BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
KỶ YÊU
HỘI THẢO KHOA HOC CAP KHOA
BAN HANH VAN BAN CUA CO QUAN NHA NUOC TRONG TINH TRANG KHAN CAP
Hà Nội, ngày 27 thang 9 nam 2021
Trang 2MỤC LỤC KỶ YÊU HỘI THẢO
“Ban hành văn bản của cơ quan Nhà nước trong tình trạng khẩn cấp” (Tat cả các bài đăng đều được phản biện độc lập)
Hà Nội, ngày 27 thang 9 năm 2021
Tinh trang khan cap theo quy định của pháp luật Việt Nam.
ThS Ngô Linh NgọcTrường Đại học Luật Hà Nội
Thâm quyên của cơ quan Nhà nước trong tình trạng khẩn cấp.
ThS Ngô Tuyết Mai
Trường Đại học Luật Hà Nội
Ban hành văn bản trong bôi cảnh dịch bệnh thời Nguyễn và một số giá trị tham khảo đối với Việt Nam hiện nay.
Bình luận văn ban do cơ quan Nha nước ban hành về phòng, chông viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
Trang 3Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong tình trạng khân cấp hiện nay.
ThS Nguyễn Thị Quỳnh Trang Truong Đại học Luật Hà Nội
Ban hành văn ban trong tinh trang khan cấp với việc bảo đảm quyên con
ThS Nguyễn Hoài Anh Truong Đại học Luật Ha Nội
Ban hành văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong trường hợp phòng, chống dich Covid-19 qua thực tiễn tại thành phô Hà Nội.
TS Tạ Quang NgọcTrưởng Đại học Luật Hà Nội
115
Trang 4TINH TRANG KHAN CAP
THEO QUY ĐỊNH CUA PHAP LUAT VIỆT NAM
ThS Ngô Linh Ngoc! Tom tat: Tinh trang khan cap la tinh huống thiên nhiên, hoặc con người, dịch bệnh nguy hiểm gây nên hoặc đe dọa gây nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản nhà nước, cơ quan, tô chức, tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, môi trường trong cả nước, hoặc địa phương Trong tình trạng đó, chủ thể có thâm quyền quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp, thi hành quyết định đó băng những biện pháp khan cấp, đặc biệt nhằm ngăn chặn, hạn chế, khắc phục hậu quả Bài viết phân tích về tình trạng khan cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về tình trạng khan cấp trong giai đoạn hiện nay Từ khóa: tình trạng khẩn cấp, văn bản quy phạm pháp luật, dịch bệnh Covid19, ban hành văn bản trong tình trạng khẩn cấp
1 Quy định pháp luật Việt Nam về tình trạng khan cấp
Trên thực tế có thé xảy ra tình trạng các hiện tượng thiên nhiên (bão lụt, hỏa
hoạn, động đất, song than, dich bệnh) hoặc con người (bạo loạn có vũ trang, lật đồ chính
quyền, chiếm giữ các mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ) gây ra, hoặc đe dọa gây ra những thảm hoa, gây thiệt hại cho cá nhân, t6 chức, nhà nước, xã hội, và môi
trường trên phạm vi một hay một vùng lãnh thé, hoặc trên toàn bộ lãnh thô quốc, xâm
phạm an ninh quốc gia, chế độ nhà nước? Khi những sự kiện này xảy ra trên thực tế đã làm thay đổi trạng thái xã hội bình thường của đời sống con người, nhà nước, xã hội, tạo nên những tình huống hoàn cảnh đặc thù Trong tình huống đó, dé ngăn chặn, hạn chế, khắc phục hậu quả, dé dam bảo an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, tổ chức, sự ôn định của nhà nước, xã hội và môi trường, hay bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ chế độ nhà nước, chủ thể có thâm quyên, theo quy định của pháp luật có thê áp dụng các biện pháp cấp bách, đặc biệt, trong đó có những biện pháp cưỡng chế mang tính đặc thù, hạn chế một số quyền tự do của cá nhân, tô chức, hoặc buộc họ phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định, trong thời gian nhất định Những thảm họa do thiên nhiên, hay con người gây nên tạo nên tình huống, tình huống đó được gọi là “tình trạng khẩn cấp” Tuy nhiên, không phải lúc nào xuất hiện những tình huống đó là có thê ban bố ngay tình trạng khẩn cấp, việc ban bố tình trạng khẩn cấp chỉ đặt ra khi những tình
huông đó thực tê đe dọa đên an ninh cho nhiêu người, môi trường trên phạm vi rộng, an
1 Giảng viên khoa Pháp luật Hành chính — Nhà nước, trường Đại học Luật Hà Nội.
? “Thâm quyên và thủ tục ban bô tình trạng khan cap theo pháp luật Việt Nam và những vân đê đặt ra” GS.TS.
Pham Hong Thái ThS.NCS Tạ Đức Hòa Khoa Luật Đại hoc Quoc gia Hà Nội3
Trang 5ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đồng thời việc ngăn chặn, hạn chế, khắc phục hậu qua không thể thực hiện được nếu không áp dụng các biện pháp khan cấp, đặc biệt cần thiết.
Như vậy, tình trang khan cấp không phải là những thảm hoa do thiên nhiên, dich bệnh, hay con người gây nên, mà khi những thảm họa đó xuất hiện làm thay đổi trạng thái xã hội bình thường, chuyển sang một tình trạng xã hội bất thường!? Trước tình huống đó, theo quy định của pháp luật, chủ thể có thâm quyền ban bồ tình trạng khan cấp và áp dụng các biện pháp cần thiết, đặc biệt để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục hậu
quả do những thảm họa gây ra Trong các văn bản pháp luật hiện hành ở Việt Nam, chưa
có định nghĩa chung về tình trạng khân cấp, mặc dù “tình trạng khẩn cấp” được đề cập đến trong nhiều văn bản như: Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Luật Quốc phòng năm 2018, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp ngày 23 tháng 3 năm 2000, Nghị định số 71/2002/NĐ/CP ngày 23/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh tình trạng khân cấp trong trường hợp có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm và nhiều văn
bản quy phạm pháp luật khác.
Trong đó văn bản liên quan trực tiếp điều chỉnh về “tinh trạng khan cấp” là Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp 2000, tuy vậy, trong Pháp lệnh này cũng không đưa ra định nghĩa về tình trạng khẩn cấp, mà quy định: “khi trong cả nước hoặc nhiêu địa phương có thảm họa lớn do thiên nhiên hoặc con người gây ra, có dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước và tổ chức, tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân hoặc có tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội thì Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp để áp dụng các biện pháp đặc biệt nhằm kịp thời ngăn chặn, hạn chế và khắc phục hậu quả xảy ra, nhanh chóng 6n định tình hình" Quy định này không phải định nghĩa về tình trạng khan cấp, mà liệt kê những cơ sở dé ban ban bố tình trạng khân cấp Trên cơ sở Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp năm 2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/2002/NĐ-CP ngày 23/7/2002 quy định chỉ tiết tình trạng khan cấp trong trường hợp có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm Như vậy, theo Nghị định số 71/2002/NĐ-CP thì có tình trạng khẩn cấp về thảm họa lớn và tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh nguy hiểm.
3 Xem: DN, Bakhrắc Luật Hành chính Nga, tái bản lần thứ năm có sửa chữa bổ sung NXB Ekxmo, Matcova2010.tr 388.
4 “Thâm quyền và thủ tục ban bồ tình trạng khan cap theo pháp luật Việt Nam va những vấn đề đặt ra” GS.TS.Phạm Hồng Thái ThS.NCS Tạ Đức Hòa Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
4
Trang 6Ngoài tình trạng khẩn cấp về thảm họa lớn và tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh nguy hiểm thì Luật Quốc phòng năm 2018 có quy định tình trạng khẩn cấp về quốc phòng Luật An ninh quốc gia năm 2004 quy định tình trạng khẩn cấp về an ninh quốc gia Tương tự, Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013 và Nghị định số 160/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2018 quy định chi tiết, hướng dan thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai xác định thêm tình trang khan cấp về thiên tai" Như vậy, pháp luật Việt Nam hiện hành chia tình trạng khan cấp thành 05 loại: Tình trạng khan cấp về quốc phòng; Tình trạng khẩn cấp về an ninh quốc gia; Tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh; Tình trạng khẩn cấp về thiên tai và Tình trạng khân cấp về thảm họa lớn.
Thứ nhất là, Tình trạng khẩn cấp về quốc phòng
Theo quy định của Luật Quốc phòng năm 2018, tình trạng khan cấp vé quốc phòng là trạng thái xã hội của đất nước khi có nguy cơ trực tiếp bị xâm lược hoặc đã xảy ra hành vi xâm lược hoặc bạo loạn có vũ trang, nhưng chưa đến mức tuyên bố tình trạng chiến tranh Khi tình trạng khan cấp về quốc phòng được ban bồ thì các cơ quan nhà nước có thầm quyéncé thé áp dụng các biện pháp đặc biệt như tông động viên, động viên cục bộ hoặc thiết quân luật Theo đó, động viên cục bộ là biện pháp huy động mọi nguồn lực của một hoặc một số địa phương trong tình trạng khan cấp về quốc phòng” Thiết quân luật là biện pháp quản lý nhà nước đặc biệt có thời hạn do quân đội thực hiện, được áp dụng trong tinh trạng khan cấp về quốc phòng khi an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở một hoặc một số địa phương bị xâm phạm nghiêm trọng tới mức chính quyền ở đó không còn kiêm soát được tình hìnhŠ Trong thời gian thiết quân luật, việc quản lý nhà nước tại địa phương thiết quân luật được giao cho đơn vị quân đội thực hiện Người chỉ huy đơn vị quân đội được giao quản lý địa phương thiết quân luật có quyền ra lệnh áp dụng các biện pháp đặc biệt như: Cam hoặc hạn chế người, phương tiện đi lại; Đình chỉ hoặc hạn chế hoạt động tại các nơi công cộng; Cam tụ tập đông người, Bắt giữ hoặc cưỡng chế cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm phải rời khỏi hoặc cắm đi khỏi nơi cư trú hoặc một khu vực nhất định; Huy động người, phương tiện của
cơ quan, tô chức, cá nhân; Trưng mua, trưng dụng tài sản”Thứ hai là, Tinh trang khan cap vé an ninh quốc gia
Luật An ninh quốc gia năm 2004 có quy định “an ninh quốc gia là sự ồn định,
phái triên bên vững của chê độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ5 TS Cao Vũ Minh Trường Dai học Luật thành phó Hồ Chí Minh “Thâm quyền của cơ quan nhà nước trongtình trạng khan cấp và những van dé cần hoàn thiện” Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 02/2021
6 Khoản 10 Điều 2 Luật Quốc phòng năm 20187 Khoản 12 Điều 2 Luật Quốc phòng năm 20188 Khoản 2 Điều 21 Luật Quốc phòng năm 2018° Khoản 5,6 Điều 21 Luật Quốc phòng năm 2018
Trang 7nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyên, thông nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”!9, Như vậy, tinh trạng khan cấp về an ninh quốc gia là tình huống phát sinh trên thực tế đe doa sự tôn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến độc lập chủ quyền, thống
nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Khi có tình trạng khẩn cấp, việc bảo vệ an ninh quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khan cấp!1,
Thứ ba là, Tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh
Theo khoản 13 Điều 2 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 thì “dich là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định” Khi dịch lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế - xã hội của đất nước thì phải ban bồ tình trạng khan cấp Khi xảy ra tình trạng khan cấp về dịch thì phải thành lập Ban chi đạo chống dịch quốc gia Ban chỉ đạo chống dịch quốc gia gồm đại diện của cơ quan y tế, tài chính, thông tin - truyền thông, ngoại giao, quốc phòng, công an và các cơ quan liên quan khác Căn cứ vào phạm vi địa bàn được công bồ dich và tính chất của dịch, Thủ tướng Chính phủ có thể tự mình hoặc chỉ định một Phó Thủ tướng hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng Ban chỉ đạo, Trưởng Ban chỉ đạo có quyền!?: Huy động, trung dung các nguồn nhân lực, vật lực; Đặt biển báo hiệu, trạm gác và hướng dẫn việc đi lại tránh vùng có dịch; Yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng có dịch; Cam tập trung đông người và các hoạt động khác có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch; Cam người, phương tiện không có nhiệm vụ vào 6 dịch; Tổ chức tây ué, khử độc trên phạm vi rộng: Tiêu hủy động vật, thực phẩm và các vật khác có nguy cơ làm lây lan bệnh dịch sang người; Áp dụng một số biện pháp cần thiết khác như : Tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch, Hạn chế ra, vào vùng có dịch đối với người và phương tiện,
Thứ tư là, Tình trạng khẩn cấp về thiên tai
Theo khoản | Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013 thì thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thé gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương
muối, động đắt, song thần và các loại thiên tai khác Khi thiên tai gây ra thiệt hại về
'' Khoản 1 Điều 3 Luật An ninh quốc gia năm 2004
" Điêu 20 Luật Luật An ninh quôc gia năm 2004
1 Điêu 54 Luật Phong, chông bệnh truyền nhiễm năm 2007
6
Trang 8người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội thì được xem là rủi ro thiên tai!3 Theo Điều 6 Nghị định số 160/2018/NĐ-CP quy định chỉ tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai thì “Rui ro thiên tai được phân thành 05 cấp tăng dần về mức độ rủi ro, bao gồm: Cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3, cấp độ 4 và cấp độ 5 (tình trạng khẩn cấp về thiên tai)” Như vậy, theo Luật phòng, chống thiên tai năm 2013 và Nghị định số 160/2018/NĐ-CP thì tình trạng khẩn cấp về thiên tai chính
là rủi ro thiên tại ở cap độ cao nhat - cap độ Š.
Khi các rủi ro thiên tai này ở cấp độ 5 thì co quan có thâm quyền sẽ công bố tình trạng khân cấp về thiên tai và áp dụng các biện pháp cơ bản ứng phó thiên tai như: Hạn chế hoặc cắm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm trên sông, trên biển, khu vực và tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy và khu vực nguy hiểm khác; Chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất; Bồ trí nơi ở tạm, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống, nhu yếu phẩm khác cho người dân bị ảnh hưởng: Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khan cap về nhân lực, vat tu phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm dé kip thời ứng
phó với thiên tai” 14,
Thứ năm là, Tình trạng khẩn cấp về thảm họa lớn
Luật Quốc phòng năm 2018 có đưa ra định nghĩa “thảm họa” là biến động do thiên nhiên, dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô rộng hoặc do con người gây ra hoặc do hậu quả chiến tranh làm thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản, môi trường)Š Tuy nhiên, không phải lúc nào có thảm họa cũng đều công bồ tinh trạng khẩn cấp mà các chủ thé có thâm quyền phải cân nhắc kỹ về tat cả các khía cạnh liên quan đến hậu quả, tính chất, mức độ nghiêm trọng của thảm hoa mới có thé quyết định là tình trang khan cấp hay không Hiểu một cách chung nhất, thảm họa phải ở mức độ lớn, xảy ra trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội thì mới có thể công bé tình trạng khan cấp.
Khi tình trạng khân cấp về thảm họa lớn được công bố, Thủ tướng Chính phủ
quyết định thành lập Ban chỉ đạo Tại địa bàn có tình trạng khan cấp về thảm họa lớn có
thê áp dụng các biện pháp như: Đặt các biển báo hiệu và lập các trạm canh gác, kiểm soát cô định hoặc lưu động tại những khu vực nguy hiểm; Kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện vào những khu vực nguy hiểm; Hạn chế ra khỏi khu vực nguy hiểm; Tạm đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh
!3 Khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai 2013
14 Điêu 26 Luật Phong, chong thiên tai 2013'S Khoản 13 Điêu 2 Luật Quôc phòng 2018
Trang 9doanh, dịch vụ khi cần thiết; Trưng dụng phương tiện, tài sản của cơ quan, tô chức, cá
2 Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về tình trạng khẩn cấp trong giai đoạn
hiện nay
Hệ thống pháp luật hiện hành đã có các quy định về tình trạng khẩn cấp trong các tình huống khác nhau như an ninh quốc phòng, dịch bệnh, thiên tai Tuy nhiên, các quy định này còn nằm rải rác trong nhiều văn bản khác nhau, dẫn đến sự thiếu thống nhất, đầy đủ và toàn diện Ngoài ra, một số van dé đặt ra trong tinh trạng khan cấp cũng chưa
được quy định rõ như:
Một là, đối với giai đoạn tiền khẩn cấp
Hiện tại duy nhất có Luật An ninh quốc gia 2004 có đưa ra quy định áp dụng một số biện pháp cần thiết khi có nguy cơ đe doa an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức ban bồ tinh trạng khan cấp, tuy nhiên mới chỉ tập trung vào các biện pháp áp dụng, còn pháp luật hiện hành nói chung chưa có quy định về thâm quyền của các cơ quan nhà nước (Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia, các bộ, ngành, địa phương ) trong việc ban hành các biện pháp tong thé trong điều hành kinh tế, ngân sách, tài chính, đầu tư, giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác nhằm ứng phó kịp thời trước khi tình trạng khan cấp được đặt ra Pháp lệnh tinh trạng khan cấp không có quy định cho phép Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khi chưa công bồ tinh trạng khan cấp nhưng trong những tình huống nhất định được phép áp dụng một số biện pháp của tình trạng khẩn cấp một cách phù hợp để ngăn chặn ngay thảm họa có thê xảy ra Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm mới chỉ tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến phòng, chống dịch bệnh, các biện pháp chống dịch khi công bố dich và khi ban bố tinh trang khan cấp, trong khi đó, trường hợp chưa ban bố khan cấp nhưng cần phải có các biện pháp mạnh tương tự như khan cấp thì chưa có quy định.
Hai là, Van dé hạn chế quyền con người
Quyền công dân và bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tình trạng khân cấp chưa được chú trọng, dẫn đến chưa dự liệu hết phạm vi những quyền con người, quyền công dân có thé bị ảnh hưởng hoặc bị hạn chế (bao gồm các quyên dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá ), cũng như chưa quy định đầy đủ và bao quát các biện pháp bảo đảm quyên trong tình trạng khan cấp Xét về bản chất, hau như các quy định tại Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp và các văn bản có liên quan về các biện pháp được áp dụng trong tinh trạng khan cấp đều dẫn đến việc hạn chế quyền con người, quyền công dân (như quyền tự do đi lại, quyền hội họp, quyền tự do kinh doanh, quyền
8
Trang 10tự do ngôn luận ) Điều này là chưa phù hợp với nguyên tắc quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” (khoản 2 Điều 14) và quy định Quốc hội quy định về tình trạng khẩn cấp” (khoản
13 Điều 70) tại Hién pháp năm 2013
Đặc biệt, Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp sau hơn 20 năm triển khai thực hiện đã không còn phù hợp với thực tiễn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước đã có nhiều thay đôi so với thời điểm thông qua Pháp lệnh, hệ thống pháp luật đã được sửa đối, bố sung khá nhiều, nhất là sau khi Hién pháp năm 2013 được ban hành Vì vậy, việc ban hành Luật Tình trạng khẩn cấp là thực sự cần thiết Luật sẽ tạo cơ sở pháp lý cao hơn, quy định rõ thẩm quyên, trình tự, thủ tục ban bồ tình trang khan cấp; các biện pháp được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp và “tiền khẩn cấp”; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân làm cơ sở cho Chính phủ áp dụng các biện pháp mạnh, kịp thời, hiệu quả trong tình trạng khẩn cấp và “tiền khẩn cấp”, đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giải quyết tốt vẫn đề an sinh xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội Tại Danh mục dự kiến tiến độ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua các dự án luật, pháp lệnh ban hành kèm theo Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH13 ngày 02/01/2014 của Uy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Kế hoạch tô chức triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng đã xác định nhiệm vụ ban hành Luật về tình trạng khan cấp trong
giai đoạn 2016-2020"°.
Tuy nhiên, tình trạng khan cấp là một van đề hết sức phức tạp bởi nó làm thay đổi hoàn toàn trạng thái bình thường của một địa phương, thậm chí là một quốc gia Vì vậy Luật về Tình trạng khẩn cấp sẽ là một đạo luật khó, phức tạp, liên quan trực tiếp đến hạn chế quyền con người, quyền công dân đồng thời liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế- xã hội, nên cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng về lý luận và thực tiễn dé đề xuất các chính sách phù hợp, dự liệu được các van đề có thé nảy sinh trên thực tiễn, tạo sự chủ động cho các cơ quan nhà nước trong việc điều hành đất nước, vừa phòng ngừa thiệt hại có thé xảy ra trong tình trạng khan cấp, đồng thời phát triển kinh tế - xã hội./
! “Đánh giá sơ bộ hệ thống pháp luật hiện hành về tình trạng khân cấp” TS Nguyễn Thị Hạnh Vụ Pháp luậtHình sự hành chính, Bộ Tư pháp
9
Trang 11a Bi si oe
TAI LIEU THAM KHAO Pháp lệnh về tình trang khan cấp 2000
Nghị định số 71/2002/NĐ-CP quy định chỉ tiết một số điều của Pháp lệnh tình trạng khân cấp trong trường hợp có thảm hoạ lớn, dịch bệnh nguy hiểm
Luật An ninh quốc gia 2004
Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 Luật Phòng, chống thiên tai 2013
Luật Quốc phòng 2018
Bùi Thu Hằng (2020), “Ban hành văn bản trong tình trạng khẩn cấp nhìn từ dịch bệnh Covid-I9”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 08(408), tháng 4/2020.
TS Bùi Tiến Đạt (2020), “Xáy dựng pháp luật về tinh trạng khẩn cấp ở Việt Nam: tiếp cận từ góc độ giới hạn quyền hiến định”, Tài liệu Hội thảo khoa học quốc tế trực tuyến “Pháp luật về tình trạng khẩn cấp”, 16-17/6/2020,
https://law.unimelb.edu.au/centres/alc/news-and-events/law-on-the-state-ofemergency-online-conference#papers
TS Cao Vũ Minh Trường Dai hoc Luật thành phố Hồ Chí Minh “Tham quyén của cơ quan nhà nước trong tình trạng khẩn cấp và những vấn dé can hoàn thiện”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 02/2021.
10 Đỗ Đức Minh (2020), “Pháp luật Việt Nam về tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thiết quân luật và giới nghiêm và những vấn dé đặt ra”, Tài liệu Hội thảo khoa học quốc tế trực tuyến “Pháp luật về tình trạng khẩn cấp”, 16-17/6/2020,
https://law.unimelb.edu.au/centres/alc/news-and-events/law-on-the-state-ofemergency-online-conference#papers
TI TS Nguyễn Thị Hạnh Vụ Pháp luật Hình sự hành chính, Bộ Tư pháp “Đánh giá
sơ bộ hệ thống pháp luật hiện hành về tinh trạng khẩn cấp ”.
12.GS.TS Pham Hồng Thái ThS.NCS Ta Đức Hòa Khoa Luật Dai học Quốc gia Hà Nội “Thẩm quyển và thủ tục ban bố tình trạng khẩn cấp theo pháp luật Việt
Nam và những ván dé đặt ra”
10
Trang 12THÂM QUYEN CUA CO QUAN NHÀ NƯỚC TRONG TINH TRANG KHAN CAP
ThS Nguyễn Văn Thọ! Tóm tắt: Tình trạng khẩn cấp đã được các quốc gia trên thế giới quy định trong luật Hiến pháp các quốc gia trên thế giới đều có những điều khoản khẩn cấp dé bảo vệ an ninh quốc gia, duy trì pháp luật và trật tự, bảo vệ tính mạng và tài sản của công dân, ồn dịnh các dịch vụ công thiết yếu, huy động các nguồn lực dé khôi phục trạng thái bình thường của xã hội Bài viết phân tích phân tích thẩm quyền của cơ quan Nhà nước trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Từ khóa: Tình trạng khẩn cấp; thâm quyên; quy định pháp luật Việt Nam 1 Khái quát về tình trạng khẩn cấp
Tình trạng khẩn cấp là một tuyên bố của chính phủ khi đất nước lâm vào hoàn cảnh chiến tranh, xung đột vũ trang, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những nguyên nhân khác đe dọa sự sống còn của quốc gia Theo đó, chính phủ có thể tạm ngưng một số chức năng của mình và cảnh báo công dân của mình thay đôi các hành vi dân sự đồng thời chính phủ triển khai các kế hoạch san sang cho tình trạng khan cấp Tình trạng khan cấp là tình huống xảy ra vượt quá kha năng ứng phó của chính quyền, de doa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, tài sản của nhà nước và của tô chức khác Tinh trang khan cấp có thé diễn ra trên một hoặc nhiều địa phương hay trên phạm
VI ca nước.
Tinh trạng khẩn cấp là tình trang bất thường, không thé lay các quy định của pháp luật bình thường để điều hành và quản lý Tình trạng đó đòi hỏi phải có sự ứng xử nhanh, nên pháp luật các quốc gia trên thế giới thường ưu tiên cho hành pháp - hành pháp thực quyền Vì thế, đề xuất tình trang khan cấp thường thuộc về cơ quan hành pháp Bởi xuất phát từ đặc điểm, đặc thù của hành pháp là cơ quan có trách nhiệm chung, có đầy đủ bộ máy cưỡng chế con người, có tính bắt buộc cao nhất, áp đặt ý chí để mọi người dân tuân thủ, không muốn cũng phải thực hiện, buộc phải thực hiện, nhằm mục đích bảo vệ nhân dân và nhà nước khỏi bị ton hại Cơ quan hành pháp cũng có các nguồn lực cần thiết dé ứng phó với tình huống khẩn cấp.
Đối với cơ quan lập pháp trong tình huống khan cấp có vai trò đánh giá, xem xét và phê duyệt để hành pháp thực hiện Việc nêu rõ các van dé tuyên bố tình trạng khan cấp trong hiến pháp nham dam bảo khi tuyên bồ tình trang khan cấp không bị xem là sử
! Công tác tại Phân hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội tại tỉnh Đắk Lắk.11
Trang 13dụng quyên hạn bat hợp lí Các trường hợp phô biến nhất dé ban bó tình trạng khan cấp bao gồm chiến tranh, xâm lược, đe dọa đối với độc lập quốc gia, bất ôn, nồi dậy, thảm họa thiên nhiên, dịch bệnh Trong tình huống khẩn cấp, hành pháp thay lập pháp bằng những sắc lệnh tuyên bồ tinh trạng báo động, giới nghiêm hay khan cấp trên một phan hay toàn lãnh thổ quốc gia Khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp, chính quyền sẽ thiết lập một hệ thống các biện pháp ứng xử nhằm đối phó với tình huống cực kỳ nguy hiểm hoặc khó khăn Những biện pháp ứng xử này có khả năng gia tăng quyền lực của chính quyên, đồng thời hạn chế một số quyền và tự do của con người do cơ quan hành pháp trung ương quyết định.
Nhu vậy, có thê hiéu tình trang khẩn cấp là trạng thái xã hội đang lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân đe dọa đến tính mạng nhân dân trên diện rộng hoặc đe dọa an ninh quốc gia Đề bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, bảo vệ đất nước, bảo đảm lợi ích công cộng, Nhà nước đã thiết lập những biện pháp, những quy tắc ứng xử đặc biệt mà trong điều kiện thông thường không được phép thực hiện Như vậy, việc ban bố tình trang khan cấp là cần thiết vì chúng vừa cho phép Nha nuớc ứng phó hiệu quả với các cuộc khủng hoảng, trong khi vẫn duy trì việc thực hiện quyền hạn khan cấp trong khuôn khổ pháp quyên.
Việc tuyên bồ tình trang khẩn cấp cũng dẫn đến hạn chế quyền con người của công dân và các van dé về kinh tế, an sinh xã hội Tuy nhiên, tình trạng khan cấp là tình trạng đặc biệt, xảy ra rất đột ngột, nếu biết trước được những biến cố có thé làm phát sinh những tình trạng kê trên, thì Chính phủ có thé ngăn ngừa dé chúng không xảy ra Một cuộc biến loạn, hay một biến có tự nhiên như lũ lụt, bão gió thường xảy ra bất ngờ, nếu phải chờ có đạo luật của lập pháp ban bố tình trạng khẩn cấp hay giới nghiêm thì chắc chắn an ninh, sinh mạng của người dân không thé được bảo vệ một cách kip thoi Trong điều kiện đó, hành pháp phải có quyền hành động thực hiện những hành vi lập pháp bằng cách ra những sắc luật tuyên bé tinh trạng báo động, giới nghiêm hay khan trương trên một phan hay toàn vẹn lãnh thé quốc gia.
Tuy nhiên, cần phân biệt tình trạng khẩn cấp với tình trạng giới nghiêm Cả hai tình trạng này là 2 định chế ngoại lệ của nền pháp quyên So với tình trạng khẩn cấp thì tình trạng giới nghiêm chặt chẽ hơn Nếu ở tình trạng khân cấp, chính quyền vẫn điều hành, nhưng ở tình trạng giới nghiêm thì chính quyền dân sự được thay bằng quân sự Tình trạng báo động ít trầm trọng hơn và ít nguy hiểm hơn tình trạng khẩn cấp Tình trạng giới nghiêm là tình trạng gay gắt nhất, thường được ban hành đề ứng phó với cuộc biến loạn trong nước hoặc cuộc xâm lăng từ bên ngoài vào Tình trạng khẩn cấp là giải
pháp trung gian giữa tinh trạng bình thường và tình trạng giới nghiêm, giải pháp ôn hòa12
Trang 14hơn bang cách tăng cường quyên hạn của hành pháp - hành chính để đối phó với nguy cơ cấp bách như thiên tai, bão lụt, động đất
Tuyên bố tình trạng khân cấp cho phép người đứng đầu hành pháp có quyền quyết định nơi cư trú của công dân, cắm tự do hội họp, đóng cửa những nơi công cộng, cam giao thông trong những giờ và vùng nhất định, đình chỉ bầu cử, kiểm tra người thường trú và tạm trú ngày và đêm, quyền kiểm soát tất cả hoặc một số báo chí, các phương tiện
tự do ngôn luận khác.
2 Các tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam
Ở nước ta hiện nay, tình trạng khan cấp được quy định trong một số văn bản pháp luật, cụ thé đó là Pháp lệnh Tình trạng khan cấp năm 2000 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Trên cơ sở Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp năm 2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/2002/ND - CP ngày 23/7/2002 quy định chỉ tiết tình trạng khan cấp trong trường hợp có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm Luật An ninh quốc gia năm 200418 quy định tình trạng khan cấp về an ninh quốc gia Luật Phòng, chống bệnh truyền
nhiễm năm 2007 Luật Trung mua, trựng dụng tài sản năm 2008; Luật Thú y năm
2015 Luật Quốc phòng năm 2018 có quy định tình trang khan cấp về quốc phòng Tương tự, Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013 và Luật sửa đôi, bố sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và luật đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020 và Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 quy định chỉ tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai xác định thêm tình trạng khẩn cấp về thiên tai.
Như vậy, căn cứ vào nguyên nhân, mục đích, nguồn gốc thì pháp luật Việt Nam hiện chia tình trạng khẩn cấp thành 05 dạng: Tình trạng khẩn cấp về an ninh quốc gia; Tình trạng khẩn cấp về quốc phòng; Tình trạng khân cấp về thảm họa lớn; Tình trạng khan cap vé thién tai; Tinh trang khan cap vé dich bénh.
Tình trang khẩn cấp về an ninh quốc gia
Theo khoản | Điều 3 Luật An ninh quốc gia năm 2004 thì “An ninh quốc gia là sự 6n định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bat khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thong nhat, toan ven
!8 Điều 20 Bảo vệ an ninh quốc gia khi có tinh trạng khan cấp, tinh trang chiến tranh: Khi có tình trang khan
cấp, tình trạng chiến tranh, việc bảo vệ an ninh quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng
khẩn cấp, tình trạng chiến tranh Hội đồng quốc phòng và an ninh có trách nhiệm động viên mọi lực lượng và
khả năng của đất nước dé bảo vệ Tổ quốc; thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn đặc biệt do Quốc hội giao.
19 Điểm a, khoản 1, Diéu 42 Khi dich lây lan nhanh trên diện rộng, đe doa nghiêm trọng đến tính mạng, sứckhỏe con người và kinh tế - xã hội của đất nước thì phải ban bố tình trạng khan cấp Nguyên tắc và thâm quyềnban bé tình trạng khan cấp về dịch.
13
Trang 15lãnh thổ của Tổ quốc” Như vậy, tình trạng khan cấp về an ninh quốc gia là tình huống phát sinh trên thực tế đe dọa sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến độc lập, chủ quyên, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Tình trạng khẩn cấp về quốc phòng
Theo khoản 10 Điều 2 Luật Quốc phòng năm 2018, "Tình trạng khẩn cấp về quốc phòng là trạng thái xã hội của đất nước khi có nguy cơ trực tiếp bị xâm lược hoặc đã xảy ra hành vi xâm lược hoặc bạo loạn có vũ trang nhưng chưa đến mức tuyên bồ tình trạng chiến tranh." Khi xuat hiện tình trang khan cấp về quốc phòng thi các cơ quan nhà nước có thê áp dụng các biện pháp đặc biệt như động viên cục bộ, thiết quân bi luật Động viên cục bộ”? là biện pháp huy động mọi nguồn lực của một hoặc một số địa phương trong tình trạng khan cấp về quốc phòng Thiết quân luật?! là biện pháp quản lý nhà nước đặc biệt có thời hạn do quân đội thực hiện, được áp dụng trong tình trạng khan cap về quốc phòng khi an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở một hoặc một số địa phương bị xâm phạm nghiêm trọng tới mức chính quyền ở đó không còn kiểm soát được tình hình” Trong thời gian thiết quân luật, việc quản lý nhà nước tại địa phương thiết
quân luật được giao cho đơn vi quan đội thực hiện Người chỉ huy đơn vi quân đội được
giao quản lý địa phương thiết quân luật có quyên ra lệnh áp dụng các biện pháp đặc biệt như: Cấm hoặc hạn chế người, phương tiện di lại; Dinh chỉ hoặc hạn chế hoạt động tại các nơi công cộng; Huy động người, phương tiện của cơ quan, tô chức, cá nhân; Trưng
mua, trưng dụng tài sản.”
Khan cấp về thảm họa lớn
Theo khoản 13 Điều 2 Luật Quốc phòng năm 2018 thì Thảm họa là biến động do thiên nhiên, dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô rộng hoặc do con người gây ra hoặc do hậu quả chiến tranh làm thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản, môi trường Như vậy, thảm họa phải ở mức độ lớn, xảy ra trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến
an ninh quôc gia và trật tự, an toàn xã hội thì mới có thê công bô tình trạng khân câp.
Khi tình trạng khân cấp về thảm họa lớn được công bố, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban chỉ đạo Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp về thảm họa lớn có thể áp dụng các biện pháp như: Đặt các biển báo hiệu và lập các trạm canh gác, kiểm soát cô định hoặc lưu động tại những khu vực nguy hiểm; Tạm đình chỉ hoạt động sản
20 Khoản 12 Điều 2 Luật Quốc phòng năm 2018 quy định: Động viên cục bộ là biện pháp huy động mọi nguồn lựccủa một hoặc một số địa phương trong tình trang khan cấp về quốc phòng".
?! Điều 21 Luật Quốc phòng 2018.
22 Khoản 2 Điều 21 Luật Quốc phòng năm 2018.3 Khoản 5, 6 Điều 21 Luật Quốc phòng nam 2018.
14
Trang 16xuât, kinh doanh của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuât, kinh doanh, dịch vụ khi cân thiêt;
Kiêm soát chặt chẽ người, phương tiện vào những khu vực nguy hiém; Hạn chê ra khỏi
khu vực nguy hiểm; Trung dụng phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân Tình trạng khẩn cấp về thiên tai
Theo điểm a, khoản 1 Điều 3 Luật sửa đổi, bố sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và luật đê điều ngày 17 thang 6 năm 2020 thì “Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biên, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác” Rủi ro thiên tai là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện song và hoạt động kinh tế - xã hội?? Theo Điều 6 Nghị định số 66/2021/NĐ-CP thì “Rui ro thiên tai được phân thành 05 cấp tăng dần về mức độ rủi ro, bao gồm: Cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3, cấp độ 4 và cấp độ 5 (tình trạng khan cấp về thiên tai) Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai” Như vậy, tình trang khẩn cấp về thiên tài chính là rủi ro thiên tại ở cấp độ cao nhất - cấp độ 5.
Khi các rủi ro thiên tai này ở cap độ 5 thì co quan có thâm quyên sẽ công bô tình
trang khan cấp về thiên tai và áp dụng các biện pháp cơ bản ứng phó thiên tai ”2Š Tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh
Theo khoản 13 Điều 2 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 thì “Dịch là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định” Khi dịch lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế - xã hội của đất nước thì phải ban bồ tình trạng khan cấp.
Khi xảy ra tình trạng khan cấp về dich thì phải thành lập “Ban chi dao chống dịch quốc gia gồm đại diện của cơ quan y tế, tài chính, thông tin - truyền thông, ngoại giao, quốc phòng, công an và các cơ quan liên quan khác Căn cứ vào phạm vi địa bàn được công bố dich và tính chất của dịch, Thủ tướng có thé tự mình hoặc chỉ định một Phó Thủ tướng hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng Ban chỉ đạo Bộ Y tế là thường trực của
Ban chỉ đạo?”
? Khoản 2 Điều 3 Luật Phòng , chống thiên tai năm 2013.
2 Điêu 26 Luật Phòng , chông thiên tai năm 2013
26 Điểm a, khoản 2, điều 46 Luật Phòng , chống bệnh truyền nhiễm năm 2007
15
Trang 17Thực tế hiện nay về đại dịch Covid-19 trên thé giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 được thành lập, thi Uy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 30 của Quốc hội đồng ý cho Chính phủ áp dụng 4 nội dung khác luật hiện hành trong nhóm giải pháp cấp bách phòng, chống COVID-19, đó là: “cho phép các Bộ Y tế, Quốc phòng, Công an, UBND các tỉnh quyết định thành lập cơ sở thu dung, điều trị người nhiễm COVID-19 đồng thời là giấy phép hoạt động va đề nghị bổ sung thời hạn hiệu lực của nội dung này (đến hết năm 2022) và chỉ áp dụng trong trường hợp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 theo kịch bản ứng phó dịch và điều kiện thực tiễn tại mỗi địa phương; Giao Bộ Y tế được quy định các thủ tục hành chính trong thông tư theo thủ tục rút gọn để đáp ứng yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống dịch là khác với quy định tại khoản 4 Điều 14 và khoản 3 Điều 147 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chỉ giới hạn phạm vi ban hành thủ tục hành chính ở các nội dung được nêu trong dự thảo Nghị quyết; quy định: “Việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh cho bệnh nhân COVID-19 (bao gồm cả chi phí điều trị các bệnh khác trong quá trình điều tri COVID-19) do ngân sách nhà nước bảo đảm theo chỉ; giao Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề thuộc thâm quyên của Hội đồng nhân dân va báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ hop gần nhất để bảo đảm phù hợp với bối cảnh rất nhiều địa phương đang phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch”.
3 Tham quyền của cơ quan nhà nước trong tinh trạng khan cấp 3.1 Tham quyên quy định, ban bố, công bé tình trạng khẩn cấp
Thâm quyền của các cơ quan Nhà nước trong tình trạng khẩn cấp theo quy định trong Hiến pháp năm 2013 thì Quốc hội Việt Nam là chủ thé duy nhất có quyền ban hành quy định về tình trạng khẩn cấp (khoản 13 Điều 70) Ngoài Hiến pháp năm 2013, trong Luật Tô chức Quốc hội năm 2014 cũng khang định cụ thé “Quốc hội quy định về tình trang khan cấp, các biện pháp đặc biệt khác bao đảm quốc phòng và an ninh quốc
là nghị quyết mang tính quy phạm
Khi quy định về tình trạng khan cấp thì Quốc hội sẽ sử dụng hình thức văn ban
Về ban bồ tinh trạng khẩn cấp, tại Khoản 10 Điều 74 Hiến pháp năm 2013 quy định Uy ban thường vụ Quốc hội có quyên: “Quyết định tong động viên hoặc động viên cục bộ; ban bó, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương” Như vậy, căn cứ vào quy định về tình trạng khan cấp của Quốc hội, khi có những tình huỗng đã được dự liệu phát sinh trên thực tế thì Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ “Quyết định
tông động viên hoặc động viên cục bộ; ban bô, bãi bỏ tình trạng khan cap trong ca nước
?' Khoản 3 Điều 17 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014.
8 Điểm d khoản 2 Điêu 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nam 2015 quy định “ Quốc hội ban hành
nghị quyết dé quy định về tinh trang khan cap ”.
16
Trang 182 Cụ thê, khi trong cả nước, một hoặc nhiêu địa phương có
hoặc ở từng địa phương
thảm họa lớn do thiên nhiên hoặc con người gây ra, có dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, của tổ chức, tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân hoặc có tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, thì “Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định ban bố tình
trạng khan cap trong ca nước hoặc ở từng địa phương khi trong ca nước, một hoặc nhiều địa phương có thảm họa lớn do thiên nhiên hoặc con người gây ra, có dịch bệnh nguy
hiểm lây lan trên quy mô rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, của tổ
chức, tính mạng, sức khoẻ, tài sản của Nhân dân hoặc có tình hình đe dọa nghiêm trọng
đến an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Khi không còn tinh trạng khan cấp, Uy ban thường vụ Quốc hội quyết định bãi bỏ tình trang khan cấp theo dé nghị của Thủ tướng Chính phủ”30 Khi ban bó, bãi bỏ tình trạng khan cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ sử
dụng hình thức văn ban là nghị quyết mang tính quy phạm'"°!.
Về công bố tình trạng khan cấp, theo điểm 5, Điều 88 Hiến pháp năm 2013 quy định “Chủ tịch nước có quyền Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bồ tình trạng chiến tranh; căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khan cấp; trong trường hop Uy ban thường vụ Quốc hội không thé họp được, công bố, bãi bỏ tình trạng khan cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương”; Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội năm 2000 (Pháp lệnh năm 2000) cũng quy định một cách chỉ tiết hơn về trình trạng khan cấp Điều 2 của Pháp lệnh quy định: “Theo đề nghị của Thủ tướng chính phủ, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về tình trạng khẩn cấp Trong trường hợp Uy ban thường vụ Quốc hội không họp, thi theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước ra lệnh ban bố tình trạng khan cấp”; Điều 16 của Pháp lệnh năm 2000 quy định: “Theo đề nghị của Thủ tướng chính phủ, Uy ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết hoặc Chủ tịch nước ra lệnh bãi bỏ tình trạng khẩn cấp, khi thảm họa đã được ngăn ngừa, hạn chế hoặc khắc phục, dịch bệnh đã được chặn đứng, hoặc dập tắt, tình trạng an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội đã được ồn định”; khoản 1,
? Khoản 10 Điều 74 Hiến pháp năm 201
30 Khoản 2 Điều 57 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014.
3! Điểm d khoản 2 Điều 16 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định : “ Ủy ban Thườngva Quốc hội ban hành nghị quyết dé ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương
17
Trang 19Điều 11 Nghị định số 66/2021/NĐ-CP quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đối, bố sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Dé điều về “Phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó tình trạng khẩn cấp về thiên tai: Trường hợp thiên tai vượt cấp độ 4, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước ban bố tinh trạng khan cấp về thiên tai”.
Nhu vậy, theo các quy định của pháp luật về tình trạng khan cấp thì: Quốc hội quy định về tinh trang khan cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng va an ninh quốc gia; Uy ban thường vụ Quốc hội ban bó, bãi bỏ tình trạng khan cấp trong ca nước hoặc ở từng địa phương; Chủ tịch căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội công bó, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp Tuy nhiên, trong trường hợp Uy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được thì Chủ tịch nước ban bố và công bồ tình trạng khẩn cấp.
3.2 Thẩm quyên tổ chức thi hành nghị quyết hoặc lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp Về tô chức thi hành tình trạng khẩn cấp, được quy định tại khoản 3, Điều 96 Hiến pháp năm 2013, thì Chính phủ có những nhiệm vụ “Thống nhất quản lý về kinh tế,
văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thi hành lệnh tổng động
viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bồ tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác dé bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân” Khi Chủ tịch nước đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật để công bố tình trạng khẩn cấp thì Chính phủ có nhiệm vụ “thi hành lệnh động viên, lệnh ban bồ tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác dé bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dan” Trong phạm vi quản lý nhà nước ở địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo và áp dung các biện pháp cần thiết dé giải quyết các công việc trong tinh trang khan cấp) 4 Những van dé cần thảo luận về thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong tình trạng khẩn cấp
Đề thống nhất về thẩm quyền ban bố và công bồ trong các văn bản pháp luật cho người doc dé hiểu cũng như đáp ứng được tính nhanh, kịp thời trong tình trạng khan
cấp, theo tác giả cần bàn luận thêm một số khía cạnh về tình trạng khan cấp, cụ thé như
32 Khoản 3 Điều 96 Hiến pháp năm 2013.
33 Khoản 9 Điều 22, khoản 2 Điêu 29, khoản 6 Điều 36, Điêu 43, Điều 50, Điêu 57, Điêu 64, Điêu 71 Luật Tô
chức chính quyên địa phương năm 2015 (sửa đôi, bô sung năm 2019.18
Trang 20Thứ nhất, Về việc ban bô tình trạng khan cấp thi Chủ tịch nước căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội công bó, tình trạng khan cấp căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bó, bãi bỏ tình trạng khan cấp Chủ tịch nước chỉ có quyền trong trường hợp mà Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thê họp Nếu Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập được day đủ các thành viên và bàn bạc, thảo luận thì Chủ tịch nước chỉ “công bố” Tuy nhiên, tình trạng khẩn cấp đòi hỏi phải có sự ứng xử nhanh, kịp thời Vì vậy, việc Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập được đầy đủ các thành viên và bàn bạc, thảo luận, biéu quyết thống nhất theo đa số thì khó đáp ứng được tính nhanh, kịp thời trong tình trạng khan cấp.
Thứ hai, Theo Hiến pháp năm 2013 thì chỉ có Quốc hội mới có quyền ban hành văn bản quy định về tình trạng khan cấp Như vậy, cần sửa đổi Pháp lệnh Tinh trạng khan cấp năm 2000 hoặc nâng cấp Pháp lệnh tình trạng khan cấp lên thành luật Vì Pháp lệnh Tình trạng khan cấp năm 2000 có một số van đề không phù hợp với Hiến pháp năm 2013 ở một số điểm sau:
- Pháp lệnh do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành sẽ không phản ánh đây đủ tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân bằng luật, bởi luật là văn bản do cơ quan đại biểu
cao nhât đại diện cho nhân dân cả nước ban hành.
- Pháp lệnh Tình trạng khan cấp nan 2000 lại quy định những van đề liên quan trực tiếp đến việc hạn chế quyền con người, quyền công dân Nhưng theo Hiến pháp năm 2013 thì chỉ có luật mới hạn chế quyền con người, quyền công dân “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thê bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội,
sức khỏe của cộng đông”3*.
Thứ ba, thầm quyền ban bố, công bố tình trạng khan cấp được quy định chưa được khoa học trong các văn bản pháp luật, dẫn đến người đọc khó hiểu Theo Hiến pháp năm 2013 thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban bố tình trạng khan cấp, là thâm quyền quyền quyết định thuộc về Ủy ban Thường vụ Quốc hội Sau đó, Chủ tịch nước sẽ công bồ tình trạng khan cấp, đây chỉ là thâm quyền mang tính nghi thức, Chủ tịch nước chỉ báo tin một cách công khai đến mọi cá nhân, tô chức về tình trạng khẩn cấp do Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết Trong trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thé hop dé ban bố tình trạng khan cấp thì Chủ tịch nước được quyền chủ động công bố tình trạng khan cấp Trong trường hợp này, quyền công bố của Chủ tịch nước
34 Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013.
19
Trang 21đã hàm chứa luôn quyền quyết định về tình trạng khan cấp Theo khoản 3 Điều 96 Hiến
pháp năm 2013 cũng khi quy định “Chính phủ có nhiệm vụ thi hành lệnh động viên,
lệnh ban bố tinh trạng khan cấp” và khoản 1, Điều 11 Nghị định số 66/2021/NĐ-CP quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đôi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Dé điều thì “Trường hợp thiên tai vượt cấp độ 4, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước ban bố tình trạng khan cấp về thiên tai” Từ phân tích những quy định pháp luật trên thi Chủ tịch nước có cả hai thẩm quyền ban bố và công bố tình trạng khẩn cấp và đây là thủ tục bắt buộc thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước Trong khi đó, thâm quyền ban bồ tinh trạng khan cấp của Uy ban Thường vụ Quốc hội lại không phải là thủ tục mang tinh bắt buộc Nhưng ban bố và công bố là hai thủ tục khác nhau, do những chủ thé khác nhau thực hiện nên cần quy định thống nhất trong các
văn bản pháp luật đê người doc dê hiệu, không thê có sự nhâm lân.
20
Trang 22DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I Văn bản pháp luật
1 Hién pháp năm 2013.
2 Pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp năm 2000 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 4 Luật Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2007.
5 Luật Trưng mua, trựng dụng tài sản năm 2008.
6 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 7 Luật An ninh quốc gia năm 2004.
8 Luật Thú y năm 2015.
9 Luật Quốc phòng năm 2018.
10 Nghị định số 71/2002/NĐ-CP ngày 23/7/2002 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp
11 Nghị định số 66/2021/NĐ-CP quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bỗ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Dé điều.
II Tài liệu tham khảo
1 Bùi Thu Hang (2020), “Ban hành văn bản trong tình trạng khẩn cấp nhìn từ dịch bệnh Covid- 19”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 08 (408), tháng 4/2020.
2 TS Cao Vũ Minh (2021), “Thdm quyên của cơ quan nhà nước trong tình trạng khẩn cấp và những vấn dé can hoàn thiện”, Tạp chi Nhà nước và Pháp luật số 02/2021 3 Elliot Bulmer, Quyền hạn khẩn cấp, Tài liệu phô thông về lập hiến số 18 của Viện quốc tế về Dân chủ và Hỗ trợ Bau cử (IDEA quốc tế).
4 Hoàng Thị Huệ (2021), “7?nh trang khẩn cấp là gì? Tìm hiểu tình trạng khẩn cấp trong Luật pháp quốc tế, Hién pháp một số quốc gia và liên hệ Việt Nam”, Trang chủ Tư vấn Pháp luật -Tư van luật dân sự.
5 GS.TS Nguyễn Đăng Dung (2021), “Tinh trạng khẩn cấp theo quy định của Hién pháp và Công ước ”, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6 PGS TS Vũ Hồng Anh và TS Nguyễn Thị Thủy (2020), “Bao đảm quyền con người, quyên công dân trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 10 (410), tháng 5/2020.
21
Trang 23QUY TRÌNH BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRONG TINH TRANG KHAN CAP
ThS Ngô Tuyết Mai? Tóm tắt: Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một trong những hoạt động cơ bản của cơ quan nhà nước, mang ý nghĩa quyết định đối với chất lượng cũng
như hiệu quả của công tác quản lý nhà nước Việc ban hành văn bản quy phạm pháp
luật trong tình trang khẩn cấp là rat cần thiết khi tình trạng khẩn cấp đó có thé đe doa hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến đời sống và tính mạng của con người Bài viết tập trung phân tích quy định của pháp luật hiện hành về trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong tình trạng khẩn cấp và đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật trong bối cảnh hiện nay.
Từ khóa: Quy trình, thủ tục, văn bản quy phạm pháp luật, tình trạng khẩn cấp 1 Tình trạng khan cấp va văn bản quy phạm pháp luật ban hành trong tình trạng khẩn cấp
Theo Từ điển Tiếng Việt, “khan cấp” nghĩa là “cần được tiến hành, được giải quyết ngay, không chậm trễ” Dưới góc độ pháp lý, “tình trạng khẩn cấp” (state of emergency) là tình huống cho phép chính quyên có thé ban hành những chính sách
hoặc thực hiện những hành động mà thông thường không được phép thực hiện, nhân
danh lợi ích công cộng Tinh trang khan cấp có thé được tuyên bố khi đất nước lâm vào hoàn cảnh chiến tranh, xung đột vũ trang, thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh hoặc những nguyên nhân khác đe doạ sự sống còn của quốc gia Khi tuyên bồ tình trạng khẩn cấp, chính quyền sẽ kích hoạt những cơ chế ứng phó khân cấp cũng như yêu cầu người dân phải hạn chế một số quyền lợi của mình nhằm đối phó với tình huống cực kỳ nguy hiểm hoặc khó khan*®.
Trong các văn bản pháp luật hiện hành ở Việt Nam, chưa có định nghĩa cụ thê về tình trạng khan cấp, mặc dù “tình trang khan cấp” được dé cập đến trong nhiều văn bản khác nhau như: Pháp lệnh Tình trạng khan cấp năm 2000, Luật An ninh quốc
gia năm 2004, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, Luật Phòng, chống
thiên tai năm 2013, Luật Quốc phòng năm 2018 Trong đó, Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp năm 2000 là văn bản cụ thể nhất quy định về tình trạng khẩn cấp Điều 1 của Pháp lệnh quy định: “Khi trong cả nước, một hoặc nhiễu địa phương có thảm
35 Giảng viên Khoa Pháp luật Hành chính — Nhà nước, trường Đại học Luật Hà Nội.
36 TS Cao Vũ Minh, Trường DH Luật TP.HCM, Tham quyền của cơ quan nhà nước trong tình trạng khẩn cấp vànhững vân đê cân hoàn thiện, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật sô tháng 2/2021.
22
Trang 24họa lớn do thiên nhiên hoặc con người gây ra, có dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô rộng, de dọa nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước và tô chức, tinh mạng, sức khỏe tài sản của nhán dân hoặc có tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, thì Ủy bản thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp dé áp dụng các biện pháp đặc biệt nhằm kịp thời ngăn chặn, hạn chế và khắc phục hậu quả xảy ra, nhanh chóng ôn định tình hình” Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/2002/NĐ-CP ngày 23/7/2002 quy định chi tiết tình trạng khẩn cấp trong trường hợp có thảm hoạ lớn, dịch bệnh nguy hiểm Bên cạnh đó, Luật Quốc phòng năm 2018 có quy định tình trạng khân cấp về quốc phòng Luật An ninh quốc gia năm 2003 quy định tình trạng khẩn cấp về an ninh quốc gia Tương tự, Luật Phòng chống thiên tai năm 2013 và Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 quy định chỉ tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai xác định thêm tình trạng khan cap vé thién tai Điều 42 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm quy định việc ban bồ tình trang khan cấp về dịch được thực hiện theo nguyên tắc: “Khi dịch lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế - xã hội của đất nước thì phải ban bố tình trạng khẩn cap”.
Như vậy, căn cứ vào nguyên nhân, mục đích, nguồn gốc thì pháp luật Việt Nam hiện chia tình trạng khẩn cấp thành 05 dạng:
- Tình trạng khẩn cấp về quốc phòng: Theo khoản 10 Điều 2 Luật Quốc phòng năm 2018 thì "Tinh trạng khẩn cấp về quốc phòng là trạng thải xã hội của đất nước khi co nguy cơ truc tiép bị xâm lược hoặc đã xảy ra hành vi xâm lược hoặc bao loan có vũ trang nhưng chưa đến mức tuyên bố tình trạng chiến tranh "
- Tinh trạng khẩn cấp về an ninh quốc gia: Theo khoản | Điều 3 Luật An ninh quốc gia năm 2004 thì “An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bên vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bắt khả xâm phạm độc lập, chủ quyên, thong nhất, toàn vẹn lãnh thé của Tổ quốc ”.
- Tình trạng khan cấp về thiên tai: Theo điểm a, khoản 1 Điều 3 Luật sửa đổi, bồ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và luật đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020 thì “7?/ên tai là hiện tượng tự nhiên bắt thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, diéu kiện sống va các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gom bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sat lở dat, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dong chảy hoặc hạn han; nước dáng, xám nhập mặn, năng nóng, hạn han, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mua đá, sương mù, sương
muối, động dat, sóng than và các loại thiên tai khác ”.
23
Trang 25- Tình trạng khẩn cấp về thảm họa: Theo khoản 13 Điều 2 Luật Quốc phòng năm 2018 thi “Tham họa là biến động do thiên nhiên, dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô rộng hoặc do con người gây ra hoặc do hậu quả chiến tranh làm thiệt
hại nghiêm trọng về người, tài sản, môi trưởng.
- Tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh: Theo khoản 13 Điều 2 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 thi “Dich là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định ”.Š”
Về các loại văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong tình trạng khẩn cấp, theo điểm d Khoản 2 Điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bố sung năm 2020 thì Quốc hội sẽ ban hành nghị quyết quy phạm pháp luật dé quy định về tình trạng khẩn cấp Điều này đã được thể hiện rõ trong Hiến pháp năm 201338, theo đó Quốc hội Việt Nam là chủ thé duy nhất có quyền ban hành quy định về tình trạng khân cấp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ ban hành nghị quyết quy phạm pháp luật để ban bó, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương” Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định dé công bó, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương trong trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thé hop duoc”.
2 Quy định của pháp luật Việt Nam về quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong tình trạng khẩn cấp
Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam, có thể thấy rằng, trước Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 và Luật sửa đôi, bố sung một số điều của Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2002 thì việc ban hành văn bản quy phạm
pháp luật trong tình trạng khan cấp theo quy trình rút gon hầu như chưa được nghiên cứu hoặc đề cập đến Quy trình soạn thảo, ban hành ban hành văn bản quy phạm pháp
luật theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (đã được
sửa đối, bố sung năm 2002) là rất chặt chẽ, phải qua nhiều bước dé bảo đảm chat
lượng của văn bản Tuy nhiên, quy trình này nêu áp dụng cho những văn bản cân
37 TS Cao Vũ Minh, Trường DH Luật TP.HCM, Thẩm quyén của cơ quan nhà nước trong tình trạng khẩn cấpvà những van dé cân hoàn thiện, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số tháng 2/2021.
3# Khoản 13 Điều 70 Hiến pháp năm 2013.
3 Khoản 10 Điều 74 Hiến pháp năm 2013; Điểm d khoản 2 Điều 16 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luậtsửa đôi, bồ sung năm 2020
40 Khoản 5 Điều 88 Hiến pháp năm 2013; Khoản | Điều 17 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đôi,bổ sung năm 2020
24
Trang 26được ban hành trong trường hợp khẩn cấp thì sẽ không đáp ứng tính kịp thời, cấp bách của yêu cầu quản lý nhà nước Việc ban hành ban hành văn bản quy phạm pháp
luật theo trình tự, thủ tục rút gọn chính thức được thừa nhận khi xây dựng Luật Banhành ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND năm 2004 Tuy
vậy, luật chỉ quy định duy nhất trường hợp phải giải quyết các vấn đề phát sinh đột xuất, khan cấp trong phòng, chống thiên tai, chảy, nô, dịch bệnh, an ninh, trật tự thì UBND cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã ban hành quyết định, chỉ thị theo trình tự, thủ
tục rút gọn.
Cho đến khi xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008
thì quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục
rút gon đã được nghiên cứu và quy định tại Chương VIII (từ Điều 75 đến Điều 77
của Luật) Theo đó, Luật quy định rõ việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn được thực
hiện trong trường hợp khan cấp Mặc dù Luật năm 2008 không giải thích rõ nội hàm của thuật ngữ “trường hợp khẩn cấp” nhưng có thê xác định đó là những trường hợp cấp thiết, cẦn phải được tập trung giải quyết ngay; nêu không tập trung giải quyết sẽ gây hậu quả nhiều mặt về kinh tế — xã hội hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội Bên cạnh đó, Luật quy định cụ thê các bước, các khâu có thê được rút gọn khi áp dụng trình tự, thủ tục này: Cơ quan chủ trì soạn thảo không nhất thiết phải thành lập Ban soạn thao và Tổ biên tập dé soạn thảo mà có thé trực tiếp tô chức việc soạn thảo; Cơ quan chủ trì soạn thảo có thê tổ chức lay ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo văn ban; Cơ quan thâm định có trách nhiệm thâm định dự thảo văn bản ngay sau khi nhận được hồ sơ thâm định; Cơ quan thâm tra có trách nhiệm thâm tra dự thảo văn bản ngay sau khi nhận được hồ sơ thâm tra Việc xem xét, thông qua văn bản trong trường hợp rút gọn cũng nhanh hơn Trình tự rút gọn là trình tự đặc biệt được Luật năm 2008 quy định nhằm rút ngắn về thời gian, đơn giản về các bước tiễn hành trong quy trình xây dựng, ban
hành văn bản quy phạm pháp luật!.
Kế thừa những tư tưởng tiến bộ về xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong các Luật đã ban hành trước đây, Luật năm 2015 và Luật sửa đôi, bố sung năm 2020 đã quy định cụ thể hơn về việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn Theo quy định tại khoản 1 Điều 146 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đôi, bổ sung năm 2020, trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp; trường hợp đột
# PGS.TS Hoàng Văn Tú, Xáy dung và ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tụcrút gọn, https://vienphapluatungdung.vn/xay-dung-va-ban-hanh-van-ban-quy-pham-phap-luat-theo-trinh-tu-thu-tuc-rut-gon.html
25
Trang 27xuất, khan cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cháy n6, trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn thì được ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn Thâm quyền áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với việc xây dựng, ban bố nghị quyết về tình trạng khẩn cấp do Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội quyết định; Chủ tịch nước quyết định việc áp dụng trình tự, thủ
tục rút gọn trong xây dựng, ban hành lệnh công bồ tình trạng khan cấp2.
Quy trình, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình
tự, thủ tục rút gọn trong tình trạng khẩn cấp được thực hiện theo Điều 148 và Điều 149 Luật sửa đôi, bố sung năm 2020, cụ thé như sau:
(1) Co quan chủ trì soạn thảo tổ chức việc soạn thảo;
(2) Cơ quan chủ trì soạn thảo có thé tô chức lay ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản, cơ quan, tô chức, cá nhân có liên quan về dự thảo văn bản Trong trường hợp lấy ý kiến bang văn bản thi thời hạn lay ý kiến không quá 20 ngày;
(3) Trong thời han 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án, dự thảo, cơ quan thâm định có trách nhiệm thâm định, cơ quan chủ trì thâm tra có trách nhiệm thâm tra dự thảo văn bản Hồ sơ gửi thâm định gồm tờ trình, dự thảo văn bản, bản tong hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp y của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp lay ý kiến Hồ sơ gửi thâm tra gồm tờ trình, dự thảo văn ban, ban tong hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tô chức, cá nhân trong trường hợp lấy ý kiến, báo cáo thâm định và báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định.
(4) Xem xét, thông qua: Luật quy định Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp gần nhất theo trình tự quy định tại Điều 74 của Luật này; Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp gần nhất theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật này; Chủ tịch nước xem xét, ký ban hành lệnh ngay sau khi nhận được dự thảo lệnh công bố tình trạng khan cap theo trinh tu quy dinh tai Điều 81 của
Luật này.
Như vậy, dé đảm bảo tính nhanh chóng, kip thời khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong tình trạng khẩn cấp, có thể thấy tại bước soạn thảo không cần thành lập ban soạn thảo, không nhất thiết phải lay ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo văn bản Nếu lay ý kiến thì thời hạn không quá 20 ngày Tiếp đó, cơ quan chủ trì thâm định, thẩm tra có trách nhiệm thấm định, thẩm tra dự thảo
%2 Theo Điều 147 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đôi, b6 sung năm 2020.26
Trang 28trong thời hạn là 07 ngày, thời gian thâm định, thẩm tra được rút ngăn hơn Trên cơ sở đó, cơ quan chủ trì soạn thảo hoàn thiện dự thảo, trình cơ quan có thâm quyền xem xét, thông qua Điểm đáng lưu ý đối với văn bản ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn đó là hiệu lực thi hành có thé có hiệu lực kế từ ngày thông qua hoặc ké từ ngày ký ban hành, đáp ứng được những yêu cầu cấp thiết của hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong tình trạng khẩn cấp Quy trình xây dựng và ban hành các văn bản trong tình trạng khẩn cấp theo trình tự, thủ tục rút gọn đều tiếp cận theo một nguyên lý chung là rút ngắn thời gian xây dựng văn bản và thời điểm có hiệu lực của văn bản dé giải quyết các van dé khẩn cấp, cấp bách của quốc gia Xét dưới góc độ nghiên cứu khoa học và tính thực tiễn của vẫn đề thì việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn trong tình trạng khẩn cấp là hết sức cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 như hiện nay.
3 Một số vấn đề đặt ra và gợi mở phương hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong tình trạng khẩn cấp
Gắn với bối cảnh đại dịch Covid 19 như hiện nay, việc ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch, nguyên tắc, thẩm quyên, thủ tục được thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm mà trực tiếp là Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 Cụ thể, tại Điều 42 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, trường hợp dịch bệnh lây lan trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế - xã hội của đất nước thì phải ban bồ tình trạng khan cấp Bên cạnh đó, nhằm chuẩn bị cơ sở pháp ly dé có thé sẵn sàng công bố tình trạng khan cấp về dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra, Bộ Y tế đang khẩn trương xây dựng theo trình tự, thủ tục rút gọn hồ sơ dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về ban bồ tình trạng khẩn cấp về dịch Trường hợp đòi hỏi phải ban bố tình trạng khan cấp về dịch theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 38 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì trình Chính phủ, báo cáo Uy ban
Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định Bộ Tư pháp sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ
Y tế trong quá trình thâm định và hoàn thiện hồ sơ dự thảo nghị quyết này®.
Tuy nhiên, khi đi sâu tìm hiểu về hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong tình trạng khan cấp hiện nay tác giả nhận thấy có những điểm vướng mắc bat cập, do đó xin đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật cụ thé như sau:
Thứ nhất, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật không quy định rõ thế nào “tình trạng khan cấp” khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự rút
43 Thụ Hằng, Ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch do virus Corona: Phải tuân thủ quy định pháp luật,
https://dangcongsan vn/phong-chong-dich-covid-19/ban-bo-tinh-trang-khan-cap-ve-dich-do-virus-corona-phai-tuan-thu-quy-dinh-phap-luat-547703.html
27
Trang 29gon “Khan cấp” về nội dung cần điều chỉnh hay “khan cấp” về thời gian thực hiện? Hay “khan cấp” cả về nội dung điều chỉnh va cả về thời gian thực hiện? Quy định trong các văn bản liên quan đến tình trạng khẩn cấp cũng không định nghĩa rõ thế nào là tình trạng khan cấp, mà chỉ liệt kê những tình huống có thé ban bố tình trạng khan cấp Nguyên nhân một phan là do những hạn chế về kĩ thuật lập pháp cũng như do thiếu những tiêu chí xác định nội hàm và bản chất của khái niệm “tình trạng khan cấp” Do vậy, rat cần có một cách hiéu thống nhất, một khung hành lang pháp lý cụ thể về “tình trạng khẩn cấp” để tránh tình trạng lúng túng khi ban hành và áp dụng
văn bản quy phạm pháp luật.
Thứ hai, Luật sửa đôi, bỗ sung năm 2020 cũng không quy định cụ thê đối với
các dự thảo văn bản xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì nội dung,
thủ tục thấm định, thẩm tra có gì khác so với các dự thảo văn bản quy phạm pháp
luật được xây dựng, ban hành theo thủ tục thông thường Có nên chăng, quy trình
thầm định, thẩm tra trong bối cảnh khan cấp ngoài rút ngắn về thời hạn cũng cần xem lại nội dung của báo cáo thầm định có nhất thiết phải đầy đủ các yêu cầu như đối với thầm định, thâm tra văn bản quy phạm pháp luật theo quy trình thông thường do không day đủ dữ liệu đầu vào (không có báo cáo tông kết, báo cáo đánh giá tác động)?
Thứ ba, ở góc độ nào đó quy trình xây dựng, ban văn bản quy phạm pháp luật
theo thủ tục rút gọn vẫn thiếu sự công khai, minh bạch Bởi cơ quan chủ trì soạn thảo không bắt buộc phải đăng tải dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trên trang thông tin điện tử để lẫy ý kiến Việc soạn thảo dường như là công việc “thầm lặng” của cơ quan chủ trì nếu họ không chủ động lay kiến, đặc biệt là lay y kiến đối tượng chiu sự tác động trực tiếp của văn bản Thiết nghĩ, Luật cũng nên có quy định chặt chẽ hơn
vê vân đê này.
Thứ tw, theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp khẩn cấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khan cấp Hiện nay, Pháp lệnh về tình trạng khan cấp năm 2000 vẫn còn hiệu lực, tuy nhiên văn bản này đã không còn đáp ứng với điều kiện thực tiễn ở nước ta, điển hình là khi đang có đại dịch Covid-19 Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách là cần sửa đổi Pháp lệnh theo hướng nâng lên thành Luật về tình trạng khẩn cấp.
Tóm lại, để xây dựng một hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, khả thị, hiệu quả đòi hỏi cần phải có quy trình xây dựng và ban hành văn bản hết sức chặt
chẽ Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn trong
28
Trang 30tình trạng khan cấp là quy trình đặc biệt, nên cần được các nhà làm luật đặc biệt coi trọng, nhất là đặt trong bối cảnh dịch bệnh đang có xu hướng lan rộng như hiện nay./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I — Hiến pháp năm 2013
2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm
2002); Luật Ban hành ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND năm2004; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008; Luật Ban hành văn ban
quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bố sung năm 2020) 3 Luật An ninh quốc gia năm 2004
4 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 5 Luat Phòng, chống thiên tai năm 2013
6 Luật Quốc phòng năm 2018
as Pháp lệnh về tinh trang khan cấp năm 2000
8 Bui Thu Hang, Trình tự, thu tục rut gon trong xây dựng luật ở nước ta — thực trạng và kiến nghị, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 20 (396), tháng 10/2019.
9 TS Cao Vũ Minh, Trường DH Luật TP.HCM, “Thẩm quyên của cơ quan nhà nước trong tình trạng khẩn cấp và những vấn đề cần hoàn thiện”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số tháng 2/2021.
10 PGS.TS Hoàng Văn Tú, Xây đựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luậttheo trình tự, thủ tục rút gọn, https://vienphapluatungdung.vn/xay-dung-va-ban-hanh-van-ban-quy-pham-phap-luat-theo-trinh-tu-thu-tuc-rut-gon.html
I1 Thu Hang, Ban bố tình trang khẩn cấp về dich do virus Corona: Phải tuân thủ
quy định pháp luật,
29
Trang 31BAN HANH VĂN BẢN TRONG BOI CANH DỊCH BỆNH THỜI NGUYEN VÀ MOT SO GIÁ TRI THAM KHAO DOI VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY
TS Trần Hồng Nhung“
Khoa PL Hành chính Nhà nước- Đại học Luật Hà Nội
Tóm tắt: Trong tình hình dịch bệnh diễn biễn phức tạp hiện nay, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm ngăn chặn, đây lùi tiến tới kiểm soát tốt dịch bệnh Covid
19 Bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống văn bản pháp luật về tình trạng khan cap
trong bối cảnh dịch bệnh ở nước ta vẫn còn tồn tại mâu thuẫn, chồng chéo, một số quy định về phòng, chống dịch khi ban hành và áp dụng trên thực tế gặp những bat cập, thiếu tính khả thi Bài viết thông qua việc tìm hiểu, phân tích những văn bản của nhà nước về phòng, chống dịch bệnh thời Nguyễn góp phan chỉ ra những giá trị gợi mở dé hoàn thiện việc xây dựng văn bản pháp luật về tình trạng khan cấp ở Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: ban hành văn bản, phòng chống dịch bệnh, thời Nguyễn, giá trị tham khảo Trước thời Nguyễn, dịch bệnh được ghi nhận trong lịch sử Việt Nam tương đối sơ lược Trong Đại Việt sử ký toàn thư (từ khởi thủy đến năm 1789) chỉ đề cập 15 lần xảy ra dịch bệnh, lần đầu vào năm 998, năm Canh Thìn) Trong số 9 lần ấy, với những
ghi nhận tôi giản của sử quan, người sau chỉ có thể biết được có 5 trận dịch với phạm vi
lan rộng toàn quốc (toàn miền Bắc), 4 trận thuộc phạm vi địa phương như Lạng Sơn, Quốc Oai, Tam Đái, Sơn Tây, Nghệ An Trận dịch tram trong nhất được biết là tại các huyện thuộc Sơn Tây hồi tháng 10-1757, dân chết do bệnh dich và đói lên đến 8, 9 phan Các sử gia thời Nguyễn đã có những ghi chép cụ thé và tường tận hơn vé tình hình dich
bệnh thời Nguyễn so với các thời kì trước đó Theo Đại Nam thực lục- bộ chính sử lớn
nhất thời Nguyễn, từ năm 1802-1888 có khoảng 110 trận dịch bénh* xảy ra trên địa ban cả nước, nhiều trận dịch đã cướp đi sinh mạng của hàng vạn dân, gây nhiều hậu quả đối với đời sống của người dân và ảnh hưởng đáng kể đến đời sống kinh tế- xã hội, chính trị của nước ta đương thời Trước tình hình đó, triều Nguyễn đã ban hành nhiều văn bản thé hiện những biện pháp cấp bách, quyết liệt trong phòng, chống dịch bệnh Từ dau thế kỉ XX, trước ảnh hưởng của Tây phương, các biện pháp đối phó dịch của nhà Nguyễn đã có sự kết hợp giữa các biện pháp truyền thống và các kiến thức, biện pháp hiện đại từ y học nước ngoài từ đó mang lại hiệu quả cao hơn trong công tác phòng, chống dịch bệnh Nghiên cứu các văn bản phòng, chống dịch thời Nguyễn để lại nhiều giá trị tham khảo đối với Việt Nam hiện nay.
* Giảng viên khoa Pháp luật Hành chính — Nhà nước, trường Đại học Luật Hà Nội.
45 Lu Vi An, Dịch bệnh ở Việt Nam thời Nguyễn (giai đoạn 1802-1888), Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 11, năm2020, tr 18-30
30
Trang 32lễ Khái quát về tình hình dịch bệnh thời Nguyễn
Nghiên cứu của tác giả Lư Vĩ An về tình hình dịch bệnh thời Nguyễn từ 1802 đến 1888 đã đưa ra những con số và phân tích rất cụ thé:
-Về số lượng: có trên đưới 110 trận dịch bùng phát riêng lẻ hoặc có liên đới với nhau cho thay dịch bệnh là hiện tượng xảy ra khá thường xuyên vào thời Nguyễn, trong đó thời Tự Đức xảy ra nhiều trận dịch nhất: 48, sau đó đến thời kì Minh Mệnh: 35, Thiệu
Trị: 15, Gia Long: 7.
-Về quy mô: các trận dich có quy mô khác nhau Có trận dich xảy ra ở quy mô nhỏ, phạm vi xã, phường và trong thời gian ngắn nhưng cũng có trận dịch xảy ra trên phạm vi cả nước, kéo dai nhiều tháng Ba trận đại dịch đáng lưu ý là trận dịch tả năm
1820, tran dịch (chưa rõ tên) năm 1849 và trận dịch đậu mùa năm 1888 Năm 1820,
tháng 6 dịch khởi phát ở các trần Hà Tiên, Vĩnh Thanh, Định Tường (ứng với khu vực Tây Nam Bộ) rồi lan ra toàn quốc, đến tháng 12 mới ngưng, quân và dân đều mắc, số tử vong thống kê được là 206.835 người (dân số lúc này khoảng 7 triệu), triều đình phát chân đến 73 vạn quan tiền Tuy không chép rõ tên dịch bệnh nhưng qua câu "Vua lấy bạch đậu khấu trong kho và phương thuốc chữa dịch sai người ban cấp", có thê biết đây là trận dịch tả Thị hào Nguyễn Du chết trong trận dịch này Trận lớn hơn xảy ra vào năm 1849 (Tự Đức năm thứ 2), số người chết gấp 3 lần so với trận năm 1820 Tháng 7, kinh sư và nhiều tỉnh phát dịch, hoãn kỳ thi Tháng 12, ghi nhận số người chết ở Vĩnh Long đến 43.400, ở Quảng Bình chết 23.300 người (còn ở nhiều tỉnh khác chưa báo cáo) Tháng 1-1850, thông kê của Bộ Hộ cho biết số tử vong trong năm 1849 là 589.460 người (dân số lúc này khoảng 8 triệu).
-Vé tác động của dịch bệnh: hệ quả đầu tiên đó là sự thiệt hại về nhân mạng (theo 1 số số liệu đã dé cập ở trên) Tiếp theo là hệ quả đối với lĩnh vực kinh tế- xã hội va chính trị Dịch bệnh làm đình hoãn các hoạt động công vụ của nhà Nguyễn Chăng hạn năm 1820, vì dịch bệnh nên công tac dựng kho ở Quảng Tri bị bãi bỏ, việc bắt lính ở trong và ngoài kinh bị hoãn Đáng kể việc an ninh biên giới ở Tran Tây cũng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Các kì thi Hương bị hoãn, chưa thé tổ chức đúng định kì Đối với chính trị, bệnh đậu mùa đã gây ra cái chết của hoàng tử Cảnh, người kế vị vua Gia Long tạo nên những xung đột trong hệ thống chính trị cuối triều Gia Long và đầu triều Minh Mệnh Căn bệnh này vua Tự Đức cũng mắc phải, tuy không gây ra cái chết như hoàng tử Cảnh nhưng di chứng để lại là thể trạng nhà vua rất yếu ớt, vua không có khả năng sinh con, khiến cho năng lực điều hành của nhà vua bị hạn chế, sau này đưa đến tình
trạng rỗi ren của nhà Nguyễn khi Tự Đức qua đời.
31
Trang 33Il Ban hành van bản phòng, chống dịch bệnh thời Nguyễn 1.Giai đoạn thé ki XIX (1802-1899)
Những văn bản pháp luật được ban hành trong tình hình dich bệnh gồm nhiều hình thức Phần lớn là các văn bản pháp luật đơn hành của nhà vua với các tên gọi như chiếu, chỉ, dụ, sắc mang tính chất “chỉ đạo”, “điều hành” công tác phòng, chống dịch Bên cạnh đó là các văn bản trình báo của các địa phương lên triều đình về tình hình dịch bệnh, những bản tấu từ các Bộ ở trung ương.
Theo quy định của pháp luật thời Nguyễn, mỗi khi có dịch bệnh bùng phát, các
địa phương phải có văn bản tấu báo tình hình kịp thời Chăng hạn một ghi chép trong Đại Nam thực lục thời Nguyễn: Năm Tự Đức thứ 31, Bộ Hộ tấu báo về việc nhận được tờ tư của phủ thần tỉnh Trị Bình Vũ Khoa trình bày: Theo huyện viên huyện Minh Linh (Vinh Linh) bam rang, hạt ấy gần đây có dịch bệnh, các xã Thủy Ba, Thượng Lại có người nhiễm bệnh chết, mỗi xã khoảng 3-5 người Quan tỉnh tỉnh ấy đã tạm chi 30 quan tiền công quỹ mua thuốc, sai thầy thuốc chữa trị5.
Nếu quan lại địa phương tấu báo chậm trễ thì sẽ bị truyền chỉ trách phạt, thậm
chí bị cách chức Ban Tau của Bộ Lại vào năm Thiệu Trị thứ 2 cho biết tình hình dịch bệnh ở tỉnh Thanh Hóa: huyện viên huyện Thiệu Hóa là Nguyễn Quốc Trinh bam rang, nhân dân hạt đó bị bệnh dịch chết hơn 200 người trong vòng 5 tháng, vậy mà đã qua hơn 2 tháng, Nguyễn Quốc Trinh điềm nhiên không có bâm báo, thì thật rất không hợp Nguyễn Quốc Trinh truyền giao cho bộ Lại nghị xử Bộ thần bàn xét viên phủ viên Nguyễn Quốc Trinh xin nên theo lệ những việc cần tâu mà không tâu, cách chức Châu
phê: Y nghị” Hay trường hợp trình báo chậm của quan tỉnh Hưng Yên năm 1843 cũng
bị trách phạt “Quan tỉnh Hưng Yên tâu nói: Hạt ay độ đầu xuân có bệnh dich lệ hon một tháng thì thôi Đến tháng 5 lại phát ra bị truyền nhiễm chết đến hơn 3.000 người, nay mới yên han Vua dụ cho theo lệ cấp cho tiền tuất Còn việc tâu báo chậm trễ, truyền Chi sức quở ” Năm 1855, các huyện thuộc hạt Sơn Tây, từ xuân tới thu, bệnh dich lại
phát, hơn 4.900 người dân bị truyền nhiễm chết; đến bây giờ mới đem việc tâu lên Vua sai phát tiền tuất, xét từng người cấp cho Tổng đốc Nguyễn Công Hoan tau báo chậm trễ, truyền Chỉ sức quở.
Do chịu ảnh hưởng của quan điểm Thiên mệnh của Nho giáo, sau khi nhận được tin tâu báo về tình hình dịch bệnh, các nhà vua Nguyễn cho rằng bệnh dịch xảy ra do hành chính của triều đình và nhà vua chưa tốt nên can phạm khí trời Vì thế, nhà vua đã
ban hành Chiêu tự ran mình, tự nhận lỗi nêu rang: “Trâm không có đức, trên can phạm
4 Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, NXB Giáo dục, 2007, tập 7, tr 387M Quốc sử quan triều Nguyễn, Dai Nam thực lục, sdd, tập 5, tr 490
48 Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, sdd, tập 5, tr 534
32
Trang 34hòa khí của trời, bốn phương có dịch déu là lỗi tram” Hay “dịch lệ phát, người thường thì bảo rằng do khí hóa gây nên, người làm vua có thể nghĩ như thế mà tự ủy được không? Kế ra giữa trời và người có cảm ứng, thực không sai” “Y han việc hình ngục
hoặc chưa có công bằng, dân tình hoặc có uất ức, kẻ gian tham hoặc làm hại dân, nên
can phạm ý trời” Từ đó, vua cho lập đàn cầu đảo Ngoài việc lập đàn cầu đảo trong cung và xung quanh các miéu ở kinh thành ra, nhà vua còn cho các chùa và các địa phương có bệnh dịch làm lễ cầu đảo cho dân “Nhà vua rất lo về dịch lệ, từng ở trong cung trai giới và cầu đảo ngầm Bảo bầy tôi rằng: Theo sách vở chép thì bệnh dịch chang
qua chỉ một châu một huyện, chưa có bao giờ theo mặt đất lan khắp như ngày nay Tram
làm chủ của dan, duy có ngày đêm kính sợ, xét minh sửa đức dé hồi lại ý trời Đến như vì dân mà cầu đảo thì không cái gì là không làm, ngõ hầu khí độc có giảm ít đi chăng? Bèn sai Nguyễn Văn Nhân cầu đảo ở đàn Thái tuế Nguyệt tướng (đàn đặt ở bên tả đàn Nam Giao, bậc thứ ba), Tran Van Năng dao ở miéu Đô thành hoàng, Nguyễn Văn Hưng đảo ở Miếu hội đồng 29.
Cùng với đó là hàng loạt những giải pháp để khắc phục hậu quả của dịch bệnh: - Cử thầy thuốc hoặc chế thuốc chữa trị bệnh cho dân và lập sở Dưỡng tế để điều
Theo Dai Nam thực lục ghi chép vào năm Minh Mệnh thứ nhất 1820, ở một số nơi như ở Hà Tiên, Vĩnh Thanh, Định Tường, bệnh dịch phát to Đến tháng 7 năm đó, các tỉnh từ Bình Thuận trở ra Quảng Bình lại báo có dịch: “Từ Bình Thuận trở ra đến Quang Binh có tin báo bệnh dịch Vua lấy bach đậu khấu trong kho và phương thuốc chữa dịch sai người ban cấp Sắc cho các địa phương mỗi nơi đặt một đàn tế lễ Người ốm thì cấp thuốc, người chết thì cấp tiền vải, theo như lời dụ trước”Š0
Khi dịch bùng phát thì triều đình cũng lập tức cung cấp thuốc chữa cho dân, Quan phủ Thừa Thiên tau rang: “Gần đây khí trời nóng nực, 5 huyện Hương Tra, Hương Thủy, Quảng Điền, Phong Điền, Phú Vĩnh bệnh dịch lệ phát ra, dân gian nhiều người bi truyền nhiễm Vua lập tức phái nhiều y sinh đem thuốc chia nhau đi chữa, bệnh dịch liền
bớt đi””!.
Việc lập nhà tế sanh hay dưỡng tế ở nước ta có đã khá lâu Ngay từ thời nhà Lê, vua Lê Thánh Tông đã cho lập nhà tế sanh để giúp những kẻ cô cùng khi bị dịch bệnh Trong Việt Nam sử lược, nhà sử học Trần Trọng Kim cho biết vua Lê Thánh Tông đã cho lập các nhà tế sanh dé nuôi những người đau 6m vì bệnh tật và “khi nào ở đâu có dịch té thì sai quan đem thuốc đi chữa bệnh” Tại điều 11, quyền III Ludt Hong Đức con
nêu rõ: “Trong kinh thành hay phường, ngõ và làng xóm có kẻ đau ôm mà không ai nuôi
® Đại Nam thực lục, sdd, tap 3, tr 602
30 Đại Nam thực lục, sdd, tập 3, tr 605>! Đại Nam thực lục, sdd, tập 3, tr 823
33
Trang 35nắng, nằm ở đường sá, cầu, điểm, chùa, quán, thì xã quan đó phải dựng lều lên mà gìn giữ, săn sóc và cho họ cơm cháo thuốc men, cốt sao cứu cho họ song, không được bo
mặc cho họ rên rỉ khốn khổ”.
Sang thời nhà Nguyễn, sách Khâm định Đại Nam Hội điền sự lệ, quyền 63 về “Quyết tuất” có ghi chép về việc lập các nhà dưỡng tế ở nhiều nơi, từ thời Gia Long đến
thời Minh Mạng Vào năm Gia Long thứ 13 (1834), vua Gia Long con ra một định lệ
rat cụ thể về các nhà dưỡng tế ở kinh thành Nhà vua cho lay đất trống ở mé thành thiết lập 3 tòa nhà đưỡng tế, có đầy đủ giường sàn Ở giữa một tòa 3 gian, 2 chai làm chỗ dé chế thuốc; hai bên tả hữu có 2 tòa, mỗi tòa 5 gian 2 chái dành cho bệnh nhân ở Rồi
truyền cho các nơi: Quán trọ, đường sá, xã, thôn, phường, chợ, ở trong thành, nếu thấy
có những kẻ lang thang ở nhờ, ở đỗ, làm thuê, làm mướn kiếm ăm, lỡ bị bệnh tật, không người cấp dưỡng thì lý dich sở tại đưa họ đến nhà dưỡng tế giao cho viên Ty Thừa biện dé biên tên tudi, qué quán; hằng ngày cấp phát tiền, gạo, và tùy theo bệnh mà cấp thuốc
Vào năm Gia Long thứ 14 (1815), vua có chiếu lệnh: Trên các ngả ba đường ở các phủ huyện từ Hà Tiên đến tận Lạng Sơn, nếu thấy có người bệnh thì quan lại địa phương phải xếp chỗ cho họ nghỉ ngơi, nuôi nắng, hỏi rõ quê quán, họ tên, rồi tìm người bảo trợ, như chủ nhà, chủ quán gần đó; nếu không có thì đến nha tổng ly ở, dé tổng lý chăm sóc, nuôi nang Khi người cô cùng hết bệnh thì trình huyện nha chứng nhận cho họ được đi về (Hội dién sự lệ, quyên 63) Lại thấy có người chết đột ngột dọc đường vi bệnh thời khí (dich), thì trình lên huyện, nha, tông, lý dé kiểm nghiệm, rồi phát tiền, vai, giao cho dân sở tại chôn cất Người chết được lập bia “tiêu đề”, trên bia ghi rõ là người đó mặc quan áo thé nao, ước chừng bao nhiêu tuôi, rồi cắm ở đầu mộ dé thân nhân người chết biết mà đến nhận Điền lệ cũng cho biết, đây là chiếu lệ ấn định mãi về sau này.
Không chi trong Hội điển sự lệ, trong Đại Nam thực lục, cũng có nhiều đoạn ghi chép về việc cứu giúp kẻ cô cùng Vào năm Tự Đức thứ 17 (1864), Doanh điền sứ đạo Quảng Trị, phủ Thừa Thiên là Trần Đình Túc có báo với vua là, trong lúc đi đường nhận nhiệm sở, ông gặp nhiều đàn ông, đàn bà có vẻ đói xanh, có kẻ đi một mình, có kẻ đem vợ con cùng đi; hỏi ra mới biết họ là dân Nam, Ngãi bị đói đi phiêu lưu kiếm sống, và xin cấp cho lương gạo (ai có vợ con thì mỗi tháng cấp cho | phương gạo, không có vợ con thì cấp 15 bát gạo), cấp cho họ năm ba tháng, khi nào họ tự sinh sống được thì thôi không cấp nữa Trần Đình Túc còn xin lượng cấp cho những kẻ cô cùng này các loại
dao bồ củi, cuốc sắt dé họ tự làm ăn Nghe lời tâu, vua Tự Đức than rằng: “Dân Nam
Ngãi có khổ trạng như thế, vậy mà từ trước tới nay không ai tâu lên”, rồi bèn sai phủ thần khảo sát, thì đúng quả thực như vậy Sau đó, không những nhà vua cho cứu giúp,
như lời tau của Trân Dinh Tuc, mà còn có chỉ dụ, nêu ai muôn xin ở lại, thì người khỏe
34
Trang 36mạnh giao cho Doanh điền để họ tự lo cày cuốc; người già ốm, trẻ nhỏ thì cho vào ở nhà dưỡng tế”?
- Cấp tiền mai táng cho người bị chết;
Theo Đại Nam thực lục, năm 1837, tỉnh Bình Thuận phát bệnh dịch Lính và dân
nhiễm bệnh chết hơn 590 người Việc tâu lên Vua sai quan tỉnh xuất của kho, cấp tiền tuất (nội tịch mỗi người 3 quan; ngoài ra mỗi người 2 quan, trẻ bé 1 quan) Tinh Hưng
Yên có bệnh dịch Dân trong hạt bị truyền nhiễm chết đến hơn 700 người Vua ra lệnh
cho quan tỉnh lẫy của kho cấp cho tiền tuất.
- Thực hiện cứu trợ đối với những vùng có hoàn cảnh khó khăn do dịch bệnh, giảm thuế khóa, lao dich dé an long dân
Tran dịch thang 1 năm 1844, cap lương gạo cho người bi cam nhiém bénh dich: “Nguoi cam nang đều được 5 bat gạo trắng và 3 tiền, người cảm nhẹ được 3 bát gạo trang và 2 tiền” Vào tháng 7, năm Tự Đức thứ 27 (1874), tỉnh Bình Thuận có dịch bệnh làm 700 người chết Vua cho cầu đảo mà không hiệu nghiệm, bèn đốc sức các quan phủ, huyện, đi xuống tận làng, ấp, gia tâm thăm hỏi, người ốm thì cho thuốc, người đói thì cho cơm; khuyên những nhà giàu giúp những người đói khổ; néu không đủ thì nhà nước cấp thêm gạo cho những gia đình tùng quan.
Việc giảm thuế khóa, sưu dịch cũng được tiễn hành Chăng hạn, năm 1843 vì lệ khí truyền nhiễm nên miễn thuế quan cho 6 tinh Nam Ki, trong trận dịch năm 1844, các địa phương bị dịch bệnh đều được hoãn thu thuế, gọi lính
Biện pháp xuất kho cho vay thóc và giảm giá bán thóc gạo cho người dân Hậu quả sau mỗi lần dịch bệnh là đời sống người dân lâm vào thiếu thốn, kiệt qué trong khi đó thóc gạo lại khan hiếm và tăng cao Nhận thức được điều đó, triều Nguyễn đã thực hiện biện pháp xuất kho gạo công ở các địa phương dé cứu giúp hoặc bán rẻ cho dan hoặc vay với giá ưu đãi Theo thống kê, vua Minh Mệnh trong 21 năm cầm quyền đã 46 lần xuất thóc kho bán rẻ cho người dan.
2 Giai đoạn từ dau thé kỉ XX trở về sau
Qua Châu bản triéu Nguyễn (tập hợp những văn bản hành chính của nhà Nguyễn) có thể thấy, những năm đầu triều Nguyễn, khi có dịch bệnh, việc kết hợp các phương thuốc với biện pháp về tâm linh như lập đàn cầu đảo, cúng tế được coi là hiệu quả và sử dụng thường xuyên Nhưng những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, Châu bản triéu Nguyễn đề cập nhiều đến việc áp dụng một loạt những biện pháp do người Pháp đưa ra dé hạn chế nguy co lây lan dịch bệnh như yêu cầu bệnh nhân đến điều trị tai nhà thương,
3 Đại Nam thực lục, sảd, tap 7, tr 634 ;3 Lê Quang Chan, Tinh hinh thién tai Ở Việt Nam giai đoạn 1802- 1883 và chính sách cứu trợ xã hội cua triéu
Nguyên, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, sô 8 năm 2017, tr 14-2935
Trang 37khi khỏi mới cho đến nơi ở tạm, sau đó 6 tháng mới được về quê Bên cạnh đó là kiểm soát chặt chẽ việc đi và đến nơi có dich bệnh và vệ sinh tay ué
Theo trình báo của Tuần phủ Lãnh Tổng đốc Thuận Khánh vào ngày 24 tháng 2 năm Thanh Thái thứ 11 (1899), từ thang Chap năm ngoái đến tháng Giêng, xã Ngọc Hội va Phuong Sai, huyện Vĩnh Xương nhân dân bị bệnh dịch hạch, 23 người chết Ngày 28 tháng trước, quý y quan đã cho thiêu hủy nhà cửa của xã đó và yêu cầu họ đến nhà thương ở Từ đó đến nay bệnh đã tương đối yên Nhưng một tuần nay bệnh lại tái phát trở lại, hai xã Ngọc Hội, Phuong Sài và xã Vĩnh Điềm, tong cộng có 10 người chết Quý y quan lại cho thiêu đốt các nhà có người bị bệnh và yêu cầu thân nhân của họ đến nhà thương Thiểm chức đã tự mình đến các xã của huyện đó, nhắc nhở nhân dân tuân theo các điều cắm của quý y quan, don đẹp nhà cửa đường sa sạch sẽ dé tránh truyền nhiễm và từ sau nếu có người nào bị bệnh lập tức báo cho y quan biết để điều trị, không được giấu giém Gần một tháng sau, ngày 21 tháng 3 năm Thành Thái thứ 11, Tuần phủ Lãnh Tổng đốc Thuận Khánh tiếp tục tư trình: Dân Ngọc Hội, Vĩnh Điềm và Phương Sài ở huyện Vĩnh Xương gần đây bị bệnh dịch hạch Ngày 24 tháng trước đã tư trình quý viện và Bộ Hộ biết Từ ngày mông 10 tháng này đến nay bệnh đã yên Trong đó, dân Phương Sài hiện đang ở nhà thương đã được cho về làm nhà tạm tại Thương Sơn gần quý tòa, còn người bệnh là dân Vĩnh Điềm và Ngọc Hội được lưu lại nhà thương vài ba tháng rồi sau sẽ cho đến nơi ở tạm, hẹn 6 tháng mới được trở về quê quán.
Biện pháp mà ngày nay chúng ta gọi là “cách ly”, “phong tỏa” được thực hiện
nghiêm ngặt Việc đi và đến địa phương có dịch bệnh chịu sự kiểm soát chặt chẽ trong thời gian dịch bệnh hoành hành Thuyền buôn của tỉnh bị dịch bệnh bị nghiêm cắm đến các cửa biển dé tránh khỏi truyền nhiễm Năm Thành Thái 11, Bồ chánh và Án sát sứ tỉnh Phú Yên tư trình về việc nhận được điện của quan Khâm sứ đại thần nói bệnh dịch ở Nha Trang lai tái phát, cần nghiêm sức các cửa biển ngày đêm rà soát, không cho thuyền buôn của tỉnh đó vào, sức gấp cho các phủ huyện Tuy An, Tuy Hòa và nghiêm nhắc các cửa bién cùng phái thập binh đóng chặn, ngày đêm canh giữ không cho thuyền buôn tinh đó vào cửa biển để tránh truyền nhiễm Nếu sơ suất ăn hối lộ cho di, phát hiện
ra phải tri tdi.
Theo trình báo của Bồ chánh sứ tỉnh Phú Yên vào năm Duy Tân thứ 8 (1914) về nội dung tờ bam của phủ viên phủ Tuy An Nguyễn Hữu Hiền rằng thôn Mĩ Quang thuộc hạt đó bị bệnh dịch hạch, nên quý toà sức cam người thôn đó không được di lai sang
thôn khác và người thôn khác cũng không được qua lại thôn đó.
Bên cạnh đó, thuyền buôn của tinh bi dich bệnh cũng bị nghiêm cấm đến các cửa biển để tránh khỏi truyền nhiễm Năm Thành Thái 11, Bố chánh và Án sát sứ tỉnh Phú Yên tư trình: Ngày 28 căn cứ lời bàn rằng, nhận được điện của quan Khâm sứ đại thần nói bệnh dịch ở Nha Trang lại tái phát, cần nghiêm sức các tấn ngày đêm rà soát không
36
Trang 38cho thuyền buôn của tỉnh đó vào tấn Ngày 28 Bồ chánh tôi về đến tỉnh đã lập tức bàn sức gấp cho các phủ huyện Tuy An, Tuy Hòa và nghiêm nhắc các tấn cùng phái thập binh đóng chặn tại Điều Kỳ Ngày đêm canh giữ vặn hỏi không cho thuyền buồm vào cửa tan dé tránh khỏi truyền nhiễm Nếu sơ suất ăn hối lộ cho di, phát hiện ra phải tri tội Xin trình đầy đủ quan đại thần viện Cơ mật soi xét.
Ngoài ra còn phái lính canh đóng giữ để kiểm soát việc di chuyển giữa nơi bị dịch bệnh với nơi khác Ngày mồng 9 tháng 7 năm Duy Tân thứ 2 (1908), Bộ Binh nhận được tư văn của quan Phủ tinh Bình Thuận H6 Văn Phức trình: thấy ngài công sứ ngụ ở tỉnh bàn rằng hiện bệnh dịch ở trong hạt chưa trừ được, nên phái lính đến đóng giữ dé khỏi lây lan đến xóm thôn, nhưng số lính ở tỉnh không có bao nhiêu, cần đặt thêm 60 tên lính canh phòng, chia phái đóng giữ các nơi Bộ thần xét thấy việc này đã trình quan bàn bạc giải quyết Sau đó nhận được trả lời rằng ngày 29 dương lịch tháng trước họp bàn, toà Khâm sứ đại thần cho triệu tập lẫy 30 tên lính canh phòng, thuộc tỉnh ấy, lương tháng của bọn ay nên do ngân sách bảo hộ trích cấp một nửa, còn một nửa do ngân sách nước ta trích cấp Ngày mông 1 tháng trước nhận được điện của tỉnh ay xin phái thêm 30 tên lính canh phòng đến giúp đỡ Vào ngày mồng 5 tháng 9 họp bàn, ngài Khâm sứ đại thần xét duyệt số đó, đã điện tra lời cho tỉnh ấy biết mà thi hành Ban Tau đã được
Vua Duy Tân phê duyệt.
Tây bỏ ué độc là biện pháp không thể thiếu trong các đợt dich lúc bấy giờ Ban Tau của Bộ Binh năm Duy Tân thứ 4 (1910) dé cập: Tháng 5 năm nay, nhận được tờ tư của quan Đô thống sung Đô đốc Nha Hộ thành Vũ Văn Đại trình bày: tháng 3, nhân dân trong thành nhiều người bị dịch bệnh, sau đó bàn phái các viên binh đến giúp các gia đình bị bệnh, trông nom bệnh nhân và cử người đến các bộ nha và các phường trừ bỏ các ué độc.
Những văn bản hành chính triều Nguyễn liên quan về dịch bệnh còn lại đến nay đã cho thấy sự thay đối rõ nét trong các biện pháp kiểm soát dịch bệnh ở nước ta dưới
thời Nguyễn khi có sự can thiệp của người Pháp so với trước đó.
HI.Một số giá trị tham khảo đối với Việt Nam hiện nay.
Thứ nhất, đó là thái độ và quan điểm an dân và vì dân luôn được đặt lên hang đầu Nhìn lại lịch sử, có thể thấy rằng, những bệnh dịch xảy ra nêu không được kiểm soát tốt thì rất nhiều người thiệt mang, gây tốn thất tiền của Chính vi thé mà công tác phòng chống dịch luôn được các triều đại quan tâm Cứu nạn cho dân gấp hơn lửa cháy, thấy dân ốm đau, há lại ngồi nhìn mà không cứu, đó là chỉ đạo của vua Minh Mệnh đối với công cuộc chống dich.
Đối với công tác cứu trợ, thực hiện nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả Cho nên trong lần phát chân cho nhân dân Bắc thành năm 1809, vua Gia Long cho rang dân đang mắc nạn đói không thể trông chờ vào đâu, nếu đợi đến khám rồi mới chân cấp
37
Trang 39thì làm sao cứu được cái nạn cần kíp như lửa đốt lông mày Năm 1811, tran than Binh Định không đợi quan triều đình xuống địa phương đi phát chan được nên đã tùy tiện phát gạo, muối cho dân rồi dâng sớ xin chịu tội Vua Gia Long không những không bắt tội mà còn truyền Chỉ khen rằng: Giữ chức nhiệm chăn nuôi dân phải nên như thế chứ có tội gì Từ đó về sau, triều đình nhà Nguyễn cho phép quan lại những nơi bị thiên tai căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương dé chủ động có những biện pháp chan cấp
kip thoi.
Một lần nữa bai hoc từ lich sử này hiện nay đã, đang và sẽ được chính phủ Việt
Nam áp dụng quyết liệt, “chống dịch như chống giặc” bảo vệ an toàn tính mạng, sức
khỏe cho người dân, chữa tri kip thời va nỗ lực thực hiện các biện pháp cứu trợ cho người dân Tuy nhiên, tính nhanh chóng, kip thời và hiệu quả trong hoạt động cứu trợ
cũng cần được được xem xét đến trong quá trình xây dựng ban hành và thực thi các văn
bản pháp luật liên quan.
Hai là, bài học về việc quy định rõ trách nhiệm cua quan lại khi xảy ra những vi
phạm trong tình hình dịch bệnh.
Ngay từ thời Lê, việc xử phạt quan chức thờ ơ với kẻ cô cùng đã được định lệ
nghiêm ngặt Trong bộ Luật Hồng Đức, tại điều 12, quyên III, có quy định: Những người vợ goa chồng, mồ côi và người tan tật, nghèo khổ không nơi nương tựa, không thé tự mưu sinh được mà quan sở tại bỏ rơi họ thi bị xử đánh 50 roi, biém một tư Nếu họ được cấp cơm áo, mà quan lại ăn bớt đi thì phải ghép vào tội như người giữ kho ăn trộm của
Vào thời Gia Long, khi ban chiếu dụ lập nhà dưỡng tế để giúp những người cô cùng vì bệnh tật, nhà vua cũng khuyến cáo các quan lại địa phương: Nếu xã, thôn, phường, chợ nào có những kẻ cô cùng đau ốm, bệnh tật mà họ không được đưa vào nhà dưỡng tế dé những người cô cùng đó chết ở dọc đường thì phạt lý trưởng sở tại 50 trượng (theo Khám định Dai Nam Hội điển sự lệ, quyên 63).
Ba là, cần lường trước những tac động, hệ quả cũng như mặt trái trong các chính
sách của nhà nước
Qua ghi chép của những tư liệu lịch sử thời Nguyễn có thể hình dung về một số kết quả và hạn chế của các biện pháp phòng, chống dịch thời Nguyễn Triều Nguyễn đã ban hành nhiều chính sách cứu trợ dé góp phần ổn định cuộc sống của người dân Các biện pháp triều Nguyễn thực hiện đã thể hiện sự chủ động, kip thời va có những tác động
tích cực Theo nhận xét của các nhà nghiên cứu: “ Các chính sách cứu trợ xã hội thời
Nguyễn tuy không thanh toán được nỗi đau khổ của dân chúng, nhưng hăn đã an ủi được
phân nào đôi với dân, đông thời thê hiện mdi lo toan, trách nhiệm của nha câm quyên””4.54 Vũ Huy Phúc, Vài ý kiến về nông nghiệp Việt Nam nia dau thé ki XIX,Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6 năm
1993, tr 59
38
Trang 40Tuy nhiên, trên thực tế kết quả thu được không như mong muốn Nguyên nhân chủ yêu do đội ngũ thừa hành không tận tâm, tận lực với công việc, gây ra nhiều hiện tượng “hà lạm”, “xẻo xén” gây bất bình cho người dân Cách thức tổ chức chưa quy củ, chưa sâu sát với thực tiễn cũng làm giảm hiệu quả của chính sách Chứng kiến đợt phát chân năm 1857, Giám mục địa phận Tây Bắc kì là Retord cho biết: “Nhà vua không chỉ dừng lại ở lí thuyết, ông đã cho mở khá nhiều trong số các kho thóc lớn trong 3-4 tinh dé phát chân cho dân chúng Mỗi tỉnh thường có 15 đến 20 kho thóc Nhưng sự bố thí ay đã được tiễn hành quá sớm, khi chưa có lệnh và bởi những ban tay thiếu trung thực, chúng đã bắt đầu mở từ tháng I1, 12 đương lịch và bây giờ khi nạn đói đã tiến đến giới hạn cuối cùng thì các kho đã hoàn toàn trống rỗng Hơn nữa cuộc phát chân lại diễn ra rất
lộn xộn, tới mức có nhiều người chết bẹp vì chen nhau, có tới 9 phần người lĩnh chân
đã về tay không dù đã phải chờ rất lâu và hoàn toàn kiệt sức khi về nhà; sau cùng là các viên chức nhà nước, khi mở kho thóc của nhà nước dé cứu giúp cho người nghèo, cũng không quên biên thủ dé làm giàu cho mình, kèm theo đó, sự hối lộ đã hoàn tat sự lãng
Đây cũng là bài học còn nguyên giá trị đối với việc thực hiện chính sách cứu trợ trong bối cảnh dịch bệnh ở Việt Nam hiện nay.
Dịch bệnh là thảm họa luôn thường trực cùng tiến trình lịch sử Đó không chỉ đơn thuần là vẫn đề sức khỏe của con người mà còn tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, chính trị của một quốc gia, dân tộc và thậm chí cả một nên văn minh Việt Nam thé ki XIX, XX cũng không phải là ngoại lệ Trước những ảnh hưởng của dich bệnh, nhà Nguyễn đã có những cách thức khắc phục hậu quả những như phòng ngừa dịch bệnh lây lan, kết hop cả y học cô truyền va Tây y hiện đại trong phòng, chống dịch bệnh thê hiện những né lực và quyết tâm của triều đình với quan điểm cứu mạng người gấp hơn lửa cháy Bài học về quản trị quốc gia trong bối cảnh dịch bệnh của nhà Nguyễn có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam đương đại và cũng dé lại những bài học và suy
ngẫm đối với bối cảnh phòng chong dich ở nước ta hiện nay.
55 Nguyễn Văn Kiệm, Nan lut, đói và tình trạng khốn cùng của nông dân Bắc Kì năm 1857 (qua lời kề củaRetord, Giảm mục địa phận Tây Bac Ki), Tạp chí Nghiên cứu lich sử, sô 5, 2000, tr 87-88
39