1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: Xã hội hoá thi hành án dân sự - Kinh nghiệm một số nước và định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam

100 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BAO CAO TONG KET

DE TAI THAM GIA XET GIAI THUONG “SINH VIEN NGHIEN CUU KHOA HOC”

CUA TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI

XÃ HỘI HOA THI HANH ÁN DAN SU - KINH NGHIEM MOT SO NUOC VA DINH HUONG HOAN THIEN PHAP

LUAT VIET NAM

Thuộc nhóm ngành khoa hoc: XH

Năm 2020

Trang 2

BAO CAO TONG KET

DE TAI THAM GIA XET GIAI THUONG “SINH VIEN NGHIEN CUU KHOA HOC”

CUA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NỘI

XÃ HỘI HÓA THI HANH ÁN DAN SỰ - KINH NGHIỆM MOT SO NƯỚC VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHAP

LUẬT VIỆT NAM

Thuộc nhóm ngành khoa học: XH

Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài:

Vũ Quốc Việt Nam/nữ: Nam

Dân tộc: Kinh

Lớp, khoa: Lớp 4208, khoa Pháp luật Hình sự

Năm thứ: 3/Số năm đào tạo: 4

Ngành học: Luật học

Sinh viên 2: Trần Đức Mạnh Nam/nữ: Nam

Dân tộc: Kinh

Lớp, khoa: Lớp 4208, khoa Pháp luật Hình sự

Năm thứ: 3/Số năm đào tạo: 4

Ngành học: Luật học

Người hướng dẫn: ThS Vũ Hoàng Anh

Trang 3

7 VKSND Viện Kiểm sát Nhân dân

8 VP TPL Văn phòng Thừa phat lai

Trang 4

DANH MỤC BANG, BIEU SU DỤNG TRONG DE TÀI

Bang 1 Số lượng vụ việc tô chức THA do các VP TPL thuc hién tai 07

tinh/thanh pho (ttr khi thanh lap dén 31/7/2015)

Biểu đồ 1 Kết quả thi hành tại một số Văn phòng Thừa phát lại Tỷ lệ % ý kiến đánh giá chất lượng công tác trực tiếp tô chức Biểu đồ 2 THA do các VP TPL thực hiện từ phía các cơ quan

Biểu đồ 5 Ý kiến đánh giá tác động tốt về hoạt động TPL đối với việcgiảm khôi lượng công việc cho cơ quan THA tại một sôtinh/thanh phô khảo sát.

Biểu đồ 6 động TPL đôi với khôi lượng công việc cho cơ quan THADSTỷ lệ ý kiến từ cơ quan THA đánh giá tác động tốt của hoạt Biểu đồ 7 Ý kiến đánh giá tác động tốt của hoạt động TPL đối với việcgiảm khôi lượng công việc của cơ quan THADS

Trang 5

MỤC LỤC

DAT VAN 6)0011177 5 TONG QUAN TALI LIỆU - 2° 5£ < 5£ s52 £s£Ss£S££s£SEs£EESEs£Ss£sEseszesesses 6 MỤC TIỂU — PHƯƠNG PHÁP 5° 5° 5£ 5£ s£ s£Ss£ss£sEseEsesessessessesee 8 1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - ¿2-52 SE EEE£ 2E E2E215112111211 111111 tk 8 2 Phương pháp nghiên cứu dé tai oc cecceeeccecseescsscscssesseseseessssssscssssessestsecsssavsneavsneavens 8 KET QUA - THẢO LUẬN < 5° 55< s2 ©s£ sES£EsEEsEsEsESEsessesersesrsrsee 10

TOM TAT CÔNG TRINH 2 << 5° 5£ 5E s£Ss£zEststsersersersersersesee 10 NỘI DUNG CÔNG TRRÌNH 2- < ° 5£ 5£ SE se SseEseEsersersessee 11

CHUONG 1: NHUNG VAN DE LY LUAN VE XA HOI HOA THI HANH AN

I/-taầáầồÝẳ 11

1.1 Khái niệm, đặc điểm của xã hội hoa thi hành án dân sự - - s55: 11

1.1.1 Xã hội WO eecccceesecsecscsccesssessssscsecsucsceessesaesessessecsessesetsatsassassecsssesetenteeses 111.1.2 Thi hành án dan sự cccccccccccccccceesesceeseeeeesessesesssesseeeeeeeeeueueseueeeaeaaas 13

1.1.3 Khái niệm va đặc điểm xã hội hóa thi hành án dân sự - 2-2 17

1.2 Vai trò của việc xã hội hóa thi hành án dân sự - <<+5+++5<<<<52 20

1.2.1 Tăng cường bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự được xác định trong bản án, quyết định ¿2 + E£EE+E9EEEESEEEEEEEEEE1E1E11 1111111111111 11111 ce 20

1.2.2 Nâng cao hiệu quả THADS, giảm áp lực cho cơ quan THADS Nhà nước 20

1.2.3 Phát triển đội ngũ tô chức thi hành án dân sự ¿-¿ 2 s+s+s+ezszszszszxez 21

1.3 Cơ sở thực hiện xã hội hóa thi hành án dân sự - 5< << <+++<+<<<s52 221.3.1 Co va na 22.

1.3.2 Cơ sở thực ti@n cccccccccccecscsscscscesscecscesssescsvecscscscecscsvsvavscseseesesvsvevacseseseevevens 23 1.4 Các quan điểm về xã hội hóa THADS trên thế giới - ¿2 2 +c++£etx2 25

1.4.1 Không thực hiện xã hội hóa thi hành án dân sự - 5 55-5 <+++<<+ 26

1.4.2 Thực hiện xã hội hóa một phan hoạt động thi hành án dân sự 27 1.4.3 Thực hiện triệt dé việc xã hội hóa thi hành án dân sự - - - s5: 28 1.5 Yêu cầu đặt ra khi xã hội hóa thi hành án dân sự . -: + +:-x+ 30 1.5.1 Hành lang pháp lý phù hợp ổn định, rõ ràng, cu th 2-5-5 s2 30 1.5.2 Thâm quyền của đội ngũ thi hành án ngoài nhà nước đủ rộng 3l 1.5.3 Cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan Nhà nước và chủ thể thi hành án

0402180008410 ad 44 32

1.6 Kiểm sát việc thi hành án dân sự khi thực hiện xã hội hóa -2-5: 34 KET LUẬN CHƯNG 2-< 5£ 5° s2 £s£ sES£Es£EsEsEsESEsESseseEsesssesee 35

Trang 6

CHUONG 2: XÃ HỘI HÓA THI HANH AN DÂN SỰ Ở MOT SO QUOC GIA

WA LIÊN MIINH CHAT AUT EW vscssnsroxoccsesves cn srorurcsesscssvssvasuessevsssaessresuessaesnsaesrsece 37 2.1 Liên minh Châu Âu (EU) voccceccccccssccessscssssesecsssesecsvssessesscevscassvsecevsesasansecassesnees 37

2.2 COng hoa PHA 53 37

2.2.1 Khái quát chung về thi hành án dân sự tại Cộng hòa Pháp -. 37

2.2.2 Thừa phát lai trong thi hành án dân sự 5 52+ ++seeexessexss 38aie ge, 43

2.3.1 Khai quat về Thi hành án dan sự tai Cộng hoa Estonia - 43

2.3.2 Thừa phát lại trong thi hành án dân sự ở EStOTIHa - 555 55s *++<<<ss++ 442.4 Cộng hòa Liên Bang DUC - - 2c 311332111311 311 5311 v11 TH ngư 46

KET 0009/.009:00/9) 002777 49

CHUONG 3: PHÁP LUAT VIỆT NAM VE XÃ HOI HÓA THI HANH ÁN DAN

SỰ, THỰC TIEN THUC HIEN VÀ MOT SO KIÊN NGHỊ 51 3.1 Đường lối của Đảng, chính sách của Nha nước về XHHTHADS 51 3.1.1 Đường lỗi của Đảng - 52t St 1 1E 121521211212112111111111111 011111111 re 51 3.1.2 Chính sách của Nha nước và cơ sở pháp lý của chế định TPL 52 3.2 Pháp luật về Thừa phát lai trong thi hành án dân sự hiện nay - 54 3.2.1 Về tư cách pháp lý và tô chức của Thừa phát lại 2-5: 25c s2 54 3.2.2 Về hoạt động thi hành án dân sự của Thừa phát lại -‹ 55 3.3 Thực tiễn thực hiện chế định THADS cuả Thừa phát lại ở Việt Nam 62 3.4 Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả XHH THADS ở Việt Nam hiện nay 70 3.4.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hoạt động thi hành án dân sự của TPL 70 3.4.2 Kiến nghị về tô chức thực hiện chế định Thi hành án của TPL 75 KET LUẬN CHƯNG 3 5- 2< 5£ s©S£ sESEseESESSEsEEEseEsEsrsrssrsersree 76 KET LUẬN — DE NGHỊ 2-5-5 < s2 sEseEsEsESEsEseEEseseresesersesrse 77 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHAO 5-2 5° s52 sessese=sessese 80

GO " ' """"" ''" 84

5.1 Mô hình Chấp hành viên thi hành án dân sự ở Nhật Bản - - 84 5.2 Dư luận xã hội về van dé XHHTHADS :-2¿©25+222+s2cxvsrrvrsrrrree 85 5.2.1 Phan câu hỏi khái quát thông tin của người khảo sát 2-5-5 +: 86 5.2.2 Phan câu hỏi chung về xã hội hóa thi hành án dân sự - 5+: 88 5.2.3 Phần khảo sát sâu hơn về thừa phát lại trong Thi hành án dân sự 9] 5.2.4 Kết luận chung kết quả cuộc khảo sat -2- 2 SE eEk+E+E£E2EerEeExrkers 94

Trang 7

DAT VAN DE Sự cần thiết và lý do lựa chọn đề tài

Xã hội hoá nhiều ngành, lĩnh vực hiện nay đang là chủ trương ưu tiên hàng đầu của đất nước ta, trong đó có việc xã hội hóa các dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp và thi hành án dân sự Vốn là hoạt động quan trọng, là giai đoạn thực tế bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức hay của chính Nhà nước; bảo đảm tính công bang va sự nghiêm minh của pháp luật, giữ vững trật tự xã hội nên van đề xã hội hóa THADS được cả hệ thống chính tri, bộ máy nhà nước và người dan hết sức quan tâm Trên thé giới, nhiều mô hình xã hội hoá thi hành án đã được triển khai 6n định, lâu dài và rất thành công như mô hình thi hành án tư nhân ở Cộng hoà Pháp hay mô hình THA bán công ở Cộng hòa Liên bang Đức, Vương quốc Bi, Cộng hòa Estonia Mỗi quốc gia với hệ thống pháp luật khác nhau có những quan điểm riêng về thi hành án dân sự, nhưng đều có bề day phát triển của pháp luật về thi hành án và đội ngũ thực thi, có thé cho Việt Nam nhiều kinh nghiệm quý báu trong quá trình xây dựng và triển khai các đường lối, chính sách pháp luật về xã hội hoá THADS.

Ở Việt Nam, việc xã hội hóa THADS được tiến hành từ thí điểm tới áp dụng chính thức với chủ thể là Thừa phát lại Từ khi được bắt đầu triển khai tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) vào năm 2009 trên mô hình thí điểm tới nay, phạm vi hoạt động cua TPL đã chính thức được công nhận trên phạm vi cả nước, sỐ lượng TPL và văn phòng TPL tăng lên cùng với đó là số lượng bản án, quyết định được thi hành Qua kết quả thí điểm cho thấy TPL mang đến nhiều kết quả tích cực, hiệu quả xử lý công việc cao qua đó giúp người dân chủ động, linh hoạt hơn trong bảo vệ quyền lợi của mình, đồng thời giảm áp lực cho Nhà nước và có thê nói là đã chứng mình sự phù hợp của nó với các đặc điểm kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Tuy nhiên, quá trình hoạt động nói chung và Thị hành án của TPL nói riêng còn

bộc lộ không ít hạn chế, khó khăn do nhiều nguyên nhân như năng lực của bản thân đội ngũ TPL chưa thê đáp ứng, xã hội chưa kịp thích nghi với quy định mới và bên cạnh đó còn là do cơ sở pháp lý của chế định này còn nhiều bat cập, không 6n định Chỉ trong 10 năm mà chế định Thừa phát lại đã phát triển thành 3 giai đoạn với 03 Nghị định của Chính phủ, với nhiều nội dung có sự thay đổi căn bản So với các quốc gia đã triển khai xã hội hóa THADS trên thế giới thì Việt Nam vẫn còn non trẻ trong kinh nghiệm lập pháp — lập quy về chế định này.

Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn đó, chúng tôi chọn chủ đề “Xã hội hóa thi hành án dân sự - Kinh nghiệm một số nước và định hướng hoàn thiện pháp luật Việt

Nam” làm đê tài tham gia cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học của mình.

Trang 8

TỎNG QUAN TÀI LIỆU

Xã hội hóa nói chung và xã hội hóa thi hành án dân sự nói riêng ở Việt Nam

cũng như trên thế giới đã không còn là vấn đề quá mới Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, tại các diễn đàn, hội thảo, đã có nhiều quan điểm về đề tài này.

Trên bình diện quốc tế, các nhà khoa học nghiên cứu xã hội hóa thi hành án dân sự dưới góc độ các mô hình hay quan điểm về thi hành án dân sự Nỗi bật có thé kể tới nhiều công trình như: “Court Auctions Effective Processes and Enforcement Agents” của tác giả Heike Gramckow đăng trên Chuỗi bai báo khoa hoc Justice & Development Working paper series của Ngân hàng Thế giới (WB) số 18 (2012) trong

đó nghiên cứu lịch sử hoạt động THADS, chỉ ra và phân tích 04 mô hình thi hành án

dân sự phô biến trên thế giới!, ưu nhược điểm của các quan điểm đó dưới góc độ quản

ly; công trình “The Estonian Universal Enforcement Procedure*1 and the Bailiff as

the Taker of Procedural Decisions” cua tac gia Anneli Alekand dang trén tap chi

JURIDICA INTERNATIONAL số XV/2008 trong đó phân tích sâu về Thừa phát lại và địa vị pháp lý, nhân mạnh vào tư cách của Thừa phát lại trong thi hành án dân sự tại Estonia, những ưu thế và hạn chế của thiết chế tư nhân này trong công tác thi hành án và đề xuất một số giải pháp, Các công trình nghiên cứu tản mạn có dé cập trên một số tạp chí khoa học quốc tế, một sd giáo trình của các trường đại học nước ngoài, đều là những nguồn tham khảo giá trị.

Trên bình diện trong nước, cũng có nhiều công bô của các chuyên gia pháp lý

Về các đề tài khoa học, nỗi bật có đề tài nghiên cứu cấp bộ của Bộ Tư pháp “Co sở lý luận và thực tiễn về định chế thừa phát lại” (1998) do tác giả Nguyễn Đức Chính làm chủ nhiệm, đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn về Chế định Thừa phát lai” (2009) của Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, đề tài cấp Nha nước “Ludn cứ khoa học của việc đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án ở Việt Nam trong giai đoạn mới ” (2003) do Bộ Tư pháp chủ trì, cùng một số đề tài khác có liên quan

Về sách tham khảo, có cuốn 7ổ chức Thừa phát lại (NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006) của tác giả Nguyễn Đức Chính, cuốn 76 chức và hoạt động của thừa phát lại

ở Việt Nam hiện nay (NXB Tư pháp, Hà Nội, 2013) của tác giả Vũ Hoài Nam và một

số sách có đề cập Hay chăng hạn như Giáo trình Luật Thi hành án dân sự của trường Đại học Luật Hà Nội cũng có những nghiên cứu tương đối giá trị về van đề xã hội

hóa thi hành án dân sự.

! Theo quan diém riêng của tác giả

Trang 9

Về các công trình luận văn, luận án, có thé ké tới luận văn thạc sĩ “XG hội hóa thi hành an dân sự ” của tac giả Lê Xuân Hồng (Đại học Luật Hà Nội, 2003), luận văn thạc sĩ “Thira phát lại — Một số van dé lý luận và thực tiễn” (Đại học Luật Hà

Nội, 2010), luận văn thạc sĩ “Xã hội hóa thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay ”của tác giả Tạ Quynh Anh (Đại học Luật Hà Nội, 2015), luận văn thạc sĩ “Thira phat

lại trong thi hành án dan sự ” của tac gia Pham Phúc Thịnh (Khoa Luật, Dai học quốc gia Hà Nội, 2014), luận án tiễn sĩ “Hoàn thiện pháp luật về xã hội hóa dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp ở việt nam hiện nay” của tac giả Trần Thu Hường (Học viện Chính trị quốc gia HCM, 2017)

Về các bài đăng tạp chí, có rất nhiều bài viết nghiên cứu về đề tài xã hội hóa thi

hành án dân sự trên các tạp chí khoa học chuyên ngành như Tạp chí Luật học của

trường Đại học Luật Hà Nội, tạp chí Dân chủ và pháp luật của Bộ Tư pháp có nhiều bài viết và số chuyên đề Thừa phát lại, tạp chí Khoa học pháp lý của trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

Mỗi công trình, mỗi bài viết nêu trên đều nghiên cứu về xã hội hóa thi hành án dân sự ở những khía cạnh khác nhau Đề tài của nhóm ra đời với mục đích nghiên cứu sâu các vấn đề lý luận liên quan tới xã hội hóa thi hành án dân sự, phân tích pháp luật về thi hành án ở một số quốc gia trên thế giới áp dụng thành công một phần hay toàn bộ việc xã hội hóa thi hành án dân sự, qua đó chỉ ra những kinh nghiệm cần thiết cho Việt Nam va đưa ra những giải pháp có ý nghĩa dé hoàn thiện công tác xây dựng - thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự ở nước nhà.

Trang 10

MỤC TIEU - PHƯƠNG PHÁP

1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Tim nhất, nghiên cứu một cách có hệ thống một số van đề lý luận về xã hội hóa trong các quan hệ pháp luật nói chung và đi vào cụ thê đối với lĩnh vực Thi hành án

dân sự.

The hai, dựa trên nghiên cứu lý luận về xã hội hóa, xã hội hóa thi hành án dân sự, đưa ra phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về tô chức hoạt động của Thừa phát lại, đối chiếu với quy định của pháp luật về vẫn đề này

trong các giai đoạn trước đây.

Tư ba, chỉ ra những điểm thuận lợi và khó khăn dựa trên quy định của pháp luật đối với các chức năng của Thừa phát lại, đặc biệt là chức năng tô chức thi hành án khi so sánh với các chủ thể tổ chức thi hành án Nhà nước.

Thứ tu, có sự so sánh với quy định của một số nước tiêu biểu như Pháp, Đức, Nhật Bản và một số quốc gia liên quan khác như Vương quốc Bi, Thái Lan quy định về tổ chức, hoạt động của chủ thể thi hành án ngoài nhà nước, từ đó, rút ra bài học

kinh nghiệm cho Việt Nam.

Thứ năm, khảo sát đánh giá của những người nghiên cứu luật, những người trực

tiếp thực hiện công tác TPL hoặc có liên quan đến TPL và những đối tượng ngoài ngành khác về một số quy định mới áp dụng cho Thừa phát lại trong Nghị định 08/2020/NĐ-CP vé tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.

Thi sáu, dựa trên những van đề lý luận đã phân tích, kết quả khảo sát, số liệu thống kê, đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật và phương hướng nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật trong thực tiễn; đảm bảo cân bằng lợi ích giữa một bên là Nhà nước và một bên thuộc khối tư nhân, qua đó cung cấp

chất lượng dịch vụ tốt nhất cho người dân.

2 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Đối với phương pháp thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu xác định sử dụng kết hợp những phương pháp nghiên cứu, thu thập và xử lý thông tin khác nhau, cụ thể:

- Phương pháp lịch sử nhằm tra cứu các tài liệu từ trước đến nay đề cập đến tổ

chức hoạt động của Thừa phát lại;

- Phương pháp phân tích nhằm làm rõ các vấn đề đảm bảo thực hiện mục tiêu của đề tài;

- Phương pháp chứng minh nhằm đưa ra các dẫn chứng về quy định, tài liệu làm rõ nội dung lý luận, thực trạng quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện các

quy định của pháp luật;

Trang 11

- Phương pháp so sánh nhăm đối chiếu, đánh giá sự khác nhau giữa quy định các quốc gia trên thé giới như Pháp, Đức, và pháp luật Việt Nam về tổ chức, hoạt động của các tổ chức thi hành án ngoài Nhà nước;

- Phương pháp tong hợp được sử dụng trong việc rút ra những nhận định, ý kiến đánh giá và kết luận sau quá trình phân tích;

- Phương pháp điều tra nhằm khảo sát các thông tin một cách trực tiếp từ các đối tượng ở nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả lĩnh vực liên quan và không liên quan đến xã hội hóa thi hành án dân sự, tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại Thêm vào đó, sử dụng những thông tin gián tiếp thu thập được qua các tài liệu báo chí dé chứng minh cho những luận điểm được đề cập đến trong dé tài.

Trang 12

KET QUA - THẢO LUẬN TÓM TẮT CÔNG TRÌNH

Xã hội hóa là việc chuyển giao một phần công việc của Nhà nước ra cho các thiết chế khác ngoài Nhà nước cũng đảm nhiệm, được thực hiện ở nhiều lĩnh vực trong đó có thi hành án dân sự Phù hợp với những lý luận về vai trò cũng như mối quan hệ giữa Nhà nước và xã hội bởi xuất phát từ tính “dân sự”, XHH THADS có vai trò giảm tải công việc cho Nhà nước, tiết kiệm ngân sách và huy động các nguồn lực

xã hội tham gia vào các công việc chung XHH THADS khi được thực hiện hiệu qua

và triệt dé sẽ tạo ra nhiều giá trị cho xã hội, nhưng điều đó đòi hỏi nhưng yêu cầu phức tạp về kĩ thuật lập pháp và thực tiễn thi hành Hiện trên thế giới có 03 nhóm quan điểm về XHH THADS (ứng với 3 mô hình, 3 mức độ) là triệt để, một phan và hỗn hợp.

Các quốc gia Châu Âu lục địa, hay Liên minh Châu Âu EU ngày nay là những điển hình cho sự thành công của việc xã hội hóa thi hành án dân sự Mô hình thực hiện triệt dé, tư nhân hóa toàn diện ở Cộng hòa Pháp hay Vương quốc Bi, mô hình bán công ở Cộng hòa Estonia (có nhiều điểm chung với Việt Nam từ nền tảng một quốc gia Xã hội chủ nghĩa cũ) hay mô hình công lại, độc lập tài chính ở Cộng hòa LB Đức đều có những đặc điểm riêng, cơ chế riêng, nhưng đều rất thành công đã cho Việt Nam nhiều kinh nghiệm quý báu dé áp dụng vào từng lộ trình, từng giai đoạn

hay từng hình thức xã hội hóa thi hành án dân sự.

Từ lâu, Đảng và Nhà nước ta chủ trương kêu gọi các nguồn lực xã hội tham gia vào công việc quản lý, đây mạnh cải cách tư pháp và nâng cao hiệu quả quản trị,

công tác thi hành án dân sự nói riêng Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành 03 Nghị

định về tô chức và hoạt động của Thừa phát lại trong đó có nội dung thi hành án dân sự của Thừa phát lại với bản chất là xã hội hóa Trải qua hơn 10 năm thi hành, hoạt động xã hội hóa thi hành án dân sự hay việc THADS của Thừa phát lại đã mang đến nhiều hiệu quả tích cực, nhưng cũng bộc lộ một số hạn chế.

Trên cơ sở tham khảo, nghiên cứu pháp luật quốc tế về xã hội hóa thi hành án, đề tài đưa ra các kiến nghị dé hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi công tác thi hành án của Thừa phát lại, góp phan day mạnh XHH THADS.

Trang 13

NOI DUNG CONG TRINH CHUONG 1:

NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE XA HOI HÓA THI HANH AN DAN SỰ

1.1 Khai niệm, đặc điểm của xã hội hóa thi hành án dân sự

1.1.1 Xã hội hóa

Luận về khái niệm xã hội hóa thi hành án dân sự, ta cần đi làm rõ hai phần “xã

hội hóa” và “thi hành án dân sự”.

Trước hết, xét về từ nguyên, xã hội hóa nghĩa là làm cho cái gì đó, việc gì đó trở thành của xã hội (Đại từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Bách khoa, Hà Nội, 1999) Tuy nhiên, “Xa hội hóa” là một thuật ngữ đa nghĩa, nhất là khi xem xét nội hàm của nó dưới góc độ của nhiều ngành khoa học khác nhau.

Dưới góc độ của xã hội học nói riêng và khoa học xã hội nói chung, xã hội hóa

(socialize) được xem xét trong mối quan hệ tương tác giữa con người và xã hội, khi xã hội là một cộng đồng con người có mối tương tác với nhau mà từ đó hình thành

cái tôi cá nhân và cái tôi xã hội Theo nghĩa này, xã hội hóa là quá trình mà trong đó

chúng ta có thê tiếp nhận kinh nghiệm và các chuẩn mực, khuôn mẫu của xã hội, có thê học được cách suy nghĩ và ứng xử hợp với đặc trưng của xã hội, con người hình

thành nên tính cách của mình, học được cách ứng xử trong một nhóm xã hội, từ con

người sinh vật học hỏi dé trở thành con người xã hội Tựu trung lại, xã hội hóa là một phạm trù trong phát triển con người, khi con người hòa nhập vào môi trường xã hội và mang ban chat xã hội?.

Trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lê-nin, có tác giả cho rằng xã hội hóa có nội hàm là sự chuyên hóa từ tính chất cá nhân thành tính chất xã hội; dùng chữ “hóa” là muốn nói đến sự chuyền hóa từ cái này sang cái kia”; đó là quá trình “xã hội hóa cá nhân

và cá nhân hóa xã hội”.3

Dưới góc độ khoa học quản lý, các nhà nghiên cứu lại đưa ra một khái niệm

khác về xã hội hoá khi xem xét nó dưới góc độ mỗi quan hệ giữa Nhà nước và các chủ thể khác (ngoài nhà nước) trong việc tham gia vào các hoạt động quản lý, điều tiết những công việc trong xã hội (trong mối quan hệ tương phản với Nhà nước hóa).

Các nhà lý luận vê Nhà nước cho răng chủ thê này được sinh ra đê tô chức, quản lí

2 Trần Thị Minh Ngọc - Trần Thi Xuân Lan, Tap bài giảng xã hội học, Nxb Chính trị - Hành chính, 2012,tr.66.

3 https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2009/06/23/3 160/

Trang 14

xã hội, điều hành mọi hoạt động của xã hội 4, các lĩnh vực quản lý của Nhà nước rộng khắp từ chính trị, kinh tế, văn hóa, Tuy là một tổ chức khổng lồ, nhưng do nhiều yếu tố như phạm vi quan ly rộng lớn, năng lực tô chức, hoạt động còn hạn chế, ma nhiều chức năng, công việc Nhà nước đảm đương chưa thé bao đảm được kết quả mong đợi Sự phát triển của xã hội luôn kéo theo việc đa dạng hóa, nâng cao các nhu cầu của con người Nhà nước dần dan không thé tự mình trực tiếp cung cấp nhiều

dịch vụ công đa dạng đó của người dân Bên cạnh đó, xã hội nói chung và các chủ

thé khác trong xã hội nói riêng vừa là đối tượng của quản ly, lại cũng đóng vai trò là chủ thé của sự phát triển xã hội”, trực tiếp tham gia vào các qua trình kiến thiết xã hội, có tiềm lực lớn hơn nhiều và luôn sẵn có mà không giới hạn như Nhà nước, vì vậy việc để cho các chủ thể ngoài xã hội tham gia vào công việc quản lý xã hội là cần thiết và hợp lý Điều đó cho thấy, việc xã hội hoá, phi nhà nước hoá dịch vụ công cũng nằm trong số các quy luật của quá trình tự tiêu vong của nhà nước - một đặc điểm cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa °

Chúng tôi đồng tình với góc độ thứ ba khi xem xét xã hội hóa dưới khía cạnh

của quan lý Nhà nước, đặt Nhà nước trong vi trí độc lập với xã hội bên ngoài Nhà

nước và xem xét vai trò của các chủ thê trong việc tô chức, quản lý xã hội Theo đó, xã hội hóa được định nghĩa là sự chuyển giao mot số công việc của Nhà nước sang cho các thiết chế phi Nhà nước thực hiện trong phạm vi, tính chất được Nhà nước quy định nhằm huy động toi da các nguon luc dé phục vu lợi ích cua xã hội.

Với định nghĩa như vậy, xã hội hóa bao gồm các đặc điểm là:

(i) xã hội hóa là việc chuyên một số công việc vốn do Nha nước đảm nhận ra cho các chủ thê ngoài nhà nước thực hiện Trong lĩnh vực hay công việc đó không còn hình thức độc quyền Nhà nước mà có sự chia sẻ, tham gia của nhiều cá nhân, tô

chức khác trong xã hội.

(ii) xã hội hóa nhằm mục đích huy động các nguồn lực trong xã hội cùng tham gia giải quyết các công việc của xã hội, không chỉ làm tăng nguồn vốn, sức người mà còn tăng tính đa dạng và thúc đây cạnh tranh giữa các chủ thể cung cấp qua đó người dân là đối tượng của công việc (hay dịch vụ) đó sẽ được hưởng lợi.7.

4 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trinh Lí luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Nxb Công an nhân dân,Hà Nội, 2016, tr 25.

5 Nguyễn Trung Kiến - Lê Ngọc Hùng, Quản lý xã hội dựa vào sự tham gia: một số van dé lý luận và thựctiền, Tạp chí xã hội học số 1 (117), năm 2012, tr 103

5 “Xã hội hóa dịch vụ công — một phương thức trong đổi mới hoạt động của Chính phủ”,

http://philosophy.vass.gov.vn/nghien-cuu-theo-chuyen-de/Chinh-tri-Xa-hoi/Xa-hoi-hoa-dich-vu-cong-Mot-noi-dung-trong-doi-moi-phuong-thuc-hoat-dong-cua-Chinh-phu-62.html

7 http://vecinews.vn/news/24548/khuyen-khich-tu-nhan-tham-gia-vao-cac-dich-vu-cong.html

Trang 15

(11) xã hội hóa giúp giảm áp lực công việc đặt lên Nhà nước với một bộ máy

tuy có quy mô lớn nhưng có hạn, qua đó Nhà nước có thể tập trung thực hiện các mục tiêu mang tính vĩ mô, điều hành nói chung, đồng thời thay đổi cơ cau, phương thức vận hành ở những bộ phận von lam những công việc được xã hội hóa sao cho có hiệu

quả hơn.

(iv) xã hội hóa có bản chất là chuyên công việc cho tư nhân thực hiện, nhưng Nhà nước vẫn quản lý, điều hành ở tam vi mô bằng các công cụ pháp lý bao đảm việc thực hiện đúng pháp luật, có thể phát huy hiệu quả hơn là khi chính Nhà nước đảm

Bên cạnh thuật ngữ xã hội hóa, hoạt động quản lý Nhà nước nói riêng và khoa

học xã hội nói chung còn ton tại một số thuật ngữ có nội hàm chứa nhiều điểm tương đồng, phải ké tới tư nhân hóa, thị trường hóa và xã hội dân sự Tư nhân hóa (hay tư hữu hóa - privatize) là khái niệm diễn đạt quá trình thay đổi về chủ thé sở hữu các công ty, xi nghiệp và tư liệu xã hội từ Nhà nước sang cho các chủ thé phi Nhà nước (tư nhân), thường diễn ra khi các đối tượng này hoạt động không hiệu quả Tư nhân hóa một mặt diễn đạt về mặt chủ thể tham gia vào các hoạt động (chủ yếu là kinh doanh kinh tế) nhưng mặt khác cũng diễn đạt quá trình chuyên giao về sở hữu, ở góc độ này, nó đồng nghĩa với cô phần hóa Một vi dụ điển hình là việc hiện nay nước ta đang đây mạnh thoái vốn, cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước hoặc quá trình diễn ra ở một số nước Đông Âu sau sự tan rã của hệ thống XHCN Trong khi đó, thị trường hóa (marketize) diễn đạt quá trình đưa yếu tố thị trường vào hoạt động của các công ty Nhà nước (đưa từ thế độc quyền Nhà nước trong một số lĩnh vực kinh doanh hoặc một số mặt hàng ra cho các chủ thể tư nhân đảm nhiệm) thông qua ba con đường

là Quản lý nhà nước từ tập trung sang phân tán (decentralization), tư nhân hóa

(privatization) và chống độc quyền (demonopolization)Ÿ Theo nghĩa này thì thị trường hóa có phạm vi rất rộng, bao gồm cả tư nhân hóa và một phần của xã hội hóa.

1.1.2 Thi hành án dân sự

Thị hành án nói chung và thi hành án dân sự nói riêng là việc làm cho các bản

án, quyết định của Tòa án và các cơ quan, tô chức khác tham gia vào công việc tố tụng thực sự đi vào đời sống xã hội Các phán quyết của Tòa án dù thấu tình đạt lý đến may (được đưa ra sau khi Tòa án xác định sự thật khách quan, làm rõ các tình tiết trong vụ việc và áp dụng các căn cứ pháp luật) nhưng nếu không được thi hành thì

Š https://en.wikipedia.org/wiki/Marketization

Trang 16

cũng chỉ mang tính hình thức Thi hành án dân sự vì vậy được coi là giai đoạn kết thúc của quá trình bảo vệ quyên lợi của đương sw.

Ở Việt Nam, dưới góc độ khoa học pháp lý, khái niệm THADS vẫn còn có nhiều quan điểm khác nhau.

Quan điểm thứ nhất cho rằng, THADS /à một giai đoạn tô tụng dân sự bởi nếu tách THADS ra thì sẽ không thực hiện được mục tiêu chung của toàn bộ quá trình tố tụng dân sự Khi sự thật khách quan được làm sáng tỏ thé hiện trong ban án, quyết

định cua Tòa án thì mới dừng lại ở việc làm rõ đúng hay sai, phải hay trái trên văn

bản giấy tờ Muốn nó được thực hiện trên thực tế cần phải chờ ở hiệu quả của công tác THA Vì vậy, THADS là giai đoạn tiếp theo của quá trình xét xử, chịu sự chỉ phối của quá trình xét xử Ở giai đoạn này, cơ quan THA áp dụng các biện pháp được pháp luật quy định dé đưa chân lý trở thành hiện thực trong đời sống thực tế Xét xử va THADS là hai mặt thống nhất của quá trình bảo vệ lợi ich của đương sự.!° Quan điểm này có sự tương đồng với pháp luật ở một số nước trên thế giới, chắng hạn như Singapore, nơi Tòa án có cơ quan thi hành án nằm trong cơ cấu của nó!!,

Quan điểm thứ hai cho rằng, THADS /à hoạt động hành chính bởi THA là hoạt động mang tính điều hành và chấp hành mà điều hành và chấp hành là đặc trưng của

hoạt động hành chính !?

Quan điểm thứ ba cho rằng, THADS /à hoạt động hành chính - tr pháp THADS

có tính chấp hành vì được tiễn hành trong khuôn khổ pháp luật nhằm thực hiện các

các bản án và quyết định của Tòa án Tuy nhiên, tính chất chấp hành trong THADS có những nét đặc trưng riêng biệt Cơ sở dé tiến hành các hoạt động THA là các quy định của pháp luật (được thê hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật) và bản án, quyết định của Tòa án (văn bản áp dụng pháp luật) Mục đích cuối cùng của hoạt động THADS nhằm bảo đảm cho các nội dung của các bản án, quyết định của Tòa

án được thực thi, không phải là ban hành các văn bản áp dụng pháp luật hoặc các

quyết định có tính điều hành - nét đặc trưng của cơ quan hành chính !3

Theo góc độ tiếp cận của chúng tôi, quan điểm thứ ba có nhiều điểm chúng tôi tán đồng hơn ca Bởi việc quan niệm THADS là một giai đoạn cua tố tụng dân sự như

Xem Nguyễn Công Bình, “Van đề thi hành án dân sự trong việc soạn thảo BLTTDS”, Tạp chí Luật học, số0 5(1998), tr 43.

!9 Nguyễn Công Binh, “May van dé về THADS trong việc soạn thảo Bộ luật Tổ tụng dân sự”, Tạp chí Luậthọc số 5/1998, Hà Nội, tr.44

!! Báo cáo Singapore Country Report — Enforcement of Civil Judgments của Bộ Pháp luật Singapore, trang 2

tại dia chỉ: http://www.led.go.th/inter/pdf/1_Singapore.pdf

! Trường Dai học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thi hành án dân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà

Nội, 2010, tr.10

!3 Lê Minh Tâm, ““Thử bàn may van đề lý luận về thi hành án”, Tap chí Luật học, số 02 (2001), tr.23.

Trang 17

quan điểm thứ nhất là chưa thực sự phù hop THA là giai đoạn kế tiếp sau giai đoạn xét xử của Tòa án, có mối quan hệ mật thiết, đan xen với các giai đoạn trước đó Tuy nhiên, THA lại có tính độc lập tương đối thê hiện ở chỗ trước hết nó là giai đoạn các chủ thé có thâm quyền, có nghĩa vụ thi hành án chấp hành, thực thi các quyết định mang tính bắt buộc mà Tòa án hoặc cơ quan tô tụng đã xác định trong bản án, quyết định được đem ra thi hành, ở điểm này hoạt động thi hành án dân sự mang dau hiệu của hoạt động hành chính Chúng tôi cũng không đồng tình với quan niệm THADS là hoạt động hành chính như quan điểm thứ hai thì không hoàn toàn chính xác Bởi vì, trong quá trình THADS các đương sự có quyền yêu cầu THA, thỏa thuận về thời gian, địa điểm, phương thức, nội dung THA, hoạt động thi hành án gắt chặt với yếu tố tô tung, bản án, quyết định dân sự chứa đựng các quyết định dé điều chỉnh quan hệ tư trong đời sống dân sự, mà không phải các quan hệ hành chính thông thường, do đó nó mang dấu hiệu dân sự - tư pháp.

Tựu trung lại, chúng tôi cho rằng cần nhìn nhận THADS là hoạt động mang tính chất hành chính - tư pháp - dân sự, gần với quan điểm thứ ba là phù hợp và thê hiện được những đặc tính chung nhất của THADS Bởi lẽ:

- THADS là quá trình tiễn hành các hoạt động nhằm thực hiện các bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan, tô chức khác đã có hiệu lực pháp luật Hay nói cách khác, cơ sở dé tiễn hành hoạt động THADS dựa vào các bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan, tô chức khác (tính tư pháp)

- THADS mang tính chấp hành nhưng là chấp hành phán quyết của cơ quan xét xử hoặc cơ quan, tô chức có thâm quyền giải quyết tranh chấp dân sự với các cách thức và biện pháp khác nhau nhằm buộc người có nghĩa vụ được xác định trong bản án, quyết định dân sự phải thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình Mục đích cuối cùng của THADS là bảo đảm cho các phán quyết được ghi trong bản án, quyết định dân sự được thi hành trên thực tế chứ không phải là ban hành văn bản áp dụng pháp luật.

(tính hành chính)

- Đối tượng để đưa ra THADS chủ yếu là các bản án, quyết định dân sự liên quan đến tài sản - đặc trưng của quan hệ dân sự Trên thực tế, phần lớn các bản án, quyết định dân sự được đưa ra thi hành đều quyết định các van dé tài sản nên việc THADS được phát động dựa trên yêu cầu của đương sự, các đương sự có quyền tự

định đoạt trong quá trình THA.

- Trong quá trình THADS, các bên có quyền tự định đoạt, tự quyết định và thỏa thuận với nhau về việc thi hành bản án, quyết định dân sự - đặc điểm đặc trưng của

quan hệ dân sự (tính dân sự)

Trang 18

Từ những phân tích trên, THADS là hoạt động mang tính chất hành chính - tư pháp - dân sự do cơ quan, tổ chức và cá nhân THADS tiến hành theo trình tự, thủ tục

mà pháp LTHADS quy định dé đưa bản án, quyết định dân sự thực hiện trên thực tế

nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Với cách hiểu như vậy, THADS có một số đặc điểm là:

- Mục đích việc THADS là nhằm hiện thực hóa các bản án, quyết định dân sự

của Tòa án và các quyết định của các cơ quan, tô chức khác Như vậy, hoạt động THADS không phải là việc ra các quyết định giải quyết về nội dung vụ việc dân sự mà là làm cho các bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của cơ quan, tổ chức khác được thực thi trên thực tế.

- Chủ thé tổ chức thực hiện hoạt động THADS là cơ quan, tô chức THADS mà cụ thể là các chấp hành viên hoặc các thừa phát lại Để nâng cao hiệu quả công tác THADS, tính tự chịu trách nhiệm đối với kết quả của hoạt động THADS đồng thời bảo vệ tốt nhất quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự thì việc THADS phải do cơ quan nhà nước chuyên trách thực hiện - cơ quan THADS Tuy nhiên, để việc THADS được nhanh chóng, đạt hiệu quả cao cũng như huy động các nguồn lực trong xã hội thì một số công việc THADS được chuyên giao cho các cá nhân, tô chức tư nhân thực

hiện - thừa phát lại.

- Đối tượng THADS là các bản án, quyết định dân sự của Tòa án, quyết định của trọng tài thương mại và hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh.

Những đối tượng của hoạt động thi hành án dân sự theo pháp luật hiện hanh"4 bao gồm: Bản án, quyết định dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động; Hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bat chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự; Phan tài sản trong bản án, quyết định hành chính của Toà án; Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam; Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên

14 Trước đây ở Việt Nam, theo Điều 1, Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993, khi Tòa án nhân dân là cơ quan duynhất có thâm quyên thực hành việc tố tụng dé giải quyết vụ việc dân sự thì thi hành án được coi là việc thựcthi các quyết định của cơ quan nay'* Nói cách khác, án dân sự trước đây thường chỉ mang nghĩa của các bảnán, quyết định của Tòa án trong giải quyết các vụ việc dân sự Tuy nhiên, cùng với sự hội nhập về kinh tế vàsự chuyên biến mạnh mẽ về thé chế, pháp luật ngày càng mở rộng hơn trong việc trao thâm quyền giải quyếtcác vụ việc dân sự cho những cơ quan khác như trọng tài, hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh thì phán quyết củacác cơ quan này cũng được coi là một dạng “án dân sự” theo nghĩa rộng, và vì thế cũng phải được thi hành

theo đúng cơ chế của các bản án, quyết định của Tòa án.

Trang 19

quan đến tài sản của bên phải THA của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh; Quyết định của Trọng tài thương mại Việt Nam; Quyết định Tòa án giải quyết phá sản.

Phải nói thêm, các bản án, quyết định hoặc phan bản án, quyết định nói trên dé được đưa ra thi hành theo thủ tục THADS thì phải là các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật hoặc các bản án, quyết định của Tòa an cấp sơ thâm chưa có hiệu

lực pháp luật nhưng được thi hành ngay theo quy định của pháp luật.

- Hoạt động THADS được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc nhất định và theo

những trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp Luật THADS quy định Hoạt động THADS

bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của co quan THA, Viện kiểm sát, Tòa án, trọng tài thương mại, hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh, đương sự, người đại diện của đương sự, cá nhân, cơ quan, tô chức có liên quan đến THA Do đó, dé hoạt động THADS được diễn ra một cách minh bạch, khách quan thì hoạt động THADS phải thực hiện

theo đúng quy định của pháp luật.

1.1.3 Khái niệm và đặc điểm xã hội hóa thi hành án dân sự

Tác giả Lê Xuân Hồng đưa ra hai định nghĩa về xã hội hóa thi hành án dân sự.

Theo nghĩa rộng khi xem xét THADS dưới góc độ là việc thực hiện quyên, nghĩa vụ

của các bên theo phán quyết của Tòa an thì xã hội hóa thi hành an dan sự là việc vận động, tổ chức và nâng cao trách nhiệm của các bên có quyên, nghĩa vu, của cộng đồng và toàn xã hội trong việc thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án, còn hiểu theo nghĩa hẹp khi xem THADS là hoạt động của cơ quan nhà nước, trực tiếp là cơ quan thi hành án, thì xã hội hóa thi hành án dan sự là việc chuyển hoạt động này từ cơ quan thi hành án cho các cá nhân, tổ chức phi Nhà nước thực hiện '.

Chúng tôi tán đồng với nội dung của định nghĩa thứ hai, vì như đã phân tích ở trên, THADS vốn là công việc có sự tham gia của các chủ thể ngoài Nhà nước như đương sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, cho nên khi tiến hành xã hội hóa thì bản chất là chuyên phần công việc còn lại là tổ chức thi hành án ra cho các chủ thê phi Nhà nước Như vậy, xã hội hóa THADS được định nghĩa là việc chuyển một phan hay toàn bộ công việc tổ chức thi hành án dân sự từ cơ quan Nhà nước sang

cho các chủ thể ngoài nhà nước trong khuôn khổ pháp luật Xã hội hóa thi hành án dân sự sẽ có một số đặc điểm như là:

a Xã hội hóa thi hành an dân sự có sự chuyển giao về mặt chủ thể t6 chức hoạt

động thi hành án dân sự

15 Lê Xuân Hồng, “Xã hội hóa thi hành án dân sự”, Luận văn thạc sĩ, Dai học Luật Hà Nội, 2003, tr.11

Trang 20

Việc thi hành án dân sự tự nó đã có sự tham gia của các chủ thé ngoài Nha nước, chính trong quan hệ dân sự có tranh chấp va được giải quyết ở cơ quan tố tung, bao gồm người được thi hành án, người phải thi hành án dân sự, cá nhân, tô chức khác có quyền và nghĩa vụ liên quan trong quá trình thi hành án Bởi vậy, việc xã hội hóa thi hành án dân sự sẽ có ban chất là việc chuyền tiếp về công việc tổ chức thi hành án và trực tiếp thi hành bản án của cơ quan thi hành án ra cho các chủ thé ngoài nhà nước Trong khi với nhiều lĩnh vực khác được tổ chức xã hội hóa, nhất là các lĩnh vực trong nhóm hoạt động cung ứng dịch vụ công thì bản chất đều là chuyển tiếp công việc vốn hoàn toàn do Nhà nước làm ra cho các chủ thê khác cùng thực hiện!9.

b Xã hội hóa thi hành án dân sự nhằm mục đích chính là nâng cao hiệu qua thi

hành án dân sự

Mục đích của việc ban hành mọi chính sách mới đều là nhằm nâng cao hiệu quả quan lý Nhà nước, quản lý xã hội đối với đối tượng điều chỉnh, và việc XHH thi

hành án dân sự cũng không phải ngoại lệ Nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự, qua

đó góp phan bảo đảm quyền, lợi ich hợp pháp cu các bên, bảo đảm ổn định trong đời sống dân sự, trật tự xã hội có thé nói là mục đích chủ yếu của việc xã hội hóa thi

hành án dân sự.

c Hoạt động thi hành an dan sự tuân theo pháp luật và chịu sự kiểm sát của

Nhà nước

Hoạt động thi hành án dân sự, với nội hàm là việc làm cho bản án, quyết định

dân sự đi vào thực tiễn - là một dạng của hành vi tuân thủ pháp luật và thực thi pháp luật, làm cho quyền của đương sự được thực thi và buộc bị đơn phải thực hiện nghĩa vụ dân sự, có tác động rất lớn tới quyền và nghĩa vụ của người dan, xử lý tri gia tài sản lớn, vì vậy cần nhất thiết tuân thủ pháp luật Những quy phạm trong lĩnh vực thi hành án dân sự rat rộng, về thầm quyên của chủ thé tô chức thi hành án, của người phải thi hành án cũng như người được thi hành án, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, về quy trình thực hiện các công việc trong quá trình thi hành án cụ thể như xử lý tài sản, kê biên tài sản cho tới cưỡng chế thi hành an, bảo đảm ban án được thực thi hiệu quả Các quy phạm này càng chỉ tiết và hợp lý thì quá trình thi hành án

dân sự càng tránh được những nguy cơ tiêu cực, sai phạm.

Mặc dù các nhà khoa học pháp lý còn nhiều quan điểm khác nhau về việc thi

hành án dân sự và thi hành án nói chung có được coi là một hoạt động tư pháp hay! Trần Thị Quang Hồng, “Lý thuyét và thực tiễn về xã hội hóa hoạt động dịch vụ công - nhìn từ góc độ ngànhtr pháp ”, tham luận tại hội thảo về vai trò của tư nhân trong cung cấp dich vụ công ngày 15/05/2019 do Phongthương mai và công nghiệp Việt Nam VCCI tô chức, tr.2

Trang 21

không, nhưng một điều rõ răng quá trình này gắn liền với những công việc tư pháp đặc biệt là xét xử tại tòa án, cũng như để bảo đảm trật tự pháp luật thì việc thi hành án phải được kiểm sát chặt chẽ bởi một thiết chế khác Khi thực hiện xã hội hóa thi hành án dân sự, việc kiểm sát này vẫn là cần thiết bởi trong quá trình thi hành án, chủ thê t6 chức thi hành án có thể có những hành vi thực hiện không đúng với những phán quyết mà Tòa án cùng các cơ quan tố tụng khác đã phán xét trong ban án, quyết định,

hoặc làm sai các quy phạm pháp luật khác mà làm ảnh hưởng tới việc thi hành bản

án dân sự, ảnh hưởng tới quyền lợi của các đương sự trong vụ việc Nhất là khi chủ thê tổ chức thi hành án không còn là cơ quan Nhà nước, không còn tính phối hợp của thiết chế công, thì việc kiểm sát chặt chẽ, kịp thời đối với các chủ thể thi hành án là cần thiết dé bảo đảm nguyên tắc pháp ché, bảo vệ trật tự pháp luật.

d Có sự thay đổi về hình thức yêu cau thi hành án dân sự

Sự chuyền giao về mặt chủ thê tổ chức thi hành án kéo theo sự thay đổi về bản chat quan hệ giữa người yêu cau thi hành án và chủ thê trên Với Chấp hành viên hoặc nhân viên thi hành án Nhà nước, việc yêu cầu của người có quyền với những người này mang tính chất thủ tục hành chính - tư pháp, quan hệ giữa họ là Nhà nước - người dân, mà Nhà nước trao thẩm quyền cho chấp hành viên từ đó làm phát sinh quan hệ giữa chủ thể này và người yêu cầu!” Tuy nhiên khi công việc tổ chức thi hành án được chuyền ra cho chủ thể ngoài Nhà nước, thì tính chất hành chính không còn nữa bởi vậy quan hệ giữa chủ thê này và người yêu cầu mang dáng dấp của quan hệ dân

sự, thé hiện thông qua thỏa thuận về việc tô chức thi hành án.

Thực tiễn pháp lý ở nhiều quốc gia thực hiện xã hội hóa thi hành án dân sự cho thấy các thỏa thuận này mang tính chất dân sự (nhưng không nhất thiết phải được gọi là hợp đồng) Chang hạn như tại Pháp, Thừa phát lại là chủ thé độc quyền trong thi hành án dân sự sẽ tiến hành tô chức thi hành bản án theo yêu cầu của người có quyền trong bản án!Š, hay như ở Vương quốc Bi, Thừa phát lại và người yêu cau thi bản án sẽ kí kết một hợp đồng về những việc cụ thể mà Thừa phát lại sẽ thực hiện bao gồm tống đạt văn bản, giấy tờ liên quan tới việc thi hành án và trực tiếp t6 chức thi hành án Tại Việt Nam, thỏa thuận về thi hành án giữa Thừa phát lại và người yêu cầu được thé hiện dưới hình thức hợp đồng !

Bản chất việc thi hành án của Thừa phát lại nói riêng và các chủ thé có thâm quyền thi hành án ngoài Nhà nước khác nói chung và Chấp hành viên khác nhau ở

!Lê Xuân Hồng, “Xã hội hóa thi hành án dân sự”, Luận văn thạc si, Hà Nội, 2003, tr23

'8 French - Huissiers de justice, http://www.huissier-justice.f/! Khoản 1 Điêu 54 Nghị định 08/2020/NĐ-CP của Chính Phu

Trang 22

chỗ: nếu như chấp hành viên tổ chức thi hành án là một dạng của thực thi công vụ của nhân viên Nhà nước, thì các chủ thê tô chức thi hành án dân sự ngoài nhà nước như Thừa phát lại khi tổ chức thi hành án dân sự theo yêu cầu của người có quyền lại là vừa là hành vi có tính chất hành chính - tư pháp, vừa là hành vi thực hiện thỏa

thuận mang tính dân sự.

1.2 Vai trò của việc xã hội hóa thi hành án dân sự

1.2.1 Tăng cường bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự được xác định trong bản án, quyết định

Thi hành án dân sự được coi là khâu cuối cùng trong quá trình bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự thông qua thủ tục tố tụng, và là khâu có tính chất hiện thực nhất Do vậy, hiệu quả thi hành án dân sự quyết định chính xác quyên và lợi ích của đương sự được bảo vệ, thực hiện đến đâu Thi hành án dân sự có thé coi là mang đến đời song thứ 2 cho các phán quyết mà các cơ quan tô tung đã quy định trong ban án, quyết

định dân sự.

Việc xã hội hóa công tác tổ chức thi hành án dân sự sẽ tạo điều kiện hơn cho người thi hành án trong việc linh hoạt lựa chọn cơ quan tô chức thi hành án thay vì vốn chỉ có một sự lựa chọn là Chi cục thi hành án Nhà nước như trước đây Sự lựa chọn này có thé diễn ra trước khi quá trình tổ chức thi hành bản án, quyết định được diễn ra hoặc thậm chí ngay khi quá trình thi hành án dân sự đã được thực hiện một phan mà nếu nhận thấy hoạt động của chấp hành viên chưa hiệu quả, quyền lợi của mình trong bản án, quyết định không được bảo đảm, bảo vệ, đương sự hoàn toàn có quyền yêu cầu Thừa phát lại tiếp tục thi hành án và ngược lại Sự linh hoạt này bảo đảm người được thi hành án luôn có quyền chủ động trong việc tự bảo vệ quyên lợi của mình theo bản án, quyết định dân sự nói riêng và trong đời sống dân sự nói chung Do có sự gắn bó mật thiết về mặt quyền và lợi ích trong đó người yêu cầu Thừa phát lại thi hành án sẽ trả phí, Thừa phát lại nhận phí (vừa mang tính chất công vụ nhưng cũng mang tính chất dịch vụ) nên quan hệ yêu cầu thi hành án này buộc Thừa phát lại phải tận tâm, sáng tạo dé việc thi hành án hiệu quả nhất, phạm vi quyền và lợi ích của đương sự được thực thi là lớn nhất trong thời gian ngắn nhất Đây cũng chính là yêu cầu đối với các chủ thể thi hành án ngoài Nhà nước trong một quan hệ mang tính chất dân sự có tính song vụ.

1.2.2 Nang cao hiệu qua THADS, giảm ap lực cho co quan THADS Nhànước

Với việc huy động thêm các chủ thé khác đủ khả năng cùng Nhà nước tham gia

công việc thi hành án dân sự, hiệu quả của hoạt động này sẽ được nâng cao, các bản

Trang 23

án, quyết định sẽ nhanh chóng được đưa ra thi hành do người yêu cau có nhiều sự lựa chọn hơn, đồng thời sự cạnh tranh cũng buộc các chủ thể phải không ngừng nỗ lực, trau dồi kiến thức về thi hành án và kĩ năng nghiệp vụ dé bảo đảm hoạt động thi hành án của mình không ngững nâng cao, qua đó góp phan cải thiện hiệu quả THADS.

Bên cạnh đó, việc có nhiều cơ quan cùng gánh vác công việc thi hành án dân sự với cơ quan Nhà nước sẽ góp phần giảm tải khối lượng công việc vốn không lồ mà Nhà nước phải đảm nhận dé chủ thé nay của mình có thé chuyên tâm thực hiện những công việc khác trong thâm quyên, đóng góp vào việc tinh giản bộ máy Nhà nước và tiết kiệm sức người, sức của cho Nhà nước, cho xã hội.

1.2.3 Phát triển đội ngũ tổ chức thi hành án dân sự

Việc xã hội hóa thi hành án dân sự thúc đây sự phát triển của đội ngũ tô chức thi hành án dân sự, bao gồm các Chấp hành viên va các chủ thé khác có quyền tô

chức thi hành án, như Thừa phát lại.

Quyền lựa chọn chủ thê tổ chức thi hành ban án, quyết định dân sự của người có quyền yêu cầu (và người được thi hành án) tạo ra sự cạnh tranh giữa các chủ thể có thầm quyền ké trên, nhất và giữa các chủ thé ngoài Nhà nước như Thừa phat lại Các văn phòng Thừa phát lại nói chung và Thừa phát lại nói riêng muốn được người được thi hành án lựa chọn, yêu cầu (đồng nghĩa với việc có thu nhập, lợi nhuận, có thê tồn tại và phát trién) thì yêu cầu tiên quyết là phải không ngừng nâng cao chất lượng, kinh nghiệm trong việc thi hành án, đôi mới, sáng tạo trong quá trình thực hiện

công việc từ đó tạo được sự tín nhiệm của người dân Sự cạnh tranh giữa các văn

phòng Thừa phát lại và giữa các Thừa phát lại giúp chất lượng thi hành án được nâng cao một cách tương đối đồng bộ, và hưởng lợi không ai hết chính là người được thi

hành án.

Không chỉ Thừa phát lại mà các Chấp hành viên trong các Chi cục THADS cũng có được động lực dé hoàn thiện hơn về nghiệp vụ (trong mô hình thi hành án bán công, tồn tại cả chủ thé thi hành án trong bộ máy nhà nước và chủ thé ngoài Nha

Bên cạnh đó, là đội ngũ mới được thành lập, các Thừa phát lại chưa có nhiều kinh nghiệm thi hành án gắn với những loại việc liên quan đến tô tụng khác, còn do

nguyên nhân là thiếu các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, sinh hoạt nghiệp vụ gan lién

và chuyên biệt dành riêng cho Thừa phat lại Điều này có thé khắc phục được khi công tác xã hội hóa diễn ra mạnh và toàn diện.

Việc xã hội hóa thi hành án dân sự một cách đồng bộ và toàn diện còn tạo cho

các chủ thê tô chức thi hành án ngoài Nhà nước cơ hội đên gân với người được thi

Trang 24

hành án, bởi nếu việc thi hành án là một chế định độc quyền Nhà nước, thì các chủ thé này, như Thừa phat lại, sẽ mat nhiều thời gian dé đến được với người dân.

1.3 Cơ sở thực hiện xã hội hóa thi hành án dân sự

1.3.1 Cơ sở lý luận

- Tỉnh tất yếu của quá trình xã hội hóa

Nhà nước ban đầu được đặt ra dé dung hòa xung đột giữa các giai cấp trong xã hội, nhưng cũng có chức năng quản lý, điều tiết xã hội phát triển theo những định hướng cụ thé”°, do đó nó mang tính chất giai cấp và tính chat xã hội Tuy nhiên, đến một giai đoạn nào đó khi các giai cấp không còn xung đột nữa mà quyên lợi đã thỏa đáng, thì bản chất giai cấp của Nhà nước tiêu biến Mặt khác, ngày càng nhiều các thiết chế dân sự đủ khả năng thực hiện một hoặc một số chức năng xã hội của Nhà nước, không những dần phá vỡ tính độc quyền mà còn thay thế Nhà nước thực hiện nhiều công việc Khi toàn bộ các lĩnh vực của quản lý Nhà nước trước đó được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân ngoài Nhà nước thì bản chất xã hội của Nhà nước cũng không còn cần thiết nữa Chuyển giao chức năng của Nhà nước cho xã hội cùng thực hiện là một xu hướng tat yếu Công việc thi hành án dân sự không phải là một ngoại lệ trong tiến trình xã hội hóa quy mô lớn này.

Về mặt lý luận, theo quan điểm truyền thống, trong lĩnh vực luật công (luật hién pháp, luật hình sự ) dé bảo vệ các lợi ích công, Nhà nước phải dùng các nguồn lực

công (công chức nhà nước, ngân sách nhà nước ) còn trong lĩnh vực luật tư (luật

dan sự, luật hôn nhân và gia đình ) thì cá nhân, tổ chức phải dùng các nguồn lực của mình để tự mình hoặc thuê những người có hiểu biết, kỹ năng bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện phát triển đội ngũ và các tổ chức nghề nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý dé hỗ trợ cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vu của mình.?!

- Tỉnh chất dân sự của hoạt động THADS phù hợp với khả năng xã hội hóa Hoạt động thi hành án dân sự bởi mang dấu hiệu của hoạt động hành chính - tư pháp - dân sự, nên tính chất cá biệt hóa của nó rất cao Được nhìn nhận thậm chí như một quan hệ dân sự theo nghĩa rộng, thi hành án dân sự là một khâu tiếp theo trong quá trình thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ dân sự thuần túy đã xác lập trước đó Vì vậy, việc Nhà nước không cần thiết phải tham dự vào một

20 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lí luận chung về Nhà nước và Pháp luật, NXB Công an nhân dân,Hà Nội, 2016, trang 37.

?! Viên Khoa học Pháp lý Bộ Tư pháp, “Dé án khdo sát, đánh giá tác động kinh tế - xã hội của việc thí điểnchế định Thừa phát lại tại một số tỉnh, thành pho”, Hà Nội, 2014 — 2015.

Trang 25

công việc mang tính “tư”, mà giao cho một chủ thé ngoài Nhà nước hỗ trợ, tổ chức cho các bên thực hiện theo bản án là hợp lý và hợp logic Điều này cũng phù hợp với lý luận rằng Nhà nước - với nhiệm vụ lịch sử là giải quyết các vẫn đề vĩ mô, điều tiết mâu thuẫn chung của xã hội - càng nên hạn chế và cũng không cần thiếp can dự vào các quan hệ mang tính chat tư.

Tuy nhiên, việc thi hành án dân sự vẫn mang tính chất chấp hành không chỉ các phán quyết trong ban án, mà còn mang tính chat thủ tục, quy trình, thậm chí còn thé hiện quyên lực Nhà nước trong việc bảo vệ các quy phạm pháp luật mà Nhà nước ban hành, bảo vệ trật tự xã hội nói chung, vi vậy các chủ thé phi Nhà nước không thé đơn phương thực hiện một cách tùy nghi, mà phải được Nhà nước hướng dẫn cụ thé, giám

sát, kiểm sát dé bảo đảm hiệu quả và tránh việc vi phạm pháp luật.

Tính chất dân sự (tính tư) là dấu hiệu đặc trưng dé phân biệt THADS với các

hoạt động thi hành án hình sự, thi hành án hành chính Bởi THAHS là việc thực hiện

quyên lực Nhà nước một cách cưỡng chế mang tính mệnh lệnh — phục tùng, trong đó một bên đưa ra những mệnh lệnh bắt buộc là Nhà nước, một bên phải tuyệt đối chấp

hành là người phải chịu trách nhiệm hình sự, hay thi hành án hành chính là quá trình

bảo đảm quyên lợi của cá nhân, tổ chức trong quan hệ hành chính mà sâu xa là bảo vệ, bảo đảm quyên con người trước việc xâm phạm từ Nhà nước, là quá trình Nha nước khắc phục những sai lầm do cơ quan hoặc nhân viên của mình gây ra cho cá nhân, tổ chức Còn Thi hành án dân sự mang tính chất tư đậm nét, đồng thời quá trình thi hành án trước hết vẫn nhân mạnh, đề cao tính tự giác, chủ động của các bên, tăng cường các phương thức thuyết phục, vận động rồi mới cưỡng chế, Do vậy, nếu quyết hình sự, quyết hành chính cần phải do Nhà nước thi hành thì quyết định dân sự không đòi hỏi sự hiện diện bắt buộc của Nhà nước.

1.3.2 Cơ sở thực tiễn

Sự khả thi của một phương án, một chính sách hoặc một chế định pháp luật do Nhà nước ban hành phụ thuộc nhiều vào các cơ sở thực tiễn, đó là các điều kiện về kinh tế - xã hội và mối tương quan với các chính sách khác cũng như hệ thống pháp

luật của Nhà nước đó.

a Nhu cẩu và nguồn luc của xã hội

Nhu cầu phải mở rộng về đội ngũ thi hành án dân sự là một trong những điều kiện thực tế đòi hỏi phải sớm thực hiện việc xã hội hóa trong lĩnh vực này Sự phát triển của kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia làm phát sinh ngày một nhiều các giao dich dân sự, tiềm an việc tranh chấp và từ đó làm tăng áp lực nên hệ thống tòa án cũng

như cơ quan thi hành án dan sự Không chỉ vê sô lượng đương sự, phạm vi tài sản

Trang 26

phải thi hành án cũng ngày một lớn, tính chất các vụ việc phức tạp do các hình thức giao lưu dân sự ngày một mở rộng đặt hệ thống thi hành án dân sự vào tình trạng càng phải làm việc nhiều Trong khi bộ máy nhà nước dù có quy mô rộng khắp nhưng có hạn, không thé thay đổi về số lượng trong thời gian ngắn Không chỉ nguồn lực con người là đội ngũ nhân viên thi hành án của Nhà nước, mà các điều kiện khác về cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính, công cụ hỗ trợ trong quá trình thi hành án cũng có hạn Bởi vậy, nhu cầu xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực phi Nhà nước, vồn rất dỗi dao, là có cơ sở.

Việc chuyên giao công việc thi hành án dân sự von của Nhà nước ra cho xã hội đòi hỏi phải có đủ những cá nhân, tổ chức ngoài Nha nước đủ năng lực dé tiếp nhận, thay thế cho đội ngũ nhân viên Nhà nước Thị hành án dân sự bản chất là một hoạt động chấp hành pháp luật và tô chức chấp hành pháp luật, đòi hỏi chủ thé đảm nhiệm việc tổ chức phải có những hiểu biết bài bản, sâu sắc về pháp luật nói chung và pháp luật thi hành án dân sự nói riêng, hiểu rõ các quy phạm của cơ quan tô tụng đặt ra trong bản án, quyết định, và phải có những kĩ năng nhất định trong việc tô chức thi

hành các quy phạm đó.

Đảm nhận được các công việc này có thé kề tới đội ngũ công chức tư pháp trong

bộ mãy Nhà nước hoặc những người làm các công tác pháp luật ngoài Nhà nước như

đội ngũ Công chứng viên, Luật sư, bởi đây đều là những vị trí công việc đòi hỏi hiểu biết pháp luật và kĩ năng hành nghề luật tương đối ở người hành nghề Chang hạn, ở Cộng hòa Pháp, điều kiện trở thành Thừa phát lại tương đương với điều kiện dé trở thành Luật sư?? Thậm chi, trong nhiều trường hợp, người trở thành TPL còn được miễn một số điều kiện nếu đã từng đảm nhận một số chức năng tư pháp hoặc bô

trợ tư pháp, đảm nhận công việc Công chứng viên hoặc Luật sư 77

b Sự hiểu biết pháp luật, nhu cầu và khả năng lựa chọn của người dân.

22 French - Huissiers de justice, tr 12: bao gồm: (i) Có bằng Master 1 về Luật (04 năm học luật) hoặc bangtương đương và phải có bằng này trước khi bắt đầu thực tập (giống Luật sư) Thời gian thực tập hành nghềThừa phát lại là 02 năm, được tiễn hành tại một văn phòng Thừa phát lại ít nhất là 01 năm và thời gian còn lạilà tại một văn phòng công chứng, nhân viên bán đấu giá, luật sư tại tòa án phúc thâm, luật sư, kế toán, cơ quanhành chính nhà nước, bộ phận pháp chế và thuế của doanh nghiệp và (ii) thi đỗ kỳ thi sát hạch chuyên môn(chỉ được tham gia thi sát hạch chuyên môn nhiều nhất 04 lần, nếu không đỗ ở kỳ thứ tư thì không được tiếptục nộp hồ sơ thi) (giống Luật sư, CCV)

23 Duge miễn bang Master | về luật là những người có bằng của Học viện nghiên cứu Chính trị hoặc những

người tốt nghiệp Trường Tố tụng quốc gia và đã làm việc 10 năm trong một văn phòng Thừa phát lại với tưcách là thư ký Thừa phát lại; người đã từng là Thừa phát lại hoặc lục sự theo quyết định của Chưởng an, Bộtrưởng Bộ Tư pháp được miễn thực tập và thi sát hạch chuyên môn; người đã từng là nhân viên dau giá cũngcó thể được miễn thực tập và thi sát hạch chuyên môn; ngoại lệ cuối cùng là đối với những người từng là Thamphán, Công tố viên và những người từng hành nghề pháp luật hoặc tu pháp có thé được miễn thi sat hạchchuyên môn và một phần hoặc toàn bộ thời gian thực tập.

Trang 27

Việc xã hội hóa thi hành án dân sự muốn thực hiện được phải được người dân “chấp nhận” và lựa chọn Bởi lẽ trước đây khi thi hành án dân sự đơn thuần là công việc của Nhà nước, ý thức pháp luật của người dân đã có những mặc định về cơ quan thi hành án, thì nay cần phải có thời gian và có những phương thức tuyên truyền, giới thiệu hợp lý để đưa các chủ thể phi Nhà nước đến với người dân.

Sự lựa chọn của người dân là điều kiện sống còn của các chủ thể phi Nhà nước, không chỉ về mặt thực tế mà còn đưới phương diện pháp lý Về mặt thực tế, khi có kinh phí từ việc được người yêu cầu thi hành án, người phải thi hành án thanh toán thì Văn phòng Thừa phát lại mới có thé trang trải các chi phí hoạt động, có lợi tức va tồn tại được theo cơ chế cung cấp dịch vụ Nếu toàn bộ các chủ thé này không hoạt động hoặc sống thực vật??, hoạt động không hiệu quả, các nha lập pháp cũng thường không dé cho loại hình này tổn tại về mặt pháp lý.

Ở những quốc gia chưa từng thực hiện xã hội hóa thi hành án, dé đưa Thừa phát lại hay Chấp hành viên tự do vào trong thị hiếu của dân chúng cần quá trình tương đối dài, phụ thuộc vào điều kiện dân trí — dân sinh Còn ở những nước đã thực hiện xã hội hóa nhưng chưa triệt dé thì việc giao toàn bộ công việc THADS ra cho xã hội có thể không cần lộ trình quá dài, bởi người dân đã có những hiểu biết và tin tưởng nhất định với chủ thé thi hành án ngoài Nhà nước

1.4 Các quan điểm về xã hội hóa THADS trên thế giới

Hiện nay, pháp luật của các quốc gia và vùng lãnh thé đặc biệt trên thế giới tồn tại những quan điểm khác nhau về van đề xã hội hóa thi hành án dân sự, mỗi quan điểm lại mang trong mình những điểm hợp lý cũng như là hạn chế riêng và việc lựa chọn theo đuôi mô hình như nào sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tô kinh tế - chính trị - xã hội Cho đến một vài năm gần đây, việc một quốc gia theo đuôi mô hình thi hành án dân sự nào thậm chí còn phụ thuộc vào lịch sử phát triển của pháp luật nước đó, chứ không hắn chỉ căn cứ vào mức độ tối ưu của mô hình đó, chăng hạn như một số quốc

gia Mỹ - Latinh.”

4 Thực tế, các văn phòng Thừa phát lại hoặc văn phòng Chấp hành viên ở nhiều nước hoạt động dưới môhình doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh, và trong quá trình kinh doanh thì việc sống thực vật nếukhông có đủ hoạt động là hoàn toàn có thể xảy ra (Nguyễn Thị Tường Anh, “Doanh nghiệp cung cấp địch vụhỗ trợ pháp lý sống thực vật - Thực trạng và một số hướng di moi”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 3/2016)

5 Dr Heike Gramckow, “Court Auctions - Effective Processes and Enforcement Agents”, Justice and

Development working paper series, 18/2012, tr.5

Tác gia dan lai phân tích của báo cáo “Regional Best Practices: Enforcement of Court Judgments Lessons

Learnedfrom Latin America.” của Handerson (2004), nguyên van:

“Which model a country follows until some years ago depended largely on its own legal history, rather thanon what may have been the best model A study in Latin America showed, for example, that most countriesthere tend to follow the court-controlled enforcement model for historical reasons (Elena, Herrero, andHenderson 2004, 22), not because it works particularly well.”

Trang 28

Căn cứ vào phạm vi chuyền giao công việc tô chức thi hành án dân sự từ các cơ quan nhà nước sang cho các chủ thể mang tính chất tư nhân thì chúng ta có thể chia làm ba quan điểm chính như sau:

1.4.1 Không thực hiện xã hội hóa thi hành án dân sự

Theo quan điểm này, các quốc gia sẽ tuyệt đối hóa quyền lực nhà nước trong việc thực hiện các bản án đã có hiệu lực pháp luật trên cơ sở yêu cầu của các đương sự Như vậy đồng nghĩa với việc sẽ không có bất kỳ một chủ thể mang tính chất tư nhân nào được độc lập thực hiện thi hành án, ngoại trừ một sé trường hợp cá biệt, nhỏ lẻ được nhà nước yêu cầu hỗ trợ giúp giải quyết công việc một cách nhanh chóng hơn, và đồng nghĩa với việc không thực hiện xã hội hóa thi hành án Điển hình cho việc vận dụng quan điểm trên có thể ké đến một số nước như: Trung Quốc, Thái Lan,

Singapore Mô hình này được áp dụng ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ khi

đất nước giải phóng tới trước năm 2009, khi chế định Thừa phát lại được tái lập lại theo Nghị quyết số 24/2008/QH12 về thi hành Luật Thi hành án dân sự, trong đó giao Chính phủ quy định và tô chức thực hiện thí điểm chế định TPL và cụ thể hóa bởi Nghị định số 61/2009/NĐ-CP.

Đối với các quốc gia lựa chọn theo mô hình này, chủ thê thực hiện việc thi hành án sẽ là các công chức, viên chức được Nhà nước bồ nhiệm (chấp hành viên), làm

việc trong các cơ quan thi hành án trực thuộc Bộ Tư pháp hoặc Tòa thi hành án, hưởnglương từ ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, trong số các nước không thực hiện việc xã hội hóa thi hành án dân sự như trên thì lại có thể phân thành hai nhóm mô hình thi hành án nhỏ hơn Nhóm thứ nhất là những quốc gia mà tất cả các nhân viên thi hành án nằm trong cơ cấu của cơ quan thi hành an, chịu sự quản lý chặt chẽ về tô chức và hoạt động của cơ quan,

không có tính độc lập, có thể kế tới như Thái Lan, Trung Quốc Nhóm thứ hai với đại

diện là Nhật Bản lại có mô hình tô chức thi hành án tương đối phức tạp, gồm hai chủ thé là Tòa thi hành án và Chấp hành viên, trong đó mặc dù chấp hành viên nằm trong cơ cau tổ chức của Tòa thi hành án nhưng lại có tính độc lập nhất định.?

Riêng ở Thái Lan, pháp luật không trao quyền cho khu vực tư nhân được thực hiện việc thi hành án và thừa phát lại tồn tại với tư cách là nhân viên Nhà nước (dù

có cùng tên gọi với chủ thê phi Nhà nước thi hành án ở nhiêu quôc gia tiên hành xã

26 Enforcement of judgments and arbitral awards in Japan: overview

https://uk.practicallaw.thomsonreuters.com/w-008-1067?transitionType=Default&contextData=(sc.Default)&firstPage=true&bhcp=1, chúng tôi sẽ phan tích cuthể hơn trong Phụ lục 1.

Trang 29

hội hóa) Các cử nhân luật sau khi tốt nghiệp và vượt qua được kì thi tuyên thừa phát lại quốc gia sẽ được quyền làm việc ngay như một thừa phát lại mà không phải trải qua bất kì một khóa đào tạo nghề nào Về cơ bản, thừa phát lại ở Thái Lan là công chức nhà nước, được thực hiện một số công việc nhất định và nếu so với nghề thừa phát lại ở Pháp thì quyền hạn của thừa phát lại Thái Lan có phan hẹp hon.?’

Thi hành án dân sự theo mô hình này có điểm lợi là các chấp hành viên, nhân viên thi hành hoặc Tòa thi hành án được sự dụng quyền lực nhà nước nên tính cưỡng chế cao qua đó buộc các chủ thể có liên quan phải thực hiện một cách nhanh chóng và nghiêm túc nghĩa vụ nêu không sẽ phải chịu chế tài xử lý theo quy định pháp luật Tuy vậy, việc chỉ cơ quan, nhân viên Nhà nước mới được tô chức thi hành án rất dễ diễn ra hiện tượng quá tải, trì chệ, gây lãng phí nguồn lực công và không bảo đảm được chất lượng thi hành án dân sự, thậm chí còn có hiện tượng sai phạm, tiêu cực,

tham nhũng trong quá trình thi hành công vụ của nhân viên Nhà nước.

1.4.2 Thực hiện xã hội hóa một phan hoạt động thi hành án dân sự

Về cơ bản, quan điểm này được hiểu là tại một quốc gia sẽ tồn tại đồng thời hai nhóm chủ thể có quyền được thi hành án, trong đó một đại diện cho nhà nước và một mang tính chất tư nhân Tuy nhiên, dé phân biệt quan điểm này với quan điểm thứ ba thì vấn đề nằm ở vai trò của các cơ quan thi hành án nhà nước vẫn chiếm tỉ trọng tương đối lớn Việc xuất hiện các tổ chức như thừa phát lại trước mắt không nhằm thay thế cho các cơ quan thi hành án nhà nước, mà chỉ mang tính chất hỗ trợ, giảm tải áp lực cho cơ quan công quyên, mà về lâu về dài mới tiến tới việc xã hội hóa một cách triệt đề.?8

Quan điểm này tuy không phải là mô hình hoàn hảo nhất nhưng do nó có sự hài

hòa giữa những mặt có lợi và không có lợi của cả hai mô hình nêu trên nên đây trở

thành mô hình phù hợp với phần đông các nước trên thế giới hiện nay, bao gồm cả những nước phát triển, nước đang phát triển và nước chưa phát triển Điểm hài hòa này được thê hiện ở hai yếu tố:

i Hệ thong pháp luật cho phép người được thi hành án có quyén lựa chọn giữa yêu cau cơ quan thi hành án hoặc thừa phát lại tham gia thi hành một bản án hoặc

quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

27 Thranakit Vonathanatchakul (2011), “Quy chế, vai trò của TPL va LS tại Thái Lan”,

28 Alekand, Anneli, “The Estonian Universal Enforcement Procedure and the Bailiff as the Taker of Procedural

Decisions.” Juridica International, 2008, tr.24:

Tác gia Alekand nhận định rang việc tồn tại song song hai thiết chế thi hành án dân sự là Thừa phat lại va Cơquant hi hành án không những không đối lập mà còn tạo ra cơ chế phối hợp rất nhuần nhuyễn, là hình mẫu cho

việc liên kết thực hiện các quan hệ công — tư dé chia sẻ ganh nang cho chinh quyén.

Trang 30

Điều này phần nào thể hiện yếu tố dân chủ, quyền tự định đoạt của đương sự trong quá trình tố tụng và thi hành án được bảo đảm Theo đó, tùy theo tính chất của một vụ việc cụ thể mà đương sự sẽ chọn đâu là nơi mình có niềm tin rằng ở đó vụ việc của mình sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng, hiệu quả Đối với những vụ việc mang tính chất phức tạp, tài sản lớn, đa phần người dân sẽ tìm đến những cơ quan thi hành án bởi vị họ được trực tiếp sử dụng quyền lực nhà nước, dé dàng phối hợp với các đơn vị như công an, viên chức địa phương để cưỡng chế trong trường hợp người phải thi hành án có ý chống đối Ở chiều ngược lại, những vụ việc mang tính chất đơn giản, tài sản nhỏ thì thừa phát lại sẽ là một sự lựa chọn tốt hơn do với quyền hạn của mình, họ có thê giải quyết được hết các thủ tục trong việc thi hành án

một cách nhanh chóng.

ii Việc cho phép thừa phát lại ton tại và phát triển sẽ giảm tải được gánh nặng cho các cơ quan thi hành án nhà nước do số lượng các vụ việc mang tính chất dân sự ở bất kỳ quốc gia nào cũng chiếm tỷ trọng cao nhất.

Như đã phân tích ở trên, những vụ việc đơn giản thì thừa phát lại hoàn toàn có

thé thi hành án một cách kịp thời, đáp ứng được nguyện vọng của người yêu cầu Những trường hợp dù đơn giản nhưng về mặt nguyên tắc, thủ tục khi đã đặt ra trong luật thì mọi người đều phải tuân thủ, các chấp hành viên dù có tiếp nhận cũng chỉ giải quyết vẫn đề với cùng kết quả như thừa phát lại có thể thực hiện, việc để các chấp hành viên dành quá nhiều thời gian cho các vụ việc chỉ mang tính thủ tục sẽ làm giảm hiệu quả mà công chức đó có thể làm được, lãng phí tài nguyên quốc gia Không những vậy, thừa phát lại do hoạt động không phụ thuộc vào kinh phí cung cấp từ nhà nước như các cơ quan thi hành án nên còn có thé trở thành một nguồn thu thuế đáng kế cho ngân sách quốc gia.

Đây là quan điểm tương đối phổ biến trên thế giới, được nhiều nước lựa chọn và áp dung, trong đó có thé ké tới một số quốc gia tại Đông Âu, Trung Âu có nền kinh tế chuyên đổi sang nền kinh tế thị trường như: Bungaria, Hungary, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Xlô-ven-ni-a, nhất là Estonia và Việt Nam, Campuchia ở Đông Nam A Việc xã hội hóa thi hành án dân sự, đưa một số chủ thé tư nhân vào quá trình thi hành án thậm chi đang là một xu hướng thịnh hành tại nhiều quốc gia Đông Au.?°

1.4.3 Thực hiện triệt để việc xã hội hóa thi hành án dân sự

2° Dr Heike Gramckow, “Court Auctions - Effective Processes and Enforcement Agents”, Justice and

Development working paper series, 18/2012, tr 5.

Nguyén van: “There is a growing trend, especially in Eastern European countries, which mostly had executivebranch controlled court enforcement agencies, to introduce a private or quasi-private sector specialist model”.

Trang 31

Quan điểm nay là lựa chọn tôi ưu với những quốc gia mà ở đó người dân có tính ý thức pháp luật cao và đội ngũ bé trợ tư pháp có năng lực tốt, có hệ thông luật pháp hiệu quả Trái với quan điểm thứ nhất, các nước xã hội hóa triệt dé việc thi hành án dân sự sẽ có thé giảm tải toàn bộ áp lực đặt lên các cơ quan thi hành án công, giảm thiểu việc chi ngân sách nhà nước và có thé dành khoản đáng lẽ phải chi đó dé phục vụ lợi ích phát triển chung khác.

Về bản chất, THADS là việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự đã được ghi nhận trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, là hoạt động bảo vệ tư quyền, do vậy có thé thực hiện xã hội hóa hoạt động này hay nói cách khác, cần huy động nguồn lực, nêu cao trách nhiệm của người dân cũng như có thé chuyên giao cho cá nhân, tổ chức phi nhà nước thực hiện toàn bộ hay một phần hoạt động THADS?9 Theo đó, quốc gia áp dụng quan điểm này có thé xây dựng hoặc không các cơ quan thi hành án nhà nước tùy phụ thuộc vào chủ trương phát triển của quốc gia mình Thay vì phải xây dựng kế hoạch chỉ tiêu biên chế tốn kém ngân sách quốc gia, các nước sẽ chú trọng mở rộng đường cho khối tư nhân phát triển, tạo điều kiện cho các tổ chức như Thừa phát lại có thé phát huy được tối đa khả năng của mình, hạn chế đến mức tối thiểu sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động mang tính chất dân sự.

Bên cạnh những lợi ích đạt được trong khía cạnh quản lý nhà nước, mô hình tô chức thi hành án như vậy sẽ phát huy năng lực tiềm tàng trong xã hội, áp dụng triệt dé lý thuyết huy động nguồn lực, khơi dậy tinh sáng tao và chủ động tích cực của người dân Đối với cơ chế thị trường như thời đại hiện nay, tính cạnh tranh là một yêu cầu tất yếu, chỉ những dịch vụ tốt mới có thể tồn tại và khi càng có nhiều sự cạnh tranh thì người dân càng được hưởng lợi do các chủ thể kinh doanh phải liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ với mức giá hợp lý.

Một trong các quốc gia tiêu biéu lựa chọn hoạt động theo mô hình này đó chính là Cộng hòa Pháp Đây là nơi có nghề thừa pháp lai ton tại và phát triển lâu đời nhất trên thế giới, từ khoảng năm 1705 khi chế định pháp luật về thừa phát lại chính thức

được ban hành Một bản án của Tòa án Pháp có hiệu lực pháp luật thì sẽ có trong đó

nội dung như sau: “Do vậy, ước Cộng hòa Pháp ủy quyên và yêu câu tat cả các TPL thi hành ban án này, yêu cau các viện trưởng viện công tố bên cạnh các tòa dn sơ

thâm thâm quyền rộng và các tòa an phúc thâm, và tat cả các sĩ quan chỉ huy lực

30 Nguyễn Thị Tuyền, “Một số vấn dé xã hội hóa thi hành án dân sự”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyêndé 9/2017, tr.21.

Trang 32

lượng công hỗ trợ thi hành bản án này nếu được yêu cẩu theo đúng quy định của

pháp luật ””! Như vậy ở Pháp, không có các công chức thi hành án chuyên nghiệp

mà hoạt động thi hành án hoàn toàn được giao cho các Thừa phát lại Những vấn đề về nguyên tắc hoạt động chung và bổ nhiệm thừa phát lại sẽ do nhà nước ban hành trong các văn bản pháp luật còn những vấn dé về tổ chức hoạt động, chi phí hoạt động sẽ hoàn toàn do các tô chức thừa phát lại tự quyết định.

Tuy quan điểm thứ ba này có nhiều ưu điểm nhưng như đã đề cập ở trên, nó đòi

hỏi một xã hội mà người dân phải có ý thức cao trong việc tuân thủ pháp luật Vì vậy,

dù nhiều nước cũng hướng tới việc thực hiện theo quan điểm này nhưng họ đã gặp phải trở ngại lớn xuất phát từ nhận thức còn hạn chế của cộng đồng dân cư.

1.5 Yêu cầu đặt ra khi xã hội hóa thi hành án dân sự 1.5.1 Hành lang pháp lý phù hợp ôn định, rõ ràng, cụ thể

Yêu cầu đặc biệt quan trọng đối với việc xã hội hóa thi hành án dân sự là phải có một hành lang pháp lý phù hợp, cụ thé và rõ ràng Điều nay bao đảm trong qua trình tổ chức thi hành bản án, quyết định: (i) chủ thé thi hành án ngoài Nhà nước và người yêu cầu thi hành án, người được thi hành án và người phải thi hành án có quyền, nghĩa vụ liên quan biết được những việc mà mình phải làm cũng như quyên lợi của mình, do đó quá trình thi hành án sẽ liền mạch, nhanh chong và (ii) chủ thé thi hành án ngoài Nhà nước không thé lạm dụng quyền han dé tư lợi, xâm phạm quyền và loi ich hợp pháp của cá nhân, tô chức và Nhà nước Các quy định của pháp luật thi hành án dân sự càng rõ ràng, cụ thé thì quá trình thi hành án càng có thé diễn ra kip thời, đúng quy định, trình tự, thủ tục, đúng pháp luật và mục đích của việc bảo vệ quyền lợi của các chủ thể trong bản án, quyết định sẽ càng sớm đạt được.

Không chỉ vậy, các văn bản pháp lý của Nhà nước điều chỉnh vấn đề thi hành án dân sự của chủ thé phi Nhà nước cần có tính ôn định Bởi điều chỉnh một quan hệ phức tạp vừa có tinh chất hành chính — tư pháp mang dấu hiệu của quyền lực Nhà nước, vừa mang tính tư trong quan hệ phát sinh từ quan hệ dân sự, thì cần sự 6n định để nhiều chủ thé cùng thích nghi Quan trọng hơn, vì Thừa phát lại hay Chấp hành viên tự do còn là các chủ thé kinh tế nên các van dé về tổ chức, tiễn hành hoạt động kinh doanh dịch vụ tại tổ chức hành nghề mà chủ thé thi hành án ngoai nhà nước làm việc (chăng hạn Văn phòng Thừa phát lại, Văn phòng công chứng viên hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp) đòi hỏi được điều chỉnh bởi hành lang pháp lý ôn định là một quy luật chung của mọi nền pháp luật.

3! “Mô hình tô chức hoạt động Thừa phát lại trên thé giới”, http://www.nxbctqg.org.vn/mo-hinh-to-chuc-hoat-dong-thua-phat-lai-tren-the-gioi.html

Trang 33

1.5.2 Thẩm quyên của đội ngũ thi hành án ngoài nhà nước đủ rộng

Thâm quyền của đội ngũ thi hành án ngoài nhà nước, hay hiểu đơn giản là những

việc mà họ được làm cũng như trách nhiệm của họ, trong quá trình thi hành án dân

sự là một van dé rất phức tạp xuất phát từ bản chất của quá trình tổ chức thi hành án dân sự Nhất là vấn đề áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án và biện pháp cưỡng chế thi hành án trong quá trình chủ thể phi Nhà nước thực hiện công việc Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam còn có nhiều tư tưởng phân hóa về việc có nên cho phép các chủ thé này sử dụng những biện pháp mang tinh chất quyền lực Nhà nước

cũng như phạm vi sử dụng những biện pháp này tới đâu.

Theo chúng tôi, chủ thé thi hành án phi Nhà nước cần có thẩm quyên áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án và biện quá cưỡng chế trong quá trình thực hiện công việc, về phạm vi có thê ngang băng hoặc hẹp hơn Chấp hành viên Nhà nước ở một số công việc, hoạt động mà việc huy động quyền lực Nhà nước ở mức cao độ, dễ xâm phạm các quyền nhân thân của người phải thi hành án như huy động lực lượng bảo vệ tham gia cưỡng chế, còn lại, các biện pháp áp dụng đối với tài sản thì cần phải ngang bằng nhau Chỉ như vậy mới bảo đảm cho công việc thi hành án dân sự được diễn ra liền lạch, kip thời, nhanh chóng va dat được mục đích của ban án là bảo đảm quyên lợi của cá nhân, tổ chức và Nhà nước.

Xét về bản chất của các biện pháp bảo đảm và biện pháp cưỡng chế trong thi hành án thì đây đều là việc vận dụng quyền lực Nhà nước nhằm hạn chế một số quyền của người phải thi hành án, trực tiếp là quyền sở hữu tài sản dé bảo đảm việc thi hành án, bảo đảm quyên và lợi ích hợp pháp của những chủ thé khác mà người phải thi hành án đã vi phạm Điều này là phù hợp với ngoại lệ của nguyên tắc của quyền con người không bị xâm phạm2 Về chủ thé thực hiện, nếu do Chấp hành viên trong cơ quan thi hành án thực hiện thì điều này là hợp ly với thâm quyền của một nhân viên công vụ, nhưng nếu do chủ thé phi Nhà nước thực hiện thì điều này vẫn hoàn toàn có

CƠ SỞ.

Bởi quan hệ thi hành án dân sự von là một quan hệ mang tính chất hành chính — tư pháp — dân sự, trong đó nhắn mạnh tinh chất hành chính — tư pháp chính là việc thực thi quyền lực công cộng để bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ các cá nhân, tổ chức trong xã hội Theo lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nhà nước là chủ thể duy nhất được sử dụng quyền lực công33, nhưng trong trường hợp này, có thể hiểu việc

* http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=2 10374

33 Trường Dai học Luật Hà Nội, Giáo trình Li luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Nxb Công an nhân

dân, Hà Nội, 2016, tr22.

Trang 34

Nhà nước dé Thừa phát lại hay Chấp hành viên tự do thực hiện quyền lực công như một cách chia sẻ quyền lực cùng với chia sẻ công việc thi hành án đồng thời với chia sẻ trách nhiệm Điều kiện cần và đủ dé công việc mà Nhà nước chia sẻ (thi hành án) với xã hội được thực hiện là chủ thé ngoài Nhà nước phải có đủ quyền năng cần thiết, cũng như phải chịu trách nhiệm về hành vi pháp lý của mình Điều này không đi ngược lại các ly thuyết đã biết về Nhà nước, mà chỉ bổ sung, làm cho nó phù hợp hơn với điều kiện thực tế của xã hội Ở Cộng hòa Pháp, nơi Thừa phát lại có thâm quyền áp dụng quyền lực Nha nước dé cưỡng chế, quan hệ quyền lực này thực chat có tính ủy quyén.*4

Chính vì sự “nhạy cảm” này mà việc áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp

cưỡng chế của chủ thê phi Nhà nước trong thi hành án càng phải được quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục, các trường hợp cụ thê cũng như trách nhiệm của các bên khi

xảy ra các hậu quả pháp lý.

1.5.3 Cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan Nhà nước và chủ thể thi

hành án ngoài Nhà nước

1.5.3.1 Tòa án và các cơ quan giải quyết tranh chấp khác

Tòa án và các cơ quan giải quyết tranh chấp là những chủ thé đòi hỏi sự gắn bó nhất đối với quá trình thi hành án bởi đây chính là giai đoạn mà bản án, quyết định của những cơ quan này được đem rat hi hành Thâm quyền các cơ quan tô tụng và giải quyết tranh chấp không chỉ nằm ở việc ra bản án, mà còn mở rộng ra những nội dung liên quan đến quá trình thực thi những quyết định của chúng như là giải thích, bé sung, chinh stra dé lam rõ nghia cac quyét định, ban án, xác định các van dé có liên quan dé phục vụ việc thi hành án như tài san cua người phải thi hành, ngăn chặn các hành vi tau tán, định đoạt tài sản nhằm trốn tránh việc thi hành án va các van dé khác mà chỉ Tòa án hoặc các cơ quan đó mới có thẩm quyên theo pháp luật dân sự và

các luật tư khác.

Chính vì vậy, với tư cách là chủ thể Thi hành án, Thừa phát lại hay chấp hành viên tự do phải có mối quan hệ pháp lý chặt chẽ với nhau, trong đó Tòa án giữ vai trò hỗ trợ, quyết định đối với chủ thê thi hành án trong việc ra các quyết định theo đề nghị hoặc yêu cầu của chủ thé thi hành Tòa án và các thiết chế tô tụng phải là người hiểu biết hơn cả về quan hệ dân sự mà mình đã giải quyết, vì vậy việc họ tham gia quyết định một hay một số việc trong quá trình thi hành án là hợp lý, giúp chủ thê thi hành án đây nhanh việc hiện thực hóa các quyết định trong bản án Với ý nghĩa như

3 http://journals.univ-danubius.ro/index.php/administratio/article/view/3 164/3075

Trang 35

vậy, việc trao cho chủ thể thi hành án quyền yêu cầu Tòa án thực hiện một số công

việc là hoàn toàn hợp lý.

Trên thế giới, các mô hình liên kết của Tòa án với Thừa phát lại hoặc Chấp hành viên là minh chứng cho sự cần thiết của việc thiết lập mối quan hệ pháp lý giữa hai nhóm chủ thê này Chăng hạn, ở Cộng hòa Pháp, khi muốn tiếnn hành áp dụng biện

pháp bao đảm thi hành án như phong tỏa, kê biên tài sản có giá tri lớn thì Thừa phat

lại phải xin ý kiến của Tòa án nơi ban hành bản án, Tòa án này sẽ ra quyết định về việc có được phép áp dụng biện pháp đó hay không Hoặc khi muốn xác minh điều kiện thi hành án thì Thừa phát lại có thé trực tiếp yêu cầu Tòa án thực hiện thì Tòa án có nghĩa vụ hỗ trợ mà không được từ chối nếu không có căn cứ cho rằng Thừa phát

lại lam sai.

1.5.3.2 Cơ quan hành chính

Mối liên kết giữa cơ quan hành chính Nhà nước với chủ thể thi hành án ngoài Nhà nước là điều kiện bảo đảm thi hành án cho Nhà nước Ở đây chúng tôi không đề cập tới quan hệ quản lý hành chính về những van đề như thanh tra, kiểm tra, cấp phép thành lập hay quản lý về hoạt động kinh doanh của Nhà nước với tổ chức hành nghề mà tập trung vào mối quan hệ giữa hai chủ thé này trong quá trình thi hành án.

Cơ quan hành chính Nhà nước là người thực thi quyền lực Nhà nước, nắm trong tay quyén hành pháp, trên thực tiễn thì đây là co quan nắm thực quyền rất lớn trong thi hành pháp luật Chính vậy, để bảo đảm quyết định của các cơ quan tố tụng được thi hành thì cũng cần có sự tham gia của các chủ thê hành chính, nhất là quá trình áp dụng các biện pháp mang tính chất quyền lực Nhà nước cao độ như biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án.

Là cơ quan quản lý hành chính, sâu sát với đời sống nhân dân, cơ quan hành chính có thể tham gia vào quá trình vận động, thuyết phục người phải thi hành án chủ động, tự nguyện thực thi nghĩa vụ trong bản án, nhất là trường hợp người phải thi hành án là người làm việc tại của cơ quan, tô chức, tăng cường giáo dục, truyên truyền pháp luật tới xã hội nói chung để các chủ thể nâng cao ý thức trách nhiệm trong quan hệ dân sự và với bản án, quyết định khi xảy ra tranh chấp.

Cơ quan quản lý Nhà nước về đăng ký tài sản, nhất là các bất động sản có tính chat đặc thù như nhà ở, dat đai có trách nhiệm phối hợp với chủ thé thi hành án nhăm nhanh chóng, thống nhất trong áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng ché, khi huy động lực lượng hỗ trợ, bảo vệ hoặc thực hiện cưỡng chế.

Ngoài ra, Các cơ quan quản lý về trật tự xã hội, cơ quan công an cũng cần có cơ chế phối hợp với chủ thé thi hành án ngoài Nhà nước dé xử lý hành chính hoặc điều

Trang 36

tra, khởi tố khi phát hiện dấu hiệu tội phạm trong các trường hợp người phải thi hành án chống đối, chây trì, vi phạm pháp luật hình sự về việc thông khi hành bản án, quyết định, có hành vi xâm phạm tính mang, sức khỏe của chủ thê thi hành án, xâm phạm

quyên, lợi ích của cá nhân, tô chức và Nhà nước.

1.6 Kiểm sát việc thi hành án dân sự khi thực hiện xã hội hóa

Kiểm sát việc tuân theo pháp luật là yêu cau tất yếu đối với mọi Nhà nước Pháp luật đặt ra là để quản lý, điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức trong xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền lợi của cá nhân, tô chức, nhưng nó luôn tiềm ân các nguy cơ bị phá vỡ bởi hành vi vi phạm pháp luật Các quy phạm pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, thâm quyền của chủ thể tổ chức thi hành án dân sự được đặt ra cũng không phải là ngoại lệ Việc kiểm sát thi hành án dân sự không chỉ nằm ở VIỆC cơ quan kiểm sát nhận định hành vi của cơ quan, chủ thể thi hành án có đúng pháp luật hay không, mà quan trong hơn còn thé hiện ở chỗ cơ quan kiêm sát có thé làm gì để ngăn chặn, hạn chế hành vi vi phạm pháp luật đó.

Trên thế giới tồn tại nhiều quan điểm của các quốc gia theo những trường phái pháp luật, với những hệ thống pháp luật khác nhau cùng cơ chế tổ chức của bộ máy nhà nước khác nhau về việc kiểm sát việc thi hành án dân sự nói chung Chăng hạn, tại Cộng hòa Pháp hay Vương quốc Bi, Thừa phát lại với tư cách là chủ thể độc quyền trong thi hành án dân sự, không chịu sự kiểm soát của bất kì cơ quan Nhà nước nào về hoạt động thi hành án.”

Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam, tại Nhật Bản hay tại cộng hòa LB Đức lại đặt

ra sự giám sát của cơ quan nhà nước tới chủ thê thi hành án ngoài Nhà nước Viện Kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ kiểm sát hoạt động thi hành án của Thừa phát lại tại Việt Nam, thâm quyền trong hoạt động kiểm sát này giống với kiểm sát hoạt động của Chấp hành viên, Chấp hành viên trong Tòa thi hành án Nhật Bản phải thường xuyên báo cáo với Tòa án đã ban hành bản án về quá trình thi hành án dân sự của mình.3 Trong khi Chấp hành viên ở Nhật Ban mang gan đúng ý nghĩa của việc chấp hành, cơ quan quản lý về tư cách công lại đồng thời cũng quản lý về nghiệp vụ, giám sát hoạt động, tính độc lập của chấp hành viên là rất hạn chế, thì ở Việt Nam việc kiêm sát của Viện kiêm sát nhân dân với Chi cục thi hành án, với Chấp hành viên và Thừa phát lại lại mang tính chất đối trọng, kiểm tỏa.

Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong thi hành án dân sự nhằm hai

mục dich là (i) xem xét các quy định pháp luật có được áp dụng đúng hay không va

35 https://e-justice.europa.eu/content_procedures_for_enforcing_a_judgment-52-fr-en.do?member=13 Điêu 102, Luật Thi hành án dân sự Nhật Bản (sô 79 năm 1979), sửa đôi năm 2004.

Trang 37

(ii) kịp thời ngăn chặn, hạn chế thiệt hại có thé xảy ra do hành vi vi phạm pháp luật của các bên trong quá trình thi hành án, nhất là chủ thê có quyền tổ chức thi hành Khi phát hiện có vi phạm pháp luật thì cơ quan kiểm sát cần có quyền yêu cầu chủ thê trực tiếp tổ chức thi hành án, cơ quan cấp trên hoặc cơ quan quản lý của chủ thể đó chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, kiến nghị các cấp có thâm quyên xử lý hành

vi và xử lý công việc thi hành án dân sự đang thực hiện.

KET LUẬN CHUONG 1

Qua kết quả nghiên cứu những van dé lý luận về xã hội hóa thi hành án dân

sự, có thê rút ra một sô tiêu kêt là:

Xã hội hóa thi hành án dân sự là việc chuyển giao một phần hoặc toàn bộ hoạt động thi hành án dân sự từ Nhà nước ra cho chủ thể ngoài Nhà nước thực hiện theo quy trình, thủ tục do luật pháp quy định và được Nhà nước kiểm sát nhằm mục đích nâng cao hiệu quả thi hành án, bảo vệ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tô chức và của Nhà nước được thực thi Việc xã hội hóa thi hành án dân sự có vai trò (i) tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được xác định trong bản án, quyết định, (ii) nâng cao hiệu quả THADS đồng thời giảm áp lực cho cơ quan THADS Nhà nước, tiết kiệm hiệu quả nguồn lực công va (iii) thúc day sự phát triển đội ngũ tổ chức thi hành án dân sự.

Việc xã hội hóa thi hành án dân sự dựa trên những cơ sở vững chắc Về lý luận, xã hội hóa các chức năng mà Nhà nước độc quyền là một tat yếu trong quá trình hình thành và phát triển của nó, đặc biệt là các chức năng xã hội Thị hành án dân sự với những dấu hiệu có tính chất “tư”, với mục đích giải quyết quyền lợi của các bên trong quan hệ dân sự, hoàn toàn phù hợp khi áp dụng tiến trình xã hội hóa Về thực tiễn, các xã hội hiện đại ngày với đời sống dân sự phát triển ngày càng đòi hỏi việc giải quyết tranh chấp diễn ra nhanh chóng, kịp thời mà nguồn lực công thì có hạn, trong khi xã hội hoàn toàn có thể cung cấp được các chủ thể đủ năng lực đảm nhiệm công việc thi hành án dân sự Thêm vào đó, dân trí ngày càng cao đồng nghĩa với nhu cầu

và nhận thức của người dân vê bộ phận ngoài Nhà nước ngày càng cao.

Hiện nay trên thế giới có ba nhóm quan điểm chính về xã hội hóa thi hành án dân sự, bao gồm (1) không thực hiện xã hội hóa thi hành án dân sự, Nhà nước năm toàn quyên tổ chức thi hành án, (ii) thực hiện xã hội hóa một phần hoạt động thi hành án dân sự, cả Nhà nước và chủ thể ngoài Nhà nước cùng đảm nhận việc tô chức thi hành án và (11) thực hiện xã hội hóa thi hành án dân sự một cách triệt đề, trong đó

Trang 38

chủ thé phi Nhà nước độc quyền với hoạt động tô chức thi hành án Tuy nhiên, ở những quốc gia theo cùng một quan điểm thì đội ngũ thi hành án lại có những điểm

khác biệt.

Dé xã hội hóa thi hành án dân sự thành công đòi hỏi ở quốc gia áp dung rất nhiều điều kiện như (i) có hành lang pháp lý phù hop, 6n định, rõ rang, cụ thé, (ii) thâm quyền của đội ngũ thi hành án ngoài Nhà nước phải đủ rộng và (iii) có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan Nhà nước và chủ thể thi hành án ngoài Nhà nước Dù được xã hội hóa nhưng công tác thi hành án dân sự vẫn phải chịu sự kiểm sát của Nhà nước, với mục đích bảo đảm các bên tuân thủ pháp luật, bảo đảm quyền và lợi

ích hợp pháp của cá nhân, tô chức và của Nhà nước không bị xâm phạm.

Trang 39

CHƯƠNG 2:

XÃ HỘI HÓA THI HANH ÁN DAN SỰ Ở MOT SO QUOC GIA VA LIEN MINH CHAU AU EU

2.1 Liên minh Châu Au (EU)

Trong số 27 nước thành viên EU hiện nay có 8 quốc gia không thực hiện xã hội

hóa thi hành án dân sự, công việc thi hành án dân sự (THADS) do công chức, nhân

viên nhà nước thực hiện; có 5 quốc gia thực hiện xã hội hóa thi hành án dân sự nhưng không triệt dé, theo mô hình bán công trong đó vừa có TPL tham gia thi hành án, vừa có cơ quan, nhân viên nhà nước làm chức năng thi hành một số loại án và có 15 quốc gia thực hiện hoàn toàn việc xã hội hóa trong THADS Ở những quốc gia đó, TPL hoạt động với tính chất là một nghề tự do, độc lập, đảm trách hoàn toàn việc THADS Đối với một số quốc gia có nghề TPL truyền thống, lâu đời như Pháp, Bi, Hy Lạp, Lúc-xăm-bua, Hà Lan, TPL hành nghề độc lập, không hưởng lương từ ngân sách nhà nhưng được nhà nước bồ nhiệm, trao quyền để thực hiện một số công viéc Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đặc biệt là khi tô chức thi hành án, TPL có quyền yêu cầu các cơ quan công quyền hỗ trợ, thực hiện các hoạt động mà pháp luật quy định thuộc nhiệm vụ, quyền hạn nghề nghiệp của TPL Hoạt động của TPL chịu sự giám sát của các cơ quan nhà nước như tòa án, bộ tư pháp, viện công tố và chịu sự kiểm tra, quan lý của Hiệp hội nghé nghiệp TPL (Ở Pháp là Hội đồng TPL).

2.2 Cộng hòa Pháp

2.2.1 Khái quát chung về thi hành án dân sự tại Cộng hòa Pháp

Cộng hòa Pháp là một trong số các quốc gia có hệ thống luật tư mang bề dày phát triển lâu đời, là nguyên mẫu hoặc có ảnh hưởng tới pháp luật dân sự của nhiều nước Luật dân sự tại CHP ra đời từ sớm, là cơ sở điều chỉnh cho các quan hệ dân sự và là căn cứ dé giải quyết tranh chấp dân sự, thương mai, lao động, tại các cơ quan tố tụng Từ thế ki XVIIL, các Thừa phát lại đầu tiên với chức năng thi hành án đã xuất hiện và dần phát triển, hoàn thiện cho tới ngày nay.

Ở Pháp, các nhà lập pháp quan niệm rằng việc xét xử các vụ việc dân sự là hoạt động của Nhà nước, nhưng thi hành án dân sự là hoạt động giữa các chủ thé trong đời sông tư, do vậy Nhà nước không cần trực tiếp can thiệp mà có thể ủy quyền cho một chủ thé khác có đủ khả năng thay thế Nhà nước thực hiện, phù hợp với tập quán pháp

Trang 40

lý°” đồng thời bảo đảm theo dõi kết quả thi hành án giữa các bên và tham gia khi các bên có các tranh chấp tiếp theo tại tòa án, hoặc một bên có hành vi vi phạm pháp luật hình sự liên quan đến nghĩa vụ thi hành án hoặc giải quyết yêu cầu liên quan dé hỗ trợ việc thi hành án diễn ra liền mạch Vì lẽ đó, ở Pháp, hoạt động thi hành án dân sự vốn từ lâu đã mang tinh chất phi Nhà nước, do một chủ thé duy nhất là Thừa phát lại độc quyền thực hiện”, là công việc độc quyền có tính chất truyền thống (traditional

monopolistic activity).

2.2.2 Thừa phat lại trong thi hành án dân sw

2.2.2.1 Khái quát chung về Thừa phát lại tại Cộng hòa Pháp

Vào thế ky XV, các nhà quân chủ chuyên chế tại Pháp cần một khoản tiền rất lớn dé tham gia vào các cuộc chiến tranh kéo dài nên đã bán nhiều thiết chế thực hiện chức năng công quyên, lúc đó, Thừa phát lại là người duy nhất mua được.

Thừa phát lại tại Pháp đã có từ rất lâu đời, có quy chế tương đối phức tạp, đặc thù của nghề Thừa phát lại ở Pháp không chỉ là một người hành nghề tự do mà còn là một công lại, đồng thời còn làm các công việc mang tính bổ trợ tư pháp như là tống đạt giấy tờ.

(i) Thừa phát lại là một chức danh nghề nghiệp, có quyên huy động quyên lực

Nhà nước.

Thừa phát lại là một chức danh do Nhà nước (trực tiếp là Bộ Tư pháp) b6 nhiệm và quản lý về mặt trình độ chuyên môn Dé đạt được chức danh này, Thừa phát lại phải đạt các điều kiện về đào tạo và thử việc phức tạp, tương tự với Luật sư, Công chứng vién, Cũng là vì chức danh nghề nghiệp nên cơ quan quản lý có thé thu hồi tư cách Thừa phát lại của một người nếu người đó không còn đạt tiêu chuẩn hoặc có hành vi vi phạm quyền của người yêu cầu tới mức không thể chấp nhận.

Với tư cách là công lại, được co quan Nhà nước bồ nhiệm và ủy quyền cho Nhà nước tô chức thực thi bản án, pháp luật Pháp trao cho Thừa phát lại quyền năng huy động quyền lực nhà nước một cách hạn chế trong trường hợp cưỡng chế thi hành ban

án, quyét định dân sự hoặc yêu câu viên chức an ninh bao đảm an toàn cho bản thân

37 Loic Cadiet, Intros About Law On Civil Procedue And Enforcement Of Civil Judgments Of France,

38 Tác giả Dinh Công Tuan trong bài viết “M6 hình tổ chức hoạt động Thừa phát lại trên thé giới” cho rangmô hình thi hành án tại Cộng hòa Pháp là mô hình bán công trong đó Thâm phán chuyên trách thi hành án vàThừa phát lại cùng thi hành Chúng tôi không đồng tình với quan điểm này bởi lẽ việc tham gia của Thâm phánchuyên trách thi hành án không nhăm mục dich chỉ đạo, điều hành, không trực tiếp tham gia mà chỉ hỗ trợThừa phát lại thi hành án, bao đảm quá trình thi hành án được liền mạch.

Ngày đăng: 07/04/2024, 17:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w