1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Trường: Đóng góp ý kiến cho việc xây dựng Chương trình đào tạo ngành Luật, chuyên ngành Luật Thi hành án dân sự

238 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đóng góp ý kiến cho việc xây dựng Chương trình đào tạo ngành Luật, chuyên ngành Luật Thi hành án dân sự
Tác giả Ts. Lê Đình Nghị, Pgs.ts. Trần Anh Tuấn, Ths. Đặng Quang Huy, Pgs.ts. Bùi Thị Huyền, Ths. Vũ Hoàng Anh, Pgs.ts. Nguyễn Thị Thu Hà, Ts. Trần Phương Thảo, Ths. Đặng Quang Huy, Ths. Phan Thanh Dương, Ts. Bùi Nguyễn Phương Lê, Ths. Cao Thị Kim Trinh, Ts. Phan Huy Hiếu, Ts. Lê Anh Tuân, Ts. Nguyễn Văn Nghĩa, Ts. Nguyễn Triều Dương, Ths. Vũ Hoàng Anh
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Trường
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 238
Dung lượng 55,65 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

KỶ YÊU HỘI THẢO

ĐÓNG GÓP Ý KIÊN CHO VIỆC XÂY DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT, CHUYEN NGANH LUAT THI HANH ÁN DAN SỰ

HA NOL, 2023

Trang 2

MỤC LỤC

TT BÀI VIET TÁC GIÁ TRANG Sự cân thiết, cơ sở pháp lý và

: định hướng cho việc xây dựng TS Lê Đình Nghị

Chương trình dao tạo Nganh| ppg Hiéu trưởng Trường Đại học 1-20

Luat, chuyén nganh Luat Thi Luét Hà Nội

hành án dân sự.

3 Đào tạo nguồn nhân lực thi

hành án dân sự ở một số quốc PGS.TS Trần Anh Tuấn &

gia trên thế giới Trưởng Khoa Pháp luật dán sự, 21-45

Trường Đại học Luật Ha Nội

Xây dựng chương trình đào tạo 3 | ngành Luật, chuyên ngành Thi

hành án dân sự ở Việt Nam tiếp l „

cận từ goc độ đối sánh với PGS.TS Tran Anh Tuan &

chương trình đào tạo nguồn ThS Dang Quang Huy 46-9] nhanluc thi hanh an dan su cua Khoa Pháp luật dan sự, Trường :

„ X — Mê : Đại học Luật Hà Nộihọc viện tư pháp việt nam và

vương quốc Bi, cộng hòa Pháp

Nghiên cứu đề xuất xây dựng | PGS TS Bùi Thị Huyền &ThS.

4 chuong trinh dao tao nganh Vũ Hoang Anh

luật, chuyên ngành pháp luật Khoa Pháp luật dân sự, Trường 92-108 thi hànhán dân sự Đại học Luật Hà Nội

Đề xuất xây dựng các học phần |_ PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà & s về kỹ năng trong chương trình TS Trần Phương Thảo

đào tạo ngành luật, chuyên Khoa Pháp luật dan sự, Trường 109-119

nganhluat thi hành án dân sự Pai hoe Ludi Hà NHĩ

Đề xuất xây dựng mục tiêu và ThS Dang Quang Huy & ThS 6 chuẩn đầu ra của chương trình Phan Thanh Dương

đào tạo ngành luật, chuyên Khoa Pháp luật dân sự, Trường 120-128

ngànhluật thi hành án dân sự Đại học Luật Hà Nội

Trang 3

Kinh nghiệm xây dựng chương

7 | trình đào tạo nghiệp vu thi hành TS Bùi Nguyễn Phương Lê

Lous ` , " : 129-141

án tai học viện tư pháp Học Viện tư pháp

Thực trạng công tác đào tạo

8 | nghềchấp hành viên, thừa phát ThS Cao Thị Kim Trinh

cà TA ` ` , 142-154

lại ở việt nam hiện nay Học Viện tư pháp

Một sô vân đê vỆ nguôn nhân TS Phan Huy Hiếu9 | lực đào tạo nghê châp hành Chánh văn phòng Tả Thị

viên, thừa phát lại ở việt nam TINGE POTS SONS CG ĐI 155-165

` hành án dân sự Bộ tư pháphiện nay

Yêu cầu đào tạo nguồn nhân

lực cán bộ thi hành án dân sự TS Lê Anh Tuân

19 | đáp ứng yêu cầu xây dựng nha} =u rưởng Vu Giải quyet khiéunai, | 166-180

nước pháp quyền xã hội chủ tô cáo, Tông cục Thi hanh an dan

wn ta su, Bộ Tu pháp

nghĩa ở việt nam

Những kiến thức, kỹ năng cần

" thiết của sinh viên chuyên TS Nguyễn Văn Nghĩa 181-208

ngành luật thi hành án dân sự - Tổng cục Thi hành án dân sự

góc nhìn từ thực tiễn

Xây dựng lịch trình dạy học, tổ TS Nguyễn Triều Dương

l2 chức thực hiện và triển khai kế Phó trưởng Phòng Đào tạo Đại 209.223

hoạch đào tạo ngành luật, học, Trường Đại học Luật Hàchuyên ngành thihành án dân sự Nội

Đề xuất các hoạt động nghiên ThS Vũ Hoàng Anh

cứu khoa học dé thực hiện Khoa Pháp luật dân sự, Truong

chương trìnhđào tạo ngành luật, Đại học Luật Hà Nội

13 224-235chuyên ngành pháp luật thi

hành án dân sự

Trang 4

SU CAN THIET, CƠ SỞ PHÁP LY

VA DINH HUONG XAY DUNG CHUONG TRINH DAO TAO NGANH LUAT, CHUYEN NGANH LUAT THI HANH AN DAN SU

TS Lé Dinh Nghi*

Tóm tat: Chương trình đào tạo ngành Luật, chuyên ngành Luật Thi hành án dân sự của Truong Dai học Luật Ha Nội được xây dựng hướng tới Việc cung cấp cho sinh viên khối kiến thức cơ bản, có hệ thống và chuyên sâu về pháp luật thi hành án dân sự; bước dau có định hướng chuyên sâu, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu và thực hành Sản phẩm của Chương trình đào tạo này sẽ là các cử nhân ngành Luật có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức, có kiến thức và năng lực đề có thể nghiên cứu cũng như giải quyết được các vấn dé cơ bản trong lĩnh vực pháp luật nói chung, lĩnh vực thi hành án dân sự nói riêng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyên Việt Nam trong tiễn trình hội nhập quốc tế Đề dat được mục tiếu đào tạo đó, việc hoàn thiện chương trình đào tạo tổng thể, chỉ ra phương pháp đào tạo phù hop với thực tiễn giáo dục Việt Nam, hiện dang đặt ra thách thức không nhỏ cho Trường Dai học Luật Hà Nội Do đó, bài viết góp một phan để luận giải về sự cân thiết, cơ sở pháp lý và định hướng trong việc xây dung, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của Ti rường Đại học Luật Hà Nội trong việc triển khai xây dựng

Chương trình đào tạo ngành Luật, chuyên ngành Luật Thi hành an dan sự.

Từ khóa: Luật thi hành an dân sự, Chương trình đào tạo, Chương trình đào tạongành Luật, chuyên ngành Luật thi hành án dân sự.

1 Sự cần thiết của chương trình đào tạo ngành Luật chuyên ngành Luật

Thi hành án dân sự

1.1 Xây dựng Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Luật chuyên

ngành Luật Thi hành án dân sự phù hop với quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển nguồn nhân lực tư pháp

Một trong các bước đột phá chiến lược được Đảng ta xác định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI là “Phát triển nhanh nguôn nhân lực, nhất là nguôn nhân lực chất lượng cao, tập frung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nên giáo đục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguôn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học,

công nghệ

”"-* Trường Đại học Luật Hà Nội.

Ì Van kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, nguồn: http://dangcongsan.vn/

|

Trang 5

Trong lĩnh vực tư pháp và pháp luật, các Nghị quyết của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam như: Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 05 năm 2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến 2010, định hướng đến 2020; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 đều khăng định tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ pháp luật trong sạch, vững mạnh; trong đó chú trọng tới công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp tư pháp theo các chức danh.

Nghị quyết số 08-NQ/TW chỉ rõ phải: “xây dung đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh Nâng cao tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức và nghề nghiệp chuyên môn của cán bộ tu pháp ” Nghị quyết số 48-NQ/TW cũng đặt ra nhiệm vụ: “Bảo dam số lượng và chat lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức làm công tác pháp luật ” Nghị quyết số 49-NQ/TW còn nhấn mạnh: “Đào tao đủ số lượng cán bộ tư pháp có trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực tư pháp quốc tế nhằm bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tô chức, công dân Việt Nam, đáp ứng yêu cau hội nhập quốc tế và khu vực ” Dé nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ pháp luật, Nghị quyết số 49-NQ/TW chỉ đạo: “7iếp tuc đổi mới nội dung, phương pháp đào tao cử nhân luật, đào tạo cán bộ nguồn của các chức danh tư pháp, bồ trợ tư pháp; bồi dưỡng cán bộ tư pháp, bồ trợ tư pháp theo hướng cập nhật các kiến thức mới về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, có kỹ năng nghệ nghiệp và kiến thức thực tiễn, có phẩm chất đạo đức trong sạch, vững mạnh, dũng cảm đấu tranh vì công lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa” Dé đạt được mục tiêu này, Nghị quyết số 49-NQ/TW đã đặt ra

nhiệm vụ: “Xây dung Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành

pho Hồ Chi Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật”.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua những nội dung cơ bản về đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII; định hướng phát triển và phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời gian tới nêu trong các văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII trình Đại hội.; thông qua Báo cáo chính trị, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021

Nghị quyết này đã chỉ rõ quan điểm chỉ đạo là phải “có cơ chế đột phá để thu hút, trọng dụng nhân tài, thúc day đổi mới sáng tao, ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lan thứ tư, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển nhanh và bên vững” Nghị quyết này đã xác định

Trang 6

định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 — 2030, trong đó có những nội dung liên quan đến lĩnh vực tư pháp dân sự, bao gồm:

(1) Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn điện giáo dục va dao tạo, phat triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài Thúc đây nghiên cứu, chuyên giao, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, chú trọng một sé ngành, lĩnh vực trong điểm, có tiềm năng, lợi thế để làm động lực cho tăng trưởng theo tinh thần bắt kip, tién cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế ĐIỚI.

(3) Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch,

vững mạnh, tính gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát

triển của đất nước Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình; kiểm soát quyền lực gắn với siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của Nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức

Nghị quyết cũng đã xác định nhiệm vu trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XII

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Dang và Nghị quyết Đại hội XIII đã xác định các đột phá chiến lược có liên quan đến lĩnh vực pháp luật, trong đó có pháp luật về tư

pháp dân sự:

(1) Hoàn thiện dong bộ thể chế phát triển, trước hết là thé chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng

hiện đại, hiệu quả”.

(2) Phát triển nguôn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyên biến mạnh mẽ, toàn diện, co bản về chất lượng giáo dục, đào tạo gan với co chế tuyên dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài, day manh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dung và phat triển mạnh khoa học va công nghệ, đổi mới sáng tạo; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phôn vinh, hạnh phúc, phát huy

? Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của

Dang, xem Văn kiện Đại hội đại biêu toàn quoc lân thứ XIII, tr 203.

3

Trang 7

giá tri văn hoa, sức mạnh con người Việt Nam, tinh thần đoàn kết, tự hào dân tộc trong sự nghiệp xây dung và bảo vệ Tổ quốc.

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Dang đã xác định nội dung cụ thé về xây dựng và hoàn thiện Nha nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cụ thé là:

Tiếp tục xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bang,

nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân Hoạt động tư pháp

phải có trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân Nghiên cứu, ban hành Chiến lược hoàn thiện nha nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, trong đó có Chiến lược pháp luật và cải cách tư pháp Tiếp tục d6i mới tô chức,

nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của toà án nhân dân, viện

kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án và các cơ quan, tô chức tham gia vào quá trình tố tụng tư pháp; giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các loại tranh

chấp, khiếu kiện theo luật định; phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với hoạt động

của tội phạm và vi phạm pháp luật!.

Gan kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tô chức thi hành pháp luật Tập trung chỉ đạo quyết liệt, đầu tư hợp lý nguồn lực và các điều kiện để thực hiện tốt các nhiệm vụ nâng cao hiệu lực, hiệu quả tô chức thi hành pháp luật, thanh tra, kiểm tra,

xử lý vi phạm pháp luật ”.

Nghị quyết Đại hội XIII đã xác định được các định hướng, nhiệm vụ, đột phá

chiến lược của Đảng đối với lĩnh vực tư pháp dân sự, là tiền đề cho việc nghiên cứu hoàn thiện lĩnh vực pháp luật về tư pháp dân sự Trong bối cảnh hiện nay, việc nghiên cứu hoàn thiện luật tư trong đó có pháp luật dân sự, sở hữu trí tuệ và tô tụng dân sự và thi hành án dân sự phải gắn với việc ứng dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Thực tế này đòi hỏi phải tiếp cận, nghiên cứu, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp dân sự, trong đó lĩnh

vực thi hành nghĩa vụ dân sự và thi hành án dân sự.

3 Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XII, Tài liệu đã dẫn, 203.

* Ban Chap hành trung ương Đảng khóa XII, Tài liệu đã dân, tr 177 — 178.Š Ban Chap hành trung ương Đảng khóa XII, Tài liệu đã dẫn, tr 179.

Trang 8

Nghị quyết Đại hội XIII đã xác định những định hướng, nhiệm vụ căn bản của việc xây dựng thé chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật và dao tao nguồn nhân lực về tư pháp dân sự, phải coi trọng, bảo về kịp thời quyền lợi chính đáng của chủ thể, góp phần thúc đây sự phát triển, đáp ứng yêu cầu về “Xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, lay quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trong tâm thúc day đôi mới sang tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh, bền vững” Bên cạnh đó, việc nghiên cứu truyền bá tư tưởng pháp lý, hoàn thiện pháp luật và đào tạo nguồn nhân lực pháp luật dân sự, tố tụng dân sự, thi hành án dân sự cần phải quán triệt tinh thần phục vụ cho sự phát triển và bảo đảm quyền lợi của chủ thể đáp ứng yêu cầu “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng quy trình lập pháp, tập trung xây dựng, hoàn thiện thé chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân ” 7.

Với định hướng “Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật”* đòi hỏi việc chú trọng xây dựng va đào tạo đội ngũ cán bộ về tư pháp dân sự, trong đó có lĩnh vực tô tụng dân sự, thi hành án dân sự, quan tâm tới việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật và truyền bá tư tưởng pháp lý về thi hành án dân sự trên cơ sở tiếp thu thành tựu lập pháp của nước ngoài, ứng dụng thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0, chú trọng tới hiệu qua của tô chức thi hành pháp luật trên thực tiễn, gắn kết việc nghiên cứu, đào tạo với thực tiễn thực thi pháp luật, từ đó tìm kiếm đề xuất giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành nghĩa vụ dân sự

và thi hành án dân sự.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XII tại Dai hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định nội dung cụ thé đối với lĩnh vực tư pháp dân sự Theo đó, cần “Tiếp tục xây dựng nền

tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tô quốc, phục vụ nhân dân Hoạt động tư pháp phải có trọng trách bảo vệ

công lý, bảo vệ quyên con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tô chức, cá nhân Nghiên cứu, ban hành Chiến lược hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ 5 Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XII, Tài liệu đã dẫn, 174-175.

7 Ban Chap hành trung ương Đảng khóa XII, Tài liệu đã dân, tr 175.8 Ban Chap hành trung ương Đảng khóa XII, Tài liệu đã dẫn, tr 179.

5

Trang 9

nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, trong đó có Chiến lược pháp luật và cải cách tư pháp Tiếp tục đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, co quan thi hành án và các cơ quan, tô chức tham gia vào quá trình tố tụng tư pháp; giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các loại tranh chấp, khiếu kiện theo

luật định ” ?.

Để thực hiện định hướng nay cần phải tiếp cận nghiên cứu tiếp thu thành tựu lập pháp của nước ngoài, ứng dụng thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 dé xây dựng một nên tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại đồng thời phải chú trọng tới việc dao tạo nguồn nhân lực có tinh thần phụng sự dân tộc, đạo đức nghề nghiệp, có kiến thức,

kỹ năng, năng lực tự chủ, chịu trách nhiệm trong việc thực thi pháp luật một cach cóhiệu lực, hiệu quả.

Kết quả nghiên cứu cho thấy việc đào tạo các kiến thức và kỹ năng cụ thể về ứng dụng công nghệ thông tin trong thi hành án dân sự cũng là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu trong bối cảnh Cách mạng khoa học công nghệ 4.0 hiện nay dé hiện thực hóa định hướng về nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín

của cơ quan thi hành án dân sự.

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Dang đã khang định cần phải tiếp tục “Nghiên cứu, ban hành Chiến lược hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, trong đó có Chiến lược pháp luật và cải cách tư pháp Tiếp tục đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án và các cơ quan, tô chức tham gia vào quá trình tố tụng tư pháp; giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các loại tranh chấp, khiếu kiện theo luật định; phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với hoạt động của tội phạm và vi phạm pháp luật” !9, Định hướng này đòi hỏi phải nghiên cứu xác định nội dung của cụ thê của chiến lược

pháp luật và cải cách tư pháp dân sự trong tình hình mới, chú trọng xây dựng chương

trình đào tạo nhân lực có năng lực chuyên sâu về thi hành nghĩa vụ dân sự nói chung và án dân sự nói riêng, nhăm đáp ứng yêu cầu về chất lượng, tính kịp thời, đúng pháp

? Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XII, Tài liệu đã dẫn, tr 177 — 178.

!9 Ban Chap hành trung ương Đảng khóa XII, Tài liệu đã dẫn, tr 177 — 178.

Trang 10

luật trong thi hành các nghĩa vụ, bản án về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, tạo nguồn lực nhằm đảm bảo hiệu quả của hoạt động tư pháp

dân sự.

Có thể nhận thấy đường lối của Đảng về hoàn thiện hệ thống pháp luật và cải cách tư pháp trong các văn kiện trước đây cần được tiếp tục kế thừa và phát triển Các yếu tố hợp lý trong đường lối của Đảng về cải cách tư pháp, trong đó có lĩnh vực thi hành án dân sự trong các văn kiện trước đây cần được tiếp tục kế thừa va phát triển Nhiệm vụ của cơ sở đảo tạo trọng điểm về pháp luật là trên cơ sở các định hướng này xác định được những yêu cầu đặt ra và từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể đối với việc xây dựng và triển khai chương trình đào tạo chuyên sâu về thủ tục dân sự và thi hành

án dân sự cho phù hợp:

Từ năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ ngày 18/3/2014 về cải thiện môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia trong đó có đề cập đến yêu cầu về cải thiện hiệu quả tư pháp dân sự theo hướng giảm thủ tục, giảm thời gian, giảm chi phí!! Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ ngày 10/01/2022 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 đã nhận định “Trên bảng xếp hạng toàn cầu, một số chỉ tiêu cải thiện chưa bền vững và còn không ít chỉ tiêu cụ thê mà chất lượng và thứ hạng của Việt Nam vẫn còn thấp hoặc không được cải thiện, thậm chí giảm bậc”!? Nghị quyết này cũng xác định các mục tiêu cụ thé là cần phải “Cải thiện chất lượng, nâng cao thứ hạng các chỉ số môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh đồng bộ với cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Moody’s, S&P và Fitch” và “Nâng cao điểm số và duy trì thứ hạng chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật; nâng xếp hạng chỉ số Kiểm soát tham nhũng lên 10 bậc” nhằm cải thiện Năng lực cạnh tranh 4.0 (GCI 4.0) theo xếp hang của WEF!? Dé cải thiện chỉ số hiệu qua của hoạt động tư pháp dân sự thì cần phải cải cách thủ tục thi hành án dân sự, chú trong tới việc xây dựng chương trình chuyên sâu về đào tạo nguồn nhân lực có thé áp dụng và thi hành

có hiệu quả các biện pháp trong thi hành án dân sự'4.

!! Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ ngày 18/3/2014 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môitrường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

!2 Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ ngày 10/01/2022 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môitrường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022, tr 2.

!3 Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ ngày 10/01/2022, tài liệu đã dẫn, tr 3.

!4 Biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp bảo đảm và biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự.7

Trang 11

Van đề đặt ra đối với công tác dao tạo nguồn nhân lực thi hành án dân sự là cần tăng cường nguồn nhân lực có thé chống lại việc lạm dụng quyền nhằm trì hoãn, góp phần bảo đảm hiệu quả của tô tụng, chống lại các hành vi lạm dụng nhằm trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ trong bối cảnh hiện nay.

Định hướng “nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín” của

cơ quan tư pháp dân sự'Š; “Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tô chức thi hành pháp luật”!5 đòi hỏi phải đào tạo được nguồn lực có chuyên môn sâu, có khả năng cải thiện tốc độ và hiệu quả xử lý công việc của Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự, bao dam thi hành án dân sự kip thoi, hiệu quả nhằm hiện thực hóa chủ trương

“nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín” của Tòa án và cơ quan

thi hành án dân sự, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam”,

1.2 Xáy dựng Chương trình dao tạo trình độ dai học ngành Luật chuyên ngànhLuật Thi hành an dân sự phù hợp với mục tiêu, giải pháp xây dựng Trường Đại học

Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật

Việc đào tạo ngành Luật chuyên ngành luật thi hành án dân sự hoàn toàn phùhợp với mục tiêu, giải pháp xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bằng Quyết định số 549/QĐ-TTg ngày 04 tháng 04 năm 2013, trong đó định hướng xuyên suốt là tạo chuyên biến mạnh trong chất lượng đào tạo nhằm cung cấp nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao phục vụ công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN), cải cách pháp luật, cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.

Việc xây dựng CTĐT ngành Luật chuyên ngành luật thi hành án dân sự là một

giải pháp phải thực hiện để hiện thực hóa Đề án mới về tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phó Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật Thông báo số 22-TB/BNCTW ngày 12/5/2021 của Ban Nội chính Trung ương về kết luận của đồng chí Chủ tịch nước, Trưởng Ban

Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương tại phiên họp thứ 12 của Ban Chỉ đạo, Công

văn số 7427/VPCP-PL ngày 13/10/2021 của Văn phòng Chính phủ về việc thực hiện thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đã chỉ rõ: “Giao Bộ

Xem thêm Nguyễn Công Bình, Trần Anh Tuấn, Giáo trình luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb CAND năm

2017, tr.179-201; Giáo trình luật thi hành án dân sự, Nxb CAND, năm 2020, tr.233 - 295.

!5 Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XII, Tài liệu đã dẫn, tr 177 — 178.! Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XII, Tài liệu đã dẫn, tr 179.

! Xem thêm Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ ngày 18/3/2014 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cảithiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Trang 12

Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đảo tạo cùng các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng đề án mới nhằm tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong Quí IV năm 2021” Đề án mới nhằm tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật đi theo hướng kế thừa va phát trién Dé án 549, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả những công việc, chỉ tiêu hưa được thực hiện hoặc cần phải tiếp tục thực hiện có hiệu quả theo Đề án 549, trong đó có việc xây dựng CTDT ngành

Luật chuyên ngành luật thi hành án dân sự.

Quyết định 549/QĐ-TTg ngày 4/4/2013 phê duyệt dé án tổng thể “xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” đã chỉ rõ:

“Nghiên cứu và có lộ trình chậm nhất đến năm 2016 có thêm một số ngành hoặc chuyên ngành dao tạo mới trong các lĩnh vực: Sở hữu trí tuệ, Kinh tế học pháp luật, Sư phạm luật, Chính trị học, Quan hệ quốc tế, Hành chính học; đến năm 2020, có 01 đến 02 chuyên ngành và sau năm 2020 có từ 03 đến 04 chuyên ngành đào tạo đạt

18" “Hoan chỉnh tô chức bộ máy, có lực

trình độ các nước tiên tiến trong khu vực

lượng cán bộ lãnh đạo và chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu quản lý trường trọng điểm; có một số chuyên ngành trọng điểm, mũi nhọn, đáp ứng nhu cầu của Việt Nam thông qua các chương trình đào tao chất lượng cao”!; “Tập trung biên soạn một số giáo trình phục vụ giảng day các chuyên ngành mới và bổ sung một số môn học chuyên sâu liên quan công tác của ngành Tòa án, Kiểm sát, Thi hành án” 2° “Nam 2021, nghiên cứu triển khai mở một hoặc một số mã ngành, chuyên ngành đào tạo

trình độ cử nhân (như ngành sư phạm luật, chuyên ngành thi hành án, chuyên ngành sở

hữu trí tuệ )””!.

Tờ trình về việc phê duyệt Đề án “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” cũng đã nhắn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng CTĐT chuyên ngành Luật thi hành án dân sự Trong đó, mục tiêu của Đề án “Tiếp tục xây

!8 Quyết định 549/QĐ-TTg ngày 4/4/2013 phê duyệt dé án tông thé “xây dựng Trường Dai học Luật Hà Nội vàTrường Đại học Luật Thành phô Hồ Chí minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật”, tr.3.!? Quyết định 549/QĐ-TTg ngày 4/4/2013 phê duyệt dé án tông thé “xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội vàTrường Đại học Luật Thành phô Hồ Chí minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật”, tr.2.20 Quyết định 549/QĐ-TTg ngày 4/4/2013 phê duyệt dé án tổng thé “xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội vaTrường Đại học Luật Thành phô Hồ Chí minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật”, tr.4.21 Nghị quyết số 03/NQ-HĐTĐHLHN ngày 17/02/2021 về phương hướng tuyên sinh, mở ngành, dao tạo, liênkết đào tạo; hoạt động khoa học và công nghệ; hợp tác quốc tẾ, chính sách đảm bảo chất lượng đào tạo, chínhsách học phí, chính sách hé trợ người học năm 2021 của Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.3.

9

Trang 13

dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí minh thành các trường trọng điểm dao tạo cán bộ về pháp luật” đã chỉ rõ cần “phát triển các ngành, chuyên ngành đào tao: sở hữu trí tuệ, Luật Thi hành án dân sự, Luật biến, Quyền con người, Quản trị - luật, Chính trị - luật, Luật Bảo vệ sức khỏe, Kinh doanh quốc tế và Quản lý nhà nước; phát triển ngành, chuyên ngành Ngôn ngữ Anh (Tiếng Anh pháp lý), Luật Thương mại quốc tế, Luật So sánh ở trình độ thạc sĩ; tiếp tục phát triển các chương trình dao tạo chất lượng cao ”?2 Trong đó, giải pháp cụ thé dé tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí minh thành các trường trọng điểm đảo tạo cán bộ về pháp luật là “Nghiên cứu xây dựng lộ trình mở thêm một số mã ngành, chuyên ngành đào tạo mới, có quan hệ mật thiết hoặc bô trợ cho các chuyên ngành đào tạo luật học trong các lĩnh vực Đến năm

2025, mở mã ngành, chuyên ngành Luật sở hữu trí tuệ, Luật thi hành án dân sự, Luật

tài chính ngân hàng, Luật bảo vệ sức khỏe (Health Law) Đến năm 2030, mở mã ngành, chuyên ngành Luật biển, Quyền con người, Quản trị - luật, Chính trị - luật; Luật thương mại quốc tế, Luật so sánh (ở trình độ sau đại học) 73

Việc phát triển chuyên ngành đào tạo chuyên sâu về thi hành án dân sự, cung cấp nguồn nhân lực tư pháp về thi hành án dân sự cho quốc gia là phù hợp với vai trò là cơ sở đào tạo trọng điểm cán bộ về pháp luật, giữ vai trò dẫn dắt công tác đào tạo luật hướng đến mục tiêu đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao mà Nha nước và xã hội quan tâm; góp phần xây dựng thương hiệu quốc gia về đào tạo luật ở Việt Nam Trường Đại học Luật Hà Nội là cơ sở có bề dày lịch sử đã cung cấp cho đất nước gần 130 ngàn cử nhân có chất lượng được xã hội thừa nhận trong hơn 43 năm qua sẽ là chỗ dựa tin cậy của Đảng, Nhà nước và xã hội trong việc tiếp tục đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện đại.

Với tư cách là cơ sở dao tạo trực thuộc Bộ Tư pháp, Trường Dai học Luật HàNội xác định trách nhiệm của mình trong việc cùng với Học viện Tư pháp dao tao

nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao về thi hành án dân sự trong toàn quốc; nghiên cứu, chuyên giao các sản phâm khoa học pháp lý có chất lượng cao về thi hành án dan sự phục vụ sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Với vị tri, str mạng đặc biệt và bề dày truyền thống, uy tín của mình thì việc xây dựng chương trình đào tạo ngành Luật chuyên ngành thi hành án dân sự là cần thiết, có tính khả thi nhăm thiết lập một công cụ cho việc đào tạo nguồn nhân lực pháp

22 Xem Bộ Tư pháp (2021) Tờ trình về việc phê duyét Dé án “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật”, tr.10.

23 Xem Bộ Tư pháp (2021) Tờ trình về việc phê duyệt Đề án “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội

thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật”, tr.25.

Trang 14

luật chất lượng cao về thi hành án dân sự trong toàn quốc, phục vụ sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế hiện nay.

1.3 Xáy dựng CTDT trình độ dai học ngành Luật chuyên ngành Luật Thi hành

án dân sự xuất phát từ nhu cầu về nguồn nhân lực thi hành án dân sự chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế

- Nhu cau đào tạo chấp hành viên, thừa phát lại thực thi pháp luật về thi hành

án dán sự

Song hành với các nước, Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường trong bối cảnh kinh tế tri thức và cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt đời sống của con người Nhiệm vụ đặt ra cho bat cứ quốc gia nào trong giai đoạn hiện nay là phải có nguồn nhân lực chất lượng cao Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, XII, XIII đều khang định nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba khâu đột phá chiến lược của việc đổi mới mô hình tăng trưởng đất nước Vì vậy, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có chuyên môn chuyên sâu trong lĩnh vực luật tư về thi hành án dân sự là một trong những yêu cầu căn bản của đôi mới giáo dục đại học, phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh hội nhập: “Xdy dựng đông bộ thé chế, chính sách dé thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đâu, là động luc then chốt dé phat triển đất nước T: iép tục doi mới đồng bộ mục tiêu và nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp giáo duc và đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế, phát triển con người toàn điện, đáp ứng những yêu cầu mới của phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lan thứ tư ”?° Công cuộc doi mới toàn diện đất nước cùng với việc Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế và hội nhập kinh tế thé giới đặt ra yêu cầu về nguồn nhân lực pháp lý chất lượng cao, có năng lực chuyên môn chuyên sâu về thi hành án dân sự dé có thé bảo vệ có hiệu quả quyền lợi

hợp pháp của doanh nghiệp và người dân.

Trong những năm vừa qua, bên cạnh hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự của Nhà nước thì các văn phòng Thừa phát lại cũng được thành lập để thực hiện các công việc liên quan đến tô chức thi hành bản án, quyết định về dân sự đã có hiệu lực của Tòa án Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện nay nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về nghề Chấp hành viên, Thừa phát lại ngày càng cao nhằm đảm bảo hiệu quả, chất lượng của công tác thi hành án dân sự, bảo vệ có hiệu quả, chất lượng quyền lợi hợp pháp của người dân, doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu về xây dựng Nhà

nước pháp quyên và hội nhập quôc tê Đê đảm bảo hiệu quả, chât lượng của công tác

? Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII - tập 1, Nxb Chính trị

Quôc gia Sự thật, Hà Nội, tr 136.

I1

Trang 15

thi hành án dân sự, bảo vệ có hiệu quả, chất lượng quyên lợi hợp pháp của người dân, doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu về xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế đòi hỏi đội ngũ luật sư, tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý, thu hồi nợ doanh nghiệp.v.v phải có kiến thức, kỹ năng cơ bản và chuyên sâu về lĩnh vực thi hành án dân sự Người học không theo đuôi nghề luật sư, tư van pháp luật, hỗ trợ pháp lý, thu hồi nợ doanh nghiệp cũng cần được trang bị những kiến thức nền tảng, kỹ năng cơ bản và chuyên sâu về lĩnh vực thi hành án dân sự dé có thé tiếp tục theo các CTĐT nghề nghiệp thừa phát lại, chấp hành viên để có thể tiếp tục được đào tạo các kỹ năng chuyên sâu hơn, thiên về ứng dụng, thực hành giải quyết tình huống.

Kiến thức lý luận nền tảng về thi hành án dân sự và các quy định có tính cốt lõi về thi hành án dân sự, thừa phát lại cần được truyền thụ và cập nhật một cách hệ thống đối với cả người học luật và hành nghề thi hành án dân sự Từ năm 2015 đã có khá nhiều văn bản điều chỉnh lĩnh vực này cần được cập nhật và hệ thống như Nghị quyết số 107/2015/QH13 ngày 26/11/2015 của Quốc hội về thực hiện chế định Thừa phat lại sau một thời gian thực hiện thí điểm, Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại; Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bồ trợ

tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân va gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh

nghiệp, hợp tác xã; Thông tư số 05/2020/TT-BTP ngày 28/8/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại; Thông tư số 05/2021/TT-BTC ngày 20/01/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 223/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quan lý và sử dụng phí thâm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề Thừa phát lại; phí thâm định điều kiện thành lập, hoạt động Văn phòng Thừa phát lại.v.v

Theo Báo cáo số 283/BC-CP về công tác Thi hành án ngày 22/8/2022 của Chính phủ thì tính đến hết thang 7/2022, toàn quốc có tổng số 145 Văn phòng Thừa phat lại được thành lập tại 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 19 Văn phòng so với cùng kỳ năm 2021), với 408 Thừa phát lại đang hành nghề Nhiều địa phương đã ban hành Đề án thành lập Văn phòng Thừa phát lại dé triển khai thực hiện Sự gia tang của các văn phòng Thừa phát lại trong những năm gần đây, cũng như nhu cầu của xã hội về sử dụng dich vụ do Thừa phát lại cung cấp (nh lập vi bằng, xác mình diéu kiện thi hành án, tong đạt giấy tò, tài liệu và tổ chức thi hành án) dan đến nhu cầu đào tao, bồi dưỡng dé bổ nhiệm Thừa phat lại ngày càng cao Báo cáo số 283/BC-CP nói trên cũng cho thấy những tồn tại, hạn chế của đội ngũ Thừa phát lại ở Việt Nam là “Đội ngũ Thừa phát lại vẫn còn mỏng về số lượng, hạn chế về kỹ năng, kinh nghiệm, dễ dan đến sai sót trong quá trình hành nghé ””.

Trang 16

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực chấp hành viên thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay tuy đã gia tăng (tính đến ngày 31/7/2022, toàn hệ thống Thi hành án dân sự có 3.821 Chấp hành viên, trong đó có 36 Chấp hành viên cao cấp, 1.607 Chấp hành viên trung cấp và 2.178 Chấp hành viên sơ cấp) nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn do số lượng án cần phải thi hành ngày một gia tăng, phức tạp, trong khi đó đội ngũ công chức thi hành án dân sự có số lượng còn hạn chế dẫn đến nhiều nơi quá tải về công việc Chỉ tính riêng 10 tháng năm 2022, tổng số việc phải thi hành là 773.224 việc, trong đó đã thụ lý mới là 447.839 việc; năm 202] chuyên sang 334.497 việc” Trong khi đó, năng lực, trình độ của đội ngũ công chức, chấp hành viên một số cơ quan thi hành án dân sự (THADS) chưa đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong khi tính chất vụ việc thi hành án ngày càng phức tạp.

Ngoài ra, hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đòi hỏi nguồn lực chấp hành viên nhà nước phải đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, hiệu quả Công cuộc hội nhập và phát triển đòi hỏi các cơ sở đào tạo cần tiếp tục tăng cường cả về chất và lượng đối với nguồn nhân lực đào tạo nghề Chấp hành viên, Thừa phát lại trong giai đoạn hiện nay Theo thống kê của Học viện Tư pháp, nếu như năm 2019, Học viện Tư pháp chỉ mở 01 lớp đào tạo nghề thừa phát lại với 63 học viên thì

năm 2020, Học viện đã mở 02 lớp với 113 học viên; năm 2021 mở 02 lớp với 135 học

viên thì đến năm 2022 số lớp được Học viện mở là 03 lớp với 182 học viên và sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo Do vậy, việc xây dựng chuyên ngành đào tạo chuyên ngành thi hành án dân sự tại Đại học Luật Hà Nội sẽ góp phần tạo nguồn tuyển sinh có chất lượng cho đào tạo chấp hành viên, thừa phát lại tại Học viện Tư pháp, đồng thời góp phan củng cố, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về thi hành án dân sự ở Việt Nam Đảm bảo cho nguồn nhân lực thi hành án dân sự được trang bị cả kiến thức hàn lâm, thực tiễn và năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển.

Chấp hành viên, thừa phát lại không chỉ là người thành thạo các bước theo quy trình, thủ tục về thi hành án dân sự mà họ còn phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng và khả năng vận dụng các lĩnh vực pháp luật có liên quan như pháp luật tố tụng dân sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, sở hữu trí tuệ, lao động, đất đai, thương mại, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, tư pháp quốc tế, công nghệ thông tin Đối với thừa phát lại còn đòi hỏi phải có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về lập vi bằng, tống đạt giấy tờ, tài liệu.

- Nhu cầu đào tạo luật sư chuyên sâu về thi hành án dân sự

Bên cạnh nguồn nhân lực chấp hành viên, thừa phát lại thì việc đào tạo đội ngũ

25 Báo cáo số 283/BC-CP ngày 22/8/2022 của Chính phủ về công tác thi hành án dân sự.13

Trang 17

luật sư chuyên sâu về thi hành án dân sự cũng là một đòi hỏi của xã hội hiện nay Theo đánh giá của Chính phủ Việt Nam, mặc dù đạt được những thành công nhất định nhưng đội ngũ luật sư của Việt Nam vẫn còn những hạn chế Đội ngũ luật sư còn bộc lộ nhiều hạn chế, bat cập, trong đó có luật sư tư vẫn, “chua dap ung được yêu câu của cải cách tư pháp, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế”; theo đó: “ trong lĩnh vực tham gia tố tụng, các luật su còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng hành nghề cũng như việc tuân thủ quy tac dao đức nghệ nghiệp và kỷ luật hành nghề luật sư còn chưa cao đã làm ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết vụ việc nói chung cũng như chất lượng tranh tụng nói riêng Trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, số lượng luật sư chuyên sâu trong các lĩnh vực dau tư, kinh doanh, thương mai (sở hữu trí tuệ, tài chính ngân hàng, hàng không, hàng hải, bảo hiểm, thương mại quốc ! ) con rat it, chiếm ty lệ 1,2%; trong đó, chi khoảng 20 luật sư có trình độ ngang tâm với luật sư trong khu vực Thời gian qua, phan lớn các vụ tranh chấp thương mại quốc tế, các cơ quan, tô chức của Việt Nam van phải thuê luật su nước ngoài làm dai diện, tu vấn và bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của mình "25 Nghiên cứu cho thay, hiện nay không có đội ngũ luật sư chuyên về

thi hành án dân sự Một trong những nguyên nhân của thực trạng nay là các cơ sở dao

tạo luật hiện nay không có CTĐT chuyên sâu về ngành luật thi hành án dân sự Ở các cơ sở dao tạo luật hiện nay thì lĩnh vực thi hành án chi có duy nhất 01 học phần là học phần Luật Thi hành án dân sự (3 tín chỉ) và chỉ được xếp là học phần tự chọn với thời

lượng 03 tín chỉ.

Theo Báo cáo của Bộ Tư pháp tổng kết 05 năm thi hành Luật Luật sư, mặc dù trong thời gian qua, số lượng luật sư nước ta phát triển nhanh nhưng tỷ lệ luật sư trên số dân vẫn chỉ ở mức trung bình là 1 luật sư/14.000 người dân; trong đó, tỷ lệ này ở

Thai Lan là 1/1.526; Singapore là 1/1.000, Nhật Ban là 1/4.546, Pháp là 1/1.000, Mỹ la

1/250 Đến năm 2020, sau 10 năm thực hiện Chiến lược pháp triển nghè luật sư đến năm 2020, cả nước có 15.107 luật su?’ trên tong dân số là 97.582.700 người?Š thì tỷ lệ luật sư trên số dân đạt khoảng 01 luật sư/6.000 người dan, vẫn thấp hơn nhiều so với các nước Tỷ lệ này phản ánh nhu cầu chuyên gia pháp lý (trong đó có chuyên gia về pháp luật thi hành án dân sự) là rất lớn và ngày càng tăng cùng với sự phát triển và hội nhập kinh tế của đất nước.

- Nhu cau nhân sự pháp chế doanh nghiệp

Trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp, vai trò của đội ngũ chuyên gia pháp lý, luật sư am hiểu pháp luật thi hành án dân sự là rất quan trọng giúp tư vấn và

? Theo “Chiến lược phát triển nghề Luật sư đến năm 2020” được Ban hành kèm theo Quyết định số

1072/QD-TTg ngày 05 tháng 07 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.

? “Hội nghị tổng kết tổ chức, hoạt động năm 2020” của Liên đoàn Luật sư Việt Nam,

http://www.liendoanluatsu.org.vn (ngày truy cập 24.9.2021)

?8 Theo dit liệu trích lục tại Trang thông tin điện tử http://www.gso.gov.vn (ngày truy cập 25.9.2021).

Trang 18

quan trị, phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp; đặc biệt là ở vị trí pháp chế, tư van pháp luật, hợp đồng kinh doanh, thu hồi tài sản, đảm bảo thực hiện nghĩa vụ Việt Nam hiện có trên 800.000 doanh nghiệp đang hoạt động và số lượng tăng nhanh trong giai đoạn gần đây; trong khi theo dự báo đến năm 2021, số lượng doanh nghiệp có nhu cầu

sử dụng dịch vụ pháp lý là trên 90% Bên cạnh đó, xu hướng tích cực hội nhập vào thị

trường quốc tế của Việt Nam thông qua việc ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs) với Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc và Nhật Bản đặt ra nhiều áp lực về nhân lực hiểu biết sâu sắc, năm bắt kịp thời, đầy đủ, có hệ thống pháp luật về thi hành án dân sự trong nước và quốc tế Tuy nhiên, lực lượng chuyên gia pháp luật chuyên sâu về lĩnh vực thi hành án dân sự còn rất mỏng, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay.

Đầu tư, sản xuất - kinh doanh, dịch vụ trong thời kỳ hội nhập quốc tế và tác động sâu sắc của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã làm nhiều ngành nghé, lĩnh vực phát triển mạnh mẽ như Logistics, Bitcoin, Blockchange, Fintech, Startup, thương mai điện tử, bán hang và thanh toán điện tử.v.v cũng như áp lực chuyển đổi sang nền kinh tế số, xã hội số Các loại hình kinh doanh mới này đòi hỏi đội ngũ làm pháp chế doanh nghiệp phải được đào tạo các kiến thức và kỹ năng cần thiết về lĩnh vực thi hành án dân sự dé có thé đưa ra giải pháp tư vấn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, phòng ngừa rủi ro, đảm bảo thực thi nghĩa vụ của đối tác kinh doanh.

- Nhu cẩu về nhân sự trong lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy pháp luật thi hành án dân sự

Dé xây dựng nguồn nhân lực cán bộ pháp lý chất lượng cao thì trước hết đòi hỏi đội ngũ cán bộ, giảng viên phải thường xuyên nỗ lực nâng cao kiến thức, năng lực

trình độ chuyên môn, năng lực hội nhập và kỹ năng giảng dạy Trường Đại học Luật

Hà Nội là trường trọng diém hang đầu về đào tạo nguồn nhân lực pháp luật, được giao nhiệm vụ xây dựng chuẩn CTĐT ngành pháp luật Với tư cách là Trường trọng điểm thuộc Bộ Tư pháp, Trường DH Luật Hà Nội cần thiết kế CTĐT chuyên sâu nhằm cung cấp kiến thức hàn lâm, học thuyết pháp lý và thực tiễn về thi hành án, trang bị năng lực tư duy pháp lý về thi hành án dân sự cho người học, tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao thực hiện nghiên cứu và giảng dạy pháp luật về thi hành án tại các cơ sở nghiên

cứu, dao tạo khác Thông qua việc xây dựng và thực hiện CTDT này, Đại học Luật Hà

Nội có thé tiếp tục đầu tư nguồn lực cho nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế.

2 Cơ sở pháp lý xây dựng Chương trình đào tạo ngành Luật, chuyên ngànhLuật thi hành án dân sự

Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành điều chỉnh việc mở ngành đào tạo 15

Trang 19

bao gồm Luật Giáo dục đại học năm 2012, được sửa đôi, bố sung năm 2018 (sau đây gọi tắt là Luật Giáo dục đại học) và Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT quy định điều

kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ

đại học, thạc sĩ, tiễn sĩ.

Căn cứ vào Điều 33 của Luật Giáo dục đại học, Trường Đại học Luật Hà Nội

được tự chủ mở Chương trình đào tạo ngành Luật, chuyên ngành Luật thi hành án dân

sự nếu đáp ứng được các điều kiện sau:

Thứ nhất, ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, cả nước, của từng lĩnh vực bảo đảm hội nhập quốc tế.

Thứ hai, Trường có đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học cơ hữu bảo đảm về số lượng, chất lượng, trình độ và cơ cấu.

Thứ ba, Trường có cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, giáo trình đáp ứng yêu cầu

giảng dạy, học tập, nghiên cứu.

Thứ tư, chương trình đào tạo cần đáp ứng các quy định về chương trình dao tạo

và giáo trình giáo dục đại học.

Dé bảo đảm chat lượng và duy trì tuyên sinh cho ngành Luật, chuyên ngành Luật thi hành án dân sự, trước khi khóa đầu tiên tốt nghiệp, chương trình đào tạo phải được đánh giá chất lượng và ngay sau khi khóa đầu tiên tốt nghiệp, chương trình đào tạo phải được kiểm định theo quy định của Luật Giáo dục đại học (theo khoản 5 Điều 33

Luật Giáo dục đại học).

Đối với các quy định cụ thể về điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo trình độ đại học, Trường Đại học Luật Hà Nội cần tiến hành triển khai theo hướng dẫn của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT Theo đó, Trường phải đáp ứng đồng thời các điều kiện chung đối với mở ngành đảo tạo nói chung và các điều kiện riêng đối với mở ngành dao tạo trình độ đại học, tương ứng lần lượt tại Điều 3 và Điều 4 trong Thông tư Các điều kiện này quy định về ngành đào tạo dự kiến mở, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, cơ cau tô chức của cơ sở đảo tạo và đơn vị chuyên môn quản lý ngành đào tạo, giảng dạy kết hợp trực tiếp và trực tuyến và nghị quyết thông qua chủ trương mở ngành đào tạo của cơ sở đào tạo do Hội đồng trường ban hành Việc chỉ tiết hóa các điều kiện này đòi hỏi sự liên kết, phối hợp giữa các phòng, ban và các đơn vị chuyên môn của Trường và được thé hiện trong dé án mở ngành đào tạo.

Bên cạnh đó, để có thể mở ngành dao tạo Luật, chuyên ngành Luật Thi hành án dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội cần bám sát trình tự và thủ tục mở ngành đào tạo được quy định tại Chương III của Thông tư Theo đó, Trường cần lấy việc xây dựng, thâm định và phê duyệt đề án mở ngành đào tạo làm trọng tâm, cũng như giải pháp và

Trang 20

lộ trình thực hiện đề án.

4 Định hướng xây dựng Chương trình đào tạo ngành Luật, chuyên ngànhLuật thi hành án dân sự

4.I Hình thức cua Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo ngành Luật, chuyên ngành Luật thi hành án dân sự phải

đáp ứng một sé yêu cầu về hình thức theo yêu cầu của Luật Giáo dục đại học năm 2012, sửa đôi, bố sung năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành, thể hiện một số

nội dung cơ bản của Chương trình đào tạo đại học: mục tiêu, khối lượng kiến thức, cau

trúc, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá đối với môn học, ngành học, trình độ đào tạo, chuân đầu ra phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

4.2 Chuẩn đầu ra của Chương trình đào tạo

Chuan đầu ra là yêu cau tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp mà người học đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, được cơ sở đào tạo cam kết với người học, xã hội và công bố công khai cùng với các điều kiện

đảm bao thực hiện”?.

Theo đó, để xây dựng Chương trình đào tạo ngành Luật, chuyên ngành Luật thi hành án dân sự cần đáp ứng theo quy định của Luật Giáo dục đại học năm 2012, sửa đổi, bố sung năm 2018: “Chương trình đào tạo bao gồm mục tiêu, khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá đối với môn học, ngành học, trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam `°0.

Thông tư 22/2017/TT-BGDĐT quy định: “ a) Chương trình đào tạo của ngành dang

ký phải bảo đảm chuẩn kiến thức và kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp và đáp ứng yêu câu liên thông giữa các trình độ và với các chương trình đào tạo khác; b) Chương trình đào tạo và dé cương chỉ tiết các học phan của ngành đăng kỷ đào tao được xây dựng đảm bảo chuẩn đâu ra, phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam hiện hành, ”.3' Theo Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 thì: “Chuan dau ra bao gom kiến thức thực tế và kiến thức lý thuyết; kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp, ứng xử; mức độ tự chủ và trách cá nhân trong việc ap dung kiến thức, kỹ năng dé thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn ”

4.3 Tĩnh liên thông của Chương trình đào tạo

Liên thông trong đảo tạo là một xu thé tat yếu của đào tạo trên thế giới nhằm mục

? Khoản 4 Điều 3 Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/04/2015 ban hành quy định về kiến thức tối thiểu, yêucầu về năng lực mà người học đạt được sau tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quytrình xây dựng, thâm định, ban hành Chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sỹ, tiến sy.

30 Điểm b khoản 1 Điều 36 Luật Giáo duc đại hoc năm 2012, sửa đồi, bé sung năm 2018.

3! Điểm a, b khoản 4 Điều 2 Thông tư 22/2017/TT-BGDĐT ngày 06/09/2017 ban hành Quy định điều kiện, trìnhtự, thủ tục mở ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học.

17

Trang 21

đích tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho người học được tiếp tục học nâng cao trình độ hoặc mở rộng kiến thức, từ đó dễ dàng tiếp cận các việc làm tốt hơn, nâng cao chất lượng cuộc song Theo Luật Giáo duc năm 2019: “Liên thông trong giáo duc là việc sử dụng kết quả học tập đã có để học tiếp ở các cấp học, trình độ khác cùng ngành, nghệ đào tạo hoặc khi chuyển sang ngành, nghề đào tạo, hình thức giáo duc và trình độ đào tạo khác phù hợp với yêu câu nội dung tương ứng, bảo đảm liên thông giữa các cap học, trình độ đào tạo trong giáo duc pho thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo

duc đại học "3.

Theo quy định của Luật Giáo dục đại học 2012, sửa đôi, bô sung 2018: “Chương trình đào tạo phải bảo đảm yêu câu liên thông giữa các trình độ, ngành đào tạo và bảo đảm quy định về chuẩn chương trình đào tạo 33 Như vậy, Chương trình đào tạo ngành Luật, chuyên ngành Luật thi hành án dân sự phải đạt được yêu cau về liên thông dọc (liên thông về trình độ cùng ngành đào tạo) và liên thông ngang (liên thông về

ngành đào tạo cùng trình độ).

Về vấn đề liên thông dọc giữa các trình độ đào tạo cùng ngành, tùy thuộc vào từng Chương trình đào tạo ngành luật trình độ trung cấp hoặc cao đẳng, sau đại học,

Chương trình đào tạo Luật, chuyên ngành Luật thi hành án dân sự phải có sự liên

thông nhất định đối với Chương trình đào tạo ngành luật trình độ trung cấp hoặc cao đăng, sau đại học Việc đảm bảo yêu cầu liên thông giữa Chương trình đào tạo ngành

Luật, chuyên ngành Luật thi hành án dân sự trình độ đại học với Chương trình đào tạo

ngành luật trình độ trung cấp hoặc cao đăng, sau đại học là van dé lớn giúp người học có thé dé dàng nâng cao trình độ, mở rộng kiến thức liên hệ với các môn học thi hành án dân sự đã học ở bậc thấp hơn.

Về vẫn đề liên thông ngang giữa các ngành đào tạo, Chương trình đào tạo ngành

Luật, chuyên ngành Luật thi hành án dân sự sẽ phải đạt được tính liên thông với cácngành dao tạo khác phù hợp cùng trình độ giữa các ngành tại cùng một cơ sở giáo ducđại học, tại các cơ sở giáo dục đại học khác nhau trong nước, trong khu vực hay trên thé giới Xét tính liên thông ngang giữa các Chương trình dao tạo khác của Trường Đại học Luật Hà Nội, bao gồm các Chương trình đào tạo: ngành Luật, ngành Luật Kinh tế, luật Thuong mại quốc tế và ngành Ngôn ngữ Anh Chương trình dao tạo

ngành Luật, chuyên ngành Luật thi hành án dân sự phải có sự liên thông với CTĐT các

ngành nói trên, đặc biệt là mối liên hệ chặt chẽ với với CTĐT ngành Luật.

4.4 Tĩnh riêng biệt của Chương trình đào tạo

Theo quy định của pháp luật, một ngành đào tạo riêng biệt phải là “tap hop

32 Điều 20 Luật Giáo dục năm 2019 ¬

33 Điêm b khoản 1 Điêu 36 Luật Giáo dục đại học 2012, sửa đôi, bô sung 2018.

Trang 22

những kiến thức, kỹ năng chuyên môn liên quan đến một lĩnh vực khoa học hay một nh vực hoạt động nghề nghiệp nhất định bên cạnh khối kiến thức cơ bản và kiến thức cơ sở (của khối ngành, nhóm ngành và ngành), khối kiến thức ngành (gém kiến thức chung và kiến thức chuyên sâu của ngành) trong mỗi chương trình đào tạo trình độ đại học phải có khối lượng tối thiểu 30 tín chỉ không trùng với khối kiến thức ngành của các ngành gần trong khối ngành, nhóm ngành ”3*.

Như vậy, Chương trình đào tạo ngành Luật, chuyên ngành Luật Sở hữu trí tuệ

phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của một ngành đào tạo riêng biệt Bên cạnh điểm tường đồng đòi hỏi Chương trình đào tạo ngành Luật, chuyên ngành Luật thi hành án dân sự

phải mang các đặc trưng riêng biệt với Chương trình đào tạo ngành Luật, ngành Luật

Kinh tế, ngành Luật Thương mại quốc tế, ngành Ngôn ngữ Anh, không triển khai theo phé rộng các chuyên ngành, mà tập trung chuyên sâu đối với một ngành “Luật thi hành án dân sự” Khối kiến thức ngành (gồm kiến thức chung và kiến thức chuyên sâu của

ngành) trong chương trình ngành Luật, chuyên ngành Luật thi hành án dan sự phải

đảm bảo có khối lượng tối thiểu 30 tín chỉ, không trùng với khối kiến thức ngành của các ngành gần trong nhóm là ngành Luật, ngành Luật Kinh tế./.

34 Mục 1 - Danh mục giáo dục dao tao cấp IV trình độ Đại học, ban hành kèm theo Thông tư

24/2017/TT-BGDDT ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo duc va Dao tạo.

19

Trang 23

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Văn kiện Dai hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, nguồn: http://dangcongsan.vn/

2 Quyết định 549/QD-TTg ngày 4/4/2013 phê duyệt đề án tổng thé “xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí minh thành các trường trọng điểm dao tạo cán bộ về pháp luật”:

3 Chiến lược phát triển nghề Luật sư đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 05 tháng 07 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ).

4 Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ ngày 18/3/2014 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 5 Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/04/2015 ban hành quy định về kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau tốt nghiệp đối với mỗi trình độđào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành Chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sỹ, tiễn sy.

6 Dai học Luật Ha Nội (2017), Giáo trình luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb CAND; 7 Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình luật thi hành án dân sự, Nxb CAND.

8 “Hội nghị tổng kết tô chức, hoạt động năm 2020” của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, http:/www.liendoanluatsu.org.vn (ngày truy cập 24.9.2021);

9 Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ ngày 10/01/2022 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gianăm 2022.

10 Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV trình độ Đại học, ban hành kèm theo Thông tư 24/2017/TT-BGDĐT ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đảo tạo.;

11 Thông tư 22/2017/TT-BGDĐT ngày 06/09/2017 ban hành Quy định điều kiện, trình

tự, thủ tục mở ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào

tạo trình độ đại học;

12 Luật Giáo dục đại học năm 2012, sửa đồi, bố sung năm 2018;

13 Dang Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII -tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội;

14 Nghị quyết số 03/NQ-HDTDHLHN ngày 17/02/2021 về phương hướng tuyển sinh, mở ngành, đào tạo, liên kết đào tạo; hoạt động khoa học và công nghệ: hợp tác quốc tế,chính sách đảm bảo chất lượng dao tạo, chính sách học phí, chính sách hỗ trợ người họcnăm 2021 của Trường Đại học Luật Hà Nội.

Trang 24

ĐÀO TẠO NGUÒN NHÂN LỰC THỊ HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở MỘT SO QUOC GIA TREN THE GIỚI

PGS.TS Tran Anh Tuan, ThS Dang Quang Huy

Khoa Pháp luật dan sự, Dai học Luật Ha Nội

1 Khái quát về đào tạo nguồn nhân lực thi hành án dân sự trên thế giới

Từ lâu ở châu Âu và trên thế giới đã tồn tại các thừa phát lại hành nghề tự do và độc lập Thừa phát lại luôn có quy chế nghề độc lập ở các nước sau đây: Anh, Xứ Galles, Bỉ, E-cốt, Hy Lạp, Luých-xăm-bua, Hà Lan Ở các nước khác ở châu Âu như Áo, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Phần Lan, Ai-len, Italia và Bồ Đào Nha, chấp hành viên là công chức nhưng dường như cũng hoạt động theo phương thức nghề tự do, Nhà nước không trả lương dưới bất kỳ hình thức nào cho những người hành nghề độc lập này Ở nhiều nước châu Phi, thừa phát lại có quy chế nghề tự do và độc lập, có cơ cau tổ chức giống như ở Pháp và các nước khác ở châu Au*>.

Ở Ca na da, đề được Hội đồng Thừa phát lại Québec — Ca na đa chấp nhận và đạt được giấy phép hành nghề các ứng viên phải có bằng trung cấp pháp lý hoặc có bang đại cương về luật (un diplome de premier cycle universitaire en droit).

Các ứng viên cần phải:

- Theo các khoá đào tạo của Hội đồng thừa phát lại, trong thời hạn 4 tuần; - Theo và thành công trong kỳ thực tập đào tạo nghề nghiệp trong 6 tháng: - Thành công trong kỳ thi nghề nghiệp;

- Có kiến thức về ngôn ngữ Pháp phù hợp đề thi hành nghề nghiệp.

Các khoá đào tạo của Hội đồng thừa phát lại, trong thời hạn 4 tuần nhằm giúp cho người học có được kỹ năng và hiéu biết nghề nghiệp Việc thực tập đào tạo nghề nghiệp trong 6 tháng có mục đích cho phép ứng viên có được sự thành thục nghề nghiệp, tự chủ và kinh nghiệp cần thiết dé thực thi nghề nghiệp, có thé hoà nhập trong một môi trường làm việc cụ thé, có kiến thức, kỹ năng cần thiết dé ứng dụng và quyết định trong tình huống cụ thể Trong 6 tháng thực tập, thực tập sinh phải làm việc với thời gian trọn vẹn phù hợp với các hoạt động nghề nghiệp của thừa phát lại Để được công nhận thực tập ứng viên phải theo các khoá đào tạo nghiệp vụ do Hội đồng thừa

phát lại phụ trách.

Sau khi đã hoàn tất chương trình thực tập, thực tập sinh còn phải thành công trong kỳ thi nghề nghiệp: Kỳ thi nghề nghiệp là kỳ thi viết về sự hiểu biết kiến thức và kỹ

35 Nhà pháp luật Việt — Pháp, Tài liệu lớp bồi dưỡng tại thành phố Hồ Chí Minh 9/9/2011.21

Trang 25

năng của học viên Kỳ thi này có mục đích đánh giá việc xử lý tình huống và độ chính xác của ứng viên trong các tình huống pháp lý Kỳ thi này đặc biệt đánh giá ứng viên về tống đạt văn bản tố tụng, thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật, thực hiện các nhiệm vụ khác của ứng viên, ghi biên bản Để ghi danh vào ky thi này cần phải theo khoá thực tập đào tạo nghề nghiệp của Hội đồng thừa phát lại Kỳ thi sẽ được tiến hành trong một ngày và chỉ một lần vào tháng 4 hàng năm Ngoài các điều kiện về đào tạo và tập sự nghề nghiệp như đã phân tích ở trên, ứng viên cần có kiến thức về ngôn ngữ Pháp phù hợp đề có thể thực hành nghề nghiệp của mình.

Tại Luxembourg, dé được bô nhiệm làm thừa phát lại cần có các điều kiện sau: - Quốc tịch Luxembourg;

- Là luật gia;

- Đã theo học bố sung các khoá học luật của Luxembourg;

- Thực tập một năm tại văn phòng thừa phát lại ;

- Thành công trong kỳ thi tốt nghiệp thừa phát lại

Ở các nước Đông Âu, các thừa phát lại Pháp, đặc biệt là thông qua Liên minh

quốc tế các thừa phát lại và nhân viên tư pháp, Hội đồng Thừa phát lại Quốc gia và Trường Tổ tụng Quốc gia, cùng với các đồng nghiệp châu Au, đã góp phần quảng bá, phổ biến pháp luật Pháp và pháp luật châu Âu, đặc biệt là quy chế của thừa phát lại Pháp Từ nhiều năm nay, đặc biệt từ khi Liên minh Xô-viết tan rã, các thừa phát lại Pháp đã thực hiện nhiều chương trình hợp tác lớn với các nước Đông Âu với sự trợ giúp của Liên minh Thừa phát lại Quốc tế Chính vì vậy, Trường Tố tụng quốc gia tham gia thường xuyên vào quá trình hội nhập của các nước thành viên mới (Et-xt6-ni, Hung-ga-ri, Lét-tua-ni, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Xlô-va-ki và X16-vé-ni) bằng việc tổ chức các hoạt động cụ thé hoặc thông qua các chuyên gia của mình tại Hội đồng châu Âu và Liên minh châu Âu Do vậy, các chương trình đào tạo đã được thiết lập trên cơ sở áp dụng các văn bản pháp luật châu Âu như Nghị định của Hội đồng Châu Âu ngày 29/05/2000 về tong đạt và thông báo các văn bản tố tụng, thủ tục tô tụng xuyên quốc gia39.

Mô hình thừa phát lại cũng tồn tại ở một số nước châu Á Ở Thái Lan, thừa phát lại là công chức nhà nước Tại Thái Lan, không có Hội đồng Thừa phát lại như ở Pháp là tô chức xã hội nghề nghiệp của thừa phát lại gồm 3 cấp : Hội đồng Thừa phát lại tỉnh, Hội đồng Thừa phát lại vùng và Hội đồng Thừa phát lại quốc gia Tổ chức, quản lý và các hình thức kỷ luật thừa phát lại tại Thái Lan được điều chỉnh bởi Luật quy chế

công chức dân sự năm 2008.

36 Nhà pháp luật Việt — Pháp, Tài liệu lớp bồi dưỡng tại thành phó Hồ Chí Minh 9/9/2011.

Trang 26

Đề hành nghè thừa phát lại, ứng viên phải có văn bằng cử nhân chuyên ngành luật và phải thi đỗ kỳ thi tuyển thừa phát lại quốc gia, là một cuộc thi mà chỉ có rất ít ứng viên thành công Ngay sau kỳ thi tuyến, các ứng viên đã thi đỗ có thé làm việc ngay như một thừa phát lại mà không cần phải trải qua một khóa đào tao nào về nghè thừa phát lại”.

Ở Cam - pu - chia, Học viện chức danh tư pháp hoàng gia được thành lập theo Sắc lệnh hoàng gia ngày 21/01/2005, trên cơ sở Trường Tham phán hoàng gia (thành

lập năm 2002) Tuy nhiên, Học viện này mới nghiên cứu thành lập Trường đào tạoThừa phát lại thuộc Học viện chức danh tư pháp hoàng gia nên việc đào tạo Thừa phátlại tai Cam — pu — chia là một lĩnh vực còn khá mới me.

2 Mô hình đào tạo nguồn nhân lực thi hành án dân sự tại Vương quốc Bi Ở Bi, theo Sắc lệnh ngày 30/5/1993 thừa phát lại được nhà Vua xem xét b6 nhiệm khi hội đủ một số điều kiện như có bằng tiến sĩ hoặc cử nhân luật học, đã thực tập hai năm trong một hoặc nhiều văn phòng thừa phát lại và được công nhận hết tập sự.

Nội dung thực tập bao gồm:

1° Nghiên cứu về các quyền và nghĩa vụ của thừa phát lại, các bên trong vụ tranh chấp, bên thứ ba; nhân sự văn phòng cũng như vai trò xã hội và vai trò trung gian hoà giải của thừa phát lại;

2° Làm quen với những khái niệm cần thiết về quản trị văn phòng, nghĩa vụ về số sách giấy tờ; quy chế hành nghề, nội quy văn phòng.

Đặc biệt các thực tập sinh chịu trách nhiệm soạn thảo văn bản, các đơn yêu cầu, biên bản trong hoạt động thừa phát lại, cùng với thừa phát lại soạn văn bản tống đạt, kê biên, trục xuất, ban tài san, lập vi bang và các công việc khác thuộc nhiệm vu của thừa phát lại.

Thực tập sinh được thông tin về số sách kế toán của thừa phát lại, các bản án liên quan và nhất là biểu giá để áp dụng, những điểm đặc biệt liên quan đến luật thuế và luật chuyên ngành mà thừa phát lại phải tuân thủ và các khoản bảo hiểm phải đăng ký Sau khi thực tập, thực tập sinh còn phải trải qua kỳ thi chính thức dé công nhân hết tập sự?Š.

Theo các quy định cập nhật trong thời gian gần đây thì cần có các điều kiện bắt buộc, bất ky ai muốn có được chức danh Thừa phát lại phải thực hiện theo các bước sau:

- Có băng thạc sĩ hoặc tiến sĩ luật;

- Thực tập hai năm với một Thừa phát lại;

37 TS Thanakrit Vorathanatchakul, Công tỗ viên Văn phòng trưởng công tố, Quy chế, vai trò của Thừa phát lại

và Luật su tại Thái Lan, Tài liệu Hội thảo Pháp ngữ khu vực: “Kinh nghiệm các nước Pháp ngữ về nghề bồ trotu pháp” Phnôm Pênh 6-7/10/2011.

38 Điều 1, Điều 4, Điều 15 Sắc lệnh hoàng gia ngày 30/5/1993 về tập sự của ứng viên Thừa phát lại và công nhận

tập sự.

23

Trang 27

- Vượt qua thành công kỳ thi cạnh tranh và được xếp hạng theo thứ tự hữu ích bởi Ủy ban bồ nhiệm có thâm quyền, dé được Nhà vua bồ nhiệm ứng cử viên-thừa phat lại;

- Ứng tuyên vào vị trí còn trống với Bộ Tư pháp (sau ít nhất 5 năm kinh nghiệm

với danh nghĩa ứng viên Thừa phát lại);

- Được xếp hạng theo thứ tự hữu ich theo đánh giá của Uy ban bổ nhiệm có thâm quyền dé có thê được Nhà vua bồ nhiệm làm Thừa phát lại?°.

Ở Vương quốc Bi, để trở thành một Thừa phát lại không đơn giản, không phải trong một sớm một chiêu Giống như bất kỳ dịch vụ công nào, đây là một nghề được bảo vệ tuân theo chế độ chỉ tiêu Điều này có nghĩa là chỉ có thể có một số lượng cô định và xác định các thừa phát lại thực thụ được bồ nhiệm ở Bi.

Thừa phát lại được Nhà Vua b6 nhiệm, nhưng phải trải qua nhiều giai đoạn trước khi bổ nhiệm này Cụ thé là thực tập sinh thừa phát lại, ứng viên thừa phát lại và cuối cùng là thừa phát lại9.

2.1 Thực tập sinh thừa phát lại2.1.1 Khai quát

Thực tế đầu tiên về nghề Thừa phát lại là dưới hình thức thực tập ít nhất hai năm đầy đủ với một Thừa phát lại có ít nhất năm năm thâm niên Trong thời gian thực tập

này, thực tập sinh sẽ làm quen với công việc nghiên cứu và công việc thực hành Chỉ

sau đó thực tập sinh mới có thể nộp don xin chứng chỉ thực tập.

Ké từ năm 2014, một cuộc thi được tổ chức mỗi năm một lần nhằm bồ nhiệm các ứng viên thừa phát lại Các thực tập sinh có chứng chỉ đào tạo tập sự có thể đăng ký tham gia kỳ thi này, bao gồm phan thi viết và phan thi van đáp.

Các thực tập viên được đánh giá lựa chọn bởi Hội đồng bồ nhiệm có thâm quyền đánh giá và phân loại theo sé lượng ứng viên Thừa phat lại được bổ nhiệm Sau đó nhà vua bồ nhiệm ho.

2.1.2 Thông tin thực tế cho yêu cau thực tập

Đề có thể bắt đầu thực tập, trước tiên ứng viên phải có băng cử nhân, thạc sĩ hoặc tiến sĩ luật Sau đó,ứng viên có thể gửi yêu cầu của mình đến Văn phòng Quốc gia Thừa phat lại bang thư bảo đảm với day đủ các nội dung:

- Họ và tên;

- Nơi thường trú và ngày sinh;- Nơi ở hiện tại;

3 https://www huissiersdejustice.be/lhuissier-de-justice/de-stagiaire-huissier-de-justice

truy cập 11 :14 PM ngày 4/9/2022

40 https://metiers.siep.be/metier/huissier-huissiere-justice/

Trang 28

- Họ và tên của Thừa phát lại mà thực tập sinh mong muốn thực hiện công việc

thực tập của mình.

- Yêu cầu cũng phải kèm theo một số tài liệu sau:

+ bản sao có chứng thực băng tiễn sĩ, cử nhân hoặc băng thạc sĩ luật;

+ bản trích lục lý lịch tư pháp do chính quyền thành phó nơi cư trú cấp dưới sáu

tháng trước đó.

Thực tập sinh sẽ nhận được phản hồi từ Văn phòng Quốc gia Thừa phát lại trong vòng một tháng kê từ khi gửi yêu cầu Trong trường hợp có phản hồi tích cực, thực tập sinh sẽ nhận được 02 bản số ghi chép thực tập, ít nhất là 30 ngày sau, từ nghiệp đoàn cấp quận nơi sẽ thực tập.

2.1.3 Về đào tạo thực tập sinh trong kỳ thực tập

Trong thời gian thực tập, thực tập sinh được làm quen với công việc nghiên cứu,cũng như thực hành Nghị định của Hoàng gia ngày 2 tháng 4 năm 2014 mô tả rõ ràngnội dung của kỳ thực tập.

- Việc thực tập bao gồm:

+ Nghiên cứu các quyền và nghĩa vụ của thừa phát lại đối với người ủy nhiệm, các bên tranh chấp, bên thứ ba liên quan, nghiên cứu cá nhân, cũng như vai trò xã hội và

vai trò hòa giải viên của thừa phát lại;

+ Làm quen với các khái niệm cần thiết để quản lý tốt việc nghiên cứu, các nghĩa vụ kế toán, đạo đức và các quy định nội bộ;

+ Thực tập sinh chịu trách nhiệm đặc biệt trong việc soạn thảo các văn bản, yêu

cầu và biên bản trong khuôn khổ nhiệm vụ của thừa phát lại Thực tập sinh tháp tùng thừa phát lại đến những nơi mà người này phải thực hiện nhiệm vụ tống đạt, cưỡng chế, trục xuất, bán và lập vi băng, ngoại trừ lập vi băng về van đề ngoại tình

+ Thực tập sinh được thông báo về các tài liệu kế toán mà một thừa phát lại phải lưu giữ, về các bản án liên quan, đặc biệt là các biểu thuế sẽ được áp dụng, về các đặc thù liên quan đến luật thuế và các luật chuyên biệt mà thực tập sinh phải tôn trọng và bảo hiểm mà thực tập sinh phải đăng ký.

Ngoài ra, để giúp thực tập sinh có được đầy đủ các năng lực này, thực tập sinh phải theo một số giờ đào tạo thường xuyên nhất định.

Thực tập sinh phải hoàn thành một ky thực tập hiệu quả trong hai năm đầy đủ dé có thé hoàn thành khóa thực tập Sau đó tực tập sinh mới có thé nộp don xin cấp chứng chỉ thực tập.

2.2 Ứng viên - Thừa phát lại

- Từ năm 2014, một cuộc thi được tổ chức mỗi năm một lần để có thé được bổ nhiệm ứng viên - Thừa phát lại Số lượng ứng viên - Thừa phát lại được bổ nhiệm

25

Trang 29

cũng được Nhà vua ấn định hàng năm và được công bố trên Công báo của Bi Các thực tập sinh có chứng chỉ thực tập có thể đăng ký tham gia cuộc thi này, bao gồm phan thi viết và phan thi van đáp.

- Các học viên thành công được đánh giá bởi ủy ban bổ nhiệm có thâm quyền và xếp hạng theo SỐ lượng ứng viên Thừa phát lại được bồ nhiệm, sau đó Nhà vua sẽ b6 nhiệm Sau khi được bồ nhiệm, ứng viên-thừa phát lại là một phần không thể thiếu của Văn Phòng quốc gia Thừa phát lại.

- Một ứng viên — thừa phát lại có thé thực hiện thay thé, có nghĩa là ứng viên — thừa phát lại có thé thay thế một thừa phát lại dé tống đạt tài liệu, chang hạn Khi thực hiện việc thay thé, ứng viên — thừa phat lại có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cua thừa phat lại Do đó, hoàn toàn có thê tìm thấy tên của một ứng viên - thừa phát lại trên chứng

thư của một thừa phát lại.

Ứng viên - thừa phát lại và thừa phát lại tập sự (thực tập sinh thừa phát lại) có thé tham gia Hiệp hội ứng viên và thực tập sinh thừa phát lại Quốc gia (ANCSHI) Hiệp hội này bảo vệ quyền lợi của thừa phát lại tương lai ké từ năm 1995.

2.3 Thừa phát lại thực thụ2.3.1 Khải quát

- Đề phân biệt rõ ràng ứng viên - thừa phát lại với thừa phát lại, tên “thừa phát lại thực thụ” đôi khi được sử dụng Họ là thừa phát lại được Nhà vua bồ nhiệm.

- Số lượng các thừa phát lại bị giới hạn bởi luật pháp (các điều khoản số lượng), do đó chỉ có một số lượng vị trí hạn chế mỗi năm Dé được bồ nhiệm làm thừa phát lại

thực thụ, một ứng viên - thừa phát lại phải đã làm việc với tư cách là ứng viên trong it

nhất 05 năm Khi một vị trí tuyển dụng được công bố, một ứng viên-thừa phát lại có thể nộp hồ sơ ứng cử của mình cho Bộ Tư pháp Thông qua một quá trình đề cử kỹ lưỡng, ứng cử viên phù hợp nhất sau đó được bồ nhiệm làm thừa phát lại thực thụ.

2.3.2 Quy chế

- Nghề nghiệp của thừa phát lại được quy định nghiêm ngặt ở Bi Thừa phat lại trên thực tế có tư cách kép Nói cách khác: Thừa phát lại có thé đội ‘hai chiếc mũ' khi thực hiện nghề nghiệp của mình.

- Một mặt, Thừa phát lại là một nhân viên công lại có quyền lực công, có thé thực hiện một số quyên lực đặc biệt do luật định Đối với những quyền lực được gọi là 'độc quyền' này, Thừa phát lại bắt buộc phải thực hiện quyền lực của bộ mình và phải áp dụng một bảng phí pháp định Ví dụ cụ thể như cưỡng chế thi hành nghĩa vụ.

Mặt khác, Thừa phát lại thực hiện một nghề tự do, giống như các nghề nghiệp khác chăng hạn công chứng viên, luật sư và chuyên gia kế toán Thừa phát lại thực hiện trên

Trang 30

thực tế một số hoạt động ngoài tư pháp có tính cạnh tranh với các chủ thể nghề nghiệp khác Chăng hạn như việc thu hồi nợ một cách thân thiện.

Thừa phát lại luôn phải tuân theo một loạt các nghĩa vụ đạo đức và nếu vi phạm sẽ có thé phải chịu các chế tài kỷ luật?!

3 Mô hình đào tạo nguồn nhân lực thi hành án dân sự của Cộng hòa Pháp

3.1 Mô hình đào tạo thừa phat lại trước năm 2019

Ở Pháp, Hội đồng Thừa phat lại Quốc gia và Trường Tổ tụng Quốc gia, cùng với các đồng nghiệp châu Au, đã góp phần quảng bá, phố biến pháp luật Pháp và pháp luật châu Âu, đặc biệt là quy chế của thừa phát lại Pháp trên thế giới Có thê xem mô hình Thừa phát lại Pháp là điển hình để xây dựng mô hình Thừa phát lại của nhiều nước trên thé giới Do vậy, phần dưới đây sẽ nghiên cứu chuyên sâu về kinh nghiệm dao tao

Thừa phát lại tại Pháp.

Với tư cách là người được ủy quyền thực hiện nhiệm vụ công, thừa phát lại được Nhà nước bồ nhiệm thông qua quyết định bổ nhiệm của Chưởng ấn, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Thừa phát lại sẽ được bô nhiệm vào một văn phòng thừa phát lại, các văn phòng này có số lượng nhất định trên phạm vi cả nước, và Nhà nước là người quyết

định thành lập hay xóa bỏ một văn phòng thừa phát lại.

Đề được bổ nhiệm làm thừa phát lai, ứng viên phải đáp ứng các điều kiện về quốc tịch, đạo đức, bằng cấp và năng lực chuyên môn; ngoài ra người đó phải mua lại một tước vị hoặc cô phần của một công ty dân sự nghề nghiệp hoặc phải có một hợp đồng lao động và hành nghề với tư cách thừa phát lại làm công ăn lương Sau đó, thừa phát lại được bổ nhiệm phải tuyên thé trước Tòa sơ thầm thâm quyền rộng.

Sau khi được b6 nhiệm, thừa phát lại phải áp dụng mức phí do Nhà nước an

dinh, thong qua mot nghi dinh do Tham chinh vién ban hanh.

Văn bản pháp luật chính quy định các điều kiện chung dé trở thành thừa phat lại là Nghị định số 75770 ngày 14/08/1975 Đây là các điều kiện chung và các điều kiện về

năng lực chuyên môn.

* Các diéu kiện chung:

Người nào muốn hành nghé thừa phat lại thì phải đáp ứng các điều kiện chung sau đây :

+ Là công dân Pháp theo Bộ luật quốc tịch,

4! https:/www.huissiersdejustice.be/Thuissier-de-justice/de-stagiaire-huissier-de-justice, truy cập 11 :14 PM ngày

27

Trang 31

+ Chưa từng bị kết án hình sự hoặc bị áp dụng biện pháp kỷ luật.

+ Chưa từng thực hiện hành vi trái danh dự, vi phạm nguyên tắc trung thực hoặc thuần phong mỹ tục và chưa từng bị phá sản cá nhân.

* Các diéu kiện về năng lực chuyên môn :

Người muốn hành nghề thừa phát lại đã đáp ứng các điều kiện chung còn phải có băng đại học theo quy định, tiến hành thực tập và thi đỗ kỳ thi sát hạch chuyên môn, trừ các trường hợp được miễn toàn bộ hoặc một phần các điều kiện này.

Các điều kiện này bao gồm các điều kiện thông thường và các điều kiện ngoại lệ a) Các diéu kiện thông thường:

- Có bang Master 1’? về luật (4 năm học luật) hoặc băng tương đương và phải có bằng này trước khi bắt đầu thực tập.

Thời gian thực tập hành nghề thừa phát lại là 02 năm và ít nhất một nửa thời gian thực tập được tiễn hành tại một văn phòng thừa phát lại và nửa còn lại tại một văn phòng công chứng, nhân viên bán đấu giá, luật sư tại tòa án phúc thâm, luật sư, kế toán, cơ quan hành chính nhà nước, bộ phận pháp chế và thuế của doanh nghiệp, có thé ở nước ngoài hoặc bên cạnh một tô chức hành nghề pháp luật hoặc tư pháp chịu sự quan ly của Nhà nước Khóa thực tập bao gồm hoạt động thực hành nghề nghiệp và các buôi học do Hội đồng thừa phát lại quốc gia tổ chức.

- Thi đỗ kỳ thi sát hạch chuyên môn.

Cần lưu ý rằng chỉ được tham gia kỳ thi sát hạch chuyên môn này nhiều nhất là 04 lần và nếu không thi đỗ ở lần thứ tư thì không được tiếp tục nộp hồ sơ nữa.

b) Các điều kiện ngoại lệ :

Quy chế nghé thừa phát lại quy định một số trường hợp được miễn một phan

hoặc toàn bộ thời gian thực tập và kỳ thi sát hạch chuyên môn, thậm chí được miễn cả

điều kiện về bằng cấp.

Được miễn bằng Master | về luật những người có bằng của Học viện nghiên cứu Chính trị hoặc những người tốt nghiệp Trường Tố tụng quốc gia và đã làm việc 10

năm trong một văn phòng thừa phát lại với tư cách là thư ký thừa phát lại.

Về điều kiện miễn thực tập và thi sát hạch chuyên môn, người được miễn là người đã từng là thừa phát lại hoặc lục sự theo quyết định của Chưởng ấn, Bộ trưởng Tư pháp.

Cũng có thé miễn thực tập và có thé là miễn thi sát hạch chuyên môn đối với

những người đã từng là nhân viên ban dau giá.

4 Theo hệ thống giáo dục của Pháp, sau 3 năm học, sinh viên sẽ có bằng cử nhân (licence) Chương trình cao

học (Master) kéo dai 2 năm và hêt năm thứ nhat, sinh viên sẽ nhận được băng Master 1.

Trang 32

Ngoại lệ cudi cung la mién thi sat hach chuyên môn va một phần hoặc toàn bộ thời gian thực tập đối với người đã từng là thâm phán, công tố viên và những người đã từng hành nghề pháp luật hoặc tư pháp.

Nghị định ngày 21/12/1990 cho phép công dân Pháp có bằng cấp do một nước thuộc Cộng đồng kinh tế châu Âu cấp hoặc đã tiến hành một số hoạt động tại một nước thành viên Liên minh châu Âu, được miễn bằng cấp, thực tập và thi sát hạch chuyên môn nếu đáp ứng một số điều kiện, chủ yếu là có bằng đại học (bang Master 1 về luật hoặc bằng tương đương) và có bằng đào tạo chuyên môn ở nước thành viên hoặc nước thứ ba với điều kiện xuất trình giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên đã công nhận bằng đạo tạo chuyên môn đó qua việc xác nhận kinh nghiệm nghề nghiệp ở nước đó.

Tuy nhiên, người muốn trở thành thừa phát lại phải qua một kỳ kiểm tra trước một hội đồng có chức năng tổ chức kỳ thi sát hạch chuyên môn nghề thừa phát lại ở Pháp.

Khi có băng cấp rồi, người muốn trở thành thừa phát lại phải kế nhiệm một thừa phát lại dang quản lý một văn phòng thừa phát lại với tư cách cá nhân hoặc mua lại cô phan trong một công ty dân sự nghề nghiệp hoặc công ty hành nghề tự do'®.

Về đào tạo thì có hai hình thức đào tạo nhân viên văn phòng Thừa phát lại là đào tạo nhân viên cơ sở và đào tạo thừa phát lại:

Đối với các nhân viên cơ sở (thư ký, đánh máy, trực tổng đài ) đang làm việc ở một văn phòng Thừa phát lại mà không có bằng cấp cao, thì phải tích luỹ được các kiến thức chuyên môn cần thiết trong quá trình công tác của mình thì mới được hưởng một sự đề bạt trong văn phòng đó.

Do đó, một thư ký bình thường có thể trở thành thư ký thừa hành của Thừa phát lại, nghĩa là trở thành người cộng sự trực tiếp của Thừa phát lại.

Các nhân viên văn phòng bao gồm hai loại chính:

- Nhân viên cơ sở: Thư ký, đánh máy, trực tổng đài, nhân viên kế toán.

- Thư ký thừa hành: Thư ký tống đạt văn bản, thư ký biên bản, thư ký phụ trách tô tụng, thư ký chính.

Có hai khả năng dé trở thành Thừa phát lai:

- Người trong ngành trở thành Thừa phát lại- Người ngoài ngành trở thành Thừa phát lại

Các ban đào tạo Hội đồng Thừa phát lại quốc gia chuẩn bị đào tạo nhân viên

cho chức năng Thừa phát lại theo hai hình thức trên.

43 Nhà pháp luật Việt — Pháp, Tài liệu lớp bồi dưỡng tại thành phố Hồ Chí Minh 9/9/2011.29

Trang 33

(1) Dao tạo tiếp tục hay đào tạo, bồi dưỡng tại chức đối với những người đã

tham gia công việc trong ngành thừa phát lại

Một nhân viên thông thường có thé trở thành Thừa phat lại sau 10 năm công tác nếu đáp ứng được một số điều kiện và chứng tỏ được khả năng chuyên môn của mình, nhất là nêu đã đảm nhận chức năng thư ký chính của Thừa phát lại trong 5 năm.

Tuy nhiên, trong 10 năm đó, người nhân viên này còn phải có được bằng chứng nhận khả năng chuyên môn do ban đào tạo thuộc Hội đồng Thừa phát lại quốc gia cấp (Băng của Trường Tố tụng quốc gia) Ngoài ra, sau này người này còn phải thi đỗ kỳ thi sát hạch nghề nghiệp Thừa phát lại.

Việc giảng dạy do Trường Tố tụng quốc gia (ENP) đảm nhận Trường này là một trường chuyên ngành, được Hội đồng Thừa phát lại quốc gia cấp toàn bộ kinh phí Trường được quản lý bởi một cơ quan có thành phần ngang số bao gồm các Thừa phát lại và các đại diện của nhân viên các văn phòng Thừa phát lại.

Việc học tập được tô chức dưới dạng các lớp học từ xa và các hội nghị (conférence) thực tiễn được tô chức theo từng vùng đề tránh cho nhân viên khỏi phải

đi lại quá xa.

Công tác sư phạm (chữa bài, giảng bai - conférencier) được giao cho các Thừa phát lại, các thâm phán và các giáo sư đại học.

Thời gian học kéo dai từ 5 đến 8 năm Thời gian học thay đồi tuỳ theo trình độ học vấn ban đầu và cũng tuỳ theo mục đích của người nhân viên đó.

Do đó, một nhân viên có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học vào làm ở một văn phòng Thừa phát lại muốn trở thành thư ký tố tụng thì phải học hai năm còn muốn

trở thành Thừa phát lại thì phải học 6 năm.

Trong suốt thời gian học, các nhân viên này phải trải qua các kỳ thi, nếu thi đỗ thì sẽ nhận được các chứng chỉ tay nghé, nhờ đó họ sé nhận được những khoản tiền

thưởng ngoài lương.

Cuối khoá học, họ sẽ nhận được bằng chứng nhận do Trường Tố tụng quốc gia cấp (ENP) Đây là tắm bằng duy nhất có thê thay thế cho bằng cử nhân luật (licence en droit) đối với những người muốn trở thành Thừa phát lại mà chưa qua dao tạo tại các khoa luật.

Có thé mô tả quá trình đào tạo dé một người trong ngành có thé trở thành thừa

phát lại như sau:

* Nhà pháp luật Việt — Pháp, Tài liệu tham khảo về Thừa phát lại và thi hành án, Hà Nội, 1997, tr 28, 29.

Trang 34

1.1 Đào tạo nghiệp vụ thư kỷ tổng đạt (thời gian là 4 tháng)

Nhân viên trong văn phòng thừa phát lai được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ thư ký tống đạt Việc đào tạo thư ký tống đạt được thực hiện đối với:

- Thư ký tống đạt mới vào nghé trước khi được nhanh chóng tham gia sau tuyên dụng: - Thư ký tống đạt thử việc mong muốn mở rộng phạm vi thâm quyền và khám phá

những công việc thực tiễn mới;

- Nhân viên văn phòng thừa phát lại có thực hiện thường xuyên nhiệm vụ tống đạt Việc đào tạo thư ký tống đạt được thực hiện trong 56 giờ đào tạo trong vòng tối đa là 4 tháng, mỗi đợt học có thời hạn tối đa là 2 ngày liên tiếp Nội dung đào tạo bao gồm 6 modun:

1) Chuyên giao văn bản (2 ngày)

2) Quản trị lịch trình (1 ngày)

3) Xác định người nhận văn bản (2 ngày) 4) Kiểm soát và hiệu đính văn bản (1 ngày)

5) Hợp thức hoá văn bản (1 ngày)

6) Xác định nơi cư trú và số dư tài khoản (1 ngày) 1.2 Đào tạo thư kỷ về tô tung (01 năm):

Việc dao tạo thư ký về tố tụng được thực hiện đối với người có bằng tốt nghiệp phố thông trung học, học nghề hoặc có 3 năm kinh nghiệm trong một văn phòng thừa

phat lại Thời gian đào tạo là 240 giờ học trên lớp trong 1 năm tương đương với 7 gid

đào tạo trong mỗi tuần (thứ ba) Tuy nhiên, tuỳ theo điều kiện cá nhân mà chứng chỉ hành nghề thư ký tố tụng có thê được cấp sau từ 1 đến 5 năm đào tạo.

Việc dao tao thư ký về tố tụng, bao gồm 18 mođun về hoạt động nghề nghiệp của các cộng sự thuộc văn phòng thừa phát lại, nhất là về tiến trình và các công việc về thủ tục thi hành án, tống đạt, kế toán số sách vụ việc Các modules nói trên bao gồm:

1) Nhập môn với hoạt động của thừa phát lại (2 ngày);

2) Giám sát và kiểm tra tính hợp pháp của văn bản (3 ngày);

3) Xác định các bên và người thứ ba (1 ngày);4) Thủ tục thanh toán nợ (2 ngày);

5) Thủ tục kê biên tiền trong tay người thứ ba, kê biên thanh toán nợ (2 ngày)

6) Thông tin giữa các bên và người thứ ba (2 ngày)

7) Thủ tục kê biên — bán tài sản dé thi hành án (1 ngày) 8) Thủ tục kê biên bảo toàn (2 ngày)

9) Thủ tục huỷ bỏ hợp đồng thuê nhà ở và hợp đồng thuê cơ sở kinh doanh (2 ngày) 31

Trang 35

10) Thủ tục trục xuất (2 ngày)

11) Thụ lý và theo dõi hồ sơ vụ việc (2 ngày) 12) Bảo đảm kế toán theo thoả thuận (1 ngày)

13) Thủ tục kê biên tiền lương, thù lao (trừ vào thu nhập) (1 ngày) 14) Thủ tục thanh toán trực tiếp (2 ngày)

15) Thủ tục thi hành đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (1 ngày)

16) Bảo đảm thanh toán các khoản nợ (2 ngày)

17) Cam kết về các thủ tục (2 ngày) 18) Trợ giúp lập vi bằng (2 ngày)

1.3 Đào tạo thư ký chuyên gia (02 năm):

Các lớp bồi dưỡng do Trường Tố tụng quốc gia tiến hành với mục tiêu đào tạo thư ký chuyên gia được dành cho những người đã có chứng chỉ hành nghề thư ký về thủ tục, có 2

năm kinh nghiệm làm việc tại văn phòng thừa phat lại Thời gian đào tạo được thực hiện

trong vòng 2 năm với tông số giờ là 600 giờ, trong đó 400 giờ là học trên lớp tương ứng với 7 giờ một ngày trong mỗi tuần Tuỳ theo điều kiện cá nhân của người học, chứng chỉ hành nghề thư ký chuyên gia có thể được cấp sau khi đã tham gia đào tạo từ 2 đến 5 tại Trường Tố tụng quốc gia.

29 mođun tập trung vào các chuyên đề về hoạt động nghề nghiệp của thừa phát lại, nhất là trong lĩnh vực về thủ tục thi hành, biện pháp bảo toàn, tống đạt , kế toán số sách đối với vụ việc, soạn thảo trát đòi, về bất động sản v.v 16 bài tập phải thực hiện phù hợp với kỳ thi sát hạch nghề nghiệp, nhất là soạn thảo văn bản, lựa chọn và nắm vững về thủ tục tố tụng, soạn thảo văn bản tư vấn pháp luật, soạn các bài tập lý thuyết.

29 modun được dao tạo bao gồm:

1) Quy chế và hoạt động của thừa phát lại (2 ngày); 2) Tống đạt (2 ngày);

3) Kiểm tra văn bản (1 ngày) 4) Áp dụng biểu giá (1 ngày)

5) Soạn thảo lệnh đòi ra toà (3 ngày)

6) Soạn thảo văn bản tống đạt quyết định tư pháp (2 ngày) 7) Soạn thảo và tống đạt văn bản về hình sự (1 ngày)

8) Thủ tục ra lệnh thanh toán trong luật quốc gia và cộng đồng (2 ngày) 9) Thủ tục kê biên tiền lương, thù lao (trừ vào thu nhập) (1 ngày)

45 Mini — guide des formations 2012, p 12.

Trang 36

10) Thủ tục kê biên tiền trong tay người thứ ba, kê biên thanh toán nợ (2 ngày) 11) Thủ tục thanh toán trực tiếp (1 ngày)

12) Thủ tục kê biên — bán tài sản (2 ngày)

13) Thụ lý hồ sơ vụ việc (1 ngày)

14) Bảo đảm khoản nợ bằng biện pháp kê biên bảo toàn (2 ngày) 15) Tiến hành thủ tục thi hành án về hôn nhân (2 ngày)

16) Tiến hành thủ tục thi hành án đối với pháp nhân (2 ngày) 17) Tiến hành thủ tục thi hành án đối với vốn thương mại (2 ngày) 18) Xử lý, cham dứt hợp đồng thuê (3 ngày)

19) Xử lý các phản kháng khi thi hành án (1 ngày)

20) Kê biên giấy tờ có giá và vốn góp của hội viên (2 ngày)

21) Tiến hành thủ tục kê biên thu giữ đồ vật, phong toả động sản và kê biên hoàn trả

tài san (1 ngày)

22) Chỉ đạo thi hành hồ sơ trục xuất (3 ngày)

23) Tiên hành thủ tục thi hành đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (1 ngày) 24) Tiến hành thủ tục thi hành đối với bat động sản (2 ngày)

25) Chỉ đạo các thủ tục tố tụng dân sự về thi hành (2 ngày) 26) Tư vấn khách hàng (2 ngày)

27) Thu thập chứng cứ bang lập vi bang của thừa phát lại (1 ngày) 28) Tiến hành thủ tục kê biên đặc biệt (1 ngày)

29) Tiến hành thủ tục kê biên đồ giả, đồ nhái (1 ngày)!

Ngoài 29 modul trên thì 16 bài tập phù hợp với kỳ thi sát hạch nghé nghiệp, nhất là soạn thảo văn ban, lựa chọn và nam vững về thủ tục tố tụng, soạn thảo văn bản tư vẫn pháp luật, soạn các bài tập lý thuyết”.

Như đã phân tích ở trên thì các lớp bồi đưỡng do Trường Tố tụng quốc gia tiễn hành với mục tiêu dao tao thư ký chuyên gia được dành cho những người đã có bằng Master 1 về luật hoặc chứng chỉ hành nghề thư ký về tố tụng, có 2 năm kinh nghiệm làm việc tại văn

phòng thừa phát lại.

(2) Đào tạo doi với những người chưa tham gia công việc của thừa phát lại Ứng cử viên vào chức năng Thừa phát lại lại phải có bằng cao học luật và hoàn

thành một đợt thực tập 2 năm trong một văn phòng Thừa phát lại.

Đợt thực tập nhằm 2 mục đích:

46 Mini — guide des formations 2012, p 14.47 Mini — guide des formations 2012, p 12.

33

Trang 37

- Chuan bị cho kỳ thi sát hạch nghề nghiệp Thừa phát lại cấp Nhà nước - Chuan bị cho việc thực hiện chức năng Thừa phát lại.

Dot thực tap nay do một ban đặc biệt thuộc trung tâm đào tạo của Hội đồng Thừa phát lại quốc gia quản lý Ban này được gọi là “Khoa đào tạo thực tập sinh” (DFS)**.

Người muốn trở thành thừa phát lại thì bên cạnh những điều kiện chung như phải có quốc tịch Pháp, chưa từng bị kết án hình sự hoặc áp dụng biện pháp kỷ luật, chưa từng bị phá sản cá nhân, còn phải đáp ứng những điều kiện chuyên môn như phải có bang Master 1 về luật hoặc bang cấp tương đương.

Sau khi tốt nghiệp với băng cấp nói trên, ứng viên phải đi thực tập có trả lương

trong vòng 2 năm tại một văn phòng thừa phát lại.

Trong thời gian thực tập, ứng viên phải tham gia một khóa bồi dưỡng bat buộc tại Ban đào tạo thực tập sinh (D.F.S) dưới sự giám sát của Hội đồng Thừa phát lại quốc gia và một khóa bồi dưỡng bồ sung tại Trường Tố tụng quốc gia (E.N.P.E.P.P).

Các lớp bồi đưỡng tại DFS được tô chức dưới dạng các hội thảo tập trung vào nhiều chủ đề khác nhau nhăm chuẩn bị cho học viên tham du kỳ thi sát hạch chuyên môn.

Các lớp bồi dưỡng do ENPEPP tiến hành là những lớp học tương tác kéo dài một ngày tập trung vào các chủ đề liên quan trực tiếp đến thực tiễn hành nghề của thừa phát lại Các lớp này bao gồm 29 môn học phân bồ trong thời gian 2 năm với 16 bài tập phải nộp từ xa Các lớp bồi dưỡng này được tô chức tại 24 trung tâm của ENPEPP có mặt ở khắp các vùng của Pháp, ké các các vùng lãnh thé hải ngoại.

Kết thúc thời gian dao tạo, học viên phải trải qua kỳ thi sát hạch chuyên môn dé trở thành thừa phát lại Kỳ thi này bao gồm cả lý thuyết và thực hành, với các bài thi viết và vẫn đáp.

Học viên có thể tham gia dự kỳ thi sát hạch chuyên môn này 4 lần.

Sau khi đỗ bài thi viết, gồm một bài nghị luận và bai tap về lập các văn bản liên quan đến hoạt động t6 tung trước tòa án thuộc ngạch tư pháp và hoạt động thi hành an, học viên phải thi đỗ các bài thi vấn đáp.

Ngoài ra, theo Luật ban hành vào tháng 12/2010, nhằm duy trì và bồi dưỡng chuyên sâu lý thuyết và kỹ năng hành nghề, mỗi thừa phát lại bắt buộc tham gia vào một lớp bồi dưỡng trong suốt thời gian hành nghé; tổng số thời gian bồi dưỡng là 20 giờ/năm Trường

48 Nhà pháp luật Việt — Pháp, Tài liệu tham khảo về Thừa phát lại và thi hành án, Hà Nội, 1997, tr 28, 29.

Trang 38

Tổ tụng quốc gia đã thành lập một cơ quan mang tên ENP PRO chuyên phụ trách việc tô chức lớp bồi dưỡng này!°.

Các lớp bồi dưỡng do Trường Tố tụng quốc gia tiền hành với mục tiêu đào tạo thư ký chuyên gia đối với những người có chứng chỉ hành nghề thư ký về thủ tục, có 2 năm kinh nghiệm làm việc tại văn phòng thừa phat lai đã phân tích ở trên cũng được dành cho những người đã có bằng Master 1 về luật Thời gian đào tao được thực hiện trong vòng 2 năm với tông số giờ là 600 giờ, trong đó 400 giờ là học trên lớp tong ứng với 7 giờ mộtngày trong mỗi tuần.

29 mođun tập trung vào các chuyên đề về hoạt động nghè nghiệp của thừa phát lại, nhất là trong lĩnh vực về thủ tục thi hành, biện pháp bảo toàn, tống đạt , kế toán số sách đối với vụ việc, soạn thảo trát đòi, về bất động sản v.v 16 bài tập phải thực hiện phù hợp với kỳ thi sát hạch nghề nghiệp, nhất là soạn thảo văn bản, lựa chọn và nắm vững về thủ tục tố tụng, soạn thảo văn bản tư vấn pháp luật, soạn các bài tập lý thuyết? 29 modun này đã được trình bày cụ thể tại phần đào tạo thư ký chuyên gia đối với những người đã có chứng chỉ hành nghề thư ký về thủ tục Ngoài 29 modul trên thì những người đã có băng Master 1 về luật cũng phải thực hiện 16 bài tập phù hợp với ky thi sát hạch nghé nghiệp, nhất là soạn thảo văn bản, lựa chọn và nam vững về thủ tục tố tụng, soạn thảo văn bản tư van pháp luật, soạn các bài tập lý thuyết.

(3) Dao tạo thực tập sinh

Việc đào tạo được cụ thé hoá về mặt hành chính bởi các quy định nằm trong

một văn bản ràng buộc người thực tập sinh, giáo viên phụ trách thực tập và Trung tâm

quốc gia dao tạo chuyên ngành.

Trong quá trình thực tập, tất cả chương trình giảng dạy do Trường Tố tụng quốc gia đảm nhiệm (các lớp học từ xa, các hội nghi ) Ngoài ra, các thực tập sinh ngoài ngành tức là những người đến trực tiếp từ các khoa luật còn được theo học một chương trình giảng dạy bổ sung chuyên biệt do ban đào tạo của Hội đồng Thừa phát lại quốc gia cung cấp (Khoa đào tạo thực tập sinh).

Chương trình giảng dạy bổ sung chuyên biệt này được tổ chức dưới dang các hội nghị, hội thảo chuyên dé và các cuộc họp đào tạo nhằm trang bị cho thực tập sinh các kiến thức sâu sắc hơn về các vấn đề quản lý, tin học, văn phòng, thuế để giúp họ hành nghề tốt hơn trong văn phòng Thừa phat lại.

4 Patrick SAFAR — Thừa phát lại, Phó Chánh văn phòng Hoi đồng Thừa phát lại quốc gia, Cộng hòa Pháp, Tàiliệu Hội thảo Pháp ngữ khu vực: “Kinh nghiệm các nước Pháp ngữ về nghề bồ trợ tw pháp” Phném Pênh

6-7/10/2011, tr 5.

3? Mini — guide des formations 2012, p 12.5! Mini — guide des formations 2012, p 12.

35

Trang 39

Việc đào tạo phải sát thực tế Đó là lý do vì sao trong suốt đợt thực tập sẽ có

một sự đánh giá thường xuyên ngay trong văn phòng theo một chương trình đã được

lập ra từ trước giữa Khoa đào tạo thực tập sinh thuộc Hội đồng Thừa phát lại quốc gia,

giáo viên phụ trách thực tập và bản thân thực tập sinh.

Chăng hạn, chương trình có thể quy định trong tháng thực tập đầu tiên, thực tập sinh sẽ phải nghiên cứu một hồ sơ và một thủ tục thanh toán tiền chi phí nuôi dưỡng, sau đó tháng thứ hai sẽ nghiên cứu một thủ tục và một hồ sơ tịch biên tiền lương v.v

Một thanh tra viên của Ban đào tạo thực tập sinh thuộc Hội đồng Thừa phát lại quốc gia sẽ đánh giá theo định kỳ sự tiến triển của đợt thực tập tại văn phòng Sau hai năm thực tập, thực tập sinh nhất thiết phải trải qua kỳ thi sát hạch chuyên môn mới có thê trở thành Thừa phát lại.

(4) Thi sát hạch chuyên môn

Kết thúc thời gian đào tạo, học viên phải trải qua kỳ thi sát hạch chuyên môn dé trở thành thừa phát lại Kỳ thi này bao gồm các lý thuyết lẫn thực hành, với các bài thi viết và vấn đáp.

Học viên có thể tham gia dự kỳ thi sát hạch chuyên môn này 4 lần.

Sau khi đỗ bài thi viết, gồm một bài nghị luận và bài tập về lập các văn bản liên quan đến hoạt động tố tụng trước tòa án thuộc ngạch tư pháp và hoạt động thi hành án, học viên phải thi đỗ các bài thi van đáp”?.

Ky thi này dành cho:- Người trong ngành:

Sau 10 năm công tác trong một văn phòng Thừa phát lại, tuỳ theo năng lực cua

người đó và còn với điều kiện là đã được Trường Tố tụng quốc gia cấp bằng.

- Người ngoài ngành:

Những người này phải có bằng cao học luật và đã hoàn thành hai năm thực tập Họ còn phải thi đỗ kỳ thi sát hạch chuyên môn (xem phần “điều kiện ra nhập nghề).

Hai kỳ thi diễn ra hàng năm tại Paris Kỳ thi được tiến hành dưới thẩm quyền của một Hội đồng quốc gia được bồ nhiệm bởi Bộ trưởng Bộ Tư pháp và dưới sự chủ toa của một Tham phán (conseiller) thuộc Toà pha án Hội đồng này bao gồm các Tham phán, các giáo sư đại hoc, các thừa phat lai và các thư ky hoặc các thu ký chính.

Kỳ thi bao gồm thi nói và thi viết Nó được đánh giá là khó khăn với tỷ lệ thất bại từ 55 đến 60% thí sinh dự thi.

52 Patrick SAFAR — Thừa phát lại, Phó Chánh văn phòng Hội đồng Thừa phát lại quốc gia, Cộng hòa Pháp, Tài

liệu Hội thảo Pháp ngữ khu vực: “Kinh nghiệm các nước Pháp ngữ về nghề bồ trợ tư pháp” Phném Pênh 6-7/10/2011, tr 5.

Trang 40

Kỳ thi sát hạch chuyên môn gồm các bài thi viết và các bài thi nói Dé vào vòng thi nói, người dự thi phải qua được vòng thi viết Kỳ thi sát hạch chuyên môn này liên quan đến những lĩnh vực sau :

+ Các biện pháp giao dịch bảo đảm.

- Về Tổ chức tư pháp và tô tụng dân sự :

+ Thâm phán, công tô viên và các bé trợ viên tư pháp;

+ Các Tòa án thuộc ngạch tài phán tư pháp; + Đề nghị thanh toán và ký quỹ;

+ Các biện pháp bảo toàn; + Thu tiền cấp dưỡng trực tiếp; + Kê biên động sản;

+ Kê biên bat động sản và các khái niệm chung; + Các thủ tục thi hành án trong lĩnh vực dân sự.

- Về Luật thương mại :

+ Các phương tiện thanh toán và tín dụng;

Ngày đăng: 30/03/2024, 15:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN