Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: Phòng chống các hành vi xâm hại trẻ em trên không gian mạng nhìn từ kinh nghiệm một số nước và bài học cho Việt Nam

109 0 0
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: Phòng chống các hành vi xâm hại trẻ em trên không gian mạng nhìn từ kinh nghiệm một số nước và bài học cho Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI

BAO CAO TONG KET

DE TAI THAM GIA XET GIAI THUONG

“SINH VIEN NGHIEN CUU KHOA HOC”

CUA TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI NAM 2021

PHONG CHONG CAC HANH VI XAM HAI TRE EM TREN KHONG GIAN MẠNG NHÌN TỪ KINH NGHIEM

MOT SO NUOC VA BAI HOC CHO VIET NAM

Thuộc nhóm ngành khoa học: Xã hội

NAM 2021

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BAO CAO TONG KET

DE TAI THAM GIA XET GIAI THUONG

“SINH VIEN NGHIEN CUU KHOA HOC”

CUA TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI NAM 2021

PHONG CHONG CAC HANH VI XAM HAI TRE EM TREN KHONG GIAN MẠNG NHÌN TỪ KINH NGHIEM

MOT SO NUOC VA BAI HOC CHO VIET NAM Thuộc nhóm ngành khoa hoc: Xã hội

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phương Thảo Nam, Nữ: Nữ

Dân tộc : Kinh

Lớp, Khoa: 4433, Khoa Chất lượng cao

Năm thứ: 02/S6 năm dao tạo: 04

Ngành học: Luật Chất Lượng Cao

Người hướng dẫn: TS Đào Lệ Thu

Trang 3

MỞ ĐẦU NGHIÊN CUU 2° s°©s*©E+9©Ekss©EEeEEEAeEAserrxstrrktrrksrorrsee 3

1 Tính cấp thiết của dé tai -< 5< < 5< se z3 SE SE 1e 315515523 s3 xee 3 2 Tình hình nghiên cứu dé tài 5< 5< s 2s s£s£ s2 EseSs£seEseseesessrsesses 4 3 Mục tiêu nghiên cứu dé tài -<-2- << 5 2s sEsSsEssEsEseEseSsEseEsesersesersessee 5 4 Nhiệm vụ nghiên cứu dé tài 2-5 s 2s 2s sEs£EsEs£EsessEsexsesessesersesses 5 5 Phạm vi nghiên cứu đề tài 2< s- <2 2s sEs£ 9s EseS£EseEEseEsessssessrsesses 6 6 Phương pháp nghiên cứu dé tài 5-5 s2 s2 s£ss£seSs£seEsesssessesesses 6

6.1 Phương pháp luận CHUNG ssvssisisciesssseesssncsnsoussnscavscessvoenevevecevennevssvanvensnesvessnaasnersensens 6

6.2 Phương pháp nghiên cứu khoa HỌC <5 5 5< 5< 3 93 59 955 9552565 6

6.2.1 Về nghiên cứu thực tiỄn - 2 -< 2 <2 2s 2s sES£EsESsEseEsEsEsEseEsessersessse 6 6.2.2.Về các phương pháp nghiên cứu lý thuyẾt . s- 2s ss<<sessesess=sesses 7 1, Kiệt iu, CR, Hỗ A seesnaonirttiioiititttitDTST1101000/1P00TB071HB0THEĐT0T%SEDIREHIHBSREEHHITDNHESINESGHESHHRĐ 7 NỘI DUNG NGHIÊN CUU 2- <2 <°£ s2 Es£EsEsEsESEsEEsEseEsesersesersersee 8

CHUONG 1: NHỮNG VAN DE CHUNG VE XÂM HAI TRE EM TREN

KHÔNG GIAN MẠNG cccssssssessessssssssssessessssssssssessesscssssussussecsesscsassucsussecseesssnsanesesseess 8 1.1 Khái niệm chung về xâm hại trẻ em trên không gian mạng - 8

1.1:1 Khái niệm hành vi xâm hại tr€ Ctthsscscssscssesscosssnssecsvoensaveensasanosennasenanenecsnssney 81.1.2 Khái niệm không gian mang và xâm hại trẻ em trên không gian mạng Í3

1.2 Đặc điểm của hành vi xâm hại trẻ em trên không gian mạng 16

1.3 Cac loại hình xâm hai trẻ em trên không gian mạng - - s «<< «««e« 18

KET LUẬN CHƯNG -< 5 <5 2s sES£E2ES£EsES2Es£EESeEES 532523525255 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂM HẠI TRẺ EM TRÊN KHÔNG GIAN

Trang 4

2.1.1 Thực trạng của hành vi xâm hại trẻ em trên không gian mạng trên thế giới

=5 " '"' 24

2.1.2 Nguyên nhân của hành vi xâm hại trẻ em trên không gian mạng trên thế

GO, senseseeennnenoinniinniEEEEDEAEIEGESIDENEESXSSSRHOO-ESEAGSENEEEDEKREEKIIDSEAEESRIILEENHEEDIESUSHAGEE1000/030001-00007900 27

2.1.3 Hậu quả của hành vi xâm hại trẻ em trên không gian mạng trên thé giới 31 2.1.4 Dự báo tình hình xâm hại trẻ em trên không gian mạng trên thé giới trong

thHùi gĩnH TỪ LonseaeaeenniianiaaaeniaiiiiEEAEEEEEVEESGEEKEIEXXNaNSiNaNEI.265903u55100640054-E94004510604008407005X8 322.2, CGE {Fan TAL VIỆT NHÀ TÏÍ::sssaereeaoibkgikaikbDai0401001G81001625101001.4611114ã0168146118E 332.2.1 Thực trạng của hành vỉ xâm hại trẻ em trên không gian mạng tại Việt Nam

2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng xâm hại trẻ em trên không gian mạng tại

TẾT Nai pin s2 t611811016010064188110111016H20H90240H40101H0148H6161848H46148H8:10110218800gH0# 36

2.2.3 Hậu qua của hành vi xâm hai trẻ em trên không gian mang tại Việt Nam 382.2.4 Dự báo tình hình xâm hại trẻ em trên không gian mạng tại Việt Nam trongTHOT QIAN ỚTT G5 << 5G Ọ Ọ THỌ 0 00 0004.0004 00004 0600406 08 40

KET LUẬN CHƯNG 2 < 55£ << se £EsEsS£SsESE4EsESEESESESE4EsE524 5224 s52 40

CHUONG 3: CÁC BIEN PHÁP PHÒNG, CHÓNG XÂM HAI TRE EM TREN KHÔNG GIAN MẠNG Ở MỘT SO NƯỚC VÀ VIỆT NAM 42

3.1 Các biện pháp phòng, chống ở một số nước 2- 2-2 s2 sessesesses2 42 3.1.1 Các biện pháp phòng, chống mang tính xã hội ở một số nước 42 3.1.2 Các biện pháp phòng, chống mang tính pháp lý ở một số nước 51

3.1.5.1 Thee ý dinh của Nhi HÀ Mssssssxscsesesncswsnsssesnsenseantansronsxssavesnsssonnasascevessoxvns 513.1.5.5 Dh HỆ GG CAA PROD cái ciauaniiieiaegiaiigiddkdaciiotildiiiiitkcatdidgoaisusgiutiiviiGEksa6i06008 533.1.2.3 Theo quy định: CUA ÌMÍ «o5 << s s9 00000004 6e 36

3.2 Các biện pháp phòng, chống tại Việt Nam .5- 2 s2 se =s=sessessesee 57 3.2.1 Các biện pháp phòng, chống mang tinh xã hội tại Việt Nam 57 3.2.2 Các biện pháp phòng, chống mang tính pháp ly tại Việt Nam 60

Trang 5

3.2.2.2 Về biện pháp thực thi pháp luật . -scs-cscsscsscssesseeeeseexserserserse 69 KET LUẬN CHƯNG 3 - 2-2-5 s£ < sEs S4 SsESEE9ESEESEsESeESEsEsersrsesersrsree 72 CHUONG 4: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM -. 73 4.1 Kiến nghị tăng cường hiệu quả của các biện pháp xã hội 73 4.2 Kiến nghị tăng cường hiệu quả các biện pháp pháp lý . -s 2 75 4.2.1 Về hoàn thiện các quy định pháp luật . 5s ss2sessesssesessese 75 4.2.2 Về tăng cường các biện pháp thực thi pháp luật . -s-° 5s 79 KET LUẬN CHƯNG 4 2 5° 5° <2 2s 2s E9ESSE3ESSEsEESE5 3 3853553552355 81

KET LUẬN NGHIÊN CỨU 2- 2 << 5£ s£ s s£S£ES£Es£Es£Es£ssEssEseEsezsessessesee 83

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 5° 5° 5° << s2 se =sessessessesee 85

3008000912777 .d.H, 95

Trang 6

DANH MUC VIET TAT

ASESIN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam A

TT&TT Thông tin và Truyền thông

UNCRC Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em 1989 UNODC Co quan phòng chống tội phạm va ma túy của Liên

hợp quốc tại Việt Nam

VPHC Vi pham hanh chinh

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu: “Phòng chống các hành vi xâm hại trẻ em trên không gian mạng nhìn từ kinh nghiệm của một số nước và bài học cho Việt Nam ” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng chúng tôi, không có sự sao chép kết quả nghiên cứu của người khác dé làm sản phẩm của riêng mình Các kết quả nêu trong Báo cáo tổng kết đề tài chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu trong Báo cáo tong kết dé tai là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng

theo quy định.

Chúng tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực và nguyên bản của Báo cáo tong kết dé tài này.

Nhóm tác giả đề tài

Trang 8

1 Tính cấp thiết của đề tài

Xâm hại trẻ em là một van đề gây nhức nhối trong xã hội và thực tế cho thay số

lượng các trường hợp xâm hại trẻ em ở Việt Nam càng ngày cảng tăng cao trong những

năm gần đây Bằng chứng đó là trong giai đoạn 2011 — 2014, phát hiện và xử lý 7.211 trường hợp xâm hại trẻ em, nhưng đến giai đoạn 2015 — 2018 là 7.3 09 trường hợp, tăng so với giai đoạn trước đó 98 trường hợp, và chỉ trong 6 tháng đầu năm 2019, cả nước ghi nhận đến 1.400 trường hợp xâm hại trẻ em chiếm 80% số trường hợp xâm hại năm

2018 (1.779)!.

Trong tình hình chung đó, hiện tượng xâm hại trẻ em trên không gian mạng cũng

trở nên vô cùng phức tạp khi được xếp vào nhóm 15.09% trường hợp đã được ghi nhận trong tong s6 8.442 vụ xâm hại được xử lý từ 01/01/2015 đến 30/06/2019 Từ năm 2017 đến 2020, lực lượng Công an đã phát hiện và xử lý được 156 vụ xâm hại trẻ em trên không gian mang trong số 1.500 trường hợp Cục An ninh mạng va Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao ghi nhận được mỗi năm” Đặc biệt trong bối cảnh của đại dịch COVID — 19, trẻ em không được đến trường và nhờ vào sự phát triển vượt bậc của không gian mạng, trẻ em ngay tại nhà của mình đã có thê học tập, giải trí và giao tiếp xã hội Tuy nhiên, không gian mang lại là một con dao hai lưỡi và vô tình tạo cơ hội dé

những hành vi xâm hại trẻ em trên không gian mạng diễn ra một cách dễ dàng hơn.

Trong tình trạng đáng báo động là như vậy, nhiều nước trên thế giới đã có nhiều hệ thong biện pháp dé phòng chống nhưng tại Việt Nam, các biện pháp phòng chống xâm hại trẻ em trên không gian mạng còn rất nhiều thiếu sót, chưa hoàn thiện và còn mang tính hình thức, cụ thé là:

Thứ nhất, Việt Nam chưa có một chiến lược hoặc kế hoạch phòng, chống xâm hại trẻ em trên không gian mạng riêng biệt mà còn gộp chung vấn đề phòng, chống xâm hại trẻ em trên không gian mạng vào chính sách chung về phòng, chống xâm hại trẻ em Điều này gây ra những hạn chế nhất định khi loại hình xâm hại trẻ em trên không gian mạng là một vấn đề có tính đặc thù rất cao và khác hăn so với các loại hình xâm hại

thông thường vậy nên khi gộp chung vào thành một chính sách sẽ gây ra tinh trạngkhông phù hợp và chưa toàn diện.

Thứ hai, Việt Nam chưa chú trong đầu tư nhiều hơn vào các biện pháp phòng, chống không mang tính pháp lý Những biện pháp xã hội như tuyên truyền, phổ biến và giáo dục vấn đề này còn hình thức và chưa tiếp cận sâu rộng đến nhiều chủ thể trong xã hội Vì vậy, những nhận thức cơ bản của xã hội về vấn đề xâm hại trẻ em trên không gian mạng là chưa cao, khi nhận thức chưa có thì hành vi đúng đắn sẽ rất khó dé có thé được biểu hiện.

' Đoàn giám sát Quốc hội khóa XIV (2020), Báo cáo kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về

phòng, chống xâm hại trẻ em” từ 01/01/2015 đến 30/06/2019, Hà Nội, tr.2

> Minh Anh, “Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng”, Báo Nhân dân

https://nhandan.com.vn/binh-luan-phe-phan/bao-ve-tre-em-tren-khong-gian-mang-475068/?fbclid=IwARIISCK WUil Ua-olBEyOWXZuWsSwnkKqWRM4X290rh3tcFw3Gv368uwlgf7M, truy cập ngày 19/2/2021.

Trang 9

Thứ ba, Việt Nam chưa chú trọng vào việc thực thi các chính sách pháp luật

phòng, chống xâm hại trẻ em trên không gian mạng Van đề thực thi các chính sách pháp luật phòng, chống xâm hại trẻ em trên không gian mạng là điều rất quan trọng vì đây là giai đoạn hiện thức hoá các quy định pháp luật vào thực tế để vừa răn đe, trừng trị người phạm tội và tạo ra cho xã hội một nhận thức mạnh mẽ dé họ xử sự đúng đắn với van đề

Từ tình hình thực tế và nguyên nhân trên, với mong muốn kiến nghị nâng cao hiệu quả của hệ thống các biện pháp phòng, chống xâm hại trẻ em trên không gian mạng tại Việt Nam thông qua sự học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới, nhóm tác giả lựa chọn đề tài: “Phòng, chống các hành vi xâm hại trẻ em trên không gian mạng nhìn từ kinh nghiệm của một số nước và bài học cho Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học Nhóm tác giả hy vọng nghiên cứu này sẽ là công trình khoa học đem lại những kiến nghị thích hợp nhất từ kinh nghiệm các nước dé hoàn thiện hơn nữa hệ thống các biện pháp phòng, chống xâm hại trẻ em trên không gian mạng tại Việt Nam Bên cạnh đó đây cũng là sự phân tích và đánh giá để các cơ quan và chủ thể trong xã hội có trách nhiệm phòng, chống xâm hại trẻ em tại Việt Nam có thé tham khảo và có cái nhìn khách quan, đúng đắn hơn về vấn đề này.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Có thê nói, tính đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu toàn diện và chuyên sâu nào về phòng chống hành vi xâm hại trẻ em trên không gian mạng Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả nhận thay hiện đã có nhiều nghiên cứu đi sâu về việc bảo vệ quyền trẻ em, tình hình trẻ em bị xâm hại về mặt tình dục nói riêng cũng như các biện pháp phòng chống hành vi này như:

- Đối với lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em có: luận án Tiến sĩ luật học về “7c hiện

pháp luật về bảo vệ trẻ em ở Việt Nam hiện nay ” của tác gia La Văn Bằng: bài viết “Bảo

vệ tré em bằng pháp luật và sự chung tay của nhiêu chủ thể” của tac giả Vũ Thị Phượng đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 20 (348) tháng 10/2017; bài viết “M6t số bat

cập của Luật Trẻ em năm 2016 ” của tác giả Ngô Huy Cương đăng Tạp chí Nghiên cứu

Lập pháp, số 13 (341), tháng 7/2017;

- Đối với lĩnh vực phòng chống xâm hại tình dục trẻ em có: bài viết “Hanh vi xâm hại tình duc trẻ em và vấn dé bảo vệ quyển trẻ em” của tác giả Nguyễn Phương Lan đăng trên Tạp chí Luật học số 9/2013; luận văn Thạc sĩ luật học về “Cơ sở ly luận và thực tiên đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em của lực lượng cảnh sát điễu tra tội phạm về trật tự xã hội trên địa bàn thành pho Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Vân Hạnh; đề tài nghiên cứu cấp trường về “Tăng cường tiếp cận công lý cho trẻ em là nạn nhân bị xâm hại tình dục- từ thực tiễn quốc tế đến bài học cho Việt Nam” của nhóm tác giả Nguyễn Công Anh Quốc do TS Dao Lệ Thu hướng dẫn năm 2020; bài viết “Tình hình xâm hại trẻ em ở Việt Nam hiện nay và dự bao tình hình xâm hại trẻ em ở Việt Nam trong thời gian tới” của các tác giả Đỗ Đức Hồng Hà, Đỗ Thu Hiền đăng trên tạp chí Nghề Luật Số 4/2020;

Trang 10

quy định về bảo vệ quyền trẻ em trong dự thảo luật an ninh mang” của tac giả Trần Kiên đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 1 (353) tháng 1/2018; bài viết: “Hoan (hiện quy định của pháp luật về bảo vệ quyên riêng tư của trẻ em” của tác giả Phạm Thị Duyên Thảo, Phan Thị Lan Phương đăng Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 16 (416), tháng 8/2020; đề tài “Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng” của nhóm tác giả Phạm Thanh An do TS Đoàn Thị Tố Uyên hướng dẫn năm 2020; các bài viết trong Hội thảo “Phòng, chong xâm hại trẻ em trên không gian mạng và cơ sở giáo duc” do Doan giám sát của Quốc hội tổ chức vào ngày 13/01/2020.

Các nghiên cứu nói trên, mặc dù có những đóng góp về mặt lý luận như đưa ra các khái niệm về bảo vệ trẻ em, nhận thức về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em Tuy nhiên, phạm vi của các nghiên cứu này hoặc là chỉ về van đề bảo vệ trẻ em nói chung hoặc là chỉ về vấn đề phòng chống xâm hại tình dục trẻ em mà chưa có nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề phòng chống các hành vi xâm hại trẻ em trên không gian mạng Một số nghiên cứu về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng đã đưa ra các khái niệm về không gian mạng và bảo vệ trẻ em trên loại không gian này cũng như kiến nghị được nhiều giải pháp hữu hiệu về mặt xã hội dé giải quyết van dé trên Tuy nhiên, các nghiên

cứu chưa chỉ ra được các dạng hành vi xâm hại trẻ em thường gặp trên không gian mang

cũng như chủ yếu chưa có nhiều đóng góp dưới góc độ lập pháp.

Bên cạnh đó, cũng chưa có nghiên cứu nào đưa ra các biện pháp phòng, chống

hành vi xâm hại trẻ em trên không gian mạng trong tương quan so sánh và đúc rút kinh

nghiệm của các quốc gia khác trên thé giới Đề tài này của chúng em sẽ nghiên cứu tổng thê vấn đề về phòng chống hành vi xâm hại trẻ em trên không gian mạng trong đó bao gồm việc phân tích cơ sở lý luận, khảo sát thực trạng hành vi, đánh giá các biện pháp dau tranh phòng chống hành vi này tại Việt Nam va một số nước trên thế giới Qua đó, nhóm tác giả có rút ra một số bài học kinh nghiệm trong đấu tranh phòng chống của các nước dé vận dụng vào hoàn thiện hơn nữa các biện pháp đấu tranh phòng chống mang

tính xã hội và pháp lý tại Việt Nam hiện nay.

3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Mục tiêu của nghiên cứu là kiến nghị hoàn thiện và tăng cường hiệu quả hệ thống các biện pháp mang tính xã hội và các biện pháp mang tính pháp lý về phòng, chống xâm hại trẻ em trên không gian mạng tại Việt Nam thông qua những bài học rút ra từ kinh nghiệm của các nước nhóm tác giả tìm hiểu, bao gồm: Nhật Bản, Pháp

và Mỹ.

4 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Nhăm đạt được mục đích nghiên cứu trên đây, đề tài nghiên cứu cần phải giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau đây:

Trang 11

Thứ nhất, xây dựng khái niệm và phân tích các đặc điểm hành vi xâm hại trẻ em trên không gian mạng Đồng thời, phân tích và đánh giá các khái niệm “xâm hại trẻ em”,

“không gian mạng” từ các góc độ khác nhau.

Thứ hai, phân tích thực trạng chung và thực trạng phòng, chống xâm hại trẻ em trên không gian mạng tại Việt Nam và các quốc gia: Nhật Bản, Pháp và Mỹ; phân tích

nguyên nhân và hậu quả của thực trạng đó, dự báo tình hình trong tương lai.

Thứ ba, nghiên cứu, phân tích và đánh giá các biện pháp xã hội, pháp lý về phòng, chống xâm hại trẻ em trên không gian mạng tại các quốc gia này và Việt Nam.

Thi tw, rút ra bài học kinh nghiệm từ các nước va đề xuất phương hướng, giải pháp dé hoàn thiện hơn van đề phòng, chống xâm hại trẻ em trên không gian mạng 5 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Đề tài được thực hiện dưới góc độ liên ngành: khoa học pháp lý kết hợp với xã hội học, trong đó tập trung nghiên cứu các biện pháp phòng, chống hành vi xâm hại trẻ trên không gian mang tính xã hội và pháp lý tại một số nước trên thế giới: Nhật Bản, Pháp, Mỹ và tại Việt Nam Ngoài ra, nhóm tác giả có sử dụng số liệu thu thập được từ việc khảo sát trong khoảng thời gian 3 tháng từ tháng 12/2020 đến hết tháng 2/2021 Đối tượng được hướng đến có độ tuôi trải dai từ 18 tuổi đến trên 40 tuôi trên các mạng xã hội dé phân tích nhận thức của các nhóm chủ thể và thực trạng phòng, chống xâm hại

trẻ em trên không gian mạng tại Việt Nam hiện nay.

6 Phương pháp nghiên cứu đề tài

6.1 Phương pháp luận chung

Việc nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận chung của chủ nghĩa Mác-Lênin Trong đó chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng dé phan tích tìm ra bản chất của hành vi xâm hại trẻ em trên không gian mạng, đánh giá hành vi trong trạng thái vận động của xã hội và đồng thời và xem xét hành vi này trong tương quan với các sự vật, hiện tượng xã hội khác Bên cạnh đó, để giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của dé tài, trong quá trình nghiên cứu các tác giả cũng sử dụng nhiều

phương pháp nghiên cứu khoa học.6.2 Phương pháp nghiên cứu khoa học

6.2.1 Về nghiên cứu thực tiễn

Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học đối với số lượng 200 người có độ tuổi chủ yếu từ 25 - trên 40 tuổi, đi sâu vào nghiên cứu thực trạng của hành vi xâm

hại trẻ em trên không gian mạng tại Việt Nam hiện nay Ngoài ra, nhóm còn ứng dụng

phương pháp phân tích và tong kết những số liệu thống kê đã có từ các tài liệu nghiên cứu trước dé rút ra các kết luận cần thiết cho việc nghiên cứu dé tài.

Trang 12

6.2.2.Về các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Nhóm tác giả có sử dụng phương pháp lịch sử đi sâu tìm hiểu về sự hình thành, phát triển và bản chất của hành vi xâm hại trẻ em nói chung và xâm hại trẻ em trên không gian mạng nói riêng Rồi sau đó kết hợp với phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

thông qua nghiên cứu, phân tích các tai liệu, lý luận, các quy định khác nhau trong nước

cũng như trên thế giới về chủ đề phòng chống các hành vi xâm hại trẻ em trên không gian mạng Đề chọn lọc và đạt được sự thong nhat giữa các loại tai liệu, nghiên cứu có sử dụng thêm phương pháp phân loại, hệ thống hóa và so sánh các quan điểm, biện pháp mang tính xã hội, quy định pháp luật của các quốc gia với nhau về phòng chống hành vi

này, qua đó dễ dàng hơn trong việc ứng dụng, chọn lọc những biện pháp phù hợp vào

thực tế Việt Nam hiện nay 7 Kết cầu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì kết cầu của nghiên cứu gồm 4 phan chính như sau:

Chương 1: Những vấn đề chung về xâm hại trẻ em trên không gian mạng

Chương 2: Thực trạng xâm hại trẻ em trên không gian mạng

Chương 3: Các biện pháp phòng, chống xâm hại trẻ em trên không gian mạng ở một số nước và Việt Nam

Chương 4: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trang 13

CHƯƠNG 1: NHỮNG VAN DE CHUNG VE XÂM HAI TRE EM TREN KHONG GIAN MANG

1.1 Khái niệm chung về xâm hại trẻ em trên không gian mạng

Trong nghiên cứu nay, các khái niệm liên quan đến van dé phòng, chống hành vi

xâm hại trẻ em trên không gian mạng được nhóm tác giả phân tích từ ba góc độ sau đây:

góc độ khoa học, góc độ chuân mực pháp lý quốc tế và góc độ pháp luật của một số quốc gia mà nhóm tác giả tập trung tìm hiểu.

1.1.1 Khái niệm hành vi xâm hại trẻ em

Tư nhất, nghiên cứu dưới góc độ khoa học va dựa vào Từ điển Tiếng Việt thì động từ “xâm hại” ở đây là từ có nghĩa chỉ hành động xâm hại khiến cho đối tượng tác động bị ton hại về nhiều mặt) Hanh vi xâm hại trẻ em đã gây nên một thảm kịch tại Mỹ từ những năm 1960 và từ đó vấn đề này được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm rồi dần nồi lên như một môn học hàn lâm vào những năm 1970 Tuy nhiên, đến thời điểm những năm 1990, theo nhiều học giả trong Hội đồng Nghiên cứu quốc gia của Mỹ viết cuỗn “Understanding Child Abuse and Neglect” thì “mặc dù có nhiều cuộc tranh luận sôi nồi trong hai thập kỷ qua, nhưng có rất ít tiến bộ trong việc xây dựng các định nghĩa rõ ràng, đáng tin cậy, hợp lệ và hữu ích” về hành vi xâm hại trẻ em nói chung Van dé này van không có khung khái niệm và nghiên cứu trong lĩnh vực nay vẫn còn rat rời rac’, điều nay có thé lý giải do sự biến động thiếu ôn định trong xã hội của nước Mỹ lúc bấy giờ Tuy nhiên theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu, xâm hại trẻ em không chỉ là bạo hành thê xác nhăm vào một đứa trẻ mà còn là bất kỳ hình thức ngược đãi nào của người lớn, mang tính chất bạo lực hoặc de dọa đối với trẻ.

Một hội nghị về tổng kết kết quả nghiên cứu năm 1989 do Viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Con người Quốc gia Mỹ triệu tập đã khuyến nghị rằng xâm hại trẻ em (hay ngược đãi trẻ em - child maltreatment) nên được định nghĩa là “hành vi đối với người khác, mà nam ngoài các chuẩn mực ứng xử, và dan đến một nguy cơ dang kể về thé chat hoặc cảm xúc gây hại Các hành vi được đưa vào sẽ bao gôm các hành động và thiếu sót, những hành động là cô ¥ và những hành vi không cố ý ”7 Thuật ngữ này đề cập đến

3 Từ điển Tiếng Việt Soha: http://tratu.soha.vn/dict/vn vn/X%C3%A2m h%EI%BA%AIi truy cập ngày

4 National Research Council (1993), Understanding Child Abuse and Neglect, The National Academies Press,

Washington D.C, U.S, p.57.

> National Research Council (1993), tldd, p.58.

5 Government of Netherlands, “What is child abuse?”,

https://www.government.nl/topics/child-abuse/what-is-child-abuse#:~:text=Child%20abuse%20is%20not%20just,a%20form%200f%20domestic%20violence%20, truycap ngay 13/12/2021

7 National Research Council (1993), tldd, p.59.

Trang 14

một loạt các hành vi có liên quan đến rủi ro cho đứa trẻ và làm rõ ràng hơn về khái niệm thế nào là xâm hại trẻ em.

Thứ hai, theo Chuan mực pháp lý quốc tế, đã có nhiều văn kiện mang tính toàn cầu (như: Tuyên ngôn về quyên trẻ em 1959, Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em 1989) và khu vực (bao gồm: Công ước Châu Âu về thực thi quyền trẻ em 1996, Hiến chương Châu Phi về Quyên và Phúc lợi trẻ em 1990) quy định về các van dé liên quan đến quyền trẻ em Trong số đó có thé thấy, Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em 1989 (UNCRC) là văn kiện quan trọng nhất, toàn điện nhất và cũng là chuẩn mực pháp

ly cho các văn kiện còn lại.

Ngay tại Điều 1 của công ước này, khái niệm “trẻ em” đã được định nghĩa “là mọi người dưới 18 tuôi trừ trường hợp pháp luật áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn” Day cũng là khái niệm gốc mà tat cả các văn kiện đã liệt kê ở trên lay làm căn cứ dé quy định về định nghĩa trẻ em Theo đó, trong chuẩn mực pháp lý

quốc tế, trẻ em được xác định là mọi con người dưới 18 tuổi Song với khái niệm “hành

vi xâm hại trẻ em”, khái niệm này lại không được quy định thành một điều khoản cụ thể tại UNCRC Tuy rang, nó cũng được gợi mở một phan thông qua Điều 19 của Công ước quy định về trách nhiệm các quốc gia thành viên trong việc bảo đảm quyền trẻ em Theo đó, hành vi xâm hại trẻ em được xếp vào nội hàm của các hình thức bạo lực trẻ em Căn cứ vào dẫn giải mở rộng số 3Š năm 2011 của co quan UNICEF về Điều 19 của UNCRC, ta có thể xác định được các hành vi xâm hại trẻ em trong chuẩn mực pháp lý quốc tế là“tất cả các hình thức bạo lực về thể chất hoặc tinh thần, gây thương tích hoặc lạm dụng, bị bỏ rơi hoặc đối xử không đúng mực, ngược đãi hoặc bóc lột, bao gồm cả lạm dụng tình dục” Tính đến 8/9/2020, đã có 196 nước trên thế giới tham gia vào UNCRC, ngoại trừ Mỹ khi Mỹ chưa phê duyệt Công ước này dé nội luật hoá vào hệ thông pháp luật nước này, Quần đảo Cúc (Cook Islands), Ni-u-ê (Niue), Palestine, Thành Vatican (Holy See) và Nam Sudan (South Sudan) Điều này cho thấy ảnh hưởng của UNCRC lên các quy định về hành vi xâm hại trẻ em của các quốc gia thành viên như Nhật Bản,

Pháp và Việt Nam.

Xuất phát điểm từ Công ước trên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đưa ra định nghĩa về Xâm hại trẻ em (Child Maltreatment) bao gồm: “moi hình thức ngược đãi về thé chất và/hoặc tinh than, lam dung tình duc, sao nhãng hoặc bỏ mac hoặc bóc lột

về mặt kinh tế hoặc các hình thức lạm dụng khác dân tới sức khỏe, mạng sống, sự phát

triển hay phẩm giá của trẻ bị tốn hại hoặc có nguy cơ bị ton hại trong một moi quan hệ bao hàm trách nhiệm, niềm tin hoặc quyền luc’” Theo đó, WHO đưa ra các hình thức xâm hại chính là xâm hại thể chất, xâm hại tình dục, xâm hại tinh thần, tâm lý; và bỏ

mặc trẻ!9,

k Unicef, “General Comment No.3 (2011) - The right of the child to freedom from all forms of violence”,

https://www.unicef-irc.org/portfolios/general_comments/CRC.C.GC.13_en.doc.html#ftntl, truy cập ngày13/12/2020.

? World Health Organization (2006), Preventing Child Maltreatment: a guide to taking action and generating

evidence, Geneva, Switzerland, p.7.

10 World Health Organization (2006), tlđd, p.8.

Trang 15

Thứ ba, theo pháp luật của một số quốc gia: Như đã phân tích ở trên, việc các quốc gia tham gia ký kết các văn kiện quốc tế nào ảnh hưởng rất lớn đến các quy định cụ thé về hành vi xâm hại trẻ em của pháp luật nước đó, điều này đều được thể hiện rat rõ ràng tại các quốc gia mà nhóm tác giả đã lựa chọn dé tiễn hành nghiên cứu:

* Theo pháp luật của Nhật Ban:

Nhật Bản là một quốc gia có rất nhiều Luật, Bộ luật liên quan đến bảo vệ quyền trẻ em Độ tuôi trẻ em tại Nhật Bản được quy định tại Điều 4 Đạo luật về phúc lợi trẻ em (Child Welfare Act)- Đạo luật gốc điều chỉnh moi van đề liên quan đến quyền trẻ em tại quốc gia này, theo đó khái niệm “trẻ em” trong Pháp luật Nhật Bản được quy định “là những người dưới 18 tuổi” Tại Điều 4 Đạo luật này, trẻ em cũng được chia ra thành ba nhóm: trẻ sơ sinh; trẻ em trên 1 tuổi đến dưới tiêu học; người chưa thành niên từ độ tuổi tiểu học đến dưới 18 tuổi Nhìn chung, quy định về độ tuôi trẻ em trong Pháp luật Nhật Bản tương thích với quy định về độ tuổi trẻ em trong UNCRC, tuy nhiên quy định của Pháp luật Nhật Ban đã có sự cụ thé hoá và chi tiết hơn về các nhóm đối tượng trẻ em Đây cũng là tiền đề cho việc làm rõ các quyên lợi và hành lang pháp lý bảo vệ

các nhóm trẻ em khác nhau này tại Nhật Bản.

Đối với van đề xâm hại trẻ em, Nhật Bản có hành lang pháp ly rất chặt chẽ khi có hắn một Đạo luật về phòng chống xâm hai trẻ em (Child Abuse Prevention Act), quy định về khái niệm xâm hại trẻ em được thé hiện cu thé tại Điều 2 Dao luật, theo đó trong

giới han cua Đạo luật này, hành vi xâm hại trẻ em được xác định là “nhiing hành vi xâm

hại đến thé chất, tỉnh than của trẻ em của người giám hộ doi với trẻ em dang được người đó giám hộ ” Bên trong điều này cũng làm rõ các nhóm hành vi xâm hại trẻ em của chủ thé này bao gồm như: hành hung trẻ em, dâm 6 trẻ em, ngược đãi trẻ em (giảm đáng kê

lượng thức ăn của trẻ em, bỏ rơi hoặc bỏ mặc trẻ em trong một khoảng thoi gian dài ),sử dụng ngôn từ bạo lực với trẻ em Ngoài ra, theo Đạo luật Phúc lợi trẻ em (Child

Welfare Act), BLDS Nhat Bản và một số luật chuyên ngành khác, các chủ thể khác nhau

thực hiện hành vi xâm hại trẻ em cũng được pháp luật khoanh vùng, như: người giám

hộ trẻ, người trong gia đình, người từ các trung tâm phúc lợi, Nhà nước, cá nhân, t6 chức khác trong xã hội; và đối tượng hướng đến của sự xâm hại bao gồm cả với trẻ em cơ nhỡ, khó khăn Nhìn chung, có thể hiểu hành vi xâm hại trẻ em theo Pháp luật Nhật Bản là bao gồm các hành vi xâm hại trẻ em “về thé chất hoặc tinh than, gây thương tích hoặc lạm dụng, bị bỏ rơi hoặc đối xử không đúng mực, ngược đãi hoặc bóc lột, bao gầm cả lạm dụng tình đục do nhiều chủ thể thực hiện: người giảm hộ của trẻ em, người trong gia đình của trẻ em, các trung tâm phúc lợi trẻ em, Nhà nước, cả nhán, tổ chức khác

trong xã hội ”!!.

So với khái niệm về hành vi xâm hại trẻ em rút ra từ UNCRC, khái niệm trong Đạo luật phòng chống xâm hại trẻ em Nhật Bản có tính khái quát hơn và trong nội hàm điều luật cũng liệt kê rõ các hành vi cụ thể được xem là hành vi xâm hại trẻ em Tuy nhiên nhược điểm của khái niệm này là chỉ xác định các hành vi đó được thực hiện bởi

i “Japan: Child Protection Law and Policy”,

https://www.loc.gov/law/help/child-protection-law/japan.php# ftn9 truy cập ngày 18/12/2020.

Trang 16

chủ thé là người giám hộ Tuy không day đủ nhưng khái niệm này cũng đã được bồ sung và hoàn thiện trong nhiều văn bản pháp luật khác liên quan đến van đề bảo vệ trẻ em, việc quy định rõ các chủ thé thực hiện theo từng văn bản pháp luật cụ thé giúp cho nhà nước vạch ra những biện pháp và phương hướng phòng chống, xử lý từ nhóm chủ thé; tuy nhiên việc khoanh vùng chủ thể cũng sẽ làm hạn chế các đối tượng chủ thê mới phát sinh có khả năng gây tôn hại đến trẻ và khó khăn cho các cơ quan trong việc xác định, tìm kiếm những chủ thé gây ra những hành vi này.

* Theo pháp luật của Pháp:

Pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em của Pháp ra đời từ rất sớm vào cuối thế kỷ XIX Theo quy định tại Điều 388 BLDS Pháp hiện hành thì “trẻ em” trong Pháp luật nước Pháp “là những người dưới 18 tuổi”, như vậy có thê thấy là quy định này cũng đã bám sát vào quy định độ tuổi của trẻ em trước đó của UNCRC Điều đáng chú ý về các quy định độ tuổi trẻ em trong pháp luật Pháp đó là từ năm 2021, Chính phủ Pháp bé sung thêm quy định về ranh giới độ tuổi của trẻ em đối với van đề có thé tự mình quyết định

việc thuận tình trong quan hệ tình dục với những người khác (age of consent for sex) tại

Luật chống bạo lực tình dục và phân biệt giới tính (Law against sexual and sexist violence) nước này Độ tuôi ranh giới đó là 15 tuổi, theo đó trẻ em dưới 15 tuổi thì được xem là người chưa có khả năng tự mình quyết định việc thuận tình trong quan hệ tinh

dục với người khác mà mọi trường hợp người phạm tội quan hệ tình dục với trẻ em dưới

15 tuổi đều vi phạm pháp luật hình sự.!? Quy định này cũng là nỗ lực của Chính phủ Pháp trong việc tạo điều kiện dé phát hiện, xử lý đúng đắn, nghiêm minh các trường hợp

xâm hại tình dục trẻ em.

Bên cạnh đó, tinh thần của pháp luật về bảo vệ quyên trẻ em nước Pháp là bảo vệ quyền trẻ em khỏi những xâm hại không đáng có Hai văn bản pháp luật đầu tiên ra đời lần lượt là: Luật về bảo vệ trẻ em khỏi bị lạm dụng hoặc bị bỏ rơi về mặt đạo đức năm 1889 (the Law of 24 July 1889) và Luật về tran áp bạo lực, hành hung, hành vi tan bạo và khiếm nhã đối với trẻ em (the Law of 19 April 1898) Từ tên gọi của các văn bản đặt nên móng đầu tiên, ta có thê thấy Pháp luật bảo hộ trẻ em tại nước Pháp quy định những hành vi xâm hại trẻ em là “nhitng hành vi xâm hại đến thể chất, tinh than, dao đức và nhân phẩm của trẻ em như bao lực, hành hung, lạm dụng, bị bỏ rơi hay các hành vi tan bạo và khiếm nhã doi với trẻ em ”'3 Có thê thay, khái niệm về hành vi xâm hại trẻ em theo Pháp luật bảo hộ quyền trẻ em nước Pháp khá đầy đủ và bám sát với khái niệm

trước đó của UNCRC Khái niệm này cũng mở rộng thêm đối tượng tác động của hành

vi xâm hại bao gồm cả đạo đức và nhân phẩm của trẻ em Tương tự như khái niệm của

!2 Florence Villeminot, “The age of consent: France scrutinises its laws on child sex abuse”,

https://www.france24.com/en/tv-shows/french-connections/202 10218-the-age-of-consent-france-scrutinises-its-laws-on-child-sex-abuse, truy cap ngay 20/02/2021.

13 “Child Protection Law and Policy: France”, https://www.loc.gov/law/help/child-protection-law/france.php,

truy cap ngay 18/12/2020.

Trang 17

UNCRC, khái niệm trên cũng liệt kê ra những hành vi xâm hại trẻ em phổ biến, tiêu biểu và dễ xác định.

* Theo pháp luật của Mỹ:

Mỹ có những Đạo luật Liên bang nhằm quy định cụ thê về van dé bảo hộ quyền

trẻ em cũng như bảo vệ trẻ em khỏi những xâm hại Trong các Đạo luật Liên bang nước

Mỹ từ năm 1995 đến nay, “trẻ em” được xác định là “những người dưới 18 tuổi” Tuy theo các lĩnh vực cụ thé thì độ tudi của trẻ em tại Mỹ lại có sự khác biệt, đặc biệt trong Luật về chất côn và hoạt động cờ bạc (US Liquor Control Act) của nước nay thì trẻ em lại được xác định là những người dưới 21 tuổi.! Mỹ cũng có những quy định về độ tudi ma trẻ em có thé tự mình quyết định việc thuận tình trong quan hệ tình dục với những người khác (age of consent for sex) Độ tuổi này tùy theo mỗi bang lại có quy định khác nhau, nhưng chủ yếu là trong độ tuổi từ 16 đến dưới 18 tuôiŠ.

Về khái niệm xâm hại trẻ em trong Pháp luật Hoa Kỳ, tại Đạo luật Liên bang về Phòng, chống xâm hại trẻ em (The Federal Child Abuse Prevention and Treatment Act), hành vi này được quy định là “bắt kỳ hành động hoặc không thực hiện hành động cần thiết của cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em dân đến cái chết, tổn hại nghiêm trọng về thé chat hoặc tinh than trẻ em, các hành vi lạm dụng hoặc bóc lột tình dục trẻ em ”; hoặc là “Hành vi hoặc việc không thực hiện hành vi nhất định có nguy cơ gáy ton hại nghiêm

trọng cho trẻ em”', Như vậy, khái niệm xâm hại trẻ em đã được quy định trong Pháp

luật nước Mỹ tương đối khái quát, bao trùm, tuy nhiên chưa cụ thé nhiều dạng hành vi mà chỉ dé cập và mô tả chung chung về hành vi xâm hại nên có thé dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, gây mâu thuẫn trong công tác phòng, chống, truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể gây ra hành vi xâm hại trẻ em.

* Theo pháp luật của Việt Nam:

Tại Việt Nam, “trẻ em” được xác định “là người dưới 16 tuổi” và căn cứ theo Điều 4 Luật Trẻ em 2016 quy định thì: “Xam hai trẻ em là hành vi gây ton hại về thé

chát, tình cảm, tam lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bao lực, bóc

lột, xâm hại tình duc, mua ban, bo rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây ton hại khác ” Theo đó, tuy quy định về độ tuổi về trẻ em ở Việt Nam có thấp hơn so với các

nước, chỉ giới hạn trẻ em dưới 16 tuổi, giới hạn này khá cụ thể và sát với khái niệm

chuan của UNCRC Tuy nhiên giới hạn này cũng gây ra hạn chế đối với nhóm tuôi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi khi bị xâm hai.

Tóm lại, Nhật Bản, Pháp và Mỹ là những quốc gia đều quy định độ tuôi trẻ em là những người dưới 18 tuổi, Việt Nam là quốc gia duy nhất trong 04 nước nhóm tác giả tìm hiểu, quy định trẻ em là những người dưới 16 tuổi Điều đó cho thấy các quốc gia

'4 Us Liquor Control Act, Section 30-1(12).

Is Drobac, Jennifer Ann (2013), Wake up and Smell the Starbucks Coffee: How Doe v Starbucks confirms the

end of ‘the Age of Consent’ in California and Perhaps Beyond, Boston College Journal of Law and Social Justice,33(1), p.2.

16 “Definitions of Child Abuse and Neglect”, https://www.childwelfare.gov/topics/can/defining/, truy cap ngay

20/12/2020.

Trang 18

tuân thủ nghiêm ngặt và ngầm thừa nhận (như tại Mỹ) các quy định gốc trong UNCRC Ngoài ra, các quốc gia còn phân chia trẻ em thành các nhóm đối tượng theo nhóm tuôi như Nhật Ban hay phân chia trẻ em theo độ tuôi có đủ khả năng tự quyết định việc thuận tình quan hệ tình dục với người khác như Pháp và Mỹ Các quy định chỉ tiết này đóng góp vai trò rất lớn trong công tác phòng, chống, phát hiện và xử lý xâm hại trẻ em tại các quốc gia vì nó tạo điều kiện thuận lợi và là tiền đề dé xác định mức độ tác động của hành vi xâm hại trẻ em lên nạn nhân Bên cạnh đó, các quốc gia đều xác định đối tượng tác động của những hành vi xâm hại trẻ em là “thé chất, tinh thân, danh dự, nhân phẩm và đạo đức ” của trẻ em Điều này rất tương thích với các quy định trong Chuan mực pháp lý quốc tế mà các quốc gia đã tham gia ký kết và thỏa thuận thực hiện Có những loại hình hành vi xâm hại điển hình mà cả 04 quốc gia đã nêu ở trên đều bao ham trong

khái niệm như: các hình thức bạo lực (thê chất và tinh thần), hành hung, bóc lột trẻ em,

bỏ rơi trẻ em, ngược đãi trẻ em, lạm dụng tình dục Ngoài những loại hình điển hình này, các quốc gia còn quy định những loại hình khác phụ thuộc vào tình hình thực tiễn về tội phạm xâm hại trẻ em tại quốc gia, những nguy cơ trẻ em nước đó phải đối mặt.

Cách quy định các khái niệm này của các quốc gia khác nhau rất đa dạng với những kỹ thuật mô tả khác nhau trong điều luật, có thể trực tiếp chỉ ra, hoặc gián tiếp, được quy định thống nhất trong một văn bản hoặc quy định rải rác tại hệ thống văn bản luật quốc gia Sự tương đồng và không quá khác biệt trong cái khái niệm tại 04 quốc gia trên là điều nồi bật, điều này đã được lý giải khi đây đều là những quốc gia gia nhập các công ước, hiệp định, thỏa thuận về trẻ em do đó các khái niệm trên đều được kế thừa từ khái niệm gốc trong chuẩn mực pháp lý quốc tế.

1.1.2 Khái niệm không gian mạng và xâm hại trẻ em trên không gian mạng

Thứ nhất, về khái niệm không gian mạng và hành vi xâm hại trẻ em theo các nhà khoa học và chuân mực pháp lý quốc tế: Không gian mạng hay không gian ảo

(cyberspace) là một thuật ngữ được đặt ra bởi tác giả khoa học viễn tưởng William

Gibson trong truyện “Burning Chrome” năm 1982 và sau đó được phô biến trong cuốn tiêu thuyết “Neuromancer” năm 1984 của ông Không gian mạng ngày nay đã trở thành một khái niệm được sử dụng rộng rãi, tuy nhiên, rất khó trong việc đưa ra một định nghĩa toàn diện về không gian mạng bao trùm toàn bộ thành phần, chức năng của nó Nhiều khái niệm khác nhau về không gian mạng đã được các quốc gia, tổ chức, các nhà khoa hoc, đưa ra Nhìn chung, không gian mạng là không gian giao tiếp được tao ra bởi kết nối trên toàn thé giới của thiết bi xử ly dit liệu kỹ thuật số tự động Do đó, các thành phần chính của không gian mạng có thê được định nghĩa và phân loại thành công nghệ, sự phức tạp và yêu tổ con người cùng với tính toàn cầu của nó.

Tuy nhiên cũng chính vì khả năng kết nối từ xa, độ bao phủ rộng rãi và dé dàng sử dụng ay, không gian mạng cũng tiềm ân trong mình nguy cơ xuất hiện nhiều loại hình tội phạm mạng Một trong số đó là sự xuất hiện các đối tượng lợi dụng mạng như một công cụ để tiếp cận và xâm hại trẻ em Từ sớm, các quốc gia và cộng đồng quốc tế đã chú ý tới nguy cơ và rủi ro mạng Internet có thể tạo ra đối với trẻ em Ngay từ năm 1996,

Trang 19

Liên minh châu Âu đã ban hành các nghiên cứu và khuyến nghị chính thức nêu rõ các nguy cơ tiêu cực, độc hại mà trẻ em có thể gặp phải và đề xuất các biện pháp bảo vệ trẻ em trong không gian trực tuyến'” Hai văn kiện nổi bật đặt nền móng cho quy định về

khái niệm xâm hại trẻ em trên không gian mạng chính là Công ước Budapest (Công ước

về tội phạm trên không gian mạng) và Công ước Lanzarote (Công ước của Hội đồng Châu Âu về bảo vệ trẻ em chống lại sự bóc lột tình duc và lạm dụng tình dục) Nhìn chung, trong các Công ước này đều đã ghi nhận ba loại hình cơ bản của xâm hại trẻ em trên không gian mạng đó là: dụ dỗ trẻ em về tình dục trên không gian mạng (sexual grooming for children); dang tải, phát tán, tiêu thụ nội dung khiêu dâm về trẻ em trên không gian mạng (child pornography); và bắt nạt trẻ em trên không gian mạng (cyberbullying) Những quy định mang tính tiền đề này trong các văn bản pháp lý quốc tế là căn cứ vững chắc cho các quy định cụ thé hơn ở các quốc gia về thé nào là không

gian mang và những hành vi nào được coi là hành vi xâm hại trẻ em trên không gian

mạng; mở ra một bức tranh thống nhất cho quốc gia cùng có và cố gang phát triển, nội

luật hoá hành vi nay.

Thứ hai, về khái niệm không gian mạng và hành vi xâm hại trẻ em trên không gian mạng theo pháp luật của một số quốc gia: Mỗi quốc gia thực chất dù có tiếp thu, hay cùng tham gia ký kết chung một Công ước nao đó thì thực tế vẫn có những cách quy định riêng biệt về một van dé cụ thé Đối với hai khái niệm này, tại 04 quốc gia mà nhóm tác giả tìm hiểu có những quy định cụ thê được trình bày dưới đây Đầu tiên, đối

với khái nệm không gian mạng:* Theo pháp luật của Nhật Bản:

Nhật Bản là quốc gia đã có Đạo luật cơ bản về An ninh mạng được ban hành vào năm 2014 Tuy đạo luật này không trực tiếp đặt ra khái niệm về không gian mạng, song khái niệm này vẫn được mô tả gián tiếp thông qua định nghĩa về thuật ngữ “An ninh mạng” tại Điều 2 Luật này Theo đó, không gian mạng trong pháp luật Nhật Bản được hiểu “/a một chỉnh thé bao gom hệ thống thông tin và mạng thông tin, viễn thông, các phương tiện điện tử hoặc từ tính và hệ thong may tính điện tr’’ Theo đó, khái niệm nay

được coi là một khái niệm có nội ham bao quát, khoa học hơn so với các khái niệm cua

Pháp hay Mỹ vì nó khái quát một cách ngắn gon, cơ bản nhất các bộ phận cau tạo nên

không gian mạng.

* Theo pháp luật của Pháp:

Cộng hoà Pháp là quốc gia chủ chốt trong khối quốc gia Liên minh Châu Âu vì vậy quốc gia này tuân thủ một cách nghiêm ngặt các văn kiện của khối Châu Âu về van dé an ninh mạng Văn kiện quan trọng nhất, có tính bắt buộc trên lãnh thé nước Pháp là Chỉ thị về bảo mật hệ thống mạng và thông tin (NIS Directive) của Liên minh Châu Âu (EU) Đây là văn bản đương nhiên có giá trị bắt buộc tại lãnh thổ Pháp và cũng là văn bản quy phạm pháp luật nền tảng tại Pháp quy định về vấn đề không gian mạng Theo

'7 OECD (2012), The Protection of Children Online: Recommendation of the OECD Council, Report on risks

faced by children online policies to protect them, Paris, France, p.17.

Trang 20

đó, khoản 1 Điều 4 Chỉ thị đã chỉ ra định nghĩa về không gian mạng được hiéu trên toàn bộ Châu Âu dưới cái tên “Mạng và hệ thong thông tin”, nó có nghĩa là: thir nhất, một mạng liên lạc điện tử theo ý nghĩa của điểm a Điều 2 của Chỉ thị 2002/21/EC; / hai, mọi thiết bị hoặc nhóm thiết bị được kết nối với nhau hoặc có liên quan, một hoặc nhiều trong số đó, theo một chương trình, thực hiện xử lý tự động dt liệu kỹ thuật số; hoặc là thứ ba, dữ liệu kỹ thuật số được lưu trữ, xử lý, truy xuất hoặc truyền bởi các mạng hay thiết bị, hệ thống được nêu tại điểm a, điểm b cho các mục đích vận hành, sử dụng, bảo

vệ và duy trì chúng Như vậy, khái niệm này không được quy định rõ ràng thành một

khái niệm có tính bao quát như khái niệm của Nhật Bản hay của Mỹ Nó tập trung vào

liệt kê cụ thể hơn nữa các thành tố ở ở bên trong của “không gian mạng” so với khái

niệm của Nhật Bản.

Ngoài ra, Cơ quan an ninh mạng quốc gia Pháp (National Cybersecurity Agency of France — ANSSI) còn định nghĩa không gian mạng là “không gian giao tiếp được tạo thành từ kết nối toàn câu của thiết bị xử lý dữ liệu số tự động ”!Š Không liệt kê chi tiết như định nghĩa của Chỉ thị EU, định nghĩa này trực tiếp đặc điểm lớn nhất của không gian mang là một không gian giao tiếp xã hội với kết nỗi toàn cầu Ta có thé thay không gian mạng có chức năng như một không gian giao tiếp lớn.

* Theo pháp luật của Mỹ:

Các văn bản quy định liên quan đến an ninh mạng tại Mỹ rất chỉ tiết về các chiến lược tạo ra một không gian mạng an toàn Theo khái niệm mà Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ (National Institute of Standards and Technology - NIST) đã công bố thì không gian mang được hiểu thống nhất trên toàn lãnh thé nước Mỹ là: “mét miễn toàn cau trong môi trường thông tin bao gom mạng lưới cơ sở hạ tang hệ thong thông tin phụ thuộc lan nhau, bao gom Internet, mạng viễn thông, hệ thong máy tính và bộ xử lý nhúng và bộ điều khiển ”!9 Có thê thay, khái niệm của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ có nhiều điểm tương đồng với các khái niệm tại các quốc gia và của Cơ quan an ninh mạng quốc gia Pháp, tuy so với Pháp thì khái niệm của Mỹ vẫn mang sự khái quát cao hơn Khái niệm này tập trung mô tả mối quan hệ mang tính phụ thuộc của các bộ phận bên trong không gian mạng chứ không mô tả một cách cụ thê như khái niệm mà trong Chỉ thị của Liên minh Châu Âu đưa ra.

* Theo pháp luật của Việt Nam:

Khái niệm không gian mạng đã xuất hiện và được sử dụng từ lâu tuy nhiên các khái niệm này không thống nhất, chịu sự ảnh hưởng và kế thừa từ các quan điểm về không gian mạng từ các nước trên thé giới Dé đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, Luật An ninh mạng của Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 5, trong đó khái niệm về không gian mạng được quy định cụ thê như sau: “Không gian mạng là

18 «1N SSJ Glossaries ”, www.ssi.gouv.fr/administration/glossaire/c/ truy cập ngày 20/12/2020.

19 Celia Paulsen, Robert D.Byers (2019), NIST Glossary of Key Information Security Terms, Gaithersburg:

National Institute of Standards and Technology, Maryland, U.S, p.58.

Trang 21

mang lưới kết nối của cơ sở hạ tang công nghệ thông tin, bao gôm mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là

nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời

gian ” So sánh khái niệm không gian mạng tại Việt Nam với các quy định của các quốc gia khác về không gian mang, có thể thay nhìn chung các khái niệm của 04 quốc gia đều thong nhất nhau trong việc xác định không gian mang bao gồm những thành phan chính bao gồm: mạng thông tin, mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính (hệ thống máy tính), co sở dữ liệu, hệ thong xử lý và điều khiến thông tin (bộ điều khiển) Tuy nhiên có thé thấy, khái niệm của Việt Nam nổi bật ở điểm có sự xuất hiện của con người trong khái niệm, cụ thé khái niệm này đề cập đến việc đây là một không gian mà con người có thể thực hiện các hành vi xã hội mà không bị giới bởi không gian và thời gian Đây là một ưu điểm lớn khi khái niệm của Việt Nam đã gắn một không gian có tính

không biên giới với mục đích con người sử dụng nó.

Còn đối với khái niệm “xâm hại trẻ em trên không gian mạng” thì hầu hết các quốc gia mà nhóm nghiên cứu tập trung tìm hiểu trên đều là các quốc gia tham gia vào Công ước Lanzarote và Mạng lưới toàn cầu của các tô chức xã hội dân sự toàn thế giới hoạt động hướng tới cham dứt nạn bóc lột tình dục trẻ em ECPAT International (A

global network working to end the sexual exploitation of children) Can cứ theo các vănkiện nay, khái niệm xâm hại trẻ em trên không gian mang không được mô tả dưới dạng

định nghĩa hoàn chỉnh mà mặc nhiên được hiểu là một khái niệm nội hàm, một bộ phận

nhỏ hơn của khái niệm “xâm hại frẻ em” Lý giải nguyên nhân của việc này là do sựkhó khăn trong việc xác định những hành vi xã hội của con người trên không gian mạng

và xuất phát từ tốc độ phát triển cũng như thay đổi nhanh chóng của các hành vi này qua

từng ngày nên việc khái quát nó thành một khái niệm có tính khoa học và khái quát như

các khái niệm “xâm hại trẻ em", “không gian mạng” là điều không dễ dàng.

Từ những phân tích trên, nhóm tác giả cho rằng “xâm hại trẻ em trên không gian mạng” là “việc các chủ thể sử dụng mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính, cơ sở dit liệu, hệ thong xử lý và điều khiển thông tin thực hiện những hành vi gây ton hại đến thé chat, tinh than, danh dự, nhân phẩm, đạo đức cua người dưới 18 tuổi dưới các

hình thức như bạo lực, ngược đãi, lạm dụng, xâm hại tình dục, mua bản và các hình

thức gây ton hại khác ”.

1.2 Đặc điểm của hành vi xâm hại trẻ em trên không gian mang

Thứ nhất, hành vi có đối tượng cụ thé hướng đến là trẻ em Như đã dé cập từ những phan phân tích trước, trong các chuẩn mực pháp lý quốc tế, trẻ em thường được xác định là mọi con người dưới 18 tuổi Tuy nhiên, con số này có thé thay đổi sớm hon hoặc muộn hơn đề phù hợp với phong tục, văn hóa và đặc điểm thê chất- tâm lý với dân cư của từng quốc gia khác nhau Ví dụ như ở Thái Lan quy định trẻ em là người dưới 14 tuổi; ở Pháp, Mỹ và Nhật Ban thì quy định độ tuổi của trẻ em là dưới 18; còn theo Luật Trẻ em 2016 của Việt Nam thì độ tuổi của trẻ em được quy định là người dưới 16 tudi Có thé thay, quy định về độ tuôi trẻ em dưới 18 tuổi là quy định ra đời dựa vào

Trang 22

những căn cứ khoa học cũng như đánh giá sự phát triển về mặt sinh học, thé chat, tâm lý, và tất cả yếu tố này đều ảnh hưởng đến sự thê hiện hành vi thực tế của cá nhân- một yếu tố quan trọng xác định rõ ràng sự khác biệt của các nhóm đối tượng, từ đó cũng quyết định đến việc xác định các hành vi như thế nào được coi là xâm hại nhóm đối tượng đó Trẻ em thường có sự hạn chế trong nhận thức về các hình thức xâm hại, có sự tò mò khám phá về giới tính nhưng cũng lại thiếu kỹ năng phòng ngừa, tổ giác người xâm hại Chính sự phát triển sớm về tâm sinh lý của trẻ em cũng như tâm lý muốn tìm hiểu nên đã bị các đối tượng lợi dụng, dụ dỗ dé thực hiện hành vi xâm hại??.

Thứ hai, phương tiện và phương pháp dé thực hiện các hành vi xâm hại trẻ em là thông qua mạng viễn thông, mang internet, mạng máy tính, cơ sở dữ liệu, hệ thông xử ly và điều khiến thông tin Do đặc điểm kết nối rộng rãi mang tính toàn cầu, dé dàng sử dụng bởi bất kỳ ai trong bất kỳ hoàn cảnh nào, đây có thể xem như một mảnh đất màu mỡ cho những tên tội phạm xuyên quốc gia thực hiện tội ác Ngoài ra, không gian mạng mang tính đồng nhất và sự linh hoạt khi mọi hoạt động của nó đều thiếu vắng đi những tiếp xúc vật lý, mọi tiếp xúc trên không gian này đều là tiếp xúc ảo trong một khoảng thời gian tạm thời nhưng không giới hạn về mặt địa lý Không gian mạng cũng được làm mới từng giờ dựa vào cơ chế bảo mật an toàn và tôn trọng quyền riêng tư mà những nhà cung cấp tạo ra Những hành vi xảy ra trên không gian này chỉ được lưu giữ trong hệ thống lưu trữ và quản lý của nhà cung cấp dịch vụ mạng chứ không phải bất kỳ chủ thé hay nơi nào khác?! Điều đó gây ra khó khăn trong công tác điều tra tội phạm mạng, khi đây được xem là loại tội phạm xuyên biên giới (không gian mạng không giới hạn về mặt không gian địa lý), thành thạo công nghệ, thông tin về kẻ phạm tội đều ảo, ân danh, các máy chủ hầu hết đặt ở nước ngoài cho nên dễ dàng xóa, hủy chứng cứ Do vậy nhìn chung, các hành vi xâm hại trẻ em trên không gian mạng thường khó phát hiện, ít để lại dau vết, bằng chứng và khó khăn trong công tác điều tra, truy quét tội phạm của các cơ

quan chức năng.

Thứ ba, những hình thức xâm hại là hành vi bạo lực, ngược dai, lạm dụng, xâm

hại tình dục, mua bán và các hình thức gây ton hại khác Theo một số Công ước đã đề

cập tại mục 1.1.2 của nghiên cứu này, trong các hình thức xâm hại thì hành vi xâm hai

xảy ra thông qua không gian mạng chủ yếu là sự xâm hại về mặt tâm lý, tình cảm Tuy không trực tiếp nhưng có thể là tiền đề cho sự lạm dụng tình dục trên thực tế (như loại hình “du đố trẻ em về tình dục trên không gian mang”), sự lạm dụng tình dục gián tiếp (thông qua loại hình “đăng tải, phát tán, tiêu thụ nội dung khiêu dâm về trẻ em lên không gian mạng ”) Ngoài ra, một hình thức xâm hại về mặt tình cảm cũng tương đối phổ biến trên không gian mạng nữa là loại hình “bắt nạt trẻ em trên không gian mạng”, nó khủng bố nạn nhân và là một hình thức bạo lực về tinh thần ngay cả trong sự riêng tư tại nhà

20 Đỗ Đức Hồng Hà, Đỗ Thu Hiền (2020), “Tinh hình xâm hại trẻ em ở Việt Nam hiện nay và dự báo tình hình

xâm hại trẻ em ở Việt Nam trong thời gian tới”, Tap chí Nghề Luật, (4), Tr 63

21 Kamran Shareef, “What is Cyberspace? - Definition, Features and More", What is Cyberspace? - Definition,

Features and More, truy cap ngay 26/01/2021.

Trang 23

của họ và những kẻ bắt nat có thể (không giống như trong đời thực) che giấu danh tinh

của chúng một cách dễ dang’.

Thứ tư, hành vi có tính chất gây tôn hại đến thé chat, tinh thần, danh dự, nhân phẩm và đạo đức của trẻ em Xuất phát từ đặc điểm đối tượng là trẻ em, lứa tuôi đặc biệt nhẹ da, cả tin, dé bị cám dỗ và ảnh hưởng nhiều bởi những tác động bên ngoài (như lời nói ngọt ngào hay hành vi dễ gần với trẻ nhỏ), chưa thể nhận thức hay kiểm soát hết các hành động của bản thân nên có thể dễ dàng chia sẻ thông tin cá nhân và trở thành đối tượng bị lợi dụng Các đối tượng xấu thường sử dụng tông hợp các thủ đoạn, những yếu tố trên dé tan công vào nhóm đối tượng dễ bị ton thương nhất nay để nhanh chóng đạt được những mục đích của mình, bao gồm cả việc thỏa mãn thú vui của bản thân; giải tỏa tức giận, vì mục đích thương mại qua việc buôn bán hình ảnh đồi trụy về trẻ em, hay xa hơn là dụ dỗ để xâm hại tình dục trẻ và buôn bán trẻ em xuyên biên giới Những phân tích cụ thé hơn về nguyên nhân gây nên những hành vi xâm hại trẻ em trên không gian mạng này sẽ được phân tích cụ thê hơn ở các chương tiếp theo.

1.3 Các loại hình xâm hại trẻ em trên không gian mạng

Xam hai, bạo lực và bóc lột trẻ em có thé diễn ra ở mọi thời điểm, mọi hoàn cảnh, thậm chí ở những nơi được cho là an toàn như nhà hay trường học của trẻ Trên thế giới

hiện có tất cả bốn hình thức xâm hại được thừa nhận bao gồm: xâm hại thê xác, xâm hại tình dục, xâm hại tâm lý/tình cảm và xao nhãng Tuy nhiên trên không gian mạng, hành

vi xâm hại đối với trẻ em theo các Công ước chỉ ghi nhận ba loại hình cơ bản bao gồm: dụ dỗ trẻ em về tình dục trên không gian mạng, đăng tải nội dung khiêu dâm về trẻ em, bắt nạt trên mạng Bat kế hành vi nào thỏa mãn một trong ba loại hình này đều được xác định là “xâm hại trẻ em trên không gian mạng” Cụ thể như sau:

Thứ nhất, các đôi tượng xấu thường dùng không gian mạng như một phương tiện pho biến dé “du đố” trẻ em về tinh dục Nhiều người thường nghĩ rang, xâm hại tình dục trẻ em chỉ xảy ra một cách ngẫu nhiên bởi một người lạ Trên thực tẾ, những kẻ xâm hại thường dành nhiều thời gian để xây dựng mối quan hệ thân thiết với trẻ và đôi khi là với gia đình trẻ Quá trình này gọi là “Du đổ” và có thé diễn ra theo một số bước như: nhắm đối tượng, xây dựng niềm tin, tạo bí mật, leo thang và thực hiện hành vi xâm hại đối với trẻ Cụ thé, trước hết thủ phạm sẽ xác định trẻ em chúng muốn xâm hai và chúng thường nhắm đến những trẻ dé bi ton thương Sau đó, chúng xây dựng niềm tin bang cách tỏ ra thân thiện, chia sẻ những sở thích, tặng quà và kết bạn với trẻ Ngày nay, SỐ lượng lớn thủ phạm lợi dụng công nghệ thông tin, bao gồm các trang mạng xã hội, trò chuyện, nhắn tin dé tương tác và dụ dé trẻ em dé dang hon’ Các thủ đoạn mà các đối

>? Anthea Turner (2013), “Fighting Child Abuse in the Cyberspace - A lost Battle?’’, Gh.S.L Online Law

Journal, p.12.

= “grooming or luring of children “Grooming” refers to the common practice of perpetrators befriending and

establishing an emotional connection with a child, and sometimes the child’s family, to lower the child’sinhibitions with the objective of sexually abusing the child Increasingly, perpetrators are using ICT, includingsocial networking sites, chat, texts and instant messaging to interact with and lure children online”https://www.unicef.org/vietnam/reports/child-sexual-abuse

Trang 24

tượng thường dùng là lập các phòng chat ảo, thiết lập hoặc tham gia các trang web, các diễn đàn trên mạng dé tìm kiếm trẻ em và từ đó thả tin nhắn, lời thoại làm quen Khi đã tiếp cận thành công, thủ phạm bắt đầu tạo ra những bí mật riêng với trẻ băng cách hứa hen, đe dọa hay ép buộc để trẻ không tiết lộ với ai Chúng luôn lấy tên tuổi, hình anh gia và tạo ấn tượng ban đầu với các em là người có học thức, có cuộc sống khá giả, hiểu tâm lý, sở thích trẻ em và luôn sẵn sàng chia sẻ Rồi dan dan, thủ phạm tiễn tới việc giới tính hóa mối quan hệ với trẻ, bọn chúng chuyền chủ đề từ học hành, sở thích sang chủ đề về giới, về tình dục và chia sẻ, lôi kéo trẻ cùng xem phim, xem các hình ảnh khiêu dâm trên mạng khiến trẻ trở nên lơ là, “mat cảnh giác ” Cudi cùng, chúng lợi dụng sự lơ là đó của trẻ dé thực hiện hành vi xâm hai tình dục như dụ dỗ trẻ phơi bày các bộ phận cơ thé, tao dang biểu diễn tình dục trước máy quay giống như là trong phim” và sau đó bằng nhiều thủ đoạn ghi lại bằng hình anh (child sexual abuse imagery)?Š Khi đã có được những hình ảnh, đoạn phim của trẻ thì các đối tượng ép trẻ phải quan hệ tình dục, nếu không sẽ phát tán hình ảnh lên mạng.

Có những đối tượng còn giả là người cùng giới với trẻ, chúng lấy hình ảnh đại diện là bé gái 14 tuổi, 15 tuổi, rồi nhăn tin kết bạn làm quen, trò chuyện VỀ sự phát triển của các bộ phận trên co thé, sau đó là ga gam, chụp cho nhau xem và nghĩ là bạn cùng giới cho nên có những em đã mat cảnh giác, gửi hình ảnh cho chúng và có những vụ án thì các đối tượng còn sử dụng những hình ảnh đoạn phim này dé khai thác thương mại?9 Kẻ xâm hại tình dục trẻ em dùng rất nhiều thủ đoạn để tiếp cận và xâm hại trẻ em Không phải tất cả những kẻ xâm hại tình dục trẻ em đều áp dụng cùng một thủ đoạn dụ dỗ Một số kẻ sử dụng các thủ đoạn khác như: tấn công bất ngờ, mua chuộc, lừa đối, khống chế, ép buộc Nhưng nhìn chung, thông thường kẻ xâm hại đều không hoạt động một mình Chúng có thé được hỗ trợ bởi những kẻ khác như: những kẻ tổ chức, những kẻ môi giới và những kẻ tạo điều kiện cho hoạt động xâm hại trẻ em xảy ra?” Trong bối cảnh phát triển của ngành du lịch, một số kẻ còn sử dụng Internet để xâm hại trẻ em ở các nước

khác, các vùng khác mà chúng tới du lịch (child sex tourism) thông qua các phương tiện

như webcam, các phòng chat ao, Trong khi du lịch có thể mang lại nhiều lợi ích cho

quốc gia và cộng đồng thì chúng ta cũng cần nhận thức được những nguy cơ về xâm hại

đối với trẻ em và cách dé bảo vệ trẻ em của chúng ta khỏi những nguy cơ đó, ké cả từ

khách du lịch trong nước lẫn nước ngoai”®.

Thứ hai, những kẻ xâm hại thường đăng tải, phát tán, sử dụng nội dung khiêu

dâm đối với trẻ em trên không gian mạng Khi sử dụng mạng Internet là trẻ em rất dễ

a “The issue of Child Abuse”, https://www.childhelp.org/child-abuse/, truy cập ngày 10/01/2021.

Bà “Deeply dark criminal activity drives rise in child abuse images online”,

https://www.theguardian.com/global-development/2020/dec/03/deeply-dark-criminal-activity-drives-rise-in-child-abuse-images-online, truy cap ngay12/01/2021.

?6 Lê Ha (2020),tIdd.

27 Tổ chức Tầm Nhìn Thế giới Việt Nam, Tài liệu về “Phong ngừa xâm hai tinh dục trẻ em”

https://www.wvi.org/sites/default/files/ VIETNAMESE Parents%20&%20carers%20Toolkit.pdf truy cập ngày14/12/2020.

? Tổ chức Tầm Nhìn Thế giới Việt Nam, tlđd.

Trang 25

truy cập vào các trang thông tin xấu, độc hại thường được gửi kèm hoặc hiền thị trong những phần mềm trò chơi, xem phim dành cho trẻ em Tham khảo ý kiến của một số nhà nghiên cứu về van dé này, Thạc sĩ Nguyễn Đức Thắng - Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự cho biết, thông tin xấu độc tán phát trên internet và mạng xã hội là những

thông tin bia đặt, bóp méo sự thật, xuyên tac van đề, “đổi trắng, thay đen ”, làm lẫn lộn

đúng sai, thật giả về nhiều van đề liên quan đến lừa đảo, tôn giáo, chính trị, thậm chí là tinh dục, cờ bạc, cá độ ?? Một số thông tin có những ngôn từ thô tục nội dung phản cảm, thậm chí soi mdi, bình phâm chủ quan chuyện đời tư của người khác, xúc phạm danh dự, nhân phâm của nhiều cá nhân, gây bức xúc trong dư luận xã hội; vi phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục; kích động đồi trụy, bạo lực, bôi nhọ đời tư, vu không 3° Những thông tin tiêu cực, bạo lực, đổi trụy như vậy phan nào sẽ tác động xâu đến người dùng, đặc biệt là với trẻ em đang trong độ tuôi thay đổi, phát triển tâm sinh lý và dan hình thành nhân cách, có thé dẫn đến tình trạng các em bị sai lệch về nhận thức và hành vi, dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng do bắt chước theo những hành vi

sai lệch có trên không gian mạng.

Thứ ba, là hành vi bắt nat trẻ em trên không gian mạng Đối với hai loại hình đầu tiên, những người xâm hại trẻ em thường là những người trưởng thành có day đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật, thì ở loại hình thứ ba này những chủ thể của nạn bắt nạt trên không gian mạng là trẻ em, đặc biệt là người chưa thành niên và nạn nhân cũng chính là trẻ em°! Một số nghiên cứu đã cho thấy các cô gái có xu hướng đi bat nat trên mạng nhiều hơn so với con trai, các báo cáo khác cũng dé xuất mặt trái trong tu” Có thể hiểu đơn giản, đây là một hình thức bat nat thông qua các phương tiện điện tử khi ai đó (điển hình là một thiếu niên) bắt nat hoặc quấy rối, “tra tan tinh than” người khác trên internet và trong các không gian kỹ thuật số khác, đặc biệt là trên các trang

truyền thông xã hội Hành vi bắt nat có hại có thé bao gồm đăng tin đồn, đe dọa, nhận

xét tình dục, thông tin cá nhân của nạn nhân hoặc dùng ngôn từ kích động thù địch”.

Bắt nạt hoặc quấy rối có thể được xác định bằng hành vi lặp đi lặp lại và ý định làm

Tình huống thông thường của nó thường là: Một đứa trẻ hoặc thanh thiếu niên liên tục bị một đứa trẻ hoặc thanh thiếu niên khác “đày vỏ, de doa, quấy rồi, làm nhục, xấu hồ hoặc bị nhắm làm muc tiêu ” bang cách sử dụng tin nhắn văn ban qua thuê bao điện thoại, email, tin nhắn trong phòng chat hoặc bat kỳ loại công nghệ kỹ thuật số nào

? “Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, cần những giải pháp số”, Báo Thanh Hóa

https://baothanhhoa.vn/doi-song-xa-hoi/bao-ve-tre-em-tren-moi-truong-mang-can-nhung-giai-phap-so/119558.htm truy cập ngày15/12/2020.

30 Minh Nguyễn, “Mạng xã hội- nhận diện thông tin độc”, Báo Điện tử Dang Cộng sản Việt Nam

https://dangcongsan.vn/cung-ban-luan/mang-xa-hoi nhan-dien-thong-tin-xau-doc-434891.html truy cập ngày15/12/2020.

31 UNICEF (2011), “Child Safety Online — Global challenges and sirategies ”, Florence, Italy, p.3.

3 Shaheen Shariff (2008), “Cyberbullying: Issues and Solutions for the School, the classroom and the home”,

Routledge Publishing Co., Oxfordshire, UK.

33 U.S Legal, “Cyber Bullying Law and Legal Definition”, https://definitions.uslegal.com/c/cyber-bullying/, truy

cap ngay 14/01/2021.

34 Nancy Willard (2007), “Educator's Guide to Cyberbullying and Cyberthreats”, The Center for Safe and

Responsible Internet Use, p.1.

Trang 26

khác Theo các chuyên gia tâm lý thì việc trẻ bi bat nat trên mạng đôi khi dé lại hậu qua nhiều hơn khi trẻ bị bắt nat trong thực tế Bởi lẽ, nếu bị bắt nat ngoài đời, trẻ có thé sẽ quên sau một thời gian Nhưng khi bị bắt nạt trên mạng, bị ghi lại hình ảnh va phát tan trên mạng hoặc trong cộng đồng thì nỗi ám ảnh về việc bị bắt nạt ngày càng gia tăng và nhiều trẻ em cảm thấy không có lối thoát thì những kẻ bắt nạt thì vẫn ở trong bóng tối tiếp tục hành vi xấu của mình Khi bị chia sẻ các clip về bạo hành, bắt nạt, nhiều trẻ em đã không dám quay lại trường học, cảm thấy bất an khi ở nhà và khó khăn trong việc hòa nhập cộng đồng Những phân tích cụ thé về nguyên nhân, hậu quả và viện dẫn thực tiễn hơn về van đề này sẽ được các tác giả nghiên cứu, mô xẻ tiếp tại những chương tiếp

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tht nhất, xâm hại trẻ em trên không gian mạng là “việc các chủ thé sử dụng mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tinh, cơ sở dit liệu, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin thực hiện những hành vi gây ton hại đến thé chất, tinh than, danh du, nhân phẩm, đạo đức của người đưới 18 tuổi dưới các hình thức như bạo lực, ngược đãi, lam dụng, xâm hai tình duc, mua ban, bo rơi và các hình thức gây ton hại khác ”.

Thứ hai, hành vi xâm hại trẻ em trên không gian mạng nói trên có tất cả 4 đặc điểm chính: có đối tượng hướng đến là người dưới 18 tuổi; thực hiện thông qua phương tiện là không gian mang; mục đích hướng tới là gây ton hại đến thé chat, tinh thần, danh dự, nhân phẩm và đạo đức của nạn nhân; dưới các hình thức bạo lực, ngược đãi, lạm dụng, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi và các hình thức gây ton hại khác.

Tứ ba, về cơ bản hành vi xâm hại trẻ em trên không gian mạng có ba loại hình chính bao gồm: dụ dỗ trẻ em về tình dục trên không gian mạng; đăng tải, phát tán nội dung khiêu dâm đối với trẻ em lên không gian mạng: và bắt nạt trẻ em trên không gian mạng.

Trang 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂM HẠI TRẺ EM TRÊN KHÔNG GIAN

2.1 Thực trạng trên thế giới

Báo cáo của ECPAT International về “Bao lực trẻ em trên không gian mạng” năm 2005 đã chỉ ra rằng: trẻ em và thanh niên là lực lượng tiên phong trong gan 1 tỷ

người truy cập vào không gian mạng mỗi ngày, và ước tính tỷ lệ trẻ em và thanh niên

truy cập vào không gian mạng tăng lên hàng ngày?5 Trong đó, Chau A là nơi có ty lệ trẻ em truy cập vào không gian mạng cao nhất chiếm tỷ lệ 8,4 % dân số toàn cầu, trong đó 12% trẻ em dưới 15 tuôi sở hữu điện thoại và truy cập vào mạng xã hội tại thời điểm năm 2005 Con số này cũng được ghi nhận tại Bắc Mỹ và Châu Âu trong cùng năm Tuy nhiên sau 12 năm phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, con số đã tăng lên một

cách chóng mặt.

Theo báo cáo “Trẻ em trong thời đại số” vào năm 2017 của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc - UNICEF, có đến 71% tỷ lệ trẻ em trên thế giới truy cập vào không gian mang, chỉ có 29% còn lại (tương đương 346 triệu trẻ em) là không truy cập và kết nối với không gian mạng Cụ thê, số trẻ em tại Châu Âu truy cập vào không gian mạng cao nhất lên đến 96%, và Châu Phi là châu lục ghi nhận tỷ lệ trẻ em truy cập không gian mạng thấp nhất khi có 40% trẻ em ở châu lục nay truy cập vào không gian mạng?5 Cho đến năm 2020 vừa qua, thống kê của UNICEF và Liên minh Viễn thông thé giới (ITU)?7 chi ra có tổng cộng 2,2 tỷ trẻ em (người dưới 18 tuổi) truy cập vào không gian mạng.

Năm 2020 - 2021 với bối cảnh đại dịch CO VID hoành hành, trẻ em bắt buộc truy cập vào không gian mạng nhiều hơn để phục vụ cho nhu cầu học tập cũng như kết nối trong thời gian không thê tập trung đông người như vừa qua Mọi hoạt động đều phải

diễn ra thông qua một không gian ảo như không gian mạng, trẻ em sử dụng không gian

mạng với rất nhiều hình thức: hoạt động mua bán điện tử (electronic commerce); phương tiện giao tiếp (internet communication media); phương tiện cập nhật tin tức (news

media); phương tiện giải trí: xem video, chơi game, nghe nhạc; tra cứu mục đích làm

việc, học tập (work searches); phương tiện xem các nội dung người lớn (Adult

content); Thống kê của SECURELIST với tiêu đề “Trẻ em trên không gian mạng” vào tháng 6 năm 2020 đã chỉ ra trong số trẻ em sử dụng hệ điều hành Mac OS và Windows, 55.09% thời gian trẻ em truy cập vào không gian mạng là phục vụ cho nhu cầu giải trí như xem video, chơi game, nghe nhạc và 24 16% thời gian trẻ em dành dé giao tiếp trên mang xã hội°Š Con số này thực chat đã ton tại từ nhiều năm trước đó và không có nhiều sự khác biệt ngay trước thời điểm dịch COVID - 19 Vốn di trẻ em có hai nhóm hoạt động chính là các hoạt động giải trí và hoạt động giao tiếp trên mạng xã hội khi truy cập

3Š ECPAT International (2005), Violence against Children in Cyberspace, Thailand, p.20.36 UNICEF (2017), Children in a digital world, New York, USA, p.1.

37 UNICEF , ITU (2020), How many children and young people have internet access at home?, New York, USA.38 «Kids on the Web”, https://securelist.com/children-report-2020/97191/, truy cap ngay 28/01/2021.

Trang 28

vào không gian mạng nên các nền tảng số, website mà trẻ em có xu hướng truy cập rất dễ được khoanh vùng Điều này càng tạo cơ hội cho nhiều hành vi xâm hại trên không gian này xảy ra một cách thuận tiện và dễ dàng hơn Từ những năm 2000 đến nay, các hành vi xâm hại trẻ em trên không gian mạng càng ngày càng dày đặc, nguy hiểm và có xu hướng phát triển nhanh chóng nhưng nhìn chung vẫn là ba loại xâm hại trẻ em chính mà Nhóm nghiên cứu đề cập ở trên được các Quỹ, Tổ chức về trẻ em thống nhất bao gồm: dụ dỗ trẻ em về tình dục trên không gian mang; đăng tải, phát tán nội dung khiêu dâm đối với trẻ em lên không gian mang; và bat nat trẻ em qua không gian mạng.

Bên cạnh đó, thực trạng về van đề xâm hại trẻ em trên không gian mạng tại các quốc gia mà Nhóm nghiên cứu tìm hiểu cũng rất đáng báo động, cụ thé như sau:

Tại Nhật Bản trong gần 15 năm qua, các trường hợp xâm hại trẻ em trên không gian mạng vẫn tiếp tục tăng một cách đáng kể Vào năm 2004, Nhật Bản ghi nhận hon 32000 trường hợp xâm hại trẻ em nói chung và trong số đó, trường hợp xâm hại trẻ em trên không gian mang chỉ chiếm một phan rất nhỏ từ 3% đến 4%.°° Tuy nhiên cho đến năm 2016, số trường hợp xâm hại trẻ em trên không gian mạng tăng lên gấp nhiều lần và Nhật Bản bắt đầu thống kê các trường hợp xâm hại này theo quy mô các loại hình và ghi nhận những con số có tính nghiêm trọng cao.*° Còn tai

Tại Pháp, 72% trẻ em tại đây lướt web và truy cập vào không gian mạng một

cách độc lập Trong khi quốc gia này khuyến khích cha mẹ các em nên giám sát và có đến 85% phụ huynh biết đến phần mềm giám sát truy cập vào không gian mạng dành cho phụ huynh nhưng chi có 30% trong số họ thực sự đã cài đặt chung trên thực tết! Từ năm 2004, Chính phủ Pháp đã ghi nhận gần 3438 trường hợp xâm hại tình dục trẻ em trên không gian mạng và con số này tiếp tục tăng lên 6000 vào năm 2006 Trong số các

trường hợp được ghi nhận tại các năm này, 74% tỷ lệ các trường hợp là hình thức xâm

hại: đăng tải nội dung khiêu dâm về trẻ em với mục đích thương mại, và 80% trường hợp còn lại dùng nội dung này buôn bán phân phối dưới nhiều dang phương tién*? Năm 2020, con số này vẫn tiếp tục tăng và trong hàng ngàn trường hợp xâm hại trẻ em đầu năm 2020, có 61 trường hợp bị bắt giữ và truy cứu trách nhiệm hình sự vì đăng tải nội dung khiêu dâm trẻ em, 14 trường hop bị bắt giữ vì nhắn tin dụ dé trẻ em trên không gian mạng” Cao nhất, Pháp đã ghi nhận 14000 trường hợp xâm hại trẻ em qua trên

39 Makiko Okuyama (2006), Child Abuse in Japan: Current problems andfuture perspectives, Japan.

TẾ Mayuko Watanabe (2017), “An Analysis of the Japanese viewpoint on regulatory policy of virtual child

pornography”, /4th Asia-Pacific Regional Conference of the International Telecommunications Society (ITS):"Mapping ICT into Transformation for the Next Information Society", Kyoto, Japan,d, p.2.

#1 Malaysia Ministry of Information, Communication and Culture, “Protecting Children in Cyberspace”,

https://www.itu.int/council/groups/wg-cop/first-meeting-march-2010/Malaysia-%20COP-WTISD Eng.pdf, truycap ngay 15/12/2020.

42 Mohamed Chawki (2009), “Online Child Sexual Abuse: The French Response”, The Journal of Digital

Forensics, Security and Law, (4), p.2.

43 “France arrests 14 suspects in sweep against child sexual abuse online”,

https://www.europol.europa.eu/newsroom/news/france-arrests- 14-suspects-in-sweep-against-child-sexual-abuse-online, truy cap ngay 04/02/2021.

Trang 29

không gian mạng vào năm 2020, con số đặc biệt bùng nô do tác động từ đại dịch COVID

- 19 khi con trẻ phải ở nhà và thực hiện việc học ngay trên không gian nay”.

Tại Mỹ, báo cáo của Viện Nghiên cứu Dữ liệu và Xã hội kết hợp với Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng Sáng tạo vào năm 2016 cho thấy 72% trẻ em dùng Internet tại Mỹ đã chứng kiến một số hình thức quấy rối hoặc lạm dụng trên không gian

mạng, trong đó 47% đã tự mình là nạn nhân của các hành vi xâm hai này trên không

gian mạng”Š.

2.1.1 Thực trạng của hành vi xâm hại trẻ em trên không gian mạng trên thế giới Đi vào chỉ tiết thực trạng của từng loại hình xâm hại đã nêu trên, tình hình thực tế trên thế giới và tại các quốc gia nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu đều rất nghiêm trọng, cụ thé như sau:

Thứ nhất, đôi với loại hình dụ dỗ trẻ em về tình dục trên không gian mang: Các không gian cho phép người phạm tội (Abusers) tiếp cận nạn nhân tiềm năng bao gồm

các phòng trò chuyện trên các trang mạng xã hội như ứng dụng Messenger củaFacebook, Direct của Instagram, Skype, Twitters (SNS), thông thường các phòng trò

chuyện này là dịch vụ nhắn tin “mì ăn liền” (tức thời), nhanh chóng và dé dàng trao đổi (Instant Message)** Một nghiên cứu những người phạm tội cho thấy rằng, trên các tài khoản mạng xã hội của những kẻ này, có tới 200 trẻ em là “bạn bè” trực tuyến, trong danh sách bạn bè của những kẻ này Việc tiếp cận này có thé mất nhiều thời gian theo phút, giờ, ngày hay tháng tuỳ thuộc vào nhu cầu và mục tiêu của kẻ lạm dụng và phản ứng của chính những trẻ em bị tiếp cận””.

Về độ tuôi, khảo sát của nghiên cứu “An toàn cho trẻ em trên không gian mạng -Những thách thức và chiến lược toàn cầu” cho thấy những trẻ em có nguy cơ bị tiếp cận nhất là người chưa thành niên (từ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi), đặc biệt là các bé gái Ở độ tuôi này, trẻ em thường tích cực sử dụng Internet như một phương tiện gặp gỡ mọi người và kết bạn - tất cả những hoạt động này là một phần của quá trình phát triển ý thức về bản thân chúng, bao gồm cả nhận dạng xã hội, tình dục và cảm xúc về giới tính của người phạm tội, các bằng chứng sẵn có chủ yêu thu được từ các nghiên cứu ở các nước công nghiệp phát triển, những kẻ lạm dụng tình dục trẻ em trực tuyến chủ yếu là người da trắng, là nam giới, thường có công ăn việc làm, có trình độ học van, ở nhiều độ tuổi từ là lao động trẻ đến trung niên Nhiều đàn ông tham gia vào lạm dụng tình dục trẻ em thực tế cũng tham gia vào lạm dung tình dục trẻ em trên không gian mạng?Š.

44 «Coronavirus: Fears of domestic violence, child abuse rise”,

https://www.dw.com/en/coronavirus-fears-of-domestic-violence-child-abuse-rise/a-52847759, truy cap ngay 29/12/2020.

45 Data & Society, “Online Harassment, Digital Abuse, and Cyberstalking in America, US”,

https://datasociety.net/library/online-harassment-digital-abuse-cyberstalking/, truy cập ngày 03/02/2021.

44 Kimberly J Mitchell, David Finkelhor, Lisa M.Jones, Janis Wolak (2010), “Use of Socual Networking Sites in

Online Sex Crumes Against Minors: An Examination of National Incidence and Means of Utilization”, Journal ofAdolescent Health, 47(2), pp.185.

tH Stephen Webster, Julia Davidson, Antonia Bifulco, Petter Gottschalk, Vincenzo Caretti, Thierry Pham (2012),

Scoping Report: European Online Grooming Project, Belgium.

48 UNICEF (2011), Child Safety Online — Global challenges and strategies, Florence, Italy, p.2.

Trang 30

Tại Nhật Bản, số nạn nhân bị xâm hại trong năm 2016 tăng lên 251 người, tăng gần 50% so với năm trước đó (2015), Con số ghi nhận về hành vi xâm hại khiếm nhã trẻ em dưới 13 tuổi là khoảng 1.000 trường hợp mỗi năm trong 10 năm từ 2007 đến 2017° Bên cạnh đó, Pháp cũng đã bắt giữ và truy cứu trách nhiệm hình sự 14 đối tượng có hành vi xâm hại thuộc loại hình này trong số 14000 trường hợp mà Chính phủ Pháp thu thập được về các hành vi xâm hại tình dục trẻ em trên không gian mạng (bao gồm dụ dỗ trẻ em về tình dục trên không gian mạng và đăng tải nội dung khiêu dâm về trẻ em trên không gian mạng)”° Trong khi đó, tại Mỹ, nạn nhân chủ yếu của loại hình này là trẻ em từ 13-15 tuổi Trong một đánh giá tài liệu năm 2012 về nghiên cứu trong khu vực được thực hiện bởi các tổ chức học thuật khác nhau tại nước Anh, báo cáo cho thay rang 9% người dùng Internet ở độ tuổi 10-17 đã báo cáo việc mình bị dụ dỗ tinh duc trên mạng một cách không mong muốn mỗi năm°!.

Thứ hai, đôi với loại hình hành vi đăng tải, phát tán nội dung khiêu dâm về trẻ

em trên không gian mang: Theo bài báo của Sonia Livingstone va Leslie Haddon với

tiêu đề “Trẻ em Liên minh Châu Âu trên không gian mạng”, số lượng hình ảnh khiêu dâm của trẻ em trên Internet lên đến hàng triệu và số lượng các trẻ em bị đăng tải hình ảnh lên đến hàng chục nghìn trẻ em°? Phan lớn trẻ em bị đăng tải hình ảnh lạm dụng lên mạng là các bé gái ở độ tuổi dưới 1 tuổi đến 10 tuổi”° Tại thời điểm năm 2010, Tổ chức

giám sát dịch vụ mạng (The Internet Watch Foundation - IWF) đã phát hiện và thực hiệnnhững hành động trừng phạt khoảng 16.700 trường hợp URL chứa nội dung lạm dụng

tình dục trẻ em trên các trang web trên toàn thé giới Đây có thé xem là một sự nhảy vọt

so với việc phát hiện được 10.600 URL chứa nội dung lạm dụng tình dục trẻ em vào

năm 20065, cho thay số lượng nội dung khiêu dâm trẻ em trên không gian mang tăng lên một cách đáng ké sau các năm Nội dung khiêu dâm trẻ em ngày càng được chia sẻ nhiều hơn giữa những người truy cập vào không gian mạng có cùng nhu cầu thông qua việc phân phối ngang hàng, điều này tránh được sự nguy hiểm khi lưu giữ những nội dung này trên các hệ thống lưu trữ thuộc sở hữu của bên thứ ba như Nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISPs) Điều này cho thấy loại hình xâm hại này không chỉ tăng lên về mặt

số lượng mà còn có xu hướng phát triển phức tạp do thủ đoạn rất tinh vi và có quy mô

không hề nhỏ °Š.

Cụ thể, Nhật Bản ghi nhận số nạn nhân của nội dung khiêu dâm trẻ em cao nhất là 1313 vào năm 2016, trong đó khoảng 15% nạn nhân là trẻ em dưới độ tuổi tiểu học

4° Mayuko Watanabe (2017), tlđd, p.2.

50 “Coronavirus: Fears of domestic violence, child abuse rise”,

https://www.dw.com/en/coronavirus-fears-of-domestic-violence-child-abuse-rise/a-52847759, truy cap ngay 29/12/2020.

a Livingstone, Sonia; Davidson, Julia; Bryce, Joanne; Batool, Saqba (2017), Children's online activities, risks

and safety, London School of Economics.

>? Sonia Livingstone, Leslie Haddon (2010), “EU kids online”, the Journal of Psychology, 217(4), pp 236.>3 Internet Watch Foundation (2010), Annual and Charity Report 2010, London, UK, p.1.

>4 Internet Watch Foundation (2010), tldd, p.8.

Sử Baines, Victoria (2008), “Online Child Sexual Abuse: The law enforcement response — A contribution of

ECPAT International to the World Congress III against Sexual Exploitation of Children and Adolescents”, ECPATInternational, Bangkok, Thailand, p.2.

Trang 31

(0-6 tuổi)”5 Pháp cũng bắt giữ và truy cứu hình sự 61 trường hợp đăng tải nội dung khiêu dâm về trẻ em trên không gian mạng, trong số 14000 trường hợp về xâm hại tình

dục trẻ em trên không gian mạng”” Tình trạng tại Mỹ cũng vô cùng nghiêm trọng khi

hơn 25 triệu hình ảnh khiêu dâm về trẻ em bị thu thập hàng năm, cụ thể ước tính có khoảng 480.769 hình anh được thu thập mỗi tuần Trong đó, 78.3% hình anh thu thập được chứa hình ảnh trẻ em dưới 12 tuổi, 63.4% là trẻ em dưới 8 tuổi và hau hết các hình ảnh là về các bé gái với ty lệ 80.42% trong khi hình ảnh về các bé trai chiếm 19.58%.°8 Thứ ba, đôi với loại hình bắt nạt trên mạng: Châu Âu là nơi mà không gian mạng

cung cấp nhiều chế độ ân danh và cơ hội để người chưa thành niên thực hiện việc bắt

nat người khác” Nghiên cứu từ Canada và Vương quốc Anh xác định trẻ em có nguy cơ bị bắt nạt trên thực tế (ví dụ: những đứa trẻ có thê bị coi là “khác biệt”, chăng hạn như các nhóm dân tộc thiêu số, trẻ em thuộc cộng đồng LGBT, trẻ em có ngoại hình không tốt, trẻ em khuyết tật ) có nguy cơ bị bắt nạt trên mạng cao hơn những đứa trẻ khac®, Ngược lại, nghiên cứu từ Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng những kẻ bắt nat thé chất người khác ở trường học cũng có khả năng là nạn nhân của bắt nạt trên mang.°! Mặc dù bắt nat trên mạng chưa phải là một trải nghiệm phố biến nhưng nó có thé có tác động đáng kê đến trẻ em và thanh thiếu niên vi tinh ân danh, khả năng xâm nhập vào bat kỳ thời điểm nào trong ngày, hoặc đêm ngay cả những nơi riêng tư như nhà riêng, phòng ngủ.52 Rõ ràng là trừ khi các biện pháp cụ thé được thực hiện sớm hơn, tính mạng và sự ồn định tinh than của nhiều nạn nhân có thé bi de dọa.

Thực tiễn, các trường hợp bắt nạt trên mạng tại Nhật Bản đang gia tăng theo cấp số nhân trong hai thập kỷ qua Năm 2001, có 2.267 đơn khiếu nại gửi tới cảnh sát liên quan đến bắt nạt trên mang Trải qua mười lam năm, vào năm 2016, con SỐ này đã tăng gap 3.5 lần lên 8.037 trường hợp - trong khi dit liệu mới nhất từ năm 2017 là 11.749 trường hop®? Bên cạnh Nhật, bat nat trên mạng tại Pháp cũng là một hình thức xâm hai vô cùng phổ biến tuy nhiên trong khảo sát của Satista- một công ty chuyên về dữ liệu thị trường vào năm 2018 về nhận thức của phụ huynh đối với nạn bắt nạt trên mạng, có 82% phụ huynh tham gia khảo sát trả lời con em họ không bao giờ là nạn nhân của vấn

>© Mayuko Watanabe (2017), tlđd,p.2.

sĩ “Coronavirus: Fears of domestic violence, child abuse rise”,

https://www.dw.com/en/coronavirus-fears-of-domestic-violence-child-abuse-rise/a-52847759, truy cap ngay 29/12/2020.

= “Child pornography and sexual abuse statistics”,

https://www.thorn.org/child-pornography-and-abuse-statistics/, truy cap ngay 22/02/2021.

>? Sonia Livingstone, Leslie Haddon, Anke Gorzig, Kjartan Olafsson (2011), Risks and safety on the internet: the

perspective of European children: full findings and policy implications from EU Kids Online survey of 9-16 yearsold and their parents in 25 countries, London, UK, p.6.

6Ú Keith, Susan, Michelle E Martin (2005), “Cyberbullying: Creating a culture of respect in a cyber world”,

Reclaiming Children and Youth, 13(4), pp.224-228.

B1 Raskauskas, Juliana, Ann D Stoltz (2007), “Involvement in Traditional and Electronic Bullying among

Adolescents”, Developmental Psychology, 43(3), pp.564-575.

62 UNICEF (2011), Child Safety Online — Global challenges and strategies, Florence, Italy, p.3

li “Cyberbullying in Japan Will the Country Ever Find a Solution to This Ongoing”,

https://www.tokyoweekender.com/2020/06/cyberbullying-japan/, truy cap ngay 05/02/2021.

Trang 32

nạn bắt nạt trên mạng St Tuy nhiên trên thực té, cũng trong khảo sat cua Satista từ năm 2018 đến 2020 đối với trẻ em từ 11 tuổi đến dưới 18 tuổi, khi trả lời cho câu hỏi: “Ban

đã bao giờ trải nghiệm những cuộc trò chuyện tiêu cực với người khác trên mạng

chưa? ”, 56% trẻ em cho biết đã từng tranh luận với nhiều hơn một người trên mạng, 40% trẻ em đã từng bị lăng mạ, sỉ nhục trên mạng bởi nhiều hơn một người, 22% trẻ em đã từng bị chế giễu và xúc phạm hình ảnh trên mạng và 18% trẻ em đã từng ít nhất một lần có các vấn đề về trò chuyện tiêu cực trên mang® Điều đó cho thấy tình trạng bắt nat trên mạng nghiêm trọng hơn rất nhiều tại Pháp so với tưởng tượng của các bậc phụ huynh Tai Mỹ, theo thống kê về bat nat trên mạng từ i-SAFE Foundation, hơn 50% thanh thiếu niên là nạn nhân của bắt nạt trên mạng, trong đó 1/3 SỐ này đã ít nhất một lần bị đe dọa trên không gian mạng Một con số gần tương đương cũng thừa nhận đã tham gia vào việc gây ra bat nat trên mạng55 Trong số các nạn nhân bị xâm hại trên không gian mạng, 25% sé người cho biét bi bat nat qua mang lặp đi lặp lại Giám định viên Quan Harford của Mỹ báo cáo rằng hơn 50% nạn nhân là trẻ em đã che giấu van đề với cha mẹ của các em khi nó xảy ra Cuộc kiểm tra tương tự cho thấy 1/10 thanh niên đã tự chụp những bức anh gây tốn hại đến bản thân ma chúng không được phép thực hiện, đồng thời các bé gái có nhiều khả năng bị bắt nạt trên mạng hơn các bé trai” Có thể thấy, tỷ lệ trẻ em tham gia vào không gian mạng ở các nước đang phát triển nhiều hơn đáng kế so với các nước đã phát triển, xu hướng nay van có dấu hiệu tăng trong tương lai Điều này lý giải bởi tốc độ kết nối và cập nhật công nghệ ở các nước đang phát triển được đây mạnh hơn bao giờ hết Nằm trong các quốc gia đang phát triển với tốc độ hiện đại hoá, cũng như tăng trưởng kinh tế cao, Việt Nam cũng đối mặt với những thử thách đến từ vấn nạn xâm hại trẻ em trên không gian mạng trong thời

gian vừa qua.

2.1.2 Nguyên nhân của hành vi xâm hại trẻ em trên không gian mạng trên thế

Nguyên nhân của thực trạng đáng báo động này rất đa dạng, phức tạp và trách nhiệm đến từ rất nhiều chủ thé trong xã hội Không chỉ thuộc về duy nhất cha mẹ hay gia đình các em, nguyên nhân còn bắt nguồn từ Nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội Cụ thé, xét trên hai khía cạnh nguyên nhân khách quan và chủ quan:

* Đối với mặt khách quan: Nguyên nhân chính nằm ở hai vấn đề liên quan đến sự thuận lợi và lợi ích tuyệt vời mà không gian mạng đem đến từ đó thu hút sự gia nhập một cách sâu sắc của trẻ em trên không gian này.

64 “To the best of your knowledge, has your child ever experienced cyberbullying?”,

https://www.statista.com/statistics/94093 6/parents-and-cyberbullying-in-france/, truy cập ngày 05/02/2021.

6Š «Problems encountered by children on social media France 2020”,

https://www.statista.com/statistics/1104468/children-social-network-problmens-france/, truy cập ngày05/02/2021.

66 J_Safe Inc., “Cyber Bullying: Statistics and Tips”,

https://www.isafe.org/outreach/media/media_cyber_bullyin, truy cập ngày 24/02/2021.

me “Bullying Statistics: Anti-Bullying Help, Facts and More 2018”,

http://www.bullyingstatistics.org/content/cyber-bullying-statistics.html, truy cập ngày 24/02/2021.

Trang 33

Thứ nhất, là sự sinh trưởng và phát trién chóng mặt của các hoạt động trên không gian mạng dành cho trẻ em Các hoạt động này vô cùng đa dạng từ giải trí, học tập đến

tra cứu thông tin, sự tập hợp các hoạt động này tại một không gian đã giúp cho trẻ em

có một mảnh đất của riêng mình Vì vậy, ta có thể thay khía cạnh chính cua sự phat triển này là việc trẻ em, đặc biệt là người chưa thành niên hiện đang tham gia quá nhiều các hoạt động trên một môi trường mà ở nhiều nơi trên thế giới vẫn còn xa lạ, hay thậm chí chính phan lớn cha mẹ của các em cũng chưa từng biết đến hay tiếp cận được với môi trường đó Số lượng trẻ em truy cập vào không gian mang dé khám phá một môi trường ảo và tạo ra một mạng lưới kết nối giữa chúng ngày càng tăng Thông qua chính mạng lưới kết nối mà các em tạo ra và thông qua sự tiếp xúc với các thông tin mới, các tư tưởng chính tri, tôn giáo, văn hóa, tình dục khác biệt, thế giới nội tâm của riêng trẻ em

ngày này thật sự phức tạp hơn so với tưởng tượng của cha me® Vì vậy, giữa cha mẹ và

con cái ngày càng sinh những mâu thuẫn vô cùng sâu sắc mặc dù xu hướng ngày nay là sự thu hẹp phân chia thế hệ Ta có thể thấy, xung quanh việc sử dụng Internet trong bối cảnh nền công nghiệp hoá thế giới và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khoảng cách giữa con cái và cha mẹ trong việc sử dụng Internet ở các quốc gia có thu nhập thấp hơn vẫn còn rất lớn.

Thứ hai, không gian mang là môi trường tuyệt vời dé trẻ em thé hiện cá tính bản thân mà không gặp những khó khăn đến từ sự ngăn cản của cha mẹ như thé hiện ngoài đời thật Môi trường trên không gian mang tạo cơ hội cho sự kết hợp của tính ấn danh cá nhân (individual anonymity), sự tự tiếp thị về bản than (self-promotion) và khả năng nhập vai theo ý muốn (role-playing) Đây là những yếu tô tạo điều kiện dé trẻ em tự khám phá và thé hiện hết những mặt tính cách, cá tính mà trong môi trường thực các em chưa có cơ hội dé thê hiện Bởi một phần có lẽ vì môi trường thực không cho các em một cảm giác an toàn đến từ sự ân danh như trên không gian mạng Sự ấn danh trên thực tế giúp khích lệ các em tự phô ra những cá tính của mình, thậm chí là xây dựng nên một hình anh dé tự tiếp thị bản thân- điều hướng đánh giá của mọi người về mình, và có thê trải nghiệm một cuộc đời với nhiều hoạt động thông qua việc nhập vai- ở đây chỉ đến là việc khi không muốn xuất hiện với hình ảnh cũ, các em có thê dễ dàng xóa di nó và tạo

ra một hình ảnh mới Đây cũng là quá trình mô tả việc trẻ em sử dụng mạng xã hội như

Facebook, Instagram, Twitter ngày nay- một miền đất nơi tạo cơ hội cho loại hình xâm

hại trẻ em diễn ra thuận lợi.

Một mặt, quá trình được mô tả như trên cho thay khía cạnh tương tac xã hội mới mà một con người có thé thực hành bên cạnh sự kết nối xã hội trong đời thật Thực té, nhiều người lớn có cả hai quá trình tương tac xã hội: ho có một không gian ảo như không gian mạng dé kết nối và có cả những môi trường thực tế ngoài đời dé giao tiếp xã hội Nhưng trẻ em càng ngày có xu hướng chỉ sống trong không gian mạng và hạn chế đi những môi trường thực tế như trong trường hoc dé giao tiếp và phát triển”' Bên cạnh

68 UNICEF (2011), Child Safety Online — Global challenges and strategies, Florence, Italy, p.3.62 UNICEF (2011), tldd, p.5.

70 J Donath, D Boyd (2004), “Public Displays of Connection”, BT Technology Journal, 22(4), pp.72.

Trang 34

đó, tính ân danh của môi trường trên không gian mang cũng tao điều kiện dé nhiều đối tượng lợi dụng và thỏa mãn phát tán những nội dung khiêu dâm về trẻ em lên đó mà không phải lo lắng quá nhiều đến việc bị phát hiện ra Điều này cũng làm thoả mãn nhu cầu của một bộ phận người tham gia không gian mạng.

Thi ba, không gian mạng tạo ra tính khó kiểm soát và theo déi vì cơ chế bảo mật kín của nó Bat cứ dién đàn trực tuyến nào- cho dù phòng trò chuyện, blog, hoặc các trang mạng xã hội thì cũng tạo ra một cơ chế bảo vệ quyên riêng tư của người dùng rất chặt chẽ Trẻ em tham gia vào các cuộc trò chuyện trong phòng trò chuyện một cách rất riêng tư Các em thường truy cập vào đó trong bối cảnh của không gian thực tế là phòng ngủ riêng hay bất cứ nơi nào chỉ có riêng các em, khi bị phát hiện đang trò chuyện với ai đó trên không gian này, các em chỉ cần thoát khỏi phòng trò chuyện Cha mẹ các em sẽ khó có thé kiểm soát được vì khó đăng nhập lại vào phòng trò chuyện, tài khoản mang xã hội và blog vì tat cả những yếu tố đó do trẻ em năm giữ và điều khién Thực tế thi, các nhà cung cấp dich vụ mạng hoặc các chủ thé phân phối các hoạt động trên không gian này mới là bên nắm giữ sự kiểm soát các hoạt động của trẻ em trên không gian mạng Các bên chủ thể này tạo ra một lịch sử ghi chép về đứa trẻ, kiểm soát và giới hạn những ai có quyên truy cập vào dif liệu cá nhân của các em, cũng thông qua đó, lưu trữ hết những dữ liệu các em đã trò chuyện, hình ảnh đã đăng tải, thông tin cá nhân các em đã cung cấp”! Từ đó, những dữ liệu này lại được khai thác, phát tán một cách không hợp pháp, xâm hại trực tiếp đến các em.

* Đối với mặt chủ quan:

Thứ nhất, từ phía Nhà nước: Chính Phủ của nhiều quốc gia chưa thực sự chú trọng trong van dé kết nối các chiến dịch thực thi pháp luật bảo vệ trẻ em lại với nhau và phô biến, tuyên truyền thực hiện các chính sách đó một cách triệt dé, rộng rãi dé nâng cao hiểu biết của nhiều bộ phận người dân Vấn đề này trong quan điểm của nhiều bộ phận nhân dân là trách nhiệm của Nhà nước trong việc phòng chống, ngăn chặn chứ

không phải là việc của ho.”

Thứ hai, từ phía nhà trường: nhìn chung các trường học vẫn chưa phát huy được

hết vai trò giáo dục Cụ thể, nhiều trường học tại các quốc gia vẫn chú trọng về đào tạo văn hoá nhưng không trang bị kỹ năng chi tiết, giáo dục các em về giới tính, sự phát trién cá nhân và định hướng cho các em các kỹ năng bảo vệ bản thân mình trước những người lạ tan công, tiếp can.” Các trường học đã thực sự còn ngại ngùng và gặp trở lại với van dé giáo duc trực diện vào những vấn đề có tính mới.

Thứ ba, từ phía phụ huynh: các phụ huynh hầu hết đều chưa thực sự cởi mở và

có những cách hướng dẫn con cái tự bảo vệ mình trên không gian mạng một cách đúng 11 UNICEF (2011), Child Safety Online — Global challenges and strategies, Florence, Italy, p.5.

7ˆ UNODC (2013), Comprehensive Study on Cybercrime, New York, US.

T3 The World Bank, International Centre for mising and exploited children (2015), Protecting Children from

Cybercrime — Legislative Responses in Asia to Fight Child Pornography, Online Grooming, and Cyberbullying,Washington, D.C, US.

Trang 35

dan Theo công bố mới nhất của tổ chức Kaspersky thì 84% phụ huynh trên toàn thé giới lo lắng về van dé an toàn của con khi sử dụng mạng Tuy nhiên, tính trung bình thi các bậc phụ huynh chỉ dành 46 phút dé trò chuyện với con về van dé này trong suốt cuộc đời thời thơ ấu của ching” Do vậy nên, trẻ em cũng có xu hướng không tìm kiếm sự giúp đỡ của cha mẹ khi các em bị tắn công trên không gian mạng vì các em có niềm tin cha mẹ không hiểu thế giới đó của các em và các em sợ hãi trước việc cha mẹ sẽ lay di điện thoại di động — thứ dé truy cập không gian mang hoặc cắm không cho các em truy cập vào mạng nữa 5 Cha mẹ chưa thực sự là người bạn song hành của con cái trong van dé này vì đây là một van đề nhạy cảm Trong bối cảnh cả trẻ em và người lớn đều ở

cùng không gian mạng, cha mẹ phải thực sự là người chia sẻ với con cái những trải

nghiệm của họ với không gian này, khuyên nhủ, nhắc nhở con cái và trao đổi cởi mở nhưng họ chọn những thái độ cực đoan với van đề này dẫn đến con cái e ngại và trẻ em gặp hiểm hoạ nhưng thậm chi không dám tìm kiếm sự giúp đỡ từ họ.”° Cha mẹ cũng không thực quan tâm đến sự an toàn của con cái trên không gian này và cũng chưa biết tận dụng các biện pháp được cung cấp dé giám sát con cái như tình trạng ở Pháp đã phân tích ở trên, cha mẹ còn có nhận thức rất đơn giản về hiểm hoạ con cái gặp phải trên

không gian mạng.

Thứ tw, từ phía người thực hiện hành vi: Người phạm tội von di có thé là nam

giới và ca nữ giới Những người phạm tội xâm hai trẻ em trên không gian mang đặc biệt

là nhóm tội liên quan đến xâm hại tình dục trên không gian mạng có xu hướng thể hiện những sự quan tâm và thu hút khác biệt đối với trẻ em, nhất là vẫn đề tình dục Ví dụ, thông qua một khảo sát trực tuyến đối với 8.718 đàn ông người Đức, có 4.1% trong số họ có những tưởng tượng về mặt tình dục với những trẻ em trước giai đoạn tuổi dậy thì, thậm chí 3.2% trong số họ đã thực hiện hành vi xâm hại tình dục trẻ em trên không gian mạng với trẻ em trước độ tuôi dậy thì và 0.1% trong số họ thé hiện những sở thích về các hành vi liên quan đến ấu dâm (như dụ dé nhằm lạm dung tinh dục trên không gian mạng)” Có thé thay nguyên nhân rõ ràng đến từ tâm lý của người phạm tội, đó là mong muốn tự nhiên của người phạm tội, thậm chí là sở thích thực sự của người phạm tội Một nghiên cứu sâu hơn về Hoa Kỳ được thực hiện trên 262 phụ nữ và 173 đàn ông nhằm khảo sát sở thích tình dục”Š cho thay rằng 6% đàn ông số này khi gặp trẻ em cô gắng tránh né hay kháng cự trên không gian mạng thì càng mong muốn tiếp cận và thực hiện những hành vi xâm hại Đồng thời 9% nam giới và 3% nữ giới trong khảo sát trả lời rằng từ những bat ôn trong tuổi thơ như bị bạo hành, bị lạm dụng tình dục hay ngược

4 Báo Lạng Sơn, “84% phụ huynh lo lắng về sự an toàn của con cái khi sử dung internet”

http://baolangson.vn/khoa-hoc-tin-hoc/241795-84-phu-huynh-lo-lang-ve-su-an-toan-cua-con-cai-khi-su-dung-internet.html, truy cap ngay 21/2/2021.

7 Elisabeth Staksrud, Sonia Livingstone (2009), “Children and online risk: powerless victims or resourceful

participants?”, Information, Communication and Society, 12(3), pp.368.

76 UNICEF (2011), Child Safety Online — Global challenges and strategies, Florence, Italy, p.7.

TM Dombert, Schmidt, Banse, Briken, Hoyer, Neutze and Osterheider (2016), “How Common is Men’s

Self-Reported Sexual Interest in Prepubescent Children?”, The Journal of Sex Research, 53(2), pp.216-217.

Tế Wurtele, Simons and Moreno (2014), “Sexual interest in children among an online sample of mena and

women: prevalence and correlates”, The Journal of Sex Research, (1), pp.3-40.

Trang 36

đãi khiến họ có nhu cầu muốn xem những nội dung khiêu dâm trẻ em trên không gian mạng”? Nhìn chung, tâm lý khuyết thiếu của người phạm tội có thê bị tác động bởi rat nhiều yếu tố: ám ảnh tuôi thơ, tuổi thơ ấu bị ngược đãi, bạo hành hoặc đó đơn giản là những sở thích cá nhân, mong muốn bệnh hoạn phát sinh trong tâm trí của người phạm

Thứ năm, từ phía nạn nhân: Xuất phát từ sự ngây ngô, khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của bản thân mình chưa đầy đủ, trẻ em dễ dàng bị hấp dẫn bởi một không gian có nhiều hiểm hoạ như không gian mạng Trẻ em thường xuyên dé dàng cung cấp các thông tin cá nhân lên trên không gian mạng, đặc biệt là trẻ em ở độ tudi từ 12 — 16 tuổi, khi đây là độ tuôi bắt đầu sử dụng các mạng xã hội với tần suất dày đặc° Cụ thé, ở Brazil các cuộc khảo sát cho thay 46% trẻ em, đặc biệt là người chưa thành niên xem việc thường xuyên đăng anh cá nhân là điều bình thườngŠ!, trong khi các cuộc khảo sát ở Bahrain chỉ rằng trẻ em thường dễ dàng cập nhật hết tất cả các thông tin cá nhân lên mạng xã hội?? Ngoài ra, có một số lượng đáng kể người chưa thành niên đăng tải các hình ảnh kèm theo những lời lẽ táo bạo, điều này cũng tạo cơ hội dé nhiều người phạm tội tan công các em.

2.1.3 Hậu quả của hành vi xâm hại trẻ em trên không gian mạng trên thế giới Thực tiễn đã chứng minh, trẻ em là người phải gánh chịu những hậu quả sâu sắc về cả mặt tinh than và thé chất đến từ các hành vi xâm hại trên không gian mạng Những hậu quả đó là những ám ảnh có thé di theo trẻ em suốt cuộc đời Về mặt ton thương tinh thần, các hành vi xâm hại trẻ em trên không gian mạng có thé khiến trẻ em cảm thấy bị cô lập, sợ hãi và không tin tưởng, có thé chuyền thành hậu qua tâm lý suốt đời, có thé biểu hiện như khó khăn trong giáo dục, long tự trọng thấp, trầm cảm, khó hình thành và duy trì các mối quan hệ Các chan thương tinh thần trẻ em có thé dé dàng mac phải bao gồm: kỹ năng nhận thức bị suy giảm; Sức khỏe tỉnh thần và tình cảm kém đi; Khó khăn trong việc giao tiếp xã hội; Căng thang sau chan thương; Căng thăng độc hạiŠ3 Về những thương ton thé chất, một số tác động nặng nề mà trẻ em phải gánh lấy có thể ké đến là những chan thương tâm lý, biến chứng kèm theo bao gồm rối loạn ăn uống, biếng ăn, gay ra suy tim, tinh trang căng thăng khiến trẻ em có thé bị gặp vấn dé về hệ tiêu hoá, da dày và chứng rụng tóc, mất ngủ, tệ hơn là suy lục phủ ngũ tạng.

TP Wurtele, Simons and Moreno (2014), tldd, pp.5-6.80 UNICEF (2011), tlđd, Italy, p.5.

81 Caroline Louise Mallmann, Carolina Saraiva de Macedo Lisboa, Tiago Zanatta Calza (2018), “Cyberbullying

and coping strategies in adolescents from Southern Brazil”, Acta Colombiana de Psicologia, 21(1), pp.52.

82 Julia Davidson, Maryellozzo (2010), Kingdom of Bahrain State of the Nation Review of Internet Safety, Bahrain,

83Child Welfare Information Gateway (2019), Long — Term Consequences of Child Abuse and Neglect,

Washington, D.C, U.S Department of Health and Human Services, Administration for Children and Families,Children’s Bureau, p.2.

84 Child Welfare Information Gateway (2019), tldd, p.3.

Trang 37

Ngoài những chắn thương tinh than và rối loan sức khoẻ trên, trẻ em còn có thé gặp những hậu quả về phát triển hành vi sau này Trẻ em là nạn nhân của các hành vi xâm hại trẻ em thường gặp khó khăn trong việc biểu hiện hành vi Cụ thể, các em gặp phải nguy cơ rối loạn hành vi khi lớn lên, các rồi loạn đó bao gồm: Thực hành tình dục

không lành mạnh; Trẻ em phạm tội khi còn là người chưa thành niên và có xu hướng

vẫn tiếp tục phạm tội ở tuổi trưởng thành; Sử dụng rượu và các chất gây nghiện khácŸ5 Rõ ràng một đứa trẻ gặp phải những chan thương về tâm ly, thé trạng và rối loạn hành vi sẽ khó hòa nhập và phát triển bình thường trong xã hội, chưa ké về mặt giao tiếp xã hội, trẻ em là nạn nhân sẽ có những hạn chế nhất định Tương lai của trẻ em cũng vì thế sẽ khó khăn và không thê phát triển như một đứa trẻ khỏe mạnh khác.

Từ những hậu qua và những ám ảnh cùng sự rối loạn về thé chất, hành vi của trẻ em, ta có thé thay được hậu quả đối với xã hội đến từ hành vi xâm hại trẻ em trên không

gian mạng Đó là sự gia tăng, trẻ hoá của tội phạm, chất lượng sức khoẻ của một bộ phận

trong cộng đồng xã hội giảm sút, sự văn minh của xã hội bị phá huỷ khi trẻ em — nhân tố quyết định đến sự bền vững, văn minh của xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng Những

gia đình có con là nạn nhân của các hành vi xâm hại trên không gian mang cũng nhận

những hậu quả nghiêm trọng về tỉnh thần, thể chất và thiệt hại kinh tế khi phải bỏ ra những chi phi dé phục hồi sức khoẻ thé chất và tinh thần cho nạn nhân Chính phụ huynh- các bậc cha, mẹ cũng gặp phải những ton thương y hệt như chính con em mình 2.1.4 Dự báo tình hình xâm hại trẻ em trên không gian mạng trên thé giới trong

thời gian tới

Từ các khảo sát, nghiên cứu được đề cập ở trên, ta có thể thấy tỷ lệ trẻ em tham gia vào không gian mạng ở các nước đang phát triển nhiều hơn đáng ké so với các nước đã phát triển, xu hướng này vẫn có dấu hiệu tăng trong tương lai Điều nay lý giải bởi tốc độ kết nối và cập nhật công nghệ ở các nước dang phát triên được đây mạnh hon bao giờ hết Bên cạnh đó, trong bối cảnh đại dich toàn cầu CO VID - 19, trẻ em bắt buộc phải thực hiện việc học trên không gian mạng, và cũng có cơ hội dé thực hiện hai nhóm hoạt động lớn là giải trí và giao tiếp xã hội qua chính không gian này với dung lượng thời gian dai hơn Vì vậy, nó tạo điều kiện thuận lợi dé những người phạm tội dễ dàng tiếp

cận và thực hiện tội phạm với trẻ em Xu hướng là quá rõ ràng khi những trường hợp

xâm hại trẻ em trên không gian mạng van tăng theo hang năm và gần như bùng né khi trẻ em có nhiều thời gian tại nhà và thực hiện nhiều hoạt động trên không gian mang, bản thân các nước nhóm tác giả tìm hiểu đã chứng kiến sự bùng né này khi 9 tháng đầu năm, Chính phủ Pháp đã xử lý gần 80 trường hợp nghiêm trọng về xâm hại trẻ em trên không gian mạng như nhóm tác giả đã phân tích ở trên Sự bùng nỗ này còn nằm ở mức độ phức tạp của các trường hợp xâm hại vì cơ chế bảo mật của không gian mạng đã được giải thích tại phần nguyên nhân càng ngày càng chặt chẽ và là lợi thế để người phạm tội lợi dụng thực hiện tội ác của mình Bản thân các nước cũng đã dự tính về tốc

85 Child Welfare Information Gateway (2019), tldd, p.4.86 Child Welfare Information Gateway (2019), tldd, p.8.

Trang 38

độ gia tăng những trường hợp xâm hại trẻ em trên không gian mạng: Nhật Bản ước tínhđược tỷ lệ gia tang của các trường hợp xâm hại trẻ em trên không gian mang từ giai đoạn

1999 đến 2013 là gấp 5.7 lần và con số này được Nhật Bản dự báo tăng lên 10.8 lần

trong vòng 10 năm từ 20137 NCMEC tại Mỹ nhận được 1.1 triệu báo cáo trường hợp

xâm hại trong năm 2014, hơn 4.4 triệu báo cáo trong năm 2015, và hơn 8.2 triệu báo cáo

trong năm 2016 thông qua Cybertipline Con số này sẽ còn tăng lên khi chỉ trong 2017, 3 tháng đầu năm 2017, NCMEC đã tiếp nhận 2.3 triệu báo cáo về các trường hợp xâm hại trẻ em trên không gian mạng, con số này có thể tăng lên tới 15 - hơn 20 triệu báo cáo hàng năm tại Mỹ từ thời điểm 2018 trở đi.Š 2020-2021 vẫn năm trong cột mốc của

sự tăng trưởng đó.

Với tình hình ngày một phức tạp của những trường hợp xâm hại trẻ em trên không

gian mạng, nó đưa thế giới đến với thách thức mới trong công cuộc phòng, chống xâm

hại trẻ em trên mạng Trách nhiệm bảo vệ trẻ em khỏi những xâm hại trên không gian

mạng không chỉ thuộc về duy nhất cha mẹ hay gia đình các em, đây là trách nhiệm chung của Nhà nước, và các cá nhân, tổ chức trong xã hội Các quốc gia ở các châu lục đối diện với sự biến động hàng ngày trên không gian mạng, những biến động này tác động không hề nhỏ đến đời sông của mỗi người dân Nam trong các quốc gia dang phát triển với tốc độ hiện đại hoá, cũng như tăng trưởng kinh tế cao, Việt Nam cũng đối mặt với những thử thách đến từ van nạn xâm hại trẻ em trên không gian mạng trong thời gian

vừa qua.

2.2 Thực trạng tại Việt Nam

Mặc dù sự xuất hiện của internet ở Việt Nam chậm hơn so với khởi đầu của thế giới khoảng chừng 7-8 năm và chậm hơn so với một số nước trong khu vực khoảng 3-4 năm, nhưng Việt Nam đã nhanh chóng trở thành quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng internet nhanh nhất trong khu vực và nằm trong số quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng internet cao nhất thé giới?9, với 64 triệu người dùng, chiếm 66% dân số Theo tài liệu của Bộ Lao động- Thương binh va xã hội, từ 3,1 triệu người dùng năm 2003, tính đến tháng 6/2019

có 64.541.344 người sử dụng Internet Hiện nay, Việt Nam có 68 triệu người dùng mạng

xã hội, trong đó số tài khoản Facebook là 63 triệu Trong đó 1/3 là người chưa thành niên và thanh niên ở độ tuôi từ 15 đến 24 và mỗi ngày có hơn 720 nghìn hình ảnh xâm hại trẻ em được đưa lên mạng, với hầu hết là các hình anh bạo lực, xâm hại tinh duc”.

Trong 3 năm qua, lực lượng công an đã phát hiện và xử lý 156 vụ xâm hại trẻ em

trên không gian mạng Số liệu này chưa phản ánh thực tế bức tranh trẻ em bị lạm dụng,

87 Toshihiro Terui, Aya Goto, Sachiko Baba, Seiji Yasumura (2013), Recent trend of child abuse in Japan,

Fukushima, Japan, p.3.

Bể Sheehan, John (2017), “Hearing: Combating crimes against children: assessing the legal landscape”, House of

Representatives, Judiciary Committee, Washington D.C, U.S.

89 Thu Phương (2020), “Hội thao “Phòng, chống xâm hại trẻ em trên không gian mang và cơ sở giáo

duc’’’https://quochoi.vn/uybanvanhoagiaoducthanhnienthieunienvanhidong/giamsat/Pages/giam-sat.aspx?ItemID=454 truy cập ngày 18/2/2021.

= Thúy Trúc (2020), “Khan thiết bảo vệ trẻ em trên không gian mang”

https://baoquocte.vn/khan-thiet-bao-ve-tre-em-tren-moi-truong-mang-117055.html, truy cập ngày 18/2/2021.

Trang 39

ảnh hưởng trên không gian mạng, dù một số luật như Luật Trẻ em 2016, Luật Tiếp cận thông tin 2016, Luật An toàn thông tin mạng 2015, đã có các quy định liên quan đến bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực này Theo số liệu từ Cục An ninh mạng và Phòng, chống

tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), trong khoảng hơn 1.500 vụ việc liên

quan trẻ em mỗi năm, số lượng vụ việc về tội phạm xâm hại trẻ em trên không gian mạng ngày càng nhiều Số liệu từ Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cũng cho biết, số lượng cuộc gọi đến Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em đầu số 111 tăng đều hăng năm”! Trong 5 tháng đầu năm 2020, Tổng đài 111 đã nhận hơn 230 nghìn cuộc gọi đến nhờ tư vấn, hỗ trợ các vụ việc về trẻ em Trong khi đó, theo một kết quả thăm dò của UNICEF tại Việt Nam, 1/5 số trẻ em được hỏi cho biết mình đã từng là nạn nhân của đe dọa trực tuyến trên internet Rất nhiều em có những trải nghiệm không mong muốn khi sử dụng internet như: tiếp xúc với thông tin, hình ảnh bạo lực, tài liệu khiêu dâm; bị dụ dỗ tình dục qua mạng, yêu cầu gửi thông tin cá nhân, bị ghi/quay/chup lại hình ảnh nhạy cam roi phát tán hoặc livestream; trở thành nan nhân của hành vi bắt nat trực tuyến; bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản; bi dụ đỗ mua bán ma túy”; trở nên nghiện Internet/game trực tuyên”° Từ đó cho thấy, những nguy cơ trẻ em phải đối mặt khi sử dụng mạng Internet, cụ thể tại Việt Nam đã và đang ngày càng diễn biến nguy hiểm, phức tạp.

2.2.1 Thực trạng của hành vỉ xâm hại trẻ em trên không gian mạng tại Việt Nam

Thực hiện khảo sát trên 200 người có độ tuổi trung bình từ 25 đến 40 tuổi, nhóm khảo sát thu được kết quả có tất cả 87% số người có quan tâm đến vấn đề phòng chống hành vi xâm hại trẻ em trên không gian mạng, 78% tông số cho rang đây là một van dé phô biến và rất phổ biến trong thực tiễn hiện nay Cụ thể về ba loại hành vi dưới đây, đều thuộc nhóm các hành vi được cho là phổ biến nhất và có đến 70-85% người tham gia khảo sát biết đến trên thực tế:

Thứ nhất, về hành vi “dụ đỗ” trẻ em về tình dục trên không gian mạng: Trưởng chương trình Bảo vệ trẻ em UNICEF Việt Nam Lê Hồng Loan cho rang: Các kẻ xấu thực hiện những hành vi xâm hại tình dục bằng nhiều hình thức (ga gam, tán tỉnh, lôi kéo trẻ em tham gia vào các quan hệ tình dục trực tiếp hoặc không trực tiếp; yêu cầu trẻ em phô bày các bộ phận kín trên cơ thể rồi phát trực tiếp trên mạng xã hội) Lại có những đối tượng thu thập hình ảnh trẻ em, cơ thể các em và sử dụng nham xâm hai tình dục.

Điền hình như mới đây, trong thời gian trẻ em nghỉ học vi dịch Covid-19, Tổng đài 111 đã nhận phản ánh của nhiều phụ huynh về việc con họ được nhắn tin mời tham dự các cuộc thi sắc đẹp trẻ em Khi tham dự cuộc thi này, trẻ được yêu cầu gửi ảnh khỏa thân hoặc bán khỏa thân với lý do để kiểm tra trên cơ thể có khiếm khuyết gì không.

°! Minh Anh (2020), tldd

22 Hồng Phúc, “Làm gi dé bảo vệ trẻ em trên không gian mang” https://baodantoc

vn/lam-gi-de-bao-ve-tre-em-tren-khong-gian-mang- l 584366980971 htm, truy cập ngày 19/2/2021.

3 Hà Vương, “Phòng, chống xâm hại trẻ em: Cảnh giác với cái “bay” từ Internet”

http://pctnxh.molisa.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&id=2543, truy cập ngày 19/2/2021.

Trang 40

Nhiều em đã vô tư làm theo yêu cầu, chụp và gửi ảnh trong khi không hề biết những tam ảnh đó được sử dụng như thé nào, vào mục đích gì Nhiều khi những bức ảnh nay được gửi đến cho chính những người bạn bè trong nhóm, rồi lại được chia sẻ rộng ra đến tat cả mọi đối tượng sử dụng Internet Nguy hiểm hon, vì ở lứa tuéi nhận thức chưa chín chắn, nhưng lại ưa thích thé hiện nên nhiều em dé bắt chước các trào lưu, trò chơi nguy hiểm trên mạng mà không lường được hậu quả Ngày 10-6 vừa qua, sự việc một nam sinh lớp 11 ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) giấu một em bé 5 tuổi vào rừng vì làm theo game online cũng khiến nhiều người sợ hãi Với động cơ giấu em bé rồi sau đó sẽ đưa về như mình là “người hùng” có công tìm ra, những hậu quả đau lòng là bé đã chết vì bị bỏ đói, khát trong nhiều giờ.

Thứ hai, về hành vi đăng tải, phát tán nội dung khiêu dâm đối với trẻ em lên không gian mạng: Không chỉ bị dụ dỗ về tình dục, các em nhỏ cũng có nguy cơ lớn phải tiếp xúc với những video, thông tin, hình ảnh khiêu dâm hay sai lệch, méo mó Trên không gian mạng, không ít trẻ em vô tình tiết lộ thông tin cá nhân, bị dọa nạt, tống tiền, ép quan hệ tình dục, tham gia các hoạt động phi pháp Thậm chí có em đối mặt với nguy cơ bị bắt cóc, buôn bán nguoi.

Tại Việt Nam, trong năm 2018, có 706.435 vụ báo cáo về hình ảnh, video xâm hại tình dục trẻ em trên mạng, đứng thứ 2 trong ASEAN, chỉ sau Indonesia Một SỐ Vụ việc điển hình đã được Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) thong ké, nhu: Thang 1-2016, khởi tố, bắt giữ đối tượng Nguyễn Tran Bao Anh (20 tudi, Bến Tre) và Nguyễn Lê Việt (27 tuổi, TP Hồ Chí Minh) vì có hành vi thiết lập một diễn đàn mạng chuyên thu gom, chia sẻ, mua bán các phim dong tính trẻ em nam; tháng 5-2014, bắt giữ nhóm tội phạm tai Ha Giang, Lao Cai do có hành vi hiép dâm, mua ban người Thu đoạn cua nhóm nay là lên mạng tìm kiếm, kết bạn với nữ sinh các trường nội trú rồi rủ đi chơi, ăn uống, cuối cùng hiếp dâm hoặc bán cho các đối tượng người nước ngoài Phương thức,

thủ đoạn xâm hại trẻ em trên không gian mạng cũng ngày càng đa dạng, tinh vi hơn.

Hau hết các trường hợp xâm hại trên không gian mạng bắt đầu băng hình thức xâm hại phi thể chất, dẫn tới khống chế và đe dọa, rồi dần dần dẫn đến xâm hại thể chất Thí dụ, kẻ xấu có thể yêu cầu trẻ phô bày các bộ phận kín của cơ thê rồi phát livestream hay dọa nạt, tống tiền, bắt cóc, ép buộc quan hệ tình dục, tham gia các hoạt động phi pháp từ việc vô tình tiết lộ thông tin cá nhân Ngoài ra, có đối tượng sử dụng hình ảnh trẻ em dé làm ấn phẩm khiêu dâm hoặc dùng với mục đích xấu nhằm xâm hại tình duc’

Thứ ba, về việc bat nat trẻ em qua mạng Kết quả khảo sát trên diện rộng cho thay cứ bốn trẻ được khảo sát thì có một trẻ chia sẻ từng có trải nghiệm dau buồn khi sử dung mạng xã hội, 1/3 số trẻ cho biết từng là nạn nhân bi bắt nạt trên mạng và số trẻ em gái bị bat nat thì cao gấp 3 lần số trẻ em nam” Còn theo khảo sát nhóm tác giả thực hiện thì có đến 80% số người trả lời răng họ đã từng là nạn nhân của hành vi bắt nat trên

4 “Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng: Cần những giải pháp số”, Báo Thanh Hóa,

https://baothanhhoa.vn/doi-song-xa-hoi/bao-ve-tre-em-tren-moi-truong-mang-can-nhung-giai-phap-so/119558.htm, truy cập ngày 19/2/2021.

°> Minh Anh, (2020), tldd.?6 Thúy Trúc (2020), tlđd.

Ngày đăng: 31/03/2024, 05:49

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan