Mục tiêu nghiên cứu này là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ xem phim trực tuyến trả phí, đo lường tác động của các yếu tố này đối với ý định sử dụng các
Trang 2BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO
1 PGS.TS., Nguyễn Đức Trung Hiệu Trưởng Trưởng ban
3 PGSTS., Nguyễn Văn Thụy Phó Trưởng Khoa Phó ban
6 TS Nguyễn Thế Bính Viện trường VNC KH&CNNH Thành viên
7 TS Nguyễn Quỳnh Hoa Trưởng phòng TC-KT Thành viên
8 TS Đặng Trương Thanh Nhàn Trưởng bộ môn Thành viên
9 ThS Trần Thiên Kỷ Bí thư Đoàn Khoa QTKD Thành viên
BAN BIÊN TẬP NỘI DUNG HỘI THẢO
1 PGS.TS., Nguyễn Văn Thụy Phó trưởng Khoa QTKD Trưởng ban
2 PGS.,TS Nguyễn Văn Tiến Trưởng Khoa QTKD Đồng trưởng ban
4 PGS.TS Hạ Thị Thiều Dao Phó Hiệu trưởng Thành viên
5 TS Nguyễn Văn Thích P Viện trưởng VNC KH&CNNH Thành viên
Trang 3
BAN PHẢN BIỆN BÀI HỘI THẢO
1 PGS.TS., Trần Văn Đạt Trưởng bộ môn Trưởng ban
2 TS Nguyễn Văn Đạt Giảng viên P Trưởng ban
3 TS Trương Đình Thái Giảng viên Thành viên
4 TS Trần Ngọc Thiện Thy Giảng viên Thành viên
5 TS Châu Đình Linh Giảng viên Thành viên
6 TS Bùi Đức Sinh Giảng viên Thành viên
7 TS Nguyễn Kim Nam Giảng viên Thành viên
8 ThS Võ Thị Ngọc Linh Giảng viên Thành viên
9 ThS Nguyễn Thị Anh Thy Giảng viên Thành viên
10 ThS Dương Văn Bôn Giảng viên Thành viên
11 ThS Trần Thị Ngọc Quỳnh Giảng viên Thành viên
12 ThS Phạm Ngọc Thu Trang Giảng viên Thành viên
Trang 4Lời mở đầu
Chuyển đổi số quản trị doanh nghiệp là sự thay đổi về văn hóa, tổ chức và hoạt động của một doanh nghiệp, ngành hoặc hệ sinh thái thông qua việc tích hợp thông minh của công nghệ, quy trình và năng lực ở tất cả các cấp và chức năng theo giai đoạn và chiến lược Chuyển đổi số giúp thúc đẩy các công nghệ để tạo ra giá trị và dịch vụ mới cho các bên liên quan khác nhau (khách hàng theo nghĩa rộng nhất có thể), đổi mới và có được khả năng thích ứng nhanh chóng với các hoàn cảnh thay đổi
Xét trên nhiều phương diện, tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng về sản phẩm và dịch
vụ, tính linh hoạt trong hoạt động và đổi mới là những động lực và mục đích chính của chuyển đổi số, cùng với việc phát triển các nguồn doanh thu mới và hệ sinh thái giá trị được cung cấp thông tin, dẫn đến chuyển đổi mô hình kinh doanh và các hình thức mới Tuy nhiên, trước khi đạt được điều đó, điều quan trọng là phải giải quyết các thách thức nội bộ, trong số những thách thức khác ở cấp độ hệ thống kế thừa và sự ngắt kết nối trong các quy trình, theo đó các mục tiêu nội bộ là không thể tránh khỏi cho các bước tiếp theo Hội thảo là diễn đàn để các nhà quản lý, các nhà khoa học, nghiên cứu viên, giảng viên, sinh viên, học viên, trình bày, thảo luận những kiến thức, kết quả nghiên cứu mới về khoa học quản trị, quản lý và các vấn đề liên ngành trong bối cảnh chuyên đổi số Thông qua hội thảo, phát hiện các vấn đề xu hướng thay đổi trong quản trị, năng lực quản trị, mô hình quản trị, nghiên cứu hành vi khách hàng, quản trị nguồn nhân lực,…trong bối cảnh chuyển đổi số
Sự thành công của hội thảo có sự đóng góp không nhỏ từ các nhà khoa học, diễn giả Thay mặt Ban tổ chức xin trân trọng gửi tới quý vị lời cám ơn sâu sắc Mong nhận được những sự góp ý và quan tâm hơn nữa để hội thảo trở thành diễn dàn thường niên trong lần tiếp theo
Trân trọng!
Trang 5MỤC LỤC
1 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH TIẾP TỤC SỬ DỤNG ỨNG DỤNG
XEM PHIM TRỰC TUYẾN TRẢ PHÍ TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Tô Lê Minh Thanh, Công ty Cổ phần Viettronics Tân Bình Trương Thị Lệ Quyên, Công ty Cổ phần Galaxy Play
10
2 QUẢN LÝ TIÊU DÙNG QUÁ MỨC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI
CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
Nguyễn Thị Anh Thúy, Trần Nguyễn Hải Nam, Trần Hà My, Dương Phạm Oanh Nhi, Nguyễn Nhật Nam
Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
22
3 NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HÀNH VI LÃNH ĐẠO ĐẾN KẾT QUẢ CÔNG
VIỆC: TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU NHÂN VIÊN BÁN THỜI GIAN
Nguyễn Văn Thụy, Hoàng Thị Thanh Hằng, Bùi Đức Sinh
Trường Đại học Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh
33
4 VAI TRÒ CỦA LÃNH ĐẠO TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA
DOANH NGHIỆP
Nguyễn Lan Anh, Nguyễn Trọng Hưng
Trường Đại học Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh
44
5 TÁC ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO CHUYỂN ĐỔI XANH ĐẾN HIỆU QUẢ MÔI
TRƯỜNG VÀ HIỆU QUẢ DOANH NGHIỆP: VAI TRÒ CỦA ĐỔI MỚI XANH
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Đức Trung, Nguyễn Văn Thụy
Trường Đại học Ngân hàng TP HCM
Trang 67 QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP TRONG
QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI TP HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2030
Võ Thị Thu Hồng, Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU)
Nguyễn Vũ Hiếu Trung, Trường Đại học Tân Tạo
9 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DIGITAL MARKETING TẠI
VIỆT NAM
Phạm Như Quỳnh, Bùi Thị Kim Xuyến, Trần Kim Phương Anh,
Trần Thanh Vân, Phan Thị Ngọc Hân
Trường Đại học Ngân Hàng Tp Hồ Chí Minh
Nguyễn Thị Thanh Vân, Hoàng Bảo Kim,
Trường Đại học Công Thương TP.HCM,
105
PERFORMANCE OF VIETNAM AUTOMOTIVE ANCILLARY SECTOR
Nguyen Ngoc Huy, Nguyen Van Tien, Ngo Thi Xuan Binh, Nguyen Van Quang,
Ho Chi Minh University of Banking, Ho Chi Minh City, Vietnam
Nguyen Duc Bao Long, Nguyen Tat Thanh University, Ho Chi Minh City, Vietnam
115
PHẦN 3: TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐẾN DOANH NGHIỆP
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
133
13 MARTECH – XU HƯỚNG MỚI TRONG TRUYỀN THÔNG TOÀN CẦU
Phạm Xuân Kiên, Trần Thị Xuân Châu, Lê Quang Thiện
Trường Đại học Ngân hàng TP HCM
134
Trang 714 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG KỶ NGUYÊN SỐ TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Lê Phương Uyên, Bùi Kiều Như, Võ Trần Hạnh Nhi, Nguyễn Đào Phương Nhi,
Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh
16 TÁC ĐỘNG CỦA FINTECH TỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Nguyễn Thị Bảo Vy, Nguyễn Hồ Kim Ngân, Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Thanh Ngân, Lê Thị Tuyết Ngân
Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
157
17 QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Nguyễn Thị Thu Trang, Võ Lê Khánh Giang,
Trường Đại học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh
167
18 DU LỊCH THỰC TẾ ẢO Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Ngô Thị Xuân,
Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh
178
19 GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO CHO KHÁCH HÀNG MUA SẮM TRỰC
TUYẾN TRÊN CÁC SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THỜI KỲ CHUYỂN
ĐỔI SỐ
Nguyễn Thị Thu Trang, Dương Thanh Phong, Nguyễn Khánh Linh,
Phùng Ngọc Tỷ, Vũ Hữu Minh Quân, Đặng Văn An,
Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh
188
20 KINH DOANH THỜI ĐẠI SỐ - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Trần Thị Tuyết Vân, Lê Thị Thùy Dương, Nguyễn Thị Trà Giang - HQ10GE11,
Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh
197
Trang 821 ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NGÂN HÀNG
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ
Đặng Trương Thanh Nhàn, Nguyễn Phương Thảo, Lê Gia Uyên,
Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
202
22 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CHUYỂN ĐỔI
SỐ TRONG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG
Đỗ Phương Giang, Vũ Thúy Hiền, Phạm Lê Tuyết Ngân,
Châu Thị Kim Nguyệt, Nguyễn Xuân Nhi
Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
212
23 XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN
NAY: NHỮNG VẤN ĐỀ VÀ ĐỊNH HƯỚNG
Dương Thị Kim Anh, Trần Thị Xuân Châu, Phạm Xuân Kiên,
Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh
223
24 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ GIA TĂNG LƯỢNG THEO DÕI CỦA
TRANG THƯƠNG HIỆU VỀ THỜI TRANG TRÊN NỀN TẢNG MẠNG XÃ HỘI
Trần Thị Ngọc Quỳnh, Trương Thị Hồng Đẹp, Nguyễn Thị Thu Tâm
Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh
229
25 TRÍ TUỆ NHÂN TẠO ỨNG DỤNG TRONG MARKETING: NGHIÊN CỨU LÝ
THUYẾT – CÁC TÌNH HUỐNG ĐIỂN HÌNH VÀ ỨNG DỤNG
Lê Minh Hoàng Long
Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh
238
26 PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM BẰNG ỨNG DỤNG QR CODE
Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Thuỳ Linh, Phạm Quang Minh, Ngô Thị Mỹ Linh, Phan Gia Minh
Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh
248
27 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI SÁNG TẠO Ở DOANH NGHIỆP VIỆT
NAM HIỆN NAY
Cảnh Chí Hoàng – Trần Thiên Kỷ
Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh
257
Trang 9PHẦN 1 QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
TRONG THỜI ĐẠI SỐ
Trang 10CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH TIẾP TỤC SỬ DỤNG ỨNG DỤNG XEM PHIM TRỰC TUYẾN TRẢ PHÍ TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Tô Lê Minh Thanh
Email: thanh.to@vtb.com.vn
Công ty Cổ phần Viettronics Tân Bình
Trương Thị Lệ Quyên
Email: quyentl@galaxy.com.vn Công ty Cổ phần Galaxy Play
TÓM TẮT
Thị trường phim trực tuyến thuộc ngành công nghiệp OTT trong và ngoài nước vô cùng sôi động với các nền tảng trực tuyến ngày càng nở rộ và dễ dàng tiếp cận với người dùng Do đó, sự cạnh tranh trong lĩnh vực giải trí trực tuyến ngày càng gay gắt, sự thay đổi trong hành vi người dùng và sự phát triển của công nghệ đã làm cho ngành xem phim trả phí ngày càng khó khăn để khai thác và giữ chân khách hàng đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này tại Việt Nam Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu quá trình hình thành và ảnh hưởng của những yếu
tố đến ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng xem phim trực tuyến trả phí của người dùng tại TP Hồ Chí Minh Bài báo được thực hiện với sự tham gia của 160 người trả lời trực tuyến Phương pháp PLS-SEM được thực hiện để phân tích và đánh giá Các kết quả được trình bày và đề xuất một số hàm ý đối với doanh nghiệp
Từ khóa: lý thuyết chấp nhận công nghệ, lý thuyết sử dụng và hài lòng, xem phim trực tuyến trả phí, ý định người dùng
**********
1 GIỚI THIỆU
Bối cảnh nghiên cứu về ý định sử dụng dịch vụ xem phim trực tuyến có trả phí đang nổi lên trong môi trường số hóa và phát triển nhanh chóng Thuật ngữ “over-the-top (OTT)” ám chỉ “nội dung lập trình được truyền qua internet đến các thiết bị như tivi, điện thoại di động và máy tính bảng” (Taylor, 2019) Trong ngữ cảnh này, xem phim trực tuyến có trả phí đã trở thành một xu hướng phổ biến toàn cầu và tại Việt Nam (Johnson, 2019; Bruun, 2020; Sundet, 2021; Lan, 2021) Năm 2022, tại Việt Nam đã có 22 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT TV, và nhiều ứng dụng xem phim quốc tế như Netflix, Apple TV, Iqiyi, WeTV Sự gia tăng này dự kiến sẽ tiếp tục, khi người dùng ngày càng đánh giá cao sự tiện lợi và chất lượng của các dịch vụ này (Sundar và Limperos, 2013) Các công ty phát trực tuyến như Amazon Prime Video, Apple TV, Disney, HBO, Hulu, Netflix và Roku liên tục đầu tư vào các chương trình mới, vì họ đang hoạt động trong môi trường ngày càng cạnh tranh (WSJ, 2019; Jenner, 2016) Điều này xuất phát từ nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng không chỉ về chất lượng giải trí mà còn về tính tiện lợi và linh hoạt trong việc lựa chọn nội dung và thời điểm xem phim
Dựa trên khảo sát của Q&Me (2020), điện thoại di động và tivi thông minh là hai thiết bị phổ biến nhất mà người dùng sử dụng để truy cập dịch vụ xem phim trực tuyến Việc sử dụng dịch
vụ xem phim trực tuyến có trả phí hấp dẫn vì chúng cung cấp thư viện phim đa dạng với nhiều loại hình nội dung, chất lượng hình ảnh và âm thanh cao cấp, cùng với loại bỏ quảng cáo gây phiền toái (Sinclair và Tinson, 2017) Hơn nữa, người dùng có khả năng xem phim trên nhiều thiết bị khác nhau, thông qua kết nối internet và có tùy chọn nội dung, tùy chỉnh tốc độ theo sở thích cá
Trang 11nhân Mặc dù, người dùng trực tuyến có thể quyết định đăng ký các dịch vụ phát trực tuyến nếu
họ muốn chặn các thông điệp tiếp thị mà họ nhận được (Tefertiller, 2020; Kim và cộng sự, 2017a) Bằng cách này, họ có thể kiểm soát nhiều hơn trải nghiệm trực tuyến của mình Tuy nhiên, thị trường này đối mặt với thách thức khi thuyết phục người dùng chọn phiên bản trả phí, vì người tiêu dùng đã quen với nội dung miễn phí và có nhiều lựa chọn thay thế miễn phí Điều quan trọng đối với nghiên cứu này là hiểu lý do tại sao người dùng có ý định trả phí hoặc không trả phí cho dịch vụ xem phim trực tuyến Do đó, đối với khả năng tồn tại lâu dài của các công ty cung cấp dịch vụ phim trực tuyến tính phí là cải thiện tỷ lệ chuyển đổi của người xem (Wang và cộng sự, 2005; Wagner và cộng sự, 2014)
Mục tiêu nghiên cứu này là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng dịch
vụ xem phim trực tuyến trả phí, đo lường tác động của các yếu tố này đối với ý định sử dụng các nền tảng xem phim trực tuyến trả phí và đề xuất kiến nghị giúp doanh nghiệp trong nước nâng cao
ý định sử dụng dịch vụ xem phim trực tuyến trả phí của người dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh Bài viết này được cấu trúc như sau: Phần theo sau cung cấp một tổng quan về các lý thuyết chính được rút ra từ các nghiên cứu tiếp thị và công nghệ có liên quan Bài viết trình bày khung khái niệm và xây dựng các giả thuyết cho nghiên cứu này Sau đó, mô tả phương pháp được sử dụng để thu thập dữ liệu từ những người trả lời, trình bày các bước thực hiện trong nghiên cứu định lượng này Phần thảo luận kết quả và giải thích các phát hiện Phần kế tiếp, trình bày đóng góp lý thuyết và thực tiễn của nghiên cứu Các tác giả xác định những hạn chế nghiên cứu và phác thảo hướng nghiên cứu tiếp theo cho giới học thuật
2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Lý thuyết nền
2.1.1 Mô hình VAM (Value-based Adoption Model)
Mô hình TAM là một trong những mô hình quan trọng trong lĩnh vực chấp nhận công nghệ mới, với hai yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định sử dụng công nghệ xem phim trực tuyến của cá nhân: cảm nhận về tính hữu ích và cảm nhận về tính dễ sử dụng (Cebeci và cộng sự, 2019) Một mô hình thay thế cho TAM là VAM, được đề xuất bởi Kim và cộng sự (2007) Mô hình VAM sử dụng một cách tiếp cận dựa trên giá trị để giải thích ý định sử dụng của người tiêu dùng, tập trung vào việc tối đa hóa giá trị Mô hình này được phát triển để khắc phục những hạn chế của TAM trong việc giải thích việc áp dụng công nghệ mới Trong mô hình VAM, cảm nhận chi phí được coi là yếu tố quan trọng quyết định sự chấp nhận của người dùng
Trong nghiên cứu của Camilleri và Falzon (2021) xác nhận rằng việc sử dụng công nghệ phát trực tuyến có thể cải thiện trải nghiệm của người tiêu dùng khi họ xem các chương trình phát sóng trực tiếp hoặc đã ghi trước Người tham gia trong nghiên cứu nhận thấy tính dễ sử dụng và tính hữu ích của các dịch vụ phát trực tuyến do chúng có thể truy cập bất kỳ lúc nào và bất kỳ nơi đâu thông qua kết nối mạng hoặc Wi-Fi ổn định Các kết quả này khớp với lý thuyết sử dụng và hài lòng, vì người tham gia đã chỉ ra rằng các công nghệ truyền thông này mang tính giải trí và do
đó họ cam kết tiếp tục sử dụng chúng và lên kế hoạch sử dụng chúng trong tương lai gần
2.1.2 Lý thuyết sử dụng và sự hài lòng (Uses and Gratification Theory - UGT)
Lý thuyết sử dụng và hài lòng (UGT), ban đầu đề xuất bởi Katz và cộng sự (1973), giả định rằng người dùng sử dụng các công nghệ truyền thông để nâng cao sự hài lòng của họ UGT tập trung vào việc giải thích tại sao và cách cá nhân sử dụng công nghệ tiên tiến để đáp ứng các nhu cầu và mong muốn cụ thể của họ Do đó, lý thuyết UGT đã được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu việc sử dụng các phương tiện truyền thông khác nhau và để hiểu rõ hơn về động cơ của người tiêu dùng Lý thuyết sử dụng và hài lòng tập trung vào việc giải quyết các câu hỏi cơ bản về việc tại sao chúng ta chọn phương tiện truyền thông mà chúng ta sử dụng và tại sao chúng ta chọn tương
Trang 12tác hoặc dành thời gian cho nội dung cụ thể trong phương tiện truyền thông hoặc các nền tảng trực tuyến OTT (Steiner và Xu, 2020; Camilleri và Falzon, 2021)
Các nghiên cứu gần đây trên các nền tảng video OTT đã chỉ ra rằng lý thuyết UGT đóng vai trò quan trọng trong quyết định của người dùng tiếp tục sử dụng dịch vụ này thông qua việc xem nội dung say sưa (Nanda và Banerjee, 2020; Menon, 2022) Mặc dù trước đó, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào truyền hình truyền thống, không thể phủ nhận rằng đối với OTT, sự tương tác của người dùng và chất lượng dịch vụ đều đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định tiếp tục
sử dụng Tuy nhiên, quyết định cuối cùng vẫn phụ thuộc vào việc sử dụng và mức hài lòng sau đó
Ví dụ, nghiên cứu gần đây về việc tiêu thụ và sử dụng dịch vụ video Tik Tok cũng như nội dung do người dùng tạo ra, sử dụng lý thuyết sử dụng và hài lòng, đã xác định sự mạnh mẽ của lý thuyết này trong việc dự đoán ý định của người dùng tiếp tục sử dụng ứng dụng xem phim trực tuyến trả phí Susanno và cộng sự (2019) đã cho thấy xem nội dung với sự say sưa là yếu tố quyết định quan trọng đối với ý định sử dụng ở người dùng Đông Nam Á
2.2 Các khái niệm nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
2.2.1 Khả năng điều hướng thuận tiện (Convenient Navigability)
Khả năng điều hướng thuận tiện, một yếu tố quan trọng, đề cập đến khả năng tiếp cận và phù hợp của việc xem nội dung trực tuyến trên các nền tảng OTT mọi lúc mọi nơi (Sahu và cộng sự, 2021) Nó bao gồm việc tiếp cận nội dung trên các thiết bị thông minh như điện thoại di động và máy tính bảng cùng với khả năng lưu, tải xuống và xem nội dung sau này (Kim và cộng sự, 2017b; Tefertiller, 2018) Khả năng điều hướng thể hiện khả năng của công nghệ OTT cho phép người dùng dễ dàng duyệt và lựa chọn nội dung theo ý muốn của họ (Sundar và Limperos, 2013) Sundar và Limperos (2013) cũng cho rằng khả năng điều hướng vượt trội tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng tương tác với phương tiện Khi một phương tiện hoặc thiết bị trở nên nhạy hơn
và thân thiện với người dùng, tỷ lệ chấp nhận của nó tăng lên (Lin, 2003) Ngày nay, hầu hết các nền tảng OTT đều cho phép người dùng dễ dàng lựa chọn nội dung yêu thích của họ với ít công sức (Chen, 2019)
Hơn nữa, các nền tảng OTT cung cấp khả năng điều hướng thuận tiện, cho phép người xem
dễ dàng tìm kiếm ứng dụng, lựa chọn nội dung yêu thích, tải xuống, lưu trữ và xem chúng vào thời điểm thuận lợi mọi lúc, mọi nơi Ghalawat và cộng sự (2021) đã phát hiện rằng sự tiện lợi và giao diện người dùng là những yếu tố quan trọng thúc đẩy ảnh hưởng đến người tiêu dùng trong việc đăng ký nền tảng OTT Kim và Kim (2020) đã xác định rằng sự tiện lợi và tính năng tương tác đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy người dùng mua sắm và duy trì đăng ký trên các nền tảng OTT
Với các nền tảng xem phim trực tuyến trả phí ngày nay, khả năng điều hướng thuận tiện là một yếu tố không thể bỏ qua trong việc dự đoán cảm nhận hữu ích và cảm nhận dễ sử dụng của người dùng Do đó, chúng tôi đề xuất các giả thuyết sau đây:
H1a: Khả năng điều hướng thuận tiện có ảnh hưởng tích cực đến cảm nhận hữu ích H1b: Khả năng điều hướng thuận tiện có ảnh hưởng tích cực đến cảm nhận dễ sử dụng
2.2.2 Xem say sưa (Binge – Watching)
Theo Lin và cộng sự (2012), sự phong phú về nội dung, tức là sự đa dạng của nội dung được cung cấp bởi phương tiện truyền thông, sẽ ảnh hưởng đến mong muốn của người sử dụng phương tiện truyền thông Sự đa dạng nội dung truyền thông sẽ ảnh hưởng tích cực đến tính hữu ích được cảm nhận (Park và cộng sự, 2016)
Sundar và Limperos (2013) đã chỉ ra, các phương tiện truyền thông mới nổi đã thay đổi hành
Trang 13vi của khán giả Xem say sưa diễn tả việc xem nội dung truyền hình trong một thời gian dài, thường
là trong cùng một lượt xem (Shim và Kim, 2018) Khi các nền tảng OTT thay đổi thành ứng dụng,
họ bắt đầu cung cấp sự tiện lợi khi xem các chương trình yêu thích mọi lúc, mọi nơi, sử dụng điện thoại thông minh và máy tính bảng
Nghiên cứu của Ganjoo (2016) cho rằng người xem các chương trình thường ít khi tiếp tục xem nếu các chương trình bị gián đoạn Xem say sưa là một xu hướng ngày càng tăng của người tiêu dùng Xem say sưa đã là cách thức phổ biến để tiêu thụ nội dung truyền thông cho nhiều người trên toàn thế giới Quyền truy cập và tính dễ sử dụng của nội dung vượt trội đã tạo ra một nhóm người tiêu dùng có chuyên môn, những người hiện có thể say sưa xem các chương trình yêu thích của họ, với phần lớn là thế hệ millennials (Jenner, 2016; Shelton và cộng sự, 2016; Sobral, 2019; Yoo và cộng sự, 2021) Do đó, giả thuyết của chúng tôi là:
H2a: Xem say sưa có ảnh hưởng tích cực đến cảm nhận hữu ích
H2b: Xem say sưa có ảnh hưởng tích cực đến cảm nhận dễ sử dụng
2.2.3 Cảm nhận hữu ích (Perceived Usefulness)
Áp dụng với nền tảng OTT trong các ứng dụng tin nhắn và mạng xã hội tại Việt Nam, nghiên cứu của Tran và cộng sự (2020) điều tra được rằng nhận thức về mức độ hữu ích được nhận thức ảnh hưởng tới sự hài lòng và thói quen từ đó tác động tới ý định tiếp tục sử dụng Trên các nền tảng xem phim trực tuyến có trả phí, mức độ hữu ích được nhận thức của ứng dụng có thể được xem xét đến ở khía cạnh, người dùng có thể dùng để cập nhật thông tin về các thể loại phim ảnh
mà họ muốn thưởng thức, tùy theo sở thích của mình Nếu người dùng không tìm thấy bất kỳ sự hữu ích nào trong công nghệ mới, họ sẽ không hưởng ứng công nghệ đó và do đó hiểu được các nền tảng truyền thông OTT hữu ích như thế nào đối với người dùng so với các hình thức giao tiếp ruyền thống là bắt buộc khi nghiên cứu thái độ của họ (Bhullar và Chaudhary, 2020)
Tính hữu ích được nhận thức là mức độ tin cậy trong việc sử dụng một chủ đề cụ thể có thể mang lại lợi ích cho những người sử dụng nó trong các dịch vụ (Zhang cộng sự, 2014; Zuniarti và cộng sự, 2021) Mỗi ứng dụng truyền thông xã hội cung cấp một dịch vụ chính cụ thể và cung cấp các công cụ và ứng dụng khác nhau để tăng thêm giá trị thiết thực cho khán giả của mình Yousaf
và cộng sự (2021); Harini và cộng sự (2022); Chen và cộng sự (2023); Xu và cộng sự (2023) đã tìm thấy mối liên hệ giữa cảm nhận hữu ích và ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng xem phim trực tuyến trả phí Vì vậy giả thuyết đặt ra là:
H3: Cảm nhận hữu ích có ảnh hưởng tích cực đến ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng xem phim trực tuyến trả phí
2.2.4 Cảm nhận dễ sử dụng (Perceived Ease of Use)
Sự tiện lợi hay tính dễ sử dụng đã được xác định là một trong những động lực quan trọng nhất đằng sau đam mê của người dùng đối với truyền hình trực tuyến Các nghiên cứu gần đây trên các nền tảng OTT, chẳng hạn như của Gupta và Singharia (2021) và Nagaraj và cộng sự (2021), đã chỉ ra rằng sự tiện lợi dự đoán tích cực ý định đăng ký của người dùng trên các nền tảng OTT Yếu tố tiện lợi giải thích cho việc dễ dàng truy cập nội dung over-the-top, bằng cách giảm
số bước từ đăng ký đến sử dụng thực tế
Cảm nhận dễ sử dụng là một mức độ niềm tin của một người rằng một hệ thống có thể dễ dàng hiểu Cường độ sử dụng, tương tác giữa người dùng và hệ thống có thể mang lại sự dễ sử dụng (Zuniarti và cộng sự, 2021) Yousaf và cộng sự (2021); Chen và cộng sự (2023); Xu và cộng
sự (2023) đã tìm thấy mối liên hệ giữa cảm nhận dễ sử dụng và ý định sử dụng ứng dụng xem phim trực tuyến trả phí Nghiên cứu của Harini và cộng sự (2022) cho thấy yếu tố này tác động tích cực đến ý định sử dụng ứng dụng xem phim trực tuyến Do đó, giả thuyết được đặt ra là:
Trang 14H4: Cảm nhận dễ sử dụng có ảnh hưởng tích cực đến ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng xem
phim trực tuyến trả phí
2.2.5 Cảm nhận phí sử dụng (Perceived Fee)
Với sự gia tăng của các dịch vụ vượt trội, người tiêu dùng có nhiều mức giá để quyết định Một số dịch vụ phát trực tuyến là miễn phí, trong khi những dịch vụ khác tính phí đăng ký hàng tháng Theo Bhullar và Chaudhary (2020), giá ảnh hưởng đến tỷ lệ chấp nhận và mức độ tương tác với các nền tảng này Gupta và Singharia (2021) cho rằng giá là yếu tố khiến người dùng chuyển từ dịch vụ cáp sang các nền tảng OTT
Về khái niệm cảm nhận chi phí, một sự hy sinh tiền tệ trực tiếp, một tác động tiêu cực đến
sự sẵn sàng trả tiền của người tiêu dùng được dự kiến (Lin cộng sự, 2013) Cheong và Park (2005) cũng cảnh báo về ảnh hưởng tiêu cực của giá cả đối với ý định sử dụng internet di động, cũng như Liao và Cheung (2001) trong nghiên cứu của họ về mua sắm điện tử dựa trên internet Nghiên cứu của Fernandes và Guerra (2019) cho thấy cảm nhận về phí là yếu tố dự đoán quan trọng ngăn cản
ý định sử dụng dịch vụ phát nhạc trực tuyến Do đó, chúng tôi đề xuất giả thuyết sau:
H5: Cảm nhận phí sử dụng có ảnh hưởng tiêu cực đến ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng xem
phim trực tuyến trả phí
Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất (2023)
3 PHƯƠNG PHÁP
3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện để thu thập dữ liệu cho nghiên cứu từ tháng 3/2023 đến tháng 4/2023 Chúng tôi đã thiết kế và hoàn thiện bảng khảo sát trực tuyến cũng như tiến hành phỏng vấn trực tiếp tại nhiều địa điểm khác nhau như văn phòng, rạp chiếu phim và các hội nhóm yêu thích xem phim Để kích thích sự tham gia, chúng tôi đã chia sẻ liên kết khảo sát qua các mạng xã hội như Zalo và Facebook Đồng thời, để động viên những người tham gia dành thời gian trả lời, chúng tôi đã tặng thẻ xem phim trực tuyến Galaxy Play có hiệu lực trong 3 tháng sau khi họ hoàn thành bảng khảo sát
Kích thước mẫu đã được dự kiến theo công thức của Hock và Ringle (2010), n=5*m, với
“n” là kích thước mẫu tối thiểu và “m” là tổng số biến quan sát Trong trường hợp này, m nên lớn
Trang 15hơn 5 lần số biến quan sát, dẫn đến một kích thước mẫu khảo sát dự kiến phải lớn hơn 80 Sau quá trình thu thập dữ liệu, chúng tôi thu được tổng cộng 204 phản hồi, trong đó có 160 phản hồi hợp
lệ và 44 phản hồi được loại bỏ do không phù hợp
3.2 Phương pháp xử lý số liệu
Trong việc xử lý số liệu, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phần mềm SmartPLS và mô hình tuyến tính PLS-SEM Để đảm bảo chất lượng của các biến quan sát trong mô hình đo lường, các tác giả đã kiểm tra giá trị outer loadings, độ tin cậy của thang đo, tính hội tụ và tính phân biệt Đánh giá mức độ tác động của các biến được thực hiện thông qua mô hình cấu trúc, trong đó mối quan hệ tác động, hệ số đường dẫn, hệ số tổng thể xác định R2, và hệ số tác động f2 được xác định Các thang đo CN, BW, CI đã được tham khảo từ Menon (2022), thang đo PU từ Davis (1989), và thang đo PEU từ Cha (2013) Thang đo PF đã tham khảo từ Auditya và Hidayat (2021)
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Về giới tính thống kê cho thấy, nam chiếm 46,9%, nữ chiếm 53,1% Về độ tuổi từ 16 đến 26 chiếm 37,5% Từ 27 đến 40 tuổi chiếm 62,5% Thu nhập từ 10 triệu đến 20 triệu chiếm 45%
4.2 Kết quả kiểm định mô hình đo lường
Chất lượng các biến quan sát nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng xem phim trực tuyến tại thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá qua hệ số outer loadings cho thấy các biến đều đạt từ 0,704 đến 0,936 >0,7 thể hiện ý nghĩa thống kê của các biến quan sát (Hình 2) Kết quả đánh giá độ tin cậy (Cronbach’s alpha) và độ tin cậy tổng hợp (Composite Reliability) của các thang đo đều lớn hơn 0,7 thoả mãn điều kiện để tiến hành các bước phân tích tiếp theo (Hair và cộng sự, 2022) Theo kết quả phân tích số liệu ở Bảng 1, chỉ số phương sai trích trung bình AVE của các nhân tố đều >0,5 cho thấy mô hình thỏa mãn các điều kiện về hội tụ (Hock
và Ringle, 2010) Theo Henseler và cộng sự (2015) nếu giá trị tính phân biệt (Discriminant Validity) giữa các nhân tố ảnh hưởng (chỉ số HTMT) dưới 0,85 sẽ được đảm bảo yêu cầu Kết quả kiểm định cho thấy tất cả nhân tố đều có HTMT<0,85 (xem Bảng 1)
Bảng 1: Kết quả đánh giá mô hình đo lường
Trang 164.3 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH CẤU TRÚC
Chỉ số VIF của tất cả các biến trong mô hình đều nhỏ hơn 5,0 thậm chí đều nhỏ hơn 2,0 cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình (Hair và cộng sự, 2022) Giá trị hàm f2 thể hiện mức độ ảnh hưởng của nhân tố đến các biến nội sinh Các giá trị f2 ứng với 0,02, 0,15, và 0,35 tương ứng với các trị tác động nhỏ, trung bình và lớn của biến ngoại sinh (Cohen, 1988) Trong mô hình này, ta thấy tất cả giá trị f2 đều lớn hơn 0,02, đặc biệt là ảnh hưởng của BW đến PEU và BW đến PU có f2 lần lượt là 0,184 và 0,276 đều lớn hơn 0,15 thể hiện tác động trung bình
Hệ số xác định R2 của CI là 0,237 theo Hair và cộng sự (2022) là phù hợp trong dự đoán ý định hành vi Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy còn nhiều yếu tố khác có thể giải thích thêm cho yếu
tố này R2 của PEU và PU lần lượt là 0,328 và 0,436 cho thấy hai yếu tố này được giải thích cao bởi hai biến CN và BW (Bảng 2)
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra (2023)
Kết quả của phân tích Bootstrap để đánh giá các mối quan hệ tác động (Bảng 3) Theo đó, tất cả các nhân tố đều có giá trị p-values <0,05, điều này phản ánh các nhân tố này đủ ý nghĩa thống kê để thể hiện mối quan hệ ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng xem phim trực tuyến trả phí Các giả thuyết H1a, H1b, H2a, H2b, H3, H4, H5 được ủng hộ bởi thống kê
Bảng 3: Kiểm định giả thuyết
H1a CN → PU 0,304*** 0,081 3,726 0,000 Ủng hộ H1b CN → PEU 0,253* 0,105 2,413 0,016 Ủng hộ H2a BW → PU 0,457*** 0,098 4,641 0,000 Ủng hộ H2b BW → PEU 0,408*** 0,106 3,850 0,000 Ủng hộ H3 PU → CI 0,308*** 0,080 3,699 0,000 Ủng hộ H4 PEU → CI 0,244** 0,085 2,964 0,003 Ủng hộ
Ghi chú: * p<0,05, ** p<0,01, *** p<0,001
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra (2023)
Trang 17Hình 2: Mô hình kiểm định
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra (2023)
Để đánh giá khả năng dự đoán của mô hình chúng tôi sử dụng chỉ số Stone-Geisser (Q2) Với điều kiện nếu Q2>0 có nghĩa là mô hình có khả năng dự đoán liên quan Thêm nữa nếu Q2>0, 0,25 và 0,5 được xem là mô hình có khả năng dự đoán yếu, trung bình và mạnh Theo kết quả bảng
4 cho thấy cảm nhận hữu ích được dự đoán mạnh (0,285) còn lại cảm nhận dễ sử dụng và ý định tiếp tục sử dụng OTT khả năng dự đoán yếu
Bảng 4: Khả năng dự đoán liên quan của mô hình
Biến nội sinh SSO SSE Q² (=1-SSE/SSO)
PEU 480 391,85 0,184
PU 480 343,39 0,285
CI 480 407,892 0,150
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra (2023)
5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Cả 2 yếu tố cảm nhận hữu ích (PU) và cảm nhận dễ sử dụng (PEU) đều tác động tích cực tới
ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng xem phim trả phí tại Tp Hồ Chí Minh (CI) trong đó Cảm nhận hữu ích (PU) có tác động lớn hơn với hệ số tác động chuẩn hóa là β=0,308; p<0,001 Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Cha (2013); Katherine Chen (2019) và Camilleri & Falzon (2021) Cảm nhận phí sử dụng (PF) có ảnh hưởng tiêu cực tới ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng xem phim trả phí Như kết quả kiểm định ở bảng 3 Khả năng điều hướng thuận tiện (CN) và Xem say sưa (BW) đều có tác động tích cực tới PU và PEU nhưng số liệu cho thấy CN và BW tác động mạnh hơn tới PU với chỉ số tác động lần lượt là β=0,304; p<0,001 và β=0,457; p<0,001 Kết quả này được ủng hộ bởi nghiên cứu của Nagaraj và cộng sự (2021) và Sundar & Limperos (2013) Do đó, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp về yếu tố Xem say sưa (BW) và Khả năng điều hướng thuận tiện (CN) để thúc đẩy Cảm nhận hữu ích (PU) và từ đó gia tăng ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng
Trang 18xem phim trực tuyến (CI) như sau
Thứ nhất, yếu tố Xem say sưa (BW) là yếu tố có tác động mạnh nhất tới Cảm nhận hữu ích với hệ số tác động chuẩn hóa là β=0,457; p<0,001 Nhóm tác giả đề xuất các doanh nghiệp đang cung cấp ứng dụng xem phim trực tuyến trả phí nên tập trung khai thác nội dung để mang lại trải nghiệm xem say sưa cho người dùng bằng các bộ phim hài vui vẻ hoặc những bộ phim có nhiều tình tiết bất ngờ.Tiếp theo là nâng cao trải nghiệm mà người xem phim trên truyền hình truyền thống không có được, đó là việc xem phim linh hoạt, được chủ động chọn phim theo sở thích và được xem những bộ phim được đầu tư về hình ảnh, công nghệ cùng âm thanh sống động Việc đầu
tư vào nội dung độc quyền có ý nghĩa vô cùng quan trọng, để cạnh tranh được với các nền tảng từ doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp nội địa cần tập trung vào những nội dung mang những nét đặc trưng của văn hóa quốc gia hoặc sản xuất những nội dung phim gốc (Original Series) mang tính chất thời sự để thu hút được sự quan tâm của khán giả
Thứ hai, yếu tố Khả năng điều hướng thuận tiện (CN), ngoài việc góp phần tác động đến yếu tố Cảm nhận dễ sử dụng (PEU) như được các tính năng: tạm dừng, tua lại, xem lại; Điều hướng
và lọc nội dung; Tốc độ xem phim tùy chỉnh Thì để gia tăng yếu tố tác động tới Cảm nhận hữu ích (PU), doanh nghiệp nên tập trung vào cải thiện ở chức năng xem ở chế độ cá nhân Để làm được điều này, ngoài việc được phép tạo hồ sơ xem cho từng cá nhân, doanh nghiệp cung cấp ứng dụng có thể tạo mật khẩu cho từng hồ sơ xem cá nhân để đảm bảo quyền riêng tư của mỗi người Thứ ba, nâng cao tính Cảm nhận hữu ích là nâng cao trải nghiệm cá nhân cho người dùng (User), doanh nghiệp cần quan tâm đến thuật toán đề xuất phim, gợi ý nội dung xem phù hợp cho từng cá nhân giúp người xem tiết kiệm thời gian tìm kiếm Điều này đã được Netflix áp dụng từ năm 2009 theo tài liệu công bố của Gomez-Uribe và Hunt (2015) Theo đó người phụ trách thiết
kế sản phẩm (Product Owner) đủ am hiểu về giao diện người dùng (UI - User Interface) và trải nghiệm người dùng (UX - User Experience) để có khả năng thiết kế ứng dụng có thao tác thông minh và thuận tiện nhất chẳng hạn như: bộ phim được xem nhiều nhất, phim xu hướng đang được quan tâm, những bộ phim có nội dung tương tự…
Cuối cùng, cảm nhận về phí sử dụng có tác động tiêu cực đến ý định tiếp tục sử dụng dịch
vụ xem phim trực tuyến có trả phí có hệ số tác động β=˗0,178; p<0,05 Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu của Fernandes và Guerra (2019) Đồng ý rằng việc trả một khoản phí để được trải nghiệm tốt hơn (ví dụ như xem phim tùy chọn và không bị quảng cáo…) là điều hiển nhiên nhưng nếu mức phí không phù hợp có thể ảnh hưởng đến ý định tiếp tục của người dùng Do đó, các nhà quản lý, đặc biệt ở doanh nghiệp nội địa cần quan tâm đến yếu tố này bằng cách cải thiện chất lượng dịch vụ (cải thiện điều hướng thuận tiện, tăng chất lượng nội dung…) và có chính sách về giá phù hợp để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài
6 KẾT LUẬN VÀ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đã đóng góp vào lý thuyết khám phá mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng xem phim trực tuyến của người dùng tại thành phố Hồ Chí Minh Bằng các điều tra thực nghiệm nghiên cứu đã phát hiện 3 yếu tố tác động đến ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng xem phim trực tuyến đó là khả năng điều hướng thuận tiện và xem say sưa được giải thích bởi cảm nhận hữu ích và cảm nhận dễ sử dụng Yếu tố cảm nhận phí sử dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng xem phim trực tuyến Nghiên cứu đã đề xuất các hàm ý quản lý quan trọng cho các nhà quản lý nền tảng OTT nói chung và phim trực tuyến nói riêng trong việc khai thác các dịch vụ cho người tiêu dùng
Nghiên cứu cũng không tránh khỏi một số hạn chế, đầu tiên khía cạnh lý thuyết UTG đã không khai thác hết các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng mà chỉ hướng đến yếu tố chính như đã trình bày là xem say sưa Do đó, các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng tìm hiểu thêm các tác động của các nhân tố khác Thứ hai, nghiên cứu chỉ thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh có thể
Trang 19không phản ánh hết được cho đại đa số người dùng Chúng tôi khuyến khích nghiên cứu tiếp theo nên thực hiện ở các thành phố lớn khác hoặc diện rộng hơn Thứ ba, nghiên cứu chưa đánh giá cụ thể sự ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học nhằm điều tra sâu trong mẫu Vì vậy nghiên cứu
kế tiếp cần đánh giá thêm các yếu tố này để có những chính sách thực hành cụ thể hơn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Anghelcev, G., Sar, S., Martin, J D., & Moultrie, J L (2021) Binge-watching serial video content: exploring the
subjective phenomenology of the binge-watching experience Mass Communication and Society, 24(1),
130-154
Auditya, A., & Hidayat, Z (2021) Netflix in Indonesia: Influential Factors on Customer Engagement among
Millennials' Subscribers Journal of Distribution Science, 19(1), 89-103
Bhullar, A., & Chaudhary, R (2020) Key factors influencing users’ adoption towards OTT media platform: an
empirical analysis International Journal of Advanced Science and Technology, 29(11s), 942-956
Bruun, H (2020) Re-Scheduling Television in the Digital Era London: Routledge
Camilleri, M A., & Falzon, L (2021) Understanding motivations to use online streaming services: integrating the
technology acceptance model (TAM) and the uses and gratifications theory (UGT) Spanish Journal of Marketing-ESIC, 25(2), 217-238
Cebeci, U., Ince, O., & Turkcan, H (2019) Understanding the intention to use Netflix: An extended technology
acceptance model approach International Review of Management and Marketing, 9(6), 152
Chen, C H., Chen, I F., Tsaur, R C., & Chui, L Y (2023) User behaviors analysis on OTT platform with an
integration of technology acceptance model Quality & Quantity, 1-19
Chen, Y N K (2019) Competitions between OTT TV platforms and traditional television in Taiwan: A Niche
analysis Telecommunications Policy, 43(9), 101793
Cheong, J and Park, M (2005) Mobile internet acceptance in Korea Internet Research, 15(2), 125–140
Cohen, J (1988) Statistical power analysis for the behavioral sciences, 2nd ed Hillsdale, NJ: Erlbaum
Fernandes, T., & Guerra, J (2019) Drivers and deterrents of music streaming services purchase intention
International Journal of Electronic Business, 15(1), 21-42
Ganjoo, A (2016) The Future of Content Consumption: Navigating the OTT Landscape Available at:
https://www.hcltech.com/blogs/futurecontent-consumption-navigating-ott-landscape
Gomez-Uribe, C A., & Hunt, N (2015) The netflix recommender system: Algorithms, business value, and
innovation ACM Transactions on Management Information Systems (TMIS), 6(4), 1-19
Gupta, G., & Singharia, K (2021) Consumption of OTT media streaming in COVID-19 lockdown: Insights from
Budapest International Research and Critics Institute-Journal (BIRCI-Journal), 5(4), 31590-31604
Henseler, J., Ringle, C M., & Sarstedt, M (2015) A new criterion for assessing discriminant validity in
variance-based structural equation modeling Journal of the Academy of Marketing Science, 43, 115-135
Hock, M., & Ringle, C.M (2010) Local strategic networks in the software industry: An empirical analysis of the
value continuum International Journal of Knowledge Management Studies, 4(2), 132–151
Jenner, M., (2016) Is this TVIV? On Netflix, TVIII and binge-watching New Media Society 18(2), 257–273
https://doi.org/10.1177/1461444814541523
Johnson, C (2019) Online TV London: Routledge https://doi.org/10.4324/9781315396-828
Kim, H-W., Chan, H and Gupta, S (2007) Value-based adoption of mobile internet: an empirical investigation
Decision Support Systems, 43(1), 111–126
Kim, J., Nam, C., & Ryu, M H (2017a) What do consumers prefer for music streaming services? A comparative
Trang 20study between Korea and US Telecommunications Policy, 41(4), 263-272
Kim, M S., Kim, E., Hwang, S., Kim, J., & Kim, S (2017b) Willingness to pay for over-the-top services in China
and Korea Telecommunications Policy, 41(3), 197-207
Kim, Y J., & Kim, B Y (2020) The purchase motivations and continuous use intention of online subscription
services International Journal of Management, 11(11), 197-207
Lan, N P (2021) Hiện thực hóa nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam Báo điện tử Quân Đội Nhân Dân Available at:
nam-654056
https://www.qdnd.vn/van-hoa-giao-duc/doi-song-van-hoa/hien-thuc-hoa-nen-cong-nghiep-dien-anh-viet-Liao, Z and Cheung, M (2001) Internet-based e-shopping and consumer attitudes: an empirical study Information Management, 38(5), 299–306
Lin, C A (2003) An interactive communication technology adoption model Communication Theory, 13(4),
345-365
Lin, T., Hsu, J and Chen, H (2013) Customer willingness to pay for online music: the role of free mentality Journal
of Electronic Commerce Research, 14 (4), 315–333
Nagaraj, S., Singh, S., & Yasa, V R (2021) Factors affecting consumers’ willingness to subscribe to over-the-top
(OTT) video streaming services in India Technology in Society, 65, 101534
Nanda, A P., & Banerjee, R (2020) Binge watching: An exploration of the role of technology Psychology & Marketing, 37(9), 1212-1230
Q&Me (2020) Nghiên cứu dịch vụ truyền hình trực tuyến (video streaming) tại thị trường Việt Nam Available at:
https://qandme.net/vi/baibaocao/nghien-cuu-dich-vu-truyen-hinh-truc-tuyen-tai-thi-truong-viet-nam.html Sahu, G., Gaur, L., & Singh, G (2021) Applying niche and gratification theory approach to examine the users'
indulgence towards over-the-top platforms and conventional TV Telematics and Informatics, 65, 101713 Shelton, S., McKaig, N., Mendez, C.G (2016) Television Viewership Among Millennials: An Analysis of Millennials’ Usage and Preferences of On-Demand & Broadcast Television Services Retrieved 2 May 2020 from In:
Association of Marketing Theory and Practice Proceedings 2016 Florida State University, Georgia, p.17 https://digitalcommons-.georgiasouthern.edu/amtp-proceedings_2016/7/
Shim, H., & Kim, K J (2018) An exploration of the motivations for binge-watching and the role of individual
differences Computers in Human Behavior, 82, 94-100
Sinclair, G., & Tinson, J (2017) Psychological ownership and music streaming consumption Journal of Business Research, 71, 1-9
Sobral, F A (2019) Traditional television, millennials and binge-watching-from television viewer to digital user
International E-Journal of Advances in Social Sciences, 5(14), 497-505
Steiner, E., & Xu, K (2020) Binge-watching motivates change: Uses and gratifications of streaming video viewers
challenge traditional TV research Convergence, 26(1), 82-101
Sundar, S S., and Limperos, A M (2013) Uses and grats 2.0: New gratifications for new media Journal of Broadcasting & Electronic Media 57(4), 504–525
Sundet, V.S (2021) Television Drama in the Age of Streaming Transnational Strategies and Digital Production Cultures at the NRK London: Palgrave Pivot https://doi.org/10.-1007/978-3-030-66418-3
Susanno, Phedra & Murwani (2019) The determinant factors of the intention to spend more time binge-watching for
Netflix Subscriber in Jakarta Journal of Research in Marketing, 10(3), 807-812
Taylor, C R (2019) Over the top, connected, programmatic and addressable television! What does it all mean?
Definitions and a call for research International Journal of Advertising, 38(3), 343-344
Tefertiller, A (2018) Media substitution in cable cord-cutting: The adoption of web-streaming television Journal of Broadcasting & Electronic Media, 62(3), 390-407
Tefertiller, A (2020) Cable chord-cutting and streaming adoption: Advertising avoidance and technology acceptance
in television innovation Telematics and Informatics, 51, 101416
Tran, T T Q., Tran, Q T., & Le, H S (2020) An empirical study on continuance using intention of OTT apps with
Trang 21young generation In Advanced Multimedia and Ubiquitous Engineering: MUE/FutureTech 2019 13
(219-229) Springer Singapore
Wagner, T M., Benlian, A., & Hess, T (2014) Converting freemium customers from free to premium—the role of
the perceived premium fits in the case of music as a service Electronic Markets, 24, 259-268
Wang, C L., Zhang, Y., Ye, L R., & Nguyen, D D (2005) Subscription to fee-based online services: What makes
consumers pay for online content? Journal of electronic commerce research, 6(4), 304
WSJ (2019) The great streaming battle is here No one is safe Available at:
www.wsj.com/articles/thegreat-streaming-battle-is-here-no-one-is-safe-11573272000
Xu, M., Li, B., Scott, O K., & Wang, J J (2023) New platform and new excitement? Exploring young, educated
sport customers' perceptions of watching live sports on OTT services International Journal of Sports Marketing and Sponsorship, 24(4), 682-699
Yoo, J., Lee, J., & Lee, D (2021) A verification of motivations for over-the-top binge and short viewing of
audio-visual content New Review of Hypermedia and Multimedia, 26(3-4), 93-122
Yousaf, A., Mishra, A., Taheri, B., & Kesgin, M (2021) A cross-country analysis of the determinants of customer
recommendation intentions for over-the-top (OTT) platforms Information & Management, 58(8), 103543 Zhang, L., Nyheim, P., and Mattila, A.S (2014) The effect of power and gender on technological acceptance Journal
of Hospitality and Tourism Technology, 5(3), 299-314
Zuniarti, I., Yuniasih, I., Martana, I.K., Setyaningsih, E.D., Susilowati, I.H., Pramularso, E.Y., & Astuti, D (2021)
The effect of the presence of e-commerce on consumer purchasing decisions International Journal of Data and Network Science, 5(3), 479-484
Trang 22QUẢN LÝ TIÊU DÙNG QUÁ MỨC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
Nguyễn Thị Anh Thúy, Trần Nguyễn Hải Nam, Trần Hà My,
Dương Phạm Oanh Nhi, Nguyễn Nhật Nam
và áp lực cạnh tranh dữ dội Những điều đó sẽ gây lãng phí tài nguyên và giảm hiệu suất kinh doanh Bài nghiên cứu sẽ tập trung vào việc hiểu các nhân tố gây ra tiêu dùng quá mức trong bối cảnh chuyển đổi số và đề xuất các giải pháp quản lý Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng xem xét tác động của quản lý tiêu dùng bền vững đối với doanh nghiệp và môi trường
Từ khóa: quản lý tiêu dùng, chuyển đổi số, tiêu dùng quá mức
Chuyển đổi số đã tạo ra một thế giới kết nối và tương tác qua Internet, mang lại tiện ích và
cơ hội không giới hạn cho việc mua sắm và tiêu dùng Khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận vào hàng ngàn các dịch vụ và sản phẩm khắp nơi trên toàn cầu, mà không còn bị ràng buộc bởi giới hạn địa lý Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra một loạt thách thức thú vị liên quan đến các doanh nghiệp quản lý tiêu dùng quá mức trong thời đại số hóa này
Trong quản lý tiêu dùng quá mức, một trong những khía cạnh quan trọng là việc hiểu rõ hơn
về nguyên nhân và hệ quả của hiện tượng này Áp lực xã hội, quảng cáo trực tuyến, và dễ dàng tiếp cận qua các ứng dụng di động đã tạo ra môi trường mua sắm trực tuyến đầy thú vị, nhưng cũng nguy cơ khiến cho người tiêu dùng tiêu quá mức và không kiểm soát Sự nghiên cứu sâu về cách mà các yếu tố này ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng có thể giúp chúng
ta phát triển các chiến lược quản lý tiêu dùng quá mức hiệu quả hơn
Tuy nhiên, quản lý tiêu dùng quá mức trong môi trường số hóa không chỉ nhằm tối ưu hóa lợi nhuận, mà còn đến việc đảm bảo sự bền vững và trách nhiệm xã hội Việc sử dụng quá nhiều tài nguyên tự nhiên trong sản xuất và tiêu dùng có thể gây tác động tiêu cực đến môi trường và
Trang 23biến đổi khí hậu Do đó, chúng ta cũng cần xem xét cách doanh nghiệp có thể giảm tác động tiêu cực này thông qua quản lý tiêu dùng quá mức bền vững
Bài nghiên cứu này sẽ khám phá những phát hiện quan trọng liên quan đến quản lý tiêu dùng quá mức trong bối cảnh số hóa, với mục tiêu đưa ra các khuyến nghị và chiến lược để giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quá trình này và đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai Chúng tôi sẽ xem xét các ví dụ thực tế, phân tích dữ liệu, và thảo luận về những thách thức và cơ hội trong việc quản lý tiêu dùng quá mức trong thời đại số hóa đầy thách thức này
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để nghiên cứu và phân tích về việc quản lý tiêu dùng quá mức của doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số của các doanh nghiệp hiện nay Để thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi đã thu thập và nghiên cứu các tài liệu, bài báo, văn bản, và báo cáo liên quan đến chủ đề này
Chúng tôi cũng đã thu thập những số liệu thực tế về tình hình các doanh nghiệp, công ty và tập đoàn lớn trong bối cảnh hiện nay để sử dụng trong nghiên cứu Sau đó rút ra được những thực trạng và đưa ra khuyến nghị để giải quyết vấn đề quản lý tiêu dùng quá mức tại các doanh nghiệp
trong bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam hiện nay
3 TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
3.1 Lý luận chung về tiêu dùng quá mức và quản lý tiêu dùng quá mức
3.1.1 Tiêu dùng quá mức
3.1.1.1 Khái niệm
Tiêu dùng quá mức (Overconsumption) hay tiêu thụ quá mức là tình trạng mà người tiêu dùng chi tiền hoặc tiêu thụ tài nguyên nhiều hơn mức hợp lý và cần thiết Việc tiêu dùng xuất phát từ việc mua và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ mà không cần suy nghĩ, cân nhắc Tiêu dùng quá mức có thể bao gồm việc mua những hàng hóa không cần thiết, tiêu tiền vào sản phẩm hoặc những dịch vụ không thực sự đem lại giá trị nhiều hoặc sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo cách không bền vững Tiêu dùng quá mức có ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội và con người, đặc biệt là sau khủng hoảng đại dịch toàn cầu Covid 19 Ở mặt cá nhân họ có thể gặp vấn đề về tài chính khi họ tiêu xài quá mức và chịu áp lực từ nợ cá nhân khi không gặp khó khăn hoặc không thể tạo ra nguồn tài chính cá nhân Bên cạnh đó, sự phân chia giàu nghèo càng trở nên rõ rệt hơn sau cuộc khủng hoảng Covid 19, dẫn đến sự chi tiêu, sử dụng tài chính không đồng đều Đây là nguyên nhân khiến cho các công ty, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc định vị khách hàng và gặp khó khăn khi đưa
ra sản phẩm, dịch vụ với mức giá phù hợp với người tiêu dùng Cấu trúc xã hội cũng có thể bị áp lực từ việc tiêu dùng quá mức kèm theo hàng loạt hậu quả như tài nguyên bị lãng phí, tác động xấu đến môi trường sống, cuộc sống cá nhân và gâyB mất cân bằng trong việc phân phối tài nguyên
Ngoài ra việc tiêu thụ quá mức cũng làm ảnh hưởng đến toàn cầu như hiện tượng biến đổi khí hậu, giảm sự đa dạng sinh học do sự hao mòn tài nguyên thiên nhiên hoặc ô nhiễm môi trường
do các quá trình sản xuất và tiêu thụ quá mức Chính vì những nguyên do tiêu cực đó nên việc quản lý, kiểm soát và giảm thiểu tiêu thụ quá mức là một điều cần thiết, quan trọng trong quá trình
nỗ lực bảo vệ môi trường và đảm bảo tương lai bền vững
3.1.1.2 Phân loại
Hiện nay trong bối cảnh chuyển đổi số, việc tiêu dùng quá mức được chia thành nhiều khía cạnh cụ thể khác nhau để có một cái nhìn toàn diện, đầy đủ hơn về vấn đề quản lý tiêu dùng quá mức tại các doanh nghiệp sau đó sẽ giúp tìm ra được các cách quản lý cũng như giải pháp phù hợp
Trang 24Tài chính: Tiêu dùng dựa trên khả năng tài chính, thu nhập xuất phát từ việc khách hàng khi
sử dụng dịch vụ hoặc thực hiện các hoạt động mua sắm vượt quá khả năng kinh tế, mức sống của
họ Bao gồm những việc xài thẻ tín dụng quá mức, nợ cá nhân, mua sắm không suy nghĩ, cân nhắc
Môi trường số hóa, thương mại điện tử: Thời đại 4.0 ngày càng phát triển với các trang
thiết bị công nghệ hiện đại, các kênh trực tuyến ngày càng nhiều, phong phú và đa dạng Từ đó làm cho việc chi tiêu, mua sắm trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, từ đó cũng khiến cho tiêu dùng quá mức thông qua các kênh trực tuyến và ứng dụng di động tăng vọt Bao gồm những việc tiêu tiền dựa trên các tác động của các trang web xã hội, đánh giá trực tuyến và dựa trên thông báo thông minh từ trí tuệ nhân tạo
Dữ liệu và trí tuệ nhân tạo: Dựa theo dữ liệu và trí tuệ nhân tạo doanh nghiệp đã sử dụng
với mục đích để thúc đẩy sự tiêu dùng thông qua cá nhân hóa dịch vụ và sản phẩm Bao gồm những việc cung cấp các thông tin cá nhân, gợi ý quảng cáo mua sắm dựa trên các dữ liệu và tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng
Xã hội và văn hóa: Từ những áp lực xã hội đã thúc đẩy người tiêu dùng chi tiền quá mức để
có thể thích nghi phù hợp, theo kịp với xu hướng và kỳ vọng từ xã hội Các yếu tố tạo nên sự áp lực tiêu dùng như quảng cáo xã hội, áp lực từ mạng xã hội đã áp đặt lên tâm lý người tiêu dùng khiến cho mức sẵn lòng mua của họ tăng cao dẫn đến sự lãng phí không đáng có
Thời gian: Xét về khía cạnh thời gian, người tiêu dùng và doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng
tiêu cực nếu không có định hướng rõ ràng cho các hành động của mình Ví dụ người tiêu dùng có thể tiêu dùng quá mức trong các ngày hội săn sale, ngày mua sắm “Black Friday”, đây là chiêu trò
mà doanh nghiệp đưa ra để thu hút khách hàng Ngược lại nếu doanh nghiệp nào không có tư duy
xã hội, hoặc tài chính cá nhân của người tiêu dùng
Quản lý tiêu dùng quá mức gồm việc vận dụng những chiến lược và công cụ để hiểu và đoán trước hành vi mua sắm của khách hàng, tối ưu hóa trải nghiệm tiêu dùng, và cung cấp giải pháp tùy chỉnh dựa trên nhu cầu cá nhân Nó cũng liên quan đến việc sử dụng dữ liệu và công nghệ, bao gồm trí tuệ nhân tạo và nghiên cứu, phân tích dữ liệu, để nắm vững hơn thông tin về khách hàng
và tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp
Bên cạnh đó, vấn đề về tài nguyên, môi trường ngày càng được chú trọng Doanh nghiệp có thể dựa vào yếu tố này để đưa ra các chiến dịch tiếp thị, quảng cáo và chính sách ưu đãi với những khách hàng có lựa chọn tiêu dùng xanh, các sản phẩm dịch vụ organic Doanh nghiệp có thể định hướng sản xuất các sản phẩm, dịch vụ organic để thu hút khách hàng về vấn đề nhân văn này, đồng thời tiết kiệm chi phí, tiết kiệm tài nguyên môi trường Bên cạnh đó sẽ nâng cao, tăng cường thúc đẩy trách nhiệm của mọi người đối với môi trường và xã hội
3.1.2.2 Đặc trưng
Quản lý tiêu dùng quá mức là một vấn đề phổ biến trong xã hội hiện đại và có nhiều đặc trưng đáng chú ý Người tiêu dùng thường sẽ tiêu tiền nhiều hơn họ kiếm được, dẫn đến việc sử dụng các nguồn tài chính khác như thẻ tín dụng hoặc khoản vay để duy trì lối sống không cân đối
Trang 25Điều này thường gây ra tích lũy nợ không kiểm soát, làm gia tăng căng thẳng tài chính và gây ra
lo lắng về tương lai
Ngoài ra, tiêu dùng quá mức thường đi kèm với việc mua sắm không kiểm soát và không có
kế hoạch Người tiêu dùng có thể mua những thứ không cần thiết hoặc hoàn toàn ngoài khả năng tài chính của họ Từ đó không những gây ảnh hưởng đến tài chính cá nhân mà còn tạo ra tác động tiêu cực đến môi trường thông qua sự gia tăng của sản xuất hàng hóa và lãng phí tài nguyên Khi người mua hàng chi tiêu quá mức, họ có thể giảm đầu tư vào các sản phẩm hoặc dịch
vụ của doanh nghiệp Điều này có thể dẫn đến sự giảm doanh số, doanh thu, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Để giảm tác động tiêu cực của tiêu dùng quá mức, doanh nghiệp có thể tìm cách gia tăng các giá trị sản phẩm và dịch vụ, tạo ra các chiến dịch tiếp thị hiệu quả và duy trì mối quan
hệ tốt với khách hàng
3.1.2.3 Sự cần thiết quản lý tiêu dùng quá mức đối với doanh nghiệp
Quản lý tiêu dùng quá mức không chỉ quan trọng cho cá nhân mà còn đối với doanh nghiệp Một doanh nghiệp cần tạo và duy trì một chiến lược tài chính hợp lý để đảm bảo rằng các nguồn lực và tiền bạc được sử dụng một cách hiệu quả Việc quản lý tiêu dùng quá mức trong môi trường doanh nghiệp có thể mang lại nhiều lợi ích quan trọng
Trước hết, quản lý tiêu dùng quá mức giúp doanh nghiệp tránh rủi ro tài chính Việc duy trì một nguồn tài chính ổn định và kiểm soát chi phí giúp tránh được tình trạng nợ nần không kiểm soát và thiếu tiền mặt
Tiếp theo đó, quản lý tiêu dùng quá mức cũng giúp doanh nghiệp tập trung vào các ưu tiên chi tiêu quan trọng nhất Điều này có thể bao gồm đầu tư vào tìm tòi, học hỏi và phát triển, nghiên cứu sản phẩm, mở rộng kênh tiếp thị, hoặc cải thiện hệ thống hạ tầng
Hơn nữa, quản lý tiêu dùng quá mức có thể giúp doanh nghiệp tạo ra một hình ảnh đáng tin cậy và ổn định trong mắt khách hàng và nhà đầu tư Khả năng quản lý tài chính một cách có trách nhiệm thể hiện sự chuyên nghiệp và tạo niềm tin về bền vững trong dài hạn
Tổng kết lại, quản lý tiêu dùng quá mức không chỉ đảm bảo sự ổn định tài chính mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và thành công của một doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh cạnh tranh
3.2 Thực trạng quản lý tiêu dùng quá mức tại các doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi
số tại Việt Nam hiện nay
Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ và tăng trưởng diễn ra nhanh chóng Trong mọi lĩnh vực, các nhà đầu tư, quản trị luôn tìm cách thúc đẩy dự án, doanh nghiệp của mình có thể phát triển và vững mạnh hơn trên thị trường Tuy nhiên, điều này lại ảnh hưởng tiêu cực đến một số bộ phận quản trị của doanh nghiệp, họ luôn chạy theo xu hướng, lợi nhuận cao mà quên đi sự kiên nhẫn và xem xét cẩn trọng trong từng dự án Dẫn đến tiêu xài nguồn vốn không hiệu quả, sử dụng tài nguyên quá mức, dẫn đến hệ lụy “tiêu dùng quá mức” Chính vì thế hiện tượng “quản lý tiêu dùng quá mức” đã trở thành một vấn đề khá phổ biến và cần được giải quyết ngay
Bên cạnh đó, trong bối cảnh 4.0 các doanh nghiệp cần nhận thức được sự thay đổi nhanh chóng của Công nghệ và áp dụng các kỹ thuật tiên tiến đó và doanh nghiệp, dự án của mình Đáng tiếc rằng, một số doanh nghiệp đã hiểu sai định nghĩa của chuyển đổi số và không tự tin đầu tư vào chiến lược này Theo một khảo sát của Deloitte Việt Nam cho biết, 94% doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam cho rằng chuyển đổi số là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược của họ Nhưng trái với mục tiêu đó, họ chỉ có thể đầu tư khoảng 30% ngân sách hoạt động cho công cuộc chuyển đổi
số Chính vì thế quá trình này của các doanh nghiệp có nguy cơ thất bại lên đến 70%
Trang 26Một thực trạng đáng báo động hơn nữa là tình trạng sử dụng vốn của các doanh nghiệp ngày nay Trong bối cảnh kinh tế đang phát triển nhưng vẫn còn một số ít doanh nghiệp chưa biết cách
sử dụng vốn hiểu quả, tối ưu hóa hoạt động, chi tiêu Dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực kể cả phá sản
Ví dụ điển hình cho thực trạng này là sự sụp đổ của công ty TNHH đóng tàu và cơ khí hàng hải Sài Gòn (Sofel) - doanh nghiệp nợ hơn 2.300 tỷ đồng và tài sản còn lại chỉ khoảng 73 tỷ đồng Sofel được thành lập với vốn điều lệ chưa đầy 25 tỷ đồng, thời gian hoạt động của dự án là 39 năm Thế nhưng đến năm thứ 10 thì doanh nghiệp mất khả năng thanh toán lương, BHXH cho công nhân và không thể trả các khoản vay, tiền hàng hóa, tổ chức tín dụng của Việt Nam Theo báo Tuổi Trẻ, chủ nợ của Sofel gồm 100 doanh nghiệp Việt, trong đó khoản nợ các Ngân hàng lên đến gần 2.000 tỷ đồng Tại thời điểm 2018, theo đánh giá của nhiều chủ nợ, Sofel không có "ý thức" về khoản nợ của mình và cũng không lên kế hoạch để trả nợ
Bên cạnh đó, có thể nhìn vào chiến lược của Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới di động - có chuỗi bán lẻ thiết bị di động được thành lập 2004 và là chuỗi cửa hàng lớn nhất hiện tại Tiếp nối
sự thành công rực rỡ của đàn anh Thế giới di động thì năm 2010 Điện máy xanh và năm 2015 Bách hóa xanh cũng lần lượt ra đời với gần 2000 cửa hàng có mặt trên toàn quốc Nhưng thực trạng cho thấy, MWG đã vội vã đầu tư quá nhiều vào chuỗi cửa hàng Thế giới di động và chuỗi Bách hóa xanh Đầu tiên phải đề cập đến sự ra đời của Bách hóa xanh từ cuối năm 2015, chuỗi cửa hàng này đã nhanh chóng mở mới hàng loạt, chỉ trong vòng 4 năm ít ỏi đã có tới 1.000 cửa hàng trên khắp địa bàn Việt Nam Sau gần 7 năm hiện diện, chuỗi Bách hóa xanh đã phủ khắp cả nước với con số lên đến 2.100 cửa hàng Đây cũng là con số đứng thứ 3 trên thị trường Việt Nam khi chỉ đứng sau chuỗi Winmart và Coop Food Tuy nhiên, dùng nguồn lực tài chính mạnh để gia tăng năng lực cạnh tranh ở khía cạnh quy mô như thế này được xem là một chiến lược khá “khôn ngoan” của MWG Đáng tiếc hiệu quả của chiến lược này lại không đạt được như kỳ vọng Thêm một minh chứng rõ ràng nhất là Parkson Việt Nam đã chính thức trình đơn phá sản với lý do là hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo dài, không thể trụ vững trong các năm gần đây Sau khi gửi báo cáo cho Sở Giao dịch chứng khoán Singapore, đây là nơi cổ phiếu của Parkson Retail được niêm yết, cho biết Parkson tại thị trường Việt Nam có lịch sử hoạt động thua lỗ nhiều năm liên tiếp Thêm vào đó, hậu quả của đại dịch covid-19 đã khiến cho những khoản lỗ này ngày càng tăng mạnh mẽ Tính đến năm 2022, hoạt động của chuỗi Parkson tại thị trường Việt Nam ghi nhận một khoản lỗ khổng lồ lên đến 2,3 triệu đô la Singapore (khoảng 1,7 triệu USD)
Ngoài các thực trạng trên, một thực trạng đáng để lo ngại là doanh nghiệp có mong muốn thay đổi thị trường, liên tục cho ra đời các sản phẩm, dịch vụ mới trái ngành dẫn đến sản phẩm, dịch vụ bị mất tính cạnh tranh và sự tập trung tài chính không cân đối Một sự thật là không phải
mô hình kinh doanh nào của Công ty Cổ Phần Đầu tư Thế giới di động cũng đem lại lợi nhuận Điển hình là trong vài năm đổ lại đây, Thế giới di động đã tiến hành khai tử khá nhiều mô hình kinh doanh sau một thời gian dài không đạt được những hiệu quả như kỳ vọng ban đầu Ví dụ chuỗi AVASport được khai trương tại Việt Nam từ đầu năm 2022, đây là thương hiệu giày, dép, quần áo, phụ kiện mới được ra mắt trên thị trường nhưng cũng không đạt hiệu quả kinh doanh như mong muốn và bị khai tử
Trong bối cảnh kinh tế lạm phát, tính cạnh tranh quyết liệt và hơn hết là kinh tế đang trong giai đoạn chuyển mình thời 4.0 Đó chính là lý do vì sao nhiều doanh nghiệp, công ty vẫn trường tồn mãi theo thời gian và ngược lại một trong số đó bị khai tử khi ra ra mắt không được bao lâu Các chuyên gia kinh tế cho rằng doanh nghiệp cần khai thác tốt thị trường trong nước, cùng với đó là đa dạng hóa về mặt xuất khẩu Cộng hưởng với chủ động đổi mới trong mô hình kinh doanh, tái cấu trúc theo hướng quản trị hiện đại Đồng thời nâng cao chất lượng quản lý và chuyển đổi số công nghệ
Theo nghiên cứu của Microsoft trong những năm trước và sau đại dịch Covid-19 tại khu vực
Trang 27châu Á - Thái Bình Dương, có đến 74% nhà lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng, việc chuyển đổi số
là điều bắt buộc phải làm Nó cũng có tác động cực kỳ to lớn đến khả năng chống chịu của doanh nghiệp trong trong tình hình kinh tế thời đại 4.0 Theo số liệu thống kê, số doanh nghiệp tiên phong, đi đầu về chuyển đổi số lên đến 98%, tất cả đều tin rằng đổi mới về công nghệ chính là chìa khóa để đáp ứng thách thức và cơ hội của thị trường kinh tế hiện nay Có đến 56% CEO các doanh nghiệp lớn khẳng định rằng: “Chuyển đổi số giúp tăng doanh thu của doanh nghiệp gấp nhiều lần so với trước kia”
Điển hình một số doanh nghiệp đã nhận thức kịp thời, thay đổi và quyết tâm ứng dụng hệ thống ERP ERP là một phần mềm quản lý tổng thể được dùng để quản lý và tối ưu hóa các khía cạnh trong hoạt đông kinh doanh bao gồm quản lý tài chính, nhân sự, sản xuất, tồn kho và rất nhiều khía cạnh khác ERP đã được sử dụng bởi các tập đoàn, công ty lớn như Vinamilk, Vingroup, Trung Nguyên Legend Trong đó phải kể đến sự thành công của Petrolimex Trước khi đạt được thành công như hiện tại, Petrolimex đã rất khó khăn trong việc quản lý và điều hành tập đoàn Thị trường xăng dầu Việt biến động liên tục và phức tạp, chính phủ yêu cầu khắt khe về các báo cáo một cách minh bạch và đầy đủ Với lượng thông tin, số liệu lớn như vậy các nhà quản trị sẽ gặp khó khăn nếu áp dụng các phần mềm truyền thống ERP mang lại hiệu suất tối đa và tối ưu hóa lượng công việc, với hệ thống phân tích thông tin từ hệ thống dữ liệu của công ty mẹ luôn được đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, nhanh chóng Kiểu soát dữ liệu hàng hóa và kế toán một cách tối
ưu Bên cạnh đó, ERP còn chủ động phát hiện lỗi để khắc phục và đảm bảo thông tin luôn được bảo mật, an toàn
Bên cạnh đó, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị trường Việt Nam đã tiến hành khảo sát thực trạng “Chuyển đổi số của một số doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế hiện nay” Kết quả
là số lãnh đạo doanh nghiệp có mong muốn thực hiện chuyển đổi số lên đến 80% và có hơn 65% các lãnh đạo đều sẵn sàng đầu tư tài chính của công ty vào chuyển đổi số Đặc biệt là sau những hậu quả của đại dịch Covid-19 mang lại trong những năm vừa qua, trong những doanh nghiệp mới tham gia vào các hoạt động chuyển đổi số thì có đến 57% doanh nghiệp đang tìm kiếm các giải pháp Tiếp thị trực tuyến; thêm vào đó là doanh nghiệp có nhu cầu về các giải pháp Làm việc nội
bộ lên đến 53,7% Cùng với đó là các giải pháp Giao dịch điện tử (43%) và Hạ tầng mạng, dữ liệu (39,6%) Điều này đã chứng tỏ rằng, các doanh nghiệp đang có sự tăng trưởng rõ rệt, quá trình chuyển đổi số có nhu cầu về Phân tích dữ liệu và báo cáo thông minh (63,5%), Quản lý kênh bán hàng và Quản lý hệ thống khách hàng (60,7%) Cùng nhiều giải pháp về An toàn dữ liệu (50,2%)
và Hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (57,8%)
Nhìn vào sự thành công của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) có thể thấy được rằng tầm quan trọng của chuyển đổi số và ảnh hưởng như thế nào trong nền kinh tế hiện nay Vinamilk đã đầu tư cho mình các công nghệ giảm thải cực kỳ tiên tiến, đi cùng với đó là thân thiện với môi trường sống Chẳng hạn như phần mềm quản lý vận hành để tăng cao hiệu suất sản xuất,
áp dụng chuyển đổi số để tối ưu nguồn năng lượng cho các thiết bị, máy mọc sử dụng để sản xuất sữa Hay Vinamilk còn áp dụng robot LGV để thay thế đi những xe nâng cũ giúp cho môi trường giảm đến 62% lượng khí thải ra Hay có thể kể đến hệ thống thu hồi nhiệt giúp cho đơn vị có thể thu hồi đến 92% lượng nhiệt dư thừa ra môi trường, sau đó Vinamilk sử dụng chuyển đổi số các máy móc công nghệ nhằm tái sử dụng giúp tiết kiệm một lượng điện đáng kể Theo các số liệu, Vinamilk ước tính có một khoản tiền từ việc tiết kiệm tài nguyên kể trên Tính từ thời điểm hiện tại cho đến tương lai thì chắc chắn nó sẽ mang đến một nguồn lợi ích cao hơn chi phí đầu tư ban đầu, đặc biệt là khi giá của nguyên liệu, nhiên liệu ngày càng tăng cao trong bối cảnh kinh tế như hiện nay
Nhìn vào các nghiên cứu, khảo sát và số liệu thực tế thì nhìn chung doanh nghiệp ở thị trường Việt Nam đã chủ động thay đổi và bắt đầu chuyển đổi số, không ngừng nghiên cứu và đổi mới để cho doanh nghiệp phát triển hơn, mang đến sự hài lòng cho khách hàng mà vẫn không làm tốt
Trang 28nguồn vốn, ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường Bên cạnh đó chính phủ, cơ quan nhà nước cũng không ngừng đổi mới chính sách để phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay
3.3 Một số khuyến nghị
- Khuyến nghị về thực trạng sử dụng vốn không hiệu quả:
Để khắc phục tình trạng quản lý tài chính không tối ưu khi doanh nghiệp đang tiêu dùng quá mức, cần thiết phải thực hiện một loạt biện pháp quản lý tài chính thông minh Một số cách để giải quyết tình trạng này và cải thiện quá trình sử dụng vốn như “Phân tích tài chính” Bắt đầu bằng việc thực hiện một phân tích cẩn thận về tình hình tài chính hiện tại Điều này bao gồm việc xem xét chi tiêu và thu chi của doanh nghiệp Xác định rõ những mảng chi tiêu quá mức và ưu tiên các khoản chi tiêu quan trọng
Kế đó chúng ta cần đặt ra một ngân sách cụ thể cho từng khía cạnh của doanh nghiệp Điều này giúp tạo ra một kế hoạch tài chính rõ ràng và theo dõi sự tuân thủ Tiếp theo cần xem xét các khoản chi tiêu không cần thiết và loại bỏ chúng Cân nhắc việc cắt giảm hoặc tạm dừng các dự án hoặc hoạt động không mang lại giá trị lớn cho doanh nghiệp
Cần phải cải thiện hiệu suất và tối ưu hóa quy trình làm việc Điều này giúp giảm thiểu lãng phí và tăng năng suất Xem xét chấm dứt các hợp đồng hoặc cam kết không còn phù hợp với tình hình kinh doanh Điều này giúp giảm bớt chi phí không cần thiết Phải đảm bảo rằng quá trình quản lý tồn kho được thực hiện một cách chặt chẽ để tránh tồn kho dư thừa hoặc hủy hàng hóa Một phần quan trọng không thể thiếu chính là phải đảm bảo rằng toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp hiểu rõ tầm quan trọng của quản lý tài chính và sử dụng vốn một cách cân nhắc Thiết lập hệ thống theo dõi và đánh giá liên tục để theo dõi hiệu suất tài chính và điều chỉnh kế hoạch nếu cần
Trong quá trình khắc phục tình trạng sử dụng vốn không hiệu quả, quản lý tài chính cần được thực hiện một cách chặt chẽ và thông minh Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo rằng vốn được
sử dụng một cách tối ưu để đảm bảo sự bền vững và phát triển của kinh doanh Một số ví dụ điển hình có thể kể đến như việc Amazon đã cải thiện quản lý tồn kho bằng việc sử dụng trí tuệ nhân tạo
để dự đoán nhu cầu của khách hàng và tối ưu hóa việc đặt hàng Họ cũng đã tập trung vào dịch vụ đám mây và dịch vụ web để tạo thêm nguồn lợi nhuận Hay Walmart đã đầu tư vào hệ thống quản
lý chuỗi cung ứng và phân phối để giảm tồn kho dư thừa và tối ưu hóa quá trình giao hàng Họ cũng tập trung vào việc áp dụng năng lượng tái tạo trong các cửa hàng và kho bãi để tiết kiệm chi phí Kể
cả General Electric (GE) đã chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo và sản xuất các thiết bị năng lượng sạch, nhằm giảm thiểu chi phí năng lượng và tối ưu hóa sử dụng tài nguyên
- Khuyến nghị về thực trạng quản trị kém:
Quản lý kế hoạch: Việc quản lý chương trình thường bị mô tả sai vì nhiều người tin rằng
nó chỉ đơn giản là tập hợp các dữ liệu được đo lường và hướng dẫn bằng văn bản Tuy nhiên, lập
kế hoạch thực tế là một phần quan trọng của quản lý và bao gồm ba yếu tố chính: mục tiêu, nguồn lực và mối quan hệ giữa hai yếu tố này Mục tiêu đóng vai trò cơ bản trong quản lý kế hoạch, trong khi nguồn lực là điều kiện để đạt được mục tiêu Sử dụng nguồn lực là cách duy nhất để thực hiện
kế hoạch Mối quan hệ phù hợp giữa hai yếu tố này được coi là tiêu chí đánh giá chất lượng phương pháp quản lý kế hoạch của doanh nghiệp Vì vậy, trước tiên một công ty cần tập trung vào khả năng của các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã đề ra Ví dụ, nếu một công ty muốn thâm nhập thị trường quốc tế, liệu có sẵn các kênh truyền thông, kênh bán hàng và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế không? Không có nguồn lực, những khát vọng lớn nhất sẽ trở nên vô nghĩa
Quản lý quy trình: Giải pháp quản lý doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả doanh nghiệp là
thực hiện quản lý quy trình, đòi hỏi phải thay đổi một số thói quen truyền thống Trước hết, chúng
ta phải phá bỏ “định hướng tư lợi” Nhiều bộ phận trong doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi ý thức tư
Trang 29lợi và mong muốn cải thiện chức năng của chính họ Tuy nhiên, theo thời gian, cách suy nghĩ và làm việc này có thể làm giảm hiệu quả chung của doanh nghiệp Một phương pháp quản lý đáng chú ý khác là thực hành tư duy hệ thống Mỗi công việc là một phần của một quá trình và phải được hoàn thành đúng thời hạn Đồng thời, người quản lý cần nhấn mạnh đến sự phối hợp và định hướng mục tiêu của toàn bộ quá trình Thói quen cuối cùng cần thiết cho việc quản lý quy trình kinh doanh là thiết lập định hướng thực hiện Cấp quản lý cần quan tâm, động viên từng nhân viên
và tiếp thu những đề xuất mới để cải tiến Nếu bạn tạo ra một môi trường làm việc tích cực, hiệu quả thì công ty của bạn sẽ thành công hơn
Quản lý tổ chức: Luôn cần có sự cân bằng giữa quyền lực và trách nhiệm trong quản lý tổ
chức, đây là vấn đề quan trọng mà các nhà quản lý cần giải quyết Giải pháp quản lý nhân sự này dựa trên bốn nguyên tắc cơ bản Trước hết phải có sự chỉ huy thống nhất, mỗi người chỉ được có một cấp trên trực tiếp Thứ hai, phạm vi quản lý nên giới hạn ở khoảng 5-6 người Thứ ba, việc phân công lao động phải dựa trên thẩm quyền, trách nhiệm và chuyên môn Thứ tư, để quản lý tốt một tổ chức, nó phải được phân chia theo từng bộ phận – những nhân viên có cùng chuyên môn được tập hợp lại và được lãnh đạo cũng như điều phối bởi các nhà quản lý
Quản lý chiến lược: Năng lực cốt lõi của một công ty bao gồm ba đặc điểm cơ bản: tiềm
năng thâm nhập các thị trường đa dạng, khả năng mang lại giá trị mong đợi cho khách hàng và khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh Để đạt được vị trí dẫn đầu thị trường, việc xây dựng và nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi là vô cùng quan trọng Người quản lý cần
áp dụng các phương pháp quản lý kinh doanh dựa trên chiến lược dài hạn Đồng thời, các công ty cần xem xét hoạt động kinh doanh, nguồn lực và năng lực hiện có của mình Đồng thời, việc quan sát xu hướng phát triển của thị trường và công nghệ cũng là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá năng lực đổi mới sáng tạo Cuối cùng, quản lý chiến lược là một nỗ lực để đạt được khả năng cạnh tranh cốt lõi Doanh nghiệp có thể đạt được vị thế dẫn đầu thị trường bằng cách tập trung vào thế mạnh của mình và xây dựng hệ thống kiến thức, kỹ năng
Quản lý văn hóa: Phương pháp quản lý kinh doanh dựa trên việc xây dựng văn hóa giúp
tạo ra những đặc điểm độc đáo của công ty Sự phát triển của văn hóa doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua văn hóa doanh nghiệp (lãnh đạo), văn hóa nhóm và văn hóa cạnh tranh Để đảm bảo sự phát triển, quản lý văn hóa cần có sự thay đổi và điều chỉnh liên tục
- Khuyến nghị về thực trạng bối cảnh kinh tế hiện nay:
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, việc tiêu dùng quá mức tại các địa điểm kinh doanh có thể khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn Tuy nhiên, có một loạt biện pháp có thể được thực hiện
để khắc phục tình trạng này và xây dựng quy mô kinh doanh an toàn hơn
Điểm quan trọng là tối ưu hóa quy trình kinh doanh Doanh nghiệp cần phải xem xét kỹ lưỡng quy trình sản xuất và phân phối để giảm lãng phí và tăng năng suất Các công nghệ tiên tiến
và tự động hóa cũng có thể được áp dụng để cắt giảm chi phí và tối ưu hóa hoạt động
Quản lý tài chính chặt chẽ là một yếu tố quan trọng Điều này bao gồm theo dõi và quản lý tài chính một cách hiệu quả để đảm bảo rằng tiền mặt luôn đủ cho các hoạt động kinh doanh Ngoài
ra, cần xem xét lại cơ cấu tài chính để giảm nguồn vay và lãi suất cao
Việc phát triển chiến lược tiêu dùng bền vững cũng là một cách quan trọng để khắc phục các điểm yếu Doanh nghiệp có thể xem xét cách phát triển sản phẩm và dịch vụ có tính bền vững để thu hút khách hàng quan tâm đến vấn đề môi trường và xã hội Tích hợp các chương trình khuyến mãi và sản phẩm có giá trị gia tăng có thể khuyến khích tiêu dùng thông minh và tiết kiệm Ngoài ra, quản lý chuỗi cung ứng cũng đóng một vai trò quan trọng Tối ưu hóa chuỗi cung ứng để giảm lãng phí và quản lý tồn kho một cách hiệu quả có thể giúp giảm chi phí và tối ưu hóa quản lý
Trang 30Tạo cơ hội cho khách hàng tham gia và giáo dục họ về tiêu dùng thông minh là cách để lôi kéo một lượng lớn khách hàng trung thành, điều này có thể mang lại lợi nhuận không hề nhỏ Cuối cùng, đảm bảo tuân thủ các quy định và luật pháp liên quan đến tiêu dùng là một phần quan trọng
để đảm bảo sự bền vững trong kinh doanh
Cuộc khủng hoảng tài chính tại Tây Ban Nha từ năm 2008 đến 2014 là một ví dụ thực tế về cách khắc phục bối cảnh kinh tế khi doanh nghiệp và người tiêu dùng tiêu dùng quá mức Trong thời gian này, thị trường bất động sản tăng trưởng không kiểm soát, dẫn đến việc cho vay và mua bán bất động sản với lãi suất không kiểm soát Để khắc phục tình hình, chính phủ đã thực hiện tái cấu trúc nợ, tăng cường quản lý tài chính, khuyến khích đầu tư và đa dạng hóa kinh tế, cùng với việc mở rộng giáo dục tài chính Những biện pháp này đã giúp Tây Ban Nha vượt qua khủng hoảng
và ngăn chặn tình trạng tiêu dùng quá mức trong tương lai Hay cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp vào đầu thập kỷ 2010 là một ví dụ khác về cách khắc phục bối cảnh kinh tế khi doanh nghiệp và người tiêu dùng tiêu dùng quá mức Trước đó, Hy Lạp đã vay mượn một cách quá mức và không kiểm soát, dẫn đến tình trạng nợ công gia tăng và đe dọa sự ổn định kinh tế của quốc gia Hy Lạp
đã nhận sự hỗ trợ tài chính từ IMF và Liên minh châu Âu, áp dụng chính sách tiết kiệm, tái cấu trúc nợ công, và cải thiện quản lý tài chính Những biện pháp này đã giúp Hy Lạp đối mặt với tình trạng khủng hoảng nợ, khôi phục ổn định kinh tế và ngăn chặn tình trạng tiêu dùng quá mức của doanh nghiệp và người tiêu dùng trong tương lai
- Khuyến nghị về thực trạng cạnh tranh:
Để vượt qua sự cạnh tranh trong bối cảnh tiêu dùng quá mức tại các doanh nghiệp, có một loạt biện pháp cần được thực hiện để củng cố lợi thế cạnh tranh Tập trung vào việc tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng thông qua sản phẩm hoặc dịch vụ là một cách quan trọng Cần phải thay đổi các chiến dịch kinh doanh dựa trên thông tin khảo sát từ khách hàng trong thị trường cũng giữ một vị trí chủ chốt Tạo dựng một tên tuổi mạnh, uy tín giúp tạo sự phân biệt và tin tưởng từ phía khách hàng Sử dụng nguồn nhân lực đang có để tạo ra, phát triển hoặc cải thiện quy trình kinh doanh hay các sản phẩm hiện có là cách khác để cải thiện sự cạnh tranh
Ngoài ra, việc mở rộng quy mô kinh doanh vào các thị trường mới hoặc tận dụng cơ hội thâm nhập vào các vùng địa lý khác cũng có thể giúp củng cố lợi thế cạnh tranh Mối quan hệ khách hàng mạnh mẽ và dịch vụ chăm sóc khách hàng xuất sắc đồng thời tạo lòng tin và tạo sự kết nối
Hợp tác và liên kết chiến lược với các đối tác liên quan có thể mở ra cơ hội mới và mở rộng phạm vi kinh doanh Tuân thủ quy định và luật pháp là một điều thiết yếu để cho thấy được sự uy tín và tránh rủi ro pháp lý
Cuối cùng, đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân viên là cách để đảm bảo rằng họ có kiến thức và kỹ năng cần thiết để cạnh tranh hiệu quả trong thị trường Khắc phục sự cạnh tranh trong tiêu dùng quá mức đòi hỏi cam kết và tầm nhìn dài hạn
Một số ví dụ để khắc phục tính cạnh tranh mà chúng ta có thể kể đến như: công ty Apple đã tạo nên sự cạnh tranh bằng cách họ quan tâm vào việc nâng cao các sản phẩm có giá trị gia tăng cho khách hàng Thay vì đối đầu trực tiếp với cạnh tranh giá cả, họ đã tạo ra hệ sinh thái sản phẩm
và dịch vụ liên quan, như iPhone, Macbook, iCloud, và App Store Nhờ đó, họ thu hút khách hàng dựa trên trải nghiệm thực tế của người xử dụng và khả năng sáng tạo Tại lĩnh vực thực phẩm, McDonald's đã tận dụng nghiên cứu thị trường để tùy chỉnh menu dựa trên nguyên tắc "khách hàng là vua." Bằng cách cung cấp nhiều tùy chọn dinh dưỡng và thực đơn địa phương, họ đã thích nghi với yêu cầu của từng nơi cụ thể nhằm thu hút đối tượng khách hàng đa dạng Hay kể cả việc hợp tác cùng phát triển cũng quan trọng khi khắc phục sự cạnh tranh như cách các hãng hàng không như Emirates đã kết hợp cùng với những nhãn hàng cùng ngành để cung cấp dịch vụ đa dạng và thu hút hành khách toàn cầu từ đó thu về được lợi nhuận khổng lồ
Trang 314 KẾT LUẬN
Khi thời đại hiện nay đang ngày càng số hóa, quản lý tiêu dùng quá mức trở thành một khía cạnh quan trọng đối với doanh nghiệp nói riêng và cả người tiêu dùng nói chung Chúng ta đã chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ trong cách mà họ tương tác với thị trường hiện nay, và điều này
đã tạo ra cả những cơ hội và thách thức trên nhiều khía cạnh khác nhau
Việc hiểu rõ nguyên nhân và hệ quả của tiêu dùng quá mức, cùng việc vận dụng công nghệ nhằm tối ưu hóa quản lý tiêu dùng, là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh của các cá nhân và doanh nghiệp trong bây giờ và lẫn mai sau
Tuy nhiên, việc quản lý tiêu dùng quá mức cũng phải liên quan đến trách nhiệm xã hội và cách phát triển Tối giản hóa những tiêu cực lên thiên nhiên thông qua quản lý tiêu dùng bền vững chính là nền móng để cuộc cách mạng này có thể tiến xa hơn sau này
Khi thời đại hiện đại, chúng ta không nên chỉ cần quan trọng hóa lợi nhuận mà còn phải đảm bảo rằng họ đang thực hiện quản lý tiêu dùng một cách bền vững Điều này đòi hỏi họ phải đối mặt với những thách thức liên quan đến tình trạng quá mức tiêu dùng hiện nay Nguyên nhân chính của hiện tượng này thường liên quan đến tiêu dùng vô tồn tại, mà đôi khi doanh nghiệp khuyến khích thông qua quảng cáo mạnh mẽ và tạo ra áp lực tiêu dùng Điều này không chỉ gây lãng phí tài nguyên mà còn gây ra những tác nhân lên xung quanh
Thông qua việc tận dụng cơ hội và đối mặt với thách thức, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quản lý tiêu dùng quá mức và đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai Chúng ta đã thấy rằng phổ biến rộng rãi của các thiết bị hiện đại và sự đổi thay trong tư duy của người tiêu dùng xây dựng một thị trường đầy tiềm năng dành cho những cải tiến đáng kể trong quản lý tiêu dùng Cùng với việc nghiên cứu và thực hiện các chiến lược cụ thể, chúng ta có thể định hình một tương lai mà tiêu dùng quá mức không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn cho cả xã hội và môi trường Đây là một cơ hội để phát triển khả năng tư duy và tính toán trong việc quản lý tiêu dùng, đồng thời góp phần vào mục tiêu của sự phát triển lâu dài toàn cầu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
“7 Benefits of Spend Management - Procurify,” June 29, 2020 benefits/
https://www.procurify.com/blog/spend-management-“8 giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong bối cảnh bất lợi,” August 11, 2022 doanh/8-giai-phap-thao-go-kho-khan-cho-doanh-nghiep-trong-boi-canh-bat-loi-1079672.ldo
https://laodong.vn/kinh-“10+ Proven Ways to Improve Working Capital Management.” Accessed October 20, 2023 https://www.wikihow.life/Improve-Working-Capital-Management
“100.000 Doanh Nghiệp Đóng Cửa Sau 6 Tháng Đầu Năm | VTV.VN.” Accessed October 20, 2023 https://vtv.vn/kinh-te/100000-doanh-nghiep-dong-cua-sau-6-thang-dau-nam-20230629111925608.htm Báo Nhân Dân điện tử “Giải pháp nâng cao trải nghiệm khách hàng,” February 26, 2023 https://nhandan.vn/post- 740037.html
“Chiến lược cạnh tranh là gì? 4 loại chiến lược cạnh tranh | DTM Consulting,” March 31, 2020 https://dtmconsulting.vn/4-loai-chien-luoc-canh-tranh/
“Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Vai trò, lợi ích và giải pháp.” Accessed October 20, 2023 https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/chuyen-doi-so-trong-doanh-nghiep
“Chuyển Đổi Số Trong Doanh Nghiệp: Vai Trò, Lợi Ích và Giải Pháp.” Accessed October 20, 2023 https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/chuyen-doi-so-trong-doanh-nghiep
Chuyện) Vũ Hoàng Long (Người Kể “Vòng lặp tiêu dùng quá mức - có phải lỗi hoàn toàn của người tiêu dùng?” Vietcetera, December 21, 2021 https://vietcetera.com/vn/vong-lap-tieu-dung-qua-muc-co-phai-loi-hoan-toan- cua-nguoi-tieu-dung
Trang 32Đinh Trung Thành “Chiến Lược Kinh Doanh Là Gì? 8 Nguyên Tắc Về Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh,” March
https://cafebiz.vn “Chủ nghĩa tiêu dùng: Hành vi tiêu dùng quá mức của bạn để lại hậu quả ra sao?” Accessed October
20, 2023 20190304162820874.chn
https://cafebiz.vn/chu-nghia-tieu-dung-hanh-vi-tieu-dung-qua-muc-cua-ban-de-lai-hau-qua-ra-sao-——— “Thất bại thảm hại của các gã khổng lồ bán lẻ Hàn Quốc ở Việt Nam: Lotte Mart 11 năm ‘gồng lỗ’ hàng triệu USD, E-mart bán mình, GS25 chưa tìm ra hướng đi.” Accessed October 20, 2023 https://cafebiz.vn/that-bai- tham-hai-cua-cac-ga-khong-lo-ban-le-han-quoc-o-viet-nam-lotte-mart-11-nam-gong-lo-hang-trieu-usd-e- mart-ban-minh-gs25-chua-tim-ra-huong-di-20211118100134466.chn
“Microsoft Sát Cánh Cùng Doanh Nghiệp Việt Nam Hiện Thực Hóa Chiến Lược Chuyển Đổi Số – Trang Thông Tin.” Accessed October 20, 2023 https://news.microsoft.com/vi-vn/2021/01/07/microsoft-sat-canh-cung-doanh- nghiep-viet-nam-hien-thuc-hoa-chien-luoc-chuyen-doi-so/
Nam Thời báo Tài chính Việt “Ô nhiễm môi trường từ sự tiện lợi của việc mua sắm trực tuyến.” Thời báo Tài chính Việt Nam Accessed October 20, 2023 https://thoibaotaichinhvietnam.vn/o-nhiem-moi-truong-tu-su-tien-loi- cua-viec-mua-sam-truc-tuyen-100531.html
Nguyễn, Tùng “Hành vi Mua Hàng Của Người Tiêu Dùng: Phân Tích & Mô Hình,” June 9, 2023 https://vtcnetviet.com/hanh-vi-mua-hang-cua-nguoi-tieu-dung/
PricewaterhouseCoopers “Hậu COVID-19: Tái định hình doanh nghiệp để phát triển bền vững.” PwC Accessed October 20, 2023 https://www.pwc.com/vn/vn/publications/vietnam-publications/reshape-your-business-for- growth.html
Ruiz, A V “Effects of Cyanide and Doxapram during Hypothermia.” Pflugers Archiv: European Journal of Physiology 361, no 1 (December 19, 1975): 75–78 https://doi.org/10.1007/BF00587343
tcct “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng.” Tạp chí Công Thương, May 31, 2021 https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/cac-yeu-to-anh-huong-den-hanh-vi-cua-nguoi-tieu-dung-81246.htm
Thanh Giang “Bán lẻ hiện đại: Bán sự hài lòng.” Forbes Việt Nam (blog), March 16, 2023
https://forbes.vn/ban-le-hien-dai-ban-su-hai-long/
“Thất Bại Thảm Hại Của Các Gã Khổng Lồ Bán Lẻ Hàn Quốc ở Việt Nam: Lotte Mart 11 Năm ‘gồng Lỗ’ Hàng Triệu USD, E-Mart Bán Mình, GS25 Chưa Tìm Ra Hướng Đi.” Accessed October 20, 2023 https://cafebiz.vn/that- bai-tham-hai-cua-cac-ga-khong-lo-ban-le-han-quoc-o-viet-nam-lotte-mart-11-nam-gong-lo-hang-trieu-usd-e- mart-ban-minh-gs25-chua-tim-ra-huong-di-20211118100134466.chn
Thương Cổng thông tin điện tử Bộ Công “Tiêu dùng bền vững: Hành vi của người tiêu dùng là yếu tố quyết định.” moit.gov.vn testcong.moit.gov.vn, November 23, 2017 https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc- ngoai/tieu-dung-ben-vung-hanh-vi-cua-nguoi-tieu-dung-la-yeu-to-quy.html
TriThucCongDongNet “Mô Hình 5 Áp Lực Cạnh Tranh Của Michael Porter: Khái niệm, Phân Tích, Ví Dụ.” Accessed October 20, 2023 https://trithuccongdong.net/nhan-luc-nhan-su/phan-tich-mo-hinh-5-ap-luc-canh-tranh-cua- michael-porter.html
“Vì Sao Tập Đoàn Thế Giới Di Động Liên Tục Đóng Cửa Hàng Trăm Cửa Hàng?” Accessed October 20, 2023 https://doanhnghiephoinhap.vn/vi-sao-tap-doan-the-gioi-di-dong-lien-tuc-dong-cua-hang-tram-cua-
hang.html?fbclid=IwAR00FHnuiOOsxzHyeezKpYfVQNiiottAa4mlJ7oZAGORfg2ZKiTZ36QWk_I
“Vinamilk: Nhận Thức Sẽ Quyết Định Hành Động Chuyển Đổi Xanh ở Mỗi Doanh Nghiệp.” Accessed October 20,
2023 nghiep-102230705132819362.htm
https://baochinhphu.vn/vinamilk-nhan-thuc-se-quyet-dinh-hanh-dong-chuyen-doi-xanh-o-moi-doanh-“Yêu Cầu Quản Lý Khách Hàng Như Thế Nào Để Hiệu Quả - Bravo.” Accessed October 20, 2023 https://www.bravo.com.vn/kien-thuc/quan-tri-doanh-nghiep/yeu-cau-quan-ly-khach-hang-nhu-the-nao-de- hieu-qua/
Trang 33NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HÀNH VI LÃNH ĐẠO
ĐẾN KẾT QUẢ CÔNG VIỆC: TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU
NHÂN VIÊN BÁN THỜI GIAN
Nguyễn Văn Thụy, Hoàng Thị Thanh Hằng, Bùi Đức Sinh
Trường Đại học Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh
Email: thuynv@hub.edu.vn
TÓM TẮT
Để giải quyết bài toán thiếu hụt nhân sự tại nhiều doanh nghiệp sau đại dịch COVID-19 và từng bước khôi phục hoạt động khi nền kinh tế dần thiết lập trạng thái bình thường mới, công tác lãnh đạo cần được chú trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt là quản trị nguồn nhân lực tạm thời Nghiên cứu này điều tra và kiểm nghiệm tác động của hai hành vi lãnh đạo dưới góc độ hành vi đối với kết quả công việc của nhân viên với sự điều tiết trung gian của biến tách biệt công việc Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phương pháp khảo sát thuận tiện trên nền tảng mạng xã hội các sinh viên đã và đang làm bán thời gian Dữ liệu thu thập từ 220 sinh viên đang làm bán thời gian được đánh giá bằng phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá
và phân tích hồi quy trên phần mềm SPSS 20 Kết quả nghiên cứu cho thấy hành vi lãnh đạo hướng
về mối quan hệ có tác động tích cực đến kết quả công việc Mặt khác, hành vi lãnh đạo hướng về nhiệm vụ lại tác động tiêu cực đến kết quả công việc Cùng với đó, kết quả phân tích hồi quy chỉ
ra rằng sự tách biệt công việc có ảnh hưởng ngược chiều đến kết quả công việc
Từ khóa: Hành vi lãnh đạo hướng về nhiệm vụ, Hành vi lãnh đạo hướng về mối quan
hệ, Sự tách biệt công việc, Kết quả công việc
**********
1 GIỚI THIỆU
Hiện nay, trong bối cảnh kinh tế hội nhập và phát triển, nhân viên đang làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp có một phần không nhỏ đến từ các sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước Theo số liệu thống kê năm 2015 của Q&Me (2021), có đến hơn 50% sinh viên đã từng làm thêm ít nhất một công việc và gần 20% sinh viên hiện đang có việc làm thêm Trong quá trình làm việc, sinh viên với vai trò là một nhân viên trong tổ chức cũng chịu tác động không nhỏ bởi hành vi lãnh của cấp trên Hành vi hướng đến nhiệm vụ và hướng đến mối quan hệ ảnh hưởng theo cả chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực đến những cảm xúc, thái độ, hành vi của sinh viên cũng như phương thức làm việc để hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian và nguồn lực nhất Lãnh đạo có vai trò vô cùng quan trọng, là nhân tố quyết định đến sự thành bại của tổ chức, doanh nghiệp Nhưng trong một thế giới mà sự thay đổi đang diễn ra một cách nhanh chóng trên mọi phương diện, để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, bên cạnh việc trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc thì đòi hỏi họ phải có hành
vi lãnh đạo phù hợp Họ phải cân bằng giữa thực hiện mục tiêu chiến lược và xây dựng một môi trường làm việc hài hòa, tôn trọng và quan tâm với nhân viên cấp dưới Từ đó, nhà lãnh đạo có thể khai thác hiệu quả tiềm năng của nhân viên, giúp họ có động lực làm việc để gia tăng kết quả làm việc
Trang 34Tuy nhiên, thực trạng nhiều quản lý chưa thật sự nhận thức hành vi lãnh đạo của mình sẽ tác động không nhỏ đến kết quả nhân viên tại nơi làm việc ngày càng nhiều Một số chỉ quan tâm đến quyền lực của bản thân, đề cao cái tôi trong cách suy nghĩ, hành động hay chỉ biết quát tháo, thúc
ép, đòi hỏi nhân viên phải làm việc hết công suất mà chẳng bao giờ lắng nghe ý kiến của các nhân viên Bên cạnh đó, mặc dù số lượng sinh viên làm bán thời gian tại các tổ chức, doanh nghiệp ngày càng nhiều nhưng các nhà lãnh đạo không thật sự chú trọng nguồn nhân lực dồi dào đó Họ cho rằng, điều đó không quan trọng và sinh viên làm thêm là nguồn nhân lực không chính thức trong
tổ chức nên không cần quan tâm, đầu tư phát triển quá nhiều Chính những điều đó, khiến các nhân viên và cả sinh viên khi làm bán thời gian cảm thấy chán nản, nhận thấy vị trí của mình không được trọng dụng dẫn đến tình trạng không có nhiều động lực để làm việc hoặc làm việc qua loa,
sơ sài làm giảm kết quả trong công việc và nghiêm trọng hơn là thiếu sự gắn kết với tổ chức, có
xu hướng tìm kiếm công việc khác Thực trạng đáng báo động là có đến 35.1% người đi làm (trong
số đó có sinh viên đang làm bán thời gian) có ý định rời bỏ công việc trong vòng một năm tới Nghiên cứu về tác động của hành vi lãnh đạo đến kết quả công việc với vai trò trung gian của sự tách biệt công việc dưới góc độ hành vi lãnh đạo chưa phổ biến Nghiên cứu của Chu và Lai (2011) cho thấy mối tương quan thuận chiều giữa phong cách lãnh đạo và kết quả công việc nhưng không tìm thấy sự tác động của biến trung gian cam kết tổ chức trong mối quan hệ này, Bùi Trần Minh Trung (2019) cho thấy phong cách lãnh đạo không chỉ tác động trực tiếp đến kết quả công việc mà còn tác động gián tiếp đến kết quả công việc thông qua biến trung gian là chia sẻ kiến thức Ngoài ra, một số nghiên cứu theo hướng tiếp cận về phong cách lãnh đạo khác, chẳng hạn lãnh đạo ảnh hưởng bằng hành vi cùng bốn nhân tố lãnh đạo khác có ảnh hưởng thuận chiều đến hiệu quả công việc của cán bộ, công chức, trong đó lãnh đạo ảnh hưởng bằng hành vi là nhân
tố tác động mạnh nhất (Nguyễn Trường Giang, 2020) hay Phan Cảnh Pháp và Huỳnh Chí Dũng (2021) cho thấy 2 yếu tố thuộc phong cách lãnh đạo trao đổi và 1 yếu tố thuộc phong cách lãnh đạo chuyển hóa tác động có ý nghĩa đến sự hài lòng và kết quả làm việc của nhân viên y tế tại các bệnh viện công lập Nghiên cứu này với mục đích giúp xác định những hành động mà một nhà lãnh đạo cần thực hiện tại nơi làm việc để hướng dẫn hành vi của nhân viên nói chung và nhân viên làm bán thời gian nói riêng một cách hiệu quả, nhằm để cải thiện kết quả trong công việc và rộng hơn là kết quả của cả tổ chức Đây là nghiên cứu có giá trị hướng dẫn và tham khảo đối với thực tiễn cho nhà lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp
2 KHUNG LÝ THUYẾT VÀ PHÁT TRIỂN GIẢ THUYẾT
và hình thức thể hiện trong việc tạo ảnh hưởng đến cấp dưới là cơ sở hình thành nên phong cách lãnh đạo Theo Bass (1993), phong cách lãnh đạo là “cách mà các nhà lãnh đạo mô hình hóa hành
vi tương tác của họ để hoàn thành vai trò như một nhà quản lý” Van Wart (2014) cho rằng phong cách lãnh đạo là “tổng hợp các đặc trưng, kỹ năng và hành vi được nhà lãnh đạo sử dụng” Như vậy, khái niệm diễn giải lãnh đạo theo nhiều cách khác nhau nhưng nhìn chung, các thành phần
Trang 35sau có thể xem là nền tảng trung tâm của lãnh đạo: Lãnh đạo là một quá trình, lãnh đạo liên quan đến sự ảnh hưởng, lãnh đạo xảy ra trong nhóm và lãnh đạo tác động đến các mục tiêu chung Như vậy, lãnh đạo được hiểu là một quá trình theo đó một cá nhân ảnh hưởng đến một nhóm các cá nhân để đạt được mục tiêu chung
2.2 Hai loại hành vi lãnh đạo dưới góc độ hành vi lãnh đạo
Có nhiều cách phân loại hành vi lãnh đạo khác nhau, mỗi hướng nghiên cứu được phân biệt dựa trên những khía cạnh đặc trưng Nghiên cứu này tập trung vào phương pháp tiếp cận hành vi Hướng tiếp cận này cho rằng sự thành công của một nhà lãnh đạo dựa trên hành vi hơn là những thuộc tính tự nhiên của họ Lý thuyết lãnh đạo hành vi liên quan đến việc quan sát và đánh giá các hành động, hành vi của nhà lãnh đạo khi họ đang phản ứng với một tình huống cụ thể Dựa trên
cơ sở đó, hành vi lãnh đạo được chia làm hai loại là hướng về nhiệm vụ và hướng về mối quan hệ Hành vi lãnh đạo hướng về nhiệm vụ tạo điều kiện cho việc hoàn thành công việc, giúp các thành viên trong nhóm đạt được mục tiêu của họ (Northouse, 2016) Hành vi này được chỉ rõ khi một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Ohio State thực hiện phân tích cách các cá nhân hành động khi họ lãnh đạo một nhóm hoặc một tổ chức thông qua việc yêu cầu cấp dưới hoàn thành bảng câu hỏi về người quản lý Trong bảng câu hỏi, nhân viên phải xác định tần suất các nhà lãnh đạo của họ thực hiện một số loại hành vi nhất định Kết quả nghiên cứu cho thấy một trong hai loại hành vi được phản ánh qua những phản hồi của nhân viên là khởi tạo cấu trúc (Stogdill, 1974) Khởi tạo cấu trúc về cơ bản là hành vi nhiệm vụ, bao gồm các hành vi như tổ chức công việc, đưa
ra cấu trúc cho bối cảnh công việc, xác định vai trò trách nhiệm và lên kế hoạch các hoạt động công việc Cùng chung ý tưởng đó, hành vi lãnh đạo hướng về nhiệm vụ một lần nữa được xác định trong nghiên cứu của Đại học Michigan với tên gọi khác là định hướng sản xuất Định hướng sản xuất bao gồm các hành vi lãnh đạo nhấn mạnh các khía cạnh kỹ thuật và sản xuất của một công việc Từ định hướng này, người lao động được xem như một phương tiện để hoàn thành công việc (Bowers và Seashore, 1966)
Hành vi lãnh đạo hướng về mối quan hệ giúp nhân viên cảm thấy thoải mái với bản thân, với mọi người xung quanh và với tình huống mà họ tìm thấy được chính mình (Northouse, 2016) Đây cũng là hành vi còn lại được chỉ ra thông qua kết quả nghiên cứu của Đại học Ohio State dưới dạng hành vi quan tâm Hành vi này về cơ bản là xây dựng quan hệ bao gồm tình bạn, tôn trọng, tin tưởng và tạo lập mối liên kết giữa các nhà lãnh đạo với nhân viên Hay theo cách diễn đạt của các nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan, các nhà lãnh đạo tiếp cận cấp dưới với sự nhấn mạnh vào mối quan hệ con người, quan tâm đến người lao động, coi trọng cá tính và đặc biệt chú ý đến nhu cầu cá nhân của họ sẽ hình thành nên hành vi định hướng nhân viên (Bowers và Seashore, 1966)
Hai loại hành vi này đại diện cho cốt lõi của cách tiếp cận hành vi và là trọng tâm của những
gì các nhà lãnh đạo thực hiện Ngoài ra, hai hành vi này được xem là khác biệt và độc lập Nói khác đi, mức độ mà một nhà lãnh đạo thể hiện một hành vi không liên quan đến mức độ mà người
đó thể hiện hành vi còn lại, đồng nghĩa với việc các nhà lãnh đạo có thể định hướng cả về nhiệm
vụ và con người cùng một lúc Có thể thấy rõ mối quan hệ này trong Lưới lãnh đạo của Blake và Mouton khi biểu diễn trên một hệ trục tọa độ với trục hoành đại diện cho mối quan tâm của nhà lãnh đạo đối với kết quả và trục tung đại diện cho mối quan tâm đối với con người Bằng cách xác định điểm số từ mỗi trục, lưới lãnh đạo mô tả năm hành vi lãnh đạo chính bao gồm: Lãnh đạo độc tài, lãnh đạo câu lạc bộ, lãnh đạo yếu kém, lãnh đạo trung tính và lãnh đạo đội nhóm Nhìn chung năm hành vi này thể hiện mức độ mà nhà lãnh đạo thực hiện các hành vi hướng về nhiệm vụ hay hướng về mối quan hệ hoặc cả hai
2.3 Sự tách biệt công việc
Khái niệm sự tách biệt (alienation) trải qua một bề dày lịch sử trong khoa học xã hội và được
Trang 36thảo luận trong nhiều lĩnh vực như thần học, triết học, xã hội học, tâm lý học và tâm thần học (Johnson, 1973) Những nghiên cứu sơ khởi của Dean (1961), Seeman (1959) đã khái niệm hóa
sự tách biệt hay xa lánh là kết hợp của sự bất lực (dựa trên quan niệm của chủ nghĩa Mác về sự tách rời khỏi vận mệnh kinh tế, sự thiếu kiểm soát đối với kết quả kinh tế của một người), sự vô thường (lo lắng liên quan đến việc đặt câu hỏi về mục đích của một người cũng như xung đột giữa bản thân lý tưởng của người đó và hoàn cảnh hiện tại của họ) và sự cô lập xã hội (tách biệt khỏi các chuẩn mực và mối quan hệ xã hội hoặc nhóm) Ý nghĩa cốt lõi của khái niệm xa lánh cũng được xác định là trạng thái phân ly của cá nhân (cảm giác tách biệt về mặt nhận thức) trong mối quan hệ với một số yếu tố khác trong môi trường của họ (Kanungo, 1979; Schacht, 1970) Từ những ý tưởng này, tách biệt được định nghĩa là cảm giác bất lực hoặc thiếu kiểm soát bắt nguồn
từ một tình huống xã hội Sự tách biệt đã được nghiên cứu trong nhiều bối cảnh khác nhau, ví dụ như tách biệt bạn bè, đồng nghiệp hoặc gia đình (Slater, Henry, Swaim và Cardador, 2004) Nghiên cứu này xem xét sự tách biệt như một khía cạnh tâm lý của môi trường công sở do nó có mối quan
hệ chặt chẽ với bối cảnh xã hội của nhiều cá nhân Như vậy, sự tách biệt hay xa lánh công việc có thể hiểu là sự đơn điệu, bất lực và hư vô của những nhân viên mà họ không thể đáp ứng được kỳ vọng trong công việc Tách biệt công việc sẽ dẫn đến sự thay đổi cảm xúc, thái độ và hành vi của nhân viên Khi một cá nhân tin rằng ở một mức độ nào đó họ có khả năng kiểm soát, họ sẽ có xu hướng thực hiện cảm xúc tích cực để phản ứng với môi trường và thực hiện các điều chỉnh chủ động Tuy nhiên, những nhân viên có thói quen xa lánh công việc thường thiếu ý thức kiểm soát công việc của họ và việc thiếu kiểm soát này sẽ dẫn đến sự lan tỏa tiêu cực
2.4 Kết quả công việc
Đo lường kết quả là công việc có ý nghĩa đặc biệt vì nó truyền đạt tầm quan trọng của việc thiết lập các mục tiêu của tổ chức Kết quả làm việc là cách một nhân viên thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua việc sử dụng thời gian, kỹ thuật và tương tác với các cá nhân khác và có thể hiểu
là số lượng và chất lượng công việc đạt được bởi một cá nhân hay một nhóm các cá nhân (Schermerhorn, 1989) Hoxha (2019) một lần nữa định nghĩa lại kết quả công việc là giá trị mong đợi mà một cá nhân thực hiện được trong một khoảng thời gian tiêu chuẩn và để đạt được giá trị trong khoảng thời gian tiêu chuẩn đó cá nhân phải thực hiện rất nhiều hành vi rời rạc khác nhau Kết quả được xem là một khái niệm đa chiều Như vậy, kết quả làm việc là khả năng làm giảm lãng phí về thời gian, sức lao động, tiền của trong quá trình thực hiện công việc mà vẫn đạt được hiệu quả Hay nói cách khác, kết quả là thực hiện công việc đạt được mục tiêu với nguồn lực bỏ ra tối
ưu nhất, để làm được điều đó đòi hỏi cá nhân phải làm việc đúng cách và có kế hoạch hợp lý
2.5 Mối quan hệ giữa hành vi lãnh đạo hướng về nhiệm vụ, hành vi lãnh đạo hướng về mối quan hệ và kết quả công việc
Rauch (1984) nhận định rằng lãnh đạo là quá trình có ảnh hưởng nhất định trong một nhóm,
và góp phần giúp nhóm đạt được các mục tiêu đề ra Người lãnh đạo hướng về nhiệm vụ sẽ thông báo cho các thành viên biết những gì nên làm và đặt ra các tiêu chuẩn để thành viên thực hiện Tuy nhiên, những nhà lãnh đạo theo hành vi nói trên chỉ xem nhân viên là công cụ để đạt được mục tiêu, tức là họ chỉ quan tâm đến thành tích hơn là cảm xúc cá nhân của nhân viên, vì vậy những nhân viên này rất khó có thể hoàn thành công việc một cách trọn vẹn và nghiêm túc (Eisenberger
và cộng sự, 1990) Đồng thời, nhân viên không sẵn sàng gắn bó mình với những tổ chức có sự nhận dạng thấp hơn, điều này có hại cho việc thực hiện các mối quan hệ với nhân viên (Shi, 2012) Mặc khác, với hành vi lãnh đạo hướng về mối quan hệ Shapiro và cộng sự (1992) cho rằng sự tương tác và giao tiếp lâu dài và thường xuyên giữa lãnh đạo và nhân viên góp phần giúp nhân viên thu thập thông tin liên quan để thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau Đồng thời, sự quan tâm, công bằng và công khai của người lãnh đạo với hành vi định hướng mối quan hệ sẽ giúp ghi nhận cảm xúc của nhân viên, điều này sẽ khiến nhân viên tin tưởng vào tổ chức và tăng sự kết nối tình cảm của tổ chức và nhân viên (Rousseau và cộng sự, 1998) Các giả thuyết được đề xuất nhu sau:
Trang 37Giả thuyết H1: Hành vi lãnh đạo định hướng nhiệm có tác động tiêu cực đến kết quả công việc
Giả thuyết H2: Hành vi lãnh đạo định hướng có tác động tích cực đến kết quả công việc
2.6 Mối quan hệ giữa hành vi lãnh đạo hướng về nhiệm vụ, hành vi lãnh đạo hướng về mối quan hệ và sự tách biệt công việc
Theo Sarros và cộng sự (2002), người lãnh đạo thực hiện hành vi nhiệm vụ sẽ cung cấp cho nhân viên sự hướng dẫn chặt chẽ, điều này sẽ làm cho nhân viên cảm thấy quá trình và kết quả làm việc của họ vượt quá tầm kiểm soát và không cảm thấy hứng thú và ý nghĩa của công việc, từ
đó dẫn đến xa lánh, tách biệt công việc Trong khi đó, người lãnh đạo có hành vi định hướng mối quan hệ sẽ chủ động giao tiếp với nhân viên và việc trao đổi thông tin về các vấn đề trong tổ chức giữa người lãnh đạo và nhân viên là cách chủ yếu để hướng dẫn nhân viên hoàn thành mục tiêu một cách chính xác và giảm bớt sự tách biệt trong công việc (Banai & Weisberg, 2003) Mối quan
hệ tốt giữa các cá nhân giúp giảm bớt sự tách biệt trong công việc (Banai & Hu, 2003) Các giả thuyết được đề xuất như sau:
Giả thuyết H3: Hành vi lãnh đạo định hướng nhiệm vụ có tác động tíc cực đến sự tách biệt công việc
Giả thuyết H4: Hành vi lãnh đạo định hướng mối quan hệ có tác động tiêu cực đến sự tách biệt công việc
2.7 Mối quan hệ giữa sự tách biệt công việc và kết quả công việc
Sự tách biệt công việc của nhân viên ảnh hưởng đến thái độ làm việc chủ yếu phản ánh qua tình trạng kiệt sức trong công việc (Powell, 1994), sự hài lòng trong công việc, sự cam kết với tổ chức (Hirschfeld, Field và Bedeian, 2000), sự gắn bó với công việc (Armstrong Stassen, 2006)
Nó thể hiện các khía cạnh như tình trạng kiệt sức trong công việc, sự hài lòng trong công việc, sự cam kết của tổ chức và sự gắn bó với công việc sẽ ảnh hưởng đáng kể đến kết quả công việc (Salanova, Agut và Peiro, 2005) Kết quả làm việc của những nhân viên có thái độ xa lánh công việc sẽ bị giảm sút (Huang, 2006; Guo, 2016) điều này sẽ ảnh hưởng đến việc định hướng nhiệm
vụ Nhân viên né lánh công việc cũng sẽ làm giảm hành vi công dân tổ chức, ngược lại hành vi công dân tổ chức là nội dung chính của việc định hướng mối quan hệ Giả thuyết H5 được phát biểu như sau
Giả thuyết H5: Sự tách biệt công việc có tác động tiêu cực đến kết quả công việc
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong nghiên cứu này, các thang đo được chọn dựa vào lý thuyết và các thang đo đã có từ các nghiên cứu trước trên thế giới Thang đo đã điều chỉnh một số nội dung để phù hợp với đối tượng nghiên cứu là sinh viên tại các đại học tại TP Hồ Chí Minh Có 40 biến quan sát được sử dụng để đo lường các khái niệm nghiên cứu Hành vi lãnh đạo hướng về nhiệm vụ và hành vi lãnh đạo hướng về mối quan hệ được đo lường bằng 10 biến quan sát dựa trên thang đo gốc của Northouse (2015) Sự tách biệt công việc được đo lường bằng 10 biến quan sát dựa trên thang đo gốc của Maddi (1979) Kết quả công việc được đo lường bằng 10 biến quan sát dựa trên thang đo gốc của Van Scootter và Motowidlo (1996) Nghiên cứu được thực hiện thông qua khảo sát trực tuyến bằng Google Forms và gửi trong các nhóm trên các trang cộng đồng thuộc mạng xã hội của các trường đại học khối kinh tế để thu thập dữ liệu Kết thúc thu về 220 phản hồi khảo sát hợp lệ
để sử dụng cho nghiên cứu Dữ liệu thu thập được đánh giá bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy tuyến tính bội Nhóm thực hiện phân tích dữ liệu thu được bằng phần mềm IBM SPSS 20
Trang 384 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu
Đối tượng khảo sát là sinh viên các trường đại học khối kinh tế tại Tp Hồ Chí Minh với 220 phản hồi hợp lệ Bảng câu hỏi đã được mã hóa và đưa vào xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0
để phân tích Kết quả được thể hiện cho thấy sinh viên năm 4 chiếm tỷ lệ vượt trội trong tổng số mẫu khảo sát hợp lệ (45.9%), tỷ lệ sinh viên năm 1, 2, 3 lần lượt là 28.6%, 16.4% và 16.4% Giới tính đối tượng khảo sát là sinh viên nữ chiếm 57.7% Trong số mẫu khảo sát hợp lệ thu về, kết quả cho thấy có sinh viên đã từng đi bán thời gian trong ngành dịch vụ F&B chiếm tỷ lệ trên 69,3% còn lại là nhóm ngành khác
4.2 Kiểm định độ tin cậy của các thang đo
Theo Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), một thang đo đủ điều kiện khi có hệ
số Cronbach's Alpha lớn hơn 0.6, thang đo sử dụng tốt khi có hệ Cronbach's Alpha từ 0.7 đến gần bằng 0.8 và thang đo lường rất tốt nếu có hệ số Cronbach's Alpha từ 0.8 đến gần bằng 1 Bên cạnh
đó, nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng hiệu chính lớn hơn 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu (Nunnally & Bernstein, 1994) Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha lần 1 cho thầy, với 40 biến quan sát được đưa vào phân tích tổng thể của 4 thang đo đều lớn hơn 0.6 Tuy nhiên, hệ số tương quan biến tổng của biến RB5, RB6, RB7 và RB8 trong thang đo “Hành vi lãnh đạo hướng
về mối quan hệ” và biến WA4, WA10 trong thang đo đo “Sự tách biệt công việc” có giá trị < 0.3 nên các biến trên bị loại bỏ Kết quả kiểm định độ tin cậy lần 2 được thể hiện trong bảng 1
Bảng 1 Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha
Thang đo
Số biến quan sát
4.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Để cấu trúc dữ liệu được phản ánh phù hợp hơn với các bước kiểm định tiếp theo, phép trích Principal Axis Factory và phép quay vuông góc Promax được sử dụng Hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) nằm trong khoảng từ 0.5 đến 1 thì phân tích nhân tố khám phá được coi là phù hợp (Hair, Black, Babin, Anderson & Tatham) Kiểm định Bartlett’s được sử dụng để đánh giá các biến quan sát có tương quan với nhau trong thang đo (nhân tố) Khi mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett’s nhỏ hơn 0,05 (Sig <0,05) thì các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện Biến quan sát phải có trọng số nhân tố lớn hơn 0.5 và chênh lệch giữa hai trọng số lớn hơn 0.3 Phương sai trích (% Phương sai tích lũy) được sử dụng để đánh giá mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố Để đạt được mức độ giải thích, phương sai trích cần phải cao hơn 50% và giá trị Eigen phải cao hơn 1
Kết quả EFA cho các biến độc lập: Loại biến RB3 do trọng số nhân tố nhỏ hơn 0.5 Sau khi thực hiện lại phân tích EFA, các hệ số đều cho thấy các biến quan sát còn lại là hoàn toàn phù hợp với phân tích nhân tố Kết quả phân tích EFA cho các biến trung gian và phụ thuộc cho thấy đều
có mức độ hội tụ và phân biệt với giá trị KMO = 0.926, kiểm định Bartlett’s Test có Sig = 0.000 tại tổng phương sai trích 69,172% tại điểm dừng Eigenvalues = 4.664 Kết quả được trình bày trong bảng 2
Trang 39Bảng 2 Kết quả phân tích EFA cho các biến mô hình nghiên cứu
KMO 0.873 (Sig=0.000) 0.915 (Sig=0.000)
Bartlet’s test Chi-Square 2968.152 Chi-Square 3405.632
4.4 Kết quả phân tích hồi quy
Kết quả phân tích hồi quy đo lường ảnh hưởng của biến độc lập (Hành vi lãnh đạo hướng về nhiệm vụ và Hành vi lãnh đạo hướng về mối quan hệ) lên sự biến thiên của biến phụ thuộc (kết quả công việc) Kết quả Bảng 3 cho thầy R2 hiệu chỉnh là 0.835, tức là các biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy ảnh hưởng 83.5% sự biến thiên của biến phụ thuộc Giá trị F là 553.860 ở mức 0.000 thể hiện đây là mô hình tốt vì giá trị của nó nhỏ hơn 0.05 (Hair và cộng sự, 2006) Hệ số phóng đại phương sai VIF = 1.754 cho thấy không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến
Bảng 3 Kết quả phân tích hồi quy của các biến độc lập tác động lên kết quả công việc Giả thuyết Mối quan hệ Std Eror Giá trị Beta P Kết quả
H1 TB → JP 0.036 -0.690 0.000 Chấp nhận H2 RB → JP 0.058 0.299 0.000 Chấp nhận Adjusted R Square = 0.835, F = 553.860, overall model significance = 0.000 level VIF= 1.754 Kết quả phân tích hồi quy đo lường ảnh hưởng của biến độc lập (Hành vi lãnh đạo hướng về nhiệm vụ và Hành vi lãnh đạo hướng về mối quan hệ) lên sự biến thiên của biến trung gian (sự tách biệt công việc) Kết quả Bảng 4 cho thầy R bình phương hiệu chỉnh là 0.701, tức là các biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy ảnh hưởng 70.1% sự biến thiên của biến trung gian Giá trị F là 257.294 ở mức 0.000 thể hiện đây là mô hình tốt vì giá trị của nó nhỏ hơn 0.05 (Hair và cộng sự, 2006)
Trang 40Bảng 4 Kết quả phân tích hồi quy của các biến độc lập tác động lên sự tách biệt công việc
H3 TB → WA 0.048 0.640 0.000 Chấp nhận H4 RB → WA 0.079 -0.265 0.000 Chấp nhận Adjusted R Square = 0.701, F = 257.294, overall model significance = 0.000 level VIF= 1.754 Kết quả phân tích hồi quy đo lường ảnh hưởng của biến trung gian (sự tách biệt công việc) lên sự biến thiên của biến phụ thuộc (kết quả công việc) Kết quả Bảng 5 cho thầy R bình phương hiệu chỉnh là 0.864, tức là biến trung gian đưa vào phân tích hồi quy ảnh hưởng 70.1% sự biến thiên của biến phụ thuộc Giá trị F là 1389.512 ở mức 0.000 thể hiện đây là mô hình tốt vì giá trị của nó nhỏ hơn 0.05 (Hair và cộng sự, 2006) Hệ số phóng đại phương sai VIF = 1.000 cho thấy không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến Kết quả nghiên cứu được trình bày tại Hình 1
Bảng 5 Kết quả phân tích hồi quy của sự tách biệt công việc tác động lên kết quả công việc
H5 WA → JP 0.025 -0.930 0.000 Chấp nhận Adjusted R Square = 0.864, F = 1389.512, overall model significance = 0.000 level VIF= 1.000
Hình 1 Kết quả nghiên cứu
4.5 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Kết quả kiểm định giả thuyết cho thấy, hành vi lãnh đạo hướng về nhiệm vụ có tác động tiêu cực đến kết quả công việc (β=-0.690; Sig=0.000) của nhân viên làm việc bán thời gian Hành vi lãnh đạo định hướng về mối quan hệ có tác động tích cực đến kết quả công việ (β= 0.299; Sig= 0.000) của nhân viên bán thời gian Như vậy, hành vi lãnh đạo tác động trực tiếp đến kết quả làm việc của nhân viên bán làm bán thời gian cần hướng tới các hành vi lãnh đạo hướng về mối quan
hệ thay vì hành vi chỉ đạo nhiệm vụ Bởi trong bối cảnh hiện nay, lực lượng lao động làm bán thời gian là sinh viên sẽ chủ động tích cực hơn khi nhà quản trị, lãnh đạo dân chủ để xây dựng mối quan hệ lâu dài và công việc ổn định Mặt khác, các công việc làm bán thời gian đều là công việc trong ngành dịch vụ nên đòi hỏi hành vi tác động tâm lý tích cực của nhà lãnh đạo đến nhân viên Các giả thuyết H1, H2 được chấp nhận Phân tích mối quan hệ trung gian giữa
Hành vi lãnh đạo hướng về nhiệm vụ (TB) sẽ có quan hệ cùng chiều với sự tách biệt công việc (WA) vì hệ số β= 0.640 (Sig= 0.000 < 0.05) Như vậy, chấp nhận giả thuyết H3 Hành vi lãnh đạo hướng về mối quan hệ (RB) sẽ có quan hệ nghịch chiều với sự tách biệt công việc (WA) vì hệ
số β= -0.265 (Sig của kiểm định t = 0.000 < 0.05 ) Như vậy, chấp nhận giả thuyết H4 Dữ liệu khảo sát cũng cho thấy: Sự tách biệt công việc (WA) sẽ tác động tiêu cực đến kết quả công việc (JP) vì hệ số β= -0.930 (Sig của kiểm định t = 0.000 < 0.05 ) Như vậy, chấp nhận giả thuyết H5