Bon là, phiên tòa phúc thẩm còn có một sd dac thu nhu: khi khai mac phién toa,tham phán chủ tọa phiên tòa không phải doc quyết định đưa vụ an ra xét xử; trước khitiến hành xét hỏi, việc
Trang 1TRUONG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NOI KHOA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
HOAN THIEN PHAP LUAT TO TUNG HINH SU
VE XET XU PHUC THAM
Ha Nội, ngày 12 thang 10 năm 2021
Trang 2MỤC LUC KY YEU HỘI THẢO CAP KHOA
“Hoan thiện pháp luật tố tung hình sự về xét xử phúc thâm”
(Tat cả các bài đăng đều được phản biện độc lập)
Ha Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2021
Những van dé chung về xét xử phúc thâm vu
án hình sự
ThS Lê Minh Phương
Học viện An ninh nhân dânHoàn thiện quy định pháp luật tô tụng hình sự
nâng cao chât lượng thực hành quyên công tô
trong xét xử phúc thâm vụ án hình sự
TS Trần Thị LiênTrường Đại học Luật Hà Nội II
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét
xử phúc thâm vụ án hình sự
TS Hoàng Thị Quỳnh ChỉViện kiểm sát nhân dân tối cao
ThS Nguyễn Hoàng Chi Mai
Bộ Tư pháp
21
Hoàn thiện quy định của pháp luật tô tụng
hình sự vê kháng cáo, kháng nghị phúc thâm
đôi với bản án sơ thâm
ThS Ngô Thị Vân Anh
Trường Đại học Luật Hà Nội 33Hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng
hình sự về chuân bị xét xử phúc thâm
TS Phan Thị Thanh Mai Truong Đại học Luật Ha Nội 44Hoàn thiện quy định của bộ luật tố tụng hình
sự về phạm vi xét xử phúc thẩm
TS Phan Thị Thanh Mai Trường Đại học Luật Hà Nội "1Hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng
hình sự về thẩm quyền sửa bản án sơ thâm
của hội đồng xét xử phúc thâm
TS Mai Thanh HiếuTrường Đại học Luật Hà Nội 61Hoàn thiện quy định cua pháp luật tố tụng
hình sự về thâm quyên hủy ban án sơ thắm
dé điều tra lại của hội đồng xét xử phúc thâm
ThS Hoang Thai Duy Trường Đại học Luật Hà Nội 70Hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng
hình sự về thâm quyền hủy ban án sơ thẩm
dé xét xử lại của hội đồng xét xử phúc thẩm
ThS Hoàng Thị HiềnTrường Đại học Luật Hà Nội 78
10 Hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụnghình sự về thầm quyền hủy bán án sơ thâm và
đình chỉ vụ án của hội đồng xét xử phúc thâm
TS Nguyễn Hải NinhTrường Đại học Luật Hà Nội S8
II Hoàn thiện quy định của pháp luật tô tụng
hình sự vê phúc thâm đôi với các quyêt định
của tòa án câp sơ thâm
TS Nguyễn Hải Ninh
Trường Đại học Luật Hà Nội 96
Trang 3NHỮNG VAN DE CHUNG VEXÉT XỬ PHÚC THÂM VỤ ÁN HÌNH SỰ
ThS Lê Minh Phương!
Tóm tắt: Theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, xét xử phúc thẩm là giaiđoạn mà Toa án có nhiệm vụ xét xử lai vụ an hoặc xét lại các quyết định sơ thâm chưa
có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị Mặc dù lý luận về xét xử phúc thẩm vụ
án hình sự đã được tiếp cận đơn lẻ, rải rác trong một số giáo trình, tài liệu khoa học, tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu những vấn dé chung về xét
xử phúc thẩm vụ án hình sự Bài viết phân tích, làm rõ và trình bày cách hiểu thongnhất những van dé chung về xét xử phúc thẩm vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật
Tố tụng hình sự năm 2015
Từ khóa: xét xu, phúc thẩm, những van dé chung, vụ an hình sự, Bộ luật Te 6tụng hình sự 2015.
1 Khái niệm, tính chat xét xử phúc thâm vụ án hình sự
Khoa học tổ tụng hình sự (TTHS) xác định quá trình giải quyết vụ án hình sự(VAHS) thường được tô chức thành nhiều giai đoạn khác nhau và xét xử VAHS là mộttrong những giai đoạn quan trọng Xét xử là giai đoạn Tòa án nhân danh nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam xác định có tội phạm xảy ra hay không,
bị cáo có phải là người đã phạm tội hay không, nếu bị cáo phạm tội thì phạm tội gì,hình phạt, các biện pháp tư pháp khác áp dụng đối với bị cáo” Việc xét xử VAHS lànhằm mục đích bảo vệ chế độ XHCN, bảo đảm sự tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ich hợp pháp khác của công dân, bảo vệ và tăngcường pháp chế XHCN
Theo quy định của Bộ luật TTHS, quá trình xét xử VAHS được phân thànhhai thủ tục xét xử cụ thể đó là: thủ tục xét xử sơ thâm và thủ tục xét xử phúc thâm.Trong đó, xét xử phúc thâm VAHS là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng nhằm tìm ra
sự thật khách quan của vụ án thông qua xét hỏi, tranh luận công khai cho nên phải được thực hiện một cách dân chủ và bình đăng, phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị
về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” nhắn mạnh: “Doi hỏi của công dân
và xã hội đối với cơ quan tu pháp ngày càng cao; các cơ quan t pháp phải thật sự
là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải
là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh cóhiệu quả với các loại tội phạm” Với quá trình xét xử phúc thâm VAHS, đây làquan điểm vừa có ý nghĩa chiến lược, vừa mang tính cấp bách quan trọng trong mụctiêu đảm bao cho việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đồng thời kịpthời khắc phục những sai lầm của tòa án cấp sơ thấm, bảo đảm quyền và lợi ích hợppháp của bị cáo và những người tham gia tô tụng Thuật ngữ “xé xử phúc thẩm vụ án
! Học viện An ninh nhân dân ;
? Nguyễn Ngọc Hà, “Giáo trình Luật Tô tụng hình sự Việt Nam”, Học viện An ninh nhân dân, 2020, tr.336.
3 Nghị quyết sô 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiên lược cải cách tư pháp đến năm 2020”.
3
Trang 4hình sự” mặc dù đã được đê cập, sử dụng khá nhiêu trong các tài liệu, công trình
nghiên cứu và thực tiên công tác xét xử VAHS, tuy nhiên cho đên nay vân chưa có
một cách hiệu thông nhât, hoàn chỉnh.
Dưới góc độ ngôn ngữ học, khái niệm xét xử được hiểu là: “xem xét và xử các
vụ án” Khái niệm phúc tham được hiểu là việc: “Xét lại vụ án, quyết định đã đượctòa án cấp dưới xét xử sơ thẩm, nhưng chưa có hiệu lực pháp luật mà bị kháng cáohoặc kháng nghị” Theo Khoản I Điều 330 Bộ luật TTHS năm 2015 thì “xéí xứphúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định
sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật
bị kháng cáo hoặc kháng nghị” Điều 230 Bộ luật TTHS năm 2003 qui định: “Xé/ xửphúc thẩm là việc Tòa án cấp trên xét lại những bản án hoặc quyết định sơ thẩmchưa có hiệu lực pháp luật bị khang cáo, khang nghị” Như vậy, Bộ luật TTHS nam
2015 xác định rõ việc xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thám, Toà án phúc
thâm thấm tra tính hợp pháp và có căn cứ của bản án hoặc quyết định sơ thâm vàtrong quyền hạn của mình khắc phục những sai sót của Toa án sơ thấm, đảm bảo cho
vụ án được xét xử chính xác và đúng pháp luật, đồng thời thông qua xét xử phúcthâm Toà an cap phúc thâm còn hướng dẫn các Toà án cấp dưới áp dụng thống nhấtpháp luật, tong kết thực tiễn xét xử và kiến nghị với người có thâm quyền kháng nghịgiám đốc thẩm, tái thâm trong trường hop phát hiện thấy có căn cứ kháng nghị theoqui định của pháp luật Tuy nhiên, nghiên cứu về tinh chất của xét xử phúc thầm hiện nay có một sô công trình khoa học, bài viết thể hiện quan điểm đồng tình hoặc khôngđồng tình ở góc độ khác nhau
Quan điểm thứ nhất cho răng không thể quan niệm phúc thâm là chỉ xét lại bản án,quyết định sơ thầm chưa có hiệu lực pháp luật và bị kháng cáo, kháng nghị Trong phiên tòaphúc thấm, nếu hội đồng xét xử chỉ xét (xem xét) bản án, quyết định sơ thâm mà không raquyết định của mình (xử) thì giai đoạn phúc thâm, phiên tòa phúc thâm không còn ý nghĩanhư một giai đoạn, một thủ tục dé phát hiện những bat hop lý, chưa phù hợp trong bản án,quyết định sơ thâm và khắc phục những bat hợp lý chưa phù hợp đó Trong những trườnghợp kháng cáo hoặc kháng nghị toàn bộ bản án, quyết định sơ thầm (kháng cáo cho răng bịcáo bị oan, kháng nghị đề nghị tuyên bị cáo không phạm tội hoặc tuyên bị cáo có tội nếubản án sơ thâm đã tuyên bị cáo không có tội) thì hội đồng xét xử phúc thâm xem xét toàn bộ
vụ án và ra quyết định không khác gì hội đồng xét xử sơ tham®
Quan điểm thứ hai cho rằng quy định này là hoàn toàn phù hợp với nguyên tắcthực hiện chế độ hai cấp xét xử trong TTHS được thừa nhận trong Bộ luật TTHS năm
2015 Điều 27 Bộ luật TTHS năm 2015 bỏ cụm từ “Tòa án thực hiện chế độ hai cấpxét xử” quy định tại Điều 20 Bộ luật TTHS năm 2003 và thay thế bằng cụm từ “Chế
độ xét xử sơ thâm, pais thâm được bao đảm” để nhắn mạnh yêu cầu của việc bảo đảmchế độ hai cấp xét xử” Theo đó, nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử xác địnhmột vụ án hình sự được xét xử lần đầu ở cấp sơ thâm (cấp xét xử thứ nhất) có thé đượcxét xử lại và chỉ có thé được xét xử lại một lần nữa ở cấp phúc thấm (cấp xét xử thứhai) nếu có kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật TTHS, nhằm giải quyết
* Viện Ngôn ngữ học - Trung tâm từ điển học- Từ điển tiếng Việt- Nxb Da Nẵng, năm 2004, tr 1148.
5 Từ điển Luật học — Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp — Nxb Từ dién bách khoa — Nxb Tư pháp, tr 626.
5 Nguyễn Ngọc Chí — Lê Lan Chi, “Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
2019, tr 429.
7 Bộ Công an, “So sánh Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015”, Nxb Tư
pháp, 2016, tr 19.
4
Trang 5đúng đắn, kịp thời vụ án, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân, cơ quan, tổ chức Bên cạnh đó, nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử
sẽ không tồn tại nếu như trong TTHS chỉ có một cấp xét xử là tòa sơ thâm, bởi lẽ giámđốc thâm và tái thâm chưa bao giờ được công nhận là một cấp xét xử độc lập mà chỉđược coi là thủ tục tố tụng đặc biệt trong TTHS có nhiệm vụ “xét lại” những bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật Hơn nữa, việc thực hiện nguyên tắc thực hiện chế
độ hai cấp xét xử đã được thừa nhận là một trong các nguyên tắc cơ bản của TTHS.Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử không chỉ là một trong các nguyên tắc tôchức và hoạt động của hệ thống Tòa án mà còn là một trong những bảo đảm quantrọng để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, các đương sự Đây cũng làcăn cứ quan trong dé xác định tính chất, nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa án cấp phúc thâm Trong phạm vi bài viết, tác giả chỉ dé cập đến xét xử phúc thâm với tính chat là xét xử lại những vụ án mà bản án, quyết định đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật hoặc bi kháng cáo, kháng nghi.
Liên quan đến xét xử phúc thẩm, chúng ta cũng cần hiểu thé nào là bản án hoặcquyết định sơ thẩm đối với vụ án chưa có hiệu lực pháp luật bi kháng cáo, kháng nghị
Bộ luật TTHS năm 2015 đã bổ sung thêm điều khoản quy định rõ về các quyết địnhcủa Tòa án cấp sơ thâm mà Tòa án cấp phúc thấm có thể xem xét lại khi các quyếtđịnh đó bị kháng cáo, kháng nghị” Các quyết định này bị giới han cụ thể trong phạm
vi nhất định, bao gồm: quyết định tạm đình chỉ vụ án; quyết định đình chỉ vụ án; quyếtđịnh tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo; quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can,
bị cáo theo quy định của BLHS Ý nghĩa của việc quy định rõ các quyết định trongđiều luật góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thé có thẩm quyên liên quan đếncác quyết định đó xác định được rõ các quyết định nào của Tòa án cấp sơ thâm có thểđược kháng cáo, kháng nghị dé thực hiện quyền kháng cáo, kháng nghị của mình.
Như vậy, xét xử phúc thâm VAHS là một giai đoạn của TTHS, trong đó Tòa ancấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thâm mà bản án, quyếtđịnh sơ thấm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc khángnghị nhằm sửa chữa, khắc phục những hạn chế, thiếu sót và những vi phạm của Tòa án
SƠ thấm, bảo đảm cho việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo vệ cácquyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tô tụng.
2 Đặc điểm của xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Một là, bản án (quyết định) sơ thâm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực phápluật bị kháng cáo, kháng nghị là đôi tượng của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâm.
Hoạt động xét xử của Tòa án là nhằm xác định sự thật khách quan về vụ án Déđạt được mục đích đó, Toa án cấp phúc thấm phải xem xét, đánh giá toàn bộ cácchứng cứ, tài liệu có trong ho sơ cũng như các chứng cứ moi được đưa ra tại phiêntòa, trong đó có bản án, quyết định sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật Bản án, quyết định sơ thâm chỉ là một trong các văn bản tố tụng phản ánh kết quả giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thâm và chỉ là một trong những nguồn chứng cứ có giá trị chứng minh về vụ án được Tòa án cấp phúc thẩm xem xét cùng với các chứng cứ khác.
8 Nhiều tác giả, “Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự 2015”, Nxb Công an nhân dân, 2018, tr 49.
? Bộ Công an, “So sánh Bộ luật Tô tụng hình sự năm 2003 và Bộ luật Tô tụng hình sự năm 2015”, Nxb Tư pháp 2016, tr 225-226.
5
Trang 6Theo đó, đối tượng của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâm nói riêng chỉ
có thé là các vụ án?,
Hai là, việc xét xử phúc thâm có sự tham gia của nhiêu chủ thê tô tụng.
Chủ thé tiễn hành tham gia t6 tụng trong xét xử phúc thâm gồm: Tòa án cấpphúc thẩm; Viện kiểm sát cấp phúc thẩm; những TƯỜI CÓ quyền kháng cáo theo quyđịnh của pháp luật; những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị và nhữngngười tham gia tố tụng khác mà Tòa án cap phúc thâm thay cần thiết triệu tập tham gia phiên tòa Bên cạnh đó, chủ thê tham gia ở giai đoạn phúc thẩm VAHS còn bao gồm Tòa án cấp sơ thâm trong việc thông báo kháng cáo, kháng nghị, xác minh kháng cáo quá hạn ; Viện kiểm sát cấp sơ thâm trong việc kháng nghị bản án, quyết định sơ
thầm chưa: có hiệu lực pháp luật.
Ba là, Tòa án cấp phúc tham khi xét xử không chỉ kiểm tra tính hợp pháp vàtính có căn cứ của bản án hoặc quyết định sơ thâm bị kháng cáo, kháng nghị mà cònxem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị; kiểm tra, sửa chữa những sai phạm của Tòa
án cấp sơ thâm nhằm đưa ra một bản án đúng đắn, không bỏ lọt tội phạm, không làm
oan người vô tdi.
Tính hợp pháp của bản án thê hiện ở chỗ bản án đó phải phù hợp với những quyđịnh của Bộ luật Hình sự trong việc định tội, quyết định hình phạt ; đồng thời phải
tuân thủ nghiêm những quy định của Bộ luật TTHS về thủ tục xét xử phú thâm, phiên
tòa xét xử phúc thâm VAHS Tính có căn cứ của bản án thé hiện ở chỗ những kếtluận của bản án phải phù hợp với các chứng cứ, tình tiết, sự kiện thực tế của vụ án trên
cơ sở thâm tra, xem xét công khai tại phiên tòa Bằng quyền hạn của mình, Tòa án cấpphúc thâm ngăn chặn việc đưa ra thi hành các bản án, quyết định có vi phạm pháp luật,góp phần bảo vệ pháp chế XHCN
Khi xét xử phúc thấm, Tòa án phải xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị.Nếu xét thấy cần thiết thì tòa án cấp phúc thâm có thể xem xét các phần khác không bịkháng cáo, kháng nghị của bản án Tòa án cấp phúc thâm không bị ràng buộc bởinhững lý do kháng cáo hoặc kháng nghị mà kiểm tra toàn bộ vụ án đối với tất cả những người bị kết án, kế cả những người không kháng cáo và không bị kháng nghị Xét xử phúc thẩm không cho phép người đã kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã khángnghị được bé sung, thay đổi kháng cáo theo hướng không được làm xấu hon tình trạngcủa bị cáo, nếu không có kháng cáo của người kháng cáo hoặc kháng nghị của Việnkiểm sát, Tòa án cấp trên theo hướng đó
Bon là, phiên tòa phúc thẩm còn có một sd dac thu nhu: khi khai mac phién toa,tham phán chủ tọa phiên tòa không phải doc quyết định đưa vụ an ra xét xử; trước khitiến hành xét hỏi, việc công bố cáo trạng của Kiểm sát viên được thay thế băng việcmột thành viên Hội đồng xét xử phúc thâm tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản
án sơ thâm, nội dung kháng cáo, kháng nghị; về tính hợp pháp và có căn cứ của bản
án, quyết định sơ thâm; đề nghị chấp nhận hay bác khang cáo, kháng nghị
Ngoài ra, trong giai đoạn xét xử phúc thâm, những người tham gia tổ tụng cócác quyên rộng rãi Người kháng cáo hoặc kháng nghị không chỉ viện dẫn những
chứng cứ có trong hồ sơ vụ án mà còn được xuất trình những tài liệu mới chưa được
!0 Xem thêm Điều 29, 37 và Điều 40 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2004 ; Điều 18 và Điều 22 Pháp lệnh tổ
chức Tòa án quân sự năm 2002.
6
Trang 7xem xét tại Tòa án cấp sơ thâm Bản án của Tòa án cấp phúc thẩm phải căn cứ vào cảchứng cứ cũ và mới.
Nhu vậy, xét xử phúc thấm VAHS là một giai đoạn rat quan trọng trong quátrình giải quyết VAHS đảm bảo khách quan, công băng: và đúng pháp luật Ngoài việckiểm tra tính hợp pháp và có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì xét xử phúc thâm còn kiểm tra, sửa chữa những sai phạm của Tòa án cấp sơ thầm nhằm đưa ra một bản án đúng đăn, không bỏ lọt tội phạm, không làm oanngười vô tội Đồng thời, xét xử phúc thâm có vai trò hướng dẫn áp dụng pháp luậtthống nhất trên toàn quốc.
3 Vai trò của xét xử phúc thẩm vụ án hình sự trong tố tụng hình sự và một
sô nội dung cân làm rõ khi nghiên cứu quy định về xét xử phúc thâm vụ án hình
sự trong Bộ luật Tô tụng hình sự hiện hành
Trong TTHS, quá trình giải quyết VAHS trải qua nhiều giai đoạn khác nhau,trong đó xét xử VAHS nói chung và xét xử phúc thâm VAHS nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng Vai trò của xét xử phúc thâm VAHS thê hiện ở những phương diện sau:
- Xét xử phúc thắm VAHS có vai trò quan trọng trong việc dam bảo nguyên tắcthực hiện chế độ hai cấp xét xử trong TTHS!! Như đã trình bay ở phan trên, nguyêntắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong TTHS là tư tưởng chủ đạo, có tính bắt buộcchung, thê hiện quan điểm có tính định hướng của Nhà nước trong hoạt động tố tụng
để xét xử các VAHS, được quy định trong pháp luật TTHS Nguyên tắc thực hiện chế
độ hai cấp xét xử không chỉ là một trong những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của
hệ thống Tòa án (trong đó có Tòa án cấp phúc thâm) mà còn là một trong những bảođảm quan trọng dé bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của bị cáo, các đương sự
- Xét xử phúc thâm VAHS có vai trò quan trọng trong việc giải quyết đúng dan,
khách quan VAHS; bao vệ lợi ích của Nhà nước, quyên va lợi ích hợp pháp của tổchức, công dân Tính chất của xét xử phúc thâm là xét xử lại vụ án mà bản án, quyếtđịnh sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị Như vậy, khi kết thúc giai đoạn xét xử sơ thâm VAHS, những người tham gia phiên tòa xét xử sơ thâm cũng như Viện kiểm sát có thé không đồng tình với quyết định của Tòa án cấp sơ thâmbởi nhiều lý do như: kết án oan người vô tội, bỏ lọt tội phạm, vi phạm nghiêm trọngthủ tục tố tụng, hình phạt chưa phù hợp với hành vi phạm tội Do vậy, pháp luật TTHS quy định những người có quyên kháng cáo và Viện kiểm sát có quyền kháng
nghị Qua đó, họ có thé đưa ra quan điểm của mình về những quan điểm mà họ cho là
bất hợp ly trong vụ án dé Tòa án cấp phúc thấm xem xét và đưa ra phán quyết cuối cùng Thông qua việc xem xét lại nội dung kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa cũngnhư việc thâm tra lại các chứng cứ, Tòa án cấp phúc thẩm sẽ cân nhắc dé đưa ra phánquyết công băng, hợp tình, hợp lý Hơn nữa, xét xử phúc thâm VAHS còn giúp Tòa áncấp trên kiểm tra những sai phạm mà Tòa án cấp dưới đã phạm phải Tại phiên tòa xét
xử phúc thâm, Tòa án cấp phúc thâm tiến hành kiểm tra tính hợp pháp và có căn cứ
các bản án, quyết định sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật; đồng thời khắc phục và sửa
chữa những vi phạm mà Tòa án cấp sơ thâm phạm phải, từ đó giúp cho vụ án đượcgiải quyết đúng đắn, khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật
- Xét xử phúc thâm VAHS có vai trò quan trọng trong việc giáo dục, nâng cao ýthức pháp luật cho công dân, ý thức tuân thủ pháp luật và chủ động tham gia đâu tranh
!! Điều 27 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Trang 8phòng, chống tội phạm Thông qua xét xử phúc thấm, Tòa án cấp phúc thâm hướngdẫn cho Tòa án cấp dưới và các cơ quan tiễn hành tố tụng khác trong việc nhận thức và
áp dụng đúng đăn, thống nhất pháp luật; góp phần nâng cao chất lượng xét xử VAHS, tang cường hiệu qua giáo dục pháp luật và củng cô niềm tin vào công lý cho quần chúng nhân dân trong công tác đấu tranh và phòng ngừa tội phạm Thông qua xét hỏi,tranh luận tại phiên tòa và bản án được tuyên bố công khai Tòa án phúc thâm giúp chonhững người tham dự phiên tòa nâng cao ý thức pháp luật, hiểu những vấn đề trái phápluật, những điều hợp pháp để nhận thức đúng đắn, tuân thủ pháp luật và tích cực thamgia công tác đấu tranh và phòng ngừa tội phạm
Tổng hợp các văn bản của Đảng, Nhà nước, các Bộ ban ngành; xuất phát từ đặctrưng, tính chất, kết quả công tác xét xử phúc thâm trong những năm qua, tham khảobước đầu nghiên cứu về tính phù hợp, hoàn thiện của chế định xét xử phúc thẩm trong luật TTHS, có thê khái quát một số nội dung cần làm rõ khi nghiên cứu quy định chung
về xét xử phúc thâm vụ án hình sự trong Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành như sau:
Thứ nhất, quy định về tính chất của xét xử phúc thâm đòi hỏi phải có sự phânđịnh rõ ràng, cụ thê giữa tính chât và đôi tượng của xét xử phúc thâm đê giúp cho việc nghiên cứu được thuận tiện hơn.
So sánh với nội dung tính chất của xét xử phúc thâm quy định trong BLTTHS
năm 2003, thay đối cơ ban của BLTTHS năm 2015 là bồ sung thêm điều khoản quy
định rõ về các quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm mà Tòa án cap phúc thâm có théxem xét lại khi các quyết định đó bị kháng cáo, kháng nghị!? Đây là đối tượng của xét
xử phúc thâm VAHS và bị giới hạn cụ thé trong phạm vi nhất định, bao gồm: quyếtđịnh tạm đình chỉ vụ án; quyết định đình chỉ vụ án; quyết định tạm đình chỉ vụ án đối
với bi can, bi cáo; quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo; quyết định khác của
Tòa án cấp sơ thâm theo quy định của BLTTHS
Dé tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thé có thâm quyền khi nghiên cứu về đốitượng của xét xử phúc thâm VAHS, xác định các quyết định nào của Tòa án cấp sơthâm có thé được kháng cáo, kháng nghị dé thực hiện quyền kháng cáo, kháng nghịcua minh thi Bộ luật TTHS cần tách Điều 330 thành hai điều luật cụ thể, một điều luật quy định về tinh chất của xét xử phúc thâm (Khoản 1), điều luật còn lại đặt tên là “Đốitượng của xét xử phúc thẩm” (Khoản 2)
Thứ hai, quy định về thâm quyền của Tòa án trong xét xử phúc thấm cần tiếptục sửa đôi, bô sung đê bảo đảm tính hợp pháp và có căn cứ.
Nghiên cứu quy định của Bộ luật TTHS về trường hợp Tòa án cấp phúc thâm
có thâm quyền đình chỉ việc xét xử phúc thẩm đối với vụ án có thé thay một số hạnchế Ở đây, Bộ luật TTHS không có quy định trong trường hợp khi Tòa án cấp phúcthâm nghiên cứu hỗ sơ vụ án phát hiện kháng cáo, kháng nghị không hợp lệ như ngườikháng cáo, kháng nghị không có quyền kháng cáo, kháng nghị; thời hạn kháng cáo đãhết mà không có ly do chính đáng, thời hạn kháng nghị đã hết; kháng cáo, kháng nghị
về những van đề chưa được giải quyết ở cấp sơ thâm; kháng cáo, kháng nghị không tuân thủ hình thức kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật, mà họ khôngthay, đối, bô sung theo yêu cầu của Tòa án cấp phúc thâm Trong trường hợp này, Tòa
án cấp phúc thâm cần ra quyết định đình đình chỉ việc xét xử phúc thâm, bản án, quyết
! Bộ Công an, “So sánh Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015”, Nxb Tư
pháp 2016, tr 225-226.
8
Trang 9định sơ thâm có hiệu lực pháp luật Bởi lẽ, khi kháng cáo, kháng nghị không hợp lệ cónghĩa là không có kháng cáo, kháng nghị, Tòa án câp phúc thâm không có đối tượng
dé xét xử phúc thấm Bởi vậy, kiến nghị Bộ luật TTHS cần bé sung thẩm quyên của Tòa án phúc thâm đình chỉ việc xét xử phúc thâm đối với vụ án hoặc một phần vụ án khi: “Người kháng cáo không có quyên kháng cáo, Viện kiểm sát không có quyênkháng nghị; đã hết thời hạn kháng cáo nếu không có lý do bắt khả kháng hoặc do trởngại khách quan, hết thời hạn kháng nghị; người kháng cáo không thực hiện việc sửađổi, bổ sung don kháng cdo ” (Điều 348 Bộ luật TTHS)
Thr ba, quy định chung về xét xử phúc thâm VAHS phải hoàn thiện theohướng bảo dam day đủ các nguyên tắc cơ bản trong TTHS liên quan dén quyén con
người, đến việc thực hiện chức năng của các cơ quan công tô và xét xử.
Các quy định chung này phải bảo đảm tốt nhất cho việc hiện thực hóa các
nguyên tắc cơ bản của tô tụng hình sự nhất là các nguyên tắc bảo đảm quyên bào chữacủa người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự; nguyêntắc chế độ xét xử sơ thâm, phúc thâm được bảo đảm; nguyên tắc tranh tụng trong xét
xử được bảo đảm.
Đặc biệt, việc quy định hoạt động thay đổi, bổ sung kháng cáo, kháng nghịnhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo đã gửi cho Tòa án trong thời hạnkháng cáo, kháng nghị đã tạo điều kiện thuận lợi để người kháng cáo, Viện kiểm sátkháng nghị chuẩn bị tổ chức việc biện hộ sau khi đã biết rõ thực trạng những nội dungkháng cáo, kháng nghị, qua đó có thể bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp các chủ thêtham gia vào quá trình xét xử.
Bộ luật TTHS năm 2015 xác định “ước khi bắt dau phiên tòa hoặc tại phiêntòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyên thay đổi, bố sung kháng cáo, Viện kiểm sát
ra quyết định kháng nghị có quyên thay đổi, bồ sung kháng nghị nhưng không đượclàm xau hơn tinh trạng cua bị cáo; người kháng cáo rut một phân hoặc toàn bộkháng cdo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực
tiếp có quyên rút một phan hoặc toàn bộ kháng nghị ” Tuy nine, phap luat TTHS
chưa xác định rõ thé nao là “làm xấu hơn tình trạng của bị cáo” Việc làm xấu hơntình trạng của bị cáo có thể được hiểu là việc thay đổi, bố sung kháng cáo, khángnghị theo hướng: dé nghị Toa án cấp phúc thâm áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự năm 2015 về tội nặng hơn, chuyên sang hình phạt nặng hơn hoặc áp dụng thêm hình phạt bồ sung, tăng mức hình phạt (có thê là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung),
áp dụng thêm tình tiết tăng nặng, tăng mức bồi thường thiệt hại so với kháng cáo,
kháng nghị cũ.! Mặt khác, việc thay đôi kháng cáo, kháng nghị có thé dẫn đến việc
mở rộng về phạm vi những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị bổ sung
mà những người phát sinh từ việc thay đổi, bô sung kháng cáo, kháng nghị này trước
đó không được triệu tập và không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị nên họ khôngthé có mặt dé bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp liên quan đến phần kháng cáo, khángnghị được thay đổi, bố sung.! Như vậy, việc thay đổi, bổ sung khang cáo, khángnghị trong những trường hợp này cũng không được chấp nhận và ảnh hưởng đến hiệuquả của công tác xét xử phúc thâm./
'3 Khoản 1 Điều 342 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
!4 Nhiều tác giả, “Bình luận khoa học Bộ luật Tổ tụng hình sự 2015”, sđd, tr.583-584
l5 Nguyễn Thị Thu Hà, “Việc thay đổi, bố sung, kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâm vụ án dân sự”,
Tòa án nhân dân, 2010, tr.14
9
Trang 10TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Chính trị, Nghi quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 về “Chiến lược cải cách tưpháp đên năm 2020”.
Bộ Công an, “So sánh Bộ luật T: 6 tụng hình sự năm 2003 và Bộ luật T 6 tung hinh
Quốc hội, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Viện Ngôn ngữ học - Trung tâm từ điển học, Ti điển riếng Việt, Nxb Da Nang,
2004.
Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, 7 điển Luật học, Nxb Đà Nẵng, Nxb Từđiên bách khoa - Nxb Tư pháp, 2006.
10
Trang 11HOÀN THIEN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TO TUNG HÌNH SỰ
NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG THỰC HÀNH QUYÈN CÔNG TÓ
TRONG XÉT XỬ PHÚC THÂM VỤ ÁN HÌNH SỰ
TS Trần Thị Liên!
Tóm tat: Thực hành quyên công tô của Viện kiểm sát có ÿ nghĩa quan trọngtrong việc phát hiện và xử lý tội phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyên và lợi íchhợp pháp của ca nhân, cơ quan, to chức Trên cơ sở Nghị quyết của Đại hội Dang lanthứ XIH tiép tục đặt ra nhiệm vụ về cải cách tự pháp, việc nghiên cứu dé xuất các kiếnnghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về fhực hành quyên công to cua Vién kiểmsát đáp ứng yêu câu cải cách tu pháp trong tình hình mới có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiên Vì vậy, bài viết dưới đây phân tích về thực trạng quy định pháp luật
về thực hành quyên công to trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, đồng thời
dé xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về vấn dé này.
Từ khóa: Thực hành quyên công tô, Viện kiểm sát, xét xử phúc thẩm vu án hình sự.
1 Khái niệm thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc tham vụ
án hình sự
Theo quy định tại Điều 107 Hiến pháp năm 2013, Viện kiểm sát nhân dân là cơquan thực hành quyền công ` tố và kiểm sát hoạt động tư pháp Trong đó, việc đảm bảo
thực hiện chức năng công tố của Viện kiểm sát luôn là một chủ trương nhất quán của
Đảng và Nhà nước ta từ khi thành lập ngành Kiểm sát nhân dân đến nay Thực hànhquyền công tổ (THQCT) của Viện kiểm sát (VKS) có vai trò quan trọng trong việcđảm bảo xử lý tội phạm nghiêm minh, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và khônglàm oan người vô tội Trên cơ sở quy định của Hiến pháp thì:
- Nội dung cơ bản của THQCT là thực hiện việc buộc tội đối với người (hoặcpháp nhân) có hành vi vi phạm pháp luật hình sự, nhăm bảo vệ lợi ich của Nhà nước,
xã hội và cá nhân.
- Thực hành quyền công t6 do một chủ thé là cơ quan trong bộ máy nha nướcthực hiện Ở Việt Nam, việc thực hiện quyền công tố với ý nghĩa là đại diện cho nhànước buộc tội người có hành vi phạm tội do VKS đảm nhiệm.
- Thực hành quyền công tố là việc áp dụng các biện pháp do pháp luật quy định
dé bảo đảm phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội, không dé lọttội phạm và không làm oan người vô tội, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận tin báo,
tố giác tội phạm đến khi bản án có hiệu lực pháp luật
Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, những quyền năng tốtụng dé thực hiện quyên công tố được cụ thé hóa bằng các hoạt động cụ thé của VKStrong các giai đoạn tố tụng bao gồm các hoạt động của VKS trong các giai đoạn: khởi
tố vụ án hình sự, điều tra vụ án hình sự, truy tố, xét xử sơ thâm, xét xử phúc thấm và
giai đoạn xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật như: các hoạt động phê
! Khoa Pháp luật hình sự, Trường Đại học Luật Hà Nội.
11
Trang 12chuẩn, không phê chuẩn, hủy bỏ các quyết định tố tụng của cơ quan có thâm quyền
trong tô tụng hình sự, yêu câu hoặc trực tiếp tiến hành một số hoạt động tố tụng; quyết
định truy tố, buộc tội bị cáo tại phiên tòa, kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án
trong trường hợp VKS phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội
Về giai đoạn xét xử phúc thâm (XXPT) vụ án hình sự, Bộ luật Té tụng hình sựnăm 2015 (BLTTHS năm 2015) đã quy định rõ và chính xác tính chất của xét xử phúcthâm (Điều 330), là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyếtđịnh sơ thâm mà bản án, quyết định sơ thâm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị XXPT là giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó toà áncấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thâm mà bản án, quyếtđịnh sơ thấm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc khángnghị nhằm khắc phục sai lầm của toà án cấp sơ thẩm, bảo đảm áp dung thống nhấtpháp luật, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cánhân? Như vậy, việc giải quyết, xét xử theo thủ tục phúc thâm vụ án hình sự xuất phát
từ kháng cáo của người tham gia tố tụng hoặc kháng nghị của VKS; đối tượng giảiquyết xét xử phúc thâm không chỉ là bản án sơ thâm mà còn là quyết định sơ thâm.
Thực hành quyền công tổ trong giai đoạn XXPT vụ án hình sự là hoạt động củaVKS trong giai đoạn XXPT để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với ngườiphạm tội Viện kiểm sát THQCT trong giai đoạn XXPT vụ án hình sự là Viện kiểm satcap trén truc tiếp của Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án có thâm quyền giải quyết, xét
xử sơ thâm vụ án Viện kiểm sát THQCT trong giai đoạn phúc thâm không chỉ nhằm thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội mà còn bảo đảm người bịbuộc tội không bị kết án oan và phục hồi những sai sót của Tòa án cấp sơ thâm
2 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thực hành quyền công tốtrong giai đoạn xét xử phúc thâm vụ án hình sự
Nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét
xử phúc thấm được quy định tại khoản 2 Điều 266 BLTTHS năm 2015 và được cụ thê hóa trong một số các điều luật có liên quan, Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử ban hành kèm theo Quyết định 505/QD-VKSTC ngày 18/12/2017 của Việntrưởng Viện kiêm sát nhân dân tôi cao (Quy chế THQCT và KSXX) Theo đó, trong giaiđoạn xét xử phúc thâm, VKS thực hành quyền công tố thông qua các hoạt động sau đây:
a Trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị
Kháng cáo, kháng nghị là cơ sở phát sinh thủ tục XXPT vụ án hình sự Kháng cáo là quyên của người tham gia tố tụng và kháng nghị là quyền của VKS trong việc
đề nghị Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án câp sơ thâm xét xử lại một lần nữa vụ án hình sự đã có ban án của Tòa án cấp sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật Trong giaiđoạn xét xử phúc thẩm, VKS cấp trên trực tiếp có nhiệm vụ và quyền hạn THQCT vàkiểm sát xét xử Dé THQCT, trước tiên lãnh đạo VKS cấp trên trực tiếp phải phâncông KSV, Kiểm tra viên nghiên cứu hồ sơ vụ án bị kháng cáo, kháng nghị, trên cơ sở
đó KSV sẽ nêu ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị Điểm c khoản 2 Điều 266BLTTHS năm 2015 quy định thẩm quyén đầu tiên của VKS khi THQCT trong giaiđoạn XXPT vụ án hình sự là “Trinh bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị ”.Mặc dù điều luật không đề cập cụ thê về thời điểm và đối tượng để VKS trình bày ý
? Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình Luật to tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, tr.
469.
12
Trang 13kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị Tuy nhiên, quy định tại khoản 3 Điều 354BLTTHS năm 2015 có quy định rõ: “Khi tranh tụng tại phiên tòa, KSV, người khácliên quan đến kháng cáo, kháng nghị phát biéu ý kiến về nội dung kháng cáo, khángnghị ” Như vậy, việc KSV đại diện cho VKS trình bày ý kiến và nội dung khángcáo, kháng nghị được thực hiện tại phiên tòa, trong thủ tục tranh tụng Việc KSV có thé trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị trên cơ sở kết quả xét hỏi,tranh luận tại phiên tòa dé đảm bảo khách quan, toàn diện, đây đủ trong việc làm rõ sựthật vụ án là hoàn toàn phù hợp với tinh thần của nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.
Tuy nhiên, chúng tôi cho răng, việc VKS trình bày ý kiến về nội dung khángcáo, kháng nghị không chỉ được thực hiện tại phiên tòa XXPT mà phải được thực hiệnngay cả trong giai đoạn chuẩn bị XXPT vụ án hình sự Bởi lẽ, với vai trò là chủ thểTHQCT trong giai đoạn XXPT, VKS cùng cấp với Tòa án cấp phúc thâm sẽ phảinghiên cứu hồ sơ vụ án và có ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị dé làm cơ sởkết luận về việc kháng cáo, kháng nghị có căn cứ hay không Trước khi mở phiên tòaXXPT, VKS gửi ý kiến bằng văn bản về nội dung kháng cáo, kháng nghị tới Tòa áncấp phúc thâm sẽ tạo điều kiện để Tòa án cấp PT chủ động trong việc xem xét, đánhgiá căn cứ kháng cáo, kháng nghị, góp phần hạn chế các trường hợp phải hoãn phiêntòa, ảnh hưởng đến thời gian và chi phí tố tụng Mặt khác, theo quy định tại khoản 3Điều 338 BLTTHS năm 2015 (Thông báo về việc kháng cáo, gửi quyết định khángnghị) thì người tham gia tố tụng có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình vê nội
dung kháng cáo, kháng nghị cho Tòa án câp phúc thâm Chúng tôi cho rằng, việc cho
phép người tham gia tố tụng có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng cáo, kháng nghị là hoàn toàn hợp lý Bởi vì việc tranh luận tại phiên tòa chỉ thực
sự hiệu quả nếu cả hai bên chủ thé tranh luận đều cần và nên thu thập, nghiên cứu vàtổng hợp các tài liệu chứng minh về các tình tiết của vụ án cũng như phân tích, đánhgiá nó Vì vậy, để tạo điều kiện bình đắng trong tranh tụng, VKS cũng cân phải gửi ýkiến băng văn bản về nội dung kháng cáo, kháng nghị tới Tòa án câp phúc thâm trước khi mở phiên tòa Tuy nhiên, bởi vì VKS là chủ thê THQCT và bắt buộc phải có mặttại phiên tòa, nên việc trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị và gửi ýkiến băng văn bản tới Tòa án cấp phúc thẩm cần phải hiểu là nghĩa vụ hơn là thâmquyên Đây cũng là điều kiện quan trọng dé Tòa án cấp phúc thấm có thé nghiên cứuđược đầy đủ ý kiến của hai bên, chuẩn bị cho việc xét xử tại phiên tòa để làm sao đạtđược mục dich “tòa án cấp phúc thẩm là cấp sửa sai lầm của cấp sơ thâm”3
Quy định trên là hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ việc bổ sung chứng cứ ở giai đoạnphúc thấm là cần thiết dé dam bảo cho việc xét xử lại vụ án có căn cứ và chính xác.Chứng cứ mới có thé do VKS cùng cấp với Tòa án cấp phúc thẩm tự mình hoặc theo
3 TS Lưu Tiến Dũng (2012), Độc lập xét xử trong Nhà nước pháp quyên ở Việt Nam, Sách chuyên khảo, Nxb.
Tư pháp, Hà Nội, tr.186.
13
Trang 14yêu cầu của Tòa án cấp phúc thẩm bổ sung hoặc do những người kháng cáo, những
người có quyên lợi và nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị bổ sung Đây cũng là quy định nhăm bảo đảm quyền độc lập của VKS nói riêng trong việc xácminh, thu thập hoặc bổ sung chứng cứ nếu thấy cần thiết, không phụ thuộc vào ý chíchủ quan của Cơ quan điều tra hay Tòa án
Tuy nhiên, khi nghiên cứu hướng dẫn theo quy định tại Điều 39 Quy chếTHQCT và KSXX thì có thé thấy sự không thống nhất trong việc quy định thâm quyêncủa VKS liên quan đến việc bổ sung chứng cứ trong giai đoạn XXPT Tại điểm ckhoản 2 Điều 266 và tại khoản 1 Điều 353 BLTTHS năm 2015 chỉ quy định về thẩmquyền bố sung chứng cứ mới của VKS (chứng cứ mà trước đó chưa có trong hồ sơ của Tòa án cấp sơ thâm); tuy nhiên căn cứ theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 39 Quy chế THQCT và KSXX thì VKS có quyên “tự mình hoặc yêu cầu Viện kiểm sát cấp dướixác minh, thu thập bồ sung chứng cứ, tài liệu, đô vật theo quy định của Bộ luật Tétụng hình sự như: lay lời khai bị cáo, bị hai, người làm chứng, đương sự; tổ chức đốichất, xem xét lại hiện trường; đề nghị giải thích kết luận giám định, định giá tài sản và
thực hiện những biện pháp điều tra khác dé làm rõ những tình tiết của vụ án trong thời hạn xét xử phúc thấm hoặc trong thời hạn tạm ngừng phiên tòa Việc xác minh, thuthập chứng cứ, tài liệu, đồ vật phải được lập biên bản; trường hợp cần thiết có thê chụpảnh, ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh Chứng cứ, tài liệu, đồ vật thu thập được có ynghĩa đối với việc giải quyết vụ án phải chuyên cho Tòa án dé đưa vào hồ sơ vụ án và
99
sao chụp dé lưu hồ sơ kiểm sat ”.
Như vậy, trước khi b6 sung chứng cứ mới, VKS có thé phải xác minh, thu thậpthông qua các hoạt động tố tụng khác nhau VKS có thé là chủ thé tiếp nhận thông tin,
đồ vật, tài liệu từ bat kỳ người tham gia tô tụng nào, nhưng dé kiểm tra, đánh giá thôngtin, đồ vật, tài liệu đó có phải là chứng cứ hay không thì phải có quá trình xác minh,thu thập Chi khi nào những thông tin, đồ vật, tài liệu thỏa mãn các thuộc tính củachứng cứ (tính khách quan, tính liên quan, tính hợp pháp) thì VKS mới có thé chuyềncho Tòa án dé bố sung vào hồ sơ vụ án được Chính vì vậy, việc chỉ quy định cho VKS
có thẩm quyền bố sung chứng cứ như tại khoản 2 Điều 266 và khoản 1 Điều 353BLTTHS năm 2015 chưa thực sự hợp lý.
c Bồ sung, thay đổi, rút kháng nghị phúc thẩm
Việc thay đồi, bổ sung, rút kháng nghị phúc thâm được thực hiện theo quy địnhtại điểm c, khoản 2 Điều 266; Điều 342 BLTTHS năm 2015 và Điều 41 Quy chếTHQCT và KSXX Theo quy định, VKS đã ra quyết định kháng nghị hoặc VKS cấptrên trực tiếp của VKS đã kháng nghị có thé thay đổi, bô sung, rút kháng nghị trướckhi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa XXPT nhưng không được làm xấu hơn tình trạngcủa bị cáo BLTTHS năm 2015 quy định cho VKS quyền kháng nghị đồng thời cũngquy định cho VKS được bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị là nhằm tạo điều kiện déVKS nghiên cứu, cân nhắc, đảm bảo kháng nghị đúng pháp luật, có chất lượng Vìvậy, mặc dù VKS đã kháng nghị và gửi cho Toà án cap phúc thẩm nhưng trong thờigian chờ mở phiên toà phúc thâm và ngay cả tại phiên tòa XXPT, VKS vẫn có thé xemxét dé bồ sung, thay đôi, rút kháng nghị nhưng việc thay đổi này phải tuân theo nhữngthủ tục, trình tự sau:
- Bồ sung, thay đôi kháng nghị:
14
Trang 15Theo quy định tại Điều 342 BLTTHS năm 2015, trước khi bắt đầu hoặc tạiphiên toa phúc thâm VKS có quyền bồ sung, thay đổi kháng nghị nhưng không đượclàm xấu hơn tình trạng của bị cáo Trước đây, Nghị quyết số 05/2005/ NQ- HĐTPngày 08/12/2005 của Hội đồng Tham phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc thihành một số quy định trong phần thứ tư “Xét xử phúc thâm” của BLTTHS có nêu rõ:
“Nếu việc bồ sung, thay doi kháng nghị đối với một phân hoặc toàn bộ bản án đượcthực hiện trong thời điểm mà thời han kháng nghị van còn thì theo nguyên tắc có thé
bồ sung, thay đổi kháng nghị theo cả hướng có lợi hoặc không có lợi cho bị cáo; kể cả
trường hợp Viện kiểm sat đã rut một phần hoặc toàn bộ bản kháng nghị nhưng sau đólại kháng nghị lại thì vẫn được chấp nhận để xét xử phúc thẩm Tì rong trường hợp đãhết thời hạn kháng nghị, trước khi bắt đâu hoặc tại phiên toà phúc thâm, Viện kiểm sát
có quyền bỏ sung, thay đổi kháng nghị thì chỉ theo hướng không làm xấu di tình trangcủa bị cáo ” Như vậy, trong trường hợp còn thời hạn kháng nghị theo luật định, VKS
có quyền bổ sung, thay đổi kháng nghị theo bất kỳ hướng nào Chúng tôi cho rằng, quy định như vậy là chính xác nhằm bảo đảm vai trò chủ động của VKS trong việcthực hiện quyền kháng nghị Hiện nay chưa có hướng dẫn thay thế Nghị quyết số05/2005 của HD TP TANDTC, vi vậy van dé này van còn chưa có sự giải thích và ápdụng thống nhất
- Trường hợp rút kháng nghị:
Việc rút kháng nghị của VKS cũng có thể thực hiện trước khi mở phiên tòahoặc tại phiên tòa, VKS có thé rút một phan hay toàn bộ kháng nghị Sau khi đã cóquyết định kháng nghị, nếu thấy việc kháng nghị là không có căn cứ, hoặc có tình tiếtmới có thé đã thay đổi tinh chất, nội dung sự việc nên việc kháng nghị không còn phùhợp nữa thì KSV phải đề xuất việc rút kháng nghị với lãnh đạo VKS Trường hợptrước khi mở phiên tòa phúc thâm, nếu Viện trưởng VKS cấp trên trực tiếp rút mộtphần hoặc toàn bộ kháng nghị của VKS cấp dưới thì phải có văn bản trao đôi với Việntrưởng VKS cấp dưới; nếu Viện trưởng VKS cấp dưới không nhất trí thì Viện trưởngVKS cấp trên quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định đó!
Kháng cáo, kháng nghị là cơ sở của xét xử phúc thâm, vì thế, khi VKS đãkháng nghị mà rút toàn bộ kháng nghị thì việc xét xử phúc thâm phải được đình chỉ,trừ trường hợp ngoài kháng nghị còn có kháng cáo của người tham gia tố tụng Nếuviệc rút kháng nghị trước khi mở phiên tòa thì Thâm phán chủ tọa phiên tòa ra quyếtđịnh đình chỉ xét xử phúc thâm, còn rút tại phiên toà thì Hội đồng xét xử phúc thâm raquyết định đình chỉ xét xử Tại phiên tòa phúc thâm, việc thay đổi, bổ sung, rút khángnghị do KSV thực hành quyền công tố, kiêm sát xét xử tại phiên tòa quyết định và phảichịu trách nhiệm về quyết định của mình Sau phiên tòa, KSV báo cáo ngay với lãnhđạo Viện kiểm sát và thông báo cho Viện kiểm sát đã kháng nghị biết
d Xét hỏi, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ
Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 266 và Điều 354 BLTTHS năm
2015, khi THQCT tại phiên tòa XXPT vụ án hình sự, KSV giữ quyền công tố cónhiệm vụ và quyền hạn “Xét hỏi, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ” Việc tham giaxét hỏi của KSV tại phiên tòa phúc thâm được thực hiện giống như phiên tòa xét xử sơthâm Trước khi tham gia phiên tòa phúc thấm, KSV phải dự thảo đề cương xét hỏi
* Xem: Khoản Điều 41 Quy chế THQCT và KSXX.
> Xem: Khoản Điêu 41 Quy chê THQCT và KSXX.
15
Trang 16theo Mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tập trung vào những van dé và nhữngtình tiết liên quan đến kháng cáo, kháng nghị Nếu thấy cần thiết có thể xét hỏi cácphần khác của bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị Tại phiên tòa,KSV phải theo dõi và ghi chép nội dung xét hỏi của Hội đồng xét xử, của người bào
chữa và ý kiến của người được xét hỏi dé chủ động tham gia xét hỏi nhằm kiểm tra
tính có căn cứ và tính hợp pháp của bản án hoặc quyết định sơ thâm đối với nhữngvan đề có kháng cáo, kháng nghị Khi đặt câu hỏi, KSV phải đặt câu hỏi rõ ràng, déhiểu, tránh giải thích, kết luận ngay Việc xét hỏi của KSV cần dựa vào dự thảo đềcương xét hỏi đã được chuẩn bị trước, theo dõi diễn biến của phiên toà và những câuhỏi mà Hội đồng xét xử đã hỏi, dé hỏi thêm những vấn đề phục vụ cho việc kết luận.Nếu thấy những gi ma Hội đồng xét xử đã hỏi rồi và đã được trả lời rõ thì không hỏilại Những vấn đề gì mà dự thảo xét hỏi chưa đề cập, nhưng cần thiết làm rõ thì KSVphải hỏi thêm.
Trong phần xét hỏi, vật chứng, ảnh hoặc biên bản xác nhận vật chứng sẽ đượcđưa ra dé xem xét tại phiên tòa KSV có quyên trình bày nhận xét của mình về vậtchứng, có thê hỏi thêm người tham gia phiên tòa về những vấn đề có liên quan đến vậtchứng Trong trường hợp cần thiết, KSV có thé cùng với HDXX, người bào chữa vangười khác tham gia phiên tòa đến xem xét tại chỗ những vật chứng không thê đưa đếnphiên tòa được Khi có người tham gia tố tụng xuất trình chứng cứ, tài liệu, đồ vật mớitại phiên tòa, KSV cần kiêm tra và xét hỏi về nguồn gốc, nội dung chứng cứ, tài liệu,
đồ vật đó dé kết luận về tính hợp pháp và tính có căn cứ của chúng Trường hợp chưa
đủ căn cứ kết luận mà chứng cứ, tài liệu, đồ vật mới đó có thể làm thay đổi nội dung,bản chất vụ án thì KSV đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa để xác minh Ví dụ: Yêu cầugiám định tâm thần đối với bị cáo khi bị cáo xuất trình bệnh án tại phiên toà hoặc quadiễn biến phiên toà bị cáo có biểu hiện không bình thường, mặc dù trong hồ sơ théhiện ở giai đoạn điều tra và xét xử sơ thâm bị cáo hoàn toàn bình thường Dé làm sáng
tỏ sự thật khách quan của vụ án, HDXX cũng có thé quyết định xem xét tại chỗ nơi đãxảy ra tội phạm hoặc địa điểm khác có liên quan đến vụ án Trong trường hợp này,KSV có quyền tham gia việc xem xét tại chỗ cùng với HDXX, có quyền trình baynhận xét của mình đối với địa điểm được tiễn hành xem xét tại chỗ
Tuy nhiên, trên thực tế, thứ tự xét hỏi tại Điều 307 BLTTHS năm 2015 lạikhiến cho KSV luôn ở thế "bị động" vì quá trình xét hỏi do Thâm phán điều hành vàquyết định va Thâm phán thường sẽ hỏi tat cả các van đề thuộc về nội dung của vụ án
Vì vậy, đến lượt mình, KSV thường lặp lại câu hỏi của Hội đồng xét xử Trong khi đó,theo đúng tỉnh thần của nguyên tắc đảm bảo tranh tụng trong xét xử thì KSV cần phải
là người hỏi để chứng minh cho việc buộc tội của mình cũng như để có căn cứ thựchiện tranh luận trong phần tiếp theo Ngay từ khi cải cách tư pháp ở Việt Nam mớiđược đề cập và nghiên cứu, vân đề về vị trí và vai trò của VKS trong xét hỏi tại phiên
tòa cũng đã được đề cập theo hướng “để đảm bảo quyền bình đăng giữa các bên tranhtụng thi VKS nên trở lại đúng vi trí là bên buộc tội, chủ động xét hỏi, tranh luận dé bảo
vệ cáo trạng hay quyết định truy tố” Vì vậy, đến thời điểm này, khi BLTTHS năm
2015 đã có hiệu lực và được thi hành trong một thời gian khá dài, thì càng cần phải
5 Xem: Khoản 2 Điều 42 Quy chế THQCT và KSXX.
TĐH Quốc gia Hà Nội, khoa Luật (2004), “Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước
pháp quyên”, Sách chuyên khảo, Chuyên dé 76 tung tranh tung và vấn dé cải cách tư pháp ở Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyên, (TS.GVC Nguyễn Ngọc Chí), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.252.
16
Trang 17nhận thức đúng hơn nữa về vai trò của VKS trong tranh tụng tại phiên tòa Theo đó,HĐXX mà chủ yếu là Thâm phán chủ tọa phiên tòa (người điều khiến thủ tục tố tungtại phiên tòa) là người hỏi trước để có cơ sở quyết định trình tự xét hỏi là hợp lý,nhưng sẽ là hợp lý hơn nếu Chủ tọa phiên tòa không hỏi trước về nội dung vụ án mà
dé KSV thực hiện xét hỏi về van đề này
e Phát biéu quan điềm của Viện kiêm sát vê việc giải quyét vu an tại phiên tòa, phiên họp
Căn cứ theo quy định tại điểm đ, khoản 2 Điều 266 và Điều 354 BLTTHSnăm 2015, khi THQCT tại phiên tòa XXPT vụ án hình sự, KSV có nhiệm vu, quyềnhạn “Phát biểu quan điểm của VKS về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa, phiênhọp” KSVV với tư cách đại diện cho VKS THQCT tại phiên tòa XXPT sẽ phát biéu
ý kiến, trình bay quan điểm của VKS đối với bản án sơ thâm và nội dung khang cáo,kháng nghi.
Trước khi tham gia phiên tòa phúc thẩm, KSV phải xây dựng bản dự thảo phátbiểu quan điểm của VKS Dự thảo phát biểu quan điểm của VKS được lập theo Mẫucủa Viện kiểm sát nhân dân tối cao và lưu hồ sơ kiểm sát Trên co sở nội dung đãchuẩn bị khi báo cáo án và ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Viện, KSV cần chuẩn bịtrước quan điểm sẽ phát biểu tại phiên toà phúc thâm Tại phiên tòa phúc thâm, KSV căn cứ vào chứng cứ, tài liệu, đồ vật đã được thu thập, kiểm tra, xem xét dé bổ sung
và hoàn chỉnh bản dự thảo phát biểu quan điểm của VKS Sau khi kết thúc xét hỏi,Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của VKS theo bai phát biéu đã được hoàn chỉnhtại phiên tòa.
Nội dung phát biéu quan điểm khác với nội dung luận tội ở phiên toà sơ thâm.Kiểm sát viên phát biểu quan điểm vẻ tính hợp pháp và có căn cứ của bản án, quyếtđịnh sơ thâm Trên cơ sở các quy định của pháp luật mà dé nghị Hội đồng xét xử phúcthâm chấp nhận hay không chấp nhận nội dung kháng cáo, kháng nghị Nội dung phátbiéu quan điểm cần phân tích cả về tinh hợp pháp và tính có căn cứ của án sơ thâm.Khi đề nghị chấp nhận hoặc không chấp nhận nội dung kháng cáo, kháng nghị phải phân tích và nêu rõ lý do Đối với kháng nghị do VKS cùng cấp với TA cấp phúc thẩm kháng nghị, KSV phải tập trung trình bày, phân tích lý do của việc kháng nghị, viện dẫn các quy phạm pháp luật để bảo vệ kháng nghị Trường hợp tại phiên tòa phát sinhnhững tình tiết mới làm thay đổi quan điểm giải quyết vụ án đã được lãnh đạo VKScho ý kiến mà không có điều kiện báo cáo lại thì Kiểm sát viên quyết định cho phù
hợp với thực tế của vụ án, diễn biến phiên tòa và phải chịu trách nhiệm về quyết định
đó Sau phiên tòa, Kiểm sát viên phải báo cáo ngay với lãnh đạo VKSŠ
ƒ Tranh luận
Theo quy định tại điểm e, khoản 2 Điều 266 BLTTHS năm 2015, KSV cónhiệm vụ, quyền hạn “Tranh luận với bi cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụngkhác tại phiên tòa” Căn cứ theo quy định tại Điều 354 BLTTHS năm 2015 thì việctranh luận của KSV tại phiên tòa phúc thấm được thực hiện giống như tại phiên tòa xét
Trang 182013, nguyên tắc này được thé hiện đậm nét, đặc trưng nhất là tại phiên tòa sơ thâm,phúc thâm và được đảm bảo theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2015, trong đó quy định “7öa án có trách nhiệm tao điều kiện cho Kiểm sát viên, bịcáo, người bào chữa, những người tham gia to tụng khác thực hiện day du quyển,nghĩa vụ của minh và tranh tụng dân chủ, bình dang trước Tòa án ” Dé hoạt độngtranh luận tại phiên tòa không bị hạn chế và tranh luận đến cùng nhằm làm sang tỏnhững vấn đề mà các bên đặt ra trong quá trình xét xử vụ án hình sự, BLTTHS năm
2015 quy định “Chủ toa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, phải tạo
diéu kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, người tham gia to tung khác tranh luận, trình bày hết ý kiến” Ngoài ra, đề đảm bảo không han chế việc tranhluận, BLTTHS năm 2015 không giới han sỐ lượng KSV tham gia xét xử tại phiên tòa
Không chỉ đảm bảo hoạt động tranh luận ở giai đoạn sơ thâm vụ án hình sự,
BLTTHS năm 2015 còn có những quy định đảm bảo hoạt động này được diễn ra tại
các phiên tòa phúc thâm, đặc biệt hoạt động tranh luận tại phiên tòa phúc thâm đượcdiễn ra ngay trong phan thủ tục bắt đầu phiên tòa, khi quy định “Chu toa phiên tòahỏi người kháng cáo có thay đổi, bồ sung, rút kháng cáo hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cẩu Kiểm sát viên trình bày ý kiến về việc thay đổi, bố sung, rút
kháng cáo Chủ toạ phiên tòa hỏi Kiểm sát viên có thay đổi, bỏ sung, rút kháng nghị
hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu câu bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị trình bày ý kiến về việc thay đổi, bồ sung, rut kháng nghị.” (khoản 2Diéu 354)
Mục đích của hoạt động tranh luận là lam sáng tỏ toàn bộ nội dung vu an vatrình tự thủ tục tổ tụng được áp dụng dé giải quyết vụ án, với ý nghĩa là hoạt độngquan trọng nhất trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, khoản 4 Điều 322 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định và buộc “Hội đông xét xử phải lắng nghe, ghi nhậnđây đủ ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tranh luậntại phiên tòa dé đánh gid khách quan, toàn điện sự thật của vụ án Trường hợp khôngchấp nhận ý kiến của những người tham gia phiên tòa thì Hội dong xét xử phải nêu rõ
ly do và được ghi trong bản an.”
Cu thé hóa hoạt động tranh luận tại phiên toa của Kiểm sát viên, Điều 26 Quychế THỌCT và KSXX đã quy định chi tiết các hoạt động của Kiểm sát viên trước,trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự để đảm bảo từng ý kiến có liên quan đến vụ áncủa người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác được tranh luận, đối đápđến cùng (Điều 26, 44, 61)
3 Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật tố tụng hình sự nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố của VKS trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Trong những năm qua, số vụ án mà Tòa án cấp phúc thâm chấp nhận khángnghị của VKS trên tong số vụ án xét xử phúc thâm do kháng nghị của VKS đạt tỷ lệcao (tỉ lệ kháng nghị được chấp nhận trên tổng số vụ án cấp phúc thâm xét xử do kháng nghị của VKS năm 2019 là 761/958 vụ dat tỉ lệ 79,44; năm 2020 là 614/805
vụ đạt tỉ lệ 76,14) Kết quả đạt được phan lớn là do KSV của VKS cùng cấp với Tòa
án cấp phúc thâm đã có sự chuẩn bị kĩ càng trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, dự thảo phát biéu quan điểm, dự thảo xét hỏi và tranh luận; tông hợp, phân tích, chứng minh và đánh giá toàn diện các chứng cứ buộc tội, gỡ tội; nghiên cứu các luật chuyên ngành có liên quan đến hành vi phạm tội, quan điểm bào chữa của luật sư tại phiên
18
Trang 19tòa sơ thẩm; tập hợp, trích dẫn văn bản luật, dưới luật dé dễ dàng vận dụng, đối chiếu
khi tranh luận, chủ động xét hỏi phục vụ cho tranh luận, kết luận tại phiên tòa Tuy
nhiên, để đạt hiệu quả cao hơn trong công tác THỌCT của VKS ở giai đoạn XXPT,chúng tôi kiến nghị cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụnghình sự Việt nam về THQCT của VKS trong giai đoạn XXPT vụ án hình sự trên cácphương diện sau đây:
Thứ nhất, hoàn thiện quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi thực hànhquyền công tổ trong giai đoạn xét xử phúc thâm tại điểm c khoản 2 Điều 266 BLTTHS
năm 2015 và khoản 1 Điều 335 BLTTHS năm 2015 Trên cơ sở phân tích đã nêu trên,điểm c khoản 2 Điều 266 và khoản 1 Điều 335 BLTTHS năm 2015 chỉ quy định VKS
có thâm quyền | bỗ sung chứng cứ mới trong giai đoạn XXPT vụ án hình sự là chưa phù
hợp với thực tiễn Dé bổ sung chứng cứ, VKS cần phải xác minh, thu thập chứng cứ từ các nguồn với các biện pháp khác nhau theo quy định của BLTTHS Mặt khác, hướngdẫn tại khoản 2 Điều 39 Quy chế THQCT và KSXX cũng nêu cụ thé VKS có quyền
“tự mình hoặc yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới xác minh, a thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đô vật theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự ” Vì vậy, dé phù hợp với
thực tiễn giải quyết vụ án hình sự trong giai đoạn XXPT, ghững tôi cho răng cần thiết
phải sửa đổi, bố sung quy định tại điểm c, khoản 2 Điều 266 và Điều 335 BLTTHSnăm 2015 theo hướng quy định đầy đủ thẩm quyền của VKS là có thê xác minh, thuthập, bồ sung chứng cứ dé tao điều kiện thống nhất nhận thức về hoạt động của VKSkhi thực hành quyền công tố trong giai đoạn XXPT vụ án hình sự.
Thứ hai, chúng tôi cho rằng Tòa án nhân dân tối cao cần sớm có văn bản hướngdan áp dụng về “Xét xử phúc thẩm” theo quy định của BLTTHS năm 2015, trong đócần phải hướng dẫn cụ thê quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 266 BLTTHS năm 2015theo hướng giải thích rõ việc VKS phải trình bày ý kiến bằng văn bản về nội dung kháng cáo, kháng nghị và gửi đến Tòa án cấp phúc thâm trước khi mở phiên tòa, đồng thời tại phiên tòa trong phần tranh tụng sẽ nêu M kiến về nội dung kháng cáo, khángnghị đã gửi trước đó Trên cơ sở đó, VKS các cấp sẽ thống nhất nhận thức quy định tạiđiểm a khoản 2 Điều 266 BLTTHS năm 2015 vê việc “Trình bày ý kiến về nội dungkháng cáo, kháng nghị” cần phải được thực hiện ở cả hai thời điểm: trước khi mởphiên tòa và tại phiên tòa XXPT vụ án hình sự Ngoài ra, văn bản của Tòa án nhân dântối cao hướng dan thi hành quy định của BLTTHS năm 2015 về “Xét xử phúc thấm”cũng cần phải có điều khoản cu thé quy định việc VKS có thé bổ sung, thay đổi khángnghị khi còn thời hạn kháng nghị như hướng dẫn trước đây trong NQ số 05/2005
Ngoài ra, liên ngành VKS và TA cần có quy chế phối hợp để tạo điều kiện cho
cả hai cơ quan trong việc giải quyết vụ án hình sự nói chung và giai đoạn XXPT vụ ánhình sự nói riêng Hiện nay, Điều 10 Quy ché THQCT va KSXX da quy dinh vé viéc
"Phối hợp với Tòa án dé chuẩn bi xét xử" nhưng đây là quy chế nội bộ của ngành kiểmsát, dé đảm bảo hiệu lực thi hành đối với cả hai ngành Tòa án và VKS thì cần phải cóvăn bản hướng dẫn cụ thê về công tác phối hợp này, trong đó cần hướng dẫn nhận thức
và thực hiện thống nhất quy định tại Điều 307 BLTTHS năm 2015 về việc xét hỏi tạiphiên tòa theo hướng Chủ tọa phiên tòa thực hiện xét hỏi trước nhưng không hỏi tất cảcác van đề về nội dung vụ án mà dé KSV hỏi các van đề thuộc về nội dung buộc tộicủa mình Việc phối hợp giữa hai cơ quan được cụ thể hóa bằng văn bản hướng dẫn sẽ
là căn cứ pháp lý quan trong dé đảm bảo công tác giải quyết vụ án hình sự đúng phápluật, đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc của tô tụng hình sự va kip thời sửa chữa,khắc phục các sai lầm trong công tác xét xử của Tòa án cấp dưới
19
Trang 20TAI LIEU THAM KHAO
Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015
Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử ban hành kèmtheo Quyết định số 505/QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017 của Viện trưởngVKSNDTC.
Trường Dai hoc Luật Ha Nội, Gido trinh Luật to tụng hình sự Việt Nam, Nhaxuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2021
ĐH Quốc gia, khoa luật, Cải cách tu pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dungnhà nước pháp quyên, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2004
TS Lưu Tiến Dũng, Độc lập xét xử trong nhà nước pháp quyên ở Việt Nam, Nhàxuất bản Tư pháp, Hà Nội, năm 2012
Nguyễn Đăng Dung (chủ biên), Nguyễn Ngọc Chí, Vũ Công Giao, Lưu Bình
Duong (2014), Viện kiểm sát nhân dân trong Nhà nước pháp quyền, Nxb Tưpháp, Hà Nội.
20
Trang 21KIEM SÁT VIỆC TUẦN THEO PHÁP LUẬTTRONG XÉT XỬ PHÚC THÂM VỤ ÁN HÌNH SỰ
TS Hoàng Thị Quỳnh Chi!
ThS Nguyễn Hoang Chi Mai?
Tóm tắt: Trong Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với chức năng
xét xử, Tòa án là đại diện trung tâm của quyên tur pháp mà cụ thé là nơi biểu hiện tập
trung của quyên tu pháp Đề dam bảo cho việc xét xử được bình dang, dân chủ, kháchquan thì Tham phán, Hội thẩm phải độc lập trong xét xử Tuy nhiên, hoạt động xét xửcủa Tòa án, trong đó có hoại động xét xử phúc thẩm, không thoát ly khỏi mọi sự kiểm
soát mà vẫn can và phải chịu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các cơ chế kiểm tra, giám sát khác nhau, trong đó có cơ chế giám sát thông qua công tác kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân ( VKSND) Dé nâng cao chất lượng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật vêvấn đề này là rất quan trọng, do đó, bài viết sẽ tập trung phán tích khái niệm, thựctrạng pháp luật bên cạnh đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật dé làm rõ các tôn tại, hạn chế và đưa ra một số kiến nghị về hoàn thiện pháp luật.
Từ khoá: Bộ luật tô tụng hình sự, kiểm sát, hoạt động tư pháp, tuân theo pháp luật, xét xử phúc thám.
1 Khái niệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử phúc thẩm vụ
án hình sự
BLTTHS năm 2015 quy định VKS kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong
TTHS, ké từ qua trình xem xét khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng điều tra,
truy tố, xét xử, thi hành án, cụ thé Điều 20 quy định như sau:
“Viện kiểm sát thực hành quyên công tô và kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong TTHS, quyết định việc buộc tội, phát hiện vi phạm pháp luật nhằm bảo đảmmọi hành vi phạm tội, người phạm tội, pháp nhân phạm tội, vi phạm pháp luật đềuphải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, việc khởi to, điều tra, truy tố, xét
xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm vàngười phạm tội, pháp nhân phạm tội, không làm oan người vô tội”.
Theo quy định trên, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử phúc thâm
vụ án hình sự là một nội dung của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trongTTHS Tuy nhiên, để nhận thức day đủ về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét
xử phúc thâm vụ án hình sự, cần làm rõ nội hàm và mối quan hệ giữa các khái niệm:Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử vụ án hình sự, kiểm sát việc tuân theopháp luật trong TTHS (hai khái niệm này được sử dụng trong BLTTHS) và khái niệm kiểm sát hoạt động tư pháp (được sử dụng trong Hiến pháp năm 2013 và Luật
Tổ chức VKSND năm 2014).
! Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
7 Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp.
Trang 22Khoa học luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay chưa có một định nghĩa thongnhất về khái niệm “Kiểm sát việc tuân theo pháp luật” trong tố tụng hình sự nói chungcũng như “Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử phúc thâm vụ án hình sự”.
“Kiểm sát” ở tầng nghĩa phổ thông, Từ điển tiếng Việt định nghĩa là “kiểm tra việcchấp hành pháp luật của Nhà nước”” Theo đó, nội dung của khái niệm “kiểm sát” làhoạt động kiểm tra với đối tượng kiểm tra là việc chấp hành pháp luật Như vậy, định nghĩa này chưa chỉ ra chủ thể của hoạt động kiểm sát Về thuật ngữ “tuân theo phápluật”, tác giả cho rằng không thé giải thích băng cách tách bạch “tuân theo” là gì và
“pháp luật" là gì rồi ghép lại “Tuân theo pháp luật” cần được hiểu là một thuật ngữ
pháp lý thống nhất, mang tính chỉnh thé dé chỉ một trong bốn hình thức thực hiện pháp
luật Theo lý luận chung về pháp luật, bốn hình thức thực hiện bao gồm: (1) áp dụng
pháp luật; (2) sử dụng pháp luật; (3) thi hành pháp luật; (4) tuân thủ pháp luật Do đó, tuân thủ pháp luật (hay chính là tuân theo pháp luật) là một hình thức thực hiện phápluật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt động màpháp luật ngăn cắm" Tuy nhiên, có những quan điểm có nội dung thé hiện được banchất pháp lý của kiểm sát việc tuân theo pháp luật mặc dù chưa đưa ra được khái niệmđầy đủ, khoa học chứa đựng tất cả đặc điểm, nội dung của kiểm sát việc tuân theopháp luật.
Xuyên suốt lịch sử lập hiến nước ta từ Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 (sửa đổi,
bổ sung năm 2001) và hiện nay là Hiến pháp năm 2013; đồng thời trong các Luật tổchức VKSND năm 1960, năm 1981, năm 1992, 2002 và năm 2014 cũng như theoBLTTHS năm 2015, cụm từ “kiểm sát việc tuân theo pháp luật” được ghi nhận nhiềulần khi quy định về chức năng, nhiệm vụ của VKSND trong bộ máy nhà nước Trên cơ
sở Hiến pháp sửa đổi, bố sung năm 2001 và Luật Tổ chức VKSND năm 2002 và hiệnnay là Hién pháp năm 2013 đã sử dung cụm từ “kiểm sát hoạt động tư pháp” khi nóiđến chức năng của VKSND Có thé khang định rằng kê từ khi thành lập cho đến trướcnăm 2001, Hiến pháp và Luật Tổ chức VKSND qua các năm đã quy định VKSND có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, don vi, tổ chức và cá nhân; trong đó bao gồm việc tuân theo pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước vàcác cơ quan trong lĩnh vực tư pháp (như cơ quan điều tra, Tòa án, cơ quan thi hành án,
cơ quan có nhiệm vụ giam, giữ, cải tạo) Do yêu cầu khách quan của cách mạng xã hội
chủ nghĩa, kế từ năm 2001, Hiến pháp và Luật Tổ chức VKSND năm 2002 (nay là
Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức VKSND năm 2014) đã quy định VKSND có
chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp Theo đó có thể hiểu
là VKSND chỉ tập trung kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp màkhông còn kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước
Luật Tổ chức VKSND năm 2014 cũng quy định rõ các khái niệm về chức năngkiêm sát hoạt động tư pháp (khoản | Điều 4); theo đó: “Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của VKSND để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định Của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận
và giải quyết t6 giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trìnhgiải quyết vụ án hình sự, trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hônnhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, việc thi hành án, việc giải quyếtkhiếu nại, tô cáo trong hoạt động tu pháp, các hoạt động tư pháp khác theo quy định
3 Trung tâm Từ điển học (2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr 523.
4 Trường Dai học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị quôc gia, tr 464.
Trang 23của pháp luật” Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 6 Luật Tô chức VKSND còn quy địnhVKSND thực hiện chức năng kiêm sát hoạt động tư pháp bang 09 lĩnh vực công tac, trong đó có công tác “Kiêm sát việc xét xử vụ án hình sự” (diém d khoản 2 Điêu 6).Như vậy, nếu đối chiếu nội dung các điều 4 và 6 Luật Tổ chức VKSND năm
2014 với Điều 20 BLTTHS, có thể thấy nội hàm của khái niệm “kiểm sát hoạt động tưpháp” với khái niệm “kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS” có phạm vi tươngđồng và có phạm vi khác biệt Phạm vi nội hàm mang tính khác biệt là ở chỗ: kháiniệm “kiểm sát hoạt động tư pháp” cũng là hoạt động kiêm sát việc tuân theo pháp luật
nhưng phạm vi chủ thé bị kiểm sát và phạm vi các hành Vi, quyét dinh bi kiém sat (congọi là đối tượng kiểm sát) rộng hon; không chỉ bao gồm trong lĩnh vực tư pháp vềTTHS mà còn trong các lĩnh vực tư pháp, tố tụng khác như tố tụng dân sự, tố tụnghành chính, Thi hành án dân sự, giải quyết khiếu nại, tổ cáo , còn khái niệm “kiểm
sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS” cũng là hoạt động Tiệm sát hoạt động tư
pháp nhưng phạm vi kiểm sát hẹp hơn, chi trong lĩnh vực TTHS mà không bao gồmcác lĩnh vực ngoài TTHS Nói cách khác, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trongTTHS là kiểm sát hoạt động tư pháp trong TTHS
Trở lại vấn đề trên cơ sở xuất phát điểm từ Điều 6 Luật Tổ chức VKSND năm
2014, cho thay công tac kiểm sát việc xét xử vu án hình sự là một công tác/lĩnh vựchoạt động của VKS dé thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp nói chung vàtrong lĩnh vực tư pháp hình sự nói riêng Khi thực hiện công tác kiểm sát xét xử vụ ánhình sự, VKSND có các nhiệm vụ, quyền hạn như: kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong việc xét xử vụ án hình sự và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạtđộng có liên quan khác theo quy định tại Điều 19 Luật Tổ chức VKSND năm 2014.
Do đó, công tác kiểm sát xét xử vụ án hình sự có cách gọi khác tương đồng: Công tac kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình xét xử vụ án hình sự hoặc Công táckiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn xét xử vu dn hình sự
Như vậy, kiểm sát xét xử phúc thấm vu án hình sự chính là kiểm sát việc tuântheo pháp luật của Tòa án trong quá trình xét xử phúc thấm vụ án hình sự mà cụ thé
là kiểm tra, giám sát các hoạt động tư pháp trong quá trình kể từ khi có kháng cáo,kháng nghị phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thấm thụ lý, nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị xét
xử và xét xử tại phiên tòa, ra bản án, quyết định phúc thẩm Khi kiềm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án trong quá trình xét xử phúc thâm, VKS kiểm sát tính hợp pháp của hành vi tố tụng, quyết định tổ tụng của Thâm phán, Thư ký Tòa án, Hộiđồng xét xử và hành vi của người tham gia tố tụng khác trong quá trình xét xử phúcthâm vu án hình sự, nhằm bảo đảm việc xét xử khách quan, có căn cứ, hợp pháp, đúng người, đúng tội, không làm oan người vô tội và không bỏ lọt tội phạm.
2 Thực trạng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử phúc thâm vụ
án hình sự của Viện kiêm sát nhân dân
2.1 Thực trạng pháp luật to tụng hình sự về kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ ánhình sự của Viện kiêm sát nhân dân
2.1.1 Kiểm sát việc chuẩn bị xét xử phúc thẩm
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thâm, Thâm phán được phân công chủ tọaphiên tòa tiễn hành nghiên cứu hồ sơ, giải quyết các khiếu nại, yêu câu của nhữngngười tham gia tố tụng, xác định thành phần những người cần triệu tập ra tòa và tiễn hành các công việc cần thiết khác để đưa vụ án ra xét xử Vì vậy công tác kiểm sát
Trang 24việc chuân bị xét xử phúc thâm của Tòa án thê hiện ở việc kiêm sát các hoạt động tô
tụng cân thiệt ma Tòa án tiên hành trước khi đưa vụ án ra xét xử, cụ thê bao gôm:
- Kiểm sát việc thông báo kháng cáo, kháng nghị của Tòa án cấp sơ thấm cho bịcáo và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị theocác tiêu chí về bảo đảm thời hạn theo quy định của pháp luật (Điều 338, 339 BLTTHSnăm 2015); kiểm sát việc gửi hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và chứng cứ, tài liệu,
đồ vật kèm theo (nếu có) cho Tòa áp cấp phúc thâm theo đúng thời hạn luật định (Điều
338 BLTTHS năm 2015); được trình bày ý kiến đối với việc kháng cáo, kháng nghị băng văn bản (Điều 266 BLTTHS năm 2015).
- Kiểm sát việc xem xét, ra các quyết định của Tòa án bảo đảm đúng quy định củapháp luật về thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm hay không, cũng như về việc áp dụng,thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế đối với bị cáo (Điêu 340,
341, 346, 347 và 348 BLTTHS năm 2015).
- Kiểm sát việc xét kháng cáo quá hạn: về thành phần Hội đồng xét kháng cáoquá hạn, lý do của Hội đông có chính đáng hay không (Điêu 335 BLTTHS năm 2015).
- Kiểm sát việc thông báo về thời gian, địa điểm mở phiên tòa phúc thẩm củaTòa án có bảo đảm thời hạn theo luật định hay không (Điều 346 BLTTHS năm 2015);kiểm sát việc giải quyết vụ án của Tòa án trong trường hợp bị cáo bị kháng cáo/khángnghị hoặc có kháng cáo chết trước khi mở phiên tòa
2.1.2 Kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa phúc thẩm
Tại phiên tòa phúc thấm, hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật củaVKSND được thê hiện thông qua các hoạt động như sau:
Thứ nhất, kiểm sát tính hợp pháp của thành phan HĐXX phúc thẩm cũng nhưcác trường hợp hoãn hoặc không hoãn phiên tòa
Thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thâm tương tự như phiên tòa sơ thẩm trên cơ sởtuân thủ các quy định của BLTHHS Tuy nhiên, trước khi xét hỏi, một thành viên củaHĐXX trình bày tóm tắt nội dung vu án, quyết định của bản án sơ thâm, nội dungkháng cáo, kháng nghị Bên cạnh đó, có một sô điểm khác so với thủ tục tại phiên tòa
sơ thâm như sau:
- Chủ tọa phiên tòa hỏi người kháng cáo có thay đối, bô sung, rút kháng cáo hay
không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo.
- Chủ toạ phiên tòa hỏi Kiểm sát viên có thay đổi, bố sung, rút kháng nghị hay
không; nếu có thì chủ tọa phiên toa yêu cầu bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị.
Như vậy, Kiểm sát viên cần chủ động kiểm sát thành phần Hội đồng xét xử phúcthâm có hợp pháp không, trường hợp hoãn hoặc không hoãn phiên tòa có đảm bảotuân thủ quy định của BLTTHS không Theo quy định tại Điều 254 BLTTHS năm
2015 thì thành phan HDXX phúc thâm gồm 03 Thâm phán va không có Hội thấmnhân dân.
Trang 25- Phạm vi xét xử phúc thẩm bao gồm việc xem xét đối với kháng cáo quá hannhằm bảo dam tính ốn định của ban án, quyết định sơ thâm va bảo đảm quyền lợi củangười kháng cáo trong trường hợp có lý do chính đáng (Điều 333) Còn về kháng nghịcủa VKSND theo Điều 337 BLTTHS 2015 nếu quá hạn vì bất kỳ lý do gì cũng khôngđược xem xét như kháng cáo quá hạn bởi lẽ, trách nhiệm thực hành quyền công tố vàkiểm sát việc tuân theo pháp luật cần được đảm bảo thực hiện kip thời, chính xác; do
đó, kháng nghị quá hạn sẽ không làm phát sinh giai đoạn xét xử phúc thâm, cũng đồngnghĩa với việc không làm phát sinh phạm vi xét xử phúc thâm vụ án hình sự
- Phạm vi xét xử phúc thâm cũng thể hiện qua các quy định về thâm quyền củaTòa án cấp phúc thâm trong việc xem xét quyết định của Tòa án cấp sơ thâm theo cácĐiều 355, Điều 357, Điều 358, Điều 361 BLTTHS năm 2015 Cụ thé, Tòa án cấp phúc
thâm có quyền:
+ Sửa ban án, quyết định sơ thâm theo hướng có lợi cho bị cáo, bao gồm: (i) MiễnTNHS cho bị cáo đã bị Tòa án cấp sơ thâm tuyên bố là có tội và áp dụng hình phạt hoặcmiễn hình phạt, nếu có căn cứ “đo chuyển biển của tình hình mà hành vi phạm tội hoặcngười phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa ”;(i) Miễn hình phạt cho bị cáo, nêu có căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 59 BLHS 2015, theo đó ghi rõ: phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 54 BLHS 2015,
đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được miễn TNHS; (iii) Ap dung
điều khoản BLHS về tội nhẹ hơn hoặc khung hình phạt nhẹ hon đối với bị cáo Trongtrường hợp áp dụng điều, khoản của BLHS về tội nhẹ hơn, Tòa án cấp phúc thâm có thêgiảm nhẹ hình phạt hoặc không giảm hình phạt cho bị cáo; (iv) Giảm hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung, hủy một trong các loại hình phạt mà Tòa án sơ thâm đã áp dụng đối với bị cáo; (v) Chuyên sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn (từ hình phạt tù sang cải tạo không giam giữ hoặc phạt tiền, cảnh cáo) hoặc giữ nguyên mức hình phạt tù và
cho hưởng án treo; (vi) Tòa án phúc thẩm chỉ xem xét phần dân sự của bản án, quyết
định sơ thẩm khi có kháng cáo, kháng nghị đối với phan đó
+ Sửa bản án, quyết định sơ thâm theo hướng tặng nặng đối với bị cáo; cụ thé:Tòa án phúc thấm chỉ có quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng tăng nặng đối với bịcáo trong trường hợp kháng nghị của VKS hoặc kháng cáo của người bị hại theohướng đó Nếu kháng nghị hoặc kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt mà không yêu cầu
áp dụng điều, khoản của BLHS về tội nặng hơn đối với bi cáo, thi Tòa án phúc thẩm
chỉ có quyền tăng mức hình phạt trong khung hình phạt mà Tòa án sơ thâm đã áp dụng đối với bị cáo mà không có quyền áp dụng điều, khoản của BLHS về tội nặng hơn và chuyên sang khung hình phạt khác nặng hơn Tuy nhiên, nếu có căn cứ thì HĐXX vẫn
có thê giảm hình phạt, áp dụng điều, khoản của BLHS về tội nhẹ hơn, chuyên sanghình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo,giảm mức bồi thường thiệt hại
Trang 26+ Hủy bản án sơ thấm dé điều tra lại; cụ thé: Toa án cấp phúc thầm sẽ đượcquyền hủy bản án sơ thâm dé điều tra lại khi việc điều tra ở cấp sơ thâm (bao gồm cảviệc điều tra ở giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố và khi xét xử sơ thâm) không đầy
đủ mà cấp phúc thâm không thể bổ sung được Việc điều tra bị coi là không đầy đủnếu CQĐT, VKS va Tòa án cấp sơ thâm không làm sáng tỏ những tình tiết có y nghĩaquan trọng đối với vụ án hình sự ; và Tòa án cấp phúc thâm cũng sẽ được quyên hủy
bản án sơ thẩm dé điều tra lại trang trường hợp VKS câp phúc thâm không thê điều tra
bổ sung được và khi xét xử phúc thâm cũng không thé làm sáng tỏ được Trường hợpcấp sơ thâm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội; hoặc trường hợp nhằm khởi tố, điều tra
vê tội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thâm; hoặc có vi phạm nghiêm trong thu
tục tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tổ thì HDXX cấp phúc thâm hủy ban án sơthâm dé điều tra lại, vi trong trường hợp nay, bản án, quyết định sơ thẩm có thé phanánh không đầy đủ hoặc sai lệch so với sự thật khách quan đã diễn ra
+ Hủy bản án sơ thấm dé xét xử lại; cụ thé: các trường hợp hủy bản án sơ thầm
dé xét xử lại gồm: (i) Thanh phan của HDXX cấp sơ thắm không đúng theo quy địnhcủa pháp luật; (i) Có vi phạm nghiêm trong thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử sơthấm; (iii) Người được Tòa án cấp sơ thâm tuyên không có tội nhưng có căn cứ chorằng người đó đã phạm tội; (iv) Miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc áp dụng biện pháp tư pháp đối với bi cáo không có căn cứ; (v) Bản án sơ thấm có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật nhưng không thuộc trường hợp HĐXXphúc thâm sửa bản án theo quy định tại Điều 357 của BLTTHS năm 2015
Thứ ba, kiểm sát về việc thực hiện trình tự, thủ tục xét hỏi và việc tuyên an, quyếtđịnh của HDXX phúc thâm
Kiểm sát viên phải theo dõi và kiểm sát chặt chẽ việc tiến hành trình tự, các thủtục xét hỏi và việc bảo đảm quyền tham gia xét hỏi, quyền yêu cầu xét hỏi của nhữngngười tham gia phiên tòa Trường hợp HĐXX có vi phạm pháp luật như thực hiệnkhông đúng các thủ tục xét hỏi bị cáo, người làm chứng hoặc công bố lời khai trướckhi người được xét hỏi khai tại phiên tòa , thì Kiểm sát viên phải yêu cầu HDXXchấp hành đúng quy định của pháp luật tố tụng nhằm đảm bảo việc xét xử được toàndiện, đầy đủ và khách quan
Bên cạnh đó, Kiểm sát viên phải kiểm sát việc HDXX bảo đảm quyền được bốsung, xem xét chứng cứ tại phiên tòa và quyền tranh luận của những người tham giaphiên tòa một cách bình đăng và dân chủ Kiểm sát viên phải đề nghị HĐXX kiểm tratính hợp pháp và có căn cứ của các tài liệu, chứng cứ đó, đảm bảo nguyên tắc tất cảcác chứng cứ cũ, chứng cứ mới, tài liệu, đồ vật mới bô sung đều phải được xem xét tạiphiên tòa.
Khi HĐXX tuyên án, Kiểm sát viên phải theo dõi và ghi chép đầy đủ những nhận định quan trọng và nội dung quyết định của ban án hoặc quyết định phúc thẩm dé làm căn cứ kiểm tra bản án đã tuyên và bản án sau này gửi cho VKS và những người liên quan theo quy định của pháp luật Trường hợp phát hiện nội dung bản án đã tuyên
không đúng với diễn biến phiên tòa hoặc giữa nội dung tuyên án với bản án khôngđúng hoặc có mâu thuẫn thì tùy từng trường hợp cụ thê Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạoVKS để kiến nghị Tòa án khắc phục hoặc đề nghị VKS cấp trên kháng nghị theo trình
tự giám đốc thâm nếu thay cần thiết
Trang 272.1.3 Kiểm sát việc tuân theo pháp luật sau phiên tòa phúc thẩm
Sau khi kết thúc phiên tòa, kiểm tra biên bản phiên tòa phúc thâm vụ án hình sự làviệc làm không thê thiếu trong hoạt động của Kiểm sát viên sau khi kết thúc phiên tòaphúc thẩm, giúp phát hiện oan, sai, lọt trong việc xét xử phúc thấm Khi kiểm tra biên bản phiên tòa, cần kiểm tra kỹ dé làm rõ các van dé sau đây:
- Kiểm tra thành phan HDXX phúc thâm;
- Kiểm tra những lời trình bày của bị cáo, người làm chứng, người giám định,người bào chữa, người bảo vệ quyên và lợi ich hợp pháp của đương sự, nguyên dondân sự, bị đơn dân sự, người bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có đượcghi lại chính xác, đầy đủ trong biên bản phiên tòa không:
- Kiểm tra sự đầy đủ, chính xác của nội dung lời phát biểu kết luận về vụ án củaKiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm và hình thức biên bản theo đúng quy định củapháp luật.
Cùng với việc kiểm tra biên bản phiên tòa, Kiểm sát viên còn phải kiểm tra biênbản nghị án tại phiên tòa về những nội dung gồm: thời gian nghị án; thành phần Hội
đồng xét xử; họ tên bị cáo; tội danh, điều luật áp dụng, hình phạt; cơ chế biểu quyết
theo từng vấn đề như quy định tại Điều 326 BLTTHS năm 2015; hình thức của biênbản nghị án.
Nếu qua kiểm tra biên bản phiên tòa, biên bản nghị án, Kiểm sát viên phát hiện
sự thiếu sót hoặc chưa chính xác trong việc ghi nhận thông tin thì sẽ yêu cầu Thư kýTòa án, Thâm phán bổ sung day đủ theo đúng lời khai, lời kết luận, thông tin trongsuốt phiên tòa phúc thẩm
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật sau phiên tòa phúc thâm không thê thiểu hoạtđộng kiểm tra, giám sát bản án, quyết định phúc thâm Khi kiểm sát bản án, quyết địnhphúc thâm, Kiểm sát viên phải tập trung kiểm sát những vấn đề về nội dung và hìnhthức Cụ thể, Kiểm sát viên phải kiểm tra về thành phần Hội đồng xét xử; thời gian,địa điểm xét xử; họ tên, địa chỉ, trình độ, lý lịch tư pháp của bị cáo; họ tên, địa chỉ củanhững người tham gia tổ tụng Về nội dung bản án, quyết định phúc thâm, Kiểm sátviên cũng cần kiểm tra kỹ lưỡng về hành vi phạm tội của bị cáo, vai trò của từng bịcáo; tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; phần bồi thường về dân sự; phần quyết định của bản
án có đúng với họ tên bị cáo, tội danh, điều luật áp dụng, hình phạt áp dụng xem có
đúng nội dung như đã tuyên tại phiên tòa không Nếu phát hiện có sai sót về nội dung, hình thức của bản án, quyết định thì Kiểm sát viên sẽ sử dụng làm căn cứ cho việc kiến nghị, kháng nghị sau nay.
2.2 Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật tô tụng hình sự về kiểm sát xét xử phúc
thẩm vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân
2.2.1 Những kết quả đạt được
Khi bản án, quyết định sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, khángnghị, Tòa án phúc thẩm sẽ tiền hành làm sáng tỏ những nội dung kháng cáo, khángnghị, kết hợp xem xét những van dé khác có liên quan va chuẩn bi các điều kiện cầnthiết để đưa vụ án ra xét xử ở cấp phúc thâm Trong toàn bộ quá trình này, VKS cónhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với mọi hoạt động tổ tụng của HDXX
và những người tham gia t6 tụng khác tại phiên tòa phúc thâm Việc đánh giá day đủ,đúng dan hoạt động kiêm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử phúc thắm
Trang 28của VKSND giai đoạn năm 2015 - 2020 có vai trò quan trọng để tìm ra nguyên nhâncủa những kết qua đạt được và những ton tại dé làm cơ sở cho việc xác định nhữnggiải pháp và đề xuất những kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả củacông tác này góp phan thực hiện tốt chức năng của VKSND.
Thứ nhất, hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử phúc: thẩm các
vụ án hình sự đã khắc phục được những sai sót cơ bản của Tòa án cấp sơ thẩm về việc
áp dụng các quy định của BLHS và góp phần hạn chế tình trạng oan sai, bỏ lọt tội phạmTheo số liệu thống kê của VKSND tối cao, trong những năm 2015 - 2020, toànngành đã tham gia phiên tòa xét xử phúc thâm, cụ thê:
Năm 2015, Viện kiểm sát đã tham gia kiểm sát xét xử phúc thẩm 16.101 vu; nam
2016, Vién kiểm sát đã tham gia kiểm sát xét xử phúc thẩm 16.317 vụ; năm 2017, Việnkiểm sát đã tham gia xét xử phúc thẩm 14.490 vụ; năm 2018, Viện kiểm sát đã thamgia xét xử phúc thẩm 13.557 vụ; năm 2019, Viện kiểm sát đã tham gia xét xử phúcthẩm 14.533 vụ; 6 tháng dau năm 2020, Viện kiểm sát đã tham gia xét xử phúc thẩm7.449 vụ".
Bình quân ngành kiểm sát hàng năm đã tham gia xét xử phúc thâm hàng chụcnghìn vụ án phúc thẩm Với kết quả xét xử nêu trên cho thấy những năm qua toànngành kiểm sát đã cùng với Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết một số lượng lớn các vụ
án đạt tỷ lệ khá cao Tuy có nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng với nhiều bị cáo thamgia nhưng hoạt động thực hành quyên công tô và kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong xét xử phúc thầm của VKS vẫn đảm bảo xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đảm bảo cho Tòa án ra bản án, quyết định hợp pháp và có căn cứ, góp phần tích cực vào cuộc dau tranh phòng, chống tội phạm.
Đề hoàn thành tốt công tác này, các Kiểm sát viên đã năm vững các quy định củapháp luật và thực hiện nghiêm túc quy chế nghiệp vụ của ngành/ Trong giai đoạnchuẩn bị xét xử phúc thâm, các kiểm sát viên đã chú trọng kiểm sát việc Tòa án chấphành các quy định về thủ tục tố tụng, về thời hạn xét xử phúc thâm, áp dụng, thay đổi,hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn Thực tiễn cho thấy ở giai đoạn này, Tòa án
thường mắc một số vi phạm pháp luật tuy chưa đến mức nghiêm trọng như không
thông báo hoặc thông báo chậm, không đầy đủ việc kháng cáo, kháng nghị; không xácminh lý do kháng cáo quá hạn; vi phạm thời hạn xét xử phúc thâm Khi phát hiện các
vi phạm này, Kiểm sát viên thường trực tiếp yêu cầu hoặc báo cáo Lãnh đạo Viện đểkiến nghị yêu cầu Tòa án khắc phục VKS cũng rat lưu ý những trường hợp Tòa ánkhông chấp nhận kháng nghị trái với quy định của pháp luật và dé nghị VKS cấp trên
có thâm quyền xem xét đề kháng nghị theo thủ tục giám đốc thâm.
Qua kết quả xét xử trên cho thấy số lượng án phải xét xử phúc thâm bắt đầu có
xu hướng giảm vào năm 2017 so với hai năm trước đó và tiếp tục giảm trong năm
2018 đến nay mặc dù có sự tăng nhẹ trong năm 2019 Tuy nhiên, số lượng án sửa vàhủy ở cấp phúc thâm vẫn còn chiếm tỷ lệ tương đối cao; số án còn lại phần lớn đượcđình chỉ xét xử do người kháng cáo rút kháng cáo hoặc VKS rút kháng nghị trước khixét xử, cụ thé biểu hiện thông qua những số liệu sau đây:
5 Theo số liệu thống kê của Báo cáo tông kết công tác của ngành kiểm sát nhân dân hàng năm.
5 Quy chê 505/QD-VKSTC ngày 18/12/2017 của Viện kiêm sát nhân dân tôi cao về công tác thực hành quyên công tô, kiêm sát xét xử vụ án hình sự.
Trang 29Chỉ riêng trong 6 tháng dau năm 2020, số vụ xét xử phúc thẩm hủy án sơ thẩm
dé điều tra, xét xử lại là 293 vụ, chiếm tỷ lệ khoảng 3,93 % sô vụ đã xét xử phúc thẩm
và tang 1,032 so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ giải quyết an đúng thời hạn dat 99%trong năm 2019 và về cơ bản khắc phục được tình trạng án tôn đọng nhiều vào kéo đài như những năm trước đây”.
Thông qua công tác kiểm sát xét xử phúc thấm, VKS cấp trên đã phát hiệnnhững thiếu sót, vi phạm trong kiểm sát xét xử phúc thâm vụ án hình sự của VKScấp dưới và thông báo, yêu cầu khắc phục, sửa chữa; VKS các cấp cũng thực hiệnkiểm tra, giám sát và phát hiện thiếu sót, vi phạm của Tòa án để yêu cầu Tòa án sửachữa, khắc phục vi phạm Tuy nhiên, trong ky, sô lượng kiến nghị của VKS lại có sựsuy giảm, không đạt chỉ tiêu của Quốc hội (Trong 6 tháng dau năm 2020, Viện kiểmsát đã ban hành 281 kiến nghị yêu cau Tòa án khắc phục vi phạm, trong đó kiểm sát
xét xử vụ án hình sự nói chung giảm 8,7% - Theo Báo cáo tông kết công tác củangành kiêm sát nhân dân 6 tháng đầu năm 2020)
Thứ hai, chất lượng, hiệu quả kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKSNDtrong xét xu phúc thám các vụ án hình sự đã được nâng cao
Việc tham gia xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa từ năm 2015 đến nay vẫntiếp tục được rà soát, khắc phục những thiếu sót so với các năm trước Nhận thức đượcviệc tham gia của người bao chữa dé nhằm gỡ tội cho bị cáo, do vậy trước khi tham giaphiên tòa, Kiểm sát viên đều chuẩn bị bản dự thảo đề cương xét hỏi để sẵn sáng bácnhững lời bào chữa không có căn cứ của bên bào chữa.
Việc phát biểu quan điểm giải quyết vụ án của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúcthâm đã phát huy tác dụng góp phần làm rõ hành vi phạm tội của bị cáo, giáo dục, thuyếtphục và ngăn ngừa tội phạm, hỗ trợ Tòa án ra bản án có căn cứ và đúng pháp luật Ngoài
ra, Kiểm sát viên còn phân tích, kết luận cả những phần không bị kháng cáo, kháng nghị theo hướng có lợi cho bị cáo đã được phát hiện qua việc nghiên cứu hồ sơ vụ án để giải quyết toàn diện vụ án, từ đó đề xuất hướng giải quyết cụ thể đối với bản án.
Việc tranh luận, đối đáp của Kiểm sát viên tại phiên tòa cũng đảm bảo tuân thủcác quy định của pháp luật về đối đáp, tranh luận tại phiên tòa phúc thâm Trong những năm qua, Kiểm sát viên đã có nhiều cô gắng trong việc đối đáp, tranh luận, cụ thé là theo dõi và ghi chép những nội dung xét hỏi của HDXX, người bào chữa vanội dung trả lời của người được xét hỏi Khi tranh luận, đối đáp, Kiểm sát viên có sựtận dụng những mâu thuẫn trong các lời bào chữa và chú trọng việc gắn với thực tiễndiễn bién của phiên tòa dé bổ sung kịp thời những chứng cứ, tài liệu vào dự thảo đốiđáp tranh luận cho phù hợp với thực tế
7 Theo số liệu thống kê của Báo cáo tông kết công tác của ngành kiểm sát nhân dân năm 2019 và 6 tháng đầu
năm 2020.
Trang 30phúc thẩm phải sửa, hủy bản án sơ thâm do kháng cáo chiếm tỷ lệ hơn 20% tổng số
vụ án đã xét xử phúc thâm.
Vì vậy, có thé đánh giá nguyên nhân của tình trạng kháng nghị phúc thấmchiếm tỷ lệ thấp là do công tác kháng nghị của VKS vẫn chưa được thực hiện mộtcách hiệu quả, chất lượng, và do đó không thể đánh giá rằng chất lượng xét xử sơthâm đã được nâng lên nên không kháng nghị
Trên thực tế có nhiều vụ án theo kháng cáo của bị cáo hoặc người bị hại, Tòa áncấp phúc thấm đã sửa bản án sơ thâm về tội danh, tăng hoặc giảm hình phat đáng kể.Trong những năm gần đây, số lượng án sơ thấm sửa theo kháng nghị chỉ chiếmkhoảng 17-19%, còn lại là sửa theo kháng cáo Trong số các bị cáo được sửa án theokháng cáo, chỉ có một số ít trường hợp cap phúc thâm sửa là do có tình tiết mới hoặc
do chuyền biến tình hình, còn chủ yếu là do sai sót của cấp sơ thâm trong đánh giá
chứng cứ, áp dụng các quy định BLHS nhưng VKS không phát hiện kịp thời để kháng nghi.
Thứ hai, số vụ án bị VKS cấp trên trực tiếp kháng nghị phúc thẩm chiếm tỷ lệkhiêm ton, từ đó thê hiện hạn chê trong công tác phôi hợp giữa VKS cap sơ thâm va cáp phúc thám
Cũng trong giai đoạn trên, số lượng kháng nghị của VKS cấp trên trực tiếp chỉchiếm tỷ lệ hơn 23% tong số kháng nghị phúc thẩm của VKSND (1.322/5.713 khángnghị) Một số trường hợp VKS địa phương báo cáo lên cấp trên nhưng quá chậm nênkhông đủ thời gian nghiên cứu hồ sơ và kháng nghị kịp thời Bên cạnh các địaphương làm tốt công tác kháng nghị phúc thâm, còn không ít địa phương chưa thật
sự làm tốt công tác này nên trong 05 năm, có nơi VKS cấp trên thậm chí không
kháng nghị phúc thâm một vụ án nào của cấp sơ thám Trong khi đó, số bản án sơ
thâm của cấp huyện sai sót không ít thé hiện ở chỗ số vụ án bị giám đốc thâm caohơn số vụ án bị kháng nghị phúc thâm.
Theo quy chế của ngành, VKS cấp dưới phải gửi cho VKS cấp trên trực tiếpbản án sơ thâm và báo cáo kết quả xét xử sơ thâm dé xem xét việc kháng nghị, nhưngtrên thực tế các địa phương thực hiện chưa nghiêm túc quy định này Việc sao gửibản án còn chậm, khi các VKS cấp trên nhận được bản án sơ thâm thì đã quá thờihạn nên có phát hiện ra vi phạm cũng không còn thời hạn dé kháng nghị
2.3 Nguyên nhân về thể chế của những tôn tại, hạn chế trong hoạt động kiểm sátxét xứ phúc thâm vụ án hình sự
Một trong những nguyên nhân chủ yếu của những tôn tại, hạn chế trong hoạtđộng kiêm sát xét xử phúc thâm vụ án hình sự của VKSND đó là sự bât cập trong một
sô quy định pháp luật tô tụng hình sự, cụ thê:
Thứ nhất, BLTTHS và Luật tổ chức VKSND hiện hành quy định về thầm quyênkháng nghị phúc thâm của Viện kiểm sát (chỉ duy nhất Viện kiểm sát có thâm quyênkháng nghị phúc thẩm) nhưng lại không quy định về các căn cứ kháng nghị phúc thấm
để làm cơ sở thống nhất cho việc “định lượng” sự vi phạm ở khía cạnh, mức độ nào là
đủ nghiêm trọng để VKS kháng nghị và Tòa án phải chấp nhận kháng nghị Việc chấpnhận hay không chấp nhận kháng nghị chủ yếu phụ thuộc vào ý chí của HDXX phúcthâm và VKS không có “tiêu chi” nào dé đôi chiếu xem quyết định đó là có căn cứ, đúng pháp luật hay không.
Trang 31Hiện nay, hướng dẫn về các căn cứ kháng nghị phúc thâm tại Điều 37 Quy chế 505
là cần thiết nhưng chỉ mang tính chất nội bộ của ngành Kiểm sát nhân dân, do đó trongnhiều trường hợp giữa Tòa án và VKS nhận thức không thống nhất trong đánh giá các viphạm của câp sơ thầm (được nêu trong kháng nghị) là nghiêm trọng hay không nghiêmtrọng để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị Vì vậy, để nhận thức và áp dụngthống nhất giữa hai ngành Tòa án và Viện kiểm sát về vấn đề này, BLTTHS cần bồ sung một điều luật mới quy định về các căn cứ kháng nghị phúc thấm.
Thứ hai, tồn tại sự không phù hợp, thiếu tính khả thi giữa quy định về thời hạnkháng nghị (Điều 337 BLTTHS năm 2015) và thời hạn giao bản án, quyết định củaTòa án cấp sơ thấm cho VKS cùng cấp (khoản 1, 2 Điều 262 BLTTHS năm 2015); cụthể: quy định thời hạn kháng nghị phúc thắm của VKS cùng cấp đối với bản án củaTòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của VKS cấp trên trực tiếp là 30 ngày kế từ ngày tuyên
án Nếu xem xét trong môi liên hệ với Điều 262 BLTTHS năm 2015 về gửi bản ánđịnh của Tòa án câp sơ thâm, theo đó Tòa án cấp sơ thâm phải giao bản án cho VKS cùng cấp trong thời hạn 10 ngày ké từ ngày tuyên án Như vậy, nêu thực hiện các quy định trên thì có thể xảy ra trường hợp VKS cùng cấp khi nhận được bản án sơ thâm(giả sử vào ngày thứ 10 sau khi tuyên án mới nhận được) thì chỉ còn 05 ngày để xemxét quyết định việc có kháng nghị hay không kháng nghị hoặc có trường hợp VKS cấptrên khi nhận được bản án sơ thâm thì đã hết thời hạn kháng nghị hoặc thời hạn còn rấtngăn, không đủ thời gian dé xem xét, quyết định việc kháng nghị.
Thứ ba, chưa có căn cứ pháp lý để giải quyết trường hợp HDXX không thực hiện các yêu cầu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, do đó Kiểm sát viên không thê làm gì để cham dứt hoặc khắc phục vi phạm đó từ phía HDXX Kiểm sát viên cũng chỉ là mộtthanh phần tham gia phiên tòa và chịu sự điều khiển chung của chủ tọa phiên tòa Do đó,trường hợp xảy ra vi phạm của HDXX như việc HĐXX yêu cầu KSV không xét hỏi vềmột tình tiết nào đó của vụ án với ly do “nội dung này đã được HDXX làm rõ”, trongkhi trên thực tế tình tiết này chưa được làm rõ thì Kiểm sát viên vẫn buộc phải chấphành, bởi lẽ nếu không thực hiện sẽ vi phạm quy định về chấp hành sự điều khiển củachủ tọa phiên tòa Chính điều này cũng là một lý do đã dẫn đến tình trạng thụ động củaKiểm sát viên trước các vi phạm phát sinh tại phiên tòa Kể cả các kiến nghị của VKSsau phiên tòa yêu cầu Tòa án khắc phục vi phạm, nếu Tòa án không thực hiện thì cũngchưa có cơ chế nào đề yêu cầu Tòa án phải thực hiện
3 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật nâng cao chất lượng kiểm sát việctuân theo pháp luật trong xét xử phúc thâm vu án hình sự của Viện kiêm sat nhân dân
Thứ nhất, dé có cơ sở nhận thức và áp dụng pháp luật thống nhất giữa Tòa án vàVKS trong BLTTHS năm 2015, cần quy định day đủ va cụ thé về các căn cứ dé khángnghị phúc thâm Đây cũng là căn cứ để Tòa án câp phúc thâm chấp nhận hoặc khôngchấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm; sửa hoặc hủy án sơthâm BLTTHS cũng cần bé sung một số điều luật mới cụ thê hóa về từng căn cứ này(về các trường hợp vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; các trường hợp sai lầmnghiêm trọng áp dung BLHS ) Cụ thé, tác giả đề xuất bổ sung điều luật tại mục I, Chương XXII của BLTTHS năm 2015 như sau:
Điều Căn cứ kháng nghị
a) Việc điều tra, xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm không day đủ dân đến đánh giákhông đúng tính chất của vụ án;
Trang 32b) Kết luận, quyết định trong bản án, quyết định sơ thẩm không phù hợp với cáctình tiêt khách quan của vụ án;
c) Có sai lam trong việc áp dung các quy định cua Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dán
và xác định thời hạn kháng nghị của VKS cùng cap là 15 ngày kế từ ngày nhận được
quyết định sơ thẩm, thay cho quy định hiện hành (khoản 2) là “kế từ ngày Tòa án ra quyết định ” Cụ thê, tác giả đề xuất chỉnh lý quy định tại Điều 337 như sau:
Điều 337 Thời hạn kháng nghị
1 Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản an cua Toa ancấp sơ thẩm la 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày nhận được bản án sơ thẩm.
2 Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định cua Toa
án cấp sơ thẩm là 07 ngày, cua Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày kể từ
ngày nhận được quyết định sơ thẩm.
Bên cạnh đó, Hội đồng Thâm phán TAND tối cao cũng cần xem xét ban hành
hướng dẫn về thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng nghị theo hướng ghi nhận “/à
ngày tiếp theo của ngày được xác định”Š.J.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
4 _ Trung tâm Từ điển học (2002), Tir điển tiếng Việt, Nxb Da Nẵng
Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật,
Nxb Chính tri quôc gia.
6 Bao cáo tổng kết công tác của ngành Kiểm sát nhân dân từ năm 2015 đến 6 thángđâu năm 2021.
$ Tham khảo Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định trong
Phân thứ tư “xét xử phúc thâm” của Bộ luật tô tụng hình sự.
Trang 33HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TÓ TỤNG HÌNH SỰ
VE KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ PHÚC THÂM
DOI VỚI BẢN ÁN HÌNH SỰ SƠ THÂM
ThS Ngô Thị Vân Anh!
Tóm tat: Bài viết đưa ra một số hạn chế, bat cập của Bộ luật t6 tụng hình sự hiệnhành về kháng cáo, kháng nghị phúc thấm doi với bản án sơ thẩm Qua đó, tác giả bàiviết dé xuất những kiến nghị góp phân hoàn thiện quy định của Bộ luật to tụng hình sựnăm 2015; và văn bản hướng dan thi hành các quy định cua Bộ luật tổ tụng hình sựnăm 2015 về kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm
Từ khoá: kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm, bản án hình sự sơ thẩm
MỞ ĐẦU
Kháng cáo, kháng nghị phúc thâm vụ án hình sự là quyên của một số người thamgia tố tụng và Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật dé nghị Toà án cap trên trực tiếp của Toà án cấp sơ thấm xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật Bản án hình sự sơ thâm có thé là đối tượng của kháng cáo, khángnghị phúc thâm là bản án chưa có hiệu lực pháp luật Hiệu lực của bản án hình sự sơthâm sẽ phụ thuộc vào thời hạn kháng cáo, kháng nghị Bộ luật tố tụng hình sự năm
2015 (BLTTHS năm 2015) đã quy định cụ thể, chỉ tiết những nội dung có liên quan đếnkháng cáo, kháng nghị bản án hình sự sơ thâm Tuy nhiên, qua thực tiễn thi hành, một sốnội dung đã bộc lộ những hạn chế, bất cập; đặt ra yêu câu cần thiết phải được hướngdẫn, được sửa đổi, bố sung cho phù hợp dé đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích hợp phápcủa người tham gia tổ tụng
1 Những hạn chế, bat cập trong quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm
2015 về kháng cáo, kháng nghị đôi với bản án sơ thâm
1.1 Quyén kháng cáo của bị cáo
Thứ nhất, đối với hướng kháng cáo của bị cáo
Bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo sẽ có quyền kháng cáo toàn bộ bản án sơthâm Thông thường, họ sẽ có xu hướng thực hiện quyền kháng cáo dé mong muốnđược giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự Theo quy định tại Khoản 1Điều 331; Khoản 2 Điều 357 BLTTHS năm 2015; hướng kháng cáo của bị cáo sẽ bịgiới hạn Bị cáo sẽ không có quyền kháng cáo theo hướng bat lợi cho minh cũng nhưbất lợi cho các bị cáo khác trong cùng một vụ án Đây là một quy định nhằm bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo Tuy nhiên, quy định này chưa thực sự hợp lý đối với trường hợp Toa án cap sơ thâm đã xét xử quá nhẹ đối với bị cáo và các bị cáo khác trong cùng một vụ án (cả về trách nhiệm hình sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại).Trong khi, chính bản thân họ cũng muốn khắc phục hậu quả mà họ đã gây ra cho xãhội một cách triệt dé Hoặc trong một vụ án có đồng phạm; hai bị cáo cùng tham giathực hiện tội phạm, tính chất, mức độ và hành vi nguy hiểm như nhau nhưng có bị cáo
! Khoa Pháp luật hình sự, Trường Đại học Luật Hà Nội.
33
Trang 34lại bị xét xử nặng hơn, có bị cáo lại bị xét xử nhẹ hơn thì bị cáo bị xét xử nặng hơncũng có quyền kháng cáo theo hướng tăng nặng đối với bị cáo khác; yêu cầu toà án cóthâm quyền xét xử lại để đảm bảo công băng giữa các bị cáo (Theo quy định của pháp luật hiện hành, phạm vi kháng cáo của bi cáo không bị giới hạn) Vì vậy, theo quanđiểm của tác giả không nên quy định giới hạn hướng kháng cáo của bị cáo trong vụ ánhình sự Vấn đề này cần được ghi nhận trong BLTTHS năm 2015.
Thứ hai, đôi với phạm vi khang cáo của người được Toà án tuyên không có lội Khoản 6 Điều 331 BLTTHS quy định: người được Toà án tuyên không có tội cóquyên khang cáo về các căn cứ, ly do bản án sơ thâm đã tuyên là họ không có tội.
Về van dé này, có quan điểm cho rằng nếu bi cáo là người được Toa án tuyênkhông có tội chỉ được kháng cáo phần căn cứ mà Tòa án tuyên họ không có tội màkhông có quyền kháng cáo các phần khác của bản án sơ thâm là chưa bảo vệ được tối
đa quyền lợi cho người bị buộc tội Ví dụ A bị Viện kiểm sát truy tố về tội Hủy hoạitài sản theo quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự năm 2015, tuy nhiên Hội đồng xét
xử sơ thâm nhận thấy hành vi của A không cấu thành tội phạm do giá trị tài sản mà Ahủy hoại của người khác chưa đến mức cấu thành tội phạm và tuyên A không phạm tội
và buộc A phải bồi thường phần tài sản bị hủy hoại Tuy nhiên, A cho rằng mìnhkhông có hành vi phạm tội và tất nhiên là không phải chịu trách nhiệm bồi thường.Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thi A không có quyền kháng cáo phan bồithường thiệt hại mà chỉ có quyền kháng cáo phần căn cứ mà Tòa án tuyên A không cótội là chưa bảo đảm quyền kháng cáo và bảo vệ tối đa quyền lợi của người bị buộc tdi”.Tác giả bai viết đồng tình với quan điểm nêu trên Theo như tác giả đã tìm hiểu;trong thực tiễn, ở một sô toà án tỉnh (Hải Dương, Hải Phòng, Ninh Bình) trường hợp người bị toà án tuyên là vô tội và có kháng cáo về căn cứ mà Toà án tuyên họ vô tộichưa từng diễn ra Điều đó không có nghĩa là ở những vụ án khác, trên địa bàn tỉnh,thành phố khác sẽ không xuất hiện tình huống này Vì vậy, việc mở rộng phạm vikháng cáo cho người bị toà án tuyên không có tội là thực sự cần thiết, góp phần bảođảm tôi đa quyền của họ khi tham gia tố tụng hình sự
1.2 Quyên kháng cáo của người đại điện của bị hại
Khoản 1 Điều 331 BLTTHS năm 2015 quy định: bị hại và người đại diện của họ
có quyền kháng cáo bản án sơ thâm Người đại diện hợp pháp của bị hại trong trườnghợp bị hại chết hoặc trong trường hợp bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điêm về tâm thần hoặc thé chất có quyền kháng cáo toàn bộ bản án hoặc quyết định sơ thâm Pháp luật hiện hành không hạn chế hướng kháng cáo của bị hại và người đại
diện, họ có thé kháng cáo yêu cầu tăng nặng hoặc giảm nhẹ đối với bị cáo3 Như vay,
cả bi hại va người đại diện cua ho đều không bị giới hạn hướng kháng cáo Có thêkháng cáo theo hướng có lợi hoặc theo hướng làm xâu hơn tình trạng của bị cáo Làmxâu hơn tình trạng của bị cáo có thé là tăng hình phạt; chuyên khung hình phạt nặng hơn; áp dụng điều khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn; không cho hưởng án treo đối với bị cáo được Toà án cấp sơ thâm cho hưởng án treo; tăng mức bồi thườngthiệt hại; áp dụng thêm hình phạt b6 sung; áp dụng thêm biện pháp tư pháp so với bản
? Hoàng Đình Dũng, Một số bất cập về quyền kháng cáo của bị cáo và người bào chữa, đăng trên websize Tạp
chỉ điện tử Luật sư Việt Nam, chual616596282.html , truy cập ngày 15/9/2021
https://Isvn.vn/mot-so-bat-cap-ve-quyen-khang-cao-cua-bi-cao-va-nguoi-bao-3 Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, tr.47https://Isvn.vn/mot-so-bat-cap-ve-quyen-khang-cao-cua-bi-cao-va-nguoi-bao-3.
34
Trang 35án hoặc quyết định sơ thấm Tuy nhiên, Khoản 2, Điều 357 BLTTHS năm 2015 về sửabản án sơ thâm lại quy định:
Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo yêu cau thì Hội
dong xét xử phúc thẩm có thé:
a) Tăng hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn; ápdung hình phạt bô sung; ap dụng biện pháp tu pháp;
b) Tăng mức bồi thường thiệt hại;
c) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nặng hơn;
d) Không cho bị cáo hưởng an treo.
Theo quy định tại Điều 357 thì chỉ khi có kháng nghị của Viện kiểm sát hoặckháng cáo của bị hại theo hướng tăng nặng thì Hội đồng xét xử phúc thâm mới có thêquyết định việc tăng nặng hay không đối với bị cáo Còn kháng cáo của người đại diệncủa bị hại theo hướng tăng nặng không được xem là một trong những điều kiện dé sửabản án theo hướng tăng nặng Quy định này thê hiện sự không thống nhất giữa các quyđịnh của BLTTHS năm 2015 với nhau giữa Điều 331 và Điều 357
1.3 Quyên khang cáo cua nguyên đơn dan sự và người đại điện cua họ
Khoản 3 Điều 331 BLTTHS năm 2015 quy định nguyên đơn dân sự và người đạidiện của họ có quyền kháng cáo phần bản án có liên quan đến phần bồi thường thiệthại Cũng giống như bị hại, người đại điện của nguyên đơn dân sự SẼ có quyền khángcáo bản án trong trường hợp nguyên đơn dân sự là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về thé chất hoặc tâm than Tuy nhiên, chưa có bat kì một quy định hay một văn bản hướng dẫn nào đề cập đến hướng kháng cáo của nguyên đơn dân sự và người đạidiện của họ Trong trường hợp nguyên đơn dân sự muốn kháng cáo theo hướng không
có lợi cho bị cáo hoặc bị đơn dân sự (ví dụ: tăng mức bồi thường thiệt hại) thì liệu rằngkháng cáo này có được chấp nhận hay không Theo quy định tại Khoản 2, Điều 357BLTTHS năm 2015, thì chắc chắn rằng, dù kháng cáo này đảm bảo tất cả các điềukiện về chủ thể, thời hạn, phạm vi kháng cáo cũng sẽ không có ý nghĩa trong việcquyết định sửa bản á án SƠ thâm theo hướng tăng mức bồi thường cho bị cáo hoặc bị đơndân sự của Toà án cấp phúc thâm Ngay cả khi Toà án cap phúc thâm thấy có căn cứ thì cũng không thê quyết định tăng mức bồi thường nếu không có kháng nghị của Việnkiểm sát hoặc kháng cáo của bị hại theo hướng tăng nặng Đây là một thiêu xót rấtquan trọng vì nguyên đơn dân sự khi tham gia tố tụng hình sự có mong muốn đượcyêu cầu bôi thường thiệt hại Nếu họ cho rằng ban án sơ thẩm quyết định về mức bồithường dành cho họ là chưa thoả đáng thì có thể thực hiện quyền kháng cáo của mình.Thế nhưng, theo quy định của pháp luật hiện hành, quyền kháng cáo của nguyên đơndân sự và người đại điện của họ trong nhiều trường hợp chỉ mang tình hình thức Phápluật tố tụng hình sự cần có quy định cụ thé và hướng dan chi tiét hon dé bao vé quyén
và lợi ich hợp pháp cho nhóm chủ thé này
1.4 Quyên kháng cáo của người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của bị hại,nguyên đơn dân sự
Điểm h, Khoản 3, Điều 84 và Khoản 5, Điều 331 BLTTHS năm 2015 quy định:người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự có quyên khángcáo phần bản án, quyết định của Tòa án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ củangười mà mình bảo vệ là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc
35
Trang 36thé chất Cũng giống như hạn chế trong quy định về quyền kháng cáo của nguyên dondân sự, người đại diện hợp pháp của bị hại đã phân tích ở trên Người bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự cũng không được ghi nhận quyền đượckháng cáo theo hướng tăng mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo hay bị đơn dân sự.Xét thay pháp luật tố tụng hình sự cũng cần có quy định cụ thể, rõ ràng hơn về hướngkháng cáo cho nhóm chủ thé này để bảo đảm quyền va lợi ích hợp pháp của họ khitham gia tô tụng hình sự.
BLTTHS năm 2015 đã kế thừa quy định về thời hạn kháng cáo, kháng nghị củaBLTTHS năm 2003 Riêng đối với kháng cáo, việc xác định thời điểm bắt đầu tính
thời hạn kháng cáo sẽ khác nhau đôi với từng đối tượng khác nhau; phụ thuộc vào sự
có mặt của họ tại phiên toà hay vắng mặt tại phiên toà “Thoi hạn kháng cáo đối vớibản án sơ thẩm là 15 ngày ké từ ngày tuyên án Đối với bị cáo, đương sự vắng mặttại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngàybản án được niêm yết theo quy định của pháp luật ” (Điều 333 BLTTHS năm 2015).Còn đối với kháng nghị, chỉ có một mốc duy nhất dé xác định thời điểm bat đầu tính thời hạn — đó chính là ké từ ngày toà tuyên án Cụ thé: Thời hạn kháng nghị của Việnkiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của Viện kiểmsát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án (Khoản | Điều 337 BLTTHS năm 2015).
Mặc dù BLTTHS năm 2015 đã có hiệu lực nhiều năm, nhưng vẫn chưa có vănbản hướng dẫn thi hành các quy định của bộ luật trong phần xét xử phúc thâm vụ ánhình sự Cho tới nay, chúng ta vẫn tham khảo Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP hướngdẫn thi hành một số quy định trong phan xét xử phúc thâm của BLTTHS năm 2003 déxác định thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc kháng cáo, kháng nghị Cụ thé: 7hởi điểm bat dau tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị là ngày tiếp theo của ngày được xác định Ngày được xác định là ngày Toà án tuyên án hoặc ra quyết định trong trường hợp Viện kiểm sát, bị cáo, đương sự có mặt tại phiên toà hoặc là ngày bản án, quyết định được giao hoặc được niêm yết trong trường hợp bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên toà.
Quan điểm của tác giả cho rằng, đây là một hướng dẫn rất chỉ tiết, tuy nhiên,cũng khá là cồng kénh vì xuất hiện thêm một mốc tính nữa là “ngày xác định” Và sự
kế thừa gần như trọn vẹn nội dung này của BLTTS năm 2003, khiến cho những thuậtngữ rất khó dé có thé hiểu đúng, hiểu thống nhất liên quan đến các mốc tính thời hannhư “kể fừ ngày Tòa án tuyên an”, “tinh từ ngày họ nhận được ban án hoặc ngày bản
án được niêm yết theo quy định của pháp luật" vẫn tiếp tục được ghi nhận
4 Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, tr.474.
36
Trang 37Giả sử, ngày tuyên án là ngày 21/9/2021, BUTTHS năm 2015 quy định thời hạnkháng cáo đối với bản án là 15 ngày kế từ ngày tuyên án có thê dẫn đến hai cách hiểu
về việc xác định ngày đầu tiên của thời hạn kháng cáo Cách thứ nhất, ngày đầu tiêncủa thời hạn kháng cáo đó chính là ngày Toà án tuyên án Cách tính như này sẽ gây ra
bất lợi cho người kháng cáo nếu toà án tuyên án vào cuối ngày Cách thứ hai, giông
như NQ05/2005/NQ-HDTP hướng dan, nó sẽ được hiểu là ngày tiếp theo sau của ngàyToà án tuyên án Nên thực hiện việc tính thời hạn theo cách thứ hai, quyền kháng cáocủa người kháng cáo sẽ được bảo vệ tốt hơn Tuy nhiên, Nghị quyết này cũng rất lâurồi, cần nhanh chóng ban hành một văn bản mới để kịp thời hướng dẫn việc áp dụngpháp luật thống nhất Việc quy định lại thuật ngữ để xác định thời điểm bắt đầu thờihạn kháng cáo một cách dé hiểu hơn ngay trong BLTTHS năm 2015 cũng là việc làmcần thiết Bởi vì đối tượng áp dụng quy định này để thực hiện quyên của mình là những chủ thé có quyên kháng cáo mà không phải ai có quyền kháng cáo cũng là
người có những hiểu biết nhất định.
Ngoài ra, chưa có văn bản nào hướng dẫn trường hợp: thời điểm bắt đầu tính thờihạn kháng cáo là ngày nghỉ cudi tuần (thứ bảy, chủ nhật) hoặc ngày nghỉ lễ thì có tínhngày nghỉ lễ, ngày nghỉ cuôi tuần là ngày bắt đầu của thời hạn kháng cáo hay không.Tác giả cho rằng, cần có quy định để áp dụng thống nhất trong trường hợp ngày đầutiên của thời hạn kháng cáo là ngày nghỉ lễ, ngày cuối tuần.
Thứ hai, về thời điểm kết thúc thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Theo hướng dan tại điểm b, mục 4.1 phần I, NQ 05/2005/NQ-HĐTP, thời điểmkết thúc thời hạn kháng cáo, kháng nghị là thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thờihạn Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần (thứ bảy, chủ nhật) hoặcngày nghỉ lễ, thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc đầu tiên tiếptheo ngày nghỉ đó Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi
tư giờ của ngày đó.
Tác giả cho răng việc quy định về thời điểm kết thúc như vậy là hợp lý Văn bảnhướng dan áp dụng BLTTHS năm 2015 về phần Xét xử phúc thâm cần tiếp thu cácquy định này của NQ 05/2005/NQ-HĐTP Tuy nhiên, nếu quy định thời điểm kết thúcngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tu giờ của ngày đó sẽ không khả thitrong một SỐ trường hợp Bởi vì, hiện nay, theo quy định của BLTTHS hiện hành,người kháng cáo có thể nộp đơn kháng cáo dưới hai hình thức là trình bày trực tiếphoặc gửi đơn tới toà án đã xét xử sơ tham hoặc toà án cấp phúc thẩm Trong khi, haicấp toà án này làm việc theo giờ hành chính Nhà nước quy định Giả sử, vào lúc 22hngày cuối cùng của thời hạn kháng cáo, người kháng cáo mới có mong muốn khángcáo thì khó mà thực hiện quyên này vì các cơ quan này đã hết giờ làm việc, sẽ không
có ai tiếp nhận kháng cáo đó Chính vì vậy, pháp luật tô tụng hình sự cần có sự điều chỉnh hướng dẫn cho hợp lý hơn.
So sánh với quy định của pháp luật t6 tụng hình sự Pháp về việc quy định thờiđiểm kết thúc của thời hạn kháng cáo, kháng nghị, tác giả cho rằng, chúng ta có thé tham khảo quy định có liên quan của họ khi ban hành văn bản quy phạm pháp luậthướng dẫn Cụ thé, pháp luật tổ tụng hình sự Pháp quy định thoi điểm kết thúc thờihạn kháng cáo, kháng nghị là ngày cuối cùng của thời củ kháng cáo, kháng nghị
phúc thẩm tại Pháp là thời điểm hết giờ làm việc của toà an’.
> Xem: SergeGuinchard, Jacques Busson (2000), “Procédure pénale”, Litec, p 789.
37
Trang 381.6 Đối với kháng nghị bản án hình sự sơ thẩm của Viện kiểm sát
Hiện nay, pháp luật tố tụng hình sự không ghi nhận kháng nghị quá hạn có một
số quan điểm xoay quanh vẫn đề này:
Quan điểm thứ nhất: không chấp nhận việc kháng nghị quá hạn Bởi vì, Việnkiểm sát có chức năng thực hành quyên công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp Họ
là cơ quan nhà nước nên năm rõ các quy định của pháp luật, phải có trách nhiệm đảm
bảo cho mọi quyết định của mình được ra trong thời hạn pháp luật cho phép Giả sử
nếu có quá thời hạn kháng nghị phúc thâm, thì Viện kiểm sát van có thé kháng nghị
giám đốc thắm hoặc tái thâm Như vậy, quyền và lợi ích hợp pháp của những ngườiliên quan sẽ vẫn được đảm bảo bởi một thủ tục đặc biệt.
Quan điểm thứ hai: chấp nhận kháng nghị phúc thấm quá hạn của Viện kiểm sát.Quan điểm này bác bỏ quan điểm thứ nhất và cho rằng cần ghi nhận trường hợp kháng
nghị quá hạn Bởi tính chất của xét xử phúc thâm và giám đốc thâm là hoàn toàn khác nhau Xét xử phúc thâm được coi là cấp xét xử thứ hai và Hội đồng xét xử sẽ xem xétlại toàn bộ nội dung, sự việc của vụ án Còn giám đốc thâm chỉ là giai đoạn tố tụng đặcbiệt Giám đốc thâm không phải là một cấp xét xử mà chỉ xét lại những bản án, quyếtđịnh của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án Hay nói cách khác, đối tượng của xét xử phúc thâm là vụ án còn đối tượng của xét xử giám đốc thâm là bản án Nên không thể viện lý do là vì Viện kiểm sát có quyền kháng nghị giám đốc thâm nên
không được quyên kháng nghị phúc thắm quá hạn Hơn nữa, việc kháng nghị theo thủ
tục giám đốc thâm sẽ khó khăn và mất nhiều thời_ gian hơn so với việc kháng nghị qua han Đồng thời, điều này có thé dé dàng giải quyết trong trường hợp có kháng cáo quahạn mà VKS cũng muốn kháng nghị nhưng đã hết thời hạn kháng nghị phúc thẩm (Lý
do này dé sau lý do kia).5
Tác giả bài viết đồng tình với quan điểm thứ hai bởi những lý do sau:
Thứ nhất:
+ Trong trường hợp việc kháng nghị quá hạn đó có lý do chính đáng như do trở ngại khách quan hoặc do thời thê, dịch bệnh hoành hành sẽ rât khó đê thực hiện kháng nghị theo đúng thời hạn luật định.
+ Đối với những vụ án phức tạp, có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành hoặc
có nhiều bị cáo thì quỹ thời gian dé Viện kiểm sát hai cấp nghiên cứu hồ sơ quyếtđịnh việc kháng nghị không nhiều Theo quy định, thời hạn kháng cáo bản án sơthâm là 15 ngày ké từ ngày tuyên án đối với Viện kiểm sát cùng cấp và 30 ngày kể từngày tuyên án đối với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp Thời gian này là hợp lý nếunhư Toà án cấp sơ thắm sau khi xét xử kịp thời và nhanh chóng giao; gửi bản án choViện kiểm sát hai cấp để nghiên cứu Tuy nhiên, tại Điều 262 BLTTHS năm 2015quy định, Toà án cấp sơ thâm có thé giao trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án.Giả sử tới ngày cuôi cùng của thời hạn đó, toà án mới giao thì thời hạn kháng nghị bản án của Viện kiểm sát chi còn có 5 ngày và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp chỉ
còn có 20 ngày để quyết định có kháng nghị hay không Trong trưường hợp này, đối
6 Nguyễn Văn Linh, Hoàng Dinh Dũng; Về kháng cáo, kháng nghị phúc thâm theo BLTTHS năm 2015 - Bat cập
và kiên nghị, bat-cap-va-kien-nghi truy cập ngày 15/9/2021.
https://tapchitoaan.vn/bai-viet/nghien-cuu/ve-khang-cao-khang-nghi-phuc-tham-theo-bltths-2015-38
Trang 39với một vụ án phức tạp thì thời hạn này khó mà đủ Viện kiểm sát nghiên cứu quyết
định việc kháng nghị của mình.
Thứ hai, xét xử phúc thâm là cấp xét xử thứ hai, việc chấp nhận kháng nghị có lý
do chính đáng góp phần bảo đảm chế độ hai cấp xét xử Nếu không chấp nhận khángnghị quá hạn, thì vụ án sẽ được giải quyết bởi thủ tục giám đốc thâm, tái thâm Điều này sẽ gây ra áp lực rất lớn đôi với các cơ quan có thâm quyên vì khối lượng công việc
dồn lên cho họ rất nhiều, có thê dẫn đến án tồn đọng không kịp thời giải quyết, mắt rất
nhiều thời gian chờ đợi, mệt mỏi; đôi khi quyền và lợi ích hợp pháp của người thamgia tố tụng có thể bị ảnh hưởng
1.7 Hình thức khang cao
Điều 332 BLTTHS hiện hành quy định hai hình thức kháng cáo:
+ Hình thức thứ nhất: gửi đơn kháng cáo đến Toà án đã xét xử sơ thẩm hoặcToà án câp phúc thâm.
+ Hình thức thứ hai: người kháng cáo có thê trình bày trực tiếp với Toà án đã
xét xử sơ thâm hoặc Toa án cap phúc thâm về việc kháng cáo.
Việc kháng nghị đối với bản án sơ thầm của Viện kiểm sát được thé hiện bởi duynhat một hình thức đó chính là quyêt định khang nghi.
Về hình thức kháng cáo, kháng nghị, tác giả bài viết thấy hợp lý Tuy nhiên, đặttrong bối cảnh tình hình dịch bệnh như hiện nay, nhiều tỉnh, thành phố đã thực hiệnviệc giãn cách trong nhiều tháng qua Khi có việc thực sự cần thiết, nhân dân mớiđược di ra ngoài Việc thực hiện quyền kháng cáo gặp rất nhiều khó khăn Chính vìvậy, chắc chăn, sau khi dịch bệnh qua đi, sẽ có rất nhiều phiên họp được thành lập déxét kháng cáo quá hạn Pháp luật tô tụng hình sự cần kip thoi có hướng dan, bổ sungthêm hình thức kháng cáo online để khắc phục được khó khăn trong tình thế này.Không những thế, việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp hạn chế tiếp xúc, có ýnghĩa trong việc phòng chống dịch bệnh
Bên cạnh đó, nếu ghi nhận hình thức kháng cáo online thì hướng dẫn về “/hởiđiểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tw giờ của ngày do” từkhông khả thi trong một sô trường hợp sẽ trở thành khả thi (vấn đề này đã phân tích
trong mục 3) Cụ thé: néu nhu 22h đêm ho mới có mong muôn được thực hiện quyên
kháng cáo thì họ có thê ngôi ở bât kì đâu và nộp đơn kháng cáo online đên hệ thông website của Toa án tinh/thanh phô trực thuộc trung ương nơi vụ án đang được giải quyét Trường hợp khó triên khai website (nhât là đôi với Toà án cap huyện) thì có thê nộp đơn online qua email chung của Toà án đó.
2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về kháng cáo, kháng nghịphúc thâm đôi với bản án hình sự sơ thâm
Từ những nội dung đã phân tích ở trên, tác giả bài viết đề xuất một số kiến nghịnhư sau:
2.1 Kiến nghị hoàn thiện Bộ luật to tụng hình sự năm 2015 về kháng cáo, kháng nghịThứ nhất: Bồ sung Khoản 2 Diéu 357 BLTTHS năm 2015
_ Đề dam bảo thong nhất quy định giữa Điều 331 và Điêu 357, cũng như đảm baoquyên và lợi ích hợp pháp của những chủ thê có quyên kháng cáo Tác giả kiên nghị
bô sung Khoản 2 Điêu 357 như sau:
39
Trang 40Điều 357 Sửa bản án sơ thẩm
1
2 Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị, bị cáo hoặc người đại diện của bịcáo; bị hại hoặc người đại diện của bị hại, người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp
của bị hại, kháng cáo yêu cau thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể:
a) Tăng hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn; áp dụng hình phạt bô sung; áp dụng biện pháp tư pháp;
b) Tăng mức bồi thường thiệt hại;
c) Chuyén sang hình phạt khác thuộc loại nặng hơn;
d) Không cho bị cáo hưởng án treo
Trường hợp nguyên đơn dân sự; người đại diện của nguyên đơn dân sự;
người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn dân sự kháng cáo yêu câu
thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có thé tăng mức bồi thường thiệt hai.
Thứ hai, bồ sung Khoản 6 Điễu 331 BLTTHS năm 2015
Dé bao dam toàn diện quyền của người được Toà án tuyên là vô tội, ngoài việc
có quyên kháng cáo phân căn cứ Toà tuyên là vô tội thì người đó còn có quyên kháng cáo những phân khác của bản án nêu phân có có liên quan đên họ Cụ thê:
Điều 331 Người có quyền kháng cáo
1
6 Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ màban án sơ thâm đã xác định là họ không có tội va những phan khác cua ban an có liên quan đền họ.
Thứ ba, sửa đồi thuật ngữ tại Diéu 333 và Điều 337 BLTTHS năm 2015
Trên tinh thần tiếp thu, kế thừa những hướng dẫn chỉ tiết thi hành của NQ05/2005/NQ-HDTP vê thời hạn khang cáo, kháng nghị; đê dam bảo việc ap dụng thong nhât các quy định của BLTTHS năm 2015 có liên quan đên thời han khang cáo, kháng nghị, tac giả kiên nghị sửa đôi như sau:
+ Thuật ngữ “kể từ ngày Tòa án tuyên án” ghi nhận tại khoản 1 Điều 333 và Điều
337 thành “kề từ ngày tiép theo của ngày Toà tuyên án”
+ Thuật ngữ: “tinh tu ngày họ nhận được ban án hoặc ngày bản án được niêm
vết theo quy định của pháp luật" ghi nhận tại Khoản 1 Điều 333 thành “tinh tr ngàytiếp theo họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm vết theo quy định của
pháp luật nhằm góp phần tạo ra sự dé hiểu trong cách xác định thời điểm đầu tiên của
thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Thứ tu: Bồ sung quy định về việc chấp nhận kháng nghị quá hạn
Kháng nghị quá hạn có thê được chấp nhận nếu có lý do chính đáng Dựa trênnhững lý do cân thiệt chap nhận việc kháng nghị quá hạn, tác giả bai việt kiên nghị bô sung thêm khoản 3 Điêu 337 như sau:
Điều 337 Thời hạn kháng nghị
40