1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu toạ đàm khoa học cấp Khoa: Chuyên đề bồi dưỡng giảng viên giảng dạy các môn Lý luận chính trị

78 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chuyên đề bồi dưỡng giảng viên giảng dạy các môn Lý luận chính trị
Tác giả Ts Ngo Văn Nhân, Ths Đặng Đình Thái, Ths Nguyễn Văn Đợi, Ths Phạm Thái Huỳnh, Ths Nguyễn Cẩm Nhung, Ts Trần Thị Thu Hương, Ts Trịnh Thị Phương Oanh, Ths Nguyễn Thị Liên, Ths Nguyễn Thị Mai Anh, Ths Nguyễn Thanh Hương
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Lý Luận Chính Trị
Thể loại Kỷ yếu toạ đàm khoa học cấp Khoa
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 56,96 MB

Nội dung

MỤC LỤCTình hình thế giới năm 2021 TS Ngo Văn Nhân - Trường DH Luật HN Những nội dung cốt lõi, những vấn đề mới trong báo cáo chính trị ThS Đặng Dinh Thai - Trường ĐH Luật HN 12 Những nộ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

CHUYEN DE BOI DUONG GIANG VIEN GIANG DAY

CAC MON LY LUAN CHINH TRI

Hà Nội, tháng 01/2022

Trang 2

MỤC LỤC

Tình hình thế giới năm 2021

TS Ngo Văn Nhân - Trường DH Luật HN

Những nội dung cốt lõi, những vấn đề mới trong báo cáo chính trị

ThS Đặng Dinh Thai - Trường ĐH Luật HN

12

Những nội dung cốt lõi, những vấn đề mới trong chiến lược phát

triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030

ThS Nguyễn Văn Đợi - Trường ĐH Luật HN

17

Những nội dung cơ bản của báo cáo đánh giá kết quả thực hiện

nhiệm vụ phát triên kinh té-x4 hội 5 năm 2016-2020 và phương

hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025

ThS Phạm Thai Huynh, ThS Nguyễn Cẩm Nhung

Trường DH Luật HN

ZF

Những nội dung cơ ban trong báo cáo của Ban chấp hành TW Dang

khóa XII về tong kết công tác xây dựng Đảng và thi hành điều lệ Đảng

TAS Tran Thị Thu Hương - Trường ĐH Luật HN

43

Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự

cường và khát vọng phát triển đất nước phon vinh, hạnh phúc

TS Trịnh Thi Phương Oanh, ThS Nguyễn Thị Liên,ThS Nguyễn Thị Mai Anh - Trường ĐH Luật HN

55

Day mạnh hoc tập và làm theo phong cách Hồ Chi Minh về ý chí

tự lực tự cường, thực hiện khát vọng phát triển đất nước phon vinh,

hạnh phúc

ThS Nguyễn Thanh Hương - Trường ĐH Luật HN

65

Trang 3

TÌNH HÌNH THẺ GIỚI NĂM 2021

TS Ngo Văn Nhân!

Tóm tắt: Trên cơ sở lược khảo các giai đoạn trong lịch sử quan hệ quốc té từdau thé kỷ XX đến nay với điểm nhấn là xu hướng hình thành một trật tự thé giới mới,bài viết đề cập, phân tích một sỐ sự kiện quốc tế noi bật trong năm 2021; trên cơ sở do,luận giải một số điểm mới về ngoại giao trong Văn kiện Dai hội XIII của Đảng vớiphương châm đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân là ba trụ cộttrên mặt trận ngoại giao phục vụ việc xây dung và bảo vệ Tt 6 quoc Viét Nam

Từ khóa: Lich sử quan hệ quốc tế, trật tự thé giới mới, sự kiện thé gidi noi bat,doi ngoại Dang, ngoại giao nha nước

1 Hướng tới một trật tự thế giới mới

Nhìn một cách khái quát, lịch sử quan hệ quốc tế từ đầu thế kỷ XX đến nay cóthê chia thành 4 giai đoạn chủ yếu sau:

1.1 Giai đoạn thứ nhất - từ năm 1945 trở về trước: Đây là thời kỳ chién tranhgiữa các nước dé quốc nhằm tranh giành thuộc địa, thiết lập chế độ thực dân kiểu cũ

và cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa nhăm thoát khỏi ach thống trị của chủ

nghĩa thực dân, dé quốc Sự kiện nổi bật nhất trong giai đoạn này là 02 cuộc chiến

tranh, gồm Chiến tranh thê giới lần thứ I (1914 - 1918) và Chiến tranh thế giới lần thứ

II (1939 - 1945).

1.2 Giai đoạn thứ hai - từ năm 1945 đến năm 1991: Đây là thời kỳ mà Mỹ vàLiên Xô từ chỗ là Đồng minh trong cuộc chiến chung chống chủ nghĩa phátxít trongChiến tranh thé giới lần thứ II đã trở thành kẻ thù của nhau, tim cách mở rộng ảnh hưởng,thiết lập trật tự thế giới hai cực trong cuộc Chiến tranh Lạnh Thế giới bi chia làm haiphe đứng đầu là Mỹ và Liên Xô, trong khi các nước nhỏ bị cuốn vào vòng xoáy quyềnlực trong các cuộc chiến tranh ủy nhiệm

1.3 Giai đoạn thứ ba - từ năm 1991 đến năm 2012 Đây là thời kỳ thế giới chỉ

có một siêu cường là Mỹ sau khi Liên Xô tan rã và các nước Đông Âu chuyền đổi Sở

dĩ năm 2012 được lay làm dấu mốc cho bước chuyên sang một giai đoạn mới trong quan

hệ quốc tế vì năm đó là năm chứng kiến Trung Quốc nổi lên trở thành nền kinh tế lớnthứ hai trên thế giới chỉ sau Mỹ Đây cũng là năm Tổng thống Nga tuyên bố nước Nga

“không còn quỳ gối” trước phương Tây khi đưa ra cảnh báo về việc Liên minh châu Âu

' Bộ môn Triết học Mác-Lênin — Khoa Lý luận chính trị; email: ngovannhan65@gmail.com

|

Trang 4

và ô chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mở rộng sang phía Đông, tìm cáchtiễn sát biên giới Nga.

1.4 Giai đoạn thứ tư - từ năm 1012 đến nay: Tù năm 2012 đến nay, với nhữngđiều chỉnh chiến lước chính sách đối ngoại của các nước lớn, thế giới đa cực với 03 siêucường chính là Mỹ, Nga và Trung Quốc đang định hình ngày càng rõ nét Trong giaiđoạn này, toàn cầu hóa và khu vực hóa đan xen với chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa dân túy

và chủ nghĩa dân tộc làm cho thế giới phức tạp, đa dạng và khó đoán định hơn bao giờhết Tuy nhiên, đây vẫn chỉ được coi là thời kỳ chuyên đổi, quá độ khi thế giới đangtrên đường hướng đến một trật tự thế giới mới Trong giai đoạn này có sự đan xen giữa

cả trật tự cũ và một trật tự mới đang manh nha hình thành Cục diện thế giới trong giaiđoạn quá độ này có thé miêu tả bằng sự vượt trội của “siêu cường đơn độc Mỹ” và tấtnhiên là của một số quyền lực đang trỗi dậy Thế giới chứng kiến một trật tự thế giớimới dang dan hình thành khi sức mạnh của Mỹ có phan suy giảm, trong khi lại có sựtrỗi đạy hết sức quyết đoán, manh mẽ của Trung Quốc và trên thực tế đang thách thức

vị trí siêu cường của Mỹ Ngoài ra, sự xuất hiện của các nền kinh tế mới nỗi, sự trở lạingày một mạnh mẽ của Nga làm cho sự hình thành trật tự thế giới mới trở nên ngày

càng khó khăn.

Trong bối cảnh đó, khu vực châu A - Thái Binh Dương nổi lên như một hiện

tượng đặc biệt Trong vòng vài năm trở lại đây, khu vực này chứng kiến những điềuchỉnh chiến lược, sự củng cố và ra đời dồn dap của những cơ chế, liên minh và liên kếtmới xoay quanh cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Ké từ khi trở thành nền kinh tế thứhai thế giới, Trung Quốc không giấu giém tham vọng bá chủ với hàng loạt quyết định

có tính chiến lược, như Sáng kiến Vành đại và Con đường (BRI) năm 2013 và Ngânhàng Dau tư cơ sở hạ tầng châu A (AIIB) năm 2014

Đáp lại sự trỗi đạy của Trung Quốc, Mỹ cũng không chịu nhường bước khi quyếtđịnh “xoay trục sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương dưới thời Tổng thống BarackObama (2008 - 2016), đặc biệt là hình thành khu vực Ân Độ Dương - Thái Bình Dương

tự do và rộng mở (2017) dưới thời Tổng thống Donald Trump với việc thiết lập nhóm

Bộ Tứ (QUAD) gồm Án Độ, Úc, Nhật Bản và Mỹ và ngày 16/9/2021 vừa qua là Liênminh AUKUS gồm Anh, Úc và Mỹ Trong cuộc đối đầu của chính trị cường quyền, các

tổ chức đa phương cũng có lối đi riêng của mình Cuối năm 2019, Hiệp định Đối tácKinh tế đa phương toàn diện Khu vực (RCEP) gồm 15 nước do ASEAN dẫn dắt đã được

ký kết sau nhiều năm đàm phán và sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Ngoài ra,trong bối cảnh cạnh tranh căng thắng Mỹ - Trung và với mong muốn có tiếng nói ngàycàng độc lập, ngày 16/9/2021, Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định công bố Chiếnlược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của mình

a

Trang 5

Như vậy, trong vòng xoáy của chính trị quốc tế, chỉ trong một thời gian ngắn, từkhu vực châu Á - Thái Bình Dương, đến nay một không gian địa chiến lược mới với têngọi khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở đã chính thức hìnhthành Khu vực này bao gồm cả Đông Nam A và Biên Đông - những khu vực có ý nghĩachiến lược cả về phát triển kinh tế, an ninh và quốc phòng đối với Việt Nam - nhanhchóng trở thành trung tâm chính trị, quan hệ quốc tế, cọ sát và cạnh tranh giữa các cườngquốc trong những thập kỷ đầu tiên và cả những thập kỷ tiếp theo của thế kỷ XXI.

2 Một số sự kiện quốc tế tiêu biểu trong năm 2021

2.1 Hội nghị thượng dính Mỹ - Trung

Một trong những sự kiện quốc tế nối bật nhất, thu hút sự quan tâm của toàn thếgiới và có tác động toàn cầu trước mắt cũng như lâu dài là sự cạnh tranh chiến lược giữa

Mỹ và Trung Quốc mà Hội nghị thượng đỉnh băng hình thức trực tuyến giữa Tổng thống

Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 16/11/2021 vừa qua chỉ làbiểu hiện của một quá trình lâu dài

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung cho thấy bản chất vô cùng phức tạp và tầm

quan trọng của quản lý cạnh tranh có trách nhiệm của cả hai siêu cường là Mỹ và Trung

Quốc nếu họ không muốn đưa thế giới vào một cuộc chiến tranh lạnh mới Đây là cuộccạnh tranh ngang sức ngang tài giữa siêu cường số một và một siêu cường đang trỗi dậy.Cách tiếp cận của Mỹ đối với Trung Quốc dưới thời Tổng thống Joe Biden vẫn thể hiệntính tiếp nối cứng rắn của người tiền nhiệm là Tổng thống Donald Trump, nhưng cóphần chọn lọc, lựa chọn hơn, được thé hiện trong quan điểm của Ngoại trưởng MỹAnthony Blinkend: “hợp tác khi có thé, cạnh tranh khi cần thiết và đối đầu khi bắt buộc”

Ba chủ đề lớn mà Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung đề cập đến là quân sự, thương mại

và chủ quyền Nếu như điểm đồng duy nhất mà hai bên có thé hợp tác là van đề chốngbiến đổi khi hậu thì mâu thuẫn chia rẽ lại biểu hiện trên nhiều lĩnh vực

Về mặt chính trị, Mỹ coi Trung quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược trong thế

kỷ XXI khi nước này coi Trung Quốc đang muốn soán ngôi vị số một của Mỹ với việc

đưa ra các luật chơi mới.

Về kinh tế, từ năm 2018 cuộc chiến thương mại giữa hai nước vẫn chưa có hồikết, giờ lại lan sang cả lĩnh vực công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ, nhân quyền ở TânCương, Hồng Kông, tự do hàng hải ở Biển Đông Trong tat cả các van dé xung đột thìvan dé Dai Loan độc lập có sự ủng hộ của Mỹ sẽ là “lăn ranh đỏ” trong quan hệ giữa hainước Trung Quốc không bao giờ chấp nhận một Đài Loan độc lập khỏi Trung Quốc vàviệc nước Mỹ có ý định ủng hộ vùng lãnh thổ này ly khai khỏi Trung Quốc được coi là

đi ngược lại chính sách “một Trung Quốc” mà Mỹ và Trung Quốc đã đưa ra trong Tuyên

bố Thượng Hải năm 1972 nhân chuyên thăm của Tổng thống Nixon đến Trung Quốc

3

Trang 6

Chủ tịch Tập Cận Bình đã cảnh báo Tổng thống Joe Biden “không nên đùa với lửa” khi

dé cập đến van dé Đài Loan Cạnh trang Mỹ - Trung sẽ là trục an ninh xuyên suốt củachính trị quốc tế trong thé kỷ XXI mà các nước khác phải tính đến

2.2 Mỹ chấm dứt chién tranh ở Afganistan

Sau 20 năm tiễn hành cuộc chiến chống khủng bố ở Afganistan, ngày 15/7/2021Thông thống Joe Biden đã quyết định cham dứt cuộc chiến tranh tại đất nước Trung A

có lịch sử xung đột phức tạp giữa các phe phái và các cường quốc do có nguồn dầu mỏlớn và vị trí địa chiến lược Năm 2001, sau vụ khủng bố đẫm máu nhằm vào New York

và Washinhton DC do lực lượng AI Qaeda tổ chức, Mỹ đã quyết định tấn côngAfganistan với lý do đất nước này chứa chap trùm khủng bố Osama Bin Laden Không

ai ngờ đó lại là cuộc chiến kéo dài nhất trong lịch sử nước Mỹ Giống như Liên Xô trướcđây, nước Mỹ đã phải rút quân để lại đất nước Afganistan cho lực lượng Taliban thuộc

bộ tộc Pashtun - lực lượng Hồi giáo cực đoan đã từng chống lại chiến dịch quân sự của

Liên Xô trong thập niên1980 và đã từng kiểm soát đất nước này trong giai đoạn 1996

-2001 với những đạo luật hà khắc, vô nhân đạo

Trong bài phát biểu chính thức phát đi ngày 31/8/2021, Tổng thống Joe Bidenvẫn cho răng quyết định chấm dứt cuộc chiến của Mỹ ở Afganistan là hoàn toàn đúngdan vi các đối thủ của Mỹ muốn Mỹ sa lầy ở chiến trường này và đây là bước ngoặt dénước Mỹ tập trung cho những điều chỉnh chiến lược trong giai đoạn tiếp theo Tổngthống Joe Biden nhắn mạnh “quyết định này không chỉ là về Afganistan” Điều quantrọng đối với Mỹ, theo Tổng thống Joe Biden, là Mỹ “phải biết học hỏi từ những sai lầmcủa mình” Cuộc chiến 20 năm của Mỹ ở Afganistan đã cướp đi sinh mạng của 2.500binh lính Mỹ, tiêu tốn 1,57 nghìn tỷ USD và để lại một đất nước Afganistan với tươnglai mờ mịt Afganistan vẫn sẽ là địa bàn của những cuộc nội chiến không có hồi kết giữacác bộ tộc và đứng đăng sau là tham vọng của các nước lớn láng giéng, như Trung Quốc,Nga, An Độ, Pakistan

2.3 Hội nghị chong biến đổi khí hậu COP26

Trong vòng hai tuần ké từ ngày 31/10/2021 đến ngày 12/11/2021, tại thành phốGlasgow (Vương quốc Anh) diễn ra Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi kí hậu của LiênHợp quốc, thường được biết đến với tên viết tắt là COP26 Hội nghị cho thấy dù cònnhiều bất đồng và thách thức nhưng đây là “hy vọng tốt nhất và cuối cùng” để cứu hànhtinh của chúng ta vì nếu không mối đe doa mang tên “biến đổi khí hậu” sẽ phá hủy ngôinha chung Trái đất Có thê nói, với mỗi quốc gia, cuộc chiến chống biến đổi khí hậu cònkhó khăn hơn bất kỳ cuộc chiến bảo vệ đất nước nào vì kẻ thù trong cuộc chiến này lại

chính là chúng ta.

Trang 7

Tại COP26, đại diện 197 quốc gia khăng định ưu tiên hàng đầu là hạn chế mức

tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp Thứ hai,các nước cũng cam kết giảm dan việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than) là nguyênnhân chính làm tăng nhiệt độ trái đất Thứ ba, các nước cũng đạt được thỏa thuận về lộtrình cắt giảm một nửa lượng khí thải cacbon vào năm 2030, tiến đến mức “zero cacbon”

vào năm 2050, giảm khí thải methane và lập ra bộ quy định mới buộc các nước phải có

trách nhiệm Thứ tư, một trong những điểm đột phá của Thỏa thuận Glasgow so với

Thoả thuận Paris năm 2015 là cho phép các nước mua tín chỉ cacbon từ các nước khác,

mở ra tiềm năng tạo ra nguồn quỹ hàng ngàn ty USD dé bảo vệ rừng, phát triển nguồnnăng lượng sạch và hỗ trợ các dự án chống biến đổi khí hậu Thứ năm, lãnh dao cácquốc gia cũng cam kết sẽ chất dứt nạn phá rừng vào năm 2030

Doan đại biéu Việt Nam tham dự COP26 do Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫnđầu đã đưa ra các cam kết mạnh mẽ của Việt Nam, thể hiện quyết tâm cao trong cuộcchiến chống biến đổi khí hậu Mặc dù là nước dang phát triển mới chi bắt đầu tiến hànhcông nghiệp hóa trong ba thập kỷ, song Việt Nam cũng cam kết đưa mức phát thải ròngbang 0 vào năm 2050 như các nước công nghiệp phát trién

2.4 Khing hoảng di cư ở biên giới Belarus - Ba Lan

Trong những tháng cuối năm 2021, biên giới giữa Belarus và Ba Lan - một quốcgia thành viên EU, đang đối mặt với khủng hoảng nhân đạo khi có hàng ngàn người đến

từ khu vực Trung Đông bằng máy bay quá cảnh ở thủ đô Minsk của Belarus Ba Lanbuộc phải huy động 15.000 cảnh sát và quân đội để bảo vệ biên giới khi dòng người nàytìm cách vượt qua biên giới Ba Lan dé vào EU mặc cho sự ngăn chặn của quân đội BaLan Tình cảnh của họ rơi vào thé “di mắc núi, ở mắc sông” khi Ba Lan không tiếp nhận,còn Belarus không có ý định chứa chấp EU cáo buộc Belarus hỗ trợ dòng người ti nạn,gây áp lực với EU nhăm đáp trả lệnh trừng phạt mà EU đã ban hành nham chống lại kếtquả cuộc bau cử tông thống ở Belarus vào tháng 8/2020 bị coi gian lận và Tổng thốngAlekxander Lukashenko lại tái đắc cử Phía Belarus luôn bác bỏ, coi đây là cáo buộc vôcăn cứ và các nước phương Tây phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng này vì đãgây ra các cuộc chiến tranh ở Trung Đông Trong một nỗ lực ngoại giao cuối cùng ởnhiệm kỳ của mình, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đề nghị Tổng thống Nga V Putintác động đến Belarus, nhưng Tổng thống Putin lại đề nghị EU phải đàm phán trực tiếpvới Tổng thông Alekxander Lukashenko - điều mà EU không bao giờ chấp nhận.Điều nay cho thay van dé di cư là “gót chân Ashin” của EU khi năm 2015 - 2016

EU cũng đã chao đảo vì làn sóng di cư từ Trung Đông đe dọa Khi đó làn sóng này tràn

vào EU từ phía Nam Lần này, mối đe dọa đó lại đến từ biên giới phía Đông - nơi vốn

đã nóng vì khủng hoảng Ucraina và quan hệ căng thăng với Liên bang Nga Nếu không

5

Trang 8

giải quyết khéo, căng thắng quan hệ EU - Nga sẽ còn tiếp tục kéo dài và EU sẽ đối mặtvới an ninh biên giới cùng một lúc từ nhiều hướng Đối với Liên bang Nga, không gianhậu xô viết luôn là những khu vực tiềm ân nhiều van đề an ninh, chiến lược, trong đóphải kế đến xung đột Nga - Grudia (năm 2008), khủng hoảng Ucraina khi Nga sát nhậpCrưm (năm 2014), chiến tranh Armenia - Azerbaijan (năm 2018 - 2019) và bây giờ làBelarus (năm 2021) Nga cũng bác bỏ bình luận của Bộ Ngoại giao Mỹ rằng Nga dùngkhủng hoảng di cư ở biên giới Belarus - Ba Lan để phân tán sự chú ý khỏi tình hình ởUcraina Đối với Belrus, dường như họ đang đóng vai trò một “Thổ Nhĩ Kỳ thứ hai” khi

gia tăng áp luc với EU thông qua ván bài dòng người ti nạn Nhưng việc choi ván bai

này cũng có thể là con dao hai lưỡi đối với Belarus khi mà dòng người tị nạn đồ vềBelarus ngày một đông va EU van thực hiện chính sách cứng ran ở biên giới Belarus -

Ba Lan Việc làm trước mắt mà các bên có thê thực hiện là các hoạt động hỗ trợ nhândao, tự kiềm chế và cham dứt những hành động có thé khiến nồ ra xung đột, cùng nhau

thỏa thuận vì sinh mạng của người dân.

2.5 Căng thăng gia tăng ở Biển Đông

Có thé nói, tình hình Biển Đông trong năm 2021 bề ngoài phang lặng nhưng bêntrong tiềm ân những “con sóng bạc đầu” Liên tiếp những sự kiện diễn ra ở Biển Đôngtrong năm cho thấy chưa bao giờ tình hình Biển Đông lại căng thắng như năm nay Ngay

từ đầu năm, Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn Trung Quốc ngày21/01/2021 đã thông qua Luật Hải cảnh (Cảnh sát biển) gây phản ứng dir đội trong cộngđồng quốc tế Luật Hải cảnh Trung Quốc gồm 11 chương, 84 điều, có hiệu lực từ ngày01/2/2021 Cụ thé, Điều 3 Luật Hải cảnh Trung Quốc ghi: “Luật này có thé áp dụng vớiviệc hải cảnh triển khai hoạt động chấp pháp, bảo vệ quyên trên biển trong vùng biển

thuộc quản lý của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” Câu hỏi đặt ra là “Đâu là vùng

biển thuộc quản lý của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa?” khi ma Trung Quốc vankhông chấp nhận phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ngày 12/7/2016 vàTrung Quốc vẫn dùng bản đồ “đường lưỡi bò” 9 đoạn để tuyên bố chủ quyền của mình.Nguy hiểm hơn, Luật Hải cảnh lại khuyến khích sử dụng vũ khí trong hoạt động ở BiểnĐông khi từ “vũ khí” được nhắc lại 15 lần Điều 22 chương 3 “Về bảo vệ an ninh trênbiển” của Luật Hải cảnh Trung Quốc nhắn mạnh: “Khi chủ quyền quốc gia, quyền chủ

quyền và quyên tài phán Trung Quốc bị các cá nhân và tô chức nước ngoài xâm phạm

phi pháp hoặc đối điện mối nguy cấp bách bị xâm phạm phi pháp, theo luật này và cácluật liên quan khác, hải cảnh có quyền áp dụng tat cả biện pháp can thiết, gồm sử dụng

vũ khí, để chặn đứng hành vi xâm phạm và loại trừ mối nguy” Cộng đồng quốc tế,nhất là Nhật Bản, đã gửi Công hàm lên Liên Hợp quốc để phản đối Luật Hải cảnh củaTrung Quốc

Trang 9

Chua dừng lại ở đó, tương tự như Luật Hải cảnh, Luật An toàn Giao thông Hanghải (sửa đổi) của Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/9/2021 cũng có nhiều quyđịnh trái với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982.

Điều 54 của Luật này quy định: “Các phương tiện tàu ngầm, tàu hạt nhân, tàu chở vật

liệu phóng xạ và tàu chở dầu, hóa chất, khí đốt hóa lỏng và các chất độc hại khác phảibáo cáo thông tin chỉ tiết khi đến lãnh hải Trung Quốc” Các chuyên gia quốc tế đều chorằng quy định này là hoàn toàn sai trái, không phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó

có UNCLOS 1982 và ân chứa những toan tính riêng của Trung Quốc, ảnh hưởng đếnhòa bình, 6n định trên các vùng biển trong khu vực

Không chỉ thông qua luật pháp, trên thực địa hàng loạt sự kiện diễn ra cho thaybat chap đại dich Covid-19 đang hoành hành và các quốc gia dang phải gong mình chốngdịch, các hoạt động có tính chất đe dọa lại càng leo thang Tháng 3/2021, Trung Quốccho khoảng 200 tàu cá neo đậu tại đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Namnhằm thực hiện “chiến thuật vết dầu loang” như đã từng xảy ra tại bãi đá Vành Khănnăm 1995 Ngày 08/4/2021, tên lửa Type 022 của Trung Quốc đã từng truy đuổi tàuZambrano của Philipines, áp at suốt một tiếng đồng hỗ trên đường họ đến bãi Cỏ May,buộc họ phải quay trở về đảo Palawan Ngày 16/11/2021, ba tàu hải cảnh của TrungQuốc đã chặn đường, phun vòi rồng vào tàu tiếp tế lương thực của Philipines cho lựclượng đồn trú của nước này tại bãi Cỏ May Ngoại trưởng Philipines Teodore Locsintuyên bố: “Trung Quốc không có quyên thực thi pháp luật trong và xung quanh nhữngkhu vực này”.

Không chỉ Trung Quốc, mà Đài Loan cũng có những hành động làm căng thắngtình hình ở Biển Đông Ngày 18/11/2021, bà Lê Thu Hằng, phát ngôn viên Bộ Ngoạigiao Việt Nam cũng phản đối việc triển khải tàu ngầm tập trận tại vùng biên xung quanh

Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.Yêu cầu Đài Loan không có hành động tái diễn Theo báo cáo của cơ quan Phòng vệĐài Loan được công bố ngày 09/11/2021, tàu ngầm Hải Long thuộc Ham đội 256 củaĐài Loan đã tham gia một số nhiệm vụ tại Biển Đông, bao gồm tập trận bắn tên lửa tuầntra định kỳ và diễn tập tuần tra sẵn sàng tác chiến Hành động này của Đài Loan là viphạm nghiêm trọng chủ quyền của Đài Loan và làm gia tăng mâu thuẫn trong khu vực

Trước những diễn biến căng thang ở Biển Đông, Mỹ cũng tăng cường hoạt độngquân sự trong năm 2021 với hơn 500 chuyến bay do thám Quân đội Mỹ đã thực hiện

52 chuyến bay do thám chỉ trong tháng 10/2021, mặc dù ít hơn so với 62 chuyên bay do

thám trong tháng 9/2021, nhưng bù vào đó, các tàu sân bay USS Carl Vínson của Mỹ

và HMS Queen Elizabeth của Anh đã tiến hành hàng loạt cuộc tập trận trong tháng10/2021 Trong năm 2021 tàu sân bay của Mỹ đã đi vào khu vực ít nhất 9 lần Theo

7

Trang 10

thông báo của lực lượng phòng về Nhật Bản, ngày 16/11/2021 hải quân Nhật Ban và

Mỹ đã mở cuộc tập trận chống tàu ngầm đầu tiên tại vùng Biển Đông đang tranh chấp

và có biểu hiện ngày một căng thăng Cuộc tập trận này diễn ra một tuần sau khi ĐàiLoan cũng đã điều một tàu ngầm của họ tham gia tập trận ở gần đảo Ba Bình thuộc quầnđảo Trường Sa.

Một sự kiện gây được sự chú ý của thế giới liên quan đến Biển Đông là ngày02/8/2021, lần đầu tiên sau 20 năm Cộng hòa Liên bang Đức đã phái tàu chiến Bayern

đi qua Biển Đông, gia nhập sự hiện diện quân sự tại vùng biển này trong hành trình kéo

đài 6 tháng, trong đó có ghé thăm Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và tiễn hành các cuộc tập

trận chung Đây được coi là bước ngoặt có tính chiến lược và phép thử đối với quan hệTrung - Đức vì trong 16 năm cầm quyên của Bà Angela Merkel, Đức luôn có thái độmềm mỏng với Trung Quốc vì lợi ích thương mại của mình với lượng hàng hóa xuấtkhâu của Đức sang Trung Quốc là 107,5 tỷ USD trong năm 2019

Như vậy, trong năm 2021, tình hình ở Biển Đông ngày một căng thăng với sự

hiện diện quân sự của các nước trong và ngoài khu vực và có nguy cơ bùng phát xung

đột vũ trang nếu không được kiểm soát Tự do hàng hải, hàng không là những điều ướcquốc tế tất cả các nước phải có trách nhiệm tuân thủ Đây cũng là tiền đề để xây dựng

một trật tự hòa bình, tự do, thịnh vượng dựa trên luật pháp.

2.6 Dao chính ở Myanmar

Ngày 01/2/2021, lực lượng quân đội Myanmar do tưởng Min Aung Hlaing lãnh

đạo đã tiễn hành đảo chính, bắt giam toàn bộ chính phủ dan sự, trong đó có Ba AungSan Suu Kyi - Cố van nhà nước và là biểu tượng của phong trào đòi dân chủ Lý do malực lượng quân đội đưa ra là đã có gian lận trong cuộc bầu cử quốc hội Myanmar tháng8/2020 Mặc dù đã được Hiến pháp Myanmar cho phép có 25% số ghế trong quốc hộikhông qua bầu cử nhưng lực lượng quân đội vẫn thất bại trước Liên đoàn Quốc gia vìDân chủ (NLD) của Bà Aung San Suu Kyi Người dân Myanmar ngay lập tức đã xuốngđường biểu tình Lực lượng quân đội đã thang tay đàn áp khiến hàng nghìn người bịthương và bị bắt Myanmar đang ở trong tình trạng căng thăng khi pháp luật bị chà đạp,khả năng một cuộc nội chiến kéo dài, bất ồn

Điều đáng quan ngại là sự chia rẽ trong cộng đồng quốc tế về cuộc đảo chính ởMyanmar Liên Hợp quốc kêu gọi chấm dứt bạo lực, hỗ trợ nhân đạo cho người dânMyanmar và đối thoại, trong khi đó Mỹ, Anh và các nước phương Tây phản ứng quyếtliệt, yêu cầu áp đặt lệnh trừng phạt lên các quan chức quân đội Trái ngược với quanđiểm đó, Trung Quốc, Nga và An Độ tỏ thái độ dé đặt và không ủng hộ các biện phápcứng rắn với Myanmar Ngày 24/4/2021, trong một cuộc họp ở Indonesia, các nướcASEAN đã đạt được đồng thuận 5 điểm, bao gồm yêu cầu chấm dứt bạo lực; các bên

8

Trang 11

liên quan kiềm chế, tiến hành đối thoại mang tính xây dựng tìm kiếm hòa bình; cử đặcphái viên của chủ tịch ASEAN làm trung gian hòa giải; cung cấp hỗ trợ nhân đạo chongười dân Myanmar Tuy nhiên, việc thực hiện đồng thuận 5 điểm bị cản trở do lựclượng quân đội Myanmar không hợp tác Lần đầu tiên, ASEAN đã quyết định không

mời đại diện của Myanmar tham dự Hội nghị thượng đỉnh 38 - 39 của ASEAN tháng

11/2021 Trên thực tế, quyết định này đã động chạm đến nguyên tắc “không can thiệpvào công việc nội bộ” của ASEAN, là phép thử cho tính thống nhất và đồng thuận của

ASEAN trong tương lai.

3 Những điểm mới về đối ngoại trong Văn kiện Đại hội XIII của ĐảngThứ nhất, Văn kiện Đại hội XIII nhẫn mạnh và đặt van dé “lợi ích quốc gia - dântộc” là mục tiêu cao nhất của hoạt động đối ngoại Vấn đề lợi ích quốc gia - dân tộckhông phải là mới trong Văn kiện của Đại hội, nhưng thuật ngữ này lần đầu tiên đượcchính thức sử dụng trong Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị ngày 13/5/1988 Trong đốingoại, đây là mục tiêu tối thượng, xuyên suốt, bất biến vì “đơn giản là không có kẻ thùvĩnh viễn, không có đồng minh vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn” Sự khăngđịnh mục tiêu này không phải ngẫu nhiên, mà gan liền với phát triển nhận thức và tưduy của Đảng ta về tính hình quốc tế, về quan hệ đối tác và đối tượng, về mục đích vàphương châm đối ngoại Việc khang định “lợi ích quốc gia - dân tộc” trong Văn kiệnchính thức là mục đích tối thượng và cuối cùng của hoạt động đối ngoại cho thấy Đảng

ta không có mục đích và lợi ích viễn vông nào khác

Thứ hai, Văn kiện Đại hội XIII nhắn mạnh đến đối ngoại song phương và ngoạigiao đa phương Với đối ngoại song phương, chủ trương là tiếp tục “chú trọng” và “làm

sâu sắc” thêm các mối quan hệ, trong đó thứ tự ưu tiên van là các nước láng giéng, cac

đối tac chiến lược và đối tác toàn điện và các đối tac quan trọng khác Cho đến nay,chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 nước/193 quốc gia thành viên của LiênHợp quốc; có quan hệ kinh tế - thương mai với hon 230 quốc gia va vùng lãnh thổ ViệtNam cũng đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 17 nước và đối tác toàn diện với

13 nước Với ngoại giao đa phương, chủ trương là “chủ động” và “tích cực” với thứ tự

ưu tiên là các Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Liên Hợp quốc (UN), Liênminh châu ÂU (EU), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễnđàn A - AU (ASEM), Tổ chức Quốc tế các quốc gia nói tiếng Pháp (Francophone),Phong trào các nước Không liên kết (NAM), các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mê Kông mởrộng (GMS) và các cơ chế khác có tầm quan trọng chiến lược So với Báo cáo chính trịtai Đại hội XII, về nội dung nay, Văn kiện Đại hội XIII trình bay đầy đủ và toàn diệnhơn Điều này tạo nhận thức về sự linh hoạt và cách tiếp cận mở hơn trong ngoại giao

đa phương của Việt Nam.

Trang 12

Thứ ba, Văn kiện Đại hội XIII cũng nhắn mạnh hơn chủ trương nâng tầm đốingoại đa phương Mặc dù ngày 08/8/2018 Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 25-CT/TW

“Vé day mạnh và nâng tam đối ngoại da phương đến năm 2030”, song đây là lần đầutiên vẫn đề này được đưa vào Văn kiện Đại hội của Đảng Tuy đa phương hóa quan hệquốc tế là một chủ trương lớn về đối ngoại của Dang và Nhà nước ta trong 35 năm đổimới, nhưng chúng ta chưa nhận thức và nâng tầm nhận thức cả về nhận thức và thựctiễn hoạt động này một cách thỏa đáng Trong bối cảnh gia tăng cạnh tranh chiến lượcgiữa các nước lớn, các cơ chế đa phương là kênh đối ngoại hiệu quả nhất đề tập hợp sứcmạnh tập thể và tiếng nói của các nước nhỏ dé bảo vệ lợi ích của quốc gia mình Do vậy,đối với nước ta, đối ngoại đa phương ngày càng đóng vai trò quan trọng trong bảo vệlợi ích quốc gia - dân tộc Và dé bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc qua kênh này chúng takhông chỉ tham gia theo nghĩa “dé có mặt” và thụ động, mà còn phải góp tiếng nói, từngbước thúc đầy, tạo ảnh hưởng băng cách chủ động xây dựng và kiến tạo luật chơi, địnhhình cơ chế và tổ chức trong các diễn đàn và tổ chức đa phương

Thứ tw, liên quan đến các van đề Biển Đông, nêu như Văn kiện Đại hội XII chỉnói chung là “giải quyết các van đề trên biên” mà không đề cập một cách cụ thé bangcách nào, phương thức nào, thì Văn kiện Đại hội XIII trình bày cụ thể hơn về phạm vi,như “giải quyết các van dé an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên biến trên cơ sởluật pháp quốc tế, nhất là Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982”

Thứ năm, Văn kiện Đại hội XIU chỉ rõ ba trụ cột ngoại giao của Việt Nam là đốingoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân Lâu nay, cả ba kênh đối ngoạinày vẫn được triển khai và triển khai có hiệu quả, nhưng đây là lần đầu tiên nội dungnày được nhân mạnh trong Văn kiện Dai hội XIII Nếu nhìn nền ngoại giao Việt Namnhư một mặt trận thông nhất với các loại hình ngoại giao khác nhau, từ chính tri, quốcphòng, nghị viện, văn hóa, kinh tế thì sẽ thấy các loại hình ngoại giao này không chỉ có

sự tham gia của các cơ quan Dang, cơ quan nha nước, mà của các các tô chức đoàn thé,

tổ chức xã hội và toàn thé nhân dân Việc nhân mạnh ba kênh ngoại g1ao trên không chỉ

dé cao vị thế, vai trò của từng kênh đối ngoại này, mà còn dé khang định sự thống nhất

về lãnh đạo, mục đích và mục tiêu hoạt động của ngoại giao Việt Nam

Thứ sáu, Văn kiện Đại hội XIII còn nhắn mạnh đến việc xây dựng một nền ngoạigiao toàn diện và hiện đại, trong đó nhắn mạnh đến việc xây dựng một đội ngũ cán bộđối ngoại “có bản lĩnh, phẩm chất, năng lực, phong cách chuyên nghiệp” Xây dựng nềnngoại giao toàn diện và hiện đại là dé đáp ứng sự phát triển, phù hợp với vi thé trêntrường quốc tế và tương xứng với hoạt động ngoại giao được nâng tầm cả trong hoạtđộng song phương và đa phương của nước ta trong giai đoạn hiện nay và lâu dài về mai

sau Đây là yêu câu vô cùng cap bách và thiệt thực đặt ra với ngành ngoại giao nham

10

Trang 13

phục vụ việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc như đã được xác định trong Văn kiện Đại hội

XIII của Đảng./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lan thứ XI,Nxb Chính trị quôc gia - Sự thật, HN, 2016

2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lan thứ XI,

tập 1, Nxb Chính trị quôc gia - Sự thật, HN, 2021

3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lan thứ XI,

tập 2, Nxb Chính trị quôc gia - Sự thật, HN, 2021

II

Trang 14

NHỮNG NOI DUNG COT LOL, NHỮNG VAN DE MỚI

TRONG BAO CAO CHINH TRI

Ths Đặng Dinh Thai?

Tóm tat: Tiếp cận từ những van dé mới trong định hướng phát triển đất nướcgiai đoạn từ nay đến 2030 và 2045 trong Bao cáo chính trị tại Đại hội XIII của Dang,bài tham luận tập trung dé cập đến một số điểm mới và những nội dung cốt lỗi như:Điểm mới trong chủ dé Dai hội XII; điểm mới trong hệ quan điểm chỉ đạo; điểm mớitrong dự báo tình hình thể giới và trong nước; điểm mới trong cách tiếp cận xác địnhmục tiêu; điểm mới trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030; điểmmới trong định hướng, nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực chủ yếu 5 năm 2021-2025;điểm mới trong xác định nhiệm vụ trọng tâm, các đột phá chiến lược để khơi dậy khátvọng phát triển đất nước, khát vọng xây dựng nước Việt Nam phôn vinh, hạnh phúc

Từ khóa: Nội dung cốt lõi, điểm mới, Báo cáo chính trị, Đại hội XIII

NOI DUNG

Một số điểm mới va những nội dung cốt lõi trong báo cáo chính trị:

Thứ nhất, điểm mới trong chủ đề Đại hội XI

Các thành tố trong chủ dé Đại hội XIII so với Đại hội XII có một số điểm mới,đáng chú ý là:

Một là, bố sung xây dựng hệ thong chính tri vào nội dung xây dựng Dang thành:

“Tang cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”

Hai là, nêu “khát vọng phát triển đất nước”

Ba là, xác định mục tiêu “đến giữa thé kỷ XXI nước ta trở thành nước phát trién,theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Thứ hai, điểm mới trong hệ quan điểm chỉ đạo

So với các đại hội trước, Bao cáo chính tri Đại hội XIII có mục nêu hệ quan điểmchỉ đạo Đây là một trong những điểm mới nỗi bật Báo cáo chính trị nêu: Tiếp tục thựchiện đường lối đổi mới của Đảng

Nội dung cốt lõi: Trong giai đoạn tới đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phảiquán triệt trong nhận thức 5 quan điểm cơ bản sau:

? Bộ môn Triết học Mác-Lênin — Khoa Lý luận chính trị; email: thaihlu.edu@gmail.com

12

Trang 15

Quan điểm 1 nêu những van dé có tính nguyên tắc trong công cuộc đổi mới đólà: Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tao chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chí

Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Quan điểm 2 nêu chiến lược tổng thể phát triển đất nước nhanh, bên vững: Bảođảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chươngLiên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đăng, hợp tác, cùng có lợi

Quan điểm 3 nêu động lực phát triển: Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ýchí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đấtnước phon vinh, hạnh phúc; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa

Quan điểm 4 nêu nguôn lực phát triển: Kết hop sức mạnh dan tộc với sức mạnh

thời đại.

Quan điểm 5 nêu những nhân tô có ý nghĩa quyết định thành công sự nghiệp xâydựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc: Tăng cường xây dựng, chỉnh đôn Đảng, tăng cường bảnchất giai cap công nhân của Dang, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cam quyền vàsức chiến dau của Dang

Thứ ba, điểm mới trong dự báo tình hình thế giới và trong nước

Nội dung cốt lõi

Vé du báo tình hình thé giới, đó là cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xungđột cục bộ tiếp tục diễn ra đưới nhiều hình thức, phức tạp và gay gắt hơn, làm gia tăngrủi ro đối với môi trường kinh tế, chính trị, an ninh quốc tế

Về tình hình trong nước, Văn kiện Đại hội XIII nêu những dự báo mới: Sau 35năm đổi mới, chưa bao giờ nước ta có cơ ngơi, tiềm lực va uy tín quốc tế lớn như

ngày nay.

Thứ tw, điểm mới trong cách tiếp cận xác định mục tiêu

Nội dung cốt loi:

Mục tiêu tổng quát: Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyên và sứcchiến đấu của Đảng, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàndiện; củng có, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Dang, Nhà nước, chế độ xã hộichủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phon vinh, hạnh phúc

Mục tiêu cụ thé:

- Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miên Nam, thống nhất đấtnước: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thunhập trung bình thấp

- Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát trién, có

công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.

13

Trang 16

- Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập Nước Việt Nam Dán chủ Cộng hòanay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Thứ năm, điểm mới trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021

- 2030

Nội dung cốt lỗi:

+ Dinh hướng về xây dựng, hoàn thiện thể chế Tiếp tục d6i mới mạnh mẽ tư duy,xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thé chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, văn hóa,

xã hội, môi trường.

+ Định hướng về phát triển giáo đục và đào tạo, khoa học và công nghệ: Tạo độtphá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo duc và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chat

+ Định hướng về thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường: Chủ độngthích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịchbệnh; quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên

+ Định hướng về bảo vệ Tổ quốc: Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập,chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ

+ Định hướng về đối ngoại: Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tựchủ, đa phương hoá, đa dạng hoá; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện,

sâu rộng.

+ Định hướng về đại đoàn kết toàn dân tộc: Phát huy sức mạnh của khối đại đoànkết toàn dân tộc Định hướng về xây dựng Nhà nước: Xây dụng và hoàn thiện Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh Dinh hướng về xây dungĐảng: Tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện

Thứ sáu, diém mới trong định hướng, nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vựcchủ yếu 5 năm từ 2021 đến 2025

Nội dung cốt lỗi:

Một là, trên lĩnh vực kinh tế:

14

Trang 17

Tiếp tục đây mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, chuyển mạnh nền kinh

tế sang mô hình tăng trưởng dựa trên tăng năng suất, tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi

mới sáng tạo, nhân lực chất lượng cao

Hai là, trên lĩnh vực văn hóa, xã hội Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai

xây dựng hệ giá tri văn hóa, giá tri sức mạnh con người Việt Nam trong thời ky mới

Ba là, trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại Tăng cường quốc phòng, anninh, bảo vệ chủ quyên và toàn vẹn lãnh thé quốc gia

Bon là, trên lĩnh vực xây dựng Dang và hệ thong chính trị Phát huy sức mạnhđại đoàn kết toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân

Thứ bay, điểm mới trong xác định nhiệm vụ trọng tâm, các đột phá chiến lượcNội dung cốt loi:

Về những nhiệm vụ trọng tâm Dai hội XIII xac định 6 nhiệm vụ trọng tâm:Một là, về xây dựng Đảng và hệ thong chính trị: Báo cáo chính trị b6 sung yêucầu đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, tiếp tục đây mạnh dau tranhphòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, những biểu hiện

“tự diễn biến”, “tự chuyên hóa”

Hai là, về phat triển kinh tế: Bao cáo chính trị bỗ sung, nhắn mạnh xây dựng hoànthiện đồng bộ thể chế nền kinh tế thị trường day đủ, hiện đại, hội nhập

Ba là, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại: Giữ vững độc lập, tự chủ, tiếp tục nângcao chất lượng, hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế; tăng cường tiềm lựcquốc phòng, an ninh, kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thốngnhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời

Bốn là, về văn hóa, xã hội: Báo cáo chính trị bô sung, nhân mạnh: phát huy giátrị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước ViệtNam phon vinh, hạnh phúc

Năm là, về dan chủ xã hội chủ nghĩa, đại đoàn kế! toàn dân tộc: Bao cáo chínhtrị bổ sung và nhắn mạnh: Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sáchnhằm phát huy mạnh mẽ dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân; đồngthời tăng cường pháp chế, tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc

Sáu là, về tai nguyên, môi trường, biến đổi khí hậu: Báo cáo chính trị nêu: Quản

lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên; bảo vệ, cải thiện môi trường:chủ động, tích cực triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu

Về các đột phá chiến lược: Báo cáo chính trị bỗ sung, nhắn mạnh những nội

dung sau:

15

Trang 18

Một là, về thé chế: Báo cáo chính trị mở rộng phạm vi thành thê chế phát triển,trước hết là thê chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Hai

là, về nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao: Báo cáo chính trị bỗ sung

ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực thenchốt trên cơ sở chú trọng chất lượng giáo dục, đào tạo

Ba là, về hệ thong kết cau hạ tang: Báo cáo chính trị nhắn mạnh yêu cầu xây dựng

hệ thống kết cau hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội theo hai hướng ưutiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia, cụ thể hóa 3 đột phá chiến lượccủa Đại hội XI, XII vào giai đoạn 5 năm 2021-2025 là một điểm mới của Báo cáo chính

tri tại Đại hội XII của Đảng.

KẾT LUẬN:

Trên đây là một số điểm mới và những nội dung cốt lõi trong báo cáo chính trị tạiđại hội lần thứ XIII của Đảng Những điểm mới đó phản ánh tư duy đổi mới, sáng tạo

của Đảng ta phù hợp với sự vận động của tình hình chính trị - xã hội trong nước và xu

thé phát trién chung của thế giới./

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Dang Cộng sản Việt Nam Văn kiện Dai hội dai biểu toàn quốc lan thứ

IX Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001

2 Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ X,Nxb Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006

3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ XII,Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2016

4 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ XI,tập 1-2, Nxb Chính tri quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2021

5 Hồ Chí Minh: Toàn tap, Nxb Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội, 2011

6 Hồ Chí Minh: Toàn tap, t.2, Nxb Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội, 2011

7 Hồ Chí Minh: Toàn tap, t.4, Nxb Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội, 2011

8 Hồ Chí Minh: Todn tap, t.5, Nxb Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội, 2011

16

Trang 19

NHUNG NOI DUNG COT LOI, NHỮNG VAN DE MỚI TRONG

CHIEN LƯỢC PHAT TRIEN KINH TE - XÃ HỘI 10 NAM 2021 — 2030

ThS Nguyễn Văn Doi’

Tóm tắt: Trên cơ sở tim hiểu Văn kiện Dai hội Đảng toàn quốc lan thứ XIII, bàiviết tom lược những nội dung cốt lõi trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm

2020 — 2030 cụ thé: Từ việc nêu ra quan điểm phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạnnày; Chỉ ra mục tiêu phát triển kinh tế, tóm lược các định hướng phát triển kinh tế đấtnước trong 10 năm tới, chỉ ra các chiến lược đột phá, dong thời tóm lược về phươnghướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển nên kinh tế đất nước trong giai đoạn 2021 — 2030.Bài viết di sâu phân tích làm rõ điểm mới trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hộinăm 2021 — 2030 trên các phương diện: Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nênkinh tế; T: iép tuc day mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nên tảng của khoa học -công nghệ và đổi mới sang tạo; T' iép tuc hoan thién toan dién, dong bộ thé chế kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nên kinh tế độc lập, tự chủ; nâng caohiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế Trên cơ sở đó quan triét và nam chac tinh than, duongloi, chủ trương của Đảng trong công cuộc kiến thiết, phát triển nên kinh tế đất nước giaiđoạn hiện nay.

Từ khóa: Nội dung cốt lõi; điểm mới; Đại hội XII

I Những nội dung cốt lõi trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm

2020 — 2030

1.1 Quan điểm phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ này cụ thể:

Một: Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác — Lê nin, tư tưởng

Hồ Chi Minh; Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Hai: Đảm bảo cao nhất lợi ích quốc gia — dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơbản của hién chương Liên hợp quốc và pháp luật quốc tế

Ba: Khoi đậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đạiđoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phôn vinh hạnh phúc

Bốn: Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại; nêu cao ý chí độc lập, tựchủ tích cực tham gia hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế

3 Bộ môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin — Khoa Lý luận chính tri; emai: doicho1966@)yahoo.com.vn

17

Trang 20

Nam: Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Dang, phát huy ban chat giai capcông nhân của Dang, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức mạnhchiến dau của Dang.

1.2 VỀ mục tiêu

Về mục tiêu tổng quát: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền vàsức chiến đấu của Đảng Khoi dậy khát vọng phát triển đất nước phon vinh, hạnhphúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc với sức mạnh thời đại Xâydựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, 6n định; Phandau đến giữa thé kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hộichủ nghĩa”.

Về mục tiêu cu thé: Gan với những giai đoạn phát triển được xác định cùng vớinhững mục tiêu cụ thể nhằm hướng đến các lễ kỷ niệm những sự kiện lịch sử của Đảngcủa nhà nước trong công cuộc cách mạng được Đại hội xác định rõ:

Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thốngnhất đất nước: Là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt quamức thu nhập trung bình thấp; Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Lànước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; Đến năm 2045,

kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Trở thành nước phát triển có thu nhập cao

Với mục tiêu, quan điểm phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 2021 — 2030.Văn kiện Đại hội đã chỉ ra định hướng các chỉ tiêu cơ bản cho sự phát triển kinh tế xã

hội giai đoạn 2021 — 2025 như sau:

Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5năm khoảng 6,5 — 7%/năm GDP bình quân đầu người đạt 4.700 — 5.000 USD; Tỷ trọngcông nghiệp chế biến, chế tạo đạt trên 25% GDP; kinh tế số đạt khoảng 20% Tốc độtăng năng suất các nhân tố tổng hợp (TEP) vào tăng trưởng đạt khoảng 45% Tốc độtăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 6,5% Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 45%; Về

xã hội: tuổi thọ trung bình khoảng 74,5 trong đó thời gian sống khỏe mạnh tối thiểu là

67 năm; Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 25% Tytrọng lao động qua dao tạo là 705, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 28 — 30%; Về

môi trường: Tỷ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của dân cư thành thị là 95 —

100% và nông thôn là 93 — 95% Tỷ lệ thu gom và xử lý chat thải ran sinh hoạt đô thịđảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 90% Tỷ lệ che phủ rừng 6n định ở mức 42%

* Văn kiện Dai hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t I, tr.111.

18

Trang 21

1.3 Định hướng phát triển kinh tế đất nước 10 năm tới

1.3.1 Định hướng về xây dựng, hoàn thiện thé chế: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tưduy, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thê chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, vănhóa, xã hội, môi trường , tháo gỡ kip thời những khó khăn, vướng mac; khơi dậy mọi tiềmnăng và nguồn luc, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước

1.3.2 Định hướng về phát triển kinh tế: Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thê chếphát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi

dé huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc day đầu tư, sản xuấtkinh doanh Bảo đảm 6n định kinh tế vĩ mô, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơcấu lại nền kinh tế, đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tập trung xâydựng kết cau hạ tầng và phát triển đô thị; phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựngnông thôn mới; đây mạnh chuyền đổi số quốc gia; phát triển kinh tế số trên nền tảngkhoa học và công nghệ, đôi mới sang tạo, nâng cao nang suat, chat lượng, hiệu quả vasức cạnh tranh của nền kinh tế

1.4 Các đột phá chiến lược

1.4.1 Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập, trọng tâm là thị trường cácyếu tố sản xuất, nhất là thị trường quyên sử dụng đất, khoa học, công nghệ Huy động,

sử dụng các nguồn lực thực hiện theo cơ chế thị trường Đổi mới quan trị quốc gia theohướng hiện đại, nhất là quản lý phát triển và quản lý xã hội Xây dựng bộ máy Nhà nướcpháp quyên xã hội chủ nghĩa tinh gọn, hiệu lực và hiệu qua; day mạnh phân cấp, phânquyền bảo đảm quan lý thống nhất, phát huy tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm củacác cấp, các ngành

1,4,2, Tiếp tục phát triển toàn điện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, đôi mớisáng tạo gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tựcường và phát huy giá trị văn hoá, con người Việt Nam Day nhanh thực hiện đổi mới

căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, trọng tâm là hiện đại hoá

và thay đôi phương thức giáo duc, dao tạo, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghềnghiệp Chú trọng dao tạo nhân lực chất lượng cao, phát hiện và bồi dưỡng nhân tai; có

chính sách vượt trội để thu hút, trọng dụng nhân tài, chuyên gia cả trong và ngoài nước.Phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đôi mới sáng tạo và chuyển đôi số dé tạo bitphá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh Có thé chế, cơ chế, chính sáchđặc thù, vượt trội, thúc đây ứng dụng, chuyền giao công nghệ; nâng cao năng lực nghiêncứu, làm chủ một số công nghệ mới, hình thành nang lực sản xuất mới có tính tự chủ vàkha năng thích ứng, chống chịu của nền kinh tế; lay doanh nghiệp làm trung tâm nghiên

19

Trang 22

cứu phát triển, ứng dụng và chuyền giao công nghệ, ứng dụng công nghệ số Phát triển

hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Phát huy giá trịvăn hoá, sức mạnh con người Việt Nam; khơi dậy mạnh mẽ khát vọng phát triển củadân tộc, tinh thần yêu nước, tự hào, y chí tự cường va lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết,đồng thuận xã hội; xây dựng môi trường và đời sống văn hoá phong phú, đa dạng, vănminh, lành mạnh, hội nhập quốc tế; đề cao ý thức, trách nhiệm, đạo đức xã hội, sống và

làm việc theo pháp luật.

1.4.3 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cau ha tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hiệnđại, trọng tâm là ưu tiên phát triển hạ tầng trọng yếu về giao thông, năng lượng, côngnghệ thông tin, đô thị lớn, hạ tầng ứng phó với biến đồi khí hậu Phát triển mạnh ha tầng

số, xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia, vùng, địa phương kết nốiđồng bộ, thống nhất, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội sé

1.5 Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội

1.5.1 Tập trung hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội

1.5.2 Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ va đôi mới sáng tạo nhằm tạo bứtphá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế

1.5.3 Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực

chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế

1.5.4 Day mạnh công nghiệp hoá, hiện dai hoá, cơ cấu lại nền kinh tế gan với đôimới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúcđây tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ôn định kinh tế vĩ mô

1.5.5 Phát triển kết câu ha tầng, kinh tế vùng, kinh tế biến, lấy các đô thị làmđộng lực phát triển vùng và đây mạnh xây dựng nông thôn mới

1.5.6 Phát triển văn hoá, xã hội, thực hiện tiễn bộ và công bằng xã hội; khôngngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân

1.5.7 Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và

ứng phó với biến đồi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai

1.5.8 Củng cố, tăng cường quốc phòng, bảo dam an ninh quốc gia, giữ gìn trật

tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia

1.5.9 Nang cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thé, uy tín của ViệtNam trên trường quốc tế

20

Trang 23

1.5.10 Tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo pháttriển, liêm chính, hành động; đây mạnh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm,chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính.

II MOT SO DIEM MỚI TRONG CHIEN LƯỢC PHÁT TRIEN KINH TE

- XÃ HOI 10 NAM 2021 - 2030

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030; Báo cáo đánh giá kếtquả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng,nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 — 2025 có nhiều điểm mới, nổi bật cả

về nội dung và cách trình bày, được khái quát trong các phần về đôi mới mô hình tăngtrưởng, cơ cau lại nền kinh tế; về công nghiệp hóa, hiện đại hóa; về hoàn thiện thể chếkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và về hội nhập kinh tế quốc tế

2.1 Đối mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế

Vấn đề đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cau lại nền kinh tế là nội dung lớn, chínhthức được đề ra từ Đại hội XI Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 -

2020 xác định nội dung của đôi mới mô hình tăng trưởng, cơ cau lại nền kinh tế, nhưsau: “Chuyển đôi mô hình tăng trưởng từ chủ yêu phát triển theo chiều rộng sang pháttrién hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao

chất lượng, hiệu quả, tính bền vững Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ

cau lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc đây cơ cau lại doanhnghiệp và điều chỉnh chiến lược thị trường; tăng nhanh giá tri nội dia, giá tri gia tăng vasức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế; phát triển kinh tế trithức Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh” Đại hội

XI tiép tục dé ra nhiệm vu cơ cấu lại nền kinh tế gan với đôi mới mô hình tăng trưởng,

cụ thể: “Tiếp tục đây mạnh thực hiện cơ cấu lại đồng bộ, tổng thể nền kinh tế và cácngành, các lĩnh vực gắn với đôi mới mô hình tăng trưởng, tập trung vào các lĩnh vựcquan trọng: cơ cấu lại dau tư với trọng tâm là đầu tư công; cơ cau lại thị trường tài chínhvới trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương mại và các tô chức tài chính, từng bước cơcau lại ngân sách nhà nước; cơ cau lại và giải quyết có kết quả van dé nợ xau, bảo dam

an toàn nợ công; cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước với trọng tâm là các tập đoàn, tôngcông ty nhà nước; cơ cau lại nông nghiép ”°

Như vậy, có thé thay van đề đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cau lại nền kinh tế

là van đề lớn, quan trọng và nhất quán trong chủ trương, đường lối của Dang từ Đại hội

> Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, 2011, tr 107

° Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quôc lân thứ XI, Nxb Chính tri quôc gia Sự thật, 2016, tr 88-89

21

Trang 24

XI đến nay, đồng thời còn có sự gắn kết giữa các quá trình và phạm vi cơ cấu lại đã mởrộng từ chủ yêu tập trung vào ba lĩnh vực đã mở rộng ra toàn bộ nền kinh tế.

Văn kiện Đại hội XII tiếp tục đề cập đến nội dung trên, nhưng nhắn mạnh môhình tăng trưởng mới cần tận dụng tốt cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ

tư, dựa trên tiến bộ khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tao Cụ thê là: “Tiếp tục đâymạnh đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, chuyển mạnh nền kinh tế sang mô hình tăngtrưởng dựa trên tăng năng suất, tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhân

lực chất lượng cao, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực dé nâng cao chất lượng,

hiệu quả và sức cạnh tranh của nên kinh tế Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh,thúc đầy khởi nghiệp sáng tạo, phát triển các ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp trên nềntảng ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của khoa học và công nghệ, nhất là cuộc Cáchmạng công nghiệp lần thứ tư; phát triển các sản phẩm có lợi thé cạnh tranh, sản phẩm

công nghệ cao, có giá tri gia tang cao, thân thiện với môi trường, tham gia có hiệu quả

vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu””

Điểm mới, được nhắn mạnh ở đây là mô hình tăng trưởng mới dựa trên tiễn bộkhoa học - công nghệ và đổi mới sang tao Diéu này do, một là, nên kinh tế của chúng

ta phát triển theo chiều rộng đã tới hạn, cần đây mạnh phát triển theo chiều sâu; hai là,trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, việc tận dụng cơ hội là hết sứcquan trọng và có tính quyết định tạo ra sự phát triển nhanh và bền vững cho đất nước.2.2 Tiếp tục day mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nên tảng của khoahọc - công nghệ và đổi mới sáng tạo

Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 nhân mạnh:

“Day manh phat triển một số ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, có tiềm năng lợi thế

và còn dư địa lớn để làm động lực cho tăng trưởng theo tỉnh thần bắt kịp, tiến cùng vàvượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới”Ẻ

Điểm mới trong nội dung này thể hiện rất rõ công nghiệp hóa, hiện đại hóa phảidựa trên nền tảng khoa học - công nghệ và đôi mới sang tao, tan dụng tốt cơ hội củacuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để có sự bứt phá, vượt lên trong một số ngành

và lĩnh vực Đồng thời, xây dựng nén công nghiệp quốc gia vững mạnh chú trọng cảnhững ngành công nghiệp nền tảng và những ngành mới, công nghệ cao quyết định sựbứt phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế Trong Chiến lược còn nêu

rõ mục tiêu phan dau nâng ty trọng công nghiệp trong GDP vào năm 2030 đạt trên 40%;giá trị gia tăng công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân dau người đạt trên 2.000 USD,

7 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sdd, t I, tr 240

Š Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quôc lân thứ XIII, Sđd, t I, tr 235

pH)

Trang 25

năm 2020 giá trị gia tăng công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân đầu người đạt trên

900 USD Tiếp tục thực hiện chủ trương cơ cau lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh

tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nôngthôn hiện đại và nông dân văn minh Điểm mới nỗi bật là xác định mối quan hệ giữanông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh bằng các biện pháp cụthé như cơ chế chính sách phát triển, ưu tiên khoa học - công nghệ, gắn nông nghiệp với

công nghiệp và thị trường

2.3 Tiếp tục hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định

hướng xã hội chú nghĩa

Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được bắt đầu ngay từkhi tiến hành công cuộc đổi mới và đây là van đề rường cột trong nội dung đổi mới Vìvậy, trong nhiều nhiệm kỳ vấn đề này luôn được coi là một nội dung trọng tâm, cần phảiđược quán triệt cả về nhận thức và hành động Kế thừa va phát triển nhận thức về nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa qua các kỳ đại hội Dang từ khi đổi mớiđến nay, Báo cáo chính trị Đại hội XIII của Đảng đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyếtĐại hội XII như sau: “Nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩangày càng day đủ hơn Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách tiếp tục được hoàn thiệnphù hợp với các yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc té.Các yếu tô thị trường và các loại thị trường từng bước phát triển đồng bộ, gắn với thịtrường khu vực và thé giới ””

Tuy nhiên, Văn kiện Đại hội XIII khang định, thé chế kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều vướng mac, bất cập chưa được tháo gỡ Luật pháp,

cơ chế, chính sách còn những quy định chưa thống nhất, môi trường đầu tư, kinh doanhchưa thông thoáng, minh bạch Chưa tạo được đột phá trong huy động, phân bổ và sửdụng có hiệu qua các nguồn lực phát triển Thể chế phát triển, điều phối kinh tế vùngchưa được quan tâm và cụ thể hóa bằng pháp luật nên liên kết vùng còn lỏng lẻo Vìvậy, hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa trong những năm tới.

Như vậy, điểm mới của văn kiện Đại hội XIII ở nội dung này là ngay từ đầu vănkiện đã nêu rõ nội hàm của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta

và trên cơ sở đó nhẫn mạnh những nội dung quan trọng của nội hàm này, dé từ đó thống

nhât cách hiéu và thực hiện.

? Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t I, tr 59 - 60

23

Trang 26

Kinh tế nhà nước được khăng định là công cụ, lực lượng vật chất quan trọng đề

Nhà nước giữ vững ồn định kinh tế vĩ mô, định hướng điều tiết dẫn dắt thúc day pháttriển kinh tế - xã hội, khắc phục các khuyết tật của cơ chế thị trường Đây là chức năngquan trọng của kinh tế nhà nước, đồng thời cũng là điểm đặc trưng, tiễn bộ của kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Kinh tế tập thé, kinh tế hợp tác, các hợp tác xã,

tổ hợp tác có vai trò cung cấp dịch vụ cho các thành viên; liên kết phối hợp sản xuất,kinh doanh, bảo vệ lợi ích va tạo điều kiện dé các thành viên nâng cao năng suất, hiệuquả sản xuất, kinh doanh, phát triển bền vững Tăng cường liên kết giữa các hợp tác xã,hình thành các hiệp hội, liên hiệp hợp tác xã Kinh tế tư nhân được khang định là mộttrong những động lực quan trong của nên kinh tế và được khuyến khích phát triển ở tat

cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cam, nhất là trong lĩnh vực sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ được hỗ trợ thành các công ty, tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh,có sứccạnh tranh cao Kinh tế có vốn dau tư nước ngoài là bộ phận quan trọng của kinh tế quốcdân, có vai trò lớn trong huy động nguồn vốn đầu tư, công nghệ, phương thức quản lýhiện đại, mở rộng thị trường xuất khẩu

Đồng thời, văn kiện lần này cũng nêu rõ mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường

và xã hội Điểm mới nỗi bật chính là trong quan hệ này bồ sung nhân tố xã hội Trong

đó cũng nêu rõ vai trò của Nhà nước, thị trường và xã hội trong mỗi quan hệ chung Nhànước thực hiện chức năng xây dựng và quản lý thực hiện chiến lược, quy hoạch, kếhoạch, cơ chế, chính sách, phân bô nguồn lực phát triển theo cơ chế thị trường Đôi mớimạnh mẽ phương thức quản lý nhà nước về kinh tế theo hướng chuyên giao nhữngcông việc Nhà nước không nhất thiết phải làm cho các tô chức xã hội, chuyên đôi cungcấp trực tiếp dịch vụ công sang phương thức đặt hàng Các tổ chức xã hội có vai trò

tạo sự liên kết, phối hợp hoạt động, giải quyết những vấn đề phát sinh giữa các thành

viên; đại điện và bảo vệ lợi ích của các thành viên trong quan hệ với các chủ thê, đốitác khác, cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các thành viên; phản ánh nguyện vọng, lợi íchcủa các tầng lớp nhân dân với Nhà nước và tham gia phản biện luật pháp, cơ chế, chính

sách của Nhà nước, giám sát cơ quan và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trong việc thực thi pháp luật.

Tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn va nâng cao chất lượng thé chế kinh tế thitrường định hướng xã hội chủ nghĩa Điểm mới nồi bật ở đây là việc xác định hoàn thiệnđồng bộ thé chế kinh tế thị trường nói chung, nhưng tập trung vào tháo gỡ những điểmnghẽn đang cản trở sự phát triển kinh tế thị trường của nước ta và nâng cao chất lượngthê chế Cụ thé là hoàn thiện, nâng cao chất lượng thé chế kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa, giải quyêt tôt hơn môi quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội;

24

Trang 27

nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị quốc gia, xây dựng và thực thi pháp luật, chiếnlược, quy hoạch, kế hoạch Trong quá trình chuyên sang kinh tế thị trường vừa qua đãxác định một trong những cản trở chính là hệ thống pháp luật còn chưa hoàn thiện, chồngchéo Vì vậy, văn kiện nêu rõ: “Xây dựng khung khổ pháp luật, môi trường thuận lợithúc đây phát triển, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chuyền đổi số, phát triển kinh tế số;

hỗ trợ, khuyến khích sự ra đời, hoạt động của những lĩnh vực mới, mô hình kinh doanhmới Tập trung sửa đổi những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở phát triển kinh

tế Đây mạnh cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyên, ủy quyền gắn với tăngcường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm cá nhân và nâng cao trách nhiệm phối hợp giữa

các cấp, các ngành”'”,

2.4 Xây dựng nên kinh tế độc lập, tự chủ; nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tếquốc té

Điểm mới, nỗi bật ở nội dung này là xác định rõ mối quan hệ biện chứng giữa

độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế Phải nâng cao năng lực nội tại mới có thé hội nhậpthành công, tránh lệ thuộc vào một đối tác, một thị trường Văn kiện Đại hội XIII xácđịnh rõ, giữ vững độc lập, tự chủ trong việc xác định chủ trương, đường lối chiến lượcphát triển kinh tế của đất nước; phát triển kinh tế Việt Nam lớn mạnh trở thành nòng cốtcủa kinh tế đất nước; giữ vững các cân đối lớn, chú trọng bảo đảm an ninh kinh tế; khôngngừng tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia Da phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh

tế quốc tế, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác Nâng cao khả năng chống chịucủa nên kinh tế trước tác động tiêu cực từ những biến động của bên ngoài; chủ độnghoàn thiện hệ thông phòng vệ dé bảo vệ nên kinh tế, doanh nghiệp, thị trường trong nướcphù hợp với các cam kết quốc tế Thực hiện nhiều hình thức hội nhập kinh tế quốc tếvới các lộ trình linh hoạt, phù hợp với điều kiện, mục tiêu của đất nước trong từng giaiđoạn Hoàn thiện hệ thông pháp luật phù hợp với điều ước quốc tế và cam kết quốc tế

mà Việt Nam đã ký kết Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo cán bộ am hiểu sâu về luật phápquốc tế, thương mại, đầu tư quốc tế, trước hết là cán bộ trực tiếp làm công tác hội nhậpkinh tế quốc tế, giải quyết tranh chấp quốc tế

Tóm lại, những điểm mới trong Văn kiện Dai hội XIII của Đảng về lĩnh vực kinh

tế được thé hiện từ nhận thức lý luận đến định hướng chính sách ở cả nội dung đánh giá

tình hình, xác định những nội dung chính sách cho giai đoạn tới Trong đó, tập trung

chủ yếu vào nội dung đôi mới mô hình tăng trưởng, cơ cau lại nền kinh tế; công nghiệphóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước nhanh và bền vững; hoàn thiện, nâng cao chấtlượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc

'° Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t I, tr 132

25

Trang 28

tế Nội dung mới nổi bật được thé hiện trong nhìn nhận, đánh giá kết quả thực hiện trongcác nhiệm kỳ Đại hội vừa qua, trên cơ sở bối cảnh mới, yêu cầu phát triển đất nước tronggiai đoạn tới đã làm rõ phương hướng, mục tiêu và chính sách phát triển cụ thé trongtừng nội dung nêu trên dé đạt mục tiêu phát trién chung của đất nước giai đoạn 2020 -

2025, 2025 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045./

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia Sự

Trang 29

NHUNG NOI DUNG CƠ BAN CUA BAO CÁO ĐÁNH GIÁ KET QUA

THUC HIỆN NHIEM VU PHAT TRIEN KINH TE - XÃ HỘI 5 NĂM 2016 — 2021

VA PHUONG HUONG, NHIEM VU PHAT TRIEN KINH TE - XA HOI

5 NAM 2021 - 2025ThS Pham Thái Huynh, ThS Nguyễn Cẩm Nhung"

Tóm tắt: Trong nhiệm kỳ Dai hội XII, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã đoànkết, chung sức, dong lòng nỗ lực phan đấu vượt qua nhiễu khó khăn, thách thức, thựchiện thắng lợi các mục tiêu, các nhiệm vụ trọng tâm, đạt được nhiễu thành tựu rất quantrọng, khá toàn diện, tạo nhiễu dấu an nồi bật Dé phat huy những kết quả đã đạt đượcdong thời day mạnh phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong 5 năm 2021 - 2025, Đạihội đã dé ra những phương hướng, nhiệm vu quan trọng

Từ khóa: Kinh té - xã hội, đánh giá, kết quả, 2016 — 2020, phương hướng, nhiệm

vụ, phát triển, 2021 - 2025

Đặt vẫn đề:

Đại hội đại biéu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra từ ngày 25/01/2021đến ngày 01/02/2021, tại Thủ đô Hà Nội Đây là sự kiện chính trị trọng đại của Đảng

và dân tộc ta, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiễn trình đây mạnh toàn diện, đồng

bộ sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước Đại hội đã thông qua cácvăn kiện quan trọng như: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảngkhóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ XII; Chiến lược phát triển kinh tế - xãhội 10 năm 2021 - 2030; Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh

tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5năm 2021 - 2025; Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tổng kếtcông tác xây dựng Đảng và thi hành Điễu lệ Đảng; Nghị quyết Đại hội đại biểu toànquốc lan thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam Sau đây xin giới thiệu những nội dung cơbản của Báo cáo đánh giả kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm

2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

1 Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 20201.1 Về ưu điểm

- Kinh tế tăng trưởng từng bước vững chắc và ngày càng được cải thiện, quy môkinh tế ngày càng mở rộng, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm Tốc độ tăngtổng sản phẩm trong nước (GDP) giai đoạn 2016 - 2019 đạt khá cao, ở mức bình quân

'' Bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học — Khoa Lý luận chính trị; email: phamthaihuynh@gmail.com

Zed

Trang 30

6,8%/năm Năm 2020 kinh tế mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19,thiên tai, bão lụt nghiêm trọng ở miền Trung nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân 5năm 2016 - 2020 đạt khoảng 6%/năm và thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhấtkhu vực, thế giới.

- Mô hình tăng trưởng dần chuyền dịch từ chiều rộng sang chiều sâu, năng suấtlao động được nâng lên rõ rệt Cơ cấu lại các lĩnh vực trọng tâm của nền kinh tế được

thực hiện quyết liệt và đạt nhiều kết quả tích cực Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước

được đây mạnh, thực chất hơn; cơ cấu lại đầu tư công được chú trọng; cơ cau lại các

tổ chức tin dụng gắn với xu lý nợ xấu được triển khai đồng bộ, hiệu quả hơn, bảo đảm

ồn định, an toàn hệ thống; sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng hiệuquả hơn, tạo điều kiện phát triển xã hội hóa Cơ cấu lại các ngành kinh tế đi vào thựcchất, tiếp tục chuyền dịch tích cực và đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chếtạo và ứng dụng công nghệ cao tăng lên Phát triển kinh tế vùng theo hướng tăng cườngliên kết, kết nỗi vùng, các tiểu vùng: tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, bước đầu gắn kếtvới công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nông thôn Môi trường đầu tư, kinhdoanh được cải thiện mạnh mẽ, doanh nghiệp thành lập mới tăng cao cả về số lượng

và sô vôn đăng ký

- Thực hiện các đột phá chiến lược đạt kết quả tích cực: Thé chế kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa đang dan được hoàn thiện theo hướng hiện đại,đồng bộ và hội nhập Đã hình thành hệ thống pháp luật về kinh tế khá đầy đủ, tạo cơ

sở pháp ly cho các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình sở hữu hoạt động Các yếu tô thịtrường và các loại thị trường hàng hóa, dịch vụ từng bước hình thành đồng bộ, vậnhành cơ bản thông suốt và bước đầu có sự gắn kết với thị trường khu vực và quốc tế

Quy mô nguồn nhân lực tăng lên trong tất cả các ngành, lĩnh vực, nhất là nhânlực chất lượng cao trong các ngành, lĩnh vực đột phá; các thành tựu khoa học và côngnghệ hiện đại được ứng dụng nhanh chóng, rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, hệ sinh tháikhởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia bắt đầu hình thành

Tập trung xây dựng kết cau hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại,nhất là hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn

- Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được tăng cường,

chất lượng dân SỐ từng bước được cải thiện, chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh được

nâng cao và từng bước giải quyết tình trạng quá tải bệnh viện tuyến trên Các hoạtđộng văn hóa tiếp tục được quan tâm; hoạt động thể dục, thể thao được đầu tư, pháttriển và có nhiều thành tích nồi bật, đặc biệt là thé thao thành tích cao; lĩnh vực báochí, xuất bản tiếp tục phát triển phong phú và đa dạng

- Công tác quan lý tài nguyên và bảo vệ môi trường có nhiều chuyên biến rõ

28

Trang 31

rệt, phát hiện và xử lý kịp thời nhiều vụ việc, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêmtrọng Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sẵn sàng phòng, chống thiên tai kịpthời, hiệu quả Triển khai Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăngtrưởng xanh, chủ động cam kết giảm thiểu phát thải khí nhà kính Đã xây dựngChương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặcbiệt là các thiên tai liên quan đến bão, nước biển dâng, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán,xâm nhập mặn và Đề án phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đồi khí hậu.

Đã tập trung xây dựng chương trình phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khíhậu vùng, khu vực, như vùng đồng băng sông Cửu Long

- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước tiếp tục được kiện toàn phù hợp với chứcnăng, nhiệm vụ, theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, giảm cấp trung gian; tinhgiản biên chế được đây mạnh và đạt kết quả bước dau’ Thực hiện chủ trương sắp xếplại các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã Kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quanhành chính nhà nước và trách nhiệm của người đứng đầu và cán bộ, công chức tiếptục được tăng cường.

- Tiềm lực quốc phòng, an ninh ngày càng được nâng cao, an ninh chính trịđược giữ vững Nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân, nền an ninhnhân dân, thế trận an ninh nhân dân và khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố được củng

có ngày càng vững chắc, góp phan bảo vệ biên giới và chủ quyên quốc gia, ôn địnhchính trị, xây dựng “thé trận lòng dân” tại các địa bàn chiến lược, vùng đặc biệt khókhăn, biên giới, biển, đảo Đã tập trung xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhândân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một SỐ quân chủng, binhchủng, lực lượng tiễn thắng lên hiện đại, tổ chức bộ máy được điều chỉnh theo hướng

“tinh gọn, mạnh, hoạt động linh hoạt, hiệu lực, hiệu quả”, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụtrong tình hình mới, thực sự là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.Trật tự, an toàn xã hội đã có bước chuyển biến tích cực Tham gia có hiệu quả vàohoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, nâng cao vị thế và trách nhiệm củaViệt Nam với cộng đồng quốc tế

- Các hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhândân đạt được nhiều kết quả quan trọng Mạng lưới các mối quan hệ đối tác chiến lược

và đối tác toàn diện tiếp tục được củng cô và mở rộng; quan hệ với các nước từng

bước đi vào chiều sâu, đan xen lợi ích được tăng cường; thúc day ký kết và thực hiện

nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trong đó có Hiệp định Đối tác toàn điện

và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam

- EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn điện khu vực (RCEP) Các hoạt

động ngoại giao văn hóa, thông tin đôi ngoại, công tác người Việt Nam ở nước ngoài

29

Trang 32

và công tác bảo hộ công dân được triển khai tích cực trong điều kiện tăng cường hộinhập quốc tế, nhất là trong thời gian dịch bệnh Covid-19 Tích cực phát huy vai tròcủa Việt Nam tại Liên hợp quốc, APEC, ASEAN và các diễn đàn, cơ chế liên quan,như được bầu là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm

kỳ 2020 - 2021 với số phiếu gần như tuyệt đối

1.2 Hạn chế, yéu kém

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế không đạt mục tiêu kế hoạch 5 năm đề ra, khoảngcách so với các nước trong khu vực còn lớn; nền tảng kinh tế vĩ mô, khả năng chốngchịu của nền kinh tế có thời điểm chưa thật vững chắc; năng lực cạnh tranh và tính tựchủ của nền kinh tế còn hạn chế Cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực gắn với đổi mới mô

hình tăng trưởng còn chậm.

- Sap xép lai, cỗ phan hóa doanh nghiệp nha nước con chậm tiễn độ, chỉ mớitập trung vào việc sắp xếp, thu gọn sỐ lượng; hiệu quả hoạt động của doanh nghiệpnhà nước chưa tương xứng với nguồn lực được giao; quan tri của một số doanh nghiệpnhà nước còn yêu kém Cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm đầu tư công chưa đáp ứng yêucầu Kinh tế tư nhân chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nênkinh tế Liên kết phát triển vùng còn lỏng lẻo Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch

ở một số địa phương còn bắt cập, thiếu tầm nhìn dai hạn Việc kết nối giao thông của

các tỉnh trong vùng vẫn còn khó khăn Khoảng cách phát triển giữa các vùng, miềncòn lớn Phát triển kinh tế biển chậm, chưa có định hướng rõ nét, chưa gan két hai hoavới phát trién xã hội và bảo vệ môi trường Cơ chế phân cấp quản lý kinh tế, quan lyngân sách nhà nước va đầu tư được day mạnh nhưng trong thực hiện còn thiếu đồng

bộ, thiếu các cơ chế giám sát hiệu quả

- Thé chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn chưa đồng bộ,day đủ dé bảo đảm thị trường vận hành thông suốt, hiệu qua Phát triển kết cấu hatang đồng bộ, hiện đại chưa đạt yêu cầu, chưa cân đối giữa các vùng, miền Phát triểnkhông đồng bộ giữa mở rộng không gian đô thị và chất lượng đô thị Chất lượngnguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cau phát triển; cònnặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa quan tâm đúng mức đến kỹ năng xã hội, kỹnăng song và kha năng tự học, kỹ năng sáng tạo Khoa học, công nghệ và đôi mớisang tạo chưa thực sự là động lực dé nang cao nang suat lao động, nang lực cạnhtranh, thúc day phát triển kinh tế - xã hội

- Co cau dân số đã bước vào giai đoạn già hóa; chênh lệch chi số sức khỏe giữa

các vùng, miền còn lớn; tầm vóc và thê lực của người Việt Nam chậm được cải thiện;mat cân bằng giới tinh có xu hướng gia tăng; sắp xếp, bố trí dân cư chưa hợp ly, didân tự phát diễn biến phức tạp Chất lượng việc làm còn thấp Kết quả giảm nghèo đa

30

Trang 33

chiều chưa thực sự bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao; còn tình trạng lợi dụng chínhsách giảm nghèo dé trục lợi Các thiết chế, cơ chế hỗ trợ phát triển thị trường lao động,

quan hệ lao động hiệu quả còn thấp Chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh và khả năng

tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản còn có sự chênh lệch khá lớn giữa các tuyến và giữa cácvùng, miền Đạo đức, lối sống trong gia đình, học đường, xã hội có mặt xuống cấpđáng lo ngại, gây bức xúc cho xã hội An toàn xã hội còn một số hạn chế, nhất là an

toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn thuốc chữa bệnh Bình đăng

giới, bảo vệ phụ nữ và trẻ em có nơi còn nhiều bắt cập, hình thức xử phạt chưa đủ sứcran đe; chưa quan tâm đúng mức đến các đối tượng yếu thé trong xã hội

- Bộ máy nhà nước ở một số nơi còn công kénh; sap xép, tinh gon tô chức bộ

máy, tinh giản biên chế còn nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao Thực hiện đôi mới lềlỗi làm việc, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan nhà nước chưa đi vàothực chất Thực thi pháp luật chưa hiệu quả, chấp hành pháp luật có nơi chưa nghiêm,

việc giám sát chưa chặt chẽ, chi phí tuân thủ pháp luật còn cao.

- Thiếu cơ chế, chính sách khuyến khích và bảo vệ người dám nghĩ, dám làm,

dám đột phá, dám chịu trách nhiệm cả ở khu vực nhà nước và khu vực tư nhân Tham

những, lang phí ở một số nơi còn nghiêm trọng Hoạt động giám sat, kiểm tra, thanhtra còn chồng chéo Khiếu kiện về đất đai vẫn còn phức tạp, kéo dài ở một số địaphương, chưa được giải quyết dứt điểm, nhất là trong công tác bồi thường giải phóngmặt bằng

- Kết hợp giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh trênmột số lĩnh vực, địa bàn chưa thực sự nghiêm túc, chặt chẽ, hiệu quả Hội nhập quốc

tế chưa được triển khai đồng đều, hiệu quả tổng hợp chưa cao Năng lực hội nhậpquốc tế chậm cải thiện Chưa khai thác hết và phát huy hiệu quả các quan hệ lợi íchđan xen, ôn định với các đối tác quan trọng

1.3 Bài học kinh nghiệm

Một là, bảo đảm chủ quyền quốc gia, giữ vững ồn định chính trị - xã hội, môitrường hòa bình, tạo thuận lợi cho phát triển đất nước

Hai là, giải quyết tốt các mối quan hệ giữa tăng trưởng nhanh và phát triển bềnvững, tăng trưởng và ôn định kinh tế vĩ mô trong phát triển kinh tế - xã hội; giữa kinh

tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốctế Phải kịp thời đổi mới tư duy và hành động, thực hiện tốt công tác dự báo, bảođảm đánh giá đúng, day đủ, kịp thời, chủ động thích ứng với những biến động khólường của thế giới; phát huy tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, trong đó nộilực là quyết định

Ba là, thê chế pháp luật phải được xây dựng cơ bản day đủ, đồng bộ với tư duy

31

Trang 34

mới, phù hợp với thực tiễn và tô chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả; cải cách bộ máychính quyên các câp, xây dựng nhà nước kiên tạo phát triên, liêm chính, hành động là

nên tảng Coi trong tính cân đôi, hiệu quả trong tat cả các khâu huy động, phân bô, sử dụng các nguôn lực cho phát triên kinh tê - xã hội Phải coi trọng đôi mới quản tri quôc gia theo hướng hiện đại, hiệu quả, nhat là quản ly phát triên và quản lý xã hội.

Bon là, lay con người là trung tâm của phát triển và được chia sẻ những thànhquả của quá trình phát triển kinh tế Phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam vàsức mạnh toàn dân tộc, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, khát vọng phát triển vàsức mạnh của nhân dân Thực tế qua thời gian phòng, chống đại dịch Covid-19 vakhắc phục hậu quả thiên tai, muốn thành công phải khơi dậy được tinh thần đoàn kết,nhân ái của nhân dân cả nước, cộng đồng doanh nghiệp, cùng chung tay hành động,bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng và phát huy mạnh mẽ thế trận lòng dân, an ninhnhân dân, quốc phòng toàn dân và các giá trị văn hóa dân tộc

Năm là, xác định giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, đôi mới sáng tạo

là nền tang quan trọng và là động lực chủ yếu trong phát triển đất nước dé bắt kịp sựphát triển của khu vực và thế giới, tránh nguy cơ tụt hậu

2 Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm

2021 - 2025

2.1 Mục tiêu tổng quát

Bảo dam tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở 6n định kinh tế vĩ

mô, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tao; phan đấu tốc độ tăng trưởngkinh tế cao hơn mức bình quân của 5 năm 2016 - 2020, đến năm 2025 là nước đangphát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bìnhthấp Nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nên kinh tế; thực hiện cácgiải pháp khắc phục tác động của đại dịch Covid-19, nhanh chóng phục hồi kinh tế.Phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức sáng tạo của mỗi cá

nhân Từng bước xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh, dân chủ, công

bằng, văn minh; bảo đảm cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân Bảo đảm

an sinh xã hội và nâng cao đời sống nhân dân Chú trọng bảo vệ môi trường và ứngphó hiệu quả biến đổi khí hậu Tăng cường quốc phòng, an ninh; kiên quyết, kiên tridau tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thông nhất, toàn vẹn lãnh thé quốcgia và giữ vững môi trường hòa bình, ôn định dé phát triển đất nước Chủ động hộinhập quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và vị thế, uy tín của Việt Nam trêntrường quốc tế

2.2 Về các cân đối lớn

- Thúc đây tăng trưởng kinh tế trên cơ sở ôn định kinh tế vĩ mô; thúc day tăng

5:

Trang 35

tổng tích lũy tài sản chiếm khoảng 27 - 28% GDP và duy tri ty trọng tiêu dùng cuốicùng không thấp hơn 73% GDP.

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm bằng khoảng 32 - 34% GDP

- Tỷ lệ huy động nguồn ngân sách giai đoạn 2021 - 2025 đạt 15 - 16% GDP;đến năm 2025, nợ công không quá 60% GDP, nợ chính phủ không quá 50% GDP

Bội chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 bình quân 3,7% GDP.

- Bảo đảm cân đối năng lượng quốc gia

2.3 Về nhiệm vụ, giải pháp chit yếu

2.3.1 Ti iép tuc hoan thién thé ché kinh té thi trường định hướng xã hội chu nghĩa,thúc day tăng trưởng nhanh, bên vững trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô

- Tập trung thực hiện dong bộ các giải pháp dé hoàn thiện cơ bản các yếu tổcấu thành thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt mỗiquan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, cácloại hình doanh nghiệp, kinh tế hợp tác, hợp tác xã, các yếu tố, các loại thị trường.Đổi mới mạnh mẽ hơn phương thức quản lý nhà nước về kinh tế Đổi mới mạnh mẽphân cấp, phân quyền và nâng cao hiệu quả phối hợp trong lãnh đạo, chỉ đạo, điềuhành Nhà nước quản lý các cân đối lớn, giữ vai trò định hướng phát triển chung cho

cả nước Hoàn thiện thê chế dé thúc day quá trình chuyên đổi số Đối mới cơ chế phân

bồ nguồn lực dau tư, ưu tiên thu hút các nguồn lực của xã hội phát triển các vùng kinh

té trong điểm, các cực tăng trưởng, các đô thị lớn, các ngành mũi nhọn, các công trìnhtrọng điểm quốc gia và các dự án lớn mang tính liên kết vùng

- Về tài chính, tiền tệ và hoạt động ngán hàng

Tiếp tục điều hành đồng bộ, linh hoạt các chính sách vĩ mô Điều hành chính

sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp hài hòa với các chính sách khác

nham ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lam phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững,

ôn định thị trường tiền tệ và ngoại hồi Nghiên cứu, sửa đôi Luật ngân sách nhà nước,

đổi mới phân cấp ngân sách nhà nước theo hướng bao đảm vai trò chủ đạo của ngânsách trung ương, phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế Tiếp tục cơ cấu lạichi ngân sách nhà nước theo hướng bền vững, tăng tỷ trọng chi dau tư phát triển, giảm

tỷ trọng chi thường xuyên, hỗ trợ thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế

-xã hội; thực hiện nghiêm nguyên tắc chỉ vay nợ cho chi đầu tư phát trién

- Về xuất, nhập khẩu và phát triển thị trường trong nước

Khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, mở rộng và đa dạng hóa thị

trường xuất khâu, không để phụ thuộc quá lớn vào một thị trường Nghiên cứu các

33

Trang 36

biện pháp phòng vệ thích hợp, xây dựng hang rào kỹ thuật dé bảo vệ sản xuất và lợiích người tiêu dùng không trái với các cam kết quốc tế Nghiên cứu phương án dégiảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ các cuộc xung đột thương mại đến xuất khâu Đadạng hóa đối tác nhập khẩu, tránh tình trạng phụ thuộc vào một đối tác Tăng cườngquản lý biên mậu, gia tăng xuất, nhập khẩu chính ngạch, theo hợp đồng; tăng cườngkiểm tra, kiểm soát, chống gian lận thương mại, nhãn hiệu hàng hóa, xuất xứ hànghóa Đây mạnh xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam Đây mạnh phát triển thương

mại điện tử và sự hài hòa giữa thương mại điện tử với thương mại truyền thống

2.3.2 Đẩy mạnh cơ cấu lại nên kinh té gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng,nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát triển nên kinh tế số

- Cơ cầu lại các ngành sản xuất và dịch vụ

Tiếp tục đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên nên tảng của khoahọc, công nghệ, đổi mới sáng tạo và công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lầnthứ tư, trong đó tập trung phát triển các ngành ưu tiên có mức độ sẵn sàng cao như

công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử.

- Viễn thông; an toàn, an ninh mạng: công nghiệp chế tạo thông minh; tài chính

- ngân hàng; thương mại điện tử; nông nghiệp số; du lịch số; công nghiệp văn hóa số;

y té; giao duc va dao tao Thuc hién cac giai phap khac phục tac động của đại dich

Covid-19 và thiệt hai do thiên tai lũ lụt, nhanh chóng phục hồi nền kinh tế trong nhữngnăm dau (2021 - 2022), tận dụng hiệu quả các cơ hội mới cho but phá, phát triển đấtnước trong những năm cuối (2023 - 2025)

- Cơ cấu lại các lĩnh vực trọng tam

Tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ cấu lại đầu tư công theo hướng tập trung vốnvào các ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, các công trình, dự án trọng điểm,

có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, tạo đột phá thu hút nguồn vốnkhu vực tư nhân trong và ngoài nước theo phương thức đối tác công - tư, giữ vững vaitrò chủ đạo của ngân sách trung ương và bảo đảm phát triển hài hòa giữa các vùng,miễn Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng, hỗ trợ tiến trình

cơ cau lại các tô chức tin dụng và xử lý nợ xấu Phát triển hệ thống các tổ chức tindụng theo hướng các tô chức tín dụng trong nước đóng vai trò chủ lực, hướng tới đạttrình độ phát triển của nhóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN vào năm 2025 Đâymạnh phát triển thanh toán không dùng tiên mặt; đến cuối năm 2025, tỷ trọng tiền mặttrên tông phương tiện thanh toán ở mức dưới 8% Tiếp tục sắp xếp, cải cách và triểnkhai trên diện rộng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp dịch

vụ công; đây mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường, thúc đây

xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công Phan dau đến năm 2025, tiếp tục giảm tối thiểu

34

Trang 37

bình quân cả nước 10% đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021; có tối thiểu 20%đơn vi tự chủ tài chính.

2.3.3 Phát triển các vùng và khu kinh tế

- Vùng trung du và miễn núi phía Bắc:

Tập trung bảo vệ, khôi phục rừng, nhất là rừng đầu nguồn và có chế độ đãi ngộtốt hơn đối với người trồng rừng, giữ rừng Phát triển lâm nghiệp bền vững, cây côngnghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản, cây dược liệu, chăn nuôi gia súc gắn với công nghiệpchế biến nông, lâm sản Phát triển hiệu quả các cơ sở khai thác gắn với chế biến sâucác loại khoáng sản Phát triển kinh tế vùng biên, tăng cường quản lý nhà nước, pháthuy vai trò kinh tế cửa khẩu Bảo vệ và sử dụng có hiệu quả nguồn nước các hỗ, đập

dé điều tiết nước sản xuất và sinh hoạt Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng liên kết nộivùng và với vùng đồng bằng sông Hồng, Thủ đô Hà Nội Khai thác thế mạnh về bản

sắc văn hóa và điều kiện thiên nhiên dé đây mạnh phát triển du lịch cộng đồng, du

lịch sinh thái.

- Vùng dong bằng sông Hong:

Tập trung phát triển một số ngành sản xuất và dịch vụ hiện đại như: điện tử,sản xuất phần mềm, trí tuệ nhân tao, sản xuất ôtô, các dịch vụ thương mai, logistics,tài chính, du lịch, viễn thông Mở rộng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nôngnghiệp sạch gắn với công nghiệp chế biến, tham gia chuỗi giá trị; đi đầu trong xâydựng nông thôn mới, nông thôn kiểu mẫu Thúc day mạnh mẽ các trung tâm đổi mớisáng tạo Đây mạnh đô thị hóa gắn với phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ,hiện đại, nhất là các đầu mối liên kết giao thông quan trọng Xây dựng Thủ đô Hà Nộitrở thành đô thị thông minh, hiện đại; có không gian xanh, sạch, đẹp; có kiến trúc đôthị mang dấu ấn nghìn năm văn hiến và mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc; cóCuộc sống an ninh, an toàn Nghiên cứu thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sáchmới, có tính đột phá, đặc thù cho thành phố Hải Phòng Tiếp tục xây dựng khu vựcHải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển, là cửa ngõ của vùng kinh

tế trọng điểm Bắc Bộ gắn với cảng quốc tế Lạch Huyện

- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miễn Trung:

Cơ cấu lại nông, lâm nghiệp; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nâng caonăng suất, hiệu quả cây công nghiệp, chăn nuôi; khai thác, nuôi trồng thủy, hải sảngắn với công nghiệp chế biến, bảo đảm phát triển bền vững và hiệu quả cao Nâng caohiệu quả phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp lọc hóa dầu, luyện kim Tập trungphát triển mạnh kinh tế bién kết hợp với bao đảm quốc phòng, an ninh trên biên Pháttriển nhanh, đồng bộ năng lượng sạch, năng lượng tái tạo Hình thành và phát triển

các trung tâm du lịch biến, nghỉ dưỡng, lich sử, tâm linh, di sản, sinh thai, mang tầm

35

Trang 38

khu vực và quốc tế Phát huy hiệu quả hành lang kinh tế Đông - Tây Day mạnh nuôitrồng, khai thác, chế biến hải sản; phát triển các trung tâm dịch vụ hậu cần và hạ tầngnghề cá.

- Vùng Tây Nguyên:

Nâng cao hiệu quả diện tích các cây công nghiệp, cây dược liệu, hình thành cácchuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối, xây dung thương hiệusản phẩm trên thị trường quốc tế Chú trọng khôi phục và phát triển kinh tế rừng Đâymạnh phát triển công nghiệp chế biến gắn với chuyền đổi cơ cau cây trồng của vùng.Phát triển bền vững ngành công nghiệp alumin và nhôm, bảo đảm tuyệt đối an toàn vềmôi trường Tạo điều kiện thuận lợi phát triển năng lượng tái tạo Phát triển các trungtâm du lịch lớn, hình thành các tuyến du lịch chuyên đề đặc thù vùng Tây Nguyên Đầu

tư, nâng cấp các tuyến giao thông, rút ngắn thời gian và khoảng cách kết nối các tỉnhTây Nguyên với vùng Đông Nam Bộ, các tỉnh ven biên Nam Trung Bộ

- Vùng Đông Nam Bộ:

Phát triển có hiệu quả các đô thị lớn và vùng Thành phó Hồ Chí Minh; nghiêncứu và thiết lập cơ chế đặc thù thúc day phát trién Thành phố Hồ Chí Minh trở thànhtrung tâm tài chính quốc tế Phát triển khoa học, công nghệ và hệ sinh thái đôi mớisang tao, di dau trong xây dựng kinh tế số, xã hội số và các ngành sản xuất và dịch vụtiên tiến Phát triển chuỗi công nghiệp - đô thị Mộc Bài - Thành phố H6 Chí Minh -Cảng Cái Mép - Thị Vải gắn với hành lang kinh tế xuyên Á Sắp xếp lại, nâng cấp hệ

thống cảng biển, cảng hàng không, hạ tầng giao thông đô thị hiện đại; tập trung phát

triển cảng biên Cái Mép - Thị Vải thực sự trở thành cảng trung chuyên quốc tế và cácdịch vụ hậu cần cảng biển, dich vụ bảo đảm an toàn hàng hải Phát triển mạnh câycông nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, hình thành các vùng chuyên canh tập trung gắnvới công nghiệp chế biến Chống ngập ting ở Thành phố Hỗ Chí Minh

- Vùng dong bằng sông Cửu Long:

Day mạnh liên kết phát triển và phát triển ha tang giao thông kết nối với vùngĐông Nam Bộ và Thành phố H6 Chí Minh Khai thác lợi thé, phát trién có hiệu quảsản xuất thủy sản, cây ăn quả, lương thực gắn với công nghiệp chế biến, thị trườngtiêu thụ, xây dựng thương hiệu sản pham Phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển và

du lịch văn hóa lễ hội, dich vụ và kinh tế biển, đảo Phát triển năng lượng tái tạo, nănglượng sạch Chủ động thích ứng, thực hiện hiệu quả các dự án ứng phó với biến đổikhí hậu, nước biến dang; giải quyết van đề xâm nhập mặn, sat lở bờ sông, bờ biến.Xây dựng chiến lược tông thé bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Kông.Tập trung xây dựng phát triển thành phố Phú Quốc thành trung tâm dich vu, du lịchsinh thái biển mạnh mang tầm quốc tế; kết nối với các trung tâm kinh tế lớn trong khu

36

Trang 39

vực và thế giới Phát triển các mô hình kinh tế xanh cho các vùng và khu kinh tế phùhợp với đặc trưng của vùng, bảo đảm các mục tiêu phát triển bền vững.

2.3.4 Xây dựng hệ thong kết cấu ha tang và phát triển đô thị

- Vé hạ tang giao thông vận tải: Đến năm 2025, hoàn thành đường bộ cao tốcBắc - Nam phía Đông, giai đoạn 1 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành; hoànthành trên 1.700 km đường ven biển từ Quang Ninh đến Ca Mau, ưu tiên đoạn venbiên vùng đồng bằng sông Cửu Long; đầu tư các công trình giao thông trọng yếu theoquy hoạch, nhất là tuyến vành đai đô thị lớn, các tuyến đường bộ cao tốc, quốc lộ quantrọng; đầu tư nâng cấp cảng hàng không, đặc biệt là các cảng hàng không trọng điểm;đầu tư nâng cao năng lực của hệ thống cảng biển; quan tâm đúng mức phát triển giaothông đường sắt, chuẩn bị dé triển khai một số đoạn đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam,đường sắt vùng; kết nối đồng bộ hệ thống giao thông với các khu kinh tế, khu côngnghiệp, cảng hàng không, cảng biển

- Về hạ tang năng lượng: Thực hiện chương trình tiết kiệm điện trong sản xuất,truyền tải và phân phối Day nhanh tiến độ đầu tư và đưa vào vận hành các dự án

nguồn điện và lưới điện truyền tải Thực hiện đúng lộ trình phát triển thị trường điện

cạnh tranh Mở rộng lưới điện tới các vùng nông thôn, biên giới, hải đảo, đồng thờibảo đảm an toàn và chống thất thoát điện Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượngquốc gia đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước; khuyến khích phát triển năng lượngtai tạo và sự tham gia mạnh mẽ của khu vực kinh té ngoài nhà nước Phan đấu tỷ lệ

tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân giảm 1 - 1,5%/nam.

- Về ha tang công nghệ thông tin và truyền thông: Xây dựng hạ tang công nghệthông tin; hình thành hệ thống trung tâm đữ liệu quốc gia, các trung tâm dữ liệu vùng

va địa phương kết nối đồng bộ và thống nhất Phát triển hạ tang số đạt trình độ tiêntiến của khu vực ASEAN; internet băng thông rộng phủ 100% các xã Xây dựng vàphát trién đồng bộ hạ tang dữ liệu quốc gia, bảo đảm hạ tang kỹ thuật an toàn, an ninh

thông tin.

- Nâng cấp và hiện đại hóa kết cau ha tang nông nghiệp, nông thôn thích ứngvới biến đồi khí hậu

- Vé ha tang đô thị: Tập trung đầu tư và đây nhanh tiễn độ, hoàn thành các dự

án đường sắt đô thị, đường vành đai, đường xuyên tâm, các bãi đỗ xe, các công trìnhdau mỗi về cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, rác thải, giảm đáng ké tinh trạng ùntắc giao thông, ngập nước tại các đô thị lớn

- Về phát triển đô thị: Xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển

đô thị và nông thôn quốc gia Phấn đấu có ít nhất 3 đô thị thông minh tại 3 vùng kinh

tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung Phát triển mạnh các đô thị vệ tinh

37

Ngày đăng: 30/03/2024, 15:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w