Tuy vậy, nhận thức của NLĐ về BHTN chưa cao, tình trạng doanhnghiệp chậm đóng và nợ đọng bảo hiểm xã hội, BHTN nên không chốt được số bảo hiểm xã hội gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của
Trang 1BỘ TƯ PHÁPTRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI
PHAP LUẬT QUOC TE VÀ PHÁP LUẬT MOT SO QUOC GIA TRENTHE GIỚI VE BAO HIẾM THAT NGHIỆP — BÀI HOC KINH
NGHIEM CHO VIET NAM
Trang 2BỘ TƯ PHÁPTRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI
PHÁP LUẬT QUOC TE VÀ PHAP LUAT MỘT SO QUOC GIA TRENTHE GIỚI VE BAO HIEM THAT NGHIỆP - BÀI HOC KINH NGHIEM
CHO VIET NAM
MA SO: LH-2018-14/DHL-HN
Chi nhiệm đề tài : ThS- NCS Doan Xuân Trường
Thư ky đề tài : ThS Trần Thị Kiều Trang
Trang 3DANH MỤC CÁC CHUYÊN ĐÈ NGHIÊN CỨU
TT TÊN CHUYEN DE
1 | Một số van đề ly luận về bảo hiém that nghiệp va pháp luật bảo hiểmthất nghiệp
2 | Quy định về bảo hiém thất nghiệp của Tổ chức lao động quốc tế và
những kinh nghiệm cho Việt Nam
3 | Thực trạng pháp luật về bảo hiém that nghiệp tại Việt Nam
4 | Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp của Cộng hoà liên bang Đức va bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam
5 | Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp của Trung Quốc va bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam
6 | Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp của Đan Mạch và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam
7 | Pháp luật về bảo hiêm thất nghiệp của Thái Lan và bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam
8 | Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hiém thất nghiệp từ kinh nghiệm
của một sô quôc gia
Trang 4NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐÈ TÀI
TT HỌ VÀ TÊN ĐƠN VỊ NHIỆM VỤ
- Chủ nhiệm đề tài
1 | Ths Đoàn Xuân Trường Đại học Luật Hà Nội | - Tác giả chuyên đề 01
và chuyên đề 06
2 : Đại học Luật Hà Nội Tác giả chuyên đề 08
PGS.TS Tran Thị Thuy Lâm
PGS.TS Nguyễn Hiền
3 Đại học Luật Hà Nội | - Tác giả chuyên dé 05
Phương
4 | TS Đỗ Thị Dung Đại học Luật Hà Nội | - Tác giả chuyên đề 03
5 | ThS Trần Thị Kiều Trang Đại học Luật Hà Nội | - Thư ký đề tài
Trang 5MỤC LỤC
0901967100377 " ÔỎ 1PHAN THỨ NHAT: BAO CÁO KET QUÁ NGHIÊN CỨU DE TÀI 11
1 Một số van đề lý luận về bảo hiểm thất nghiệp và pháp luật về baohiểm thất nghiệp ¿+ - - SE SE E11E1EEE11111121111111111111111 1E E1x 0 131.1 Một số van dé lý luận về bảo hiểm thất nghiệp - - 2 2 5c: 131.2 Một số van đề lý luận pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp 18
2 Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo hiểm thất nghiệp và thực tiễn
thực hiỆn - E122 2111111011111 1111111111 TH ky ren 21
QA DU 21
;00n ni: 01 ăn: :: 26
3 Pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia về bảo hiểm thấtnghiệp và một số đề xuất cho Việt Nam -.- 2+2 St SE S3 E2 E3 SE sesez 273.1 Pháp luật của Tổ chức lao động quốc tế và pháp luật của một số quốcgia về bảo hiểm thất nghiỆp - - - + EE+E9E5E2E4EEE2E5121511151212121Ecxe2 283.1.1 Quy định của Tổ chức lao động quốc tế về bảo hiểm thất nghiệp 283.1.2 Pháp luật của Cộng hoà Liên bang Đức về bảo hiểm thất nghiệp 3l3.1.3 Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp của Trung Quốc - 343.1.4 Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp của Dan Mạch 2- 5-55: 373.1.5 Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp của Thái Lan . - 433.2 Những bài học kinh nghiệm về pháp luật quốc tế và pháp luật củamột sô quôc gia vê BHTN của các nước và những đê xuât cho Việt Nam 46PHAN THỨ HAI: CÁC CHUYEN DE NGHIÊN CỨU DE TÀI 53Chuyên đề 1 MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VE BẢO HIẾM THATNGHIỆP VÀ PHÁP LUAT VE BẢO HIEM THAT NGHIỆP 54
1 Một số van dé lý luận về bảo hiểm thất nghiệp 2-2-5 s+ssxcz: 541.1 Khái niệm thất nghiệp, người thất nghiệp 2-2 6xx xxx: 541.2 Ảnh hưởng của that nghiệp ¿- - - k2 1 111 111 xe 591.3 Khái niệm, đặc điểm bảo hiểm thất nghiệp - 2-2 5xx: 62
Trang 61.4 Ý nghĩa của bảo hiểm thất nghiệp - 5S c22x+xzEzEzrereei 661.5 Phân loại bảo hiểm thất nghiép cccccesseseseessseeeeseseseeessseeeseees 68
2 Một số van dé lý luận pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp 702.1 Khái niệm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp - - - s5: 702.2 Các nguyên tắc của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp 7]2.3 Nội dung pháp luật bảo hiểm thất nghiệp - ¿2-5-5 2z: 75Chuyên đề 2: QUY ĐỊNH VE BẢO HIẾM THAT NGHIỆP CUA TOCHỨC LAO ĐỘNG QUỐC TẾ VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM CHO VIỆT
NAM 80
1 Lich sử hình thành và phát triển của Tổ chức lao động quốc tế 81
2 Quan điểm của Tổ chức lao động quốc tế về bao hiểm that nghiệp 842.1 Về phạm vi điều chỉnh của BHTN 5-2 +2 +s+s+E+E+E+E2E+xzxe: 852.2 Về đối tượng điều chỉnh của BHTN 2-2 2+s+s+s+x+s+2x+xcxe2 872.3 Về quyền lợi hưởng và điều kiện hưởng BHTN 5-5-5: 892.4 Về tài chính đảm bảo ¿cv tri 93
3 Một số kinh nghiệm cho Việt Nam ¿5552 SS*Sssvvverrrrxss 933.1 Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh của BHTN 933.2 Về quyền lợi hưởng và điều kiện hưởng BHTN - 5: 973.3 Về tài chính thực hiện BHTN -s:c+cctztertrrrrrrrierrrrrrrrred 983.4 Về tô chức thực hiện BHTN 56c ctcctittirrrirrirrrirrrrrrrries 99Chuyén dé 3: THUC TRANG PHAP LUAT VE BAO HIEM THAT
NGHIEP TAI VIET NAM 0001157 100
1 Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bao hiểm thất nghiệp 1001.1 Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp - - 2 2 2 cs+s+s2 1011.2 Các chế độ bảo hiểm thất nghiép c.cccccceeceeeeseessssessesteseeeeeeeeees 1021.2.1 Chế độ trợ cấp thất nghiỆp -¿- + se EEEEEEEEEEEEEEEExEEkerkei 1021.2.2 Chế độ hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm - 2 + scs+cxe¿ 1061.2.3 Chế độ hỗ trợ học ngh -¿- ¿+ ©k+Sx+E£EEEEEEEEEEEE1EE1E1Ex xe, 1061.2.4 Chế độ hỗ trợ dao tạo, bồ dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghé 107
Trang 71.3 Quỹ bảo hiểm thất nghiệp và quản lý quỹ bảo hiêm thất nghiệp 1081.3.1 Quỹ bảo hiểm thất nghiệp - 2-52 SE 2 EEEEEEEEEEEEkerrrre 1081.3.2 Quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp 2-2 52+ 2+£+£xecxzz 1091.4 Hồ sơ, thủ tục thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp 1101.4.1 Hồ so, thủ tục thực hiện chế độ trợ cấp thất nghiỆp - 1101.4.2 Hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ hỗ tư van, giới thiệu việc làm 1111.4.3 Hồ so, thủ tục hưởng chế độ hỗ trợ học nghề ¬ 1121.4.4 Hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ hỗ trợ dao tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹnăng nghề dé duy trì việc làm cho NILÐ - 2: 5-52 s£+£+£zrssrsee 1121.5 Xử ly vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chap về bảo hiểm that
10024 0S) Ỷ.êỶ.‹iiẢ454 113
1.5.1 Xử ly vi phạm pháp luật về BHTN - 2-2 2 s+£s+£+zssrxez 1131.5.2 Tranh chấp và giải quyết tranh chấp về BHTN -: 115
2 Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hiểmthất nghiỆp - - - E111 12121212121581121111111 11111111 11111111110101111111 01136 1162.1 Những kết quả đạt được - c1 1112121111111 11 1111111 te6 1162.2 Một số vẫn đề còn tỒn tại - + c ca sct S13 E313 1111555115151 115 55 15s 1242.3 Nguyên nhân của những tồn tại - - 5 +E+E+E+E+E+E+EeEeEexrkrerree 127
3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thựchiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay 1293.1 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp 1293.2 Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo hiểmthất nghiệp ở Việt Nam hiện nayy - - + 2 2+2+S+E+E+E£ESEEEzErEeEerrees 132Chuyên dé 4: PHÁP LUẬT VE BẢO HIEM THAT NGHIỆP Ở CONGHOA LIEN BANG ĐỨC - BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 136
1 Khái quát pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp Dew 1381.1 Đối tượng tham gia - - - E311 1 1 1111111111111 11 01111111 11k 6 1381.2 Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp ¿2-2 E13 2121 12123 x 1391.3 Điều kiện hưởng BHTTN ¿2 ©2E2E2E‡E£ESESEEEEEEEEEEEEerrrrkrkred 139
Trang 81.4 Mức hưởng chế độ BHTN - ¿2-6 E+E+E#E£EEE+E+EEEeEererrkrkred 142 1.5 Thời gian hưởng chế độ BHTN - - + + 2 +E+E+E+E+EeEererersred 142 1.6 Các chế độ hỗ trợ cho người thất nghiệp - - - 2c zcs+s+s2 144
1.7 Chế độ trợ cấp xã hội Hartz IV cho người that nghiệp 145
2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - - +++**ssssvveeeerxxss 146 Chuyên đề 5: PHÁP LUAT CUA TRUNG QUOC VE BẢO HIEM THAT ) e2 1 1 151
VA NHUNG BÀI HỌC KINH NGHIEM CHO VIỆT NAM 151
1 Pháp luật của Trung Quốc về bảo hiểm thất nghiệp - 152
1.1 Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp ở Trung Quốc 152
1.2 Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở Trung Quốc 154
1.3 Chế độ hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở Trung Quốc - 156
1.3 Ngu6n thu và việc sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở Trung Quốc 160 1.4 Thiết chế quan lý bảo hiểm thất nghiệp ở Trung Quốc 161
1.5 Xử ly vi phạm về bảo hiểm thất nghiệp ở Trung Quốc 163
1.6 Chính sách chống thất nghiệp khác và hỗ trợ nhóm đặc biệt trong xã 2 Những bài học kinh nghiệm từ pháp luật bảo hiểm thất nghiệp ở Trung Quốc và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt NA .- c0 0011 ng TH HT cv vn 167 2.1 Bài học kinh nghiỆm - - - c2 211122333333 33555511111 167 2.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo hiểm thất nghiệp ở Việt 2.2.1 Hoàn thiện quy định pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam 171 2.2.2 Nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt 0 174
Chuyên đề 6: PHAP LUAT VỀ BẢO HIẾM THAT NGHIỆP TAI DAN MẠCH - BAI HỌC KINH NGHIEM CHO VIỆT NAM - 178
1 Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại Dan Mạch 5-5-5¿ 179
Trang 91.1 Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp 2-5 5s552 1791.2 Các chế độ của bảo hiểm thất nghiệp 5-5-5 + +cscsce+xzx4 1811.2.1 Tro cấp thất nghi6p oo sss cesessessessessessessesessesseeseseeseeasen 1811.2.2 Hỗ trợ tìm kiếm việc làm ceecceeseeseesseessesssesseessesssessecsseesseeseesseesseeaes 1851.2.3 Hỗ trợ về đào tạo và giáo đục -©sc+se+xeEeEEeEEerkerkerrree 1871.2.4 Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp khác -2- 2 tessa 1891.3 Quỹ bảo hiểm thất nghiệp ¿2-5-5 SESESEEEEEEEEeEeEerrrkekred 1911.4 Khiếu nại về bảo hiểm that nghiệp 0 cccceceeeeeeeeeseeeeeeeeeeeeeeeeees 1931.5 Quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp - - - <+ss+: 193
2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - -++++*ssvsseeexxxss 195
Chuyên đề 7: PHÁP LUẬT VE BẢO HIẾM THAT NGHIỆP CUA THÁILAN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIEM CHO VIET NAM 199
1 Pháp luật của Thái Lan về bảo hiểm thất nghiệp - 2011.1 Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp - - 5 +s+s+s+s+2 2021.2 Đóng phí bảo hiểm thất nghiệp - - 5 + +E+E+E+E+E+E+EzEzxexreea 2031.3 Chế độ bảo hiểm thất nghiệp 2-5 EESxS32E 3212121212121 12x05 2031.4 Quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp - 5 +s+s+s+2 209
2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 55c s+s+cssssss 211
2.1 Bai hoc về đối tượng tham gia bảo hiểm that nghiệp - 2112.2 Bài hoc về chế độ bảo hiểm thất nghiép - - + +<+x+x+x+2 2122.3 Bài học quản ly nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp - 2132.4 Bài học về hợp tác quốc tẾ - - + ¿+ Sz+E2E2E9ESEEEEE2E2EEE re 214Chuyên dé 8: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIET NAM VE BẢO HIEMTHAT NGHIỆP TỪ KINH NGHIỆM CUA MOT SO QUOC GIA 216
1 Định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hiểm thất nghiệp 216
2 Một số kién nghị nhằm hoàn thiện pháp luật bảo hiểm thất nghiệp từkinh nghiệm của một số quốc gia ¿- - - 6k3 3 3 121 1212121212130 2202.1 Về đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp - - s5: 2202.2 Về chế độ bảo hiểm thất nghiệp . - - 5+ 2 2+2+s+E+Ez£zree: 222
Trang 102.3 Về quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp -:-5- 2262.4 Về cơ quan thực hiện bảo hiểm thất nghiệp (trung tâm dịch vụ việc
DAGON sex kuunksx khg05% KAUNAS RMRMRAA 540000204 540000201 54000201 51807033 AMIDA 1.08.0HĐAđ TACO 1/0/8083.0R 227
2.5 Về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp 229DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2 2+s+£+£+s+£z£ezszxez 231PHAN THỨ BA: BÀI BAO KHOA HOC 2- 5 52+s+c+£ccszcez 241
Trang 11DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASXH : An sinh xã hội
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp
BLDTBXH : Bộ Lao động, Thuong binh và Xã hội
HDLĐ : Hợp đồng lao động
HDLV : Hop đồng làm việc
ILO : Tổ chức lao động quốc tế
NLD : Nguoi lao động
NSDLD : Nguoi su dung lao động
TCTN : Tro cap that nghiép
Trang 12LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thất nghiệp là một hiện tượng khách quan và được biểu hiện như một đặctrưng vốn có của kinh tế thị trường Thất nghiệp có tác động lớn đến sự pháttriển, 6n định kinh tế, chính trị và xã hội của mỗi quốc gia, thất nghiệp day(người lao động) NLD vào tình cảnh túng quan, lãng phí nguồn lực xã hội, giatăng ty lệ tội phạm, là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến nên kinh tế biđình trệ Do đó, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là một trong những chính sáchquan trọng hàng đầu trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp
BHTN được xây dung và thực hiện với mục đích bù đắp một phần thunhập cho NLD khi bị mat việc làm, đồng thời tạo điều kiện dé NLD có cơ hộitìm kiếm được việc làm mới trong thời gian sớm nhất Năm 2006, BHTN ởViệt Nam được quy định lần đầu tiên trong Luật bảo hiểm xã hội và có hiệulực thi hành từ năm 2009 Về cơ bản, BHTN đã đáp ứng được phần nào yêucầu đặt ra, đảm bảo ôn định cuộc sống cho NLD bị mat việc làm Tuy nhiên,sau một thời gian thực hiện, chính sách BHTN đã bộc lộ những thiếu sót, bấtcập về đôi tượng tham gia, điều kiện hưởng, thủ tục thực hiện, hay các hoạtđộng hỗ trợ học nghề, tư vẫn — giới thiệu việc làm Mặt khác, mục tiêu củaBHTN khác với bảo hiểm xã hội BHTN là bảo hiểm ngắn hạn, nhằm hỗ trợ
tư vẫn giới thiệu việc làm, đào tạo, đảo tạo lại tay nghề cho NLD thất nghiép
dé ho sớm tìm được việc làm; đồng thời, có hỗ trợ, bù dap mot phan thu nhapcủa NLD trong thời gian thất nghiệp Bao hiểm xã hội là su bảo đảm, thay théhoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ và tập trung vào các chế độ bảohiểm xã hội dài hạn Kinh nghiệm của các nước trên thé giới cho thay, phanlớn các nước quy định chính sách BHTN hay bảo hiểm việc làm tại một vănbản luật riêng hoặc quy định trong Luật Việc làm Ví dụ tại Hàn Quốc, NhậtBản, Canada, Đức, Argentina, Mông Cổ Chỉ có một số nước quy định trongLuật Bảo hiểm xã hội như Thai Lan và Mf’ Bởi vậy, từ ngày 1/1/2015, chế
' http:/www.smic.org.vn/vi/thao-luan-chinh-sach/vi-sao-bao-hiem-that-nghiep-lai-chuyen-dia-chi
Trang 13độ BHTN đã được thực hiện theo quy định của Luật Việc làm thay cho quy
định của Luật Bảo hiểm xã hội
Các chính sách đó đi vào cuộc sống đã bảm bảo được quyền lợi của cácchủ thé khi tham gia BHTN Ké từ ngày 01/01/2015 (khi Luật Việc làm cóhiệu lực), do mở rộng đối tượng tham gia BHTN nên số người tham gia
BHTN năm 2015 đã tăng 11,8% so với năm 2014; năm 2016 tăng 7,3% so với
năm 2015 và vẫn có xu hướng tăng nhưng tỷ lệ tăng không cao ở những nămtiếp theo” Tuy vậy, nhận thức của NLĐ về BHTN chưa cao, tình trạng doanhnghiệp chậm đóng và nợ đọng bảo hiểm xã hội, BHTN nên không chốt được
số bảo hiểm xã hội gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của NLD, phan mềmthực hiện BHTN theo quy định của Luật Việc làm chưa được nâng cấp, hoànthiện nên một số Trung tâm dich vụ việc làm cập nhật các thông tin của NLDtrong quá trình hưởng các chế độ BHTN còn mang tính chất “ công”, do
đó, dé gây nhầm lẫn và mat nhiều thời gian trong quá trình tổ chức thựchiện Đó là những thách thức lớn và đặt ra nhu cầu cần có những giải pháphoàn thiện pháp luật về BHTN mà trong đó một trong những kênh tham khảoquan trọng đó chính là kinh nghiệm của các quốc gia trong việc xây dựng và
áp dụng pháp luật về BHTN
Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội” đã đề
ra mục tiêu phan đâu đến năm 2021 có khoảng 28%; đến năm 2025 có khoảng35%; năm 2030 là khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham giaBHTN Nghị quyết cũng đề cập đến việc sửa đồi, hoàn thiện chính sách BHTN,chú trọng không chỉ các giải pháp xử lý hậu quả thông qua việc chỉ trả trợ cấpthất nghiệp, đào tạo đáp ứng yêu cầu của công việc mới, giới thiệu việc làm màcần chú ý thoả đáng đến các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng thấtnghiệp thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất kinh doanh, bảo đảm
? Bộ Lao động thương binh và xã hội, BAO CÁO Tổng kết tình hình thi hành pháp luật về bảo hiểm thất
nghiệp (2017)
3 Nghị quyết được Hội nghị TW 7 Khoá XII của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua vào ngày 23/5/2018.
Trang 14việc làm cho NLD Trong các giải pháp nhằm đổi mới BHTN thì việc nghiêncứu, so sánh kinh nghiệm của các quốc gia là điều cần thiết.
Với lý do đó, nhóm tác giả lựa chọn đề tài: “Pháp luật quốc tế vàpháp luật của một số quốc gia trên thế giới về bảo hiểm thất nghiệp — Bàihọc kinh nghiệm cho Việt Nam” Nếu đề tài này được thực hiện thì đây sẽ lànguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho hoạt động giảng dạy môn học Luật ansinh xã hội đối với sinh viên toàn trường và đặc biệt là môn học này còn cótính chất bắt buộc cho sinh viên Khoa pháp luật kinh tế Không những thé, détài còn là tài liệu tham khảo đối với các giảng viên trong Tổ bộ môn Luật Laođộng, đối với sinh viên trong công tác nghiên cứu khoa học, đối với các nhàhoạch định chính sách xã hội ở Việt Nam như những người quan tâm đến lĩnhvực an sinh xã hội nói chung, pháp luật về BHTN ở Việt Nam hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Tình hình nghién cứu ở trong nước
Dưới tác động của nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập kinh tếquốc tế, thất nghiệp trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng ở mọi quốc gia.Theo đó, các van dé về trợ cấp thất nghiệp và BHTN đã thu hút được sự quantâm của rất nhiều nhà khoa học với các bài viết, chuyên đề dưới nhiều góc độ
Có thé kế đến như: “Cơ chế tao nguon và tổ chức thực hiện bảo hiểm thấtnghiệp” đề tài khoa học của Bộ Lao động thương binh và xã hội năm 2003;
“Nghiên cứu những nội dung cơ bản của bảo hiểm thất nghiệp hiện đại, vấn
dé lựa chọn hình thức trợ cấp thất nghiệp ở Việt Nam” dé tài khoa học củaBảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2004; Luận án tiến sĩ luật học “Ché độ bảohiểm thất nghiệp trong nên kinh tế thị trường ở Việt Nam ” (2005) của tác giả
Lê Thị Hoài Thu; Luận án tiễn sĩ của tác giả Nguyễn Quang Trường “Quản lýnhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta hiện nay”, Ngoài ra, còn có một
số bài viết đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý như: “Pháp luật bảo hiểmthat nghiệp sau 03 năm thực hiện ở Việt Nam” của ThS Đỗ Thi Dung đăngtrên tạp chí Luật học số 9/2012; “M6t số bắt cập trong thi hành pháp luật về
Trang 15bảo hiểm thất nghiệp” của tác giả Bùi Đức Hiễn đăng trên Tạp chí Nghiêncứu lập pháp số 4(189) tháng 2/2011; “Vấn dé lao động mat việc lam vàchính sách bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta hiện nay” của tác giả Nguyễn ThịThúy Vân đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước số 174 tháng 7/201; “Đánh giákết quả 7 năm thực hiện bảo hiểm thất nghiệp” của tác giả Trương Thị ThuHiền đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước số 6/2016
Nhìn chung, đối với các công trình trong nước, phạm vi và đối tượngnghiên cứu thường là các quy định của pháp luật Việt Nam và thực tiễn thựchiện các chính sách liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp Ít công trình phântích dưới góc độ so sánh với quy định của pháp luật quốc tế và các quốc gia
về bảo hiểm thất nghiệp
2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
BHTN là chính sách được áp dụng lần đầu tại Châu Âu từ những thậpniên đầu tiên của thế kỷ XX Theo đó, những lý thuyết về BHTN bắt đầuđược nghiên cứu như Lý thuyết thất nghiệp của Morgan; Lý thuyết kinh tếphúc lợi; Lý thuyết kinh tế an sinh xã hội Những lý thuyết này giải thích sựtồn tại tất yêu của thất nghiệp, chú trọng phát triển kinh tế và duy trì côngbang xã hội Các công trình nghiên cứu tiêu biểu về van dé này bao gồm:
- Temporary layoffs in theory of unemployment (tạm thời nghỉ việc trong
các lý thuyết về thất nghiệp của Feldstein, Joural of Political Economy (1976);
- Unemployment Benefit systems in central and Eastern Europe (hệ
thong hỗ trợ thất nghiệp tại trung và Tay Au) của William, LA and Woo,
- Unemployment Insurance and Short-Time Compensation: The Effects
on Layoffs, Hours per Worker, and Wages (BHTN va trợ cấp ngắn hạn: Cácảnh hưởng đối với that nghiệp, giờ lao động và tiền lương của Kenneth
Burdett, and Randall Wright, Journal of Political Economy (2001)
- The join design of unemployment insurance and employment
protection: A first pass (Thiết kế môi liên hệ giữa BHTN va bảo vệ việc làm:con đường đi đầu tiên) của Olivier J Blanchard, Jean Tirole (JEEA, 2008)
Trang 16- International Comparison of Unemployment Compensation Programs:
Focus on Recipient Ratio to Unemployed Workers (So sánh quốc té cácChương trình Bồi thường That nghiệp: Tập trung vào ty lệ người nhận trợ cấpthất nghiệp) của tác giả Ken Kitazawa (ILO, 2006)
Các công trình này đã đi sâu nghiên cứu về BHTN và chính sáchBHTN Đối với từng quốc gia, các học giả đều có những công trình nghiêncứu về chính sách BHTN của quốc gia mình Các công trình nghiên cứu ởnhiều góc độ khác nhau như kinh tế, xã hội, kinh tế lao động Các công trìnhnghiên cứu dưới góc độ pháp luật và so sánh pháp luật còn hạn chê
2.3 Danh mục các công trình đã công bố thuộc lĩnh vực của đề tài của chủ
nhiệm và những thành viên tham gia nghiên cứu
a) Của chủ nhiệm đề tài:
“Đánh gid thực trạng bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam dưới góc độ annỉnh việc làm”, Tạp chí khoa học Viện Mo, tháng 11, 2017 (Viết cùng Th.SNguyễn Thị Phan Mai)
b) “Quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp: Thực trạng vàmột số kiến nghị sửa đổi”, Tạp chí công thương, tháng 4/2019
c) Của các thành viên tham gia đề tài
Đỗ Thị Dung “Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp sau 3 năm thực hiện ởViệt Nam” Tạp chi Luật học, Trường Dai học Luật Hà Nội, Số 9/2012
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục dich nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nhằm nghiên cứu một cách có hệ thống một sốvan dé lý luận về BHTN, pháp luật về BHTN Trên cơ sở quan điểm về lý
luận được nghiên cứu và kinh nghiệm được rút ra từ nghiên cứu pháp luật
quốc tế và pháp luật của một số quốc gia về BHTN, đề tài tập trung phân tíchthực trạng pháp luật về BHTN tại Việt Nam hiện hành Thông qua việc đánhgiá những điểm bất cập của pháp luật và thực tiễn thực hiện, đề tài kiến nghịsửa đối, b6 sung một số quy định về BHTN và một số giải pháp nhằm nâng
Trang 17cao hiệu quả thực hiện pháp luật về BHTN theo hướng phù hợp với sự pháttriển về kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay.
3.2 Nhiệm vụ nghién cứu
Từ mục đích đặt ra như trên, đề tài tập trung vào các nhiệm vụ chính sau đây:
Một là, nghiên cứu để làm rõ hơn một số vẫn đề lý luận về BHTN,pháp luật về BHTN Cụ thé là về khái niệm, đặc điểm của BHTN, sự cần thiếtthực hiện BHTN; khái niệm, nguyên tắc, nội dung, vai trò của pháp luật
BHTN.
Hai là, nghiên cứu quy định của pháp luật quốc tế và một số quốc giađối với BHTN’, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm tạo cơ sở choviệc hoản thiện các quy định của pháp luật về BHTN ở Việt Nam
Ba là, phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật hiện
hành và thực tiễn thực hiện pháp luật BHTN tại Việt Nam Cụ thé là thựctrạng pháp luật và thực tiễn thực hiện quy định về đối tượng hưởng, điều kiệnhưởng, chế độ hưởng BHTN Từ đó, đề tài rút ra những nhận xét về ưu điểmcũng như những tôn tai, bat cập trong các quy định của pháp luật, cũng nhưthực tiễn thực hiện pháp luật, trên cơ sở có sự so sánh, đối chiếu với các quyđịnh của pháp luật Việt Nam và quy định của pháp luật quốc tế, pháp luật củamột số quốc gia về BHTN
Bon là, đề xuất các ý kiến sửa đối, bồ sung quy định của pháp luật hiệnhành về BHTN trên cơ sở lý luận, kinh nghiệm của các nước, thực trạng phápluật Việt Nam và thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật đã nghiên cứu,nhằm đảm bảo sự hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
luật BHTN ở Việt Nam trong thời gian tới.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối trợng nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu chủ yếu các quy định của pháp luật quốc tế (Côngước, khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế - ILO) và quy định pháp luật
* Các quốc gia dự kiến nghiên cứu bao gồm: Trung Quốc, Thái Lan, Đan Mạch, Đức
Trang 18của một số quốc gia trên thế giới về BHTN Cụ thể, đề tài dự kiến nghiên cứuquy định pháp luật cũng như thực tiễn thực hiện pháp luật tại Đức, TrungQuốc, Thái Lan, Đan Mạch Việc lựa chọn các quốc gia dựa trên một số tiêuchí như: Sự đa dạng, linh hoạt trong việc triển khai BHTN; sự tương đồng vềthé chế chính tri tương đồng với Việt Nam; trình độ phát triển, nguồn lực vận
hành chính sách BHTN.
Ngoài ra, đề tài cũng nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam
về BHTN như Luật Việc làm năm 2013; Nghị định 28/2015/NĐ-CP; Thông
tư 28/2015/TT-LĐTBXH Đồng thời, đề tài nghiên cứu thực tiễn thực hiệncác quy định pháp luật nêu trên dựa vào các số liệu thực tiễn của cơ quan cóthâm quyền công bồ trong những năm gần đây
4.2 Pham vi nghiên cứu của dé tài
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yêu giới hạn trong việc xem xét vẫn
đề thất nghiệp và BHTN đối với NLĐ làm công ăn lương, tham gia vào quan
hệ lao động và có giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc Đề tảikhông nghiên cứu van đề thất nghiệp đối với NLD tự do (trong khu vực kinh tế
phi chính thức)
Đề làm sâu sắc các vẫn đề lý luận, cũng như rút ra các bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật BHTN
hướng tới sửa đổi, bổ sung các quy định về BHTN còn bat cập dé tài còn đisâu nghiên cứu quy định của các tô chức quốc tế và pháp luật một số quốc giatrên thế giới về BHTN
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ luật học, dựa trên cơ sở của họcthuyết Mác - Lênin, bao gồm phép biện chứng duy vật và phương pháp luậnduy vật lịch sử Theo đó, vấn đề pháp luật về BHTN được nghiên cứu luôn ởtrạng thái vận động và phát triển trong mối quan hệ không tách rời với cácyếu tố tâm lý, xã hội, kinh tế, chính trị Trong quá trình nghiên cứu, dé tài còn
dựa trên cơ sở các quan điêm, định hướng của Đảng và Nhà nước vê chính
Trang 19sách an sinh xã hội nói chung, chính sách về BHTN ở Việt Nam nói riêngtrong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể đựơc sử dụng trong đề tài baogồm phương pháp lịch sử, phân tích, so sánh, so sánh luật học, chứng minh,tổng hợp, dự báo khoa học Cụ thể:
- Phương pháp lịch sử được sử dụng ở hầu hết các chuyên đề nhằm khảo cứucác tài liệu về BHTN và pháp luật về BHTN, cũng như các quy định của Tổchức quốc tế, của các quốc gia trên thé giới
- Phương pháp phân tích được sử dụng ở tất cả các chuyên đề nhằm phântách và tìm hiểu các van đề nghiên cứu dé thực hiện mục đích và nhiệm vụ đãđặt ra của dé tài
- Phương pháp chứng minh được sử dụng ở tất cả các chuyên đề nhằm đưa racác dẫn chứng (các quy định, số liệu, tài liệu, vụ việc thực tién ) làm rõ cácluận điểm, luận cứ trong các nội dung lý luận, thực trạng quy định của phápluật cũng như thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật BHTN
- Phương pháp so sánh, phương pháp so sánh luật học được sử dụng ở tat cảcác chuyên dé dé đối chiếu, đánh giá các quan điểm khác nhau của Tổ chứclao động quốc tế, một số quốc gia trên thế giới và trong các giai đoạn khác
nhau của pháp luật Việt Nam.
- Phương pháp tong hop được sử dụng ở tất cả các chuyên dé chủ yếu nhằmrút ra những nhận định, ý kiến đánh giá sau quá trình phân tích ở từng luận
cứ, từng luận điểm, đặc biệt được sử dụng dé đưa ra những kết luận của từngchuyên đề và kết luận chung
- Phương pháp dự báo khoa học được sử dụng trong các chuyên dé nghiêncứu về thực trạng pháp luật BHTN ở Việt Nam và thực tiễn thực hiện, nhằmđoán trước về những ý kiến, nhận định, đề xuất sửa đôi, bố sung các quy định
của pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật BHTN ở Việt Nam.
Trang 20Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài, tuỳ từng nội dung, vấn đềđặt ra mà dé tài có thé kết hop dan xen các phương pháp nghiên cứu cu thé
trên.
6 Những kết quả nghiên cứu và đóng góp mới của đề tài
Là công trình khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống về pháp luậtBHTN quốc tế và một số quốc gia trên thế giới, cũng như pháp luật BHTNViệt Nam, đề tài khoa học mang lại những kết quả và những đóng góp mới cơ
bản sau đây:
- Nghiên cứu được một số van đề lý luận về BHTN và pháp luật BHTN
Cụ thể là làm mới hơn nội hàm của BHTN, không chỉ bao gồm nhữngphương thức chi trả trợ cấp truyền thống mà còn gắn với các chính sách thị
trường lao động chủ động.
- Phân tích và đánh giá được thực trạng quy định của pháp luật BHTN
hiện hành ở Việt Nam và thực tiễn thực hiện các quy định này trên thực tế, từ
đó chỉ ra những điểm bat cập trong quy định của pháp luật và thực tiễn thựchiện pháp luật BHTN trong những năm gần đây
- Tìm hiểu nhăm trao đổi các kinh nghiệm trong quy định BHTN của
Tổ chức lao động quốc tế và các quốc gia trên thế giới, bao gồm: Trung Quốc,Thái Lan, CHLB Đức, Đan Mạch Trong các quốc gia này, Trung Quốc vàThái Lan là những nước có nhiều điểm tương đồng về văn hoá, trình độ pháttriển kinh tế, còn Đức và Đan Mạch là những cái nôi của an sinh xã hội vớitrình độ phát triển tương đối cao về BHTN Những luận giải từ kinh nghiệmcác quốc gia này góp phần không nhỏ trong việc đề xuất cho Việt Nam trongcải cách pháp luật BHTN trong tương lai.Các kiến nghị có giá trị tham khảođối với những nhà hoạch định chính sách, pháp luật, cũng như những nhà
nghiên cứu và thực thi các quy định của pháp luật BHTN.
7 Tổ chức thực hiện nghiên cứu đề tài
Đề thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và triển khai nội dung nghiên cứu
của đê tài, các công việc đã được tiên hành bao gôm:
Trang 21- Một là, đăng ký đề tài nghiên cứu và ký hợp đồng nghiên cứu dé tàikhoa học cấp trường với Ban Giám hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội.
- Hai là, chủ nhiệm đề tài làm đề cương, dự toán kinh phí thực hiện đềtài và thuyết minh đề cương nghiên cứu, dự toán kinh phí thực hiện đề tàitrước Hội đồng khoa học Trường
- Ba là, chủ nhiệm đề tài tổ chức các phiên họp với các thành viên tham gia
dé tài dé triển khai thực hiện đề tai
- Bon là, các tac giả chuyên đề tiễn hành thu thập tài liệu và viết cácchuyên đề của đề tài
- Năm là, các tác giả công bố 01 kết quả nghiên cứu liên quan đến đề
tài trên tạp chí chuyên ngành theo quy định.
- Sáu là, chủ nhiệm đề tài và thư ký đề tài thu các bài viết, biên tập và chủnhiệm đề tài viết báo cáo kết quả nghiên cứu đề tải
- Bay là, hoàn chỉnh dé tài nghiên cứu, đóng cuốn và nộp Phong Quan lykhoa học của Trường dé tổ chức nghiệm thu
Toàn bộ quá trình thực hiện, từ khi ký hợp đồng nghiên cứu đến khinộp kết quả nghiên cứu dé tài cho Phòng Quản lý khoa học Trường trong thời
gian 12 tháng.
8 Kết cầu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của
dé tài nghiên cứu gồm 3 phan:
Phan thứ nhất: Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài;
Phần thứ hai: Các chuyên đề nghiên cứu đề tài;
Phần thứ ba: Bài báo khoa học
Trang 22PHAN THỨ NHAT:
BAO CAO KET QUA NGHIEN CUU DE TAI
Trang 23Giới thiệu chung
“Pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia trên thế giới về BHTN
- Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” là một đề tài nghiên cứu cấp trườngđược thực hiện theo Hợp đồng nghiên cứu khoa học giữa Trường Đại họcLuật Hà Nội và nhóm tac giả do Th.S Doan Xuân Trường là chủ nhiệm đề tài.Nội dung của đề tài được chia làm ba phần, gồm 08 chuyên đề
Phan thứ nhất: Một số van đề lý luận về bảo hiểm thất nghiệp vapháp luật về bảo hiểm thất nghiệp
Phần thứ nhất bao gồm 01 chuyên đề với nội dung chủ yếu là phân tíchnhững van dé lý luận về BHTN và pháp luật về BHTN như khái niệm thấtnghiệp, người thất nghiệp; ảnh hưởng của thất nghiệp; khái niệm, đặc điểm, ýnghĩa, phân loại của BHTN; khái niệm, nguyên tắc điều chỉnh, nội dung phápluật về BHTN Đây là những van dé lý luận cơ bản nhằm đánh giá thực trạngcác pháp luật về BHTN ở Việt Nam cũng như pháp luật BHTN một số quốcgia trên thế giới và xây dựng bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Phần thứ hai: Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo hiểm thấtnghiệp và thực tiễn thực hiện
Phan thứ nhất bao gồm 1 chuyên dé với nội dung phân tích, đánh giáthực trạng các quy định về BHTN tại Việt Nam hiện hành như đối tượng thamgia; chế độ BHTN.;quỹ BHTN; hồ sơ, thủ tục thực hiện chế độ BHTN; xử lý
vi phạm và giải quyết tranh chấp về BHTN Ngoài ra, tác giả chuyên đề cũngphân tích, đánh giá về thực tiễn thực hiện pháp luật về BHTN tại Việt Nam và
đề xuất những kiến nghị cần thiết cho việc hoàn thiện những vẫn đề này trong
thời gian tới.
Phần thứ ba: Pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc giatrên thế giới về bảo hiểm thất nghiệp và những đề xuất cho Việt Nam
Phần thứ ba được xác định là nội dung chính của đề tài Ngoài việcphân tích các quy định của Tổ chức lao động quốc tế về BHTN, nhóm tác giả
đã lựa chọn một số quốc gia, bao gồm: Trung Quốc, Đan Mạch, Thái Lan,
Trang 24Đức Trên cơ sở phân tích đánh giá pháp luật BHTN của các nước này cũng
như điều kiện thực tế của Việt Nam, nhóm tác giả đã đưa ra những đề xuấtnhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật BHTN ở Việt Nam ở rat nhiều cácphương diện như đối tượng áp dụng, chế độ BHTN, quản lý BHTN
Sau đây là những kết quả nghiên cứu chủ yếu của Đề tài được báo cáotheo ba nhóm nội dung đã đề cập:
1 Một số vấn đề lý luận về bảo hiểm thất nghiệp và pháp luật về bảohiểm thất nghiệp
1.1 Một số vấn đề lý luận về bảo hiểm thất nghiệp
- Khái niệm thất nghiệp, người thất nghiệp
Một là, thất nghiệp được coi là hiện tượng tất yếu tồn tại trong nềnkinh tế thị trường Trong đó, các quy luật của nền kinh tế thị trường như quyluật cạnh tranh, cung — câu, giá trị là nguyên nhân cơ bản của thất nghiệp.Trong lịch sử loài người, thất nghiệp lần đầu tiên ở xã hội tư bản Các họcthuyết vé thất nghiệp chủ yếu được xem xét dưới góc độ kinh tế Các tác giảtiêu biểu có các nghiên cứu về thất nghiệp có thể ké đến là Uyliam Petty’;Adam Smith”: Keynes’; SamuelsonŸ Các lý thuyết về thất nghiệp tuy cónhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng đều cho thấy một điều cơ bản là, trongnên kinh tế thị trường vẫn có một bộ phận NLD thất nghiệp Thất nghiệp là
hiện tượng người có năng lực lao động không có cơ hội tham gia lao động xã
hội, bị tách khỏi tư liệu sản xuất
Hai là, theo nghiên cứu của nhóm tác giả, định nghĩa thất nghiệp của
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) được nhiều nước tán thành và đưa vào áp
> Uyliam Petty theo chủ nghĩa trọng thương nên cho rang dé giảm bớt tình trạng thất nghiệp thì phải day
mạnh xuất khẩu ra bên ngoài dé thu hút lực lượng dân cư thừa trong xã hội (đây cũng là một trong những
nguyên nhân đề các nước tư bản mở rộng thuộc địa).
° Người nghiên cứu một cách có hệ thống về việc làm và thất nghiệp, những nguyên nhân dẫn đến thất
nghiệp.
7 Tác giả đã nghiên cứu rất sâu về thất nghiệp trên cơ sở phân tích cung - cầu về lao động trong thị trường và các môi quan hệ kinh tế, xã hội khác Keynes thừa nhận van đề thất nghiệp không phải là những hiện tượng độc lập của đời sống kinh tế mà là kết quả của những tính quy luật nhất định trong việc đạt được cân bằng của hệ thống kinh tế
* Samuelson đã phân tích cung-cầu về lao động dé thấy rõ bản chất của thất nghiệp và đưa ra các tiêu chi dé phân loại thất nghiệp
Trang 25dụng Lich sử phát triển của khái niệm “há: nghiệp ” được ghi nhận trong cácvăn bản pháp lý của tô chức ILO như Công ước 102 năm 1952 về quy phạmtối thiêu đối với an toàn xã hội; Công ước 168 năm 1988 về xúc tiến việc làm
và chống thất nghiệp; Văn bản của Hội nghị quốc tế về lao động của ILO lầnthứ 13 tại Geneva năm 1983 về thống kê dân số hoạt động kinh tế, việc làm,thất nghiệp và thiếu việc làm Theo đó, “That nghiệp là hiện tượng toàn NLD
ở độ tuổi quy định không có việc làm; có khả năng làm việc; đang đi tìm việclàm” Như vậy, ILO đưa ra định nghĩa thất nghiệp băng cách liệt kê các tiêuchí: (1) Không có việc làm, nghĩa là đã không có bất kỳ một công việc đượctrả công hoặc công việc tự làm; (2) Có khả năng làm việc được hiểu là hiệntại có khả năng làm việc, nghĩa là có khả năng làm bất kỳ một công việc đượctrả công hoặc công việc tự làm; (3) Dang di tìm kiếm việc làm được hiểu là cókhả năng làm việc, nghĩa là có khả năng làm bất kỳ một công việc được trả
công hoặc công việc tự làm.
Ba là, việc xác định người thất nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việcxác định phạm vị, đối tượng điều chỉnh của chế độ BHTN Từ định nghĩa vềthất nghiệp, ILO đã đưa ra bốn tiêu chí cơ bản để xác định “người thấtnghiệp” đó là: trong độ tuôi lao động, có khả năng lao động, đang không có
việc làm, đang đi tìm việc làm.
Khái niệm “thất nghiệp” dùng dé chỉ một hiện tượng xã hội mà ở đómột số lượng lao động xã hội bị dư thừa (không có việc làm) mặc dù NLDhoàn toàn có khả năng lao động và đang tìm kiếm việc làm; khái niệm “#gườithất nghiệp ” dé chỉ ra một cá nhân đơn lẻ người không có việc làm, trên cơ sở
đó Nhà nước có những hỗ trợ cần thiết dé ho tổn tại và tìm kiếm việc làm.Ngoài ra, cần phân biệt người thất nghiệp và người không có việc làm Ngườikhông có việc làm là người hoàn toàn không làm công việc gi dé hưởng lương,tiền công hay lợi nhuận vì nhiều lý do khác nhau như không tìm được việclàm, không muốn làm việc, không có nhu cầu làm việc mặc dù trong độ tuổi
lao động.
Trang 26- Anh hưởng của thất nghiệp
Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế xã hội, do tác động của nhiềuyếu tố kinh tế —x4 hội, trong đó có những yếu tố vừa là nguyên nhân vừa làkết quả Ngược lại, thất nghiệp có ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế
— xã hội của đất nước Có thê nói, ảnh hưởng của thất nghiệp tới kinh tế, xãhội chủ yếu được nhìn nhận dưới góc độ tiêu cực Thất nghiệp là hiện tượng
có khả năng ảnh hưởng xấu tới tốc độ phát triển kinh tế, là nguyên nhân khiếnlạm phát tăng cao Thất nghiệp khién NLD không có việc làm, khiến thu nhập
bị giảm hoặc mất, giảm chất lượng sống của NLĐ Ngoài ra, thất nghiệp cũng
có khả năng tạo ra những bat 6n cho xã hội
Ngược lại, thất nghiệp, xét trong một chừng mực nào đó, được xemnhư động lực dé phát triển, cải cách kinh tế Ty lệ thất nghiệp tăng cao buộcNhà nước phải thực hiện các biện pháp điều chỉnh như thực thi các chính sáchđổi mới nhằm phát triển kinh tế, xây dựng an sinh xã hội bền vững
- Khai niệm, đặc điểm của bảo hiểm thất nghiệp
Từ việc phân tích các tác động của thất nghiệp tới đời sống xã hội, cóthé khang định, sự ra đời của BHTN là cần thiết BHTN là một hình thức bảohiểm dựa trên sự đóng góp của Nhà nước, NLD và người sử dung lao độngnhằm bù đắp một phần thu nhập cho NLD khi mat việc làm, tạo diéu kiện choNLD tim được việc làm thông qua tu vấn và giới thiệu việc làm hoặc đào tạolại BHTN không phải là biện pháp giải quyết hậu quả thất nghiệp một cách
bị động, mà BHTN có vai trò chủ động trong việc thúc đây sự chuyên đôi cocau ngành nghé, giảm thất nghiệp, giúp NLD nhanh chóng tìm được việc làm.BHTN là một chế độ của bảo hiểm xã hội, theo đó BHTN không chi thay théhoặc bù đắp một phan thu nhập của NLD nhằm đảm bảo cuộc sống cho hotrong thời gian bị mất việc làm, mà còn giúp đỡ đưa người thất nghiệp trở lại
với thị trường lao động, thông qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tài
Trang 27chính được đóng góp từ các bên tham gia BHTN, nhằm góp phần đảm bảo antoàn đời sống của NLĐ và gia đình họ, bảo đảm an sinh xã hội.
BHTN có những đặc điểm chung của bảo hiểm, đó là sự dịch chuyên,san sẻ rủi ro, chia sẻ tôn thất của những người tham gia Mục dich cuỗi cùng
và cơ bản của BHTN và bảo hiểm xã hội (BHXH là đảm bảo cho NLD và giađình họ trước những “rủi ro xã hội”, có được cuộc sống an lành Nếu như hệthống BHTN thực hiện tốt chức năng bảo đảm thu nhập, thay thé cho NLDkhi họ bị mất khoản thu nhập từ lao động do bị thất nghiệp, thì nhà nước vàcộng đồng giảm thiểu được những chi phí về tai chính và chi phí xã hội đểkhắc phục những hậu quả do thất nghiệp Ngoài ra, BHTN có những đặc điểmnhư sau: BHTN có nguồn gốc từ quan hệ lao động nhưng khi thực hiện lạichủ yếu thuộc về lĩnh vực việc làm; BHTN không nhằm mục đích lợi nhuận;BHTN là chế độ ngăn hạn, có đối tượng áp dung là người thất nghiệp:BHTN bao gồm nhiều chế độ trợ giúp NLD như trợ cap; hỗ tro xúc tiến việc
làm cho NLD.
- Ynghia, phân loại bảo hiểm thất nghiệp
BHTN có hai chức năng chủ yếu: Chức năng bảo vệ và chức năngkhuyến khích Với chức năng bảo vệ, BHTN tổ chức bù đắp thu nhập chongười thất nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho họ có cơ hội quay trở lại thịtrường lao động Với chức năng khuyến khích, BHTN khích thích người thấtnghiệp tích cực tìm việc làm và sẵn sàng đi làm việc Qua hai chức năng này
có thê thay, BHTN có ý nghĩa trên nhiều phương diện khác nhau:
Về mặt kinh tế, BHTN không chỉ đóng vai trò thiết yếu trong việc cảithiện kinh tế cho NLĐ Khoản tiền trợ cấp thất nghiệp (TCTN) là khoản được
sử dụng dé giúp NLD có được cuộc sống tương đối ổn định sau khi bi matviệc làm và đồng thời tạo điều kiện cho NLĐ có khả năng tìm kiếm việc làmmới Đối với (người sử dụng lao động) NSDLD, quỹ BHTN sẽ chi trả TCTNcho NLD khi họ bị mat việc làm thay cho người sử dụng lao động, thay cho
việc người sử dụng lao động chi trợ cap mat việc làm, thôi việc cho NLD Do
Trang 28vậy doanh nghiệp sẽ bớt trách nhiệm đối với NLD trong những giai đoạn khi
họ gặp khó khăn phải sa thải lao động hoặc cho NLD tạm nghỉ việc.
Về mặt xã hội, BHTN là một chính sách xã hội Nếu thực hiện tốtchính sách này sẽ tạo ra sự ôn định về mặt xã hội va ngược lại, khi thực hiệnkhông tốt sẽ khiến cho xã hội phát sinh nhiều tiêu cực, mất ôn định Khôngnhững thế, BHTN còn có ý nghĩa rất to lớn về mặt chính trị Khi NLĐ bị mất
di nguồn thu nhập do mất việc làm, đời sống khó khăn sẽ khiến cho họ mất đilòng tin đối với Nhà nước, gây ra những hậu quả khó lường trước, thậm chídẫn tới sự sụp đô của một chế độ, một quốc gia Do đó, BHTN được thực hiện
sẽ góp phần 6n định chính trị của đất nước
Và mặt pháp lý, với sự ra đời của loại hình BHTN là sự cụ thể hoá conngười Đây là quyền cơ bản được ghi nhận trong Tuyên ngôn nhân quyền củaLiên hợp quốc (1948) Quyền được làm việc là một trong những quyền củacon người Nó không những được quy định trong pháp luật quốc gia mà cònđược quy định trong pháp luật quốc tế Sự ra đời của BHTN đã biến quyềncon người, quyền công dan trở thành hiện thực
Việc phân loại bảo hiểm thất nghiệp chủ yếu dựa vào các điều kiện đặcthù về kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi quốc gia và khu vực Nhìn chung, bảohiểm thất nghiệp được phân chia dựa vào các tiêu chí sau:
Dựa vào tinh chất loại hình bảo hiểm, có thé chia thành bảo hiểm thấtnghiệp bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp tự nguyện Bảo hiểm thất nghiệp bắtbuộc do nhà nước tô chức và đảm bảo thực hiện Tính chất bắt buộc được théhiện thông qua đối tượng tham gia, chế độ, mức phí đóng Bảo hiểm thấtnghiệp tự nguyện thường do các tô chức công đoàn, người sử dụng lao động
và lao động tự nguyện tham gia, chính quyền không tham gia trực tiếp nhưng
hỗ trợ một khoản kinh phí nhất định đối với quỹ của bảo hiểm thất nghiệp
Dựa vào mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người thất nghiệp có thểchia thành bảo hiểm thất nghiệp loại quyền lợi và bảo hiểm thất nghiệp loạiđiều tra Bảo hiểm thất nghiệp loại quyền lợi là chỉ những người thất nghiệp
Trang 29đáp ứng đủ điều kiện về thời hạn đóng bảo hiểm thất nghiệp và thuộc diệnthất nghiệp ngoài ý muốn thì được quyền lĩnh tiền thất nghiệp một cách hợppháp, không tính đến tình hình thu nhập của gia đình người thất nghiệp Bảohiểm thất nghiệp bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp tự nguyện đều thuộc loạinày Bảo hiểm thất nghiệp loại điều tra do các tổ chức chính quyền thực hiện,hình thành dựa vào điều tra thu nhập, lấy kết quả điều tra làm căn cứ, xácđịnh người thất nghiệp không có khả năng sinh sống dé thực hiện trợ cấp.1.2 Một số vấn đề lý luận pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp trên thé giới ra đời đến nay đã hơn 100 năm Pháp
là quốc gia xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp sớm nhất trên thế giới vàonăm 1905 với việc ban hành Luật Bảo hiểm thất nghiệp Năm 1911, Vươngquốc Anh ban hành Luật Bảo hiểm thất nghiệp, đánh dấu giai đoạn mang tínhbắt buộc của bảo hiểm thất nghiệp Sau này, chế độ bảo hiểm thất nghiệpđược quy định trong pháp luật của nhiều quốc gia châu Âu như Na Uy (năm1906), Đan Mạch (năm 1907), Hà Lan (năm 1916), Phần Lan (năm 1917),
Tây Ban Nha (năm 1919), Ustralia, Bỉ năm 1920, Nga (năm 1921), Thuy Sỹ (năm 1924), Cộng hoà Bulgaria (năm 1925), New Zealand (năm 1930), Thuy
Điền (năm 1934), Mỹ (năm 1935)
BHTN là một chính sách thuộc hệ thống các chính sách về an sinh xãhội, do đó pháp luật về BHTN cũng là một bộ phận của hệ thống pháp luật ansinh xã hội Nó điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thamgia và thụ hưởng BHTN Có thé hiểu pháp luật về BHTN là hệ thong các quytắc xử sự chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bao thực hiện
về việc đóng góp và sử dụng quỹ BHTN, chỉ trả TCTN và thực hiện các biệnpháp đưa người thất nghiệp trở lại làm việc
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về BHTN là những tư tưởng chỉđạo, chi phối việc xây dựng chính sách BHTN, toàn bộ hệ thống các quyphạm pháp luật về BHTN BHTN là một chính sách trong hệ thống an sinh xãhội, vì thế các nguyên tắc của pháp luật về BHTN vừa thể hiện được nét cơ
Trang 30bản chung của an sinh xã hội như bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người
tham gia BHTN; quỹ BHTN được quản lý tập trung, thống nhất, công khai,
minh bạch, bảo đảm an toàn và được Nhà nước bảo hộ; thực hiện BHTN phải
đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của ngườitham gia Ngoài ra, nguyên tắc điều chỉnh pháp luật về BHTN còn bao gồmnhững nguyên tắc như: mức hưởng BHTN được tính trên cơ sở mức đóng,thời gian đóng BHTN; mức đóng BHTN được tính trên cơ sở tiền lương của
NLD
Tùy thuộc điều kiện kinh tế, xã hội và quan điểm riêng mà pháp luậtmỗi quốc gia có quy định khác nhau về BHTN Tuy nhiên nhìn chung phápluật BHTN của hầu hết các quốc gia đều bao gồm các nội dung là đối tượngtham gia BHTN, diéu kién huong BHTN, cac chế độ BHTN; nguồn hinhthành quỹ BHTN; thủ tục thực hiện BHTN và tô chức thực hiện BHTN
Đối tượng tham gia BHTN là các bên có nghĩa vụ đóng phí vào quỹBHTN cho NLD hưởng chế độ, quyền lợi BHTN khi bị thất nghiệp Mục tiêucủa chính sách BHTN là bu đắp một phần thu nhập cho NLD khi bị mất việclàm, đồng thời tạo điều kiện để họ có cơ hội tìm kiếm được việc làm mớithích hop và 6n định trong thời gian sớm nhất Tuy nhiên tham gia BHTNkhông chỉ là quyền lợi của NLD mà còn là trách nhiệm của cả NLD vàNSDLD Do đó, đối tượng tham gia BHTN bao gồm NLD và NSDLD, songđối tượng này rộng hay hẹp còn tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể và quy định
của từng nước.
Chế độ BHTN là tông hợp các quy định về đối tượng hưởng, điều kiệnhưởng, mức hưởng và thời gian hưởng BHTN Tùy vào điều kiện kinh tế xãhội trong từng giai đoạn mà các quốc gia quy định khác nhau về chế độBHTN bởi nó ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của NLĐ, tình hình an toàn củaquỹ BHTN, có tác động đến van dé việc làm và tình trạng thất nghiệp củaquốc gia
— Đối tượng hưởng BHTN:
Trang 31Đối tượng hưởng BHTN là cá nhân NLD tham gia BHTN khi có đủcác điều kiện pháp luật quy định Đối tượng hưởng BHTN được quy địnhtùy thuộc vào chính sách kinh tế xã hội và nguồn quỹ BHTN, tình trạngNLD mất việc làm trong thời gian bảo đảm tro cấp, hỗ trợ.
— Diéu kiện hưởng BHTN:
Không phải bat cứ NLD nào tham gia BHTN thì khi mắt việc làm đềuđược hưởng BHTN mà họ phải đáp ứng những điều kiện nhất định Các điềukiện hưởng BHTN thường bao gồm điều kiện về thời gian đóng BHTN; điềukiện về sự kiện bảo hiểm, đó là việc NLĐ bị thất nghiệp, nguyên nhân thấtnghiệp và có những băng chứng chứng tỏ sự sẵn sàng nhận công việc mới vàcác nỗ lực nhằm cham dứt tinh trạng thất nghiệp, đang tìm kiếm việc làm
- Mc hưởng va thời gian hưởng BHTN:
Mức trợ cấp BHTN là khoản tiền mà NLD (khi mất việc làm) nhậnđược từ cơ quan BHTN hay cơ quan quản lý lao động chỉ trả trợ cấp Mức trợcấp thất nghiệp được hình thành trên cơ sở mức đóng và thời gian đóng củaNLD Thời gian hưởng trợ cấp BHTN phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà quantrọng nhất là kha năng tài chính của quỹ BHTN Dé dam bảo sự công bănggiữa những người tham gia BHTN thì thời gian hưởng trợ cấp BHTN còn
được tính toán căn cứ thời gian đóng BHTN cua NLD
Ngoài ra dé hỗ trợ, tạo điều kiện cho NLD sớm quay trở lại thị trườnglao động, bên cạnh TCTN còn có thể có các chế độ khác như chế độ hỗ trợhọc nghề, chế độ hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm cho người thất nghiệp Chế
độ hỗ trợ học nghề nhằm mục dich đào tạo nghề hoặc nâng cao tay nghề chongười thất nghiệp, giúp họ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm việc làm mới do
có cơ hội lựa chọn nghề nghiệp nhiều hơn Chế độ hỗ trợ tư vấn, giới thiệuviệc làm cho người thất nghiệp nhằm giúp NLĐ nắm bắt được thông tin thị
trường việc làm, lựa chọn việc làm phù hợp với khả năng của mình.
Thủ tục hưởng BHTN là các công việc, trình tự công việc ma NLD,NSDLD và cơ quan có thâm quyền bắt buộc phải tuân theo theo quy định của
Trang 32pháp luật dé được hưởng BHTN Thủ tục hưởng BHTN cũng là cơ sở pháp lý
dé NLD đáp ứng các điều kiện được hưởng chế độ BHTN Ngoài ra, quy định
về thủ tục hưởng BHTN còn giúp nhà nước quản lý người thất nghiệp, việcthực hiện chính sách BHTN và đảm bảo để NLĐ, NSDLĐ và cơ quan nhànước thực hiện đúng, đầy đủ và bảo đảm quyền lợi một cách công bằng cho
NLD hưởng BHTN.
Quy BHTN là một quỹ tai chính tập trung, được hình thành từ sự đóng
góp của các bên tham gia quan hệ BHTN và dùng dé chi trả các chế độ choNLD khi có đủ điều kiện hưởng BHTN theo quy định pháp luật Quỹ BHTNđược hình thành từ nhiều nguồn khác nhau Một trong những nguồn cơ bản làđóng góp của các bên tham gia BHTN, gồm NLĐ, NSDLĐ và Nhà nước.Quỹ BNTN được đảm bảo an toàn về tài chính, khả năng cân đối thu- chi déduy trì thực hiện chế độ BHTN Sự an toàn về tài chính của quỹ thể hiện ởviệc đảm bảo giá trị của quỹ và đảm bảo số lượng tiền cần thiết nhằm thựchiện đầy đủ các chế độ BHTN khi cần thiết
Xử lý các vi phạm pháp luật về BHTN là hoạt động của chủ thể cóthâm quyền nhằm trừng phạt các hành vi không thực hiện, thực hiện không
đúng các quy định của pháp luật BHTN, thực hiện những hành vi mà pháp
luật BHTN cắm Phần lớn các vi phạm pháp luật BHTN là những vi phạm cácquy định về đóng phí, quản lý quỹ và chi trả chế độ BHTN cho NLD Các cánhân, tổ chức có hành vi cô ý hoặc vô ý vi phạm pháp luật BHTN thì bị xử lýtheo quy định của pháp luật Chế tài xử lý có thể là chế tài hành chính hoặchình sự tùy thuộc quy định ở mỗi quốc gia là khác nhau
2 Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo hiểm thất nghiệp và thực tiễn
thực hiện
Ở Việt Nam, pháp luật bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) lần đầu tiên được
đề cập trong Bộ luật lao động năm 1994, song đến năm 2006, trong Luật bảohiểm xã hội, mới được quy định cu thé Theo đó, quy định về BHTN có hiệulực thi hành từ ngày 01/01/2009 Giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2014,
Trang 33BHTN được điều chỉnh trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, từ 01/01/2015đến nay, BHTN được điều chỉnh trong Luật Việc làm năm 2013.” Hướng dẫnthực hiện các quy định của Luật là Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày12/3/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảohiểm thất nghiệp (Nghị định số 28/2015/NĐ-CP) và Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật việclàm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 củaChính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảohiểm thất nghiệp (Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH) Ngoài ra, còn có cácvăn bản quy định các vẫn để liên quan đến BHTN như Quyết định số
77/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/12/2014 quy định mức
hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp; Nghịđịnh số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8 /2013 của Chính phủ quy định xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người laođộng Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Nghị định số88/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 7/10/2015 sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/ 2013 của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưangười lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng,
Từ các văn ban, có thé thay nội dung pháp luật về BHTN Việt Nam hiệnhành bao gồm các quy định về đối tượng tham gia BHTN; các chế độ BHTN;quan lý, sử dụng quỹ BHTN, thủ tục thực hiện các chế độ BHTN, xử lý viphạm pháp luật và giải quyết tranh chấp về BHTN Những quy định có tính
hệ thống và toàn diện này đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thực thi cóhiệu quả các chế độ BHTN, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người laođộng (NLĐ) và góp phần đảm bảo an sinh xã hội của đất nước
? Điều 41 đến Điều 59 Luật Việc làm.
Trang 342.1 Ưu điểm
- _ Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Theo quy định tại Điều 43 Luật việc làm năm 2013 thì đối tượng thamgia BHTN gồm NLĐ ” và NSDLĐ”' So với Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006thì Luật Việc làm năm 2013 đã mở rộng hơn đôi tượng tham gia BHTN,không giới hạn số lượng NLD trong đơn vị sử dụng lao động như trước đây.Việc xác định và mở rộng đối tượng tham gia BHTN như vậy, vừa đảm bảođược quyền tham gia BHTN của moi NLD, vừa thé hiện sự bình đăng, dân
chủ giữa các đơn vi sử dụng lao động trong việc thực hiện chính sách xã hội,
đảm bảo đời sông đối với nhóm NLĐ có khả năng dễ bị mất việc làm do tác
động của thị trường lao động.
- _ Chế độ trợ cấp thất nghiệp
Theo Điều 42 Luật việc làm năm 2013, NLD tham gia BHTN đượchưởng các chế độ: chế độ trợ cấp thất nghiệp; chế độ hỗ trợ tư vấn, giới thiệuviệc làm; chế độ hỗ trợ học nghề và chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nângcao trình độ kỹ năng nghề dé duy trì việc làm cho NLD, được áp dụng khôngchỉ đối với NLD, (như trước đây) mà còn mở rộng chế độ đối với cả NSDLĐ
Quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện hưởng trợ cấp thấtnghiệp khá chặt chẽ Điều này nhằm mục đích Nhà nước chỉ có trách nhiệmđảm bảo đời sống cho NLD cham dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc Hợpđồng làm việc (HDLV), dam bảo sự công bằng giữa những NLD tham giaBHTN và bảo đảm sự an toàn về tài chính của quỹ BHTN Bởi, hầu hết cácquốc gia trên thế giới đều quy định trước khi hưởng trợ cấp thất nghiệp, NLDphải có một quá trình làm việc nhất định và tham gia đóng BHTN trong một
10 NLD bắt buộc tham gia BHTN bao gồm NLD làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc hợp đồng
làm việc (HDLV) không xác định thời hạn; hoặc xác định thời hạn; hoặc HDLD theo mùa vụ/theo một công
việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng
11 Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tô chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; ii) Cơ quan tổ chức nước
ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; 11) Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân thuê mướn, sử dụng lao động theo HDLD có thời hạn 3 tháng trở
lên
Trang 35thời gian tối thiểu, nhằm buộc NLĐ thực hiện nghĩa vụ của mình theonguyên tắc có đóng góp mới được hưởng thụ, để quỹ BHTN có nguồn thu
đủ chi (bên cạnh nguồn thu từ việc đóng góp của NSDLĐ và sự hỗ trợ của
nhà nước).
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp phụ thuộc vào thời gian làm việc
có đóng BHTN của NLD và tổng thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệphàng tháng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Việc làmnăm 2013 Quy định lũy tiến thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp phụ thuộcvào thời gian đóng BHTN như trên là hợp lý, đảm bảo sự công bằng giữa
những NLD tham gia BHTN.
Pháp luật Việt Nam quy định cu thé mức hưởng trợ cấp thất nghiệp choNLD tại khoản 1 Điều 50 Luật Việc lam năm 2013 va được cụ thé trong Nghịđịnh số 28/2015/NĐ-CP Theo đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng thángbang 60% mức bình quân tiền lương hang tháng đóng BHTN của 06 thángliền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sởđối với NLD thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quyđịnh hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộluật lao động đối với NLD đóng BHTN theo chế độ tiền lương do NSDLDquyết định tai thời điểm cham dứt HDLD hoặc HDLV
Quy định mức trợ cấp cho NLĐ như trên là phù hợp, bởi trong trợ cấpthất nghiệp, nêu quy định mức quá thấp sẽ không đảm bao được giá trị của trợcấp và mục đích của BHTN, còn nếu quy định quá cao sẽ ảnh hưởng đến sự
an toàn về tài chính của quỹ BHTN Bên cạnh đó, việc quy định mức trợ cấpcăn cứ vào mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của sáutháng liền kề trước khi bi mat việc làm, đồng thời khống chế mức tối đa sẽđảm bảo thực hiện được mục đích của chế độ BHTN là bù đắp thu nhập, ônđịnh đời sống cho NLĐ ở một mức độ nhất định khi họ rơi vào tình trạng thấtnghiệp, bảo đảm công băng giữa người nghỉ việc hưởng trợ cấp với NLD
đang đi làm.
Trang 36- Quan lý quỹ BHTN
Ở Việt Nam, pháp luật quy định Nhà nước, NLD và NSDLD cùng cótrách nhiệm đóng góp để hình thành và duy trì quỹ BHTN tại Điều 57 Luậtviệc làm năm 2013 Quy định này bảo đảm thực hiện nguyên tắc cơ bản củaBHTN, đó là quỹ BHTN được nhà nước bảo hộ, nhất là trong thời gian đầutriển khai thực hiện và bảo đảm cho sự thành công của BHTN Mức đóngBHTN và trách nhiệm đóng BHTN cu thé là: NLD đóng bằng 1% tiền lươngtháng NSDLD đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những NLD đangtham gia BHTN Nhà nước hỗ trợ tối da 1% quỹ tiền lương tháng đóng
BHTN của những NLD đang tham gia BHTN và do ngân sách trung ương bảo đảm.
Mặc dù BHTN là một bộ phận của chính sách an sinh xã hội, song do
đặc điểm riêng của BHTN nên quỹ BHTN được hạch toán độc lập Tổ chức
BHXH Việt Nam thực hiện việc thu, chi, quan lý và sử dụng quỹ Việc quản
lý tập trung thống nhất một đầu mối là cơ quan BHXH Việt Nam sẽ giúp cáccấp, các bộ phận chức năng trong toàn hệ thống BHXH nâng cao tinh thầntrách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng phục vu NLD,giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước, cân đối quỹ trong dài hạn đượcchính xác, quản lý số tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời có hiệu quả
- Xử lý vi phạm pháp luật ve BHTN
Vi phạm pháp luật về BHTN là những hành vi trái pháp luật của mộttrong các bên hoặc các bên liên quan trong lĩnh vực BHTN hoặc của bat kì tổchức, cá nhân nào trong xã hội Hiện nay, việc xử lí vi phạm pháp luật vềBHTN được pháp luật Việt Nam chủ yếu liên quan đến lĩnh vực xử lí vi phạmhành chính, được quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 vàđược sửa đối, bổ sung bởi Nghị định số 88/2015/NĐ-CP
Có hai hình thức xử phạt chính được áp dụng là cảnh cáo và phạt tiền,trong đó, hình thức phạt tiền tối thiểu là 1 triệu đồng và tối đa lên đến 75 triệu
đông Ngoài ra, còn có các hình thức xử phạt bô sung như: buộc cơ quan, tô
Trang 37chức, cá nhân vi phạm phải truy thu nộp số tiền BHTN; bắt buộc đóng số tiềnlãi của số tiền BHTN chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt độngđầu tư từ quỹ BHXH trong năm NLĐ cũng bị xử phạt hành chính nếu thỏathuận với NSDLĐ không tham gia BHTN; hành vi làm giả hồ sơ để hưởngchế độ BHTN Đối với cơ quan BHXH, sẽ bị xử phạt đối với các hành vinhư không cấp số BHXH hoặc không chốt sô đúng hạn; không giải quyết chế
độ BHTN đúng hạn; chi trả không đúng mức, không đúng thời hạn; hành vi
sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà, trở ngại làm thiệt hại đến quyền và lợi ích
hợp pháp của NLD, NSDLĐ; quản lý, sử dụng quỹ BHTN sai mục dich.
Việc xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH nói chung và
BHTN nói riêng đã có điểm mới, tiến bộ hơn Quy định bổ sung thêm cáchành vi vi phạm và tăng mức xử phạt đối với các hành vi này là phù hợp, đảm
bảo việc xử lí nghiêm minh và ngăn ngừa các hành vi vi phạm xảy ra trên
thực tế Tuy nhiên, việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về BHTN đượcquy định chung trong xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp
luật BHXH nói chung như hiện nay không phù hợp với đặc thù của BHTN.
Ngoài ra, theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, khi trách nhiệm
hình sự áp dụng đối với pháp nhân, thì việc NSDLĐ trốn đóng BHTN, nợ đóngBHTN cho NLD được coi là vi phạm nghiêm trọng đến trật tự xã hội, nên tùy
vào mức độ vi phạm, đơn vi sử dụng lao động còn bị truy cứu trách nhiệm hình
sự Theo đó, Bộ luật hình sự năm 2015 bổ sung thêm một số tội danh liên quanđến trôn đóng, gian lận, chiếm dụng quỹ BHTN Cụ thê là Điều 214 Tội gian lậnBHXH, BHTN; Điều 216 Tội trốn đóng BHXH, BHTN cho NLD
2.2 Nhược điểm
Thứ nhất, công tác phát triển, mở rộng đối tượng tham gia BHTN vẫn cònchậm Phần lớn các doanh nghiệp chưa thực hiện thông báo định kỳ về tình hìnhbiến động lao động theo quy định tại Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nên khôngcập nhật được số liệu về tình hình lao động tại nhiều địa phương Do phải chờ
kêt quả báo cáo vê tình hình sử dụng lao động của các cơ quan lao động, nên co
Trang 38quan BHXH chưa tiếp cận một cách nhanh chóng sự thay đổi về số lượng sửdụng lao động, Vì vậy, công tác phát triển và mở rộng đối tượng tham giaBHTN như quy định của pháp luật chưa kịp thời Nhiều trường hợp, BHXH lậpdanh sách dé thu BHTN thì NSDLD cho biết NLD đã cham dứt HDLD.
Thứ hai, tình trạng các don vị sử dụng lao động nợ BHTN còn kha phổbiến Các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ quyên lợi và trách nhiệm củamình vé BHTN, do đó, còn xảy ra tình trạng doanh nghiệp chậm đóng và nợđọng BHTN nên không chốt được số BHXH gây ảnh hưởng lớn đến quyềnlợi cua NLD, ảnh hưởng đến công tác thực hiện pháp luật BHTN
Thứ ba, chế độ hỗ trợ tư van, tìm việc làm và đào tao nghề cho NLD
chua duoc quan tam
Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong các chế độ BHTN,NLD quan tâm nhất là trợ cấp thất nghiệp Còn các chế độ hỗ trợ học nghè, tư van, giới thiệu việc làm thi hầu như NLD it quan tâm, trừ các thành phố lớnnhư Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thực tế, số lượng người hưởng trợcấp thất nghiệp tham gia và có quyết định hỗ trợ học nghề, hoặc tham gia tưvan, giới thiệu việc làm không phổ biến Như vay, có thê thay ché d6 hé tro hoc nghé, tìm kiếm việc làm là một trong những chế độ hỗ trợ NLD dé họsớm quay trở lại thị trường lao động, tuy nhiên chế độ nay lại ít được NLDquan tâm Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năngnghề còn thấp Danh mục học nghề còn hạn chế khiến NLD không “mặn mà”với việc học nghề
3 Pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia về bảo hiểm thấtnghiệp và một số đề xuất cho Việt Nam
Đây được xem là phần trọng tâm của đề tài Trong phần này, nhóm táctác giả tập trung vào nghiên cứu quy định của ILO về BHTN và pháp luậtBHTN tiêu biểu của một số quốc gia được đánh giá là thành công trong lĩnhvực BHTN và có thé vận dụng hoàn thiện pháp luật BHTN ở Việt Nam Đó làpháp luật BHTN của Đan Mạch, Trung Quốc, Đức, Thái Lan Trên cơ sở
Trang 39phân tích các quy định về BHTN của ILO và một số quốc gia, tác giả cácchuyên đề đã rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam đồng thời đưa
ra những đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật BHTN của Việt Nam.3.1 Pháp luật của Tổ chức lao động quốc tế và pháp luật của một số quốcgia về bảo hiểm thất nghiệp
3.1.1 Quy định của Tổ chức lao động quốc tế về bảo hiểm thất nghiệp
Tổ chức lao động quốc tế được thành lập từ năm 1919, và trở thành cơquan chuyên trách trong lĩnh vực lao động của Liên hợp quốc từ năm 1945.Ngay từ những ngày đầu thành lập, thúc day việc làm tử tế, phòng chống thất
nghiệp đã luôn là nội dung quan trọng trong hoạt động của ILO Năm 1934,
ILO đã đưa ra Công ước số 44 về thất nghiệp, trong đó đưa ra những quyềnlợi hay trợ cấp dành cho người thất nghiệp không tự nguyện (the involuntarilyunemployed), là công cụ bảo vệ cho đối tượng NLĐ làm công ăn lương gặpphải rủi ro thất nghiệp trong thời kỳ trước đây
Với mục tiêu thúc day công bằng xã hội thông qua việc làm tử tế, van
đề thất nghiệp và BHTN được ghi nhận trong nhiều các công ước và khuyếnnghị của ILO, trong đó có thê kế đến: Công ước 102 (1952) về tiêu chuẩn ansinh xã hội tối thiểu, phần IV quy định về Chế độ thất nghiệp, Công ước 168(1988) về Xúc tiến việc làm và bảo vệ chống thất nghiệp, Khuyến nghị 176(1988) về Xúc tiến việc làm và bảo vệ chống thất nghiệp, Khuyến nghị 202(2012) về Sàn an sinh xã hội quốc gia
Đến nay, tăng cường độ bao phủ và hiệu quả của an sinh xã hội cho tất
cả mọi người, trong đó có BHTN là một trong bốn mục tiêu của Chương trìnhnghị sự Việc làm tử tẾ - chương trình trọng tâm của ILO Cách tiếp cậnBHTN của ILO cũng đã thay đổi dần theo thời gian Nếu như ở giai đoạn pháttriển ban dau, ILO chi coi BHTN là một trong những cấu thành quan trọngcủa hệ thống an sinh xã hội, tập trung vào việc khắc phục rủi ro, giúp NLD
vượt qua khó khăn vì gián đoạn thu nhập thì hiện nay, ngoài ý nghĩa đảm bảo
an sinh xã hội, ILO còn tiếp cận BHTN ở góc độ sắn kết chặt chẽ với những
Trang 40chính sách thị trường lao động chủ động, chú trọng vào phòng ngừa rủi ro thấtnghiệp Các quy định cơ bản về BHTN của ILO bao gồm:
Thứ nhất, về vị trí của bảo hiểm thất nghiệp
Xét về cấu trúc hệ thống, theo các Công ước của tổ chức lao động quốc
tế (ILO) BHXH (theo nghĩa rộng) có 9 nhánh chế độ, trong đó có chế độTCTN Trong cấu trúc này, BHTN là một bộ phận quan trọng mà các nước
KTTT thường thực hiện Tuy hiện nay có xu hướng tách BHTN ra khỏi
BHXH bởi nội dung hoạt động của nó, nhưng về bản chất BHTN vẫn là một
bộ phận của BHXH Từ cách tiếp cận như vậy, có thể coi BHTN là “hệ thongcon”, thuộc hệ thống BHXH quốc gia, còn về tô chức thực hiện có thể cónhiều cách khác nhau Dù có những đặc thù, có khác biệt nhất định, nhưngBHTN vẫn phải hoạt động theo cơ chế chung, trong khuôn khổ chung của hệthống BHXH quốc gia
Thứ hai, về doi tượng điều chỉnh của bảo hiểm thất nghiệp
Theo Công ước 102 (1952), đối tượng tham gia của BHTN tương đốirộng, chiếm đến ít nhất 50% những người làm công ăn lương, hoặc toàn bộngười thường trú ” Còn theo Công ước 168, đối tượng điều chỉnh của BHTN
là 85% người lam công ăn lương, cả những người làm việc trong khu vực
công và khu vực tu’
Thứ ba, mức hưởng, thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Mức hưởng nay, theo giới hạn tại Điều 65, 67 Công ước 102, là không
vượt quá 45% thu nhập của người được bảo vệ khi thực hiện công việc trước
đó, dù NLD đó là NLD có kỹ năng hay không có kỹ năng Phương thức chi
trả trợ cấp là chi trả định kỳ trong thời gian được bảo vệ Công ước 168 cũngđưa ra quy định liên quan đến trợ cấp thất nghiệp, đồng thời mở rộng và xúctiến dịch vụ việc làm, đào tạo nghề và hướng nghiệp cho người thất nghiệp Ý,
? Điều 21.1, Công ước 102, ILO
!3 Khoản 3, Điều 11, Công ước 168
'4 Điều 7, Công ước 168