Giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường mầm non thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên theo tiếp cận trải nghiệm

142 0 0
Giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường mầm non thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên theo tiếp cận trải nghiệm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Biện pháp 3: Phối hợp với gia đình và tổ chức xã hội trong giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên theo tiếp cận trải nghiệm

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HÀ THỊ THOAN

GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ,

TỈNH ĐIỆN BIÊN THEO TIẾP CẬN TRẢI NGHIỆM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HÀ THỊ THOAN

GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ,

TỈNH ĐIỆN BIÊN THEO TIẾP CẬN TRẢI NGHIỆM Ngành: Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)

Mã số: 8.14.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Út Sáu

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đã thực hiện việc kiểm tra mức độ tương đồng nội dung luận văn qua phần mềm Turnitin một cách trung thực và đạt kết quả tương đồng 27% Bản luận văn kiểm tra qua phần mềm là bản cứng đã nộp để bảo vệ trước hội đồng Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2023

Tác giả luận văn

Hà Thị Thoan

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành nhất, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên, Phòng Đào tạo, các phòng chức năng, các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy, cung cấp những kiến thức cơ bản, hữu ích và tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Nhà trường

Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS Nguyễn Thị Út Sáu, người đã hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên, các phòng, khoa, tổ và đặc biệt là Khoa Tiểu học mầm non cùng bạn bè, người thân đã tạo điều kiện cả về thời gian, tinh thần, vật chất cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn, mặc dù bản thân em rất cố gắng, song không thể tránh khỏi những khiếm khuyết Em kính mong nhận được sự chỉ dẫn của các thầy cô và những ý kiến góp ý của bạn bè, đồng nghiệp để luận văn của em được hoàn thiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2023

Tác giả luận văn Hà Thị Thoan

Trang 5

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THEO TIẾP CẬN TRẢI NGHIỆM 5

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 5

1.1.1 Các nghiên cứu về kĩ năng xã hội của trẻ 5

1.1.2 Các nghiên cứu về giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 6

1.2 Các khái niệm cơ bản 8

1.2.1 Kĩ năng 8

1.2.2 Kĩ năng xã hội 9

1.2.3 Giáo dục 10

1.2.4 Giáo dục theo tiếp cận trải nghiệm ở trường mầm non 11

1.2.5 Giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi 12

1.2.6 Giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm 13

1.3 Lý luận về giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 14

1.3.1 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5-6 tuổi 14

1.3.2 Mục tiêu, nguyên tắc giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi 17

Trang 6

1.3.3 Đặc điểm kĩ năng xã hội của trẻ 5-6 tuổi 17

1.3.4 Mức độ biểu hiện kĩ năng xã hội của trẻ 5-6 tuổi 18

1.3.5 Cấu trúc của hoạt động giáo dục kĩ năng xã hội của trẻ 5-6 tuổi 21

1.3.6 Nội dung giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi 22

1.3.7 Con đường giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN 22

1.3.8 Đánh giá kết quả giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 24

1.4 Lý luận về giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm ở trường mầm non 25

1.4.1 Ưu thế của giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các hoạt động ở trường mầm non theo tiếp cận trải nghiệm 25

1.4.2 Giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động học theo tiếp cận trải nghiệm 26

1.4.3 Giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động chơi theo tiếp cận trải nghiệm 26

1.4.4 Giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh theo tiếp cận trải nghiệm 27

1.4.5 Giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tham quan, tổ chức ngày hội, ngày lễ theo tiếp cận trải nghiệm 28

1.4.6 Quy trình giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm ở các trường mầm non 29

1.4.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm ở các trường mầm non 29

Kết luận chương 1 32

Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN THEO TIẾP CẬN TRẢI NGHIỆM 33

2.1 Khái quát về khách thể điều tra và quá trình khảo sát 33

2.1.1 Khái quát về địa bàn khảo sát 33

2.1.2 Khái quá về giáo dục mầm non thành phố Điện Biên tỉnh Điện Biên 33

2.2 Khái quát quá trình khảo sát 34

Trang 7

2.2.1 Mục tiêu khảo sát 34

2.2.2 Đối tượng khảo sát 34

2.2.3 Nội dung khảo sát 34

2.2.4 Phương pháp khảo sát 35

2.2.5 Xử lí kết quả khảo sát 35

2.3 Kết quả khảo sát 36

2.3.1 Thực trạng đánh giá của giáo viên về giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên 36

2.3.2 Thực trạng về giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên theo tiếp cận trải nghiệm 42

2.3.3 Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm ở các trường mầm non 46

2.4 Đánh giá chung về khảo sát thực trạng 49

Kết luận chương 2 50

Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN THEO TIẾP CẬN TRẢI NGHIỆM 51

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 51

3.1.1 Đảm bảo thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển năng lực của trẻ 51

3.1.2 Đảm bảo sử dụng tối đa các hình thức hoạt động trải nghiệm của trẻ ở trường mầm non 51

3.1.3 Đảm bảo tính khả thi của mô hình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ theo tiếp cận trải nghiệm 52

3.1.4 Đảm bảo cơ hội và sự tham gia, hỗ trợ theo khả năng của các lực lượng giáo dục và quá trình giáo dục trẻ theo hướng xã hội hoá giáo dục 52

3.2 Biện pháp giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên theo tiếp cận trải nghiệm 53

3.2.1 Biện pháp 1: Thiết kế quy trình giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên theo tiếp cận trải nghiệm 53

Trang 8

3.2.2 Biện pháp 2: Đề xuất nội dung giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường

mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên theo tiếp cận trải nghiệm 58

3.2.3 Biện pháp 3: Phối hợp với gia đình và tổ chức xã hội trong giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên theo tiếp cận trải nghiệm 64

3.2.4 Biện pháp 4: Phát huy tính tích cực của trẻ trong giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên theo tiếp cận trải nghiệm 68

3.2.5 Biện pháp 5: Xây dụng công cụ đánh giá kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm ở các trường mầm non 72

3.3 Mối quan hệ của các biện pháp 78

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Biểu hiện và mức độ KNXH của trẻ 5-6 tuổi ở trường MN 18 Bảng 2.1 Số lượng đối tượng khảo sát 34 Bảng 2.2: Thực trạng về mức độ đạt được mục tiêu GDKNXH cho trẻ

5-6 tuổi ở các trường MN 35-6 Bảng 2.3: Thực trạng đánh giá của GV về mức độ thực hiện và kết quả đạt

được với nội dung GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MN 37 Bảng 2.4: Thực trạng mức độ và kết quả sử dụng các phương pháp trong

quá trình GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN 40 Bảng 2.5: Thực trạng mức độ thực hiện các hình thức GDKNXH cho trẻ

5-6 tuổi ở trường MN 41 Bảng 2.6: Thực trạng mức độ tham gia của các lực lượng GDKNXH cho

trẻ 5-6 tuổi theo TCTN tại trường MN 45 Bảng 2.7: Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác

GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi theo TCTN 47 Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả đánh giá KNXH của trẻ 5-6 tuổi của nhóm

ĐC và nhóm TNo trước tác động 80 Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả đánh giá KNXH của trẻ 5-6 tuổi của nhóm

ĐC và nhóm TN0 sau tác động 82

Trang 12

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục kĩ năng xã hội là một trong các lĩnh vực giáo dục quan trọng trong Chương trình giáo dục mầm non Để phát triển toàn diện trẻ em cả về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp một, cần hình thành cho trẻ những hành vi, quy tắc ứng xử, những chuẩn mực đạo đức xã hội, giúp trẻ sống lành mạnh, tích cực Đồng thời, biết cảm thông, chia sẻ với mọi người, biết yêu thương, trân trọng những giá trị văn hoá, đạo đức xã hội, là nền tảng, cơ sở để trẻ trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sống hài hoà trong tương lai

Các kĩ năng xã hội tốt cũng có thể giúp trẻ có một tương lai tươi sáng hơn Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y tế Công cộng Hoa Kỳ, các kĩ năng xã hội tốt và cảm xúc của một đứa trẻ ở trường mẫu giáo có thể là yếu tố dự báo lớn nhất cho sự thành công khi trưởng thành Do đó, việc giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng ở trường mầm non đặc biệt đối với trẻ 5-6 tuổi, chuẩn bị bước vào bậc tiểu học thì việc giáo dục kĩ năng xã hội sẽ hiệu quả hơn khi trẻ được giáo dục theo tiếp cận trải nghiệm

Tuy nhiên, hiện nay ở các trường mầm non nói chung và các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên nói riêng, giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non chưa thực sự được chú trọng mà chủ yếu được tổ chức thông qua việc lồng ghép, tích hợp với các hoạt động khác, đặc biệt là giáo viên chưa chú trọng tổ chức các hoạt động trải nghiệm để giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ nên hiệu quả giáo dục chưa cao và kĩ năng xã hội của trẻ còn nhiều hạn chế

