1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bào chữa của luật sư

225 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bào chữa của luật sư
Tác giả Ts. Phan Thị Thanh Mai, Ths. Nguyễn Hải Ninh, Luật Sư Nguyễn Văn Chiến, Ths. Hoàng Văn Hạnh, Ths. Mai Thanh Hiểu, Ts. Vũ Gia Lâm, Ths. Nguyễn Thị Liên, Pgs. Ts. Hoàng Thị Minh Sơn
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Tố Tụng Hình Sự
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường
Năm xuất bản 2013
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 225
Dung lượng 46,39 MB

Nội dung

BLTTHS năm 2003 đã có những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vu của người bào chữa, đồng thời cũng quy định trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trongviệc

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

SR OR Rk Rk kok ok oe ok

DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC CAP TRUONG

HOAN THIEN PHAP LUAT TO TUNG HINH SU

NHAM NANG CAO HIEU QUA

HOAT DONG BAO CHUA CUA LUAT SU

Mã số: LH - 2013 - 2771/DHLHNCHỦ NHIỆM ĐÈ TÀI: TS PHAN THỊ THANH MAI

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

MỤC LỤC

MO ĐẦU

TONG THUAT KET QUÁ NGHIÊN CỨU

1 Những vấn dé chung về hoạt động bào chữa của luật sư và hoàn

2.

thiện PLTTHS nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của luật sư

Thực trạng hoạt động bào chữa của luật sư và nguyên nhân về pháp

luật của thực trạng này

3 Kiến nghị hoàn thiện một số quy định của pháp luật TTHS nhằm

nâng cao hiệu quả hoạt động bào chữa của luật sư

CÁC CHUYEN DE

| Một sô van dé lý luận vê hoạt động bao chữa của luật su và hoàn

thiện pháp luật TTHS nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bào chữa

của luật sư

- Dia vị pháp lý và vai trò của luật sư trong các mô hình tô tụng

Hcàn thiện một số quy định pháp luật TTHS nhằm nâng cao hiệu qua

hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố

Hcàn thiện một số quy định pháp luật TTHS nhằm nâng cao hiệu quả

heat động bao chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thâm

Hcan thiện một số quy định pháp luật TTHS nhằm nâng cao hiệu quả

hoạt động bảo chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử phúc thâm

Hàn thiện một số quy định của BLTTHS nhằm nâng cao hiệu quả

hoạt động bào chữa của luật sư đôi với người chưa thành niên

Hàn thiện một số quy định của BLTTHS về thủ tục rút gọn nhằm

nâng cao hiệu quả hoạt động bào chữa của luật sư

Heat động bao chữa của luật sư trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy

tô.xét xử vụ án hình sự

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang

13 13

3]

59 59

77 89 108

133

150

168

183

Trang 3

DANH MỤC TU VIET TAT

Bộ luật hình sự

Bộ luật tố tụng hình sự

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Hội đồng xét xử

Liên đoàn luật sư

Tòa án nhân dân tối cao

Tố tụng hình sự

Viện kiểm sát

Viện kiêm sát nhân dân tôi cao

BLHS BLTTHS CHXHCN HDXX LDLS TANDTC TTHS VKS VKSNDTC

Trang 4

NHỮNG NGƯỜI THUC HIỆN DE TÀI

Chủ nhiệm đề tài: TS Phan Thị Thanh Mai Trưởng khoa Pháp luật hình sự

-Đại học Luật Hà Nội

Thư ký đề tài: ThS Nguyễn Hải Ninh - Bộ môn Luật tố tụng hình sự - Trường

Đại học Luật Hà Nội

Những người tham gia thực hiện

1 Luật sư Nguyễn Văn Chiến — Uy viên thường vụ, Phó tổng thư ký Liên đoàn

luật sư Việt Nam, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư Hà Nội

2 ThS Hoang Van Hạnh - Bộ môn Luật 16 tung hinh su - Truong Dai hoc Luat

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bat kỳ mô hình tổ tụng và ở bất kỳ quốc gia nao, việc giải quyết hai

hoà những nhiệm vụ của TTHS luôn là yêu cầu mà xã hội đòi hỏi Dé đạt đượcmục dich đó, cần phải có những thé chế phù hợp vừa bao đảm đấu tranh phòng,

chống tội phạm có hiệu quả cao, vừa đảm bảo quyền con người trong TTHS, đặc

biệt là quyền của những người bị buộc tội, đó là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.Doi hỏi của xã hội, của nhân dân yêu cầu TTHS phải là công cụ sắc bén trongdau tranh phòng chống tội phạm đồng thời phải thật sự là chỗ dựa của nhân dantrong bảo vệ công lý, triệt dé tôn trọng và bảo vệ quyền con người, bảo đảmkhông làm oan người vô tội Những yêu cau đó phải được quán triệt và thực hiện

trong xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật.

Trong TTHS, việc tham gia bào chữa của luật sư có vai trò rất quan trọngtrong việc bao đảm quyền và lợi ich hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị

cáo, hạn chế sự lạm quyền từ phía những người tiễn hành tố tụng Đồng thời,hoạt động bào chữa của luật sư cũng góp phan làm sáng to sự thật của vụ án và

bảo đảm pháp chế trong TTHS Hoạt động bào chữa của luật sư phải được tiến

hành theo các quy định của pháp luật Các quy định pháp luật TTHS là cơ sở

pháp lý để luật sư thực hiện hoạt động bào chữa Chính vì vậy, việc hoàn thiệnquy định pháp luật điều chỉnh hoạt động bào chữa của người bào chữa (trong đó

có luật sư) nhằm tạo khung khỗ pháp lý hoàn chỉnh, hợp ly, đáp ứng yêu cầu củahoạt động bào chữa của luật sư có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng

cao hiệu quả hoạt động bào chữa của luật sư BLTTHS năm 2003 đã có những

quy định cụ thể về quyền và nghĩa vu của người bào chữa, đồng thời cũng quy

định trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trongviệc đảm bao cho luật sư thực hiện được các quyển của mình trong hoạt độngbào chữa và những quy định khác điều chỉnh hoạt động bào chữa của luật sư.Những quy định nay là tương đối đầy đủ và hợp lý, tuy nhiên vẫn còn tổn tại

Trang 6

những bất cập nhất định, làm hạn chế hoạt động bào chữa của luật sư, đòi hỏiphải được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.

Nhận thức rõ van dé nay, trong tiến trình cải cách tư pháp xây dựng Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Dang ta đã rất chú trọng đến việc

tăng cường tranh tụng dân chủ trong TTHS và chú trọng đến công tác cải cách tổ

chức và hoạt động luật sư Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chínhtrị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” đã đặcbiệt quan tâm đến vai trò của luật sư và đặt nhiệm vụ cho cơ quan tư pháp trongviệc bảo đảm hoạt động của luật sư trong tố tụng Nghị quyết đã nêu rõ: “nâng

cao chất lượng công tố của kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng dânchủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác; các cơ

quan tư pháp có trách nhiệm để luật sư tham gia vào quá trình tố tụng: tham giahỏi cung bị can, nghiên cứu hồ sơ vụ án, tranh luận dân chủ tại phiên tòa”

Thực trạng TTHS Việt Nam những năm gần đây, sau một thời gian thựchiện cải cách tư pháp theo định hướng “nâng cao chất lượng hoạt động của các

cy quan tư pháp, chất lượng trang tung tại tat cả các phiên toà xét xử, coi đây làkhâu đột pha của hoạt động tư pháp”” thì hoạt động TTHS đã có những chuyển

bến tích cực, các phiên tòa hình sự được tiến hành thận trọng, dân chủ, đúng

piap luật hơn và vai trò của luật sư được nhìn nhận tích cực hơn trước Tuy

miên, hoạt động bào chữa của luật sư hiện nay van còn nhiều hạn chế, vuong

mắc, chưa phát huy tốt vai trò của luật su bao chữa, thậm chi còn có những

trrong hợp luật sư vi phạm pháp luật Một trong những nguyên nhân quan trọng

cia thực trang đó là do một số bất cập trong các quy định của pháp luật TTHS.Các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh hoạt động tố tụng theo hướng tăng cường

trinh tụng chưa day đủ; quyền của người bào chữa mặc dù đã được quy định,

mưng còn hạn chế; pháp luật quy định các quyên của người bào chữa nhưng lại

thiếu những quy định bắt buộc dé bảo đảm việc thực hiện quyền của người bào

Ighi quyết 08-NQ/TW năm 2002 của Bộ Chính trị về một só nhiệm vu trọng tâm tư pháp trong thời gian tới.

“ Wehj quyét 49 - NQ/TƯ năm 2005 về chiên lược cai cách tư pháp đến năm 2020.

NW

Trang 7

chữa; chưa quy định day đủ về trách nhiệm của người tiến hành tổ tụng trongviệc bảo đảm thực hiện quyền của người bào chữa; đặc biệt chưa có du nhữngchế tài cần thiết đối với cơ quan và người THTT khi vi phạm các quyền củangười bào chữa; nguyên tắc bao đảm quyền bào chữa cũng chưa được cụ thé hóa

trong các thủ tục khơi tố, điều tra, truy tỐ, xét xử Thực trạng đó đòi hỏi phảinghiên cứu làm rõ những bắt cập trong quy định của pháp luật và kiến nghị hoàn

thiện các quy định đó, nham nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động bào chữa củaluật sư và đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp

Việc nghiên cứu về hoạt động bào chữa của người bào chữa, hoàn thiện

pháp luật TTHS điều chỉnh hoạt động bảo chữa luôn là một vấn để được nhiều

tác gia quan tâm nghiên cứu ở những phạm vi, mức độ khác nhau va đã có

những kết quả đáng trân trọng Tuy nhiên, các công trình thường nghiên cứuchung về người bào chữa và hoạt động bào chữa nói chung, chưa có công trình

nào lựa chọn hoạt động bào chữa cua luật sư làm đối tượng nghiên cứu một cách

toàn diện và sâu sắc, trong khi có thé khang định luật sư là chủ thé thực hiện hoạtđộng bào chữa có hiệu quả nhất

Những phân tích trên cho thay, việc nghiên cứu dé tài Hoan thiện pháp

luct TTHS nham nang cao hiệu quả hoạt động bào chữa cua luật su là cần thiếttroig giai đoạn hiện nay Đề tài nghiên cứu này góp phan vào việc thực hiện

nhiệm vụ của cải cách tư pháp trong lĩnh vực lập pháp được xác định trong Nghị

quyết 48 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống phápluậ Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020 là “xây dựng và hoànthin hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch,

trọng tâm, đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vaitrò và hiệu lực của pháp luật dé góp phan quản ly xã hội, giữ vững ổn định chính

trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững

mạnh, thực hiện quyên con người, quyên tự do, dân chủ cua công dan”.”

I Ngị quyết 48 của Bộ chính trị Fé chiến lược xdy đựng và hoàn thiện hệ thông pháp luật Viet Nam đến năm

2011 định hướng dén năm 2020.

Trang 8

2 Tình hình nghiên cứu

Hoạt động bào chữa của luật sư là vẫn đề đã được nghiên cứu trong một

số công trình nghiên cứu ở các góc độ tiếp cận, mức độ, phạm vi khác nhau và

đã đạt được những kết quả nghiên cứu đáng trân trọng

Về mặt lý luận, những nghiên cứu về van đề quyền con người, mô hình tốtụng, chức năng tố tụng và cải cách tư pháp ở Việt Nam là cơ sở lý luận và định

hướng cho việc nghiên cứu đề tài

Những nghiên cứu về quyền con người có thể kế đến các cuốn sáchchuyên khảo: “Quyên con người — tiếp cận đa ngành và liên ngành Luật học”~—GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb KHXH, Hà Nội 2010 (2 tập); “Cơ chếbảo đảm và bao vệ quyên con người "— G.TS Võ Khánh Vinh chủ biên, NxbKHXH, Hà Nội 2011; “Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người” củanhóm :ác giả gồm GS.TS Nguyễn Đăng Dung,TS Vũ Công Giao và Th.S La

Khánh Tùng chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011 và bài viết “ Những

van dé lý luận về bảo vệ quyên con người bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp

hình sir” của PGS TSKH Lê Cảm, Tap chí TAND số 11, 13 và 14/2006

Những công trình này đã làm rõ những van đề lý luận về quyền con người, tiếp cận vấn đề quyền con người ở phạm vi rộng, hẹp khác nhau, trong đó có quyềnbào chữa của đối tượng bị buộc tội Những van dé lý luận đó giúp cho các tác giảcủa đề tài có được cách tiếp cận đúng đắn về quyền bào chữa và hoạt động bàochữa cia luật sư và xác định hướng kiến nghị hoàn thiện pháp luật trên nguyêntắc vừc bảo đảm quyền bào chữa của đối tượng bị buộc tội, vừa bảo đảm lợi ích

nhà nước, lợi ích chung của xã hội, bảo đảm lợi ich của co quan, tô chức, quyền

và lợi í:h hợp pháp của các cá nhân khác.

Nghiên cứu lý luận cơ bản về mô hình tổ tung cần kế đến cuốn sách Tưpháp hnh sự so sánh của Philip.L.Reichel (bản dịch tiếng Việt - Viện nghiên cứuKhoa lọc Pháp lý) Trong cuốn sách này, tác giả đã phân tích đặc điểm và sosánh cic truyền thống pháp luật khác nhau trên thế giới Tác giả cũng phân tích

làm rõ a so sánh các loại mô hình tô tụng, đặc biệt là mô hình tô tụng kiêm soát

Trang 9

tội phạm và mô hình tố tụng công băng Những nghiên cứu cho thay rang mặc

dù cùng chung mục đích là tìm ra sự thật, phát hiện và xử lý tội phạm nhưng mỗitruyền thông pháp luật sử dụng mỗi mô hình tố tụng khác nhau và đặt vấn đề làcách thức nào được xem là tốt nhất dé tìm ra su thật Sự khác nhau giữa các môhình tố tụng tat yêu dẫn đến sự khác nhau, trong đó có sự khác nhau về địa vịpháp ly của các chủ thé và cách thức vận hành các chức năng tố tung, trong đó

có sự khác nhau về những quy định liên quan đến hoạt động bào chữa của luật

sư Cuén sách Khái quát hệ thống pháp luật cua Hoa Kỳ (dich từ nguyên bantiếng Anh Outline of the U.S Legal System, Congressional Quarterly, Inc, 2001)

cũng là một tài liệu dang quan tâm nghiên cứu vi cuốn sách nay đã “phác hoa

bức tranh toàn cảnh hoạt động luật pháp Hoa Kỳ - về các thấm phán, luật sư, bồithầm đoàn; về thủ tục TTHS và dân sự; về tòa án tối cao, các tòa sơ thâm vàphúc thâm cấp bang và liên bang” Đặc biệt, cuốn sách dé cập đến hoạt động và

vai tro của luật sư trong việc thương lượng lời khai (hay còn gọi là mặc cả thú

tội), khi mà đổi lẫy việc nhận tội, bị cáo được áp dụng pháp luật cả về nội dung

và hình thức theo hướng có lợi hơn Hoạt động này không có ở Việt Nam nhưng

cũng có thê nghiên cứu để rõ hơn mức độ chủ động của luật sư trong TTHS ỞViệt Nam, VKSNDTC chủ trì soạn thao Đề án Mô hình TTHS Việt Nam Đề án

này nghiên cứu những mô hình TTHS điển hình trên thế giới và mô hình tố tụng

của một số nước; nghiên cứu lịch sử mô hình TTHS Việt Nam; tong két thuc tién

thi hành BLTTHS năm 2003 và phương hướng xây dựng mô hình TTHS ở Việt

Nam Những nghiên cứu về mô hình tố tụng nói trên có những nội dung liênquan đến hoạt động bào chữa của người bào chữa, trong đó có luật sư Vì vậy,

việc tham khảo các tài liệu trên giúp cho việc nghiên cứu của các tác giả đề tài

co những hiểu biết cần thiết về các mô hình tổ tụng, trên cơ sở đó đưa ra những

kién nghị hoàn thiện pháp luật hợp ly, phù hợp với mô hình tố tung pha trộn mà

czi cách tư pháp ở Việt Nam đang hướng tới.

* Lời Nhà xuất bản giới thiệu cuốn KAdi quát hệ thong pháp luật của Hoa Kỳ - NXB Chính trị quốc gia.

Trang 10

Những công trình khoa học nghiên cứu lý luận về chức năng của TTHS,

trong đó có chức năng sỡ tội cũng góp phan quan trọng trong việc nghiên cứu détài này Có thê kế đến các công trình nghiên cứu như luận án tiến sĩ Các chứcnăng trong TTHS Việt Nam — Những vấn dé lý luận và thực tiễn của tác gia

Nguyễn Mạnh Hùng, năm 2012 Trong luận án, tác giả đã làm rõ những vấn đề

lý luận về các chức năng buộc tội, chức năng bào chữa và chức năng xét xử

trong TTHS; tìm hiéu, đánh giá thực trạng thực hiện các chức năng nay trong

thực tiễn TTHS Việt Nam và đề xuất những giải pháp cần thiết dé thực hiện hiệu

quả các chức năng của TTHS Bài viết Phân định rành mạch các chức năng cơbaa của TTHS: Buộc tội, bào chữa và xét xử của Ha An? đã phân tích sự cần

thiết phải tạo được cơ chế bảo đảm sự bình đăng giữa bên buộc tội và bên bào

chữa trong việc thực thi các chức năng buộc tội và bào chữa, nâng cao vai trò

của người bào chữa trong các giai đoạn tổ tụng

Các nghiên cứu về thủ tục, phương thức thực hiện các hoạt động tố tụng,

trong đó có hoạt động bào chữa của luật sư cũng là những nghiên cứu liên quan

đến đề tai, đặc biệt là các nghiên cứu về tranh tụng Có thé kế đến luận án tiến sĩ

Nguyên tắc tranh tụng trong TTHS Việt Nam - những vấn dé lý luận và thực tiễn

của Nguyễn Văn Hiền, năm 2010 Trong luận án này, tác giả đã nghiên cứu toànđiện các van dé lý luận và thực tiễn để chứng minh sự tổn tại khách quan của

nguyén tắc tranh tụng trong các mô hình TTHS; khả năng xây dựng và áp dụng

có hiệu quả nguyên tắc này phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam mà

khong cần thay đổi mô hình tố tụng truyền thống Ngoài ra còn có bài viết Mér

số vấn đề về tranh tụng trong TTHS của tác giả Lê Tién Châu, tạp chi Khoa họcphp lý số 1, năm 2003; bài Nguyên tắc tranh tụng trong hệ thống nguyên tắc cơ

baa của luật TTHS của PGS.TSKH Lê Cam, tạp chí Luật học, số 6, năm 2004;

bài “7hực trạng tranh tụng và van dé nâng cao vai tro của luật su trong tranh

°

hntb://brandco.vn/service/]uat-su-hinh-su/phan-dinh-ranh-mach-cac-chuc-nang-co-ban-cua-to-tung-hinh-su-buto:-toi-bao-chua-va-xet-xu.html

Trang 11

ting trước yêu câu cai cách tư pháp” của TS Nguyễn Văn Tuan, tạp chí Dânchủ và Pháp luật số tháng 3/2010 (216); bai“Bao dam quyên của bị cáo trong

phiên toà mở rộng tranh tung” của PGS.TS Nguyễn Văn Huyén, tạp chí Dân

chủ và Pháp luật sô chuyên dé về tranh tụng năm 2003 Trong những côngtrình nghiên cứu trên đều có những nội dung liên quan đến quyên bào chữa và

hoạt động bào chữa, trong đó có hoạt động bào chữa của luật sư.

Những van đề liên quan trực tiếp đến dé tài cũng được nghiên cứu ở nhiềuphạm vi và mức độ khác nhau Ở mức độ đại cương, Gido trình Luật TTHS của

Trường Đại học Luật Hà Nội cũng như giáo trình của các cơ sở đảo tạo luật

khic nghiên cứu về khái niệm ngưởi bào chữa nói chung và luật sư nói riêng;

ngiién cứu, phân tích quy định của BLTTHS về quyền, nghĩa vụ tố tụng của

ngroi bào chữa cũng như những quy định điều chỉnh các hoạt động cụ thé củaluật sư trong quá trình tố tụng Giáo trình Kỹ năng hành nghề luật sư của Họcviện Tư pháp (năm 2001) nghiên cứu về kỹ năng nghề nghiệp của luật sư trong

các lĩnh vực hoạt động, trong đó có hoạt động bào chữa của luật sư trong TTHS.

Nhĩững nội dung trong các cuốn giáo trình nay là những kiến thức dai Cương, cơ

bả: về mặt pháp luật và những kỹ năng mềm liên quan đến hoạt động bào chữacủ: luật sư và kỹ năng hành nghề của luật sư

Nghiên cứu chuyên sâu có liên quan đến van dé này có thể kế đến luận án

tiết sĩ Thurc hiện quyền bao chữa của bị can, bị cáo trong TTHS của TS Hoang

Th Sơn, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2003 Trong luận án tác giả trình

bả: một số van dé chung về quyền bào chữa của bị can, bị cáo; hình thức thựchiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo; các bảo đảm thực hiện quyền bào chữa

củ: bị can, bị cáo; thực tiễn thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo; trên cơ

sở 16 tác giả đã dé xuất các giải pháp có giá trị dé nâng cao hiệu quả thực hiệnquén bào chữa Luận án này là một công trình nghiên cứu có giá trị tác giá đã

ngiiên cứu toàn diện về cả lý luận và thực tiễn về việc thực hiện quyển bao chữa

cui bi can, bị cáo, những hoạt động của người bào chữa nhăm thực hiện quyên

Trang 12

bào chữa của bị can, bị cáo và đã đề xuất nhiều kiến nghị hoàn thiện pháp luật

niam thực hiện có hiệu quả quyền bào chữa của bị can bị cáo có tính khoa học

vì khả thi Tuy nhiên đối tượng nghiên cứu về pháp luật của luận án là BLTTHSnim 1988, vì vậy có những van đề không còn mới trong thời điểm hiện nay Vềsạch chuyên khảo phải kế đến cuốn Vai rò của luật sư trong TTHS cua TS

Nguyễn Văn Tuân, Nhà xuất bản Dai học quốc gia, năm 2001, trong cuốn sách

niy tác giả đã làm rõ vị trí, vai trò của luật sư trong việc bảo đảm quyền cơ bản

cia công dân và phân tích sâu vai trò của luật sư trong quá trình xét xử Ngoài ra

con nhiều bai báo được đăng trên tạp chí chuyên ngành luật của nhiều tác giảnghiên cứu về hoạt động bào chữa của luật sư Những bai báo đó có thé là

nghiên cứu chủ yếu về lý luận như bai Địa vị pháp lý và mối quan hệ của người

bào chữa với bị can, bị cáo trong TTHS của TS Nguyễn Văn Tuân, tạp chí Dânchủ và pháp luật, số 11/2008; bai Bàn về sự tham gia bắt buộc của người bàochữa trong TTHS của TS Nguyễn Thái Phúc, tạp chí Kiém sát, số Xuân 1/2009;bài Nang cao vị thé của người bào chữa tại phiên toà hình sự của tac giả NguyễnNgọc Khanh, tạp chí Luật hoc, số 7/2008; bai Bàn về sự tham gia bắt buộc của

người bào chữa trong giai đoạn điều tra trong TTHS của Nguyễn Trương Tin,

tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 12/2010; bài Về sự tham gia của người bàochữa vào quá trình TTHS theo BLTTHS năm 2003 của Nguyễn Duy Hưng, Tạp

chí Khoa học pháp lý, số 3/2004; bài Vi tri của luật sư bào chữa trong phiên toaxét xu, PTS TS Phạm Hong Hai, tap chi Luat hoc s6 5/2003 Nghiên cứu về các

quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của luật sư bào chữa có các bài viết:

“Thực trạng quy định của pháp luật về hoạt động tham gia 10 tung của luật sư với

tu cách là người bào chữa và hướng hoàn thiện ” của ThS Vũ Huy Khanh, Tap

chí Tòa án nhân dân, số 08 tháng 4/2012; tham luận của TS Lê Hữu Thể, Phó

Viện trường VKSNDTC và ThS Lê Thi Thủy Hodn thiện chế định người bào

chữa trong bộ luật TTHS năm 2003 đáp ứng các yêu cầu cải cách tư pháp công

bố trong tải liệu Hội thảo quốc tế về BLTTHS năm 2003 và quyền của luật sư

Trang 13

bao chữa; bài Chế định người bào chữa của tác giả Dinh Văn Qué, Tạp chi Toa

án số 2/2004; bài Hoan thiện các quy định pháp luật về sự tham gia của luật su

từ giai loạn điều tra và quyết định truy to, Tap chí Kiém sát, số 7/2004 v.v

Những nghiên cứu của các nhà khoa học về thực trạng hoạt động bào chữa

có thê cễ đến một số bài như bài Người bào chữa trong vụ an hình sự của TS

Neuyér Mai Bộ tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 2/1999: và bài Một số vấn dé

lý luận và thực tiễn trong việc thực thi các quy định của pháp luật nhằm đảmbảo quên của luật sự trong quá trình tham gia TTHS, dân sự của TS PhanTrung Hoài, Tạp chí Kiểm sát, số 4/2007; “7c trạng hoạt động cua luật sư -

người tao chữa qua hơn một năm thi hành BLTTHS nam 2003” trên tạp chi

kiểm s số 24, năm 2005; bài viết “Bàn về việc bảo đảm quyên bình đẳng của

luật su bào chữa khi tham gia tranh tụng tại phiên tòa hình sự" của Ths.

Neguyér Văn Truong, tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 5, năm 2008; “Những hạn

chế trorg việc thực hiện quyên bào chữa của người bị tạm giữ, bị can và bị cdo”

của TS Hoàng Thị Minh Son, tạp chí Luật học số 10/2008; bài viết “Nhữngthuận ldi, khó khăn đối với hoạt động hành nghề luật sư trong giai đoạn xét xử

tại Tòaán và một số giải pháp hoàn thiện” của ThS Nguyễn Hữu Chính, trêntap chí Fòa án nhân dân, số 18, thang 9/2012; bài viết “Hoat động của luật sư

trong gai đoạn xét xử” của ThS Dao Thi Nga và ThS Nguyễn Trí Chinh, Tap

chí Tòaán nhân dân, số 19, tháng 10/2012 v.v

IDLS Việt Nam cũng đã tổ chức những Hội thảo khoa học nghiên cứuhoạt động bao chữa của luật sư như hội thảo Cải cách tu pháp và phòng chong

oan saitrong hoạt động tô tụng tô chức tại Hà Nội ngày 2-3/11/2009; Hội thao

Hoàn tiện các quy định của BLTTHS năm 2003 về bao đảm quyên bào chữa vàquyền lành nghề của luật sư tô chức trong hai ngày 29 và 30/03/2012 tai HàNội Nliéu luật sư tham gia các hội thao này đã có những tham luận trong đó có

những lién nghị xác đáng, đúc rút từ thực tiễn hành nghề và thé hiện những trăn

trở, tâm huyết với nghề luật sư

Trang 14

Ngoài các công trình kê trên, có thê nói, nhiều những công trình nghiêncứu về các van dé khác nhau của khoa học luật TTHS đều ít nhiều đề cập đến hoạt

động của người bào chữa nói chung và của luật sư nói riêng Các công trình mặc

dù đã đề cập, nghiên cứu ở những phạm vi, mức độ khác nhau vẻ hoạt động bào

chữa của luật sư nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu ở phương diện pháp

luật một cách trực tiếp, toàn diện và sâu sắc về hoạt động bào chữa của luật sư

3 Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài này, chúng tôi vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng của triết học Mác - Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền conngười và về nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam vềquyền con người, về van dé cải cách tư pháp và về xây dựng nhà nước phápquyên của dân, do dân, vì dân làm phương pháp luận cho việc nghiên cứu

Chúng tôi chú trọng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học phù

hợp với nội dung nghiên cứu đó là phương pháp phân tích, phương pháp tổnghợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp chuyên gia khinghiên cứu đề tài này

4 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động bào chữa của

luật sư trong TTHS Việt Nam, dé tài kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy

đnh của BLTTHS năm 2003 và các quy định pháp luật TTHS khác có liên

quan nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bào chữa của luật sư, đáp ứng vêu cau

của cải cách tư pháp.

5 Phạm vi nghiên cứu

- Về lý luận, đề tài tập trung xây dựng khái niệm hoạt động bào chữa của

luật sư; ý nghĩa của hoạt động bào chữa của luật sư;; nghiên cứu địa vị, vai trò

cua luật sư trong các mô hình tố tụng khác nhau và kinh nghiệm đổi với Việt

Nam trong tiến trình cải cách tư pháp: làm rõ sự cần thiết phải hoàn thiện pháp

luật về hoạt động bào chữa của luật sư và những phương hướng, yêu cầu đặt đốivci việc kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Trang 15

- Về pháp luật, đề tài tập trung nghiên cứu quy định của BLTTHS năm

2003 Ngoài ra dé tai cũng nghiên cứu các van bản pháp luật TTHS khác có liênquan đến liên quan đến hoạt động bào chữa của luật sư

- Về thực trang, dé tài nghiên cứu hoạt động bào chữa của luật sư trongphạm vi cả nước trong 5 năm từ 2008 đến 2012 trên cơ sở báo cáo của LĐLS

Việt Nam, của VKSNDTC, TANDTC và các thông tin, tài liệu khác.

6 Nội dung nghiên cứu

- Xây dựng khái niệm khoa học về hoạt động bào chữa của luật sư trên cơ sở

phản tích làm rõ những đặc điểm của hoạt động này; làm rõ ý nghĩa về chính trị, xãhộ: và pháp lý của hoạt động bào chữa của luật sư; làm rõ những điều kiện bảo đảmthục hiện hoạt động bào chữa của luật sư; nghiên cứu yêu cầu của cải cách tư pháp

nghiên cứu những tiêu chí của hệ thống pháp luật, so sánh với thực trạng pháp luật

hiện nay, từ đó lý giải sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật TTHS dé nâng caohiệ: quả hoạt động bào chữa của luật sư đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp

- Nghiên cứu tổng quan địa vị pháp lý của luật sư trong các mô hình tổtung Nghiên cứu này nhằm làm rõ sự khác nhau về dia vị pháp ly của luật sư

troag các mô hình khác nhau và liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam Dat vẫn đề đótrong tiến trình cải cách tư pháp theo định hướng tăng cường tranh tụng, xâydựng mô hình tố tụng phù hop, tiếp thu những điểm tiến bộ của mô hình tố tụngtranh tụng vào mô hình tố tụng hiện nay của Việt Nam dé thay rõ sự can thiếtphái hoàn thiện pháp luật tố tụng về địa vị pháp lý của luật sư nói chung và luật

sự ao chữa nói riêng cho phù hợp.

- Nghiên cứu các quy định của BLTTHS năm 2003 về quyền và nghĩa vụ

củc người bào chữa, về hoạt động bào chữa của luật sư và những quy định phápluậ có liên quan, xác định những bất cập của các quy định này dẫn đến việc

chưa thực sự bảo đảm hiệu quả hoạt động bào chữa của luật sư.

- Nghiên cứu thực trạng hoạt động bào chữa của luật sư, tìm hiểu nhữngvương mắc, hạn chế trong hoạt động bào chữa của luật sư và xác định nguyênnhin về phương diện pháp luật của thực trạng đó

1]

Trang 16

- Đề xuất những kiến nghị cụ thê sửa doi, bô sung một số quy định phápluật TTHS nhăm tạo khung pháp lý phù hợp cho hoạt động bào chữa của luật sự

đạt hiệu quả cao hơn.

7 Cơ cau đề tài

- Mở đầu

- Tổng thuật kết quả nghiên cứu

- Các chuyên đề

+ Một số vẫn đề lý luận về hoạt động bào chữa của luật sư và hoàn thiện

pháp luật TTHS nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bào chữa của luật sư

+ Dia vị pháp ly và vai trò của luật sư trong các mô hình tố tụng

+ Hoàn thiện một số quy định pháp luật TTHS nhằm nâng cao hiệu quả

hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tó

+ Hoàn thiện một số quy định pháp luật TTHS nhằm nâng cao hiệu quahoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thâm

+ Hoàn thiện một số quy định pháp luật TTHS nhằm nâng cao hiệu quả

hoạt động bao chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử phúc thâm

+ Hoàn thiện một số quy định của BLTTHS nhăm nâng cao hiệu quả hoạtđộng bào chữa của luật sư trong thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên

+ Hoàn thiện một số quy định của BLTTHS nhằm nâng cao hiệu quả hoạt

động bào chữa của luật sư trong thủ tục rút gọn.

+ Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố,

xét xử vụ án hình sự.

- Tài liệu tham khảo

Trang 17

TÓNG THUẬT KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU

1 NHỮNG VAN DE CHUNG VE HOAT DONG BAO CHỮA CUA LUAT

SU WA HOAN THIEN PHAP LUAT TTHS NHAM NANG CAO HIEU QUA HOAT

DONG BAO CHUA CUA LUAT SƯ

1.1 Nhận thức chung về hoạt động bao chữa của luật sư

1.1.1 Khái niệm hoạt động bào chữa của luật su

Cơ sở pháp lý phát sinh hoạt động bào chữa là quyền bào chữa của người

bị buộc tội Quyển bào chữa là quyền con người quan trong trong lĩnh vực chính

trị - dan sự Việc bảo đảm và bảo vệ quyền con người trong mọi lĩnh vực của đời

song xã hội là yêu cau, là nhiệm vụ thiết yếu của nhà nước pháp quyên, đặc biệt

là trong lĩnh vực tố tụng hình sự TTHS là cách thức pháp lý để giải quyết vụ ánhình sự, qua đó quyền tư pháp của Nhà nước được thực hiện Trong quan hệpháp luật TTHS, tính quyền lực nhà nước được thể hiện một cách sâu sắc và ởmức độ cao Quan hệ này tồn tại sự bất bình đẳng giữa các chủ thể có thâmquyền giải quyết vụ án với những người tham gia tố tụng Sự bat bình dang này

đặc biệt thể hiện rõ ở các nước theo mô hình kiểm soát tội phạm và theo hệthống tô tụng thâm vấn." Trong các lĩnh vực tố tụng thì TTHS là lĩnh vực mà cácbiện pháp cưỡng chế Nhà nước được áp dụng phổ biến và ở mức độ nghiêm

khắc nhất “Ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, TTHS cũng được coi là một lĩnhvực hết sức nhạy cảm về khía cạnh quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là

đối với người bị buộc tội” TTHS cho dù được tiến hành theo mô hình hay hệ

thống tổ tụng nào thi quá trình TTHS luôn trực tiếp nhằm chứng minh những đốitượng này có tội hay không có tội và xử lý tiến hành xử lý theo pháp luật Vì

vậy, có thé nói, trong quá trình tiến hành TTHS, các quyển con người của người

bị buộc tội cũng chính là những khách thé dễ bị xâm hại hoặc bị hạn chế nhất

° Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Tir pháp hình sự so sánh của tác gia Philip.L.Reichel (bản dịch tiếng Việt).

7 Tên gọi hoặc định nghĩa về các chủ thể này trong luật của các nước có thê khác nhau nhưng vẻ bản chất cơ bản là giống nhau: Đó là những người bị tình nghĩ phạm tội, tham gia tổ tụng hình sự, bị pháp luật qui định hạn chế một số quyển công dân đề phục vu cho quá trình làm sáng to vụ án nhưng họ chưa bị coi là có tội.

13

Trang 18

Khi thực hiện quyền lực Nhà nước trong TTHS, các co quan và cá nhân có thâm

quyền tố tụng có thê có những hành vi tố tụng quyết định tố tụng động chạm

đến quyền con người của những người tham gia tố tụng, đặc biệt với những người

bị buộc tội Vì vậy, việc bảo đảm quyền con người của những người bị buộc tội làvan dé rất cần được quy định và bảo đảm thực hiện Luật quốc tế và luật quốc giađều có những quy định cụ thể về quyền con người trong lĩnh vực TTHS TrongCông ước về quyên Dân sự - Chính trị năm 1966, đặc biệt tập trung ở Điều 14 quy

định về quyền con người trong lĩnh vực TTHS Có thê khái quát các quyền cơ bản

của bị can, bị cáo mà Công ước đã đẻ cập tới bao gồm: quyền được pháp luật bảo

vệ và tạo thuận lợi cho sự tự bảo vệ trước những hành vi vi phạm pháp luật của

các cơ quan tư pháp; quyền được tự bảo vệ và nhờ người khác bảo vệ chống lại sự

buộc tội của các cơ quan tiễn hành tổ tung; quyén được coi là vô tội, được tôntrong những giá tri làm người, được đảm bảo những quyền lợi ích hợp pháp của

côrg dân (ngoài những hạn chế từ những biện pháp ngăn chặn do pháp luật quiđịm để làm sáng tỏ vụ án) cho đến khi có một bản án kết tội có hiệu lực phápluậ: của Tòa án; quyền được khôi phục danh dự, được bồi thường thiệt hại khi bị

oan ức trong quá trình các cơ quan tư pháp tiễn hành các hoạt động TTHS

Quyén của người bị buộc tội còn được giải thích rõ hơn trong Binh luận chung

số 32 của Ủy ban công ước liên hiệp quốc về Điều 14 công ước về quyền dân sự

và chính trị năm 1966 như sau (phiên họp thứ 19 năm 2007), cụ thể như sau:

“Quyển của người bị buộc tội

a Được thông báo không chậm trễ và chi tiết bằng một ngôn ngữ ma

người đó hiểu về bản chất và lý do buộc tội mình: Thông báo có thể bằng lời và

sau đó bằng văn bản, nếu xét xử vắng mặt cũng phải có biện pháp thông báo

b Có đủ thời gian phù hợp và điều kiện thuận tiện để chuẩn bị bào chữa

và én hệ với người bào chữa do chính mình lựa chọn: điều kiện gồm quyền tìm

kiến tài liệu chứng cứ, khiếu nại chứng cứ không hợp pháp, khả năng chỉ trả chongười phiên dịch (nhà nước trả nêu họ không có kha năng trả), được tiếp xúcriérg với luật su, dam bảo bí mật, không bị hạn chế, tác động, can thiệp, áp lực

14

Trang 19

c Được xét xử nếu không có lý do chính đáng đê trì hoãn: tránh việc giữgia lâu một cá nhân trong tình trạng họ không biết chắc chắn về số phận của họ

vì còn dé đảm bảo công lý Thời hạn tạm giam cần hop lý tùy thuộc từng trường

hợp cụ thể Nếu họ không được tại ngoại phải xét xử nhanh nhất có thé

d Được có mặt trong khi xét xử và được tự bào chữa hoặc nhờ sự giúp đỡ

về pháp lý do mình chọn; nếu chưa có sự giúp đỡ về pháp ly thì phải được thông

bio về quyền nay; trong trường hợp do lợi ích của công lý đòi hỏi, phải bố trí

cho người đó một sự giúp đỡ về pháp lý mà người đó không phải trả tiền nếu

không có đủ điều kiện để tra;

e Được thâm vẫn hoặc nhờ người thâm vấn những nhân chứng buộc tộimình và được mời người làm chứng gỡ tội cho mình tới phiên tòa và thâm vấn tạitòa với những điều kiện giống như đối với những người làm chứng buộc tội mình:Đây là quyền có thể bị hạn chế, Tòa án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận

f Được giúp đỡ về phiên dịch không phải trả tiền, nếu người đó không

hiểu hoặc không nói được ngôn ngữ sử dụng trong phiên tòa: quyền này được ápdụng trong mọi giai đoạn tố tụng Nếu họ hiểu được ngôn ngữ sử dụng tại tòa thì

không được trợ giúp.

g Không bị ép buộc phải chứng minh chống lại chính mình hoặc buộc tự

thú là mình có tội: Đảm bảo không có sự can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp làm bị

can khai không tự nguyện”.Š

Trong các quyền nêu trên, quyền bào chữa là một quyền cơ bản của công

dân trong lĩnh vực TTHS Quá trình TTHS là quá trình di tìm sự thật khách quan

của vụ án hình sự và áp dụng pháp luật hình sự để xử lý hành vi phạm tội nếu có

“Nếu quá trình tố tụng chỉ thể hiện vai trò của nhà nước thì sẽ dé dẫn tới tinh

trạng cả hệ thống TTHS sẽ trở thành hệ thống buộc tội Với tư cách là quyền cơ

bản hiên định của công dân, quyên bao chữa bat buộc các cơ quan tiên hành tô

* Da: học quéc gia, Khoa Luat, Quyên con người - tập hợp những bình luận, khuyến nghị chung cua Uy ban

công ước liên hiệp quốc, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2010, tr 358-378.

Trang 20

tụng phải tạo cơ hội đê chức năng bào chữa được thực hiện một cách thuận lợi.

Các cơ quan tiễn hành tố tụng cũng phải tôn trọng và bảo đảm quyền bào chữacủa bị can, bị cáo Nói một cách cụ thê hơn, người bào chữa, thông thường là

luật sư, phải được coi trọng va có vi trí xứng đáng trong TTHS Tốt nhất là vị trí

của luật sư phải ngang hàng với cơ quan công tố trong quá trình TTHS, có nhưvậy thi quá trình TTHS mới thật sự công bằng”

Ở Việt Nam, quyền của người bị buộc tội trong đó có bào chữa được quy

định trong Hiến pháp và trong BLTTHS và việc bảo đảm quyền bào chữa củangười bị buộc tội là nguyên tắc hiến định và luật định Trong Hiến pháp năm

2013, quyển bào chữa của công dân được quy định tại khoản 4 Điều 31 như sau:

“Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự

bao chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa”.'" Quyền bào chữa của người

bị buộc tội cũng được quy định trong BLTTHS và bảo đảm quyền bào chữa củangười bị buộc tội cũng được xác định là nguyên tắc cơ bản của TTHS Theo cácquy định trong BLTTHS (Điều 11, Điều 48, Điều 49, Điều 50), quyền bào chữa

là quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo Như vậy, quyền này có thể xuất

hiện trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, từ khi có quyết định

tạm giữ cho đến khi bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật

Nội dung hoạt động bào chữa “là toàn bộ những hành v1 tố tụng nhăm xác

định sự vô tội của bị cáo hoặc giảm nhẹ trách nhiệm cho họ”.'! Khái niệm trêntuy chưa day đủ, cụ thé nhưng đã chỉ rõ bản chất của hoạt động bào chữa, đó lànhững hoạt động chống lại việc buộc tội Nội dung của hoạt động bao chữa gồmtong hợp những hành vi được pháp luật cho phép nhằm bác bỏ toàn bộ hoặc mộtphần việc buộc tội, xác định sự vô tội của người bị buộc tội hoặc giảm nhẹ trách

nhiệm hình sự cho họ Đối với các chủ thé thực hiện quyền bào chữa khác nhau

* Đại học Luật Hà Nội (201 1), đề tài “Hoan thiện BLTTHS năm 2003 nhằm thực hiện nguyên tắc tôn trọng

và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân trong tô tụng hình sự”, TS Tô văn Hòa, chuyên dé “Các quyền cơ bản hiền định của công dân trong lĩnh vực tố tụng hình sự”, tr.94.

'' Quốc hội nước CHXHCNVN, Hién pháp năm 2013, thông qua ngày 28/11/2013.

'! Nhà xuất bản Pháp lý, Thuật ngữ pháp lý phô thông, ban dịch tiếng Việt từ nguyên bản tiếng Nga, dich giả: Nguyễn Quốc Việt, Dinh Thế Công, Nguyễn Binh, 1985, trang 16.

16

Trang 21

thì phạm vi những hoạt động bào chữa cũng có những điêm khác nhau Nếu bánthân người bị buộc tội thực hiện quyền bào chữa thì hoạt động bào chữa của họ

đó là những hoạt động thực hiện quyền tự bào chữa và quyền nhờ người khácbào chữa, đó là: yêu cầu chủ thể buộc tội mình thông báo về bản chất và lý dobuộc tội; nhờ người khác bảo chữa và tiếp cận người bào chữa; đưa ra yêu cau

được trợ giúp pháp ly (bào chữa chỉ định và những trợ giúp pháp ly khác) trong

trường hợp luật định; đưa ra yêu cầu khác nham bảo vệ mình trước sự buộc tội

(như yêu cầu thay đổi người tiến hành hoặc tham gia tố tung, yêu cầu triệu tập

người làm chứng hoặc xem xét vật chứng, yêu cầu hoãn phiên tòa, yêu cầu giámđịnh bồ sung hoặc giám định lại ); đưa ra đồ vat, tài liệu, thông tin chứng minhmình vô tội hoặc để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho mình; đưa ra ý kiến phản

đối những hành vi và quyết định của chủ thể buộc tội mình như khiếu nại, kháng

cáo Nếu hoạt động bào chữa do người bào chữa (trong đó có luật sư) thực hiệnthì đó là việc dùng lý lẽ, tài liệu, đồ vật (chứng cứ) để bênh vực cho những người

bị buộc tội, bác bỏ toàn bộ hay một phần sự buộc tội, chứng minh người bị buộctội không phạm tội hoặc chỉ phải chịu trách nhiệm nhẹ hơn so với cáo buộc Đêthực hiện được việc đó, luật sư được quyền (trong quan hệ với chủ thé tiễn hành tố

tụng) và có trách nhiệm (trong quan hệ với khách hang, trong TTHS là người bi

buộc tội) về cơ bản sẽ thực hiện những hoạt động sau: gặp và tiếp XÚC VỚI người bị

buộc tội để tìm hiểu thông tin về vụ án, nguyện vọng của họ và tư vẫn cho họ;tham gia vào các hoạt động điều tra, xét xử theo quy định của pháp luật và cóquyền đặt câu hỏi để thu thập thông tin; được thu thập chứng cứ (trong mô hìnhtranh tụng) hoặc tiếp cận hồ sơ vụ án, đọc ghi chép, sao chụp hồ sơ vụ án liên

quan đến việc bào chữa, thu thập đồ vật, tài liệu, thông tin liên quan đến vụ án

(trong mô hình tố tụng thâm vấn); đưa ra những yêu cầu cần thiết dé bao đảm

việc tiễn hành tố tụng có lợi hoặc không bất lợi cho người bị buộc tội (như yêucầu thay đổi người tiễn hành hoặc tham gia tố tụng, yêu cầu hoãn phiên tòa v.v)

đưa ra đô vat, tài liệu, thông tin chứng minh người bị buộc tội vô tội hoặc dé

oI

17

Trang 22

giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho họ; tranh tụng tai phiên toa; phan đối hành vi

hoặc quyết định tố tung của người có thâm quyên tiến hành tố tụng (tố cáo, khángcáo trong trường hợp luật định để bảo vệ quyền lợi cho người bị buộc tội) Các

chủ thé có quyền thực hiện hoạt động bao chữa đó là người bị buộc tội và ngườibào chữa Trong số những người đó, luật sư - người có đủ tiêu chuẩn, điều kiệnhành nghề thực hiện dịch vụ pháp lý (trong đó có dịch vụ làm luật sư bào chữa) làngười có khả năng thực hiện hoạt động bào chữa có hiệu quả nhất

Hoạt động TTHS dù ở bất kỳ mô hình tố tụng nào về cơ bản đều là tổng

hep các hoạt động thực hiện ba chức năng co ban của TTHS: chức năng buộc

tội, chức năng bào chữa và chức năng xét xử Cả ba chức năng này có mối quan

hệ gắn bó hữu cơ với nhau và không thể tách rời TTHS chỉ được thừa nhận là

dân chủ khi chức năng buộc tội có đối trọng là chức năng bào chữa và sự đổi

trọng đó phải được bảo đảm Sự đối trong của chức năng bào chữa đối với hoạt

động của các cơ quan thực hiện chức năng buộc tội chính là yếu tố hạn chế sailần, hạn chế làm oan người vô tội Có quan điểm cho rang “Chức năng bào chữa

thé hiện ở hai bình diện một là việc bao dam quyền không chỉ đối với người bị

buộc tội mà với cả người bào chữa của họ; hai là xác định trách nhiệm của nhà

nước trong việc giúp đỡ người bào chữa và thân chủ của họ có những điều kiệncần thiết để thực hiện các quyền của mình”.!” Tuy nhiên, chúng tôi cho rang

chTc năng bảo chữa không thuộc về nhà nước mà chỉ thuộc về người bị buộc tội

và người bảo chữa của họ Việc nhà nước giúp đỡ người bào chữa và thân chủ

củi họ có những điều kiện cần thiết để thực hiện quyền bào chữa của minh chỉ là

hoat động trợ giúp pháp lý cho người bị buộc tội.

Cơ sở pháp lý phát sinh hoạt động bào chữa là quyền bào chữa của người

bị buộc tội Cơ sở pháp lý để bảo đảm quyền bào chữa và quyền của người bàochia là nhiệm vụ của người tiến hành tố tung Còn cơ sở pháp lý điều chinh hoạt

!? Tham vi và các hoạt động bào chữa của người bị buộc tội và của luật sư được phép thực hiện có sự khác nhai giữa các mô hình tố tụng và ở từng quốc gia.

= *guyễn Mạnh Hùng, C ưc năng cơ bản của 10 tụng hình sự - những vấn đẻ ly luận và thực tiền, luận an tiér sĩ, năm 2012, trang 49.

18

Trang 23

động bào chữa thì rộng hơn: đó là những nguyên tắc cơ bản có liên quan địnhhướng cho hoạt động bào chữa; các quyên tố tụng của người bị buộc tội nhằm tựbảo vệ minh trước sự buộc tội hoặc nhờ người khác bào chữa; các quyên và nghĩa

vụ của người bào chữa (trong đó có luật sư) nhằm bào chữa cho người bị buộc tdi;những quy định về thủ tục điều tra, truy tố, xét xử có liên quan đến hoạt động bào

chữa cũng là cơ sở pháp lý điều chỉnh một cách cụ thể hơn những hoạt động bảo

chữa Những cơ sở pháp lý này được xác định cơ bản trong Hiến pháp và quy định

cụ thé trong BLTTHS và một số văn bản pháp luật khác có liên quan

Từ những phân tích trên, có thể định nghĩa khái niệm hoạt động bào chữacủa luật sư như sau:“ Hoạt động bào chữa của luật su là toàn bộ những hành vi tổ

tụng được pháp luật điều chỉnh của người có du diéu kiện, tiêu chuẩn hành nghề

luật sư dé bác bỏ việc buộc tội, xác định sự v6 tội của người bị buộc tội hoặc giảm

nhẹ trách nhiệm hình sự cho họ, nhằm chống lại việc buộc tội, bảo đảm quyên, lợi

ích của người bị buộc tội và góp phan xác định sự that cua vụ án `

1.1.2 Ý nghĩa của hoạt động bào chữa

Hoạt động bào chữa của luật sư có ý nghĩa rất quan trọng vẻ chính tri, xã

hội và pháp lý Về mặt chính trị, thực hiện hoạt động bào chữa chính là nhamthực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về vấn đềbao đảm quyền con người, vấn dé cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp

quyền Nhìn vào thực trạng pháp luật và thực trạng thực hiện hoạt động bào chữacủa luật sư trong TTHS ở một quốc gia ít nhiều có thể đánh giá được quan điểm,

chính sách của đảng cầm quyền va quan điểm chính trị của giới lãnh đạo của nhànước đó về van đề quyền con người trong TTHS, đặc biệt là quyền bào chữa của

người bị buộc tội Trong tiến trình cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Đảng ta đã rất chú trọng đến việc tăng

cường tranh tụng dân chủ trong TTHS và hoạt động của luật sư Hoạt động bao

chữa của luật sư trong TTHS đáp ứng yêu cầu của nhà nước pháp quyền XHCNViệt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Nhà nước pháp quyên đòi

hỏi phải dam bao tôn trọng pháp luật, tạo được ý thức coi trọng pháp luật trong

19

Trang 24

quản lý xã hội, quản lý nhà nước, chống lại sự tùy tiện của những người có

quyền Nhà nước pháp quyền đòi hỏi phải xác định đúng đắn trách nhiệm qua lạigiữa nhà nước và công dân và việc bảo vệ các quyên và lợi ích hợp pháp củacông dân được coi là yêu cầu trung tâm của nội dung về Nhà nước pháp quyền.Nhà nước có trách nhiệm tạo khung khé pháp lý và những điều kiện cần thiếtkhác dé luật sự thực hiện hoạt động bào chữa có hiệu qua, phù hợp với yêu cầu

của xã hội, của nhà nước pháp quyên Ngược lại, hoạt động bào chữa của luật sưgóp phan thực hiện các đòi hỏi nói trên Bằng hoạt động bao chữa, luật sư góp

phần vào việc bảo đảm pháp chế, bảo đảm pháp luật được tôn trọng va thực thimột cách nghiêm chỉnh, góp phần bảo đảm quyền con người trong TTHS

Về mặt xã hội, hoạt động bào chữa của luật sư góp phần bảo đảm chocông lý được thực thi, bảo đảm việc thực hiện công bang, dân chủ trong tố tụngTTHS, không làm oan người vô tội, qua đó bảo đảm công bang trong xã hội.Ngoài việc bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội,việc luật sư tham gia bao chữa trong TTHS còn hạn chế sự lạm quyên và vi pháppháp luật của cơ quan và người tiến hành tổ tụng Từ đó, hoạt động này có tác

dụng củng cố lòng tin của người dân vào cơ quan tiến hành tố tụng, vào pháp

luật và nhà nước, góp phan 6n định trật tự xã hội Điều nay có ý nghĩa rất quantrọng, nhất là trong thời điểm hiện nay, khi mà “niềm tin của nhân dân đối vớiĐảng và chế độ đang bị thách thức và suy giảm do tệ tham nhũng, lãng phí, suythoát đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên”.!°

Về mặt pháp lý, hoạt động bào chữa nói chung và hoạt động bào chữa của

luật sư nói riêng là một trong những phương hướng hoạt động cơ bản của TTHS

nhằm thực hiện một trong ba chức năng cơ ban của TTHS đó là chức nang bao

chữa Hoạt động bào chữa của luật sự không chỉ là công cụ hữu hiệu để bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội mà còn góp phan quan trọng

trong việc xác định sự thật của vụ án, đảm bảo việc giải quyết vụ án khách quan, 'ở htp:/Avww.thanhnien.com.vn/pages/20 I30122/khong-duoc-lam-dung-long-tin-cua-nhan-dan.aspx (trích lời

Chủ tịch nước Trương Tân Sang trả lời Thông tân xã Việt Nam, báo Thanh niên online đăng ngày 22/1/2013)

Trang 25

toàn diện, đầy đủ và đúng pháp luật, đảm bảo không làm oan người vô tội Cácluật sư thông qua hoạt động bào chữa đã góp phần tích cực vào việc thực hiện các

nhiệm vụ của TTHS đó là phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác,

nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không dé lọt tộiphạm, không làm oan người vô tội, góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo

vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ich hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệtrật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theopháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm '”

1.1.3 Những điều kiện cân thiết để bảo đảm thực hiện hoạt động bào

chữa của luật sw

Hoạt động bảo chữa của luật sư cần được bảo đảm thực hiện Theo Từ

điển Tiếng Việt “bảo đảm là làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được,

hoặc có day đủ những gi cần thiét”.'° Như vay, có thé hiểu bảo đảm hoạt độngbào chữa của luật sư là làm cho các hoạt động đó chắc chắn thực hiện được, hoặc

có day đủ những gi cần thiết để thực hiện được Muốn vậy, cần phải có nhữngđiều kiện cần thiết có tính toàn diện và đồng bộ Cụ thể là một số điều kiện sau:

- Phải có nhận thức, chủ trương, đường lối đúng đắn về vấn đề quyền conngười trong TTHS, đặc biệt là quyền con người của người bị buộc tội Xác định

đúng quan điểm, yêu cau, nội dung của cải cách tư pháp Đường lối chính trị đó

được cân được thể chế hóa trong Hiến pháp, pháp luật

- Về mặt pháp luật, phải có những quy định toàn diện, đồng bộ, minh bạch

và phù hợp làm cơ sở pháp lý cho luật sư thực hiện hoạt động bào chữa, “hoàn

thiện pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư tạo cơ sở pháp lý đây đủ cho tổchức vả hoạt động luật su quy định ràng buộc trách nhiệm của cơ quan vàngười tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm cho luật sư thực hiện quyền bào

! Xem Điều 2 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

'* Viện Ngôn ngữ học, Trung tâm Từ điển học (1998), Tir điền Tiếng Việt, Nxb Da Nẵng, tr 36, 37.

'” Thủ tướng Chính phủ, Chiến lược phát triển Luật su đến năm 2020 (kèm quyết định số 1072/QĐ-Ttg

ngày! 5/11/2011).

Trang 26

chữa, tạo môi trường pháp lý tốt dé luật sư thực hiện hoạt động bào chữa Cácquy định về xử lý và chế tài đối với những hành vi trái pháp luật cũng là dambảo cân thiết đê luật sư thực hiện hoạt động bào chữa Tùy tính chất và mức độ

vi phạm mà người có hành vi vi phạm pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính trách nhiệm dân sự hoặc trách nhiệm hình sự.

- Phải hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật để đảm bảo pháp luật đượcthực hiện đầy đủ và thống nhất Bên cạnh việc xây dựng hệ thống pháp luật hoànthiện đề bảo đảm hoạt động bào chữa của luật sư thì các cơ quan có thâm quyền

cần phải thực hiện việc hướng dẫn pháp luật cho những người tiến hành tố tụng

dé họ hiểu đúng và áp dụng thống nhất pháp luật

- Về mặt con người, phải đảm bảo khả năng thực hiện hoạt động bảo chữa

của luật sư Hoạt động bào chữa của luật sư do luật sư thực hiện nên hoạt động này thực hiện có hiệu quả hay không phụ thuộc vào khả năng thực hiện của

chính luật sư Vì vậy, cần phải “phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, bảođảm vẻ chất lượng, vững vàng về bản lĩnh chính trị, trong sáng vé đạo đức nghề

nghiệp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và nhu cầu của xã hội”.'Ỷ Đối vớingười tiễn hành tố tụng, cần phải được có kiến thức chuyên môn pháp lý, kỹnăng nghề nghiệp và các kiến thức cần thiết khác để nhận thức và thực hiện tốt

công việc của mình, tránh tình trạng lạm quyền dẫn đến vi phạm quyền của luật

sư một cách trái pháp luật Người tiến hành tố tụng cần phải có đạo đức nghề

nghiệp và ý thức trách nhiệm cao.

- Phải có cơ chế giám sát hoạt động TTHS và vận hành tốt cơ chế này đểkịp thời yêu cầu các chủ thé tiến hành tổ tụng thực hiện tốt trách nhiệm của mìnhtrong việc bảo đảm quyền của luật sư và phát hiện nhanh chóng, chính xác mọi

hành vi xâm phạm trái phép hoạt động bào chữa của luật sư.

- Phải quy định rõ ràng, cụ thé trách nhiệm của các chủ thé có thâm quyềntiến hành tổ tụng khi hạn chế hoạt động bao chữa của luật sư một cách trái pháp

'§ Thủ tướng Chính phủ, Chiến lược phát triển Luật sư đến năm 2020 (kèm quyết định số 1072/QD-Ttg ngày

15/11/2011).

Trang 27

luật Những quy định này là cơ sở đê những người có thâm quyên tiến hành tố tụngnhận thức rõ trách nhiệm và điều chinh hành vi t6 tụng của mình Phải xử lý nghiêmcác hành vi xâm phạm quyền của luật sư bào chữa Tùy tính chất và mức độ nguyhiểm của hành vi xâm phạm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáotrong TTHS mà có thê xử lý băng biện pháp hành chính, dân sự hoặc hình sự

1.2 Địa vị pháp lý và vai trò của luật sư bào chữa trong các mô hình

tổ tụng

Trong việc thực hiện quyền bào chữa, có thé nói luật sư là chủ thé thực hiện

có hiệu quả nhất Dé có những kiến nghị hoàn thiện pháp luật TTHS về hoạt động

bào chữa của luật sư đáp ứng được yêu cau của cải cách tư pháp thì việc làm rõ

khái niệm luật sư, làm rõ, so sánh địa vị pháp lý và vai trò của luật sư trong các

mô hình tổ tung từ đó rút ra được kinh nghiệm đối với Việt Nam là cần thiết

Trong hệ thống tố tụng tranh tụng có sự phân định rõ ràng giữa các chứcnăng cơ bản Chức năng buộc tội thuộc về bên công tố và người bị hại, chứcnăng gỡ tội thuộc về bên luật sư bào chữa và bị cáo, còn chức năng xét xử thuộc

về Toà án Điểm đặc trưng, nồi bật của giai đoạn trước xét xử là bên bào chữa và

bên công tố đều có quyền điều tra.'” Bên buộc tội và bên bào chữa đều có quyền

lập hồ sơ hình sự riêng bao gồm các chứng cứ, tài liệu do bản thân họ thu thậpđược bang cách tiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ theo cách thức riêng

Bên bào chữa bảo vệ lợi ích của nghi can nên chỉ tìm các chứng cứ gỡ tội Công

tố viên và luật sư bào chữa có nghĩa vụ thường xuyên trao đổi thông tin vềchứng cứ của mình cho phía bên kia Do có lợi thế nghề nghiệp hơn trong việcthu thập chứng cứ, công tổ viên có nghĩa vụ trao đổi thông tin về hồ sơ hình sựcủa mình cho luật sư bào chữa.” Trong TTHS ở Mi, phiên toà có thé bị hoãn déluật sư bào chữa xem xét chứng cứ của bên buộc tội.”!

'# Nguyễn Thị Thủy, “Cac mô hình té tụng hình sự điền hình trên thé giới và xu hướng hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự ở nước ta hiện nay ”, Tap chí Kiém sát, số 9/2011, tr 43.

°° Nguyễn Thị Thủy, “Cac mô hình tố tụng hình sự điền hình trên thế giới và xu hướng hoàn thiện mô hình tố

tụng hình sự ở nước ta hiện nay ”, Tap chi Kiểm sát, s6 9/2011, tr.44.

*! Jean Pradel, Droit pénal compare, 2° éd., Dalloz, 2002, p 473.

Trang 28

Tại phiên toà, luật sư bào chữa có quyền cùng với công tố viên trình baynhững chứng cứ do mình thu thập được, tranh luận với công tô viên đề tìm cáchthuyết phục Thâm phán và Bồi thâm đoàn Bên buộc tội và bên bào chữa lànhững người trình bày chính và quyết định diễn biễn phiên toà Cùng với công tố

viên, luật sư bào chữa là người quyết định những van dé như: nhân chứng, giámđịnh viên nào cần triệu tập ra toà; trình tự xét hoi nhân chứng; những vẫn đề cần

hỏi nhân chứng ” Luật sư bao chữa có thể yêu cầu thấm vấn đối với nhân

chứng của bên buộc tội, và ngược lại Theo cách này, chính luật sư bào chữa sẽ

là người kiểm soát thông tin được đưa ra và hồ sơ được tập hợp cuối cùng Thâm

phán và bồi thâm đoàn tương đối thụ động, nghe các bên đưa ra chứng cứ, tranhluận rồi đưa ra phán quyết, Tham phán cũng có thé tham gia hỏi nhưng không

phải với vai trò hỏi chính Thâm phán đóng vai trò là trọng tài, chủ yếu tập trung

vào việc đưa ra phán quyết căn cứ trên khả năng chấp nhận của các chứng cứ và

khả năng thuyết phục của các bên Trong tố tụng tranh tụng, luật sư bao chữakhông có nghĩa vụ đối với bên kia và không được phép có lợi ích khác với lợi

ích của thân chủ Trách nhiệm của họ là bằng mọi cách giúp thân chủ của họ có

được kết quả có lợi nhất có thé, bất kể kết quả đó có công bằng hay không

Trong mô hình tố tụng tranh tung, sự tham gia của luật sư bao chữa là bắtbuộc.” Trong các vụ án hình sự ở Mỹ, bị cáo có một quyền hiến định đó là được

đại diện bởi một luật sư Những người không có khả năng thuê luật sư thì có

những hình thức hỗ trợ pháp lý cho họ như văn phòng bào chữa viên nhà nướchoặc luật sư tư được bổ nhiệm dé bào chữa cho người nghèo Ngoài ra, nhiềuluật sư còn cung cấp những dịch vụ pháp lý “pro bono publico” (tiếng Latinh có

nghĩa là vì lợi ích chung) va coi đó là trách nhiệm nghề nghiép.”* Vai trò của luật

sư bào chữa có tâm quan trọng như vai trò của các cơ quan công tô và toa an,

” Nguyễn Thị Thủy, “Các mô hình tổ tụng hình sự điển hình trên thế giới và xu hướng hoàn thiện mô hình tô tung hình sự ở nước ta hiện nay ”, Tạp chí Kiém sát, sô 9/2011, tr 45.

? Nguyễn Thị Thủy, “Cac mô hình tổ tụng hình sự điển hình trên thé giới và xu hướng hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự ở nước ta hiện nay ”, Tạp chí Kiém sát, sô 9/2011, tr 45.

* Nxb Chính trị quốc gia (2006), Khải quát hệ thông pháp luật cua Hoa Kỳ (dich từ nguyên bản tiếng Anh

Outline of the U.S Legal System, Congressional Quarterly, Inc, 2001), tr.99.

Trang 29

quyền lực được chia sẻ cho cả công tổ viên, luật sư và thâm phán Bên buộc tội

và bên gỡ tội có vị trí bình đăng như nhau, có quyên và nghĩa vụ như nhau trongsuốt quá trình tô tụng, trách nhiệm chứng minh được phân déu cho hai bên Vớiquy trình có tính đối kháng, mô hình tố tụng này thể hiện sự minh bạch, dân chủ

và đề cao lợi ích cá nhân.”

Trong tố tụng thầm van, sự phân chia các chức năng buộc tội, chức năng gỡ

tội, chức năng xét xử trong mô hình thầm vấn cũng không rõ ràng như trong mô

hình tổ tụng tranh tụng Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về Co quan điềutra, Viện công tố và Toà án Viện công tố chỉ đạo, giám sát hoạt động điều tra và

hồ sơ vụ án phản ánh kết quả điều tra là cơ sở cho Viện công tố quyết định truy tô

bị can, làm cơ sở để Toà án xét xử và cũng là cơ sở để người bào chữa biện hộ.Khác với mô hình tố tụng tranh tụng, luật sư không tự mình lập “hồ sơ hình sự”

mà phải dựa vào hồ sơ vụ án do Cơ quan điều tra lập trên cơ sở giám sát của Viện

công té dé thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích cho thân chủ của mình Luật sưtham gia tố tụng với tư cách là người tham gia TTHS độc lập Không điều tra

viên, kiểm sát viên, Toà án, cơ quan quản lý luật sư nào có quyền bắt luật sư phải

hành động như thể này hoặc thé khác đối với từng vụ án cụ thể.”° Tại phiên toà,luật sư bào chữa có quyền đưa ra chứng cứ, tranh luận, đối đáp vé chứng cứ, tội

danh và áp dụng pháp luật nhưng không có sự kiểm tra chéo về nhân chứng giữa

các bên như kiêu tố tụng tranh tụng Họ chỉ có quyền đặt câu hỏi cho nhân chứng

sau khi thẩm phán kết thúc kiểm tra và phải được sự đồng ý của thẩm phán Bên

cạnh các quyên của mình, luật sư bào chữa cũng có những nghĩa vụ Luật sư bàochữa chỉ bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo Tại phiên

toà, luật sư có nghĩa vụ trình bày với Toà án tat cả những gi có thể giúp cho bị

cáo và không có quyền làm những gì có hại, làm xấu đi tình trạng của bị cáo

hoặc giúp cho việc buộc tội đôi với họ Luật sư có nghĩa vụ làm sáng tỏ những

°’ Dương Thanh Biểu, “Mô hình té tụng hình sự Việt Nam đáp ứng yêu cau cải cách tư pháp”, Tạp chi Kiểm sát, số 18/2008, tr 10.

°° Nguyễn Văn Tuân, “Vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bi cáo trong tố tụng hình sự”, Tạp chi Dan chu và Pháp luật, số 5/2000, tr 26.

Trang 30

tình tiết xác định bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm của bị

can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.ˆ” Khác

với hệ thống tô tụng tranh tụng, ở hệ thống tố tụng thâm van, sự tham gia của luật

sư bào chữa không phải bat buộc trong mọi trường hop, việc tham gia cũng như vịtrí và vai trò của luật sư trong mô hình tô tụng thắm van mờ nhạt và thụ động hơn

so với mô hình tố tụng tranh tụng Vai trò của thâm phán được dé cao và quyếtđịnh, các chức năng buộc tội và bào chữa ton tại khá mờ nhạt Phiên toà trong tố

tụng thấm van không phải là cuộc tranh tụng giữa các bên buộc tội và gỡ tội, giữacông tố viên và luật sư bào chữa, mà thực chất van là sự tiếp tục của việc điều tra,thấm định chứng cứ, tìm chứng cứ, làm rõ sự thật khách quan của vụ án Luật sưbào chữa và công tố viên có trách nhiệm cung ứng tất cả các chứng cứ thích hợp,

có liên quan đến vụ án cho Toà án Các thẩm phan sẽ thực hiện trực tiếp việc thẩm

vấn các nhân chứng một cách tích cực chứ không phải công tố viên và luật sư bảochữa.”” Các học giả phương Tây cho rằng, hệ thống tố tung này được xem như

một cuộc điều tra, nhà nước chỉ quan tâm đến kết quả của quá trình tố tụng và

muốn những người làm công tác điều tra tìm ra càng nhiều sự thật càng tốt và hệthống này quan tâm đến chứng cứ trong hồ sơ hơn là chứng cứ được đưa ra tại

phiên toà.” Chính vì thế, mô hình tố tụng thâm vấn cũng thường bi chỉ trích là

không tôn trọng day đủ quyền của các bên đương sự Vì chứng cứ là do thẩm phanđiều tra tập hợp nên người ta cho rằng tố tụng thâm vấn đi ngược lại nguyên tắc

vô tư, khách quan và cho rằng đôi khi thâm phán đã có sẵn trong đầu quyết định

xét xử trước khi diễn ra giai đoạn xét xử, việc tranh luận tại phiên toà trở nên vônghĩa và không đảm bảo quyên bào chữa cho bị can, bị cáo Vi vậy, so với các

nước theo hệ thống tổ tụng tranh tụng thi địa vị pháp lý cũng như vai trò của luật

sư ở các nước theo hệ thống té tụng thâm van hạn chế và thụ động hơn

7 Nguyễn Văn Tuân, “Vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hop pháp của bi can, bị cáo trong tô tụng hình sự”, Tap chi Dân chu và Pháp luật, số 5/2000, tr 26.

*® Nguyễn Hải Ninh, Nguyễn Hà Thanh, “Tổ tụng tranh tụng và tô tụng thâm van trong tư pháp hình sự thé giới”, Tạp chi Nghiên cứu lập pháp, sỗ 1 1/2009, tr 59.

® Nguyễn Ngọc Khanh, “Nâng cao vị thé của người bào chữa tại phiên toà hình sự”, Tap chí Luật học, số

7/2008, tr 27.

Trang 31

TTHS các nước trên thế giới hiện nay có xu hướng giao thoa, tiếp nhận

những yếu tố tích cực giữa các mô hình tố tụng Một số nước thuộc mô hình tổ

tụng thâm van tiếp nhận các yếu td của mô hình tố tụng tranh tung, trở thành mô

hình tố tụng hỗn hợp Điển hình như TTHS ở Pháp thuộc mô hình tố tụng hỗn

hợp, trong đó, giai đoạn điều tra thiên về mô hình tổ tụng thâm van và giai đoạn

xét xử thiên về mô hình tố tụng tranh tung.*”

Mỗi mô hình tố tụng có những đặc trưng riêng, những ưu điểm, nhượcđiểm riêng Vì vậy, vai trò và địa vị pháp lý của luật sư bào chữa trong các mô

hình tố tụng cũng có những đặc trưng riêng, ưu điểm, nhược điểm riêng Việcnghiên cứu vai trò và địa vị pháp lý của luật sư bào chữa trong các mô hình tôtụng điển hình trên thế giới giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện, tổng thể dé từ đóđưa ra được những đánh giá chính xác, những sửa đổi phù hợp trong bối cảnh

pháp luật Việt Nam hiện nay Trong giai đoạn cải cách tư pháp và xây dựng nhà

nước pháp quyền Việt Nam, việc tiếp tục duy trì và phát huy những ưu điểm vốn

có của mô hình TTHS thấm van, tiếp thu những hạt nhân hợp lý của mô hìnhTTHS tranh tụng, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam là cần thiết Trong

sự đổi mới đó, cần tạo lập cơ chế đề cao vai trò và địa vị pháp ly của luật sư baochữa trong các giai đoạn tô tụng, bảo đảm sự bình đăng của luật sư bào chữa với

bên buộc tội trong việc thực thi các chức năng buộc tội và bào chữa.

1.3 Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật TTHS nhằm nâng caohiệu quả hoạt động của luật sư và yêu cầu đối với việc hoàn thiện pháp luật

Pháp luật tố tụng hình sự, đặc biệt là BLTTHS năm 2003 là khung pháp lý

để luật sư thực hiện hoạt động bào chữa Vi vậy, pháp luật tố tụng hình sự vềhoạt động bào chữa của luật sư một trong những yếu tố quyết định hiệu quả của

hoạt động này Pháp luật có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện nên

dân chủ xã hội, phát huy quyền lực nhân dân, bảo đảm công bang xã hội Tuy

nhiên, dé pháp luật thực sự có hiệu quả và phát huy được vai trò của mình, doi

°° Philippe Conte, Patrick Maistre du Chambon, Procédure pénale, 4° éd., Armand Colin, 2002, p 13.

Trang 32

hoi pháp luật phải đáp ứng được những tiêu chuân nhất định:

Thứ nhất, đối với quy phạm pháp luật phải bảo đảm tính có cơ sở và hợp

lý, tính có ích, tính tiết kiệm Tính có cơ sở và hợp lý của quy phạm pháp luậtthê hiện ở việc quy phạm pháp luật phải xây dựng trên cơ sở khoa học, phản ánhđúng thực tại khách quan và những quy luật vận động phát triển của nó; phải phù

hợp với nhu cầu của sự phát triển xã hội; phải tính cả đến những ảnh hưởng

không tốt đề khắc phục và ngăn ngừa Tính có ích của quy phạm pháp luật là kếtquả thực tế đạt được khi điều chỉnh pháp luật, thê hiện giá trị thật của pháp luật

trong đời sống xã hội Ngoài ra cần phải đảm bảo những chỉ phí về vật chất, con

người thời gian và những chi phí khác có liên quan tới những hoạt động pháp lý

trong quá trình điều chỉnh luật là ở mức thất nhất những đạt hiệu quả cao nhất.”

Thứ hai, tiêu chuẩn cơ bản để xác định mức độ hoàn thiện của hệ thống

pháp luật cụ thể là những tiêu chuẩn sau: tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phùhợp, tính minh bạch của hệ thống pháp luật và kỹ thuật lập pháp.”

Tính toàn diện của hệ thống pháp luật thé hiện ở khả năng bao quát, bảo

đảm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội cần điều chỉnh bằng pháp luật đều cópháp luật dé điều chỉnh Tính đồng bộ của hệ thống pháp luật thé hiện ở chỗ cácquy định của pháp luật phải thống nhất với nhau, không mâu thuẫn, trùng lặpchồng chéo hoặc loại bỏ lẫn nhau Tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện

ở sự tương thích giữa các quy định của pháp luật với trình độ phát triển của kinh

tế xã hội, chế độ chính trị, trình độ của nền dân chủ, phong tục tập quán, đạo

đức, truyền thống, đặc điểm, tâm lý dân tộc, lẽ phải, lẽ công bằng, trình độ dânchí, sự cần thiết, thông lệ hay tập quán và điều ước quốc tế Nếu các quy định

của pháp luật phản ánh đúng các quy luật và trình độ phát triển kinh tế, xã hội,

thê hiện được ý chí, nguyện vọng và yêu câu của đại đa sô dân cư thì nó có đủ

` Xem Trường Dai học Luật Hà Nội, Gido trình lý nhà nước và pháp luật, năm 1994, trang 309-311.

3 Xem chuyên đề Mot số tiêu chi cơ bản danh giá mức độ hoàn thiện cua hệ thong pháp luật và pháp luật

tô tụng hình sự của PGS TS Nguyễn Thị Hỏi trong dé tài Hoàn thiện quy định của BLTTHS năm 2003

nhằm bao dam thực hiện nguyên tac tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản cua công dân, Đại học Luật Hà Nội, 2011.

Trang 33

điều kiện đề trở thành hiện thực và sẽ được đa số nhân dân tự giác thực hiện, nhờ

đó hệ thông pháp luật có tính khả thi cao và sẽ có hiệu quả cao Tính minh bach

của hệ thống pháp luật thê hiện ở chỗ các quy định của pháp luật nhất quan, công

khai, dé dang tìm được, có thé tin cậy được và có thé dự đoán trước được Tínhnhất quán của pháp luật thê hiện qua việc các quy định pháp luật thống nhất với

nhau, không trùng lặp, chồng chéo, mâu thuẫn hoặc loại bỏ lẫn nhau; rõ ràng,

bảo đảm có thể hiểu theo một nghĩa, tránh những từ ngữ mập mờ, khó hiểu hoặc

có thể hiểu theo nhiều nghĩa Tính công khai của pháp luật đòi hỏi việc xây

dựng, ban hành và thực hiện pháp luật phải tiến hành công khai, tạo điều kiện

cho mọi lực lượng xã hội bảo vệ và cân băng lợi ích của mình Trong quá trìnhxây dựng pháp luật phải tạo điều kiện cho moi người dân được biết và được

tham gia một cách rộng rãi vào quá trình thảo luận dự thảo các văn bản quy

phạm pháp luật quan trọng Sau khi được ban hành, pháp luật phải được công bốcông khai bằng nhiều hình thức để bat ky ai muốn biết đều có thể tìm được, có

thé dé dàng truy cập Tính có thé tin cậy được và dự đoán trước được đòi hỏi cácquy định pháp luật phải đáng tin cậy, là đại lượng tượng trưng cho công bằng, lẽ

phải và sự hợp lý Việc xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật không gây ra sự

ngạc nhiên và sự bất ngờ cho đối tượng được áp dụng Việc sửa đối, bô sungpháp luật phải được thông báo công khai trước một thời hạn hợp lý để người dân

có thời gian chuẩn bị Thời điểm phát sinh hiệu lực của những quy định pháp

luật mới được ban hành cũng phải là khoảng thời gian hợp lý để các đối tượng

chịu sự tác động của văn bản có đủ thời gian chuẩn bị cho việc thực thi phápluật Tính 6n định va minh bach của hệ thống pháp luật sẽ giúp cho các chủ thé

dé dàng tìm được và hiểu đúng yêu cầu của các quy định pháp luật liên quan đến

mỗi hành vi cụ thể của mình, có thể dự đoán trước được hậu quả pháp lý củahành vi đó, những kết quả tốt đẹp có thé được nhận, những hậu quả bat lợi có thé

phải gánh chịu, phản ứng có thể có của nhà nước, của xã hội đối với hành vi

đó Từ đó giúp cho các chủ thê có đủ điêu kiện đê tính toán, cân nhac kỹ lưỡng

Trang 34

trước khi lựa chọn và thực hiện một hành vi nào đó Xã hội càng phát trién, càng

dân chủ, văn minh thì đòi hỏi của xã hội đối với tính ôn định và minh bạch củapháp luật càng cao Tính 6n định và minh bach của hệ thống pháp luật có liênquan mật thiết và tương quan tỉ lệ thuận với tính đồng bộ và tính phù hợp khảthi của nó Tuy nhiên, tính ổn định của pháp luật cũng chi là ồn định tương đối vi

thực tế cuộc sống thay đổi thì pháp luật phải được sửa đổi, bổ sung, thay thé kịp

thời Kỹ thuật lập pháp là tống thể các phương pháp, phương tiện được sử dụngtrong quá trình soạn thảo và hệ thống hóa pháp luật, chửa đựng các nguyên tắc,

các quy tắc khoa học nham đảm bảo cho pháp luật có đủ khả năng điều chỉnh có

hiệu quả các quan hệ xã hội Trình độ kỹ thuật lập pháp cao thể hiện ở việc xácđịnh đúng nhu cau điều chỉnh pháp luật, các nguyên tắc xây dựng pháp luật được

xác định là tối ưu, cơ cầu hệ thống pháp luật được xác định chính xác, ngôn ngữ

biểu đạt cô đọng, logic, chặt chẽ Trình độ, kỹ thuật lập pháp của nhà lập phápcao không chỉ giúp họ đủ khả năng nhận thức đúng các yêu cầu, đòi hỏi của cácquan hệ xã hội thực tại mà xây dựng nên các quy phạm pháp luật phù hợp đểđiều chỉnh chúng một cách có hiệu quả mà còn có thể dự đoán được xu hướngphát triển tat yếu của chúng trong tương lai dé kịp thời điều chỉnh.”

Đối chiếu các tiêu chuan trên, có thể nói rang, còn nhiều tiêu chuẩn mà

pháp luật của nhà nước ta chưa đáp ứng được Đảng ta đã đánh giá “nhìn chung

hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp,chậm đi vào cuộc sống” và xác định “việc phải tiến hành xây dựng hoàn thiện

pháp luật Việt Nam là đòi hỏi cấp bách”?!

BLTTHS năm 2003 đã thể hiện bước tiến bộ quan trọng so với BLTTHSnăm 1988 trong việc hoàn thiện pháp luật, tạo khuôn khổ pháp luật ngày càng

hoàn chỉnh cho hoạt động TTHS nói chung và hoạt động bao chữa của luật sư nói

3 Đại học Luật Hà Nội (2011), đề tài Hoàn thiện quy định cua BLTTHS năm 2003, nhằm bảo đảm thực hiện

nguyên tắc tôn trong và bảo vệ các quyên cơ ban của cong dan , chuyên đề Một số tiêu chí cơ bản đánh giá

mite độ hoàn thiện của hệ thong pháp luật và pháp luật tô tụng hồn sự của PGS TS Nguyễn Thị Hồi

' Đảng CSVN, Bộ chính trị, Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn

thiện pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

Trang 35

riêng Tuy nhiên, BLTTHS năm 2003 cũng có những hạn chế chung như đã nóitrên, đặc biệt là còn nhiêu hạn chế trong việc tạo cơ chế pháp lý dé bao dam thực

hiện có hiệu quả hoạt động bào chữa nói chung và hoạt động bào chữa của luật sư

nói riêng Vì vậy việc hoàn thiện BLTTHS dé đáp ứng những yêu cầu cai cách tư

pháp những đòi hỏi của thực tiễn tố tụng và để nâng cao hiệu quả hoạt động bàochữa của luật sự nói riêng là rất cần thiết Cùng với việc hoàn thiện một số quy

định của BLTTHS năm 2003 cũng cần thiết phải hoàn thiện những quy định pháp

luật có liên quan đến hoạt động bào chữa của luật sư để đảm bảo tính thống nhất,

đồng bộ của hệ thông pháp luật và nhằm thực hiện có hiệu quả hơn hoạt động này.Việc hoàn thiện pháp luật TTHS nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bào chữa củaluật sư phải đặt trong việc sửa đổi, bỗ sung toàn diện BLTTHS nhằm dap ứng

được ngày càng tốt hơn những tiêu chuẩn của một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh

Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện pháp luật ViệtNam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 xác định nhiệm vụ “xây dựng vàhoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minhbạch, xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người,

quyền tự do dân chủ của công dân” Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật phải

“xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệmquốc tế về xây dựng và thi hành pháp luật, kết hợp hài hòa bản sắc văn hóa,

truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tính hiện đại của hệ thống pháp luật”

2 THUC TRẠNG HOẠT DONG BAO CHỮA CUA LUẬT SƯ VÀ NGUYEN

NHÂN VE MAT PHAP LUẬT CUA THUC TRANG NAY

2.1 Thực trang hoạt động bao chữa của luật su

Những năm gần đây, luật sư tham gia bào chữa ngày càng nhiều hơn trongcác vụ án hình sự Đặc biệt 100% các vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quantiến hành tố tụng đều có luật sư tham gia đầy đủ, đảm bảo đúng quy định pháp

luật.” Các Doan luật sư đều thực hiện nghiêm túc việc phân công luật sư tham

` TANDTC, Báo cáo công tác nhiệm ky 2007 - 201 I.

Trang 36

gia vào các vụ án chi định theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tung.*°

Đề có được kết quả này là do sự phát triển của các đoàn luật sư và đội ngũluật sư Tháng 5/2009, Liên đoàn luật sư được thành lập, sé lượng luật sư canước là hơn 5.000 luật sư; năm 2011, tổng số luật sư là 6.824 luật sư; cho đếnthời điểm hiện nay (1/2013), SỐ lượng luật sư là 7.476 luật sư Bên cạnh việc

phát triển về số lượng, Liên đoàn đặc biệt chú trọng việc nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư Trong năm, Liên đoàn đã phối hợp chặt chẽ với Ban Chủ nhiệm các

Doan luật sư tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng cho luật sư về chuyên môn nghiệp vụ,

về kỹ năng hành nghề, về Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.” Dai

đa số các luật sư được can trọng, tỉ mi trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, gặp gỡ

bị can, bị cáo, thu thập chứng cứ, chuẩn bị luận cứ bào chữa và các nội dung câu

hỏi dé tham gia tranh tụng tại phiên tòa, bảo vệ tốt quyền lợi cho thân chủ (kế cả

các vụ án theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tung) Đa số các luật sư có tỉnhthần trách nhiệm và giữ đạo đức nghề nghiệp, thực hiện tốt quy tắc ứng xử củaluật sư Nhiều luật sư tham gia bào chữa miễn phí Đáng lưu ý là Đoàn luật sư

TP Hồ Chí Minh đã duy trì hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí và nhận bao

chữa miễn phí với 41 luật sư đăng ký tham gia trực tại trụ sở của Đoàn.”

Việc tham gia tố tụng của các luật sư không những bảo đảm tốt hơnquyền bào chữa của bị can, bị cáo mà còn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng

làm rõ sự thật khách quan của vụ án, phát hiện, sửa chữa những thiếu sót, xét

xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật Quyền và lợi ích hợp pháp của côngdân được bảo vệ theo đúng quy định pháp luật, góp phan thực hiện thành công

chiến lược cải cách tư pháp của Dang, thúc day sự phát triển kinh tế- xã hội củađất nước Ngoài ra, hoạt động bào chữa của luật sư cũng góp phần nâng cao ý

thức chấp hành pháp luật trong đời sống xã hội nói chung và trong tố tụng hình

Sự nói riêng.

°° LDLSVN, Báo cáo công tác năm 2012 và phương hướng hoạt động năm 2013, ngày 5/1/2013.

š LĐLSVN, Báo cáo công tác năm 2012 và phương hướng hoạt động năm 2013, ngày 5/1/2013.

* LDLSVN, Báo cáo công tác năm 2011 và phương hướng hoạt động năm 2012 ngày 18/1/2012.

ca bo

Trang 37

Tuy nhiên hoạt động bào chữa của luật sư vẫn còn nhiêu hạn chế, vướng

mắc Cụ thê như sau:

- SỐ lượng, tỉ lệ các vụ án có luật sư tham gia bào chữa còn ít, trong đó

trung bình khoảng một nửa số vụ luật sw tham gia là theo yêu cầu của cơquan tiễn hành tô tung và cũng chỉ tập trung vào một số ít luật sư nhất định

Số lượng luật sư tham gia bào chữa trong các vụ án hình sự những năm

gần đây chiếm tỉ lệ thấp Theo số liệu thống kê của Liên đoàn Luật sư, trong 5năm từ 2007 đến 2011, đội ngũ luật sư đã tham gia 64.173 vụ án hình sự trêntong số 299.574 vụ án hình sự.”” Số liệu nói trên cũng tương đối phù hợp với báocáo của Chánh án TANDTC cùng thời điểm, trong đó luật sư đã tham gia hơn64.000 vu án trên tổng số 299.574 vụ án hình sự (chiếm tỷ lệ 21,42%)!? Tỷ lệnày ở Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh cao hơn, đạt khoảng 40%."'

Biểu 1 Số lượng luật sư tham gia bào chữa trong 5 năm từ năm 2007 đến 2011

64173 (21%)

Oténg só vụ không có lu& sư bào chữa

8 số vụ có lua sư bào chữa

235410 (79%)

Việc luật sư được mời bào chữa còn ít, theo số liệu thống kê của Liên

đoàn Luật sư, trong 5 năm, từ 2007 đến 2011, trong số 64.173 vụ án hình sự có

luật sư tham gia bào chữa thì ty lệ luật sư được công dân mời tham gia bào chữa

là 32725 vụ (chiếm 50,99% tổng số vụ luật sư tham gia bào chữa), theo yêu cầu

là 31448 vụ (chiếm 49,01% tổng số vụ luật sư tham gia bào chữa)

Năm 2011, các luật sư tham gia bào chữa trong 17.507 vụ án hình sự,

*® LĐLSVN, Báo cáo số 251/LDLSVN Đánh giá thực trạng bao dam quyên bào chữa và quan điểm sửa đôi,

bỏ sung BLTTHS năm 2003, trong 5 năm từ 2007 đến 2011, ngày 29/10/2012.

*° Bộ Tư pháp, Báo cáo tong kết 5 năm thi hành Luật Luật su, Tài liệu Hội nghị tổng kết 5 năm thi hành Luật Luật sư tô chức tại TP Hồ Chi Minh ngày 9/12/2011, tr 7.

“' Tòa án nhân dân TP Hồ Chi Minh, Một sé ý kiến vẻ hoạt động của luật sư trong TTHS, Tham luận tại Hội

nghị tông kết 5 năm thi hành Luật Luật sư do Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh tổ chức ngày 10/9/2011, tr 3.

t2 ¿3

Trang 38

trong đó có 9.740 vụ án hình sự được mời (chiếm 55,63% tông số vụ luật sư

tham gia bào chữa), 7.767 vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tốtụng (chiếm 44,37% tổng số vụ luật sư tham gia bào chữa) "”

Năm 2012, số lượng vụ việc luật sư tham gia các vụ án là 14.375 vụ ánhình sự, trong đó có 5.946 vụ án hình sự được khách hang mời (chiếm 41,36%

tong số vụ luật sư tham gia bào chữa), 8.429 vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ

quan tiến hành tố tụng (chiếm 58,64% tổng số vụ luật sư tham gia bào chữa)."”

Số luật sư tham gia tố tụng trong các vụ án hình sự trong tổng số các luật

sư đang hành nghề cũng chỉ chiếm tỉ lệ rất khiêm tốn Ví dụ ở Hà Nội có hơn

2100 luật sư, nhưng tỷ lệ số luật sư tham gia các vụ án hình sự mới chỉ chiếm

khoảng 13%.”

Biểu 2 Tình hình số luật sư được mời và theo yêu cầu của CQTHTT

trong 5 năm từ năm 2007 đến 2011

31421 (10%)

32752 (11%)

H tổng số vụ không có luật sư

tham gia

R luật sư được mời

235401 (79%) O luật su theo yêu cau

- Chất lượng hoạt động bào chữa của luật sw còn một số hạn chế và

chưa thực sự hiệu qua

Luật sư trong TTHS Việt Nam không phải chủ thé tiến hành tố tung, họkhông được chủ động và độc lập trong việc giải quyết vụ, và vì vậy rất khó đểđánh giá chất lượng hoạt động của luật sư thông qua kết quả giải quyết vụ án

hình sự của cơ quan THTT Vì vay, chúng tôi chỉ phản ánh một số hạn chế trong

hoạt động bào chữa của luật sư qua những thông tin có được như sau:

* LDLSVN, Báo cáo công tac năm 2011 và phương hướng hoạt động năm 2012 ngày 18/1/2012.

® LDLSVN, Báo cáo công tác năm 2012 và phương hướng hoạt động năm 2013 ngày 5/1/20123.

* Theo thông tin từ LS Nguyễn Văn Chiến Uỷ viên thường vụ, Phó tổng thư ký LĐLSVN, Phó chủ nhiệm

Đoàn luật sư Hà Nội.

34

Trang 39

- Chất lượng bào chữa nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu, một số trườnghợp luật sư tham gia tố tụng còn mang tính hình thức, chưa thật sự đóng vai trò

giám sát, phản biện với quá trình điều tra, truy tố, kết quả tham gia tranh tụng tạiphiên tòa còn hạn chế Không ít luật sư thực hiện nhiệm vụ của mình một cách

qua loa, nghiên cứu hé sơ không kỹ, không tích cực tham gia vào các hoạt động

tố tụng theo quy định để có được thông tin, không nắm chắc nội dung vụ án nên

tại phiên tòa nhiều luật sư chỉ đưa ra các tình tiết giảm nhẹ mà không có những

lý lẽ, lập luận đề thuyết phục HĐXX Nhiều bài bào chữa của luật sư sơ sài, cầuthả, chép nguyên mẫu những bài bào chữa tương tự, chỉ dựa vào hồ sơ, nhiều khicòn không chính xác, không thuyết phục được HDXX.”

- Đặc biệt chất lượng bào chữa trong các vụ án mà luật sư được chỉ định

bào chữa theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng là rất thấp Có trường hợp,luật sư tham gia bào chữa theo yêu cầu của cơ quan tiễn hành tố tụng theo kiểunghĩa vụ, chỉ mang tính hình thức, chiếu lệ dẫn đến chất lượng bào chữa của luật

sư trong những vụ án này không cao Thực tế cho thấy không có nhiều luật sư

nổi tiếng tham gia bào chữa theo yêu cau của cơ quan THTT, không ít trường

hợp luật sư tham gia bào chữa mang tính hình thức "5

- Y thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, cách ứng xử của một bộ

phận luật sư còn yếu, chua đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội

Có một số luật sư vi phạm ky luật, pháp luật, quy tắc đạo đức nghề

nghiệp, có trường hợp vi phạm nghiêm trọng đến mức phải truy cứu trách nhiệm

hình sự.” Có thé nêu một số những hành vi cụ thé sau:

- Có nhiều trường hợp luật sư còn thiếu trách nhiệm với thân chủ của mình,

hoạt động có tính hình thức, đặc biệt là trong những vụ tham gia theo yêu cầu của

*' Báo cáo của đại điện Ủy ban Bảo vệ Quyền lợi Luật sư tại buổi làm việc giữa lãnh đạo LDLSVN với Viện trưởng Viện kiêm sát nhân dân tối cao.

“© TANDTC, Viện khoa học xét xử, Báo cáo tong quan VỀ cơ SỞ lý luận thực tiễn cua sự cần thiết thành lập tòa án chuyên trách doi với người chưa thành niên ở Việt Nam”, 1/2012, tr 43.

'” Báo cáo số 19-BC/CCTP của Ban chỉ đạo cải cách tu pháp ngày 4/7/2011, sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TƯ của Bộ chính trị về chiến lược cái cách tư pháp đến năm 2020.

Trang 40

cơ quan tiến hành t6 tụng Nhiều luật sư không tâm huyết, thiếu trách nhiệm nênchỉ gửi bài bào chữa rồi vắng mặt, không trực tiếp thâm van, tranh luận Một số ítluật sư còn vi phạm đạo đức, nặng về cá nhân, thiếu tinh thần xây dựng chung."

- Có trường hợp luật sư gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng như

có tình không có mặt tại phiên toà hoặc nêu ra những lý do không chính đáng déxin hoãn phiên toà như: vì phải bào chữa ở vụ án khác không về kịp hoặc vì chưa

có thời gian nghiên cứu hồ sơ v.v Đáng chú ý những năm gần đây xảy ra một

số trường hợp luật sư xin rút hoặc tự ý bỏ về khi phiên tòa đang diễn ra, dẫn đến

phải hoãn phiên tòa, trích xuất bị cáo đang bị tạm giam nhiều lần rất tốn kém.Thậm chí có trường hợp luật sư còn có lời lẽ và hành động xúc phạm người tiếnhành tô tụng và người tham gia tố tụng khác."

- Có Luật sư khi bào chữa vi phạm nghĩa vụ của luật su, không làm sang

tỏ những tình tiết gỡ tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm cho bị can, bị cáo mà lại

buộc tội bị can, bi cáo “Luật sư bao chữa cho bị cáo trình bay lời tranh luận lại

bày sự đồng tình với luật sư của phía bị hại, là đề nghị HĐXX phúc thâm hủy án

sơ thâm để điều tra, truy tố và xét xử bị cáo thêm một tội danh nữa”.”” Có nhiềutrường hợp những bí mật nhà nước, bí mật điều tra, bí mật công tác và cả bí mật

về đời tư mà người tham gia tổ tụng yêu cầu giữ kín vẫn bị người bào chữa tiết

lộ, thậm chí dùng nó để gỡ tội cho bị can, bị cáo mà mình nhận bào chữa Một séluật su còn coi trong van dé thù lao ma quên di dao đức nghé nghiép, su dungmoi bién phap, ké ca những biện pháp ma pháp luật cam dé biện bạch, cố tìnhđối trắng thành đen vì những khoản thù lao mà thân chủ trả rat hậu."

- Có những trường hợp luật sư phạm tội hình sự vì lợi dụng mối quan hệ

với Toà án đê tác động nhăm làm giảm trách nhiệm cho bị cáo do mình bào

* LDLSVN, Báo cáo công tác năm 2010 và phương hướng hoạt động năm 2011 ngày 18/1/2012.

*® Dinh Văn Qué, Mét số vấn đề về người bào chữa trong BLTTHS năm: 2003, đăng trên công thông tin điện

tử của TANDTC, http://hatinh.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p page id-&p cateid=!75I909

&article details=1&item_id=14077018

*° http: ‘www.baomoi.com/Luat-su-cung-gay-kho-cho-co-quan-to-tung/58/5337178.epi

>! Dinh Văn Qué, Một số van dé về người bào chữa trong BLTTHS năm 2003, đăng trên công thông tin điện

tử của TANDTC, http://hatinh.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p page id-&p_ cateid- 1751909

&article details-I&item ¡d=14077018

36

Ngày đăng: 29/04/2024, 14:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w