1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: Tác động của đại dịch tới pháp luật hợp đồng một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

93 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BAO CAO TONG KET

DE TAI THAM GIA XET GIAI THUONG

“SINH VIEN NGHIEN CUU KHOA HOC” CUA TRUONG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NOI NĂM 2021

TAC DONG CUA ĐẠI DỊCH TỚI PHÁP LUẬT HỢP DONG MOT SO QUOC GIA TREN THE GIỚI

VA BAI HOC KINH NGHIEM CHO VIET NAM

Thuộc nhóm ngành khoa hoc: XH

NĂM 2021

Trang 2

98/002 II 1 CHUONG 1 MOT SO VAN DE LY LUAN VE DAI DICH VA TAC DONG CUA ĐẠI DICH DEN PHAP LUAT HOP ĐỎNG - - 2© E2 E2 2EEEEEEEEerkrreea 6 1.1 Lý thuyết về đại địch ¿- -s+5+++Ex+E2E9EE2EEEE2112111211111121111111 111111 6

LLL KNQGi nid Aa ich 088 HHAHgAgẶAẶAÃẢÂĂĂĂA 6

1.1.2 Đặc điểm của đại dịch cecccscccscscsesesescscsesvsvsvessvevevevevessvesesssesssesesesesesssesesesesesees 8 1.1.3 Ý nghĩa của Tuyên bồ đại dịch bởi Tổ chức Y tế Thể giới - 9

1.1.4 Những quy định pháp luật về hợp đông có liên quan đến đại dịch II 1.2 Một số van dé lý luận về tác động của đại dịch đến pháp luật hợp đồng 22

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm sự tác động của đại dịch đến pháp luật hợp dong 22

1.2.2 Sự can thiết phải nghiên cứu tác động của đại dịch đến pháp luật hợp đông 27 1.2.3 Phạm vi tác động của dai dịch tới pháp luật hop đồng ee eueeeueeeueeeeeeeueeeeeeees 29 Kết luận chương l -¿- ¿2-52 S9SE+E5EE9EE2EE21E11215712112121121111111111111 1.111 y6 32 CHƯƠNG 2 PHÁP LUAT HỢP DONG CUA MOT SO QUOC GIA TREN THE GIOI DUOI TAC DONG CUA DAI DICH VA BAI HOC KINH NGHIEM CHO VIỆT NAM ooo ccccccccccsscssessesscsscsvcsvcsessesecsuesucsucsecsussessesussucsussnssecsecsesassassuesacaneasssssesseeaes 33 2.1 Pháp luật hợp đồng của một số quốc gia trên thé giới dudi tác động của đại dịch.33 2.1.1 Pháp luật hợp đông của Trung Quốc dưới sự tác động của đại dich 33

2.1.2 Pháp luật hợp đồng của Cộng hòa Liên bang Đức dưới sự tác động của đại dịch 38

2.1.3 Pháp luật hợp đồng của Hoa Kỳ dưới sự tác động của đại dịch 42

2.1.4 Pháp luật hợp đồng của Úc dưới sự tác động của đại dich 45

2.1.5 Pháp luật hợp đông của Pháp dưới sự tác động của đại dich 46

2.1.6 Pháp luật hợp đồng cua Nhật Bản dưới sự tác động cua đại dịch 50

2.1.7 Pháp luật hợp đông của Liên bang Nga dưới sự tác động của đại dich 52

2.1.8 Pháp luật hợp đông của Singapore dưới sự tác động của đại dich 54

Trang 3

đến pháp luật hợp đồng của một số quốc gia -¿- 2+ x+E£EE£E+E£EE£ErEerkrrers 57 2.2.1 Về vấn dé nhận diện đại dịch ccc-cctcccctcecttirrttrrrtrrrrrtrrrrrrrrrrrea 57 2.2.2 Về van dé đối phó với đại dich khi cấp DACH veeceeccescecsscsseesesvesveseeveseseseeees 59 Kết luận chương 2 - Sex St 1E 19111181121111111111111111111111111 11111111111 1110 61 CHƯƠNG 3 THUC TIEN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HOP DONG Ở VIỆT NAM TRONG ĐẠI DICH VÀ MOT SO KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN 62 3.1 Thực tiễn thực hiện pháp luật hợp đồng ở Việt Nam trong đại dịch 62 3.2 Một số kiến nghị nhăm hoàn thiện pháp luật hợp đồng ở Việt Nam dé ứng phó

COS 65

3.2.1 Trường hop coi đại dich là sự kiện bat khả kháng thì cần hoàn thiện quy định pháp luật về sự kiện bắt khả kháng + 5 StcEkcE+eEEEeEEErrkererrees 66 3.2.2 Truong hop coi dai dich la hoan canh thay đổi cơ bản thì can hoàn thiện quy định pháp luật về thực hiện hop đồng khi hoàn cảnh thay doi cơ bản 68 3.2.3 Trường hợp coi đại dịch là căn cứ tạm hoãn thực hiện hợp dong thì can hoàn thiện quy định pháp luật về hoãn thực hiện hợp đồng 2-5: s+css+ss+seẻ 70 3.2.4 Đánh giá tính khả thi của việc nhìn nhận đại dịch dưới góc độ pháp ly gan với thực tiên tại Vit ÌNHH - + 525 SE+E£SEEEE2EEEEEEEEEEE121E21111212111121111 1111 L6 73 Kết luận chương 3 ¿5c SkSE E121 15112111211111111111211111111111111 1111111 1 10 76 KET LUẬN CHUNG 2-2-5 SE2SE2E9EEEE2E9E121712112171215211121 1111111111 re 71 CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CUA NHÓM NGHIÊN CUU ĐÃ CONG BO CÓ LIEN QUAN DEN DE TÀI NGHIÊN CÍỨU - ¿S222 SE+EEEE2EEEEEEEEeEertrrrsred 78 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2-2 2+ +SEeEE£EE2EE£EE2EErEerkerxerxee 79

Trang 4

BLDS Bộ luật dân sự

UCC Bộ luật Thương mại Thống nhất Hoa Kỳ WHO Tổ chức Y tế Thế giới

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đại dịch luôn là một trong những van đề có ảnh hưởng lớn đến thế giới xuyên suốt những thế kỷ vừa qua Sự tác động của nó không chỉ tới sự phát triển kinh tế của toàn cầu mà còn ảnh hưởng lớn tới mọi mặt của đời sông xã hội, trực tiếp tác động tới pháp luật của các quốc gia trên thé giới Trước diễn biến phức tap của các đại dịch, các quốc gia đã ban hành những chính sách mới kèm theo những hướng dẫn áp dụng dé bình ổn các quan hệ xã hội, giảm thiểu những tác động lớn của đại dịch tới mọi phương diện của cuộc sống.

Khi xảy ra đại dịch, các quan hệ pháp luật như hành chính, dân sự, hình sự đều chịu những ảnh hưởng nhất định khiến cho Nhà nước phải ban hành quy định mới, sửa đổi, bô sung những quy định pháp luật không còn phù hợp dé kịp thời ứng phó trước những tác động do đại dịch gây nên Trên khắp thế giới, các quốc gia thuộc các dòng họ pháp luật khác nhau cũng có những phản ứng riêng biệt trước sự thay đổi của xã hội

trước đại dịch Trong đó, quan hệ pháp luật dân sự được chú trọng và được xem xét trên

nhiều lĩnh vực nhất là trong lĩnh vực hợp đồng dân sự Liệu răng với sự ảnh hưởng của đại dịch thì sẽ có những tác động như thế nào tới các quá trình như giao kết, thực hiện, sửa đồi, cham dứt và giải quyết tranh chap hợp đồng giữa các bên trong quan hệ dân sự Xuyên suốt các giai đoạn lịch sử, đất nước Việt Nam ta đã phải gánh chịu ảnh

hưởng nghiêm trọng của những đại dịch như dịch tả, dịch cúm HINI, dịch SARS và

gan đây nhất là dịch COVID-19 do chủng mới của virus corona gây ra bởi virus SARS-CoV-2 đang ảnh hưởng đến rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thô trên thế giới Trước tình hình đó đã đặt ra van dé cấp thiết cho nước ta về việc xem xét lại các quy định pháp luật cùng với việc ban hành những quy định mới dé kịp thời ứng phó với diễn biến phức tap của dịch bệnh hiện tại và chuẩn bị cho những đại dịch có thê xảy đến trong tương lai.

Trước diễn biến của đại dịch, các quốc gia trên thế giới đã có những thay đổi trong quy định của pháp luật nhằm ứng phó với sự tác động của đại dịch tới quan hệ hợp đồng Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, các quy định pháp luật về hợp đồng còn chưa đầy đủ dé giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra trước tác động của đại dịch Chính vì vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm ứng phó của các quốc gia trước tác động của đại dịch tới pháp luật hợp đồng nhằm hoàn thiện những quy định pháp luật hợp đồng tại Việt Nam là vấn đề cấp thiết cần nghiên cứu Do đó, việc nghiên cứu đề tài “7ác động của đại dịch tới pháp luật hop đồng một số quốc gia trên thé giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” mang tính thiết thực và có ý nghĩa trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn áp dụng.

Trang 6

Việc nghiên cứu đề tài là làm sang tỏ một cách có hệ thống luận điểm khoa học về các đại dịch đã và đang hoành hành trên các quốc gia trên thế giới và cả Việt Nam hiện nay, từ đó xác định những van dé còn chưa rõ ràng dé đề xuất kiến giải nhăm nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh chấp hợp đồng có liên quan đến dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam, đồng thời đưa ra được các giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật hợp đồng, đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực hợp đồng, khắc phục những tôn tại, nhăm nâng cao chất lượng bảo đảm mục đích của các bên tham gia hợp đồng cũng như ý chí quản lý của nhà nước trong

thời gian tới.

Với mong muốn nghiên cứu những luận điểm khoa học về khái niệm, các đặc điểm cơ bản của các đại dịch đã và đang xảy ra trên thế giới, mối quan hệ giữa đại dịch với các học thuyết về hợp đồng chủ yếu có ảnh hưởng, nghiên cứu, phân tích pháp luật các quốc gia trên thế giới đã và đang đối phó với đại dịch, so sánh với pháp luật Việt Nam đang được sử dụng dé giải quyết các tranh chấp hợp đồng phát sinh do các đại dich nhăm đề xuất kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả về giải quyết tranh chấp hợp đồng ảnh hưởng bởi đại dịch hiện nay.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài chủ yếu sẽ là khái niệm, đặc điểm và tiêu chí nhận diện đại dich, các van đề của pháp luật hợp đồng bị tác động bởi đại dich và pháp luật về hợp đồng của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam về cách đối phó với tranh chấp hợp đồng phát sinh do dịch bệnh xảy ra của các quốc gia đó.

3.2 Pham vi nghién cứu

Nghiên cứu, phân tích khái niệm, các đặc điểm cơ bản của đại dịch và các học thuyết, chế định hợp đồng có liên quan đến đại dịch và pháp luật hợp đồng của các quốc gia trên thế giới đang ứng phó ra sao với đại dịch Nhằm làm nổi bật được đặc điểm, tiêu chí dé xác định đâu là dịch bệnh, cũng như đảm bảo nghiên cứu sâu về cách đối phó của các quốc gia khi đại dịch ảnh hưởng đến việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt và giải quyết tranh chấp hợp đồng, nhóm nghiên cứu chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu đối với hai dịch bệnh tiêu biểu đã và đang ảnh hưởng đến đa số quốc gia trên thế giới,

đó là dịch SARS xảy ra vào năm 2002, 2003 và dịch COVID-19 hiện vẫn đang lan rộng

và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến rất nhiều quốc gia trên thế giới.

Trang 7

Đề đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, trong quá trình nghiên

cứu, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật của chủ nghĩa

Mác - Lênin Đồng thời, nhóm cũng sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thê thích hợp như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh luật, lịch sử

Phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử được sử dụng trong Chương 1 khi nghiên cứu những van dé lý luận về khái niệm, đặc điểm, những học thuyết liên quan tới đại dich và phạm vi tác động của đại dịch tới hợp đồng.

Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, bình luận, đối chiếu được sử dụng chủ yếu trong Chương 2 khi phân tích, đánh giá, bình luận pháp luật hợp đồng của một số quốc gia trên thế giới dưới sự tác động của đại dịch, từ đó tổng hợp ra bài học kinh

nghiệm cho Việt Nam.

Trong Chương 3, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp diễn giải, phân tích, tổng hợp, quy nạp dé nghiên cứu về thực tiễn thực hiện pháp luật hợp đồng tại Việt Nam trong bối cảnh đại dich, từ đó đưa phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật hợp đồng tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

5 Tình hình nghiên cứu

5.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Trong thời gian qua, tác động của đại dịch tới pháp luật hợp đồng đã trở thành một chủ đề hết sức được quan tâm nghiên cứu trong bối cảnh đại dich COVID-19 bùng phát và diễn bién phức tap Cho tới nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong nước có giá trị tham khảo cao về vấn đề như:

- Bài viết “Van đề miễn trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong trường hợp bat kha kháng — Covid-19” (2020) của tác giả Trương Nhat Quang,

Ngô Thái Ninh trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp

- Bai viết “Bàn về việc miễn thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng trong trường hợp bat khả kháng - Covid-19” của tác gia Lâm Tổ Trang trên tạp chí Dân chủ và

Pháp luật

- Bai viết “Sự kiện bat khả kháng trong mùa Covid-19 dưới góc độ miễn trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng” (2021) của tác giả Đặng Hồng Dương trên

tạp chí Luật sư Việt Nam

- Bai viết “Một số van đề về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản

được quy định trong Bộ luật Dan sự: Nghiên cứu trường hợp Covid-19” của tácgiả Đào Thị Nhung trên tạp chí Công Thương

- Bài viết “Hoàn cảnh thay đổi trong hợp đồng — Nhận diện và hậu quả pháp lý” của tác giả Kinh Thị Tuyết trên tạp chí Công Thương số 19/2020

Trang 8

Nhìn chung, các công trình trên mới chỉ dừng lại nghiên cứu một số khía cạnh pháp lý trong bối cảnh COVID-19 Cụ thể, các tác giả đã đi vào phân tích một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 có liên quan tới đại dịch cũng như đưa ra quan điểm khoa học về việc nhận diện đại dịch trong bối cảnh COVID-19 Vì mới chỉ tập trung vào việc phân tích một SỐ quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam trong phạm vi đại dịch COVID-19 nên các nghiên cứu trên vẫn chưa thé đưa ra bức tranh tổng quát về sự tác động của các đại dịch đã xảy ra tới pháp luật hợp đồng, do đó những công trình này vẫn còn những khoảng trống nhất định cho việc nghiên cứu tiếp theo.

5.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Với sự lây lan trên quy mô toàn cầu của COVID-19 cùng với những tác động to lớn tới toàn xã hội, đã có rất nhiều công trình ngoài nước nghiên cứu chuyên sâu về tác động của đại dịch với pháp luật hợp đồng như:

- Bài viết “COVID-19 in Civil or Commercial Disputes: First Responses from

Chinese Courts” cua tac gia Qiao Liu trén tap chi The Chinese Journal of

Comparative Law s6 8/2020

- Bai viét “Auswirkungen von COVID-19 auf Liefervertrige” (2020) cua tac gia

Wagner, Holtz, Dötsch trên tạp chi Betriebs Berater

- Bai viết “Force Majeure Under Texas Law in the Time of COVID-19” của tác

gia Cindy Matherne Muller, Amy K Anderson trén tap chi National Law Review

số 10/2020

- Bài viết “Does the COVID- 19 Outbreak Constitute a Force Majeure Event ? A

Pandemic Impact on Construction Contracts” cua tac gia Seng Hansen trén tap

chi Journal of Civil Engineering Forum số 6/2020

- Bai viét “Coronavirus and Force Majeure Clause under New York Law” (2020)

cua tac gia King, Wood Mallesons

- Bai viét “Coronavirus - Force Majeure and Hardship under French Contract law”

(2020) cua tac gia Clifford Chance

- Bai viét “The COVID-19 pandemic and Force Majeure clauses in Japan” (2020)

cua tac gia Hogan Lovells

Các công trình nghiên cứu nước ngoài ké trên về tác động của dai dịch tới pháp luật hợp đồng đã đem lại cái nhìn đa dạng về pháp luật hợp đồng của một số quốc gia trên thế giới đưới sự tác động của đại dịch Tuy nhiên chúng chỉ có giá trị tham khảo

kinh nghiệm, gợi ý giải pháp cho Việt Nam cũng như chưa đưa ra cái nhìn mang tính

tổng hợp về sự tác động của đại dịch tới pháp luật hợp đồng Đây là cơ hội để đề tài nghiên cứu của nhóm có thể kế thừa và tiếp tục thực hiện những nghiên cứu mới xung quanh sự tác động của các đại dịch tới pháp luật hợp đồng nhằm có thé phan nào đóng

Trang 9

Chương 2: Pháp luật hợp đồng của một số quốc gia trên thế giới dưới tác động của

đại dịch và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Chương 3: Thực tiễn thực hiện pháp luật hợp đồng ở Việt Nam trong đại dịch và

một sô kiên nghi hoàn thiện

Trang 10

CHƯƠNG 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE ĐẠI DỊCH VÀ TÁC ĐỘNG CUA ĐẠI DỊCH DEN PHÁP LUẬT HỢP DONG

1.1 Lý thuyết về đại dịch

1.1.1 Khái niệm dai dịch

Trong lịch sử xã hội loài người, sự xuất hiện của đại dịch đã được ghi nhận từ rất sớm cũng như xuyên suốt các giai đoạn của lịch sử Mỗi đại dịch trôi qua, nhân loại đều phải hứng chịu những tác động vô cùng to lớn trong mọi phương diện của đời sống Thậm chí với một nền y học hiện đại như hiện nay, đại dịch COVID-19 van cho nhân loại thấy được sự tác động ghê gớm mà một đại dịch có thể mang lại.

Cho dù các đại dịch đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nhưng chỉ cho tới thế kỷ XVII (năm 1666), khái niệm đại dich (Pandemic) mới lần đầu tiên được sử dụng trên cơ sở kết hợp hai từ tiếng Hy Lạp“pan” (tất cả) va “demos” (người dân) dé chỉ căn bệnh

xuất hiện phổ biến Tuy nhiên trong giai đoạn đầu phát triển, khái niệm đại dịch được

các học giả thời kỳ đó đồng nhất với khái niệm dịch bệnh (epidemic) và không có sự phô biến cao trong xã hội.?

Theo tiến trình phát triển của xã hội loài người cùng với các cuộc cách mạng công nghiệp và sự tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp con người nhìn nhận được cách thức lây lan của dịch bệnh, thực trạng trên đã được thay đổi Cu thé, tới năm 1918 khi đại dich cúm Tây Ban Nha bùng nô, khái niệm đại dịch đã vô cùng phổ biến trong xã hội và trở thành một khái niệm độc lập so với khái niệm dịch bệnh Khái niệm đại dịch mơ hồ trong giai đoạn phát triển đầu đã dần được hoàn thiện sau khi nhân loại phải trải qua những lần bùng phát dịch kinh hoàng trong thế kỷ XIX, XX với các đại dịch tả năm 1831-1832, đại dịch cúm năm 1889 và đại dich cúm Tây Ban Nha năm 1918 Có thé nói trong thời kỳ này,

khái niệm đại dịch đã được định hình trên cơ sở hai đại dịch cúm năm 1889 và năm 1918.

Tuy nhiên sau thời kỳ trên, đi liền với sự phổ biến của khái niệm đại dịch là sự lạm dụng, sử dụng không thống nhất khái niệm đó tạo ra nhiều quan điểm trái chiều xung quanh van đề này Thậm chí, với sự tiễn bộ vượt bậc trong việc kiểm soát các đại dịch,

khái niệm đại dịch đã không còn được quan tâm nghiên cứu như trước Trong vài thập

! Gideon Harvey (1666), Morbus Anglicus, Nathaniel Brook Press, London, p 3.

Website: https://books.google.com.vn/books?id=aghmAAAAcAAJ&hl=vi&pg=PP 13#v=onepage&q&f=false (Truy cập ngày13/02/2021) (Những căn bệnh tại Anh Quốc, Nxb Nathaniel Brook, London, tr 3)

7 Noah Webster (1828), An American Dictionary of the English Language, p 942 Website:

https://books.google.com.vn/books?id=HzWIFmxXpRIMC&ots=WDsitWOmkn&lr&hl=vi&pg=PA939#v=onepage&q&f=false (Truy cập ngày 13/02/2021) (7ừ điển Tiếng Anh, tr 942)

Trang 11

kỷ trước sự bùng phát của đại dịch COVID-19, chỉ có số lượng rat hạn chế các văn bản

y học, pháp ly quan tâm tới việc đưa ra khái niệm đại dịch.

Chính vì lý do trên, khi đại dich COVID-19 bùng phát, vẫn còn tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm đại dịch Dưới góc độ dịch tễ học, khái niệm đại dịch được Hiệp hội Dịch té học Quốc tế (IEA) nhìn nhận như sau:

“Đại dich là một dịch bệnh xay ra trên quy mô toàn cẩu hoặc trên một khu vực rất rộng lớn, vượt ra ngoài biên giới quốc gia và thường có ảnh hưởng tới một số lượng lớn người dân trên thé giới ”“

Dưới góc độ y học, năm 2003 Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã đưa ra khái niệm đại dịch với nhiều nét tương đồng qua một khái niệm nhỏ hơn là đại dịch cúm, cụ thể:

“Đại dich cum xảy ra khi một virus cum mới gây bệnh cho con người ma chưa có

miễn dịch cộng đồng đối với loại virus này, tạo ra nhiều đợt bùng phát dịch cùng lúc xuất hiện trên toàn câu dẫn tới số lượng lớn các ca nhiễm bệnh và tử vong ”3

Tuy chưa phải là khái niệm chính thức của Tổ chức Y tế Thế giới về đại dich nhưng trong bối cảnh COVID-19 bùng phát, để có thể tuyên bố căn bệnh này là đại dịch, Tổ chức Y tế Thế giới đã dựa vào các dấu hiệu được nêu trong khái niệm trên như phạm vi lây lan, mức độ nguy hiểm và sự tác động tới toàn xã hội của căn bệnh Vì vậy, dưới góc độ y học, khái niệm đại dịch có thé được hiểu như sau:

“Đại dịch là một căn bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện, lan rộng trên một khu vực địa lý rộng lớn hoặc trên quy mô toàn cẩu, tác động mạnh mẽ tới toàn xã hội, có tính nguy hiểm cao và chưa có miễn dịch cộng đồng đối với căn bệnh nay.”

Dưới góc độ pháp lý, hiện nay hầu như các quốc gia trên thế giới vẫn chưa dành su quan tâm đầy đủ tới việc đưa ra khái niệm đại dịch trong các văn bản pháp luật cũng

như trong các công trình nghiên cứu khoa học Từ các khái niệm đại dịch theo y học và

dịch tễ học nêu trên, có thé thấy đại dịch có ban chất pháp lý là một sự kiện pháp lý mang tính khách quan Bên cạnh đó, với các yếu tô đặc trưng như có tính mới, tính lây lan mạnh, nguy hiểm cao và có sức tác động mạnh mẽ tới toàn xã hội, đại dịch có thê tác động tới nhiều lĩnh vực pháp luật cũng như nhiều quan hệ pháp luật khác nhau Theo đó các chủ thé trong quan hệ pháp luật rất khó dé lường trước sự bùng phát của đại dịch

3 David M Morens — Gregory K Folkers — Anthony S Fauci (2009), “What is Pandemic?”, The Journal of Infectious Diseases,

(200), p.1018-1019 Website: https://academic.oup.com/jid/article/200/7/1018/903237 (Truy cap ngay 13/02/2021) (“Dai dichlà gi?”, Tap chí về bệnh truyén nhiễm, (200), tr 1018-1019)

4 International Epidemiological Association (2015), A Dictionary of Epidemiology, Oxford University Press, p 209 Website:

https://bibop.ocg.msf.org/docs/24/L024EPIX10E-P_DictionaryEpidemiology.pdf (Truy cập ngày 13/02/2021) (Tờ điền về dịchbệnh, Nxb Đại học Oxford, tr.209)

> Peter Doshi (2011), “The elusive definition of pandemic influenza”, Bulletin of the World Health Organization, (89), p.532.

Website: https://www.scielosp.org/pdf/bwho/2011.v89n7/532-538/en (Truy cập ngày 13/02/2021) (“Khái niệm mơ hồ về đạidịch cũm”, Tập san của Tổ chức Y tế Thể giới, (89), tr 532)

5 Phát biểu khai mạc của Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới ngày 24/02/2020 Website:

https://www.who.int/director-general/speeches/detail/who-director-general-s-opening-remarks-at-the-media-briefing-on-covid-19 -24-february-2020(Truy cập ngày 13/02/2021)

Trang 12

cũng như khó có thé khắc phục những tac động mà dai dich dem lại Từ những phân tích trên, có thé đưa ra khái niệm dai dich dưới góc độ pháp lý như sau:

“Đại dịch là một sự kiện pháp lý khách quan, khó lường trước, khó khắc phục, tác động đến nhiều lĩnh vực pháp luật và gây ảnh hưởng tới khả năng thực hiện quyên và nghĩa vụ của các chủ thé trong quan hệ pháp luật ”

1.1.2 Đặc điểm của đại dịch

Bên cạnh các đặc điểm y học của dai dịch như có tinh truyền nhiễm, phạm vi lây lan rộng lớn, có tính mới, chưa có miễn dịch cộng đồng, có sức bùng phát mạnh mẽ và có tính nguy hiểm cao, khi nghiên cứu đại dich dưới góc độ pháp lý với bản chất là một sự kiện pháp lý, đại dịch có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, đại dich là sự kiện pháp ly có tính khách quan tôn tại dưới dang sự bién tuyệt đối

Với những tác động mạnh mẽ tới toàn xã hội, khi đại dịch xảy ra nó sẽ gan VỚI VIỆC làm phát sinh, thay đổi hay cham dứt nhiều quan hệ pháp luật Chính vì điều này mà đại dịch có bản chất là một sự kiện pháp lý mà cụ thé là dưới dạng một sự biến tuyệt đối Sự biến tuyệt đối là một loại sự kiện pháp lý, xảy ra trong thiên nhiên hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn của con người.” Xét về nguồn gốc phat sinh, đại dich xảy ra trong thé giới tự nhiên, nằm ngoài ý chí của con người bởi các loài sinh vật gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và nam Do đó, dưới góc độ pháp lý đại dich cần được nhìn nhận như một sự biến tuyệt đối và điều này cũng tạo ra tính khách quan cho một đại dịch.

Thứ hai, đại dich có tính khó lường trước

Một tiêu chí dé nhận diện đại dịch dưới góc độ y học chính là tính mới, tính mới được thé hiện ở điểm đại dịch phải có tác nhân là chủng loại mới hoặc biến thé mới so với các tác nhân gây bệnh đang tôn tại Chính vì điều này mà sự xuất hiện cũng như diễn biến của một dai dich là rất khó dé có thé lường trước, ngay cả đối với cách chuyên gia trong lĩnh vực y tế Do đó, đặt đưới góc độ pháp lý, các chủ thé trong nhiều quan hệ pháp luật khó có thê lường trước hoặc thậm chí trong nhiều trường hợp các chủ thể này còn không thể lường trước được sự xuất hiện và ảnh hưởng của đại dịch tới quan hệ pháp luật.

Thứ ba, đại dịch có tính khó khắc phục

Tính khó khắc phục của đại dịch không chỉ được thê hiện ở việc khó kiểm soát sự lây lan của đại dich mà còn thé hiện ở chỗ các chủ thê khó có thé khắc phục những ảnh hưởng tới quan hệ pháp luật mà đại dịch đem lại Với tốc độ bùng phát nhanh chóng kèm với đó là tính nguy hiểm cao và tính mới của đại dịch, các chủ thể khó có thể khắc phục hay ngăn chặn sự tác động của đại dịch tới các quan hệ pháp luật thậm chí kế cả khi đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép.

7 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trinh Luật Dân sự tập 1, NXB Công an nhân dân, tr 77.

Trang 13

của các chủ thể trong quan hệ pháp luật

Sự ảnh hưởng của đại dịch đến khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thé trong quan hệ pháp luật thường được thể hiện thông qua sự suy giảm về khả năng thực hiện nghĩa vụ hay thực hiện quyền của các bên tham gia quan hệ Sự suy giảm khả năng này thường là do nguồn lực tài chính của các chủ thé bi ảnh hưởng dưới tác động của đại dịch hoặc do các chủ thể không thể hoặc sẽ gặp thiệt hại nghiêm trọng nếu tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ khi dịch bệnh lây lan Đại dịch không chỉ tác động về mặt vật chất mà còn về tinh thần, tâm lý của các chủ thê trong quan hệ pháp luật, từ đó ảnh hưởng tới khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ.

Thứ năm, đại dịch có tác động đến nhiễu lĩnh vực pháp luật

Chính vì đại dịch có ảnh hưởng rất lớn tới các quan hệ pháp luật cũng như những ảnh hưởng này rất khó dé có thé khắc phục nên mỗi khi bùng phat đại dich lại đặt ra rất nhiều vấn đề pháp lý Những vấn đề pháp lý này hết sức đa dạng, có thể xoay quanh việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch hay là việc thực hiện hợp đồng, giải quyết tranh chấp do đại dịch Thông qua các van đề pháp lý nay mà dai dịch có thé tác động tới pháp luật ở rất nhiều lĩnh vực Theo đó, dưới sự tác động của đại dịch, pháp luật sẽ có những sự điều chỉnh, thay đôi, hoàn thiện nhằm đáp ứng những nhu cầu mà thức tiễn xã hội đặt ra cũng như để ứng phó, chuẩn bị cho các đại dịch trong tương lai.

1.1.3 Ý nghĩa của Tuyên bố đại dịch bởi Tổ chức Y té Thế giới

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là cơ quan chỉ đạo và điều phối y tế toàn cầu trong hệ thống Liên Hiệp Quốc Tổ chức Y tế Thế giới được thành lập vào năm 1948 và cho tới nay, tô chức đã có 194 quốc gia thành viên, hoạt động theo ba cấp là toàn cầu, khu vực và quốc gia Từ đó, cách Tổ chức Y tế Thế giới nhận diện một dịch bệnh đã có thể coi là đại dịch hay chưa cũng có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn không chỉ đối với công tác bảo vệ sức khỏe con người mà còn đối với toàn thé xã hội nói chung Trong giai đoạn hiện nay, việc Tổ chức Y tế Thế giới nhận diện, công nhận một dịch bệnh là đại dịch được thê hiện dưới hình thức tuyên bố dịch bệnh đó đã trở thành đại dịch hay nói cách khác là thông qua việc đưa ra tuyên bố đại dịch của Tổ chức Y tế Thế giới Kê từ năm 2009 đến nay, Tổ chức Y tế Thế giới đã hai lần đưa ra tuyên bố đại dịch vào các ngày 11/06/2009 đối với đại dich HINI và ngày 11/03/2020 đối với đại dịch

COVID-8 https://www.who.int/vietnam/vi/about (Truy cập ngày 15/02/2021)

Trang 14

19.10 Qua hai lần tuyên bồ trên, có thé thay tuyên bồ đại dich của Tổ chức Y tế Thể giới

có các ý nghĩa sau:

Thứ nhất, dưới góc độ nhận diện đại dịch, như đã phân tích trên hiện nay chưa có quan điểm thống nhất về khái niệm đại dịch cũng như đặc điểm và tiêu chí nhận diện của chúng Chính vi vậy, rất khó dé các quốc gia có thê thông nhất quan điểm trong việc nhận diện cũng như là hành động nếu không có sự tham gia của Tổ chức Y tế Thế giới Với tư cách là một tô chức toàn cau trong lĩnh vực y tế và có thành viên là hầu hết các quốc gia trên thế giới, việc Té chức Y tế Thế giới tuyên bố đại dịch sẽ giúp thống nhất trong cách nhìn nhận và hành động của các quốc gia đối với một đại dịch.

Thứ hai, dưới góc độ y té, việc Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố một dịch bệnh đã trở thành một đại dich đóng vai trò trở thành căn cứ dé các quốc gia thành viên hoặc thậm chí ké cả các quốc gia chưa phải thành viên kích hoạt các phương án chuẩn bị ứng phó dai dịch và có thé áp dụng các biện pháp khan cấp dé bảo vệ cộng đồng như nâng cao mức độ hạn chế trong giao thương.!! Cụ thé, trong bối cảnh dai dịch HINI bùng phát, việc Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố đại dịch đã tạo cơ sở để các quốc gia thực hiện các biện pháp ở giai đoạn đại dịch (giai đoạn 5 và 6) trong Hướng dẫn Ứng phó đại dịch cúm của Tổ chức Y tế Thế giới (Pandemic Influenza Preparedness Guidance) như áp dụng giãn cách xã hội; hủy bỏ, hạn chế, tạm hoãn các hoạt động tập trung đông người; tuyên bố tình trạng khan cấp !2

Thứ ba, dưới góc độ pháp lý, tuyên bố đại dich của Tổ chức Y tế Thế giới có vai trò hết sức quan trọng đối với không chỉ Nhà nước mà còn đối với các chủ thé khác trong xã hội, cụ thể:

Đối với Nhà nước, tuyên bố đại dịch của Tổ chức Y tế Thế ĐIỚI CÓ thể được sử dụng như một căn cứ thực tiễn dé ban hành các văn bản pháp luật như Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/03/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 Thậm chí Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố đại dịch cũng có thé đặt ra yêu cầu dé các quốc gia tiễn hành ban hành, sửa đôi bổ sung pháp luật như

Nhà nước Singapore đã ban hành đã ban hành Luật COVID-19 ngày 09/04/2020.

? Margaret Chan (2009), “World now at the start of 2009 influenza pandemic”

Website: https://www.who.int/mediacentre/news/statements/2009/h1n1_pandemic_phase6_20090611/en/ (Truy cập ngày15/02/2021) (Thế giới bước vào đại dich cũm năm 2009)

10 Nguyên Minh (2020), “WHO tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu”, Báo Nhân dân Điện tử Website:https://nhandan.com.vn/tin-tuc-the-gioi/who-tuyen-bo-covid-19-la-dai-dich-toan-cau-451697/ (Truy cập ngày 15/02/2021)

Lauran Neergaard (2020), “Q&A: What the WHO pandemic declaration means”, ABC News Website:

https://abcnews.go.com/Health/wireStory/qa-pandemic-declaration-means-69541987 (Truy cập ngày 15/02/2021) (Y nghĩatuyên bố đại dịch của WHO)

!2 World Health Organization (2009), PIP Guidance Phase 5-6, p 41-44.

Website: https://www.who.int/influenza/resources/documents/extract_PIPGuidance09_phaseS 6.pdf (Truy cập ngày15/02/2021) (Hướng dẫn về chuan bị ứng phó đại dịch cúm trong giai đoạn 5 và 6, tr 41-44)

Trang 15

Đối với các chủ thê khác trong xã hội, tuyên bé đại dich của Tổ chức Y tế Thế giới có thé được sử dung làm căn cứ để các chủ thé đưa một số chế định, quy định của pháp luật vào sử dung vi dụ như quy định về sự kiện bất khả kháng hay hoàn cảnh thay đổi cơ bản Từ khái niệm đại dịch mà Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra, có thể thấy việc tuyên bồ đại dịch cũng chính là sự công nhận dịch bệnh đã lan rộng ra toàn thế giới và có tác động to lớn tới toàn xã hội Điều này đã tạo cơ sở dé các chủ thé trong xã hội có thể chứng minh sự ảnh hưởng của đại dịch tới quan hệ pháp luật như đại dịch khiến cho việc thực hiện nghĩa vụ trở nên khó khăn hoặc không thể thực hiện được từ đó sử dụng các quy định về sự kiện bat khả kháng hay hoàn cảnh thay đổi cơ bản dé bảo vệ quyên lợi, giảm thiêu tác động của đại dịch hoặc dé giải quyết tranh chap phát sinh.

1.1.4 Những quy định pháp luật về hợp dong có liên quan đến đại dich 1.1.4.1 Quy định về sự kiện bất khả kháng

Quy định về sự kiện bất khả kháng có liên quan đến đại dịch bởi một số lý do được

nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, căn cứ vào định nghĩa và các trường hop được cho là sự kiện bat khả kháng Trong dòng họ pháp luật Châu Âu lục địa, "sự kiện bất khả kháng" là một thuật ngữ có nguồn góc từ luật La Mã dưới cái tên “vis major” có nghĩa là những sự kiện không thé lường trước và không thé kháng cự được dùng dé bào chữa cho bên có nghĩa vụ trong việc không thực hiện nghĩa vụ Điều khoản bat khả kháng cho phép một bên cham dứt nghĩa vu của mình quy định theo hợp đồng vì sự kiện xảy ra được mô tả trong điều khoan.” Trong dòng họ pháp luật Châu Âu lục địa, nếu trường hợp hợp đồng không có điều khoản về sự kiện bất khả kháng thì học thuyết này vẫn được áp dụng Kế thừa những quan niệm từ dòng họ pháp luật này, pháp luật Việt Nam cũng đưa ra định nghĩa cụ thé về sự kiện bất khả kháng được quy định tại Khoản 1 Điều 156 BLDS năm 2015: “Sự kiện bat khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.”

Trong dòng họ pháp luật Anh — Mỹ, thuật ngữ “bất khả kháng” được sử dụng nhưng

theo một cách khác so với định nghĩa được ghi nhận trong các nước thuộc dòng họ pháp

luật Châu Âu lục địa Ở Anh và Hoa Kỳ, sự bat khả thi và không thé thực hiện được gắn liền với học thuyết về sự kiện đột phát gặp cản trở (frustration)'* Đây được cho là học thuyết của dòng họ pháp luật Anh — Mỹ tương đương với học thuyết về sự kiện bat khả

3 Larry A D Imatteo / Lucien J D Hooge (2004), International business law- Transaction approach , Thomson West

ed., Volume 2, p.134 (Luat Kinh doanh Quéc tế- Cách tiếp cận giao dịch, Nxb Thomson West, tập 2, tr.134)

'4 Marel Katsivela (2007), “Contracts : Force Majeure Concept or Force Majeure Clauses ?”, Academic, Volume 12, Issue 1,

p.108, Website: https://academic.oup.com/ulr/article-abstract/12/1/101/1652671?redirectedFrom=PDF, (Truy cập 10/2/2021).(Hop dong: Khái niệm bat khả khang hay điêu khoản bat khả khang?, Tap chí Học thuật, tập 12, an ban 1, tr 108)

Trang 16

kháng trong dòng họ pháp luật Châu Âu lục địa !Š Tuy nhiên, hai khái niệm này không đồng nhất Theo dòng họ pháp luật Châu Âu lục địa, một trong những đặc điểm của một sự kiện bất khả kháng là nó được áp dụng với các tình huống xảy ra khiến việc thực hiện hợp đồng là không thê và điều khoản về sự kiện bất khả kháng được áp dụng ngay cả khi không có điều khoản rõ ràng trong hợp đồng, còn theo dòng họ pháp luật Anh — Mỹ, bat kỳ bên nào trong hợp đồng cũng có thé viện dẫn đến học thuyết về sự kiện đột phat gặp cản trở kế cả khi nó không được đề cập đến trong hợp đồng'° tuy nhiên nếu muốn viện dẫn đến học thuyết về sự kiện bất khả kháng thì các bên phải quy định rõ ràng trong hợp đồng Khi áp dụng điều khoản về sự kiện đột phát gặp cản trở, hợp đồng sẽ tự động chấm dứt mà không cần thông báo cho bên kia và tất cả các bên được miễn thực tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ của họ trong tương lai.!” Tuy vậy, các bên trong hợp đồng có xu hướng thỏa thuận và áp dụng điều khoản bat khả kháng hơn vì nó có khả năng cung cấp nên giải pháp phù hợp và thực dụng hơn cho các van dé xảy ra can trở việc thực hiện hợp đồng, vì điều khoản này sẽ cho các bên được phép thương lượng.

Thông qua việc nghiên cứu định nghĩa về sự kiện bất khả kháng ở các dòng họ pháp luật khác nhau, ta có thể khái quát các trường hợp được cho là sự kiện bất khả

kháng như sau:

(1) Các hiện tượng tự nhiên Đầy là những sự kiện thiên nhiên như thiên tai được

ví dụ như lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đất, sóng than,v.v

(2) Các hiện tượng xã hội Các sự kiện nay được thé hiện tiêu biểu như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đôi chính sách của chính phủ.

(3) Các hiện tượng đặc biệt khác Các sự kiện này thường được đề cập tới khi khác với những sự kiện rơi vào hai trường hợp kê trên Ví dụ như dịch bệnh khi bùng phát có thé liên quan đến tự nhiên có nghĩa là nguyên nhân của việc bùng phát dịch bệnh là do các yêu tố tự nhiên gây nên Tuy nhiên, dịch bệnh cũng có thể bùng phát như là một hiện tượng xã hội khi nó đột ngột xuất hiện mà không hề liên quan gì tới các thảm hoa tự nhiên !Š

'5 Marel Katsivela (2007), “Contracts : Force Majeure Concept or Force Majeure Clauses ?”, Academic, Volume 12, Issue 1,

p.109, Website: https://academic.oup.com/ulr/article-abstract/12/1/101/1652671 ?redirectedFrom=PDF, (Truy cập 10/2/2021).(Hop dong: Khai niém bat kha khang hay điều khoản bat khả kháng?, Tạp chí Học thuật, tập 12, ấn bản 1, tr 109)

16 Jack Yong , Flora F Griffith , Desmond Wang (2020), “Force Majeure vs Frustration of Contracts in the Time of

COVID-19”, Website: https://www.lawsonlundell.com/china-blog/force-majeure-vs-frustration-of-contracts, (Truy cập 10/2/2021).(Sự kiện bat kha kháng so với sự kiện đột phát gặp can trở trong hợp đồng trong thời gian COVID-19)

'7 James Carter- Charles Allin - Rachel Howell (2020), “COVID-19, force majeure and frustration: An in-depth analysis”,https://(www.dlapiper.com/en/poland/insights/publications/2020/06/covid-19-force-majeure-and-frustration/ (Truy cap

10/2/2021) (Sự kiện bat kha kháng và sự kiện đột phat gặp can trở trong bối cảnh COVID-19: Phân tích chuyên sâu)

'8 Seng Hansen (2020), “Does the COVID- 19 Outbreak Constitute a Force Majeure Event ? A Pandemic Impact on

Construction Contracts”, Journal of Civil Engineering Forum, Vol.6, No.2, p.210, File PDF:https:/Awww.researchgate.net/publication/341478645_Does_the

COVID-19 Outbreak Constitute a_Force Majeure Event_A Pandemic _Impact_on Construction Contracts (Truy cập 11/2/2021) (Liệu daidịch COVID-19 có cau thành sự kiện bat kha kháng? Ảnh hưởng của dai dịch tới hợp đồng xây dựng, Tap chí diễn đàn xâydung, tập 6, số 2, tr.210)

Trang 17

Về đại dịch COVID- 19, đây có thé là một sự kiện bat khả kháng bắt nguồn từ hiện tượng xã hội khi mà bệnh dich này bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân Bên cạnh đó, các biện pháp khân cấp để giải quyết hoặc ngăn chặn sự bùng phát có thé được liệt kê hoặc bao hàm theo các thuật ngữ chung như “hành động

99 66.

của chính phủ”, “lệnh của chính phủ”, “tình trạng khan cấp quốc gia hoặc khu vực” hoặc ”!2 cũng có thể xét đến như một sự kiện bất khả kháng bắt nguồn từ hiện tượng “cách ly

xã hội dé nói về đại dich.

Thứ hai, căn cứ vào các đặc điểm của sự kiện bắt khả khang

Đề một su kiện được xem là bat kha kháng, sự kiện đó cần đồng thời thỏa mãn bốn điều kiện sau:

(1) Sự kiện đó phải xảy ra khách quan Có nghĩa rang, sự kiện đó không do các

bên tạo ra hoặc phát sinh do lỗi chủ quan của các bên.

(2) Sự kiện đó không thể lường trước được Việc không lường trước được được xem xét từ thời điểm giao kết hợp đồng nhưng sự kiện phải xảy ra sau thời điểm này.

(3) Khi sự việc xảy ra, các bên không thé khắc phục được mặc di đã áp dụng mọi biện pháp cân thiết và khả năng cho phép Khi sự kiện bất khả kháng xảy ra, việc thực hiện hợp đồng là bất khả thi mà không chỉ đơn thuần là sự khó khăn dẫn tới việc các bên không thé thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng hoặc đầy đủ nghĩa vụ Tuy nhiên, bên có nghĩa vụ cũng đã phải áp dung mọi biện pháp trong khả năng cho phép dé thực hiện các cam kết và nghĩa vụ ghi nhận tại hợp đồng.

(4) Sự kiện dân đến hậu quả là bên có nghĩa vụ không thực hiện được đúng nghĩa vụ hợp dong Việc không thực hiện được dung nghĩa vụ hop đồng căn cứ vào sự kiện bất khả kháng chỉ có thê được chấp nhận nếu sự kiện bất khả kháng đó trên thực tế là nguyên nhân trực tiếp ngăn cản bên có nghĩa vụ thực hiện đúng nghĩa vụ

Dịch bệnh là một sự kiện thường xảy ra rất đột ngột, ta sẽ không thể nào dự đoán

trước được một dịch bệnh khi nào sẽ bùng phát Do đó, một khi dịch bệnh hay là đại

dịch xảy ra, nó sẽ xuất phát từ nguyên nhân khách quan mà không do các bên có chủ đích tạo ra được Một trong những đặc điểm của đại địch đó là có phạm vi lây lan trên một khu vực rộng lớn hoặc trên toàn cầu Việc lây lan này diễn ra rất nhanh mà không thé kiêm soát được va cũng không thé lường trước được rằng phạm vi lan tỏa của nó có thê rộng tới đâu Bên cạnh đó, lệnh dừng các hoạt động của chính phủ cũng là một yeu tố khách quan va cũng không thé lường trước được do đây là quyết định của cơ quan nhà nước khi có dịch bệnh xảy ra và nó làm cho các giao dịch không thé thực hiện được Khi đại dịch xảy ra, mọi hoạt động bình thường của xã hội có thé bị gián đoạn bởi các

Victoria Rigby Delmon (2008), “Force majeure clauses checklist and sample wording”, p4, Website:

http://www.worldbank.org/ppp (Truy cập 11/2/2021) (Điều khoản mẫu về điều khoản bat kha khang, tr.4)

Trang 18

lệnh cắm của Chính phủ như yêu cầu cách ly hay giãn cách xã hội Khi những yêu cầu đó được triển khai, các bên sẽ không có khả năng thực hiện được nghĩa vụ trong hợp đồng, bởi vì việc cố tình thực hiện những điều đó có thê trở thành hành vi vi phạm đối với lệnh cắm của Chính phủ đồng thời việc khắc phục tình hình dịch bệnh cũng nằm ngoài khả năng của các chủ thê theo hợp đồng Như vậy, dưới tình hình đó, các bên sẽ

không còn cách nào khác là phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật và không

thé thực hiện được hợp đồng như trước đó Bởi sự bùng phát của đại dịch, nền kinh tế và cả cuộc sống của người dân đều bị anh hưởng, gián đoạn do đó trong quan hệ hop đồng, các bên không thé thực hiện được đúng và day đủ các nghĩa vụ Dai dịch không những gây ra sự chậm trễ, tạm ngừng mà còn có thé khiến hợp đồng cham dứt Bởi vậy, đại dich có thé sẽ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc các bên không thể hoàn thành được nghĩa vụ theo hợp đồng của mình.

Thứ ba, căn cứ vào ảnh hưởng của sự kiện bat khả kháng tới quan hệ hợp dong Pháp luật của các quốc gia hầu hết đều có quy định về bất khả kháng, trong thực tế khi bắt gặp sự kiện bất khả kháng thì sẽ có những ảnh hưởng sau: (1) Sự kiện bất khả kháng cham dứt quan hệ hop đồng giữa hai bên (2) Điều khoản bat khả kháng cho phép một bên tạm ngừng hoặc kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng (3) Các điều khoản bất khả kháng thường bao gồm thủ tục thông báo mà bên có nghĩa vụ phải tuân thủ.

Trong thời gian đại dịch lây lan, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng của các bên là rất khó đảm bảo, thậm chí nếu các bên vẫn cố tình thực hiện hợp đồng có thé sẽ là hành vi vi phạm pháp luật bởi các lệnh cắm của Chính phủ Khi đó, đại dich có thê là nguyên nhân chính làm chấm dứt quan hệ hợp đồng giữa các bên với lý do không có khả năng thực hiện được Mặt khác, khi đại dịch được chứng minh là sự kiện bat kha kháng, trong thời gian dịch bệnh còn tiếp diễn khiến các bên không thé thực hiện các nghĩa vụ như đã giao kết thì các bên có thé thương lượng để kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng tới một thời điểm khác Điều này có nghĩa hợp động vẫn được thực hiện ở thời gian các bên thỏa thuận mà không phải cham dứt hợp đồng Phải lưu ý rằng, nếu đại dịch xảy ra và là nguyên nhân khiến việc thực hiện nghĩa vụ là bất khả thi, thì bên có nghĩa vụ phải thông báo cho bên có quyền về sự kiện bất khả kháng này đề tự bảo đảm quyên lợi cho mình.

Tóm lại, đại dịch được cho là một sự kiện bất khả kháng xuất phát từ hiện tượng đặc biệt khi nó có thê bắt nguồn từ hiện tượng tự nhiên hoặc từ hiện tượng xã hội Bên cạnh đó dưới tác động của đại dịch, khiến cho các bên trong quan hệ hợp đồng gặp khó khăn trong quá trình thực hiện va dẫn đến những hậu quả tiêu biểu giống như hậu qua pháp lý của sự kiện bất khả kháng Như vậy, trong quá trình nghiên cứu các đặc điểm

của đại dịch, nhóm nghiên cứu cho răng đại dịch xuât hiện và đã thỏa mãn đông thời

Trang 19

những dau hiệu dé cầu thành một sự kiện bat kha kháng theo các đặc điểm chung cũng

như căn cứ vào quy định của pháp luật Việt Nam.

1.1.4.2 Quy định về hoàn cảnh thay doi cơ bản

Quy định về hoàn cảnh thay đôi cơ bản có liên quan đến đại dịch bởi một số lý do

được nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, căn cứ vào định nghĩa và đặc điểm của hoàn cảnh thay đổi cơ bản Lý thuyết về sự thay đổi trong hoàn cảnh đã phát triển khi luật La Mã phát triển Nguyên tắc cơ bản của lý thuyết này xoay quanh thực tế là nếu việc thực hiện hợp đồng là có thé nhưng đã bị hủy bỏ do bat kỳ sự thay đổi cơ bản nào về hoàn cảnh thì nguyên tắc của “clausula rebus sic stantibus” (một học thuyết pháp lý cho phép các điều khoản của hợp đồng trở nên không thể áp dụng được do hoàn cảnh thay đổi cơ bản) có thê được bên có nghĩa vụ viện dẫn Như đã chỉ ra trước đó, nguyên tắc này quy định rằng hợp đồng vẫn có giá trị ràng buộc giữa các bên trong chừng mực mà đối tượng của hợp đồng van giữ nguyên như được thực hiện tại thời điểm hình thành hợp đồng 7° Như vậy, một trong những đặc trưng của sự thay đối hoàn cảnh cơ bản là khả năng tiếp tục thực hiện hợp đồng bat chấp sự tác động của hoàn cảnh thay đồi.

Đề cập tới nguyên tắc cơ bản của pháp luật hợp đồng ta phải nhắc tới nguyên tắc Pacta Sunt Servanda Nguyên tắc này được hiểu là nếu đã giao kết hợp đồng thì các bên phải có nghĩa vụ thực hiện đúng hợp đồng đó, việc thay đổi, cham dứt hợp đồng là rat khó khăn Tuy nhiên trong thực tế sẽ luôn xuất hiện những hoàn cảnh mà khiến sự thực hiện hợp đồng có sự thay đổi đáng ké so với các bên giao kết như ban đầu, khiến cho một bên bị thiệt hại, mục đích ban đầu không đạt được Trong những trường hợp như vậy nêu ta áp dụng nguyên tắc Pacta Sunt Servanda một cách cứng nhắc thì sẽ vô tình tạo ra sự bất công băng trong hợp đồng.?! Do đó, trường hợp ngoại lệ là Hardship (đặc biệt khó khăn) hay Change of circumstances (thay đổi hoàn cảnh) được ghi nhận trong văn bản quốc tế về hợp đồng là Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế (PICC) năm 2004 của Viện Quốc tế và Thống nhất Luật Tư nhân (UNIDROIT) Theo đó, điều 6.2.2 của của Nguyên tắc UNIDROIT về Hợp đồng Thương mại Quốc tế 2004 quy định về hoàn cảnh thay đôi cơ bản:

29 Norbert Horn, “Changes in Circumstances and the Revision of Contracts in Some European Laws and in International Law”,

Adaptation and renegotiation of contracts in international trade and finance, p 17 (Hoàn cảnh thay đôi co bản và việc sửađổi hợp đồng trong một số luật châu Âu và luật Quốc tế, Diễn đàn điều chỉnh và đàm phán lại hợp đồng trong thương mại quốctê, tr.17)

?! Kinh Thị Tuyết (2020), “Hoàn cảnh thay đổi trong hợp đồng — Nhận diện và hậu quá pháp lý”,

Tạp chi Công Thương, (19), Website: http://tapchicongthuong.vn/baI-viet/hoan-canh-thay-doi-trong-hop-dong-nhan-dien-va-hau-qua-phap-ly-74730.htm, (Truy cập ngày 15/2/2021).

Trang 20

“ Khi sự kiện xảy ra làm thay đổi cơ bản trạng thái cân bằng của hợp đồng do chi

phi thực hiện cua một bên đã tăng lên hoặc do giá trị của việc thực hiện mà một bên

nhận được giảm dân, và

(a) Các sự kiện xảy ra hoặc được bên có nghĩa vụ biết đến sau khi giao kết hop dong; (b) Các sự kiện không thể được bên có nghĩa vụ tính đến một cách hợp lý tại thời điểm ký kết hợp đồng;

(c) Các sự kiện nằm ngoài tâm kiểm soát của bên có nghĩa vụ; và

(d) Rui ro cua các sự kiện không phải do bên có nghĩa vụ ”

Theo đó, về cơ bản hardship được hiểu là khi có sự thay đổi lớn về hoàn cảnh làm mat cân bằng nghiêm trọng về lợi ích của một bên trong hợp đồng thì các bên có quyền yêu cầu thỏa thuận dé sửa đổi hoặc cham dứt hợp đồng Tuy nhiên, quy định của Nguyên tắc UNIDROIT cũng không đưa ra khái niệm hoàn cảnh thay đôi cơ bản mà chỉ đưa ra một đặc trưng nổi bật và các điều kiện để xác định hoàn cảnh thay đôi cơ bản.

Theo pháp luật Việt Nam, hoàn cảnh thay đổi cơ bản được ghi nhận tại Điều 420 BLDS 2015 với những điều kiện cụ thê được quy định tại khoản 1 điều này:

“1 Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điễu kiện sau đây:

a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng; b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;

c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp dong đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;

d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đông mà không có sự thay đổi nội dung hop đồng sẽ

gáy thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;

ä) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp can thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.

Qua nghiên cứu các quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản của Nguyên tắc UNIDROIT về Hợp đồng Thương mại Quốc tế và sự ghi nhận quy định này tại pháp luật Việt Nam, có thé thay hoàn cảnh thay đổi cơ bản có các đặc điểm sau:

(1) Hợp đồng bi ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hoàn cảnh khách quan thay đổi một cách cơ bản hay đáng kể Điều này có nghĩa sự kiện xảy ra một cách khách quan, ngoài ý chí chủ quan và tầm kiêm soát của các bên hoặc chỉ bên có nghĩa vụ Sự thay đôi của hoàn cảnh thực hiện hợp đồng làm cho các bên không thê thực hiện được hợp đồng theo những điều khoản đã ký kết .

(2) Sự kiện tạo ra hoàn cảnh thay đổi phải xảy ra hoặc chỉ được biết đến sau khi

giao kết hop dong Nêu như các bên biết trước sự thay đôi của hoàn cảnh mà vẫn giao

Trang 21

kết hợp đồng với nội dung trước đó thì hợp đồng sẽ không thê thực hiện được hoặc việc thực hiện hợp đồng sẽ gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

(3) Các bên không thé lường trước được sự thay đổi hoàn cảnh ở thời điểm giao kết hợp đông Tức là sự kiện làm thay đôi hoàn cảnh ảnh hưởng đến hợp đồng này không được các bên ghi nhận trong hợp đồng hoặc dự kiến của các bên vào thời điểm giao kết (4) Việc tiếp tục thực hiện hợp đông mà không có sự thay đổi nội dung trong hợp dong sẽ gay thiệt hại nghiêm trọng cho một bên Thiệt hại nghiêm trọng được đề cập ở đây được hiểu là nếu thiệt hại xảy ra, thì một trong các bên không đạt được mục đích giao kết hợp đồng Tuy nhiên trước hết, bên có nghĩa vụ cũng phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép để ngăn chặn, giảm thiêu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích của mình.

Liên hệ với đại dịch, sự lây lan và bùng phát có tính chất khách quan, năm ngoài ý muốn chủ quan của các bên khi giao kết hợp đồng Khi đại dịch bùng phát, các quốc gia sẽ ban hành các lệnh cam, hạn chế, thậm chí là đóng cửa biên giới khiến cho những giao dịch dân sự khó có thể thực hiện được như ban đầu Hơn nữa, vào thời điểm hai bên giao kết hợp đồng, chưa có những quy định hay yêu cầu của cơ quan nhà nước chỉ đạo dé ứng phó với đại dich Do đó, sự kiện này có thê được xem là nguyên nhân khách quan khiến hoàn cảnh thực hiện hợp đồng có sự thay đổi đáng kể so với những gì hai bên đã giao kết trước đó Khi giao kết hợp đồng, dịch bệnh vẫn chưa xuất hiện, việc thực hiện hợp đồng của các bên vẫn diễn ra bình thường, các bên không thê nào biết trước được liệu dịch bệnh có lây lan trên khắp phạm vi toàn cầu và sẽ có những ảnh hưởng như thế nào tới việc thực hiện hợp đồng Những ảnh hưởng này có thê xuất phát từ các biện pháp như cách ly y tế, tạm ngừng kinh doanh, giãn cách xã hội được yêu cầu bởi Chính phủ làm gián đoạn quá trình thực hiện này Khi các bên giao kết hợp đồng luôn mong muốn thực hiện quyền và nghĩa vụ như những gì đã giao kết, tuy nhiên sự xuất hiện của đại dịch đã làm gián đoạn quá trình đó và khiến các bên phải xem xét lại hợp đồng của minh dé làm sao hợp đồng vẫn thực hiện được nhưng theo một cách khác phù hợp hơn với diễn biến căng thăng của dịch bệnh.

Thứ hai, căn cứ vào ảnh hưởng của hoàn cảnh thay đổi cơ bản tới quan hệ hợp đông Tác động của hoàn cảnh thay đổi cơ bản tới việc thực hiện hợp đồng được quy định cụ thé trong Điều 6.2.3 Nguyên tắc UNIDROIT về Hợp đồng Thương mại Quốc tế:

“(1) Trong hoàn cảnh thay đổi, bên bị thiệt thoi có quyên yêu cầu đàm phán lại Yêu câu sẽ được đưa ra không có sự chậm trễ quá mức và phải chỉ ra căn cứ mà nó dựa trên (2) Bản thân yêu cau đàm phan lại không có phép bên có nghĩa vụ từ chối thực hiện

(3) Khi không đạt được thỏa thuận trong một thời gian họp ly, một trong hai bêncó thê nhờ đên toa an

Trang 22

(4) Nếu thấy hợp lý, tòa án có thể:

a) Cham dứt hợp đông vào một ngày và các điều khoản đã được ấn định, hoặc b) Điều chỉnh hợp đông nhằm khôi phục trạng thái cân bằng của nó ”

Bên cạnh đó tại khoản 2, khoản 3 Điều 420 BLDS Việt Nam năm 2015 cũng quy

định như sau:

“(2) Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyên yêu cau bên kia dam phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.

(3) Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đông trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cẩu Tòa án:

a) Cham dứt hop dong tại một thời điểm xác định;

b) Sửa đổi hop đồng dé cân bằng quyên và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dirt hop dong sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chỉ phí dé thực hiện hop dong nếu được sửa doi.”

Nói tóm lại, khi có sự xuất hiện của hoàn cảnh thay đổi cơ bản, sẽ có những ảnh hưởng sau tới quá trình thực hiện hợp đồng của các bên: (1) Phát sinh quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng (2) Phát sinh cơ chế giải quyết tranh chấp khi việc đàm phán không thành.

Đại dịch có thể là sự kiện bất khả kháng tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp Nếu đại dịch được coi là sự kiện bất khả kháng thì bên bị ảnh hưởng phải chứng minh được rằng mình không thể khắc phục được và không thể thực hiện được như thỏa thuận trước đó, còn néu trong một vai trường hợp điển hình khác như thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong các hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê nhà hay nghĩa vụ giao hàng trong thời gian không có lệnh cam thi đại dich có thé được xem xét như một hoàn cảnh thay đổi cơ bản Khi ấy, bên bị ảnh hưởng vẫn có thể khắc phục được khó khăn, tức là vẫn có thê thực hiện hợp đồng tuy nhiên có thể sẽ có vài sự gián đoạn như chậm trễ hay trì hoãn Việc xem xét đại dich là hoàn cảnh thay đổi cơ bản sẽ cho phép các bên được đàm phán lại hợp đồng, từ đó quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vẫn có thé tiếp tục được thực hiện đề đảm bảo lợi ích cho các bên.

Căn cứ vào quy định của Nguyên tắc UNIDROIT cũng như theo quy định của pháp luật Việt Nam có thé nói rang, đại dịch có liên quan tới quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản vì một số đặc điểm của đại dịch có liên quan và thỏa mãn một vài dấu hiệu của hoàn cảnh thay đổi cơ bản Tuy nhiên cũng phải nhận định răng việc chứng minh đại dịch có phải là hoàn cảnh thay đối cơ bản hay không thì phải đáp ứng nhiều điều kiện hơn so với việc chứng minh đó là một sự kiện bất khả kháng.

Trang 23

1.1.4.3 Quy định về hoãn thực hiện nghĩa vụ hợp dong

Hoan trong từ điển tiếng Việt là “chuyên thời điểm đã định dé làm việc gì đó sang thời điểm khác, muộn hơn"?? Trong khoa học pháp lý, hoãn thường được hiểu tạm thời không thực hiện những øì phải thực hiện Như vậy, hoãn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng là trường hợp nghĩa vụ đến hạn thực hiện nhưng tạm thời không được thực hiện Hoãn thực hiện hợp đồng có nhiều nguyên nhân: có thé do các bên thỏa thuận, hoãn cũng có thé do bên có quyền cho bên có nghĩa vụ thêm một khoảng thời gian

Tại thời điểm một bên thực hiện quyền hoãn này, hợp đồng van ton tại, vẫn còn hiệu lực nên vẫn ràng buộc các bên; chỉ việc thực hiện hợp đồng bị tạm dừng Hoãn thực hiện hợp đồng không làm chấm dứt nghĩa vụ hay làm phát sinh nghĩa vụ mới Nhìn từ phía bên hoãn, chủ thê này trong trạng thái mong đợi việc thực hiện của bên kia và không thực hiện nghĩa vụ của mình Đây là một biện pháp tự bảo vệ vì áp dụng biện pháp này không cần có sự can thiệp của cơ quan công quyền Chừng nào hoãn thực hiện hợp đồng có giá trị

pháp lý thì nghĩa vụ của bên hoãn không phải thực hiện và bên hoãn không phải chịu trách

nhiệm về việc không thực hiện này Nhìn từ phía đối tác của bên hoãn, đây là một chế tài dé hướng ho tiếp tục thực hiện nếu họ muốn nhận được những øì từ bên hoãn.” Khoa học pháp lý gọi quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp bên thực hiện sau không có khả năng thực hiện nghĩa vụ là hoãn thực hiện nghĩa vụ do sự bat 6n.”4

Quy định về hoãn thực hiện hợp đồng là một nội dung cần chú ý khi nghiên cứu về sự tác động của đại dịch đến pháp luật hợp đồng Trước tiên rõ ràng là việc thực hiện hợp đồng trong hoàn cảnh này bị ảnh hưởng mà phải ngừng lại hoặc không thể tiếp tục, đặt ra yêu cầu về hoãn việc thực hiện của một bên hoặc các bên có nghĩa vụ trong hợp đồng Hơn nữa, dù không liệt kê hoặc hướng dẫn những điều kiện cần phải được đáp ứng dé được coi là căn cứ tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ nhưng pháp luật Việt Nam cũng như các quốc gia khi áp dụng quy định này trên thực tiễn đều coi đại dịch là một căn cứ dé các bên có thé áp dụng hoãn thực hiện hợp đồng Theo đó, luật của các quốc gia quy định về vấn đề này như sau:

Quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng (gọi tắt là quyền hoãn thực hiện hợp đồng) được pháp luật nhiều quốc gia ghi nhận với nhiều căn cứ khác nhau Điều 68 Luật hợp đồng Trung Quốc quy định: “Người phải thực hiện nghĩa vụ trước trong trường

hợp có những chứng cứ xác thực chứng minh người thực hiện nghĩa vụ sau có lý do

thuộc một trong các trường hợp sau, có thể hoãn thực hiện nghĩa vụ (1) Tình trạng kinh

22 Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt phổ thông, Nxb Phương Đông, Hà Nội, tr.397.

23 Đỗ Văn Đại, Hoãn do không thực hiện đúng hop dong trong pháp luật Việt Nam, https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoe/chi-tiet/81/459, (Truy cập ngày 25/2/2021)

24 Nguyễn Thị Phương Châm (2017), “Những hạn chế của chế định thực hiện hợp đồng trong Bộ luật dân sự năm 2015 dướigóc nhìn luật so sánh”, Ludt học, Hà Nội, tr 6.

Trang 24

doanh xấu di một cách rõ rệt (2) Chuyển giao tài sản, rút vốn dau tư với mục đích trồn tránh nghĩa vụ (3) Mat uy tin trên thị trường kinh doanh (4) Có khả năng mat năng lực thực hiện nghĩa vụ ” Điều 96 cũng quy định về việc thực thi quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp này như sau: “Mét bên trong hợp dong khi hoãn thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Diéu 68 phải khẩn trương thông bdo cho bên kia Sau khi hoãn thực hiện nghĩa vụ, trong một khoảng thời gian hợp lý nếu bên kia không phục hôi khả năng

thực hiện nghĩa vụ hoặc không đưa ra được các biện pháp đảm bảo phù hợp thì bên

hoãn thực hiện nghĩa vụ có thé chấm dứt hop dong.”

Liên quan đến quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ, tuy không được quy định trong BLDS Nhật Bản hiện hành, song án lệ” đều công nhận quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ BLDS của Bang California của Hoa Kỳ cũng quy định về quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ và cách thực thi quyền này của người có nghĩa vụ tại Điều 1511: “Việc muốn thực hiện, hoặc một đề nghị thực hiện toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ, hoặc bắt kỳ sự chậm trễ nào trong đó, được giải thích bởi các nguyên nhân sau, trong phạm vi hoạt

động của chúng:

1 Khi việc thực hiện hoặc đề nghị đó bị ngăn cản hoặc trì hoãn bởi hành động của bên có quyên, hoặc bởi hoạt động của pháp luật, mặc dù có thể đã có quy định rằng đây không phải là một cái cớ; ty nhiên, các bên có thể yêu cẩu rõ ràng trong hop đồng rằng bên dựa vào các quy định của khoản này phải thông báo bang văn ban cho bên kia hoặc các bên, trong một thời gian hợp lý sau khi xảy ra sự kiện với lý do thực hiện, về ý định yêu cẩu gia hạn về thời gian hoặc y định khởi kiện hoặc bat ky ý định tương tự hoặc liên quan nào khác, miễn là yêu cau của thông báo đó là hợp lý và chính đáng;

2 Khi việc thực hiện nghĩa vụ bị ngăn can hoặc trì hoãn bởi một nguyên nhân không

thé chong lại, không do con người, hoặc bởi hành động của kẻ thù công khai của quốc gia này hoặc của Hoa Kỳ, trừ khi các bên đã đồng ý rõ ràng về điều ngược lại; hoặc là,

3 Khi người có nghĩa vụ được khuyến khích không thực hiện, bằng bat kỳ hành động nào của người có quyên có ý định hoặc tu có xu hướng đó, được thực hiện vào hoặc trước thời điểm mà việc thực hiện hoặc dé nghị đó được thực hiện, và không bị hủy bỏ trước thời điểm đó ”

Liên quan đến căn cứ là sự kiện bất khả kháng, Điều 1218 BLDS Pháp quy định rằng: “Nếu việc ngăn chặn việc thực hiện hop đồng là tạm thời, thì việc thực hiện nghĩa vụ sẽ bị đình chỉ trừ khi sự chậm trễ thực hiện dẫn đến việc chấm ditt hợp đồng Nếu sự ngăn cản là vĩnh viễn, hợp đông sẽ bị cham dứt theo quy định của pháp luật và các bên được giải thoát nghĩa vụ của mình theo các diéu kiện được quy định tại các diéu 1351

và 1351-1.”

25 An lệ của Tòa địa phương Tokyo ngày 20/12/1990, Tap chí Thời bao an lệ, số 1389/1991, tr 79.

Trang 25

Với BLDS Cộng hòa liên bang Nga, căn cứ dé bên có nghĩa vụ thực thi quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ của minh trong hợp đồng song vụ tại Điều 328 như sau: “2 Trong trường hợp một bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ theo quy định của hợp đồng hoặc có các trường hợp rõ ràng chứng minh rằng việc thực hiện nghĩa vụ đó sẽ không được thực hiện trong thời han đã xác lap, thì Bên con lại co quyền đình chỉ việc thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc từ bỏ việc thực hiện nghĩa vụ này và yêu cau bôi thường thiệt hại

Nếu việc thực hiện một nghĩa vụ theo quy định của hợp đồng không được thực hiện đây du, thì bên được con lại có quyên đình chỉ việc thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc từ bỏ việc thực hiện phan nghĩa tương ứng với phan không được thực hiện do.”

Trước hết, có thể nhìn nhận một cách khách quan răng quy định về quyền hoãn thực hiện hợp đồng được xây dựng dựa trên những nguyên nhân nhất định mà phần nhiều là căn cứ vào quan điểm của cơ quan soạn thảo, hệ thống pháp luật của quốc gia, thời gian và không gian soạn thảo bộ luật cũng như những sự tiếp nhận, học hỏi kinh nghiệm lập pháp từ các quốc gia khác Theo quy định tại BLDS Việt Nam, việc hoãn thực hiện nghĩa vụ được áp dụng cho hợp đồng song vụ Hoãn thực hiện nghĩa vụ được

thực hiện trong hai trường hợp.

Thứ nhất, bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ nếu khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thé thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện

được nghĩa vụ hoặc có biện pháp bảo dam Trường hợp này việc vi phạm nghĩa vụ của

một bên chưa diễn ra mà mới chỉ là nguy cơ Tuy nhiên, nguy cơ này sẽ dẫn đến hậu quả là bên có nghĩa vụ có khả năng sẽ không thê thực hiện được nghĩa vụ.

Thứ hai, bên phải thực hiện nghĩa vụ sau có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ đến hạn nếu bên thực hiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn Trường hợp này việc vi phạm nghĩa vụ đã diễn ra Dé đảm bảo lợi ích cho bên phải thực hiện nghĩa vụ sau, luật cho phép bên này có quyền hoãn việc thực hiện hợp đồng.

Đề thực hiện được quyền này của mình, bên có nghĩa vụ phải thực hiện trách nhiệm thông báo ngay cho bên có quyền biết và đề nghị được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Điều 354 Nếu không thực hiện trách nhiệm thông báo, quyền được hoãn thực hiện hợp đồng sẽ không tự khắc được áp dụng Tức là bên có nghĩa vụ đã vi phạm hợp đồng khi đến thời hạn thỏa thuận mà vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ, do vậy sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên có quyên là bên bị ảnh hưởng.

Với những phân tích như trên, có thé thay các quy định này có liên quan dén đại dịch.Trên thế giới hiện nay, mỗi quốc gia lại nhìn nhận đại dịch theo một góc độ pháp lý khác nhau, có quốc gia coi dai dịch là một sự kiện bat kha kháng, có quốc gia coi là hoan canh thay đôi co ban, có quốc gia lai coi là căn cứ dé hoãn thực hiện nghĩa vụ hợp

Trang 26

đồng Tuy nhiên, khi nghiên cứu về pháp luật hợp đồng Việt Nam, hiện nay chưa có quy định cụ thể nào xác định đại dịch được nhận diện là gi dẫn đến việc áp dụng pháp luật trong thời kỳ đại dịch để giải quyết các tranh chấp về hợp đồng còn khó khăn Đây là một vẫn đề mà nhóm nghiên cứu băn khoăn và sẽ làm rõ thông qua việc tham khảo, học tập pháp luật một vài quốc gia trên thế giới ở chương 2 từ đó đưa ra kiến nghị cho pháp luật Việt Nam dé nhận dich đại dịch dưới góc độ pháp lý ở chương 3.

1.2 Một số vẫn đề lý luận về tác động của đại dịch đến pháp luật hợp đồng 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm sự tác động của đại dịch đến pháp luật hợp đồng 1.2.1.1 Khái niệm sự tác động của đại dịch đến pháp luật hợp đồng

Xã hội là sự hợp thành của các mối quan hệ đa dạng, phức tạp giữa các chủ thể với nhau Dé ton tại và phát triển, mỗi cá nhân cũng như mỗi tổ chức phải tham gia nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau.?5 Trong đó, việc các bên thiết lập với nhau những quan hệ dé qua đó chuyền giao cho nhau các lợi ích vật chất nhăm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng đóng một vai trò quan trọng, là một tất yêu đối với mọi đời sống xã hội Các quan hệ tài sản chỉ được hình thành từ những hành vi có ý chí của các chủ thể C.Mác nói răng: “Tự chúng, hàng hóa không thê đi đến thị trường và trao đổi với nhau được Muốn cho những vật đó trao đổi với nhau thì những người giữ chúng phải đối xử với nhau như những người mà ý chí nằm trong các vật đó.”?” Khi nào có sự thống nhất ý chí giữa các bên thì quan hệ trao đôi lợi ích vật chất mới được hình thành Quan hệ đó được gọi là hợp đồng Tuy nhiên, hợp đồng đó chỉ có hiệu lực pháp luật (chỉ được pháp luật

công nhận và bảo vệ) khi sự tự do ý chí của các bên phù hợp với ý chí của Nhà nước.

Đề bảo vệ lợi ích của người khác, lợi ích chung của xã hội và trật tự công cộng, Nhà

nước phải đặt ra “giới hạn” cho sự tự do thỏa thuận của mỗi cá nhân, quản lý các quan

hệ đó bằng pháp luật “Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện đề điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích,

định hướng của nhà nước.””Š

Pháp luật hợp đồng là một trong những nội dung lớn của pháp luật dân sự của bất kỳ một quốc gia nao trên thế giới Pháp luật hợp đồng ra đời là cần thiết để duy trì và bảo đảm sự bình đăng cho các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng Khi ký kết và thực hiện hợp đồng các chủ thé buộc phải tuân theo pháp luật, theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đăng và quan hệ dân sự phù hợp theo định hướng mà Nhà nước đã định san Việc này giúp cho các bên tham gia quan hệ hợp đồng yên tâm vì quyên lợi được

dam bảo Điêu này cũng tránh việc các chủ thê tham gia quan hệ chỉ vì lợi ích của ban

?6 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập II, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 111.27 Các Mác (1973), Tu bản, quyên 1, tap I, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr 163.

?8 Trường Dai học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr 212.

Trang 27

thân dẫn đến tình trạng sự phát triển hỗn loạn của các quan hệ hợp đồng Vì vậy, chế định hợp đồng là một trong những chế định pháp luật quan trọng hàng đầu trong hệ thống pháp luật của các quốc gia.

Theo Từ điển tiếng Việt, tác động có nghĩa là “có ảnh hưởng mạnh”?° Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, tác động là “làm cho một đối tượng nào đó có những biến đôi nhất định.”39° Như vậy, sự tác động của đại dịch đến pháp luật hợp đồng bản chat là dịch bệnh đã ảnh hưởng, làm cho pháp luật hợp đồng một quốc gia nói riêng và các quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nói chung có những sự thay đổi lớn Điều này xảy ra do trong thực tế, dịch bệnh ảnh hưởng đến pháp luật hợp đồng theo phạm vi khác nhau Dịch bệnh truyền nhiễm có thể dễ dàng vượt qua biên giới dé đe dọa sự ồn định kinh tế và khu vực, điều này được chứng minh bởi các đại dịch đã và đang hoành hành trên thé giới HIV, HINI, H5NI, và SARS°! Ngoài những hậu quả gây suy nhược, đôi khi gây tử vong cho những người bị ảnh hưởng trực tiếp, đại dịch có một loạt các hậu quả tiêu cực về xã hội, kinh tế và chính trị?? “Anh hưởng của đại dịch cúm tức là HINI năm 2009 không chỉ về tỷ lệ tử vong, mà còn về hệ thống chăm sóc sức khỏe, động vật y tế, nông nghiệp, giáo dục, giao thông, du lịch và lĩnh vực tài chính Tóm lại, một sự kiện đại dịch de dọa tat cả các khía cạnh của kết cấu kinh tế và xã hội.”33 Ví dụ khác, SARS năm 2003 và đại dịch Ebola, lần lượt vào năm 2013 và 2015, đã phá vỡ nền kinh tế và trật tự xã hội ở Trung Quốc và phương Tây Châu Phi cũng như gây ra cái chết và bệnh tật Ebola và các đại dịch khác đã làm giảm chất lượng cuộc sống của các gia đình và cộng đồng, và Ebola đã làm gián đoạn các dịch vụ thiết yếu như giáo dục, giao thông và du lịch, khiến phương Tây giảm Các nền kinh tế châu Phi và các nhóm dân cư biệt lập, cũng có những tác động bên ngoài châu Phi do nỗ lực toàn cầu chứa dich.*4 Tác động đến lĩnh vực y tế, đại dịch gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là gây ra cái chết cho các bên tham gia hợp đồng, khiến việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng trở nên khó khăn hoặc không thé Tác động đến lĩnh vực kinh tế, đại dịch gây ra những khó

khăn về tài chính cho cá nhân, doanh nghiệp khi sức sản xuât, mua bán, kinh doanh của

?° Nguyễn Ngọc Bich, Trần Thu Hang, Chu Anh Tuấn, Quang Uy, Quang Minh (2005), Tir điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển báchkhoa, Hà Nội, tr 768.

30 Viện Ngôn ngữ học (2003), Tir điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Da Nẵng, tr 882.

31 George Verikios, Maura Sullivan, Pane Stojanovski, Giesecke, Woo (2015), The Global Economic Effects of Pandemic

Influenza, https://www.researchgate.net/publication/265189028 The Global Economic Effects of Pandemic_Ìnluenza(Truy cập ngày 10/2/2021), ( Anh hưởng của kinh tế toàn cầu của đại dich cum)

3 Sara Davies (2013), National security and pandemics UN Chronicle,

https://www.un.org/en/chronicle/article/national-security-and-pandemics, 50(2), 20-24, (Truy cập ngày 11/2/2021), (An ninh quốc gia và các đại dich)

33 Tom Drake, Zaid Chalabi, Richard Coker (2012), Cost-effectiveness analysis of pandemic influenza preparedness: what's

missing? Bull World Health Organ, https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pme/articles/PMC3524962/ , 90(12), 940-941, (Truy cậpngày 11/2/2021), (Phân tích hậu quả của việc chuẩn bị sẵn sang cho dai dịch: điều gi còn thiếu?)

34 David Nabarro, Chadia Wannous (2016), “The Links Between Public and Ecosystem Health in Light of the Recent Ebola

Outbreaks and Pandemic Emergence”, EcoHealth, https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7087793/ p 1-3 (Truy cậpngày 12/2/2021), (Mối liên hệ giữa sức khỏe cộng đồng và hệ sinh thái trong bối cảnh bùng phat dich Ebola và sự xuất hiệncủa đại dịch)

Trang 28

cá nhân, doanh nghiệp sụt giảm hoặc khi quốc gia áp dụng những biện pháp khẩn cấp nhằm phòng và giảm thiểu tác hại của đại dịch Những khó khăn này cũng trở thành trở ngại khiến bên cá nhân, doanh nghiệp đó không còn đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng Tác động đến xã hội, khi dịch bệnh xảy ra, các quốc gia sử dụng quyền lực nhà nước áp đặt thực hiện các biện pháp dé phòng hoặc giảm thiêu tác động của dịch, các chủ thể trong xã hội bắt buộc phải tuân theo Các văn bản hành chính, quyết định do quốc gia ban hành về việc triển khai các biện pháp này trên thực tế là căn cứ làm cho một hoặc các bên không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình trong hợp đồng và không thé khắc phục được.

1.2.1.2 Đặc điểm sự tác động của đại dịch tới pháp luật hợp đồng

Các đại dich đã và đang xảy ra lan rộng và tác động trên toàn cau trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có tác động đến việc thực hiện hợp đồng của các bên đã giao kết hợp đồng với nhau từ trước khi dịch bệnh xảy ra Do đó, việc xảy ra tranh chấp giữa các chủ thé này là đương nhiên và yêu cầu áp dụng pháp luật hợp đồng dé giải quyết các tranh chấp đó cũng sẽ phát sinh Sự tác động của đại dịch này có những đặc điểm khác với

những tác động của các đại dịch bệnh trước đây, cũng có những đại dịch xảy ra nhưng

không ảnh hưởng đến pháp luật hợp đồng Có thê nêu khái quát các đặc điểm sau : Thứ nhất, về đối tượng bị tác động

Không phải bắt đầu từ khủng hoảng tài chính - tiền tệ, hay bất động sản như các cuộc khủng hoảng trước đây, khủng hoảng do đại dịch gây ra lại bắt nguồn từ ảnh hưởng của nó đến sức khỏe các bên trong một hợp đồng và các giải pháp phòng chống dịch “phi y tế”, như đóng cửa biên giới, phong tỏa xã hội, cách ly xã hội, giãn cách xã hội;

ngừng các hoạt động giao thông công cộng, du lịch, vui chơi, giải trí, nhà hàng ăn

uống Hai yếu tố đó đã tác động đến việc thực hiện và đàm phan lại hợp đồng của các bên nếu không khống chế được dịch và địch còn kéo dài.

Các giải pháp phòng chống, ngăn chặn sự lan tỏa đại dịch có tác động đa chiều và mang tính liên hoàn tới rất nhiều lĩnh vực; phong tỏa, cách ly, giãn cách xã hội không chỉ tác động tiêu cực đến sản xuất kinh doanh, mà còn tác động liên hoàn đến các dịch vụ xã hội, an sinh xã hội, giáo dục, văn hóa nên hầu như tất cả các loại hợp đồng từ hợp đồng mua bán, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng lao động đều là đối tượng bị tác động khi đại dịch xảy đến Mặc dù có các biện pháp yêu cầu bắt buộc thực hiện nhưng nguy cơ lây nhiễm bệnh từ người người sang người khác có thể vẫn rất cao Vì vậy, sức khỏe bị anh hưởng bởi đại dich của bat ké chủ thé trong hợp đồng nào đều sẽ gây trở ngại cho việc thực hiện hợp đồng, bat kể là loại hợp đồng gì hay hợp đồng có yêu cầu chính các bên trong hợp đồng phải tự thực hiện nghĩa vụ của mình hay không.

Trang 29

Thứ hai, về giai đoạn trong hợp đông bị tác động

Đại dịch xảy ra có thể tác động đến pháp luật hợp đồng theo hai hướng: trực tiếp tác động đến các giai đoạn trong hợp đồng, từ đó đặt ra nhu cầu cần phải sửa đổi, bố sung hoặc hướng dẫn quy định pháp luật dé giải quyết mâu thuẫn phát sinh đó hoặc gián tiếp từ sự dự liệu lường trước về tác động của đại dịch Xét như vậy thì không chỉ các giai đoạn sau khi hợp đồng được hình thành mới là các giai đoạn có thê bị tác động bởi đại dịch mà cả giai đoạn trước khi hợp đồng được xác lập cũng có thé bị ảnh hưởng.

Tại các quốc gia trên thế giới, một số nước sau khi trải qua các đại dịch trước đây đã hoàn thiện quy định pháp luật hợp đồng của mình dé ứng phó với các dịch bệnh sau Điều này có thể là bài học kinh nghiệm cho các quốc gia khác trong quá trình hình thành khung pháp lý bảo vệ cho các chủ thé trong hợp đồng hoàn hảo nhất Y thức pháp luật và sự dự liệu khi thỏa thuận của các bên trong hợp đồng sẽ tuân theo pháp luật Nếu pháp luật dự liệu tốt, các điều khoản trong hợp đồng cũng sẽ được xây dựng tốt, bao

hàm các trường hợp bị tác động do dịch bệnh và hậu quả áp dụng tương ứng, tránh mau

thuẫn xảy ra do hợp đồng không thỏa thuận về van dé này Do vậy, có thé khang định rằng đại dịch tác động đến cả giai đoạn giao két hợp đồng chứ không phải chỉ khi hợp đồng đã có hiệu lực.

Giai đoạn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng là giai đoạn bị tác động nhiều nhất khi dịch bệnh xảy ra Do các nguyên nhân mà các bên không thé kiểm soát và quyết định được như khi bị tác động đến sức khỏe hoặc các biện pháp phòng, chống dịch áp dụng bắt buộc bởi chính quyền các quốc gia, việc thực hiện nghĩa vụ đúng với thời hạn trong hợp đồng trở nên không thể Vì vậy, đặt ra yêu cầu pháp luật phải có những quy định tam thời giải quyết dé bảo vệ quyền của các bên hoặc bé sung dé hướng tới 6n định hóa các quan hệ hợp đồng sau này, tránh tranh chấp do lợi ích các bên bị ảnh hưởng.

Khi dịch bệnh đang xảy ra, tác động đến việc thực hiện hợp đồng của các bên, việc giải quyết tranh chấp ngay tức khắc cũng là một trường hợp các bên chọn bên cạnh việc đàm phán lại với nhau đề đi đến thỏa thuận chung Pháp luật các quốc gia nhìn nhận đại dịch là một sự kiện như thế nào ảnh hưởng đến hậu quả pháp lý áp dụng khi các bên tranh chấp Có thể nói pháp luật quá trình giải quyết tranh chấp của các bên trong hợp đồng cũng bị tác động bởi đại dịch.

Có thê thấy đại dịch tác động tới toàn bộ các quá trình của một hợp đồng Các yêu cầu thực tế được đặt ra trong từng giai đoạn khi đại dịch ập tới chính là căn cứ để pháp luật thay đôi, bỗ sung và hoàn thiện nhanh chóng nhằm bảo vệ tối đa lợi ích của các chủ thé hợp đồng đang bị ảnh hưởng nặng nè.

Trang 30

Thứ ba, về các nguyên nhân tại sao đại dịch tác động đến pháp luật hợp dong Đại dịch tạo nên một sự cộng hưởng các yếu tố dẫn đến những biến động sâu rộng trên nền kinh tế toàn cầu, ké cả thị trường hàng hóa, dịch vụ và tài chính toàn cầu; tác động tiêu cực từ các biện pháp ngăn chặn đại dich Các yếu tô này tác động rat lớn đến kinh tế toàn cầu, làm gián đoạn chuỗi cung ứng, quan hệ cung - cầu, giảm nhu cầu, dẫn đến sản xuất đình trệ, kéo theo nguy cơ vỡ nợ, phá sản của doanh nghiệp Nền sản xuất và thương mại toàn cầu cũng như trong từng nước, các chuỗi cung ứng bị suy giảm mạnh, bị đứt gãy, bị dừng đột ngột, tác động mạnh tới tất cả các nước, ké cả những nước ít chịu tác động trực tiếp của đại dịch Các giải pháp phòng chống đại dịch cũng đã làm gián đoạn, suy giảm, thay đôi cả cung, cầu, quan hệ cung - cầu trên thế giới và trong từng nước; tác động trở lại đối với nền sản xuất xã hội trong tất cả các lĩnh vực, gây nên sự suy thoái nghiêm trọng và rộng lớn trên toàn cầu (có lẽ trong thời gian qua, chỉ có sản xuất khâu trang, máy thở, nước sát khuẩn, trang thiết bị và bảo hộ y tế là lên ngôi) Điều này ít nhiều gây ra sự đình trệ sản xuất và thương mại làm cho tất cả các chủ thể sản xuất kinh doanh (từ các tập đoàn đa quốc gia, các công ty xuyên quốc gia, các doanh nghiệp nội địa, đến kinh tế tư nhân, cá thé, hộ gia đình ) đều bị thu hẹp sản xuất kinh

doanh, đình chỉ, đóng cửa, hoặc phá sản vì thua lỗ nghiêm trọng Tình hình tài chính,

kinh tế của các chủ thể kinh doanh nói riêng, hay tất cả chủ thể tham gia giao kết hợp đồng nói chung, là một nguyên nhân dẫn đến sự khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng.

Thêm vào đó, tác động của đại dịch tới pháp luật hợp đồng bộc lộ rõ nhất qua việc giảm và đình chỉ hoạt động của một số ngành dịch vụ quan trọng như giao thông (hàng

không, hàng hải, giao thông công cộng ), du lịch, giải trí Biện pháp đình chỉ hoạt

động ngành du lịch của một sé quốc gia làm việc thực hiện hợp đồng của bên cung ứng

dịch vụ du lịch và khách hàng trở nên khó khăn.

Các đại dịch tác động rất nghiêm trọng đến các lĩnh vực xã hội theo hai con đường trực tiếp và gián tiếp Do nền kinh tế bị tác động nặng nề, các doanh nghiệp, công ty đương nhiên gặp rất nhiều khó khăn về tài chính Điều này dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp chấm dứt hàng loạt hợp đồng lao động với người lao động Tác động gián tiếp cũng rất nghiêm trọng, sự đình đốn sản xuất kinh doanh do Covid - 19 đã, đang và sẽ tiếp tục gây ra hàng loạt vụ phá sản doanh nghiệp ở mỗi quốc gia, cũng như trên toàn cầu; kéo theo đó là việc gia tăng nạn thất nghiệp, gây áp lực mạnh đến công tác bảo đảm an sinh xã hội, thu nhập, việc làm Theo Báo cáo đánh giá sơ bộ của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): Cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra có thể làm tăng

Trang 31

thêm 25 triệu người thất nghiệp trên toàn cầu, so với số lượng người thất nghiệp năm

2019 dang là 188 triệu.”°

Như vậy, đại dịch ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh trong đời sống Hợp đồng lại là một hình thức giao dịch xuất hiện trong đa số các hoạt động trong mọi lĩnh vực Hơn nữa, đại dịch lại tác động đến mọi quá trình hình thành, thực hiện và giải quyết tranh chấp hợp đồng Do vậy, khang định hợp đồng là một loại đối tượng cần được nghiên cứu kĩ càng do ảnh hưởng của đại dịch và đặt ra nhu cầu phải đưa ra những kiến nghị, giải pháp để giải quyết những vướng mắc trước mắt và triệt để những giải pháp

lâu dài được.

1.2.2 Sự cần thiết phải nghiên cứu tác động của đại dịch đến pháp luật hợp đồng Nghiên cứu tác động của đại dịch đến pháp luật hợp đồng có vai trò quan trọng đối với các quốc gia đã và đang chịu ảnh hưởng của đại dịch trên thế giới, trong đó có Việt Nam Trong bối cảnh các quốc gia bị tác động ít nhiều bởi đại dịch, pháp luật hợp đồng cũng là một trong những đối tượng cần được quan tâm nghiên cứu bởi trong thực tế, các tranh chấp hợp đồng do dai dịch xảy ra không hề ít.

Việc nghiên cứu tác động của đại dịch tới pháp luật hợp đồng sẽ lý giải các nguyên nhân khiến cho việc thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng có vướng mắc trên thực tế Pháp luật hợp đồng với tư cách là công cụ điều tiết các hành vi của các chủ thé trong xã hội có tác dụng rất lớn nếu được thay đồi phù hợp trong việc định hướng cách xây dựng hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng phát sinh do đại dịch sau này.

- _ Đối với các bên giao kết hợp đồng:

Đại dich có tính truyền nhiễm cao, dé lây từ người này sang người khác va sẽ nguy hiểm cho sức khỏe khi mắc phải, thậm chí gây ra cái chết Do tâm lý sợ hãi trước dịch bệnh, các trở ngại trong việc thực hiện do dịch bệnh trực tiếp gây ra hoặc do các biện pháp khân cấp được quốc gia áp dụng, việc thực hiện hợp đồng trong bối cảnh sẽ trở nên khó khăn hoặc không thé thực hiện được Việc thực hiện hợp đồng khi ấy có thé tiềm ấn nguy cơ gây thiệt hại về sức khỏe và tài sản của các chủ thé hợp đồng và cả những người xung quanh Việc nghiên cứu tác động của đại dịch tới pháp luật hợp đồng vì thé có thể hỗ trợ các chủ thé trong hợp đồng bảo vệ quyền lợi của mình trong trường hợp bên còn lại không thé thực hiện nghĩa vu, từ đó hạn chế tranh chấp hợp đồng xảy ra Nhờ việc nghiên cứu trước, các bên có thê lường trước và thỏa thuận vào hợp đồng một quy định nhăm giải quyết tranh chấp hợp lý nhất khi đại dịch xảy ra, giảm thiêu những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch tới quan hệ hợp đồng đã được xác lập.

35 Số liệu từ Báo cáo của ILO-ADB: giai quyết khủng hoảng việc làm cho thanh niên do đại dịch COVID-19 tại châu A — TháiBình Dương, https://www.ilo.org/hanoi/Informationresources/Publicinformation/Pressreleases/WCMS _753048/lang vi/index.htm truy cập ngày 09/02/2021.

Trang 32

Quy định được thỏa thuận trong hợp đồng nhằm đối phó với đại dịch khi chúng xảy ra bắt ngu6n từ nguyên tắc tự do hợp đồng “Quyền tự do hợp đồng là quyền của các chủ thé được thê hiện ở các khía cạnh sau đây: (i) quyền được tự do bình dang, tự nguyện giao kết hợp đồng, (ii) quyền được tự do lựa chọn đối tác giao kết hợp đồng, (iii) quyền được tự do thỏa thuận nội dung giao kết, (iv) quyền được tự do thỏa thuận thay đổi nội dung hợp đồng trong quá trình thực hiện, (v) quyền được tự do thỏa thuận các điều kiện đảm bảo dé thực hiện hợp đồng, (vi) quyền được tự do thỏa thuận co quan tài phán và luật giải quyết tranh chấp hợp đồng.” Nghiên cứu tác động của đại dịch tới pháp luật hợp đồng, các bên có thé áp dụng nguyên tắc này trong quá trình giao kết hợp đồng, thỏa thuận các điều khoản giải quyết khi đại dịch xảy ra.

- Đối với xã hội:

Đại dịch tác động đến vô số quan hệ hợp đồng trên thực tế Việc dự liệu hoặc có cách xử ly chung áp dung cho các Tòa án nếu các bên không thỏa thuận được sẽ giải quyết đa số các tranh chấp hợp đồng theo cách có lợi nhất.

Việc nghiên cứu kỹ tác động của đại dịch đến pháp luật hợp đồng, tìm ra đặc điểm chung của sự tác động đại dịch đến pháp luật hợp đồng, sẽ dé dang hon trong việc xếp đại dịch vào các căn cứ pháp luật dẫn đến những hậu quả pháp lý khác nhau Khi đã có quan điểm pháp luật thống nhất cách xử lý của co quan nha nước trước các tranh chấp hợp đồng do tác động của đại dịch cũng sẽ thống nhất Nâng cao nhận thức pháp luật về vấn dé này, các chủ thé tham gia hợp đồng cũng sẽ có điều kiện chuẩn bị, bảo vệ lợi ích của mình khi đại dịch ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng của mình Như vậy việc nghiên cứu này sẽ giúp bình ổn quan hệ dân sự, giảm số lượng chấp xảy ra, đảm bao việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng và các quyền lợi của các chủ thé trong hop đồng ít bi xâm phạm nhất có thể.

- Đối với nhà nước:

Nghiên cứu tác động của đại dịch đến pháp luật hợp đồng trên thực tế trong các dịch bệnh đã và đang xảy ra, các nhà lập pháp tìm ra cách dé thay đôi pháp luật hợp đồng, ứng phó với các đại dịch sau này có thê xảy ra Nếu không thay đôi pháp luật, việc nghiên cứu cũng sẽ tìm ra được giải pháp chung dé giải quyết những tranh chấp hợp đồng mà không cần nghiên cứu từng vụ việc cụ thé Đây là phương tiện thé chế hóa quan điểm pháp luật của Nhà nước về đại dịch và cách ứng phó, giải quyết tranh chấp hợp đồng xảy ra do đại dịch và các biện pháp khẩn cấp.

Thông qua việc nghiên cứu tác động của đại dịch tới pháp luật hợp đồng, Nhà nước

quy định được thêm chức năng, nhiệm vụ, quyên hạn của các tô chức, cơ quan nhà nước

36 Phan Thông Anh (2011), “Quyền tự do giao kết hợp đồng ở Việt Nam - lý luận và thực tiễn”, Nghiên cứu lập pháp, (23), HàNội, tr 18.

Trang 33

có liên quan dé phòng ngừa, tránh xảy ra các tranh chấp về hợp đồng t nếu trong tương lai có những đại dịch tương tự xuất hiện Như vay, SẼ CÓ Sự chuẩn bị tốt hơn, tiết kiệm thời gian và công sức mà vẫn giải quyết được khi có các tranh chấp hợp đồng do đại

dịch xảy ra.

Đặt trong mối quan hệ với các quan hệ pháp luật hành chính, hình sự, dân sự có thể thấy các quan hệ trên đều hướng tới bảo vệ hoặc duy trì sự ôn định của các quan hệ dân sự Quan hệ pháp luật hành chính là kết quả tác động của quy phạm pháp luật hành

chính theo phương pháp mệnh lệnh - đơn phương tới các quan hệ quản lý hành chính

nha nước mà một bên tham gia quan hệ này phải sử dụng quyền lực nhà nước.” Còn luật hình sự thông qua chức năng chống và phòng ngừa tội phạm, bảo vệ các quan hệ xã hội quan trọng cần thiết cho sự 6n định và phát triển của xã hội trước sự xâm hại của tội pham.*8 Các quan hệ pháp luật có sự tham gia của cơ quan quyền lực nha nước đều hướng tới bảo vệ, đảm bảo sự phát triển của quan hệ dân sự Do vậy, quan hệ dân sự hay một loại quan hệ chính trong đó là quan hệ hợp đồng được ổn định, duy trì, phát triển thì cũng sẽ giúp các quan hệ pháp luật khác được ổn định Quan hệ pháp luật ôn định và phát triển, các quan hệ xã hội cũng sẽ vận động và được bảo vệ dé phat triển bởi “quan

hệ pháp luật có vai trò định hướng, hỗ trợ việc xác lập trật tự và bảo đảm cho sự vận

động và phát triển của các quan hệ xã hội”.

1.2.3 Pham vi tác động của đại dịch tới pháp luật hợp dong

Đại dịch xảy ra, tác động tới pháp luật hợp đồng trên nhiều phương diện, nhiều

giai đoạn Tuy nhiên, có sự khác biệt phụ thuộc vào từng hoàn cảnh và sự tác động của

đại dịch đối với từng hợp đồng cụ thẻ.

Với giai đoạn giao kết một hợp đồng, mặc dù trong thời gian này hợp đồng chưa được hình thành, chúng ta không thể phủ nhận sự thỏa thuận của các bên phải tuân theo

pháp luật và sự dự liệu của pháp luật Đứng trước đại dịch xảy ra nhanh chóng và khó

lương trước, pháp luật các quốc gia cũng như Việt Nam có thê chưa dự liệu được những khả năng đại dịch tác động mà quy định được những giải pháp gỡ rối cho các bên tranh chấp Tuy nhiên, sau đại dịch COVID-19 này và một số các dịch bệnh xảy ra trước đó, việc rút ra kinh nghiệm về sửa đổi, bố sung quy định hap luật về hợp đồng là đương nhiên Điều này không chỉ hoàn thiện pháp luật hợp đồng của mỗi quốc gia mà còn định hướng cách soạn thảo, thỏa thuận hợp đồng của các bên khi tiến hành đàm phán sau này dé thỏa thuận những điều khoản về những sự biến bắt trắc như trên và hậu quả áp dụng, tránh gây ra mâu thuẫn hợp đồng.

37 Trường Dai học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 68.

38 Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam phân chung, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 20.3 Lê Vương Long (2003), “Vị trí, vai trò của quan hệ pháp luật trong cơ chế điều chỉnh pháp luật và trong đời sống thực tiễn”,Luật học, (2), Hà Nội, tr 30.

Trang 34

Không xét đến những chủ thé cá nhân, tô chức có chuyên môn cao trong lĩnh vực y học nói chung, dịch té học nói riêng và có kha năng dự đoán được sự xuất hiện của vi rút gây bệnh, thì đại bộ phận cộng đồng người dân mỗi quốc gia hầu như không thê lường trước được được sự bùng phát của đại dịch Tuy nhiên, đối với vấn đề lây lan trong cộng đồng thì sẽ mang một tính chất khác, bởi vì từ khi dịch bệnh khởi phát từ một hoặc vài quốc gia, các phương tiện truyền thông của các nước đã liên tục cập nhật tình hình phát triển của dịch bệnh, bên cạnh đó các quốc gia cũng đã thường xuyên có những động thái nhằm kiểm soát đại dịch trên phạm vi cả nước, có thể nói đây là một quá trình diễn ra khá dài và được đông đảo người dân biết đến Trên thực tế, đây là một vấn đề vô cùng phức tạp và gặp phải rất nhiều tranh luận trái chiều.

Dé nghiên cứu kỹ hơn tác động của đại dịch tới pháp luật hợp đồng, nhóm nghiên cứu sinh chúng tôi chia các đại dich thành 2 mốc thời gian cụ thé: trước và sau khi quốc gia có ca nhiễm bệnh đầu tiên.

Đối với mốc thời gian số 1, thời điểm mà các quốc gia xuất hiện những ca nhiễm bệnh dau tiên, lúc này toàn thé các phương tiện truyền thông chính thống cũng như các trang mạng xã hội đều đưa tin đồng loạt Cùng thời điểm đó, Chính phủ các quốc gia cũng đã đưa ra những cảnh báo chính thức về nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, song song với đó là áp dụng những biện pháp đề kiêm soát dịch bệnh như khử trùng, theo dõi, giám sát, cách ly các trường hợp nghi nhiễm Như vậy, rõ rang rang từ thời điểm quốc gia có bệnh nhân đầu tiên, thì cả nước đã phải đứng trước rủi ro có sự lây lan dịch bệnh trong cộng đồng và rủi ro này đã được các phương tiện truyền thông chính thống và phi chính thống liên tục nhắc tới Vì vậy, đối với những trường hợp hợp đồng được giao kết thời điểm này thì sẽ khó dé có thể thuyết phục rang dai dich là một sự kiện mà các chủ thê này “không lường trước được ” Điều kiện này chính là điều kiện gây tranh cãi giữa các bên khi tranh chấp cho rằng đại dịch có được coi là sự kiện bất khả kháng hay không Đối với khoảng thời gian từ mốc số 1 đến mốc số 2, điều kiện này lại trở nên khó xác định Việc xác định có thé lường trước hay không phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng chứng minh về ý chí của các bên tại thời điểm giao kết hợp đồng, ngoài ra còn phụ thuộc nhiều vào đánh giá của cơ quan xét xử trong trường hợp tranh chấp được đưa ra Tòa án hoặc Trọng tải Ở góc độ khách quan, nếu từ khi địch bệnh bùng phát ở một vài nước khác, người dân của một quốc gia liên tục cập nhật được thông tin về mức độ nguy hiểm cũng như tốc độ lây lan kinh ngạc và nguy cơ khách du lịch là nguồn lây nhiễm khi dịch vụ du lịch đang rất phát triển, thì có thể thấy rằng việc nhận ra sớm nguy cơ dịch bệnh lây lan đến quốc gia mình không phải là một van dé nằm ngoài khả năng, đặc biệt là đối với những hợp đồng thương mại quốc tế, bởi lẽ loại hợp đồng này thường sẽ nhạy cảm hơn so với những quan hệ hợp đồng khác Tuy nhiên, cũng có những quốc gia xuất phát

Trang 35

từ thai độ thờ o va coi nhẹ của người dân va chính quyền đối dich bệnh mà không cảnh báo nguy cơ lây lan qua phương tiện truyền thông hay áp dụng các biện pháp phòng chống thi đây hoàn toàn có thé coi là đáp ứng điều kiện “không thể lường trước” do người dân quốc gia đó không nắm được nguy cơ của dịch bệnh.

Đối với hợp đồng đang trong giai đoạn thực hiện, việc thực hiện hợp đồng trong thời gian đại dich cũng có thé bị ảnh hưởng, tuy nhiên cũng tùy vào từng loại hợp đồng và nghĩa vụ trong hợp đồng cụ thé Việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng có thé bị gián đoạn hoặc không thể thực hiện do các nguyên nhân sau:

Đứng trước các đại dịch có tốc lây lan và truyền nhiễm nhanh, tâm lý sợ hãi của các bên trong hợp đồng cũng là một yếu tổ cản trở khiến các bên e ngại không tiếp tục thực hiện hợp đồng như cam kết ban đầu Tuy nhiên, tâm lý sợ hãi này không đáp ứng đủ các điều kiện để chứng minh đại dịch thuộc căn cứ sự kiện bat khả kháng hay hoàn cảnh thay đổi cơ ban dé áp dụng hậu quả pháp lý tương ứng Nếu các bên thỏa thuận được việc tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ do tâm lý sợ hãi của tất cả các bên tham gia hợp đồng theo nguyên tac tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận thì không đặt ra van đề tranh chấp về thiệt hại khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng Nhưng nếu các bên không đồng nhất về van dé này, tâm lý sợ của một bên chủ thé hợp đồng sẽ không trở thành căn cứ dé cham dứt hợp đồng một cách hợp pháp mà đây là vi phạm nghĩa vụ hợp đồng của bên đó, bên chủ thé đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt

hại cho nghĩa vụ mình đã không thực hiện.

Khi một bên chủ thể trong hợp đồng không may bị ảnh hưởng sức khỏe khiến việc tiếp tục thực hiện hợp đồng trở nên khó khăn, thậm chí không thé tiếp tục thực hiện Các đại dich đã và đang xảy ra có tính chất rất nguy hiểm, có thé dẫn đến chết người Do vậy, không thê loại trừ trường hợp một bên trong hợp đồng chết do mắc phải dịch bệnh mà việc chữa trị không thành công Nếu nghĩa vụ có thé chuyển giao và thừa kế, thì người nhận thừa kế tiếp tục thực hiện nghĩa vụ này Tuy nhiên, nếu nghĩa vụ được các

bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định phải do chính người có nghĩa vụ thực hiện hoặc

việc thực hiện nghĩa vụ này chỉ đành cho người có quyền mà nay người có quyền đã chết, thì nghĩa vụ cham dứt.

Bên cạnh tác động do chính đại dịch gây tôn hại đến sức khoẻ của các bên tham gia hợp đồng, các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo của chính quyền quốc gia cũng tác động đến việc thực hiện hợp đồng của các bên Có những quốc gia áp dụng biện pháp mang tính chất bắt buộc do quyền lực nhà nước là cách ly người nhiễm bệnh Người có nghĩa vụ trong quan hệ hợp đồng nhiễm vi rút gây bệnh, bị áp dụng biện pháp cách ly để điều trị, trong trường hợp đã tìm cách khắc phục mà vẫn không thể thực hiện được nghĩa vụ do đó là nghĩa vụ được thỏa thuận phải do chính bên

Trang 36

có nghĩa vụ thực hiện Đây cũng là một phương diện tác động của đại dịch tới việc thực

hiện hợp đồng.

Một biện pháp khác mang tính chất rộng hơn là giãn cách xã hội với địa bàn cả nước hoặc từng vùng cũng được một số quốc gia áp dụng khi tình hình dịch bệnh trở nên căng thăng hơn Biện pháp này thường kéo dài một khoảng thời gian nhất định và áp dụng đối với nơi dịch bệnh diễn ra phức tạp Thực tế, trong trường hợp này, nhiều hợp đồng đặc biệt là hợp đồng lao động đã bị đơn phương chấm dứt do người lao động bị bắt buộc ngừng thực hiện nghĩa vụ làm việc trong một khoảng thời gian.

Kết luận chương 1

Qua việc nghiên cứu những lý luận về đại dịch và khái quát sự tác động của đại dịch đến pháp luật hợp đồng có thể nhận thấy:

“Đại dịch” là thuật ngữ y học còn có những cách hiểu khác nhau Khi sử dụng thuật ngữ này để đánh giá tác động tới lĩnh vực pháp lý cần phải căn cứ vào các đặc điểm cũng như tiêu chí nhận diện đại dịch Giữa đại dịch và dịch bệnh thông thường có những điểm khác biệt cơ bản giúp ta phân biệt và làm rõ khi nào một dịch bệnh mới đủ căn cứ đề coi là đại dịch làm ảnh hưởng tới quan hệ hợp đồng Bên cạnh đó, ta còn nhận thấy tầm quan trọng cũng như việc hiện diện của Tổ chức Y tế thế giới WTO trong việc tuyên bố đại dịch Song song với việc nghiên cứu lý thuyết về đại dịch, cần đặt trong mỗi tương quan với các lý thuyết trong hợp đồng có liên quan trực tiếp tới đại dich Các lý thuyết đó được ké đến như sự kiện bat khả kháng, hoàn cảnh thay đôi cơ bản hay hoãn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng Việc nghiên cứu và phân định rõ ràng những lý thuyết này cho ta thấy sự liên quan trực tiếp của nó tới đại dịch và tạo cơ sở cho việc nhìn nhận đại

dịch dưới góc độ pháp lý.

Khi đại dịch xảy ra và lây nhiễm trên phạm vi toàn cầu đem lại những ảnh hưởng nghiêm trọng tới cả nền kinh tế và mọi mặt của đời sống xã hội cùng với những ảnh hưởng đó là sự tác động trực tiếp tới pháp luật của mỗi quốc gia trên thé giới Các quốc gia phải nhanh chóng ban hành những quy định pháp luật dé hỗ trợ người dân và giảm thiểu tối đa thiệt hại mà đại dịch có thể gây nên Trong đó, pháp luật hợp đồng cũng hứng chịu những tác động đáng ké của đại dịch trong quá trình các bên xác lập, thực hiện, chấm dứt hợp đồng Đại dịch không chỉ tác động tới quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mà còn tác động tới sự bình ổn trong quan hệ dân sự từ đó đã thúc giuc các quốc gia phải sớm ban hành các quy phạm pháp luật điều chỉnh van đề này dé hướng dẫn cho người dân Với tổng thể những vấn dé được nghiên cứu ở chương I đã tạo ra cơ sở lý thuyết cân thiết dé tiếp tục nghiên cứu tác động của đại dịch tới pháp luật

hợp đông của các quôc gia trên thê giới.

Trang 37

CHƯƠNG 2

PHÁP LUẬT HỢP DONG CUA MOT SO QUOC GIA TREN THE GIỚI DƯỚI TAC DONG CUA DAI DICH VA BÀI HỌC KINH NGHIEM CHO VIET NAM 2.1 Pháp luật hợp đồng của một số quốc gia trên thế giới dưới tác động của dai dịch 2.1.1 Pháp luật hợp đồng của Trung Quốc dưới sự tác động của đại dịch

2.1.1.1 Khái quát về sự tác động của các đại dịch tới Trung Quốc

Ké từ khi khái niệm đại dịch bắt đầu được sử dụng rộng rãi vào đầu thế kỷ XX, Trung Quốc luôn là một trong số những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nè nhất từ đại dịch Chỉ trong vòng hơn một thế kỷ, Trung Quốc đã phải gánh chịu những tác động tiêu

cực tới từ 08 đại dịch bao gồm: Đại dịch hạch thứ ba, đại dịch cúm Tây Ban Nha, đại

dịch cúm Châu Á năm 1957-1958, đại dịch cúm Hồng Kông năm 1968, đại dịch

HIV/AIDS, đại dịch SARS năm 2003, dai dịch cúm HINI1 năm 2009 và hiện tai là đạidịch COVID-19.

Trong năm 2003, cho dù con số thương vong do đại dịch SARS mang lại là không quá lớn nhưng đại dịch này đã có sức tác động vô cùng lớn tới nền kinh tế Trung Quốc cũng như thái độ quyết liệt của quốc gia trong việc ứng phó đại dịch Trong thời gian đầu khi COVID-19 mới bùng phát, Trung Quốc đã hết sức chú trọng tới việc nhận dạng bệnh cũng như áp dụng các biện pháp khan cấp tại Vũ Han.*° Tuy vậy, COVID-19 van có ảnh hưởng rất lớn tới tình hình kinh tế - xã hội Trung Quốc, khiến cho nên kinh tế nước này lần đầu tiên “co lại” ké từ những năm 70 của thế kỷ XX.*!

Như vậy, có thê thấy Trung Quốc là một trong số những quốc gia chịu tác động lớn nhất bởi đại dịch cũng như là có thái độ quyết liệt nhất với chúng Với những ảnh

hưởng nặng nề trên mọi phương diện của đời sống, đại dịch có tác động rất mạnh mẽ tới

các lĩnh vực pháp luật khác nhau tại Trung Quốc, đặc biệt là pháp luật hợp đồng Có thể nói, dưới sự tác động của ba đại dịch trong thế kỷ XXI, pháp luật hợp đồng Trung Quốc đã có những thay đổi mang tính hệ thống.

2.1.1.2 Quy định về sự kiện bat khả kháng dưới sự tác động của đại dịch SARS năm 2003 và sự ghỉ nhận quy định về hoàn cảnh thay doi cơ bản trong pháp luật Trung Quốc Trước tiên trong bối cảnh đại dịch SARS năm 2003 bùng phát, pháp luật hợp đồng Trung Quốc mới chỉ quy định về sự kiện bat khả kháng chứ chưa có quy định về việc thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản Điều 117 Luật Hợp đồng Trung Quốc

40 Hoang Duy Long (2020), “Trung Quốc từng trả giá vì che giấu đại dịch SARS”, Tuổi rẻ online Website:https://tuoitre.vn/trung-quoc-tung-tra-gia-vi-che-giau-dai-dich-sars-20200124102336266.htm (Truy cập ngày 20/02/2021)41 Vũ Thị Phuong Dung (2020), “Kinh tế Trung Quốc trong bối cảnh bùng phát đại dịch COVID-19”, Tạp chí Cộng sản.Website: https://www.tapchicongsan.org vn/web/guest/the-gioi-van-de-su-kien/-/2018/816019/kinh-te-trung-quoc-trong-boi-canh-bung-phat-dai-dich-covid-19.aspx (Truy cap ngay 20/02/2021)

Trang 38

năm 1999 đã quy định về việc miễn trách nhiệm cho bên không thể thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng do sự kiện bất khả kháng và Điều này cũng đưa ra khái niệm sự kiện bất khả kháng là “các sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước, không thể ngăn chặn và không thể khắc phục ” Có thê thấy quy định tại Điều 117 Luật Hợp đồng Trung Quốc đã phản ánh được những đặc điểm pháp lý cơ bản nhất của sự kiện bất khả kháng, đi kèm với đó là quy định tại khoản 1 Điều 94 về cham dứt hợp đồng khi mục dich của hợp đồng không thé đạt được do sự kiện bất khả kháng và Điều 118 về nghĩa vụ thông báo của bên không thể thực hiện nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng Theo quy định tại Điều 118, bên không thê thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng do sự kiện bất khả kháng phải thông báo kịp thời cho các bên còn lại dé hạn chế thiệt hại có thé xảy ra và có nghĩa vụ phải chứng minh điều này.

Việc mới chỉ quy định về sự kiện bất khả kháng trong Luật Hợp đồng năm 1999 đã khiến cho quan điểm chủ đạo của các Tòa án Trung Quốc trong thời kỳ nay là nhìn nhận SARS như một sự kiện bat khả kháng dé giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực hợp đồng dưới sự ảnh hưởng của đại dịch Nói cách khác, hướng giải quyết mà các Tòa án Trung Quốc sử dụng trong thời ky này là cham dứt quan hệ hợp đồng và

miễn trách nhiệm cho bên không thực hiện nghĩa vụ do sự tác động của đại dịch Các

Tòa án Trung Quốc cho rằng SARS là sự kiện đột ngột, bùng phát trên toàn thế ĐIỚI, chưa có tình huống tương tự xảy ra, chưa có cách thức dé ngan chan, diéu tri hiéu qua và không chỉ các bên trong hợp đồng mà ngay cả các chuyên gia cũng không thé lường trước được sự kiện này Và theo quan điểm trên, SARS sẽ là một sự kiện mà các bên trong quan hệ hợp đồng không thé lường trước, không thé ngăn chặn và không thê khắc phục, do đó được coi như một sự kiện bat khả kháng theo Điều 117 Luật Hợp đồng năm 1999.2 Việc coi SARS là sự kiện bất khả kháng có thé khiến cho không thé giải quyết một cách chính xác hoặc không thể giải quyết được các trường hợp mà việc thực hiện hợp đồng mới chỉ khó khăn do sự ảnh hưởng của đại dịch chứ chưa đến mức không thê thực hiện được hợp đồng Do vậy, quan điểm coi đại dich như SARS chi là sự kiện bat khả kháng cũng đã bộc lộ những điểm hạn chế nhất định.

Bên cạnh đó, trong đại dịch SARS năm 2003, quan điểm coi đại dịch là hoàn cảnh thay déi cơ bản cũng đã dần được hình thành, cụ thé tại Hướng dẫn số 6 năm 2003, Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc đã bước đầu đề cập tới nội dung học thuyết này tuy

nhiên van chưa được áp dung rộng rãi như quan diém coi dai dịch là sự kiện bat khả

http://pkulaw.cn/fulltext_form.aspx?Db=qikan&Gid=fab69afe3923515162555561d299c0fobdib&keyword=&EncodingName=&Search_Mode=&Search_IsTitle=1 (Truy cập ngày 20/02/2021) (Toa án nhân dân trung cap Bac Kinh (2003), “Hướng danáp dụng quy định vê sự kiện bat khả khang đôi với đại dich SARS”, Tap chí Pháp luật thích dụng, (6).)

Trang 39

kháng ® Sau đó, quan điểm này vẫn tiếp tục được phát triển và tới năm 2009 trước bồi cảnh dai dich cam HINI bắt đầu bùng phát, thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đôi cơ bản mới chính thức được quy định trong pháp luật hợp đồng Trung Quốc tại Hướng dẫn số 02 ngày 24/04/2009 của Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc về một số vấn đề trong thi hành Luật Hợp đồng Tại Điều 26, hoàn cảnh thay đổi co bản đã được định nghĩa là “sự thay đổi hoàn cảnh khách quan sau khi giao kết hợp dong mà sự thay đổi đó lớn đến mức các bên không thé thấy khi giao kết hợp dong, không thuộc trường hợp rủi ro thương mại do sự kiện bất khả kháng và việc tiếp tục thực hiện hợp dong sé anh hưởng nghiêm trong tới một bên hoặc không thể khiến đạt được mục đích của hợp đồng ”“ Cũng theo Điều này, khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản xảy ra thi các bên có quyền yêu cầu Tòa án sửa đổi hoặc cham dứt hợp đồng Có thé thay quy định trên đã nêu được khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản với những đặc điểm cơ bản, tuy nhiên về cơ chế giải quyết thì pháp luật Trung Quốc mới chỉ cho các bên quyền được yêu cầu Tòa án sửa đôi hoặc chấm dứt hợp đồng mà chưa cho họ quyền đàm phán lại hợp đồng.

Như vậy, trải qua hai đại dịch SARS năm 2003 và cúm HINI năm 2009, pháp luật

hợp đồng Trung Quốc cũng đã có cách nhìn nhận đầu tiên về đại dịch cũng như bé sung thêm những quy định mới nham giải quyết những hậu quả mà dai dich gây ra đối với các quan hệ hợp đồng Tuy nhiên, dường như pháp luật hợp đồng Trung Quốc vẫn chưa có sự quan tâm đầy đủ tới việc khắc phục hậu quả của đại dịch, các quy định, quan điểm vẫn bộc lộ ra những hạn chế, chưa phù hợp.

2.1.1.3 Pháp luật hợp đồng Trung Quốc trong đại dịch COVID-19

Sự bùng phát cua dai dịch COVID-19 đã có tác động hết sức mạnh mẽ tới quan điểm của Trung Quốc trong việc nhìn nhận đại dịch cũng như những khía cạnh khác của pháp luật hợp đồng Cu thé, trong năm 2020 dưới sự tác động của đại dịch COVID-19, Trung Quốc đã ban hành hàng loạt các văn bản hướng dẫn của hệ thống Tòa án và BLDS đầu tiên của quốc gia này.

Dé nhằm giải quyết hậu quả mà đại dịch đem lại, hệ thống Tòa án Trung Quốc đã ban hành các văn bản hướng dan tập trung chủ yêu xung quanh lĩnh vực hợp đồng, trong đó quan trọng nhất là Hướng dẫn số 1 ngày 16/04/2020 về COVID-19 và Hướng dan số

*® Qiao Liu (2020), “COVID-19 in Civil or Commercial Disputes: First Responses from Chinese Courts”, The Chinese Journal

of Comparative Law, (8), p 487.

Website: https://academic.oup.com/cjcl/article/8/2/485/5899311 (Truy cập ngày 20/02/2021) (“Tranh chấp dân sự và kinhdoanh thương mại trong COVID-19: Phản ứng đầu tiên từ các Tòa án Trung Quốc”, Tạp chí Luật So sánh Trung Quốc, tr 487)

4 Interpretation of the Supreme People’s Court on Several Issues Concerning Application of the “Contract Law of the People’s

Republic of China” (2).

Website: http://www.cmac.org.cn/wp-content/uploads/2018/08/Interpretation-of-the-Supreme-Peoples-Court-on-Several-Issues-Concerning-A pplication-of-the-Contract-Law-of-the-Peoples-Republic-of-China-2.pdf (Truy cập ngày 21/02/2021)(Hướng dan số 02 của Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc về một số van đề trong thi hành Luật Hop đồng)

Trang 40

2 ngày 15/05/2020 về COVID-19 của Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc “Š^° Thông qua hai văn bản này, Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc đã đưa ra quan điểm mới trong việc nhìn nhận đại dịch và cũng đồng thời đưa ra những quy phạm nhằm giảm thiểu sự ảnh hưởng của COVID-19 tới quan hệ hop đồng, cụ thé:

Thứ nhất, dua ra quan điểm nhìn nhận đại dịch dưới góc độ pháp lý

Với sự ghi nhận quy định về hoàn cảnh thay đôi cơ bản bên cạnh quy định về sự kiện bất khả kháng, Trung Quốc đã có sự thay đôi rõ rệt về quan điểm nhìn nhận đại dịch so với năm 2003, theo đó trong bối cảnh COVID-19 bùng phát, đại dịch vừa có thể được coi là sự kiện bất khả kháng lẫn hoàn cảnh thay đổi cơ bản Theo quan điểm này, học thuyết về sự kiện bat khả kháng và học thuyết về hoàn cảnh thay đổi cơ bản không loại trừ lẫn nhau, một sự kiện vừa có thé được coi là sự kiện bat khả kháng cũng như là hoàn cảnh thay đối cơ bản tùy vào từng trường hợp cu thé, do đó trong bối cảnh đại dịch, quy định về sự kiện bất khả kháng và hoàn cảnh thay đổi co bản đều có thé được áp dụng.“

Thứ hai, quy định chỉ tiết, bồ sung quy định về sự kiện bat khả kháng và hoàn cảnh thay đổi cơ bản

Trước tiên về sự kiện bất khả kháng, Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc đã quy định chi tiết hơn rằng quy định về sự kiện bất khả kháng sẽ chỉ được áp dụng khi đại dịch hoặc biện pháp phòng, kiểm soát dịch trực tiếp khiến cho không thê thực hiện được hợp đồng Nói cách khác, nếu đại dịch hay biện pháp phòng chống dịch chỉ gián tiếp ảnh hưởng tới việc thực hiện hợp đồng thì không thé áp dụng quy định về sự kiện bat

khả kháng trong trường hợp này.

Về hoàn cảnh thay đổi cơ bản, hai văn bản trên đã bổ sung quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng nhằm khắc phục những thiếu sót mà Hướng dẫn số 2 năm 2009 về thi hành Luật Hợp đồng để lại Tuy nhiên, trong hai văn bản, thuật ngữ “hoàn cảnh thay đôi cơ bản” rất hiếm khi được sử dụng mà thay vào đó là những thuật ngữ còn thiếu rõ ràng như “nguyên tắc công bình” (2š *#RJI) hoặc thông qua những đặc điểm của hoàn cảnh thay đổi co bản nhưng đều phan ánh bản chất của khái niệm.

http://www.court.gov.cn/fabu-xiangging-226241 html (Truy cập ngày 21/02/2021) (Hướng dẫn số 01 của Toa án nhân dân tốicao Trung Quốc về COVID-19)

Website: http://www.court.gov.cn/fabu-xiangging-230181.html (Truy cập ngày 21/02/2021) (Hướng dẫn số 02 của Tòa ánnhân dân tối cao Trung Quốc về COVID-19)

Website: http://www faxin.cn/lib/dffl/DfflContent.aspx?gid=B 1104685 &libid=&userinput= (Truy cập ngày 21/02/2021)(Hướng dẫn giải quyết tranh chấp dân sự liên quan đến đại dịch COVID-19 của Tòa Dan sự Toa án nhân dân cấp cao GiangTô ngày 26/02/2020)

48 HAAG ãEE—Eš, RF tị BE X 3 78 eh TA Hs eH AR RR Hs SER PE AP Td 2t

Website: https://www.sohu.com/a/375174726_ 800348 (Truy cập ngày 21/02/2021) (Giải đáp của Toa Dân sự Toa an nhândân cấp cao Hồ Bắc ngày 12/02/2020 về việc xét xử các vụ án thương mại liên quan đến đại dich COVID-19)

Ngày đăng: 31/03/2024, 05:38

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w