Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Trường: Ảnh hưởng của yếu tố liên văn hoá đến hoạt động dạy và học ngoại ngữ tại Trường Đại học Luật Hà Nội

212 0 0
Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Trường: Ảnh hưởng của yếu tố liên văn hoá đến hoạt động dạy và học ngoại ngữ tại Trường Đại học Luật Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

ANH HUONG CUA YEU TO LIEN VAN HOA

DEN HOAT DONG DAY VA HỌC NGOẠI NGỮ TAI TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI

Ha Noi, Ngay 28 thang 12 nam 2022

Trang 2

MỤC LỤC

Yếu tố văn hóa xã hội trong giảng dạy ngoại ngữ

1S Nguyễn Thị Kim Anh Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kiến thức văn hoá trong giao tiếp giao văn hoá

ThS.Lã Nguyễn Bình Minh Những rào cản trong giao tiếp liên văn hoá: Một nghiên cứu từ góc nhìn

của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh tại Trường Đại học Luật Hà Nội

ThS Nguyễn Thi Hong Thu Vai trò của yếu tố văn hóa trong việc tiếp thụ ngôn ngữ va một số đề xuất đối với việc dạy và học tiếng Anh tại Trường đại học Luật Hà Nội

ThS Đào Thị Tâm

Yếu tố văn hóa và tiềm năng phát triển năng lực liên văn hóa cho sinh viên: Kết quả từ khảo sát giáo trình sử dụng trong các lớp thực hành tiếng, ngành Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Luật Hà Nội

ThS Đồng Hoàng Minh Sự cần thiết của việc lồng ghép các yếu tố văn hóa vào việc dạy và học tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngữ - Khoa Ngoại ngữ Pháp lý, Trường

Đại học Luật Hà Nội

ThS Phạm Thị Thanh Hoa

Mối liên hệ giữa văn hoa với các hệ thống pháp luật: Thách thức trong hoạt động giảng dạy tiếng Anh pháp lý

ThS Nguyễn Thị Hương Lan Khó khăn của việc giảng dạy tiếng Anh pháp lý từ góc độ giao thoa

văn hóa tại Trường Đại học Luật Hà Nội

TS Vii Văn Tuấn Hiểu biết văn hóa Nga thông qua dạy học tiếng Nga ở Việt Nam nhìn từ tiếp cận giao tiếp liên văn hóa

PGS TSKH Trịnh Thi Kim Ngọc & ThS Lưu Nam Ha

Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa đến quá trình day và hoc môn tiếng Nga

tại Trường Đại học Luật Hà Nội

Trang 3

Anh hưởng của một số yếu tố văn hoá đến quá trình day và học tiếng

Pháp không chuyên tại Trường Đại học Luật Hà Nội

CN Nguyễn Trường Giang Kết hợp yếu tố văn hoá trong giảng dạy tiếng Trung tại Trường Đại

học Luật Hà Nội

ThS.Pham Thị Phương NhungSử dụng tai liệu thực trong giảng dạy môn Văn hóa Anh Mỹ cho sinhviên chuyên ngành Ngôn ngữ Anh tại Trường Đại học Luật Hà Nội

ThS Nguyễn Thu Trang Giảng dạy biên dịch dưới góc độ giao tiếp liên văn hoá: Khó khăn và một số đề xuất

ThS Nhạc Thanh Huong

Yếu tố liên văn hóa: Rao cản trong việc day va học kỹ năng viết tiếng Anh và một số đề xuất

ThS Nguyễn Hải Anh Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố văn hoá đến quá trình dạy và học tiếng Anh giao tiếp cho sinh viên không chuyên Trường Đại học Luật

Hà Nội

ThS Phạm Thị Hanh

Ảnh hưởng của thói quen viết tiếng Việt đối với kỹ năng viết của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh - Chuyên ngành tiếng Anh pháp lý tại

Trường Đại học Luật Hà Nội

ThS Tran Thị Thương Giới thiệu tiếng lóng tới các sinh viên Ngôn ngữ Anh tại Trường Đại

học Luật Hà Nội

ThS Nguyễn Thị Hường Một số đề xuất các biện pháp lồng ghép yếu tố văn hoá vào việc day và học ngoại ngữ tại Khoa tiếng Anh — Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Trang 4

YEU TO VAN HÓA XÃ HỘI TRONG GIANG DẠY NGOẠI NGỮ

1S Nguyễn Thị Kim Anh” Tóm tắt: Trong các phương pháp dạy ngoại ngữ hiện dai, việc dua yếu tố văn

hóa xã hội vào nội dung giảng dạy, ngày càng được chu trọng, bởi ngôn ngữ là một

phần của văn hóa, không thể tách rời khỏi đời sống văn hóa xã hội Nếu không có kiến thức về các gid trị của đất nước, văn học, truyền thong và phong tục tập quán, người

học sẽ khó cảm nhận được ngôn ngữ dang học và sử dụng ngôn ngữ đó như một

phương tiện giao tiếp Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi đề cập tới khái niệm, và một số nội dung của yếu tố văn hóa xã hội trong giảng dạy ngoại ngữ bao gom các nhóm kiến thức ngôn ngữ, kiến thức văn hóa dân tộc, thông qua a6, đưa ra gợi ý về cách dua thành to này vào giảng day.

Từ khóa: yếu tô văn hóa xã hội, giao tiếp, ngôn ngữ, giảng day ngoại ngữ, giao

tiếp liên văn hóa.

Mở đầu

Hiện nay, vẫn đề về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa trong quá trình dạy

học ngoại ngữ, đã trở thành một trong những lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ học được

quan tâm chú ý hàng đầu, trong các phương pháp dạy ngoại ngữ hiện đại Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ không tồn tại bên ngoài văn hóa, ngôn ngữ không đơn thuần là một hệ thong các ký tự, mà là một phan của văn hóa, là phương tiện dé truyền tai, giao lưu giữa các nên văn hóa, do đó việc học ngoại ngữ là thâm nhập vào một nên văn hóa khác và tồn tại hòa hợp với nó Việc sử dụng ngôn ngữ không thé tách rời khỏi việc hiểu biết bối cảnh văn hóa của một quốc gia Trong giảng dạy ngoại ngữ, việc giới thiệu kiến thức về văn hóa đất nước có ngôn ngữ đang theo học là rất quan trọng đối với người học Khi một người càng hiểu biết sâu sắc và toàn điện về văn hóa đất nước

ngôn ngữ đang theo hoc thì khả nang làm chủ ngôn ngữ trong quá trình sử dụng, giao

tiếp càng được nâng cao.

1 Mối liên hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa

Mục đích của dạy học ngoại ngữ là dạy cho người học năng lực sử dụng ngoại

ngữ trong giao tiếp với người bản ngữ Ngôn ngữ không chỉ là hệ thống ký hiệu đặc biệt, là phương tiện giao tiếp, phương tiện biéu đạt tư duy của con người, ma còn là một hình thức văn hóa lâu đời của mỗi dân tộc Ngôn ngữ và văn hoá luôn luôn gắn bó chặt chẽ với nhau Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, lưu giữ và phản

ánh ban sac văn hóa của mỗi dân tộc Sự biến đôi và phát triển ngôn ngữ luôn luôn đi

* Trường Dai học Ngoại thương

Trang 5

song song với biến đổi và phát triển văn hóa Ngôn ngữ là phương tiện lưu trữ và chuyên chở văn hóa Ngôn ngữ là tiền đề tạo ra văn hóa và văn hóa là tiền đề giúp cho sự phát triển của ngôn ngữ Khi chúng ta tương tác với một ngôn ngữ khác, điều đó cũng chính là chúng ta cũng đang tương tác với một nền văn hóa khác Từ đó nảy sinh mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa ngôn ngữ, văn hóa và giao tiếp liên văn hóa Do đó, trong giảng dạy ngoại ngữ, muốn người học có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp, thì người dạy cần phải truyền đạt những kiến thức về văn hoá xã hội của người bản ngữ, từ đó hình thành năng lực giao tiếp liên văn hoá

(Cross-Cultural Communication).

2 Yếu tố văn hóa xã hội trong giảng day ngoại ngữ

Phương pháp giảng dạy ngoại ngữ sử dụng yếu tố văn hóa xã hội là sự kết hợp giao thoa giữa ngôn ngữ va văn hóa Theo Từ điển giải nghĩa Ozhegov, ngôn ngữ được định nghĩa là “công cụ giao tiếp, trao đôi suy nghĩ và hiểu biết lẫn nhau của mọi người trong xã hội” Ngày nay, ngôn ngữ “không chỉ là từ vựng, mà còn là cách dé một người thể hiện bản thân”, ngôn ngữ được hiểu là một "hệ thong giao tiép", va mot tập hop các quy tắc được sử dụng cho mục đích giao tiếp Điều cốt lõi trong giao tiếp giữa mọi người là mong muốn hiểu nhau của họ Mỗi nền văn hóa được hình thành phù hợp với các tính năng cơ bản của nó, một trong số đó là ngôn ngữ Sự học hỏi hiểu biết ngôn ngữ song hành với văn hóa, tư tưởng, phong tục, truyền thống của một quốc gia, một dân tộc.

Dé thành thạo một ngoại ngữ, cần phải nhận thức rằng, một người nói tiếng nước

ngoài bản ngữ chính là một chủ thé đại điện cho nền văn hóa đó, cần phải học cách giao tiếp với anh ta theo định dạng văn hóa và chuẩn mực giao tiếp được chấp nhận trong nền văn hóa đó, và đó là cách chúng ta làm chủ giao tiếp liên văn hóa.

Giao tiếp giữa các nên văn hóa là một quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, giữa những người sử dụng các ngôn ngữ và nền văn hóa khác nhau, do vậy, chỉ có kiến thức về ngôn ngữ là chưa đủ, cần phải nam được, hiểu được phông văn hóa, và các kiến thức về cuộc sông xã hội của người bản ngữ.

Khi học ngoại ngữ, chúng ta không chỉ học ngôn ngữ, mà còn làm quen với các

giá trị văn hóa, học cách hiểu đất nước, con người, những nét đặc trưng, riêng biệt của xã hội, nơi sử dụng ngôn ngữ đó, đúng như quan điểm: học thêm một ngoại ngữ, là sống thêm một cuộc đời Nếu không có kiến thức về các giá tri của đất nước, văn học, truyền thông và phong tục tập quán, người học sẽ khó cảm nhận được ngôn ngữ đang học và sử dụng ngôn ngữ đó như một phương tiện giao tiếp Để hiểu nhau, khi giao tiếp với người bản ngữ, người học cần nắm được hệ thống quy tắc ứng xử lời nói, nghi

thức lời nói, là một bộ phận câu thành của giao tiép có văn hóa Việc có được các kiên

Trang 6

thức xã giao tạo ra sự tin tưởng và tôn trọng, cho phép người học cảm thấy tự tin và thoải mái, không bị hiểu lầm và khó khăn trong giao tiếp Người học không chỉ cần biết cách diễn đạt ngôn ngữ, họ còn phải hiểu đối tác giao tiếp của họ muốn diễn đạt điều gì, thông tin mà anh ta muốn truyền đạt, ý nghĩa của điều đã nói.

3 Nội dung của yếu tố văn hóa xã hội

Nội dung của yếu tô văn hóa xã hội bao gồm các nhóm kiến thức và năng lực sử dụng các kiến thức đó:

3.1 Kiến thức ngôn ngữ

Kiến thức ngôn ngữ chứa đựng thành tô văn hóa xã hội là các nhóm từ vựng đặc trưng, phản ánh các đặc điểm chỉ có trong nền văn hóa xã hội của ngoại ngữ đó, tức là

những từ ngữ gọi tên những khái niệm, đồ vật chỉ có trong đời sống, văn hóa của một

quốc gia, dân tộc, không xuất hiện ở các nền văn hóa khác, nên sẽ không thé có từ vựng tương đương trong các ngôn ngữ khác dé chuyên ngữ, mà cần diễn giải ý nghĩa của từ: như từ “áo đài” “phở” “bánh chưng” trong tiếng Việt, khi dịch sang tiếng nước ngoài sẽ giữ nguyên phiên âm, kèm theo chú giải về ngữ nghĩa Hoặc có những từ vựng, tuy có thé có từ tương đương, nhưng ngữ nghĩa có sự khác biệt, do khác biệt về văn hóa, đời sống:

Thí dụ: từ House - Ngôi nhà trong tiếng Anh - chỉ ngôi nhà nơi bạn sống Nhưng trong tiếng Nga từ JloM — ngôi nhà có nghĩa rộng hơn — là ngôi nhà nơi bạn sống, hoặc có thé là nơi làm việc.

3.2 Kiến thức về văn hóa dân tộc

Kiến thức về văn hóa dân tộc là kiến thức mà tất cả các đại diện của một cộng đồng ngôn ngữ nhất định đều biết, và kiến thức về các chuân mực hành vi được chấp nhận trong cộng đồng đó như:

Kiến thức về phép xã giao.

Nếu gặp nhau lần đầu, người Việt thường hỏi người đối thoại những câu hỏi riêng tư như: có gia đình chưa, bao nhiêu tuôi Điều này lại hoàn toàn không được chấp nhận trong giao tiếp với các cư dân phương Tây, những câu hỏi kiểu như này sé cản trở sự giao tiếp giữa hai bên, cho dù người hỏi có thể có kiến thức ngoại ngữ rất tốt Do đó, chúng ta cần lưu ý tới các kiến thức về phép xã giao, dé tuân theo một cách phù hợp Có thé nêu một số thi dụ về phép xã giao trong giao tiếp của một số nền văn

hóa như sau:

Người Mỹ thường bắt tay khi gặp gỡ và khi chia tay Đối với người Anh, khi gặp

gỡ xã giao, việc giới thiệu đóng một vai trò quan trọng: bạn phải được giới thiệu với

những người mới quen, hoặc với người đối thoại Ở các nước châu Âu, các chủ đề như thu nhập, tiền lương, nguồn sinh kế của người đối thoại là những van đề cam ky Ở Mỹ,

Trang 7

các van đề chính trị và tôn giáo cũng là những chủ dé không được đem ra thảo luận, chủ đề yêu thích của người Mỹ là - thuế, chủ đề yêu thích của người Anh là - thời tiết.

Kiến thức về truyền thống và phong tục tập quán.

Mỗi nước đều có những truyền thống và phong tục tập quán riêng, thí dụ như các ngày lễ: Ngày năm mới của nhiều nước là ngày 1-1 hàng năm, nhưng ở một số nước như Việt Nam, Trung Quốc Ngày năm mới là 1-1 theo lich mặt trăng (thường vào cuối tháng 1, đầu tháng 2 dương lịch), ngày lễ Giáng sinh ở Nga là vào 7-1, không phải là

25-12 như ở các nước phương Tây.

Kiến thức về các giá trị và thói quen hàng ngày đặc trưng cho một nền văn hóa, một dân tộc, như Kim chi là món ăn của đặc trưng của người Hàn quốc, Shu shi là món ăn của người Nhật, thức ăn nhanh (fastfood) là có nguồn gốc từ Mỹ

Kiến thức đất nước học: địa lý, vị trí, khí hậu, hệ thông chính trị và kinh tế Đây là những kiến thức nền cung cấp hiểu biết kiến thức xã hội, bên cạnh kiến thức ngôn ngữ.

Kiến thức về ngôn ngữ không lời: ngôn ngữ cũng là một dạng hành vi, bên cạnh ngôn ngữ lời nói, còn có ngôn ngữ không lời thông qua nét mặt, tư thé, cử chỉ Ngôn ngữ cơ thể cũng có những điểm khác biệt giữa các cộng đồng dân tộc:

Thí dụ: khi người Mỹ và người Anh ra dấu hiệu “OK”, có nghĩa là họ hài lòng với điều gì đó, còn với người Nga, điều này có nghĩa là “zero”, và là “tiền” đối với người Nhật Ở Mỹ, giơ ngón tay cái lên biểu thị một cử chỉ may mắn hoặc chúc phúc cho bạn, ở một số quốc gia, nó được hiểu là một cử chỉ đe dọa.

Do vậy, kiến thức nền là cơ sở cho việc hình thành kỹ năng và khả năng sử dụng các yếu tô văn hóa của vốn từ vựng, giao tiếp phi ngôn ngữ và nghỉ thức lời nói vào mục đích giao tiếp.

Từ các nhóm kiến thức về yếu tô văn hóa xã hội, sẽ dẫn tới việc hình thành các

kỹ năng tương ứng:

Kỹ năng sử dụng từ vựng nền và từ vựng không tương đương:

Kỹ năng sử dụng kiến thức đất nước hoc, bao gồm cả kiến thức về các chuẩn

mực hành vi hàng ngày;

Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thé, cử chỉ, biểu cảm theo khuôn mẫu giao tiếp được chọn lọc, phản ánh đặc điểm của người bản ngữ.

4 Một số cách thức giới thiệu kiến thức văn hóa xã hội trong giảng dạy ngoại ngữ

Như vậy, trong việc giảng dạy ngoại ngữ, để hình thành năng lực văn hóa xã hội, giáo viên không chỉ tập trung vào việc giải thích kiến thức ngôn ngữ mà còn phải giới

thiệu các kiên thức văn hóa xã hội được lựa chọn một cách có hệ thông, chính xác, phù

Trang 8

hợp với lứa tuéi, cấp hoc, và phù hợp với trình độ ngoại ngữ của người hoc theo mức độ tăng dan, từ đơn giản sang phức tap.

Cung cấp kiến thức văn hĩa xã hội cho người học thơng qua việc thực hành giao tiếp theo ngữ cảnh, với các chủ đề ngơn ngữ, đất nước học, văn hĩa, xã hội học.

Ở giai đoạn đầu, cĩ thê trình bày một số ngữ cảnh giao tiếp đơn giản, như: chào hỏi, làm quen, tuy nhiên cần lưu ý đến sự khác biệt văn hĩa, khi ngơn ngữ tiếng Việt chỉ là: Xin chào, nhưng trong các ngơn ngữ khác câu chào cĩ thê gắn với thời gian trong ngày như: Chào buổi sáng! (Good morning/ Jlo6poe yrpo), Chào buổi tối! (Good

evening/JloØpbnif Bedep)

Ở các trình độ cao hơn, cấp độ khĩ hơn, cần sử dụng các ngữ cảnh phức tạp, cấp độ kiến thức văn hĩa cao hơn như: đến cửa hàng để mua sắm, đặt phịng khách sạn, văn hĩa ẩm thực, phong tục, tập quán

Sử dụng thành ngữ, tục ngữ:

Trong các bài học, cĩ thể giới thiệu cho người học những thành ngữ, tục ngữ,

cụm từ cơ định về truyền thống, phong tục, về cuộc song, tinh cach va tinh cam cua

con người Kho từ vựng về các thành ngữ, tục ngữ được tạo ra qua thời gian va phan ánh những nét đặc thù của cuộc sống, lịch sử và thế giới quan của con người tạo nên sự phong phú, giàu cĩ của bất kỳ ngơn ngữ nào, qua đĩ giúp người học tiếp thu khơng chỉ kiến thức, kỹ năng ngơn ngữ, mà cịn học hỏi, cảm nhận đời sống văn hĩa xã hội của một quốc gia khác Cần chọn lọc các ngữ liệu phù hợp với trình độ, tần suất sử

dụng, và nội dung giáo dục.

Qua các bài học, rút ra được các sự tương đồng, cũng như khác biệt thú vị giữa

các ngơn ngữ Thí dụ: cùng để diễn đạt ý nghĩa “làm việc gì đĩ vơ nghĩa, khơng thiết thực”, tiếng Việt cĩ thành ngữ “Chở củi về rừng”, vì theo quan niệm của người Việt, rừng đương nhiên sẽ cĩ nhiều củi, nên việc chở củi về rừng là lãng phí cơng sức; tiếng Nga cĩ thành ngữ “B Tywy co cøoww camòapow ue e3ịzm”/ Khơng mang theo 4m xamovar của mình tới Tulu, hàm ý của thành ngữ này dựa trên thực tế - thành phố Tula là nơi sản xuất chủ yếu các loại 4m xamovar của Nga, do vậy việc mang theo 4m của minh tới đĩ là việc làm khơng cần thiết Hoặc su khác biệt về sắc thái tích cực va tiêu cực trong các thành ngữ sau: Khi ai đĩ gặp may mắn, người Mỹ cĩ thé nĩi “You re such a lucky đog”/ Bạn là một con chĩ may mắn, thê hiện thái độ tích cực Trong khi đĩ thành ngữ tiếng Việt “Chĩ ngáp phải ruồi” lại mang sắc thái mia mai, cho rằng sự may mắn đĩ là khơng xứng đáng Sự khác biệt do vị trí của con vật trong hai nền văn hĩa cĩ sự phân biệt, khi người Mỹ rất yêu quý con chĩ, thậm chí coi như

một thành viên trong gia đình, cịn người Việt chỉ coi đĩ là vật nuơi thơng thường,thậm chí cịn so sánh với hình ảnh xâu xa, khơng sạch sẽ.

Trang 9

Trong quá trình giảng dạy cần giới thiệu các nghỉ thức giao tiếp ở các nước sử dụng ngôn ngữ được học và các đặc điểm khác biệt trong giao tiếp giữa các nền văn hóa, dựa trên các tài liệu chính thống, đảm bảo việc thực hành giao tiếp theo đúng quy tắc văn hóa bản địa Người giáo viên cũng cần hướng dẫn người học tôn trọng sự khác biệt, độc đáo của mỗi nền văn hóa, linh hoạt tiếp thu và học hỏi các quy tắc tương tác chung.

Cho người học làm quen với các xung đột ngôn ngữ và văn hóa thông qua các

tình huống giao tiếp, các câu chuyện cười, clip ngắn Trong quá trình giảng dạy, giáo viên có thể lồng ghép vào đầu hoặc cuối giờ dạy một câu chuyện vui băng ngoại ngữ, so sánh đối chiếu sang tiếng Việt, trong đó có các yếu tô tương đồng và khác biệt về

văn hóa vừa giúp người học nhận thức được vai trò của văn hóa trong ngôn ngữ mìnhđang học vừa tạo hứng thú cho sinh viên.

Cho người học xem tranh về các hình ảnh đẹp, danh lam thắng cảnh biểu tượng

của đất nước, món ăn dân tộc, lễ hội truyền thống, trang phục sau đó yêu cầu miêu tả,

nhận xét những điểm đặc sắc, đưa ra ý kiến thảo luận, đưới sự hướng dẫn của giáo viên Giao chủ đề thuyết trình cho các nhóm, tìm hiểu các mặt khác nhau của văn hóa đất nước mình đang theo học ngôn ngữ như: du lịch, ầm thực, danh lam thắng cảnh, lễ hội Các nhóm sau đó trình bay, và nhận xét về bài làm của các nhóm khác Mỗi buổi học sẽ cung cấp thêm các kiến thức thú vị về văn hóa xã hội, tạo sự hứng khởi học tập và thúc đầy sự say mê khám phá của các sinh viên.

Kết luận

Việc giảng dạy ngoại ngữ hiện nay không thé thiếu việc truyền thụ các kiến thức văn hóa xã hội cho người học, việc giảng dạy ngoại ngữ cần phải kết hợp giáo dục ngôn ngữ và văn hóa, cách tiếp cận này giúp người học không chỉ nhận được kiến thức ngoại ngữ, mà còn thu nhận được những kiến thức mới mẻ, thú vị về văn hóa, xã hội của đất nước, con người của một nền văn hóa khác Rõ ràng, càng tiếp xúc nhiều, càng hiểu biết toàn diện về văn hóa, đời sống xã hội của quốc gia đang sử dụng ngôn ngữ, thì người học sẽ giao tiếp, thấu hiểu tốt hơn ngôn ngữ đó Qua đó, kết quả thu được

trong quá trình học sẽ được cải thiện, mục tiêu của môn học sẽ đạt được./.

Trang 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 KocroMapop B I’ ƒ⁄Ï3bIKOBOlÍ BKyc 2HOXH: H3 HÃJTIOI€HHÍ Hall peqeBOl

IpaKTHKOl Macc-Mema — M.: llenarorwka-npecc, 1999, — 247 c.

2 Cennp 9 W3ØpaHHBI€ TDY/BI HO 3BIKO3HAHHIO H KY/IbETYpOIOTHH — M.:IIporpecc, 2001 — 656 c.

3 Gallois, C., Callan, V.J (1997) Communication and Culture: A Guide forPractice London, England: Willey

4 Teaching Language as Culture in the Foreign Language Classroom, KathleenJ, Taylor,The University of Texas, 2010

5 BopoOses B B JÏHHTBOKV/IETYpOJIOTH4 B Kpyry JIDYTHX TYMAHHTADHBIX HAyK.// PyccKHl 43bIK 3a pyOexom — 1999, - No2 — C 76-82; No 3 — C 95-103

6 Oxxeros, C.HI TOJIKOBHBÍ C7IOBADb pyCCKOTO s3bika: Ox 100000 cđoB,T€DMHHOB H ()pA3€OJIOTHdecKHX BbIpa3<eHnli / C.WI Oxeros - M.: ACT, 2018 - 319 c.

Trang 11

NHAN THUC CUA SINH VIÊN VE TAM QUAN TRỌNG CUA KIEN THUC VAN HOA TRONG GIAO TIEP GIAO VAN HOA

ThS Lã Nguyễn Bình Minh” Tóm tắt: Giao tiếp giao văn hóa là xu hướng tất yếu trong thời kỳ hội nhập quốc tế dang diễn ra sâu rộng trên nhiễu lĩnh vực Dé giao tiếp hiệu quả với người đến từ một nên văn hóa khác thì kiến thức về văn hóa đóng vai trò quan trọng góp phần quyết định sự thành công của hoạt động giao tiếp Nghiên cứu này được thực hiện tại Trường Đại học Luật Hà Nội nhằm mục dich tìm hiểu nhận thức của sinh viên về tâm quan trọng của kiến thức văn hóa trong giao tiếp giao văn hóa Một bảng hỏi đã được thiết kế dưới hình thức Google Form và phát cho doi tượng sinh viên năm nhất và năm hai ngành Ngôn ngữ Anh — Chuyên ngành tiếng Anh pháp lý dé thu thap số liệu Kết quả cho thấy mặc du sinh viên được khảo sát tự đánh gia ban thân có năng lực giao tiếp giao văn hóa, song ở mức độ còn hạn chế Họ đánh giá cao vai trò của ngôn ngữ nhưng chưa đánh giá hết tam quan trọng của các yếu to ngoại ngôn trong giao tiếp như các yếu tô phi ngôn từ hay chuẩn mực xã hội Do vậy, tác giả bài viết khuyến nghị cân nâng cao hơn nữa nhận thức của người học về vai trò của kiến thức văn hóa và lông ghép các nội dung kiến thức về văn hóa trong các chương trình giảng dạy để chuẩn bị hành trang tốt nhất cho sinh viên khi họ tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

Từ khóa: kiên thức văn hóa, văn hóa, giao tiép giao văn hóa.

Đặt vấn đề

Ngày nay, những thay đổi xã hội khác nhau dẫn đến sự xuất hiện ngày càng nhiều các tình huống giao thoa văn hóa trong thế giới của chúng ta Con người đến từ nhiều nên văn hóa khác nhau tiếp xúc với nhau hàng ngày trong công việc, trong cuộc sống cá nhân Những tình huống giao thoa văn hóa như vậy không phải lúc nào cũng dẫn đến sự hiéu biết, cảm thông và hòa hợp, đôi khi có những khó khăn hoặc thậm chi những xung đột và mâu thuẫn Đề có thể ứng xử một cách phù hợp với những người đến từ các nền văn hóa khác nhau trong một tình huống giao tiếp giao văn hóa chúng ta rất cẦn có sự am hiểu về văn hóa đề tránh xung đột trong giao tiếp với những người đến từ nhiều nên văn hóa khác nhau.

Tiếng Anh được coi là cầu nối, là công cụ để giao tiếp giữa những người đến từ các nền văn hóa khác nhau sử dụng ngôn ngữ khác nhau Học tiếng Anh như một ngoại ngữ không phải chỉ tập trung vào kiến thức ngôn ngữ thông qua học từ vựng và

” Khoa Ngoại ngữ Pháp lý, Trường Đại học Luật Hà Nội

Trang 12

ngữ pháp, mà quan trọng hơn là phải có năng lực sử dụng các kiến thức ngôn ngữ vào hoạt động giao tiếp một cách hiệu quả Trong hoạt động giao tiếp, những người nói tiếng Anh có thể đến từ các nền văn hóa khác nhau, do đó, học tiếng Anh cũng cần tập trung vào yếu tô văn hóa ảnh hưởng đến giao tiếp Một số nhà nghiên cứu cũng khang định rằng học ngoại ngữ liên quan đến việc phát triển nhận thức của người học về cách thức mà văn hóa và ngôn ngữ có liên quan đến nhau như thế nào khi ngôn ngữ được sử

dụng (Husein và Zairai, 2012).

Có thể khăng định rằng việc học các khía cạnh văn hóa không chỉ cần thiết đối với những người học tập, làm việc và sinh sống ở nước ngoài dé thích nghi và tồn tại, mà còn rất cần thiết đối với người học hay một người làm công tác chuyên môn khi họ

phải hiểu, giải thích, dịch và sản xuất các văn bản viết và văn nói Mặt khác, các vấn

đề nảy sinh do thiếu nhận thức giữa các nền văn hóa là không chỉ giới hạn ở khía cạnh lời nói của giao tiếp Các khía cạnh cận ngôn như ngôn ngữ cử chỉ, tư thế, cách đứng, ngồi và cách cư xử phù hợp là những yếu tố quan trọng không kém trong việc thé hiện của người học có năng lực giao tiếp.

Vì văn hóa đóng vai trò rất quan trọng trong giao tiếp giao văn hóa, do đó, chuyên đề này được thực hiện nhằm tìm hiểu nhận thức của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội về tầm quan trọng của kiến thức văn hóa trong giao tiếp giao văn

hóa Trên cơ sở kết quả thu được, tác giả bài viết đưa ra một số khuyến nghị đối với

giảng viên và sinh viên trong việc lồng ghép các yêu tố văn hóa vào dạy và học tiếng

Anh tại Trường.

1 Tổng quan van đề nghiên cứu 1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Văn hóa là gì?

Văn hóa là khái niệm rộng và phức tạp, đa tầng lớp và có hàng trăm, hàng nghìn

cách định nghĩa khác nhau Xét trên khía cạnh nhân chủng học, văn hóa được định

nghĩa là cách con người sống (Chastain, 1988) Trinovitch (1980) định nghĩa văn hóa là “ một hệ thống kết hợp hành vi sinh học và kỹ thuật của con người với hệ thong hành vi biểu đạt băng ngôn từ và phi ngôn từ của họ bắt đầu từ khi sinh ra, và “hệ thống” này được coi là nền văn hóa bản địa” (p.550) Quá trình này, còn được gọi là “xã hội hóa”, chuẩn bị cho mỗi cá nhân đối với các khuôn mẫu được xã hội nơi mà họ sinh sống chấp nhận về mặt ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

Theo Brown (1994), văn hóa đã ăn sâu vào bản chất của con người chúng ta, và ngôn ngữ - phương tiện giao tiếp giữa các thành viên của một nền văn hóa - là biểu hiện rõ ràng và hiện hữu nhất của nền văn hóa đó Và do đó, thế giới quan, bản sắc

riêng và lôi tư duy, hành động, cảm xúc và giao tiêp của một người có thê bị gián đoạn

Trang 13

bởi sự thay đổi từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác Tương tự, Tang (1999) đưa ra quan điểm răng văn hóa là ngôn ngữ và ngôn ngữ là văn hóa Ngôn ngữ và văn hóa có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, và như vậy, không cần phải đặt ra câu hỏi đưa hay

không đưa văn hóa vào giảng dạy trong chương trình ngoại ngữ, hay hòa nhập văn hóamột cách chủ ý hay không chủ ý.

Theo UNESCO, văn hóa là tổng thé sống động các hoạt động va sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính

riêng của mỗi dân tộc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc

sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về

mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tứclà văn hóa.

Tóm lại có thể thấy, van hoá được coi là toàn bộ các khía cạnh của cuộc sống xã

hội như ngôn ngữ, tiếng nói, tôn giáo, tư tưởng, di tích lịch sử, danh lam thăng cảnh của dân tộc, đất nước Nó mang đến gia tri về mặt tinh thần nhằm phục vụ cho nhu cầu và lợi ích của cộng đồng người dân.

1.1.2 Kiến thức văn hóa (cultural knowledge) là gì?

Theo từ điển Collin, kiến thức văn hóa là sự hiểu biết của một người về sự khác biệt giữa họ và những người đến từ quốc gia khác hoặc đến từ một nền văn hóa khác, đặc biệt là sự khác biệt về nhận thức và giá trị Theo Brown (2004) văn hóa là một phần đã ăn sâu vào trong máu thịt mỗi người, nhưng ngôn ngữ - phương tiện dé giao tiếp giữa những người trong một nền văn hóa là cách thê hiện rõ ràng và sẵn có nhất của nền văn hóa đó Thế giới quan, bản sắc và lối suy nghĩ, hành động, cảm xúc và giao tiếp có thé bị phá vỡ bởi sự thay đổi từ một nền văn hóa này sang một nền văn hóa khác Tomalin và Stempleski (2000) cũng cho rằng nhận thức văn hóa là sự phát triển đần đần cảm nhận bên trong về sự bình đắng của các nền văn hóa, sự gia tăng hiểu biết về nền văn hóa của mình và của người khác và sự quan tâm tích cực đến cách mà hai nền văn hóa kết nối và khác biệt Kiến thức văn hóa bao gồm hiểu biết về chuẩn mực xã hội, về các giá trị và đức tin, về thế giới quan, về biểu tượng và ngôn ngữ.

1.1.3 Giao tiếp giao văn hóa là gì?

Giao tiếp giao văn hóa (cross-cultural communication) hay còn được biết đến là giao tiếp liên văn hóa (intercultural communication) là sự giao tiếp giữa các nền văn hóa, các cộng đồng văn hóa khác nhau với phương thức sống và thế giới quan khác nhau Kramsch (1993) định nghĩa năng lực giao tiếp giao văn hóa là cá nhân có khả

Trang 14

năng nội tại, có thé xử lý các van đề quan trọng trong giao tiếp giao văn hóa, chang hạn như sự lạ lẫm về khác biệt về văn hóa, thái độ văn hóa này trong các nhóm, và áp lực tâm lý của người giao tiếp,

Ba yếu tố cơ bản của tất cả các hình thức giao tiếp giao văn hóa bao gồm: Giao tiếp bằng ngôn từ (verbal communication), giao tiếp phi ngôn từ (non-verbal communication) và chuẩn mực xã hội (social norms).

- Giao tiếp bằng ngôn từ là cách giao tiếp được tiến hành thông qua nội ngôn ngữ (intralanguage) Đây được coi là cách truyền tải thông tin từ người này sang người khác một cách rõ ràng nhất, vì vậy việc biết cách nói các ngôn ngữ khác nhau sẽ giúp mọi người kết nối qua các phân cách văn hóa (cultural divides) một cách rõ ràng nhất Một khi rào cản ngôn ngữ được vượt qua cũng có nghĩa là trở ngại lớn nhất đối với việc giao tiếp tự do được loại bỏ Giao tiếp bằng ngôn từ bao gồm các đơn vị từ vựng, các quy tắc ngữ pháp, các quy tắc ngữ âm và các quy tắc sử dụng ngôn ngữ.

- Giao tiếp phi ngôn từ được hiện thực hóa thông qua cận ngôn ngữ

(paralanguage) và ngoại ngôn ngữ (extra language) Các đặc tính cận ngôn ngữ bao

gồm đặc tính ngôn thanh (tốc độ, cao độ, cường độ, phâm chất ngôn thanh) các yếu tố ngôn thanh (hang giọng, ậm ửừ, ờ, a ) và sự im lặng Ngoại ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ cơ thé (nhãn giao, diện hiện, cử chi, tư thé, hành vi động chạm ), ngôn ngữ vat thé (trang phục, trang sức, phụ kiện, trang điểm, hoa, quà tặng ) và ngôn ngữ môi trường (địa điểm, khoảng cách, thời gian, ánh sáng ).

- Chuan mực xã hội là các quy tắc tường minh hoặc hàm ân nhăm xác định kiêu hành vi gì là chấp nhận được trong một xã hội hay một nhóm người Các chuẩn mực văn hóa khác nhau dẫn đến các phong cách giao tiếp khác nhau Ví dụ, trong các nền văn hóa ngữ cảnh cao (high-context cultures) như Nhật Bản và Trung Quốc, mọi người nói chuyện xung quanh một chủ đề một cách thận trọng hơn là đi thang vao van dé Ngược lại, các nền văn hóa ngữ cảnh thấp (low-context cultures) chăng hạn Hoa Kỳ và Đức thường thích các hình thức giao tiếp tiếp cận vấn đề một cách trực diện hơn.

1.2 Tâm quan trọng của kiến thức về văn hóa trong giao tiếp giao văn hóa Trên thực tế, vẫn có một số giáo viên coi nhẹ tầm quan trọng của giảng dạy kiến thức văn hóa trong dạy ngoại ngữ, bởi họ quan niệm rằng giao tiếp là việc áp dụng các quy tắc ngữ pháp trong thực hành nói và viết Hơn nữa đôi khi việc tìm hiểu về văn hóa mục tiêu (target culture) bị coi là mối đe dọa đối với các giá trị bản địa Ở nước ta trước đây, cơ hội để người học được tiếp xúc gần và giao tiếp với những người đến từ một nền

văn hóa khác, đặc biệt là các nước nói tiêng Anh là rat hiêm, nên cả người dạy và người

Trang 15

học không đánh giá cao tầm quan trong của việc học các khía cạnh văn hóa giao tiếp trừ khi họ đến một đất nước xa lạ và gặp phải những khó khăn do khác biệt văn hóa.

Tầm quan trọng của kiến thức văn hóa trong giao tiếp giao văn hóa là không thé phủ nhận, và là một phần quan trọng trong giảng dạy ngoại ngữ (Lin, Gu & Lu, 1990) Lợi thế lớn của nhận thức văn hóa là nó cho phép chúng ta giao tiếp hiệu quả với những người thuộc các nền văn hóa khác nhau Barna (1997) đã chỉ ra 5 nguyên nhân chính dẫn đến thất bại trong giao tiếp giao văn hóa.

Thứ nhất là suy đoán về những điểm tương dong, nghĩa là chúng ta có xu hướng nghĩ rằng cách chúng ta cư xử và hành động là quy tắc hành vi được chấp nhận rộng rãi Khi ai đó khác biệt, chúng ta có cái nhìn tiêu cực về họ.

Thứ hai là sự khác biệt về ngôn ngữ, dẫn đến việc người giao tiếp không thể hiểu

người kia dang nói gi vì các ngôn ngữ khác nhau đang được sử dụng Bản thân việc

nói cùng một ngôn ngữ đôi khi có thê dẫn đến sự khác biệt vì một số từ có nghĩa khác nhau trong các ngữ cảnh, quốc gia hoặc nền văn hóa khác nhau.

Thứ ba là hiểu sai thông tin giao tiếp phi ngôn từ Cách chúng ta ăn mặc, thê hiện bản thân thông qua ngôn ngữ cơ thể, giao tiếp bằng mắt và cử chỉ cũng có giá trị truyền đạt thông tin Một cử chỉ đơn giản như gật đầu nghĩa là “có” hoặc “đồng ý” ở nền văn hóa này nhưng lại có nghĩa là 'không' hoặc “không đồng y’ ở những nền văn hóa khác.

Thứ tur là xu hướng đánh giá Con người có xu hướng hiểu hành vi và giao tiếp của người khác bằng cách phân tích họ từ quan điểm văn hóa của riêng một người mà không tính đến lý do tại sao người kia lại cư xử hoặc giao tiếp theo một cách nhất định.

Thứ năm là lo lắng cao độ Đôi khi đối mặt với một quan điểm văn hóa khác nhau sẽ tạo ra một trạng thái lo lắng ở một cá nhân không biết phải hành động hay cư xử như thế nào và điều gì được coi là phù hợp.

Từ những phân tích trên có thé khang định rằng cùng với ngôn ngữ, hiểu biết về văn hóa của một người khi giao tiếp với họ là chìa khóa để đảm bảo sự thành công trong giao tiếp Điều đó một lần nữa khang định tam quan trọng của việc lồng ghép việc giảng day văn hóa trong giảng dạy tiếng Anh dé trau dồi kiến thức của sinh viên về văn hóa và nâng cao nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kiến thức văn hóa trong giao tiếp giao văn hóa.

1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Văn hóa từ lâu đã trở thành trọng tâm thảo luận của các nhà giáo dục và nghiên

cứu ngôn ngữ thứ hai và ngoại ngữ Nhiều quốc gia, chang hạn như Canada, Úc, Hoa Kỳ và một số quốc gia châu Au, có dân số văn hóa đa dạng, điều này thúc day nhu cầu hiểu biết và giao tiếp giữa các nền văn hóa Đề thúc đây sự tôn trọng và hiểu biết lẫn

nhau trong xã hội đa văn hóa, một sô quôc gia đã yêu câu các nhà giáo dục ngoại ngữ

Trang 16

và người xây dựng chương trình giảng dạy mang lại sự khoan dung và hiểu biết thông

qua việc giảng dạy ngôn ngữ (Larzen-Ostermark, 2008) Việc giảng dạy năng lực liên

văn hóa được đánh giá cao về mặt này Các nhà nghiên cứu kêu gọi mở rộng phương pháp giao tiếp truyền thống để người học có thể đạt được năng lực giao tiếp liên văn

hóa (Byram, 1997; Crozet et al., 1999).

Ở Việt Nam trong vòng một thập ky qua, giao tiếp giao văn hóa hay giao tiếp liên văn hóa thu hút được sự quan tâm rất nhiều các nhà nghiên cứu và các nhà giáo dục Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu đều tập trung vào việc tìm hiểu việc giảng

dạy văn hóa trong giảng dạy ngoại ngữ.

Hồ (2011) đã nghiên cứu thực trạng và sự hiện diện của nội dung văn hóa trong việc dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ (EFL) và ảnh hưởng của việc học ngôn ngữ liên

văn hóa đối với việc học tiếng Anh như một ngoại ngữ của người học Kết quả cho

thấy hầu hết những người được hỏi “thỉnh thoảng? và ‘hiém khi” tham gia vào cái gọi là các hoạt động giao tiếp liên văn hóa trong lớp học tiếng Anh.

Nghiên cứu của Trần và Dương (2015) đã chỉ ra rằng ở Việt Nam, dạy văn hóa và dạy kỹ năng tiếng Anh chưa được tích hợp Giao tiếp liên văn hóa được cho là đóng một vai trò ít nỗi trội hơn trong chương trình giảng dạy tiếng Anh của Việt Nam (Hồ, 2011; Hồ, 2014; Nguyễn, 2013).

Võ (2017) tìm hiểu nhận thức của giảng viên tiếng Anh về năng lực giao tiếp liên văn hóa trong việc giảng dạy tiếng Anh ở sáu trường đại học phía Nam Việt Nam Gần như tất cả giảng viên tham gia (94%) đều đồng ý với việc phát triển năng lực giao tiếp liên văn hóa bằng việc nâng cao hiểu biết của họ về các nền văn hóa khác thông qua việc học hoặc sử dụng tiếng Anh Tuy nhiên quan điểm của giảng viên về việc phát triển năng lực giao tiếp liên văn hóa và thực tiễn giảng dạy vẫn còn một khoảng cách khá xa Giảng viên phải đối mặt với một số hạn chế như thời lượng, kiến thức văn hóa của giảng viên và môi trường nói tiếng Anh Điều này một phần dẫn đến thực tế là sinh viên tiếng Anh Việt Nam có thé thông thạo tiếng Anh về ngữ pháp và ngôn ngữ học (Nguyễn, 2013), nhưng ít tập trung vào giao tiếp đa văn hóa.

Các nghiên cứu trên phần lớn tập trung vào nội dung tích hợp giảng dạy các yếu tố văn hóa trong giảng dạy tiếng Anh, hoặc nhìn nhận sự cần thiết của việc phát triển năng lực giao tiếp liên văn hóa qua góc nhìn của người dạy, mà chưa chú trọng đến việc tìm hiểu nhận thức của người học về văn hóa và giao tiếp giao văn hóa Vì vậy, chuyên đề này được thực hiện để bé sung thêm vào các nghiên cứu về cùng chủ đề

nhưng được nhìn nhận dưới góc độ khác — góc độ của người học.2 Phương pháp nghiên cứu

2.1 Mục dich và phạm vi nghiên cứu

Trang 17

Tiếng Anh được giảng dạy cho sinh viên chuyên ngữ và sinh viên không chuyên ngữ các mã ngành tại Luật, Luật Thương mại Quốc tế, Luật Kinh tế tại Trường Đại học Luật Hà Nội Tuy nhiên, bài viết chỉ tập trung nghiên cứu nhận thức của sinh viên chuyên ngữ, cụ thé là sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh — Chuyên ngành tiếng Anh pháp lý (sau đây gọi tắt là NNA) về tầm quan trọng của kiến thức văn hóa trong giao tiép giao van hoa Đề đạt được mục tiêu trên, hai câu hỏi nghiên cứu được đặt ra, cụ thê là:

1 Năng lực giao tiếp giao văn hóa của sinh viên Ngôn ngữ Anh — Chuyên ngành tiếng Anh pháp lý ở mức độ nào?

2 Sinh viên Ngôn ngữ Anh — Chuyên ngành tiếng Anh pháp lý nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của kiến thức văn hóa trong giao tiếp giao văn hóa?

2.2 Thiết kế nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng mô tả để thu thập thông tin về nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của nhận thức văn hóa trong giao tiếp giao

văn hóa của người học 90 sinh viên K45 và K46 tham gia vào nghiên cứu này, trongđó có một nửa là sinh viên K45 và 40% sinh viên là nam giới Sinh viên K45 và K46

được lựa chọn một cách có mục đích bởi vì đây là đối tượng người học mới hoàn

thành 1-2 năm học đầu tiên của chương trình đào tạo, và còn 2-3 năm để hoàn thành toàn bộ các môn học trong chương trình đào tạo cử nhân NNA Việc tìm hiểu nhận thức của đối tượng sinh viên này có giá trị đối với giảng viên của Trường và những người thiết kế chương trình giảng dạy trong việc cân nhắc lồng ghép nội dung văn hóa vào nội dung giảng dạy các môn học tiếng Anh.

2.3 Công cụ thu thập và xử lý số liệu

Công cụ dé thu thập đữ liệu là một bảng hỏi do người làm nghiên cứu tự thiết kế được chia thành hai phan Phần 1 bao gồm 15 phát biểu với lựa chọn Có/ Không dé đánh giá năng lực giao văn hóa của đối tượng nghiên cứu Một số phát biểu có thê là tình huống mà SV chưa có trải nghiệm, và SV sẽ tưởng tượng trong tình huống như vậy họ sẽ hành động như thế nào Phần 2 bao gồm 1 câu hỏi nhiều lựa chọn và 1 câu hỏi được thiết kế theo thang do 5 cấp độ của Likert dé tìm hiểu nhận thức của SV về tầm quan kiến thức văn hóa trong giao tiếp giao văn hóa Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế dưới hình thức google form Link khảo sát được gửi cho sinh viên qua email và zalo và tỉ lệ phản hồi khoảng 74%.

Kết quả thu được sẽ được xử lý thông qua phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để tính giá trị trung bình của các phản hồi và phân tích mô tả.

3 Két quả nghiên cứu và bàn luận

Trang 18

Câu hỏi nghiên cứu 1: Năng lực giao tiếp giao văn hóa của sinh viên Ngôn ngữ Anh — Chuyên ngành tiéng Anh pháp lý ở mức độ nào?

Dé đánh giá năng lực giao tiếp giao văn hóa của SV NNA nói chung, 15 phát biểu được đưa ra dé người được khảo sát phản hồi bằng cách tick vào ô Có/ Không tương ứng Càng nhiều câu hỏi được trả lời “Có” đồng nghĩa với năng lực giao tiếp giao văn hóa của SV NNA tốt, và ngược lại Kết quả thu được được biéu thị ở bảng

1 Tôi có hiểu biết về văn hóa Việt Nam 69—76.7% | 21- 24.3% 2 Tôi có hiểu biết về văn hóa của các quốc gia khác 53 — 59% 37-41% trén thé gidi

3 Khi nói chuyện với một người, tôi chú ý đến ngôn 42-46.7% | 48— 53.3% ngữ cơ thê của họ

4 Khi tôi giao tiếp với người nước ngoài, tôi nghĩ trao | 65 72.3% | 35-— 27.7% đôi về thói quen văn hóa của nhau là một việc tốt

5 Khi tôi ở nước ngoài, tôi sẽ cố gắng tìm hiểu hành vi | 79—87.9% | 11- 12.1% nảo là phù hợp trong từng tình huống cụ thể ở nước đó

6 Khi nói chuyện với người nước ngoài, tôi chú ý đến | 34-37.8% | 56- 62.2%

không gian cá nhân của họ

7 Khi làm việc nhóm, tôi thích làm việc với những | 61—67.8% | 29 — 32.2%

người cùng đến từ một nền văn hóa, vì sự khác biệt văn hóa có thê làm phát sinh những vấn đề

8 Khi tôi là người mới trong nhóm người đến từ một | 38-42.3% | 62- 47.7% nước khác, tôi cố gắng tìm hiểu các quy tắc trong

nhóm thông qua việc quan sát hành vi của họ.

9 Khi hành vi của những người đến từ nền văn hóa | 25—27.8% | 65- 72.2% làm tôi cảm thấy bị xa lánh, tôi sẽ vẫn cô gắng để giao

tiếp với họ

10 Khi những người đến từ một nền văn hóa khác cư| 40—44.5% | 50— 54.5% xử theo cách mà tôi không hiểu, tôi sẽ cố gắng tìm

Trang 19

hiệu tai sao họ lại cư xử như vậy

11 Khi nói chuyện với người nước ngoài, tôi dé tâm | 58—55.6% | 42- 44.4%

đên cảm xúc của họ

12 Khi nói chuyện với người nước ngoài, tôi tránh sử | 90-— 100% 0— 0%

dụng ngôn ngữ không rõ ràng hoặc mơ hồ

13 Tôi tim cơ hội dé giao tiếp với người khác dé học | 36 — 40% 56 — 60%

hỏi văn hóa của họ cảng nhiêu càng tôt

14 Khi việc giao tiếp với những người đến từ nền văn | 39-43.4% | 51 — 56.6% hóa khác bị thất bại, tôi cỗ gang tìm hiểu nguyên nhân

dẫn đến thất bại đó

15 Khi giao tiếp với người nước ngoài tôi chú ý đến | 56—62.3% | 34- 37.7%

hành vi của mình và dia vi của người khác.

Từ bảng kết quả trên, có thé dé dàng nhận thấy 9/15 (60%) phát biểu nhận được trên 50% câu trả lời “Có”; và 40% số phát biểu còn lại nhận được đưới 50% câu trả lời “Có” Kết quả thu được thể hiện rằng SV NNA có năng lực giao tiếp, tuy nhiên ở mức độ vẫn còn có hạn chế Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Pham & Pham (2022) rằng SV ở cả trường công lập và dân lập đều không có

năng lực liên văn hóa cao.

Điểm nổi bật trong câu trả lời của SV là 100% SV khang định răng họ luôn cố gang tránh sử dụng ngôn ngữ không rõ ràng hoặc mơ hồ khi nói chuyện với người nước ngoài, đồng nghĩa với việc họ đánh giá rất cao vai trò của ngôn ngữ trong giao tiếp.

Bên cạnh đó, SV còn chưa thực sự chú ý đến các khía cạnh ngoài ngôn ngữ trong giao tiếp giao văn hóa với tỉ lệ trả lời “Có” đạt 28 — 47% như chú ý đến ngôn ngữ cơ thé (mục 3), không gian cá nhân (mục 6), hành vi của người giao tiếp (mục 8) Ngoài ra, SV không coi giao tiếp là một kênh dé học hỏi văn hóa (mục 13) va không có xu hướng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thất bại trong giao tiếp liên văn hóa (mục 14) Điều này cũng đồng nghĩa răng, SV chưa thực sự chú ý nhiều đến các khía cạnh văn hóa trong giao tiếp.

Câu hỏi nghiên cứu 2: Sinh viên Ngôn ngữ Anh — Chuyên ngành tiếng Anh pháp lý nhận thức như thé nào về tam quan trọng của kiến thức văn hóa trong giao

tiếp giao văn hóa?

Trang 20

Biểu đồ 1 Tam quan trong của kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ và kiến thức

văn hóa trong giao tiép giao văn hóa

QUAN ĐIEM

Phân vân

Kiến thức văn 5%

hóa quan Quan trọngtrọng hơn như nhau

21% 32%

Biểu đồ 1 cho thấy đa số SV cho rằng trong giao tiếp giao văn hóa kiến thức va

kỹ năng ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng hơn (42%), trong khi số SV cho răng kiến thức văn hóa quan trọng hơn chi bằng một nửa (21%) Gần 1/3 số SV được hỏi đánh giá vai trò của ngôn ngữ và văn hóa là như nhau (32%) Có thé trong tiềm thức của SV, họ chưa thực sự đánh giá cao vai trò của văn hóa trong giao tiếp giao văn hóa Điều này có thê một phần lý giải được bởi thực trạng ở Việt Nam hiện nay, cơ hội để

SV được học tập và giao lưu với GV va SV nước ngoài là rất ít Đa số SV thực hành

giao tiếp bằng tiếng Anh với GV và bạn học là người bản địa nên có ít các tình huống gặp van đề do khác biệt về văn hóa gây ra.

Bảng 2 Nhận thức của SV NNA về tầm quan trọng của kiến thức văn hóa trong giao tiếp giao văn hóa

Kiến thức/ hiểu biết về Mean | SD 1 ngôn ngữ bao gồm từ vựng và các quy tắc ngữ pháp 4.60 632

Trang 21

6 ngôn ngữ vật thé (trang phục, trang sức, phụ kiện, trang điểm, ) | 2.63 548 7 môi trường giao tiếp (địa điểm, khoảng cách, thời gian, ánh sáng) | 2.78 408 8 ngữ cảnh giao tiếp (văn hóa giàu ngữ cảnh và văn hóa nghèo ngữ | 3.14 a3

canh — High- and low-context cultures) ,

9 Những điều cắm ky trong giao tiếp 4.45 548

10 thói quen van hóa (tôn trọng sự đúng giờ, tang qua, ) 4.12 /53

11 giá trị và đức tin của con người đến từ các nên văn hóa (tôn | 3.20 516 trong quyén tự do cá nhân, tôn trọng người lớn tuổi, tin vào Chúa,

12 khoảng cách quyên lực trong giao tiếp 3.36 408 Ý nghĩa khoảng theo thang đo 5 cấp độ của Likert:

1.00- 1.80: Hoàn toàn không quan trọng1.81 — 2.60: Không quan trong

Từ kết quả khảo sát trên có thé thấy rằng SV đánh giá các yếu tố nội ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong giao tiếp giao văn hóa với giá trị trung bình cho cả 3

nội dung là 4.60 Kết quả nay khang định lại một lần nữa quan điểm của người học về

vị trí của ngôn ngữ trong giao tiếp giao văn hóa được thê hiện ở Bang 1 và Biểu đồ 1 Đối với giao tiếp phi ngôn từ, SV đánh giá yếu tô cận ngôn và ngôn ngữ cơ thé

ở mức độ quan trọng (M=4.00 và M=3.72 theo thứ tự tương ứng) Tuy nhiên, SV

phân vân về tam quan trọng ngôn ngữ vật thé và ngôn ngữ môi trường (M=2.63 và

Đối với các chuẩn mực xã hội, SV cho rằng những điều cam ky và thói quen văn hóa là rất quan trọng và quan trọng (M= 4.45 và M=4.12 theo thứ tự tương ứng) Trong khi đó, các yêu tố về ngữ cảnh giao tiếp, giá trị và đức tin, khoảng cách quyền

lực nhận được câu trả lời phân vân.

Sau khi phân tích các số liệu thống kê mô ta, có thé nhận thấy rằng mặc dù SV có

nhận thức vé vai trò của hiêu biệt vê văn hóa trong giao tiêp giao văn hóa, nhưng nhận

Trang 22

thức đó là chưa đầy đủ Nó thể hiện ở chỗ họ chưa đánh giá cao vai trò của giao tiếp phi ngôn từ và các chuẩn mực xã hội trong giao tiếp giao văn hóa Tuy nhiên họ hoàn toàn đồng tình rằng ngôn ngữ là một phần không thê thiếu trong giao tiếp giao văn hóa.

4 Kết luận và kiến nghị 4.1 Kết luận

Chuyên đề nghiên cứu được thực hiện tại Trường Đại học Luật Hà Nội nhăm đánh giá năng lực giao tiếp giao văn hóa và tìm hiểu nhận thức của SV về tầm quan trọng của kiến thức văn hóa trong giao tiếp giao văn hóa Tác giả sử dụng công cụ nghiên cứu là bảng hỏi đề thu thập đữ liệu và phần mềm SPSS phiên bản 20.0 được xử dụng để xử lý thông tin miêu tả Nghiên cứu đã thu được ba kết quả quan trọng Thứ nhất, SV NNA tự đánh giá có năng lực giao tiếp giao văn hóa, tuy nhiên còn ở mức độ hạn chế Thứ hai, SV dé cao vai trò của ngôn ngữ, cụ thé là kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ so với kiến thức văn hóa Thứ ba, SV chưa thực sự đánh giá cao tầm quan trọng của các yếu tố phi ngôn ngữ và chuẩn mực xã hội đối với sự thành công trong giao tiếp

giao văn hóa.

4.2 Kiến nghị

Đề giao tiếp thành công với người đến từ một nền văn hóa khác, đặc biệt là nền văn hóa đó có nhiều di biệt với nền văn hóa bản địa, thì kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ thôi là chưa đủ Thông điệp mà chúng ta muốn truyền tải đôi khi còn vượt qua cả ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng thông qua các yếu tô cận ngôn, ngôn ngữ cử chỉ, cách chúng ta mặc và hiểu biết của chúng ta về quan điểm, giá trị, thói quen, hành vi của đối tượng giao tiếp Do đó, việc nâng cao hơn nữa nhận thức cho SV NNA về tầm quan trọng của kiến thức văn hóa là cần thiết Đề thực hiện được nhiệm vụ này, tac gia xin đưa ra một số kiến nghị cụ thé như sau:

- Đối với giảng viên: Cần nhận thức được tầm quan trọng của việc lồng ghép các yếu tố văn hóa trong hoạt động giảng dạy, đặc biệt trong thời đại giao lưu giữa các nền văn hóa như hiện nay dang trở nên ngày càng phổ biến, các biểu hiện văn hóa cũng đa dạng, phong phú và phức tạp Để hoạt động giảng dạy này thực sự hiệu quả đòi hỏi người GV phải không ngừng nâng cao kiến thức về ngôn ngữ và văn hóa cũng như áp dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp, tích cực dé lồng ghép các nội dung văn hóa vào giảng dạy tiếng Anh một cách hiệu quả, tạo hứng thú cho người học Các hoạt động giảng dạy có lồng ghép yếu tô văn hóa có thé được thực hiện đa dạng dưới nhiều hình thức như đóng vai, giải quyết tình huống, miêu tả tranh, ké chuyện, xây dựng góc giao thoa văn hóa, thông qua đa dang các tài liệu khác nhau có chứa đựng kiến thức

về văn hóa, đât nước, con người ở các quôc gia trên thê giới.

Trang 23

- Đối với chương trình giảng dạy: Cần bỗ sung nội dung về nâng cao nhận thức văn hóa và năng lực giao tiếp giao văn hóa của người học sau khi hoàn thành môn học vào chuẩn đầu ra và mục tiêu của từng chương trình tiếng Anh được giảng dạy nhằm giúp định hướng cho việc xây dựng chương trình và lựa chọn tài liệu giảng dạy Nội dung chương trình cần chứa đựng các yếu tô văn hóa bản địa cũng như các nền văn hóa khác và cần được sắp xếp một cách hợp lý va có hệ thống dé góp phần truyền tải kiến thức và hình thành năng lực văn hóa cho SV một cách bài

bản và hiệu quả./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Barna, LaRay M (1997), Stumbling Blocks in Intercultural Communication.In Samovar, Larry A and Porter, Richard E.: Intercultural Communication — A Reader

(8° Ed.) Wadsworth, CA, USA.

2 Brown, H.D (1994) Principles of Language Learning and Teaching TheUSA: Prentice Hall Regents.

3 Byram, M (1997) Teaching and assessing intercultural competence.Clevedon, UK: Multilingual Matters.

4 Chastain, K.(1988) Developing Second-Language Skills The USA: HBJpublishers

5 Crozet, C., Liddicoat, A J., & Bianco, J L (1999) Intercultural competence:From language policy to language education In C Crozet, A J Liddicoat & J L.Bianco (Eds), Striving for the third place: Intercultural competence through languageeducation (pp 1-22) Melbourne, Australia: Language Australia.

6 Kramsch, C (1993) Context and culture in language teaching Oxford, UK:Oxford University Press.

7 Ho, K (2011) An intercultural perspective on teaching and learning in theVietnamese EFL classroom University of Sydney Papers in TESOL, 6(3), 43-69.

8 Ho, K (2014) Implementing intercultural language teaching: A new challengefor foreign language teaching in Vietnam Journal of Science and Technology of DaNang University, 6(79), 53-57.

9 Hostede, G (2011) Culture’s consequences, 2"“ ed, New York: Sage.

10 Husein and Zarai, (2012) The Effect of L2 Learning on Learners' Perceptionof Culture, Sheikhbahaee EFL Journal, 1(1).

11 Lin, J., Gu, J., & Lu, S (1990) Comment on language and culture Shanghai,China: Shanghai Foreign Language Education Press.

Trang 24

12 Nguyen, T L (2013) Integrating culture into Vietnamese university EFLteaching: A critical ethnographic study (Unpublished Doctoral Thesis) AucklandUniversity of Technology, New Zealand.

13 Pham, T.T.V & Pham, A.T (2022) An assessment of students’ interculturalcompetence in public and private universities in Vietnam Journal of Language andLinguistic Studies, 18 (Special Issue 1), 34-44 Retrieved at https://www.jlls.org/index.php/jlls/article/view/3385/991.

14 Tang, R.(1999) The Place of "Culture" in the Foreign Language Classroom:A Reflection The Internet TESL Journal, 5(8).

15 Tomalin, B & Stempleski, S.(1993) Cultural Awareness OUP.

16 Tran, T Q., & Duong, T M (2015) Intercultural language teaching:Rethinking the objectives of English language education in the Vietnamese context.English for Specific Purposes World, 46, 27-38.

17 Trivonovitch, G.J (1980) Culture Learning and Culture Teaching In Croft, K.Readings of English as a Second Language Cambridge, Mass: Withrop Publishers Inc.

18 Vo, Q P (2017) Rethinking intercultural communication competence inEnglish language teaching: A gap between lecturers’ perspectives and practices in aSoutheast Asian tertiary context /-Manager’s Journal on English Language Teaching,7(1), 20-29.

Trang 25

NHỮNG RAO CAN TRONG GIAO TIẾP LIÊN VĂN HOA:

MOT NGHIEN CUU TU GOC NHIN CUA SINH VIEN NGANH NGON NGU ANH

TẠI TRUONG DAI HỌC LUẬT HÀ NOI

ThS Nguyễn Thị Hong Thu” Tóm tat: Giao tiếp liên văn hóa (GTLVH) đóng một vai trò hết sức quan trọng trong thời kỳ hội nhập quốc tế Tuy nhiên, quá trình giao tiếp giữa các nên văn hoá khác nhau đã nay sinh nhiễu vấn dé, thậm chí là những xung đột Vì thé, những rào cản trong giao tiếp liên văn hoá đã nhận được nhiều sự quan tam từ các nhà nghiên cứu và các học gia Bài báo nay sẽ nghiên cứu các rào cản trong giao tiếp da văn hóa từ nhận thức của sinh viên khoá 44 ngành Ngôn ngữ Anh - Trường Dai học Luật Hà Nội, chỉ ra các van dé nay sinh từ những rào cản giao tiếp liên văn hoá, và đưa ra một số chiến lược dé nâng cao hiệu quả GTLVH Kết quả chỉ ra rằng người tham gia đồng tình cao với những quan điểm về các rào cản liên văn hoá như: Kiến thức văn hoá, Ngôn ngữ, Chủ nghĩa dân tộc, Sự không chắc chắn; Khuôn mẫu; Định kiến; và Phân biệt đổi xử Những rào can đã gây ra mot số vấn đề ảnh hưởng đến hiệu qua GTLVH Một số giải pháp nâng cao hiệu quả GTLVH đã được ghi nhận như: nâng cao nhận thức văn hoá, thay đổi thái độ một cách tích cực trong giao tiếp, nâng cao kỹ năng giao tiếp da văn hoá và tích cực tham gia vào các hoạt động liên quan đến văn hoá nước ngoài.

Từ khoá: Giao tiép liên van hóa, rào can, van hoa.

Giới thiệu

Với sự phát triển của quá trình toàn cầu hóa, khoảng cách giữa các quốc gia dần được rút ngăn, con người đã đến gần nhau hơn trong một ngôi làng toàn cầu Tuy nhiên rào cản giao tiếp trong sự đa dạng văn hoá đã và đang tạo nên những thách thức lớn Quá trình giao tiếp giữa nhiều nền văn hoá đã nảy sinh nhiều vấn dé, thậm chi là những xung đội.

Có thé nói, năng lực giao tiếp liên văn hoá đóng một vai trò vô cùng to lớn trong mọi lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị, xã hội, , cho đến khoa học, giáo dục Nâng cao năng lực giao tiếp liên văn hoá đã trở thành van dé đáng quan tâm của các nhà khoa học, nhà thực hành giáo dục, và người học Các cơ sở giáo dục đã đưa các môn học liên quan đến văn hoá các nước vào trong một số ngành học Trong chuyên ngành tiếng Anh tại Trường Đại học

Luật Hà Nội, GTGTVH đã được giảng dạy như một môn học trong chương trình dao tao

nhằm đáp ứng một trong những mục tiêu của chuẩn đầu ra ngành ngôn ngữ Anh là đạo tạo ” Khoa Ngoại ngữ pháp lý-Trường Đại học Luật Hà Nội

Trang 26

đội ngũ sinh viên vừa được trang bị đầy đủ về kiến thức ngôn ngữ, kỹ năng, và thực hành, trong đó có năng lực giao tiếp nói chung và giao tiếp từ các nền tảng đa ngôn ngữ và đa văn

hóa nói riêng.

Do đó, người học tiếng Anh cần phải quan tâm nhiều đến việc nắm bắt và nâng cao năng lực giao tiếp liên văn hóa Theo Tran và Seepho (2015) khang định GTLVH là một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với con người trong thé kỷ 21 dé tồn tại trong bối cảnh giao tiếp đa văn hóa Đề phát triển kỹ năng này và đạt được mục tiêu trở thành người nói và giao tiếp đa văn hóa hiệu quả, người học được yêu cầu phải tham gia vào cộng đồng đa văn hóa Tuy nhiên, giao tiếp liên văn hoá hiệu quả là một kỹ năng mà ít người có và thậm chí không nhiều người có thể đạt được mục tiêu vì có những rào cản văn hóa nhất định Romberg (2011) Một số nhà khoa học đã chi ra những rào can trong giao tiếp liên văn hoá như “lo lắng”, “giả định giống nhau thay vi sự khác biệt”, “chủ nghĩa dân tộc”, “khuôn mẫu” và “định kiến”, “giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ” (Boaca, 2017; Hybels &

Weaver, 2009; LaRay Barna, 1997; Miressa &Dumessa, 2016) Tuy nhiên, những nghiên

cứu này chi mang tính chất tông hợp lý thuyết về các rào cản GTLVH Bài viết này, với phương pháp nghiên cứu tổng hợp, nhăm mục đích xem xét về các rào cản trong giao tiếp liên văn hoá từ nhận thức của sinh viên và trải nghiệm thực tế của họ Từ đó chỉ ra các vẫn dé nảy sinh từ những cản trở này, và đề xuất một số giải pháp dé khắc phục và nâng cao hiệu quả của giao tiếp liên văn hoá Tác giả tập trung vào những câu hỏi nghiên cứu sau:

1 Nhận thức của sinh viên đối với những rào cản trong giao tiếp liên văn hoá là gì? 2 Những rào cản này làm nảy sinh những vấn đề gì trong giao tiếp liên văn hoá? 3 Những giải pháp nào cần được đề xuất dé khắc phục khó khăn va nâng cao hiệu quả giao tiếp liên văn hoá?

1 Tổng quan van đề nghiên cứu 1.1 Giao tiếp liên văn hóa

Giao tiếp liên văn hóa (GTLVH) là sự tương tác giữa những người khác nhau từ các nguồn gốc khác nhau trên cơ sở kiến thức, kỹ năng và thái độ liên văn hóa (Alred và cộng

sự, 2003; Griffith và cộng sự, 2016 ; Jackson, 2018; Phipps & Gonzalez, 2004) Theo cách

tương tự, Byram (2000) đã xác định sự hiểu biết, nhận thức, và thái độ đúng đắn đối với nền văn hóa của chúng ta và của các nền văn hóa khác là những đặc điểm nổi bat của GTLVH (Byram, 2000) Chao (2014) đã mô tả GTLVH là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến việc áp dụng ngoại ngữ, trong đó người giao tiếp thực hiện các hành vi giao tiếp một cách hiệu quả để đàm phán trong một môi trường đa dạng về văn hóa Trong khi đó, Crahay (2005) định

Trang 27

nghĩa năng lực giao tiếp liên văn hoá (NLGTLVH) một cách đơn giản, là một mạng lưới tích hợp các thành phan kiến thức, có thé được kích hoạt dé hoàn thành nhiệm vụ.

Với mục tiêu định hướng cho nên giáo dục hội nhập toan cầu, năng lực liên văn hóa

đã được phé biến rộng rãi trong các lớp học ngoại ngữ (Liaw, 2006, Spitzberg & Changnon, 2009) Do đó, nhiều mô hình năng lực giao tiếp đa văn hóa đã được khuyến nghị để giảng dạy dé bồi dưỡng NLGTLVH cho ngừoi học (Deardorff, 2006; Spitzberg, 2000; Stier, 2006) Trong một nghiên cứu về hoạt động liên văn hóa của các nhóm, Schneider và Romberg (201 1) đã đề xuất một mô hình liên văn hóa ba giai đoạn bao gồm ba yếu tố: nhận thức liên văn hóa (không chỉ hiểu biết đầy đủ về liên văn hóa mà còn có khả năng chấp nhận các nền văn hóa khác nhau), một hệ thống thực hiện chung (một bộ các hành vi phổ biến được chấp nhận), và giao tiếp đa văn hóa (kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong các tình huống liên văn hóa cụ thể) Trong khi đó, Garson (2016) đã đề xuất một mô hình kỹ năng giao tiếp đa văn hóa với khả năng và chức năng dé hiểu các quan điểm liên văn hóa khác, khả năng thích ứng với hành vi của bản thân, khả năng giải quyết xung đột trong giao tiếp, kha năng nhận biết quyền được hưởng các giá trị, chuan mực hành vi khác nhau (Byram và cộng sự, 2002) Những yếu tố này cùng với khả năng khoan dung trong giao tiếp tạo cơ sở cho sự phát triển nghề nghiệp, chuẩn bị cho điều kiện sống tốt hơn, đạt được thành tựu và tạo cơ hội đề tự nhận thức nghề nghiệp (Liu và cộng sự, 2015).

1.2 Rao can trong giao tiếp liên văn hoá

Có rất nhiều cách nhận diện các rào cản trong GTLVH Từ góc nhìn văn hoá, Hybels & Weaver (2009) cho răng có bốn rào cản đối với giao tiếp giữa các nền văn hóa, bao gồm chủ nghĩa dân tộc, tính rập khuôn, định kiến và phân biệt đối xử, liên quan đến việc hình thành niềm tin hoặc phán đoán về một nền văn hóa khác Những cản trở này đã gây khó khăn trong việc giao tiếp hiệu quả giữa các nền văn hóa.

Chủ nghĩa dân tộc

Điều này đề cập đến niềm tin rằng nền văn hóa của riêng một người tốt hơn những nền văn hóa khác Thái độ dân tộc tập trung được minh họa khi mọi người đánh gia người khác dựa trên niềm tin và thực hành văn hóa của chính họ hoặc dân tộc họ Mức độ tiêu cực liên quan đến niềm tin rằng văn hóa của riêng một người là vượt trội và hành vi của những người khác phải được đánh giá thông qua các tiêu chuẩn văn hóa của một người Ngoài ra, nó còn thê hiện ở việc áp đặt niềm tin văn hóa của một người lên người khác Chủ nghĩa dân tộc được khuyến khích khi hệ thống giáo dục chỉ dạy văn hóa của một quốc gia cụ thể và bỏ qua những nền văn hóa khác.

Khuôn mau

Trang 28

Đây là cách phân loại đại diện chung trong nhận thức, thuộc một nhóm người cụ thể

tùy thuộc vào quan sát và kinh nghiệm của một người trong việc tương tác với các thành

viên của nhóm đó Những suy nghĩ định kiến tiêu cực là phố biến và thường được truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác Tính rập khuôn cũng có thê tích cực hoặc tiêu cực Trong các van dé liên quan đến văn hoá, khuôn mẫu được hiéu theo nghĩa thứ hai.

Định kiến

Đây là thuật ngữ chỉ thái độ tiêu cực được tô chức đối với các cá nhân thuộc một chủng tộc, tầng lớp xã hội, tôn giáo hoặc những nhóm người cụ thé Thành kiến có thé khiến một người cảm thay sợ hãi hoặc bực bội đối với một người thuộc một nhóm cụ thé.

Phân biệt doi xử

Điều này dé cập đến những hành vi tiêu cực do định kiến hoặc khuôn mẫu gây ra Nó có thé là giữa các cá nhân, chang hạn như khi một người từ chối nói chuyện với những người thuộc một chủng tộc hoặc tập thể nhất định, chăng hạn như từ chối một nhóm người các quyên nhất định trong xã hội Các hình thức phân biệt đối xử khác bao gồm lăng mạ băng lời nói, né tránh, bạo lực thê chất và diệt chủng.

LaRay M Barna (1997) đã phát triển một cách tiếp cận dé xem xét các rào can đối với sự liên văn hóa giao tiếp ở mức độ chung Tác giả đã phát triển sáu rào cản: “lo lắng,

giả định giống nhau thay vì sự khác biệt, chủ nghĩa dân tộc, rập khuôn và định kiến, giao

tiếp phi ngôn ngữ và ngôn ngữ Các loại rào cản này đã được sử dụng khi thảo luận về các vấn đề có thể nảy sinh trong các cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hóa Miressa.M & Dumessa.M (2016) minh họa rằng ngôn ngữ học, định kiến, chủ nghĩa dân tộc thiểu số, bối cảnh lịch sử trước đây và các biến thé văn hóa xã hội là những rào cản đối với giao tiếp đa văn hóa giữa các sinh viên từ các nền tảng ngôn ngữ và văn hóa khác nhau

Boaca M (2017) liệt kê một sỐ trở ngại chính được xác định trong Laray M Barna (1994), bao gồm giả định răng chúng ta hành động và phản ứng theo những cách tương tự bat kế nền văn hoa mà chúng ta thuộc về, sự thiếu hiểu biết về hành vi phi ngôn ngữ, không thé giao tiếp vì thiếu ngôn ngữ giao tiếp, nhận thức về văn hóa ở mức độ khuôn mẫu, xu hướng đánh giá các hành vi văn hóa và mức độ căng thăng cao liên quan đến các cuộc gặp gỡ giữa các nên văn hóa Zhijing Chen (2009) điều tra xem liệu sự khác biệt văn hóa có trở thành rào cản đối với giao tiếp trong một số tình huống và liệu các chiến lược hiệu quả dé vượt qua các rào cản đó Các nghiên cứu này tập trung chủ yêu vào các rào cản, chưa có sự xem xét với các van dé nảy sinh từ các rào cản đối với hiệu qua giao tiếp và phương pháp

nâng cao năng lực liên văn hoá trong môi trường đại học.

Trang 29

2 Phương pháp nghiên cứu

2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp định tính và định lượng để điều tra các rào cản đối với giao tiếp giữa các nền văn hóa, các van dé, và các giải pháp Nghiên cứu điều tra và phỏng vấn sinh viên chuyên ngành Ngoại ngữ Pháp lý tại Trường Đại học Luật Hà Nội Những người tham gia đã trả lời bảng câu hỏi trong liên kết của biểu

mẫu Google đính kèm với email hoặc mạng xà hội do nhà nghiên cứu gửi 2.2 Người tham gia

Những người tham gia được chọn là sinh viên lớp N01, N02 khoá 44 khoa Ngoại ngữ

pháp lý vừa hoàn thành khoá học GTGTVH, tuy nhiên, có tổng cộng có 54 người tham gia vào nghiên cứu, trong đó có 40 sinh viên nữ (74,1 %) và 14 nam (25,9%) Độ tuôi của họ xếp hạng từ 21 đến 23 Các sinh viên này đã hoàn thành các khóa học kỹ năng ngôn ngữ như ngữ pháp, nghe, nói, đọc và viết và đang học các môn chuyên ngành Họ vừa tham gia khoá học giao tiếp giao liên văn hóa ở kỳ 6 năm học 2021-2022 Trước đó sinh viên phải hoàn thành khóa học Văn hóa Anh-Mỹ dé có thể tiếp tục tham gia khoá học này.

2.3 Công cụ thu thập dữ liệu

Bang câu hỏi và phỏng van đã được áp dụng dé thu thập đữ liệu Nội dung của bang câu hỏi được thiết kế bởi nhà nghiên cứu với các nghiên cứu trước đó, cũng như mục tiêu của nghiên cứu hiện tại Bảng câu hỏi bao gồm các câu hỏi được thiết kế dựa trên phân loại của Hybels & Weaver (2009) và LaRay M Barna (1997), được chia thành 3 phan:

- Phan 1: Thông tin cơ bản;

- Phần 2: Đánh giá của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh về rào cản trong giao tiếp

liên văn hoá;

- Phần 3: Đánh giá của sinh viên về các vấn đề nảy sinh từ những rào cản trong giao tiếp liên văn hoá.

Bảng câu hỏi bao gồm các câu hỏi dựa trên ý kiến nhằm xác định xem người tham gia nhận thức như thé nào về các phát biéu được đưa ra trong bảng câu hỏi Bảng câu hỏi bao gồm 5 lựa chọn dựa trên 5 thang do Likert: Rất không đồng ý, Không đồng ý, Trung lập, Đồng ý và Rất đồng ý hoặc rất thấp; thấp, trung tính; cao; và rất cao.

Phong van: Người viết đặt câu hỏi phỏng van nhanh đối với 32 sinh viên về những vấn đề và giải pháp nào cần được đề xuất để khắc phục khó khăn và nâng cao hiệu quả

giao tiép liên văn hoá.

Trang 30

2.4 Phân tích dữ liệu

Phương pháp phân tích dữ liệu chính trong nghiên cứu là phương pháp định lượng

thông qua việc sử dung bảng câu hỏi và phương pháp định tính từ các cuộc phỏng van Dữ liệu định lượng được phân tích với sự hỗ trợ của phần mềm thống kê mô ta IBM SPSS 25.0 Thông tin nhân khẩu học của những người tham gia được phân tích dựa trên một phân tích mô tả tần suất Phân tích nhân tổ khám phá (EFA) được thực hiện để khám phá độ tin cậy thỏa đáng của các biến phụ thuộc Giá trị Cronbach’s alpha của các biến trong bảng câu hỏi trung bình ở mức > 0,7 Gia trị trung bình và độ lệch chuẩn được dùng dé phân tích câu hỏi nghiên cứu thứ nhất va thứ hai Dữ liệu định tính trong phỏng van cho câu hỏi nghiên cứu

thứ ba được phân tích dựa vào kỹ thuật “Auto-Coding”.

3 Kết quả và thảo luận

3.1 Rao can doi với giao tiếp giữa các nên văn hóa

Bảng 1 Đánh giá của sinh viên về các rao cản đôi với giao tiép liên văn hóa

Người | Tối | Tối

tham gia | thiểu | đa |GTTB| DLC Kiến thức về sự khác biệt đặc trưng văn 54 2 5| 3,65 „828

Ngôn ngữ (lời nói và ngôn ngữ cơ thể) 54 3 5| 4,06 5712 Gia dinh vé diém tuong đồng thay vì sự 54 2 5| 3,48 „841

khác biệt trong văn hoá

Trang 31

Có thé thay từ bang 1, sinh viên đã đánh giá các rào cản đối với giao tiếp giữa các nền văn hóa tương từ cao đến rất cao (GTTB>3.2), và khá đồng nhất (Độ lệch chuẩn ở giữa 0.7 đến 0.8) Trong số đó, “ngôn ngữ” được coi là trở ngại lớn nhất với giá trị trung bình (GTTB) cao nhất là 4,06 trong khi “Chủ nghĩa dân tộc” được coi là trở ngại nhỏ nhất đối với giao tiếp giữa các nên văn hóa với điểm trung bình là 3,26 Xếp thứ hạng cao tiếp theo trong bảng là “Khuôn mẫu”, “Định kiến” với GTTB tương ứng là 3.80 và 3.72 Trong khi đó “Phân biệt đối xử” và “Kiến thức về sự khác biệt đặc trưng văn hoá” cùng nhận ở mức đánh giá cao với điểm trung bình 3.65 Như vậy kết luận này phù hợp với này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Zheng Jin (2009), Boaca M (2017), Miressa.M & Dumessa.M (2016) đã chỉ ra rằng các van đề về ngôn ngữ và sự khác biệt về văn hóa là những rao can chính đối với giao tiếp giữa các nền văn hóa Nhận thức về văn hóa ở mức độ khuôn mẫu và xu hướng đánh giá các hành vi văn hóa là những rào cản đối với giao tiếp giữa các nền văn hóa Bên cạnh đó định kiến và chủ nghĩa dân tộc là những trở ngại đối với giao tiếp giữa các nền văn hóa Nghiên cứu này chứng minh rằng phân biệt chủng tộc, định kiến, chủ nghĩa dân tộc và định kiến là những thách thức giao tiếp giữa các nền văn hóa.

3.2 Những van đề nảy sinh từ những rào can giao tiếp liên văn hoá

Bảng 2 Nhận thức của sinh viên về những vấn đề nảy sinh từ những rào cản giao

tiép liên văn hoá

tham | Tôi | Tôi

van dé gia | thiểu | đa |GTTB| DLC Lung túng khi giao tiếp 54 3 5| 4,44 ,604 Hiểu sai nội dung giao tiếp 54 3 5| 3,83 ,771

Trang 32

Số liệu ở bảng 2 chỉ ra rằng người tham gia đã có sự đồng ý cao và rất cao đối với các vấn đề nảy sinh bởi các rào cản giao tiếp liên văn hóa với GTTB chủ yếu trên 3.5 và 0.6 <ÐLC <0.8 Tính hiệu qua của giao tiếp bị ảnh hưởng bởi các rào can được thé hiện rõ nhất ở vẫn đề “Lúng túng khi giao tiếp” với GTTB=4.44 và ĐLC=0.604, trong khi đó “xung đột về hành vi” và “xung đột về lời nói” lại được đánh giá ở mức cuối cùng với GTTB tương ứng là 3.39 và 3.61 Những van đề liên quan đến hiệu quả giao tiếp cũng được đánh giá khá cao ở mức cao trên 3.8 bao gồm “Hiểu sai nội dung giao tiếp”, “Có phản hồi không phù hợp”, và “Kết thúc khi chưa đạt được mục đích giao tiếp” Các vẫn dé về liên quan đến thái độ như “Không hai lòng” và “Tức giận” đã được ghi nhận ở mức

cao tương ứng với GTTB là 3,89 và 3,80.

Như vậy có thé thấy, các rào cản trương giao tiếp đã gây ra một số vấn dé trong hiệu quả giao tiếp, từ những cấp độ thấp đến cao Những van dé này có thê làm giảm thiểu hiệu quả giao tiếp, thậm chí giao tiếp thất bại và dẫn đến những xung đột Kết quả này phù hợp

với nghiên cứu của các tác giả như Jackson (2018); Chao (2014); và Stier (2006).

3.3 Những giải pháp can để khắc phục khó khăn và nâng cao hiệu quả giao tiếp

liên văn hoá

Qua các cuộc phỏng vấn với sinh viên, tác giả đã thống kê các giải pháp được gợi ý nhằm tăng cường hiệu quả giao tiếp liên văn hoá về các mặt cơ bản như: nâng cao kiến thức về các nền văn hoá, không ngừng trau d6i phát triển nhận thức và kỹ năng giao tiếp trong môi trường đa văn hoá, thực hành giao tiếp liên văn hoá trong các cộng đồng đa văn hoá, tăng cường khả năng giải quyết các tình huống liên quan đến liên văn hoá Người học nên tích cực nghiên cứu và tích lũy kiến thức văn hóa của các quốc gia khác nhau, đặc biệt là các quốc gia nói tiếng Anh Việc tích luỹ kiến thức nên dựa trên sách vở, tài liệu tham khảo, và tích cực chủ động giao tiếp với người từ các quốc gia khác nhau dé tìm hiểu về sự khác biệt trong văn hóa của các quốc gia Các cuộc thi tìm hiểu văn hóa, các kỳ thi, cuộc thi với mục đích tìm hiểu về văn hóa của các quốc gia khác nhau nên được tổ chức hàng năm hoặc trong chuong trình học dé tăng cường kiến thức văn hoá và năng lực giải quyết các van dé liên văn hoá cho người học Tích cực tham gia các hoạt động văn hóa hay giao lưu văn hóa quốc tế thông qua các mạng lưới xã hội, thành lập các dự án hoặc cộng đồng đa văn hoá để có sự giao lưu học hỏi Các hình thức sân khấu hoá nên được áp dụng vào trong chương trình học

dé cũng cô lý thuyết và thực hành Các buổi nói chuyện về văn hoá, ngoại khóa, tranh luận,

hội thao, toa đàm giữa sinh viên với sinh viên, sinh viên với chuyên gia nên được tăng cường.

Trang 33

4 Kết luận và kiến nghị

Bài viết đã làm rõ các rào cản trong GTLVH: Kiến thức văn hoá, Ngôn ngữ, Chủ nghĩa dân tộc, Sự không chắc chắn; Khuôn mẫu; Định kiến; và Phân biệt đối xử Những rào can đã gây ra những van dé ảnh hưởng đến van đề như Ling túng khi giao tiếp; Hiểu sai nội dung giao tiếp; Có phản hồi không phù hợp; Kết thúc khi chưa đạt được mục đích giao tiếp; Không hài lòng: Tức giận; Xung đột về lời nói; Xung đột về hành vi Một số giải

pháp nâng cao hiệu quả GTLVH đã được ghi nhận như: nâng cao nhận thức văn hoá, thay

đổi thái độ một cách tích cực trong giao tiếp, nâng cao kỹ năng giao tiếp đa văn hoá và tích cực tham gia vào các hoạt động liên quan đến văn hoá nước ngoài.

Người day và người học nên có thái độ tích cực trong học, dạy, và thực hành giao tiếp

liên văn hoá Nhà trường nên có những chính sách hỗ trợ người dạy và nguời học có cơ hội

tham gia các hoạt động văn hoá ở các trường và tổ chức văn hoá nước ngoài, tổ chức các hoạt động ngoại khoá nhằm nâng cao kiến thức và năng lực GTLVH.

Bài viết vẫn còn một số hạn chế như mẫu nghiên cứu còn chưa lớn đề có thê khái quát thành một kết quả mang tính tổng quát và có chiều rộng Hi vọng những nghiên cứu sau sẽ có những nghiên cứu trên phạm vi rộng, và có những nghiên cứu mang tính chiêu sâu liên quan đến cụ thể từng rào cản hay giải pháp./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Alred, G (2003) Becoming a _Better Stranger‘: A Therapeutic Perspective onIntercultural Experience and / as Education In Alred, G., Byram, M and Fleming, M (eds.)2003 Intercultural Experience and Education Clevedon: Multilingual Matters: 14-30.

2 Byram, M (2000a) Assessing Intercultural Competence in Language Learning.Sprogforum 18(6), 8-13.

3 Deardorff, D.K., Ed., (2002) The SAGE Handbook of Intercultural Competence,Thousand Oaks, Sage.

4 Deardorff, D K (2006) Identification and Assessment of InterculturalCompetence as a Student Outcome of Internationalization Thousand Oaks, CA: SagePublications.

5 Garson, K (2016) Reframing internationalization Canadian Journal of HigherEducation, 46(2), 19-39.

6 Griffith, R L., Wolfeld, L., Armon, B K., Rios, J., & Liu, O L (2016) AssessingIntercultural Competence in Higher Education: Existing Research and Future Directions.ETS Research Report Series, 2016(2), 1-44 https://doi.org/10.1002/ets2.12112.

Trang 34

7 Jackson, J (2018) Interculturality in international education Routledge.

8 Liaw, S (2008) Investigating students’ perceived satisfaction, behavioralintention, and effectiveness of e-learning: A case study of the Blackboard system.Computers & Education 51, 864-873 http://dx.doi.org/10.1016/j.compedu.2007.09.005.

9 Liu, S., & Laohawrriyanon, C (2013) Students' Attitudes Towards CulturalLearning in the English Classroom: A Case Study of NonEnglish Major Students in aChinese Phipps, A & Gonzalez, M (2004) Modern Languages Learning & Teaching inan Intercultural Field London: Sage.

10 Spitzberg, B.H and Changnon, G (2009) Conceptualizing InterculturalCompetence In: Deardorff, D.K., Ed., The SAGE Handbook of Intercultural Competence,Thousand Oaks, Sage, 2-52.

11 Spitzberg, B., & Cupach, W (1984) Interpersonal communication competence.Beverly Hills, CA: Sage.

12 Stier, J (2006) Internationalization, intercultural communication and interculturalcompetence Journal of Intercultural Communication 11, 1-12.

13 Tran, Q T., & Seepho, S (2016) Intercultural Language Education: EFLLearners' Perceptions Toward Intercultural Language Communicative Teaching PhilippineESL Journal, 16, 46-64.

14 Zheng, Jin (2009) Intercultural communication barriers between Zulu andChinese students at selected higher education institutions in Durban Durban University ofTechnology.

Trang 35

VAI TRO CUA YEU TO VAN HÓA TRONG VIỆC TIẾP THU NGON NGỮ VA MOT SO DE XUAT DOI VOI VIEC DAY VA HOC TIENG ANH

TAI TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI

ThS Dao Thị Tâm”

Tóm tắt: Ngôn ngữ va văn hóa có mối quan hệ gắn bó và hỗ trợ lan nhau Trong ngôn ngữ chứa đựng yếu tô văn hóa và người học một ngôn ngữ không thể giỏi nếu không hiểu biết văn hóa của quốc gia nói ngôn ngữ đó Do vậy, dé có thể tri nhận được một ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng, yếu to văn hóa cân được long ghép va truyền tải vào quá trình dạy và học Bài tham luận tập trung vào yếu tô văn hóa và vai trò của nó trong quá trình dạy và học tiếng Anh Từ đó, người dạy và người học tiếng Anh có thé cùng đạt được mục tiêu giảng day, học tập dé ra Tham luận cũng tập trung lam rõ sự khác biệt giữa nên văn hóa Anh-Việt đối với người học tiếng Anh và ảnh hưởng của sự khác biệt này đến hiệu quả giao tiếp tiếng Anh trong các ngữ cảnh giao tiếp cụ thể Xuất phát từ các nghiên cứu về ảnh hưởng của yếu tô văn hóa, sự khác biệt văn hóa đến mục tiêu nâng cao năng lực tiếng Anh, cũng như từ thực tiên giảng day, tác giả đưa ra một số dé xuất trong quá trình day và học để giúp người học nhận diện được các cú “shock” văn hóa Anh-Việt, từ đó, việc day và học ngoại ngữ nói chung và tiếng

Anh nói riêng tại Truong đại học Luật Hà Nội đạt hiệu quả cao.

Từ khóa: Văn hóa, ngôn ngữ, tri nhận, ảnh hưởng, dạy và học, tiếng Anh 1 Đặt vẫn đề

Quá trình dạy và học một ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng luôn cần có sự lồng ghép kiến thức văn hóa dé việc dạy va học đạt hiệu qua giao tiếp Thực tế, mỗi ngôn ngữ đều chứa đựng các yếu tố văn hóa, và mỗi quốc gia khác nhau sẽ có các nét văn hóa, ngôn ngữ khác nhau Điều này trở thành rào cản đối với quá trình tri nhận một ngôn ngữ Do vậy, rất nhiều chuyên gia văn hóa, ngôn ngữ, người dạy và người học đã nghiên cứu mối quan hệ giữa yếu tố văn hóa và ngôn ngữ hoặc thậm chí giữa văn hóa -ngôn ngữ - tri nhận Như đã phân tích ở trên, yêu t6 văn hóa và yếu tố -ngôn ngữ tạo nên bản sắc của mỗi quốc gia Văn hóa của một quốc gia sẽ không được phản ánh toàn diện nếu không có ngôn ngữ, và một quốc gia không thể tồn tại nếu quốc gia đó không có ngôn ngữ riêng của chính mình Thông qua ngôn ngữ, con người sẽ thê hiện tri nhận về các nét văn hóa và truyền đạt lại cho thé hệ sau, từ đó làm cho bản sắc văn hóa ngày

càng giau đẹp.

7 Khoa Ngoại ngữ Pháp lý, Trường Đại học Luật Ha Nội

Trang 36

Học một ngôn ngữ đòi hỏi người học phải cảm nhận về văn hóa mà nó xuất phát Ngay cả với sự toàn cầu hóa đang ảnh hưởng đến hầu hết mọi ngóc ngách của hành tinh, vẫn có những nên văn hóa đặc trưng cho từng quốc gia và khu vực Do đó, dạy và học bất kỳ ngôn ngữ nào trong đó có tiếng Anh thì việc lồng ghép yếu tố văn hóa của ngôn ngữ đó vào nội dung bài học chắc chắn sẽ giúp người học nhanh chóng làm chủ được ngôn ngữ đó Sự cảm nhận ngôn ngữ không chỉ dừng lại ở chỗ biết nghĩa, biết nội dung chứa đựng trong các từ ngữ mà quan trọng hơn là năm được ý nghĩa sâu xa của những nội dung thông tin ấy Một người dù có nắm vững ngữ pháp và có vốn từ phong phú đến đâu, nếu thiếu hiểu biết về văn hóa bản ngữ thì khi giao tiếp họ chỉ dừng lại ở mức độ là biết cách diễn đạt ý nghĩ của minh một cách vụng về bang ngôn ngữ của họ và bằng

việc áp đặt văn hóa bản địa vào trong ngôn ngữ đang học Hay nói cách khác chỉ có nănglực ngôn ngữ thôi thì chưa đủ cho người học ngoại ngữ thành thạo ngôn ngữ đó.

Chính vì vậy, tác giả đã lựa chon chủ đề “Vai tro của yếu tô van hóa trong việc tiếp thụ ngôn ngữ và một số dé xuất đối với việc đạy và học tiếng Anh tại Trường Đại học Luật Hà Nội” nhằm làm rõ vai trò của yếu tố văn hóa trong việc tiếp thụ ngôn ngữ nói chung, đồng thời cũng chỉ ra sự khác biệt tất yếu trong văn hóa Anh - Việt, tạo ra các cú “shock” văn hóa trong quá trình sử dụng tiếng Anh Từ đó, tham luận đưa ra một số đề xuất trong việc lồng ghép yếu tố văn hóa, các cú “shock” văn hóa Anh - Việt trong quá trình day và học tiếng Anh cho sinh viên tại Trường nhằm giúp sinh viên nhận thức được vai trò của yếu tô văn hóa, và tránh được các cú “shock” văn hóa trong quá trình sử dụng ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng.

2 Yếu tố văn hóa và vai trò của yếu tô văn hóa quá trình tiếp thụ một ngôn ngữ

2.1 Văn hóa là gì?

Văn hóa là một khái niệm trừu tượng, đa chiều và phức tạp vì nó thể hiện đặc trưng riêng của mỗi quốc gia, dân tộc Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa Văn hóa được định nghĩa trong Đại từ điển tiếng Việt! của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa — Thông tin, xuất bản năm 1998: "Van hóa là những giá tri vật chat, tinh than do con

người sang tao ra trong lịch sử”.

Trong Từ điển tiếng Việt? của Viện Ngôn ngữ hoc, do Nhà xuất ban Da Nẵng va Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 thì đưa ra một loạt quan niệm về văn hóa:

- Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người

sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.

! Nguyễn Như Ý (1998) Đại ter dién tiếng Việt, Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào

tạo, Nhà xuât bản Văn hóa — Thông tin - ¬

? Nhà xuat bản Da Nang và Trung tâm Từ điển học (2004) Tir điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học

Trang 37

- Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người

sng1 tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tién,trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội.

- Văn hóa là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần (nói tổng quát);

- Văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát);

- Văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh;

- Văn hóa còn là cum từ dé chỉ một nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cô xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật có những đặc điểm giống nhau, ví

dụ Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Đông Sơn

Theo UNESCO), ‘Van hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sang tao trong qua khứ và trong hiện tại Qua các thé kỷ, hoạt động sáng tạo dy đã hình thành nên một hệ thong các giá trị, các truyền thong và thị hiếu - những yếu tô xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc” Định nghĩa này nhân mạnh vào hoạt động sáng tạo của các cộng đồng người gắn liền với tiến trình phát triển có tính lịch sử của mỗi cộng đồng trải qua một thời gian dài tạo nên những giá trị có tính nhân văn phổ quát, đồng thời có tính đặc thù

của mỗi cộng đồng, bản sắc riêng của từng dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định

yếu tô văn hóa trên khía cạnh: “Vi /é sinh ton cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hang ngày về mặc, ăn, ở và các

phương thức sử dụng Toàn bộ những sang tao và phat minh đó tức là văn hóa” Định

nghĩa này giúp chúng ta hiểu văn hóa cụ thê và đầy đủ hơn Suy cho cùng, mọi hoạt động của con người trước hết đều “vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống”, những hoạt động sống đó trải qua thực tiễn và thời gian được lặp đi, lặp lại thành những thói quen, tập quán, chắt lọc thành những chuẩn mực, những giá tri vật chất và tỉnh thần được tích lũy, lưu truyền từ đời này qua đời khác thành kho tàng quý giá mang bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, góp lại mà thành di sản văn hóa của toàn nhân loại.

Ở một góc độ khác, người ta xem văn hóa như là một hệ thống các giá tri vật chất và tỉnh thần do con người sáng tạo, tích lũy trong hoạt động thực tiễn qua quá trình

tương tác gitta con người với tự nhiên, xã hội va ban than Văn hóa là của con người, docon người sáng tạo và vì lợi ích của con người Văn hóa được con người giữ gìn, sử

dụng đề phục vụ đời sống con người và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

3 Dang Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

2016, tr.78 ¬

4 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Dai hội đại biểu toàn quốc lân thứ XII, Nxb Chính trị quỗc gia, Hà Nội,2016, tr 126.

Trang 38

Như vậy có thê hiểu văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con nguoi Văn hóa bao gồm tat cả những san phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tién, Cả hai khía cạnh cần thiết dé làm ra sản pham va đó là một phần của văn hóa Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất, bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người Do vậy, văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất Điều này có thê giải thích từ thực tế: khả năng sáng tao của con người trong việc định hình thé giới hơn là vô tận Con người

có khả năng hình thành văn hóa và với tư cách là thành viên của một xã hội, con người

tiếp thu văn hóa, bảo tồn nó đồng thời truyền đạt nó từ thế hệ này sang thế hệ khác Tóm lại, văn hóa là bao gồm tat cả những sản phẩm của con người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy tri sự bền vững và trật tự xã hội Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biéu hiện trong các kiểu và hình thức t6 chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh than mà do con người tạo ra.

2.2 Các loại hình văn hóa

Văn hóa được thé hiện da dạng và gồm các loại hình chính sau: * Văn hóa phi vật thể:

Là sản phẩm tinh thần có giá tri lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ băng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghé, trình diễn và các hình thức lưu giữ khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phâm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề

thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cô truyền, về văn hóa 4m thực, về trang

phục truyền thống dân tộc và tri thức dân gian khác * Văn hóa tinh thân

Văn hóa tinh thần hay còn gọi là văn hóa phi vật chất là những ý niệm, tín ngưỡng,

phong tục, tập quán, giá tri, chuẩn mực tạo nên một hệ thống Hệ thống đó bị chi phối

Trang 39

bởi trình độ của các giá trị, đôi khi có thé phân biệt một giá trị ban chất Chính giá tri này mang lại cho văn hóa sự thống nhất và khả năng tiễn hóa nội tại của nó.

* Văn hóa vật chất

Ngoài các yếu tố phi vật chất như giá trị, tiêu chuẩn nền văn hóa còn bao gồm tất cả những sáng tạo hữu hình của con người mà trong xã hội học gọi chung là đồ tạo tác Những con đường, tòa cao ốc, đền đài, phương tiện giao thông, máy móc thiết bị đều là đồ tạo tác Văn hóa vật chất và phi vật chất liên quan chặt chẽ với nhau Khảo sát một nền văn hóa có thể thấy văn hóa vật chất phản ánh những giá trị văn hóa mà nền văn hóa đó coi là quan trọng Ở các nước Hồi giáo, công trình kiến trúc đẹp nhất và hoành tráng nhất thường là thánh đường trong khi ở Mỹ, nó lại là trung tâm thương mại Văn hóa vật chất còn phản ánh công nghệ hiểu theo khái niệm xã hội học là sự áp dụng kiến thức văn hóa vào sinh hoạt trong môi trường tự nhiên Tháp Eiffel phản ánh công nghệ cao hơn tháp truyền hình Hà Nội Ngược lại, văn hóa vật chất cũng làm thay đôi những thành phần văn hóa phi vật chất.

Ngôn ngữ là biểu tượng của nén văn hóa, nó có mối liên hệ mật thiết với văn hóa Đối với con người, biết một thứ ngôn ngữ không chỉ đơn giản là có thêm được một công cụ giao tiếp cần thiết trong đời sống hàng ngày, mà còn là một bước để bước vào một nên văn hóa và bat đầu hiểu biết nền văn hóa đó.

2.3 Một số đặc trưng của văn hóa

* Van hóa có tính da dang

Trong một nên văn hóa, sự khác biệt về độ tuôi, điều kiện song, gial cap xã hội, đã

làm hình thành nên những mẫu văn hóa khác với văn hóa thống trị, hay còn gọi là tiêu văn hóa Chang hạn như, người nông thôn có thé cho người thành phố là "giả dối" trong khi họ lại bị người thành phố coi là "người nhà qué" Những thanh niên mê nhạc Hip Hop cũng có lối sống và quan niệm khác hăn những giáo sư đứng tuôi Trong hầu hết những xã hội hiện đại, đều tồn tại những tiêu văn hóa cau thành dựa trên sắc tộc Xã hội Việt nam được cấu thành bởi các tiểu văn hóa của trên 50 sắc tộc Tính đa dạng về văn hóa đôi khi gây ra sự mâu thuẫn, và điều này đã xảy ra đối với nhiều quốc gia Ví dụ, Canada là một xã hội có hai nhóm văn hóa chính, nhóm văn hóa tổ tiên người Anh và nhóm văn hóa tổ tiên người Pháp trong đó đa số nói tiếng Anh, thiểu số còn lại nói tiếng Pháp hoặc nói cả hai thứ tiếng Thiéu số nói tiếng Pháp có một số bat lợi trong một xã hội mà văn hóa của những người nói tiếng Anh thống trị Mặc dù chính phủ Canada chính thức công nhận hai ngôn ngữ quốc gia, nhưng mâu thuẫn giữa những người nói tiếng Anh và nói tiếng Pháp vẫn tiếp tục mà biểu hiện rõ nét là các cuộc trưng cầu dân ý về việc tách Quebec (nói tiếng Pháp) ra khỏi Canada Mặc dù đa dạng nhưng những

Trang 40

nên văn hóa có những cung cách thực hành và niềm tin phổ biến nào đó được gọi là những văn hóa chung hay tính phô biến văn hóa.

* Văn hóa phản ánh ý thức hệ chủ đạo của một quốc gia, dân tộc

Văn hóa và xã hội hòa hợp với nhau và muốn duy trì sự 6n định phải có những giá trị trung tâm và những tiêu chuẩn chung đủ mạnh Trên một góc độ khác, có thể những giá trị và tiêu chuẩn trung tâm ấy được dùng dé duy trì đặc quyền, đặc lợi của một nhóm người trong xã hội Y thức hệ chủ dao là một tập hợp các niềm tin và thực tiễn văn hóa giúp duy trì các lợi ích hùng mạnh về kinh tẾ, xã hội và chính trị Khái niệm này được những nhà Marxist George Lukacs (người Hungary) và Antonio Gramsci (người Y) đưa ra lần đầu tiên vào thập niên 1920 Quan điểm này trở nên phổ biến trong xã hội học vào thập niên 1950, tuy nhiên đến đầu thập niên 1970 mới giành được chỗ đứng ở Mỹ Theo quan điểm của Karl Marx xã hội tư bản có một ý thức hệ thống trị nhằm phục vụ cho lợi ích của các tầng lớp thống trị Các nhóm và các định chế có quyền lực nhất trong xã hội không chỉ nắm được của cải và tài sản mà còn kiểm soát được ý nghĩa của việc tạo ra các niềm tin về thực tại thông qua tôn giáo, giáo đục và các phương tiện truyền thông đại chúng.

* Văn hóa có tính thay đổi

Văn hóa liên tục thay đổi và quá trình này diễn ra rất nhanh chóng do các nguyên nhân chủ yếu sau:

Phát minh: là quá trình tạo ra các yếu tô văn hóa mới, việc phát minh ra bóng đèn điện, máy nghe nhạc, điện thoại, máy bay, máy tính điện tử có tác động rất lớn đến văn hóa và làm thay đổi cuộc sống của con người Quá trình phát minh diễn ra liên tục ở các nền văn hóa và làm thay đổi văn hóa.

Kham phá: là quá trình nhận ra và hiểu biết về một cái gì đó đang ton tại như một hành tinh hay một loài thực vật Khám phá có thể rất tình cờ như việc tìm ra lửa nhưng nó thường là kết quả của việc nghiên cứu khoa học.

Phổ biến: cả văn hóa vật chất và phi vật chất đều được phổ biến (hay cách gọi khác là khuếch tán) từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác Một phát minh nhanh chóng được cả thế giới ứng dụng, nhạc jazz của người da đen cũng lan tỏa sang những nền văn hóa khác, phong trào hippie từ Mỹ nhanh chóng lan truyền sang châu Âu, Canada, Úc, những cửa hang McDonald có ở khắp nơi trên thé giới, hay những nhà truyền giáo đã đi đến tận hang cùng ngõ hẻm ở khắp nơi đưa đức tin của họ đến đó Sự phổ biến văn hóa được hỗ trợ bởi kỹ thuật đã dẫn đến xu hướng toàn cầu hóa của văn hóa Nhiều xã hội đang tìm cách bảo vệ mình tránh khỏi sự "xâm lăng" của quá nhiều văn hóa từ những xã hội khác và đề cao bản sắc văn hóa.

Tuy vậy, các yéu tô văn hóa không phải đều thay đổi ở cùng một mức độ, mặc dù văn hóa vật chat va phi vật chất tác động qua lại với nhau nhưng yếu tố văn hóa vật chất

Ngày đăng: 30/03/2024, 15:57

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan