LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
Sự cần thiết của tổ chức công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất
Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất ra sản phẩm đó do doanh nghiệp thực hiện hoặc thuê ngoài gia công chế biến, đã qua kiểm tra đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định, được nhập kho hoặc giao trực tiếp cho khách hàng.
Nửa thành phẩm là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất, mới hoàn thành 1 hoặc một số công đoạn của quy trình công nghệ sản xuất được nhập kho để tiếp tục quy trình chế biến hoặc bán ra ngoài hoặc đó có thể là những sản phẩm đã hoàn thành quy trình sản xuất nhưng chưa được kiểm nghiệm nhập kho Nửa thành phẩm chủ yếu được sử dụng để tiếp tục chế biến thành thành phẩm hoặc có thể đem bán ra ngoài.
Việc phân biệt thành phẩm và nửa thành phẩm chỉ có ý nghĩa trong phạm vi của mỗi doanh nghiệp Ví dụ: Cùng là sợi đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định được nhập kho hoặc bán trên thị trường của công ty dệt thì được gọi là nửa thành phẩm trong khi đó sợi của nhà máy sợi thì lại gọi là thành phẩm vì nó đã sản xuất qua toàn bộ các giai đoạn của quy trình công nghệ kĩ thuật theo thiết kế Còn đối với tổng thể nền kinh tế, đối với thị trường thì chúng không có ý nghĩa gì, nếu chúng được mua bán thì gọi chung là sản phẩm Thành phẩm được thể hiện trên hai mặt đó là: giá trị và hiện vật.
Mặt hiện vật được thể hiện ở số lượng và chất lượng của thành phẩm Số lượng thành phẩm phản ánh quy mô thành phẩm mà doanh nghiệp chế tạo hay sản xuất ra và được xác định bằng các chỉ tiêu có thể cân, đo, đong, đếm được như (cái, viên, mét, lít, bộ, ) Chất lượng của thành phẩm phản ánh qua giá trị sử dụng cảu thành phẩm và được xác định bằng tỉ lệ % sản phẩm tốt, xấu hoặc phẩm cấp loại 1,2, Mặt giá trị thể hiện giá trị sản xuất thực tế của thành phẩm nhập kho hay giá vốn thành phẩm tiêu thụ Giá trị của thành phẩm là sự kết tinh của đối tượng lao động và sức lao động cùng các chi phí khác trong quá trình sản xuất.
Xét về góc độ kinh tế thị trường, quá trình tiêu thụ sản phẩm chính là quá trình chuyển giao quyền sở hữu thành phẩm của doanh nghiệp gắn với phần lợi ích và rủi ro cho người mua, đồng thời doanh nghiệp được người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán theo giá cả đã thỏa thuận.
Xét trên góc độ luân chuyển vốn, tiêu thụ thành phẩm là quá trình trao đổi để thực hiện giá trị của thành phẩm, tức là chuyển hóa vốn của doanh nghiệp từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ ( H-T) và hình thành kết quả bán hàng.
Như vậy có thể chia quá trình tiêu thụ thành phẩm làm 2 khâu:
Thứ nhất :Đơn vị bán hàng giao sản phẩm cho đơn vị mua Đó là quá trình vận động của hàng hóa song chưa phản ánh được kết quả bán hàng.
Thứ hai : Khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán Quá trình tiêu thụ đến đây là kết thúc và hình thành nên kết quả bán hàng góp phần xác định nên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Tóm lại quá trình tiêu thụ thành phẩm có đặc điểm sau:
+ Có sự thỏa thuận giữa người bán và người mua.
+ Có sự thay đổi giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng.
+ Người mua trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán cho người bán.
1.1.2 Yêu cầu quản lí thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm.
Yêu cầu quản lí thành phẩm.
Nhận thức được ý nghĩa của thành phẩm đối với doanh nghiệp, bởi vậy công tác quản lí thành phẩm trong doanh nghiệp cần làm tốt các công tác sau:
Một là : Để quản lí được khối lượng thành phẩm đòi hỏi phải thường xuyên phản ánh, giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch, tình hình nhập- xuất- tồn kho thành phẩm cả về mặt số lượng và giá trị, từ đó kịp thời phát hiện tình trạng mất mát thành phẩm, thành phẩm tồn kho lâu ngày trong kho, tránh ứ đọng vốn trong thành phẩm.
Hai là : Để chất lượng thành phẩm ngày càng hoàn thiện, mẫu mã thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đòi hỏi doanh nghiệp phải làm tốt công tác kiểm tra, phân loại thành phẩm và có chế độ bảo quản thích hợp với từng loại thành phẩm, ngăn chặn việc lưu thông những thành phẩm không đảm bảo chất lượng ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp Đồng thời doanh nghiệp phải đầu tư khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, từ đó tăng khả năng cạnh tranh.
Yêu cầu quản lí tiêu thụ thành phẩm.
Về giá vốn của thành phẩm xuất bán trong kì : Phải xác định được và ghi nhận chính xác vì đây là biểu hiện về mặt giá trị của thành phẩm tiêu thụ Đó là cơ sở để xác định giá bán và tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Về giá bán và doanh thu : Giá bán phải bù đắp được chi phí và có lãi, đồng thời phải được khách hàng chấp nhận Giá bán cần có sự linh hoạt để kích thích tiêu thụ, phù hợp với điều kiện cụ thể Doanh thu bán thành phẩm phải được xác định và ghi nhận theo đúng thực tế phát sinh, đúng quy định của chế độ kế toán( điều kiện và thời điểm ghi nhận doanh thu theo CMKT VN 14).
Về chính sách bán hàng của doanh nghiệp : Doanh nghiệp phải tìm hiểu, khai thác và mở rộng thị trường áp dụng các phương thức bán hàng phù hợp và có các chính sách tín dụng thương mại, chính sách hậu mãi nhằm kích thích tiêu thụ, tăng doanh thu, giảm chi phí Doanh nghiệp cần quản lí chặt chẽ từng phương thức tiêu thụ theo đúng hợp đồng đã kí kết đồng thời phải theo dõi thời hạn thanh toán của từng khách hàng, đôn đốc thu hồi đầy đủ và kịp thời tiền vốn nhằm bảo đảm lợi ích cho doanh nghiệp.
1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh.
Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh phải thực hiện tốt các nhiệm vụ cơ bản sau:
+ Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác tình hình hiện có và sự biến động của từng loại thành phẩm theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng, chủng lọai và giá trị.
+ Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu, chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp đồng thời phải theo dõi, đôn đốc các khoản phải thu của khách hàng.
Tổ chức công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh
1.2.1 Đánh giá thành phẩm. Đánh giá thành phẩm là việc sử dụng các phương pháp tính giá để xác định trị giá của thành phẩm nhập- xuất- tồn một cách chính xác Trên cơ sở tính đúng giá thành phẩm thì kế toán mới xác định được kết quả kinh doanh và xác địnhđược tài sản của doanh nghiệp một cách đáng tin cậy.
Khi đánh giá thành phẩm phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
Theo nguyên tắc giá gốc thì thành phẩm được đánh giá theo giá thành sản xuất thực tế, tùy theo sự vận động của thành phẩm mà đánh giá cho phù hợp. Đối với thành phẩm nhập kho:
Thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất hoàn thành nhập kho được phản ánh theo giá thành sản xuất thực tế ( Zsxtt) của thành phẩm hoàn thành trong kì bao gồm CPNVLTT, CPNCTT và CPSXC.
Thành phẩm do thuê ngoài gia công chế biến hoàn thành nhập kho được tình theo đơn giá thực tế gia công bao gồm CPNVLTT, CP thuê gia công và chi phí liên quan trực tiếp khác ( chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trong gia công, ).
Thành phẩm đã bán bị trả lại nhập kho được đánh giá theo giá thành thực tế tại thời điểm xuất trước đây. Đối với thành phẩm xuất kho:
Thành phẩm xuất kho cũng được phản ánh theo giá thành sản xuất thực tế xuất kho Theo CMKT VN số 02, việc tính giá thành thực tế của sản phẩm tồn kho(hoặc xuất kho) được áp dụng một trong các phương pháp sau:
+ Phương pháp nhập trước xuất trước.
+ Phương pháp bình quân gia quyền.
+ Phương pháp nhập sau xuất trước
Bộ Tài Chính vừa công bố dự thảo ban hành lại 8 CMKT VN trong đó có chuẩn mực 02- HTK Điểm mới cơ bản trong dự thảo hàng tồn kho là bỏ phương pháp nhập sau xuất trước, bổ sung phạm vi kế toán hàng tồn kho, phạm vi ngoại trừ sản phẩm thu hoạch nông nghiệp Có thể sắp tới đầu năm 2015 thì phương pháp nhập sau xuất trước sẽ không được áp dụng trong việc tính giá thành thực tế của thành phẩm tồn kho hoặc xuất kho Đối với lao vụ, dịch vụ hoàn thành bàn giao cho khách hàng thì được phản ánh theo giá thành sản xuất thực tế của lao vụ, dịch vụ hoàn thành. Đánh giá thành phẩm theo giá hạch toán
Giá hạch toán là giá do doanh nghiệp quy định có tính chất lâu dài, doanh nghiệp có thể lấy giá kế hoạch hoặc giá nhập kho thống nhất để làm giá hạch toán.
Phương pháp này kế toán ghi sổ các nghiệp vụ xuất theo giá hạch toán
Trị giá hạch toán của hàng xuất kho = Số lượng hàng xuất kho X Đơn giá hạch toán
Cuối kỳ sau khi đã tính được giá thực tế thành phẩm nhập kho kế toán sẽ điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế và tính giá thực tế thành phẩm xuất bán trong kỳ và cuối kỳ theo phương thức
Trị giá thực tế của
TP xuất kho = Trị giá hạch toán của TP xuất kho X Hệ số giá thành phẩm
TP Trị giá thực tế của
TP tồn kho đầu kì
+ Trị giá thực tế của TP nhập kho trong kì
Trị giá hạch toán của TP tồn kho đầu kì +
Trị giá hạch toán của
TP nhập kho trong kì
1.2.2 Hạch toán chi tiết thành phẩm.
Hạch toán chi tiết thành phẩm là việc hạch toán kết hợp giữa thủ kho và phòng kế toán trên cùng cơ sở các chứng từ nhập, xuất, tồn nhằm đảm bảo theo dõi chặt chẽ số hiện có và tình hình biến động của từng loại, từng nhóm, thứ thành phẩm về số lượng, giá trị
1.2.2.1 Chứng từ kế toán sử dụng trong kế toán thành phẩm.
Theo chế độ chứng từ kế toán ban hành theo QĐ 15/2006 QĐ- BTC ngày 20/3/2006, các chứng từ kế toán về vật tư, sản phẩm, hàng hóa bao gồm:
+ Phiếu nhập kho (mẫu 01-VT)
+ Phiếu xuất kho (mẫu 02- VT)
+ Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa ( mẫu 03-VT) + Phiếu báo vật tư còn lại cuối kì (mẫu 04- VT).
+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ ( mẫu 03- PXK- 3LL).
+ Phiếu xuất kho hàng gửi đại lí (mẫu 04 HDL- 3LL).
+ Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (mẫu 05- VT).
+ Bảng kê mua hàng (mẫu 06- VT).
+ Hóa đơn GTGT (mẫu 01GTKT- 3LL).
+ Hóa đơn bán hàng thông thường (mẫu 02 GTTT- 3LL).
+ Bảng kê thu mua hàng hóa mua vào không có hóa đơn (mẫu 04/GTGT). + Bảng thanh toán hàng đại lí, kí gửi (mẫu 01- BH).
+ Thẻ quầy hàng (mẫu 02- BH).
1.2.2.2 Kế toán chi tiết thành phẩm.
Phương pháp ghi thẻ song song:
Sơ đồ 1.1: Trình tự kế toán chi tiết thành phẩm theo phương pháp ghi thẻ song song được khái quát theo sơ đồ sau:
Phương pháp sổ số dư
Sơ đồ 1.2: Trình tự kế toán chi tiết thành phẩm theo phương pháp sổ số dư được khái quát theo sơ đồ sau:
Phương pháp đối chiếu luân chuyển.
Sơ đồ 1.3: Trình tự kế toán chi tiết thành phẩm theo phương pháp đối chiếu số luân chuyển.
1.2.3 Kế toán tổng hợp thành phẩm và Giá vốn hàng bán.
Giá vốn hàng bán đối với doanh nghiệp sản xuất là giá thành của thành phẩm nhập kho, được tính theo một trong 4 phương pháp tính giá thành phẩm xuất kho hoặc tính theo giá hạch toán.
Sau khi xác định được trị giá vốn của hàng bán xuất kho để bán, kế toán cần phải xác định kết quả kinh doanh để cung cấp thông tin trình bày BCTC (Báo cáo KQKD)
Chứng từ sử dụng: Đối với kế toán HTK theo PP KKTX, kế toán sử dụng Phiếu nhập kho, Biên bản kiểm nghiệm thành phẩm để hạch toán trị giá thành phẩm nhập kho cho từng lần nhập, sử dụng Phiếu xuất kho đối chiếu với Hóa đơn GTGT, Invoice (trường hợp xuất khẩu) để hạch toán trị giá vốn thành phẩm xuất kho (chính là GVHB)cho từng lần xuất tương ứng với DTBH. Đối với kế toán HTK theo PP KKĐK:
Kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho từng lần xuất để hạch toán trị giá thành phẩm nhập kho vào các TK liên quan, căn cứ vào kết quả kiểm kê thành phẩm tồn kho cuối kì, kết quả kiểm kê thành phẩm tồn kho đầu kì và giá trị thành phẩm nhập kho trong kì để tính trị giá thành phẩm xuất kho (chính là GVHB) theo công thức sau: Trị giá TP xuất kho Trị giá TP tồn kho đầu kì +
Trị giá TP nhập kho trong kì -
Trị giá TP tồn kho CK
Tài khoản sử dụng: Đối với kế toán HTK theo PP KKTX:
TK 155- Thành phẩm: Phản ánh biến động của thành phẩm trong kì.
TK 157- Hàng gửi bán: Phản ánh biến động của hàng gửi bán trong kì.
TK 154- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
TK 632- Giá vốn hàng bán. Đối với kế toán HTK theo PP KKĐK:
Ngoài những tài khoản trên kế toán còn sử dụng
TK 631- Giá thành sản xuất.
Theo phương pháp này, kế toán chỉ sử dụng TK 155,157, 154 để theo dõi trị giá thành phẩm tồn kho đầu kì, cuối kì; trị giá hàng gửi bán đầu kì, cuối kì; chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đầu kì, cuối kì Mọi biến động về thành phẩm trong kì đều được phản ánh thông qua TK 631 và TK 632.
Sơ đồ 1.4: Trình tự kế toán thành phẩm và GVHB theo PP KKTX.
Thành phẩm sản xuất ra tiêu thụ ngay không qua nhập kho
TP sản TP xuất kho gửi bán
Tổ chức công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 15 1 Phương thức giao hàng trực tiếp
Trích lập dự phòng giảm giá HTK
Hoàn nhập trích lập dự phòng giảm giá HTK
Hàng bán bị trả lại
TP sản xuất hoàn thành gửi bán
TP gửi bán đã xác định là tiêu thụ
Sơ đồ: 1.5: Trình tự kế toán thành phẩm và GVHB theo PP KKĐK
TP sản xuất ra tiêu thụ ngay không qua kho
Trích lập dự phòng giảm giá HTK hoặc NK kết chuyển Tp tồn kho ĐK, hàng gửi bán ĐK
TK 154 kết chuyển SPDD CK hoàn nhập dự phòng giảm giá
Kết chuyển TP tồn kho CK hàng gửi bán CK
1.3 Tổ chức công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
1.3.1 Phương thức giao hàng trực tiếp.
Thuộc phương thức bán hàng này bao gồm:
Là quá trình bán hàng cho các đơn vị sản xuất, các đơn vị kinh doanh thương mại để tiếp tục đưa vào quá trình sản xuất, gia công chế biến tạo ra sản phẩm mới hoặc tiếp tục được chuyển bán. Đặc trưng của phương thức này là kết thúc nghiệp vụ bán hàng, hàng hóa vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông, chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng Hàng bán theo phương thức này với khối lượng lớn và nhiều hình thức thanh toán.
Là hình thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân Bán lẻ là giai đoạn cuối cùng của quá trình vận động của hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng Đối tượng của bán lẻ là mọi cá nhân trong và ngoài nước.
Thuộc phương thức bán hàng này bao gồm:
Bán hàng đại lí, kí gửi: Bên bán đại lí sẽ được hưởng thù lao dưới hình thức hoa hồng nếu bán đúng giá hoặc được hưởng chênh lệch giá Khoản này được coi như chi phí bán hàng và được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
1.3.3 Doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu.
1.3.3.1 Kế toán doanh thu bán hàng.
Theo CMKT VN số 14 “ doanh thu và thu nhập khác”: Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kì kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu
Từ khái niệm trên, ta có thể đưa ra khái niệm về doanh thu tiêu thụ thành phẩm: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được từ việc tiêu thụ thành phẩm trong kì kế toán. Điều kiện ghi nhận doanh thu.
Theo CMKT VN số 14 “ doanh thu và thu nhập khác” quy định doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện sau:
+ DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
+ DN không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
+ DN đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; + Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng;
Tài khoản kế toán sử dụng. Để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ kế toán sử dụng các tài khoản sau:
TK 511- doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
TK 511 không có số dư cuối kì và có các tài khoản cấp 2 sau:
+ TK 5111: doanh thu bán hàng hóa.
+ TK 5112: doanh thu bán thành phẩm.
+ TK 5113: doanh thu cung cấp dịch vụ.
+ TK 5114: doanh thu trợ cấp, trợ giá.
+ TK 5117: doanh thu kinh doanh bất động sản.
TK 512- Doanh thu nội bộ
TK 512 cũng không có số dư cuối kì và có các tài khoản cấp 2 sau:
+ TK 5121: doanh thu bán hàng hóa.
+ TK 5122: doanh thu bán các thành phẩm.
+ TK 5123: doanh thu cung cấp dịch vụ.
Và các tài khoản liên quan khác: TK 111,112,131,3331, 3387,…
Chứng từ kế toán sử dụng trong hạch toán doanh thu:
+ Hóa đơn GTGT ( mẫu 01- GTKT- 3LL).
+ Hóa đơn bán hàng thông thường ( mẫu 02- GTTT- 3LL).
+ Bảng thanh toán hàng đại lí, kí gửi ( mẫu 01- BH).
+ Thẻ quầy hàng ( mẫu 02- BH).
+ Các chứng từ thanh toán ( phiếu thu, séc chuyển khoản, séc thanh toán, ủy nhiệm thu, giấy báo có NH, bảng sao kê NH,…).
1.3.3.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu.
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:
Nội dung: Chiết khấu thương mại là khoản tiền chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá niêm yết doanh nghiệp đã giảm trừ cho người mua hàng do người mua hàng đã mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc cam kết mua hàng.
Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản 521- Chiết khấu thương mại.
Bên nợ: số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng.
Bên có: kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang TK” doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kì kế toán.
TK 521 không có số dư.
Theo thông tư 120/2003/TT- BTC ngày 12/12/2003 : Hàng hóa dịch vụ có giảm giá ghi trên hóa đơn thì hóa đơn phải ghi rõ tỉ lệ chiết khấu hoặc mức giảm giá, giá bán chưa có GTGT (giá bán đã giảm giá), thuế GTGT tính theo mức giá bán đã giảm giá, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.
Chứng từ kế toán sử dụng: Hóa đơn giá trị gia tăng, hợp đồng thương mại, chính sách bán hàng của doanh nghiệp,…
Kế toán doanh thu hàng bán bị trả lại
Doanh thu hàng bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ, đã ghi nhận doanh thu nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế hoặc theo chính sách bảo hành như: hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại.
TK kế toán sử dụng:TK 531- hàng bán bị trả lại
Bên nợ: Doanh thu của hàng bán bị trả lại đã trả tiền cho người mua hàng hoặc trả vào khoản nợ phải thu.
Bên có: kết chuyển doanh thu của hàng bị trả lại để xác định doanh thu thuần.
TK 531 không có số dư cuối kì.
Chứng từ kế toán sử dụng: HĐ GTGT của bên mua hàng khi xuất hàng trả lại,
Biên bản hàng bán bị trả lại.
Kế toán giảm giá hàng bán
Nội dung: giảm giá hàng bán là khoản tiền doanh nghiệp (bên bán) phải giảm trừ cho bên mua hàng trong trường hợp đặc biệt vì lí do hàng hóa kém phẩm chất, không đúng quy cách hoặc không đúng thời hạn đã kí trong hợp đồng.
Tài khoản sử dụng: TK 532- Giảm giá hàng bán.
Bên nợ: các khoản giảm giá đã chấp nhận thanh toán cho người mua hàng.
Bên có: kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán sang TK 511 để xác định doanh thu thuần.
TK 532 không có số dư cuối kì.
Chứng từ kế toán sử dụng: Biên bản giảm giá hàng bán được kí kết giữa bên bán và bên mua.
Thuế GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu
+ Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp là một loại thuế gián thu được tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt được đánh vào doanh thu của các doanh nghiệp sản xuất một số mặt hàng đặc biệt mà Nhà nước không khuyến khích sản xuất, cần hạn chế mức tiêu thụ vì không phục vụ thiết yếu cho nhu cầu đời sống nhân dân như: rượu, bia, thuốc lá,
+ Thuế xuất khẩu là thuế đánh trên giá trị của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu ra ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc xuất bán vào khu chế xuất đặc biệt.
Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Số thuế GTGT phải nộp Giá trị gia tăng của hàng hóa dịch vụ
Thuế tiêu thụ đặc biệt:
Giá tính thuế TTĐB Giá bán chưa có thuế GTGT
= Giá tính thuế xuất khẩu
X thuế suất thuế xuất khẩu
Tài khoản kế toán sử dụng:
TK 33311- Thuế GTGT đầu ra (nộp theo phương pháp trực tiếp).
TK 3332- Thuế tiêu thụ đặc biệt.
TK 3333- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Hóa đơn GTGT, Invoice, Hợp đồng thương mại, Biên bản hàng bán bị trả lại,…
Sơ đồ 1.6 : Trình tự hạch toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu. người lao động bằng SPHH, DTBH nội bộ
Lãi trả chậm lãi trả chậm
TK 515 hoặc trả chậm, trả góp, trả lương cho
Cuối kì, kết chuyển DTT
PS các khoản CKTM, HHBTL, GGHB thuế GTGT đầu ra
TK 3387 định kì phân bổ
TK 111,112,131,136,334,… Doanh thu bán hàng thu tiền ngay
TK 111,112,131 TK 521,531,532 thuế GTGT phải nộp theo PPKT
Cuối kì, kết chuyển các khoản giảm trừ DT
Tổ chức kế toán xác định kết quả kinh doanh
1.4.1 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp.
1.4.1.1 Kế toán chi phí bán hàng.
Trong quá trình lưu thông, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản chi phí như chi phí bao gói sản phẩm, chi phí bảo quản hàng hóa, chi phí vận chuyển, tiếp thị, Các chi phí đó gọi chung là chi phí bán hàng (CPBH) Có thể nói CPBH là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp.
Theo quy định hiện hành, CPBH bao gồm các yếu tố sau:
+ Chi phí nhân viên bán hàng.
+ Chi phí vật liệu, bao bì.
+ Chi phí dụng cụ, đồ dùng.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ.
+ Chi phí bảo hành sản phẩm.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài.
+ Chi phí bằng tiền khác.
Tài khoản kế toán sử dụng:TK 641- CPBH.
Tài khoản này có (07) tài khoản cấp 2:
+ TK 6411: chi phí nhân viên.
+ TK 6412: chi phí vật liệu, bao bì.
+ TK 6413: chi phí dụng cụ, đồ dùng.
+ TK 6414: chi phí khấu hao TSCĐ.
+ TK 6415: chi phí bảo hành.
+ TK 6417: chi phí dịch vụ mua ngoài.
+ TK 6418: chi phí bằng tiền khác.
HĐGTGT của hàng hóa, dịch vụ mua ngoài phục vụ cho HĐBH, phiếu xuất kho công cụ dụng cụ phục vụ cho HĐBH, biên bản khấu hao TSCĐ, phiếu chi, giấy báo nợ, bảng tính lương cho nhân viên,…
1.4.1.2 Kế toán chi phí quản lí doanh nghiệp.
Chi phí quản lí doanh nghiệp (CPQLDN) là toàn bộ các chi phí liên quan tới hoạt động quản lí sản xuất kinh doanh, quản lí hành chính và một số khoản khác có tính chất chung toàn doanh nghiệp.
Tài khoản kế toán sử dụng
TK 642- CPQLDN dùng để tập hợp và kết chuyển các chi phí kinh doanh, quản lí hành chính và chi phí khác liên quan đến hoạt động chung của cả doanh nghiệp TK 642 có các tài khoản cấp 2 sau:
+ TK 6421: chi phí quản lí.
+ TK 6422: chi phí vật liệu quản lí.
+ TK 6423: chi phí đồ dùng văn phòng.
+ TK 6424: chi phí khấu hao TSCĐ.
+ TK 6425: thuế, phí và lệ phí.
+ TK 6426: chi phí dự phòng.
+ TK 6427: chi phí dịch vụ mua ngoài.
+ TK 6428: chi phí bằng tiền khác.
Chứng từ kế toán sử dụng:
HĐGTGT của hàng hóa, dịch vụ mua ngoài phục vụ cho HĐQLDN, phiếu xuất kho công cụ dụng cụ phục vụ cho HĐQLDN, biên bản khấu hao TSCĐ, phiếu chi, giấy báo nợ, bảng tính lương cho nhân viên,…
Sơ đồ 1.7 : Trình tự kế toán CPBH, CPQLDN.
1.4.2 Kế toán chi phí tài chính và doanh thu tài chính.
1.4.2.1 Kế toán chi phí tài chính.
Chi phí HĐTC là những chi phí liên quan đến các hoạt động về vốn, các hoạt động đầu tư tài chính và các nghiệp vụ mang tính chất tài chính của doanh nghiệp.
Tài khoản sử dụng : TK 635- Chi phí tài chính.
Chứng từ sử dụng: Sao kê lãi vay, giấy báo nợ, hợp đồng bán các công cụ tài chính,…
1.4.2.2 Kế toán doanh thu tài chính.
Nội dung: trích lập DP các khoản phải thu khó đòi
Trích lập DP trợ cấp mất việc làm, DP phải trả
TK 139 Chi phí khác bằng tiền
TK 152, 153,… TK 152, 153 xuất dùng NVL, CCDC phân bổ chi phí NVL giảm CPBH
TK 911 kết chuyển CPBH, CPQLDN
TK 111,112, các khoản làm giảm CPBH,
Doanh thu HĐTC là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được từ HĐTC hoặc kinh doanh về vốn trong kì kế toán Doanh thu HĐTC phát sinh từ các khoản tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia của DN.
Tài khoản sử dụng : TK 515 – Doanh thu tài chính.
Chứng từ sử dụng: Giấy báo có,hợp đồng bán các công cụ tài chính, phiếu thu, thông báo nhận cổ tức…
Sơ đồ 1.8: Trình tự hạch toán Doanh thu hoạt động tài chính, chi phí hoạt động tài chính. giá lại các KM gốc ngoại tệ CK
TK 911 kết chuyển CPTC phân bổ dần lãi do bán hàng trả chậm, lãi trả trước kết chuyển DTTC
TK 911 giá lại các KM gốc ngoại tệ CK
TK 139 Lập DPGG các khoản đầu tư hoàn nhập DPGG các khoản đầu tư
TK 3387 bán ngoại tệ Giá GS lãi chênh lệch TG lỗ chênh lệch TG
TK 413 kết chuyển lãi CLTG do đánh kết chuyển lỗ CLTG do đánh
TK 131 chiết khấu thanh toán cho khách hàng
TK 121,221,222,223, TK 111,112 tiền thu về từ bán các khoản ĐT lãi từ bán các khoản ĐT
TK 635 lỗ từ bán các khoản ĐT
TK 331 chiết khấu thanh toán mua hàng được hưởng
TK 515 thu lãi tiền gửi, lãi cho vay trả lãi tiền vay, phân bổ lãi thu lãi cổ phiếu, trái phiếu trả chậm, trả góp
1.4.3 Kế toán chi phí khác và thu nhập khác.
1.4.3.1 Kế toán chi phí khác.
Chi phí khác là những khoản chi phí của các hoạt động ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu của doanh nghiệp Đây là những khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ khác biệt vơi hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp.
Chứng từ kế toán sử dụng:
Biên bản thanh lí tài sản cố định, hơp đồng thương mại ( vi phạm hợp đồng thương mại),…
1.4.3.2 Kế toán thu nhập khác.
Thu nhập khác là các khoản thu nhập không phải là doanh thu của doanh nghiệp Đây là các khoản thu nhập được tạo ra từ các hoạt động khác ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp.
Tài khoản kế toán sử dụng: TK 711- Thu nhập khác.
Chứng từ kế toán sử dụng:
Biên bản thanh lí TSCĐ, hợp đồng thương mại,…
Sơ đồ 1.9: Trình tự kế toán chi phí khác, thu nhập khác.
VAT ( nếu có) nguyên giá TSCĐ khẩu, tiêu thụ đặc biệt
Kết chuyển TN khác kết chuyển CP khác
TK111,112,141, các khoản chi phí khác phát sinh như CP khắc phục tổn thất bão lũ, hỏa hoạn,…
XĐ được chủ nợ, quyết định xóa nợ các khoản hoàn thuế xuất khẩu, nhập
TK 1331 hoặc vi phạm PL lí xóa sổ, thu tiền phạt KH do vi phạm HĐ
TK 333,331,338 các khoản nợ phải trả không các khoản tiền bị phạt thuế, truy thu thuế
TK152,156,211 nhận tài trợ, biếu tặng vật tư, TSCĐ
TK111,112 các khoản tiền do vi phạm HĐKT khi thu được các khoản nợ khó đòi đã xử chi phí thanh lí TSCĐ Vat ( nếu có)
TK 3331 thu nhập từ thanh lí nhượng bán TSCĐ
1.4.4 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chi phí thuế thu nhập DN của DN bao gồm chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của DN trong năm tài chính hiện hành.
TK kế toán sử dụng: TK 821- chi phí thuế TNDN.
TK 821- Chi chí thuế TNDN gồm 02 TK :
- TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập DN hiện hành;
- TK 8212 – Chi phí thuê thu nhập DN hoãn lại.
Chứng từ sử dụng: Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà Nước, Báo cáo kết quả kinh doanh, Giấy báo nợ, Quyết toán thuế TNDN,…
Sơ đồ 1.10: Trình tự kế toán chi phí thuế TNDN hiện hành.
Sơ đồ 1.11: Trình tự kế toán chi phí thuế TNDN hoãn lại.
1.4.5 Kế toán xác định kết quả kinh doanh.
Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một thời kì nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ.
Kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh thông thường và kết quả hoạt động khác.
Kết quả hoạt động kinh doanh thông thường là kết quả từ những hoạt động tạo ra doanh thu của DN, đó là HĐ BH và CCDV và HĐTC.
Kết quả từ hoạt động
Tổng DTT về BH và CCDV
Kết quả từ HĐTC = DT HĐTC - CP HĐTC
Kết quả HĐ khác = Thu nhập khác - Chi phí khác
+ TK 911- Xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
+ TK 8211: Chi phí thuế TNDN hiện hành.
+ TK 8212: Chi phí thuế TNDN hoãn lại.
+ TK 4212: Lợi nhuận chưa phân phối năm nay.
Và các TK liên quan khác: TK 511, 512, 632, 641, 642, 635, 515, 711, 811,
Sơ đồ 1.12: trình tự kế toán xác định KQKD.
TK 421 kết chuyển lãi kết chuyển lỗ
TK 421 kết chuyển CP thuế TNDN hoãn lại kết chuyển CP thuế TNDN hoãn lại
TK 8212 TK 8212 kết chuyển CP thuế TNDN hiện hành
TK 811 TK 711 kết chuyển chi phí khác kết chuyển thu nhập khác kết chuyển CPTC
TK 635 kết chuyển GVHB Kết chuyển DTBH, DT nội bộ kết chuyển CPBH kết chuyển CPQLDN
Tổ chức hình thức kế toán
1.5.1 Hình thức kế toán nhật kí- sổ cái.
+ Sử dụng Sổ Nhật kí- Sổ cái làm sổ kế toán tổng hợp duy nhất để ghi chép tất cả các hoạt động kinh tế - tài chính theo thứ tự thời gian và theo hệ thống.
+ Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong hình thức này là Sổ Nhật kí - Sổ cái và các sổ kế toán chi tiết khác.
+ Trong hình thức này, đối với kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh thường sử dụng : Sổ Nhật kí- Sổ cái, sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết thanh toán với người mua…
1.5.2 Hình thức kế toán nhật kí chứng từ.
+ Các hoạt động kinh tế được phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại để ghi vào các sổNhật kí - Chứng từ, cuối tháng tổng hợp số liệu từ các sổ Nhật kí - Chứng từ để ghi vào sổ cái các tài khoản.
+ Hệ thống sổ kế toán bao gồm: sổ Nhật – kí chứng từ, sổ cái các tài khoản, sổ kế toán chi tiết, ngoài ra kế toán còn sử dụng các bảng phân bổ, bảng kê để tính toán, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa số liệu phục vụ việc ghi sổ Nhật kí- Chứng từ.
+ Kế toán bán hàng thường sử dụng các sổ: Sổ Nhật kí chứng từ, sổ cái TK
511, TK 641, TK 642, TK 911, sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết thanh toán với người mua, bảng kê nhập xuất tồn.
1.5.3 Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.
+ Các hoạt động kinh tế -tài chính được phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại, tổng hợp số liệu, lập chứng từ ghi sổ, sau đó sử dụng chứng từ ghi sổ để ghi sổ cái các tàikhoản
+ Trong hình thức này, việc ghi sổ theo thứ tự thời gian tách rời việc ghi sổ theo hệ thống trên hai loại sổ kế toán : sổ đăng kí Chứng từ ghi sổ và Sổ cái các tài khoản Hệ thống sổ bao gồm : sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, sổ cái các tài khoản, sổ kế toán chi tiết.
+ Kế toán tiêu thụ thành phẩm thường sử dụng các sổ: sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, Sổcái TK 511, TK 641, TK 641, TK 642, TK 911,… sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết thanh toán với người mua…
1.5.4 Hình thức kế toán nhật kí chung.
+ Sử dụng Sổ NKC để ghi chép tất cả các hoạt động kinh tế - tài chính theo thứ tự thời gian và theo quan hệđối ứng tài khoản, sau đó sử dụng số liệu ở NKC để ghi sổ cái các tài khoản liên quan.
+ Hệ thống sổ kế toán trong hình thức này bao gồm : các Sổ Nhật kí chuyên dùng, Sổ NKC, Sổ cái các tài khoản và các sổ kế toán chi tiết.
+ Kế toán tiêu thụ thành phẩmthường sử dụng các sổ : sổ Nhật kí bán hàng, sổ NKC, Sổ cái các TK 511,641, TK 642, TK 911, sổchi tiết bán hàng, sổ chi tiết thanh toán với người mua…
1.5.5 Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh trong điều kiện áp dụng phần mềm kế toán.
+ Công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình PMKT trên máy vi tính được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây
+ PMKT được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó.
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH DAIWA PLASTICS THANG LONG
Khái quát công ty TNHH Daiwa Plastics Thăng Long
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty.
Nội dung khái quát về công ty:
Công ty TNHH Daiwa Plastics Thăng Long.
Tên giao dịch: Daiwa Plastics Thang Long Company Limited.
Tên viết tắt: DTL CO., LTD.
Số đăng kí kinh doanh: 012043000152
Ban quản lí các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cấp lần đầu ngày 20/01/2010.
Mã số thuế: 0101524352. Địa chỉ trụ sở chính: : Lô K8, Khu công nghiệp Thăng Long, Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Loại hình doanh nghiệp: công ty TNHH 1 thành viên.
Lĩnh vực kinh doanh: Sản Xuất.
Ngành, nghề kinh doanh: Nhựa.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:
+ Hộ chiếu số: TK 4221864 do bộ ngoại giao Nhật Bản cấp ngày 11/04/2011.+ Chức vụ: Tổng giám đốc.
Công ty TNHH Daiwa Plastics Thăng Long là công ty TNHH 1 thành viên, được Ban quản lí các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu số 012043000152 ngày 28/8/2008 cho nhà đầu tư là Daiwa Plastics Co., LTD để đầu tư thành lập doanh nghiệp và thực hiện dự án đầu tư trong thời hạn 43 năm ở Việt Nam kể từ ngày 05/08/2004 (ngày được cấp giấy phép đầu tư tên gọi cũ của công ty là Công ty Liên doanh Daiwa Plastics Thăng Long và đến năm 2008 thì công ty được cấp lại giấy phép đầu tư và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH Daiwa Plastics Thăng Long).
Vốn điều lệ là: 33.498.688.000 VNĐ tương đương với 2.093.668 USD đã được Daiwa Plastics Co., Ltd góp toàn bộ bằng tiền mặt.
Tiến độ thực hiện: đối với mục tiêu sản xuất dự án đã được triển khai hoạt động còn đối vơi mục tiêu mới (thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu và quyền phân phối) đã chính thức hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh
Trụ sở chính của công ty và nhà máy từ khi thành lập đến nay vẫn được duy trì ở Lô K8, khu công nghiệp Thăng Long, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Từ khi hình thành đến nay công ty đã và đang không ngừng phát triển tạo nhiều việc làm cho công dân Việt Nam với tổng số lao động năm 2013 khoảng
Công ty TNHH Daiwa Plastics Thăng Long chuyên sản xuất các linh kiện nhựa cao cấp góp phần lắp ráp nên nhiều sản phẩm của các hãng lớn như Canon, Honda, Yamaha, Panasonic, Toto, Inax, và cung cấp các sản phẩm nhựa cho thị trường nội địa như: chậu hoa, các sản phẩm làm từ nhựa khác.
Hoạt động chính của Công ty TNHH Daiwa Plastics Thăng Long
1 Sản xuất, gia công và lắp ráp các chi tiết nhựa cao cấp phục vụ cho các ngành công nghiệp điện tử, xe máy, ô tô, thiết bị vệ sinh và các ngành công nghiệp khác.
2 Thực hiện quyền XNK hàng hóa theo đúng quy định Pháp luật Việt Nam.
3 Thực hiện quyền phân phối hàng hóa bán buôn (không thành lập cơ sở bán buôn) và thực hiện quyền phân phối bán lẻ (không thành lập cơ sở bán lẻ) theo quy định của pháp luật VN và giấy phép KD được cấp
2.1.2 B máy qu n lí công ty ộ ả
Với mục tiêu hiệu quả,gọn nhẹ, bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức như sau:
Phó giám đốc Phó giám đốc
Bộ phận sản xuất Bộ phận ngoài sản xuất
Bộ phận ngoài sản xuất
Ph Tài chính- kế toán
Ph Hành chính nhân sự
Ph Kỹ thuật- bảo dưỡng
Ph Quản lí chất lượng
Ph Điều hành sản xuất
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức Công ty.
Tổ sản xuất hành chính
Tổ tái chế Kho thành phẩm.
Chức năngnhiệm vụ của từng bộ phận
Ban Giám đốc (GĐ và 2 PGĐ):
GĐ đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty có các quyền và nghĩa vụ sau:
Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty.
Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển của công ty. Ban hành các quy chế nội bộ của công ty Ký kết hợp đồng nhân danh công ty. PGĐ quản lí chung về sản xuất và hoạt động của các phòng ban và chịu trách nhiệm báo cáo lên TGĐ và thực hiện những quyền hạn mà TGĐ ủy quyền hoặc phê duyệt.
Phòng Tài chính- Kế toán.
Tham mưu giúp giám đốc quản lý các vấn đề về hoạt động tài chính của công ty Tìm hiểu các chính sách của nhà nước liên quan đến kế toán: chính sách thuế, pháp lệnh thống kê kế toán Tiến hạch ghi sổ liên quan đến các hoạt động
1,2,3 tài chính thông qua PMKT.Theo dõi đối chiếu công nợ, thanh toán công nợ Chịu trách nhiệm làm việc với các cơ quan kinh tế nhà nước.
Phòng hành chính- nhân sự.
Thực hiện các chế độ cho người lao động theo quy định của luật lao động và các quy định có liên quan Lập kế hoạch đào tạo nhân sự đáp ứng nhu cầu của Công ty cũng như lập kế hoạch duy trì và phát triển nguồn nhân lực theo kế hoạch phát triển của Công ty và thực hiện các thủ tục pháp lý khác.
Dựa trên hợp đồng kinh tế đã được ký kết với bên nước ngoài, các công ty trong khu chế xuất phòng XNK liên hệ với khách hàng, thực hiện giao dịch và hoàn thiện thủ tục liên quan đến xuất-nhập nhập khẩu, thủ tục hải quan, thực hiện lập các đơn đặt hàng nguyên vật liệu cho nhà cung cấp, theo dõi tiêu hao nguyên liệu đảm bảo cung cấp kịp thời nguyên vật liệu cho sản xuất.
Phòng kĩ thuật – bảo dưỡng.
Thiết kế, triển khai, giám sát về kĩ thuật các sản phẩm làm cơ sở đế kí kết các hợp đồng kinh tế Vận hành bảo trì, sửa chữa, Phân tích đánh giá tình hình bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị máy móc của Công ty.
Phòng quản lí chất lượng.
Phòng quản lí chất lượng có chức năng tư vấn cho TGĐ trong các tác quản lí chất lượng hệ thống của công ty theo các tiêu chuẩn kĩ thuật tiên tiến trong sản xuất và môi trường Quản lí tiêu chuẩn hóa, tổ chức thử nghiệm, kiểm định sản phẩm hàng hóa
Phòng điều hành sản xuất.Điều hành toàn bộ quá trình sản xuất theo hệ thống quản lí chất lượng, an toàn, tiết kiệm, năng suất, chất lượng và hiệu quả Cân đối kế hoạch sản xuất, kế hoạch vật tư, NVL, điều động, ra lệnh sản xuất và theo dõi việc đáp ứng.
Phòng bảo vệ. Đảm bảo an ninh trật tự, mở đóng cổng, kiểm soát giấy tờ ra vào đối với cán bộ nhân viên và những người có giao dịch, kiểm soát phương tiện, đồ vật hành lí của mọi người khi ra vào nếu thấy nghi vấn thì được yêu cầu kiểm tra, nếu nghiêm trọng thì có quyền tạm giữ và báo cáo với người có trách nhiệm cao hơn để giải quyết Ngoài ra phòng bảo vệ còn làm nhiệm vụ kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển sản phẩm, tài sản ra ngoài nhà máy.
Thực trạng công tác tổ chức kế toán thành phẩm và giá vốn hàng bán tại công ty TNHH Daiwa Plastics Thăng Long
2.2.1 Tổ chức khai mã hóa ban đầu.
Khi bắt đầu sử dụng phần mềm kế toán, công ty phải thực hiện khai báo mã hóa ban đầu Trong đó, khai báo hệ thống danh mục là việc làm không thể thiếu. Mỗi danh mục quản lý một đối tượng kế toán cụ thể như: Danh mục vật liệu, thành phẩm; danh mục khách hàng; danh mục nhà cung cấp Các danh mục này đều được mã hóa một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý của công ty
Do đặc thù của công ty là sản xuất các linh kiện nhựa theo đơn đặt hàng của khách hàng nên thành phẩm được mã hóa theo Part no của sản phẩm bên khách hàng gửi đến trong đơn đặt hàng Mỗi một thành phẩm được mã hóa theo một mã riêng.
Ví dụ Thành phẩm COVER TAIL có Part no theo đơn đặt hàng của bên khách hàng gửi đến là: 83510-KTL-6400-AA, Mã vật tư của thành phẩm COVERTAIL được mã hóa dựa trên Part no: TPKTL0003 KTL là tên Model của thành phẩm, được bên khách hàng sử dụng để mã hóa Part no cho sản phẩm.
Danh mục kho : Hiện nay công ty có 2 kho để chứa thành phẩm sản xuất xong hoàn thành nhập kho: kho Quang Minh và kho Thăng Long, tương ứng với đó là 2 mã kho: TPQM và TPH.
Danh mục tên nhà cung cấp: được mã hóa theo mã cấp và tên cấp:
599 CT CP nước và công nghệ môi trường.
670 Công ty TNHH MTV Toyota Mỹ Đình- CN Cầu Diễn.
Danh mục tên khách hàng: Danh mục tên khách hàng được mã hóa tương tự như danh mục tên nhà cung cấp gồm mã cấp và tên cấp.
01 Công ty TNHH CANON Việt nam
02 Công ty Honda Việt nam
03 Công ty TNHH Yamaha Motor Việt nam
81 Arion Electric Vietnam co.,Ltd
Công ty sử dụng danh mục TK theo quyết định 15/2006-BTC và trên cơ sở đó các tài khoản được mở chi tiết để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Một số Tài khoản được chi tiết theo yêu cầu quản lí của doanh nghiệp ví dụ như Tài khoản phải thu, phải trả được chi tiết cho từng khách hàng, nhà cung cấp như đã trình bày ở Danh mục tên khách hàng , Danh mục tên nhà cung cấp
Một số tài khoản được mở cho Tài khoản cấp 2 theo yêu cầu quản lí của doanh nghiệp.
TK 1421: Chi phí trả trước.
TK 1422: Chi phí chờ kết chuyển.
TK 635 (chi tiết 01- chi phí tài chính, 02- lãi vay)
TK 5112: Doanh thu bán các TP.
TK 9111: Kết quả Hoạt động SXKD.
TK 9112: Kết quả HĐ tài chính.
TK 9113: Kết quả HĐ bất thường.
Hiện nay, công ty TNHH Daiwa Plastics Thăng Long đang áp dụng phương pháp kế toán HTK theo phương pháp kiểm kê định kì.
2.2.2.1 Đánh giá thành phẩm nhập kho.
Thành phẩm sau khi hoàn thành toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, được phòng Quản lí chất lượng kiểm tra thử chất lượng nếu thành phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng như quy định (OK) thì được làm thủ tục nhập kho.
Do số lượng thành phẩm của công ty TNHH Daiwa Plastics Thăng Long trong (1) tháng có biến động nhập lớn, số lượng nhập lớn và đa dạng nhiều loại sản phẩm nên từng loại thành phẩm nhập kho được đánh giá theo giá hạch toán.
Giá hạch toán chủ yếu giá đã kiểm toán năm trước liền kề.
Biểu 01: Trích Bảng tổng hợp giá hạch toán của từng loại thành phẩm.
STT TÊN VT PART NO GIÁ KIỂM
98 COVER L FLOOR SIDE 83620-KZL-E000-AA 12,237
Cuối năm, công ty sẽ tiến hành tập hợp chi phí để tính được Zsxtt của từng loại TP và tiến hành điều chỉnh chênh lệch giữa Zsxtt nhập kho và giá hạch toán sử dụng trước đó.
Hình 2.3: Tổng hợp giá thành sản xuất thành phẩm thực tế cuối T12/2013.
Giá thành sản xuất đơn vị thực tế của Cover Tail là 3.473
Giá hạch toán được sử dụng để tạm tính giá thành thành phẩm Cover Tail khi nhập kho trong tháng 3 là 2.704
2.2.2.2 Đánh giá thành phẩm xuất kho.
Hiện nay tổng giá trị hạch toán của tất cả các loại thành phẩm xuất kho trong tháng được PMKT tự động tính thông qua việc cuối tháng kế toán hạch toán kết chuyển tổng giá trị tạm tính theo giá hạch toán của thành phẩm tồn kho đầu tháng, tồn kho cuối tháng, nhập kho trong tháng
Kế toán không đánh giá, theo dõi giá trị xuất kho của từng loại thành phẩm theo từng lần nhập, xuất vì thực tế số lượng chủng loại thành phẩm của công ty TNHH Daiwa Plastics Thăng Long quá lớn.
Tổng trị giá TP xuất kho Tổng trị giá
TP tồn kho đầu kì.
Tổng trị giá TP nhập kho trong kì -
Tổng trị giá TP tồn kho CK
2.2.2.3 Chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ.
Mọi nghiệp vụ biến động của từng loại thành phẩm đều phải được phản ánh vào chứng từ thích hợp và đúng nội dung đã quy định Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp, phân loại để tiến hành theo dõi lượng nhập, xuất, tồn trên bảng tính excel và phục vụ công tác tính giá vốn thành phẩm xuất kho theo phương pháp kiểm kê định kì
Chứng từ và thủ tục nhập kho thành phẩm
Hàng ngày, ở các tổ sản xuất trực tiếp sản xuất sản phẩm nếu có lô sản phẩm hoàn thành đã được nhân viên của phòng quản lí chất lượng kiểm tra chất lượng và xác nhận là chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn (OK) thì sẽ được nhân viên của bộ phận điều hành sản xuất (BP PC) mang đến kho thành phẩm Nhân viên của bộ phận kho thành phẩm sẽ lập phiếu nhập kho dựa trên biên bản kiểm nghiệp chất lượng thành phẩm nhập kho, Thủ kho đối chiếu số liệu hàng nhập kho do nhân viên của BP PC mang đến với số liệu ghi trên phiếu nhập kho và tiến hành kí vào phiếu nhập kho.
Những sản phẩm chưa hoàn thành toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất hoặc đã hoàn thành nhưng chưa được kiểm tra chất lượng thì được lưu giữ ở kho Nguyên liệu và vẫn được xem là sản phẩm dở dang.
Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên.
+ Liên 1 : được thủ kho giữ làm căn cứ nhập liệu vào PMKT Fast ở kho từ đó lên được số liệu trên thẻ kho, bảng kê phiếu nhập, bảng kê phiếu xuất, báo cáo nhập xuất tồn.
+ Liên 2 : nhân viên của BP PC giữ và chuyển về cho Phòng điều hành sản xuất.
+ Liên 3 : chuyển lên cho phòng kế toán để phòng kế toán lưu trữ và phục vụ cho phần hành kế toán thành phẩm.
Chứng từ và thủ tục xuất kho thành phẩm
Thực trạng công tác tổ chức kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty
2.3.1 Các phương thức bán hàng và thời điểm ghi nhận doanh thu tại Công ty TNHH Daiwa Plastics Thăng Long.
2.3.1.1 Các phương thức bán hàng.
Sản phẩm của công ty TNHH Daiwa Plastics Thăng Long chủ yếu là các chi tiết nhựa cao cấp, các linh kiện điện tử được sản xuất từ nguồn nguyên liệu trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài chủ yếu là từ Nhật Bản.
Công ty TNHH Daiwa Plastics Thăng Long có cả hoạt động tiêu thụ thành phẩm trong nước: công ty TNHH Panasonic Appliance Việt Nam, và hoạt động xuất khẩu vào trong khu chế xuất : Công ty TNHH Canon Việt Nam chi nhánh Tiên Sơn ở Khu công nghiệp Tiên Du- Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Hiện công ty TNHH Daiwa Plastics Thăng Long có các phương thức tiêu thụ thành phẩm như sau:
+ Phương thức bán hàng trực tiếp thu tiền ngay hoặc trả chậm.
Bán hàng cho doanh nghiệp trong khu chế xuất: hiện nay công ty có sản xuất các chi tiết nhựa cao cấp theo đơn đặt hàng và bán cho một số doanh nghiệp nằm trong khu chế xuất ( xuất nhập khẩu tại chỗ) ví dụ như Công ty TNHH Canon Việt Nam ở khu công nghiệp Tiên Du- Tiên Sơn, Bắc Ninh.
Bán lẻ: Công ty TNHH Daiwa Plastics Thăng Long hiện đang thuê 1 cửa hàng ở phố Nguyễn Lương Bằng, thành phố Hà Nội để kinh doanh bán buôn, bán lẻ chậu hoa.
Bán buôn: công ty cũng bán buôn chậu hoa với số lượng lớn.
+ Phương thức bán hàng trực tiếp qua kho: đối với các đơn đặt hàng của các hãng: Panasonic, Yamaha, Inax, và một số doanh nghiệp khác thì sau khi sản xuất xong sản phẩm theo đơn đặt hàng công ty tiến hành bán hàng trực tiếp qua kho.
+ Phương thức bán hàng thông qua đại lí: hiện nay công ty có gửi bán chậu hoa qua một số đại lí như: đại lí Đông Phương, đại lí Anh Thành, Đại lí chị Hà Đô, đại lí chị Gấm,…
2.3.1.2 Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng.
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu :
Doanh thu được ghi nhận vào báo cáo kết quả kinh doanh khi công ty đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm được chuyển giao cho người mua.
Hiện nay công ty ghi nhận doanh thu tại thời điểm xuất HĐ GTGT, kế toán xuất HĐ GTGT cho khách hàng và tiến hành ghi nhận doanh thu bán hàng vào sổ 5112 thông qua PMKT Acsoft.
Ngoài ra do đặc điểm giao dịch với một số khách hàng lớn như Honda, Panasonic, Canon, TOA,… Một số tháng công ty đã hoàn thành việc giao hàng cho những khách hàng này nhưng đơn giá của thành phẩm chưa có sự thỏa thuận cuối cùng giữa 2 bên (khách hàng đòi hỏi công ty phải có sự điều chỉnh thường xuyên về giá) dẫn đến công ty chưa xác định chính xác được doanh thu bán hàng.
Theo nguyên tắc ghi nhận doanh thu của công ty: Doanh thu được ghi nhận vào báo cáo kết quả kinh doanh khi công ty đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm được chuyển giao cho người mua nên kế toán sẽ tiến hành tạm tính doanh thu bán hàng đối với những khách hàng này vào thời điểm cuối tháng khi chưa xuất hết hóa đơn GTGT hoặc Invoice (HĐ XK) đối với một số giao dịch chưa đạt thỏa thuận cuối cùng về giá, sau đó khi đạt thỏa thuận về giá, kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh doanh thu.
2.3.2 Kế toán doanh thu bán hàng và thuế GTGT tại công ty TNHH Daiwa Plastics Thăng Long.
DTBH của công ty đến từ 2 nguồn đó là tiêu thụ thành phẩm trong nước và xuất khẩu vào khu chế xuất Bán hàng vào khu chế xuất là một hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ (Xuất khẩu hàng Sản Xuất từ hàng nhập khẩu)
DTBH của công ty trong trường hợp được xác định theo ngoại tệ thì được quy đổi ra VNĐ theo tỉ giá giao dịch thực tế tại ngày công ty xuất HĐ GTGT cho khách hàng và tỉ giá mà công ty áp dụng là Tỉ giá giao dịch thực tế theo ngày của Ngân hàng VCB.
DTBH của công ty được xác định căn cứ vào số lượng và đơn giá mà khách hàng và công ty đã thỏa thuận với khách hàng hoặc giá bán do công ty quy định và tỉ giá giao dịch thực tế tại ngày xuất hóa đơn của Ngân hàng VCB (invoice/ packing list).
Nếu là tiêu thụ thành phẩm trong nước thì sau khi hoàn thành bộ phận kho hoàn thành thủ tục bàn giao sản phẩm cho khách hàng theo đúng hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàng, được khách hàng xác nhận là đã nhận đủ hàng, kế toán tiến hành xuất hóa đơn GTGT cho bên khách hàng, sau đó kế toán tiến hành ghi nhận doanh thu bán hàng thông qua PMKT Acsoft.
Nếu là tiêu thụ sản phẩm bằng hình thức bán lẻ, bán buôn thì cuối ngày nhân viên của cửa hàng ở Nguyễn Lương Bằng tiến hành lập bảng kê bán hàng tổng hợp các giao dịch bán hàng trong ngày của cửa hàng, sau đó chuyển về cho kế toán công ty để kế toán tiến hành xuất hóa đơn GTGT, gửi hóa đơn GTGT (liên 2) cho khách hàng nếu có yêu cầu.
Thực trang công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty
2.4.2 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp.
2.4.2.1 Kế toán chi phí bán hàng.
Khi thực hiện công tác tiêu thụ thành phẩm công ty phải bỏ ra một số khoản chi phí để phục vụ khâu bán hàng như chi phí vật liệu, bao bì, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí DV mua ngoài, chi phí bằng tiền khác Các khoản này gọi chung là chi phí bán hàng.
Chứng từ và sổ kế toán sử dụng
+ Sổ chi tiết các TK 6412, 6414, 6417, 6418.
+ Sổ tổng hợp chi tiết các TK 6412, 6414, 6417, 6418.
Tài khoản kế toán sử dụng
+ TK 6412: Chi phí VL, bao bì.
+ TK 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ.
+ TK 6417: Chi phí DV mua ngoài.
+ TK 6418: Chi phí bằng tiền khác. Đối với chi phí khấu hao TSCĐ:
Cuối tháng kế toán phụ trách phần hành TSCĐ tiến hành trích khấu haoTSCĐ cho tất cả các TSCĐ của doanh nghiệp
Hình 2.15: Màn hình trích khấu hao TSCĐ toàn doanh nghiệp T3/2013
Biểu 25- Mẫu Bảng tính khấu hao.
Biểu 26: Mẫu sổ cái TK 641- Chi phí bán hàng
CÔNG TY TNHH DAIWA PLASTICS THĂNG LONG (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
Lô K8 KCN Thăng Long, Đông Anh, Tp Hà Nội ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Ngày tháng Tài khoản ghi sổ Số hiệu Ngày tháng Trang sổ Số TT dòng Đ/Ư Nợ Có
7 05/03/2013 TTTU số PC 50: Mua vé tháng 3/2013 141 6,120,000
58 05/03/2013 Chi bồi dường bốc dỡ nhựa, lệ phí bến bãi 1111 120,000
338 22/03/2013 Sửa xe ô tô 29LD-2366-2275 (HĐ 5947) 331 7767000
349 22/03/2013 Phí hội chợ triển lãm (HĐ 3792) 331 7,727,273
471 31/03/2013 Trích khấu hao TSCĐ T3/13- ô tô tải giao hàng 2141 23,799,186
479 31/03/2013 Xuất cho sản xuất T3/13- Bao bì sản xuất 6112 422,316,202
TH5 31/03/2013 Phân bổ chi phí bán hàng từ ngày 9111 2,839,032,367
Người ghi sổ Ngày… tháng… năm
Tên Tài Khoản: 641- Chi phí bán hàng.
Diễn giải Nhật ký chung Số phát sinh
2.4.2.2 Kế toán chi phí quản lí doanh nghiệp.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, công ty đã phát sinh các khoản chi phí liên quan đến hoạt động chung như: chi phí NV quản lí, chi phí đồ dùng VP, chi phí khấu hao TSCĐ, thuế phí và lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí QL bằng tiền khác Các chi phí này gọi chung là chi phí quản lí doanh nghiệp.
Chứng từ và sổ kế toán sử dụng
+ bảng lương theo từng tháng của bộ phận sản xuất và bộ phận quản lí phân xưởng, bộ phận văn phòng ( lương, các khoản trích theo lương).
+ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
+ HĐ GTGT của văn phòng phẩm mua vào.
+ Sổ chi tiết các TK 6421, 6423, 6424, 6425, 6427, 6428.
Tài khoản kế toán sử dụng
TK 642- Chi phí quản lí doanh nghiệp TK 642 có các TK cấp 2 như sau:
+ TK 6421: Chi phí NV quản lí.
+ TK 6423: Chi phí đồ dùng VP.
+ TK 6424: chi phí khấu hao TSCĐ.
+ TK 6425: Thuế phí và lệ phí.
+ TK 6427: Chi phí DV mua ngoài.
+ TK 6428: Chi phí bằng tiền khác. Đối với chi phí đồ dùng VP
Kế toán căn cứ vào HĐGTGT của văn phòng phẩm mua ngoài dùng cho bộ phận văn phòng, kế toán hạch toán vào TK 6423- chi phí đồ dùng VP
Biểu 27 – Mẫu Hóa đơn GTGT mua mực in của Công ty Trường An.
Biểu 28- Mẫu sổ cái TK 642.
CÔNG TY TNHH DAIWA PLASTICS THĂNG LONG (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
Lô K8 KCN Thăng Long, Đông Anh, Tp Hà Nội ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Ngày tháng Tài khoản ghi sổ Số hiệu Ngày tháng Trang sổ Số TT dòng Đ/Ư Nợ Có
70 15/03/2013 TT tiền dịch thuật công chứng, mua vé 1111 1,610,000 máy bay, sửa chữa điện thoại
471 31/03/2013 Trích khấu hao TSCĐ T3/13- ô tô đưa đón 2141 579,722 nhân viên
TH6 31/03/2013 Phân bổ chi phí quản lý từ ngày 9111 2,500,084,090
TH7 31/03/2013 Phân bổ chi phí bán hàng từ ngày 9111 38,540,040
Người ghi sổ Ngày… tháng… năm
Tên Tài Khoản: 642- Chi phí quản lí doanh nghiệp.
Diễn giải Nhật ký chung Số phát sinh
2.4.3 Kế toán chi phí tài chính và doanh thu tài chính.
2.4.3.1 Kế toán chi phí tài chính.
Hiện nay, CP tài chính của Công tychủ yếu bao gồm Chi phí lãi vay từ các
TK khác nhau như : TK 016778.5; TK 037687.0; TK 0168.9.3; lãi vay USD TKO; Lãi vay USD BK Bank; Lãi vay VNĐ VIB Bank;… và Lỗ chênh lệch tỷ giá như :CL tỷ giá thanh toán nợ vay Tokyobank, CL tỷ giá thanh toán 331-
Inabata, Chênh lệch tỷ giá tiền lương của 3 Sếp,…
Chứng từ và sổ kế toán sử dụng
+ Sao kê lãi tiền vay.
+ Sổ tổng hợp chi tiết TK 635.
+ Sổ cái TK 635 (chi tiết 01- chi phí tài chính, 02- lãi vay)
Tài khoản kế toán sử dụng
Khi nhận được chứng từ của NH về số tiền lãi vay, kế toán ngân hàng thực hiện hạch toán thông qua PMKT. Đối với chênh lệch tỷ giá thanh toán ( thanh toán nợ vay hoặc thanh toán tiền lương cho 3 sếp) cuối tháng kế toán tổng hợp mới thực hiện tính toán.
Khi nhận nợ bằng USD, kế toán tiến hành hạch toán vào bên Có của
TK 331 theo tỉ giá niêm yết ngoại tệ tại ngày ghi sổ của ngân hàng VCB Khi thanh toán nợ thì hạch toán theo tỉ giá xuất quỹ của TK thanh toán Cuối tháng kế toán tổng hợp tính và ghi nhận CL tỷ giá thanh toán.
Biểu 29 –Mẫu Sổ cái TK 635 tháng 03/2013.
CÔNG TY TNHH DAIWA PLASTICS THĂNG LONG MẪU SỔ S03B - DN
Lô K8 KCN Thăng Long, Đông Anh, Tp Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Dư đầu kì ngày tháng Tài khoản ghi sổ Số hiệu Ngày tháng Trang sổ Số TT dòng Đ/Ư Nợ Có
C3-0014 05/03/2013 TT lãi TT chậm cho Yamaha theo INV 1132 9,894,406
BK- Lãi vay 28/03/2013 Lãi vay USD BK bank 1122 14.228.510
HĐTC 31/03/2013 Xác định kết quả HĐTC từ 01/03/2013 đến 31/03/2013 9112 614,492,677
480 31/03/2013 CL tỷ giá thanh toán nợ vay Tokyobank (500.000 USD) 311 77,500,000
481 31/03/2013 CL tỷ giá thanh toán 331 T3/13- Inabata 331 133,025,934
483 31/03/2013 CL tỷ giá thanh toán tiền lương của 3 Sếp T2/13 3344 1,727,500
484 31/03/2013 Trích lãi tiền vay thuê mua tài chính T3/13- MULS 335 108,808,901
Tên Tài Khoản: 635- Chi phí tài chính Đến ngày 31/03/2013
Dư cuối kì người ghi sổ Ngày… tháng… năm giám đốc
Nhật ký chung Số phát sinh
VIB- lãi vay 20/03/2013 Lãi vay VNĐ VIB Bank 1121 21,339,229
BK- Lãi vay 28/03/2013 Lãi vay USD BK bank 1122 14.228.510
HĐTC 31/03/2013 Xác định kết quả HĐTC từ 01/03/2013 đến 31/03/2013 9112 614,492,677
480 31/03/2013 CL tỷ giá thanh toán nợ vay Tokyobank (500.000 USD) 311 77,500,000
483 31/03/2013 CL tỷ giá thanh toán tiền lương của 3 Sếp T2/13 3344 1,727,500
484 31/03/2013 Trích lãi tiền vay thuê mua tài chính T3/13- MULS 335 108,808,901
Dư cuối kì Tổng cộng
Hiện nay , Doanh thu hoạt động tài chính củaCông tychủ yếu bao gồm: lãi tiền gửi và lãi chênh lệch tỷ giá
Lãi tiền gửi Đến kì nhận lãi tiền gửi, công ty nhận được Giấy báo của các Ngân hàng (những NH Công ty mở TK tiền gửi như: NH Vietcombank Hà Nội, NH VIB, NH Standard Chartered,…) thông báo về khoản lãi tính trên số tiền gửi tại ngân hàng của Công ty. Đối với chênh lệch tỷ giá thanh toán (thanh toán nợ vay hoặc thanh toán tiền lương cho 3 sếp) cuối tháng kế toán tổng hợp mới thực hiện tính toán, nếu có chênh lệch lãi tỷ giá thanh toán thì cuối tháng kế toán mới thực hiện hạch toán vào TK 515.
Biểu 30- Mẫu sổ cái TK 515.
CÔNG TY TNHH DAIWA PLASTICS THĂNG LONG (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
Lô K8 KCN Thăng Long, Đông Anh, Tp Hà Nội ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Dư đầu kì ngày tháng Tài khoản ghi sổ Số hiệu Ngày tháng Trang sổ Số TT dòng Đ/Ư Nợ Có
MZH- lãi 01/03/2013 lãi tiền gửi VNĐ của MZH 1121 57,427
MZH- lãi 01/03/2013 Lãi tiền gửi USD 1122 96,043
SMBC- lãi 22/03/2013 Lãi tiền gửi VND SMBC 1121 350,040
S- lãi 29/03/2013 Lãi tiền gửi VND T3.13 1121 1,184,501
VIB- lãi 30/03/2013 Lãi tiền gửi VND VIB 1121 19,118
HĐTC 31/03/2013 Xác định kết quả HĐTC từ 01/03/2013 9112 26,431,336 đến 31/03/2013
481 31/03/2013 CL tỷ giá thanh toán 331 T3.13- Sojitz 331 107,750
483 31/03/2013 CL tỷ giá thanh toán 331 T3.13 Miyazki 336
Dư cuối kì người ghi sổ Ngày… tháng… năm giám đốc
Tên Tài Khoản: 515- Doanh thu tài chính Đến ngày 31/03/2013 Chứng từ
Diễn giải Nhật ký chung Số phát sinh
2.4.4 Kế toán chi phí khác và thu nhập khác.
2.4.4.1 Kế toán chi phí khác.
Nội dung Đối với khoản chi phí khác thì hiện nay công ty có phát sinh những khoản chi phí khác như: bồi thường sản phẩm hỏng, sửa khuôn, đền bù nguyên liệu, đền bù hao hụt
Chứng từ và sổ kế toán
+ Debit Note do khách hàng gửi đến.
+ Sổ tổng hợp chi tiết TK 811.
Tài khoản kế toán sử dụng
Khi đã có sự thỏa thuận về đền bù hao hụt nguyên vật liệu giữa công tyTNHH Daiwa Plastics Thăng Long với công ty TNHH Panasonic AppliancesViệt Nam và kế toán nhận được Debit Note do công ty TNHH PanasonicAppliances Việt Nam - bên được hưởng đền bù gửi đến thì kế toán căn cứ vàoDebit Note để hạch toán vào TK 811.
Biểu 31- Mẫu Sổ cái tài khoản 811.
2.4.4.2 Kế toán thu nhập khác.
Nội dung Đối với khoản thu nhập khác thì hiện nay công ty có phát sinh những khoản thu nhập khác như: xuất bán phế liệu, xuất bán nhựa, nhựa xay,…
Chứng từ và sổ kế toán
+ Biên bản thanh lí, nhượng bán TSCĐ.
Tài khoản kế toán sử dụng
Biểu 32- Mẫu Sổ cái Tài khoản 711.
2.4.5 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
Hiện nay, công ty TNHH Daiwa Plastics Thăng Long kê khai và nộp thuế TNDN theo quý Đầu tháng tiếp theo của quý thì kế toán thuế công ty sẽ chịu trách nhiệm kê khai thuế TNDN tạm tính.
Sau khi kê khai thuế TNDN tạm tính thì kế toán thuế không hạch toán tăng khoản chi phí thuế TNDN vào TK 8211 và tăng khoản thuế TNDN đối ứng vào TK 3334 vào thời điểm kết thúc từng quý mà đợi đến khi công ty Kiểm toán Nexia ACPA hoàn thành xong thủ tục kiểm toán và tư vấn cho công ty hoàn thiện BCTC thì kế toán thuế mới tiến hành hạch toán tổng Chi phí thuế TNDN của cả năm vào sổ cái TK 8211- chi phí thuế TNDN hiện hành và thực hiện kết chuyển thuế chi phí thuế TNDN để xác định kết quả kinh doanh của cả năm 2013.
Kế toán thuế căn cứ vào Tờ khai thuế TNDN tạm tính để điền vào form giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước đề nghị Ngân hàng VCB trích trực tiếp từ TK của công ty mở tại VCB để chuyển cho KBNN : tài khoản Viettin Bank chi nhánh Đống Đa
Kế toán ngân hàng căn cứ vào giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà Nước để hạch toán Nợ TK 334/ Có TK 1121 thông qua PMKT
Việc hạch toán này được thực hiện ở đầu các tháng tiếp theo của quý khác: tháng 4-7-10-1.
Chứng từ và sổ kế toán sử dụng
+ Tờ khai thuế TNDN tạm tính.
+ Giấy nộp tiền vào Ngân Sách Nhà Nước.
Tài khoản kế toán sử dụng
+ TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành.
+ TK 3334- Thuế thu nhập DN.
+ TK 1121- chi tiết Ngân hàng VCB.
Cuối năm căn cứ vào ý kiến kiểm toán của công ty kiểm toán Nexia ACPA để hoàn thiện BCTC và số thuế TNDN phải nộp thì kế toán tổng hợp mới tiến hành hạch toán vào TK 8211.
Hiện nay Công ty TNHH Daiwa Plastics Thăng Long nộp và kê khai thuế TNDN theo quý- Quý I/II/III/IV và nộp thuế TNDN tạm tính ở những tháng tiếp theo của Quý- Tháng 1/4/7/10.
Biểu 33- Mẫu sổ cái TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành
CÔNG TY TNHH DAIWA PLASTICS THĂNG LONG MẪU SỔ S03B - DN
Lô K8 KCN Thăng Long, Đông Anh, Tp Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
SỔ CÁI ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Ngày tháng Tài khoản ghi sổ Số hiệu Ngày tháng Trang sổ Số TT dòng Đ/Ư Nợ Có
31/12/2013 ĐCKT 31/12/2013 Đ/c thuế TNDN bổ sung năm 2012 3334 299,700,099
31/12/2013 ĐCKT 31/12/2013 Chi phí thuế TNDN năm 2013 3334 2,324,224,878
31/12/2013 TNDN 31/12/2013 Kết chuyển thuế thu nhập DN
Người ghi sổ Ngày… tháng… năm
Tên Tài Khoản:8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành
Diễn giải Nhật ký chung Số phát sinh
Biểu 34- Mẫu Phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi.
2.4.6 Kế toán xác định kết quả kinh doanh.
Cuối mỗi tháng kế toán tổng hợp thực hiện kết chuyển hết số dư của các TK doanh thu, TK chi phí, TK thu nhập khác để xác định kết quả kinh doanh của từng hoạt động (HĐSXKD, HĐTC, Hoạt động bất thường) và thực hiện kết chuyển Lãi lỗ để xác định Lợi nhuận chưa phân phối năm nay.
Hiện nay, Trên hệ thống TK cấp 2 của Công ty TK 9113 có tên gọi là
- Kết quả HĐ bất thường
Hình 2.16: Màn hình kết chuyển kết quả kinh doanh T3/2013
Sau khi xác nhận thì PMKT tự động kết chuyển số dư TK 632, TK
641, TK 642, TK 511 sang TK 911 và các TK trên không có số dư cuối kì.
Hình 2.17: Màn hình kết chuyển kết quả HĐTC T3/2013
Sau khi thực hiện “ xác nhận” thì PMKT tự động kết chuyển doanh thu tài chính, chi phí tài chính và số dư trên TK 515, TK 635 đều bằng 0.
Hình 2.18: Màn hình kết chuyển KQHĐ khác T3/2013.
Sau khi thực hiện “ xác nhận” thì PMKT tự động kết chuyển doanh thu tài chính, chi phí tài chính và số dư trên TK 711, TK 811 đều bằng 0.
Kết chuyển lãi, lỗ của tháng 3/2013.
Hình 2.19: Màn hình kết chuyển lãi lỗ T3/2013.
Sau khi thực hiện “ xác nhận” thì PMKT tự động kết chuyển lãi, lỗ của tháng 3/2013 và số dư trên TK 9111 bằng 0.
Biểu 35- Mẫu Sổ cái Tài khoản 9111- Kết quả hoạt động SXKD
CÔNG TY TNHH DAIWA PLASTICS THĂNG LONG (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
Lô K8 KCN Thăng Long, Đông Anh, Tp Hà Nội ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Dư đầu kì ngày tháng Tài khoản ghi sổ Số hiệu Ngày tháng Trang sổ Số TT dòng Đ/Ư Nợ Có
KQKD 31/03/2013 Xác định kết quả HĐKD từ 01/03/2013 đến 31/03/2013 632 44,177,843,892
KQKD 31/03/2013 Xác định kết quả HĐSX từ 01/03/2013 đến 31/03/2013 5112 51,624,808,520
TH5 31/03/2013 Phân bổ chi phí bán hàng từ ngày 01/03/2013 đến ngày 31/03/2013 6412 831,164,237
TH5 31/03/2013 Phân bổ chi phí bán hàng từ ngày 01/03/2013 đến ngày 31/03/2013 6414 23,799,186
TH6 31/03/2013 Phân bổ chi phí quản lý từ ngày 01/03/2013 đến ngày 31/03/2013 6421 1,553,828,652
TH6 31/03/2013 Phân bổ chi phí quản lý từ ngày 01/03/2013 đến ngày 31/03/2013 6423 39,124,849
TH6 31/03/2013 Phân bổ chi phí quản lý từ ngày 01/03/2013 đến ngày 31/03/2013 6427 449,897,752
TH6 31/03/2013 Phân bổ chi phí quản lý từ ngày 01/03/2013 đến ngày 31/03/2013 6428 331,272,782
TH7 31/03/2013 Phân bổ chi phí quản lý từ ngày 01/03/2013 đến ngày 31/03/2013 6428 38,540,040
KCLL 31/03/2013 Kết chuyển lãi lỗ từ 01/03/2013 đến ngày 31/03/2013 4212 2,107,848,171
KCLL 31/03/2013 Kết chuyển lãi lỗ từ 01/03/2013 đến ngày 31/03/2013 4212 38,540,040
Dư cuối kì người ghi sổ Ngày… tháng… năm giám đốc
Tên Tài Khoản: 9111- Kết quả hoạt động SXKD
Diễn giải Nhật ký chung Số phát sinh
TH5 31/03/2013 Phân bổ chi phí bán hàng từ ngày 01/03/2013 đến ngày 31/03/2013 6412 831,164,237
TH5 31/03/2013 Phân bổ chi phí bán hàng từ ngày 01/03/2013 đến ngày 31/03/2013 6414 23,799,186
TH6 31/03/2013 Phân bổ chi phí quản lý từ ngày 01/03/2013 đến ngày 31/03/2013 6421 1,553,828,652
TH6 31/03/2013 Phân bổ chi phí quản lý từ ngày 01/03/2013 đến ngày 31/03/2013 6423 39,124,849
TH6 31/03/2013 Phân bổ chi phí quản lý từ ngày 01/03/2013 đến ngày 31/03/2013 6427 449,897,752
TH6 31/03/2013 Phân bổ chi phí quản lý từ ngày 01/03/2013 đến ngày 31/03/2013 6428 331,272,782
TH7 31/03/2013 Phân bổ chi phí quản lý từ ngày 01/03/2013 đến ngày 31/03/2013 6428 38,540,040
KCLL 31/03/2013 Kết chuyển lãi lỗ từ 01/03/2013 đến ngày 31/03/2013 4212 2,096,646,382
KCLL 31/03/2013 Kết chuyển lãi lỗ từ 01/03/2013 đến ngày 31/03/2013 4212 38,540,040
Dư cuối kì người ghi sổ Ngày… tháng… năm giám đốc
KCLL 31/03/2013 Kết chuyển lãi lỗ từ 01/03/2013 đến ngày 31/03/2013 4212 2,096,646,382
Biểu 36- Mẫu Sổ cái Tài khoản 9112- Kết quả hoạt động tài chính.
Biểu 37- Mẫu Sổ cái Tài khoản 9113- Kết quả hoạt động bất thường.
Biểu 38- Mẫu Sổ cái Tài khoản 4212- Lợi nhuận chưa phân phối năm nay.
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH DAIWA PLASTICS THĂNG LONG
Nhận xét và đánh giá chung về công tác tổ chức kế toán thành phẩm, tiêu thụ phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Daiwa
3.1.1.1 Đối với kế toán toàn công ty.
Nhìn chung việc tổ chức công tác kế toán tại Công ty được thực hiện một cách có hệ thống, phù hợp với chính sách, chế độ, thể chế tài chính kế toán hiện hành.
Thứ nhất, về bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán hoạt động có hiệu quả với đội ngũ cán bộ kế toán nữ trẻ, có trình độ chuyên môn, nhiệt tình, tiếp cận kịp thời với chế độ kế toán và vận dụng một cách linh hoạt Mỗi kế toán viên thực hiện công việc được giao theo bảng phân công công việc của phòng kế toán.
Thứ hai, hệ thống tài khoản sử dụng và báo cáo sử dụng:
Hệ thống tài khoản kế toán và báo cáo áp dụng theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC Hệ thống tài khoản sử dụng trong hạch toán được chi tiết tương đối phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty, quy định thống nhất của nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện của cơ quan quản lý cấp trên
Thứ ba, Chứng từ sử dụng:
Công ty đã xây dựng và áp dụng quy trình lập và luân chuyển chứng từ một cách khoa học, đúng trình tự và có sự kiểm tra, kiểm soát chứng từ một cách chặt chẽ bởi những người có trách nhiệm và thẩm quyền.
Thứ tư, sổ sách sử dụng:
Công ty sử dụng PMKT Acsoft để hạch toán tạo nên sự tiện lợi, kịp thời, chính xác, khoa học, cũng như tiết kiệm thời gian Hệ thống sổ sách được ban hành theo đúng hình thức kế toán DN áp dụng: hình thức nhật ký chung Sổ kế toán được in bằng máy từng tờ rời và đóng lại thành quyển nên đảm bảo rõ ràng, không tẩy xóa PMKT không quá phức tạp, dễ sử dụng, có sự liên kết giữa số liệu của các sổ với nhau Kế toán chỉ cần hạch toán giao dịch, sau đó số liệu kế toán tự động đi vào các sổ liên quan như sổ NKC, sổ chi tiết TK, sổ cái TK,
Thứ năm, Tổ chức công tác hạch toán kế toán:
Từ khi thành lập tới nay, Công ty không ngừng hoàn thiện, nâng cao phương pháp và tổ chức công tác hạch toán kế toán nhằm đạt hiệu quả cao nhất đồng thời tuân thủ các chế độ kế toán hiện hành
Nhìn một cách tổng thể, công tác kế toán tại Công ty đã chấp hành nghiêm chỉnh Luật kế toán Việt Nam, điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước ban hành, chế độ và các chuẩn mực kế toán hiện hành, tuân thủ các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi cũng như lý luận cơ bản của lý thuyết hạch toán kế toán.
Về tổ chức hạch toán kế toán của Công ty nhìn chung đã áp dụng đúng chế độ kế toán DN ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, và các nghị định, thông tư hướng dẫn về quản lý tài chính trong các DN.
Về phương pháp hạch toán kế toán, đơn vị áp dụng và tuân thủ theo
QĐ 15/2006 và các CMKT hiện hành
Thứ sáu, về giá hạch toán.
Hiện nay Công ty TNHH Daiwa Plastics Thăng Long đang sử dụng giá hạch toán để kế toán thành phẩm nhập kho, tồn kho và xuất kho phục vụ công tác tính giá vốn hàng bán Do đặc thù công ty là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các linh kiện nhựa, số lượng thành phẩm tương đối nhiều nên không thể tập hợp chi phí giá thành cho từng loại thành phẩm trong từng tháng nên công ty sử dụng giá hạch toán thay cho giá thành sản xuất thực tế của từng loại thành phẩm và điều chỉnh giá vốn hàng bán vào thời điểm cuối năm, điều này giúp cho doanh nghiệp đưa ra những quyết định kịp thời (ví dụ quyết định nhận đơn đặt hàng hay không?)
Thứ bảy,về công tác kế toán quản trị
Hiện nay công ty đã tích cực chú trọng trong công tác kế toán quản trị cụ thể là công ty lập các báo cáo quản trị để theo dõi doanh thu bán hàng: Báo cáo tiêu thụ theo từng tháng để theo dõi doanh thu bán hàng cho từng khách hàng, theo từng ngày trong tháng, tình hình xuất hóa đơn trong tháng; báo cáo mua hàng để theo dõi tình hình mua hàng trong tháng Ngoài ra kế toán cũng lập bảng phân tích tình hình biến động doanh thu trong từng tháng để theo dõi tình hình biến động của doanh thu bán hàng.
3.1.1.2 Đối với công tác Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định KQKD tại công ty TNHH Daiwa Plastics Thăng Long.
Về cơ bản, Công ty đã áp dụng tốt theo những quy định trong CMKT
VN và Chế độ kế toán DN Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm hình thành nên doanh thu, chi phí và các khoản doanh thu tài chính, chi phí tài chính, thu nhập khác, chi phí khác được theo dõi ghi nhận theo một quy trình luân chuyển khoa hoc, kịp thời, hiệu quả.
Bên cạnh những ưu điểm đạt được, tổ chức công tác kế toán tại Công ty nói chung cũng như công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh còn tồn tại một số hạn chế.
3.1.2.1 Đối với tổ chức công tác kế toán toàn Công ty
Thứ nhất, về bộ máy kế toán
Các nghiệp vụ phát sinh không đều vào các thời điểm khác nhau trong kỳ. Công việc kế toán tương đối nhiều, số lượng nghiệp vụ phát sinh trong ngày khá nhiều tuy nhiên số lượng kế toán nhân viên kế toán khá hạn chế - 1 kế toán trưởng và 4 kế toán viên
Dựa vào bảng phân công công việc của phòng kế toán có thể thấy được nhân viên kế toán phải kiêm nhiều công việc khác nhau nên khi khối lượng nghiệp vụ phát sinh nhiều, các nhân viên phải chịu gánh nặng công việc, áp lực lớn có thể ảnh hưởng kết quả kế toán, đặc biệt thời điểm cuối kỳ kế toán. Ngoài ra một đặc điểm đáng chú ý trong việc phân công công việc kế toán là phân công công việc kế toán chưa hợp lí còn chồng chéo giữa các phần hành kế toán với nhau.
+ Điển hình là kế toán trưởng ngoài công việc là một kế toán trưởng còn phải chịu trách nhiệm: tính giá thành chi tiết cho sản phẩm, kê khai thuế TNDN hoặc quyết toán thuế, tính lương cho khu vực văn phòng, theo dõi các khoản phải thu, lập kế hoạch tài chính, kế hoạch vay Ngân hàng, kí phiếu nhập kho nguyên liệu.Số lượng công việc khá nhiều, tuy nhiên có một số công việc không thống nhất và có thể ủy quyền cho kế toán viên làm: theo dõi các khoản phải thu sẽ do kế toán công nợ làm.
Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Daiwa
thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Daiwa Plastics Thăng Long.
3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty.
Hệ thống kế toán Việt Nam đã không ngừng được đổi mới cho phù hợp với quá trình phát triển kinh tế, với sự đổi mới của cơ chế kinh tế, nhưng do điều kiện công việc cải cách hệ thống kế toán phức tạp lại diễn ra một cách khẩn trương nên chắc chắn còn có nhiều khiếm khuyết và có những quy trình chưa hoàn toàn phù hợp
Mặc dù hệ thống kế toán DN được xây dựng thích ứng phù hợp với đặc điểm kinh tế, yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế tài chính của các DN Việt Nam hiện nay và những năm sắp tới nhưng trong quá trình nên kinh tế vận động, đổi mới có rất nhiều nghiệp vụ mới nảy sinh mà khi xây dựng chế độ kế toán các nhà kinh tế đã không lường hết được Thêm nữa khi áp dụng vào từng mô hình DN cụ thể lại phát sinh nhiều vấn đề đòi hỏi phải hoàn thiện dần hệ thống kế toán mới phát huy tốt nhất các hoạt động kinh tế DN.
Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh là một bộ phận công việc phức tạp và luôn chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ công việc kế toán Mục tiêu cuối cùng của bất kỳ DNSXKD nào cũng là tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí Để thực hiện được mục tiêu cuối cùng đó thì đòi hỏi công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh phải được tổ chức một cách khoa học, hợp lý và ngày càng hoàn thiện.
Hơn nữa, trong xu thế phát triển hội nhập với nền kinh tế thế giới, việc hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh của Công ty theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán nói riêng là điều hết sức quan trọng Măc dù hệ thống VAS của Việt Nam còn chưa đầy đủ và còn có sự khác biệt so với thông lệ quốc tế, tuy nhiên, việc áp dụng một cách đúng đắn và nghiêm túc các chuẩn mực kế toán này sẽ là điều kiện giúp DN có thể lập và trình bày BCTC sát với thông lệ quốc tế, từ đó có thể cung cấp thông tin về tình hình tài chính - kế toán của
DN một cách chính xác và hợp lý nhất.
3.2.2 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty
3.2.2.1 Đối với công tác kế toán toàn Công ty nói chung
Thứ nhất, về bộ máy kế toán:
Công ty nên phân công công việc kế toán theo từng phần hành cụ thể như sau:
+ Làm chức năng nhiệm vụ của một kế toán trưởng được quy định trong quy chế của Công ty.
+ Kế khai thuế TNCN, thuế TNDN và quyết toán thuế.
+ Lập kế hoạch tài chính.
+ Lập kế hoạch vay ngân hàng.
+ Ký các chứng từ liên quan theo trách nhiệm được GĐ/ PGĐ ủy quyền.
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
+ Cuối tháng, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương sẽ căn cứ vào bảng tính lương của Phòng Hành chính nhân sự chuyển sang để tiến hành hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương của BPSX và Bộ phận ngoài SX.
Kế toán phần hành Vốn bằng tiền
+ Kế toán phần hành vốn bằng tiền bao gồm: Tiền mặt, Tiền gửi Ngân hàng, Tiền đang chuyển sẽ căn cứ vào chứng từ hợp lệ: phiếu chi, phiếu thu, GBC, GBN,… để tiến hành hạch toán vào các TK liên quan.
Kế toán phần hành NLVL
+ Kế toán căn cứ vào chứng từ, bảng kê liên quan đến việc thu mua nguyên vật liệu trong tháng, số liệu trên báo cáo nhập xuất tồn, thẻ kho… để tiến hành tổng hợp, theo dõi số lượng, giá trị NVL tồn kho, Nhập trong tháng và tính ra giá trị NVL xuất dùng trong tháng cho từng mục đích, phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm trong Công ty.
+ Lập các báo cáo quản trị:
- Chi tiết mua hàng theo nhà cung cấp.
- Chi tiết hàng mua trả lại.
Biểu 40- Mẫu nhật kí mua hàng.
Kế toán phần hành TSCĐ và các khoản phân bổ dài hạn
+ Kế toán phần hành TSCĐ cuối tháng sẽ chịu trách nhiệm trích khấu hao TSCĐ, theo dõi tình hình TSCĐ trong doanh nghiệp.
+ Kế toán phần hành này còn chịu trách nhiệm phân bổ các khoản trả trước dài hạn từ TK 242 sang các TK chi phí liên quan để phục vụ cho mục đích tính giá thành sản phẩm và xác định KQKD.
Kế toán phần hành chi phí sản xuất và tính giá thành thành phẩm
+ Kế toán phần hành chi phí sản xuất sẽ chịu trách nhiệm theo dõi các khoản chi phí phát sinh được tập hợp trên các TK 621, 622, 627 để cuối tháng tiến hành kết chuyển sang TK 154 Nếu thành phẩm sản xuất hoàn thành trong tháng, thì kế toán tiến hành tập hợp và kết chuyển giá thành thành phẩm hoàn thành từ TK 154 sang TK 155.
+ Lập các Báo cáo quản trị liên quan:
- Bảng chi phí lương và BHXH
Biểu 41- Mẫu Bản tình lương và và bảo hiểm.
+ Căn cứ vào các chứng từ liên quan đến thành phẩm: phiếu nhập kho,phiếu xuất kho thành phẩm để tiến hành nhập liệu thông qua PMKT, theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho thành phẩm.
Kế toán tiêu thụ thành phẩm
+ Kế toán phần hành tiêu thụ thành phẩm sẽ căn cứ vào HĐ GTGT, Invoice, Tờ khai hải quan,… để tiến hành ghi nhận doanh thu bán hàng thông quan PMKT.
+ Lập các Báo cáo quản trị liên quan như:
- Chi tiết bán hàng theo khách hàng.
- Chi tiết hàng bán bị trả lại.
- Báo cáo chi tiết doanh thu- Biểu 14- Báo cáo chi tiết doanh thu.
- Báo cáo tổng hợp doanh thu.
Thứ hai, về luân chuyển chứng từ kế toán:
Công ty phân công nhân viên các bộ phận một cách khoa học trong việc xử lý cung cấp chứng từ để nguồn cung cấp chứng từ cho bộ phận kế toán được kịp thời.
Thứ ba, về phầm mềm kế toán Acsoft :
Công ty phải tiến hành yêu cầu Viện Tin Học Doanh nghiệp- Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam xây dựng Logo của công ty lên trên PMKT để đảm bảo, chứng tỏ được quyền sở hữu của công ty đối với PMKT Acsoft Hiện nay PMKT của công ty đang bị lỗi font ở một số tiêu đề trên màn hình PMKT, tuy điều này không ảnh hưởng lớn đến công việc kế toán nhưng Công ty cần phải tiến hành sửa font trên PMKT để đảm bảo về mặt hình thức của PMKT lúc hiển thị.
Thứ 4, tên tài khoản kế toán
Hiện nay, Công ty TK chi tiết TK 9113- Kết quả hoạt động bất thường. Tài khoản này được mở chi tiết cho TK 911- Xác định kết quả kinh doanh. Tuy nhiên công ty nên đổi tên TK 9113 thành Kết quả hoạt động khác cho phù hợp với chỉ tiêu trên Báo cáo Kêt quả hoạt động kinh doanh.
3.2.2.2 Đối với công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh.
Thứ nhất, kế toán thành phẩm:
Hiện nay công ty đang áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kì
Phương pháp này chỉ nên áp dụng cho các doanh nghiệp như các đơn vị thương mại kinh doanh các mặt hàng có giá trị thấp, số lượng lớn, nhiều chủng loại, qui cách hoặc là các đơn vị sản xuất với qui mô nhỏ, chỉ sản xuất một loại sản phẩm duy nhất