1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học: Cơ quan Nhà nước ở trung ương theo Hiến pháp năm 2013

141 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ Quan Nhà Nước Ở Trung Ương Theo Hiến Pháp Năm 2013
Tác giả GV. Phạm Đức Bảo, Ths. Trần Thị Quyền, Ths. Cao Kim Oanh, Ths. Hoàng Thị Minh Phương, Ths. Nguyễn Thị Phương, Ths. Nguyễn Mai Tuyền, GV. Nguyễn Thị Quỳnh Trang, GV. Nguyễn Thị Khánh Huyền
Trường học Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Pháp luật Hành chính - Nhà nước
Thể loại kỷ yếu hội thảo
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 16,03 MB

Nội dung

Vì thế Hiến pháp năm 2013 chỉ quy định: "Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vẫn đề quan trọng của.đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nư

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP.

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

GO QUAN NHÀ NƯỚC Ủ TRUN YONG THEO

HIẾN PHAP NAM 2013

NGÀY 17 THANG 06 NAM 2015

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

DON VỊ TÔ CHỨC; KHOA HANH CHÍNH - NHÀ NƯỚC

én

iy hà Nội

PHONG 800 _ „2 3ÿ

HÀ NỘI, 2015

Trang 2

CHUONG TRÌNH HỘI THẢO.

“Co quan Nhà mước ở Trang wong theo Hiến pháp 2013”

‘Dai học Luật Hà Nội, ngây 17 tháng 4 năm 2015

3h00 ~ LG i { KHÁI MAC HỘI THẢO

ShiQ-b17 | | Những điềm mới của hiến php năm 2013 va pháp uậthiện hành về các co |

‘quan nhà nước ở trung tong so với hiến pháp năm 1992,GV Phạm Đứcđáo |

z |) Bikes md v8 chức quyễn lực nhà nuớc theo Hiễn phấp năm 2073 Ths

[n-az | [DER RS

gn22-8h31 || VỀ phần công phối hợp và Kiểm godt trong tổ chức và hoạt động của bộ |

indy nhà nước ở trung ương theo hiển pháp nấm 2013, Ths Cao Kim anh

L —_- : Š sa ake Riles Hea php ew}a | [ide mới vong tô chức vi bop: động của Quốc hội theo Niến phap năm |ÂH21-SBô8 | | 2ar3 va Luge tệ chúc quốc hội năm 2014, Ths Hoang thị Mink Phương _— |

[anos sas | | Những điểm mới về mỗi quan hệ giữa Quốc hội và chính phủ tong Hiến

pháp năm 2013 Ths, Nguyễn Mai Tuyên

Môi quan hệ giữa Quốc hội và Chủ tích nước rong Hiến pháp 2013, Ths,

Nggễn Thi Phương.

Í Bàn về công ác din nguyện và ban dia nguyện tuộc Uỹ bar thưởng vụ

| Quốc hội GY Pham Việt Hà

Mối quan hệ giữa Quốc hội với Toà án nhâp dân tôi cao theo pháp luật hiện |

| hành, 7S Nguyễn Văn Thái

10h22 - 10h29 | | Nhấn đại chế định Chủ tịch nước qua các bin Hiển pháp Việt Nam,

| |_| GS TAH Fink Thing

10129-10536 |_ | Những điểm mới của chính phủ trong Hiến pháp năm 2013, GV Nein

Thị Quỳnh Trang

Trang 3

Í 8h86 - tones | | Bản về thâm quyền Bạn hành án ệ của Hội đồng thậm pn toà ân nh |

| | | tối cao — Nhìn từ góc độ bản chất của án lệ, GY Dau Công Hiệp

Trang 4

MỤC LUC BÀI VIỆT

Em Ti viết [Trang |

1, Những điểm mới của hiến pháp năm 2013 và pháp luật hiện hành về

| cae ec quan nhà nước ở trung ương so với hiến pháp năm 1992.GV.

| Pham Đức Bảo: Khoa Pháp luật Hanh chính — Nhà nước, trường Dai

2e Linit Hồ Nội

T

2 Diem mới ve chức quyền lực nhà nước theo Hiễn phép năm 2013

Ths Tran Thi Quyên, Khoa Pháp luật Hành chính ~ Nhà nước, Tung,

Dai học Luật Hà Nội.

2

3 Về phân công, phối hop và kiểm soát trong tổ chức và hoạt động của

bộ may nhà nước ở trung ương theo hiến pháp năm 2013, Ths Cao Kim

“Oanh, Khoa Pháp luật Hành chính ~ Nhà nước, trường Đại hoc Luật Hà

Nội

fy

4 Điểm mới wong rổ chức và hoạt động của Quốc hội theo Hiến pháp

nấm 2013 và Luật «6 chức quốc hội năm 2014, Ths Hoang thi Minh

Phương, Khoa Pháp luật Hành chính ~ Nhà nước, Trường Đợi học Luật

co

là Nội

m Y Nis Tại chế định Chil jel ade qua tấc bản Hiển pháp Việt Nom.

Z%7%7hải Vinh Thắng, Khoa Pháp lưật Hành chính — Nhà nước,

73%

Nhà nước, Tring Dai học Luật Hà Nội

6, Những điểm mới về tổ chức và hoại động của Chủ ch nước theo] 60

Hiển pháp năm 2013, 7is Ngô Link Neos Khoa Pháp lật Hành chính —| |

7 Những điểm mới của chính phủ trong Hiển pháp năm 2013, GV

Nguyễn Thị Quỳnh Trang vs GV, Nguyễn Thị Khánh Huyện, Khoa Pháp |

Luật Hành chính - Nhà msớc, Tnyöng Dat học Lads Hi NG

6

8 Mỗi quan hệ giữa Quốc hội va Chủ tịch nước trong Hiễn phấp 2013,

Ths Nguyễn Thị Phường, Khoa Pháp luật Hành chỉnh — Nhà nước,

Trường Dai lọc Luật Hà Nội

T5 Những điểm mới về mỗi quanhệ gla Quốc hội và chính phủ trong

Hiến pháp năm 2013, Ths Aeuzôn Mai Thuyên, Khoa Pháp luật Hành

chive Nha nước, Trường Đại hoc Luật Hà Nội |

10, Bình luận điểm mới tổ chức và hoạt động của Tod án nhân dn tối

cao theo Hiến pháp 2013 Ths Thái Thị Thu Trang, Khoa Phép tugt|

Hanh chính Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội

TI Bản v8 công tác đấn hguyện và ban d nguyện thuộc Uy ban Thường

vụ Quốc hội GY Phạm Việt Hà, Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà

tước, Trường Đại học Ludt Hà Nội

12, Mỗi quan hệ giữa Quốc hội với Toà án nhân dn tối cao theo pháp —_

tuật hiện hành, 74S ANeuyễn Vin Thái, Khoa Pháp luật Hành chính —

Whe nưốc, Trường Dai học Luật Hà Nội

115, Nhing điểm mới cia Viên Kiểm sit nhân din theophấp luật hiện

Trang 5

hanhThS, Nguyễn Thị Phương vs Ths Nguyễn Văn Thái, Khoa Pháp luật

Hanh chính — Nhà nước, Thưởng Đại học Luật Ha Nội =

[ 14 Bản về thấm quyền ban hành án lệ của Hội đồng thâm phán toà án “T13

| nhân đền tôi cao ~ Nhìn từ góc độ bin chất của án lệ GV.Đâu os ~

| Higp, Khoa Pháp luật hành chỉnh - Nhà mước vs Hà Thị Phương| 42]

Trà Khoa Luật Thương Mai Quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội

18, Một số vẫn đề về tô chức và hoạt động của Hội dong bau cử Quốc |_ 121

gia, TS Nguyễn Van Năm, Khoa Pháp luật Hành chính — Nhà nước,

Trang 6

'NHỮNG DIEM MỚI CỦA BIEN PHÁP NĂM 2013 VÀ PHÁP LUẬT BIEN HANH VE CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Ở TRUNG ƯƠNG SO VỚI

MIỄN PHÁP NĂM 1992

GV, Phạm Đức Bio Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nước

Hign pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa

‘XML, kỳ họp thứ 6 thông qua ngdy 28/11/2013, Chú tịch nước công bố ngày.08/12/2013, có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 Đây là bản Hiển pháp của thời kỳ đổimối toán điện, đáp ứng yêu cẩu xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước và hội nhập.quốc tế của nước ta trong thời kỳ mới, đồng thời đánh dấu bước phát triển mới của.lịch sử lập hiến Việt Nam Để phân biệt Hiến pháp này với các bản Hiến pháp năm

1946, 1959, 1980 và Hiến pháp năm 1992, sau đây gọi tắt là Hiến pháp năm 2013

Trong phạm vi bài viết nay, chỉ giới thiệu những điểm mới cơ bản của Hiến pháp năm

2013 so với Hiến pháp năm 1992về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước.

ở Trung ương như Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, 'Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bau cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước.

'Đối với Quốc hội

V8 Quốc hội cơ quan đại biễu cao nhất của nhân đân, cơ quan quyền lực nhà nước.

cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định ở chương

Y gầm 17 điều (từ Điều 69 đến Điều 85) Về co bản, Hiến pháp năm 2013 kế thừa

các quy định của Chương VI "Quốc hội" của Hiến pháp năm 1992, nhưng có một

số sửa đổi, bé sung quan trọng sau:

‘Thit nhất, Hiến pháp năm 2013 vẫn xác định: "Quốc hội là cơ quan đại biểu.cao nhất của Nhân dần, cơ quan quyển fire nhá nước cao nhát của nước Cộng hoà

xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhưng không có nghĩa là "cơ quan có toàn quyền", "là

co quan duy nhất có quyền lập hiến và tập pháp" như Hiến pháp năm 1980 và Hiến

pháp năm 1992 đã quy định Vì thế Hiến pháp năm 2013 chỉ quy định: "Quốc hội

thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vẫn đề quan trọng của.đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước" (Điều 69) Những

nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền hành pháp chuyển về cho Chính phủ,

hội chỉ quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách và nhiệm vụ cơ bản phát

triển kinh tế - xã hội của đất nước, không còn quyết định ké hoạch phát triển kinh

tế - xã bội hàng năm, 5 năm để Chính phủ chủ động, năng động hơn trong điều

hành, quan lý đất nước

Trang 7

Thứ hai, bổ sung thẩm quyền của Quốc hội liên quan đến thành lập hai cơ

quan mới là Hội đồng bau cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước; đặc biệt là thẩm

quyền của Quốc hội trong việc phê chuẩn, miễn nhiệm và cách chức Tham phán

‘Toa án nhân dân tối cao theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao để làm

rõ hon vai trò của Quốc hội trong mối quan hệ với Toa án nhan dân tối cao, nâng,cao vị thé của đội ngũ Thẩm phán theo tinh thần cải cách tu pháp (Điều 70)

“Thứ ba, liên quan đến cơ quan thường trực của Quốc hội, Hiến pháp năm

2013 quy định bé sung một số thẩm quyền quan trọng cho Ủy ban thường vụ Quốc

hội, như: "phê chuẩn để nghị ba nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (Điều 74); đặc biệt là thẩm quyền.

"quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương" (khoản 8 Điều 74) chứ không giao cho.

“Chính phủ thực hiện quyền này như Hiến pháp năm 1992 quy định

“Thứ tư, khác Hiến pháp năm 1992 chỉ quy định cho Quốc hội có quyền quyết định kéo dài (hoặc rút ngắn) nhiệm kỳ của Quốc hội mà không giới hạn thời gian kéo dai, khoản 3 Điều 71 Hiến pháp năm 2013 xác định rõ: “Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá mười hai tháng, trừ trường hợp

có chiến tranh”,

Ngoài ra, để những người được Quốc hội bầu giữ các chức vụ chủ chốt của

bộ máy nhà nước có ý thức sâu sắc về danh dự và trọng trách của mình trước Quốc hội, trước Tổ quốc và Nhân dân, Hiến pháp năm 2013 có quy định m "Sau khi được bau, Chi tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án

‘Téa án nhân dân tối cao phải tuyên thé trung thành với TỔ quốc, Nhân din và Hiến pháp” (khoản 7 Điều 70) Quốc hội, nhân dân hy vọng, đặt niềm tin và giám sát

việc thực hiện lời tuyên thé nay của những người giữ trọng trách của các cơ quan

then chốt của Nhà nước

Để cụ thể hoá những quy định của Hiến pháp 2013 về Quốc hội, ngày 20/11/2014, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật Tổ chức Quốc.

hội (sửa đổi) gồm 7 chương 102 điều với nhiều điểm mới so với Luật Tổ chức

Quốc hội năm 2001 được sữa đổi năm 2007.

'Về việc quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội của đất nước: Điều 7 của Luật quy định rõ hơn thẩm quyền của Quốc hội, theo đó Quốc hội quyét định mye tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội, quyết

định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định phân chia các

khoản thu và nhiệm vụ chỉ giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;

Trang 8

quyết định mite giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định

các chính sách cơ bản vẻ đối ngoại của Nhà nước,

'Về việc trưng cầu ý dan: Luật Tổ chức Quốc hội bổ sung aay định về những

vấn để được đưa ra trưng cầu ý dân vả nguyên tắc tổ chức trưng cầu ý dân Điều

19 của Luật quy định, Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân về Hiến pháp hoặc về

những vấn đề quan trọng khác theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ

tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất một phản ba tổng số đại biểu Quốc hội Ủy ban thưởng vụ Quốc hội tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội Uy ban thường vụ Quốc hội quy định về hình thức phiếu trưng cầu, trình tự bỏ phiếu vá kiểm phiếu; quyết định thời gian cự thé trưng cầu ý dân, nội dung ghi trên phiếu trưng cẩu ý dân căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội về việc trưng cầu ý dân; kiểm tra, giám sát việc trưng cầu ý dân Ủy ban thường vụ Quốc hội chịu trách nhiệm công bố kết quả trưng cầu ý dân với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất

'Về việc thành lập, giải thé, nhập, chia, điều chinh địa giới hành chính: Điển

14 và Điều 56 của Luật cụ thể hóa thẩm quyền thành lập, giái thể, nhập, chia, điều.chỉnh địa gồới hàn chính,

Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập, giảithể, nhập, chia, điền chỉnh địa hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung

tương, đơn vị hành chỉnh - kinh tế đặc biệt theo đề nghị của Chính phủ Quốc hội

quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật

Uy ban thưởng vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thé, nhập, chia, điều chỉnh

địa giới đơn vị hành chính đưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo đề nghị của Chính phủ Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới don vị hành chính dưới tinh, thành phố trực thuộc trung ương phải được Ủy ban của Quốc hội thẩm tra trước khi trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết

định,

_Về quyền tham gia làm thành viên và tham gia hoạt động của Hội đồng dântộc, Ủy ban của Quốc hội của đại biểu Quốc hội: Luật Tổ chức Quốc hội bd sung

any định quyền củz đại biểu Quốc hội tham gia làm thành viên của Hội đồng đân

tộc hoặc vy ban của Quốc hội, có cơ c

- có quyền

tham gia làm thành viên của Hội đồng dân tộc hoặc Uy ban của Quốc hội Căn cứ

vào năng lực chuyên môn, kinh nghiệm công tác, đại biểu Quốc hội đăng ký tham

gia làm thành viên của Hội đồng dân tộc boặc một Ủy ban của Quốc hội Trên cơ

sở đăng ký của đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban

Trang 9

của Quốc hội lập danh sách thành viên Hội đồng, Ủy ban trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn Đại biểu Quốc hội không phải làthành viên của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có quyền đăng ký tham dự phiên họp do Hội đồng, Uy

ban tổ chức để thao luận về những nội dung mà đại biểu quan tam

Về hoạt động chất vấn tại phiên hop của Quốc hội Điều 32 của Luật Tổ

chức Quốc hội đã bổ sung quy định về hoạt động chất vấn tại phiên họp của UYban thường vụ Quốc hội Theo đó, Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch.nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác

của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát

nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; Người bị chất vấn phải trả lời trước

Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội hoặc tại phiên hop Ủy ban thường vụ cuc hội trong

thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội; trường hợp cần thiết, i, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho trả lời bằng văn bản; Trường hợp đại biểu Quốc] hội chưa đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thi có quyền chất vấn lại tại phiên hợp của Quốc hội, của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc gửi chất vấn bằng văn bản đến

người bị chất vấn

'Về việc tổ chức giám sát, tham gia hỗ trợ hoạt động giám sát tại địa phương:

Luật Tổ chức Quốc hội cũng bổ sung nhiệm vụ của đoàn đại biểu trong việc tổ chức giám sát, tham gia hỗ trợ hoạt động giám sát tại địa phương, yêu cầu cơ quan,

tổ chức liên quan cung cấp thông tin báo cáo về những vấn đề đại biểu quan tâm, quy định rõ hơn về điều kiện hoạt động của đại biểu Điều 43 quy định: Tổ chức hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội và tổ chức để các đại biểu Quốc hội trong Đoàn thực hiện nhiệm vụ giám sát tại địa phương; tham gia và phối hợp với Hội đồng dan tộc, Ủy ban của Quốc hội trong các hoạt động giám sát tại địa phương; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân

mà đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội đã chuyển đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp thông tin, báo cáo về những vấn dé mà Đoàn đại biểu Quốc bội

quan tâm.

Về chính sách đối với đại biểu Quốc hội: Điều 41 của Luật Tổ chức Quốc hội quy định cụ thể về phụ cấp và các chế độ khác của đại biểu Quốc hội chuyên

trách, phụ cấp của đại biểu Quốc hội không hưởng lương từ ngân sách nhà nước do

Uy ban thường vụ Quốc hội quy định Đại biểu Quốc hội được cắp hoạt động phí hằng tháng, kinh phí để thực hiện chế độ thuê khoán chuyên gia, thư ký giúp việc.

và các hoạt động khác để phục vụ cho hoạt động của đại biểu theo quy định của

‘Uy ban thường vụ Quốc hội.

Trang 10

`Yề abi mới phương thúc tham gia xem Xét, cho ý kiến của Uy- ban thường

vụ Quốc hội về các vấn đề quan trọng cúa quốc gia, Điều 47 của Luật Tổ chức

“Quốc hội quy định: Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về việc chuẩn

bị các dự án luật, dự thảo nghị quyết, các báo cáo và các dự án khác trình Quốc.

hội; xem xét báo cáo tổng hợp kết quả tháo luận của Hội đồng dân tộc, Uy ban của

Quốc hội va các đại biểu Quốc hội tại Đoàn đại biểu Quốc hội; dự kiến các vấn đề đưa ra thảo luận tại phiên hop toàn thé của Quốc hội.

nhiệm vụ, quyền hạn của Uy ban thường vụ Quốc hội đối với các cơ.quan khác của Quốc hội cũng được Luật Tổ chức Quốc hội phân định rõ hơn

Phân định rỡ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Uy ban thường vụ Quốc hội về

công tác bầu cử với Hội đồng bầu cử quốc gia; làm rõ thẩm quyền của Uỷ ban thường vụ Quốc hội đối với Hội đồng nhân dân và Đoàn đại biểu Quốc hội Cụ thé hóa vai trò chỉ đạo, điều hòa, phối hợp của Ủy ban thường vụ Quốc hội đối với 'Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, tạo sự chủ động cho Hội đồng, Uy

bạn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Phân định rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng dan tộc, Ủy ban của.

Quốc hội, bảo đám mỗi nhiệm vụ chỉ giao cho một cơ quan thực hiện và chịu trách.nhiệm để không có sự chồng chéo; đối với những nhiệm vụ liên quan đến nhiều cơ

quan thi phái có cơ chế chủ tri, phối hop

Phân định rõ nhiệm vụ giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật theo ý kiến

của đại biếu Quốc hội giữa Uy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan chủ trì thẩm tra

(Hội đồng, Uy ban) và cơ quan trình dự án Điều 48 của Luật quy định, Ủy banthường vụ Quốc hội lập dự án về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và trìnhQuốc hội quyết định; chi đạo việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp

lệnh; điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và báo cáo Quốc hội tại kỳ

‘hop gần nhất; thành lập Ban soạn thảo, phân công cơ quan thẩm tra các dự án luật,

pháp lệnh theo quy định của pháp luật; cho ý kiến về các dự án luật trước khi trình

'Quốc hội; chỉ đạo việc nghiên cứu tiếp thu, giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc.

hội dé chính lý, hoàn thiện dự thảo luật và trình Quốc hội xem: xét, thông qua

Về thủ tục giải thich Hiến pháp, luật, pháp lệnh: Điều 49 của Luật Té chức

Quốc hội quy định cụ thể quy trình, thủ tục giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh,

theo đó: Ủy ban thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của Chủ tịch nước,Chính phú, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng dân.tộc, Uy ban của Quốc hội, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơquan trung ương của td chức thành viên của Mặt trận hoặc kiến nghị của đại biểu

Quốc hội quyết định việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh; Tùy theo tính chất,

Trang 11

nội dung của van đề cần được giải thích, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao Chỉnh

phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Hội đồng dan

tộc, Ủy ban của Quốc hội xây dựng dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật,

pháp lệnh trình Ủy bạn thường vụ Quốc hội xem xét, quyét định; Dự thảo nghị

quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh phải được Hội | đồng dân tộc, Ủy bạn

của Quốc hội thẩm tra về sự phù hợp của dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp,

Iugt, pháp lệnh với tinh thần và nội dung quy định được giải thich của Hiền pháp,

luật, pháp lệnh.

'Về việc bằu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn các chức danh trong bộ máynhà nước: Tại Điều 53, Luật đã cụ thể hóa việc bau, miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê.chuẩn các chức danh trong bộ máy nhà nước, theo đó, Quốc hội Quốc hội bầu,miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội,

Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dan tộc, Chủ nhiệm Ủy

ban của Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước,

Tổng thư ký Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Uy ban Thường vụ Quốc hội quyết định số Phó Chủ tịch, Ủy viên thường,trực, Ủy viên chuyên trách và cóc Oy viên khác của Hội đồng dn tộc, số Phó Chủ

viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Ủy

nhiệm,

chuyên trách và các Ủy viên khác của Hội đồng dân tộc, phê chuẩn việc chơ

làm thành viên Hội đồng theo đề nghị của Chủ tịch Hội ding dân tộc; phê

chuẩn danh sách Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và.các Ủy viên khác của Ủy ban, phê chuẩn việc cho thôi làm thành viên Uy ban theo

đề nghị của Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội; Phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cong hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Phè chuẩn kết quả bầu Trưởng đoàn, Phó Trưởng, đoàn đại biểu Quốc hội; Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tich, Phó Chủ tịch Hội đồng.

nhân dan tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

'Về việc bảo vệ Hiến pháp: Luật Tổ chức Quốc hội đã bỗ sung quy định về

trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp của Ủy ban pháp luật — cơ quan của Quốc hội Theo.

đó, Điều 70 về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban pháp luật, thì cơ quan này có

nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống.

pháp luật.

Đối với Chủ tịch nước

'Về chế định Chủ tịch nước được quy định tại chương VI gồm điều, tir Điều 86 đến Điều 93 Hiến pháp 2013 vẫn quy định: Chủ tịch nước là người đứng.

Trang 12

Nha nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vẻ đối nội vàđối ngoại (Điều 86) Tiêu chuẩn, điều kiện và thẩm quyền của Chủ tịch nước về co ban vẫn giữ như Hiến pháp 1992, nhưng có hai nội dung được bổ sung mới:

Thứ nhất, Điều 88 Hiến pbáp năm 2013 quy định rõ hơn vai trò thống nh

lực lượng vũ trang, quy định quyền của Chủ tịch nước “quyết định phong, thing, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bê

nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mare trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chínhtrị Quân đội nhân dân Việt Nam”,

Thứ hai, Điều 90 Hiến pháp năm 2013 quy định: Chủ tịch nước có quyền.yêu cầu Chính phử họp bản vẻ vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết đề thực.hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước

Đối với Chính phi

'Về Chính phủ được quy định ở chương VII gồm 8 điều, từ Điều 94 đến Điều

101 Chương này có một số điểm mới so với Hiến pháp 1992 như sau:

Thứ nhất, lần đầu trong lịch sử lập hiến của nước ta, Hiến pháp năm 2013 chính thức khẳng định: Chính phủ "là cơ quan thực hiện guyền hành pháp", mặc dù Điều

94 vẫn còn quy định: "Chính phủ "là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam", "là cơ quan chấp hành của Quốc hội" Đồng thời vị tri

tính chất hành chính nhà nước cao nhất của Chính phủ đã được đưa lên trước vị trí

tinh chất chấp hành của Chính phủ đối với Quốc hội Điều này thể hiện mong

muốn thực hiện nguyên tắc phân công quyền lực nhà nước giữa các cơ quan nhànước mà Điều 2 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) đã quy định, nhưng

đồng thời vẫn giữ nguyên the tập quyển XHCN với đặc điểm về vị tri tối cao và

toàn quyền của Quốc hội trong mối quan hệ với các co quan nhà nước khác, trong

‘The ba, pháp năm 2013 không còn giao cho Chính phủ quyền quyết

định về điều chỉnh địa giới hành chính (thực tế là cả chia tách, thành lập mới) các

đơn vị hành chính duéi cắp tinh như như khoản 10 Điều 112 Hiến pháp năm 1992

quy định.

Trang 13

Đối với Chính phủ, Hiến pháp 2013 có nhiều quy định mới, vừa tạo cơ sởhiến định để Chính phủ chủ động, năng động, sáng tạo hơn trong hoạch định chính

sách, tổ chức thực thi Hiến pháp, pháp luật và trong đổi phó với tình hình mới; vừa.

đặt Chính phủ trong cơ chế kiểm soát chặt chẽ của nhân dân, dé cao trách nhiệm

trước nhân dan, Với những quy định mới của Hiến pháp năm 2013 về Chính phủ,tin rằng đất nước sẽ có một Chính phủ mạnh, đủ sức thúc đẩy phát triển kinh

xã hội Ngoài điểm mới đã nêu ở trên, ở mức độ khái quát, có thể thấy quy địnhcủa Hiến pháp (sửa đổi) còn có một số điểm mới cụ thé như sé

Một là, Hiến pháp đã sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ

theo hướng khái quát, hợp lý hơn, phù hợp với vị trí hành pháp của Chính phủ

(Điều 96), chẳng hạn như: Khẳng định vai trò hoạch định chính sách của Chính

phủ, Hiến pháp quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ "đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định hoặc quyết

định theo thắm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều này "

(khoản 2 Điều 96).

'Khẳng định vai trò quản lý, điều hành vĩ mô của Chính phủ, Hiến pháp đã lâm rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong việc tổ chức thi hành Hii pháp và pháp luật (khoản 1); thi hành các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ

quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân (khoản 3); bỗ sung quy định trình

'Quốc hội quyết định thành lập, giải thé, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính đối với đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (khoản 4

'Bên cạnh quyền trình dự án luật, Hiến pháp (sửa đổi) đã bổ sung quyền ban hành văn bản pháp luật của Chính phủ như một nhiệm vụ, quyền hạn độc lập của

chức năng hành pháp tại Điều 100: "Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng,

'Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ,

quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn ban đó và xử lý các văn bản

trái pháp luật theo quy định của luật".

Trong mối quan hệ với Quốc hội: Hiến pháp năm 2013 đã bỏ quy định về thẩm quyển của Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, tạo điều kiện cho Chính phủ và các chủ thé khác chủ động, linh hoạt trong việc để xuất xây dựng luật, pháp lệnh; phân định rõ hơn phạm vi chính sách và các vấn đề quan trọng do Quốc hội quyết định (trong một số lĩnh vực Quốc hội chỉ quyết định các chính sách cơ bản) Chính phủ có quyền ban hành các chính sách, biện pháp cụ thể

để quản lý, điều hành; phân định rõ và phù hợp hơn nhiệm vụ, quyền hạn của

Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc đảm

phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế Theo đó, Chính phù có thắm quyền "Tổchức đàm phán, ký ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ.

Trang 14

tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phế duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều.

tớc quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định tại khoản 14 Điều 70" (khoản 7 Điều 96).

Hai là, Hiển pháp quy định rõ cơ cấu, thành phần của Chính phủ "gồm Thủ

tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trường va Thủ trưởng cơ

quan ngang bộ" Như vậy, Hiến pháp (sửa đổi) đã bo cụm từ "các thành viên khác”

so với Hiến pháp năm 1992 và bd sung quy định "cơ cấu, số lượng thành viên

Chính phủ do Quốc hội quy định" để trên cơ sở đó sẽ quy định trong luật về cơcầu, số lượng thành viên Chính phủ nhằm bảo đảm tính ổn định

Ba là, Hiến pháp tăng cường vai tr, vị thé và trách nhiệm cá nhân của Thủ.tướng Chính phủ (Điều 98) Thủ tướng Chính phủ được xác định là người đứngđầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và

những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước (thay vì quy định

chưng chung, không rõ rằng nhự Hiến pháp năm 1992)

“Chức năng chủ yếu của Thủ tướng là lãnh đạo tập thể Chính phủ thực hiện

chức năng hành pháp; điều hành hoạt động của Chính phủ Các nhiệm vụ, quyền.hạn cụ thé của Thủ tướng được tng cường và sắp xếp lại hợp lý hơn như: Lãnh

đạo công tác của Chính phủ (bỏ quy định "lãnh đạo các thành viên Chính phủ,

‘Uy ban nhân dan các cấp" của Hiến pháp năm 1992); bỗ sung các nhiệm vụ, quyển

hạn của Thủ tướng Chỉnh phủ: lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thỉ

hành pháp luật (khoản 1); lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống

hành chính Nhà nước từ Trung wong đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất vàthông suốt của nền hành chính quốc gia (khoản 2); "Quyết định và chi đạo việc

đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn

của Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam là thánh viên" (khoản 5)

‘Tang cường chế độ báo cáo của Thủ tướng trước nhận dan thông qua các

phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền

giải quyết của Chính phú và Thủ tướng Chính phủ (khoản 6).

Phé Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân

công của Thủ tướng và bổ sung quy định Phó Thủ tướng "chịu trách nhiệm trước

"Thủ tướng về nhiệm vụ được phân công"

Với các sửa đổi, bd sung này, vị thế va vai trò của Thủ tướng Chính phủ đãđược nâng cao hon Thủ tướng Chính phủ có đủ quyền hạn để trở thành nhân tố

Trang 15

định hướng các mục tiêu chung và thúc đẩy, định hướng xây dựng chính sách và toàn bộ hoạt động của Chính phủ và lãnh đạo hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương tới cơ sở trong việc thực hiện các chức năng, thẩm quyền theo quy

định của pháp luật.

Bến là, Hiến pháp tăng cường vai trò, trách

“Thủ trường cơ quan ngang BO.

cá nhân của Bộ trưởng,

'Hiến pháp năm 2013 thé hiện rõ vị trí, nhiệm vụ của Bộ trưởng, Thủ trưởng,

cơ quan ngang bộ với tư cách vừa là thành viên Chính phủ, vừa là người đứng đầu

bộ máy hành chính Nhà nước trong lĩnh vực phụ trách, lãnh đạo công tác của Bộ,

cơ quan ngang Bộ; chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công (khoản 1 Điều 99) Về nhiệm vụ, quyền hạn, Hiến pháp đã bỗ sung

về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách" (bổ sung chịu trách nhiệm cá nhân trước Chính phủ); và "cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm

tập thé về hoạt động của Chính phủ" (mới bỗ sung) Đồng thời, Hiển pháp bỗ sung

chế độ báo cáo công tác của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trước Chính.

phủ, Thủ tướng Chính phủ; thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân về những vấn

đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý (khoản 2 Điều 99).

'Những điểm mới nêu trên trong Hiến pháp 2013 về Chính phủ có ý nghĩa làm cơ sở cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng thúc.

day nâng cao hiệu qua quản lý vĩ mô của Chính phủ trong điều kiện kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đề cao vai trò của Chính phủ trong việc chủ động khởi xướng, hoạch định và điều hành chính sách vĩ mô; điều hành nhanh nhạy, sáng tạo, ứng phó, giải quyết kịp thời các vấn đề của cuộc sống đặt ra Hiến pháp năm 2013 cũng đã đề cao trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, tạo cơ sở cho việc đổi

mới phương thức hoạt động của Chính phủ theo hướng bao đảm giải quyết các vấn

đề đặt ra ngay trong từng lĩnh vực quản lý của mình, tránh tink trạng đùn đẩy trách

nhiệm lẫn nhau và đẩy trách nhiệm giải quyết công việc lên Chính phủ, Thủ tướng,

Chính phi và các Phó Thủ tướng Chính phủ gây ách tắc; tạo động lực mới cho

Trang 16

hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành trước những yêu cầu và thách thức đặt ra

trong giai đoạn phát triển mới của đất nước

Đối với Téa án nhân dân

'Về Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dan được quy đính ở chương VIILgồm 8 điều, từ Điều 102 đến Diéu 109, So với Hiến pháp 1992, Hiến pháp năm

2013 có một số điểm mới chủ yếu sau:

‘The nhất, khẳng định chính thức Téa án nhân dân là cơ quan “thực hiện

quyền wy pháp” (Điều 102) Điều này thể hiện rõ nguyên tắc phân công thực hiện.quyền lực nhà nước giữa các cơ quan nhà nước Nhân đây cũng xin nói thêm rằng,bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 cũng đã quy định: các cơ quan tư pháp (thựchiện quyền tư pháp) chỉ bao gồm tòa án các cắp (Tòa án tối cao, các tòa án phúc

thẩm, các tòa án đệ nhị cấp va các tòa án sơ cấp), nhưng các bản Hiến pháp sau này (từ Hiến pháp năm 1959, 1980 đến Hiến pháp năm 1992, khỉ hệ thống Viễn.

kiêm sát được thiết lập) đã không quy định rõ cơ quan nào thực hiện quyền tưpháp

Thứ hai, khẳng định rõ hơn một số nguyên tắc tố tụng mang tính hiến định:

nguyên tắc xét xử hai cấp gồm sơ thẩm, phúc thẩm; nguyên tắc tranh tụng trongxét xử được bảo dim; mở ra kha năng áp đụng nguyên tắc xét xử theo thủ tue rút

gon chứ không phải trong tất cả mọi trường hợp đều áp dụng nguyên tắc xét xử tập.

thể và quyết định theo đa số như Hiển pháp năm 1992 và pháp luật tố tụng hiện

hành quy định (khoản 4, 5 Điều 103 Hiến pháp năm 2013) Trong các nguyên tắc.

nói trên, nguyên tắc tranh tụng trong xét xử là rất quan trọng, đảm bảo sự bình

đẳng giữa các chủ thé tham gia tổ tụng, ti đó tăng cường tính minh bạch, công

Khai, nâng cao chất lượng hoạt động xét xử của Tòa án

‘Thit ba, Hiến pháp năm 2013 quy định: Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân.din tối cao và các Tòa áo khác do luật định (khoản 2 Điều 102) Quy định này có ýnghĩa mở đường thực hiện chủ trương tổ chức lại Tòa án theo thẩm quyền xét xử,không tương ứng với chính quyền các cấp như hiện nay để bảo đâm nguyên tắcđộc lập của Tòa án Trên cơ sở đó Luật tổ chức Tòa án đã quy định việc thành lập

“Tòa án cấp cao,

Để cụ thé hoá những quy định của Hiến pháp 2013, ngày 24/11/2014 Quốc.hội khóa XII, kỳ họp thứ 8 chng qua Luật tổ chức Toà án nhân dân để thay thé

Lugt tố chức TAND năm 2002 Luật này có hiệu lực từ ngày 1-4-2015 (trừ khoản

1 Điều 4, Điều 24, Điều 34, điểm b khoản 1 Điều 38, Điều 41, khoản ¡ Điều 45,

Trang 17

Điều 46, khoản 4 Điều 51, khoản 3 Điều 55, khoản 3 Điều 58, Điều 67, khoản 4Điều 68, khoản 1 Điều 69, Điều 70, Điều 71, Điều 72, Điều 73, khoản 2 Điều 95

có hiệu lực thi hành từ 1-2-2015) So với những quy định trước đây, Luật Tổ chức

‘Toa án nhân dân năm 2014 có những điểm mới như sau:

~ Thêm tổ chức TAND và nguyên tắc báo đảm tranh tụng:

Theo quy định trong luật mới, tổ chức Tòa án nhân dân gồm có: Tòa án

nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực

thuộc trung ương; Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và.

tương đương và Tòa án quân sự.

So với Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2002, Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 đã

bổ sung thêm một cấp toà án, đó là Tòa án nhân dân cấp cao (Điều 3)

Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm Tòa án có trách nhiệm bảo đảm.cho những người tham gia t6 tụng thực hiện quyển tranh tụng trong xét xử Việcthực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xứ theo quy định của luật tố tụng (Điều

13).

~ Trách nhiệm chứng minh tội phạm và bảo đảm quyền bao chữa của bị can, bị

áo, quyển bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự: Luật khẳng định người bị buộctội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định

vá có bản án kết tội của Tòa án đã cô hiệu lực pháp luậi Quyền bào chữa của bị

can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm (Điều 14)

~ Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao gồm: Hội đồng Thẩm phán Tòa án

cao; Bộ máy giúp việc; Cơ sở đảo tạo, bồi đưỡng (Điều 21) Như vay

trong cơ cầu của Tòa án nhân dân tối cao không còn có các Tòa chuyên trách, các,

ia phúc thd và Tòa dn quấn sự Trung ương

Số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không đưới 13người và không quá 17 người (Khoản 1 Điểu 22)

Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dan tối cao được quyền thảo luận, cho ý kiến.đối với dự thảo văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chánh án Tòa

án nhân dân tối cao và dự thảo văn bản pháp luật giữa Tòa án nhân dân tối cao với

cơ quan có liên quan theo quy định của Luật ban hành văn bản pháp luật (Điểm e'Khoản 2 Điều 22)

Trang 18

Luật mới cũng khẳng định quyết định giám đốc thẳm, tái thẩm của Hội ding

“Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là quyết định cao nhất Theo đó, quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là

“quyết định cao nhất, không bị kháng nghị (Khoản 4 Điều 22)

- Việc xét xử giám đốc thâm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 5 Thẩm phán

‘hode toan thể Thâm phán Tòa án nhân dân tối cao được thực hiện theo quy định.

của luật tổ tụng (Điều 23) ˆ

~ Quy định về cơ sở đảo tạo, bồi dưỡng của Tòa án nhân dan tối cao: Cơ sở đào

tạo, bồi dưỡng của Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ đào tạo; bồi dưỡng Thẩm.

phán, Hội các chức danh khác của Tòa án nhân dân Việc thành lập cơ sở

đảo tạo, bồi dưỡng của Tòa án nhân din tối cao được thực hiện theo quy định của

luật (Điều 25)

~ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thêm những nhiệm vụ, quyển hạn sau:

+ Chi đạo việc ting kết thực tiễn xét xử, xây dựng va ban hành Nghị quyết của Hội đồng Thảm phán Tòa án nhân dân tối cao, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử, tổng kết phát triển án lệ, công bồ án lệ.

+ Ban hành hoặc phổi hợp ban hành văn bản pháp luật thuộc thẳm quyền theo Luật ban hành văn bản pháp luật Trình Quốc hội phê chuẩn việc đề nghị bố nhiệm,

miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; trinh Chủ tịch nước

bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Thẩm

phán các Tòa án khác,

+ Quyết định luân chuyển, điều động, biệt phái Thắm phán, trừ Thắm phán Tòa ánnhân dân tối cao Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể

“Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dén tỉnh, thành phố (rực thuộc trung wong;

‘Toda án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tinh và tương đương; Tòa án.quân sự quan khu và tương đương; Tòa án quân sự khu vực; quy đình về phạm vithẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao và thành lập các Tòa

chuyên trách khác của Tòa án nhân đâu khi xét thầy cần thiết

+ Quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách theo quy định; Thực hiện các nhiệm

‘vy, quyền hạn của Luật này; Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của

Tuật tổ tụng; giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật (Điều 27)

~ Một điểm mới nỗi bật là việc quy định về Tòa án nhân dân cáp cao.

Trang 19

+ Về nhiệm vụ, quyền hạn của TAND cấp cao: Phúc thẩm vụ việc mà bản án,

quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo,kháng nghị theo quy định của luật tố tụng Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết

định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung,

wong, Tòa án nhân dan huyện, quận, thị xã, thành phổ thuộc tinh và tương đươn

thuộc phạm vi thm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố

tụng (Điều 29),

+ Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dan cấp cao gồm có: Ủy ban Thẩm phán Tòa án.nhân dân cắp cao; Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao

động, Tòa gia đình và người chưa thành niên.Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường.

vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh

án Tòa án nhân dân tối cao; Bộ máy giúp việc

‘Téa án nhân dân cấp cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó.Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và ngườilao động (Điều 30)

Toà án nhân dan cấp cao có Uỷ ban thẩm phán, các Toà chuyên trách và bộ may

giúp việc.

Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao gồm Chánh án, các Phó Chánh án là

‘Tham phán cao cấp và một số Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cắp cao Số lượng thành viên Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao không dưới 11 người va

không quá 13 người.

‘Uy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cắp cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân

dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành

phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thé bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng Thảo luận, góp ý kiến.

án Tòa án nhân dân cấp cao về công tác của Tòa án nhân dân cấp cao dé báo cáo Tòa.

án nhân dân tối cao Phiên họp của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cắp cao phải

có ít nhất 2/3 tổng số thành viên tham gia; quyết định của Ủy ban Thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành (Điều 31).

Trang 20

‘Uy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẳm, tái thẩm.

bằng Hội đồng xét xử gồm 03 Thắm phán hoặc toàn thé Ủy ban Thẩm phánTòa án nhân dân cắp cao.

Việc xét xử giám đốc thâm, tái thẳm bằng Hội đồng xét xử gồm 3 Thẩm phán hoặctoàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cắp cao được thực hiện theo quy định.của luật tổ tụng (Điều 32)

+ Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cắp cao:

‘Toa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao phúc thẩm vụ việc ma bản án, quyết

định của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố tree thuộc trung ương thuộc phạm vi

thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng (Điều 33).

+ Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao gồm có Văn phòng và các đơn Vị

khác, Chánh án Tòa án nhần dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm

vụ, quyền hạn của Văn phòng, các đơn vị khác thuộc bộ máy giúp việc của Tòa án.nhấn dân cấp cao (Điều 34)

+ Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao do Chánh án Tòa án nhân dan tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao

là 5 năm, kế từ ngày được bỗ nhiệm.

“Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm vụ, quyền bạn sau đây: TẢ chức côngtác xết xử của Tòa án nhân dân cấp cao; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện.nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẳm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; Chủ.tọa phiền hợp của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao; Kháng nghị theo.thủ tục giám đốc thẳm, tái thấm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của

‘Téa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện,

quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo

lãnh thổ.

Bé nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ trong Tòa án nhân dân cắp cao;

"Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng; giải quyết những

gc khác theo quy định của pháp luật (Điều 35).

Pho chánh án Tòa án nhản dan cấp cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ

nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Nhiệm kỳ của Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấpcao là 05 năm từ ngày được bỗ nhiệm, Phó chánh án Tòa án nhân dân cấp cao giúp.Chánh án thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công cúa Chánh án, Khi Chánh án vắng

Trang 21

mặt, một Phó chánh án được Chánh án ủy nhiệm lãnh đạo công tác của Tòa án,

Phó chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao

“Thực hiện nhiệm vụ, quyển hạn theo quy định của luật tổ tụng (Điều 36)

+ Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, căn cứ quy định pháp luật vả yêu

cầu thực tế xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định tổ chức các Tòa chuyên trách (Điều

38)

Luật mới cũng đã bỏ quy đình số lượng thành viên Ủy ban Thẩm phán Tòa ánnhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân tối

cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dan tinh, thánh phố trực

thuộc trung ương (Khoản 1 Điều 39)

Chánh án Tea án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thêm nhiệm.

vụ, quyền hạn: Quyết định điều động, luân chuyển, biệt phái Thẩm phán theo quy:

định tại khoản 3 Điều 78, khoản 3 Điều 79 và khoản 3 Điều 80 của Luật nảy

(Điểm c khỏan 2 Điều 42)

~ Về nhiệm vụ, quyền hạn cia Tòa án quần sự trung ương: Phúc thẩm vụ việc mà

bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án quân sự quân khu và tương đương chưa có

hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật tổ tụng hình

sự Giám đốc thẩm, tái thẳm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cúa Tòa

án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực bị kháng nghị theo

quy định của Bộ luật tổ tụng hình sự (Khoản 1 Điều 51).

'Về cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự trung ương gồm: Ủy ban Thẩm phán Tòa án.

quân sự trung ương; Tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương; Bộ máy giúp việc

(Khoản 2 Điều 51),

+ Ủy ban Thẩm phán Tòa án quần sự trung ương bao gồm Chánh án, Phó Chánh

án Ja Thẩm phán cao cấp và một số Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án quân sự trưng ương.

“Tổng số thành viên không quá 7 người

Uy ban Thẩm phán Tòa én quân sự trong ương có nhiệm vụ, quyền hạn: Giám đốcthấm, tái thấm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cquân khu và tương đương, Téa án quần sự khu vực bị kháng nghị theo quy địnhcủa Bộ luật Tổ tung hình sự Thảo luận, góp ý kiến đối với báo cáo của Chánh án

Toa án quân sự trung ương về công tác của các Tòa án quân sự dé báo cáo với

Chánh án Tòa án nhân dân tối cáo và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phiên hop của

Trang 22

Uy ban Tham phán Tòa án quán sự trung ương phải có ít nhất 2/3 tổng số thành.viên tham gia; quyết định của Ủy ban Tham phán Tòa án quân sự trung ương phảiđược quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành (Điều 52).

+ Nhiệm vụ, quyển hạn phúc thim Tòa án quân sự trung ương:

"Phúc thẩm vụ việc má bán án, quyết định sơ thẩm của Tòa án quân sự quân khu và.tương đương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định.của Bộ luật tố tụng hình sự Thực biện nhiệm vụ, quyển hạn khắc theo quy định.

của luật (Điểu 54)

+ Chánh án Tòa án quân sự trung wong of nhiệm vụ, quyển hạn:

Tổ chức công tác xét xử của Tòa án quân sự trung ương, chịu trách nhiệm tổ chứcthực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẳm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp

iuật Chủ toa phiên hợp của Uy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có biệu lực pháp luật của

“Tòa án quân sự quân kins và tương đương, Tòa quân sự khu vực theo quy định của

BO luật hình sự Tổ chúc việc kiếm tra công tác của các Tòa án quân sự quân khu

và tương đương, Téa án quân sự khu vực

‘Té chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội Thẩm quan nhân, Thẩm traviên, Thư ký tòa án của các Tòa án quân sự Báo cáo công tác của Tòa án quân sự

với Chánh án Téa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Bỗ nhiệm,miễn nhiệm, cách chức các chức vụ trong các Tòa án quân sự, trừ Thâm phán,

Chánh án, Phó chánh án, Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ

fugt Tổ tụng hình sự, giải quyềt các việc khác theo quy định của pháp luật (Khoản

2 Điền 59)

Phó chánh án Tòa án quân sự trung ương giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ theo

sự phân công của Chánh án Khi Chánh án vắng mặt, một Phó chánh được Chánh

án ủy nhiệm lãnh đạo cổng tác của Tòa án, Phó chánh án chịu trách nhiệm trước.

'Chánh án về nhiệm vụ được giao

“Thực hiện nhiệm vụ, quyển hạn theo quy định của Bộ luật TỔ tụng hình sự (Khoản

2, 3 Điều 60).

+ Cơ cốu, tổ chức của Téa án quân sự quân khu và tương đương gồm có: Ủy ban

“Thâm phán; Bộ máy giúp việc (Khoản 1 Điều 55)

ans The rộ Ta Tas EN

[TFƯỂNG Bái HOC LUAT HÀ NDI,

Paina ope Sap |

1

Trang 23

+ Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án quân sự quân khu và tương đương: Sơ thẩm vụ.

án theo quy định của Bộ luật tổ tụng bình sự; Phúc thẩm vụ án hình sy mà bản án,

quyết định sơ thẩm của Tòa án quân sự khu vực chưa có hiệu lực pháp luật bị

kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật tổ tang hình sự Thực hiện nhiệm

vp, quyền hạn khác theo quy định của luật (Điều 56).

+ Ủy ban Thim phần Tòa án quân sự quân khu và tương đương:

Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự quân khu và tương đương bao gồm

Chánh án, Phó Chánh án và một số Thâm phán Số lượng thành viên của Uy ban

Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân tổi cao quyết định theo đề nghị của

'Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương Phiên họp Ủy ban Thẩm phán

‘Toa án quân sự quần khu và tương đương do Chánh án chủ trì.

Uy ban Thẩm phán Tòa án quân sự quân khu và tương đương có nhiệm vụ,

quyền hạn: Thảo luận về việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Tòa.

án quân sự quân khu và tương đương; Thảo luận báo cáo công tác của Chánh án.

Toa án quận sự quân khu và tương đương với Tòa án nhân dân tối cáo và Bộ quốc.phòng; Tổng kết kinh nghiệm xét xử Thảo luận về kiến nghị của Chánh án Tòa án

quân sự quân khu và tương đương đề nghị Chánh án Tòa án quân sự trùng ương

xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo yêu cầu của Chánh án (Điều 57).

+ Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương có nhiệm vụ, quyền hạn sau.

8 chúc công tác xét xử của Tòa án quân sự quân khu và tương đương, chịu

tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và

chỉ tuân theo pháp luật Báo cáo công tác của Tòa án quân sự quân khu và tương,

đương, Tòa án quân sự khu vực với Chánh án Tòa án quân sự trung ương và Tưlệnh quân khu và tương đương Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của.

Bộ luật tố tụng hình sự, giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật

(Khoản 2 Điều 61).

"Phó chánh án Tòa án quân sự quần khu và tương đương giúp Chánh án thực,hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án Khi Chánh án vắng mặt, một Phó.chánh án được Chánh án ủy nhiệm lãnh đạo công tác của Tòa án, Phó chánh ánchịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao Thực hiện nhiệm vụ,

quyền hạn theo quy định của Bộ luật Tổ tung hình sự (Điều 62)

Trang 24

+ Tòa án quân sự khu vực có nhiệm vụ, quyền hạn sau đậy: Sơ đhấm vụ án theoquy định của Bộ luật số tụng hinh sự; Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của luật (Khoản 1 Điều 58).

+ Chánh án Tòa án quân sự khử vực có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Tổ chức cổng tác xét xử của Tòa án quân sự khu vực; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện.

nguyên tắc Thâm phán, Hội thẩm xét xử độc lập va chi tuân theo pháp luật; Báo

cáo công tác của Tòa án quân sự khu vực với Chánh án Tòa án quân sự quân khu

và tương đương; Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ luật tố tung

hình sự; giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật

Phó chánh án Tòa án quân sự khu vực giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ

theo sự phân công của Chánh án Khi Chánh án vắng mặt, một Phó chánh áp được

Chánh án ủy nhiệm lãnh đạo công tée của Téa án Phó chánh án chịu trách nhiệm

trước Chánh án về nhiệm vụ được giao; Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy

định của Bộ luật Tố tụng hình sự (Khoản 2, 3 Điều 64)

- Các ngạch Thẩm phán:

Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm: Thẩm phán Tòa án nhắn dân tối cao;

‘Thim phán cao cấp; Thẩm phán trung cắp; Thẩm phán sơ cấp; Tòa án nhân dân tối cao có Thẩm phán quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; Tòa án nhân dân cấp cap, Tòa án quân sự trung ương có Thẩm phán quy định tại điểm b khoản 1 Điều.

này; Tòa án nhân dân tính, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân

khu và tương đương có Thẩm phán quy định; Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã,

thành phố thuộc tinh và tương đương, Tòa án quân sự khu vực có Thấm phán quy:

định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này; số lượng Thẩm phán cao cấp.

phan trung cấp, Thẩm phán sơ cắp và tỷ lệ các ngạch Thim phán tại mỗi cấp Toa

án do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thee đẻ nghị cúa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (Điều 66).

+ Điều kiện bổ nhiệm Thắm phán sơ cấp, trung cắp, cao cấp:

Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 của luật này và có đủ các điều kiện sau.đây thì có thể được tuyển chọn, bồ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp; nếu 12 sỹ quan

quan đội tại ngũ thì có thể được quyển chọn, bổ nhiệm làm Thim phán sơ cấp

thuộc Tòa án quân sự: Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 05 năm trở lên;

Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyển

của Tòa án theo quy định của luật tố tụng; Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn Thẩm.

phán E) cấp

Trang 25

tại ngữ thi có thể được tuyển chọn, bé nhiệm làm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa

ấn quân sự: Đã là Tham phán sơ cấp từ đủ 05 năm trở lên; Có năng lực xét xử

những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy

định của luật tố tụng; Đã trúng tuyển kỳ thi mydn chọn Thẩm phán trung cấpTrường hợp do nhu cầu cán bộ của Tòa án nhân dân, người chưa là Thắm phán sơ

cấp có đủ tiêu chuẩn, Điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm

‘Tham phán trung cấp; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chon,

bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án quân sự Cụ thể: Có đủ tiêuchuẩn quy định tại khoản 1,2,3 và 5 Điều 67 của luật này; Đã có thời gian làm

công tác pháp luật từ 13 năm trở lên; Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết

những việc khác thuộc thấm quyền của Tòa án theo quy định của luật tố tụng

"Người có đã tiêu chuẩn tại Điều 67 của luật này và có đủ các ĐiỀu kiện sau đây thi

có thể được tuyển chon, bỗ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp, nếu là sỹ quan quân.đội tại ngũ thì có thể được tuyển chon, iệm làm Thầm phán cao cấp thuộc

“Tòa án quân sự: Đã là Thẩm phán trang cấp từ đủ 05 năm trở lên; Có năng lực xét

xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án cấpcao, Tủa én quân sự trung ương theo quy định của luật tổ tung Đã trúng tuyển kỳ

thi tuyển chọn Thẩm phán cao cấp; Trường hợp do nhu cầu cán bộ của Tòa án nhân dân, người chưa là Thắm phán trung cắp có đủ tiêu chuẩn, Điều kiện sau đây thì eó thể được tuyển chon, bỗ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp Nếu là sỹ quan

quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấpthuộc Tòa án quần sự: Có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1,2,3 và 5 Điều 67 của

luật này; Đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 18 năm trở lên; Có năng lực xét

xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp

cao, Tòa án quân sự trung ương theo quy định của luật tố tụng; Đã trúng tuyển kỳ

thi tuyển chọn vào ngạch Tham phán cao cấp

Trong trường hợp đặc biệt, người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân.

dan tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dan huyện, quận, thị xã,

thành phố thuộc tinh và tương đương, tuy chưa di thoi gian làm công tác pháp luật

nhưng có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 67 của luật này và Điều kiện quy

định tại điểm b khoản 4 Điều này thì có thể được tuyển chọn và bỗ nhiệm làm.

‘Tham phán sơ cắp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cắp; nếu người đó là sĩ

quan quân đội tại ngũ thì có thé được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ

Trang 26

cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp các Tòa án quân sự (Điều 68).+ Điều kiện bỗ nhiệm Thâm phán Tòa án nhân dân tối cao:

'Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 của luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì

có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: Đã là

Thẩm phán cao cấp từ đủ 05 năm trở lên; Có năng lực xét xử những vụ án và giải.quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy

định của luật 16 tụng;

'Người không công tác tại các Tòa án nhưng giữ chức vụ quan trọng trong

các co quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế,văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc là những chuyên gia, nha

khoa học đầu ngành về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, chức và có uy tín cao trong xã hội, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết

những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định củaluật tổ tụng thi có thé được tuyển chọn, bé nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân

tối cao (Điều 69)

+ Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia:

'Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia gồm Chánh án Tòa án nhân dân

tối cao, 01 Phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương, các Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, 01 đại diện lãnh đạo Ủy ban Trung wong Mặt trận Tô quốc Việt Nam, Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tu pháp, Bộ Quốc

phòng, Ban chấp hành Trung ương Hội luật gia Việt Nam Chánh án Tòa án nhân dân

tối cao là Chữ tịch Hội đồng tuyến chọn, giám sát Thắm phán quốc gia Danh sách Ủy

viên hội đồng tuyển chọn, giám sắt Thẩm phán quốc gia do Ủy ban thường vụ Quốchội quyết định theo đề nghị của chánh án Tòa án nhân dan tối cao.Quy chế hoạt động của hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia do Uy

ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chánh án Téa án nhân dân tối

cao (Điều 76)

+ Nhiệm vụ của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gi

Xem xét tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn, Điều kiện; làm Thẩm phán theo quy định

của luật này dé đề nghị Chánh án Téa án nhân dan tối cao Trình Quốc hội phêchuẩn đề nghị bỗ nhiệm Thắm phán Tòa án nhân dân tối cao Trình Chủ tịch nước.quyết định bé nhiệm Tham phán các Tòa án khác

Trang 27

“Xem xét việc miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán theo quy định của luật này để để

nghị Chánh án Tòa án nhân dan tối cao Trinh Quốc hội phê chuẩn đề nghị miễnnhiệm, cách chức Thắm phán Tòa án nhân dân tối cao, Trình Chủ tịch nước quyết

định miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán các Tòa án khác Giám: sát việc thực hiện.

nhiệm vụ, quyền hạn, đạo đức nghề ngf quy tắc ứng xử, lối sống của Thẩm.

phán (Điều 71)

+ Thù tục phê chuẩn, bỗ nhiệm Thẩm phán Téa án nhân dân tối cao:

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội phé chuẩn đề nghị bỗ nhiệm

“Thắm phán Tòa án nhân dân tối cao Hồ sơ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ

nhiệm Thẩm phán Téa án nhân dân tối cao được gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc

hội để xem xét, đưa ra tại phiên hợp gần nhất của Quốc hội Ủy ban Tư pháp của

Quốc hội có trách nhiệm thẳm tra tờ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bỗ nhiệm

“Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

'Quốc hội xem xét và ra Nghị quyết phê chuẩn đề nghị việc bổ nhiệm Thẩm phán

‘Toa án nhân dân tối cao Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước ra quyếtđịnh bổ nhiệm Thim phán Tòa án nhân dân tối cao (Điều 72)

+2 Hội đồng thi tuyên Thim phán sơ cấp, trung cấp, cao cấp;

Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thắm phán trung cắp Thẫm phán cao

cấp gồm Chánh án Tòa án nhân tối cao lảm Chủ tịch; 01 Phó Chánh án Tòa ánnhân dan tối cao, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ là ủy viên Danh.sách ủy viên Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp,

‘Tham phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhấn dân tối cao quyết định

Hội đồng thi tuyển chọn Thim phán sơ cấp, Thim phn trung cấp, Thẩm phán cao

a chức kỷ thi tuyển chon Thâm phán sơcắp; Tế chức kỷ thi nâng ngạch từ Thẩm phán sơ cấp lên Thắm phán trung cấp, từ

“Thẩm phán trung cấp lên Thẩm phán cao cấp; Tổ chức kỳ thi tuyển chọn vàơ ngạch Thắm phán trung cấp, Thẩm phán cao cắp cho các trườnghợp quy định tại

khoản 3 vả khoân 5 Điều 68 của luật này; Công bố danh sách những người trúng

tuyển.

Quy chế hoạt động của Hội đồng thi ny chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán

trung cấp, Thâm phan cao cấp, Quy chế thi tuyển chọn Tham phán sơ cấp, Thẩm.

phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định

(Điều 73)

Trang 28

~ Điều động và luân chuyển thẩm phán:

Việc điều động thẩm phán được thực hiện để bảo đảm cho các tòa án thực hiện.

nhiệm vụ xét xử Chánh án rỏa án nhân dân tối cao quyết định điều động

phán từ tòa án nhân dan này đến làm nhiệm vụ tại tỏa án nhân dân khác không

cing phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ hoặc không cùng một tỉnh, thành phố trực

thuộc trung ương Chánh án tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

quyết định điều động thẳm phán từ tòa án nhân dan này đến làm nhiệm vụ tai tao

án nhân đân khác trong phạm vi thẩm quyền theo {anh thé,

BO trưởng bộ quốc phòng quyết định điều động thâm phán từ tòa án quân sự này:đến làm nhiệm vụ tại tòa án quân sự khác sau khí thống nhất với chánh án tòa ánnhân dan tối cao (Điều 78)

'Về luân chuyển thẩm phán: Việc luân chuyển thẩm phán giữ chức vụ lãnh đạo,quần lý tòa án được thực hiện để phục vụ yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bịChánh án tòa án nhân dân tối cao quyết định luân chuyển thẩm phán từ tòa án nhân.dân này đến làm nhiệm vụ tại tỏa án nhân dân khác không cùng phạm vi thêmquyền theo lãnh thé hoặc không cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung wong.Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định luân.chuyển Thẩm phán từ Tòa án nhân đân này đến làm nhiệm vụ tại Tòa án nhân dân.khác trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết

định luân chuyển Tham phán từ Tòa án quán sự này đến làm nhiệm vụ tại Tòa án.

quần sự khác sau khi thống nhất với Chánh án Tòa án nhân dan tối cao (Điều 79).Đối vời Viện kiểm sát nhân dân

Đối với tổ hức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân

Dé đáp ứng yêu cấu thể chế hóa các chủ trương cải cách tư pháp và cụ thể hóa các

quy định của Hiến pháp năm 2013, góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận, cơ sở.

pháp lý cho hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND), ngày 24 tháng 11

nim 2014, tại Kỳ họp lần thứ 8 - Quốc hội khóa XIII, đã thông qua Luật tổ chứcVKSND sửa đổi và Nghị quyết thi hành Luật tổ chức VKSNĐ sửa đổi Một số quy

định mới của Luật như sau:

~ Các quy định của Luật đã xác định rõ vị trí, vai trò của VK§ND trong mối quan

hệ phân công, phối hợp và kiếm soát quyền lực nhà nước Với chức năng thực

hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, VKSND được xác định là thế:

chế kiểm sát hoạt động tư pháp, có trách nhiệm phối hợp, đồng thời kiểm sát chặt

Trang 29

chẽ, thường xuyên đối với Cơ quan điều tra, Tòa án, Cơ quan thi hành án và các cơ: quan khác trong việc thực hiện hoạt động tư pháp nhằm dim bảo cho hoạt động tư.

pháp được thực hiện đúng pháp luật, mọi vi phạm pháp luật được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh

~ Lam rõ nội dung nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành KSND.

‘Theo đó, VKSND do Viện trưởng lãnh đạo Viện trưởng VKSND cấp dưới chịu sự

lãnh đạo của Viện trưởng VKSND cấp trên và chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng VKSND tối cao; xác định rõ vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng VKSND tối cao và Viện trưởng VKSND các cấp, Điều chỉnh quy định về vai trò của Ủy ban kiểm sát vừa đảm bảo tính dân chủ, vừa đám bảo nguyên tắc tập trung thống nhất trong ngành Đồng thời, làm rõ mối quan hệ giữa Kiểm sát viên.

và Viện trưởng trong việc thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tổ, kiểm sát

hoạt động tư pháp Theo đó, Kiểm sát viên khi thực hiện nhiệm vụ được phân công

vừa phải tuân theo pháp luật, đồng thời tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp Bổ sung quy định về nhiệm vụ của từng ngạch Kiểm sát viên, bảo đảm phân định rõ thắm quyền hành chính với thẳm quyền tư

pháp

~ Xác định rõ các nhiệm vụ, quyển hạn cơ bản của VKSND trong phát hiện, xử lý

vi phạm trong hoạt động tư pháp; trách nhiệm quyết định việc áp dụng các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân; tăng cường vai trò của VKSND_ trong các lĩnh vực phi hình sự, nhằm bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần; quy

định rõ VKSND có trách nhiệm giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố

cáo về hoạt động tư pháp; trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, 16 chức, cá nhân đốivới hoạt động của VKSND.

= Quy định rõ đối tượng, nội dung, phạm vi, mục dich của từng chức năng thực hanh quyền công tổ, kiểm sát hoạt động tơ pháp; xác định rõ các mặt công tác và

thẩm quyền cơ bản của VKSND trong từng lĩnh vực, đặt nền tang cho việc hình

thành cơ sở lý luận về chức năng của VKSND, bảo đảm thống nhất nhận thức và hoạt động có hiệu quả trên thực tế.

- Quy định Viện kiểm sát nhân dan bắt đầu thực hành quyền công tổ từ khi Co

quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

“giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm”.

Mặt khác, Luật cũng quy định Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối

cao, Co quan điều tra của Viện kiểm sát quân sự Trung ương có thẩm quyền điều.

Trang 30

tra tội phạm xâm phạm hoạt động tu pháp, tham những, chức vụ xây ra trong hoạt

động tư pháp theo quy định của Luật mà người phạm tội là cán bộ, công chức.thuộc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động ty pháp.

sung chứng cứ, tài liệu khi xem xét phê chuẩn hoặc ban hành các quyết định theo.quy định của Bộ luật 16 tung hình sự hoặc khi phát hiện có đấu hiệu oan, sai, bd lot

tội phạm

= Quy định rõ quyển kháng nghị, kiến nghị; trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổchức, cá nhân trong việc thực hiện kiến nghị kháng nghị của VKSND

~ Quy định hệ thống VKSND gồm 4 cấp, bao gồm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

‘Vign kiểm sát nhân dân cấp cao; Viện kiểm sát nhàn dan cấp tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và hệ thống Viện kiểm sát quân sự các cấp.

~ Quy định rõ cơ cấu các chức danh tư pháp và chức danh khác của VK§ND nói

chung và ở từng cấp Kiểm sắt quy định Kiểm sát vien được bổ nhiệm để thực hành

quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; tăng thời hạn bé nhiệm Kiểm sát viên (bổ nhiệm lần đầu nhiệm kỳ 5 năm; bổ nhiệm lần sau nhiệm kỳ 10 năm); áp dung hình, thức thi tuyển vào các ngạch Kiém sát viên, trừ Kiếm sát viên VKSND tối cao.

ên: Kiểm sát viên Viện kiểm sát tối cao; Kiểm

sát viên cao cấp; Kiểm sát viên trung cấp; Kiểm sát viên sơ cấp; xác định số lượng.

19) và tuổi làm việc của Kiểm sát viên VKSND tối cao để thực hiện các nhiệm vụ

của Ủy ban kiểm sát và một số nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng VKSND tối

cao trong các hoạt động tố tụng nr pháp; quy định chức danh Kiểm tra viên là

người tham gia tố tụng, nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn hoạt động của ngành.

~ Cụ thé hóa các quy định về bảo đảm hoạt động của VKSND như: giao cho Việntrường VKSND tối cao thẩm quyền quyết định biên chế; số lượng và cơ cấu kiểm

sát viên các cấp Viện kiểm sát để bảo đảm tính chủ động, linh hoạt trong việc bố

trí, sắp xếp cần bộ: quy định Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên có thang,bậc lương riêng và các chế độ phy cấp, các hình thức khen thưởng đặc thù củangành Kiểm sát; xác định rõ thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Việntrưởng VKSND tối cao trong việc quy định, cấp phát trang phục, giấy chứng minh,

siấy chứng nhận các chức danh tr pháp

'Về các thiết chế Hiến định độc lập

"Khác với Hiển pháp 1992 va các bản Hiến pháp trước đây, lần đầu tiền Hiến

pháp năm 2013 có một chương mới quy định về “Hội đồng bầu cừ Quốc gia, Kiểm

Trang 31

toán nhà nước” là chương X gồm 2 điều Điều 117 quy định về "Hội đồng bau cử quốc gia" có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biêu Hội đồng nhân dân các cấp Điều 118 quy định về "Kiểm

toán Nhà nước", đây là là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ

tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản

công, Khác với Hội đồng bau cử quốc gia là cơ quan lần đầu tiên được Hiến pháp

quy định, Kiểm toán nhà nước đã được thành lập theo Nghị định 70/CP của từ

ngày 11/7/1994 và đang hoạt động, nay chính thức hiến định thể hiện sự đề cao vai trò của cơ quan này trong bộ máy nhà nước Điều này cling phù hợp với xu hướng, chung của các nước trên thế giới, nhằm kiểm soát chặt chẽ việc quản lý và sử dụng,

tài chính công, tài sản công, ngăn ngừa nạn tham nhũng

Trang 32

DIEM MỚI VE TÔ CHỨC QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TREO

HIẾN PHÁP NĂM 2013

Ths, Trần Thị QuyênKhoa Pháp luật Hành chink ~ Nhà mốc.

Mỗi bản Hiến pháp đều thể hiện nhu cầu căn bản mang tính thời đại củaquốc gia Nếu Hiến pháp năm 1992 thể hiện mạnh mẽ nhu cầu căn ban là tinh thin

đổi mới thể chế kinh tế theo tiêu chí của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa, thi Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định tinh thin đó đồng thời thể

hiện mạnh mẽ nhụ cầu thời đại: quyền lực nha nuớc thuộc về Nhân dân, tăngcường phân công thực hiện quyền lực nhà nước, quyền lực nhà nước phải được

giới hạn và kiểm soát.

1 Quyền lực nhà nước thuộc về nhân đân

"Tất cả quyển lực nhà nước thuộc về Nhân dân" đã được trang trọng ghỉnhận tại Điều 2 Hiến pháp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua ngày 28 tháng 11năm 2013 Đây là sự tép tục quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta vềviệc đề cao chủ quyền nhân dan, khẳng định ở "Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa.'Việt Nam do Nhân dân làm chủ" (Điều 2) Tuy nhiên, so với các Hiến pháp trước

4y, Hiển pháp sữa đối có những nội dung mới, thể hign nhận thức sâu sắc, đầy đủ

cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân" "Tất cả quyền lực

"nhà nước thuộc về Nhân dân" quy định ở Điều 2 Hiển pháp sửa đổi là một quy.

định nền tảng chỉ rõ nguồn gốc, bản chất, mục đích và sức mạnh của quyền lực nhà.

tước ở nước ta là ở nhân dân Nguyên 1ÿ đó được quy định trong tắt cả các Hiểnpháp trước đây của Nhà nước ta Tuy nhiên, điểm mới so với các bản pháptrước đây, Hiến pháp sửa đổi lần này đã thể hiện nhất quán và xuyên suốt trongtoàn bộ nội dung của Hiến pháp tư tưởng "Tắt cả quyền lực nhà nước thuộc vềNhân dan", Bởi Hiến pháp sửa đổi quan niệm nhân dân là chủ thể tối cao củaquyền lực nhà nước Thông que Hiến pháp, nhân dân giao quyền, nhân dân ủy

quyển quyền lực nhà nước của mình cho Nhà nước Vì thế, không những Điều 2quy định nội dung nói trên mà còn rất nhiều thé hiện sâu sắc và nhất quán tư

tưởng đề cao chủ quyển nhân dân, Ngay từ lời nói đầu của Hiến pháp sửa đổi đã

long trọng tuyên bố nhân dân Việt Nam là chủ thé "xây dựng, thi bành và bảo vệ

Hiến pháp này" đến việc bỗ sung đầy đủ các hình thức nhân dan sử dụng quyền lực.nhà nước, không chỉ bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân

dan như quy định của các Hiến pháp trước đây mà còn bằng các hình thức dân chủtrực tiếp (Điều 6), bằng biểu quyết khi nhà nước td chức trưng cầu ý đân, trong đó

có trưng cẩu ý dân về Hiến pháp (Điều 29 và Điều 120) Đảng Cộng sản Việt Nam

Trang 33

không những là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội ma còn phải "gắn bó mật

‘v6i Nhân dân, phục vụ Nhân dan, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách

nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình", Mặt trận Tổ quốc Việt

‘Nam bao gồm tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội vàcác cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, ting lớp xã hội, tôn giáo và người Việt

Nam định cư ở nước ngoài là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân không

những đại điện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân đân mà

Hiến pháp sửa đối lần này còn bổ sung vai trò giám sát và phản biện xã hội đối với

tổ chức và hoạt động của Nhà nước (Điều 9) Công đoàn Việt Nam là tổ chứcchính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động còn đồng vai trồ

"tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước " (Điều

10) Những tư duy chính trị pháp lý mới đó, xuất phát từ nhận thức sâu sắc rằng nhân dan là chủ thé tối cao của quyền lực nhà nước: "Tắt cả quyền lực nhà nước.

thuộc về Nhân dân",

'Với nhận thức nhân dân là chủ thể tối cao của quyền “lực nhà nước, tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, Hiến pháp sửa đổi đã thừa nhận nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, chủ thé phân công quyền lực nhà nước Phương tiện để nhân dân giao quyền, ủy quyển quyển lực nhà nước của mình, đó là thực hành quyền lập hiến Bằng quyền lập hiến của mình, nhân dn ủy thác quyền lập pháp cho Quốc hội, quyền hành pháp cho Chính phủ và quyền tư pháp cho Tòa án Theo đó, có thể thấy rằng, quyền lập hiến là quyền lực tối cao so với quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp Ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp đều khởi xướng từ quyền lập hiến Trong lúc đó, Hiến pháp năm.

1992 hiện hành lại quy định: "Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp" (Điều 83) Quy định này không thống nhất với Điều 2 của Hiến pháp:

"Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân" Quyền lập hiến là quyền thể hiện một cách trọn vẹn nhất quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, bởi Hiến pháp là bản văn thể hiện quyền lực nhà nước cao nhất Vì thế, trong nhà nước dân chủ và pháp quyền thì quyền lực nhà nước thuộc về ai, chủ thể đó có quyền lập hiến và khi nhân dân có quyền lập hiển thì nhân dân trở thành chủ thể phân công quyền lực nhà nước Nhận thức sâu sắc điều đó, Hiến pháp sửa đổi đã quy định: "Quốc hội thực hiện quyền lập hiến " (Điều 69), không quy định "Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến" Đồng thời, ội được Hiến pháp (tức là nhân dân) giao cho một số quyền của quyền lập hiến như đề xuất sửa đổi Hiến pháp, thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp, thảo luận và biểu quyết thông qua Hiến pháp, khi

có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành; việc trưng cầu ý dan về Hiến pháp do Quốc hội quyết định (Điều 120).

Trang 34

Để phan ánh một giai đoạn mới của việc đề cao chủ quyền nhân dân, Hién

pháp sửa đổi đã thé hiện một cách sâu sắc sự hòa hợp đân tộc, sự hài hòa về lợi ich

va sự đồng thuận xã hội nhằm ‡ạo nền sức mạnh dé phát triển, nhất là trong bối

cảnh xung đột sắc tộc, tôn giáo, chính trị, kinh tế đang có xu hướng gia tăng ởnhiều nước và khu vực trên thé giới Theo đó, Hiến pháp sửa đổi không chỉ có các

chủ thể như nhân dan, dân tộc luôn luôn là những chủ thể mở đầu và xuyên suốt

mà còn có những chủ thể cụ thể như: nhà khoa học, nhân sài, người khuyết tật,

người nghèo, người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn, đoanh nhân, doanh

nghiệp Như vậy, Hiến pháp sửa đổi không chỉ ghỉ nhận lợi ích của nhân dân, dân.

te nói chung ma còn thé hiện lợi ích của các giai cấp, các ting lớp trong xã hội.Cùng với điều đó, Hiến pháp sửa đổi còn thể chế hóa những giá trị xã hội đượctoàn xã hội và nhân dân ta thừa nhận và chia sẽ, các giá trị như tự do, công bằng,

bình đẳng, dân chủ, nhân quyền, công khai, mind bạch đã được ghỉ nhận trong nhiều điều khoân của Hiến pháp sửa đổi Dang thời trải qua hing nghìn năm lịch.

sử đựng nước và giữ nước đã hun đúc nên nhiều truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

như truyền thống đoàn kết dân tộc, truyền thống yêu nước thương nòi, thương yêu.giúp đỡ lẫn nhau Những truyền thống và là các giá trị quý báu này đều được thếhiện thắm đượm trong các chương quy định về kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục,khoa học công nghệ, môi trường và báo vệ Tổ quốc

Hiến pháp sửa đổi đề cao nguyên tắc Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền

lực nhà nước, đã khắc phục điểm chưa hợp lý trong quy định về hình thức thực

hiện quyền lực của Nhân dân, Nếu như trước đây Hiến pháp nằm [992 chỉ ghỉ nhận "Nhân dân: Soy ante le nha nước thông qua Quốc hội và Hội đồng

nhân dân "thì theo 6 Hiến pháp sửa đổi, hình thức thực hiện quyền lực củanhân đân đã được quy định đầy đủ hơn, thé hiện đúng bản chất hơn, cụ thể "Nhân.dan (hye hiệầ quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện

thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dan và thông qua các cơ quan khác của Nhànước",

2 Tăng cường phân công thực hiện quyền lực nhà nước

Học thuyết phân quyền kế từ khi ra đời cho đến khi được Montesquieu nâng,

cấp lên thành.học thuyết p phân quyền trong thời lợi Khai sáng những năm đầu tiên

của Cách mạng tư sản Pháp đã trở thành xương sống của việc tổ chức quyền lực

nhà nước khắp nơi trên thế giới Phân quyền như là một đòi hỏi của dân chủ; một

nội dung chính của Hiến pháp Trong những năm dài của cơ chế tập trung chúng ta

không thừa nhận sự áp dụng học thuyết phân quyền Cho nên học thuyết phânquyền đối với chủng ta là rất xa lạ: hầu như không biết hoặc biết rất ít về học

Trang 35

yết trong tố chức cơ cấu của nhà nước.thuyết này, cũng như sự áp dung của học th

hạt nhân nhỏ bé của học thuyết là cả một bước chuyển rất lớn trong nhận thức củachúng ta đã đến chỗ phải áp dụng một cách tương đối sự phân quyền Từ đó không

ít người kể các các chuyên gia luật học, chính trị học và cả những chính khách trên

các phương tiện thông tin dai chúng đều có quan điểm cho rằng: Lập pháp phải do

Quốc hội đảm nhiệm và hành pháp thì phải do Chính phủ đảm nhiệm, theo đúng

tinh thần lời văn của quy định Hiến pháp Thậm chí không ít người có ý kiến cho

ring cần phải chuyển mọi hoạt động có liên quan đến lập pháp, từ việc soạn thảo.cho đến việc thông qua dự thảo luật cho Quốc hội, Chính phủ từ nay chỉ tập trung.vào công tác hành pháp, tức là điều hành đất nước theo quy định của lập pháp đã.được Quốc hội thông qua Sự quan niệm nảy có phần hơi tả, từ một thái cực này,sang một thái cục khác Thực t sự phân quyền theo cách nói của nhà nước tư bản

và phân công, phân nhiệm giữa lập pháp và hành pháp theo cách nói của Việt Nam chúng ta hiện nay không hoàn toàn có nghĩa như vậy Mà ngược lại hoạt động của

hành pháp có anh bưởng rất lớn đến hoạt động của lập pháp Thậm chí Nghị việnlập pháp theo nhu cầu của Chính phủ - hành pháp Hãy nhìn lại lịch sử tổ chức bộmáy nhà nước thời hiện đại và hiện đại của các nhà nước điển hình, rất dễ

dàng nhận thấy tính đúng đắn của nhận định trên Tổ chức và hoạt động của lập pháp và hành pháp trên thực tế không có sự phân định một cách cứng nhắc theo tinh thần của học thuyết phân quyền, mà chúng có quan hệ mật thiết với nhau Các hình thúc quan hệ này quan trọng đến mức tạo tbành mô hình t6 chức của nhà nước mỗi quốc gia Đó là chính thé nhà nước: Chính thé đại nghị kể cả cộng hòa lẫn quân chủ; Chính thể cộng hòa tổng thống và chính thể cộng hòa hỗn hợp của.

sự pha trộn những đặc tính của hai loại hình đại nghị và cộng hòa tổng thống

Bộ máy nhà nước Việt Nam không hoàn toàn tỗ chức thee nguyên tắc phân

quyền, nhưng có tiếp thu những điểm hợp lý trong lý thuyết phân quyền Với tinh thần đó, kế thừa Hiến pháp năm 1992, Điều 2 Hiến pháp sửa đổi quy định: "Quyền

lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quannhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hanh pháp, tu pháp" Nhìn vào

quy định của Điều 2 này, tưởng như về phân công quyền lực không có sự thay đối,

nhưng thực chất, Hiến pháp sửa đôi đã có sự thay đổi một bước trong cách thức trduy về phân công thực hiện quyển ie nhà nước Có thé nói, Hiến pháp sửa đổi đã

quy định 78 aét hơn, rành mạch hơn đối với các cơ quan công quyền cấp cao trong

việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Hiến pháp sửa đổi đã xác định

cụ thể trong các Điều 69, 94, 102: Quốc hội thực hiện quyền lập pháp; Chính phủ thực hiện quyền hành pháp; Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp Sự.

Trang 36

phan công rõ rang về tính chất và phạm.

quyền cũng là đồi hỏi việc è

quyền lực của mỗi loại cơ quan công

lực nhà nước phải có giới hạn.

3 Quyền lực nhà nước phãi được giới hạn và kiểm soát

Trong chế độ dân chủ và pháp quyền XHCN thì quyền lực nhà nước không.phải là quyền lực tự có của nhà nước mà quyền lực được Nhân dân ủy quyền,

"Nhân dân giao quyền Vi thé, rắ: yếu nảy sinh đòi hôi chính đáng và tự nhiên phải

kiểm soát quyền lực nhà nước Mặt khác, khi ủy quyền cho nhà nước, quyền lực nhà nước lại thường vận động theo xu hướng tự phủ định mình, trở thành đối lập

với chính mình lúc ban đầu (từ của Nhán đân là số đông chuyển thành số ít của.một nhóm người hoặc của một người) Vì vậy, kiểm soát quyền lục nhà nước làmột nhu cầu khách quan từ phía người ủy quyền đối với người được dy quyền

‘Hon thế nữa, quyền lực nhà nước không phải là một đại lượng có thể cân, đong,

đo, đếm được một cách rạch rồi, vì nó là một thé thống nhất như nói ở trên Điều

đó lại càng đòi hỏi phải kiểm soát quyền lực nhà nước, hạn chế biệu {ye va hiệuquả thực thì quyền lực nhà nước được Nhân dân ủy quyền

Xuất phát từ các đòi hỏi khách quan nói trên, quyền lực nhà nước thường.được lượng hóa bằng các quy định của Hiến pháp dé phân định nhiệm vụ quyền.hạn của các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Sự lượng hóa này là 48 giao

cho các cơ quan nhà nước khác nhau, thay mặt Nhân din thực biện Sự phân định

các quyền như vậy là điều kiện cơ bản để Nhân dân giao quyền mà không bị lạm

quyển, Nhân dân kiểm soát và đánh giá được hiệu lực và hiệu quả thực hiện các.quyền mà mình đã giao Đồng thời cũng là để cho các cơ quan tương ứng được.giao quyền đề cao trách nhiệm trong việc thực thi quyền lực nhà nước và tự kiểm.tra việc thực hiện quyền lực nhà nước được giao cho mình Theo đó, trong Hiến

pháp năm 2013 đã có một bước tiền mới trong việc phân công quyền lực nhà auc

Lần đầu tiên trong Hiến pháp nước ta chỉ tõ Quốc hội thực hiện quyền lập hiến

(không còn là duy nhất có quyền lập hiến như Hiến pháp năm 1992), quyền lập.pháp (Điều 69), Chính phủ thực hiện quyền hành pháp (Điều 94), Tòa án Nhân dân.thực hiện quyền tư pháp (Điều 102) Việc xác nhận các cơ quan khác nhau thực

"hiện các quyén lập pháp, hành pháp va tư pháp là một thay đổi quan trong, tạo điều

kiện để làm rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ quyền hạn của mỗi quyền

Đối với quyền lập pháp là quyền đại điện cho Nhân dân thể hiện ý chí chung

của quốc gia Những người được Nhân dân trao cho quyền này là những người do

phổ thông đầu phiếu bầu ra hợp thành cơ quan gọi lá Quốc hội Thuộc tính cơ bản,

xuyên suốt mọi hoạt động của quyền này là đại điện cho Nhân dân, bảo dim cho ý

Trang 37

chí chung của Nhân dân được thể hiện trong các đạo luật mà mình là cơ quan duy

nhất được Nhân dân giao quyền biểu quyết thông qua luật Quyền biểu quyết thông

qua luật là quyền lập pháp, chứ không phải là quyền đưa ra các mô hình xử sự cho

xã hội Vì vây, quyền lập pháp không đồng nghĩa với quyền làm ra luật Đồng thời,

à người thay mặt Nhân dân giám sát tối cao mọi hoạt động của nhà nước, nhất làhoạt động thực hiện quyền hành pháp, để góp phần giúp cho các quyền mà Nhândan giao cho các cơ quan nhà nước không bị lạm quyền, lộng quyển hay bị thahóa Quyền hạn và nhiệm vụ của Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập phápđược quy định ở Điều 70 và Điều 120 của Hiến pháp năm 2013

Quyền hành pháp là quyền tổ chức thực hiện ý chí chung của quốc gia do Chính phủ đảm trách Thuộc tính cơ bản, xuyên suốt mọi hoạt động của quyền này.

là đề xuất, hoạch định, tổ chức soạn thảo chính sách quốc gia và sau khi chính sáchquốc gia được thông qua là người tổ chức thực hiện và quản lý nhà nước mà thực.

chất là tổ chức thực biện pháp luật để bảo đảm an ninh, an toàn và phát triển xã

hội Không có một Chính phủ thực hiện quyền hành pháp một cách hữu hiệu, thông minh; không, thể có một nhà nước giàu có, phát định cả về mặt kinh.

tế lẫn mặt xã hội Thực hiện quyền này đồi hỏi Chính phủ và các thành viên của

Chính phủ phải nhanh nhạy, quyết đoán kịp thời và quyền uy tập trung thống nhất 'Quyền hạn và nhiệm vụ của Chính phủ - cơ quan thực hiện quyền hành pháp được quy định một cách khái quát ở Điều 96 Hiển pháp năm 2013.

Quyền tư pháp là quyền xét xử, được Nhân dân giao cho tòa án thực hiện Độc lập va chỉ tuân theo pháp luật là nguyên tắc xuyên suốt và cao nhất trong

tổ chức thực hiện quyền này; nghiêm cắm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của thẩm phán và hội thắm Nhân dân (khoản 2 Điều 103) Đây thực chất

là quyền bảo vệ ý chí chung của quốc gia bằng việc xét xử các hành vi vi phạm Hiến

pháp, pháp luật từ phía công dân và cơ quan nhà nước Vi vậy, bảo vệ công lý, bio

vệ quyền con người, quyền công dân là nhiệm vụ hàng đầu của quyển tư pháp (khoản 3 Điều 102) Mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn.

‘va bảo vệ tính pháp quyền và công lý trong các phán quyết của Tòa án.

Nhu vậy, xuất phat từ đặc điểm của quyền lực nha nước, việc phân định thành.

ba quyền nói trên là một nhu cầu khách quan Ngày nay, xu hướng phân định rành mạch ba quyền đó ngày càng được coi trong trong tổ chức quyền lực nhà nước Bởi

vì, xã hội càng phát triển, phân công lao động càng phải chuyên môn hóa cao để phat huy hiệu quả Đồng thời, thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN & nước ta chỉ ra rằng việc phân định mạch lạc ba quyền là cách thức tốt nhất đẻ phát

"huy vai trò của nhà nước trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nude.

Trang 38

PHAN CÔNG, PHÓI HỢP, KIỀM SOÁT QUYEN LỰC GIỮA CAC

CO QUAN NHÀ NƯỚC THEO HIẾN PHÁP NĂM 2013

TAS Cao Kim Oanh Khoa Pháp luật Hành chính — Nhà nước

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 ra đời là bước

ngoặt trong thời kỳ đẩy mạnh toàn điện công cuộc đối mới cả về kinh tế lẫn chính trị của đất nước Một trong những quan điểm được sửa đổi, bỗ sung về nguyên tắc

tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta đó là “guyén live mba nước là thống.

nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc.thực hiện các quyén lập pháp, hành pháp, tư pháp”

'Ở nước ta, mặc dù quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước trong mối quan hệ của cacse quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Thông qua Hiến pháp, không chi thực hiện phan công quyền lực, mà còn định hình các nguyên tắc cơ bản nhất của cơ chế

thực thi cho mỗi loại quyền lực và mỗi quan hệ giữa các cơ quan được trao quyền.lực Bên cạnh việc bảo đảm sự phân công, phối hợp, thì cốt lõi của cơ chế va mới

quan hộ này là sự “kiêm soát quyền lực nha nước”

1, Cơ chế phân công, phối hợp quyền lực nhà nước

Thứ nhất, quyền lực Nhà nước là thống nhất, Hiến pháp năm 2013 khẳng định

nguyên tắc này ở quy định “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” Nhân

dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, nhân dân thông qua quyển lập hiến giao quyền lực nhà nước của mình cho Quốc hội, cho Chính phủ và cho cơ quan tư pháp như các Hiến pháp trước đây Theo điều 70, Hiến pháp năm 2013, Nhân dan chỉ trao cho Quốc hội ba nhóm quyền hạn và nhiệm vụ: quyền hạn và nhiệm vụ về lập.

hiển, lập pháp; quyền hạn và nhiệm vụ về giám sát tối cao và quyền hạn và nhiệm vụ

về quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước Cũng trong bản Hiến pháp này,

điều 6 khẳng định Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước không những bằng dân

chủ đại điện thông qua Quốc hội, Hội đồng Nhân dân và các cơ quan khác của nhà

nước mà còn bằng dân chủ trực tiếp thông qua việc thực hiện quyền biểu quyết khinhà nước tổ chức trưng cầu ý dan, trong đó có trưng cầu ý dân về Hiến pháp

Qua đó, để khẳng định rằng quyền lực nhà nước mặc dù bao gồm quyền lập

pháp, hành pháp hay tư pháp nhưng đều thống nhất là Nhân đân, đều do Nhân dân

tủy quyền, giao quyền Cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tu pháp tuy có chứcnăng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau nhưng đều thống nhất với nhau ở mục

Trang 39

tiêu chính trị chung là xây dựng một nhà nước “đảm bảo và không ngừng phát hư”

quyền làm chủ về mọi mặt của Nhân dân, thực hiện mục tiêu dân gidu, nước mạnh,

xã hội công bằng, dân chi, văn minh” (Điều 3) Bởi Hiến pháp cũng đã quyđịnh “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyển xdhội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tắt cả quyén lực nhà nước.thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên mình giữa giai cấp công nhân với giai cấpnông dân và đội ngũ trí thức "; “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công

và phối hợp giữa các co quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,

lành pháp, tr pháp”,

Thứ hai, sự phân công, phối hợp giữa quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Mặc dù quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng được thừa nhận bao gồm 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp Thông qua Hiến pháp, các quyền này được.

phân công cho các cơ quan khác nhau thực hiện Không chỉ thực hiện phân công

quyền lực, Hiến pháp còn định hình các nguyên tắc cơ ban nhất của cơ chế thực thi cho mỗi loại quyền lực và mối quan hệ giữa các cơ quan được trao quyền lực Việc bảo đảm sự phối hợp, mối quan hệ này nhằm có đủ cơ chế đồng bộ để vận hành quyền lực một cách thống nhất, thông suốt và liên tục của quản lý điều bành các mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước Cụ thể:

= Về Quốc hội: Theo Hiến pháp năm 2013 khẳng định quy định “Quốc hội là cơ quan quyền lực nha nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Điều 69) Điều nay đều được ghi nhận trong tất cả bốn bản Hiến pháp của Nhà nước ta Quốc hội là cơ quan trực tiếp thể hiện chủ quyền cao nhất của nhân dân.

"Một thiết chế quyền lực nhà nước được nhân dân cả nước trực tiếp thành lập thông qua bầu cử và được Hiến pháp trao cho những quyền lực nhất định Quyền lực này được cụ thé hoá thành các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hiển định của Quốc hội Quốc hội đứng ở vj trí cao nhất trong bộ máy nhà nước ta, không có cơ quan nhà nước nào đứng ở vị trí ngang bằng hoặc cao hơn Quốc hội và quyền lực cao nhất của Quốc hội bao gồm các quyền lập hiến, lập pháp, quyển quyết định những, vấn đễ quan trọng của đất nước.

Chính phủ: Hiến pháp năm 2013 tiếp tục quy định Chính phủ là cơ quan

chấp hành của Quốc hội song song với quy định Chính phủ là co quan hành chính

nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 94) Với chức năng thực hiện quyền hành pháp, Chính phủ thực hiện việc hoạch định và.

du hành chính sách quốc gia, tổ chức thực hiện Hiến pháp và pháp luật để duy

trì và bảo vệ trật tự cộng cộng, bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ quyền con người,

Trang 40

quyền công dân Theo đó, Chính phủ một vị thế mới trong bộ máy nhà nước, bảo.

đảm tính độc lập tương đối hơn trong quan hệ với cơ quan lập pháp và cơ quan tư

pháp tạo cơ sở tăng cường tính chủ động, lình hoạt và tính sáng tạo của Chính.

phủ trong hoạt động, đồng thời, thiết lập tiền đề khách quan cho việc Chính phủ

có thé kiếm soát đối với cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp

‘Tay từng thời kỳ khác nhau mà tính chất này của Chính phủ trong mỗi một Hiến

pháp được hiểu khác nhau nhựng luồn ghỉ nhận Chính phủ với tư cách là cơ quan

chấp hành của Quốc hội nhưng Chính phủ lại là cơ quan nằm giữ quyền hành

pháp và trong quan hệ với cơ quan lập pháp Chính phú có vai trò độc lập tương,

đối và là nhân tổ thúc đẩy hoạt động của cơ quan lập pháp trên nhiều phươngdiện, nhất là trong công tác lập pháp, khỏi thảo các chính sách, chủ động xây,đựng các dự án luật trình Quốc hội thông qua Chính phủ trở thành cơ quan hành

chính nhà nước cao nhất chế có thẩm quyền và trách nhiệm cao nhất về: mặt hành chính đối với đất nước Điều này thể hiện cụ thể tư tưởng của Hồ Chí

Minh về xây dựng một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của din và đã được cụthể hóa trong Hiển pháp năm 2013

~ Về Cơ quan tư pháp: Hiến pháp năm 2013 khẳng định Tòa án nhân dân “:hực

hiện quyền ne pháp” (Điều 102) mà Không chỉ là cơ quan xét xit cũa nước Cộnghỏa XHCN Việt Nam như Hiến pháp năm 1992, Điều nay thể hiện sự phân công,quyền lực nhà nước một cách mạch lạc; đề cao trách nhiệm của ta án trong việc

thực hiện quyền tư pháp; công bằng và công lý của một quốc gia biểu hiện tập

trung nhất ở quyền xét xử của tòa án

Đối với viện kiểm sát nhân dân, Hiến pháp năm 2013 nhấn mạnh vai trò vànhiệm vụ hàng đầu là “bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyển can người, quyên cổngdin” sau đó mới quy định: “báo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi Ích của Nhà nước,

quyền và lợi ích hợp pháp của t6 chức, cd nhân, góp phần bào đảm pháp luật được

chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất” (khoản 3 Điều 101) Qua đó, có thé thấyHiến pháp mới đã có một nhận thức mới về vai trò và nhiệm vụ của hai thiết chế:

tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dan có nhiều điểm tiến bộ để khẳng định

quyền tư pháp của các cơ quan này nhằm đề cao quyển con người, quyền công.

dân.

“Quyển lực nha nước ta là thống nhất về mục tiêu chính trị chung Do vậy, mặc

dù có sự phân định ba quyền nhưng cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tr phap

không hoàn toàn tách biệt nhau, mà ràng buộc lẫn nhau, cả ba quyền đều phải phối

hợp với nhau, phải hoạt động một cách nhịp nhàng trên cơ sở làm đúng, làm đủ

Ngày đăng: 29/04/2024, 13:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình chế độ tổng thống hoặc bán tổng thống. Điều này có thể thay đổi không chỉ thể chế nhà nước mà cả chính trị nói chung - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Cơ quan Nhà nước ở trung ương theo Hiến pháp năm 2013
Hình ch ế độ tổng thống hoặc bán tổng thống. Điều này có thể thay đổi không chỉ thể chế nhà nước mà cả chính trị nói chung (Trang 69)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN