1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sản lượng gạo xuất khẩu của việt nam đến một số nước châu á giai đoạn 2008 2020v

13 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đến một số nước châu Á giai đoạn 2008-2020
Tác giả Vũ Thùy Linh
Trường học Trường Đại Học Hùng Vương
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Phú Thọ
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 81 KB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

VŨ THÙY LINH

ĐỀ CƯƠNG BÀI TIỂU LUẬN

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SẢN LƯỢNG GẠOXUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM ĐẾN MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á

GIAI ĐOẠN 2008-2020

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANHPHÚ THỌ, THÁNG NĂM 2024

Trang 2

MỞ ĐẦU1 Lí do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một nước có nền văn minh lúa nước từ lâu

đời Từ xa xưa, trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp để phát triển, trong đó gạo là lương thực chính và khó có thể thay thế Theo tài liệu của Chương trình điều tra mức sống của dân Việt Nam sống trong nước trong năm 1992-1993, cơm là thức ăn chính của 99.9% hộ dân Việt Nam và gạo đóng góp đến gần ba phần tư số năng lượng thức ăn của người Việt Nam (GSO, 1995) Khoảng 80% trong số 11 triệu hộ nông dân Việt Nam tham gia sản xuất lúa gạo và chủ yếu dựa vào phương thức thủ công truyền thống Ngày nay, trong bối cảnh hoạt động kinh tế thế giới diễn ra ngày càng mạnh mẽ, hoạt động thương mại giữa các quốc gia ngày càng được đẩy mạnh đòi hỏi mỗi quốc gia phải chủ động tham gia khai thác lợi thế của mình trong phân công lao động và trao đổi thương mại quốc tế Việt Nam, với thế mạnh là một nước nông nghiệp có nền sản xuất lúa nước lâu đời, trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới Từ đây, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng gạo xuất khẩu ra các nước của Việt Nam trở nên cần thiết và nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nước Trong một vài năm trở lại đây, do diễn biến hết sức phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19, hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng gặp không ít khó khăn, thách thức Vì vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam để đưa ra chiến lược phát triển hợp lý là vô cùng quan trọng Với thị trường quen thuộc là các nước thuộc khối Asean, chúng ta có niềm tin rằng sẽ đưa mặt hàng gạo Việt Nam sẽ tạo được vị thế xuất khẩu và vươn xa hơn trên thị trường thế giới Với lý do đó, em chọn đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đến một số nước Châu Á giai đoạn 2008-2020” Trong xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá, mỗi nước đều chọn cho mình một

hướng đi thích hợp để cùng tiến tới một mục tiêu kinh tế là: ổn định và phát triển lâu dài nền kinh tế Một hướng đi mà nhiều nước lựa chọn là “Công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu” Xét về điều kiện kinh tế, Việt Nam là một nước nông nghiệp có tới hơn 80% dân số làm việc trong ngành này, do đó hoạt động xuất khẩu của Việt Nam ngoài dầu mỏ và than thì chủ yếu là hàng nông sản trong đó mặt hàng gạo chiếm tỷ trọng lớn nhất của Việt Nam Từ năm 1997 Việt Nam đã đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam để từ đó đề ra những giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo ở

Trang 3

Việt Nam trong thời gian tới là hết sức cần thiết Xuất phát từ thực tiễn đó em chọn đề tài tiểu luận là: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đến một số nước Châu Á giai đoạn 2008-2020”.

2 Mục tiêu nghiên cứu:

2.1 Mục tiêu chung: 2.2 Mục tiêu cụ thể:

− Đánh giá thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam hiện nay và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sản lượng gạo xuất khẩu

− Đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả cho xuất khẩu gạo Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam 3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu theo không gian: Phạm vi nghiên cứu theo thời gian:

− Phạm vi nghiên cứu là sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường một số nước Châu Á giai đoạn 2008-2020.

4 Phương pháp nghiên cứu:

− Phương pháp thu thập số liệu: Em sử dụng bộ dữ liệu được thu thập tại những nguồn dữ liệu đáng tin cậy của Ngân hàng thế giới – World Bank, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, Trade map, Tổng cục thống kê Việt Nam

− Phương pháp xây dựng mô hình: Thông qua phần mềm Stata, em nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS – Ordinary Least Squares).

5 Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu tập trung làm rõ các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu đã chứng minh được sự thành công của việc áp dụng mô hình trọng lực trong việc giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia Việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu nói chung và sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam nói riêng được tìm thấy trong các nghiên cứu thực nghiệm đã công bố bao gồm các nhân tố vĩ mô và nhân tố cơ bản liên quan đến tình hình nhập khẩu gạo từ Việt Nam của từng nước nhập khẩu

Trang 4

Trước tiên là nghiên cứu của Francesco Goletti, Nicholas Minot, and Philippe Berry về “Marketing constraints on rice exports from Viet Nam” Bằng phương pháp định tính, nhóm tác giả này đã chỉ ra rằng các yếu tố sản lượng gạo tính trên mỗi người, chất lượng gạo, dân số nước nhập khẩu, thu nhập có tác động cùng chiều đến sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam Thêm vào đó, yếu tố tốc độ đô thị hóa được cho là có tác động ngược chiều vì hộ gia đình thành thị có xu hướng ăn uống thanh đạm và ít tinh bột hơn hộ gia đình nông thôn

Nghiên cứu của Zhang & Wang (2015) chỉ ra xuất khẩu của Trung Quốc vào các quốc gia Asean chịu ảnh hưởng của các yếu tố GDP các nước, khoảng cách địa lý, đường biên giới chung, ngôn ngữ sử dụng, và sự tham gia vào các FTA Camacho (2013) nghiên cứu hoạt động thương mại của Bồ Đào Nha với thế giới trong bối cảnh hội nhập, ngoài các biến trong mô hình hấp dẫn thương mại truyền thống, tác giả đã kiểm định thêm được các biến về đường biên giới chung và ngôn ngữ sử dụng cũng có tác động nhất định lên luồng thương mại của quốc gia này

Khiyav & cộng sự (2013) kết luận GDP, tỷ giá, khoảng cách, sự tham gia vào các tổ chức thương mại là những yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản của những quốc gia đang phát triển Trong khi đó, các yếu tố tác GNP, dân số, mối quan hệ láng giềng, ngôn ngữ sử dụng và quốc gia nhập khẩu có giáp biển lại tác động đến xuất khẩu nho khô của Thổ Nhĩ Kỳ (Miran, 2013) Nghiên cứu của Weckström (2013) sử dụng mô hình trọng lực hấp dẫn để kiểm định và đo lường mức độ tác động của các yếu tố lên xuất khẩu chung của Nga và một số lĩnh vực riêng như xuất khẩu dầu và khí ga Kết quả nghiên cứu chỉ ra khoảng cách giữa các quốc gia không có ý nghĩa trong mô hình và biến tỷ giá hối đoái thực lại có tác động dương lên xuất khẩu

Phạm Văn Nhớ và Vũ Thanh Hương (2014) đã dựa trên mô hình trọng lực 1 để xác định và đo lường mức độ tác động của các yếu tố GDP của Việt Nam và các đối tác, khoảng cách địa lý, tỷ giá hối đoái thực, mối quan hệ thuộc địa giữa Việt Nam với các thành viên Châu Âu và các nước Châu Âu có là thành viên của Hội đồng tương trợ kinh tế lên dòng thương mại dịch vụ của Việt Nam và liên minh Châu Âu

Tác giả Mai Phương (2014) trong khóa luận với đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam” đã cho thấy các yếu tố tổng sản lượng gạo trong nước, diện tích trồng lúa, đơn giá một tấn gạo xuất khẩu đều có tác động dương lên biến phụ thuộc là sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam Kết quả nghiên cứu có tồn tại mâu thuẫn khi đơn giá một tấn gạo có tác động dương đến biến sản lượng xuất khẩu, có

Trang 5

nghĩa là khi Việt Nam tăng giá gạo thì lượng gạo xuất khẩu đi sẽ tăng, điều này đi ngược lại với quy luật cung cầu đối với hàng hóa thông thường

Phan Anh Tú và Phạm Thị Như Hảo (2017) với đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại song phương giữa Việt Nam và các đối tác thương mại bằng mô hình lực hấp dẫn” nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại song phương giữa Việt Nam và 52 quốc gia từ năm 2001 đến năm 2011 Kết quả ước lượng tìm thấy quy mô nền kinh tế Việt Nam, quy mô nền kinh tế nước đối tác, khoảngcách văn hóa, khoảng cách kinh tế, mức độ cải tiến công nghệ của Việt Nam, độ mở cửa nền kinh tế, quy mô dân số Việt Nam,tỷ giá hối đoái và đường biên giới chung có ảnh hưởng đến thương mại song phương giữa Việt Nam và 52 quốc gia này Hơn nữa, áp dụng phương pháp tính tốc độ hội tụ, nghiên cứu còn tìm thấy các đối tác thương mại tiềm năng mới của Việt Nam như Châu Phi và Tây Nam Á

Võ Văn Dứt (2017) với đề tài “Các yếu tố khoảng cách quốc gia ảnh hưởng như thế nào đến xuất khẩu của nền kinh tế Việt Nam?” Sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất, kết quả chỉ ra rằng, khoảng cách địa lý có mối tương quan nghịch chiều và khoảng cách kinh tế có mối tương quan thuận chiều đối với xuất khẩu của Việt Nam Tuy nhiên, khoảng cách văn hóa và khoảng cách thể chế lại không có ảnh hưởng đến xuất khẩu Trần Thị Bạch Yến và Trương Thị Thanh Thảo (2017) trong nghiên cứu các nhân tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường ASEAN trong giai đoạn 2000-2015 đã chỉ ra rằng các yếu tố tổng sản phẩm quốc nội Việt Nam (GDP), khoảng cách địa lý, lạm phát của Việt Nam, diện tích đất trồng lúa của Việt Nam có ảnh hưởng tích cực, cùng chiều đến giá trị kim ngạch gạo xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu Trái lại, các yếu tố khoảng cách kinh tế thì có tác động ngược chiều với giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo trong giai đoạn 2000-2015.

6 Kết cấu của đề tài nghiên cứu:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu theo 5 phần:

Chương 1: Cơ sở lí luận

Chương 2: Kết quả ước lượng và thảo luận Chương 3: Kết luận

PHẦN NỘI DUNGChương 1: Cơ sở lý luận

Trang 6

Việc xuất khẩu gạo nói riêng cũng như xuất khẩu hàng hóa nói chung là một phần nằm trong thương mại quốc tế Đối với phần lớn các nước trên thế giới, thương mại quốc tế tương đương với một tỷ lệ lớn trong GDP Nhiều nhà kinh tế học đã đưa ra những mô hình khác nhau để dự đoán cơ cấu trao đổi thương mại quốc tế và phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến xuất khẩu.

1.1 Lý thuyết Thương mại mới:

Người được ví là “cha đẻ” của trường phái “Học thuyết thương mại mới” - Paul Krugman (sinh năm 1953, người Mỹ), năm 1979 (khi mới 26 tuổi) đã đưa ra học thuyết mới về thương mại so với các học thuyết trước đó Thuyết này giải thích quan hệ thương mại nội bộ ngành dựa trên lợi thế nhờ quy mô, theo đó việc sản xuất hên quy mô lớn làm giảm chi phí sản xuất, do quá trình chuyên môn hóa đưa lại Trong học thuyết của mình, Paul Krugman dựa trên giả định người tiêu dùng quan tâm tới tính đa dạng sản phẩm Học thuyết của Paul Krugman được đánh giá là điểm sáng của kinh tế học hiện đại, khi có cách tiếp cận hoàn toàn mới so với các học thuyết cổ điển và tân cổ điển Cùng với thời gian, sự khác biệt về trình độ công nghệ, vốn, kĩ thuật của các nước công nghiệp phát triển đang dần được thu hẹp Lợi thế so sánh trong nội bộ ngành công nghiệp thường không rõ rệt, do vậy, lợi thế kinh tế nhờ quy mô đã thúc đẩy quá trình thương mại quốc tế được tiến hành dưới dạng trao đổi hai chiều trong nội bộ các ngành, quá trình trao đổi thương mại hai chiều không chỉ mang tính bổ trợ nhau mà đó là những hàng hóa tương tự nhau, nhưng lại đáp ứng được thị hiếu của những người tiêu dùng khác nhau Như vậy là thương mại đã tạo cơ hội cho các bên cùng có lợi ngay cả khi các nước không hề có sự khác biệt về mức độ sẵn có các nguồn lực 5 hay công nghệ Lý thuyết thương mại mới đề cao vai trò của các hiệp định thương mại liên kết các quốc gia trong việc xuất khẩu hàng hóa nói riêng và thương mại nói chung.

1.1 Lý thuyết Heckscher-Ohlin

Mô hình Heckscher-Ohlin, nhiều khi được gọi tắt là Mô hình H-O, là một mô hình toán cân bằng tổng thể trong lý thuyết thương mại quốc tế và phân công lao động quốc tế dùng để dự báo xem quốc gia nào sẽ sản xuất mặt hàng nào trên cơ sở những yếu tố sản xuất sẵn có của quốc gia Eli Heckscher và Bertil Ohlin của Thụy Điển là hai người đầu tiên xây dựng mô hình này, nên mô hình mang tên họ, dù sau này có nhiều người khác tham gia phát triển mô hình Mô hình dựa vào lý luận về lợi thế so sánh của David Ricardo Tuy nhiên, khác với lý thuyết của Ricardo, lý thuyết H-O lại lập luận rằng mô hình thương mại quốc tế được xác định bởi sự khác biệt về mức độ sẵn có của các nhân tố sản xuất hơn là

Trang 7

bởi sự khác biệt về năng suất lao động Lý thuyết H-O được xem là một trong các lý thuyết có mức độ ảnh hưởng rộng lớn trong kinh tế học quốc tế Hầu hết các nhà kinh tế học đều thích áp dụng lý thuyết này hơn so với lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo bởi vì nó sử dụng ít giả thiết đơn giản hóa hơn Vận dụng lý thuyết H-O, Việt Nam có vốn diện tích đất nông nghiệp lớn, khí hậu nóng ẩm quanh năm và nguồn lao động dồi dào thuộc top các nước có sản lượng gạo xuất khẩu lớn nhất trên thế giới.

1.2 Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh trong thương mại

Adam Smith là người đầu tiên đưa ra lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của hoạt động ngoại thương Trong cuốn “Sự giàu có của các quốc gia” Smith (1776), A Smith đã coi các quốc gia giống như các hộ gia đình Mỗi hộ gia đình đều thấy có lợi khi chỉ sản xuất một vài mặt hàng đáp ứng nhu cầu của họ và mua những hàng hóa của người khác, các quốc gia cũng như vậy Những người chủ gia đình khôn ngoan sẽ không bao giờ cố gắng tự sản xuất ra mặt hàng nào mà chi phí bỏ ra để sản xuất lớn hơn giá phải trả để mua mặt hàng đó Như vậy, lợi thế tuyệt đối là lợi thế có được trong điều kiện so sánh chi phí sản xuất để sản xuất ra cùng một loại sản phẩm, khi một nước sản xuất sản phẩm có chi phí cao hơn có thể nhập sản phẩm đó từ nước khác có chi phí sản xuất thấp hơn Các quốc gia tập trung chuyên môn hóa vào sản xuất mặt hàng mà mình có lợi thế tuyệt đối, sau đó trao đổi với các quốc gia khác và kết quả là tất cả các bên hưởng lợi từ thương mại quốc tế Bên cạnh đó, Lý thuyết về lợi thế so sánh của D.Ricardo cho rằng “một quốc gia, cũng như một người, thu được lợi ích từ thương mại bằng cách xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ mà quốc gia đó có thể sản xuất với lợi thế so sánh lớn nhất, và nhập khẩu những hàng hóa mà quốc gia đó có lợi thế so sánh nhỏ nhất” Ricardo (1817) Lý thuyết lợi thế so sánh đã chứng minh được rằng một quốc gia có thể thu được lợi từ thương mại cho dù quốc gia đó có lợi thế tuyệt đối hay không Lý thuyết lợi thế so sánh là khái niệm trọng yếu trong nghiên cứu thương mại quốc tế Nhà kinh tế học được giải thưởng Nobel năm 1970 Paul Samuelson đã viết: “mặc dù có những hạn chế, lý thuyết lợi thế so sánh vẫn là một trong những chân lý sâu sắc nhất của mọi môn kinh tế học Các quốc gia không quan tâm đến lợi thế so sánh đều phải trả một cái giá rất đắt bằng mức sống và tăng trưởng của chính mình”.

1.4 Mô hình trọng lực

Mô hình trọng lực hay còn gọi là mô hình lực hấp dẫn (GM – Gravity model) là mô hình kinh tế lượng, đồng thời là một công cụ hữu hiệu trong việc giải thích khối lượng và chiều hướng thương mại song phương giữa các quốc gia và được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế Mô hình lực hấp dẫn thương mại trong thương mại quốc tế đầu tiên được sử

Trang 8

dụng để đo lường giá trị xuất khẩu giữa hai quốc gia với nhau, do hai nhà khoa học Timbergen (1962) và Poyhonen (1963) xây dựng và phát triển So với các mô hình lý thuyết trên, mô hình lực hấp dẫn (Gravity model) nghiêng về phân tích định lượng hơn Ở dạng đơn giản, mô hình lực hấp dẫn dự đoán rằng trao đổi thương mại phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai nước và quy mô của hai nền kinh tế Mô hình đã được chứng minh rằng nó có tính định lượng tương đối mạnh thông qua các phân tích kinh tế lượng Mô hình lý thuyết cơ bản giữa hai nền kinh tế A và B được biểu diễn theo công thức sau:

FAB=G∗MA∗MBDAB

Trong đó, F là trao đổi thương mại hai chiều, M là quy mô của mỗi nền kinh tế, D là khoảng cách và G là một hằng số Mô hình này thường xem xét cả những biến số khác như

mức thu nhập (GDP theo đầu người), thuế quan, quan hệ đối tác kinh tế, … Mô hình hóa các nhóm nhân tố có dạng chung như sau:

expij= Α Yiβ2Yβ 3jDijβ4

Với:

EXPij: Kim ngạch xuất khẩu từ nước i sang nước j

A: hằng số hấp dẫn, β2 , β3 , β4 ,: hệ số co dãn của Yi , Yj , Dij Yi : nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cung của nước xuất khẩu i Yj : nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cầu của nước nhập khẩu j Dij: nhóm các yếu tố cản trở, hấp dẫn khác

Dạng log-log của mô hình:

ln expij= β12lnYi+β3ln Yj+β4ln Dij+ε

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu 2.1 Mô hình nghiên cứu

2.1.1 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang các nước Châu Á

Dựa vào kết quả các nghiên cứu trước đây, em xác định tác động đến sản lượng xuất khẩu gạo ra từng nước nhập khẩu của Việt Nam có rất nhiều nhân tố khác nhau Trong đó, có những nhân tố thuộc về bản thân nước xuất khẩu song lại có những nhân tố thuộc về đối tác hoặc cũng có thể là các nhân tố từ bên ngoài tác động đến Do đó, vận dụng sáng tạo mô hình lý thuyết và kết quả của các nghiên cứu đi trước, em sẽ tiến hành nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng chính, có tác động mạnh mẽ đến sản lượng gạo xuất khẩu ra các

Trang 9

nước của Việt Nam bao gồm nhóm yếu tố ảnh hưởng đến cầu nhập khẩu và nhóm yếu tố cản trở, hấp dẫn

• Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cầu nhập khẩu gạo của nước nhập - khẩu:

Tổng sản phẩm quốc nội của các nước nhập khẩu gạo:

Xét về nước nhập khẩu, nếu GDP của một nước lớn thường đi kèm với thu nhập của quốc gia đó cao, điều này đồng nghĩa với việc nước đó có khả năng chi trả nhiều hơn cho hàng hóa của các nước khác, điều này khiến cho giá trị xuất khẩu vào nước đó tăng lên GDP nước nhập khẩu càng lớn thì khả năng sản xuất của nước đó càng cao, nước đó sẽ càng có khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước và sản xuất được hàng hóa thay thế nhập khẩu Do vậy sẽ càng gây khó khăn cho các mặt hàng của nước xuất khẩu trong việc xâm nhập thị trường Không chỉ có thế, tác động của thu nhập quốc dân tới cầu xuất khẩu còn phụ thuộc vào từng loại hàng hóa Các nhóm hàng khác nhau sẽ có độ co giãn theo thu nhập không giống nhau Đối với những mặt hàng trở thành hàng hóa thứ cấp khi mức sống tăng cao do thu nhập thì khi thu nhập tăng sẽ chỉ khiến cầu của những hàng hóa này giảm Đối với hàng hóa thông thường cầu sẽ tăng khi thu nhập tăng lên Tuy vậy, những mặt hàng cần thiết thì thu nhập tăng cao sẽ chỉ đem đến một mức tăng vừa phải trong khi đối với những hàng hóa xa xỉ, thì thu nhập tăng ở mức cao kéo theo cầu tăng mạnh Mặc dù vậy, việc hàng hóa nào là xa xỉ, hàng hóa nào là cần thiết hay thứ cấp còn tùy thuộc vào những đặc điểm riêng, sự phù hợp và khác biệt giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu Tuy nhiên, do gạo là mặt hàng thiết yếu và việc sản xuất gạo là tương đối thủ công nên khi GDP nước nhập khẩu tăng lên thì mức sống người dân đã tăng lên một cách tương đối và các hoạt động về thủ công nông nghiệp giảm - đồng nghĩa với nhu cầu nhập khẩu gạo tăng lên Khi đó, tác động của quy mô nền kinh tế nước nhập khẩu tới kim ngạch xuất khẩu là tác động cùng chiều

Dân số của các nước nhập khẩu:

Khi quy mô dân số tăng sẽ kéo theo cầu hàng hóa mà đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu như gạo tăng lên, gây ra những ảnh hưởng nhất định đến kim ngạch xuất khẩu của quốc gia đối tác Tuy vậy, mức độ tác động của nhân tố này là cùng chiều hay ngược chiều lại phụ thuộc vào điều kiện cụ thể cũng như chất lượng nguồn lao động của mỗi quốc gia Cụ thể: (i) Dân số tăng cũng tức là lượng cầu tăng khiến cho nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tăng tức là khả năng xuất khẩu của đối tác tăng (ii) Dân số tăng khiến quy mô lao động trong nước tăng làm tăng khả năng sản xuất dẫn tới tăng quy mô và kết quả sản xuất Khi đó, sản xuất

Trang 10

trong nước cũng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước dẫn đến khả năng xuất khẩu hàng hóa giảm (cũng tức là khả năng xuất khẩu của quốc gia đối tác giảm).

Diện tích thu hoạch lúa hàng năm của các nước nhập khẩu:

Xét trên khía cạnh cung – cầu, diện tích lúa thu hoạch của các nước nhập khẩu đại diện cho tình hình tự cung cấp gạo của các nước nhập khẩu Nếu diện tích này thấp, tức là cung về gạo của các nước nhập khẩu giảm, như vậy cầu về gạo của họ sẽ tăng Điều này thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam Qua phân tích, diện tích lúa thu hoạch của các nước nhập khẩu có ảnh hưởng ngược chiều đến biến phụ thuộc

• Nhóm các yếu tố cản trở, hấp dẫn:

Khoảng cách địa lí giữa 2 quốc gia:

Khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia ảnh hưởng tới cước phí vận chuyển, rủi ro trong quá trình vận chuyển… Khoảng cách càng gần thì cước phí càng nhỏ, rủi ro đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển càng giảm, như thế càng góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu Đó là lý do tại sao các nước hay chú trọng đến giao lưu thương mại đối với các nước có cùng đường biên giới hay các nước trong cùng khu vực Khoảng cách có ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian cũng như phương thức vận chuyển hàng hóa Do vậy, với từng nhóm hàng khác nhau thì yếu tố khoảng cách cũng có thể gây nên những tác động khác biệt Song với gạo thì khoảng cách địa lý có ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu gạo của một quốc gia

Khoảng cách kinh tế giữa các quốc gia:

Khoảng cách kinh tế đã được nhiều nhà nghiên cứu nhắc đến trong kinh doanh quốc tế Sự giàu có hay thu nhập của người tiêu dùng là một trong những yếu tố tạo nên khoảng cách kinh tế giữa các nước và có ảnh hưởng đến mức độ thương mại giữa các nước Hiện nay, các nước có nền kinh tế phát triển chủ yếu tập trung phát triển các công nghệ hiện đại và chuyển giao sang các nước đang phát triển với chi phí thấp hơn để thực hiện sản xuất và nhập khẩu trở lại các loại hàng hóa sau khi đã sản xuất hoàn chỉnh Bên cạnh đó, các nước có nền kinh tế thịnh vượng và phát triển thường có xu hướng quan hệ thương mại với các nước tương đồng về kinh tế với họ nhiều hơn Trong khi đó, các nước có nền kinh tế kém phát triển thường có quan hệ thương mại với các nước giàu hơn Điều này được giải thích bởi lợi thế cạnh tranh, mà ở đây là giá cả và chi phí Các nước có nền kinh tế phát triển sản xuất những sản phẩm công nghệ cao, đạt chuẩn quốc tế sẽ thực hiện kinh doanh tại thị trường tương đồng để duy trì lợi thế cạnh tranh Khoảng cách kinh tế giữa hai quốc gia

càng lớn thì xuất khẩu của Việt Nam sang quốc gia đó càng giảm 2.1.2 Mô hình hồi quy

Ngày đăng: 05/04/2024, 05:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w