Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Khoa: Khai thác giá trị khoa học của tác phẩm “Chống Đuyrinh” trong giảng dạy các môn Lý luận chính trị

115 1 0
Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Khoa: Khai thác giá trị khoa học của tác phẩm “Chống Đuyrinh” trong giảng dạy các môn Lý luận chính trị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

KỶ YÊU HỘI THẢO KHOA HỌC KHAI THÁC GIÁ TRỊ KHOA HỌC CỦA TÁC PHAM “CHONG ĐUYRINH” TRONG GIẢNG DẠY

CÁC MÔN KHOA HỌC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Hà Nội - 8/2022

Trang 2

MỤC LỤC

TT TÊN CHUYEN DE TAC GIA TRANG Tác phâm “Chông Duyrinh” trong di sản ly | 7S Tran Thị Hong Thúy

1 | luận cua chu nghĩa Mac va kha năng khai Khoa Ly luận chính tri |

thác giá trị khoa học của tác phẩm trong | Trường Đại học Luật Hà Nội giảng dạy học phần Triết học Mác — Lênin

Khai thác giá trị khoa học của tác phẩm | PGS.TS Nguyễn Mạnh Tường

2 | “Chống Duyrinh” về Bản thé luận trong đấu Nguyên GVCC 15 tranh phản bác các quan điểm sai trái hiện Khoa Ly luận chính trị

nay Trưởng Đại học Luật Hà Nội

Khai thác giá trị khoa học của tác pham| TS Nguyễn Thị Hương

3 | “Chống Duyrinh” trong giảng dạy các qui Khoa Ly luận chính trị 26

luật cơ bản của Phép biện chứng duy vật Truong Đại học Luật Hà Nội

Khai thác giá trị khoa học của tác phẩm | PGS.TS Lê Thanh Thập

4 | “Chống Duyrinh” trong giảng dạy vấn dé Nguyên GVCC 38

Ly luận nhận thức Khoa Lý luận chính trịTrường Đại học Luật Hà Nội

Khai thác giá trị khoa học của tác phâm ThS Đặng Dinh Thái

5 |“Chống Đuyrinh” trong giảng day van đề Khoa Ly luận chính trị 47

Chân lý hiện nay Trường Đại học Luật Hà Nội

Sự phê phán của Ph.Ăngghen đối với lý 1S Ngọ Văn Nhân

6 |thuyết bạo lực trong tác phẩm “Chống Khoa Lý luận chính trị 55 Duyrinh” và vận dụng trong giảng dạy van | 7Trường Đại học Luật Hà Nội

đề nguồn gốc của giai cấp, nhà nước

Quan điểm về đạo đức và pháp quyên trong 1S Đào Ngọc Tuấn

7 |tác phẩm “Chống Duyrinh” và vận dụng Khoa Lý luận chính trị 68 trong giảng dạy môn Triết học Mác — Lénin | Trường Đại học Luật Hà Nội

(Phần Ý thức đạo đức và Y thức pháp luật)

Khai thác giá trị khoa học của tác phâm ThS Mã Thị Hạnh

8 | “Chống Duyrinh” về mối quan hệ giữa dao Khoa Đào tạo cơ bản 80 đức va pháp quyền trong xây dựng con| Phân hiệu Trường Đại học

người ở Việt Nam hiện nay Luật Hà Nội tại tỉnh Đắk Lắk Khai thác giá trị khoa học của tác pham ThS Nguyễn Văn Đợi

9 | “Chống Duyrinh” trong giảng dạy môn kinh Khoa Lý luận chính trị 9] tế chính trị Mác — Lê nin trong giai đoạn | Trường Đại học Luật Hà Nội

hiện nay

Khai thác giá trị khoa học “Quan niệm duy 1S Nguyễn Văn Khoa

10 | vat về lịch sử” của tác phẩm “Chống Khoa Lý luận chính trị 103

Duyrinh” trong giảng dạy Lich sử Dangcộng sản Việt Nam

Trường Đại học Luật Hà Nội

Trang 3

TÁC PHAM “CHONG ĐUY RINH” TRONG DI SAN LÝ LUẬN CUA CHỦ NGHĨA MAC VÀ KHẢ NĂNG KHAI THAC GIA TRI KHOA HOC CUA TÁC PHAM TRONG

GIANG DAY TRIET HOC MAC - LENIN

TS Tran Thi Hong Thiy Tóm tat: Từ một tác phẩm được viết với mục dich phê phản quan niệm sai lam của Đuyrinh — người đã đưa tu tưởng tiểu tu sản thâm nhập vào phong trào của giai cấp công nhân, Angghen đã phê phán một cách có hệ thống toàn bộ quan điểm của Duyrinh trên ba nội dung: triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội Từ đó, Angghen đã trình bày một cách cơ bản nội dung của chủ nghĩa Mác trên ba bộ phận cấu thành, vì vậy, tác phẩm được coi là “Chủ nghĩa Mác thu nhỏ” Nội dung tác phẩm không chỉ giúp cho người nghiên cứu hiểu sâu hơn về những nguyên lý cơ bản trong chủ nghĩa Mác, mà còn trang bị phương pháp luận để nhận thức và giải quyết những vấn dé của thực tiễn, dau tranh chống lại những quan điểm sai trái, di ngược lại với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Đảng

và nhân dân ta đang thực hiện.

Từ khóa: Duyrinh, Angghen, giá trị khoa học, chủ nghĩa Mac, giảng dạy DAT VAN DE

Trong quá trình giảng dạy và hoc tập các môn khoa hoc của chủ nghĩa Mac — Lénin,

muốn thực hiện được sự kiên định, phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác — Lénin, nghĩa là kiên trì làm theo, đi theo những quan điểm, tư tưởng của chủ nghĩa Mác — Lênin, làm cho những quan điểm, tư tưởng ấy ngày càng sinh động, có thêm những nội hàm mới như tinh thần của Đại hội lần thứ XIII “Kiên định vững vàng trên nên tang chủ nghĩa Mác - Lênin, tư trởng Hô Chi Minh, dong thời không ngừng bồ sung, phát triển sáng tạo phù hợp với thực tiên Việt Nam”! và được nhân mạnh trong Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII “Tiếp tục nghiên cứu phát triển, vận dung sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với thực tiễn Việt Nam”2 Trước hết, yêu cầu đối với việc học tập các môn khoa học Mác — Lênin, cụ thê trong bài viết này là môn Triết học Mác — Lénin, người dạy phải giúp người học hiểu được một cách đúng đắn tư tưởng của Mác, Angghen va Lênin Và muốn làm được điều này, cần phải khai thác giá trị khoa học trong các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, cụ thé là tác phẩm bút chiến của Angghen — “Chống

! Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tap I Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật,

Hà Nội, 2021, tr.40-41.

? Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Hội nghị lan thứ te Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII Nxb Chính trịquốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.94.

Trang 4

NOI DUNG

1 Bối cảnh lich sử va nội dung cơ ban của tác phẩm “Chống Duy rinh”

“Chống Duy rinh” được viết từ tháng 5 năm 1876 (bắt đầu đăng từ tháng 1 năm 1877 đến tháng 6 năm 1878) vào giai đoạn Ph.Angghen đã thành thục dé trình bày chủ nghĩa Mác Vì vậy, trong tác phẩm này, Ph.Ăngghen đã trình bày một cách có hệ thống cả ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác là triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học Không phải ngẫu nhiên, “Chống Duy rinh” được coi là bộ bách khoa toàn thư của chủ

nghĩa Mác.

1.1 Boi cảnh lịch sử

Ông Đuyrinh (1833-1921) là nhà triết học Đức có tham vọng tạo ra một hệ thống quan điểm tuyệt đối toàn vẹn trong tất cả các lĩnh vực khoa học tự nhiên, triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học Trong lĩnh vực triết học, các quan điểm của Duyrinh là sự pha trộn một cách chiết trung các quan điểm của chủ nghĩa duy vật tam

thường, chủ nghĩa thực chứng, phái Canto và cả chủ nghĩa duy tâm Trong lĩnh vực lịch sử,

quan điểm của Duyrinh là duy tâm Trong kinh tế chính trị - Duyrinh là đại biểu của các học thuyết kinh tế tư sản tầm thường.

Năm 1875, Duyrinh dé ra lý luận chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản Quan điểm của Duyrinh cùng sự tấn công của Duyrinh vào chủ nghĩa Mác được ngụy trang băng những lời lẽ tả khuynh và đã được một số đảng viên của Đảng xã hội dân chủ Đức, trong đó có cả một số người lãnh đạo của Đảng như Bêben đã bị lý luận của Duyrinh lôi cuốn Trong tình hình đó, Liépnéch đã đề nghị Ăngghen lên tiếng vạch trần những sai lầm của Duyrinh Ban thân Mác và Angghen cũng coi việc phải cham dứt sự thâm nhập của hệ tư tưởng tiểu tư

sản vào môi trường công nhân là nghĩa vụ đảng viên của mình, phải làm cho bộ phận lãnh

đạo của Đảng thoát khỏi ảnh hưởng của các tư tưởng tiểu tư sản để Đảng khỏi rơi vào nguy cơ chia rẽ Chính vi vậy, nhận lời Liêpnêch, Angghen đã tiến hành phê phán một cách có hệ thong toàn bộ quan điểm của Duyrinh Kết quả của sự phê phán ấy chính là tác phẩm “Chống Duy rinh” nỗi tiếng.

1.2 Nội dung cơ bản của tác phẩm Chống Duyrinh

Tác phẩm gồm ba phần chính (ngoài Lời tựa viết cho lần xuất bản và Lời mở đầu) tương ứng với ba bộ phận cau thành chủ nghĩa Mac là Triết học, Kinh tế chính trị học và

Chủ nghĩa xã hội.

1.2.1 Lời tựa viết cho ba lan xuất bản: ngoài nêu lý do viết tác pham, Angghen đã nêu lên một số luận điểm quan trọng về mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên Ông cho rằng, để thoát khỏi nên triết học tự nhiên cũ và phương pháp tư duy siêu hình, nhờ vậy, phản ánh đúng được sự phát triển biện chứng của tự nhiên, khoa học tự nhiên phải tiếp

Trang 5

thu những thành quả của triết học Ngược lại, một quan niệm vừa biện chứng, vừa duy vật về tự nhiên đòi hỏi người ta phải thông thạo toán học và khoa học tự nhiên.

1.2.2 Lời Mở dau: bao gồm chương | và chương 2, Angghen trình bày một cách van tat tình hình trong các lĩnh vực triết hoc và lý luận chủ nghĩa xã hội khi Duyrinh nhảy lên sân khấu và báo tin đảo lộn hoàn toàn triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội Trong các chương này, Ăngghen tóm tắt sự phát triển của triết học, đặc biệt là phép biện chứng và vai trò của phép biện chứng duy vật đối với sự nghiên cứu lịch sử xã hội.

1.2.3 Phan Triết học: gồm 12 chương (từ chương 3 đến chương 14), trong đó, Angghen đã phê phán quan điểm của Duyrinh trên một loạt các van đề:

Về thế giới quan

- Phê phán quan điểm duy tâm của Duyrinh cho rằng những nguyên lý được rút ra từ tư duy chứ không phải được từ thé giới khách quan; bản thân giới tự nhiên và loài người phải phù hop với các nguyên lý được rút ra từ tư duy Angghen khang định rằng, Duyrinh

đã hoàn toàn lộn ngược mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, lẽ ra tn tại quyết định tư duy,

còn tư duy chỉ đúng nếu nó phù hợp với tồn tại Khi bắt chước phương pháp tiên đề trong

toán học dé xây dựng hệ thống triết học của mình, Duyrinh đã xuất phát từ quan niệm sai

lầm, tưởng rằng toán học được tạo ra một cách thuần thúy tiên nghiệm Thực ra, Ăngghen đã chỉ rõ “Cũng như các khoa học khác, toán hoc sinh ra từ những nhu cầu thực tiễn của con người: từ việc đo điện tích các khoảnh đất và việc đo dung tích cua các bình chứa, từ việc tính toán thời gian và từ cơ học Nhưng cũng như trong mọi lĩnh vực của tư duy, đến một trình độ phát triển nào đó, những qui luật được rút ra bằng con đường trừu tượng hóa từ thể giới hiện thực, cũng bị tách ra khỏi thể giới hiện thực, bị đem đối lập với thể giới hiện thực như là một cải gì đó độc lập, như là những qui luật từ bên ngoài mà thể giới phải

thích ứng theo Tình hình xảy ra trong xã hội và nhà nước cũng như vậy; trong toán học

thuần túy, cũng vậy chứ không khác gì, về sau nó được áp dụng vào thé giới, mặc dau là nó được rút ra từ chính thé giới đó và chỉ biểu hiện một phan những hình thức liên hệ vốn có của thé giới đó” Nhận định của Ăngghen về mối quan hệ giữa toán học và hiện thực vừa là sự khang định một khía cạnh cụ thé của cách giải quyết duy vật mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, vừa có thể coi là một trong các qui luật phát triển tri thức của mọi bộ môn

khoa học nói chung.

- Phê phán tư tưởng của Duyrinh quy tính thống nhất của thé giới vào sự tồn tại, Angghen cho rang “tinh thong nhất của thé giới không phải ở sự ton tại của nó, mặc di tôn tại là tiên dé của tính thong nhất của nó, vì trước khi thé giới có thé là một thé thong nhất

3C.Mác & Ph.Ăngghen Toàn tập, tập 20 Nxb Chính trị quốc gia — Sự thật, Hà Nội, 2004 Tr.59,60.

Trang 6

thì trước hết thé giới phải tôn tại Tinh thong nhất thực sự của thé giới là ở tính vật chất của nó và tính chất này được chứng mình không phải chỉ bằng vài ba lời lẽ khéo léo của kẻ lam tro ao thuật, mà bang mot su phat triển lâu dài và khó khăn của triết học và khoa học

tự nhiên".

- Phê phán quan điểm siêu hình quy vận động vào vận động cơ học và coi đó là hình thức cơ bản của vận động của Duyrinh, Angghen cho rằng, “vận động là phương thức tôn tại của vật chất Bat kỳ ở đâu và bat cứ lúc nào cũng không có và không thể có vật chất mà không có vận động Moi trạng thái đứng im, mọi trạng thái thang bằng đều chỉ là tương đối, chỉ có ÿ nghĩa nếu so với một hình thức vận động nhất định nào đó Vật chat không có vận động, cũng như vận động không có vật chất là điều không thé hình dung nổi Vì vậy, vận động cũng không thể tạo ra được và cũng không thể tiêu diệt được như bản thân vật chát”° Từ đó, Angghen chỉ ra các hình thức khác nhau của vận động (co học, vật lý, hoa

học, sinh học ) là đối tượng nghiên cứu của các môn khoa học khác nhau và mối quan hệ

biện chứng giữa các hình thức vận động đó.

- Phê phán sự lang tránh của Duyrinh về van đề tính thực tại khách quan của không gian và thời gian; tách rời không gian, thời gian với vật chất; có điểm bắt đầu trong thời gian và có giới hạn trong không gian Angghen đã khang định rang “các hình thức cơ bản của mọi tôn tại là không gian và thời gian, tôn tại ngoài thời gian cũng vô lý như ton tại ở ngoài không gian”5: Không gian va thời gian là những cái tồn tại thực “vấn dé ở đây không phải là khái niệm về thời gian mà là thời gian hiện thực mà ông Duyrinh quyết không thể ditt bỏ được dé dàng như vậy” vi “thời gian trong đó không xảy ra những biến đổi rõ rệt nao thì quyết không thể hoàn toàn không phải là thời gian, trái lại, đó là thời gian thuần ”8 Khang định vận động là thuộc tính cố hữu của vật chat, không gian và thời gian gan

liền với vật chất vận động và cũng vô cùng, vô tận như vật chất vận động Thế giới là vô

cùng vô tận trong không gian va thời gian va không gian “Cái vĩnh cứu trong thời gian, cải

v6 tan trong không gian là ở chỗ, không có điểm tận cùng về một phía nào cả, cả ở dang trước lan dang sau, cả ở trên lan ở dưới, cả ở bên phải lần bên trái”.

Về phép biện chứng

Phê phán sai lầm của Duyrinh xung quanh các van đề liên quan đến các qui luật cơ bản của phép biện chứng Trước hết, về mâu thuẫn: Duyrinh phủ định tính khách quan của 4C.Mac & Ph.Angghen sdd, tap 20 Tr.68.

5 C.Mác & Ph.Angghen sdd, tap 20 Tr.89,90.5 C.Mác & Ph.Angghen sdd, tap 20 Tr.78.7 C.Mac & Ph.Angghen sdd, tap 20 Tr.78.8 C.Mac & Ph.Ăngghen sdd, tap 20 Tr.79.%C.Mác & Ph.Angghen sdd, tap 20 Tr.75.

Trang 7

mâu thuẫn, cho rằng nó là phạm trù chỉ thuộc về tư tưởng, Anghen đã chỉ rõ “chừng nào chúng ta xem xét các sự vật như là đứng im và không có sinh khí, cdi nào riêng cho cdi nấy, cái này bên cạnh cái kia, cdi này noi tiếp cải kia thì chắc chắn chúng ta không tim thấy mâu thuần nào cả Nhưng tình hình sẽ khác hắn khi chúng ta bat dau xem xét các sự vật trong sự vận động, sự biến đổi, sự song, sự tác động lan nhau của chúng Lúc đó, chúng ta sẽ lập tức gặp phải những mâu thuân”!° Từ đó, Angghen đã nêu ra hai luận điểm quan trọng, thứ nhất, “mâu thudn tôn tại một cách khách quan trong bản thán các sự vát và các quá trinh”"'; thứ hai, mâu thuẫn mang tính phô biến “néu bản thân sự di động một cách máy móc đơn giản đã chứa đựng mâu thuần, thi tat nhiên những hình thức vận động cao hơn của vật chất và đặc biệt là sự sống hữu cơ và sự phát triển của sự sống hữu cơ do lại càng phải chứa đựng mâu thuẫn như vậy”2.

Phê phán sự xuyên tac của Duyrinh đối với sự trình bày của Mác trong Bộ Tư Bản về quy luật lượng đổi dẫn đến chất đổi, Angghen đã nêu rõ nội dung của qui luật lượng đôi dẫn đến chat đổi như sau: “Sw thay đổi về lượng làm thay đổi chất của các sự vật cũng như sự thay đổi về chất làm cho lượng cua sự vat thay đổi” tức là “lượng biến thành chất và

ngược lai”'?; *ở những diém nhất định cua sự thay đôi về lượng, đột nhiên lại xảy ra một”!4 những điêm đó là những điêm nút.

sự chuyển biến về chất

Phê phán sự xuyên tac của Duyrinh đối với quan điểm của Mác về quy luật phủ định cái phủ định, Angghen đã vạch rõ răng qui luật phủ định cái phủ định “/a một qui luật phát triển cực kỳ phổ biến và, chính vì vậy mà có một tâm quan trọng và một ý nghĩa cực kỳ to lớn của tự nhiên, của lịch sử và của te duy”!Š Angghen còn nhẫn mạnh đến tính chất của

phủ định trong phép biện chứng Phủ định ở đây không phải là sự hủy diệt, mà là quá trình

gạn lọc và kế thừa Do đó, không thể nói phủ định một cách tùy tiện mà phải quan tâm đến “phương thức phủ định” Angghen viết “Phuong thức phú định ở đây được quyết định, một là, bởi tính chất chung của quá trình, và hai là bởi bản chất đặc thù của quá trình Không những tôi phải phủ định mà cân xóa bỏ sự phủ định ay một lan nữa Do đó, tôi phải thiết lập sự phú định lan thứ nhất như thé nào dé cho sự phủ định lan thứ hai vẫn sẽ còn hay có thể có được Nhưng làm thé nào dé đạt đến diéu ay? Cai đó là tity theo ban chat đặc biệt

của môi trường hợp riêng ré”'®.

10 C.Mác & Ph.Ăngghen sdd, tap 20 Tr.172.11 C.Mác & Ph.Ăngghen sdd, tap 20 Tr.173.12 C.Mác & Ph.Ăngghen sdd, tap 20 Tr.173.13 C.Mác & Ph.Ăngghen sdd, tap 20 Tr.179.14 C.Mac & Ph.Angghen sdd, tap 20 Tr.180,181.15 C.Mác & Ph.Angghen sdd, tap 20 Tr.200.

16 C.Mác & Ph.Angghen sdd, tdp 20 Tr.201.

Trang 8

Từ sự phân tích những nội dung cơ bản của ba qui luật, Ăngghen đã đưa ra định nghĩa về phép biện chứng “/a môn khoa học về những quy luật pho biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”,

Về nhận thức luận

Phê phán quan điểm siêu hình, máy móc của Duyrinh về chân lý khi ông cho rằng, tư duy con người là vô thượng tối cao, nên chân lý là chân lý tuyệt đối vĩnh viễn, bất biến; chân lý và sai lầm đối lập với nhau Ăngghen đã chỉ ra tính tương đối của nhận thức, sự vận động của tri thức thể hiện sự vận động của lịch sử, khiến cho cái hôm qua được gọi là chân lý thì hôm nay có thể trở thành cái cá biệt, cái sai lầm; và ngược lại, cái hôm qua là sai lầm thì hôm nay có thé trở thành cái đối lập với nó Vì thé, theo Angghen, “tr duy của con người vừa là tối cao vừa là không toi cao, và khả năng nhận thức của con người vừa là vô hạn và vừa là có han Toi cao và vô hạn là xét theo bản tính, sử mệnh, khả nang va muc dich lịch sử cuối cùng, không tối cao và có hạn là xét theo sự thực hiện riêng biệt vé thuc tế trong mỗi một thời điểm nhất định ”'3 Về thực chất, luận diém nay của Angghen thé hiện mỗi quan hệ giữa chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối Mặc dù Ăngghen thừa nhận chân ly vĩnh cửu, nhưng nếu như nhân loại chỉ toàn vận dung những chân ly tam thường kiểu ấy thì có nghĩa là nhân loại đã đi đến chỗ mà tính vô tận của thé giới tri thức đã bị cùng kiệt Vì thực ra, nhận thức của con người là vô tận, tri thức của con người xét theo bản chất của nó vừa là tuyệt đối, vừa là tương đối.

Bàn về chân lý và sai lầm, Angghen khang định: “Chân lý và sai lam cũng giống như tat cả những phạm trù logic học vận động trong những cực doi lập, chỉ có giá trị tuyệt đối trong một phạm vi cực kỳ hạn chế nếu vượt ra ngoài phạm vi đó thì nó trở thành tương đối”)° Angghen đã khang định không có chân lý vĩnh viễn tuyệt đối mà nhận thức

của con người là vô hạn theo bản tính của nó, nhưng lại có hạn trong mỗi giai đoạn lich sử

và đôi với mỗi con người cụ thé Quan niệm về lịch sử

Bác bỏ quan điểm của Duyrinh coi bạo lực và chiến tranh là cơ sở hình thành các giai cấp trong xã hội, Angghen cho răng điều kiện kinh tế - xã hội, sự phát triển của lực lượng sản xuất và chế độ sở hữu mới là cơ sở trong việc hình thành các giai cấp.

Thông qua việc phê phan chủ nghĩa xã hội không tưởng của Ximông và Phurié đã

không dựa vào điều kiện kinh tế - xã hội, mà chỉ dựa vào ý thức xã hội, lịch sử và pháp quyền để xây dựng lý luận về chủ nghĩa xã hội, Angghen bác bỏ quan điểm của Duyrinh 1” C.Mac & Ph.Ăngghen sdd, tdp 20 Tr.201.

18 C.Mác & Ph.Angghen sdd, tdp 20 Tr.127.

19 C.Mác & Ph.Angghen sdd, tdp 20 Tr.132.

Trang 9

về chân lý đạo đức và pháp quyền vĩnh cửu vượt qua mọi giai đoạn lịch sử của mỗi dân tộc

và thời đại khác nhau.

1.2.4 Phan Kinh tế chính trị học gồm 10 chương, trong đó, Angghen tập trung phê phán phương pháp của Duyrinh khi nghiên cứu kinh tế chính trị là có tính chất duy tâm, siêu hình, phi lich sử Vì thé, Duyrinh đã không thấy được thực chất mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa phương thức sản xuất hiện tại với phương thức sản xuất cũ, giữa kinh tế với chính trị và văn hóa, giữa sản xuất vật chất và

sản xuất tinh thần Khang định tinh lịch sử của kinh tế chính tri, Ăngghen cho rằng, khoa

kinh tế chính trị “Nghiên cứu tư liệu có tính chát lich sử, nghĩa là một tu liệu luôn luôn thay đổi; nó nghiên cứu trước hết là những qui luật đặc thù của từng giai đoạn phát triển của sản xuất và của trao a6’, dé từ đó rút ra những qui luật chung nhất cho sản xuất và trao đổi như việc sử dụng tiền kim loại là vật trao đổi ngang giá chung Các phương thức phân phối sản phẩm cũng phụ thuộc vào phương thức sản xuất và trao đôi của mỗi xã hội nhất định, sự khác biệt đó dẫn đến sự khác biệt giữa các giai cấp: thống trị và bị trị

Phê phán luận điểm của Duyrinh cho răng, những chế độ chính trị là nguyên nhân

quyết định tình hình kinh tế, còn mối quan hệ ngược lại chỉ là một sự tác động ngược trở

lại thuộc loại thứ yếu Mọi hiện tượng kinh tế đều được giải quyết bằng nguyên nhân chính trị là bạo lực Ănghen đã chỉ ra vai trò của kinh tế đối với chính trị thê hiện: Một là, bất cứ quyền lực chính trị nào ban đầu cũng dựa trên một chức năng kinh tế, xã hội và cũng đều tăng lên theo mức độ mà do sự tan rã của các cộng đồng nguyên thủy, các thành viên trong xã hội biến thành những người sản xuất tư nhân, và do đó, lại càng xa cách với những người làm chức năng xã hội chung Hai là, sau khi quyền lực chính tri đã trở thành độc lập đối với xã hội thì nó thé tác động theo hai hướng, nếu phù hợp với qui luật phát triển kinh tế thì sẽ thúc đây kinh tế phát triển, hoặc nếu chống lại sự phát triển kinh tế, trong trường hợp này, nó sẽ chịu sức ép của sự phát triển kinh tế.

Phê phán sự xuyên tac của Duyrinh đối với quan niệm của Mác về về giá trị, giá cả của hàng hóa; về hàng hóa sức lao động, về tư bản và gia tri thang dư, cho rang bat ky một số lượng tư liệu sản xuất nao tạo ra lao động thang dư dưới bat ky hình thức nào đều là tư bản Angghen đã bảo vệ quan điểm của Mác trong bộ Tư bản khi cho rằng, tiền chỉ trở

thành tu bản khi “trén thi trường có một thứ hàng hóa mà bản thân giá trị sử dụng cua nó

có cái đặc tính độc đáo là làm một nguôn sinh ra giá trị đó là năng lực lao động hay

sức lao động”?! Từ đó, chỉ ra bản chat bóc lột của giai cap tư sản đôi với giai cap vô san.

20 C.Mác & Ph.Angghen sdd, tdp 20 Tr.208.

21 C.Mac & Ph.Angghen sdd, tap 20 Tr.286,287.

Trang 10

1.2.5 Phan Chủ nghĩa xã hội gồm 5 chương, trong phan này Ănghen đã tập trung phê phán quan điểm siêu hình của Duyrinh về những van đề của chủ nghĩa xã hội Angghen chỉ rõ sai lầm của Duyrinh trong việc đánh giá những học thuyết của các nhà xã hội không tưởng là Ôoen, Xanhximông và Phuriê Sai lầm của Duyrinh là phủ định sạch trơn những học thuyết của họ mà không thấy những mặt tích cực trong các học thuyết đó, “đưa ra những lời khăng định hoàn toàn bịa đặt” Theo Ăngghen, thái độ này là do sự “không hiểu biết kinh khủng” của Duyrinh về các tác pham của ba nha chủ nghĩa xã hội không tưởng kê trên Ăngghen đã chỉ ra những mầm mống ý tưởng thiên tài của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng như tư tưởng về xóa bỏ nhà nước của Xanhximông: còn Phuriê khi phê phán sự nghèo nàn về vật chất và tinh thần của xã hội tư sản, ông đã phân chia xã hội loài người thành bốn giai đoạn mông muội, gia trưởng, dã man va văn minh Giai đoạn sau cùng phù hợp với cái hiện nay gọi là xã hội tư sản và chỉ ra mâu thuẫn trong xã hội văn minh là sự nghèo khổ sinh ra từ chính sự dồi dao Ôoen không những đã tuyên truyền chủ nghĩa chủ nghĩa cộng sản mà còn hiện thực hóa chủ nghĩa cộng sản trong thực tế.

Angghen đã chỉ ra nguyên nhân của sự chưa chín muỗi của những ý tưởng về chủ

nghĩa xã hội cua chủ nghĩa xã hội không tưởng vi nó “ương ứng với một trạng thải chưa

trưởng thành của nên sản xuất tư bản chủ nghĩa, với những quan hệ giai cấp chưa trưởng thành, là những lý luận chưa trưởng thành Việc giải quyết những nhiệm vụ xã hội còn ẩn giấu trong những quan hệ kinh tế chưa phát triển, phải duoc sản sinh ra từ dau óc con

Đánh giá một cách khách quan những cống hiến và những hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng, Angghen đã khang định: “Chui nghĩa xã hội lý luận Đức sẽ không bao giờ quên nó là sự tiếp noi Xanhximông, Phurié và Ôoen” và nhẫn mạnh, chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời không phải là không có cơ sở, mà “trước hết phải xuất phát từ những tài liệu tư tưởng đã tích lũy từ trước, mặc dit gốc rễ của nó nằm sâu trong những sự kiện kinh tẾ”?3, trong đó có chủ nghĩa xã hội không tưởng, là một trong những tiền đề của chủ nghĩa xã hội khoa học Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời là kết quả nghiên cứu sự đối lập giai cap giữa hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản: công nhân làm thuê và nhà tư sản, giữa hai tầng lớp xã hội chủ yếu: tầng lớp người có của và tầng lớp người không có của Chính vì xuất phát trên cơ sở hiện thực nên chủ nghĩa xã hội đã chuyên biến từ không tưởng trở thành khoa học Nói cách khác, việc nhận thức quá trình lịch sử của sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản, phân tích những mâu thuẫn và xung đột cơ bản chứa đựng trong chế độ đó,

?2 C.Mác & Ph.Angghen sdd, tdp 20 Tr.358.

23 C.Mác & Ph.Angghen sdd, tap 20 Tr.30.

Trang 11

đã giúp chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời Angghen viết: “Chu nghĩa xã hội hiện đại chang qua chỉ là sự phản ánh của sự xung đột có thật ấy vào trong tư duy, là sự phản ánh trên ÿ niệm của sự xung đột ấy, trước hết trong dau óc của giai cấp trực tiếp chịu dau khổ vì sự xung đột ấy, tức là giai cấp công nhân ”!.

2 Giá trị của tác phẩm “Chống Duy rinh” trong di sản lý luận của Chủ nghĩa Mác Tác phẩm chống Duyrinh là một công trình hệ thống hóa toàn bộ chủ nghĩa Mác nói chung với ba bộ phận cau thành: triết học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học,

và trình bày toàn diện lịch sử và lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng.

Đây là một kiểu mẫu về "luận chiến" đấu tranh chống lại âm mưu tầm thường hóa chủ nghĩa

Dưới hình thức bút chiến, Angghen đã kiên quyết đấu tranh vạch trần những sai lầm

của Duyrinh và những người theo chủ nghĩa Duyrinh, xoá đi "dam mây mờ” bao phủ phong

trào công nhân Đức, góp phần bảo vệ chân lý khoa học, cách mạng của triết học Mác nói riêng, chủ nghĩa Mác nói chung, đưa học thuyết Mác xâm nhập vào phong trào công nhân; qua đó, trình bày một cách cơ bản, hệ thống thế giới quan duy vật biện chứng và lập trường cộng sản chủ nghĩa; chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mắc.

Với tác phâm “Chống Duyrinh”, Angghen đã tham gia trực tiếp vào các cuộc tranh luận về thế giới quan và chính trị trong phong trào công nhân Đức lúc bấy giờ và góp phần quyết định vào thắng lợi của chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân.

Chính thái độ khách quan, khoa học trong việc xem xét các sự vật, hiện tượng, trong

việc đánh giá quá khứ và dự báo tương lai đã làm cho tác pham “Chống Đuyrinh” trở thành điển hình của tinh thần luận chiến khoa học, bảo vệ va phát triển các gia tri cua chủ nghĩa Mac trong diéu kién phức tap cua đời sống xã hội hiện đại.

“Chống Duy rinh” là một trong những tác phâm quan trọng nhất của chủ nghĩa Mác Đây là cuốn sách có nội dung đặc biệt phong phú và bổ ích V.I.Lênin đã coi tác phẩm này cùng với “L.Feuerbach và sự cáo chung của triết học cô điển Đức” và “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” đều là những cuốn sách gối đầu giường của mọi công nhân giác ngộ.

Tác pham “Chống Duy rinh” đã được hàng triệu người đã được đọc và tiếp nhận nội dung tư tưởng Ăngghen trình bày trong tác phâm - Chủ nghĩa Mác, thế giới quan và phương pháp luận khoa học đã giúp họ nhìn nhận giải thích đúng đắn các van dé lý luận và thực tiễn đặt ra Những giá trị khoa học của phép biện chứng duy vật và tư tưởng nhân văn, nhân

24 C.Mác & Ph.Angghen sdd, tap 20 Tr.372,373.

Trang 12

đạo của chủ nghĩa Mác trình bày trong tác phẩm vẫn mang tính nhân loại, đã và đang là hành trang của nhiều thế hệ trong nhận thức và cải tạo thế giới.

3 Vận dụng những nguyên tắc phương pháp luận được Angghen sử dụng trong tác phẩm “Chống Duy rinh” để giảng dạy Triết học Mác — Lénin

3.1 Nguyên tắc khách quan

“Chống Duyrinh” là một tác pham bút chiến, trong đó, Angghen đã lần lượt theo dõi các luận điểm của Duyrinh dé phê phán Điều này được thé hiện qua từng chương của tác pham, đòi hỏi người nghiên cứu phải phân biệt được rạch ròi quan điểm của Duyrinh với quan điểm của Ăngghen và các luận cứ mà Ăngghen đưa ra để bác bỏ quan điểm của

Có thể làm sáng tỏ nội dung này qua việc Ăngghen phê phán phương pháp của Duyrinh: ông ta có tham vọng xây dựng hệ thống triết học của minh mà Duyrinh gọi là “Triết học hiện thực” theo một phương pháp sao cho các kết luận được rút ra hoàn toàn chính xác như toán học, khiến cho những kết luận ấy trở thành những chân lý vĩnh cửu, bất biến.

Dé thực hiện tham vọng ấy, Duyrinh đã bắt chước phương pháp tiên dé trong toán học, Ông ta phân chia mỗi nhóm đối tượng của nhận thức ra thành những yếu tổ gọi là đơn giản nhất của nó, rồi đem ứng dụng vào những yếu tố ấy, những tiên đề cũng đơn giản như

thé, goi la hiển nhiên, rồi sau đó lại tiếp tục vận dụng những kết luận đã đạt được băng cách

như vậy.

Áp dụng phương pháp này vào xây dựng hệ thống triết học, Duyrinh trước hết rút từ đầu óc mình ra những hình thức cơ bản của tồn tại, những yếu tố đơn giản của mọi tri thức, những tiên dé triết học, rồi từ những cái đó mà suy ra toàn bộ triết học, hay “đồ ¿ức luận chung về vũ trụ”, “học thuyết về giới tự nhiên và cuối cùng là học thuyết về con người”?”.

Với toàn bộ triết học thì như thế (xem chương 3, phần Triết học), với từng van dé cụ thé,

Duyrinh cũng áp dụng phương pháp đó (xem chương 4, 5 phan Triết hoc).

Khi phê phán phương pháp này của Duyrinh, Angghen đã chỉ rõ, đồ thức luận chung về vũ trụ của Duyrinh chính là “cái mà ở Hêghen gọi là logic Sau đó, chúng ta lại thấy cả hai déu ứng dụng những đô thức ấy — hay phạm trù logic ấy vào giới tự nhiên: đó là triết học về tu nhiên, và sau cùng ứng dụng vào loài người; đó là cdi mà Hêghen gọi là triết học tinh thân"”?9.

25 C.Mác & Ph.Ăngghen sdd, tdp 20 Tr.54.26 C.Mác & Ph.Angghen sdd, tap 20 Tr.55,56.

Trang 13

Sau khi chỉ ra sự giống nhau giữa phương pháp mà Duyrinh và Héghen sử dụng dé xây dựng hệ thống triết học của mình, Ăngghen cho rằng, đây chỉ là một biểu hiện của

phương pháp tiên nghiệm — một phương pháp không nhận thức được những đặc tính của

đối tượng bằng cách rút những đặc tinh ấy từ bản thân đối tượng mà bang cách rút chúng một cách suy diễn từ khái niệm về đối tượng Từ đó, Ăngghen đã đề cập đến cách giải quyết duy vật van đề quan hệ giữa vật chất và ý thức, đặc biệt vạch rõ quan hệ giữa toán học và hiện thực (xem phan 1.2.3 của bài).

Phương pháp mà Angghen sử dụng dé bác bỏ các luận điểm của Duyrinh trong tác pham đã trang bị cho chúng ta bài học về phương pháp luận trong việc đấu tranh chống lại những âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch Trước hết, cần đánh giá một cách khách quan các nội dung của chủ nghĩa Mác đang bị các thế lực chống phá, từ đó xây dựng luận cứ dau tranh phan bác trên từng van dé cụ thé.

3.2 Nguyên tắc lịch sử - cụ thể

Trong chương trình môn Triết học Mác — Lénin, tài liệu bắt buộc của môn học là Giáo trình Triết học Mác — Lênin Giáo trình là sách trang bị cho người học những kiến thức cơ bản của một khoa học, những nội dung trong Giáo trình đã được sắp xếp và luận giải những nguyên ly co ban của Triết học Mác — Lénin theo một cách thức dé tiếp cận nhất đối với người học, vì vậy, đã bỏ qua nguồn gốc hình thành, cũng như mối liên hệ giữa các tư tưởng của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Có thé so sánh van dé này qua nội dung Giáo trình Triết học Mác — Lénin với tác phẩm “Chống Duyrinh” trên những nội dung sau: Phần Vật chất và ý thức trong Giáo trình đề cập đến Phạm trù vật chất, các hình thức

ton tại của vật chất; phạm trù ý thức, nguồn gốc, ban chất và kết cau của ý thức; Quan hệ

biện chứng giữa vật chất và ý thức Nhung trong tác phẩm này, Angghen chủ yếu dé cập đến tính khách quan của thế giới vật chất; tính thống nhất vật chất của thế giới; phương thức và hình thức ton tại của vật chất Còn Nguồn gốc ra đời của ý thức được Angghen trình bày trong bài viết “Tác dụng của lao động trong việc chuyển biến từ vượn thành người” Những nội dung còn lai, sau này được Lénin bổ sung trong tác phẩm “Chủ nghĩa

duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”.

Khi nghiên cứu Phép biện chứng duy vật, Giáo trình đề cập đến nội dung của Phép biện chứng duy vật bao gồm 2 nguyên lý, 6 cặp phạm trù và 3 qui luật Nhưng trong tác pham Chống Duyrinh, Angghen chỉ dé cập đến 3 qui luật của Phép biện chứng duy vật với những nội dung mang tính khái quát (xem phần 1.2 của bài này), những nội dung còn lại, muốn hiểu rõ hơn phải tiếp tục nghiên cứu tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” của Ăngghen và sau này được Lênin đề cập đến một cách đầy đủ hơn trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” và “Bút ký triết học”.

Trang 14

Về nhận thức luận, tác phâm chủ yếu đề cập đến tính khách quan của chân lý, quan hệ giữa chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối Những nội dung của Lý luận nhận thức trong Giáo trình như các nguyên tắc của nhận thức luận; thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với

nhận thức; con đường biện chứng của sự nhận thức sau này được Lénin trình bày trong tác

phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” và “Bút ký triết học” Đặc biệt quan niệm duy vật về lịch sử thì đã được trình bày trong những tác pham viết chung của Mác va Angghen như “Gia đình thần thánh”, “Hệ tư tưởng Đức” “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” và những bài viết riêng của các ông trong các giai đoạn sau Sở di, những nguyên lý cơ bản của triết học Mác - Lénin trong tác phâm này chi được dé cập với những nội dung như trên vì “Chống Duy rinh”là một tác phâm bút chiến, trong đó, Angghen đã lần lượt theo đõi các luận điểm của Duyrinh để phê phán, từ đó, đưa ra quan điểm của mình.

Việc tìm hiểu rõ tư tưởng của Angghen qua tác phẩm Chống Duyrinh, thay được bối cảnh lịch sử của những tư tưởng đó, cho thấy rằng, bản thân tư tưởng lúc đầu khi xuất hiện có thé chỉ là những ý tưởng, nó cần được bồ sung và hoàn thiện trong những điều kiện lịch sử nhất định, với một trình độ nhất định của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Người dạy và người học cần nắm vững được lịch sử hình thành và phát triển của các tư tưởng triết học của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac, từ đó mới có thé bé sung, phát triển và vận dụng có hiệu quả trong thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.

3.3 Nguyên tắc phát triển

Nguyên tắc phát trién được Angghen sử dụng khi phân tích tính qui luật của sự thay thế các thời kỳ cơ bản trong lịch sử triết học: phù hợp với qui luật của quá trình nhận thức, Ăngghen đã nhận xét răng, lịch sử phát triển của triết học đã trải qua các thời kỳ cơ bản kế tiếp như sau”?

Phép biện chứng tự phát, ngây thơ thời cô đại Thời kỳ này tương ứng với giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức thế giới — giai đoạn con người mới chỉ nhìn thay duoc mot bức tranh tổng quát, trong đó các chi tiết van còn mờ nhạt ít nhiều.

Phương pháp tư duy siêu hình thế ky XVII-XVII: là thời kỳ khoa học tự nhiên đã phát triển và đi sâu vào phân tích, chia nhỏ giới tự nhiên thành những mảnh riêng biệt, có định dé nghiên cứu Việc làm đó đã đưa đến thành tựu vi đại trong việc nhận thức giới tự nhiên, nhưng phương pháp nghiên cứu đó cũng để lại một thói quen xem xét sự vật một cách siêu hình, và từ khi Bécon và Lôccơ đưa cách xem xét ấy từ khoa học tự nhiên sang triết học thì nó làm cho phương pháp tư duy siêu hình trở thành phương pháp thống trị.

?7C.Mác & Ph.Ăngghen sdd, tdp 20 (xem từ trang 35-44)

Trang 15

Phép biện chứng duy tâm của triết học cô điển Đức: phương pháp tư duy siêu hình đã trở nên bat lực khi đi vào thé giới bao la của sự nghiên cứu Các tài liệu của khoa học tự

nhiên đã chứng tỏ rằng, trong tự nhiên, các sự vật diễn ra một cách biện chứng chứ không

phải siêu hình, nó trải qua một quá trình lịch sử thực sự Chính nền triết học cô điển Đức, ngay từ dau, đã phát biéu theo tinh thần biện chứng đó, nó được bắt đầu từ triết học của

Cantơ và hoàn thành ở Hêghen.

Phép biện chứng duy vật: hệ thống của Hêghen mâu thuẫn với tinh thần biện chứng, với các qui luật của tư duy biện chứng được nêu trong chính triết học của Hêghen Khi đã thay rõ điều đó thì phải quay về với chủ nghĩa duy vật, nhưng không phải với chủ nghĩa

duy vật siêu hình cũ mà là tới chủ nghĩa duy vật hiện đại — chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Trong khi các tài liệu của khoa học tự nhiên đã tạo tiền đề cho sự xuất hiện quan niệm duy vật biện chứng về tự nhiên thì những sự kiện lịch sử nửa đầu thế kỷ XIX đã dẫn đến quan niệm duy vật về lịch sử.

Sự vận động và phát triển của tư duy nhân loại được thể hiện qua sự hình thành và phát triển của phép biện chứng thể hiện tính kế thừa, tính chu kỳ và tính tiến lên Vì vậy, Ăngghen cũng không coi học thuyết của mình là chìa khóa vạn năng, nhất thành bất biến mà là một học thuyết mở cần được bô sung, phát triển băng thực tiễn sinh động như Angghen đã từng khang định: “Lý luận của chúng tôi là lý luận của sự phát triển, chứ không phải là một giáo điều mà người ta phải học thuộc lòng và lắp lại một cách máy móc "2Š.

3.4 Nguyên tắc toàn diện

Nguyên tắc nay được Angghen sử dụng khi phân tích về phương thức tồn tại của vật chất là vận động Trong tác phẩm, Ăngghen đã nêu lên tư tưởng về các hình thức vận động của vật chat, tương ứng với sự ton tại của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan (vận động cơ học, vật lý, hóa học, sinh học) Đồng thời, chỉ ra các hình thức vận động khác nhau là đối tượng nghiên cứu của các bộ môn khoa học khác nhau, như vận động cơ học là đối tượng nghiên cứu của toán học, vận động vật lý là đối tượng nghiên cứu của vật lý

Từ các hình thức vận động của vật chất, Angghen đã chi ra mối liên hệ giữa các hình thức vận động của vật chất, mà ở đó hình thức vận động cao bao giờ cũng ra đời trên cơ sở của hình thức vận động thấp, vì vậy “bước chuyển từ một hình thức vận động này sang một hình thức vận động khác bao giờ cũng van là một bước nhảy vọt ?? Angghen đã dẫn ra các tài liệu minh họa cho tư tưởng ấy qua sự thay đổi đối tượng nghiên cứu của các bộ môn

28 C.Mác và Ph.Angghen Todn tap, tap 36 Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 1999 Tr.797,798.?9 C.Mác & Ph.Angghen sdd, tap 20 Tr.96.

Trang 16

khoa học như sau: cơ học về các vật thé nhỏ = cơ học về khối lượng; cơ học về các phân tử = vật lý học (nhiệt, quang, điện); vật lý học nguyên tử = hóa học; hóa học các chất anbumin

= sinh học.

Từ mối liên hệ giữa các hình thức vận động của vật chất, Angghen đã đưa ra một sự

chỉ dan cho sự nghiên cứu của các nhà khoa học về nguồn gốc của sự sống, nguồn gốc con

nguoi Nếu hình thức van động cao ra đời trên cơ sở của hình thức vận động thấp, từ đó,

các nhà khoa học hiện đại cũng đang nghiên cứu theo hướng đi tìm nguồn gốc của sự sống từ sự kết hợp của các chất hóa học và đi tìm nguồn gốc của con người từ sự phát triển lâu

dài của giới sinh học.

Cũng từ mối liên hệ giữa các hình thức vận động của vật chất, khoa học hiện đại đang ngày phát triển theo hướng liên ngành như toán — lý, hóa — sinh, sinh học — xã hội từ đó, giúp con người ngày càng đi sâu tìm hiểu về bản chất của thế giới khách quan.

KẾT LUẬN

Khai thác giá trị khoa học trong tác phẩm “Chống Duyrinh” cũng như các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác — Lênin giúp cho người dạy và người học đáp ứng được yêu cầu đôi mới nội dung chương trình giảng day các môn chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh theo hướng “khoa học, sáng tạo, hiện đại và gan lý luận với thực tiên ”?0 Trang

bị cho người học nắm vững kiến thức lý luận, từ đó vận dụng để giải quyết những những

vân đê thực tiên đê ra.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ Giáo dục và dao tạo Giáo trinh Triết học Mác — Lênin Nxb Chính trị quốc gia - Sự

thật, Hà Nội, 2021.

2 Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ XIII, Tập I Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2021.

3 Dang Cộng sản Việt Nam Văn kiện Hội nghị lan thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2021.

4 C.Mác & Ph.Ăngghen Toàn tap, tập 20 Nxb Chính trị quốc gia — Sự thật, Hà Nội, 2004 5 C.Mác và Ph.Angghen Todn tap, tap 36 Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 1999.

30 Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ XIII Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà

Nội, tập II, 2011 Tr.235.

Trang 17

KHAI THÁC GIA TRI KHOA HOC CUA TÁC PHAM “CHÓNG ĐUYRINH” VE BẢN THÊ LUẬN TRONG DAU TRANH PHAN BÁC CÁC QUAN DIEM SAI TRÁI HIỆN NAY

PGS.TS Nguyễn Mạnh Tường Tóm tắt: tiếp cập từ quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác giả đã nghiên cứu khai thác những giá trị khoa học của Ph Angghen trong cuộc đầu tranh không khoan nhượng chống lại quan điểm duy tâm chủ quan và chiết trung của Duyrinh, bảo vệ xuất sắc triết học Mác noi chung, vấn dé bản thể luận trong đó nói riêng, những lập luận của Ph Angghen trong tác phẩm “Chống Đuyrinh” vẫn còn nguyên giá trị phương pháp luận cho chúng ta trong cuộc đầu tranh bảo vệ nên tảng tr tưởng của Dang va vận dung vào cuộc đầu tranh phòng chống, phản bác những quan điểm sai trai ở nước ta trong giai

đoạn hiện nay.

Từ khóa: Ph.Angghen; giá trị của cuộc đấu tranh về bản thé luận; dau tranh phan bác các quan điểm sai trái hiện nay.

Duyrinh (1833-1921) là nhà triết học duy tâm chủ quan, nhà kinh tế học tam thường người Đức, với quan điểm chiết trung, Ông ta đã xuyên tạc, bóp méo triết học Mác nói chung, trong đó có van dé bản thé luận Ông Duyrinh cho rằng triết hoc Mác không có gi mới, “cũ rích”, “phi khoa học”, không thống nhất, lẫn lộn tư duy với ton tại; là sự “nhắc lại chủ nghĩa Héghen và làm mới chủ nghĩa Phoiơbắc”; Duyrinh còn tự nhận minh “là người cộng sản” va chỉ có Ông ta mới là người trung thành với CNXH Tình hình đó đã làm cho những người Dân chủ - Xã hội ở Đức và châu Âu rất phẫn nộ và lo sợ về sự tiêm nhiễm của nó vào phong trào công nhân, theo họ, về phương diện lý luận, cần phải có bài viết công khai đấu tranh vạch trần những quan điểm sai lầm nghiêm trong của Duyrinh Và, trong bối cảnh cấp bách ấy, theo sự đề nghị của Lípnếch?!, Ph.Angghen đã trực tiếp thực hiện nhiệm vụ trọng đại này và thông qua đó nhằm bảo vệ, phát triển triết học Mác ở giai

đoạn mới.

Những giá trị khoa học của tác phẩm là rat to lớn, vì thế, trong khuôn khổ của chuyên đề này, tác giả chỉ tập trung khai thác một sé gia tri về ban thé luận, qua đó van dụng vào trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

1 Giá trị khoa học của tác phẩm “Chống Duyrinh” về van đề “Bản thể luận” Trong vấn đề “Bản thể luận” có thể nhận thấy, Ph.Ăngghen đã đứng vững trên lập trường duy vật biện chứng dé phân tích, lập luận và vạch trần bản chất duy tâm chủ quan,

chiêt trung chủ nghĩa của Duyrinh nham bóp méo, xuyên tac về tư duy, vê vai trò của tu

3! Chủ biên báo Volksstaat, một trong những người sáng lập và là lãnh tụ của Dang Dân chủ - Xã hội Đức

Trang 18

duy trong quan hệ với tồn tại, về giải quyết van dé cơ bản của triết học và về tinh thống nhất vật chat của thé giới.

Trước hết, Ph.Angghen vạch tran thủ đoạn của Duyrinh khi Ong ta sử dụng tính chất trừu tượng của các khái niệm toán học dé chứng minh về sự tồn tại hoàn toàn độc lập của tư duy đối với tồn tại Theo Duyrinh “có thé trực tiếp rút toàn bộ môn toán học thuần túy từ đầu óc của con người một cách tiên nghiệm, nghĩa là không cân đến kinh nghiệm mà thé giới bên ngoài cung cấp cho chúng ta”; “những khái niệm về số và hình là “doi tượng day du của toán học và do bản thân toán hoc sáng tao ra”, và vì thế toán học “có một ÿ nghĩa độc lập đối với kinh nghiệm đặc biệt va đối với nội dung hiện thực của thé gibi” Ph.Angghen đã phê phán quan niệm sai lầm, duy tâm chủ quan của Duyrinh va khang định “Những khái niệm về số lượng và hình dáng không thé rút ra từ đâu khác, mà chỉ là từ thé giới hiện thực mà thôi”, “Cũng như tất cả các khoa học khác, toán học sinh ra từ những nhu cau thực tiễn của con người”3° Toán học cũng như tất cả các khoa học khác, phản ánh một phần những hình thức liên hệ vốn có của thế giới và vì vậy nó được ứng dụng vào thế

Nghiêm trọng hơn, theo Ph.Angghen, Ông Duyrinh còn cho rang tư duy có trước tồn tại, từ tư duy rút ra cau tạo thé giới hiện thực, những đồ thức, những nguyên lý, còn giới tự nhiên và loài người phải phù hợp với những nguyên lý hình thức đó Theo Ông ta: “nhitng nguyên lý rút ra từ tư duy, chứ không phải từ thé giới bên ngoài, đến những nguyên lý hình

thức phải được ứng đụng vào giới tự nhiên và loài người, do đó, giới tự nhiên và loài người

”35, Ông Duyrinh còn xuyên tac môi quan hệ hiện thực, “hoàn todn

phải phù hợp với chúng

đặt lộn ngược moi quan hệ hiện thực và cấu tạo thé giới hiện thực từ tu duy, từ những đô

thức, từ những phương án hay những phạm trù tôn tại vĩnh cửu ở đâu đó trước khi có thé giới, hoàn toàn theo kiểu của một Hêghen nào đó”°5 Như vậy, Ong Duyrinh đã đứng trên lập trường duy tâm chủ quan đề ngụy biện, bóp méo tư duy, xuyên tạc mối quan hệ hiện

thực và đặt lộn ngược mối quan hệ giữa tư duy với ton tai, giữa ý thức với vat chất.

Theo Ph.Angghen, “ duy không bao giờ có thé lay và rút ra được hình thức ấy từ bản thân nó, mà chỉ từ thé giới bên ngoài ( ) các nguyên ly không phải là điểm xuất phát của sự nghiên cứu mà là kết quả cuối cùng của nó; những nguyên ly ay không phải được ứng

dụng vào giới tự nhiên và vào lịch sử loài người, mà được trừu tượng hóa từ giới tự nhiênvà lịch sử loài người; không phải là giới tự nhiên và loài người phải phù hợp với các nguyên32 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tap, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia — Sự thật, Hà Nội, 2002, tr.58.

33 C.Mác và Ph.Angghen, Todn tap, tập 20, Sdd, tr.58.3C.Mác và Ph.Angghen, Todn tap, tập 20, Sdd, tr.59.35 C.Mác và Ph.Angghen, Todn tap, tập 20, Sdd tr.54.36 C.Mác và Ph.Angghen, Todn tap, tập 20, Sdd, tr.54.

Trang 19

ly, mà trải lại các nguyên lý chỉ dung trong chừng mực chúng phù hop với giới tự nhiên va

lịch sử Đó là quan điểm duy vật duy nhất đối với sự vat” Theo quan điểm duy vật biện chứng, trong mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa ý thức và vật chất thì tư duy, ý thức của con người cũng có thật, cũng ton tại thật, nhưng sự tồn tại của chúng là ton tại chủ quan, còn thế giới vật chất, trong đó bao gồm giới tự nhiên và xã hội loài người là tồn tại khách quan Do vậy, giới tự nhiên và xã hội loài người luôn luôn chi phối và quy định nội dung

của tư duy, ý thức; hơn nữa mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội cũng luôn chi phối và quy định mối quan hệ của các khái niệm trong tư duy, ý thức; sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội là tính thứ nhất, còn tư duy, ý thức là tinh thứ hai, là sự phan anh

các sự vật, hiện tượng hay những nguyên lý tồn tại của các sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã

hội trong bộ não con người.

Về tính thống nhất vật chất của thé giới, Ông Duyrinh còn cho rằng: thé giới thống nhất ở tính tồn tại của nó Phê phán quan điềm nay, Ph.Angghen chỉ rõ điều đó chưa chứng minh được tính thống nhất của các sự vật trong thế giới, bởi vì “tồn tại của thế giới” mới chỉ nói lên các đối tượng trong thế giới đang có mặt, đang ton tai, dang co that, con cac déi tuong khác thực chat là gi thì chưa thể kết luận được, do vay, cơ sở của sự thống nhất của thế giới chưa được giải quyết Ông Duyrinh còn cho rằng “Bản chất của mọi tư duy là ở chỗ hợp nhất mọi yếu tô của ý thức lại thành một thé thong nhất nào a6”, “chính nhờ khả năng hợp nhất đó của tư duy mà nay sinh khái niệm không thé chia cắt được vệ thé giới, và vũ trụ, ”238, Qua đó chứng tỏ Ông Duyrinh đã hiểu sự thống nhất của tồn tại được suy ra từ sự thống nhất của tư duy Va, Ph.Ăngghen đã hài hước châm biém đưa ra vi dụ: “Nếu rồi gộp cái bàn chải giày vào phạm trù thông nhất của loài có vú, thì cũng không phải vì thé mà nó sẽ mọc ra những tuyến vú duoc’ Đỗi lập với quan điểm duy tâm chủ quan của Duyrinh, Ph.Ăngghen đã đưa ra quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về sự thống nhất vật chất của thé giới Theo Ph Angghen, “Tinh thống nhất thực sự của thé giới là ở tính vật chất của nó, và tinh vật chất này duoc chứng minh không phải bang vài ba lời lẽ khéo léo cua kẻ làm trò ao thuật, ma bằng một sự phát triển lâu dài và khó khăn của triét học và

khoa học tự nhiên”*®,

Như vậy, Ph.Ăngghen đã giữ vững các quan điểm khách quan toàn diện, lịch sử cụ thể và phát triển, dưới ánh sáng của duy vật biện chứng trong quá trình lập luận, phân tích bóc tran bản chất duy tâm chủ quan, chiết trung và ngụy biện của Ông Duyrinh nhằm bóp méo

37 C.Mác và Ph.Ăngghen, Todn tap, tập 20, Sdd, tr.54.38 C_.Mác và Ph.Ăngghen, Todn tap, tập 20, Sdd, tr.63.3 C.Mác và Ph.Ăngghen, Todn tap, tập 20, Sdd, tr.65.40 C.Mác và Ph.Angghen, 7oàn tdp, tap 20, Sdd, tr.67.

Trang 20

tư duy, xuyên tạc mối quan hệ hiện thức và tính thống nhất vật chất của thế giới Từ đó, về phương diện lý luận, Ph.Angghen đã trực tiếp bảo vệ và phát triển triết học Mác nói chung, van đề bản thé luận trong đó nói riêng; về phương diện thực tiễn, đã kịp thới ngăn chặn sự tiêm nhiễm của những quan điểm sai lầm nghiêm trọng của Duyrinh vào phong trào công nhân và thúc đây phong trao công nhân phát triển theo tinh thần khoa học và cách mạng

của chủ nghĩa Mắc.

2 Vận dụng vào đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái ở nước ta hiện nay

Vận dụng những giá trị khoa học của Ph.Angghen trong cuộc dau tranh chống Duyrinh vào cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay của Dang, chúng ta cần phải giữ vững quan điểm khách quan toàn diện, lich sử cụ thé và phát triển để phòng chống, phan bác và làm thất bại những quan điểm sai trái, âm mưu “diễn biến hòa bình”, xóa bỏ chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, qua đó khăng tính khoa học, cách mạng, củng cô niềm tin và sự kiên định cả trong tư tưởng và hành động vào con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Nhân dân Việt Nam

đã lựa chọn.

Ngày nay, trong cuộc dau tranh giai cấp, dau tranh chính trị thì dau tranh về tư tưởng, lý luận là bộ phận quan trọng nhất, nó không chỉ xoay quanh những vấn đề lý luận cốt lõi nhất mà còn gắn với thực tiễn, nhất là thực tiễn biến động của đời song xã hội Do vậy, cuộc đấu tranh không khoan nhượng trong tư tưởng, lý luận với những quan điểm sai trái, thù địch núp dưới mọi hình thức của các thé lực đối lập đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên, cấp thiết của mọi cuộc cách mạng nhăm bảo vệ thành quả cách mạng, đồng thời là sự nghiệp cách mạng cao cả của các thế hệ cách mạng chân chính trong giai cấp và dân tộc.

V.I.Lênin đã khang định một van đề có tinh quy luật là: Một cuộc cách mạng không biết tự

vệ mình là cuộc cách mạng tự sát Từ khi ra đời đến nay, Đảng ta đã thường xuyên thực hiện cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận nhằm chống lại các tư tưởng tả và hữu để bảo vệ nền tảng tư tưởng, đường lối, quan điểm của Đảng trong mỗi thời kỳ cách mạng Cuộc đấu tranh về tư tưởng, lý luận cũng đã góp phần phát triển các quan điểm lý luận đúng đắn, tuyên truyền sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong đời sống xã hội, góp phần nâng cao trình độ, nhận thức lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân

Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước hơn 35 năm qua, cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng và nhân dân ta đang diễn ra trong bối cảnh và yêu cầu mới, mang tính phức tạp và quyết liệt hơn Sự tan rã của Liên Xô và sự sụp đô của chủ nghĩa xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Au là cái cớ dé các thế lực thù địch và các phan tử cơ hội chính trị tung ra các quan

Trang 21

điểm sai trái, thù địch, phủ nhận sự đúng dan, khách quan của chủ nghĩa xã hội với tư cách là một học thuyết, một chế độ xã hội, day mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình” chống pha những nước còn dang đi theo con đường xã hội chủ nghĩa Sự kiên định nên tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gan liền với chủ nghĩa xã hội của Dang và dân tộc ta là tâm điểm dé các thé lực thù địch bóp méo, xuyên tạc, phủ nhận bằng đủ các luận điệu sai trái, thù địch khác nhau Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ cùng với sự phát triển bùng nỗ của truyền thông xã hội, internet toàn cầu, những vấn đề nảy sinh từ mặt trái của kinh tế thị trường, những van đề nóng bỏng trước những tác động của an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống, tác động tiêu cực của tình hình thế giới đến đời song xã hội như: Xung đột dan tộc, sắc tộc, tôn giáo, chủ nghĩa dân tộc, dân túy, tự do mới, dịch bệnh, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, phản động tăng cường hoạt động với những chiêu thức, thủ đoạn mới chống phá

chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Những quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch chống phá hiện nay tập trung ở số van đề sau:

Thứ nhất, xuyên tac gia trị khoa học, cách mạng của hoc thuyết Mác - Lênin, nên tảng tư tưởng của Đảng về chủ nghĩa xã hội Những chiêu bài mà chúng đang sử dụng không mới, nhưng hết sức tinh vi và thâm độc, tập trung vào việc đưa ra những lập luận, tuyên truyền, cỗ vũ từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lénin, làm lung lay, phủ nhận nền tang tư tưởng, lý luận của Dang Đề phủ định học thuyết Mác - Lénin, các thé lực thù địch cho rằng, học thuyết Mác - Lénin chỉ phù hợp với thé kỷ XIX va phù hợp trong một chừng mực nào đó với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất phương Tây thời đó Lý luận này không còn phù hop với thế kỷ XX và đặc biệt trong điều kiện ngày nay càng không phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam Gần đây, trước những khó khăn về kinh tế, xã hội của đất nước, họ tuyên

truyền luận điệu: Việt Nam đang không chỉ bé tắc về kinh tế mà còn bé tắc cả về tinh than;

học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác chỉ là một mớ lý thuyết suông về một chủ nghĩa xã hội không tưởng, không bao giờ thực hiện được Do vậy, sự sụp đồ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Đông Âu và trên toàn thế giới là một tất yếu, là sự cáo chung đã được

báo trước.

Phan bác quan điểm trên, Đảng ta khang định: Chủ nghĩa Mác - Lénin là học thuyết duy nhất từ trước tới nay chỉ rõ con đường giải phóng triệt dé giai cap công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới khỏi nô dịch và bóc lột, hướng tới một xã hội không còn áp bức, bóc lột Với bản chất cách mạng, khoa học, Chủ nghĩa Mác - Lênin là vũ khí lý luận sắc bén, ngọn cờ tư tưởng trong sự nghiệp đấu tranh của giai cấp công

Trang 22

nhân và nhân dân lao động tiễn bộ toàn thế giới, như Chủ tịch Hồ Chí Minh khang định: “Bây giờ học thuyết nhiễu, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”*!.

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn trung thành và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lénin vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nước ta, coi đây là cơ sở lý luận, nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho xây dựng, tổ chức và hoạt động của Đảng Vì vậy, Đảng đã đề ra đường lối, chiến lược, sách lược đúng đắn và lãnh đạo nhân dân ta đi từ thang lợi này đến thắng lợi khác Lịch sử đã chứng minh, nêu mơ hồ, dao động về hệ tư tưởng thì sẽ lúng túng trong hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách, rỗi loạn trong tổ chức va tất yêu dẫn đến thất bại trong hành động Thực tiễn cách mạng

nước ta chứng minh rằng trong mỗi giai đoạn cách mạng, mỗi lĩnh vực công tác, mỗi địa

phương nếu xa rời hay vận dụng một cách giáo điều, máy móc, duy ý chí những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lénin thì nhất định sẽ phạm phải sai lầm, chia rẽ, mat uy tín trước quần chúng và hiệu quả công việc thấp, thất bại Đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú

Trọng khăng định: “Tinh khoa hoc và cách mạng triệt để của chủ nghĩa Mac - Lénin, tu

tưởng Hồ Chi Minh là những giá trị bền vững, đã va dang được những người cách mang theo đuổi và thực hiện Nó sẽ còn tiếp tục phát triển và có sức sống trong thực tiễn cách mạng cũng như trong thực tiễn phát triển của khoa học Chúng ta can tiếp thu, bồ sung một cách có chọn lọc trên tỉnh thần phê phán và sáng tạo những thành tựu mới nhất về tư tưởng và khoa học để chủ nghĩa, học thuyết của chúng ta luôn luôn tươi mới, luôn luôn được tiếp

thêm sinh lực mới, mang hơi thở của thời đại, không rơi vào xơ cứng, trì trệ, lạc hậu so với

cuộc sống””2,

Thứ hai, xuyên tạc chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt

Nam Với cách diễn đạt trực diện tan công: “Vì sao đến giờ này mà Dang và Nha nước Việt Nam vẫn kiên định chủ nghĩa xã hội, mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội” Theo họ: việc thực hiện chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam đã hoàn toàn thất bại sau 10 năm (1975-1985); du cố gắng “đổi mới” 10 năm sau đó (1985-1995) theo gương “cải tổ” của Liên Xô van không cứu van được Họ xuyên tac: Đề được cứu nguy, tránh sự sụp đô như Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và đạt được nhiều thành tựu như hiện nay, thực tế Việt Nam đã thực hiện “kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa”, nhờ đó, Việt Nam mới phát

triên nhiêu mặt dé có bộ mặt phon vinh như hôm nay về kinh tê, đời sông người dân ngày

*! Hồ Chí Minh: Toàn tap, tdp 2, Nxb Chính trị quốc gia — Sự thật, Hà Nội, tr.289.

” Tông Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Một sô van dé lý luận và thực tiên về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt

Nam”, Báo Nhân dân sô ra ngày 17/5/2021.

Trang 23

một được cải thiện và nâng cao, chứ không phải thành quả của kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa,

Phản bác quan điểm trên, Đảng ta khang định: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự lựa chon duy nhất đụng đắn của dân tộc Việt Nam Lịch sử dân tộc đã cho thấy tất cả các phong trào cứu nước từ nửa cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 đều thất bại và cách mạng Việt Nam đang khủng hoảng về đường lối Trong điều kiện đó, Nguyễn Ai Quốc đã đưa lý luận của chủ nghĩa Mác — Lênin, ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười về Việt Nam và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 Đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thang lợi này đến thắng lợi khác, giành lại độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn ven lãnh thé, xây dựng đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bang, văn minh”, nhân dân thực su có cuộc sống 4m no, tự do, hạnh phúc, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh trong bài viết của mình: “Độc /ập dân tộc gắn liên với chủ nghĩa xã là đường lỗi cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam, là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng Hồ Chi Minh Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú, kết hop với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mac - Lênin, Hồ Chi Minh đã dua ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, am no và hạnh phúc thực sự cho tat cả mọi người, cho các dân tộc”.

Kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với quy luật lịch sử chứ

không phải là “đi vào vết xe đồ của Liên Xô” như sự xuyên tạc của các thế lực thù địch,

cơ hội chính trị Chủ nghĩa xã hội hiện thực sau cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917

không chỉ có ảnh hưởng quốc tế sâu rộng mà còn làm thay đổi tiễn trình lịch sử thế giới trong suốt thé ky XX va cho đến tận ngày nay Chủ nghĩa xã hội từ lý luận khoa học đã trở thành hiện thực sinh động; từ một nước xã hội chủ nghĩa trở thành hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới, trở thành lực lượng cách mạng thúc đây nhân loại phát triển và phâm giá con người trong lòng xã hội được thực thi, Liên Xô sụp đồ là sự kiện địa chính trị lớn nhất của thế kỷ XX làm đau đón nhân loại tiễn bộ, song nó phản ánh sự sai lầm về một mô hình khi đã xa rời những vẫn đề mang tính nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội Điều đó cho thay, những bước thăng tram, quanh co, khúc khuyu nhưng tat thắng của chủ nghĩa xã hội với tư cách là một học thuyết khoa học và cách mạng, một hình thái

kinh tê - xã hội và với tư cách một chê độ xã hội mới đây ưu việt mà nó vôn có; là sự kêt

“Tổng Bi thư Nguyễn Phú Trọng: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt

Nam”, Báo Nhân dân sô ra ngày 17/5/2021.

Trang 24

tinh tat cả những thành tựu tinh hoa mà các hình thái kinh tế - xã hội trước đã tạo ra, trên con đường đấu tranh khang định sự tồn tại phù hợp quy luật của sự vận động, phát triển

của tự nhiên, xã hội và tư duy con người.

Thứ ba, xuyên tac lich sử (lật sử), ca ngợi da nguyên chính trị, da dang đối lập, dân chủ tư sản dưới hình thức “gửi thư”, “trao đồi”, “góp ý”, kiến nghị vào dip Đại hội Đảng và sửa đổi Hiến pháp Thực chất, lan khuất dang sau những hình thức gửi thư, trao đôi, góp ý, kiến nghị là ý đồ đòi xóa bỏ, lật đồ vai trò lãnh đạo, cam quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam Họ cho rằng, chúng ta đã chọn sai đường, cần phải đi con đường khác Có người còn phụ họa với các luận điệu thù địch, công kích, bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản, có mưu đồ lật sử, xóa nhòa gianh giới giai cấp, đòi bỏ thuật ngữ “Ngụy quyền” Thậm chí có một số người còn sam hối về một thời đã tin theo chủ nghĩa Mac

-Lénin và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Phản bác quan điểm trên, Đảng ta cho rằng: vấn dé da nguyên chính trị, da dang đổi lập, dân chủ cần được xem xét dưới nhiều khía cạnh, góc độ, nhưng phải tôn trọng hiện

thực khách quan Trong xã hội có giai cấp, thậm chí có nhiều giai cấp, sự xuất hiện của một

dang hay nhiều dang cũng là lẽ bình thường Dù dưới màu sắc chính trị hay tên gọi thé nao thi dang thực chất là đảng chính trị và đảng nào cũng đều hướng tới việc cam quyên, việc giành, giữ, thực thi quyền lực nhà nước Nói cách khác, bản chất của đảng chính trị là bản chất giai cấp Đảng Cộng sản Việt Nam là sự liên kết tự nguyện của những người cùng chí hướng và cùng quyên lợi; là tổ chức chính trị mang bản chất giai cấp công nhân và nhân dân là chủ thể thực thi quyền lực nhà nước Tùy thuộc tương quan lực lượng xã hội ở mỗi nước có thể có một đảng hoặc nhiều đảng, như Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc nhiều đảng cạnh tranh, như một số nước tư bản phương tây.

Lịch sử tồn tại khách quan và dân chủ là nhu cầu thực tế, lịch sử các hình thái dân chủ không nằm ngoài điều đó, do vậy, không được bẻ cong ngòi bút để lật sử theo ý thích chủ quan Dân chủ dành cho số đông hoặc thiểu số đều tùy thuộc vào vai trò của đảng chính trị cam quyền Dưới chủ nghĩa tư ban, dân chủ nằm trong tay giai cấp tư sản, được tổ chức thành nhà nước tư sản và nhà nước đó bảo đảm quyền dân chủ cho một số ít người là giai cấp tư sản nhằm chống lại đông đảo những người lao động Đó là thứ dân chủ không triệt dé ở mọi cấp độ và tính chat, dù nhiều đảng vẫn không có sự khác nhau về bản chat, về lập trường giai cấp và hệ tư tưởng, nếu có khác nhau thì chỉ ở tên gọi và một số chính sách nhất

định mà thôi.

Trong chủ nghĩa xã hội, dân chủ là quyền làm chủ thuộc về nhân dân, vai trò chủ thê của Nhân dân Nhà nước là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì

dân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khăng định: “Trong chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa,

Trang 25

mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân là mối quan hệ giữa các chủ thê thông nhất về mục tiêu và lợi ích; mọi đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật và hoạt động của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phan dau Mô hình chính trị và cơ chế vận hành tổng quát là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa

là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”' Chính vì vậy, dân chủ xã hội chủ

nghĩa vừa là mục tiêu cao cả, vừa là động lực căn bản và mạnh mẽ của sự phát triển xã hội và tiễn bộ toàn điện không ngừng của nhân dân, đất nước với pham giá con người được thừa nhận một cách đầy đủ, tôn trọng và bảo vệ.

Thứ tư, lợi dụng những khó khăn ton tại, hạn chế, thiếu sót, sơ hở trong đời sống xã hội để đánh dong hiện tượng với bản chất của chủ nghĩa xã hội Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bên cạnh những thành tựu to lớn đạt được, còn có những hạn chế, yếu kém, thiếu sót, sơ hở trong đời sống về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tình trạng tham nhũng, lãng phí, ô nhiễm môi trường, Các thế lực thù địch lợi dụng dé suy diễn, diễn dat dưới nhiều hình thức khác nhau, xuyên tac, quy chụp rang đó là ban chất của chủ nghĩa xã hội, kết quả do con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mang lại, ; làm cho những người không có nền tang tư tưởng chính trị vững vàng dé bi lầm tưởng, hồ nghi, hoang mang, dao động, thậm chí xét lại, “tự diễn biến”, “tự chuyền hóa”, suy thoái về tư tưởng

chính tri.

Phan bác quan điểm trên, Tông Bi thư Nguyễn Phú Trọng khang định: “Ca lý luận và thực tiễn đều cho thấy, xây dựng chủ nghĩa xã hội là kiến tạo một kiểu xã hội mới về chất, hoàn toàn không hề đơn giản, dé dàng Ddy la cả một sự nghiệp sáng tạo vĩ đại, day thử thách, khó khăn, một sự nghiệp tự giác, liên tục, hướng đích lâu dài, không thể nóng voi’, Trong thời kỳ quá độ, các nhân tố xã hội chủ nghĩa được hình thành, xác lập và phát triển đan xen, cạnh tranh với các nhân tố phi xã hội chủ nghĩa, gồm cả các nhân tô tư bản chủ nghĩa trên một số lĩnh vực Sự đan xen, cạnh tranh này càng phức tạp và quyết liệt trong điều kiện cơ chế thị trường và mở cửa, hội nhập quốc tế Bên cạnh các mặt thành tựu, tích cực, sẽ luôn có những mặt tiêu cực, thách thức cần được xem xét một cách tỉnh táo và xử lý một cách kịp thời, hiệu quả Đó là cuộc đấu tranh rất gay go, gian khổ, đòi hỏi phải có

tâm nhìn mới, bản lĩnh mới và sức sáng tạo mới.

Tổng Bi thư Nguyễn Phú Trọng: “Một số van đề lý luận và thực tiễn về CNXH va con đường đi lên CNXH ở ViệtNam”, Báo Nhân dân số ra ngày 17/5/2021.

45 Tổng Bi thư Nguyễn Phú Trọng: “Một số van dé lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở ViệtNam”, Báo Nhân dân số ra ngày 16/5/2021.

Trang 26

Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử đạt được trong hơn 35 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng là kết quả của công cuộc đổi mới, của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn dau bên bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; tiếp tục khắng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; đường lối đổi mới của

Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; sự lãnh đạo của Đảng là nhân tô hàng đầu quyết định mọi

thắng lợi của cách mạng Việt Nam Cương lĩnh chính trị của Đảng tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng, lý luận dẫn dắt dân tộc ta vững vàng tiếp tục đây mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; là nền tảng để Đảng ta hoàn thiện đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới Để cuối cùng “với tất cả sự khiêm tốn, chúng

ta vẫn có thé nói rằng: Đất nước ta chưa bao gid có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín

quốc tế như ngày nay”.

Tóm lại, Ph.Ăngghen đã giữ vững các quan điểm khách quan toàn diện, lich sử cụ thé và phát triển, đưới ánh sáng của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phân tích bóc trần bản chất duy tâm chủ quan, chiết trung của Ông Duyrinh nhằm bóp méo tư duy, xuyên tac mỗi quan hệ hiện thức và tính thống nhất vật chất của thế giới Từ đó, Ph.Ăngghen đã bảo vệ và phát triển triết học Mác nói chung, van dé bản thé luận trong đó nói riêng: đã kịp thới ngăn chặn sự tiêm nhiễm của những quan điểm sai lầm nghiêm trọng của Duyrinh vào phong trào công nhân và thúc đây phong trao công nhân phát triển theo tinh thần khoa học

và cách mạng.

Vận dụng những giá trị khoa học từ cuộc dau tranh của Angghen chống lại Duyrinh vào cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận, phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch hiện nay ở nước ta là rất cấp thiết và cấp bách Những luận điệu đó thực chất là phi lịch sử, phản khoa học và phản động Mục đích của chúng là muốn tác động làm cho một bộ phận quan chúng nhân dân, giới trẻ hồ nghi, bi quan, dao động, suy giảm nién tin vào chủ nghĩa

xã hội, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Bác Hồ, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.

Đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là vẫn đề có ý nghĩa quan trọng, góp phan củng cé và tăng cường niềm tin của nhân dân với Đảng, giữ vững sự đoàn

kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận xã hội, ngăn chặn day lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyên hóa”, qua

đó góp phan làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” các thé lực thù dich,

phan động trong tình hình hiện nay./.

Trang 27

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 C Mác & Ph.Ăngghen, 7oàn tap, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia — Sự thật, Hà Nội, 2002;

2 Hồ Chí Minh: Toàn tap, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia — Sự thật, Hà Nội;

3 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng khóa XI, XIII, Nxb Chính trị quốc

gia — Sự thật, Hà Nội; 2016, 2021.

4 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Mot số vấn dé ly luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam”, Báo Nhân dân số ra ngày 17/5/2021.

Trang 28

KHAI THÁC GIÁ TRI KHOA HOC CUA TÁC PHAM “CHONG ĐUYRINH” TRONG GIANG DAY CAC QUY LUAT CO BAN CUA PHEP BIEN CHUNG DUY VAT

ThS Nguyễn Thị Hương Tóm tắt: Bài viết tập trung phân tích những giá trị khoa học quan trọng và thiết thực của tác phẩm “Chống Duyrinh” về van dé phép biện chứng - linh hôn sống của chủ nghĩa Mác và các quy luật vơ bản của phép biện chứng duy vật trên một số khía cạnh: vạch tran những quan điểm sai trái của Duyrinh và những người theo chủ nghĩa Duyrinh; luận chứng cho việc giải thích những vấn dé lý luận và thực tiễn; đập tan những luận điệu xuyên tac của chủ nghĩa Mác góp phan bảo vệ chủ nghĩa Mác Đông thời, vận dung sáng tao, hiệu quả các giá trị khoa học của tác phẩm vào giảng day các quy luật cơ bản của phép

biện chứng.

Từ khóa: Giá trị khoa học, “Chống Duyrinh”, quy luật cơ bản, phép biện chứng ĐẶT VAN DE

“Chống Duyrinh” là một trong những tac phẩm có vị trí quan trọng trong hệ thống các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác Tác phẩm được coi là cuỗn sách đầu giường của mọi công dân giác ngộ về bộ ba cau thành chủ nghĩa Mác - Lênin gồm: Triết học duy vật biện chứng, Kinh tế chính trị học và Chủ nghĩa xã hội khoa học Tác phẩm co giá tri khoa học rất lớn, đặc biệt cho đến tận ngày hôm nay, giá trị khoa học của tác phẩm vẫn còn nguyên ven Vì vậy, chúng ta cần phải khai thác giá trị khoa học của tác phẩm đó và van dụng thực tế đấu tranh bảo vệ tư tưởng của Đảng nói chung và công tác giáo dục tư tưởng nói riêng Cụ thé là trong giảng dạy phép biện chứng, các quy luật cơ bản cho người học

hiện nay.

NỘI DUNG

1 Khái quát tác phẩm “Chống Duyrinh”

“Chống Duyrinh” là một trong những tác phẩm gối đầu giường của công nhân tri thức Giá trị khoa học của tác phẩm được thê hiện qua những nội dung cơ bản của phép biện chứng nói chung và các quy luật của phép biện chứng nói riêng Đó cũng là sự tổng kết toàn diện của chủ sự phát triển chủ nghĩa Mác.

C Mác va Ph Ăngghen viết tác phẩm “Chống Duyrinh” trong bối cảnh lịch sử rat nôi bật khi chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở Châu Âu, từ nửa sau thế kỉ XIX Hơn nữa, chủ nghĩa tư bản đã khang định vị trí ưu thế của nó trong tiến trình phát triển của lịch sử và phát triển thành một hệ thống Chủ nghĩa tư bản có sức ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới “Chong Duyrinh” là một trong những tác phẩm tiêu biểu về tính Dang dựa trên lập trường triết học duy vật triệt để Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai

Trang 29

cấp vô sản và phong trào công nhân trên thé giới cũng phát triển thành một lực lượng quốc tế Giai cấp vô sản và phong trào công nhân lúc bấy giờ lay chủ nghĩa Mác làm nền tảng lý luận Lúc bấy giờ nước Đức lúc này, Đảng dân chủ xã hội được thành lập Tuy nhiên, đảng này lại chịu sự chi phối của khuynh hướng tư tưởng chiết trung và chủ nghĩa xã hội dao

đức Vì vậy, các nhà tư tưởng nước này đã xuyên tạc giải thích các lĩnh vực tự nhiên và xã

hội nhằm bác bỏ chủ nghĩa Mác Điền hình là Duy rinh (1833 - 1921) Dé bảo vệ chủ nghĩa Mác, C.Mác và Ph.Angghen chap bút viết tác phâm “Chống Duyrinh”.

“Chống Duyrinh” là tác pham đã vạch trần những quan điểm sai trái của Duyrinh và những người theo chủ nghĩa Duyrinh, góp phan bảo vệ chủ nghĩa Mác “Chong Duyrinh” còn luận chứng cho việc giải thích đúng đắn những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra dựa trên thế giới quan và phương pháp luận khoa học Theo Ph.Ăngghen, những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra phải được giải quyết dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử hay dựa trên thế giới quan và phương pháp luận một cách khoa học Mặt khác, Ăngghen còn đánh giá cao mặt tích cực và chỉ ra những mặt hạn chế trong hệ thống lý luận của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng như X.Ximong, Phurie, Ôoen Tác phẩm “Chống Duyrinh” còn góp phan đập tan luận điệu xuyên tac về chủ nghĩa cộng sản và vạch ra con đường đấu tranh giải phóng giai cấp Ph.Ăngghen đã bác bỏ quan điểm của Duyrinh khi cho răng, bạo lực và chiến tranh là cơ sở hình thành các giai cấp trong xã hội Ph Angghen

cho rằng, điều kiện kinh tế xã hội, sự phát triển của lực lượng sản xuất và chế độ sở hữu

mới là cơ sở hình thành các giai cấp trong xã hội.

Tác phẩm “Chống Duyrinh” góp phan làm cho học thuyết Mác trở thành học thuyết vạn năng, trang bị công cụ nhận thức vĩ đại cho nhân loại Trong tác phẩm “Chống Duyrinh”, Ăngghen đã kịch liệt phê phán Duyrinh là nhà triết học duy tâm chủ quan, nhà kinh tế học tầm thường Với những quan điểm siêu hình, máy móc, Duyrinh đã xuyên tac, bóp méo trên cả ba trụ cột cầu thành chủ nghĩa Mác Triết học của chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa duy vật, Ăngghen kiên quyết bảo vệ chủ nghĩa duy vật triết học và đã nhiều lần vạch ra khuynh hướng quan niệm của Duyrinh là sai lầm Hơn nữa, tác phẩm “Chống Duyrinh” là một trong những tác phẩm góp phan đây triết học tiến lên, làm cho triết học trở nên phong phú hơn, đặc biệt là phép biện chứng Đây được coi là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất về sự phát triển, không phiến diện Đây là học thuyết về tính tương đối của nhận thức con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn luôn vận động và phát triển không ngừng.

Bên cạnh một số tác phẩm kinh điển như “Biện chứng của tự nhiên”, “Lut vich Phoi ơ bắc và sự cáo chung của triết học cô điên Đức” thì tác phẩm “Chống Duyrinh” là một trong những tác phẩm có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống hóa triết học Mác xít.

Trang 30

Thông qua việc phê phán ông Duyrinh với những quan điểm siêu hình, máy móc, Ăngghen trình bày một cách hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác nói chung và triết học Mác nói riêng Quan điểm của Ăngghen được thê hiện rất rõ và tỉ mi qua bộ ba cau thành chủ nghĩa Mac trong tác phẩm “Chống Đuyrinh”: Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học Thông qua tác phẩm này, những quy luật, luận điểm, nguyên lý, phạm trù triết học của Mác và Ăngghen được trình bày một cách có hệ thống.

2 Ph Angghen phê phán quan điểm của Duyrinh về van đề phép biện chứng và quy

luật cơ bản của phép biện chứng

Trong tac phâm “Chống Duyrinh”, Angghen không chỉ phát hiện ra những nguyên lý nền tang của phép biện chứng duy vật như nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, nguyên lý về sự phát triển mà còn đưa ra được kinh điển về các quy luật cơ bản của phép biện chứng Lần đầu tiên, Ph Ăngghen đã trình bày các quy luật cơ bản của phép biện chứng, đó là quy luật thống nhất va dau tranh giữa các mặt đối lập; quy luật chuyên hóa từ sự biến đôi về lượng thành những biến đổi về chất và ngược lại; quy luật phủ định của phủ định Ph.Angghen coi phép biện chứng duy vật chính là khoa học về những quy luật phổ biến nói trên của sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy của con người.

Theo quan điểm của Duyrinh, sự vật và quá trình vốn không có mâu thuẫn nội tai, mâu thuẫn là một điều vô nghĩa và nó không thê tồn tại trong thế giới hiện thực: “Mâu thuẫn = vô nghĩa, và do đó, nó không thé có trong thé giới hiện thực” Luận điểm siêu hình này của Duyrinh đã bị Angghen bác bỏ Angghen đã chứng minh sự hiện diện của mâu thuẫn với tư cách một đặc trưng của sự vận động và phát triển Khi xem xét quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (hay còn gọi là quy luật mâu thuẫn), Ph Ăngghen đã chỉ rõ tính chat sai lầm của Duyrinh khi ông phủ định mâu thuẫn và cho rang mâu thuẫn là vô nghĩa Ăngghen đã chỉ ra tính khách quan và tính phổ biến của mâu thuẫn: “Mau thuấn ton tại một cách khách quan ở trong bản than các sự vật và các quá trình và có thể bộc lộ ra dưới một hình thức hữu hình”^® Angghen cho rằng bản thân mỗi sự vật, hiện tượng là một mâu thuẫn Mâu thuẫn là phổ biến, nó diễn ra cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy của con người Ong chỉ rõ, néu xem xét các sự vật như là đứng im và không có sinh khí, cái nào riêng cho cái ấy, cái này bên cạnh cái kia thì chắc chắn chúng ta không thấy

được một mâu thuẫn nào trong các sự vật cả Nhưng khi bắt đầu xem xét các sự vật ay,

trong sự van động, biến đôi, sự sống, sự tác động lẫn nhau giữa chúng thì khi đó, chúng ta

sẽ lập tức gặp nhiều mâu thuẫn Và như vậy, theo Angghen, mâu thuẫn tồn tại một cách

46 C.Mác và Ph.Ăngghen, Todn tap, tập 20, Nxb Chính tri quốc gia — Sự thật, Hà Nội, 1994, tr.173

Trang 31

khách quan trong mỗi sự vật, hiện tượng và thê hiện dưới hình thức hữu hình Quan điểm này của Angghen là luận điểm bác bỏ quan điểm sai lầm của Duyrinh khi cho rằng: “Nói chung, cho đến ngày nay, van không có một cái câu nối nào giữa cái tĩnh triệt để và cdi động ở trong khoa cơ học hợp lý” Angghen khang định: “Bản thân sự vật đã là một mâu thuân; ngay như sự di chuyển một cách máy móc và đơn giản sở đĩ có thể thực hiện được,

cũng chỉ là vì một vật trong cùng một lúc vừa ở nơi này lại vừa ở nơi khác, vừa ở cùng một

chỗ lại vừa ở chỗ khác Và sự nảy sinh thường xuyên và việc giải quyết đông thời mau thuân này đó cũng chính là sự vận động”“" Vận động có khả năng biểu hiện bằng cách đối lập với nó, tức là thé tinh Điều này chi mang tính chất tương đối Angghen khang định van động cơ giới là một mâu thuẫn thì tất nhiên các hình thức khác của vận động cũng phải chứa đựng mâu thuẫn Nhờ có mâu thuẫn mà mọi sự vận hiện tượng vận động và phát trién Nếu mâu thuẫn kết thúc, mâu thuẫn không ton tại nữa thi sự vật, hiện tượng đó cũng chấm dứt Theo Angghen, bản thân của sự vận động một cách máy móc, đơn giản cũng đã chứa đựng nhiều mâu thuẫn, những hình thức vận động cao hơn của vật chất, cu thé là sự sống hữu cơ và sự phát triển của sự song hữu co lại càng chứa đựng mau thuẫn như vậy: “Sự sống cũng là một mau thuẫn ton tại trong bản thân các sự vật, hiện tượng và các quả trình, một mâu thuần thường xuyên nảy sinh và tự giải quyết, khi mâu thuân cham dứt thì sự sống cũng không còn nữa và cái chết xảy đến"*Š Angghen cho rằng, ngay bản thân con người chúng ta, trong lĩnh vực tư duy cũng không thoát khỏi mâu thuẫn Ví dụ như mâu thuẫn giữa năng lực nhận thức bên trong của con người với sự tồn tại thực tế của năng lực ay khi con người bị han chế bởi hoàn cảnh bên ngoài Mau thuẫn đó được giải quyết trong sự tiếp nối giữa các thế hệ và trong sự vận động đi lên vô tận Ở đây, chúng ta thấy, ông Duyrinh đã nhằm lẫn khi đồng nhất phép biện chứng của Mác với phép biện chứng của Hêghen Tuy nhiên, Duyrinh vẫn chưa hoàn toàn mất han cái kha năng phân biệt giữa phương pháp và những kết quả đạt được bằng phương pháp ay Duyrinh vẫn hiểu rằng công kích phương pháp dưới hình thức phổ biến của nó không phải là bác bỏ những kết quả về chi tiết Cách giải thích của ông Duyrinh that sự “ngốc nghếch”, “rối ram”, “lệch lạc” Như vậy, mâu thuẫn chính là nguồn gốc, động lực của sự phát triển Điều này đã được các nhà tư tưởng biện chứng thời cổ đại đã đúc rút ra.

Đối với quy luật chuyên hóa từ những biến đổi về lượng thành những biến đổi về chất và ngược lại, Angghen cũng đã chỉ ra tính khách quan và tính phổ biến Angghen cho 47 C.Mác và Ph.Angghen, Todn tdp, tap 20, Sdd, tr.172 - 173

48 C.Mác va Ph.Angghen, Toàn tap, tap 20, Sdd, tr.173 - 174

Trang 32

rằng, quy luật này chỉ ra cách thức của sự phát triển Angghen bác bỏ quan niệm của Duyrinh về sự không tồn tại của cái gọi là những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại Ông đã dẫn chứng hàng loạt ra các ví dụ trong những lĩnh vực khác nhau trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy con người để chứng minh Ăngghen đã dẫn ra nhiều ví dụ trong khoa học tự nhiên, đặc biệt là hóa học, trong khoa học xã hội, trong kinh tế chính trị, nhất là trong bộ “Tư bản” của Mác, dé khang định tính lượng chất mà Hêghen là người đầu tiên phát hiện ra Duyrinh cho rang, quan điểm của Héghen về lượng biến thành chat là “mơ hồ”, là “mù mit” giống như một “món tiền đặt cọc” nếu đạt được một giới hạn nào đó thì sẽ trở thành tư bản vì sự tăng thêm đơn giản về lượng Ông chỉ ra bản chất của quy luật này đó là trong thế giới hiện thực, sự thay đôi về chất là kết quả của sự thay đổi về lượng Quá trình chuyên hóa từ chất này sang chất khác đó là sự đứt đoạn liên tục và là sự nhảy vọt về chất Sự vật mới ra đời bao hàm một lượng mới và chất mới Lượng đổi thì chất cũng đổi và ngược lại chất đôi thì lượng đổi Angghen ví dụ như trong bộ “Tư bản” của Mác: “Sản xuất ra giá trị thang du tương đổi - diễn ra trong quá trình hop tác, lĩnh vực phân công lao động và công trường thủ công, lĩnh vực sản xuất máy móc và đại công nghiệp bàn đến vô số trường hợp thay đổi về lượng làm cho chất của sự vật biến đổi, cũng như thay đổi về chất làm cho lượng của sự vật biến doi’ Quan điểm của Duyrinh hoàn toàn ngược lai với quan điểm của Mác Theo Angghen, ông Duyrinh không hiểu quy luật này, xuyên tạc chủ nghĩa Mác: “Mác nói: một số giá trị chỉ có thể biến thành tư bản khi nó đạt đến một lượng tối thiểu, số lượng này khác nhau tùy theo các trường hop, nhưng trong mỗi trường hợp cá biệt thì lại là một số lượng nhất dinh”® Ông Duyrinh đã gan cho Mác những điều trái với lời nói của Mác Theo Mác, một số giá trị chỉ có thể biến thành tư bản khi nó đạt đến một lượng tối thiểu và số lượng này khác nhau tùy theo từng trường hợp Tuy nhiên, trong mỗi trường hợp lại có một lượng nhất định Ông Duyrinh hành văn một cách “cao siêu” và “tôn quý”, lại gan cho Mác đã nói rang: “Vi rang theo quy luật của Héghen, lượng biến thành chất, do đó cho nên một món tiền đặt cọc, khi đạt đến một giới hạn nào đó khi trở thành tư bản” Quan điểm này hoàn toàn ngược lại với lời của Mac Ong Duyrinh đã gan cho Mác một điều hoàn toàn vô nghĩa và khôi hài Mác đã đưa ra rat nhiều ví dụ để chứng minh cho quy luật lượng - chất Ví dụ ngay trong bộ “Tư bản” của Mác, Mác cho rằng sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối diễn ra trong lĩnh vực hợp tác,

lĩnh vực phân công lao động, sản xuât máy moc roi nhiêu trường hợp khác thay đôi về

4° C.Mác và Ph.Angghen, Todn tdp, tap 20, Sdd, tr.181

39 C.Mac va Ph.Angghen, Toàn tdp, tập 20, Sdd, tr.180

Trang 33

lượng làm cho chất cũng biến đổi theo, cũng như thay đôi về chất làm cho lượng của sự vật biến đổi Dé chứng minh quy luật, Mác còn dẫn ra lời mô tả của Napôlêông về cuộc chiến dau của đội ki binh Pháp tuy kém về tài nghệ nhưng có kỉ luật với đội ki binh Mameluc, đội ki binh giỏi nhất lúc bấy giờ về chiến dau đơn độc nhưng thiếu kỉ luật Tức là phải có một lượng ki binh tối thiểu nhất định thì sức mạnh của kỉ luật, dựa trên hàng ngũ chỉnh té và có kế hoạch mới có thể đánh thắng được đoàn kị binh không chính quy, đông hơn, tài nghệ hon Như vậy, quy luật chuyên hóa từ những biến đổi về lượng thành những biến đổi về chất và ngược lại là một quy luật khách quan và phổ biến.

Khi xem xét quy luật phủ định của phủ định, Angghen đã đưa ra quan điểm của mình dé chống lại những luận điểm xuyên tac chủ nghĩa Mác của Duyrinh Ong Duyrinh cho rằng, phủ định cái phủ định theo lối Héghen đã phải làm nhiệm vụ như một “bà đỡ đẻ” dé đỡ cho tương lai lọt ra khỏi lòng của quá khứ Ví dụ, việc xóa bỏ chế độ sở hữu cá nhân là sự phủ định thứ nhất, sau đó sẽ có một phủ định thứ hai và có tính chất khôi phục “chế độ

IR mde

sở hữu ca nhân” dưới một hình thức cao hơn, xây dung trên chế độ công hữu về ruộng dất và công cụ lao động Duyrinh cho rằng, Mác vẫn bình thản trong cái tư tưởng mơ hồ về chế độ sở hữu vừa có tính chất cá nhân, vừa có tính chất xã hội và quan điểm của Mác là “quai dị” Bac bỏ quan điểm của Duyrinh, Mac di đến kết luận: “7; rong xã hội tương lai sẽ có một chế độ sở hữu vừa có tính chất cá nhân vừa có tính chất xã hội, coi như sự sống đến cao

độ kiếu Hêghen của môi mâu thuân đã được vượt qua””! Mác còn chứng minh phủ định

của phủ định về mặt kinh tế và lịch sử khi cho răng, phương thức sản xuất và chiếm hữu tư bản chủ nghĩa và do đó, chế độ sở hữu tư nhân về tư bản chủ nghĩa là sự phủ định thứ nhất đối với chế độ sở hữu tư nhân cá nhân dựa trên lao động của bản thân Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa lại tự nó gây ra cái phủ định bản thân nó với tính tất yêu của một quá trình tự nhiên Quá trình đó gọi là phủ định của phủ định của phủ định Quá trình đó diễn ra theo một quy luật biện chứng nhất định Duyrinh coi phép biện chứng giống như một công cụ chi dùng dé chứng minh, nhận thức một cách rất nông cạn Và như vậy, Duyrinh hoàn toàn không hiểu gì về phép biện chứng Việc Ăngghen đã tự đặt ra câu hỏi và tự trả lời câu hỏi đó: “Vậy, phủ định cdi phủ định là gi? Là một quy luật vô cùng phổ biến và chỉnh vì vậy mà nó có tam quan trọng và có tác dung vô cùng to lớn về sự phát triển của tự nhiên, của

lịch sử và của tư duy ””? Quy luật này chỉ rõ cái mới, sự vật, hiện tượng mới ra đời dựa trên sự phát triển của cái cũ những trên cơ sở cao hơn Điều nay đã được Angghen phân tích sâu sắc qua sự phát triển của đại mạch Nhiều hat đại mạch giống nhau được xay ra, được tiêu

5! C.Mác và Ph.Angghen, Todn tap, tập 20, Sdd, tr.186

>? C.Mác và Ph.Angghen, Toàn tap, tap 20, Sdd, tr.200

Trang 34

dùng, được nấu chín Tuy nhiên, nếu chúng ta đem một hạt đại mạch đó đem gieo xuống đất thích hợp, đủ nhiệt độ, độ ầm, ánh sáng nó sẽ nảy mâm Hạt đại mạch biến đi không còn là hạt đại mạch nữa Nó bị phủ định, bị thay thế bởi một cái cây do nó đẻ ra Đấy là phủ định hạt đại mạch Khi cây đó lớn lên, nó sẽ cho ra hoa, thụ phan va cudi cung lai sinh ra những hat dai mach mới Khi hat dai mach chín thì thân cây chết di, bản thân nó bi phủ định Kết quả của sự phủ định của phủ định này là chúng ta lại có hạt đại mạch như ban đầu nhưng không phải chỉ là một hạt mà làn nhiều hạt: “Hat đại mạch đã trải qua từ lúc nảy mam cho đến lúc thành cây, kết hat roi chết di, khi đó nói rằng đó là phủ định của phi dinh”> Theo Duyrinh, quy luật phủ định của phủ định của Mác giống của Héghen, tức là Mác đã dẫn lại quan điểm của Hêghen Chính vi vậy, Angghen đã bác bỏ chống lại quan điểm của Duyrinh Angghen đã chỉ rõ, Duyrinh đã gan cho Mác những điều mà ông Duyrinh bia đặt ra Theo Angghen đối với mỗi loại sự vật cũng như đối với mỗi loại quan niệm, khai niệm đều có phương thức phủ định riêng biệt của nó, đó chính là sự phủ định trong đó có sự phát triển Hơn nữa, Ăngghen đã trình bày quan điểm của Mác trên từng phương tiện cụ thé và chỉ ra rằng, Mác đi từ nghiên cứu, phân tích xã hội tư bản để rút ra quy luật chứ không phải áp dụng quy luật phủ định của phủ định và thực tế xã hội tư bản Hơn nữa, Angghen cũng đã chỉ ra sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình Phủ định siêu hình chính là phủ định sạch trơn, còn phủ định biện chứng là tạo ra tiền đề, tạo điều kiện cho sự vật, hiện tượng mới phát triển Phủ định biện chứng gan với sự kế thừa của sự phát triển Angghen đưa ra ví dụ về phủ định siêu hình: “Nếu tdi nghiền nát một hat

đại mạch, hay xéo chết một con sâu thì dung là tôi hoàn thành bước thứ nhất, nhưng tôi đã

làm cho bước thứ hai không có khả năng thực hiện được”?

3 Vận dụng giá trị khoa học của tác phẩm “ Chống Duyrinh” vào giảng dạy các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong học phần Triết học Mác - Lê nin

Từ những hạn chế trong quan điểm duy tâm chủ quan, siêu hình, máy móc của Đuyrinh đối lập quan điểm duy vật biện chứng của Mác và Ang ghen về phép biện chứng nói chung và ba quy luật nói riêng, chúng ta cần phải vận dụng những giá trị tích cực, khoa

học vào trong giảng dạy nội dung các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong

học phần Triết học Mác - Lênin hiện nay Trong quá trình giảng dạy, chúng ta cần phải phân tích, làm rõ nội dung của ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật Đồng thời, người dạy cần phải lay dẫn chứng từ tác phẩm “Chống Duyrinh” dé giải thích, chứng minh

nội dung của các quy luật.

33 C.Mác va Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Sdd, tr.200

3 C.Mác và Ph.Angghen, Toàn tap, tap 20, Sdd, tr.201

Trang 35

Trong quá trình giảng dạy quy luật “Thống nhất và dau tranh giữa các mặt đối lập”, để giúp người học nắm bắt được quy luật này và có khả năng vận dụng được những kiến thức đã học dé hiểu, giải thích, bình luận các vấn dé mang tính phổ quát diễn ra trong tự nhiên, xã hội và tư duy của con người thì người dạy trước hết cần phải hiểu bản chất, nội

dung của quy luật và truyền đạt đến người học một cách dễ hiểu nhất Dé thực hiện được

điều này, khi giảng dạy, người dạy cần phải liên hệ các tác phẩm kinh điển Cụ thé là tác pham “Chống Duyrinh” Trong tác pham “Chống Duyrinh”, Angghen đã chỉ ra tính khách quan và phổ biến của mâu thuẫn, tức là mâu thuẫn chỉ tồn tại một cách khách quan trong bản thân các sự vật, hiện tượng và các quá trình, có thê bộc lộ ra dưới một hình thức hữu hình Quan điểm này của Angghen được coi là luận chứng để chứng minh tính phổ biến của mâu thuẫn khi giảng day nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập trong học phan Triết học Mác - Lênin Khi giảng dạy quy luật thống nhất va đấu tranh giữa các mặt đối lập, người dạy cần làm rõ khái niệm mâu thuẫn là gì? Mặt đối lập? Chỉ ra các tính chất chung của mâu thuẫn, chứng minh mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động

và phát triển của sự vật, hiện tượng, phân loại mâu thuẫn Những nội dung này được thê

hiện rất rõ trong tac phâm “Chống Duyrinh” Khi nói đến mâu thuẫn có tính khách quan và phố biến, người day cần phải khang định: Chủ nghĩa duy vật biện chứng không mang phép biện chứng chủ quan áp cho thế giới khách quan, không suy ra từ nó biện chứng khách quan

mà giải thích biện chứng chủ quan từ biện chứng khách quan, xét các quy luật của tư duy

là sự phản ánh các quy luật biện chứng phô biến của hiện thực khách quan, tư duy cũng vốn có những mâu thuẫn không mang tính logic mà thực chất là sự phản ánh của mâu thuẫn khách quan Như vậy, quy luật mâu thuẫn là quy luật cơ bản của hiện thực khách quan Để chứng minh nội dung nói trên là đúng, có tính thuyết phục, người dạy trích dẫn quan điểm của Angghen bác bỏ quan điểm sai lầm của Đuyrinh khi ông cho rang mâu thuẫn là vô

nghĩa và không có trong hiện thực.

Một nội dung rất quan trọng của quy luật thông nhất và dau tranh giữa các mặt đối lập mà người dạy cần truyền đạt đến người học, đó là: Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng Người dạy cần phải làm rõ, tại sao nói, mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng Đồng thời, người dạy cũng cần phải đưa ra được những dẫn chứng dé chứng minh nội dung nói trên là chính xác, đúng đắn, giúp sinh viên dễ hiểu bài hơn, thông qua việc trích dẫn quan điểm của Ang ghen khi bác bỏ quan điểm của Duyrinh về van dé nay Điều này, được thé hiện rất cụ thé trong tác phâm “Chống Duyrinh” Sự thừa nhận mâu thuẫn, thong nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là điều kiện tôn tại chung của vật chất, là quy luật phổ biến của hiện thực cho phép chủ nghĩa duy vật biện chứng coi mâu thuẫn, sự thống nhất và dau tranh giữa các mặt trong

Trang 36

đối tượng chính là nguồn gốc của vận động và phát triển Tư tưởng về mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động được Angghen phát biểu như sau: “thong qua những mặt doi lập thông qua sự đấu tranh thường xuyên của chúng và sự chuyển hóa cuối cùng của chúng đã quy định sự sống của giới tự nhiên”5Š.

Bên cạnh việc lấy các quan điểm của Ăngghen phê phan quan điểm của Duyrinh được thể hiện trong tác phẩm “Chống Duyrinh” làm luận chứng dé chứng minh nội dung của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập thì người dạy có thể sử dụng những ví dụ mà Angghen đưa ra trong tác phâm nói trên dé giải thích nội dung của quy luật giúp người học dé tiếp cận bai hơn Bởi những vi du mà Ăngghen đưa ra trong tác phẩm rất cụ thể và thực tế.

Đề giúp sinh viên hiểu rõ được bản chất của quy luật chuyên hóa từ những biến đổi về lượng thành những biến đổi về chất và ngược lại thì người dạy phải vận dụng giá trị khoa học hay nói cách khác là khai thác giá trị khoa học của tác phẩm “Chống Duyrinh” vào trong giảng day quy luật này Trong quá trình giảng dạy quy luật này, người dạy cần làm rõ nội dung mối quan hệ chuyền hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đôi về chất Và nội dung này được thể hiện rất rõ trong tác phẩm “Chống Duyrinh” Người day có thé sử dụng những quan điểm của Angghen phê phán, bác bỏ những luận điểm “ram rối” của Duyrinh dé làm luận chứng chứng minh nội dung quy luật mà truyền đạt tới sinh viên là đúng đắn và giúp sinh viên có hứng thú tiếp thu bài, không gây khô khan cho người học Người dạy cần phải chỉ ra và phân tích mối quan hệ giữa chuyền hóa từ những biến đổi về lượng thành những biến đổi về chất và ngược lại dựa trên quan điểm của Ăngghen trong tác phẩm “Chống Đuyrinh” Chất và lượng của các đối tượng phụ thuộc lẫn nhau, thống nhất không tách rời Những thay đổi lượng từ từ, liên tục tưởng như không đụng chạm gì đến chat, khi đạt giới hạn nhất định, nó sẽ phá vỡ chất cũ, chất mới ra đời thay thế nó Day là cơ chế quy định sự thay đổi về chat của đối tượng, sự chuyên hóa về chất của một đối tượng thành đối tượng khác.

Quy luật này và các quy luật khác của phép biện chứng, như Ăngghen đã xác nhận, lần đầu tiên do Hêghen phát minh ra, và được trình bày dưới lớp vỏ duy tâm Ăngghen viết sai lầm của Héghen “/d ở chỗ ông không rút ra quy luật dy từ trong giới tự nhiên và lịch sử mà lại dem gan những quy luật với tư cách là những quy luật của tư duy ấy từ trên xuống cho giới tự nhiên và lịch sử kết quả của việc làm đó là toàn bộ một cấu tạo go ép du muon hay không, thé giới cũng phải phù hop với một hệ thong logic, ma ban thân hệ thong

5 C.Mác và Ph.Angghen, Todn tap, tập 20, Sdd, tr.379

Trang 37

này chang qua chỉ là sản phẩm của một giai đoạn phát triển nhất định của tư duy loài người”55, Thay vào đó, Angghen đã phát biểu quy luật này như sau: “ trong giới tu nhiên, thì những biến đổi về chất - xảy ra một cách xác định chặt chẽ đối với từng trường hop cá biệt - chỉ có thể có được do thêm vào hay bớt di một số lượng vật chất hay vận động”.

Ngoài áp dụng các quan điểm của Angghen bác bỏ luận điểm của Duyrinh thì trong quá trình giảng dạy quy luật này, để người học hiểu rõ hơn nội dung của quy luật và có khả năng vận dụng các kiến thức đã học để giải thích, bình luận các vấn đề chính trị, xã hội trong nước và quốc tế thì người dạy có thé sử dung ví dụ, những liên hệ thực tế của Angghen được dé cập trong tác phâm làm vi dụ minh chứng cho sinh viên Như vi dụ về sự thay đôi các trạng thái kết hop của nước mà Angghen dé cập trong tác phẩm “Chống Duyrinh”: “Dưới áp suất không khí bình thường, ở 0 độ C, nước từ trạng thái lỏng chuyên sang trạng thái ran, và ở 100 độ C, từ trạng thái lỏng chuyền sang trạng thái hơi ” Người day có thé sử dung ví dụ này dé giải thích về các phạm trù triết học như: “độ”, “điểm nút” Bởi những vi dụ này rat gần gũi với cuộc sống hàng ngày, sinh viên dé tiếp cận và hiểu đúng hơn về

nội dung của quy luật nói trên.

Ngoài hai quy luật nói trên, trong phép biện chứng duy vật còn có quy luật phủ định

của phủ định Nếu như quy luật mâu thuẫn chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển, quy luật lượng chất chỉ ra cách thức, hình thức của sự phát triển thì quy luật phủ định của phủ định chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển Trong quá trình truyền đạt nội dung của quy luật này tới người học, người dạy cần làm rõ nội dung phủ định hay phủ định biện chứng là gì? Đặc biệt, người dạy cần chú ý phân tích sâu hơn, cụ thê hơn nội dung quy luật phủ định của phủ định và từ đó đưa ra ý nghĩa phương pháp luận Dé giúp người học tiếp cận dé hiểu những nội dung nói trên của quy luật này và vận dụng vào trong thực tế cuộc sống thì người dạy cần phải phân tích, cụ thê hóa nội dung Người dạy phải dựa vào tác phẩm gốc “Chống Duyrinh” hay nói cách khác vận dụng giá trị khoa hoc của tác phẩm này vao trong giảng

dạy quy luật nói trên.

Người dạy phân tích nội dung đặc thù của phủ định biện chứng Chủ thê nhận thức dõi theo sự phát triển của các đối tượng, vạch ra những mâu thuẫn của chúng và nhận thay phát triển diễn ra thông qua phủ định trạng thái chất này bằng các trạng thái khác, giữ lại

yếu tố tích cực từ trạng thái bị phủ định và lặp lại cái đã qua trên cơ sở mới cao hơn Mối

liên hệ phổ biến giữa cái thấp và cái cao bằng cách lưu giữ và phát triển tiếp trong đối tượng mới nội dung tích cực của đối tượng bị phủ định Dé giải thích cho sinh viên hiểu rõ được 36 C,Mác va Ph.Ăngghen, Toàn lập, tập 20, Sdd, tr.510

57 C.Mác và Ph.Angghen, Toàn tdp, tập 20, Sdd, tr.511

Trang 38

nội dung nói trên, sau khi phân tích cụ thể, người day cần dẫn quan điểm của Angghen khi chứng minh phủ định của phủ định về mặt kinh tế và lịch sử, cho rằng, phương thức sản xuất và chiếm hữu tư bản chủ nghĩa, chế độ sở hữu tư nhân về tư bản chủ nghĩa là sự phủ định thứ nhất đối với chế độ sở hữu tư nhân dựa trên lao động của bản thân Nền sản xuất

tư bản chủ nghĩa lại tự nó gây ra cái phủ định bản thân nó Khi giảng nội dung, phủ định là

một quá trình khách quan, là sự biến đổi hiện thực, là sự cải biến về chất đối tượng này thành đối tượng khác, chứ không phải là kết quả giải quyết chủ quan, người dạy cần phải trích dan quan điểm của Ăngghen khi bác bỏ quan điểm của Duyrinh về van đề nói trên Ăngghen nhấn mạnh: “ Sw phủ định chán chính - phủ định tự nhiên, phủ định lịch sw và phủ định biện chứng - dung là động lực ( ) của mọi sự phát triển: ( ) - Sự phu định không có kết quả là sự phủ định thuần túy chủ quan, cá nhân nó không phải là một giai đoạn phát triển của bản thân sự vật, mà là một ý kiến từ ngoài áp đặt vào ”3 Hay người day trích dẫn, ở một chỗ khác, Ăngghen viết phủ định của phủ định “7à một quy luật vô cùng phổ biến và chính vì vậy mà nó có một tam quan trọng và có tác dụng vô cùng to lớn về sự phát triển của tự nhiên, của lịch sử và tư duy”.

Hơn nữa, người dạy còn phải dựa trên quan điểm của Ăngghen khi bác bỏ những luận điểm sai lầm của Duyrinh về ban chat của quy luật phủ định của phủ định khi phân tích; Trong sự phủ định biện chứng, đối tượng hay chất này băng đối tượng hay chất khác luôn có thời điểm, khi đối tượng hay chất mới xuất hiện lặp lại giai đoạn nào đó đã qua Sự nhắc lại đó, không phải là hoàn toàn, mà chỉ là một phần nào, không phải theo thực chất,

mà đúng ra chỉ theo cách thức Đó không phải là sự ngang ngược trở lại thực sự mà dường

như là quay trở lại Cái mới xuất hiện lặp lại cái đã qua trên cơ sở mới, cao hơn Dé chứng minh điều phân tích trên là đúng, người dạy có thê lấy ví dụ của Angghen về sự phủ định của hat đại mạch được ông đưa ra trong tác phẩm “Chống Duyrinh”, giúp sinh viên dé hiểu, dễ tiếp cận hơn.

Như vậy, để giảng dạy nội dung các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật một cách sâu sắc và hoàn bị nhất, người dạy cần phải khai thác, giá trị khoa học tác phẩm “Chống Duyrinh” áp dụng vào bài giảng Đồng thời, chúng ta can sử dụng những ví dụ của Angghen đưa ra trong tác phâm và liên hệ với thực tế cuộc sông dé giúp sinh viên hiểu được bản chất, nội dung của từng quy luật và áp dụng có hiệu quả vào trong thực tế cuộc sống Qua tác pham này, người day còn nam được những quan điểm sai trái, cũ rich của Duyrinh và những người theo chủ nghĩa Duyrinh Người day còn tiếp thu được những giá 5 C Mác và Ph.Angghen, Todn /ập, tập 20, Sdd, tr.845

”? C.Mác và Ph.Angghen, Toàn tdp, tập 20, Sdd, tr.200

Trang 39

trị khoa học của tác phâm, nắm được các quan điểm của Angghen về phép biện chứng, hiểu được bộ ba cau thành chủ nghĩa Mác Từ đó, người dạy có thể hình dung được lý luận của chủ nghĩa Mác nói chung và triết học Mác nói riêng.

KET LUẬN

Tóm lại, dưới dang bút chiến, tác phâm “Chống Duyrinh” của Ph Angghen đã có tác dụng to lớn trong cuộc đấu tranh vạch trần các quan điểm sai trái của Duyrinh và một số đảng viên dân chủ xã hội Đức Chính vì vậy, tác phẩm không chỉ có ý nghĩa là kết quả trực tiếp của cuộc đấu tranh tư tưởng - lý luận trong Đảng dân chủ xã hội Đức mà còn là sự

trình bày chủ nghĩa Mác đầy đủ nhất, rõ ràng nhất Giá trị khoa học của tác phẩm, đặc biệt

là tư tưởng về phép biện chứng duy vật còn sông mãi theo thời gian và là hành trang của nhiều thế hệ trong nhận thức và cải tạo thế giới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 1 Bộ Giáo dục và đào tạo Giáo trình Triết học Mác — Lênin Nxb Chính trị quốc gia

-Sự thật, Hà Nội, 2021.

2 C.Mác và Ph.Angghen, 7oàn tap, tap 20, Nxb Chính trị quốc gia — Sự thật, Hà Nội, 1994.

3 V.I.Lênin, 7oàn tap, tập 29, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1981.

4 Viện Hàn Lâm khoa học Liên Xô, Lịch sử phép biện chứng, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hồ Chí Minh, 1998.

Trang 40

KHAI THÁC GIA TRI KHOA HỌC CUA TÁC PHAM CHONG ĐUYRINH TRONG GIANG DAY VAN DE LY LUAN NHAN THUC

PGS, TS Lê Thanh Thập

Tóm tắt: Trong tác phẩm “Chong Duyrinh”, Ph.Angghen dé lại nhiéu giá trị quý báu của các môn khoa học như triết học, kinh tế — chỉnh trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, đạo đức học Riêng phân triết học, nội dung liên quan đến lý luận nhân thức được Ph.Angghen dé cập đến một cách tương đối toàn diện và sâu sắc Đó là những nội dung về: nguồn gốc, bản chất của nhận thức, biện chứng của qua trình nhận thức, mục dich của nhận thức, tinh chất của chủ thể, khách thé nhận thức và đặc biệt là van dé chân lý Trong chuyên dé này, tác giả phân tích một số quan điểm cơ bản của Ph.Ăngghen về ly luận nhận thức được dé cập trong tác phẩm Chống Đuyrinh, để từ đó thấy rõ những giá trị khoa học cân phải được kế thừa Đông thời tác giả nêu quan điểm và giải pháp để khai thác giá trị tác phẩm Chong Đuyrinh trong giảng day học phan triết học nói chung, lý luận nhận thức

nói riêng ở bậc đại học.

Từ khóa: Chống Duyrinh, lý luận nhận thức, lý luận nhận thức trong tác phẩm chống

Duyrinh, phê phán chân lý vĩnh cửu.

I ĐẶT VAN DE

Dé khai thác giá tri khoa học tác pham “Chống Duyrinh” trong giảng day van dé lý luận nhận thức của môn triết học ở bậc đại học, trước hết cần phải làm rõ những những quan điểm cơ ban của ông về van dé này trong tác phẩm Khi làm rõ quan điểm của Ph.Angghen, cần trích nguyên bản hoặc tinh thần câu nói của ông; làm rõ cách tiếp cận và phê phán của ông đối với quan điểm của Duyrinh Đồng thời với việc nêu quan điểm, phân tích, bình luận và mở rộng dé người doc hình dung ra tính chỉnh thể và tính hệ thống của

vấn đề qua đó thay rõ các gia tri khoa học của tac phẩm Đề hiện thực hóa việc khai tác các

giá trị của tác phẩm “Chống Duyrinh” trong giảng day van dé lý luận nhận thức nói riêng, triết học nói chung cần có quan điểm và giải pháp khai thác Do là tại sao phải khai thác? và khai thác như thế nào?

II NOI DUNG

1 Quan điểm co bản của Ph.Angghen về lý luận nhận thức trong tac phẩm “Chống Đuyrinh”

Lý luận nhận thức là bộ phận của triết học, nghiên cứu bản chất và khả năng của nhận thức, mối quan hệ của tri thức với thực tại khách quan, nghiên cứu các mức độ và hình thức của quá trình nhận thức, các điều kiện và tiêu chuẩn của chân lý

Mỗi hệ thống triết học, có những quan điểm lý luận khác nhau về nhận thức, chăng hạn, quan điểm của chủ nghĩa duy tâm khách quan khác với chủ nghĩa duy tâm chủ quan;

Ngày đăng: 30/03/2024, 15:40

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan