1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán phía nam (aascs)

119 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 2,78 MB

Nội dung

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƢ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN PHÍA NAM AASCS

Trang 1

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƢ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN PHÍA NAM (AASCS)

Ngành: Kế toán – Kiểm toán Mã số: 7 34 03 01

NGUYỄN NGỌC BẢO TRÂN

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023

Trang 2

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƢ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

VÀ KIỂM TOÁN PHÍA NAM (AASCS) Ngành: Kế toán – Kiểm toán

Trang 3

TÓM TẮT

Bài khóa luận “Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong quy trình kiểm toán

báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Phía Nam (AASCS).” Tác giả đã giải quyết những vấn đề sau:

Thứ nhất: Tổng hợp và hệ thống các nội dung qua cơ sở lý thuyết liên quan đến kiểm toán khoản mục TSCĐ trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính;

Thứ hai: Mô tả thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại AASCS Kết quả quá trình mô tả thực trạng cho biết quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ của AASCS đã tuân thủ các bước cơ bản của quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ (tham chiếu VACPA.2019); Bên cạnh đó, từ kết quả khảo sát các ý kiến từ các kiểm toán viên, tác giả đã phát hiện nguyên nhân gây nên hạn chế để có cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại AASCS;

Thứ ba: Tổng hợp nhận xét, đánh giá và đề xuất các giải pháp như sau: Thiết lập phần mềm chuyên dụng để kiểm kê hàng hóa và TSCĐ nhằm phục vụ các nhu cầu khác nhau của khách hàng đặc biệt là các khách hàng lớn của công ty; thiết lập bảng hỏi hệ thống kiểm soát nội bộ dành cho khoản mục TSCĐ để củng cố thêm cho bước chuẩn bị kiểm toán và nâng cao chất lượng và số lượng nhân viên kiểm toán

Trang 4

ABSTRACT

Thesis article “'Auditing fixed asset items in the financial statement auditing process at Southern Auditing and Accounting Financial Consulting Services Company Limited (AASCS)” The author has solved the following problems:

First, synthesize and standardize the theoretical underpinning for auditing fixed asset items in the financial statement audit process

Second, describe the present status of the fixed assets audit procedure in the financial statement audit process at AASCS The findings of the process of reporting the existing situation reveal that the audit of AASCS's fixed assets item followed the fundamental phases of the fixed asset audit procedure (according to VACPA.2019); Furthermore, based on the findings of the auditor opinion survey, the author identified the sources of constraints and proposed ways to enhance the fixed asset audit process at AASCS

Third, summarize comments, judgments, and solutions as follows: Set up specialist software to inventory items and fixed assets to meet the various demands of consumers, particularly large customers; Create a questionnaire for the internal control system for fixed asset operations to further streamline audit preparation and increase audit personnel quality and quantity

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Em chân thành gửi lời cảm ơn tới các giảng viên Khoa Kế toán - Kiểm toán tại trường Đại học Ngân hàng TP.HCM Sự nhiệt tình và những kiến thức mà các thầy cô truyền đạt đã là nguồn động viên lớn giúp em luôn cố gắng học tập, tiếp cận và hiểu sâu hơn về chuyên ngành mà em theo học này

Đặc biệt, em xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Thị Mai Hương, người đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết để hướng dẫn, chỉ bảo em trong từng buổi học và suốt quá trình nghiên cứu Công sức của cô trong việc truyền dạy kiến thức thực sự là một phần không thể thiếu trong hành trình học tập của em

Em nhận thức rằng bài nghiên cứu không thể tránh khỏi những hạn chế, vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến góp ý quý báu từ Hội đồng chấm khóa luận, để từ đó hoàn thiện nghiên cứu của mình một cách toàn diện nhất

Cuối cùng, em xin kính chúc Quý Thầy, Quý Cô luôn được tràn đầy sức khỏe và nhiệt huyết để tiếp tục truyền đạt kiến thức cho các thế hệ tương lai

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi, Nguyễn Ngọc Bảo Trân, tác giả của khóa luận "Kiểm toán khoản mục tài

sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Phía Nam (AASCS)", xin cam đoan về tính trung

thực và minh bạch trong nội dung của công trình nghiên cứu này

Tất cả các kết quả, nhận định và phân tích được trình bày trong khóa luận đều được thực hiện độc lập và chưa từng được công bố trước đó hay sử dụng từ các nguồn tài liệu khác mà không được ghi rõ nguồn gốc Những thông tin tham khảo, nếu có, đều được trích dẫn và ghi chú đầy đủ theo quy định

Tôi chịu trách nhiệm tuyệt đối với sự trung thực và tính chân thành trong việc thực hiện nghiên cứu này

Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Ngọc Bảo Trân

Trang 7

MỤC LỤC

TÓM TẮT i

ABSTRACT ii

LỜI CẢM ƠN iii

LỜI CAM ĐOAN iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ x

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.4 Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu 2

1.5 Phương pháp nghiên cứu 3

1.6 Kết cấu của khóa luận 3

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 4

CHƯƠNG 2 CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5

2.1 Các nghiên cứu trước 5

2.1.1 Nghiên cứu nước ngoài 5

2.1.2 Nghiên cứu trong nước 7

2.1.3 Xác định khoảng trống nghiên cứu 9

Trang 8

2.2 Cơ sở lý thuyết về quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong báo

cáo tài chính

9 2.2.1 Đặc điểm kế toán của khoản mục tài sản cố định 9

2.2.2 Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính 16

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 29

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30

3.1 Tổng quan về Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Phía Nam (AASCS) 30

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 30

3.1.2 Đặc điểm hoạt động 31

3.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý 33

3.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2022 35

3.2 Mô tả quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Phía Nam (AASCS) 39

3.2.1 Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định của Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Phía Nam (AASCS) 39

3.2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định của Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Phía Nam (AASCS) 42

Trang 9

3.3 Đánh giá thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế

toán và Kiểm toán Phía Nam (AASCS) 52

3.3.1 Khảo sát hồ sơ kiểm toán 52

3.3.2 Khảo sát kiểm toán viên 58

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 62

CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN PHÍA NAM (AASCS) 63

4.1 Một số giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Phía Nam (AASCS) 66

4.1.1 Thiết lập phần mềm chuyên dụng 67

4.1.2 Thiết lập bảng hỏi hệ thống KSNB dành cho khoản mục TSCĐ 69

4.1.3 Nâng cao chất lượng và số lượng nhân viên kiểm toán 69

4.2 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 70

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 68

KẾT LUẬN 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

PHỤ LỤC 72

Trang 11

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt Diễn giải

AASCS Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Phía Nam

BCDPS Bảng cân đối phát sinh

BCKT Báo cáo kiểm toán

BCTC Báo cáo tài chính

DN Doanh nghiệp

HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ KHTSCĐ Khấu hao Tài sản cố định

KTV Kiểm toán viên

KSNB Kiểm soát nội bộ TSCĐ Tài sản cố định

Trang 12

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Khái niệm về TSCĐ 10

Bảng 2.2: Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ 11

Bảng 2.3: Mục tiêu kiểm toán khoản mục TSCĐ 17

Bảng 2.4: Các giai đoạn trong quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ 19

Bảng 2.5: Các tỷ số phân tích TSCĐ 25

Bảng 2.6: Thủ tục kiểm tra chi tiết tăng, giảm TSCĐ 26

Hình 3.1: Logo công ty 33

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức công ty 35

Bảng 3.1: Nội dung các bước trong quy trình kiểm toán 558

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát hồ sơ kiểm toán về chấp nhận khách hàng 552

Bảng 3.3: Kết quả khảo sát hồ sơ kiểm toán về lập kế hoạch kiểm toán 563

Bảng 3.4: Kết quả khảo sát hồ sơ kiểm toán về chứng kiến kiểm kê 613

Bảng 3.5: Kết quả khảo sát hồ sơ kiểm toán về lập thực hiện kiểm toán 54

Bảng 3.6: Kết quả khảo sát KTV về khảo sát và chấp nhận khách hàng 57

Bảng 3.7: Kết quả khảo sát KTV về về lập kế hoạch kiểm toán 58

Bảng 3.8: Kết quả khảo sát KTV về chứng kiến kiểm kê 62

Bảng 3.9: Kết quả khảo sát KTV về thực hiện kiểm toán 62

Biểu đồ 4.1: Kết quả khảo sát sự khả thi của của các giải pháp 66

Trang 13

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Môi trường kinh doanh ngày nay, với sự đa dạng và phức tạp, việc bảo đảm sự trung thực và lòng tin vào thông tin tài chính trở nên vô cùng quan trọng Kiểm toán trở thành một yếu tố không thể thiếu ở các doanh nghiệp Các công ty kiểm toán độc lập đóng vai trò quan trọng như người thứ ba đánh giá và đưa ra ý kiến về tính hợp lý và trung thực của thông tin trong BCTC Trong quá trình kiểm toán, KTV cũng có khả năng đề xuất cải thiện cho hệ thống tài chính của doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

Bên cạnh việc đánh giá tính hợp lý của giá trị TSCĐ, kiểm toán viên còn kiểm tra sự tuân thủ đúng các quy định và chính sách kế toán của doanh nghiệp trong quá trình ghi nhận và trích khấu hao Hơn nữa, kiểm toán khoản mục TSCĐ cũng có vai trò phát hiện và ngăn chặn các sai sót và gian lận có thể xuất hiện trong báo cáo tài chính Do vậy, nhận thức được tầm quan trọng của TSCĐ sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các chính sách mua sắm hợp lý cũng như bảo vệ tài sản tại đơn vị của mình

Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Phía Nam (AASCS) dưới sự giúp đỡ của các anh chị trong công ty em đã có dịp học hỏi nghiên đến cứu các hồ sơ, tài liệu liên quan quy trình kiểm toán khoản

mục TSCĐ Điều này đã thúc đẩy quyết định chọn đề tài "Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Phía Nam (AASCS)" nhằm mục đích giúp

người đọc rõ hơn về quá trình kiểm toán trong thực tế đối với khoản mục TSCĐ

Trang 14

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Phía Nam (AASCS)

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Mô tả thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại AASCS

Nhận xét, đánh giá và đề xuất những giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại AASCS

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại AASCS được thực hiện như thế nào?

Câu hỏi 2: Giải pháp nào hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại AASCS?

1.4 Đối tƣợng và giới hạn phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Kiểm toán khoản mục TSCĐ trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Phía Nam (AASCS)

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Không gian: Khóa luận được nghiên cứu tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Phía Nam (AASCS)

Trang 15

Thời gian: Dữ liệu của bài nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 2021-2022

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tại bàn nhằm tổng hợp và phân tích tài liệu thu thập: - Nghiên cứu, thu thập các tài liệu về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trích từ chương trình kiểm toán được sử dụng tại Công ty, song song đó là các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, giáo trình kiểm toán, các trang mạng chính thống và các tài liệu tham khảo để xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài;

- Tiến hành thu thập các số liệu từ giấy tờ làm việc sau khi kiểm toán khoản mục TSCĐ các khách hàng và tổng hợp dữ liệu đã rút ra được từ đó chỉ ra điểm mạnh và yếu của quy trình kiểm toán cho khoản mục TSCĐ trong thực tế

Phương pháp khảo sát, bao gồm khảo sát hồ sơ kiểm toán trong năm trước cũng như ý kiến của các KTV và trợ lý kiểm toán đang làm việc tại AASCS về mức độ hiệu quả của các thủ tục trong quá trình kiểm toán

1.6 Kết cấu của khóa luận

Khóa luận gồm 4 chương:

Chương 1 Giới thiệu nghiên cứu

Chương 2 Các nghiên cứu trước và cơ sở lý thuyết Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Chương 4: Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại AASCS

Trang 16

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 của bài khóa luận tác giả đề cập về vai trò không thể thiếu của việc kiểm toán khoản mục TSCĐ với vai trò không thể thiếu trong doanh nghiệp để bảo đảm sự minh bạc và chính xác của thông tin trong BCTC qua phần đề cập đến sự cần thiết của đề tài

Qua đó, tác giả xác định mục tiêu nghiên cứu bài viết và câu hỏi nghiên cứu là tập trung vào quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại AASCS và đưa ra giải pháp hoàn thiện quy trình

Đồng thời xác định đối tượng và phạm vi cần nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu khóa luận để xây dựng kết cấu của khóa luận

Trang 17

CHƯƠNG 2 CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Các nghiên cứu trước 2.1.1 Nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu "The financial audit complexity of the fixed assets" của Sorin Domnişoru, Sorin Vînătoru (2008) sử dụng dữ liệu sơ cấp, bao gồm phân tích phạm vi và địa điểm của các TSCĐ được tích hợp vào hệ thống quản lý của tổ chức Dữ liệu thứ cấp chủ yếu là tài liệu nghiên cứu trước đây Mục tiêu của bài viết là nêu bật khía cạnh phức tạp của việc kiểm toán khoản mục TSCĐ, đặc biệt trong bối cảnh của phát hiện gian lận trong BCTC Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn trong lĩnh vực kiểm toán tài chính Qua đó họ ước tính các sai sót liên quan đến kiểm soát, đánh giá các chi phí liên quan, và định rõ lợi ích của việc tiến hành kiểm tra các cơ chế kiểm soát nội bộ qua kiến thức về HTKSNB Nghiên cứu này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp kiểm toán viên hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc kiểm toán HTKSNB để có khả năng đánh giá chính xác hơn Điều này giúp họ thực hiện các thủ tục kiểm toán một cách hiệu quả, từ đó tối ưu hóa thời gian làm việc Dù vậy, nghiên cứu này chú trọng vào TSCĐ hữu hình mà không xem xét các loại TSCĐ khác cũng như các mục tiêu kiểm toán thực tế liên quan đến TSCĐ

Trong nghiên cứu "Reflections on risks in fixed assets audit" của POPOVICI, M (2019) tập trung vào việc phân tích và giải quyết các khía cạnh liên quan đến sai sót trong quá trình kiểm toán về TSCĐ hữu hình Tác giả sử dụng dữ liệu sơ cấp để phân tích quá trình kiểm toán, kết hợp với dữ liệu thứ cấp từ các nghiên cứu trước đó để áp dụng các lý thuyết kiểm toán với mục tiêu chính là xác định và giải quyết các khía cạnh liên quan đến sai sót trong kiểm toán khoản mục tài sản hữu hình Để đạt được mục tiêu này, tác giả sử dụng các mục tiêu xuất phát từ các tiêu chuẩn kiểm

Trang 18

toán quốc tế như ISA 315, ISA 200 và ISA Tác giả thực hiện một phân tích định tính nhằm xác định các nguồn gốc của rủi ro kiểm toán khoản mục TSCĐ Kết quả đã cho thấy rằng rủi ro trong kiểm toán khoản mục TSCĐ có thể phát sinh từ các yếu tố như điều kiện kinh tế không thuận lợi, vấn đề tài chính, và thiếu sót trong môi trường kiểm soát nội bộ Tác giả đề xuất rằng KTV cần phải thực hiện các cuộc đánh giá rủi ro và triển khai biện pháp KSNB một cách chi tiết và chính xác để đảm bảo tính đáng tin cậy của quá trình kiểm toán Đồng thời, cần đảm bảo rằng cơ cấu tổ chức không bị trùng lặp và hệ thống kế toán hoạt động hiệu quả Bài viết này đóng góp kiến thức và phương pháp để quản lý rủi ro kiểm toán khoản mục TSCĐ và đảm bảo tính đáng tin cậy trong quá trình kiểm toán Tuy nhiên, cần bổ sung thêm ví dụ thực tiễn để minh họa rõ hơn các khái niệm được đề xuất

Bài viết “System for the audit and control of tangible fixed” của Hernández González, B., Ramírez Ramírez, T., & Mar Cornelio, O (2019) tập trung vào việc phát triển một ứng dụng máy tính để quản lý quá trình kiểm toán và kiểm soát TSCĐ hữu hình Trước hết, tác giả đề cập đến thách thức chính khi đối mặt với việc quản lý nhiều loại TSCĐ khác nhau, mỗi loại có cách kế toán và quản lý riêng, dẫn đến sự phức tạp trong quá trình kiểm toán Mục tiêu cốt lõi nghiên cứu là giải quyết vấn đề này thông qua việc phát triển ứng dụng máy tính Kết quả việc triển khai ứng dụng đã đem lại cải thiện đáng kể trong việc sử dụng nguồn nhân lực cho việc kiểm toán và kiểm soát TSCĐ, cũng như tăng cường tốc độ và độ tin cậy của kết quả thu được Tác giả nhấn mạnh rằng quá trình kiểm toán trước đó thường được thực hiện thủ công, gây ra sự không chắc chắn trong dữ liệu do sự có mặt của lỗi từ con người Điều này tạo ra hạn chế trong việc ra quyết định và chất lượng thông tin được trình bày Do đó, ứng dụng máy tính là một giải pháp nhằm giảm bớt những hạn chế này và nâng cao hiệu suất kiểm toán khoản mục TSCĐ

Trang 19

2.1.2 Nghiên cứu trong nước

Bài nghiên cứu “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong tại công ty TNHH kiểm toán AGS” của Bùi Anh Hảo (2021) tập trung vào việc đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình kiểm toán khoản mục TSCĐ Phương pháp nghiên cứu dựa trên phân tích định tính và khảo sát để đánh giá mức độ tuân thủ trong quá trình kiểm toán khoản mục TSCĐ Bài viết dùng dữ liệu thứ cấp để xây dựng cơ sở lý thuyết, tạo nền tảng cho quá trình nghiên cứu Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn và khảo sát, đo đạc điểm mạnh và những khía cạnh còn chưa hoàn thiện trong quá trình kiểm toán khoản mục TSCĐ Nghiên cứu đánh giá cả việc tuân thủ các thủ tục liên quan, đo lường từ năm 2021 đến 2022 Kết quả cho thấy các vấn đề như thông tin không chính xác, hệ thống lưu trữ hồ sơ không linh hoạt, và áp lực về thời gian và kiến thức chuyên môn đặt lên kiểm toán viên Dựa vào những phát hiện này, tác giả đã đề xuất một số giải pháp như tăng cường chứng kiến trong quá trình kiểm kê, cải thiện cả chất lượng và số lượng nhân viên, đồng thời cải thiện hệ thống lưu trữ hồ sơ để làm cho nó linh động hơn Mục tiêu là tạo một môi trường làm việc thỏai mái hơn để giảm áp lực đặt lên kiểm toán viên

Sự gian lận trong việc thay thế TSCĐ bằng một TSCĐ khác có giá trị thấp hơn được nhắc đến trong bài nghiên cứu "Hoàn Thiện Quy Trình Kiểm Toán Tài Sản Cố Định trong BCTC tại Công Ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn THT" của tác giả Đào Ngọc Minh Phương (2021) cho thấy rằng hành vi gian lận khó mặc dù dễ xảy ra nhưng khó để phát hiện Phương pháp nghiên cứu định tính được áp dụng để đánh giá quá trình kiểm toán khoản mục TSCĐ và xác định các hạn chế trong quá trình này Tác giả chỉ ra rằng quá trình kiểm toán thường dựa vào đánh giá cá nhân và ghi chú từ cuộc phỏng vấn với nhân viên kế toán của khách hàng Đồng thời, nhận thấy nhân viên kiểm toán trong công ty thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này Để giải quyết vấn đề, nghiên

Trang 20

cứu đề xuất xây dựng một bảng khảo sát hệ thống kiểm soát nội bộ riêng cho TSCĐ Điều này nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ các thủ tục phân tích cần thiết và cải thiện cả chất lượng lẫn số lượng nhân viên kiểm toán trong công ty

Bài luận văn của tác giả Nguyễn Thị Thu Thảo (2021) “Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam” được sử dụng phương pháp định tính Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá thực trạng của quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ, đặc biệt là tìm hiểu ưu điểm và nhược điểm cùng với việc đề nghị các biện pháp khắc phục Theo đó, các dữ liệu thứ cấp bao gồm chuẩn mực kiểm toán, các nghiên cứu trước đây và thông tin liên quan, cũng như dữ liệu sơ cấp thu thập thông qua quan sát, phân tích và khảo sát trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2022 Kết quả bài viết cho thấy rằng việc thực hiện thủ tục đánh giá đơn giản, kỹ thuật phỏng vấn, thiếu nhân sự cũng như xây dựng quy trình kiểm toán cụ thể cho từng lĩnh vực là những hạn chế đáng kể trong quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ Từ đó đề xuất các giải pháp như nâng cao kiến thức, tổ chức họp nhóm trong đội ngũ, xây dựng quy trình kiểm toán chi tiết hơn, thực hiện thêm các thủ tục phân tích, và chuẩn bị câu hỏi trước khi phỏng vấn với mục tiêu chính của những biện pháp này là tối ưu hóa quá trình kiểm toán khoản mục TSCĐ, giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn và ngăn chặn bất kỳ sai sót nào có thể xảy ra trong quá trình kiểm toán

Trong bài khóa luận “ Kiểm toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định tại công ty TNHH kiểm toán BDO Việt Nam” của Nguyễn Thị Thảo Nhi (2022) Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua bảng câu hỏi và đánh giá các hồ sơ kiểm toán Từ đó đánh giá được ưu điểm và hạn chế trong quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ và khấu hao TSCĐ của Công ty TNHH Kiểm toán BDO Việt Nam Dựa trên những phân tích này, tác giả đề xuất một số giải pháp, bao gồm việc thiết lập phần mềm hỗ trợ cho kiểm toán viên, tái đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ với khách

Trang 21

hàng cũ, tăng cường thủ tục phân tích, và nâng cao tiêu chí tuyển dụng hoặc kiến thức của các kiểm toán viên trong nhóm Những giải pháp nêu trên không những giúp cải thiện công tác kiểm toán khoản mục TSCĐ tại công ty nói riêng, mà còn gia tăng uy tín và chất lượng công tác kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Việt Nam

2.1.3 Xác định khoảng trống nghiên cứu

Dựa trên những nghiên cứu trước đó về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ, việc hiện thực và tối ưu hóa quy trình này vẫn đang đối mặt với một số vấn đề quan trọng Điểm giống của những bài viết trên là đều sử dụng phương pháp định tính và pháp hiện những hạn chế từ môi trường KSNB công ty, như bài POPOVICI (2019) hoặc do từ khả năng kiến thức của nguồn nhân lực, như trong nghiên cứu Đào Ngọc Minh Phương (2021) Mặc dù các bài viết có điểm tương đồng, nhưng chúng cũng khác nhau do môi trường hoạt động của từng doanh nghiệp, dẫn đến việc đề xuất các giải pháp riêng biệt để phù hợp Ví dụ, như bài Nguyễn Thị Thảo Nhi (2022) đề xuất nâng cao tiêu chí tuyển dụng trong khi Bùi Anh Hảo (2021) đưa ra biện pháp xây dựng môi trường thoải mái, bớt áp lực cho nhân viên Mặc dù đã có những biện pháp để cải thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ, vấn đề chưa được giải quyết ở các nghiên cứu trước là khả năng triển khai các giải pháp vào thực tế Vì vậy, bài nghiên cứu "Kiểm toán các khoản mục tài sản cố định trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Phía Nam" sẽ tập trung vào việc đề xuất các giải pháp cụ thể và đánh giá khả năng thực thi chúng Mục tiêu cuối cùng là đưa ra những đề xuất cụ thể và tối ưu hóa quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ, đảm bảo tính hiệu quả và đáng tin cậy của nó

2.2 Cơ sở lý thuyết kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính

2.2.1 Đặc điểm kế toán của khoản mục tài sản cố định

Khái niệm về TSCĐ

Trang 22

TSCĐ được trình bày tại phần B và thuộc Tài sản dài hạn trên bảng cân đối kế toán, bao gồm TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính Được trình bày gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng”

(Nguồn: Điều 2, thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013)

Nguyên tắc kế toán của khoản mục tài sản cố định

 Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ

Trang 23

Theo Điều 3, thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013, quy định những nguyên tắc ghi nhận cho TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình như bảng 2.2 (chi tiết ở Phụ

a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.”

“Mọi khoản chi phí thực tế thỏa mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn xác định TSCĐ hữu hình mà không hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vô hình

Những khoản chi phí không đồng thời thỏa mãn cả ba tiêu chuẩn xác định TSCĐ hữu hình thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.”

(Nguồn: Điều 3, thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013)

 Xác định nguyên giá TSCĐ

Theo khoản 5 điều 2 và khoản 3 điều 4 tại thông tư số 45/2013/TT-BTC:

“Nguyên giá TSCĐ hữu hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có TSCĐ hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

Nguyên giá TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có TSCĐ vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính

Trang 24

Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính được ghi nhận bằng giá trị hợp lý của tài sản thuê hoặc là giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu (trường hợp giá trị hợp lý cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu) cộng với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính.”

Tài khoản kế toán đƣợc sử dụng cho khoản mục TSCĐ

Theo thông tư 200/2014/BTC, doanh nghiệp có thể sử dụng các tài khoản sau để phản ánh nghiệp vụ phát sinh của TSCĐ:

“Tài khoản 211 – Tài sản cố định hữu hình: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá

Tài khoản 2111 - Nhà cửa, vật kiến trúc: Phản ánh giá trị các công trình XDCB như nhà cửa, vật kiến trúc, hàng rào, bể, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí thiết kế cho nhà cửa, các công trình cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, đường sắt, cầu tàu, cầu cảng

Tài khoản 2112 - Máy móc thiết bị: Phản ánh giá trị các loại máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm những máy móc chuyên dùng, máy móc, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ và những máy móc đơn lẻ

Tài khoản 2113 - Phương tiện vận tải, truyền dẫn: Phản ánh giá trị các loại phương tiện vận tải, gồm phương tiện vận tải đường bộ, sắt, thuỷ, sông, hàng không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn

Tài khoản 2114 - Thiết bị, dụng cụ quản lý: Phản ánh giá trị các loại thiết bị, dụng cụ sử dụng trong quản lý, kinh doanh, quản lý hành chính

Trang 25

Tài khoản 2115 - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ là các loại cây lâu năm, súc vật làm việc, súc vật nuôi để lấy sản phẩm

Tài khoản 2118 - TSCĐ khác: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ khác chưa phản ánh ở các tài khoản nêu trên

Tài khoản 214 - Hao mòn tài sản cố định: Phản ánh tình hình tăng, giảm giá trị hao mòn và giá trị hao mòn luỹ kế của các loại TSCĐ và bất động sản đầu tư (BĐSĐT) trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ, BĐSĐT và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ, BĐSĐT.”

Quy trình kế toán khoản mục TSCĐ

Một quy trình kế toán khoản mục TSCĐ cụ thể và đầy đủ giúp doanh nghiệp dễ quản lý và tuân thủ các quy định, chuẩn mực hướng dẫn Nó đảm bảo năng lực quản lý cho việc quản lý tài sản tăng và giảm, như mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý Các công ty lớn thường thiết lập kế hoạch và dự toán ngân sách cho TSCĐ hàng năm, bao gồm việc mua sắm, thanh lý và nguồn vốn hỗ trợ cho kế hoạch này

Quy trình kế toán khoản mục TSCĐ bao gồm các bước cơ bản sau:

- Ghi nhận thông tin ban đầu: Ghi nhận thông tin về tài sản mới, bao gồm giá mua, chi phí liên quan đến việc đưa tài sản vào hoạt động và các thông tin liên quan theo quy định

- Phân loại tài sản: Xác định và phân loại tài sản theo loại hình, ví dụ như TSCĐ, tài sản thuê tài chính, đất đai, v.v theo hướng dẫn

- Xác định nguyên giá: Xác định giá trị của tài sản, bao gồm cả chi phí mua và các chi phí liên quan khác để đưa tài sản vào hoạt động

- Áp dụng phương pháp khấu hao: Chọn phương pháp khấu hao phù hợp (đường thẳng, số dư giảm dần, sản phẩm/số lượng) và tính toán số tiền khấu hao hàng năm

Trang 26

- Ghi nhận khấu hao: Ghi nhận số tiền khấu hao vào sổ sách TSCĐ tương ứng trong thời gian quy định

- Kiểm tra và cập nhật thông tin: Thường xuyên kiểm tra, cập nhật thông tin về tình trạng, giá trị, và thời gian sử dụng hữu ích của tài sản để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu và các phi phí sinh sinh liên quan

- Xử lý tài sản khi ngưng sử dụng hoặc thanh lý: Khi tài sản không còn được sử dụng hoặc bị thanh lý, ghi nhận các thay đổi tương ứng trong sổ sách kế toán và báo cáo tài chính

- Báo cáo: Tạo ra các báo cáo liên quan đến TSCĐ, bao gồm báo cáo khấu hao, tình trạng tài sản và các thông tin liên quan khác để có thể dụng trong công tác quản lý và BCTC

Quy trình trên phải phải tuân theo quy định và hướng dẫn theo thông tư số 45/2013/TT-BTC và thông tư số 200/2014/TT-BTC

Phương pháp khấu hao

Giá trị hao mòn TSCĐ là một phần của chi phí vận hành tài sản đó trong quá trình sử dụng Nó biểu thị mức độ giảm giá trị của tài sản theo thời gian, phản ánh việc sử dụng và mòn mọc do tuổi thọ kỹ thuật, môi trường hoặc cơ cấu cũ của tài sản Được ghi nhận như một chi phí trong BCTC, giá trị hao mòn giúp phản ánh rõ ràng hơn về giá trị còn lại của tài sản sau mỗi giai đoạn sử dụng

Theo Điều 13 của Thông tư 45/2013/TT-BTC, các doanh nghiệp áp dụng các phương pháp trích khấu hao TSCĐ dựa trên loại hình của tài sản và khả năng tuân thủ các điều kiện cụ thể theo quy định Có tổng cộng 3 phương pháp để tính khấu hao TSCĐ:

- Phương pháp khấu hao đường thẳng

- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh - Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Trang 27

Các hồ sơ kế toán khoản mục TSCĐ thường sử dụng

Suốt quá trình kiểm toán khoản mục TSCĐ, kiểm toán viên cần cần doanh nghiệp cung cấp các chứng từ liên quan đến các loại TSCĐ để kiểm tra Ngoài các sổ sách tất yếu như: nhật ký chung; BCĐPS Các loại hồ sơ được yêu cầu giao nộp sẽ tùy thuộc vào nguồn gốc hình thành thành TSCĐ, cụ thể:

TSCĐ của doanh nghiệp

Hóa đơn, chứng từ hình thành của tài sản

Giấy tờ quyết định đưa TSCĐ vào sử dụng của doanh nghiệp Biên bản giao nhận tài sản cho bộ phận sử dụng, quản lý

TSCĐ nhận góp vốn

Biên bản họp hội đồng quản trị hoặc hội đồng thành viên công nhận việc góp vốn bằng tài sản (biên bản bàn giao tài sản góp vốn, biên bản góp vốn)

Giấy tờ thẩm định giá từ công ty thẩm định giá độc lập

Giấy tờ và hồ sơ sang tên đổi chủ, lệ phí trước bạ (TSCĐ góp vốn được miễn các loại thuế và lệ phí trước bạ)

Hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hình thành trước khi góp vốn TSCĐ mua mới/thanh lý

Quyết định của giám đốc đồng ý mua/thanh lý TSCĐ Hợp đồng mua/thanh lý tài sản hoặc hợp đồng nhập khẩu Hóa đơn giá trị gia tăng

Hóa đơn nguyên nhiên vật liệu, phụ kiện đi kèm cùng TSCĐ

Hóa đơn, chứng từ chuyển giao, thuê chuyên gia, vận chuyển lắp đặt (nếu có)

Trang 28

Biên bản giao nhận tài sản từ bên bán cho bên mua Chứng từ/biên lai nộp thuế lúc mua

TSCĐ xây dựng lắp hoàn thành, sửa chữa lớn Bản vẽ kỹ thuật

Bảng dự toán chi phí

Hợp đồng thi công, xây lắp, sửa chữa hoặc gia công (nếu thuê ngoài) Hồ sơ quyết toán và bản vẽ hoàn công khi nghiệm thu – bàn giao Biên bản nghiệm thu của từng phần hoặc toàn phần

Hợp đồng vay vốn và chứng từ trả lãi vay (nếu có) …

TSCĐ thuê tài chính Hợp đồng thuê tài chính

Các hồ sơ thanh toán lần đầu, tiền gốc và tiền lãi của từng kỳ Biên bản bàn giao và đưa vào sử dụng

2.2.2 Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính

Ý nghĩa kiểm toán khoản mục TSCĐ

TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của mỗi doanh nghiệp, phản ánh tình trạng trang thiết bị và cơ sở kỹ thuật hiện có của doanh nghiệp Vì lý do đó mà khoản mục TSCĐ trở thành một khoản mục quan trọng khi thực hiện kiểm toán BCTC

Trang 29

Chi phí để hình thành TSCĐ rất lớn và khả năng quay vòng vốn của TSCĐ chậm nên khi kiểm toán khoản mục TSCĐ thì KTV sẽ đánh giá được tính hiệu quả kinh tế và giúp xác định hướng và nguồn lực tốt nhất cho việc đầu tư, từ đó tối ưu hóa hiệu suất của việc đầu tư vào TSCĐ

Kiểm toán khoản mục TSCĐ đóng góp vào việc phát hiện những sai sót trong việc xác định chi phí hình thành giá trị TSCĐ, bao gồm chi phí sửa chữa và chi phí khấu hao Những sai sót trong việc tính toán chi phí này có thể có tác động nghiêm trọng và gây ra những sai sót quan trọng trong BCTC

Việc ghi nhận các khoản đầu tư cho TSCĐ vô hình như quyền sử dụng đất, giá trị từ sáng chế, hay chi phí nghiên cứu thường gặp phải nhiều khó khăn trong việc xác định và thu thập các chi phí, cũng như đánh giá chính xác giá trị của chúng do có sai sót và nguy cơ gian lận Đây là lý do mà khoản mục TSCĐ thường nhận được sự quan tâm đặc biệt trong các quy trình kiểm toán

Kiểm toán khoản mục TSCĐ là việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát những vấn đề liên quan đến trạng thái cũng như biến động của chúng trong kỳ kế toán của doanh nghiệp Không những giúp rà soát được lỗi trong các giao dịch TSCĐ mà còn đóng góp vào việc cải thiện quản lý TSCĐ, tăng cường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Mục tiêu kiểm toán khoản mục TSCĐ

Dựa theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200: “Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính là làm tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với báo cáo tài chính, thông qua việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không”

Vì vậy, mục tiêu kiểm toán khoản mục TSCĐ phải phù hợp với mục tiêu kiểm toán BCTC là đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của thông tin liên quan đến

Trang 30

TSCĐ trong BCTC của một tổ chức hoặc doanh nghiệp Điều này bao gồm xác định giá trị còn lại của TSCĐ, tuân thủ chuẩn mực kế toán, và đánh giá rủi ro liên quan đến quản lý và sử dụng TSCĐ Trong phạm vi kiểm toán khoản mục TSCĐ, theo mục D730 của VACPA, các mục tiêu cần hướng đến được trình bày trong bảng 2.3

Bảng 2.3: Mục tiêu kiểm toán khoản mục TSCĐ

Tính hiện hữu (E) Đảm bảo TSCĐ được ghi nhận trên sổ cái là hiện hữu tại ngày kết thúc kỳ kế toán

Tính đầy đủ (C) Đảm bảo TSCĐ và/hoặc chi phí tại ngày kết thúc kỳ kế toán đáp ứng các tiêu chuẩn ghi nhận được ghi nhận đầy đủ và chính xác trong sổ đăng ký TSCĐ và sổ cái

Đánh giá (V) Đảm bảo TSCĐ tăng, giảm bằng ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá hối đoái phù hợp

Đảm bảo trích lập đầy đủ chi phí khấu hao của TSCĐ hữu hình

Quyền và nghĩa vụ (R&O)

Đảm bảo đơn vị sở hữu hoặc có quyền hợp pháp đối với TSCĐ được ghi nhận trên sổ cái tại ngày kết thúc kỳ kế toán Tất cả TSCĐ hữu hình không bị hạn chế quyền sử dụng, quyền sở hữu hoặc các quyền lợi được đảm bảo khác, nếu không, tất cả các hạn chế quyền sử dụng, quyền sở hữu hoặc

Trang 31

các quyền lợi được đảm bảo khác phải được xác định và thuyết minh trong BCTC

Trình bày và thuyết minh (P&D)

Đảm bảo tất cả các thuyết minh cần thiết liên quan đến TSCĐ được lập chính xác và các thông tin này được trình bày và mô tả phù hợp trong BCTC

(Nguồn: VACPA 2019)

Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ và khấu hao TSCĐ

Theo chương trình kiểm toán mẫu của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) thì chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ và khấu hao TSCĐ bao gồm 3 giai đoạn chính: Chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán được trình bày theo bàng 2.2 dưới đây:

Trang 32

Bảng 2.4: Các giai đoạn trong quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ khi kiểm toán

Tìm hiểu thông tin cơ bản khách hàng

Đánh giá năng lực, khả năng thực hiện và đạo đức nghề nghiệp của nhóm kiểm toán

Xem xét các vấn đề liên quan giữa KTV tiền

KTV sẽ tìm hiểu HTKSNB thực tế của khách qua một số quy trình kinh doanh chính được nêu rõ bao gồm: quy trình mua/bán hàng, quy trình quản lý hàng tồn kho, xác định giá thành và giá vốn; chu trình quản lý lương và phải trả cho người lao động; và quy trình quản lý TSCĐ, …

A310, VACPA

Trang 33

các quy trình kinh doanh chính và xác định các rủi ro quan trọng: bao gồm đánh giá HTKSNB ở cấp yếu trước và sau khi kiểm toán để đảm bảo đầy đủ công việc và

Trang 34

Tổng hợp kế hoạch kiểm toán

KTV phải lập và lưu lại trong hồ sơ kiểm toán, tài liệu về để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể hiệu của hoạt động kiểm soát trong việc ngăn ngừa, hoặc phát hiện và sửa chữa các phỏng vấn các bên liên quan và kiểm tra tài liệu Tất cả giao dịch TSCĐ cần được ghi chép chính xác KTV kiểm tra kỹ lưỡng để đánh giá tỷ số (bảng 2.5) để phân tích đối với TSCĐ

Về thủ tục kiểm tra chi tiết bao gồm các việc sau:

Kiểm tra chi tiết tăng giảm TSCĐ (bảng 2.4)

Việc cẩn thận xem xét các giao dịch tăng/giảm

VSA 330

Trang 35

TSCĐ ảnh hưởng đáng kể đến quy trình kiểm toán Sự chính xác trong báo cáo các hoạt động này có tác động lâu dài đến BCTC, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, kết quả kinh doanh và thuyết minh BCTC Sai sót trong ghi chép giao dịch liên quan đến TSCĐ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chỉ số và báo cáo này

Tập trung xem xét một số nghiệp làm tăng, giảm số trích khấu hao TSCĐ nhằm thu thập các bằng chứng chứng minh cho tính chính xác của nghiệp vụ

Kiểm tra chi tiết số dƣ các tài khoản TSCĐ

Số dư đầu kỳ: Không cần xem lại nếu đã được kiểm toán vào năm trước hoặc đã được xác minh Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác của số dư, KTV cần kiểm tra tính hợp lý việc phân loại TSCĐ và so sánh sổ chi tiết với sổ tổng hợp

Trang 36

Với số dư cuối kỳ: Dựa trên số dư đầu kỳ và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thực tế để xác định, đồng thời cần kiểm tra, đánh giá kết quả kiểm kê TSCĐ của DN

Kiểm tra khấu hao TSCĐ

KTV phải đánh giá số khấu hao cũng như có kỹ thuật xác định mức khấu hao để xác định thời gian và quy trình khấu hao tuân thủ các quy định quy chuẩn đang hiện hành Việc áp dụng thời gian tính khấu hao đã ghi nhận có tuân thủ đúng các quy định hay không và việc tính toán khấu hao có được thực hiện chính xác và nhất quán không?

Việc kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ được trình bày cụ thể qua bảng

Giai đoạn kết thúc

Tổng hợp kết quả, xem xét lại

Đảm bảo việc thu thập và lưu trữ đầy đủ

Kiểm tra lại giấy làm bước quan trọng để đảm bảo việc thu thập và lưu trữ đầy đủ thông tin và chứng

B410, VACPA

Trang 37

kiểm toán sai sót, và lập báo cáo kiểm Phỏng vấn Ban quản trị; Kiểm tra các biên bản phát hành sau ngày lập BCTC; xem xét các báo cáo nội bộ sau ngày thành lập BCTC

Tổng hợp tất cả thông tin đã thu thập và đánh giá lại sự chính xác cũng như đủ độ tin cậy của các kết quả kiểm toán quá trình lập BCKT

Phát hành BCKT theo chuẩn mực kiểm toán Hơn nữa, KTV có thể đưa ra lời khuyên cho khách hàng về những hạn chế trong quá trình kiểm toán nội bộ và gợi ý các cải tiến dựa trên những khuyết điểm phát hiện được

B210, VACPA

Trang 38

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Trang 39

tra sự hợp lý trong việc phân loại từng loại tài sản cụ thể, nếu hoạt động sản xuất kinh doanh không có sự thay đổi gây ra sai sót trong quá trình tính toán số khấu hao trong giai đoạn kiểm toán

3 Tỷ lệ giữa tổng khấu hao luỹ kế TSCĐ với tổng nguyên giá không được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc đã được thanh lý, nhượng bán nhưng chưa được ghi nhận vào sổ sách khi tỷ lệ có sự chênh lệch

( Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Trang 40

Bảng 2.6: Thủ tục kiểm tra chi tiết tăng, giảm TSCĐ

Xem xét môi trường hoạt động thực tế của vị trí đơn vị khi xác định xem các giao dịch liên quan đến tăng giảm TSCĐ có hợp lý hay không

Đánh giá tính hợp lý của việc phê chuẩn giá mua

bán của các TSCĐ tăng, giảm trong kỳ

KTV phải có đầy đủ và hiểu biết sâu sắc về hoạt động kinh doanh

Kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ và tính hợp pháp của các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ bao gồm hóa đơn GTGT, biên bản giao nhận, hợp đồng mua bán…

Kết hợp kiểm tra giữa chứng từ và thực tế TSCĐ Kiểm tra quá trình mua sắm, các chứng từ liên quan đến mua sắm TSCĐ, các chi phí lắp đặt, vận So sánh dữ liệu dựa trên các tài liệu hợp pháp như hóa đơn, hợp đồng thuê, các giấy tờ vận chuyển và lắp đặt để đối chiếu thông tin

Ngày đăng: 05/04/2024, 15:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w