Nguyên nhân của thực trạng này một phần là do nhận thức chưa đầy đủ của giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng xã hội thông qua hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển của trẻ cũng như khả năng thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ của giáo viên còn nhiều hạn chế Trong khi đó, hoạt động trải nghiệm được coi là chìa khóa thực hiện việc học đi đôi với hành, học qua làm, học giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống ngay trong lớp, trong sinh hoạt và học tập của trẻ Mặt khác, hoạt động trải nghiệm giúp trẻ sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi…) để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận được lâu hơn và có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích

Trang 13

ứng, là cách kết nối kiến thức, kỹ năng với thực tiễn cuộc sống phong phú, sinh động mà trẻ em đã và sẽ trải qua trong cuộc sống Đồng thời, giúp hình thành kiến thức mới và quan trọng hơn là tạo cho trẻ có niềm say mê tìm hiểu, thích khám phá và biết cách lĩnh hội những kiến thức mới, hình thành kỹ năng mới Ngoài ra, còn giúp trẻ thấu hiểu ý nghĩa của sự lao động, sáng tạo khi làm ra một sản phẩm nào đó, giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ và việc dạy trở nên thú vị hơn với người dạy

Chính vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng xã hội cho

trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thuộc thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên là

rất cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả trong việc giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo

Xuất phát từ những lí do trên, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, em lựa

chọn đề tài nghiên cứu của mình: “Giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường

mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên theo tiếp cận trải nghiệm”

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5- 6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên theo tiếp cận trải nghiệm, đề tài đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường

mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên theo tiếp cận trải nghiệm, từ đó góp

phần nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo trong các trường mầm non

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm ở trường mầm non

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên theo tiếp cận trải nghiệm

4 Giả thuyết khoa học

Giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi là nhiệm vụ quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ ở trường mầm non Hiệu quả giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi sẽ cao

Trang 14

hơn nếu được giáo dục theo tiếp cận trải nghiệm Chính vì vậy, nếu đề xuất được một số biện pháp giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên theo tiếp cận trải nghiệm sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non theo tiếp cận trải nghiệm

- Nghiên cứu thực trạng về giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên

- Nghiên cứu và đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên theo tiếp cận trải nghiệm

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Về nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu lí luận, thực trạng và các biện pháp giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên theo tiếp cận trải nghiệm

Nghiên cứu thực tiễn được thực hiện tại 03 trường mầm non ở thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên gồm: Trường mầm non Nam Thanh; Trường mầm non Hoa Sen và Trường mầm non 7-5

7 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng phối hợp những phương pháp nghiên cứu sau:

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hóa các cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu, xác định khái niệm công cụ và xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

Trang 15

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát trực tiếp các hoạt động giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên

- Phương pháp trò chuyện: Trò chuyện trực tiếp với giáo viên và trẻ nhằm thu thập những thông tin liên quan đến thực trạng giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên theo tiếp cận trải nghiệm

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Trưng cầu ý kiến các giáo viên mầm non có kinh nghiệm để tìm hiểu tính cần thiết và tính khả thi về giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm

- Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu hỏi để thu thập thông tin từ giáo viên mầm non về thực trạng giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên theo tiếp cận trải nghiệm

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi, đánh giá, phân tích, so sánh nhằm khẳng định tính hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất

7.3 Phương pháp xử lí số liệu

Sử dụng công thức toán học để mô tả giá trị trung bình, xếp thứ bậc Sử dụng phần mềm Excel để phân tích, tính tỉ lệ phần trăm, trị số trung bình và độ lệch chuẩn nhằm đưa ra những nhận định chính xác nhất

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài các phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm ở trường mầm non theo tiếp cận trải nghiệm

Chương 2: Thực trạng giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên theo tiếp cận trải nghiệm

Chương 3: Biện pháp giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên theo tiếp cận trải nghiệm

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THEO TIẾP CẬN TRẢI NGHIỆM 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu về kĩ năng xã hội của trẻ

1.1.1.1 Trên thế giới

Có nhiều công trình nghiên cứu về KNXH của trẻ, tiêu biểu là công trình nghiên cứu của: Denham, S A., Blair, K A., DeMulder, E., Levitas, J., Sawyer, K., Auerbach-Major, S., & Queenan, P (2003) Preschool emotional competence: Pathway to social competence? Child Development, 74(1), 238-256 Cho rằng trẻ có khả năng cảm xúc tốt hơn có xu hướng có KNXH cao hơn, đồng thời cho thấy vai trò quan trọng của giáo dục về quản lý cảm xúc và KNXH trong giai đoạn này [25]

Theo Elliott và Gresham, các KNXH có thể được đo lường bằng cách đánh giá sự hợp tác, sự quả quyết và khả năng tự kiểm soát của trẻ Hợp tác là một tương tác XH, ở đó các cá nhân phát triển các HĐ của họ một cách có tổ chức và tương tác với nhau nhằm đạt mục tiêu chung Nó bao gồm các hành vi như giúp đỡ người khác, hợp tác và tuân theo các quy tắc và mệnh lệnh Khẳng định liên quan đến việc bắt đầu các hành vi như thu thập thông tin từ người khác và giới thiệu bản thân với họ Tự chủ là sự thể hiện cảm xúc cá nhân và bao gồm các hành vi trong tình huống khác nhau, trẻ phải có phản ứng thích hợp

Sự thiếu hụt các KNXH trong giai đoạn này có thể dẫn đến rối loạn hành vi bên trong và bên ngoài, kết quả học tập kém, sự hòa giải không phù hợp trong các mối quan hệ giữa các cá nhân, suy giảm giáo dục và nhận thức, sự cô lập và các vấn đề tâm lý sau này trong cuộc sống Các KNXH của trẻ em bị ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hoá và môi trường Ở các nền văn hóa khác nhau, các KN giao tiếp và XH hóa được chú trọng khác nhau

Theo Tạp chí Y tế công cộng Hoa Kỳ, trẻ có KNXH tốt ở mẫu giáo có xu hướng có cuộc sống lành mạnh và ít vấn đề sức khỏe trong tương lai [28]

Như vậy, có thể thấy trên thế giới KNXH của trẻ đã được nghiên cứu từ rất lâu trên nhiều khách thể khác nhau Có nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm và đề cao việc GDKNXH của trẻ

Trang 17

1.1.1.2 Ở Việt Nam

Theo Trần Thị Tố Oanh và Đặng Thành Hưng, KNXH là một KN nhằm áp dụng trực tiếp vào những quá trình, quan hệ, hoàn cảnh và đời sống công cộng để giúp trẻ nhận thức và ứng xử, giao tiếp cũng như thích ứng XH thành công, hiệu quả ở mức độ nhất định [20]

Theo khảo sát "Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học của trẻ MN Việt Nam năm 2013", có khoảng 1/2 số trẻ em Việt Nam 5 tuổi có nguy cơ thiếu hụt hoặc thiếu hụt ít nhất một trong năm KN cần thiết để bắt đầu đi học, trong đó có KNXH"

Hiện nay hiệu quả GDKNXH cho trẻ nói chung còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của XH Những hoạt động GDKNXH chủ yếu được tích hợp qua các HĐ trong ngày, GV chưa biết cách tận dụng các tình huống để lồng ghép nội dung GDKNXH cho trẻ, chưa biết chọn nội dung giáo dục phù hợp với độ tuổi của trẻ Hơn nữa, GDKNXH chưa được nhà trường quan tâm nghiên cứu, xây dựng mục tiêu, kế hoạch, việc định hướng GDKNXH cho trẻ và việc phối hợp của nhà trường và gia đình còn hạn chế

Ngoài ra, sự bao bọc quá kỹ sẽ khiến trẻ không thích nghi được với môi trường xung quanh, khả năng tự lập thấp và dẫn đến những sai lệch trong nhận thức lẫn hành động

1.1.2 Các nghiên cứu về giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ

1.1.2.1 Trên thế giới

Bà Monisha Dewan - chuyên gia giáo dục UNICEF Khu vực Đông Á Thái Bình Dương nhấn mạnh: "Những năng lực tình cảm, KNXH là viên gạch đặt nền tảng cho việc phát triển thể chất, tinh thần của mỗi cá nhân [21]

Fantuzzo, J., Tighe, E., & Childs, S thì cho rằng gia đình có vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ mẫu giáo Nghiên cứu nhấn mạnh rằng sự tham gia tích cực của gia đình có liên quan đến việc phát triển KNXH của trẻ

Nghiên cứu Shiner, R L., Masten, A S., & Roberts, J M (2003) Childhood personality foreshadows adult personality and life outcomes two decades later Journal of personality cho thấy các KNXH, như tự tin, kiên nhẫn và nhạy bén xã hội ở trẻ 5-6 tuổi có liên quan mật thiết đến tính cách và thành công trong cuộc sống khi trưởng thành [27]

Trang 18

Như vậy, KNXH là nền tảng cho phát triển thể chất và tinh thần của mỗi cá nhân Tuy nhiên, hiệu quả GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN còn thấp GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi tại Việt Nam chưa thực sự được chú trọng

1.1.2.2 Ở Việt Nam

Theo Nguyễn Thị Minh Hương, trường ĐHSP Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh thì môi trường gia đình có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển KNXH của trẻ Nếu môi trường gia đình ấm cúng ở đó có sự tham gia tích cực của cha mẹ thì việc phát triển KNXH của trẻ sẽ tốt hơn Đồng thời, phong cách giáo dục của cha mẹ cũng ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển KNXH của trẻ

Còn theo tác giả Lê Bích Ngọc, “Giáo dục KN sống cho trẻ từ 5-6 tuổi” Trẻ từ 5 đến 6 tuổi thích kết bạn mới, Trẻ có thể thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ người lớn giao, có thể hợp tác tốt trong nhiều HĐ, biết tôn trọng quy tắc xã hội, quý trọng đồng tiền, biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi,…

Sau nhiều năm nghiên cứu, BGD&ĐT đã xây dựng chương trình khung GDMN năm 2009 và bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, đây là kim chỉ nam cho GVMN trong các HĐ chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường MN Trong đó, tình cảm và KNXH được tách riêng thành một trong năm lĩnh vực cần phát triển cho trẻ

Tác giả Trần Thị Quốc Minh nhận định ảnh hưởng của người lớn trong việc giáo dục trẻ cũng như hình thành nhân cách: “Trẻ tìm hiểu cuộc sống người lớn qua trò chơi, câu chuyện cổ tích, qua đó lĩnh hội quy tắc, chuẩn mực đạo đức, phân biệt tốt – xấu”, qua đó trẻ hiểu được ý nghĩa và sự cần thiết phải thực hiện các quy tắc, hành vi, thói quen đúng đắn

Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết thì cho rằng những hành vi văn hóa cần giáo dục cho trẻ dưới 6 tuổi Việc giáo dục hành vi văn hóa có liên hệ mật thiết với việc GDKNXH cho trẻ trong độ tuổi mẫu giáo như: giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ đối với bản thân; giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ đối với thiên nhiên,…[18]

Như vậy, KNXH là nền tảng cho phát triển thể chất và tinh thần của mỗi cá nhân và được XH quan tâm Tuy nhiên, chủ yếu các công trình nghiên cứu tập trung vào GDKNXH cho trẻ nói chung, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về GDKNXH cho trẻ theo TCTN Mặt khác, hiệu quả GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN còn thấp GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi tại Việt Nam chưa thực sự được chú trọng Đặc biệt, đối

Trang 19

với nghiên cứu GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi theo TCTN thì chưa có tác giả nào đi sâu tìm hiểu về nó

Chính vì vậy, tôi lựa chọn vấn đề nghiên cứu của mình “Giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên theo

tiếp cận trải nghiệm”

1.2 Các khái niệm cơ bản

1.2.1 Kĩ năng

Theo từ điển tâm lí học, “KN là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng” (Vũ Dũng, 2008)

Theo tác giả ND.Levitov, ông xem xét KN gắn liền với kết quả của hành động Ông nhấn mạnh, muốn hình thành KN, con người phải nắm vững lí thuyết về hành động, vừa phải vận dụng lí thuyết đó vào thực tế Đây là quá trình quan trọng để đánh giá KN của một cá nhân Khi cá nhân được thừa hưởng quá trình hình thành KN dựa trên một khung lí thuyết hành động sẽ giúp KN được hình thành và ổn định một cách lâu dài, bền vững và hiệu quả

Với A.V.Petrovxki thì lại cho rằng “KN là cách thức cơ bản để chủ thể thực hiện hành động, thể hiện bởi tập hợp những kiến thức đã thu lượm được, những thói quen và kinh nghiệm” (Petrovski, 1982)

Tác giả J.N Richard (2003) thì coi kĩ năng là hành động được thể hiện ra bên ngoài, chịu sự chi phối của cách cảm nhận và suy nghĩ của cá nhân Ông xem xét KN trong việc liên kết tri thức, kinh nghiệm, phương thức hành động với các giá trị thái độ, chuẩn mực động cơ hành động của cá nhân KN được thể hiện một cách chuyên nghiệp và tuân thủ các quy tắc ứng xử

Một số quan điểm theo trường phái hiện đại, xem KN là một dạng hành động của mỗi cá nhân được thực hiện theo mục đích dựa vào những điều kiện nhất định

Từ những quan điểm trên về KN có thể thấy tất cả những quan điểm khác nhau về KN đều có chung quan điểm đó là xem KN là một thành phần của năng lực hay một dạng năng lực

Như vậy, KN là hành động luôn được kiểm soát bởi ý thức, được thực hiện dựa trên những thuộc tính sinh học, tâm lí và xã hội của cá nhân thích hợp với yêu cầu hoạt động cũng như những điều kiện khách quan khác của môi trường HĐ, đạt được kết quả

Trang 20

thực tế theo mục tiêu hay tiêu chí đã định trước Sự mềm dẻo, linh hoạt, thành thạo là tiêu chuẩn quan trọng để xác định sự hình thành và phát triển KN

Trong đề tài này, người nghiên cứu sử dụng quan điểm “Kĩ năng là khả năng sử dụng tri thức, kinh nghiệm theo mục đích dựa vào những điều kiện nhất định một cách thích hợp”

1.2.2 Kĩ năng xã hội

Theo tác giả Đặng Thành Hưng và Trần Thị Tố Oanh cho rằng: “KNXH là khái niệm chỉ những loại KN được hướng tới và áp dụng trực tiếp vào những quan hệ, hoàn cảnh, quá trình và đời sống XH cộng đồng để giúp cá nhân nhận thức, ứng xử, giao tiếp và thích ứng XH thành công, hiệu quả ở những mức độ nhất định

Ngoài ra, Đặng Thành Hưng còn cho rằng “KNXH là một dạng hành động tự giác dựa vào ý thức, thể chất và các điều kiện XH khác mà cá nhân có”

Như vậy, KNXH là khả năng thích ứng, duy trì các mối QHXH Đối với trẻ MN, khả năng hình thành và duy trì mối QHXH của trẻ em với người lớn xuất phát từ sự phát triển XH của chúng Tuỳ theo giai đoạn phát triển và phạm vi HĐ cũng như sự đa dạng, phong phú của các mối quan hệ mà KNXH của trẻ cũng phát triển theo [17]

Những mối QHXH của trẻ được định hình và phát triển cùng với những hành vi thích ứng XH của trẻ, khi trẻ hiểu hậu quả của những hành vi khác nhau có thể thích ứng đối với những hoàn cảnh khác nhau Ở mỗi điều kiện, hoàn cảnh, mỗi hoạt động có những đặc điểm riêng sẽ yêu cầu những KNXH riêng

Sự tập trung vào việc phát triển tình cảm - xã hội trong giáo dục MN rất quan trọng Cần nhận nhận thức rằng sự phát triển cảm xúc và KNXH của trẻ nhỏ tạo nền tảng cho việc xây dựng giá trị, lòng nhân hậu và KN giải quyết xung đột để trẻ nhỏ phát triển một cách toàn diện và thành công trong tương lai

Trẻ được hướng dẫn cách quản lý cảm xúc của mình, nhận biết và điều chỉnh hành vi phù hợp trong các tình huống khác nhau Qua việc học cách kiểm soát cảm xúc, trẻ nhỏ có thể tăng khả năng tập trung, giải quyết vấn đề và tự lập

Trẻ được khuyến khích lắng nghe và chia sẻ cảm xúc, hiểu và chia sẻ niềm vui, nỗi buồn và sự lo lắng của bạn bè và những người xung quanh Mặt khác, KN đồng cảm giúp trẻ nhỏ xây dựng mối quan hệ thấu hiểu, tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau

Trẻ được khuyến khích hợp tác, chia sẻ, và hỗ trợ nhau trong các hoạt động nhóm và trò chơi Đồng thời, GV giúp trẻ rèn luyện KN giao tiếp, giải quyết xung đột và xây

Trang 21

dựng tình bạn, tạo điều kiện cho trẻ phát triển khả năng xây dựng và duy trì mối quan hệ tích cực

GV trong các cơ sở giáo dục mầm non có vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường học tập hỗ trợ và nuôi dưỡng Họ tạo điều kiện cho trẻ nhỏ cảm thấy an toàn, tự tin và được yêu thương Qua việc xây dựng môi trường tích cực, GV giúp trẻ phát triển sự kiên nhẫn, trí tuệ cảm xúc và KNXH, từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ

Từ các cách hiểu trên chúng tôi quan niệm: KNXH là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm và kiến thức đã có để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống XH nhằm giúp con người thích nghi, ứng xử và phát triển tốt hơn

1.2.3 Giáo dục

Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “giáo dục (theo nghĩa rộng) là một quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách có mục đích và có kế hoạch thông qua các HĐ và các quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm truyền đạt và chiến lĩnh những kinh nghiệm XH của loài người ”

Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt thì: “Giáo dục là một quá trình tác động có mục đích, được tổ chức một cách có kế hoạch, có phương pháp nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người phù hợp với những yêu cầu của XH trong mỗi giai đoạn phát triển của nó” [6.Tr.6]

Theo Bùi Thanh Huyền thì: “Giáo dục là hiện tượng XH đặc biệt; là HĐ của thế hệ trước truyền lại những kinh nghiệm XH cho thế hệ sau và HĐ của thế hệ sau lĩnh hội những kinh nghiệm XH đó, để có thể tham gia vào đời sống XH và lao động sản xuất cũng như các HĐ XH khác” [9]

Như vậy, các tác giả trên đều cho rằng giáo dục không phản ánh mối quan hệ giữa người với người như những hiện tượng XH khác, mà mối quan hệ ở đây là việc truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm giữa các thế hệ trước và thế hệ sau Do đó, có thể hiểu: giáo dục là sự tác động có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp của chủ thể giáo dục tới đối tượng được giáo dục nhằm hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực cá nhân, đáp ứng yêu cầu của XH

Trang 22

1.2.4 Giáo dục theo tiếp cận trải nghiệm ở trường mầm non

1.2.4.1 Trải nghiệm

Trải nghiệm là hiện tượng phổ biến trong cuộc sống con người TN vừa được sử dụng với nghĩa là kinh nghiệm (danh từ) vừa được hiểu là hoạt động (động từ) Theo Từ điển Oxford, TN (experience) được sử dụng với nghĩa là tri thức, KN có được thông qua tham dự hay tiếp xúc trực tiếp Đồng thời trải nghiệm còn được coi là HĐ thông qua đó cá nhân có được kinh nghiệm nhất định Quan niệm TN là hoạt động và là kinh nghiệm không đối lập nhau mà thống nhất với nhau trong một quá trình giống như HĐ và kết quả của HĐ

Dưới góc độ kinh nghiệm, TN được hiểu là tri thức hay sự thông thạo về một vấn đề nào đó thông qua tham dự hay tiếp xúc trực tiếp, được dùng để chỉ tri thức có được dựa trên kinh nghiệm Kinh nghiệm quá khứ thường ảnh hưởng tới kinh nghiệm hiện tại và tương lai Nhờ vậy, kinh nghiệm được tích luỹ hay bị mai một đi hoặc sẽ mở ra cơ hội cho những kinh nghiệm mới trong tương lai

Dưới góc độ hoạt động, trải nghiệm được hiểu là quá trình hoạt động năng động để thu thập kinh nghiệm, trên tiến trình đó có thể thu thập được những kinh nghiệm tốt hoặc xấu, thu thập được những bình luận, nhận định TN làm nên sự phát triển của cá nhân vì khi tương tác với môi trường xung quanh sẽ làm thay đổi kiến thức, sự hiểu biết hiện có của họ TN của cá nhân có thể là thụ động hoặc chủ động TN thụ động là những hoạt động trong cuộc sống hằng ngày mà cá nhân được tham dự TN chủ động là TN do cá nhân tạo ra bao gồm TN trong tình huống giả định và trong cuộc sống thực

Từ những phân tích trên, khái niệm “trải nghiệm” được hiểu như sau: Trải nghiệm

là quá trình cá nhân được tham dự hay tiếp xúc, tương tác trực tiếp, được chiêm nghiệm, tự tích luỹ kiến thức, kĩ năng, thái độ tạo thành kinh nghiệm riêng của bản thân (dẫn theo [11])

1.2.4.2 Giáo dục theo tiếp cận trải nghiệm ở trường mầm non

Giáo dục theo TCTN là hình thức GV tổ chức cho HS tham gia TN thực tế, sau đó tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển KN, định hình các giá trị sống và phát triển tiềm năng của HS

Giáo dục theo TCTN cho trẻ MN là phương thức sử dụng các HĐGD, trong đó GV là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các HĐ để trẻ được tham dự hay tiếp xúc,

Trang 23

tương tác trực tiếp, được chiêm nghiệm, tự lực tích luỹ kiến thức, KN, thái độ tạo thành kinh nghiệm riêng của bản thân

Tổ chức HĐGD theo hướng TN cho trẻ MN là quá trình tác động có hệ thống của nhà giáo dục trong việc tổ chức kinh nghiệm học tập của trẻ thông qua các HĐ thực tiễn để trẻ tự mình chiếm lĩnh kiến thức, KN, thái độ tạo thành năng lực thực tiễn

Như vậy, học tập theo TCTN giúp HS hình thành và phát triển các KN sống cơ bản, thói quen tích cực, nền nếp học tập, hành vi ứng xử văn hoá, hợp tác thân thiện

* Đặc điểm của HĐGD trẻ theo TCTN ở trường MN HĐGD trẻ theo TCTN có một số điểm nổi bật sau:

HĐGD trẻ theo TCTN phối hợp thống nhất vai trò giữa GV và trẻ

HĐGD trẻ theo TCTN đòi hỏi trẻ phải huy động vốn kinh nghiệm có sẵn để giải

quyết các tình huống trong thực tiễn Trong đó, trẻ chủ động, độc lập, sáng tạo sử dụng kiến thức, KN đã có để giải quyết các tình huống thực tiễn đặt ra

HĐGD trẻ theo TCTN có nội dung mang tính tích hợp và tổng hợp kiến thức của

nhiều lĩnh vực tự nhiên, XH khác nhau

HĐGD trẻ theo TCTN tạo cơ hội để GV phối hợp nhiều phương pháp và hình

thức giáo dục cũng như liên kết nhiều lực lượng giáo dục

1.2.5 Giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi

Giáo dục KNXH cho trẻ 5-6 tuổi là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, là một HĐ cụ thể giúp cho người học có nhận thức về XH, có khả năng giao tiếp và biết thiết lập các mối quan hệ với người khác, biết lắng nghe, chia sẻ, quan tâm, yêu thương mọi người và sự vật gần gũi…nhằm mục đích phát triển nhân cách con người một cách toàn diện

Với trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng, giáo dục KNXH là một trong 5 lĩnh vực quan trọng góp phần phát triển toàn diện cả về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức và thẩm mĩ giúp trẻ nhận thức, ứng xử, giao tiếp và thích ứng thành công trong XH

Mặt khác, giáo dục KNXH góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân và XH, ngăn ngừa các vấn đề XH, bạo lực học đường, bảo vệ sức khỏe và bảo vệ quyền con người, phát huy tối đa tiềm năng cá nhân trẻ MN Trẻ có KNXH sẽ thực hiện được những hành vi mang tính XH tích cực, góp phần xây dựng các mối quan hệ XH tốt đẹp, xây dựng

Trang 24

môi trường học đường thân thiện và là điều kiện thiết yếu để đảm bảo quá trình giáo dục phát triển một cách toàn diện và hiệu quả

Rèn luyện KNXH sẽ giúp trẻ nhanh chóng hoà nhập và khẳng định vị trí của mình trong tập thể Cho dù trẻ có tài giỏi, thông minh đến đâu nhưng thiếu KNXH, trẻ cũng khó tiếp cận với môi trường xung quanh, hòa nhập cũng như khẳng định mình Chính vì thế, việc giáo dục KNXH cho trẻ nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng là điều rất cần thiết,

là yếu tố quyết định đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của trẻ

Trong đề tài này, người nghiên cứu sử dụng quan điểm: giáo dục KNXH cho trẻ 5-6 tuổi là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục nhằm hình thành cho người học những KN liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ, khả năng hoà nhập XH, biểu hiện thái độ và hành vi ứng xử trong quan hệ tương tác giữa con người với con người hoặc với XH

1.2.6 Giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm

* Giáo dục KNXH cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm

Trong giáo dục, TN được coi xu hướng, cách tiếp cận giáo dục có hiệu quả và mang tính thực tế Các nhà tâm lí, giáo dục (L.S Vygotxki, J.Piaget, Dewey,… cho rằng, quá trình giáo dục là quá trình sống luôn thống nhất, không tách rời nhau, cho nên cách giáo dục tốt nhất là học tập từ cuộc sống Con người không ngừng tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân và tự cải biến kinh nghiệm của mình Vì vậy, việc “học qua kinh nghiệm” xảy ra khi cá nhân tham gia TN, nhìn nhận, đánh giá, xác định lại nội dung hữu ích, quan trọng cần nhớ và sử dụng để thực hiện các hoạt động khác tương tự

Từ đó có thể hiểu giáo dục KNXH cho trẻ 5-6 tuổi theo TCTN như sau: Giáo dục KNXH cho trẻ 5-6 tuổi theo TCTN là phương thức sử dụng các hoạt động giáo dục, nhằm hình thành và phát triển KNXH cho trẻ, trong đó GV là người thiết kế, tổ chức hướng dẫn các hoạt động để trẻ được tham dự hay tiếp xúc, tương tác trực tiếp, được chiêm nghiệm, tự tích luỹ kiến thức, kĩ năng, thái độ tạo thành kinh nghiệm riêng của bản thân [9]

* Đặc điểm của GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi theo TCTN

Giáo dục theo TCTN được tiến hành dựa trên vốn kinh nghiệm của trẻ

Qua TN, trẻ tích luỹ được kinh nghiệm, được kiểm chứng, được điều chỉnh, phản hồi thông qua những kiến thức, kinh nghiệm và hiểu biết mới tiếp thu từ những TN thực tế

Trang 25

Thông qua TN giúp trẻ biết thực hiện một số quy tắc, quy định trong lớp, trong sinh hoạt ở gia đình, trường MN, cộng đồng gần gũi đồng thời giúp trẻ có một số KN như tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia sẻ trong mối quan hệ của trẻ với mọi người xung quanh…

Thông qua TN, giúp trẻ hình thành và phát triển tốt hơn các KNXH như: + Giúp trẻ tham gia tương tác hiệu quả trong môi trường XH

+ Giúp nâng cao nhận thức cho trẻ

+ Trẻ có KNXH sẽ trở nên quảng giao, thân thiện, từ đó dễ nhận được sự giúp đỡ của bạn bè đồng trang lứa hay ngược lại, trẻ cũng sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ cần, qua đó giúp trẻ tiến bộ,…

Như vậy, theo tác giả luận văn: KNXH chính là điều kiện, là chìa khoá giúp trẻ thành công trong các HĐ và cuộc sống Nếu trẻ được GDKNXH theo TCTN sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tình cảm,, thẩm mỹ, hình thành nhân cách cho trẻ, chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp một, qua đó hình thành cho trẻ những hành vi, quy tắc ứng xử, những chuẩn mực đạo đức XH, giúp trẻ sống lành mạnh, tích cực

1.3 Lý luận về giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

1.3.1 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5-6 tuổi

1.3.1.1 Đặc điểm về thể chất ở trẻ 5 - 6 tuổi

Đối với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5-6 tuổi, hàng tháng cân nặng của trẻ tăng từ 100g đến 150g, đến 6 tuổi cân nặng trung bình từ 18kg đến 20kg Tỷ lệ mỡ trong cơ thể thấp nên trông trẻ khá gầy Còn chiều cao của trẻ ở giai đoạn này thường tăng từ 1cm đến 1,5cm hàng tháng

Não bộ của trẻ 6 tuổi có thể đạt khoảng 1300g, quá trình phân hóa và phát triển của não bộ đã hoàn thiện

Hệ tiêu hóa của trẻ tương đối hoàn thiện

Trẻ đã mọc đầy đủ 8 răng hàm và trẻ bắt đầu thay răng

Ở giai này trẻ cũng kiểm soát được sự vận động của cơ thể, đến sau 5 tuổi trẻ có thể vận động được toàn thân và thực hiện được một số động tác phức tạp hơn như đá cầu, nhảy dây, lộn dây kéo, leo núi, Cơ thể trẻ không những có thể HĐ tự do mà các cử động cũng nhanh nhẹn và hoàn thiện hơn, do đó trẻ có thể viết hoặc vẽ bằng bút, đồng thời thực hiện nhiều động tác mới tinh tế hơn

Trang 26

1.3.1.2 Đặc điểm tâm lí của trẻ 5-6 tuổi

Theo A.X Macarenco, một nhà giáo dục nổi tiếng của Nga: “ Nền tảng của giáo dục chủ yếu được xây dựng từ khi trước 5 tuổi, nó chiếm đến 90% chất lượng của cả quá trình giáo dục” Trẻ từ 0-3 tuổi, đây là giai đoạn kiến tạo những cấu trúc về mặt cơ thể và tâm lí, nhưng sang đến giai đoạn từ 3-5 tuổi trẻ có thể tiếp nhận những kiến thức, KN làm nền tảng cho sự hình thành và phát triển nhân cách, năng lực Khi trẻ được 5 tuổi, lúc này trẻ có khả năng tiếp thu lượng kiến thức không nhỏ

Với khả năng tiếp thu như vậy, nên trẻ luôn cần những môi trường cung cấp đủ kiến thức để trẻ thỏa sức khám phá và TN Đồng thời, lúc này não bộ, đặc biệt là vùng trán phát triển mạnh, giúp trẻ biết lên và sắp xếp kế hoạch, được tự chủ về những HĐ mình làm Trẻ thích được tham gia TN ở nhiều môi trường khác nhau, có thể là những lớp học vẽ, những buổi dã ngoại cùng cô giáo hoặc cùng gia đình, những buổi thực hiện khoa học, những hoạt HĐTN thực tế

Ở giai đoạn giao thoa giữa một em bé với một “học sinh lớp 1”, trẻ thể hiện những đặc điểm như:

Khả năng tư duy logic bắt đầu xuất hiện, biết đúng sai, phân biệt và lập luận nếu không phù hợp với quan điểm của trẻ, hoặc khi thấy những nội dung mâu thuẫn với nhau Trí tưởng tượng phong phú, duy trì việc chơi qua tưởng tượng và đóng vai nhiều và thay đổi chủ đề phân vai rất đa dạng

Ở giai đoạn này, khả năng giao tiếp của trẻ phát triển khá hoàn chỉnh, trẻ đã có thể nói những câu đầy đủ, đôi khi phức tạp và hiểu được những câu nói dài của người khác Nhiều trẻ cũng chủ động tìm và xây dựng những mối quan hệ mới với người khác

Trẻ 5-6 tuổi có thể dễ dàng tiếp nhận mọi từ ngữ, cả những từ ngữ tích cực lẫn tiêu cực mà trẻ nghe được Do đang trong quá trình học ngôn ngữ nên vô tình, trẻ sẽ ứng dụng toàn bộ vốn từ nghe được vào cuộc sống của mình

Đây là một trong những thời điểm ghi nhận khả năng giải quyết vấn đề của trẻ hình thành như một bản thể độc lập Thông qua việc bắt chước và tiếp thu những hành vi, cách ứng xử của những người xung quanh, trẻ tạo cho mình cách xử lý riêng với từng việc Điều này thể hiện khi trẻ đói, hoặc khi cần thuyết phục người khác cho đi chơi, hoặc trẻ muốn xem tivi

Trang 27

Tâm lí của trẻ 5-6 tuổi thường bắt đầu biết ý thức về sở hữu cá nhân, trẻ ở lứa tuổi này thường ích kỷ hơn so với các lứa tuổi khác Lứa tuổi này trẻ đã lớn hơn, nhận thức rõ ràng hơn về sự sở hữu nên thường trẻ sẽ không chia sẻ những đồ dùng của mình cho người khác, thậm chí người thân

Đặc điểm của trẻ 5-6 tuổi đã có nhiều thay đổi so với giai đoạn trước đó Các yếu tố từ nhận thức, tư duy, tình cảm, của trẻ đã hoàn thiện bước đầu

1.3.1.3 Sự phát triển nhận thức của trẻ 5-6 tuổi

So với giai đoạn 4-5 tuổi thì các biểu hiện tâm lí như tri giác, trí tưởng tượng, trí nhớ của trẻ 5-6 tuổi phát triển hoàn toàn vượt trội hơn

Mức độ nhận thức ngày càng đa dạng và phong phú về kiểu và loại

Mức độ có chủ đích của quá trình tinh thần thể hiện rõ ràng hơn, có ý thức hơn Tính mục đích hình thành và phát triển ở trình độ cao hơn

Độ nhạy của các giác quan được tinh luyện hơn

Khả năng kiểm soát các phản ứng tâm lí được phát triển Trẻ có thể xác lập những tư duy từ đơn giản đến phức tạp

1.3.1.4 Đặc điểm phát triển tình cảm và KNXH của trẻ 5-6 tuổi

Đặc điểm của trẻ 5-6 tuổi phát triển ổn định hơn so với các giai đoạn trước đó

Trí thông minh và cảm xúc của trẻ được phát triển và mọi nhận thức mới đều kích thích trẻ vui vẻ, hứng thú và say mê

Trẻ 5-6 tuổi có khả năng tự chủ hơn trong việc làm quen với môi trường XH và quản lí bản thân Biết tuân thủ các quy tắc XH cơ bản, ví dụ: quy tắc lớp học, quy tắc giao tiếp,…Ngoài ra, trẻ có thể lựa chọn và thực hiện một số HĐ và có khả năng đóng vai trò lãnh đạo trong các hoạt động nhóm

Tính tò mò tạo ra nhiều cảm xúc tích cực trong học tập, vui chơi và tự phục vụ, những sự thành công và thất bại là sức mạnh để trẻ phát triển tình cảm và trí tuệ

Trẻ biết cần có nhiều hành vi tốt để làm hài lòng mọi người Trẻ hiểu và tuân thủ các quy tắc XH cơ bản

Về tâm lí của trẻ 5-6 tuổi cũng có nhiều sự trưởng thành về tâm sinh lý, nhận thức, ngôn ngữ, trí tuệ và trí lực giúp trẻ dàn thích nghi với điều kiện học tập của lớp 1

Trang 28

1.3.2 Mục tiêu, nguyên tắc giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi

* Mục tiêu GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi

GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi bao gồm những mục tiêu sau:

GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi, giúp trẻ biết thực hiện một số quy tắc, quy định ở trường, lớp, gia đình và nơi công cộng (để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ; trật tự khi ăn, khi ngủ; đi bên phải lề đường (dẫn theo [1]) Nội dung cụ thể chúng tôi trình bày trong phụ lục 1 của luận văn

* Nguyên tắc GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi - Đảm bảo tính khoa học và vừa sức với trẻ

- Đảm bảo nguyên tắc đồng tâm, phát triển từ dễ đến khó

- Đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi và thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống thực tế, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, giúp trẻ từng bước hoà nhập vào cuộc sống

- Phù hợp với tâm sinh lý của trẻ

- Nội dung GDKNXH được tích hợp ở tất cả các lĩnh vực giáo dục trong CTGDMN

- Nội dung, phương pháp, hình thức GDKNXH phải phù hợp với đặc điểm phát triển tình cảm, KNXH của từng lứa tuổi

- GDKNXH cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, mọi lúc, mọi nơi, ở tất cả các thời điểm và chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ ở trường MN

- GDKNXH cần tăng cường cho trẻ TN, thực hành gắn với cuộc sống thực của trẻ

- Trẻ cần được sống và giáo dục trong môi trường thân thiện, tích cực, ở đó mỗi trẻ đều được yêu thương, chăm sóc, tôn trọng, an toàn, được đối xử công bằng, phát huy mọi tiềm năng sẵn có

1.3.3 Đặc điểm kĩ năng xã hội của trẻ 5-6 tuổi

Đặc điểm về KNXH của trẻ 5-6 tuổi có thể bao gồm:

Trẻ 5-6 tuổi đã phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ và có thể diễn đạt ý kiến, suy nghĩ và cảm xúc của mình một cách rõ ràng và logic Có thể lắng nghe và hiểu người khác nói và có thể tham gia vào các cuộc trò chuyện đơn giản Trẻ cũng có thể sử dụng phi ngôn ngữ để giao tiếp, ví dụ như ngôn ngữ cơ thể, biểu cảm, cử chỉ,…

Trang 29

Hầu hết trẻ 5-6 tuổi đều cảm thấy tự tin và thể hiện bản thân mình thông qua những thành tích của chính bản thân trẻ Trẻ muốn được khẳng định mình, muốn được sống và làm việc như người lớn

Trẻ 5-6 tuổi có khả năng tương tác XH với bạn bè và người lớn một cách tự nhiên, hiểu được các quy tắc cơ bản của tương tác XH như: lắng nghe, chia sẻ, thể hiện sự tôn trọng và có khả năng thể hiện ý kiến, đàm phán và tìm kiếm sự đồng thuận trong các hoạt động XH Khả năng kiềm chế của trẻ tốt hơn so với trước đó Trẻ có thể phục tùng các yêu cầu, nhiệm vụ của người lớn Tuy nhiên, các nhiệm vụ đề ra vẫn phải rõ ràng, dễ hiểu, các yêu cầu phải phù hợp với lứa tuổi

Trẻ 5-6 tuổi có khả năng tham gia vào các HĐ chơi nhóm, hợp tác với bạn bè và chia sẻ ý tưởng và có thể thể hiện sự chịu trách nhiệm trong các hoạt động nhóm và hiểu về vai trò trách nhiệm của mình Tuy nhiên, mỗi trẻ có những tiến trình phát triển riêng biệt và có thể có sự khác biệt trong quá trình phát triển tình cảm và kiến thức XH Vì vậy, với mỗi trẻ sự quan tâm, hỗ trợ và khuyến khích từ gia đình và môi trường xung quanh là rất quan trọng

1.3.4 Mức độ biểu hiện kĩ năng xã hội của trẻ 5-6 tuổi

Chúng tôi căn cứ vào biểu hiện KNXH của trẻ 5-6 tuổi để phân chia các mức độ biểu hiện KN của trẻ 5-6 tuổi theo 3 mức độ: Tốt, Đạt, chưa đạt

Bảng 1.1: Biểu hiện và mức độ KNXH của trẻ 5-6 tuổi ở trường MN

STT Nội dung Biểu hiện KNXH

Trang 30

STT Nội dung Biểu hiện KNXH anh chị, muốn đi chơi phải xin phép

- Hoàn thành nhiệm vụ cô giáo, bố mẹ giao

2 Biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi

- Biết mời trước khi ăn hay uống kiến, trao đổi, thoả thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạn

- Biết lắng nghe ý kiến của cô, của bạn - Biết trao đổi, thoả thuận với cô, với

Trang 31

STT Nội dung Biểu hiện KNXH

- Biết chia sẻ kinh nghiệm với cô, với

Trang 32

STT Nội dung Biểu hiện KNXH

- Biết khoá vòi nước sau khi dùng

1.3.5 Cấu trúc của hoạt động giáo dục kĩ năng xã hội của trẻ 5-6 tuổi

Hoạt động GDKNXH của trẻ 5-6 tuổi có cấu trúc như sau: - Mục tiêu của HĐ gồm: Kiến thức; KN; thái độ

- Nội dung của HĐ GDKNXH của trẻ 5-6 tuổi: Căn cứ CTGDMN và đặc điểm KNXH của trẻ 5-6 tuổi, mục tiêu cần đạt để xác định nội dung giáo dục

- Phương pháp tổ chức HĐGD trẻ: GV có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp giáo dục để GDKNXH cho trẻ như: phương pháp dùng lời nói, phương pháp trực quan, phương pháp thực hành TN, phương pháp tạo tình huống, phương pháp đóng vai, phương pháp sử dụng trò chơi, phương pháp giao lưu tình cảm, tiếp xúc gần

- Hình thức tổ chức hoạt động GDKNXH của trẻ 5-6 tuổi: Các hoạt động GDKNXH cho trẻ 5-6 có thể thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi như: trong các HĐ sinh hoạt, HĐ học có chủ đích, HĐ vui chơi, HĐTN, HĐ khám phá môi trường xung quanh, trong các ngày hội ngày lễ, trong môi trường XH và gia đình

- Đánh giá: Đánh giá HĐ của trẻ, đánh giá HĐ của cô nhằm rút ra kinh nghiệm và điều chỉnh cho những HĐGD sau

Đánh giá HĐ của trẻ giúp xác định sự phát triển toàn diện của trẻ trong các lĩnh vực như ngôn ngữ, KNXH, KN vận động, KN tự chăm sóc và tư duy Từ đó điều chỉnh phương pháp, hình thức và kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ một cách phù hợp

Trang 33

1.3.6 Nội dung giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi

Nội dung về GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN bao gồm : * Về hành vi và quy tắc ứng xử XH gồm các nội dung:

- Một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng như: để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ ; trật tự khi ăn, khi ngủ, vệ sinh; đi bên phải đường

- Lắng nghe ý kiến của người khác, biết sử dụng lời nói, cử chỉ lễ phép, lịch sự - Biết tôn trọng, hợp tác, chấp nhận

- Yêu mến và quan tâm đến người thân trong gia đình - Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn

- Nhận xét và tỏ thái độ với hành vi đúng, sai, tốt, xấu * Quan tâm bảo vệ môi trường

- Tiết kiệm điện, nước - Giữ gìn vệ sinh môi trường

- Bảo vệ, chăm sóc con vật, cây cối [1,tr.68]

1.3.7 Con đường giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN

Con đường GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN có thể thực hiện bằng nhiều HĐ với nhiều hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục khác nhau, cụ thể như:

* Thông qua các HĐGD

- GDKNXH thông qua HĐ chơi - GDKNXH thông qua HĐ học - GDKNXH thông qua HĐ lao động

- GDKNXH thông qua HĐ ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân

* Hình thức tổ chức các HĐGD

- Khi tổ chức các HĐGD, GV có thể căn cứ theo mục đích và nội dung giáo dục,

bao gồm các hình thức:

+ GV có thể xây dựng và tổ chức HĐ có chủ đích theo ý thích của trẻ

+ Tổ chức ngày hội, ngày lễ: Tuỳ vào thời điểm có thể tổ chức kỷ niệm các ngày lễ, ngày hội hoặc các sự kiện quan trọng liên quan đến trẻ sẽ không chỉ mang lại niềm

vui cho trẻ mà còn có ý nghĩa giáo dục

Ví dụ: Tết Trung thu, Tết cổ truyền, Ngày hội đến trường, sinh nhật của trẻ, Ngày hội

của các bà, các mẹ, các cô, các bạn gái (8.3), Tết thiếu nhi (ngày 1/6), Ngày ra trường

Trang 34

+) Tuỳ theo không gian, địa điểm, tình hình thực tiễn nhà trường, lớp học mà GV có thể sử dụng các hình thức giáo dục trong phòng lớp hay ngoài trời

+) Tuỳ theo số lượng trẻ, có thể sử dụng HĐ cá nhân, HĐ theo nhóm, HĐ cả lớp * Phương pháp giáo dục

Để GDKNXH cho trẻ GV có thể sử dụng phối kết hợp nhiều hương pháp giáo dục khác nhau, căn cứ vào tình hình thực tiễn cũng như năng lực của trẻ GV có thể sử

dụng các phương pháp:

+) Nhóm phương pháp thực hành, TN

- Hướng dẫn trẻ sử dụng phối hợp các giác quan và làm theo sự hướng dẫn của GV

Ví dụ: Thực hành thao tác với các đồ vật, đồ chơi như: cầm, nắm, sờ, ngửi, đóng, mở, xếp chồng, xếp cạnh nhau, xâu vào nhau, để phát triển giác quan và rèn luyện

thao tác tư duy

- Để kích thích hứng thú của trẻ, GV có thể sử dụng các loại trò chơi phù hợp để

trẻ tự nguyện, hứng thú HĐ và tích cực tham gia cũng như giải quyết các nhiệm vụ

nhận thức, nhiệm vụ giáo dục đặt ra

- GV đưa ra các tình huống cụ thể gần gũi, kích thích trẻ suy nghĩ và xử lí tình huống dựa trên vốn kinh nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra

- GV cho trẻ luyện tập lặp đi, lặp lại các thao tác, động tác, cử chỉ, điệu bộ, lời nói theo

yêu cầu của GV giúp trẻ củng cố kiến thức và KN đã được thu nhận

- GV tổ chức cho trẻ thực hành đóng vai các nhân vật, thử nghiệm với một số

cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định

- Nhóm phương pháp trực quan - minh họa (quan sát, làm mẫu, minh hoạ): GV

có thể tổ chức cho trẻ quan sát vật thật, tranh ảnh, đồ chơi; mô hình, sơ đồ hành động mẫu; hình ảnh tự nhiên và phương tiện nghe nhìn kết hợp với lời nói nhằm tăng cường

vốn hiểu biết và phát triển tư duy, ngôn ngữ của trẻ

- Nhóm phương pháp dùng lời nói: GV đàm thoại, giải thích, trò chuyện, kể chuyện

để giúp trẻ thu nhận thông tin, kích thích trẻ suy nghĩ, bộc lộ cảm xúc, chia sẻ ý tưởng với các bạn

- Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ: GV dùng cử chỉ, lời

nói, điệu bộ khuyến khích, động viên, ủng hộ trẻ HĐ nhằm khơi gợi niềm vui, tạo niềm tin và cổ vũ sự cố gắng của trẻ trong quá trình HĐ

Trang 35

- Nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá: Phương pháp này thường được sử dụng để cung cấp phản hồi cho trẻ về sự tiến bộ và khuyến khích phát triển Người đánh giá quan sát hành vi và thành tích của trẻ và so sánh chúng với tiêu chuẩn gương mẫu đã chọn Đồng thời cung cấp phản hồi cho trẻ tập trung vào những điểm mạnh và những khía cạnh cần cải thiện

Đánh giá nhằm thúc đẩy trẻ phát triển bằng cách tạo ra môi trường so sánh và khuyến khích sự tiến bộ

* Tổ chức môi trường cho trẻ HĐ

+) Môi trường vật chất:

Có các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu đa dạng, phong phú, hấp dẫn trẻ Cần sắp xếp và bố trí đồ dùng, đồ chơi hợp lí, đảm bảo an toàn cho trẻ và đáp ứng mục đích giáo dục

Chỗ ăn, chỗ ngủ cho trẻ đảm bảo yêu cầu quy định Các khu vực HĐ bố trí linh hoạt, phù hợp với đặc điểm của trẻ

Môi trường HĐ của trẻ gồm có các khu:

Sân chơi được sắp xếp thiết bị chơi ngoài trời cho trẻ Khu chơi với cát, sỏi, đá, đất, nước

Có bồn hoa, cây cảnh, khu trồng cây và khu vực nuôi các con vật

+) Môi trường xã hội: Cần phải đảm bảo an toàn tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục các KNXH cho trẻ Ngoài ra, giúp trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa các trẻ với nhau và giữa trẻ với những người xung quanh Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của GV đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo

1.3.8 Đánh giá kết quả giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

Đánh giá trong giáo dục là một bộ phận rất quan trọng của quá trình giáo dục, có vai trò phản hồi tích cực trong việc điều chỉnh các biện pháp tác động, hình thức tác động, nội dung giáo dục …và cùng hướng đến đạt mục tiêu giáo dục

Đánh giá trẻ bao gồm: đánh giá hằng ngày và đánh giá theo giai đoạn GV qua sát trẻ trong các tình huống XH khác nhau như HĐ nhóm, giao tiếp, chia sẻ và giải quyết xung đột,…Qua quan sát GV có thể đánh giá mức độ tham gia XH của trẻ, khả năng hợp tác và giải quyết xung đột cũng như khả năng giao tiếp và tương tác XH

Trang 36

1.4 Lý luận về giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm ở trường mầm non

1.4.1 Ưu thế của giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các hoạt động ở trường mầm non theo tiếp cận trải nghiệm

Giáo dục KNXH cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các HĐTN ở trường mầm non có rất nhiều ưu thế, cụ thể như:

1.4.1.1 Thực hiện mục tiêu phát triển năng lực trẻ MN

Tổ chức HĐGD theo TCTN là cách tốt nhất giúp trẻ phát triển toàn diện các phẩm chất và năng lực cần thiết, hình thành và phát triển các KN cốt lõi, giúp trẻ dễ dàng, nhanh chóng thích ứng với cuộc sống hiện tại và tạo nền tảng cho việc học tập trong các cấp học tiếp theo một cách hiệu quả và làm chủ cuộc sống trong tương lai

1.4.1.2 Tích hợp nội dung giáo dục trẻ MN

Nội dung GDMN bao gồm các khía cạnh nhằm phát triển toàn diện cho trẻ, bao gồm: phát triển tể chất, tư duy, ngôn ngữ, KNXH, khả năng sáng tạo, cảm xúc và giá trị nhân văn Vì vậy khi tích hợp các lĩnh vực này sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và cân đối

HĐGD trẻ theo TCTN tạo ra những tình huống thực tiễn, gần gũi cuộc sống của trẻ hằng ngày Ví dụ, “Bé làm nội chợ”, “Bé tập làm chiến sĩ”,…Mỗi tình huống có liên quan đến sự vật, hiện tượng cũng như các mối quan hệ của những đối tượng khác nhau trong môi trường tự nhiên, XH chính là nguồn thông tin vô cùng phong phú, đa dạng mà trẻ có cơ hội được tiếp cận trong HĐTN

Các chủ đề/đề tài hoặc dự án TN của trẻ giúp khơi gợi ý tưởng và liên kết các nội dung giáo dục như khám phá môi trường xung quanh, âm nhạc, tạo hình, thể chất, văn học Ví dụ, chủ đề “Làm hoa tặng cô”, “Bé chăm sóc vườn rau”,… Điều này làm giảm bớt sự quá tải nội dung trong quá trình giáo dục và đảm bảo phù hợp với đặc điểm nhận thức mang tính tổng hợp của trẻ MN

Tóm lại, nội dung giáo dục trẻ MN cần tích hợp các HĐTN để trẻ có cơ hội thực hành, khám phá và tìm hiểu môi trường xung quanh thông qua TN thực tế Các tình huống TN được thể hiện dưới nhiều hình thức, HĐ phong phú của trẻ ở trường MN như vui chơi, học tập, lễ hội, tham quan, Khi phối hợp các hình thức HĐ sẽ tận dụng được ưu thế trong việc tích luỹ kiến thức, hình thành KN, thái độ cho trẻ đối với sự vật, hiện tượng và mọi người xung quanh, tạo điều kiện để trẻ lĩnh hội, củng cố và mở rộng

Trang 37

kiến thức về các sự vật, hiện tượng, con người xung quanh ở mọi lúc, mọi nơi một cách tự nhiên, thoải mái

1.4.1.3 Phối hợp các lực lượng giáo dục và kết nối kinh nghiệm trẻ học được ở trường với gia đình và cộng đồng

Phối hợp các lực lượng giáo dục và kết nối kinh nghiệm học tập của trẻ ở trường MN với gia đình và cộng đồng là một phương pháp quan trọng để tăng cường hiệu quả giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ, mà HĐGD trẻ theo TCTN là môi trường liên kết các lực lượng giáo dục từ nhà trường, gia đình và XH, giúp trẻ được tiếp xúc và tương tác với cộng đồng xung quanh có thể bằng các hình thức như tham quan, giao lưu nghệ thuật,… đồng thời tận dụng được ưu thế của các nguồn lực này về trí tuệ, tinh thần, vật chất sẽ tạo ra hiệu quả kép của quá trình giáo dục, cụ thể như: gia đình, XH tham gia hỗ trợ, kiểm soát HĐGD của nhà trường và ngược lại, nhà trường chủ động điều chỉnh HĐGD để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của XH

1.4.2 Giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động học theo tiếp cận trải nghiệm

Đối với trẻ MN, HĐ học không phải là HĐ chủ đạo nhưng giữ vị trí quan trọng trong việc chuẩn bị cho trẻ học tiếp ở bậc tiểu học

HĐ học của trẻ MN với nhiều nội dung, song có chung mục tiêu là phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ cả về nhận thức, thể chất, đạo đức, ngôn ngữ và nghệ thuật với các nội dung HĐ đa dạng như: toán, văn học, ngôn ngữ, tạo hình, âm nhạc, thể chất và môi trường xung quanh Tuy nhiên, để GDKNXH cho trẻ một cách toàn diện và hiệu quả thì cần tăng cường các hoạt động TN, có thể là các HĐ ngoài trời như thăm công viên, bảo tàng, chơi với cát, sỏi đá, vẽ, tô màu,…thông qua các HĐ này, trẻ được chơi, được tìm hiểu và khám phá môi trường xung quanh,… cũng là cơ hội để tích hợp mục tiêu, nội dung giáo dục, bên cạnh đó thì phương tiện tổ chức HĐTN cần phong phú, đa dạng và khai thác từ nhiều nguồn khác nhau: GV có thể sử dụng môi trường tự nhiên, XH xung quanh trẻ như tranh, ảnh, sơ đồ, mô hình, các tác phẩm văn học, công nghệ thông tin ) và thực tiễn cuộc sống hằng ngày

1.4.3 Giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động chơi theo tiếp cận trải nghiệm

HĐ chơi là một phần quan trọng trong quá trình học tập và phát triển của trẻ nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng HĐ chơi mang lại cho trẻ trạng thái tinh thần phấn chấn,

Trang 38

vui vẻ và dễ chịu vì khi chơi, trẻ không chú tâm vào một lợi ích thiết thực nào và thông qua trò chơi các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và với XH được mô phỏng lại một cách rõ nét Hơn nữa, tổ chức HĐ chơi theo TCTN lại rất phù hợp với đặc điểm tâm lí của trẻ 5-6 tuổi và là HĐ chủ đạo nên trẻ luôn hứng thú, tích cực tham gia HĐ, qua đó giúp trẻ tích luỹ nhiều kinh nghiệm và rèn luyện các KN đặc biệt là KNXH

GV có thể tổ chức cho trẻ các trò chơi như:

+ Trò chơi vận động: Giúp trẻ tăng cường thể lực, rèn luyện sức khoẻ cho trẻ Có

thể chơi theo nhóm nhỏ hoặc cả lớp cùng tham gia

+ Trò chơi đóng vai: Giúp trẻ lĩnh hội và hình thành các chuẩn mực hành vi trong việc ứng xử với mọi người và với môi trường xung quanh một cách phù hợp Ví dụ: GV tổ chức cho trẻ đóng vai Tích Chu sau khi nghe kể chuyện “Tích Chu”, đóng vai

chú bộ đội, bác sĩ,…

+ Trò chơi đóng kịch: Tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện cảm xúc và sự sáng tạo của bản thân khi nhập vai hay tiếp nhận các bài học về đạo đức một cách sâu sắc hơn,

từ đó nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ

+ Trò chơi học tập: Giúp trẻ nhận thức rõ ràng những kiến thức và kinh nghiệm do người lớn đặt ra, đây chính là phương tiện hữu hiệu để cung cấp kiến thức, hình thành KN, hành vi cho trẻ theo mục tiêu giáo dục cụ thể

Với các trò chơi sáng tạo như: Trò chơi với các vật liệu tự nhiên như đất, cát, sỏi, đá, nước, lắp ghép - xây dựng, tạo cho trẻ cơ hội thể hiện ý tưởng sáng tạo, độc lập giải quyết vấn đề và hợp tác làm việc cùng nhau

1.4.4 Giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh theo tiếp cận trải nghiệm

GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi theo TCTN thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh là cách học hiệu quả, thông qua thực hành, qua các HĐTN, trẻ được cung cấp kiến thức, KN từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm cho trẻ

Khi trẻ được khám phá, TN thực tế sẽ là cơ hội tốt để trẻ phát triển KN, ý thức về bản thân, các mối quan hệ XH, sự giao tiếp với mọi người xung quanh, công việc thường làm, thế giới tự nhiên xung quanh như: cây cối, con vật, hiện tượng thiên nhiên…cụ thể như: Tham quan cánh đồng lúa; Khám phá sân trường; Thăm quan tượng đài chiến thắng,…

Trang 39

Khi tổ chức cho trẻ tham gia các HĐTN thực tế ngoài XH, giúp trẻ quan sát, học hỏi, hình thành cảm xúc tích cực với thiên nhiên, hình thành và phát triển các KN đặc biệt là KNXH Đồng thời trẻ biết yêu thiên nhiên, thích chăm sóc cây cối, con vật, không ngắt hoa bẻ cành, rèn luyện KN sang đường, tuân thủ các quy tắc nơi công cộng, biết chào hỏi, cảm ơn khi được giúp đỡ và biết tìm kiếm sự giúp đỡ khi bị lạc, không đi theo người lạ,…Ví dụ, Không vứt rác bữa bãi, không ngắt hoa bẻ cành, biết nhắc nhở người khác bảo vệ môi trường,…

Ở mỗi HĐTN trẻ sẽ có những kiến thức, KN, tình cảm riêng Ví dụ như HĐ làm bánh trôi, bánh chay vào ngày tết Hàn thực 3/3 giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của ngày này là hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất Và trẻ biết được HĐ trong ngày này của mọi người là làm bánh trôi, bánh chay, ở nhiều vùng, nhiều nơi có đi tảo mộ, chăm sóc dọn vệ sinh nơi những người đã khuất nằm nghỉ

1.4.5 Giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tham quan, tổ chức ngày hội, ngày lễ theo tiếp cận trải nghiệm

1.4.5.1 Hoạt động tham quan

HĐ tham quan cũng là một hình thức giáo dục hiệu quả để giúp trẻ 5-6 tuổi được tiếp cận và tìm hiểu về thế giới xung quanh

Những HĐ tham quan thường diễn ra ngoài phạm vi trường MN Khi tham quan, trẻ được quan sát các sự vật, hiện tượng tự nhiên, những thay đổi diễn ra trong môi trường sống, quan sát tác động của người lớn vào môi trường cũng như cách cải tạo từ môi trường để đáp ứng nhu cầu cuộc sống Ví dụ: Tham quan công viên; Tham quan bảo tàng, Tham quan vườn rau; Tham quan sở thú

HĐ tham quan giúp mở rộng vốn hiểu biết về các nền văn hoá, các dân tộc sinh sống tại địa phương cũng như hiểu được các HĐ lao động sản xuất, phong tục tập quán truyền thống, sinh hoạt cộng đồng, về trang phục, lễ hội, …

1.4.5.1 Hoạt động lễ hội

HĐ ngày hội, ngày lễ tổ chức cho trẻ mẫu giáo thường gắn với những ngày hội, ngày lễ của dân tộc và địa phương, ví dụ: các trường MN thường tổ chức “Lễ hội mùa xuân” hay “Lễ hội bánh trưng” cho trẻ vào dịp tết hay những sự kiện có ý nghĩa XH quan trọng như “Ngày hội đến trường” thường tổ chức vào dịp khai giảng năm học mới; “Vui hội trăng rằm” được tổ chức vào dịp trung thu, nhằm góp phần thực hiện

Trang 40

mục tiêu GDMN đó là đào tạo con người phát triển hài hòa về nhân cách, trong đó có phát triển tình cảm, KNXH cho trẻ

Thông qua HĐ ngày hội ngày lễ, trẻ không chỉ có kiến thức về ngày hội ngày lễ, KN tham gia các HĐ chung của nhà trường mà còn hình thành ở trẻ tình yêu với ngày lễ ngày hội, yêu quý, giữ gìn các phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc như tổ chức “Lễ hội mùa xuân của bé”; trẻ biết ơn công lao những người đã chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục qua ngày lễ của mẹ, ngày nhà giáo Việt Nam; biết ơn những người có công dựng nước và giữ nước như ngày sinh nhật Bác Hồ, ngày giỗ tổ 10/3, ngày Giải phóng Điện Biên 7/5,

GV có thể kết hợp các phong tục, tập quán truyền thống, những sự kiện tốt đẹp của gia đình, của XH vào trong các cuộc thi để giáo dục và rèn luyện KN đặc trưng cho trẻ mẫu giáo GV sử dụng phong tục, tập quán để giáo dục và rèn luyện KN chào hỏi; sử dụng các lễ hội truyền thống của dân tộc, của đất nước để GD KN năng ứng xử trong các mối quan hệ XH, sử dụng truyền thống Thượng Võ - Hiếu học để giáo dục KN đương đầu với thử thách, thực hiện công việc hiệu quả

1.4.6 Quy trình giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm ở các trường mầm non

Quy trình GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non có thể thực hiện thông qua các bước sau:

Dựa trên mô hình TN của Kolb và căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi, ta có thể xác định quy trình học tập theo hướng TN của trẻ MN gồm bốn giai đoạn và được tiến hành theo trình tự: TN thực tế; Chia sẻ kinh nghiệm; Rút ra kinh nghiệm cho bản thân ; Vận dụng kinh nghiệm vào cuộc sống Từng bước cụ thể được thể hiện trong phụ lục 2 của đề tài

1.4.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm ở các trường mầm non

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi theo TCTN, bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan: Yếu tố chủ quan như: khả năng nhận thức, hứng thú, tính cách của trẻ; yếu tố khách quan như: thời tiết, gia đình, nhà trường, XH, internet Các yếu tố chủ quan và khách quan có ảnh hưởng đến quá trình giáo dục KN này ở trẻ với các mức độ, các khía cạnh khác nhau

Ngày đăng: 05/04/2024, 14:44

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan