1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Trường: Quản trị đại học tại một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam

122 4 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 17,17 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

'TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

KY YEU HOI THẢO KHOA HỌC

Ha Nội, 10/2018.

Trang 2

MỤC LỤC

MOT SỐ VAN DE CHUNG VE QUAN TRI ĐẠI HỌC HIỆN ĐẠI

‘TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiền

Bộ Giáo dục đảo tạo

KHẤT QUÁT VE QUAN TRI ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM VÀ

NHONG VAN DE CAN GIẢI QUYẾT 'TRONG THỜI GIAN TOL

‘TS Trần Kim Liễu

“Trường DH Luật Hà Nội

QUAN TR] ĐẠI HỌC Ở LIEN BANG NGA.

PGS TS Bai Ding Hiểu

“Trường DH Luật Hà Nội

QUẦN TRI ĐẠI HỌC Ở PHÁP VA MOT SO KINH NGHIỆ:

CHO VIỆT NAM.

TS Bùi Minh Hồng,

“Trường ĐH Luật Hà No

MO HÌNH QUAN TR] ĐẠI HỌC HIỆN ĐẠI Ở NHẬT BAN

'VÀ MOT SO KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

TS Phan Thi Lan HuongTrường ĐH Luật Ha Nội

MO HÌNH QUAN TRI ĐẠI HỌC Ở HOA KỲ VÀ ˆ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

‘ThS Phạm Quý Dat"Trường DH Luật Hà Nội

‘QUAN TRI ĐẠI HỌC TẠI PHAN LAN VA KINH NGHIỆM `

CHO VIỆT NAMThể Bùi Thị Minh Trang,“Trường DH Luật Ha Nội

— Mõ HÌNH QUAN TRI ĐẠI HỌC HIỆN ĐẠI Ở

CONG HOA LIÊN BANG ĐỨC

Trang 3

Bộ Tư Pháp

MO HINH QUẦN TRI ĐẠI HỌC TẠI HÀN QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.

‘Th Đỗ Thị Anh Hồng

“Trường ĐH Luật Hà Nội

QUAN TRI ĐẠI HỌC TẠI HONG KONG VA MOT SO

'KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

ThS Đặng Thị Hồng Tuyến

“Trường ĐH Luật Hà Nội

‘MO HIN QUAN TR] ĐẠI HỌC Ở MALAYSIA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.

TRS Hà Thị Út

“Trường Đại học Luật Hà Nội

(QUAN TR] ĐẠI HỌC TẠI CANADA

VA BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

“ThS Phạm Minh Trang.“Trường ĐH Luật Hà Nội

MO HINH QUAN TRI ĐẠI HỌC TẠI ÚC VA BATHOC | KINH NGHIỆM CHO VIET NAM

ThS Đỗ Thị Anh Hồng,

“Trường DH Luật Hà Nội.

mi

Trang 4

Quản trị là một khái niệm rộng có thé hiểu theo nhiều cách Trong Bách khoa.

toàn thư Việt Nam, quản trị được hiểu là "Hoạt động quản If của một xí nghiệp hay

của một tổ chức kinh doanh, bao gồm quản lí về các mặt sản xuất và kĩ thuật, tài

và kế toán, thương mại, bành chính, nhân sự, vv ” Như vậy, ở đây quản trị được đánh đồng với quản lý Cách hiển này cũng khá phé biến trong các bài viết, các tham

luận liên quan đến quản lý Trong văn thư quốc té, hai thuật ngữ governance (quản trị)

và management (quân lý) cũng được nhiều tác giả sử dụng một cách song hành, thay

thế cho nhau.

‘Tuy nhiên, trong các nghiên cứu sâu về quản trị thì cần làm rõ sự khác biệt giữa quản trị và quản lý Thông thường, sự khác biệt đó là như sau; Quản trị là việc hoạch định chiến lược, các myc tiêu vĩ mô, các kế boạch, chính sách và giải php thực biện;

cồn quản lý là việc tổ chức thực hiện các kế hoạch, chỉnh sách, giải pháp để hướng

đến các mục tiêu do quản trị đề ra Nói cách khác quản trị trả lời câu hỏi cái gì và bao giờ trong tổ chức và hoạt động của một tổ chức/đơn vi, còn quản lý trả lời câu hôi ai va như thế nào trong tổ chức và hoạt động của tổ chức/đơn vị đó I

Trong giáo dục, phỏng theo sơ đồ của Crouch và Winkler (2009), có thể mô tả

mồi quan hộ giữa quản trị và quản lý như sau:

Chiến lược, mye tiêu,

kỷ tích thể chế log yd ecm OS vấn đ gia đục ‘hye hia theo mục tiêu Cơ gan quản

Giải trình wy

“Thông tin vB kết gu thực Chiên giảihiện theo chỉ tiêu pháp, nguồn lực.

"hán hồi chất lượng dạy và học :

TT oo [>| Paice ime

huynh, cộng đồng Licitiisd

‘Trin khái pda

Vi quản trị là một khái niệm đa cấp, nên so đồ trên có thé áp dung một cách phù hợp cho các cắp khác nhau Chẳng hạn ở cấp trung ương thì cơ quan quân trị là “Nhà nước (quốc hội và chính phổ), cơ quan quản lý là các bộ, ngành, chính quyền địa phương; don vị cung ứng giáo dục là các nhà trường Cdn ở cấp cơ sở GDĐH thì cơ quan quản tr là hội đồng trường, cơ quan quản lý là ban giám hiệu, đơn vj cung ứng,

giáo dục là các khoa, phòng, bộ môn.

`Với cách hiểu như vậy về quản trị và quản lý, báo cáo này sẽ trình bày một số vấn để chung về quản trị đại học hiện đại Cụ thể như sau: mục 2 làm rõ xu thé đổi

mới quản trị đại học, mục 3 phân loại các mô hình quản trị đại học, mục 4 tìm cách

đánh giá quản trị đại học Cuối cùng mục 5 là kết luận.

1

Trang 5

2 Xu thé đôi mới quản trị đại học

21 Xu thé chưng

-Ngày nay GDĐH đang có những biến đổi nhanh chóng trên phạm vi toàn thé giới Hội nghị GDĐH thế giới tổ chức vào tháng 7/2009 tại UNESCO Paris đã tìm

‘cach nhận dạng, phân tích và chỉ ra bẫy động lực mới của GDDH Trước hết là sự gia

tăng của nhu cầu nhập hoc đại học, chuyển GDĐH từ tình hoa sang đại chúng Thứ

hai là sự đa dang hóa gin liền với quá trình mở rộng quy mộ, toàn cầu hóa và phát

triển công nghệ thông tin Thứ ba là sự tăng cường hợp tác và liên kết mạng trong.

nghiên cứu khoa học, sản sinh và chia sẽ tri hức Thứ tư là sự hình thành và phát triển

của yêu cẩu học tập suốt đời Thứ năm là tác động của công nghệ thông tin và truyền.

thông lên tổ chức và hoạt động của nhà trường Thứ sáu là sự đề cao trách nhiệm xã

hội của các trường đại học trong việc tham gia giải quyết các bài toán kinh hội

của đất nước, cũng như các vấn đề toàn cầu Và động lực cuối cùng chính là sự thay đổi vai trò của chính phủ, một hệ quả tắt yếu từ tác động của những động lực trés

‘Vi thé, hệ thống GDĐH ngày nay đã khác trước rất nhiều, Đó là một hệ thong

phức hợp theo nghĩa có cấu trúc da ting, có sự tham gia của nhiều chủ thé, có những,

‘yeu cầu ngày cảng cao và phức tạp từ phía nha nước, người học và xã hội Do đó ở

"hầu như mọi quốc gia các chính phủ đều đứng trước yêu cầu cải cách quản trị GDDH D6 là vì quản trị GDDH, bao gồm quản lý nhà nước về GDĐH và quản trị cơ.

sở GDĐH, luôn được coi là đồng vai trò cơ bản trong việc bảo đảm GDĐHH thực thi

được sứ mệnh đa chiều của nó trong phát triển nhân cách người học, truyền bá và sản.

sinh tri thức, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội.

Dù có nhiều khác biệt từ quốc gia này sang quốc gia khác trong cải cách quản

trị giáo dục nói chung, GDĐH nói riêng, nhưng có thể chỉ ra một xu thế chung là

chuyển từ mô hình nhà nước kiém soát sang mô hình nhà nước giảm sát.

Dic trưng cơ bản trong mô hình nha nước kiểm soát là mỗi quan hệ chỉ đạo, điều hành mang tính một chiều và áp đặt từ nhà nước đến nhà trường, trong đó nhà nước đồng vai trò chủ thể chính và duy nhất trong cung ứng và quản trị giáo dục M6 'hình này đã tỏ ra thích hợp trong gan suốt chiều dài của thé kỷ 20 khi môi trường kinh.

tế-xã hội khá én định và ít cạnh tranh, hệ thống giáo dục chưa phức tap, nhu cầu xã.

hội đối với giáo dục về quy mô, chất lượng và hiệu quả còn ở mức độ vừa phải.

Tuy nhiên, khi hệ thống giáo dục trở nên phức hợp, với sự tham gia ngày càng lớn mạnh của hai chủ thể mới là thị trường và xã hội dân sự trong cung ứng và quản.

trị giáo dục, thì nhà nước chuyển din vai t từ kiểm soát sang giám sát với những đặc

rừng cơ bản sau đây:

Về OLNN, vai trò của chính phủ đã khác trước: chính phủ phải tập trung vào

quản lý vĩ mô, với trọng tâm nâng cao chất lượng và đảm bảo công bằng xã hội; chính.

phủ phải nâng cao khả năng dự báo, có tầm nhìn và chiến lược hướng đến sự thay đôi;

chính phủ phải huy động và tạo điều kiện dé các tổ chức xã hội dân sự và thị trường.

tham gia phát triển giáo đục; chính phủ phải đây mạnh phân cấp và trao quyền, đi đôi

với trách nhiệm giải trình, đảm bảo tính công khai, minh bạch, tin cậy trong các thông

‘tin về giáo due; chính phù phải tách QLNN với quản tr cơ sở giáo dục,

Về quản trị cơ sở giáo dục, vai trò của người đứng đầu cơ sở cũng đã khác

trước Người đứng đầu được giao quyền tự chủ nhiều hơn trong các quyết định về

chuyên môn, tổ chức, nhân sự và tài chính; người đớng đầu có động lực nhiều hơn

trong việc thực thi nhiệm vụ quản lý Đồng thời, người đứng đầu chịu trách nhiệm

giải trình cao hơn về hiệu quả chỉ phí, về chất lượng giáo dục, về kết quả học tập đầu.

2

Trang 6

ra của cơ sở giáo dục; người đứng đầu cũng chịu áp lực cạnh tranh cao hơn trong việc, đáp ứng nhu cầu của người học, nhu cầu của xã hội va thị trường lao động.

“Xu thé chung là vậy Nó được phản ánh trước hết trong xu thé đội mới thé chế GDDH Trước hết, ở các nước phát triển là sự hình thành “một thé hệ mới” các văn

ban chính sách và pháp luật GDĐH nhằm tạo một khung khổ pháp lý mới trong đó.

các quy định của chính phủ được nới lỏng để các cơ sở GDĐH có nhiều quyền tự chủ.

hhon trong việc nâng cao tính cạnh tranh, tinh đa dang, chốt lượng và hiệu quả tro đào tao và nghiên cứu (UNESCO, 2004) Ở các nước kinh tế chuyên đổi, luật pháp ví 'GDĐH được làm mới hoàn toàn: để hội nhập thành công với tiền trình Bologna, một số nước Đông Âu đã thay đổi hẳn khung khổ pháp lý GDĐH để “ xây dựng các cơ

cấu quản trị và quản lý mới, thay đổi mối quan hệ trước đây giữa chính quyền với các.

cơ sở GDDH, tạo điều kiện để trường đại học có quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình

va khuyến khích phát triển các quá trình dân chủ trong nhà trường”, Ở các nước dang

phát triển, do hệ thống luật pháp còn nen trẻ, nên nhìn chung các văn bản về luật GDDH đều là mới, thường là luật khung, với cách tiếp cận từng bước trong việc nới lông vai trò kiểm soát của chính phủ va tăng dan quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH.

2.2 Đỗi mới quản trị nhà trường.

Cling với xu thé đổi mới nêu trên trong QLNN về GDĐH là xu thé đổi mới

quản trị cơ sở GDĐHL

Nói tới quản trị cơ sở GDĐH là nói tới cách thức tổ chức bộ máy lãnh đạo, trách nhiệm của bộ máy, sự phên chia quyền lực giữa bộ máy đó với đội ngũ giảng,

viên, nghiên cima viên, những người chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi sit

mệnh của nhà trường đại học.

Có nhiều mô bình quản trị cơ sở GDDH? , tuy nhiên mô hình truyền thống trong quan trị GDĐH, đặc biệt ở Châu Âu, là mô hình đồng sự (collegial model) Đặc trưng co bản của mô hình này là nhà trường đại bọc được coi là một cộng đồng học.

giả với sự chia sé các giá trị chung về theo đuổi chân lý, truyền bá tri thức và tự do học thuật; và vì vậy thắm quyền ra quyết định trong nhà trường là ở đội ngũ giảng, viên, nghiên cứu viên trên cơ sở đồng thuận và cùng chia sé trách nhiệm; *

hành các quyết định trong mô hình đồng sự bao gồm các quyết định về quản lý hành chính và xác định chính sách đối với GDĐH, chương trình giảng dạy, nghiên cứu, ngoại khóa, phân bổ nguồn lực và các hoạt động liên quan khác, nhằm mục đích nâng,

cao sự wu tú và chất lượng học thuật vì lợi ích của toàn xã hội"” Hiệu trưởng, được.

bau ra từ những học giả có uy tin trong nhà trường, là người đại điện cho đội ngũ

ging viên và nghiên cứu viên để thực thi các nhiệm vụ hành chính Có thé nói đó là

nhà trường tháp ngà chỉ chú tâm đến việc truyền bá và sản sinh tr thức,

"Nhà trường tháp ngà đó tô ra không còn thích hợp dưới tác động của những.

động lực mới trong GDĐH vào những thập niên cuối thé ký 20, đầu thé kỷ 21 Nha

nước chuyển dần vai trò từ kiểm soát sang giám sát và nhà trường được trao quyền tự.

chủ đi đôi với tách nhiệm giải trình trong việc thực thi các sứ mệnh mới của minh

'Xem Joint workshops on Governance and Management of Higher Education in South Bast

‘Europe From words to action Bucharest, June 2003,

Theo Tony Bush trong “Theories of Education Management” (2006) thì có thé chi ra 6 mô hình.

ở giáo dục.

“ích điều 42 tong UNESCO Recommendation coneong the status of higher edveation

teaching personnel (1997)

3

Trang 7

gắn liền với các yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội Một mô hình quản trị mới được.

"hình thành trong cơ sở GDDH Đặc trưng của mô hình này là sự ra đời của hội đồng.

trường trong nhà trường với sự phân chia mới về quyền lực như sau: hội đồng trường

là cơ quan quyển lực cao nhất, quyết định những van đề lớn của nha trường liên quan.

đến chiến lược phát triển, tổ chức bộ máy, tài chính và nhân sự; hiệu trưởng là người

tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng trường và chịu trách nhiệm điều hành.

các hoạt động hing ngày của nhà trường, đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên giữ lại

các quyền về tự do học thuật trong giảng day và nghiên cứu.

"Trên thé giới, hội đồng trường có nhiều tên gọi khác nhau từ nước này sang

nước khác, thậm chí từ trường này sang trường khác trong cùng một nước Quyên hạn.

và trách nhiệm, cơ cầu tổ chức và số thành viên, vai trò của chủ tịch hội đồng trường.

‘va mỗi quan hệ với ban giám hiệu, v.v cũng khá đa dạng và khác biệt từ nước này

sang nước khác Tuy nhiên, một nghiên cứu theo đơn đặt hàng của Ngân hàng Thế giới vào năm 2009 về quản trị đại học ở 74 nước, cho thấy một số xu thé chung trong.

quan trị đại học như sau (Saint, 200 - 7

a Cơ sở GDĐH là cơ sở tự chủ với thẩm quyển cao nhất về việc ra quyết định.

thuộc về hội đồng trường.

b Cơ cấu hội đồng trường hướng tới sự đa dạng, với nhiều thành viên bên.

ngoài nhà trường và không thuộc cơ quan chính phủ, thậm chí có cả thành viên là

người nước ngoài Các thành viên này được lựa chon theo phiéu bau thay vì chỉ định

của nhà nước.

c Bên cạnh hội đồng trường, có thể có sự hỗ trợ của một số hội đồng tư vấn d, Có xu hướng giao quyền lựa chọn hiệu trưởng cho hội đồng trường Khi đó

việc tuyển dụng biệu trường được thực biện theo nguyên tắc công khai và cạnh tranh.

e Hiệu trưởng có thể là người nước ngoài và cũng có thể là người không.

thuộc giới hàn lâm.

3, Phân loại các mô hình quản trị cơ sở GDDI

Có nhiều kiểu phân loại tùy theo cách tiếp cận

“Trong một nghiên cứu về các mô hình quản trị đại học ở Mỹ, Anh, Uc, Nhật, Áo và Ý, Briatinu và Pinazu (2015) chỉ ra rằng quyền tự chủ cao trong GDĐH ở các

nước này là tiền đề 48 áp dụng mô hình quản trị doanh nghiệp Chính mô hình quản trị

này là động lige chiến lược để các đại học phát triển, vuơn lên thành đại học đẳng cấp quốc tệ

'Ở một góc độ khác, đặt quản trị đại học trong bối cảnh tác động của hai trường,

phái quản lý là Quản lý công mới (New Public Management) và Quản trị mang lưới

(Network Governance), Brankovic (2011) đưa ra 6 mồ hình lý thuyết về quản tị đại học như trình bay trong bảng dưới đây:

Môhình [Trường Quan điểm |Các giá phái tae |nhi nude | cốtlõi động

ịnh hướng | Lãnh đạo

Méhinh |Đại học|Cơ sở|Tự do học|Nội bộ, |Bàuchọn đồng sự truyền thông |GDDH chủ | thuật và tự | đồng sự

Trang 8

dịch — vụ ‘Nha nước

: công =

Môhùh |OLCM (wa]Co sở|Tíh cạnh|Bên ngoài

thitrường |Quản tị|GDDH chủ|tanh hướng tới

mạng lưới) | yếu là cơ sở các nguồn

địh - vụ thủ

công

Môhhh |QLCM, [Co SG[Tính hiệ|Bên ngoày|Bố nhiệm

ich lợi xã| Quản tị|GDĐH chủ|nghiệm | dip ứng các |hoặcvà bau

hội mạng lưới _ | yếu là cơ sở nhu cầu của | chon

Brankovie cho rằng trong thực tế mỗi mô hình quản trị đều là sư pha trộn của.

các mô hình lý thuyết trên với tỷ lệ pha trộn khác nhau tủy (heo méi tương quan giữa

các yếu tổ tác động bên trong và bên ngoài của cơ sở GDĐH.

"Mỗi tương quan giữa các yếu 16 bên trong và bên ngoài thực ra là mỗi quan hệ

về quyển lực giữa ba chủ thể chính là nhà nước, đội ngũ giảng viên và thị trường.

"Nhìn quân trị đại học từ góc độ này, Trakman (2008) phân loại mô hình quản trị: 1)

quan trị đồng sự (collegial governance), với quyển quyết định thuộc về đội ngũ giảng, ‘vin; 2) quản trị doanh nghiệp (corporate governance), với quyền quyết định tập trung, vào một nhóm nhỏ các nhà chuyên nghiệp vé quản trị và quản lý; 3) quản trị tin thúc

(trustee governanee), với quyền quyết định thuộc về một số cá nhân bên ngoài nhà.

trường được cộng đồng và nhà trường đặt niềm tin vào họ trong quản trị nhà trường vì lợi ích chung; 4) quản trị liên tác (stakeholder governance), với quyền quyết định.

thuộc về hội đồng trường với các thành viên đại điện cho các nhóm lợi ích khác nhau.

trong và ngoài nhà trường; 5) quản trị hỗn hợp, là mô bình quản trị tích hợp các điểm.

mạnh của 4 mô hình quản trị trên nhằm đáp ứng các yêu cầu riêng của nhà trường "Những điều trên cho thấy tính phức tạp trong việc phân loại các mô hình quản.

trị, Đó là vì dù rằng xu thế chung trong quản trị đại học là chuyển từ mô hình nhà.

nước kiểm soát sang mô hình nhà nước giám sát, nhưng các nước có điểm xuất phát

khác nhau, có bối canh kinh tế-xã hội khác nhau và đều đang đứng ở những vị trí khác.

nhau trên con đường chuyển đổi này Quyền tự chủ đại học cũng được nhận thức khác. nhau và được vận dụng khác nhau từ nước này sang nước khác, từ lĩnh vực này sang,

Tinh vực khác, vì vậy mô hình quản trị của các cơ sở GDDH cũng khác nhau từ nước

nay sang nước khác, thậm chí từ trường này sang trường khác trong cùng một quốc.

Vi vậy, trong báo cáo này sẽ tiến hành phân loại các mô hình quản tri đại học

theo bước đi và cách thức đang diễn ra hiện nay trong việc dua tự chủ vào GDDH.

“Tiêu biểu cho các cách thức này là mô hình quản trị đại học Mỹ, Pháp, Nhật, Malaysia Và Singapore.

3.1 Mô hình quản trị đại học ở Mỹ

Đây là mô hình tiêu biểu cho quản trị đại học theo định hướng thị trường.

'Trong mô hình này, vai trò của Chính phủ không phải là ở chỗ thiết kế và lập kế

5

Trang 9

hoạch phát triển GDĐH mà là thúc đẩy bảo dim chất lượng, nâng cao tính minh bach

và cạnh tranh Vì thé Luật GDĐH Mỹ chỉ giới hạn trong việc hỗ trợ tài chính cho sinh 'viên theo học các chương trình sau trung học, đại học và sau đại học; quy định về việc

cấp kinh phí theo nguyên tắc cạnh tranh cho các chương trình khác nhau để phát triển.

'GDĐH Chức năng QLNN về GDDH của chính phủ liên bang chỉ giới hạn trong việc xây dựng chính sách để khuyến khích cạnh tranh và nâng cao chất lượng của GDH; các nội dung khác về QLNN thuộc thẩm quyển của chính quyền các bang Mỗi bang

có trách nhiệm quản lý các cơ sở GDBH thuộc bang mình theo mô hình chủ đạo là

‘mé hình nhà nước giấm sát, với việc giao quyên tự chủ cho các cơ sở GDĐH Tuy nhiên, mức độ tự chủ cũng khác nhau giữa các bang Theo Ase 20) tùy theo ‘bang mà các đại hoc nghiên cứu có thé có mức độ tự chủ từ cao đến thấp theo các loại

hình như sau: 1/ đại học được tổ chức theo mô hinh tập đoàn (25 bang); 2/ đại hoc có sự hỗ trợ của bang (23 bang); 3/ đại học chịu sự kiểm soát của bang (2 bang).

'Để thực hiện chức năng giám sát, chính quyền bang dựa chủ yếu vào các ban tn tic (board of trustees) mà thành viên là các công dn bên ngoài nha trường và đại điện cho lợi ích công Quyền hạn của các ban này cũng khác nhau giữa các bang, và năm giữa bai đầu cực: một đầu là quyển hạn lớn rong việc xây đụng chính sách giáo he, duy đị cát mức th ph, đ me c $a sâu gi hả, thề dy che chừng trình giáo dục mới; một đầu là quyền hạn chỉ giới hạn trong việc tư vấn.

“Ngoài re còn có vai trò của hai 16 chức xã hội dân sự: các tô chức kiểm định và.

các hiệp hội Các tổ chức kiểm định có trách nhiệm đánh giá và công nhận chất lượng,

các cơ sở GDDH trên cơ sở thiết lập các chuẩn tối thiếu mà các cơ sở GDDH phải đáp

‘ting trong xây dựng chương trình, trình độ giảng viên, kết quả học sập đầu ra của sinh

Viên, thu chỉ tài chính Các hiệp hội đóng vai ted đại diện cho lợi ích của các cơ sở

GDDH trước chính quyền liên bang và bang,

`Về tài chính, nguồn thu của các cơ sở GDĐH một mặt dựa vào ngân sách nhà,

nước, mặt khác dựa vào các nguồn thu mang tính thj trường tùy thuộc vào chất lượng dich vụ (gido dục, nghiên cứu khoa học và các dịch vụ khác) được cơ sở cũng cấp, Các nguồn thu này gồm học phí, lệ phí, các hợp đồng với chính quyền bang hoặc liên

‘bang, các hộp đồng dịch vụ, đầu nz Ngoái ra còn một khoản thu rất quan trong, đặc.

trưng của GDBH Mỹ, là quà tặng và hiền ting.

“Tổ chức bộ may của các cơ sở GIDĐH cũng có nhiều khác biệt tùy theo quy mô và loại trường, tuy nhiên vẫn có một số điểm chung như sau: Ban tín thác là cơ guan

quan ly cao nhất của co sở GDDH, có trách nhiệm xác lập sứ mệnh vả chiến lược nhà

lộng tài chính, đánh giá kết quà hoạt động của trưởng, Số lượng thành viên của ban tín thác vào khoảng 10 đối g lắp (thường là do chính quyền bang bổ nhiệm) và 50 đối với các cơ.

sở tư thụ phi lợi nhuận (do cơ sở tự lựa chọn) Hiệu trưởng là người được ban tinthác thuê và có trách nhiệm quản lý hành chính mọi hoạt động của nhà trường, từ việc tổ chức thực biện chiến lược đến việc thiết lập các hệ thống giải trình, quản lý tài chính Trên thực tế công việc của hiệu trưởng giống công việc của một giám đốc

doanh nghiệp vả nằm chủ yếu bên ngoài nhà trường: hiệu trưởng tìm sự hỗ trợ từ các,

6 chức, cá nhân có liên quan; thiết lập quan hệ với các cộng đồng và tập đoàn; gập gỡ

cru sinh viên và những sinh viên trong tương lai; xây dựng hình ảnh của nhà trường.

Giúp việc hiệu trưởng là các trợ lý và các phó hiệu trưởng Đó là các trợ lý về

áp lý, về hành chính, về quan hệ với chính quyền v.v Số lượng phó hiệu trưởng có.

lên tới gần 10 người trong một đại học lớn, bao gồm các phó hiệu trường về hành.

6

Trang 10

chính, về phát trién, về cơ sở vật chất và tài chính, về kế hoạch và nghiên cứu, về

công tác sinh viên, về đào tạo, về quan hệ đại học 3.2 Mô hình quản trị đại học ở Pháp

'Đây là trường hợp điển hình của một mô hình đang chuyển động sang quản trị

đại học theo định hướng thị trường nhưng vẫn chưa thoát khỏi các di sẵn cũa một hệ

thống vốn có truyền thông quân lý tập trung, Cho đến đầu những năm 2000, mặc di đã có Luật về hiện đại hóa GDĐH với việc giao nhiều quyền tự chủ về quản lý va

chuyên môn cho co sở GDDH, nhưng Nhà nước vẫn giữ vai trd chính trong quản lý

tài chính, điều kiện nhập học, thiết kế chương trình giáo dục, đánh giá các chương, trình nghiên cứn khoa học và quản lý giảng viên.

Bước chuyển chỉ thực sự xAy ra sau cú sốc gây ra bởi các bảng xếp hạng đại học quốc tế: chỉ có một đại học Pháp có mặt trong top 100 của bảng xếp hạng 2003

Dai học Giao thông Thượng Hải, không có đại học Pháp nao trong top 100 của bảng,

xếp hang Times Higher Education Cú sốc đó tạo nên bước chuyển đặc trưng của mô.

hình quản trị đại hoc Pháp hiện nay Đó là mé hình được gọi là đa chiều: vừa định

hướng thị trường, vita bảo đảm sự quản If của Nhà nước, vừa hướng tới mổ hình

Nha nước vẫn giữ truyền thống lịch sử về vai trò can thiệp của minh trong giáo dục Đối với các cơ sở GDĐH, Nhà nước là người thiết kế quyền tự chủ nhà trường, theo kiểu từ trên xuống và dẫn dat quá trình chuyển động của hệ thống sang cạnh

tranh và thị trường Ở mỗi vùng trong tổng số 22 vùng hành chính của nước Pháp đều.

có giám đốc académi đóng vai trỏ vừa là đại diện cho bộ trưởng GDDH, vừa là thủ

trưởng của các đại học đóng tại vùng đó, chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành, giám sắt việc thực hiện quyền tự chủ của các đại học, phối hợp hoạt động của các đại học

trong vùng, gắn kết GDĐH với giáo dục phổ thông.

Các đại học được hưởng quyển tự chủ theo Luật năm 2007 về các quyền tự do và trách nhiệm của cáo đại học Đó là các quyền tự chủ vé tài chính (sử dụng ngân.

sách được cấp tron gi), về nhân sự (trong tuyển dụng và đãi ngộ), về tuyển sinh và

dio tạo, về nghiền cứu khoa học Các quyền tự chủ này được thực biện dưới sự giám.

sát của Hội đồng quản trị Đó là cơ quan đầu não, gồm từ 20-30 thành viên đại diện

cho cộng đồng nhà trường, chính quyền địa phương và doanh nghiệp, có trách nhiệm

bầu ra hiệu trưởng, thông qua đề án phát triển trường do hiệu trưởng đề xuất và chỉ đạo việc tổ chức thực hiện Hội đồng quản trị có trách nhiệm phối hợp với bai hội

đồng tư vấn là Hội đồng khoa học và Hội đồng sinh viên Hiệu trưởng là người đứng,

đầu cả ba hội đồng, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch công tác hằng năm và tổ chức thực hiện trên cơ sở phát huy quyền tự chủ nhà trường Quyền này được thực hiện

theo hợp đồng ký kết giữa Nhà nước và cơ sở GDDH trong việc thực hiện các mục

tiêu chiến lược (đã được thông qua trong đề án phát triển 4 năm) với việc khẳng định bản sắc của mình trên cơ sở tôn trọng chính sách quốc gia thống nhất.

3.3 Mô hình quản trị đại học ở Nhật Ban

“Cuộc khảo sát năm 2003 về tự chủ đại học trong phạm vi các nước thuộc khối OECD cho thấy một điều lý thú là đại học của các nước OECD Châu Au hưởng

quyền tự chủ nhiều hon, trong khi đó đại học của các nước OECD Châu A (Nhật, Hàn Quốc) ít có quyền tự chủ Tuy nhiên, trong vòng 10 năm trở lại đây, mô hình quản tri

đại học ở Nhật Bản lại đặc trưng cho cách tiếp cận đột phá trong đôi mới quản trị đạihọc thay vì cách tiếp cận từng bước thường thay ở nhiều nước, kể cả phát triển và dang phát trin.

Trang 11

Cơ sở pháp lý cho cách tip cận đột phá này là việc ban bành Luật tập đoàn đại

học quốc gia 2004 Theo đó, 87 đại học quốc gia chuyển từ vị thé cơ quan nha nước sang vị thé tập đoàn công bin tự chủ với quyền tự chủ rộng rãi trong tuyển dụng và sa giảng viên, quyết định quy mô tuyển sinh, vay vốn, sở hữu trường sở và thiết bị,

chỉ tiêu và quyết định lương, Các đại học guốc gia nảy vẫn được nhà nước cấp kinh.

phí trọn gói căn cứ vào kế hoạch hành động 6 năm đã được phê duyệt, đồng thời cạnh.

tranh với nhau trong việc thu hút sinh viên, giảng viên và các nguồn thu khác

Chức năng QLNN của Bộ Giáo dục quy về xây dựng khuôn khổ chung cho hệ thống GDDH, phân bổ nguồn lực tài ‘va giám sát hoạt động của hệ thing Dé tập trung vào quản lý vĩ mô, không sa đà vào sự vụ, Bộ Giáo dục cũng chuyển giao một số chức năng mang tính kỹ thuật trong quản lý GDĐH cho một số cơ quan trung gian Chang hạn Hội xúc tiến khoa học với nhiệm vụ lựa chọn và đánh giá các chương trình nghiên cứu, phân bổ nguồn lực nghiên cứu, thúc đẩy hợp tác quốc tế về nghiên cứa;

‘To chức dịch vụ sinh viên với nhiệm vụ quản lý các chương trình học bỗng, các

chương trình hỗ trợ sinh viên ké cả sinh viên quốc tế, Các tổ chức xã hội dân sự như Hiệp bội các đại học quốc gia, Liên đoàn các đại học tư thục, Hiệp hội quản lý giáo

duc, Hiệp hội nghiên cứu GDĐH cũng tham gia vào công tác quản lý thông qua việc

đồng góp ý kiến vào tiến trình xây dựng chỉnh sich giáo d l

Cơ cấu quản trị của đại học quốc gia cũng thay đổi manh mẽ Trước hết, tổ.

chức và hoạt động của nhà trưởng được thực hiện theo kế hoạch trung hạn 6 năm.

được Bộ giáo dục phê duyệt, cấp kình phí trọn gói và đánh giá khi kết thúc Tiếp nữa, quyền lực nhà trường vốn trước đây tập trung ở đội ngũ giảng viên nay chuyển sang ba cơ quan là hội đồng quản trị, ban giám đốc, hội đồng giáo dục và nghiên cứu Hiệu.

trưởng là người đứng đầu ba cơ quan này, đóng vai trò như một giám đốc điều hành doanh nghiệp với những quyển bạn tương ứng Và cuối cing, đội ngũ giảng viên va

cán bộ quản lý, nhân viên nhà trường, cũng chuyển từ vị thé công chức nhà nước sang

vị thé người lao động theo hợp đồng,

3# Mô hình quản trị đại học ở Malaysia

Phan lớn các nước Đông Nam A tiến hành đổi mới quản trị đại học theo kiểu

từng bước một, với đặc trưng cơ bản là nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong quản trị đại học, Malaysia là một trường hợp điển hình của mổ hình quén tr tập trưng

trong đồ cáo cơ sở GDĐH chỉ có một sổ quyễn ự chỉ

Cuéi những năm 1990, GDĐH Malaysia được đái cơ cấu theo định hướng; tư

nhân hoá GDDH, tập đoàn hoá các trường đại học công và mở rộng vai trò của nhà

nước Malayxia là một trong những nước đi đầu khu vực trong việc tư nhần hoá GDDIL Do yêu cầu mở rộng quy mô GDĐII, Chính phi Malayxia chính thle guy

định khu vực tư nhân là nguồn cung ứng giáo dục bd sung bên cạnh nhà nước Cùng.

với quá trình tư nhân hoá GDĐH là việc tập đoàn hoá các trường đại học công,

đó các trường đại học được khuyến khích tiến hành các hoạt động thị trường nk tăng thêm nguồn thu để nâng cao thu nhập của cán bộ, giảng viên, góp phần hiện đại

hoá nhà trường Tuy nhiên, Nhà nước vẫn giữ vai trd chủ đạo trong cung img và quản

lý giáo dục Hệ thống văn bản luật ban hành năm 1996, bao gồm: Luft giáo dục, Luật GDĐH tư thục, Luật Hội đồng quốc gia GDĐH, Luật Ủy ban kiểm định quốc gia, Luft các đại học vả trưởng đại học (sửa đổi) tạo thành khung pháp lý để nhà nước duy' trì mô hình quan lý tập trung, coi đó là cách thức hữu hiệu nhất để GDĐH Malaysia

không bị lầm đường trên tiến trình thị trường hóa, đáp ứng lợi ích quốc gia và trở.

thành trùng tâm tủ tú của khu vụ.

Trang 12

‘Nim 2007, với việc ban hành Chiến lược GDĐH quốc gia 2020 và Chương, trình hành động GDDH quốc gia 2007-2020, vấn dé đặt ra là GDĐH Malaysia phải đổi mới phù hợp với những chuyển động của GDDH thé giới Theo đó, tư tưởng QLCM được đưa vào trong mô bình quản trị đại học ĐỂ vươn lên các chuẩn mực đẳng cấp quốc tế, tất cả các đại học công sẽ được trao quyển tự chủ đối với một số vấn đề, trừ vấn đề tài chính Đổi lại các đại học công phải có trách nhiệm giải trình thông qua kiểm định.

Chi trương là vậy, nhưng trên thực tế, các cơ sở GDDH Malaysia vẫn chịu sự

quản lý chặt chẽ của Bộ GDĐH từ khâu tuyển sinh đến xây dựng chương trình, tỏ chức đào tạo, quan lý tai chính, quản lý nhân sự Ngân sách nhà nước vẫn chiếm đến.

90% kinh phí hoại động của các cơ sở GDDH công lập, giảng viên và nghiên cứu viên

của các cơ sở này là công chức và hưởng lương theo quy định của nhà nước.

lới đây trong Chương trình tổng thé phát triển GDĐH 2015-2025, mô hình

quản trị đại học hiện nay bị phê phán là không hiệu quả và gây phiền nhiễu cho các cơ sở GDDH Một mô hình quản trị mới được đưa ra với những nội dung cơ bản sau đây:

1 Bộ GDĐH chuyển từ vai trở kiểm soát sang giám sát với chức năng chính là xây

dựng chính sách và tạo điều kiện cho sự phát triển của GDĐH; 2 Các cơ sở GDĐH được giao quyền tự chủ toàn phần hoặc từng phan tly theo mức độ sẵn sàng và năng,

lực của cơ sở; 3 Quyền tir chủ này được thực hiện trong khuôn khô pháp lý do chính

phủ quy định cùng với trách nhiệm giải trình ma cơ sở GDĐH phải tuân thủ; 4 Các

học theo kiểu từng bước một, với đặc trưng cơ bản là nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong quản trị đại học Singapore là một trường hợp điển hình của cách tiép cận hai bước, với bước đâu là thit nghiệm và bước hai là đột phá.

Cho đến cuối thé ky 20, các co sở GDDH công lập Singapore vẫn được coi là co quan nhà nước với hiệu trưởng được bổ nhiệm bởi chính phủ; giảng viên và nhân viên nhà trường là nhân viên nha nước do Bộ Giáo dục quyết định việc tuyển dụng, sa

thải, trả lương; chương trình giáo dục phải được cơ quan có thẩm quyền của nhà nướ‹ phê duyệt Đối mới quản lý GDDH được tiến hành vào năm 2000 với bước thử

nghiệm: giao cho hai đại học hàng đầu của Singapore là Đại học Quốc gia Singapore.

NUS và Đại học Công nghệ Nanyang NTU một số quyển tự chủ trong chỉ thường,

xuyên và trả lương giáo viên, đồng thời thành lập Đại học Quản lý Singapore (Singapore Management University, SMU) với tư cách là một tập đoàn tư phi lợi nhuận, có sự hỗ trợ kinh phí nhà nước, với nhiều quyền tự chủ, đặc biệt trong tuyển.

sinh và quy định học phí Thành công trong chất lượng và hiệu quả đảo tạo của ba đại học đó cho phép chuyển sang bước thứ hai mang tính đột phác NUS và NTU trở thành.

các đại học tự chủ với tư cách là các công ty phi lợi nhuận tương tự SMU Đó là các

quyền tự chủ trong việc quyết định cơ cầu bộ máy, sử dụng kinh phí, quy định học phi ‘va chính sách tuyển sinh Mục đích của quyền tự chủ này là tạo điều kiện để các đại học theo đuỗi chiến lược riêng của mình trong việc dem lại các kết quả đầu ra tối uu

cho các bên có liên quan Muốn vậy, quyển tự chủ này phải được thục hiện trên

nguyên tắc bảo đảm rằng sứ mệnh của nhà trường gắn liền với các mục tiêu chiến.

9

Trang 13

lược của quốc gia và rằng nhà trường phải có trách nhiệm giải trình đầy đủ về sử dung

nguồn lực và kết quả đầu ra.

Bai thế mô hình quản trị đại học Singapore có những đặc trừng sau đây:

VE phía nhà nước, vì 75% kinh phí các dai học là từ ngân sách nhà nước, nên

dễ dim bảo sử dụng có hiệu quả tiền đóng thuế của dân, một cơ chế giám sát chặt chế

duge thiết lập Trước hết, Bộ trưởng Giáo dục có quyền bổ nhiệm/bãi nhiệm các thành viên hội đồng trường, chi dao để chính sách phát triển của nhà trường phù hợp với.

định hướng phát triển của quốc gia Thứ hai, việc cập kinh phí cho nhà trường được.

thực hiện trên cơ sở của một thỏa thuận ký giữa Bộ Giáo dục và nhà trường trong đó

có những quy định về tuyển sinh, học phí, chỉ tiêu và tuyển dụng mà nhà trường phải

tuân theo Thứ ba, nhà trường phải thực hiện đánh giá ngoài 5 năm một lần theo

Khung Bảo đảm chất lượng do Bộ Giáo đục ban bành Và cuối cùng Bộ trưởng Giáo

dục có toàn quyền tiếp cận các thông tin vẻ tài chính của nhà trường.

'VỀ phía nhà trường, hội đồng trường, với tư cách cơ quan quyền lực cao nhất, có số lượng thành viên khá đông, trung bình là 20 người Chủ tịch hội đồng trường là

"người bên ngoài nhà trường Hiệu trường không phải là chủ tịch hội đồng trường Bên

“cạnh hội đồng trường có ba ban quan trong là ban tiền lương, ban đề bạt và ban kiểm.

toán Đó là những nét lớn về bộ máy quản trị bên trong nhà trường với cách thức hoạt động và báo cáo giải trình theo những thông lệ tốt về quản tr của các tập đoàn.

4, Quản trị tốt và đánh giá quản trị đại học š

4.1 Quản trị tốt: Mục đích của quan trị đại học, đù ở cấp hệ hay cấp.

trường, là bảo đảm để GDĐII thực hiện được sứ mệnh, mục tiêu và nhiệm vụ mà Nhà

nước và xã hội đặt ra cho nó Nó phải trả lời câu bởi liệu bộ máy quản trị, cơ chế quản

‘rj, hoạt động quản trị có thích ứng và ứng phó được với những thay đổi nhanh chồng,

của môi trường kinh tế-xã bội, cùng những đòi hỏi ngày càng cao và đa dang của các.

bên có liên quan.

“Câu hỏi này không dễ trả lời bởi lẽ trong thực tế cơ sở GDDH nào cũng có

những bất én về quản trị trong quá trình vận hành của nhà trường, Có thé là những bất

én nội tại do sự trục trặc của bộ máy quản trị, sự yếu kém của quản lý; cũng có thể là

những bất ổn đến từ bên ngoài do sự cắt giảm ngân sách nhà nước hoặc sự thiếu nhất

quần của thể chế - l ‘Vi vậy quản tị tốt được hiểu là quản trị có khả năng nhận dạng được những bất

n và yếu kém của mình để có kế hoạch, chính sách, giải pháp sao cho GDDH thực

hiện được mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với các kỳ vọng va yêu cầu mà nhà nước và.

xã hội đặt ra cho nó trong bối cảnh thường xuyên thay đối.

Di nhiên, quan trị tốt là một trong những quan tâm hàng đầu hiện nay của các hệ thống GDĐH trên thé giới Diễn đàn GDĐH của Hội đồng Châu âu nhận định như

sau (Couneil of Europe Headquarters, 2005):

“Chúng tôi cho rằng quản trị GDĐH đóng vai trò cơ bản trong việc hoàn tất

một phạm vi rộng các mục tiêu của GDDH:

‘© Chuan bị cho thị trường lao động;

« Chuẩn bị nhữag công dân tích cực vào cuộc sống trong một xã hội dân chủ; + Pháttriển cá nhân;

‘© Duy trì và phát triển một nỀn ting tri thức rộng và tiên tiến.

‘Pham vi các chủ thé phù hợp trong quản trị GDĐH phải phản ánh tính da chiều.

nói trên của mục tiêu GDĐE.

10

Trang 14

Chứng tôi nhắn mạnh tằm quan trong của quân trị t6t trong việc thúc dy gắn kết xã hội và tạo cơ hôi bình đẳng cho tất cả những ai xứng đáng vào GDĐH.

‘Ching tôi cũng hiểu rằng quan trị tốt đòi hỏi, một mặt là sự giám sát quá trình hướng đến việc xây dựng các mục tiêu đúng đắn, mặt khác là sự phát triển các công,

cou dé thực biện các mục tiêu đó, Đó là sự phù hợp của mục dich cũng như sự phù hop

cho mục đích”, l

4.2 Các khuyến nghị, quy tắc về quản trị tốt: Làm thé nào đễ thực hiện quản.

trị tốt là vấn đề được nghiên cứu, thảo luận và dé xuất từ hai chục năm nay sau những.

én ào về quản trị kém tại nhiều hệ thống GDĐH trên thế giới Nhiều khuyến nghị đã.

được đưa ra

Chẳng hạn, trong báo cáo nói trên của Hội đồng Châu Âu, các khuyến nghị là: 1) bộ máy quản trị phải bảo đảm sự tham gia phù hợp của các liên tác; các liên tá phải hoạt động vì lợi ích tốt nhất của GDDH, có chú ý đến các lợi ich mA họ đại diệt 2) cơ chế quản trị phải tuân theo các nguyên tắc sau: minh bạch về nhiệm vụ và quy trình; cơ chế giải trình hiệu quả đối với mọi thành viên quản trị; đồng thuận trong.

cquyết định và tô chức thực hiện; đảm bảo sự tham dự và tôn trọng pháp luật, 3) tự do

học thuật phải được coi là một trong những giá tr} cốt lõi của GDĐH và được thực +hién trên nén tảng thể chế về tự chủ đại học; 4) hoạt động quản trị phải phân định các mục tiêu dài hạn với các giải pháp trong quản lý để hướng tới các mục tiêu đó; năng lực quản trị phải được bỗ sung bằng tinh chuyên nghiệp trong quản lý.

6 nhiều nước, yêu cầu về quản trị tốt không còn dừng ở các khuyến nghị mà

được xây dựng thành các tiêu chuẩn hoặc bộ quy tắc để thực hiện,

Các tiêu chuẩn về quản trị tốt thường là một bộ phận trong bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở GDĐH, Chẳng hạn, ở Uc, quy định về quản trị tốt được đặt trong “hệ thống các quy định về đại học tắt Trong tai liệu về đánh giá đối sánh các đại học ‘Uc (McKinnon và cộng sự, 2000), có 11 lĩnh vực và 67 tiêu chí đối sánh Riêng về Tĩnh vực quản trị, lập kế hoạch và quản lý, các tiêu chí đối sánh là: quản trị và lãnh đạo, kế hoạch toàn trường, các sáng kiến thay đổi chiến lược, kế hoạch công bằng, phan định rõ trách nhiệm và quyền hạn, các hệ thống công việc cốt lỗi, quản lý rủi ro,

tỷ lệ chi phí cho gidng day và nghiên cứu, các hệ thông thông tin doanh nghiệp

(corporate information systems), van hóa tổ chức.

“Trong bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục của Việt Nam ban hành theo Thông tư số 12 ngày 19/5/2017 của Bộ GD&DT, cũng đưa ra 8 tiêu chuẩn về đảm bảo chất lượng chiến lược, thực chất là các tiêu chuẩn dé đánh giá về quản trị

và quản lý.

Cần chú ý rằng quản trị là một lĩnh vực không tĩnh tại Nó vận động cùng với sự vận động của nhà trường Vì vậy, các tiêu chuẩn hay quy tắc về quản trị tốt cũng thường xuyên được sửa đổi, bộ sung Chẳng hạn, ở Anh, Uy ban các chủ tịch đại học

(Committee of University Chairs, CUC) ban hành Bộ quy tắc quản tri GDĐH với dự

kiến 4 năm sửa đổi một lần Bộ quy tắc gần đây nhất ban hành năm 2014 đưa ra 8 giá trị cốt lõi và 7 yếu tổ chủ chốt mà quản trị đại học ở Anh cần tuân theo (CUC, 2014).

'Nhìn chung, qua các khuyến nghị, chi dẫn, và quy tắc, có thể thấy quản trị tốt là

quản trị tuân theo một số nguyên tắc sau đây: 1) Bảo dim tự do học thuật, 2) Quản trị chia sẽ giữa các chủ thể chính của nhà trường; 3) Quy định quyền hạn và trách nhiệm

rõ rằng; 4) Tuyển dụng theo tải năng; 5) Bảo đảm én định tài chính; 6) Thực hiện

trách nhiệm giải trình; 7) Định kỳ kiếm tra và cập nhật các chuẩn chất lượng; 8) Coi trọng hợp tic nội bộ.

u

Trang 15

4.3 ĐỐI sánh: ng trị ở các nước dang phát triển: O các nước đang phát triển

do những yếu kém về thé chế, cùng với tình trạng quan liều, tham nhũng, cửa quyền,

nên quân trị dai học có nhiều bắt cập trong tổ chức bộ máy, trục tric trong cơ chế hoạt.

động Điều đó dẫn đến những yếu kém trong chất lượng và biệu quả đào tạo Vì vậy, việc đổi mới quản trị đại học, xây dựng quản trị tốt là một yêu cầu hàng đầu trong cải

cách GDĐH vải thập kỷ nay ở các nước đang phat triển Muốn vậy, điều cốt tử là phải

đánh giá đúng thực trạng quản trị, nhận dạng những yếu kém để đôi mới.

“Trên co sở hồi cứu các tài liệu chỉ dẫn về quản trị ốt ở các nước phat triển, một

tổ công tác của Ngân hàng Thế giới đã xây dựng phương pháp và công cụ đánh giá thí

điểm ở 100 đại học thuộc khu vực Trung Đông và Bắc Phi, trên cơ sở đó công bo Thể

đánh giá quản trị đại học (University Governance Sereening Card, UGSC) như một

công cụ để đối sánh quản trị ở các nước dang phát triển so với các thông lệ quan trị tốt

trên thé giới Thé đánh giá UGSC không hướng tới một mô hình quản tị lý tưởng; nó

chỉ giúp nhận dang điểm mạnh, điểm yếu va xu thé quản trị của từng cơ sở GDDH

trong một quốc gia, từ đó có thể thấy được xu thế quản trị đại học của quốc gia đó, tạo.

cơ sở để đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản trị ở cắp trường cũng như cấp hệ thống,

khuyến khích tiến trình đỗi mới quản trị (Jaramillo và cộng sự, 2012).

‘Theo cách tiếp cận USGC thì quản trị đại học ở cấp trường được mô tả qua 5 chiều đo: 1) Bối cảnh, sứ mang, mục tié Anh đạo và quản lý; 3) Tự chủ; 4)

“Trách nhiệm giải trình; 5) Sự tham dự Mỗi chiêu đo được đánh giá trên thang điểm từ

1 đến 5 bằng cách đối sánh với các thông lệ về quản trị tốt trên thé giới.

Vige đánh giá được thực hiện thông qua một bộ câu hỏi đùng 48 cho điểm các tiêu chuẩn đặc trưng cho từng chiều đo Chẳng hạn, với chiều đo “bối cảnh, sứ mạng,

vi mục tiêu”, các tiêu chuẩn và tiêu chí là như sau:

“Tiêu chuẳn 1: Sứ mệnh chung của các đại học (cấp quốc gia)

œ ˆ Có văn bản chính thức ở cấp quốc gia về sứ mệnh các đại học; © Có các văn bản mô tả sứ mệnh đó;

© Các chủ thể tham gia trong việc xúc định sứ mệnh “Tiêu chuẩn 2: Các mục tiêu của cơ sở GDĐH.

+ Có văn bản chính thức xác định các mục tiêu của cơ sở; + Cố các tài liệu làm rõ các mục tiêu của cơ sở;

‘© Các quan tâm chính trong quá trình xác định mye tiêu;

* Các chủ thé chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện mục tiêu.

“Tiêu chuẩn 3: Khung pháp tý

© Các thay đổi về vị trí pháp lý của cơ sở trong 10 năm gần đây;

© Các thay đổi về sứ mệnh của cơ sở trong 10 năm gần đây; « Các sự kiện lý gii các thay đổi về

khung pháp lý.

'Kết quả đánh giá được thể hiện bằng một sơ.

đồ trên khung mạng nhộn, qua đó cho thấy điểm mạnh điểm yêu theo từng chiều do trong quản trị nhà trường Vấn đề cần chú ý ở đây Không phải là đạt điểm tôi đa trên một chiều đo nào đó ma đạt sự.

dong bộ trên cả 5 chiều do, 5 Kết luận

“Trong xu thé cải cách GDĐH toàn cầu may thập kỷ nay, quản trị đại bọc là ĩnh vực được quan

BỖi cảnh sẽ mạng, mye tiên

iain

Trang 16

tâm mạnh mẽ Đó là vì quản trị đại học được chứng tỏ là một trong những động lực chính để nâng cao chất lượng đào tạo Tuy nhiên, kh chất lượng đào tạo là một lĩnh. -vực được nghiên cứu từ lâu thì quan trị đại học lại là Tĩnh vực nghiên cứu khá mới mẽ.

'Các nghiên cứu này đến nay vẫn chưa tạo được một nền tảng tri thức cần thiết dé các.

‘nha quản trị có thé vận dụng vào đó xây dựng một mô hình quản tị hiệu quả.

Bài toán quản trị đại học cảng trở thành khó khăn khi mà giờ đây các hệ thống giáo duc đại học trở thành các hệ thông phức hợp, với sự tham gia của nhiều chủ thé,

có cấu trúc đa ting, và phải đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao và biến động, với

nhiều xung đột về lợi ích của các bên có liên quan Trong tính phức hợp chung đó của.

‘hg thống, từng cơ sở GDDH cũng là một hệ thông con phức hợp.

Đối với các hệ thống như vậy, đến nay không có một lời giải chung về quản trị tốt Các nghiên cứu mới đây nhất chỉ ra rằng chí ít có 5 thành tố cốt lõi mà các nhà quản trị cần quan tâm để có một nền quản trị hiện đại và hiệu quả (Bums, T., Koster, F & Fuster, M 2016) Đó

© Cần tập trung vào các quá trình quản trị hơn là cơ cấu quản trị;

© Quản trị phải linh hoạt để có thể đáp ứng sự thay đổi và các sự cố bất

* Quản trị phải dựa trên việc xây dựng năng lực, lôi kéo sự tham dự của cácTiên tác và tạo dựng đối thoại mé,

© Cần một tiếp cận toàn hệ thống trong việc phân bố quyền hạn và trách nhiệm, giải quyết các xung đột nÃy sinh;

n © Dựa vào bằng chứng và nghiên cứu để xây dựng chính sách nhà trường và

đổi mới.

Nhu vậy, quay lại 5 chiều đo của quản trị đại học được đưa ra trong Thẻ đánh.

giá quản trị đại học UGSC nói trên, vấn dé mà các nước đang phát triển cần đặc biệt

quan tâm chính là cơ chế quản trị, quá trình quản trị chứ không phải chỉ là cơ cầu quản trị Điều đó đồi hỏi các nhà quản trị đại học phải có năng lực và tư duy chiến.

lược để xây đựng tằm nhìn và sứ mệnh phù hợp cho cơ sở GDĐH; thu hút được sự

tham gia hiệu quả của các liên tác; chỉ đạo, giám sát và đánh giá đúng đắn bộ phận.

quản lý trong việc phát huy quyền tự chủ đi đôi với trách nhiệm giải trình để có giải

pháp mềm dẻo, linh hoạt trong tiền trình hướng tới mục tiêu "TÀI LIỆU THAM KHAO

Bratianu, C„ & Pinzaru, F 2015 University govemance as a strategic driving

force Proceedings of 11th European Conference on Management Leadership and Governance, Military Academy, Lisbon, Portugal, 12-13 November 2015, pp.28-35.

Brakovic, J 2011 The major models of institutional govemance in higher

‘education, chương 2 trong cuốn “Leadership and governance in higher education

handbook for decision-makers and administrators*, Berlin: Raabe Academic

‘Bums, T., Koster, F, & Fuster, M 2016 Education governance in actionLessons from case studies Paris: OBCD Publishing.

Council of Europe Headquarters 2005 Higher education governance between democratic culture Academic aspirations and market forces Strasbourg 22-23

September 2005

B

Trang 17

Crouch, L & Winkler, D 2008 Governance, management and financing of education for all Paper commissioned for the EFA Global Monitoring Report 2009,

‘Overcoming Inequality: why governance matters

CUC 2014 The higher education code - Qƒ - governance.

Jaramillo, A và cộng sự 2012 Universities through the looking glass: Benchmarking university governance to enable higher education modernization in

‘MENA The World Bank

McKinnon, K R., Welker, 8 H & Davis, D 2000 Benchmarking A manual ‘for Australian universities Department of Education, Training and Youth Affairs.

Saint, W 2009 Guiding universities: Governance and management

arrangements around the globe Commissioned by the Human Development ‘Network, World Bank

UNESCO European Center for Higher Education 2004 International Conference on New Generations of Policy Documents and Laws for Higher Education, November 2004, Varsaw, Poland

www.

Trang 18

KHÁI QUÁT VE QUAN TRỊ ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM VA

'NHỮNG VAN DE CAN GIẢI QUYÉT TRONG THỜI GIAN TOL _

TS,Trần Kim Liễu Trường Đại học Luật Hà Nội 1 KHÁI QUÁT VỀ QUAN TRI ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1 Nhận thức về quản trị đại học ở Việt nam.

Quan trị đại học đạc nhắc đến như là cơ chế và quá trình ra những quyết định có thẩm quyền tác động đến những vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong nội bộ trường.

đại học cũng như đối với bên ngoài" Quản trị trong giáo dục đại học là các phương,

thực tổ chức và quản lý của các cơ sở giáo dục đại học, nói cách khách là cách điền khiển hoạt động của nhà trường đại học cắu-trúc quản trị khác nhau tuỳ theo tính chất hoạt động của nhà trường Theo cách hiểu thông thường về quản trị đại học thì"quản trị bên trong dựa vào ba nền tảng chính là đội ngũ giảng viên, đội ngũ điều hành và hội đồng quản tri.*

Một trong những nội dung quan trọng của Luật GDDH là vấn đề quản trị đại ‘hoc Luật GDĐH năm 2012 đã có nhiều quy định đổi mới trong GDĐH, đặt nền móng,

pháp lý ban đầu đối với tự chủ đại học, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở GDĐH.

nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định vị thé và vai trò quan trọng của GDĐH trong, hệ thống giáo dục quốc dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia trong khu vực và thé giới.

2 Quy định của Luật Giáo dục đại học về các thiết chế trong quan trị đại

Luật GDĐH năm 2012 đã có nhiều quy định đổi mới trong GDĐH, đặt nền.

móng pháp lý ban đầu đối với tự chủ đại hoc, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở GDDH nâng cao chit lượng đào tạo, khẳng định vị thé và vai trò quan trọng của

GDDH trong hệ thống giáo dục quốc dân, góp phan phát triển kinh tế - xã hội của đất

nước và nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia trong khu vực và thế giới 2.1, VỀ Hội đồng trường (Điều 16)

Theo quy định của Luật GDĐH, Hội đồng trường được thành lập ở trường cao đẳng, trường đại học, học viện công lập Hội đồng trường là tổ chức quản tị, đại diện quyền sở hữu của nha trường HDT là thiết chế quản trị có thắm quyền quyết định cao nhất ở cơ sở GDĐH Vai trò của Hội đồng trường thé hiện tập trung ở các có.

nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

‘a) Quyết nghị chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và quy chế về tổ chức.

Và hoạt động của nha trường;

b) Quyết nghị phương hướng hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục;

©) Quyết nghị về cơ cấu tổ chức và phương hướng đầu tư phát triển của nhà.

‘d) Quyết nghị về việc thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thé các tổ chức của

sơ sở giáo dục đại học;

SGayle DA, Tewarie vb Whe A.Q 2009, Govermance inthe twenty fist entry ners approchs to

gfềelive leadership and strategic management, Josey — Bas, Heboken

Stee W.G Chữ) Conpeng ozs fates vem: nung he pr tư oh Hopkins

University Press.

15

Trang 19

4) Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường.

‘Nhu vậy, HBT có 5 nhóm nhiệm vụ, trong đó chủ yếu là quyé

mang tính chiến lược của cơ sở giáo dục đại học Bên cạnh đó, là nhiệm vụ giám sát việc thực hiện Nghị quyết mà Hội đồng trường đã ban hành Quy định này được đánh.

giá là sơ sài, chưa cụ thể, khiến cho vai trò của HDT trên thực tế mang tính hình thức,

chỉ để “dog” những ai có tư duy cá nhân chủ nghĩa :

cấu, Khoản 2 Điều 16 quy định thành viên hội đồng trường, bao gồm: a) Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, bí thư ding ủy, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn. ‘Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; đại diện một số khoa, đại diện cơ quan chủ quản cơ sở giáo dục đại học; b) Một số thành viên hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, khoa.

"học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh.

‘Thanh phần theo kiểu “đủ mâm bát” với sự có mặt của các tổ chức chính trị

-‘xa hội làm cho hoạt động của HDT thiéu đi tính thực chất, ít màu sắc quản trị vì năng.

lực quản trị của các thành viên ĐH QT là rất khiêm tốn Bên cạnh đó, các khoản 4, 5

Điều 16 quy định: “5 Nhiệm kỳ của hội đồng trường là 05 năm và theo nhiệm kỳ của hiệu trưởng” và “Tiêu chuân chủ tịch hội đồng trường như ti ủa hiệu trưởng

quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật này” dẫn đến thực tế là Hội đồng trường là cái bóng của Hiệu trưởng, không có quyền can thiệp vào hoạt động của HT, khi HT

không còn ở ví trí lãnh đạo (mắt chức) thi HDT cũng “di” theo?

'Ngoài ra, K4 Điều 16 luật GDDH thì người đứng đầu HBT là do cơ quan có

thếm quyền bổ nhiệm chứ không theo co chế bau là thiểu tính phù hợp 2.2, Về Hội đồng quản trị (Điều 17)

Hội đồng quản trị được thành lập ở trường cao đẳng, trường đại học tư thục, là

418 chức đại điện duy nhất cho chủ sở hữu của nhà trường Hội đồng quản tị có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: l

2) TỔ chức thực hiện các nghị quyết của đại hội đồng cổ đông;

'b) Quyết nghị chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và quy chế về tổ chức. ‘vi hoạt động của nhà trường;

6) Quyết nghị phương hướng hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hop tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục;

4) Quyết nghị những vẫn đề về tô

hướng đầu tư phát triển của nhà trường;

4) Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng quản trị, việc thực ddan chủ trong các hoạt động của nhà trường.

“Trong các nhiệm vụ kẻ trên, thì việc quy định nhiệm vụ giám sát việc thực hiện. các nghị quyết của HĐT là rất quan trọng Tuy nhiên, thành phần HĐQT lại có Hiệu "trưởng, đại điện đại điện cơ quan quản lý địa phương noi cơ sỡ giáo dục đại học có trụ sở; đại điện tổ chức Đảng, đoàn thé; đại diện giảng viên — sẽ ảnh hưởng đền việc thực

hiện nhiệm vụ

4, Chủ tịch hội đồng quản trị do hội đồng quản trị bầu theo nguyên tắc đa số,

bo phiếu kí

Chi tịch hội đồng quản trị phải có trình độ đại hoc trở lên.

5, Nhiệm kỳ của hội đồng quản trị là 05 năm Hội đồng quản trị làm việc theo "nguyên tắc tập thể, quyết định theo da:

6 Thủ tục thành lập, số lượng và cơ cấu thành viên; nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng quản trị; tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền bạn của chủ tịch, thư ký; việc

công nhận, không công nhận hội đồng quản tri, chủ tịch hội đồng quản trị, các thành.

tức, nhân sự, tài chính, tài sản và phương,

quy c

Trang 20

viên hội đồng quản trị được quy định trong Điều lệ, Quy chế tổ chức va hoạt động của

nhà trường

‘Nhu vậy, Luật GDĐH quy định tại bai điều luật về 2 cơ quan quản trị quan trọng cho khối trường công lập và trường tư thục tương đối rõ nét Tuy nhiên, tính chất 2 loại này khác nhau nên quy định cũng có sự phân tách rõ ràng, điều đó lại dã đến sự phân biệt, bắt bình.

2.3 Về Hội đồng đại học š ¬

Luật GDĐH quy định tại Điều 18 về Hội đồng đại học Thiết chế nay có ít sự.

"khác biệt so với Hội đông trường Hội đồng đại học có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của dai học;

b) Quyết nghị về phương hướng hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo dim chất lượng giáo dục;

©) Quyết nghị về cơ cấu tổ chức và phương hướng đầu tư phát triển của đại

4) Quyết nghị về việc thành lập, giải thể, sáp nhập, chia, tách các tổ chức quy

định tại khoản 3, 5, 6,7 Điều 15 của Luật này; hông qua đềán thành lập, giải th, sáp

“nhập, chia, tách các tổ chức quy định tại khoản 4 Điều 15 của Luật này;

4) Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng đại học, việc thực hiện

cquy chế dân chủ trong các hoạt động của đại học.

Có thể thấy, các nhiệm vụ quyền hạn của HDT và HĐĐH.ge như giống nhau.

'Việ quy định như vậy bị đánh giá là thừa một cách không cần thiết 2 Thành viên hội đồng đại học gồm:

a) Giám đốc, các phó giám đốc; bí ding ty, chủ tịch Công đoàn, bí thư

odin Thanh niền cộng sản Hỗ Chí Minh; hiệu trưởng các trường cao đăng, đại hoc "thành viên; viện trưởng các viện nghiên cứu khoa học thành viên;

b) Đại điện cơ quan quản lý nhà nước; một số thành viên hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh.

"Nhiệm kỳ của hội đồng đại học là 05 năm và theo nhiệm kỳ của giám đốc đại

hoc Hội đồng đại học làm việc theo nguyên tắc tập thé, quyết định theo đa số

4 Thủ tục thành lập, số lượng và cơ cầu thành viên; nhiệm vụ và quyển han

của hội đồng đại học; tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của chủ tịch, thư ký; việc bổ nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch và các thành viên hội đồng đại học được quy định cụ thể

trong Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học.

2.4 Về Hội đồng khoa học và đào tạo (Điều 19)

Hội đồng khoa học và đảo tạo được thành lập theo quyết định của hiệu trưởng

trường cao đẳng, trường đại học, giám đốc học viện, đại học, có nhiệm vụ tư vấn cho.

hiệu trưởng, giám đốc về việc xây dựng: a) Quy chế, quy định về đào tạo, boạt động, khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn tuyển dụng giảng viên, nghiên cứu viên, nhân viên. thư viện, phòng thí nghiệm; b) Kế hoạch phát triển đội ngũ giảng ie

viên của nha trường; e) ĐỀ án mở ngành, chuyên ngành dao tạo, triển khai và hủy bỏ

các chương trình đào tạo; định hướng phát triển khoa học và công nghệ, kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ, phân công thục hiện các nhiệm vụ đào tạo, khoa học và.

công nghệ,

Day là cơ quan chuyên mén, tư vin cho Hiệu trường quyét định liên quan Hội đồng khoa học và đào tạo gồm: hiệu trưởng; các phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo,

nghiên cứnu khoa học; trưởng các đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học; các nhà khoa.học có uy tín đại diện cho các lĩnh vực, ngành chuyên tôn=——————————

hà Về Hiệu trưởng (Điều 20) TRUNG 7 TRUONG TÂM THONG TN THƯVIỆN|BAI HOG LUẬT HÀ NỘI

PHONG BOC

Trang 21

'Hiệu trưởng trường cao đẳng, trường đại bọc, giám đốc học viện, đại học (sau

‘day gọi chung là hiệu trường) là người đại điện cho cơ sở giáo dục đại học trước pháp uật, chịu trách nhiệm quản lý các boạt động của cơ sở giáo dục đại học Hiệu trưởng,

do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bé nhiệm hoặc công nhận.

"Nhiệm kỳ của hiệu trưởng là 05 năm Hiệu trưởng được bổ nhiệm và bỗ nhiệm lại theo nhiệm kỳ và không quá hai nhiệm kỷ liên tiếp .

Về quy định tiêu chuẩn hiệu trưởng, Khoản 2 điều 20 xác định: Tiêu chuẩn

hiệu trưởng:

a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tin về khoa học, giáo dục, có năng lực quản lý và đã tham gia quản lý cấp khoa, phòng của cơ sở giáo dục đại học it

nhất 05 năm;

'b) Có trình độ tiến sĩ đối với hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện, đại học; có trình độ thạc sĩ trở lên đối với hiệu trường trường cao đẳng;

‘c) Có sức khoẻ tốt Độ tuổi khi bỗ nhiệm hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học

công lập bảo đảm để tham gia ít nhất một nhiệm kỳ hiệu trưởng,

Quy định về tiêu chuẩn hiệu trưởng về “có năng lực quản lý” đã gây tranh cãi

trong vụ việc gids sư Trương Nguyện Thành trở về Mỹ vì không đủ điều kiện làm

Hiệu trưởng do tiêu chí năng lực quản lý Có quan điểm đồng tinh nhưng nhiều quan

điểm phản đối vì cho rằng quy định như vậy là hạn chế quả tham gia quản lý của. công dân.

a) Ban hành các quy chế, quy định trong cơ sở giáo dục đại học theo nghị quyết ccủa hội đồng trường, hội đồng quản tri, hội đồng đại hoc; _

') Quyết định thành lập, sáp nhập, chia, tích, giải thé các tổ chức của cơ sở

giáo dục đại học theo nghị quyết của hội đồng trường, hội đồng quản trị, hội đồng đại

học; bỗ nhiệm, bãi nhiệm và miễn nhiệm các chức danh trưởng, phó các tổ chức của

cơ sở giáo dục đại học; `

e) Tổ chức thực hiện nghị quyết của hội đồng trường, hội đồng quản trị, hội

đồng đại học;

đ) Xây dựng quy hoạch va phát triển đội ngữ giảng viên, cán bộ quản lý;

_ đ) Tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc 18, bảo đảm chất lượng giáo dục dai học;

©) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sắt, thanh tra, kiểm tra

theo quy định;

'8) Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tiếp thu ý kiến và chịu sự

giám sất của cá nhân, tổ chức, đoàn thé trong cơ sở giáo dục đại bọc;

h) Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng và ban giám hiệu trước hội đồng trường, hội đồng quản trị, bội đồng đại học;

4) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

3 Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập, chủ tịch bội đồng quản trị cơ

sở giáo dục đại hoe tư thục là chủ tài khoản, chu rách nhiệm trước pháp luật về toàn "bộ công tác quản lý tài chính và tài sản của cơ sở giáo dục đại học; thực biện quyền tự

chủ và tự chịu trách nhiệm công khai, minh bạch về tài chính theo quy định của pháp,

luật; chấp hành các quy định về kế toán và kiểm toán Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học tư thye là đại diện chủ tài khoản theo ủy quyển, thực hiện quyền hạn và nghĩa vụ như chủ tài khoản trong phạm vi được ủy quyền.

2.6 VỀ bộ máy quản trị cơ sở GDĐH có vốn dau te mước ngoài Luật 2012 quy định tương đối mở cho loại hình cơ sở này Được coi là có tư cách pháp nhân

18

Trang 22

Việt Nam và phải tuân thủ quy định về bộ máy tổ chức theo luật đầu tư và Luật

Doanh nghiệp và các luật khác có liên quan Và các cơ sở GDĐH nước ngoài được

quyền tự quyết định cơ cấu tỗ chức, bộ máy quản lý theo khoản 4 Điều 14 Luật

GDDH, tạo nên sự bất bình dig giữa các loại bình cơ sở đảo tạo đại hoc.

3.7 Mỗi quan hệ giữa các thiết chế (mang tính đặc thù) của Việt Nam: Đăng.

uy, HDT và Hiệu trưởng Luật GDĐH không có quy định cụ thé về mối quan hệ này.

3 Quy định của pháp luật về các yều tố quản lý, điều hành trong cơ sở

giáo dục đại học Việt Nam

Ngoài thiết chế bộ máy để điều hành thi quản trị đại học bị chi phối bởi vấn đề tự chủ của cơ sở GDDH, đặc biệt là tự chủ tài chính Tự chủ đại học bao gồm 6 lĩnh ‘vue: tự chủ trong quản lý; tự chủ iém soát tài chính; tự chủ trong quyết định nhân sự;

tự chủ trong tuyển sinh; tự chủ về chương trình; tự chủ trong đánh giá và cấp bằng ‘Vn đề quyền tự chủ đại học đã được Chính phủ đề cập một cách chính thức

trong điều lệ trường đại học ban hành theo Quyết định số 153/2003/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tại điều 10 của điều lệ có ghi nhận: “Trưởng đại học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát

triển nhà trường, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học, công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự”, Sau đó Chính phủ ban hành Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học 'Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 Nghị quyết đã khẳng định tầm quan trọng của việc "hoàn thiện chính sách phát trién giáo dục đại học theo hướng bảo đảm quyền tự chủ.

và trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo dục đại học, sự quản lý của Nhà nước và vai trò

giám sát, đánh giá của xã hội đối với giáo dục đại học, theo đó đỗi mới cơ chế quản lý cần chuyển các cơ sở giáo dục đại học công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, có.

quyén quyết định và chịu trích nhiệm về đảo tạo, nghiên cứu, ỗ chức, nhân sự và tài

Luật Giáo dục đại học 2012 ra đời tiếp tục khẳng định quyển tự chủ đại học

hư là một trong ba nội dung trọng tâm của luật Theo đó, quyển tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học được quy định tại Điều 32 của Luật Giáo dục Đại học 2012, cụ thể: “Co sở giáo dục đại học được ty chủ trong các hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Cở sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ ở mức độ cao hon phù hợp với năng lực, kết quả xếp hạng và kết quả kiểm định.

chất lượng giáo duc”.

Nghị quyết số 77/NQ-CP về thí điểm đối mới cơ chế hoạt động đối với các co sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 - 2017 một lần nữa khẳng định và nhắn mạnh chủ trương về tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập hiện nay Tiếp theo đó là Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định đầy đủ về tự chủ

của đơn vị sự nghiệp công lập được ban hành.4 Thực trạng quân trị đại học ở Vi

4.1 Nhận thức về quản trị đại học ở Việt Nam chưa day di

~_ Có người nhận thức quản tri đại học chỉ là các thiết chế (chủ thể quản lý);

eó người hiểu QTĐH chi là vấn đề quản lý bằng cách nào (hình thức quản lý): ứng,

dụng CNTT tối đa trên các lĩnh vực; có người hiểu QTĐH là vẫn dé tự chủ tài chính.

“Cách hiển nhu trên là phiến điện.

~_ Nhận thức về vai trò của các thiết chế trong cở sở GDDH không đầy đủ:

nhận thức về vai trò của HBT và Ban quản trị củ cơ sở tư thục bị chỉ phối bởi vẫn.

lợi ích nhóm nên nhất định phải có sự can thiệp của bộ chủ quản thông qua việc bố trí

19

Trang 23

'thành viên là người của cơ quan quản lý, hoặc cơ cấu thành phần bắt buộc trong cơ sở.

GDDH tư thục.

~_ Nhận thức không đầy đủ về tự chủ đại học Có cơ sở cho rằng tự chủ đại học là chỉ cần chịu đựng được khoản mắt đi là phn ngân sách nhà nước chỉ thường

xuyên, đi lại là được tự chủ về học phí, về nhân sự nhưng thực tế, không tính đầy

<i các yếu tổ cạnh tranh và quy định rằng buộc về tuyển dụng nhân sự ngược lại,

có cơ sở coi tự chủ đại học như nguy cơ phải đối mặt, Cả hai cách tiếp cận đều phiến

= Nhận thức về vai trò của quản trị điều hành thông qua CNTT: cho rằng

'CNTT quyết định tất cả nên quá trú trọng đầu tư phần mềm và công nghệ, nhưng tư.

duy và nhận thức của nguồn nhân lực không theo kịp, Ngược lại, đầu tư không đầy đủ cho CNTT nên làm giảm hiệu quả hoạt động của nguồn lực.

4.2 Các thiết chế liên quan trong quản trị đại học chưa ở đúng vi trí nên

chưa phát huy hiệu quả

4.2.1 Về hội đồng trường: trong 5 năm kể từ khi có luật Giáo dục đại học, rất

ft h lép HDT Chi có 59/163 cơ sở giáo dục dai học công lập thành lập Hội

đồng Có 8/12 trường tự chủ trên 2 năm đã thành lập Hội đồng trường, chiếm tỷ lệ 66,7% - so với các trường chưa tự chủ, và tổng thể tỷ lệ các trường đại học tự chủ, có.

Hội đồng trường cao hơn rat nhiễu (tỷ lệ cho các nhóm trường chưa tự chủ là 32,1%.

"và tổng thé các trường đại học tại Việt Nam chỉ là 36,2% cơ sở có Hội đồng trường)'.

7 thành phần hội đồng trường: không có bộ phận giúp việc độc lập, tỷ lệ

thành phần đương nhiên trong hội đồng còn lớn bao gồm toàn bộ BGH, thành phần

bên ngoài chỉ vừa đủ số tối thiểu, đóng góp bạn chế chủ tịch HĐ thường kiêm nhiệm

(62,5% là người trong trường trong đó có 37,5% chủ tịch HĐT là Bí thư, phó Bí thư Đảng uj; 12,53 chủ tịch HBT không kiêm nhiệm chức vụ quản lý, 25% là công chức

cấp Bộ làm chủ tịch HDT) Việc kiêm nhiệm ảnh hưởng đến việc điều hành hoạt động.

của HBT.

~ Bổ nhiệm chủ tịch HDT rất khác nhau ở các trường: Có thể do Chủ tịch nước bổ nhiệm, Bộ trưởng BN, HDT bổ nhiệm hoặc do tập thể GV bầu.

= Hogt động của HDT: thông thường 6 théng/ lần, nên hoạt động chỉ mang

tính hình thức, không thích hợp với những việc phải quyết định ngay HĐT chủ yếu

‘mang tính tư vấn Nguyên nhân chính là do nhận thức không đầy đủ về tự chủ đại học

và ít nhiều là phản chiếu tư duy lợi ich nhóm (từ cơ quan chủ quản đến HT- không ai

thích có HDT) Chủ thể thiếu năng lực cn thiết để có thé chủ tịch HDT Thực tế, quy.

định của luật GDĐH chưa phân định giữa quản lý nhà nước và quản tị của cơ sở GD,

= Mỗi quan hệ với BGH và Dang uỷ: Dang và HDT đều có quyền quyết định nahn sự Hiệu trưởng, nên nếu 2 bên không thống nhất thì khó có thể bỗ nhiệm HT ‘Thue tế, đây là vin để ảnh hưởng đến việc quyết định thành lập HDT ở nhiều trường.

‘vi quyền lực của Dang uy bị giảm sút trước HD1

4.2.2 Về Hội đồng quản trị: đối với các cơ sở tư thục thì vai trò HĐQT rất

quan trọng Nhưng tinh trạng hiện nay còn mâu thuẫn rất rõ rang là người góp von

đầu tư nhưng không được quyết định các vấn đề của trường theo tỷ lệ vốn góp vì HĐQT lại bao gồm cả người góp vốn và người không góp vốn Thêm nữa, HĐỌT lại

không có quyền quyết định HT vì phải được cơ quan nhà nước công nhận 4.2.3 Về tự chủ đại học:

LÊ Hội nghị tổng kếttí điên đồi mói co ch ho động đổ với các cơ sở gáo dục đại hos ủng lo,

tps sử van tuclb-nel171291bpSt oi nghidụng kethidiem-doEmnoieo che ost dong dế:

Yoici-co-sogiao due-hilde cơnglip

20

Trang 24

Đến ngày 9/2017, đã có 23 trường đại học công lập trực thuộc các Bộ, ngành.

'Trung ương được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt

động Báo cáo Hội nghị Tổng kết thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập theo Nghị quyết số 77/NQ-CP của Bộ Giáo dục và Đào tạo

cho thấy tự chủ đã tạo những thuế biến tích cực tại các trường đại học Nhiều.

trường đã chủ động mở ngành và phát triển các chương trình đào tạo theo nhu cầu xã

hội, áp dụng phương pháp, nội dung giảng dạy tiên tiến, tiếp cận chuẩn quốc tế; Q\

‘m6 dio tạo chính quy, đại trả có phân suy giảm nhưng các chương trinh tiên tiến, chất

lượng cao tăng nhanh,

P Tự chủ đại học tại Việt Nam gắn với ty chủ tài chính như là điều kiện tiên

Qua số liệu của các trường đại học thực hiện tự chủ trên 24 tháng cho thấy các

trường đã đảm bảo được toàn bộ boạt động chỉ thường xuyên, thực hiện trách nhiệm.

xã hội một cách trích nhiệm, trich lập các quỹ học bổng theo quy định và đều có chênh lệch thu chi lớn (Vi dụ: Trường Đại học Tôn Đức Thắng ngoài việc dim bảo hoạt động chi thường xuyên cũng đã đảm bảo được hoạt động chỉ đầu tư (vay vốn kích cầu không lãi suất) Tông thu giai đoạn thí điểm tự chủ năm 2015 - 2016 là 8.262 tỷ đồng so với giai đoạn trước khí thực hiện tự chủ năm học 2013 - 2014 là 6.890 tỳ đồng tăng 19,9% Về cơ cấu thu chủ yếu là từ nguồn học phi và lệ phí chiếm 70% tổng thu so với thu từ ngân sách nhà nước cắp chỉ thường xuyên, không thường xuyên.

và vốn đầu tư cơ bản là 30%, Thu nhập của người lao động đã tăng lên rỡ rệt so với

thu nhập bình quân giai đoạn trước, hầu hết thu nhập của người lao động tại các.

trường ở giai đoạn sau khi tự chủ đều tăng từ 1,5 đến 2 lần so với giai đoạn chưa thực.

hiện tự chủ.

Do có sự tăng đáng kế về nguồn thu nên tổng chỉ và cơ cấu chỉ của các trường.

cñng có sự đổi mới rõ rột, tổng chỉ của các trường nói ở trên tăng thêm 13,7% tương.

đương 713 tỷ đồng so với thời điểm trước khi được tự chủ Cơ cấu chỉ cũng có sự

thay đổi rõ rệt như chi từ địch vụ giảm rõ rệt từ 17,8% xuống 15,6% tổng cơ cầu chi,

tỷ lệ chỉ sự nghiệp và ngân sách nhà nước tăng lên So sánh tỷ lệ thu và chỉ cho thấy, ccó sự chênh lệch giữa thu và chỉ, do đó các trường đã trích lập quỹ dự phòng, quỹ đầu.

tur phát triển, quỹ khen thưởng cũng như thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình,

Các trường đã mạnh dạn chỉ cho nghiên cứu khoa học, chỉ hỗ trợ sinh viên, chỉ cho

đầu tư mua sắm trang thiết bị ) "

Il NHỮNG VAN ĐÈ CÂN GIẢI QUYẾT TRONG THỜI GIAN TỚI ĐÓI

VOI QUAN TRỊ ĐÀI HỌC VIET NAM `

2.1 Thay đổi từ nhận thức theo hướng toàn diện và đầy đủ về quản trị

đại học

1 Đồng tình với quan điểm của TS Lê Đông Phương trong “Đổi mới quản tri

cơ sở giáo duc đại học công lập ~ nhưng vấn dé đặt ra trong giai đoạn hiện nay "đó

là: các trường đại học Viet Nam đứng trước câu hỏi: ai đang vận hành và quản trị nhà.

trường đại học? Trường đại học có còn là một tác nhân bay không, hay đang trở thành. bên thực thi các chính sách và kịch bản do các hội đồng, các cơ quan chiến lược hay

chính phi? Nếu nhà trường hoạt động độc lập thì nó phải dựa trên các nguyên tắc, các,

"NCS ThS Nguyễn Trọng Tuln, Qua chủ la các cơ tô giáo dịc đại học công tp Kinh nghiệm aude tv‘hye tiến của Việt Nam, htp/taphleongthuong vaiayen-te-Bư-csacae‹co- iadhe-hi hơc conglinh

ghiem-qoe-e-va-thic-em ean vietnam 201807191048 10809506488 him

Kyla hộ tho "Đổi mới qua Wl đại hoe” (2018), nường Đại học Luft Hà gi, 2018,21

Trang 25

khuôn mẫu và các căn cứ pháp lý nào? Quyền hạn của trường đại học sẽ thuộc về ai,

đội ngũ giảng viên, các nhà quản lý hay các nhà kỹ thuật.

2 Cơ sở để thay đổi các vẫn đề về quản trị đại học xuất phát từ những nguyên lý trong QTĐH Đó là: Sự phù hợp về mục tiêu; Sự phù hợp về bối cảnh; Khả năng hoạt động, tính linh động, cởi mở, rõ rành và minh bạch trong cơ cầu; Quyền tự chủ

về dao tạo và quản lý; Chịu trách nhiệm; Cạnh tranh; Lãnh đạo thé chế

3 Xây dựng thể chế về quan trị cần bám sát các nguyên tắc: Theo Middlehurst “Các quốc gia tại bất kỳ thời điểm nào có thé lựa chọn để thúc day hoặc bao hàm.

những đặc điểm riêng (những nguyên lý)” (Middlehurst, 1999, p.322) Khi xây dựng

các quy định của luật, vé lý thuyết, nên quan tâm đến các nguyên tắc của quản trị như:

~ _ Thực thi quyền lực thông qua sự tán đồng về chiến lược

Tap trừng vào ete đạo don val sing vai rồ

= Đẳng ý thông qua hợp đồng với nhà trường rằng những thành quả nhất định.

nên được phân chia lại; :

= Thiết lập cơ chế điều chỉnh và báo cáo kết quả thực biện;

~_ Tác động đến thái độ, hành vi bằng cách trao tặng quỹ khuyến khích nếu nhà trường áp dụng những chính sách nhất định.

= Yêu cầu tuân theo các quy tắc trong quản lý ~ những phương pháp hiệu quả = Cố vấn và chỉ đạo về cách quản lý biệu quả một cách thường xuyên, thỉnh

thoảng cung cắp thêm vốn để khuyến khích các trường đại học đồng ý tuân theo.

~ Đưa rẻ những đề xuất về những vẫn đề tiểm năng (Những phương pháp. QTDH không hiệu quay’.

2.2 Quy định pháp luật về tự chủ đại học ở Việt Nam trong thời gian tới

~_ Tap trung vào nguyên tắc: Tự chủ đại học, trong đó tự chủ về thé chế va

‘tue chịu trách nhiệm '

"Nhà nước không can thiệp sâu vào công việc nội bộ của các trường mà để

cho các trường tự quyết định trên cơ sở của trách nhiệm xã hội/ giải trình và trách

nhiệm thể chế mà các trường phải tuân thủ Nhà nước cấp kinh phí trên cơ sở của kết

quả hoạt động và cạnh tranh Các trường ĐH phải gấp rút nâng cao chất lượng giảng day, nghiên cứu và day mạnh hợp tác để có thé duy trì hoạt động,

- Tăng cường Kiểm định chất lượng: cùng cỗ tư duy về “văn hóa chất

lượng” thông qua kiếm định chất lượng vì bản thân các trường thiếu nguồn lực,

chuyên môn, và trên hết là không biết kiêm định xong rồi dé làm gì vì các yếu kém, bắt cập được chỉ ra nhưng làm cách nào (tứo lấy đâu ra kinh phí và nguồn lực trong cơ chế hiện nay) để khắc phục các yếu kém đó vẫn còn bỏ ngỏ Cần một cơ quan kiểm định chất lượng độc lập với Bộ GD-ĐT để đảm bảo kết quả kiểm định khi công bố thì

độ tin cậy cao

~_ Quy định về các thiết chế trong quản trị đại học:

-Xét dưới góc độ tổ chức, trường đại học ở Việt Nam cần bao gồm các thành phần: Hội đồng trường; Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng; phòng, ban chức năng; khoa, bộ môn, tổ chức khoa học công nghệ; tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa

học và công nghệ; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dich vụ; phân hiệu (nếu có); Hội đồng khoa học đào tạo; các hội đồng tư vấn Bên cạnh đó, còn có Bộ chủ quản Việt Nam nên thành lập 01 cơ quan đệm giữa trường đại học và tất cả các cơ quan nhà nước.

*Nghiln cin cs gỡ Tal Mal OS Cols Bers & GS Stephen Marshal rig Dạ lọc Now South

Wales Syn the, "Clete gun cng cng oh ng co lhe dio hg

<i rút hen cổ thé hohe ie tổn tên Để giới”2

Trang 26

tương tự mô bình UFC của Anh để giảm thiểu đầu nối và sự chỉ đạo không nhất quán.

đối với các trường đại học và tạo công bằng (cả công và tư).

~ _ Nên thiết lập lại vị trí của hội đồng khoa học khoa thành một cơ quan quyền.

lực học thuật đồng thời đảm bảo tính dân chủ trong nhà trường.

~ _ Cần nhận thức đầy đủ về vai trò của HDT Là thiết chế odin phải có để nhà trường được giao quyén tự chủ Không thể quy định đồng loạt các trường phải thành.

lập HĐT, vì thế, chỉ nên quy định chung: Chính phủ quy định quyền tự chủ và chịu

trách nhiệm của cơ sở GDĐH và lộ trình thực hiện Tỷ lệ thành phần bên ngoia2 tối

thiểu là 30% số thành viên Cân nhắc quy định vé độ tuổi và số nhiệm kỳ của thành.

viên HBT Không bắt buộc chủ tịch HDT là cán bộ cơ hữu của trường.

= Clin giải quyết được mỗi quan hệ giữa Dang ủy, ban giám hiệu và hội đồng, khoa học Tổ chức Đảng không làm thay công việc của hội đồng trường.

~ _ Vấn đề tự chủ đại học:Thứ nhất, cần luật hóa nội dung quyền tự chủ của ct

cơ sở giáo dục đại học, theo đó sẽ có quy định về điều kiện, cách thúc thực hiện quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập hiện tự chủ Thứ hai, Quốc hội

cần sớm thông qua luật giáo đục đại học sửa đổi, Chính phủ sớm hoàn thiện các văn.

‘ban hướng dẫn thi hành luật giáo dục đại học sửa đổi Sớm ban hành Nghị định về quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học công lập thay thế cho Nghị quyết số.

TTINQ-CP năm 2014.Thứ ba, Cần tiến tới xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản của các cơ sở

giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục đại học chỉ chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự lãnh đạo từ hội đồng trường Thứ tư, về tài chính của các co sở giáo dục đại học, sửa đổi bô sung quy định về tự kiểm tra tài chính, kế toán phù hợp với các đơn vị sự nghiệp tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư.

2

Trang 27

QUAN TRI ĐẠI HỌC Ở LIÊN BANG NGA.

PGS.TS Bùi Đăng Hiếu Giáo dục đại học ở Nga là một phần trong hệ dhống giáo dục, có mục tiêu nhằm.

đào tạo nhân lực có trình độ cao trong tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội hữu ích

phù hợp với như cầu của xã hội và nhà nước, đáp ứng nhu cầu của cá nhân trong phát

triển trí tuệ, văn hóa và đạo đức, tăng cường và mở rộng giáo dục, kỹ năng khoa học.

và sự phạm.

"Trước năm 2013 đã tồn tại sự phân tách giáo dục đại học và giáo dục sau đại học Nhung từ khi Luật Liên bang ngày 29 tháng 12 năm 2012 số 273-3 “Về Giáo.

cdục tại Liên bang Nga” có hiệu lực vào ngày 1 tháng 9 năm 2013, thuật ngữ “giáo dục

đại học” đã được sử dụng bao gốm cả trình độ cử nhân, trình độ thạc sĩ, các nghiên

cứu sau đại học, theo chương trình nội trú, thực tập sinh liên quan đến giáo dục sau đại học.

"Trong năm 2017 ở Nga có 1256 trường đại học và các chỉ nhánh của họ (công.lập và ngoài công lập) Ngoài ra, các chương trình sau đại học ở Nga còn có thể được

thực hiện tại các tổ chức nghiên cứu khoa học Tờ nấm 2015, ở Nga đã có mỘt sự sụt

giảm lớn số lượng các trường doi học do gi thé các trường không higu quả Một số.

trường đại học nhận được tài trợ từ ngân sách nhà nước (chủ yếu từ ngân sách liên

bang) Giáo dục trong các trường đại học được thực hiện theo cả dạng từ ngân sách

nhà nước (thậm chí chí có cả học bông cho ăn ở, đi lại) và cả diện học tự túc kinh phí.

"Việc đào tạo nhân sự có trình độ cao bao gồm cả các chương trình đảo tạo.

nghiên cứu sinh, thực tập đào tạo hệ nội trú và thực tập sinh `

‘Theo các chương trình đào tạo tiếp sĩ, một trong những điều kiện nghiên cứu chính, bên cạnh việc học tập, lä việc chuẩn bị luận án tiền sĩ Đào tạo tin sĩ có thể

.được thực hiện bằng cách tuyển nghiên cứu sinh vào một trường đại học hoặc vào một

tố chức khoa hoc Trong trường hợp đào tạo tiến sĩ tại tổ chức khoa học thì thời gian

thực biện luận án không bị giới hạn, nhưng côn lại tất cả các yêu cầu khác déi với

nghiên cứu sinh vẫn giữ nguyên như đối với nghiên cứu sinh tại các cơ sở đìo tạo.

1) Các loại cơ sở giáo đục đại học

“Các chương trình giáo dục đại hoe được thực hiện trong các các cơ sở giáo dụcđại học và các cơ sở nghiên cứu khoa học có chúc năng đào tạo.

Các cơ sở piáo dục đại học có thé thiết lập các dạng trường “đại học liên bang”

(beneparoamuli yimnepeurer) và “đại học nghiên cứu quốc gia” (xanwOnaronui

ecletonareus©xii ynneperet) Trong số các dang trường vừa nêu thì từ tháng

7/2013, có lên danh mục 15 trường đại học hàng đầu của Liên bang Nga theo tiêu chí

của Bộ Giáo dục và Khoa hoc Liên bang Ng Bên cạnh đó còn có host động của

Hiệp hội các trường đại học cổ điến của Nga (Accotmanuui kacctmecimx

.Yemnepetreron Poceun),

Luật Giáo dục tại Liên bang Nga chia các tổ chức giáo dục thành các dang,

nhưng không xác định các loại hình cụ thể của các cơ sở giáo dục đại học Luật pháp.

không bãi bỏ những loại hình đã tồn tại trước đây Từ khi Luật Giáo dục mới có hiệu

ựe (tháng 9 năm 2013) ở Nga có 3 loại cơ sở giáo đục đại học:

- Trường Đại học tổng hợp (Ÿipzepcuer) - một tổ chức giáo dục đại học thực

hiện các chương bình giáo đục đại học ở tất cả các bậc dio tạo và trong nhiễu lĩnh

Vực đào tao Các trường đại học tổng hợp thực hiện nghiên cứu cơ bản và ứng dụng

trong một loạt các khoa học và là trung tâm khoa học và phương pháp hàng đầu trong các lĩnh vực hoạt động của nó,

24

Trang 28

cv Asanti) Hy tổ chức giáo dục đại học thực hiện các chương trình

giáo dục đại học ở mọi cấp, cùng cấp đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho một Tinh vực khoa học cụ thé Viện thực hiện nghiên cứu cơ bản và ứng dung chủ yêu‘trong một trong các lĩnh vực khoa học hoặc văn hĩa và là trung tâm khoa học hàng, đầu trong lĩnh vực hoạt động của nĩ.

- Trường đại học ƒinermryr) - một cơ sở giáo dục đại học thực hiện các chương trình giáo dục cử nhân, thạc si, tiến sĩ(riêng đào tạo tiến sĩ là khơng bắt buộc phải thực hiện), Các trường đại học đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nhân lực, hưng chỉ cho một khu vực cu thé của hoạt động chuyên nghiệp Các trường đại học tiến hành nghiên cứu khoa học cơ bản và / hoặc ứng dụng, nhưng khơng đổi hỏi ở

phạm vi rộng

2) Quản lý giáo dye đại học tại Liên bang Nea

Năm 1990, Uy ban Nhà nước về Khoa học và Giáo dục đại học LBXV Nga (T'ocyxapernemmi xowrrer PCCP no nena nayKw r putemeli ion) được thành

lập, đã ton tại cho đến ngày 11 thắng 11 năm 1901.

Trong 1991-1993, tồn tại Bộ Khoa học, Giáo dục Đại học và Chính sách Kỹ

thuật của Liên bang Nga (Minrmterepcrno HAYKH, nHGHVE/ umkomst x 7eXmHMeoKỌi

ionwrmtet PocenticKoli ®exeparwm) Trong Bộ cĩ một Ủy ban Giáo dục Đại học (Kownrer no Bsrcmewy o6pasonanmo), chuyển đơi vào năm 1993 thành một Ủy ban Nhà nước của Liên bang Nga về giáo dục đại học (Tocy/IapcraewHHli KoMHTET

Poccniicxoii Pexepanan no BHGIeMy 0Ốpa3o9arnmo) .

Trong 1993-1996, giáo due đại học được quản lý bởi Ủy ban Nhà nước Liên

bang Nga về Giáo dục đại học (TocyxapcrBennăi xoumrer PoccnfcKoli ®e/teparm

TRO 8IGITEVIY OỐpa300AITO).

Nam 1996, Ủy ban Nhà nước về Giáo dục đại học đã được sáp nhập với Bộ

Giáo dục thành một Bộ Giáo dục Phổ thơng và Chuyên nghiệp của Liên bang Nga(M#PMGrepemo oGmero um HĐÓECCHOMAIBHOrO oSpasonanua PocolcKOW

Đenepatpt) 3

Trong năm 1996-1999, giáo dục đại học được quản lý bởi Bộ Giáo dục Phổthơng và Chuyên nghiệp của Liên bang Nga.

“Trong giai đoạn 1999-2004, được đổi tên thành Bộ Giáo dục của Liên bang

am 2004, một cuộc cải cách bành chính đi được thục hiện, kết quả là hộ

áo dục và Khoa học Liên bang Nga (MEmeTeperso 0Øpaz0aHmr w nayxit

Toccnifcxoli ®eneparguw) được thành lập, quản lý giáo dục đại học cho đến nay.

BG Giáo đục và Khoa học trong lĩnh vực giáo dục đại học thực hiện chức năng

thực thi pháp luật, quản lý và kiểm sốt Trong Bộ, các van đề liên quan đến giáo dục

đại học được quyết định bởi Thứ trưởng giám sát (hiện là A A Klimov) và Cục.Chính sách Nhà nước trong Giáo dục đại học (J]enapraver rocysaporsemiotiommrHKn 8 CỆpê BưICHIer0 o6pasonann).

Từ năm 2004 đến năm 2010, Co quan Giảo dục Liên bang (Đereparsroe arenrrerno HO 0ốpa30narno ~ viết tất là PoeoØpzonaue) là trực thuộc Bộ Giáo dục

và Khoa học quản lý các hoạt động của các cơ sở giáo duc (trong đĩ bao gồm cả giáo dục đại học) để cung cấp các dịch vụ cơng trong lĩnh vực giáo dục, dao tạo, nâng cao trình độ, đảo tạo lại của các trường đại học và các tổ chức khoa học nhà nước hoạt động trong hệ giáo dục nghề cao hơn và sau đại học Trong năm 2010,

PocoGpasonanme đã bị bãi bỏ, và chức năng của nĩ đã được chuyển giao cho Bộ Giáo

due và Khoa học.

25

Trang 29

Từ năm 2004, Văn phòng giếm sát liên bang trong link vực giáo dục(ejiepaaniit cnyaxổa HO xemopy B cộcpe ofpaoonanMms ø rayto) trực thuộc BO

giáo dục và Khoa học thực hiện chức năng về kiểm soát và giám sát trong lĩnh vực giáo dục và khoa học, trong việc cấp giấy phép đặc biệt, chứng, và kiểm định.

chất lượng của cơ sở giáo dục, chứng chi của cán bộ trường đại học khoa học và sw phạm, chứng nhận các cựu sinh viên các cơ sở giáo dục, xác nhận và nostrificationcác tà liệu về giáo duc.

Chính phủ Liên bang Nga, Bộ Giáo đục và Khoa học Liên bang Nga, cơ quan.

giáo dục của các đối tượng của liên bang và chính quyển địa phương đóng vai trỏ là người sáng lập các tổ chúc giáo duc đại học Cơ quan quản lý của các quận thành phố

không có quyền lập ra các cơ sở giáo dục đại học và thực hiện các chức năng của

người sáng lập của họ (ngoại trừ các tổ chức được tạo ra trước ngày 3i tháng 12 năm.

2008) Các cơ sở giáo dục đại học (hực hiện các chương trình giáo dục đại học trong,

Tĩnh vực quốc phòng và an minh của nhà nước, đảm bảo luật và trật tự, chỉ có thể được.

tạo ra bởi Chính quyền Liên bang Nga.

3) Hợp tác của các td chức xã hội ~ nghề nhiệp trong giáo dục đại học Tiệp hội các trường đại học được thành lập để tham gia phát triển các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đào tạo, và phát triển nội dung của giáo dục trong hệ

thống giáo dục có thể được tạo ra hiệp hội giáo dục-phương pháp của các trường đại

học Các mpe tiéu chính của Hiệp hội các trường đại học

= tham gia vào việc soạn thio dự thảo các tiêu chuẩn giáo dục tiểu bang liên

‘bang và chương trình giảng dạy mẫu,

~ điều phối các hoạt động của cộng đồng khoa học và sư phạm cúa các trường.

đại học, đại diện của các doanh nghiệp, các 18 chức và các tỗ chức trong việc đảm bảo chất lượng và phat triển nội dung giáo đục đại học cao hoe và sau đại học,

~ xây dựng các đề xuất về cấu trúc của các chương trình khung trong lĩnh vực

giáo dục đại học.

"Hiệp hội các trường đại học hoạt động dựa trên sự tự nguyện tham gia của cicchuyên gia trong lĩnh vực đào tạo đại hoe cùng những đại diện của người sử dụng laođộng.

4) Tiêu chuẩn giáo dục trong giáo dục đại học.

Luật Giáo dục của Liên bang Nga năm 1992 đã đưa ra khái niệm Tiêu chuẩn giáo dục với các quy định về thắm quyền của Chính phủ liên bang Nga trong guy

‘rinh xây dựng và phê chuẩn Tiêu chuẳn giáo dục đại học.

Nghị định số 940 của Chính phủ Liên bang Nga ngày 12 tháng 8 năm 1994 số.

940 đã phê chuẩn một Tiêu chuẩn nhà nước chung cho giáo dục đại học chuyên

ghiệp, trong đó xác định:

~ cơ cầu giáo due đại học chuyên nghiệp, tài liệu về giáo dục đại học;

~ các yêu cầu chung cho các chương trình giáo dục đại học chuyên và các điều kiện để thực hiện;

~ ác tiêu chuẩn chung v2 khối lượng học tập của một sinh viên đại học;

~ Các quyển tự do học thuật của các tổ chức giáo dục đại học trong việc xác inh nội dung giáo dục đại học chuyên nghiệp;

~ các yêu cầu chung cho danh sách các ngành (chuyên ngành) của giáo dục đại

học chuyên nghiệp;

~ trình tự xây dựng và phê chuẩn các chuẩn Kiến thức va trình độ tối thiểu của.

sinh viên tốt nghiệp trong các ngành (chuyên ngành) cụ thé của giáo dục đại học

chuyên nghiệp;

26

Trang 30

~ các quy tắc kiểm soát nhà nước về việc tuân thủ các yêu cầu của các tiêu chuẩn giáo dục đại học 8

Trên cơ sở Tiêu chuẩn này, đối với từng ngành (chuyên ngành) đào tạo, có ban

'hành các yêu cầu tối thiểu về nội dung chương trình và trình độ sinh viên tốt nghiệp. Cée cơ sở giáo dục đại học xây dưng chương trình đào tạo phù hợp với 'Tiêu chuẩn giáo dục của liên bang về giáo dục đại học Riêng Trường Đại học hợp Moscow mang tên Lomonosov, Trường Đại học tổng hợp St Petersburg và một

số trường đại học tổng hợp theo danh sách được chấp thuận của Tổng thông Liên.

"bang Nga, có quyền phát triển và phê duyệt các tiêu chuẳn giáo dục độc lập của minh

cho tit cả các cấp học, nhưng các tiêu chuẩn này không được thấp hơn yêu cầu tương, ứng của Tiêu chuẩn giáo dục đại học của liên bang.

5) Tài chính đại hoe

Các trường đại học ở Nga có thé là công lập hoặc ngoài công lập Các trường công lập nhận được tài trợ từ ngân sách nhà nước (ngôn sách liên bang) và người sắnglập của họ là các cơ quan chính phủ liên bang Cả hai trường đại học công lập hoặc. ngoài công lập của Nga đều có thể tạo thu nhập bằng cách cưng cấp các dịch vụ trả tiền (bao gồm cả việc tính học phí) Ngoài ra, các trường đại học công lập còn có.

quyền nhận tài trợ nước ngoài (các trường đại học ngoài công lập không có các quyền.

này) Giáo dục trong các trường đại học là miễn phí - trong giới hạn của những tài trợ từ ngân sách nhà nước (ngân sách liên bang) Sinh viễn ghi danh theo chỉ phí của ngân sách có quyền nhận được (nếu họ thực hiện một số yêu cầu nhất định liên quan.

đến thành tích học tập) một khoản trợ cấp Ngoài ra, một phần của các suốt học được.

đành cho các sinh viên tr tiền học tập.

6) Thủ tục ghi danh vào các chương trình giáo đục đại học

“Thủ tục đăng ký vào các chương trình giáo dục đại bọc được quy định tại Điều

69, 70, 71 của Luật Giáo dục tai Liên bang Nga.

"Những người tốt nghiệp giáo dục phổ thông trung học được phép tham dự các. ‘chong trình đại học (cử nhân-6akaxanpnrra hoặc chuyên gia-cneunanurera).

Những người có trình độ đại học ở bắt kỳ cấp độ nào đều được phép tham dự.

các chương trình do tạo thạc ĩ.

Những người có trình độ chuyên gia hoặc thạc sĩ có thể tham gia vào các

chương trình đảo tgo tién sĩ.

"Nhập học dé đào tạo cho các chương trình đại học và chuyên gia được thực hiện trên co sở kết qua của kỳ thi đại học quốc gia thông nhất (USE) Những người đã

nhận được giáo dục phổ thông trung học (trước ngày 31 tháng 12 năm 2008) có quyền ghi danh vào các chương trình kiểm tra đại học và tuyển sinh đo trường đại học độc lập td chức (trong cùng một môn học đối với những người nhập học theo kết quả.

USE) Công dân nước ngoài được cấp quyền ghi danh vào các chương trình đại học và chuyên gia tại các trường đại học dựa trên kết quả của kỳ thi tuyển sinh được th

hiện bởi các trường đại học độc lập Danh sách các môn thi tuyển sinh được thực hiện trong quá trình nhập học vào các chương trình cử nhân và chuyên gia được thiết lập.

bởi Bộ Giáo dục và Khoa học Liên bang Nga.

"Nhập học để đào tạo cho các chương trình đại học và chuyên gia của nhữngi có trình độ trung học chuyên nghiệp hoặc giáo dục đại học được tt

kết qua của kỳ thi tuyển sinh, hình (hức và danh sách được xác định bí

đại hoc.

Khi nộp đơn xin đào tạo chuyên ngành và lĩnh vực đào tạo yêu cầu người nộp.

đơn phải có khả năng sáng tạo, thé chất và (hoặc) phẩm chat tâm lý, trường đại học có 2

Trang 31

quyền tiến hành các kỳ thi tuyén sinh sáng tạo và (hoặc) định hướng chuyên môn cho các môn không có USE, Kết quả được công nhận cùng với kết quả của USE trong

suốt cuộc thi,

Các thí sinh văn bằng 2 (Sau khi đã tốt nghiệp các chương trình đại học (cử

nhân và chuyên gia) được nhà nước công nhận), có thé được hưởng:

~ nhập học mà không có kỷ thi tuyển sinh;

- nhập học trong han ngạch được thành lập, tùy thuộc vào việc hoàn thành kj

~ quyền ưu tiên nhập học, tùy thuộc vào sự thành công của kỳ thi tuyển sinh và.

với những thứ khác bằng nhau.

Sau khi kết thúc việc nhập học các tài liệu và kỳ thi tuyển sinh do trường đại

học thực hiện độc lập, Hội đồng tuyén sinh của trường đại học dựa trên sỐ điểm nhận.

được cho ky thi tuyên sinh (USE và các kỷ thi bổ sung), sẽ lập danh sách xếp hạng ‘mg viên cho từng lĩnh vực, hình thúc giáo duc, ngân sách Và ngoại lệ.

‘Danh sách xếp hạng được hình thành theo trình tự sau:

-~ người được tuyển thẳng nhập học mà không có kỳ thi tuyển sinh theo quy định của pháp luật Liên bang Nga;

~ những người có quyền ưu tiên xét tuyển vào một trường dai học nếu họ thành.

công vượt qua kỳ thi tuyển sinh (xếp hạng theo tổng số điểm);

~ Những người không có quyền ưu tiên và vượt qua tất cả các bài kiểm tra đầu 'vào đạt yêu cầu (xếp thứ tự theo tông số điểm).

"Nhập học vào các chương trình sau đại học được dựa trên kết quả thi tuyển sinh do trường đại học thực hiện độc lập Trình tự tuyển sinh vào các chương trình này của trường đại học cũng được xác định độc lập.

7) Chương trình giáo dye đại học

Bio tạo trong các lĩnh vực đảo tạo và chuyên ngành của giáo dục đại bọc đượcthực hign trong các chương trình giáo dục chuyên nghiệp cơ bản của các chương trình đại học, chuyên ngành, sau đại học, được phát trién cho mỗi chuyên ngành, chuyên môn, chương trình thạc sĩ Đào tạo trong các chương trình đào tạo tiến sĩ và thực tập sinh được thực hiện phủ hop với định hướng (hỗ sơ) của nghiên cứu sau đại học và

đảo tạo thực tập sinh.

'Hệ thống các tín chỉ có thể được sử dụng để xác định cấu trúc của các chương,

trình giáo dục chuyên nghiệp cơ bản của giáo đục đại học và cường độ lao động của

sự phát triển của chúng, Tín chi là don vị thống nhất đẻ đo khối lượng công việc của

sinh viên , bao gồm tất cả các loại hoạt động giáo dục cả trên lớp học và công việc, thực hành độc lập Số lượng tín chỉ trong chương trình giáo dục chuyên nghiệp chính.

trong một lĩnh vực đào tạo cụ thé (đặc biệU) được thiết lập theo tiêu chuẩn giáo dục có liên quan.

“Trong các chương trình giáo dục đại học có thời lượng dành cho thực hành của

sinh viên, Đối với mỗi chương trình giáo dục chuyên nghiệp chính, một chương trình

giảng day được phát tiễn cho từng hình thức giáo dục cà

Chương trình giảng dạy xác định danh mục các học phần, số lượng tin chỉ và

trình tự học tập giữa các học phần theo kỳ học .

‘Nam học được chia thành hai học ky, kết thúc bằng ky thi kết thúc Giữa các “học kỳ, sinh viên được nghỉ học kỳ Trong thời gian đào tạo, sinh viên phải tham dự

các bài giảng, các seminar, các budi thực hành, , phải trải qua các kỳ kiểm tra và thitrải qua các kỳ thực hành.

28

Trang 32

Thực bành - một loại hoạt động giáo dục "hình thành, củng cố, phát KY năng thực hành và năng lực trong quá trình thực hiện một số loại công việc

‘quan đến hoạt động chuyên môn trong tương lai.8) Đánh giá giáo dục đại học ở Nga

Bang xếp hạng các trường đại học tốt nhất trên thế giới xếp hang QS World

University 2014/2015 có sự biện dig của 21 trường đại học của Nga Trong số đó, vị

trí cao nhất thuộc về Trường Đai học tổng hợp Moscow mang tên Lomonosop (vj trí

thứ 114), Trường Đại học tổng hợp St Petersburg (233rd) và MSTU N E, Bauman(vi (322).

Trong bảng xếp hạng các trường đại học quốc tế của Times Higher Education

World Reputation Rankings (2015), Trường Đai học tổng hợp Moscow mang tên.

Lomonosop đứng thứ 25 và Trường Dai học tổng hợp St Petersburg — thứ 71-80 Xếp hang học thuật của các trường đại học trên thé giới (ARWU, Shanghai

rating), đánh giá mức độ chất lượng của các trường đại học trên thế giới trong lĩnh

vực hoạt động nghiên cứu và được thiết kế cho cộng đồng học thuật và chuyên gia,

cũng như cho ứng viên và cha mẹ, vào năm 2011 hai trường dai học Nga - Trường Đại

học tổng hợp Moscow mang tên Lomonosop đứng vị trí thứ 77, và Trường Đại hoc tổng hợp St Petersburg xếp hạng ở vị trí 301-400./.

29

Trang 33

QUAN TR] ĐẠI HỌC Ở PHÁP VÀ.

MOT SỐ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.

TS Bài Minh Hồng Viện Luật so sánh

1 GIỚI THIỆU CHUNG

Cũng như nhiều quốc gia trên thé giới, nước Pháp xác định giáo dục là wu tiên

‘hang đầu của quốc gia Theo báo cáo về thực trạng giáo dục đại học và nghiên cứu &

Pháp của Bộ Giáo dục đại học, Nghiên cứu và Cải cách của Pháp, nước Pháp đứng ở vị trí trung bình trong các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OCDE'*) về đầu tư cho giáo dục đại học", Năm 2014, Pháp dành 1,5% tổng sản phẩm quốc nội

(Produit intérieur brut - PIB) chỉ cho giáo dục đại học (Tây Ban Nha: 1,3%, Đức:

1,2%, Ý: 1,0%, Vương quốc Anh: 1,8%, Phần Lan: 1,8%, Hà Lan: 1,7%) Hệ thống

giáo dục của Pháp được đánh giá là hiệu quả, năm 2014 được xếp thứ 8 trong bảng xếp hạng của các nước thuộc khối OCDE" Tuy nhiên, trong việc sếp hang của các tổ

chức nghiên cứu thì Pháp không có trường đại học nào đứng trong top đầu, Trong.

bảng sếp hạng Shanghai năm 2018, Pháp có 8 trường đại học xếp ở top 200, trong đó

có 2 trường ở vị trí 36 và 42"° Trong bảng xếp hạng QS (Quacquarelli Symonds) năm 2018, Pháp có 5 trường đại học giữ các vị tri từ 43 ~ 177 Với nhiều lợi thé về đào tạo đại học, nhiều sinh viên các nước đã lựa chọn đến Pháp học tập, nghiên cứu Theo số

liệu thống kê của Campus France, Pháp là nước đứng thứ tr rong số các nước tiếp

nhận sinh viên nước ngoài nhiều nhất (sau Mỹ, Anh, Úc): từ năm 2010 đến 2016, "hùng năm nước Pháp đón trên dưới 300.000 sinh viên nước ngoài đn đăng ky học dai

"học và sau đại học (năm học 2015-2016, con số này là 310.000 sinh viên)"

Ở Pháp, giáo dục phổ thông và giáo dục đại học được quy định chung trong Bộ

uật giáo dục Các luật được pháp điễn hóa trong Bộ luật giáo dục được sắp xếp thành.

4 phan, 9 quyền Giáo dục đại học ngoài việc phải tuân theo các quy định chung về

giáo dục còn theo các quy định riêng về giáo dục đại học tại Phin thứ 3, Quyền VI,

‘VIL, VILL Trong phần quy định chung, Bộ luật giáo dục tuyên bố rằng, giáo dục đại

học là tự do Trên cơ sở quy định chung của Bộ luật giáo duc, các cơ sở giáo dục dai

học ban bành Điều lệ quy định vẻ t6 chức và hoạt động của mình cho phi hợp với tình.

hình và đáp ứng tốt nhất yêu cầu đào tạo.

‘DE phát triển giáo dục đại học, nước Pháp đã thực hiện nhiều cải cách Những.

cải cách gẵn đây đều nhấn mạnh về sự tự chủ và trình độ cao của trường đại học Pháp Đáng chú ý nhất trong những cải cách về giáo dục đào tạo ở Pháp là từ khi ban hành Luật vé tự do và trách nhiệm của các trường đại học ngày 10/8/2007, gọi tắt là LRU

Loi sur les libertés et responsabilités des universités) Luật này xác định các nội dung

quan trọng sau day: Nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo đại học bao gồm cả việc định.

huéng và lồng ghép về nghề nghiệp của sinh viên; tăng cường nhiệm vụ và quyền hạn

của Hiệu trưởng; mở rộng quyền tự chủ về tài chính và quản trị nguồn nhân lực (tự.

chủ về quỹ lương tổng thé); khuyến khích việc huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách nha nước phục vụ cho đào tạo đại học Theo quy định, đến ngày 01/01/2013, tắt

Tụ Gồm 35 nước, Kong đồ có những nên giáo dc phát in hư: Mỹ, An, Nh Bản)°!hupS/ptbledio teeghenesepc

{cher goarE/ceuPNTIESh depotee pou | onelgpensni supers le px de Les‡e

up 0ghvwleiaughneonytane.nepdeB0ITD350/gels-ergbee-dea-imcs-trsle mepdeT Đại họ Pee et Mie Cu Pass 6 Q6 và Đặt be Pari Sud - Pari 11 2)

* Campus Fae, Las ees cs, Fee 2017

30

Trang 34

cả các trường đại học phải đi vào tự chủ Tiếp theo, Luật về giáo dục đại học và

nghiên cứu ngày 22/7/2013 (Loi relative à I"enseignement supérieur et à la recherche)

sửa đổi một số quy định của LRU theo hướng tăng cường tự chủ, hiệu quả của các

trường đại học, trong đó điểm nỗi bật là về quản trị trường đại học Để tăng cường.

ä nãi 61 hợp giữa các trường đại học, Luật quy định một số hình thức tổ chức,

sáp nhập một số trường đại học, tham gia vào cộng đồng các trường,

đại học hoặc gia nhập vào một cơ sé công lận theo định hướng Khoa học, văn hóa,

nghề nghiệp (sẽ hình thành những trung tâm đào tạo, nghiên cứu lớn để tăng cường

ảnh hưởng).

Hệ thống giáo dục đại học gồm các trường công lập và các trường tư Theo

thống kê của Bộ Giáo dục đại học, Nghiên cứu và Cải cách, có khoảng 18% số sinh viên đăng ký theo học tại các cơ sở giáo dục đại học tư” Theo nguyên tắc tự do về giáo dục đại học đã được ghi nhận tại Pháp trong một đạo luật từ năm 1875 (và hiện nay được tuyên bố rõ ring tại Bộ luật giáo dục (Điều L151-6), nước Pháp coi sự tồn tại của các cơ sở giáo dục đại hoc tư là một sự cạnh tranh cần thiết cho sự phát triển của dịch vụ công về giáo dục đại học Trên thực tế, các cơ sở giáo dục đại học tư chủ yếu là các học viện tôn giáo, các trường dao tạo kỹ sư và các trường đào tạo về thương mại trong đó có những cơ sở được cấp một phần ngân sách nhà nước trên co

sở hợp đồng dio tạo ký giữa cơ sở dio tạo và Bộ giáo dục đại học và nghiên cứu (Cơ

sở giáo dục tư có mục dich vì lợi ích chung - Etablissement d'enseignement supérieurprivé đnhórệt général,

1I TO CHỨC BỘ MAY CUA TRƯỜNG ĐẠI HỌC.

Bộ luật giáo dục quy định: Cơ sở giáo dục công lập về khoa học, văn hóa và

nghề nghiệp là cơ sở quốc gia về giáo dục đại học và khoa học, có tư cách pháp nhân và tự chủ trong giảng dạy và khoa học, hành chính và ti chính.

Các cơ sở này được quản lý một cách dân chủ với sự cộng tác của các nhân. viên, sinh viên và cá nhân bên ngoài Cơ sở đảo tạo gồm nhiều đơn vị, tập hợp các.

giảng viên-nghiên cứu viên, giảng viên, nghiên cứu viên có chuyên môn khác nhau.

Các cơ sở đào tạo đại học là đơn vị tự chủ, thực hiện nhiệm vụ theo quy định

của pháp luật Cơ sở đào tạo xác định chính sách đảo tạo, nghiên cứu và tư liệu của.

mìnhtrong khuôn khổ của giáo dục quốc gia và tôn trọng cam kết trong hợp đồng (ký. với Bộ giáo dục đại học và nghiên cứu).

“Trên cơ sở nghị quyết của Hội đồng quản trị được thông qua theo đa số tuyệt

đối, cơ sở đào tạo ban hành điều lệ, trong đó xác định cơ cầu tô chức của mình phù hợp với quy định của Bộ luật giáo dye và các nghị định quy định chỉ tt.

Bộ máy của cơ sở đảo tạo đại học gồm:

1 Cơ quan lãnh đạo

"Hiệu trưởng/Giám đốc cơ sở đào tạo bằng các quyết định của mình, Hội đồng.

quan trị bing các nghị quyết của mình, thực hiện việc quản trị trường đại học.

1.1 Hiệu trưởng

Hiệu trưởng được bầu theo đa số tuyệt đối của các thành viên của Hội

quin trị, trong số các giảng viên-nghiên cứu viên, giảng viên, nghiên cứu viên, những,

nhân sự khác của cơ sở đào tạo, không phân biệt quốc tịch Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng,

là 4 năm và được gia han một lần.

““htp/rwaseucigrementspecherche goaw.ii049005le-eiiligenetlr-d-entigTepeiisupsier-eves md

31

Trang 35

Tuy nhiên, đối với những cơ sở giáo dục đại học đặt dưới sự bảo trợ của Thủ.

tướng và một số Bộ, chẳng hạn Trường hành chính quốc gia, các học viện hành chính cia ving, Trường thầm phán quốc gia Trường cảnh sát quốc gia.thi hiệu

trưởng/giám đốc không theo co ghế ‘bau mà được bỗ nhiệm bởi cơ quan bảo trợ (được.bỗ nhiệm theo Nghị định của Thủ tướng boặc theo quyết định của Bộ trưởng)”.

Hiệu trưởng có trách nhiệm bảo đảm sự hoạt động của trường đại học, có các

nhiệm vụ, quyền hạn sau:

= Lãnh đạo Hội đồng quản trị, chuẩn bj và thực biện các nghị quyết của Hội đồng quản trị; chuẩn bị và triển khai thực hiện hợp đồng ký với Bộ Giáo dục đại học

và nghiên cứu;

~ Đại điện cho trường đại học trước các đối tác cũng như trước pháp luật, ký kết

các thỏa thuận, hợp đồng;

- Ra các quyết định vé thu và chỉ của trường;

~ Có quyền đối với tất cả nhân sự của trường;

~ Bỗ nhiệm các hội đồng (jury), trừ trường hợp nghị quyết của Hội đồng quản trị xác định thẩm quyền đối với hội đồng kiểm tra thuộc về người phụ trách đơn vị

thuộc trường;

= Chịu trách nhiệm duy trì tật tự trong trường; có quyền yêu cầu thực hiện

cưỡng chế nhà nước trong những trường hợp được quy định trong quyết định của Hội

đồng Nhà nước;

= Chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn trong khuôn viên của trường; bảo đảm vệ

sinh y tế, an toàn lao động của nhân viên và người sử dung cơ sở hạ ting;

~ Nhân danh trường thực hiện việc quản lý, quản trị những tài sản mà pháp luật, quy chế không giao cho người khác quản lý;

~ Kiểm tra khả năng tiếp cận giáo dục và khu trường học của người khuyết tật,

sinh viên và nhân sự của trường;

Trên cơ sở đề xuất của Hội đồng quản trị và Hội đồng khoa học, triển khai

thực hiện bình đẳng giữa nam và nữ.

"Hiệu trưởng có thé ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên được bầu thuộc phòng giúp việc của Hiệu trưởng ký thay giải quyết những việc của

các đơn vị thuộc trường được liệt kê tại Điều L.713-1 và Điều L.714-1 Bộ luật giáo

1.2 Hội đồng quản trị

Bing so sánh thành phần của Hội đồng quản trị qua các thời kỳ: —_ _

Trước LugtLRU |Theo Luật LRU|Theo Luật ngày

° Chẳng bạn, Trường Hanh chính que gia được thành lp the SỐ Hoh năm 1945, hiển nay được quy định về chức

‘ing, nhiện vu tại Nghỉ định số 2000-49 ngày 100172002, tong đỏ guy inh Trang It cơ công p v bìnhchinh của Nhà nước, dược ty chủ vl chính đại dưồi sự bảo t của Thả tướng; Hội dồng qn vị của Tường

được nh do bởi Pi chì te Tham chính vgn (Conseil Eta); Hu uờng của Trường được bộ hiện hee

‘Nani định của Thủ tướng, vi niệm lợ Snăm)

32

Trang 36

hành chink, kỹ

thuật viên, thư |

"Đại diện của giảng | Từ 40 đến45 % _ [Từ 8 đến 14 Từ B đến 16

vign-nghién cứu.viên, giảng viên,

nghiên cin viên

“Nhân sự bên ngoài | Từ20 din 30% — | Thoke ® 5

đại hoe

„ Hiện nay, theo Luật số 2013-660 ngày 22/7/2013, Hội đồng quản trị đại học

gdm từ 24 đến 36 thành viên, trong đó

- Từ 8 đến 16 đại diện cho giảng viên-nghiên cứu viên (giáo sư và ign sĩ có đủ

tư cách hướng dẫn nghiên cứu khoa học - maitres de conférences) và các nhân sự

tương tự, các giảng viên, các nghiên cứu viên đang thực hiện công việc trong trường,đại hoes

~ 8 nhân sự ngoài trường đại học ;

=4 hoặc 6 đại điện cho sinh viên ;

~ 4 hoặc 6 đại diện cho các nhân viên là kỹ sư, hành chính, kỹ thuật, thư viện

đang thực hiện nhiệm vụ của trường.

“Hội đẳng quản trị do Hiệu trưởng lãnh đạo.

Tiội đồng quản trị quyết định chính sách của trường Hội đồng phê chuẩn hợp đồng ký với Bộ Giáo dục đại học và nghiên cứu (5 năm), thông qua ngân sách của.

"trường, thông qua nội quy của trường, cho phép Hiệu trưởng thực hiện các hoạt động,

tổ tụng.

‘Gi đồng quản trị của cơ sở giáo dục đại học là cơ quan quyết định chính sách.

của trường, có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

~ Phê chuẩn hop pe đào tạo của trường (ký với Bộ Giáo dục đại học và

nghiên cứu);

~ Thông qua ngân sách của trường và phê chuẩn việc chỉ tiêu;

he chuẳn sự đồng ý và các thẻn thuận mà Hiệu trưởng đã ký và trong những

iu kiện được quy định bởi nghị định, phê chuẫn những khoản vay, khoản đồng góp,

ic xây dựng chi nhánh, lập các quỹ theo quy định tại Điều L 719-12, nhận tặng cho,

i tặng, mua và bán bắt động sản;

= Tiên, qu nội gy ca vườn,

~ Theo đề nghị của Hiệu trưởng và tên cơ sở tôn trọng những ru tiên quốc gia,

xác định việc phân.B) việc làm được giao bởi cơ quan có thẩm quyền;

~ Cho phép Hiệu trưởng tiền hành các hoạt động pháp lý;

“i Phé chuân báo cáo hoạt động hing năm do Hiệu trưởng trình, gồm kế hoạch và để án;

- Phê chuỗn kế hoạch xã hội hang năm do Hiệu trưởng trình, sau khi tham vấn

‘ay ban kỹ thuật Kế hoach này liên quan đến quá trình cân đối vị trí việc làm cơ hữu vi theo hợp đồng, những hoạt động thực hiện nhằm chống lại sự bắp bênh về nhân sự

của trường `

~ Thảo luận tất cả những vấn đề mà Hiệu trưởng đệ trình, và trên cơ sở ý kiến

của Hội đồng khoa học, phê chuẩn các quyết định của Hiệu trưởng;

~ Thông qua sơ đồ hướng dẫn nhiêu năm về chính sách đổi với người khuyết

3

Trang 37

- Ủy quyền cho Hiệu trưởng thông qua những quyết định về ngân sách của.

2 Hội đồng khoa học (Conseil académique)

‘HGi đồng khoa học gồm tập hợp các thành viên của ban nghiên cứu và ban đào

tạo và đời sống hoc đường,

- Ban nghiên cứu gồm 24 thành viên, được phân bổ như sau :

+ Từ 60 - 80% đại diện cho nhân sự của cơ sở đào tạo, tong đó có ít nhất một

nữa là các giáo sư và những người có đủ tư cách hướng đẫn khoa học ;

+ Từ 10 - 15% đại diện cho các nghiền cứu sinh tiến sĩ đăng ký tại cơ sở đảo

+ Từ 10 - 30% là người ngoài cơ sở đào tạo . - Ban đào tạo và đời sống học đường gồm 24 thành viên, được phân bo như.

+ Từ 75 - 80% đại diện cho (1) giảng viên-nghiên cứu viên, giáng viên và (2)

sinh viên (số lượng của hai nhóm nay bằng nhau) ;

+ Từ 10 - 15% đại điện cho các nhân sự hành chính, kỹ thuật, công nhân và dịch vụ;

+ Từ 10 - 15% là người ngoài cơ sở đào tạo, trong đó có ít nhất 01 đại điện cho

cơ sở giáo dục pho thông.

shire danh Chủ tịch Hội đồng khoa hoe, điều lệ của trường đại học quy định về thể thức bầu chức danh này Trên thực tế, chủ tịch Hội đồng khoa học thường là

Hiệu trưởng trường đại học.

3 Các đơn vị

‘Cc đơn vị của trường đại học gồm: Các khoa; các bộ môn đào tạo và nghiên

cứu; các phòng thí nghiệm; trung tâm nghiên cứu; trong tâm thư việ

Các trường, học viện có thé được tổ chức trong trường đại học Các trường, học viện này được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng phụ trách YÔ giá dục đụ học

4 Các nhân viên giáo dục,

"Nhân viên giáo dục bao gồm: giảng viên-nghiên cứu viên, giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu — là công chức nhà nước (giảng viên có nhiệm vụ giảng day va

nghiên cứu, hướng dẫn nghiên cứu; người chi làm nhiệm vụ giảng dạy hoặc nghiên

ccứu); giảng viên hợp tác (có thời hạn, toàn thời gian hoặc bán thời gian); giảng viên mời (không liên tụ); các kỹ sư, nhân viên hành chính

IIL HOAT ĐỘNG ĐÀO TẠO.

“Trên cơ sử xác định nguyên tắc tự do trong giáo dục đại học, Bộ luật giáo dục

quy định đề cao quyền tự chủ của các cơ sở đảo tạo đại học trong việc hoạch định

chiến lược đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo của mình,

“Trên cơ sở quy định của Bộ luật giáo dục về nhiệm vụ giáo dục và đào tạo và.

hợp đồng ký với Bộ Giáo dục đại học và nghiên cứu (5 năm), cơ sở giáo dục đại học

xây dựng chiến lược riêng của mình vẻ đào tạo, nghiên cứu khoa học vi xây dựng.

nguồn tư liệu và chủ động tổ chức triển khai các biện pháp cần thiết để kiểm tra việc.

{quan lý và bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoe học.

“Theo quy định tại Điều L 611-2 Bộ luật giáo dục, các cơ sở đào tạo đại học có

thể thành lập các hội đồng hoàn thiện chương trình đào tạo cũng như thực hiện

chương trình đó Với quan điểm gắn hoạt động đào tạo đại học với nghề nghiệp, thành.

phan của các hội đồng này có đại diện của một số cơ quan, tô chức, doanh nghiệp và.

việc hoạt động của các hội đồng này theo quy định của Điều lệ cơ sở đào tạo Do đó,

34

Trang 38

những người quản lý, thực tiễn có thể tham gia vào quá trình dao tạo của cơ sở đào tạo.

trong việc: xây dựng chương trình đào tạo, giảng dạy cho sinh viên, bố trí nơi thực Co sở đào tạo đại học có thé thực hiện việc giảng dạy theo hình thức truyền.

thống hoặc hình thức kỹ thuật số đối với những chương trình đào tạo phù hợp Việc giảng dạy theo hình thức kỹ thuật số được thực hiện theo những điều kiện do Hội đồng khoa học quyết định.

'Về việc cấp văn bằng, Bộ luật giáo dục quy định rõ nhà nước độc quyển trong.

trao học vị và bằng cấp đại học quốc gia (Điều L613-1) Bằng quốc gia được cấp.

các cơ sở giáo duc đại hoc có tên trong danh sách theo quyết định của Bộ trưởng

Bộ giáo dục đại học và nghiên cứu trên cơ sở ý kiến của Hội đồng quốc gia về giáo cục đại học và nghiên cứu Đây là những cơ sở giáo đục đại học công lập có năng lực tự chủ về sư phạm và khoa học, được cho phép cấp bằng nhân danh nhà nước (Điều

Bằng quốc gia gin với các cấp độ về học

eps họp “Tiến sĩ (Doctorat) và chỉ có bằng quốc gia mới được mang các tên gọi này (Điều D613-3), Cơ sở giáo duc đại học công lập cũng có thé cấp bằng riêng của co sỡ mình (với tên gọi là Diplôme d’université).

Đối với các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập thì không thể cấp bằng với tên gọi như: bằng cử nhân, bằng thạc sĩ hay bằng tiễn sĩ Tuy nhiên, các cơ sở giáo đục đại học tư có thể cấp bằng này bằng cách ký thỏa thuận với một cơ sở giáo duc đại học công lập trong việc đào tạo và cấp bằng Ngoài ra, trên thực tế nhiều trường, dai học tư về thương mại và quản lý'” cũng được Bộ Giáo dục đại hoc và nghiền cứu, trên cơ sở ý kiến của ủy ban đánh giá chương trình dao tạo của cơ sở giáo dục, cho phép cấp các bằng trong một lĩnh vực nhất định (Diplômes visés) và các cơ sở này có thé cấp bằng master Tương tự, các trường tư đào tạo kỹ sur, trên cơ sở quyết định của ‘Uy ban quản lý cấp bằng kỹ su, cũng được Bộ Giáo dục đại học và nghiên cứu và các 'Bộ khác liên quan công nhận là đủ tư cách để cấp bằng kỹ su’, Bằng kỹ sư này có gid trị công nhận học vị thạc sĩ”,

IV LĨNH VC TÀI CHÍNH, TÀI SẢN.

‘Theo quy định của Bộ luật giáo dục và luật ngân sách, trong khuôn khổ các

định hướng và hoạch định về đào tạo, Bộ giáo dục đại học và nghiên cứu quyết định.

phân bổ sử dụng tài chính cho các cơ sở đảo tạo căn cứ vào chương trình của cơ sở

đào tạo cũng như hợp đồng mà trường đã ký kết với Bộ Trong quan hệ phối hợp giữa. trung ương và các don vị hành chính địa phương đối với hoạt động của các cơ sở đảo tạo đại học, các cơ sở đào tạo đại học công lập về khoa học, văn hóa và nghề nghiệp.

nhận được nguồn kinh phí về mua sắm thiết bị và vận hành hoạt động từ các địa

phương có liên quan.

"Trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình, các cơ sở đào tạo có quyền quyết

định về trang thiết bị, nhân sự và tài chính; quyết định về các nguồn có được từ việc

‘ban tài sản, được tặng cho, từ các quỹ, quyền sở hữu trí tuệ và các nguồn trợ cắp khác.

Co sở đào tạo được tiếp nhận những trợ cấp trang thiết bị và hoạt động của trường từ

các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác, xã, tinh, ving

Cir nhân (Licence), Thạc sĩ

Btn nay cổ khoảng 6 cơ giáo dc dal học được pho cl bằng đi học.` Biện nay có Khoản Sc sở giie đục doe r được pep cp bing đại học.

haps ene -reheree go e908 caliente

onseienement-syperoat-ves incon even tab inementperet-prie Blog oy được lp co cb tượng theo bọc đại học 5

35

Trang 39

Các cơ sở đào tạo công lập về khoa học, văn hóa và nghề nghiệp thông qua ngân quỹ của mình và phải công khai Bảng sử dụng ngân sách được cấp và tài liệu

mô tả các nguồn tài chính mà cơ sở đảo tạo được hưởng ngoài ngân sách được liệt kê trong ngân quỹ Hàng năm, chỉ tiêu tài chính của năm trước được cơ sở dao tạo công,

bố sau khi có sự phê chuẩn của Hội đồng cơ sở đào tạo.

‘Dic biệt, với quyển tự chủ về quỹ lương tổng thể, trường đại học có thể bó bớt những mảng nhân công không cần thiết để tập trung cho chính sách dio tạo của.

trường Hội đồng quản trị có thé quy định về chính sách trả lương khác biệt trong đó

cé khoản lương thưởng cho những vị trí có trình độ cao, Một số trường thực tế đã thực.

hiện việc ký hợp đồng làm việc với những nghiên cứu viên nước ngoài có chất lượng

cao (Đại học Paris VII đã mời giáo sư người Mỹ đoạt giải Nobel vật lý về làm việc, "Đại học AieMarseille II thực hiện chính sách thu hút các nhà nghiên cứu trẻ tiem

Ngoài ra, cơ chế tự chủ cho phép cơ sở đào tạo đại học xây dựng các quỹ Các.

quỹ của cơ sở đào tạo được tỗ chức và hoạt động theo Nghị quyết của Hội đồng quân.

trị Các nguồn quỹ này cho phép cơ sở đào tạo thực hiện các hoạt động như trao hoc

bing, 18 chức các diễn din, h try cho các trùng tâm nghiên cứu khoa học, hỗ trợ thành viên các trung tâm tham dự hội thảo quốc tế hoặc trong nước

Đồng thời, với chương trình đào tạo có sự tham gia của một số nhà quản lý, những người hoạt động thực tiễn, hầu hét các cơ sở đào tạo đại hoc, nhất là trong lĩnh.

"vực khoa học kỹ thuật, ký được những hợp đồng hợp tác với doanh nghiệp, nhận được

nguồn học bỗng từ doanh nghiệp, một số tổ chức, vùng, địa phương, Đây là nguồn hỗ trợ tài chính giúp cơ sở đào tạo tự chủ hơn, tăng cường hiệu quả rong những hoạt

động đào tạo, nghiên cứu khoa hoe của mình . 'Việc thực hiện các quyền tự chủ về tài chính của các trường đại học được kiểm.

tra, giám sát bởi các cơ quan theo quy định của luật về ngân sách

'V NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ, HỢP TÁC QUOC TẾ:

1, Về tổ chức và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ

'Hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ trong các cơ sở dao tạo đại học ở

"Pháp được chú trọng Hau hết các cơ sở này có sự kết nỗi hoạt động đảo tạo, nghiên

cứu khoa học với các doanh nghiệp, các tổ chức nghề nghiệp Nghị định ngày

13/7/2004 của Chính phủ đã cụ thể hóa quy định của Bộ luật giáo dục về việc ti cường giá trị của các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực y tế.

‘Theo đó, các cơ sở đào tạo đại học công lập và các trung tâm y tế trong vùng sẽ ký.

‘tha thuận phối kết hợp trong việc thực hiện ba nhiệm vụ: chăm sóc sức khỏe, khám,

chữa bệnh; giảng day và nghiên cứu khoa học Theo đó, cơ sở đảo tạo sẽ cung cấp

dich vụ cho pháp nhân thành lập doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp nhỏ được thành lập ít nhất từ 2 năm; cơ sở đào tạo được sử dụng phòng làm việc cũng như các trang,

thiết bị cần thiết, ngược lại, phải thực hiện những nghiên cứu phát triển, tạo ra giá trị

‘ky thuật, thương mai và những dich vụ cân thiết khác cho việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp Bi lại, cơ sở đảo tạo có được môi trường thực tiễn phục vụ cho công

tác đào tạo, nghiên cứu khoa họa, đồng thời được thanh toán những dịch vụ cũng

2 VỀ hợp tác quốc té trong đào tạo, nghiên cứu khoa học.

ˆ Các aida D 123-2 đốn D 123.7 hộ tut gáo đục36

Trang 40

Vin đề hợp tác quốc tế của các cơ sở đào tạo đại học được quy định cụ thé trong một số nghị định của Chính phủ ~ được pháp điển hóa trong Bộ luật giáo dục.

Điều D.123-15 Bộ luật giáo dục dua ra nguyên tắc về hợp tác quốc tế của co sở đào

tạo đại học công lập về khoa học, văn hóa và nghệ nghiệp, đó là thực ign quyén tự

chủ nhưng phải tôn trọng quy định về đối ngoại của nước Pháp đối với các đối tác.

pte agoai be t chúc qube tb

"Những hoạt động hợp tác liên quan đến các lĩnh vực hoạt động của cơ sở đào tạo đại học, gồm: trao đổi sinh viên, giảng viên-nghiên cứu viên, giảng viên, nghỉ cứu viên vé đảo tạo, nghiệp vụ sư phạm, nghiên cứu khoa học vàcông bố những k ‘qua hợp tác đó, cùng thực biện các tư liệu khoa học và kỹ thuật, tổ chức hội thảo, hội nghị quốc tế.

"Những hoạt động hợp tác quốc tẾ này có thể nhận được nguồn trợ cấp của

những cơ quan quản lý liên quan, nhất là Bộ Giáo dục đại học và Bộ ngoại giao Do.

đó, cơ sở đảo tạo đại học có thể trình lên các cơ quan này đề án hợp tác theo hình thức thỏa thuận nhiều năm với thời hạn không quá 5 năm.

Ngoài ra, cũng theo quy định của Bộ Iuật giáo duc, tiếp đón sinh viên nước

ngoài là trách nhiệm của Bộ Giáo đục đại học và nghiên cứu và Bộ Ngoại giao thông

qua cơ sở giáo dục đại học công lập về khoa học, văn hóa và nghề nghiệp, và đây là

một nội dung tự chủ của cơ sở đào tạo đại học Đồng thời, đây cũng là một yếu tố cấu thành chính sách giáo dục đại học theo hướng cần liên kết giữa hoạt động đảo tạo sinh.

vig go ngoài Gì Thấp và phế triển nhưng trùng tâm đại học tại các nước đang phát

‘Vi QUAN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIAO DỤC ĐẠI HỌC

[hur đã phân tích ở các phần trên, các cơ sở giáo dục đại học công lập được thừa nhận rộng rãi về quyền tự chủ trong các Tĩnh vực, từ tổ chức quản lý, tổ chức đào

tạo, tài chính, hợp tácquốc tế Chỉ có một số trường được đặt dưới sự bảo trợ của

‘Tha tướng hoặc một số Bộ thì tính tự chủ bị hạn chế hơn Đồi với cơ sở đảo tạo ngoài

công lập, sự quản lý nhà nước đơn giản hơn nhiều Việc thành lập cơ sở đào tạo chỉ

cần thông qua tuyên bố mà không cân xin phép (trừ trường hợp người mở cơ sở đạo học là người nước ngoài không có quốc tịch của nước thành viên liên minh châu Au hay củahiệp ước khối kính tế châu Âu) Việc quản lý nhà nước chỉ chủ yếu đừng lại

ở yêu cầu đăng ký nhân sự tại cơ quan có thẩm quyên theo dối, thanh tra Tuy nhiên,

đối vi thông co sở in đụ Cl họcngoài công lập mà có thỏa thuận với cơ sở đào tạo đại học công lập trong việc cấp bằng quốc gia hoặc được có ký hợp đồng với Bộ

Giáo dục đại học và nghiên cứu rong việc đào tạo (ví dụ, cơ sở đảo tạo đại học ngoài

trhoạt động vì lợi ich chung) thì phải tuân theo các quy định về quản lý nhà nước,

trong lĩnh vực đào tạo.

BO Giáo dục đại học và nghiên cứu chỉ thực hiện sự quản lý nhà nước đối với

các cơ sở đào tạo công tập ở tầm vĩ mô về định hướng quốc gia về đào tạo đại học Có.

thể thấy vai trò quản lý nhà nước về giáo dục đại học của Bộ Giáo dục đại học và nghiên cứu qua ba mảng hoạt động chính sau day:

1 Xây dựng chiến lược quốc gia về giáo dục đại học

“hong cơ cu củ Chin phủ Php bi ray có Bộ Giá dụ đi học và nghiên

cứu, chịu trách nhiệm quản lý về giáo dục đại học Theo quy định tại Điều L.123-1 Bộ.

‘ut giáo dục, Bộ trưởng Bộ giáo dục đại học và nghiên cứu có trách nhiệm xây dựng

chiến lược quốc gia về giáo dục đại học trong thời gian $ năm Chiến lược này được.

* Dida 123-22.

37

Ngày đăng: 14/04/2024, 16:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN