1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

223 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam
Tác giả ThS. Nguyễn Thị Kim Phụng, TS. Lưu Bình Nhưỡng, TS. Nguyễn Hữu Chi, TS. Đỗ Ngân Bình, Nguyên Hiền Phương, ThS. Đỗ Thị Dung, ThS. Trần Thị Thúy Lâm, ThS. Nguyễn Xuân Thu
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật lao động
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2006
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 223
Dung lượng 52,18 MB

Nội dung

Hiện nay, còn hàng loạt vấn đề cần phải có sự nghiên cứu để có hướngquy định trong Luật BHXH cho hợp lý, đáp ứng yêu cầu của việc tổ chức quản lý BHXH trong nền kinh tế thị trường và nhu

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

Chủ nhiệm đề tài: Ths Nguyễn Thị Kim Phụng

Phó trưởng Bộ môn Luật lao động

HÀ NỘI - 2006

Trang 2

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

TỪ VIẾT TẮT ĐỌC ĐẦY ĐỦ

BHXH Bảo hiểm xã hội

NLĐ Người lao động

NSDLĐ Người sử dụng lao động

LĐTBXH Lao động - Thương binh và Xã hội

BLLD Bộ luật lao động 1994 (đã được sửa đổi, bổ

sung năm 2002)

Trang 3

MỤC LỤC Trang

LỜI NÓI ĐẦU 5 PHẦN I: BÁO CÁO PHÚC TRÌNH

Giới thiệu chung 12

1 Lịch sử hình thành va phát triển pháp luật BHXH ở Việt Nam 13

2 Thực trạng và hướng hoàn thiện các chế độ BHXH, quỹ BHXH ở VN 16

3 Thực trạng và hướng hoàn thiện các quy định về tổ chức quan lý, giải 29

quyết tranh chấp va dam bảo thực thi BHXH ở Việt Nam

4 Kiến nghị hình thành các chế độ BHXH mới ở Việt Nam AlPHAN II: CÁC CHUYEN ĐỀ NGHIÊN CỨU 47Chuyên đề 1: Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật BHXH ở Việt Nam 47Chuyên đề 2: Đánh giá, hoàn thiện chế độ bảo hiểm ốm đau, dưỡng sức lao động 56Chuyên dé 3: Chế độ bảo hiểm thai sản và hướng hoàn thiện nhằm dam bảo quyền — 74

lợi của lao động nữ

Chuyên đề 4: Hoàn thiện pháp luật BHXH dé đảm bảo quyền lợi NLD bị tai nạn 99

lao động, bệnh nghề nghiệp

Chuyên đề 5: Đánh giá và hoàn thiện chế độ bảo hiểm hưu trí 103Chuyên đề 6: Đánh giá và hoàn thiện chế độ bảo hiểm tử tuất 115Chuyên dé 7: Chế độ bảo hiểm y tế và kiến nghị khi xây dựng Luật BHXH 123Chuyên dé 8: Quy BHXH và hướng hoàn thiện để bảo tôn, phát triển quỹ BHXH 145Chuyên đề 9: Thuc trang và hướng hoàn thiện hệ thống quản lý bảo hiểm xã hội 159Chuyên đề 10: Gidi guyết tranh chấp về bảo hiểm xã hội và kiến nghị hoàn thiện 168Chuyên đề 11: Thực trang và hướng hoàn thiện các biện pháp bảo đảm thực thi BHXH 177Chuyên đề 12: Khả năng và dự kiến hình thành chế độ bảo hiểm thất nghiệp ởVN 187Chuyên đề 13: Khả năng va dự kiến hình thành chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện ở — 201

Việt Nam

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 220

PHỤ LỤC: NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA CÁC TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ 223

TAI DUOC CÔNG BO TRONG QUA TRÌNH THUC HIỆN DE TÀI

Trang 4

CHỦ NHIỆM VÀ THƯ KÝ ĐỀ TÀI

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: 7S Nguyên Thị Kim Phụng

Phó trưởng Bộ môn Luật lao động

THƯ KÝ ĐỀ TÀI: ThS Nguyên Xuân Thu

Giảng viên Bộ môn Luật lao động

TẬP THỂ TÁC GIẢ

Chuyên đề thực hiện

1 ThS Nguyên Thi Kim Phụng Phó trưởng Bộ môn ˆ Báo cáo phúc trình,

chuyên đề 1, 92.TS Lưu Bình Nhưỡng Trưởng Bộ môn Chuyên đề 10

3 TS Nguyên Hữu Chi Giang vién LLD Chuyén dé 8

4 TS Dé Ngan Bình Giang vién LLD Chuyén dé 4

5 ThS.D6 Thi Dung Giang vién LLD Chuyén dé 3

6 ThS Trần Thị Thuy Lâm Giảng viên LLD Chuyên đề 5, 6

7 ThS Nguyên Hiền Phương — Giảng viên LLD Chuyên đề 7, 12

8 ThS Nguyễn Xuân Thu Giảng viên LLD Chuyên đề 2, 11, 13

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu dé tài

BHXH là một chính sách xã hội có phạm vi tác động rộng lớn Một chính

sách BHXH day du sẽ có đối tượng áp dụng là toàn bộ lực lượng lao động xã

hội, trong và sau quá trình lao động, và những thành viên trong gia đình họ Theo

kết quả điều tra lao động - việc làm của Bộ LDTBXH thực hiện năm 2005, tính

đến ngày 01/7/2005, lực lượng lao động của cả nước là gần 45 triệu người, trong

đó có 11,1 triệu người có tham gia quan hệ lao động (chiếm 25,6%)0) Tuy nhiên

cho đến nay, ở nước ta chỉ thực hiện loại hình BHXH bat buộc với đối tượng áp

dụng theo pháp luật hiện hành là: cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, quân

nhân, công an nhân dân và NLD làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ

đủ 3 tháng trở lên (bao gồm hầu hết số người có tham gia quan hệ lao động) Sốlượng NLĐ thực sự được tham gia BHXH trên thực tế ít hơn nhiều so với đối

tượng áp dụng được xác định theo luật Theo báo cáo của Bộ LDTBXH, tính đến

hết tháng 6 năm 2005, cả nước có 5,93 triệu người đang tham gia BHXH bắt

buộc (chiếm gần 14% lực lượng lao động xã hội hiện nay) Trong đó chủ yếuvẫn thuộc cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước Khu vực ngoài quốc doanh tham gia

bảo hiểm chỉ chiếm khoảng 20% tổng số NLD thuộc diện phải tham gia“) Nhưvậy, do BHXH tự nguyện chưa được thực hiện (mặc dù đã được quy định từ Nghị

định số 43/CP năm 1993), cộng với trách nhiệm tham gia BHXH bắt buộc của

các đơn vị sử dụng lao động chưa đầy đủ, công tác quản lý BHXH chưa thực sựhiệu quả nên hiện nay hơn 80% lực lượng lao động xã hội chưa được tham gia

BHXH Điều đó cho thấy, về phương diện xã hội, tiềm năng và nhu cầu tham gia

BHXH còn rất lớn Khai thác tiền năng và đáp ứng nhu cầu này là trách nhiệmcủa Nhà nước và cũng là mục tiêu của chính sách BHXH trong tương lai Một

điều tất yếu là phải nhanh chóng hoàn thiện chính sách BHXH để mở rộng đối

tượng tham gia BHXH bắt buộc, mở rộng các chế độ bảo

® Ban chi đạo điều tra lao động-việc làm TƯ: Báo cáo kết quả điều tra lao động — việc làm 1-7-2005 Tr 4, 10 Theo Báo cáo tổng kết chính sách BHXH của Bộ LĐTBXH ngày 10/8/2005 (tr.4)

5

Trang 6

hiểm, sửa đổi, bổ sung những quy định còn bất cập trong hệ thống pháp luật hiện

hành, cụ thể hoá BHXH tự nguyện, triển khai thực hiện hiệu quả chính sách này

trên thực tế

Trong hệ thống an sinh xã hội của mỗi quốc gia, BHXH bao giờ cũng

được xác định là trụ cột bởi đối tượng tác động và phạm vi ảnh hưởng của nó

Lịch sử hình thành và phát triển của BHXH ở Việt Nam cũng đã khẳng định vai

trò này của BHXH Một thời gian dài (từ 1945 đến 1995) các quy định về BHXH

ở nước ta chỉ tồn tại ở dạng văn bản dưới luật, với số lượng lớn, khó tra cứu,

tuyên truyền, thực hiện; nội dung còn có điểm trùng chéo, mâu thuẫn, thể hiệnmột chính sách chap vá, chưa được hoạch định trong dài hạn BLLD (có hiệu lực

từ 01/01/1995) đã dành Chương XII (từ Điều 140 đến Điều 152) quy định vềBHXH Tuy nhiên, đó chỉ là những quy định có tính nguyên tắc Còn tất cảnhững quy định cụ thể đều nằm trong văn bản dưới luật, đôi khi còn thấy cả

trong các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật (không phải là văn bản quyphạm pháp luật), như: công văn cua Bộ LDTBXH, công văn của BHXH Việt

Nam Pháp luật về BHXH trở thành lĩnh vực pháp luật chậm thay đổi hơn so với

các lĩnh vực pháp luật khác, trong khi nền tảng kinh tế - xã hội của nó đã có sựthay đổi cơ bản Tất cả những điều đó đã làm ảnh hưởng tới hiệu quả thi hànhpháp luật về BHXH trên thực tế Chính vì thế, pháp điển hoá các quy định củaNhà nước về BHXH là vấn đề chúng ta đã đặt ra từ lâu và cũng là mối quan tâmcủa nhiều giới trong xã hội bởi lợi ích đa diện của nó

Dự thảo Luật BHXH được khởi thảo từ năm 1999, dự kiến thông qua năm

2001 Nhưng do tính phức tạp của vấn đề mà dự kiến này chưa được thực hiện

Việc thông qua Luật BHXH đã được Quốc hội đưa vào kế hoạch năm 2006 Quátrình xây dựng dự thảo Luật BHXH cũng là quá trình chúng ta phải rà soát lại

toàn bộ hệ thống quy định hiện hành về BHXH để sắp xếp lại theo một trật tựhợp lý hơn; loại bỏ, sửa đổi những nội dung không còn phù hợp; bổ sung các nộidung, chế độ mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn dang đặt ra Đây là công việc phứctạp, không thể chỉ thuộc trách nhiệm của Ban soạn thảo và các đại biểu Quốchội, mà đòi hỏi sự hợp lực của nhiều cấp, bộ, ngành và của toàn dân Tính đến

Trang 7

thời điển hiện nay, Dự thảo Luật BHXH đã được tổ chức lấy ý kiến nhiều lần,

cũng có nhiều công trình nghiên cứu khoa học của các đơn vị, cá nhân về vấn đề

này ở những phạm vi, góc độ và cấp độ khác nhau Tuy nhiên, trên thực tế còn

rất nhiều vấn đề cần được tiếp tục xem xét một cách kỹ lưỡng hơn, cần có những

ý kiến xác đáng hơn để mong có được một đạo luật về BHXH có tính khả thi Đề

tài Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam chính là sự đóng góp

thiết thực cho việc xây dựng Luật BHXH đáp ứng yêu cầu cấp thiết của đời sốngkinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay

La một dé tài nghiên cứu khoa học cấp trường, cùng với mục đích góp

phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước, việc nghiên cứu

đề tài còn góp phần hỗ trợ, nâng cao chất lượng dạy và học cho các môn học cóliên quan của nhà trường Bắt đầu từ năm học 2004 - 2005, trường Đại học Luật

Hà Nội thực hiện chương trình đào tạo khung theo quy định chung của Bộ giáodục và Đào tạo Theo đó, Bộ môn Luật lao động đảm nhận thêm một môn họcmới là Luật An sinh xã hội Ngoài phần lý luận và giải quyết tranh chấp về ansinh xã hội, nội dung pháp luật về an sinh xã hội trong chương trình giảng dạybao gồm 3 lĩnh vực chính: BHXH, ưu đãi xã hội và cứu trợ xã hội Đây cũngchính là 3 bộ phận cấu thành cơ bản của an sinh xã hội theo quan niệm của ViệtNam hiện nay Trong đó pháp luật về BHXH là nội dung cơ bản, chiếm nhiều

thời lượng giảng dạy hơn so với hai nội dung còn lại Tiếp cận việc chuyển đổi

chính sách, pháp luật ngay từ khâu soạn thảo để cập nhật thông tin và đóng góp

kiến thức, kinh nghiệm của mình trong quá trình soạn thảo Luật BHXH là việclàm có ý nghĩa thiết thực, vừa tạo cơ hội cho giáo viên trau đồi kiến thức lý luận,kinh nghiệm thực tiễn, vừa tạo cơ hội cho sinh viên tiếp cận vấn đề một cáchtoàn diện và có cơ sở

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Như đã khẳng định, BHXH là một chính sách xã hội lớn, được nhiều cấp,

bộ, ngành và nhiều giới quan tâm Vì vậy, trên thực tế ở nước ta đã có khá nhiều

Trang 8

đơn vị, cá nhân có những công trình nghiên cứu khoa học ở các cấp độ khác

nhau về vấn đề này Trong đó, điển hình phải kể đến các công trình:

- Đề tài nghiên cứu khoa học của Bảo hiểm xã hội Việt Nam: “Nghiên cứuxây dựng luận cứ khoa học cơ bản để hoàn thiện hệ thống BHXH ở Việt Nam” do

TS Nguyễn Huy Ban làm chủ nhiệm (năm 2001);

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Vụ bảo hiểm xã hội thuộc Bộ

LDTBXH: “Xác định những nội dung cơ bản của Luật BHXH”, mã số CB 17

-2000;

- Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Năng Khánh về Bảo hiểm thất nghiệp

(2002);

- Luận văn thạc sĩ của Đỗ Trần Mai Thương về hoàn thiện pháp luật quản

lý thu, chi BHXH (năm 2004)

- Luận án tiến sĩ của Lê Thị Hoài Thu về BHXH thất nghiệp (năm 2005);

- Một số bài viết trên tạp chí, chủ yếu là Tạp chí Lao động - Xã hội, bảo

hiểm xã hội

Nhìn chung, một số trong các công trình trên đã được ứng dụng kết quả

trong quá trình sửa đổi, bổ sung BLLĐ năm 2002 và ban hành Nghị định số01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 về BHXH Một số khác chưa thể hiện góc

nhìn toàn diện về pháp luật BHXH ở Việt Nam hoặc chủ yếu nghiên cứu BHXHdưới góc độ kinh tế xã hội

Hiện nay, còn hàng loạt vấn đề cần phải có sự nghiên cứu để có hướngquy định trong Luật BHXH cho hợp lý, đáp ứng yêu cầu của việc tổ chức quản lý

BHXH trong nền kinh tế thị trường và nhu cầu BHXH của NLD, như: hoàn thiện

các chế độ BHXH ngắn hạn; quy định tuổi nghỉ hưu hợp lý và công thức tính

mức bảo hiểm hưu trí; bảo tồn và phát triển quỹ BHXH; các biện pháp bảo đảmtuân thủ, khắc phục tình trạng nợ đọng hoặc trốn đóng BHXH; giải quyết tranhchấp về BHXH đáp ứng yêu cầu của các bên trong quan hệ bảo hiểm

3 Phương pháp nghiên cứu

Trang 9

Đề tài được nghiên cứu dựa trên các phương pháp truyền thống của ngành

khoa học xã hội như: phương pháp luận cơ ban của triết học Mac - Lénin, hệ

thống quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về việc thực hiện các chính sách

xã hội nói chung, BHXH nói riêng

Các phương pháp cụ thể như: lịch sử, logic, phân tích, quy nạp, so sánh,

tổng hợp thực tiễn, thống kê, dự báo được sử dụng phù hợp với từng lĩnh vực

của đề tài nghiên cứu

4 Mục đích và phạm vỉ nghiên cứu đề tài

* Mục đích nghiên cứu:

Mục đích chủ yếu của đề tài là nghiên cứu hệ thống Pháp luật về BHXHhiện hành và thực tiễn thực hiện để hoàn thiện pháp luật vé BHXH ở Việt Nam.Trong quá trình nghiên cứu, quan điểm của ILO và kinh nghiệm của một số nướccũng như xu hướng thay đổi hệ thống pháp luật BHXH trên thế giới cũng được

đề cập đến như những phương tiện để đạt được mục đích nghiên cứu

* Pham vi nghiên CỨU:

Thực hiện mục đích trên, phạm vi nghiên cứu của dé tài được xác định như sau:

- Khái quát quá trình phát triển của pháp luật về BHXH ở Việt Nam

- Hệ thống các quy định về BHXH hiện hành ở Việt Nam và thực tế thực

4 Kết cấu của Đề tài (Nội dung nghiên cứu):

Với mục đích và phạm vi nghiên cứu đã xác định, ngoài phần mở đầu và

báo cáo phúc trình, Đề tài được kết cấu thành 4 nhóm với 13 chuyên đề

Nhóm thứ nhất: Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật BHXH ở ViệtNam Nhóm này có | chuyên đề với tên gọi tương ứng

Trang 10

Nhóm thứ hai: Thực trạng và hướng hoàn thiện các chế độ BHXH, quỹBHXH ở Việt Nam Nhóm này bao gồm 7 chuyên đề:

- Chuyên đề 2: Đánh giá, hoàn thiện chế độ bảo hiểm ốm đau và dưỡng

- Chuyên đề 5: Đánh giá và hoàn thiện chế độ bảo hiểm hưu trí

- Chuyên đề 6: Đánh giá và hoàn thiện chế độ bảo hiểm tử tuất

- Chuyên đề 7: Chế độ bảo hiểm y tế và kiến nghị khi xây dựng LuậtBHXH.

- Chuyên đề 8: Quỹ BHXH và hướng hoàn thiện để bảo tồn, phát triển quỹ

BHXH.

Nhóm thứ ba: Thực trạng và hướng hoàn thiện vấn đề tổ chức quản lý, giải

quyết tranh chấp và bảo đảm thực hiện BHXH Nhóm này có 3 chuyên đề:

- Chuyên đề 9: Thực trạng và hướng hoàn thiện hệ thống quản lý BHXH

- Chuyên đề 10: Giải quyết tranh chấp về BHXH và kiến nghị hoàn thiện

- Chuyên đề 11: Thực trang và hướng hoàn thiện các biện pháp bảo đảm

5 Những đóng góp mới của Đề tài:

Việc nghiên cứu đề tài mang lại những kết quả cơ bản sau đây:

Trang 11

- Nghiên cứu tổng quát về quá trình hình thành và phát triển của pháp luật

BHXH Việt Nam từ năm 1945 đến nay với những đánh giá và luận giải thoả

đáng;

- Hệ thống các quan điểm về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hànhBHXH ở nước ta hiện nay với sự phân tích và đánh giá toàn diện về tất cả các nội

dung của BHXH: các chế độ BHXH, bảo hiểm y tế hiện hành, quỹ BHXH, tổ

chức quản lý, giải quyết tranh chấp BHXH và các biện pháp bảo đảm thi hành

- Đăng ký và ký hợp đồng nghiên cứu đề tài khoa học cấp trường với Ban

giám hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội (tháng 4/2005);

- Chủ nhiệm đề tài làm đề cương và bảo vệ đề cương nghiên cứu trước Hội

đồng khoa học Trường;

- Tổ chức các phiên họp triển khai thực hiện đề tài (phân công thạc sĩ

Nguyễn Xuân Thu - giảng viên Bộ môn Luật lao động làm thư ký đề tài và phân

công công việc cho các tác giả của Đề tài);

- Các tác giả thu thập tài liệu và viết các Chuyên đề của Đề tài;

- Thu các bài viết, biên tập và viết báo cáo phúc trình;

- Hoàn chỉnh, đóng cuốn, nộp phòng quản lý khoa học của Trường để tổ

chức nghiệm thu.

Toàn bộ quá trình thực hiện, từ khi ký hợp đồng nghiên cứu đến khi nộp

đề tài cho Phòng quản lý khoa học Trường trong thời gian 12 tháng

II

Trang 12

PHAN I

BAO CAO PHÚC TRÌNH ĐỀ TÀI NGHIÊN CUU KHOA HOC CAP TRUONG

“HOÀN THIEN PHAP LUAT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM”

Giới thiệu chung:

"Hoan thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam" là một Đề tài

nghiên cứu khoa học cấp trường do Bộ môn Luật lao động, Khoa pháp luật kinh

tế đảm nhận Nội dung của đề tài được chia thành 4 nhóm, gồm 13 chuyên đề

Nhóm thứ nhất: Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật BHXH ở ViệtNam Nhóm này được triển khai bằng Chuyên đề 1 với nội dung chủ yếu là phântích, đánh giá sự hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về BHXH từ

năm 1945 đến nay với các giai đoạn được chia căn cứ vào những sự kiện quan

trọng của việc thay đổi, chính sách, pháp luật BHXH ở nước ta Mỗi giai đoạn

đều đánh giá một cách khái quát các vấn đề: đối tượng tham gia bảo hiểm; cácchế độ bảo hiểm; quỹ bảo hiểm; tổ chức quan lý BHXH Trong đó, nội dungđược chú ý hơn cả chính là đánh giá hệ thống pháp luật hiện hành về BHXH ở

nước Đây cũng chính là những vấn đề được giải quyết cụ thể ở các phần tiếp

theo của Đề tài

Nhóm thứ hai: Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện các chế độ bảo hiểm xãhội, quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

Nhóm thứ hai được xác định là nội dung chính của Đề tài Nội dung của

các chế độ bảo hiểm hiện hành (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề

nghề nghiệp, dưỡng sức lao động, hưu trí, tử tuất, bảo hiểm y tế) và quỹ BHXHlần lượt được đánh giá một cách cụ thể, chi tiết Qua việc đánh giá những điểmhợp lý, chưa hợp lý, tác giả các chuyên đề đã đưa ra những kiến nghị cần thiếtcho việc hoàn thiện các vấn đề này trong thời gian tới, mà cụ thể là đóng góp ýkiến cho việc ban hành Luật BHXH ở nước ta Nội dung của phần này được thểhiện qua 7 chuyên đề (từ Chuyên đề 2 đến Chuyên đề 8 của Đề tài)

Trang 13

Nhóm thứ ba: Thực trạng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện vấn đề giải

quyết tranh chấp, tổ chức quản lý và bảo đảm thực hiện BHXH

Cách triển khai nhóm nội dung này tương tự như nhóm thứ hai Tức làcũng bắt đầu bằng việc đánh giá sự hợp lý và chưa hợp lý trong hệ thống các quyđịnh của pháp luật và thực tiễn thi hành, từ đó kiến nghị nhằm hoàn thiện vấn đề

tổ chức quản lý, giải quyết tranh chấp và các biện pháp bảo đảm thực hiệnBHXH ở nước ta Các nội dung này được thể hiện trong các Chuyên đề 9, 10 và11.

Nhóm thứ tư: Kiến nghị hình thành các chế độ bảo hiểm xã hội mới ở Việt

Nam.

Cùng với việc đánh giá và kiến nghị sửa đổi, bổ sung và thực hiện các biệnpháp cần thiết nhằm hoàn thiện các chế độ bảo hiểm hiện hành, quỹ BHXH, tổchức quản lý, tranh chấp về bảo hiểm và các biện pháp đảm bảo thực hiệnBHXH ở nước ta, Đề tài (thông qua Chuyên đề 12 và 13) còn chỉ rõ những chế

độ bảo hiểm mới nên quy định trong thời gian tới để hoàn thiện pháp luật và đáp

ứng nhu cầu về BHXH ở nước ta - đó là chế độ BHXH tự nguyện và chế độ bảohiểm thất nghiệp Những cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn được làm rõ trong

Đề tài nhằm khẳng định sự cần thiết và khả năng thực hiện BHXH tự nguyện vàbảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam Điều đáng chú ý hơn ở phần này là tác giả cácchuyên đề đã đề xuất những nội dung cụ thể cho các chế độ bảo hiểm mới, như:

đối tượng áp dụng, mức đóng, hưởng, thời gian hưởng bảo hiểm, quỹ bảo hiểm,

vấn đề tổ chức quản lý Ở từng nội dung đề xuất đều có sự luận giải rõ ràng và

tương đối hợp lý về cơ sở và xu hướng vấn động chung của chính sách, pháp luật

BHXH ở nước ta

Sau đây là những kết quả nghiên cứu chủ yếu của Dé tai được báo cáo

theo 4 nhóm nội dung đã đề cập:

1 Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về BHXH ở Việt Nam

Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật BHXH ở Việt Nam có thể

được nghiên cứu theo 4 giai đoạn: 1945 đến 1960; 1961 đến 1984; từ 1985 đến

13

Trang 14

1994 và từ 1995 đến nay Cơ sở của sự phân chia này là những dấu mốc quan

trọng của việc đổi mới chính sách, pháp luật BHXH ở nước ta Trong từng giai

đoạn phát triển, cùng với việc chỉ ra những cơ sở pháp lý (văn bản pháp luật) chủ

yếu, Đề tài còn đánh giá những ưu điểm và hạn chế trong chính sách, pháp luật

và thực tế thực hiện BHXH; phân tích những điểm mới cơ bản trong nội dung

chính sách, pháp luạt BHXH của giai đoạn sau so với giai đoạn trước Trong đó,việc phân tích những thành công và hạn chế của chính sách, pháp luật BHXHgiai đoạn 1995 đến nay được chú ý hơn cả bởi đây chính là hệ thống chính sách,

pháp luật hiện hành Việc đánh giá cụ thể sẽ là cơ sở cho việc hoàn thiện phápluật BHXH trong giai đoạn tiếp theo Những ưu điểm và hạn chế của vấn đề nàyđược đánh giá một cách toàn diện, bao gồm: đối tượng áp dụng; hệ thống cácchế độ BHXH và nội dung từng chế độ; quỹ bảo hiểm; tổ chức quản lý hệ thống

BHXH; giai quyết tranh chấp BHXH và các biện pháp bao đảm thực hiện

BHXH.

Về phương diện lập pháp, thời kỳ đầu, Nhà nước mới ban hành các Sắc

lệnh quy định về chế độ BHXH áp dụng cho từng loại đối tượng Các quy định

này còn tản mát và chưa thành một hệ thống đồng bộ Kể từ năm 1961, Điều lệtạm thời về BHXH ra đời đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc của pháp luật vềBHXH ở nước ta Điều đáng chú ý là chính sách và chế độ BHXH đã mang tínhthống nhất và được thực hiện đồng bộ với các đối tượng NLD khác nhau BLLD

ra đời năm 1994, được sửa đổi năm 2002, là một bước pháp điển hoá quan trọngcác quy định về lao động nói chung và BHXH nói riêng Theo đó Điều lệ BHXH

chính thức được ban hành cho cả lực lượng dân sự và lực lượng vũ trang nhân

dân, pháp luật vé BHXH được hoàn thiện một bước đáng kể Tuy nhiên, với vị trí

đã được khẳng định của BHXH trong hệ thống an sinh xã hội, đòi hỏi phải có

một bước pháp điển hoá toàn diện hơn, triệt để hơn - đó là ban hành Luật BHXH

Về nội dung của chính sách, pháp luật BHXH có sự phát triển rõ nét quatừng giai đoạn Từ chỗ đối tượng áp dụng BHXH chỉ là cán bộ nhà nước phục vụ

kháng chiến (giai đoạn 1945 - 1960), Nhà nước đã mở rộng đối tượng áp dụngđến ca những NLD làm việc trong khu vực sản xuất kinh doanh của nhà nước

Trang 15

(giai đoạn 1961 - 1993) và hiện tại đã thực hiện cho tất cả những NLD làm việctheo HDLD có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên, không phân biệt khu vực và thành

phần kinh tế Các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

không được quy định một cách chính thức trong giai đoạn đầu, nhưng đã đượcquy định và thực hiện, cùng với các chế độ mất sức lao động, hưu trí và tử tuất,

kể từ khi Nhà nước ban hành Điều lệ tạm thời về BHXH vào năm 1961 Chế độ

mất sức lao động bị xoá bỏ khi Điều lệ BHXH năm 1995 có hiệu lực thi hành làmột bước xác định lại sự phù hợp giữa các chế độ BHXH và điều kiện kinh tế -

xã hội trong mỗi thời kỳ Nội dung của các chế độ BHXH đều có những thay đổitương đối hợp lý cho phù hợp với điều kiện thực tế, nhu cầu, nguyện vọng củangười tham gia bảo hiểm từng thời kỳ Quỹ BHXH phát triển từ sự bao cấp hoàn

toàn của Nhà nước, đến sự tham gia đóng góp một phần của NSDLĐ, tiến tới

trách nhiệm đóng góp của cả hai bên trong quan hệ lao động để tạo điều kiện

thực tế tách quỹ BHXH độc lập so với ngân sách Nhà nước Công tác quản lýnhà nước và quản lý nghiệp vụ BHXH ngày càng được củng cố và tăng cường.Đặc biệt từ khi BHXH Việt Nam di vào hoạt động với tu cách là hệ thống cơquan độc lập, sự nghiệp BHXH ở nước ta đã mang tính chuyên nghiệp hơn so vớicác giai đoạn trước Các biện pháp đảm bảo thực hiện BHXH cũng từng bướcđược hoàn thiện và phát huy tác dụng trên thực tế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn còn những tồn tại cần khắc

phục trong cả nội dung chính sách, pháp luật và thực tiễn thi hành BHXH ở nước

ta Theo Báo cáo kết quả điều tra lao động-việc làm 01/7/2005 (trang 10) củaBan chỉ đạo điều tra lao động - việc làm trung ương, ở nước ta hơn 74% lực

lượng lao động xã hội chưa được xác định là đối tượng áp dụng của BHXH (đốitượng không có quan hệ lao động) và hơn 85% lực lượng lao động (con số thựctế) không tham gia BHXH chính là minh chứng cho sự cần thiết phải mở rộng

đối tượng tham gia BHXH ở nước ta trong thời gian tới Chúng ta cũng dễ nhậnthấy sự thiếu vắng một số chế độ bảo hiểm mà thực tế cuộc sống đang đòi hỏinhư: bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tự nguyện Nhiều nội dung của các chế độ

15

Trang 16

BHXH hiện hành cũng đã tỏ ra lạc hậu cần phải được điều chỉnh cho phù hợp

hơn Nguồn thu, nguồn chi, vấn đề quản lý, bảo tồn, phát triển quỹ BHXH cũng

còn nhiều vướng mắc, chưa tạo cơ sở vững chắc cho sự độc lập hoàn toàn với

ngân sách nhà nước Hiệu quả của công tác quản lý cũng như các biện pháp bảođảm thực hiện BHXH trên thực tế chưa đạt được như mong muối

Với những nội dung như vậy, chuyên đề 1 đưa ra một cách nhìn toàn diệnvấn đề BHXH dưới góc độ lịch sử, đồng thời tạo cơ sở cho việc đánh giá toàn diệnnội dung chính sách, pháp luật và đề xuất những giải pháp thích hop cho việc xâydựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về BHXH ở nước ta trong những giai đoạn

tiếp theo

2 Thực trạng và hướng hoàn thiện các chế độ BHXH, quỹ BHXH ở Việt

Nam

Như đã khẳng định, thực trạng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các

chế độ và quỹ BHXH ở Việt Nam được xác định là nội dung chính của Dé tài Vìthế, phần này bao gồm 7 chuyên đề (trong tổng số 13 chuyên đề của Đề tài) Cácchuyên đề này lần lượt đánh giá các chế độ BHXH theo quy định hiện hành: chế

độ bảo hiểm ốm đau và dưỡng sức lao động; chế độ bảo hiểm thai sản; chế độ

bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chế độ bảo hiểm hưu trí; chế độ tửtuất; chế độ bảo hiểm y tế Các vấn đề liên quan tới quỹ BHXH cũng được xemxét một cách kỹ lưỡng Từ những đánh giá đó, các chuyên đề đã đưa ra những

kiến nghị cần thiết cho việc hoàn thiện pháp luật về BHXH khi xây dựng Luật

BHXH Cụ thể, nội dung cơ bản của các chuyên đề trong phần này bao gồm

những vấn đề sau đây:

2.1 Những điểm phù hợp trong quy định hiện hành về nội dung các

chế độ và quỹ BHXH

Nhìn chung, nhiều nội dung trong các quy định hiện hành về chế độ và

quỹ BHXH là phù hợp, cần tiếp tục được khẳng định trong Luật BHXH khi đượcban hành.

Trang 17

Điểm hợp lý trong chế độ bảo hiểm ốm đau là Nhà nước quy định đốitượng hưởng bảo hiểm là những NLD đang làm việc và tham gia BHXH phải

nghỉ việc do ốm đau, tai nạn gây ra bởi những nguyên nhân khách quan, do có

con nhỏ ốm đau với những yêu cầu cần thiết về thủ tục, hồ sơ Thời gian hưởng

bảo hiểm được quy định tuỳ thuộc vào điều kiện lao động, tình trạng bệnh tật,

thời gian tham gia BHXH của NLĐ, độ tuổi của con nhỏ ốm, nguyên tắc côngbằng Mức hưởng bảo hiểm, nhìn chung, được quy định một tỷ lệ cố định bằng75% mức lương làm căn cứ đóng của tháng trước liền kề, đảm bảo công bằngcho những NLD tham gia bảo hiểm Bảo hiểm dưỡng sức lao động gắn liền vớitất cả các chế độ BHXH ngắn han, đáp ứng nhu cầu của NLD bị suy giảm sức

khoẻ Thời gian và mức hưởng dưỡng sức có sự tính toán tương đối hợp lý chotừng loại đối tượng và trường hợp nghỉ dưỡng sức

Chế độ thai sản được thực hiện tương đối toàn diện cho cả thời gian mangthai, sinh con của lao động nữ và khi NLD nhận nuôi con nuôi Tính nhân đạo va

tính xã hội được thể hiện một cách sâu sắc ở chỗ Nhà nước quy định trợ cấp cho

lao động nữ trong tất cả các lần mang thai và sinh con; lao động cả nam và nữ

nhận nuôi con nuôi đều thuộc diện được trợ cấp; thời gian nghỉ hưởng trợ cấp khi

lao động nữ sinh con tương đối đài trong tương quan so sánh với quy định này

của các nước khác Thời gian trợ cấp bảo hiểm đã có sự phân biệt tương đối rõ

nét theo nhóm NLĐ, điều kiện lao động và có tính tới quyền lợi chính đáng của

NSDLĐ Mức trợ cấp thai sản ngoài việc bảo đảm quyền lợi cho NLD bị giánđoạn thu nhập, còn tính đến quyền lợi của trẻ sơ sinh Đặc biệt, thời gian NLD

nghỉ thai sản vẫn được tính là thời gian tham gia BHXH, mặc dù trong thời giannày họ không phải đóng vào quỹ BHXH

Các quy định của pháp luật về chế độ trợ cấp cho NLD bị tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp bước dau đã bảo vệ được quyền lợi chính đáng của

những NLD này Các trường hợp được coi là tai nạn lao động nhìn chung đã bao

quát đầy đủ các tai nạn có thể xảy ra liên quan đến nghĩa vụ lao động, thậm chí

còn theo hướng mở rộng có lợi cho NLD Các chế độ trợ cấp cho NLD bị tai nan

17

Trang 18

lao động, bệnh nghề nghiệp đã tính đến tương đối đầy đủ các tình huống và cácđối tượng có liên quan: các trường hợp suy giảm khả năng lao động khác nhau,trường hop NLD bị mất kha năng lao động nhưng vẫn có kha năng tự phục vu;trường hop NLD bị tàn phế, mất khả nang tự phục vụ; trường hợp NLD có nhucầu được trợ giúp sinh hoạt; trường hợp vết thương do tai nạn lao động hoặcbệnh nghề nghiệp bi tái phát; trường hop NLD đủ điều kiện nghỉ hưu; trường hợp

NLD chết; nhu cầu bảo hiểm của thân nhân NLD Mức trợ cấp cũng đã có sự

tính toán, bảo đảm đời sống tối thiểu cho những NLD bi tai nan lao động, bệnhnghề nghiệp nhưng ít có cơ hội tiếp tục làm việc (mất từ 61% khả năng lao động

trở lên )

Bảo hiểm hưu trí là chế độ nòng cốt của BHXH, được sự quan tâm nhiều

nhất bởi đối tượng áp dụng và tỷ lệ quỹ tài chính dành cho nó Chế độ hưu trí

bao gồm trợ cấp hàng tháng và trợ cấp một lần Pháp luật hiện hành tạo điều kiện

tương đối thuận lợi cho những người nghỉ hưu được hưởng trợ cấp hàng tháng

(lương hưu) Bên cạnh việc quy định những trường hợp đủ điều kiện chuẩn vềtuổi đời và thời gian tham gia BHXH trên cơ sở coi trọng việc cân đối giữa mức

đóng và hưởng của NLĐ (những trường hợp hưởng lương hưu với mức đầy đủ),

Nhà nước còn quan tâm đến quyền lợi của những NLD chưa đủ điều kiện về tuổi

đời hoặc thời gian tham gia BHXH nhưng có nhu cầu bảo hiểm (những trường

hợp hưởng lương hưu với mức thấp hơn) Cách tính lương hưu theo hướng có lợi

cho đại đa số người nghỉ hưu (tính theo mức bình quân gia quyền của tiền lương

tháng làm căn cứ đóng BHXH của NLD trong khoảng thời gian 5 năm cuối trướckhi nghỉ hoặc 5 năm liền kề có mức lương cao nhất, tuỳ từng trường hợp) Tỷ lệ(mức) lương hưu theo quy định của nước ta hiện nay là tương đối cao, nhìnchung đã đáp ứng được đời sống của người nghỉ hưu (từ 45% đến 75%) Bêncạnh đó, nhà nước còn quan tâm đến chế độ chăm sóc y tế và trợ cấp thêm mộtlần cho những NLD này khi đủ điều kiện luật định Chế độ trợ cấp một lần cho

những NLD nghỉ việc nhưng chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu được quy địnhtheo hướng mở, nhìn chung đã tạo cơ hội cho tất cả mọi NLD khi nghỉ việc đều

Trang 19

có thể được trợ cấp một lần từ quỹ hưu trí (theo quy định tại Thông tư số07/2003/TT-BLĐTBXH ngày 12/3/2003)

NLD dang làm việc (có tham gia BHXH) va NLD đang hưởng BHXH

hàng tháng bị chết vì bất kỳ lý do gì, người lo mai táng đều thuộc đối tượng

hưởng trợ cấp mai tang phí từ quỹ BHXH Day là quy định có ý nghĩa xã hội va

có tính nhân đạo sâu sắc của pháp luật về chế độ tử tuất Việc quy định mức trợ

cấp, mặc dù theo thời giá thị trường hiện nay là thấp, nhưng đã tính tương đối đủ

các nhu cầu tối thiểu cho việc mai táng người chết Chế độ tién tuất bao gồm chế

độ hàng tháng và chế độ một lần áp dụng cho các trường hợp và các đối tượng

khác nhau Các đối tượng được trợ cấp tuất hàng tháng có sự khống chế về mặt

số lượng và theo khả năng kinh tế của thân nhân người chết Mức trợ cấp tuấthàng tháng có sự phân biệt theo nhóm đối tượng và cũng theo khả năng kinh tếcủa người được trợ cấp

Chế độ bảo hiểm y tế (bao gồm bảo hiểm y tế bắt buộc va bảo hiểm ý tế tự

nguyện) nhìn chung đã được áp dụng cho mọi đối tượng trong xã hội theo

nguyên tác thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân Hầu như không có sự phân biệt về

quyền lợi giữa người tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc và tự nguyện Đặc biệt,quyền lợi của người có thẻ bảo hiểm y tế ngày càng được bảo đảm ở mức độ cao

hơn và thuận lợi hơn (vấn đề khám chữa bệnh theo tuyến, tự do lựa chọn nơi

khám chữa bệnh, sử dụng dịch vụ y tế, mức thanh toán ) Mức đóng bảo hiểm y

tế được thiết kế theo hình thức tham gia bảo hiểm và nhóm người tham gia mộtcách tương đối hợp lý Việc tổ chức, quản lý bảo hiểm y tế đã quy về một mối và

đã có cơ chế phối hợp giữa cơ quan BHXH với các cơ sở khám chữa bệnh trong

việc thực hiện bảo hiểm y tế cho các đối tượng tham gia

Cùng với việc đánh giá những điểm phù hợp của pháp luật hiện hành về cácchế độ BHXH, bảo hiểm y tế, nhóm chuyên đề hai của Đề tài còn thiết kế một

chuyên đề (chuyên dé 8) để đánh giá các quy định của pháp luật về guy BHXH

Nguồn thu của quỹ đã được quy định theo hướng đảm bảo tính độc lập của quỹBHXH so với ngân sách Nhà nước và ràng buộc trách nhiệm của cả hai bên khi

19

Trang 20

tham gia quan hệ lao động, đặc biệt là trách nhiệm của NSDLĐ khi khai thác

nguồn lực lao động xã hội (bao gồm sự đóng góp của NSDLĐ, NLD, sự hỗ trợ của

nhà nước, thu từ hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ và các nguồn thu khác) Điểmhợp lý trong việc xác định các khoản chi từ quỹ BHXH là Nhà nước khẳng định

quỹ được sử dung chủ yếu để chi cho các chế độ bảo hiểm của NLD Bên cạnh đó,

có tính đến các nhu cầu chi hợp lý khác, như: chi cho quản lý, chi cho đầu tư xây

dựng cơ bản Hoạt động đầu tư bảo tồn và tăng trưởng quỹ bước đầu được quyđịnh nhằm tạo nguồn thu bổ sung cho chí phí quản lý và đảm bảo giá trị cho phầnquỹ kết du, đảm bảo mức chi cho các chế độ bảo hiểm của NLD Các biện pháp

đầu tư cũng đã được quy định tương đối phong phú và theo hướng bảo đảm độ antoàn cao cho quỹ (mua trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, công trái của Kho bạc Nhànước và Ngân hàng thương mại của Nhà nước; ưu tiên cho Ngân sách Nhà nước

vay để giải quyết nhu cầu cần thiết trong cả nước; cho vay đối với Quỹ hỗ trợ đầu

tư phát triển, các ngân hàng thương mại của Nhà nước, ngân hàng chính sách của

Nhà nước; đầu tư vào một số dự án có nhu cầu về vốn do Thủ tướng Chính phủquyết định) Cơ chế hạch toán hoạt động bảo tồn và tăng trưởng quỹ cũng đã đượcquy định tương đối cụ thể

2.2 Những hạn chế trong quy định hiện hành về nội dung các chế độ

và quỹ BHXH

Để đánh giá toàn diện các quy định hiện hành, nhóm chuyên đề hai không

chỉ đơn thuần phân tích quy định của pháp luật về các chế độ và quỹ BHXH, màcòn chỉ ra những điểm hạn chế cơ bản trong các quy định này để tìm giải pháphữu hiệu khắc phục, hoàn thiện pháp luật BHXH trong thời gian tới Có thể khái

quát những hạn chế này như sau:

Trong chế độ ốm đau còn có quy định lồng ghép với chế độ kế hoạch hoá

dân số (liên quan đến điều kiện trợ cấp đối với NLĐ nghỉ việc chăm sóc con

ốm), đặc biệt có sự nhầm lẫn giữa đối tượng hưởng chế độ thai sản và đối tượnghưởng chế độ ốm đau (xếp các đối tượng thực hiện các biện pháp kế hoạch hoádân số trong chế độ ốm đau) Nhà nước cũng chưa quy định thời gian đóng

Trang 21

BHXH tối thiểu là một điều kiện bắt buộc đối với NLD khi hưởng bảo hiểm va

điều này có thể bị lạm dụng, làm phương hại tới tài chính của quỹ bảo hiểm.Thời gian hưởng bảo hiểm tuy đã có sự phân định theo điều kiện lao động, thời

gian tham gia BHXH, tình trạng bệnh tật của NLD, độ tuổi của con NLD bị 6m

đau và tính tới khả năng cân đối quỹ, nhưng vẫn chưa có sự phân chia một cách

thực sự hợp lý theo nhóm NLD có nhu cầu bảo hiểm, chưa có sự khống chế cần

thiết đối với lao động thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và những NLĐ mắcbệnh cần điều trị dài ngày theo danh mục do Bộ Y tế quy định Mức trợ cấp ốmđau chưa tính đến việc bảo đảm mức sống tối thiểu cho người thụ hưởng và còn

có sự chênh lệch bất hợp lý giữa NLD trong lực lượng vũ trang nhân dân với

NLD bình thường khác

Việc xét và đưa các đối tượng vào danh sách hưởng chế độ dưỡng sức laođộng hầu như thiếu sự kiểm soát cần thiết từ phía cơ quan BHXH làm cho khoảnchi này có thể sai mục đích và gây tổn hại cho quỹ bảo hiểm Mức trợ cấp dưỡng

sức đã có tính đến nhu cầu của người nghỉ dưỡng sức tại nhà và tại cơ sở tập

trung Tuy nhiên quy định này còn cứng nhắc (quy định mức cố định), có thểlàm cho mức trợ cấp nhanh chóng bị lạc hậu mỗi khi điều kiện sống thay đổi.Đồng thời mức trợ cấp hiện nay là quá thấp, không thể đáp ứng các nhu cầu tốithiểu của người hưởng bảo hiểm, nhất là người nghỉ dưỡng sức tại cơ sở tập

trung.

Quy định về đối tượng hưởng bảo hiểm chưa bao quát được hết các trườnghợp trên thực tế và chưa quy định thời gian tham gia bảo hiểm tối thiểu trước khi

nghỉ việc hưởng trợ cấp chính là những điểm bất hợp lý trong điều kiện của chế

độ bảo hiểm thai sản Thời gian nghỉ việc hưởng bảo hiểm khi khám thai, bị sảythai theo quy định hiện nay tương đối ngắn, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu vàchưa bảo vệ quyền lợi của lao động nữ một cách day đủ Sự phân nhóm đối

tượng ứng với thời gian nghỉ trước và sau khi lao động nữ sinh con cũng chưathực sự tính đủ các đối tượng có nhu cầu và cần giải quyết nghỉ 5, 6 tháng Nhànước đã quan tâm tới các nhu cầu của lao động nữ khi sinh con, như: trường hợp

21

Trang 22

con chết, trường hợp NLD có nhu cầu nghỉ thêm hoặc có nhu cầu di làm trướcthời hạn Tuy nhiên, quy định về thời gian nghỉ của lao động nữ trong trường

hợp sau khi sinh, con chết như hiện nay là chưa hợp lý (thời gian quá ngắn)

Trong chế độ đối với NLD nhận nuôi con sơ sinh, Nhà nước cũng chưa có nhữngquy định hợp lý cho trường hợp cùng một lúc NLD nhận nuôi từ hai trẻ sơ sinhtrở lên

Các quy định hiện hành về chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp cũng bộc lộ nhiều hạn chế Các trường hop NLD bi tai nan giao thôngtrên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc mặc dù không liên quan trựctiếp đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của NLD trong quan hệ lao độngnhưng vẫn có thể được coi là tai nạn lao động; danh mục bệnh nghề nghiệp với

sự giới hạn rõ ràng về các loại bệnh được coi là bệnh nghề nghiệp đang làm mấtdần tính công bang cho những NLD tham gia bảo hiểm Mức trợ cấp thương tậtcho NLD bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chưa thực sự thoả đáng (tínhtheo mức lương tối thiểu chung, trên khung mức cách nhau tới 10% làm giảmtính công bằng ) Việc sử dụng quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mới đơnthuần mang tính bù dap thu nhập cho NLD bi tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp mà chưa có tác dụng cải thiện điều kiện lao động Vì vậy làm cho chế độbảo hiểm này hầu như không phát huy được tác dụng ngăn ngừa tai nạn lao

động, bệnh nghề nghiệp

Chế độ bảo hiểm hưu trí, như đã khẳng định, là chế độ bảo hiểm có một vị

trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống BHXH nói chung Bên cạnh những ưu

điểm đã có, chế độ này cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế Sự lồng ghép chính sách

lao động việc làm, chính sách ưu đãi xã hội trong chế độ bảo hiểm hưu trí đã làmgiảm tính công bằng và làm tăng gánh nặng cho quỹ bảo hiểm (thể hiện trongcác trường hợp giảm tuổi đời cho NLĐ nghỉ hưu hưởng với mức đầy đủ và các

trường hợp hưởng lương hưu với mức thấp hơn) Tỷ lệ lương hưu tuy cao, nhưng

được tính trên mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH (mức lương cấp bậc, chức

vụ, hợp đồng và một số chế độ phụ cấp nếu có, chứ không phải mức thu nhập

Trang 23

thực tế của NLĐ) nên thực tế nhiều trường hợp chưa đảm bảo đời sống cho người

hưởng lương hưu Cách tính mức bình quân tiền lương tháng để tính lương hưu

của những NLD có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo các mức lương trongthang lương, bang lương do Nhà nước quy định tuy có lợi cho NLD, nhưng lại

ảnh hưởng tương đối lớn tới vấn đề cân đối thu chi của quỹ bảo hiểm, lại có sự

phân hiệt khu vực Nhà nước và các khu vực khác Quy định về chế độ trợ cấp

một lần như hiện nay có thể đáp ứng nhu cầu trước mắt của NLĐ tham giaBHXH, nhưng lại không phù hợp với bản chất của chế độ hưu trí là bảo hiểmtuổi già và ảnh hưởng tới tính ổn định về tài chính của quỹ bảo hiểm Điều đó

đặc biệt không phù hợp khi tổ chức BHXH tự nguyện

Chế độ bảo hiểm tử tuất, có thể khẳng định, là một chế độ đơn giản hơn

cả Vì thế, những hạn chế trong các quy định của chế độ này nhìn chung là ít

hơn so với các chế độ bảo hiểm khác Mức trợ cấp chưa đảm bảo các chi phí cần

thiết cho tang lễ của NLD được xem là điểm bất hop lý duy nhất trong các quy

định về chế độ trợ cấp mai táng phí hiện nay Còn đối với chế độ tién tuất, điều

kiện hưởng tuất hàng tháng chưa bảo đảm thực sự cân đối quỹ; đối tượng hưởng

tuất hàng tháng chưa tính hết các trường hợp thực sự có nhu cầu bảo hiểm; mức

trợ cấp hang tháng và một lần thấp là những hạn chế cơ bản của chế độ này

Kể từ khi Nghị định số 63/2005/NĐ-CP có hiệu lực, nhiều vấn đề tồn tạitrong chế độ bảo hiểm y tế đã được giải quyết Tuy nhiên, qua nghiên cứu chothấy bảo hiểm y tế là một chính sách, chế độ tác động đến đời sống xã hội về mọiphương diện Để thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân thì những quy định

hiện tại về chế độ này chưa tạo ra một cơ sở pháp lý thực sự vững chắc Từ đó chothấy pháp điển hoá pháp luật về bảo hiểm y tế là việc làm thực sự cần thiết tronggiai đoạn hiện nay Bên cạnh đó, dù đã cố gắng mở rộng đối tượng tham gia bảohiểm y tế, nhưng các quy định hiện hành vẫn chưa "bao trọn" hết các đối tượngtrong xã hội (đối tượng trong phạm vi tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc còn tươngđối hẹp; người đã có thẻ bảo hiểm y tế bắt buộc không được tham gia bảo hiểm y

tế tự nguyện ) Quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế tuy đã được nâng cao

23

Trang 24

đáng kể so với trước đây, nhưng cũng chưa được giải quyết triệt để Mức đóng bảo

hiểm y tế áp dụng với một số đối tượng hiện nay vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được

các chi phí cần thiết khám chữa bệnh và ảnh hưởng tới khả năng cân đối quỹ

Ngoài ra, trong khâu tổ chức thực hiện còn thiếu sự phối hợp cần thiết giữa cơquan bảo hiểm xã hội với các cơ quan, tổ chức có liên quan, từ đó làm giảm hiệu

quả của công tác này

Mức độ đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH phần lớn phụ thuộc vào quy

BHXH Tù đó, đòi hỏi các quy định về nguồn thu, nguồn chi, các biện bảo tồn vàtăng trưởng quỹ, quản lý quỹ và công tác tổ chức thực hiện phải không ngừngđược đổi mới Đánh giá thực trạng sẽ là cơ sở tốt cho việc giải quyết vấn đề nàytrong thời gian tới Qua 10 năm tổ chức thực hiện quỹ BHXH theo quy định củaĐiều lệ BHXH cho thấy, mặc dù đã có sự thay đổi về chất, song với quy định vềnguồn thu và tình trạng thất thu bảo hiểm như hiện nay có thể thấy rõ nguy cơ

mất cân đối nghiêm trọng của quỹ BHXH Theo dự báo của các chuyên gia tài

chính, đến năm 2022 mức thu sẽ bằng mức chi bảo hiểm và quỹ bảo hiểm sẽ

giảm dần vào những năm sau đó và có thể sé lâm vào tinh trạng thu không đủchi Trong khi đó, việc xác định mức thu, căn cứ thu chi quỹ chưa hoàn toàn hợp

lý được xem là một hạn chế lớn của quy định về quỹ BHXH hiện nay (khôngquy định thu BHXH trên mức thu nhập thực tế của NLD; nhiều trường hợp việc

hưởng bảo hiểm của NLD không phụ thuộc vào mức đóng góp cho quỹ BHXH;mức bảo hiểm và cách tính mức bảo hiểm trong một số chế độ hoặc với một sốnhóm đối tượng hưởng bảo hiểm không đảm bảo công bằng ) Việc trốn đóng

BHXH còn là hiện tượng phổ biến trong cộng đồng doanh nghiệp Cùng với

những hiện tượng đó, những quy định và thực tế hoạt động đầu tư bảo tồn, tăngtrưởng quỹ BHXH hiện nay chưa hiệu quả Tiền nhàn rỗi của quỹ khi đưa vào

đầu tư theo các biện pháp đã được ấn định hầu như tỷ lệ lãi suất rất thấp, tiền lãithu được chỉ đủ bù trượt giá sinh hoạt trên thị trường, thậm chí nhiều khi còn

không đủ

Trang 25

2.3 Những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về các chế độ và quỹBHXH

Trước thực trạng về các chế độ và quỹ BHXH như đã phân tích, đánh giá,cần có những giải pháp hợp lý để giải quyết hiệu quả hơn các vấn đề này trongthời gian tới Trong đó các giải pháp được quan tâm nhiều hơn cả chính là việchoàn thiện hệ thống pháp luật về các chế độ và quỹ BHXH hiện hành Đây cũng

chính là một trong những nội dung quan trọng được giải quyết trong tất cả các

chuyên đề thuộc nhóm hai của Đề tài Có thể khát quát những kiến nghị nhằm

hoàn thiện các chế độ và quỹ BHXH như sau:

Đối với chế độ ốm đau và dưỡng sức lao động:

1) Về đối tượng và điều kiện: cần chuyển đối tượng được bảo hiểm trongtrường hợp thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá dân số sang chế độ bảo hiểm

thai sản cho đúng tính chất và đảm bảo quyền lợi cho người được bảo hiểm; cầnquy định thêm điều kiện bắt buộc về thời gian đóng bảo hiểm tối thiểu của NLD

trước khi nghỉ việc hưởng bảo hiểm ốm đau (thời gian này có thể khoảng 3tháng); nên xoá bỏ sự khống chế con thứ nhất, thứ hai trong điều kiện bảo hiểmđối với chế độ chăm sóc con ốm; việc quy định điều kiện xác nhận của tổ chức y

tế cũng cần mang tính thực tế hơn

ii) Cần điều chỉnh tăng mức thời gian nghỉ hưởng bảo hiểm của từng nhómlao động theo năm đóng bảo hiểm và có sự chênh lệch lớn hơn giữa các nhóm;cần giới hạn thời gian hưởng bảo hiểm ốm đau của những NLD thuộc lực lượng

vũ trang nhân dân và những NLĐ cần điều trị dài ngày theo danh mục do nhà

nước quy định.

iii) Quy định mức bảo hiểm ốm đau cần tính tới việc bảo đảm đời sống tốithiểu cho người hưởng bảo hiểm; quy định mức trợ cấp bảo hiểm trong trườnghop NLD nghỉ chăm sóc con ốm cần công bằng giữa NLD trong lực lượng vũ

trang nhân dân va NLD trong lực lượng dân sự.

iv) Cần lồng ghép chế độ nghỉ dưỡng sức lao động vào các chế độ bao

hiểm ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, quy định cơ chế

25

Trang 26

kiểm soát chặt chế của cơ quan BHXH trong việc thực hiện chế độ dưỡng sức laođộng và căn cứ vào mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định để quy

định mức chi phí nghỉ dưỡng sức Trong đó phải quan tâm đáng kể tới những

NLD nghỉ dưỡng sức tai cơ sở tập trung

Đối với chế độ thai sản:

i) Về đối tượng và điều kiện hưởng: Cần chuyển các trường hợp NLD thực

hiện các biện pháp kế hoạch hoá dân số sang thực hiện theo chế độ thai sản; cần

bổ sung các đối tượng được hưởng bảo hiểm thai san (NLD nữ phải nghỉ việc do

mang thai có bệnh lý; người bố có tham gia BHXH nhưng mẹ không tham

gia ); cần bổ sung điều kiện về thời gian đóng BHXH tối thiểu đối với NLDhưởng chế độ thai sản (thời gian này có thể quy định 6 tháng trong khoảng 12

tháng trước khi sinh).

ii) Về thời gian nghỉ hưởng bảo hiểm: Cần tăng mức thời gian nghỉ việc đi

khám thai và khi bị sảy thai cho lao động nữ; cần mở rộng đối tượng được nghỉthai sản với mức 5 tháng và 6 tháng; cần tăng mức thời gian nghỉ cho NLD trong

trường hợp sau khi sinh, con chết; cần có quy định về thời gian nghỉ việc của

NLD nhận nuôi từ hai con nuôi so sinh trở lên theo hướng tinh từ con thứ hai trở

đi, mỗi con NLD được nghỉ thêm 30 ngày

iii) Về các loại trợ cấp: cần trợ cấp cho NLD nhận nuôi con nuôi sơ sinh

hợp pháp mà không bị hạn chế bởi số con nhận nuôi như hiện nay; cần quy định

lại mức trợ cấp một lần cho NLD khi sinh con (trợ cấp mua sắm vật dụng cần

thiết cho trẻ sơ sinh) để đảm bảo công bằng và hợp lý hơn Đồng thời khoản trợ

cấp này cũng cần áp dụng cho ca NLD nhận nuôi con nuôi sơ sinh hợp pháp

Đối với chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

i) Về đối tượng và điều kiện hưởng: cần xác định các trường hợp được coi

là tai nạn lao động một cách hợp lý hơn; cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung một sốbệnh vào danh mục bệnh nghề nghiệp

iv) Về các loại và mức trợ cấp: cần quy định cụ thể quyền lợi của NLD khi

bệnh nghề nghiệp hoặc vết thương do tai nạn lao động bị tái phát cũng như

Trang 27

quyền lợi cua NLD bị phát bệnh nghề nghiệp khi đã chấm dứt quan hệ lao động;cần quy định vấn đề trợ cấp cho NLD bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mộtcách hợp lý hơn, theo hướng: phân biệt trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề

nghiệp do cơ quan BHXH chi trả với mức trợ cấp do NSDLD chi trả; cân đốigiữa việc tăng mức trợ cấp cho NLD với việc tăng mức đóng góp của NSDLD,quy định mức trợ cấp theo lương cơ bản của NLĐ; cần nghiên cứu việc xây dựng

quỹ bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trong đó cần dành mộtkhoản cho việc cải thiện điều kiện và môi trường lao động nhằm phòng ngừa tainạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Đối với chế độ bảo hiểm hưu trí:

i) Về đối tượng, cần tách chính sách việc làm và chính sách ưu đãi xã hội

ra khỏi chế độ lương hưu; cần hạn chế một cách tối đa các trường hợp được trợ

cấp hưu một lần khi chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu cho phù hợp với bản

chất của chế độ này

ii) Về mức bảo hiểm và cách tính: không nên khống chế mức trợ cấp một

lần đối với NLĐ hưởng lương hưu khi có thời gian đóng BHXH vượt quá mức

thời gian được tính để cộng % lương hưu do mức hưởng đã đến mức tối đa theoquy định; cần có lộ trình để thống nhất mức tiền lương làm cơ sở tính lương hưu

của mọi NLD, không phân biệt khu vực Nhà nước và các khu vực khác; nên tính

lương hưu (đồng bộ với mức đóng bảo hiểm) trên mức thu nhập thực tế củaNLD; mức trợ cấp một lần cũng cần nâng lên cho NLD ngang bằng với mức ho

đã đóng vào quỹ BHXH

Đối với chế độ tử tuất:

i) Về đối tượng: cần quy định điều kiện chung trong diện hưởng tuất hàng

tháng là NLĐ đã đóng BHXH đủ 20 năm trở lên; cần bổ sung một số thân nhân củaNLD thuộc đối tượng được hưởng tuất hàng tháng (ví dụ: con trên 15 tuổi; vợ hoặc

chồng, bố mẹ của NLD chưa hết tuổi lao động như bị suy giảm 81% khả năng laođộng trở lên); cần bổ sung và quy định rõ hơn đối tượng được hưởng tiền tuất mộtÂ.

lần

27

Trang 28

ii) Về mức trợ cấp: cần nâng mức trợ cấp mai táng phí đảm bao bù dap đủnhững chi phí tối thiểu cần thiết cho việc mai táng NLD; cần nâng mức trợ cấp

tuất hàng tháng so với quy định hiện hành; cần quy định lại mức trợ cấp một lầncho hợp lý hơn, tương đương với mức đóng của NLĐ

Đối với chế độ bảo hiểm y tế: từ những phân tích và đánh giá về tầm quan

trọng của bảo hiểm y tế, từ những điểm hợp lý và chưa hợp lý trong nội dung của

chế độ này cho thấy việc lớn và quan trọng nhất cần làm trong thời gian tới là

ban hành Luật bảo hiểm y tế Những vấn đề cụ thể cần tiếp tục nghiên cứu giải

quyết là:

1) Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tới mọi thành viên trong xã

hội, trong đó cần đặc biệt chú trọng việc mở rộng đối tượng của loại hình bảo

hiểm y tế bắt buộc;

ii) Can điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế theo hướng tăng dần để có thểđảm bảo cân đối thu chi quỹ, có điều kiện nâng cao mức thanh toán và cácquyền lợi khác cho người tham gia bảo hiểm khi khám chữa bệnh;

1v) Trong khâu tổ chức thực hiện cần có sự hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ giữa

cơ quan BHXH với các cơ quan hữu quan và các cơ sở khám chữa bệnh, đồng

thời cần đơn giản hoá thủ tục thanh toán, tránh thất thoát, lãng phí, tiêu cực

Đối với quỹ BHXH:

1) Về vấn đề đóng quỹ và quản lý, đầu tư: cần mở rộng đối tượng tham giabảo hiểm xã hội nhằm huy động tài chính cho quỹ và tăng mức độ chia sẻ rủi ro;

cần điều chỉnh tăng mức đóng bảo hiểm trên cơ sở tính đủ cho việc chi trả bảo

hiểm và không ảnh hưởng tới tiêu dùng xã hội, đồng thời cần tiến tới quy địnhviệc đóng bảo hiểm dựa trên thu nhập thực tế của NLD; cần quy định rõ 3 loại

quỹ: Quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc, Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện, Quỹ bảo

hiểm thất nghiệp Riêng quỹ BHXH bat buộc cần phân thành 3 loại nhỏ: quỹ dàihạn, quỹ tai nạn nghề nghiệp và quỹ ốm đau thai sản để phù hợp với mục đích sử

dụng, cách quản lý, cân đối Việc quản lý các loại quỹ này cần được làm rõtrong mối liên hệ kinh tế, xã hội của vấn đề cũng như đặc thù của quan hệ

Trang 29

BHXH so với các quan hệ tài chính khác Cần mạnh dạn đưa tiền nhàn rỗi củaQuỹ bảo BHXH vào đầu tư những lĩnh vực có khả năng sinh lời như: Đầu tư vào

thị trường chứng khoán, cho ngân hàng thương mại kinh doanh hợp pháp vay

1i) Việc chi trả bảo hiểm từ quỹ cần hợp lý thông qua việc hoàn thiện đốitượng, điều kiện hưởng BHXH

3 Thực trang và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện vấn dé tổ chức quản lý,

giải quyết tranh chấp và bảo đảm thực hiện BHXH

Tổ chức quản lý, giải quyết tranh chấp và các biện pháp bảo đảm thực

hiện BHXH là nhóm chuyên đề thứ ba của Đề tài, bao gồm: chuyên đề 9, 10 và

11 tương ứng với ba vấn đề đã nêu Nội dung của nhóm chuyên dé này cũngtương tự nhóm chuyên đề thứ hai: đánh giá những điểm hợp lý, chưa hợp lý vàđưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện vấn đề tổ chức quản lý, giải quyết tranh

chấp và các biện pháp bảo đảm thực hiện BHXH ở Việt Nam

3.1 Những điểm hop lý trong pháp luật hiện hành về tổ chức quan lý,giải quyết tranh chấp và bao dam thực hiện BHXH

3.1.1 Những điểm hợp lý trong pháp luật hiện hành về tổ chức quản lý hệ

thống BHXH

Quản lý hệ thống BHXH bao gồm: quản lý nhà nước và quản lý nghiệp vụBHXH Nhìn chung các quy định hiện nay về quản lý BHXH là hợp lý

Theo quy định của pháp luật, quản lý Nhà nước về BHXH là một bộ phận,

một nội dung của quản lý Nhà nước nói chung Vì thế, thực hiện chức năng quản

lý Nhà nước về BHXH thuộc về Chính phủ; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp

huyện và hệ thống các cơ quan Nhà nước có liên quan, mà trước hết là BộLĐTBXH Chức năng quản lý Nhà nước về BHXH đã được tách biệt khỏi chứcnăng quản lý nghiệp vụ đối với công tác này Điều này được đánh giá như là

điểm thành công nhất của BHXH về phương diện pháp lý và thực tiễn sau mấychục năm thực hiện BHXH mà chuyên đề 9 đã đề cập Từ khi chuyển đổi cơ chế

tổ chức và quản lý BHXH (1995), các cơ quan hữu quan đã thực hiện quyền hạn

quản lý của mình thông qua nhiều hoạt động, đặc biệt là ban hành các văn bản

29

Trang 30

quy định và hướng dẫn thực hiện chính sách BHXH Hệ thống các văn bản pháp

luật về BHXH ngày càng được hoàn thiện, làm cơ sở pháp lý vững chắc cho việcquản lý nhà nước về lao động Trên thực tế, giữa các cơ quan chức năng cũng đã

có sự phối kết hợp nhằm thực hiện công tác quản lý nhà nước về BHXH

Pháp luật và thực tiễn công tác quản lý nghiệp vụ BHXH cũng có những

kết quả khả quan Thẩm quyền cao nhất trong quản lý nghiệp vụ BHXH thuộc về

Hội đồng quản lý BHXH, với sự tham gia của đại diện cho Nhà nước (lãnh đạocác Bộ liên quan đến công tác BHXH như Bộ Tài chính, Bộ LDTBXH, Bộ Y tế);

đại diện cho phía NLD là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đại diện cho

cơ quan BHXH là Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Trực tiếp thực hiện nghiệp

vụ BHXH (thực hiện chính sách, chế độ BHXH, bảo hiểm y tế và quản lý quỹBHXH) thuộc về hệ thống cơ quan BHXH Hệ thống BHXH ở Việt Nam được

chia thành 3 cấp: cấp trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện Nhà nước đã ban hành

văn bản pháp luật chuyên biệt về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của hệ thống

BHXH Việt Nam và một số văn bản páp luật có liên quan (Nghị định số100/2002/NĐ-CP ngày 06/12/2002 của Chính phủ, Quyết định số 02/2003/QD-

TTg ngày 02/01/2003 ) Nhìn chung các quy định hiện nay về vấn đề này làphù hợp, đáp ứng yêu cầu của đời sống Trong đó đáng chú ý là việc bổ sung cho

BHXH Việt Nam quyền đề nghị kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng (nơi đơn vị

cố tình vi phạm nghĩa vụ đóng BHXH mở tài khoản) trích tiền từ tài khoản của

đơn vị để đóng đủ tiền đóng BHXH và tiền lãi do chậm đóng mà không cần có

sự chấp thuận thanh toán của đơn vị sử dụng lao động nhằm giải quyết tình trạng

nợ đọng, trốn đóng BHXH đang diễn ra ở nhiều doanh nghiệp, địa phương trên

toàn quốc hiện nay, nếu được tổ chức thực hiện tốt trên thực tế Với mô hình tổchức 3 cấp trực thuộc nhau theo hệ thống dọc như hiện nay là điều kiện tốt đểquản lý tập trung, thống nhất về BHXH Trong quá trình tổ chức thực hiện, cơquan BHXH ký hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp để phục vụngười có số, thẻ bảo hiểm; ký hợp đồng thu, chi với các cơ quan, đơn vị, tổ chức

sử dụng lao động

Trang 31

Các vấn đề về số BHXH, hồ sơ và thủ tục xét hưởng các chế độ BHXH

nằm trong hàng chục văn bản, từ Thông tư, Quyết định của Bộ LDTBXH đến các

Công văn, Quyết định của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Các văn bản này đã

quy định rất chi tiết và chặt chẽ về các vấn dé: lập, cách ghi, quan lý số BHXH;các loại giấy tờ cần thiết trong bộ hồ sơ hưởng BHXH cho từng chế độ cụ thể;

trách nhiệm lập hồ sơ; quy trình xét duyệt hưởng các chế độ BHXH; lưu trữ hồ

sơ BHXH Tất cả các quy định này tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý nghiệp vu

BHXH được thuận lợi.

3.1.2 Những điểm hợp lý trong pháp luật hiện hành về giải quyết tranh

chấp BHXH

Tranh chấp về BHXH là những tranh chấp giữa NLD với NSDLĐ, giữa co

quan BHXH với các bên tham gia bảo hiểm, người hưởng bảo hiểm về việc thu,

chi trả bảo hiểm, thực hiện quyền lợi về BHXH cho NLD Chúng có thể là tranhchấp lao động cá nhân hoặc tranh chấp tập thể Hiện nay, cơ chế giải quyết tranh

chấp lao động (bao gồm cơ chế giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và cơ chế

giải quyết tranh chấp lao động tập thé) được quy định tại Chương XIV của BLD

được áp dụng cho việc giải quyết tranh chấp về BHXH, bởi theo quy định củaBLLĐ thì tranh chấp về BHXH chính là một dạng cụ thể của tranh chấp lao động

nói chung.

Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân thông thường được sử

dụng để giải quyết tranh chấp cá nhân về BHXH giữa NLĐ đang làm việc và

NSDLĐ Các bước lần lượt được (phải) tiến hành bao gồm: tự thương lượng (cácbên tranh chấp có thể từ chối thương lượng) - Hoà giải tại cơ sở - Giải quyết tại

toà án nhân dân Trong đó việc tự thương lượng giữa các bên hầu như không có

sự ràng buộc và bảo đảm về mặt pháp lý Còn thủ tục hoà giải và giải quyết tại

toà án nhân dân, đặc biệt là giải quyết tại toà án đã có sự ràng buộc và bảo đảm

về mặt pháp lý

Thủ giải quyết tranh chấp lao động cá nhân rút gọn (có thể bỏ qua bước hoàgiải tại cơ sở) được áp dụng đối với tranh chấp cá nhân về BHXH giữa NLD đã

31

Trang 32

nghỉ việc với NSDLĐ hoặc giữa cơ quan BHXH với người tham gia bảo hiểm,

người hưởng bảo hiểm Theo quy định hiện hành, khi các tranh chấp này nảy sinh,

trước hết các bên tự thương lượng Nếu thương lương không thành hoặc từ chối

thương lượng, mỗi bên đều có quyền yêu cầu toà án nhân dân có thẩm quyền giảiquyết, mà không bắt buộc qua hoà giải tại cơ sở như các loại tranh chấp lao động

cá nhân khác.

Nếu tranh chấp tập thể về BHXH phát sinh thì thủ tục giải quyết nhất thiết

phải qua các bước: tự thương lượng (các bên tranh chấp có thể từ chối thương

lượng) - Hoà giải tại cơ sở - Hội đồng trọng tai lao động cấp tinh - Toa án nhân

dân.

Qua những nét khái quát trên đây cho thấy Nhà nước đã áp dụng cơ chế

giải quyết tranh chấp một cách tương đối linh hoạt với từng loại tranh chấp về

BHXH Trong đó thương lượng và hoà giải được ưu tiên sử dụng đối với mọi loại

tranh chấp Tất cả những điều này là phù hợp với tính chất của quan hệ BHXH,

đáp ứng yêu cầu giải quyết tranh chấp BHXH và nguyện vọng của các bên tranhchấp

Những vấn đề chi tiết về những điểm hợp lý trong giải quyết tranh chấpBHXH được đề cập tại Chuyên đề 10 và 11 của Đề tài

3.1.3 Những nội dung hợp lý trong pháp luật hiện hành về các biện pháp

bảo đảm thực hiện BHXH

Các biện pháp bảo đảm thực hiện BHXH theo quy định của pháp luật hiệnhành bao gồm: biện pháp hành chính, biện pháp kinh tế và biện pháp giải quyết

tranh chấp về BHXH

- Trong biện pháp hành chính, khiếu nại, tốcáo và giải quyết khiếu nại, tố

cáo về BHXH là một trong những nội dung nhằm bảo đảm thực hiện BHXH.Hiện nay biện pháp này được thực hiện trong khuôn khổ khiếu nại, tố cáo và giải

quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động nói chung (theo quy định của

BLLĐ và các văn bản hướng dẫn thực hiện) Hiện nay, Điều lệ BHXH khôngquy định vấn đề tố cáo hành chính là hợp lý Bởi vì tố cáo thuộc lĩnh vực đặc

Trang 33

trưng của quan hệ hành chính Quan hệ BHXH là quan hệ dịch vụ công giữa coquan BHXH và người tham gia, người hưởng BHXH theo quy định của pháp

luật, không có căn cứ để áp dụng trình tự tố cáo hành chính trong quan hệBHXH.

Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm cũng là biện pháp hành chính được sử

dụng nhằm bảo đảm thực hiện BHXH ở nước ta Biện pháp này nhằm đảm bảocho các chủ thể hữu quan thực hiện đúng các quy định về BHXH, phát hiện va

xử lý vi phạm, khắc phục hậu quả vi phạm, phòng ngừa vi phạm và nâng cao ý

thức tuân thủ pháp luật Thẩm quyền, nội dung và quy trình thanh tra nhà

nước về BHXH hiện nay được quy định chung trong thanh tra chính sách lao

động Đó cũng là điều hợp lý Hiện nay, các quy định mới về xử phạt vi phạm

pháp luật lao động đã được ban hành tại Nghị định 113/2004/NĐ-CP ngày

16/4/2004 của Chính phủ và Thông tư 12/2005/TT-BLĐTBXH Điểm mới vàtiến bộ trong các văn bản pháp luật này là mức xử phạt vi phạm về BHXH đượcđiều chỉnh tăng va được phân chia theo nhóm hành vi vi phạm, số NLD bi viphạm Hơn nữa, cùng với việc xử phạt chính bằng tiền, Nghị định cũng quyđịnh cụ thể hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả

- Biện pháp kinh tế có thể áp dụng để đảm bảo thực hiện chính sách BHXH

là biện pháp đình công, truy thu quỹ và bồi hường chế độ bảo hiểm cho NLD

Theo quy định của pháp luật, nếu NSDLĐ không tuân thủ các quy định vềBHXH, ảnh hưởng đến quyền lợi vé BHXH của nhiều NLD thì tập thể lao động

có quyền đình công buộc NSDLĐ phải thực hiện đúng các quy định về đóng, thu

nộp, chi trả BHXH theo quy định của pháp luật Từ khi thực hiện BLLD cho đếnnay, cả nước có tới gần một ngàn cuộc đình công, trong đó, hơn 90% có nguyênnhân từ sự vi phạm các quy định về tiền lương, thu nhập và BHXH Yêu cầuchính đáng về BHXH cũng như các yêu cầu chính đáng khác của NLD thường

được đáp ứng sau quá trình phối hợp giải quyết của các cơ quan, tổ chức hữuquan Điều đó cho thấy sử dụng đình công là một trong những biện pháp kinh tếnhằm bảo đảm thực hiện BHXH là hợp lý

33

Trang 34

Cơ quan BHXH có trách nhiệm truy thu quỹ và cả phần lãi do chậm đóngBHXH của các đơn vi sử dụng lao động Biện pháp kinh tế này có tác dụng giáo

dục ý thức chấp hành pháp luật và khắc phục hậu quả của tình trạng vi phạm cácquy định về đóng BHXH Việc truy thu BHXH cũng chính là quyền và nghiệp

vụ trong hoạt động của các cơ quan BHXH

Bên cạnh những biện pháp trên, Nhà nước còn quy định trách nhiệm của các

doanh nghiệp phải bồi thường cho NLD bị tai nan lao động, bệnh nghề nghiệp mộtkhoản tiền ngang với mức quy định trong Điều lệ BHXH nếu doanh nghiệp đó chưatham gia loại hình BHXH bat buộc cho NLD theo quy định Giải pháp này cũng

mang lại nhiều ý nghĩa tích cực cho việc thực hiện BHXH trên thực tế

- Biện pháp giải quyết tranh chấp về BHXH chủ yếu được áp dụng trong

trường hợp có bất đồng trong quan hệ BHXH, các bên tranh chấp yêu cầu các cơ

quan có thẩm quyền giải quyết Việc sử dụng biện pháp giải quyết tranh chấp về

BHXH là cần thiết vì mục đích bảo vệ quyền lợi cho bên bị vi phạm; bảo vệ lợi íchchung của Nhà nước, xã hội; giáo dục ý thức chấp hành pháp luật BHXH đối với

các bên có liên quan Như đã đề cập ở phần trên, tất cả các phương thức giải

quyết tranh chấp cơ bản nhất (thương lượng, hoà giải, trọng tài, xét xử tại toà án

nhân dân) đều được sử dụng để giải quyết tranh chấp về BHXH tuỳ vào từngtrường hợp cụ thể Các phương thức này được quy định sử dụng trên thực tế khá

linh hoạt và có nhiều nhân tố hợp lý Những điều này có thể giúp việc giải quyếttranh chấp về BHXH nhanh chóng đi đến kết quả, góp phần thực hiện hiệu quả

BHXH trên thực tế

3.2 Những điểm bất hợp lý trong pháp luật hiện hành về tổ chức quản

lý, giải quyết tranh chấp và bảo đảm thực hiện BHXH

3.2.1 Những điểm bất hợp lý trong pháp luật hiện hành về tổ chức quản

Trang 35

hành nên khó tra cứu, áp dụng, tuyên truyền và có thể bị trùng chéo, mâu

thuẫn Một loạt các văn bản pháp luật có liên quan đến BHXH như Luật Hợptác xã, Luật phá sản, Pháp lệnh Cán bộ, Công chức ra đời đã làm cho các quy

định về BHXH còn có những nội dung chưa đồng bộ với các quy định trong cácvăn bản pháp luật nay; ii) Các quy định hiện hành chưa cu thể hóa nội dung quản

lý Nhà nước về BHXH, vì vậy chưa đáp ứng được những yêu cầu đặc thù củalĩnh vực quản lý nhà nước nay; iii) Chưa có quy định chi tiết về sự phối hợp quan

lý giữa các cơ quan chức năng trong lĩnh vực quản lý nhà nước về BHXH, làm

giảm hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước cũng như hiệu quả hoạt động của

BHXH; iv) Quy định về thẩm quyền, nội dung và quy trình thanh tra nhà nước vềBHXH hiện nay chưa tính đến những nét đặc thù trong quá trình tổ chức thực

hiện so với việc thực hiện các chính sách lao động khác, vì thế khó hoặc khôngthực hiện được mục đích tăng cường trách nhiệm và nâng cao hiệu quả công tácthanh tra nhà nước về BHXH; v) Tính bình quân trong mức xử phạt vẫn còn khá

cao và vẫn chưa đủ mạnh để giảm thiểu tình trạng nợ đóng, trốn đóng BHXH; vi)

Công tác thống kê và dự báo về BHXH còn nhiều hạn chế

Cũng tương tự như vậy, trong quản lý nghiệp vụ BHXH còn bộc lộ những

bất hợp lý cần phải được chỉnh sửa như: ¡) Chưa có những quy định cụ thể về cơ

chế phối hợp giữa BHXH Việt Nam với các cơ quan hữu quan (như: cơ quan quản

lý Nhà nước về BHXH, kho bạc nhà nước, hệ thống ngân hàng ) trong công tác

quản lý nghiệp vụ BHXH, nhất là trong việc truy thu quỹ và xử lý các vi phạm về

nghĩa vụ đóng BHXH; ii) Chưa có quy định trách nhiệm của cơ quan BHXH ViệtNam phải thực hiện công tác thống kê và cung cấp thông tin cho các cơ quan Nhà

nước có thẩm quyền về đối tượng tham gia, tình hình đóng, hưởng và các vấn dé

liên quan đến cơ sở để hoạch định chính sách BHXH; iii) Hội đồng quan lýBHXH không có sự tham gia đại diện của tổ chức sử dụng lao động, từ đó làmgiảm tính công bằng và thiếu cơ chế kiếm soát quỹ BHXH hợp lý trên thực tế ;

iv) Những quy định hiện hành về nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lýBHXH chưa thực sự ngang tầm với vị trí, chức năng và làm cho Hội đồng chưathực sự phát huy tác dụng của mình trong công tác quản lý nghiệp vụ BHXH; v)

35

Trang 36

Việc thuê đại lý thông qua UBND cấp xã hiện nay không có sự ràng buộc cần

thiết về trách nhiệm giữa cơ quan BHXH đối với người thực hiện chi BHXH, đồng

thời có thể làm tăng chi phí trung gian ; vi) Các quy định về hồ sơ, thủ tục xét

hưởng BHXH nằm rải rác trong quá nhiều văn bản pháp luật có thể gây khó khăn,phiền hà cho người tham gia, người hưởng BHXH và tạo điều kiện phát sinh các

biểu hiện tiêu cực từ phía cán bộ làm công tác bảo hiểm

3.2.2 Những điểm bất hợp lý trong pháp luật hiện hành về giải quyết

tranh chấp

Cơ chế giải quyết tranh chấp về BHXH hiện nay chính là cơ chế giải quyết

tranh chấp lao động được quy định trong BLLĐ và các văn bản hướng dẫn thi

hành Đây có lẽ là điểm bất hợp lý lớn nhất trong các quy định của pháp luật vềvấn đề này Xét về bản chất, chỉ những tranh chấp giữa NLD đang làm việc va

NSDLĐ về BHXH mới là tranh chấp lao động, áp dụng cơ chế giải quyết tranhchấp lao động đối với những tranh chấp này là phù hợp Nhưng những tranh chấpgiữa NLD đã nghỉ việc và NSDLĐ (trước đây) hay tranh chấp giữa cơ quan

BHXH và người tham gia bảo hiểm, người hưởng bảo hiểm không phải là tranh

chấp lao động Vì thế, cần có một cơ chế giải quyết riêng cho phù hợp với bản

chất của các loại tranh chấp này Mặc dù theo tinh thần Điều 151 BLLD, những

tranh chấp thuộc loại này được áp dụng thủ tục giải quyết rút gọn - đó cũng là

biểu hiện của việc tính tới đặc thù riêng của các tranh chấp này để cố gắng tạo ra

một cơ chế giải quyết hợp lý, nhưng như thế vẫn chưa thể khắc phục được hết

tính bất hợp lý trong cơ chế này Bên cạnh đó, trong các quy định hiện hành

cũng còn thiếu các quy định để giải quyết một số tranh chấp cụ thể trong lĩnh

vực BHXH, như: tranh chấp giữa NLD đang làm việc với cơ quan BHXH; tranh

chấp trong lĩnh vực bảo hiểm y tế Từ đó, cũng chưa có quy định cụ thể về cơ

chế giải quyết các loại tranh chấp này Chính vì vậy, trên thực tế khi xảy ra tranhchấp, cơ chế thường được sử dụng giải quyết chính là giải quyết khiếu nại hành

chính và đương nhiên điều này là không phù hợp với tính chất của tranh chấp vềBHXH và có thể không đáp ứng được yêu cầu của các bên tranh chấp

Trang 37

Trong bản thân các quy định giải quyết tranh chấp lao động áp dụng choviệc giải quyết tranh chấp về BHXH hiện nay cũng còn nhiều vấn đề cần tiếp tục

nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho hop lý hơn Cụ thể là: i) Hội đồng hoà giải cơ

sở hiện nay không phải là bên thứ ba độc lập giúp hai bên giải quyết tranh chấp,hoạt động thiếu tính khách quan, công tâm và khó hoà giải thành tranh chấp giữa

các bên (NSDLD là thành viên của Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, đồng thời

là một bên tranh chấp, hơn nữa chính NSDLĐ lại là người có quyền ra quyếtđịnh thành lập Hội đồng hoà giải lao động cơ sở); ii) Hiện tại không có cơ chếđảm bảo thi hành các biên bản hoà giải thành của hội đồng hoà giải cơ sở hoặchoà giải viên lao động, từ đó làm cho các bên không tin tưởng vào cơ chế hoà

giải; iii) Cơ chế trọng tài lao động chưa thực sự là cơ chế thể hiện ý chí của cácbên tranh chấp, mà xét về thủ tục, cơ chế này vẫn mang nặng tinh bắt buộc; iv)Nhà nước hạn chế thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài lao

động (chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tập thể); v) Quy định về quá trình

hoà giải tranh chấp của Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh không khác so vớihoà giải cơ sở (Hội đồng trọng tài không có quyền ra quyết định công nhận sự

thỏa thuận của các bên khi hoà giải thành); vi) Thiếu cơ chế phối hợp cần thiếtgiữa trọng tài với toà án và cơ quan thi hành án, từ đó làm cho quyết định trọng

tài không được đảm bảo trên thực tế, thậm chí còn không có giá trị thực tiễn nếu

các bên không tự giác thi hanh ; vii) Trên thực tế, toà án nhân dân chưa khẳng

định được vai trò của mình và biện pháp tư pháp, tuy cần thiết trên phương diện

lý luận, nhưng chưa phải là biện pháp hữu hiệu để giải quyết các tranh chấp về

BHXH trên thực tế

3.2.3 Những điểm bất hợp lý trong pháp luật hiện hành về biện pháp bảo

dam thực hiện BHXH

Ở tất cả các biện pháp bảo đảm thực hiện BHXH hiện nay, bên cạnh

những điểm hợp lý đã đề cập, đều tồn tại những điểm bất hợp lý trong quy địnhcủa pháp luật và thực tiễn thi hành D6 là: i) Điều lệ BHXH hiện hành chưa phânbiệt được việc khiếu nại giữa các bên quan hệ BHXH và khiếu nại hành chính về

37

Trang 38

vấn đề này; ii) Chưa có quy định và thực tiễn cũng chưa có sự phối hợp nhịp

nhàng giữa các cơ quan chức năng trong công tác thanh tra, xử phạt vi phạmpháp luật về BHXH nên tình trạng nợ đọng, trốn đóng và gian lận trong BHXH

chưa được giảm thiểu; iii) Biện pháp xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm,

đặc biệt là hành vi trốn đóng BHXH chưa phát huy được tác dụng thực sự trên

thực tế; iv) Quy định về đình công và giải quyết đình công hiện nay còn nhiềubất cập, dẫn tới việc sử dụng quyền đình công của NLĐ như một biện pháp kinh

tế nhằm bảo đảm thực hiện BHXH chưa có nhiều tác dụng; v) Các quy định vềnghiệp vụ truy thu bảo hiểm và quyền hạn của cơ quan BHXH trong lĩnh vực này

chưa đủ hợp lý cho việc thực hiện trên thực tế; vi) Chế độ bồi thường củaNSDLĐ đối với NLD trong trường hợp trốn đóng BHXH mới chỉ quy định cho

chế độ thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nên chưa phát huy được tác

dụng trên diện rộng; vii) Bên cạnh đó, biện pháp giải quyết tranh chấp cũng chưa

phát huy được nhiều tác dụng bởi những bất hợp lý trong cơ chế giải quyết tranh

chấp BHXH như đã đề cập ở những phần trên

3.3 Những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về tổ chức quản lý, giải

quyết tranh chấp và bao dam thực hiện BHXH ở nuóc ta trong thời gian tới

Từ những đánh giá về những điểm hợp lý và chưa hợp lý trong hệ thốngpháp luật Việt Nam cũng như thực tiễn thi hành, việc cần giải quyết là tìm ra

hướng hoàn thiện pháp luật và các biện pháp cần thiết cho việc tổ chức quản lý,

giải quyết tranh chấp và các biện pháp bảo đảm thi hành BHXH ở nước ta trong

thời gian tới Đây cũng chính là một trong những nội dung quan trọng mà cácChuyên đề có liên quan tới những vấn đề này giải quyết Những kiến nghị cụ thể

ở từng vấn đề có thể khái quát như sau:

3.3.1 Những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về tổ chức quản lý

BHXH

Những vấn đề cần hoàn thiện trong việc quản lý nhà nước về BHXH là: i)

Cần nhanh chóng pháp điển hoá để ban hành Luật BHXH, nhằm giải quyết tình

trạng có quá nhiều văn bản pháp luật về BHXH, mà chủ yếu là văn bản dưới luật,

Trang 39

gây khó khăn cho công tác quan ly và phiền ha cho các chủ thể có liên quan; ii)Cần bổ sung quy định cụ thể nội dung quản lý nhà nước về BHXH, như: hoạch

định, xây dựng chính sách BHXH, ban hành, hướng dẫn các chế độ BHXH và cơ

chế quản lý quỹ, tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyếttranh chấp về BHXH, tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học về BHXH,thống kê, nắm bat va xử lý các thông tin liên quan đến công tác BHXH ; iii)

Cần xác định rõ nhiệm vụ của từng cơ quan chức năng trong việc quản lý nhà

nước về BHXH và cơ chế phối hợp giữa chúng, đặc biệt, giữa ngành Kế hoạch và

Đầu tư với ngành LĐTBXH và các UBND trong việc quản lý đơn vị tham giaBHXH; iv) Cần quy định cơ chế phối hợp giữa BHXH với cơ quan lao động, đặcbiệt trong khâu quản lý đối tượng tham gia, thanh tra và xử lý vi phạm ; quy

định nghĩa vụ của các ngân hàng, kho bạc trong việc thực hiện dé nghị cua

BHXH trong việc truy thu BHXH

Trong quản lý nghiệp vụ BHXH: 1) Cần bổ sung thêm thành phần là đạidiện tổ chức sử dụng lao động tham gia Hội đồng quản lý BHXH, đồng thời bổsung Hội đồng quản lý BHXH có quyền và trách nhiệm kiến nghị với cơ quan có

thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách, chế độ về BHXH ; ii) Nên ký hợp

đồng thuê lao động làm chuyên trách công tác BHXH ở cấp xã thay cho chế độ

thuê đại điện qua UBND xã như hiện nay (có thể thuê lao động phụ trách một

hoặc một số xã, tùy theo khối lượng công việc cần thiết phải thực hiện); iii) Cần

phải quy định các nghĩa vụ về thống kê, báo cáo của cơ quan BHXH về các

thông tin có liên quan đến công tác BHXH; iv) Cần đơn giản hóa các thủ tục lập

hồ sơ tham gia, hồ sơ chi trả BHXH, thời hạn giải quyết và quy định những nội

dung cơ bản của nó trong Luật BHXH

3.3.2 Những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về giải quyết tranh chấp

BHXH

Trong việc giải quyết tranh chấp về BHXH: ¡) Cần có quy định bổ sung đểgiải quyết một số tranh chấp về BHXH, như: tranh chấp giữa NLĐ đang làm việcvới cơ quan BHXH, tranh chấp trong lĩnh vực bảo hiểm y tế ; ii) Cần có sự phân

39

Trang 40

loại hợp lý các tranh chấp về BHXH để áp dụng các cơ chế giải quyết khác nhau

cho phù hợp với tính chất của từng loại tranh chấp đó, đặc biệt, cần thiết kế cơchế giải quyết hợp lý cho các tranh chấp giữa NLĐ đã nghỉ việc với NSDLĐ,

giữa cơ quan BHXH với người tham gia bảo hiểm, người hưởng bảo hiểm, tranhchấp về bảo hiểm y tế thay vì áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp lao động

hay chỉ đơn giản là cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính như hiện nay; iii) Cần

sửa đổi, bổ sung các quy định về giải quyết tranh chấp lao động trong BLLĐ và

các văn bản hướng dẫn thi hành (quy định lại cơ cấu của tổ chức hoà giải cơ sở

để đảm bảo tính khách quan, vô tư trong việc giải quyết tranh chấp; cần có cơ

chế bảo đảm thi hành biên bản hoà giải thành; quy định lại một cách có hệ thống

cơ chế giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tai )

3.3.3 Những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về các biện pháp bảo

đảm thực hiện BHXH

Trong quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện BHXH: i) Cần quyđịnh quyền khiếu nại của người tham gia bảo hiểm, người hưởng bảo hiểm với

NSDLĐ hoặc cơ quan BHXH nếu thấy việc giải quyết của họ không đúng quy

định thay vì quy định vấn đề khiếu nại và tố cáo hành chính trong hệ thống phápluật về BHXH như hiện này; ii) Cần bổ sung quy định về sự phối hợp giữa cơ quanquản lý Nhà nước với BHXH Việt Nam về vấn đề thanh tra, xử lý vi phạm trong

việc nợ đọng quỹ, trốn tham gia BHXH; iii) Cần quy định lại mức xử phạt đối với

hành vi vi phạm pháp luật về BHXH theo hướng đảm bảo sự công bằng hơn và có

sức mạnh hơn trong việc giáo dục, ran đe các chủ thể có liên quan; iv) Cần quy

định cơ chế phối hợp giữa cơ quan BHXH với hệ thống kho bạc nhà nước, ngân

hàng trong việc truy thu quỹ bảo hiểm; v) Cần chỉnh sửa lại những quy định về

đình công để có thể sử dụng đình công như một biện pháp hữu hiệu cho việc thực

hiện BHXH; vi) Các quy định về giải quyết tranh chấp BHXH cũng can hoàn

thiện hơn (như đã phân tích) để biện pháp này có thể phát huy hết tác dụng của nó

trong việc đảm bảo thực hiện BHXH

Ngày đăng: 27/05/2024, 10:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w