ thông cung câp nước nước sạch và điện lưới.
-Hệ thống cống thoát nước, xử lý nước thai cũng quá tải vì lượng nước thảisinh hoạt, sản xuất khá lớn Khi hệ thống thoát nước không đáp ứng đủ nhu cầu
của người dân sẽ dẫn hiện tượng người xả thải ra sông suôi, ao hô.
- Dân số cao làm lượng rác thải tăng lên, trong khi khả năng thu gom và xử lý
rác thai còn hạn chê cả về người và phương tiện, do đó gây ra tình trạng quá tải.
- Ngoài ra dân sô tăng làm cho nhu câu việc làm tăng theo Khi việc làm
không tăng kịp với nhu cau việc làm của người dân sẽ dẫn đến hiện tượng that
nghiệp và nảy sinh những tệ nạn xâu trong xã hội.
Chính vì vậy việc gia tăng dân số có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển cơ sở hạtầng đô thị Sự đòi hỏi của người dân tăng cao bắt buộc cơ sở hạ tầng phải pháttriển nhanh chóng dé đáp ứng đủ nhu cầu cho người dân
1.2.2.3 Các cơ chế quản lý, tổ chức
Công tác quản lý:
CSHTDT thường là do Nhà nước đảm nhiệm phát triển và quản lý Vi CSHT
là loại hình vật chất khó thu lợi nhuận, khó thực thi quy hoạch, thời gian dé hoànthành và hoàn vốn cũng dài Nhà nước trực tiếp thực hiện quản lý các CSHTĐTnhằm điều tiết các hoạt động của nên kinh tế hướng đến phát tiễn toàn diện chođất nước Tuy nhiên cũng chính như thế đã gây ra một số hạn chế vì khả năngquản lý của nhà nước còn yếu kém, lạc hậu, thiếu kỹ năng chuyên môn dẫn đếnchưa phát huy hết được tiềm năng của hệ thống hạ tầng
Do đó, chính phủ nên tạo thêm các cơ chế, chính sách và điều kiện thuận lợi
dé khu vực tư nhân và cộng đồng có thể cùng tham gia quản lý cũng như thựchiện nghĩa vụ đóng góp cho sự phát triển CSHT của đất nước
Trang 15Sự hình thành của các đô thị phụ thuộc phần lớn vào các chính sách quy hoạchkhông gian đô thị CSHTĐT có phát huy hết hiệu quả hay không đều là do quyhoạch đô thị có đồng bộ, hiện đại hay đi trước một bước hay không Với xu thếtăng trưởng kinh tế mãnh mẽ như bây giờ thì nhu cầu CSHTĐT sẽ ngày càng lớn.Thực tiễn này sẽ ảnh hưởng lâu dài đến tất cả mạng lưới giao thông, điện, nước
sạch của đô thị và các hoạt động sản xuât của người dân.
Cơ chê chính sách:
Muốn mở rộng đầu tư cho CSHTĐT thì yếu tố pháp lý và chính sách đóng vaitrò quan trọng Điều kiện pháp lý tạo ra những thuận lợi để quy hoạch và xâydựng cơ sở hạ tầng động bộ, hiện đại Và tạo ra sự liên kết giữa cơ sở hạ tầng cáckhu vực xung quanh với đô thị trung tâm Cơ chế luật pháp, pháp lý hợp lí sẽ tạo
ra điều kiện thuận lợi hơn cho huy động các nguồn vốn và nguồn lực cho việcđầu tư CSHTĐT
1.2.2.4 Công tác quy hoạch đô thị.
Công tác quy hoạch xây dựng đô thị là việc sử dụng hợp lý các nguồn lực(không gian, CSHT và tài nguyên thiên nhiên) trong không gian đô thị nhăm đảmbảo bố cục không gian đô thị phục vụ sự phát triển của đô thị (KT - XH và môitrường) Quy hoạch xây dựng đô thị là thực hiện các yêu cầu và quy định quốcgia về sử dụng không gian, cơ sở hạ tầng đô thị và việc sử dụng các tài nguyên
khác.
Chính vì vậy đây là nhân tố tác động trực tiếp đến sự phát triển của hạ tầng đôthị Quy hoạch xây dựng đô thị được coi như nền móng cho phát triển kinh tế xãhội sau này Quy hoạch xây dựng đô thị mà không đảm bảo đúng quy định và bốtrí hợp lí các khu vực sản xuất công nghiệp tập trung, các doanh nghiệp vừa vànhỏ, các cơ sở thủ công nghiệp, thì sẽ làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinhdoanh, sản xuất của các khu công nghiệp gây ra khó khăn cho quá trình hoạt
động của khu công nghiệp cũng như việc làm cho người dân đô thị Quy hoạch
xây dựng đô thị mà không được hoạch định và lên kế hoạch lâu dài thì sẽ gâykhó khăn cho việc tu sửa cũng như là phát triển thêm các CSHTĐT khác
1.3 Một số kinh nghiệm về phát triển cơ sở hạ tầng đô thị
1.3.1 Kinh nghiệm quốc tế
Tại một vài nước tiên tiên ở châu Âu
Trang 16Các nước châu Âu và nhiều nước có vị trí địa lý ở khu vực khí hậu giá lạnh thìnhu cau về cấp nhiệt, cap nước nóng sinh hoạt, cấp hơi đốt gaz là rất lớn Vì thé,công tác quản lý và quy hoạch xây dựng một số CSHTKT khá khó khăn Tại đây,người ta đã phải nghiên cứu nhiều hơn về mọi lĩnh vực bao gồm nhà ở, hệ thống
giao thông, công cuộc ngâm hóa mạng lưới điện, nước sạch, bãi chôn lâp,
Mục đích của nghiên cứu này là nhằm giải quyết những van dé có liên quanđến cả một vùng lãnh thổ, tránh sự chồng chéo, cắt ngang một cách vụn vặt giữacác ngành Điều này tốn nhiều công sức, nguồn vốn đề thực hiện nhưng sau cùng
sẽ làm cho hạ tầng phát triển đồng bộ, tiết kiệm trong đầu tư và phát triển bền
Thực thi nghiêm minh và đúng các bước theo các văn bản pháp lý đã được
công bố Giữa các ngành có sự trao đổi và liên kết chặt chẽ giúp đảm bảo sự
thống nhất trong quản lý.
Tại Singapore
Singapore được biết đến là một nước có sự phát triển đô thị thân thiện với môitrường, ha tang đồng bộ, hiện đại mặc dù chỉ là một quốc gia có diện tích khákhiêm tốn Nguyên nhân là do quốc gia này đã có quy hoạch tổng thể 1/5.000 từrất sớm Họ nhận ra được tam quan trọng của phát triển CSHTĐT nên vào năm
1971 họ đã lập quy hoạch tổng thé và được thực hiện cho đến nay
Bản quy hoạch của Singapore đã thể hiện được sự phân bố rõ ràng các khuvực Đâu là khu cao tầng, khu trung bình và khu thấp tầng Đâu là khu bảo tồnkiến trúc cô cũng như bản sắc văn hóa Việc thể hiện quy hoạch tổng thể mộtcách rõ ràng giúp cho công tác phát triển dễ thực hiện hơn Việc kết nối các hạ
tầng như nước sạch, điện lưới, cầu công, xử lý nước thải cũng được thực hiện
đồng bộ, có sự kết hợp đồng đều giữa các tổ chức ban ngành và có sự tham giađóng góp từ cộng đồng
Trang 17Singapore tận dụng hết công năng của tài nguyên đất với các khu đất trốngngay cạnh khu vực CSHTĐT thì họ sẽ phát triển thành các khu vực phục vụ nhu
câu thương mại và dich vụ giải trí cộng dong.
Nhờ các công tác quản lý, hoạch định có tầm nhìn xa nên Singapore đã tạo ramột hệ thống hạ tầng đô thị thông minh, tối ưu được từng tắc đất của họ và đồngthời cũng tạo được điều kiện cho sự phát triển kinh tế-xã hội của người dân
Tại Nhật Bản
Nhật bản đã từng đối mặt với hiện trạng dân số tăng quá nhanh còn tập trungchủ yếu ở các đô thị lớn nên gây ra quá tải đến CSHTĐT vì không phát triển kịpvới tốc độ tăng của dân số Chính vì thế Nhật Ban đã đưa ra các đối sách dé mởrộng, kiểm soát các đô thị lớn và nhỏ Họ đưa ra kế hoạch xây dựng các khu đô
thị mới đê giảm bot sự tải vê dân sô trên.
Nhật Bản thực hiện xây dựng các dự án hạ tang đô thị gồm: khu dân cư đô thịriêng biệt và các công trình hạ tầng kỹ thuật hiện đại để đáp ứng nhu cầu củangười dân Các công trình này đòi hỏi yêu cầu cao về đảm bảo chất lượng môitrường đô thị và làm hài lòng các nhóm lợi ích tham gia phát triển Và họ tập
trung phát triên các đô ở vùng ngoại ô đê giảm tải cho khu vực trung tâm.
Thực hiện các dự án thiên về công nghiệp trình độ cao và áp dụng phát triểncông nghệ cao vào việc xây dựng, khai thác, quản lý các khu đô thị Ví dụ điểnhình ở Tokyo đã triển khai một số dự án như: Chiến lược sử dụng các công nghệtiết kiệm năng lượng; Tối đa việc sử dụng năng lượng tái tạo ở các đô thị; Phát
triên các công nghệ mới thân thiện với môi trường.
1.3.2 Kinh nghiệm tại một số thành phố ở Việt Nam
Tại Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh được coi là một trong những đô thị lớn nhất cả nướcnên thành phó rất quan tâm đến việc thực hiện quy hoạch tổng thé không gian đôthị để có thé phát trién CSHT một cách toàn vẹn nhất Thành phố đã hoàn thànhcông tác quy hoạch xây dựng đô thị đến năm 2025, tích cực chỉnh đốn các khuvực hạ tang xuống cấp, hư hỏng nhằm đảm bảo tốt các hoạt động sản xuất của
nhân dân.
Thành phố đã tập trung nguồn vốn đầu tư cho các dự án trọng điểm, nhất là về
hệ thống giao thông trong và ngoài đô thị nhằm đảm bảo kết nối giữa các chuỗi
Trang 18đô thị vệ tinh và vùng đô thị trung tâm TP.HCM Một số dự an phát triển các đôthị mới với qui mô lớn, có sự kết hợp nguồn lực với nước ngoài như: “Khu đô thịNam Sài Gòn có diện tích tổng diện tích là 3.000 ha với điểm nhắn là đô thị Phú
Mỹ Hưng, khu Đại học — dân cư Trung Sơn, khu dân cư gắn với Trung tâmthương mại Bình Điền Thành phố đang thực hiện theo các quy hoạch đô thịđược phê duyệt từ năm 2010 dần dần hình thành các khu đô thị mới theo hướngphát triển thành phố đa trang tâm Hình ảnh một đô thị trung tâm Hồ Chí Minhbao gồm nhiều khu vực hỗ trợ hiện hữu như đô thị Thủ Thiêm và các khu đô thịĐông, Đông Bac, Tây Bắc và phía Nam gắn với vùng đô thị tạo thành kết câu hạtầng đô thị đa chiều, xuyên tâm”.(Trích dẫn PGS.TS Phan Xuân Biên, Hội đồng
lý luận Trung ương, 2018)
Tại Hà Nội
Thủ đô Hà Nội đã có nhiều thay đổi tích cực Mỹ quan đô thị ngày càng đổimới, sáng - xanh - sạch - đẹp và văn minh hơn Đây là kết quả rõ nét, khăng địnhhiệu quả Chương trình số 06-CTr/TU ngày 29-6-2020 của Thành ủy về "Pháttriển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cau hạ tang đô thi, tăng cường quản lýtrật tự xây dựng, đất đai, môi trường, xây dựng đô thị văn minh hiện đại giaiđoạn 2016-2020" đối với công tác xây dựng, quản lý phát triển đô thị thành phó
Hà Nội chú trọng phát triển đô thị theo hướng bền vững, đô thị thông minh.Thành phố đã thực hiện hiệu quả công tác thu hút nguồn vốn đầu tư cho các dự
án nhà ở, khu đô thị mới Nhiều khu đô thị được hoàn thành, xây dựng đượcđầu tư đồng bộ theo hướng văn minh, hiện đại Thành phố cũng chú trọng pháttriển nhà ở cho các đối tượng có thu nhập trung bình và thu nhập thấp; phát triểnnhà ở thương mại phục vụ giải phóng mặt bằng cấp tái định cư Đến nay, toànthành phố đã có trên 1.000 tòa chung cư cao tầng hoàn thành, đưa vào sử dụng
Song song với đó, Hà Nội còn quyết liệt chan chỉnh kỷ cương, kỷ luật trongcông tác quản lý trật tự xây dựng đô thị, tạo những chuyền biến rõ rệt Các côngtrình xây dựng được kiểm tra, kiểm soát ngay từ khi khởi công đến khi kết thúc;
xử ly nghiêm, kip thời các hành vi vi phạm.
Thành phố cũng quan tâm thực hiện tốt công tác bảo vệ, cải thiện môi trườnghướng tới phát triển đô thị bền vững; thực hiện đầu tư, hoàn thiện hệ thống quantrắc tại các khu vực ô nhiễm, có nguy cơ gây ô nhiễm; công khai kết quả quan
trắc một cách minh bạch, quản lý, dự báo, kiểm soát ô nhiễm môi trường hiệu
Trang 20CHUONG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIEN CƠ SỞ HA TANG ĐÔ THỊ
TREN DIA BAN QUAN LÊ CHAN, THÀNH PHO HAI PHONG
2.1 Tổng quan về quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Quận Lê Chân được coi là một quận đóng góp kinh tế chính cho thành phốHải Phòng Vị trí của quận gần như là ở chính giữa thành phố tiếp giáp với cácquận như Dương Kinh, Kiến An, Ngô Quyền, huyện An Dương và quận HồngBàng Có tổng diện tích tự nhiên lên đến 11,9 km2 sau nhiều lần thay đôi địa giớihành chính Việc tiếp giáp với dòng sông Lach Tray đã tạo cho cảnh quan quần
Lê Chân thêm thoáng đãng Ở đây cũng có nhiều ao, hồ, đầm, mương nước HồSen năm phía trước mặt trụ sở UBND quận là hồ điều hòa của quận
Hiện nay, quy mô của quận Lê Chân được tăng lên rất nhiều sau khi mở rộngđịa giới hành chính vào ngày 20/12/2002 với 15 phường Về dân cư, quận LêChân là quận đông dân cư thứ 2 của thành phố Hải Phòng với dân số: 241,844người (Theo Tổng cục thống kê 2020) Dân bản địa chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếusông trong các làng xã cũ như An Biên, Dư Hàng, An Dương, Hàng Kênh Khithực dân Pháp chiếm được Hải Phòng, việc mở mang cảng và các công xưởngcàng thu hút nhiều lao động ở các nơi về đây sinh sống dân số phát triển mạnh
trong thời kì 1930-1931.
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển của quận Lê Chân ngày càngmạnh mẽ xứng đáng là một quận trung tâm của thành phố Hải Phòng Việc xâydựng các công trình hạ tầng kỹ thuật- xã hội được quận thực hiện theo đúng quyhoạch đã đặt ra, đúng với tiến độ phát triển của kinh tế hiện nay nhằm đáp ứngday đủ nhu cau sản xuất kinh doanh của người dân cũng như các doanh nghiệp tunhân Cơ cấu kinh tế đang dần chuyên dịch từ nông nghiệp sang thương mại dịch
vụ giúp tăng việc làm, tăng thu nhập cũng như trật tự an ninh xã hội cho nhân dân.
Mặc dù trong quý I năm 2021 vẫn chịu ảnh hưởng của dịch COVID nhưng
phát triển kinh tế quận vẫn có tín hiệu tích cực: Sản xuất công nghiệp tăng 6% so
với cùng ky, thương mại - dịch vụ tăng trên 20% so với cùng ky; thu ngân sách
Trang 212.2 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng đô thị trên địa bàn quận Lê Chân.
2.2.1 Tình hình phát triển cơ sở hạ tang kỹ thuật
2.2.1.1 Hệ thống giao thông
Tổng số chiều dài các tuyến phố trên địa bàn quận Lê Chân là 43,5 km đườngnhựa, trong đó có 3,2 km quốc lộ số 5; 7,5km đường đô thị loại I, có hơn 1.800ngõ, nghẽn với tổng chiều dài hơn 80 km đều được bê tông hoá Theo quy hoạchtổng thể quận Lê Chân hệ thống giao thông quận gồm trục đường giao thông
đường thủy, đường bộ sau:
Những trục đường giao thông thủy chu yếu: “Sông Lạch Tray nằm phía Tây
và Tây Nam quận Lê Chân, là sông đường thủy nội địa quan trong trong hệ thốngsông đường thủy nội địa của thành phố; Sông đào Hạ Lý và An Dương: kết nốisông Cam và sông Lach Tray”
Những trục đường giao thông đường bộ chủ yếu:
“Đường Nguyễn Văn Linh: Đây là tuyến giao thông đô thị quan trọng xuyênsuốt từ Đông sang Tây đi qua huyện An Dương, quận Hồng Bàng, quận Lê Chân,quận Ngô Quyền và quận Hải An;
Đường trục chính đô thị World Bank (vốn vay ngân hàng thé giới): tổng chiềudài khoảng 20km, điểm đầu xã Bắc Sơn huyện An Dương (giao với quốc lộ 10),
điêm cuôi phường Nam Hải, quận Hải An;
Đường Hồ Sen - Cầu Rào 2: Đây là tuyên đường trục chính đô thị theo hướng
Bac Nam;
Đường Trân Nguyên Han: Diém dau là đập Tam Kỳ, điêm cuôi là câu Niệm;
Trang 22Đường Nguyễn Đức Cảnh: Điểm đầu giao với đường Cầu Đất, điểm cuối là
câu Tam Bạc;
Đường Tô Hiệu: Điêm đâu giao với đường Lach Tray, diém cuôi giao với
đường Trần Nguyên Hãn tại ngã tư An Dương;
Đường Tôn Đức Thắng: Điểm đầu giao với đườmg Trân Nguyên Hãn tại ngã
tư An Dương, điểm cuối giao với quốc lộ 5”.(Tài liệu Quy hoạch tông thé quận
Lê Chân)
Hệ thong giao thông đô thị trên dia ban quận hiện nay con ton tại một số điểmhạn chế: Mật độ đường đô thị của quận Lê Chân là 3,09km/km là thấp so vớitiêu chuẩn (tiêu chuẩn đô thị loại I là 4,5 - 5 km/km?) và so với một số địaphương khác như Hải Dương (7-10 km/km3) hay TP Hồ Chí Minh từ 4-6km/km2 Tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông đô thị là 7,0% là khá thấp so vớitiêu chuẩn (tính đến đường phân khu vực tỷ lệ đất dành cho giao thông phải đạt
từ 18% đến 20% so với đất xây dựng đô thị) và so với một số tỉnh, thành phốkhác như Hải Dương (13-19%) hay TP Hồ Chí Minh (20-24%) Mật độ giaothông trên địa bàn quận quá thưa và thuộc loại thấp nhất Thành phố, nên hay gâyách tắc giao thông, khó khăn cho việc phòng chống cháy và cứu nạn Có tới 60%
số đường phố không có via hè hoặc via hè rất nhỏ; các nút giao thông ngã 3, ngã
4 hẹp; các ngõ và ngách có độ hẹp từ 1,2m đến dưới 3m rất khó khăn cho người
dân trong việc di lại, sinh hoạt và kinh doanh Tại các phường: Vĩnh Niệm, Dư
Hàng Kênh, Niệm Nghĩa, Nghĩa Xá đường giao thông chính rất ít, không cânxứng với diện tích và với số lượng dân cư hiện có Do vậy, ở các phường này rấtcần quy hoạch không gian chỉ tiết, mở thêm các tuyến đường mới
Nhìn chung, hệ thống hạ tầng đường bộ của quận bên cạnh các tuyến đường
có tình trạng sử dụng tốt như đường Nguyễn Văn Linh, đường Tôn Đức Thắng,đường World Bank, đường Tô Hiệu, đường Trần Nguyên Hãn với bề mặt cácđường đều rộng trên 14m thì còn một số tuyến đường đạt mức độ chất lượngtrung bình có bề rộng từ 7-14m như đường Nguyễn Công Trứ, đường Đình
Đông, đường Lam Sơn, đường Dư Hàng.
Các điểm giao thông tĩnh:
Bến xe ô tô: Bến xe khách liên tỉnh Niệm Nghĩa với quy mô 9.600m2 Vì bến
xe khách này đã quá tải mà lại nằm trong đô thị cho nên đã cho ngừng hoạt động
và chuân bị cho công tác di dời đên một vi trí mới.
Trang 23lại của người dân).
2.2.1.2 Hệ thống cung cấp điện
Trên các tuyến phố trong quận hầu hết đều có trụ điện Ty lệ cấp điện trên địabàn quận đạt 100% Hệ thống điện trên các tuyến đường của quận mới đượcngầm hóa | phần nhỏ da số các khu vực vẫn đi nỗi gây mat an toàn cho ngườidân và mat mỹ quan đô thị
Vẫn còn tinh trang bị mat điện vào những tháng cao diém mùa hè như tháng 6,tháng 7, tháng 8 Tình trạng thất thoát điện vẫn xảy ra thường xuyên do tôn haođường dây và việc sử dụng điện thiếu ý thức của người dân
Ngoài ra, một số khu vực như phường Nghĩa Xá, Lam Sơn, Kênh Dương,CNN Vĩnh Niệm vẫn còn tuyến dây điện nổi áp 22kV Đây là vấn đề cản giảiquyết trong tương lai Nhiều trạm biến áp hiện vẫn là trạm treo; các tuyến áp tạicục chính hiện vẫn là đường dây nổi Lưới chiếu sáng vẫn chưa được tách riêng
và hiện đi chung cột với điện lực.
2.2.1.3 Hệ thống cấp nước sạch
Quận Lê Chân sử dụng nước sạch từ: “nhà máy nước An Dương thông qua các
tuyến ống cấp nước nằm trên các trục đường chính Tô Hiệu, Quán Nam, TrầnNguyên Han, Thiên Léi, va trạm bơm tăng áp Cau Rao” Công suất của nha
máy nước An Dương đạt 140.000 m3/ngày đêm Do quận Lê Chân quy mô dân
số lớn và tốc độ tăng trưởng khá cao vì vậy trong kỳ quy hoạch, thành phố vàquận cần thực hiện các biện pháp tăng đầu tư tăng nguồn sản xuất nước sạch, cảitạo nâng cấp hệ thống đường ống phân phối nước, giảm tỉ lệ thất thoát để đápứng kịp nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn quận Có thê thấy, tỷ
lệ cung cấp nước sạch của quận đạt: 100% Nhưng tỷ lệ thất thoát, tỷ lệ rò mi:25% khối lượng nước sinh hoạt là khá cao
Trang 24Hiện trạng hệ thông cấp nước sinh hoạt và công cộng tại quận Lê Chân đã đápứng cơ bản nhu cầu sử dụng của nhân dân Tuy nhiên, mạng lưới cấp nước pháttriển chưa đồng bộ với các công trình hạ tầng ngầm khác Nhiều tuyến ống cấpnước đã hư hỏng, xuống cấp chưa được thay thế, các tuyến ống cũ và mới vẫnkhó đấu nối do thiếu bản vẽ thiết kế chi tiết của từng hộ dân và mạng lưới cấpnước Tỷ lệ thất thoát nước còn rất cao, hệ thống cấp nước chữa cháy chưa đượchoàn thiện không đáp ứng được nhu cầu khan cấp khi có hỏa hoạn
2.2.1.4 Hệ thong thoát nước
Thoát nước mưa:
Phần lớn diện tích quận Lê Chân năm trong hệ thống thoát nước của khu vựcTây Nam thành phó, với hình thức thoát nước gián tiếp thông qua hồ điều hòa -kênh thoát nước Tây Nam, kênh thoát nước An Kim Hải - cống ngăn triều kếthợp bơm cưỡng bức Theo quy hoạch tông thê của quận Lê Chân:
“Luu vực thoát nước: Phan làm 03 lưu vực chính:
- Lưu vực 1: là lưu vực phía bắc đường Tô Hiệu đến đường Nguyễn ĐứcCảnh, hướng thoát nước chủ yếu ra sông đào Hạ Lý, mạng lưới cống thoát nước
đã được cải tạo theo dự án của thành phó, hiện hoạt động tot.
- Luu vực 2: giới hạn bởi đường Tô Hiệu và đường Nguyễn Văn Linh, hệ
thống thoát nước lưu vực 2 là hệ thống cống chung, mạng lưới thoát nước gồm
hồ điều hòa Dư Hàng, Lâm Tường và các tuyến kênh Tây Nam, cống hộp AnKim Hải, kênh An Kim Hải sau đó thoát nước ra sông Lach Tray qua công ngăn
triêu.
- Lưu vực 3: là khu vực từ phía Nam đường Nguyễn Văn Linh đến sông LạchTray, đây là khu vực đang đô thị hóa, nước mặt được tập trung vào các ao đầm,kênh mương sau đó thoát ra sông Lạch Tray qua các cống ngăn triều dưới đênhư: cống Đồng Say 1; Đồng Say 2; cống Vọng Tôn; cống Ba Tổng: cống VinhNiệm Mạng lưới công thoát nước chủ yếu tập trung ở một số trục đường chính
như: đường Quán Nam; đường Hào Khê; đường Trại Lẻ; đường Thiên Lôi
Hệ thong kênh mương, ho điều hòa:
- Hồ điều hòa: Hồ Lâm Tường có diện tích 2 ha; hồ Dư Hàng 7 ha
Trang 25Hệ thống đường cổng thoát nước: Hệ thông công thoát nước là hệ thông cốngchung, mạng lưới cống được xây dựng ở hau hết các tuyến đường lớn, chất lượngtốt và thoát nước tốt Kích thước các tuyến cống từ D500mm đến D1.500mm;tuyến công hộp có kích thước từ 400x400mm đến 500x700mm.
Hệ thống đê sông: Dé sông Lach Tray chạy qua quận Lê Chân là tuyến đêquốc gia, chiều dài trong khu vực quận khoảng 5,7 km từ cầu An Đồng đến cầuRào với cao độ mặt đê trung bình: +5,7m (cao độ hải đồ); Chiều rộng mặt đê từ3,5m đến 5,0m; Chiều rộng chân dé từ 9,5m đến 14,0m”.(Tài liệu tham khảo Quyhoạch tổng thé quan Lé Chan)
Do quy hoạch chưa đồng bộ nên việc quy hoạch hệ thống thoát nước còn gặpnhiều khó khăn Việc thi công bị ảnh hưởng bởi giao thông và năng lực thi cônghạn chế nên tiến độ thi công dự án thoát nước còn chậm Hệ thong thoát nướchiện tại không thé đáp ứng được nhu cầu của người dân khu vực Hệ thống thoátnước giữa các tuyến đường chưa đồng bộ, gây ra hiện tượng thoát nước khôngkịp khi mưa lớn, triều cường Chưa có nhiều công nghệ được áp dụng trong thiết
kế và quản lý mạng lưới đường ống thoát nước
Thoát nước thai:
Nước thải sinh hoạt đang được thoát chung với nước mặt và nhiều chỗ xả trựctiếp ra mương, hồ điều hòa Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp(chi có 20% được xử lý) đều không được xử ly mà đồ thắng vào các ao hồ, sau
đó chảy ra các con sông lớn Dẫn đến gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọngcho các kênh, mương, hồ điều hòa thoát nước trong thành phố như hồ LâmTường, hồ Dư Hàng Hệ thống thoát nước trên địa bàn quận vẫn chưa đáp ứng
được nhu câu thoát nước khi có mưa vừa và mưa to.
Trên địa bàn quận Lê Chân, CNN Vĩnh Niệm là đơn vị được UBND quận
cũng như UBND thành phố quan tâm sát sao đến vấn đề ô nhiễm môi trường.Đến nay, Cụm công nghiệp Vĩnh Niệm có hơn 40 doanh nghiệp dang kinh
Trang 26doanh, sản xuất trong khi đó hệ thống xử lý nước thải của Cụm công nghiệp Vĩnh
Niệm vẫn đang ngừng hoạt động, nước thải tại các nhà máy trong CCN được thải
trực tiếp ra kênh Tây Nam nằm ngay trên địa bàn dân cư, gây ra tình trạng nhiêm
môi trường nghiêm trọng Những nhà máy trong cụm công nghiệp chưa có hệ
thống xử lý nước thải riêng hoặc có hệ thống xử lý nước thải nhưng không đượcvận hành thường xuyên, do đó việc ô nhiễm nguồn nước là điều không thê tránhkhỏi Hơn nữa, ý thức của các doanh nghiệp trong CCN chưa tốt nên vẫn xả nướcthải sản xuất trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường nước và không khíảnh hưởng nghiêm trọng tới các hộ dân sống gần CCN Một khi CCN vẫn đặtgần khu dân cư sinh sống thì điều này là rất khó tránh khỏi Vì vậy, trong quyhoạch sắp tới việc chuyên CCN ra khỏi khu vực gần khu dân cư sinh sống là tất
yêu.
Ngoài ra, vẫn còn một số bệnh viện, phòng khám tư nhân (như bệnh viện Da
khoa Lê Chân, phường Trại Cau ), các khu chợ như: An Dương, Chợ Con chưa
có hệ thống xử lý nước thải, mà được thải trực tiếp ra đường thoát nước chungcủa thành phố Bên cạnh đó, hệ thống kênh thoát nước và các hồ điều hoà đã
được cải tạo nâng cấp, song do việc vận hành trạm bơm hút nước thải chưa được
thường xuyên nên các họng nước thải vẫn thường xuyên chảy vào hồ, bùn đáy hồ
và kênh chưa được nạo vét kịp thời, các váng mặt nước còn nhiều dẫn đến vẫncòn hiện tượng gây mùi hôi thối nông nặc mỗi khi nước cạn hoặc thay đôi thờitiết
Dự án trạm xử lý nước Vĩnh Niệm tại quận Lê Chân đã được hoàn thành và
đang được đưa vào thử nghiệm với công suất giai đoạn I là 36.000 m3/ngày đêm,
với quy mô là 17,5 ha.
Tất cả những tồn tại đó đã và đang gây ra những tác động tiêu cực đến môitrường nước trên địa bàn Thành phố nói chung và quận Lê Chân nói riêng.Những thực tế trên đặt ra một vấn đề là phải thu gom cần thận và vận chuyển đếnkhu xử lý của thành phó trước khi thải ra môi trường Một số kênh, mương cầnđược nạo vét và chuyên thành đường với hệ thống cống hộp và cống tròn ngầm
bên dưới, tùy theo mục đích thoát nước mà kích cỡ lớn nhỏ khác nhau.
2.2.1.5 Hệ thống thu gom xử lý rác thải, phòng chống ô nhiễm môi trường
Quận Lê Chân là một quận nội đô với dân sỐ đông trong năm 2020 là 241.844
người cùng với nhiêu nhà máy, các đơn vị kinh doanh lớn nhỏ nên lượng rác thải