Lịch sử hình thành và phát triển công ty

Một phần của tài liệu Tổ Chức Kế Toán Thành Phẩm, Tiêu Thụ Thành Phẩm Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Daiwa Plastis Thăng Long (Trang 42 - 57)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH DAIWA PLASTICS THANG LONG

2.1. Khái quát công ty TNHH Daiwa Plastics Thăng Long

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty

Nội dung khái quát về công ty:

Công ty TNHH Daiwa Plastics Thăng Long.

Tên giao dịch: Daiwa Plastics Thang Long Company Limited.

Tên viết tắt: DTL CO., LTD.

Số đăng kí kinh doanh: 012043000152

Ban quản lí các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cấp lần đầu ngày 20/01/2010.

Mã số thuế: 0101524352.

Địa chỉ trụ sở chính: : Lô K8, Khu công nghiệp Thăng Long, Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Loại hình doanh nghiệp: công ty TNHH 1 thành viên.

Lĩnh vực kinh doanh: Sản Xuất.

Ngành, nghề kinh doanh: Nhựa.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:

+ ông Haruhiko Obitani.

+ Ngày sinh: 04/03/1964.

+ Quốc tịch: Nhật Bản.

+ Hộ chiếu số: TK 4221864 do bộ ngoại giao Nhật Bản cấp ngày 11/04/2011.

+ Chức vụ: Tổng giám đốc.

Công ty TNHH Daiwa Plastics Thăng Long là công ty TNHH 1 thành viên, được Ban quản lí các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu số 012043000152 ngày 28/8/2008 cho nhà đầu tư là Daiwa Plastics Co., LTD để đầu tư thành lập doanh nghiệp và thực hiện dự án đầu tư trong thời hạn 43 năm ở Việt Nam kể từ ngày 05/08/2004 (ngày được cấp giấy phép đầu tư tên gọi cũ của công ty là Công ty Liên doanh Daiwa Plastics Thăng Long và đến năm 2008 thì công ty được cấp lại giấy phép đầu tư và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH Daiwa Plastics Thăng Long).

Vốn điều lệ là: 33.498.688.000 VNĐ tương đương với 2.093.668 USD đã được Daiwa Plastics Co., Ltd góp toàn bộ bằng tiền mặt.

Tiến độ thực hiện: đối với mục tiêu sản xuất dự án đã được triển khai hoạt động còn đối vơi mục tiêu mới (thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu và quyền phân phối) đã chính thức hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh.

Trụ sở chính của công ty và nhà máy từ khi thành lập đến nay vẫn được duy trì ở Lô K8, khu công nghiệp Thăng Long, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Từ khi hình thành đến nay công ty đã và đang không ngừng phát triển tạo nhiều việc làm cho công dân Việt Nam với tổng số lao động năm 2013 khoảng 1005 người (năm 2012 là 841 người).

Công ty TNHH Daiwa Plastics Thăng Long chuyên sản xuất các linh kiện nhựa cao cấp góp phần lắp ráp nên nhiều sản phẩm của các hãng lớn như Canon, Honda, Yamaha, Panasonic, Toto, Inax,..và cung cấp các sản phẩm nhựa cho thị trường nội địa như: chậu hoa, các sản phẩm làm từ nhựa khác.

Hoạt động chính của Công ty TNHH Daiwa Plastics Thăng Long.

1. Sản xuất, gia công và lắp ráp các chi tiết nhựa cao cấp phục vụ cho các ngành công nghiệp điện tử, xe máy, ô tô, thiết bị vệ sinh và các ngành công nghiệp khác.

2. Thực hiện quyền XNK hàng hóa theo đúng quy định Pháp luật Việt Nam.

3. Thực hiện quyền phân phối hàng hóa bán buôn (không thành lập cơ sở bán buôn) và thực hiện quyền phân phối bán lẻ (không thành lập cơ sở bán lẻ) theo quy định của pháp luật VN và giấy phép KD được cấp 2.1.2. B máy qu n lí công ty.

Với mục tiêu hiệu quả,gọn nhẹ, bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức như sau:

Tổng giám đốc

Phó giám đốc Phó giám đốc

Bộ phận sản

xuất Bộ phận ngoài

sản xuất

Bộ phận ngoài sản xuất

Ph. Tài chính- kế toán

Ph. Hành chính nhân sự

Ph. Xuất nhập khẩu

Ph. Kỹ thuật- bảo dưỡng

Ph. Quản lí chất lượng

Ph. Điều hành sản xuất

BP.Bảo vệ

BP. Lái xe Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức Công ty.

Bộ phận sản xuất.

Tổ sản xuất hành chính

Tổ tái

chế Kho

thành phẩm.

Kho giao hàng

Kho nguyên liệu

Chức năngnhiệm vụ của từng bộ phận.

Ban Giám đốc (GĐ và 2 PGĐ):

GĐ đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty có các quyền và nghĩa vụ sau:

Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty.

Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển của công ty.

Ban hành các quy chế nội bộ của công ty. Ký kết hợp đồng nhân danh công ty.

PGĐ quản lí chung về sản xuất và hoạt động của các phòng ban và chịu trách nhiệm báo cáo lên TGĐ và thực hiện những quyền hạn mà TGĐ ủy quyền hoặc phê duyệt.

Phòng Tài chính- Kế toán.

Tham mưu giúp giám đốc quản lý các vấn đề về hoạt động tài chính của công ty. Tìm hiểu các chính sách của nhà nước liên quan đến kế toán: chính sách thuế, pháp lệnh thống kê kế toán. Tiến hạch ghi sổ liên quan đến các hoạt động

Các tổ sản xuất 1,2,3

tài chính thông qua PMKT.Theo dõi đối chiếu công nợ, thanh toán công nợ. Chịu trách nhiệm làm việc với các cơ quan kinh tế nhà nước.

Phòng hành chính- nhân sự.

Thực hiện các chế độ cho người lao động theo quy định của luật lao động và các quy định có liên quan. Lập kế hoạch đào tạo nhân sự đáp ứng nhu cầu của Công ty cũng như lập kế hoạch duy trì và phát triển nguồn nhân lực theo kế hoạch phát triển của Công ty và thực hiện các thủ tục pháp lý khác.

Phòng xuất nhập khẩu.

Dựa trên hợp đồng kinh tế đã được ký kết với bên nước ngoài, các công ty trong khu chế xuất phòng XNK liên hệ với khách hàng, thực hiện giao dịch và hoàn thiện thủ tục liên quan đến xuất-nhập nhập khẩu, thủ tục hải quan, thực hiện lập các đơn đặt hàng nguyên vật liệu cho nhà cung cấp, theo dõi tiêu hao nguyên liệu đảm bảo cung cấp kịp thời nguyên vật liệu cho sản xuất.

Phòng kĩ thuật – bảo dưỡng.

Thiết kế, triển khai, giám sát về kĩ thuật các sản phẩm làm cơ sở đế kí kết các hợp đồng kinh tế. Vận hành bảo trì, sửa chữa, Phân tích đánh giá tình hình bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị máy móc của Công ty.

Phòng quản lí chất lượng.

Phòng quản lí chất lượng có chức năng tư vấn cho TGĐ trong các tác quản lí chất lượng hệ thống của công ty theo các tiêu chuẩn kĩ thuật tiên tiến trong sản xuất và môi trường. Quản lí tiêu chuẩn hóa, tổ chức thử nghiệm, kiểm định sản phẩm hàng hóa.

Phòng điều hành sản xuất.Điều hành toàn bộ quá trình sản xuất theo hệ thống quản lí chất lượng, an toàn, tiết kiệm, năng suất, chất lượng và hiệu quả. Cân đối kế hoạch sản xuất, kế hoạch vật tư, NVL, điều động, ra lệnh sản xuất và theo dõi việc đáp ứng.

Phòng bảo vệ.

Đảm bảo an ninh trật tự, mở đóng cổng, kiểm soát giấy tờ ra vào đối với cán bộ nhân viên và những người có giao dịch, kiểm soát phương tiện, đồ vật hành lí của mọi người khi ra vào nếu thấy nghi vấn thì được yêu cầu kiểm tra, nếu nghiêm trọng thì có quyền tạm giữ và báo cáo với người có trách nhiệm cao hơn để giải quyết. Ngoài ra phòng bảo vệ còn làm nhiệm vụ kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển sản phẩm, tài sản ra ngoài nhà máy.

Bộ phận lái xe.

Quản lí, vận hành, bảo quản phương tiện các xe ô tô được giao phụ trách luôn ở trong trạng thái kĩ thuật tốt nhất, phục vụ đáp ứng mọi yêu cầu của lãnh đạo, bộ máy quản lí công ty và các công nhân viên và chuyên chở sản phẩm giao cho khách hàng.

Chức năng của bộ phận sản xuất.

Các tổ sản xuất 1,2,3.

Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến việc sản xuất sản phẩm, tuân thủ theo kĩ thuật thiết kế, vận hành dây chuyền sản xuất, đáp ứng nhu cầu về năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tổ sản xuất hành chính.

Tổ sản xuất hành chính chỉ gồm các công nhân nữ, chịu trách nhiện dán tem, nhãn, băng dính, logo cho sản phẩm. Công nhân nữ trong thời kỳ thai sản hoặc điều kiện sức khỏe đặc biệt được chuyển từ các tổ sản xuất 1, 2, 3 sang tổ SXHC trong một thời gian nhất định. Tổ SXHC làm việc trong phòng riêng với các chế độ đặc biệt và đi làm theo giờ hành chính.

Tổ tái chế.

Chịu trách nhiệm tái chế những sản phẩm hỏng và tận dụng nguyên vật liệu thừa để sản xuất sản phẩm thứ cấp theo kế hoạch của doanh nghiệp, đảm bảo tiết kiệm, khoa học, hợp lí.

Bộ phận kho (kho thành phẩm, kho nguyên liệu, kho giao hàng).

Chịu trách nhiệm quản lí vật tư, nguyên vật liệu, thành phẩm ,bán thành phẩm trong kho, đảm bảo số lượng. Chịu trách nhiệm giao hàng đầy đủ và đúng thời gian cho khách hàng. Lập phiếu nhập kho, xuất kho nguyên vật liệu, thành phẩm xuất nhập kho.

2.1.3. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Daiwa Plastics Thăng Long.

2.1.3.1. Cơ cấu bộ máy kế toán.

DN tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung với cơ cấu bộ máy như sau (minh họa bằng sơ đồ):

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán

Cụ thể:

Kế toán trưởng: Chị Nguyễn Thị Phương.

Kế toán: Vũ Thu Nga Kế toán: Nguyễn Thị Thư

Kế toán kiêm thủ quĩ: Nguyễn Bích Hồng Kế toán: Trương Thị Thu

Chức năng, nhiệm vụ của nhân viên kế toán:

Kế toán trưởng:

Là người đứng đầu bộ phận kế toán, có nhiệm vụ tổ chức, điều hành toàn bộ công tác hạch toán trong DN đồng thời là người tham mưu, người kiểm tra, giám sát hoạt động của DN, trước hết là các hoạt động tài chính. Ngoài chức năng của một kế toán trưởng, kế toán trưởng còn chịu trách nhiệm về các phần hành:

Kế toán:

+ Tính giá thành chi tiết cho sản phẩm.

+ Lập hoặc soát xét các báo cáo tài chính.

+ Kê khai thuế TNDN, TNCN và quyết toán thuế.

+ Tính lương cho khu vực văn phòng.

+ Theo dõi các khoản phải thu.

Kế hoạch:

+ Kế hoạch tài chính (Dự kiến lãi- lỗ và lưu chuyển tiền).

+ Lập kế hoạch vay ngân hàng.

+ Ký phiếu nhập kho nguyên liệu.

Kế toán quỹ kiêm theo dõi, thanh toán các khoản phải trả nước ngoài, kiêm thanh toán thuế, kiêm lập bảng kê tiêu thụ, tính giá nguyên vật liệu:

Giám sát chặt chẽ việc thanh toán các khoản phải trả nước ngoài, phản ánh chính xác đầy đủ số hiện có và tình hình tăng giảm số dư tài khoản phải trả với bên nước ngoài, thanh toán các khoản thuế, phản ánh chính xác đầy đủ số hiện có, tình hình tăng giảm số dư tài khoản liên quan đến các khoản thuế, lập bảng kê tiêu thụ sản phẩm, tính giá nguyên vật liệu (Nhập, xuất, tồn) phục vụ cho công tác hạch toán tính giá thành và quản lí số dư tài khoản liên quan, lập báo cáo hóa đơn bán hàng phục vụ cho hạch toán doanh thu trong doanh nghiệp, và thực hiện kê khai thuế GTGT.

Kế toán TSCĐ kiêm các khoản phân bổ dài, kiêm kế toán mua hàng kiêm kế toán tiền mặt và thanh toán tạm ứng:

Ghi chép, tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng TSCĐ tronh phạm vi đơn vị.Theo dõi chặt chẽ sự biến động của công cụ, dụng cụ. Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác, số hiện có và tình hình biến động tăng hoặc giảm hằng ngày của tiền mặt tại quỹ. Giám sát chặt chẽ việc chấp hành chế độ thu, chi, quản lý tiền mặt. Theo dõi tình tình thanh toán tạm ứng, phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm tạm ứng trong doanh nghiệp.

Kế toán ngân hàng kiêm kế toán chi phí xăng, dầu :

Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác, số hiện có và tình hình biến động tăng hoặc giảm hằng ngày của tiền gửi ngân hàng. Chịu trách nhiệm thanh toán cho các nhà cung cấp nội địa. Giám sát chặt chẽ việc chấp hành chế độ thu, chi, quản lý tiền gửi ngân hàng (TGNH), quản lý ngoại tệ. Quản lí chi phí xăng, dầu để phục vụ công tác hạch toán chi phí để tính giá thành sản xuất hoặc tính ra kết quả sản xuất kinh doanh trong từng thời kì.

Kế toán tổng hợp kiêm lập báo cáo tài chính kiêm kế toán mua hàng khác, kiêm kế toán kê khai thuế nhà thầu, kiêm quản lí HĐBH, phát hành HĐBH:

Kế toán các phần hành còn lại và chịu trách nhiệm kiểm tra báo cáo tài chính do bên Công ty Kiểm toán Nexia ACPA lập (Công ty kí hợp đồng kiểm toán với công ty kiểm toán Nexia ACPA để được tư vấn, kiểm tra quá trình hạch toán vào các tài khoản, sổ kế toán, sửa chữa những sai sót nhằm tuân thủ theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kế toán doanh nghiệp theo QĐ 15/2006 để đi đến lập được BCTC).

Chịu trách nhiệm trong việc kê khai thuế nhà thầu, quản lí việc phát hành HĐBH và xem xét đối chiếu số lượng HĐBH được phát hành ra với các chứng từ liên quan trong bộ chứng từ bán hàng. Ngoài ra kế toán tổng hợp còn chịu trách nhiệm liên quan đến kế toán mua hàng khác, hạch toán và theo dõi tình hình thanh toán các khoản mua hàng khác.

Mối quan hệ của phòng kế toán với các phòng ban chức năng của Công ty:

Phòng kế toán và các phòng ban khác có mối quan hệ qua lại, hỗ trợ, gắn bó chặt chẽ với nhau. Phòng kế toán là nơi cung cấp các dữ liệu thông tin cần thiết liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh cho các phòng ban khác thực hiện chức năng nhiệm vụ của họ. Các phòng ban khác có trách nhiệm và nghĩa vụ cung cấp các căn cứ, chứng từ để kế toán tiếp nhận, xử lý, báo cáo và lưu trữ thông tin kinh tế tài chính.

Một điển hình của mối quan hệ trên:

Phòng Xuất nhập khẩu chịu trách nhiệm xuất nhập khẩu, kê khai các loại giấy tờ liên quan đến quá trình xuất nhập khẩu, khi hoàn thành công việc xuất nhập khẩu sản phẩm thì mang bộ chứng từ sang phòng Tài chính kế toán để phòng Tài chính kế toán kiểm tra đối chiếu với các chứng từ liên quan như đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế để xuất hóa đơn xuất khẩu và theo dõi, ghi sổ các nghiệp vụ liên quan đến xuất nhập khẩu như hạch toán, theo dõi các khoản phải thu, các khoản phải trả,

các khoản thuế GTGT đầu vào, đầu ra,…phục vụ cho công tác kế toán, cuối cùng là cung cấp thông tin để lập BCTC.

2.1.3.2. Vận dụng chế độ kế toán hiện hành.

Kỳ kế toán, đơn tiền tệ sử dụng:

+ Kỳ kế toán năm (bắt đầu từ ngày 01/01/N kết thúc vào ngày 31/12/N).

+ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: VNĐ.

Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng:

+ Chế độ kế toán áp dụng: Quyết định 15/2006/QĐ – BTC.

+ Chuẩn mực kế toán Việt Nam.

+ Hình thức kế toán áp dụng: hình thức kế toán trên máy vi tính theo phương pháp nhật kí chung.

Các chính sách kế toán áp dụng:

 Báo cáo tài chính trừ báo cáo lưu chuyển tiền tệ được trình bày theo nguyên tắc giá gốc. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập bằng phương pháp gián tiếp. Các chính sách kế toán được công ty áp dụng thống nhất trong suốt 1 năm và so với những năm trước đó.

 Đối với các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ: được quy đổi theo tỉ giá áp dụng tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ, chênh lệch tỉ giá phát sinh từ nghiệp vụ này được ghi nhận là thu nhập và chi phí tài chính trong báo cáo kết quả kinh doanh.

 Cuối niên độ: các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

 Tiền và tương đương tiền của công ty bao gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.

 Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho: hàng tồn kho bao gồm sản phẩm sản xuất dở dang, được đánh giá theo nguyên tắc giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được.

 Phương pháp kế toán hàng tồn kho: phương pháp kiểm kê định kì.

 Công ty tiến hành trích lập dự phòng giảm giá cho hàng tồn kho theo quy định và lập dự phòng giảm giá cho hàng tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính dựa trên những bằng chứng thích đáng về việc giảm giá hàng tồn kho.

 Phương pháp khấu hao TSCĐ: theo phương pháp đường thẳng.

 TSCĐ vô hình của công ty bao gồm: quyền sử dụng đất và phần mềm máy vi tính.

 TSCĐ vô hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

 Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: chi phí đi vay được ghi nhận là chi phí trong năm nó phát sinh.

 Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Doanh thu được ghi nhận vào báo cáo kết quả kinh doanh khi công ty đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm được chuyển giao cho người mua.

 Tính và nộp thuế giá trị gia tăng theo: phương pháp khấu trừ.

 …

Hình thức kế toán- Hệ thống sổ kế toán:

Công ty tổ chức kế toán tập trung vận dụng hình thức kế toán trên máy vi tính với PMKT Acsoft theo hình thức kế toán Nhật kí chung- với hệ thống sổ kế toán được thiết kế theo mẫu sổ của hình thức kế toán nhật kí chung phù hợp với chế độ kế toán quy định Màn hình giao diện phần mềm như sau:

Một phần của tài liệu Tổ Chức Kế Toán Thành Phẩm, Tiêu Thụ Thành Phẩm Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Daiwa Plastis Thăng Long (Trang 42 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w