1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Khoa: Kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án dân sự

108 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án dân sự
Tác giả Pgs.Ts. Bùi Thị Huyền, Ts. Bùi Nguyễn Phương Lời, Ts. Trần Phương Thảo, Ths. Phan Thanh Dương, Pgs.Ts. Nguyễn Thị Thu Hà, Ths. Đặng Quang Huy, Ths. Vũ Hoàng Anh, Ts. Lò Thị Hương Giang
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân Sự
Thể loại Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Khoa
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 71,46 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

KỶ YEU HỘI THẢO CAP KHOAKE BIEN, XU LY TAI SANTRONG THI HANH AN DAN SU

Trang 2

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THÁO KHOA HỌC KHOA PHÁP LUẬT DÂN SỰ “KE BIEN, XỬ LÝ TÀI SAN TRONG THI HANH AN DÂN SỰ”

Ha Noi, ngay 27 thang 9 nam 2022

Thoi gian Noi dung Thue hién

14:00 - 14:20 Dang ky dai biéu Ban tổ chức 14:20 - 14:25 Giới thiệu đại biểu Ban tổ chức 14:25 - 14:30 Phát biểu khai mạc Hội thảo Trưởng Ban tô chức

Phiên I

Kê biên tài sản của người phải thi hành án ¬ W14:30 - 14:45 | NÓ , PGS.TS Bui Thi Huyén

là quyên su dung dat

14:45 - 15:00 | Kê biên tai san của doanh nghiệp TS Bùi Nguyễn Phương Lê Cưỡng chế kê biên tài sản chung trong luật x ;

15:00 - 15:15 ; ; TS Tran Phuong Thaothi hành án dân sự Việt Nam

Kê biên tài sản của người phải thi hành án

16:30 - 16:45 ¬ Ths Phan Thanh Dương

đang do người thứ ba gitr

16:45 - 17:00 | Xử lý tài sản kê biên TS Lê Thi Huong Giang17:00 - 17:25 Thao luan

17:25 - 17:30 Phat biéu kết thúc Hội thảo Trưởng Ban tổ chức

Trang 3

MỤC LỤC

Kê biên tài sản của người phải thi hành là quyền sử dụng đất

PGS.TS Bùi Thị Huyền

Trường Đại học Luật Hà Nội

Kê biên tài sản thé chấp, cam cé trong thi hành án dân sự

PGS.TS Nguyên Thị Thu Hà

Trưởng Đại học Luật Hà NộiKê biên tài sản của doanh nghiệp trong thi hành án dân sự

TS Bùi Nguyễn Phương Lê

Học viện Tư pháp

Cưỡng chế kê biên tài sản chung trong thi hành án dân sự Việt Nam TS Tran Phương Thảo

Trường Đại học Luật Hà Nội

Kê biên nhà ở là tài sản của người phải thi hành án trong thi hành

án dân sự

ThS Đặng Quang Huy & ThS Vũ Hoàng AnhTrường Đại học Luật Hà NộiKê biên tài sản của người phải thi hành án dang do người thứ ba giữ

ThS Phan Thanh DuongTrường Đại học Luật Hà NộiXử lý tài sản kê biên trong thi hành án dân sự

TS Lê Thị Hương Giang

Trang 4

DANH MỤC CHU VIET TAT

Luật THADS năm 2014 : Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đôi bô

sung năm 2014THADS : Thi hành án dân sự

Trang 5

KE BIEN TÀI SAN CUA NGƯỜI PHAI THI HANH AN LA QUYEN SU DUNG DAT

PGS.TS Bùi Thi Huyền

Trường Dai học Luật Ha Nội

Tóm tắt: Kê biên tài sản là quyên sử dụng đất của người phải THADS là một trong các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự (THADS) được pháp luật THADS quy định và được áp dụng pho biến trên thực tế Khi kê tài sản là quyên sử dung đất của người phải THADS bên cạnh việc áp dụng pháp luật THADS, chấp hành viên còn áp dụng các văn bản pháp luật có liên quan, đặc biệt là pháp luật đất đai Bài viết, phân tích, đánh giá một số hạn chế, vướng mắc từ thực tiễn kê tài sản là quyên sử dụng đất của người phải THADS và dé xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật về vấn dé này.

Từ khoá: Ludt THADS năm 2014, xác minh, kê biên, quyên sử dung đất, người

phải THADS.

1 Đặt vẫn đề

Trong THADS, khi bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực thi hành sẽ buộc

các đương sự và các chủ thé có liên quan nghiêm chỉnh và triệt dé thi hành Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp, sau khi hết thời hạn tự nguyện THADS do chấp hành viên ấn định nhưng người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án mặc dù có điều kiện thi hành án nên chấp hành viên phải áp dụng một hoặc một số các biện pháp bảo đảm và cưỡng chế THADS Trong số các biện pháp cưỡng chế THADS thì biện pháp kê biên, xử lý tai sản là quyền sử dụng dat là biện pháp phổ biến được áp dụng Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là một trong những biện pháp cưỡng chế, được chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án, có tài sản để thực hiện nghĩa vụ đó nhưng lại không tự nguyện thực hiện Các quy định pháp luật THADS về kê biên, xử lý tài sản là cơ sở pháp lý đề thực hiện biện pháp này, nhằm tránh việc người phải thi hành án chống đối, cố tình không thực hiện nghĩa vụ hoặc người phải thi hành án

Trang 6

tâu tán tài sản, không chịu thi hành án; bảo đảm việc thi hành bản án và các quyết định của Tòa án được diễn ra được thuận lợi, đúng pháp luật.

Hiện nay, việc kê biên, xử lý tài sản nói chung và kê kiên, xử lý tài sản là quyền sử dụng đất nói riêng được quy định bởi Luật THADS năm 2008, sửa đôi, bố sung năm 2014 (gọi tat là Luật THADS năm 2014) Trong đó tài san bị kê biên, xử ly là quyền sử dụng đất có thé là tài sản thuộc sở hữu riêng của người phải thi hành án nhưng cũng có thé là tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác, có thê là tài sản thuộc biện pháp thế chấp bảo đảm cho khoản tiền vay theo hợp đồng tin dụng, ngân hàng Ngoài ra, việc kê biên, xử lý tài sản dé thi hành bản án, quyết định của tòa án còn được hướng dẫn trong một số văn bản như: Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS năm 2014; Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17/3/2020 của Chính phủ sửa đôi, bố sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 01/8/2016 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quy định một số vấn đề về thủ tục THADS và phối hợp liên ngành trong thi hành

Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các quy định về kê biên tài san là quyền sử dung đất vẫn tồn tại những vướng mắc, bất cập nhất định Bài viết phân tích, đánh giá một số hạn chế, vướng mắc về vẫn đề này.

2 Thực trạng pháp luật về xác minh tài sản là quyền sử dụng đất của người phải thi hành án dân sự trước khi kê biên và kiến nghị

Đề thực hiện việc kê biên tài sản, trước đó chấp hành viên phải thực hiện việc xác minh tài sản của người phải THADS Kết quả xác minh, nếu người phải THADS có tài sản thuộc diện được kê biên thì chấp hành viên sẽ tiến hành việc kê biên tài sản của người phải THADS Việc xác minh điều kiện thi hành án được quy định tại Điều 44 Luật THADS năm 2014, Điều 9 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 và Điều 3 Thông tư liên tịch của Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiêm sát nhân dân tối cao số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 01/8/2016 quy định một số van dé về thủ tục THADSv a phối hợp liên ngành trong THADS.

Trang 7

Theo các quy định này, trong thời hạn 10 ngày ké từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án chấp hành viên phải tiền hành việc xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khân cấp tạm thời thì phải xác minh ngay Các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức THADS trong việc xác minh điều kiện THADS.!

Kết quả xác minh là căn cứ để xác định người phải thi hành án có điều kiện hay chưa có điều kiện thi hành án Là cơ sở dé chấp hành viên tiến hành việc kê biên tài sản hoặc trong trường hợp người phải THADS không có tài sản thì chấp hành viên sẽ tham mưu cho thủ trưởng cơ quan THADS ra các quyết định ủy thác, đình chỉ, hoãn thi hành án, quyết định xác định việc chưa có điều kiện thi hành án Xác minh chính xác điều kiện thi hành án của người phải THADS là yếu tô quyết định đến hiệu quả công tác thi hành án, đảm bảo được sự công băng, khách quan Xác minh xác minh tài sản trong thi hành án là trách nhiệm của chấp hành viên Ngoài ra, người được thi hành án cũng có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh điều kiện thi hành án, cung cấp thông tin về tài sản của người phải thi hành án cho cơ quan THADS Căn cứ kết quả xác minh điều kiện thi hành án, Thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 44a Luật THADS Qua nghiên cứu các quy định về xác minh quyền sử dụng đất của người phải THADS, tác giả nhận thấy có một số các hạn chế, bất cập sau:

- Luật THADS năm 2014 chỉ có các quy định chung về xác minh điều kiện THADS, trong đó có dé cập đến các bước thực hiện khi xác minh điều kiện THADS.? Trong khi đó, quyền sử dụng đất là loại tài sản đặc biệt, liên quan đến thủ tục đăng ký tại cơ quan đăng ký dat đai, là loại có giá trị lớn thường được các cơ quan THADS lựa chọn kê biên trong THADS nhưng lại không có bat kỳ quy định riêng nào về thủ tục xác minh liên quan đến loại tài sản này Do đó, pháp luật THADS cần bổ sung

các quy định vê xác minh tai sản là quyên sử dụng dat.

! Chính phủ, Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 Quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều củaLuật THADS năm 2014.

Trang 8

- Trong một số trường hợp, công tác phối hợp giữa toà án nhân dân và cơ quan THADS vẫn còn những hạn chế nhất đinh, toà án nhân dân không giải thích hoặc chậm giải thích theo yêu cầu của cơ quan THADS khi việc đo đạc, xác định ranh giới, diện tích đất trên thực tế và diện tích đất theo bản án tuyên có sự chênh lệch, chồng lan với diện tích đất của người thứ ba (như việc xác minh tài tài của người phải THADS tại Vũng Tau trong vu án Epco — MP) hoặc thông tin liên quan đến quyền sử dụng đất được tuyên trong bản án, quyết định của toà án và thông tin ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là khác nhau Ví dụ: Theo Bản án số 06/2012/KDTM-ST ngày 21/3/2012 của TAND thành phố HP và Bản án số 196/2012/KDTM PT ngày 17/12/2012 của Toa phúc thâm tại Hà Nội thì tai sản thé chấp bảo đảm thi hành án là quyền sử dụng đất và nhà xưởng xây dựng trên diện tích 192m2 tại thon HM, xã MD, huyện TN, thành phố HP mang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 143/QSDD/HP_TN-MD do UBND huyện TN, thành phố HP cấp ngày 16/8/1999 cho chủ sử dụng đất là ông Nguyễn Văn T Tuy nhiên, trên thực tế giấy chứng nhận quyên sử dụng đất số 143/QSDĐ/HP_TN-MĐ mang tên hộ gia đình ông Nguyễn Văn T Sau khi kê biên tài sản, cơ quan THADS đã có văn bản đề nghị toà

án xem xét, giải thích nhưng toà án chậm giải thích.

- Một trong các chủ thể có vai trò quan trọng trong xác minh quyền sử dụng đất của người phải THADS là cơ quan quản lý đất đai Theo điểm b khoản 6 Điều 44 và khoản 7 Điều 44 Luật THADS thì văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, công chứng và các cơ quan, tô chức, cá nhân khác đang năm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản của người phải thi hành án có trách nhiệm cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; ký vào biên bản trong trường hợp chấp hành viên xác minh trực tiếp hoặc trả lời bằng văn bản trong thời hạn 03 ngày làm việc, ké từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của chấp hành viên Trường hợp người được thi hành án, cơ quan, tổ chức, cá nhân không cung cấp hoặc cung cấp thông tin sai sự thật về điều kiện thi hành án của người phải

thi hành án thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, thanh toán các chi phí phat

3 VKSNDTC, Tài liệu Hội nghị “Nâng cao chất lượng công tác kiểm sát THADS, hành chính năm 2017, Nghệ An,

tháng 7/2017, tr 16-17.

Trang 9

sinh, trường hợp gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều trường hợp các cơ quan quản lý đất đai không cung cấp hoặc không kịp thời cung cấp thông tin cho cơ quan THADS, dẫn đến việc

THADS bị chậm, kéo dai Trong khi đó, theo Báo cáo của Bộ Tư pháp, một trong

những tôn tại, hạn chế của công tác THADS là: “Hiệu quả công tác phối hợp giữa cơ quan THADS với các cơ quan có liên quan trong một số trường hợp chưa cao; có lục, có việc còn chậm, chưa tích cực, nhất là trong các khâu xác minh tài sản thi

Bo aks 4

Chắng hạn: Vụ việc thi hành Bản án số 72/2017/KDTM-PT ngày 17/8/2017 của TAND thành phố H xét xử phúc thâm vụ án kinh doanh, thương mại số 05/2014/KDTM-ST ngày 15/5/2014 của TAND quận T, thành phố H với nguyên đơn

là Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam và bị đơn là Công ty TNHH V có nội

dung: “Công ty THHH V phải trả cho Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam số tiễn cả gốc và lãi tính đến ngày 15/5/2014 là 53.428.639.166 động Trong trường hợp Công ty TNHH V không trả nợ đu hoặc trả không du khoản nợ thì Ngan hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam có quyên yêu cau cơ quan THADS có thẩm quyên xử lý tài sản bảo dam dé thu hôi nợ, bao gôm: quyên sử dung đất tại thửa đất số 18, tờ bản đô số 21, diện tích 749m2 tại phường T, quận M, thành pho H đã được cấp giấy chứng nhận số CQ00502 ngày 23/9/2010 do UBND quận M thành phố H cấp mang tên Phí Hong S theo hợp đồng thé chấp quyên sử dung đất của người thứ ba, số công chứng 150-2011/HDTC -TCB ngày 11/01/2011 tại Văn phòng Công chứng T, thành phô HT” Tuy nhiên, khi xác minh THADS, cơ quan THADS xác định diện tích đất tại thửa đất số 18, tờ bản đồ số 21 có diện tích 789m2, chênh so với diện tích đất ghi trong giấy chứng nhận quyên sử dụng đất là 40 m2 nên Chi cục THADS quan M đã có văn bản gửi UBND phường T, quận M, Văn phòng đăng ký đất đai thành phố H chi nhánh quận M để nghị cung cấp mốc giới diện tích đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng cho đến nay cơ quan THADS không nhận được văn bản trả lời của các cơ quan nói trên Sau hơn 03 năm, kê từ ngày bản án có hiệu lực pháp

Bộ Tư Pháp, Báo cáo số 262/BC — BTP Tổng kết THADS, theo dõi thi hành án hành chính năm 2020 và phương

Trang 10

luật, cho đến nay cơ quan THADS vẫn chưa thé tiễn hành kê biên tài sản vì chưa xác định được cụ thể ranh giới thửa đất.Š Với xu thế hiện nay, cơ quan nhà nước sẽ quản lý xã hội bằng công nghệ nên các thông tin về tài sản, chủ sở hữu tài sản, trong đó có quyền sử dung đất sẽ ngày càng được công khai, minh bạch; dữ liệu lưu trữ thông tin trên toàn quốc Do đó, chính sách về xác minh điều kiện THADS cần được

xác định cho phù hợp.®

3 Thực trạng pháp luật về kê biên tài sản là quyền sử dung đắt và kiến

Đây là biện pháp cưỡng chế thường được các cơ quan THADS áp dụng Biện pháp cưỡng chế này được quy định tại khoản 3, Điều 71 và các điều 74, 75, 84, 89 đến Điều 97 Luật THADS và được hướng dan, cụ thé, chi tiết trong Nghị định

62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ Việc kê biên tài sản của người

phải THADS là quyền sử dụng đất phải tuân theo các điều kiện chung về kê biên tài

sản của người phải THADS:

(i) Người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền theo bản án, quyết định hoặc phải nộp phí thi hành án trong trường hợp người phải thi hành án đã

nhận được tài sản nhưng không tự nguyện nộp phí thi hành án.

(ii) Người phải thi hành án có tài sản là quyền sử dụng đất.

(iii) Hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành hoặc chưa hết thời gian tự nguyện nhưng cần để ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tâu tán, hủy hoại tài sản hoặc hành vi khác nhằm trốn

tránh việc thi hành an.

Bên cạnh đó, điều kiện để kê biên quyền sử dụng đất còn tuân thủ các điều kiện được quy định tại khoản 3 Điều 188 Luật Dat dai năm 2013, bao gồm các điều

kiện sau:

() Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và

5 Bùi Nguyễn Phương Lê (2022), Luận án tiến sĩ luật học: Thi hành án doi với quyên sử dụng dat theo pháp luật ViệtNam hiện hành, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr 97-98.

5 Tổng cục THADS, Hội thảo những định hướng chính sách lớn phục vụ sửa đổi Luật THADS, Hà Nội ngày

30/11/2020; tr 9.

Trang 11

trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Dat đai năm 2013; (ii) Dat không có tranh chấp;

(iii) Quyền sử dung đất không bị kê biên dé bảo đảm thi hành án; (iv) Trong thời hạn sử dụng đất.

Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung vào các hạn chế, vướng mắc đối với điều kiện kê biên quyền sử dung dat đối với đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Khoản I Điều 110 Luật THADS quy định: “Chấp hành viên chỉ kê biên quyên sử dụng đất của người phải thi hành án thuộc trường hop được chuyển quyên sử dung theo quy định của pháp luật về dat đai ” Điều kiện chuyên quyền sử dụng dat là đất có giấy chứng nhận quyên sử dụng đất Mục dich của kê biên quyền sử dụng đất là xử lý quyền sử dụng dat dé thu hỏi tiền thanh toán cho các nghĩa vụ của người phải THADS Do đó, điều kiện dé kê biên quyền sử dụng dat là có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Thực tế, khi kê biên quyền sử dụng đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gặp một số vướng mắc sau:

- Khi kê biên đối với quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản hay đất làm muối mà người phải THADS là người trực tiếp lao động sản xuất, nguồn sông chủ yếu của họ là thu nhập có được từ hoạt động sản xuất đó và không còn bất kỳ tài sản hoặc thu nhập nào khác thì việc cưỡng chế kê biên, xử lý quyền sử dụng đất đó dé THADS sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người phải THADS, đến tình hình an ninh, xã hội nên nhiều trường hợp chính quyền địa phương không đồng tình ủng hộ mà đề nghị cơ quan THADS xem xét để lại cho người phải thi hành án một diện tích đất đủ cho họ sản xuất, sinh sống vì địa phương không có quỹ đất nào khác dé cấp, nhưng nếu dé lại phần diện tích đất cho người phải thi hành án thì không đủ dam bao thi hành án và chi phí Trước đây, tại Điều 4 Nghị định 164/2004/NĐ-CP ngày 14/9/2004 của Chính phủ về kê biên, dau giá quyền sử dụng dat dé đảm bảo THADS quy định trường hợp người phải thi hành án là người trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối mà nguồn sống chủ yếu của họ là thu nhập có được từ hoạt động sản xuất đó và được UBND

cap xã nơi có dat được kê biên xác nhận thì khi kê biên, chap hành viên phải dé lại

Trang 12

cho người phải THADS diện tích đất nhất định đủ đảm bảo cho họ sản xuất để có lương thực sinh sống trong 6 tháng đối với người sử dung dat trồng cây hàng năm, đất làm muối; trong 12 tháng đối với người sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản hoặc đất nông nghiệp khác Song, Luật THADS năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định, do đó chấp hành viên không thê để lại một diện tích đất cần thiết cho người phải thi hành án Vì vậy, việc kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án trong trường hợp nêu trên là rất khó khăn, công tác phối hợp của các cơ quan, tô chức liên quan, chính quyền địa phương trong công tác THADS trên địa bàn gặp khó khăn ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động THADS Do đó, văn bản hướng dẫn thi hành Luật THADS cần quy định rõ về vấn đề này.

- Đối với quyền sử dụng đất của người phải thi hành án mà trên đất có công trình là nhà ở của người khác cũng gặp rất nhiều vướng do không xử lý được vì tính khả thi chưa cao, như đối với tài sản trên đất là công trình cố định thì không thé di đời tài sản để kê biên, xử lý quyền sử dụng đất Hoặc đối với trường hợp diện tích dat thực tế và diện tích đất trong giấy chứng nhận quyền sử dung dat là khác nhau cần có trả lời từ phía văn phòng đăng ký đất đai và UBND nhưng pháp luật chưa có quy định cụ thể về thời hạn trả lời dẫn đến kéo dài thời gian xử lý tài sản Khi kê biên, xử lý tài sản cầm có, thé chấp là quyền sử dụng đất nhưng năm trên một phan đất của người khác mà việc xử lý sẽ làm giảm đáng kể giá trị của tài sản như vụ Nguyễn Thị Hạnh và Phạm Văn Hưng - trú tại: khu Minh Khai, thị tran Chi, huyén Luc Ngan, tinh Bac Giang Theo Quyết định số 01/2012/QDKDTM-ST ngày 02/5/2012 của TAND huyện Lục Ngạn thì vợ chồng Nguyễn Thị Hạnh và Phạm Văn Hưng phải trả nợ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn số tiền 1.945.552.063đ (Một tỷ chin trăm bốn mươi lam triệu năm trăm năm hai nghìn không trn;nnnnăm sdu ba đồng) va lãi xuất chậm thi hành án Trong vụ việc này, tài sản thé chấp của vợ chồng Nguyễn Thị Hạnh, Phạm Văn Hưng là quyền sử dụng đất ở có diện tích là 120m2 và tài sản gắn liền với đất ở là ngôi nhà 03 tầng của vợ chồng ông Hưng, bà Hạnh Tuy nhiên, kết quả xác minh hiện trạng tài sản, Chấp hành viên phát hiện ngôi nhà 03 tầng là tài sản thế chấp của ông Hưng, bà Hạnh cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Luc Ngạn phan lớn được xây dựng trên đất của

Trang 13

người khác (2/3 diện tích nhà được xây dựng trên diện tích 200? đất của ông Phạm Văn Tự và bà Vũ Thị Tuyến là bố, mẹ đẻ của anh Hưng) Trong quá trình giải quyết vụ VIỆC, chấp hành viên đã căn cứ vào khoản 2 Điều 5 Luật THADS năm 2014 thực hiện việc giải thích, vận động dé người có quyền sử dụng đất đồng ý cho kê biên cả phan diện tích đất có nhà nhưng không thành công, trong khi nếu chỉ kê biên quyền sử dụng đất đã thế chấp và phân diện tích nhà nằm trên đất của ông Hưng, bà Hạnh sẽ làm giảm đáng ké giá tri cua tài sản, do đó vụ việc ton đọng từ nam 2012 đến năm 2018 chưa giải quyết được.”

- Quy định của pháp luật về thời điểm xác định có hiệu lực của hợp đồng chuyên nhượng quyên sử dụng đất ở các văn bản pháp luật chưa thông nhất, dẫn đến khó khăn cho cơ quan THADS khi áp dụng vào thực tiễn Điều 401 BLDS năm 2015 tại Điều 405 quy định: “Hop dong được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác ” Điều 503 BLDS năm 2015 quy định: “việc chuyền quyền sử dụng đất có hiệu lực ké từ thời điểm đăng ký theo quy định của Luật Dat đai”, tuy nhiên Luật Dat dai năm 2003 và Luật Đất đai năm 2013 đã có những thay đổi về xác định về xác định thời điểm chuyên giao quyên sử dụng đất, cụ thé: Thời điểm trước khi Luật Dat đai năm 2013 có hiệu lực (trước ngày 01/7/2014): Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 146 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003 và điểmc tiết 2.13 Mục 2 Phan III Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính thì thời điểm chuyền giao quyền sử dụng đất được xác định tại thời điểm có hiệu lực của các Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất (Hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê, thuê lại quyền sử dung đất; hợp đồng hoặc văn bản tặng cho quyền sử dụng đất; hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, góp vốn băng quyền sử dụng đất) được thực hiện trước ngày 01/7/2014 là thời điểm thực hiện đăng ký biến động tại Văn phòng đăng ký quyên sử dụng đất được xác định theo thời điểm (giờ, phút, ngày, tháng, năm) tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.

7 Nguyễn Thi Ngọc Thuy Bình (2018), “Cưỡng chế thi hành các ban án, quyết định về hợp đồng tin dụng ngân hàngvà thực tiễn thực hiện tại các cơ quan THADS tỉnh Bắc Giang”, Luận văn thạc sĩ luật hoc, Dai học mở Hà Nội, Hà

Trang 14

Thời điểm Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực (từ ngày 01/7/2014 đến nay): Theo quy định tại khoản 3 Điều 188 Luật Dat dai năm 2013 thì thời điểm thực hiện đăng ký biến động tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất được xác định ké từ thời điểm đăng ký vào số địa chính, cu thé là: “Viéc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thé chấp quyên sử dung đất, góp vốn bằng quyên sử dụng dat phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất dai và có hiệu lực kế từ thời điểm đăng ký vào số địa chính” Do đó, tùy từng trường hợp cu thé, co quan THADS căn cứ quy định của pháp luật tại hai thời điểm trước và sau ngày 01/7/2014 dé xác định thời điểm chuyển giao quyền sử dụng đất dé làm căn cứ tô chức thi hành án Nhưng thực tế việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyên nhượng quyền sử dụng đất đất cũng gặp không ít khó khăn trong trường hợp người phải thi hành án đã thực hiện việc chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế Quyền sử dụng đất từ trước khi có bản án, quyết định, hoặc người phải thi hành án nhận chuyên nhượng, được tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất từ người khác; việc chuyên nhượng, tặng, cho, thừa kế được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực của cơ quan Nhà nước có thâm quyền nhưng chưa hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất Trong trường hợp này, nếu theo quy định của Luật Dat đai thì quyền sử dụng dat vẫn thuộc quyên sử dụng của người phải thi hành án và co quan THADS vẫn có quyên kê biên đảm bảo

thi hành án.

- Trên thực tế, tài sản là quyền sử dụng đất thường là tài sản chung của vợ chồng hoặc tài sản của hộ gia đình Đối với tài sản chung của vo chong, có trường hợp qua xác minh từ cơ quan đăng ký đất đai cho thông tin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên vợ chồng thì về nguyên tắc là tài sản chung của vợ chồng Tuy nhiên, nhiều trường hợp sau khi kê quyền sử dụng đất xong thì một trong số những người con trên 18 tuổi khiếu nại cho rang họ có công sức, đóng góp trong việc duy trì, phát triển đối với quyền sử dụng đất và có khiếu nại, tranh chấp đối với tài sản kê biên, làm kéo dai quá trình THADS, quyên lợi của người được THADS không được bảo vệ kip thời.

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 110 Luật THADS năm 2014 quy định: Người phải thi hành án chưa được cấp giấy chứng nhận quyên sử dụng đất mà thuộc trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyên sử dung dat theo quy định của pháp luật về dat dai

Trang 15

hoặc thuộc diện quy hoạch phải thu hôi đất, nhưng chưa có quyết định thu hồi đất thì van được kê biên, xử lý quyên sử dung dat đó Theo quy định này, trường hop chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng dat là trường hợp được xem xét để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu Tuy nhiên, quy định nay không tương thích với Điều 188 Luật Dat đai năm 2013 nên trên thực tế không được áp dụng Đề thực hiện quy định này, theo tác giả Luật Đất dai năm 2013 và Luật Công chứng cần sửa các quy định về điều kiện, thủ tục chuyên quyền sử dụng đất cho phù hợp với khoản 2 Điều 110 Luật THADS năm 2014./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I Chính phủ (2015), Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS.

2 Bộ Tư Pháp, Báo cáo số 262/BC — BTP Tổng kết THADS, theo dõi thi

hành án hành chính năm 2020 và phương hướng, nhiện vụ, giải pháp năm 2021,ngày 11/12/2020.

3 Bộ Tư Pháp, Báo cáo số 262/BC — BTP Tổng kết THADS, theo dõi thi hành

an hành chính năm 2020 và phương hướng, nhiện vụ, giải pháp năm 2021, ngày11/12/2020.

4 Tổng cục THADS, Hội thảo những định hướng chính sách lon phục vu sửa đổi Luật THADS, Hà Nội ngày 30/11/2020.

5 VKSNDTC, Tai liệu Hội nghị “Nâng cao chất lượng công tác kiểm sát

THADS, hành chính năm 2017, Nghệ An, tháng 7/2017.

6 Nguyễn Thị Ngọc Thuỷ Binh (2018), “Cưỡng chế thi hành các bản án,

quyết định về hợp đồng tín dụng ngân hàng và thực tiễn thực hiện tại các cơ quan

THADS tỉnh Bắc Giang”, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học mở Ha Nội, Ha Nội 7 Bùi Nguyễn Phương Lê (2022), “Thi hành án đối với quyền sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam hiện hành”, Luận án tiễn sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

Trang 16

KE BIEN TÀI SAN THE CHAP, CAM CO TRONG THI HANH AN DAN SU

PGS.TS Nguyén Thi Thu Ha

Trường Dai học Luật Ha Nội

Tóm tắt: Bài viết đề cập đến các quy định của pháp luật về kê biên tài sản cam cố, thé chấp trong THADS, chỉ ra những vướng mắc, bat cập trong các quy định của pháp luật vé van dé này cũng như trong thực tiễn thực hiện pháp luật THADS Đồng thời bài viết dua ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện kê biên

tài sản cam cố, thé chấp trong THADS.

Từ khoá: THADS, kê biên, cẩm có, thé chấp.

1 Quy định của pháp luật thi hành án dân sự về kê biên tài sản dang cam có, thế chấp

Đề thi hành nghĩa vụ trả tiền, ngoài các biện pháp cưỡng chế như khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hôi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án, trừ vào thu nhập của người phải thi hành án, khai thác tài sản thì cơ quan, tô chức thi hành án còn có thể áp dụng biện pháp kê biên tài sản Tuy nhiên, tài sản của người phải

thi hành án có thê đang được thế chấp, cầm có dé đảm bảo thực hiện một nghĩa vụ

khác Trong trường hợp nay, cơ quan thi hành án sẽ xử lý như thé nào?

Trường hop thứ nhất, tài sản cam cô, thé chấp trước khi bản án, quyết định

có hiệu lực pháp luật

Điều 90 Luật THADS năm 2014 quy định: “7rường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyên kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án dang cam cố, thé chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chỉ phí cưỡng chế thi hành án”.

Đề thực hiện quy định này, Bộ tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC quy định một số vấn đề về thủ tục THADS và phối hợp liên ngành trong THADS, theo đó, Điều 4 Thông tư liên tịch quy định: “Trường hợp tài san cam có, thé chấp đủ diéu kiện dé kê biên, xử lý theo quy định tại Điều 90 Luật

Trang 17

THADS mà người nhận cam có, thé chap đang tiễn hành xử ly để thu hồi nợ vay theo quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm thì Chấp hành viên không thực hiện việc kê biên, xử lý doi với tài sản đó nhưng phải có văn bản yêu cau người xử lý tài sản cam cố, thé chấp thông bdo ngay kết quả xử lý tài sản cho cơ quan THADS, giữ lại số tiền còn lại (nếu có) để cơ quan THADS giải quyết theo quy định của pháp luật Trường hợp kê biên, xử lý tài sản để đảm bảo thi hành án theo quy định tại Điễu

90 Luật THADS mà giá của tài sản sau khi giảm gia không lớn hơn nghĩa vu được

bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án thì người có thẩm quyên ra quyết định về thi hành án có trách nhiệm ra ngay quyết định thu hôi quyết định cưỡng chế, kê biên, xử ly tài sản theo quy định tại điểm c khoản 1 Diéu 37 Luật THADS Đông thời, có văn bản yêu cẩu người nhận cam cố, nhận thé chấp thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này”.

Nhu vậy, việc kê biên tai sản đang cầm có, thế chap được chấp hành viên tiến hành khi thoả mãn các điều kiện sau đây:

- Hợp đồng cầm có, thế chấp hợp pháp, có đăng ký giao dịch bảo đảm;

- Bên nhận cam có, thé chấp chưa tiên hành xử lý dé thu hồi no vay theo quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm (mặc dù các khoản nợ đã đến hạn thanh

Trong trường hợp sau khi đã kê biên, xử lý tài sản dé đảm bảo thi hành án theo quy định tại Điều 90 Luật THADS năm 2014 (thoả mãn các điều kiện dé kê biên nêu

trên) mà giá của tài sản sau khi giảm giá không lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và

chi phí cưỡng chế thi hành án thì người có thẩm quyên ra quyết định về thi hành án có trách nhiệm ra ngay quyết định thu hỏi quyết định cưỡng chế, kê biên, xử lý tài sản theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 37 Luật THADS năm 2014 Đồng thời, có văn bản yêu cầu người nhận cầm có, nhận thé chấp tiến hành xử lý dé thu hồi nợ vay theo quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm và thông báo ngay kết quả

Trang 18

xử lý tài sản cho co quan THADS, giữ lại số tiền còn lại (nêu có) dé co quan THADS giải quyết theo quy định của pháp luật Còn trong trường hợp mặc dù tài sản cầm cố, thé chap đủ điều kiện dé kê biên, xử lý theo quy định tại Điều 90 Luật THADS năm 2014 (thoả mãn các điều kiện để kê biên nêu trên) mà người nhận cầm có, thế chấp đang tiễn hành xử lý để thu hồi nợ vay theo quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm thì Chấp hành viên không thực hiện việc kê biên, xử lý đối với tài sản đó nhưng phải có văn bản yêu cầu người xử lý tài sản cầm có, thế chấp thông báo ngay kết quả xử lý tài sản cho cơ quan THADS, giữ lại số tiền còn lại (nếu có) để cơ quan THADS giải quyết theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, riêng đối với tài sản đang cầm có, thế chấp cho các khoản nợ xấu của bên phải thi hành án thì với yêu cầu cấp bách là phải “co cấu lại hệ thống các tô chức tín dụng gan với trọng tâm là xử lý căn ban, triệt dé nợ xấu và các tô chức tin dụng yêu kém bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trong, bao đảm quyên lợi người gửi tiền và giữ vững 6n định, an toàn hệ thống, bảo đảm các tổ chức tín dụng tiếp tục phát huy tốt vai trò là kênh dẫn vốn chủ đạo và đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nên kinh té”8 nên chấp hành viên căn cứ Điều 11 Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng dé xử ly’ Theo đó, chấp hành viên không được kê biên tài sản đang cầm có, thé chấp cho các khoản nợ xấu trừ trường hợp: (i) thi hành bản án, quyết định về cap dưỡng, bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ; (ii) có sự đồng ý bằng văn bản của tô chức tín dung, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu.

Trường hop thứ hai, tài sản cam cố, thé chấp sau khi bản án, quyết định có

hiệu lực pháp luật

Đây là trường hợp sau khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thì lúc 8 Thành Chung, Nghị quyết 42 tạo ra niềm tin của xã hội về xử ly nợ xấu,

http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Nghi-quyet-42-tao-ra-niem-tin-cua-xa-hoi-ve-xu-ly-no-xau/345054.vep, ngày 28/08/2018.

° Điều 11 Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng quy định: Các tai san bảo

dam của khoản nợ xấu của bên phải thi hành an dang bao dam cho nghĩa vụ trả nợ tại tô chức tin dụng, chỉ nhánhngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu không bị kê biên dé thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định

tại Diéu 90 của Luật THADS, trừ trường hợp thi hành bản án, quyết định về cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại về tịnhmạng, sức khoẻ và trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của tô chức tin dung, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài, tổchức mua bán, xử lý nợ xấu.

Trang 19

này người phải thi hành án mới thé chấp, cẦm cé tài sản dé bảo đảm thực hiện cho nghĩa vụ khác Về van dé này, Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 07 năm 2015 hướng dan thi hành một số điều của Luật THADS quy định: Kể từ thời điểm ban án, quyết định có hiệu lực pháp luật, néu người phải thi hành án chuyên

đôi, tặng cho, bán, chuyên nhượng, thế chấp, cầm cố tài sản cho người khác mà

không sử dụng khoản tiền thu được dé thi hành án và không còn tài sản khác hoặc tài sản khác không đủ dé đảm bảo nghĩa vụ thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên, xử lý để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Khi kê biên tài sản, nếu có người khác tranh chấp thì Chấp hành viên thông báo cho đương sự, người có tranh chấp thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 75 Luật THADS năm 2014 Trường hop đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khan cấp tạm thời, biện pháp bao đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án mà tài sản bị chuyền đổi, tặng cho, bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố cho người khác thì tài sản đó bị kê biên, xử ly dé thi hành án; Chấp hành viên có văn bản yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đối với tài sản đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thâm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đối với tài sản đó.

Như vậy, sau khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà người phải

thi hành án mới thế chấp, cầm có tài sản để bảo đảm thực hiện cho nghĩa vụ khác thì

chấp hành viên van có quyền kê biên tài sản dang cầm có, thé chấp.

Sau khi kê biên tài sản đang cầm có, thé chấp mà phát sinh tranh chấp thi chap hành viên thông báo cho đương sự, người có tranh chấp về quyền của họ được khởi kiện tại Tòa án hoặc dé nghị cơ quan có thẩm quyên giải quyết Trong thời hạn 30 ngày, ké từ ngày được thông báo hợp lệ mà đương sự, người có tranh chấp khởi kiện tại Tòa án hoặc dé nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì việc xử ly tài sản được thực hiện theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thâm quyên Trong thời hạn 30 ngày, kế từ ngày được thông báo hợp lệ mà đương sự, người có tranh chấp không khởi kiện tại Tòa án hoặc không đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì Chap hành viên xử lý tài sản dé thi hành án theo quy định của Luật nay Trường hợp có căn cứ xác định giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án thì Chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án dé yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thắm quyên hủy giấy tờ

Trang 20

liên quan đến giao dich đó Hết thời han 15 ngày, kế từ ngày được thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu thì Chấp hành viên yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dich đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thâm quyên hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó.

Trường hợp trước khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (tức là trong quá trình Toà án hoặc cơ quan, tổ chức có thâm quyên giải quyết vụ việc) mà tài sản của người phải thi hành án đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và cơ quan thi hành án đã áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án mà tài sản của người phải thi hành án vẫn bị thé chap, cầm có cho người khác thì tài sản đó bị kê biên, xử lý dé thi hành án Chấp hành viên có văn bản yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đối với tai sản đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thâm quyên hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đối với tài sản đó.

2 Thực tiễn thực hiện pháp luật thi hành án dân sự về cưỡng chế kê biên tài sản đang cầm cố, thé chấp trong thi hành án dân sự

Trong thời gian vừa qua, các quy định về kê biên tài sản đang cầm có, thé chấp đã phát huy tác dung, góp phan hạn chế rất nhiều tình trạng người phải thi hành tau tán tài san dé trốn tránh nghĩa vụ thi hành án, giúp co quan thi hành án có cơ sở pháp ly dé xử ly tài sản của người phải thi hành án, nâng cao hiệu quả THADS Theo Báo cáo số 264/BC-BTP về công tác thi hành án năm 2021 của Bộ tư phap" thì công tác THADS chú trọng việc thu hồi tài san trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; chủ động xác minh, áp dụng các biện pháp theo luật định dé thu hỏi tai sản cho ngân sách nhà nước, thu hồi nợ của các tô chức tin dụng, các vụ việc phức tạp, kéo dài, có giá trị lớn được tập trung chỉ đạo giải quyết Cụ thể:

- Về việc: Đã thi hành xong là 493.971 việc, giảm 82.962 việc, giảm 14,38% so với năm 2020, đạt tỉ lệ 75,81% (giảm 5,60% so với năm 2020) Số việc chuyền

kỳ sau là 349.131 việc.

‘0 Bộ Tư pháp tổng kết công tác THADS năm 2021, ban hành chương trình công tác trọng tâm năm 2022,

https://thads.moj.gov.vn/dongnai/noidung/tintuc/lists/hoatdongcuacuc/view_detail.aspx?itemid=77, truy cập ngày2/8/2022.

Trang 21

- Về tién: Đã thi hành xong là 45.705 tỷ 148 triệu 397 nghìn đồng, giảm 8.045 tỷ 547 triệu 427 nghìn đồng (giảm 14,97% so với năm 2020), đạt tỉ lệ 31,05% (giảm 9,05% so với năm 2020) Số tiền chuyên kỳ sau là 240.530 tỷ 345 triệu 096 nghìn đồng.

- Về kết quả thu hồi các khoản nợ cho các tổ chức tin dung: Tông số việc phải thi hành là 36.215 việc, tương ứng với 125.875 ty 493 triệu 381 nghìn đồng, chiếm 4,3% về việc và 43,98% về tiền trong tổng số phải thi hành Đã thi hành xong là 4.503 việc, tương ứng với 18.246 tỷ 613 triệu 423 nghìn đồng.

- Kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham những, kinh tế: + Về việc: Tổng số phải thi hành 4.799 việc Số việc có điều kiện đang được t chức thi hành là 3.691 việc đã thi hành xong 2.697 việc + Về tiền: Tổng số phải thi hành 72.034 tỷ 159 triệu 182 nghìn đồng Số tiền, giá trị tài sản có điều kiện đang tổ chức thi hành là 34.946 tỷ 463 triệu 773 nghìn

đồng: đã thu được 4.094 tỷ 558 triệu 342 nghìn đồng.

Tuy nhiên, kết quả thi hành về việc, về tiền giảm so với năm 2020; kết quả thu hồi các khoản nợ của các tô chức tín dụng, kết quả thu hồi tiền, tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế còn thấp so với yêu cầu!! Trong đó, việc cưỡng chế kê biên tài sản đang cầm có, thế chấp đề thi hành nghĩa vụ trả tiền đang đứng trước những thách thức lớn khi mà việc kê biên tài sản đang cầm có, thế chấp gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, cụ thê:

Thứ nhất, Thị trường bat động sản tuy có khởi sắc nhưng chưa rõ rệt, nhiều tài sản kê biên, bán đấu giá nhiều lần vẫn không bán được, năm 2017, toàn quốc có 7.535 việc đã kê biên, định giá lại, bán đấu giá nhưng chưa xử lý được với số tiền trên 10.898 tỷ đồng, chiếm 11,8% số tiền có điều kiện đang thi hành của toàn quốc Việc xác minh, kê biên, định giá, dau gia tai san thé chap trong các vụ việc liên quan đên các khoản nợ của tô chức tín dụng gặp nhiêu khó khăn như xác định ranh giới

!! Văn phòng Tổng cục THADS, Két quả công tác THADS, hành chính năm 2021, nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủyếu năm 2022,

https://thads.moj.gov.vn/UserControls/News/pFormPrint.aspx? UrlListProcess=/noidung/tintuc/Lists/ThongTinChung&Listld=94ab7744-93 ef-45a4-a877-bf28dcae82 Ib&Siteld=c

14f4b03-975c-4234-893b-d5c829al96a7&ItemID=1267&SiteRootID=al 49ca04-0675-4959-b693-037f129a9de6, truy cập ngày 2/8/2022.

Trang 22

đất, định giá chênh lệch nhiều so với giá thâm định lúc cho vay, dau giá không có người mua, bên được thi hành án không nhận tài sản Điều kiện thi hành án trong những vụ án lớn còn gặp nhiều khó khăn do giá trị phải thi hành án lớn nhưng đa phan tài sản đã bị che giấu, hợp lý hóa hoặc có tình tau tán nên giá trị tài sản bao đảm rất nhỏ hoặc thậm chí không có tài sản dé thi hành án!? Cơ chế quản ly, sử dụng tiền mặt, quản lý, kiểm soát tài sản, thu nhập của cá nhân, đăng ký tài sản còn đang trong

quá trình hoàn thiện”.

Thứ hai, Việc xử lý tài sản đề thi hành án tín dụng ngân hàng còn nhiều vướng

mắc đo hồ sơ thé chấp không chặt chẽ, không thấm định kỹ khi nhận thé chap; hoac

do ban án tuyên không phân chia rõ phạm vi, giới hạn nghĩa vụ dam bao của từng tài

sản thế chấp trong cùng một vụ việc thi hành án; hoặc việc xử lý tài sản thế chấp bị kéo dai do người phải thi hành án, người có nghĩa vụ liên quan bat hợp tác, chống đối Việc thâm định tài sản đảm bảo cho vay giá trị rất lớn nhưng khi kê biên, xử lý tài sản thế chấp giá trị rất nhỏ (không quá 20%) dẫn đến khoảng 80% giá trị không có điều kiện vẫn đang báo cáo vào diện có điều kiện do chưa xử lý xong tài sản đảm bảo dẫn đến tỷ lệ thi hành án thấp Việc áp dụng, thực hiện các quy định của Nghị quyết 42/2017/QH14 trong công tác kê biên tài sản vẫn còn những vướng mắc bat cập Đó là, trong số các việc thi hành án phải kê biên, bán dau gia tai san, ngoai cac việc thi hành án cho các tô chức tin dung dé xử ly nợ xấu còn có những việc thi hành

án không thuộc loại án tín dụng, ngân hàng nhưng tài sản của người phải thi hành án

lại đồng thời dang thé chấp, bảo đảm cho khoản nợ của ngân hang, tổ chức tín dụng và khoản nợ này thuộc nợ xấu Một số vụ việc thi hành án, ngân hàng, tô chức tín dụng áp dụng quy định tại Điều 11 của Nghị quyết 42/2017/QH14, không đồng ý cho cơ quan thi hành án và chấp hành viên thực hiện việc kê biên, xử lý tài sản, kê cả trường hợp giá trị tài sản lớn hơn nhiều so với nghĩa vụ được bảo đảm va chi phí cưỡng chế thi hành án Trong trường hợp này, cơ sở áp dụng là Điều 90 Luật THADS năm 2014 và theo quy định này thì vẫn đảm bảo cho quyền lợi hợp pháp của người nhận cầm có, thé chấp tài sản, nhưng khi áp dụng Điều 11 Nghị quyết 42/2017/QH14, 1ˆ Như trường hợp Pham Thanh Bình, Chủ tịch Tập đoàn Vinashin phải thi hành án hơn 600 ty đồng nhưng tài sản bảo

dam thi hành án chỉ có 5 ty đông.

!3 Chính Phủ (2017), Báo cáo công tác thi hành án năm 2017 ngày 14 tháng 10 năm 2017, tr 11.

Trang 23

trường hợp ngân hàng, tô chức tín dụng không đồng ý, co quan thi hành án sẽ rất khó khăn, không được kê biên tài sản, việc thi hành án khó có thê đưa vào loại việc chưa có điều kiện thi hành an".

Thứ ba, Sau khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người phải thi hành án cầm có, thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ khác mà người nhận cầm có, thế chấp cũng đã được cơ quan thi hành án nơi khác xử lý tài sản bảo đảm và tài sản bảo đảm đó đã được bán đấu giá thành dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong việc xác định quyền của chủ sở hữu đối với tài sản để chấp hành viên tiến hành kê

Về vấn đề này, hiện nay có những quan điểm khác nhau.

Quan điểm thứ nhất cho rằng, theo Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP, chấp hành viên có quyền kê biên vì việc cầm có, thế chấp tài sản trong trường hợp này là không hợp pháp Khi kê biên tài sản, nếu có người khác tranh chấp thì Chấp hành viên thông báo cho đương sự, người có tranh chấp thực hiện theo quy định tại Khoản

1 Điều 75 Luật THADS năm 2014.

Quan điểm thứ hai cho rằng, căn cứ vào Điều 103 Luật THADS năm 2014 cần phải bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình do họ đã mua tài sản đấu giá theo quy định của pháp luật Do đó, chấp hành viên không thể kê biên tài sản đã thế chấp, cam c6!,

Ở đây giữa Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP và Điều 103 Luật THADS năm 2014, Điều 133 Bộ luật Dân sự năm 2015 đang có sự mâu thuẫn, chưa tương thích với nhau Theo quy định Điều 103 Luật THADS năm 2014, Điều 133 Bộ luật Dan sự năm 2015 thì người thứ ba mua được tài sản thông qua thủ tục bán đấu giá tại tổ chức có thâm quyền (thủ tục bán đấu giá được thực hiện theo quy định Luật dau gia năm 2016) thì tai sản van thuộc quyền sở hữu của người mua được tài sản đấu giá Việc bảo vệ quyên lợi của người mua được tài sản dau giá ngay tình xuất phát từ ly do: người thứ ba không biết hoặc không thê biết những giao dịch trước đó bị vô hiệu ! Cục THADS Thành phố Hà Nội (2019), Báo cáo số 16/BC-CTHADS về Kết quả công tác thi hành dân sự 12 tháng

năm 2018, phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2019, tr 5, 6.

'S Dương Thị Thanh Xuân (2018), “Thi hành các ban án, quyết định về tin dụng ngân hang”, Luận văn thạc sỹ Luật

Trang 24

bởi bat cứ lý do nào, họ có căn cứ tin rằng đối tượng và chủ thé giao dịch với mình đủ điều kiện mà pháp luật quy định và tài sản mà họ giao dịch không bị cắm giao

dịch theo quy định của pháp luật!°.

Tuy nhiên, nếu bảo vệ quyền lợi của mua tài sản đấu giá thì sẽ ảnh hưởng đến quyên lợi của người được thi hành án theo bản án, quyết định dân sự có hiệu lực pháp luật, trong khi quyền lợi của người được thi hành án cũng cần thiết được bảo vệ như người mua được tài sản đấu giá Đó chính là lý do, Điều 24 Nghị định 62/2015/ND-CP quy định mọi việc cầm có, thế chấp tài sản sau khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đều không hợp pháp và chấp hành viên có quyên kê biên, xử lý tài sản

của người phải thi hành án.

Van dé ở đây là do người nhận cầm có, thé chấp không biết người thé chấp, cầm cố tài sản đang phải thi hành một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc

đang có nghĩa vụ theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nên mới nhận cầm

có, thế chấp tài sản Trên thực tế, “các ngân hàng không thể biết bên cam có, thé chấp dang phải thi hành bản án, quyết định của Tòa án Do đó, hợp dong bảo đảm và hop đồng chuyển nhượng tài sản (mà tài sản này sau đó được sử dụng để cẩm có, thé chấp cho tô chức tin dung) kỷ kết sau thời điểm bản án, quyết định thi hành án có rủi ro bị vô hiệu, tổ chức tín dung bị mất tài sản bảo đảm nếu cơ quan thi hành án kê biên tài sản bảo đảm để thi hành bản án khác Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyên lợi của các tổ chức tin dụng, đặc biệt là trong trường hop tài sản bị kê biên là tài sản hình thành từ vốn vay của tô chức tin dụng”,

Đề giải quyết van dé này, cần phải xem xét Nhà nước có cơ chế dé buộc người nhận cầm có, thé chấp biết được người thé chap, cầm cé tài sản đang phải thi hành

một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc đang có nghĩa vụ theo bản án,

quyết định có hiệu lực pháp luật không? Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 03/NQ-HDTP/2017 về việc công bó bản án, quyết định trên Công thông tin điện tử của Tòa án thì bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật được công bồ trên Cổng thông tin '6 Ngô Thị Mỹ Dung (2017), Điều kiện bảo vệ người thứ ba ngay tình,

"7 Các vướng mắc phát sinh từ thực tiễn xử lý tài sản bảo đảm và kiến nghị,

http:/thoibaonganhang.vn/cac-vuong-mac-phat-sinh-tu-thuc-tien-xu-ly-tai-san-bao-dam-va-kien-nghi-57063.html

Trang 25

điện tử của Tòa án trừ những bản án, quyết định không được công bồ theo quy định tại Điều 4 Nghị quyết Các bản án, quyết định được công bố bao gồm: Bản án sơ thâm không bị kháng cáo, kháng nghị; ban án phúc thâm; quyết định giám đốc thẩm,

tái thâm giải quyết các vụ án hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh

doanh, thương mại, lao động; Quyết định giải quyết việc dân sự có hiệu lực pháp luật, quyết định giám đốc thâm, quyết định tái thâm giải quyết việc dân sự; Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản; quyết định giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản; Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật Điều 106 Luật cạnh tranh 2018 quy định: các quyết định của uỷ ban cạnh tranh quốc gia phải được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trong thời gian 90 ngày liên tục ké từ ngày quyết định này có hiệu lực pháp luật Thực hiện các quy định của Nghị quyết 03/NQ-HDTP/2017 về việc công bồ bản án, quyết định trên Công thông tin điện tử của Tòa án thì ngày 22/10/2018 Toà án nhân dân tối cao ra mắt giao diện mới của công thông tin điện tử của Toà án nhân dân tối cao với 66 Trang thông tin điện tử của 03 Toa án nhân dân cấp cao và 63 Toa án nhân dân cấp tỉnh!° Như vậy, pháp luật quy định rất rõ về việc các bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật được đăng công khai trên công thông tin điện tử của Toa án Do đó, người nhận cầm có, thế chấp tài sản buộc phải biết về nghĩa vụ của người

cầm có, thé chấp tài sản theo bản án, quyết định dân sự có hiệu lực pháp luật.

Do đó, nhóm tác giả đồng ý với ý kiến cho rằng, khoản 1 Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP cần bồ sung: “#rờ truéng hợp chấp hành viên phát hiện ra tai sản quy định tại Diéu 103 Luật THADS”'° Tuy nhiên, dé thực hiện quy định này thi: (i) cơ chế quản lý tài sản phải minh bạch; (ii) người được thi hành án ngay sau khi án có hiệu lực pháp luật yêu cầu thi hành án và yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm; (iii) bên nhận cam có, thé chấp trước khi ký hợp đồng cầm có, thé chấp cần phải xác

định xem người câm cô, thê châp có nghĩa vụ theo bản án, quyêt định dân sự có hiệu

'8 Huy Vũ, Hướng tới xây dựng Toà án thông minh ở Việt Nam,

https://www.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tatc/chi-tiet-tin? dDocName=TAND048331

!' Dương Thị Thanh Xuân (2018), “Thi hành các bản án, quyết định về tín dụng ngân hàng ”, Luận văn thạc sĩ luật

Trang 26

lực pháp luật không thông qua việc kiểm tra trên cổng thông tin điện tử của Toà án và uy ban cạnh tranh quốc gia.

Thứ tư, tài sản thi hành án là nhà và đất đã được thế chấp, người liên quan đã nộp tiền cho ngân hang dé giải chap và ký hợp đồng mua bán tài sản nhưng chưa làm xong thủ tục đăng ky tại cơ quan có thâm quyên thì cơ quan thi hành án có quyền kê biên tài sản đã được giải chấp không cũng còn nhiều ý kiến khác nhau dẫn đến kéo

đài qua trình thi hành án.

Theo Quyết định số 09/2015/QDST-KDTM ngày 22 tháng 05 năm 2015 của Tòa án nhân dân thành phố TH thi: Công ty cổ phần xuất nhập khâu TH (Công ty CP XNK TH) có trụ sở tại số 02 PCT, phường DB, thành phố TH, tỉnh TH phải trả nợ cho Công ty CP Vật tu Nông sản số tiền là: 20.038.234.802 đồng (Hai mươi tỷ, không trăm ba tám triệu, hai trăm ba tư ngàn, tam trăm lẻ hai dong) Cơ quan thi hành án thành pho TH đã ra Quyết định thi hành án số 171/QD - CCTHADS ngày 10/8/2016 Công ty cổ phần xuất nhập khẩu TH có tài sản là nhà làm việc và phục vụ kinh doanh tại số 02 PCT, phường DB, thành phó TH đã được thé chap dé vay vốn tại Ngân hàng Vietcombank TH với hạn mức cho vay là 20 ty đồng (tính đến ngày 22/6/2017 Công ty CP XNK TH nợ ngân hang là 9.999.514.914 đồng; Hợp đồng vay được ký kết

ngày 22/10/2012).

Ngày 25/7/2017 theo yêu cầu của Ngân hàng Ngoại thương tại buổi làm việc ngày 10/7/2017 các cổ đông của Công ty CP XNK TH đã họp và ban hành Nghị quyết bán toàn bộ tai sản trên dat tại số 02 PCT, phường DB, thành phố TH cho Công ty CP tập đoàn HT (gọi tắt là Công ty HT) Cùng ngày, Công ty CP XNK TH có Công văn đề nghị Ngân hàng cho bán toàn bộ tài sản tại số 02 PCT để trả nợ cho ngân hàng và ngày 26/7/2017 Ngân hàng Ngoại thương TH có công văn đồng ý thu nợ trước hạn từ các nguồn tiền hợp pháp của Công ty.

Ngày 27/7/2017 Công ty CP XNK TH đã ký hợp đồng nguyên tắc số

04/2017/XNKTH - HT với Công ty HT, theo đó Công ty HT cho Công ty CP XNK

TH vay số tiên 10.000.000 đồng dé nộp vào ngân hàng Ngoại thương và là điêu kiện để các bên giao kết hop dong mua ban tài sản.

Ngày 28/7/2017 Công ty XNK TH đã bán toàn bộ tài sản tại số 02 PCT cho

Trang 27

Công ty HT với giá 5.675.500.000 đồng (theo chứng thư thâm định giá) và nộp hồ sơ đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường làm thủ tục theo quy định.

Vẫn đề đặt ra là khi ngân hàng ngoại thương đã giải chấp tài sản cho Công ty CP XNK TH thì chấp hành viên có được kê biên tài sản tại số 02 PCT không?

Van dé này có các quan điểm khác nhau.

Quan điểm thứ nhất: Công ty XNK TH bán tài sản tại số 02 PCT cho Công ty

HT sau khi đã có Quyết định thi hành án của Chi cục THADS thành phố TH về việc

Công ty XNK Thanh Hóa phải thanh toán số tiền 20.038.234.802 đồng cho Công ty Nông sản Nhưng trong quá trình thi hành án cho đến thời điểm bán, tài sản nêu trên đang là tài sản thế chấp để đảm bảo cho các Hợp đồng tín dụng mà Công ty XNK TH ký kết tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Theo quy định tại Điều 90 Luật THADS, Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP, Điều 4 Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BTP thì hợp đồng thé chấp tại Ngân hang VCB là hợp pháp, có đăng ký giao dịch bảo đảm và thoả mãn các điều kiện trong các quy định trên Mặt khác, việc công ty XNK Thanh Hóa bán tài sản được sự chấp thuận của Ngân hàng là đơn vị nhận thế chấp; giá chuyển nhượng tài sản được đơn vị thâm định giá độc lập và chỉ đủ thanh toán một phân tiền nợ cho ngân hàng; về trình tự, thủ tục bán tài sản, Công ty XNK Thanh Hóa đã thực hiện họp đại hội đồng cô đông, ban hành nghị quyết bán tài sản Như vậy, việc bán tài sản tại số 02 PCT

của Công ty XNK TH đảm bảo đúng hình thức, nội dung, trình tự, thủ tục theo quy

định của pháp luật Do đó, chấp hành viên không được kê biên tài sản.

Quan điểm thứ hai: Sau khi giải chấp xong, thì Công ty CP XNK TH và công ty HT ký hợp đồng mua bán nhà và đất, có công chứng hợp đồng nhưng chưa làm xong thủ tục đăng ký tại cơ quan đăng ký dat đai Hiện nay, theo khoản 3 Điều 188

Luật đất đai năm 2013 thì Việc chuyên đôi, chuyên nhượng, cho thuê, cho thuê lại,

thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng dat, góp vốn bằng quyên sử dụng đất phải đăng ký tại co quan đăng ky đất đai và có hiệu lực kế từ thời điểm đăng ký vào số địa chính Như vậy, khi chưa làm xong thủ tục đăng ký tại cơ quan có thầm quyền thì nhà và đất vẫn là của công ty CP XNK TH (người phải thi hành án) Do đó, chấp

hành viên có quyên kê biên nhà và đât.

Trang 28

Có thể thấy, tài sản tại số 02 PCT của công ty CP XNK TH đã thế chấp hợp pháp cho ngân hàng ngoại thương trước khi có Quyết định số 09/2015/QDST-KDTM ngày 22 tháng 05 năm 2015 của Tòa án nhân dân thành phố TH Theo quy định tại Điều 90 Luật THADS, Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP, Điều 4 Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BTP thì nếu tài sản thế chấp cho ngân hàng ngoại thương thoả mãn các điều kiện: (i) Hợp đồng thé chap hợp pháp, có đăng ky giao dich bảo dam; (ii) ngân hàng chưa tiễn hành xử lý dé thu hồi nợ vay theo quy định của pháp luật về xử lý tài sản bao đảm; (iii) tài sản thé chấp lớn hơn nghĩa vụ có bảo đảm và các chi phí cưỡng chế thi hành án; (iv) Người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ dé thi hành án) thì chấp hành viên có quyền kê biên ngôi nhà và ngân hàng sẽ được ưu tiên thanh toán theo quy định tại khoản 3 Điều 47 Luật THADS năm 2014 Còn trong trường hợp tài sản tại số 02 PCT không đủ thanh toán nợ cho ngân hàng thì chấp hành viên không được kê biên Trên thực tế thì tài sản tại số 02 PCT chỉ đủ thanh toán một phần khoản nợ cho ngân hàng (gần 6 tỷ đồng) cho nên chấp hành viên sẽ không được kê biên Tuy nhiên, để nhanh thực hiện việc trả nợ cho ngân hàng ngoại thương thì công ty CP XNK TH và công ty HT đã ký hợp đồng nguyên tắc là công ty HT cho công ty CP XNK TH vay 10 tỷ để giải chấp với điều kiện công ty CP XNK TH ký hợp đồng bán nhà và đất cho công HT với sự đồng ý của ngân hàng ngoại thương.

Điều quan trọng ở đây là cần xác định hợp đồng mua bán nhà và đất giữa công

ty CP XNK TH và công ty HT có hợp pháp hay không?

Gia sử không có việc thoả thuận công ty HT nộp 10 tỷ cho ngân hàng ngoại thương để giải chấp thì tài sản tại số 02 PCT vẫn là tài sản bảo đảm và ngân hàng ngoại thương có quyền xử lý tài sản đó dé thanh toán nợ Nhung do tài sản bảo đảm chỉ đủ thanh toán một phần khoản nợ cho ngân hàng ngoại thương nên các bên đã thoả thuận: Công ty CP XNK TH đã ký hợp đồng nguyên tắc số 04/2017/XNKTH -HT với Công ty -HT, theo đó Công ty -HT cho Công ty CP XNK TH vay số tiền 10.000.000 đồng đề nộp vào ngân hàng Ngoại thương và là điều kiện để các bên giao kết hợp đồng mua bán tài sản với sự đồng ý của ngân hàng ngoại thương Thoả thuận này của các bên xuất phát từ ý chí tự nguyện, không vi phạm điều cắm pháp luật, không trái đạo đức xã hội nên được coi là hợp pháp Hop đồng này dù là chưa làm

Trang 29

xong thủ tục đăng ký tại co quan có thẩm quyền nhưng hợp đồng nay không phải là việc mua bán thông thường giữa công ty CP XNK TH và công ty HT mà hợp đồng mua bán này xuất phát từ việc xử lý tài sản bảo đảm của ngân hàng ngoại thương nên chấp hành viên không được kê biên.

Tuy nhiên, dé bảo vệ quyền lợi của các bên, tránh việc thi hành án bị kéo dài thì các cơ quan có thâm quyền cần có sự phối hợp dé hướng dẫn cụ thé trường hợp

Thứ năm, trên thực tế, thông thường trong các bản án của tòa án tuyên: “Kê biên toàn bộ tài sản của ông A đã thế chấp cho Ngân hàng B theo Hợp dong thé chap số dé đảm bảo việc thi hành án” Trong nội dung Hợp đồng có điều khoản “các tai sản phát sinh sau thời điểm thé chấp đều là tài sản thé chấp” Trong quá trình xác minh hiện trạng tài sản thế chấp thì tài sản này có nhiều thay đổi (phát sinh thêm tài sản so với thời điểm thế chấp) theo hướng làm tăng giá trị tài sản Vậy, chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý toàn bộ tài sản (kế cả tài sản phát sinh) không? Về van dé này cũng gây khó khăn cho chấp hành viên khi tiễn hành kê biên tài sản thé chấp Về nguyên tắc cơ quan thi hành án sẽ thực hiện đúng nội dung bản án, quyết định của Toà án đã tuyên Bản án tuyên về kê biên toàn bộ tài sản đã thế chấp cho ngân hàng thì trong bản án thường là phải liệt kê các tài sản thế chấp trong hợp đồng sẽ bị kê biên Nếu trong hợp đồng có thoả thuận “các tài sản phát sinh sau thời điểm thế chấp đều là tài sản thế chấp” thì Toà án phải xác minh và làm rõ tài sản phát sinh sau thời điểm thé chấp là tài sản nào dé tuyên tài sản phat sinh cũng thuộc tài sản thé chấp và bị kê biên Tuy nhiên, trong bản án lại không liệt kê các loại tài sản thế chấp bị kê biên nên cơ quan thi hành án rất khó để kê biên tài sản phát sinh sau thời điểm thế chấp vì đối tượng thế chấp có thể được mô tả chung nhưng phải xác định được (khoản 2 Điều 295 BLDS năm 2015) Hơn nữa, thế nào là tài sản phát sinh sau thời điểm thế chấp? Ví dụ: thế chấp quyền sử dụng đất nhưng sau đó trên đất có cây ăn quả, cây lây năm hoặc có nhà thì nhà, cây cối có được coi là tài sản phát sinh không? Chắc chắn là không được gọi là tài sản phát sinh để kê biên cùng tài sản thế chấp Còn tài sản phát sinh như thế chấp cây ăn quả, cây cafe thì quả, hạt cafe sẽ được hiểu là tài sản phát sinh nhưng đó lại là hoa lợi, lợi tức thì theo khoản 1 Điều 321 BLDS

Trang 30

năm 2015 các bên phải thoả thuận cụ thê về việc hoa lợi, lợi tức cũng là tai san thế chấp Do đó, thủ trưởng cơ quan thi hành án yêu cầu Toà án giải thích bản án, quyết định và cơ quan thi hành án sẽ căn cứ vào văn bản giải thích của Toà án dé ra quyết định (Điều 9 Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC) Trong trường hợp có căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thâm thì thủ trưởng cơ quan thi hành án yêu cầu những người có thâm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thâm, tái thâm Tuy nhiên, điều này sẽ làm kéo dai quá trình thi hành án, không bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án Thiết nghĩ, Toà án cần phải có trách nhiệm trong việc ra phán quyết, đảm bảo các bản án, quyết định thi hành được trên thực tế.

Trên đây là một số van dé đặt ra đối với cưỡng chế kê biên tài sản đang cam có, thế chấp Hy vọng trong thời gian tới các cơ quan có thâm quyền có những hướng dẫn cụ thê để cơ quan thi hành án thống nhất thực hiện, đảm bảo việc thi hành án

hiệu quả.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Chính Phu (2017), Báo cáo công tác thi hành an năm 2017 ngày 14 thang10 năm 2017.

2 Cục THADS Thành phố Hà Nội (2019), Báo cáo số 16/BC-CTHADS về Kết quả công tác thi hành dân sự 12 tháng năm 2018, phương hướng nhiệm vụ công tác

năm 2019.

3 Dương Thị Thanh Xuân (2018), “Thi hành các bản án, quyết định về tín

dụng ngân hàng”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

4 Thành Chung, Nghi quyết 42 tạo ra niém tin của xã hội về xử lý nợ xấu,

http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Nghi-quyet-42-tao-ra-niem-tin-cua-xa-hoI-ve-xu-ly-no-xau/345054.vgp, ngày 28/08/2018.

5 Bộ Tư pháp tổng kết công tác THADS năm 2021, ban hành chương trình

công tác trọng tâm năm 2022,https://thads.moj.gov.vn/dongnai/noidung/tintuc/lists/hoatdongcuacuc/view_ detail.aspx ?itemid=77, truy cap ngày 2/8/2022.

Trang 31

6 Văn phòng Tổng cục THADS, Két quả công tác THADS, hành chính năm 2021 nhiệm vụ trọng tâm giải pháp chủ yếu măm 2022,

https://thads.moj.gov.vn/UserControls/News/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/noidung/tintuc/Lists/ThongTinChung&ListlId=94ab7744-93

ef-45a4-a877-bf28dcae82 1 b&Siteld=c14f4b03-975c-4234-893b

d5c829al196a7&ItemID=1267&SiteRootID=al 49ca04-0675-4959-b693-037f129a9de6, truy cập ngày 2/8/2022.

7 Ngô Thị Mỹ Dung (2017), Diéu kiện bảo vệ người thứ ba ngay tình, https://kiemsat.vn/dieu-kien-bao-ve-nguoi-thu-ba-ngay-tinh-47115.html

8 Các vướng mắc phát sinh từ thực tién xử lý tai sản bảo đảm và kiến nghị,

http://thoibaonganhang.vn/cac-vuong-mac-phat-sinh-tu-thuc-tien-xu-ly-tai-san-bao-dam-va-kien-nghi-57063.html, truy cap ngay 2/8/2022.

9 Huy Vũ, Hướng toi xdy dung Toa an thông minh ở Việt Nam,https://www.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tatc/chi-tiet

tin?d DocName=TAND048331, truy cập ngày 2/8/2022.

Trang 32

KE BIEN TAI SAN CUA DOANH NGHIỆP TRONG THI HANH AN DAN SU

TS Bùi Nguyễn Phương Lê

Trưởng khoa Đào tạo các chức danh THADS, Học viện Tư pháp

Tóm tắt: Kê biên tài sản của doanh nghiệp là một trong những kỹ năng tương đối phức tạp, đòi hỏi sự thận trọng của chấp hành viên khi tác nghiệp Khi tiễn hành kê biên tài sản của doanh nghiệp, chấp hành viên không chỉ nắm vững các quy định pháp luật về THADS mà còn can tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật về doanh nghiệp Chuyên dé này tập trung phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kê biên tài sản của doanh nghiệp, từ đó chỉ ra các bài học kinh nghiệm cho chấp hành viên khi tiễn hành kê biên tài sản này, dong thời, dé xuất một số giải pháp khắc phục những quy định pháp luật còn vướng mắc, bất cập khi tiễn hành kê biên tài sản của doanh

1 Một số van đề lý luận về kê biên tài sản của doanh nghiệp trong thi hành

án dân sự

1.1 Khai niệm kê biên tài san của doanh nghiệp trong thi hành an dân sự

Điều 106 Hiến pháp năm 2013 quy định “Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tô chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tô chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành” Để các bản án, quyết định của Tòa án được thi hành trên thực tế, trong quá trình tô chức thi hành án cơ quan thi hành án luôn lựa chọn biện pháp vận động, thuyết phục người phải thi hành án tự

nguyện thi hành án Tuy nhiên, không phải lúc nào người phải thi hành án cũng tự

nguyện thi hành án theo đúng phán quyết của Tòa án Trong rất nhiều trường hợp, người phải thi hành án có điều kiện nhưng không tự nguyện thi hành án, buộc cơ quan thi hành án phải tổ chức cưỡng chế theo quy định của Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trong các biện pháp cưỡng chế được quy định tại Luật THADS, biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ là biện pháp cưỡng chế được sử dụng phổ biến nhất, chiếm tỉ lệ lớn

Trang 33

nhất trong các biện pháp cưỡng chế mà cơ quan THADS áp dụng Theo quy định

hiện hành của pháp luật THADS thì biện pháp kê biên, xử lý tài sản chỉ áp dụng trong

trường hợp người phải thi hành án có nghĩa vụ thi hành án băng tiền, được quy định tại khoản 3 Điều 71 Luật THADS năm 2014 Việc kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án chính là việc co quan THADS tước đi quyền định đoạt đối với tài sản cua chủ sở hữu, sử dụng tai sản Do đó, bên cạnh việc đảm bảo quyền và lợi ích của người được thi hành án theo phán quyết của Tòa án thì cũng phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người phải thi hành án đối với tài sản bị kê biên, xử lý nên trình tự thủ tục kê biên, xử lý được quy định hết sức chặt chẽ qua nhiều giai đoạn từ tiễn hành kê biên, định giá tài sản, bán dau giá tài sản và giao tài san cho người mua trúng đấu giá Theo khái niệm của Từ điển Luật học thì: “Kê biên, xử ly tài sản là biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo việc thi hành án Trong thời gian kê biên, đối tượng bị áp dụng bị hạn chế quyên về tài sản ”?0 Điều này có nghĩa là khi bị kê biên tài sản, chủ sở hữu, sử dụng tài sản bị hạn chế quyên định đoạt đối với tài sản.

Doanh nghiệp là một chủ thể đặc thù trong hoạt động THADS Theo quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì “Doanh nghiệp là t6 chức có tên

riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy

định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh” Theo quy định của pháp luật hiện

hành thì ở Việt Nam hiện nay có 04 loại hình doanh nghiệp là: công ty trách nhiệm

hữu hạn, công ty cô phan, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.

Từ việc phân tích các khái niệm trên, có thể rút ra khái niệm về kê biên tài sản

của doanh nghiệp như sau: Kê biên tài sản của doanh nghiệp trong THADS là một

biện pháp cưỡng chế thi hành án do người có thẩm quyên tô chức thi hành án thực hiện đối với tài sản doanh nghiệp nhằm dam bảo thi hành nghĩa vụ thanh toán tiên của doanh nghiệp theo bản án, quyết định dan sự có hiệu lực thi hành.

1.2 Đặc điểm kê biên tài sản của doanh nghiệp trong thi hành án dân sự Kê biên tài sản của doanh nghiệp có những đặc điểm chung của biện pháp

cưỡng chê kê biên tài sản trong thi hành án Dong thời, cũng mang đặc điêm riêng

20 Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Tur điển Luật học, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội, tr.243.

Trang 34

của việc kê biên của doanh nghiệp.

1.2.1 Đặc điểm chung của biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản trong thi hành

án dán sự

- Cưỡng chế kê biên tài sản thé hiện quyền lực nhà nước và được đảm bảo thực hiện băng sức mạnh của Nhà nước;

- Được Chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án hoặc cô tinh tau tán tài sản nhằm buộc ho phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định của Tòa án;

- Đối tượng của các biện pháp cưỡng chế kê biên là tài sản của người phải thi

hành án.

1.1.2 Đặc điểm riêng của kê biên tài sản doanh nghiệp trong thi hành án dân

Ngoài những đặc điểm chung của việc kê biên tài sản trong THADS, có thé thấy răng kê biên tài sản của doanh nghiệp có những đặc điểm riêng chủ yếu như

Thứ nhất, chủ thê mà cơ quan THADS, chấp hành viên phải tác động khi kê biên tai sản là doanh nghiệp Day là một loại chủ thể hết sức đặc thù bởi mọi quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động của doanh nghiệp đều phải thực hiện thông qua người đại diện Cụ thé, khoản 1 Điều 12 Luật doanh nghiệp quy định: “Người dai

diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện

các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại điện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cau giải quyết việc dân sự, nguyên don, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tai, Toà án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật” Điều này đòi hỏi chấp hành viên phải xác định rõ ràng người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại thời điểm thi hành án để xác định quyền, nghĩa vụ của họ khi tham gia quá trình kê biên tài sản của doanh nghiệp, tránh tình trạng người tham gia hoạt động kê biên không có thâm quyền để quyết định những nội dung, những van dé mà họ không có quyên quyết định.

Thứ hai, tài sản phải kê biên, xử lý của doanh nghiệp cũng phức tạp hơn tài

sản phải kê biên, xử lý của các chủ thê khác Tài sản phải kê biên của doanh nghiệp

Trang 35

thường là các tài sản như nhà xưởng, máy móc, nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa, những tài sản này nhiều khi có giá trị rất lớn, mang yếu tố kỹ thuật, công nghệ Do vậy, nếu không nắm được các quy định của pháp luật có liên quan và xử lý không triệt để sẽ dẫn đến khiếu nại, vi phạm và nhiều trường hợp phải bồi thường số tiền rất lớn Nhiều tài sản của người phải thi hành án là doanh nghiệp còn gắn với đất thuê trả tiền hàng năm của Nhà nước nên khi kê biên, xử lý thì gắn với nhiều vấn đề nảy sinh phải giải quyết ví dụ như: tiền doanh nghiệp bỏ ra dé san lắp mặt bằng, tiền xây tường bao, các đầu tư khác

Thứ ba, việc kê biên xử lý tài sản của doanh nghiệp cũng nảy sinh rất nhiều vấn đề liên quan đến người lao động Đây là vấn đề rất nhạy cảm và phức tạp rất dễ bị doanh nghiệp lợi dụng để trì hoãn việc thi hành án.

Thứ tư, việc kê biên tài sản của doanh nghiệp phải tuân thủ nguyên tắc kê biên nghiêm ngặt hơn so với việc kê biên tài sản của các chủ thê khác Cụ thể, cơ quan THADS chỉ kê biên tài sản khác của doanh nghiệp phải thi hành án, nếu sau khi đã khấu trừ tài khoản, xử lý vàng, bạc, đá quý, kim khí quý khác, giấy tờ có giá của doanh nghiệp đang do doanh nghiệp quản lý hoặc đang do người thứ ba giữ mà vẫn không đủ dé thi hành án, trừ trường hợp bản án, quyết định có quyết định khác hoặc đương sự có thỏa thuận khác (Khoản 5 Điều 24 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP) Đồng thời, luật cũng giới hạn những tài sản mà chấp hành viên không được kê biên liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đặc biệt liên quan đến van dé an sinh xã hội và người lao động như: Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa

bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ

bữa ăn cho người lao động; nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh; trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống 6 nhiễm môi trường (Khoản 3 Điều 87 Luật THADS).

2 Thực tiễn kê biên tài sản của doanh nghiệp trong thi hành án dân sự 2.1 Kê biên đối với quyên sử dụng đất và tài sản gắn liền

Về cơ bản, thủ tục kê biên quyền sử dụng đất của doanh nghiệp không có sự khác biệt so với kê biên quyền sử dụng đất của các chủ thé khác Sự khác biệt chủ

Trang 36

yếu là trường hợp doanh nghiệp có quyền sử dụng dat thuê trả tiền thuê hàng năm va tài sản gắn liền là các nhà xưởng và các công trình xây dựng khác Như tác giả đã trình bay ở mục 1.2 rất nhiều doanh nghiệp có quyên tài sản là quyền sử dung đất trả tiền thuê hàng năm bởi việc sử dụng đất thuê trả tiền thuê hàng năm sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng khoản tiền thuê đất còn lại để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh do doanh nghiệp chỉ phải chi trả một phan tiền thuê đất.

Thực tế, đây là một loại tai sản có giá tri khá lớn của doanh nghiệp, để có quyền này, nhiều doanh nghiệp đã phải chi trả rất nhiều loại chi phí khác nhau như chi phí giải phóng mặt bang, chi phí san lap mặt bằng Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật THADS và pháp luật liên quan như luật đất đai hiện hành thì không có quy định cho phép cơ quan THADS được kê biên, xử lý đối với quyền thuê đất mà chỉ được kê biên đối với tài sản gan liền với đất thuê Điều này đã gây thiệt hai đáng ké cho các chủ thê có liên quan đến tài sản nay Tác giả xin đưa ra tình huống minh hoạ cụ thé:

Ban án số 39/2018/KDTM-PT ngày 30/3/2018 của TAND thành pho H xét xử phúc thẩm Bản án số 10/2017/KDTM-ST ngày 24/5/2017 của TAND quận Ð, thành pho H có nội dung phan quyết định như sau:

“Buộc Công ty TNHH V phải tra Công ty TNHH Mot thành viên Quản lý tài san

của các tô chức tin dụng Việt Nam theo các Hợp dong tín dụng: Hop dong tin dung số 07TH200666.002/HPTD ngày 25/9/2007; Hợp dong tín dụng số 1483LAV200900800 ngày 23/9/2009 tính đến ngày 24/5/2017 như sau:

Nợ gốc: 129.128.837.000 dong; No lãi (lãi trong han và lãi quá hạn): 119.780.749.095 dong Tổng cộng: 248.909.586.095 đồng.

Xu lý các tài san bao dam thực hiện nghĩa vụ dan sự để thu hồi no:

Tài sản gan liên với dat theo giấy chứng nhận quyên sử dung dat số AH406613 vài số cấp giấy chứng nhận quyên sử dụng đất số T00421/OP 706 do UBND tỉnh B cấp ngày 31/5/2007 đứng tên Công ty TNHH V Hợp dong thé chấp công chứng số 1773/2010, quyền số 01/TP/CC-SCC/HDGD ngày 20/8/2010 tại Phòng công chứng số 1 tỉnh B Đăng ký thé chấp ngày 10/9/2010 tại Văn phòng đăng ký OSDP tỉnh B”’.

Sau khi nhận uỷ thác từ Chỉ cục THADS quận 1), thành phố H, Cục THADS tinh

Trang 37

B đã ra quyết định thi hành án và chấp hành viên đã ban hành quyết định cưỡng chế kê biên số 04/OD-CTHADS ngày 10/10/2018 với nội dung: Kê biên toàn bộ tài sản gắn liên với dat theo giấy chứng nhận quyên sử dụng dat số AH406613 vào số cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số T00421/QĐÐ 706 do UBND tỉnh B cấp ngày 31/5/2007 đứng tên Công ty TNHH V Hop dong thé chấp công chứng số 1773/2010, quyển số 01/TP/CC-SCC/HDGD ngày 20/8/2010 tại Phòng công chứng số 1 tỉnh B Đăng ký thé chấp ngày 10/9/2010 tại Văn phòng đăng ký QSDĐ tỉnh B.

Theo phương án thẩm định giá của Công ty Cổ phan tư vấn và thẩm định giá VINA thì tài san được định giả như sau:

- Giá trị tài sản gắn liên với đất: 4.722.422.000 đồng - Chỉ phí san lap, thi công cọc móng: 10.580.956.000 đồng - Quyên thuê đất: 25.203 133.000 dong

Cơ quan THADS đã cùng đơn vị thẩm định giá thực hiện việc khảo sát giả thị trường có tính chất để tham khảo, tổng giá trị tài sản trên theo giá thị trường khoản từ 35 đến 40 tỷ đông do vị trí thửa đất có vị trí sát đường Quốc lộ 1A nên lợi ích thương mại cao.

Từ tình huống trên có thê thấy, có sự chênh lệch quá lớn giữa giá trị thị trường của tài sản và giá của tài sản gắn liên với đất Theo đó, tài sản gắn liền với đất có giá trị không đáng kể so với quyền thuê đất mà người phải thi hành án đang sở hữu Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 175 Luật Đất đai thì tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm không được chuyền quyền sử dụng đất mà chỉ được chuyển quyền đối với tài sản gắn liền với đất, do đó, đối với quyền sử dụng đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, chấp hành viên không được kê biên Đồng thời, cũng không có quy định cho phép chấp hành viên kê biên giá trị đầu tư trên đất, lợi ích thương mại, quyền thuê đất nên sẽ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự Vì vậy, can xem xét sửa đổi quy định về việc xử lý đối với các quyền của người thuê đất để đảm bảo quyền của họ cũng như của người được thi hành án.

Bên cạnh đó, việc kê biên đối với tài sản gắn liền với đất là nhà xưởng và các công trình xây dựng khác của doanh nghiệp cũng đòi hỏi sự cần trọng của chấp hành

Trang 38

viên khi tiễn hành kê biên nếu gặp phải sự chống đối của doanh nghiệp Tình huống dưới đây là một bài học kinh nghiệm sâu sắc cho chấp hành viên khi tiễn hành kê biên

nhà xưởng của doanh nghiệp.

“Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cho thấy, theo bản án số 08/2014/DSPT ngày 29/9/2014 của Tòa án Nhân dân tỉnh Binh Định, ông Lê Viết

Chin, chủ Doanh nghiệp tư nhân Phu Lợi (Gia Lai) có nghĩa vụ trả cho Công ty Trách

nhiệm hữu hạn Thanh Phát (Bình Định) số tiền hon 19,24 tỷ dong.

Sau khi có don yêu cẩu thi hành án của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thanh Phát, ngày 9/10/2014, Cục trưởng Cục THADS tỉnh Binh Định ký Quyết định số 01/OD-Cthi hành án cho thi hành khoản bôi thường theo nội dung ban an đã có hiệu lực pháp luật Ông Nguyễn Văn Chánh, chấp hành viên sơ cấp duoc phân công trực tiếp tổ chức thi hành án vụ việc này.

Trong quá trình tổ chức thi hành án theo Quyết định số 01/OD-Cthi hành án của Cục THADS tinh Bình Định, Nguyễn Văn Chánh thiếu trách nhiệm trong việc xác minh số sách kế toán, không xác minh đây đủ tài khoản của Doanh nghiệp tư nhân Phú Lợi cũng như của vợ chong ông Lê Viết Chin tại các ngân hàng có liên quan để

thực hiện THADS theo quy định.

Hành vi thiếu trách nhiệm trên dan đến việc Chánh không biết bên trong nhà xưởng (kho) của Doanh nghiệp Phú Lợi tại Khu Công nghiệp Long Mỹ (thành pho Quy Nhơn, tỉnh Binh Định) dang chứa 25.728,9 tan sắn lát và gan 33,4 tan hạt ươi là tài san không thuộc diện bị kê biên Khi cưỡng chế kê biên, Chánh đã không mở khóa kho hang mà niêm phong ngay cong ra vào, không thực hiện ding theo kế hoạch tổ chức cưỡng chế kê biên đã ban hành trước đó, vi phạm Điêu 93 Luật THADS 2008 sửa đổi, bồ sung năm 2014 Vi vậy, Doanh nghiệp Phu Lợi đã phải chịu thiệt hai với số tiền 49,437 tỷ dong do không thé xuất được số hàng hóa là sắn lát và hạt ươi dé

thực hiện hop dong với các đổi tác.

Doanh nghiệp Phú Lợi yêu cầu bôi thường thiệt hại 76 tỷ dong do hành vi phạm pháp luật của Chánh gây ra.

Tại tòa, đại diện Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Bình Định đê nghị Hội đồng xét xử, tuyên phat Nguyên Văn Chánh từ 10-12 năm tù về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu

Trang 39

quả nghiêm trọng ”; đông thời tuyên buộc Cục THADS tỉnh Bình Định bôi thường thiệt hai cho hai doanh nghiệp theo đúng Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm

Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử Tòa an nhân dân tinh Bình Định nhận định: Nguyễn Văn Chánh là chấp hành viên của Cục THADS tỉnh Binh Định, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đã không thực hiện day du, khong dung trach nhiém cua chap hành viên theo quy định của pháp luật, không xác minh số sách kế toán, không xác minh số dự tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp bị kê biên; niêm phong nhưng không mở kho dé kiểm tra nên không biết được bên trong kho chứa những gì Trong khi đó, thời điểm niêm phong, trong kho có tài sản không thuộc diện bị kê biên, do đó không có biện pháp để di dời những tài sản này ra khỏi khu vực kê biên.

Hành vi của bị cáo Chánh thể hiện sự cầu thả, chủ quan làm cho Doanh nghiệp Phú Lợi không thé giao hang cho đối tác theo đúng hop dong, diéu này dan đến tài sản bị suy giảm về số lượng, chất lượng, hư hỏng Do a6, hành vi của Chánh đã vi phạm Diéu 93 Luật THADS 2008 sửa đổi bồ sung năm 2014, gây thiệt hại cho Doanh

nghiệp Phú Lợi với số tiền hơn 49,4 tỷ dong.

Với những nhận định trên, Hội dong xét xử đã tuyên phạt bị cdo Nguyễn Van Chánh 9 năm tù vé tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 2 Điều 285 Bộ luật Hình sự; đông thời tuyên buộc Cục THADS tỉnh Bình Định bồi thường cho hai doanh nghiệp tư nhân với tổng số tiền hơn 55 tỷ dong theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017; trong do bôi thường cho Doanh nghiệp tư nhân Huy Phương gan 5,67 ty đông; bôi thường cho Doanh nghiệp tư nhân Phú Loi gan

49,44 tỷ đông ”?!.

Đây là một vụ việc dẫn đến sự kiện bồi thường Nhà nước lớn nhất trong lịch sử ngành THADS Mặc dù, đến thời điểm hiện nay, Vụ việc này vẫn chưa xác định được kết quả cuối cùng do có đơn kháng cáo của bi cáo và Cục THADS tỉnh Bình Định nhưng cũng đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo cho các chấp hành viên khi tiến 21 Nguyên Linh (2019), “Chấp hành viên câu thả, Cục Thi hành án phải bồi thường hơn 55 tỷ đồng”,

https://congan.com.vn/song-theo-phap-luat/chap-hanh-vien-cau-tha-cuc-thi-hanh-an-phai-boi-thuong-hon-55-ty-dong_80180.html, truy cập ngày 04/9/2022.

Trang 40

hành kê biên tài sản của doanh nghiệp nói riêng và kê biên đối với đồ vật bị khoá, bị đóng gói nói chung Theo nhận định của Hội đồng xét xử, trong vụ việc này, bi cáo Nguyễn Văn Chánh đã có hành vi câu thả, chủ quan khi tiến hành kê biên nhà xưởng của doanh nghiệp trong khi doanh nghiệp khoá cửa nhà xưởng nhưng lại không thực hiện việc phá khoá, mở khoá, mở gói theo quy định tại Điều 93 Luật THADS mà tiễn hành niêm phong tại công của nhà kho Hành vi này dẫn đến hậu qua là, một lượng lớn hàng nông sản là 25.728,9 tan san lát và gần 33,4 tân hạt ươi của doanh nghiệp không thể xuất hàng theo các hợp đồng với các đối tác, dẫn đến hàng hoá bị hư hỏng, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.

Trong vụ việc này, nếu chấp hành viên tiễn hành kê biên theo đúng trình tự, thủ tục luật định là tiền hành mở khoá, mở gói dé xác định hiện trạng tài sản kê biên, sau đó, có thông báo cụ thê cho doanh nghiệp về trách nhiệm nhận bảo quản đối với tài sản kê biên và tài sản không thuộc diện kê biên thì chắc rằng chấp hành viên và cơ

quan THADS sẽ không phải gánh chịu những hậu quả lớn như trong vụ việc nêu trên.

Ngoài ra, đối với các công trình xây dựng gan liền với quyền sử dụng đất cũng cần được chấp hành viên vận dụng sáng tạo dé tránh những sai lầm có thé mắc phải trong quá trình kê biên tai sản Ví dụ như trường hợp chấp hành viên đã tiến hành kê biên đối với quyền sử dung đất và tài sản gan liền với đất là nhà xưởng, nhà kho, nhà vệ sinh, nhà tạm, hàng rào, công rào Tuy nhiên, trong quá trình kê biên, người phải thi hành án là doanh nghiệp lại yêu cầu chấp hành viên phải kê biên hệ thống thoát

nước được xây dựng dé phuc vu cho viéc san xuất gạo của doanh nghiệp Hệ thống

thoát nước này có chiều dai 146m từ công nhà máy đến bờ sông Đây là một hệ thông được xây ngầm dưới lòng đất, khác hoàn toàn với nhà xưởng, nhà kho, hàng rào là những tài sản chấp hành viên dé dang quan sát được mà không cần phải có quá trình đào lên để quan sát Với kết cau phức tạp, lại nằm sâu dưới lòng đất, dé xác định được giá trị và tính xác thực của tai sản này đòi hỏi chấp hành viên phải vận dụng phương pháp kiểm tra xác suất, bởi việc đào toàn bộ công thoát nước dé kiểm tra sẽ gây tốn kém và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

2.2 Kê biên đối với động sản

Trong hoạt động THADS, một cách phân loại động sản có giá tri rất lớn đối

Ngày đăng: 30/03/2024, 15:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN