và yêu cầu đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động của các chủ thể cung cấp, khách hàng và các chủ thé khác trong xã hội như tác động của hiệu ứng rủi ro 5 Nhóm quy định/nguyên tắc liê
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Địa chỉ: 87 Nguyễn Chí Thanh, Đống Da, Hà Nội
Điện thoại: 024.38352630 - Fax: 024.38343226
Trang 3MỤC LUC KỶ YEU HỘI THẢO CAP TRUONGNHỮNG GOI MỞ CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT TỪ CÁC ĐỊNH CHE
QUOC TE MÀ VIỆT NAM DA VÀ SẼ THAM GIA
Yêu cầu của việc xây dựng, hoàn thiện thé chế từ các định chế
quốc tế mà việt nam đã và sẽ tham gia, quy định nội khối và
thực tế quốc tế khác
PGS.TS Phạm Thị Giang Thu
Khoa Pháp luật Kinh tế, Tì rường Đại học Luật Hà Nội
TS Đoàn Trung Kiên Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội
Trần Hoàng Minh
Sinh viên, Đại hoc Texas tại Arlington (UTA)
Cam kết của OECD về thuế tối thiểu toàn cầu và những vấn đề
đặt ra cho Việt Nam về chính sách thu hút đầu tư
ThS Phạm Nguyệt Thao
Khoa Pháp luật Kinh tế, Ti rường Đại học Luật Hà Nội
17
Cam kết về thuế tối thiểu toàn cầu và những vấn đề đặt ra cho
Việt Nam liên quan đến hệ thống thuế nội địa
TS Nguyễn Ngọc VếnKhoa Pháp luật Kinh tế, Ti ruong Đại học Luật Hà Nội
al
Cam kết cia OECD thuế tối thiểu toàn cầu và những van đề dat
ra cho các cam kết mà Việt Nam đã thực hiện và xu hướng
trong thời gian tới
1S Nguyễn Thị Thanh TúKhoa Pháp luật Kinh tế, Ti ruong Đại học Luật Ha Nội
41
Yêu cầu thực thi BEPS cia OECD (chống xói mòn co sở thuế)
và những ảnh hưởng tới hệ thống pháp luật thuế của Việt Nam
- thực tế và kiến nghị
ThS Đào Anh TuyếtKhoa Pháp luật Kinh tế, Ti ruong Đại học Luật Ha Nội
57
Trang 4Nguyên tắc và khuyến nghị của WCO (Tổ chức Hải quan thế
giới) và yêu cầu đặt ra trong cải cách quản lý thuế ở khâu xuất
nhập khẩu
ThS Nguyễn Ngọc AnhKhoa Pháp luật Kinh tế, Ti ruong Đại học Luật Ha Nội
69
Khuyến nghị của FATF và những yêu cầu đặt ra cho pháp luật
Việt Nam trong phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố trong
lĩnh vực ngân hàng
ThS Nguyễn Mai AnhKhoa Pháp luật Kinh tế, Ti rường Đại học Luật Hà Nội
S0
Khuyến nghị của FATF và những yêu cầu đặt ra cho pháp luật
Việt Nam về xác định tội phạm nguồn trong rửa tiền
TS Nguyễn Minh HằngKhoa Pháp luật Kinh tế, Ti ruong Đại học Luật Ha Nội
ThS Lê Thị Thu Hiền
Trưởng Đại học Đà Lạt
104
Những yêu cầu cơ bản của EVFTA đối với van đề thực thi pháp
luật cạnh tranh trong bối cảnh của nền công nghiệp 4.0
TS Phạm Phuong Thao
Khoa Pháp luật Kinh té, Ti ruong Đại học Luật Ha Nội
113
10. Cam kết của Tổ chức thương mai quốc tế và van đề giải quyết
tranh chấp trong thương mại quốc tế ở Việt Nam trong điều
kiện tác động của cách mạng công nghiệp 4.0
PGS.TS Trần Văn NamTrưởng Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
130
11. Xu hướng phát hành tiền kỹ thuật số quốc gia của các nước trên
thế giới và vấn đề đặt ra cho Việt Nam
ThS Nguyễn Hong Sơn
UBND Huyện Sóc Sơn
144
12 Kiên nghị của Liên minh Chau Au về xây dựng cau nôi cho Hop
tác giáo duc đại học hiệu quả và những van dé đặt ra cho Việt
Nam về pháp luật kinh tế nhằm thực hiện đầy đủ tự chủ của các
163
Trang 5trường đại học công lập (EEA- 2022/C 160/01)
ThS Nguyễn Văn Cừ
Bộ Giáo duc và Đào tao
13. Nội dung của WCT và WPPT về quyền tạo ra sự sẵn có dé công
chúng tiếp cận và những yêu cầu cần hoàn thiện thể chế sở hữu
trí tuệ ở Việt Nam trong môi trường số
Hoàng Thái Sơn
Chuyên viên cao cáp về nhãn hiệu, Công ty Luật TNHH Tilleke &
Gibbins (Việt Nam) ThS Lê Xuân Lộc
Luật sư, Giám đốc Sở hữu trí tuệ Cong ty Luật TNHH T&G
174
14. Các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ ban của tổ chức lao động
quốc tế và việc thực thi ở Việt Nam
PGS TS Trần Thị Thúy LâmKhoa Pháp luật Kinh tế, Ti ruong Dai học Luật Ha Nội
188
15. Cam kết lao động trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ
mới và vấn đề đặt ra cho Việt Nam
ThS Hà Thị Hoa Phượng
Khoa Pháp luật Kinh tế, Ti ruong Đại học Luật Ha Nội
203
16. Khuyến nghị của ILO và điều chỉnh thé chế nhằm đảm bảo an
sinh xã hội tối thiểu
PGS.TS Nguyễn Hiền Phương
Viện Luật So sảnh, Truong Dai học Luật Hà Nội
224
17. Hoàn thiện pháp luật về sở hữu bất động sản của người nước
ngoài — nhìn từ các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia
TS Đoàn Văn Bình Chủ tịch Tập đoàn CEO
247
18. Nội dung các khuyến nghị cia IOSCO và hoạch định chính
sách, pháp luật cho thị trường chứng khoán Việt Nam đến 2030,
tầm nhìn 2045
1S Nguyễn Thị Phương ThảoCông ty TNHH Dau tư và quản lý Bảo Lâm Holdings
259
Trang 619. Nội dung khuyến nghị của IOSCO và vẫn đề hoàn thiện thể chế
về các chủ thể kinh doanh chứng khoán ở Việt Nam đến 2030,
tầm nhìn 2045
ThS Nguyễn Thu TrangKhoa Pháp luật Kinh tế, Ti ruong Đại học Luật Ha Nội
282
20. Nội dung Thoa thuận xanh Châu Au và yêu cầu hoàn thiện thé
chế nhằm hướng tới phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam
1S Nguyễn Thị HươngKhoa Pháp luật Kinh tế, Ti ruong Đại học Luật Ha Nội
294
21. Nội dung mục tiêu phat triển kinh tế bền vững của Liên Hiệp
quốc và yêu cầu cho thể chế về kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam
đến 2030, tầm nhìn 2045
PGS.TS Vii Thị Lan Anh Pho Hiệu trưởng Trường Dai học Luật Ha Nội
Phan Thị Hà Linh Sinh viên, Truong Dai học Luật Ha Nội
307
22. Luật cắm phá rừng Châu Âu và yêu cầu hoàn thiện pháp luật
Việt Nam
LS Hà Huy Phong Công ty Luật Inteco
324
Trang 7BAO CÁO SỐ 1
YÊU CÂU CUA VIỆC XÂY DỰNG, HOÀN THIEN THE CHE TỪ CÁC ĐỊNHCHE QUOC TE MÀ VIỆT NAM DA VÀ SẼ THAM GIA, QUY ĐỊNH NỘI
KHOI VÀ THUC TE QUOC TẾ KHAC
PGS.TS Pham Thị Giang Thu!
TS Đoàn Trung Kiên?Tran Hoàng Minh?Tóm tat: Trong xã hội đương đại, mỗi quốc gia với mức độ khác nhau déu hộinhập với nên kinh tế thé giới, chịu ảnh hưởng qua lại của các quan hệ mang tính toàncâu Sự tác động này có thé do từng quốc gia tham gia vào các tô chức quốc tế, cácđịnh chế quốc tế Bên cạnh đó, những quy định riêng của các khu vực, các khối địachính trị hay các van dé phát sinh khác cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triểnkinh té xã hội của quốc gia Bài viết này dé cập đến những ảnh hưởng của cam kết,vấn dé quốc tế đối với thể chế của Việt Nam Bài viét ngoài phan tóm tắt, từ khoá vatài liệu tham khảo, bao gom các nội dung cơ bản sau
1.1.1 Nhóm những vấn đề liên quan đến thể chế về thuế và thu hút đầu tư
- Những nội dung gắn với xu hướng chống xói mòn cơ sở thuế (trụ cột 1) Vẫn đề xóimòn cơ sở thuế được đề cập khi hoạt động kinh thương mại dịch vụ trở nên dễ dànghon vì các nền tảng thương mại xuyên biên giới đã trở thành phổ biến Sự xuất hiện
của các giao dịch cung ứng dịch vụ thương mại xuyên biên giới gia tăng vê lượng và
! GVCC, Trường Đại học Luật Hà Nội, email: giangthu@hlu.edu.vn
? Hiệu trưởng Trường Dai học Luật Hà Nội, email: kiendt@hlu.edu.vn
3 UTA, USA, Student ID: 1001583417; email: minh.tran3@mavs.uta.edu
Trang 8hình thức, cũng đồng thời gia tăng nguy cơ thất thu thuế từ hoạt động này Điều nàyđược lý giải từ nguyên tắc thực hiện quyền đánh thuế theo lãnh thé nhưng thường phải
xác định được người nộp thuế, nhưng đối với dịch vụ xuyên biên giới, dịch vụ kỹ thuật
số của các công ty đa quốc gia Loại thuế hướng tới là thuế thu nhập doanh nghiệp.Vấn đề chống xoi mòn cơ sở thuế còn được xem xét ở góc độ trụ cột 1 (Base Erosion
and Profit Shifting — BEPS).
- Những thoả thuận đạt được của EU về thuế tối thiểu toàn cầu Song song với van déphát sinh từ nguy cơ xói mòn cơ sở thuế thì van dé thu hút đầu tư thông qua những ưuđãi từ thuế thu nhập cũng được EU đánh giá là không công bằng trong thu hút đầu tư
và thực hiện nghĩa vụ của nhà đầu tư, vì vậy cần giảm thiểu biện pháp thu hút đầu tưqua ưu đãi thuế cũng như không làm gia tăng các quốc gia hưởng lợi từ mô hình “thiênđường thuế” Đó chính là trụ cột thứ 2 và biện pháp được EU đề xuất thực hiện từ1.7.2023 chính là áp dụng chính sách thuế tối thiêu toàn cầu (Inclusive Framework on
Base Erosion and Profit Shifting - BEPS).
1.1.2 Những san pham mới của cuộc cách mạng 4.0 làm ảnh hưởng tới nhữngsản phẩm và dich vụ truyền thống
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 xuất hiện từ đầu những năm 2010 và được đềcập đến trong nhiều diễn đàn, hội thaỏ mang tính toàn cầu, về việc đưa ra định nghĩa,hay nói cách khác, là nhận diện về cách mạng 4.0 Chắng hạn, Giáo sư Klaus Schwab
cho rằng, cuộc cách mạng 4.0 là “một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm
của tô chức trong chuỗi giá trị”t, theo đó, hàng loạt các sản phẩm mới xuất hiện trongđời sông kinh tế xã hội và ảnh hưởng tới đời sống thực tế
Làn sóng công nghệ 4.0 với những công nghệ như Dữ liệu lớn (Big Data) hay
Trí tuệ nhân tạo (Atificial Intelligency - AI) và sự nôi trội đó là công nghệ Blockchainđang làm thay đổi cuộc sống con người trên toàn thế giới Việt Nam cũng năm tronglàn sóng đó: từng nhóm thành phần công nghệ 4.0 ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đờisống xã hội, của từng cá nhân với đầy đủ tính hai mặt của nó Chính điều này đặt rayêu cầu xem xét về tính đầy đủ của hệ thống quy định pháp luật điều chỉnh chúng
Như vậy câu hỏi đặt ra cho người viết là: những sản phẩm nào sẽ là hiện hữu vàgắn với hoạt động kinh doanh Có thể chỉ ra đây những sản phẩm chủ yếu sau:
- Sản phẩm kết tinh của chuỗi khối: tiền kỹ thuật số (crypto curentcy) Tiền kỹ thuật số(Crypto curentcy) lần đầu tiên xuất hiện thé hiện một quá trình sử dụng mật mã và làmột sản phẩm lao động nhất định
* Xem: Professor Klaus Schwab, The Fourth Industrial Revolution,
https://www.weforum.org/about/the-fourth-industrial-revolution-by-klaus-schwab, truy cập ngày 28.5.2023
Trang 9- Sản phẩm phục vụ hoạt động kinh doanh, với sự hiện diện chủ yếu là hệ thống hợpđồng thông minh.
- Giao dịch điện tử đã trở nên thông dụng va mang lại hiệu quả to lớn trên phạm vi
toàn cầu Ở Việt Nam, giao dịch thương mại điện tử đã đi vào đời sống và được Nhànước quan tâm, tạo môi trường vật chất và môi trường pháp lý để giao dịch điện tử,
san giao dịch điện tử ngày càng nở ro.
- Đối với các giao dịch điện tử xuyên biên giới, cho du cơ quan có thẩm quyền mongmuốn hay không, hoạt động của các tổ chức, cá nhân kinh doanh từ đơn giản đến phứctạp vẫn tiền hành 24/7 Van đề không chỉ dừng lai ở các doanh nghiệp/cá nhân sử dụngmạng xã hội dé ban hang cho thi trường nội dia, ma các chu thé ma ngay cang gia tangviệc các chủ thé cung cấp dịch vụ qua biên giới
- Sự xuất hiện của các phương thức lao động và nghề nghiệp mới Do xuất hiện nhữngsản phẩm mới của Cách mạng 4.0 nên những cách thức cung ứng sản phẩm lao độngmới cũng hình thành Những “nghề” mới có thu nhập én định, đáng ké cũng đã thực tếtồn tại trong đời sống dân sinh
1.1.3 Nhóm van đề liên quan đến phát triển bền vững và hướng tới nền kinh tếtuần hoàn
Với lập luận “moi thứ đều là đầu vào đối với thứ khác”Š, kinh té tuần hoàn đượcxem xét “là nên kinh tế mà ở đó giá trị của sản phẩm, vật liệu và tài nguyên được duytrì lâu nhất có thể và sự phát thải được giảm thiểu”® hoặc theo Tổ chức EllenMacArthur Foundation: “kinh tế tuân hoàn là một hệ thong có tính khôi phục va tai taothông qua các kế hoạch và thiết kế chủ động Nó thay thé khái niệm “kết thúc vòngđời” của vật liệu bằng khải niệm khôi phục, chuyển dịch ”” Với những yêu cầu tựthân từ nền kinh tế tuần hoàn như thế, hàng loạt các vấn đề phát sinh:
- Những nội dung về cam kết chong xói mòn môi trường tự nhiên, rừng tự nhiên Nềnkinh tế, với mục tiêu của các chủ thê là tối đa hoá lợi nhuận và phục vụ trước hết chomục tiêu thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh, những yêu tố đầu vào không phải lúcnào cũng được tôn trọng và bảo vệ Điều này đã và đang xảy ra đối với việc bảo tồn
thiên nhiên, hệ sinh thái, vì cho dù tiệt kiệm đên đâu thì việc sử dụng cũng dân dén
> Xem: David W Pearce, R Kerry Turner (1990), Economics of Natural Resources and the
Environment, Hemel Hempstead: Harvester Wheatsheaf, p 39.
5 Xem: Vasileios Rizos, Katja Tuokko, Arno Behrens (2017), The Circular Economy: A
review of definitions, processes and impacts, CEPS Research Reports, Circular Impacts
project, European Union’s Horizon 2020 Research and Innovation Programme Nguồn:
https://ec.europa.eu/eurostat/web/circular-economy, truy cap vao 17/12/2021.
7 Ellen MacArthur Foundation (2013), Towards the Circular Economy Economic and business rationale for an accelerated business, Ellen MacArthur Foundation publication, p 5.
Trang 10nguy cơ cạn kiệt Vì vậy kinh tế tuần hoàn hướng tới mục tiêu giảm thiểu những van
đề này
- Nội dung liên quan để cam kết giảm thiểu rác thải Để giải quyết mục tiêu phát triểnbền vững, yêu cầu về tăng trưởng xanh, giảm thiểu rác thải là mục tiêu quan trọng.Van dé này không chi là yêu cầu của quá trình sử dụng sản phẩm (đầu ra) mà còn làquá trình từ khâu đầu tiên của quá trình tạo sản phẩm (sản xuất) Đối với nền kinh tếtuần hoàn, cần tận dung các sản phẩm thải bỏ từ quy trình trước dé tái sử dụng trên triết
ly “chất thải là nguyên liệu thô mới”
1.1.4 Những cam kết liên quan đến việc cung cấp sản phẩm giáo duc
Hợp tác trong giáo dục là chìa khóa để hỗ trợ các giá trị, bản sắc và dân chủ củaLiên minh châu Âu, đồng thời xây dựng một tương lai phát triển bền vững Hiệp hộiĐại học Châu Âu đã chỉ ra 04 yếu tố cần thiết giúp cho trường đại học có khả năng raquyết định về các van dé của mình, bao gồm tự chủ về co cấu tô chức quy trình raquyết định lựa chọn Hiệu trưởng/người đứng đầu, Hội đồng quản trị/ Hội đồng trường;
tự chủ tài chính; tự chủ về học thuật; tự chủ về nguồn nhân lực!? Không chỉ có Hiệphội Đại học Châu Âu mà ngay cả UNESCO cũng đưa ra Công ước toàn cầu về côngnhận trình độ liên quan đến giáo dục đại học!! hay công nhận băng cấp nước ngoài tạiHoa Kỳ!2 Các khuyến nghị của nêu trên đặt ra những van đề lớn
- Nội dung liên quan đến chuấn mực chung cho chất lượng giáo dục đào tạo Chuan
mực chung cho chất lượng sẽ dẫn đến những mục tiêu cụ thể cho từng cơ sở đại học
với định hướng cụ thể khác nhau (giữa định hướng nghiên cứu và định hươngs ứngdung) Đây không chỉ là tự chủ về định hướng đào tạo, mà van đề gắn với chi phí liênquan đến việc thực hiện các định hướng này
- Nội dung liên quan đến công nhận lẫn nhau trong giáo dục đại học đặt ra yêu cầucạnh tranh về nguồn nhân lực, đầu tư chất lượng cơ sở vật chất cũng như giảm thiểu
chi phi cho người học
- Nội dung liên quan đến tính mở trong cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục đại học
trong khôi Việc cạnh tranh giữa các cơ sở đại học và cho phép sử dụng lân nhau vê
Š Xem: “Why efficiency is not enough”.
https://sustainableconsumption.usdn.org/concept/why-efficiency-is-not-enough, truy cap ngay 18/5/2023.
? https://avfallnorge.no/om-bransjen, truy cập ngày 19/12/2021.
10 Xem: https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/?uri=CELEX:32022H0413(01), truy
Trang 11nguồn nhân lực, đặt ra áp lực thu hút nguồn tri thức có chất lượng cao cũng như thu
hút người học.
1.1.5 Sự xuất hiện những bối cảnh mới về chính trị và địa chính trị
Từ những năm 2010 trở lại đây, trên thế giới đang có sự thay đổi lớn về chínhtrị kinh tế và vai trò của các quốc gia trong lĩnh vực chính trị kinh tế Vai trò của cácnước lớn đối với hệ thống pháp luật quốc tế cũng như sự tác động đến hệ thống phápluật quốc gia và nhóm quốc gia Trong sự thay đổi đó, nôi lên vai trò của Trung Quốcvới những ảnh hưởng đáng kể thông qua cách vận hành "con đường tơ lụa" Hiệntượng Brexit và hậu quả từ Brexit đối với UK và đối với EU Hiện tượng dịch chuyểnhoạt động khủng bồ từ châu Au, Bac A đến khu vực Đông Nam A cũng đặt ra yêu cầunâng cao pháp luật về chống tài trợ khủng bó
Bên cạnh sự chuyên dịch địa chính tri, nhóm quốc gia có lợi ích liên quan đangxích lại gần nhau thông qua các cam kết, Hiệp ước đa phương, đặt ra yêu cầu điềuchỉnh hệ thống pháp luật nội địa Nội dung của Hiệp định thương mại của Việt Namvới EU, yêu cau nội luật hóa các cam kết của thành viên khi CPTPP có hiệu lực dang
là nội dung trao đôi tại nhiều diễn đạt khoa học trong nước và quốc tế Nội dung cáccam kết này là toàn diện, dẫn đến yêu cầu điều chỉnh nhiều nội dung pháp luật trong
nước.
Trong quan hệ Asian, sự tác động lẫn nhau và tác động đến Việt Nam tronghoạt lĩnh vực kinh tế chính trị dẫn đến những thay đổi lớn về pháp luật quốc gia điềuchỉnh hoạt động chi ngân sách nhà nước, hệ thống pháp luật thuế và giám sát hoạtđộng tài chính công Đặc biệt, pháp luật về giám sát tài trợ khủng bố là vấn đề cần
được quan tâm.
Bên cạnh những nội dung liên quan đến sự thay đôi địa chính trị, cuộc chiếntranh giữa các quốc gia cũng tạo ra những bất ôn đáng ké cho nền kinh tế thế giới và
an ninh toàn cầu Xung đột Nga -Ucraine chưa xác định thời gian lắng lại, lạm phátphát sinh do hậu qua của đại dịch Covid-19 và cuộc chiến tranh làm giảm tăng trưởng,thậm chí gây ra những đứt gãy mang tính toàn cầu, nguy cơ suy thoái kinh tế khá rõ
rét.
Những nội dung có thé nhận thấy mang tinh ngắn hạn và tam nhìn dài hạn:
- Nội dung liên quan đến an ninh lương thực và an ninh năng lượng
- Vấn đề chủ động, tăng trưởng và xuất hiện các ngành công nghiệp mới (du lịch, cungcấp dịch vụ qua các nền tảng số )
- Van đề về sự chuyên dịch lao động, chuyên dịch vị thế các khu vực kinh tế cũng nhưcác yếu tố cạnh tranh thu hút đầu tư mới
1.2 Thực tiễn của Việt Nam liên quan dé van dé thể chế
Trang 12- Tính tất yếu về sự lãnh đạo của Dang Cộng sản Việt Nam được thể hiện thông quađường lối, chính sách của Đảng về mọi mặt của đời sống xã hội, trong quan hệ ngoạigiao và kinh tế quốc tế Hoàn thiện thé chế, bao gồm xây dựng và điều chỉnh lại nhữngnội dung, chính sách chưa phù hợp với điều kiện mới Phát triển bền vững nền kinh tế
là mục tiêu được tai khang định trong các văn kiện của Đảng!3 Điều này được thé hiệntrong chặng đường dai từ năm 1991 tới nay! cùng với nhiều kết qua đáng khích lệ.Nhận định về giá tri của cuộc cách mang 4.0, Dang ta xác định “Tận dụng có hiệu quacác cơ hội do cuộc cách mạng 4.0 đem lại dé thúc đây quá trình đôi mới mô hình tăngtrưởng, cơ cau lại nền kinh tế gan với đột phá chiến lược và hiện đại hoá đất nước”!Š,
- Tính tất yếu của sự hội nhập, thực hiện một cách chủ động các yêu cầu của nền kinh
tế thế giới cũng như từng khu vực, hướng tới sự phát triển bền vững Xuất phát từ thực
tế các Điều ước quốc tế và hiệp định tự do thương mại, các Hiệp định song phương và
đa phương đã khang định Việt Nam thực sự đã hội nhập quốc tế sâu rong!®
- Thể chế hoá một cách chủ động các van đề mới, vẫn dé của xã hội hiện đại như mụctiêu phát triển (cách mạng 4.0, xây dựng thé chế cho nền kinh tế tuần hoàn, bền vững)
2 Vấn đề mang tính lý thuyết được tác giả đề cập như là kết quả nghiêncứu đối với những phát triển kinh tế trong điều kiện xã hội hiện đại
Những vấn đề mang tính thể chế pháp lý trong xã hội hiện đại đã được tác giả
dé cập trong các công trình khoa hoc đã công bố!”, có thé sử dung một số lý thuyết sau
đây
Thứ nhất, lý thuyết về sự hiện diện
Các yếu tô mới của xã hội hiện đại đi vào cuộc song, có sự tương tac giữa các
yếu tố này sẽ phát sinh nhiều nội dung vướng mac không dễ dàng giải quyết Hiệndiện là một ví dụ Các giao dịch thương mại điện tử, dịch vụ được cung cấp bởi cácchủ thể là công dân Việt Nam hoặc công dân quốc gia khác Thực tế các chủ thé này
có thé chỉ là 1 (do muốn hưởng lợi, ké cả hưởng lợi không ngay tình về thuế) và khái
!* Xem: Cương lĩnh xây dựng đất nước năm 1991, bố sung phát triển 2011
! Xem: Nghị quyết 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động
tham gia cuộc cách mang công nghiệp 4.0, ngày 27.9.2019
! Xem: Ban cán sự Đảng Bộ Ngoại giao (2021), Báo cáo chuyên đề: Tác động của quá trìnhhội nhập quốc tế và cuộ cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến xây dựng, hoàn thiện nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trang 6
'7 Xem: Doan Trung Kien & Pham Thi Giang Thu, “MODERN SOCIETY AND ISSUES RAISED IN THE FIELD OF ECONOMIC AND FINANCIAL LAW IN VIETNAM”, Webology Journal with ISSN 1735-188X
Trang 13Thứ hai, lý thuyết về sự chuyển dịch xuyên biên giới
Trước đây chúng ta đã dé cập đến “con đường tơ lụa”!8 dé lý giải cho các giaodịch thương mại xuyên biên giới Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, sự chuyên dịchxuyên biên giới không dé dàng kiểm soát bởi lẽ, đối tượng chuyền dịch không còn là
hàng hóa hay dịch vụ thông thường mà là dịch vụ đặc biệt Các sản phẩm, dịch vụ
không chỉ đặc biệt ở hình thức thé hiện Chắng hạn, các sản phẩm của công nghệ SỐ,
thực hiện trên các giao diện mạng xã hội không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, việc
xác định “điểm đầu cuối” hoàn toàn không đễ dàng đối với các giao dịch này Vì vậykhái niệm “con đường tơ lụa mới”!? lại được đề cập nhiều đến trong những năm gầnđây Chuyên dịch xuyên biên giới cùng với sự ân dấu đầu cuối đặt ra cho cơ quan quan
lý nhà nước về đăng ký kinh doanh, về chất lượng sản phẩm, về nghĩa vụ tài chính cầnđược thực thi thế nào cho phù hợp đồng thời không làm cản trở các giao dịch hợp pháp
có cội nguồn từ lý thuyết nhưng lại rất gần với đời sống xã hội cần giải quyết
Thứ ba, lý thuyết về khả năng kiểm soát dòng tiền và quyền bảo mật thông tin
khách hàng
Hiện nay, xu hướng đề cập đến kiểm soát dòng tiền đã trở nên quen thuộc,không chỉ đối với giới quản lý tài chính — ngân hàng mà còn đối với các cơ quan điềutra, cơ quan quan lý kinh tế, và dang trở nên pho biến hơn trong cách hiểu của côngchúng Tuy nhiên, kiểm soát dòng tiền ngày càng khó khăn hon do các dấu hiệu ân daungày càng phức tạp và khó tiếp cận Điều này càng khó trước áp lực cần phải bảo mậtthông tin khách hàng và sự xuất hiện của các sản phẩm của tiền kỹ thuật số với khảnăng chuyền dich dé dàng, xuyên biên giới, có tính ấn danh cao
Theo lý thuyết, mọi giao dịch đều có thê kiểm soát, đặc biệt đối với các giaodịch thanh toán qua ngân hàng dần bị phá vỡ bởi nhiều quy định pháp luật chuyênngành và có sự khác nhau nhất định của các quốc gia Vì thế, nếu chỉ kiểm soát dongtiền để xác định nghĩa vụ thuế đối với người nộp thuế, có lẽ nhiều vấn đề pháp lý mới
lại sớm phát sinh.
Thứ tw, chính sách quản trị nhà nước gắn van dé ưu đãi và cạnh tranh — tương
quan được/mât — vân đê cạnh tranh quôc gia
! Xem: Con đường tơ lụa — Tuyến đường thương mai đã đi vào huyền thoại,
https://www.migolatravel.com/con-duong-to-lua-tuyen-duong-thuong-mai-huyen-thoai/, truy cập ngày 28.11.2020
! Xem: Hồng Hạnh (Theo SCMP), Ong Tập Cận Bình, Ông Tập muốn xây 'Con đường Tơ
lụa kỹ thuật số' với ASEAN,
https://vnexpress.net/ong-tap-muon-xay-con-duong-to-lua-ky-thuat-so-voi-asean-4198137.html, truy cập ngày 28.11.2020
Trang 14Chúng ta cần nghiêm túc khi xem xét xu hướng Chính phủ hay một nhómngành, một nhóm doanh nghiệp đề xuất được bảo trợ, được hưởng ưu đãi”? vì một lý
do nhất định nào đó Tuy nhiên, khi Việt Nam đã trở thành thành viên của nhiều tổchức quốc tế, đã ký nhiều Hiệp định thương mại song phương và đa phương thì sự cânnhắc giữa ưu đãi nhóm và cạnh tranh quốc gia — được và mat; giữa công bang doc vàcông bằng ngang khi xác định nghĩa vụ thuế - được và mất, rất cần phải xem xét
nghiêm túc.
Thứ năm lý thuyết về trách nhiệm xã hội (Corperate Social Responsibility CSR) Trong đời sống kinh tế xã hội, mỗi chủ thé (tổ chức và cá nhân) là thực thé xãhội, bên cạnh nhu cầu tôn tại và phát triển của chính mình, cần đảm bảo giảm thiểu rủi
-ro và tôi đa hoá sự anh hưởng tích cực của mình đối với xã hội Nhà nước cần tính tớinhững vấn đề này khi quyết định các vấn đề lớn của đất nước như bảo đảm an ninh
lương thực, bảo đảm an ninh năng lượng, bảo đảm an sinh xã hội.
3 Nhóm quy định cơ bản của các định chế quốc tế mà Việt Nam đã và sẽtham gia cũng như các nguyên tắc, quy định của các tổ chức, khu vực có tác động
tới Việt Nam
(1) Nhóm quy định/nguyên tắc liên quan đến sự hiện diện và yêu cầu kinhdoanh (chủ thé)
(2) Nhóm quy định/nguyên tắc liên quan đến vẫn đề lao động (bao gồm các môhình lao động mới, cung cấp lao động xuyên biên giới, van đề bao hộ)
(3) Nhóm quy dinh/nguyén tắc liên quan đến các sản phẩm mới của xã hội hiệnđại (ghi nhận các loại sản phẩm mới như sản phẩm số và cơ chế xác lập cũng như bao
vệ quyền sở hữu, bao gồm cả sở hữu trí tuệ; cơ chế xác lập thoả thuận và bảo vệ giá tricủa các thoả thuận, bao gồm cả cơ chế giải quyết tranh chấp )
(4) Nhóm quy định/nguyên tắc liên quan đến các hoạt động tài chính và cungứng dịch vụ tài chính trong điều kiện mới (bao gồm các dịch vụ ngân hàng số, các chủthé cung cấp các dich vụ tài chính ngân hang mới, sự hiện diện của các sản phẩm tàichính, các chủ thé cung cấp sản phẩm tài chính mới như fintech và yêu cầu đảm bảo
an toàn trong quá trình hoạt động của các chủ thể cung cấp, khách hàng và các chủ thé
khác trong xã hội như tác động của hiệu ứng rủi ro
(5) Nhóm quy định/nguyên tắc liên quan đến phân bồ lại nguồn lực tài chính vacách thức thu hút dau tư (thuế tối thiểu toàn cầu, yêu cầu thu hút và 6n định đầu tư nhưchính sách tạo điều kiện cho đại bàng xây t6 ; chính sách hài hoa hoá các nghĩa vu
tài chính của các tô chức quôc tê hoặc khu vực)
a0 Nguồn: Lên kế hoạch để bãi bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất ở Việt Nam,
xuat-o-viet-nam-688462.html, truy cap ngay 27.11.2020
Trang 15https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/tai-chinh/ba1-bo-thue-tieu-thu-dac-biet-vo1-0-to-san-(6) Nhóm quy định/nguyên tắc liên quan đến yêu cầu bảo vệ môi trường bềnvững toàn cầu, sức khoẻ con người (chính sách về không nhập khâu sản phẩm liênquan đến rừng tự nhiên, liên quan đến các quy định về chỉ dẫn địa lý )
4 Tác động của nền công nghiệp 4.0, các cam kết quốc tế, chuẩn mực quốc
tế mới tới địa chính trị toàn cầu, tới chính sách và thể chế của Việt Nam
4.1 Những thành quả của nên công nghiệp 4.0, các cam kết quốc tế đã manglại cho thé giới cũng như cho Việt Nam
Phát triển bền vững nền kinh tế là mục tiêu được tái khăng định trong các văn
kiện của Đảng”! Điều này được thể hiện trong chặng đường dài từ năm 1991 tới nay”?cùng với nhiều kết quả đáng khích lệ Năm 2022, quy mô nền kinh tế Việt Nam đã ởmức 409 tỷ USD (theo cách tính mới), kim ngạch xuất nhập khâu ở mức trên 732 tỷUSD”.
Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống kinh
tế, trên phạm vi toàn cầu cũng như ở Việt Nam Đối với chuyên đôi số, có thể nhậnđịnh xã hội số đang hình thành một cách rõ nét, mỗi người dân và tô chức đều đã vàđang hưởng dụng những thành tựu mà kinh tế số, chính phủ số mang lại
Với điều kiện hội nhập sâu rộng đã hình thành các liên kết kinh tế đa dạng, đatầng nắc, mở rộng không gian thương mại và cách thức đầu tư mới trên thị trườngthương mại toàn cầu Ở trong nước, hoạt động thương mại và đầu tư gia tăng về sốlượng, cả xã hội hướng tới nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhậptrung bình cao”.
Trên cơ sở nền tảng số, nhiều mô hình kinh doanh mới đã xuất hiện, tạo sự cạnhtranh với mô hình kinh doanh truyền thống?Š Điển hình của mô hình kinh doanh mớichính là kinh tế chia sẻ hiện đại, tập trung vào các nhóm ngành vận tải, du lịch, kháchsan, quảng cáo trực tuyến va đặc biệt là các dich vụ ngân hàng qua nền tảng số
(fintech).
Về các mô thức lao động, trong điều kiện mới, hàng loạt các công việc liênquan đến lao động cơ học, lao động đòi hỏi có tính chính xác cao được thay thé từng
phân bởi máy móc hoặc tự động hoá Cơ câu lao động cũng có sự điêu chỉnh, thậm chí
21 Xem: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật,
Hà Nội 2021, trang 125
?2 Xem: Cương lĩnh xây dựng đất nước năm 1991, bổ sung phát triển 2011
23 Xem: NO lực phục hoi, xuất, nhập khẩu năm 2022 lập ky lục mới,
khau-nam-2022-lap-ky-luc-moi/, truy cập ngày 28.5.2023
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2023/01/no-luc-phuc-hoi-xuat-nhap-4 Xem: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật,
Hà Nội 2021, trang 217.
?' Thực tế trước đây đã tồn tại mô hình kinh tế chia sẻ ngang bằng như đổi công, kinh tế hợp
tác xã qua các thời kỳ
Trang 16đối với những lĩnh vực chuyên môn cao như chuyên gia phân tích tài chính, bác sĩ, nhàbáo“.
Các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia hoặc công nhận cũng tạo ra
những thành tựu to lớn Với 15 Hiệp định tự do thương mai, 5 Hiệp định tương trợ tư
pháp mới, nhiều Hiệp định song phương và đa phương đã tạo cơ sở pháp lý cho cácgiao dịch thương mại xuyên biên giới, xuất khẩu vào những thị trường khó tính như
EU, thu hút được lượng von đầu tư mong đợi
Bên cạnh những sản pham dich vụ thông thường, không thé không dé cập đến
việc cung ứng các dịch vụ chất lượng cao, đó là dịch vụ giáo dục đào tạo Mô hình các
cơ sở giáo dục đại học có định hướng cụ thể (định hướng nghiên cứu hoặc định hướngứng dụng) đã có tiêu chí nhận diện rõ ràng, cơ chế tự chủ đại học của các cơ sở giáodục đại học công lập được quy định cụ thể và có cơ chế thực hiện Nhóm những van
đề liên quan đến công nhận lẫn nhau, xác định chất lượng giáo dục cũng tạo ra môi
trường cạnh tranh mới trong giáo dục đại học.
Về vẫn đề liên quan đến kinh tế bền vững, kinh tế tuần hoàn và được đề cập vàđang trở nên nội dung quan trọng trong sản xuất, tiêu dùng và thói quen trong đời
song, thé hién trong mọi mat của đời song xã hội.
4.2 Những van đề phát sinh, cần nhận diện và yêu cau được điều chỉnhbằng thể chế nhằm giảm thiểu rủi ro
Sự hội nhập sâu rộng của một quốc gia, trong đó có Việt Nam, bên cạnh những
tác động tích cực, chủ động, cũng phát sinh những mặt trái như một tất yếu
Do thu hút đầu tư và có sự chênh lệch về nghĩa vụ tài chính giữa quốc gia cóxuất xứ von và quốc gia thu hút vốn nên các van đề liên quan đến xói mòn cơ sở thuế(trụ cột 1) và xu hướng áp dung thuế tối thiểu toàn cầu (thực hiện trụ cột 2) đang trởnên cấp thiết, cần được nghiên cứu đánh giá và hài hoà hoá lợi ích của các chủ thể cóliên quan Trường hợp này, nếu không nghiên cứu và đưa ra khuyến nghị toàn diện, sựlệch lạc có thé giải quyết những yêu cầu trước mắt nhưng lại có thé làm mắt đi nhữngyếu tố nền tảng mà quốc gia đã cố gắng xây dựng và duy tri Van dé này đang đượccác quốc gia trên thế giới cân nhắc điều chỉnh hệ thống thể chế nội bộ vì nó liên quantới việc phân bổ nguồn lực tài chính, thu hút đầu tư và không loại trừ các giá trị màChính phủ quốc gia đó đã cam kết với các bên liên quan
Liên quan đến việc xác định về mặt pháp lý các loại sản phẩm hình thành trongđiều kiện cách mạng công nghiệp 4.0 và cơ chế bảo vệ quyền sở hữu đối với các sảnpham mới hình thành Một trong những sản phẩm tiêu biéu của sản phẩm kỹ thuật số
?° Xem: Professor Klaus Schwab, The Fourth Industrial Revolution, https://www.weforum.org/about/the-fourth-industrial-revolution-by-klaus-schwab
Trang 17chính là các tài sản số (crypto assets/digital assets): tiền kỹ thuật số (crypto currency),chứng khoán số (security token) đã thực tế xuất hiện và được giao dich (trade coin)trong thực tế Tuy nhiên, bản chất pháp lý, việc bảo vệ/bảo hộ các vấn đề này đangkhác nhau ở các quốc gia khác nhau Vì thế, cho dù có các giao dich thương mại thực
tế dién ra nhưng rủi ro pháp ly (chúng tôi không dé cập đến các rủi ro thương mại) chocác chủ thể tham gia rất khác nhau, đi liền với nó là cơ chế giải quyết tranh chấp.Tương ứng với van đề xác định ban chất pháp ly cho các tài sản mã hoá cũng với khảnăng giao dịch của nó, những yêu cầu mới của thị trường chứng khoán trong điều kiệnmới cũng cần được đánh giá toàn diện trên cơ sở các nguyên tắc của IOSCO và trong
môi trường mới.
Một trong những nội dung đang được xem xét khi có những thay đổi về cách
thức cung ứng dịch vụ việc làm của người lao động trong môi trường công nghệ mới.
Mô hình kinh tế chia sẻ và sự xuất hiện của các mạng xã hội và Internet thế hệ mới,
mô hình thương mại điện tử xuyên biên giới trên nền tảng số làm một số lượng ngườilao động đáng kê không còn thuộc về một t6 chức nào, họ làm việc tự do và/hoặc giaokết hợp đồng đối với từng công việc cụ thé (nền kinh tế GIG) dẫn đến nhiều ván đề ởgóc độ quản lý nhà nước và an sinh cần đặt ra đối với thể chế về đảm bảo an sinh chongười lao động khi họ tham gia vào nền kinh tế GIG và tinh công bang trong thuế giữa
người lao động thông thương và người lao động theo mô hình GIG.
Một nội dung quan trọng khác khi đề cập đến những vấn đề mới với những biếnđộng của kinh tế toàn cầu, là nhóm các tội phạm mới và hình thức rửa tiền mới, sửdụng những tính năng của sản phẩm công nghệ 4.0 dé thực hiện hành vi vi phạm pháp
luật Những rủi ro xảy ra khi ứng dụng các đột phá cua AI, sử dụng mã độc, nguy cơ
tài trợ khung bố qua việc sử dụng các tài sản mã hoá đều có thé trở thành hiệnthực”?
Ở góc độ những biến động của địa chính tri, sự thay đôi của cục diện và chiếntranh, dat ra những đảm bảo về an ninh năng lượng”Š, an ninh lương thực toàn cầu??
Thời gian diễn biên của cuộc xung đột Nga — Ucraine là bài học hiện hữu vê vân đê
? Xem: Bộ khoa học và Công nghệ, “nhận diện các công nghệ cốt lõi của cuộc Cách mạngcông nghiệp lần thứ tư và những dự báo tác động đến chính sách và pháp luật” Ky yếu hội
thảo khoa học cấp quốc gia “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những: van đề pháp lý đặt
ra cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam” — Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội - 2020
?® Xem: Xung đột Nga — Ucraine — một nan nhìn lại và bài học tự chủ an ninh năng lượng,
https://congthuong an-ninh-nang-luong-231344.html, truy cap ngay 28.5.2023
vn/longform-xung-dot-nga-ukraine-mot-nam-nhin-lai-va-bai-hoc-tu-chu-?° Xem: Khủng hoảng Nga - Ukraine de dọa an ninh lương thực toàn cau,
https://vtv.vn/the-gioi/khung-hoang-nga-ukraine-de-doa-an-ninh-luong-thuc-toan-cau-202203 15235610066.htm, truy cập ngày 25.5.2023
Trang 18này Bên cạnh đó, với những rào cản kỹ thuật, những hạn chế hướng tới kinh tế xanhtrên phạm vi toàn cầu sẽ đặt ra cho các quốc gia có thế mạnh về sản xuất nông nghiệptrong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài?9.
5 Yêu cầu đặt ra cho việc xây dựng và hoàn thiện thể chế trong bối cảnh
mới
Những phân tích trên có thé chỉ ra nhu cầu thiết yếu của việc xây dựng và hoànthiện chính sách và thể chế của Việt Nam trong bối cảnh mới Mặc dù vậy, việc xâydựng và hoàn thiện thê chế ở góc độ tác động của bối cảnh cam kết quốc tế mà ViệtNam đã và sẽ tham gia, những yêu cầu của các t6 chức quốc tế hoặc khu vực mà ViệtNam không phải là thành viên nhưng buộc phải xem xét điều chỉnh, cần tính tới nhữngvan dé cơ bản sau đây
Trước hết, bám sát đường lối, chính sách của Đảng về phát triển nền kinh tế,trong tương quan với mục tiêu xây dựng kinh tế đất nước Đại hội XII của Đảng xácđịnh nhiệm vụ chiến lược xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩaViệt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, trong đó đặt ra yêu cầu “Xâydựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai,minh bạch, ôn định, lẫy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanhnghiệp, làm trọng tâm thúc day đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh,
31 Những vân dé điêu chỉnh thê chê cân thực hiện được những nội dung đãbền vững
dé ra Về van đề này, liên quan đến phương án xây dựng hệ thống thé chế pháp luậtcho phù hợp với điều kiện mới, nội dung Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9.1 1.2022 vềviệc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền có ý nghĩa quan trọng.Điểm 5 “Mục II Quan điểm” có ý nghĩa quan trọng khi xác định “Những vấn đề thựctiễn đòi hỏi, đã rõ, thực tiễn chứng minh là đúng, có sự thống nhất cao thì kiên quyếtthực hiện; những vấn đề chưa rõ, còn nhiều ý kiến khác nhau thì tiếp tục nghiên cứu”.Quan điểm này là quan trọng khi xây dựng hệ thống pháp luật nhằm đáp ứng tình hình
mới.
Thứ hai, cần bám sát những làn sóng toàn cầu hoá với những bước phát triểnkhông ngừng của sản pham cách mạng công nghiệp 4.0 và tính ảnh hưởng tới hệ thongpháp luật Việt Nam cũng như các chính sách để vận hành Thực tế đã chỉ ra tính hai
mặt của sản phâm cách mạng 4.0 vì “tât cả chúng ta đêu cân tự hỏi có thê làm gì đê
3° Xem: Regulation of the Eropean Parliament and of the Council on the making available on
the Uninion market and the export from the Union of certain commodities and products associated with deforestation and forest degrandation and repealingh Regultions (EU) No 995/2010
31 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Dai hội đại biểu toàn quốc lan thứ XIII, Nxb
Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2021, tập 1, tr.174— 175.
Trang 19nâng cao cơ hội gặt hái lợi ích và giảm thiểu rủi ro”3?, thé chế pháp ly cần phải giảiquyết van dé này Những nội dung chủ yếu có thé đề cập như: năm bắt và thé chế hoánhững diễn biến nhanh chóng của sản phẩm công nghệ số, đảm bảo môi trường đầu tưthích hợp đính kèm với cơ chế kiểm soát rủi ro, sử dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm
soát (Sandsboxes) một cách phù hợp.
Thứ ba, pháp luật cần định hướng, chủ động ghi nhận và quy định những xuhướng phát triển mới trong các hoạt động của các chủ thé kinh doanh và những
phương thức kinh doanh mới, từ đó tạo dựng cơ sở pháp lý rõ ràng, mở đường cho các
hiện tượng, các quan hệ pháp lý mới phát sinh, phát triển, thay vì các mục tiêu thụđộng như hiện nay là điều chỉnh các quan hệ xã hội đã trở nên phô biến, ôn định Yêucầu này đặt ra cần tiếp thu kinh nghiệm của các nước khác từ điều hành thực tiễn tiếpcận những vấn đề mới phát sinh, từ đó quy định hoá những hình thức vận hành mới cóthé xảy ra trên thực tiễn Thực hiện yêu cầu nay sẽ giảm thiêu rủi ro pháp lý cho cácchủ thé, đảm bảo tính toàn diện trong nội dung điều chỉnh, xác định đúng các chủ théthuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật Mặt khác, quy định hoá những những vấn đềmới của hoạt động kinh doanh, chủ thể kinh doanh và mô hình kinh doanh trong điềukiên nền kinh tế số giúp định hướng trong điều chỉnh pháp luật, trong cách thức tiếpcận của các chủ thé có thấm quyền đối với van dé phá sản chủ thé kinh doanh, nhưngcũng tôn trọng những giá trị mới của các chủ thé tao ra cho nền kinh tế va có những
đánh giá tình trạng kinh doanh cho phù hợp.
Thứ tư, cần tính tới tác động của các yếu tô ngoại lai đến chiến lược/kế hoạchphát triển kinh tế xã hội theo từng thời kỳ dé điều chỉnh hệ thống thể chế pháp lý phùhợp Những ví dụ có thé chỉ ra và cần đáp ứng ngay như quy định của EU về thuế tốithiểu toàn cầu, về việc cắm các sản phâm nông nghiệp có nguồn gốc từ rừng: quy định
về công nhận lẫn nhau kết quả dao tạo của cơ sở dao tạo đại học Hoa Ky, EU,UNESCO dẫn đến sự điều chỉnh và lộ trình điều chỉnh pháp luật phù hợp
Thứ năm, cần đảm bảo sự chủ động của nền kinh tế xã hội, cả về vốn đầu tư, về
an ninh và an sinh xã hội để đất nước và người dân có cơ hội thụ hưởng thành quả củanền kinh tế Yêu cầu này xuất phát từ những van dé mang tính thực tiễn liên quan đếnđịa chính tri, xung đột vũ trang trên phạm vi toàn cầu và tính ảnh hưởng của nó đối với
Việt Nam.
6 Kết luận
Nền kinh tế Việt Nam cũng như các quốc gia đều được vận hành và chi phốibởi thể chế kinh tế và tham gia hội nhập sâu, rộng, một cách chủ động, thé hiện ở quanđiểm của Dang va thé chế pháp lý điều chỉnh nền kinh tế Trên phạm vi toàn cầu,3” Xem: Professor Klaus Schwab, The Fourth Industrial Revolution,
https://www.weforum.org/about/the-fourth-industrial-revolution-by-klaus-schwab
Trang 20nhiều tô chức quốc tế, điều ước quốc tế Việt Nam đã và đang tham gia hoặc thực hiện.Bên cạnh đó, có những quy định nội khối, nhóm quốc gia có tac động trực tiếp đến nềnkinh tế của quốc gia khác Những tác động đó là khách quan và hệ thống pháp luật, cácbiện pháp đảm bảo thực hiện đối với nền kinh tế mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam,với mức độ và thách thức khác nhau Bài viết này bàn đến những yếu tô khách quan,chủ quan và yêu cầu cơ bản cho sự điều chỉnh hệ thống pháp luật dựa trên những yêucầu và biến động của kinh tế, chính trị, địa chính trị tác động đến Việt Nam trong giai
đoạn hiện tai và tương lai.
Trang 21DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật,
mới
5 Ban cán sự Đảng Bộ Ngoại giao (2021), Báo cáo chuyên đề: Tác động của quá trìnhhội nhập quốc tế và cuộ cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến xây dựng, hoàn thiệnnhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
6 Bộ khoa học và Công nghệ, “nhận diện các công nghệ cốt lõi của cuộc Cách mạngcông nghiệp lần thứ tư và những dự báo tác động đến chính sách và pháp luật”, Kỷ yếuhội thảo khoa học cấp quốc gia “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đềpháp lý đặt ra cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam” — Nhà xuất
11 Doan Trung Kien & Pham Thi Giang Thu, “MODERN SOCIETY AND ISSUES RAISED IN THE FIELD OF ECONOMIC AND FINANCIAL LAW IN VIETNAM”, Webology Journal with ISSN 1735-188X
12 Ellen MacArthur Foundation (2013), Towards the Circular Economy Economic and business rationale for an accelerated business, Ellen MacArthur Foundation publication
Trang 2213 “Why efficiency is not enough”.
Programme Nguôn: https://ec.europa.eu/eurostat/web/circular-economy
19 David W Pearce, R Kerry Turner (1990), Economics of Natural Resources and the Environment, Hemel Hempstead: Harvester Wheatsheaf
20 Professor Klaus Schwab, The Fourth Industrial Revolution,
https://www.weforum.org/about/the-fourth-industrial-revolution-by-klaus-schwab
21 Regulation of the Eropean Parliament and of the Council on the making available
on the Uninion market and the export from the Union of certain commodities and
products associated with deforestation and forest degrandation and repealingh
Regultions (EU) No 995/2010
Trang 23BAO CÁO SO 2
CAM KET CUA OECD VE THUE TOI THIẾU TOAN CÂU VÀ NHỮNG VAN
DE DAT RA CHO VIET NAM VE CHINH SACH THU HUT DAU TU
ThS Pham Nguyệt Thảo!
Tóm tat: Chính sách thuế tôi thiểu toàn cầu là nội dung thuộc một trong hai trucột chính cua Chương trình chong xói mon cơ sở thué va chuyển dịch lợi nhuận(BEPS) do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng và đã được hơn
140 quốc gia đồng thuận Là thành viên của diễn đàn BEPS từ năm 2017, Việt Nam sẽchịu những tác động không nhỏ từ việc áp dụng quy tắc thuế toi thiểu toàn câu Bàiviết đê cập tới cam kết của OECD về thuế tôi thiểu toàn câu và phân tích một số vấn
dé đặt ra cho Việt Nam trong chính sách thu hút dau tư khi quy tắc thuế toi thiểu toàncâu được áp dụng
Từ khóa: thuế tối thiểu toàn cầu, cam kết của OECD, chính sách thu hút đấu tư
1 Khái lược cam kết của OECD về thuế tối thiểu toàn cầu
Với mục tiêu phát triển kinh tế toàn cầu, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh,đảm bảo tính công bằng của hệ thống thuế giữa các quốc gia và chống thất thu thuế, từnăm 2013, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã khởi xướng và đượcNhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng dau thé giới (G20) thông qua Sángkiến chống xói mòn cơ sở thuế và chuyền dich lợi nhuận (BEPS) Gói kế hoạch triểnkhai 15 hành động cu thể của Dự án BEPS đã được thông qua tại Hội nghị thượng
đỉnh G20 tháng 12/2015 Cùng với 15 hành động của dự án BEPS, tháng 7/2021, Bộ
trưởng tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương của các nước G20 đã thống nhất
về nguyên tắc Giải pháp hai trụ cột nhằm giải quyết những thách thức về thuế phátsinh trong nền kinh tế số với 2 nội dung: Phân chia quyền đánh thuế, thực hiện đánhgiá về phân bồ lợi nhuận va các nguyên tắc phân bổ lợi nhuận (1); đảm bảo tất cả cácdoanh nghiệp hoạt động quốc tế phải trả mức thuế tối thiểu (2) Ngày 8/10/2021, 136
nước thành viên trong Diễn đàn hợp tác chung của OECD đã thông qua chính sách
thuế mới mang tinh lich sử, hướng tới việc chống xói mòn cơ sở thuế và chuyên dichlợi nhuận, tạo môi trường cạnh tranh bình đăng trong việc thu hút đầu tư giữa các quốcgia OECD đã ban hành tuyên bố về “Khung giải pháp Hai trụ cột để giải quyết cácthách thức phát sinh từ nền kinh tế kỹ thuật SỐ” Trong đó, Trụ cột Một đề cập tới phân
bô thuế đối với hoạt động kỹ thuật số và Trụ cột Hai là một đề xuất toàn diện chống
! Giảng viên Khoa Pháp luật Kinh tẾ, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Trang 24xói mòn cơ sở (Global Anti-Base Erosion - "GloBE") dé giải quyết những thách thức
do việc đánh thuế đối với các tập đoàn lớn không thê giải quyết băng hành động trước,trong đó có quy định về Thuế tối thiểu toàn cầu Tháng 12/2021, OECD đã công bốcác Quy tắc mẫu (quy tắc GIoBE) dé thực hiện Trụ cột Hai ở cấp quốc gia Các Quytắc mẫu của Trụ cột Hai sẽ giúp các quốc gia dé dàng thực hiện việc nội luật hoá camkết về thuế tối thiểu toàn cầu Đây là một hệ thống các quy tắc nhằm”:
- Xác định các MNE thuộc phạm vi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu;
- Mô tả cơ chế xác định thuế suất hiệu lực của các MNE theo khu vực pháp lý và xácđịnh số tiền thuế bổ sung phải trả theo các quy tắc này;
- Áp đặt thuế bổ sung đối với một thành viên của nhóm MNE theo một hệ thống phâncấp quy tac đã được thống nhất
Nhóm quy tắc GIoBE bao gồm 2 quy tắc co bản: (1) Quy tắc Tổng hop thunhập chịu thuế (IIR - Income Inclusion Rule) và (2) Quy tắc lợi nhuận chịu thuế dướimức tôi thiêu (UTPR - Undertaxed Payment Rule) IIR là quy tắc trao quyền cho quốcgia nơi có Công ty mẹ tối cao đặt trụ sở chính thuộc phạm vi áp dụng đánh thuế bổsung nếu các công ty con của tập đoàn nộp thuế tại các quốc gia có mức thuế suất hiệu
quả dưới 15%.
Quy tắc UTPR cho phép: trong trường quốc gia của tất cả các công ty mẹ chưa
áp dụng quy tắc IIR thì các quốc gia có công ty trung gian thuộc tập đoàn có quyềnđánh thuế công ty mẹ trung gian ở quốc gia đó đối với thu nhập của công ty con ởquốc gia khác đang chịu thuế dưới mức thuế tối thiểu 15%
Như vậy, có thé hiểu thuế tối thiểu toàn cầu là loại thuế đánh vào các doanhnghiệp, các công ty đa quốc gia (MNE) có doanh thu lớn, nhưng đầu tư vào nhữngnước có mức thuế suất thấp nhằm trốn thuế, tiềm ân nguy cơ về cạnh tranh không lànhmạnh Dé ngăn chặn việc này mà không mất đi tính cạnh tranh toàn cau, các quốc giathống nhất đánh thuế tối thiêu toàn cầu vào các doanh nghiệp đầu tư lớn bằng cách đặt
ra giới hạn về đóng thuế tại nước sở tại hoặc chính quốc, tạo sự công bằng, tránh việc
trồn thuế Thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng cho các doanh nghiệp đa quốc gia códoanh thu hợp nhất từ 750 triệu euro trở lên trong ít nhất hai năm trong bốn năm tài
chính liên tiép liên kê trước năm xem xét và có mức lợi nhuận trên 10% doanh thu với
? OECD (2023), Les défis fiscaux soulevés par la numérisation de l'économie — Règles
globales anti-érosion de la base d’imposition (Pilier Deux): Cadre inclusif sur le BEPS, Projet OCDE/G20 sur I'érosion de la base d'imposition et le transfert de bénéfices, OECD Publishing, Paris, https://doi.org/10.1787/9464d0c4-fr, truy cap ngay 10/5/2023
Trang 25mức thuế suất tối thiêu 15% trên lợi nhuận Việc áp dụng thuế tôi thiểu toàn cầu dựkiến sẽ dem lại 220 ty USD doanh thu thuế bổ sung trên toàn thé giới!.
Trụ cột Hai không bắt buộc các quốc gia phải cùng nâng mức thuế suất lên 15%
và đánh thuế bổ sung phần thuế suất chênh lệch, mà chỉ đưa ra cơ chế dé thu thuếtrong trường hợp các tập đoàn có công ty con nộp thuế đưới mức 15% tại một quốc gianày sẽ bị đánh thuế bổ sung lên mức 15% ở quốc gia có công ty mẹ dé bảo đảm datmức thuế suất tôi thiểu toàn cầu Tuy nhiên, du không áp dụng thì việc tham gia thoảthuận sẽ ràng buộc quốc gia phải chấp nhận việc các nước tham gia khác lựa chọn ápdụng các quy tắc này
Với việc xây dựng và hướng các quốc gia tới áp dụng Trụ cột Hai, OECD thểhiện rõ mong muốn thiết lập một cơ chế kiểm soát để đảm bảo một tập đoàn đa quốcgia phải trả mức thuế tối thiêu bất kế họ đặt trụ sở chính ở đâu hoặc khu vực pháp lý
mà họ đang hoạt động và ngăn chặn cuộc đua tới đáy về ưu đãi thuế nhằm thu hút vốn
và đầu tư ở các quốc gia
2 Tác động của cam kết OECD về thuế tối thiểu toàn cầu tới chính sáchthu hút đầu tư của Việt Nam
Hiện nay, chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam đang được triển khai với mụctiêu tạo điều kiện thuận lợi và hấp dẫn cho các nhà đầu tư Các chính sách thu hút đầu
tư được thê hiện khá rõ ràng, chi tiết trong quy định tại Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp
hay trong các chính sách thuế, trong đó thể hiện rõ ở việc tập trung cải thiện môi
trường kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, áp dụng ưu đãi thuế, tham gia các Hiệpđịnh thương mại tự do, đây mạnh đàm phán và hỗ trợ đầu tư Những nỗ lực này nhằmtạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và thúcđây sự phát triển kinh tế của đất nước
Theo số liệu thống kê, năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khâu của doanhnghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 506, 83 tỷ USD, tăng 9,3% so với
năm 20213 Thống kê của Bộ kế hoạch và đầu tư cũng cho thấy, năm 2022, Việt Nam
3 Các trường hợp sau không thuộc đối tượng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu: Các tô chức của
Chính phủ nước ngoài, tổ chức phi lợi nhuận, quỹ hưu trí hoặc quỹ dầu tư mà công ty mẹ tối cao của Tập đoàn công ty đa quoc gia đầu tư hoặc bất kỳ hình thức quỹ đầu tư nào của các
công ty, tô chức; Công ty thành viên hoặc các Công ty thành viên tại một quốc gia mà ở đócác công ty này có tông doanh thu trung bình thấp hơn 10triệu euro và cótong thu nhap trung
bình hoặc lỗ tại quốc gia đó thấp hon 1triéu euro; Thu nhập từ vận tải quốc tế nêu đáp ứng điều kiện loại trừ của tập đoàn công ty đa quốc gia
4OECD (2020), Les défis fiscaux soulevés par la numérisation de Ì'économie — Evaluationd’impact économique: Cadre inclusif sur le BEPS, Projet OCDE/G20 sur I'érosion de la base d'imposition et le transfert de bénéfices, OECD Publishing, Paris,
https://doi.org/10.1787/04401 1cl-fr
"Tổng cục Hai quan, Thống kê tình hình xuất khâu, nhập khẩu hang hoá của Việt Nam tháng
12 và 12 tháng/2022
Trang 26thu hút gần 27,72 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài Hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ
đã đầu tư vào Việt Nam trong đó dẫn đầu là Singapore, tiếp theo là Hàn Quốc, NhậtBản, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan Việt Nam cũng tích cực đầu tư ra nướcngoài, tập trung vào các đối tác chiến lược như Lào, Campuchia, Nga v.v Đây là bứctranh khá tươi sáng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vừa được day lùi Tuy nhiên,chính sách thuế tối thiểu toàn cầu sẽ tác động không nhỏ đến ngân sách nhà nước; đếnnhà đầu tư cũng như việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam”
* 1ác động tích cực:
Thứ nhất, việc áp dụng chính sách thuế tối thiêu toàn cầu góp phần làm tăng thungân sách, tăng tính công bằng và đồng thuận trong hành thu thuế Thuế tối thiểu toàncầu giúp đảm bảo rằng Việt Nam cũng như các quốc gia không thê áp dụng mức thuếthấp hơn mức thuế tối thiểu, điều này giúp tạo ra sự công bang, tránh việc các quốc giathực hiện cuộc chạy đua xuống đáy về ưu đãi thuế đề thu hút đầu tư
Thứ hai, thuế tối thiểu toàn cầu giúp giảm kha năng các doanh nghiệp tìm kiếmcác biện pháp tránh thuế bằng việc di chuyên tới các thiên đường thuế hay các quốcgia có mức thuế suất thấp hơn mức thuế tối thiêu Điều này sẽ giúp hạn chế các hiệntượng trốn thuế, tránh thuế, chuyền giá của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam
Thứ ba, chính sách thuế tối thiểu toàn cầu giúp tạo ra một môi trường đầu tưkinh doanh ồn định, tăng cường niềm tin va uy tín của thị trường Việt Nam trong mắtcác nhà đầu tư nước ngoài Đây là yếu tố quan trọng đề thu hút đầu tư Các nhà đầu tưnước ngoài khi xem xét đầu tư tại Việt Nam có thê tin tưởng hơn vào việc sẽ không có
sự thay đổi đột ngột trong chính sách đầu tư, đặc biệt là chính sách thuế, để có thể yêntâm đầu tư kinh doanh lâu dài tại Việt Nam Các quy định về ưu đãi thuế thu nhậpdoanh nghiệp của Việt Nam von được coi là phức tạp bậc nhất trên thế giới, song khithuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng, quy định về ưu đãi thuế hiện hành sẽ không cònnhiều ý nghĩa Việc tuân thủ các quy định và tham gia vào các tiêu chuẩn quốc tế, xâydựng một hệ thống thuế minh bạch, công băng và 6n định hơn sẽ tạo môi trường đángtin cậy cho việc đầu tư và kinh doanh
Thứ tư, việc tham gia vào cam kết của OCDE về thuế tối thiểu toàn cầu gópphần thúc đây Việt Nam hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng và
hiệu quả đâu tư nước ngoài, đông thời đặt ra cho Việt Nam yêu câu cân đôi hài hoà
https://www.customs.gov.vn/index.jsp?pageld=442 &tkId=6083 & group=Ph%C3%A2n%20t
Trang 27giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoai Áp dụng thuế tối thiêu toàn cầu gópphần giảm bớt sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài (FDI) Các doanh nghiệp FDI đến Việt Nam vốn đã có nhiềulợi thế về quy mô, về công nghệ, về thị trường, trong tương lai cũng phải thực hiện cácnghĩa vụ thuế tương đương với doanh nghiệp Việt Nam, hoặc có chênh lệch thì cũngkhông quá nhiều.
Việc thực hiện các cam kết này vừa là cơ hội vừa là thách thức để Việt Nam ràsoát lại hệ thống văn bản pháp luật, nội luật hoá quy định về thuế tối thiểu toàn cầuđồng thời thúc day Việt Nam xem xét lai mức độ ưu tiên của các chính sách thu hútđầu tư, tăng cường cạnh tranh băng môi trường đầu tư, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực,thay vì chú trọng quá nhiều tới chính sách ưu đãi thuế như hiện tại Bên cạnh đó, ViệtNam sẽ có cơ hội dé tập trung vào phát triển các lĩnh vực đặc thù mà các quốc gia khác
có ít khả năng cạnh tranh như đầu tư vào công nghệ cao, năng lượng tái tạo, du lịch,nông nghiệp, công nghiệp chế biến
Thứ năm, việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu góp phần tăng cường hội nhậpquốc tế nói chung, cải cách thuế nói riêng theo hướng phù hợp hơn với thông lệ quốc
tư hiệu quả từ trước tới nay Việt Nam đang áp dụng chế độ ưu đãi thuế khá đa dạng,dựa trên vị trí địa lý, lĩnh vực hoạt động, quy mô dự án Các ưu đãi thông thường gồm
ưu đãi về thời gian miễn thuế, ưu đãi về thuế suất Mức thuế suất thuế thu nhập doanhnghiệp phô thông hiện nay là 20% song mức thuế thực tế đối voi các doanh nghiệpFDI ở Việt nam chỉ vào khoảng 12,3%, thậm chí một SỐ tập đoàn lớn có mức thuế suấtchỉ ở mức từ 2,75% đến 5,95%, thấp hơn rất nhiều so với mức thuế tối thiểu toàn cầu.Khi Trụ cột Hai được áp dụng, các MNE được hưởng ưu đãi thuế với mức thuế suấthiệu quả (Effective tax rate - ETR) áp dụng thấp hơn 15% tại Việt Nam sẽ phải chịuthuế bổ sung tại nước nơi đặt trụ sở chính Điều đó làm giảm tác dụng của các ưu đãithuế mà họ có hoặc sẽ được hưởng tại Việt Nam, dẫn đến nguy cơ giảm số lượng và
chất lượng đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam Việc mat đi lợi thế cạnh tranh về
thuế sẽ có khả năng làm giảm sự hấp dẫn của Việt Nam và khiến các nhà đầu tư cânnhắc chuyên sang quốc gia khác có các lợi thế cạnh tranh hấp dẫn hơn
Trang 28Thứ hai, thuế tối thiểu toàn cầu làm ảnh hưởng đến quyết định đầu tư mở rộng
và sự duy trì đầu tư cho các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam cũng như làmgiảm động lực đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp đang có ý định đầu tư mớivào Việt Nam Theo một nghiên cứu của OCDE, giả định tat cả những yếu tố khác đềubình dang, việc tăng thuế thu nhập doanh nghiệp ở một quốc gia có xu hướng dẫn đếnđầu tư thấp hơn của các MNE ở quốc gia đóŠ Việc áp dụng mức thuế tối thiểu toàncầu có thé làm hạn chế tính linh hoạt của Việt Nam trong việc điều chỉnh chính sáchthuế dé thu hút đầu tư, khiến các nhà đầu tư phải cân nhắc khả năng đầu tư vào ViệtNam khi phải tăng chi phí đầu tu và không tim thay sự hấp dẫn trong chính sách thuế
dành cho các lĩnh vực này.
Thứ tư, ở góc độ vĩ mô, nhiều ý kiến cho rằng thuế tối thiêu toàn cầu có thé tácđộng đến mục tiêu phát triển công nghiệp của đất nước, cũng như tăng trưởng xuấtkhẩu và dự trữ ngoại hối của Việt Nam, ảnh hưởng đến chiến lược phát triển côngnghiệp quốc gia về thu hút doanh nghiệp quy mô lớn, phát triển trung tâm nghiên cứuphát triển công nghệ mới, công nghệ sạch
Ngoài ra, việc áp dụng Trụ cột Hai sẽ dẫn đến việc Việt Nam phải sửa đôi hệthống pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp vốn đã khá phức tạp Việc sửa đổi nàykhông chỉ giới hạn trong Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mà cả Luật Đầu tư, LuậtDoanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng cần được sửa đôi cho tương
thích.
3 Một số khuyến nghị
Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ chính trị ngày 20/8/2019 về định hướng hoànthiện thé chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến
năm 2030 đã khăng định "Khu vực kinh tế có vốn dau tư nước ngoài là bộ phận hợp
thành quan trọng của nên kinh tế Việt Nam, được khuyến khích, tạo điều kiện phattriển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các khu vực kinh tế khác Nhà nướctôn trọng, bảo vệ quyên và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhà đầu tư; bảo đảm hài hoàlợi ích giữa Nhà nước, nhà đâu tư và người lao động trong doanh nghiệp Uu tiên các
dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trihiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan toa, kết noi chuỗi sản xuất và cungứng toàn câu"
Luật Đầu tư hiện hành của Việt Nam cũng đã đề cập đến ngành nghề ưu dãi vàđịa bàn ưu đãi đầu tư cũng như hình thức hỗ trợ đầu tu® Theo đó, căn cứ định hướng
8 Sorbe.S & A.Johansson (2017) International tax planning and fixed investment, OECD
Economics Department Working Papers, No.1361 OECD Publishing, Paris
https://do1.org/10.1787/83239540-en truy cập ngày 10/5/2023
? Điều 16, 18 Luật đầu tư 2020
Trang 29phát triển kinh tế - xã hội và khả năng cân đối ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ,Chính phủ quy định chỉ tiết các hình thức hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp côngnghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp,nông thôn, giáo dục, phổ biến pháp luật và một số lĩnh vực ưu tiên khác Tuy vậy, thực
tế cho thấy, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hầu như không tiếp cận đượccác hỗ trợ vay vốn ưu đãi hay kinh phí từ Chính phủ Ngoài công cụ ưu đãi thuế so vớicác nước trong khu vực, Việt Nam chưa có nhiều các lợi thế cạnh tranh phi thuế khác.Trong bối cảnh đó, với dư địa thời gian chuẩn bị cho việc áp dụng thuế tối thiểu toàncầu không còn nhiều, việc nhanh chóng có các cơ chế chính sách về hỗ trợ và thu hútđầu tư khác càng trở nên cấp thiết Theo chúng tôi, một số giải pháp có thể cân nhắc
như sau:
Thứ nhất, Việt Nam cần chú trọng cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh.Một môi trường kinh doanh thuận lợi và đáng tin cậy là yếu tố quan trong hang dau déthu hút đầu tư Là một quốc gia CÓ su ôn định cao về chính trị- xã hội, Việt Nam cầntăng cường hơn nữa độ minh bạch, công bằng của môi trường đầu tư, đảm bảo việcthực hiện cam kết thuế tối thiểu toàn cầu không tác động tiêu cực đến sự cạnh tranh vàkhả năng thu hút đầu tư, đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà đầu tư và quyền thu thuế của
Việt Nam.
Thứ hai, cần đánh giá lại chính sách thuế hiện tại, đặc biệt là chính sách ưu đãithuế đối với các nhà đầu tư OECD cũng khuyến nghị Chính phủ các quốc gia đangphát triển cần đánh giá lại môi trường ưu đãi thuế, coi Trụ cột Hai là cơ hội dé tái cautrúc hệ thống chính sách ưu đãi thuế, đặc biệt là những chính sách không hiệu quả gâylãng phí nguồn lực quốc gia!° Thực tế, theo khảo sát của Hiệp hội doanh nghiệp châu
Âu tại Việt Nam (EuroCham), 70% doanh nghiệp EU được hỏi cho rằng cần cải thiện
các thủ tục hành chính, 53% cho rằng cần năng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, 47% nêu
ý kiến cần đơn giản hoá thủ tục nhập cảnh, giấy phép lao động cho người nước ngoài
va chỉ 28% cho rang cần quan tâm hơn tới ưu đãi thuế!!, Như vậy, ưu đãi thuế không
phải là công cụ quan trọng nhất trong thu hút đầu tư Mặc dù, trước mắt, chưa có nhiều
doanh nghiệp tại Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi quy định về thuế tối thiêu toàn cầusong việc xem xét dé sửa đôi các quy định về ưu đãi thuế là vô cùng cần thiết nhằmxây dựng lại các chính sách thuế đồng bộ với các chính sách phi thuế khác để khuyếnkhích, thu hút đầu tư, đặc biệt là với những đối tượng doanh nghiệp được đề cập trongNghị quyết số 50-NQ/TW
!9 OECD (2022), Tax Incentives and the Global Minimum Corporate Tax: Reconsidering Tax
Incentives after the GloBE Rules, OECD Publishing, Paris, p.43
https://doi.org/10.1787/25d30b96-en
!! EuroCham, Sach trang 2022-2023, tr.24
Trang 30Thứ ba, cùng với việc sửa đổi chính sách ưu đãi thuế, cơ quan có thầm quyềncua Việt Nam cũng cần rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật có liên quannhư Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, các cơ chế, chính sách khác ngoai thuế nhằm taothuận lợi cho các nhà đầu tư Thực tế, nhiều quốc gia đã áp dụng hiệu quả nhiều hìnhthức ưu đãi ngoài thuế để thu hút đầu tư Ví dụ, Thái Lan cho phép doanh nghiệphưởng ưu đãi khấu trừ 100% chi phí đối với chi phí nghiên cứu và phát triển, TrungQuốc đã cung cấp những hỗ trợ về nghiên cứu và phát triển dé thu hút đầu tư vào cácngành công nghiệp tiên tiến, hỗ trợ các công ty về chi phí, con An Độ đưa ra biện phápkhuyến khích liên kết sản xuất dé thúc day sản xuất trong nước, nâng cao kỹ năng chongười lao động Việt Nam cần tập trung vào lĩnh vực được coi là thế mạnh, cần
khuyến khích đầu tư và cân nhắc tới các chính sách hỗ trợ như hỗ trợ xây dựng cơ sở
hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp,giảm thiểu các thủ tục hành chính để đảm bảo đơn giản, minh bạch, thuận tiện Tấtnhiên, việc thực hiện các giải pháp này cần đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư nhưng cũngphải tính tới sự tương thích với các quy định tại Luật đầu tư, các cam kết quốc tế cũngnhư cân nhắc tới việc đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước
Thứ tư, trong bối cảnh nhiều quốc gia, trong đó có những quốc gia, vùng lãnhthô có số vốn đầu tư lớn vào Việt Nam!2, đã tiễn hành nội luật hoá các quy định vềthuế tối thiểu toàn cầu, Việt Nam cũng cần học hỏi kinh nghiệm của các nước, khẩntrương nghiên cứu, xây dựng chính sách thuế để đảm bảo không bị mất nguồn thu từthuế bổ sung do các công ty phải nộp về nước mà công ty mẹ đóng trụ sở chính Phù
hợp với điều kiện của Việt Nam và khuyến nghị của OECD, Việt Nam nên áp dụng
thuê tôi thiểu nội địa bổ sung đạt chuẩn (Qualified Domestic Minimum Topup Tax QDMTT)!> Điều này vừa đảm bảo quyền đánh thuế của quốc gia vừa thé hiện được sựhội nhập về chính sách thuế của Việt Nam với quốc tế, đồng thời không gây ra nhữngthiệt hại tài chính quá lớn cho nhà đầu tư thuộc diện điều chỉnh của Trụ cột Hai, thêmvào đó, van có thé giữ được các chính sách ưu đãi hiện hành áp dụng cho các doanhnghiệp không thuộc đối tượng của Trụ cột Hai
-Bên cạnh đó, Việt Nam cần tăng cường hợp tác quốc tế, để thảo luận và thamgia vào các Hiệp định về thuế Điều này sẽ đảm bảo Việt Nam tuân thủ và tham gia
!2 Ví dụ, tính đến ngày 15/12/2022, 21 nước EU và một số nước châu A như Hàn Quốc, NhatBản đã thông qua kế hoạch áp dụng thuế suất tôi thiểu 15% từ năm 2021 Hồng Kông, Trung
Quốc, Malaysia, Indonesia, Singapore cũng đang tích cực chuẩn bị cho việc áp dụng chính
sách thuế tối thiêu toàn cầu trong thời gian 2024-2025
3 Định nghĩa về QDMTT được nêu trong Điều 10.1 của các quy tắc GIoBE, theo đó,
QDMTT là đưa thuế tối thiểu vào quy định của pháp luật quốc gia và phải được triển khai,
quản lý theo cách phủ hợp với các quy tắc GloBE mà không có các lợi ích khác được cung cap OECD đã phát triển các quy trình dé giúp Chính phủ các quốc gia đánh giá liệu mức thuế
bổ sung tối thiêu được đề xuất có câu thành QDMTT hay không
Trang 31vào các quy định quốc tế về thuế, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tưquốc tế Việt Nam cũng cần chú trọng nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý thuế, giảm
bớt chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp, song song với việc tăng cường quan lý, giám
sát các hoạt động đầu tư, chú trọng đầu tư vào các ngành, lĩnh vực đặc thù có lợi thếcạnh tranh dé không chỉ thu hút đầu tư mà còn xây dựng nền kinh tế bền vững, khangđịnh vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu
Tóm lại, cam kết của OECD về thuế tối thiểu toàn cầu đặt ra những thách thức
mà Việt Nam phải đối diện trong việc thu hút đầu tư Tuy nhiên, nó cũng mở ra cơ hội
dé cải thiện môi trường đầu tư, củng cô niềm tin cho các nhà đầu tư Việt Nam cần có
cơ chế thích ứng với cam kết của OECD và điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư, tạomôi trường hấp dẫn, thuận lợi cho hoạt động đầu tư
Trang 32DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Feld.L and J.Heckemeyer (2011), FDI and Taxation: A Meta-Study, Journal of
Economic Surveys, Wiley Blackwell, vol.25/2
2 OECD (2020), Les Les défis fiscaux soulevés par la numérisation de
l'économie-Evaluation d'impact économique: Cadre inclusif sur le BEPS, Projet OCDE/G20 sur l'érosion de la base d'imposition et le transfert de bénéfices, OECD Publishing, Paris.
3 OECD (2023), Les défis fiscaux soulevés par la numérisation de l'économie — Règles globales anti-érosion de la base d’imposition (Pilier Deux): Cadre inclusif sur
le BEPS, Projet OCDE/G20 sur I'érosion de la base d'imposition et le transfert de bénéfices, OECD Publishing, Paris.
4 Sorbe.S va A.Johansson (2017), International tax planning and fixed investment, OECD Economics Department Working Papers, No.1361 OECD Publishing, Paris
5 World Bank (2022), L mpôt minimum mondial : De l’accord a la mise en euvre Considerations Politiques, Options de Mise en œuvre, et Prochaines Etapes,Washington, D.C : World Bank Group
Trang 33-BAO CÁO SO 3
CAM KET VE THUÊ TỎI THIẾU TOÀN CÂU VÀ NHUNG VAN DE ĐẶT RA
CHO VIỆT NAM LIEN QUAN DEN HE THONG THUE NỘI DIA
1S Nguyễn Ngoc Vến!Tóm tắt: Quy tắc thuế tối thiểu toàn cau (Global Minimum Tax — GMT) đượcđánh giá là một cải cách thuế tiến độ, do đó 142/142 nước thành viên của OECD đãdong thuận thông qua Đến nay, hau hết các nước thuộc Liên minh Châu Au, Thuy Sỹ,Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Trung Quốc, Úc đã xác nhận sẽ áp dụng quytắc thuế toi thiểu toàn cẩu Bài viết nhằm làm rõ hơn quá trình hình thành và nội hàmthuế suất toi thiểu toàn câu cũng như cam kết về thuế tối thiểu toàn cau; phân tíchnhững cơ hội và thách thức cua Việt Nam khi thực hiện cam kết này và đánh giánhững vấn dé đặt ra cho hệ thong thuế nội địa của Việt Nam khi áp dụng thuế toi thiểutoàn cầu
Từ khoá: thuế tối thiếu toàn cẩu, global minimum tax, hệ thong thué Viét Nam,
chong xói mon cơ sở tính thuê và lợi nhuận, BEPS
Đặt vấn đề
Mức thuế tối thiểu toàn cầu là trụ cột thứ 2 trong Khung giải pháp hai trụ cột đểgiải quyết các thách thức phát sinh từ nền kinh tế kỹ thuật số được thông qua tạiChương trình chống xói mòn cơ sở thuế và chuyên dịch lợi nhuận (InclusiveFramework on Base Erosion and Profit Shifting - BEPS) do Tổ chức Hop tác và phattriển Kinh tế OECD tổ chức vào tháng 10.2021, dự định được áp dụng từ đầu năm
2024 Trụ cột thứ 2 gồm 2 quy tắc nội luật kết hợp (quy tắc thuế suất tối thiểu 15% vàquy tắc đối với khoản thanh toán chịu thuế dưới mức tối thiểu) và 01 quy tắc đánh thuếcủa nước nguồn Trụ cột thứ 2 nhằm cải cách các quy tắc thuế quốc tế và đảm bảo rằngcác doanh nghiệp đa quốc gia phải nộp một phần thuế công bằng ở bất cứ nơi nào họhoạt động Đối với Việt Nam, việc áp dụng mức thuế này vừa mang lại thuận lợi trongviệc quản lý thu thuế cho NSNN từ những doanh nghiệp đa quốc gia, phòng ngừa hành
vi chuyền giá gây thất thu NSNN, hay từ những doanh nghiệp hoạt động kinh doanhqua nền tảng số xuyên quốc gia mà không hiện diện vật lý Nhưng mặt khác, áp dụngmức thuế này cũng đặt ra nhiều thách thức trong việc sửa đổi quy định của pháp luậtthuế Việt Nam, đặc biệt là pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp, khi pháp luật thuếnày của Việt Nam đang quy định khá nhiều ưu đãi thuế
1 Khái quát cam kết về thuế tối thiểu toàn cầu
! Giảng viên Khoa Pháp luật Kinh tẾ, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Trang 341.1 Lý do ra đời cam kết về thuế tôi thiểu toàn cầu
Thuế tối thiêu toàn cầu nằm trong chương trình cải cách thuế của toàn thé giới,xuất phát từ lý do cơ bản là bảo vệ cơ sở tính thuế và đảm bảo quyền thu thuế của cácquốc gia có doanh nghiệp đi thực hiện hoạt động đầu tư tại các quốc gia khác trên thếgiới, hay còn được gọi là các quốc gia xuất khẩu vốn Di đầu trong nhóm các nước này
là Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu — EU, Anh Quốc Nguồn gốc của việc các quốc giacần đảm bảo quyên thu thuế của mình xuất phát từ sự xói mòn cơ sở thuế nội địa vàchuyền dich lợi nhuận (Base Erosion and Profit Shifting - BEPS) do các doanh nghiệp
da quốc gia khai thác lỗ hong và sự không phù hop giữa hệ thống thuế của các quốcgia khác nhau dẫn đến gây sự thiệt hại về mặt vật chất cho các quốc gia có liên quan.Hay nói cách khác, các doanh nghiệp lợi dụng chính sách thuế đặc thù của một sốquốc gia, vùng lãnh thổ như việc ưu đãi thuế, không thu thuế, thu thuế thap , từ đóchuyên lợi nhuận chủ yếu sang các quốc gia này nhằm giảm thiêu nghĩa vụ tài chínhtại quốc gia có hoạt động đầu tư hoặc quốc gia xuất khẩu vốn Theo thống kê của Tổchức Hợp tác và Phát triển - OECD, giao dịch thương mại nội bộ của các tập đoàn đaquốc gia hiện chiếm trên 30% giá trị thương mại toàn cầu nên rủi ro trốn, tránh thuế làrất cao và gây thất thu ngân sách nhà nước?
Tuy nhiên, cũng cần nói thêm về nguyên nhân của việc các quốc gia quy địnhnhững chính sách đặc biệt về thuế, có thể phân chia thành 02 nhóm:
Một là, một s6 quốc gia, vùng lãnh thé áp dụng chính sách thuế suất thuế thunhập doanh nghiệp (TNDN) thấp, thậm chí là không thu thuế để thu hút các doanhnghiệp, các trung tâm tài chính Những quốc gia, vùng lãnh thổ này được gọi là cácthiên đường thuế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện mục tiêu trốn thuế,chuyên giá và có nguy hại về cạnh tranh không lành mạnh
Hai là, các quốc gia đang phát triển quy định nhiều ưu đãi thuế nhằm thu hútdòng vốn đầu tư vào quốc gia, hướng tới việc tạo thêm công ăn việc làm cho người laođộng, phát triển kinh tế - xã hội thực chất của đất nước Điển hình nhóm này như Việt
Nam, Lào, Campuchia
Tựu chung của cả 2 nhóm quốc gia với những nhu cầu như trên, dẫn tới việccác quốc gia trong khu vực và trên thế giới “lao” vào cuộc chạy đua đưa thuế suấtxuống “đáy”, dùng các công cụ ưu đãi thuế dé cạnh tranh, thu hút các doanh nghiệp đaquốc gia Sự phụ thuộc nhiều hơn vào thuế TNDN của các nước đang phát triển có
nghĩa là họ phải chịu BEPS một cách không tương xứng Doanh nghiệp hoạt động trên
phạm vi quốc tế, vì vậy, các Chính phủ phải cùng nhau hành động dé giải quyết BEPS
và khôi phục niềm tin vào các hệ thống thuế trong nước và quốc tế Thực tiễn BEPS
? Bộ Tài chính (2023), Báo cáo T ong két danh giá tinh hình thực hiện Luật Ti huế thu nhập
doanh nghiệp, Hà Nội, tr.42.
Trang 35khiến các quốc gia thiệt hại 100 — 240 tỷ USD doanh thu hàng năm, tương đương với4-10% doanh thu thuế TNDN toàn cau’.
Năm 2017, chính quyền Hoa Kỳ nghĩ tới giải pháp thu hút các cơ sở sản xuấtkinh doanh của Mỹ trở lại để tạo công ăn việc làm cho công dân Mỹ, thu hút nhữngvan đề về sản xuất, kinh doanh, công nghệ trở lại Mỹ Tại thời điểm đó, Hoa Kỳ ápdụng thuế tối thiểu 10% cho lĩnh vực công nghệ cao Với sự khởi xướng của Hoa Kỳ,các nước phát triển thông qua OECD đã khởi tạo chương trình hành động chung mangtên gọi là BEPS Đến 2015, OECD đã thông qua chương trình hành động và mở radiễn đàn đối thoại chung về chính sách (IF) với đầu tư nước ngoài và mô hình kinh tế
số thời kỳ tương lai Tháng 10/2017, Việt Nam thành thành viên thứ 100 gia nhập diễnđàn IF Năm 2021, Bộ trưởng G7, G20 tại diễn đàn IF đã thông qua thuế toàn cầu bangKhung giải pháp Hai trụ cột nhằm giải quyết các thách thức về thuế phát sinh với sựđồng thuận của các nước thành viên, đồng thời khan trương xây dựng các quy tắc mẫu
và hiệp định đa phương dé có thé sớm áp dung ở cấp độ toàn cầu Ở nội dung trụ cột 2của Khung giải pháp, các nước đi đến giải pháp xử lý để không thê các tập đoàn đầu tư
đi sang các đảo quốc rồi đầu tư đi khắp thế giới thông qua việc thống nhất áp dụngmức thuế suất thuế TNDN tối thiêu 15% đối với các công ty đa quốc gia
Như vậy, thoả thuận thuế tối thiểu toàn cầu nằm trong khuôn khổ chương trìnhhành động BEPS Với vị trí là hiệp định đa phương, BEPS nhằm giúp các quốc gia thuhẹp lỗ hồng quản lý thuế quốc tế, giúp ngăn chặn tình trạng lợi nhuận của các công ty
đa quốc gia được chuyên đến những vùng lãnh thé có thuế suất thấp, miễn thuế trongkhi thực tế những nơi này có ít hoặc không có các hoạt động kinh tế thực chất
1.2 Nội dung của cam kết về thuế tối thiểu toàn cầu
Trụ cột 2 với mục đích thiết lập tiêu chuẩn toàn cầu về mức thuế TNDN tốithiểu là 15%, cho phép quốc gia nơi đặt trụ sở của công ty mẹ cuối cùng của tập đoàn
đa quốc gia được thu thêm phần tiền thuế đối với khoản thu nhập mà công ty đa quốcgia này thu được từ hoạt động đầu tư, kinh doanh ở quốc gia khác nhưng chịu mứcthuế suất thuế TNDN dưới mức tối thiêu Dé hướng dẫn thực hiện trụ cột 2, OECD đãban hành Quy tắc mẫu (Globe) theo các nguyên tắc được thống nhất trong Khung giảipháp Quy tắc mẫu gồm 10 Chương nhăm xác định phạm vi và cơ chế áp dụng có kếthợp với các biện pháp kỹ thuật về chống xói mòn cơ sở thuế với một số nội dung cụthé như sau:
Thứ nhất, về phạm vi áp dung Quy tắc thuế tôi thiêu toàn cầu được áp dung đốivới các tập đoàn đa quốc gia (MNE) và các công ty thành viên thuộc phạm vi áp dụngcủa quy tắc Globe nếu doanh thu hàng năm trong báo cáo tài chính của công ty me tối
3 OECD (2023), International collaboration to end tax avoidance, truy cập tại địa chi
https://www.oecd.org/tax/beps/, ngay truy cap 01.04.2023.
Trang 36cao (Ultimate Parent Entity — UPE) theo báo cáo từng quốc gia là từ 75 triệu Euro trởlên trong ít nhất 2 năm tính trong 04 năm tài chính ngay trước năm thực hiện Quy tắcnày không áp dụng đối với các cơ quan chính phủ, tổ chức quốc tế, tổ chức phi lợinhuận, quỹ hưu trí hoặc quỹ đầu tư mà công ty mẹ tối cao của nhóm MNE hoặc bất kỳhình thức nào của các công ty, tổ chức hoặc quỹ đó.
Ví dụ rằng, tập đoàn A có trụ sở tại Han Quốc, rót von đầu tư vào Việt Nam sẽ
được miễn thuế 04 năm dau và hưởng mức thuế suất ưu đãi 10% trong 15 năm Tuynhiên, nếu từ 2024, Hàn Quốc áp dụng thuế tối thiêu toàn cầu 15% thì Tập đoàn A sẽ
phải nộp thêm khoản chênh lệch 5% tiền thuế về Hàn Quốc, nơi đặt trụ sở chính của
Tap đoàn.
Đối tượng thuộc trụ cột 2 là công ty mẹ tối cao, không quan tâm tới việc cấpphép cho doanh nghiệp ở đâu Ví dụ Samsung là tập đoàn Hàn Quốc, có 7 dự án đầu tưtại Việt Nam, quy mô đầu tư trên 20 tỷ USD, doanh thu xuất khâu chiếm tỷ trọng lớntrong tỷ trọng xuất khẩu của các tỉnh và Việt Nam Nhưng Samsung không phải đầu tưtrực tiếp từ Hàn Quốc, tất cả các giấy phép cơ bản của Samsung đầu tư từ Singapore.Tập đoàn Samsung hoạt động hàng chục năm nay bán các sản phẩm điện tử, thành lậpcác công ty tài chính, đầu tư, gọi là công ty trung gian tại Singapore 7 dự án củaSamsung đầu tư ở Việt Nam hiện nay đều thông qua Singapore Như vậy, khi nói vềtrụ cột 2 là nói về quyền đánh thuế của nước có công ty mẹ tối cao Ở đây, chính làgiữa Hàn Quốc và Việt Nam — nơi có những xưởng sản xuất ở thành phố Hồ ChíMinh, Bắc Ninh, Thái Nguyên Nếu Hàn Quốc không áp dụng thì đến nước có công ty
trung gian là Singapore.
Thứ hai, về cơ chế thực hiện Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu gồm 02 quy tắc nộiluật kết hợp và 01 quy tắc hiệp định thuế, cụ thé:
Một là, hai quy tắc nội luật kết hợp, gồm:
- Quy tắc thuế suất tối thiểu (Income Inclusion Rule - IIR), cho phép quốc gianơi đặt trụ sở của Công ty mẹ tối cao được đánh thuế công ty mẹ đối với thu nhập củacông ty con chịu thuế ở dưới mức thuế tối thiểu (15%)
Thuế bồ sung được tính băng: Thu nhập của công ty con điều chỉnh theo trụ cột
2 x (nhân) Mức thuế suất bé sung Trong đó: (i) Thu nhập chịu thuế của công ty conđiều chỉnh theo trụ cột 2 = thu nhập trước thuế của công ty con - các khoản được giảmtrừ (ii) Mức thuế suất bố sung = Mức thuế suất tối thiêu (15%) - mức thuế suất hiệuquả đã nộp Việc tính toán mức thuế suất hiệu quả dựa trên cơ sở từng quốc gia và cácđịnh nghĩa chung của các loại thuế, cơ sở thuế được xác định băng cách tham chiếuđến các thu nhập kế toán tài chính (số thuế thực nộp/lợi nhuận trước thuế trên báo cáo
tài chính).
- Quy tắc đối với khoản thanh toán chịu thuế đưới mức tối thiểu (Undertaxed
Trang 37Payment Rule - UTPR) Quy tắc này bổ sung cho quy tắc thuế suất tối thiểu nêu trên,
áp dụng trong trường hợp công ty con đang chịu thuế ở mức thấp hơn tối thiểu nhưngchưa bị đánh thuế bồ sung đối với phan thu nhập của công ty con Do đó, nếu công ty
mẹ thực hiện các khoản thanh toán cho công ty con nêu trên thì công ty mẹ không
được trừ vào chi phí khoản thanh toán đó hoặc phải điều chỉnh bổ sung phần thuế chưachịu mức tối thiểu
Hai là, quy tắc hiệp định thuế (The Subject to Tax rule — STTR), cho phép quốcgia nguồn nơi phát sinh thu nhập (như lãi tiền vay, tiền bản quyền, tiền lãi cổ tức)được phép khấu trừ tại nguồn một khoản giới hạn đối với các giao dịch thanh toán chobên liên kết chịu thuế ở đưới mức tối thiểu (9%)
Thứ ba, về tiêu thức phân bổ Trong trường hợp công ty mẹ tối cao sở hữu dưới80% cô phan của công ty con chịu thuế thấp thì số thuế theo quy tắc IIR sẽ được tinhtheo nguyên tắc phân bổ Quy tắc UTPR sẽ phân bồ thuế cho các công ty con bao gồm
cả các công ty con ở quốc gia của công ty mẹ tối cao Tuy nhiên, Quy tac GloBE chophép loại trừ quy tắc UTPR đối với các MNE đang trong giai đoạn đầu của các hoạtđộng quốc tế, cụ thé là các MNE có tối đa 50 triệu euro tài sản hữu hình ở nước ngoải
và hoạt động tại không quá 06 quốc gia Việc loại trừ này được giới hạn trong 5 nămsau khi MNE lần đầu thuộc đối tượng của quy tắc GloBE Đối với các MNE thuộc đốitượng của quy tắc GIoBE khi các quy tắc này có hiệu lực thì thời gian 5 năm sẽ đượcbắt đầu ké từ khi quy tắc UTPR có hiệu lực
Khi có trụ cột 2 ban hành, các nước thống nhất trụ cột 2 sẽ trao lại quyền đánhthuế đối với các nước xuất khâu vốn, với thuế tối thiêu là 15% đối với các hđ của công
ty mẹ tối cao, dù họ có kinh doanh qua các công trung gian Samsung có 7 công ty conhoạt động tại Việt Nam, công ty mẹ ở Hàn Quốc yêu cầu 7 công ty con thuộc sở hữucủa tập đoàn Samsung tại Hàn Quốc phải kê khai về chính quốc (Bộ Tài chính, Tổngcục Thuế Hàn Quốc), số liệu kê khai tính tổng hợp lại
Về cách tính, trong Samsung có 7 công ty tại VN, có doanh nghiệp áp dụngthuế suất 5%, có doanh nghiệp thuế suất 10%, có doanh nghiệp lỗ, lãi Theo quy địnhthuế tối thiểu toàn cầu, hiện nay Hàn Quốc đã ban hành Luật áp dụng từ 2024 Theo
đó, 7 doanh nghiệp này sẽ giao cho 1 doanh nghiệp (doanh nghiệp có tập đoàn kinh tếlớn nhất (có thể ở thành phố Hồ Chí Minh hay Thái Nguyên) thay mặt cho các doanhnghiệp có báo cáo tài chính hợp nhất, kê khai toàn bộ số liệu quyết toán của 7 công tytại Việt Nam, sau đó gộp lại tất cả, lay tong số thuế đã nộp tại Việt Nam, sau đó chiacho toàn bộ thu nhập chịu thuế của 7 công ty này, gộp lại, tính ra số thuế thực tế nộptại Việt Nam Theo quy định của Hàn Quốc, Hàn Quốc có quyền thu 15%, như vậySamsung sẽ phải nộp thuế bé sung tại Hàn Quốc phan 9,5%
Thứ tư, về các bước thực hiện Quá trình tính toán mức thuế suất hiệu quả và
Trang 38phần thuế nộp bô sung được thực hiện theo 09 bước Về lộ trình áp dụng, các nước cóthé thực hiện đưa vào nội luật các quy tắc IIR và UTPR Còn đối với Quy tắc STTRliên quan đến hiệp định thuế: Mẫu hiệp định đa phương dành cho quy tắc STTR sẽ
được hoàn thiện và có hiệu lực vào năm 2024.
2 Cơ hội, thách thức của cam kết về thuế tối thiểu toàn cầu đối với ViệtNam và hành động của Việt Nam đối với cam kết thuế tối thiểu toàn cầu
Mặt tích cực, quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu sẽ chống xói mòn cơ sở thuế,chống chuyên lợi nhuận và làm tăng thu thuế nếu các quốc gia biết tận dụng khi đượcquyền đánh thuế bổ sung dé thu nốt phần mà các doanh nghiệp dang được hưởng màchưa nộp đến Hiện tại, cơ cấu thu thuế TNDN trong tổng thu NSNN chiếm khá lớn,trong đó khối FDI đóng góp ko nhỏ Tuy nhiên, nếu nhìn trong tổng thé, ngoài thuếTNDN còn rat nhiều thuế khác mà chúng ta cũng thu cả của doanh nghiệp nội địa vàdoanh nghiệp FDI, việc cân đối nguồn thu với cả NSNN ko vấn dé gì Nếu Việt Namtham gia cuộc chơi thuế tối thiểu toàn cầu, chúng ta đã có quyền thu ngay phần chênhlệch giữa phần doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi với phần thuế suất tối thiểu15% Day chính là nguồn thu bổ sung, cho nên chúng ta có thé sử dụng các nguồn bồsung đó để áp dụng các biện pháp như hỗ trợ băng tiền cho doanh nghiệp Như thế vẫntạo nên cơ chế bình đăng cho doanh nghiệp
Loại thuế này mang đến nhiều lợi ích cho các quốc gia phát triển (nước đầu tư),còn đối với những quốc gia đang phát triển (nước nhận đầu tư), một khi Quy tắc nàyđược các nước áp dụng có thể làm giảm tính hấp dẫn, cạnh tranh trong thu hút đầu tư
* - Bước 1: Tổng hợp thu nhập hoặc lỗ (theo các tiêu chuẩn của quy tac GloBE) của mỗi công
ty thành viên cùng với thu nhập hoặc khoản lỗ của các công ty thành viên khác nằm trong
- Bước 6: Tính toán loại trừ thu nhập dựa trên tài sản.
- Bước 7: Xác định lợi nhuận vượt quá trong khu vực pháp lý đó, bằng cách giảm thu nhậpròng trên toàn cầu trong khu vực pháp lý thuế thấp bằng cách loại trừ thu nhập dựa trên tài
sản.
- Bước 8: Xác định thuế bồ sung
- Bước 9: Phân bé các khoản thuế bổ sung đó cho các công ty thành viên trong khu vực pháp
lý thuế thấp.
Trang 39nước ngoài Chắng hạn như tại Việt Nam, ưu đãi thuế hiện là một công cụ hấp dẫn nhàđầu tư nước ngoài Tuy nhiên, khi áp dụng thuế tối thiêu toàn cầu, các nhà đầu tư phảinộp bổ sung phan thuế chênh lệch về chính quốc, khiến các biện pháp ưu đãi thuế củaViệt Nam không còn mang lại nhiều tác dụng Với chính sách ưu đãi thuế TNDN hiệnnay của Việt Nam, có thê thấy việc tham gia thực hiện Trụ cột 2 này sẽ có tác độnglàm giảm tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thông qua chínhsách ưu đãi thuế TNDN, ké cả đối với các doanh nghiệp FDI trong tương lai và cácdoanh nghiệp FDI hiện hữu cũng có thê phát sinh các khoản thu nhập tại Việt Nam màcông ty mẹ phải nộp bồ sung thêm tiền thuế tại nước sở tại (tùy theo chính sách ưu đãithuế TNDN mà công ty thành viên đang được hưởng tại Việt Nam) Điều này khiếncác ưu đãi thuế của Việt Nam bị ảnh hưởng Các ưu đãi thuế đáng lẽ phải thuộc về nhàđầu tư thì nay lại biến thành nguồn thu của các công ty xuất khẩu vốn, bởi thuế tốithiểu toàn cầu áp dụng trụ cột 2, cho phép nước đầu tư đánh thuế tối thiểu 15% đối vớithu nhập được miễn, giảm thuế tại nước nhận đầu tư.
Mặc dù với cơ chế áp dụng thu thuế bổ sung đối với công ty mẹ ở nước ngoàithì không ảnh hưởng đến số thu thuế của Việt Nam đối với các công ty con theo chínhsách hiện hành cũng như không bắt buộc Việt Nam phải cắt giảm ưu đãi đã cấp chocác công ty con, do vậy chưa phát sinh việc bảo đảm ưu đãi đầu tư đã cấp tại Việt Namđối với các công ty con thành viên thực hiện đầu tư tại Việt Nam (các đối tượng nộpthuế là các pháp nhân khác nhau tại các quốc gia khác nhau) Vấn đề đặt ra là việc duytrì tính hấp dẫn của các chính sách thu hút đầu tư trong xu hướng các quốc gia kháccũng đây mạnh các chính sách ưu đãi nhằm mục tiêu thu hút đầu tư
Về hành động của Việt Nam đối với cam kết thuế tối thiểu toàn cầu, Việt Nam
có thé lựa chon giữa hành động hoặc không hành động Nếu không hành động, bảnthân các quy định của pháp luật thuế nội địa đã phần nào khăng định quyền thu thuếcủa Việt Nam với doanh nghiệp Trên thực tế, việc thu thuế đối với doanh nghiệp củamột quốc gia là quyền của quốc gia đó Do vậy, mỗi quốc gia đều có thể đơn phương
tự quy định và áp dụng việc thu bồ sung thuế đối với phan thu nhập từ nước ngoài củadoanh nghiệp quốc gia mình, ké cả khi không tham gia Khung giải pháp thuế toàn cầu
nêu trên.
Liên quan đến việc doanh nghiệp là đối tượng cư trú của một quốc gia phải nộpthêm tiền thuế TNDN tại quốc gia đó đối với phần thu nhập từ nước ngoài, thực tế đãđược quy định tại các Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần mà Việt Nam đã ký Đối vớipháp luật trong nước, tại Luật thuế TNDN cũng đã có quy định doanh nghiệp ViệtNam phải nộp bổ sung phan thuế chênh lệch (nếu có) giữa số thuế theo mức thuế suấtthuế TNDN trong nước với số thuế theo mức thuế suất thuế TNDN đã nộp ở nướcngoài Các quy định pháp luật hiện hành nêu trên cũng cho phép xác định số thuế phải
Trang 40nộp ở nước ngoài theo mức thuế suất thông thường, ké cả trong trường hợp khoản thunhập này đang được hưởng ưu đãi thuế Theo đó, số thuế phải nộp sẽ phụ thuộc vàomức thuế suất thuế TNDN của mỗi quốc gia.
Tuy nhiên, bên cạnh những lý do cho sự không hành động, đa phần các chuyêngia và các tô chức, cá nhân trong nền kinh tế đều thôi thúc và khang định sự cần thiếtphải hành động của Việt Nam về cam kết thuế tối thiêu toàn cầu Bởi theo các chuyêngia, Việt Nam nếu chậm trién khai thì NSNN không chỉ mat khoản chênh lệch này, malợi thế cạnh tranh cũng bị ảnh hưởng Môi trường đầu tư của Việt Nam có còn thuậnlợi hơn cho nhà đầu tư sẽ quyết định tới việc NĐT bỏ hay không bỏ tiền, tiếp tục đầu
tư hay không quyết định đầu tư
Nếu xét trên bình diện cạnh tranh thu hút đầu tư khu vực, tất cả các quốc giađang phát triển đều đang sử dụng phổ biến công cụ về ưu đãi thuế sẽ đều bị tác động,
chỉ là mức độ, quy mô, phạm vi khác nhau Như vậy, không chỉ Việt Nam bị ảnh
hưởng, tác động, mà tất cả các quốc gia đều bị tác động Nhưng cái chúng ta cần quansát, cân nhắc, đó là nếu chúng ta không hành động gi, trong khi các nước khác có hànhđộng hoặc có những biện pháp ưu đãi khác thay thé, thì tác động đến Việt Nam sé ratlớn Nếu chúng ta cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh, thì sự cải cách phải mạnh
mẽ, cạnh tranh, vượt trội, quyết liệt mới có thé mang đến sự hấp dẫn cho các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Tuy nhiên, ngoài tác động đến thu hút đầu tư mới,điều khó khăn cần giải quyết là cách thức ứng xử với các dự án đầu tư đã và đang thựchiện tại Việt Nam nay bị tác động bởi chính sách thuế tối thiểu toàn cầu Đây là tháchthức gần như quan trọng nhất cần giải quyết Bởi rất khó tính toán khi mà mỗi doanhnghiệp có thời gian đầu tư khác nhau, cùng với chính sách ưu đãi đầu tư khác nhau
Ở các quốc gia trên thế giới, ngày 15/12/2022, Liên minh Châu Âu (EU) đãthông qua kế hoạch áp thuế suất tối thiểu 15% 31/12/2022, Quốc hội Hàn Quốc đãthông qua Đạo luật điều chỉnh thuế quốc tế, áp dụng mức thuế doanh nghiệp tối thiểutoàn cầu từ ngày 01/01/2024 Chính phủ Nhật Bản cũng đã thông báo dự thảo cải cáchthuế, tiễn tới việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm tài chính 2024, tính từ01/04/2024 đến 31/03/2025 và sẽ trình Quốc hội phê duyệt
Còn các nước tiếp nhận đầu tư như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singaporengay lập tức đã tuyên bố nhiều động thái quyết liệt để tìm giải pháp nhăm ứng phó, giữchân “đại bàng” Indonesia có cơ chế khuyến khích dự án xanh, đầu tư theo mô hìnhtuần hoàn Chính phủ bán hạn ngạch khí thải cacbon cho những nước phát thải khí nhàkính quá tiêu chuẩn và cho những doanh nghiệp tham gia cơ chế này được hưởng.Thực tế, ngay cả khi thuế tối thiểu toàn cầu chưa được áp dụng, nó đã ảnh hưởng đến
quyết định của các nhà đầu tư trong việc lựa chọn địa điểm đầu tư Xu thế chung của
các nước trong khu vực dé xử lý các đối tượng đang được hưởng ưu đãi, đang trong