1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Trường: Thực trạng thực hiện các việc về hôn nhân và gia đình tại cơ quan đăng ký hộ tịch ở Việt Nam hiện nay và hướng hoàn thiện pháp luật

115 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRUONG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NOI

HỘI THẢO KHOA HỌC

“THỰC TRẠNG THỰC HIỆN

HA NỘI - NGÀY 30 THANG 10 NAM 2020

Trang 2

MỤC LỤC

Thực trang pháp luật về đăng ký khai sinh cho con trong trường hop

cha mẹ có hôn nhân hợp pháp và thực tiễn thực hiện

TS Bùi Minh Hong — Giảng viên Khoa Pháp luật Dân sự

Thực trạng pháp luật về khai sinh và đăng ký nhận cha, mẹ, con khi cha

mẹ không có hôn nhân hợp pháp và thực tiễn thực hiện

PGS.TS Ngô Thị Huong — Truong Đại học Luật Hà Nội

Thực trạng pháp luật về đăng ký khai sinh và đăng ký nhận cha, mẹ,

con trong trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học và thực tiễn

thực hiện

1S Bùi Thị Mừng — Trường Đại học Luật Hà Nội

Thực trạng pháp luật vê đăng ký việc nuôi con nuôi có yêu tô nước

ngoài và thực tiễn thực hiện

TS Nguyễn Phương Lan — Trường Đại học Luật Hà Nội

Thực tiễn thực hiện các việc về hôn nhân và gia đình trên địa bàn phường Chiéng Sinh, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La

Phùng Thị Lệ Giang — UBND P Chiêng Sinh, TP Son La, T Sơn La

Trang 3

THUC TRẠNG PHAP LUẬT VE ĐĂNG KY KHAI SINH CHO CON TRONG

TRƯỜNG HỢP CHA MẸ CÓ HÔN NHÂN HỢP PHÁP

VÀ THUC TIEN THUC HIỆN

TS Bui Minh Hong

Giang viên khoa Pháp luật dân sự

Tóm tat: Đăng ký khai sinh là việc co quan nhà nước có thâm quyền xác nhận, công nhận sự kiện một cá nhân được sinh ra và ghi vào Số hộ tịch và Giấy khai sinh các thông tin cơ bản của người đó Một trong các thông tin cơ bản của cá nhân là thông tin về cha, mẹ Đối với trường hợp con sinh ra mà cha mẹ có hôn nhân hợp pháp thì việc xác định thông tin về cha mẹ của người được đăng ký khai sinh được thực hiện một cách đương nhiên theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình Tuy nhiên, việc thực hiện, áp dụng quy định về đăng ký khai sinh và xác định thông tin về cha, mẹ của người được đăng ký khai sinh nảy sinh một số khó khăn, cần có quy định rõ ràng dé giải quyết Bài viết này phân tích các quy định về đăng ký khai sinh và ghi thông tin về cha, mẹ của người được đăng ký khai sinh và nêu ra một số van dé phát sinh Trong phạm vi bài viết này, tác giả không dé cập đến van dé đăng ký khai sinh có yêu tổ nước ngoài.

Từ khóa: Đăng ký khai sinh; Thông tin về cha mẹ của người đăng ký khai sinh; Thâm quyền, thủ tục đăng ký khai sinh; con sinh ra mà cha me có hôn nhân hợp pháp.

1 Thực trạng pháp luật về đăng ký khai sinh cho con trong trường hợp cha mẹ có hôn

nhân hợp pháp

Quyền được đăng ký khai sinh là một trong những quyền cơ bản của cá nhân được Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ghi nhận: “Moi tré em déu phải được đăng ký khai sinh ngay sau khi ra đời và phải có tên gọi”! Tiếp theo, Công ước quốc tế về quyền trẻ em cũng quy định: “Tré em phải được đăng kỷ ngay lập tức sau khi được sinh ra và có quyên có họ tên, có quốc tịch ngay từ khi chao doi” Là thành viên của các Công ước quốc tế này từ rất sớm, Việt Nam đã ghi nhận quyền của trẻ em được đăng ký khai sinh và quy định cụ thê về thủ tục đăng ký khai sinh Phát triển quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, Bộ luật dân sự năm 2015 xác định quyền được đăng ký khai sinh là quyền nhân thân của cá nhân và quy định: “Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh Trẻ em sinh ra mà song được từ 24 giờ trở lên mới chết thì phải đăng ký khai sinh"° Như vay, quyền được

khai sinh của cá nhân được ghi nhận một cách rât rộng rãi, được thực hiện ngay cả trong! Khoản 2 Điều 24 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.

? Khoản 1 Điêu 7 Công ước quốc tê về quyên trẻ em.3 Điêu 30 Bộ luật dân sự năm 2015.

Trang 4

trường hợp cá nhân đã chết, nếu sinh ra và sống được từ 24 giờ trở lên Hiện nay, vấn đề đăng ký khai sinh được quy định cụ thé trong Luật hộ tịch và các văn bản quy định chỉ tiết

thi hành.

Theo quy định của pháp luật, khi người phụ nữ sinh con tại cơ sở khám chữa bệnh

hoặc ngoài cơ sở khám, chữa bệnh, sự kiện sinh con này được xác nhận bởi cơ sở y tế có thâm quyền thông qua Giấy chứng sinh" Tuy nhiên, Giấy chứng sinh chi đơn thuần xác nhận về sự kiện sinh đẻ của người phụ nữ mà không xác định được những thông tin cơ bản của cá nhân được sinh ra Để có nhữn thông tin cơ bản của cá nhân, làm cơ sở cho việc thực hiện quan hệ giữa Nhà nước với cá nhân, giữa các cá nhân với nhau, sự kiện cá nhân sinh ra cần phải được cơ quan nhà nước có thâm quyền công nhận thông qua một thủ tục đăng ký về hộ tịch, đó là đăng ký khai sinh Về vấn đề này, Luật hộ tịch năm 2014 quy định: “Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Số hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý dé Nhà nước bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp cdu cá nhân, thực hiện quan lý về dân cư "5.

Từ các quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch nói chung và đăng ký khai sinh nói riêng, có thể hiểu đăng ký khai sinh là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyên xác nhận, công nhận sự kiện một ca nhân được sinh ra và ghỉ vào Số hộ tịch và Giấy khai sinh các thông tin ơ bản của người do Các thông tin trong Giấy khai sinh, Số hộ tịch của người được đăng ký khai sinh gồm: họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch; thông tin về cha, mẹ (nếu xác định được vào thời điểm đăng ký khai sinh)

Khác với trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra mà cha mẹ không phải là

vợ chồng, việc đăng ký khai sinh và ghi thông tin của cha mẹ của con cho con sinh ra mà

cha mẹ có hôn nhân hợp pháp được thực hiện theo các quy định thông thường mà không phụthuộc vào thủ tục xác định cha, mẹ, con.

1.1 Tham quyền đăng ký khai sinh

Trước đây, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quan lý hộ tịch quy định thâm quyền đăng ký khai sinh cụ thé như sau”

“1 Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi cu tru của người mẹ thực hiện việc đăng ky khai sinh; nếu không xác định được nơi cu trú của người mẹ thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng

kỷ khai sinh.

k Thông tư số 17/2012/TT- BYT ngày 24/10/2012 của Bộ Y tế quy định về cấp và sử dụng giấy chứng sinh, được sửa

đổi, bố sung bởi Thông tư số 27/2019/TT-BYT ngày 27/9/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

5 Khoản 2 Điều 2 Luật hộ tịch năm 2014.

2

Trang 5

2 Trong trường hợp không xác định được nơi cư tru của người mẹ và người cha, thì

Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai

3 Việc dang ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi được thực hiện tại Ủy ban nhân dán cấp xã, nơi cư trú của người dang tam thời nuôi dưỡng hoặc nơi có trụ sở của tổ chức dang

tam thời nuôi dưỡng trẻ em đó »Š.

Để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người đăng ký khai sinh, Luật hộ tịch quy định : « Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh”” Như vậy, thâm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ em đã có sự thay đổi, cha me của trẻ em có quyền lựa chọn đăng ký khai sinh cho con của minh tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc nơi cư trú của người mẹ Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiét một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch (sau đây gọi là Nghị định số 123/2015/NĐ-CP) quy định việc đăng ký khai sinh trong một số trường hợp đặc biệt Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện ra trẻ em bị bỏ rơi thực hiện việc đăng ký khai sinh’; đối với trẻ em chưa xác định được cha, mẹ thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em cư trú thực hiện việc đăng ký khai sinh’.

1.2 Người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con

Dé thực hiện được việc đăng ký khai sinh một cách day đủ, kịp thời cho mọi cá nhân, Luật hộ tịch quy định trong thời hạn 60 ngày ké từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thé đăng ký khai sinh cho con thì ông, bà hoặc người thân thích khác hoặc tô chức, cá nhân đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm

đăng ký khai sinh cho trẻ em!° Ngoài ra, pháp luật còn quy định trong trường hợp trẻ em

chưa được xác định cha và mẹ thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trwch nhiệm làm thủ tục đăng

ký khai cho trẻ em Như vậy, pháp luật đã dự liệu các trường hợp khác nhau, những cá nhân,

tổ chức có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em 1.3 Hồ sơ, thủ tục đăng ký khai sinh

1.3.1 Thu tục chung

Điều 16 Luật hộ tịch quy định về hồ sơ, thủ tục đăng ký khai sinh theo các bước như

6 Điều 13 Nghị định số 158/2005/ND-CP của Chính phủ ngày 27/12/2005 quy định về đăng ky va quan lý hộ tịch7 Điều 13 Luật hộ tịch năm 2014.

8 Điều 14 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP° Điều 15 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP.10 Điều 15 Luật hộ tịch

Trang 6

Bước 1: Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh (bản chính) cho cơ quan đăng ký hộ tịch Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thâm quyên lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em

sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định phápluật.

Trong giai đoạn chuyên tiếp (giai đoạn Cơ sở dt liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa được vận hành trên cả nước), người yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em còn phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn, nếu cha mẹ cau trẻ em đã dang ký kết hôn'! Giấy chứng nhận kết hôn là cơ sở dé cơ quan đăng ký hộ tịch ghi thông tin của cha, mẹ của trẻ em trong giấy khai sinh, phù hợp với nguyên tắc suy đoán pháp lý xác đỉnh con chung của vợ chồng theo quy định của Luật hôn nhân và gia dinh!?.

Bước 2: Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Số hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dé lay Số định danh cá nhân.

Khi đăng ký khai sinh, các nội dung sau đây được ghi vào Số hộ tịch, Giấy khai sinh, Cơ sở đữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dit liệu quốc gia về dan cu”:

- Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày,

tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quan; dân tộc; quốc tịch.

- Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh;

dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú (nếu chưa xác định được cha, mẹ thì thông tin này được dé trồng và được bồ sung khi cha, mẹ được xác định);

- Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

Việc xác định họ, tên, chữ đệm; dân tộc; quốc tịch của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự!*, Luật quốc tịch Việt Nam'Š.

!! Điều 9 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP

'2 Khoản 1 Điều 88 Luật hôn nhân và gai đình năm 2014.!3 Điều 14 Luật hộ tịch năm 2014.

'4 Các Điều 26, 29 Bộ luật dân sự năm 2015.!5 Các Điều từ 14 đến 18 Luật quốc tịch Việt Nam.

Trang 7

Việc xác định cha, mẹ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định củaLuật hôn nhân và gia đình! và Luật hộ tịch!”.

Thông tin của các nhân được ghi trong Giấy khai sinh, Số hộ tịch là thông tin gốc của cá nhân, là cơ sở cho việc ghi các thông tin của cá nhân trong các giấy tờ, giao dịch liên

Bước 3: Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Số hộ tịch Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký

khai sinh.

1.3.2 Thủ tục đăng ký khai sinh trong những trường hợp đặc biệt

Bên cạnh các trường hượp đăng ký khai sinh theo quy định chung, để quy định chỉ tiết một số trường hợp đăng ký khai sinh theo quy định của Luật hộ tịch, Nghị định sé

123/2015/NĐ-CP quy định một số trường hop đăng ký khai sinh đặc biệt như sau:

1.3.2.1 Dang ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi!Š

Khi phát hiện thay trẻ em bi bỏ rơi, người phát hiện có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo.

Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tô chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp

Sau khi lập biên bản, Ủy ban nhân dân tiến hành niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi.

Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, Ủy ban nhân dân

thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức dang tam thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ Cá nhân hoặc tô chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh

cho trẻ em Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định chung của Luật Hộ tịch.

Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự Nếu không có co sở dé xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lay ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh; căn cứ thé trạng của trẻ dé xác định năm sinh; nơi sinh

là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi; quê quán được xác định theo nơi sinh; quôc tịch của trẻ là quôc

!6 Các Điều từ 88 đến 94 Luật hôn nhân và gia đình anwm 2014

'7 Điêu 25 Luật hộ tịch.

!8 Điều 14 Ngị định số 123/2015/NĐ-CP

Trang 8

tịch Việt Nam Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Số hộ tịch dé trống: trong Số hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”.

1.3.2.2 Dang ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ!?

Đối với trẻ em mà chưa xác định được cha mẹ thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ

đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Số hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ dé trồng.

Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh mà người cha yêu cầu làm thủ tục đăng ký nhận con thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nếu chưa

xác định được mẹ thì phần khai về mẹ trong Số hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em dé trồng.

1.3.2.3 Dang ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ??

Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch và văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ Phần khai về cha, mẹ của trẻ được xác định theo cap vợ chồng nhờ mang

thai hộ.

Thủ tục đăng ký khai sinh, nội dung đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định

chung của Luật hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật hộ tịch 1.4 Đăng ký khai sinh và xác định cha, mẹ cho con

Như đã nêu ở trên, đăng ký khai sinh là việc cơ quan nhà nước có thâm quyền xác nhận sự kiện sinh ra của một cá nhân và ghi vào Số hộ tịch, Giấy khai sinh các thông tin cơ

bản của cá nhân.

Xác định cha, mẹ, con là việc cơ quan nhà nước có thầm quyền xác nhận mối quan

hệ về mặt pháp lý giữa cha - con, mẹ - con, là cơ sở cho việc ghi nhận và thực hiện quyền,

nghĩa vụ của họ đối với nhau.

Trong trường hợp con sinh ra mà cha và mẹ có hôn nhân hợp pháp, quan hệ giữa mẹ

- con, cha - con được thừa nhận một cách đương nhiên do áp dụng quy định suy đoán pháp lý về con chung của vợ chồng Khoản | Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy

định: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân

là con chung của vợ chồng Con sinh ra trong thời hạn 300 ngày kê từ thời điểm chấm dứt

hôn nhân được coi là con do người vợ có thai rong thời ky hôn nhân Con sinh ra trước ngày

'? Điều 15 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP

20 Điều 16 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP

Trang 9

đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng Trong trường hợp

cha, mẹ không thà nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định” Theo quyđịnh này, con sinh ra trong các trường hợp được quy định được thừa nhận một cách đương

nhiên là con chung của vợ chồng Vì vậy, khi đăng ký khai sinh cho con, cơ quan đăng ký hộ tịch căn cứ vào Giấy chứng nhận kết hôn của mẹ đứa trẻ dé ghi nội dung thông tin về cha và mẹ của con chính là thông tin của vợ, chồng, mà không cần một thủ tục xác định cha mẹ con nào (đăng ký nhận cha, mẹ, con hoặc quyết định của Tòa án xác định cha, mẹ, con).

Như vậy, trong trường hợp con sinh ra mà cha mẹ là vợ chồng thì việc công nhận của cơ quan nhà nước có thâm quyên về quan hệ cha - con, mẹ - con được thực hiện đồng thời cùng thời điểm đăng ký khai sinh Việc không ghi thông tin của người chồng của mẹ đứa trẻ là cha của đứa trẻ chỉ được thực hiện khi có quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trong đó xác định người chồng của mẹ đứa trẻ không phải là cha của đứa trẻ.

1.5 Giá trị pháp lý của Giấy khai sinh

Khoản 6 D.5 Luật hộ tịch quy định: “Nội dung khai sinh, kết hôn, ly hôn trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch là thông tin đầu vào của Cơ sở đữ liệu quốc gia về dân cư”.

Cụ thể hóa quy định này, Điều 6 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định: “1 Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.

2 Mọi hô sơ, giấy tờ của ca nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người do.

3 Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tô chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy

khai sinh”.

Như vậy, với giá trị pháp lý là “giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân”, Giấy khai sinh là một loại giấy tờ có giá trị đặc biệt quan trọng đối với cá nhân Do đó, việc đăng ký khai sinh, cấp giấy khai sinh, đăng ký lại khai sinh cũng như thay đổi thông tin hộ tịch trong Giấy khai

sinh phải được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

5 Một số vấn đề pháp lý đặt ra

Như trên đã phân tích, việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra mà cha mẹ là vợ

chồng hợp pháp tuân theo quy định chung về đăng ký khai sinh Việc xác định thông tin của cha mẹ của trẻ em trong trường hợp này được thực hiện trên cơ sở Giấy chứng nhận kết hôn

của cha mẹ Nhìn chung, đó là một thủ tục thuận lợi, không có khó khăn Tuy nhiên, việc

Trang 10

thực hiện các quy định về đăng ký khai sinh và xác định thông tin về cha mẹ trong Giấy khai sinh phát sinh một số vấn đề cần giải quyết.

Thứ nhất, trường hợp sau khi người vợ sinh con, người chồng yêu cầu Tòa án xác

định con đó không phải là con của mình, trong khi đó, người vợ vẫn làm thủ tục đăng ký

khai sinh cho con thì cơ quan đăng ký hộ tịch có ghi thông tin của người chồng là cha của đứa trẻ không? Như đã nêu ở trên, quy định của Luật hôn nhân và gia đình về suy đoán pháp lý về con chung của vợ chồng dẫn đến việc cần phải mặc nhiên ghi thông tin của người chồng là cha của con được khái sinh Tuy nhiên, người chồng đang có yêu cầu Tòa án giải quyết thì can có quy định rõ ràng dé giải quyết van đề này Dé tránh có những quan điểm giải quyết khác nhau, pháp luật về hộ tịch cần được bồ sung quy định về van dé này Tác giả bài viết cho rằng, pháp luật nên quy định theo hướng trong trường hợp có tranh chấp về việc không nhận con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chong thì cơ quan đăng ký hộ tịch không được ghi thông tin về cha của đứa trẻ trong Giấy khai sinh.

Thứ hai, trong trường hợp con sinh ra thông qua việc mang thai hộ nhưng vi phạm

quy định của Luật hôn nhân và gia đình về điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì việc ghi thông tin về cha, mẹ của trẻ em được đăng ký khai sinh sẽ được thực hiện như thế nào? Hiện có hai quan điểm về van dé này.

Quan điểm thứ nhất cho rằng dù có sự vi phạm điều kiện về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, cần thiết bảo đảm quyền lợi cho trẻ em, nếu kết quả giám định AND thê hiện giữa người nhờ mang thai hộ và trẻ được sinh ra có quan hệ huyết thống thì cần thừa nhận quan

hệ cha - con, mẹ - con Do đó, khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà quan hệ cha, mẹ và congiữa người nhờ mang thai hộ và trẻ được sinh ra đã được xác định thì cơ quan đăng ký khai

sinh cần phải ghi thông tin cha, mẹ của trẻ em trong Giấy khai sinh.

Quan điểm thứ hai cho rằng, việc mang thai hộ vi phạm quy định ủa Luật hôn nhân

và gia đình về điều kiện mang thai hộ sẽ không có giá trị pháp lý Thực hiện nguyên tắc pháp chế, đảm bảo các điều kiện về mang thai hộ được tuân thủ thì không thé xác định quan hệ

cha, mẹ và con giữa người nhờ mang thai hộ và trẻ được sinh ra Do đó, cơ quan đăng ký hộ

tịch không thé ghi thông tin của người nhờ mang thai hộ là cha, mẹ của trẻ được sinh ra Dé giải quyết thống nhất vấn đề này, cần thiết có quy định pháp luật về xác định cha, mẹ và con trong trường hợp này Việc ghi thông tin cha, mẹ trong Giấy khai sinh của trẻ phụ thuộc vào quy định về xác định cha, mẹ và con Theo tác gia, quan điểm thứ hai là phù hợp hơn Trong trường hợp này, cần ghi thông tin cha, mẹ của trẻ được sinh ra là người đã mang

thai và sinh ra trẻ; nêu người nay đang có chong thì người chông được ghi là cha của trẻ.

Trang 11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính tri Công ước quốc tế về quyên trẻ em

Bộ luật dân sự năm 2015Luật hộ tịch năm 2014

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 cảu Chính phủ quy định về đăng

ký và quản lý hộ tịch.

7 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 cau Chính phủ quy định chỉ tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch

8 Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24/10/2012 của Bộ Y tế quy định về cấp và sử dụng giấy chứng sinh

9 Thông tư số 27/2019/TT-BYT ngày 27/9/2019 của Bộ Y tế sửa đôi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24/10/2012 của Bộ Y tế quy định

về câp và sử dụng giây chứng sinh.

Ape bị BH

Trang 12

THỰC TRANG PHÁP LUAT VE KHAI SINH VA DANG KY NHAN CHA, ME, CON KHI CHA ME

KHONG CO HON NHAN HOP PHAP VA THUC TIEN THUC HIEN

PGS.TS Ngô Thị HườngTrường Đại học Luật Hà Nội

Tóm tat: Dé đảm bảo nguyên tắc trẻ em được hưởng day đủ các quyền, không phụ

thuộc vào tinh trạng hôn nhân của cha mẹ, pháp luật Việt Nam quy định kha toàn diện, chi

tiết về đăng ký khai sinh và đăng ký nhận cha, mẹ, con khi cha mẹ không có hôn nhân hợp

pháp Với các quy định đó, thực tiễn đăng ký khai sinh và đăng ký nhận cha, mẹ, con khi

cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp đã đạt được những kết quả tích cực, bảo vệ quyền được khai sinh và có quốc tịch của trẻ em Tuy nhiên, qua thực tiễn thực hiện vẫn phát sinh những vướng mắc, bất cập cần tháo gỡ đề việc đăng ký khai sinh và đăng ký nhận cha, mẹ, con khi

cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp được thuận lợi.

Từ khóa: Khai sinh; đăng ký nhận cha, mẹ, con; cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp.

1 Thực trạng pháp luật về khai sinh và đăng ký nhận cha, mẹ, con khi cha mẹ không

có hôn nhân hợp pháp

Đăng ký khai sinh và đăng ký nhận cha, mẹ, con được quy định tại Luật Hộ tịch năm

2014, Nghị định số 123/2015/ND- CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch (sau đây gọi là Nghị định số 123/2015/NĐ- CP) và Thông tư số 04/2020/TT- BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ- CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành

Luật hộ tịch (sau đây gọi là Thông tư 04/2020/TT- BTP).

1.1 Thực trạng pháp luật về khai sinh cho trẻ em khi cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp Đăng ký khai sinh là việc cơ quan nha nước có thầm quyền ghi vào Số hộ tịch sự kiện một cá nhân được sinh ra, tạo cơ sở pháp lý dé Nhà nước bảo hộ quyên, lợi ích hợp pháp của cá nhân đó và thực hiện quản lý nhà nước về dân cư Quyền được khai sinh là một trong các quyén cơ bản của trẻ em đã được pháp luật công nhận?! Quyền này không phụ thuộc vào việc cha mẹ của trẻ em có tôn tại quan hệ hôn nhân hay không Do đó, pháp luật Việt Nam hiện hành quy định về đăng ký khai sinh là dé áp dụng chung cho mọi trường hợp, kê cả đối

với trẻ em được sinh ra mà cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp.

?! Điều 13 Luật Trẻ em năm 2016

10

Trang 13

Về trách nhiệm đăng ky khai sinh: Theo Luật Hộ tịch năm 2014 thì khi trẻ em được

sinh ra, trong thời hạn 60 ngày, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con.

Trường hợp cha, mẹ không thê đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em” Theo quy định này, khi con được sinh ra, trên cơ sở Giấy chứng sinh do cơ quan y tế nơi con được sinh ra hoặc vản bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh hoặc giấy cam đoan về việc sinh, người mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con Trong trường hợp người mẹ không thê đăng ký khai sinh cho con thì ông, bà ngoại hoặc người thân thích về phía mẹ đăng ký khai sinh cho trẻ em Trước đây, theo Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch (sau đây gọi là Thông tư số

15/2015/TT- BTP) thì khi ông, bà, người thân thích khác đi đăng ký khai sinh cho trẻ em

phải có văn bản ủy quyên của cha, mẹ của trẻ em Điều này gây khó khăn cho người dân khi đăng ký khai sinh cho trẻ em, đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc đăng ký khai sinh cho trẻ em không được kịp thời, đúng hạn Thông tư số 04/2020/TT- BTP thay thế Thông tư số 15/2015/TT- BTP đã bãi bỏ quy định về văn bản ủy quyền Do vậy, từ

ngày 16/7/2020 (ngày Thông tư 04/2020/TT- BTP có hiệu lực) thì ông, bà, người thân thích

khác đi đăng ký khai sinh cho trẻ em không phải có văn bản ủy quyền của người mẹ của trẻ em, nhưng phải thống nhất với người mẹ của trẻ em về các nội dung khai sinh”.

Vẻ thẩm quyên đăng ký khai sinh: Theo pháp luật hiện hành, thẩm quyền đăng ký khai

sinh cho trẻ em được sinh ra mà cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp thành 2 trường hợp.

(1) Trường hợp người mẹ sinh con và con dang được mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng thì thâm quyền đăng ký khai sinh là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người mẹ (đồng thời cũng là nơi trẻ dang sinh sống) thực hiện đăng ký khai sinh (2) Trường hop con được sinh ra và đang được cha chăm sóc, nuôi dưỡng thì thâm quyên đăng ký khai sinh là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha (đồng thời cũng là nơi trẻ đang sinh sống) thực hiện đăng

ký khai sinh”.

? Điều 15 Luật Hộ tịch năm 2014

?3 Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 04/2020/TT- BTP

4 Điều 13 Luật Hộ tịch năm 2014 và Điều 15 Nghị định số 123/2015/NĐ- CP11

Trang 14

Trong trường hợp khai sinh cho trẻ em có yếu tô nước ngoài thì thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ em là Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người mẹ thực hiện đăng

ký khai sinh cho trẻ em””.

Về nội dung đăng ký khai sinh: Nội dung quan trọng khi đăng ký khai sinh cho trẻ em là họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch của trẻ em được khai sinh Pháp luật hiện hành quy định nội dung đăng ký khai sinh

chia làm hai trường hợp.

Trường hợp thứ nhất là xác định được mẹ của người được đăng ký khai sinh thì khi khai về họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ Phần khai về người mẹ gồm họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú của người mẹ Phan ghi về cha trong Số hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em dé trống?° Quy định này bảo đảm quyền được khai sinh, quyền có họ, tên, có quốc tịch, có dân tộc của trẻ em theo quy định của pháp luật về trẻ em.

Trường hợp thứ hai là chưa xác định được mẹ của người được khai sinh mà người cha

đang chăm sóc, nuôi dưỡng con, đi đăng ký khai sinh và yêu cầu làm thủ tục nhận con thì cơ quan đăng ký hộ tịch thực hiện việc khai sinh cho con Khi khai về họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con thì được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của cha Phần khai về mẹ trong Số hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống Quy định về đăng ký khai sinh cho trẻ em khi người cha đi đăng ký là hoàn toàn phù hợp với thực tế Trong thời gian qua, nhiều trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn Sau khi sinh con, người mẹ dé con lại cho người cha và bỏ đi Người cha xin được nhận con và khai sinh cho con Trong trường hợp này, để bảo đảm quyền của trẻ em, pháp luật quy định kết

hợp đăng ký khai sinh và đăng ký nhận con.

Trong cả hai trường hợp trên thì Số hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”?” Về kết hợp giải quyết đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con: Theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định số 123/2015/NĐ- CP và Điều 15 Thông tư số 04/2020/TT- BTP thì có

thể kết hợp giải quyết đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con Theo đó, Ủy ban nhân dân

cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con Trường hợp đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con mà một bên có yêu cầu là người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thâm quyền thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ là công dân

? Điều 35 Luật Hộ tịch năm 2014

*6 Điêu 13 Luật Trẻ em năm 2016 ;

27 Điều 14 Luật Hộ tịch năm 2014 và Điều 15 Nghị định số 123/2015/ND- CP12

Trang 15

Việt Nam Hồ sơ đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con bao gồm: (a) Tờ khai đăng ký khai sinh, Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định (b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch (c) Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con Trình tự, thủ tục giải quyết việc đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con được thực hiện theo quy định Sau khi cơ quan có thâm quyên thực hiện việc đăng ký khai sinh và đăng ký nhận cha, mẹ, con thì Giấy khai sinh và Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con được cấp đồng thời cho người yêu cầu.

1.2 Thực trạng pháp luật về đăng ký nhận cha, mẹ, con khi cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp

Đăng ký nhận cha, mẹ, con là việc cá nhân yêu cầu cơ quan có thầm quyền xác nhận rằng họ là cha, mẹ, con của một cá nhân khác Đăng ký nhận cha, mẹ, con thực chất là việc xác định cha, mẹ, con khi không có tranh chấp và được thực hiện tại cơ quan hành chính nhà nước Đề bảo đảm quyền được nhận cha, mẹ, con của cá nhân, pháp luật Việt Nam hiện hành quy định chỉ tiết về thâm quyền, thủ tục và chứng cứ chứng minh khi đăng ký nhận cha, mẹ,

Vẻ thẩm quyên đăng ky nhận cha, mẹ, con: Đối với việc đăng ký nhận cha, mẹ, con trong nước thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là

cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con’® Trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con

có yếu tố nước ngoài thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha,

mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dan Việt Nam với người nước ngoài;giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài; giữa người

nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam’.

Về thủ tục đăng kỷ nhận cha, me, con: Đỗi với việc đăng ký nhận cha, me, con trong nước thì người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai xin nhận con theo mẫu quy định Trong thời hạn 03 ngày làm việc ké từ ngày nhận đủ giấy tờ, nếu thấy việc nhận cha,

mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Số hộ tịch,

cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Số hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được

kéo dài thêm không quá 05 ngày làm viéc*”.°8 Điều 24 Luật Hộ tịch năm 2014

» Điêu 43 Luật Hộ tịch năm 20143° Điêu 25 Luật Hộ tịch năm 2014

13

Trang 16

Đối với việc đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài thì trong thời hạn 15 ngày ké từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời gian 07 ngày liên tục, đồng thời gửi văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết trong thời gian 07 ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã Phòng Tư pháp báo cáo và đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc đăng ký nhận cha, mẹ, con, nếu thay đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt; công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Số hộ tịch, cùng các bên ký vào Số hộ tịch Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho các bên.

Đối với việc đăng ký nhận cha, mẹ, con ở khu vực biện giới thì Ủy ban nhân dân cấp xã

thực hiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó với

công dân của nước láng giéng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam, tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con xuất trình giấy tờ theo quy định Trong thời hạn 07 ngày làm việc, ké từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra hồ sơ, niêm yết việc nhận

cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định.

Trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 12 ngày làm việc Nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung vào Số hộ tịch, cùng người có yêu cầu ký, ghi rõ họ tên vào Số hộ tịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký cấp cho mỗi bên 01 bản chính trích lục hộ tịch°!.

Về chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con: Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch thì khi đăng ký nhận cha, mẹ, con, người đăng ký phải cung cấp chứng cứ dé chứng minh quan hệ cha, mẹ, con Trước đây, theo khoản 2 Điều 11 Thông tư số 15/2015/TT-BTP thì chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con gồm một trong các giấy tờ, tài liệu như: (1) Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thâm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con (2) Trường hợp không có văn bản trên thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vat dụng khác chứng minh mỗi quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.

Tuy nhiên, thực tế có trường hợp vì khó khăn về kinh tế, người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con không thé liên hệ cơ quan y tẾ, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thắm

3! Điều 19 Nghị định số 123/2015/NĐ- CP

14

Trang 17

quyền để có chứng cứ về quan hệ cha con, mẹ con Do đó, quá trình tiếp nhận, giải quyết yêu cầu trong trường hợp này, cơ quan đăng ký hộ tịch yêu cầu công dân cung cấp chứng cứ theo quy định thì hầu hết các trường hợp không đáp ứng được, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi Đồng thời, khi xác định giá tri của thư từ, phim anh, bang, đĩa, đồ dùng, vật dụng chứng minh mối quan hệ cha con thì cơ quan đăng ký gặp lúng túng Hơn nữa, ngay đối với chứng cứ là thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng thì người yêu cầu đăng ký cũng không thé cung cấp được Dé khắc phục bat cập đó, Thông tư số 04/2020/TT- BTP thay thế Thông tư số 15/2015/TT- BTP hướng dẫn về chứng cứ chứng mình quan hệ cha,

mẹ, con đã linh hoạt và đơn giản hơn Theo đó, chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con

gồm một trong các giấy tờ, tài liệu: (1) Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tô chức khác có thâm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha

con, quan hệ mẹ con (2) Trường hợp không có các văn bản thuộc (1) thì các bên nhận cha,

mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con, có Ít nhất hai người làm chứng về môi quan hệ cha, mẹ, con?“ Người lập văn bản cam đoan phải chịu trách nhiệm và hệ qua pháp lý của việc cam đoan không đúng sự thật Đồng thời, Cơ quan đăng ký hộ tịch có quyền từ chối giải quyết hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyên hủy bỏ kết quả đăng ký nhận cha, mẹ, con nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan không đúng sự thật.

Đăng ký nhán cha, mẹ, con trong một số trường hợp đặc biệt: Dé tạo điều kiện thuân lợi cho cơ quan hộ tịch cũng như công dân trong việc đăng ký nhận cha, mẹ, con, Điều 16 Thông tư số 04/2020/TT- BTP hướng dẫn đăng ký nhận cha, mẹ, con trong một số trường

hợp đặc biệt.

- Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha: Đối với trường hợp này, khi người cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con Nếu có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì phần khai về người mẹ được ghi theo Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ Nếu không có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì ghi theo thông tin do người cha cung cấp; người cha chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp Quy định này rất có giá trị thực tiễn vì trong thực tế có nhiều trường hợp nam nữ sống với nhau như vợ chồng có con nhưng không đăng ký kết hôn Một thời gian sau người mẹ bỏ đi khi chưa

2 Điều 14 Thông tư số 04/2020/TT- BTP

15

Trang 18

làm giấy khai sinh cho con Khi người cha yêu cầu đăng ký khai sinh cho con mà người mẹ không phải là người tại địa phương và gia đình không có điều kiện dé xét nghiệm AND33.

- Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh nhưng không ghi thông tin về người cha, nay vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục nhận cha, con mà làm thủ tục bé sung hộ tịch dé ghi bồ sung thông tin về người cha trong Số đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con Quy định về bố sung hộ tịch đã giảm bớt các thủ tục so với đăng ký nhận cha, mẹ, con.

- Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, chưa được đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ

tục đăng ký nhận cha, con.

- Trường hợp con do người vợ sinh ra hoặc có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng vợ

hoặc chồng không thừa nhận là con chung hoặc người khác muốn nhận con thì do Tòa án nhân dân xác định theo quy định pháp luật Trường hợp Tòa án nhân dân từ chối giải quyết thì cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp nhận, giải quyết yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em chưa xác định được cha hoặc đăng ký nhận cha, con, hồ sơ phải có văn bản từ chối giải quyết của Tòa án và chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận cha, mẹ, con, tuy nhiên lại không phù hợp với quy định tại Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 Theo khoản 1 Điều 88 thì con do người vợ sinh ra hoặc có thai trong

thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng Do đó, người chồng vẫn được xác định là cha

của đứa trẻ Nếu sau khi sinh mà vợ, chồng hoặc người thân thích khác đi đăng ký khai sinh cho con thì người chồng phải được khai là cha Trong trường hợp người chồng không nhận đứa trẻ là con thì phải yêu cầu Tòa án giải quyết và đưa ra chứng cứ dé chứng minh Nếu có đủ căn cứ cho rằng người chồng không phải là cha thì Tòa án ra quyết định chấp nhận sự từ chối của người chồng Vì vậy, hướng dẫn của Thông tư 04/2020/TT- BTP “cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp nhận, giải quyết yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em chưa xác định được cha”

là không phù hợp với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

2 Thực tiễn thực hiện việc khai sinh và đăng ký nhận cha, mẹ, con khi cha mẹ không

có hôn nhân hợp pháp

2.1 Một số kết quả đạt được

Luật Hộ tịch năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tác động tích cực đến công

tác hộ tịch nói chung và công tác đăng ký khai sinh cho con khi cha mẹ không có hôn nhân

33 stp.thuathienhue.gov.vn>tintuc>2019/11/14 Ngày truy cập 21/7/202016

Trang 19

hợp pháp và dang ký nhận cha, mẹ, con nói riêng trên phạm vi cả nước Các cơ quan thực hiệnviệc đăng ký hộ tịch đã ý thức được trách nhiệm của mình, công chức Tư pháp - hộ tịch đã

tuân thủ đúng trình tự, thủ tục của Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành trong

việc đăng ký khai sinh cho con khi cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp và đăng ký nhận cha,

mẹ, con Bên cạnh đó, người dân cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của giấy tờ hộ tịch

nên tự giác thực hiện đăng ký khai sinh cho con theo đúng thời gian pháp luật quy định Vì

vậy, việc giải quyết việc đăng ký khai sinh cho con khi cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp và đăng ký nhận cha, mẹ, con từng bước ôn định, được giải quyết nhanh chóng, chính xác theo đúng quy định Một số thủ tục hành chính, giấy tờ liên quan đến đăng ký khai sinh cho

con khi cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp và đăng ký nhận cha, mẹ, con hộ tịch được đơn

giản hóa hoặc cắt giảm Đặc biệt, công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký khai sinh và đăng ký nhận cha, mẹ, con đã tạo điều kiện thuận lợi cho công dân khi có yêu cầu

đăng ký khai sinh, đăng ký nhận cha, mẹ, con Thời gian qua, sự hài lòng của người dântrong công tác hộ tịch được ghi nhận, được đánh giá cao trong việc cải cách hành chính.

Người dân không còn bị gây khó dé trong việc đến các cơ quan công sở để giải quyết công việc liên quan đến hộ tịch.”

Đồng thời, qua gần 5 năm triển khai thực hiện, các quy định của Luật Hộ tịch vé cơ bản đã có sự đồng bộ, thống nhất với Bộ Luật dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Nuôi con nuôi, bảo đảm quyền đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con của cá nhân.

Bảng 1: Kết quả thực hiện công tác đăng ký nhận cha, mẹ, con” https://baophapluat.vn/thoi-su/so-ket-3-nam-trien-khai-luat-ho-tich-cong-tac-dang-ky-ho-tich-ngay-cang-nen-nep-chuyen-nghiep-424528 html Ngày truy cập 12/6/2019

35 Báo cáo sơ kết 3 năm thi hành Luật Hôn nhân và gia đình, Phụ luc số 3

17

Trang 20

2.2 Một số khó khăn, vướng mắc

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc đăng ký khai sinh, đăng ký nhận cha, mẹ, con vẫn còn những khó khăn, vướng mắc Điều này không chỉ gây lúng túng cho cơ quan đăng ký hộ tịch mà còn gây phiền hà cho người dân, ảnh hưởng đến quyên và lợi ích chính đáng của trẻ em Những khó khăn, vướng mắc thể hiện trong các van dé sau:

Thứ nhất, đăng ký nhận cha cho con đối với trường hợp trẻ em sinh ra trong thời kỳ hôn nhân của người mẹ nhưng không phải là con chung của vợ chồng, được người cha trên thực tế xin nhận con và được người vợ và người chồng đồng ý.

Đây là vướng mắc đã được một số xã tại tỉnh Thừa Thiên Huế?5 phản ánh Theo khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình có quy định: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chong Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm đứt hôn nhân được coi là con do người vợ

sinh ra trong thời kỳ hôn nhán Trong trường hop cha, me không thừa nhận con thì phải cochứng cứ và phải được Tòa án xác định ” Như vậy, trong trường hợp này, người cha không

thừa nhận con hoặc người mẹ khắng định không phải là con của người chồng thì phải được Tòa án xác định thông qua thủ tục tố tụng Trên thực tế nhiều trường hợp Tòa án không thụ lý, không giải quyết hoặc đình chỉ việc giải quyết do cho răng không có tranh chấp Trong trường hợp này, theo Điều 16 Thông tư số 04/2020/TT- BTP thì cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp nhận, giải quyết yêu cầu đăng ký khai sinh và đăng ký nhận con, hồ sơ phải có văn bản từ chối giải quyết của Tòa án và chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con Tuy nhiên, như đã phân tích, cách giải quyết này chưa hợp lý, đặc biệt là đối với trường hợp trẻ em đã được khai sinh, trong Giấy khai sinh của con đã khai người chồng của mẹ là cha thì khi có người khác nhận là cha, dù cả vợ và chồng cùng thừa nhận thì Tòa án vẫn phải giải quyết, công nhận ý chí của các bên để ra quyết định công nhận người chưa được khai là cha mà tự nguyện nhận là cha của đứa trẻ Trên cơ sở quyết định công nhận của Tòa án, cơ quan đăng ký hộ tịch thực hiện việc bổ sung hộ tịch.

Thứ hai, trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn, khi người phụ nữ có thai thì người nam bỏ đi Con sinh ra được khai sinh và mang họ mẹ, phần khai về cha bỏ trống Sau đó người phụ nữ kết hôn với người khác và vợ chồng làm thủ tục bé sung hộ tịch, người chồng được ghi vào phần khai về cha của con và đổi ho cho con từ họ me

sang họ của cha Một thời gian sau, người chung sông như vo chong với người me quay lại,

36 stp.thuathienhue.gov.vn>tintuc>2019/11/14

18

Trang 21

khiếu nại về việc khai sinh cho con và cho răng mình là cha, phải được ghi trong giấy khai sinh của con, dẫn đến tranh chấp, mâu thuẫn.

Trong trường hop này, hiện còn có ý kiến khác nhau Y kiến thir nhất cho rằng công chức tư pháp hộ tịch giải quyết như vậy là đúng pháp luật, phù hợp với tinh thần của khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 Người đã từng chung sống như vợ chồng với mẹ đứa trẻ không có quyền khiếu nại về việc khai sinh cho đứa trẻ Bởi vi, chỉ “con do

người vo có thai trong thời kỳ hôn nhân” mới được suy đoán là con của người chồng Trường hợp này, nam nữ chung sống như vợ chồng nên không có cơ sở suy đoán Nếu người chung sống như vợ chồng với mẹ đứa trẻ cho rằng mình là cha của đứa trẻ thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết Cách giải quyết này thể hiện yếu tô nhân văn, bảo vệ quyền lợi của trẻ em Ý kiến thứ hai cho răng giải quyết như vậy dé dang dẫn đến tình trạng nhận cha, mẹ, con tùy tiện, khiến những tranh chấp có thê phát sinh sau đó.

Xuất phát từ lý luận và thực tế, xem xét các lợi ích mà pháp luật bảo vệ, có thể nhận

thấy rằng ý kiến thứ nhất hoàn toàn thuyết phục Một mặt là phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân va gia đình năm 2014 về việc vợ chồng nhận con chung khi con được sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn, mặt khác vẫn đảm bảo quyền của người chung sống như vợ chồng với mẹ đứa trẻ là được yêu cầu xác định đứa trẻ là con mình.

Thứ ba, đăng ký khai sinh cho con “ngoài gia thi” nhưng không mang họ của mẹ Công

chức làm công tác hộ tịch yêu cầu khai theo họ mẹ thì người dân phản ứng, bức xúc hoặc phản đối bằng việc không tiếp tục thực hiện đăng ký khai sinh cho con””.

Theo pháp luật hiện hành, người mẹ sinh con “ngoài giá thú” thì cũng phải có trách

nhiệm đăng ký khai sinh cho con trong thời hạn 60 ngày kế từ khi sinh con Nếu chưa xác định được cha và chưa có người nhận là cha thì khi khai sinh, họ, dân tộc, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quốc tịch của mẹ Có thé do nhận thức hạn chế ma người mẹ cho rằng dù chưa xác định cha cho con nhưng người mẹ vẫn biết ai là cha, vì vậy muốn con mang họ của người đó Giải quyết vướng mắc này, công chức tư pháp hộ tịch phải kiên trì giải thích, thuyết phục dé người dân hiểu, để việc đăng ký khai sinh cho trẻ em được thực hiện nhằm bảo vệ quyền của trẻ em.

The tu, tình trạng phụ nữ đã kết hôn nhưng bỏ về nhà mẹ đẻ hoặc chưa làm thủ tục ly hôn nhưng đã chung sống với người đàn ông khác và sinh con, người mẹ có yêu cầu đăng ký việc nhận người cha trên thực tế (là người đang chung sống như vợ chồng với mẹ của trẻ em) kết hợp với thủ tục đăng ký khai sinh dé khai sinh theo đúng thông tin về cha mẹ.

37 Báo cáo sơ kết 3 năm thi hành Luật Hộ tịch của tỉnh Lạng Sơn

19

Trang 22

Đối với trường hợp này thì khi nhận được yêu cầu này, công chức tư pháp hộ tịch đã căn cứ vào Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chông” đề giải thích cho người mẹ, răng người chồng vẫn được khai là cha của con Tuy nhiên người mẹ vẫn yêu cầu đăng ký nhận con kết hợp đăng ký khai sinh theo diện con chưa xác định được cha thì Uy ban nhân dân cấp xã đã không giải quyết.

Đây là một vướng mắc trên thực tế nhưng không phải do pháp luật mà là do nhận thức của người dân Cũng như trường hợp trên, công chức tư pháp hộ tịch cần giải thích để người dân hiểu đúng, tạo điều kiện cho việc đăng ký khai sinh và xác định cha cho con phù hợp pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đặc biệt là của trẻ em Đối với trường hợp này, khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình cũng quy định: “Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cẩu Tòa án xác định người đó là con minh”, do đó, yêu cầu xác định cha cho con của người mẹ trong trường hợp này thuộc thâm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân, không thuộc thẩm quyền của co quan đăng ký hộ tịch Do vậy, cách giải quyết của Lạng Sơn là phù hợp pháp luật.

Việc không hiểu và thực hiện đúng pháp luật dẫn đến tình trạng trẻ em không được đăng ký khai sinh kịp thời hoặc đăng ký khai sinh nhưng với thông tin về người cha không đúng thực tế Vì vậy, cần thiết phải có hướng dan cụ thé về thẩm quyên giải quyết dé bao đảm quyên lợi của trẻ em.

Thứ năm, vợ chồng kết hôn, chung sống một thời gian thi mâu thuẫn và ly thân Trong thời gian ly thân, người vợ chung sống với người đàn ông khác và sinh con Sau đó vợ chồng ly hôn, người vợ đăng ký kết hôn với người đang chung sông như vo chong Sau đó, người chồng hiện tại đi đăng ký khai sinh cho con và khai mình là cha.

Đối với vướng mắc này, tại thị tran V (huyện Van Ninh, tinh Khánh Hòa) thi Uy ban nhân dân xã nơi cư trú của người chồng hiện tại gửi văn bản yêu cầu Ủy ban nhân dân xã nơi người chồng đã ly hôn sinh sống nhờ xác minh giúp vì cho rang việc này cần có ý kiến của người chồng trước về việc không thừa nhận đứa trẻ là con mình Khi người chồng trước không hợp tác thì Ủy ban nhân dân xã lại đưa giải pháp là người chồng hiện tại đi khai sinh cho con, khai là mẹ bỏ đi và có thé ghi cả tên cha và tên mẹ vào giấy khai sinh cho trẻ?° Tuy nhiên, giải pháp này không đúng luật, không đúng thực tế vì người mẹ không bỏ đi Tôi cho

38 Báo cáo sơ kết 3 năm thi hành Luật Hộ tịch của tinh Lang Son

3 Lê Thị Kim Chung, M6t số vướng mắc trong thực tiễn thực hiện đăng kỷ khai sinh,

https://vanninh.khanhhoa.gov.vn/Resources/Docs/n%C3%B4i%20dung%20xem%20t%E1%BA%A 1i%20%C4%9 1%C3%A2y.pdf

20

Trang 23

rằng, đối với trường hợp này, khi đăng ký khai sinh cho con, người chồng sau mặc nhiên được khai là cha của con (áp dụng đoạn 3 khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014) Tuy nhiên lại có ý kiến cho rằng như vậy là “khá lòng vòng”, hơn nữa, chính quyền biết rõ đứa trẻ không phải con người chồng trước mà cứ ghi tên người chồng trước là cha đứa trẻ là việc làm không đúng'9 Dé giải quyết vướng mắc này, Bộ Tư pháp là cơ quan quan lý nhà nước về đăng ký hộ tịch cần có hướng dẫn cụ thê hơn.

Thứ sáu, trường hợp con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân sau nhưng lại do người mẹ có

thai trong thời kỳ hôn nhân trước thì khi đăng ký khai sinh, người chồng trước hay người chồng hiện tại được xác định là cha của con vẫn có sự khác nhau ở các địa phương.

Đối với trường hợp này, căn cứ khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì cả người chồng trước và người chồng hiện tại đều có căn cứ xác định là cha của đứa trẻ Do đó, việc khai người nào là cha của đứa trẻ phụ thuộc vào các giấy tờ mà người đi đăng ký khai sinh xuất trình cho cơ quan đăng ký hộ tịch Nếu Giấy chứng nhận kết hôn của mẹ đứa trẻ và người chồng sau được xuất trình thì người chồng sau sẽ được khai là cha của đứa trẻ.

Thứ bảy, theo Luật Hôn nhân và gia đình, trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận

con chung của vợ chồng thì phải có chứng cứ và Tòa án xác định, tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án chỉ giải quyết việc xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ khi có tranh chấp; trường hợp không có tranh chấp thì không thuộc thâm quyền của Tòa án Do vậy, trong trường hợp có người khác xin nhận là cha của đứa trẻ đó mà vợ chồng đều đồng ý cho họ nhận con thì trường hợp nhận con này thực hiện tại Ủy ban nhân dân hay Tòa án đang còn có ý kiến khác nhau Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân các tỉnh: Tây Ninh, Bình Dương, Thừa Thiên Huế, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu; Sở Tư pháp Hà Nam, Hà Nội thì trong thực tế các Tòa án từ chối giải quyết vì cho rằng trường hợp này không có tranh chap*! Van đề này đã được Thông tư số 04/2020/TT- BTP hướng dẫn tại khoản 4 Điều 16 nhưng vẫn chưa rõ rang, cần có hướng dẫn rõ hon đề thống nhất về thâm quyên giải quyét các vụ việc nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Báo cáo Sơ kết 3 năm thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 2 Báo cáo sơ kết 3 năm thi hành Luật Hộ tịch của tinh Lạng Sơn

40 Lê Thị Kim Chung, M6t số vướng mắc trong thực tiên thực hiện đăng ký khai sinh,

https://vanninh.khanhhoa.gov.vn/Resources/Docs/n%C3%B4i%20dung%20xem%2 0t%E1%BA%A 11%20%C4%9 1%C3%A2y.pdf

“I Báo cáo Sơ kết 3 năm thi hành Luật Hôn nhân va gia đình năm 2014

21

Trang 24

a vw = B Luật Trẻ em năm 2016Luật Hộ tịch năm 2014

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 thang 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chỉ tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch

Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật

hộ tịch

Lê Thị Kim Chung, Mot số Vướng mắc trong thực tiễn thực hiện đăng ký khai sinh

https://vanninh.khanhhoa.gov.vn/Resources/Docs/n%C3%B4i%20dung%20xem%2OtMEI%BA%A 11%20%C4%9 1 %C3%A2y.pdf

Ngô Toản, So kết 3 năm thi hành Luật Hộ tịch: Công tac đăng ký hộ tịch ngày càng

nê nếp, chuyên nghiệp.

Trang 25

THỰC TRẠNG PHAP LUẬT VE ĐĂNG KÝ KHAI SINH

VÀ ĐĂNG KÝ NHẬN CHA, MẸ CON TRONG TRƯỜNG HỢP SINH CON THEO PHƯƠNG PHAP KHOA HỌC VÀ THUC TIEN THỰC HIỆN

TS Bùi Thị MừngTrường Đại học Luật Hà Nội

Tóm tat: Đăng ký ký nhận cha, mẹ, con và đăng ký khai sinh là những thủ tục hành chính quan trọng, là căn cứ dé bảo đảm quyền được nhận cha, mẹ, quyền được đăng ký khai sinh của trẻ em, tạo căn cứ pháp lý dé bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em Trong phạm vi chuyên đề này, chúng tôi xin trao đổi một số van dé về thực trạng pháp luật

cũng như thực tiễn đăng ký khai sinh, đăng ký nhận cha, mẹ con trong trường hợp sinh con

theo phương pháp khoa học, trên co sở đó dé xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu qua thực hiện pháp luật về đăng ký khai sinh, đăng ký nhận cha, mẹ, con góp phần bảo vệ quyền

lợi hợp pháp của con.

Từ khóa: đăng ký khai sinh; đăng ký nhận cha, mẹ, con; sinh con theo phương phápkhoa học

1 PHÁP LUẬT VIỆT NAM VE ĐĂNG KÝ KHAI SINH VA ĐĂNG KÝ NHẬN

CHA, MẸ, CON.

Sinh con theo phương pháp khoa học là việc sinh con có áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh

sản Theo đó, cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ độc thân có đủ điều kiện được phép thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để sinh con Theo quy định của pháp luật hiện hành, sinh con có áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản bao gồm hai trường hợp là cặp vợ, chồng vô sinh

hoặc người phụ nữ độc thân áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và trường hợp mang thai hộ vì

mục đích nhân đạo Cho phép sinh con băng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã làm thay đổi việc xác định cha, mẹ, con dựa trên sự kiện “sinh đẻ” và tình trạng “huyết thống” Bởi lẽ, theo quy định của pháp luật, đứa trẻ sinh ra trong trường hợp cặp vợ, chồng vô sinh áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được xác định là con của cặp vợ chồng đó?? Người phụ nữ độc thân áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản dé sinh con được xác định là me của đứa trẻ Tuy nhiên trên

thực tế, đứa trẻ đó có thể không có mối liên hệ “huyết thống” với cha, mẹ Bởi vì néu cặp

vợ, chồng vô sinh không có chất lượng tỉnh trùng, trứng để sinh con thì họ được phép “xin phôi” Phôi này sẽ cấy vào tử cung của người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh, người vợ sẽ mang thai và sinh con Tương tự như vậy, người phụ nữ độc thân có thé xin “tinh trùng' để

kêt hợp với “trứng” của chính họ rôi tạo phôi ở ngoải ông nghiệm, sau đó phôi được cây vào® Điều 93 khoản 1, Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

23

Trang 26

tử cung, người phụ nữ mang thai và sinh con Trường hợp người phụ nữ độc thân “xin phôi”

khi trứng không đủ chất lượng để sinh con thì giữa người phụ nữ và đứa trẻ không có mối liên hệ gì về huyết thống Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành, đứa trẻ sinh ra vẫn được xác định là con của cặp vợ chồng vô sinh hoặc con của người phụ nữ độc thân chứ

không được xác định là con của người cho tinh trùng, trứng, phôi Bởi vì, việc cho nhận tinh

trùng, trứng, phôi trong trường hợp này được áp dụng theo nguyên tắc vô dánh Như vậy, trong trường hợp sinh con băng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, với nguyên tắc xác định cha, mẹ,, con này, đứa con có thê không cùng huyết thống với cha, mẹ Trường hợp người phụ nữ

độc thân sinh con thì con không được xác định cha.

Trường hợp cặp vợ, chồng vô sinh nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì đứa con sinh ra được xác định là con của cặp vợ, chồng nhờ mang thai hộ.* Như vậy, người phụ nữ sinh ra đứa trẻ không được xác định là mẹ của đứa trẻ, cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ là cha mẹ về mặt sinh học của con Bởi vì, trong trường hợp này, “phôi” được hình thành từ tình trùng và trứng của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ Từ sự phân tích trên cho thấy, việc

đăng ký khai sinh, xác định cha, mẹ con trong trường hợp này có những đặc thù so với đăngký khai sinh và xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con tự nhiên Nét đặc thù này

thể hiện ở các góc độ sau:

Thứ nhất, người mẹ độc thân sinh con băng biện pháp hỗ trợ sinh sản là mẹ của đứa trẻ Với quy định này, đứa trẻ sinh ra chỉ có mẹ mà không có cha Về điểm này, theo quan điểm của chúng tôi là hoàn toàn phù hợp Bởi lẽ, tại thời điểm áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mong muốn của người phụ nữ áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là được làm mẹ Việc người phụ nữ lựa chọn biện pháp hỗ trợ sinh sản là họ đã chấp nhận đứa con sinh ra sẽ không được xác định cha Vì thế, pháp luật quy định rõ phải đảm bảo nguyên tắc vô danh dé hài hoà các quyên, lợi ích hợp pháp của những người có liên quan Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng, nếu người cho tình trùng, cho phôi “nhận” đứa trẻ là con thì nên chấp nhận dé bảo đảm cho đứa trẻ có được gia đình đầy đủ cả cha lẫn mẹ Chúng tôi không đồng ý với quan điểm này, nghĩa là người cho tỉnh trùng, cho phôi không thể được “nhận con” Bởi vì, nếu cho phép xác định cha, sẽ phá vỡ nguyên tắc đảm bảo tính bí mật” đối với việc sinh con băng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mâu thuẫn với nguyên tắc mà các bên cho, nhận tinh trùng, trứng, phôi phải cam kết thực hiện Mặt khác, các chuyên gia y tế cho rằng, việc “nhận ra” đứa trẻ là rất khó khăn nêu không nói là không thé vì tính bảo mật của việc áp dung kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đồng thời ảnh hưởng đến việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Vì vậy,

* Điều 93 khoản 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

24

Trang 27

quan điểm không cho phép xác nhận cha ở trường hợp này là hoàn toàn phù hop với thực tế của việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Do đó, cần lưu ý rằng, khi thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ, phần khai về cha bỏ trống nhưng khác với trường hợp người phụ nữ độc thân đăng ký khai sinh cho con khi sinh con tự nhiên, ở trường hợp này, phần khai về cha trong Giấy khai sinh không thể được bồ sung vi lý do người đàn ông nào đó hiến tặng

tinh trùng, phôi lại nhận đứa trẻ là con.

Thứ hai, trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, người phụ nữ sinh ra đứa trẻ

không được xác định là mẹ của đứa trẻ Tuy nhiên, trên thực tế khi sinh đứa trẻ tại bệnh viện, việc người phụ nữ sinh con thường sẽ gắn với một thủ tục quan trọng dé chứng minh “su kiện sinh đẻ” đó là việc bệnh viện sẽ cấp Giấy chứng sinh làm cơ sở để thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ Trên thực té, người được xác định là mẹ của đứa trẻ lai không sinh ra đứa trẻ, cho nên Giấy chứng sinh xác nhận việc mang thai hộ vì mục điích nhân đạo phai thé

hiện đơược nội dung thông tin nay Vì vay, khi đăng ky khai sinh cho trẻ sinh ra trong trường

hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, thì cần phải có giấy tờ, chứng minh việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con làm căn cứ để đăng ký khai

sinh cho đứa trẻ với họ tên cha, mẹ của đứa trẻ là người nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân

dao dé dam bảo tính “chặt chẽ” trong việc xác định cha, mẹ con theo quy định của pháp

Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc đăng ký khai sinh, xác nhận quan hệ cha,

mẹ con trơng trường hợp sinh con bằng biện pháp hỗ trợ sinh sản được thực hiện theo các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật hộ tịch và các quy định của pháp luật có liên quan Cụ thé , việc đăng ký khai sinh, đăng ký nhận cha mẹ con duoc điều chỉnh

buoi các văn bản pháp luật sau:

- Luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2014, có hiệu

lực từ ngày 1/1/2015;

- Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01

tháng 01 năm 2016;

- Nghị định số 123/ND- CP ngày 15/1/2015 của Chính Phủ quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch;

- Thông tư số 04/2020/TT- BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/NĐ- CP ngày 15/11/2015 của

Chính Phủ;

25

Trang 28

- Quyết định số 1872/QD- BTP ngày 4/9/2020 của Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính về việc sửa đổi, bô sung trong lĩnh vực hộ tịch thực hiện tại cơ quan đăng ký

hộ tịch trong nước thuộc phạm vi chức năng quan lý của Bộ Tư pháp;

- Thông tư số 57/2015/TT- BYT ngày 20/12/2015 của Bộ y tế quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 10/2015/NĐ- CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ về sinh con băng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, có hiệu

lực từ ngày 15 tháng 3 năm 2015;

- Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28/01/2015 của Chính phủ quy định về sinh con băng kỹ thuật thụ tính trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo,

có hiệu lực từ ngày 15 tháng 3 năm 2015;

- Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Bộ Y tế quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh, có hiệu lực từ ngày 01 tháng năm 2013;

- Thông tư số 34/2015/TT-BYT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bỗ sung Điều 2 Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Bộ Y tế quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh, có hiệu lực từ ngày 14 tháng 12 năm 2015.

Bên cạnh đó, việc đăng ký khai sinh cho con còn dựa trên các quy định của Bộ luật

Dân sự, Luật quốc tịch, Luật căn cước công dân để xác định rõ các vấn đề về họ tên, quốc

tịch của trẻ.

Về thâm quyền đăng ký nhận cha, me con và đăng ký khai sinh cho con theo quy định của pháp luật hiện hành thuộc về Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thi tran và Uy ban nhân cấp, quận huyện đối với việc đăng ký có yếu tố nước ngoài.

Về trình tự, thủ tục đăng ký Hiện nay, theo Quyết định số 1872/QD- BTP ngày 4/9/2020 của Bộ Tư pháp về việc công bồ thủ tục hành chính về việc sửa đổi, bố sung trong

lĩnh vực hộ tịch thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch trong nước thuộc phạm vi chức nang

quản lý của Bộ Tư pháp, quy định cụ thé, chi tiết về quy trình thực hiện việc đăng ký, đảm bảo tính minh bạch, giúp người dân dễ dàng tiếp cận với các thủ tục đăng ký Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện đăng ký trực tuyến cũng tạo điều kiện để người dân thuận tiện hơn trong việc thực hiện các việc đăng ký Cho đến nay Nghị định số 87/ND-CP ngày 28/7/2020 của Chính Phủ quy định về Cơ sở dit liệu điện tử đăng ký trực tuyến đã có hiệu luc”, tạo cơ sở thuận tiện đề triển khai thực hiện việc đăng ký hộ tịch trực tuyến Tuy nhiên, do điều kiện cơ sở hạ tầng thông tin ở các địa phương chưa đồng bộ, nhu cầu khả năng sử dụng phương

# Nghị định số 87/2020/ ND- CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Co sé dữ liệu điện tử đăng ký hộ tịchtrực tuyên có hiệu lực từ ngày 15/9/2020.

26

Trang 29

thức đăng ký trực tuyến của người dân còn chưa cao nên phạm vi, thời gian và mức độ áp dụng phương thức trực tuyến đối với việc đăng ký hộ tịch do các địa phương quyết định, không bat buộc phải triển khai tại tat cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi Nghị định có hiệu lực Điều này sẽ dẫn đến, việc đăng ký trực tuyến chưa thé thực hiện được đều khắp mà cần phải có lộ trình nên cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện đăng ký trực tuyến.

2 MOT SO BAT CẬP, VUONG MAC TỪ THUC TIEN ĐĂNG KÝ KHAI SINH VA DANG KY NHAN CHA, ME, CON TRONG TRUONG HOP SINH CON BANG KY THUẬT HO TRỢ SINH SAN

2.1 Đăng ký nhận cha, me con va đăng ký khai sinh trong trường hợp cặp vo chồng

vô sinh hoặc người phụ nữ độc thân áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Đăng ký nhận cha, mẹ, con là một việc hộ tịch mà theo đó, căn cứ vào quy định của

pháp luật về xác định quan hệ, cha, mẹ, con, co quan có thầm quyên sẽ xác nhận quan hệ cha, mẹ, con làm cơ sở dé thực hiện việc đăng ký khai sinh cho con theo quy định của pháp luật Dang ký khai sinh là việc cơ quan nhà nước có thâm quyền tiếp nhận và xác nhận vào Giấy khai sinh của cá nhân các thông tin liên quan đến nhân thân của cá nhân đó như họ, tên, cha, mẹ, số định danh cá nhân, dân tộc, quốc tịch

- Đăng ký nhận cha, mẹ, con và đăng ký khai sinh trong trường hợp cặp vợ chồng vô

sinh áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Khi cặp vợ chồng vô sinh áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì con sinh ra được xác định là con chung của vợ chồng Trong trường hợp người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì việc xác định cha, mẹ được áp dụng theo quy định tại Điều 88 của Luật nay* Theo quy dinh tai khoan 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì con sinh ra

trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ

chồng Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày ké từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân Như vậy, nguyên tắc suy đoán pháp lý theo đó cũng được áp dung dé xác định quan hệ cha, mẹ con đối với trường hợp sinh con

theo phương pháp khao học Tuy nhiên, khác với trường hợp sinh con tự nhiên, khi cặp vợ

chồng sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, tính đương nhiên trong việc xác định quan hệ

cha, mẹ con được áp dụng Nghĩa là việc cha, mẹ “không thừa nhận” con sẽ không được

chấp nhận, bởi lẽ sự tự nguyện của các bên vợ chồng trong việc lựa chọn kỹ thuật hỗ trợ sinh sản dé sinh con, tất yếu có thé dẫn đến hệ quả đứa con có thé không cùng huyết thống với

cha mẹ Vì vậy, người chông hoặc người vợ không thê phủ nhận việc nhận đứa trẻ là con.%5 Xem khoản 1 Điều 93 Luật HN&GD năm 2014.

27

Trang 30

Tuy nhiên, van dé này có thé đặt ra với Cơ sở y tế thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hay không? Giả thuyết cặp vợ, chồng vô sinh có “tinh trùng” và “trứng” đủ chất lượng dé sinh con nên đã thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm bang tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ Tuy nhiên, sau khi sinh con, họ xác định được Cơ sở y tế đã có sự nhằm lẫn khi thực hiện kỹ thuật “cay phôi” Kết qua là, đứa con sinh ra lại không có cùng huyết thong với họ Vậy họ có thé xác định rõ vấn đề này dé yêu cầu Cơ sở y tế phải chịu trách nhiệm hay không Nếu xét về mặt pháp lý, việc nhằm lẫn của Cơ sở y tế trong trường hop này đã gây ra những thiệt hại rất lớn về tinh thần, tài sản cho cặp vợ chồng vô sinh và Cơ sở y tế phải có trách nhiệm về sự nhằm lẫn này Tuy nhiên, hiện nay theo quy định của pháp luật, khó có thể buộc Cơ sở y tế phải chịu trách nhiệm Bởi vì, vẫn đề này chưa được dự liệu Cụ thé là, trong các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế cũng như các quy định của bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đôi năm 2017 với các tội danh có liên quan đến các hành vi vi phạm về khám chữa bệnh, pha chế thuốc hoặc các tội xâm phạm sức khoẻ của người khác, chỉ có thé căn cứ dé xác định hành vi vi phạm trong lĩnh vực y tế, khó áp dung dé xác định trách nhiệm đối với Cơ sở y tế thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Mặt khác, khi

thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, người áp dụng, ngoài việc tự nguyện thực hiện còn phải

cam kết phải chịu tai nạn rủi ro nghề nghiệp và sẽ không khiếu kiện Vì vậy, theo quan điểm của chúng tôi, cần phải có hướng dẫn cụ thể về những “rủi ro” nghề nghiệp trong trường hợp thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là gì Trường hợp có sự nhằm lẫn khi “tạo” phôi hay “ cay phôi” không nên coi đó là tai nạn, rủi ro nghề nghiêp dé bảo vệ quyền lợi cho người áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và tăng cường trách nhiệm của Cơ sở y tế, điều này cũng tạo cơ sở pháp lý dé thực hiện việc xác định quan hệ cha, mẹ, con bảo đảm quyên lợi hợp pháp của

các bên trong quan hệ cha, mẹ, con.

Về việc đăng ký khai sinh cho con thì việc đăng ký khai sinh cho con không có nhiều

khác biệt so với trường hợp đăng ký khai sinh trong trường hợp sinh con tự nhiên Trước

hết, đứng trên phương diện pháp lý, họ phải là vợ chồng hợp pháp mới được áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản dé sinh con Vì vậy, trong trường hợp này, đứa con cũng được xác định là con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng, việc đăng ký khai sinh sẽ được tiễn hành theo quy định của pháp luật về hộ tịch Thực tế cho thấy, trường hợp này không có gì vướng mắc Khi đăng ký khai sinh cho con, ngoài việc pahir xuất tình các Giấy tờ chứng minh nhân thân thì cặp vợ, chồng phải xuất trình các Giấy tờ dé chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch, cơ quan hộ tịch sẽ kiểm tra và đăng ký khai sinh cho trẻ.

28

Trang 31

Các Giấy tờ này bao gém**: (i) Tờ khai theo mẫu; (ii) Giấy chứng sinh Trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh, nêu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan xác nhận việc sinh Như vậy, Giấy chứng sinh và các Giấy tờ thay thé nói trên thực chất là căn cứ dé chứng minh rằng người vợ trong cap vợ chồng vô sinh đã sinh con, đứa trẻ được xác định là con chung của cặp vợ, chồng vô sinh Tuy nhiên, thực tế hiện nay nảy sinh trường hợp người vợ sử dụng tinh trùng của người chồng đã chết, thực hiện việc thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con Về vấn đề này có thể

xảy ra những trường hợp sau:

Thứ nhất, người vợ sử dụng tinh trùng của người chồng đã chết thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ông nghiệm ngay sau khi người chồng qua đời và sinh con trong phạm 300 ngày kế từ ngày người chồng chết Day là trường hợp theo quy định của pháp luật hiện hành đứa trẻ sinh ra vẫn được xác định là con của người chồng đã chết Do vậy, có đủ căn cứ để chứng minh quan hệ cha con và cơ quan có thâm quyên sẽ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho đứa trẻ với họ tên cha là người chồng đã chết của mẹ nó Như vậy, trong trường hợp này, dù người chồng không thê hiện ý chí về việc mong muốn sinh con thì đứa con do người vợ sinh ra sau khi người chồng chết vẫn được xác định là con chung của vợ chồng Vi thé, người vợ vẫn có quyền đăng ký khai sinh cho con theo họ của người cha Tuy nhiên, xét trên phương diện thực tế, điều này có thể dẫn đến những hệ luy nhất định làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người có quyền lợi liên quan, nếu người vợ lạm dụng quy định của pháp luật, sinh con băng tinh trùng của người chống đã chết, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến quyền thừa kế tài sản của những người thừa kế cùng hàng.

Thứ hai, người vợ sử dụng tinh trùng của người chồng đã chết thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và sinh đứa trẻ sau 300 ngày ké từ ngày người chồng chết Đây là trường hợp theo quy định của pháp luật hiện hành không thê xác định đứa trẻ là con chung của vợ chồng Bởi vì, theo nguyên tắc suy đoán pháp lý thì đứa trẻ sinh ra trong trường hợp

này không thuộc diện được suy đoán là “con chung” của vợ chồng Như vậy, có thể dự liệu

như sau:

Một là, tại thời điểm người vợ thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nếu không có văn bản thê hiện ý chí của người chồng về việc thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đề sinh con thì chỉ xác định đây là trường hợp người phụ nữ độc thân áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản dé

sinh con Do đó, chỉ có thê xác định quan hệ giữa mẹ và con mà không thê xác định quan hệ

46 Xem Điều 16 Luật Hộ tịch năm 2014

29

Trang 32

cha, con Do đó, có thê thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ giỗng như trường hợp người

phụ nữ độc thân sinh con theo phương pháp khoa học.

Hai là, có văn bản thê hiện ý chí của người chồng về việc thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản dé sinh con thì xác định đứa trẻ sinh ra là con chung của người vợ và người chồng đã chết.

Tuy nhiên, pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành chưa dự liệu về vấn đề này Vì thế, việc đăng ký khai sinh cho con sinh ra đối với trường hợp người vợ thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, sinh con bằng tinh trùng của người chồng đã chết còn vướng mắc, người vợ không thể đăng ký khai sinh cho con theo họ cha vì người cha không được xác

định Bởi lẽ, trong trường hợp này, khi đăng ký khai sinh cho trẻ, người đi đăng ký khai sinh

ngoài việc nộp Tờ khai, Giấy chứng sinh thì còn phải có bằng chứng dé chứng minh, đứa trẻ là con của người đã chết, cơ quan hộ tịch mới thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ với họ tên cha là người đã chết mà không thể tuỳ tiện ghi tên người cha đã chết vào Giấy khai sinh của đứa trẻ Xét về bản chất thì trường hợp này, khi thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ, cơ quan có thâm quyền đã thực hiện việc “xác nhận” cha cho con thông qua việc yêu cầu cung cấp bằng chứng, chứng minh quan hệ cha con Chúng tôi cho rang dé đảm bảo chặt chẽ việc quản lý vấn đề sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, trong trường hợp này, ngoài văn bản thê hiện ý chí của người chồng về việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, cần yêu cầu việc cung cấp mẫu AND chứng minh quan hệ cha con giống như trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ con ngoài giá thú dé dam bảo quyền và lợi ích của các bên có liên quan.

Từ những phân tích trên đây, đối chiếu với các quy định của pháp luật về hộ tịch, chúng tôi cho rang việc đăng ký khai sinh cho trẻ trong trường hợp người vợ thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, sinh con sau khi người chồng đã chết cần phải được quy định cụ thể để tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ, bảo vệ quyền và lợi ích của

con, Hiện nay, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn, thi hành

không dé cập đến van đề nay*’, gây khó khăn cho việc đăng khai sinh cho trẻ va lang túng cho cơ quan hộ tịch khi tiếp nhận việc đăng ký khai sinh.

- Đăng ký khai sinh cho con trơng trường hợp người phụ nữ độc thân sinh con áp dụng kỹ

thuật hỗ trợ sinh sản

*' Thông tư số 04/2020/TT- BTP ngày 28/5/2020 của Bộ tư pháp có hiệu lực từ 1/7/2020 thay thế Thông tư số15/2016/TT- BTP hướng dan thi hành Nghị định so 123/2015/CP đêu không quy định về việc đăng ký khai sinh đôivới trường hợp người phụ nữ sử dụng tinh trùng của người chong đã chêt đê sinh con.

30

Trang 33

Đối với trường hợp người phụ nữ độc thân áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để sinh

con thì theo quy định của pháp luật hiện hành đứa con được xác định là con của người phụ

nữ thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Vì vậy, khi đăng ký khai sinh cho con, phần khai về cha trong giấy khai sinh sẽ bỏ trồng Có thé nói, việc đăng ký khai sinh trong trường hợp này không có gì vướng mắc vì người mẹ sẽ đăng ký khai sinh cho con chỉ cần xuất trình giấy tờ chứng minh nhân thân và nộp cho cơ quan hộ tịch Giấy chứng sinh hoặc Giấy tờ thay thế và Tờ khai đăng ký Như vậy, sự kiện sinh con của người mẹ phản ảnh trong Giấy chứng sinh hoặc Giấy tờ thay thế là căn cứ xác nhận quan hệ mẹ, con Căn cứ vào đó, cơ quan hộ tịch sẽ tiếp nhận và giải quyết việc đăng ký khai sinh Đăng ký khai sinh cho trẻ trong trường hợp này cũng có điểm tương đồng với đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú Tuy nhiên, nếu người phụ nữ sinh con ngoài giá thú thuộc trường hợp sinh con tự nhiên thì phần khai về cha trong giấy khai sinh của con lúc đầu có thé bỏ trồng nhưng sau đó, người cha có thể nhận con và thông tin về người cha sẽ được bồ sung trong giấy khai sinh Còn trong trường hợp này thì phan khai về cha không thé được b6 sung do nguyên tắc xác định cha, mẹ, con

theo quy định của pháp luật đã quy định rõ, đứa trẻ sinh ra chỉ có mẹ mà không có cha Vì

vậy, dé đảm bao tinh chặt chẽ của việc xác nhận quan hệ cha, mẹ, con và thực hiện việc đăng ký khai sinh thì trong trường hợp này cần ghi chú rõ đây là trường hợp người mẹ sinh con áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản dé tránh tình trạng tạo kẽ hở dé có thé thực hiện việc nhận con và bồ sung phan khai về cha trong giấy khai sinh, điều này sẽ dẫn đến việc sinh con áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không được kiểm soát, phá vỡ tính ôn định của các quan hệ

hôn nhân và gia đình.

2.2 Đăng ký xác nhận cha, mẹ, con và đăng ký khai sinh cho con trong trường hợpmang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong trường hợp nhờ mang thai hộ vì mục

đích nhân đạo thì đứa con được xác định là con chung của cặp vợ, chồng nhờ mang thai hộ kế từ thời điểm con được sinh ra“Š Như đã phân tích ở trên, khác với trường hợp sinh con tự nhiên cũng như trường hợp cặp vợ chồng vô sinh hay người phụ nữ độc thân áp dụng kỹ

thuật hỗ trợ sinh sản, trong trường hợp này người phụ nữ sinh ra đứa trẻ không được xác

định là mẹ của đứa trẻ Vì vậy, khi đăng ký khai sinh cho trẻ, người nhờ mang thai hộ phải

có đầy đủ giấy tờ chứng minh việc sinh con bằng hình thức nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Cũng giống như các trường hợp đăng ký khai sinh thông thường, người đăng đi đăng ký khai sinh phải xuất trình các giấy tờ chứng minh tình trạng nhân thân và phải nộp

48 Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014.31

Trang 34

Tờ khai, Giấy chứng sinh dé làm cơ sở đăng ký khai sinh cho trẻ Dé được cấp Giấy chứng sinh Giấy chứng sinh là văn bản quan trọng dé làm cơ sở thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ Theo quy định của pháp luật hiện hành, Bên vợ chồng nhờ mang thai hộ hoặc Bên mang thai hộ phải nộp Bản xác nhận về việc sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ và bản sao có chứng thực hoặc bản chụp có kèm theo bản chính dé đối chiếu Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và Bên mang thai hộ gửi cơ

sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trẻ sinh ra Trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ sẽ

được cấp Giấy chứng sinh theo Giấy chứng sinh này là văn bản chứng minh việc mang thai hộ khi làm thủ tục đăng ký khai sinh*® Trong Giấy Chứng sinh này có đầy đủ các thông tin về Bên mang thai hộ và Bên nhờ mang thai hộ Do vậy, căn cứ trên cơ sở này cơ quan hộ

tịch sẽ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ phù hợp với quy định của pháp luật Từ sự

phân tích trên chúng tôi nhận thấy rằng để đảm bảo thực hiện một cách chặt chẽ quy định của pháp luật về mang thai hộ vì mục đích nhận đạo, vai trò của Cơ sở y tế trong việc quản lý chặt chẽ việc thực hiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cũng như cấp Giấy chứng sinh là rất quan trọng Bởi vì, cơ quan hộ tịch khi đăng ký khai sinh chỉ yêu cầu người đăng ký khai sinh phải nộp đầy đủ các Giấy tờ cần thiết và khi kiểm tra, xét thấy có đầy đủ các Giấy tờ hợp lệ thì sẽ tiến hành đăng ký khai sinh Vì vậy, nếu có dấu hiệu gian đối hoặc làm sai lệch Hồ sơ thì thường sẽ diễn ra nhiều ở khâu cấp Giấy chứng sinh Vì vậy, theo quan điểm chúng tôi, cần phải tăng cường trách nhiệm của Cơ sở y tế trong việc quản lý vấn đề sinh

con có áp dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản nói chung và mang hai hộ vì mục đích nâhn đạo

nói chung

3 MỘT SO ĐÈ XUẤT NHẰM BẢO DAM HIỆU QUÁ THUC HIỆN VIỆC ĐĂNG KÝ NHAN CHA, MẸ, CON VA ĐĂNG KÝ KHAI SINH TRONG TRƯỜNG HỢP SINH CON BANG

Trên cơ sở phân tích quy định của pháp luật hiện cũng hành vẻ sinh con bang biện

pháp hõ trợ sinh sản cũng như xem xét thực tiễn áp dụng pháp luật vào việc đăng ký nhận

cha, mẹ, và đăng ký khai sinh cho con, chúng tôi cho rang dé bảo đả tốt việc áp dụng pháp luật về việc sinh con trong trường hợp hỗ trợ sinh sản, thực hiện việc đăng ký khai sinh cho

con cân thực hiện tot một sô giai pháp sau:

“° Thông tư 34/2015/TT-BYT củai Bộ Y tế sửa rd6i Điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BYT quy định cấp và sử dụng Giấychứng sinh.

32

Trang 35

Thứ nhất, pháp luật hôn nhân và gia đình cần có dự liệu cụ thể về việc nguoi vo SỬ dụng tinh trùng của người chồng đã chết dé sinh con Thực tế cho thay có nhiều trường hợp người vợ muốn sinh con bằng tinh trùng của người chồng đã chết, trong khi đó pháp luật lại không dự liệu về vấn đề này Vì vậy, gây khó khăn cho việc đăng ký nhận cha, mẹ, con, đăng ký khai sinh cho con, làm anh hưởng đến quyên lợi chính đáng của con Mặt khác còn ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đứa trẻ ví dụ như quyên thừa kế đối với đứa

trẻ sinh ra trong trường hợp nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;

Thứ hai, cần có những dự liệu cụ thé hơn về những hành vi vi phạm pháp luật của Cơ sở y tế thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Như chúng tôi đã phân tích trong nội dung trên, nếu cơ sở y tế nhằm lẫn trong việc thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dẫn đến việc xác định quan hệ cha, mẹ, con không phản ánh đúng theo quy định của phap luật, gây ảnh hưởng đến lợi ích của người áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Chắng hạn, cặp vợ chồng áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ nhưng khi sinh ra đứa trẻ lại không có cùng huyết thống với cha, mẹ thì quyền lợi của người áp dụng kỹ thuật

hỗ trợ sinh sản phải được bảo vệ;

Thứ ba, cần tăng cường quản lý chặt chẽ hoạt động hỗ trợ sinh sản của các Cơ sở y tế dé đảm bảo việc áp dung kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tuân thủ đúng các quy định của pháp luật; tăng cường thanh tra, kiêm tra giám sát việc thực hiện pháp luật về đăng ký hộ tịch, góp phần bảo đảm cho pháp luật về hộ tịch được tuân thủ, tạo cơ sở dé thực hiện tốt việc đăng ký nhận

cha, mẹ, con, đăng ký khai sinh cho trẻ em nói riêng và đăng ký các việc hộ tịch nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ Luật dân sự năm 2015;

2.Luật Căn cước Công dân năm 2014.;

3 Luật quốc tịch Quốc tịch năm 2008, sửa đổi năm 2014;

4 Luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2014; có hiệu lực từ

ngày 1/1/2015;

5 Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01 tháng

01 năm 2016;

6 Nghị định số 123/ND- CP ngày 15/1/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một

sô điêu của Luật Hộ tịch;

33

Trang 36

7 Quyết định số 1872/QD- BTP ngày 4/9/2020 của Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính về việc sửa đổi, bố sung trong lĩnh vực hộ tịch thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ

tịch trong nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp;

8 Thông tư số 57/2015/TT- BYT ngày 20/12/2015 của Bộ y tế quy định chỉ tiết một số điều của Nghị định số 10/2015/NĐ- CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ về sinh con bằng kỹ thuật thu tinh trong éng nghiệm va diéu kién mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, có hiệu lực từ

ngày 15 tháng 3 năm 2015;

9 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28/01/2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, có hiệu

lực từ ngày 15 thang 3 năm 2015.

10 Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Bộ Y tế quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh, có hiệu lực từ ngày 01 tháng năm 2013;

11 Thông tư số 34/2015/TT-BYT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đồi, bô sung Điều 2 Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Bộ Y tế

quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh, có hiệu lực từ ngày 14 tháng 12 năm 2015.

12 Thông tư số 04/2020/TT- BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/ND- CP ngày 15/11/2015 của Chính

13 Trường Đại học Luật Hà Nội (2020) Bảo đảm quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra băng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo pháp luật Việt Nam, Đề tài khoa học cấp trường./.

34

Trang 37

THUC TRẠNG PHAP LUẬT VE ĐĂNG KÝ VIỆC NUÔI CON NUOI

CÓ YEU TO NƯỚC NGOÀI VÀ THUC TIEN THỰC HIEN

1S Nguyễn Phương Lan

Trường Đại học Luật Hà Nội

* Tóm tat: Bài viết phân tích khái niệm, ý nghĩa của việc đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, thực trạng pháp luật điều chỉnh đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tô nước ngoài và thực tiễn thực hiện thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi có yêu tố nước ngoài Trên cơ sở đó phân tích một số điểm vướng mắc, bat cập và đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật về đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

* Từ khóa: đăng ký nuôi con nuôi; nuôi con nuôi có yếu tổ nước ngoài; thâm quyên; thủ tục; điều kiện nuôi con nuôi; hồ sơ xin nhận con nuôi;

1 Khái niệm và ý nghĩa của đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 1.1 Khái niệm đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu t6 nước ngoài

Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo qui định tại khoản 5 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi được hiểu là việc nuôi con nuôi mà trong đó có it nhất một bên chủ thê là người nước

ngoài hoặc người Việt Nam định cu ở nước ngoài.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế một cách toàn điện hiện nay, việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là một tất yêu Tuy nhiên, từ khi Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực, việc giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài là giải pháp cuối cùng khi “không thé tim được gia đình thay thé ở trong nước” cho trẻ em Nguyên tắc này nhằm đảm bao cho

trẻ em được nhận nuôi con nuôi trong nước, hạn chê việc cho trẻ em làm con nuôi ở nước

é^

ngoài vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em, làm cho trẻ em phải thay đổi về văn hóa, ngôn ngữ, tâm lý dé thích ứng với môi trường sông ở nước ngoài Tuy nhiên việc cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài vẫn là giải pháp tốt hơn đối với trẻ em so với việc trẻ em phải sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội Vì vậy việc cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài vẫn là một giải pháp được Công ước La Hay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế (viết tắt là Công ước La Hay) đảm bảo thực hiện dựa trên cơ sở vì lợi ích tốt nhất của trẻ em”° Việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được đăng ký

theo trình tự, thủ tục luật định mới làm phát sinh quan hệ cha mẹ và con giữa người nhậnnuôi và người được nhận nuôi.

5° Xem Lời nói đầu Công ước La Hay

35

Trang 38

Việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài hiện nay ở Việt Nam bao gồm hai trường hop cơ bản: trẻ em được nhận nuôi vẫn sinh sống tại Việt Nam hoặc trẻ em được nhận nuôi xuất

cảnh khỏi Việt Nam và nhập cảnh nước nơi người nhận nuôi thường trú Trong trường hợpcon nuôi được đưa ra nước ngoài cùng cha mẹ nuôi, thủ tục công nhận việc nuôi con nuôicòn phụ thuộc vào pháp luật của các nước có liên quan Các nước nhận trẻ em Việt Nam làm

con nuôi hiện nay bao gồm các nước là thành viên của Công ước La Hay với Việt Nam và các nước không phải là thành viên của Công ước La Hay Trong phạm vi chuyên đề này sẽ tập trung phân tích thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài do cơ quan có thầm quyền của Việt Nam thực hiện.

Đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được hiểu là việc cơ quan có thâm quyền thực hiện các thủ tục cần thiết theo trình tự do pháp luật qui định nhằm xác minh, kiểm tra các điều kiện của các bên chủ thể có liên quan đến việc cho nhận con nuôi trên cơ

sở đó công nhận việc nuôi con nuôi, làm phát sinh quan hệ pháp luật cha mẹ và con giữangười nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi.

Trong việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, khi trẻ em Việt Nam được giải quyết làm con nuôi ở nước ngoài, việc đăng ký nuôi con nuôi được thực hiện tại cơ quan có thâm quyền của Việt Nam có sự hợp tác chặt chẽ giữa các nước có liên quan theo qui định tại Điều 16 và Điều 17 Công ước La Hay Theo đó cơ quan có thâm quyền của nước gốc va nước nhận “phải trao đôi các quyết định của mình liên quan đến việc tiếp tục tiễn hành thủ tục cho nhận con nuôi quốc tế”51, Đây là thủ tục then chốt trong việc thực hiện trình tự thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi quốc tế theo Công ước La Hay.

1.2 Y nghĩa của đăng ký việc nuôi con nuôi có yéu to nước ngoài

Đăng ký việc nuôi con nuôi thực chất là việc cơ quan nhà nước có thâm quyền thực hiện các thủ tục xác minh, kiểm tra điều kiện của các bên chủ thé trong việc cho nhận con nuôi, nhăm đảm bảo việc nhận nuôi con nuôi là đúng mục đích, phát hiện, ngăn chặn các hành vi khuất tat, lợi dụng việc nuôi con nuôi dé trục lợi, mua bán trẻ em.

Đăng ký việc nuôi con nuôi có nghĩa ý quan trọng đối với các bên chủ thể cũng như đối với cơ quan nhà nước có thâm quyên Đặc biệt trong việc nuôi con nuôi có yếu tô nước

ngoài, đăng ký việc nuôi con nuôi càng có ý nghĩa quan trọng bởi vì nó đảm bảo tính hợp

pháp, đảm bảo quyền lợi ích của trẻ em được nhận làm con nuôi ở nước ngoài, thiết lập cơ

chê bảo vệ trẻ em được nhận làm con nuôi ở nước tiêp nhận khi các trẻ em này đã rời khỏi nước øôc.

>! Bộ Tư pháp — Unicef Việt Nam, Tài liệu Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Công ước La Hay số 33 về bảo vệ trẻem và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quôc tê, Hà Nội, 11/2016, tr.13

36

Trang 39

Đăng ký việc nuôi con nuôi có ý nghĩa sau:

- Đăng lý việc nuôi con nuôi là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ cha mẹ và congiữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi Trên cơ sở đăng ký tại cơ quan có

thâm quyền mà việc nhận nuôi con nuôi được công nhận là hợp pháp, do đó quan hệ cha mẹ

và con giữa hai bên mới được thừa nhận trước pháp luật, được bảo đảm thực hiện.

- Thông qua đăng ký việc nuôi con nuôi, các điều kiện của người nhận nuôi con nuôi và trẻ em được nhận nuôi được các cơ quan chức năng xác minh, kiểm tra, đảm bảo việc nhận nuôi con nuôi là hợp pháp Sự phối hợp giữa cơ quan có thâm quyền của nước gốc và nước nhận trong việc xác minh các điều kiện nuôi con nuôi của các bên chủ thể có liên quan nhằm đảm bảo rằng việc cho nhận con nuôi là vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, đảm bảo tốt nhất các quyền cơ bản của trẻ em, giúp cho trẻ em được nhận nuôi được sống trong gia đình nuôi một cách an toàn, có đủ điều kiện dé phát triển về thế chất, nhân cách.

Việc xác minh các điều kiện của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi của nước tiếp nhận và phù hợp với pháp luật của nước đó sẽ đảm bảo được sự an toàn cho trẻ em, tạo môi trường gia đình nhận nuôi tốt nhất cho trẻ em khi làm con nuôi ở nước ngoài Việc xác minh các điều kiện của trẻ em được cho làm con nuôi của nước gốc nhằm đảm bảo rằng việc cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài là biện pháp tốt nhất cho trẻ em khi trẻ em không thể được nhận làm con nuôi ở trong nước Điều đó là cơ sở pháp lý để trẻ em được nhận nuôi hợp pháp và được nhập cảnh vào nước

nhận cùng cha mẹ nuôi.

- Thực hiện các thủ tục, trình tự đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tổ nước ngoài một cách chặt chẽ, có sự phối hợp thống nhất, nhịp nhàng giữa các cơ quan có thầm quyền của nước ngoài với nhau, giữa cơ quan có thâm quyền của nước ngoài với Việt Nam là điều kiện đảm bảo sự an toàn cao nhất cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài Tuân thủ trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tô nước ngoài, đặc biệt là giải quyết việc cho trẻ em

làm con nuôi ở nước ngoài, sẽ ngăn chặn, vô hiệu hóa những hành vi lợi dụng việc nuôi con

nuôi nước ngoài nhằm mua bán, vận chuyền trẻ em trái phép sang nước ngoài Qua đó, bảo vệ trẻ em, bảo đảm sự an toàn cao nhất cho trẻ em trong việc làm con nuôi nước ngoài.

- Thực hiện thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo đúng trình tự đã được qui định trong các văn bản pháp lý quốc tế đa phương và song phương về nuôi con nuôi mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia là cơ sở pháp lý để việc nuôi con nuôi đó được công nhận là hợp pháp theo pháp luật của nước tiếp nhận — nước nơi thường trú của

cha mẹ nuôi Do đó, quyên, lợi ích của trẻ em được nhận làm con nuôi nước ngoài mới được37

Trang 40

đảm bảo, quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và con nuôi mới được công nhận,

được bảo đảm thực hiện và bảo vệ tại nước tiếp nhận.

- Trên cơ sở các qui định về thủ tục, trình tự đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thì khi thực hiện nếu có sai sót, có sự vi phạm mới có cơ sở để các cơ quan chức năng can thiệp và có các biện pháp phù hợp, kịp thời nhằm bảo vệ trẻ em làm con nuôi nước ngoài trước các nguy cơ bị xâm hai, bị bắt cóc, mua bán.

- Việc nuôi con nuôi có yêu tố nước ngoài đã được đăng ký hợp pháp, được cơ quan có thầm quyên của nước gốc và nước nhận công nhận có giá trị pháp lý là cơ sở dé giải quyết các tranh chấp phát sinh có thé xảy ra giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, cũng như các tranh chấp với cha mẹ đẻ của trẻ (nếu có) Đồng thời là cơ sở để cơ quan có thâm quyền của nước gốc có quyền yêu cầu các cơ quan có thâm quyên của nước nhận thực hiện những biện pháp phu hợp, kip thời dé bảo vệ trẻ em, bảo đảm các quyền cơ bản của trẻ em làm con nuôi tai nước tiếp nhận, trong đó có thê có cả biện pháp hồi hương trẻ em về nước khi cần thiết.

2 Pháp luật Việt Nam về đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Đăng ký việc nuôi con nuôi là đăng ký một sự kiện hộ tịch Hộ tịch là những sự kiện

xác nhận tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết?? Theo qui định của Luật Hộ tịch, “thâm quyên, thủ tục giải quyết các việc về nuôi con nuôi được thực hiện theo qui định của Luật nuôi con nuôi, trừ trường hợp Luật này có qui định khác”53 Như vậy, thâm quyền, thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi nói chung, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

nói riêng được thực hiện theo qui định của Luật nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi

hành Luật Nuôi con nuôi.

Liên quan đến van đề đăng ký việc nuôi có yếu tô nước ngoài sẽ phat sinh các loại việc sau:

- Đăng ký việc nuôi con nuôi giữa người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nướcngoài thường trú ở nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

- Đăng ký việc nuôi con nuôi giữa người nước ngoài thường trú tại Việt Nam nhận trẻem ở Việt Nam làm con nuôi.

- Đăng ký việc nuôi con nuôi tại khu vực biên giới giữa công dân Việt Nam thường trú

ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng thường trú ở khu vực biên giới

với Việt Nam.

- Dang ký việc nuôi con nuôi tại cơ quan đại diện cua Việt Nam ở nước ngoai.2.1 Thâm quyên đăng ký việc nuôi con nuôi có yêu tô nước ngoài

52 Xem khoản 1 Điều 2 Luật Hộ tịch

3 Xem khoản 2 Điêu 1 Luật Hộ tịch

38

Ngày đăng: 07/04/2024, 15:26

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w