1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Pháp luật bình đẳng giới và thực tiễn thi hành tại Việt Nam

295 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

| BO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO BỘ TƯPHÁP |

TRUONG DAI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG

Chi nhiệm đề tài : PGS.TS Ngô Thi Hường Thư ký để tài : Th§ Bế Hoài Anh.

Hà Nội, 2020

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA THỰC HIEN DE TÀI

STT Họ và tên Don vị công tác toc tại

1 | PGSTSNgðThHường | ĐahocLultHANGI | Chủnhim

2 Ths Bề Hoài Anh Đai học Luật Hà Nội | Thule

3 | TSNguyễnPhươngLan | DaihocLuatHaNéi | Thanh wén

4 | ThzBÙThiXuânHoa | Báo PhápluậtViếtNam | Thànhviên

Trang 3

MỤC LỤC

PHAN I BÁO CÁO TONG HỢP DE TÀI 1 MỞĐẦU 2

1 Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu để tài 23 Tinh hình nghiên cứu 63 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cửu 14 4, Cách tiép cân, phương pháp luận va phương pháp nghiền cứu 15

6 Nội dung nghiên cứu 18 7 San phẩm của để tài 18 3 Phương thức chuyển giao, dia chỉ ứng dụng, tác đồng và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu 18

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VAN DE LÝ LUẬN VE BÌNH DANG GIỚI VÀ PHAP LUẬT VE BÌNH DANG GIỚI 30

1.1 Một số vẫn để lý luận vé bình đẳng giới 30 1.1.1 Khải niệm bình đẳng giới và một số thudt ngữt liên quan 30 1.12 Quan điễm quốc té và Việt Nam về bình đẳng giới 23 1.13 Giá tri phd biến và gid trì đặc thù của bình đẳng giới ” 1.2 Pháp luật về bình đẳng giới 5 1.2.1, Khái niệm pháp luật về bình đẳng giới 5 1.2.2 Vai trò cũa pháp luật bình đẳng giới 6 Việt Nam 26 1.23 Pháp luật Việt Nam về bình đẳng giới 37 1.2.4, Các yếu tổ tắc đồng đến việc thực hiện vả đâm bảo thực hiện pháp luật vẻ bình đẳng giới 31

1.2.5 Pháp luật quốc tê về bình đẳng giới 34

CHƯƠNG 2 PHAP LUAT VIET NAM HIỆN HANH VE BÌNH BANG

GIỚI 7 3.1 Pháp luật vẻ bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị 37

Trang 4

3.2 Pháp luật vé bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế 38 3.3 Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động 41 3.4 Pháp luật bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục vả dao tao 43 24.1 Khải niệm ÿ nghita của bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo đục và

3.5 Pháp luật vẻ bình đẳng giới trong gia dinh 46 2.5.1 Khái niềm ý ngiữa cũa bình đẳng giới trong gia đình 46 3.5.2 Pháp Inật hiện hành về bình đẳng giới trong gia đình 47 3.5.3 Binh đẳng giới trong các quan hệ gia dinh 4p

CHƯƠNG 3 THỰC TIEN THI HANH PHÁP LUẬT VE BÌNH BANG

GIỚI ”

3.1 Thực tiẫn thi hanh pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị 52 3.2 Thực tiễn thi hành pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh té 53 3.3 Thực tiễn thi hành pháp luật vẻ bình đẳng giới trong lĩnh vực lao đông “ 3.4 Thực tiễn thi hành pháp luật bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục vả dio tao 56 3.5 Thực tiễn thi hành pháp luật bình đẳng giới trong gia đính 59 3.5.1 Hoạt động triển khai chính sách, pháp luật về bình đẳng giới trong

Trang 5

CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VẺ BÌNH ĐĂNG GIỚI VÀ TỎ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VE BÌNH DANG GIỚI 6

4.1 Giãi pháp hoàn thiện pháp luật vé bình đẳng giới 63 4.1.1 Yêu cầu hoàn thiện pháp iuật về bình đẳng giới 63 412 Một số giải pháp hoàn thiện pháp iuật về bình đẳng giới 65 4.2 Tổ chức thực hiện pháp luật về bình đẳng giới 70 42.1 Tiyên truyền, giáo duc nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới 70 4.2.2 Tăng cường triễn khai chính sách, pháp luật vỗ bình đẳng giới T142 3 Công tác quân if nhà nước vỗ bình đẳng giới cẩn tập trưng và cụ thé 74

PHAN II BAO CÁO CHUYÊN BE 76 CHUYEN DE 1 MỘT S6 VAN DE LÝ LUẬN VE BÌNH DANG GIGI VA PHÁP LUAT VE BÌNH DANG GIỚI nT

1 MOT SO VẤN ĐÈ LY LUẬN VỀ BÌNH BANG GIỚI T1 1.1 Khái niệm bình đẳng giới và một số khái niệm có liên quan T1 1.1.1 Khải niệm bình đẳng giới T1 1.12 Một số khái niễm có liên quan 79 1.2 Quan điểm quéc tế va Việt Nam về bình đẳng giới 88 12.1 Quan dtém quốc tế về bình đẳng giới 88 1.2.2 Quan diém cũa Việt Nama về binh đẳng giới 93 1.3 Giá trị phổ biển va giá trị đặc thủ của bình đẳng giới 97

13.2 Giá trị đặc thì 99 2 PHAP LUAT VE BÌNH ĐĂNG GIỚI 101 2.1 Khải niêm pháp luật bình đẳng giới 101 3.2 Vai trò của pháp luật bình đẳng giới ở Việt Nam 108 3.3 Pháp luật Việt Nam về bình đẳng giới 112 23.1 Ludt Bình đẳng giới 113

Trang 6

2.3.2 Cae nguyên tắc cơ ban về bình đẳng giới theo pháp iuật Việt Nam 115 3.3.3 Biên pháp bảo đảm bình đẳng giới theo pháp luật Việt Nam 121 3.4 Các yếu tổ tác đông dén việc thực hiện pháp luật vẻ binh đẳng giới và ‘bao dam bình đẳng giới 123 24.1 Phong tue, tập quản, đạo đức 14 3.42 Định tiến giới 126

2.44 Ÿ thức của các chủ thé trong việc thực hiện pháp luật 128 3.4.5 Các điễu Kiện kinh tế 139 3.5 Pháp luật quốc tế vé bình đẳng giới 131 3.51 Tuyén ngôn Quốc té về Nhân quyền 131 3.52 Công ước quốc té về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 132 2.5.3 Công ước quốc tế về các quyền dan sự và chính trị 132 3.5.4 Công ước về xóa bô mọi hình thức phân biệt đối xứ chỗng lại phụ nữ 133 3.5.5 Công ước về trả công bình đẳng giữa lao đông nam và lao động nit cho những công việc cô giá tri nhe nhau (Công tóc số 100 cña ILO) 134

2.5.6 Chương trình nghị sự 2030 vi sự phát triển bền vững 134

CHUYEN BE 2 BINH DANG GIỚI TRONG LĨNH VUC CHÍNH TRI, KINHTE, LAO ĐỘNG -PHAP LUẬT VÀ THỰC TIẾN THIHANH _ 136

1 PHÁP LUAT VE BÌNH BANG GIỚI TRONG LĨNH VUC CHÍNH TRI VA THỰC TIẾN THIHÀNH 136 1.1 Pháp luật về bình đẳng giới trong lính vực chính trị 136 1.2 Thực tiễn thi hảnh pháp luật vẻ bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị 14312.1 Những kết quả dat được 143 1.2.2 NHững tôn tat, han chế và nguyên nhân 147

Trang 7

3 PHÁP LUAT VE BÌNH BANG GIỚI TRONG LĨNH VỰC KINH TE

2.1 Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế 151 3.2 Thực tiễn thi hành pháp luật vé binh đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế 158.

2.2.2 Những han chế, tồn tại và nguyên nhân 163 3 PHÁP LUAT VE BÌNH BANG GIỚI TRONG LĨNH VUC LAO BONG VA THỰC TIẾN THIHANH 166 3.1 Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động 166 3.2 Thực tiễn thi hanh pháp luật vẻ bình đẳng giới trong lĩnh vực lao đông m

3.2.2 Những han chỗ, tén tại và nguyên nhân 175

CHUYEN DE 3 PHÁP LUAT VE BÌNH DANG GIỚI TRONG LĨNH UC GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO VÀ THỰC TIEN THỊ HÀNH 182

1, PHÁP LUẬT BINH BANG GIỚI TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO 182 1.1 Khải niệm vả ý nghĩa của bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và dao tạo 182 LLL Khải niêm bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo due và đào tạo 182 1.12 Ynghia của bình đẳng giới trong lĩnh vue giáo duc và đào tạo 183 1.2 Nội dung bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo ducva đảo tạo theo Luật Binh đẳng giới năm 2006 và việc lng ghép van để bình đẳng giới trong các văn bản pháp luật vẻ giáo dục và đảo tạo 187 1.2.1 Nam nit bình đẳng về độ tudi đi học, đào tạo bôi dưỡng 188 12.2 Nam, nit bình đằng trong việc lua chọn ngành, ng)

đão tạo 180

Trang 8

1.23 Nam, nit bình đẳng trong việc tiếp cân và hướng tỉ các chính sách về giáo duc, đào tạo, bôi đưỡng cimyên môn, nghiệp vu 190 1.2.4 Nữ cán bộ công chức, viên chức kh tham gia đào tao, bôi dưỡng, mang theo con đưới ba mươi sáu tháng tdi được hỗ trợ theo quy định của Chính phũ 191

1.3 Biên pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo duc va đảo tao 194 3 THỰC TIEN THI HANH PHÁP LUAT BINH ĐĂNG GIỚI TRONG LĨNH VUC GIÁO DUC, ĐÀO TAO 195 2.1 Việc tổ chức thực hiện 195 2.2 Những kết quả đạt được 108 3.3 Những tổn tai, han chế và nguyên nhân 200 3.3.1 Những tôn tai, hạn chế 200 2.3.2 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 206

CHUYEN DE 4 PHÁP LUAT VE BÌNH BANG GIỚI TRONG GIA BINH VÀ THỰC TIỀN THI HANH 209

1, PHAP LUAT VE BINH BANG GIỚI TRONG GIÁ BINH 209 1.1 Khai niệm, ý nghĩa của bình đẳng giới trong gia đình 209 LLL Khải niêm 209 1.12 Ynghia của bình đẳng giới trong gia dinh 31 1.2 Pháp luật hiện hảnh về bình đẳng giới trong gia định 34

1.3 Bình đẳng giới trong các quan hệ gia đình ng

1.3.1 Binh đẳng trong quan hệ vợ chéng 219 1.32 Binh đẳng giữa con trai và con gái 5 1.3.3 Binh đẳng giữa các thành viên nam và thành viên nữ 7 2 THUC TIEN THI HANH PHAP LUAT VE BÌNH DANG GIỚI TRONG GIÁ ĐỈNH 138 3.1 Hoạt động triển khai chính sách, pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình 238

Trang 9

3.2 Những kết quả đạt được 230 2.3, Những hạn chế, tổn tại 233 23.1 Téntai, han chế trong quan hệ giữa vợ va chong 233 23.2 Tôn tại, hạn chỗ trong quan hệ giữa con trai và con gái 230 3.4 Nguyên nhân của những tôn tại, hạn chế 240

CHUYEN DE 5 GIAIPHAP HOAN THIEN PHAP LUAT VATO CHUC THUC HIEN PHÁP LUAT VE BÌNH BANG GIỚI TẠI VIỆT NAM 242

1 GIẢI PHÁP HOÀN THIÊN PHÁP LUAT VE BÌNH ĐĂNG GIỚI 242 1.1 Yêu cầu hoán thiện pháp luật về bình đẳng giới 12 1.11 Hoàn thiền pháp luật bình đẳng giới phải trên nguyên tắc bảo đảm quyén con người và quan điểm của Đăng, Nhà nước về bình đẳng giới và trao quyén cho piu nit 242 1.12 Hoàn thiện pháp indt về bình đẳng giới phải bảo đâm các nguyên tắc bình đẳng giới 14 1.13 Hoàn thiện pháp Inật về bình đẳng giới phat bảo đâm tính cụ thể, đồng bô, thông nhất 245

1.2 Một sổ gidi pháp hoàn thiện pháp luật vẻ bình đẳng giới 146 12 1 Thay đổi cách tiếp cân về bình đẳng giới 246

1.2.3 Sita đổi, bỗ sung quy dinh về bình đẳng giới trong lĩnh vực

Trang 10

127 Sita ai, bỗ sung biện pháp chế tài và tăng mức xứ phạt đối với

2 TÔ CHỨC THỰC HIẾN PHÁP LUAT VE BÌNH BANG GIỚI TẠI

VIET NAM 255

3.1 Tuyên truyền, giáo đục nhằm nâng cao nhân thức vẻ bình đẳng giới 255 2.2 Tăng cường triển khai chính sách, pháp luật về bình đẳng giới 258 3.3 Công tác quản lý nha nước vẻ bình đẳng giới cẩn tập trung va cụ thé 264.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 268PHANIII BÀI BÁO KHOA HỌC 274

Trang 11

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

CHXHCN : Công hòa 24 hội chủ nghĩa

CEDAW _: Công ước vé xóa bé moi hình thức phân biệt đổi xử chống lạiphụ nữ năm 1979

GDĐT :Giáo duc va dio tao

HĐND Hội đồng nhân dân.

ICCPR Công ước quốc tế vẻ nhân quyé năm 1948

ICESCR : Công ước quốc tế về quyển kính tế, xã hội va văn hóa LGBT : Công ding người ding tinh, song tinh va chuyển giớiLHQ Liên hop quốc

Neb Nha xuất ban

VCCI Phong Thương mai vả Công nghiệp Việt Nam

Trang 12

BAO CAO TONG HOP DE TAI

Trang 13

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

“Thúc đẩy binh đẳng giới là nguyên tắc kinh tế học thông minh va lá

điểu đúng đắn cần phải được thực hiên" Đăng va Nhà nước ta nhận thức rổ

tâm quan trong của binh đẳng giới trong xây dựng, phát triển đắt nước nên đã sớm đưa van để bình đẳng giới vào các văn kiện của Đăng, pháp luật của Nhà nước Đánh dẫu bước tiến quan trong trong quan điểm và hành động vi bình đẳng giới ở nước ta đó là việc ban hảnh Luật Binh đẳng giới (năm 2006). Luật Bình đẳng giới la văn bản pháp luật cao nhất trong quản lý nha nước về trình đẳng giới, là sự thể ché các quan điểm, đường li của Đảng va Nha nước vẻ bình đẳng giới nhằm bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp cia nam va nữ, ding thời tiếp tục khẳng định quyết tâm mạnh mé của Nha nước ta trong việc cu thể hóa các Điễu ước quốc tế về quyển con người vả bình đẳng giới ma nước tala thành viên Luật Bình đẳng giới đã tạo hành lang pháp lý vững chắc cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân triển khai các biện pháp nhằm tăng cường vai trò va sự tham gia của cả nam va nữ trong quá trình phát triển của đất nước 'Nhiễu quy định của Luật Binh đẳng giới đã được triển khai trong thực tế, đem lại kết quả tích cuc, gép phan không nhé vảo qua trình phát triển kinh té - zã hội của đất nước trong thời gian vừa qua

Trong những năm vừa qua, có thể nhận thấy từ quan điểm của Dang, chỉnh sách, pháp luật của Nha nước đến nhân thức của xã hội vẻ van dé bình đẳng giới đã có những biến đổi theo chiêu hướng tích cực Hoạt động lập pháp khi ban hãnh đã cân nhắc đến nhiễu yêu tổ nhằm đảm bão quyển bình đẳng giữa nam va nữ trước pháp luật, từng bước hình thảnh va nâng cao nhậnthức trong mọi giai ting sã hội nhằm xo bd quan điểm, tâm lý và thực trang phân biệt đổi xử bat bình đẳng giới trong công việc, trong đời sông chính trị,

‘van hoá - sã hội và trong từng gia đính?

ˆ Chến học ao quyền cho Đụvổ và Bình đẳng giới cia Australia hing 2 năm 2016)

2 TS Tương Vin Thân C019) `78ổn due dang dvd plain Dean chôM ở Pitt Nan”, Kỷ yeu Hà hảocấp quốc ga “Bao đâu quần tam clink cet pu nữ ong gia oan liển nay” do Học vn Ti xố và

"Viên YESphỗihẹp tô đc tang 112019

Trang 14

Sau 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới, công tác bình đẳng giới trong các lĩnh vực đã có những tién bộ rõ nét Cụ thể, trong inh vực chính tr ‘Ty lệ nữ tham gia chính trị tai tat cả các cấp đã có chuyển biển tích cực Tỷ lệ

nữ Ủy viên Bộ Chính trị va Ủy viên Ban chấp hảnh Trung ương Dang tăng trong 3 nhiệm kỷ liên tiếp Lan đầu tiên có nữ Chủ tịch Quốc hội và có 3 nữ: Uy viên Bộ Chính tr Tỷ lệ nữ tham gia Quốc hội đạt 27,1%, cao hơn mức trung bình 23,4% toàn cầu và 18,6% của châu A Tính đền 2017, 13/30 bô, cơquan ngang bô, cơ quan thuộc Chính phủ va 16/63 tỉnh, thành phổ có nữ lãnh.đạo chủ chốt Trong lĩnh vực kinh tế, tỷ lệ doanh nghiệp do nữ làm chủ tới năm 2017 đạt 27,8%, cao nhất Đông Nam A và xếp thứ 19/54 trong bang chỉ số xếp hạng Chỉ sổ nữ doanh nhân va xếp thứ 7/54 trong sổ các nước cónhiều chủ doanh nghiệp là nữ: Trong Tĩnh vực lao đông, tỷ 1é lao động nam vànữ tham gia thi trường lao đông luôn giữ ở mức khá ôn định, trong đó nữ từ48% đến 48,5% Trong lĩnh vực giảo duc va dio tao, tỷ lệ học sinh nam va nit tham gia giáo dục phổ thông có sw én định trong 10 năm Trong lĩnh vực khoa học va công nghệ, số lượng nha khoa hoc nữ chiếm tỷ lê cao va tăng dântheo thời gian tử 41% năm 2011 lên 44,8% năm 2015 Nha khoa hoc nữ lắm.chủ nhiệm các dé tai khoa học, công nghệ cấp quốc gia ngày cảng tăng Tính.đến năm 2016 có 19,2% để tài cấp quốc gia do nữ chủ tr Nhiễu nhà khoa.học nữ đã được tôn vinh, được nhận các giải thưởng trong và ngoài nước 'Trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thé duc, thé thao, hoạt động nâng cao nang lực cho các cơ quan thông tin đại chúng được các cơ quan chức năng chú trọng triển khai Các van động viên nữ va nam đã có nhiều cổng hiền va đóng góp vào thành công chung cia nén thé thao Trong lĩnh vực y té, các kết quả về chăm sóc sức khỏe sinh sẵn giai đoạn 2007 - 2016 đều có sự chuyển biển như Tỷ lê phụ nữ được cán bộ y tế chăm sóc khi sinh đạt 98,2% (tăng

30%), ty lê bả me được khám sau sinh tại nha đạt 94,1% (tăng 6,6%)" Trong,

gia đình, việc thực hiện Luật Bình đẳng giới, các quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đính đã được lông ghép trong các luật chuyên ngành, cu thé như: Luật Bat đai 2013, Luật Hôn nhân vả gia đính 2014, Luật Phong, chống

"Bồ Lao dng, Trương th và Xã hội, “Be giá10 et Đự hàn) Le Bh ng gi”, Ha Nột 2018

Trang 15

‘bao lực gia định 2007; Luật Trẻ em năm 2016 Với những kết quả đã đạt được, Việt Nam là nước đứng thứ 65 trong tổng số 144 quốc gia về chỉ số khoảng cach giới toàn cầu, cao hơn hau hết các quốc gia khác ở châu A với trình độ phát triển kanh tế tương đương Công tác bình đẳng giới nhìn chung đã nhân được sư quan tâm của các cấp ủy đăng, chính quyền địa phương, dẫn. trở thảnh nội dung xuyên suốt trong triển khai hoạt động trên tat cả các lĩnh vực đời sống chỉnh tri - kinh tế - văn hóa - sã hội với nhiễu thành tựu nỗi bat được quốc té đánh gia, ghi nhân Kết quả thực hiên bình đẳng giới trong thời gian qua đã gp phản tích cực vào việc thực hiên các Mục tiêu phát triển bên. vững của Liên Hợp Quốc va những khuyến nghị của Ủy ban vẻ xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đổi xử déi với phụ nữ Công tác lổng ghép vấn dé bình. đẳng giới trong zây dung văn bản quy phạm pháp luật ngày cảng được quan tâm thực hiến với số lượng các dự án luật được lông ghép vẫn để bình đẳng giới tăng dan qua từng năm Đạt được thành quả nay 1a một sư nỗ lực rất lớn của toàn Đăng, toan dân cũng như các cơ quan chuyên môn trong công tác 'trình đẳng giới.

Bên canh những kết quả đã đạt được, vẫn để bình đẳng giới còn nhiều tôn tại, thách thức Bat bình đẳng giới vẫn tôn tai thể hiện ở tắt cả các lĩnh vực của đời sống zã hội va gia đính Phin biết đổi xử về giới sây ra đưới nhiều hình thức Khoảng cách giới ở nhiều chỉ số 1a rất lớn đối với phụ nữ dân tộc thiểu số va phụ nữ nghèo Bao lực đổi với phụ nữ và trẻ em gái diễn ra ngày cảng tăng về số lượng va mức độ nguy hiểm Trong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới cũng còn nhiều tôn tại, hạn chế Việc tổ chức khai công tác binh đẳng giới chưa nhân được sự quan tâm sâu sát, đẩy đủ của nhiều cơ quan, đơn vị Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới còn nhiêu hạn chế Trong tổng số 22 chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia vé bình đẳng giới giai đoạn 2011 ~ 2020, dén nay có 8 chỉ tiêu đã đạt và sẽ duy trì dat vo năm 2020; có đền 16 chỉ tiêu dự kiến khó có khả

nding đạt hoặc chưa đánh giá được

"Bồ Lao dng, Marongbinh và Xã hội, “Be gid 10 nữm Đá Jônh Le Bh đỗng gi”, Ha Nột 2018

Trang 16

Co thể nhận thay những tổn tai, hạn chế trong việc thực hiện bình đẳng, giới ở Việt Nam hiên nay xuất phát từ nhiễu nguyên nhân, trong đó cónguyên nhân từ bắt cập, khiêm khuyết cia pháp luật Các quy định trong LuậtBinh ding giới còn chung chung, khó áp dung trong thực tiễn, một số quyđịnh còn dẫn chiều các quy định của các văn bản quy pham pháp luật khác.Việc châm ban hảnh các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã ảnh hưởng tớihiệu lực, hiệu quả thực thi Một sô quy định của Luật hiện nay vẫn chưa có văn ban hướng dẫn thi hành Thiéu quy trình thống nhất hướng dn việc ông ghép van để bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Bên cạnh đó, công tác tổ chức thực hiện pháp luật cũng còn nhiều hạn chế, vướng mắc Đội ngũ cán bộ lam công tác bình đẳng giới thiểu tính én định, thiếu về số lượng, đa số kiêm nhiệm, hạn chế về kiến thức giới, kỹ năng lồng ghép giới Thiéu các chuyên gia có kiến thức, kỹ năng lỗng ghép giới trongcác ngành chuyên môn.

Việc nghiên cứu để lam sáng td các van dé về pháp luật bình đẳng giới và thực tiến thi hành là cân thiết nhằm chỉ ra những điểm bat cập, hạn chi vướng mắc, khiêm khuyết của pháp luật hiện hành cũng như việc thực hiệnpháp luật Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật va thực thi pháp luật hiệu quả, đầm bao cho pháp luật lả công cụ pháp lý dé thực hiện các mục tiêu quốc gia vẻ bình đẳng giới: Đảm bao tỷ lệ lãnh đạo lả phụ nữ ở các địa phương, giải pháp giảm khoảng cách về giới trong lĩnh vực chính trị, chính sách bảo vệ và hỗ trợ người me; bảo dam quyển bình đẳng giới trong bảo vệ va chăm sóc sức khỏe, nhất là ở ving miễn nui, vùng sâu, vùng za,biển giới, hai đão, vùng đồng bảo dân tộc it người, người cao tuổi, đảo tạonghề, giãi quyết việc lam cho phụ nữ nông thôn; phòng chồng bao lực gia đánh “Chỉ còn 11 năm nữa để cả thể giới chung tay nỗ lực tiền tới mục tiêu trình đẳng giới - một trong những Mục tiêu Phát triển bên vững đã được Liên Hop quốc thông qua phải đạt được váo năm 2030 Nếu tốc đô thay đỗi châm chap như hiện nay, Liên Hợp quốc tính toán ring sẽ phải mắt 108 năm nữa

Trang 17

mới đạt được mmc tiêu đã để ra vào năm 2030"! Như vậy, có thé thấy, nghiên cứu để có các biện pháp thúc đẩy tiền trình bình đẳng giới hiện nay lả nhiệm ‘vu mang tính toàn câu trong đó có Viet Nam.

2 Tình hình nghiên cứu

Binh đẳng giới và pháp luật bình đẳng giới là đổi tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học Đã có nhiều công trình nghiên cửu trong nước vả nước ngoài vé bình đẳng giới đưới góc độ Kinh tế học, Xã hôi học va Luật hoc

3.1 Các công trình tiêu biéu trong nước

1 Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Viện FES (Đức) (2019),“Báo đâm quyền tham chính của piu nit trong giai đoạn hiện nay", Hội thần khoa học cấp quốc gia Với 32 bai tham luận thể hiện trong Kỷ yếu hội thảo cho thay đây là Hội thảo khoa học chuyên sâu vẻ lĩnh vực luật pháp về quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị Các bai tham luận tập trung vẻ các van dé nine: Hiện thực hóa quyển tham chính của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay, ràocăn va giải pháp phát huy vai trò của nữ tri thức Việt Nam trong sự nghiệp tỉnh đẳng giới, tham chính của phụ nữ thé giới và Việt Nam, quy định pháp luật Việt Nam về tuổi nghỉ hưu tác động đến quyền tham chính của phụ nữ trong giai đoạn hiện nay Có thé thấy các van để về quyển của phụ nữ và tình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị là nội dung chính được thảo luôn tại Hội thảo Từ các quy định của pháp luật đến thực tiễn bão đâm bình đẳng trong lĩnh vực chính trị được các nhà khoa học phân tích, đánh giá với cáctuân cứ khoa học

3 Lê Ngọc Văn (chủ biên), “Tuy giới và gia dink” — Viện Khoa họcxã hội Việt Nam - Viện gia đính va giới - Nab Khoa học xã hội, Hà Nội 2006 Nội dung cuén sảch nói vẻ lý thuyết giới, gồm các quan điểm về giới, cách tiếp cân về giới, mối quan hệ giữa van dé giới và các mi quan hệ gia đính Đảng chủ ý, các tác giả phân tích sâu vẻ lý thuyết nữ quyền và lý thuyếtgiới trong mỗi quan hệ gia đính Tuy nhiên, các vấn để trên được tiếp cận.

“Ea hợp lũ nh ca Lên lp Qube về bình đẳng gi và quyŠn cia pine ri, Báo độn từ hán hà

mức Cộng hoe 3Ã hội Clings Vist Naa ng 1922015

Trang 18

đưi góc độ sã hội học niên các tác giả hau như chưa đặt vẫn đề lý thuyết giớivva gia định trong các quan hệ pháp luật.

3 Tran Thị Minh Đức (chủ biên), “Định kiến và phân biệt đối xứ theo giới - Li thuyét và thực tiễn”, Nab Đại học quốc gia Hà Nội, 2006 Nhóm tac giã tap trùng phân tích những vin để lý thuyết vẻ giới, định kiến giới, khuôn xấu giới, phân tích một sô hướng tiếp cận nghiên cứu định kiến giới trên thé giới va Việt Nam Đông thời, các tác giã lam sang td những hình thức biểu hiên của định kiến giới và phân biết đối xử vẻ giới, trên cơ sỡ đó nhóm tác giả đưa ra những biện pháp hạn chế định kiến giới và phân biệt đổi sử về giới ở Việt Nam Trên cỡ sở đó, tác giã làm sảng tö mồi quan hệ giữa định kiếngiới và phân biệt đổi xử về giới

4 Trường Đại học Luật Ha Nội “Vấn để giới trong đào tao Luật tat Trường Đại học Luật Hà Nội” Kỹ yêu hội thăo khoa hoc cấp trường, Hà Nộinăm 2006 Hội thảo tiếp cận vin để giới chỉ dừng lại ở việc cần lồng ghép vấn để giới va bình đẳng giới trong việc zây dựng chương trình dio tạo Luật tại Trường Đại học Luật Ha Nội.

5 Công đoàn Trường Đại học Luật Hà Nội, “Ludt Binh đẳng giới — Một số vẫn đề nhận thức và vận dung’, Kỹ yêu hội thao khoa học cấp trường, Hà Nội năm 2007 Ky yếu đã có nhiều bài viết tiếp cân vẫn để bình đẳng giới ở mức đô chuyên sâu như Các nguyên tắc bình đẳng giới, vân dung quy địnhcủa Luật Bình đẳng giới để giảng day một số môn học trong chương trình daotạo cia trường (Luật Hôn nhân và gia định, Luật Hình sự, Luật Lao đông )

6 Cơ quan Liên hợp quốc vẻ Bình đẳng giới va Trao quyền cho phụ nữ Báo cáo nghiên cửu với chủ dé “Eiướng tới bình đẳng giới ö Việt Nam: ĐỂ Tăng trường bao trivn có lợi cho pin ni

tích nên kinh tế thông qua cách nhìn nhân về giới, đánh giá mô hình tăngtrường kinh tế hiện nay của Việt Nam Báo cáo nhận định: Mặc dù phụ nit đang góp một phân lớn trong phát triển kinh.

tăng trưởng bao trùm van là một thách thức đối với Việt Nam Do đó uu tiên Hà Nội năm 2016 Báo cáo phân

song việc đạt được mô hình.

Trang 19

'trình đẳng giới cân phải đặt ở trung tâm của các chính sách phát triển Đâu tư cho phụ nữ là đâu từ cho tăng trưởng kinh tế, cén phải trao quyển kinh tế chophụ nữ nhằm tăng cường cơ hội việc làm, thu nhập cho phụ nữ, góp phantăng trưởng kính tế đất nước Đây là công trình nghiên cứu vé giới dưới gócđô Kinh tế học,

7 Hôi Liên hiệp Phu nữ Việt Nam - Viên Nghiên cứu Gia đính va Giới,“Lao đông nit chưa qua đào tao - Những vấn đề xã lôi trong ij nguyên sốHội thảo khoa học cấp quốc gia, Hà Nội năm 2018 Hội thao đã có hơn 20 "báo cáo về các chủ dé lao đông, việc làm, an sinh xã hội, đời sống hôn nhân, ia đính, những thách thức và thuân lợi của nhóm lao động nữ chưa qua đảotạo trong béi cảnh cách mang công nghiệp 4.0 va hội nhập quốc tế Nội dung các báo cáo xoay quanh van để Dù chiếm ty trọng lớn trong cơ cấu lao động, ‘Viet Nam nhưng lao động nữ chưa qua đảo tao 14 một trong những nhóm yếu thể nhất trên thị trường lao động va mang nhiều đặc trưng nhân khẩu, xã hội bat lợi Trong bồi cảnh Cách mang công nghiệp 4.0, bên cạnh những cơ hội mới được mỡ ra cho phụ nữ thì đẳng thời cũng lâm gia tăng bắt bình đẳng giới trong khả năng tiếp cân và ứng dụng công nghệ mới, khiển nhóm lao đông nữ có trình độ chuyên môn thấp phải đối diện với nguy cơ mắt việc lam.

3 Hoang Mai “Tiêu chi đánh giá bình đẳng giới trong quấn lý cán bô, công cluic” Tap chí Cộng sẵn, ngày 5/9/2017 Bai viết tập trung phân tích sự cần thiết va yêu câu đối với tiêu chí đánh giá bình đẳng giới trong quan lý can

bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay va 4 tiêu chí đánh giả 9 Nguyễt

và Vigt Nam, Tap chí Nghiên cứu Gia đính và Giới, số 3 năm 2010 Bai viết giới thiêu vé qua trình hình thành va phát triển pháp luật bình

thể giới vả ở Việt Nam Tác giả nhân manh quả trình phát triển của pháp luật tình đẳng giới ở Việt Nam tir năm 1945 đến năm 2010, chỉ ra những nỗ lực Trọng Hai, Var nét về pháp luật bình đẳng giới trên thé giới giới trên

vả những thanh tựu đạt được về mặt pháp ly về quyền bình đẳng giữa nam và.

Trang 20

nữ, cũng như thể hiên sư cam kết của chính phủ Việt Nam với công ding quốc tế trong nỗ lực thực hiện mục tiêu binh đẳng giới.

10 Ngô Thị Hường, “Binh đẳng giới trong gia đình", Tap chi Luật hocsố 5 (2012) Bai viết tập trùng phân tích vai trò của gia đình trong nhận thức.và thực hiện bình đẳng giới, ý ngiĩa của bình đẳng giới trong gia đính Bài viết dành nhiễu thời lượng để phân tích các vẫn để pháp lý v bình đẳng giới trong các quan hệ gia đính như Quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa con trai vacon gái, quan hệ giữa các thành viên nam va thành viên nữ.

11 Ngô Thi Hường, “Bao iực gia đình — Một hình thức thé inén sự bắt bình đẳng nam nie’, Tap chi Luật học sé 3 (2006) Bai viết phân tích thực. trạng và nguyên nhân của bạo lực gia định ở VietNam Tác giả khẳng định Bao lực gia đính là một loại bạo lực trên cơ sở giới, Bao lực gia đính xuất phat tử tính gia trưởng của nam giới, từ sự bat bình đẳng nam nữ, từ sự áp bức của nam giới đối với phụ nữ, Hạn chế va dẫn xóa bỏ bạo lực gia đỉnh làmục tiêu của 2 hội dân chủ, văn minh.

12 Nguyễn Phương Lan, "Luật chống bạo hanh đổi với phụ nữ cia Philippines va sự so sánh với Luật phòng, chống bao lực gia đính của ViệtNam”, Tạp chí Luat hoc số 2 (2010) Bai viết tiép cân vẫn để bạo lực gia đỉnh đười góc đô thông tin và so sảnh Luật Tác giã nêu những điểm tương đẳng và khác biệt giữa Luật phòng, chẳng bạo lực gia đính của Việt Nam và Luậtchống bao hành đổi với phụ nữ của Philippines

13 UNDP, “Siethamn gra của phụ nit trong vat trò lãnh dao và quản lý 6Viét Nam”, 2012 Đây là Bao cáo nghiên cứu với mục đích nêu bat các xuhướng tham gia của plu nữ trong các cơ quan chính phủ của Việt Nam, mô tả tổng quan khung pháp lý liên quan đến vai tro lãnh đạo của phụ nữ, đông thời thảo luân các thách thức va rao căn đối với phụ nữ trong khu vực nhà nước. Bao cáo ra soát va phân tich các kết quả nghiên cứu và báo cáo gần đây của Chinh phủ Việt Nam vẻ sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực ra quyết sách. Bao cáo nhẫn mạnh, mặc di Việt Nam đạt được nhiêu tiên bộ đáng kể trong thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, song vẫn còn khoảng cách.

Trang 21

giữa mục tiêu và kỳ vong được dé cấp trong các văn bản của chính phủ vớicon số thực tế về sự tham gia của phụ nữ:

14 Bao lực trên cơ sỡ giới, Báo cáo chuyên dé, 2010 Báo cáo tập trungvào những nội dung sau: Các loại bạo lực giới, Bỗi cảnh kinh tế - xã hội ciabạo lực giới ở Việt Nam, Thực trang luật pháp vả chính sách vé bạo giới, Xử ly vấn dé bao lực giới ở Việt Nam, Môt số khuyến nghị Trong đó, nhóm tac giả đưa ra 9 khuyến nghị cho Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu bao trim là thực thi bình đẳng giới.

15 Trên Thi Minh Thi (chủ biến), “Binh đẳng giới trong chính trị từ chiều cạnh thé chỗ văn hóa và hội nhập quốc tê”, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 2017 Nhóm tác giả phân tích một số tiếp cận ly thuyết về bình đẳng giới trong chính trị tại một số quốc gia trên thể Đẳng thời, các tác giả đánh giá chung về bình đẳng giới và thực trạng bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ở Việt Nam Các tác giả phân tích yếu tổ thé chế, văn hóa, xã hội anh hưởng đến bình đẳng giới trong lĩnh vực chỉnh trị ở Việt Nam

Bên cạnh đó còn có nhiều bai viết đăng trên báo Pháp luật Việt Nam, các Báo điện tử, báo viết khác vẻ những khía cạnh của bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống sã hội Tác giả Bủi Xuân Hoa có loạt bai đăng trên. ‘bao Pháp luật Việt Nam về dé tai binh đẳng giới Co thể kế đến một số bai sau: “Bi tìm công If cho nan nhân xâm hại tỉnh đục: Hành trinh đậy hen

Pháp luật Việt Nam, ngày 6/1/2019,

vide", "yêu râu xanh “dễ lách luật?", Pháp luật Việt Nam, ngày 18/2/2019,*Gỡ khó cho phụ nit làm khoa học”, Pháp luật Việt Nam, ngày 8/3/2019, “Giới trễ nhận thức tiễn bộ về bình đẳng giỏi”, Pháp luật Việt Nam, ngày.

16/3/2010, "Nôi trợ là việc cũa ai?”, Pháp luật Việt Nam, ngày 10/3/2019 Có thể nhận thấy tác giã có khả năng quan sắt khá toàn diện về van dé bình đẳng giới Các bai viết để cập dén những van dé được zã hội quan tâm liên xử? Thiéu định ngiữa về “nơi làm

quan đến vai trò của phụ nữ vả nam giới trong các lính vực của đời sống xã.hội và gia đính Tác giả đưa ra những nhận định khả sắc vé thực trang bình

Trang 22

đẳng giới ở Việt Nam, có những dự báo về sự thay đỗi nhân thức và hành vitrong tương lai

Ngoài ra, có một số bài báo viết đăng trên các Tap chi như Tạp chi Công sin, Tạp chi Tổ chức Nhà nước về những khía cạnh pháp lý cũng như thực tiễn van dé bình đẳng giới ở Việt Nam.

Có thé nhận thay rằng hau hết các công trinh nghiên cứu dưới góc đồ xã hội học va kinh tế hoc vé giới, một số công trình nghiên cửu dưới góc độ Luậthọc, song chưa có công trình não nghiên cứu một cách chuyên sâu, toàn diệnpháp luật vé tình đẳng giới và việc thi hành tại Việt Nam.

2.2 Các công trình nghiên cm ugoài nước

Binh đẳng giới là vấn dé mang tính toàn câu nên la đổi tượng nghiên cứu của nhiều nha khoa học trên thể giới Ở nước ngoai có nhiều công trình nghiên cửu như sich, bài báo hoặc báo cáo khoa học, tai liêu học tập vé giới và bình đẳng giới Có thể nêu một số tai liệu như:

1.ƯN Women, “Tiếp cân tư pháp hình sue của pint nit bị bao lực ở Việt Neen — Nghiên cửa nhận tinức cũa pu nữ về công Is” (2017) Đây là Bao cáo

nghiên cứu của UN Women - là cơ quan Liên Hơp Quốc hoạt động vẻ bình đẳng giới va trao quyển cho phụ nữ Nghiên cứu chủ yếu tập trung vào hệ thống tư pháp hình sự chính thức Mục tiêu nghiên cứu la tim hiểu cách nhìn nhận của phụ nữ về khả năng tiếp cận công ly, mức độ hiểu biết về quyền của ho và cách thức vận hành của hệ thông tư pháp hình sự, những rảo cin mã họ phải đối mất trong tiếp cận công lý, va theo họ những sáng kiến nao có thé tăng cường kha năng tiếp cận của họ với tu pháp hình sự khi họ phải đối mặt với bạo lực trên cơ sở giới Tìm hiểu sự hải lòng va mức độ tin cậy của nạn nhân vào hệ théng tu pháp hình sự Xác định những khác biệt trong cách nhinnhận cia phụ nữ vả thực tế ứng xử của cản bộ tư pháp, Với mục tiêu đó,nhóm nghiên cứu tìm hiểu nhận thức cũa các đổi tượng nghiên cứu vẻ nhữngdang bạo lực trên cơ sở giới được coi là cầu thành tội hình sự, thực tế tiếp cận. hệ thông từ pháp hình sự của phụ nữ bị bạo lực trên cơ sở giới là dé hay khó,

Trang 23

và mức độ hiểu biết của phụ nữ vé các quyển cũa trình, cách thức kam việccủa hệ thông tư pháp, cũng như mức đồ tin tưởng của phụ nữ vào các cán bộvà cơ quan tư pháp hình sự Kết quả nghiên cứu là cơ sở cung cấp thông tin để giúp cho cơ quan cũng như cán bộ tư pháp để bão dm thực thí pháp luật hình sự hiệu quả hon, nhằm cải thiện sự tiếp cận công lý cũa phụ nữ bi baolực Tuy nhiên, nghiên cứu ghỉ nhân rằng tại Việt Nam, nhiễu hình thức bạouc khác nhau cũng được giải quyết bằng định chế hỏa giãi 6 cơ sở và xử phathành chỉnh, tùy thuộc vio bản chất va mức độ nghiêm trọng của hình thứcbạo lực, cũng như lựa chọn tư pháp chủ yếu của phụ nữ bị bao lực gia đínhtrong thực tế đường như là thông qua thi tục ly hôn Báo cáo nghiên cứu thực tiễn phụ nữ bị bạo lực trên cơ sỡ giới ở Việt Nam va bao vệ quyền con người của phụ nữ - khuôn khổ pháp lý và chính sách quốc gia va quốc tế Nhóm tac giã đưa ra một số gợi ý hướng dẫn dành cho cán bộ Lam công tác tư pháp hình sự như Công an, Công tổ viên (Kiểm sát viên), Thẩm phán, nhân viên trợ giúp pháp lý.

3 Ngân hang Thể giới, “Bảo cáo Phát triển Thé giới 2012: Bình đẳng. giới và phát triển” Bảo cáo đưa ra thông điệp chính lả mối quan hệ giữa “Binh đẳng giới” và “Phát triển” Binh đẳng giới đã là một muc tiêu phát quan trọng, tăng cường bình lg giới là sự khôn ngoan vé mặt kinh tế học,

lao động va cải thiện các mục tiêu phát triển khác, l sau và vì chương trình của các chính sách ế là không đủ để xóa bỏ moi tinh trạng bat tình đẳng giới, vì vây, cần có những chính sách bổ sung chú trọng vảo giải bởi sẽ nâng cao năng,

trong đó có cả tương lai của thé é chế xã hội Phát triển kinh.

quyết những vẫn để bat bình đẳng giới còn tn tại Báo cáo nay tập trung vào 4 lĩnh vực ưu tiên về cải cách chính sách là: (1) Giảm bất bình đẳng giới về nguén vốn con người, (2) Giảm bat bình a

kinh tế, thu nhập va ning

nói và năng lực trung gian trong 2 hôi, (4) Hạn chế sự tái diễn của tinh trang ‘bat bình đẳng giới từ thé hệ nay qua thể hệ khác Báo cáo tập trung vào “tính.

Trang 24

kinh té” của vân dé bình đẳng giới và phát triển Báo cáo sử dụng lý thuyết kinh tế để hiểu và xác định sự khác biết trong những lĩnh vực phúc lợi chính giữa nam và nữ - học hank, sức khỏe, tiép cận các cơ hội kinh tế va nguồn lựcsản suất, khả năng thực hiện lựa chọn hiệu quả vả hành động Báo cáo cũng thông qua lãng kính kinh té để tìm hiểu xem có thé sử dung những can thiệp chính sách và giải pháp zã hội nói chung nào để giảm thiểu những khác biệt về giới nay và cãi thiện các mục tiêu phát triển nói chung Báo cáo không chi giới han ở các kết quả kinh tế mã cũng giành sự quan tâm tương ứng đến các.quyển con người, cơ hội kinh tế, năng lực trung gian của phụ nữ, qua đó lam nỗi bật tắm quan trọng của tất cả ba thành phan của phúc lợi con người có liên hệ lẫn nhau nảy Có thể nói, báo cáo nảy tập trung chủ yếu vào các nghiên cửa kinh tế về giới.

3 The Guardian “12 steps to achieve gender equality in our lifetimes ~ The Guardian” ~ (12 bước dé đạt được bình đẳng giới trong cuộc sống của chúng ta) (2016) Một hội đồng chuyên gia chia sẽ suy nghĩ của ho vẻ những trở ngại đang làm chậm tiền trình bình đẳng giới trong chính trị vả nơi lam việc và đưa ra 12 bước để đạt được sự bình đẳng trong cuộc sống, Đó lâ: (1) Nói chuyên với phụ nữ và trẻ em gai; (2) Cho con gai sit dụng điển thoại di động, (3) Ngăn chăn hôn nhân trẻ em và quấy rối tinh dục, (4) Cai thiên độ hay cảm giới của hệ thống giao đục, (5) Nuôi dưỡng khát vọng của con gáivà cha me của họ; (6) Trao quyén cho các bà me; (7) Trao giá tri/ quyển kinh

ế phù hợp cho phu nữ, (8) Đưa phụ nữ lên nắm quy:

nữ tham gia các nghề nghiệp phi truyén thống, (10) Lam việc cùng nhau, (11)

Ngăn chấn bao lực, (12) Nhận thức được những phản ting của dư luận"

4 The Rule of Law Institute of Australia, “Gender Equality đ The Rule of Law” (Binh đẳng giới và Nhà nước pháp qu

trung phân tích vẻ vai trò của Nha nước pháp qu

) 2013 Tài liệu nay tập đổi với quyển bình.

thr th nda comlobal- dee esse nator 001 Sha ign

Trang 25

đẳngcuủa phụ nữ Theo đó, để đạt được bình đẳng, Nhà nước cần tôn trọng các nguyên tắc của quyển con người Cách tốt nhất để bão vệ quyển conngười là thông qua các quy tắc của pháp luật và pháp luật không niên thực"hiên su phân biết giữa nam và nữ trong việc thu hưởng quyển con người, bảođâm các quy trình pháp lý được theo dõi, bao dém công bằng để tất c& moi người déu bình đẳng trước pháp luật!

Nhin chung, các công trình đều tập trung vào việc làm thé nào để đạt được tình đẳng giới, để trao quyền cho phụ nữ Nghiên cứu về pháp luật, vai trò của pháp luật đối với bình đẳng giới đền dựa trên pháp luật của từng quốc gia

Nour vay, có thể nói đã có nhiều công trình nghiên cứu về van để bình đẳng giới ở các góc độ khoa học khác nhau Dưới góc độ Luật học tại Việt Nam còn thiểu vắng những công trình mang tính học thuật chuyên sâu.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.3.1 Mục đích nghiên cứu.

"Việc nghiên cứu để tai nhẳm mục đích sau

- Cung cấp những luận cứ khoa học để tiếp tục hoản thiện pháp luật về tình đẳng giới vả giải pháp tăng cường hiệu quả của pháp luật, chính sách 2 hội va kinh tế nhằm tiến tới bình đẳng giới thực chất ở Việt Nam.

- Thay đổi nhận thức về vai trò, vị thé của phụ nữ trong gia đình và ngoài zã hội, trao quyển cho phụ nữ, giảm áp lực kinh té đối với nam giới,xóa bd bạo lực giới.

- Thay đổi thái đô, nhận thức và hảnh vi của mỗi cá nhân về vị thé, vai trò của phụ nữ và nam giới.

- Nâng cao hiểu biết của cá nhân về bình đẳng giới va giá trị cốt lỗi của ‘binh đẳng giới trong sự phát triển của xã hội loai người.

- Kết quả nghiên cứu là tải liệu phục vụ việc giảng dạy, nghiên cứu vàhọc tập tại Trường Đại học Luật Ha Nội và các cơ sở đảo tạo Luật khác Kết

‘pe sare SOSOf omen eh awa setshepot doco /0013-Gender- Eagle ReoLasrpet

Trang 26

quả nghiên cứu cũng là tai liệu phục vụ cho những người lam công tác ã hội,công tac tu pháp

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

đạt được mục đích nghiên cứu, nhiềm vụ nghiên cứu để tải là

- Lâm sảng tô những quy định của pháp luật hiện hanh vẻ bình đẳng giới Trên cơ sở đỏ đưa ra những nhận xét vẻ những điểm tích cực và han chế của pháp luật, Từ đó có những kiến nghỉ nhằm sữa đổi, bỗ sung, hoàn thiên 'hệ thông pháp luật về bình đẳng giới.

- Nghiên cửu, đánh giá việc thực hiển pháp luật vẻ bình đẳng giới tại "Việt Nam trong những năm qua Đưa ra nhận xét vé những than tựu và hạn chế trong việc thực hiên bình đẳng giới, chi ra những nguyên nhân của hạn chế, tổn tại trong việc thực thi pháp luật vé bình đẳng giới.

- Nêu giải pháp hoản thiện pháp luật về bình đẳng giới.

- Để suất giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật vé bình đẳng giới.

4, Cách tiếp cận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.

4.1 Cách tiếp cận

Dé tải tiếp cận các vấn dé nghiên cứu tir các góc độ sau:

- Tiếp cận theo hướng đa ngành khoa học XA hội va nhân văn va liênngành Luật hoc

~ Cơ sở lý thuyết về Nha nước pháp quyển vả quyền con người.

- Quan điểm của Đăng, pháp luật của Nhà nước, định hướng, mục tiêu quốc gia vé bình đẳng giới.

- Cơ sở lý luận, lý thuyết giới, nhân thức về giới va bình đẳng giới, quan điểm về bình đẳng giới, pháp luật về bình đẳng giới.

~ Thực tiễn các quan hệ giới, hành vi ứng xử về giới, thực trạng thi hành phap luật về bình đẳng giới

4.2 Phươngpháp luận

Đề tai được nghiên cứu trên cơ sỡ phương phép luận là Chủ nghĩa Mác -‘Lénin, Tư tưởng Hồ Chỉ Minh, quan điểm, đường lồi, chủ trương của Đảng, chính.

Trang 27

sách pháp luật của Nha nước thông qua các văn liên Đại hội Đăng, Hội nghĩ Ban chấp hành Trung ương, Mục tiêu và Chương tinh Quốc gia vé bình đẳng giới.

4.3 Phươngpháp nghiên cứu:

Trên cơ sở xác định rõ yêu câu của để tải, nhóm nghiên cứu sử dung nhiêu phương pháp nghiên cứu khác nhau để thực hiên để tai, bao gémr Phương pháp nghiên cứu tả liều, phương pháp lich sử, phương pháp hệ thốngvva logic học, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hop, phương pháp sosảnh, phương pháp chứng minh, phương pháp nghiên cứu xã hội học (quan sát, trao đỗi, tiếp cân thông tin ) va xã hội học pháp luật

- Phương pháp nghiên cứu tải liệu Phương pháp này được áp dụng nhằm tìm hiểu những van để lý luận cơ bản về giới và bình đẳng giới, pháp luật về bình đẳng giới Kiết quả của phương pháp nghiên cứu nảy chủ yếu nhằm xây dựng cơ sở lý luận của van để nghiên cửu Các tài liệu chủ yếu được nghiên cứu lả: Các văn bản pháp luật quốc tế vẻ quyển con người, quyển con người của phụ nữ và trẻ en, Quan điểm của Quốc tế, của Việt Nam và của một số nước trên thể giới vẻ bình đẳng giới, Các công trình nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa hoc như Luêt học, Triét hoc, Kinh tế học, Xã hội học, Y hoc, Gião dục học vé giới và bình đẳng giới.

- Phương pháp lich sử: Phương pháp này được áp dụng nhằm tim

thuyết nữ quyên, quan điểm giới, vi tr và vai trỏ của nam giới và phụ nữ trong sự phát triển của xã hội, văn bản pháp luật về bình đẳng nam nữ ở Việt Nam qua các thời kỷ.

- Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích được sử dụng

i giới, Phân tích.hiện tượng xây ra đổitích các luận

các diéu luật về bình đẳng giới, Phân tích các sự vi „ luận cứ, quan điểm về giới va bình

với phu nữ, nam giới trong mồi quan hệ về quyên và sự bình đẳng.

Trang 28

~ Phương pháp tổng hợp: Phương pháp nảy được sử dụng để gắn kết các ‘van dé nghiên cứu về bình đẳng giới, thực tiễn quan hệ giới và pháp luật bình đẳng giới thành một công trình nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh.

- Phương pháp so sảnh: Phương pháp so sảnh được van dụng xuyên suốttrong các chuyên dé nghiên cứu So sánh

uật quốc tế và pháp luật Viet Nam vé bình đẳng giới So sánh văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành với văn ban pháp luật Việt Nam trước đó để thay rổ sự phát triển dẫn hoàn thiện của hệ thông pháp luật Việt Nam vẻ bình đẳng giới So sảnh các chỉ số vẻ giới, các tỷ lệ nam và nữ tham gia, thụ hưởng, trong các lĩnh vực của đời sống zã hôi va gia đính để đánh giá về sự chuyển biển trong nhận thức, hành đông vì bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.

~ Phương pháp chứng minh: Phương pháp nay được sử dụng để chứng minh các luận điểm, các nhân định được nêu ra trong các báo cáo chuyên dé, cũng như những tên tại, vướng mắc trong thi hảnh pháp luật vé bình đẳng giới.

- Phương pháp nghiên cứu zã hội hoc: Thông qua phương pháp quan. sat, tiếp cân các nguồn thông tin chính thông, nhỏm nghiên cửu tim hiểu thực tiễn thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, tim hiểu công tác quan lý nha nước về bình đẳng giới Qua đó, nhóm nghiên cứu đưa ra những để xuất hoàn thiện pháp luật vé bình đẳng giới, hoàn thiện chính sách đối với cán bộ nữ và lao đông nữ, đồng thời đưa ra một sé giải pháp hữu hiệu trong việc tổ chức thực ‘hién pháp luật về bình đẳng giới.

5 Đối trong và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cin

- Lý luận về giới vả bình đẳng giới - Pháp luật Việt Nam vé bình

~ Thực tiễn thi hành pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam 5.2 Phạm vỉ nghiên cứu.

Đi tài tập trung nghiên cứu pháp luật Viet Nam vẻ bình đẳng giới, gm Luật Binh đẳng giới va các văn bản pháp luật có lông ghép van dé bình đẳng giới trong các nh vực Chính ti, kinh tế, lao động, giáo dục và dio tạo, gia đỉnh.

Trang 29

Để tai nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật bình đẳng giới trong các Tĩnh vực chính trị, kính tế, lao động, giáo duc va đảo tao, gia đính tại Việt Nam từ khi Luật Bình đẳng giới năm 2006 có hiệu lực đến nay.

6 Nội dung nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu các nội dung sau.

- Những van để lý luận về giới va pháp luật bình đẳng giới

- Bình đẳng giới trong Tĩnh vực chính tr, kinh té, lao động ~ Pháp luật vva thực tién thi hành.

- Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo duc, đảo tạo va thực tiễn thi hành.

~ Bình đẳng giới trong gia đình vả thực tiễn thi hảnh.

- Giải pháp hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về bình đẳng giới tại Việt Nam.

7 Sản phẩm của dé tài

Sân phẩm khoa học của để tải gồm 05 chuyên dé, 01 Báo cáo tổng hop, 01 Báo cáo tóm tắt, 01 bài báo đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (trong danh mục được tính điểm của Hội đồng chức danh Nhà nước): Ngô Thi Huong, “Pháp luật Việt Nam về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo đục”, SO chuyên dé tháng 5/2020, trang 16 - 23

3 Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích

‘mang lại của kết quả nghiên cứu.

Phương thức chuyển giao, dia chi ứng dụng Trường Đại học Luật Ha Nội - Tác đông vả lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

+ Đôi với lĩnh vực giáo dục va đảo tao: Nâng cao nhận thức vẻ bình ding giới trong nha trường, thay đổi hành vi, chuẩn mực va thái độ giới La tai liệu tham khảo có giá tn trong nghiên cứu, học tập pháp luật vẻ bình đẳng giới.

+ Đôi với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan:

+ Đôi với phát triển kinh tế - xã hội: Van để giới có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, gop phan dn định xã hội Hiểu va thay

Trang 30

đổi nhận thức, hảnh vi về vai tro giới góp phân rất lớn vao việc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.

+ Đối với tổ chức chủ tri va các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu: Đề tải là nguôn tai liệu có gia ti trong việc nghiên cứu, học tâp trong cơ sỡ đảotạo Luật Nội dung nghiên cứu liên quan đến nhiêu ngành luật khác nhau nênkhả năng bao quất của dé tai lé rất lớn Để tải còn là nguồn tài liệu tham khảocho các cơ quan, tổ chức trong quan lý hảnh chính, quản lý ngành va trong,công tác sã hội Giá trị ứng dung của để tải là rất lớn nên dé tài có giá trítham khảo trong việc giải quyết tinh huồng pháp lý.

Trang 31

MOT SỐ VAN DE LÝ LUẬN VE BÌNH DANG GIỚI VA PHÁP LUAT VE BÌNH BANG GIỚI.

111 Một số vấn đề lý luận về bình đẳng giới

1.11 Khái niệm bình đằng giới và một sô thuật ngít liên quan ~ Khái niệm bình đẳng giới

Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam va nữ trong tat cA các mồi quan hệ 24 hội Nói đến giới là nói đền khía cạnh sã hội, đến vị trí, vai trở của namvà nữ: Giới được hình thành do qua tình xã hội hỏa cá nhân, do giáo due Vi vậy, giới có tính đa dang, thay đổi theo thời gian, không gian.

Binh đẳng giới là nam va nữ được bảo đâm các quyển con người va nhận được những đối zử công bing trong tất cả các khía cạnh của đời sống chính trị, kinh tế, lao đông, giáo dục, y tế, văn húa, hôn nhân, gia đính, các. chính sách phúc lợi Binh đẳng giới lả thành qua của su thay đổi tích cực của từ duy lý luận và hệ tư tưởng vé vị trí, vai trò của nam, nữ trong xã hội và gia đính Bình đẳng giới lả hướng tới sự tôn trọng vả bão đảm các quyển con người cho tất cả moi người, không phụ thuộc vào giới tinh, xu hướng tính duc hoặc bản dạng giới Sự bat bình đẳng giới tôn tại dai ding trên khắp hành tính đã làm mắt đi cơ hội của nhiễu người, đặc biết 1a của phụ nữ Thể giới đã nỗ lực để mang lại bình đẳng giới cho con người, để con người thật sự được sống trong một xã hội văn minh, phát triển bén vững Trong xu hưởng đó, 'Việt Nam đã va đang nỗ lực cãi thiện tinh trạng bắt bình đẳng giới vả hiện lá một trong các nước có nhiều thành tựu về bình đẳng giới.

~ Một số tiuật ngĩt liên quan

Binh đẳng giới la một môn khoa hoc da ngành, liên quan đến nhiễu lĩnh vực trong đời sống xã hội Tử khoa học vẻ giới và binh đẳng giới, có nhiều thuật ngữ liên quan cân được hiểu rõ như: Dinh kién giới, phân biệt đối xử ve giới, vai trỏ giới, phân công lao động theo giới, bao lực trên cơ sỡ giới.

Trang 32

Dinh kiến giới là thái độ và đánh gia thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trở va năng lực của cá nhân dựa trên giới tính của họ Định kiến giớiđược xây dựng dua trên niém tin, sự khái quát hóa về sự khác nhau giữa nam.và nữ, ăn sấu vào nhân thức của thé hệ trước và được lưu truyền cho thé hệsau, tạo ra khuôn mu giới Định kiến giới bắt nguồn từ nhận thức sai lệnh vềvĩ trí, vai trò của nam và nữ, vì vậy, định kiến giới tổn tại đổi với cã nam và nữ.Chẳng hạn: Phụ nữ phụ thuộc, thiếu tinh quyết đoán, thiểu sảng tao nên phủ.hop với công việc gia định; nam giới chủ động, có khả năng ứng biển nhanh,có tính quyết đoán nên phủ hợp với các công việc phức tap, đồi hôi trí tuệ, có khả năng lãnh Định kiến giới tao ra những giới hạn về sự tham gia hay lựa.

chon cho cả nam và Định kiến giới tạo ra sự bat bình đẳng, cản trở sự phát triển của cá nhân cả nam va nữ Tuy nhị:

hơn, ho dé dâng trở thành nạn nhân của bao lực trên cơ sở giới Do vay, trong tiến tình bình đẳng giới, xóa bỗ định kiến giới là nhiệm vụ cấp bach.

“Phân biệt đối xử về giới là khi nam, nữ bi đỗi xữ khác nhau do các định kiến giới Sự phân biệt đổi xử về giới là hạn chế, loại trừ, không công nhận

L phụ nữ chịu ảnh hưởng nặng né

hoặc không coi trong vai trò, vi trí của nam hoặc nữ Phân biệt đổi xử vẻ giớicăn trở cá nhân thực hiên quyển con người, khiến cho nam, nữ không có co hội việc phát huy khả năng của mình cho sự phát triển công đồng và được thụ thưởng các thanh quả của sw phát triển đó Phân biệt đối xử về giới xây ra trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hồi, song rõ nét nhất 1a trong lĩnh "vực chính tr, kánh tế, lao đông và gia đính

Bao lực trên cơ số giới là hành vi bao lực nhằm vào một người dua trên cơ sở giới tính của người đó, bao gém các hành động gây ra những tổn hại về thể chất, tâm lý và tình đục, những đe dọa dẫn đền những hành đông nói trên,

sự ép buộc va những hình thức khác nhằm tước ba tự do của người dé! Bao

"Gin cứ đạo Đầu 1 vì 3 Tuyên bổ cia Đại hội ding LEE wi số bổ bạo he đốt wi pm xế (93) và

XEuyễn gh 19, Dom 6,puên hop Sa 11 của Ủy ban CEDAW, Bo cio Bo tần đc và bạo br giđồi vớinghời tị hạ nước ngoi,người hội lương vi người nga rng mức, Vin ping Cao ty LEQ vt

angnsitinn, Geis, 2003,

Trang 33

lực trên cơ sở giới được hiểu là bao gồm nhưng không giới han ở những hình thức su: Bao lực thể chất, tinh dục, tinh than và kinh tế xây ra trong gia đỉnhao gồm đánh đập, bóc lột tỉnh dục, cưỡng hiếp trong hôn nhân, chữi mắng,de doa, ngăn cém tiếp xúc, lạm dung tỉnh dục trẻ em trong gia đỉnh, ngoai xhội hoặc bi bd qua hay lam ngơ của cơ quan có thẩm quyển

Phụ nữ và trẻ em gai là nạn nhân của bao lực giới là chủ yếu, song nam giới, trễ em trai, các nhóm thiểu số, người chuyển giới cũng có thể trở thanh nan nhân Bao lực trên cơ sở giới là vẫn dé mang tính toản cầu, gây ra những,"hệ quả năng né đối với nan nhân, công đẳng và toàn xã hội

Vai trò giới là tập hợp những hành vi ứng xử ma sã hôi mong đợi 6 phụ nữ va nam giới, bị chỉ phối bởi cá đính kiến liên quan đến những đặc điểm sinh học vả năng lực mang tính bam sinh, gắn với sinh học mả sã hội coi là thuộc về nam hay nữ trong một xã hội, một nhóm cộng đồng dan cư hay la một nên văn hóa cu thể nảo đó Vai trỏ giới không đồng nhất giữa các khu vực, các quốc gia, các vùng miễn Vai tro giới được phân chia thành ba nhóm: Vai trò tái sản xuất (gồm tai sản xuất sinh học và tái sin xuất xã hội), ‘Vai trò sản xuất, Vai tro cộng đồng Co thể nhân định rằng cả nam và nữ đều có khả năng tham gia vào tất cả các loại vai trở trên Tuy nhiên, sự kỳ vong của xã hôi về vai trò giới khác nhau đối với nam vả nữ vẫn tổn tại Để đạt

được bình đẳng giới, cân xóa bé khuôn mẫu vẻ vai trỏ giới.

“Phân công lao động theo giới là sự phân công nhiệm vụ và trách nhiệmkhác nhau của phụ nữ va nam giới gắn liễn với các vai trò giới ma xã hội cho là phù hợp với nam hoặc nữ Phân công lao động theo giới biến đổi theo các điều kiện sống khác nhau, qua các thời ky lich sử khác nhau và các nên văn hóa khác nhau Phân công lao động theo giới truyền thống khiến namgiới phải gảnh vai tro "trụ cột" cả trong gia đính và ngoài xã hội, phụ nữ đóng,vai tro nội trợ Khi nào phân công lao động theo giới truyén thống còn tén tại thủ khi đó còn hạn chế các cơ hội công hiến, phát triển va thụ hưởng của nam và nữ Để đâm bảo sự bình đẳng giới thực chất, cẩn xóa bd phân công lao

Trang 34

đơng theo giới truyền thơng, thay vào đĩ là phân cơng lao đồng căn cứ vào năng lực, sở thích của cá nhân.

1.12 Quan điểm quốc té và Việt Nam về bình đẳng giới ~ Quan diém quốc tê vỗ bình đẳng giới

Binh đẳng giới đã trở thảnh nội dung của nhiều cơng ước quốc tế như: Tuyên Quốc tế về nhân quyền năm 1948, Cơng ước quốc tế về các quyền dan sự và chính trĩ (ICCPR), Cơng wdc quốc tế về các quyển kinh tế, xã hội và văn hĩa (ICESCR) năm 1966, Cơng tước về xộ bé moi hình thức phân biết đổi xử chồng lại phụ nữ (CEDAW) năm 1979 Các nguyên tắc bình đẳng giới mang tâm quốc tế được cụ thể hĩa bằng các hanh động cụ thé của Liên Hợp Quốc (LHQ) va các Tổ chức quốc tế khác Việc thành lập Cơ quan LHQ về trình đẳng giới va trao quyền cho phụ nữ (UN Women) thể hiện sự quan tam của Cơ quan LHQ đối với vẫn dé tình đẳng giới và phụ nữ:

Ngay Quốc tế Phụ nữ hing năm, LHQ đưa ra các thơng điệp về quyền của phụ nữ va bình đẳng giới với nhiên chủ để như "Quyền bình đẳng, Cơ hội bình đẳng, Tién bơ cho tất c&” (2010), “Tư duy binh đẳng, kiến tao thơng minh, sáng tao để đổi mới” (2019), “Tơi id Thế hệ bình đẳng: Giủ nhân quyền của phu nit” (2020) Tổng Thư ký LHQ, ơng Antonio Guteres khẳng định: “Thể kỹ 21 phải là thé kỹ của sự bình đẳng đối với phụ nữ Hay để chúng tơi thực hiện sứ mệnh của minh để biển điều nay thành hiện thực”

~ Quan điễm của Việt Nam về bình đẳng giới

Ngay khi Đảng Cơng sản Việt Nam ra đời, trong Luận cương Chính tri nm 1930 đã khẳng định rổ 3 nhiệm vu của Cách mạng Việt Nam là: Giải phĩng dân tộc, giải phĩng giai cấp, giải phĩng phu nữ Tham nhuân quan điểm đĩ, bình đẳng giới và cơng tác can bộ nữ được thể hiện xuyên suốt trong Nghị quyết Đại hội Đăng, các nghỉ quyết và chi thi cũa Trung ương Đăng, Bơ Chinh tri, Ban Bí thư Nha nước đã ban hành nhiễu chính sch cụ thể nhằm tạo điều kiện để phụ nữ phát triển va thúc đẩy bình đẳng giới Từ khi bản.

‘Sac đây quảngtavftoene Ti kỹ 31, is sin lp Phụ rất Việt Nem ngiy 0930030

Trang 35

Hiến pháp đâu tiên của nước Việt Nam - Hiến pháp năm 1946 đến nay,nguyên tắc bình đẳng đều được ghi nhân ~ là nguyên tắc hiển định Viết Nam.1a một trong những quốc gia sớm tham gia Công ước CEDAW (năm 1982)

'Việt Nam đã ban hảnh nhiềuĐể nội luật hóa các Công ước quốc tế đã ký k

văn ban pháp luật tao cơ sở pháp lý cho việc thực hiện bình đẳng giới Bước ngoặt quan trong trong cổng tác lập pháp vẻ bình đẳng giới đó là sự ra đời của Luật Binh đẳng giới năm 2006 Quan điểm của Dang va Nhà nước ta về ‘binh đẳng giới còn thể hiện trong “Chién lược quốc gia vẻ bình đẳng giới giai đoạn 2011 ~ 2020” vả "Kể hoạch hành động Quốc gia thực hiện Chương trình. nghị sự 2030 vi su phát triển bên vững”.

1.13 Giá tri phổ bién và giá tri da

~ Giá trị phổ biển: Giá trị phd bién của tình đẳng giới là mang lại một thù của bình đẳng giới

thể giới bình đẳng, văn minh, không có bạo lực, là giá trị cốt lối mang tính toản cầu Binh đẳng giới lả sự tổng hỏa tối wu của các ý niệm, các giá trị tốt nhất cho phép nhân loại giải quyết van để bất bình đẳng giới tổn tai trong qua trình phát triển, là sự théng nhất văn hóa chung của nhân loại Các nén văn dân tộc luôn đầu tranhquốc gia và m

hóa, van minh của mỗi thời đại, n

để tiền tới sự bình đẳng về sắc tộc va giới tính Binh đẳng giới mang tinh giá tri phổ biển bởi tính chất nhên văn và giá tri cao trong sự phát các môi quan hệ giữa các cộng đồng người trên thé giới, trong sự phát triển lanh tế toán cấu, trong việc bảo vệ méi trường sinh thai của hảnh tinh chúng ta Chính vì giá trị đó mà bình đẳng giới là mục tiêu mang tính toan cầu Tổng thư ky Liên Hợp Quốc Anténio Guterres kéu goi: "Hãy ngừng cỗ gắng việc thay đỗi phụ nữ ma hãy bắt đâu thay đổi các hệ thẳng ngăn cân phụ nữ phat

huy hết tiêm năng của ho"

~ Giả trị đặc thủ Giá tr đặc thù của tỉnh đẳng giới là những lợi ích, giá tri mà mỗi cá nhân được hưởng, không phụ thuộc vào giới tính của họ khi đạt

“ain dũng giới Yeu tổ to rà sự tuy đỗi do sĩ

2087020"ơi thể bi”, Lên Hop Quốc ~ Việt Nam, ngiy

Trang 36

được bình đẳng giới Vi thé của cá nhân bắt nguồn từ vị trí kinh tế, chính trị, xãhội của họ, được quy định bởi địa vị cia cá nhân trong nhóm sã hội ma cánhân đó là thảnh viên Vẻ nguyên tắc, vi trí xã hội của moi cá nhân trong xãhội là như nhau nhưng trong xã hội có sự phân biệt giới thi nguyên tắc nảy lại tị phá vỡ Vị trí của phụ nữ luôn bị thấp kém trong gia đính va ngoài xã hội Binh đẳng giới sẽ đưa vị thé của phụ nữ về đúng giá trị của nó Bình đẳng giới am giới Quan điểm cho rằng đầu tranh vi bình đẳng giới la đầu tranh cho phụ nữ là hoan toàn chưa hiểu hết gia trí của binh đẳng giới mang lai cho mỗi giới.

1.2 Pháp luật về bình đẳng giới

1.2.1 Khái niệm pháp luật về bình đẳng giới

Phát triển kính tế luôn đi đi với sự phân hỏa giảu nghèo, sự bất bình đẳng giữa các tang lớp dan cư, các nhóm người, trong đó có sự bắt bình đẳng nam, nữ trong xã hội Su bat bình đẳng đó ảnh hưởng tiêu cực đến sự tham gia và thụ hưởng của nam, nữ: Vì vậy, để quản lý xã hội, Nhà nước cin có công cụ để diéu chỉnh các quan hệ xã hội trên cơ sỡ dim bao sự bình ding, công bằng các quyền, lợi ich hợp pháp của moi cá nhân, không phu thuộc vào giới tính của mỗi người Đó chính là pháp luật Để điều chỉnh các quan hệ giới bão đăm sự tương thích, đồng bộ, có sư liên kết chất chế giữa các quiphạm pháp luật nhằm sác lập bình đẳng giới thực chất, Quốc hội khỏa XI đã thông qua Luât Binh đẳng giới tai kỳ hop thứ 10, ngày 29/11/2006, có hiệu lực ngảy 01/7/2007 Luật Binh đẳng giới gồm 6 chương, 44 diéu quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các Hinh vực của đời sống sã hội và gia đính, tiện pháp bão đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia inh, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới.

Bên cạnh Luật bình đẳng giới năm 2006, nhiéu văn ban pháp luật khác cũng quy định về bình đẳng giới hoặc lông ghép van để bình đẳng giới Do đó, pháp luật về binh ding giới là hê thống các qut pham pháp luật do co quan nhà nước cô thẩm quyền ban hành trong đó các qui phạm của luật Binh đẳng giới ia nền tang pháp Ip có tính chất chỉ đạo, xuyên suốt có mốt “gian hệ chặt chẽ, tương thích và thống nhất với các qui pham của các ngành

Trang 37

Trật khác, điều chinh các quan hệ giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm thực hiện dieoc muc tiêu bình đẳng giới thực chất.

1.22 Vai trò của pháp luật bình đẳng giới ở Việt Nam

‘Vai trò của pháp luật bình đẳng giới thể hiện qua những khía cạnh cơ ân saw:

- Pháp luật vẻ bình đẳng giới là su thể chế hóa đường lối chính sách của Đăng, quan điểm của Nha nước, tư tưởng của Chủ tịch H Chí Minh về sự tình đẳng nam nữ, giải pháp phụ nữ, bảo dim sự tiến bộ cia phụ nữ.

- Pháp luật về bình đẳng giới tạo lập khung pháp lý cơ bản điều chỉnh các quan hệ giới qua việc qui định các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới, các biện pháp bảo đâm bình đẳng giới, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, ia đình và cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới! Pháp luật về bình đẳng giới là cơ sở pháp lý để xây dung, rà soát, sửa đổi, bd sung các chính sách hiện hành về bình đẳng giới, nhằm tién tới bình đẳng giới thực chất giữa "nam và nữ.

- Pháp luật về tình đẳng giới góp phân làm thay đổi va định hướng nhận thức của mọi người vé vai trỏ, vi thé của nam, nữ trong xế hội va gia đính Từđó hướng hành vi ứng xử phủ hợp với mục tiêu bình đẳng giới thực chất

- Pháp luật về bình đẳng giới đã xac định các van dé giới một cách thực. chất, đẩy di, toản dién, đa chiên, từ đó có thể điều chỉnh các mỗi quan hệ giới, giãi quyết các van để giới, bất bình đẳng giới còn tôn tai trong xã hội một cách hiệu quả, dim bao được lợi quyển, lợi ích chính đáng của c& hai giới, gop phan quan trọng vào việc thực hiện bình đẳng giới thực chất.

- Pháp luật vé bình đẳng giới góp phan quản lý nhà nước hiệu quả, bao đâm sựphát triển bên vững, xây dựng Nha nước dân chủ, văn minh, an toản.

- Pháp luật vé bình đẳng giới góp phân dim bảo thực hiện dân chủ, công, bằng xã hội

TYen Đi lini Bên ding gi

Trang 38

- Pháp luật vẻ bình đẳng giới tạo khung pháp lý cơ bản để xây dựng hệ thống pháp luật quốc gia tương thích, phủ hop với pháp luật quốc tế vẻ bình đẳng giới Việt Nam đã tham gia va phê chuẩn các Công ước quốc tế có liên quan điều chỉnh mỗi quan hệ giữa nam va nữ trong các lĩnh vực Việc xây,dựng các qui pham pháp luật nhằm nôi luật hóa các qui định phù hợp trong,các Công tước quốc tế vẻ quyển con người là một đời hei tất yếu, khách quan.

1.2.3 Pháp luật Việt Naah về bình đẳng giới

* Ludt Bình đẳng giới và các văn bản pháp luật cô liên quan

Luật Binhi giới xác lập các qui phạm pháp luật chung nhất chỉnh các quan hệ giới trong moi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia định Luật Bình đẳng giới điều chỉnh các quan hệ giới, qui định mục tiêu bình đẳng giới, các nguyên tắc cơ bản vẻ bình đẳng giới, điều chỉnh van dé bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đính, các biên pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của các ca nhân, cơ quan, tổ chức, gia đính ‘va cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới, thanh tra, giám sat va xử lý vi phạm pháp luật vẻ bình đẳng giới

Đối tượng điều chỉnh của Luật Bình đẳng giới là các quan hệ giới có một số đặc điểm cơ bản sau:

- Các quan hệ giới phát sinh va tồn tại trong moi lĩnh vực của đời sống xã hội Các quan hệ giới không tên tại độc lập ma luôn gắn với quan hệ cu thé giữa nam và nữ trong moi lĩnh vực của đời sống xã hội va gia đình.

- Các quan hệ giới luôn bi chỉ phổi va chịu ảnh hưởng sâu sắc của cácdidu kiện kinh tế, x8 hồi, văn hóa, đao đức, phong tục tap quán, tôn giáo, định.kiến sã hội

- Các quan hệ giới do Luật Binh đẳng giới điều chỉnh 1a các quan hệ có tính khái quát, chung nhất, bao trùm moi quan hệ giữa nam và nữ ở moi lĩnh vực của đời sống xã hội Bao gồm: Chính trị, kinh tế, lao đông, giáo dục và đảo tạo, văn hóa, khoa học công nghệ, thể duc thé thao, y tế, gia đỉnh.

Trang 39

tắc cơ bản về bình đẳng giới

Luật Bình đẳng giới qui định các nguyên tắc bình đẳng giới, bao gồm:- Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội va gia đỉnh. Nội dung bình đẳng giữa nam va nữ trong các lĩnh vực ma luật bình đẳng giới qui định có tinh chất khái quát, chung nhất, có tinh chất rang buộc vả là cơ sở để các ngành luật tương ứng qui định các qui phạm cu thể để thực hiện bình.đẳng giới trong từng lĩnh vực.

- Nam, nữ không bị phân biệt đổi xử về giới Phan biết đối xử về giới dẫn tới bat bình đẳng giới, do hạn chế việc thực hiện các quyển, kha năng thụ hưởng các lợi ích, hạn chế các cơ hội ma nam hoặc nữ được hưỡng, Do vay, để tiến tới bình đẳng giới thực chất, pháp luật phải được xây dựng trên nguyên tắc không phân biệt đổi xử về giới.

- Biện pháp thúc day bình đẳng giới không bi coi lả phân biệt đối xử về giới Nguyên tắc nay được đất ra làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp thúc đẩy bình đãi

lớn trong các lĩnh vực, ảnh hưỡng xéu đến cơ hội va sự thụ hưởng của nam, nữ Ap đụng các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới nhằm rút ngắn khoảng cách giới một cách nhanh nhất, Khi khoảng cách giới đã rút ngắn thì biện pháp thúc đây bình đẳng giới sẽ được gỡ bỏ.

- Chính sách bão vệ va hỗ trợ người me không bi coi là phân biệt đổi xử g giới trong trường hợp cần thiết khi khoảng cách giới quá

về giới Nguyên tắc này là yêu cầu khách quan, tắt yêu, phủ hop với dao đứcxã hội, đẳng

các tổ chức xã hội trong việc tôn trọng vả tạo mọi điều kiện.

hiến trách nhiém của mọi cá nhân, cơ quan, nha nước,gười phụ nữ. thực hiện tốt chức tải sản xuất sinh hoc (sinh đề) Trên cơ sở nguyên tắc nay, khi xây dựng các qui phạm pháp luật của các ngành luật phải có những quiđịnh phủ hợp nhằm bão vệ,

con và nuôi con bằng sữa me.

trợ người me trong thời gian mang thai, sinh

- Bảo đâm lỗng ghép vấn dé bình đẳng giới trong xây dựng và thực thí pháp luật Nguyên tắc này doi hôi các văn bản pháp luật được xây dựng, ban

Trang 40

hành cũng như khi thực hiện phải có sự lồng ghép van để bình đẳng giới 'Việc lồng ghép giới trong zây dựng va thực thi pháp luật đảm bão cho các qui

pham pháp luật phân ánh được đây đủ nhất các van để giới, xác định và đánhgiá được tác đông của các qui pham pháp luật tối nam và nữ, qua đó giải quyết được các van dé của nam giới và phụ nữ được điều chỉnh trong văn ban pháp luật Léng ghép giới trong xây dựng và thực thi pháp luật cần được thực hiện thường xuyên, trong moi lĩnh vực nhằm thay đỗi chính sách, thể chế theo chiêu hướng tích cực có nhay cảm giới Lồng ghép vấn để giới trong xâydựng văn bản pháp luất là biện pháp quản lý nhà nước hiệu quả, đảm bảo cho cả nam và nữ có thể tiếp cận bình đẳng các nguồn lực, cơ hội, lợi ích va đo đó thực hiện được bình đẳng giới trên thực tế, nắng cao chất lượng cuốc sống của mỗi người dan.

~ Thực hiện bình đẳng giới 1a trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đính và cá nhân Nguyên tắc nay xác định trách nhiệm của moi cơ quan, tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ thực hiện bình đẳng giới Thực hiện bình đẳng giới Ja nguyên tắc xử sự chung của moi cơ quan, td chức, gia đình va cá nhân.

* Biện pháp bdo ddim bình đẳng giới

Luật Binh đẳng giới đã qui định các biện pháp bao đảm bình đẳng giới, bao gồm

+ Biện pháp thúc đập bình đẳng giới: Day là biện pháp có tính chất đặc biệt, tạm thời, được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định khí còn có khoảng cách giới lớn giữa hai giới trong các lĩnh vực nhằm nhanh chong rút ngắn khoảng cách giới Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới do Quốc hội, 'ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy định va quyết định chấm đứt thực hiện khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được).

Cac biện pháp thúc day bình đẳng giới là những biện pháp có tính chất “tu tiên” cho một giới trong khoảng thời gian nhất định Các biến pháp thúc đẩy bình đẳng giới được áp dụng cho cả hai giới vả được quy định cụ thể

-Yennkhoin 2 Bil 19 Lait Bi ding gái

Ngày đăng: 07/04/2024, 14:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w