1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo tổng kết sáng kiến cấp cơ sở: Xây dựng mô hình khung hướng dẫn hoạt động thuyết trình các môn lý luận chính trị tại trường Đại học Ngân hàng TP.HCM

79 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng mô hình khung hướng dẫn hoạt động thuyết trình các môn lý luận chính trị tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
Tác giả Ts. Nguyễn Quốc Toàn, Ths. Nguyễn Văn Thi, Ths. Hồ Việt Hà, Ths. Nguyễn Thị Trang Nhung
Người hướng dẫn Ts. Cung Thị Tuyết Mai
Trường học Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
Chuyên ngành Lý luận chính trị
Thể loại Báo cáo tổng kết sáng kiến cấp cơ sở
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 0,99 MB

Cấu trúc

  • 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu sáng kiến (7)
  • 2. Tính cấp thiết của sáng kiến (8)
  • 3. Mục tiêu thực hiện sáng kiến (9)
  • 4. Phương pháp thực hiện sáng kiến (9)
  • 5. Đối tượng và phạm vi của sáng kiến (9)
  • 6. Kết cấu của báo cáo sáng kiến (0)
  • CHƯƠNG 1. THUYẾT TRÌNH CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ (15)
    • 1.1. Thuyết trình (16)
    • 1.2. Vai trò và đặc điểm các môn lý luận chính trị (18)
    • 1.3. Thuyết trình các môn lý luận chính trị (19)
  • CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH KHUNG TẠO LẬP MỘT BÀI THUYẾT TRÌNH CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ (15)
    • 2.1. Xác định chủ đề và mục tiêu bài thuyết trình (22)
      • 2.1.1. Xác định chủ đề, đề tài cần thuyết trình (22)
      • 2.1.2. Kinh nghiệm lựa chọn chủ đề nhanh (28)
      • 2.1.3. Xác định mục đích chung của vấn đề chính trị chọn thuyết trình (31)
      • 2.1.4. Xác định mục tiêu cụ thể của bài thuyết trình (32)
      • 2.1.5. Xác lập ý trọng tâm của bài thuyết trình (34)
    • 2.2. Phân tích người nghe (34)
    • 2.3. Thu thập dữ liệu cho bài thuyết trình (37)
    • 2.4. Tổ chức bài thuyết trình (39)
    • 2.5. Lập đề cương cho bài thuyết trình (40)
    • 2.6. Cách thể hiện các phần chính trong bài thuyết trình các môn lý luận chính trị (43)
    • 2.7. Chuẩn bị và sử dụng các phương tiện hỗ trợ (46)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ NĂNG TIẾN HÀNH THUYẾT TRÌNH CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ THEO MÔ HÌNH KHUNG (15)
    • 3.1. Phương pháp tiến hành thuyết trình các môn lý luận chính trị (49)
      • 3.1.1. Bài thuyết trình các môn lý luận chính trị cung cấp thông tin (49)
      • 3.1.2. Bài thuyết trình các môn lý luận chính trị với mục đích thuyết phục (53)
    • 3.2. Kỹ năng thực hiện thuyết trình các môn lý luận chính trị (57)
      • 3.2.1. Kỹ năng kiểm soát sự lo lắng, không chế căng thẳng (59)
      • 3.2.2. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ thích hợp (61)

Nội dung

THÔNG TIN TÓM TẮT KẾT QUẢ SÁNG KIẾN Xuất phát từ chủ trương nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập các môn lý luận chính trị cũng như những khó khăn của sinh viên trong việc thiết lập

Tổng quan tình hình nghiên cứu sáng kiến

Thuyết trình là một hoạt động khá phổ biến và diễn ra thường xuyên trong các giai đoạn học tập và làm việc Ở cấp phổ thông, những tiết học kể chuyện hoặc những buổi chia sẻ hội nhớm học tập chính là bước đầu tiên cho hoạt động thuyết trình Khi lên cao đẳng, đại học thuyết trình lại trở nên gần gũi hơn bởi những bài báo cáo khoa học Khi đi làm tại các doanh nghiệp, thuyết trình lại là phương tiện để trình bày các dự án kinh doanh, các kế hoạch tài chính Và vì vậy, để đạt được các mục đích đề ra trong các hoạt động trên, cần phải có kỹ năng thuyết trình hiệu quả

Theo chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Giáo dục & Đào tạo, 5 môn lý luận chính trị gồm Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh được giảng dạy trong những năm đầu của chương trình đào tạo đại học nhằm hình thành nền tảng tư tưởng và thái độ cho sinh viên Tuy nhiên, với đặc thù là những môn học mang tính chất khái quát, trừu tượng, đề cập đến những vấn đề vĩ mô nên đã phần nào tạo khó khăn cho sinh viên trong học tập Hơn nữa, trong quá trình học tập các môn lý luận chính trị, sinh viên được yêu cầu phải thực hiện hoạt động thuyết trình Hoạt động thuyết trình ở bậc đại học có mức độ cao hơn so với thuyết trình ở bậc phổ thông và càng áp lực hơn khi phải thuyết trình các môn lý luận chính trị Do vậy, đa phần sinh viên thực hiện hoạt động này về cơ bản chưa đạt yêu cầu đặt ra, còn mang tính hình thức, sử dụng nhiều nguồn tài liệu chưa chính thống, chưa biết cách chọn lọc và sử dụng dữ kiện cho chính xác và chất lượng, đạt hiệu quả cao Nắm bắt tình hình đó, các giảng viên Khoa Lý luận chính trị đã thực hiện nhiều hoạt động để hướng dẫn sinh viên nâng cao chất lượng thuyết trình Tuy nhiên, sự hướng dẫn này chỉ mang tính chất kinh nghiệm, phụ thuộc vào kiến thức và năng lực của bản thân của mỗi giảng viên, chưa có sự thống nhất về mặt tài liệu, do vậy có sự so sánh giữa các lớp

Bên cạnh đó, qua lược khảo các công trình nghiên cứu về thuyết trình và kỹ năng thuyết trình, nhóm sáng kiến nhận thấy, có nhiều công trình cung cấp các kỹ năng, thủ thuật để tăng hiệu quả của các bài thuyết trình, cũng có nhiều công trình trình bày có hệ thống các giai đoạn, quy trình để tạo lập và tiến hành thuyết trình Song, đến nay, chưa có công trình nào đi sâu trình bày về thuyết trình các môn lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học với mục đích tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên tiếp cận dễ dàng hơn đối với các môn lý luận chính trị, trước tiên là đạt được điểm số mục tiêu và sau đó là thu lượm được nhiều kiến thức bổ ích cho các hoạt động thuyết trình trong tương lai Chính vì vậy, nhóm tác giả đã biên soạn sáng kiến XÂY DỰNG MÔ HÌNH KHUNG HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG THUYẾT TRÌNH CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HCM

Trong quá trình tìm kiếm nguồn tài liệu, nhóm sáng kiến cuốn đã tham khảo

Giáo trình phương pháp thuyết trình chính trị (Dành cho Chương trình Đại học Chính trị) của các tác giả PGS.TS Đoàn Minh Tuấn, TS Nguyễn Thị Quế Anh (2017) (Đồng chủ biên) (Nxb Chính trị quốc gia Sự thật) Tài liệu này đã trình bày những kiến thức chung về cách tạo lập một bài thuyết trình, thuyết trình chính trị (bao gồm khái niệm, đặc điểm, các hình thức, phương pháp, kỹ thuật thuyết trình chính trị), về các kỹ năng cần thiết để có thể thực hiện các buổi thuyết trình về các vấn đề chính trị - xã hội Từ những gợi mở về thuyết trình chính trị trong cuốn sách này, nhóm sáng kiến đã tập trung chuyên sâu vào thuyết trình các môn lý luận chính trị Sáng kiến đã được thực thi trong một học kỳ và mang lại nhiều hiệu quả tích cực, tạo cho sinh viên một nền tảng kiến thức, phương pháp và sự tự tin khi tổ chức thuyết trình các môn lý luận chính trị.

Tính cấp thiết của sáng kiến

Đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị trong trường đại học là một yêu cầu bức thiết Theo đó, nhiều phương pháp mới được vận hành, trong đó có phương pháp thuyết trình Tuy nhiên, qua nhận xét của nhiều giảng viên trực tiếp giảng dạy và ý kiến trao đổi tại nhiều tọa đàm, hội thảo, chất lượng thuyết trình các môn lý luận chính trị còn thấp, phần nhiều mang tính hình thức, sơ sài, đối phó; thậm chí có nhiều sinh viên còn sử dụng các nguồn dữ liệu không chính thống; sinh viên phần lớn chưa biết cách xây dựng, chuẩn bị và tiến hành một bài thuyết trình các môn lý luận chính trị sao cho thuyết phục, hấp dẫn, truyền tải được nội dung và thông điệp của môn học Hơn nữa, các môn lý luận chính trị còn mang đặc thù là trừu tượng, khái quát, sinh viên năm nhất, năm hai có phần còn bỡ ngỡ, chưa biết chuẩn bị một bài thuyết trình theo các chủ đề được giao Điều này gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý cũng như kết quả học tập

Thuyết trình là một hoạt động khó, càng khó hơn khi thuyết trình các môn lý luận chính trị Thuyết trình đòi hỏi phải nắm chắc kỹ năng và thường xuyên luyện tập Muốn nắm chắc kỹ năng, giải quyết đúng các đặc thù của các môn lý luận chính trị thì cần phải tham khảo nhiều nguồn, học hỏi thầy cô, sinh viên bè, chuyên gia Theo đó, muốn tổ chức bài thuyết trình các môn lý luận chính trị có hiệu quả đòi hỏi nhiều thời gian và cố gắng

Nhận thấy những khó khăn, trở ngại nêu trên, nhớm tác giả đã có sáng kiến XÂY DỰNG MÔ HÌNH KHUNG HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG THUYẾT TRÌNH CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HCM nhằm giúp sinh viên có thêm một nguồn tài liệu chính thống, chất lượng để có định hướng chuẩn bị, thiết lập, tổ chức một bài thuyết trình các môn lý luận chính trị chất lượng và thuyết phục nhất.

Mục tiêu thực hiện sáng kiến

Sáng kiến được thực hiện hướng đến các mục tiêu sau:

Thứ nhất, giúp sinh viên nhận diện rõ đặc điểm của thuyết trình các môn lý luận chính trị;

Thứ hai, cung cấp một mô hình khung giúp tổ chức, xây dựng và tiến hành thuyết trình các môn lý luận chính trị hiệu quả, chất lượng;

Thứ ba, giới thiệu ngắn gọn các kỹ năng và phương pháp để thuyết trình các môn lý luận chính trị thành công.

Phương pháp thực hiện sáng kiến

Để thực hiện sáng kiến này, nhớm tác giả sử dụng hai phương pháp chủ yếu: Thứ nhất, tổng hợp và phân tích Nhớm tác giả tổng hợp từ nhiều tài liệu, dữ liệu khác nhau về thuyết trình, về các môn lý luận chính trị để phân tích, chắt lọc các kiến thức cơ bản và cần thiết nhất

Thứ hai, quan sát thực nghiệm Nhớm tác giả quan sát, ghi chép, cải tiến và thực nghiệm các biện pháp cải tiến vào hoạt động thuyết trình của sinh viên tại lớp để tổng hợp các kinh nghiệm, kỹ năng thuyết trình các môn lý luận chính trị.

Đối tượng và phạm vi của sáng kiến

Sinh viên chuẩn bị học và đang học các môn lý luận chính trị;

Chỉ cung cấp mô hình khung ở dạng đơn giản, khái lược, trình bày quy trình ngắn gọn, cơ bản, dễ hiểu để sinh viên có thể áp dụng

6 Hiệu quả của sáng kiến

6.1 Trước khi áp dụng sáng kiến

Số liệu khảo sát được thực hiện tại giảng đường HUB cho thấy thực trạng về kỹ năng thuyết trình các môn lý luận chính trị của sinh viên: 47,5% sinh viên đánh giá thường xuyên phải làm thuyết trình; 78,5% sinh viên đánh giá cao vai trò của kỹ năng thuyết trình; 40% sinh viên cảm thấy lo sợ khi thuyết trình; 26,5% sinh viên hài lòng với kỹ năng thuyết trình của mình; 85% sinh viên cho rằng yếu tố tác phong trong thuyết trình là quan trọng; 82,5% sinh viên cho rằng yếu tố nội dung trong thuyết trình là quan trọng; 56,5% sinh viên cho rằng yếu tố môi trường là quan trọng; 2,5% sinh viên thực hiện thuyết trình bằng tham gia khóa học thuyết trình; 81% sinh viên thực hiện thuyết trình bằng học hỏi giảng viên và bạn bè; 16,5% sinh viên thực hiện thuyết trình bằng bản năng; 89% sinh viên muốn trau dồi kỹ năng thuyết trình bằng tham gia khóa học

Qua số liệu khảo sát trên cho thấy việc thuyết trình trở nên quen thuộc với các bạn sinh viên, song thực tế nhiều bạn sinh viên thường thuyết trình một cách “bản năng” hoặc chủ động mô phỏng theo giảng viên chứ chưa được đào tạo dẫn đến thói quen học thuộc lòng – nhớ – đọc lại trở thành phổ biến Đa số các bạn đều cảm thấy sợ khi thuyết trình trước đám đông dẫn đến mất tự tin khi trình bày Do tâm lý coi buổi thuyết trình trên lớp là không quan trọng, chỉ là thực hiện cho có theo hình thức và cũng dựa vào sự dễ dãi của các giảng viên nên khi thuyết trình các bạn sinh viên chỉ chú trọng vào phần nội dung và sử dụng các công cụ để trình bày mà không chú ý đến yếu tố tác phong đó là trang phục, cử chỉ, điệu bộ, giọng nói… Tuy nhiên về phần nội dung thì các bạn thường sao chép y nguyên tài liệu tìm được từ Internet, sách hoặc tạp chí mà không biết sàng lọc dẫn đến nội dung không có tính chặt chẽ, logic và thậm chí lạc đề

Bên cạnh đó yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình, đặc biệt là hành vi của khán giả Thực tế khi có bạn thuyết trình ở trên, thì ở dưới, bên cạnh những bạn tích cực tập trung lắng nghe, vẫn còn một số không tập trung, hoặc nói chuyện riêng, nhắn tin điện thoại hoặc học môn khác Nếu như người thuyết trình cầm giấy đọc theo kiểu độc thoại thì tình trạng này ngày càng phổ biến hơn

Khi tiến hành dự giờ các buổi thuyết trình, nhóm sáng kiến nhận thấy có một số khó khăn cụ thể trong hoạt động thuyết trình các môn lý luận chính trị như sau:

Thứ nhất, tác phong khi thuyết trình Về trang phục: trừ một số trường hợp đặc biệt, còn lại đa số giảng viên xem thuyết trình như một phương pháp, một công cụ để truyền tải môn học, cho nên không khắt khe trong việc bắt buộc sinh viên phải trang phục đúng mức khi thuyết trình Do vậy, hầu hết nam sinh viên chưa chú trọng trang phục phù hợp, chưa ý thức được trang phục người thuyết cần sang hơn người nghe một bậc Không hiếm sinh viên khi thuyết trình mặc áo dài tay nhưng xắn lên tới khủy, hoặc vận quần jean, áo thun, còn dép thì không có quai hậu; trong khi hiếm hoi mới thấy sinh viên chịu thắt cà vạt Nữ sinh viên thì có phần chú trọng đến trang phục hơn

Về phong thái xuất hiện: sự đường hoàng, đĩnh đạc bước lên diễn đàn không phải sinh viên nào cũng làm được Quan sát nhiều buổi thuyết trình của sinh viên sẽ thấy những hình ảnh thường xuất hiện nhất là: cúi đầu lầm lũi bước, rụt vai sợ sệt, tung tăng chạy lên, bước ra sân khấu mà mắt đảo trên trần nhà, cho tay vào túi quần Ngay cả sinh viên đã từng thuyết trình vài lần nhưng khi xuất hiện ra mắt khán thính giả vẫn hồi hộp, vẫn bị cảm giác ngượng nghịu, thậm chí khó thở, không thể mở lời ngay được

Về thái độ hành vi: qua khảo sát và đặc biệt là quan sát trực tiếp một số buổi thuyết trình thì đây là kỹ năng mà sinh viên có biểu hiện yếu nhất Rất hiếm có sinh viên biết khai thác ngôn ngữ hình thể Hầu hết sinh viên mang thái độ thiếu tự tin, rụt rè Phần quan trọng nhất là giao tiếp bằng ánh mắt với khán thính giả thì rất hạn chế, bắt gặp nhiều nhất là nhìn vào giấy trên tay, nhìn vào màn hình, nhìn ra cửa sổ, nhìn lên trần nhà có lúc nhìn xuống khán phòng nhưng cũng chỉ nhìn phớt phía trên chứ không nhìn vào mắt khán thính giả Giọng nói có vẻ không được luyện tập, trau chuốt vì hầu như không phải thuyết mà là đọc hoặc nói thuộc lòng một cách đều đều, còn khi quên thì ấp úng, ngập ngừng Nét mặt ít biểu lộ được sự tươi vui, hăng hái, tự tin; thay vào đó là sự căng thẳng, hồi hộp, âu lo Do căng thẳng nên dáng cơ thể thường không yên, không ngừng lắc lư qua lại; đôi chân cũng đảo bộ qua lại liên tục; đôi tay thì một tay cầm micro, một tay không biết phải làm gì nên thường cầm theo tờ giấy vừa để đỡ thừa thải vừa có cái để nhìn và đọc

Thứ hai, nội dung thuyết trình Về đề tài nghiên cứu: Bỏ qua trường hợp đề tài được giảng viên chọn sẵn thì sinh viên đành phải thụ động chấp nhận Vậy mà trong trường hợp có cơ hội được tự chọn đề tài thì đa số sinh viên lại thích những đề tài có sẵn, đã được nhiều thế hệ sinh viên trước thực hiện, có lẽ bởi tính dễ tham khảo thậm chí copy Những đề tài như thế ít có sức thu hút, mặt khác không chắc sẽ được thực hiện tốt hơn những người thuyết trình trước đây Về bố cục trình bày: một số sinh viên không làm đề cương Một số khá lớn tuy có làm đề cương nhưng chỉ mang tính hình thức, hời hợt, cho nên khi triển khai nội dung chi tiết đã bị lạc hướng Điều này xuất hiện là do một số sinh viên chủ quan xem thường việc lập đề cương Một số sinh viên khác thì có lập nhưng không chuyển cho giảng viên xem trước Số khác thì chuyển cho giảng viên nhưng không thực hiện hiệu chỉnh lại cho hợp lý Phần mở đầu và kết luận tưởng chừng đơn giản, vậy mà cũng chưa được làm tốt Nhiều sinh viên không đưa được chủ đề của bài thuyết trình vào phần mở đầu và kết luận; có vẻ họ chưa hiểu đúng ý nghĩa và yêu cầu đối với hai phần này, dẫn đến xem nhẹ và đầu tư ít vào đây Phần nội dung thì mắc nhiều lỗi Nhiều tình huống đảo lộn trình tự nội dung chi tiết giữa các phần cơ sở lý thuyết – thực trạng và phân tích thực trạng – giải pháp; có khi nêu giải pháp trước rồi mới đến thực trạng, có khi gộp chung cơ sở lý thuyết và giải pháp, thậm chí có lúc cả ba phần trên được gộp chung làm một Nguyên nhân chủ yếu là do không có đề cương hoặc đề cương không hợp lý như đã nêu trên Phần kết thúc thường ngắn gọn, đơn giản, vội vã, đột ngột kiểu như “phần trình bày của tôi đến đây là kết thúc” khiến người nghe đôi khi chưa kịp hiểu là đã hết; ấn tượng, dư âm buổi thuyết trình khó mà đọng lại trong lòng người nghe Về tính nhất quán: Đa số sinh viên tập trung vào phần nội dung mà không quan tâm phần mở đầu cũng như kết thúc cho nên tính nhất quán trong cả ba phần không thể hiện rõ nét Rất nhiều trường hợp phần thực trạng và giải pháp không ăn nhập với cơ sở lý thuyết đã nêu Nhiều trường hợp khác thì phân tích thực trạng theo hướng nêu ưu nhược điểm, nhưng giải pháp thì theo hướng khắc phục tồn tại hoặc ngược lại Các trường hợp trên, bỏ qua nguyên nhân sinh viên chưa hiểu rõ, còn lại phần lớn là do sự làm việc nhóm kém; từng thành viên được phân công thực hiện riêng rẽ, rời rạc; khi kết hợp lại không có sự hiệu chỉnh, hoàn thiện

Thứ ba, công cụ trình chiếu và các yếu tố ngoại tác Về công cụ PowerPoint:

Phần mềm PowerPoint thật là đắc dụng, nhưng không phải sinh viên nào cũng biết khai thác hiệu quả Sinh viên thường quá lạm dụng hoặc không hiểu nguyên tắc sử dụng Các lỗi mắc phải nhiều nhất là chữ quá nhỏ, chữ quá nhiều, đọc từng câu chữ trên màn hình, lạm dụng các hiệu ứng, lạm dụng các hình ảnh, thiếu phương án dự phòng Chữ quá nhỏ đến mức khó mà đọc được, nhất là những ai ở cuối khán phòng Chữ quá nhiều khiến người đọc không biết nên đọc màn hình hay nghe thuyết trình Đọc trên màn hình nên không thể giao tiếp ánh mắt với khán thính giả Lạm dụng hiệu ứng âm thanh, hình ảnh khiến người xem bị phân tán theo dõi Sử dụng hình ảnh không liên quan nội dung Khi tập tin trình chiếu bị hỏng hoặc máy chiếu có vấn đề thì hầu như không thể khắc phục, phải hoãn thuyết trình Về yếu tố không gian, thời gian: Không gian và thời gian thuyết trình: đối với sinh viên thì gần như đây là yếu tố khách quan vì địa điểm và thời gian do nhà trường và giảng viên ấn định Nhiều lúc phòng họp quá rộng so với khán giả gây nên cảm giác lạc lõng, trống trải, xa lạ; cũng có lúc phòng quá hẹp tạo nên sự chật chội, ngột ngạt, bất tiện Thường gặp nhất là sử dụng phòng học bố trí bàn ghế theo kiểu lớp học, sinh viên không sắp xếp lại nên sự giao tiếp diễn giả với khán thính giả không hợp lý, thuận tiện Điều kiện âm thanh và ánh sáng, máy móc thiết bị nghe và nhìn, thì hoàn toàn lệ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường Thời gian thuyết trình nếu đúng buổi trưa nhằm lúc hạn chế dùng phòng máy lạnh thì xem như buổi thuyết trình sẽ gặp sự nóng bức, ngột ngạt Về yếu tố khán thính giả: khán thính giả gây phiền: những hình ảnh thường gặp nhất ở khán thính giả, đặc biệt ở những dãy bàn cuối, là nói chuyện bất chấp người diễn thuyết Trung bình năm phút thuyết trình có một lần chuông điện thoại reng từ dưới khán phòng Khán giả đi trễ tự nhiên ra vào khán phòng, gây ảnh hưởng sự tập trung của người khác

6.2 Sau khi áp dụng sáng kiến

Với những khó khăn và hạn chế trong hoạt động thuyết trình các môn lý luận chính trị như đã phân tích, nhóm sáng kiến đã biên soạn và triển khai áp dụng sáng kiến trong một đợt giảng của học kỳ Kết quả thu được có nhiều tích cực, cụ thể như sau:

Thứ nhất, tác phong khi thuyết trình Về trang phục: sinh viên đã chú trọng trang phục phù hợp Về phong thái xuất hiện: sự đường hoàng, đĩnh đạc bước lên diễn đàn đã được nâng cao, phong thái thuyết trình tự tin hơn Về thái độ hành vi: sinh viên đã biết khai thác ngôn ngữ hình thể

Thứ hai, nội dung thuyết trình Về đề tài nghiên cứu: đã mạnh dạn lựa chọn những chủ để mới, biết cách chọn lọc, tổng hợp và phân tích tài liệu Về bố cục trình bày: sinh viên đã chú trọng hơn đến phần lập đề cương, bảo đảm đầy đủ các phần trong bố cục và biết phân bổ thời gian hợp lý để trình bày các phần nội dung

Thứ ba, công cụ trình chiếu và các yếu tố ngoại tác Đã biết cách soạn thảo slide và có sự đa dạng trong việc sử dụng phần mềm trình chiếu ngoài phần mềm truyền thống là PowerPoint Sinh viên đã nghiêm túc hơn trong việc hạn chế tối đa các yếu tố ngoại tác như âm thanh bên ngoài, điện thoại…

Với những thay đổi đó, mức điểm thuyết trình các môn lý luận chính trị cũng đã được cải thiện ở từng tiêu chí, cụ thể:

Tỷ lệ sinh viên đạt được trước sáng kiến

Tỷ lệ sinh viên đạt được sau sáng kiến

Có bố cục không đầy đủ Trình bày thiếu nhiều kiến thức cơ bản về chủ đề

Thông tin đưa ra thiếu chính xác

Trình bày lan man, dài dòng, không tập trung vào vấn đề chính

Chỉ đọc chữ khi trình bày, không để ý đến người nghe

Tốc độ nói quá nhanh hoặc quá chậm

Hầu như không trả lời được câu hỏi do giáo viên hoặc các nhóm khác đặt ra

Có bố cục đầy đủ Trình bày đầy đủ những kiến thức cơ bản về chủ đề

Thông tin đưa ra chính xác, khoa học Trình bày đôi chỗ còn lan man, chưa tập trung vào vấn đề chính

Phong thái còn hơi rụt rè, không giao lưu nhiều với người nghe

Nói chưa trôi chảy, mạch lạc, còn ngắt quãng

Tốc độ nói vừa phải

Trả lời được những câu hỏi về các vấn đề thảo luận cơ bản do giáo viên hoặc các nhóm khác đặt ra

Có bố cục đầy đủ Trình bày đầy đủ những kiến thức cơ bản về chủ đề

Thông tin đưa ra chính xác, khoa học Trình bày trọng tâm, làm nổi bật vấn đề

Phong thái tự tin, có giao lưu với người nghe

Nói trôi chảy, mạch lạc, không ngắt quãng

Tốc độ nói vừa phải, dễ nghe

Trả lời tốt và khá chính xác những câu hỏi

55% 58% thảo luận thêm do giáo viên hoặc các nhóm khác đặt ra

Có bố cục đầy đủ Trình bày đầy đủ những kiến thức cơ bản về chủ đề

Thông tin đưa ra chính xác, khoa học Trình bày trọng tâm, làm nổi bật vấn đề

Mở rộng thêm thông tin, dẫn chứng ngoài nội dung lý thuyết

Phong thái tự tin, có giao lưu với người nghe

Nói trôi chảy, mạch lạc, không ngắt quãng

Tốc độ nói vừa phải, giọng nói truyền cảm, lên xuống giọng hợp lý, nhấn giọng những điểm quan trọng

Trả lời tốt và chính xác những câu hỏi thảo luận thêm do giáo viên hoặc các nhóm khác đặt ra

7 Kết cấu của báo cáo sáng kiến

Ngoài phần mở đầu, kết cấu của báo cáo sáng kiến gồm 4 chương:

CHƯƠNG 1 THUYẾT TRÌNH CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ;

CHƯƠNG 2 MÔ HÌNH KHUNG TẠO LẬP MỘT BÀI THUYẾT TRÌNH CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ;

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ NĂNG TIẾN HÀNH THUYẾT TRÌNH CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ THEO MÔ HÌNH KHUNG

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 THUYẾT TRÌNH CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Thuyết trình là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở mức độ phức tạp, có sự chuẩn bị kỹ càng nhằm đạt được mục tiêu, hiệu quả ảnh hưởng, tác động, lôi cuốn bằng lời nói đối với người nghe Trong xã hội tri thức, thuyết trình thường diễn ra trong môi trường công việc và học tập Khi đó, sinh viên sẽ cố gắng trình bày vấn đề một cách thuyết phục nhằm chuyển tải một thông điệp trọn vẹn nhằm tạo được tác động đến người nghe và vì vậy có thể tăng cường uy tín cũng như khả năng ảnh hưởng đến người khác Có thể nói rằng, sự thành công của mỗi người trong xã hội hiện nay, là sự kết hợp giữa chuyên môn và các kỹ năng mềm, trong đó, thuyết trình là một dạng kỹ năng mềm quan trọng Và vì là kỹ năng nên mỗi cá nhân cần phải nắm chắc kiến thức và rèn luyện thường xuyên nếu muốn đạt được thành công

Luyện tập, thực hành thuyết trình thường xuyên, mỗi cá nhân, mỗi chính trị gia đều có thể thành thạo các kĩ năng thuyết trình và nâng khả năng giao tiếp thành kĩ năng thuyết trình các môn lý luận chính trị khoa học và lôi cuốn Các bài phát biểu trên lốp học sẽ là cơ hội tôt, là khởi đầu cho việc thực tập, rèn luyện kĩ năng thuyết trình và thuyết trình các môn lý luận chính trị

THUYẾT TRÌNH CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Thuyết trình

Thuyết trình là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở mức độ phức tạp, có sự chuẩn bị kỹ càng nhằm đạt được mục tiêu, hiệu quả ảnh hưởng, tác động, lôi cuốn bằng lời nói đối với người nghe Trong xã hội tri thức, thuyết trình thường diễn ra trong môi trường công việc và học tập Khi đó, sinh viên sẽ cố gắng trình bày vấn đề một cách thuyết phục nhằm chuyển tải một thông điệp trọn vẹn nhằm tạo được tác động đến người nghe và vì vậy có thể tăng cường uy tín cũng như khả năng ảnh hưởng đến người khác Có thể nói rằng, sự thành công của mỗi người trong xã hội hiện nay, là sự kết hợp giữa chuyên môn và các kỹ năng mềm, trong đó, thuyết trình là một dạng kỹ năng mềm quan trọng Và vì là kỹ năng nên mỗi cá nhân cần phải nắm chắc kiến thức và rèn luyện thường xuyên nếu muốn đạt được thành công

Luyện tập, thực hành thuyết trình thường xuyên, mỗi cá nhân, mỗi chính trị gia đều có thể thành thạo các kĩ năng thuyết trình và nâng khả năng giao tiếp thành kĩ năng thuyết trình các môn lý luận chính trị khoa học và lôi cuốn Các bài phát biểu trên lốp học sẽ là cơ hội tôt, là khởi đầu cho việc thực tập, rèn luyện kĩ năng thuyết trình và thuyết trình các môn lý luận chính trị

Trong một số khảo sát xã hội học gần đây, kỹ năng giao tiếp - thuyết trình được xếp hàng đầu trong chất lượng nhân sự đối với những lao động có trình độ đại học trở lên Tầm quan trọng của kĩ năng này được đề cao trong rất nhiều lĩnh vực - từ giáo viên đến kỹ sư, từ nhà khoa học tới nhân viên chứng khoán, từ kế toán đến kiến trúc sư, từ y tá, y sĩ tới các bác sĩ chuyên khoa, từ các giảng viên thường đến các giảng viên cao cấp Kể cả những ngành mang tính kỹ thuật chuyên sâu như kĩ sư dân dụng hay chế tạo máy, các nhà quản lí vẫn đặt kỹ năng giao tiếp cao hơn kiến thức chuyên môn khi tuyển dụng hay cất nhắc một ai đó

Có ba điểm khác biệt chính giữa giao tiếp và thuyết trình mà sinh viên cần ghi nhớ, đó là:

- Thuyết trình có cấu trúc chặt chẽ hơn: thuyết trình thường có giới hạn thời gian Trong hầu hết các trường hợp, người nghe không được phép ngắt giữa chừng hay đưa câu hỏi trong thời gian thuyết trình Vì thế, sinh viên cần phải nhấn mạnh vào những điều mà người nghe có thể rất quan tâm, cũng như trả lời được hết các câu hỏi có thể có Do đó, thuyết trình đòi hỏi phải được lập kế hoạch và chuẩn bị tỉ mỉ hơn

- Thuyết trình luôn yêu cầu ngôn ngữ chính thống: tiếng lóng, tiếng địa phương, nói sai ngữ pháp, sai về âm thanh của từ, dùng từ ngữ không chuẩn sẽ không có chỗ trong bài thuyết trình Cho dù những thói quen, sai sót này thường xuyên gặp trong ngôn ngữ thường ngày, người nghe cũng sẽ không dễ dàng chấp nhận những sinh viên không biết chọn lọc và không biết tôn trọng ngôn ngữ thuyết trình của mình

- Thuyết trình yêu cầu phương pháp trình bày khoa học logic: trong giao tiếp hằng ngày, người nói có thể làm rõ ý mình bằng cách nói như “theo ý tôi”, “tôi muốn nói là”, hoặc bằng các hô ngữ như “à, ò, ừm”, đối khi là các động tác “khua chân khua tay” Trong thuyết trình thì không như vậy, sinh viên phải điều chỉnh giọng nói của mình khi hướng tới khán giả Họ cũng phải chú ý đến cử chỉ, tránh các cử chỉ gây rối hay khoa tay quá mức, dễ làm mất tập trung cho người nghe

Theo Đoàn Minh Tuấn & Nguyễn Thị Quế Anh (2017), căn cứ vào đối tượng, mục tiêu hướng tới của thuyết trình, có thể chia thuyết trình thành hai dạng chính: Thuyết trình cung cấp thông tin: chia sẻ, cung cấp, truyền tải thông tin mới (có thể là thông tin bổ sung cho các thông tin cũ, cũng có thể là thông tin hoàn toàn mới) cho người nghe Ví dụ: các giảng viên giảng dạy học phần Kinh tế chính trị Mác - Lênin sẽ cung cấp cho người học về lịch sử hình thành và phát triển của môn học, đối tượng & phương pháp nghiên cứu của môn học; về các quy luật kinh tế thị trường trong các giai đoạn khác nhau của chủ nghĩa tư bản; về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đây là các nội dung hoàn toàn mới, hoặc hệ thống và cắt nghĩa các nội dung cũ đã được học ở phổ thông nhưng được phân tích, mổ xẻ trên phương diện mới, theo các chiều cạnh mới một cách hệ thống, có sức thuyết phục cho người học

Thuyết trình thuyết phục: Đưa ra các lý lẽ làm cho người nghe chấp nhận hoặc hành động theo ý kiến của người nói Ví dụ: khi tổ chức thuyết trình về vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, sinh viên cần phải tìm kiếm, chọn lọc các minh chứng, luận điểm, luận cứ về vai trò dẫn dắt nền kinh tế, vai trò hỗ trợ an sinh xã hội, vai trò thúc đẩy đầu tư, vai trò phát triển lực lượng sản xuất, vai trò hoàn thiện quan hệ sản xuất của kinh tế

Nhà nước để thuyết phục các nhớm thuyết trình khác hoặc thuyết phục giảng viên ủng hộ quan điểm, nhận định của nhớm thuyết trình.

Vai trò và đặc điểm các môn lý luận chính trị

Các môn lý luận chính trị được giảng dạy trong các trường đại học hiện nay bao gồm: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Việc giảng dạy các môn lý luận chính trị góp phần:

Thứ nhất, phát triển con người toàn diện Cùng với việc học tập kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, sinh viên phải được trang bị hệ thống tri thức lý luận chính trị đúng đắn Bởi kiến thức lý luận chính là kim chỉ nam phương hướng rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, hướng các em đến hành động thực tiễn, nhân văn, tiến bộ, khoa học, hun đúc cho sinh viên lòng yêu nước chân chính, có tinh thần kiên định, vững vàng, không hoang mang, dao động trước những biến động phức tạp của bối cảnh hội nhập quốc tế

Thứ hai, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới Học tập và quán triệt nội dung các môn lý luận chính trị giúp sinh viên có trình độ và năng lực tư duy lý luận khoa học, có quan điểm đúng đắn, lập trường cách mạng vững chắc và phương pháp luận khoa học, là điều kiện để sinh viên chủ động, tự tin vươn lên làm chủ khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại

Thứ ba, giúp sinh viên có lập trường tư tưởng kiên định, bản lĩnh chính trị vững vàng, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch

Như vậy, sinh viên là đội ngũ tri thức không chỉ cần kiến thức chuyên môn vững vàng mà cần phải có phẩm chất chính trị, đạo đức, kỹ năng và lý tưởng sống cao đẹp Các môn lý luận chính trị góp phần trang bị thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng và phương pháp luận khoa học đồng thời bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên

Với vai trò như trên, các môn lý luận chính trị có một số đặc điểm chủ yếu như sau:

– Tính trừu tượng, khái quát và liên hệ, gắn bó mật thiết với thực tiễn xã hội Lý luận chính trị là hệ thống tri thức được rút ra từ tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học và được khái quát hóa bằng các phương pháp khoa học, làm cơ sở lý luận, khoa học cho hoạt động của Đảng, Nhà nước, Nhân dân Chính vì vậy, kiến thức của các môn lý luận chính trị thường rất trừu tượng và khái quát ở trình độ rất cao Mặt khác, lý luận chính trị được khái quát từ thực tiễn chính trị – xã hội, nên về nguồn gốc, bản chất nó gắn bó mật thiết với đời sống chính trị Chính vì vậy, khi giảng dạy lý luận chính trị, giảng viên phải cụ thể hóa kiến thức lý luận chính trị bằng hiểu biết thực tiễn chính trị, phải đưa thực tiễn chính trị vào nội dung bài giảng, đồng thời phải trình bày, diễn đạt nội dung bài giảng bằng ngôn ngữ phổ thông, dễ hiểu Trong vấn đề này, việc học tập, vận dụng phương pháp tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin cho nhân dân Việt Nam của Hồ Chí Minh có ý nghĩa rất quan trọng

– Tính khoa học, tính hàn lâm cao Các môn lý luận chính trị là những khoa học có hàm lượng lý luận cao, cho nên nó rất hàn lâm Trong số các môn lý luận chính trị có tính hàn lâm cao phải kể đến trước hết là Triết học Mác – Lênin Đây là một hệ thống tri thức lý luận chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy, về thế giới tự nhiên và xã hội loài người, là nền tảng thế giới quan, phương pháp luận khoa học của con người Hệ thống tri thức triết học thường được diễn đạt bằng hệ thống khái niệm, phạm trù, quy luật với tính hàn lâm cao Đặc điểm này đòi hỏi giảng viên lý luận chính trị không chỉ có trình độ hiểu biết sâu rộng về lý luận chính trị mà còn phải có trình độ, phương pháp tư duy lý luận sắc sảo mới tiếp thu, nắm vững nhuần nhuyễn tri thức lý luận chính trị và truyền đạt nó một cách phổ thông, dễ hiểu cho sinh viên

– Tính đảng, tính chính trị Lý luận chính trị bắt nguồn từ thực tiễn chính trị, phản ánh thực tiễn chính trị, phản ánh và bảo vệ lợi ích của các chủ thể chính trị, lấy thực tiễn chính trị làm mục đích phục vụ Nói khác, nó gắn bó chặt chẽ, hữu cơ với thực tiễn chính trị, với đường lối, chính sách, pháp luật Hơn thế, kiến thức lý luận chính trị còn là cơ sở lý luận và là nền tảng tư tưởng của Đảng, là vũ khí tư tưởng, lý luận, chính trị – pháp lý để bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và Nhân dân Giảng viên lý luận chính trị, do đó cần thiết phải có tư duy chính trị sắc bén, bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, gắn bó mật thiết với sự nghiệp cách mạng của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

MÔ HÌNH KHUNG TẠO LẬP MỘT BÀI THUYẾT TRÌNH CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Xác định chủ đề và mục tiêu bài thuyết trình

Muốn thuyết trình các môn lý luận chính trị thành công, sinh viên phải có hai bí quyết: chuẩn bị và luyện tập Chuẩn bị tốt là cơ hội để đạt thành công lớn

2.1.1 Xác định chủ đề, đề tài cần thuyết trình

Lựa chọn chủ đề cần thuyết trình được xây dựng trên cơ sở các vấn đề trong lý thuyết hoặc thực tiễn kinh tế - xã hội, chính trị - xã hội mà kiến thức và kinh nghiệm đã có, không hoặc chưa giải quyết được Các vấn đề này gây cản trở trong nhận thức hay hoạt động thực tiễn, đòi hỏi cần phải tìm cách khám phá, bổ sung, cập nhật, giải thích nó Như vậy, vấn đề, chủ đề các môn lý luận chính trị là sự phát hiện một thực tế chưa biết, hoặc biết chưa tường tận thuyết trình các môn lý luận chính trị để nhận thức nó, để tìm ra một hiểu biết mới, một chân lý mới sao cho có thể làm phong phú thêm kho tàng tri thức lý luận chính trị của nhân loại

Trong thuyết trình các môn lý luận chính trị, vấn đề kinh tế - xã hội, chính trị - xã hội cũng có thể bắt nguồn từ thực tiễn chính trị, thực tiễn của khoa học chính trị, từ những vướng mắc khó khăn trong chính trị và hoạt động chính trị tại từng địa bàn cụ thể; hoặc bắt nguồn từ mong muốn mỗi cá nhân nâng cao nhận thức chính trị và chất lượng các hoạt động chính trị

Vấn đề kinh tế - xã hội, chính trị - xã hội cần thuyết trình cũng có thể bắt nguồn từ những lý thuyết mới nhưng chưa đầy đủ cần bổ sung, hoàn thiện hoặc từ những quan điểm, phương pháp mới của nước ngoài muốn áp dụng vào thực tiễn chính trị của Việt Nam

Dù từ nguồn nào, thuyết trình các môn lý luận chính trị vẫn nhằm giải quyết những vấn đề của thực tiễn kinh tế - xã hội, chính trị - xã hội Việt Nam, khu vực và toàn cầu

Lựa chọn chủ đề cho bài thuyết trình là nghĩ và chọn những chủ đề mà (1) sinh viên quan tâm, hiểu biết sâu; (2) sinh viên biết nhiều (tại thời điểm thuyết trình hoặc thời điểm sinh viên vừa hoàn thành một công việc nghiên cứu); (3) người nghe thuyết trình sẽ hứng thú để nghe

Trong khi tìm, chọn đề tài, hãy bắt đầu từ chính bản thân sinh viên Kinh nghiệm cá nhân sinh viên có gì để có thể mang đến một bài thuyết trình thú vị?

Một phương pháp khác để tìm đề tài là việc vận động trí não (liệt kê những ý tưởng sinh viên nghĩ đến và tra cứu trên internet, liệt kê những cuốn giáo trình hay những bài thuyết trình tương ứng)

Sau đó sinh viên sẽ chọn một đề tài, xác định những mục đích tổng quát của bài thuyết trình (như giới thiệu, thuyết minh, những ý tưởng ), trình bày một cách rõ ràng mục đích cơ bản của sinh viên - đó là những điều mà sinh viên hi vọng sẽ hoàn thành trong bài thuyết trình Phần trình bày mục đích cơ bản của thuyết trình thường theo những nguyên tắc sau: (1) bắt đầu lời trình bày; (2) có thể bao gồm cả hỏi ý kiến thính giả; (3) giới hạn phần trình bày đối với một nội dung chính, cụ thể; (4) lời trình bày càng rõ ràng, chính xác càng tốt; (5) đảm bảo rằng khi thuyết trình có thể đạt được mục tiêu trong thời gian cho phép; (6) sinh viên không quá cứng nhắc

Tiếp theo, sinh viên viết ra những nội dung chính: chọn một từ khóa để người nghe thuyết trình có thể nhớ Nội dung thuyết trình chính cần phải diễn đạt bằng một sự khẳng định chứ không phải là lời thông báo hay là lời tuyên bố sự việc Chuẩn bị tốt những bước này sẽ giúp sinh viên sắp xếp các nội dung thuyết trình một cách rõ ràng, dễ hiểu

Kết quả nên đạt được ở bước lựa chọn chủ đề là phải tìm được sợi dây liên kết các sự kiện chung, mối quan tâm chung của người nghe thuyết trình và trình độ, khả năng của sinh viên Thông thường sẽ có hai loại chủ đề khả thi cho các bài thuyết trình:

* Các chủ đề mọi người biết nhiều

Mọi người đều có thể nói tốt về những chủ đề mà mình quen thuộc Hãy nghĩ về những kiến thức hay hiểu biết đặc biệt mà sinh viên thu lượm được, sinh viên sẽ đột nhiên tìm được một chủ đề gì đó

Cũng có thể ngay tức thời đưa ra một số ví dụ về chủ đề thuyết trình dựa vào kiến thức và kinh nghiệm cá nhân của mỗi người:

- Thuyết trình về một thể chế quản lý

- Thuyết trình về chế độ an sinh xã hội

- Thuyết trình về vấn đề bình đẳng giới

- Thuyết trình về vấn đề biến đổi khí hậu, môi trường sống hiện tại

- Thuyết trình về hệ thống giáo dục của một quốc gia

- Thuyết trình về vấn đề lãnh thổ và dân tộc

- Thuyết trình về vấn đề phát triển văn hóa, kinh tế, bền vững

* Các chủ đề mọi người muốn tìm hiểu thêm

Sinh viên có thể lựa chọn chủ đề đã có một số kiến thức và hiểu biết nhưng chưa đủ để đưa thành một bài thuyết trình nếu không tìm thêm những nghiên cứu bổ sung Sinh viên cũng có thể chọn một chủ đề mà trước đây chưa bao giờ biết đến nhưng bây giờ muốn nghiên cứu Sau đây là những chủ đề mà sinh viên có thể thực hiện thuyết trình đề tìm hiểu thêm:

- Các chủ đề thuyết trình môn Triết học Mác – Lênin:

 Nguyên tắc phương pháp luận rút ra từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong đường lối đổi mới

 Nguyên tắc tôn trọng khách quan và sự vận dụng trong đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam

 Quan điểm toàn diện và sự vận dụng quan điểm này trong cuộc chiến chống dịch COVID -19 ở Việt Nam

 Quan điểm phát triển và sự vận dụng quan điểm này trong việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Phân tích người nghe

Sinh viên phải cố gắng tìm hiểu tình hình có liên quan đến người nghe thuyết trình Phân tích tâm lý người nghe căn cứ vào tình huống, qua: số lượng người nghe, không gian thuyết trình, chủ đề hướng tới, vấn đề người nghe quan tâm, tri thức thực tế của người nghe, thái độ của người nghe, lựa chọn gắn với các sự kiện chính trị người nghe quan tâm; đồng nghiệp gần gũi, đồng trình độ; qua việc đề cao, xem người nghe là trung tâm Tổng kết các phương pháp tìm hiểu thông tin của người nghe qua điều tra, phỏng vấn

Thu thập thông tin về thính giả (độ tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, nền tảng văn hóa cá nhân, trình độ chính trị )

Sau khi tìm hiểu rõ ràng về đối tượng người nghe, cần tổ chức nội dung phát ngôn của sinh viên sao cho có phản ứng, tương tác tốt nhất với người nghe

* Bảo đảm người nghe thu nhận, lĩnh hội được nhiều điều bổ ích khi nghe thuyết trình

Sinh viên cần đánh giá được tình hình người nghe Cần phải biểu đạt mạch lạc ý kiến khi thuyết trình Sinh viên cần xem xét quan điểm giá trị và ý kiến của người nghe Hãy thử đoán, khi sinh viên nêu ra những vấn đề nhạy cảm thì người nghe sẽ phản ứng ra sao và những phản ứng đó sẽ ảnh hưởng đên buổi thuyết trình như thế nào Nếu sinh viên biết trước được ý kiến phản đối kịch liệt của người nghe đối với chủ đề diễn thuyết thì người đó sẽ làm gì? Trong khi đưa ra vấn đề tranh luận, sinh viên không nên biểu hiện thái độ cho mình là đúng và cũng không nên dùng lời nói hài hước vì rất dễ khiến người nghe thấy thiếu tin tưởng hoặc bị xúc phạm

Sinh viên hãy luôn tự đặt câu hỏi cho chính mình:

- Sẽ có bao nhiêu người đến nghe thuyết trình?

- Người nghe có tìm hiểu chủ đề thuyết trình không?

- Người nghe tự nguyện đến nghe hay do giảng viên yêu cầu họ đến nghe?

- Người nghe có đặc điểm chung nào? về văn hóa, trình độ, tôn giáo

- Người nghe có ý kiến gì trước khi đến nghe thuyết trình?

- Tất cả hay một số người nghe có quen biết từ trước không?

* Phải luôn giao tiếp và nói chuyện với người nghe

Sinh viên phải giỏi tùy cơ ứng biến, ngoài ra phải chuẩn bị tốt thích nghi, đồng cảm với người nghe trước, trong và sau khi thuyết trình một nội dung chính trị - xã hội

Khi thuyết trình, diễn giả cần lưu ý số lượng người nghe cũng ảnh hưởng rất lớn đến phương pháp tổ chức thuyết trình Nếu số người ít thì sinh viên có điều kiện giao tiếp với người nghe Có thể vừa phát biểu vừa trả lời các câu hỏi của người nghe, cũng có thể trưng cầu ý kiến của người nghe về những vấn đề có liên quan Nếu số người nghe đông thì hãy liên hệ với người nghe bằng cách giao lưu là chính nhưng phải có trọng tâm, điểm chính yếu phải rõ ràng, dễ hiểu Có như thế thì người nghe mới thỏa mãn, hứng thú nghe thuyết trình từ đầu đến cuối

* Phải để người nghe tham dự vào phần thuyết trình của sinh viên

Căn cứ vào người nghe để điều chỉnh phương pháp thuyết trình

Số người nghe Phong cách thuyết trình Kỹ xảo thuyết trình

Số người nghe dưới 15 người

Chính thức Khi bắt đầu thuyết trình

(phát biểu) nên đưa ánh mắt lướt qua mỗi người nghe

Mặt lúc nào cũng hướng về người nghe

Không chính thức Khi phát biểu với đồng sự, tùy ý dùng thái độ cởi mở, tạo không khí sôi nổi

-Hướng về người nghe phải bảo đảm tất cả người nghe kể cả những người yêu cầu phát biểu

-Cho phép người nghe phát biểu ngắn gọn

Số người nghe đông từ 15 người trở lên Nếu sinh viên có kinh nghiệm thuyết trình thì sẽ dễ dàng thực hiện

Chính thức Phải bảo đảm tất cả người nghe đều nghe rõ phát biểu của sinh viên

Cần liên hệ, tổng kết những điểm quan trọng Không chính thức Nói chậm rãi, rõ ràng

Nội dung thiết thực, giải thích cụ thể

Trong quá trình tìm hiểu đối tượng người nghe để chuẩn bị thuyết trình tốt nhất, sinh viên cần suy xét xem: Người nghe cần nghe những vấn đề gì? Cách diễn đạt khi thuyết trình thế nào là tốt nhất? Luôn lưu ý tới ba điểm mấu chốt trong giai đoạn chuẩn bị thuyết trình, đó là:

- Nội dung bài thuyết trình

- Đặc điểm của người nghe

- Hoàn cảnh của buổi thuyết trình

Ba điều này sẽ quyết định sự thành công của hoạt động thuyết trình Hãy xem xét mục đích thuyết trình có rõ ràng hay thiếu lôgic? Người nghe là đối tượng nào và họ sẽ hiểu, thu nhận được những gì từ buổi thuyết trình? Đánh giá sự tiếp thu những nội dung thuyết trình của người nghe có phù hợp với mong muốn của sinh viên không? Có cần phải thay đổi mục tiêu thuyết trình không? Từ đó phải tổng kết được: thuyết trình các môn lý luận chính trị cho ai nghe? Người nghe được biết những thông tin gì, họ tin và sẽ làm gì sau khi nghe thuyết trình Cách trình bày nào hiệu quả nhất cho bài thuyết trình đạt đến mục đích, mục tiêu đề ra?

Người thuyết trình các môn lý luận chính trị tốt phải là người hướng trung tâm bài thuyết trình đến người nghe nhanh, thú vị và để lại ấn tượng sâu sắc nhất thuyết trình các môn lý luận chính trị là để thu được phản ứng mong muốn từ phía người nghe Mục đích của sinh viên là tác động vào các mối quan tâm của người nghe Chuyển tải một sự thật bằng ngôn ngữ hoàn toàn dễ hiểu tới người nghe thuyết trình nhằm định hướng, lôi cuốn, dẫn dắt họ hướng tới những mục đích chung, những giá trị nhân văn chung, hướng đến chân, thiện, mỹ để cuộc sống tốt đẹp hơn

Chìa khóa cho thuyết trình các môn lý luận chính trị thành công, là coi trọng người nghe thuyết trình, nỗ lực chuyển tải những hiểu biết và nhận thức của sinh viên tới người nghe để có thể tác động lan tỏa, tạo ra những thay đổi trong cuộc sống của người nghe thuyết trình Đa phần các bài thuyết trình không tạo ra những tác động lớn ngay thời điểm nói Nhưng mọi chủ đề mà sinh viên thể hiện nếu chu toàn và có sức hấp dẫn đều có thể có ảnh hưởng đến người nghe, làm phong phú, sinh động thêm vốn sống, vốn kinh nghiệm, vốn tri thức cho họ Các nội dung thuyết trình, các thông điệp có giá trị chân, thiện, mỹ và nhân văn cao đẹp mà sinh viên giỏi mang đến cho thính giả đều có thể tác động lan tỏa, làm thay đổi cảm xúc, hành động và quan điểm, cách sống của người nghe.

Thu thập dữ liệu cho bài thuyết trình

Muốn thuyết trình các môn lý luận chính trị thành công, trước tiên sinh viên phải nghiên cứu đầy đủ và dành nhiều thời gian tìm tòi, thu thập, tích lũy tư liệu cho bài thuyết trình Sinh viên phải nỗ lực đọc sách, báo để thu thập tư liệu và tra cứu, tìm trên mạng internet để có được những tư liệu hữu ích Cũng có thể liên hệ các chuyên gia, sinh viên bè, đồng nghiệp để có những tư liệu quý, khó tìm nhưng có nội dung gần nhất với nội dung thuyết trình Cần căn cứ mục tiêu thuyết trình, vào đối tượng người nghe thuyết trình để thu thập thông tin, tài liệu chuẩn bị cho bài thuyết trình các môn lý luận chính trị

Trước khi thuyết trình, sinh viên phải tự vấn mình để có thêm động lực và xác định mục tiêu thuyết trình cho đúng đắn, có trọng điểm Sinh viên trong giai đoạn chuẩn bị có thể tự đặt cho mình loạt câu hỏi sau để định hướng cho bài thuyết trình:

- Nội dung thuyết trình này mình có thấy thú vị thật không? Có cập nhật đủ kiến thức lịch đại và đồng đại có liên quan đến chủ đề, nội dung thuyết trình không?

- Mục tiêu chính khi thuyết trình là thông báo thông tin cho người nghe hay thuyết phục người nghe thay đổi suy nghĩ và hành động?

- Có gì cần lưu ý về thời gian thuyết trình? Thuyết trình trong bao lâu?

- Người nghe nội dung thuyết trình là ai? Số lượng?

- Thuyết trình bằng ngôn ngữ nào? ở đâu?

- Thông điệp (quan điểm, ý trọng tâm) chính của bài thuyết trình là gì?

Từ đó, có cơ sở để tìm, chọn và chuẩn bị tư liệu cho bài thuyết trình Sinh viên cũng phải như người giảng viên, phải tích lũy nhiều tri thức để khi nói đạt đến ngưỡng biết mười, nói một

Có ba loại thông tin, tư liệu phổ biến cần chuẩn bị cho bài thuyết trình:

- Thông tin phải biết: Những thông tin cần cung cấp cho người nghe nắm rõ vấn đề thuyết trình đặt ra Sinh viên phải hiểu rõ, nắm vững, hiểu chính xác các thông tin, tư liệu này

- Thông tin cần biết: Những điều cần chứng minh rõ, tạo những căn cứ thuyết phục người nghe

- Thông tin nên biết: Là những tư liệu, mô hình thực tế, số liệu cụ thể chân xác cho bài thuyết trình thêm phong phú Chuẩn bị tốt cho bài thuyết trình các môn lý luận chính trị cần thu thập các thông tin mới nhất, những ý tưởng độc đáo

- Tư liệu cần thu thập thêm gồm: sách, tranh ảnh, bảng biểu, sơ đồ minh họa giúp cho người nghe thuyết trình dễ hiểu, dễ nắm bắt vấn đề hơn

- Ngoài tư liệu, còn cần có thông tin về điều kiện, hoàn cảnh thuyết trình để có thể chuẩn bị cho thuyết trình thành công, cụ thể cần các thông tin về: thời gian, số lượng người nghe, phòng ốc, trang thiết bị phục vụ,

Các nguồn thông tin: sách, báo, mạng intenet gốc tư liệu cần thiết hướng tới mục tiêu chính nhằm mục đích, nội dung và hiệu quả thuyết trình (thông tin có từ tri thức, kinh nghiệm của sinh viên, tìm tại thư viện, mạng internet, qua phỏng vấn ) Khi thu thập thông tin và tài liệu cho bài thuyết trình phải luôn ghi nhớ mục tiêu tác động giáo dục chính của bài thuyết trình Ghi nhớ điểm chính tác động giáo dục mà bài thuyết trình huống đến người nghe để xác định rõ: mục đích tác động giáo dục của thuyết trình, nội dung tác động giáo dục của bài thuyết trình, hiệu quả định trước trong tác động giáo dục mà bài thuyết trình mong hướng tới

Lưu ý, khi bắt đầu thu thập tư liệu, nên đọc một quyển sách có liên quan đến bài thuyết trình Sau đó cần tra thư mục để tìm được nhiều tư liệu hơn Sưu tập các bài viết trên báo, những bài có liên quan đến bài thuyết trình, dành nhiều thời gian đọc các nguồn tư liệu khác như:

- Báo cáo nghiệp vụ, văn kiện của Đảng và tạp chí chuyên ngành

- Những nguồn tư liệu của người thân, sinh viên bè, chuyên gia

- Những nguồn tư liệu từ băng video, đĩa CD-ROM và mạng internet

Khi thu thập tư liệu, nên tìm những tư liệu mới nhất để làm cho bài thuyết trình sinh động hơn Đọc sách cũ kết hợp khai thác trên mạng internet những tư liệu mối nhất sẽ thu thập được nhiều tư liệu quý cần thiết cho bài thuyết trình mà lại mất rất ít thời gian

Khi phát hiện được tư liệu có liên quan thì ghi ngay nguồn gốc là điểm chính và sau đó xem tư liệu đó mới hay cũ; chính xác không? Tư liệu đó đưa ra đầu mối nghiên cứu mới, hay lĩnh vực nghiên cứu mới Lúc nào cũng kiên trì; thu thập những tư liệu phù hợp với yêu cầu

Máy vi tính kết nối mạng internet là một “thư viện điện tử quốc tế” Trong một thời gian ngắn, có thể tìm được nhiều tư liệu cần thiết Mỗi địa chỉ trên mạng internet đều có rất nhiều tư liệu Có thể phỏng vấn, ghi chép, in lại để tham khảo Những tư liệu trên mạng bao giờ cũng mới hơn những tư liệu đã được in thành sách

Trong chuẩn bị thông tin cho bài thuyết trình các môn lý luận chính trị, mục tiêu thuyết trình sẽ định hướng thông tin thu được đưa vào bài thuyết trình Sinh viên đưa ra những quan điểm một cách tuần tự và mức độ nhấn mạnh của mỗi quan điểm sẽ ảnh hưỏng đến sự tiếp thu của người nghe Vì thế cần phải sắp xếp nguồn tài liệu, tổ chức bài thuyết trình sao cho lôgic, khoa học, dễ hiểu và lôi cuốn để người nghe hiểu được chính xác lời thuyết trình Nhưng thông tin tư liệu đưa vào bài thuyết trình phải bảo đảm các yêu cầu sau: thông tin phải mới, mang tính thời sự, cấp thiết và phải phù hợp với đối tượng nghe thuyết trình.

Tổ chức bài thuyết trình

Tổ chức bài thuyết trình các môn lý luận chính trị trong giai đoạn chuẩn bị cần phác thảo, sắp xếp để xây dựng chủ đề và nội dung bài thuyết trình sao cho lôi cuốn người nghe Căn cứ vào mục đích thuyết trình, có thể phân thuyết trình thành hai dạng:

- Bài thuyết trình mang tính chất trình bày

- Bài thuyết trình mang tính chất thuyết phục

Cả hai dạng bài thuyết trình này đều có kết cấu ba phần chính: mở đầu, thân bài, kết luận, ngoài ra có thể có tiêu đề

Bài thuyết trình mang tính trình bày dùng để miêu tả một tình huống, kể một câu chuyện, cung cấp thông tin xác thực, hoặc giải thích các lý do cho một hành động đã xảy ra Dạng bài thuyết trình này dựa trên các kiểu tổ chức sau:

- Tường thuật - kể lại một câu chuyện

- Mô tả, miêu tả một tình huống, một sự kiện

- Giải thích, sử dụng một trình tự tuyến tính hợp lý

Bài thuyết trình mang tính chất thuyết phục cần đưa ra các lý lẽ, khơi gợi các cảm xúc như sự tự hào, kiêu hãnh, lòng tự trọng, tình yêu thương, sự sợ hãi, tính hiệu quả, gợi ra các phẩm chất, các giá trị vĩnh cửu để thuyết phục người nghe thuyết trình thay đổi, hành động hoặc chấp nhận ý kiến mà sinh viên đưa ra Dạng bài này thường được tổ chức theo kiểu dẫn nhập cho người nghe được thuyết phục trước khi họ chấp nhận các ý kiến hay hành động, hoặc thay đổi cảm xúc, thái độ

Phân định rõ hai dạng bài thuyết trình này sẽ giúp người chuẩn bị thuyết trình phác thảo đề cương, xây dựng nội dung bài thuyết trình phù hợp với mục tiêu, mục đích thuyết trình đã đề ra ban đầu

Trước khi tổ chức một bài thuyết trình trong giai đoạn chuẩn bị cần làm các công việc sau:

- Chọn một số điểm chính trong bài thuyết trình các môn lý luận chính trị Viết ra giấy để dễ sắp xếp các ý lớn, nhỏ

- Giao tiếp, độc thoại với chính mình về các vấn đề thuyết trình Tập trung vào các ví dụ điển hình, một vài phương pháp, biện pháp hoặc kỹ thuật đặc biệt để có những hiểu biết ban đầu cho người nghe, lấy đó làm cơ sở để phát triển tiếp Chuẩn bị sẵn các yếu tố phục vụ cho bài thuyết trình các môn lý luận chính trị như: các số liệu thống kê; các giai thoại liên quan đến bài thuyết trình các môn lý luận chính trị; các lời trích dẫn; các câu bông đùa; các hình ảnh trực quan minh họa

Lập đề cương cho bài thuyết trình

Xây dựng đề cương cho những nội dung thuyết trình từ các thông tin thu thập được và định trình bày là công việc vô cùng hữu ích Bước chuẩn bị này gồm các công việc sau:

- Từ chủ đề, mục tiêu sẽ tiến hành việc tìm các ý lớn, ý nhỏ

- Sắp xếp các ý đã chọn thành một đề cương khung

- Chi tiết hóa đề cương khung thành đề cương chi tiết cho bài thuyết trình

Công việc này giúp cho sinh viên nắm chắc cấu trúc bài thuyết trình

Khi phác thảo đề cương sơ lược hãy viết đơn giản sao cho chỉ nhìn qua là có thể nắm được toàn bộ khung cốt lõi của bài thuyết trình

* Lợi ích của đề cương bài thuyết trình các môn lý luận chính trị Đề cương được coi là bản phác thảo về nội dung đại lược của bài thuyết trình các môn lý luận chính trị Đề cương cũng là sự tổng hợp toàn bộ bài thuyết trình mang chủ đề, quan điểm chính xác định Đối với sinh viên, việc lập đề cương cho bài thuyết trình có rất nhiều lợi ích:

- Đề cương giúp nhìn bao quát, toàn cục nội dung chủ yếu và những yêu cầu cơ bản mà bài thuyết trình các môn lý luận chính trị cần có, ngoài ra còn thấy được rõ mức độ giải quyết vấn đề thuyết trình các môn lý luận chính trị đã đặt ra Sinh viên có thể tránh được triển khai thuyết trình lạc trọng tâm, sai đích Nội dung thuyết trình càng phong phú, phức tạp càng cần phải có đề cương chi tiết

- Đề cương giúp sinh viên có thể tránh trùng lặp ý, xa trọng tâm, giúp sinh viên có điều kiện sắp xếp các ý trong bài thuyết trình hợp lý hơn sau khi đã suy nghĩ sâu và toàn diện, giúp điều chỉnh và phát triển các ý lớn, trọng tâm

- Đề cương giúp sinh viên chủ động phân phối thời gian, định lượng thỏa đáng giữa các phần, tránh được mất cân đối “đầu voi, đuôi chuột”

* Yêu cầu của một đề cương cho bài thuyết trình các môn lý luận chính trị Đề cương tốt là một bảo đảm chắc chắn cho 80% thành công của bài thuyết trình các môn lý luận chính trị Vì vậy, đề cương bài thuyết trình các môn lý luận chính trị phải đáp ứng được ba yêu cầu sau:

- Đề cương bài thuyết trình các môn lý luận chính trị phải thể hiện được sự triển khai nội dung của bài thuyết trình một cách hợp lý, hiệu quả Không để lạc ý, thiếu ý, lặp ý, lộn xộn ý

- Đề cương bài thuyết trình các môn lý luận chính trị phải thể hiện được sự triển khai cân đối, hài hòa, thích hợp, cân đối từng phần và tương quan ý nghĩa giữa chúng

- Đề cương bài thuyết trình các môn lý luận chính trị phải được trình bày mạch lạc, lôgic, sáng sủa Chú ý đến cả các tiêu đề, đề mục, ký hiệu

* Các bước lập một đề cương cho bài thuyết trình các môn lý luận chính trị Đề cương bài thuyết trình các môn lý luận chính trị là bản thuyết minh về ý nghĩa, nội dung và cách thuyết trình một vấn đề chính trị cụ thể Bản đề cương thuyết trình có kết cấu lôgic như sau:

Lý do chọn vấn đề chính trị để thuyết trình (tính cấp thiết của vấn đề chính trị cần thuyết trình):

Hãy trả lời câu hỏi: Tại sao chọn vân đề chính trị này để thuyết trình mà không phải là vấn đề chính trị khác?

Câu trả lời dựa trên việc phát hiện các mâu thuẫn, các thiếu sót của quá trình lý thuyết hay thực tế chính trị bức thiết phải giải quyết Như vậy, thuyết trình các môn lý luận chính trị như là một yêu cầu cấp bách của thực tiễn chính trị hiện tại

Phần này cũng có thể lập luận bằng cách xác định tầm quan trọng của các vấn đề chính trị sinh viên đã phát hiện Thuyết trình các môn lý luận chính trị tốt vấn đề đã chọn sẽ giải quyết được lợi ích thiết thực gì cho tương lai gần và xa? Nếu làm không tốt sẽ mang tới tai họa gì cho tương lai gần và xa? Lập luận như vậy sẽ làm nổi ý nghĩa của vấn đề chính trị đã chọn đồng thời làm rõ lý do cần thuyết trình vấn đề chính trị đã chọn

Lập đề cương cho bài thuyết trình các môn lý luận chính trị trước tiên cần phải:

- Xác lập hệ thống ý lớn, ý nhỏ

Xác lập các ý lớn là xác lập hệ thống chủ đề cho văn bản Xác lập hệ thống ý lớn cũng chính là xác lập các chủ đề bộ phận phục vụ cho chủ đề chung của bài thuyết trình các môn lý luận chính trị

Xác lập ý nhỏ Các ý lớn cần được cụ thể hóa, triển khai thành ý nhỏ Các ý nhỏ lại triển khai thành các ý nhỏ hơn nữa

- Sắp xếp các ý, xây dựng bố cục cho bài thuyết trình các môn lý luận chính trị: cần bảo đảm cho người nghe tiếp nhận dễ dàng nhất, sinh viên có thể thể hiện ngắn nhất, đủ ý nhất và không bị trùng lặp thông tin Đề cương bài thuyết trình các môn lý luận chính trị có bố cục ba phần; ba phần này thường có chức năng như sau:

- Phần mở đầu là phần chủ yếu có chức năng dẫn nhập và nêu chủ đề, có thể được cấu tạo bằng một hay một vài đoạn văn Phần này có những nội dung cơ bản sau: + Cung cấp những thông tin nền làm bối cảnh cho chủ đề chung của bài thuyết trình các môn lý luận chính trị

+ Giới thiệu chủ đề chung của bài thuyết trình các môn lý luận chính trị

+ Định hướng triển khai chủ đề chung của bài thuyết trình các môn lý luận chính trị

Cách thể hiện các phần chính trong bài thuyết trình các môn lý luận chính trị

* Phần mở bài: Tạo sự chú ý

Các nhà xã hội học nghiên cứu, mỗi sinh viên chỉ có 20 giây để gây ấn tượng ban đầu cho thính giả bằng các hành vi phi ngôn từ và sinh viên chỉ có 4 phút đầu tiên để gây ấn tượng với người nghe bằng những nội dung thuyết trình Người nghe có tiếp tục nghe hay không phụ thuộc rất nhiều vào những giây phút đầu tiên và cách ta thu hút sự chú ý của họ từ đầu Sinh viên “không có cơ hội thứ hai để gây ấn tượng ban đầu” “Vạn sự khởi đầu nan”, “đầu xuôi thì đuôi lọt” sinh viên có thể tạo sự chú ý của người nghe bằng nhiều cách khác nhau Cách phổ biến có thể là:

- Dùng ví dụ, minh họa

- Kể một mẩu chuyện có liên quan đến chủ đề: Ví dụ kể một câu chuyện về cách dùng thời gian để bắt đầu một bài thuyết trình về sử dụng thời gian vật chất

- Thổi hồn vào những con số khô khan như số liệu thống kê, câu hỏi hoặc trích dẫn để có thể thu hút được sự chú ý của người nghe

- Cũng có thể nói lên cảm tưởng của sinh viên khi bắt đầu cuộc thuyết trình các môn lý luận chính trị để có được sự đồng cảm, chia sẻ của người nghe

- Hài hước hoặc những câu chuyện liên tưởng, tưởng tượng có liên quan đến chủ đề thuyết trình các môn lý luận chính trị cũng là cách mà những người có khiếu hài hước, hoạt khẩu dùng để thu hút sự chú ý của người nghe

- Và còn rất nhiều cách khác mà sinh viên có thể sáng tạo ra, hoặc có thể kết hợp nhiều cách lại với nhau

* Giới thiệu khái quát mục tiêu và nội dung chính

Sau khi có được sự chú ý của người nghe, sinh viên cần làm tiếp phần việc của mình Đó là cho người nghe biết mục đích của bài thuyết trình, cho người nghe biết họ sẽ nhận được gì từ bài thuyết trình Có mục tiêu thuyết trình rõ ràng sinh viên các môn lý luận chính trị mới có thể thành công

Người thuyết trình cũng cần phải giói thiệu khái quát những nội dung chính và lịch trình làm việc Điều này giúp cho người nghe có định hướng để nắm bắt từng nội dung của bài thuyết trình

Sau đây là một vài ví dụ về những câu khái quát vấn đề:

- Mục đích của bài thuyết trình là giúp các sinh viên nhận diện được đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Bài thuyết trình của tôi gồm 3 phần: Phần 1: Khái niệm Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ đạo; Phần 2: Các đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Phần 3: Nhận thức của sinh viên về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

- Bài thuyết trình của tôi nhằm mục đích trình bày, giải thích dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa Nội dung chính trong bài thuyết trình gồm 2 phần: Phần 1: Các mô hình dân chủ; Phần 2: Đặc trưng của dân chủ xã hội chủ nghĩa

* Phần thân bài: Lựa chọn nội dung quan trọng

Sinh viên thường đưa quá nhiều nội dung vào bài thuyết trình của mình, do hai nguyên nhân:

- Không xác định được đâu là thông tin bắt buộc người nghe phải biết, đâu là thông tin cần biết và nên biết

- Luôn sợ người nghe không hiểu những gì sinh viên nói Vì vậy, phần thân bài cần thiết xác định được đâu là thông tin quan trọng bắt buộc phải truyền đạt, đâu là thông tin cần truyền đạt và đâu là thông tin nên truyền đạt Theo thứ tự này, căn cứ vào thời gian cho phép, sắp xếp theo thứ tự từ thông tin bắt buộc, đến thông tin cần và cuối cùng là thông tin nên biết Sinh viên phải biết lựa chọn nội dung quan trọng cho bài thuyết trình để có thể chia thành các phần nội dung nhỏ cho dễ tiếp thu

Một bài thuyết trình thông thường được chia làm 2-4 phần Các phần này được sắp xếp với nhau theo một trật tự lôgic nhất định Logic có thể theo trình tự thời gian, có thể theo quan hệ nguyên nhân - kết quả, theo ý đồ chủ quan của sinh viên,

Sinh viên còn phải biết cách phân bổ thời gian từng nội dung cho phù hợp Thông thường phần đầu nên ngắn gọn để tạo cho người nghe cảm giác bài thuyết trình ngắn gọn, làm tăng mức độ tập trung chú ý nghe

Trong thuyết trình các môn lý luận chính trị luôn phải có kết luận Trong khoảng thời gian tập trung vào phần thân bài, người nghe có thể mất tập trung Họ có thể không tiếp thu được toàn bộ thông tin mà sinh viên chuyển tải Kết luận giúp người nghe tóm tắt lại những ý chính được sinh viên đã trình bày Kết luận còn là thông điệp cuối cùng sinh viên các môn lý luận chính trị gửi đến người nghe Với thông điệp cốt lõi đó, người nghe có thể liên tưởng đến toàn bộ phần nội dung của bài thuyết trình

* Cần thông báo trước khi kết thúc thuyết trình các môn lý luận chính trị

Thông báo kết thúc thuyết trình các môn lý luận chính trị được thể hiện bằng những cụm từ như: Tóm lại ; để kết thúc, tôi tóm tắt lại ; trước khi chia tay, tôi xin tóm tắt lại những gì đã trình bày Việc thông báo này còn giúp người nghe chuẩn bị tinh thần để tiếp thu những thông tin cốt lõi nhất

Tóm tắt điểm chính: Các nghiên cứu về người nghe cho rằng, khoảng thời gian bắt đầu thuyết trình và khoảng thời gian sắp kết thúc là hai khoảng thời gian độ tập trung chú ý của người nghe cao nhất Vì vậy, sinh viên tóm tắt lại những điểm chính sẽ giúp người nghe nhớ khái quát và lâu hơn về nội dung đã thuyết trình Việc tóm tắt có thể là nêu lại những đề mục chính của bài thuyết trình kèm những ý cần nhấn mạnh

Thách thức và kêu gọi: Mục đích cuối cùng của thuyết trình các môn lý luận chính trị là thuyết phục người khác thay đổi làm theo mong muốn của sinh viên Vì vậy, phần kết luận bài thuyết trình còn cần phải có phần kêu gọi, thúc đẩy người nghe hành động Có thể dùng một số động từ mạnh để hô khẩu hiệu: Quyết tâm, sẵn sàng hoặc có thể kêu gọi sự cam kết bằng hành động cụ thể như vỗ tay, giơ tay biểu quyết hoặc thực hiện ngay ví dụ như đóng góp từ thiện Hoặc có thể đơn giản là sử dụng những cách hướng người nghe đến hành động cụ thể như việc áp dụng ngay những gì họ thu được từ bài thuyết trình vào công việc.

PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ NĂNG TIẾN HÀNH THUYẾT TRÌNH CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ THEO MÔ HÌNH KHUNG

Phương pháp tiến hành thuyết trình các môn lý luận chính trị

Chọn phương pháp nào khi thuyết trình các môn lý luận chính trị hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích mà thuyết trình các môn lý luận chính trị hướng tới Phụ thuộc vào mục đích thuyết trình vấn đề chính trị đó để làm gì? Thực tế có các dạng thuyết trình các môn lý luận chính trị sau: thuyết trình vấn đề chính trị để cung cấp thông tin; thuyết trình vấn đề chính trị để nhằm mục đích thuyết phục; thuyết trình vấn đề chính trị - xã hội trong các dịp đặc biệt

3.1.1 Bài thuyết trình các môn lý luận chính trị cung cấp thông tin

* Các loại bài thuyết trình các môn lý luận chính trị cung cấp thông tin

Thuyết trình về sự vật: “Sự vật” bao gồm tất cả những gì có thể quan sát, có thể chạm được và ổn định về hình dạng Sự vật cũng có thể là các bộ phận chuyển động hoặc cơ thể sống Sự vật có thể bao gồm đặc điểm, cấu trúc, động vật, thậm chí cả con người Ví dụ, chủ đề của các bài thuyết trình về sự vật như: hàng hóa, Hồ Chí Minh

Do thời gian thuyết trình hạn chế, sinh viên chỉ nên huống đến một khía cạnh nào đó của chủ đề, đồng thời chú ý đến mức độ rõ ràng của vấn đề để có thể chọn ra một mục tiêu cụ thể, không quá rộng để phân phối thời gian hợp lý Ví dụ: Nói về Hồ Chí Minh là quá rộng cho bài thuyết trình ngắn, còn nói về “phong cách của Hồ Chí Minh” sẽ cụ thể và hợp lý hơn

Nêu mục đích của sinh viên là thuyết trình về lịch sử hay sự phát triển của một vấn đề chính trị - xã hội thì bài thuyết trình cần được sắp xếp theo cấu trúc thứ tự thời gian Nếu mục đích thuyết trình về những bộ phận chính của sự vật, thì nên tổ chức bài thuyết trình theo cấu trúc không gian Đôi khi, bài thuyết trình về sự vật nhưng lại được cấu trúc theo thứ tự thực hiện Dù sắp xếp bài thuyết trình theo cấu trúc nào, cần bảo đảm:

- Giới hạn bài thuyết trình chỉ gồm 2 đến 5 ý chính

- Các ý chính phải độc lập

- Cố gắng sử dụng một cách diễn đạt cho tất cả các ý chính

- Cân đối thời gian cho mỗi ý chính phù hợp với chủ đề chung toàn bài

Thuyết trình về quy trình: Một quy trình là một chuỗi các hành động có hệ thống, dẫn tới một kết quả hoặc một sản phẩm cụ thể Thuyết trình về quá trình giải thích một sự vật, một tổ chức được làm như thế nào, được tạo ra hay vận hành như thế nào Khi thuyết trình về một quá trình, hãy sắp xếp bài thuyết trình theo cấu trúc thứ tự thời gian, giải thích quá trình từng bước từ khi bắt đầu đến khi kết thúc Đôi khi, thay vì dẫn dắt người nghe qua từng bước của quá trình, sinh viên có thể tập trung vào một số nguyên tắc hay kỹ thuật chính trong việc thực hiện quá trình đó Trong trường hợp này, sinh viên sẽ tổ chức bài thuyết trình theo cấu trúc mang tính thời sự Mỗi ý chính sẽ giải thích một nguyên tắc hay một kỹ thuật riêng

Khi thuyết trình về một quá trình, cấu trúc bài thuyết trình ngắn gọn, súc tích là rất cần thiết Phải bảo đảm từng bước của quá trình đó được giải thích rõ ràng, dễ theo dõi Nếu quá trình của sinh viên có nhiều hơn 4 hay 5 bước, hãy gom các bước lại để giói hạn số lượng các ý chính Nếu có quá nhiều ý chính sẽ làm người nghe khó hiểu và khó nhớ

Khi thực hiện bài thuyết trình này, sinh viên có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ nghe nhìn như đồ thị các bước, các kỹ thuật của quá trình Trong một số trường hợp cần giải thích các bước hay các kỹ thuật bằng cách thực hiện chúng cho người nghe thấy Việc thuyết trình, thị phạm này không chỉ làm rõ, mà còn tăng sức cuốn hút đối với người nghe thuyết trình

Thuyết trình về các sự việc:

Từ điển tiếng Việt định nghĩa sự việc là “cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng” Theo định nghĩa này, những ví dụ sau đây phù hợp với chủ đề thuyết trình về sự việc: độc quyền; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; công nghiệp hóa – hiện đại hóa; cuộc kháng chiến chống Mỹ…

Thông thường, sinh viên cần phải tập trung, chọn một mục tiêu cụ thể, để có thể thực hiện một bài thuyết trình ngắn

Có nhiều cách để thuyết trình về sự việc Nếu mục đích cụ thể của sinh viên là kể lại lịch sử của sự việc thì có thể tổ chức bài thuyết trình theo cấu trúc thứ tự thời gian, thuật lại từng sự việc theo thứ tự mà nó xảy ra

Ngoài việc kể lại lịch sử của sự việc, có thể phân tích và giải thích nguyên nhân hoặc những ảnh hưởng của nó Trong trường hợp này, phải tổ chức bài thuyết trình theo cấu trúc nhân quả Có thể tiếp cận một sự việc từ hầu hết mọi góc độ hay kết hợp các góc độ tiếp cận với nhau: cấu trúc, nguồn gốc, các mối quan hệ, lợi ích, sự phát triển trong tương lai, Cách nào cũng cần bảo đảm các ý chính được chia thành các tiểu chủ đề một cách lôgic và hợp lý

Thuyết trình về khái niệm: bao gồm những niềm tin, các học thuyết, các ý tưởng, các nguyên tắc Chúng trừu tượng hơn sự vật, quá trình hay sự việc Ví dụ: hình thái kinh tế - xã hội, lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất

Các bài thuyết trình về khái niệm thường được tổ chức theo cấu trúc chủ đề có liên quan Cách tiếp cận thông thường là liệt kê các thành phần, các khía cạnh của khái niệm Cách tiếp cận phức tạp hơn là định nghĩa khái niệm đang cần thuyết trình, xác định các yếu tố chính và làm rõ chúng bằng các ví dụ cụ thể Một cách khác nữa là có thể giải thích các ý kiến trái ngược nhau về cùng một vấn đề

Thuyết trình về khái niệm thường phức tạp hơn các loại bài thuyết trình cung cấp thông tin khác Khái niệm trừu tượng và khó giải thích cho những ai mới lần đầu học nó Khi thuyết trình, giải thích khái niệm, cần đặc biệt chú ý hạn chế dùng những từ ngữ chuyên ngành Nêu định nghĩa một cách rõ ràng, sử dụng các ví dụ và so sánh để làm rõ khái niệm và làm cho người nghe có thể hiểu được

Ranh giới để phân định sự vật, quá trình, sự việc và khái niệm chỉ mang tính tương đối Một vài chủ đề có thể là sự kết hợp của các loại bài thuyết trình này Nó phụ thuộc vào cách phát triển nội dung bài thuyết trình

Sinh viên nên nêu các ý chính trong phần giới thiệu và tóm tắt chúng trong phần kết luận Điều này sẽ giúp cho bài thuyết trình trỗ nên dễ hiểu, dễ nhớ

* Những lưu ý khi thuyết trình các môn lý luận chính trị cung cấp thông tin

- Không nên đánh giá quá cao về những gì thính giả biết

Kỹ năng thực hiện thuyết trình các môn lý luận chính trị

Thuyết trình chính trị là việc không đơn giản, nó là một loạt các kỹ năng nói trước đối tượng người nghe đông, có tri thức, có văn hóa cao Vì thế, thuyết trình các môn lý luận chính trị cần được học tập và rèn luyện thường xuyên

Thuyết trình các môn lý luận chính trị trước đám đông là một hình thức thuyết trình đặc biệt nhằm chuyển tải thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, lôi cuốn hành động, tác động vào tư tưởng, tình cảm người nghe, từ đó có thể định hướng hành động

Ví dụ: Bước phát triển mới của lực lượng sản xuất trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, nhất là từ khoảng năm 2013 tới nay; xuất phát từ khái niệm “Industrie 4.0” trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013 “Industrie 4.0” kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa công nghiệp, kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong; đặc trưng của nó là cuộc cách mạng số, thông qua các cuộc cách mạng công nghệ như internet, trí tuệ nhân tạo (Al Artificial Intelligece, trí tuệ nhân tạo), thực tế ảo (VR Virtual Reality là thuật ngữ miêu tả một môi trường được giả lập bởi con người)…khả năng ghi nhớ, khả năng phân tích dữ liệu…thay thế cho sức lao động của con người

Với những kiến thức đã học về hàng hóa sức lao động và giá trị thặng dư, hãy trình bày quan điểm về việc khoa học đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

Muốn đạt hiệu quả cao trong thuyết trình các môn lý luận chính trị, sinh viên cần nắm vững một số quy tắc khi thuyết trình:

- Điều đầu tiên cần nhớ khi học tâp và rèn luyện kỹ năng thuyết trình các môn lý luận chính trị là công thức 5W-1H 5W là viết tắt của 5 chữ tiếng Anh: Who (nói với ai), What (nói vấn đề gì), Where (nói ở đâu), When (nói khi nào), What for (nói để làm gì) 1H là viết tắt của chữ How (nói như thế nào) Tất cả 6 câu hỏi này không chỉ cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ đầu mà còn cần phải luôn kiểm soát để tránh thuyết trình nhầm đối tượng, sai mục đích, lạc chủ đề, và nói giống nhau trong mọi tình huống

- Điều thứ hai là luôn xác định rõ nội dung thuyết trình Thuyết trình gia luôn ý thức, biết rõ mình phải nói gì: Thông thường khi nói, sinh viên nếu không chuẩn bị kỹ nội dung và mục đích nói, đối tượng nói sẽ không có ý niệm rõ ràng về những điều cần truyền đạt đến người nghe Do vậy, cần phải biết chọn ba hay bốn nội dung chính và hướng bài thuyết trình tập trung vào những nội dung đó Việc đưa ra quá nhiều thông tin hay không đủ thông tin cũng đều không tốt trong khi thuyết trình các môn lý luận chính trị Hãy chỉ nói về những vấn đề mà sinh viên đã chuẩn bị và hiểu nhất

- Điều thứ ba là thuyết trình gia phải là chính mình: khi nói trước đám đông cần đủ tự tin, cần kết hợp tính hài hước đúng lúc để lôi cuốn sự chú ý của người nghe Hãy là chính mình, đôi khi sử dụng cả những giai thoại hay những mẩu chuyện nhỏ để hòa nhập với khán giả

- Điều thứ tư là sinh viên phải quan tâm hàng đầu tới người nghe, tới việc thuyết trình cho ai, với đối tượng nào Đối tượng người nghe có nhận thức, trải nghiệm của họ như thế nào, có gì cần lưu ý, vấn đề nào là vấn đề nhạy cảm, vấn đề nào họ quan tâm, họ mong muốn nghe hay “bị bắt nghe”,

Không biết phân tích đối tượng người nghe, dễ rơi vào tình trạng nói không trúng, không đúng nội dung và đối tượng hoặc “múa rìu qua mắt thợ’, “nói như dạy đời”, “tra tấn người nghe”

- Điều thứ năm là thuyết trình gia phải nghiên cứu kỹ nội dung cần thuyết trình Tùy thuộc vào mục đích của cuộc thuyết trình mà điều chỉnh cách nói, giọng nói cho phù hợp Hãy biết dừng lại, đặt những câu hỏi kích hoạt, công não người nghe để lấy thông tin phản hồi, tạo cho người nghe có những giây phút “động não”, tham gia vào tương tác trong khi nghe thuyết trình

- Điều thứ sáu là thuyết trình gia phải biết sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp Các động tác bước chân, khoa tay, chỉ trỏ, lắc lư, nghiêng người, nhún nhảy, gật đầu, lắc đầu, vỗ tay trên bục thuyết trình đều phải được cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng, tránh lạm dụng

Các nhà khoa học đã khẳng định người nghe thường chú ý và ấn tượng với phần mở đầu và phần kết thúc, đối khi mở và kết được chú ý hơn cả phần nội dung Vì vậy, sinh viên thuyết trình các môn lý luận chính trị giỏi là người biết mở đầu ấn tượng, thuyết trình có lôgic và kết thúc hấp dẫn

Muốn có kỹ năng thuyết trình các môn lý luận chính trị tốt, sinh viên cần chuẩn bị tâm lý và hình thức thuyết trình; không những thế còn phải làm chủ được các kỹ năng liên quan tới thuyết trình như: kiểm soát sự lo lắng, sử dụng ngôn ngữ; sử dụng ngôn ngữ cơ thể, nắm bắt đối tượng nghe thuyết trình để tương tác cùng người nghe thuyết trình tốt nhất

3.2.1 Kỹ năng kiểm soát sự lo lắng, không chế căng thẳng

Dù có tự tin đến mấy, trước khi vào một buổi thuyết trình cũng cảm thấy khẩn trương, căng thẳng Điều này có thể sẽ làm cho sinh viên mất tự nhiên Vì thế, muốn thuyết trình tốt phải nghĩ ra nhiều cách để khống chế căng thẳng Sinh viên cần phải dự đoán được các nguyên nhân làm mình căng thẳng, phải nhận biết căng thẳng để có thể khắc phục, trở nên tự tin, tin tưởng vào bản thân

Muốn thuyết trình tốt, sinh viên phải được huấn luyện và có sở trường, sở đoản riêng Nếu sinh viên có tiếng nói dõng dạc, phát âm rõ ràng thì nên lợi dụng ưu thế đó Nếu sinh viên vốn có tính cởi mở, hóm hỉnh, hài hước thì điều đó sẽ giúp sinh viên thêm nổi tiếng Bất kỳ một đề tài gì, một câu chuyện nào mà sinh viên vui vẻ hóm hỉnh, nội dung phong phú, đều làm cho người nghe muốn nghe Ngoài ra, sinh viên cũng nên chú ý tới những suy nghĩ, lo lắng trước khi thuyết trình để có cách khắc phục, xử lý cho tốt

Ngày đăng: 08/05/2024, 02:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w