1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Khoa: Triển khai giảng dạy môn Kinh tế chính trị học Mác - Lênin theo tinh thần Công văn số 3056/BGDĐT-GDĐH tại Trường Đại học Luật Hà Nội

113 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

—E=——«>l‹ẳ©ẳẲc== ©—

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

KY YEU HOI THAO

TRIEN KHAI GIANG DAY MON KINH TE

CHINH TRI HOC MAC - LENIN THEO TINH THAN CONG VAN SO 3056/BGDĐT —- GDĐH

TAI TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI

Ha Nội, ngày 29 tháng 9 nam 2021

_— ` >< SK oS ©—~

1

Trang 2

MỤC LUC KY YEU HỘI THẢO

Tổng quan về việc triên khai giảng day môn kinh tế chính trị hoc Mac-Lênin theo tinh thần công văn 3056/BGDĐ tại Trường Đại học Luật

Hà Nội

ThS Nguyễn Văn Đợi - Trường ĐH Luật Hà Nội Nâng cao chat lượng, hiệu quả giảng dạy nội dung Đôi tượng, phương pháp nghiên cứu của môn Kinh tế chính trị cho sinh viên ở Trường Đại

học Luật Hà Nội hiện nay

ThS Trần Phương Tâm An - Trường ĐH Luật Hà Nội

Những điêm mới vê nội dung hàng hoá thị trường và vai trò của các chủ thé tham gia thị trường trong học phần kinh tế chính trị Mác —

Lénin theo quyết định 4890/QD-BGDDT của Bộ Giáo dục và Dao tao.

ThS Nguyễn Văn Luân - Trường ĐH Luật Hà Nội

Nâng cao chat lượng, hiệu qua giảng dạy nội dung chương 3 - Giá trị thặng dư trong nên kinh tế thị trường cho sinh viên ở Trường Đại học

Luật Hà Nội hiện nay.

ThS Nguyễn Văn Doi- Trường ĐH Luật Hà Nội

Nâng cao chat lượng, hiệu qua giảng day giảng day nội dung chương 4 - Cạnh tranh và độc quyền cho sinh viên ở Trường Đại học Luật Hà

Nội hiện nay.

ThS Lương Thị Thoa — Trường DH Luật Hà Nội

Những diém mới và việc tô chức giảng day nội dung van dé - Nên kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

TS Hoàng Đình Minh - ThS Đỗ Thị Nga

Những điểm mới và việc tô chức giảng dạy van dé công nghiệp hóa,

hiện đại hóa của Việt Nam

TS Nguyễn Thi Thanh Huyền - Trường ĐH Luật Hà Nội

Nâng cao chât lượng, hiệu quả giảng dạy nội dung vân đê - Hội nhập kinh tế quốc tế cho sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay

2

Trang 3

ThS Ninh Thị Hông - Trường ĐH Luật Hà Nội

10 Quán triệt Đường lôi xây dựng và phát triên kinh tê thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong giảng dạy Kinh tế chính trị Mác-Lênin

tại Trường Đại học Luật Hà Nội

1S Nguyễn Văn Khoa - Trường ĐH Luật Hà Nội

11 Đổi mới phương pháp giảng day môn kinh tế chính trị Mác- Lênin hướng tới đào tạo E-Learning đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0

ThS Ninh Thi Hong - Trường ĐH Luật Hà Nội

12 Quán triệt quan diém của Đảng về vai trò của kinh tế tư nhân trong

giảng dạy ở Trường Đại học Luật Hà Nội

ThS Dang Dinh Thái - Trường DH Luật Hà Nội

101

Trang 4

TONG QUAN VE VIỆC TRIEN KHAI GIANG DAY MÔN KINH TE CHÍNH TRI MÁC - LENIN THEO TINH THAN CONG VAN

3056/BGDĐT TAI TRUONG ĐẠI HỌC LUAT HA NOI

ThS Nguyễn Văn Đợi

Khoa Lý luận chính trịTrường Đại học Luật Hà Nội

Tóm tắt: Bài viết đánh giá khái quát công tác tổ chức giảng dạy và học tập môn kinh tế chính trị Mác - Lênin ở Trường Đại học Luật Hà Nội trong thời gian vừa qua theo chương trình mới được bộ giáo dục và tạo ban hành Đánh giá về sự chủ động của các giảng viên trong việc tiếp cận và tổ chức triển khai theo chương trình mới, sự nỗ lực của sinh viên trong quá trình tiếp thu tri thức, nội dung của môn học Đồng thời chỉ ra những vấn đề mới, những thay đổi về kết cấu và nội dung chương trình của môn học Từ đó bài viết phân tích những hạn chế, những bất cập nảy sinh khi tô chức giảng dạy chương trình mới cho sinh viên, đồng thời nêu ra những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy, học tập môn kih tế chính trị Mác - Lênin ở

Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay.

Từ khóa: “Kinh tế chỉnh tri”, “điểm moi”.

1 Khái lược về công tác triển khai giảng dạy day môn Kinh tế chính trị Mac

- Lênin tại Trường Đại học Luật Hà Nội

Cho tới nay, bộ môn Kinh tế chính trị đã triển khai giảng dạy môn học cho toàn bộ các lớp học của K44 chính quy, 01 lớp hệ Liên kết; 07 lớp VHVL hệ VBI Đây cũng là quy mô giảng dạy, khối lượng công việc của một năm học mà nhà trường giao cho bộ môn theo kế hoạch đào tạo năm 2020 — 2021 Hiện nay, bộ môn đã và đang triển khai giảng day cho hệ chính quy K45 dot 1, bat đầu từ ngày 16/8/2021 Bộ môn cũng đã lên lịch giảng cho các lớp theo kế hoạch giảng dạy của nhà trường trong đợt 2 và đợt 3 của ky 1, năm học 2021 — 2022 Công tác giảng day của Bộ môn chủ yếu được triển khai cho sinh viên chính quy trong kỳ 1 của năm thứ 2 Theo kế hoạch

giảng dạy của nhà trường, trong họ kỳ 2 của năm học, các giảng viên của bộ môn

không phải lên lớp nhiều, chủ yếu là giảng cho các lớp hệ vừa làm vừa học (Số lượng không nhiều).

Về nhân sự đội ngũ giảng viên giảng dạy trong bộ môn gồm 03 giảng viên Trong đó 01 giảng viên vừa hết tập sự, với tinh thần và nhiệt huyết với công việc, với nghề; 01 giảng viên đang trong giai đoạn kéo dài thời gian công tác cũng day nhiệt huyết, tận tâm với công việc và 01 giảng viên mới được điều động về Tuy mới được tái thành lập, các giảng viên trong bộ môn đã rất nỗ lực, chủ động xây dựng đề cương

1

Trang 5

môn học, chuẩn bị giáo án và tô chức triển khai có hiệu quả công tác giảng dạy cho sinh viên theo kế hoạch giảng dạy của nhà trường.

Nhìn từ phía người học, sinh viên năm thứ hai đã có tính chủ động hơn, không

còn cảnh ngây ngô, bỡ ngỡ như những ngày đầu của năm thứ nhất khi mới vào trường Trước ảnh hưởng của dịch bệnh kéo dài, khối sinh viên K44 phan lớn phải học online, do vậy việc học tập nghe giảng và thảo luận của sinh viên cũng có những hạn chế nhất

định Thêm vào đó, nội dung chương trình của môn học mới được sửa đôi, giáo trình

còn trong quá trình “thử nghiệm” chưa được xuất bản dẫn đến tình trạng thiếu tài liệu, thiếu giáo trình trong quá trình học tập, nghiên cứu của sinh viên Mặc dù gặp phải rất nhiều khó khăn, bất lợi nhưng khóa đầu tiên học theo chương trình mới “sinh viên K44” đã hoàn thành chương trình của môn học với điểm tông kết rất khả quan.

Trải qua một thời gian triển khai giảng dạy cho sinh viên về chương trình mới của môn học — chương trình đã được chỉnh sửa, hoàn thiện trong công cuộc đôi mới, cải cách giáo dục nói chung, đôi mới các môn lý luận chính tri, môn kinh tế chính trị nói riêng Trong thời gian qua, mặc dù có được sự tập huấn đầy đủ, kỹ lưỡng của BGD & ĐT tô chức năm 2019, nhưng sau khi tham gia triển khai chương trình mới cho sinh viên, mỗi giảng viên trong bộ môn nhận thấy rất nhiều vấn đề cần trao đổi, cần rút kinh nghiệm nhằm hoàn thiện chương trình, nâng cao chất lượng cho mỗi buổi lên lớp cũng như hiệu quả, chất lượng của môn học.

Để có cái nhìn khái quát, tổng thé chúng ta bắt đầu từ những thay đổi, đổi mới chương trình của môn học theo khía cạnh kết câu về mặt định lượng, về mặt định tính, tiếp đó là trên cách tiếp cận và mục tiêu của môn học trong chương trình đổi mới.

2 Những điểm mới về khối lượng tri thức và kết cau chương trình

Trước khi sát nhập môn học, khi môn Kinh tế chính trị còn là một môn học độc lập thì nội dung, kết cầu của môn học gồm: 13 chương được chia làm ba phần “xem bảng 1”, và được tổ chức giảng dạy theo hình thức đào tạo niên chế với 75 tiết bao gồm cả giờ giảng và giờ thảo luận Quá trình đổi mới, sát nhập các môn khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin Nội dung của môn Kinh tế chính trị chỉ còn lại ở ba van dé “xem bảng 2” và được triển khai giảng dạy theo tín chỉ của môn “Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác — Lénin”, thời lượng tương ứng của phan kinh tế chính trị là

02 tín chỉ.

Trang 6

Bang 1!

Phan 1 Chương 1 Doi tượng, phương pháp, chức nang | 30tr

Nhập môn Kinh | của môn KTCT Mác - Lénin

tế chính trị Chương 2 Tái sản xuất xã hội và tăng trưởng 25tr

(02 chương) | kinh tế

Chương 3 Sản xuât hàng hóa và các quy luật 37tr

Phần 2 kinh tế của sản xuất hàng hóa

Những vấn đề Chương 4 Sản xuất giá trị thang dư — Quy luật | 2ltr kinh tế chính trị | kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản

của phương thức Chương 5 Vận động của tư bản cá biệt và tái 19tr

sản xuất tư bản | sản xuất tư bản xã hội

chủ nghĩa Chương 6 Các hình thái tư bản và các hình 20tr

thức biểu hiện của giá trị thặng dư

Chương 7 Chủ nghĩa tư bản độc quyên và chu) 26tr nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

Chương 8 Quá độ lên chủ nghĩa xã hội và cơ 24tr

Phần 3 cầu kinh tế nhiều thành phan trong thời kỳ quá độ lên

Những van đề chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

kinh tế chính trị Chương 9 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên 23tr

của thời kỳ quá | kinh tế trong thời ky quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

độ lên chủ nghĩa | Việt Nam

xã hội Chương 10 Kinh tê nông thôn trong thoi ky) 17t

quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Chương 11 Kinh tê thị trường định hướng xã 35tr

hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Chương 12 Lợi ích kinh tế và phân phôi thu| 24tr

nhập trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt

Chương 13 Kinh tê đôi ngoại trong thời kỳ quá| 23tr

độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

1 Bộ giáo duc và dao tạo, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác — Lê nin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên Lýluận chính trị) NXB Chính trị quốc gia - Sự thật Hà Nội, 2021.

3

Trang 7

Bang 22 Chương 4 Học thuyết giá trị

Phan II Chương 5 Học thuyết giá trị thang dư

Chương 6 Học thuyết về chủ nghĩa tư bản độc

quyên và chủ nghĩa tư bản độc quyên nhà nước

Sự đôi mới trở lại lan này nội dung của môn học được thiét kê gdm 6 chương

“Xem bảng 3” và hiện được triển khai với hàm lượng 02 tín chỉ Bảng 3°

Chương 1 Đối tượng, phương pháp nghiên cứu va chức| 22tr năng của kinh tế chính trị Mác - Lênin

Chương 2 Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể | 49tr

tham gia thị trường

Chương 3 Giá tri thang du trong nên kinh tê thị trường 40tr Chương 4 Cạnh tranh và độc quyên nên kinh tế thị trường 48tr Chương 5 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa | 52tr

và các quan hệ lợi ích kinh tê ở Việt nam

Chương 6 Công nghiệp hóa hiện dai hóa và hội nhập kinh | 62trtê quôc tê của Việt Nam

Như vậy, nhìn bề ngoài chúng ta có cảm giác: số lượng nội dung chương trình mới so với trước đây đã có nhiều thay đổi: So với chương trình khi sát nhập thì nội dung đã được trả lại tương đối đầy đủ hơn với 03 chương mới, ngược lại so với giáo trình trước đây thi đã cắt gọn được từ 13 chương xuống còn 6 chương Đó là chúng ta xét về số lượng chương mục, nhưng xét về quy mô, độ dài (về lượng) của mỗi chương thì có thé thay: 1 chương ở chương trình đổi mới có dung lượng bang 2 đến 3 dung lượng của Ichương trình cũ, số chương ít hơn nhưng độ dai của mỗi chương cũng kéo dài ra nhiều hơn Theo đó, nội dung của mỗi chương được thiết kế với nhiều nội dung mới được mở rộng cũng như mang tính dồn ép, hợp nhất nhiều van đề vào 1 chương, một chủ dé.

Ví dụ: Chương 2 trong chương trình đổi mới thực chat là trình bày nội dung của

chương 3 của chương trình cũ và cộng thêm một nội dung mới về thị trường, vai trò

? Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác — Lênin (Dành cho sinh viên

đại học cao đăng khối không chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh) NXB Chính trị quốc gia - Sự

thật, Hà Nội, 2018.

3 Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác — Lénin (Dùng cho khối ngành không chuyên kinh tế- quản trị kinh doanh trong các trường đại học cao dang) NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2006.

4

Trang 8

của các chủ thé tham gia thị trường Chương 3 của chương trình mới chính là nội dung

chương 4, 5 và chương 6 của chương trình cũ được gộp lai

3 Những điểm mới về nôi dung chương trình

Thứ nhất, về việc xác định lại đối tượng nghiên cứu của môn học trong chương trình mới Có thể thấy, van đề nóng nhất, mới nhất chính là việc xác định lại đối tượng của khoa học Kinh tế chính trị Theo đó, đối tượng của Kinh tế chính trị không chỉ là quan hệ sản xuất mà còn là “quan hệ trao đổi” Cách tiếp cận ở đây cho rằng, kinh tế chính trị tìm hiểu mặt xã hội của “sản xuất và trao đôi” đây là một điểm cần trao đôi

kỹ Có ý kiến cho rằng: ở đợt đôi mới ban đầu thì nội dung chương trình bị cắt got một

cách “thô bạo, quá tay” làm biến mất luôn cả một môn học, thì đợt cách tân lần này

cũng day ấn tượng “quá đà” làm thay đôi cả đối tượng nghiên cứu của một môn khoa

Thứ hai, về cách tiếp cận, cách nhìn mới

Nhìn tổng thể qua tiêu đề của các chương trong toàn bộ chương trình đổi mới không hề đả động đến “Tư bản”, “Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa” và thay vào đó là vẫn đề “Thị trường”, “Kinh tế thị trường” Ở đây, cho chúng ta cách nhìn mới, cách nhìn từ thực tiễn của nền kinh tế nước ta hiện nay, khi mà Đảng và Nhà nước ta đang thúc đây quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước, thúc day quá trình xây dựng, củng cố và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

hiện nay.

Vấn dé là ở chỗ, những vấn đề kinh tế đã và đang diễn ra trong nền kinh tế của nước ta trong qua trình đôi mới hiện nay là sự cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Đề có được điều đó là sự nhận thức của Đảng vỀ các nguyên lý, các quy luật mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã tong kết, vận dụng vào thực tiễn của nền kinh tế - xã hội Việt Nam Vậy, chúng ta có nên bỏ qua những tri thức mà học thuyết Mac đã tông kết; chúng ta có nên xuất phát từ những tri thức mà chủ nghĩa Mác dé lý giải về chủ trương, đường lối, chính sách của Dang va nhà nước hay không? Nếu thực sự là nên, thì các vấn đề về quan hệ sản xuất; về thực trạng trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội phải là nền tảng cốt lõi để lý giải các hoạt động, các quá trình kinh tế của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới hiện nay.

Thứ ba, về cách đặt tên chương

Các học thuyết, các nguyên lý, lý luận khoa học mà học thuyết Mác tổng kết được trình bày với các tiêu dé mang tính chất bề nổi, không tương thích với nội dung của nó, cụ thể như: Tiêu đề của chương 2: “Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thê tham gia thị trường” Với tiêu đề như vậy, thì cần phải tìm hiểu sâu về thị trường, về vai trò của các chủ thể tham gia thị trường chứ không phải là về và phần lớn là về học thuyết giá trị của Mác.

Trang 9

Tiêu đề của chương 3 “Giá trị thặng dư trong nên kinh tế thị trường” tuy có sự làm mới, như sắp xếp, cơ cấu lại các nội dung cơ bản của học thuyết giá trị thặng dư của Mác, nhưng toàn bộ các van đề được nêu ra vẫn không vượt ra khỏi khuôn khổ của học thuyết này Bản chất của tư bản, bản chất của giá trị thặng dư được tiếp cận và trình bày đúng như Mác đã tổng kết trong bộ “Tư bản” Trong khi đó, với tiêu đề của chương thì van đề nền kinh tế thị trường được hiểu như thé nào? Giá trị thang dư trong nên kinh tế thị trường khác gì giá trị thặng dư ở ngoài nền kinh tế thị trường? Việt Nam đang phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vậy giá trị thặng dư được thể hiện ra trong nền kinh tế Việt Nam là như thé nào? Tat cả các van đề đó không được nêu ra, không được đề cập, dẫn đến cách đặt chủ đề hoàn toàn “mới mẻ” này về Học thuyết giá trị thang du của Mác là không phù hợp, không tương

thích với nội dung được trình bày trong chương này.

Chương 4 có tiêu đề rất nổi “Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường” nhưng các nội dung được trình bày vẫn chủ yếu là các tổng kết của Lênin về nên kinh tế tư bản chủ nghĩa ở giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 Với tiêu đề của chương như vậy, thì các nội dung phân tích về “Cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh

không hoàn hảo”; “Độc quyên; Độc quyền tập đoàn”; “Các dạng thức thị trường và

hành vi của các chủ thể trên thị trường” là cả một khối lượng tri thức mà kinh tế học vi

mô đã tông kết liệu chúng ta có nên đưa vào chương này không? Rõ ràng nếu không

đưa các nội dung đó vào chương trình thì tên chương là không tương thích với nội

dung được trình bày Mặt khác nếu đưa các vẫn đề của kinh tế học vào thì dẫn đến sự chồng lan nội dung của các môn kinh tế học như: Kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, quản tri

doanh nghiệp

Chương 5 Nội dung về kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là một vấn đề mới — lý luận được khái quát đã đủ tính khoa học, tính chặt chẽ chưa? Van đề lợi ích, lợi ích

của người sử dụng lao động với người lao động về ban chat và tính phổ biến của nó

trong nên kinh tế ở nước ta hiện nay đã được đề cập một cách thấu đáo, đúng với tầm vóc của nó hay chưa? Nội dung chương này phân tích khái niệm, đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa mang tính giới thiệu, quán triệt quan điểm của đảng thể hiện qua các văn kiện của các kỳ đại hội Tuy nhiên vấn đề thị trường với vai trò của nhà nước, vai trò của Đảng được giải trình như thế nào Phải chăng mọi vấn đề mang tính định hướng của đảng nêu ra luôn đảm bảo, tương thích và phù hop với yêu cau thực tiễn hoạt động của nền kinh tế xã hội.

Chương 6 Chủ đề công nghiệp hóa có phải là vấn đề mới không? Hội nhập kinh tế quốc tế có phải là van đề duy nhất mà trong kinh tế đối ngoại bàn đến hay không? Đây là vấn đề không phải là mới, các giáo trình trước đây trình bày chủ đề này theo

Trang 10

một chương độc lập.Trong giáo trình mới lại kết hợp với vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế làm cho vấn đề được trình bày một cách phân tán, và quá tải.

Đó là những vấn đề cần làm sáng tỏ, giúp chúng ta có thé thấy được tính khoa học của môn học, của môn kinh tế chính trị Mác — Lênin, là một trong những cầu thành của Chủ nghĩa Mác - Lênin mà Đảng ta lay làm nền tang cho nhận thức và hành động Ở đây, chúng ta cần phải làm rõ được vấn đề thực tế là: Giữa nhận thức của Đảng với các tri thức khoa học khách quan mà lý luận của học thuyết Mác đã tổng kết không phải là luôn thống nhất với nhau Do là câu chuyện giữa “Chủ trương, đường lỗi” và “quy luật khách quan”; cũng như giữa “Chính sách kinh tế” với “Quy luật kinh tế” mà chúng ta vẫn thường bàn.

4 Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy môn Kinh tế chính trị theo chương trình mới

Trước một khối lượng kiến thức đồ sộ, trong điều kiện thực hiện với thời lượng của 02 tín chỉ đã và đang là thách thức lớn đối với các giảng viên trong bộ môn Kinh tế chính trị hiện nay Dé đảm bảo thực hiện tốt công tác triển khai giảng dạy môn kinh tế chính trị học Mác — Lênin cho sinh viên ở trường hiện nay thì chúng ta cần làm tốt một số vẫn đề sau:

Đối với giảng viên: Mỗi giảng viên cần nâng cao tỉnh thần nghiên cứu, học hỏi dé cung cố, hoàn thiện nội dung, giáo án một cách tốt nhất, đầy đủ, cụ thé và chi tiết để triển khai lên lớp có hiệu quả.

Cần tích cực, chủ động đổi mới triệt dé phương pháp day học Theo đó, mỗi giáo viên cần chủ động, sưu tầm, tập hợp các tư liệu, tài liệu cho mỗi nội dung, mỗi van đề và chủ động giới thiệu cho sinh viên Trên cơ sở đó tập trung cụ thể hóa giải pháp, cách thức hướng dẫn sinh viên tự nghiên cứu cho từng nội dung cụ thể trong chương

Đối với Bộ môn: Bộ môn cần day mạnh các hoạt động toa đàm, sinh hoạt chuyên môn dé chỉ ra cách hiểu đúng, cách giải thích thống nhất, cách triển khai chung, hiệu quả cho mỗi vấn đề của chương trình mới đặt ra.

Bộ môn cần hoàn thiện chi tiết hơn, khoa học hon đề cương của môn học theo hướng giới thiệu, hướng dẫn sinh viên tìm hiểu, tao động lực khuyến khích, tạo điều kiện tôi đa cho sinh viên chủ động tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức.

Đối với nhà trường:

Thứ nhất: Đề tạo điều kiện cho việc hướng dẫn sinh viên tự tìm hiểu, tự nghiên cứu có hiệu quả, nhà trường cần trang bị đầy đủ giáo trình, tài liệu cho sinh viên Theo đó, bên cạnh việc cung cấp đầy đủ giáo trình mới cho sinh viên, thì các giáo trình môn kinh tế chính trị do Bộ giáo dục và đào tạo xuất bản trước năm 2005, giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác — Lênin cũng cần được cung cấp cho sinh viên,

7

Trang 11

đây là những tài liệu rất cần thiết cho sinh viên tiếp cận tìm hiểu về các van dé của

môn học.

Thứ hai: Nhà trường tạo điều kiện, tạo cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các giảng viên của bộ môn viết tài liệu hướng dẫn, sách chuyên khảo phục vụ sinh viên trong quá trình học tập, tiếp thu tri thứccủa môn học này.

Đối với người học Sinh viên cần tập trung chuẩn bị đầy đủ theo yêu cầu của các chỉ dẫn trong đề cương môn học trước mỗi buổi nghe giảng lý thuyết cũng như thảo luận Tích cực tìm hiểu, nghiên cứu thông qua các tài liệu của môn học hiện có trên thư viện nhà trường, chủ động sưu tầm các nguồn tài liệu theo gợi ý của các giảng viên Trên cơ sở đó, tích cực và chủ động tham gia phát biêu ý kiến, tranh luận hay đặt câu hỏi cho mỗi chủ đề trong các budi thảo luận.

Đối với nội dung của các vấn thứ năm, thứ sáu của chương trình (Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam) ngoài việc sử dụng giáo trình môn học, sinh viên cần chủ động tìm hiểu các nội dung nêu trên thông qua các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng qua các kỳ Đại hội, nhất là các Văn kiện đại hội biéu toàn quốc của Đảng từ đại hội lần thứ IX trở lại đây.

Trang 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác — Lénin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên Lý luận chính trị) NXB Chính trị quốc gia - Sự thật Hà

Nội, 2021.

2 Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác — Lênin (Dùng cho khối ngành không chuyên kinh tế - quản trị kinh doanh trong các trường đại học cao đăng) NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2006.

3 Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác

— Lênin (Dành cho sinh viên đại học cao đắng khối không chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh) NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2018.

Trang 13

NANG CAO CHAT LƯỢNG, HIỆU QUA GIANG DAY NỘI DUNG, DOI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU CUA MON KINH TE CHÍNH

TRI MAC -LENIN CHO SINH VIÊN Ở TRUONG DAI HỌC LUAT

HA NOI HIEN NAY

ThS Trần Phương Tâm An Khoa Pháp luật Kinh tế

Trường Đại học Luật Hà Nội

Tóm tắt: Bài viết tập trung phân tích những điểm mới trong nội dung của vấn đề đối tượng, phương pháp nghiên cứu của môn kinh tế hính trị Mác - Lênin do Bộ giáo dục và đào tạo mới in ấn và phát hành Chi ra những điểm bat cập về trong kết câu chương trình của chương | trong giáo trình mới Bài viết phân tích cách tiếp cận mới về đối tượng của môn học và chỉ ra hạn chế, bất cập trong việc xác định, trình bày về đối tượng của môn học theo giáo trình mới Từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng day nội dung đối tượng phương pháp nghiên cứu kinh tế chính trị Mác — Lênin cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

hiện nay.

Từ khóa: “Đối tuong”, “Kinh tế chính trị”, “Điểm mới”, “Bat cập” 1 Những điểm mới và những bat cập trong kết cau của chương 1

Kết cấu của chương 1 trong chương trình mới có nhiều thay đôi “Xem bang 1”, tuy nhiên về cơ bản các nội dung cần thiết cho phần nhập môn của một môn học vẫn được đáp ứng Nhìn tong thé kết cấu của chương chúng ta có cảm giác ở chương này được thiết kế gọn nhẹ hơn, thay bằng 4 phần thì nay chỉ còn ba phần nhưng đi sâu tìm hiểu cách thiết kế, phân bổ các nội dung cụ thé thì có van đề còn bat cập sau đây:

Thứ nhất: Phần khảo sat sự hình thành và phát triển của Kinh tế chính trị Mác -Lênin trong chương trình mới được triển khai ở phần I Trong phần này, các nội dung được phân tích, khái quát, trình bày một cách “tràn lan” không phân mục nhỏ Điều này dẫn đến những bất lợi cho sinh viên, cho người đọc trong việc tìm hiểu, nghiên cứu, tiếp thu nội dung của phan này Sinh viên sẽ dé đọc hơn, dé hiểu hơn khi phân nhỏ các nội dung của phần này như cách triển khai của giáo trình cũ.

Hơn nữa, ngày nay các nguyên lý, lý thuyết của các trường phái kinh tế cũng đã và đang phát triển rất mạnh mẽ Kho tàng tri thức về kinh tế của nhân loại đã trở lên rất đồ sộ và ngày càng được phát triển mạnh mẽ Chính vì vậy, việc tông kết, khái quát cần phải có những giải pháp mới, cách làm mới để người đọc, người nghiên cứu dễ tiếp cận, dé tìm hiểu hơn.

10

Trang 14

Thứ hai: Khi triển khai, làm rõ đối tượng của môn học mà không trình bày, lý giải về nền sản xuất xã hội là một sự thiếu sót lớn Các phạm trù, khái niệm ban đầu không được cắt nghĩa, không được giải thích thì không có cơ sở để xây dựng hệ thống nguyên lý lý thuyết Theo đó, các khái niệm, định nghĩa ban đầu như “Kinh tế là gì?

Hoạt động kinh té, san xuất, hoạt động (qua trình) san xuất; nền sản xuất xã hội, nền

kinh tế là gì?” cần phải được giải thích Hơn nữa, chúng ta biết rằng đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là mặt xã hội của quá trình sản xuất xã hội, cho nên nếu không làm rõ được phạm trù sản xuất, không làm rõ được quá trình sản xuất của cải vật chất trong xã hội thì làm sao chúng ta có thê làm rõ được mặt xã hội, mặt tự nhiên của nó? Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta dẫn người học, người nghiên cứu tìm

hiểu một “thực thể khách quan” tôn tại ở “chỗn hư không”.

Bảng 1

Kết cầu của chương trình cũ! Kết cầu của chương trình mới? I Lược sử hình thành và phát triển | I Khái quát sự hình thành và phát của môn Kinh tế chính trị triển của kinh tế chính trị Mác - Lênin

1.Chủ nghĩa trọng nông (Không phân mục)

2 Chủ nghĩa trọng nông II Đối tượng, mục đích và phương

3 Kinh tế chính trị tư sản cổ điển pháp nghiên cứu của Kinh tế chính trị 4 Kinh tế chính trị Mác - Lênin Mác - Lênin

H Đối tượng của kinh tế chính trị| 1 Đối tượng nghiên cứu của Kinh tế

Mác — Lênin chính tri Mac - Lénin

1 Nền sản xuất xã hội 2 Mục đích nghiên cứu của Kinh tế 2 Đối tượng nghiên cứu của kinh tế | chính trị Mác - Lênin

chính trị 3 Phương pháp nghiên cứu của Kinh tế HI Phương pháp nghiên cứu kinh tế | chính trị Mác - Lênin

chính trị Il Chức năng của Kinh tế chính trị

IV Chức năng và ý nghĩa của việc | Mác - Lêninnghiên cứu

2 Điểm mới và những bắt cập trong việc xác định đối tượng nghiên cứu của

môn học

Đối tượng nghiên cứu của môn học theo giáo trình đổi mới được xác định như sau: “Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác — Lênin là các quan hệ xã hội

của sản xuât và trao đôi mà các quan hệ này được đặt trong sự liên hệ biện chứng với

1 Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác — Lénin (Dung cho các khối ngành không chuyênkinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học, cao đăng) NXB chính trị quốc gia Hà Nội — 2006.> Bộ giáo dục và dao tạo, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác — Lênin (Dành cho bậc dai học hệ không chuyên lýluận chính trị) NXB chính trị quốc gia sự thật Hà Nội — 2021.

11

Trang 15

trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của phương thức sản xuất nhất định.”°

Theo đó, giáo trình chỉ ra cụ thé về các quan hệ xã hội của sản xuất và trao đôi

là: “Quan hệ sở hữu; Quan hệ quản lý; Quan hệ phân phối, phân bô nguồn lực; quan hệ

xã hội trong lưu thông; quan hệ xã hội trong tiêu dùng; quan hệ xã hội trong quản trị

phát triển quốc gia; quản trị phát triển địa phương; quan hệ giữa sản xuất và lưu thong; giữa sản xuất và thị trường ”

Theo giáo trình mới, việc xác định đối tượng nghiên cứu của Kinh tế chính trị trước đây là quan hệ sản xuất, mà quan hệ sản xuất chỉ quy về: Quan hệ sở hữu; Quan hệ tô chức quan ly; Quan hệ phân phối chỉ phù hợp với điều kiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, không sát với quan điểm của các nhà kinh điển của kinh tế chính trị Mác — Lênin và do đó cách nhìn này không còn phù hợp với điều kiện phát triển của kinh tế thị trường Đồng thời, Giáo trình mới khang định: Các nhà kinh điển của kinh tế chính trị Mác — Lênin xác định đối tượng của kinh tế chính trị là nghiên cứu quan hệ xã hội của sản xuất và trao đôi nghĩa là mặt xã hội của sự thống nhất biện chứng của cả sản xuất và lưu thông, phân phối, tiêu đùng — Và cho đây là một quan điểm khoa học phản ánh đúng thực tiễn vận động của nền sản xuất xã hội có sự vận hành của các quy luật

thị trường.

Hơn nữa, trong giáo trình mới cũng khang định: Theo nghĩa hẹp kinh tế chính trị là khoa học kinh tế nghiên cứu quan hệ sản xuất và trao đổi trong một phương thức sản xuất nhất định; Theo nghĩa rộng kinh tế chính trị là khoa học về những quy luật chi

phối sự sản xuất và trao đổi những tư liệu sinh hoạt vật chất trong xã hội loài người.

Theo giáo trình mới, với cách tiếp cận mới, quan niệm mới về đối tượng của kinh tế chính trị sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vẫn đề sau đây:

Thứ nhất, giúp chúng ta thoát khỏi nhận thức có tính trực diện khô cứng về quan hệ sản xuất trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, mệnh lệnh Thời kỳ mà chúng ta cho rằng xây dựng được, xác lập được sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể là chúng ta xây dựng thành công về chủ nghĩa xã hội.

Thứ hai, về mặt hình thức, giúp chúng ta có được một cách nhìn về mối liên hệ gan chặt sản xuất với lưu thông, giữa sản xuất và thị trường Theo đó, van đề thị trường được nêu ra và được hiểu như là một thực thể khách quan, mang tính nền tảng

cho sự vận động của xã hội.

Thứ ba, tạo ra cơ sở, căn cứ cho cách tiếp cận các vấn đề kinh tế chính trị của Chủ nghĩa Mac — Lénin trong bối cảnh của kinh tế thi trường ở Việt Nam hiện nay,

3 Bộ giáo dục và dao tạo, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác — Lénin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lýluận chính trị) NXB chính trị quốc gia sự thật Hà Nội — 2021

* Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác — Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lýluận chính trị) NXB chính trị quốc gia sự thật Hà Nội — 2021

12

Trang 16

trên cơ sở đó mà đưa thêm các nội dung mới, cách nhìn mới, tiếp cận mới về các nội dung của kinh tế chính trị Mác - Lênin như: Chương 2 “Hàng hóa - Thị trường và vai trò của các chủ thé tham gia thị trường”; Chương 3 “Giá tri thang du trong nên kinh tế thị trường”; Chương 4 “Cạnh tranh và độc quyên trong nền kinh tế thị trường” Nhu vậy, Học thuyết giá trị, học thuyết giá trị thặng dư và Học thuyết về chủ nghĩa tư bản hiện đại đều được đặt trong bối cảnh, nền tảng của nền kinh tế thị trường dé tìm hiểu,

nghiên cứu.

Thứ tư, làm tiền đề cho việc bổ sung thêm các nội dung mới vào chương trình môn học như: Các vấn đề “Thị trường và nền kinh tế thị trường; Vai trò của các chủ thé tham gia vào thị trường” của chương 2; Van đề “Cạnh tranh ở cấp độ độc quyền trong nên kinh tế thị trường” của chương 4; Van đề “Kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa ở Việt Nam” của chương 5.

Tuy nhiên, cách tiếp cận mới về đối tượng của môn kinh tế chính trị của giáo trình mới vấp phải những van dé bat cập, hạn chế sau đây:

Thứ nhất: Không đảm bảo tính nhất quán, tính toàn diện, chỉnh thé của hệ thống.

Khi xác định đối tượng của Kinh tế chính trị Mác — Lénin là các quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi thì các quan hệ xã hội của quá trình phân phối, quá trình tiêu dùng lại không được kế đến Như chúng ta biết, phân phối và tiêu dùng là những khâu, những nội dung vốn có của quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội Nhìn tổng thê trên phạm vi xã hội, khi nói tới sản xuất luôn bao hàm quá trình tái sản xuất xã hội Hay nói cách khác quá trình sản xuất, tái sản xuất luôn là sự thong nhat bién chứng của cả 4 khâu: Sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng Do vậy nếu chúng ta đã xác định đối tượng của kinh tế chính trị là mặt xã hội của quá trình sản xuất thì chúng ta phải tìm hiểu tất cả các quan hệ giữa con người với con người trong tất cả bốn khâu của quá trình sản xuất xã hội chứ không phải chỉ dừng lại ở sản xuất và trao đổi Đúng như giáo sư Trình Ân Phú đã phân tích:

“Sản xuất vật chất của xã hội luôn là một chỉnh thể hữu cơ do 4 khâu: sản xuất, phân phối, trao đồi, tiêu dùng tạo thành Sản xuất là điểm khởi đầu, tiêu dùng là điểm cuối cùng, phân phối và trao đổi là khâu trung gian nối liền sản xuất với tiêu dùng Trong đó: Sản xuất là quá trình con người trực tiếp chinh phục và cải tạo thiên nhiên tạo ra của cải vật chất Tiêu dùng được phân ra thành hai loại Một là, tiêu dùng mang tính sản xuất và tiêu dùng cá nhân Tiêu dùng mang tính sản xuất thực chất là những tiêu hao các yêu tố đầu vào của quá trình sản xuất và do đó, nó chính là quá trình sản xuất và nó không thuộc phạm vi tiêu dùng mà chúng ta đang bàn Tiêu dùng cá nhân mà chúng ta van thường nói tới là sự tiêu hao của con người đối với các tư liệu sinh

hoạt, nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của con người Phân phối bao gồm

phân phối tư liệu sản xuất, phân phối sức lao động và phân phối sản phẩm tiêu dùng.

13

Trang 17

Phân phối mà chúng ta dùng ở đây là phân phối sản phẩm tiêu dùng, nó xác định lượng chiếm hữu của mỗi cá nhân đối với sản phẩm tiêu dùng hay còn gọi là “tư liệu sinh hoạt” Trao đổi gồm trao đổi lao động, và trao đổi sản pham của lao động Theo nghĩa hẹp chúng ta dé cập đến trao đôi hàng hóa, sản phẩm của quá trình sản xuất tạo ra Quan hệ sản xuất mà kinh tế chính trị học nghiên cứu không chỉ là quan hệ trong quá trình sản xuất trực tiếp, mà còn bao gồm quan hệ phân phối, quan hệ trao đổi và quan hệ tiêu dùng Điều đó có nghĩa là kinh tế chính trị cần phải từ các khâu trong tổng quá trình sản xuất xã hội khảo sát toàn diện các mối quan hệ kinh té: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng của con người cùng những hình thức biểu hiện của chúng Trong đó cũng bao gồm cả khảo sát và phân tích các mối quan hệ kinh tế từ góc độ cá nhân và gia đình, doanh nghiệp, quốc gia và quốc tế, ”Š.

Thứ hai: Cách tiếp cận này dẫn đến sự bat cập trong việc giải thích về chủ nghĩa duy vật lịch sử mà Mác đã tổng kết được khi xét mối quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất, cũng như mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Chắc hắn theo cách định dạng của giáo trình mới, tất yếu chúng ta cũng phải định dạng lại phạm trù “Quan hệ sản xuất”; cũng như định dạng lại phạm trù “cơ sở hạ tầng” trong việc tìm hiểu sự ton tại, vận động và phát triển theo “tiễn trình lịch sử nhiên” vốn có của mỗi xã hội, mỗi quốc gia.

Thứ ba: Cách tiếp cận của giáo trình mới đã thé hiện rõ cách nhìn mang tính khô cứng, bề ngoài, thiếu bản chất, và là cách nhìn “siêu hình” về các quan hệ kinh tế giữa con người với con người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng Nó thê hiện ra là sự không hiểu đầy đủ, bản chất của việc người ta quy quan hệ sản xuất về mặt sở hữu; tổ chức quản lý và phân phối Thể hiện sự nhận thức mờ nhạt về quan hệ sở hữu, về vị trí vai trò của quan hệ sở hữu, không nhận thức được quan hệ sở hữu là quan hệ mang tính hạt nhân chi phối, quyết định các quan hệ kinh tế trong xuyên suốt các khâu của quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội Kinh tế chính trị tìm hiểu các quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng ay dé chỉ ra sự hiện diện, sự biểu hiện của quan hệ sản xuất với tư cách là quan hệ mang tính nền tảng, chung và là ban chất, mang tính quyết định, chi phối sự tồn tại, vận động của các quan hệ khác trong sản xuất, trao đôi phân phối và tiêu dùng của cải vật chất trong xã hội Theo đó, khi chúng ta nói tới mặt xã hội của sản xuất và trao đổi là chúng ta đang nhìn về mặt bề nổi, bên ngoài Trái lại, khi chúng ta nhìn “cái gì” xác định quan hệ giữa con người với con người trong sản xuất, trao đôi thì mới là cái nhìn của khoa học Kinh tế chính trị.

Thứ tr: Việc cho rang cách xác định đối tượng của môn kinh tế chính trị trước đây chỉ phù hợp với thời kỳ bao cấp, thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, mệnh

5 Kinh tế chính trị học hiện đại — GS.TS Trình Ân Phú, NXB Dai học kinh tế Quốc dân, Hà Nội — 2007.

14

Trang 18

lệnh Theo đó, cũng phủ quyết các nội dung mà chương trình được xây dựng trước đây: Như vậy phải chăng giáo trình trước đây với đối tượng nghiên cứu là quan hệ sản xuất không đề cập đến vấn đề thị trường, không bàn về các quy luật kinh tế trong sản xuất hàng hóa, không bàn về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Nhìn vào chương trình được thiết kế trước đây chúng ta nhận ra rằng: Không phải cứ phải đặt “trao đổi” ra làm đối tượng nghiên cứu chúng ta mới có thể bàn được vấn đề thị

3 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy nội dung

chương 1 cho sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay

Sự phân tích ở hai phần trên cho chúng ta thấy nội dung cũng như kết cấu của

Chương | trong giáo trình mới còn rất nhiều hạn chế, dé khắc phục triệt dé những bất

cập, hạn chế đó không phải ngày một ngày hai là chúng ta làm được được Trái lại, nó

đòi hỏi cả một thời gian đủ dài cùng với sự nỗ lực không chỉ ở mỗi cá nhân mà còn là

toàn bộ những người trong giới chuyên môn, chuyên ngành khoa học này trong việc

đóng góp ý kiến, hội thảo, tọa đàm khoa học với thái độ khách quan, nghiêm túc và khoa học Trong bối cảnh hiện nay, dé dam bảo chất lượng, hiệu quả cho công tác triển khai giảng dạy nội dung của Chương | cho sinh viên, chúng ta cần thực hiện tốt một số giải pháp sau đây.

Thứ nhất: Giới thiệu cho người học cây gia đình kinh tế của Samualson Với cách khái lược về lịch sử tư tưởng kinh tế theo sơ đồ của Samualson cho chúng ta cái nhìn tổng thể một cách đơn giản, ngắn gọn nhưng rất mạch lạc của sự kế thừa, sự ảnh hưởng, sự khác nhau trong quan điểm, nhận thức của mỗi trường phái kinh tế trong lich sử tư tưởng kinh tế của nhân loại (Xem sơ đồ - Cây gia đình kinh tế)5.

Thông qua cây gia đình kinh tế, khuyến khích sinh viên, người học chủ động tìm hiểu nghiên cứu về lịch sử tư tưởng kinh tế nói chung, lịch sử ra đời của Kinh tế chính

trị học Mác — Lénin nói riêng.

Thứ hai: Cần phân tích, giới thiệu cho sinh viên nắm được, hiểu được các khái niệm cơ ban dé hình thành lối tư duy mang tính hệ thống và khoa học cho sinh Đặc biệt là phải làm rõ các khái niệm cơ bản ban đầu như: Kinh tế là gì? sản xuất, nền sản xuất là gì? nền kinh tế, tưởng kinh tế được hiểu như thế nào Đây chính là những khái

5 Kinh tế học, Paul A Samuelson; WiliamD Nordhalls NXB thống kê 2002.

15

Trang 19

Cây gia đình kinh tế

Thứ ba: Cần phân tích quá trionhf sản xuất xã hội, theo đó quá trình sản xuất ra của cải vật chất là hoạt động cơ bản, hoạt động trung tâm, chính yếu của đời sống xã hôi.Cần giúp cho sinh viên nhận thức được vi trí, vai trò của sản xuất xã hội, đồng thời có được sự tiếp cận đối tượng của môn học một cách dễ dàng và có căn cứ, có cơ sở khách quan Khi chúng ta đề cập đến lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng một cách rõ ràng thì sinh viên mới hiểu rõ được đối tượng nghiên cứu của

môn học.

Thứ tư: Chủ động giới thiệu cho sinh viên các quan điểm về đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Theo đó, chúng ta giới thiệu cho sinh viên các quan điểm về đối tượng của môn khoa học này của tất cả các trường phái kinh tế, đồng thời khuyến kích sinh viên tìm hiểu tài liệu dé đưa ra cơ sở, căn cứ xác định đối tượng nghiên cứu

của môn học này.

Thứ năm: Với phương pháp nghiên cứu của môn học cần làm rõ cho sinh viên hiểu về khái niệm“Trừu tượng hóa khoa học” Trong nội dung của môn học phương pháp này được sử dụng như thế nào? Can đưa ra tình huống,ví dụ cụ thé dé minh chứng cho sinh hiểu Đồng thời khuyến khích sinh viên

Thứ sáu: Xây dựng bài tập tình hudng dé sinh viên thảo luận Với giải pháp này cần xây dựng những tình huống mang tính điển hình, đồng thời lồng ghép với vai trò của sinh viên trong tình huống, đặt sinh viên tham gia với tư cách là chủ thê thực hiện

dé sinh viên dễ tham gia và dễ nhận thức được vân đề đặt ra.

16

Trang 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác — Lênin (Dùng cho các khối ngành không chuyên kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học, cao đắng) NXB chính trị quốc gia Hà Nội — 2006.

2 Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác — Lénin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị) NXB chính trị quốc gia sự thật Hà Nội

— 2021.

3 BO giáo duc va dao tạo, Giáo trình Kinh té chinh tri Mac — Lénin (Danh cho bậc đại hoc hệ không chuyên lý luận chính tri) NXB chính trị quốc gia sự thật Hà Nội

— 2021 tr23.

4 Kinh tế chính trị học hiện đại - GS.TS Trình An Phú, NXB Dai học kinh tế Quốc dân, Hà Nội — 2007 tr34.

5 Kinh tế học, Paul A Samuelson; WiliamD Nordhalls NXB thống kê 2002.

“phía sau trang bìa”.

17

Trang 21

NHỮNG DIEM MỚI VE NOI DUNG HANG HOÁ THỊ TRUONG VÀ VAI TRO CUA CAC CHU THE THAM GIA THI TRUONG TRONG HOC PHAN KINH TE CHÍNH TRI MÁC - LENIN THEO QUYET ĐỊNH

4890/QD-BGDDT CUA BỘ GIAO DỤC VÀ ĐÀO TAO

ThS Nguyễn Văn Luân Khoa Pháp luật Kinh tế

Trường Đại học Luật Hà Nội

Tóm tắt: Kinh tế chính trị Mác — Lênin là một môn học bắt buộc chương trình

đào tạo đại học, cao đăng, mặc dù trải quả nhiều lần chỉnh sửa nội dung học phần tuy

nhiên việc cập nhật các nội dung kiến thức phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế trở thành yêu cầu cấp thiết Trong nội dung bài viết đưới đây, tác giả muốn làm rõ một số điểm mới về nội dung hàng hoá thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường trong hoc phần kinh tế chính trị Mác — Lénin theo quyết định 4890/QD-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo để thấy rõ được những nội dung môn học phù hợp với thực tiễn phát triển nền kinh tế Việt Nam.

Từ khoá: kinh tế chính trị, hàng hoá thị trường, chủ thể tham gia thị trường, quy luật kinh tế

I NOI DUNG

1 Tổng quan về sự thay đổi nội dung môn kinh tế chính trị Mác - Lénin

trong chương trình giáo dục đại học

Trước đây, các môn Lý luận chính trị được tô chức giảng dạy và học tập trong hệ thống các cơ sở giáo dục đại học bao gồm: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị

Mác - Lénin, Lich sử Đảng cộng sản Việt Nam, Chủ nghĩa xã hội khoa hoc, Tư tưởng

H6 Chi Minh Tuy nhiên, theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008

của Bộ trưởng GD&DT Ban hành chương trình các môn lý luận chính tri trình độ đại

học, cao đăng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác-Lênin, TT Hồ Chí Minh và công văn 512/BGDDT-GDDH của Bộ GD&DT ngày 02/02/2009 Về việc

giảng dạy các môn lý luận chính tri, từ năm học 2008-2009, các môn lý luận chính tri

được tổ chức giảng dạy cho đối tượng là sinh viên không chuyên về lý luận chính trị bao gồm: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (5 tín chỉ); Đường lối cách mạng của Dang cộng sản Việt Nam (3 tín chỉ); TT Hồ Chí Minh (2 tin chi) Do vậy môn kinh tế chính tri Mác -Lénin được bố trí thành một nội dung trong môn Những nguyên lý cơ bản của chỉ nghĩa Mác -Lênin với tên gọi “học thuyết kinh tế của

18

Trang 22

chủ nghĩa Mác-Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa” được tổ chức giảng dạy và học tập trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam có tính chất bắt buộc.

Sau một số năm triển khai giảng dạy các môn lý luận chính tri theo tinh thần Công văn 512, một số ưu điểm đã được phát huy nhưng đồng thời cũng bộc lộ những hạn chế, đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới chương trình, giáo trình các môn LLCT Vì vậy, ngày 28/3/2014, Ban Bi thư đã ban hành Kết luận số 94-KL/TW Về việc tiếp tục đôi mới việc học tập LLCT trong hệ thống giáo dục quốc dân Căn cứ Kết luận 94, Kế hoạch số 319-KH/BTGTW ngày 03/4/2015 của Ban Tuyên giáo Trung ương và một số

căn cứ pháp ly có liên quan, ngày 19/7/2019, Bộ GD&DT ban hành công văn

3056 Hướng dẫn thực hiện chương trình, giáo trình các môn lý luận chính trị áp dụng

cho chương trình đào tạo trình độ đại học chuyên và không chuyên về lý luận chính trị.

Theo Công van 3056, từ năm học 2019-2020, các các cơ sở giáo duc đại học, trong đó

có Trường Đại học Luật Hà Nội, phải thực hiện triển khai chương trình các môn lý luận chính trị mới từ năm học 2019-2020 Theo đó phải tổ chức giảng dạy các môn: Triết học Mác - Lênin; Kinh tế chính trị Mác - Lênin; Chủ nghĩa xã hội khoa học; Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh với thời lượng khác nhau giữa

các CTDT chuyên và không chuyên.

2 Những điểm mới về nội dung hàng hoá thị trường và vai trò của các chủ thé tham gia thi trường trong học phan kinh tế chính trị Mác — Lênin theo quyết

định 4890/QD-BGDDT của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Theo quyết định số 4890/QD-BGDDT của Bộ Giáo dục và Đào tao ban hành

ngày 23/12/2019 phê duyệt chương trình, giáo trình sử dụng chung các môn lý luận

chính trị đối với chương trình đào tạo đại học các ngành không chuyên về lý luận chính trị theo đó nội dung “hàng hoá, thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường” được bồ trí chong nội dung chương 2 của chương trình gồm 3 nội dung chính cụ thể: 1 Lý luận của C.Mác về sản xuất hàng hoá và hàng hoá, 2 Thị trường và nền kinh tế thị trường, 3 Vai trò của một số chủ thê tham gia thị trường Trong học phần Những nguyên lý cơ ban của chỉ nghĩa Mác -Lênin nội dung về hàng hoá, thị trường được bồ tri trong chương IV “học thuyết giá trị” trong nội dung giảng dạy của học phan với 02 nội dung chính gồm: 1 Hàng hoá và 2 Tiền tệ So với nội dung kinh tế chính trị Mác Lênin trong học phần Những nguyên lý cơ bản của chỉ nghĩa Mác -Lênin thì nội dung hàng hoá thị trường và vai trò của các chủ thê tham gia thị trường trong học phan kinh tế chính trị Mác — Lénin đã bổ sung thêm nhiều nội dung mới cập nhật với nền kinh tế thị trường hiện tại Mặc dù xuất phát điểm van là những tư tưởng quan điểm Mác — Lênin về hàng hoá và sản xuất hàng hoá nhưng nội dung trong chương trình mới đã bổ sung nhiều nội dung gắn liền hơn với nền kinh tế thực tiễn mà Việt Nam đang xây dựng cũng như mô hình nền kinh tế các nước trên thé giới.

19

Trang 23

Văn kiện Đại hội XIII tiếp tục khang định trong nên kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giữa Nhà nước, thị trường và xã hội có mối quan hệ chặt chẽ và tiếp tục yêu cầu phải nam vững và xử lý tốt mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội trong quản lý nền kinh tế; Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là sự “tiến hoá tự giác” theo hướng tạo lập, khác biệt với việc phát triển kinh tế thị trường như thường thấy là sự “tiễn hoá tự nhiên” theo

hướng tự do và tự phát do vậy việc cập nhật những nội dung mới phù hợp với quan

điểm phát triển nền kinh tế thị trường có sự định hướng, điều tiết của Nhà nước là yêu cầu tất yếu phục vụ cho quá trình giảng dạy và học tập tại các cơ sở giáo dục đại học.

Một số điểm mới trong nội dung chương trình gồm: 2.1 Sự thay đổi trong kết cấu của chương

Giáo trình mới có cấu trúc gọn hơn, thay bằng 5 phần trước đây thì trong giáo trình mới cơ cấu chỉ còn có 3 phần chính (Xem bang 1) Theo đó van đề hàng hóa, sản xuất hàng hóa, tiền tệ trong giáo trình cũ được trình bày ngắn gọn và tập trung trong phân I của giáo trình mới Phan II của giáo trình mới trình bày nội dung về thị trường, nên kinh tế thị trường và các quy luật kinh tế của nền kinh tế thị trường Phan III của giáo trình mới bổ sung vào chương trình nội dung vai trò của các chủ thé tham gia thị

trường — Đây là một nội dung hoàn toàn mới so với chương trình trước đây.

GIÁO TRÌNH CŨ! GIÁO TRÌNH MỚI?

Sản xuất hàng hóa và các quy luật Hàng hóa, Thị trường và vai trò của kinh tế của sản xuất hàng hóa các chủ thể tham gia thị trường

Tên mục Số tr Tên mục Số tr LDiéu kiện ra đời, tôn tại và ưu LLý luận của C Mác về sản xuất | 22tr thế của sản xuất hàng hóa Str hang hoa

II Hang hóa 1ltr | ILThi trường và nên kinh tế thi | 19tr

II.Tiền tệ Iltr |HLVai trò của một số chủ thé | 5tr

tham gia thị trườngIV.Quy luật giá tri, cạnh tranh và | 6tr

cung cầu

V.Thi trường 3tr

' Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình Kinh tế chính tri Mác — Lénin (Dung cho các khối ngành không chuyênkinh tế - Quan trị kinh doanh trong các trường đại học, cao đắng) NXB chính trị quốc gia Hà Nội — 2006.7 Bộ giáo dục và dao tạo, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác — Lénin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lýluận chính tri) NXB chính tri quốc gia sự thật Hà Nội — 2021.

20

Trang 24

2.2 Đưa các quan điểm Kinh tế học hiện đại vào nội dung để đánh giá, so

Trong lịch sử các học thuyết kinh tế, Adam Smith được coi là cha đẻ của Kinh tế học hiện đại với lý thuyết bàn tay vô hình trong cuốn của cải của các dân tộc năm 1776 Tiép theo các nhà kinh tế hoc Ricardo, Mark, Keynes, Friedman, đã tiếp tục kế thừa và phát triển và hình thành nên các quy luật thị trường và các tư tưởng khác nhau về sự vân hành nền kinh tế Những tư tưởng, trường phái khác nhau trong kinh tế hoc là những nguyên ly cơ bản để hình thành mô hình nền kinh tế thị trường mà hiện nay đa phần các nước đang áp dụng trong đó có Việt Nam.

Khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được chính thức

sử dụng trong các văn kiện Đại hội IX (tháng 4-2001) của Đảng; theo đó, “Đảng và

Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó chính là nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” Đại hội XI của Dang (tháng 1-2016) tiếp tục bổ sung, phát triển: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước Do là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã xác định cơ chế vận hành của nên kinh tế đó là sự kết hợp giữa cơ chê thị trường với vai trò quan lý, điều hành của Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa, bảo đảm các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Nền kinh tế thị trường là một loại hình kinh tế - xã hội mà ở đó các quan hệ kinh tế, sự trao đôi, sự mua bán các sản phẩm và nhất là sự phân chia lợi ích, tìm kiếm lợi nhuận đều do các quy luật của thị trường điều tiết và chi phối Do vậy việc đưa vao trong nội dung hoc phần những khái niệm, quy luật kinh té trong kinh tế vi mô dé người học hiểu, đánh giá và so sánh với những khái niệm và quan điểm về kinh tế của Mác- Lénin theo tác gia là sự bổ sung phù hợp với thực tiễn.

2.3 Đưa thêm nội dung về hang hoá dịch vụ va một số trường hợp yếu tố

khác hàng hoá thông thường vào trong nội dung chương trình

Trong nội dung kinh tế chính trị Mác — Lênin trong học phần những nguyên lý cơ ban của chủ nghĩa Mac-Lénin chỉ đưa ra khái niệm về hàng hoá Theo Mác “hàng hóa là sản pham của quá trình lao động, thông qua trao đổi, mua bán mà thoả mãn nhu cầu nào đó của con người” với khái niệm của Mác đưa ra hàng hoá trước hết được hiểu là đồ vật mang hình dang có khả năng thoả mãn những nhu cầu của con người nhờ vào các tính chất vốn có của nó Hàng hóa có thé ở dạng hữu hình như: lương thực, thực pham, sắt thép xây dựng hoặc ở dang vô hình như những dich vụ thương mại, điện

21

Trang 25

tử, vận tải Do vậy một đồ vật muốn trở thành hàng hoá cần phải thỏa mãn 3 yếu tố: Hàng hóa đó là sản phẩm của quá trình lao động, có tác dụng thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người, là kết quả của quá trình trao đổi, mua bán Tuy nhiên trong thực tiễn nền kinh tế hiện nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ các giao dịch

về chứng khoán, cô phiếu, bất động sản, sở hữu trí tuệ, dịch vụ khác thuộc quyền SỞ

hữu nói chung, quyền sở hữu trí tuệ nói riêng là sức lao động của con người có được đều là hàng hóa trong khi chúng không nhất thiết đáp ứng đầy đủ 3 tính chất trên Chính vì thực tiễn có sự thay đổi nên trong nội dung chương trình đã có sự cập nhật bố sung thêm nội dung về hang hoá dich vụ và một số yếu tố khác hang hoá thông thường

vào trong nội dung chương trình.

Thời kỳ Mác nghiên cứu về hàng hoá sản xuất hàng hoá hữu hình chiếm chủ đạo trong nền kinh tế còn hang hoá hữu hình hầu như chưa pho biến chang hạn như hàng hoá dịch vụ hay các giao dịch khác trên thị trường như chứng khoán, quyền sỡ hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất.

Khác với hàng hóa là sản phâm hữu hình và là sản phẩm ban có thé cam trên tay hoặc ít nhất là nhìn thay về mặt vật ly thì địch vụ chủ yếu là vô hình và, trong hầu hết các trường hợp, không thể nhìn thấy ở dạng vật lý dịch vụ không thê cất trữ Trong điều kiện ngày nay do sự phát triển của phân công lao động xã hội dưới sự phát triển của tiến bộ khoa học công nghệ dịch vụ ngày càng phát triển, do vậy việc bổ sung thêm dịch vụ vào nội dung hàng hoá là phù hợp bởi vì để có được những dịch vụ cũng phải hao phí sức lao động và dịch vụ cũng làm thoả mãn nhu cầu nào đó của con người Ngoài ra một số giao dịch trong nền kinh tế hiện nay cũng được bồ sung dé làm mở rộng thêm cách hiểu về trao đổi hàng hoá trong nền kinh tế đó là:

+ Giao dịch trao đổi quyền sử dụng dat: đây là hình thức rat phổ biến trong nền kinh tế hiện đại, bản chất của giao dịch trao đổi quyền sử dụng đất không phải mua bán đất đai mà chỉ trao đổi quyền sử dụng mà quyén sử dụng này không do hao phí lao

động tạo ra như hàng hoá thông thường.

+ Trao đổi thương hiệu: trong điều kiện nền kinh tế hiện nay tai sản của nhiều doanh nghiệp lại phần lớn nằm ở giá trị thương hiệu, thương hiệu được tạo ra dựa trên việc sản xuất một hàng hoá dịch vụ nào đó ví dụ thương hiệu Nokia được tạo nên từ việc sản xuất những chiếc điện thoại di động và được bán cho Microsoft vào năm 2013 với giá 7,16 tỷ USD Theo định nghĩa của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới: “Thuong hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức Đối với doanh nghiệp, thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về

sản phẩm, dịch vụ với dẫu hiệu của doanh nghiệp gắn lên bề mặt sản pham dich vu

nhằm khang định chat lượng và xuất xứ Thương hiệu là một tài sản vô hình quan

22

Trang 26

trọng và đối với các doanh nghiệp lớn, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp chiếm một phan đáng kê trong tông giá trị của doanh nghiệp” Chính vi giá trị thương hiệu ngày càng trở nên quan trọng và trở thành một trong những giao dịch phổ biến trên thị trường nên việc đưa nội dung trao đổi thương hiệu trong nền kinh tế vào nội dung học phần giúp người học có cái nhìn sát với thực tế hoạt động trao đổi trong nền kinh tế.

+ Trao đổi chứng khoán, chứng quyền và một số giấy tờ có giá: ngày nay chứng khoán (cô phiếu, trái phiếu), chứng quyền, một số giấy tờ có giá do các công ty tổ chức phát hành trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp, các tổ chức phát hành Thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn hiệu quả cho nên kinh tế và hoạt động giao dịch chứng khoán, chứng quyên và các giấy tờ có giá trở thành một kênh đầu tư phô biến ở trên thế giới Ở Việt Nam thị trường chứng khoán từ năm 2000 cho đến nay đã phát huy vai trò của mình trở thành kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế, Theo uỷ ban chứng khoán nhà nước tính đến 30/6/2021, vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đạt 6.838 nghìn tỷ đồng tương đương 108,7% GDP nền kinh tế Việt Nam Với vai trò quan trọng trong nền kinh tế việc đưa nội dung về giao dịch chứng khoán, chứng quyền và một số giấy tờ có giá khác giúp người học hiểu rõ hơn hoạt động của nền kinh tế.

2.4 Nội dung thị trường, kinh tế thị trường và một số quy luật cơ bản của nên kinh tế thị trường

Trong nội dung kinh tế chính trị Mác — Lênin ở học phần những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác — Lênin không đưa khái niệm thị trường vào giảng dạy, điều đó thê hiện phan nào bat cập trong nội dung môn học khi những yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường đó là thị trường và cạnh tranh không được đề cập tới cho người học Cạnh tranh là cơ chế chủ yếu phân bổ các nguồn lực trong nền kinh tế thị trường Thông qua cạnh tranh, các nguồn lực được rút ra khỏi những ngành, lĩnh vực và địa điểm đang hoạt động kém hiệu qua, di chuyên đến những nơi có lợi thé phát triển và

thu được hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận cao hơn Trong chương trình mới nội dung

thị trường được đưa vào giảng dạy trong đó tôn trọng các quy luật kinh tế cơ bản như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh

Khái niệm kinh tế thị trường được đưa vào nội dung giảng dạy: “Nền kinh tế thị trường là nên kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường Đó là nên kinh tế hàng hoá phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự điều tiết, tác động của các quy luật thị trường” Đề người học hiểu rõ hơn các quy luật thị trường thì trong nội dung học phần cũng làm rõ hơn 2 quy luật là quy luật cung cau và quy luật cạnh tranh, đây chính là 2 quy luật cơ bản trong nguyên lý kinh tế học theo quan điểm của các nhà kinh tế học phương tây Các quy luật này đã và đang chi phối các nền kinh tế thị trường ở các quốc gia trong đó có Việt Nam Ngoài ra việc

23

Trang 27

chỉ ra những mặt tích cực của nền kinh tế thị trường cũng như các quy luật trong đó có quy luật cạnh tranh đã phan nào thé hiện rõ ban chất nên kinh tế Việt Nam hiện nay, mặc dù còn nhiều khuyết tật của kinh tế thị trường nhưng không thé phủ nhận những tác động tích cực to lớn mà cơ chế nền kinh tế thị trường đem lại cho nền kinh tế Việt Nam Đây là một cơ sở quan trong dé chúng ta tôn trọng quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường.

2.5 Dưa ra vai trò của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường

Trong kinh tế học các chủ thê tham gia thị trường gồm doanh nghiệp (nhà sản xuất), người tiêu dùng (hộ gia đình), chính phủ, và các yếu tô bên ngoài (ngoại thương) Theo quan điểm của các trường phái kinh tế học 4 chủ thé tham gia thị trường đều có những vai trò chức năng riêng tuy nhiên các trường phái đều tôn trong quy luật cung cau, cạnh tranh trong việc điều tiết quan hệ tiêu dùng sản xuất của hộ gia đình -doanh nghiệp Duy chỉ vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường có sự khác biệt nhất định trong tư tưởng của các trường phái Tuy nhiên từ lịch sử phát triển của các nền kinh tế thị trường chúng ta có thê nhận thấy sự cần thiết về vai trò của chính phủ trong sự điều tiết khắc phục các nhược điểm của nền kinh tế thị trường Trong nội dung của môn Kinh tế chính trị Mác — Lênnin đã bồ sung nôi dung vai trò các chủ thé trong nền kinh tế thị trường, với việc đưa vào các chủ thể trong nền kinh tế thị trường nôi dung cũng đề cập tới mục tiêu của các chủ thể khi tham gia vào nền kinh tế thị

trường trong đó:

1 Đối với người sản xuất: Người sản xuất là người cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường Họ là những người trực tiếp tạo ra của cải vật chất, sản phẩm cho xã hội Họ luôn phải quan tâm đến việc lựa chọn sản xuất hang hóa nao, sỐ lượng bao nhiêu, sản xuất với các yếu tố nào sao cho có lợi nhất Ngoài mục tiêu lợi nhuận, người sản xuất cần phải có trách nhiệm đối với con người; trách nhiệm cung cấp hàng hóa, dịch vụ không làm tốn hại đến sức khỏe và lợi ích của người tiêu dùng.

2 Người tiêu dùng là những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường đề thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng Sức mua của người tiêu dùng là yếu tố quyết định sự phát triển bên vững của người sản xuất Hơn nữa người tiêu dùng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc định hướng sản xuất của người sản xuất.

3 Chủ thé trung gian là những cá nhân, tổ chức dam nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ thé sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, trong đó nêu ra được những trung gian đặc trưng trong nền kinh tế hiện nay như trung gian môi giới chứng khoán, trung gian môi giới nhà đất, trung gian môi giới khoa học công nghệ

4 Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế đồng thời thực hiện những biện pháp dé khắc phục những khuyết tật của thị trường, đồng thời đưa ra nhận định tất cả các mô hình đều có điềm chung là không thé thiếu vai trò kinh tế của

24

Trang 28

nhà nước Trong bối cảnh của nền kinh tế thị thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, vai trò của nhà nước được thể hiện thông qua việc xây dựng, vận hành thực thi hệ thống chính sách, các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, cơ chế vận hành Cùng các công cụ kinhg tế trên cơ sở tôn trọng những nguyên tắc thị trường, phù hợp với yêu cầu xây dựng xã hội Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Nhà nước chăm lo xây dựng, hoàn thiện thé chế kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, tao môi trường dé phat triển đồng bộ các loại thị trường, khuyến khích các thành phan kinh tế, phát huy mọi nguồn lực dé phát triển thúc day kinh doanh, thúc đây cạnh tranh bình dang, lành mạnh, có trật tự, kỷ cương Thông qua cơ chế, chính sách và các công cụ quản lý kinh tế nhà nước tác động vào thi trường nhăm đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ồn định, bền vững, khắc phục những khuyết tật của thị trường.đảm bảo an sinh xã hội.

25

Trang 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Ban chỉ đạo Tổng kết 30 năm đôi mới: Báo cáo tổng quan về Bản chất kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thang 3/2014.

2 Giáo trình kinh tế chính trị Mác — Lênin, Bộ GD & DT, NXB.

3 Văn kiện đại hội dang IX, X, XI, XII, XII.

4 David Begg Stanley Fischer, Rudifer Dornbusch, kinh té hoc, NXB Thống kê, 1992 tái bản lần thứ 8.

5 Paul A Samuelson, Kinh tế học, bản dịch tiếng việt, NXB chính trị quốc gia 6 Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác — Lê nin (Dùng cho các khối ngành không chuyên kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học, cao dang) NXB chính trị quốc gia Hà Nội — 2006.

7 Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác — Lê nin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị) NXB chính trị quốc gia sự thật Hà Nội,

26

Trang 30

NANG CAO CHAT LƯỢNG, HIỆU QUA GIẢNG DẠY NỘI DUNG GIA TRI THANG DƯ TRONG NEN KINH TE THỊ TRUONG CHO SINH VIEN TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI HIEN NAY

ThS Nguyén Van Doi

Khoa Ly luận chính trịTrường Đại học Luật Hà Nội

Tóm tắt: Trên cơ sở của việc đối chứng giữa giáo trình mới và giáo trình cũ trong việc giới thiệu học thuyết giá trị thang dư của Mác đã tổng kết trong bộ tư bản bài viết chỉ ra những điểm bat cập về cơ cấu va dung lượng kiến thức được triển khai, nội dung trình bày trong giáo trình mới, bài viết đưa ra các giải pháp khắc phục Đặc biệt bài viết tập trung làm rõ cách tiếp cận mới mang tính khoa học về bản chất xã hội của phạm trù giá trị thặng dư, nhăm khắc phục những bat lợi, trong cách hiểu sai lầm về học thuyết giá trị thặng dư cũng như hệ thống lý luận kinh tế chính trị của chủ nghĩa Mác — Lênin hiện nay nhằm nâng cao hiệu quả việc giảng dạy vấn đề giá trị thặng dư trong nên kinh tế thị trường cho sinh viên tại Trường Đại học Luật hiện nay.

Từ khóa: “Giá trị thang dư”, “tư bản”, “ban chất”.

I Những bắt cập trong nội dung vấn đề giá trị thặng dư trong nền kinh tế

thị trường

Với mục tiêu được đặt ra trong chương ba “ Trang bị hệ thống tri thức lý luận về giá trị thặng dư của Mác trong điều kiện nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh tư ban chủ nghĩa dé thấy được các quan hệ lợi ích cơ bản nhất thông qua phân phối giá tri mới do lao động tao ra giữa các chủ thé co bản trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Trên cơ sở đó, giúp sinh viên hình thành kỹ năng giải quyết có căn cứ khoa học quan hệ lợi ích của mình khi khởi nghiệp hoặc tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội trong bối cảnh xã hội hiện đại!” chúng ta hoàn toàn cảm nhận được tầm quan trọng, ý nghĩa thực tiễn của nội dung của chương này Việc giúp sinh viên tiếp nắm được, hiểu được học thuyết gia trị thang dư của Mác và từ đó nhìn nhận và giải thích được những van dé nảy sinh trong nền kinh tế nước ta hiện nay là một mục tiêu rất quan trọng và có ý nghĩa rất lớn Nó khăng định giá trị khoa học của học thuyết giá trị thặng dư của Mác nói riêng, khang định sức sống của chủ nghĩa Mac — Lénin nói chung Trên cơ sở đó tạo được thái độ, niềm tin của sinh viên vào kho tàng tri thức mà Chủ nghĩa Mác đã

tông kêt, cũng như góp phân củng cô niêm tin của sinh viên vào đường lôi, chủ trương1 Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác — Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên Lý

luận chính trị) NXB chính trị quôc gia sự thật Hà nội 2021.27

Trang 31

của Đảng va nhà nước ta trong công cuộc đôi mới nền kinh tế đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, việc triển khai nội dung học thuyết giá trị thặng dư của Mác trong giáo trình mới còn nhiều vấn đề bất cập, chưa thỏa đáng đòi hỏi mỗi giảng viên lên lớp cần phải phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của mình nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong van đề này.

1 Xét về cơ cấu và dung lượng kiến thức được triển khai.

Trong các giáo trình trước đây, học thuyết về giá trị thặng dư của Mác được trình bày thông qua ba chương” “xem bang 1”, nhưng cũng nội dung này trong giáo trình

mới chỉ được thể hiện ở một chương duy nhất “Bảng 2” Xét về mặt cơ học đã cho ta thấy từ 60 trang giáo trình được rút xuống gần một nửa chỉ còn 37 trang Điều đó cho thấy việc cắt xén, việc trình bày mang tính văn tắt, tóm lược về nội dung là điều không thê tránh khỏi Đặc biệt phần phân tích về các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thăng dư dược trình bày quá vắn tắt trong giáo trình mới từ 20tr xuống còn 12tr làm cho các vấn đề ở đây được nêu ra một cách mặc định, thiếu lập luận, thiếu

căn cứ.

Tổng thé cau trúc của chương 3 về hình thức cũng có vấn dé, không dam bảo sự tương thích, cân đối cho mỗi phần Phần II “Tích lũy tư bản” chỉ chiếm 5tr gt trong khi đó dung lượng của phan I lên tới 20tr gấp 4 lần; phan III cũng có khối lượng hon gap

đôi voi l2tr.

Bảng 1

Chương Nội dung chính Dung lượng

(Số trang) Chương IV I Sự chuyền hóa của tiên thành tu ban

Sản xuất giá trị thặng dư II Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư

- quy luật kinh tế tuyệt đối | III Tiền công trong chủ nghĩa tư bản 19tr gt

của chủ nghĩa tư bản IV Tích lũy tư bản

Chương V I Tuân hoàn và chu chuyền của tư bản

Vận động của tu bản và IL Tái sản xuất tư bản xã hội và khủng 2ltr gt tái sản xuất tư ban xãhội | hoảng kinh tế.

Chương VI L Lợi nhuận bình quân và giá ca sản xuât

Các hình thái tư bản và II Các hình thai tu bản va loi nhuận của 20tr gt

các hình thức biểu hiện của | chúng

gia tri thang dư

? Bộ giáo dục &dao tạo Giáo trình kinh tế chính trị Mác — Lénin (Dùng cho các khối không chuyên kinh tẾ

-quản trị kinh doanh trong các trường đại học, cao đăng) NXB Chính trị quôc gia Hà nội 2005.28

Trang 32

Bảng 2

Chương III L Lý luận của Mác về giá trị thang dư 20tr gt Giá trị thặng dư trong nền II Tích lũy tư bản Str gt kinh té thi truong II Các hình thức biêu hiện của gia tri 12tr gt

thặng dư trong nền kinh tế thị trường

Qua việc phân tích khái lược ở trên cho chúng ta thay một van đề lớn, một thách thức không nhỏ đặt ra cho mỗi giảng viên trong việc thiết kế bài giảng, thiết kế nội dung, kế hoạch giảng dạy cho sinh viên một cách có chất lượng và hiệu quả Về phía người học, sinh viên cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng giáo trình trong học tập đặc biệt là quá khó cho việc tự tìm hiểu, tự nghiên cứu.

2 Xét về nội dung

Thứ nhất: Về cách đặt tên chương “Giá trị thang dư trong nền kinh tế thị trường”.

Giáo trình mới đã có sự làm mới, như sắp xép, cơ cấu lại các nội dung cơ bản của học

thuyết giá trị thặng dư của Mác, nhưng toàn bộ các vấn đề được nêu ra trong chương ba vẫn không vượt ra khỏi khuôn khổ của học thuyết này Bản chất của tư bản, bản chất của giá trị thặng dư được tiếp cận và trình bày đúng như Mác đã tổng kết trong Bộ Tư bản Tuy nhiên với với tiêu đề của chương đã đặt ra nhiều vẫn đề cần phải giải thích như: Nền kinh tế thị trường được hiểu như thé nào? Giá trị thăng du trong nền kinh tế thị trường khác gì giá trị thặng dư ở ngoài nền kinh tế thị trường? Hiện nay ở nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa vậy giá tri thang du có xuat hién khong, nếu có thì nó được hiện ra trong nên kinh tế như thé nào? Tat cả các van dé đó không được nêu ra, không được dé cập trong nội dung trình bày của chương này Do vậy, cách đặt tên chương hoàn toàn “mới mẻ” về học thuyết giá trị thăng dư của Mác là không phù hợp, không thỏa đáng với nội dung vốn

có của nó.

Thứ hai: Khi đặt tên mục cho nội dung trình bày trong chương 3 cũng gây lên sự

nhằm hiểu là ở chương này chỉ có một phần thuộc học thuyết giá trị thặng dư của Mác còn các phần khác là không thuộc học thuyết này Nội dung của chương được chia làm ba phan, phan I với tên mục là “Lý luận của Mác về giá tri thing dư” trong khi đó phan II, phần III được đặt tên mục là “Tích lũy tư bản” và “Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nên kinh tế thị trường” đã dẫn đến sự nhằm hiểu là chỉ phần I là trình bày lý luận của Mác đã tong kết còn các phân còn lại không phải là nội dung của học thuyết giá trị thăng dư, không phải là nội dung do Mác tong kết.

Thứ ba: Về các “giả định” phục vụ cho việc phân tích quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư không trình bày Như chúng ta đã biết, khi phân tích quá trình tạo ra giá trị

thang dư của người công nhân kéo sợi trong mô hình cua nhà tư bản kinh doanh kéo

29

Trang 33

sợi, Mác chia ngày lao động ra thành hai phần tương ứng với thời gian lao động tất yêu và thời gian lao động thặng dư Đồng thời Mác cũng đặt ra các giả định cho việc phân tích trong đó có giả định chung và các giả định về mặt kỹ thuật để làm căn cứ, cơ sở cho việc tính toán trong bài toán mô tả quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư một cách

logic và chặt chẽ Tuy nhiên, trong giáo trình mới bỏ qua các giả định này làm cho

việc trình bày quá trình sản xuất ra giá trị thăng dư là khó hiểu, thiếu căn cứ thuyết

Thứ tư: Phân tích bản chất của giá trị thặng dư về cơ bản vẫn chưa thoát ra được cách tiếp cận mang tính khuôn mẫu, chưa thấy được “giá trị lich sử trong sự tong kết của Mác về giá trị thặng dư”, làm cho việc trình bày bản chất của phạm trù giá trị thặng dư là không thỏa đáng Giáo trình mới không chỉ ra được bản chất vật thể vật chất cũng như bản chất xã hội của phạm giá trị thặng dư dẫn đến việc giải thích vấn đề này trước thực tiễn của nền kinh tế thị trường hiện đại ngày nay là không thuyết phục.

Thứ năm: Vẫn đề tuần hoàn và chu chuyển của tu bản không chỉ rõ mô hình van động của tư bản công nghiệp và sự chuyên môn hóa của các hình thức tư bản cụ thể.

Thứ sáu: Việc phân tích nội dung về lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức, địa tô quá văn tắt thiếu tính khoa học gây khó khăn cho người đọc, sinh viên không thê tự nghiên cứu các nội dung ở phần này.

II Nâng cao hiệu quả việc giảng day van đề “Giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường” cho sinh viên tại Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay

Như phân tích ở phần 1 cho chúng ta thấy dé triển khai giảng dạy cho sinh viên một cách có hiệu, đảm bảo mục tiêu đề ra của chương ba “Giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường” người giảng viên cần phải đưa ra nhiều phương án, nhiều giải pháp trong việc thiết kế nội dung, kịch bản lên lớp cũng như xác định nội dung, van dé sinh viên tự nghiên cứu thông qua các chủ dé, các câu hỏi, các tình huống mang tính điển

hình Trong giới hạn của tham luận hội thảo, các tác giả chỉ tập trung vào một nội

dung cơ bản quan trọng nhất đó là làm rõ bản chất của phạm trù giá trị thặng dư cho sinh viên Đây là nội dung căn bản, cốt lõi của vấn đề “Giá rị thặng dư trong nên kinh tế thị trường”.

Chúng ta biết, trong bối cảnh hiện nay khi mà Đảng và nhà nước ta đã và đang đây mạnh công cuộc đổi mới đất nước; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam Một van đề hiển nhiên trong nên kinh tế thi trường ở nước

ta hiện nay đó là sự hiện diện của “Tu bản” với các nhà tư bản dưới cách gọi thông

thường là các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư cùng với đó là các công ty, các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước đã và đang hoạt động trong các ngành nghé, lĩnh vực của nền kinh tế đất nước Trước thực tiễn đó, Việc giảng dạy nội dung môn kinh tế chính trị nói chung, giảng dạy học thuyết giá trị thặng dư của

30

Trang 34

KarlMax nói riêng là một van đề rất “nóng”, rất “nhạy cảm” Thực tế cho thay việc giảng dạy học thuyết giá trị thang dư của KarlMarx cho sinh viên nếu không xử lý đúng sẽ dẫn đến những tác động ngược chiều trong nhận thức của sinh viên, thậm chỉ dẫn đến sự xa rời, tay chay lý luận của chủ nghĩa Mác Bởi lẽ, với logic đơn giản sinh

viên nhận thấy: Nếu khăng định bản chất của tư bản là “bóc lột”, nếu coi giá trị thang

dư là giá tri dôi ra ngoài giá tri của hang hóa sức lao động do người làm thuê tạo ra và

nhà tư bản đã chiếm không “nhà tư bản đã bóc lột sức lao động của người lao động làm thuê” thì chúng ta giải thích như thế nào trước thực tiễn: Khi một doanh nghiệp thông báo tuyên nhân công thì hàng trăm người sẵn sàng nộp hồ sơ đăng ký “tình nguyện được bóc lột, được tước đoạt dé sống” Các nhà thuyết giáo cũng phải đau đầu dé tim lời giải cho câu hỏi: “Tại sao biết tư bản là bóc lột mà Quốc hội còn thông qua luật đầu tư nước ngoài, điều đó có phải là mời các đại gia tư bản vào bóc lột dân ta dé dân ta sống không?” Hơn thế nữa, nếu chúng ta kịch liệt phê phán và tây chay không chỉ chế độ sở hữu tư nhân tư bản mà là phê phán tây chay tất cả các chế độ tư hữu bởi nó làm phát sinh sự nô dịch của người nắm giữ sở hữu với người không có sở hữu, của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị như trong lịch sử đã sảy ra Vậy những đóng góp của mỗi chế độ xã hội ấy vào sự phát triển tiến lên trong lịch sử của nhân loại cho đến ngày nay là có giá trị như thế nào trước con mắt của nhà duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, cũng như trước một triết lý khoa hoc mà chủ nghĩa KarlMarx đã tổng kết vé sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc là một “Tiến trình lịch sử tự nhiên”.

Hiện thực của phong trào khởi nghiệp của sinh viên, cũng như của các đoàn viên thanh

niên trên toàn quốc hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và nhà nước đã và đang làm thay đổi nhận thức, thay đổi tư duy cho thế hệ trẻ: Từ bỏ tư duy theo lối mòn “Làm công” để bước lên làm “Ông chủ” góp phần vào công cuộc phát triển, đổi mới đất nước hiện nay Vậy nếu hiểu một cách cứng nhắc về tư bản, về giá trị thặng dư thì chúng ta đang khuyến khích mọi người tham gia “bóc lột lẫn nhau” dé thúc đây xã hội phát triển hay sao? Chính vì vậy, khi giảng dạy về phạm trù giá trị thặng dư, về Tư bản trong chương trình kinh tế chính trị hiện nay chúng ta cần có một cách tiếp cận một cách khoa học hơn, thực tiễn hơn Một mặt, cần làm rõ nội dung khoa học của phạm trù giá trị thăng dư, mặt khác cần làm rõ giá trị lịch sử - cụ thé của phạm trù này với thời kỳ mang tính lịch sử mà Karl Marx tổng kết cũng như trong bối cảnh lịch sử của nhân loại đã bước sang thế kỷ 21.

Dé làm được điều đó chúng ta cần giải thích cho người học về ban chat vật thể vật chất của phạm trù giá trị thặng dư: Theo phương diện này giá trị thặng dư chính là sản phâm thang dư, hay của cải tăng thêm, của cải du thừa nhờ đó mà con người có thé tích lũy được của cải, nâng cao đời sống hiện tại và trong tương lai Nó là thành quả

của sự nỗ lực của con người, của nhân loại trong việc chinh phục tự nhiên, phát minh

31

Trang 35

sáng chế, hoàn thiện không ngừng quá trình sản xuất, nâng cao trình độ phát triển của

lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội đem lại Sản pham thang dư vừa là

mục đích, vừa là kết quả của quá trình sản xuất xã hội, đồng thời nó là điều kiện, tiền đề thúc đây con người và xã hội phát triển Chính vì vậy, việc tìm ra và áp dụng mọi biện pháp có thé dé tao ra được ngày càng nhiều sản phẩm thang dư không chỉ là mục đích của mỗi người lao động mà là của cả xã hội trong mọi chế độ xã hội, cũng như

trong mọi thời đại luôn đặt ra.

Sẽ là thiếu sót lớn khi trình bày về quá trình sản xuất ra giá trị thăng dư của KarlMarx mà chúng ta không nhấn mạnh và làm rõ các giả định định trong việc phan

tích quá trình tạo ra giá trị thặng dư của người công nhân trong công xưởng kéo sợi

của nhà tư bản kinh doanh sản xuất sợi Đặc biệt là giả định chung thứ hai “Năng xuất lao động xã hội đã đạt đến mức độ nhất định, đảm bảo cho người lao động không chỉ tạo ra của cải đủ sống mà còn có thể tạo ra của cải tăng thêm” Với giả định này cho thấy: Của cải tăng thêm không phải do người công nhân muốn là có hay nhà tư bản thích là được Sở dĩ có được của cải tăng thêm, mức độ tăng thêm nhiều hay ít là do sự phát triển của sức sản xuất xã hội, sự phát triển của nền văn minh nhân loại đem lại.

Trong mọi mô hình sản xuất gắn với các chế độ xã hội, từ công xã nguyên thủy, chế độ

chiếm hữu nô lệ, hay chế độ phong kiến đều là mô hình kinh tế phi hàng hóa, ở đó sức

sản xuất bị hạn chế, hạn hẹp và do đó của cải thặng dư là thấp Ngày nay, mô hình sản

xuất Tư bản vẫn đã và đang là một mô hình mẫu mực cho việc thúc day kha nang lam tăng cua cai cho xã hội Cac nhà kinh tế luôn thừa nhận chưa có một mô hình nào có thể mang lại hiệu quả kinh tế như mô hình sản xuất tư bản.

Trên cơ sở của việc nhận thức về ban chat vật thé vật chất của phạm trù giá trị thặng dư, chúng ta cần làm rõ bản chất xã hội của phạm trù này Theo đó, bản chất xã

hội của phạm trù giá trị thặng dư chính là mối quan hệ lợi ích giữa nhà tư bản và lao động làm thuê “Như trong luật lao động ở nước ta hiện nay thì nó được gọi là mối

quan hệ lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động” Đây là mối quan hệ lợi ích có tính mâu thuẫn của hai mặt đối lập chúng vừa thống nhất với nhau, nương tựa vào nhau để cùng tỒn tại và tạo ra sức mạnh của mô hình sản xuất tư bản, đồng thời chúng cũng luôn có xu hướng bài trừ lẫn nhau, xung đột với nhau dẫn đến những tốn hại cho xã hội như lãn công, đình công Thậm chí là cách mạng xã hội như trong thời kỳ của Karl Marx đã từng chứng kiến Xem mô hình 1.

Chúng ta khăng định tính khoa học, tính đúng dan trong kết luận của KarlMarx

về bản chất của phạm trù giá trị thặng dư phản ánh tính xung đột của lợi ích của hai mặt đối lập này trong bối cảnh đã trở lên rất gay gắt khi mà chế độ công xưởng day tàn khốc đối với người lao động, đời sống của người người công nhân bị ban cùng đi đã buộc họ phải vùng lên đấu tranh chống lại sự áp bức bóc lột, chống lại chế độ hà khắc

32

Trang 36

của công xưởng mà nước Anh là một điển hình Karl Marx là một chiến sĩ cộng sản và là lãnh tụ của phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản lẽ tất nhiên sẽ đề cao tinh thần đấu tranh, phê phán chế độ tư bản đương thời với các giá trị đúng nghĩa của sự “bóc lột, tước đoạt” đối với lao động làm thuê Để sinh viên nhận thức đúng về bối cảnh lịch sử của kết luận của Mác chúng ta nên khuyến kích sinh viên đọc tác phẩm “Chế độ công xưởng của nước Anh” do Mác va Ang ghen tông kết.

Chúng ta khuyến khích sinh viên vận dụng vốn kiến thức về quy luật thống nhất và dau tranh của các mặt đối lập đã được trang bị, lĩnh hội trong phần triết học, dé tìm

hiểu bản chất xã hội của phạm trù giá trị thặng dư Phân tích được mối quan hệ của hai

mặt đối lập tư bản và lao động làm thuê một cách biện chứng và khoa học Trên cơ sở đó sinh viên thay được, hiểu được, giải thích được những biểu hiện của mối quan hệ đó trong thực tiễn nền kinh tế nước ta hiện nay.

Đề củng cô nhận thức của sinh viên, chúng ta có thê liên hệ với thực tiễn khách quan của các cuộc đình công của công nhân ở các nước trên thế giới cũng như trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay Ở khía cạnh này, chúng ta nên giao cho sinh viên nhiệm vụ tự thống kê, khảo sát và tìm hiểu về “Giải sao vàng đất việt” vinh danh các doanh nghiệp hàng năm ở nước ta Đồng thời yêu cầu sinh viên tìm hiểu, thống kê, khảo sát về tình trạng đình công của công nhân trong nền kinh tế nước ta hàng năm.

Mô hình 1 Bản chất xã hội của phạm trù giá trị thặng dư là

Quan hệ Loi ích kinh tế giữa hai mặt doi lập, tư bản va laodong làm thuê

+ Tao I cho Anh hùng San

rời LD thoi ky ving

ee đổi mới đất Việt

Thêm vào đó, chúng ta khuyến kích sinh viên tìm hiểu về luật lao động của Việt Nam hiện nay, đặc biệt là những nội dung “Điều khoản” trong bộ luật lao động hiện hành điều chỉnh về mối quan hệ của hai mặt đối lập “Người sử dụng lao động và người

33

Trang 37

lao động”, những quy định về nghiệp đoàn, những quy định về đình công, những quy định của pháp luật trong việc xử lý, giải quyết các tranh chấp về lao động

Cuối cùng, chúng ta đặt sinh viên vào việc giải thích một thực tiễn hiện nay đó là chế

độ sở hữu tư bản vẫn tồn tại, vận động và phát triển Điều đó khang định nó vẫn còn có giá trị trong sự phát triển của xã hội mà trước hết là ở những nước duy trì chế độ xã hội này Quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa vẫn còn thích ứng được với sự phát triển mạnh mẽ của trình độ xã hội hóa của lực lượng sản xuất mà nhân loại đã đạt được đến ngày nay trong tầm vóc của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 Quan hệ biện chứng về lợi ích của hai mặt đối lập vẫn đã và đang ton tại và phát triển mạnh mẽ,

từng bước đưa nhân loại đạt được những thành tựu vĩ đại trong việc chính phục tự

nhiên, thúc day kinh tế phát triển Điều đó có ý nghĩa đặc biệt đối với công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

34

Trang 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác — Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên Lý luận chính trị) NXB chính trị quốc gia sự thật Hà nội

2021 Tr 84.

2 Bộ giáo dục &dao tạo Giáo trình kinh tế chính trị Mác — Lênin (Dùng cho các khối không chuyên kinh tế - quản trị kinh doanh trong các trường đại học, cao đăng) NXB Chính trị quốc gia Hà nội 2005.

3 Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác — Lénin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên Lý luận chính trị) NXB chính trị quốc gia sự thật Hà nội

35

Trang 39

NANG CAO CHAT LƯỢNG, HIỆU QUA GIẢNG DẠY NỘI DUNG VAN ĐÈ 4- CẠNH TRANH VA ĐỘC QUYEN TRONG

NEN KINH TE THỊ TRUONG CHO SINH VIÊN

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI HIEN NAY

ThS Lương Thị Thoa

Khoa Pháp luật Kinh tế

Trường Đại học Luật Hà Nội

Tóm tat: Bằng việc đối chứng giữa hai giáo trình cũ và mới bài viết chỉ ra những thay đôi trong kết cầu, cách đặt tên chương, tên mục của giáo trình mới Thêm vào đó bài viết đi sâu phân tích và chỉ ra những hạn chế, bất cập trong cơ cấu, cau trúc, cũng như cách đặt tên chương, tên mục và nội dung triển khai của giáo trình mới Trên cơ sơ đó bài viết đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong giáo trình mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy vấn đề cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường cho sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay.

Từ khóa: “Cạnh tranh”, “độc quyên” “độc quyên nhà nước ”.

I Những điểm mới và những bắt cập trong vẫn đề “Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thi trường”

1 Những thay đổi trong kết cấu của chương

Trong giáo trình mới nội dung được sắp xếp, cơ cấu lại (Xem bang 1) cụ thé: Việc phân mục đã được gói gọn lại tử 4 mục về còn 03 mục, tuy nhiên về dung lượng nhìn về mặt hình thức thì số lượng đã tăng gần 1,5 lần từ 30tr gt lên 42tr gt

Kết cấu theo giáo trình cũ Kết cầu theo giáo trình mới

Chủ nghĩa tư bản độc quyên và chủ Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế nghĩa tư bản độc quyền nhà nước thị trường

Tên mục Số tr Tên mục Số tr L Chủ nghĩa tư bản độc 7tr I Cạnh tranh ở cập độ độc

quyền quyên trong nền kinh tế thị trường 12tr

II Chủ nghĩa tư bản độc II Lý luận của Lê nin về các đặc quyền nhà nước 4tr điểm kinh tế của độc quyền và

độc quyền nhà nước trong nền 12t

II Những biêu hiện mới kinh tế tư bản chủ nghĩa

của chủ nghĩa tư bản ngày 7tr HI Biểu hiện mới của độc

nay quyền, độc quyền nhà nước trong

IV Những thành tựu giới điều kiện ngày nay; vai trò lịch sử 18tr

36

Trang 40

hạn và xu hướng vận động Str của chủ nghĩa tư bảncủa chủ nghĩa tư bản ngày

Theo giáo trình mới các nội dung về: Khái niệm, nguyên nhân, bản chất của tư bản độc quyên và tư bản độc quyền nhà nước được đưa vào phan I Trong khi đó các đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền; các biểu hiện của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước lại được tách ra trình bày, giới thiệu ở phần II Thêm vào đó việc xếp dồn các van đề về những biểu hiện mới của độc quyên, độc quyền nha nước trong điều kiện ngày nay với vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản làm cho nội dung quá nhiều ở phần này.

Nhìn tong thể, nội dung của chương bốn trong bối cảnh học tín chỉ chỉ được triển khai trong 01 tiết giảng, và 0.5 tiết thảo luận là rất khó cho việc tô chức giảng dạy cho

sinh viên theo học.

2 Những bắt cập về nội dung

Thứ nhất: Theo giáo trình mới mục tiêu của chương bốn được xác định “Cung cấp hệ thống tri thức lý luận của Lê nin về độc quyền và độc quyền nhà nước trong nên kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa Thông qua đó sinh viên có thé hiểu được bối cảnh của nền kinh tế thế giới đang có những đặc trưng mới và hình thành tư duy thích ứng với bối cảnh thé giới luôn có nhiều thách thức”! Tuy nhiên như cách đặt tên cho chương gây lên nhiều van đề về nội dung của chương này Chúng ta biết rang: các trường phái kinh học ngày nay đã xây dựng được một khối lượng tri thức rất lớn về nên kinh tế thị trường hiện đại Bởi vậy, các vấn đề về thị trường, về phân loại thị trường: các van đề về cạnh tranh và độc quyền đã được tông kết rất đầy đủ và sâu sắc Các vấn đề về cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh mang tính độc quyền, độc quyên tập đoàn và đơn độc quyền “Độc quyền mua, độc quyền bán” là những nội dung cơ bản được phân tích, tìm hiểu trong kinh tế học vi mô Vậy, với tiêu đề của chương “Cạnh tranh và độc quyên trong nên kinh tế thị trường” có gây lên sự nhầm hiểu về nội dung chính của chương hay không? Với cách đặt tên chương như vậy mà nội dung chủ yêu giới thiệu về những tổng kết của Lê nin về chủ nghĩa tư bản độc quyền phát trién ở cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 là không thỏa đáng, không phù hợp.

Thứ hai: Nhìn vào các tiêu đề của 03 phần chúng ta cũng thấy có vấn đề Với tên mục ở phan II, “Lý luận của Lê nin về các đặc điểm kinh tế của độc quyền và độc quyên nhà nước trong nên kinh tế tư bản chủ nghĩa” sẽ gây lên sự hiểu nhằm là các nội dung ở phan I và phan III là không phải là do Lênin tong kết Trong khi đó, ở phan I và phần III của giáo trình về cơ bản vẫn là những nội dung do Lê nin tổng kết Hơn nữa cách đặt tiêu đề ở phần I, “Cạnh tranh ở cấp độ độc quyền” cũng không phù hợp

37

Ngày đăng: 04/04/2024, 02:53

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w