1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải pháp nhóm học ngoại ngữ qua app sweet tiếng anh giao tiếp

51 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BÁO CÁO CUỐI KỲ

HỌC PHẦN: THIẾT KẾ DỰ ÁN I

Tên dự án nhóm: Sinh viên còn hạn chế về ngoại ngữ Tên giải pháp nhóm: Học ngoại ngữ qua app “ Sweet-Tiếng Anh giao tiếp”

Năm học: 2022 ; Học kỳ: 1A

TP HCM, tháng 11 /2022

Trang 2

TÊN GIẢI PHÁP

VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: SINH VIÊN CÒN HẠN CHẾ VỀ NGOẠI NGỮ NGUYÊN NHÂN CỐT LÕI: DO THIẾU MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP NHÓM TÁC GIẢ:

Lớp: 221.SKI1107.A19

Nhóm: 1

Tên giảng viên: NGUYỄN THÙY DUNG

TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

Trân CHƯƠNG 5: KHẢO SÁT NHU CẦU CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN

NHÂN VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN RÀNG BUỘC CHO GIẢI PHÁP

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT (nếu có) ii

DANH MỤC BẢNG (nếu có) iii

DANH MỤC HÌNH (nếu có) iv

TÓM TẮT 1

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 2

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU - PHƯƠNG PHÁP 4

CHƯƠNG 4: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 5

CHƯƠNG 5: KHẢO SÁT NHU CẦU CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN 6

CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN GÂY RA VẤN ĐỀ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN RÀNG BUỘC CHO GIẢI PHÁP 7

CHƯƠNG 7: ĐỀ XUẤT GI I PHÁPẢI PHÁP 8

KẾT LUẬN_KIẾN NGHỊ 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

PHỤ LỤC 11

Trang 4

Hình 2.3: đặt mục tiêu-kế hoạch học ngoại ngữ Hình 2.4: phương pháp học ngoại ngữ qua Flashcard

Hình 2.5: học ngoại ngữ qua các trung tâm Hình 2.6: giao tiếp với người nước bằng ngoại ngữ

Hình 4.11: We only speak English here

Hình 7.1: Giao diện của ứng dụng Sweet- Tiếng anh

giao tiếp

Trang 5

Hình 7.2: Khảo sát của ứng dụng Sweet dành cho người dùng

Trang 6

Hình 7.8: Tính năng giao tiếp cùng người ngước ngoài

Trang 7

TÓM TẮT

(Bắt đầu từ trang thứ nhất) tối đa 1 mặt giấy A4.

Viết tóm tắt dự án

Sinh viên còn hạn chế về ngoại ngữ là vấn đề nhức nhối trong chương trình giáo dục ở các trường đại học hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh là nơi phát triển mạnh mẽ nhất về các ngành nghề đa quốc gia, vì vậy ngoại ngữ được đưa lên tiêu chí hàng đầu khi tuyển nhân sự trong 1 công ty Phần lớn sinh viên còn hạn chế về vốn ngoại ngữ thể hiện qua nhiều vấn đề: ngại chủ động trong việc tự học, không hiểu rõ tầm quan trọng của ngoại ngữ trong cuộc sống, dẫn đến sự tụt hậu nghiêm trọng trong 1 thời kì mà ngoại ngữ là một phương tiện hữu ích Với ứng dụng SWEET- học ngoại ngữ giao tiếp mà nhóm đã đề xuất, có thể sẽ góp thêm phần nào vaò việc cải thiện vốn ngoại ngữ của các bạn sinh viên hiện nay Qua ứng dụng này, sinh viên có thể tiết kiệm chi phí vào những trung tâm, giảm được thời gian đi lại,… Chỉ cần có trên tay 1 chiếc điện thoại thông minh thì có thể học mọi lúc mọi nơi, ứng dụng có giao diện đẹp mắt và quan trọng nhất là phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên.Từ những điều hay ho mà ứng dụng mang lại, có thể giúp các bạn sinh viên cải thiện vốn ngoại ngữ và phát huy được tính chủ động trong việc học 1 cách tối đa.

Trang 8

1 Quá trình phát hiện vấn đề và đề xuất đề tài nhóm

Với chủ đề lớp” Nâng cao cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học” Từ đề tài nhóm, mỗi thành viên tiến hành phân tích, tổng hợp các thông tin những vấn đề liên quan đến chủ đề lớp Với phương pháp tư duy phản biện, đánh giá của chúng tôi thông qua môn học thiết kế dự án (Project Design) mỗi cá nhân đã đề xuất ý kiến riêng của mình Đây là ý kiến riêng của từng thành viên

a Phát hiện vấn đề:

Thành viên 1: Nguyễn Hồng Ân

Sinh viên bị hạn chế về kỹ năng giao tiếp

Sinh viên chưa nắm rõ kiến thức chuyên ngành của công việc

Sinh viên chưa thích ứng với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao

Thành viên 2: Huỳnh Ngọc Hân

Thành viên 3 :Nguyễn Ngọc Thảo My

Sinh viên thiếu kĩ năng làm việc nhóm

Sinh viên không tham gia nhiều hoạt động dẫn đến CV không được đánh giá cao Sinh viên chưa thể hiện được năng lục của bản thân phù hợp với công việc đó

Thành viên 4 :Nguyễn Thị Bảo Trân

Sinh viên thiếu kĩ năng tư duy linh hoạt trong mọi tình huống

Sinh viên rèn luyện chưa tốt trong tác phong và thái độ trong công việc Sinh viên thiếu khả năng tự chủ mọi vấn đề trong cuộc sống

Thành viên 5 :Vũ Tiến Hưng

Sinh viên thiếu định hướng trong khoảng thời gian học tập khiến họ bị mông lung,mất phướng hướng khi tìm công việc

Sinh viên chưa tìm hiểu kĩ về công việc bản thân muốn ứng tuyển dẫn đến sự chuẩn bị không kĩ

Sinh viên thiếu khả năng ứng biến linh hoạt với các tình huống có thể xảy ra trong công việc khiến họ không được những nhà tuyển dụng đánh giá cao

Thành viên 6:Nguyễn Việt Tiến

Sinh viên chưa thực sự tìm được công việc phù hợp với khả năng và đam mê của mình

Sinh viên còn thiếu kĩ năng làm việc nhóm

Trang 9

Sinh viên ra trường với thành tích chưa tốt cùng với đó là sự thiếu hụt kinh nghiệm thực tế

b Đề xuất đề tài nhóm:

Thành viên 1: Nguyễn Hồng Ân

Sinh viên bị hạn chế về kỹ năng giao tiếp

Thành viên 2: Huỳnh Ngọc Hân

Sinh viên học tập một cách thụ động

Thành viên 3: Nguyễn Ngọc Thảo My

Sinh viên không tham gia các hoạt động dẫn tới CV không được đánh giá cao

Thành viên 4: Nguyễn Thị Bảo Trân

Sinh viên chưa rèn luyện tốt tác phong và thái độ trong công việc

Thành viên 5: Vũ Tiến Hưng

Sinh viên thiếu định hướng trong khoảng thời gian học tập khiến họ bị mông lung,mất phương hướng khi rìm công việc

Thành viên 6: Nguyễn Việt Tiến

Sinh viên ra trường với thành tích chưa tốt cùng với đó là sự thiếu hụt kinh nghiệm thực tế.

1.2 Phương pháp đánh giá và lí do chọn đề tài nhóm

Để lựa chọn một trong 6 đề tài trở thành đề tài nhóm thì nhóm đánh giá các đề tài xuất theo những tiêu chí của phiếu [1T-2] bao gồm: Không đòi hỏi chi phí cao; Dễ thu thập thông tin cho vấn đề này; Có thể hoàn thành trong thời gian của khoá học; Mang lại sự hữu ích cho xã hội; Dễ dàng tiếp cận với các bên liên quan đến vấn đề; Nhiều người muốn tham gia giải quyết vấn đề này; Dễ sử dụng kiến thức và kinh nghiệm hiện có của bạn.

Từ các tiêu chí đánh giá trên, cả nhóm đã bình chọn và đưa ra tề tài nhóm “Sinh viên thụ động không tham gia nhiều hoạt động dẫn tới CV không được đánh giá cao” với các điểm mạnh: Không đòi hỏi chi phí cao để thực hiện; Dễ thu thập thông tin cho vấn đề này; Có thể hoàn thành trong thời gian của khoá học; Mang lại sự hũu ích cho xã hội; Dễ dàng tiếp cận với các bên liên quan tới vấn đề; Dễ sử dụng kiến thức và kinh nghiệm hiện có của bạn

Nhưng bên cạnh đó vẫn còn điểm yếu như: Khó tiếp cận với các bên liên quan, vậy nên đề tài hiện nay không còn phù hợp đã được sinh viên giải quyết và hiện tại đã ổn định nên nhóm quyết định chọn chủ đề mới, đó là “Sinh viên còn hạn chế về ngoại ngữ” cùng với các tiêu chí đánh giá lựa chọn đề tài nhóm và xã hội hiện nay thì cả nhóm nhìn nhận được rằng ngoại ngữ khá là quan trọng đối với sinh viên trong học tập cũng như là trong công việc sau này

Tuy nhiên còn một số ít sinh viên chưa chú trọng và lơ là trong việc học ngoại ngữ của mình Chính vì vậy bên cạnh sự giảng dạy của giảng viên thì mỗi sinh viên phải

Trang 10

hạn chế về ngoại ngữ” để nghiên cứu và đưa ra các nguyên nhân, giải pháp một cách hiệu quả hết sức có thể

1.3 Làm rõ vấn đề

Đối tượng đề tài nhóm: Sinh viên

Vấn đề: Sinh viên còn hạn chế về ngoại ngữ

Đến với đề tài nhóm trong khoá học lần này nhóm 1 muốn đưa ra các giải pháp tối ưu nhất cho sinh viên về việc học ngoại ngữ.Từ đó góp phần nâng cao cơ hội việc làm cho mỗi sinh viên.

Để tiếp cận và làm rõ vấn đề thì nhóm em đã thực hiện khảo sát với các sinh viên năm 1, sinh viên năm 2, sinh viên năm 3 và sinh viên năm 4 để có thêm nhiều thông tin về thực trạng vấn đề này.

Từ đó mỗi người trong nhóm đã lần lượt đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề: Học ngoại ngữ với tâm thế chủ động

Học ngoại ngữ qua App MochiMochi

Đặt mục tiêu và lập kế hoạch rõ ràng khi học ngoại ngữ Tham gia các khoá học tại trung tâm ngoại ngữ

Học ngoại ngữ qua Flashcard

Học ngoại ngữ bằng cách giao tiếp với người nước ngoài

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Việc khảo sát các giải pháp trên thị trường nhằm giúp các thành viên trong nhóm có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề đang giải quyết, tránh việc lập lại các giải pháp đã có trên

thị trường và hiểu rõ tại sao vấn đề lại chưa được giải quyết triệt để.

Khảo sát các giải pháp hiện có của vấn đề:1 Vũ Tiến Hưng

Tên giải pháp: học ngoại ngữ qua app MochiMochi

Trang 11

Hình 2.1: app MochiMochi

Ưu điểm:

Sử dụng app MochiMochi để học từ vựng là một phương pháp rất hiệu quả bởi sự đơn giản của giao diện, đa dạng nội dung để học tập, ôn luyện Hơn nữa, chương trình cũng được phân làm nhiều cấp độ phù hợp với nhiều đối tượng từ mới tiếp xúc đến trình độ IELTS.

App cũng được lập trình sử dụng Spaced Repetition: đó là học có khoảng ngắt nghỉ liên tục giúp đạt hiệu quả tối đa trong quá trình học tập ghi nhớ từ vựng

Đồng thời app cũng phân loại từ vựng đã học thành 5 loại giúp việc theo dõi tiến độ học tập trở nên dễ dàng hơn.

Nhược điểm:

App yêu cầu trả phí nên sẽ khiến nhiều bạn ngần ngại việc quyết định có nên sử dụng app hay không Đồng thời việc học qua app đòi hỏi người dùng khả năng tự học và tập trung cao nếu muốn đạt được hiệu quả như mong muốn.

App chỉ đang tập trung nâng cao vốn từ vựng và khả năng nói của người dùng

Giải pháp:

Sử dụng kết hợp với những app khác để có thể cải thiện toàn diện cả 4 kĩ năng nghe-nói-đọc-viết

2 Nguyễn Việt Tiến:

Tên giải pháp: học ngoại ngữ với tâm thế chủ động

Trang 12

Hình 2.2: học ngoại ngữ chủ động

Ưu điểm:

Học chủ động sẽ mang lại hiệu suất cao hơn 60% so với học bị động Tìm ra cách học hiểu quả, phù hợp, có thể học bất cứ nơi đâu,bất cứ lúc nào, miễn sao các bạn trẻ cảm thấy thoải mái.

Khi học chủ động, thì sinh viên sẽ tìm thấy điểm mạnh và sở thích, tìm thấy được sự say mê khi học chủ động, và có thể biến việc học trở thành niềm vui, thay vì là ‘nghĩa vụ’ như trước kia vẫn cứ tưởng Và khi tận dụng được điều đó sẽ giúp bản thân cảm thấy việc học ngoại ngữ trở nên dễ dàng hơn

Chủ động trong việc học ngoại ngữ có thể học với bất kì ai mà các bạn trẻ thích, kết hợp với các hoạt động khác.

Nhược điểm:

Yêu cầu khả năng tự học cao, đồng thơi yêu cầu sinh viên phải có hứng thú với ngoại ngữ và đã tìm được cho bản thân phương pháp học tập hiệu quả

Trang 13

Tên giải pháp: đặt mục tiêu và kế hoạch rõ ràng khi học ngoại ngữ

Hình 2.3: đặt mục tiêu-kế hoạch học ngoại ngữ

Ưu điểm:

Đặt mục tiêu, kế hoạch rõ ràng giúp sinh viên tự chủ hơn trong việc học ngoại ngữ Dựa vào thời gian biểu để tính toán lượng thời gian dành cho hoạt động học tập để lập kế hoạch, đảm bảo và cân đối thời gian dành cho việc học ngoại ngữ.

Xác định mục tiêu học tập rõ ràng giúp các bạn trẻ có động lực cải thiện vốn ngoại ngữ từng ngày.

Nhược điểm:

Khá khó khắn đối với những người mới bắt đầu học ngoại ngữ Yêu cầu sự cố gắng và sáng tạo cao

Xác định sai mục tiêu hoặc mục tiêu chưa rõ ràng cụ thể thậm chí có thể gây hại hơn là đem lại lợi ích

Trang 14

Hình 2.4: phương pháp học ngoại ngữ qua Flashcard

Ưu điểm:

Khi sử dụng Flashcard sẽ giúp nhiều người tiếp cận được hơn vì chi phí thấp Tiếp đến là dễ dàng sử dụng và mang đi bên mình dù bất cứ đâu, phong phú về hình ảnh và màu sắc Khi sử dụng Flashcard sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi học các từ vựng một cách dễ dàng và thực tế nhất.

Học qua Flashcard rất hiệu quả, vì dễ dàng sử dụng, nhỏ gọn Các từ vựng được sắp xếp có thể dễ tìm kiếm và tiếp thu hơn.

Nhược điểm:

Khá tốn thời gian để thiết kế flashcard

Phương pháp này không toàn diện vì nó chỉ giúp bạn nâng cao vốn từ vựng

Giải pháp:

Có thể thay thể bằng phương pháp nhập từ vựng vào worksheet Phương pháp này đơn giản hơn, tiết kiệm thời gian hơn và có tính đa dụng hơn sử dụng flashcard Đồng thời nên kết hợp sử dụng các app khác để giúp việc học ngoại ngữ đồng đều và hiệu quả hơn.

5 Nguyễn Ngọc Thảo My

Tên giải pháp: Tham gia các khoá học tại trung tâm ngoại ngữ

Trang 15

Hình 2.5: học ngoại ngữ qua các trung tâm

Ưu điểm:

Việc tham gia khoá học của các trung tâm ngoại ngữ là một phương pháp khá hay Tại đó, học viên sẽ được xếp vào lớp phù hợp với trình độ của mình, được giáo viên kèm cặp và giúp đỡ khi gặp khó khăn

Nhược điểm:

Tuy nhiên phương pháp này vẫn còn 1 số vẫn đề Hiện nay thì chi phí học tại trung tâm khá đắt đỏ, có những trung tâm chưa thật sự uy tín và đảm bảo được chất lượng giảng dạy

Một số trung tâm thì chỉ có giáo viên là người Việt mà không có người nước ngoài khiến cho kỹ năng nghe-nói của học sinh bị hạn chế Thế nên phương pháp này chưa thực sự phù hợp với tất cả mọi người.

Giải pháp:

Hãy tìm hiểu thật kĩ về trung tâm mà bạn đang muốn theo học để chắc chắn rằng trung tâm đó phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của bản thân Không phụ thuộc quá nhiều vào trung tâm mà còn phải rèn luyện cho mình khả năng tự học thì mới cải thiện được khả năng ngoại ngữ

6 Nguyễn Hồng Ân

Tên giải pháp: Học ngoại ngữ bằng cách giao tiếp với người nước ngoài

Trang 16

Hình 2.6: giao tiếp với người nước ngoài bằng ngoại ngữ

Ưu điểm:

Việc học ngoại ngữ bằng cách giao tiếp với người nước ngoài sẽ khiến cho bạn sống trong môi trường ngoại ngữ Điều này sẽ giúp bạn suy nghĩ hoàn toàn bằng ngoại ngữ mỗi khi được đặt câu hỏi hay mở đầu một cuộc trò chuyện.

Tự học ngoại ngữ bằng cách giao tiếp với người nước ngoài sẽ giúp bạn có mạch suy nghĩ liên tục Nhờ vậy, khả năng phản xạ bằng ngoại ngữ của bạn sẽ tăng lên đáng kể.

Nhược điểm:

Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là sự tự tin và liệu người nước ngoài đó có muốn dành thời gian ra cho bạn hay không Điều đó khiến phương pháp này không quá hiệu quả đối với những bạn còn kém ngoại ngữ

Giải pháp:

Có thể sử dụng các app nói chuyện với người nước ngoài như Omegle Hiệu quả của phương pháp này cũng sẽ tương tự như giao tiếp trục tiếp với người bản xứ Tuy nhiên nó phù hợp với mọi đối tượng từ kém đến giỏi ngoại ngữ, đồng thời cũng khiến các bạn bớt ngại ngùng khi không trực tiếp gặp mặt giúp việc học hỏi, giao tiếp suôn sẻ hơn

CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU - PHƯƠNG PHÁP 3.1 Mục tiêu

Trang 17

Nghiên cứu thiết kế ứng dụng Sweet Lear nhằm để chia sẻ những nội dung cần thiết về ngoại ngữ giữa các sinh viên, tiết kiệm được chi phí và thời gian

Mục tiêu cần đạt được khi xây dựng ứng dụng như sau: Dễ dàng đăng nhập và sử dụng

Không tốn chi phí

Có nhiều ngôn ngữ để đáp ứng được tất cả nhu cầu của khách hàng

Có sẵn các mức độ để lựa chọn phù hợp với người mới bắt đầu và với người muốn nâng cao

Giao diện đẹp và có nhiều chức năng thông minh Hình ảnh và âm thanh rõ ràng

3.2 Phương pháp nghiên cứu a Phương pháp tổng hợp tài liệu:

Thu thập và tổng hợp các tài liệu về vấn đề sinh viên còn hạn chế về ngoại ngữ và giải pháp giải quyết vấn đè về ngoại ngữ của sinh viên.

b Phương pháp khảo sát xã hội học:

Khảo sát xã hội học: Thực hiện khảo sát và phỏng vấn các đối tượng là sinh viên trên địa bàn các trường đại học tại thanh phố Hồ Chí Minh về nội dung: hiện trạng vấn đề, nhu cầu giải quyết vấn đề và các giải pháp đã có trên thị trường.

Hình thức khảo sát: Qua ứng dụng Google Form Hình thức phỏng vấn: trực tiếp

Số lượng khảo sát: 50 người

c Phương pháp chuyên gia:

Khoả sát chuyên gia và giảng viên về ngoại ngoại để có thêm cơ sở thực hiện trong lĩnh vực

d Phương pháp động não: Tập trung tư duy để giải quyết vấn đềe Phương pháp thiết kế: Thiếu kế ứng dụng theo các điều kiện yêu cầu3.3 Đối tường và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu :Sinh viên thuộc các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh đang theo học ngoại ngữ

Phạm vi nghiên cứu:

Không gian: Các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh Thời gian: 01/10/2022 đến ngày 16/11/2022

3.4 Phương pháp điều tra/khảo sát

Việc điều tra khảo sát nhu cầu khách hàng là một bước cơ bản không thể thiếu trong quá trình thực hiên dự án, nhằm tập hợp được các thông tin ý kiến của khách hàng và các bên liên quan Các dữ liệu này giúp chúng ta hiểu được các bên liên quan họ mong muốn và khao khát giải quyết vấn đề như thế nào.Từ đó tập hợp, chọn lọc và

Trang 18

như sau:

1 Đối tượng sinh viên từ năm nhất đến năm 4 Phương pháp: Khảo sát thông qua Google form Số lượng mẫu: 50

2 Đối tượng: Trần Hoàng Bảo Lâm, sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thời gian: 10 giờ ngày 20/10/2022

Địa điểm: Ancha Coffe

Mục tiêu: Khảo sát nhu cầu của đối tượng liên quan về việc sinh viên còn hạn chế về ngoại ngữ

CHƯƠNG 4: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

1 Phân tích sự tồn tại của vấn đề, tổng hợp các ý kiến của các bên liên quan

Để có thể mở rộng và phát triển chủ đề thì nhóm tiến hành: khảo sát thực trạng vấn đề để chứng minh vấn đề của nhóm thực sự tồn tại Nhóm đã thực hiện bằng cách khảo sát qua Google Form và thực hiện các cuộc phỏng vấn trực tiếp.

a Khảo sát qua Google Form:

Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ sinh viên đang theo học ngoại ngữ

Phần lớn sinh viên trả lời “có” khi được hỏi rằng bản thân có đang theo học một ngoại ngữ nào không 44 sinh viên trả lời có, chiếm tỷ lệ 88% Trong khi đó 6 người còn lại chiếm tỷ lệ 12% trả lời không học ngoại ngữ nào

Trang 19

Những người đang theo học ngoại ngữ cho biết: họ hiểu được những cơ hội mà ngoại ngữ mang lại, học một ngôn ngữ để hiểu rõ hơn các nền văn hóa khác, Nhưng một số ít cũng cho biết rằng việc học ngoại ngữ là do yêu cầu bắt buộc đến từ các trường mà họ đang theo học 12% người trả lời “không” nói rằng bản thân không có quá nhiều thời gian để học ngoại ngữ hoặc không có hứng thú với môn này.

Biểu đồ 4.2: Thời gian sinh viên đã học ngoại ngữ

Hầu hết sinh viên đang theo học ngoại ngữ tính đến nay được hơn 3 năm, con số này là 38 người chiếm 76% Kế đến có 9 người đã theo học được 1 năm, chiếm 18% Còn lại 6% gồm 3 người theo học được 2 năm

Những người đang học ngoại ngữ tính đến nay được hơn 3 năm cho biết khoảng thời gian đó gần như được tính từ lúc bắt đầu học ngoại ngữ ở trường cấp 1 Sinh viên học ngoại ngữ từ 1 đến 2 năm nói rằng họ đang học một ngoại ngữ thứ 3 sau tiếng anh hoặc mới bắt đầu học ngoại ngữ lại từ đầu.

Trang 20

Biểu đồ 4.3: Sự quan trọng của ngoại ngữ

Các Mác từng nói: “Ngoại ngữ là vũ khí trong các cuộc cạnh tranh của cuộc đời” Và qua hoạt động khảo sát thực trạng ngoại ngữ, có đến 98% sinh viên nhận định ngoại ngữ quan trọng trong học tập và cuộc sống Đây chính là chiếc chìa khóa vàng để mở ra cánh cửa thành công Học một ngoại ngữ khác mang lại lợi ích trên nhiều lĩnh vực trong hành trình của một người.

Biểu đồ 4.4: Chứng chỉ ngoại ngữ

Với lý do chỉ học ngoại ngữ trong các tiết giảng dạy ở trường, có tới 31 người chiếm 62% chưa có chứng chỉ ngoại ngữ mặc dù phần lớn đã học ngoại ngữ được hơn 3 năm 19 người chiếm 38% đã có chứng chỉ tiếng anh 4% cho tiếng Nhật gồm 2 người, con số này bằng với tiếng Trung Sau cùng là 2% cho tiếng Hàn có 1 người

Số liệu trên cho thấy tiếng anh là ngôn ngữ phổ biến, được biết đến và sử dụng rộng rãi hơn các ngoại ngữ Hàn, Trung, Nhật,

Trang 21

Việc học ngoại ngữ trong thời gian rất dài nhưng vẫn có quá nhiều sinh viên chưa đạt được chứng chỉ ở ngoại ngữ mà bản thân đang theo học đã đặt ra vấn đề về: liệu cách thức học ngoại ngữ của sinh viên đã đúng hay chưa? Sinh viên có thực sự chú tâm trong việc học ngoại ngữ?

Tuy nhiên khi cộng các dữ liệu lại, kết quả được số liệu vượt quá 100%, cụ thể là 110% Cho thấy vẫn có sinh viên đạt được hoặc hơn 2 chứng chỉ ngoại ngữ.

Biểu đồ 4.5: Sinh viên với những khó khăn trong các kỹ năng ngoại ngữ

Nhìn vào bảng số liệu, chúng ta có thể thấy cụ thể hơn về các vấn đề mà sinh viên đang gặp phải trong quá trình tiếp xúc với ngoại ngữ Ở bảng khảo sát này, sinh viên có thể chọn nhiều phương án cùng một lúc để nói về các kỹ năng còn yếu của bản thân

Chiếm phần trăm cao nhất là số sinh viên gặp khó khăn với kỹ năng viết với 64% Có nhiều nguyên nhân làm cho sinh viên đánh giá kỹ năng viết là khó nhất như: vốn từ vựng ít, khả năng vận dụng ngữ pháp chưa linh hoạt, việc tập luyện chưa được chú trọng Kỹ năng nghe và nói là 2 kỹ năng luôn song hành, bổ trợ lẫn nhau và cũng là kỹ năng mà sinh viên tự đánh giá mức độ khó chỉ xếp sau kỹ năng viết chiếm lần lượt là 54% và 52%.

Kỹ năng đọc cũng rất quan trọng vì đây là kỹ năng nền tảng bổ trợ cho các kỹ năng còn lại, được 24% sinh viên nhận định rằng đang gặp khó khăn

Đây là một thực trạng đáng lo ngại, vì các kỹ năng nghe-nói-đọc-viết đóng vai trò vô cùng quan trọng trong học tập cũng như công việc.

Trang 22

Biểu đồ 4.6: Sinh viên nói được mấy thứ tiếng

Theo khảo sát, có 20 sinh viên có khả năng nói được 2 ngoại ngữ chiếm 40% 6 sinh viên khác nói được 3 ngoại ngữ chiếm 12% Trong có có một trường hợp nói được 4 thứ tiếng, chiếm 2% (bao gồm tiếng mẹ đẻ)

Tuy nhiên con số 46% sinh viên gồm 23 người chỉ nói được tiếng bản ngữ của mình là quá lớn Một con số đáng lo ngại về vấn đề ngoại ngữ hiện nay bởi vì ngoại ngữ có tầm quan trọng đối với cuộc sống và công việc của mỗi người hiện nay và trong tương lai.

Biểu đồ 4.7: Sinh viên tự đánh giá trình độ ngoại ngữ của bản thân

Trang 23

Ở bảng số liệu trên, sinh viên tham gia khảo sát đã tự đánh giá trình độ ngoại ngữ của bản thân trên thang điểm 5 (từ rất kém đến rất tốt) Theo đó, 48% số sinh viên được khảo sát tự đánh giá trình độ ngoại ngữ của mình ở mức 3, tiếp đó ở mức 2 (18%), mức 4 (16%), mức 1 (14%), và còn lại ở mức 5

Năng lực ngoại ngữ của các sinh viên hiện nay chưa thực sự đồng đều, có sự chênh lệch rất lớn Sự chênh lệch về trình độ đến từ nguyên nhân, trong đó có sự đầu tư về giáo dục, môi trường tiếp xúc với ngoại ngữ

Hiện nay, ở các trường học việc quá chú trọng vào ngữ pháp mà bỏ quên các kỹ năng khác, học không có mục tiêu cũng khiến cho học sinh dần chán nản, mất dần hứng thú với việc học ngoại ngữ Kéo theo đó là tỷ lệ học sinh, sinh viên gặp hạn chế về ngoại ngữ ngày càng tăng Các trường đại học hiện nay đưa ra yêu cầu cao về mặt ngoại ngữ đối với sinh viên, điều kiện bắt buộc để tốt nghiệp là phải có các chứng chỉ ngoại ngữ như IELTS, TOEIC, hoặc TOEFL

Tuy nhiên, sự thật là có rất nhiều bạn sinh viên đánh giá sai trình độ ngoại ngữ của bản thân Có rất nhiều bạn tự thấy rằng IELTS của mình đạt 7.0 và cho rằng bản thân giỏi ngoại ngữ nhưng không nhận ra rằng mình vẫn chưa tốt ở mọi kĩ năng.

Biểu đồ 4.8: Thực trạng ngại giao tiếp ở sinh viên

Theo bảng khảo sát thống kê: “Sinh viên bị hạn chế về ngoại ngữ”, cho thấy có 58% trong số 50 người khảo sát đều đang gặp vấn đề về ngại giao tiếp bằng ngoại ngữ Trong khi đó 42% còn lại không cảm thấy như vậy.

Khi được học với giáo viên bản xứ, rất ít sinh viên có thể hiểu được bài học, một số sinh viên có tâm lý e ngại khi phải giao tiếp hoặc không hiểu khi không có sự hỗ trợ từ trợ giảng.Sinh viên thiếu tự tin và không vượt qua được sức ỳ của bản thân Việc ngại nói vì sợ sai, sợ bị chê cười, dần dần khiến sinh viên trở nên khép mình trong các giờ học ngoại ngữ

Trang 24

này trông núi nọ”, cảm thấy bản thân yếu ngoại ngữ này nên chuyển sang học ngoại ngữ khác cho là dễ hơn nhưng không biết rằng không có ngoại ngữ nào là thật sự dễ học khi mà bản thân không chăm chỉ và không có phương pháp học phù hợp.

Biểu đồ 4.9: Thời gian trong ngày sinh viên dành cho việc học ngoại ngữ

Nếu để nói học tiếng anh hay các ngoại ngữ khác bao nhiêu một ngày là đủ, thì sẽ không có đáp án chính sát Mà là do mỗi người chúng ta Có bạn tiếp thu nhanh sẽ học rất nhanh, nhưng có người cố gắng 1 đến 2 năm mà vẫn không tiến bộ được Việc sắp xếp lịch học rất cần thiết mà nhiều sinh viên vẫn chưa có định hướng chính xác được, mọi người hầu hết sẽ học theo tùy hứng, có có ý kiến khác như học 1 đến 2 tiếng/ngày

Theo như thống kê, đa số sinh viên chọn “tùy hứng” giờ học ngoại ngữ chiếm đến 60%, nhằm đến việc có thể học bất cứ lúc ngay khi thuận tiện Trong đó: 10% dành khoảng 1 tiếng để học ngoại ngữ, 22% dành khoảng 2 tiếng còn lại 8% sinh viên không học

Trang 25

Biểu đồ 4.10: Cảm nhận của sinh viên trong các tiết học ngoại ngữ

Theo như bảng thống kê: chỉ có 16% trong 50 người khảo sát là hứng thú với việc học ngoại ngữ ở trường Trong đó: 32% cảm thấy thoải mái, 46% thấy bình thường và 6% còn lại cảm thấy chán nản Theo đó số học sinh cảm thấy bình thường trong các tiết học ngoại ngữ chiếm tỉ lệ cao nhất

Trên các giảng đường và trường học hiện nay vẫn còn dạy theo phương pháp cũ, vẫn chưa thể thu hút được học sinh, sinh viên Các bạn sinh viên sẽ cảm thấy nhàm chán, chậm tiếp thu, và sẽ không có đủ các kỹ năng cần thiếc khi ra trường.

Vấn đề lớn là ở trường học: phương pháp học nhàm chán, sáo rỗng; cách tiếp cận không phù hợp cũng như có sự chêch lệch về trình độ của sinh viên Việc chưa có mục tiêu rõ ràng, thiếu các kĩ năng về ngoại ngữ, dẫn đến sinh viên không theo kịp và có một số ít đến lớp mà chỉ chờ cho hết giờ, hoặc học tập chỉ ở mức trung bình.

b Khảo sát thông qua phỏng vấn trực tiếp

Dưới đây là hình ảnh được cắt ra từ đoạn video phỏng vấn bạn Trần Hoàng Bảo Lâm về “thực trạng học ngoại ngữ của sinh viên”.

Ngày đăng: 05/04/2024, 05:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w