CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH DAIWA PLASTICS THĂNG LONG
3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Daiwa
3.2.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty 148
3.2.2.1. Đối với công tác kế toán toàn Công ty nói chung Thứ nhất, về bộ máy kế toán:
Công ty nên phân công công việc kế toán theo từng phần hành cụ thể như sau:
Kế toán trưởng:
+ Làm chức năng nhiệm vụ của một kế toán trưởng được quy định trong quy chế của Công ty.
+ Kế khai thuế TNCN, thuế TNDN và quyết toán thuế.
+ Lập kế hoạch tài chính.
+ Lập kế hoạch vay ngân hàng.
+ Ký các chứng từ liên quan theo trách nhiệm được GĐ/ PGĐ ủy quyền.
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
+ Cuối tháng, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương sẽ căn cứ vào bảng tính lương của Phòng Hành chính nhân sự chuyển sang để tiến hành hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương của BPSX và Bộ phận ngoài SX.
Kế toán phần hành Vốn bằng tiền.
+ Kế toán phần hành vốn bằng tiền bao gồm: Tiền mặt, Tiền gửi Ngân hàng, Tiền đang chuyển sẽ căn cứ vào chứng từ hợp lệ: phiếu chi, phiếu thu, GBC, GBN,… để tiến hành hạch toán vào các TK liên quan.
Kế toán phần hành NLVL.
+ Kế toán căn cứ vào chứng từ, bảng kê liên quan đến việc thu mua nguyên vật liệu trong tháng, số liệu trên báo cáo nhập xuất tồn, thẻ kho… để tiến hành tổng hợp, theo dõi số lượng, giá trị NVL tồn kho, Nhập trong tháng và tính ra giá trị NVL xuất dùng trong tháng cho từng mục đích, phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm trong Công ty.
+ Lập các báo cáo quản trị:
Báo cáo mua hàng.
- Nhật kí mua hàng.
- Chi tiết mua hàng theo nhà cung cấp.
- Chi tiết hàng mua trả lại.
Biểu 40- Mẫu nhật kí mua hàng.
Kế toán phần hành TSCĐ và các khoản phân bổ dài hạn.
+ Kế toán phần hành TSCĐ cuối tháng sẽ chịu trách nhiệm trích khấu hao TSCĐ, theo dõi tình hình TSCĐ trong doanh nghiệp.
+ Kế toán phần hành này còn chịu trách nhiệm phân bổ các khoản trả trước dài hạn từ TK 242 sang các TK chi phí liên quan để phục vụ cho mục đích tính giá thành sản phẩm và xác định KQKD.
Kế toán phần hành chi phí sản xuất và tính giá thành thành phẩm.
+ Kế toán phần hành chi phí sản xuất sẽ chịu trách nhiệm theo dõi các khoản chi phí phát sinh được tập hợp trên các TK 621, 622, 627 để cuối tháng tiến hành kết chuyển sang TK 154. Nếu thành phẩm sản xuất hoàn thành trong tháng, thì kế toán tiến hành tập hợp và kết chuyển giá thành thành phẩm hoàn thành từ TK 154 sang TK 155.
+ Lập các Báo cáo quản trị liên quan:
Báo cáo giá thành.
Báo cáo chi phí.
- Bảng chi phí lương và BHXH
Biểu 41- Mẫu Bản tình lương và và bảo hiểm.
Kế toán thành phẩm.
+ Căn cứ vào các chứng từ liên quan đến thành phẩm: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho thành phẩm để tiến hành nhập liệu thông qua PMKT, theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho thành phẩm.
Kế toán tiêu thụ thành phẩm.
+ Kế toán phần hành tiêu thụ thành phẩm sẽ căn cứ vào HĐ GTGT, Invoice, Tờ khai hải quan,… để tiến hành ghi nhận doanh thu bán hàng thông quan PMKT.
+ Lập các Báo cáo quản trị liên quan như:
Báo cáo bán hàng - Nhật kí bán hàng.
- Chi tiết bán hàng theo khách hàng.
- Chi tiết hàng bán bị trả lại.
Báo cáo doanh thu.
- Báo cáo chi tiết doanh thu- Biểu 14- Báo cáo chi tiết doanh thu.
- Báo cáo tổng hợp doanh thu.
- Bảng kê tiêu thụ.
Thứ hai, về luân chuyển chứng từ kế toán:
Công ty phân công nhân viên các bộ phận một cách khoa học trong việc xử lý cung cấp chứng từ để nguồn cung cấp chứng từ cho bộ phận kế toán được kịp thời.
Thứ ba, về phầm mềm kế toán Acsoft:
Công ty phải tiến hành yêu cầu Viện Tin Học Doanh nghiệp- Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam xây dựng Logo của công ty lên trên PMKT để đảm bảo, chứng tỏ được quyền sở hữu của công ty đối với PMKT Acsoft. Hiện nay PMKT của công ty đang bị lỗi font ở một số tiêu đề trên màn hình PMKT, tuy điều này không ảnh hưởng lớn đến công việc kế toán nhưng Công ty cần phải tiến hành sửa font trên PMKT để đảm bảo về mặt hình thức của PMKT lúc hiển thị.
Thứ 4, tên tài khoản kế toán.
Hiện nay, Công ty TK chi tiết TK 9113- Kết quả hoạt động bất thường.
Tài khoản này được mở chi tiết cho TK 911- Xác định kết quả kinh doanh.
Tuy nhiên công ty nên đổi tên TK 9113 thành Kết quả hoạt động khác cho phù hợp với chỉ tiêu trên Báo cáo Kêt quả hoạt động kinh doanh.
3.2.2.2. Đối với công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh.
Thứ nhất, kế toán thành phẩm:
Hiện nay công ty đang áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kì.
Phương pháp này chỉ nên áp dụng cho các doanh nghiệp như các đơn vị thương mại kinh doanh các mặt hàng có giá trị thấp, số lượng lớn, nhiều chủng loại, qui cách hoặc là các đơn vị sản xuất với qui mô nhỏ, chỉ sản xuất một loại sản phẩm duy nhất.
Trong khi đó công ty lại là doanh nghiệp sản xuất có quy mô vừa, sản xuất nhiều loại sản phẩm theo các đơn đặt hàng khác nhau, đơn đặt hàng có giá trị lớn.
Do số lượng sản phẩm nhiều nên công tác kiểm kê định kì không được thực hiện thường xuyên mà chỉ thực hiện định kì 6 tháng/1 lần.
Nếu có sai sót gì khi kiểm kê sẽ làm cho việc tính giá vốn hàng tồn kho xuất dùng hoặc xuất bán bị sai lệch, từ đó dẫn đến việc tính sai giá thành của sản phẩm hoặc sai giá vốn hàng bán ảnh hưởng đến việc tính các chỉ tiêu như:
lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, tài sản hiện có và vốn chủ sở hữu,.. không những của kỳ này mà cho cả những kỳ tiếp theo bởi vì giá trị hàng tồn kho của cuối kỳ này sẽ được kết chuyển thành giá trị hàng tồn kho đầu kỳ sau.
Hơn nữa, nếu giá trị hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của công ty, việc tính sai giá xuất của hàng tồn kho sẽ làm ảnh hưởng đến tính chính xác của một số chỉ tiêu trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Với sự trợ giúp đắc lực của máy vi tính và phần mềm kế toán, kế toán có thể xử lý nhanh chóng những tính toán phức tạp, do vậy công ty nên áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Nếu công ty áp dụng phương pháp này thì:
+ Kế toán có thể theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, thành phẩm trên sổ kế toán.
+ Các tài khoản kế toán hàng tồn kho được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của vật tư, hàng hoá. Vì vậy, giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán.
+ Công ty sẽ không sử dụng TK 631, TK 632 để theo dõi giá thành sản xuất và tình hình biến động của thành phẩm nhập kho do hoàn thành, thành phẩm tồn kho đầu kì, cuối kì nữa.
+ Công ty sẽ sử dụng TK 154 để tập hợp giá thành sản xuất sản phẩm dở dang, TK 155- thành phẩm để theo dõi tình hình biến động của thành phẩm nhập-xuất-tồn kho bất cứ thời điểm nào trong kì.
+ Kế toán có thể chi tiết TK 154, TK 155- cho từng đơn đặt hàng hoặc từng loại thành phẩm.
+ Việc tính giá vốn thành phẩm xuất kho cũng được phản ánh một cách kịp thời tại thời điểm ghi nhận doanh thu và có thể theo dõi chi tiết cho từng loại thành phẩm chứ không theo dõi giá vốn chung cho tất cả các loại thành phẩm xuất bán trong kì dựa vào cân đối thành phẩm nhập-xuất-tồn như hiện nay Công ty đang thực hiện.
Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế hàng hoá tồn kho, so sánh, đối chiếu với số liệu hàng tồn kho trên sổ kế toán. Về nguyên tắc số tồn kho thực tế phải luôn phù hợp với số tồn kho trên sổ kế toán. Nếu có chênh lệch phải truy tìm nguyên nhân và có giải pháp xử lý kịp thời.
Ví dụ.
Đối với thành phẩm xuất kho thì kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho, xác nhận với bên khách hàng để lập hóa đơn GTGT ghi rõ số lượng, giá bán, sau đó kế toán có thể hạch toán ngay doanh thu, giá vốn cho từng loại thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Giả sử công ty vẫn áp dụng giá hạch toán để tình trị giá thành phẩm xuất kho. Tuy nhiên PMKT phải có chức năng kê khai giá hạch toán cho từng thành phẩm, kê khai số lượng nhập, xuất để phục cho công việc tính giá vốn hàng bán.
Quay trở lại ví dụ Công ty bán thành phẩm cho Honda Việt Nam ngày 29/03/2013.
Căn cứ vào số lượng của từng loại thành phẩm xuất kho trên phiếu xuất kho- Biểu 03- Mẫu phiếu xuất kho số 433, đơn giá hạch toán của từng loại thành phẩm- trên Biểu 01: Trích Bảng tổng hợp giá hạch toán của từng loại thành phẩm kế toán có thể hạch toán giá vốn đồng thời với việc hạch toán doanh thu thông qua PMKT Acsoft:
Tổng giá vốn tạm tính của thành phẩm xuất kho:
2,704 x 1,100+ 9,851 x 1,152 +12,237 x 6,780= 97,289,612.
Nợ TK 632 97,289,612.
Có TK 155 97,289,612.
Cuối năm căn cứ vào Zsxtt tập hợp được, kế toán tiến hành điều chỉnh GVHB cho cả năm,
Ví dụ cuối năm kế toán Chi phí sản xuất, Giá thành sản xuất tập hợp được Zsxtt của từng loại TP. Kế toán tính được chênh lệch giữa giá vốn theo Zsxtt và giá vốn tạm tính theo đơn giá hạch toán cả năm là : 12,098,560 thì kế toán thực hiện ghi nhận chênh lệch giá vốn cả năm vào sổ cái TK 632- GVHB của T12/2013- Biểu số 42- GVHB của T12/2013.
Biểu 42- Mẫu sổ cái TK 632- GVHB của tháng 12 theo phương pháp KKTX và có điều chỉnh GVHB cả năm chênh lệch giữa giá thành sản xuất thực tế và giá vốn tạm tính theo giá hạch toán.
CÔNG TY TNHH DAIWA PLASTICS THĂNG LONG MẪU SỔ S03B - DN
Lô K8 KCN Thăng Long, Đông Anh, Tp. Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI
Năm:
Số hiệu:
Dư đầu kì
ngày tháng Tài khoản
ghi sổ Số hiệu Ngày tháng Trang sổ Số TT dòng Đ/Ư Nợ Có
XTPH00889 02/12/2013 Xuất bán SP cho Cty Itsuwa 155 6,025,000
… … … … … …
XTPH00900 03/12/2013 Xuất bán Sp cho Cty Moric 155 24,088,960
… … … … … …
XTPH00950 10/12/2013 Xuất bán SP cho CANON Tiên Sơn 157 58,056,025
… … … … … …
XTQM00968 12/12/2013 Xuất bán SP cho Cty BBS 155 24,246,780
… … … … … …
XTPH00977 13/12/2013 Xuất bán Sp cho Cty Moric 155 20,150,556
… … … … … …
XTPH00980 17/12/2013 Xuất bán SP cho Cty Yamaha 155 390,055,680
… … … … … …
XTPH00992 23/12/2013 Xuất bán SP cho Cty CANON Tiên Sơn 157 150,688,500
… … … … … …
XTPH00998 27/12/2013 Xuất bán SP cho Cty KYB 155 6,500,880
… … … … … …
XTPH01005 30/12/2013 Xuất bán SP cho Cty Yamaha 155 300,040,528
KCKD 31/12/2013 Xác định kết quả hoạt động sản xuất 911 44,839,765,495
từ 01/12/2013 đến 31/12/2013
786 31/12/2013 Điều chỉnh giá Vốn hàng bán cả năm 2013 155 12,098,560 theo giá thành sản xuất thực tế.
44,839,765,495 44,839,765,495 Kế toán trưởng
Tên Tài Khoản: 632- Giá vốn hàng bán
Từ ngày 01/12/2013 Đến ngày 31/12/2013
Chứng từ
Diễn giải Nhật ký chung Số phát sinh
Tổng cộng Dư cuối kì
người ghi sổ Ngày… tháng… năm
giám đốc
CÔNG TY TNHH DAIWA PLASTICS THĂNG LONG MẪU SỔ S03B - DN
XTPH00950 10/12/2013 Xuất bán SP cho CANON Tiên Sơn 157 58,056,025
… … … … … …
XTQM00968 12/12/2013 Xuất bán SP cho Cty BBS 155 24,246,780
… … … … … …
XTPH00977 13/12/2013 Xuất bán Sp cho Cty Moric 155 20,150,556
… … … … … …
XTPH00980 17/12/2013 Xuất bán SP cho Cty Yamaha 155 390,055,680
… … … … … …
XTPH00992 23/12/2013 Xuất bán SP cho Cty CANON Tiên Sơn 157 150,688,500
… … … … … …
XTPH00998 27/12/2013 Xuất bán SP cho Cty KYB 155 6,500,880
… … … … … …
XTPH01005 30/03/2013 Xuất bán SP cho Cty Yamaha 155 300,040,528
KCKD 31/03/2013 Xác định kết quả hoạt động sản xuất 911 44,839,765,495 từ 01/03/2013 đến 31/03/2013
786 31/03/2013 Điều chỉnh giá Vốn hàng bán cả năm 2013 155 12,098,560 theo giá thành sản xuất thực tế.
44,839,765,495 44,839,765,495 Tổng cộng
Biểu 43: Mẫu sổ TK 632- Giá vốn hàng bán được thay đổi theo phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
MẪU SỔ S03B - DN
CÔNG TY TNHH DAIWA PLASTICS THĂNG LONG (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
Lô K8 KCN Thăng Long, Đông Anh, Tp. Hà Nội ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI Năm:
Số hiệu:
Dư đầu kì
ngày tháng Tài khoản
ghi sổ Số hiệu Ngày tháng Trang sổ Số TT dòng Đ/Ư Nợ Có
XTPH00012 01/03/2013 Xuất bán SP cho Cty Itsuwa 155 1,200,550
… … … … … …
XTPH00058 03/03/2013 Xuất bán chậu hoa 155 3,120,356
… … … … … …
XTPH00092 10/03/2013 Xuất bán chậu hoa- Udic 155 3,680,420
… … … … … …
XTQM00056 12/03/2013 Xuất bán SP cho Cty BBS 155 24,246,780
… … … … … …
XTPH0123 13/03/2013 Xuất bán SP cho CANON Tiên Sơn 155 540,450,420
… … … … … …
XTPH0198 17/03/2013 Xuất bán chậu hoa 155 4,000,000
… … … … … …
XTPH0298 22/03/2013 Xuất bán SP cho Cty Inax Hưng Yên 155 23,450,890
… … … … … …
XTPH0396 27/03/2013 Xuất bán SP cho Cty CANON Tiên Sơn 155 702,430,450
… … … … … …
XTPH00433 29/03/2013 Xuất bán SP cho Cty HONDA 155 97,289,612.00
… … …
XTPH00466 30/03/2013 Xuất bán SP cho Cty CANON 157 724,226,160
… … … … … …
KCKD 31/03/2013 Xác định kết quả hoạt động sản xuất 9111 44,177,843,892 44,177,843,892 từ 01/03/2013 đến 31/03/2013
44,177,843,892 44,177,843,892 Kế toán trưởng
Tổng cộng Dư cuối kì
người ghi sổ Ngày… tháng… năm
giám đốc Tên Tài Khoản: 632- Giá vốn hàng bán
Từ ngày 01/03/2013 Đến ngày 31/03/2013
Chứng từ
Diễn giải Nhật ký chung Số phát sinh
Ngoài ra công ty nên sử dụng TK 157- Hàng gửi đi bán để theo dõi số lượng, giá trị của hàng bán đang đi đường, khách hàng chưa xác nhận là đã nhận hàng.
Ví dụ khi xuất hàng vào trong khu chế xuất cho công ty TNHH Canon Việt Nam, phải làm thủ tục hải quan thì kế toán phải sử dụng TK 157 để phản ánh trị giá hàng gửi bán.
Biểu 44- Mẫu phiếu xuất kho thành phẩm số 466.
Căn cứ vào phiếu xuất kho- biểu 44- Mẫu phiếu xuất kho thành phẩm số 466 , đơn giá hạch toán của từng loại thành phẩm trên Biểu 01:
Trích Bảng tổng hợp giá hạch toán của từng loại thành phẩm
Kế toán nhập liệu thông qua PMKT, PMKT phải có chức năng kê khai số lượng xuất kho, đơn giá hạch toán tạm tính.
Tổng giá vốn thành phẩm xuất kho tạm tính:
4,000 x 241+ 5,184 x 295 + 15,840 x 17,530 + 4,480 x 15,611 + 13,560 x 27,590 = 724,226,160.
Kế toán ghi nhận giá vốn hàng gửi bán khi xuất hàng vào Khu chế xuất.
Nợ TK 157 724,226,160.
Có TK 155 724,226,160.
Khi có sự xác nhận của CANON là đã nhận được hàng thì kế toán mới ghi nhận GVHB:
Nợ TK 632 724,226,160.
Có TK 157 724,226,160.
Thứ hai, kế toán tiêu thụ thành phẩm.
Đối với kế toán doanh thu bán hàng :
Công ty phải tiến hành thỏa thuận giá cả với khách hàng trước khi xuất bán thành phẩm cho khách hàng, vì thế sau khi hoàn thành xong việc xuất thành phẩm cho khách hàng, có sự xác nhận của khách hàng thì kế toán có thể tiến hành xuất hóa đơn- ghi rõ số lượng, đơn giá, thành tiền.
Kế toán có thể dựa vào HĐ GTGT để hạch toán kịp thời doanh thu, giá vốn hàng bán mà không cần tạm tính doanh thu của số hàng đã xuất mà chưa xuất HĐ GTGT, sau đó điều chỉnh ở tháng tiếp theo như hiện nay kế toán của công ty đang làm.
Đối với kế toán hàng bán bị trả lại:
Hàng bán bị trả lại của công ty chủ yếu là công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam trả lại hàng do hàng bị xước. Công ty nên lưu ý yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm của Yamaha để hạn chế việc bị trả lại hàng. Để làm được thế công ty phải tiến hành bảo quản hàng tốt, cẩn thận trong khâu vận chuyển hàng.
Khi nhận được HĐ GTGT của công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam xuất trả lại hàng bán- Biểu 21- Mẫu Hóa đơn GTGT của hàng bán bị
trả lại vào ngày ghi trên hóa đơn GTGT là 15/03/2013thì kế toán phải hạch toán kịp thời vào ngày 15/03/2013 đúng như sau:
Nợ TK 531 8,642,139 Nợ TK 33311 864,214
Có TK 131 9,506,353 Chi tiết cho công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam.
Ngoài ra nghiệp vụ hàng bán bị trả lại của Yamaha T1/2013 ( HĐ 359) nhận được vào ngày 13/03/2013 cũng phải được hạch toán vào ngày 13/03/2013, không được hạch toán vào ngày 22/03/2013 như trước đó kế toán công ty ghi nhận.
Biểu 45- Mẫu sổ cái TK 531 sau khi sửa lại bút toán ghi nhận Hàng bán bị trả lại ngày 15/03/2013 theo HĐ GTGT số 880- Biểu 21- Mẫu Hóa đơn GTGT của hàng bán bị trả lại.
MẪU SỔ S03B - DN
CÔNG TY TNHH DAIWA PLASTICS THĂNG LONG (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC Lô K8 KCN Thăng Long, Đông Anh, Tp. Hà Nội ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI Năm:
Số hiệu:
Dư đầu kì
Ngày tháng Tài khoản
ghi sổ Số hiệu Ngày tháng Trang sổ Số TT dòng Đ/Ư Nợ Có
346 13/03/2013 Hàng bán bị trả lại của Yamaha T1/2013 131 2,559,650 (Hóa đơn 359)
347 15/03/2013 Hàng bán bị trả lại của Yamaha T2/2013 131 8,642,139 (Hóa đơn 880)
KCKH 31/03/2013 Kết chuyển khác 5112 11,201,789
11,201,789 11,201,789 Kế toán trưởng
Dư cuối kì
Người ghi sổ Ngày… tháng… năm
Giám đốc Tổng cộng
Tên Tài Khoản: 531- Hàng bán bị trả lại
Từ ngày 01/03/2013 Đến ngày 31/03/2013
Chứng từ
Diễn giải Nhật ký chung Số phát sinh