1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Khoa: Triển khai giảng dạy nội dung giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong cách mạng Việt Nam đối với các môn Lý luận chính trị

137 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 37,12 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỌI

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

KỶ YÊU HỘI THẢO KHOA HỌC

TRIEN KHAI GIANG DAY NOI DUNG GIU VỮNG MỤC TIEU DOC LAP DAN TOC VA CHU NGHIA XA HOI TRONG CACH MANG VIET NAM DOI VOI CAC MON

LY LUAN CHINH TRI

Hà Nội, thang 9 nam 2022

Trang 2

MỤC LUC KỶ YEU HỘI THẢO

Cương lĩnh dân tộc của V.I.Lênin và đường lỗi giương cao hai

ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam

PGS,TS Lê Thanh Thập 4

Nguyên GVCC BM Chủ nghĩa XH khoa học

Khoa Lý luận chính trị - Trường ĐH Luật Hà Nội

Cơ sở Việt Nam chọn chủ nghĩa xã hội và kiên định mục tiêu độc lập

dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội

ThS Dương Hoài An

Bộ môn chung, Trường CD Sư phạm Đắk Lắk at

Lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc tiếp thu chủ nghĩa Mác — Lénin tim ra con đường đúng đắn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc

ThS Trần Thị Thu Hương 20 Khoa Ly luận chính trị - Trường ĐH Luật Ha Nội

Nội dung độc lập dân tộc gắn liên với chủ nghĩa xã hội trong Cương

lĩnh chính trị tháng 2 - 1930

1S Dương Thị Kim Huệ

Khoa co bản, Trường Đại học Nông Lâm - Dai học Thái Nguyên Đường lỗi của Đảng Cộng sản Việt Nam về giương cao ngọn cờ An

lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình lãnh đạo cách

ThS Nguyễn Thị Ngọc ping

Khoa Ly luận chính trị - Trường DH Luật Ha N |

Triển khai nội dung giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong cách mạng Việt Nam thông qua giảng dạy.

phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ig

ThS Nguyễn Hùng Khoa Lý luận chính — Trường Đại học |

Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã

quyết Đại hội XIII của Dang trong tinh hình mới.

Khoa

Trang 3

sai Si

z—2Ã! ái

==— aãa lập dan tộc va chủ

9_ | Triển khai nội dung giữ vững mục tiêu độc lập dânnghĩa xã hội trong cách mạng Việt Nam thông qua giản Se =g : a 7

“10 | Triển khai nội dung giữ vững mục

nghĩa xã hội trong cách mạng Việt Nam t

phần kinh tế chính trị học Mác ~ Lênin ‘

ThS Nguyén Van Doi

h trị - Truong Đại học Luật Ha Nội

tộc và chủ nghĩa

i nghĩa xã hội ở Khoa Lý luận chín

11 | Khai thác nội dung giữ vững mục tiêu độc lập dân

xã hội trong giảng dạy con đường quá độ đi lên ch

Việt Nam

ThS Nguyễn Thị Phương

Khoa cơ bản — Phân hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội tai Đắk Lắk

12 | Triển khai giảng dạy nội dung giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc | và chủ nghĩa xã hội trong học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh ở _ 6n

Trường Đại học Luật Hà Nội a

TS T7

Khoa Lý luận chính tri

DƯỢC quet bang Camocanner

Trang 4

CƯƠNG LĨNH DAN TOC CUA V.LLENIN VA DUONG LOI GUONG CAO HAI NGON CO CUA DANG CONG SAN VIET NAM

PGS,TS Lê Thanh Thập

Email: thanhthap1053@gmail.com

Nguyên GVCC BM Chủ nghĩa XH khoa học, Khoa Ly luận chính trị

Tóm tat: Cương lĩnh dân tộc của V.1LLênin: “các dân tộc hoàn toàn bình dang, các dan tộc được quyên tự quyết, liên hiệp giai cấp công nhân các dân tộc "là kim chỉ nam, ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam Từ một người yêu nước, bằng con đường vô sản hóa, tham gia vào phong trào công nhân đã đưa Nguyễn Tất Thành — Nguyên Ai Quốc, đến với Cương lĩnh dân tộc và từ đây, Người đã tìm ra con đường cứu nước khỏi ách đô hộ của thực dân, để quốc Đó là con đường kết hợp chặt chẽ giữa cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản với đích đến là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn gương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dan dắt cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Từ khóa: Dân tộc, cương lĩnh dan tộc, độc lập dan tộc, chủ nghĩa xã hội

1 Đặt vấn đề

Dé làm rõ mối quan hệ giữa nội dung mang tính nguyên tắc trong Cương lĩnh dân tộc của V.I.Lênin với đường lỗi gương cao hai ngọn cờ: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, bài viết bắt đầu từ việc trình bày và phân tích nội dung Cương lĩnh; chính nội dung đó đáp ứng được nhu cầu cách mạng giải phóng cho dân tộc Việt Nam khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp Tiếp theo, tác giả thay rang, cần thiết phải trình bay con đường đã dẫn dat Nguyễn Tat Thành — Nguyễn Ái Quốc đến với phong trào công nhân, bằng con đường đó tất yêu sẽ tiếp cận và tiếp

thu Cương lĩnh dân tộc của V.I.Lênin nói riêng va chủ nghĩa Mác — Lénin nói chung.

Tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác — Lénin vào phong trào yêu nước và phong trào công nhân Việt Nam, Nguyễn Ai Quốc — Hồ Chí Minh trở thành người sáng lập Dang Cộng sản Việt Nam Qua một số tư liệu, phần cuối bài viết tác giả làm rõ, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đường lối gương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội luôn được gan két chat ché, dan dat cach mang Việt Nam.

2 Noi Dung

2.1 Khái niệm dan tộc và Cương lĩnh dan tộc của V.]I.Lênin2.1.1 Khái niệm dân tộc

Trang 5

Trước khi trình bay van dé, tôi thấy cần thiết phải thống nhất khái niệm dân tộc dé tránh sự nhằm lẫn theo cách dùng của người Việt Đó là dân tộc theo nghĩa quốc gia dân tộc (nation) và dan tộc theo nghĩa tộc người (ethnies).

Thứ nhất, dân tộc theo nghĩa quốc gia dân tộc là cộng đồng chính tri - xã hội ồn định được hình thành trong lic sử, có những đặc trưng cơ bản sau đây: có chung phương thức sinh hoạt kinh tế, có lãnh thé chung ồn định không bị chia cắt; có sự quản ly của một nhà nước; có ngôn ngữ chung của quốc gia; có nét tâm lý biếu hiện qua nền văn hóa và tạo nên ban sắc riêng của nền văn hóa dân tộc Ví dụ: khi nói, nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thé cạn núi có thé mon song chân lý đó không bao giò thay đổi Dân tộc trong chuyên đề nay cũng như trong

Cương lĩnh dân tộc của V.I.Lénin là dùng theo nghĩa này.

Trong một quốc gia có thể tồn tại nhiều dân tộc, ví dụ, Liên — xô trước đây, có khoảng 15 dân tộc đó là một quốc gia đa dân tộc; đồng thời trong một quốc gia dân tộc có thê tồn tại nhiều tộc người, chăng hạn ở Việt Nam là 54, ở Nga là trên 100 Mặt khác, trong một quốc gia dân tộc bao giờ cũng tổn tại nhiều giai cấp nên trong một giai đoạn lịch sử nhất định thì giai cấp thống trị về kinh tế, chính trị là giai cấp đại điện cho dân tộc Bản chất của dân tộc mang bản chất của gial cap ma no dai diện va con đường phat triển của dân tộc về co bản cũng do giai cấp đại diện dân tộc đó quyết định Đúng như Các Mác và Ph.Angghen viết trong Tuyén ngôn của Dang Cộng sản: ”Dưới chủ nghĩa tư bản giai cấp công nhân không có TỔ quốc Người ta không thể cướp của họ cái mà họ không có Vì giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyên, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình

trở thành dân tộc "4 để đưa dân tộc phát triển

Thứ hai, dân tộc theo nghĩa tộc người cũng là cộng đồng có chung về ngôn ngữ; cộng đồng về văn hóa và ý thức tự giác của tộc người về mình Ví dụ: dân tộc kinh, dân tộc Tày Thực tế đây là các thành phần trong một dân tộc, chăng hạn ở Việt nam có 54 thành phần dân tộc anh em.

2.1.2 Nội dung Cương lĩnh dân tộc của V.I.Lénin

V.I.Lênin đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác về van đề dân tộc và mối quan hệ dân tộc với giai cấp, đồng thời dựa vào kinh nghiệm của phong trào cách mang thé giới và thực tiễn cách mạng vô sản giải quyết van đề dân tộc ở Nga do mình trực tiếp lãnh đạo, ông đã đưa ra Cương lĩnh dân tộc gồm các nội dung cơ bản: “Các

' C Mac và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 623 -624.

2

Trang 6

dân tộc hoàn toàn bình đăng, các dân tộc được quyên tự quyết, liên hiệp công nhân

tát cả các dan tộc lat’.

Thứ nhất, các dân tộc hoàn toàn bình đăng, có nghĩa là các dân tộc dù lớn hay

nhỏ, ở trình độ phát triển cao hay thấp trong quan hệ với nhau đều bình đăng về quyên lợi và nghĩa vụ không dân tộc nào có đặc quyên đặc lợi và áp bức lẫn nhau Với nội dung này, có ý nghĩa trong việc chống phân biệt chủng tộc, chống quan hệ bat bình dang giữa các dân tộc và góp phần xây dựng quan hệ hữu nghị hợp tác giữa

các dân tộc, tạo điêu kiện cho sự phát triên của các dân tộc.

Hai là, các dân tộc được quyền tự quyết, đó là quyền làm chủ vận mệnh của

mình của mỗi dân tộc; trước hết là quyên tự quyết về chính trị và con đường phát triển cho mỗi dân tộc như quyên tách ra thành lập quốc gia dân tộc độc lập hoặc liên hiệp với các dân tộc khác trên cơ sở bình đăng cùng có lợi Với nội dung này, nó có ý nghĩa trong việc thức tỉnh ý thức dân tộc, làm cho mỗi dân tộc đều ý thức được

quyền tự chủ, quyền tự quyết định vận mệnh chính tri của minh; đồng thời khích lệ

tinh thần dau tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc; thêm vào đó nó còn có ý nghĩa chong chủ nghĩa li khai và tạo điều kiện cho sự hợp tác bình dang

giữa các dân tộc.

Ba là, liên hiệp giai cấp công nhân tat cả các dân tộc là nội dung cơ bản, chi phối hai nội dung trên Nó phản ánh bản chất quốc tế của phong trào công nhân, đồng thời, phản ánh sự thống nhất giữa sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và sự nghiệp cách mạng giải phóng giai cấp của giai cấp công nhân Hơn thế nữa nó còn là cơ sở thống nhất giữa các nội dung của Cương lĩnh dân tộc, phản ánh xu thế phát triển tất yếu của nhân loại, tạo điều kiện, tiền dé dé các dân tộc ngày càng xích lại gần nhau và hòa tan vào nhau trong xã hội tương lai.

Giai cấp công nhân ở tất cả các dân tộc liên hiệp lại còn là lời hiệu triệu giai cấp công nhân toàn thế giới liên hiệp lại đấu tranh cho các mục tiêu: hoà bình, dân chủ, độc lập dân tộc, vì sự phát triển phon vinh của mỗi dan tộc, vì su tiến bộ xã hội

và vì chủ nghĩa xã hội.

Lei Chủ tịch Hồ Chí Minh với Cương lĩnh dân tộc của V.]I.Lênin

Như chúng ta đã biết, ngày 5/6/1911, người thanh niên lay tên là Nguyễn Tất

Thành xuống con tàu rời cảng Nhà Rồng — Sai Gòn với dia vi là người phụ bếp,

nhưng người thanh niên ấy ấp ủ một chí lớn, đó là tim đường cứu nước dé đưa đất nước thoát khỏi kiếp nô lệ, lầm than Lúc bay giờ Nguyễn Tat Thành chưa hề biết gi về chủ nghĩa Mac — Lênin, về cách mạng vô sản Nhưng, bang con đường vô sản

Trang 7

hóa, với lòng yêu nước nồng nàn và cốt cách đậm truyền thống văn hóa con người Việt Nam, đã đưa Người tiếp cận và đi theo chủ nghĩa Mác — Lénin Chính Người đã bộc bạch: “Lc dau, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng san đã đưa tôi theo V.LLênin, tin theo Quốc tế thứ ba Tôi kính yêu V.LLênin vì

V.1.Lénin là một người yêu nước vĩ đại đã giải phóng đông bào mình ”@

Ngày 18/6/1919, chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, các nước dé quốc tham chiến tổ chức Hội nghị ở Vécxây (Pháp), Nguyễn Tat Thành — lúc đó lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, cùng với Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường đã thảo ra bản “Yêu sách của nhân dan An Nam” gửi tới Hội nghị Bên cạnh đó, Nguyễn Ái Quốc còn

tích cực tham gia hoạt động trong phong trào công nhân, nhân dân lao động nghèo

khổ ở Pari (Pháp), đặc biệt là các hoạt động kêu gọi nhân dân Pháp ủng hộ cuộc cách mang vô sản của nước Nga, chống lại cuộc bao vây của các nước dé quốc Ngày 11/2/1920, Nguyễn Ái Quốc thuyết trình đề tài “Chai nghĩa cộng sản ở Châu A và van dé ruộng công dién ở Trung Quốc và Việt Nam” tại Hội nghị những người thanh niên Cộng sản Quận 2 (Pari) Ngày 27/3/1920, Nguyễn Ai Quốc nói chuyện với thanh niên ở Quận2 (Pari) về chủ nghĩa xã hội Với những hoạt động này, chứng tỏ nhận thức chính trị của Nguyễn Ái Quốc đã có bước chuyển biến mạnh mẽ, hướng đến

chủ nghĩa Mác - Lénin Ngày 16 và 17/7/1920, báo Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp

đăng toàn văn ban “Sơ /hảo lan thứ nhất luận cương®) vé van dé dân tộc và van dé thuộc địa” của V.I Lênin Nguyễn Ái Quốc đã đọc, nghiên cứu bản Luận cương của V.I.Lênin và Người thốt lên: “Hỡi đồng bào bị doa day dau khổ! Đây là cái can thiết

cho ching ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!” Qua bản Luận cương của

V.I.Lênin, Nguyễn Ai Quốc đã tìm thay con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam Tiếp nhận tư tưởng trong bản Luận cương của V.I Lênin, đã đánh dấu bước chuyên biến hoàn toàn từ chủ nghĩa yêu nước sang lập trường chủ nghĩa Mác - Lênin của Nguyễn Ai Quốc va đây cũng là ly do dé Người bỏ phiếu tán thành Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản), trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp Ké từ đây, Nguyễn Ai Quốc nhận thức rõ con đường đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, tự do cho đồng bao mình phải gắn liền với cuộc đấu tranh cách mạng của những người Cộng sản Bởi vì, những luận điểm trong Luận cương của V.I.Lênin đã giải

quyết các van đê về dân tộc và thuộc dia của cach mang vô sản, đó là gan kêt phong

? Hồ Chi Minh: Toàn tap, Tập 12, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.561

3 Sau này Luận cương của V.I.Lênin trong sách, báo và giáo trình CNXHKH được gọi là Cuong

* Trên đã dân, tr.562

Trang 8

trào công nhân với phong trào giải phóng dân tộc, gắn kết phong trào dân tộc với cách mạng thế giới

Tiếp theo đó, tai các dién đàn quốc tế như Đại hội I Quốc tế Nông dân (thang 10/1923), Đại hội V Quốc tế Cộng san (tháng 7/1924), Đại hội III Quốc tế Công hội đỏ (tháng 7/1924), Nguyễn Ai Quốc đã đứng lên dau tranh bảo vệ các luận điểm của

V.I.Lênin về van đề dân tộc và van đề thuộc địa, đồng thời tuyên truyền những tư

tưởng cách mạng vô sản của người mác - xít và nói lên tiếng nói của nhân dân thuộc

dia dưới ach cai tri của chủ nghĩa thực dân, đê quôc.

Có thé nói, Nguyễn Ai Quốc đã tiếp thu, phát triển và vận dụng một cách sáng tạo những tư tưởng cách mạng của V.I.Lênin, bởi lẽ, chính Người đã tiến hành hàng

loạt các hoạt động nhăm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lénin vào Việt Nam, đã đưa

phong trào công nhân ở Việt Nam chuyền dan từ trình độ tự phát lên tự giác và đưa phong trào yêu nước chuyền dan sang lập trường cộng san Các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc như Bản án chế độ thực dân Pháp (năm 1925), Đường Kách Mệnh (năm 1927), các tờ báo do chính Người sáng lập như: báo Người Cùng Khổ - Le Paria (năm 1922), báo Thanh Niên (thang 6/1925) Trong đó, Nguyễn Ái Quốc đã viết về giai cấp công nhân, về cách mạng vô sản, nhất là viết về Cách Mạng Xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga (1917) đây là các tài liệu đầu tiên thực hiện việc truyền bá chủ

nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam Chính những tài liệu cách mạng này của Nguyễn

Ái Quốc đã có tác dụng vạch trần sự thật bộ mặt áp bức, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp, đã thức tỉnh lòng yêu nước, khơi dậy ý chí đấu tranh bất khuất của người dân Việt Nam Đồng thời, Người cũng đã chỉ ra xu thế phát triển tất yếu của dân tộc và thời đại, đó là con đường độc lập dân tộc gan liền với chủ nghĩa xã hội, Người nói:

“chi có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng san mới giải phóng được các dan tộc bị ap

bức và những người lao động trên thé giới khỏi ach nô lệ”©).

Nhu vậy, Luận cương của V.I.Lênin đã mở ra con đường đưa Nguyễn Ai Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lénin và chính nội dung của bản Luận cương này, đã tạo ra bước ngoặt căn bản, thay đôi về chất trong sự phát triển về nhận thức, về lập trường chính trị của Người Đó là, chuyên từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lénin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp và từ người yêu nước trở thành người cộng sản Chính Nguyễn Ái Quốc — Hồ Chí Minh, đã khang định “Chu nghĩa V.I.Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là

cai “cam nang” thân ky, không những là cai kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi

5 Trên đã dan, tr.563.

Trang 9

sáng con đường ching ta di tới thắng lợi cuối cùng, di tới chủ nghĩa xã hội và chủ

nghĩa cộng sản”).

2.3 Đường lỗi gương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã

hội cua Dang Cộng sản Việt Nam

2.3.1 Độc lập dân tộc gan liền với phong trào cách mang của giai cấp công

Độc lập dân tộc là quyền bất khả xâm phạm của một dân tộc bởi chính người dân sinh sống ở đó, có nghĩa là có chủ quyền tối cao Điều đó còn có thể hiểu là "sự không phụ thuộc" của bat kỳ dân tộc nào vào cá nhân, tập thé, xã hội, quốc gia hay

một dân tộc khác.

Như vậy, khi nói đến độc lập dân tộc là nói đến chủ quyên tối cao, nói đến "sự không phụ thuộc" của một dan tộc, vào bat kỳ một thé lực nào thì đòi hỏi trước hết, phải bảo dam cho dân tộc đó có quyên bình đăng với các dân tộc khác, cũng như quyên bình đăng phải được hiện ngay trong lòng dân tộc; bình dang có nghĩa là bình đăng về quyên lợi và nghĩa vụ, không ai có đặc quyền đặc lợi Đồng thời, với quyền bình đăng thì độc lập dân tộc chỉ có được khi thực hiện quyên tự quyết dân tộc, đó là quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị, lựa chọn con đường và mô hình phát triển độc

lập của dan tộc minh cả về chính tri, kinh tê, văn hóa, xã hội.

Tham nhuan tư tưởng về quyền bình dang, quyên tự quyết trong Cương lĩnh dân tộc của V.I.Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói về độc lập dân tộc đều diễn đạt, trién khai va phát triển những tu tưởng của Cương lĩnh Đó là, độc lập dân tộc phải thực sự bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời song xã hội Nhân dân phải có một cuộc sông âm no, tự đo, hạnh phúc Con người có điều kiện để phát triển một cách toàn diện, có điều kiện trau đồi và thực hiện năng lực làm chủ của mình Đồng thời, độc lập dân tộc đòi hỏi

phải xóa bỏ tình trạng áp bức, bóc lột, nô dịch ngay trong lòng dân tộc và của dân

tộc này với dân tộc khác cả về kinh tế, chính trị lẫn tinh thần Bên cạnh đó, sự trao đổi, hợp tác về kinh tế, văn hóa giữa các nước phải dựa trên nguyên tac tôn trọng chủ quyền của nhau, bình dang và cùng có lợi, chống bat công và chủ nghĩa so-vanh nước lớn kỳ thị dân tộc Từ tư tưởng của Cương lĩnh dân tộc, Chủ tich Hồ Chí Minh đã khái quát nên chân lý bat hủ: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

5 Trên đã dẫn, tr.263

Trang 10

Nếu hiểu độc lập dân tộc là quyền được sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc trong một đất nước độc lập, không thế lực nào có thể tự cho mình cái quyền can thiệp, cái quyền xâm phạm độc lập của các quốc gia dân tộc khác, càng không thé có quyên thực hiện sự can thiệp bằng súng đạn Quyền dân tộc, quyền con người, là van dé đầu tiên và thiêng liêng trên con đường đi tới phén vinh và hạnh phúc Không có độc lập dân tộc thì người dân của dân tộc đó không có quyên gì hết mà chỉ có thể làm nô lệ, tôi doi, tay sai cho các thế lực tư bản tham lam, hiếu chiến, tìm cách áp đặt ý muốn lợi ích của mình cho dân tộc khác Chúng ta đã và đang chứng kiến giới cầm quyên của một số nước sẵn sàng hy sinh lợi ích của dân tộc, chấp nhận sự tàn phá đất nước dé được làm tay sai thực hiện mưu đồ của các nước khác Chủ nghĩa tư bản từ khi ra đời đến nay, gắn liền và đồng hành với nó là các cuộc chiến tranh banh trướng, xâm chiếm và phân chia thuộc địa Từ bản chất của chủ nghĩa tư bản, nền độc lập, nhất là đối với các dân tộc nhỏ bé khó có thể thực hiện Đề thực hiện được quyên độc lập dân tộc chỉ có thé đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa, đó là, gan kết chặt chẽ cuộc dau ranh giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp và giải phóng con người Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã cho chúng ta hiểu rõ điều

Khi chưa có độc lập thì các dân tộc bị áp bức không thể ngồi chờ vào sự “ban ơn” của các thé lực dé quốc, thực dân mà phải đứng lên đấu tranh giành lấy Như C.Mác và Ph.Ăngghen đã nói: Dưới chủ nghĩa tư bản giai cấp công nhân không có Tổ quốc giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyển, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc để đưa dân tộc phát trién Thực té ở Việt Nam thời kỳ bị dé quốc thực dân cai tri, nhân dân ta đã từng đứng lên đấu tranh, dưới ngọn cờ của giai cấp phong kiến theo con đường quân chủ, của giai cấp tư sản theo con đường tư bản đều thất bại Điều đó chứng tỏ giai cấp quý tộc phong kiến và giai cấp tư sản Việt Nam lúc bấy giờ đều bất lực trước nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc Ngon cờ đấu tranh giành độc lập dân tộc đặt vào tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của những người cộn sản đã từng bước giành được thắng lợi vẻ vang Như vậy, cuộc cách mạng của nhân dân Việt Nam để giành lấy độc lập dân tộc đã thực sự nằm trong phạm trù cách mạng vô sản Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khăng định, muốn cứu nước và giải

phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản và

Trang 11

Người còn chỉ rõ: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được

các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên toàn thé giới khỏi ách nô le” Dat nước được giải phóng, độc lập dân tộc được thiết lập và muốn nên độc lập bền vững thì trước hết, đó là phải quan tâm chăm lo đến đời sống vật chat và tinh thần của nhân dân, làm cho nhân dân ngày càng 4m no, tự do, hạnh phuc Chu tich Hồ Chi Minh đã từng nói: Nếu mước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thi độc lập cũng chang có ý nghĩa gì Xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước

ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính là đưa nhân dân lao động

lên làm chủ, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trên thực tế, làm cho mỗi người

và cho cả dân tộc “ai cững có cơm ăn, do mặc, ai cũng được học hành” Trong tâm

thức của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thường trực ước nguyện đó, nên trước khi đi gặp cụ Các Mác, Ph.Angghen, V.I.Lênin, trong Di chúc của Người còn tiếp tục nhắc nhở Dang Cộng sản Việt Nam cần phải có kế hoạch thật tot dé phát triển kinh tế và

văn hóa, nham không ngừng nâng cao đời sông của nhán dan.

2.3.2 Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu hướng tới và cơ sở dam bao cho nên độc

lập dân tộc vững chắc

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là sứ mệnh cách mạng thế giới nhưng dé hoàn thành được sứ mệnh đó, giai cấp công nhân đứng chân trên địa bàn mỗi dân tộc, trước hết phải hoàn thành sứ mệnh dân tộc của mình Nếu không hoàn thành sứ mệnh dân tộc thì cũng không thé thực hiện được sứ mệnh giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội mang lại hạnh phúc chân chính cho con người Chính vì thế, nội dung “Liên hiệp giai cấp công nhân tất cả các dân tộc” là lời hiệu triệu dé giai cấp công nhân ở các dân tộc trên toàn thé giới phải đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau dé giai cấp công nhân ở mỗi nước hoàn thành sứ mệnh lịch sử dân tộc của mình Liên hiệp là điều kiện, tiền dé để thực hiện quyền bình dang, quyền tự quyết của mỗi dân tộc, là sự hướng tới mục tiêu chung là chủ nghĩa xã hội Vi vậy, chủ nghĩa xã hội chỉ có thé được xây dựng trên địa bàn mỗi dân tộc, tùy theo điều kiện, hoàn cảnh lịch sử mà mỗi Đảng Cộng san ở mỗi nước lựa chọn và tìm ra mô hình, con đường thích hợp dé thực hiện chủ nghĩa xã hội mang sắc thái riêng Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc riêng - mau sắc dan tộc, đó là cái chung năm trong cái riêng và thông qua cái riêng, đúng nguyên lý triết học Không có độc lập dân tộc thì cũng không thể định hình được một

mô hình chủ nghĩa xã hội phù hợp với mỗi nước và như vậy, cũng không có chủ

nghĩa xã hội Trước đây do tuyệt đối hóa cái chung nên nhận thức chưa đúng về chủ

7 Trên đã dân

Trang 12

nghĩa xã hội đã dập khuôn một mô hình chung, cứng nhắc cho tất cả các nước, mặc cho các nước có điều kiện, hoàn cảnh và điểm xuất phát rất khác nhau Do đó, chủ nghĩa xã hội không thể tách rời độc lập dân tộc, sự ton tại ban đầu của nó, trước hết mang bản sắc của mỗi dân tộc Điều này đồng chí Đỗ Mười — nguyên Tổng Bi thư của Đảng Công Sản Việt Nam đã nói rất chí lý, đại ý: cái gì chúng ta làm theo người khác déu sai, déu hỏng, cái gì ta sáng tạo theo cách của ta xuất phát từ thực tế của ta đêu thăng.

Theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, mặc dù cho đến nay vẫn còn một số vấn đề cần phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nhưng chúng ta đã hình thành nhận thức tổng quát: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam dang phan đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân lam chủ; có nên kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nên văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con nguoi CO cuộc song am no, tu do, hanh phuc, co diéu kién phat trién toan dién; cdc dân tộc trong cộng dong Việt Nam bình dang, đoàn kết, tôn trong và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân

dân, vì nhân dan do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với

các nước trên thé giới.

Mặt khác, nếu không xây dựng chủ nghĩa xã hội sẽ không giữ được sự độc lập, nếu không tự lực cánh sinh, không phát huy được nội lực của dân tộc thì công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng không thé thành công.

Như chúng ta đã biết, sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước (1975), non sông thu về một mối việc đi lên chủ nghĩa xã hội là xu hướng phát triển tất yêu, là mục tiêu định hướng cho sự phát triển của cách mạng Việt Nam Chỉ có tiếp tục thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa mới giải phóng triệt để cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động khỏi áp bức, bóc lột, đem lại Cuộc song 4m no, tu do, hanh phúc cho nhân dan và đưa nhân dân lao động trở thành chủ nhân thực sự của đất nước; để phát huy hết tiềm năng vốn có của nhân dân, của dân tộc vào công cuộc xây dựng đất nước Vì vậy, “Chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo dam vững chắc cho độc lập dân tộc”),

8 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ XI, Nxb Chính trị quốc

gia, 2021, Hà Nội, tr 65

Trang 13

Chủ nghĩa xã hội bảo đảm quyên dân tộc tự quyết, quyền lựa chọn con đường và mô hình phát triển đất nước; điều kiện bảo đảm quyên và phát huy năng lực làm chủ của nhân dân, xóa bỏ triệt để tình trạng người áp bức, bóc lột người Đồng thời,

chủ nghĩa xã hội tạo ra sự trao đôi, hợp tác kinh tế, văn hóa giữa các nước dựa trên

nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyên, bình dang và cùng có lợi, tạo tiền đề cần thiết cho sự phát triển của mỗi dân tộc Nhất là trong điều kiện toàn cầu hóa , hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay, quan điểm lập trường của giai cấp công nhân và bản lĩnh cách mạng của những người cộng sản chân chính vẫn là yếu tố quyết định tính chất các mối quan hệ dé hòa nhập mà không bị hòa tan.

3 Kết luận

Đường lối gương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam là ngọn đuốc soi đường, chỉ lối, định hướng đi tới cho cách mạng Việt Nam Ngọn cờ độc lập dân tộc do giai cấp công nhân năm hướng tới chủ nghĩa xã hội và lực lượng nòng cốt tập trung dưới ngọn cờ đó, là giai cấp công nhân

và nhân dân lao động cùng những người Việt Nam yêu nước Ngọn cờ chủ nghĩa xã

hội của giai cấp công nhân là mục tiêu hướng tới, dẫn đường cho toàn dân tộc đi tới

độc lap, tự do, 4m no, hạnh phúc Đường lỗi gương cao hai ngọn cờ, bắt nguồn từ

Cương lĩnh dân tộc của V.I.Lênin được Chủ tịch Hồ Chí Minh - lúc đó là nguyễn Ai Quốc, tiếp nhận và đưa vào phong trào yêu nước, phong trào công nhân Việt Nam tạo tiền đề cho việc hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam và đường lối của Đảng Dưới đường lối sáng suốt đó, Đảng Cộng sản Việt nam đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, giành độc lập cho dân tộc và đưa dân tộc Việt Nam phát triển theo con đường Chủ nghĩa xã hội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 C.Mác và Ph.Angghen: Toàn tập, t.4, NXB Chính trị quốc gia, Hà

Nội, 1995.

2 V.I.Lênin: Toàn tập, t.26, NXB tiến bộ Matxcova, 1985.

ce Dang Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Dai hội dai biểu toàn quốc lan thie XI, NXB Chính trị quốc gia, 2021, Hà Nội.

4 H6 Chi Minh: Toàn tap, Tập 11, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.

5 Hồ Chí Minh: Toàn tap, Tập 12, NXB Chính trị quốc gia, Ha Nội,

6 Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB.

Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2021

10

Trang 14

CƠ SỞ VIET NAM CHỌN CHỦ NGHĨA XÃ HOI VÀ KIÊN ĐỊNH MỤC TIEU ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

ThS Dương Hoài AnEmail: angiadaklak@gmail.comBộ môn chung, Trường Cao đăng Su phạm Dak Lak

Tóm tắt: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là con đường mà Nguyễn Ai Quốc (sau này là Hỗ Chí Minh), Đảng và nhân dân Việt Nam đã lựa chọn và kiên định thực hiện Đó là lựa chọn phù hợp với thực tiên dat nước, xu thé thời đại và là bài học có vai trò quyết định quan trọng góp phan làm nên những thang lợi to lớn của dat nước Vậy cơ sở nào dé Việt Nam lựa chọn chủ nghĩa xã hội và kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội? Bài viết dưới đây sẽ tập trung làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiên dé Việt Nam lựa chọn chủ nghĩa xã hội cũng như kiên định mục

tiêu độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội.

Từ khoá: Độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội, Nguyễn Ai Quốc, Hồ Chi Minh,

Đảng Cộng sản Việt Nam.

1 Cơ sở Việt Nam chọn chủ nghĩa xã hội

Thực tế tuỳ theo ý thức hệ, nhận thức và cách tiếp cận sẽ có những cách hiểu khác nhau về chủ nghĩa xã hội Song, trên nền tang lý luận của chủ nghĩa Mac-Lénin, quy luật tiến hoá của nhân loại, sự vận động của các hình thái kinh tế xã hội thì chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản, là một trong năm hình thái kinh tế xã hội và được hiểu trên ba phương diện: chủ nghĩa xã hội là một học thuyết khoa học; là một phong trào thực tiễn và là một chế độ xã hội cụ thể Như vậy, khi lựa chọn CNXH, Việt Nam xuất phát trên các cơ sở lý luận và thực tiễn sau:

Một là, cơ sở lý luận, Việt Nam căn cứ vào quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về sự phát triển lịch sử xã hội loài người thông qua quá trình vận động và phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội C Mác từng khắng định: “Tôi coi sự phát triển của những

”, Đên nay, nhân loại đã va

hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên

đang trải qua các hình thái kinh tế xã hội: cộng sản nguyên thuỷ; chiếm hữu nô lệ; phong kiến; tư bản chủ nghĩa; chủ nghĩa xã hội- xã hội cộng sản Tuy nhiên không phải quốc gia nao cũng tuân tự trải qua các hình thái kinh tế xã hội đó, tuỳ từng điều kiện cụ thể, đặc điểm mỗi quốc gia có thê trải qua hoặc không trải qua một hình thái kinh tế - xã hội nào đó Bên cạnh đó, nếu xét CNXH dưới góc độ là một chế độ xã hội thì nó sẽ thực hiện ba cuộc cách mạng giải phóng là giải phóng dân tộc; giải phóng giai cấp và giải

°C Mác và Ph Ang-ghen: Todn tap, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t 23, tr 21

Trang 15

phóng con người Từ đó giải quyết toàn diện và triệt để các vẫn đề về dân tộc, độc lập dân tộc và bình đăng dân tộc.

CNXH là hình thái kinh tế xã hội tiến bộ, ưu việt nhất, nó là chế độ xã hội mà cả nhân loại cùng muốn hướng tới xây dựng và đạt được chứ không riêng Việt Nam Bởi thế, ngay khi thành lập, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930) đã xác định hai nhiệm vu chủ yếu của cách mạng Việt Nam là /am tu sản dân quyên cách mạng và thổ địa cách mạng để di tới xã hội cộng sản, đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), Luận cương chính trị tháng 10/1930 cũng khang định làm cách mạng tư sản dân quyền và thé địa cách mạng dé tiễn thang lên chủ nghĩa xã hội Đặc biệt, khi chủ nghĩa xã hội hiện thực rơi vào khủng hoảng trầm trọng, Liên Xô sụp đồ (1991) Đảng vẫn xác định: “Lịch sử thé giới dang trai qua những bước quanh co; song, loài người cuối cùng nhất định sẽ tiễn tới chủ nghĩa xã hội vi đó là quy luật tiễn hóa của lịch str”! Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (b6 sung, phát triển năm 2011), Dang tiếp tục khẳng định: Di lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử.

Trên nền tảng lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, Việt Nam hướng tới chế độ xã hội XHCN mà ở đó “sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiễn bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bat bình đăng xã hội Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá tri tiễn bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bắt công, “cá lớn nuốt cá bé” vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm ”!! Xã hội XHCN mà chúng ta

xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công băng, văn minh theo phương châm “dân biệt, dân ban, dân làm, dân kiêm tra, dân giám sat, dân thụ hưởng”.

Hai là, cơ sở thực tiễn Đó là: thực tiễn tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc; thực tiễn đất nước và xu thế thời đại đầu thế kỷ XX.

Thực tiễn tìm đường cứu nước của Nguyễn Ai Quốc Dang Cộng sản Việt Nam ra đời gắn liền với vai trò chủ động, sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc - Người đã sáng lập, rèn luyện, lãnh đạo Đảng và đồng hành cùng hành trình giành độc lập của dân tộc Lựa chọn CNXH là cả một quá trình tìm tòi, khảo nghiệm va phát triển về tư duy, nhận thức lý luận, thực tiễn của Người trong suốt hành trình tìm đường cứu nước Điều này được

10 Dang Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Dang thời ky đổi mới (Đại hội VI, VI, VII, IX), Nxb Chính trịquốc gia Sự thật, Hà Nội, 2005, tr.314

!! Nguyễn Phú Trọng, Một số vấn dé lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường di lên chủ nghĩa xã

hội ở Việt Nam, Nxb Chính tri quôc gia Sự thật, H 2022, tr.2112

Trang 16

thé hiện ở các sự kiện tiêu biểu: 7 Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) thắng lợi, tuy chưa có điều kiện được trực tiếp đến nước Nga Xô viết cũng như chưa hiểu hết về cuộc cách mạng, song Nguyễn Ai Quốc đã có những nhận thức, suy nghĩa tích cực về cách

mạng tháng Mười, ngay trên đất Pháp, Người đã có nhiều hoạt động ủng hộ cuộc cách

mạng và nhân dân Nga Sau này, cùng với quá trình hoạt động thực tiễn, Nguyễn Ái Quốc dan hiéu và khang định chắc chắn rằng: “Trong thé giới bây giờ, chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công và thành công đến nơi Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bên ”12, 2 Nguyên Ai Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp ký tên vào Bản Yêu sách của nhân dân An Nam và trực tiếp gửi đến Hội nghị Vécxai (1919) Bản Yêu sách đề cập tới những quyền tự do dân chủ cơ bản của người dân, nhưng đã không được chính quyền Pháp chấp nhận Tuy nhiên, Yêu sách đã trở thành bản Tuyên ngôn chính trị đầu tiên của dân tộc Việt Nam nói chung, của Nguyễn Ái Quốc nói riêng Đánh dấu quá trình Nguyễn Ai Quốc bước lên vũ đài chính trị và công khai đấu tranh cho độc lập, tự do của Việt Nam Đồng thời cũng đưa Nguyễn Ái Quốc đến nhận thức muốn cứu nước, giải phóng dân tộc, phải dựa vào chính mình, không thé trông chờ vào

nước “mẹ Pháp” và chủ nghĩa Uynxơn (Wilson) cũng chi là một trò bip bom Người đã

hiểu rõ hơn về bản chất của chủ nghĩa tư bản, dé quốc Từ đó, Nguyễn Ái Quốc có thêm các cơ sở dé dứt khoát không lựa chọn đi theo chủ nghĩa tư bản 3 Nguyễn Ai Quốc doc được bản “So thảo lan thứ nhất những luận cương về van dé dân tộc và vấn dé thuộc dia” của Lénin (7/1920) Day là bước ngoặt quyết định của hành trình tìm đường cứu

nước, sự trưởng thành trong nhận thức, lý luận của Nguyễn Ai Quốc Luận cương đã chỉ

cho Người biết cần phải làm gì và làm thé nào dé tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc Từ người yêu nước, Nguyễn Ai Quốc đã đến với chủ nghĩa Lénin, xác định, lựa chọn con đường cách mạng vô sản là con đường giải phóng dân tộc Nguyễn Ai Quốc đã tìm ra con đường giải phóng dân tộc 4 Nguyễn Ai Quốc tham gia đại hội Tour của Đảng xã hội Pháp (12-1920) Tại Đại hội, Người đã phát biểu mạnh mẽ về vấn đề dân tộc và thuộc địa, về phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam, về vai trò, sự ủng hộ của Đảng xã hội, các đồng chí Pháp với sự nghiệp đấu tranh của nhân dân Việt Nam, các thuộc địa Đồng thời Người là một trong những thành viên tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, bỏ phiếu tán thành Đảng Cộng sản Pháp ra nhập Quốc tế Cộng sản Qua đó khang định dứt khoát sự tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lénin, tinh thần cách mạng tháng Mười của Nguyễn Ái Quốc và trở thành người cộng sản 5 Truc tiếp sống và làm việc tại nước Liên Xô (1923-1924) Đây là khoảng thời gian Nguyễn Ái Quốc được trực tiếp

làm việc dưới môi trường xã hội chủ nghĩa đâu tiên, thành quả của cách mạng tháng

12 Hồ Chí Minh 7oàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2011, tập 2, tr.304

Trang 17

Mười, chứng kiến nhân dân Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm chủ đất nước Thực tế đó đã giúp Nguyễn Ái Quốc có những trải nghiệm, hiểu rõ hơn về CNXH để quyết

định lựa chọn Từ đó Người chủ động, tích cực truyền bá chủ nghĩa Mac-Lénin, con

đường cách mạng vô sản, về CNXH về Việt Nam.

Như vay, cùng với quá trình khảo nghiệm, tìm tòi, lựa chọn con đường giải phóng

dân tộc, Nguyễn Ai Quốc cũng từng bước định hình, lựa chọn hình thái CNXH dé xây dựng, phát triển đất nước sau khi giành được độc lập Một sự lựa chọn gần như song

hành Một lựa chọn kép, vừa tìm được con đường giành độc lập tự do cho Tổ quốc, vừa

tìm thấy hướng đi cho đất nước sau độc lập Điều đặc biệt ấy chỉ riêng có ở Nguyễn Ái Quốc — Hồ Chí Minh.

Thực tiễn đất nưóc dau thé kỷ XX, từ nửa cuỗi thé kỷ XIX, đầu thé kỷ XX, đất nước bị thực dan Pháp xâm lược và từng bước áp đặt ach thống trị Các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp diễn ra liên tục, rộng khắp mọi miền đất nước với sự tham gia của đông đảo các giai tầng trong xã hội cùng nhiều phương pháp, hình thức đấu tranh phong phú nhưng đều thất bại, không được thực dân Pháp chấp nhận và bị đàn áp Sự thất bại của các phong trào yêu nước vừa chấm dứt vai trò sứ mệnh lịch sử của chính quyền, giai cấp phong kiến, vừa cho thấy sự hạn chế, không đủ sức lãnh đạo nhân dân dau tranh giành độc lập của giai cap tư sản Cách mạng Việt Nam lâm vào khủng hoảng, bế tắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo Bên cạnh đó, cũng xuất hiện những nhân tố mới có ảnh hưởng quyết định, mạnh mẽ đến sự nghiệp giải phóng dân tộc: các trào lưu tư tưởng dân chủ tiến bộ, nhất là chủ nghĩa Mác - Lênin; sự ra đời và trưởng thành của giai cấp công nhân; sự hoạt động mạnh mẽ của tầng lớp tiểu tư sản trí thức trong tiếp thu, truyền bá các tư tưởng mới, nhất là lý luận Mac-Lénin; đặc biệt là sự xuất hiện và hoạt động mạnh mẽ của Nguyễn Ái Quốc dé chuẩn bị các điều kiện cho sự ra đời của chính đảng cách mạng Việt Nam Thực tiễn ấy, chứng minh Việt Nam không thể quay

lại tiếp tục lựa chọn, xây dựng chế độ phong kiến; cũng không thé lựa chon chủ nghĩa

tư bản- một chế độ đang ra sức bóc lột nhân dân lao động trong nước và xâm chiếm, thống trị thuộc địa một cách tàn bạo Phải giải phóng đất nước, tìm kiến một hình thái, chế độ xã hội phù hợp là yêu cầu, đòi hỏi bức thiết cần giải quyết của cách mạng Việt

Nam lúc đó.

Xu thể thời đại Từ sau cách mạng tháng Mười Nga (1917) và cùng với sự ra đời, hoạt động của Quốc tế Cộng sản, hàng loạt các Đảng cộng sản đã được thành lập không

chỉ ở các nước thuộc địa, phụ thuộc mà ngay cả ở các nước tư bản thực dân Phong trào

dau tranh của giai cấp vô sản thé giới, của nhân dân thuộc địa đòi độc lập ngày càng phát triển mạnh mẽ Chế độ tư bản chủ nghĩa đang bộc lộ những mâu thuẫn không thê điều hoà và khủng hoảng sâu sắc Bên cạnh đó, mặc dù bị các nước tư bản dé quốc

14

Trang 18

bao vây, cô lập, nhưng Liên Xô xã hội chủ nghĩa van phát triển mạnh mẽ và bước đầu cho thay những ưu việt của chủ nghĩa xã hội so với chủ nghĩa tư bản hay chế độ phong kiến trước đó Sự phát triển lớn mạnh của Liên Xô đã hiện thực hoá lý luận Mác- Lênin về nhà nước của nhân dan lao động, về CNXH, cô vũ mạnh mẽ nhân dân các nước thuộc địa, nhân loại tiến bộ hướng tới một chế độ xã hội tốt đẹp Đồng thời mở ra một xu thế mới của thời đại - xu thé đấu tranh chống lại sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản, lật đồ ach thống trị của thực dân, dé quốc, giải phóng giai cấp lao động, giành độc lập dân tộc và hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn - CNXH - chủ nghĩa cộng sản.

Đó là những cơ sở lý luận, thực tiễn lý giải việc Việt Nam lựa chọn CNXH, một lựa chọn đúng đắn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đất nước, phù hợp tình hình, xu thế phát triển của thời đại.

2 Tại sao Việt Nam kiên định độc lập dân tộc gắn liền với CNXH

Độc lập dân tộc là quyền tự chủ, tự quyết của mỗi quốc gia trong mọi van đề đối nối, đối ngoại, các hoạt động liên quan đến vận mệnh của quốc gia trong phạm vi không gian lãnh thổ của mình Trong đó, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thé là những yếu t6 thé hiện mức độ, ban chất độc lập của các quốc gia Giá trị của độc lập dân tộc (DLDT) được định hình trong quá trình phát triển của lich sử nên giữa các quốc gia có những quan niệm khác nhau về DLDT Ngày nay, DLDT của mỗi quốc gia có sự thống nhất, dung hoà với xu thế phát triển chung của nhân loại Đối với Việt Nam, các giá trị về ĐLDT đã được định hình trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước đầy

thăng trầm của dân tộc và chúng ta kiên định đấu tranh, bảo vệ các giá tri ay Việt Nam

kiên định DLDT gan liền với CNXH bởi các lý do sau:

Thứ nhất, đây là lựa chọn của Đảng, Nguyễn Ai Quốc và nhân dân Việt Nam,

một lựa chọn phù hợp với thực tiễn đất nước, đáp ứng yêu cầu, nguyện Vọng của

nhân dân, hợp quy luật, xu hướng tiễn hoá, phát triển của nhân loại Điều này được thé hiện khá rõ trong thực tiễn cách mạng Việt Nam kê từ khi có Đảng lãnh đạo Khi đất

nước chưa giành được độc lập dân tộc thì CNXH chính là mục tiêu, đích mà chúng ta

hướng tới, khi đất nước giành được độc lập rồi thì CNXH chính là công cụ, phương tiện dé chúng ta bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và xây dựng thành công CNXH để đạt tới xã hội xã hội cộng sản Bên cạnh đó, chính sự ton tai, phat trién va vai tro không thể phủ nhận của Liên Xô những năm 20 của thể kỷ XX và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa

mà Liên Xô là người anh cả, nước tiên phong những năm 1945-1990 đã làm rõ luận

điểm này.

Thứ hai, ĐLDT và CNXH là hai nhiệm vụ xuyên suốt quá trình cách mạng,

công cuộc xây dựng, phat triên dat nước Việt Nam Hai nhiệm vu ay có quan hệ gan

Trang 19

bó hữu cơ, qua lại và bổ trợ cho nhau Trong đó, ĐLDT là cái có trước, là tiền đề chính trị dé xây dựng CNXH CNXH là mục tiêu tốt đẹp, là phương hướng tiễn lên của sự nghiệp đấu tranh giành DLDT vì CNXH luôn dé cao, ủng hộ DLDT, là chỗ dựa vững chắc cho phong trào giải phóng dân tộc Nếu CNXH xây dựng thành công sẽ là cơ sở dé bảo vệ vững chắc DLDT Điều này đã được xác định rõ trong Cương lĩnh chính tri đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng (2/1930) và Luận cương Chính trị do Trần Phú soạn thảo thông qua tại Hội nghị Trung ương Đảng (10/1930) Đúng như Nguyễn Ái Quốc sau này khẳng định: “Trong thời đại ngày nay cách mạng giải phóng dan tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toan”!> Bên cạnh đó, thực tế đất nước sau năm 1975 vẫn đòi hỏi phải thực hiện hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội và hiện nay, trong sự nghiệp đôi mới toàn diện đất nước, hội nhập quốc tế, đó vẫn là hai

nhiệm vụ trọng tâm cân thực hiện, nó hoà quyện, tác động lân nhau.

Thứ ba, đây là một nhân tô quan trọng đảm bảo thang lợi của cách mạng Việt

Nam trong mọi hoàn cảnh Trong mỗi giai đoạn, nhiệm vụ DLDT và CNXH có sự thê

hiện, yêu cầu, đòi hỏi khác nhau, song đây là hai nhiệm vụ hoà quyện vào nhau Trong quá trình Đảng có lãnh đạo đấu tranh giành độc lập dân tộc thống nhất Tổ quốc cũng như bảo vệ, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thắng lợi hay không, thì việc xác định, giải quyết đúng đắn, hợp lý nhiệm vụ ĐLDT và CNXH là một nhân tổ vó vai trò chi phối quyết định Thực tiễn lịch sử đất nước từ năm 1930 đến nay cho thấy khi nào hai nhiệm vụ ay không được giải quyết một cách hài hoà, phù hop, thì khi đó cách mạng gặp ton thất Bởi thế, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa DLDT và CNXH đã trở thành nguồn sức mạnh, là nhân tô có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam, là điều kiện đảm bảo dé xây dựng đất nước phát triển Ví như từ 19-12-1946, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc lan rộng ra cả nước Đảng đã lãnh đạo nhân dân cả nước kiên quyết kháng chiến với tinh than tha hy sinh tat cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ, vừa dé bảo vệ độc lập dân tộc, vừa nhằm bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân đã và đang xây dựng; mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội sẽ không thực hiện được Đầu năm 1950, Chủ tịch Hồ

Chí Minh bí mật đi sang Trung Quốc, sau đó sang Liên Xô thiết lập được quan hệ ngoại

giao với hai nước này và các nước dân chủ nhân dân ở Đông Nam Âu Vậy là Việt Nam gia nhập hàng ngũ các nước xã hội chủ nghĩa, phá thế bị bao vây, nhận được sự ủng hộ quan trọng, to lớn về tinh thần và vật chất của các nước xã hội chủ nghĩa để kháng chiến bao vệ độc lập dân tộc Cuộc kháng chiến giành thắng lợi, bảo vệ được độc lập dân tộc cũng có nghĩa là Việt Nam đã góp phần tham gia bảo vệ hệ thống các nước xã hội chủ

!3Hô Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, H.201 1, tập 15, tr.392

16

Trang 20

nghĩa mà Việt Nam là thành viên Việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đã góp phần quan trọng làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp nói riêng và của suốt chặng đường Đảng lãnh đạo đất nước nói chung Đất nước Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện trên mọi lĩnh vực và chưa bao giờ có cơ dé, vị thé uy tín quốc tế như hiện nay — đã minh chứng sinh động cho sự đúng đắn khi chúng ta kiên định mục tiêu ĐLDT gan voi CNXH.

Thứ tw, Đảng ngày càng nhận thức rõ hon về CNXH và con đường đi lên CNXH Đó là nhận thức lý luận về thời kỳ quá độ, về phương thức xây dựng CNXH, về mô hình CNXH Trong đó, nhận thức về mô hình chủ nghĩa xã hội được thé hién tai Cuong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ qua độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991), Việt Nam đã xác định được mô hình CNXH phù hợp với thực tiễn đất nước với 6 đặc trưng:

Do nhân dân lao động làm chủ.

Có một nên kinh tê phát triên cao dựa trên lực lượng sản xuât hiện đại và chê độcông hữu về các tư liệu sản xuât chủ yêu.

Có nên văn hoá tiên tiên, dam đà bản sac dân tộc.

Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bât công, làm theo năng lực,hưởng theo lao động, có cuộc sông âm no, tự do, hạnh phúc, có điêu kiện phát triên toàndiện cá nhân.

Các dân tộc trong nước bình đăng, đoàn kêt và giúp đỡ lân nhau cùng tiên bộ.

Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tat cả các nước trên thê giới!'.

Trong bối cảnh hệ thông các nước xã hội chủ nghĩa khủng hoảng sâu sắc mà đỉnh cao là sự sụp đô của Liên Xô, các nước Đông Âu đầu thập niên 1990 của thé ky XX, Cuong lĩnh xác định rõ rang, cu thé các đặc trưng của mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa

mà nhân dân Việt Nam xây dựng đã khẳng định bản lĩnh, trí tuệ, tầm lãnh đạo của Đảng

cũng như niềm tin, sự quyết tâm của nhân dân với Đảng, với chế độ Tiếp đó, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bồ sung, phát triển năm 2011) thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Dang lần thứ XI (2011) tiếp tục khang định rõ hơn chế độ XHCN mà Việt Nam xây dựng với 8 đặc trưng, trong đó làm rõ hơn 6 đặc trưng đã được xác định từ Cương lĩnh năm 1991 và bổ sung thêm hai đặc trưng Cụ thê:

Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công băng, văn minh;

'4 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Dang thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VII, IX), tr 315-316, Nxb.

Chính trị quôc gia Sự thật, Hà Nội, 2005

Trang 21

Do nhân dân làm chủ;

Có nên kinh tê phát triên cao dựa trên lực lượng sản xuât hiện đại và chê độ cônghữu về các tư liệu sản xuât chủ yêu; có nên văn hoá tiên tiên, đậm đà bản sắc dân tộc;

Con người có cuộc sông âm no, tự do, hạnh phúc, có điêu kiện phát triên toàn diện;

Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình dang, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển;

Có nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân,do Đảng Cộng sản lãnh đạo;

Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thê giới!Š.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bồ sung, phát triển năm 2011) một lẫn nữa khang định “đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của

nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thé phát triển của lịch sử”!9,

Đó là một trong những lý do cơ bản tạo nên sức sống của CNXH ở Việt Nam Cũng là cơ sở cho phép chúng ta tiếp tục tin tưởng, kiên định vào sự lựa chọn DLDT và CNXH, tin tưởng sự sụp đồ của Liên Xô, Đông Âu chỉ là sụp đồ của một mô hình chứ không phải sự tiêu vong của một hình thái kinh tế xã hội, của CNXH.

Tuy rang đất nước van còn nhiều khó khăn, nhất là trong xu thé hội nhập quốc tế hiện nay, đồng thời quá trình thực hiện ĐLDT gắn liền với CNXH cũng có những hạn chế nhất định Song với xuất phát điểm từ một nước vốn chìm đắm trong đêm trường nô lệ, đi lên xây dựng CNXH từ xuất phát điểm rất thấp, nhưng với thành tựu 36 năm đất nước đôi mới thì chúng ta có quyền tin tưởng, kiên định tiếp tục con đường mà cha ông, nhân dân ta đã lựa chọn Con đường ĐLDT gắn với CNXH-nhân tố quyết định thắng

lợi của cách mạng Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 C Mác va Ph Ang-ghen: Toan tap, Nxb Chinh tri quốc gia, Hà Nội, 1993,

tập 23

2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VI, VII, IX), Nxb Chính tri quéc gia Sự that, Ha Nội, 2005

!5 Dang Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Dai hội đại biểu toàn quốc lan thứ LX, tr.2425, Nxb Chính trị quốc gia

-Sự thật, H.2011

16 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ LX, tr.24, Nxb Chính trị quốc gia - Sự

thật, H.2011

18

Trang 22

3 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Dai hội đại biểu toàn quốc lan thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, H.2011

4 Hồ Chi Minh 7oàn tap, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2011, tập 2.

5 Hồ Chí Minh Toàn tap, Nxb Chính tri quốc gia Sự thật, H.2011, tập 15 6 Nguyễn Phú Trọng, Mot số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường di lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, H 2022.

Trang 23

LANH TU NGUYEN AI QUOC TIẾP THU CHỦ NGHĨA MÁC - LENIN TIM RA CON DUONG DUNG DAN CHO SU NGHIEP

DAU TRANH GIAI PHONG DAN TOC

TAS Tran Thi Thu Huong

Email: thuhuong.lsd29@gmail.com

BM Đường lỗi CM của Dang CS Việt Nam, Khoa Lý luận chính tri Tóm tắt: Dang Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp Chủ

nghĩa Mac - Lénin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam

những năm dau thé kỷ XX Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam, gan liên với quá trình tim đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc Người đã tiếp thu chủ nghĩa Mác — Lênin sau đó truyền bá vào phong trào yêu nước, phong trào công nhân ở Việt Nam, đây chính là sự kết hợp giữa cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản Bài viết này, tác giả làm rõ nội dung của sự kết hợp cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản trong quá trình Nguyễn Ái Quốc tìm

đường Cứu nước.

Từ khóa: Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc; chủ nghĩa Mác — Lênin; tiếp thu; truyén

ba; cách mạng giải phóng dân tộc; chủ nghĩa xã hội

1 Mé đầu

Trên hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc khăng định: “Muốn cứu

nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nao khác con đường cách mang vô

sản”!”, Đó là con đường Cách mang Tháng Mười Nga (1917), bởi theo Người: “Trong

thé giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa la dan chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình dang that”!® Con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản là cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc và triệt để Cuộc cách mạng đó không chỉ giải phóng giai cấp, mà gắn liền với nó là giải

phóng dân tộc, giải phóng xã hội Từ đó, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam

Nguyễn Ai Quốc - Hồ Chí Minh luôn xác định, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và là nguyên nhân dẫn đến những thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước

2 Nội dung

2.1 — Bối cảnh lich sử

” Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, tr.30.

18 Hô Chí Minh: Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quôc gia, H.2002, tr 280.

20

Trang 24

Năm 1858, thực dân Pháp nỗ súng xâm lược Việt Nam Năm 1884 do sự bất lực của triều đình nhà Nguyễn với việc ký kết hiệp định Patơnốt, Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập, có chủ quyền đã trở thành một nước thuộc địa, nửa phong kiến Với chế độ cai trị độc tài và chuyên chế của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam biến đổi toàn diện, sâu sắc Mặc dù khi triều Nguyễn ngày càng lún sâu vào vũng bùn đầu hang, từ bỏ chủ quyên quốc gia cho thực dân Pháp, nhưng với truyền thống yêu nước và tinh thần quật cường dân tộc, ngay từ đầu, đã có rất nhiều phong trào yêu nước, chống thực dân Pháp diễn ra Mục tiêu chung là bảo vệ, khôi phục nền độc lập dân tộc, chân hưng đất nước Một số phong trào nỗi bật như phong trào Can Vương, khởi nghĩa nông dân Yên Thé, rồi đến các phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy Tân theo xu hướng tư sản đầu thế kỷ XX Tuy nhiên, tất cả các phong trào yêu nước đó đều đi đến thất bại Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại của các phong trào yêu nước, song nguyên nhân chính là thiếu lực lượng lãnh đạo, chưa có hệ tương tưởng khoa học dẫn đường, chưa có lý luận và đường lối cách

mạng đúng đắn, sáng tạo và nhất là chưa có một tô chức lãnh đạo đáp ứng yêu cầu

của sự nghiệp dau tranh giải phóng dân tộc Sự thất bại của các phong trào yêu nước thé hiện sự khủng hoảng, bé tắc của các con đường cứu nước truyền thống Việt Nam trước sự chuyển biến của thời cuộc Song sự thất bại đó không hề vô ích, nó là động lực thôi thúc ý chí vươn lên sáng tạo của con người Việt Nam, đồng thời

đặt ra yêu câu cap bách phải có một ánh sáng mới soi đường, dân dat.

Lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, Nguyễn Tat Thanh rất đau xót trước cảnh lầm than, cơ cực của đồng bào mình Người sớm có ý chí đánh đuôi thực dân Pháp, giải phóng dân tộc Với với lòng yêu nước sâu sắc, lại được tiếp xúc với các văn thân, sĩ phu yêu nước và phong trào đấu tranh chống chế độ thực dân, cảm nhận những tư tưởng tiễn bộ của nhân loại về “tự do, bình đăng, bác ái” được truyền đến Việt Nam, với tầm nhìn chiến lược và phương pháp tư duy sáng tạo Nguyễn Ai Quốc - Hồ Chí Minh đã sớm hình thành ý chí cứu nước, cứu đồng bào Người nhận thay những bat cập và bề tắc của con đường cứu nước của thé hệ cha anh đang tiến hành và yêu cầu bức bách đối với dân tộc là phải tìm kiếm con đường cách mạng

mới và Người đã đảm đương trọng trách đó.

Làm thế nào đề giải phóng được dân tộc và mang lại cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân? Có con đường nào khác so với con đường cứu nước của các vị tiền bối không? Sang phương Tây hay tiếp tục tìm kiếm con đường cứu nước ở phương

Đông? Đây chính là những câu hỏi luôn ngự trị và thôi thúc trong tâm trí Người.

Người đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước, bởi trong Người đang nung nau một

Trang 25

quyết tâm cháy bỏng: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đây là tat cả những điều tôi hiểu”!

Ngày 5/6/1911, trên con tàu Amiral Latouche Tréville, từ cảng Sài Gòn, Nguyễn

Tất Thành đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước Vào thời điểm đó, không ai biết răng vận mệnh của dân tộc Việt Nam đã gắn liền với quyết định ra đi của một con người mà lịch sử đã chứng tỏ là sáng suốt, phi thường ấy.

Với một sự nhạy cảm đặc biệt, Nguyễn Tất Thành không di sang nước Nhat, không tìm về châu Á mà Người sang nước Pháp, đến tận nơi nước đang cai trị mình, đến tận châu Âu, nơi đang có sự phát triển vượt bậc về kinh tế, về văn hóa, về chính trị dé tìm hiểu xem người ta làm như thé nào rồi trở về cứu giúp đồng bao Người ra đi, hành trang chỉ là lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, quyết tâm tìm con đường

cứu nước, cứu dân.

Sau thời gian ở Pháp, Nguyễn Tat Thành tiếp tục cuộc hành trình đi qua nhiều châu lục khác Suốt chặng đường bôn ba, cuộc sống day gian khổ nhưng không làm Người chùn bước, trái lại, càng tôi luyện, hun đúc lòng yêu nước nồng nàn với mục tiêu giải phóng dân tộc kiên định Người tranh thủ mọi thời cơ để học hỏi, nghiên cứu các học thuyết cách mạng, hòa mình vào thực tiễn đấu tranh của giai cấp công

nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản và thuộc địa.

Chính chủ nghĩa yêu nước cùng với những năm tháng tìm tòi không mệt mỏi về lý luận và hoạt động trong phong trào công nhân quốc tế, người thanh niên Việt Nam Nguyễn Tat Thành đã đến với chủ nghĩa Mac-Lénin, trở thành nhà hoạt động quốc

tế xuất sắc Nguyễn Ái Quốc Sớm nhận thức được xu thế phát triển tất yếu của lịch

sử và tính chất của thời đại mới mà Cách mạng tháng Mười mở ra, Người đã khám

phá ra chân lý “Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được

các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.

Năm 1917, Nguyễn Ai Quốc trở về Pháp, sống ở Paris, tham gia những hoạt động

của Đảng xã hội Pháp, tham gia trong hoạt động của những người yêu nước Việt

Nam tại Pháp và đặc biệt, khi tiếp cận được với Luận cương của Lé-nin về vẫn đề dân tộc và thuộc địa thì Người tìm ra con đường cứu nước đúng đắn Luận cương của Lê-nin đã chỉ ra những điều mà Người đang tìm, tức là chỉ có chủ nghĩa xã hội,

chỉ có cách mạng vô sản mới là con đường giải phóng chúng ta.

'9 Hộ Chi Minh, Biên niên tiểu sử, Nxb Chính trị quốc gia, H 2006, tập 1, tr.112

22

Trang 26

2.2 Lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc tiếp thu chủ nghĩa Mác Lê Nin, tim ra con

đường cứu nước dung dan

Khi ra nước ngoai, đến nước Pháp, nước Mỹ, nước Anh và nhiều nước khác nữa, Người sống và lao động cùng những người công nhân, những người lao động nghèo và tìm thấy ở đó những điểm tương đồng với hoàn cảnh của người dân Việt Nam Người trở lại Pháp tham gia các hoạt động chính trị Đầu năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp, vì theo Người, đây là tổ chức duy nhất theo đuôi lý tưởng cao quý: “Tự do - Bình đăng - Bác ái”.

Sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, ngày 18/6/1919, đại biểu các nước đề quốc tham chiến họp Hội nghị ở Vécxây (Pháp) Thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Tất Thành cùng Phan Châu Trinh, Phan Văn

Trường thảo ra bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” gửi tới Hội nghị Vécxây (ký

tên Nguyễn Ai Quốc) Đồng thời, Người tích cực hoạt động trong phong trào công

nhân, nhân dân lao động nghèo khô khắp đường phố Pari, đặc biệt là các hoạt động

kêu gọi nhân dân Pháp ủng hộ cuộc cách mạng của nước Nga Xô Viết chống lại cuộc bao vây của các nước dé quốc như: rải truyền đơn, tuyên truyền vận động nhân dân Pháp quyên góp tiền ủng hộ nước Nga Xô Viết Ngày 11/2/1920, Nguyễn Ái Quốc thuyết trình dé tài “Chu nghĩa cộng sản ở Châu A và van đề ruộng công điền ở Trung Quốc và Việt Nam” tại Hội nghị những người thanh niên Cộng sản Quận 2 (Pa-ri) Đến ngày 27/3/1920, Người nói chuyện với thanh niên ở quận này về chủ nghĩa xã

Những hoạt động của Nguyễn Ai Quốc chứng tỏ nhận thức chính trị của Người đã có bước phát triển mạnh mẽ, hướng gần đến Cách mạng Tháng Mười Nga và chủ

nghĩa Mác - Lénin Người liên tục theo dõi các sự kiện chính trị xã hội trên các báora hàng ngày Ngày 16 và 17/7/1920, báo Nhân đạo (L’Humanite) cua Dang Xã hội

Pháp đăng toàn văn “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và van đề thuộc địa” của Lênin Người đọc, nghiên cứu bản Luận cương và Người đã tìm thấy ở đó con đường giải phóng dân tộc Người đã thốt lên: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng

chúng ta!”

20 Hồ Chí Minh - Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995, t.10, tr.127

Trang 27

Luận cương của Lênin đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc những vấn đề cơ bản nhất về con đường giành độc lập cho dân tộc, tự do cho đồng bào - điều mà chính Người đang tìm kiếm:

+ Tư tưởng về quyền bình đăng giữa các dân tộc trong Sơ thảo luận cương của Lénin làm nền tảng hình thành chân lý bat hủ “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

+ Tư tưởng về giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trong Sơ thảo luận cương của Lénin làm tiền đề dé Chủ tịch Hồ Chí Minh hoàn thiện lý luận về con đường cứu nước 12 luận điểm trong Sơ thảo luận cương của V.I.Lênin đã giải quyết các vẫn đề về dân tộc và thuộc địa của cách mạng vô sản như: phân biệt lợi ích của các giai cấp bi áp bức, bóc lột với lợi ich của giai cấp thống tri; phân biệt quyền lợi của dân tộc bị áp bức với quyên lợi của các lực lượng đi áp bức; gan kết phong trào công nhân với phong trào giải phóng dân tộc, gan kết phong trào dân tộc với cách mạng thé giới; tư tưởng về giải phóng dân tộc khỏi nô dịch, xâm lược của các dân tộc, thuộc

địa, phụ thuộc.

Từ đây, Nguyễn Ái Quốc viết nhiều tác phẩm về Lénin và Cách mạng Tháng Mười Nga, ca ngợi thiên tài và tắm gương đạo đức cách mạng cao cả của Lênin Người đã cùng các đồng chí của mình trong Đảng Xã hội Pháp bỏ phiếu tán thành Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản), trở thành một trong những người sáng lập Đảng

Cộng sản Pháp.

Tại các diễn đàn quốc tế: Đại hội I Quốc tế Nông dân (tháng 10/1923), Đại hội V Quốc tế Cộng sản (tháng 7/1924), Đại hội III Quốc tế Công hội đỏ (tháng 7/1924) Nguyễn Ái Quốc đã nói lên tiếng nói của nhân dân thuộc địa, bảo vệ luận điểm đúng dan của Lénin về van đề dân tộc va van dé thuộc địa, tuyên truyền những tư tưởng

cách mạng trên lập trường macxit.

Cuối năm 1923, đầu năm 1924, Nguyễn Ai Quốc bí mật đến Liên Xô Ngay sau khi Lênin từ trần, Nguyễn Ái Quốc đã viết bài: Lênin và các dân tộc thuộc địa đăng trên báo Sự thật, số ra ngày 27/1/1924, với những dòng vô cùng xúc động: Khi còn sống, Người là cha, thầy học, đồng chí và cô van của chúng ta Ngày nay, Người là

ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội.

Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu và phát trién một cách sáng tạo những tư tưởng cách

mang của Lénin, xúc tiễn hàng loạt các hoạt động nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác

-Lênin vào Việt Nam, đưa phong trào công nhân chuyền dan từ trình độ tự phát lên tự giác, đưa phong trào yêu nước chuyền dần sang lập trường cộng sản Các tác phẩm

24

Trang 28

của Nguyễn Ái Quốc như Bản án chế độ thực dân Pháp (năm 1925), Đường Kách Mệnh (năm 1927), các tờ báo do Người sáng lập như: báo Người Cùng Khổ - Le Paria (năm 1922), báo Thanh Niên (tháng 6/1925) và nhiều bài báo Người viết về Lénin, về Cách mang Tháng Mười Nga, về giai cap công nhân là những tải liệu đầu tiên truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam Những tài liệu này đã có tác dụng vạch trần bộ mặt áp bức, bóc lột tàn bạo của bọn thực dân Pháp và phong kiến tay sai, thức tỉnh lòng yêu nước của người dân Việt Nam, chỉ ra xu thế tất yếu của

dân tộc và thời đại, đó là con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, “chỉ có chủnghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những

người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.

Con đường Nguyễn Ái Quốc đến với Luận cương của Lênin hoàn toàn không phải ngẫu nhiên, đó là hành động đáp ứng nhu cầu của lịch sử dân tộc và xu thế thời đại, một tất yếu lịch sử Luận cương của Lénin đã mở ra con đường đưa Nguyễn Ái Quốc đến với Chủ nghĩa Mác - Lénin và chính Luận cương của Lénin đã tạo ra bước ngoặt căn bản về chất trong sự phát triển nhận thức, tư tưởng và lập trường chính tri của Nguyễn Ái Quốc: từ chủ nghĩa yêu nước đến Chủ nghĩa Mác - Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước trở thành người cộng sản Người khang định “Chủ nghĩa Lénin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “câm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản” Cũng từ đây, trong tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc đã hình thành rõ nét hơn về con đường kết hợp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, một con đường hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với quy luật của thời đại, phù

hợp với thực tiên, với mong muôn của nhân dân Việt Nam.

Das Con dường cách mang giải phóng dân tộc theo chủ nghĩa Mac —

Lénin mà lãnh tu Nguyễn Ai Quốc đã lựa chọn

Luận cương của V.I Lénin đã tác động mạnh mẽ tạo ra sự biến đổi mang tính chất bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm, quan điểm, lập trường cách mạng của Nguyễn Ai Quốc, giúp Người tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc là con đường cách mạng vô sản - được coi là con đường duy nhất đúng của cách mạng Việt Nam Người chuyền từ lập trường yêu nước sang lập trường vô sản.

Thứ nhất, Người đã xác định rõ kẻ thù của giai cấp, của dân tộc và phải chia

ngọn cờ cách mạng vào đúng kẻ thù.

Trang 29

Nhận thức về bản chất chế độ tư bản chủ nghĩa, Lénin viết: “Chế độ dân chủ tư sản, do ban chất của nó, vốn có cái lối đặt van đề một cách trừu tượng hoặc hình thức về quyền bình dang nói chung, trong đó bao gồm cả quyên dân tộc bình dang Nap dưới quyền bình đẳng của cá nhân nói chung, chế độ dân chủ tư sản tuyên bố quyền bình đăng hình thức hoặc quyền bình đăng trên pháp luật giữa kẻ hữu sản và người vô sản, giữa kẻ bóc lột và người bị bóc lột; do đó, làm cho những giai cấp bị áp bức bị lừa dối một cách ghê gớm” (4) Nội dung của Luận cương Lênin đã đánh giá đúng tình hình lịch sử cụ thể; phải phân biệt rõ rệt lợi ích giai cấp của những người lao động, những người bị bóc lột, làm sáng tỏ bức tranh của chế độ tư bản chủ nghĩa.

Chính giai cấp tư sản áp bức, bóc lột nhân dân lao động chính quốc, đồng thời đô hộ

đàn áp các nước thuộc địa Về kẻ thù của cách mạng Việt Nam được Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt năm 1930, đó là: thực dân Pháp và bọn phong kiến Đồng thời, phân tích rõ mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc dé lôi kéo, đoàn kết tập trung mọi lực lượng tiễn hành cách mạng, nhưng vẫn

đảm bảo quyên lợi của giai cap vô sản, nhân dân lao động.

Thứ hai, Sơ thảo Luận cương của Lénin chỉ rõ cho Nguyễn Ai Quốc thay động

lực to lớn và lực lượng chính của cách mang đó là giai cap công nhân và nông dân.

Từ ý chí tìm lại độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, từ thực tiễn hoạt động

cách mạng, thấy được sức mạnh to lớn của nhân dân trong các cuộc đấu tranh nhất

là cuộc cách mạng tháng Mười Nga, lại được lý luận chủ nghĩa Mác - Lénin soi

đường, Nguyễn Ái Quốc đã xác định động lực của cách mạng Việt Nam là giai cấp công nhân và nông dân: “công nông là gốc cách mệnh; còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông: 3 hạng ấy

chỉ là bau ban cách mệnh của công nông thôi”?!

Thứ ba, Nguyễn Ai Quốc đã tìm thay hướng đi của cách mạng giải phóng dân

tộc ở các nước thuộc địa mà So thảo Luận cương của Lénin đã vạch ra, đó là: Con

đường cách mạng vô sản, giải phóng dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng con người Chánh cương vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ai Quốc soạn thảo, đã thé hiện rõ con đường giải phóng và phát triển của dân tộc Việt Nam là “làm tư sản dan quyền cách mạng và thé địa cách mạng” (tức

cách mạng dân tộc dân chủ), “thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và người cày có

ruộng” dé đi tới xã hội cộng sản”?? Có thé thấy, trong Chánh cương van tắt,

? Hồ Chí Minh (2011), 7oàn tap, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.288.

2 Đảng Cộng sản Việt Nam(2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội, tr.2

26

Trang 30

Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện 3 cuộc giải phóng cách mạng vô sản ở một nước thuộc địa như nước ta là: giải phóng dân tộc phải tiễn hành trước tiên, tạo tiền đề giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội Nói một cách khác, giải phóng, giành độc lập dân tộc là bước đi đầu tiên của cuộc cách mạng vô sản ở thuộc địa ở Việt Nam Sau này Người viết: “Luận cương của Lénin đã làm cho tôi rất cảm động, phan khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quan chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đày đọa và đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lénin, tin theo Quốc tế ba”.

Thứ tu, So thảo Luận cương của Lénin đã chỉ ra tâm quan trọng của cách mạngthuộc địa, môi quan hệ và đặc điêm giữa cách mạng chính quôc với các nước thuộcđịa.

Nguyễn Ai Quốc khẳng định rang cách mạng ở thuộc địa có thé giành thang lợi trước ở chính quốc Cơ sở của quan điểm này xuất phát từ nhận thức sâu sắc bản chất của chủ nghĩa đế quốc của Nguyễn Ái Quốc Người viết: “chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa Nên muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi còn lại kia vẫn tiếp tục hút mau của giai cấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục song và cái vòi bi cắt đứt lại sẽ mọc ra’4, Khang định mối quan hệ gắn bó giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc và vai trò quan trọng của cách mạng ở thuộc địa, Người chỉ rõ: Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gan chat voi van ménh cua giai cap bi áp bức ở thuộc dia “An Nam dân tộc cach mệnh thành công thì tư bản Pháp yếu, tư bản Pháp yếu thì công nông Pháp làm giai cấp cách mệnh cũng dé” 25

Lénin là người đã phát hiện ra vai trò to lớn của cách mạng thuộc địa và Nguyễn

Ái Quốc tiếp nhận một cách sâu sắc Tai Đại hội lần thứ I của Quốc tế III, Nguyễn

Ái Quốc đã kêu gọi vô sản các nước đoàn kết lại Trong Chính cương văn tắt, Sách lược van tắt của Dang năm 1930, Nguyễn Ai Quốc viết: “Phải thực hành liên lạc với

các dân tộc bị áp bức và giai cap vô sản thê giới, nhât là vô sản Pháp””5.

?3 Hồ Chí Minh (2011), Toàn ráp, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.289.? Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.30?' H6 Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 28726 Hồ Chí Minh (2011), 7oàn tap, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Ha Nội, tr.30.

Trang 31

Có thể khăng định, Luận cương của Lênin đã mở ra con đường đưa Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin Do nhu cầu của cách mạng, Người càng ra sức tìm hiểu và thấu suốt được tinh túy của chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dung sáng tạo vào điều kiện cụ thé của Việt Nam nhằm giải quyết những van dé mà thực tiễn cách mạng

Việt Nam đặt ra Như vậy, hoàn toàn có cơ sở dé khang dinh rang, chinh Luan cuong

của Lénin đã tạo ra bước ngoặt căn ban về chat trong sự phat triển nhận thức, tu tưởng và lập trường chính trị của Nguyễn Ái Quốc: từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước trở thành nggIời cộng sản Qua Luận cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy ở đó con đường

chân chính cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc, đó là con đường cách mạng vô

sản Chính Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, 40 năm sau nhìn lại sự kiện này, đã viết:

“Riêng về cá nhân tôi, từ lúc đầu nhờ được học tập truyền thống cách mạng oanh liệt và

được rèn luyện trong thực tế đấu tranh anh dũng của công nhân và của Đảng Cộng sản Pháp, mà tôi đã tìm thấy chân lý chủ nghĩa Mác - Lênin, đã từ một người yêu nước tiễn

bộ thành một chiên sĩ xã hội chủ nghĩa”?

3 Kết luận

Nhu vậy, lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc — Hồ Chi Minh đã gắn con đường phát triển của dân tộc Việt Nam với xu thế thời đại, theo quy luật khách quan của lịch sử Độc lập dân tộc phải đi đôi với tự do và hạnh phúc của nhân dân và gắn liền với chủ nghĩa xã hội Độc lập dân tộc và CNXH là chính là tư tưởng lớn, xuyên suốt trong hành trình tìm

đường cứu nước và lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Người Nhờ kiên định mục tiêu

độc lập dân tộc và CNXH mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo nhân dân ta giành độc lập, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, từng bước xây dựng đất nước

ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, xứng đáng với mong ước của Người khi sinhthời

27 Hồ Chí Minh (2011), 7oàn tap, tập 1 2, Nxb Chính trị quốc gia, tr.740.

28

Trang 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Dang Cộng sản Việt Nam (2002), ăn kiện Đảng toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

._ Hồ Chí Minh (2006), Biên niên tiểu sử, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2011), Toàn tap, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Hồ Chí Minh (2011), Toản tap, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Trang 33

NOI DUNG LAP DAN TỘC GAN LIEN VỚI CHỦ NGHĨA XA HỘI TRONG

CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRI THANG 2 - 1930

TS Duong Thi Kim Hué

Email: duongthikimhue@tuaf.edu.vn

Khoa co ban, Truong Dai hoc Nong Lam - Dai hoc Thai Nguyén.

Tóm tat: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội la con đường giải phóng dân tộc và phát triển dân tộc mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Đảng Cộng sản

Việt Nam và nhân dân Việt Nam đã lựa chọn Nội dung đó bao trùm lên toàn bộ

đường lỗi cách mạng của Đảng mà Cương lĩnh chính trị tháng 2 — 1930 chính là văn kiện dau tiên đã xác lập Cương lĩnh chính trị đâu tiên của Đảng cũng chuẩn bị những điều kiện đảm bảo cho sự lựa chọn đó đi đến thành công Bài viết này tập trung làm rõ nội dung độc lập dán tộc gan liền với chủ nghĩa xã hội được thể hiện sâu sắc trong văn kiện dau tiên của Dang — Cương lĩnh chính trị tháng 2 — 1930 và giá trị của Cương lĩnh đối với cách mạng Việt Nam.

Từ khoá: Độc lập dan tộc; chủ nghĩa xã hội, Cương lĩnh chính tri tháng 2 -1930.

1 Đặt vấn đề

Độc lập dân tộc gan liền với chủ nghĩa xã hội là nội dung nỗi bật, xuyên suốt và chủ đạo trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như trong đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam Đó là hệ giá trị vô giá, là lẽ sống của toàn Đảng và toàn thể nhân dân ta Trải qua 92 năm hoạt động, Đảng ta vẫn kiên

trì và nhất quán với sự lựa chọn ay Trong bai “Mot số van dé ly luận và thực tiễn

về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, đồng chí Nguyễn Phú Trọng — Tổng Bi thư Ban Chấp hành Trung ương Dang Cộng sản Việt Nam nhắn mạnh: “Độc lập dân tộc gan liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh”?% Nhận định của đồng chí Tổng bí thư đồng thời cũng là sự phản ánh trọn vẹn mong muốn chính đáng của toàn thể dân tộc Việt Nam trong suốt tiến trình cách mạng dưới sự lãnh đạo của Dang.

Cương lĩnh chính trị tháng 2 - 1930 là văn kiện đánh dấu những nhận thức đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam về con đường gắn độc lập dân tộc với chủ

nghĩa xã hội Những lý luận cơ bản ban đâu được nêu trong văn kiện này là nên

?#Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam: số 725-CV/VPTW ngày 17/5/2021: Bài viết của dong

chí Tông bí thư Nguyên Phú Trọng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.30

Trang 34

tảng vững chắc dé Dang từng bước bồ sung, phát triển và dần hoàn thiện hệ thông

lý luận VỀ Sự gan két giữa độc lập dân tộc với chu nghĩa xã hội ở Việt Nam, cơ sở

cho việc hoạch định chủ trương, đường lối và các kế hoạch phát triển của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay.

2 Cương lĩnh chính trị thang 2 - 1930 xác lap con đường độc lập dân

tộc gan với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Cương lĩnh chính tri tháng 2 -1930 được thông qua tại Hội nghị thành lập

Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp soạn thảo Cương lĩnh đã xác định được những vấn đề hết sức cơ bản của cách mạng Việt Nam, vừa thé hiện con đường chiến lược, vừa giải quyết những van đề trước mắt của cách mạng Trong Cương lĩnh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định rõ mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam là “làm tư sản dân quyền cách mạng và thé địa cách mạng dé đi tới xã hội cộng sản””? Nội dung này đã chỉ rõ tính chất và phương hướng phát triển của cách mạng Việt Nam lúc đó — một nước thuộc địa nửa phong kiến, là tiến hành đấu tranh giành độc lập dân tộc và thực hiện người cày có ruộng, từng bước tiễn lên xây dựng chủ nghĩa xã hội; gan giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, giải phóng con người Đó chính là con đường gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội dé đi tới xã hội cộng sản Sự lựa chọn đó của Đảng Cộng sản Việt Nam là phù hợp với thực tiễn cách mạng và cũng là khát vọng của toàn thé nhân dân Việt Nam, phù hợp với quy luật phát triển của thời đại Có thé thay, trong bối cảnh hội nghị thành lập Đảng diễn ra với sự theo dõi gắt gao của chủ nghĩa dé

quốc, các văn kiện được thông qua tại Hội nghị là “văn tắt”, ngắn gọn, nhưng Cương

lĩnh chính trị đầu tiên đã khang định rõ ràng và dứt khoát con đường để giải phóng dân tộc và phát triển dân tộc của Việt Nam Lựa chọn độc lập dân tộc gan liền với chủ nghĩa xã hội cũng là kết tinh trí tuệ và bản lĩnh của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc —

Hô Chí Minh, là công hiên vĩ đại của Người đôi với cách mạng dân tộc.

Nói Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã xác định con đường độc lập dân tộc găn với chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn đúng đắn bởi nội dung đó phù hợp với lý luận của chủ nghĩa Mác — Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh về sự vận động, phát triển của cách mạng; đồng thời phù hợp với thực tiễn tình hình Việt Nam lúc đó Cụ thể:

Về lý luận: Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác- Lênin đã chỉ ra tính tất yếu sự thay thé hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa bằng hình thái

® Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà N6i.1998, t.2, tr.2.

Trang 35

kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, đó là quá trình lịch sử - tự nhiên Sự thay thế này được thực hiện thông qua cách mạng xã hội chủ nghĩa xuất phát từ hai tiền đề vật chất quan trọng là sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự trưởng thành của giai cấp công nhân Lý luận của chủ nghĩa Mác — Lénin cũng nêu rõ quan điểm rằng cách mạng của giai cấp công nhân phát triển không ngừng nhưng phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trong phạm vi một nước cũng như toàn thế giới Mỗi giai đoạn có những yêu cầu

và nhiệm vụ cụ thể tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển tiếp theo Tư tưởng đó thể hiện

tính giai đoạn và tính liên tục của sự phát triển cách mạng C.Mác từng nói: “chủ nghĩa xã hội này là lời tuyên bố cách mạng không ngừng”.

Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác — Lénin về sự phát triển tất yếu của xã hội loài người, Hồ Chí Minh đã tiếp thu, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam và đưa ra quan điểm: tiễn lên chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yêu ở Việt

Nam sau khi nước nhà đã giành độc lập theo con đường cách mạng vô sản Mục tiêu

giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản mà Hồ Chí Minh hướng tới là nước nhà được độc lập, nhân dân được hưởng cuộc song 4m no, tu do, hanh phuc Ngay từ dau những năm 20 của thé ky XX, khi đã tin theo lý luận của chủ nghĩa cộng sản, Hồ Chí Minh đã khăng định: “chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được dân

tộc bi áp bức” và “chi có cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không

phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đăng, bác ái, đoàn kết, 4m no trên quả

dat, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niêm vui, hoà bình, hạnh phúc””°.

Về thực tiễn tình hình Việt Nam: Ngay sau khi thực dân Pháp nỗ súng xâm lược

và áp đặt chính sách cai trị, khai thác Việt Nam, các phong trào yêu nước của nhân

dân Việt Nam đã diễn ra rộng khắp, mạnh mẽ, theo nhiều cách thức khác nhau Các

cuộc nổi dậy, phong trào yêu nước theo lập trường phong kiến, dân chủ tư sản hay tiêu tư sản đều hướng tới mục tiêu giành độc lập cho dân tộc nhưng đã mắc phải nhiều sai lầm trong việc xác định đường lối, mục tiêu, con đường phát triển và phương pháp dau tranh và lần lượt bị thất bại Sự thất bại đó đặt ra yêu cầu đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam lúc này là cần có con đường mới, hệ tư tưởng mới để giải quyết đồng thời cả van đề giải phóng dân tộc và phát triển dân tộc, đúng với mong muốn

nguyện vọng của nhân dân Trong bối cảnh đó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với khát vọng

cứu nước, cứu dân và nhãn quan chính tri mang tầm thời đại, đã tìm thấy và lựa chọn

con đường cách mạng vô sản cho dân tộc Việt Nam Chỉ có xu hướng yêu nước theolập trường của giai cap vô san, gan độc lập dân tộc với đi lên chủ nghĩa xã hội là giải

30 Hồ Chí Minh: Toàn tap, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t 1, tr.496

32

Trang 36

quyết được yêu cầu bức thiết của việc giải phóng dân tộc gắn với phát triển dân tộc mà ở đó lợi ích dân tộc gắn liền với lợi ích nhân dân Sự phù hợp của con đường cách mạng vô sản với thực tiễn cách mạng Việt Nam đã thé hiện rõ khi chỉ trong một thời gian ngắn, với vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc trong các hoạt động truyền bá cách mạng vô sản về Việt Nam, hệ thống lý luận ay da dugc don nhan nhanh chong, gay ảnh hưởng sâu rộng và lam chuyền bién mạnh mẽ phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản, thúc đây phong trào công nhân Việt Nam phát triển lên trình độ tự giác Sự ra đời liên tiếp của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam vào năm 1929 là minh chứng rõ nét đầu tiên, cho thấy sự thích nghi, phù hợp của con đường cách mạng vô sản ở Việt Nam, thúc day quá trình đưa đến sự thành lập Dang Cộng sản Việt Nam diễn ra

sau đó.

3 Cương lĩnh chính trị tháng 2 - 1930 chuẩn bị những điều kiện đảm bảo cho sự thắng lợi của con đường độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội ở Việt

Là văn kiện đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh chính trị thắng 2 — 1930 không những xác lập con đường độc lập dân tộc gan liền với chủ nghĩa xã hội mà còn chuẩn bị những điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho sự lựa chọn đó đi đến thắng lợi Điều này được thẻ hiện rõ qua những nội dung cơ bản nêu trong Cương lĩnh và được Đảng từng

bước bô sung, hoàn chỉnh ở các giai đoạn sau.

Thứ nhất, Cương lĩnh chính tri thang 2— 1930 xác định độc lập dan tộc là điều kiện tiên quyết dé đi tới chủ nghĩa xã hội Điều này được thê hiện rõ trong nội dung nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam được nêu trong Văn kiện, đó là “đánh đồ dé quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến”, “làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập 31 Việc xác định giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu như vậy đã phản ánh đúng mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến, đáp ứng đúng yêu cầu bức thiết của cách mạng nước ta lúc đó là đánh đuổi dé quốc xâm lược dé giành độc lập cho dân

tộc — tiền đề đi tới chủ nghĩa xã hội Chủ trương này tiếp tục được khẳng định trong các văn

kiện của Dang sau đó và được phat triển thêm một bước tại Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5 - 1941), với sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc Hội nghị chỉ rõ: “Trong lúc

này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do

cho toàn thé dân tộc, thì chăng những toàn thé quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa

trâu, mà quyên lợi của bộ phận, giai cap đên vạn năm cũng không đòi lại được Đó là nhiệm

3! Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, sdd, t.2, tr.2

Trang 37

vụ của Dang ta trong van dé dân tộc 22.Đường lỗi giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc của Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5 - 1941) đã tạo nên sức mạnh dé hiệu triệu toàn dan đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng, tiễn hành công cuộc dau tranh giành chính quyên thắng lợi, đưa đến thành quả vĩ đại của cả dân tộc là sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng

hoà ngày 2 - 9 - 1945.

Chủ trương nhắn mạnh van dé dân tộc và giải phóng dân tộc trong mỗi quan hệ với van đề giai cấp là một sự sáng tạo vô cùng lớn của Dang ta trên cơ sở tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mac - Lénin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam; là sự đóng góp quan trọng của lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc vào lý luận độc lập dân tộc gan với cách mang vô sản Nếu như sự phân hoá giai cap đã trở nên rõ rệt và đối kháng giai cấp từ sự phân hoá ấy là sâu sắc và gay gắt ở phương Tây trong nén sản xuất tư bản chủ nghĩa, thì ở phương Đông trong đó có Việt Nam lại không như vậy Nguyễn Ai Quốc chi rõ, ở phương Đông và Việt Nam, đặc trưng nỗi bật và đòi hỏi bức xúc lúc đó là van đề giải phóng dân tộc, giải quyết mâu thuẫn dân tộc với chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân xâm lược dé giành độc lập, xoá bỏ tình trạng thuộc địa và phụ thuộc Từ quan điểm này sẽ thay được tại sao Nguyễn Ai Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương lực lượng tiễn hành cách mạng phải là lực lượng toàn dân Giải quyết thành công mối quan hệ van đề giải phóng dân tộc với van đề giải phóng giai cấp đã dé lại bài học sâu sắc về việc giải quyết hài hoà lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp trong giai đoạn cách mạng

xã hội chủ nghĩa hiện nay.

Thứ hai, Cương lĩnh chính trị thang 2 - 1930 chủ trương tập hop lực lượng

cách mạng đông đảo cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc Ngay sau khi phân tích tình hình xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp và chỉ ra mâu thuẫn cơ bản nhất, Cương lĩnh đã phân tích cụ thể thái độ chính trị của từng giai cấp, tầng lớp xã hội Từ sự phân tích đó, Cương lĩnh chính trị chủ trương tập hợp lực lượng cơ bản là công nhân và nông dân, trong đó giai cấp công nhân lãnh đạo, đồng thời đoàn kết tất cả các giai cấp, các lực lượng tiễn bộ yêu nước dé tập trung chống dé quốc và tay sai, qua đó cô lập tôi đa lực lượng của kẻ thù Đây cũng chính là cơ sở của chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc mà Đảng Cộng sản Việt Nam

không ngừng xây dựng và củng cố trong suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng Khối

đại đoàn kết toàn dân tộc chính là sức mạnh vô dich dé mang lại những thắng lợi vẻ vang của cuộc đấu tranh giành độc lập cũng như trong sự nghiệp xây dựng và

bảo vệ Tô quôc xã hội chủ nghĩa hiện nay.

3 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, sdad, t.7, tr.1 13

34

Trang 38

Chủ trương tập hợp lực lượng rộng rãi là một sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề lực lượng cách mạng Chính thực tiễn xã hội phương Đông và Việt Nam với tinh thần cộng đồng và truyền thống đoàn kết, gắn bó chặt chẽ đã cho thấy sự tương đồng và gần gũi với bản chất của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản Có thể coi điều này như một luận cứ dé cung cô thêm về sự lựa chọn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mà Cương lĩnh tháng 2 — 1930 đã xác định Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay là sự nghiệp cách mạng vẻ vang nhưng cũng nhiều gian khó - đặc điểm đã được chứng minh về cả lý luận và thực tiễn Đó là “cả một sự nghiệp sáng tạo vĩ đại, đầy thử thách, khó khăn, một sự nghiệp tự giác, liên tục, hướng đích lâu dài, không thê nóng vội Vì vậy, bên cạnh việc xác định chủ trương, đường lối đúng, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, phải phát huy mạnh mẽ

vai tro sang tạo, sự ủng hộ và tham gia tích cực của nhân dân Sức mạnh nhân dân

là cội nguôn sâu xa của thăng lợi, của phát triên”3.

Thứ ba, Cương lĩnh chính trị tháng 2 - 1930 xác lập mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thé giới, gan sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại Cương lĩnh chính trị chi rõ: “trong khi tuyên truyền cái khẩu hiệu nước An Nam độc lập, phải đồng tuyên truyền và thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp Pháp”3“ Như vậy, ngay từ tháng 2- 1930, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Dang đã xác định tính tự lập, tự cường, đồng thời xác định rõ lực lượng đồng minh quốc tế, đó là sự đoàn kết, ủng hộ của các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản toàn thế giới, nhất là vô

sản Pháp.

Chủ trương xác lập mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới được nêu trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Dang đặt nền móng cho van đề đoàn kết quốc tế của Đảng và cách mạng nước ta Đó cũng chính là giá trị của

độc lập dân tộc gan liền với chủ nghĩa xã hội - sự lựa chọn mà ở đó vừa giải quyết

yêu cầu bức thiết của dân tộc, vừa phù hop với xu thé thời đại Vì sự phù hợp và gan kết chat chẽ đó mà cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam đã nhận được su đoàn kết, giúp đỡ to lớn của cách mạng thế giới, sự ủng hộ của những lực lượng

tiên bộ cùng có mục tiêu độc lập, hoà bình, dân chủ trên thê giới.

Gắn cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa với cuộc cách mạng vô sản ở chính quốc trong mỗi quan hệ đoàn kết nhưng không phụ thuộc cũng chính là điểm

33 Ban Chấp hành Trung ương Dang Cộng sản Việt Nam: số 725-CV/VPTW ngày 17/5/2021: Bài viết của đồng

chí Tông bí thư Nguyên Phú Trọng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

34 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, sdd, t.2, tr.4

Trang 39

sáng tạo rất lớn của lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc Người chỉ rõ: cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa cần được tiễn hành một cách chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc, hơn nữa còn có thê “giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”35 Luận điểm đặc sắc này của Hồ Chí Minh đã được chứng minh cả về lý luận và thực tiễn cách mạng Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay, có nhiều vấn đề đặt ra cho Việt Nam, gồm cả thời cơ và thách thức, càng đòi hỏi việc kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế để thực hiện thắng lợi các mục tiêu

cách mạng mà Đảng đã đê ra.

Thứ tư, Cương lĩnh chính tri dau tiên xác định sứ mệnh lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện khăng định: “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng "25 Đây chính là nội dung về xây dung và chỉnh đốn Đảng được chỉ rõ ngay trong văn kiện đầu tiên của Đảng khi mới thành lập và nguyên giá trị cho đến hôm nay Cương lĩnh xác định vai trò lãnh đạo của Đảng, nhưng để lãnh đạo được thì phải “thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình”; Đảng muốn “thu phục” được thì phải tự đôi mới, tự chỉnh đốn, làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh dé có đủ năng lực lãnh đạo quan chúng Giải phóng dân tộc trên lập trường giai cap công nhân, trên nền tảng ý thức hệ của giai cap công nhân nên cách mạng giải phóng dân tộc với mục tiêu giành độc lập dân tộc phải do giai cap công nhân và đội tiên phong của giai cấp là Dang Cộng sản lãnh đạo Cũng do đó, con đường tiễn lên của dân tộc Việt Nam chỉ có thé là con đường xã hội chủ nghĩa, bỏ qua chế

độ tư bản chủ nghĩa.

Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh vai trò lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là điều kiện tiên quyết và là nhân tố quyết định nhất

đến mọi thắng lợi của cách mạng trong bất kỳ giai đoạn nao, dù là đấu tranh giành

độc lập dân tộc hay giữ vững nền độc lập dân tộc và đi tới xã hội chủ nghĩa Trên con đường đấu tranh để giải phóng dân tộc và phát triển dân tộc, Đảng Cộng sản là tổ chức tiền phong, dẫn dắt sự nghiệp cách mạng đi đến thành công “Nhận thức sâu sắc sự lãnh dao của Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đôi mới và bam dam cho đất nước phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ

3 Hồ Chí Minh: Toàn tdp, sdd, t 1, tr.48

3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, sdd, t.2, tr.6

36

Trang 40

nghĩa, chúng ta đặc biệt chú trọng công tác xây dựng Đảng, coi đây là nhiệm vụ

then chôt, có ý nghĩa sông còn đôi với Dang và chê độ xã hội chủ nghĩa”””.

4 Giá trị của Cương lĩnh chính trị tháng 2 — 1930 đối với con đường gan

độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Bằng việc xác định rõ con đường giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và tiễn lên chủ nghĩa xã hội, đi tới xã hội cộng sản và những nội dung hết sức cơ bản khác của cách mạng Việt Nam, Cương lĩnh chính trị tháng 2 -1930 đã thé hiện ban lĩnh chính trị độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà trước hết là cá nhân lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc Cương lĩnh đã xác định đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam trên cơ sở kết hợp đúng dan van đề giai cấp và van dé dân tộc; kết hợp truyền thống yêu nước và tinh thần cách mang của nhân dân ta với những kinh nghiệm của cách mạng thế giới; kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, đặc biệt là sự kết hợp nhuần nhuyễn và đầy sáng tạo giữa đặc điểm, yêu cầu của cách mạng Việt Nam với tư tưởng tiên tiễn của cách mạng thời đại trong điều kiện lịch sử mới Những van đề mà Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Dang đặt ra từ năm 1930: mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và nhiệm

vu gla1 cấp; tập khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở nòng cốt là liên minh công

nông: vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và vấn đề giữ vững vai trò

lãnh đạo của Đảng; mối quan hệ chặt chẽ của cách mạng Việt Nam với cách mạng

thế giới, cho đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị và là những vấn đề then chốt, chiến lược của cách mạng nước ta hiện nay Xác lập con đường gan độc lập dân tộc với đi lên chủ nghĩa xã hội, chuẩn bị những điều kiện cơ bản để đảm bảo cho

sự thành công của con đường đó, Cương lĩnh chính trị tháng 2 — 1930 mang giá tri

của một bản Cương lĩnh lịch sử của Đảng, là lời tuyên bố về sự lựa chọn con đường phát triển của dân tộc, đặt nền móng lý luận cho cách mạng Việt Nam Từ bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên năm 1930, cho đến nay, hệ thống lý luận của Đảng về độc lập dân tộc gan lién voi chu nghĩa xã hội ở Việt Nam đã ngày càng được sáng rõ và đầy đủ, bố sung thêm nhiều luận điểm mới quan trọng Quá trình thực hiện đường lối độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội cũng cho thấy bản lĩnh và sự sáng tạo to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong những điều kiện cụ thé của tình hình đất nước: khi Đảng chưa phải là Dang cầm quyền và khi Dang đã trở thành Dang cầm quyên; là đường lối kết hợp đồng thời chiến lược cách mạng xã

hội chủ nghĩa ở miên Bac và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miên Nam giai

37 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam: số 725-CV/VPTW ngày 17/5/2021: Bài viết của đồng

chí Tông bí thư Nguyên Phú Trọng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Ngày đăng: 30/03/2024, 15:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w