BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
HỘI THẢO KHOA HOC CAP TRƯỜNG NHUNG KHÍA CẠNH KINH TE TRONG PHÁP LUẬT CẠNH TRANH - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN
Hà Nội, Ngày 23 thang 12 năm 2021
Trang 2BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NHUNG KHÍA CẠNH KINH TE TRONG PHÁP LUẬT CẠNH TRANH - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN
Hà Nội, Ngày 23 thang 12 năm 2021
Trang 3MỤC LỤC
Mỗi liên hệ giữa một số lý thuyết kinh tế học trong nghiên cứu và
học tập môn Luật cạnh tranh
ThS Nguyễn Văn Luân -Trường Dai học Luật Hà Nội
TS Dinh Thùy Trâm — Truong Đại hoc Lao Động Xã Hội
Lý thuyết trò chơi trong thị trường độc quyên tập đoàn
ThS Tran Phương Tâm Án - Trường Đại học Luật Hà Nội ThS Lê Thị Khánh Ly - Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội
ThS Nguyễn Van Đợi
Truong Đại học Luật Hà Nội
71 Phap luat vé canh tranh không lành mạnh nhìn từ góc độ kinh té
1S Nguyễn Danh Nam; TS Hoàng Đình Minh Học viên Chính Trị Quốc Gia Hồ Chi Minh khu vực 1
81
Trang 49 | Phân tích kinh tế học pháp luật đối với hành vi phân biệt giá trong
Luật cạnh tranh năm 2018
9]PGS TS Nguyên Thị Vân Anh
Trưởng Đại học Luật Hà Nội
10 | Mức độ tập trung của thị trường dưới góc độ kinh tế học và pháp
luật cạnh tranh
101TS Phạm Phương Thao
Truong Đại học Luật Hà Nội
11 | Kinh tế số và sự tác động đến pháp luật cạnh tranh
ThS Nguyễn Thu Trang 113 Truong Đại hoc Luật Ha Nội
12 | Một số ứng dụng của kinh tế học pháp luật trong nghiên cứu pháp
luật cạnh tranh
123 ThS Nguyén Đức Ngọc — SV Lê Thị Khanh Chi Lớp 4528
Truong Dai hoc Luật Ha Nội
Trang 5Mối liên hệ giữa một số lý thuyết kinh tế học trong nghiên cứu và học tập môn
Luật cạnh tranh
ThS Nguyễn Văn Luân - Trường Đại học Luật Hà Nội
1S Định Thùy Trâm — Trường Đại học Lao Động Xã Hội
Tóm tắt: Luật Cạnh tranh là phương tiện được Nhà nước sử dụng dé điều chỉnh các quan hệ cạnh tranh trên thị trường trên cơ sở kết hợp tư duy pháp lý và tư duy kinh tế Trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy cũng như học tập pháp luật cạnh tranh không thể thiếu các lý thuyết kinh tế học Trong khuôn khổ bài viết tác giả muốn chỉ ra mối liên hệ giữa một số lý thuyết kinh tế học và pháp luật cạnh tranh cũng như đưa ra giải thích một số lý thuyết kinh tế học được ứng dụng trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy
Từ khoá: nghiên cứu và học tập, lý thuyết kinh tế học, Luật cạnh tranh 1 Tổng quan về Luật Cạnh tranh
Luật Cạnh tranh lần đầu tiên được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 03 tháng 12 năm
2004, tại ky hop thứ 6 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2005 Sự ra đời của
Luật Cạnh tranh năm 2004 đánh một dau mốc quan trọng trong việc tạo lập hành lang pháp lý thống nhất cho các hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, đặc biệt là công cụ quan trọng dé nhà nước kiểm soát các hành vi có tinh chất phản cạnh tranh Sau hơn 12 năm thi hành, Luật Cạnh tranh 2018 đã được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2018 thay thế cho Luật Cạnh tranh 2004 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 Nhăm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng các yêu cầu thực tiễn, cũng như phù hợp với sự thay đổi của bối cảnh kinh tế-xã hội, xu hướng hội nhập
quôc tê.
Luật cạnh tranh là một chuyên ngành luật mới so với các ngành luật truyền thống khác như luật dân sự, hình sự Trên thế giới, Ca-na-đa là quốc gia đầu tiên ban hành luật cạnh tranh (năm 1899) Tuy nhiên, khi nói đến luật cạnh tranh, người ta vẫn coi Hoa Kỳ là quốc
gia khởi xướng ngành luật này với đạo luật Sherman Act (năm 1890) và Clayton Act (năm
1914), tương tự như khi nhắc đến Cộng hòa Pháp với Bộ luật Dân sự Na-pô-lê-ông (năm 1804) Các nguyên tắc, chế định trong luật cạnh tranh của Hoa Ky có ảnh hưởng it nhiều đến luật cạnh tranh của các quốc gia đi sau Ở Châu Âu, Nhật Bản và các quốc gia khác, luật cạnh tranh được biết đến muộn hơn , chủ yếu là sau Đại chiến thế giới lần thứ II
1
Trang 6Về nguyên tắc, đối tượng điều chỉnh của luật cạnh tranh là các chủ thể tiến hành các hoạt động kinh tế, theo đuổi mục dich lợi nhuận Đối tượng điều chỉnh của luật cạnh tranh còn có thể là các nhóm doanh nghiệp liên kết với nhau dưới hình thức hiệp hội doanh
nghiệp, các nghiệp đoàn,
Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới Trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam tham gia đều có các bộ quy tắc với mục tiêu xây dựng thé chế đảm bảo cạnh tranh bình đắng, không có sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, tăng cường hiệu quả, hiệu lực và tính minh bạch trong thực thi pháp luật cạnh tranh Các quốc gia trên thế giới xác định pháp luật cạnh tranh là công cụ hữu hiệu dé Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết nền kinh tế, khắc phục những khiếm khuyết của thị trường hoặc những tác động bat lợi của quá trình tự do hóa kinh doanh và thương mại Chính sách cạnh tranh và các chính sách kinh tế khác, đặc biệt chính sách công nghiệp và thương mại, chính sách điều tiết ngành có mối gắn kết và tác động chặt chẽ với nhau Việc sử dụng hiệu quả công cụ chính sách cạnh tranh mà chủ yếu là thông qua thực thi pháp luật cạnh tranh sẽ có tác dụng tương hỗ cho các chính sách khác, góp phần quan trọng trong
việc nâng cao năng lực cạnh tranh quôc gia.
2 Mối liên hệ giữa một số lý thuyết kinh tế học cơ bản với việc nghiên cứu
và học tập môn Luật cạnh tranh
Luật Cạnh tranh là phương tiện được Nha nước sử dụng dé điều chỉnh các quan hệ cạnh tranh trên thị trường trên cơ sở kết hợp tư duy pháp lý và tư duy kinh tế Các quy định pháp lý về việc đánh giá sức mạnh thị trường hay kiểm soát tập trung kinh tế được xây dựng trên cơ sở các phương pháp phân tích, đánh giá về kinh tế Trong quá trình xử lý các vụ việc cạnh tranh, bên cạnh những quy phạm pháp luật, cơ quan cạnh tranh cũng cần phải sử dụng các phân tích, đánh giá kinh té phuc vu cho viéc danh gia vu viéc.
Theo điều 51 hiến pháp 2013: “Cạnh tranh là quy luật tất yếu của kinh tế thi trường, là động lực phát triển nền kinh tế Trong cơ chế thị trường, các chủ thê thuộc các thành phần
kinh tế bình đăng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật” Luật và chính sách cạnh tranh có
vai trò tạo lập nền tảng cơ bản cho quá trình cạnh tranh và điều tiết hoạt động cạnh tranh
trong mọi ngành, lĩnh vực.
Qua thực tế cùng với sự phát triển của pháp luật cạnh tranh có thể thấy rõ răng trong nghiên cứu luật cạnh tranh thường xuyên phải sử dụng các khái niệm của kinh tế học Phân tích kinh tế đã trở thành không thê thiếu trong khi thi hành luật cạnh tranh, thực hiện chính
2
Trang 7sách cạnh tranh Theo Kết quả điều tra của UNCTAD, các cơ quan cạnh tranh ở các nước thường sử dụng kinh tế học bao gồm cả kinh tế lượng trong xác định thị trường Các cơ quan này cũng áp dụng kinh tế học và kinh tế lượng dé phân tích hiệu quả cạnh tranh của các vụ sáp nhập cũng như phân tích sự lạm dụng và các thỏa thuận theo chiều đọc Mối liên hệ giữa các lý thuyết kinh tế và luật cạnh tranh trên thế giới hiện nay đã hình thành nên trường phái kinh tế học pháp luật cạnh tranh trong đó nổi bật trên thế giới hiện này có hai trường phái đó trường phái Chicago và Trường phái Havard Trường phái kinh tế học pháp luật cạnh tranh đã áp dụng các lý thuyết kinh tế (đặc biệt là lý thuyết kinh tế vi mô) vào phân tích luật, sử dụng các khái niệm kinh tế để giải thích ảnh hưởng của pháp luật, đánh giá những quy phạm pháp luật trên tiêu chí hiệu quả kinh tế Cùng với sự phát triển của pháp luật cạnh tranh thì các lý thuyết kinh tế đã đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển của việc thực thi pháp luật cạnh tranh Hiện nay ở Mỹ ảnh hưởng của các lý thuyết kinh tế được thê hiện rõ nhất trong hoạt động thực tiễn chống độc quyền gồm : (i) sử dung tư duy kinh tế — thé hiện trong sự phát triển lý thuyết và thử nghiệm thực tiễn trong hoạt động chống độc quyên; (ii) sự tham gia trực tiếp của các nhà kinh tế vào tố tụng chống độc quyền và phát triển chính sách tương ứng tại các cơ quan thực thi pháp luật, tham gia như nguyên đơn hoặc bị đơn trong các vụ kiện chống độc quyền Sự gắn kết và ứng dụng của kinh tế học trong nghiên cứu Luật cạnh tranh ngày càng chặt chẽ, hiện nay ở một số nước đã có riêng môn học Kinh tế học pháp luật cạnh tranh (Competition Law and Economics) hoặc Kinh tế học pháp luật chống độc quyền (Antitrust Economics) Trong các lý thuyết kinh tế thì các lý thuyết kinh tế vi mô được sử dụng rộng rãi phô biến trong nghiên
cứu và thực thi luật cạnh tranh.
2.1 Cạnh tranh và phân loại cạnh tranh
Van dé đầu tiên của kinh tế học được sử dụng rộng rãi trong pháp luật cạnh tranh là cạnh tranh, bản chất của cạnh tranh và phân loại cạnh tranh Cho đến hiện nay mặc dù có rất nhiều các nhà kinh tế đưa ra khái niệm về cạnh tranh nhưng chưa có khái niệm nào về cạnh tranh làm thỏa mãn các nhà kinh tế cũng như các chuyên gia luật.
Theo Marx “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự dau tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá dé thu được lợi
nhuận siêu ngạch”.
Trang 8Còn theo cuốn từ điển kinh doanh (xuất ban 1992 ở Anh), cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là “sự ganh đua, sự kình định giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành tài nguyên sản xuất cùng một loại về phía mình”.
Theo từ điển Cornu của Pháp, thì cạnh tranh được hiểu là: ‘‘Chay dua trong kinh tế; hành vi của các doanh nghiệp độc lập với nhau và là đối thủ của nhau cung ứng hàng hóa, dich vụ, nhằm làm thỏa mãn nhu cầu giống nhau, với sự may rủi của mỗi bên, thé hiện qua việc lôi kéo được hoặc dé bị mat đi một lượng khách hàng thường xuyên”
Như vậy, hiểu theo một nghĩa chung nhất, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp, các tô chức kinh tế trong việc giành giật thị trường và khách hàng và các điều kiện thuận lợi trong các hoạt động sản xuất kinh doanh Thực chất của cạnh tranh là sự tranh giành về lợi ích kinh tế giữa các chủ thé tham gia thị trường.
Dựa vào các tiêu thức khác nhau, cạnh tranh được các nhà kinh tê chia ra thành nhiêuloại:
**ˆ Căn cứ vào chủ thé tham gia thị trường cạnh tranh được chia thành 3 loại:
Cạnh tranh giữa người mua và người bán: Người bán muôn bán hàng hoá của mìnhvới giá cao nhât, còn người mua muôn mua hàng hoá của mình với giá thâp nhât Giá cả
cuối cùng được hình thành sau quá trình thương lượng giữ hai bên.
Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào quan
hệ cung cầu trên thị trường Khi cung nhỏ hơn cầu thì cuộc cạnh tranh trở nên gay gắt, giá cả hàng hoá và dịch vụ sẽ tăng lên, người mua phải chấp nhận giá cao dé mua được hàng
hoá hoá mà họ cân.
Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: Là cuộc cạnh tranh nhằm giành giật khách hàng và thị trường, kết quả là giá cả giảm xuống và có lợi cho người mua Trong cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp nao tỏ ra đuối sức, không chịu được sức ép sẽ phải rut lui khỏi thi trường, nhường thị phần của mình cho các đối thủ mạnh hơn.
i Can cứ theo phạm vi ngành kinh tế cạnh tranh được phân thành hai loại cạnh tranh
Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng
một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá hoặc dịch vụ Kết quả của cuộc cạnh tranh này là làm cho kỹ thuật phát triển.
Trang 9Cạnh tranh giữa các ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các
nghành kinh tế với nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất Trong quá trình này có sự phân
bô vốn đầu tư một cách tự nhiên giữa các ngành, kết quả là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.
f? Căn cứ vào tính chất cạnh tranh cạnh tranh được phân thành 3 loại
Cạnh tranh hoàn hảo: Là hình thức cạnh tranh giữa nhiều người bán trên thị trờng trong đó không người nào có đủ ưu thé khống chế giá cả trên thị trường Các sản phẩm bán ra đều được người mua xem là đồng thức, tức là không khác nhua về quy cách, pham chat mẫu mã Dé chiến thang trong cuộc cạnh tranh các doanh nghiệp buộc phải tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành hoặc làm khác biệt hoá sản phẩm của minh so với các đối thủ cạnh
Cạnh tranh không hoàn hảo: Là hình thức cạnh tranh giữa những người ban có các sản
phẩm không đồng nhất với nhau Mỗi sản phan đều mang hình ảnh hay uy tín khác nhau cho nên dé giành duoc ưu thế trong cạnh tranh, người bán phải sử dụng các công cụ hỗ trợ bán như: Quảng cáo, khuyến mại, cung cấp dịch vụ, ưu đãi giá cả, đây là loại hình thức cạnh tranh phô biến trong giai đoạn hiện nay.
Cạnh tranh độc quyên: Trên thị trường chỉ có nột hoặc một số Ít người bán một sản
phẩm hoặc dịch vụ vào đó, giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ đó trên thị trường sẽ do họ quyết định không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu.
ie Can cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh chia cạnh tranh thành
Cạnh tranh lành mạnh: Là cạnh tranh đúng luật pháp, phù hợp với chuẩn mực xã hội và được xã hội thừa nhận, nó thường diễn ra song phang, công bang va công khai.
Cạnh tranh không lành mạnh: Là cạnh tranh dựa vào kẽ hở của luật pháp, trái với
chuẩn mực xã hội, bị xã hội lên án.
1.2 Thị trường liên quan
Theo Điều 2, Luật Cạnh tranh mẫu của Ủy ban Thương mại và phát triển Liên hợp quốc thì “Thị trường liên quan là khái niệm dùng đề chỉ những điều kiện thông thường mà ở đó, người bán và người mua trao đôi hàng hóa với nhau, có nghĩa là việc xác định giới hạn các ranh giới xác định những nhóm người bán và người mua sản pham mà trong phạm vi đó, cạnh tranh có nhiều khả năng bị hạn chế Nó đòi hỏi phải hoạch định được giới hạn
5
Trang 10về mặt địa lý và sản phẩm, trong giới hạn này các nhóm sản phẩm, bên mua và bên bán tương tác lẫn nhau dé hình thành nên giá cả và sản lượng dau ra Thị trường liên quan phải bao gồm tất cả hàng hóa và dịch vụ có tính thay thế hợp lý và tất cả các đối thủ cạnh tranh lân cận mà người tiêu dùng có thể chuyển sang mua trong ngắn hạn một khi hành vi hạn chế hoặc lạm dụng dẫn đến giá cả tăng lên ở mức không nhỏ”.
Trong “Hướng dẫn sáp nhập doanh nghiệp theo chiều ngang” của Ủy ban Thương mại liên bang phối hợp với Bộ Tư pháp Mỹ ban hành năm 1992 thì “Thị trường [liên quan] là khái niệm chỉ một sản phâm (bao gồm cả dịch vụ) hoặc một nhóm sản pham (bao gom ca
dịch vu) va một khu vực dia lý, mà trong khu vực dia ly nay một doanh nghiệp thực hiện
hành vi “tăng giá nhỏ nhưng có tính quan trọng và phi tạm thời”, với các giả thiết là doanh nghiệp không tuân thủ cơ chế quản ly giá và theo đuổi mục đích tối đa hóa lợi nhuận tham gia vào sản xuất hoặc tiêu thụ những sản phẩm (hoặc dịch vụ) này; doanh nghiệp là nhà sản
xuất hoặc tiêu thụ duy nhất trong hiện tại và tương lai; và trong điều kiện việc tiêu thụ tất cả các sản phâm khác không đôi”
Do vậy có thê hiểu Thi trường hàng hóa liên quan là khái niệm chỉ thị trường được cau thành bởi một loại hoặc một nhóm hàng hóa do người tiêu dùng căn cứ vào đặc tính, công dụng và giá cả mà cho rang chúng có quan hệ gan với nhau Những hang hóa này biểu hiện có quan hệ cạnh tranh tương đối mạnh, trong luật chống độc quyền được xem như là phạm vi hàng hóa mà ở đó các chủ thể kinh doanh tiến hành cạnh tranh.
Trong kinh tế học, có thé phân thi trường hàng hóa liên quan thành thị trường hang hóa đồng chất có quan hệ cạnh tranh và thị trường hàng hóa thay thế có quan hệ cạnh tranh Người ta thường dựa vào các đặc điểm như quy trình công nghệ, thành phần cấu tạo của sản phẩm để nhận định hàng hóa có phải là đồng chất hay không Chăng hạn, xét trên phương diện này thì giày không giống với đép và cũng không giống với guốc bởi mỗi loại có một thành phần cấu tạo khác nhau Đối với thị trường hàng hóa thay thế, nhận định sản phẩm nao có tính thay thé là điều tương đối khó Thông thường, tính thay thé của sản phẩm bao gồm hai loại: tính thay thế về cầu và tính thay thế về cung, trong đó xác định giới hạn thị trường liên quan chủ yếu tiến hành phân tích từ góc độ tính thay thế về cầu Nếu như người tiêu dùng có thé dé dang chuyền sang sản phẩm thay thé của doanh nghiệp khác, thi giữa các sản phẩm của những doanh nghiệp này tồn tại thị trường liên quan Tính thay thế về cầu thường bao gồm tính thay thé về chức năng và tính thay thé về giá, trong đó thay thé
Trang 11về giá là yêu tố phức tạp nhất Về nguyên tắc, tính thay thế giữa các sản phẩm càng cao thì chúng càng có khả năng thuộc về cùng một thị trường hàng hóa liên quan.
Tác dung của việc xác định thị trường liên quan là nhằm xác định một khuôn khổ thi trường, trong đó, doanh nghiệp bị xem xét chịu tác động trực tiếp từ hành vi cạnh tranh của các đối thủ khác trên thị trường Do đó, việc xác định mức độ tập trung của thị trường dù không trực tiếp phản ánh cạnh tranh trên thị trường nhưng có thể giúp đưa ra đánh giá sơ bộ xem một vụ việc tập trung kinh tế có làm nay sinh lo ngại về mặt cạnh tranh hay không, do mức độ cạnh tranh trực tiếp từ các đối thủ cạnh tranh không đủ lớn khiến doanh nghiệp sau tập trung kinh tế có thể lạm dụng sức mạnh thị trường của mình Nhìn chung, thị trường có mức độ tập trung càng cao thì áp lực cạnh tranh trực tiếp đối với doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế càng thấp.
Có thé ứng dụng kinh tế học với phương pháp phân tích định lượng dé đánh giá mức độ tập trung của thị trường thông qua các chỉ số cơ bản bao gồm: thị phần, mức độ tích tụ thị trường (chỉ số Concentration Ratio (CR) — Ty lệ tập trung) và chi số Herfindahl — Hirschmann Index (HHI) Việc xác định thị trường sản phẩm liên quan trong lý thuyết kinh tế vi mô được đề cập chính trong lý thuyết xác định ảnh hưởng của hàng hoá thay thế gồm cả phía cung và cầu Hàng hóa thay thế là hàng hóa có thể thay thế các loại hàng hóa khác tương đương về công dụng (hoặc tiêu thụ) khi có các điều kiện thay đổi Hàng hóa thay thé có thê có chất lượng tốt hơn hoặc thấp hơn mặt hàng nó thay thế và đa số có mức giá rẻ hơn Khi giá của hang hoá này tăng người tiêu dùng có thé chuyển sang mua hang hoá có khả năng thay thé hàng hoá đó dẫn đến làm tăng cầu hàng hoá kia.
Khi xét sâu hơn đến sự thay đổi của giá hàng hoá thay thé trong kinh tế học thường đo lường băng độ co giãn của cầu theo giá chéo Độ co giãn chéo của cầu là thước đo ảnh hưởng của sự thay đôi trong giá cả của một hàng hóa đến cầu về một hàng hóa khác Chính xác hơn, độ co giãn chéo của cầu băng phần trăm thay đôi của cầu đối với hàng hóa A khi giá cả của hàng hóa B thay đổi 1%.
Lý thuyết độ co giãn chéo của cầu được sử dụng trong phương pháp SSNIP để xác định thị trường liên quan Nội dung của phương pháp này là giả định đang tôn tại một nhà cung cấp, nhà cung cấp tăng giá sản phâm của họ lên 5%, sau đó kiểm tra tình huống trong vòng một năm xem liệu có tồn tại nhu cầu của người tiêu dùng lấy sản phâm khác dé thay thé hay không Nếu câu trả lời là khang định thì hàng hóa đang được điều tra cùng với hang hóa thay thé được coi là tồn tai trong cùng một thị trường, tức là thị trường hàng hóa liên
7
Trang 12quan Khi sử dụng phép thử SSNIP dé xác định thị trường sản phẩm liên quan, sẽ xác định
được một hoặc một nhóm sản phẩm, trong đó, nhà độc quyền giả định có thể tăng giá bán,
ít nhất là ở mức SSNIP (mức tăng giá tối thiêu đủ dé khách hàng chuyền sang sử dụng sản phẩm thay thế khác), mà vẫn thu được lợi nhuận trong điều kiện các yếu tố thị trường khác không đổi.
SẮC Cấu trúc thị trường và sức mạnh thị trường
Theo nhà kinh tế học Begg D: “thị trường là tập hợp các sự thỏa thuận thông qua đó, người bán và người mua tiếp xúc với nhau dé trao đôi hàng hóa va dịch vụ” Thị trường là sự biểu thi quá trình mà nhờ đó các quyết định của các hộ gia đình về việc tiêu dung các hàng hóa khác nhau, các quyết định của các hãng về việc sản xuất cái gì và sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai được điều hòa bởi sự điều chỉnh giá.
Hình thức biểu hiện của thị trường rất đa dạng Trong thực tế, có những thị trường có rất nhiều người bán, rất nhiều người mua, đồng thời lại có những thị trường chỉ có một hoặc một số người bán, người mua Hành vi của những người bán, người mua này cũng đa dạng và phức tạp Đề thuận lợi trong quá trình nghiên cứu, các nhà kinh tế đã tập hợp các doanh nghiệp có cùng những hành vi trong những điều kiện cụ thể vào một cấu trúc thị trường.
Các nhà kinh tê căn cứ vào mức độ cạnh tranh hay mức độ độc quyên và chia ra các
cấu trúc thị trường sau:
Cạnh tranh hoàn toàn.
Độc quyénhoan toàn Cạnh tranh độc quyên Độc quyền nhóm (tập đoàn)
Sự khác nhau giữa các câu trúc thị trường thường được xem xét qua: sô lượng ngườibán người mua, tính đông nhât hay sự giông nhau của sản phâm, sức mạnh thị trường, ràocan gia nhập thị trường, cạnh tranh qua giá và cạnh tranh phi giá.
Hiện nay khi nghiên cứu về cau trúc thị trường theo quan điểm kinh tế học pháp luật cạnh tranh thì trường phái Havard cho rằng cấu trúc của thị trường quyết định hành vi của công ty và hành vi quyết định kết quả trên thị trường, ví dụ như lợi nhuận, hiệu quả, tiến bộ về kỹ thuật và tăng trưởng Mô hình đó đã tìm cách lập luận rằng cấu trúc ngành nhất định dẫn tới những dạng hành vi nhất định, và sau đó lại dẫn tới những kiểu kết quả nhất định.
8
Trang 13Trường phái Havard lập luận cấu trúc thị trường quyết định kết quả tạo ra một niềm tin rằng pháp luật chống độc quyền nên hướng đến các biện pháp điều chỉnh về mặt cơ cau hơn là các biện pháp điều chỉnh mang tính hành vi Do đó, bằng việc tập trung nghiên cứu các ngành bị tập trung, Bain đã cho rằng hầu hết các ngành công nghiệp bị tập trung hơn mức cần thiết (tính kinh tế nhờ quy mô không phải là cơ bản, thiết yếu ở hầu hết các ngành); rằng rào cản gia nhập có nhiều và rất cao làm cho các công ty mới bị ngăn cản gia nhập thị trường: việc đặt giá độc quyền gắn với các ngành độc quyền nhóm bắt đầu xảy ra ở mức tập trung tương đối thấp.
Còn Theo quan điểm của trường phái Chicago không ủng hộ trọng tâm bảo vệ các công ty nhỏ, các cửa hàng nhỏ Trường phái này cho rang chỉ có ít rào cản gia nhập tôn tại, rằng các ngành công nghiệp thường hưởng lợi từ tính kinh tế nhờ quy mô và các doanh nghiệp đều là những người tối đa hóa lợi nhuận Trường phái Chicago đặt nhiều niềm tin vào khả năng của thị trường có thể sửa chữa và đạt được tính hiệu quả mà không cần có sự can thiệp từ Chính phủ hay luật chống độc quyên.
Trong kinh tế học sức mạnh thị trường được hiểu là mức độ ảnh hưởng của một công ty đối với việc xác định giá thị trường, cho một sản pham cụ thé hoặc nói chung trong ngành Một công ty nam giữ sức mạnh thị trường đáng kể có khả năng thao túng giá thị trường và từ đó kiểm soát tỉ suất lợi nhuận của công ty đó, và có là khả năng tăng trở ngại
cho những người mới tham gia vào thị trường những người tham gia thị trường có sức
mạnh thị trường đôi khi được gọi là "người quyết định giá" hoặc "người tạo giá", trong khi những người không có quyền lực này đôi khi được gọi là "người nhận giá".
Công cụ trong kinh tế học thường được nhắc đến trong việc xác định sức mạnh thị trường đó là chỉ số Lerner Chỉ số Lerner được đưa ra vào năm 1934 bởi nhà kinh tế của Anh có nguồn gốc từ Nga Abba Lerner, nó được xác định bằng cách lay giá của sản phẩm trừ đi chi phí cận biên của sản phẩm Chỉ số Lerner nằm trong khoảng từ 0 đến 1, một công
ty cạnh tranh hoàn hảo tính phí P = MC, L = 0; một công ty như vậy không có sức mạnh thi
trường Một nhà chuyên quyền hoặc nhà độc quyền tính phí P> MC, do đó chỉ số của nó là L> 0, nhưng mức độ đánh dau của nó phụ thuộc vào độ co giãn (độ nhạy giá) của nhu cầu và tương tác chiến lược với các công ty cạnh tranh Chỉ số này tăng lên 1 nếu công ty có
MC =0.
Trên đây là một số lý thuyết kinh tế học cở bản được sử dụng trong giảng dạy và nghiên cứu luật cạnh tranh, ngoài ra còn rất nhiều lý thuyết kinh tế học khác được sử dụng nhưng trong khuôn khổ bài viết tác giả không thể trình bày hết như lý thuyết trò chơi, ước
9
Trang 14tính đàn hồi (Elasticity Estimates), phương pháp kiểm tra Elzinga-Hogarty (E-H), tiêu chuẩn Kaldor-Hicks (K-H), Qua đây có thê thay khi nghiên cứu và giảng dạy luật cạnh tranh không thể thiếu các lý thuyết kinh tế học, có rất nhiều vấn đề trong luật cạnh tranh cần phải sử dụng các lý thuyết kinh tế học dé giải thích, hoặc cần những lý thuyết kinh tế học dé giải thích một cách cụ thé như: Xác định khả năng thay thé của sản pham (về đặc tính, mục đích sử dụng, giá cả)?, Thế nào là đủ dé tạo sự khan hiếm trên thi trường?, Thế nào là mức giá đủ dé ngăn cản, kim hãm, loại bỏ đối thủ cạnh tranh?
Tài liệu tham khảo
1 Robert Cooter and Thomas Ulen, Law and economics, Scott, Foresman andCompany, 1988
2 Kinh tế hoc pháp luật đã được hưởng ứng nhiệt liệt ở hầu hết các trường luật Hoa Kỳ Ở châu Âu, kinh tế học pháp luật đã được du nhập mạnh mẽ vào các trường
đại học như Hamburg (Đức), London School of Economics (Anh), Leuven (Bi), Zurich
(Thụy Si) và ngày càng được các trường đại học khác trong châu lục quan tâm O Đông Á, kinh tế học pháp luật đã được đưa vào giảng dạy ở Nhật Bản và Hàn Quốc Tại Đông Nam Á đã xuất hiện nhiều học giả về kinh tế học pháp luật ở Trường Đại học Quốc gia
Singapore và Trường Đại học Malaya (Malaysia) Trích theo: Lê Nết, Kinh tế luật, Nxb.
Trang 15TONG QUAN VE PHAP LUẬT CẠNH TRANH
ThS Nguyén Ngoc Quyén
Truong Dai hoc Luật Hà Nội
Tóm tat: Di cùng với sự phát triển kinh tế một cách nhanh chóng của Việt Nam, quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường cũng cần phải được nghiên cứu và tìm hiểu sâu rộng hơn nữa Nhăm đáp ứng nhu cầu thực tiễn, Luật Cạnh tranh 2018 đã có những sửa đổi, b6 sung mới phù hợp với lý thuyết về kinh tế học cũng như thực tiễn thi hành trên thị trường Chuyên đề này cung cấp một số kiến thức khái quát nhất về lý luận pháp luật cạnh tranh cũng như giới thiệu về Luật Cạnh tranh Việt
Nam hiện hành.
Từ khoá: cạnh tranh, pháp luật cạnh tranh, khái niệm pháp luật cạnh tranh, đặc điểm pháp luật cạnh tranh, học thuyết về pháp luật cạnh tranh, Luật Cạnh tranh 2018.
1 Khái niệm pháp luật cạnh tranh
Pháp luật cạnh tranh là một bộ phận của nhóm các công cụ chính sách mà Nhà nước
sử dụng dé điều tiết thị trường, giúp thị trường hoạt động lành mạnh nhằm bảo vệ phúc
lợi xã hội, bảo vệ người tiêu dùng và đặc biệt là duy trì sự cạnh tranh trên thị trường Vậy,
trước khi tìm hiểu khái niệm pháp luật cạnh tranh là gì, cần phải năm bắt được những khái niệm tương đối về cạnh tranh trong kinh tế Cạnh tranh, như chúng ta được biết, là một hoạt động diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, “tranh đua nhau để giành lấy lợi ích về phía mình, giữa những người, những tổ chức có cùng lĩnh vực hoạt
động như nhau”!, đây là khái niệm cạnh tranh dưới góc độ ngôn ngữ học, tuy nhiên đây
là cách định nghĩa mang tính khái quát nhất định về đặc điểm của cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể có cùng lợi ích như nhau Vậy cạnh tranh dưới góc nhìn của kinh tế học, là đối tượng chịu sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh, được định nghĩa như thế nào? Theo định nghĩa của OECD “Cạnh tranh dé cập đến tình huống trên thị trường
trong đó các công ty hoặc người ban cô găng một cách độc lập dé có được sự lựa chon
! http://tratu.soha.vn/dictvn_vn/C%E1%BA%Alnh_ tranh truy cập ngày 30/11/2021
11
Trang 16của người mua nhằm đạt được một mục tiêu kinh doanh cụ thể, ví dụ: lợi nhuận, doanh số và / hoặc thị phần ”2 Cạnh tranh trong bối cảnh này thường được đánh đồng với sự ganh dua Sự ganh đua cạnh tranh giữa các bên có thé xảy ra khi có hai hoặc nhiều bên tham gia vào cùng một thị trường Sự cạnh tranh này có thê diễn ra về giá cả, chất lượng, dịch vụ hoặc sự kết hợp của những yếu tố này và các yêu tố khác mà khách hàng có thé
ưa chuộng hơn Cạnh tranh được coi là một quá trình quan trọng mà các công ty buộc
phải trở nên hiệu quả hơn và đưa ra nhiều lựa chọn hơn về sản phẩm và dịch vụ với giá thấp hon Nó làm tăng phúc lợi người tiêu dùng và hiệu quả phân bổ sản phẩm, đồng thời, các công ty cạnh tranh phải đổi mới và thúc đây sự thay đổi và tiến bộ công nghệ Cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường, không những gia tăng hiệu quả kinh tế giữa các doanh nghiệp cũng như thúc đây sự tiến bộ của cả thị trường mà còn góp phan bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, tiễn tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế Chúng ta đã nhắc tới nhiều về vai trò và lợi ích của cạnh tranh, nhưng trong quá trình các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau thì cũng đem tới những tác động xấu đến nền kinh tế nói chung hoặc các doanh nghiệp đối thủ nói riêng Và khi đó cần thiết phải có những quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động cạnh tranh nhăm khắc phục những “thất bại của
thị tường”, đảm bảo những lợi ích của thị trường cạnh tranh đem lại Luật Cạnh tranh là
luật thúc đây hoặc tìm cách duy trì sự cạnh tranh trên thị trường bằng cách điều chỉnh hành vi chống cạnh tranh của các công ty Pháp luật cạnh tranh điều chỉnh hai mối quan hệ, đó là: quan hệ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh trên thị trường va quan hệ giữa cơ quan thi hành luật cạnh tranh với các chủ thé kinh doanh khi họ thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh Do đó, pháp luật cạnh tranh được định nghĩa là các quy phạm pháp luật điều
? Glossary of Industrial Organisation Economics and Competition Law, compiled by R S Khemani and D M.
Shapiro, commissioned by the Directorate for Financial, Fiscal and Enterprise Affairs, OECD, 1993.
3 Taylor, Martyn D (2006) International competition law: a new dimension for the WTO? Cambridge University
Press tr.1
4 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Cạnh tranh, NXB Công an nhân dân, 2020, tr.33
12
Trang 17chỉnh hành vi cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường đồng thời bao gồm cả các quy định đảm bảo thực thi luật cạnh tranh trong thực tếŠ.
2 Đặc trưng của pháp luật cạnh tranh
Pháp luật cạnh tranh có những đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, pháp luật cạnh tranh có tính chất “ngăn cản”, hay nói cách khác là có tính tiếp cận từ mặt trái Sở di pháp luật cạnh tranh được coi là pháp luật “ngăn cản” vì ban chất pháp luật cạnh tranh thường chỉ đặt ra các quy định về các hành vi bị cắm của doanh nghiệp
khi tham gia vào hoạt động cạnh tranh trên thị trường Ngoài ra pháp luật cạnh tranh còn
quy định về các phương thức kiểm soát đối với các dạng hành vi cạnh tranh chứ không hề có những quy định hướng dẫn doanh nghiệp phải làm gì dé cạnh tranh hay thé nào là cạnh tranh lành mạnh Xuất phát từ bản chất của hoạt động cạnh tranh là hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, đó là tính chủ động và tự do sáng tạo, nên pháp luật cạnh tranh chỉ can
thiệp vào hành vi của doanh nghiệp khi những hành vi này có khả năng gây tác động xấu
tới cạnh tranh.
Thứ hai, pháp luật cạnh tranh thường đặt ra các điều khoản mở Cũng vì bản chất của
hoạt động cạnh tranh là sự sáng tạo của các doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh, do đó
pháp luật cạnh tranh khi áp dụng phương thức liệt kê các hành vi bị cắm thường tỏ rõ sự “lạc hậu” nhanh chóng khi không thê lường trước được các dạng hành vi của doanh nghiệp Để khắc phục, pháp luật cạnh tranh các nước thường quy định về điều khoản mở - điều khoản cho phép cơ quan quản lý cạnh tranh b6 sung thêm hành vi mới xuất hiện trên thực tế, gây hại cho cạnh tranh mà chưa được quy định trong luật để kịp thời xử lý thiếu sót, tránh sự tôn hại đến cạnh tranh trong nên kinh tế.
Thứ ba, pháp luật cạnh tranh thường cho phép cơ quan thi hành áp dụng linh hoạt quy
định cắm, trường hợp vụ việc cạnh tranh gây tác động hạn chế cạnh tranh đủ đến mức bị cam nhưng cùng lúc đó vu việc này đem lại một s6 tác động tích cực cho nền kinh tế thì cơ quan thi hành pháp luật cạnh tranh có thể áp dụng quy định “miễn trừ” — cho phép vụ việc hạn chế cạnh tranh đó được thực hiện trong một thời hạn nhất định với những biện pháp làm giảm tác động hạn chế cạnh tranh của hành vi Bên cạnh đó, pháp luật các nước thông thường ngăn cấm hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh dựa trên nguyên tac “per se rule” (đương nhiên bị cam, không cần điều kiện) và nguyên tac “rule of reason” (cắm dựa trên sự cân nhắc lý lẽ, tác động của hành vi đến thị trường), nghĩa là không phải hành vi thoả thuận
> Trường Dai học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Cạnh tranh, NXB Công an nhân dân, 2020, tr.32
13
Trang 18hạn chế cạnh tranh nào cũng đương nhiên bị cấm mà có những hành vi, cơ quan quản lý cạnh tranh còn cần phải xem xét tác động của hành vi này tới thị trường, cả tác động tích cực và tiêu cực, rồi mới đưa ra quyết định có nên cam hay không.
3 Học thuyết về pháp luật cạnh tranh * Quan điểm cỗ điển:
Theo học thuyết cạnh tranh tự do, chống độc quyền được coi là không cần thiết vì cạnh
tranh là một quá trình hoạt động lâu dài, năng động và liên tục, nơi các công ty cạnh tranh
với nhau dé thống trị thị trường Ở một số thị trường, một công ty có thé thống lĩnh thành công, nhưng đó là do kỹ năng vượt trội hoặc khả năng đổi mới của công ty đó Tuy nhiên, theo các nhà lý thuyết cạnh tranh tự do, khi công ty thống lĩnh cô gang tăng giá dé tận dụng vị thế của nó sẽ tạo ra những cơ hội có lợi cho những đối thủ khác cạnh tranh Một quá trình cạnh tranh mới bắt đầu làm xói mòn vị thế độc quyền của doanh nghiệp đó Do đó, nhà nước không nên cô gắng phá bỏ độc quyền mà nên cho phép thị trường hoạt động tự do Quan điểm cô điển về cạnh tranh cho rằng một số thỏa thuận và hành vi kinh doanh nếu bị kiểm soát có thê là một hạn chế bất hợp lý đối với quyền tự do cá nhân của các thương nhân
trong việc kinh doanh của họ.
Mô hình cạnh tranh tự do ra đời cùng với quan điểm về bàn tay vô hình do nhà kinh tế học người Anh Adam Smith (1723-1790) đề xuất.
Theo Adam Smith, sự phát trién kinh té phụ thuộc vào qui luật của tự nhiên vì cho rằng trong các hiện tượng tự nhiên luôn ton tại một trật tự có thé thay được qua quan sat hoặc băng cảm giác đạo đức.
Do đó, cơ chế kinh tế và pháp luật nên tuân theo thay vì đi ngược lại các trật tự tự nhiên này Vì vậy, hệ thống cạnh tranh tự do tự nó đã sản sinh những quyền lực cần thiết dé điều tiết và phân b6 các nguồn lực một cách tối ưu và công quyền không cần phải can thiệp sâu vào đời sống thị trường.
Trong tác phẩm Nghiên cứu về bản chất và nguồn gốc của cải của các dân tộc (1776), Adam Smith cũng chi ra vấn đề cartel — thoả thuận hạn chế cạnh tranh, nhưng không ủng hộ các biện pháp pháp lý cụ thê để chống lại chúng Ông viết “Những người cùng buôn bán hiếm khi gặp nhau, kế cả dé mua vui và nhằm đánh lạc hướng, nhưng cuộc trò chuyện sẽ kết thúc bằng một âm mưu chống lại công chúng, hoặc một lý do nào đó dé tăng giá Thực
5 Campbell R McConnell, Stanley L Brue Economics: Principles, Problems, and Policies McGraw-Hill Professional,
2005 pp 601-02
14
Trang 19sự là không thể ngăn cản những cuộc họp như vậy, bằng bất kỳ luật nào hoặc phù hợp với tự do và công lý Nhưng mặc đù luật pháp không thể cản trở những người cùng buôn bán doi khi tập hop lại với nhau, nhưng không nên làm gì dé tạo diéu kiện thuận lợi cho những
cuộc hội họp đó” ”.
* Trường phái Havard:
Trường phái Harvard thông qua phân tích mô hình S-C-P (Structure — Conduct —
Performance), Cấu trúc — Hanh vi — Kết qua, cho rang cấu trúc ngành nhất định dẫn tới những dạng hành vi nhất định, mà sau đó lại dẫn tới những kiểu kết quả nhất định Đặc biệt, nhiều ngành bị tập trung cao tạo ra những hành vi dẫn đến kết quả kinh tế nghèo nàn, đặc biệt là làm giảm sản lượng và hình thành giá cả độc quyền Những quan điểm này bắt nguồn chủ yếu từ công trình được nghiên cứu tại Đại học Havard Chính vì vậy, trường phái Harvard chủ trương dé duy trì cạnh tranh hữu hiệu thì cần xây dựng chế độ kiểm soát trạng thái cạnh tranh, không chỉ tiễn hành kiểm soát đối với hành vi hạn chế cạnh tranh của doanh nghiệp, mà còn cho phép điều chỉnh đối với kết cấu thị trường không có lợi cho sự triển khai cạnh tranh Phương pháp chủ yếu của “chủ nghĩa kết cấu” là phân chia doanh nghiệp lũng đoạn thành những doanh nghiệp nhỏ hơn và cắm sáp nhập từ đó có thé phục hồi và duy trì trật tự thị trường cạnh tranh Trường phái Havard đã dẫn đến việc ra đời các chính sách thực thi Luật chống độc quyên tại Hoa Kỳ theo hướng can thiệp mạnh mẽ trong những
năm 1960.
* Trường phái Chicago:
Từ những năm 1970, Hoa Kỳ xuất hiện nhiều học thuyết về cạnh tranh, trong đó có đề cập đến vai trò của Nhà nước trong điều tiết kinh tế và kiểm soát độc quyền Trường phái Chicago có quan điểm chủ đạo là chính phủ chỉ nên đóng vai trò tối thiêu, như làm người bảo đảm pháp luật và trật tự xã hội, phân định quyền sở hitu, tuy nhiên phải đảm bảo khuyến khích cạnh tranh và chống độc quyền Trường phái này cho răng, cạnh tranh là cuộc chạy đua để xác định những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất, nhà nước có vai trò đảm bảo trật tự chung và chỉ nên can thiệp vào cạnh tranh một cách hạn chế dé đạt được hiệu quả tối đa Mục đích chung của chính sách chống độc quyền của Hoa Kỳ theo trường phái này là tối đa hoá lợi ích của người tiêu dùng.
Hiện nay, một số quan điểm tập hợp lại thành trường phái hậu Chicago theo hướng phân tích kĩ hơn về mô hình S-C-P và khăng định sự can thiệp của chính phủ vào cạnh tranh
7 Smith (1776) Quyén I, Chuong 10, doan 82
15
Trang 20là cần thiết, gần giống với trường phái Havard nhưng có sự phân tích kĩ lưỡng hơn về kinh tế và được bồ sung bằng các kiến thức lý luận kinh tế học.
4 Nội dung cơ bản của pháp luật cạnh tranh
Luật Cạnh tranh còn có cách gọi khác là Luật chống độc quyền theo pháp luật Hoa Kỳ, Trung Quốc hay Liên bang Nga nhưng về cơ bản vẫn gồm các nội dung điều chỉnh sau đây: - Quy định về thoả thuận hạn chế cạnh tranh: hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh là sự thoả thuận giữa các bên nhằm làm giảm, cản trở, triệt tiêu cạnh tranh trên thị trường và đây là những hành vi cần phải được kiểm soát bởi pháp luật cạnh tranh băng phương thức cam tuyét đối hoặc kết hợp với việc xem xét lợi ích kinh tế mà thoả thuận đem lại cho thị trường Thoả thuận hạn chế cạnh tranh thông thường được chia làm thoả thuận han chế cạnh tranh theo chiều ngang và theo chiều dọc Thoả thuận theo chiều ngang là thoả thuận giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh của nhau, do đó khi các doanh nghiệp này thoả thuận với nhau về giá, về sản lượng, về phân chia thị trường sẽ gây tác động lớn tới thị trường, tới các đối thủ cạnh tranh khác và khách hàng và thông thường các thoả thuận này sẽ bị cắm tuyệt đối không cần lí do Thoả thuận theo chiều dọc là thoả thuận giữa những doanh nghiệp năm trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng của cùng một loại hàng hoá, dịch vụ, ví dụ như thoả thuận giữa một nhà sản xuất và các nhà bán lẻ về việc nhà bán lẻ chỉ bán sản pham của nhà sản xuất này mà không bán sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, dạng thoả thuận theo chiều dọc thông thường được đánh giá là ít gây nguy hại hơn cho cạnh tranh nên chỉ bị cắm khi cơ quan thi hành đánh giá hậu quả của hành vi đến mức cần phải kiểm soát, tránh gây tác động xấu tới thị trường.
- Quy định về hành vi lạm dụng vị trí thong lĩnh, vi trí độc quyền: đây là một dạng hành
vi dành riêng cho doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có sức mạnh thị trường đáng ké -doanh nghiệp, nhóm -doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, -doanh nghiệp có vị trí độc quyên Khi nắm giữ vị trí mà có thể tự mình quyết định hành vi kinh doanh trên thị trường mà không cần quan tâm quá nhiều tới các doanh nghiệp khác, những doanh nghiệp thống lĩnh, độc quyền này sẽ có kha năng lạm dụng vi trí của minh nhiều hơn để đạt được những mục đích như bóc lột lợi nhuận từ khách hàng bằng cách tăng giá bất hợp lý hoặc cản trở quá mức sự gia nhập thị trường của doanh nghiệp mới cũng như việc phát triển của các doanh nghiệp đối thủ như kêu gọi, đe doạ các nhà cung cấp, các nhà phân phối không giao dịch với các doanh nghiệp đối thủ nhằm củng cô vi trí của mình Khác với thoả thuận hạn chế
16
Trang 21cạnh tranh là sự thống nhất cùng hành động của các doanh nghiệp, lạm dụng là hành vi đơn
phương của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền và hành vi này cần phải được can thiệp bởi pháp luật cạnh tranh, thông thường theo quy định của các nước là cắm tuyệt đôi.
- Quy định về kiểm soát tập trung kinh tế (hay kiểm soát sự sáp nhập): tuỳ từng hệ thống pháp luật mà việc kiểm soát sáp nhập (theo nghĩa rộng) hoặc tập trung kinh tế được sử dụng để chỉ việc kiểm soát của cơ quan cạnh tranh đối với các vụ việc sap nhập, hop nhất hay mua lại giữa các doanh nghiệp có thé gây ảnh hưởng tới cạnh tranh Có thê thay, việc một doanh nghiệp mua lại đối thủ cạnh tranh của nó chắc chắn sẽ gây những tác động tới thị trường và người tiêu dùng (cơ cấu thị trường thay đồi, tương quan cạnh tranh có sự
khác biệt và sự giới hạn lựa chọn của người tiêu dùng) và việc của cơ quan cạnh tranh là
đánh giá xem vụ việc tập trung kinh tế này có nên được cho phép thực hiện hay không Những vụ việc mà thay rang de doa quá mức tới cạnh tranh có thé bị cắm hoàn toàn hoặc được chấp thuận với một vài điều kiện, ví dụ như chia, tách doanh nghiệp trước khi tiến hành tập trung kinh tế dé đảm bảo sự cạnh tranh tương đối trên thị trường.
Nội dung của luật cạnh tranh và việc thực thi có sự khác nhau giữa các hệ thống pháp luật tuy nhiên vẫn bao gồm các nội dung cơ bản như trên Bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và đảm bảo răng các doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
thường được coi là những mục tiêu quan trong của pháp luật cạnh tranh.
5 Khái quát về pháp luật cạnh tranh Việt Nam
Luật Cạnh tranh lần đầu tiên được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 03 tháng 12 năm
2004, tại kỳ họp thứ 6 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2005 Sự ra đời của
Luật Cạnh tranh năm 2004 đánh một dấu mốc quan trọng trong việc tạo lập hành lang pháp lý thống nhất cho các hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, đặc biệt là công cụ quan trong dé nhà nước kiểm soát các hành vi có tính chất phản cạnh tranh Tuy nhiên, sau hơn 12 năm thi hành, với sự thay đổi của bối cảnh và điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường pháp lý và xu hướng hội nhập kinh té quốc tế, Luật Cạnh tranh năm 2004 đã
dần bộc lộ những điểm hạn chế, bất cập nên cần phải được sửa đôi, bô sung nhằm tăng
cường hiệu lực, hiệu quả thực thi, đáp ứng các yêu cầu thực tiễn Luật Cạnh tranh (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 12-6-2018 (gọi tắt là Luật Cạnh tranh 2018), có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2019 Bên cạnh việc bổ sung nhiều điểm mới, Luật Cạnh tranh 2018 đã khắc phục được những nhược điểm của Luật Cạnh tranh 2004, đáp ứng được xu hướng phát triển kinh tế cũng như mục tiêu bảo vệ môi trường cạnh tranh.
Luật Cạnh tranh 2018 bao gồm 121 điều, được bố cục thành 10 chương, cụ thể: 17
Trang 22Chương I Những quy định chung (Điều 1 đến Điều 8) quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng: giải thích từ ngữ; áp dụng pháp luật về cạnh tranh; quyền và nguyên tắc cạnh tranh trong kinh doanh; chính sách của Nhà nước về cạnh tranh; trách nhiệm quản lý nhà nước về cạnh tranh và các hành vi bị nghiêm cấm có liên quan tới cạnh tranh.
Chương II Thị trường liên quan và thị phần (Điều 9 đến Điều 10) quy định về xác định thị trường liên quan; xác định thị phần và thị phần kết hợp.
Chương III Thoả thuận hạn chế cạnh tranh (Điều 11 đến Điều 23) quy định về thoả thuận hạn chế cạnh tranh; thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cắm; đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng ké của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; miễn trừ đối với thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cắm và trình tự, thủ tục thực hiện các trường hợp miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cắm.
Chương IV Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền (Điều 24 đến Điều 28) quy định doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường:
doanh nghiệp có vi trí độc quyên; xác định sức mạnh thị trường đáng ké; hành vi lạm dụng
VỊ trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vi trí độc quyền bị cam; kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước.
Chương V Tập trung kinh tế (Điều 29 đến Điều 44) quy định về các hình thức tập trung kinh tế, tập trung kinh tế bị cam và kiêm soát tập trung kinh tế thông qua cơ chế thông báo tập trung kinh tế và thâm định tập trung kinh tế; các hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế.
Chương VI Hành vi cạnh tranh không lành mạnh (Điều 45) quy định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cam.
Chương VII Uy ban Cạnh tranh Quốc gia (Điều 46 đến Điều 53) quy định về Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia; Chủ tịch và Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia; Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh; Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh; Điều tra viên vu
việc cạnh tranh.
Chương VIII Tổ tụng cạnh tranh (Điều 54 đến Điều 109) gồm 07 mục quy định về: Quy định chung; cơ quan tiễn hành tố tụng cạnh tranh, người tiễn hành tố tụng cạnh tranh; người tham gia tố tụng cạnh tranh; trình tự, thủ tục điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh; giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; công bố các quyết định của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia; hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh.
Chương IX Xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh (Điều 110 đến Điều 115) quy định về nguyên tắc xử lý vi phạm, hình thức xử lý vi phạm và biện pháp khắc phục hậu quả vi
18
Trang 23phạm pháp luật về cạnh tranh; phạt tiền đối với hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh; chính sách khoan hồng: thâm quyền và hình thức xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh; thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; thi hành quyết định giải quyết khiếu nại quyết
định xử lý vụ việc cạnh tranh.
Chương IX Điều khoản thi hành (Điều 116 đến Điều 118) quy định về sửa đôi, bổ sung, bãi bỏ các quy định trong một số luật khác; hiệu lực thi hành; và điều khoản chuyền tiếp.
Về hiệu lực của Luật Cạnh tranh 2018, đã có những thay đổi cơ bản nhằm đáp ứng với sự phát triển kinh tế cũng như sự vận hành của thị trường, hội nhập kinh tế quốc té.
Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh, Điều 1 Luật Cạnh tranh quy định: “Luật này quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam; hành vi cạnh tranh không lành mạnh; tố tụng cạnh tranh; xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh; quản lý nhà nước về cạnh tranh”.
So với Luật Cạnh tranh 2004, Luật Cạnh tranh 2018 đã mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường Việt Nam Việc mở rộng phạm vi điều chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn khi những vụ việc mặc dù được thực hiện tại nước ngoài nhưng gây tác động tiêu cực tới cạnh tranh trên thị trường Việt Nam đã xuất hiện trên thực tế và tiếp tục có khả năng xảy ra trong tương lai Đồng thời việc mở rộng phạm vi điều chỉnh còn tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan cạnh tranh Việt Nam trong việc điều tra, xử lý các vụ việc cạnh tranh cũng như hợp tác với các cơ quan cạnh tranh quốc gia khác.
Thứ hai, về đối tượng áp dụng, Luật Cạnh tranh 2018 đã mở rộng đối tượng áp dụng gồm mọi đối tượng là tổ chức, cá nhân trong nước va nước ngoài có liên quan tới hoạt động cạnh tranh trên thi trường, cụ thể là:
“1 Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh
nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các
ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp
nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
2 Hiệp hội ngành, nghề hoạt động tại Việt Nam.
3 Cơ quan, tô chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan”Š
So với Luật Cạnh tranh 2004, Luật năm 2018 đã mở rộng đối tượng áp dụng, mọi đối
tượng liên quan đến cạnh tranh trên thị trường gồm cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước
8 Điều 2 Luật Cạnh tranh 2018
19
Trang 24và nước ngoài có liên quan nhằm bao quát mọi chủ thể có thê thực hiện hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh, tránh việc bỏ sót cũng như phù hợp với phạm vi điều chỉnh được mở rộng tại Điều 1.
Có thê thấy, Luật Cạnh tranh 2018 đã có những sửa đôi, bố sung kip thời và có cách
tiếp cận theo hướng áp dụng lý thuyết kinh tế học cũng như thực tiễn áp dụng để quy định về các hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và thủ tục tố tụng cạnh tranh Từ đó, công tác thực thi pháp luật được hi vọng sẽ bảo vệ được quyên lợi của người tiêu dùng, của các doanh nghiệp trên thị trường và đảm bảo cạnh
tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Luật Cạnh tranh 2018.
De Trường Dai học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Cạnh tranh, NXB Công an nhândân, 2020.
3 Campbell R McConnell, Stanley L Brue Economics: Principles, Problems,and Policies McGraw-Hill Professional, 2005.
4 Richard Whish and David Bailey, Competition Law, 7"! edition, Oxford
University Press, 2012.
5 R S Khemani and D M Shapiro, Glossary of Industrial OrganisationEconomics and Competition Law, commissioned by the Directorate for Financial, Fiscaland Enterprise Affairs, OECD, 1993.
6 Adam Smith, The Wealth of Nations, 1776.
Te Taylor, Martyn D, International competition law: a new dimension for theWTO?, Cambridge University Press, 2006.
20
Trang 25LÝ THUYET TRO CHƠI TRONG THỊ TRUONG ĐỘC QUYEN TẬP ĐOÀN
ThS Trần Phương Tâm An - Trường Đại học Luật Hà Nội ThS Lê Thị Khánh Ly — Trường Đại học Quốc Gia Ha Nội Tóm tat: Ly thuyết trò choi là một khung lí thuyết được dé cập trong kinh tế học với ứng dụng dé hiểu nghiên cứu các tình huống xã hội giữa những đối thủ cạnh tranh với nhau trên thị trường Xét trên một SỐ góc độ, lí thuyết trò chơi là khoa học về chiến lược, khoa
học về việc ra quyết định tối ưu của các tác nhân độc lập và cạnh tranh trong một bối cảnh
cụ thể Trong chuyên đề này, tác giả tập trung phân tích lý thuyết trò chơi trong việc phân tích hành vi của các tác nhân trong thị trường độc quyền tập đoàn Đến nay lý thuyết trò chơi van là một ngành khoa học khá non trẻ và đang phát triển.
Từ khóa: Lý thuyết trò chơi, độc quyền tập đoàn, thị trường độc quyên I/ Tổng quan về thị trường độc quyền tập đoàn.
Sự khác biệt giữa thị trường độc quyền tập đoàn và độc quyền thuần túy
Thị trường độc quyền tập đoàn là thị trường mà trong đó đặc trưng nhất là chỉ có một vài doanh nghiệp, một vài hãng sản xuất cho toàn bộ thị trường Thị trường độc quyền tập đoàn có những tiêu chí xác định hoàn toàn khác với thị trường độc quyên thuần túy chỉ có duy nhất một người bán gọi là độc quyền bán hoặc duy nhất một người mua gọi là độc quyền mua Với thị trường độc quyền bán chỉ có duy nhất một doanh nghiệp bán hàng, cung cấp hang hóa cho toàn bộ thị trường, doanh nghiệp nay có vi thế độc tôn nên sức mạnh độc quyền của hãng là lớn nhất, sức mạnh này được thê hiện thông qua việc doanh nghiệp có toàn quyền quyết định về giá bán và sản lượng hàng hóa bán ra trên thị trường Sức mạnh này của doanh nghiệp là sức mạnh tuyệt đối Sự độc quyền này được duy trì nhờ chính sách pháp luật, quy mô của hãng, quyền sở hữu bằng phát minh sáng chế Đây cũng chính là những rào cản ngăn các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường Khi một trong số những rào cản này được gỡ bở, sẽ có thêm các doanh nghệp khác tham gia cung cấp hàng hóa cho thị trường, lúc này vị trí độc quyền sẽ bị phá vỡ và chuyền sang loại thị trường khác — thị trường độc quyền tập đoàn, đây là loại thị trường mà tính độc quyền vẫn còn rất rõ nét Tuy nhiên
21
Trang 26khi xuất hiện thêm dù chi 1 hãng cung cấp sản phẩm thì cục diện thị trường thay đổi hoàn toàn so với thị trường độc quyền thuần túy, sức mạnh thị trường không còn do một hãng năm giữ ma chia đều cho các nhà cung cấp Cau thi trường không có gì thay đổi, nhưng cung hàng hóa của cả thị trường sẽ do một vài doanh nghiệp lớn cung cấp Đây là dạng thị trường khá phổ biến trong nền kinh tế thế giới và Việt Nam Chúng ta có thé nghiên cứu sự phát triển của thị trường viễn thông, thị trường vận tải hang không, thị trường sữa tại Việt Nam hay mở rộng ra với thị trường dầu mỏ, thị trường vắc xin, thị trường nước giải khát với hai đại diện Pepsi, Coca-Cola Thị trường độc quyền tập đoàn có một số đặc trưng nhất định:
- Số lượng người bán ít, chỉ có một số hãng cung cấp hang hóa cho toàn bộ thị trường - San phẩm do các hãng cung cấp gần như đồng nhất, có thé thay thé lẫn nhau.
* Sức mạnh thị trường phụ thuộc quy mô của các hãng.
- Rao can gia nhập thị trường rat lớn.
Từ những đặc điểm chung này của thị trường, chúng ta sẽ đi nghiên cứu, phân loại các trạng thái khác nhau của thị trường độc quyền tập đoàn.
Phân loại thị trường độc quyền tập đoàn
Khi có từ 2 doanh nghiệp trở lên tham gia cung cấp hàng hóa cho thị trường thì mối quan hệ giữa hai doanh nghiệp này tạo lên hai loại thị trường đó là: Thị trường độc quyền tập đoàn có liên kết và thị trường độc quyên tập đoàn không liên kết.
vt Thị trường độc quyền tập đoàn có liên kết
Thứ nhất nếu các hãng có mặt trên thị trường họ bắt tay với nhau, cùng nhau thỏa thuận
các van đề liên quan đến phân chia thị trường, thống nhất về số lượng hàng hóa sẽ cung cấp cho thị trường và hơn nữa là giá bán hàng hóa trên thị trường Đây có thể gọi là trường hợp các hãng độc quyền tập đoàn này hình thành các liên minh Khi các liên mình này tồn tại, các thỏa thuận được thực hiện nhất quán theo như ban đầu, thị trường lúc này quay trở lại trạng thái thị trường độc quyền thuần túy Các hãng nếu có thé liên kết được với nhau thông qua các thỏa thuận chặt chẽ thì không khác gì có một hãng độc quyền duy nhất trên thị trường Dạng thị trường này khó có thê thực hiện trong phạm vi quốc gia vì vấp phải các quy định của pháp luật chống độc quyền, nhưng nếu mở rộng trên phạm vi lớn hơn như một khu vực, một châu lục thì các liên minh dạng này có thê được thiết lập Nghiên cứu mô hình độc quyền tập đoàn có kết cau chúng ta sẽ thay xuất hiện 2 hình thức: mô hình Cartel
và mô hình chỉ đạo giá.
22
Trang 27- Mô hình Cartel là mô hình mà các nhà độc quyền liên kết với nhau một cách công khai dé quyết định giá bán và sản lượng hàng hóa Tổ chức các nước xuất khâu dầu mỏ OPEC chính là một ví dụ điển hình về Cartel trong ngành dầu mỏ Quy mô thị trường thì rất rõ ràng, việc quan trọng ở đây là phân chia sản lượng cung cấp cho các thành viên trong Cartel Mỗi tổ chức sẽ đàm phán với nhau dé đưa ra cách thức phân chia sản lượng.
- Mô hình chỉ đạo giá: đây cũng là một hình thức cấu kết giữa các nhà độc quyên Trong mô hình này, sẽ có một hãng thiết lập giá bán, các hãng còn lại theo sau bởi điều đó có lợi cho họ hoặc họ muốn tránh việc không chắc chắn về phản ứng của các đối thủ còn lại Trong thị trường thực tế, mô hình chỉ đạo giá này phổ biến hơn nhiều so với mô hình Cartel, các hãng vẫn có thé tự do cạnh tranh thông qua chất lượng sản phẩm, hoạt động bán hàng, marketting, chỉ có giá bán là theo một ông lớn trong ngành, điều này giúp các hãng còn lại thay dé chịu hơn, dé thích nghi hơn Việc chỉ đạo giá này có thé được thực hiện một cách chính thức hoặc phi chính thức Các hãng trong ngành có thể thỏa thuận với nhau sẽ niêm yết theo giá bán của một hãng lớn trong thị trường, tuy nhiên thỏa thuận này ở nhiều quốc gia là bat hợp pháp do vấp phải luật chống độc quyền Trong nhiều trường hợp khác, không có một thỏa thuận nào được ký, các nhà độc quyên sẽ không vi phạm pháp luật của hầu hết các quốc gia, nhưng họ vẫn có thê tuân theo chỉ đạo giá, đây là hình thức phát tín hiệu giá, một hình thức cau kết ngầm Khi có một hãng dành ưu thé trong thị trường về một trong các mặt sau:
+ Hãng có quy mô lớn nhất, thị phần lớn nhất.
+ Hãng có chỉ phí sản xuất thấp nhất.
+ Hãng có lâu năm hoạt động trên thị trường.
Các hãng trội trên thị trường hoàn toàn có thê phát ra tín hiệu chỉ đạo về giá mà không cần bat kỳ một van ban chỉ đạo nào Các hãng trội là các hãng được cho là có am hiểu rõ các điều kiện chung trên thị trường và có thé dự báo được về sự phát triển trong tương lai của thị trường tốt hơn các hãng khác Khi hãng trội tăng giá hoặc giảm giá, các hãng còn lại trên thị trường cũng sẽ điều chỉnh giá tương ứng.
? Thứ 2 là thị trường độc quyền tập đoàn không liên kết.
Với đặc điểm của thị trường độc quyền tập đoàn, các hãng tham gia thị trường thường ít, sự phụ thuộc lẫn nhau vé các quyết định, về chiến lược là rất lớn Bất kỳ sự thay đôi của hãng nào về giá, sản lượng, quảng cáo, nhãn mác, khuyến mại cũng sẽ dẫn đến những thay đồi lớn về thị phan, lợi nhuận của các hãng còn lại Đó là lý do mà vì sao khi các hãng không cau kết với nhau thì họ luôn phải theo dõi và chú ý đến hành vi của các đối thủ dé
23
Trang 28đưa ra các quyết định phù hợp Bản thân mỗi hãng trước khi ra quyết định hay chiến lược cũng phải cân nhắc xem hành động của mình sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các đối thủ còn
lại và các hãng còn lại sẽ phản ứng ra sao Các hãng cũng thường xuyên phải đặt mình vào
vị trí của các hãng đối thủ để tính toán xem họ sẽ phân tích chiến lược như thế nào, phản ứng ra làm sao trước sự thay đổi của hãng mình Nghiên cứu và phân tích động thái này của các hãng độc quyền tập đoàn, các nhà kinh tế đã ứng dụng phân tích Lý thuyết trò chơi vào nghiên cứu hành vi của họ trong rất nhiều trường hợp thực tế.
I/ Lý thuyết trò chơi trong kinh tế học 1 Bối cảnh nghiên cứu
Nghiên cứu về đặc trưng của các hãng độc quyền tập đoàn chúng ta có thê thấy sức mạnh thị trường của các hãng rất lớn nhưng bên cạnh đó sự cạnh tranh cũng vô cùng khốc liệt Lý thuyết trò chơi là một ứng dụng đề nghiên cứu hành vi của các hãng độc quyền tập đoàn Mục đích của Lý thuyết trò chơi là tái hiện lại suy nghĩ, tính toán, cân nhắc của các đối thủ trong việc hoạch định chiến lược, các hãng sẽ cô gắng để tìm ra chiến lược có lợi nhất cho mình Trong một thị trường mà miếng bánh thị phần chưa có gì thay đôi thì việc giành giật của nhau là điều đương nhiên Từ việc hoạch định giá cả, phát triển sản phẩm mới, khuyến mại, hậu mãi, các chương trình marketting tất cả đều liên tục phải tính toán, cân nhắc Đầu tiên các hãng lựa chọn chiến lược cho mình, tiếp theo là đặt mình vào đối thủ dé ước lượng xem đối thủ sẽ phản ứng ra sao, từ đó xây dựng các kịch bản phù hop, rồi
cuối cùng dựa trên cả chiến lược của mình kết hợp với dự tính chiến lược của đối thủ để đi
đến quyết định Việc phân tích chiến lược của đối thủ sẽ khó thực hiện hơn trong các tình
huống thị trường khác như: thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh độc quyên,
thị trường độc quyên thuần túy Bởi vậy, với 3 dạng thị trường này, các doanh nghiệp tham gia sẽ dựa trên quy mô doanh nghiệp, thị phần của doanh nghiệp, chỉ phí sản xuất và mục tiêu phát triển của chính mình dé đưa ra quyết định tối ưu Nhưng riêng các hãng trên thị trường độc quyên tập đoàn, bên cạnh việc xem xét chiến lược của mình thì phân tích phản ứng của đối thủ luôn là một thách thức không dé dàng và các hãng đều phải thực hiện Ứng dụng của lý thuyết trò chơi chính là một phương pháp mà các nhà kinh tế đi sâu phân tích
lĩnh vực này.
Lý thuyết trò chơi — Cân bằng Nash
Lý thuyết trò chơi thường bắt đầu với giả định rằng mỗi người chơi đều “duy lý” và đối thủ của họ cũng “duy lý”, tất cả người chơi đều suy nghĩ và đều cố gắng tìm ra chiến lược
24
Trang 29dé tối đa hóa lợi ích của bản thân mình Tiếp theo lý thuyết trò chơi sẽ đưa ra dự đoán hành
vi của mỗi người chơi hay chính là mỗi hãng, kết quả trò chơi phụ thuộc vào luật chơi và
lợi ích mà các bên thu được, với các hãng đó có thé là sự thay đổi trong lợi nhuận Trò chơi dùng dé phân tích thị trường độc quyên tập đoàn nói chung không phải là trò chơi tổng bang không Trò chơi tổng băng không là một tình huống trong đó cái được của người thắng cuộc đúng băng cái mất của người thua cuộc Trong thị trường độc quyền tập đoàn này, các hãng đều có thể có lợi, hoặc đôi khi các hãng đều thiệt hại ví dụ như trường hợp họ tiến hành một cuộc chiến với nhau bang giá ca và tat cả cùng chịu thiệt Khi các hãng trên thị trường cùng suy nghĩ và đưa ra chiến lược của riêng mình, lý thuyết trò chơi sẽ đưa ra các dự đoán, từ các dự đoán đó sẽ tìm ra các trạng thái cân bằng trên thị trường độc quyên tập đoàn Cân băng tìm được gọi là cân bằng Nash.
Nash là tên của nhà kinh tế học John Nash người đầu tiên đưa ra lý thuyết này vào năm 1951 Cân bằng Nash được định nghĩa là cân băng xảy ra khi mỗi hãng thực hiện điều tốt nhất cho mình trên cơ sở hành vi của các đối thủ cạnh tranh Lý thuyết trò chơi kết hợp cân bang Nash dé phân tích quyết định của các hãng trong độc quyền tập đoàn Chúng ta sẽ nghiên cứu 2 ứng dụng lý thuyết trò chơi phô biến:
- Tro chơi với 2 người chơi và mỗi người có 2 sự lựa chon, trò choi này được mô ta
thông qua “tình thé lưỡng nan của người tù”.
- Tro chơi thé hiện quyết định chiến lược của 2 người chơi hay 2 hãng trong thị trường độc quyền tập đoàn khi trò chơi được lặp đi lặp lại (các hãng phải ra quyết
định thường xuyên theo thời gian).
Tình thế lưỡng nan của những người tù - Tình huống
Gia sử có 2 người A và B có tham gia vào một vụ trộm cùng nhau bi bắt Phía công an còn thiếu một số chứng cứ nên cần khai thác lời khai của cả 2 dé kết tội Cơ quan điều tra quyết định đưa ra một chiến lược để khai thác thông tin Cả 2 người cùng bị tạm giam, nhưng việc kết tội sẽ phải chờ lời khai của cả 2, đương nhiên họ sẽ bị giam vào 2 phòng cách biệt dé không thé thỏa thuận Khi tiến hành thẩm van, Công an sẽ thông báo cho từng
nghi phạm như sau:
- Nếu anh nhận tội ma người còn lại không chịu nhận tội, anh sẽ được hưởng khoan hồng, mức án sẽ là 1 năm tù, người kia sé bị tăng nặng với mức phạt 6 năm tù.
- Nêu cả 2 cùng nhận tội thi mức án sẽ là 3 năm tù.
2
Trang 30- Néu người kia đã nhận tội ma anh không thú tội, anh sẽ chịu mức phat 6 năm tù, người kia sẽ hưởng khoan hồng với | năm tù.
- Nếu cả 2 cùng không nhận tội thì với những gì mà cơ quan điều tra thu thập
được trước đó, cả 2 sẽ cùng chịu mức án 2 năm tù.
Nhu vậy cả A và B đều chỉ có thê lựa chọn là nhận hoặc không nhận tội Tuy nhiên cả 2 đều phải suy nghĩ đến việc đối phương sẽ làm gi, sẽ lựa chọn như thé nao, từ đó tính toán xem mình nên dùng chiến lược nào là có lợi nhất cho bản thân Các kết cục tương ứng với các quyết định
chiên lược của mỗi người được thê hiện thông qua ma trận lợi ích ở Bảng sau:
Các chiên lược của A
Nhận tội Không nhận tộiNhận tội 3 năm 6 nămCác chiên lược của 3 năm 1 năm
B =
Không nhận tội Pel 2 nam
6 nam 2 nam
Aœ—— h~
Trong ma trận lợi ích, các dòng mô tả quyết định chiến lược của B (nhận tội hoặc không
nhận tội), các cột mô tả quyết định của A cũng 2 khả năng tương tự B 4 kết cục có thé xảy
ra là:
- Cả 2 cùng nhận tội thì mỗi người sé chịu mức án 3 năm tù: 6 A
- A không nhận tội, B nhận tội thi A 6 năm tù, B 1 năm tu: 6 B- A nhận tội, B không nhận tội thi A 1 năm tu, B 6 nam tu: 6 C
- _ Cả 2 cùng không nhận tội thì mỗi người sé chịu mức án 2 năm tù: 6 D
- Cách thức xử lý tình huống của A và B
Ban đầu đương nhiên cả 2 đều sẽ dự định dùng chiến lược: không nhận tội, thậm chí khi mới bị bắt còn ngầm thỏa thuận với nhau sẽ không nhận tội dù có bị ép thế nào Và nếu
điều này diễn ra đúng thỏa thuận ban đầu thì A, B đều thực hiện được chiến lược cân băng:
cùng không nhận tội.
Nhưng ngay lập tức A sẽ suy nghĩ đến các khả năng có thể xảy ra với lời khai từ B A sẽ tư duy: Nếu A vẫn quyết định không nhận tội, nhỡ B phá vỡ quy ước, B nhận tội thì khi đó A sẽ bị tù 6 năm như thé quá nguy hiểm; Nếu A chuyển sang nhận tội, thì nếu B cũng nhận tội cả 2 sẽ cùng tù 3 năm, nếu B không nhận tội, A sẽ chỉ th 1 năm Sau khi phân tích
26
Trang 31như thế này, A thấy việc không nhận tội quá rủi ro, không may tù đến 6 năm Còn A nhận tội thì cao nhất cũng chỉ tù có 3 năm, còn may ra hưởng khoan hồng thì chỉ tù 1 năm Theo lỗi suy nghĩ thông thường, A sẽ nghĩ tốt nhất mặc kệ B, A cứ phải lựa thế nào tốt nhất cho mình Thỏa thuận ngầm ban đầu bị phá vỡ ngay lập tức.
Cách lập luận này tương tự diễn ra với B, B cũng sẽ suy nghĩ đến lựa chọn của A dé từ đó tìm ra lựa chọn ít rủi ro nhất, tối ưu nhất cho mình, thế là B cũng nhận tội Khi tách riêng A và B dé thâm van, đồng thời với suy nghĩ tìm ra phương án tối ưu nhất cho minh thì A và B đều chọn chiến lược tốt nhất cho riêng mình là nhận tội Chiến lược nhận tội trở thành chiến lược chiếm ưu thế, chiến lược áp đảo so với chiến lược không nhận tội.
- Chiến lược trội - Cân bằng Nash
Chiến lược cùng không nhận tội như dự tính ban đầu đã bị yếu thế, chiến lược trội ở đây là chiến lược nhận tội, đồng thời là chiến lược tốt nhất theo suy nghĩ của cả 2 Chiến lược cùng không nhận tội được gọi là cân bằng thấp (ô D), chiến lược trội cả hai cùng nhận tội trở thành cân bằng cao (ô A) Tuy nhiên đây là trò chơi tương đối dễ vì chỉ có 2 người chơi và mỗi người có 2 lựa chọn, chúng ta dé dàng tính toán dé tìm ra cân bằng cao hay cân bang chiếm ưu thế Còn với trò chơi có 3 sự lựa chọn trở lên thì việc tìm ra được cân băng ưu thế là rất khó Cân bằng ưu thé hay cân bằng trội được gọi là cân bang Nash.
Cân bằng Nash được tạo bởi những chiến lược phản ứng tốt nhất của tất cả người chơi (đồng thời kết hợp với các chiến lược tốt nhất của những người chơi còn lại), nó còn có tính tự chế tài — tức là mỗi người chơi, khi muốn tối đa hóa lợi ích của mình (đương nhiên những người khác cũng đang cô làm như vậy) thì người choi họ sẽ tự nguyện tuân thủ cân bằng Nash, và vì muốn tối đa hóa lợi ích nên họ không hề có động cơ di chuyên khỏi điểm cân băng Nash này Khi tham gia trò chơi này thì mọi người chơi đều giỗng nhau ở chỗ luôn phán đoán ứng xử của đối thủ, kết hợp dự tính việc đối thủ sẽ làm gì kết hợp với hành động của minh dé cân nhắc các trường hợp.
- Lý thuyết trò chơi trong thực tế
Trong thực tế, các hãng độc quyền cũng đứng trước những vấn đề tương tự như A và B phải đối mặt trong trò chơi trên Nếu các hãng trong độc quyền tập đoàn cau kết với nhau dé hạn chế sản lượng và đây giá lên cao thì lợi nhuận của các hãng sẽ là lớn nhất Nhưng nếu các hãng không cấu kết với nhau thì lợi nhuận sẽ thấp hơn Rõ ràng cấu kết với nhau sẽ bị bat hợp pháp, nhưng các hãng có thé hợp tác hay cau kết ngầm thi sẽ có lợi nhuận cao
hơn, vậy tại sao các hãng không thực hiện cầu kết ngầm Ví dụ néu một hãng và các đối thủ
có thé tìm ra được một mức giá hợp ly và duy trì mức cung thấp cho thị trường thì lợi nhuận Ti
Trang 32của các hãng sẽ rất cao vậy tại sao điều này lại khó thực hiện Điều này được mô tả một cách đơn giản như hành vi của A và B trong tình thế lưỡng nan của người tù như được mô tả ở trên Cau kết ngầm, thỏa thuận ngầm rất dễ bị phá bỏ, nếu không có biện pháp chế tài đáng tin cậy thì thỏa thuận thông đồng có nhiều khả năng bị phá vỡ một cách đơn phương hoặc song phương Như vậy, các hãng đang đối mặt với tình thế lưỡng nan của người tù Họ phải quyết định liệu có nên cạnh tranh với nhau bằng việc chiếm phan thị trường lớn hơn và làm đối thủ thiệt hai, hay “hợp tác ngầm” cùng tôn tại và dàn xếp tỷ trọng thị trường đang nắm giữ Giống như hành vi của A và B, sự “hợp tác” là điều đáng mong muốn nhưng mỗi hãng đều lo lắng chính đáng là nếu hãng quyết định giá “câu kết”, đối thủ có thé quyết định chiến lược cạnh tranh, giảm giá thấp hơn và sẽ chiếm thị phần lớn hơn.
Trò chơi lặp lại trong độc quyền tập đoàn
Các hãng trong độc quyền tập đoàn có thé đối điện với tình thế lưỡng nan của người tù ở trò chơi khi mà họ chỉ ra quyết định một lần duy nhất Nhưng trên thực tế các hãng trên thị trường tập đoàn thường phải ra quyết định như một trò chơi lặp lại: quyết định về giá cả, sản lượng liên tục được đưa ra, lặp đi, lặp lại nhiều lần, các hãng liên tục quan sát hành vi của đối thủ dé điều chỉnh hành vi, điều chỉnh chiến lược của hãng mình.
Gia sử với 2 hãng trong thị trường độc quyền tập đoàn, mỗi hãng chiếm 50% thị phan, hai hãng sẽ cạnh tranh nhau bằng việc giảm giá bán, chạy đua băng việc phát triển sản pham mới, hay thực hiện các chương trình khuyến mãi, quảng cáo Nếu tính tổng thị trường thị các hành vi này không giúp làm tăng lợi nhuận của cả khối, hãng này tăng lợi nhuận thì có thể làm cho hãng khác bị giảm lợi nhuận, phần tăng lợi nhuận của hãng này có thể bằng phần giảm lợi nhuận của hãng khác.
Trò chơi này có cân bằng chiến lược trội Chiến lược trội của hãng 1 và hãng 2 trong mọi tình huống là giảm giá, theo đó, lợi nhuận của cả hai đều giảm Nếu 2 hãng tiếp tục theo đuôi trò chơi này thì sẽ liên tục giảm giá và sụt giảm lợi nhuận một cách đáng kể Nếu 2 hãng có thể liên minh với nhau thì sẽ không rơi vào tình huống này Do luôn có động cơ khiến bat kỳ hãng nào cũng muốn phá vỡ thỏa thuận để nhận được phan lợi nhuận gia tăng Và một cách thức dé giữ sự cau kết bền vững là các hãng sử dụng chiến lược trả đũa nhau, các hãng tương tự phản ứng lại bằng cách sẽ phá bỏ những thỏa thuận ban đầu Việc này sẽ lặp đi lặp lại và tạo ra trò chơi lặp lại chứ không chỉ một lần Chiến lược trả đũa nhiều khi
rât mạnh mẽ đôi với bât kỳ hành vi phá vỡ câu kết.
28
Trang 33Lý thuyết trò chơi trong việc quảng cáo hay không quảng cáo.
Trong lĩnh vực quảng cáo, giả định có 2 doanh nghiệp độc quyền nhóm A và B, đang xem xét có nên tăng cường quảng cáo hay không Nếu cả 2 doanh nghiệp đều không tăng quảng cáo thì lợi nhuận của A là 15 và của B là 5 Nếu A tăng quảng cáo, B không tăng quảng cáo thì lợi nhuận của A là 18, lợi nhuận của B là 2 Nếu cả 2 tăng cường quảng cáo, lợi nhuận của A là 14, của B là 4 Nếu A không quảng cáo, B tăng quảng cáo thì lợi nhuận của A chỉ là 12, của B là 7 Những kết quả có thé có của trò chơi được minh họa bằng ma
trận thưởng phạt trong bảng 7.3.
Bảng: Kêt quả của môi chiên lược cho môi bên
Không tăng quảng | Tăng quảng
(Số bên phải trên của môi 6 là lợi nhuận của B, số bên trái dưới của môi 6 là lợi nhuận của Chiến lược của doanh nghiệp B
Chiên lược tôi ưu của A là phải tăng quảng cáo, bât kê B làm gì Tương tự chiên lược
tối ưu của B là tăng quảng cáo cho dù A hành động thế nào.
Như vậy chiến lược thống trị của A và B là tăng cường quảng cáo Kết quả chi phí quảng cáo tăng, lợi nhuận của cả 2 giảm xuống.
Tuy nhiên, lợi ích của chiến lược gia tăng quảng cáo là do chi phí quảng cáo quá lớn, khiến các
doanh nghiệp tiềm năng bị ngăn chặn, không thê gia nhập ngành, do đó thị phần và lợi nhuận
của các doanh nghiệp hiện có được bảo đảm Như vậy quảng cáo là rào chắn rất hữu hiệu Cạnh tranh cải tiến mẫu mãi nâng cao chất lượng và các dịch vụ hậu mãi
Các doanh nghiệp luôn tìm kiếm những phương cách sao cho sản phâm của mình ngày càng được ưa thích trên thị trường, ra sức cải tiền kiêu dang, nâng cao chất lượng sản pham, tổ chức các dịch vụ bán hàng, giao hàng đến tận nhà, hướng dẫn sử dụng, bảo hành sản phẩm nhằm gia tăng thị phần của mình Nhưng tất cả các doanh nghiệp đối thủ đều ra sức cạnh tranh với những hình thức tương tự, nên cuối cùng thị phần các bên không thay đổi, nhưng chi phí sản xuất gia tăng, lợi nhuận đều giảm sút.
29
Trang 34Ngoài ra trong lý thuyết trò chơi, còn đề cập đến chiến lược ăn miếng trả miếng; nghĩa là nếu đối thủ định giá cao ta sẽ định giá cao, ngược lại nếu đối thủ định giá thấp ta cũng định giá thấp.
Tóm lại, lí thuyết trò chơi đã mang lại một cuộc cách mạng về kinh tế băng cách giải quyết các vấn đề quan trọng trong các mô hình kinh tế toán học trước đây Với kinh tế học tân cô điển phải vat vả dé tìm hiểu dự đoán kinh doanh và không thể giải thích cạnh tranh không hoàn hảo, với Lí thuyết trò chơi chuyên sự chú ý khỏi trang thái cân băng ổn định tới các hành động trong thị trường Trong kinh doanh, lí thuyết trò chơi có lợi cho việc mô hình hóa các hành vi cạnh tranh giữa các tác nhân kinh tế Các doanh nghiệp thường có một số lựa chọn chiến lược ảnh hưởng đến khả năng hiện thực hóa lợi ích kinh tế của họ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 https://www.investopedia.com/terms/g/gametheory.asp2 Luật Cạnh tranh 2018.
3 Adam Smith, The Wealth of Nations, 1776.
30
Trang 35Độc quyền nhà nước trong pháp luật cạnh tranh dưới góc nhìn kinh tế
ThS.Luong Thị ThoaTrường Đại học Luật Hà Nội
Tóm tat: Trải qua hơn 30 năm đôi mới kinh tế chuyên từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam đang trong đà hội nhập va dan tiến gần tới mô hình nén kinh tế thị trường Xuyên suốt quá trình thì một trong những vấn đề luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm chính là “độc quyền nhà nước” Tính tất yếu độc quyền nhà nước trong nên kinh tế mặc dù được thừa nhận một cách rộng rãi tuy nhiên độc quyền nhà nước tồn tại như thế nào dé đảm bảo cho sự vận hành của nền kinh tế vẫn là câu hỏi gây nhiều tranh cãi Bài viết của tác giả phân tích thực trạng, vai trò của độc quyền nhà nước cũng như những thay đôi trong độc quyền nhà nước hiện tại và một số góc nhìn về quy định liên quan độc quyền nhà nước trong pháp luật cạnh tranh.
Từ khóa: Độc quyên, độc quyền nhà nước, pháp luật cạnh tranh I Khái quát về độc quyền nhà nước
a Khái niệm ;'? Khái niệm độc quyên
Độc quyên trong kinh tế học
Trong tiếng Anh monopoly (độc quyền) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp monos (nghĩa là một) và polein (nghĩa là bán) Thoạt nhìn thì thuật ngữ độc quyền sẽ dành riêng cho người bán, tuy nhiên trong kinh tế học thuật ngữ độc quyên có thé dùng chung cho cả trạng thái độc quyền bán và độc quyền mua Cu thé, độc quyên là thuật ngữ trong kinh tế học chỉ về trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán (mua) và sản xuất (tiêu dùng) ra sản phâm không có sản phẩm thay thé gần gũi Nhu vậy, nhắc đến độc quyên trong kinh tế học bao gồm 2 yếu tố: (1) Duy nhất và (2) KHÔNG có hàng hóa thay thế gần gũi Trong kinh tế học vi mô, hai hàng hóa được gọi là thay thế nêu được người tiêu dùng sử dung cho cùng một mục đích ? Đó là một khách hàng coi cả hai hàng hóa là tương tự hoặc có thé so sánh được, do đó việc có nhiều hơn một hàng hóa khiến người tiêu dùng ít ham muốn hàng hóa kia hơn Trái với hang hóa bố sung
? What are substitute goods? Definition and examples (marketbusinessnews.com)10 Điều 25, Luật cạnh tranh 2018
3l
Trang 36và hàng hóa độc lập, hàng hoá thay thế có thê thay thế nhau trong quá trình sử dụng do điều kiện kinh tế thay đôi Lý thuyết kinh tế mô ta hai hàng hóa là hàng hóa thay thế gần nhau nếu có ba điều kiện: (1) các sản phâm có đặc tính hoạt động giống nhau hoặc tương tự; (2) các sản phẩm có cùng dip hoặc tương tự dé sử dụng và (3) các sản phẩm được bán trong cùng một khu vực dia lý Trong đó, đặc tính hoạt động mô tả những gi sản phâm làm cho khách hang; một dip sử dụng sản phẩm mô tả thời gian, địa điểm và cách thức sản phẩm được sử dụng và hai sản pham ở các thị trường dia lý khác nhau nếu chúng được bán ở các địa diém khác nhau thì sẽ tốn kém chi phí vận chuyền hoặc người tiêu dùng phải đi lại để mua hàng hóa đó.
Độc quyên trong quy định luật cạnh tranh 2018
Theo quy định của Luật cạnh tranh: Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh
trên thị trường liên quan.!° Như vậy, theo quy định của luật cạnh tranh thì một doanh nghiệp độc
quyền cũng cần có tính duy nhất trên thị trường liên quan.
Thị trường liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế
cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng va giá cả trong khu vực địa lý cụ thé có các điêu kiện
cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kê với các khu vực địa lý lân cận.!0 Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở thị trường sản phẩm liên quan và thị trường dia lý liên quan Trong quá trình xác định thị trường liên quan, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền tham vấn ý kiến của các co quan quản lý ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có chuyên môn!!,Cụ thê:
Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dich vụ có thé thay thé cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả Có thê thấy khái niệm thị trường sản phẩm liên quan trong luật cạnh tranh mở rộng hơn so với điều kiện “sản phẩm thay thế
gần gũi” trong kinh tế học, ngoài yếu tố mục đích sử dung, thi hàng hóa độc quyên còn cần đáp ứng điều kiện về giá cả Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thé thay thé cho nhau về giá cả khi giá của hàng hóa, dịch vụ chênh lệch nhau không quá 5% trong điều kiện giao dịch tương tự Trường hợp có sự chênh lệch nhau trên 5%, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xác định hàng hóa, dịch vụ có
10 Khoản 7, Điều 3, Luật Cạnh tranh 2018!Í Khoản 1, Điều 3, Nghị định số 35/2020/NĐCP
32
Trang 37thể thay thế cho nhau về giá cả căn cứ thêm vào một số yếu tố khác được quy định cụ thê hơn Ngoài ra, trường hợp việc xác định thuộc tính có thê thay thế cho nhau của hàng hóa, dịch vụ như trên chưa đủ đề kết luận về thị trường sản phẩm liên quan, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét thêm một hoặc một số yếu tố khác như: tỷ lệ thay đối về cầu của một loại hàng hóa, dịch vụ khi có sự thay đối về giá của một loại hàng hóa, dịch vụ khác; chi phí và thời gian cần thiết dé khách hàng chuyên sang mua hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ khác; thời gian sử dung của hàng hóa, dich vụ; Bên cạnh đó, pháp luật cạnh tranh còn quy định về thị trường sản phẩm liên quan trong trường hợp đặc biệt Theo đó: Thị trường sản phẩm liên quan trọng trường hợp đặc biệt có thê được xác định là thị trường của một hoặc một nhóm hàng hóa, dịch vụ đặc thù căn cứ vào
đặc tính của hàng hóa, dịch vụ đó, tập quán tiêu dùng hoặc phương thức giao dịch đặc thù, bao
gồm các phương thức có sử dụng công nghệ thông tin.!?
Bộ phận thứ hai của thị trường liên quan là thị trường địa lý liên quan: Thị trường
địa lý liên quan là khu vực địa lý cụ thê trong đó có những hàng hóa, dịch vụ được cung cấp có thê thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các
khu vực địa lý lân cận Trong đó:
Ranh giới của khu vực địa lý được xác định căn cứ theo yếu tô sau: (1) Khu vực địa lý có cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp tham gia phân phối hàng hóa, dịch vụ liên quan; (2) Cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp khác đóng trên khu vực địa lý lân cận đủ gần với khu vực 1 dé có thê tham gia cạnh tranh với các hàng hóa, dich vụ liên quan trên khu vực dia lý đó; (3) Chi phí vận chuyền hàng hóa, cung ứng dịch vu; (4) Thời gian vận chuyển hàng hóa, cung ứng dich vụ; (5) Rao cản gia nhập, mở rộng thị trường; (6) Tập quán tiêu dùng: (7) Chi phí, thời gian dé
khách hàng mua hàng hóa, dịch vụ;
O Khu vực địa lý được coi là có điều kiện cạnh tranh tương tự và khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận nếu thỏa mãn một trong các tiêu chí:
(1) Chi phí vận chuyền và thời gian vận chuyển làm giá của hàng hóa, dịch vụ tăng không quá
!2 Điều 6, Nghị định 35/2020/NĐCP
33
Trang 38(2) Có sự hiện diện của một trong các rào cản gia nhập, mở rộng thị trường.!°
Có thê thấy, khái niệm độc quyền trong pháp luật cạnh tranh có những quy định cụ thể, chi tiết hơn liên quan tới những giới hạn về giá cả và phạm vi địa lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình áp dụng pháp luật vào thực tiễn Do vậy, về cơ bản tác giả đánh giá khái niệm độc quyền trong kinh tế hoc và trong pháp luật cạnh tranh không có nhiều khác biệt.
? Về nguyên nhân dẫn tới độc quyền, kinh tế học chỉ ra một số nguyên nhân
chính như sau:
- Độc quyên xuất hiện là kết quả của quá trình cạnh tranh: Quá trình cạnh tranh sẽ làm cho những doanh nghiệp nào kém hiệu quả, có những quyết định kinh doanh sai lầm sẽ bị những doanh nghiệp khác làm ăn hiệu quả hơn thôn tính, chiếm lĩnh thị phần và rốt cuộc sẽ bị đào thải ra khỏi cuộc chơi Trong trường hợp cực đoan nhất, nếu tất cả các doanh nghiệp khác đều bị một doanh nghiệp duy nhất đánh bại thì rốt cuộc, cạnh tranh tự do đã dé lại một doanh nghiệp duy nhất trên thương trường và doanh nghiệp đó đương nhiên có được vị thế độc quyên.
- Do được chính phủ nhượng quyên khai thác thị trường: Nhiều hãng trở thành độc quyền là nhờ được chính phủ nhượng quyền khai thác một thị trường nào đó, ví dụ các địa phương cho phép một công ty duy nhất cung cấp nước sạch trên địa bàn địa phương mình Ngoài ra, với những ngành được coi là chủ đạo của quốc gia, chính phủ thưởng tạo cho nó một cơ chế có thể tồn tại đưới dạng độc quyền nhà nước.
- Do chế độ bản quyên đối với phát mình, sáng chế và sở hữu trí tuệ: Ché độ bản quyền là một cơ chế bảo vệ quyền lợi của những nhà phát minh, khuyến khích họ đầu tư công sức, thời gian và tiền của vào hoạt động nghiên cứu và triển khai, góp phần nâng cao năng suất lao động và đời sống tinh thần cho xã hội Nhưng chính những qui định này đã tạo cho người có bản quyền một vị thế độc quyền lớn, tuy không phải vĩnh cửu (vị thế này còn tuỳ thuộc vào thời hạn giữ bản quyền được qui định ở từng nước).
- Do sở hữu được một nguôn lực đặc biệt: Việc nắm giữ được một nguồn lực hay
một khả năng đặc biệt nào đó cũng sẽ giúp người sở hữu có được vị thé độc quyền trên thị trường - Do có khả năng giảm giá thành khi mở rộng sản xuất: Do tính chất đặc biệt của
!3 Điều 7, Nghị định số 35/2020/NĐCP
34
Trang 39ngành có lợi tức tăng dần theo qui mô đã khiến việc có nhiều hàng cùng cung cấp một dịch vụ trở nên không hiệu quả và hãng nào đã có mặt trong thị trường từ trước thì có thể liên tục giảm giá khi mở rộng sản xuất biến đó thành một hàng rào hữu hiệu ngăn cản sự xâm nhập thị trường của những hãng mới Trường hợp này còn được gọi là độc quyền tự nhiên.
Như vậy ở đây, có thê hiểu độc quyền nhà nước là doanh nghiệp độc quyền dựa trên sự nhượng quyén/ bảo hộ của nhà nước trong việc duy nhất khai thác một thị trường Tinh tat yếu của độc quyền nhà nước dựa trên một số căn cứ tuy nhiên có thé thay có 2 căn cứ chính: (1) độc quyền nhà nước trong các lĩnh vực/ngành chủ đạo và đặc biệt là liên quan quốc phòng, an nình và (2) độc quyền nhà nước trong một số lĩnh vực liên quan tới hàng hóa công cộng.
II Thực trạng độc quyền nhà nước tại Việt Nam
Trải qua 35 năm đôi mới nền kinh tế Việt Nam với trọng tâm chuyên đôi từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội đã có nhiều chuyên biến tích cực và trong đó không thé không ké tới tiến trình xóa bỏ dan vị thế độc quyền nhà nước với các ngành nghề Theo nghiên cứu gan đây của CIEM lượng các ngành, lĩnh vực độc quyền nhà nước đã giảm đáng kể Cu thé, độc quyền nhà nước hiện tại được xác định bao gồm 20 ngành nghề
STT Hàng hóa/Dịch vụ
I Phat hành xổ số kiến thiết
2 Sản xuất vàng miếng
3 Xuất, nhập khẩu vàng nguyên liệu dé sản xuất
4 Nhap khau thuốc lá diéu, xì gà (trừ trường hợp nhập khẩu để kinh doanh bán| hàng miên thuê)
5 In, đúc tiền
6 Phát hành tem bưu chính
7 Sản xuất, xuất, nhập khẩu, mua bán, vận chuyên, tàng trữ pháo hoa và các dịch vụ liên quan đên pháo hoa
8 San xuat, mua, ban, xuât, nhập khâu, tạm nhập, tái xuât, vận chuyên qua cảnhvật liệu nô công nghiệp
3ó
Trang 40Truyền tải, điều độ Hệ thống điện quốc gia
9 Xây dung, vận hành thủy điện da mục tiêu, điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng về kinh tế - xã hội
10 Bảo đảm hoạt động bay: Dịch vụ không lưu; dịch vụ thông báo tin tức hàng
không: dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn
I1 Quản lý, khai thác hệ thống kết cấu ha tang đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị do Nhà nước đầu tu (trừ bảo trì kết câu hạ tầng đường sắt)
12 x
Quản ly, duy trì, khai thác mạng bưu chính viên thông
13 Cung ứng dịch vụ công ích trong hoạt động báo chí
14 Cung ứng dịch vụ lâm nghiệp tại rừng đặc dụng (trừ rừng được Nhà nước cho
thuê dé kết hợp kinh doanh du lich sinh thái, nghỉ dưỡng)
13 Quan lý, vận hành khai thác hệ thống đài thông tin duyên hải l6 Vận hành hệ thống đèn biển, hệ thong luồng hàng hải công cộng
17 Quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện; kè biển trong trường hợp giao kế hoạch
18 Xuất bản xuất bản pham (không bao gồm hoạt động in và phát hành)
19 Quan ly, xuất, nhập khâu, mua, bán, bảo quản, bảo vệ hàng hóa thuộc Danh mục
dự trữ quốc gia
20 Hàng hóa, dịch vụ phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh (Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện cụ thể)
Bang 01: Danh sách các ngành nghề thực hiện độc quyền nhà nước! Độc quyền nhà nước tại Việt Nam một phân xuất hiện do nguyên nhân chính từ độc quyền tự nhiên, tồn tại trong những ngành kết cấu hạ tầng đòi hỏi vốn đầu tư lớn mà lợi nhuận đem lại chậm và không đáng kể và ngoài ra thì còn tồn tại trong những ngành kinh tế quan
trọng, ảnh hưởng mạnh mẽ đên chiên lược phát triên kinh tê của đât nước như: Điện, nước, dâukhí, đặc biệt này chỉ có một hoặc một vải doanh nghiệp Nhà nước được phép hoạt động Các
doanh nghiệp này kinh doanh theo mô hình khép kin theo chiều dọc vừa thực hiện các khâu đầu
14 Nghị định 94/2017/NĐ-CP
36