công trình với quy mô và cấp nghiên cứu khác nhau đã được thực hiện về vấn đề này, Hầu hết các công trình nghiên cứu và các học giả pháp lý đều công nhận rằng, ‘tlm quan trong và sự cần
Trang 1SAO) MS
BQ TU PHAP TRUONG DAI HỌC LUẬT HÀ NỘI
"CO CHE GIÁM SAT QUYEN LUC
NHA NUOC O VIET NAM"
NGAY 25 THANG 6 NAM 2010
TAL TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HA NỘI
DON VỊ TÔ CHỨC: TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
HÀ NỘI, 2010
Trang 2i DANH MỤC BAI VIET
“Chuyên đề ‘Trang
1, TS Tô Văn Hòa, Khai niệm và các yếu tố cấu thành của cơ chế giám sát quyền 1
lực nhà nước,
2 PGS.TS, Nguyễn Thi Hồi, Giám sit quyền lực nhà nước với vẫn đề xây dụng —_ 12
"Nha nước pháp quyỀn
3 TS Trần Nho Thin, Quyển lục và cơ chế giám sắt quyn lực nhà nước @Vigt 31
Nam
4 PGS TS Nguyễn Minh Đoan, Vấn đề phân công, phối hợp giữa các cơ quan — 41
“hà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước với hoạt động giám sát
quyền lực nhà nước ở Việt Nam.
5 PGS.TS Bùi Xuân Đức, Giám sát của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các đoàn 4
` thể nhân dân và nhân dan đối với hoạt động của bộ máy nhà nước.
6 TS Lê Hồng Sơn, Kiểm soát xã hội đối với việc thực thi quyển lực nhà nước 72
L 17 TS Trương Thị Hồng Hà, Quyển giám sát tối cao của Quốc hội Việt Nam 87
trong cơ chế pháp lý dim bio sự kiểm tra giấm sắt của nhân dân đôi với hoạtđộng của bộ máy Đảng, Nhà nước và các thiết chế tổ chức trong hệ thống
chính tỉ
8 PGS TS Thái Vĩnh Thắng, Chức năng giám sát của Viện kiếm sát nhân dân 9
9 TS, Phạm Hồng Quang, Giám st hoạt ộng quản lý hành chính nhà nước bing 109
cơ chế tài phán hành chính — kinh nghiệm của Nhật Bản và khả năng áp dụng ở
"Việt Nam,
10.Ths Đoàn Thị Tổ Uyên, Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - phương thức 123
ủy quyên gidm st quyển lực nhà nước11.Ths Nguyễn Thị Phương, Cơ chế giám sát quyền lực bởi hội đồng nhân dân 131các cấp - thực trạng và phương hướng hoàn thiện
Trang 3KHÁI NIỆM VÀ CÁC YEU TO CẤU THÀNH CUA
CƠ CHE GIAM SÁT QUYEN LỰC NHÀ NƯỚC
TS Tô Văn Hòa.
‘Dai học Luật Hà Nội
Giám sát quyền lực nhà nước là một lĩnh vực rất được quan tâm trong các nghiên.
cứu khoa học pháp lý Đây là một lĩnh vực quan trọng tác động trực tiếp lên quyền lực nhà nước, đặt quyền lực nhà nước vào vị trí khách thể chịu sự giám sát Nhiều công trình với quy mô và cấp nghiên cứu khác nhau đã được thực hiện về vấn đề
này, Hầu hết các công trình nghiên cứu và các học giả pháp lý đều công nhận rằng,
‘tlm quan trong và sự cần thiết của giám sát quyền lực nhà nước là không thé phủ nhận đối với sự tồn tại của một nhà nước pháp quyền, dân chủ và vì lợi ích của xã hội Sở đĩ như vậy là vi mục đích cuối cùng của giám sát quyền lực nhà nước luôn được thừa nhận là để góp phần bảo đảm quyền lực nhà nước được thực hiện một cách “đúng đắn” Mục đích này chỉ có thé trở thành hiện thực khi những “cơ chế”
hiệu quả thực hiện giám sát quyền lực nhà nước được thiết lập Để làm được điều
đó trước tiên cần phải xác định được rõ về mặt lý luận khái niệm “cơ chế giám sát quyền lực nhà nước” Chỉ khi nào xác định được đúng và đầy đủ nội hàm cũng như.
các yếu tổ cấu thành của khái niệm nay thi những trao đổi, bàn luận, nghiên cứu về
nó mới có sự đóng góp một cách hữu ích cho luật học và thực tiễn công tác giám sat QLNN Cùng với những công trình nghiên cứu tương tự đã có, chuyên đề này nhằm cung cắp thêm một cái nhìn về những khía cạnh lý luận cơ bản trên đây của giám sát quyền lực nhà nước và cơ chế giám sát quyền lực nhà nude.
1 Khái niệm và các công đoạn của giám sát quyền lực nhà nước.
1,1 Khái niệm quyển lực nhà nước và giám sắt quyền lực nhà nước.
‘Trong khoa học xã hội - nhân văn, “quyền lực” là một khái niệm rộng, dùng để chỉ khả năng hoặc năng lực của một chủ thể có thé tác động một cách có ý hay vô ý lên một hoặc nhiều đối tượng, làm cho đối tượng đó hành xử giống mình hoặc theo ý chí của mình Sự tuân thủ của đối tượng chịu sự tác động của quyển lực có thể là tự nguyện hoặc cảm thấy bị bắt buộc vì một lý do nào đó Mức độ cao nhắt của quyền lực đạt được khi một đối tượng có thể buộc một đối tượng khác phải tuân thủ ý chí
của mình cho dù điều đó đi ngược lại với chính ý chí của đối tượng chịu tác động
Trang 4'Với nội dung như vậy, có thể thấy quyền lực tồn tại dưới nhiều hình thức trong xã.hội, có thể là con nghe theo lời cha mẹ chỉ bảo, một tổ chức kỷ luật thành viên của
mình do vi phạm các quy định của tổ chức, thanh niên bắt chước các điệu bộ hoặc phong cách của những người nổi tiếng để muốn giống họ, thậm chí thói quen dễ nghe theo những chuyên gia đến từ các nước phát triển cũng phần nào đó thé hiện
“quyền lực của những chuyên gia đó.
Quyén lực Nhà nước (QLNN) cũng là một tình thái quyển lực trong xã hội, song
nó là hình thái quyền lực đặc biệt hơn cả QLNN là thir quyền lực được các cơ.quan nha nước thực thi, tác động lên mọi đối tượng trong phạm vi lãnh thd của.mình và buộc những đối tượng này phải tuân thủ theo cho dù có tự nguyện haykhông Nha nước có thé sử dung các biện pháp cưỡng chế, thậm chí là bằng vũ lực,
một cách hợp pháp đề bảo đàm cho QLNN được tuân thủ, Theo nghĩa rộng, QI,NN
được thực thi bởi Nhà nước; còn theo nghĩa hẹp, QLNN, hay nói chính xác hơn là
những quyền năng cụ thể của QLNN được thực thi bởi các cơ quan nhà nước nhất.
định.
'Về mặt học thuật, chính trị học và luật học hiện đại đã xác định rằng QLNN bao.gồm ba quyển: lập phap, hành pháp và tư pháp Nói một cách khác gần với thựctiễn hơn, QLNN được thể hiện ở những quyền năng cơ bản sau trong một xã hội
hiện đại
~ Quyén ban hành ra pháp luật mà mọi người phải tuân theo;
+ Quyền huy động và sử dụng các nguồn lực của quốc gia (chủ yếu từ tiên
đóng thuế của nhân dân) vào các dự án, các công việc vì lợi ích công cộng
để tổ chức xã hội một cách có trật tự, hay theo một định hướng nao đó;
~ _ Quyền đại điện cho lợi ích công điều hành xã hội, thi hành pháp luật;
= Quyển bảo vệ pháp luật thông qua việc áp dụng chế tài, trừng phạt các hành
vi vi phạm pháp luật.
‘Tt cả những quyền năng điển hình trên đây của QLNN càng làm nỗi bật thêm đặc.
điểm của QLNN, đó là phạm vi tác động rộng lớn lên toàn xã hội và tính chất
cưỡng chế của nó, Chính vì những đặc điểm này mà các xã hội hiện đại, tiến bộluôn đòi hỏi quyền lực nhà nước phải được thực thi một cách dan chủ và vi lợi ích.công cộng Giám sát quyền lực nhà nước là một nhu cầu tắt yếu xuất phát từ đòi
hỏi đó,
Trang 5"Giám sát QLNN” trước tiên có thé hiểu là hoạt động (theo nghĩa khái quát của.thuật ngữ ngày) nhằm tác động tới việc thực hiện QLNN để bảo đảm cho QLNN
được thực hiện theo những chuẩn mực nhất định Giám sát quyển lực nhà nước.thông thường không bao giờ được thực hiện bởi chính bản thân đối tượng đang,thực thi quyền lực nhà nước đối với chính việc thực thi quyền lực nhà nước của
mình.
“Giám sát QLNN” cũng có thé được hiểu như một mối quan hệ giữa một bên làchủ thể giám sát với đối tượng chịu sự giám sát cùng hướng tới khách thé là việcthực hiện quyền lực nhà nước của đối tượng chịu sự giám sát Đối tượng chịu sựgiám sát đương nhiên là cơ quan thực thi một hoặc một số quyền năng của QLNN
‘Chi thể giám sát có thé là một cơ quan nhà nước khác hoặc cũng có thể là những,đối tượng phi nhà nước như các tổ chức xã hội hoặc cá nhân người đân Tuy nhiên,cần nhận thấy rằng nếu giám sát QLNN chỉ được thực hiện bởi các cơ quan nhà
nước thì cho dù tính khách quan của hoạt động giám sát được bảo đảm đi chăng
nữa thì xét ở khía cạnh bao quát tinh dan chủ của Nhà nước đó vẫn chưa được bao
đảm một cách triệt đẻ Một nhà nước thật sự dân chủ là một nhà nước tạo điều kiện
được để người dân của mình có thể tham gia một cách thuận tiện và hiệu quả vào
hoạt động giám sát QLNN.
1.2 Mục đích, mục tiêu va các công đoạn của giám sát quyén lực nhà nước:
‘Cho dit được hiểu theo nghĩa nào trên đây thì dấu hiệu chung để xác định “giám sát
QLNN” chính là mục đích của nó Nói một cách cụ thé, mục đích cuối cùng của
im sát QLNN là QLNN được thực hiện một cách đúng đắn, phù hợp với bản chất
của Nhà nước đã được Nhà nước đó tuyên bố Ví dụ, Điều 2, Hiến pháp 1992 (sửa
đổi bổ sung năm 2001) quy định về bản chất của Nhà nước Việt Nam như sau:
“Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dén, vì nhân dan”; theo đó, mục đích cuối cùng
của giám sát QLNN ở Việt Nam là bản chất này của Nhà nước Việt Nam trở thành hiện thực.
“Trên cơ sở mục đích cuối cùng của giám sát QLNN, mỗi hoạt động giám sátQLNN đều nhắm tới một trong hai, hoặc cả hai, mục tiêu cụ thé: (1) xác định và
cđánh giá tính hợp pháp và/hoặc (2) xác định và đánh giá tính hợp lý của hoạt độngthực hiện QLNN cụ thể đang chịu sự giám sát Tinh hợp pháp và tính hợp lý củaviệc thực hiện QLNN là hai khái niệm khác nhau Xác định một trong hai yếu tố
3
Trang 6nay làm mục tiêu cụ thể của giám sát QLNN có thể làm cho hoạt động giám sátQUNN tương ứng có những đặc điểm riêng Giám sát tính hợp pháp có nghĩa làxem xét hành vi thực hiện quyền lực nhà nước có phù hợp với pháp luật thành văn.
hay pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn hay không; còn giám sát tính hợp lý có
nghĩa là xem xét về trách nhiệm chính trị của hoạt động thực hiện quyền lực nhà
nước có phù hợp với tiêu chuẩn mà công chúng mong đợi đối với cơ quan nhà
nước hay thậm chí là quan chức nhà nước trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước
đó hay Không.
‘Toi đây, có thể nhận định rằng về mặt khoa học không thé có bắt cứ một hoạt động
‘cu thể đơn lẻ nào được gọi là hoạt động giám sát QLNN, bởi vì một lý do đơn giản
là không thể có một hoạt động đơn lẻ nào có thể tự thân nó đạt được mục tiêu và
mục dich của giảm sát QLNN như được xác định trên đây “Hoạt động” giám sát
QLNN về thực chất, bao gồm chuỗi các hoạt động do chủ thể giám sát thực hiệnmột cách trực tiếp hoặc gián tiếp như sau:
~_ Theo đối, truy vẫn, kiểm tra: với hoạt động này, chủ thé giám sát nhằm thu
thập thông tin, chứng cứ từ các nguồn khác nhau về việc thực hiện QLNN
hoặc hành vi thực hiện QLNN cụ thể của đối tượng giám sát
~_ Xem xét, đánh giá: trên cơ sở thông tin và chứng cứ thu được ở các hoạt
động trên, chủ thể giám sát QLNN tiến hành phân tích, nhận định và đi đến.kết luận về ban chất của sự việc và tính hợp lý và/hoặc tính hợp pháp của
việc thực hiện QLNN của đối tượng chịu sự giám sát
~_ Kiến nghị, xử lj: trong trường hợp tính hợp pháp hoặc hợp lý của hoạt động,thực hiện QLNN bị phát hiện “có vấn đề”, chủ thể giám sát QL.NN đưa racác biện pháp xử lý cụ thể vấn đề đó Biện pháp xử lý có thể là các.kiến nghị để cơ quan chịu sự giám sát phải tự điều chỉnh hoặc cũng có thể lànhững biện pháp xử lý mang tính chế tài mà pháp luật cho phép chủ thé tiến
hành giám sát QLNN được thực hiện, ví dụ vô hiệu hóa văn bản pháp luật trái pháp luật, bãi nhiệm, cách chức quan chức nhà nước có trách nhiệm v.v.
"Những loại hoạt động cụ thể trên đây do chủ thể giám sát thực hiện một cách trực.
tiếp hoặc gián tiếp nhằm tác động tới đối tượng giám sát để đạt được mục tiêu và
mục đích đặt ra Do có mối liên hệ trước sau về mặt thời gian tiến hành, những,hoạt động này có thể được coi là những “công đoạn” của giám sát QLNN Để giám
sát QLNN được hoàn chỉnh, nghĩa là hoạt động giám sát QLNN đó có khả năng đạt
Trang 7được mục tiêu đề ra, cin phải coi trọng tất cả các công đoạn trên Nếu giám sát
QLNN dừng lại ở công đoạn 1, thậm chí là cả công đoạn 2 thì giám sát quyền lực
nhà nước chi là một biện pháp nửa vời, bởi vì mục tiêu của giám sát QLNN sỡ
không đạt được và mục đích của giám sát QLNN thì càng xa vời hơn Để có hiệu
qua, giám sát QLNN nhất thiết phải bao gồm cả công đoạn thứ ba hoặc ít nhất là.bước đánh giá trong công đoạn thứ hai được tiến hành một cách cẳn thận và kết
‘qua được công khai Chính ở công đoạn thứ ba này, trách nhiệm chính trị và/hoặc trách nhiệm pháp lý của việc thực hiện QLNN sẽ được bảo đảm thực thi và qua đó
giám sát QLNN s trở nên hoàn chỉnh.
Tới đây, có thể định nghĩa về giám sát QLNN như sau: giám sát QLNN là hoạtđộng do chủ thể có thâm quyền tiến hành nhằm theo dõi, truy vấn, kiểm tra, xem
xét, đánh giá việc thực hiện OLNN của các co quan nhà nước và đưa ra các biện.
pháp xử lý dé bảo đảm trách nhiệm về mặt pháp lý và/hoặc chính trị của việc thực
hiện QLNN.
1.3, Phân biệt giám sát OLN với kiểm soát việc thực hiện QLNN, thanh tra
"hành chính và kiểm sát
Những phân tích và trình bày trên đây chủ yếu để cập tới giám sát QLNN như là
“hoạt động” của chủ thể giám sát tác động lên chủ thể bị giám sát Đây cũng làcách sử dụng khái niệm giám sát QLNN phổ biến nhất trong thực tiễn va trong
khoa học pháp lý Tuy nhiên, trong thực tiễn và trong khoa học pháp lý ở Việt Nam.
cũng sử dụng một số thuật ngữ có nội hàm gần với nội hàm của “giám sát QLNN”
và vì thế cần có sự phân biệt để có thể sử dụng các một cách chính xác
“Kiểm soát việc thực hiện QLNN” hay “kiểm soát QLNN” là thuật ngữ được nhắc.đến khá nhiều trong các trao đổi học thuật liên quan tới giám sát QLNN Thuật ngữ
“kiểm soát" cũng có thể được dùng đối với một mảng quyền năng nào đó của
quyền lực nhà nước, ví dụ “kiểm soát việc thực hiện thẩm quyền hành chính nhà
nước” hay “kiểm soát quyển lập pháp” v.v Khi sử dụng thuật ngữ này, các học giảpháp lý thường đề cập tới tổng thể các biện pháp khác nhau nhằm bảo đảm việc.thực hiện QLNN hoặc một mảng quyền năng nào đó của QLNN đúng với quy định
của pháp luật hoặc theo một chuẩn mực nhắt định Các biện pháp nhằm kiểm soát.
QLNN, theo đó, bao gồm cả các biện pháp về hoàn thiện thể chế, xây dựng bộ may
có năng lực, có phẩm chất va cả các biện pháp nhằm giám sát QLNN Như vậy,
khái niệm kiểm soát QLNN có nội hàm hẹp hơn và do đó có phạm vi bao trùm
s
Trang 8rộng hơn khái niệm giám sát QLNN bởi vì khái niệm giám sát QLNN chỉ bao gồm.
những biện pháp hoặc hoạt động mang tính tích cực do chủ thé giám sát tác động
lên đối tượng bị giám sát nhằm bảo đảm sự đúng đắn của việc thực hiện quyền lực
nhà nước Bản thân khái niệm giám sát QLNN, ở một góc độ nào đó, nằm trong
pham trù của khái niệm kiểm soát QLNN
“Thanh tra hành chính” và “kiểm sát” là hai phạm trù cụ thể của giám sát QLNN
‘Theo pháp luật hiện hành, thanh tra hành chính là hoạt động xem xét, đánh giá, xử.
lý của cơ quan quản lý nhà nước theo cấp hành chính đối với việc thực hiện chính
sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyển quản lý trực.
tiếp (Điều 4, Luật Thanh tra 2004) Đây là hình thức tự giám sát quyền lực nhà
nước được thực hiện trong nội bộ hệ thống cơ quan hành chính nhà nước và nằm dưới sự chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan hành chính các cắp Khách thể của thanh.
tra hành chính là việc thực hiện QLNN của các cơ quan hành chính và các cá nhân
nắm quyền lực hành chính trực thuộc cấp quản lý của cơ quan thanh tra “1
sát" cũng là một hình thúc giám sát QLNN Song, hình thức giám sát QLNN này là
một chức năng riêng và được thực hiện bởi một hệ thống cơ quan độc lập trong bộ
máy nhà nước Việt Nam, đó là hệ thống Viện kiểm sát nhân dân Đây không phải
là hệ thống tự giám sát giống như thanh tra hành chính mà nó được đặt ra để giám
sát việc thực hiện QLNN của các cơ quan và hoạt động tư pháp bao gồm cơ quan
điều tra, tòa án, cơ quan thi hành án và việc tam giữ, tạm giam, quản ly và giáo dục
người chấp hành án phạt tù (Điều 3, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002)
Như vậy, có thể thấy hai khái niệm “Thanh tra hành chính” và “kiểm sát" là haihình thức cụ thể của giám sát QLNN, nằm trong ngoại i giám sát
QUNN.
2 Cơ chế giám sát quyền lực nhà nước và các yếu tố cấu thành
2.1 Khái niệm Cơ chế giám sát quyền lực nhà nước
Co chế là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các môn khoa học tự nhiên
{9í dụ cơ chế phản ứng hóa học), trong kinh tế học (ví dụ cơ chế thị trường, cơ chế
kế hoạch hóa tập trung, bao cấp), trong luật học (ví dụ cơ chế giám sát quyền lực,
cơ chế kiềm chế đối trọng, cơ chế kiểm soát tội phạm), thậm chi trong cả cuộc
sống hàng ngày (tại cơ chế, do cơ chế, cơ chế nó vậy!) Trong tắt cả những ngữ
cảnh được sử dụng, thuật ngữ “cơ chế” thường toát lên nghĩa là cách thức sắp xếp.
Trang 9tổ chức, một hệ thống nào đó mà theo đó một công việc, một sự việc được vận.hành một cách tự động, đôi khi không hoàn toàn theo ý muốn của đổi tượng chịu
sự tác động Đây cũng chính là nghĩa của từ “cơ chế” được giải thích trong các tittiếng Việt hiện đại (xem Nguyễn Như Ý, Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn.hóa Thông tin, 1998) Có thể làm rỡ hơn nghĩa của thuật ngữ này bằng hai ví dụ
tương phan sau.
‘Vi dụ 1: Cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp thường được mô tả là cơ chế quản
lý do Nhà nước áp dung đối với nén kinh tế Theo đó tắt cả các hoạt động săn xuất
và phân phối trong nền kinh tế được thực hiện theo một kế hoach tập trung thống.nhất được lập bởi các cơ quan trung wong và được thực hiện thống nhất từ trung.ương đến địa phương Các doanh nghiệp, điển hình là các xí nghiệp quốc doanh,tiến hành sản xuất theo các kế hoạch tập trung thống nhất này Các doanh nghiệp
"không phải lo việc mua nguyên vật liệu ở đâu và phân phối sản phẩm ở đâu vì kế
hoạch tập trung thống nhất đã xác định thay họ tit cả các địa chỉ đó Tắt cả công,việc họ cần làm là tổ chức sản xuất trong nội bộ và cố gắng đạt được sản lượng đã
được giao chỉ tiêu Tuy nhiên, việc sản xuất có đạt được chỉ tiêu và tiêu chuẩn chất
lượng đã đề ra hay không về cơ bản không có tác động tới thu nhập của người lao.động cũng như bài toán kinh tế của ban thân xí nghiệp, bởi vì mọi chỉ phí sản xuất
đã được Nhà nước bao cấp Chính cơ chế quản lý kinh tế này đã từng bị nhận xét là
triệt tiêu sức sáng tạo và sự chủ động kinh doanh của các doanh nghiệp, bởi lẽ
ngay cả khi họ muốn làm như vậy thì sy tồn tại của kế hoạch hóa tập trung, của tat
cả các doanh nghiệp khác trong chuỗi phân phối bao cấp với họ, của việc cơ quan
quan lý nhà nước quyết định mọi vấn đề về biên chế, tiền lương, quản lý tài sản cố
định cũng là những bánh răng kéo họ trở lại cỗ máy của “cơ chế”
‘Vi dụ 2: Ngược lại với cơ chế kế hoạch hóa tập trung là cơ chế thị trường Khi cơ
chế thị trường được áp dụng, vị trí và vai trò của các “nhân vật” xuất hiện trong cơ.chế quản lý kinh tế của Nhà nước có sự thay đổi: Nhà nước, cụ thé là các cơ quan.quan lý hành chính nhà nước, giảm bớt sự quản lý đối với hoạt động sản xuất kin
doanh của doanh nghiệp; các doanh nghiệp (lúc này có thêm các doanh nghiệp tư
nhân) tự minh quyết định nhiều hơn về các yếu tổ chỉ phối hoạt động sản xuất kinhdoanh của mình như lương, thưởng, mua sắm tài sản cố định, mua nguyên vật liệu,thị trường tiêu thụ sản phẩm v.v.; sự tồn tại của một kế hoạch hỏa tập trung thống
nhất để điều tiết các quan hệ sản xuất và phân phối không còn nữa, thay các quan
Trang 10hệ, giao dich kinh tế giữa các doanh nghiệp được điều tết bởi các quy luật kháchquan của nền kinh tế thị trường,
‘Hai ví dụ tương phản trên đây cho thấy rõ cơ chế quản lý kinh tế bao gồm các bộ
phận là Nhà nước và các doanh nghiệp (hay xí nghiệp) trong nền kinh tế, được ví
như những bánh răng của một cỗ máy đó Bên cạnh đó, những bánh răng này được
sắp xếp ở những vị trí nhất định, có những vai trò nhất định và tác động với nhau
qua những đòn bẩy tạo ra cách thức vận hành của cỗ máy Các bánh răng vận hành
ở những vị trí nhất định và theo những cách thức nhất định tạo thành cơ chế qua đócác hoạt động kinh tế được tiến hành Nói một cách hình tượng, từng cơ chế quản
lý kinh tế trong hai ví dụ trên đây là những “cỗ máy” mà qua đó các hoạt động sảnxuất kinh doanh được tiến hành theo những cách thức nhất định
Qua những trình bày và phân tích trên đây, có thể nói "cơ chế” là một “cỗ máy”
được lập ra để phục vụ cho sự vận hành của một hoạt động, một công việc nào đó,
mà khi đã có “cơ chế” rồi thì công việc, hoạt động đó cứ tuần tự vận hành mộtcách tự động mà không phải phụ thuộc vào sự tùy tiện của bắt ky ai Theo đó, “cơchế giám sát QLNN” là “cơ chế" được xây dựng để phục vụ cho sự vận hành của.hoạt động giám sát QLNN Việc thiết lập được cơ chế giám sát QLNN là điều vô.cùng quan trong để bảo đảm hiệu qua của giám sát QLNN Các đối tượng chịu sự
gidm sát trong giám sát QLNN chính là các cơ quan nhà nước, những chủ thé đầy
quyên uy nắm giữ va thực thi QLNN Thiếu đi một cơ chế giám sát vững mạnh sẽ
làm cho hoạt động giám sát QLNN không phát huy được uy lực đối với các cơ quan nhà nước và vì vậy sẽ không đạt được mục đích Ngược lại, một cơ chế giám sát vững mạnh sẽ làm cho hoạt động giám sát QLNN vận hành một cách tự động,
va yếu tố quyển lực của các chủ thể chịu sự giám sát sẽ không có cơ hội dé gây ảnh
hưởng tiêu cực tới hiệu quả của công tác giám sát.
Co chế giám sát QLNN có thể mang nghĩa rộng hay hẹp khác nhau tùy thuộc vào
những góc nhìn khác nhau Nếu căn cứ vào đối tượng khách thé chung nhất của
hoạt động giám sát QLNN, tức là bản thân QLNN, thì có thể nói tới cơ chế giám sát QLNN theo nghĩa rộng, có nghĩa là cơ chế tổng thể nhắm tới mục đích bao đảm QENN được thực tuân thủ những chuẩn mực nhất định về tính hợp pháp và
tính hợp lý Nếu căn cứ vào đối tượng chịu sự giám sát thì có thể xác định các cơ
chế giám sát QLNN khác nhau áp dụng cho những đối tượng là các chủ thể nắm
gill va thực thi các mảng QLNN khác nhau Đây chính là cơ chế giám sát QLNN
Trang 11nhìn theo nghĩa hep, tập trung vào việc giám sát việc thực hiện các mảng QLNN
của từng cơ quan hay hệ thống cơ quan cụ thể
Khoa học pháp lý cần nghiên cứu một cách hài hòa cơ chế giám sát QLNN cả ở
nghĩa rộng và nghĩa hẹp Việc nghiền cứu ở nghĩa rộng sẽ bảo dim được tính toàn điện của giám sát QLNN Tuy nhiên, ở giai đoạn hiện nay thi việc tập trung nghiên
cứu nghĩa hẹp của khái niệm này tỏ ra cần thiết hơn vì một số lý do Thứ nhất, việc
tập trung vào các cơ chế giám sát QLNN cụ thể sẽ tạo điều kiện nghiên cứu sâu và
mang tính thực tiễn cao hơn vẻ các cơ chế giám sát QLNN, qua đó đưa ra được.những kiến nghị cụ thể và khả thi hơn về các cơ chế giám sát QLNN cụ thể Thứhai, việc chỉ tập trung vào đối tượng khách thé của giám sát QLNN, tức là QLNNtheo nghĩa chung nhất, dễ dẫn tới sự dan trải trong nghiên cứu các chủ thể tiếnhành giám sát và sự chồng chéo lẫn nhau giữa các hoạt động giám sát đối với cùng,một đối tượng Thứ ba, bản thân tổng thể các cơ chế giám sát cụ thể dựa trên cácđối tượng chịu sự giám sát cũng tạo thành cơ chế giám sát tổng thẻ đối với việc
thực hiện QLNN.
2.2 Mục đích, mục tiêu của cơ chế giám sát quyền lực nhà nước.
“Trên cơ sở khái niệm “cơ chế giám sát QLNN” phân tích trên đây, có thé thấy “cơ
chế giám sát QLNN” có cùng mục đích cuối cùng với “giám sát QLNN” được
phân tích ở Mục 1.2, tức là QLNN được thực hiện một cách đúng dn, phù hợp với
bản chất của Nhà nước đã được tuyên bố Tuy nhiên, với ý nghĩa là công cụ
“chuyén chở” hay “hiện thực hóa” giám sát QLNN, cơ chế giám sát QLNN có mục
tiêu cụ thé hơn, đó chính là việc “hiện thực hóa” được giám sát QLNN Một cơ chế
giám sát không đạt được mục tiêu là cơ chế không làm cho hoạt động giám sát ma
nó vận hành đạt được mục tiêu, tức là (1) xác định và đánh giá tính hợp pháp và/hoặc (2) xác định và đánh giá tính hợp lý của hoạt động thực hiện QLNN cụ thé
đang chịu sự giám sát Chính mục đích và mục tiêu của cơ chế giám sát QLNN sẽ: đóng vai trò chỉ dẫn cho việc xác định các tiêu chí xây dựng một cơ chế giám sát
QLNN hoàn chỉnh.
2.3 Các yếu tố cấu thành của cơ chế giám sắt quyén lực nhà nước:
Khi được ví như một “cỗ máy” thì cũng có nghĩa “cơ chế giám sát QLNN” phải
bao gồm những yếu tố cấu thành nhất định của nó Sự tồn tại của các yếu tố cấu
thành xác định sự tồn tại của cơ chế giám sát QLNN Trong nhiều trường hợp, việc xác định thiếu hoặc không hoàn chỉnh các yếu tố cấu thành sẽ ảnh hưởng không.
Ũ
Trang 12nhỏ tới tính hiệu quả của cơ chế giám sát QLNN Việc xác định một cơ chế giámsát QLNN phải có những yếu tố cấu thành nào dựa trên hai cơ sở, đó là (1) giámsát QLNN được nhìn nhận thư một mối quan hệ như được phân tích ở Mục 1 và (2)khái niệm “co chế giám sát QLNN” với tư cách là công cụ để hiện thực hóa mối
quan hệ giám sát QLNN Theo đó một cơ chế giám sát QLNN phải có bốn yếu tố.cấu thành
Thành tổ thứ nhất — Thiết chế Trong một cơ chế giám sát QLNN nhất thiết phải
xác định được những thiết chế nào tham gia mối quan hệ giám sát QLNN Có hai
loại thiết chế tham gia mối quan hệ này: chủ thể giám sát và đối tượng giám sát.'Đối tượng giám sát đương nhiên là các cơ quan thực thi QLNN mà cơ chế giám sátQLNN đó đang muốn tác động tới Cơ chế giám sát này cần phải xác định đượcmột cách cụ thể phạm vi của đối tượng (cá nhân nhắm giữ QLNN hay một cơquan, cơ quan đơn lẻ hay một hệ thống) và tính chất của QLNN mà đối tượng này
đang thực thi Trên cơ sở xác định được đối tượng giám sát, cơ chế giám sátQLNN xác định các chủ thể giám sát một cách phù hợp, bao gồm phạm vi các chủthé đó (các cơ quan nhà nước, bộ phận của các cơ quan nhà nước, người dân haycác đoàn thể nhân dân) và đặc điểm của các chủ thể này khi tham gia vào quan hệ
giám sát, chủ yếu là khi đặt trong mối tương quan với đối tượng giám sát
Thành tô thứ hai — Thể chế Đề chủ thé và đối tượng, sát thiết lập được quan
hệ giám sát QLNN với nhau trước tiên cần hình thành được môi trường pháp lýgiữa chúng Môi trường pháp lý này bao gồm các vấn đề như địa vị pháp lý của.chủ thể và đối tượng giám sát, phạm vi của hoạt động giám sát QLNN (giám sáttính hợp lý hay hợp pháp của việc thực hiện QLNN), mức độ triệt để của hoạt động
giảm sát (chỉ đừng ở công đoạn 2 hay có cả công đoạn 3 như đề cập ở Mục 1.3) NN.
Thành tố thứ ba ~ Thủ tục, quy trình giám sát Thành tố này bao gồm các nội dung
như tính chất của hoạt động giám sát (giám sát trong hay giám sát ngoài), các
‘bude, trình tự khởi động cơ chế giám sát và các bước, các công đoạn tiến hành hoạtđộng giám sát thông qua cơ chế giám sát QLNN Về thực chất thành tố này cũng
có thé được coi là một nội dung của thành tổ thé chế của cơ chế giám sát QLNN
‘Tuy nhiên, do tính chất đặc biệt quan trọng của nó nên nó nên được tách thành một
thành tố riêng với ý nghĩa nếu không chú trọng tới thành tố này thì toàn bộ cơ chế
giám sát QLNN có thé sẽ không vận hành được
Trang 13Thành t6 thứ tư — Sự minh bạch thông tin, Đây là một yếu tố không thé thiếu cho.bắt kỳ cơ chế giám sát nào Bản thân công đoạn đầu tiên của hoạt động giám sátQLNN cũng nhằm tìm kiếm thông tin Tuy nhiên, nếu trong một nhà nước mà
thông tin không được công khai và xã hội không tiếp cận được thì hoạt động giámsát QLNN sẽ gặp nhất nhiều khó khăn Khi cơ chế giám sát QLNN được vận hành,
các đối tượng giám sát, tức là các cơ quan thực thi QLNN, chắc chắn sẽ tìm cáchche dấu hoặc làm biến dạng thông tin theo hướng có lợi cho mình Ngược lại, trong
một nhà nước mà thông tin về hoạt động của các cơ quan thực thi QLNN được
công khai và minh bạch như một việc làm thường xuyên thì bản thân điều đó đã có
tác dụng ngăn ngừa sự vô trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và nhờ đó các cơ
chế thực thi QLNN sẽ ít có điều kiện phải vận hành hơn hoặc một khi vận hành thì
sẽ đạt được mục tiêu nhanh hơn và hiệu quả cao hơn.
Tém lại, cơ chế giám sát QLNN là “cỗ máy” để qua đó hoạt động giám sát QLNN
được thực hiện Cơ chế giám sát QLNN có thể mang nghĩa rộng hay nghĩa hẹp tùy
6c độ nhìn nhận và nghiên cứu Tuy nhiên, dù từ góc độ nào di nữa thì một cơ chếgiám sát QLNN hoàn chỉnh cũng phải bao gồm bốn thành tổ: thiết chế, thể chế,quy trình thủ tục và sự minh bạch thông tin Cả bốn thành tố này tồn tại trong một
chỉnh thể vừa bảo đảm sự tồn tại của một cơ chế giám sát QLNN vừa bảo đảm tinhhiệu qua của cơ chế đó Bắt kỳ một cơ chế giám sát QLNN nào nếu thiểu đi một
trong hai thành tố đầu sẽ không thé tồn tại như một “cơ chế” Trong khi đó nếu
thiếu di một trong hai thành t6 sau thì cơ chế đó tắt yếu sẽ hoạt động không có hiệu
quả Bất kỳ nghiên cứu pháp lý nào để có thể đưa ra được những ý kiến, quanđiểm, khuyến nghị hữu dụng về việc xây dựng một cơ chế giám sát QLNN cụ thể
cần khai thác cả bốn yếu tố này.,
Trang 14GIAM SÁT QUYEN LỰC NHÀ NƯỚCVOI VAN ĐÈ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
PGS TS Nguyễn Thị Hồi
"Đại học Luật Hà Nội
Mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã
chính thức được ghi nhận trong Hiển pháp từ năm 2001, khi Hiến pháp năm 1992được sửa đổi, bỗ sung Từ khi đó, công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở đấtnước ta được chú trọng hơn va vi thé, việc giám sát quyền lực nhà nước cũng được
quan tâm hơn Sở dĩ như vậy là vì một trong những đặc điểm cơ bản của Nhà nước
pháp quyền là nó được tổ chức và hoạt động trên cơ sở sự phân chia quyền lực nhànước, dùng quyền lực để kiểm tra, giám sát quyền lực Vậy giám sát quyền lực nhànước là gi? Vì sao phải giám sát quyền lực nhà nước? Hoạt động giám sát quyển
lực nhà nước trong thực tế diễn ra như thế nào và làm thế nào để có thể nâng cao.hiệu quả của hoạt động này? Đó là những nội dung mà bài viết này sẽ đề cập đến
1, Giám sát quyền lực nhà nước là gì?
‘Theo Từ điển Hán - Việt của Đảo Duy Anh thì giám sát là xem xét và chỉ
trích tội lỗi của quan lại Từ điền tiếng Việt lai giải thích giám sát là “Theo dõi và
kiểm tra xem có thực hiện đúng quy định không” Từ điển Luật học thì giải thích
giám sát là “Sự theo dõi, quan sát mang tính chủ động, thường xuyên của cơ quan,
tổ chức hoặc nhân dân đối với hoạt động của các đối tượng chịu sự giám sát va sự
tác động bằng các biện pháp tích cực để buộc và hướng các hoạt động đó đi đúng
quỹ đạo, quy chế nhằm đạt được mục đích, hiệu quả đã được xác định từ trước, bảo.đảm cho Hiến pháp và pháp luật được tuân thủ nghiêm chỉnh
Giám sát là một hình thức hoạt động quan trọng, đồng thời là quyền của cơ
quan nhà nước thể hiện ở việc xem xét đối với hoạt động của các đối tượng chịu sự
giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật nhằm bảo đảm pháp chế hoặc
chấp hành những quy tắc chung nao 46”,
1 TH didn ng Vige- Việ ngô ng học, Nab Đà Nẵng, a Nội - Đã Nẵng ~ 200, tr 389
2 Từ điễn luật họ, Bộ Tipp Viện Kboshọ Php iy, Nx Từ didn bách khoa,
Trang 15giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật nhằm bảo đảm pháp chế hoặcchấp hành những quy tắc chung nào 46”.
'Luật hoạt động giám sát của Quốc hội giải thích về giám sát như sau: “Giámsát là việc Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của.Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội theo dõi, xem xét, đánh
giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thí hành
Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uy ban'Thường vụ Quốc hội (Điều 2 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003)
‘Tir các quan niệm về giám sát nêu trên, tôi cho rằng giám sát quyển lực nhanước là việc các chủ thé nhất định theo dõi, xem xéi, kiểm tra, đánh giá việcthực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan, tỗ chức, cá nhân có thẳm quyền
là đối tượng chịu sự giám sát; đồng thời đề xudt các biện pháp cần thực hiện aébảo dim cho hoạt động của đối tượng giám sát đúng thẩm quyền, đúng pháp
uật và bảo đâm cho pháp luật được thực hiện nghiêm chinh.
Nội dung của giám sát quyền lực nhà nước bao gồm xem xét, kiểm tra, đánhgid mức độ phù hợp giữa nội dung, hình thức, phương pháp, kết quả hoạt động của.mỗi nhân viên, cơ quan nha nước với yêu cầu của các quy của pháp luật về
chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mỗi nhân viên, cơ quan đó; phát hiện ra những
điểm thiếu sót, bắt hợp pháp, kém hiệu quả trong việc thực hiện chức năng, thắm.quyền và những điểm bắt hợp lý trong tổ chức của các cơ quan nhà nước, chỉ ra
những nguyên nhân của những thiếu sót, bat hợp pháp, bat hợp lý đó và đề xuất
những giải pháp cần thực hiện nhằm cải thiện trạng thái tổ chức và hoạt động, khắc.phục những thiếu sót, bắt hợp lý, ngăn ngừa những sai sót, lệch lạc trong hoạt động.của mỗi nhân viên, cơ quan nhà nước, nhờ đỏ mà nâng cao chất lượng và hiệu quả
của việc thực hiện quyền lực nhà nước,
2 Tại sao phải giám sát quyền lực nhà nước
Te dn lute, Bộ Từ php = Viện Khoa hoe Php ý, Nx Từ in bách khơi ~ hô, Tư giáp, 282
"
Trang 16Quyền lực nhà nước là do con người thực hiện ma con người vốn ham mêquyền lực, trong tâm thức của đa số mọi người, ai cũng muốn minh là người ra
lệnh, chỉ huy mà không muốn mình là kế phải phục tùng, phải tuân lệnh Vai trò và
sức mạnh của quyền lực trong xã hội đã được mô tả khá sinh động như sau
“Quyền lực hoàn toàn có thể ví với một dong sông lớn Khi giữ nó trong phạm vi
giới hạn của hai bờ thì nó có cả vẻ đẹp và sự hữu ích, nhưng khi nó phá vỡ bờ thi
nó sẽ rất hung dữ như bị chặn đứng giữa dòng, nó sẽ cuốn trôi mọi thứ, tàn phá và.huỷ hoại bắt cứ nơi nào mà nó di qua” Do đó, giám sát quyền lực nhà nước là mộttắt yếu nhằm bảo dim cho quyển lực của nha nước phát huy được những mặt hữu.ích, tốt đẹp của nó, đồng thời hạn chế được những mặt tác hại rất ghê gớm và rất
dễ nay sinh trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước
Trong số các loại quyền lực thì quyền lực nhà nước là thứ có sức mạnh vasức quyền rũ ghê gớm nhất, vì nó mang lại cho người nắm quyền lực không chỉ
sức mạnh, khả năng ra lệnh mà còn cả địa vị xã hội lẫn lợi ích vật chất, lợi ích tỉnh
thân to lớn Vì thé, những người nắm giữ quyển lực nhà nước thường có xu hướng
cố níu giữ và không ngừng tăng thêm quyền lực của mình nên dễ lạm quyền, dễ vụ
lợi hoặc làm sai khi có điều kiện Và khi đó có thể dẫn đến những hậu quả khôn
lường đối với tự do của công dân cũng như đối với xã hội Để ngăn chặn tinh trangnày thì cách tốt nhất là phải giám sát, kiểm soát quyển lực nhà nước một cách có
hiệu quả Tầm quan trọng của việc giám sát, kiểm soát quyền lực nhà nước đã từng,được Rousseau chỉ rõ trong tác phẩm của mình là: “Nếu các thiên thần cai quản thìkhông cần phải có sự kiểm soát đối với chính quyền dù từ bên ngoài hay bên trong.Trong việc tạo khuôn khổ cho một chính quyển do con người quản lý, điều khó
khăn nhất là ở chỗ, trước hết, chính quyền phải có khả năng kiểm soát những người
bị quản lý, kế tiếp, chính quyền phải có nghĩa vụ kiểm soát lẫn nhau”' Câu viếtnay cho thấy Rousseau đã coi việc kiểm soát, giám sát quyển lực nhà nước là nghĩa
‘vu của chính quyền, trong việc tổ chức chính quyền phải chú ý bảo đảm thực hiện
được sự kiểm soát này mặc dù đó là điều rất khó
‘Legal Study fr Victoria, Bates V.B, Bales M, WaBer.C, Volume I, Second Eaton Buterworths, tr l6
‘Ban về kể ube fH", Rouseau Jean Jacques, Ban dich ua Hoàng Thánh Đạm, Nab Thành phd HỖ Chỉ Min,
1992, 1756,
Trang 17“Trong tác phẩm của mình, Montesquieu cũng đã nhắn mạnh: “Tự do chính.trí chỉ có được khi không có sự lạm dụng quyền lực Nhưng kinh nghiệm muôn.đời chỉ ra cho chúng ta thấy rằng bắt ky ai khí được trao quyển lực là sẽ có khuynh.hướng lạm dụng quyền lực ấy và sẽ tăng quyển lực của anh ta lên đến hết mức
Để ngăn chặn sự lạm dụng này, điều cần thiết hết sức tự nhiên là quyền lực phải
được ngăn cản, kiểm chế bởi quyển lực Một chính quyền như vậy có thể thiết lập
được nếu như không ai bị bắt buộc phải làm những việc mà luật không bắt buộc
anh ta, và cũng không ai bị cuỡng bức phải kiếng những việc mà pháp luật cho
phép"” Như vậy, theo Montesquieu, chỉ khi nào kiểm soát được quyền lực nhànước, ngăn chặn được sự lạm quyển thì mới có thể bảo đảm được tự do cho côngdan Một chính quyền như thế có thể thiết lập được khi pháp luật có vị tri tốithượng, mọi người sẽ hoàn toàn tự do khi xử sự theo pháp luật Nếu nói theo ngônngữ hiện đại thì đó phải là Nhà nước pháp quyền, nơi mà mọi chủ thể, kể ca nhà.nước đều phải phục tùng pháp luật, xử sự theo pháp luật Chính trong quá trình tìmkiếm mô hình chính quyền có khả năng như vậy mà Montesquieu đã kế thừa tưtưởng phân chia quyển lực nhà nước của các học giả đi trước và phát triển, hoàn.thiện nó Mục tiêu của sự phân chia quyền lực nhà nước là nhằm khắc phục tình.trạng quyển lực nhà nước tập trung trong tay một cá nhân hoặc một cơ quan, qua
đó có thể hạn chế tối đa nguy cơ din đến sự lạm quyền và độc đoán trong quá trình
thực hiện quyền lực nhà nước Phân quyền là để kiểm chế chính quyền, kiểm soátquyền lực nhà nước và đoán trước được hoạt động của chính quyền
Qua trên có thể khẳng định, giám sát quyền lực nhà nước để bảo đảm sy
kiểm soát quyển lực nhà nước là một trong những nhu cầu tắt yếu của việc tổ chức
và hoạt động của một nhà nước dân chủ Một trong những phương thức quan trong
để thực hiện quyền lực nhà nước ở các nước này là phân công, phân quyển và phối
hợp hoạt động giữa các nhân viên và cơ quan nhà nước để vừa bảo đảm sự độc lập
tương đối trong hoạt động của các cơ quan nhà nước vừa bảo đảm sự thống nhất
trong hoạt động của bộ máy nhà nước, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của
chính quyền Sự phân công, phân quyền thể hiện ở chỗ các quyền lập pháp, hành
“The Spirit ofthe Laws", Montesquieu, Tansted by Thomas Nugent, New York Hafer Publishing Congany,r
t0
is
Trang 18pháp, tư pháp được trao cho các cơ quan nhà nước khác nhau thực hiện Mỗi cơquan đó được pháp luật trao cho những chức năng, nhiệm vụ, quyển hạn riêng nôn.
có tính chất, phạm vi, hình thức và phương pháp hoạt động riêng Thêm vào đó, sự
phân công, phân quyền còn thể hiện trong mối quan hệ giữa trung ương với địa
phương, giữa các cấp cơ quan nhà nước Vi thế, cần phải có sự xem xét, theo dõi,kiểm tra hay sự giám sát hoạt động để bảo đám cho mỗi cơ quan nhà nước thựchiện đúng chức năng, thẩm quyển của mình theo quy định của pháp luật, chỉ làmnhững gì mà luật cho phép, không lắn quyền của cơ quan khác và không lam
quyền.
Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền, nhu cầu giám sát quyển.lực nha nước càng cấp thiết hơn nhằm giúp cho nha nước từng bước thể hiện đượcđầy đủ các đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền, đó là: Nhà nước được tổchức và hoạt động trên cơ sở chủ quyền của nhân dân, Nhà nước bảo đảm dân chủ,
trong nhà nước đó, các quyển con người và quyền công dân được tôn trọng và bảo
vệ Đối với Nhà nước ta hiện nay, khi mà quan liêu còn là căn bệnh tram kha của
'bộ máy nhà nước và tham những còn là quốc nạn thì việc giám sát quyển lực nhà
nước có ý nghĩa đặc biệt, nếu được thực hiện một cách có hiệu quả thì sẽ có tácdụng rất tích cực trong việc ngăn chặn, hạn chế tình trạng quan liêu, tham những,
của nhà nước.
3 Hoạt động giám sát quyền lực nhà nước trong thực tế
Không phải chỉ đến hiện tại người ta mới nhận thức được vai trò, tầm quan
‘trong và sự cần thiết phải giám sát quyền lực nhà nước mà loài người đã nhận thức
được những vấn đề trên và thực hiện hoạt động giám sát quyền lực nhà nước ngay
từ thời cỗ đại, và cũng ngay từ thời đó, cả cơ chế tự kiểm tra của mỗi hệ thống lẫn
cơ chế giám sát từ bên ngoài hệ thống đều đã được sử dụng Khi mô tả về bộ may
nhà nước, Aristote đã nêu lên yêu cầu các pháp quan phai giám sát việc thi hành.
quyết định của nhau, các quan chức nhà nước đều bị giám sát bởi Hội nghị nhân dân Ở Athens, vào năm 461 tr CN, dưới chính quyển Pericles, Hội nghị nhân dân.
op mỗi năm ít nhất 10 lần Trong Hội nghị đó, theo thủ tục, bao giờ dân
Trang 19chúng cũng được mời biểu quyết chấp thuận hay khiển trách các viên chức của họ,
nếu khiển trách thì tiếp theo sẽ cuộc truy tố ra toà án, tương tự như thủ tục bãi
nhiệm vậy Tới cuối năm, mỗi viên chức sẽ phải tường trình trước một uỷ ban đặcbiệt về số tiền công quỹ mà ho là người thu, người giữ hay người chi tiêu HoặcAsoka Đại để - một vị vua vĩ đại của An Độ cổ đại thì đặt ra trong triều đại của
mình thêm một chức quan mới là Giáo pháp đại thần để chuyên giám sát việc tuân
theo pháp luật của các quan chức nhà nước
Tuy nhiên, việc giám sát quyền lực nhà nước được thực hiện theo một co
chế pháp định chặt chẽ thì phải đến khi nhà nước tư sản ra đời mới xuất hiện và thểhiện tương đối rõ trong các nhà nước đương đại Trong các nhà nước này, sự giám
sát quyền lực nhà nước được thực hiện bởi nhân dân, bởi các nhân viên, cơ quan
nhà nước, bởi xã hội dân sự, bởi các phương tiện thông tin đại chúng; được thực
hiện trên cơ sở pháp luật và được thực hiện theo cả hai cơ chế: giám sát trong nội
bộ nhà nước và giảm sát từ bên ngoài nhà nước.
Sự giám sát trong nội bộ nhà nước có thể xảy ra giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp với nhau và trong bản thân mỗi nhánh quyền lực đó Sự giám sát của lập pháp
đối với hành pháp được thể hiện qua các hoạt động như: giám sát việc ban hành
văn bản quy phạm pháp luật của hành pháp, chat van các thành viên của chính phủ
về những lĩnh vực hoạt động cụ thể của họ, đặt vấn để tín nhiệm chính phủ, bỏ
phiếu bắt tín nhiệm chính phủ, tiến hành thủ tục “đàn hặc” đối với các thành viên
chính phủ Sự giám sát của hành pháp với lập pháp thể hiện qua việc xem xét và
thực hiện quyển phủ quyết luật hoặc các quyết nghị khác của lập pháp, qua việc đặt
vấn đề bắt tín nhiệm chính phủ, giải tán nghị viện trước thời hạn Lập pháp và
hành pháp còn có thé bị giám sát bởi thiết chế bảo hiển
Sự giám sát của lập pháp với tư pháp thể hiện qua việc lập pháp xem xét báo
cáo hoạt động của tư pháp, xem xét hoạt động của nhân viên tư pháp để quyết định
‘bd nhiệm hoặc tái bổ nhiệm chức danh tư pháp, xem xét và đưa ra quyết định cuối
cùng đối với các vụ án bị kháng án của tắt ca các toà án, qua việc thực hiện thủ tue
“dan hặc” đối với các nhân viên tư pháp Tư pháp cũng có thé bị giám sát bởi
iY a
lờ Hội HÀ N AGE.
Trang 20thiết chế bảo hiển Sự giám sát của tư pháp đối với lập pháp chủ yếu thé hiện qua
việc xem xét và tuyên bố tính hợp hiển hay bắt hợp hiến trong các quy định của.luật, quyết nghị của nghị viện; phán xét tính hợp hiển, hợp pháp trong hành vi củacác nghị sĩ khi họ bị khởi tố
‘Sy giám sát của hành pháp với tư pháp thể hiện qua việc nguyên thủ quốc
gia xem xét việc bổ nhiệm, tái bé nhiệm các chức danh tư pháp , còn sự giám sátcủa tư pháp với hành pháp chủ yếu thể hiện qua việc phán xét tính hợp pháp trong
"hành vi của các nhân viên hành pháp trong những trường hợp do luật định.
Sự giám sát cũng có thể xảy ra trong bản thân mỗi nhánh quyền lực nhà
nước Trong nhánh lập pháp, sự giám sát quyền lực có thể xảy ra giữa hai viện của
nó với nhau hoặc giữa các bộ phận cấu thành của nó Ở nhánh hành pháp, sự giámsát có thể xảy ra giữa thanh tra chính phủ với các thành viên, các bộ phận cấu
thành của chính phủ; giữa trung ương với địa phương; giữa cơ quan hành pháp cắp.trên với cơ quan hành pháp cắp dưới Còn trong nhánh tư pháp, sự giám sát có théxây ra giữa cơ quan công tố với cơ quan xét xử, giữa cơ quan tư pháp cấp trên với
cơ quan tư pháp cấp dưới
Sự giám sát quyền lực nhà nước còn được thực hiện từ bên ngoài nha nước
‘DE là sự giám sát của mỗi người dân đối với hoạt động của các nhân viên và coquan nhà nước; sự giám sát của cử tri đối với đại biểu và cơ quan dan cử; sự giámsát của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị và các tổ chức, các nhóm xã hội
thuộc xã hội dân sự đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, đối với các
chính sách, quyết định của nhà nước và đối với việc thực hiện các chính sách,
quyết định đó; sự giám sát của các phương tiện thông tin đại chúng đối với tổ chức
va hoạt động của nhà nước
Riêng đối với Nhà nước ta, từ khi ra đời tới nay, Hiến pháp luôn trù liệu cụthể cơ chế giám quyền lực nhà nước theo cả bai hướng; giám sát trong nội bộ nhà
nước và giám sát từ bên ngoài Sự giám sát trong nội bộ Nhà nước ta chủ yếu thể
hiện qua sự giám sát của lập pháp đối với các nhánh quyền lực khác, sự giám sát
này ngày cảng được chú trọng tăng cường hơn và vai tr, tắc dụng cũng ngày cảng
Trang 21cao hơn cả về mặt pháp lý lẫn trong thực tế Còn sự giám sát của các nhánh quyền.
lực khác đối với lập pháp hầu như mới chỉ được quy định trong Hiến pháp năm
1946 Điều này được thể hiện qua các quy định cụ thé của 4 bản Hiến pháp
Hiến pháp năm 1946 gián tiếp thừa nhận nhân dan có quyền giám sát các đại
biểu mà họ bầu ra thông qua quy định nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu đó;
thừa nhận quyển giám sát của Nghị viện đổi với Chính phủ bằng việc quy định
_Nghị viện có quyền kiểm soát và phê bình Chính phủ, chất vin các bộ trưởng, xemxét để bó phiếu bắt tín nhiệm các bộ trưởng Quyển giám sát của Chính phủ đối vớiNghị viên cũng được thừa nhận qua quy định Chủ tịch nước có quyền yêu cầu
'Nghị viện thảo luận lại những luật đã được Nghị viện thông qua Chính phủ có
quyền giám sát các cơ quan cắp dưới Ở các địa phương thì Hội đồng nhân dân có
quyền giám sát đối với Uỷ ban hành chính
Hiển pháp năm 1959 trực tiếp thừa nhận quyển giám sát của nhân dân đốivới Nhà nước thông qua quy định tit cả các cơ quan nhà nước đều phải chịu sựkiểm soát của nhân dân; Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp phải chịu trách.nhiệm trước nhân dân, đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân có thé bị cử tri bãimiễn Quốc hội có quyền giám sát việc thi hành Hiến pháp, Uỷ ban thường vụQuốc hội có quyền giám sát công tác của Hội đồng Chính phủ, của Toa án nhândân tối cao và của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Các đại biểu Quốc hội có quyền.chất vấn Hội đồng Chính phủ và các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ Hội đồng.Chính phủ có quyển giám sát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân.dan cấp tinh, của Uỷ ban hành chính các cắp Hội đồng nhân dân có quyền giám
sát hoạt động của Uỷ ban hành chính và Toà án nhân dân các cấp Khác với Hiến
pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 đã quy định thành lập thêm một hệ thống cơ
quan mới chuyên trách thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện phápluật của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, cơ quan nhà nước ở địa phương,các nhân viên cơ quan nhà nước và công dan Như vay, cơ chế giám sát quyển lực
nhà nước được quy định trong Hiến pháp năm 1959 đã rõ ràng, cụ thể hơn nhiều so.
ới Hiến pháp năm 1946 và theo hướng tăng cường hơn trước Cũng khác với Hiến
Trang 22pháp năm 1946, theo quy định của Hiến pháp năm 1959, hành pháp không còn
quyền giám sát lập pháp nữa
Co chế giám sát quyển lực nhà nước được quy định trong Hiến pháp năm
1980 về cơ bản tương tự như trong Hiến pháp năm 1959, chỉ khác ở một số điểm
lần đầu tiên được quy định trong Hiển pháp, đó là: Quốc hội thực hiện quyền giám
sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước, thực hiện quyền giám sát tối
cao việc tuân theo Hiến pháp và luật, đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với
cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri vehoạt động của mình và của Quốc hội, tra lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri,
xem xét và giải quyết những điều khiếu nại và tố cáo của nhân dân
Tuy nhiên, cơ chế pháp định về giám sát quyền lực nhà nước được chútrọng, quan tầm nhất và được trù liệu một cách cụ thể, rõ ràng nhất từ khi Nhànước ta ra đời tới nay là ở Hiển pháp năm 1992 Ngoài những quy định về giám sátquyền lực nhà nước tương tự như trong Hiển pháp 1980, Hiến pháp 1992 lần đầu
tiên thừa nhận cho Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam có quyền giám sát hoạt động của
cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức nha nước, Vai trò và tác
dụng giám sát quyền lực nhà nước của Quốc hội được tăng cường hơn trước nhiều
nhờ quy định Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người do Quốc
hội bầu hoặc phê chuẩn Quyền giám sát của hành pháp đối với việc ban hành pháp
luật của lập pháp được ghi nhận trở lại, dù rằng chỉ với cơ quan thường trực của
lập pháp Điều đó thể hiện qua việc thừa nhận cho Chủ tịch nước có quyền đề nghị
‘Uy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn 10 ngày kể từ
ngày pháp lệnh được thông qua Quyền giám sát của Hội đồng nhân dân với Viện.
kiểm sát nhân dân cùng cấp lần đầu tiên được thừa nhận trong Hiển pháp thé hiện
ở quy định: “Viện trưởng các Viện kiểm sát nhân dan địa phương chịu trách nhiệm
báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân và trả lời chất vấn của đại biểu Hội
đồng nhân dân” (Điều 140 Hiến pháp năm 1992 (đã sửa đổi, bổ sung) Luật tổ
chức Quốc hội cũng được sửa đổi theo hướng tăng thêm và cụ thể hoá thêm trách
nhiệm và lĩnh vực giám sát của các Hội đồng va các Uy ban của Quốc hội Đặc
biệt, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp Việt Nam, một đạo luật chuyên vẻ hoạt
Trang 23động giám sát của Quốc hội đã được ban hành vào năm 2003 càng củng cố chắcchắn hơn cơ chế pháp lý về giám sát quyền lực nhà nước.
‘Tit cả các thay đổi về mặt pháp lý đã nêu là kết quả của sự đổi mới tư duy,
nhận thức theo hướng phần đầu thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền
ở nước ta Hoạt động giám sát quyền lực nhà nước trong thực tế ngày càng được.chú trọng hơn và cũng đạt được những thành tích nhất định Các chủ thể có quyền
và nghĩa vụ giám sát đã chú ý hơn và có ý thức trách nhiệm cao hơn trong việc
thực hiện quyền và nghĩa vụ giám sát của mình Một thực tế không thể phủ nhận là
trong quá trình thực hiện chức năng của các cơ quan dân cử, chức năng giám sát
thường đạt hiệu quả thấp nhất Nhận thức rõ điều đó nên gần đây, tắt cả các cơ
quan dân cử, từ Quốc hội đến Hội đồng nhân dân đều chú trọng thực hiện chức
‘ning nay một cách khá tích cực Hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của
Quốc hội, và đại biểu Quốc hội được tiến hành một cách thường xuyên hơn, toàn
diện hơn, tới hau hết các mặt hoạt động của đối tượng giám sát; chương trình, nội
dung giám sát được xác định một cách bài bản, rõ ring, cụ thé; phương pháp giám.
sát cũng không ngừng được cải tiến nên đương nhiên, chất lượng và hiệu quả của
hoạt động này ngày cảng cao hơn.
Chẳng hạn, Thực hiện Nghị quyết số 39/2009/QH12 ngày 16/11/2009 của.Quốc hội khóa XII về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2010,ngày 16/12/2009, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số869/NQ-UBTVQHI2 thành lập Đoàn giám sát về “Vie thee hiện chính sách, pháp
luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo đối với giáo duc
đại học” Đoàn giám sát đã yêu cầu các bộ, ngành hữu quan, uy ban nhân dân một
số tỉnh, thành phố trực thuộc trung wong và tắt cả các cơ sở giáo dục đại học trên
cả nước báo cáo về những nội dung được đề nghị cụ thể đối với từng cơ quan cùng.những số liệu thống kê theo biểu mẫu thống nhất; tổ chức nghiên cứu các báo cáo,
tài liệu có liên quan; nghe báo cáo và thảo luận với một số bộ, ngành trung ương,
trực tiếp liên quan đến quản lý vĩ mô về giáo dục đại học (Bộ Giáo dục & Đào tao,
BO Tài chính, Bộ Kế hoạch & Dau tư, Bộ Khoa học & Công nghệ, Kiểm toán Nhanước), tổ chức khảo sát thực tiễn tại một số địa phương, bộ ngành và cơ sở giáo
a
Trang 24dục đại học trong cả nước Trong báo cáo kết quả giám sát về “Việc thực hiện
chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đàm bảo chất lượng đào tao
đi với giáo duc đại học ” của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trình trong ky hop thứ 7
'Quốc hội khoá XII đã chỉ rõ những thành tựu đạt được, những han chế, bắt cập còn
tổn tại, những nguyên nhân của hạn chế, bắt cập và nêu lên những đề xuất, kiến
nghị cụ thể đối với Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành và uỷ ban nhân dân cáctỉnh, thành phố
‘Cu thể, về thành tựu giáo dục đại học, Báo cáo khẳng định trong hon 10 năm
qua, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã từng bước được bổ sung, đổi mới, gópphan thể chế hóa các chủ trương, quan điểm lớn của Đảng và Nhà nước vẻ giáo dục
đại học Với quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu, Nhà nước thực hiện ưu tiênđầu tư cho giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng ở mức cao (20% tổng.chi ngân sách nhà nước), giá trị tuyệt đối tăng hàng năm theo nhịp độ tăng trưởng
kinh tế của đất nước Nhờ đó, năng lực đảo tạo của cả hệ thống được tăng cường với
mạng lưới các trường 19¢, cao đẳng phát triển rộng khắp cả nước, đa dạng về
loại hình, cấp bậc và ngành nghề đào tạo Quy mô đào tạo không ngừng tăng, đáp.ứng ngày cảng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tai; phục vụ tốt cho sự nghiệp
phat triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh Công bing xã hội trong
giáo dục đại học được thực hiện tốt hơn, số con em diện chính sách, miễn núi, dân
tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa được học tập trong các trường đại học, cao đẳng
ngày càng tăng Công tác xã hội hoá giáo dục đại học đã thu được kết quả ban đầu.
đáng khích lệ với việc mở rộng hệ thống trường ngoài công lập, thu hút được nguồn.lực xã hội đóng góp cho sự nghiệp phát triển giáo dục đại học Các điều kiện đảm.bao chất lượng đào tạo từng bước được cải thiện; công tác quản lý chất lượng đào
tạo có bước đổi mới ; công tác nghiên cứu khoa học trong các trường đại học, cao
đẳng được thúc dy và đã có những kết quả đáng khích lệ, góp phần nghiên cứu vàgiải quyết nhiều vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đắt
Trang 25nước; hợp tác quốc té được mở rộng, do vậy, chất lượng giáo dục đại học từng.bước được cải thiện”.
Trong thời gian gần đây, nhất là từ khi Chính phủ có Nghị quyết14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản va toàn điện giáo dục đại học Việt Nam giai
đoạn 2006-2020, Chính phủ và ngành giáo dục đã có nhiều chỉ đạo mạnh mẽ hơn
nhằm đổi mới công tác quản lý nhà nước về giáo dục đại học; thúc diy công tác
đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên; tăng cường hợp tác quốc tế; thực hiện
công khai, minh bạch các hoạt động trong các trường đại học, cao đẳng; tiến hành.
kiểm định chất lượng dao tạo, từng bước gắn công tác đào tạo với nhu cầu xã hội
"Nhờ đó, đã tạo được chuyển biến bước đầu trong cả nhận thức và hành động để cảithiện và nâng cao chất lượng đào tạo, được xã hội ủng hộ và cũng tạo động lực chocác cơ sở giáo dục dai học phát huy hết tiém năng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu
cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp đổi mới và
phát triển đất nước".
Bén cạnh việc nêu lên những thành tựu, Báo cáo cũng chỉ rõ những hạn chế,
bất cập của giáo dục đại học Đó là: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được
ban hành còn chậm, thiểu đồng bộ, cụ thể, khả thi và chưa hoàn chỉnh; việc thành.lập, nâng cấp các trường đại học, cao đẳng và mở ngành đào tạo còn nhiều bắt cập;hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học còn hạn chế; chất lượng,
sido dục đại học, đặc biệt là đối với nguồn nhân lực chit lượng cao nói chung chưa.
đáp ứng được yêu cầu ngày cảng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước và hội nhập quốc tế; công tác nghiên cứu khoa học chưa được coi trọng,
‘va chưa gắn kết với công tác đào tao
‘Sau khi nêu lên các nguyên nhân của han chế, bat cập, Báo cáo đã dé xuất,
kiến nghị đối với một số chủ thể cụ thể Chẳng hạn, đối với Quốc hội, Uỷ ban
thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội:
“Bo co kt quả giám st "Việc thực iện chính sch, php lật v hin lập tường, đẳ r và đâm bảo cất lượng,
800 đi với ito đục đi học" cia Uỷ an tường vụ Quc hội nh Qube tk hop thứ 7 (56/2010),
7 Blo cao kế quả gim si "Việc thục ign chin seh, hp lu v thank lập rường dev đảm bảocht lượng
40 go đối với giáo đạc di học” ca US ban lường vụ Que hội tính Quốc it kỹ họp tứ 7 (3472010),
a
Trang 26+ Sớm cho xây dựng Luật Giáo dục đại học để thống nhất và luật hóa các
vấn để về quản lý hệ thống giáo dục đại học
+ Cho chủ trương để sửa đổi, bổ sung một số điều khoản trong các đạo luậtkhác có liên quan tới giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng (Luật Batđai, Luật thuế, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, LuậtĐầu tư, ) nhằm tạo điều kiện cho giáo dục đại học phát triển nhanh và bền vững,
ira công tác xã hội hoá sự nghiệp giáo dục đạt những thành tựu lớn hơn.
“+ Ban hành Nghị quyết về giáo dục dai học sau khi giám sát để tháo gỡ một
phần khó khăn, vướng mắc về cơ chế nhằm đổi mới quản lý và nâng cao chất
lượng giáo đục đại học trong giai đoạn hiện nay’,
'Đối với Chính phủ, các bộ, ngành, Uy ban thường vụ Quốc hội đề nghị
các tiêu chí, điều kiện thành lập trường, mục tiêu phần đấu trong giai đoạn
2010-2020 có tính khả thi và thực tiễn hơn, trong đó đặc biệt quan tâm các tiêu chí về cơ
sở vật chất, số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên cơ hữu, suất đầu tư cho sinh
viên/năm học,
+ Ban hành các tiêu chí xác định trường đại học, cao đẳng ngoài công lập
hoạt động theo nguyên tắc “không vì lợi nhuận“ và “vi lợi nhuận hợp lý“ để áp
dụng chính sách, chế độ ưu tiên phù hợp đối với từng loại trường nói trên
+ Thực hiện chính sách đầu tư ngân sách nhà nước có trọng điểm theo kế
hoạch trung và dài hạn để hình thành một số trường đại học có chất lượng đào tạo
° Báo cáo be quả giám ấi"Việc hực hiện chính sách phầp luật vẻ tàn lập tường, đầu tư và đăm bào cấtlượng
io tạo đội với gia dục đại học” của US an thường vụ Quốc bộ tình Qube hội k hap thi (S-62010),
Trang 27cao nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển nghiên cứu.
khoa học cơ bản và ứng dụng; xác định lộ trình thực hiện chế độ thu và sử dụng
học phí mới đối với các trường công lập theo hướng: học phí cùng với kinh phí do
‘Nha nước cấp đủ bù đắp chỉ phí đào tạo, phù hợp với từng ngành đào tạo và tương,xứng với chất lượng đào tạo; đổi mới cơ chế phân bổ kinh phí đào tao sau đại học
cho các cơ sở giáo dục đại học theo hướng tinh đủ cả chỉ phí tiền lương và các chỉ
phí hoạt động thường xuyên khác; hướng dẫn cụ thể hơn về cơ chế tự chủ tài chính
đối với các cơ sở giáo dục đại học
+ Dành ưu tiên cho việc thành lập các trường ngoài công lập có vốn đầu tư
lớn; chỉ mở thêm các trường đại học, cao đẳng công lập của địa phương khi ngắn
sách địa phương đủ đầu tư cho nhà trường để bảo đảm chất lượng đào tạo; rà soát
lại các tiêu chí hợp lý làm căn cứ để các trường xác định chỉ tiêu tuyển sinh sát với
‘nang lực đào tạo của mình; hạn chế mở rộng quy mô đào tạo không chính quy; đầy.nhanh tiến độ kiểm định chất lượng các trường đại học, cao đẳng và công khai kết
quả kiểm định, làm cơ sở để phân loại chất lượng các trường; tăng cường hậu kiểm
và có biện pháp xử lý nghiêm khắc, giải thể hoặc hạ cắp với những trường vi phạm
‘quy định, không thực hiện đúng cam kết thành lập trường, đặc biệt đối với các
trường ngoài công lập đã thành lập được hơn 10 năm nay vẫn chưa xây dựng cơ sé
riêng Chính phủ cũng cần báo cáo với Quốc hội về chủ trương phát triển, lộ trìnhđầu tư, lộ trình hoạt động và triển vọng tác động tích cực vào nền giáo dục đại học
Việt Nam của các trường “đại học xuất sắc” liên kết giữa Chính phủ ta với các.
Chính phủ CHLB Đức, Pháp, Anh, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
+ Nghiên cứu đổi mới cơ chế, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đại học
tăng cường hoạt động và nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao.
công nghệ Xuất phát từ quy định co sở giáo dục đại học có hai nhiệm vụ chính là
dio tạo và nghiên cứu khoa học với ty lệ thời gian là 2 : 1, bên cạnh việc giao kinh
phi theo để tai, dự án như quy định hiện hành, cần thực hiện phân bổ kinh phí hoạt
động khoa học thường xuyên cho cơ sở giáo dục đại học theo số lượng và trình độ.
của giáo viên với định mức bằng 1/3 định mức kinh phí giao theo số lượng và trình
độ cán bộ nghiên cứu cho các viện nghiên cứu; bổ sung hoàn thiện chính sách ưu.
2s
Trang 28đãi miễn, giảm thuế đối với việc chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ củacác cơ sở giáo dục đại hoc; đổi mới việc giao kinh phí đề tai, dự án khoa hoc công
nghệ cho cơ sở giáo dục đại học theo hướng tinh đủ cả chi phí tiền lương và các
chỉ phí hoạt động thường xuyên khác, không tính vào kính phí đào tạo đại học của
các cơ sở giáo dục đại học như hiện nay; khôi phục biên chế nghiên cứu khoa học
(nghiên cứu viên) cho các trường đại học như trước những năm 1990,
+ Đồi mới căn bản và toàn diện quản lý giáo dục đại học: từng bước giaoquyển tự chủ mạnh mẽ hơn cho các trường; tăng cường trách nhiệm của các bộ
quản lý ngành, tiến tới xóa bỏ cơ chế cơ quan chủ quản đối với các cơ sở giáo dục
đại học; Bộ GD&ĐT làm đúng chức năng quản lý nhà nước của mình, không làm
thay công việc của các trường đại học, cao ding
+ Quy định cụ thể trách nhiệm của Bộ GD&DT, các bộ, ngành và UBND_
các tỉnh, thành phố đối với các trường đại học, cao đẳng ; quy định rõ mối quan hệ
công tác giữa Chính phủ, Bộ GD&DT và các bộ, ban, ngành liên quan trong quản
lý giáo dục đại học; xác định rõ vai trò, trách nhiệm của bộ quản lý ngành đối với
các trường thuộc lĩnh vực chuyên môn do bộ quản lý cũng như trách nhiệm của co
‘quan chủ quản trường đại họe, cao đẳng”
Đối với UBND các tỉnh, thành phố, Uy ban thường vụ Quốc hội đề nghị:+ Xây dựng kế hoạch giao đắt, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho cho các cơ sở
giáo dục đại học tại các địa phương, tạo điều kiện cho các trường xây dựng cơ sởvật chất
+ Đối với những thành phố lớn tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, cần
có quy hoạch các khu đại học, ký túc xá sinh viên phù hợp với quy hoạch chung và
tinh hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
ˆ Bo cá tố qui gi "Vệ Đực iệchơh ch phy thập rừng dầ vi hn bản hấ lượng
đo Re đi với od học ch: Uy ban tn v Quốc hộ nh Qe hộ g kỹ họp 762010)
Trang 29"Bên cạnh hoạt động giám sát và báo cáo kết quả giám sát của UY ban thường,
vụ Quốc hội, Quốc hội còn dành trọn 1 ngày họp (ngày 7/6/2010) để thảo luận về
Bao cáo này, đa số các đại biểu phát biểu trong phiên họp đều tán thành các đềxuất, kiến nghị của Uy ban thường vụ Quốc hội Qua đây đủ thấy rõ vai trò, tắm
quan trọng và tác dụng của hoạt động giám sát quyền lực nhà nước nói chung,
giám sát của Quốc hội nói riêng, nếu hoạt động giám sát không được tiền hành mộtcách edn thận, công phu, có kế hoạch, có bài bản thì không thé có được những đềxuất, kiến nghị khoa học, hợp lý, thiết thực và có tính khả thi như vậy Có lẽ đây là
ẩn đầu tiên giáo dục đại học ở nước ta được chú trọng, quan tâm đến thế,
“Trong lĩnh vực giám sát tư pháp, Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Uy
ban Tư pháp của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội đã tiến
hành giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp như thẩm tra, xem xét các báo cáo công tác của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, các báo cáo của Chính phủ vẻ tình hình tội phạm, vi phạm pháp.luật và công tác du tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật; về công tác
thi hành án, công tác phòng, chống tham nhũng; chất vấn những người đứng đầucác cơ quan tư pháp; giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công
dân trong lĩnh vực tư pháp; thành lập đoàn giám sát của Uy ban thường vụ Quốc.
hội, của Uỷ ban tư pháp, của Đoàn đại biểu Quốc hội để giám sát hoạt động của
các cơ quan tư pháp tại các địa phương trong cả nước; UY ban tư pháp giám sát
việc giải quyết một số vụ án cụ thể ', Nhờ có hoạt động giám sát mà hàng năm,ngành Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân đã nghiên cứu kiến nghị để kháng,nghị giải quyết lại nhiều vụ án hình sự, dân sự, (hương mại, hành chính, lao động,
hôn nhân và gia đình theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bảo đảm cho việc 4p
dụng pháp luật được nghiêm minh và thống nhất, những sai sót nghiệp vụ được rútkinh nghiệm, một số vướng mắc về áp dụng pháp luật trong công tác xét xử được
nghiên cứu, tháo go",
Trang 30"Bên cạnh những thành tựu, hoạt động giám sát quyén lực nhà nước ở nước ta
vẫn còn nhiều hạn chế Chẳng hạn, hoạt động giám sát của Quốc hội chủ yếu đượcthực hiện qua hình thức nghe báo cáo công tác của những người đứng đầu các cơ
quan nhà nước khác, chất vấn những người giữ các chức danh do Quốc hội bầu,
chủ yếu dựa vào thông tin do chính đối tượng giám sát mà chưa chủ động tim
kiếm, khai thác trên các kênh thông tin khác Việc tổ chức đoàn giám sát của Uỷ
ban thường vụ Quốc hội về tinh hình thi hành pháp luật ở các địa phương cũng,chưa được tiến hành thường xuyên; giám sát việc ban hành các văn bản quy phạmpháp luật của các cơ quan tư pháp còn hạn chế Tâm lý nể nang, né tránh, ngại va
chạm vẫn còn là trở ngại lớn cho việc nâng cao hiệu quả giám sát Hoạt động chất
vấn và trả lời chất vấn chưa phát huy nhiều tính đối thoại, tranh luận trực tiếp vào.vấn đề cần chit vấn Các cơ quan chịu sự giám sát chưa thực hiện kịp thời, nghiêmtúc các kiến nghị của chủ thể giám sát, các cơ quan giám sát cũng chưa tích cực.theo dõi, đôn đốc đến cùng việc giải quyết các kiến nghị một cách triệt để Kỹ năng
về hoạt động giám sát của một số dai biểu Quốc hội còn hạn chế nên còn lung túng,
trong việc triển khai thực hiện, lựa chọn hình thức và phương pháp giám sát; kết
quả giám sát chưa rõ nét, còn thiên về khảo sát, nắm tình hình là chính Công cụ,
phương tiện giám sát và công tác tổ chức phục vụ hoạt động giám sát vẫn còn gặp
khó khăn, đặc biệt là về đội ngũ cán bộ, chuyên viên giúp việc
“Trên đây là những thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện chức năng giám
sát của Quốc hội trong một số lĩnh vực Thiết nghĩ, trong thời gian tới, nhằm thực
hiện mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta, hoạt động giám sát quyển
lực nhà nước clin được tiếp tục đẩy mạnh theo các hướng sau:
Thứ nhất, hoạt động giám sát quyền lực nhà nước của Quốc hội cần tiếp tụcđược day mạnh hon theo hướng khắc phục được những hạn chế đã phát hiện được
nhằm bảo đảm chất lượng và hiệu quả của hoạt động này
inst pip~ HÌ tục Ba, Dương Ngc Na, Tech Nghiên lp ph sổ (19 hag
U20N
Trang 31Thứ hai, Hiển pháp cần trù liệu thêm cơ chế giám sát việc thực hiện quyền.lực nhà nước của chính các cơ quan đại diện từ phía các nhánh quyền lực khác,
chẳng han, sự giám sát của thiết chế bao hiến, của hành pháp, của tư pháp Hiện
tại, việc giám sát hoạt động của lập pháp chủ yếu được thực hiện bởi chính nó vàbởi nhân dân, song việc giám sát của nhân dân chưa thể hiện rõ hiệu quả thực tế
mà chủ yếu mới dừng ở quyền pháp ly, kết quả của sự giám sát đó thời gian qua
thể hiện khiêm tốn đến mức làm cho quyển này gần như chỉ là một quyển “hữu
danh vô thực”,
Thứ ba, thời gian qua, Hội đồng nhân dân ở các địa phương đã tích cực hon
trong việc thực hiện chức năng giám sát của mình và hoạt động nay cũng đã đạt
được những thành tựu nhất định Tuy nhiên, để cho hoạt động nay có thé đạt hiệu
quả như mong muốn, Quốc hội cin phải ban hành Luật hoạt động giám sát của Hội
đồng nhân dân nhằm tạo ra cơ sở pháp lý chắc chắn hơn cho hoạt động này
Thứ tư, một trong những đặc điểm cơ bản của Nhà nước pháp quyển là nó
sắn bó mật thiết với xã hội công dan (xã hội dân sự) “Nhà nước pháp quyển phải
được xây dựng trên cơ sở xã hội công dan, Theo quan niệm hiện dai, xã hội công,
dân được hiểu là một lĩnh vực độc lập tương đối của đời sống xã hội đối với nhànước, trong đó tồn tại và vận hành các nhóm xã hội, các tổ chức mang tính chất
văn hoá, tôn giáo, tỉnh thần, thể hiện các lợi ích khác nhau của con người”4, Có
thể hiểu một cách đơn giản rằng xã hội dân sự được hợp thành bởi các tổ chức phi
nhà nước nhưng không mang tính chất chính trị, sự tồn tại của xã hội dân sự thể
hiện một lĩnh vực của xã hội không nhất thiết phái có sự áp đặt của quyền lực nhà
nước Với tư cách là một giá trị xã hội, xã hội công dân là khả năng nội tại của một
xã hội cho phép công dân được quyền hình thành những tổ chức của minh nhằmđáp ứng nguyện vọng của các hội viên và nhằm thực hiện những mục đích chungcủa xã hội Với tư cách là một thể chế, xã hội công dân được coi là một thực thé xã:
hội tồn tại giữa nhà nước, gia đình và cá nhân'” Trong Nhà nước pháp quyển, vai
Xe: “Nh mde php quyền xã ội chủ ngĩa Việt Nam củ dn, do dn, vn ý bận và tực tế 2,
gis
` Xem: "Nhà nước pháp quyền xã hội ch ngĩa Việt Nam của ân, do dn, vdn—1) rệt vache tin” 58 62
2
Trang 32trò giám sát quyền lực nhà nước, phản biện xã hội của xã hội dân sự ngày càng
được tăng cường Xã hội dân sự không chỉ có vai trò tích cực trong việc phản biện
đối với các chính sách, pháp luật của nhà nước mà còn có vai trò rit tích cực trong
việc giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật đó.
Cuối cùng, cần phải kêu gọi, đánh thức, thúc đẩy ý thức tích cực giám sátquyền lực nhà nước của mỗi cá nhân công dân Chúng ta đều biết, hoạt động củanhà nước liên quan trực tiếp tới mỗi cá nhân công dân, các nhà nước ngày nayđang chuyển dần từ nhà nước cai trị, quản lý sang nhà nước phục vụ, phục vụ mỗi
cá nhân, mỗi gia đình và toàn xã hội Việc tích cực giám sát quyền lực nhà nước
của mỗi cá nhân công dân sẽ góp phần làm cho nhà nước phục vụ mọi người ngày
càng tốt hơn, ngày càng thu hút được nhiều hơn niềm tin và sự ủng hộ của công,dân Ý thức được điều này nên các nhà nước dân chủ trong đó có Nhà nước ta đều
cố gắng làm cho công dân hải lòng hơn Minh chứng cho điều này là việc Chính
phủ đã xây dựng và triển khai thực hiện Dé án 30 về đơn giản hoá thủ tục hành
chính, hiện nay, tắt cả các địa phương trên toàn quốc đều đang tích cực tiến hành rà
soát và đơn giản hoá thủ tục hành chính nhằm giảm bớt gánh nặng của thủ tục hành
chính đối với công dân và doanh nghiệp, vừa nhằm phục vụ nhân dân và xã hội tốthơn, vừa tạo điều kiện cho cá nhân công dan và doanh nghiệp giám sát hoạt động
của các nhân viên và cơ quan nhà nước một cách dễ dàng, thuận lợi hơn./
Trang 33QUYEN LỰC VÀ CƠ CHẾ GIÁM SATQUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM.
TS,Trần Nho Thìn
Bộ Tư pháp,
Khi tìm hiểu về nhà nước chúng ta không thé tách rời van đề về quyền lực
nhà nước Những van đề cơ bản nhất về nhà nước như bản chất, chức năng, bộmáy, hình thức chính thể, thực chất chính là việc xác định quyền lực nhà nước
thuộc về ai, được thực hiện như thế nào và nhằm mục đích gì
Về mặt lý thuyét, trong các giáo trình lý luận về nhà nước và pháp luật của.'Việt Nam hiện nay chưa có sự quan tâm đúng mức đến khái niệm quyền lực nhà
nước và từ đó cũng chưa đặt ra vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước/) Sự thiếu.quan tâm cũng có thể xuất phát từ một nhận định của Lênin là: “Chuyên chính cách.mạng của giai cấp vô sản là một chính quyền do giai cắp vô sản giành được và duytrì bằng bạo lực đối với giai cắp tư sản, chính quyển không bị một luật pháp nàohạn chế ca”)
Về mặt thực tế, hầu hết các nước đều ghi nhận quyền lực nhà nước thuộc vềnhân dân; nhưng chỉ có 55% nhà nước trên thé giới được coi là dan chủ, tức là vẫn
còn gần một nửa số nha nước trên thế giới vẫn thực hiện chế độ chuyên chế mà ở
đó quyền lực nhà nước chưa bị chế ngự, giám sát bởi nhân dân và vì nhân dân ¢)
“Trong xã hội hiện đại, dân chủ với ý nghĩa là quyền lực thuộc về nhân dân, do.nhân dan và vì nhân dân đã trở thành một yêu cầu quan trọng nhất Nhung trước.khi dân thực sự làm chủ, quyền lực nhà nước cần phải bị chế ngự, giám sát nhằm.loại trừ một nghịch lý là quyền lực nhà nước của nhân dân nhưng nó đe dọa chính:
nhân dân
1 Sự cần thiết phải chế ngự, giám sát quyền lực nhà nước
() Nguyễn Đăng Ding Sự lợn ch qu lực nữa mde, H2005
LÔ) Lên toa ty lập 32 Net Ta Maer (97% 297
4 Bo cáo ph itn cơn người 2005 UNDP Nguễn ipso nám
u
Trang 34‘Néu như quyền lực nhà nước được thực hiện bởi những người có đức hạnh vatai năng và với mục dich vi nhân dân thì sự chế ngự, giám sát quyền lực nhà nước.
là vô nghĩa và cũng không cần thiết phải xác định quyền lực nhà nước thuộc venhân dan, do nhân dân và vì nhân dân trong Hiến pháp va các bản tuyên ngôn Lich
sử đã cho thấy sự tàn bạo của của nền quân chủ chuyên chế và chế độ độc tài phátxit khi quyển lực nhà nước không bị hạn chế Hơn nữa, nhân dân với tư cách là chủthể của quyền lực nhà nước không thể thụ động trông chờ vào “sự ban phát” của kẻnắm quyền lực nhà nước
Trong chế độ chuyên chế thần quyển, những lãnh tụ là người “cõi trên” do
vậy quyền lực cai trị không thé bị nghỉ ngờ Tuy nhiên, da số nhân dân không tin là
mình được thẳn thánh cai trị và chính những người cai trị biết rõ nhất mình có là
thánh thần hay không Cũng có quan điểm cho rằng không nên hạn chế quyền lực
vi sự tin tưởng vào đạo đúc của người cai tị Nhưng cai trị bing đạo đức là lý
tưởng hơn là một thực tế vì lịch sử cho thấy các vị vua và các lãnh tụ cai trị bằng
nhân đức không nhiều Hơn nữa, chỉ điều chỉnh các quan hệ quyền lực bằng cácquy tắc đạo đức, bằng nhân nghĩa trong điều kiện phát triển của chế độ tư hữu vàxung đột giai cấp gần như là không thể vì các quy tắc đạo đức rất đa dạng vàKhong thể xác định rõ rằng
a Mục đích quan trong và co bản nhất của việc chế ngự, giám sát quyển lực
nhà nước là nhằm ngăn ngừa sự chuyên chế, lạm dụng quyền lực Trong hau hếtcác chính thể hiện đại, nguồn gốc quyền lực nhà nước được ghi nhận là của nhân
dan, do nhân dân và vì nhân dân nhưng quyền lực này chủ yếu được thực hiện thông qua các đại diện của nhân dân Vì quyển lực không do dân trực tiếp thực hiện nên không có sự đảm bảo tuyệt đối là quyền lực nhà nước không đi ngược lại
lợi ích của nhân dân 6 góc độ này, sự chế ngự, giám sát quyền lực giúp hạn chế sự.lạm dụng quyền lực nhà nước và đảm bảo cho việc thực hiện quyển lực nhà nước
phải vì lợi ích của nhân dân.
+ Tuy nhiên sự chế ngự, giám sát quyền lực nhà nước không chỉ ngăn ngừa sựchuyên chế và lạm dụng mà nó còn có mục đích đảm bảo cho quyền lực nhà nước
được thực hiện một cách có hiệu quả và có trách nhiệm Có quan điểm đối lập tính hiệu qua với sự chế ngự, giám sát quyền lực nhà nước Quan điểm này cho rằng,
Trang 35chế ngự, giám sát sẽ trói buộc nhà nước và do vậy dẫn đến tình trạng kém hiệu quả
trong quản lý nhà nước.
‘Van đề cốt lõi là nhân dân trước tiên và cần thiết phải tránh được điều tồi tệ
xây ra do sự chuyên chế và lạm dụng quyển lực nhà nước trước khi đạt được
những điều tích cực khác từ quyền lực nhà nước Nói một cách ngắn gọn, chuyên.chế có thể hiệu quả trong một mặt nào đó nhưng nó chắc chắn dẫn có rủi ro do sự.chuyên quyền, sự chế ngự, giám sát có thé cản trở nhà nước nhưng nó giúp hạn chế
sự rủi ro từ chính nhà nước.
Tinh hiệu quả của quyền lực nhà nước phải được xác định với một tiêu chí
quan trọng nhất là ý chí của nhân dân Hay nói cách khác, việc thực hiện quyển lực
nhà nước được coi là hiệu quả nhất khi nó không trái với lợi ích và ý chí của nhân.dân Trên thực tế, sự chuyên chế có thé mang lại hiệu quả tăng trưởng kinh tế
nhưng sự tăng trưởng này không dim bảo là toàn dân được hưởng lợi như nhau,
đặc biệt là người nghèo và những tang lớp dễ bị tổn thương nhất Mặt khác, sự chế
ngự, giám sát quyền lực cung cấp cơ chế báo động đễ “ngăn chặn những thảm họa”
mà việc thực hiện quyển lực một cách chuyên chế không thể có được(° Quyền lựcnha nước không thể có hiệu quả nếu thảm họa xảy ra, đặc biệt là thảm họa do sựchuyên chế trong việc thực hiện quyền lực nhà nước mang lại
© Sự cần thiết chế ngự, giám sát quyển lực nhà nước cũng xuất phát từ ý nghĩa.của việc chế ngự, giám sát Tuy sự chế ngụ, giám sát quyền lực không thé chi bằng
các quy tắc đạo đức nhưng nó lại có ý nghĩa đạo lý vì sự lạm dụng quyền lực nhà
nước chính là sự vi phạm đạo lý, coi thường quyền lực của nhân dân và góp phần làm suy giảm đạo đức trong xã hội Sự chế ngự, giám sát quyển lực có ý nghĩa
nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy dân chủ và ý thức chính trị của nhân dân.
> Một trong những đặc trưng quan trọng nhất của quyén lực nhà nước là tính độc
quyền sử dụng sức mạnh vũ lực, hay được coi là là sự độc quyển sử dụng sức
mạnh cưỡng chế với toàn thé cư dân Không một chủ thé nào có thé cạnh tranh với
nhà nước trong việc sử dụng sức mạnh cưỡng chế() Hơn nữa, quyển lực nhà nước (Theo cách diễn đ của Armetya Sen: Phát mi là quyén te do, Nb Thống ke, Hà Nội 2002
(Christophe Person TheMolem Sn Ruledge Tor and ro ro 1004 page, 6
BA
Trang 36lại dựa trên nguồn của cải vật chất to lớn và bộ máy đồ sộ cho nên nó trở nên nguy.hiểm đối với lợi ích hợp pháp của các cá nhân công dân Xuất phát từ đặc tính này.của quyền lực nhà nước cho thấy sự cần thiết phải chế ngự, giám sát quyền lực nhà
nước.
Trong chế độ dân chủ và pháp quyền thì quyền lực nhà nước không phải là
quyền lực tự có của nhà nước mà quyên lực được nhân dân ủy quyền, nhân dân
giao quyền Vì quyền lực nha nước là của nhân dân, nhưng nhân dân lại không trực.tiếp thực hiện quyền lực nhà nước của minh mà lại giao cho người khác là nhà
nước, nên tit yêu này sinh đòi hoi chính đáng và tự nhiên phải chế ngự, giám sát
quyền lực nha nước,
Mặt khác, khi ủy quyền cho nhà nước, quyền lực nhà nước lại thường vận động
{hea sn hướng tự phủ định mình, trở thành đối lập với chính mình lúc ban đầu (từ
của nhân dan là số đông chuyển thành số ít của một nhóm người hoặc của một
người) C.Mác gọi hiện tượng này là sự tha hóa của quyền lực nhà nước Quyền
lye nhà nước là của nhân dan giao cho các cơ quan nha nước, suy cho cùng, là giao cho những con người cụ thể thực thi Mà con người thì "Kuôn luôn chịu sự ảnh hưởng của các loại tỉnh cảm và dục vọng đối với các hành động của con người.
lều cũng khiến cho lý tính đôi khi bị chìm khuất"(9 Đặc biệt là khi lý tính bị chỉ
phối bởi các dục vọng, thói quen hay tình cảm thì khả năng sai lim trọng việc thực.
thí quyền lực nhà nước cảng lớn Hơn nữa, với bản tính vị kỷ, con người thường,
"bị điều khiển bởi khát vọng, trong đó khát vọng về quyền lực vừa là mục tiêu, vừa
là công cụ dé đạt các khát vọng khác"() Với đặc điểm đó của con người, không,
thể khăng định người được ủy quyền luôn luôn làm đúng, làm đủ những gì mànhân dân đã ủy quyền, Vì vậy, chế ngự, giám sát quyền lực nhà nước là một nhucầu khách quan từ phía người ủy quyền đối với người được ủy quyển Hơn thé nữa,
quyền lực nha nước không phải là một đại lượng có thể cân, dong, đo, đếm được
một cách rạch ròi, vì nó là một thể thống nhất, như nói ở phần trên Điều đó lạicảng đòi hỏi pl ngụ, giám sát quyền lực nhà nước để hạn chế sự lộng quyền,
lạm quyền, mâu thuẫn chồng chéo hoặc trùng lắp trong quá trình thực thi pat lực
nhà nước giữa các cơ quan nhà nước, hạn chế hiệu lực và hiệu quả thực thi quyền
lực nhà nước được nhân dân ủy quy:
Xuất phát từ các đòi hỏi khách quan nói trên, quyền lực nhà nước thường được
lượng hóa, phân định thành các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Sự lượng,
hóa này là dé giao cho các cơ quan nhà nước khác nhau, thay mặt nhân dân thực
(Clon Mile Luộn vẻ edo, XB Chính tị Qube gia H.2005, TH.
LÔ Nei Hw Đác Tự ci cid vị phương Tà cộn Hiện hi So nh phn ch nd chúy vs ảnh hường của
hing di vú sng chs, Bàn rg qua KATO 0 ANC 2008,
{dg irin tp dị Mb ip php 8 3920 dong 12009)
Trang 37hiện Trong thực tiến ở nước ta, cũng như các nước, quyền lập pháp được giao cho'Quốc hội hay Nghị viện, quyền hành pháp được giao Chính phú, quyền tư pháp
được giao cho Tòa án Sự phân định các quyền như vậy là điều kiện cơ bản để
nhân dan giao quyển mà không bị lạm quyền, nhân dân kiểm soát và đánh giá đượchiệu lực và hiệu quả thực hiện các quyển mà mình đã giao Đồng thời, cũng là để
cho các cơ quan tương ứng được giao quyền để cao trách nhiệm trong việc thực thi
quyền lực nhà nước và tự kiểm tra việc thực hiện quyền lực nhà nước được giao
của mình
'Quyền lập pháp là quyền đại điện cho nhân dân thể hiện ý chí chung của quốc
gia Những người được nhân dân trao cho quyền này là những người do phỏ thông.
đầu phiếu bầu ra hợp thành cơ quan gọi là Quốc hội hay Nghị viện Thuộc tính cơ.bản, xuyên suốt mọi hoạt động của quyền này là đại diện cho nhân dân, bảo đảm
cho ý chí chung của nhân dân và được thể hiện trong các đạo luật mà mình là co
quan duy nhất được nhân dân giao quyển biểu quyết thông qua luật Quyền biểu.quyết thông qua luật là quyền lập pháp, chứ không phải là quyền đưa ra các mô
hình xử sự cho xã hội Vì vậy, quyền lập pháp không đồng nghĩa với quyền làm ra
luật, Đồng thời, là người thay mặt nhân dân giám sát tối cao mọi hoạt động của nhànước, nhất là hoạt động thực hiện quyền hành pháp, để góp phần giúp cho cácqquyển mà nhân dân giao cho các cơ quan nhà nước không bị lạm quyển, lộng
quyền hay bị tha hóa
Quyền hành pháp là quyền tổ chức thực hiện ý chí chung của quốc gia do
Chính phủ đảm trách Thuộc tính cơ bản, xuyên suốt mọi hoạt động của quyển này.
là quản lý nhà nước (hay cai tị) mà thực chất là tổ chức thực hiện pháp luật để bảo
đảm an ninh, an toàn và phát triển xã hội Không có một Chính phủ quản lý nhà.nước hữu hiệu không thể có một nhà nước giàu có, phát trién én định cả về mặt
kinh tế lẫn mặt xã hội Thực hiện quyển này đòi hỏi Chính phủ và các thành viên
của Chính phủ phải nhanh nhạy, quyết đoán kịp thời và quyền uy tập trung thống.
nhất.
Quyền tư pháp là quyền xét xử, được nhân dân giao cho tòa án Độc lập và chỉ
tuân theo pháp luật là nguyên tắc xuyên suốt và cao nhất trong tổ chức thực hiện.
quyền nay, mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức không được phép can thiệp vào hoạt
động xét xử của Tòa án Đây thực chất là quyền bảo vệ ý chí chung của quốc gia
bằng việc xét xử các hành vi vi phạm Hiển pháp, pháp luật từ phía công dân và cơ
‘quan nhà nước, Vì vậy, bào vệ pháp luật, công lý, tự do của công dan là trách
nhiệm hàng đầu của quyền tư pháp Mọi cơ quan, tổ chức va cá nhân có nghĩa vụ
35
Trang 38tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ tính pháp quyền và công lý trong các phán quyết của.
Toa án.
2 Sự phân công quyền lực nhà nước ở Việt Nam
Trong mục IV Hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Dang, khi đề cập đến
vấn đề nhà nước, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thoi kỳ quá độ (năm 1991)
viết: "Nhà nước Việt Nam thống nhất ba quyển lập pháp, hành pháp và tư pháp,
với sự phân công rành mạch ba quyền đó") Tiếp tục tổng kết thực tiễn, hoàn thiện
và phát triển quan điểm nói trên của Cương lĩnh trong điều kiện xây dựng Nhà
nước pháp quyển XHCN của dan, do dan và vi dân, Nghị quyết Dai hội đại biểu toàn quốc lần thứ VITI của Đảng khẳng định: "Quyền lực nhà nước là thống nhất,
có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện cácquyền lập pháp, hành pháp, tư pháp") Đến năm 2001, với sáng kiến lập pháp của
Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Quốc hội khóa X đã tiền hành sửa đổi,
bd sung một số điều của Hiến pháp năm 1992, trong đó đã thể chế các quan điểm.
nói trên của Đảng thành một trong những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam Đây là một trong những quan điểm.
và là nguyên tắc cơ bản chi đạo công cuộc cải cách, xây dựng bộ máy nhà nước ta.trong thời kỳ đổi mới; thể hiện sự phát triển mới về nhận thức lý luận của Đảng và.nhà nước ta trong quá trình td chức và thực hiện quyển lực nhà nước thuộc về nhân
trao hết thay quyền lực nha nước của minh cho Quốc hội, rồi đến lượt mình, Quốc.
hội lại trao quyền cho Chính phủ và các cơ quan tư pháp Theo Điều 84 Hiến pháp.năm 192, nhân dân chỉ trao cho Quốc hội ba nhóm quyển hạn và nhiệm vụ:
LÔ a in Dại hộ ing ti ộ đt nói (Đại hi HH, PU, 10 UB Chit nd la 1.2005, 0 328
(6 am tion Đại hại anti ti Do hi II, VIM DỤ NSB Chin if Qu gia M2008, 310
Trang 39Quyền hạn và nhiệm vụ về lập hiến, lập pháp; quyền hạn va nhiệm vụ về giám sát
tối cao; quyển hạn và nhiệm vụ về quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
Quan niệm này hoàn toàn phì hợp với dân chủ XHCN Bởi vi, dân chủ XHCN
đời hỏi nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước không chi bằng hình thức dân chủ.đại diện mà còn bằng cả dân chủ trực tiếp, trong đó có trưng cầu ý dân, có như vay,
nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mới đúng, mới bảo đảm
thực hiện đầy đủ, không hình thức Như vậy, thống nhất quyền lực nhà nước được
hiểu là toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, tập trung thống nhất ở nhân
dân chứ không phải thuộc về Quốc hội
Quan niệm này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực Trước hết, điều đó
chỉ ra rằng, quyền lực nhà nước dẫu là quyền lập pháp, hành pháp hay tư pháp đều
có chung một nguồn gốc thống nhất là nhân dân, đều do nhân dân ủy quyền, giaoquyền Do vậy, nói quyển lực nhà nước là thống nhất trước tiên là sự thống nhất &
mnục tiêu chính trị, nội dung chính trị của nhà nước Cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp tuy có chức năng, nhiệm vụ và quyển hạn khác nhau nhưng đều
thống nhất với nhau ở mục tiêu chính trị chung là xây dựng một nhà nước "dân
gidu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" như Đảng ta đã chỉ ra
Do vậy, mặc dù có sự phân định ba quyền nhưng cả ba quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp không hoàn toàn tách biệt nhau mà "rằng buộc lẫn nhau", phối hop với nhau, hoạt động một cách nhịp nhàng trên cơ sở làm đúng, làm đủ nhiệm vụ.
quyền hạn mà nhân dân giao cho mỗi quyền được Hiến pháp - đạo luật gốc của nhà
nước và xã hội quy định Mục đích của việc phân công quyền lực nhà nước là để
nhằm kiểm soát quyển lực nha nước, bảo đảm cho tính pháp quyển của nhà nước
và phát huy dân chủ XHCN, chứ không phải là để thỏa hiệp hay chia rẽ quyển lực
nhà nước giữa các quyển Ý nghĩa của sự phân công quyền lực nhà nước là để phânđịnh nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan trọng bộ máy nhà nước, để nhà nước
hoạt động có hiệu lực và hiệu quả, quyền lực nhà nước ngày càng thực sự là quyền.
Ie của nhân dan,
3 Các giải pháp nhằm tăng cường cơ chế giám sát quyền lực nhà nước
hiện nay
„”
Trang 40Hiện ở Việt Nam đang tồn tại hai loại giám sát quyền lực nhà nước, đó là
giám sát mang tính quyển lực nha nước (Quốc hội, Hội đồng nhân dân) và giám sát
xã hội mang tính quyền lực nhân dân (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, phương tiện thông
tin đại chúng va các cá nhân, cộng đồng ).
‘Nén dân chủ trong Nhà nước pháp quyền không chi đòi hỏi sự kiểm tra, giám.sát từ phía các cơ quan nha nước mà quan trọng hơn, đòi hỏi phải thiết lập được cơ
chế giám sát hữu hiệu từ bên ngoài bộ máy nhà nước, trước hết là cơ chế giám sát thường xuyên, thực chất và có hiệu quả từ phía nhân dân - chủ thể quyền lực nhà nước đối với các cơ quan và cán bộ thực thi quyền lực nhà nước, kể cả đối với cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất đo nhân dân trực tiếp bau ra Giám sát xã hội đối
với tổ chức và thực hiện quyển lực nhà nước có tác dụng hỗ trợ cho giám sát mang.tỉnh quyền lực nhà nước Cùng với xu hướng dân chủ hóa đời sống xã hội, giám sát
xã hội đối với tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước ngày càng được tăng cường,
‘va mở rộng, bảo đảm sự vận hành của tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước có.
hiệu quả, khoa học, nhằm mục dich xây dựng và hoàn thiện pháp quyền dân chủ xã
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
"Nhằm bảo đảm quyển lực nhà nước thuộc về nhân dân, tăng cường sự kiểm tra, giám sát của nhân dân trong tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước, cần thực.
hiện một số giải pháp sau:
"Một là, phân công, phối hợp, minh bạch giữa các cơ quan thực hiện chức.năng lập pháp, hành pháp, tư pháp Mỗi cơ quan trong bộ máy nhà nước clin xác
định rõ phạm vi, nhiệm vụ, trách nhiệm, nghĩa vụ, sẽ tạo nên hiệu quả hoạt động
chung của bộ máy nhà nước trong việc thực thực thỉ quyển lực nhà nước
'Kết hợp giám sát của Quốc hội với sự tham gia giám sát của Mặt trận Tổ
quốc, các tổ chức chính trị -xã hội Nhằm mục đích nâng cao chất lượng hoạt động.của Quốc hội và giám sát, phát hiện, kiến nghị xử lý những sai phạm, ở các nước đã
áp dụng mô hình giám sát hỗn hợp này gọi là “Ombudsman” (thanh tra Quốc hội);
Hai là, ban hành Luật Giám sát xã hội đối với tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước Xây dựng chương trình phối hợp giám sát giữa các cơ quan quyền lực.
nhà nước và hoạt động giám sát của nhân dân để bảo đảm giám sát có hiệu quả,
hop lý, khoa học Đặc biệt trong điều kiện một đảng cẳm quyền như ở nước ta hiện