1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Khoa: Hoàn thiện pháp luật thương mại trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam

163 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Pháp Luật Thương Mại Trong Bối Cảnh Chuyển Đổi Số Ở Việt Nam
Tác giả TS. Nguyễn Như Chớnh, TS. Nguyễn Ngọc Anh, ThS. Cao Thanh Huyền, ThS. Nguyễn Đức Anh, ThS. Vũ Thị Hoa Như, ThS. Phan Vũ, ThS. Lê Ngọc Anh, Lê Thị Hà, ThS. Nguyễn Khanh Linh, ThS. Dương Hiếu Phong, ThS. Phạm Thị Huyền
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Nga, TS Trần Thị Bảo Anh
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Thể loại kỷ yếu hội thảo
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 163
Dung lượng 38,55 MB

Nội dung

iv Hoạt động mua bán hang hoá, tài sản, cung ứng dịch vụ giữa bên bán và bên mua không liên quan gì đến ngành nghề đăng ký kinh doanh của chủ sởhữu nền tảng trung gian hoặc không có mối

Trang 1

BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI TRONG BOI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ

Ở VIỆT NAM

Hà Nội, 22/11/2022

Trang 2

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO CÁP KHOA ¬

“HOÀN THIỆN PHAP LUAT THUONG MẠI TRONG BOI CANH CHUYEN DOI SO

O VIET NAM ”

Ha Nội, ngày 22 thang 11 nam 2022

Chủ trì: PGS.TS Nguyễn Thi Nga và TS Trần Thi Bảo Anh

Thu ky: ThS Vũ Thi Hoa Nhu

Thoi gian Noi dung Thực hiện

8.15—8.30 | Đăng ký đại biểu Ban Tổ chức

8.30—8.35 | Giới thiệu đại biểu Ban Tổ chức

PGS.TS Nguyễn Thị Nga 8.35 — 8.45 Phát biêu khai mac Hội thao Phó Trưởng khoa Pháp luật Kinh

tê Phiên I

Báo cáo 1: Thực trạng pháp luật doanh le Nguyễn Như Chính8.45 — 9.00 nghiệp Việt Nam trong bôi cảnh chuyên Bn $98, WEA

TU CÁ AC CÁ sa SỬ Truong Đại học Luật Hà Nội

đôi sô và một sô giải pháp

9.00 9.15 Báo cáo 2: Hoàn thiện pháp luật về thương | Bà Lê Thị Hà

nh mại điện tử xuyên biên giới trong bôi cảnh | Cuc TMĐT va KTS, Bộ Công Thương

chuyên đôi sô 9.15 — 10.0 Thao luan

10.00 — 10.15 Nghi giai lao

Phiên H

Báo cáo 4: Hoàn thiện pháp luật thương TS Nguyễn Ngọc Anh

10.15 — 10.30 | mại trong việc điêu chỉnh hoạt động cua : : mm

» ly k : Truong Đại học Luật Hà Nội

các nen tang so trung gian

Bao cao 5: Tac dong cua Cach mang cong ThS Phan Vũ

10.30 -— 10.45 | nghiệp lân thứ tư đên hoạt động giải quyêt | Vu pháp luật dân sự- kinh tế, Bộ Tư

tranh châp thương mại pháp Báo cáo 6: Hoàn thiện pháp luật vê hoạt ThS Lê Ngọc Anh 10.45 — II.00_ | động thương mại điện tử trên mạng xã hội ` là aL LTS ATA

aa Truong Dai hoc Luật Ha Nội

tại Việt Nam

Trang 3

MỤC LỤC

1 THUC TRẠNG PHAP LUAT DOANH NGHIỆP VIỆTNAM_ TRONG BOICANH CHUYEN DOI SỐ VÀ MOT SỐ GIẢI PHÁP -c<<<5- 5

TS Nguyễn Như Chính

2 HOÀN THIỆN PHAP LUAT THƯƠNG MẠI TRONG VIỆC DIEU CHINH

HOẠT DONG CUA CÁC NEN TANG SỐ TRUNG GIAN -2- 555255: l6

TS Nguyên Ngoc Anh

3 HOAN THIEN PHAP LUAT VE GIAO KET VA THUC HIEN HOP DONG MUABAN HANG HOA TRỰC TUYẾN Ở VIỆT NAM HIEN NAY -. - 30ThS Cao Thanh Huyén

4 HOAN THIEN PHAP LUAT VE LOGISTICS TRONG BOI CANH CHUYEN

ThS Nguyên Đức Anh

5 HOÀN THIEN PHÁP LUAT HƯỚNG TỚI THƯƠNG MAI KHONG GIẦY TOTRONG BOI CẢNH CHUYEN ĐÔI SO TẠI VIỆT NAM - 5 25cz5ccce¿ 71

ThS Vii Thi Hoà Như

6 TÁC DONG CUA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LÀN THỨ TƯ DEN HOẠTĐỘNG GIẢI QUYÉT TRANH CHAP THƯƠNG MẠẠI 5-5 + 5s+c+c+x+£vzxei 85

ThS Phan Vũ

7 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VE HOẠT DONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

TREN MẠNG XÃ HỘI TẠI VIET NAM ¿2 ++©k+EE+E++EzEtrEerkerxrrerrerxee 102

Ths Lê Ngọc Anh : :

8 HOÀN THIEN PHAP LUAT VE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TƯ XUYEN BIEN GIỚI

TRONG BOI CANH CHUYEN ĐÔI SO cssscssessessesssssessesessessesscssesecsessessesseseseeaes 124

Lé Thi Ha

9 GIẢI QUYET TRANH CHAP THUONG MAI BANG PHƯƠNG THỨC TRONGTAI TRUC TUYEN - NHUNG YEU CAU MOI DAT RA TRONG BOI CANHCHUYEN DOI SO TẠI VIỆT NAM vecceccscsscsscssessessesssssessssessessesssssssesessessssnesseaeeees 137ThS Nguyén Khanh Linh

ThS Duong Hiéu Phong

Trang 4

10 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VE XÚC TIEN THUONG MẠI TRONG BOICANH CHUYEN DOI SO

ThS Pham Thi Huyén

Trang 5

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

TRONG BOI CANH CHUYEN DOI SO VA MOT SO GIẢI PHÁP

hiệu” Trong bối cảnh đó, Luật Doanh nghiệp năm 2020 cùng các văn bản hướng

dẫn thi hành được ban hành, đáp ứng phần nào đòi hỏi của quá trình chuyên đôi

số Trong khuôn khổ của chuyên đề hội thảo, chúng tôi đề cập tới các thành công

đã có pháp luật doanh nghiệp trong quá trình chuyền đổi số, một số hạn chế và từ

đó đề xuất một vài ý tưởng

Từ khóa: Pháp luật doanh nghiệp, chuyển đôi số, cơ hội, thách thức

1 Những thành công của pháp luật doanh nghiệp trong bối cảnh

chuyển đổi số hiện nay

Trên thế giới, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm

2015, pho biến từ năm 2017 Ở Việt Nam, chuyền đôi số bắt đầu được nhắc đến

nhiều vào khoảng năm 2018 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trìnhChuyên đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” vào ngày

03/6/2020 Chương trình dé ra mục tiêu đến năm 2025 phát triển Chính phủ số,

nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động với 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di

: Giang viên Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội

Trang 6

động; 90% hồ sơ công viéc tại cấp bộ, tỉnh; 80% hồ sơ công viéc tại cấp huyện và60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công

việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); 100% cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nên tảngphát triển Chính phủ điện tử bao gồm các cơ sở đữ liệu quốc gia về dân cư, đất

đai, đăng ký doanh nghiệp, tài chính, bảo hiểm được hoàn thành và kết nối, chia

sẻ trên toàn quốc; từng bước mở dit liệu của các co quan nhà nước dé cung cấp

dịch vụ công kip thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và pháttriển kinh tế - xã hội

Trong bối cảnh đó, Luật doanh nghiệp năm 2020 được ban hành ngày17/06/2020 và có hiệu lực pháp luật từ 01/01/2021, ngoài những quy định sửa đồi

được đánh giá cao, mang nhiều tích cực, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho cácdoanh nghiệp như bỏ quy định về thông báo mẫu dấu của doanh nghiệp trước khi

sử dụng, thêm đối tượng không được thành lập doanh nghiệp, rút ngăn thời gianthông báo trước khi tạm ngừng kinh doanh, bổ sung hồ sơ đăng ký , phải ké đếnmột số thay đổi quan trọng, được đánh giá đáp ứng được một phần nhu cầu củaquá trình chuyền đổi số như sau:

Thứ nhất, xây dựng được hệ thông đữ liệu lớn về doanh nghiệp toàn quốcthông qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp -

https://dangkykinhdoanh.gov.vn/

Dé có được thành công của công thông tin nay, cần phải thay được thay đổi

tư duy trong quy định của Luật Doanh nghiệp, nỗ lực không ngừng của Bộ Kế

hoạch và Đầu tư cũng như Chính Phủ về quyết tâm thực hiện tin học hóa, chuyển

đổi số trong quá trình cải cách thủ tục đăng ký doanh nghiệp

Điều 14 Nghị định 43/2010/NĐ-CP quy định Doanh nghiệp không đượcđặt tên trùng hoặc tên gây nhằm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký

trong phạm vi đoàn quốc được áp dụng ké từ ngày 01 thang 01 năm 201 1Ý Trước

đó, sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố tự xây dựng các phương án rà soát

* Sau khi hợp nhất Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (Hòa Bình) vào tháng

11/2008, Hà Nội mở rộng có khoảng trên 600 doanh nghiệp bị trùng tên đang đồng thời hoạt động Nguồn:

https://vneconomy.vn/kho-xu-voi-doanh-nghiep-trung-ten.htm truy cập 01/11/2022

6

Trang 7

về tên doanh nghiệp, trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Năm

2010, chỉ có công thông tin doanh nghiệp và đầu tư được hỗ trợ bởi Chương trìnhPhát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa GTZ kết nối được đữ liệu doanh nghiệp của

9 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (trong đó không có Hà Nội và Thành phố

Hồ Chí Minh)” Sau khi có quy định của Nghị định 43/2010/NĐ-CP, dé thực hiện

được quy định đơn giản về tên doanh nghiệp, công thông tin quốc gia về đăng kýdoanh nghiệp được xây dựng, kết nối tất cả các tỉnh thành trong toàn quốc tại tên

miền https://dangkykinhdoanh.gov.vn/

Không chỉ kiêm soát về tên doanh nghiệp, công thông tin còn cung cấp đầy

đủ thông tin về đăng ký doanh nghiệp, chuẩn hóa dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp

và từ đó có các báo cáo chính xác về số lượng doanh nghiệp mới đăng ký, loạihình doanh nghiệp, vôn đầu tư Qua các số liệu như vậy, ứng dụng Big data cóthể phân tích, chỉ ra được từ mức vốn khởi nghiệp khi đăng ký của các nhà đầu

tư, loại hình doanh nghiệp “yêu thích” được lựa chọn qua đó cung cấp các thôngtin cần thiết cho các cơ quan quản lý nhà nước dự báo nhu cầu, trong quá trìnhxây dựng và hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp

Thir hai, quy định cu thể trình tự, thủ tục đăng kí doanh nghiệp qua mạngthông tin điện tử”

Đây là kết quả rõ ràng nhất cho quá trình chuyên đổi số từ việc nộp hồ sơbản giấy, trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh tới số hóa các giấy tờ cũng nhưthủ tục thực hiện trực tuyến trên mạng internet thông qua công thông tin quốc gia

về đăng ký doanh nghiệp Theo đó, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụngchữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc sử dụng tài khoảnđăng ký kinh doanh dé đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử; các tàikhoản đăng ký kinh doanh là tài khoản được tạo bởi Hệ thông thông tin quốc gia

về đăng ký doanh nghiệp, cấp cho cá nhân để thực hiện đăng ký doanh nghiệp quamạng thông tin điện tử Cá nhân được cấp tài khoản đăng ký kinh doanh chịu trách

° Nguyễn Như Chính (2010), Cải cách thủ tục gia nhập thị trường góp phần đảm bảo môi trường kinh doanh ở

Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 11/2010.

° Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020

Trang 8

nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký dé được cấp và việc sử dụng tài khoản đăng

ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử

Việc đăng ký kinh doanh qua mạng đã được triển khai thực hiện khi nghị

định 78/2015/NĐ-CP có hiệu lực, theo quy định tại Điều 38 Nghị định

78/2015/NĐ-CP hướng dẫn trình tự thực hiện đăng ký doanh nghiệp sử dụng tàikhoản đăng ký kinh doanh, sau khi nhận được thông báo về việc cấp Giấy chứngnhận đăng ký doanh nghiệp, người đại điện theo pháp luật nộp một bộ hồ sơ đăng

ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanhnghiệp qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh

Người đại diện theo pháp luật có thé nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký doanh

nghiệp bằng bản giấy và Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạngđiện tử tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc nộp qua đường bưu điện Sau khi nhận

được hồ sơ bằng bản giấy, Phòng Đăng ký kinh doanh đối chiếu đầu mục hồ sơvới đầu mục hồ sơ doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử và trao Giấy chứng nhậnđăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu nội dung đối chiếu thống nhất Nếuquá thời hạn 30 ngày, ké từ ngày gửi thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng

ký doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ băng bảngiấy thì hỗ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực

Tuy nhiên, từ ngày 11/01/2021, theo Điều 45 Nghị định 01/2021/NĐ-CP,sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện

tử, doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận hỗ sơ đăng ky Phòng Đăng kýkinh doanh cấp đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp trong trường hợp hồ sơđăng ký đủ điều kiện Doanh nghiệp không phải thực hiện nộp thêm 01 bộ hỗ sơbằng bản giấy đến Phòng Đăng ký kinh doanh nữa Quy định này đã làm đơn giảnhóa thủ tục, tạo điều kiện cho việc đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện

tử bằng tài khoản đăng ký kinh doanh được thuận tiện và nhanh chóng hơn, mangtính chuyền đổi số rõ ràng hon

Tint ba, số hóa các thủ tục hành chính liên quan tới doanh nghiệp hoạt động

trên thi trường

Trang 9

Không những cụ thể hóa thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng Internet

mà pháp luật doanh nghiệp còn đổi mới các thủ tục có liên quan theo hướngchuyên đổi số Những thủ tục như thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, thay

đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chỉ

nhánh, văn phòng đại diện, thông báo địa điểm kinh doanh, thông báo cham dứtchi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, thông báo tài khoản ngânhang, cập nhật ngành nghé, thông tin kế toán, tạm ngừng kinh doanh, giải thédoanh nghiệp, thay đổi vốn điều lệ và ty lệ vốn góp, thay đổi nội dung đăng kythuế qua mạng điện tử, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, hợp nhất, sáp nhậpdoanh nghiệp, tra cứu thông tin doanh nghiệp, công bố đăng ký doanh nghiệp đềuđược thực hiện thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp makhông cần phải đến trực tiếp phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu

tư của mỗi tỉnh thành

Thứ tư, bước đầu thực hiện liên thông thủ tục hành chính của các cơ quan có

liên quan trong quá trình thực hiện thủ tục gia nhập thị trường của doanh nghiệp.

Mục đích của việc liên thông thủ tục giữa các cơ quan quản lý Nhà nước

nhằm giúp các doanh nghiệp có thể giảm bớt thủ tục hành chính cần thực hiện,giảm khối lượng thông tin phải kê khai, giảm số lượng cơ quan nhà nước cần tiếpxúc Doanh nghiệp sẽ chỉ can nộp hồ sơ kê khai các thông tin tại cơ quan đăng kýkinh doanh, thay vì nộp hồ sơ tại nhiều cơ quan như hiện nay như cơ quan đăng

ký kinh doanh, cơ quan quản lý nhà nước về lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội,

cơ quan thuế Khi thực hiện liên thông giữa các cơ quan vẫn đảm bảo được mụctiêu quản lý của từng ngành Việc áp dụng chuyền đổi số sẽ lược bỏ những thôngtin bị trùng lặp và tập trung tích hợp các thủ tục có sự tương đồng với nhau giữacác ngành, vừa đảm bảo mục tiêu quản lý nhà nước, đồng thời tạo thuận lợi chodoanh nghiệp Giảm bớt chi phí về thời gian, nhân lực tiếp nhận, xử lý hồ sơ thôngqua việc tích hợp, liên thông hoặc cơ chế một cửa, chia sẻ thông tin qua mạng

điện tử giữa các cơ quan.

Với yêu cầu, mục tiêu đó, Nghị định 122/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 10năm 2020 của Chính Phủ quy định về phối hợp, liên thông thủ tục đăng ký thành

9

Trang 10

lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động,cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanhnghiệp đã được ban hành.

Khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, khaitrình sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sửdụng hóa đơn doanh nghiệp Cơ sở dữ liệu đăng ký kinh doanh sẽ liên kết vớitrang thông tin điện tử của Tổng cục thuế để thông báo về tình trạng thuế của

doanh nghiệp; liên kết với cơ quan Bảo hiểm xã hội về thủ tục đăng ký bảo hiểm

xã hội đồng thời với Sở Lao động, Thương binh và xã hội về đăng ký lao động

Như vậy, có thê thay hệ thong pháp luật doanh nghiệp đã có những quy định

phù hợp, đáp ứng đối với yêu cầu của chuyền đối số trong các vấn đề liên quan đến

doanh nghiệp Việc chuyển đổi số giúp quá trình gia nhập thị trường của doanhnghiệp được đơn giản, rút ngắn thời gian, hướng đến một mục tiêu cao nhất là tạothuận lợi tối đa cho doanh nghiệp Từ khi có công thông tin đăng ký doanh nghiệpquốc gia, với tập hop dir liệu toàn quốc về doanh nghiệp, đã phục vụ tốt hơn chocác cơ quan quản lý có liên quan cũng như nhà đầu tư tìm hiểu về thị trường

2 Một số hạn chế của pháp luật doanh nghiệp trong bối cảnh chuyểnđổi số hiện nay

Bên cạnh những mặt thành công, đạt được trong quá trình chuyển đổi số,pháp luật doanh nghiệp vẫn còn một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoạt động chưa

ôn định, cơ sở dữ liệu còn hạn chế, chưa cập nhật

Quá trình xây dựng, vận hành Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanhnghiệp là thành công phải ghi nhận, tuy nhiên thực tế Công thông tin thường xuyêngặp sự cố, không truy cập được, thậm chí là thông báo tạm dừng hoạt động dénâng cấp hệ thống Việc gặp sự cô, tạm dừng hoạt động thường xuyên gây ảnhhưởng lớn đến tô chức, cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện các thủ tục

có liên quan qua mạng.

Thêm vào đó, việc số hóa dữ liệu, đặc biệt là thông tin của các doanh nghiệp

cũ trước khi Công thông tin đi vào hoạt động còn chậm thực hiện Việc không SỐ

10

Trang 11

hóa các thông tin của doanh nghiệp cũ, đang hoạt động đã gây khó khăn cho cánhân, tô chức có nhu cau tìm kiếm thông tin về các doanh nghiệp này Các tiệních như tra cứu, mua thông tin doanh nghiệp, các phương thức thanh toán trựctuyến tại Cổng thông tin chưa được hoàn thiện, còn xảy ra lỗi gây khó khăn

cho tô chức và cá nhân trong quá trình sử dụng

Tứ hai, việc chuyển đôi số, cơ chế liên thông giữa các cơ quan trong quátrình gia nhập thị trường của doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả.

Mặc dù đã có quy định của Nghị định 122/2020/NĐ-CP của Chính Phủ vềphối hợp, liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòngđại diện, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã

hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở việcchia sẻ thông tin giữa các cơ quan, nơi tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả Hiện tại ngoài

hồ sơ doanh nghiệp ban đầu nộp trực tuyến, các công đoạn sau này, các nhà đầu

tư đều phải thực hiện thủ công

Hiện nay, nhiều địa phương chưa có cơ chế phối hợp dé tích hợp tất cả các

công đoạn vào một bước, do vậy việc khai sinh doanh nghiệp không phải chỉ trong

“03 ngày làm việc” như quy định tại Điều 26 Luật Doanh nghiệp năm 2020 Các

thủ tục này được đánh giá là khá đơn giản, tuy nhiên các nhà đầu tư vẫn e ngại vì

phải liên hệ với nhiều cơ quan, thực hiện nhiều thủ tục Với tâm lý muốn nhanhgọn, tránh rườm rà, họ thường lựa chọn thuê dịch vụ thông qua hình thức ủy quyềncho bên thứ ba là cá nhân hay tổ chức đảm bảo làm tat cả các bước này với chiphí từ 2 triệu đến 5 triệu đồng một bộ hồ sơ (không kê các chi phí phải chi trả theoquy định về đăng ký doanh nghiệp) Như vậy mục đích chuyên đổi số, cải cáchthủ tục hành chính để đem đến sự nhanh gọn và tiết kiệm cho doanh nghiệp chưa

thực sự đạt được.

Thứ ba, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin và khả năng xử lý thông tin

của người dân còn hạn chế, thói quen sử dụng dịch vụ hành chính điện tử chưaphổ biến gây khó khăn cho quá trình chuyên đổi số

Cá nhân, tô chức trong quá trình nhập dữ liệu vào hệ thống còn sai sót mặc

dù hỗ sơ bản giấy đã chính xác, làm cho thủ tục đăng ký tưởng nhanh gọn nhưng

11

Trang 12

thực tế lại kéo dài Khi hoàn thành việc nộp hồ sơ qua mạng, người thành lập

doanh nghiệp đợi 03 ngày làm việc dé có thông báo hồ sơ hợp lệ hay phải chỉnhsửa, bố sung Nếu phải chỉnh sửa, b6 sung hồ sơ, người thành lập doanh nghiệp

phải làm theo yêu cầu chỉnh sửa của chuyên viên phụ trách Tuy nhiên trong nhiềutrường hợp, yêu cầu của chuyên viên không đầy đủ, làm cho người thành lập

doanh nghiệp phải bô sung nhiều lần mới có thé hoàn thiện hồ sơ thành lập doanhnghiệp và được chấp thuận

3 Một số giải pháp thực hiện chuyển đổi số đối với pháp luật doanh nghiệp

Đề có thể đạt được những mục tiêu đã đề ra trong Chương trình Chuyển đôi

số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, chúng tôi đề xuất một vaigiải pháp đối với pháp luật doanh nghiệp như sau:

Thứ nhất, phát trién hệ thông trực tuyến hiện dai hơn, tích hợp nhiều thủ

tục được thực hiện tự động trong hệ thống.

Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp của nước ta chưa tíchhợp được nhiều thủ tục hành chính khác nhau Hiện nay, đã triển khai chuyển đôi

SỐ trong từng cơ quan, đơn vị, các thủ tục về thuế, bảo hiểm cũng đã bước đầuthực hiện qua hệ thống điện tử Tuy nhiên nếu không có sự tích hợp, vẫn thực hiện

các bước trong thủ tục hành chính một cách độc lập thì sẽ không đảm bảo được

mục đích và tính hữu ích vốn có của việc đăng ký kinh doanh qua mạng Ở một

số quốc gia như Singapore, Hàn Quốc, các nhà đầu tư chỉ cần truy cập mộttrang thông tin duy nhất đề thực hiện mọi thao tác cho việc khai sinh doanh nghiệp,

kế cả thủ tục cấp giấy phép kinh doanh Chúng ta có thé học tập kinh nghiệm đó

để hướng tới tích hợp các chức năng nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, đăng kýbảo hiểm xã hội, tài khoản ngân hang, lao động ngay trên cong thông tin quốcgia về đăng ký doanh nghiệp Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay,việc làm này không phải là quá khó, quan trọng là đảm bảo được việc phân cấp,chia sẻ thông tin cho các cơ quan, đơn vị liên quan và sự thông suốt của hệ thống,

hạn chế đến mức tối đa hiện tượng “treo” hệ thống, lỗi hệ thống.

12

Trang 13

Thứ hai, đây mạnh số hóa, cập nhật dữ liệu, điều tra thống kê trên cơ sở dtrliệu trọn vẹn của hệ thống dé có được những thông tin chính xác về nhu cầu của

tổ chức, cá nhân đối với pháp luật doanh nghiệp

Cơ sở dit liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là nơi lưu giữ thông tin’

có giá trị pháp lý của các doanh nghiệp đã đăng ký thành lập, đây là một trong 6

cơ sở đữ liệu quốc gia cần được ưu tiên triển khai trong xây dựng Chính phủ điện

tử Tuy nhiên dữ liệu sẽ chỉ là những con số nếu như các cơ quan có liên quan

không tìm cách khai thác tối đa những thông tin này Một cách đơn giản, việcphân tích dữ liệu lớn về loại hình doanh nghiệp sẽ giúp các nhà làm luật thấy đượcloại hình doanh nghiệp không được các nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn, từ đó có thê

có những giải pháp để hoàn thiện địa vị pháp lý của doanh nghiệp đó Hoặc vớiquy mô của doanh nghiệp dân doanh của Việt Nam, chúng ta cần có những quyđịnh đặc thù đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

Thứ ba, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị ở địa phương

với nhau và giữa cơ quan địa phương với các cơ quan trung ương trong việc thực

hiện pháp luật về bảo đảm thống nhất, phục vu cho quá trình chuyền đổi số

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị đã trở thành yêu cầu

cơ bản dé tạo nên một hệ thống quản lý thống nhất, hiệu quả Khi có cơ chế phốihợp, các cơ quan sẽ cùng nhau giải quyết nhanh chóng các thủ tục, giúp doanhnghiệp rút ngắn được thời gian thực hiện thủ tục hành chính, tiết kiệm được chỉphí Vì đặc thù mỗi một địa phương có những đặc thù riêng trong văn hóa quản

lý, do đó, cần phải có quy chế phối hợp riêng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ

của các cơ quan, đơn vi có liên quan.

Nội dung quy chế phải xác định rõ cách thức phối hợp, trách nhiệm phối

hợp của các cơ quan, đơn vị liên quan Đối với nội dung xin ý kiến, tham van của

cơ quan địa phương đối với cơ quan Trung ương cần quy định rõ thời gian trả lời,hướng dẫn dé địa phương cũng như nha dau tư chủ động thực hiện các bước tiếptheo Có thể thấy, trong việc phối hợp, quan trọng nhất là nhận thức, quan điểm

’ Theo Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục Cơ sở dữ liệu quốc

gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử.

13

Trang 14

của các cơ quan có liên quan phải đồng nhất, do đó trách nhiệm của người đứngđầu trong điều hành, chi đạo, quán triệt tinh thần phối hợp cần phải được nêu cao.

Hiện nay, với xu hướng chuyên đổi số, xây dựng Chính Phủ điện tử, chính quyền

điện tử, việc phối hợp giữa các cơ quan cũng cần dựa trên ứng dụng công nghệ

thông tin dé tối ưu hóa về mặt thời gian

Thi tu, tang cường công tác tuyên truyền, phố biến, tích cực dao tạo, tập huấn

nâng cao hiểu biết về chuyền đổi số cho cán bộ hành chính cũng như người dân

Hiện nay, với sức mạnh truyền tải thông tin nhanh chóng qua các phươngtiện truyền thông, công tác phô biến, tuyên truyền pháp luật không còn quá khókhăn như các giai đoạn trước đây Tuy nhiên, đôi với hoạt động chuyển đôi số, dé

có thé đạt được hiệu quả, người dân cũng cần phải phối hợp với cơ quan nhà nước,nâng cao trình độ hiểu biết về ứng dụng công nghệ thông tin Quá trình người dân

sử dụng các ứng dụng, áp dụng thực tế những ứng dụng của chuyền đổi số, chỉ ra

những bat cập, chưa hiệu quả của hệ thống sẽ giúp cho quá trình chuyên đổi số

nói chung, liên quan tới pháp luật doanh nghiệp nói riêng được dan hoàn thiện và

đi vào cuộc sông./.

Danh mục tài liệu tham khảo

1 Nghị định 122/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2020 của Chính Phuquy định về phối hợp, liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chỉ

nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vịtham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp;

2 Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ

về Danh mục Cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển

Trang 15

Nguôn:https://moha.gov.vn/kstthc/baocao/thu-tuong-chinh-phu-phe- nam-2030-44452.html truy cap 16/11/2022

duyet-chuong-trinh-chuyen-doi-so-quoc-gia-den-nam-2025-dinh-huong-den-5 https://vneconomy.vn/kho-xu-voi-doanh-nghiep-trung-ten.htm truy cap 01/11/2022 truy cap 16/11/2022

6 https:/(www.microsoft.com/en-us/industry/digital-transformation truy cập 10/11/2022 truy cập 16/11/2022

15

Trang 16

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI TRONG VIỆC

DIEU CHỈNH HOẠT DONG CUA CAC NEN TANG SO TRUNG GIAN

TS Nguyén Ngoc AnhKhoa Pháp luật Kinh tế, Ti rường Đại học Luật Hà Nội

Email: ngocanh.ltm@gmail.comTóm tat: Bài viết nêu những đặc điểm nhận diện nên tảng số trung gian trong lĩnhvực hoạt động thương mại Đông thời bài viét cũng phân tích thực trạng thực thi

pháp luật thương mại trong việc điều chỉnh hoạt động của các nên tảng số trung

gian đó Tác giả kiến nghị một số dé xuất nhằm hoàn thiện pháp luật thương mai,

góp phân điều chỉnh hoạt động của các nên tảng số trung gian hiệu quả hơn

Từ khoá: nên tảng số trung gian, pháp luật thương mại

1 Đặt vẫn đề

Thực tế, hoạt động thương mại điện tử trên mạng xã hội, nền tảng thiết bị di

động ngày càng phổ biến Tuy nhiên, pháp luật thương mại và pháp luật giao dịchđiện tử còn thiếu quy định về quản lý và chế tài đối với các hành vi vi phạm trong

hoạt động này” Nền tang số là phương tiện, là môi trường dé thực hiện các giaodịch thương mại điện tử, kết nối các bên trong dịch vụ số và giao dịch trực tuyến.

Sự xuất hiện nền tảng số đã làm bùng nỗ các giao dịch thương mại điện tử trên

mạng.

Báo cáo số 442/BC-CP ngày 1/10/2020, tại mục II.9.2.1 phần B ghi nhận:

“Thực tiễn cho thấy, có mô hình hoạt động thương mại điện tu không thuộc cả hai

mô hình hoạt động thương mại điện tử đã quy định tại Nghị định số

52/2013/NĐ-CP (một số mô hình chỉ là nơi trung gian dẫn người mua tim kiếm hàng hoá, dịch

vụ sau khi truy cập từ một website khác và nhận hoa hong với mỗi giao dịch thànhcông) Cần có các quy định pháp lý điêu chỉnh các mô hình trên để dam bảo điêuchỉnh mô hình thương mại điện tử lành mạnh, đảm bảo quyên lợi người tiêu dùng

và tránh thất thu thuế với khoản lợi nhuận phát sinh” Điều đó cho thay pháp luật

Š Báo cáo số 142/BC-BTTTT ngày 30/9/2022 Báo cáo Tổng kết việc thi hành Luật Giao dịch điện tử, trang 23.

16

Trang 17

về thương mại điều tử vẫn còn những khoảng trông pháp lý trong việc điều chỉnh

nên tảng số trung gian kết nối các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ

Đã có ý kiến cho răng nên tảng số được nhận định là mô hình giao tiếp mới

Khi chuyên đổi số, các nền tảng số (digital platform) đóng vai trò quan trong, hỗtrợ tương tác với người dùng ở nhiều cấp độ khác nhau Khi đó, khái niệm “người

trung gian” trong Luật Giao dịch điện tử đã thay đôi Đó không chi là co quan, tổchức mà là các nền tảng số như Grab, Airbnb, LinkedIn v.v Vi vậy, Luật Giaodịch điện tử cần đặt ra nội dung sửa đôi liên quan đến việc xem xét về trách nhiệm

của các bên tham gia giao dich theo mô hình mới”

Tóm lại, nền tảng số là khái niệm pháp lý mới, hiện tượng pháp lý mới cần

được nghiên cứu dé hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh

2 Nhận diện nền tảng số trung gian

2.1 Quan niệm về nên tảng số

Mặc dù chưa có quan điểm thống nhất về nội hàm khái niệm nền tảng số

trung gian, tuy nhiên, thuật ngữ nên tảng số đã được sử dụng trong một số vănbản pháp luật của nước ta Quyết định số 942/QĐ-TTg “Phê duyệt Chiến lượcphát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số giai đoạn 2021 — 2025, địnhhướng đến năm 2030” hay Quyết định số 186/QD-BTTTT “Phê duyệt chươngtrình thúc day phát triển và sử dụng nên tảng số quốc gia phục vụ chuyên đổi số,phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số” đều có nhắc đến thuật ngữ “nên tảngsố”

Một số quốc gia sử dụng thuật ngữ “nên tang số - digital platform” nhưngcũng có một số quốc gia sử dụng thuật ngữ “nền tảng trực tuyến — onlineplatform” Cụ thê:

- Trong khung khổ pháp lý có hiệu lực hiện nay của Châu Âu, chưa có mộtđịnh nghĩa rõ rang và có hiệu lực pháp lý dé làm rõ thé nào là "Nền tảng số" hay

"Nền tảng trực tuyến" Tuy nhiên, các nên tảng trực tuyến mang tính chất trunggian, tạo môi trường dé các bên tương tác, giao dịch hàng hóa, dịch vụ đang được

? Báo cáo số 142/BC-BTTTT ngày 30/9/2022 Báo cáo Tổng kết việc thi hành Luật Giao dịch điện tử, trang 44.

17

Trang 18

điều chỉnh bởi Quy định (EU)2019/1150 về thúc đây công bằng, minh bạch dành

cho người sử dụng doanh nghiệp của các dịch vụ trung gian trực tuyên Quy định(EU) 2019/1150 ban hành bởi Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 20/6/2019'9

- Tại Dự thảo Nghị định Hoàng gia về quản lý nền tảng số (sắp được thôngqua), Chính phủ Thái Lan quy định: "Dich vụ nên tảng kỹ thuật số" có nghĩa là

sự cung cấp các dich vụ nên tảng số dé phục vụ như một trung gian có không gian

dé kết noi người dùng doanh nghiệp với người tiêu dùng trên nên tảng kỹ thuật số

sử dụng mạng máy tỉnh."""

- Indonesia không có định nghĩa hay sử dụng thuật ngữ "nền tảng số" hay

"nền tảng trực tuyến" trong văn bản pháp luật của mình Tuy nhiên, các nền tảng

số được hiểu là đang được điều chỉnh bởi Nghị định số 71 của Chính phủ

Indonesia (được thông qua năm 2019) và Quy định số 05 của Bộ Thông tin truyền

thông Indonesia Theo đó, tô chức, doanh nghiệp vận hành nên tảng trực tuyên có

thê được coi là "Người vận hành Hệ thống Điện tử" trong phạm vi tư nhân |”

Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (Dự thảo 3) có quy định tại khoản 19, khoản

20 Điều 3: “Nền tảng số trung gian là hệ thong thông tin tao môi trường mang

cho phép các bên thực hiện giao dịch hoặc cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ

Chủ quản nên tảng số trung gian độc lập với các bên thực hiện giao dịch”

Như vậy, có thê hiểu nền tảng số trung gian là môi trường mà tại đó cácquan hệ pháp luật được xác lập Chủ thể sở hữu nên tảng số trung gian độc lập

với các bên thực hiện giao dịch.

Phạm vi nghiên cứu của bài viết chỉ trong lĩnh vực thương mại, liên quanđến nên tảng số trung gian trong lĩnh vực thương mại Nén tang số trung giantrong lĩnh vực thương mại là môi trường để các bên xác lập quan hệ pháp luậtthương mại với chủ sở hữu nên tảng số trung gian nhằm tìm kiếm đổi tác, trao đổigiao dịch trên nên tảng số trung gian đó

'° Báo cáo số 146/BC-BTTTT ngày 30/9/2022, Báo cáo nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về Luật Giao dịch điện

Trang 19

2.2 Một số đặc điểm pháp lý của nên tảng số trung gian trong lĩnh vực

thương mại

Thứ nhất, chủ thé sở hữu nên tang số trung gian xác lập quan hệ môi giới

với từng bên (bên mua và bên bán) Quan hệ môi giới thương mại được xác lậpgiữa bên mua với chủ sở hữu nền tảng số trung gian, giữa bên bán với chủ sở hữunên tảng số trung gian Giữa bên mua và bên bán xác lập quan hệ mua bán hànghoá, tài sản, cung ứng dịch vụ Cách môi giới của nền tảng số trung gian không

theo phương thức truyền thống ma mang tính hiện đại — sử dụng việc vận hànhkhông gian ảo là nơi người mua và người bán tìm tiếm đối tác phù hợp với nhucầu mong muốn của mình Chủ sở hữu nên tảng số trung gian chỉ hỗ trợ cho bên

bán và bên mua trong việc gặp gỡ, trao đôi với nhau Chủ sở hữu nén tang số trunggian không nhân danh chính mình hay nhân danh cho một trong hai bên (bên mua

hoặc bên bán) dé xác lập, thực hiện giao dịch Trong quan hệ môi giới thương mạinay, chủ sở hữu nén tang trung gian nhân danh chính minh va vì lợi ích cau mình.Chủ sở hữu nên tang số trung gian có tư cách pháp lý hoàn toàn độc lập với bênbán và bên mua Họ đang thực hiện công việc dé hưởng thù lao chứ không phải

là người làm công ăn lương Chủ sở hữu nên tảng số trung gian có mục đích lợinhuận rất rõ ràng, mang tính nghề nghiệp Thường thì bên bán sẽ là chủ thé cónghĩa vụ trả thù lao cho chủ sở hữu nén tang số trung gian Phương thức thanh

toán do các bên thoả thuận

Thứ hai, nên tảng số trung gian hoạt động với phạm vi xuyên biên giới.Trong các hoạt động môi giới thương mại tryén thống, mua bán truyền thống, sựtồn tại ranh giới giữa các quốc gia tương đối rõ ràng, còn trong hoạt động môigiới của nền tảng số trung gian, khái niệm biên giới dần được xoá mờ Bên bán,bên mua, chủ sở hữu nền tang số có thé ở bat kỳ quốc gia hay vùng lãnh thé nao

Họ không gặp gỡ trực tiếp mà gặp nhau trong thị trường ảo, ở đó không tôn tạiranh giới lãnh thô

Thứ ba, nên tảng số trung gian là yếu tô thuộc mặt khách quan của hành vithương mại điện tử, chỉ phối tới nội dung của quan hệ pháp luật thương mại điện

tứ, cụ thê là quyên và nghĩa vụ cua các bên liên quan Hoạt động mua ban, cung

19

Trang 20

ứng dịch vụ giữa bên bán và bên mua được xác lập trong môi trường nên tảng số

trung gian Nền tảng số trung gian là không gian ảo, nơi người mua và người bán

tìm kiếm đối tác phù hợp với nhu cầu mong muốn của mình Tiện ích mà nên tảng

số trung gian mang lại đóng vai trò hỗ trợ cho bên mua, bên bán gặp gỡ, trao đôivới nhau.

Dé nhận diện một hành vi có vi phạm pháp luật không, cần dựa vào bốnmặt cau thành: mặt chủ thé, mặt khách thé, mặt chủ quan, mặt khách quan Nhưvậy, nền tảng số trung gian là một trong các yếu tố cần thiết phải được suy xét đếntrong việc đánh giá tính hợp pháp của hành vi mà các chủ thể liên quan thực hiện.Nền tảng số trung gian là yếu t6 đặc trưng tạo ra sự khác biệt giữa quan hệ pháp

luật được xác lập trên nền tảng số trung gian với quan hệ pháp luật truyền thống

Cụ thể, quan hệ môi giới trên nền tảng số trung gian khác với quan hệ môi giới

truyền thống, quan hệ mua bán trên nền tảng số trung gian khác với quan hệ muabán truyền thống Sự khác biệt đó dẫn đến yếu tô nội dung (bao gồm quyên vanghĩa vụ của các chủ thé) trong quan hệ pháp luật có sự khác nhau

Thứ tư, chủ sở hữu nên tang số trung gian luôn độc lập trong các quan hệpháp luật giữa họ với bên mua, bên bán Các chủ sở hữu nền tảng trung gian muốnnên tảng trung gian đóng vai trò không thể thiếu trong hoạt động mua bán hanghoá, tài sản, cung ứng dịch vụ giữa các bên Hay nói cách khác, họ muốn việc sửdụng nền tảng của mình trở thành thói quen tiêu dùng và sự lựa chọn hàng đầu

của bên mua, bên bán Tuy nhiên, trên khía cạnh pháp lý, một trong những đặc

điểm của hoạt động môi giới là bên môi giới không đóng vai trò quyết định chiphối với việc xác lập, thực hiện, thay đôi, chấm dứt quan hệ mua bán hàng hoá,tài sản, cung ứng dịch vụ giữa các bên được môi giới Theo đó, nên tảng sé trunggian chỉ nhằm thúc đây nhanh và hiệu quả hon cơ hội gặp gỡ giữa bên mua và bênbán, không ảnh hưởng quyết định đến điều kiện mua bán hàng hoá, tài sản, dịch

vụ Giá trị thanh toán tại hợp đồng mua bán hàng hoá, tài sản, dịch vụ do các bênquyết định và thanh toán trực tiếp cho nhau Chủ sở hữu nền tảng số trung giankhông kiểm soát chất lượng hàng hoá, tài sản, dịch vụ, không loại trừ bên mua và

20

Trang 21

bên bán tham gia vào nên tảng số trung gian (trừ những trường hợp không đủ tư

cách pháp lý).

Tính độc lập giữa chủ sở hữu nền tảng số trung gian với bên mua, bên banphải thé hiện rõ ràng, khác với quan hệ lao động Môi quan hệ giữa chủ sở hữu

nên tảng số trung gian với bên mua, bên bán không phải là quan hệ lao động hay

không thể tiềm an nội dung của quan hệ lao động cá nhân Dé khang định mỗiquan hệ giữa các bên không phải là quan hệ lao động, cần đảm bảo một số dau

gian, không giống quan hệ giữa người sử dụng lao động với người lao động Ví

dụ trong hình thức vận tải Grab, Uber hoặc các hình thức tương tự, người lái xe

không được phép uỷ quyền hay chuyển giao quyền và nghĩa vụ của mình cho

người khác khi đã xác lập quan hệ với Uber, Grap Theo đó, đây là hình thức pháp

lý để xác lập quan hệ giữa người có sức lao động với bên muốn thuê lao động”

Đó là điểm mà Toa công ly Châu Âu đã xét tới dé đi đến kết luận rang dịch vụ maUber cung cấp là một dịch vụ liên quan đến vận tải chứ không phải là dịch vụ môigiới trên nền tang số

(ii) Chủ sở hữu nên tang số trung gian chỉ chịu trách nhiệm về tư cách pháp

lý của bên bán, bên mua, không kiểm tra, giám sát, quản lý điều hành đối với bên

bán, bên mua Ví dụ trong quan hệ với Grab, những người lái xe phải bật ứng

dụng Grab để kết nối với khách hàng Thông qua ứng dụng Grab sẽ hỗ trợ lái xegần nhất và khách hàng kết nối với nhau Khi chạy xe, Grab giám sát gián tiếp

thông qua việc xác định vi trí và cung đường di của người lái xe theo định vi được

thiết lập trên điện thoại di động Bên cạnh đó, lái xe phải tuân thủ bộ quy tắc ứng

xử do Grab đưa ra, nêu có hành vi vi phạm, tai xê có thê bi tạm khoá tài khoản

'3 Nguyễn Thanh Quý, Định Ngọc Ánh, Hoàng Quỳnh Trang (2018), Quan hệ lao động trong thời kỳ cách mạng

công nghiệp 4.0 từ thực tiên Grab, Dé tài nghiên cứu khoa học, Đại học Luật Hà Nội, trang 42.

21

Trang 22

hoặc khoá vĩnh viễn tài khoản Ngoài ra, tài xế còn mặc đồng phục khi tham gia

cung ứng dịch vụ 4 Điều này đã thê hiện vị thế lệ thuộc của người lãi xe với

Grab Đó là một trong những dấu hiệu cho thấy sự tiềm ân nội dung của quan hệ

lao động cá nhân.

(ii) Chủ sở hữu nền tảng số trung gian không đóng vai trò quyết định đếnđiều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ Điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoàntoàn do bên bán và bên mua tự đặt ra Chủ sở hữu nền tảng số trung gian không

tác động đến các yếu tô như giá, chất lượng về hàng hoá, dịch vụ

(iv) Hoạt động mua bán hang hoá, tài sản, cung ứng dịch vụ giữa bên bán

và bên mua không liên quan gì đến ngành nghề đăng ký kinh doanh của chủ sởhữu nền tảng trung gian hoặc không có mối liên hệ phục thuộc chặt chẽ với cáchoạt động mang tính nghé nghiệp, thường xuyên của chủ sở hữu nền tảng số trung

Về cau trúc hình thức, pháp luật điều chỉnh hoạt động của nên tảng SỐ trung

gian gồm các nguôn sau: tập quán, tiền lệ, hợp đồng và văn bản quy phạm phápluật Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được thừa nhận rộng rãi, đượcnha nước thừa nhận thành quy tắc bắt buộc chung đối với xã hội Tiền lệ là phánquyết hay lời giải thích của các chủ thé có thâm quyên khi giải quyết các vụ việc

cụ thé được nhà nước thừa nhận làm khuôn mẫu dé trở thành căn cứ pháp ly choviệc xem xét, giải quyết các vụ việc tương tự về sau Hợp đồng giữa các chủ thểđược xác lập trên tinh thần tự nguyện, bình đăng cũng được coi là một loại nguồncủa pháp luật về nền tảng số trung gian Trong đó, nhóm các quy định về hoạtđộng môi giới thương mại gồm: Luật Thương mại năm 2005, Bộ luật Dân sự năm

2015, các văn bản pháp luật chuyên ngành nếu hoạt động môi giới liên quan đến

a Nguyễn Thanh Quy, Dinh Ngọc Anh, Hoang Quynh Trang (2018), Quan hệ lao động trong thời kỳ cách mang

công nghiệp 4.0 từ thực tiên Grab, Dé tài nghiên cứu khoa hoc, Dai học Luật Ha Nội, trang 44.

2D

Trang 23

lĩnh vực cu thé Nhóm các quy định về hoạt động thương mại điện tử tập trung

chủ yếu ở Luật Giao dịch điện tử, Nghị định về thương mại điện tử và các văn bảnliên quan khác.

Về cau trúc nội dung, pháp luật về hoạt động của nền tang số trung giangồm các nhóm quy định cơ bản sau đây: (1) Chủ thê tham gia trên nền tảng sốtrung gian; (2) Quyền và nghĩa vụ của bên mua, bên bán khi tham gia vào nềntảng số trung gian; (3) Quyền và nghĩa vụ của các nhà cung cấp nền tang số; (4)

Quyền và nghĩa vụ của các nhà cung cấp nên tảng số lớn; (5) Quan lý nhà nướcđối với nền tang số

3.2 Thực trạng thực thi pháp luật thương mại điều chỉnh hoạt động củanên tảng số trung gian

Thứ nhất, chưa có sự thống nhất giữa Luật Thương mại năm 2005 với vănbản pháp luật về giao dịch điện tử, pháp luật thương mại điện tử răng chủ sở hữu

nên tảng trung gian trong hoạt động thương mại bắt buộc phải có mục đích sinhlợi không.

Trường hợp một thương nhân thực hiện hoạt động môi giới cho các bên

tiễn hành giao dịch trên nền tảng số trung gian của mình nhưng không thu thù laomôi giới trực tiếp thì có được nhận diện là hoạt động môi giới Ví dụ facebook làmạng xã hội pho biến ở Việt Nam, hiện nay, trên giao diện facebook có mục

marketplace (tạm dịch là chợ mua bán, là chợ ảo) Khi những chủ sở hữu tài khoản

đăng thông tin về việc bán hàng trên tài khoản facebook cá nhân, có một số từ

khoá sẽ được máy chủ lập trình tự động nhận diện (ví dụ như: bán, mua, giá,

sale ) Vì vậy, thông tin về mặt hàng muốn bán của các chủ tài khoản facebook

sẽ hiện trong nhóm marketplace (không gian chợ ảo) Nguoi dùng facbook có nhu

cầu tìm kiếm mua hang hoá có thé vào mục marketplace và dé dang so sánh, lựachọn mặt hàng phù hợp với nhu cầu của mình, gần với địa điểm của mình Điềuđáng lưu ý, người bán không phải trả bất kỳ một khoản thù lao môi giới nào chochủ sở hữu ứng dụng facebook Theo khoản 15 Điều 1 của Nghị định số85/2021/NĐ-CP, đây là hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại điện tử (cụ thê

là sàn giao dịch thương mại điện tử), đồng thời cũng là nền tảng số trung gian

23

Trang 24

Tuy nhiên, theo Điều 150 Luật Thương mại năm 2005, đây không phải là hoạt

động môi giới thương mại Vậy trong thực hiện pháp luật, hoạt động trên chỉ chịu

sự điều chỉnh của pháp luật về giao dịch điện tử, pháp luật thương mại điện tử mà

không chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại năm 2005 về môi giới thương

mại Điều này có thé giảm hiệu quả quản lý nhà nước đối với nền tang số trung

gian.

Thứ hai, cần xem xét lại quy định về diéu kiện giao dịch giữa bên bán được

môi giới với bên mua được môi giới trong nên tảng số trung gian, hiện nay theo

quy định của pháp luật, đó phải là giao dịch thương mại.

Căn cứ theo quy định tại Điều 150 Luật Thương mại năm 2005 '' khoản 2Điều 25 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP'” thì các bên được môi giới trên nền tang

số trung gian cần xác lập quan hệ pháp luật thương mại Nếu một thương nhân

thông qua nên tảng số trung gian của mình, kết nối cho tổ chức, cá nhân xác lập

giao dịch dân sự thì đây không phải là hoạt động môi giới thương mại, cũng không phải là hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử theo pháp luật hiện hành Lý

do: các bên được môi giới tiến hành hoạt động dân sự chứ không phải hoạt độngthương mại Theo đó, đây là hoạt động môi giới dân sự trong khi chủ thê sở hữunên tảng SỐ trung gian thực hiện nhằm mục đích lợi nhuận, mang tính nghề nghiệpthường xuyên Những quy định trong dự thảo Luật Giao dịch điện tử sắp tới vềnên tảng số cũng chưa đủ dé điều chỉnh van dé này

Thứ ba, với những nên tảng số trung gian thực hiện hoạt động môi giớithương mại, Luật Thương mại năm 2005 còn bat cập trong quy định diéu kiện chủthể đối với bên bán, bên mua tham gia nên tảng số trung gian

Từ Điều 150 đến Điều 154 Luật Thương mại năm 2005 không quy định bắt

buộc bên được môi giới là thương nhân Theo đó, có thê hiêu, bên được môi giới

'S Điều 150 Luật Thương mai năm 2005: “Môi giới thương mai là hoạt động thương mai, theo đó một thương nhân

làm trung gian (goi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới)

trong việc Hinh phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới”.

'* Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP: “Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là websife

thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiù lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tô chức, cá

nhân khác tiễn hành hoạt động thương mại

24

Trang 25

trong nên tảng số trung gian có thê là thương nhân, có thể không phải là thương

nhân Nhưng nếu căn cứ khoản 11 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005, định nghĩa

về các hoạt động trung gian thương mại (bao gồm môi giới thương mại) thì bên

được môi giới cũng phải là thương nhân'” Tuy nhiên, nếu áp dụng khoản 11 Điều

3 Luật Thương mại năm 2005, có những bat hợp ly sau: (1) Mét ld, bên được môi

giới là chủ thể có nhu cầu sử dụng dịch vụ môi giới chứ không thực hiện dịch vụnày, do đó không bắt buộc ho là thương nhân; (2) Hai !à, nêu quan hệ môi giới

thương mại bắt buộc hai bên chủ thé là thương nhân thì quan hệ môi giới giữa bên

môi giới (thương nhân) với bên được môi giới (không phải là thương nhân) sẽ

không phải là hoạt động môi giới thương mại Trong trường hop này, kế cả khibên được môi giới (không phải là thương nhân) thực hiện quyên lựa chọn luật áp

dụng theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 Ÿthì xảy ra tình trạng không

tìm ra quy phạm pháp luật nào điều chỉnh mối quan hệ pháp luật trên Lý do: quyphạm pháp luật về môi giới thương mại điện tử chỉ áp dụng với đối tượng là cácthương nhân với nhau, không áp dụng với cặp đối tượng là thương nhân — chủ thékhông phải là thương nhân (3) Ba /d, tại điều 157 Luật Thương mại 2005 quyđịnh bên uỷ thác mua bán hàng hoá không bắt buộc phải là thương nhân (mà hoạt

động uỷ thác mua bán hàng hoá là một trong các hoạt động trung gian thươngmại) Điều đó cho thấy, tính khái quát chung luôn đúng trong khoản 11 Điều 3

Luật Thương mại năm 2005 cần được xem xét lại PGS.TS Nguyễn Thị Vân Anhcũng đã có lý giải thuyết phục cho quan điểm bên được môi giới không bắt buộc

là thương nhân tại cuốn sách “Pháp luật điều chỉnh hoạt động trung gian thương

mại ở Việt Nam’ Trong khi đó, nếu căn cứ Điều 24 Nghị định số

52/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi bổ sung bởi Nghị dinh số 85/2021/NĐ-52/2013/NĐ-CP), bên được môigiới trên nền tảng số trung gian không bắt buộc phải là thương nhân Luật Giaodịch điện tử cũng không quy định về vấn đề này

° Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân dé thực hiện các giao dịch thương mại cho

một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại,

uỷ thác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại (khoản 11 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005).

'Š Điều 1 Phạm vi điều chỉnh: “3 Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của bên bên trong giao địch với thương

nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này.”

25

Trang 26

Thứ tư, nghĩa vụ của chủ sở hữu nên tảng số trung gian với hàng hoá, dich

vụ được môi giới.

Đây có thê được coi là nghĩa vụ đặc trưng của chủ sở hữu nền tang số trung

gian vì bốn ly do sau: (1) Một là, các nền tảng số trung gian tập trung phan lớnvào giao dịch B2C (viết tắt của Business to Consumer tức là giao dịch giữa doanhnghiệp với người tiêu dùng) và C2C (viết tắt của Consumer to Consumer tức làgiao dịch giữa các cá nhân với nhau chứ không phải là doanh nghiệp) Người bán

và người mua thường không gặp gỡ nhau trực tiếp mà mọi thao tác thực hiệnthông qua các lệnh, chức năng đã được cài đặt sẵn Bên mua không có nhiều cơhội để tiếp cận, xem xét, đánh giá hàng hoá, dịch vụ Thực tiễn cho thấy, việc xétduyệt thông tin người bán cũng như sản phâm phục thuộc rất lớn vào chủ sở hữunên tảng trung gian; (2) Hai là, trong môi trường kỹ thuật số, rất khó dé xác nhậntính xác thực của thông tin giao dịch giữa người bán và người mua, do đó, chấtlượng hàng hoá sẽ khó được đảm bảo Đồng thời, trong giao dịch thương mại điện

tử trên nên tảng số trung gian, các thông tin về danh tính của người mua và ngườibán chỉ được đưa ra ở một giới hạn nhất định khi đăng ký Chúng ta thừa nhận sựbat cân xứng thông tin sản phâm trong môi trường nên tảng số trung gian; (3) Ba

là, khía cạnh xuyên biên giới của nền tảng số trung gian đã tạo thuận lợi cho chủthể nước ngoài dễ dàng bán hàng hoá trực tiếp cho người tiêu dùng Việt Nam,hàng hoá lưu thông theo kênh này không chịu sự kiểm soát về chất lượng cũng

như khó quản lý về thuế; (4) Nhà đầu tư nước ngoài, thông quan việc tham gia

quan lý nền tang số trung gian, có thé tác động đến chính sách chung của nềntảng số trung gian trong việc hỗ trợ kỹ thuật và tạo thuận lợi cho người bán nướcngoài tham gia bán hàng trên nền tảng số trung gian, từ đó tăng tỷ trọng hàng nhậpkhâu trong các kênh phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng)

Nhìn chung nghĩa vụ của chủ sở hữu nên tảng số trung gian trong lĩnh vựcthương mại được pháp luật thương mại điện tử điều chỉnh tương đối thống nhất

Tuy nhiên, vân còn tôn tại một sô bât cập sau:

' Bộ Công thương (7/2022), Báo cáo Tổng kết 06 năm thi hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013

của Chính phủ vê thương mại điện tử, trang 25

26

Trang 27

Một là, bản thân ý thức của doanh nghiệp cá nhân chưa cao Nhiều trường

hợp người bán cô tình bán hàng gian đối, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn

gốc xuất xứ

Hai là, nhiều nền tảng số trung gian do có soanh thu từ việc thu phí giaodịch, đã thả lỏng việc xét duyệt hồ sơ của đối tượng tham gia nên tảng sỐ trunggian (bên được môi giới), dẫn đến hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng

gia, hàng nhái tran lan mà không có biện pháp kiểm soát, nhiều mặt hàng còn đăngbằng ngôn ngữ bản địa như tiếng Trung, tiếng Hàn khiến người tiêu dùng lúngtúng khi tiếp cận thông tin

Ba là, chưa có ranh giới rõ ràng, thông nhất giữa pháp luật thương mại điện

tử và pháp luật quảng cáo về thông tin hàng hoá, dịch vụ cần cung cấp với kháchhàng cũng tạo ra sự lúng túng cho cả bên bán hàng và chủ sở hữu nên tảng sốtrung gian Ví dụ như rượu có độ côn từ 15 độ trở lên (là mặt hàng bị cam quangcáo nhưng không bị cắm lưu thông), người bán cần cung cấp những thông tin,hình ảnh như thé nao trên nên tảng số trung gian dé không vi phạm pháp luật

quảng cáo và cũng không vi phạm nghĩa vụ quy định trong pháp luật thương mại điện tử.

Thứ năm, có những sự thay đổi trong việc xây dựng và hoàn thiện văn bảnpháp luật cho thấy chủ sở hữu nên tảng số trung gian trong lĩnh vực thương mạiđang có những nghĩa vụ nhiều hơn so với bên môi giới Cụ thể, chủ sở hữu nêntảng số trung gian có nghĩa vụ thay mặt cho các bên bán, bên mua trong một sốtrường hợp Bên môi giới thương mại truyền thông không có nghĩa vụ này trong

phạm vi môi giới cua mình.

Theo Luật Thương mại năm 2005, chủ thể môi giới không tham gia vào

quan hệ pháp luật hình thành giữa bên mua và bên ban Tuy nhiên, theo khoản 16

Điều 1 Nghị định số 85/2021/NĐ-CP, bên chủ sở hữu nên tang số trung gian cóthể tham gia vào quan hệ pháp luật giữa bên mua và bên bán trong một số khâunhư: đại diện thương nhân nước ngoài giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng,

có thê liên đới chịu trách nhiệm về chat lượng hàng hoá, dịch vụ được môi giới.

27

Trang 28

4 Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật thương mại trong việc điềuchỉnh hoạt động của các nền tảng số trung gian

Thứ nhất, có sự thông nhất về điêu kiện của chủ thể sở hữu nên tảng số

trung gian trong lĩnh vực thương mại.

Webite, ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử là nên tảng sé trung gian

trong lĩnh vực thương mại, thực hiện hành vi môi giới Theo quy định tai nghịđịnh số 52/2013/NĐ-CP và nghị định số 85/2021/NĐ-CP thì chủ sở hữu nền tảng

số trung gian không bắt buộc phải là thương nhân nhân, không bắt buộc phải mục

đích sinh lợi Tuy nhiên theo Luật Thương mại năm 2005, họ phải là thương nhân

có mục đích sinh lợi Theo nguyên tắc áp dụng luật, Luật Thương mại năm 2005

được ưu tiên áp dụng so với Nghị định về thương mại điện tử Vì vậy, nên cónhững hướng dẫn hoặc b6 sung văn bản pháp luật dé thống nhất về điều kiện chủthé sở hữu nền tang số trung gian

Thứ hai, kiến nghị cân xem xét lại quy định giao dịch giữa bên bản và bênmua được môi giới trên nên tảng số trung gian, theo đó giao dich này không bắt

buộc phải là hoạt động thương mại.

Bài viết kiến nghị không nên đặt ra điều kiện giao dịch giữa bên bán, bênmua trên nên tảng số trung gian phải là giao dịch thương mại (mua bán hàng hoácung ứng dich vụ) Nó có thé là giao dich mua bán nói chung (hang hoá, tai sản),

cung ứng dịch vụ nói chung.

Thứ ba, kiến nghị thong nhất tại Luật T hương mại năm 2005 về diéu kiệncủa bên ban, bên mua trên nên tảng số trung gian trong lĩnh vực thương mại theohướng họ không bắt buộc phải là thương nhân

Bài viết đã chỉ ra những điểm bat hợp lý nếu xác định bên sử dụng nên tảng

số trung gian trong lĩnh vực thương mại phải là thương nhân tại mục 3.2 Bai viết

đề xuất cụ thé, cơ quan chủ trì soạn thảo Luật Thương mại năm 2005 nên xem xétcân nhắc việc sửa đồi nội dung quy định tại khoản 11 Điều 3 Có như vậy, mớitạo ra sự phù hợp về đối tượng điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh, phương pháp điềuchỉnh, nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật về nên tảng số trung gian thực hiện

hoạt động môi giới trong lĩnh vực thương mại.

28

Trang 29

Thứ tư, việc quy định chủ sở hữu nên tảng số trung gian trong lĩnh vực

thương mại có nghĩa vụ thay mặt cho bên được môi giới là cân thiết, tuy nhiên

cân xác định rõ phạm vi những trường hop nay

Như đã phân tích, nền tảng số trung gian là yếu tố thuộc mặt khách quancủa hành vi, là yếu tối chi phối đến sự khác biệt của nội dung quan hệ pháp luật

môi giới trên nền tảng số trung gian Điều này cũng sẽ giải thích hợp lý cho việcbên môi giới thương mại truyền thống không có nghĩa vụ thay mặt cho bên đượcmôi giới, nhưng, chủ sở hữu nên tảng số trung gian có nghĩa vụ thay mặt cho bênđược môi giới trên nền tảng số trung gian trong một số trường hợp Cần có nguyêntac thuyết phục và thống nhất dé xác định phạm vi của nhóm nghĩa vụ đặc trưng

này.

Tủ năm, tăng cường công tác tuyên truyền pho biến pháp luật nhằm nângcao y thức pháp luật, đồng thời tăng trách nhiệm của chủ sở hữu nên tảng số

trung gian trong lĩnh vực thương mại.

Bài nghiên cứu cũng thừa nhận ý thức pháp luật của nhiều doanh nghiệp,

tổ chức, cá nhân còn hạn chế Nhiều doanh nghiệp không có bộ phận pháp chếriêng, năng lực pháp chế yêu kém, dẫn đến việc không nắm hết quy định của phápluật về nền tảng số trung gian Nhiều đối tượng cé tình vi phạm pháp luật do mongmuốn kiếm lợi bất chính từ việc bán hàng giải, hàng nhái các thương hiệu nộitiếng Thậm chí có nhiều trường hợp mặc dù đã bị xử phạt hành chính vẫn tiếp

tục tái phạm do số tiền thu lợi bất chính còn nhiều hơn số tiền phạt” Đánh giá từ

một số chuyên gia cho rằng, chế tài xử phạt vi phạm hành chính hiện nay là chưa

đủ sức răn đe đối với chủ thê vi phạm Bài viết đề xuất nghị định về thương mạiđiện tử cần bổ sung những quy định tăng trách nhiệm của chủ sở hữu nên tảng sốtrung gian trong lĩnh vực thương mại bên cạnh việc tuyên truyền phé biến phápluật nhằm nâng cao ý thức pháp luật của chủ thé liên quan

'” Bộ Công thương (2/2020), Báo cáo Tổng kết 06 năm thi hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013

của Chính phủ vê thương mại điện tử, trang 28

29

Trang 30

HOÀN THIEN PHÁP LUAT VE GIAO KET VÀ THỰC HIỆN HỢP

DONG MUA BAN HÀNG HÓA TRỰC TUYẾN Ở VIET NAM HIỆN NAY

ThS Cao Thanh Huyền"

Tóm tắt : Trong bồi cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, với sự phát triển

bùng nồ của Internet và các công nghệ truyền thông di động, xu hướng mua bán

hàng hóa theo hình thức trực tuyến, thông qua các phương tiện điện tử như máytinh hay điện thoại thông minh ngày càng phát triển và mang lại nhiều lợi ích chocác chủ thể kinh doanh cũng như người tiêu dùng Cũng giống như giao dịchthương mại truyền thong, các quan hệ mua bản hàng hóa trực tuyển được thể hiệndưới hình thức pháp lý là hợp động Tuy nhiên, các quy định pháp luật của Việt

Nam về hop đồng thương mại điện tử nói chung, hợp dong mua ban hàng hóatrực tuyến nói riêng vẫn còn ton tại một số hạn chế, bat cập, ảnh hưởng không

nhỏ đến quyên và lợi ich hợp pháp của các bên khi tham gia giao dịch trực tuyến.Bài viết dưới đây tập trung phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thipháp luật; trên cơ sở đó dé xuất một số giải pháp góp phan hoàn thiện pháp luật

về giao kết và thực hiện hợp đông mua bán hàng hóa trực tuyến ở Việt Nam hiện nay

Từ khóa: hợp đồng, mua bán hàng hóa, trực tuyến, hoàn thiện, pháp luật.

1 Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa trực tuyến

Thứ nhất, theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005

(LTM năm 2005): “Mua ban hàng hóa là hoạt động thương mai, theo đó bên ban

có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyên sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanhtoán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyên sở hữu

hàng hóa theo thỏa thuận” Quan hệ mua bán hàng hóa được xác lập giữa bên bán

và bên mua được xác định là quan hệ thương mại, chủ yếu được thê hiện dưới

hình thức pháp lý là hợp đồng mua bán hàng hóa Xuất phát từ định nghĩa về hợp

đồng tại Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS năm 2015), có thê hiểu: Hợp

' Thạc sĩ Luật, Khoa pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội;

Email: huyenct@hlu.edu.vn

Số điện thoại liên hệ: 0947122888

30

Trang 31

đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó bên bán có nghĩa

vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán;bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng

hóa theo thỏa thuận.

Về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa, Khoản 1 Điều 24 LTM năm

2005 quy định: “Hop đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bang lời nói, bằngvăn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cu thé” Ö đây, ngoài dang văn bản

truyền thống (văn bản giấy), các hình thức có giá trị tương đương văn bản còn baogồm: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định

của pháp luật”' Trong trường hop hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập dướidạng thông điệp dữ liệu (được tạo ra, được gửi đi, được nhận hoặc được lưu trữ

bằng phương tiện điện tử), nó sẽ trở thành hợp đồng điện tử theo quy định tại Điều

33 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 (Luật GDĐT năm 2005) và chịu sự điềuchỉnh của Luật này”

Không chỉ thé, theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định của Chính phủ số52/2013/NĐ-CP ban hành ngày 16/05/2013 về thương mại điện tử (Nghị định52/2013/NĐ-CP): “Hoạt động thương mại điện tử là việc tiễn hành một phần

hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có

kết noi với mạng Internet, mạng viên thông di động hoặc các mạng mở khác”

Xuất phát từ khái niệm hoạt động thương mai tại Khoản 1 Điều 3 LTM năm 2005,

có thể thay khái niệm hoạt động thương mai điện tử được quy định tai Nghị định52/2013/NĐ-CP đã đề cập đến toàn bộ các hoạt động được thực hiện nhằm mục

đích sinh lợi, bao gồm cả mua bán hàng hóa Như vậy, hợp đồng mua bán hàng

hóa được xác lập bằng phương tiện điện tử có có kết nối với mạng Internet, mạngviễn thông di động hoặc các mạng mở khác là một loại hợp đồng thương mại điện tử

Tứ hai, theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “trực tuyến” (online) làthuật ngữ được sử dụng dé chỉ trạng thái kết nối một hoạt động với hệ thống mạngtoàn cầu Internet hoặc hệ thống mạng cục bộ - hệ thống mạng dùng dé kết nối các

?* Xem: Khoản 15 Điều 3 LTM năm 2005.

?ˆ Xem: Điều 33 Luật GDĐT năm 2005.

31

Trang 32

máy tính trong phạm vi nhỏ (Ethernet) Nếu một thiết bị không thực hiện kết nối,

được gọi là ngoại tuyến” Việc kết nối mạng cần được tiến hành thông qua các

phương tiện điện tử, bao gom các phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện,

điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự” Ví dụ: điện thoại, máy tính, fax, truyền hình, Bên cạnh đó, kê

từ thế kỷ 19, khi điện thoại di động, điện thoại thông minh, các hệ thống mạng

viễn thông di động và công nghệ truyền thông không dây (1G, 2G, 3G, 4G, 5G)

ra đời và phát triển, phạm vi khái niệm “trực tuyến” đã được mở rộng dé chỉ cảtrạng thái kết nỗi một hoạt động với hệ thống mạng viễn thông di động, bên cạnhInternet Ở Việt Nam hiện nay, Khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP khi

định nghĩa về hoạt động thương mại điện tử cũng xác định các hình thức kết nối

của phương tiện điện tử bao gồm: mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc

các mạng mở khác.

Xuất phát từ những phân tích nêu trên, có thê rút ra định nghĩa về hợp đồngmua bán hàng hóa trực tuyến như sau: Hop đồng mua ban hàng hóa trực tuyến làmột loại hợp đồng trong thương mại điện tử, chứa đựng những thông tin về thỏa

thuận cua các bên dưới dang thông điệp đữ liệu, trong đó bên ban có nghĩa vu

giao hàng, chuyển quyên sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bênmua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bản, nhận hàng và quyên sở hữu hàng hóa

theo thỏa thuận Những thông tin này được tạo ra, được gửi di, được nhận và

được lưu trữ bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễnthông di động hoặc các mạng mở khác Với định nghĩa này, hợp đồng mua bánhàng hóa trực tuyến bao gồm cả các hợp đồng được giao kết và thực hiện thông

qua website thương mại điện tử bán hàng, ứng dụng di động có chức năng đặt

hàng trực tuyến hay mạng xã hội Đồng thời, hợp đồng mua bán hàng hóa trựctuyến có những sự khác biệt nhất định so với hợp đồng mua bán hang hóa truyềnthống, thé hiện ở chủ thể tham gia, hình thức hợp đồng, phạm vi giao dịch va

3 Trực tuyến và ngoại tuyến, nguồn truy cập:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%B1c_tuy%E1%BA%BFn_v%C3%AO_ngo%E1%BA%A1i tuy%E1%BA%BF n#, thời gian truy cập: 25/10/2022

** Xem: Khoản 10 Điều 4 Luật GDĐT năm 2005.

32

Trang 33

phương thức giao dịch Trên thực tế hiện nay, với sự phát triển của các ứng dụngcông nghệ thông tin và phương tiện điện tử, hợp đồng mua bán hàng hóa trựctuyến có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó nôi bật là các loại

hợp đồng sau đây: hop đồng truyền thong được đưa lên web; hợp đồng được hình

thành qua giao dịch tự động: hợp đồng được hình thành qua thư điện tử; và hợp

đồng có sử dụng chữ ký số”

Sự phát triển của hoạt động TMDT ở Việt Nam trong thời gian vừa qua đặt

ra yêu cầu cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về TMĐT nóichung, pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa trực tuyến nói riêng Qua

đó, tạo ra hành lanh pháp lý cần thiết phục vụ hoạt động quản lý nhà nước trênkhông gian mạng, cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cánhân tham gia giao dịch Thêm vào đó, xuất phát từ những tính chất đặc trưng củahoạt động mua bán hàng hóa trực tuyến (tính phi biên giới, tính vô hình, tính hiệnđại và tính rủi ro liên quan đến kỹ thuật, công nghệ), việc sử dụng những quy địnhpháp luật về mua bán hàng hóa truyền thông để điều chỉnh tất cả các vấn đề pháp

lý phát sinh trong quá trình xác lập, thực hiện giao dịch trực tuyến sẽ không thực

sự day đủ và phù hợp Vi vậy, ngay từ năm 2005, Quốc hội đã ban hành LuậtGDĐT để quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà

nước; trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp

luật quy định Đây là cơ sở pháp lý chính thức đầu tiên ở nước ta điều chỉnh nhữngvan đề đặc thù về giao dịch điện tử và hợp đồng điện tử Ngoài ra, có thé kế đếnmột số văn bản pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa trực tuyến điển

hình như sau: Luật TM năm 2005; BLDS năm 2015; Luật An toàn thông tin mang

năm 2015; Nghị định 52/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bố sung bởi Nghị định85/2021/NĐ-CP); Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh toánkhông dùng tiền mặt (được sửa đôi, bố sung bởi Nghị định 80/2016/NĐ-CP); Nghịđịnh 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 quy định chi tiết LTM và Luật Quản lýngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp

+ Trường Đại học Ngoại thương, Giáo trình Thương mai điện tử căn bản, NXB Back khoa-Hà Nội, Hà Nội, năm

2013, tr.56-57.

33

Trang 34

đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư

nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định 130/2018/NĐ-CP ngày 27/09/2018 quy định

chỉ tiết thi hành Luật GDĐT về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số (Nghị

định 130/2018/NĐ-CP); Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BCT ngày 15/03/2022

hợp nhất Thông tư quy định về quản lý hoạt động TMĐT qua ứng dụng trên thiết

bị di động (Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BCT); Văn bản hợp nhất số06/VBHN-BCT hợp nhất Thông tư quy định về quản lý website TMĐT (VBHN

số 06/VBHN-BCT)

Bên cạnh đó, xuất phát từ tính chất phi biên giới của hoạt động TMĐT nêncác giao dịch mua bán hàng hóa trực tuyến có thể được xác lập giữa các bên tham

gia đến từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thô khác nhau Vì vậy, pháp luật điều chỉnh

quan hệ mua bán hàng hóa trực tuyến còn có thể bao gồm: pháp luật nước ngoai

và các điều ước quốc tế về thương mại điện tử như Luật mẫu về TMĐT hay Luậtmẫu về chữ ký điện tử của Uncitral,

2 Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về giao kết và thực hiệnhợp đồng mua bán hàng hóa trực tuyến ở Việt nam

Hợp đồng mua bán hàng hóa trực tuyến là hợp đồng thương mại, cụ thểhơn, là một loại hợp đồng trong TMĐT Theo Điều 35 Luật GDDT năm 2005 vềnguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử: (i) Các bên tham gia có quyềnthỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp dong (ii)Việc giao kết va thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luậtnày và pháp luật về hợp đồng (iii) Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử,các bên có quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện đảmbảo tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó Như vậy, trongtrường hợp các bên thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử để giao kết và thựchiện hợp đồng mua ban hàng hóa, Luật GDDT năm 2005 và Nghị định52/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bố sung bởi Nghị định 85/2021/NĐ-CP) được xácđịnh là những văn bản quy phạm pháp luật chủ yêu điều chỉnh quan hệ hợp đồnggiữa các bên, bên cạnh những văn bản pháp luật điều chỉnh các hoạt động muabán hàng hóa truyền thống như LTM năm 2005 và BLDS năm 2015

34

Trang 35

(i) Về đề nghị giao kết hợp dong va chấp nhận đề nghị giao kết hợp dong:tương tự như đối với hợp đồng dân sự thông thường, quy trình giao kết hợp đồng

mua bán hàng hóa trực tuyên cũng được bắt đầu bằng những lời đề nghị giao kếthợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Tại Khoản 2 Điều 36 và Điều

37 Luật GDĐT năm 2005 quy định: Trong giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các

bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kếthợp đồng có thê được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu Việc nhận, gửi, thời

điểm, địa điểm nhận, gửi thông điệp dữ liệu trong giao kết và thực hiện hợp đồngđiện tử được thực hiện theo quy định tại các Điều 17,18,19 và 20 của Luật này.Tuy nhiên, Điều 17, 18, 19 và 20 Luật GDĐT năm 2005 chỉ quy định chung chung

về việc gửi và nhận thông điệp dir liệu mà không có những quy định điều chỉnh

các van dé đặc thù phát sinh trong quá trình đề nghị và chấp nhận dé nghị giao kếthợp đồng điện tử Ví dụ: thé nào được coi là một lời dé nghị giao kết hợp đồng vàchấp nhận dé nghị giao kết hợp đồng điện tử; thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợpđồng điện tử; sửa đổi, hủy bỏ hay cham dứt đề nghị giao kết hợp đông: rút lại

thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng: Mặc dù tại Khoản 3 Điều 4 BLDS năm

2015 đã quy định: “7zưởng hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc coquy định những vi phạm khoản 2 Diéu này thì quy định của Bộ luật này được ápdung”, nhưng việc giao kết hợp đồng điện tử nói chung, hợp đồng mua bán hang

hóa trực tuyến nói riêng có những điểm đặc trưng riêng mà BLDS chưa thể baoquát hết được

Khắc phục hạn chế của Luật GDĐT năm 2005, Nghị định 52/2013/NĐ-CP

đã có những quy định cụ thể hơn về việc giao kết hợp đồng trong TMĐT Tuynhiên, Nghị định 52/2013/NĐ-CP lại quy định về đề nghị và chấp nhận đề nghịgiao kết hợp đồng thông qua chứng từ điện tử, thay vì thông điệp đữ liệu như quyđịnh của Luật GDĐT năm 2005 Theo Khoản 3 Điều 3 Nghị định 52/2013/ND-CP: Chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại là hợp đồng, đề nghị, thông báo,

xác nhận hoặc các tài liệu khác ở dạng thông điệp dữ liệu do các bên đưa ra liên

quan tới việc giao kết hay thực hiện hợp đồng Định nghĩa nay thực sự chưa làm

35

Trang 36

rõ được mối liên hệ giữa chứng từ điện tử và thông điệp dữ liệu, vô tình tạo ra sự

thiếu thống nhất giữa văn bản Luật và Nghị định hướng dẫn

Bên cạnh đó, Nghị định 52/2013/NĐ-CP mới chỉ quy định cụ thể về thông

báo mời đề nghị giao kết hợp đồng: đề nghị giao kết hợp đồng: rà soát và xác nhận

nội dung hợp đồng; trả lời đề nghị giao kết hợp đồng; cham dứt đề nghị giao kết

hợp đồng khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên webiste TMĐT từ Điều

15 đến Điều 20 Như vậy, cơ sở pháp ly cho việc đề nghị va chấp nhận dé nghị

giao kết hợp đồng khi các bên có nhu cầu mua bán hàng hóa thông qua sàn giaodịch TMĐT hoặc thông qua các nên tảng trực tuyến khác như thư điện tử, mạng

xã hội hay ứng dụng di động vẫn còn bị bỏ ngỏ Mặc dù hiện nay, tại Điều 8 Văn

bản hợp nhất số 05/VBHN-BCT có quy định về việc giao kết hợp đồng sử dụng

chức năng đặt hàng trực tuyến qua ứng dụng di động Tuy nhiên, Khoản 1 Điều 8chỉ quy định: Việc giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến qua

ứng dụng di động thực hiện theo các quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định

52/2013/NĐ-CP, trừ trường hợp đối tượng của hợp đồng là sản phẩm có nội dung

số hoặc dịch vụ trực tuyến.

Không chỉ thế, Điều 19 Nghị định 52/2013/NĐ-CP chưa quy định thế nào

là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Liệu một xác nhận đơn hàng tự độngđược gửi vào hệ thống thông tin của khách hàng có luôn được coi là một chấpnhận dé nghị giao kết hợp đồng hay không? Ngoài ra, một số van đề khác nhưthay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng hoặc sửa đổi đề nghị

do bên được đề nghị đề xuất cũng chưa được quy định rõ ràng trong Nghị định

52/2013/NĐ-CP.

(ii) Về thời điểm giao kết hợp dong và quy trình giao kết hợp dong: LuậtGDĐT năm 2005 và Nghị định 52/2013/NĐ-CP không xác định rõ thời điểm hợpđồng trong TMĐT được coi là đã giao kết, ngoại trừ quy định về thời điểm giaokết hợp đồng khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website TMĐT tạiĐiều 21 Nghị định 52/2013/NĐ-CP Có thê nói, việc xác định thời điểm giao kếthợp đồng rat quan trọng, bởi vì theo quy định tại Khoản 1 Điều 401 BLDS 2015:Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường

36

Trang 37

hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác Không chỉ thế, cả

hai văn bản quy phạm pháp luật nêu trên cũng không đề cập đến vấn đề hiệu lực

của hợp đồng điện tử; các trường hợp hợp đồng điện tử bị coi là vô hiệu; hay quytrình giao kết hợp đồng điện tử Tại Điều 23 Nghị định 52/2013/NĐ-CP có quy

định: “Bộ Công thương quy định cụ thể về quy trình giao kết hợp dong trực tuyến

trên website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức, cá nhân lập ra để mua

hàng hóa, dich vụ”, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bat cứ văn ban

pháp luật nào được Bộ Công thương ban hành dé quy định về van dé này

(ii) Về giao kết hop đồng mua bán hàng hóa trên mạng xã hội và cácứng dụng di động: trong giai đoạn hiện nay, ngoài các website và san giao dich TMDT thì hoạt động giao dịch, mua ban hàng hóa thông qua mang xã hội hay các

ứng dụng di động cũng đang thu hút số lượng rất lớn các thương nhân, tổ chức và

cá nhân Nghiên cứu cho thấy hoạt động mua bán hàng hóa trên mạng xã hội vàcác ứng dụng di động khá đặc thù và không hoàn toàn giống với bất kỳ hình thứcTMDT nao, bao gồm cả san giao dich TMĐT Một trong những điểm khác biệtnôi bật giữa mạng xã hội và sàn giao dịch TMDT là cho đến nay các mạng xã hộichưa có chức năng đặt hàng trực tuyến Theo đó, người mua và người bán vẫnphải liên hệ trực tiếp với nhau dé hoàn thành giao dịch thương mại Trong khi đó,

các quy định pháp luật về TMĐT hiện hành ở Việt Nam vẫn chưa đề cập đến vấn đề

giao kết hợp đồng TMĐT nói chung, hợp đồng mua bán hàng hóa trên mạng xã hội

và các ứng dụng di động nói riêng, gây ra khó khăn trong quá trình áp dụng luật”

(iv) Về hợp đồng mua bán hàng hóa mẫu trên website TMĐT và sàn giaodịch TMĐT: theo Sách trắng TMĐT Việt Nam năm 2021, trong năm 2019 va

2020, tỷ lệ người tiêu dùng mua hàng trực tuyến của thương nhân, tổ chức, cánhân qua website TMĐT và sàn giao dịch TMĐT chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so

| ® A kệ Lẻ bì x ps ~ x lá , tes ^ 27

với kênh mua săm qua các diễn đàn, mang xã hội hay các ứng dung di động“.

7° Bộ Công thương, Cục TMĐT và Kinh tế số, Thương mại điện tử Việt Nam năm 2021, nguồn truy cập:

http://vibonline.com.vn/wp-content/uploads/2021/03/Bao-cao-TMDT-tren-MXH-tai-VN_TV.pdf, thời gian truy cập: 25/10/2022

7 Bộ Công thương, Cục TMĐT và Kinh tế số, Thương mại điện tử Việt Nam năm 2021, nguồn truy cập:

http://vibonline.com.vn/wp-content/uploads/2021/03/Bao-cao-TMDT-tren-MXH-tai-VN_TV.pdf, thời gian truy cập: 25/10/2022

37

Trang 38

Khác với phương thức giao dịch trực tuyến qua Email, trong đó các bên có thé

trao đối, đàm phan chi tiết về các điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hóa;

việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trên website và sản giao dịch TMĐT

được thực hiện thông qua chức năng đặt hàng trực tuyến hoặc thông qua nhữnghợp đồng truyền thống được đưa lên web Theo đó, người mua hàng trên websitehoặc sàn giao dịch TMĐT có rất it hoặc không có cơ hội thỏa thuận với người ban

về các điều khoản của hợp đồng mua bán Điều này có thể tiềm an nhiều nguy cơ

quyền lợi của người mua hàng không thực sự được đảm bảo Trong khi đó, cácvăn bản pháp luật về giao dịch điện tử hay TMĐT hiện hành ở Việt Nam vẫn chưa

có những quy định cụ thể về hợp đồng theo mẫu trong TMĐT nói chung và tronglĩnh vực mua bán hàng hóa trực tuyến nói riêng

(v) Về đối trợng của hợp đồng mua ban hàng hóa trực tuyến: Hiện nay,

sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật số và Internet đã dẫn

đến sự ra đời của loại tài sản mới: tài sản ảo Ví dụ: tên miền Internet, địa chỉ hộp

thư điện tử, các loại tài khoản trò chơi trực tuyến, các ứng dụng trên appstore, chplay hoặc các tài nguyên trên mạng máy tính được xác định giá trị bằng tiền và có

thé chuyền giao trong các giao dịch dân sự hay giao dịch thương mại” Trên thé

giới, hoạt động mua bán tài sản ảo diễn ra rất sôi động và có giá trị cao Vậy nhữngloại tài sản đặc biệt này có thé được coi là tài sản theo quy định của BLDS hayhàng hóa theo quy định của LTM hay không? Rõ ràng, pháp luật về kinh doanhtrực tuyên ở Việt Nam vẫn chưa có những quy định cụ thé trong việc xác định taisản ảo có thé trở thành đối tượng của hợp đồng mua bán hang hóa trực tuyến hay không?

(vi) Về chữ ký điện tử trong giao dịch mua bán hàng hóa trực tuyến:

trong giao dịch trực tuyến, dé xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và sự chấpthuận của người đó đối với nội dung thông điệp dit liệu được ký, Luật GDDT năm

2005 đã có quy định về chữ ký điện tử Trừ trường hợp pháp luật có quy địnhkhác, các bên tham gia giao dịch điện tử không bắt buộc phải sử dụng chữ ký điện

tử Trong trường hợp sử dụng, chữ ký điện tử có giá trị pháp lý như chữ ký thông

Am 4

8 Có nên công nhận “tdi sản ảo” là một loại tài sản, nguồn truy cập:

http://www.luatdaiviet.vn/xem-tin-tuc/co-nen-cong-nhan-tai-san-ao-la-mot-loai-tai-san, thời gian truy cập: 26/10/2022

38

Trang 39

thường nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật GDĐTnăm 2005 Tuy nhiên, trong Nghị định 52/2013/NĐ-CP khi quy định về giao kếthợp đồng trong TMĐT lại không quy định về giá trị pháp lý của chữ ký điện tử

mà chỉ quy định về chữ ký số Theo đó, việc ký chứng từ điện tử bằng chữ ký số

do tô chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số hợp pháp cấp là một trong

những tiêu chí để đánh giá độ tin cậy của chứng từ điện tử trong giao dịch thương

mại Nghị định 130/2018/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật GDĐT năm 2005 cũng

chỉ quy định các van dé pháp lý về chữ ký số và dich vụ chứng thực chữ ký số.Mặc dù theo Khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP, chữ ký số là một dạngchữ ký điện tử, nhưng quá trình tạo lập chữ ký số phức tạp hơn do phải sử dụng

kỹ thuật đặc biệt là kỹ thuật mã hóa, trong đó đòi hòi phải ứng dụng mã hóa công

cộng với khóa dai tối thiêu tới 1024, 2048 bit dé “ký” trên tập tin điện tử Bêncạnh đó, chi phí cho các giải pháp chữ ký số khá cao đối với nhu cầu sử dụng củakhách hàng cá nhân và là một khoản đầu tư lớn đối với các thương nhân, tô chứckinh doanh Có thê thấy, sự thiếu thống nhất trong việc sử dụng thuật ngữ giữaLuật GDĐT năm 2005 với các văn bản hướng dẫn thi hành có thé gây nên sự hiểulầm, coi chữ ký điện tử là chữ ký số, dẫn đến các văn bản quy định, hướng dẫn về

áp dụng chữ ký điện tử, chữ ký số sử dụng không đúng khái niệm, dẫn đến khó

áp dụng trên thực tế

Ngoài chữ ký số, hiện nay có một số hình thức của chữ ký điện tử như nhận

dạng chữ viết tay, nhận dạng sinh trắc học, nhận dạng giọng nói, token,

OTP, Tuy nhiên cho đến hiện nay Chính phủ mới chỉ ban hành được văn bảnhướng dẫn về một hình thức của chữ ký điện tử là chữ ký số mà chưa xây dựng

được cơ sở pháp lý thừa nhận giá trị pháp lý của các hình thức chữ ký điện tử

khác, gây nên khoảng trống pháp lý trong quy định về chữ ký điện tử, ảnh hưởng

RK oA ^ ^ tA 3 x oA 3 ^ A29

đên việc công nhận hiệu lực cua hợp đông điện tử trên thực tế“.

? PGS.TS Trần Thăng Long, ThS Trương Thị Nho, Hoàn thiện pháp luật về chữ ký số, nguồn truy cập:

https://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/xay-dung-phap-luat.aspx?ltemID=763, thời gian truy cập: 26/10/2022

39

Trang 40

Không chi thé, Luật GDĐT năm 2005 và các văn bản hướng dan thi hành

chưa có quy định cụ thé về van dé giao kết hợp đồng TMĐT có yếu tố nước ngoài

mà mới chỉ thừa nhận chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài tại Khoản

1 Điều 27 Luật GDDT năm 2005 Tuy nhiên, làm thé nào để xác định một chữ ký

điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài có độ tin cậy tương đương với độ tin cậy

của chữ ký điện tử và chứng thư điện tử của Việt Nam thì đến nay vẫn chưa cóquy định cụ thể

(vi) Về việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền hàng của bên mua: Cùngvới sự phát triển của TMĐT, Internet và các ứng dụng công nghệ thông tin, ngàycàng nhiều hình thức thanh toán mới ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán hànghóa trực tuyến của các thương nhân, tô chức và cá nhân trên thị trường Theo Sáchtrăng TMĐT Việt Nam năm 2021, có hai hình thức thanh toán các giao dịchthương mại trực tuyến bao gém: thanh toán dùng tiền mặt và thanh toán không

dùng tiền mặt Trong đó, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu

bao gồm: chuyển khoản Internet banking hoặc SMS banking; sử dụng thẻ thanhtoán nội địa; thẻ thanh toán quốc té (visa, master, ); tai khoan mobile, SMS; vi

điện tu và các hình thức khác Tuy nhiên, trong các hình thức thanh toán nêu trên,

hình thức thanh toán dùng tiền mặt vẫn chiếm tỷ lệ đa số (51.5% năm 2020) Theo

đó, doanh thu từ thanh toán không dùng tiền mặt so với tổng doanh thu của doanhnghiệp chỉ chiếm ty lệ dưới 10% Tương tự, khi tiễn hành khảo sát người muahàng trực tuyến về việc lựa chọn hình thức thanh toán, tỷ lệ người mua hàng trựctuyến lựa chọn hình thức thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng (COD) chiếm

tỷ lệ cao nhất (78% năm 2019 và tăng lên 86% năm 2020)°”

Như vậy, bất chấp sự tiện lợi và xu hướng quốc tế của các hình thức thanhtoán không dùng tiền mặt, người mua hàng trực tuyến ở Việt nam vẫn chưa thực

sự mặn mà với hình thức thanh toán hiện đại này Có nhiều lý do dẫn đến thực tếtrên, trong đó không thé không kể đến những lo ngại của người mua hàng về mức

°° Bộ Công thương, Cục TMĐT và Kinh tế số, Thương mại điện tử Việt Nam năm 2021, nguồn truy cập:

http://vibonline.com.vn/wp-content/uploads/2021/03/Bao-cao-TMDT-tren-MXH-tai-VN_TV.pdf, thời gian truy cập: 25/10/2022

40

Ngày đăng: 30/03/2024, 15:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN