Quá trình thực hiện phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đăng của các CHU thể...---s- s5s5c++se+£s£E+Ezrksrksrx
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYEN QUANG TRUNG
PHAT HUY VAI TRO DOI NGU GIANG VIEN
TRONG DOI MOI GIANG DAY CAC MON
LÝ LUẬN CHÍNH TRI Ở CÁC TRUONG ĐẠI HỌC, CAO DANG VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIEN SĨ TRIET HỌC
Hà Nội — 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYÊN QUANG TRUNG
PHÁT HY VAI TRÒ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG DOI MỚI GIANG DẠY CÁC
MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐĂNG VIỆT
NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã so: 62 22 80 05LUẬN AN TIEN SĨ TRIET HOC
NGUOI HUONG DAN KHOA
HOC:
PGS TS PHAM NGOC ANH
TS NGUYEN THAI SON
Xác nhận NCS đã chỉnh sửa theo Quyết nghị của Hội đồng đánh giá
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận án là của riêng
tác giả dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phạm Ngọc Anh và TS Nguyễn Thái Sơn Số liệu, tài liệu trích dẫn trong luận án đều trung
thực, khách quan, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Quang Trung
Trang 4LOI CAM ON
Tac gia xin chan thanh cam on:
- PGS.TS Pham Ngoc Anh và TS Nguyễn Thái Son — những người
thầy hướng dẫn của nghiên cứu sinh;
- Đội ngũ giảng viên Khoa triết học, Phòng Đào tạo Sau đại học —
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn — Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Đội ngũ giảng viên trẻ Khoa Lý luận Chính trị trường Đại học Kinh
tế Quốc dân;
Các cơ quan và thư viện đã cung cấp tài liệu:
- Phong Lưu trữ Bộ Giáo dục và Dao tạo, P102 Nhà D, ĐT - 04.
38681440;
- Phòng Hành chính Ban Tuyên giáo Trung ương, ĐT — 0438453010;
- Phòng đọc - Thư viện Quốc gia, ĐT - 04-38255397;
- Phòng đọc - Thư viện Cục thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia
— Bộ Khoa học và Công nghệ, 26 Lý Thường Kiệt, ĐT- 04 39349928;
- Phòng đọc - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ĐT: 37547823;
04 Phong đọc 04 Thu viện Ta Quang Bửu 04 Truong Dai hoc Bách khoa
Hà Nội;
Thư viện trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh,
ĐT-0838531986 và các đồng nghiệp, bạn bè đã giúp tác giả hoàn thành luận án.
Những người có nhu cầu trao đổi ý kiến với tác giả luận án xin liên
hệ: ĐT - 0912 502 038;
Email: trungktqd72@ gmail.com
Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Quang Trung
Trang 5MỤC LỤC
9)090 9.89 nn 1 LOT CAM ON o.oo - il
\ ¡0 08 nã eMdddddddŸẦ 11
i97 1
CHUONG 1 TONG QUAN CAC CONG TRINH LIEN QUAN
DEN LUẬN AN0 ccssssssssssssecesssseeessnseeessnseeessnceesnneseesnneseenneeeenneseen 6 1.1 Những công trình nghiên cứu về phát huy nhân tố con người 6
1.2 Những công trình nghiên cứu về giảng dạy và đối mới giảng
dạy các môn lý luận chính trị ở Việt NÑam - -‹- «+ 8
1.3 Những công trình nghiên cứu về đội ngũ giảng viên và phát huy
vai trò đội ngũ giảng viên trong giảng dạy các môn lý luận
010)/100151 000170787 .4 16
1.4 Những ket qua đã đạt được và những van dé luận án can
tiêp tục nghiên CỨU - cee -G 1S ng rệt 22
CHƯƠNG 2 MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VE PHÁT HUY
VAI TRÒ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG DOI MỚI
GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC
TRUONG DAI HỌC, CAO DANG VIET NAM 262.1 Vai trò đội ngũ giảng viên trong déi mới giảng day các môn
lý luận chính tri ở các trường đại học cao dang Việt Nam 262.1.1 Đổi mới giảng day các môn lý luận chính trị trong các trường
đại học, cao MENG veesesseessessessessesssessessessessessessussssssessessessessessussseeseesecses 26
2.1.2 Đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị - - 34 2.1.3 Vai trò chủ yếu của đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng
day các môn ly luận chính trị ở các trường đại học, cao đăng 38 2.2 Quan niệm về phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đỗi
mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại
học, cao dang Việt Nam 2-5252 tt 21211221 erkrrei 45
2.2.1 Khái niệm và nội dung bản chất phát huy vai trò đội ngũ
giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở
các trường đại học, cao đẳng - 2: 5c ©5+©c2+c+£+£+£erxerxersee 45
2.2.2 Các chủ thể và phương thức phát huy vai trò đội ngũ giảng
viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chỉnh trị ở cáctrường đại học, cao đăng ẮỘẢiiáađắắẳẢ 52
2.2.3 Một số tiêu chí đánh giá phát huy vai trò đội ngũ giảng viên
trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường
_ đại học, cao đăng — 56KẾT LUẬN CHƯNG 2 2 2222EEEEEEEEEEekekerererrrrrrrrei 60
Trang 6CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT HUY VAI TRÒ ĐỘI NGŨ
GIANG VIÊN TRONG DOI MỚI GIẢNG DẠY CÁC
MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI
HỌC CAO ĐĂNG VIỆT NAM THỜI GIAN QUA VÀ NHỮNG VAN DE DAT RA - 56-5 se ErEerkerkerkrree 62
3.1 Thực trạng phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong doi
mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại
học cao dang Việt Nam - (2-5252 E2 2 2E EEerkerrrer 62
3.1.1 Chủ trương, chính sách phát huy vai trò đội ngũ giảng viên
trong đổi mới giảng day các môn lý luận chính tri ở các trưởng
đại học, cao dang ¬— 62
3.1.2 Quá trình thực hiện phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong
đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đăng của các CHU thể -s- s5s5c++se+£s£E+Ezrksrksrxersee 73
3.1.3 Nội dung phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới
giảng dạy các môn lý luận chính trị trong các trường đại học,
CAO đĂN 5:5: St EEEEEEEEEEE1221121111121121121111111111111 21111 ke 89
3.1.4 Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế về phát huy vai
trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý
luận chính trị ở các trường đại học, cao dang ¬— 97
3.2 Những vẫn đề đặt ra từ thực trạng phát huy vai trò đội ngũ
giảng viên trong đỗi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao dang Việt Nam 103 3.2.1 Chủ trương phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới
giảng dạy các môn lý luận chính trị bị cản trở bởi cơ chế quản
lý tập trung bao cấp về nội dung chương trình -: 104
3.2.2 Phương thức phát huy vai tro đội ngũ giảng viên bằng xây
dựng và cung cấp giáo trình làm hạn chế nhu cẩu cập nhật tri thứỨC MOT CUA ÏQ cc G3013 vn key 106
3.2.3 Chưa gắn việc đòi hỏi phải nâng cao phẩm chất, năng lực của
một bộ phận giảng viên còn kém với chế độ của Đảng và Nhà
HHỚC dành Cho hỌ ẳ cằcằSSSStstEteteeererererererrrrrrrree 108
KET LUẬN CHƯƠNG 3 - G5 5S 232x222 2E Ekrkrkerererrres 109
CHƯƠNG 4 MỘT SO GIẢI PHAP CHU YEU NHẰM PHÁT
HUY HON NỮA VAI TRÒ DOI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG DOI MỚI GIANG DAY CAC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRI Ở CAC TRUONG ĐẠI HỌC, CAO DANGVIET NAM HIEN NAY oo ccccccssccssesssessesssessessecsssssessssesessseesesssess 1124.1 Nhóm giải pháp về chủ trương, chính sách phát huy vai trò
đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận
chính trị ở các trường đại học, cao ET 112
Trang 74.1.1 Nhận thức, ban hành và từng bước hoàn thiện các văn ban về
vai trò và phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới
giảng day các môn lý luận Chính fTÌ -c<+<<<e+sseeeseeeees
4.1.2 Đổi mới quan niệm về nội dung chương trình và giáo trình
4.2 Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện phát huy vai trò đội
ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận
chính trị ở các trường đại học, cao dang của các chủ thé
4.2.1 Đảng và Nhà HƯỚC SG SE krkEErkkssresreeerrerrreree
4.2.2 Các trường đại học, cao dang và các khoa, bộ môn lý luận
4.2.3 Đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính frị .- «- ««
KET LUẬN CHƯNG 4 2-22 SE SE EEEEEEEEEEEEE2EE21 1E crrre,
KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 2- 2 5522Ec2E2EeEErrxrrrerrxee
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ
LIEN QUAN DEN LUẬN ÁN -25-cccccckccrrcerreerree
TÀI LIEU THAM KHẢO 222 2SE+SE££Ec£E£EE2EEEExerxerxerree
PHU LUC 02.4 -.
Trang 8MO DAU
1 Tinh cấp thiết của dé taiQuan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội lần thứ XI(tháng 1 năm 2011) và Hội nghị Trung 8 khóa XI (tháng 11 năm 2013) về
Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đã cung cấp luận cứ đưa
chúng ta đi đến nhận định rằng: Hiện nay, bên cạnh những thành tựu đạt
được rất to lớn trên nhiều mặt, cán cân của nền giáo dục Việt Nam nói
chung và giảng dạy các môn lý luận chính tri trong các trường đại học, cao
đăng nói riêng đang lệch hắn về phía tồn đọng, yếu kém; nhiều vấn đề căncốt đang đặt ra Chính sự tồn đọng và yếu kém những vấn đề căn bản đónên mới phải “đôi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo” Hội nghịTrung ương VIII khóa XI giải thích rằng: “Đổi mới căn bản, toàn điện giáo
dục và đào tạo là đổi mới những van đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm,
tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách,
điều kiện bảo đảm thực hiện; đôi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý
của Nhà nước đến hoạt động quan tri của các cơ sở giáo dục - đào tạo”
[53].
Vậy, câu hoi dat ra cho chúng ta là tai sao trong lĩnh vực giáo duc lý
luận chính trị nói riêng và giáo dục đảo tạo nói chung, quá trình chỉ đạo đôi
mới đã diễn ra từ những năm 1996 bởi Nghị quyết Hội nghị Trung ương II khóa 8 mà cho đến nay vẫn phải đổi mới căn bản và toàn diện ? Phải chăng,
quá trình đổi mới đang gặp phải nhiều van đề căn bản chưa được giải quyết ?
Đúng! Đổi mới thực sự chưa đi vào những vấn dé căn ban và chưamang lại hiệu quả như mong muốn
Chúng tôi cho rằng, trong số nhiều nguyên nhân thì vai trò, vị tríngười thầy chưa được nhận thức đúng đắn là một trong những nguyên nhân
căn ban dẫn đến sự yếu kém trên đây của đổi mới giáo dục và dao tạo.
Riêng trong giảng dạy các môn lý luận chính trị, nhận thấy sự bất cập và
Trang 9kém hiệu quả, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương khơi dậy, phát huy vai trò đội ngũ giảng viên.
Ngày 12/10/1983, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 25
-CT/TW Vẻ việc cải cách giáo dục lý luận chính trị trong các trường đại học và cao dang Trong Chi thị này, Ban Bi thư có chủ trương “Đưa tat cả
các khâu của quá trình giáo dục lý luận - chính trị, đặc biệt là khâu đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, vào một quy trình chặt chẽ, chính quy hóa” Ngày 06/04/1995, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số
1226/QD - BGD&ĐT Vẻ việc bồi dưỡng các quan điểm tư tưởng chính trị
cho đội ngũ giảng viên Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Quyết định đã
tạo điều kiện vật chất và tài chính giúp tăng cường và phát huy vai trò đội
ngũ giảng viên lên một bước mới.
Gần đây, ngày 24 tháng 06 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 494/QĐ-TTg Vẻ việc phê duyệt dé án một số Biện pháp
nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập các Bộ môn Khoa học
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chi Minh trong các trường dai học, cao dang,
môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề
Quyết định này đã tạo động lực thúc đây đội ngũ giảng viên các môn lý
luận chính trị ở các trường đại học, cao dang phát huy vai trò trong đổi mới
giảng dạy Nhiều đề tài, dự án đổi mới giảng dạy lý luận chính trị đã ra đời trong giai đoạn này, góp phần đổi mới phương pháp và nội dung môn học,
nâng cao nhận thức lý luận và phương pháp tư duy khoa học trước yêu cầucủa sự nghiệp đôi mới
Tuy nhiên, những chủ trương chính sách trên đây vẫn chưa thực sự đi
đúng những vấn dé căn bản nhằm cởi trói và mở đường dé khơi dậy tiềm
năng, phát huy vai trò độc lập tự chủ, sáng tạo của đội ngũ giảng viên trong
đôi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị Đại đa số trong đội ngũ giảng
viên các môn lý luận chính trị vẫn có tư tưởng thụ động, trông chờ, chưa
chủ động trong hoạt động chuyên môn Họ vẫn cảm thấy khiên cưỡng khi
2
Trang 10giảng dạy những nội dung tri thức trong các giáo trình do Bộ Giáo dục va Đào tạo ban hành Một bộ phận khác trong đội ngũ vẫn không tin tưởng vào những nội dung mà mình dạy cho sinh viên.
Vi vậy, dé bảo đảm chất lượng đổi mới giảng day các môn lý luận chính trị có hiệu qua, làm cho người học yêu mến chủ nghĩa Mác — Lénin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu mến chế độ khi học các môn lý luận chính trị;
để làm cho tri thức lý luận chính trị thực sự trở thành thế giới quan, phương
pháp luận cho sinh viên trong việc học tập các môn chuyên ngành và trong
thực tiễn khi ra trường; để bảo đảm cho việc học tập các môn lý luận chính
trị được sinh viên hứng thú và say mê, thì phát huy vai trò đội ngũ giảng
viên là một đòi hỏi cấp bách Xuất phát từ tình hình khách quan trên đây,
tác gia chọn đề tài: Phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đối mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao dang Viét Nam hiện nay làm luận an tiễn sĩ triết học.
2 Mục đích, nhiệm vụ của luận ánMục đích của luận án: Làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận và thực tiễn
của việc phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy cácmôn lý luận chính tri ở các trường đại học, cao đăng Việt Nam; trên cơ sở
đó, đề xuất những giải pháp chủ yêu nhăm phát huy hơn nữa vai trò của độingũ giảng viên trong đôi mới giảng day các môn học này trong các trường
đại học, cao đăng Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ của luận an:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về đội ngũ giảng viên giảng dạy
các môn lý luận chính tri và vai trò của họ trong đổi mới giảng day cácmôn học này ở các trường đại học, cao đăng Việt Nam;
- Làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc phát huy vaitrò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở
các trường đại học, cao đăng Việt Nam thời gian qua;
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy hơn nữa vai trò
3
Trang 11đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các
trường đại học, cao đăng Việt Nam hiện nay.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Vẫn đề phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đối mới giảng day các môn lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đăng Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Không phải phát huy vai trò đội ngũ giảng viên giảng dạy các môn lý luận chính trị nói chung mà tập trung đi sâu nghiên cứu việc phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong các trường đại học, cao
đăng Đối tượng khảo sát được lựa chọn ở một số trường đại học lớn, trọng
điểm quốc gia như: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân,Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn;
Cao đăng Sư phạm Trung ương, Cao dang Sư phạm Hà Nội.v.v
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của con người và giáo dục dao tạo con người; về giảng day nói chung và giảng dạy
các môn lý luận chính tri nói riêng ở các trường dai học, cao đăng Việt
Nam.
Phương pháp nghiên cứu: là các phương pháp lịch sử - lôgic, điều tra
- xã hội, phân tích và tổng hợp
5 Những đóng góp mới của luận án
- Hệ thống hóa những nội dung lý luận đối với vấn đề phát huy vai
trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ởcác trường đại học, cao đăng Việt Nam;
- Đề xuất một số giải pháp để phát huy hơn nữa vai trò đội ngũ giảng
viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại
học, cao đăng Việt Nam hiện nay.
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
4
Trang 12Luận án có giá tri trong việc tu van các chủ trương, đường lối chínhsách của Đảng và Nhà nước đối với công tác giáo dục lý luận chính trị và
phát huy vai trò đội ngũ giảng viên giảng dạy các môn học này; ngoài ra,
luận án còn là một tài liệu tham khảo tốt cho những người nghiên cứu có
liên quan đến việc phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng
dạy các môn lý luận chính tri ở các trường đại học, cao đăng.
7 Kết cầu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác
gia, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được chia thành 4 chương, 10 tiết
Trang 13CHƯƠNG 1
TỎNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐÉN LUẬN ÁN
1.1 Những công trình nghiên cứu về phát huy nhân tố con ngườiThời gian qua, chủ đề phát huy nhân t6 con người được nghiên cứu
khá toàn diện, bao gồm các công trình, dé tài khoa học các cấp, các sách
chuyên khảo Đáng chú ý là đã có một số luận án tiến sĩ triết học đề cập trực tiếp vấn đề nhân tô con người và phát huy nhân té con người.
Thứ nhất, luận án tiễn sĩ triết học “Phát huy tiềm năng của trí thức
khoa học xã hội trong công cuộc đôi mới ở nước ta” của Nguyễn An Ninh(1999), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Trên cơ sở nghiên cứu
lý luận và thực tiễn về tiềm năng của trí thức khoa học xã hội trong công
cuộc đôi mới, luận án đã chỉ ra thực trạng phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hội ở nước ta; chỉ ra những thành tựu và hạn chế trong quá trình phát huy đó Từ những kết quả khái quát đạt được trong nghiên cứu, công
trình đã cung cấp một phương pháp tư duy khi nghiên cứu thực trạng phát
huy vai trò của trí thức khoa học xã hội ở nước ta, rất hữu ích cho tác giả
của luận án trong hướng nghiên cứu này.
Thứ hai, luận án tiễn sĩ triết học của Bùi Thị Ngọc Lan (2000), “Pháthuy nguồn lực trí tuệ trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay”, Họcviện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Trên cơ sở nghiên cứu nguồn lực trí
tuệ va vai trò của nguồn lực trí tuệ trong công cuộc đôi mới ở nước ta hiện
nay, luận án đã khảo sát thực trạng phát huy nguồn lực trí tuệ ở Việt Nam
Tác giả cho rằng: “nâng cao năng lực trí tuệ là cái bảo đảm chắc chắn nhất,
là con đường duy nhất dé tiến tới giảm thiểu mọi sự bất bình dang và thoát
khỏi đói nghèo, gia tăng cơ hội vươn lên làm giàu cho bản thân, gia đình va toàn xã hội” [63, tr 131] Từ nhận thức đó, luận án đưa ra các giải pháp
phát huy nguồn lực trí tuệ, cụ thể: “Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về
sự cần thiết phải phát huy nguồn lực trí tuệ trong công cuộc đổi mới” [63,
tr 131]; “cải cách, đôi mới hệ thống giáo dục va dao tạo nhằm tạo nguồn
6
Trang 14cho quá trình phát huy nguồn lực trí tuệ” [63, tr 135]; “Tạo động lực thúcday quá trình phát huy nguồn lực trí tuệ” [63, tr 151]; “Xây dựng môitrường văn hóa, xã hội lành mạnh thúc đầy sự phát triển cao và bền vững
của nguồn lực trí tuệ Việt Nam” [63, tr 162] Nhìn chung, phát huy nguồn
lực trí tuệ là đóng góp của công trình, gợi mở cho chúng tôi hướng nghiên
cứu về giải pháp phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng
dạy các môn lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đăng ở Việt
Nam hiện nay.
Thứ ba, công trình của Nguyễn Văn Tài (2010), “Phát huy tính tích
cực xã hội của đội ngũ cán bộ nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội và luận án tiến sĩ triết học của Trần Thị Thủy (2000), “Nhân tổ conngười và những biện pháp nhằm phát huy nhân tố con người trong điềukiện mới ở Việt Nam hiện nay”, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Cả hai công trình đã nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhân
tố con người, phát huy nhân tố con người; của việc phát huy tính tích cực
xã hội của đội ngũ cán bộ ở Việt Nam; đề xuất những giải pháp phát huy
nhân tố con người; phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ cán bộ ViệtNam Riêng công trình của tác giả Nguyễn Văn Tài đã chỉ ra những nhân tố
dé phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ can bộ ở nước ta là lợi ích, dân
chủ va trí tuệ Trên cơ sở đó, tác giả cho rằng, giải pháp dé phát huy tính
tích cực xã hội của đội ngũ cán bộ ở nước ta hiện nay là: Định hướng giá trị
- lợi ích đối với người cán bộ; dân chủ hóa mọi hoạt động và trí tuệ hóa đội
ngũ cán bộ Các giải pháp này đã gợi mở cho chúng tôi nghiên cứu về những điều kiện cũng như cách thức để xây dựng các chủ trương, chính
sách phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn
lý luận chính trị trong các trường đại học, cao dang ở Việt Nam hiện nay
Nhìn chung, nhóm các công trình này đã cung cấp những luận điểmquan trọng dé luận giải những vấn đề thực học, thực nghiệp; về tạo điềukiện thuận lợi để khai thác tiềm năng to lớn của con người cho sự nghiệp
7
Trang 15đổi mới Các công trình này đã gợi mở cho chúng tôi nghiên cứu phươngpháp tiếp cận việc phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảngdạy các môn lý luận chính tri ở các trường dai hoc, cao đăng Việt Nam hiện
nay.
1.2 Những công trình nghiên cứu về giảng day và đỗổi mới giảng
dạy các môn lý luận chính trị ở Việt Nam
Năm 2001, Nguyễn Văn Thắng bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành xây dựng đảng “Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính
trị cho cán bộ ở đơn vi cơ sở trong quân đội hiện nay dưới ánh sáng tư
tưởng Hồ Chí Minh”, Học viện Chính trị Quân sự Trên cơ sở nghiên cứu
và đánh giá thực trạng chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ ở
đơn vị cơ sở hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, công trình đã
đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ ở đơn vị cơ sở Dựa vào kết quả nghiên cứu, công trình đã khăng
định cần “tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục lý
luận chính tri cho cán bộ ở đơn vi cơ sở hiện nay” [85, tr 120] Tác giả
công trình cho rằng, “Thực chất của đôi mới giáo dục lý luận chính trị là sự
kế thừa, điều chỉnh, bố sung, phát triển một cách toàn diện nội dung, hình
thức, phương pháp giáo dục lý luận chính tri cán bộ ở đơn vi cơ sở phù hợp
với tình hình nhiệm vụ mới cua cách mạng, của quân đội hiện nay” [85, tr.
121] Đồng thời, công trình cũng khăng định rằng “Xây dựng và phát huyvai trò của đội ngũ cán bộ chính trị làm nòng cốt để nâng cao chất lượng
giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ ở đơn vi cơ sở” [85, tr 133] Tuy
nhiên, các giải pháp đó cần phải được kế thừa trong điều kiện mới thì mới
có được khả năng phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên trong đổi mớigiảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đăng Việt
Nam Vấn đề này sẽ được chúng tôi thực hiện trong luận án của mình.
Đề tài KX10, nhánh KX 10.09 “Đổi mới phương pháp giảng dạy cácmôn khoa học Mác - Lênin ở Việt Nam - Những vấn đề chung” của
8
Trang 16Nguyễn Hữu Vui năm 2002 là một trong những công trình nghiên cứu khá
tập trung về đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác Lênin Công trình trình bày tổng quát về đội ngũ giảng viên Mác - Lénin,
-về những phương pháp giảng dạy truyền thống thường gặp ở đội ngũ và
khẳng định, muốn đổi mới hiệu quả phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, vấn đề phải được bắt đầu từ chính đổi mới tư duy, nhận thức của đội ngũ giảng viên về phương pháp giảng dạy, về sự cần thiết phải đổi mới phương pháp Muốn vậy, cần thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao
năng lực nhận thức, năng lực chuyên môn cho họ Đó cũng là một trong
những phương thức nâng cao chất lượng đội ngũ Từ đó, có tác động tíchcực trở lại với đổi mới phương pháp giảng day
Luận án tiến sĩ triết học của Lê Hanh Thông (2003), “Đổi mới giáo
dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt trong hệ thong chinh tri cap xa các tinh khu vực Nam Bộ” (qua khảo sat một số trường chính trị trong khu
vực), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã xây dựng được một sé
khái niệm công cụ như lý luận, lý luận chính tri, giáo dục ly luận chính tri,
hiệu quả giáo dục lý luận chính trị Với bộ công cụ đó, trên cơ sở nghiên
cứu thực trạng giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt trong hệthống chính trị cấp xã của các trường chính trị tỉnh ở các tỉnh khu vực Nam
Bộ, luận án khẳng định, cần phải đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy
cho phủ hợp với các đối tượng cán bộ chủ chốt cấp xã Tuy nhiên, một số
khái niệm công cụ khác như đổi mới, đổi mới giáo dục lý luận chính trị là
những khái niệm cơ bản của công trình này thì chưa được các tác giả
nghiên cứu Đó là những khoảng trống mà chúng tôi sẽ phải tiếp bước.
Năm 2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo “Đổi mới
phương pháp dạy - học ở Đại học và Cao đăng” Kỷ yếu của Hội thảo đã
đăng 42 công trình về khá nhiều phương diện của đổi mới phương pháp
giảng dạy đại học, cao dang Trong số đó, đáng chú ý là công trình “Không
thé có sự đổi mới phương pháp trên nền tảng một nội dung lạc hậu” của
9
Trang 17Hoàng Tụy Công trình đã khăng định thực trạng đáng báo động của nềngiáo dục Việt Nam hiện nay, chỉ ra các lộ trình và các bước tuần tự cho đôimới giáo dục Trong công trình này, Hoàng Tụy cho rằng, “chưa xác định
đúng dan những yêu cầu của nhân lực, nhân tài, dân trí như thé nào dé phục
vụ sự nghiệp phát triển của đất nước trong thời gian tới, thì cũng khó hình dung phương pháp giáo dục can thay đổi ra sao” [33, tr 81] Công trình cũng đã phê phán thói hư học đang là căn bệnh nan y của nền giáo dục Việt Nam hiện nay khi cho rằng “Chi tính riêng thi cử, sở di ở nước ta cứ trién
miên là nỗi nhức nhối của xã hội, điều đó có nguyên nhân một phần là dotrong xã hội thi cử theo kiểu trả bài thuộc lòng đã trở thành hội chứng taihại” [33, tr 83] Công trình chỉ ra hạn chế của các phong trào đôi mới giáo
dục ở Việt Nam những năm gần đây là chỉ thiên về việc áp dụng thành tựu của khoa học - công nghệ vào giảng bài mà quên mất nội dung giáo dục là cái cần phải thay đổi đầu tiên Công trình khang định mục đích của đổi mới
giáo dục là “sức sáng tạo của con người, ý chí và kha năng tư duy uyênchuyên, óc tìm tòi, luôn hướng tới trước, trí tưởng tượng sinh động, nănglực đề xuất và tô chức thực hiện những ý chí mới” [33, tr 84] Trên cơ sởchỉ ra mục tiêu đổi mới như vậy, công trình cho rằng “muốn đổi mới việcdạy học cần không ngừng nâng cao trình độ của thay, tạo điều kiện cho
thầy thường xuyên đôi mới tri thức” [33, tr 84] Đồng thời, công trình cũng
chỉ ra “đổi mới dạy học ở đại học có nghĩa là phải tăng cường công tác
nghiên cứu khoa hoc và phải dao tao cho sinh viên thông qua các hoạt động đó” [33, tr 85].
Trong phan đánh giá chung về đổi mới giảng dạy, Hội thảo đã chỉ ra
là cần tăng cường tổ chức các hội nghị, hội thảo về đổi mới phương pháp
dạy học ở nhiều cấp khác nhau Chúng tôi cho rằng, đánh giá đó của Hội
thảo chính là một bộ phận trong hệ thống các biện pháp dé phát huy vai tròđội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy nói chung và giảng dạy cácmôn lý luận chính trị nói riêng Tuy nhiên, những vấn đề về tư duy lý luận
10
Trang 18cho một cuộc hội thảo thì cần phải được nghiên cứu kỹ hơn nữa Vấn đề
này sẽ được chúng tôi kế thừa và phát triển trong luận án của mình.
Năm 2005, nhằm đáp ứng nhu cầu của việc đổi mới chương trình,giáo trình các môn lý luận chính trị, Nguyễn Tiến Hoàng (Vụ Lý luận chính
trị, Ban Tuyên giáo Trung ương) đã thực hiện xong công trình nghiên cứu
“Rà soát và đề xuất hướng sửa đôi, bố sung nội dung các môn học đạo đức, giáo dục công dân, chủ nghĩa Mác — Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhà trường ở từng cấp học” Trước hết, trên cơ sở tóm lược quá trình đưa
các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào giảng dạy ở cáctrường đại học, cao đăng Việt Nam, công trình đánh giá những mặt tích cực
và những mặt còn bắt cập trong nội dung, chương trình các môn khoa học
Mác - Lênin Về mặt tích cực, công trình cho răng, nội dung chương trình các môn khoa học Mác - Lênin, về cơ bản, đã quán triệt được hệ thống các
quan điểm, cương lĩnh chính trị của Dang; trung thành với nguyên lý, quyluật của chủ nghĩa Mác - Lénin, đồng thời khắc phục được những điều hiểusai hoặc giải thích sai so với nguyên tác kinh điển; tập trung khai thác, đi
sâu vào những vấn đề lý luận phục vụ cho đường lối, quan điểm của Đảng
ta trong giai đoạn mới; giảm bớt được những phần trùng lặp trong nội bộ
các môn khoa học Mac - Lénin, đảm bảo tính khoa học chặt chẽ ở từng bộ
môn, bảo đảm tính thống nhất hệ thống trong chương trình đào tạo các môn
khoa học Mac - Lénin.
Về mặt hạn chế, công trình cho rằng, về mục tiêu, nội dung chương
trình, các đề cương bài giảng còn mang tính chính trị trực tiếp trước mắt, xuôi chiều, hàm lượng khoa học ít, chủ yếu là thừa nhận, chấp nhận tư
tưởng, quan điểm chính diện của các nhà kinh điền, it chú ý phân tích hoàn
cảnh ra đời cụ thé của nó Trong nội dung chương trình chưa dé cập, phê
phán, phân tích đúng sai một cách thỏa đáng, cần thiết, tính chiến đấu còn
mờ nhạt; lý luận và thực tiễn tách rời nhau, một số vấn đề lý luận chưa phảitrực tiếp phục vụ cải tạo thực tiễn, cũng như chưa được bé sung từ thực tiễn
11
Trang 19nên khô khan, buôn tẻ, gượng ép; lý luận gắn với ngành nghề lại càng xa
vời, nên lý luận còn thiếu sắc bén, chưa giúp nhiều cho việc học tập chuyên
môn, còn lẫn lộn giữa mục tiêu, bản chất, quy luật Trong đời sống, thực
tiễn đối lập với lý luận Còn trong nội dung chương trình môn học, có khá nhiều vấn đề khó giảng, chưa thực sự có sức thuyết phục cả về lý luận và
thực tiễn (đây thường là những nội dung mà các lực lượng thù địch tập
trung xuyên tạc, phản bác, phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin); tỷ lệ khối lượng kiến thức chung về quy luật lịch sử phát triển của xã hội loài người
với kiến thức phục vụ cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản còn chưa được
chú ý đúng mức, nên thường bị định kiến cho đây là chương trình mang nội
dung chính trị, không phải là môn khoa học, mà là sự áp đặt chủ quan; cách
trình bày lý giải nội dung chương trình cũng chưa toát lên được quan điểm
duy vật biện chứng, khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể, còn ở mức dàn trải, chưa tạo cho được niềm tin vào sự nỗ lực của bản thân” Trên cơ sở
đánh giá như vậy, công trình đã đưa ra 8 yêu cầu nhằm sửa đổi, b6 sung nội
dung các môn khoa học Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chi Minh trong các trường đại học, cao đăng Việt Nam.
Nhìn chung, công trình đã đánh giá tương đối chính xác những mặt
ưu điểm và hạn chế; đồng thời đề xuất được phương hướng sửa đổi nhữngnội dung căn bản chương trình các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh trong các trường đại học, cao đăng Việt Nam Đó là thành côngnổi trội, xuyên suốt trong toàn công trình Tuy nhiên, công trình cũng chưa
nêu rõ được những nguyên nhân lịch sử dẫn đến hạn chế của nội dung, chương trình, chưa đề cập sâu đến vai trò đội ngũ giảng viên trong quá
trình đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị Một số đề xuất côngtrình nêu ra còn gặp nhiều tranh luận Việc công trình đề xuất thay môn
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam bằng môn Lịch sử Việt Nam cận đại; thay môn tư tưởng Hồ Chí Minh bằng môn tư tưởng Hồ Chi Minh và Đảng
Cộng sản Việt Nam còn nhiều tranh luận, trao đổi
12
Trang 20Năm 2005, luận án tiến sĩ triết học “Kết hợp tính định hướng chính
trị với tính khoa học trong giảng day lý luận chính tri ở các trường sĩ quan bậc đại học Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Văn Thạo
đã phân tích, làm rõ các khái niệm công cụ như: định hướng chính trị, tính
khoa học, kết hợp tính định hướng chính trị với tính khoa học trong giảng
dạy lý luận chính tri ở các trường dao tạo sĩ quan bậc đại học Từ đó, luận
án đã chỉ ra tính tất yếu của sự kết hợp tính định hướng chính trị với tính
khoa học trong giảng dạy lý luận chính trị ở các trường sĩ quan quân đội
nhân dân Việt Nam.
Công trình đã khăng định răng: “giảng dạy lý luận chính trị hiệnđang phản ánh tính bảo thủ, cứng nhắc, mà nguyên nhân chủ yếu là bắtnguồn từ hạn chế trong nhận thức, vận dụng kết hợp định hướng chính trị
với tính khoa học Do đó, tìm giải pháp khắc phục hạn chế trên là rất cần thiết trong giảng dạy lý luận chính trị hiện nay” [83, tr 178] Trên cơ sở
phân tích thực trạng kết hợp tính định hướng chính trị với tính khoa học
trong giảng dạy các môn lý luận chính trị, luận án đã đề ra một số giải pháp
như: Xây dựng đội ngũ giảng viên; tiếp tục đôi mới nội dung, chương trình,phương pháp, phương tiện giảng dạy lý luận chính trị Chúng tôi cho rằng
những giải pháp đó cũng chính là giải pháp phát huy vai trò đội ngũ giảng
viên trong đổi mới giảng dạy lý luận chính trị Đó là thành công nổi bật củaluận án Tuy nhiên, luận án chưa chỉ ra được những nội dung cần đôi mớitrong sự kết hợp giữa tính định hướng chính trị với tính khoa học trong
giảng dạy lý luận chính trị; chưa phân tích sự kết hợp này như là vai trò nổi
bật của đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính tri.
Trong năm 2006, sau khi Quyết định số 494/QĐ-TTg ngày 24 tháng
06 năm 2002 của Thủ tướng Chính đã bước đầu được triển khai thì một loạt các công trình nghiên cứu được công bồ như: “Đồi mới phương pháp giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lên, tư tưởng Hồ Chí Minh các trường đại học, cao đăng khối ngành Nông-Lâm-Ngư” của Trường Đại học
13
Trang 21Nông nghiệp I; “Đổi mới phương pháp giảng day, học tập các môn khoahọc Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chi Minh các trường đại học, cao đăng khốingành Sư phạm” của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Kỷ yếu Hội thảo
“Đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lénin,
tư tưởng Hồ Chí Minh các trường đại học, cao đắng khối ngành kỹ thuật” của Khoa Lý luận Chính trị - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội; “Đôi mới
phương pháp giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lénin, tư tưởng
Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đăng khối ngành Khoa học Xã
hội và Nhân văn” của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội.
Đặc điểm chung của các công trình nghiên cứu nêu trên là dựa trên
nhận thức sinh viên ở mỗi khối ngành học đều có đặc thi riêng; do vậy,
giảng dạy các môn khoa học Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chi Minh cho những đối tượng này cần có nội dung, phương pháp thích hợp Trên cơ sở
đó, các công trình tập trung đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với đặc thủ sinh viên của từng khối ngành Một trong những giải
pháp được các công trình chú trọng là chú ý vấn đề nâng cao năng lựcchuyên môn cho đội ngũ này dựa trên việc nắm bắt những đặc điểm riêng
biệt cả về ưu điểm lẫn hạn chế của đội ngũ này trong từng khối ngành khác
nhau.
Năm 2008, Ban Tuyên giáo Trung ương cho ra đời công trình
“Phương pháp giảng dạy lý luận chính trị”, Nxb Lao động Xã hội Công
trình này đã nghiên cứu một số vấn đề cơ bản của giáo dục lý luận chính trị
ở Việt Nam như: những van dé chung, một số van đề về tâm lý và giáo dục
học trong giảng dạy lý luận chính trị, phương pháp dạy học lý luận chính
trị, phẩm chất nghề nghiệp và hoạt động cơ bản của giảng viên lý luậnchính tri, nghệ thuật diễn giảng lý luận chính trị, kiểm tra đánh giá trong
dạy học lý luận chính trị Các tác giả cho rằng, nội dung giáo dục lý luận
14
Trang 22chính trị trong từng thời kỳ phải phù hợp với nhiệm vụ cách mạng của thời
kỳ đó Riêng thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay, nội dung của giáo dục
lý luận chính trị là nhằm đổi mới tư duy Các tác giả cũng nêu lên đặc điểm
đối tượng quan hệ trực tiếp của lao động giảng dạy lý luận chính trị là con người, nên người giảng viên phải có những nguyên tắc nhất định như: “sự
tôn trọng, lòng tin, tình thương, sự đối xử công bằng, thái độ ân cần, lịch
sự, tế nhị ” [10, tr 40] Công trình này đã cung cấp một số công cụ khái niệm như: lý luận, lý luận chính trị, đặc điểm lao động của giảng viên lý
luận chính trị cho hướng nghiên cứu này của luận án.
Luận án tiến sĩ triết học của Trần Viết Quang (2009), “Giảng dạytriết học với việc bồi dưỡng, rèn luyện năng lực tư duy biện chứng cho sinhviên sư phạm ở nước ta”, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ ChíMinh - đã phân tích vai trò của giảng dạy triết học trong bồi dưỡng, rèn
luyện năng lực tư duy biện chứng cho sinh viên sư phạm, phân tích thực
trang và những van đề đặt ra trong giảng day triết học ở các trường đại học,
cao đăng sư phạm hiện nay Trên cơ sở đó, luận án đề xuất những giải pháp
chủ yếu nhăm phát huy vai trò giảng dạy triết học trong việc bồi dưỡng, rèn
luyện năng lực tư duy biện chứng cho sinh viên sư phạm.
Công trình đã chỉ ra được những hạn chế của chương trình triết họchiện tại là chưa có mối liên hệ mật thiết với nội dung của các môn họcchuyên ngành nên vai trò phương pháp luận của triết học đối với các mônhọc chuyên ngành hầu như không có Tác giả công trình rất có lý khi cho
rằng:
Trong các trường đại học và cao đẳng hiện nay, triết học được giảng
dạy như một môn khoa học riêng biệt, không liên quan nhiều đếnkhoa học chuyên nganh Biểu hiện ở chỗ, cả sinh viên sư phạm văn,sinh viên sư phạm toán, sinh viên sư phạm địa đều học một nội
dung giống nhau, thậm chí còn ghép nhiều khoa lại thành một lớp
lớn dé cùng học triết học [75, tr 86]
15
Trang 23Song, công trình cũng chưa nêu lên nguyên nhân của tình trạng nêu
trên Vấn đề này sẽ gợi mở cho chúng tôi đưa ra giải pháp phân cấp quản lý
chương trình các môn lý luận chính trị trong luận án của mình Trên cơ sở
đó, luận án đưa ra các giải pháp nhằm phát huy vai trò giảng dạy triết học như đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy triết học; xây dựng đội ngũ giảng viên triết học đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy triết học Tuy nhiên, việc luận án đưa ra biện pháp “kết hợp giữa giảng dạy triết
học với giảng dạy các môn học khác va rén luyện nghiệp vụ sư phạm” [75,
tr 147] thì can phải xem xét thêm Bởi theo nguyên tắc, không thể kết hop
được cách giảng dạy triết học với giảng dạy các môn học khác và rèn luyện
nghiệp vụ sư phạm Mặt khác, luận án cũng không đề cập đến vai trò củađội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng day triết học nói riêng và các môn
lý luận chính trị nói chung Những hạn chế này gợi mở cho chúng tôi trongviệc nghiên cứu vai trò và phát huy vai trò của giảng viên trong đổi mớigiảng dạy các môn lý luận chính trị nói chung và triết học nói riêng
Nhìn chung, các công trình của nhóm này đã cung cấp những tài liệu khá phong phú về giáo dục Việt Nam nói chung cũng như đổi mới giảng
dạy các môn lý luận chính tri nói riêng trong thời gian qua Quá trình hình
thành các công trình này cũng là sự phan đấu nỗ lực của các tác giả do sự
thúc day của những nhân tố chủ quan và khách quan Nó cung cấp cho
chúng tôi những luận cứ quan trọng trong việc nghiên cứu vai trò đội ngũ
giảng viên trong đổi mới giảng day các môn lý luận chính trị
1.3 Những công trình nghiên cứu về đội ngũ giảng viên và phát huy
vai trò đội ngũ giảng viên trong giảng dạy các môn lý luận chính trị
Về đổi mới giảng dạy có Đề tài KX10, nhánh KX 10.09 của PhamTất Dong (1996), “Đổi mới quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộgiảng day và nghiên cứu khoa học Mác - Lénin - kiến nghị và giải pháp”.Công trình nêu ra những giải pháp nhăm đổi mới việc đào tạo, bồi dưỡngđội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác - Lênin và làm rõ yêu cầu nâng
16
Trang 24cao chất lượng giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, đánh giá thực
trạng của đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác - Lênin trong các
trường đại học, cao đăng cả nước, chỉ ra nguyên nhân hạn chế của đội ngũgiảng viên các môn lý luận chính trị Một trong những hạn chế căn bản của
đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mac - Lénin mà công trình chi ra là
hầu như trong các trường đại học, cao đăng việc giảng dạy và nghiên cứu các môn khoa học Mác - Lênin tách rời nhau Các giảng viên, nhất là giảng viên trẻ dường như không tham gia nghiên cứu khoa học và điều này ảnh
hưởng đáng ké đến chất lượng giảng day, làm cho bai giảng thiếu kiến thức
cập nhật, khô khan, thiếu sức thuyết phục Công trình cũng liệt kê hàng loạt
nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và tập trung phân tích những nguyênnhân chủ yếu như kinh phí nghiên cứu khoa học của các trường hạn hẹp,Ban Giám hiệu nhiều trường chưa thực sự quan tâm đến các môn khoa học
Mac - Lênin, tâm lý coi đó là môn phụ khá phé biến Công trình cũng đưa
ra kiến nghị đổi mới chương trình đối với các môn Mác — Lénin Song,
nhiều nội dung của công trình tự mâu thuẫn khi đưa ra cùng một lúc phải đáp ứng nhiều mục tiêu: “Mặc dù phải tuân thủ những yêu cầu chung của
sách giáo khoa chuẩn, song vẫn có sự thay đổi số lượng tiết học, thời gian
của chương trình” [50, tr 40] Đây là một điều không thê thực hiện trongđiều kiện hiện nay
Năm 2010, công trình “Giáo dục xin cho tôi nói thắng” của Hoàng
Tụy được Nxb Tri thức, Hà Nội ấn hành Đây là tuyển tập 27 công trình
đăng rải rác trên các báo từ những năm 1996 đến năm 2010 của tác giả Hoàng Tụy Công trình đề cập toàn diện nền giáo dục hiện hành và đề ra
cách thức cải cách nền giáo dục Việt Nam theo phương thức hiện đại hóa
giáo dục Trong nhiều vấn đề, tác giả đã nêu lên những vấn đề tuy đã lạc hậu nhưng vẫn còn gây bức xúc như: thực trạng lạc hậu và lạc điệu của nền
giáo dục; chế độ đối với người thay; chương trình dao tao; cơ sở vat chất
giáo dục; tư duy giáo dục Trên cơ sở đó, tác giả Hoàng Tụy nêu phương
17
Trang 25thức hiện đại hóa giáo dục là phải đổi mới toàn diện Có thể coi cuốn sáchnày là những lời kêu gọi cải cách giáo dục tràn đầy nhiệt huyết của tác giả
và có chất lượng cao, đi vào thực chất của những vấn đề căn bản nhất trong
giáo dục ở Việt Nam hiện nay Liên quan đến luận án chúng tôi, công trình
đã chỉ ra cần phải cải cách chế độ lương đối với người thầy - phát huy vai
trò đội ngũ nhà giáo nói chung.
Luận án tiến sĩ triết học của Nguyễn Văn Hoà, Học viện Chính trị
Quân sự (2007), “Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ giảng viên trong các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”, đã nghiên
cứu những van đề lý luận và thực tiễn của việc phát huy tính tích cực xã hội
của đội ngũ giảng viên trong các trường sĩ quan quân đội nhân dân Việt
Nam; đề xuất những giải pháp nhằm phát huy tính tích cực xã hội của đội
ngũ giảng viên trong các trường sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam Luận
án đã xây dựng được bộ công cụ khái niệm về tính tích cực xã hội, phát huy
tính tích cực xã hội của đội ngũ giảng viên Đây là nguồn tư liệu tham khảo
cho chúng tôi xây dựng bộ công cụ khái niệm về phát huy vai trò đội ngũ
giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị trong các
trường đại học cao đăng trong luận án của mình.
Đề tài khoa học thuộc Hội Đồng khoa học các Ban Đảng do NguyễnTiến Hoàng chủ biên năm 2007, “Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác
chỉ đạo, quản lý việc giảng dạy các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đăng”, đã đánh giá thực trạng
công tác chỉ đạo của các cơ quan Trung ương và các trường đại học, cao
đăng đối với việc giảng dạy các môn lý luận chính trị Trên cơ sở phân tích
các bộ phận cầu thành của bộ máy chỉ đạo, phương thức chỉ đạo của các cơquan trong hai hệ thống Đảng, Nhà nước, công trình đã phân tích thực
trạng công tác chỉ đạo và quản lý việc giảng dạy các môn khoa học Mác
-Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đăng Việt Nam
Đối với công tác chỉ đạo và quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, công trình
18
Trang 26cho rằng, Bộ chỉ giao cho một nhóm vài người ở Vụ Đại học và Sau Đại
học phụ trách Ở các trường, tùy theo tình hình số lượng sinh viên, Bộ chỉđạo cho thành lập khoa hoặc tổ trực thuộc Ban giám hiệu dé chỉ đạo, quản
lý việc giảng day các môn khoa học Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chi Minh.
Về công cụ quản lý, công trình cho rằng, Bộ quản lý chủ yếu dựa vào việc xây dựng chương trình, tổ chức biên soạn giáo trình và kiểm tra, giám sát việc thực hiện giảng dạy các chương trình, giáo trình đó bằng các văn bản.
Với phương thức chỉ đạo, quản lý và công cụ quản lý như vậy, công trình
cho rằng, trong nội bộ các trường đại học, cao đăng, việc chỉ đạo của nhàtrường và lãnh đạo các đơn vị chuyên môn giảng dạy các môn khoa học
Mac - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh chi là hình thức Công việc giảng day
và trách nhiệm đối với chương trình các môn khoa học Mac - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh chủ yếu phụ thuộc vào giảng viên Trước tính hình thức của việc chỉ đạo và quan lý như vậy, công trình cho rang, nguy cơ các
môn khoa học Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh bị loại bỏ khỏi các
trường đại học, cao dang là rat gan:
Xu hướng thiếu sự chỉ đạo - quản lý của các cấp lãnh đạo trong
trường đại học và cao đăng hiện nay đối với các công việc giảng dạy
học tập và các công việc có liên quan đến các môn khoa học Mác Lênin có thể nói đến mức nó tạo nên một cảm giác - dù đôi khi còn
-mơ hỗ (mặc dù thực tế chưa han đã -mơ hò) - rằng chỉ cần không có
sự chỉ đạo - quản lý của các cấp lãnh đạo cao hơn cấp trường bằng
những chỉ thị, những quy định có tính pháp quy thì lập tức các hoạt
động có liên quan đến các môn khoa học này ở các trường đại học và
cao đăng có nguy cơ không chỉ “teo” lại mà còn có nguy cơ bị loạitrừ khỏi hệ thông giáo duc - đào tạo trong trường [56, tr 70]
Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc chỉ đạo, quản lý giảng dạy các bộ
môn khoa học Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh nêu trên, công trình cũng chỉ ra nhiều vấn đề bức xúc như van dé nội dung giảng dạy, “Nội
19
Trang 27dung giảng dạy quá nặng, tản mạn, rườm rà, đặc biệt với sinh viên không
thuộc chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sinh viên caođăng chuyên ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, nghệ thuật Sinh viên
không đủ thời gian đọc hết giáo trình, đào sâu suy nghĩ vì còn phải tập
trung thời gian học các môn chuyên ngành và các môn khác” [56, tr 84].
Kết cục, sinh viên đa phần là chán học các môn này, họ không thấy được ý nghĩa thực sự của môn học đối với chuyên ngành đào tạo và đối với cuộc sống của ban thân Từ thực trạng trên, công trình nêu phương hướng, giải
pháp và các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công
tác chỉ đạo, quan lý việc giảng dạy các môn khoa hoc Mác - Lénin, tu
tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đăng Việt Nam
Nhìn chung, công trình đã chỉ ra được thực trạng công tác chỉ đạo
của các cơ quan trung ương và của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với việc
giảng dạy các môn lý luận chính trị Thực trạng công tác chỉ đạo đó cũng
chính là thực trạng ban hành các chính sách công cụ về giáo dục lý luận
chính trị của Đảng và Nhà nước hiện nay đối với các trường đại học, cao
đăng Tuy nhiên, phải nhìn nhận thực trạng đó dưới dạng các công cụ pháthuy động lực mới thấy được tính năng của nó trong việc phát huy vai tròđội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị Vì
vậy, đôi với chúng tôi, van dé này cần được kế thừa và tiếp tục nghiên cứu
sâu hơn ở phương diện công cụ chính sách phát huy động lực.
Nghiên cứu về đội ngũ giảng viên tương đối tập trung có luận án tiến
sĩ triết học của Vũ Thanh Bình (2012) “Vấn đề chất lượng đội ngũ giảng
viên lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đăng ở nước ta hiệnnay”, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận án đã phân tích một số van đề lý luận
về chất lượng đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị và chỉ ra những
tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị
Trên cơ sở đó, luận án phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên
lý luận chính tri ở nước ta hiện nay về thực trạng chất lượng đội ngũ giảng
20
Trang 28viên các môn lý luận chính tri trong những năm qua, luận án xem xét trên
bốn khía cạnh là kiến thức, phương pháp giảng day, trình độ được đảo tạo
và nghiên cứu khoa học Tác giả cho rằng, những năm qua, bên cạnh sốđông giảng viên các môn lý luận chính trị cố găng vươn lên và nhận thức
sâu sắc trách nhiệm của mình trong sự nghiệp giáo dục, tỏ rõ bản lĩnh chính trị, tâm huyết với nghề nghiệp, chủ động khắc phục khó khăn, cố gắng tự học và đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi, thì một bộ phận giảng
viên các môn lý luận chính trị vẫn còn có những biéu hiện tiêu cực Trên co
sở đó, luận án đưa ra một số phương hướng nhằm nâng cao chất lượng đội
ngũ giảng viên lý luận chính trị trong điều kiện hiện nay ở nước ta Nhìnchung, công trình đã cung cấp một số khái niệm công cụ như: giảng viên,giảng viên lý luận chính trị, lý luận chính trị; đã chỉ ra thực trạng chấtlượng đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị; chỉ ra cơ cấu của đội
ngũ và những giải pháp nâng cao chất lượng đó Nhìn theo một vài khía
cạnh khác thì một số giải pháp trong đó cũng là giải pháp phát huy vai tròđội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị, sẽ
được kế thừa trong luận án của chúng tôi.
Luận án tiến sĩ quản lý giáo dục “Quản lý Đảo tạo giảng viên lý luậnchính trị đáp ứng yêu cầu thời kỳ đổi mới hiện nay”, của tác giả NguyễnThị Thu Thủy, Trường Đại học Giáo dục — Đại học Quốc gia Hà Nội, ngoàiphần thực trạng quản lý đào tạo giảng viên lý luận chính trị và tám giảipháp dé quản lý đội ngũ giảng viên này, công trình đã cung cấp một số khái
niệm công cụ như giảng viên lý luận chính trị, đặc trưng của khoa học lý
luận chính trị, và yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với giảng viên lý
luận chính tri.
Đánh giá chung các công trình thuộc hướng nghiên cứu này, chúng
tôi nhận thấy, các công trình chủ yếu tập trung vào nghiên cứu năng lực,
phẩm chat đạo đức, chất lượng giảng dạy, quy hoạch đào tạo đội ngũ giảng viên cũng như cơ cấu đội ngũ theo một số tiêu chí khác nhau Những
21
Trang 29nghiên cứu đó đã để lại cho chúng tôi những bộ công cụ khái niệm liên
quan đến đội ngũ giảng viên, hướng nghiên cứu phát huy vai trò nhân tố
con người giảng viên cũng như phương thức chỉ đạo, quản lý, phát huy vai
trò đội ngũ trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị.
1.4 Những kết quả đã dat được và những van đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu
Qua tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án, chúng tôi thấy những kết quả đã đạt được như sau:
Thứ nhất, nhân tô con người nói chung và nhân tố con người thé hiệnqua phẩm chất năng lực đặc thù của các tầng lớp dân cư là tổng hợp củacác giá trị vật chất và tinh thần, khách quan và chủ quan, bên trong và bên
ngoài, được bộc lộ qua hoạt động thực tiễn trong môi trường lao động mà
con người tham gia Việc phát huy nhân tố con người nói chung cũng như phát huy phẩm chất, năng lực, tiềm năng của một tầng lớp dân cư cụ thể
nói riêng (nguồn lực trí tuệ, trí thức khoa học xã hội, giảng viên trong
trường sĩ quan quân đội.v.v ) là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đóng
vai trò thúc đây sự nghiệp công hóa, hiện đại hóa đất nước
Thứ hai, hình thức thê hiện của phát huy nhân t6 con người đội ngũgiảng viên giảng dạy các môn lý luận chính trị là nâng cao năng lực, phẩm
chất của họ Các công trình rất có lý khi cho rằng, trong những năm qua, giáo dục lý luận chính trị đã dành được những thành tựu nhất định trong
đổi mới Thế nhưng, trong các trường đại học, cao đăng không đào tạo
chuyên ngành khoa học Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chi Minh, việc sử dụng
chung cùng một chương trình giáo trình các môn lý luận chính trị lại gây khó khăn cho quá trình phù hợp hóa nội dung chương trình đó với các
chuyên ngành đào tạo của Nhà trường Đổi mới phương pháp giảng bài, lên
lớp là đúng nhưng chưa đủ mà quan trọng hơn là phải đổi mới nội dung
chương trình.
Thứ ba, trong những năm qua, Dang và Nhà nước đã có sự đầu tư
22
Trang 30quan tâm chỉ đạo, quản lý đối với việc giảng dạy và học tập các môn lýluận chính trị trong nhà trường, từng bước thay đổi về nhận thức, đôi mới
về nội dung, phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị Tuy nhiên,
những thay đổi này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của xã hội và người học đối với những môn học này.
Thứ tu, trên cơ sở đánh giá thực trạng việc phát huy nhân tố con người nói chung và phát huy nhân tổ tích cực của đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính tri, các công trình trên đây khang định tính tất yếu phải
phát huy nhân tố con người; phải đổi mới giáo dục và giáo dục lý luậnchính trị Hệ thống các giải pháp mà các công trình đã đạt được là: Phảinâng cao nhận thức của toàn xã hội về sự cần thiết phải phát huy tiềm năng,
nguồn lực con người nói chung cũng như nguồn lực trí tuệ nói riêng nhằm
đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phải xây dựng chính
sách và định hướng các giá tri lợi ích vat chất và lợi ích tinh thần nhằm
thúc đây và khơi dậy tiềm năng to lớn của con người Đối với giáo dục lý
luận chính trị, cần phải kết hợp tri thức triết học với tri thức chuyên ngành;
kết hợp tính định hướng chính trị với tính khoa học trong giảng dạy cácmôn lý luận chính trị; phải đổi mới nội dung chương trình các môn họcnày; phải đổi mới tư duy; phải day mạnh cải cách giáo dục đào tạo; xây
dựng môi trường văn hóa xã hội lành mạnh dé tạo điều kiện phát huy nhân
tố con người.
Tuy nhiên, qua khảo cứu cho thấy: còn ít công trình nghiên cứu một
cách có hệ thống về phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên trong đôi mới
giảng dạy các môn lý luận chính tri; các công trình chưa phân tích một cách
toàn diên thực trạng, giải pháp cơ bản, có tính quyết định nhằm phát huy
vai trò của đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận
chính trị nhăm nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường đại học, cao
đăng Việt Nam hiện nay Đa số công trình đề cập tới những vấn đề bản lĩnh
chính trị, đạo đức cách mạng, đức tính nhà giáo, trình độ chuyên môn,
23
Trang 31nghiệp vụ sư phạm mà ít đề cập tới tính năng động, sáng tạo, thích ứng
nhanh với các phương thức đào tạo của đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị Đặc biệt, phương thức và công cụ phát huy vai trò đội ngũ giảng
viên trong đôi mới giảng day các môn lý luận chính trị chưa được các công
trình đề cập.
Vì vậy, kế thừa những thành quả trong những công trình của các học
giả đi trước, luận án tiếp tục triển khai nghiên cứu, làm rõ những vấn đề
Sau:
Thứ nhất, hệ thông hóa một số van đề lý luận của phát huy vai tròđội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị Theohướng này, luận án nghiên cứu những van dé và những khái niệm công cụ
Đó là những vấn đề về quan niệm và nội dung đổi mới giảng dạy các môn
lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đăng: quan niệm về vai trò
của đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị;khái niệm, nội dung, các chủ thé và phương thức dé phát huy vai trò độingũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các
trường đại học, cao đăng Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, trên cơ sở lý luận, luận án khái quát thực trạng phát huy vai
trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị
trong các trường đại học, cao đăng thời gian qua Theo hướng nay, luận án
nghiên cứu quá trình xây dựng chủ trương, chính sách tạo môi trường, động
lực của Đảng và Nhà nước nhăm khơi dậy các tiềm năng của đội ngũ giảngviên trong đổi mới giảng day và quá trình tổ chức thực hiện; chỉ ra những
thành tựu, hạn chế và các nguyên nhân; chỉ ra những mâu thuẫn trong quá
trình phát huy vai trò của các nhà giáo trong giảng dạy lý luận ở các trường
đại học, cao đăng của Đảng và Nhà nước ta.
Thứ ba, nghiên cứu các giải pháp phát huy vai trò đội ngũ giảng viên
trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị Theo hướng này, luận án nghiên cứu các yếu tố khơi dậy các tiềm năng của đội ngũ giảng viên nhằm
24
Trang 32mục tiêu dạy tốt học tốt các môn lý luận chính trị và các môn chuyên
ngành; bảo đảm trong nhân cách sinh viên có được những giá trị cốt lõi của
tư tưởng, văn hóa Việt Nam; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong phát huy vai trò đội ngũ giảng viên Trên cơ sở đó, luận án nghiên cứu và đưa ra
những giải pháp chủ yếu để phát huy hơn nữa vai trò đội ngũ giảng viên
trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị, mà trung tâm là thực
hiện cơ chế dân chủ tập trung trong xây dựng, hoạch định, thiết kế chương
trình, giáo trình và trong quản lý hoạt động giảng dạy các môn lý luận chính tri.
25
Trang 33CHƯƠNG 2MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VE PHÁT HUY VAI TRÒ DOI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG ĐỎI MỚI GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐĂNG VIỆT
NAM
2.1 Vai trò đội ngũ giảng viên trong đỗi mới giảng dạy các môn
lý luận chính trị ở các trường đại học cao đẳng Việt Nam
2.1.1 Đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị trong các
trường đại học, cao đẳng
2.1.1.1 Giảng dạy các môn ly luận chính tri trong các trường dai
học, cao đăng
* Các môn lý luận chính trị Năm 1956, chủ nghĩa Mắc — Lénin và
đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản được xây dựng thành các môn
học va đưa vào giảng day trong các trường dai học Việt Nam Giai đoạn
1956 — 1991, các môn học này được gọi là các môn chính tri Giai đoạn sau
năm 1991, bổ sung thêm môn Tư tưởng Hồ Chí Minh nên được gọi là các
môn khoa học Mác - Lénin, Tư tưởng Hồ Chi Minh
Năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo cấu trúc lại các môn đó thành ba
môn hoc bắt buộc ở các trường đại học, cao dang là môn Những nguyên lý
cơ bản của chủ nghĩa Mác — Lênin, Tư tưởng Hồ Chi Minh và Đường lối
cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam Ba môn học đó được Bộ Giáo dục và Đào tạo gọi chung là các môn lý luận chính trị [41, tr.1] Trong luận
án này, các môn lý luận chính trị là thuật ngữ dùng để gọi chung môn
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác — Lênin, Đường lối cách mạng
của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sử biến đổi
của chúng từ năm 1956 trở đi, được giảng dạy trong các trường đại học,
cao đắng Việt Nam.
* Giảng dạy các môn lý luận chính trị Liên quan đến khái niệm
giảng dạy các môn lý luận chính trị, đã có những quan niệm khác nhau về
26
Trang 34khái niệm giáo dục lý luận chính trị Có quan niệm cho rằng:
Giáo dục lý luận chính trị là một quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác —
Lénin, nguyên ly cua chủ nghĩa cộng san, lịch sử Dang Cộng sản
Việt Nam, tư tưởng Hồ Chi Minh và đường lỗi, chính sách của Dang
và Nhà nước xã hội chủ nghĩa vào quần chúng một cách có tô chức,
có kế hoạch với các hình thức đa dạng bằng các phương tiện thích hợp căn cứ vào nhu cầu tinh thần của các giai cấp, các tầng lớp xã hội Trên cơ sở đó, hình thành thế giới quan khoa học và nhân sinh
quan cộng sản chủ nghĩa cho mỗi công dân, cho cả cộng đồng [58, tr
21-22].
Quan niệm khác cho rằng:
“giao dục lý luận chính trị là quá trình dao tạo, bồi dưỡng nhăm hình
thành cho người học thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa thông qua việc truyền thụ những nguyên lý lý luận của
chủ nghĩa Mác — Lénin Trên co sở đó, giúp cho người học có tư duy khoa học, đạo đức cách mạng, năng lực sáng tạo trong hoạt động thực tiễn [86, tr 14].
Một quan niệm khác lại cho rằng:
Giáo dục lý luận chính tri là quá trình phô biến, truyền bá một cách
cơ bản, có hệ thống nền tảng tư tưởng, cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ,
đảng viên và nhân dân Mục tiêu cao nhất của giáo dục lý luận chính
trị nhằm xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học, tạo nên bản lĩnh chính trị, niềm tin có cơ sở khoa học vững
chắc vào mục tiêu, lý tưởng; nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn;
giáo dục đạo đức, lỗi sống, tỉnh thần tự giác và tích cực trong các
hoạt động xã hội của cán bộ, đảng viên và nhân dân [83, tr 9,10].
Cách tiếp cận của các quan điểm trên thiên về việc phô biến, truyền
bá nội dung của các tư tưởng được coi là nền tảng tư tưởng, những định
27
Trang 35hướng cho con đường phát triển chính trị, quá trình giáo dục chính trị nhằm
mục tiêu trang bị thế giới quan duy vật, trang bị tri thức và bản lĩnh chínhtrị dé thích ứng tích cực và tự giác trong hoạt động thực tiễn ở nước ta
Kế thừa các quan điểm trên, chúng tôi cho răng - khác với giáo dục
lý luận chính trị, giảng dạy lý luận chính trị đề cập sâu đến mặt hoạt động dạy của thầy Còn giảng dạy các môn lý luận chính trị chỉ đề cập đến giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac — Lênin, Đường lối cách mang của Dang Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh Trong các trường đại học, cao đăng Việt Nam, giảng dạy các môn lý luận chính trị
có những đặc trưng sau:
Thứ nhất, trong giảng dạy, trì thức các môn lý luận chính trị là đối
tượng, là vấn đề trung tâm được tác động và được nhận thức bởi giảng viên
và sinh viên, mang hàm nghĩa được vận động, được giải thích chứ không
hăn là chỉ được “truyền đạt”, hay “truyền bá” - để “vận chuyên” từ thầy
đến trò Ở trường đại học, cao dang, giảng dạy các môn lý luận chính trị là
hoạt động có tinh dân chủ; là sự tác động, tai tác động của giảng viên lên tri
thức và sự nhận thức dé đi đến tiếp nhận hệ thống tri thức đó của sinh viên
Thứ hai, về đối tượng chịu ảnh hưởng giảng dạy là những sinh viên
Họ là những người có năng lực và trình độ văn hóa phổ thông nhất định
Họ học tập ở nhiều ngành nghề khác nhau trong các cơ sở giáo dục đại học
Họ là nguồn nhân lực trí thức tương lai của đất nước Thông thường, saukhi học xong lý luận chính trị, nếu các đảng viên, cán bộ phải thực hành
ngay những nội dung được học thì ngược lại sinh viên chưa phải thực hành ngay Thậm chí, có sinh viên không bao giờ quay lại nội dung đã được học.
Do đó, giảng dạy các môn lý luận chính trị cho sinh viên có tính đặc thù
riêng Tức là đối với sinh viên, phải coi trọng tiếp thu tinh thần — phương pháp luận của các học thuyết tư tưởng trên cơ sở những nội dung của nó.
Thứ ba, về nội dung giảng dạy, trong các trường đại học, cao đăng,
mọi tri thức trong học thuyết Mác — Lênin, Đường lối chính sách của Đảng
28
Trang 36Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh được giảng dạy phải là nhữngtri thức có tính khái quát cao Đồng thời, với từng đối tượng sinh viên ở các
chuyên ngành đào tạo khác nhau, những tri thức đó cũng phải được phù
hợp hóa Nghĩa là phải làm cho những tri thức đó phù hợp với từng đối
tượng sinh viên Từ sự phân tích nêu trên, chúng tôi quan niệm:
Trong các trường dai học, cao dang, giảng dạy các môn lý luận chính trị là quá trình người giảng viên tác động và tái tác động có điều kiện lên hệ thong tri thức các môn học này trong môi trường giáo duc có sự
tham gia của sinh viên; nhằm mục tiêu giúp sinh viên nắm vững hệ thốngtri thức đó; làm cho họ rút ra tinh than - phương pháp luận, phục vụ nhậnthức tri thức chuyên ngành đào tạo và cuộc sống
Với quan niệm như vậy, nội hàm khái niệm giảng dạy các môn lý
luận chính trị đã được chính xác hóa hơn Nó mở đường cho sự sáng tạo
của giảng viên vả sinh viên trong giảng dạy và học tập.
* Mục tiêu giảng dạy các môn lý luận chính trị Nhằm mục tiêu trang
bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về các môn lý luận chính trị, ngay từ
những năm đầu của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Bộ Giáo dục và
Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp đã ban hành nhiều văn bản như:Thông tư số 052DH ngày 31 tháng 12 năm 1959, Chi thị số 61/CT ngày 12
tháng 09 năm 1966, Chỉ thị số 19/CT ngày 27/11/1972 Các văn bản trên đều xác định mục tiêu giảng dạy các môn lý luận chính trị như sau:
Một là, giúp cho sinh viên có “một thé giới quan khoa học và một
nhân sinh quan cách mạng” [17, tr 1], “có những hiểu biết chính xác, có trọng điểm và tương đối có hệ thống về những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lénin, những quan điểm và đường lối cơ bản của Dang; nắm
vững quy luật cơ bản của cách mạng Việt Nam; tình hình, nhiệm vụ và các
công tác trung tâm của toàn Đảng, toàn dân trong từng thời kỳ” [16, tr.12];
bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức, lối sống, phương pháp và phong cách làm việc theo tư tưởng Hồ Chí Minh; bồi dưỡng các giá trị tinh thần truyền
29
Trang 37thống chiến đấu, cách mạng của dân tộc.
Hai là, xây dựng cho sinh viên thế giới quan duy vật biện chứng vàduy vật lịch sử; góp phần xây dựng lý tưởng - nhân sinh quan cộng sản chủ
nghĩa và đạo đức cách mạng: ý thức phục vụ lợi ích giai cấp công nhân, nhân dân lao động và lợi ích dân tộc; tác phong quần chúng, gần gũi và liên
hệ chặt chẽ với quần chúng lao động.
Ba là, giúp cho sinh viên:
“Từng bước van dụng những nhận thức, tư tưởng trên vào việc phân
tích, giải thích đúng đắn các sự kiện đời sống xã hội, đấu tranh vớinhững biểu hiện trái với lập trường, tư tưởng và quan điểm của
Dang; từng bước biến những nhận thức, tư tưởng đó thành hành
động cách mạng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của ngườihọc sinh hiện nay và chuẩn bị cho việc đảm nhiệm tốt các công tác
khoa học, kỹ thuật và nghiệp vụ sau khi ra trường Ba yêu cầu trên
đây gắn bó chặt chẽ với nhau và phải được quán triệt trong nội dung
và yêu cầu cụ thể của từng môn học, phải được cụ thể hóa cho phù
hợp với mục tiêu đào tạo, đối tượng đảo tạo và tình hình cụ thể của
mỗi trường” [16, tr 1,2].
Sau khi đất nước được thống nhất năm 1975, cách mạng Việt Nam đãchuyên sang giai đoạn mới trên cả nước là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xãhội chủ nghĩa Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng nền kinh
tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa thì mục tiêu giảng day các môn
lý luận chính trị phải được bổ sung, đổi mới cho phủ hop
Thế nhưng, các văn bản chúng tôi tìm được cho đến ngày 18 tháng 9
năm 2008, khi quyết định số 52/2008/QD - BGDĐT ban hành Chương trìnhcác môn lý luận chính trị trình độ đại học, cao dang dung cho sinh vién khéi
không chuyên ngành Mac - Lénin, tư tưởng H6 Chí Minh thì mục tiêu giảng dạy các môn lý luận chính trị không được đề cập thêm ngoài thông tư 52DH
(1959), Chỉ thị 61/CT (1966) va Chỉ thị 19/CT(1972) nêu trên.
30
Trang 382.1.1.2 Nội dung đổi mới giảng dạy các môn lý luận chỉnh trịĐôi mới là quá trình biến đổi của sự vật, hiện tượng, con người haycộng đồng người theo chiều hướng tiến bộ, dưới tác động của nhân tô chủ
quan và khách quan Đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị là sự biểu hiện cụ thé của đổi mới Nội dung đổi mới đó gồm: 1 Đổi mới tư duy giảng dạy, năng lực và phẩm chất giảng viên; 2 Đổi mới mục đích, nội dung giảng day; 3 Đổi mới hình thức tô chức giảng day và đánh giá học
tập.
* Đổi mới tư duy giảng dạy, phẩm chất năng lực giảng viên Tư duytrong luận án này được hiểu là giai đoạn nhận thức lý tính và khái quát của
con người Sản phẩm của quá trình tư duy được biểu hiện thành lý luận,
triết lý, hệ thong quan diém.v.v
Tư duy giảng day là hình thức biểu hiện của tư duy lý luận San phẩm và là biểu hiện của tư duy giảng dạy là thống lý luận, quan điểm khái
quát về tất cả những nguyên lý, những quy luật, những quá trình kháchquan trong giảng dạy mà theo đó, người dạy phải tuân theo để thực hiện
việc giảng dạy của mình Tư duy giảng dạy chỉ đạo việc lựa chọn phương
pháp giảng dạy của người thầy Đổi mới tu duy giảng dạy là phải xây dung
hệ thống các nguyên lý, quy luật, nguyên tắc cơ bản chỉ đạo hoạt động
giảng day, bao gồm từ những van đề về nguyên tắc xác định mục tiêu, nội
dung, hình thức tô chức giảng dạy, đánh giá học tập và hiệu quả giảng dạy
Khi có tư duy giảng dạy mới, người giảng viên các môn lý luận chính trị sẽ
được định hướng mục tiêu, chọn nội dung, hình thức tô chức giảng dạy,
đánh giá học tập, bảo đảm dạy tốt các môn lý luận chính trị Đổi mới phẩm
chất, năng lực giảng viên là quá trình giảng viên không ngừng tự hoàn thiệnmình về phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp và năng lực chuyên môn đáp ứng
yêu cầu của giảng dạy.
* Đổi mới mục đích, nội dung giảng dạy Theo Nghị quyết Hội nghị
Trung ương 8 khóa XI vê đôi mới căn bản, toàn diện giáo dục va dao tạo
31
Trang 39thì đổi mới mục đích giảng dạy là “Chuyên mạnh quá trình giáo dục từ chủ
yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học” Do đó, nội dung của đổi mới mục đích giảng day các môn lý
luận chính tri là chuyền từ việc lấy nhận thức nam vững nội dung là chính
sang mục đích lay nam vững nội dung để hiểu được tinh thần — phương
pháp luận rút ra từ nội dung đó là chính.
* Doi mới nội dung giảng dạy là hiện thực hóa đổi mới tư duy giảngdạy Một mặt, là đôi mới góc độ tiếp cận trong xây dựng nội dung chươngtrình và giảng dạy các môn lý luận chính trị, nhằm bảo đảm sự thống nhất
giữa tính định hướng chính trị và tính khoa học Khoa học phục vụ chính
trị, chính trị lãnh đạo khoa học Biểu hiện của góc tiếp cận đó trong giảng
day “là quá trình sư phạm, trong đó chủ thé giảng dạy chủ động gắn kết
chặt chẽ giữa tính chất chính trị với tính chất hợp quy luật của nhận thức và
hoạt động sư phạm nhằm xây dựng, phát triển những phẩm chất, năng lực
cần thiết cho người học” [83, tr 42] Nghĩa là với một nội dung giảng dạynhất định, nếu nhìn nhận dưới khía cạnh lợi ích (chính trị), nó phải phục vụlợi ích dân tộc, nhân dân, đội ngũ lãnh đạo đất nước Còn nếu nhìn nhận từ
việc khái quát hiện thực (khoa học), thì nó phải phản ánh các quy luật khách quan của xã hội Mat khác, là phải loại bỏ những nội dung không
còn phù hợp, bồ sung nội dung mới xuất hiện nhưng đã được tổng kết Hon nữa, cần đưa lý luận soi vào thực tiễn kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay và
dự báo xu hướng vận động trong tương lai (gần, xa) làm xuất phát điểmcho việc chọn lựa tri thức lý luận chính trị khi bố sung nội dung mới
* Đổi mới hình thức tổ chức giảng dạy, đánh giá học tập Hình thức
tổ chức giảng dạy là phương thức liên kết các yêu tố trong hoạt động giảng dạy mà theo đó với một kiểu được tác động, tái tác động từ giảng viên thì
nội dung tri thức có một kiểu tác động, tái tác động tương ứng tới sinh viên,
bảo đảm cho sinh viên học tập tốt và nam được kiến thức cơ bản trong môi
trường giáo dục nhất định, vào một hoàn cảnh xã hội nhất định
32
Trang 40Về mặt triết học, tương tác giữa nội dung giảng dạy và hình thức tôchức giảng dạy là tương tác biện chứng Bất kỳ nội dung giảng dạy nàocũng đều có một hình thức tô chức giảng dạy tương ứng Nếu hình thức đó
phù hợp thì giảng dạy đạt hiệu quả cao, nếu ngược lại, hiệu quả sẽ thấp.
Còn hình thức t6 chức giảng day bao giờ cũng là hình thức tổ chức giảng dạy của một nội dung giảng dạy nhất định và không thể tách rời khỏi nội dung đó Khi nội dung giảng day thay đổi nhiều về tính chất và trình độ, mang tính bước ngoặt và có sự khác biệt về chất thì hình thức tổ chức giảng
day cũng phải thay đôi cho phủ hợp Như thế, nội dung giảng dạy cùng với
các yêu tố giáo dục khác và hình thức tô chức giảng day là hai mặt luôn
tương tác trong một chỉnh thé thống nhất biện chứng như hình với bóng củahoạt động giảng dạy Hai mặt này trong mọi trường hợp không thê chiatách Trong hình thức tổ chức giảng dạy thì phương pháp giảng dạy của
giảng viên là cốt loi.
Đổi mới hình thức tổ chức giảng dạy về thực chat là đổi mới phương
thức liên kết các yếu tố cau thành của giáo dục và nội dung giảng dạy Nó bao gồm những phương thức liên kết chủ yếu như: giảng viên — nội dung
giảng dạy; giảng viên — sinh viên; giảng viên — môi trường giáo dục; giảng
viên - nghiên cứu khoa học Trong sự đổi mới các phương thức liên kết đóthì đôi mới phương thức liên kết bốn yếu tố giữa giảng viên — nội dung
giảng dạy — sinh viên — môi trường giáo duc giữ vai trò quan trọng hàng
đầu
Đổi mới đánh giá học tập Đánh giá học tập gồm quan điểm đánh
giá, bộ công cụ đánh giá và tô chức đánh giá Đổi mới đánh giá học tập,trước hết, doi mới quan điểm đánh giá, chuyên từ việc đánh giá gián đoạn,(không gắn chặt với nội dung từng phần đã được học) trong các trường nhưhiện nay thành đánh giá theo quá trình học tập của sinh viên, gan với từng
nội dung được học Thir hai, đôi mới bộ công cụ đánh giá, làm cho bộ công
cụ đánh giá đa dạng hơn Ngoài hệ thống công cụ câu hỏi, bài tập, kiểm tra,
33