1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Hoàn thiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nay

206 6 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 206
Dung lượng 56,39 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

DE TÀI KHOA HOC CAP TRUONG

Cơ quan chủ tri : TRUONG ĐẠI HỌC LUAT HA NOI Chủ nhiệm đề tài: GS.TS NGUYÊN MINH ĐOAN Thư ký đềtài : TS NGUYEN NGỌC BÍCH

HÀ NỘI - 2020

Trang 2

BỘ TƯ PHÁP

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

DE TÀI KHOA HỌC CAP TRUONG

HOAN THIEN PHAP LUAT VE DAO TAO, BOI DUONG CONG CHUC O VIET NAM HIEN NAY

HÀ NỘI - 2020

Trang 3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA ĐÈ TÀI

1 GS.TS Nguyễn Minh Đoan 2 TS Nguyễn Ngọc Bích

3 PGS.TS Bùi Thị Đào

4 ThS Hoang Thi Lan Phương

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ DAU - 22524444 E744 0743 7.4407244070410704102048 20800 1 1 Tính cấp thiết của đề tài - - 2-5 St E21 E181121 1121111 l

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 2 5+: 3

3 Mục tiêu của để tài c2 r2 rrie 7 4 Phương pháp nghiên CỨU - <1 E332 E*+* EE+veereeeereeeerereeere 7

5 Kết cau của đề tài ¿5c St St E21 121121211211 1111111111 111 xe 8

Chương 1 NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE HOÀN THIEN PHAP LUẬT DAO TAO, BOI DUONG CONG CHUC O VIET NAM 9 1.1 Khái niệm, vai trò, các thành tố của đào tạo, bồi dưỡngcông chức ở Việt

Na ooo Ẽäa 9 1.2 Khái niệm, vai trò, hình thức, nội dung của pháp luật về đào tạo, bôi AuUONG CONG CHC 18 1.3 Khai niệm, nguyên tắc, tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện, các yếu tố ảnh hưởng đên hoàn thiện pháp luật vê đào tạo, bôi dưỡng công chức 24 Chương II THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VE ĐÀO TAO, BOI DUONG CÔNG CHÚC O VIET NAIM << 5< << S 93 S9989588556863885858848556850 33

2.1 Các quy định pháp luật về mục tiêu, nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng công

PII sao asa ch AS 1108004 LAOS LSA ED RO 1381011880014 SEA LO RO A KHE05.0g 33

2.2 Các quy định pháp luật về hình thức, phương pháp, nội dung đào tao, bồi

8119015ã0:1509)ì1 100 6-43 36

2.3 Các quy định pháp luật về chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng và đánh gia chat lượng, chứng chi đào tao, bôi dưỡng công chức 37 2.4 Các quy định pháp luật về kinh phí, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của

công chức được dao tạo, bôi dưỡng -‹ cc 13+ 1x xsvrsersrree 41

2.5 Các quy định pháp luật về cơ sở, giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng

M9159 6000077 da 42

2.6 Đánh giá chung về pháp luật dao tạo, bồi dưỡng công chức 44

Chương III QUAN DIEM, GIẢI PHÁP HOÀN THIEN PHAP LUẬT VE ĐÀO TAO, BOI DUONG CONG CHỨC O VIET NAM HIEN NAY 54

3.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt

PSP TN, WY casera khang css hb RS ROD RS Rg th 54 3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về dao tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Deepa eter, (II AS TA sreuecsusethoa ccs saree eres names wns sere namie semis tetas ne em aa SiH8/0.XEP 59 3.3 Một số kiến Nghe ccececccescsessesessesessesscsessesessesucssseessetsssessessesetseseesassnees 68

Trang 5

$8 00.0077 — Ô 72 Nội dung 1 CÔNG CHỨC VÀ PHAP LUẬT VE ĐÀO TẠO, BOI DUONG CÔNG CHỨC Ở VIET NAM - << 2< Ss©csESsEEseEseEseEsetsrssessrssree 73

1.1 Quan niệm về công chức ở Việt Nam ¿+ 5+ Scc***++ssvsssseeresss 73 1.2 Quan niệm, vai trò và các thành tô của đào tạo, bôi dưỡng công chức 791.3 Khái niệm và vai trò của pháp luật vê đào tạo, bôi dưỡng công chức ở45m 0 S8

1.4 Hình thức và nội dung của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức ở

Vidt Nam i0 ^53 97 Nội dung 2 NHUNG VAN ĐÈ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VẺ DAO TAO, BOI DUONG CÔNG CHỨC O VIET NAM 104 2.1 Quan niệm, sự cần thiết và nguyên tắc hoàn thiện pháp luật về đào tạo, bôi dưỡng công CHỨC - c1 3311133111831 1111111111 111 g1 1n ngư 104

2.2 Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng

90191890) 1UA Toà -ì 0 - aAaAa 112

2.3 Cac yếu tô ảnh hưởng đến hoàn thiện pháp luật về đào tạo, bôi dưỡng

one white te VALS ING: coanxtongactaDL trg001.00011.408015 000001400083 S.A RRR ANS Re LAT 828833 120

Nội dung 3 THỰC TRANG PHÁP LUAT VE ĐÀO TAO, BOI DUONG

CONG CHỨC O VIET NAM u cssssssssscscscececscsssssscacscscecececsssesssacacscecececscees 126 3.1 Quá trình hình thành va phát triển của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng

công chức trước Luật Cán bộ, công chức năm 2008 - ‹5 5: 126

3.2 Pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức từ khi Luật Cán bộ, công chức

năm 2008 được ban hành đên nay - - 136 Nội dung 4 QUAN DIEM, GIAI PHAP HOAN THIEN PHAP LUAT VE DAO TAO, BOI DUONG CONG CHỨC Ở VIỆT NAM HIEN NAY 160 4.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức ở ViệtNam hi€n nay 0 160

4.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt

Nam giai đoạn hiỆn nìaV - - c5 211133111183311 13181111 11118111 key 169 4.3 Một số kiến nghị ¿2 2 +s9SE+EEEE‡EE XE EEEE111111111111111111 1111111 6 179

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2° 5° se 185

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tinh cấp thiết của đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cán bộ là cái dây chuyển của bộ máy Nếu dây chuyên không tot, không chạy thì động cơ du tốt, dit chạy, toàn bộ máy cũng tê lié?’,' những chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật dù hay đến mấy mà không có đội ngũ những người có đủ năng lực tổ chức và thực hiện thì chúng cũng không có tác dụng gì nhiều lắm trong thực tiễn Có thé nói "Cán bộ là nhân tổ

quyết định sự thành bại của chế độ, của đất nước, là cải gốc cua moi công Việc”.

Cũng bởi tầm quan trọng như vậy của cán bộ, công chức, viên chức nên ngoài việc đề ra chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật đúng đắn, phù hợp thì Đảng, Nhà

nước phải tập trung vào việc phát hiện, tuyên chọn, đào tạo, bồi dưỡng những

người có đủ tài, đức, đủ năng lực tổ chức và biết cách tô chức thực hiện chính xác, hiệu quả nhằm hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật

của Nhà nước đã được ban hành.

Xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt khi Việt Nam phát triển nên kinh tế thi trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyên, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa hội nhập và sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thì có nhiều thời cơ, thuận lợi mới, nhưng cũng có không ít khó khăn thách thức mới đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Tất cả những điều đó đòi hỏi “trình độ của đảng viên và cán bộ cũng phải tiễn lên mới làm tròn được nhiệm vu Cho nên đảng viên và can bộ phải cỗ gắng học tập chính trị, văn hóa và chuyên môn”, không ngừng vươn lên dé có đủ trí tuệ, năng lực chuyên môn, có đủ pham chat, ban lĩnh thực hiện những nhiệm vụ mà Đảng,

Nhà nước và Nhân dân giao phó.

Có thé khang định rang, những năm qua pháp luật về công chức, trong đó có pháp luật liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng công chức đã từng bước hoàn thiện làm cho công tác đảo tạo, bồi dưỡng công chức ở nước ta đã đạt được những thành tựu nhất định Chăng hạn, chỉ tính riêng Học viện Hành chính quốc gia mỗi năm đào tạo, bồi dưỡng được khoảng trên hai nghìn cử nhân, thạc sĩ, tiễn sĩ Theo Báo cáo của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội chỉ tính riêng trình độ của đại biéu Hội đồng nhân dân của 17 huyện và 1| thi xã nhiệm kỳ 2016-2021 với 696 đại biểu thì

' Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia- Sự thật, tr 54.

? Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 BCH TƯ Đảng khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, 1997, tr.

3 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia — Sự that, tr 155.

Trang 7

có 226 (32%) đại biểu có trình độ trên đại học; 445 (64%) đại biểu có trình độ đại

học; 424 (61%) đại biểu có trình độ lý luận chính tri cao cấp; 246 (35%) đại biểu có trình độ lý luận chính tri trung cấp" Theo thống kê Quốc hội khóa XIV với 487 đại

biểu, thì có 310 (62,5%) đại biểu có trình độ trên đại học; có 180 (36,3%) đại biểu có trình độ đại học, chỉ có 6 (1,2%) đại biểu có trình độ dưới đại học” Nhiều công chức sau khi được đảo tạo, bồi dưỡng đã phát huy được tài năng, trí tuệ của mình, hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong việc lãnh đạo, quản lý đất nước vì hạnh phúc của nhân dân Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì pháp luật về đào tạo, bồi đưỡng công chức cũng còn chưa thực sự hoàn thiện, làm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cũng còn những hạn chế, bất cập nhất định Công tác đảo tạo, bồi dưỡng công chức chậm đôi mới, chưa kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn, chưa gắn với quy hoạch theo chức danh Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn lãnh đạo, quản lý đất nước giai đoạn hiện nay Do vậy, “nhin tổng thể, đội ngũ cán bộ đông nhưng chưa mạnh; tình trang vừa thừa, vừa thiếu cản bộ xảy ra ở nhiều nơi; sự liên thông giữa các cáp, các ngành còn hạn chế Tỉ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, can bộ người dán tộc thiểu số chưa đạt mục tiêu dé ra Thiếu những cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, nhà khoa học và chuyên gia dau ngành trên nhiễu lĩnh

Năng lực của đội ngĩ can bộ chưa đồng déu, có mặt còn hạn chế, yếu kém, nhiều cán bộ, trong đó có cả cán bộ cấp cao thiếu tính chuyên nghiệp, làm việc không đúng chuyên môn, sở trường; trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp và khả năng làm việc trong môi trường quốc té còn nhiều hạn chế Không ít cán bộ trẻ thiếu bản lĩnh, ngại rèn luyện”" Một số công chức mặc du trải qua nhiều trường lớp nhưng vẫn không xứng đáng, không đủ năng lực và phẩm chất để đảm nhiệm các chức vụ quan trọng trong bộ máy đảng, nhà nước và các tô chức khác Chính những hạn chế, thiếu sót của công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, bồ trí công chức đã "Ja nguyên nhân của mọi nguyên nhân" “dẫn đến những sai lầm, hạn chế và khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý kinh tế, xã hội của Dang, Nhà nước và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị nước ta.

* Xem, Báo cáo Thực hiện nghị quyết số 39 của Thành phố Hà Nội năm 2017.

> Viện nghiên cứu lập pháp, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam: Kế thừa, đối mới và phát triển, Nxb Chính trịquốc gia, 2016, tr 20.

° Đảng Cộng sản Việt Nam (2018), Nghị quyết 26 của BCHTU khóa XII, ngày 19/5/2018 về tập trung xây dựng

đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

7 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, 1987, tr.27.

Trang 8

Nguyên nhân của tình trạng trên có rất nhiều, trong đó có nguyên nhân pháp luật về đào tạo, bôi dưỡng công chức chưa thực sự hoàn thiện Vi vậy, đề tài: “Hoan thiện pháp luật về đào tạo, bôi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nay” được lựa chọn dé nghiên cứu với mong muốn góp phan hoàn thiện lý luận, thực tiễn pháp luật và thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng công chức của nhà nước ta giai đoạn hiện nay.

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến dé tài

Có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu về công chức, pháp luật về công chức, song những công trình nghiên cứu trực tiếp liên quan đến hoàn thiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức thì không nhiều Dưới đây là một số

công trình khoa học có liên quan.

- Sách, Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam do GS.TSKH Đào Trí Úc chủ biên, Nxb Tư pháp, 2007, trong đó tác giả phân tích sâu về cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và làm rõ những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó cần chú trọng nhất là quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm vị trí tối thượng của pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội.

- Sách, Bộ máy nhà nước và tổ chức bộ máy nhà nước nước Cộng hòa XHCN Việt Nam của PGS.TS Nguyễn Minh Đoan, Nxb Chính trị quốc gia, 2015, trong đó giới thiệu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nước Cộng hòa

XHCN Việt Nam Sách cũng đề cập đến tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý,

sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức của bộ máy nhà nước, yêu cau hoàn thiện pháp luật đối với cán bộ, công chức trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam.

- Sách, Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân — Lý luận và thực tiên do GS.VS Nguyễn Duy Quý, PGS.TS Nguyễn Tất Viễn đồng chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, 2008, trong đó các tác giả đã đưa ra các luận điểm khoa học về Nhà nước pháp quyên nói chung, về Nha nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân Việt Nam nói riêng Sách cũng nêu ra các

phương hướng và giải pháp chủ yếu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, trong đó có xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

- Sách, Công chức và vấn dé xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay, của Tô Tử Hạ, Nxb Chính trị quốc gia 1998, trong đó dé cập đến những van đề về công chức, những đòi hỏi dối với công chức và việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Trang 9

- Sách, Trách nhiệm pháp ly cua đội ngĩ can bộ, công chức, viên chức, cơ

quan trong bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Nxb Hồng Đức 2013, trong đó nhắn mạnh đến các vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm pháp lý của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan trong bộ máy nhà nước ở Việt Nam, vấn đề xây dựng, hoan thiện pháp luật dé nâng cao trách nhiệm pháp ly của đội ngũ cán

bộ, công chức, viên chức, cơ quan trong bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay.

- Sách, Giáo duc đào tạo - Quốc sách hàng dau, tương lai dân tộc của cô

Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Nxb chính trị Quốc gia, 2008, trong đó tập hợp từ

những bài nói và viết chọn lọc của cô Thủ tướng Pham Văn Đồng, trong đó khang định vai trò của giáo dục va đào tạo là nhân tố có tầm quan trọng bậc nhất, góp phần không chỉ làm nên sự nghiệp một con người mà còn là động lực làm nên lịch

sử của cả một dân tộc.

- Sách, Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn, của PGS.TS Lê Minh Tâm, 2003, Nxb Công an nhân dân, trong đó nêu lên những vấn đề lý luận và thực tiễn về hệ thống pháp luật Việt Nam Sách cũng đề cập đến các tiêu chí cơ bản để đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật ở Việt Nam, những giải pháp để xây dựng hoàn thiện hệ thống

pháp luật Việt Nam hiện nay.

- Sách, Quản lý nhà nước về giáo dục - Lý luận và thực tiên do PGS.TS Đặng Bá Lãm Chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, 2005, gồm các bài viết của nhiều nhà chuyên gia giáo dục, các nhà khoa học có nhiều năm gắn bó với giáo dục về cơ sở lý luận và phương pháp luận trong quá trình nghiên cứu van đề đổi mới quản lý nhà nước đối với giáo dục ở Việt Nam, các mô hình quản lý giáo dục, sự phân cấp

quản lý giáo dục.

- Sách, Thực hiện pháp luật và văn hóa pháp lý trong đời sống xã hội, Nxb Hồng Đức, Hà Nội 2013, trong đó trình bày các van dé lý luận và thực tiễn thực

hiện pháp luật và văn hóa pháp lý công sở trong các cơ quan nhà nước ở Việt Nam.Nêu ra các giải phap tăng cường công tác thực hiện pháp luật va nâng cao văn hóa

pháp lý công sở ở Việt Nam, nhất là hành vi giao tiếp pháp lý của đội ngũ cán bộ,

công chức với nhau và với nhân dân tại các cơ quan nhà nước.

- Sách, Nhân tài trong chiến lược phát triển quốc gia của Nguyễn Đắc Hưng, Phan Xuân Dũng, Nxb Chính trị Quốc gia, 2008, trong đó giới thiệu kinh nghiệm đào tạo và sử dụng nhân tài của cha ông ta và một số quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, đồng thời đánh giá thực trạng và đưa ra những

Trang 10

giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho bộ máy nhà nước của nước ta trong tiến trình hội nhập quốc tế.

- Sách, Hệ thống giáo dục và Luật Giáo dục một s6 nước trên thé giới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nxb Giáo dục, 2005, trong đó giới thiệu hệ thống chuẩn phân loại giáo dục quốc tế của UNESCO, thông tin tổng quát về nền giáo dục của một số nước bao gồm hệ thống giáo dục và Luật Giáo dục của các nước như Liên bang Nga, Cộng hoà Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan

- Sách, Xây dựng và hoàn thiện hệ thông pháp luật Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa của PGS.TS Nguyễn Minh Đoan, Nxb Chính trị quốc gia, 2011, trong đó đề cập đến vấn đề xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nha nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa dé đáp ứng yêu cau phát triển của đất nước trong điều kiện hiện nay.

- Sách, Giáo đục pháp luật cho đội ngũ can bộ, công chức hành chính trong

diéu kiện xây dung Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam, của Nguyễn Quốc Sửu, Nxb Chính trị Quốc gia, 2011, trong đó đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Sach, Công chức va van dé xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay, Tô Tử Hạ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, trong đó đề cập đến những yêu cầu đòi hỏi đối với công chức, pháp luật về công chức và làm thé nào dé xây dựng

được đội ngũ công chức có năng lực, trình độ trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.- Luận án, Náng cao ý thức pháp luật của đội ngũ can bộ quan lý hành chính

ở nước ta hiện nay của Lê Đình Khiên, 2002, trong đó đã phân tích các van dé lý luận, thực tiễn về ý thức pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ,

công chức quản lý hành chính ở Việt Nam.

- Luận án, Gido đục ý thức pháp luật cho can bộ, công chức ở Việt Nam hiện

nay của Trần Công Lý, 2009, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội, trong đó nhắn mạnh đến sự cần thiết và các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ý thức

pháp luật cho cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay.

- Bài viết “Hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức đáp ứng yêu câu chiến lược cán bộ của Đảng”, của Lê Vĩnh Tân, 2018, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, trên Tạp chí Tổ chức nhà nước, trong đó nêu lên những quan điểm, định hướng hoàn thiện pháp luật cán

bộ, công chức dap ứng yêu câu chiên lược cán bộ của Dang ta giai đoạn hiện nay.

Trang 11

- Bài viết, “Cải cách chương trình đào tạo cho các loại đối tượng công chức”

của Trần Ngọc Hiến, Kỷ yếu: Tọa đàm quốc tế về Cải cách hành chính, Hà Nội

24-26 /9/1996, trong đó nêu về những bất cập trong chương trình đào tạo cho các loại đối tượng công chức và định hướng cải cách chương trình đảo tạo cho các loại đối

tượng công chức ở Việt Nam đáp ứng yêu câu, nhiệm vụ của đât nước.

- Bài viết, “Công tác dao tao, bồi dưỡng cán bộ, công chức và một số van

đề đặt ra trong hội nhập quốc tế”, của PGS.TS Nguyễn Minh Phương, Tạp chí

Lý luận chính trị, trong đó bàn về đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay để đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của đất nước

trong quá trình hội nhập quốc tế.

- Bai việt, “Quan niệm vê một hệ thông pháp luật hoàn thiện” của TS DinhDũng Sỹ, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, 2009, trong đó tác giả đã đưa ra quan

điểm về bốn trụ cột trong cấu trúc của hệ thống pháp luật gồm hệ thông các văn bản quy phạm pháp luật; các thiết chế bảo đảm cho việc thực thi pháp luật; tổ chức thi hành pháp luật; nguồn nhân lực và việc đào tạo nguồn nhân lực làm công tác

pháp luật.

- Bài viết, “Các yếu t6 ảnh hưởng tới hoạt động giáo duc pháp luật cho can bộ công chức hành chính ở nước ta” của Nguyễn Quốc Sửu, 2010, trong đó tác giả đã đi sâu phân tích ảnh hưởng của các yếu tô kinh tế, chính trị, pháp lý, văn hóa, xã hội đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động giáo dục pháp luật cho cán bộ, công

chức hành chính ở nước ta.

- Bài viết, “Những yêu cầu đối với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thong pháp luật”, Tạp chí Luật học, 1/1996, trong đó nêu lên những yêu câu, đòi hỏi đối với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đáp ứng công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

- Bài viết, “Mộ số ý kiến về công tác can bộ và chính sách đối với cản bộ ở nước ta”, Tạp chí Quản lý nhà nước, 5/2006 Bài viết đề cập đến tầm quan trọng

của cán bộ, công chức; các van đề về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán

bộ, công chức; chính sách đối với cán bộ, công chức ở Việt Nam.

- Bài viết, “Trach nhiệm của người xây dựng pháp luật°, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 2008, trong đó nhấn mạnh đến trách nhiệm chính trị, dao đức va pháp ly của những người tham gia xây dựng pháp luật ở các giai đoạn khác nhau dé nâng cao chất lượng của các văn bản pháp luật được ban hành ở Việt Nam hiện nay.

Trang 12

- Bài viết, “Đổi mới chính quyên địa phương nên tập trung vào don vị hành chính cơ sở”, của PGS.TS Nguyễn Minh Đoan, Tạp chí Cộng sản, 2013, trong đó nhắn mạnh đến chính quyền cấp xã và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đáp ứng

yêu câu, đòi hỏi của sự phát triên dât nước trong giai đoạn hiện nay.

Đánh giá chung: Các công trình của các tác giả nêu trên đã nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau về công chức; pháp luật về công chức; vẫn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam và những đòi hỏi đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; về đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam trong đó ít nhiều đã đề cập đến các vấn đề có liên quan đến

hoàn thiện pháp luật về đào tao, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam Tuy nhiên,

chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu và nghiên cứu một cách có hệ thống đầy đủ, chuyên sâu về vấn đề hoàn thiện pháp luật đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nay Do vậy, việc nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam giai đoạn hiện nay là cần thiết, có ý

nghĩa về lý luận và thực tiễn.

3 Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu tông kết làm sáng tỏ những van dé lý luận về hoàn thiện pháp luật đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam Trên cơ sở đó dé xuất, tham mưu với Nhà nước những giải pháp hoàn thiện pháp luật liên quan đến đào tạo, bồi đưỡng đội ngũ công chức nhà nước cho phù hợp với tình hình hiện tại trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì

nhân dân và đáp ứng cuộc cách mạng 4.0.

Mục tiêu cụ thể:

- Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến pháp luật và hoàn thiện pháp luật về đào tạo, bôi dưỡng công chức ở Việt Nam.

- Đánh giá thực trạng pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam - Đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật về đào tạo, bồi đưỡng công

chức ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận: Đề tài sử dụng phép duy vật biện chứng và duy vật lịch

sử của Chủ nghĩa Mác - Lénin đê nghiên cứu.

Trang 13

Cách tiếp cận: Nghiên cứu lý luận, đặc biệt là nghiên cứu thực tiễn thực hiện pháp luật thông qua các hoạt động cụ thé của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công

chức hiện nay ở nước ta.

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể Phương pháp phân tích, phương pháp tông hợp được sử dụng dé nghiên cứu các vấn dé lý luận trong đề tài như khái niệm, các thành tố của đào tạo, bồi dưỡng công chức; pháp luật về đào tạo, bôi dưỡng công chức; hoàn thiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức

Phương pháp tham vấn chuyên gia, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh được sử dụng để giải quyết các vẫn đề như thực trạng pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam; các quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về đào tạo, bôi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nay

5 Kết cầu của đề tài

Đề tài được chia thành 3 chương, 9 mục, phần mở đầu, phần kết luận và

danh mục tài liệu tham khảo.

Trang 14

Chương 1

NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

ĐÀO TẠO, BỎI DƯỠNG CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM

1.1 Khái niệm, vai trò, các thành tố của đào tạo, bồi dưỡng công chức

ở Việt Nam

1.1.1 Khái niệm công chức

Công chức theo nghĩa chung là những người làm việc (nhân viên) trong cơ

quan nhà nước, đó là những người được tuyên dụng, bé nhiệm vào các chức danh, vị trí làm việc trong các cơ quan nhà nước dé thực thi các hoạt động công vụ và

được hưởng lương và các khoản thu nhập khác từ ngân sách nhà nước Tuy thuộc

vào đặc trưng về chính trị, xã hội mà mỗi quốc gia quy định về công chức khác nhau Nhìn chung ở hầu hết các quốc gia công chức thường gắn với các dấu hiệu:

- Công chức phải là những người làm việc cho nhà nước, họ có thê làm việc

trong các cơ quan nhà nước, trong các đơn vi sự nghiệp, các đơn vi thuộc lực lượng vũtrang thậm chí trong cả doanh nghiệp nhà nước.

- Hoạt động lao động của công chức có tính ôn định, gắn VỚI yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm hoàn thành các nhiệm vụ của cơ quan, don vi nơi công

chức làm việc và các hoạt động đó phải gan với việc phục vu đất nước, phục vụ quyên, lợi ích của xã hội và nhân dân.

- Công chức được nhà nước trả lương theo các quy định của pháp luật, tiền lương có nguồn từ ngân sách nhà nước.

Ở Việt Nam trong nhiều văn bản khác nhau có sự xác định về công chức khác nhau Chắng hạn, giai đoạn trước những người làm việc cho nhà nước thường

được gọi chung là “cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước”, mãi cho tới khi khi có

Nghị định 169/HDBT, 25/5/1991 về công chức nhà nước của Hội đồng Bộ trưởng thì công chức được xác định là: Công dân Việt Nam được tuyên dụng và bô nhiệm

giữ một công việc thường xuyên trong một công sở của Nhà nước ở trung ương hay

địa phương; ở trong nước hay nước ngoài; đã được xếp vào một ngạch, hưởng

lương từ ngân sách nhà nước cấp Hiện nay Luật cán bộ, công chức năm 2006 do

Quốc hội ban hành sửa đổi, b6 sung năm 2019 đã xác định công chức là: công dan

Việt Nam, được tuyển dụng, bồ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng

với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tô chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc

Trang 15

Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân

quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Đội ngũ công chức ở Việt Nam hiện nay có các đặc điểm cơ bản sau:

a Công chức phải là công dân Việt Nam Yêu cầu công chức là công dân là yêu cau cơ bản dé xác định mối quan hệ phụ thuộc gắn bó, chặt chẽ giữa công chức

với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

b Công chức được hình thành do tuyển dụng, bồ nhiệm vào ngạch công chức, vào chức vụ hoặc chức danh chuyên môn Mỗi vị trí làm việc hay chức vụ, chức danh công chức đảm nhiệm đều có yêu cầu riêng về chuyên môn, nghiệp vụ nên phải thông qua tuyên dụng bằng các phương thức thích hợp Với các công chức đảm nhiệm các chức vụ, chức danh hay ngạch chuyên biệt như thầm phán, kiểm sát

viên, thanh tra viên , chỉ được thực hiện các công vụ, nhiệm vụ thuộc phạm vi

nhiệm vụ, quyền hạn của chức vụ, chức danh, ngạch đó còn cần phải được bô nhiệm chính thức bởi cơ quan, người có thẩm quyền Quy định về tuyển dụng, bổ nhiệm là một trong những điều kiện để bảo đảm công chức thực sự có đủ năng lực

đê thực hiện công vụ, nhiệm vụ sau tuyên dụng, bô nhiệm.

c Công chức ở Việt Nam làm việc trong các cơ quan không chỉ của Nhà

nước mà còn làm việc trong các cơ quan của nhiễu tô chức không phải nha nước như cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan của tô chức chính trị -xã hội Như vậy, pháp luật Việt Nam hiện hành xác định công chức rất rộng, không chỉ là những người làm việc cho Nhà nước thực thi công vụ mà còn cả

trong hệ thống chính trị, thực thi nhiệm vụ của các tổ chức đó Đây cũng là điều

khác biệt giữa công chức ở Việt Nam với công chức ở các quốc gia khác Do đặc thù của hệ thống chính trị Việt Nam là hệ thống chính trị nhất thể dưới sự

lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nên nhân lực của hệ thống chính trị đó

cũng được quản lý, sử dụng linh hoạt.

d Công chức làm việc trong biên chê nhân lực và được ngán sách nhà nướcbao dam chi tra lương Biên chê công chức không chỉ gan với các cơ quan nhànước mà biên chê công chức là biên chê lao động trong hệ thông chính tri Biên chêcông chức bao gôm:

- Công chức làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam;

Trang 16

- Công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước: cơ quan đại diện như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; cơ quan hành chính như các Bộ, cơ quan

ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp; Tòa án nhân dân; Viện Kiểm sát nhân dân; - Công chức làm việc trong các cơ quan của tổ chức chính trị - xã hội như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh

Việt Nam.

Công chức phục vụ nhà nước, xã hội và nhân dân nên tiền lương và các chế độ phúc lợi khác của công chức được đảm bảo bằng ngân sách nhà nước Quy định tiền lương của công chức từ ngân sách cũng là cam kết của nhà nước bảo đảm đời sống của công chức và những người thân.

Đội ngũ công chức có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động của cơ quan, tô chức, thậm chí còn ảnh hưởng đến cả sự thịnh, suy của địa phương, đất

nước Có thể nói cán bộ, công chức là nhân tố quyết định sự thành bại của chế độ,

của đất nước, là cái gốc của mọi công việc Cũng bởi tầm quan trọng như vậy của cán bộ, công chức nên ngoài việc đề ra đường lối, chính sách đúng đắn, phù hợp thì Đảng và Nhà nước ta luôn có sự quan tâm đặc biệt đến đội ngũ công chức, phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng họ có đủ tài, đức, đủ năng lực tô chức và biết cách tô chức thực hiện chính xác, hiệu quả chủ trương, chính sách, pháp luật đã được đề ra đó.

1.1.2 Khái niệm đào tạo, boi dưỡng công chức

Đào tạo công chức là khái niệm để chỉ việc dạy các kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ liên quan đến một lĩnh vực cụ thể nhằm hướng tới việc thực hiện một hoạt động nghề nghiệp nhất định cho công chức Đào tạo công chức thường với mục đích để công chức lĩnh hội và nắm vững các tri thức, kỹ năng nghề nghiệp một cách có hệ thống dé trang bi cho công chức kha năng đảm nhận được một công việc nhất định Công chức, ngay từ khi được tuyên dụng đã có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhất định dé có thé đảm nhận được công việc phù hợp với chức danh, vi trí công tác được giao Nên dao tạo công chức là đào tạo dé công chức có kiến thức, kỹ năng nhằm đáp ứng tốt hơn việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao Các

văn bản quy phạm pháp luật hiện hành xác định đào tạo công chức được thực hiện

tại các cơ sở giáo dục và dao tao theo quy định của pháp luật giáo dục, dé họ dat

được trình độ trung cap, cao đăng, dai học va sau dai học Kêt qua ma công chức

Trang 17

đạt được sau khi tham gia đào tạo là công chức phải được nhận văn băng đào tạo tại

các cơ sở giáo dục và đào tạo theo quy định của pháp luật.

Bồi dưỡng là làm cho ai đó giỏi hơn và tốt hơn, là tái đào tạo hay đào tạo lại nhăm trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc Bồi dưỡng là cung cấp thêm các kiến thức, kỹ năng để người được bồi dưỡng có thể theo kịp với sự thay đổi hay phát triển của công việc mà họ đang làm Bồi dưỡng thường được thực hiện có tính chất bổ sung thêm cho đào tạo Bồi dưỡng là một quá trình giáo dục nhằm nâng cao kiến thức hiện có hoặc cập nhật những kiến thức mới cho người học nhằm giúp họ có thể thích ứng kịp thời những yêu cầu mới của công việc hay giúp họ có thêm kiến thức, hiểu biết để đảm nhiệm những công việc, vị trí làm việc mới.

Khi so sánh đào tạo với bồi dưỡng thì có thể nhận thấy: đào tạo thường tạo ra sự

thay đôi về chất, tức là người qua đào tạo sẽ đạt được trình độ cao hơn về chuyên môn, nghiệp vụ Còn bồi dưỡng chỉ cập nhật thêm, bô sung thêm các thông tin, kiến thức, kỹ năng cho người được bồi dưỡng mà không giúp họ đạt được trình độ cao hơn về học vấn Tuy nhiên, bồi dưỡng là hoạt động mà công chức có thể được

tham gia thường xuyên.

Dao tạo, bồi dưỡng là hoạt động không thé thiếu trong quản ly và sử dụng công chức Hai hoạt động này được tiễn hành đan xen nhau và bổ sung cho nhau với cùng mục đích giúp cho công chức có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, cập nhật thông tin, kinh nghiệm nghề nghiệp dé có thé hoàn thành tốt nhất

nhiệm vụ, công vụ.

Hoạt động dao tạo, bồi dưỡng công chức có các đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, đào tạo, bôi dưỡng công chức là hoạt động được thực hiện có tổ chức với nội dung, mục tiêu nhất định Công chức là những người làm trong một cơ quan, đơn vi với biên chế được xác định và chịu sự quản lý chặt chẽ nên có thể nói mọi hoạt động của công chức hay liên quan đến công chức đều được thực hiện có tổ chức Tính tổ chức trong đào tạo, bồi dưỡng công chức giúp cho nhân lực của

các cơ quan không bị xáo trộn khi có người tham gia đào tạo, bồi dưỡng đồng thời

bảo đảm công bằng cho tất cả các công chức trong cơ quan, đơn vị trong thực hiện quyên học tập của minh.

Trên cơ sở nhu cầu sử dụng công chức của cơ quan, đơn vị để hoàn thành nhiệm vụ, công vụ, các cơ quan xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với

nhiệm vụ, quyên hạn, quy hoạch nhân sự của cơ quan và ngân sách hoạt động của

Trang 18

cơ quan Do vậy, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức cần xác định rõ nội dung dao tạo, kết quả đạt được, cách thức tô chức dao tạo

Thứ hai, đào tạo, bồi dưỡng công chức gắn với nhu cau sử dụng công chức Công chức là người phải đáp ứng được các tiêu chuẩn và điều kiện vào thời điểm được tuyển dụng dé đảm bao làm được việc ngay Nhưng trước yêu cầu ngày càng cao của công việc cũng như yêu cầu sử dụng công chức ở những vị trí có yêu cầu cao hơn về chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm thì hoạt động dao tạo, bồ dưỡng vẫn đặt ra.

Dao tạo, bồi dưỡng công chức gắn với nhu cầu sử dụng nhân lực của cơ quan, đơn vị đối với từng công chức cụ thể cũng như nhu cầu, kế hoạch sử dụng

nhân lực nói chung trong cơ quan, don vi hoặc trong một ngành, một địa phương.

Dé dap ứng được nhu cầu này, đào tạo, bồi dưỡng công chức thường kết hợp giữa việc gửi công chức tham gia dao tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở giáo dục với việc đào tao, bồi dưỡng tại chỗ; kết hợp giữa đào tạo, bồi dưỡng của một số công chức cu thé với đào tạo, bồi dưỡng cho số đông công chức trong cơ quan, don vi.

Thứ ba, hoạt động đào tạo, bôi dưỡng công chức được dam bảo bằng nhà nước Các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức gắn liền với nhu cầu sử dụng nhân lực của Nhà nước, dao tạo, bồi đưỡng còn là quyền của công chức nên Nha nước vừa chi trả cho việc tham gia dao tao, bồi dưỡng của công chức vừa bảo đảm các điều kiện về thời gian, bố trí công việc dé công chức có thé tham gia các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng Bên cạnh đó, các cơ quan, don vi trực tiếp quản lý, sử dụng công chức con là người đứng ra tìm kiếm cơ sở giáo dục, t6 chức các khoa

học, lớp học cho công chức trong cơ quan, đơn vi minh.

Hiện nay, nhu cầu tham gia dao tạo, bồi dưỡng của công chức rất lớn nên ngoài các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chính thức do cơ quan, đơn vị tổ chức thì

các cơ quan, đơn vi cũng khuyến khích công chức tự tham gia các hoạt động đào

tạo, bồi dưỡng khác do cá nhân tự chi trả và không làm ảnh hưởng đến việc hoàn

thành công vụ, nhiệm vụ của công chức.

1.1.3 Vai trò của đào tao, boi dưỡng công chức

Thứ nhất, đào tạo, boi dưỡng giúp công chức có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và các kỹ năng cân thiết để hoàn thành công vụ, nhiệm vụ được giao.

Công chức là những người thực hiện các hoạt động chuyên môn trong các cơ quan,

đơn vị nên phải là những người đã được đào tạo cơ bản, có đủ tiêu chuẩn để đáp

ứng được ngay yêu cau của công vụ, nhiệm vụ vao thời điêm họ được tuyên dụng.

Trang 19

Mỗi cơ quan, đơn vị việc thi hành công vụ, nhiệm vụ có những đặc trưng riêng do sự tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội như trình độ phát triển của hoạt động thương mại kinh tế, đặc điểm cư dân, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa địa phương hay các yếu tố tự nhiên như vị trí địa lý, khí hậu đòi hỏi công chức sau tuyên dụng phải có những kiến thức và kỹ năng gắn với nơi mình công tác.

Mặt khác, dé có thể giải quyết được công việc phát sinh và thay đổi hang ngày tại cơ quan, đơn vị trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, giao lưu quốc tế mạnh mẽ cũng như các giao dịch của công dân diễn ra sôi động bản thân các công chức nếu không được cập nhật kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp thì không thê đáp ứng được Thêm vào đó, sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại cao và yêu cầu ứng dụng khoa học, công nghệ vào hoạt động quản lý của nhà nước buộc ông chức phải luôn cập nhật và nâng cao trình độ của mình Đồng thời những công tac đào tạo, bồi đưỡng cũng sẽ giúp họ có thé nâng cao được tay nghề,

nghiệp vụ chuyên môn và cũng sẽ tự tin hơn, làm việc hiệu quả hơn Mặc dù quan

hệ lao động của công chức với cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng có mức độ ôn định

cao hơn so với khu vực tư nhưng không có nghĩa công chức không bị cạnh tranh

bới lực lượng lao động bên ngoài xã hội vi vậy, tham gia đào tạo,bồi dưỡng giúp cho công chức luôn đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ, chức danh, vị trí việc làm dé không bị đào thải và có ưu thế cạnh tranh với lực lượng lao động

bên ngoài xã hội.

Mỗi công chức đều có nhu cầu thăng tiến cả về chuyên môn, nghiệp vụ và chức vụ Dé đảm nhiệm công việc có độ phức tạp cao hơn hay được thăng chức

điều kiện bắt buộc là công chức phải được đào tạo, bồi dường chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chức vụ, chức danh hoặc vi trí việc làm mới.

Thứ hai, đào tạo, bôi dưỡng giúp cho các cơ quan, đơn vị luôn có lực lượng lao động đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, có thể ở mức cao hơn tiêu chuẩn để hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ, quyên hạn của cơ quan, đơn vị đó Công chức là người trực tiếp thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị Nếu cơ quan, đơn vị không có được đội ngũ nhân lực chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của công việc thì chắc chắn hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị không đạt được Nếu công chức không có kiến thức, kỹ năng phù hợp thì việc họ gặp sai sót trong thi hành công vụ nhiệm vụ dễ xảy ra.

Do hoạt động của nhà nước được thực hiện trong phạm vi cả nước nên pháp

luật quy định những chuan mực, những yêu cầu thông nhất cho các cơ quan, đơn vi Vì thế, pháp luật cũng được quy định thống nhất yêu cầu, tiêu chuẩn đối với từng

Trang 20

chức danh công chức, vi trí việc làm Trong một cơ quan, don vi cu thể nếu như công chức không đáp ứng được yêu cầu công việc thì không chỉ ảnh hưởng đến cơ quan đó mà còn ảnh hưởng đến tính thống nhất trong phối hợp hoạt động giữa các cơ quan nhà nước và thống nhất của hoạt động nhà nước nói chung.

Hoạt động của các cơ quan, đơn vị không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của nhà nước mà còn ảnh hưởng đến việc phục vụ cá nhân, tổ chức Không có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm còn góp phần gây ra những khó khăn, lúng túng cho công chức khi giao tiếp với nhân dân Sự không hài lòng của người dân hay sự bất hợp tác của nhân dân lại là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả quản lý của nhà nước có thé không đạt được.

Thứ ba, đào tạo, bồi dưỡng công chức góp phan bảo vệ quyên, lợi ich của cá nhân, tổ chức Nền kinh tế thị trường khuyến khích các cá nhân, tổ chức đóng góp công sức của mình vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước và làm giàu chính đáng Các cá nhân, tô chức cũng đòi hỏi sự trợ giúp từ phía Nhà nước Các chính sách đúng dan, hệ thống pháp luật ồn định, phù hợp, các hoạt động quản lý công khai, minh bạch là những yêu cầu do nhân dân đặt ra trước các cơ quan nhà nước Cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước là người trực tiếp tham gia vào quá trình hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật này hay thực hiện những hoạt động bảo vệ trực tiếp quyên, lợi ích của cá nhân, tổ chức thông qua các hoạt động như xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp Có thé thay, dé tiếp nhận và giải quyết được các yêu cầu của cá nhân, tô chức đặt ra

với Nhà nước, càn bộ, công chức phải có trình đô chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ

tốt đồng thời có bản lĩnh chính trị vững vàng Một mặt, kiến thức và kỹ năng tốt giúp công chức tiếp nhận và giải quyết đúng đắn, có chất lượng các yêu cau, dé nghị của cá nhân, tổ chức Mặt khác, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm giúp công chức tránh được các sai sót hay các hành vi vi phạm Yêu cầu của cá nhân, tô chức không bắt biến mà luôn thay đổi theo sự vận hành của kinh tế - xã hội vì vậy cán bộ công chức cũng cần phải không ngừng học tập, rèn luyện đê đáp ứng nhu cầu đó.

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, đối tượng mà Nhà nước Việt Nam phục vụ không chỉ có cá nhân, t6 chức trong nước mà còn là các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài Làm việc với các cá nhân, t6 chức nước ngoài đòi hỏi công chức không chỉ hiểu biết về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn phải có trình độ ngoại ngữ,

sự hiểu biết về các vấn đề thời sự quốc tế Vì vậy, đào tạo, bồi dưỡng công chức

được thực hiện thường xuyên sẽ giúp cho họ có thé hoàn thành tốt nhất công việc

của mình qua đó phục vụ và bảo vệ quyên, lợi ích của cá nhân, tô chức.

Trang 21

1.1.4 Các thành tổ của đào tạo, bôi dưỡng công chức

Các thành tố của đào tạo, bồi dưỡng công chức bao gồm: người đào tạo, bôi dưỡng: người được dao tạo, bồi dưỡng; nội dung; mục đích, nhiệm vụ; phương

tiện, hình thức tô chức đào tạo, bôi dưỡng; kết quả đảo tạo, bồi dưỡng.

- Người đào tạo, bồi dưỡng: Việc đào tạo, bồi dưỡng công chức được tiến hành bởi các cơ sở đảo tạo, bồi dưỡng Các quan điểm giáo dục hiện đại ngày nay đều thống nhất cho răng, giáo dục là quá trình trao truyền kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, tình cảm từ người này đến người khác Quá trình đó có thể được thực hiện bởi người dạy với những tiêu chuẩn chuẩn mực nhưng cũng có thé là bat kỳ quá trình trao truyền thông tin nào cũng như quá trình tự học của bản thân mỗi cá nhân.

Nhưng đào tạo, bồi dưỡng công chức là hoạt động đào tạo, bồi dưỡng được thực

hiện chính thức bởi các cơ sở giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng được công nhận Điều

này bao đảm cho hoạt động dao tao, bồi dưỡng có thể đạt được mục tiêu và kết quả

thống nhất, được công nhận.

- Người được đào tạo, bồi dưỡng: người được đào tạo là công chức trong các cơ quan, đơn vi được cử di dao tao, bồi dưỡng Việc đào tạo, bồi dưỡng công chức là hoạt động thường xuyên, có tổ chức nên việc một công chức cụ thé tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải nam trong kế hoạch của cơ quan, đơn vị và được dự liệu trước Công chức tham gia đào tao, bồi dưỡng là đang thực hiện quyền va

cũng là trách nhiệm phải nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.

- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng: nội dung của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phong phú nhằm đáp ứng các yêu cầu trong sử dụng nhân lực của cơ quan, đơn vị Nội dung dao tạo, bôi dưỡng có thé chia thành các nhóm như:

+ Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn Đây là những hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhằm làm cho công chức có kiến thức chuyên môn phù hợp hoặc được nâng cao, mở rộng các kiến thức chuyên môn gan với hoạt động, công việc ho đảm nhiệm Công chức còn có thé được đào tạo, bôi dưỡng những kiến thức chuyên môn “gần” với chuyên môn chính của mình nhằm nâng cao khả năng thích ứng với các thay đổi trong công việc hoặc có thê phối hợp giải quyết công việc với

các cơ quan, công chức khác trong khi thi hành công vụ, nhiệm vụ.

+ Bao tạo, bồi dưỡng các kỹ năng, nghiệp vụ Các công vụ, nhiệm vụ mà công chức đảm nhiệm không chỉ yêu cầu kiến thức chuyên môn mà còn cần có các kỹ năng nghề nghiệp, các nghiệp vụ dé có thé hoàn thành tốt nhất công việc của mình Có thể cùng một nên tảng kiến thức như nhau nhưng các kỹ năng, nghiệp vụ

Trang 22

của mỗi vị trí việc làm, một công việc cụ thê lại khác nhau Sự kết hợp kiến thức

với các kỹ năng, nghiệp vụ tạo ra tính chuyên nghiệp trong hoạt động công vụ,nhiệm vụ của công chức cũng như trong hoạt động của cơ quan, don vi.

Ngoài ra còn phải trang bị cho công chức các kỹ năng mềm cho công chức như là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị làm việc hiện đại, kỹ năng giải quyết các xung đột trong công việc để họ có thể giải quyết tốt hơn các tình huống nảy sinh trong công việc.

+ Dao tạo, bồi dưỡng nâng cao hiểu biết pháp luật, kiến thức lý luận chính

trị Công chức thực hiện các nhiệm vụ, công vụ trên cơ sở các quy định của pháp

luật nên bên cạnh các kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ thì công chức nhất thiết phải nam bắt được các quy định của pháp luật có liên quan Ngoài ra, hoạt động của công chức gắn với chế độ và hệ thống chính trị của mỗi quốc gia, là những người thay mặt cơ quan, đơn vị giải quyết các công việc của Nhà nước, các kiến thức lý luận chính trị giúp cho công chức có được lập trường tư tưởng vững vàng và niềm tin vào chế độ ho đang phục vu, có định hướng đúng dan cho công việc và ý thức

phục vụ nhà nước và nhân dân.

Những nội dung đào tạo, bồi dưỡng khác nhau có thê được triển khai cho các

nhóm công chức tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của cơ quan, đơn vị như công chức được bổ nhiệm hoặc được quy hoạch giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý sẽ được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý; công chức làm việc tại vùng dân tộc thiêu số được học tiếng dân tộc thiểu số, công chức tiếp xúc thường xuyên với người nước ngoài được học tiếng nước ngoài

- Phương thức đào tạo, bôi dưỡng: Đào tạo, bồi dưỡng công chức là đào tạo, bồi dưỡng cho những người đang làm việc nên các hình thức đào tạo, bồi dưỡng được tiễn hành linh hoạt Công chức có thể được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng tại cơ sở đào tạo, bồi đưỡng trong một khoảng thời gian nhất định và trong thời gian này họ được “thoát ly” khỏi công việc dé tập trung hoc tap Công chức cũng có thể được phép tham gia vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài.

Cơ quan, đơn vị cũng có thể mở các lớp học, khóa học tại trụ sở của cơ quan, đơn vị và mời các giáo viên, chuyên gia của các cơ sở giáo dục, đào tạo đến tham gia giảng dạy Cách thức này cho phép cơ quan, đơn vị cùng lúc đào tạo, bồi dưỡng cho nhiều công chức mà công việc không bị ảnh hưởng lớn.

Co quan, đơn vi cũng có thể tiễn hành tự bồi dưỡng tại chỗ theo cách thức sử

dụng các chuyên gia, công chức có chuyên môn, nghiệp vụ cao, kinh nghiệm nhiêu

Trang 23

để bồi dưỡng cho các công chức mới, công chức có trình độ thấp hơn hay công chức có chuyên môn không liên quan trực tiếp.

- Mục dich và kết quả của dao tạo, bồi dưỡng: Đào tao, bồi dưỡng công chức là hoạt động có mục tiêu rõ ràng đó là sau đào tạo, bồi dưỡng công chức có được các kiến thức, kỹ năng của khóa đảo tạo, bồi dưỡng nhằm hoàn thành công

vụ, nhiệm vụ được giao Chính vì vậy, kết quả của đào tạo, bồi dưỡng công chức

thường được ghi nhận chính thức bang các văn bang, chứng chỉ của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng Văn bằng, chứng chỉ của công chức cũng giúp cho việc sử dụng công chức thuận lợi hơn Văn bằng, chứng chỉ là minh chứng cho trình độ chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ mà công chức đã đạt được qua đào tạo, bồi dưỡng Nếu công chức được cử tham gia hoặc được cho phép tham gia dao tạo, bồi duéng mà

không hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng sẽ bị đánh giá không hoàn thành nhiệm

vụ và có thé bị xem xét xử lý kỷ luật.

1.2 Khái niệm, vai trò, hình thức, nội dung của pháp luật về đào tạo,

bồi dưỡng công chức

1.2.1 Khái niệm pháp luật vê đào tạo, bôi dưỡng công chức

Nếu hiểu pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện dé điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nướcŠ thì pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức gồm các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành dé điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng công chức.

Do quan niệm về công chức ở các nước khác nhau nên pháp luật về công chức nói chung, về dao tạo, bồi đưỡng công chức nói riêng cũng khác nhau Một số nước, pháp luật về công chức là pháp luật lao động, công chức được coi như những

người lao động khác Ngoài quy định của pháp luật lao động có thêm các quy định

riêng về từng nhóm công chức đặc thù” Tại các nước này việc đào tạo, bồi dưỡng

công chức thực hiện theo quy định chung của pháp luật lao động và có những quy

định riêng với công chức nếu cần thiết Việt Nam quan niệm về công chức là những người hoạt động gan voi su dung quyén lực nhà nước, quan hệ lao động được thiết lập và duy trì trên cơ sở của một quyết định hành chính nên điều chỉnh pháp luật với công chức bằng quy chế riêng và pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức được quy định và thực hiện khác với người lao động theo pháp luật về lao động.

: Trường Dai học luật Hà Nội, Giáo trinh Ly luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp, 2017, tr 212.° Trần Anh Tuấn, Pháp luật về công vụ, công chức của Việt Nam và một số nước trên thé giới, Nxb Chính trị

quốc gia, 2012.

Trang 24

Đào tạo, bồi dưỡng công chức là một nội dung của quy chế công chức nên pháp luật về dao tạo, bồi đưỡng công chức là một bộ phận không tách rời của pháp luật về công chức và có quan hệ mật thiết với các quy định pháp luật khác về công

chức Tuy pháp luật Việt Nam có phân biệt giữa cán bộ, công chức, viên chức

nhưng về cơ bản quy chế pháp lý của ba nhóm này vẫn có những đặc điểm chung, nhất là quy chế pháp lý của cán bộ, công chức, nên các quy định về đào tạo, bôi dưỡng cũng có nhiều quy định chung cho cả ba nhóm chủ thé này Như vậy, pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức vừa đặt trong mối quan hệ với các quy định pháp luật khác về công chức, vừa đặt trong mối quan hệ với các quy định về đào tạo, bồi dưỡng với cán bộ và viên chức.

Về hình thức, pháp luật về đào tạo, bồi đưỡng công chức gồm các quy định do cơ quan nhà nước có thâm quyền ban hành Từng nội dung cụ thé của đào tạo, bồi dưỡng công chức có thể được quy định trong cùng một văn bản quy phạm pháp luật

hoặc những văn bản quy phạm pháp luật khác nhau nhưng giữa các quy định đó có

mỗi liên hệ chặt chẽ dé bao đảm tính thông nhất của pháp luật.

Về nội dung, pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức là những quy tắc hành vi cho các bên chủ thể tham gia vào đào tạo, bồi dưỡng công chức Pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức có thể chia thành các nội dung chính là: các quy định về nguyén tắc tô chức đào tạo, bồi dưỡng: các quy định về quyên, nghĩa vu,

trách nhiệm của các bên trong đào tạo, bồi dưỡng; các quy định về nội dung, cách thức, hình thức đào tạo, bồi dưỡng, về văn băng, chứng chỉ, chứng nhận; các quy

định về tài chính và các chế độ bảo đảm khác cho đào tạo, bồi dưỡng

Về đối tượng chịu tác động, đào tạo, bồi dưỡng công chức là hoạt động được thực hiện thường xuyên trong các cơ quan, đơn vị và không chỉ liên quan đến công chức được đào tạo, bồi dưỡng mà còn tác động đến các chủ thé khác như là các cơ quan, đơn vị quản lý sử dụng công chức, đến các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và đến các cơ quan nhà nước có thâm quyền quản ly công chức.

Đối tượng tác động của pháp luật về đào tạo, bôi dưỡng công chức có thê chia thành các nhóm cơ bản Mot /à, công chức được đào tạo, bồi dưỡng; quyền, trách nhiệm của công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng Hai là, các cơ quan, đơn vị

quản lý, sử dụng công chức Quyết định cho công chức tham gia đào tạo, bôi dưỡng: quyên, trách nhiệm và những công việc cụ thể mà cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng công chức phải thực hiện liên quan đến vẫn đề đào tạo, bồi dưỡng công chức Ba la, các cơ sở đào tạo, bôi dưỡng Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đều hoạt động tuân theo các quy định của pháp luật về giáo dục, giáo dục đại học, giáo dục

Trang 25

nghề nghiệp nói chung Mặt khác, do đào tạo, bồi dưỡng công chức có những đặc

thù riêng nên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng còn chiu sự điều chỉnh của pháp luật

riêng về dao tao, bồi dưỡng công chức Bon là, cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về công tác cán bộ, công chức Đây là các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về công tác cán bộ, công chức hay công tác nhân sự nói chung của bộ máy nhà nước như Bộ Nội vụ; cơ quan quản lý công chức của một ngành thống nhất

trong cả nước như các Bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan nhà nước ở trung ương

khác (Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao); cũng có thể là cơ quan có thẩm quyên quản lý công chức ở địa phương như UBND tỉnh, thành phố

thuộc trung ương.

Tương ứng với sự tham gia của các nhóm chủ thé nêu trên, những quan hệ xã hội là đôi tượng điều chỉnh của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức có thể

là những quan hệ xã hội phát sinh giữa công chức với cơ quan, đơn vị quản lý, sử

dụng công chức, với cơ sở đảo tạo, bồi dưỡng trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng: là

những quan hệ giữa cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng công chức với cơ sở đảo tạo,

bồi dưỡng hoặc giữa co quan, đơn vị quan lý, sử dụng công chức với cơ quan có thâm quyền quản lý nhà nước về công tác cán bộ, công chức

Tóm lại, pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức là hệ thống các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyên ban hành dé điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh liên quan đến hoạt động đào tạo, bôi dưỡng công chức nham đào tạo, bôi dưỡng đội ngũ công chức chuyên nghiệp có năng lực, trình độ và phẩm chat dé hoàn thành nhiệm vu, quyên hạn được giao.

Pháp luật về đào tạo, bôi dưỡng công chức ở Việt Nam có các đặc điểm cơ

bản sau:

Thứ: nhất, pháp luật về đào tạo, bồi duéng công chức ở Việt Nam thể chế đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công chức ở Việt Nam bao gồm những người làm trong cơ quan nhà nước, cơ quan đảng, cơ quan các tô chức chính trị xã hội, do vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng công chức không chỉ do pháp luật điều chỉnh mà còn có cả các quy định của tô chức đảng, các tổ chức chính trị xã hội điều chỉnh.

Thứ hai, pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức là hệ thống (tập hợp) các quy định trong các văn bản pháp luật khác nhau Do việc xác định đối tượng công chức khá rộng nên các loại nguồn điều chỉnh hoạt động đảo tạo, bồi dưỡng công chức rat da dang Quy định chung nhất về đào tạo, bồi dưỡng công chức là Luật

Trang 26

Cán bộ, công chức Trên cơ sở quy định của Luật, mỗi cơ quan, tô chức có thâm quyền khác nhau lại có thể ban hành văn bản quy định chỉ tiết, hướng dẫn thi hành

phù hợp với ngành, địa phương.

Thứ ba, các quy định pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức không thé

hiện rõ tính đặc thù riêng cho công chức và thiếu 6n định Điều này liên quan

đến việc luân chuyền, điều động, hoán đôi vị trí cho nhau giữa cán bộ, công

chức, viên chức ở Việt Nam diễn ra khá nhiều và thường xuyên ngay trong một cơ quan, một tô chức hoặc giữa các tô chức khác nhau.

1.2.2 Vai trò của pháp luật về đào tạo, boi dưỡng công chức

Pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức có vai trò quan trọng thé hiện ở

các khía cạnh sau đây:

- Tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức Pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức là khuôn mẫu cho hành vi của cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan Đào tạo, bồi đưỡng công chức có sự tham gia của nhiều chủ thé với các tư cách khác nhau: đó là các cơ quan nhà nước, các, don vi trực tiếp quản lý, sử dung công chức; các cơ sở dao tạo thực hiện việc dao tạo, bồi dưỡng công chức; các cơ quan quan lý nhà nước về cán bộ, công chức Thông qua pháp luật công chức, họ biết rõ đào tạo, bồi dưỡng là quyền được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện, đồng thời qua các quy định của pháp luạt công chức cũng xác định rõ trách nhiệm của mình trong đào tạo, bồi dưỡng Với các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng công chức pháp luật xác định rõ trách nhiệm trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức cũng như sắp xếp, tổ chức cho công chức trong cơ quan, đơn vi tham gia dao tạo, bồi dưỡng Với các cơ sở giáo dục, pháp luật định rõ yêu cầu về nội dung chương trình dao tao, bồi dưỡng, cách tô chức thực hiện, tổ chức

quản lý việc dạy — học

Pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức với tư cách là khuôn mẫu hành vi cho các chủ thể, định ra những chuẩn mực hành vi, theo đó các chủ thé biết được

phải làm gì, được làm gì hoặc không được làm gì Pháp luật còn quy định những

nguyên tắc, thể hiện những chính sách của Nhà nước đối với đào tạo, bồi dưỡng công chức Những quy định này không là các quy tắc hành vi cụ thể nhưng có giá trị định hướng cho hành vi của các chủ thể, căn cứ vào nguyên tắc, chính sách các chủ thể tự điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với định hướng của pháp luật.

- Thể hiện cam kết của Nhà nước về việc nang cao năng lực làm việc của

công chức Nhà nước với tư cách là “người sử dụng lao động” thông qua các quy

Trang 27

định pháp luật cam kết bảo đảm quyén của công chức trong dao tạo, bồi dưỡng Trước hết, thông qua quy định của pháp luật, Nhà nước ghi nhận đào tạo, bồi dưỡng là quyền của công chức Không chỉ ghi nhận đào tạo, bồi dưỡng là quyền của công chức, pháp luật còn quy định cụ thể các vấn đề có liên quan như: nội dung, chương trình, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng và các bảo đảm khác dé công chức có thé thực hiện được quyền của minh Quy định của pháp luật về đào tạo, bôi dưỡng phản ánh nhu cầu của công chức về đào tạo, bồi dưỡng nhưng yêu cầu này phải đặt trong mối quan hệ với nhu cầu sử dụng công chức của một cơ quan, đơn vị cụ thé và bộ máy nha nước nói chung hay một ngành, một địa phương.

Yêu cầu về việc nâng cao năng lực làm việc của công chức không chỉ là yêu cầu của công chức và cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng công chức mà còn là yêu cầu của xã hội, của nhân dân đối với hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức Chỉ khi công chức có năng lực phù hợp, chất lượng tốt mới có thê giúp co quan, đơn vi hoàn thành tốt các công vụ, nhiệm vụ được giao va

phục vụ nhân dân chất lượng, hiệu quả.

- Là cơ sở dé quản lý nhà nước doi với công tác đào tao, bồi dưỡng đội ngũ công chức Pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức là công cụ quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức vì thông qua pháp luật Nhà nước tác động tới hành vi của các bên chủ thé trong đào tạo, bồi dưỡng công

chức Pháp luật với tư cách là công cụ quản lý của Nhà nước giúp tạo ra trật tự

trong dao tạo, bồi dưỡng công chức Thông qua các quy định pháp luật, Nhà nước xác định điều kiện công chức được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, các nội dung đào tao, bồi dưỡng, cơ sở gáo duc được tham gia dao tạo, bồi dưỡng cho công chức

Căn cứ vào các quy định của pháp luật, các bên liên quan chủ động thực hiện

quyền, nghĩa vụ của mình.

Pháp luật cũng là cơ sở cho hoạt động quản lý của Nhà nước đối với các đào tạo, bồi dưỡng công chức Băng các quy định pháp luật, Nhà nước tuyên bố công khai trao quyền quản lý cho các cơ quan nhà nước, xác định nhiệm vụ, quyền hạn

quản lý của cơ quan, quy định các nội dung và các hình thức thực hiện quản lý nhà

nước Pháp luật là công cụ dé Nhà nước quản lý nhưng pháp luật không thé là công cụ để nhà nước can thiệp thô bạo vào đảo tạo, bồi dưỡng công chức.

- Là căn cứ để kiểm tra, đánh giá sự tuân thủ pháp luật của công chức, của cơ quan, đơn vị, của các cơ sở giáo dục trong đào tạo, bôi dưỡng công chức Pháp luật là cơ sở dé kiểm tra, đánh giá sự tuân thủ pháp luật của các cá nhân, tô chức trong đào tạo, bồi đưỡng công chức vì: pháp luật là tiêu chí để kiểm tra, đánh

Trang 28

giá và pháp luật là cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm tra, đánh giá Pháp luật là loại quy phạm duy nhất để điều chỉnh hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đào tao, bồi dưỡng công chức nên pháp luật cũng là tiêu chí duy nhất để đánh giá hành vi của các bên chủ thê Pháp luật là chuẩn mực để cơ quan có thâm quyền tiến hành giám sát, thanh tra, kiểm tra, đánh giá sự tuân thủ pháp luật, pháp luật cũng là giới hạn cho hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra, đánh giá.

1.2.3 Hình thức, nội dung của pháp luật về đào tạo, bôi dưỡng công chức

Dao tạo, bồi dưỡng công chức hiện nay được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức như: Luat Can bộ, công chức của Quốc hội; Nghị định quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Chính phủ; Quyét định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dé án đào tao, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Thong tu của Bộ Nội vụ quy định về đào tạo, bôi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Thong tu của Bộ Tài chính về việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Ngoài những quy định chung về đào tạo, bồi dưỡng công chức thì các cơ quan nhà nước ở trung ương cũng ban hành quy định về dao tạo, bồi đưỡng công chức áp dụng cho ngành mình như Quyét định của Chánh án Tòa án nhân dân tối

cao, Chi thi của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Quyết định của Bộ

trưởng Bộ Tư pháp về đào tạo, bôi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

Nội dung của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức rất đa dạng liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng công chức từ việc lựa chọn, cử công chức đi đào tạo, bồi dưỡng đến quá trình đào tạo, bồi dưỡng, quản lý các hoạt động này Thông thường các quy định pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức bao gồm các nhóm cơ bản sau:

- Thứ nhất, các quy định về mục tiêu, nguyên tac đào tạo, bôi dưỡng công chức Nhóm này quy định về mục tiêu của đào tạo, bồi đưỡng công chức như trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức góp phần xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, có phẩm chat đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước Ngoài ra còn xác định các nguyên tắc của đào tạo, bồi dưỡng công chức như đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm

- Thứ hai, các quy định về hình thức, phương pháp, nội dung đào tạo, bồi dưỡng công chức Nhóm này quy định về các hình thức và phương pháp đào tạo,

Trang 29

bồi dưỡng công chức Quy định các nội dung cơ bản của đào tạo, bồi dưỡng công chức như các kiến thức về lý luận chính trị; về quốc phòng và an ninh; về kỹ năng quản lý nhà nước; về quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ; đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; kiến thức hội nhập quốc tế; về tin học, ngoại ngữ, tiếng

dân tộc

- Thứ ba, các quy định về chương trình, tài liệu, đánh giá chất lượng và chứng chỉ đào tạo, bôi dưỡng công chức Nhóm này quy định về chương trình, tài

liệu đào tạo, bồi dưỡng Cách thức đánh giá chất lượng dao tạo, bồi dưỡng và các

loại chứng chỉ được cấp sau khi đào tạo, bồi dưỡng

- Thứ tư, các quy định về kinh phí, quyên lợi và trách nhiệm của công chức được đào tạo, bồi dưỡng Nhóm này xác định rõ kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng công chức từ ngân sách nhà nước cấp; kinh phí của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản ly, sử dụng công chức; kinh phí của công chức tham gia dao tạo, bồi dưỡng và tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.

Quy định rõ công chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế đào tạo, bồi dưỡng và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bôi dưỡng: được hưởng nguyên lương và phụ cấp; thời gian đào tạo, bồi dưỡng được

tính vào thâm niên công tác liên tục, được xét nâng lương theo quy định của pháp

luật, trách nhiệm đền bù chi phí đào tạo đối với công chức

- Thứ năm, các quy định về cơ sở đào tạo, giảng viên, quản lý công tác đào tạo, bôi dưỡng công chức Nhóm này gồm các quy định liên quan đến các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức; xây dựng, ban hành và tô chức thực hiện chiến lược, đề án, kế hoạch đào tạo, bồi đưỡng công chức; xây dựng kế hoạch, quan lý, tổ chức thực hiện bồi dưỡng công chức ở nước ngoài; quan lý tài chính cho dao tạo, bồi dưỡng công chức; quản lý, biên soạn các chương trình, tài liệu bồi đưỡng công chức; quy định tiêu chuẩn cơ sở dao tạo, bồi dưỡng công chức; giảng viên tham gia dao tạo, bồi dưỡng: thanh tra, kiểm tra hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức; tô chức các hoạt động thi đua, khen thưởng trong đảo tạo, bồi dưỡng công chức.

1.3 Khái niệm, nguyên tắc, tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện, các

yếu tố ảnh hưởng đến hoàn thiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức

1.3.1 Khái niệm, sự cần thiết và nguyên tắc hoàn thiện pháp luật về dao tạo, boi dưỡng công chức

Trang 30

- Khái niệm và sự can thiết phải hoàn thiện pháp luật về đào tạo, bôi dưỡng công chức Pháp luật là một hiện tượng lịch sử, phản ánh hiện thực đời sống xã hội, nên không thể có các quy định pháp luật phù hợp qua mọi thời kỳ, mọi giai đoạn lịch sử Những quy định pháp luật có chất lượng tốt đến đâu thì cũng có thể trở nên không còn phù hợp khi thực tiễn đời sống xã hội có sự biến động Do vậy,

phải thường xuyên hoàn thiện chúng.

Theo nghĩa thông thường “hoàn thién” là làm cho tốt, day đủ đến mức không cần phải làm gì thêm nữa'” Hoàn thiện là quá trình làm cho đối tượng (của hoàn thiện) tốt lên đến mức hoàn hảo Nếu hiểu hoàn thiện theo nghĩa này thì “hoàn thiện pháp luật” là làm cho chất lượng của pháp luật nói chung hoặc các văn bản quy phạm pháp luật hoặc một quy định pháp luật cụ thể tốt lên, có thê đạt đến mức hoàn hảo Đề có thể hoàn thiện một quy định hay một văn bản quy phạm pháp luật các cơ quan nhà nước có thâm quyền phải thực hiện rất nhiều các hoạt động khác nhau từ đánh giá nhu cầu xây dựng pháp luật, soạn thảo dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đến lay ý kiến đóng góp vào dự án, dự thảo, thẩm tra, thâm định dự án, dự thảo đến thông qua và ban hành.

Như vậy, hoàn thiện pháp luật về đào tao, bồi dưỡng công chức là hoạt động xây dựng, sửa đối, bố sung hoặc loại bỏ những quy định, văn bản pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức không còn phù hop do co quan nhà có thâm quyền tiến hành nham làm cho các quy định, văn bản quy phạm pháp luật, hệ thông pháp luật chính xác, chặt chẽ, đầy đủ hơn, đáp ứng tốt nhất việc dao tạo, bôi dưỡng công chức, góp phần thúc day su phat triển kinh tế, xã hội của đất nước, phục vụ hoạt động quản lý của nhà nước, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về đào tạo, bồi đưỡng công chức là vì: Thư nhất, đời sông xã hội luôn phát triển, đội ngũ cán bộ, công chức cũng phải phát triển để theo kịp sự phát triển của nhu cầu quản lý xã hội, đặc biệt là sự phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp, quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đòi hỏi pháp luật về đào tạo, bồi đưỡng công chức phải hoàn thiện dé có thé đào tạo được đội ngũ công chức đủ khả năng đáp ứng sự phát triển của đất nước.

Thứ hai, yêu cầu của việc xây dựng phát triển nền kinh tế thị trường, của việc xây dựng nhà nước pháp quyền đòi hỏi phải hoàn thiện cả hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức theo hướng pháp luật của nhà nước pháp quyên, phù hợp với nền kinh tế thị trường.

!° Viên Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, GS Hoàng Phê chủ biên, NXB Hồng Đức 2018.

Trang 31

Tht ba, các quy định về đào tạo, bồi dưỡng ở nước ta vẫn còn có những han chế, bất cập nhất định, đặc biệt là các văn bản quy định chỉ tiết, hướng dẫn thi hành van còn tản mạn, thiếu thống nhất Do Luật Cán bộ, công chức có phân biệt cán bộ với công chức và phân biệt công chức (ở cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện) với công chức cấp xã nên đào tạo, bồi dưỡng với những nhóm này được quy định ở

những Chương, mục khác nhau trong Luật Các cơ quan nhà nước ở trung ương va

địa phương cũng có những văn bản quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công

chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý Việc ban hành văn bản pháp luật của các cơ

quan nhà nước thé hiện sự phân cấp trong quản lý công tác cán bộ, công chức nhưng cũng có điểm hạn chế là làm cho các quy định dé chồng chéo hoặc không thong nhất.

Thứ fư, các quy định về đào tạo, bồi dưỡng chưa theo kịp được nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng công chức giai đoạn hiện nay Các quy định hiện hành thường chỉ giới hạn đào tạo, bồi dưỡng gan liền với công việc mà công chức đảm nhiệm hiện thời và đào tạo, bồi dưỡng với những người có quy hoạch chức vụ lãnh đạo, quản ly mà chưa hướng tới việc đào tạo, bồi dưỡng cho công chức dé họ có thể linh hoạt chuyên đổi vị trí làm việc trong cơ quan Quy định về đảo tạo, bồi dưỡng cũng chưa khuyến khích công chức tự tham gia đào tạo, bồi dưỡng va chi trả kinh phí Các quy định hiện hành chỉ giới hạn việc đào tạo, bồi dưỡng trong phạm vi do cơ quan, don vị cử hoặc tổ chức với chi phí do ngân sách nhà nước cấp, do cơ quan, đơn vị chỉ trả (có thể có đóng góp của công chức) mà không có những quy định về việc công nhận văn băng chứng chỉ, giấy chứng nhận công chức tự tham gia đào tạo, bồi dưỡng khi xem xét các chế độ với công chức.

Thứ năm, các quy định về chương trình, nội dung đào tạo, bồi đưỡng còn dàn trải, chồng chéo, đặc biệt kiến thức lý luận chính trị dé bị trùng với kiến thức quản lý nhà nước; kiến thức quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ dễ bị trùng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước

- Các nguyên tắc hoàn thiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức ở

Việt Nam Hoàn thiện pháp luật là một quá trình phức tạp và được thực hiện

thường xuyên nên dé bao đảm cho các hoạt động hoàn thiện pháp luật diễn ra thông suốt cần tuân theo các nguyên tắc chung, thống nhất Dé hoàn thiện pháp luật về dao tao, bồi dưỡng công chức cần tuân theo những nguyên tắc cơ bản dưới đây:

+ Nguyên tắc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp Nguyên tắc này đòi hỏi hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức phải tuân theo các quy định của Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật về thâm quyền,

Trang 32

về thủ tục, về thé thức văn bản và bảo đảm nội dung các quy định về đào tạo, bôi dưỡng công chức không trái quy định của Hiến pháp, của các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn Nguyên tắc tuân theo Hiến pháp và pháp luật cũng đòi hỏi khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi đưỡng công chức đặc biệt đòi hỏi phải đảm bảo các nội dung không trái Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao hơn về cán bộ, công chức và về những vấn đề

có liên quan khác.

+ Nguyên tắc khách quan, khoa học Các quy định của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức phải phản ánh được hiện thực khách quan về đội ngũ công chức cũng như yêu cầu của xã hội của nhà nước với đội ngũ công chức Trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức, cơ quan nhà nước có thâm quyền phải tiến hành nghiên cứu, khảo sát, đánh giá kỹ lưỡng các hiện tượng xã hội có liên quan dé có thé nắm bắt chính xác những yếu tố điển hình, quy luật vận động của các hiện tượng xã hội và phản ánh nó băng các quy định pháp luật phù hợp Ngoài ra, cách thức thé hiện nhu cầu khách quan vào quy định pháp luật cũng là yêu tô thể hiện tính khoa học trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

+ Nguyên tắc bảo đảm công khai, mình bạch, dân chủ Bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ là những yêu cầu thiết yếu của hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức Các cơ quan nhà nước phải chủ động công bố những thông tin liên quan đến hoạt động xây dựng pháp luật về đào tạo, bôi dưỡng công chức Các thông tin công khai có thể là các số liệu, báo cáo, đánh giá về đội ngũ công chức, sự đáp ứng của công chức với yêu cầu công việc; hiện trạng pháp luật về công chức; dự báo các yêu cầu của nhà nước và xã hội đối với công chức làm căn cứ để xác định sự cần thiết phải ban hành, sửa đôi, bố sung các quy định pháp luật hay là những yếu tố chi phối nội dung các quy định pháp luật cần ban hành.

Công khai, minh bạch và dân chủ buộc các cơ quan nhà nước có thâm quyền tạo điều kiện cho cá nhân, tô chức tham gia vào hoạt động xây dựng hoàn thiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức Cá nhân, tổ chức có thé là tham gia

giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước có liên quan trong xây dựng pháp

luật hoặc tham gia góp ý kiến vào dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật Đối tượng quan trọng cần được tham gia vào hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng chính là công chức trong các cơ quan nhà nước.

+ Nguyên tắc bảo đảm hài hòa lợi ích Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công

chức liên quan đên nhiêu chủ thê khác nhau, môi chủ thê liên qua lại tham gia đào

Trang 33

tạo, bồi dưỡng với tư cách khác nhau Đối với công chức được đảo tạo, bồi dưỡng là quyền nhưng công chức cũng buộc phải tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu sử dụng của cơ quan, tổ chức, theo yêu cầu công việc được phân công Các cơ quan, tổ chức trực tiếp sử dụng công chức cử công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng dé đáp ứng nhu cau sử dụng nhân lực ngày cảng cao của cơ quan hiện tại và lâu dài nhưng trong thời gian các công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng ít nhiều đều ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày của cơ quan Với các cơ quan quản lý nha nước về công chức thì đào tạo, bồi dưỡng là một nội dung quản lý thuộc thâm quyền của cơ quan nên các quy định phải bảo đảm thuận tiện cho công tác quản lý Nhà nước chi trả từ ngân sách cho các chi phí phát sinh trong đào tạo, bồi đưỡng và được yêu cầu công chức phục vụ tương xứng với chi phí nhà nước đã thanh toán Như vậy, có thể thấy khi đặt ra một quy định mới hay sửa đôi, bố sung hoặc bãi bỏ một quy định không còn phù hợp cơ quan nhà nước có thâm quyên phải cân

nhắc lợi ích của các bên chủ thể trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức.

Không ưu tiên tuyệt đối lợi ích của một nhóm chủ thể hay hạn chế không chính đáng lợi ích của một nhóm chủ thé khác và không dé các quy định pháp luật tạo xung đột về lợi ích giữa các chủ thể có liên quan.

1.3.2 Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức

Dé đánh giá sự hoàn thiện của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức cần phải "dua vào những tiêu chi (tiêu chuẩn) nhất định được xác định về mặt ly

thuyét, từ dé liên hệ với điều kiện và hoàn cảnh thục tế trong moi giai doan cu thé,

xem xét một cách khách quan và rút ra những kết luận, làm sáng tỏ những wu điểm "` Mức độ hoàn thiện của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng và nhược điểm

công chức thường được đánh giá trên cơ sở các tiêu chí sau:

- Tính phù hợp của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức Tính phù hợp của pháp luật về đào tạo, bồi đưỡng công chức có thể được xem xét dưới nhiều

góc độ khác nhau:

Sự phù hợp của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức với điều kiện kinh tế - xã hội, với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam, với yêu cầu khách quan của quản lý, sử dụng công chức trong các cơ quan, tổ

a PGS.TS Lê Minh Tâm, Xáy dung va hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam những van dé ly luận và thực

tiên, Nxb Công an nhân dân 2003, tr 60.

Trang 34

Yêu cầu về phù hợp của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng vừa là phù hợp với đặc điểm của đội ngũ công chức; phù hợp với yêu cầu thực thi công vụ, nhiệm vụ

trong giai đoạn hiện nay vừa bảo đảm được những đặc trưng riêng của từng nhóm

cán bộ, công chức hay nhu cầu sử dụng công chức trong từng ngành, từng địa phương cụ thê.

- Tính toàn diện và đồng bộ của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức Tính toàn điện và đồng bộ của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức thé hiện mức độ bao quát được các quan hệ xã hội cần điều chỉnh băng pháp luật và là cơ sở dé pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức có thé giải quyết được những van dé mà thực tiễn đặt ra Dé phù hợp với tiêu chí này, nhà nước phải bảo đảm có đủ các quy định pháp luật về dao tạo, bồi đưỡng công chức thích hợp dé điều chỉnh

các quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý, sử dụng công chức Có các quy định

chung áp dụng thống nhất cho tất cả các công chức và các quy định riêng áp dụng đáp ứng được yêu cầu đặc thù về chuyên môn, nghiệp vụ gắn với mỗi nhóm công chức Khi xây dựng và ban hành các quy định pháp luật, co quan có thâm quyền phải bảo đảm bù lấp được những “khoảng trống” trong pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức nói chung đã được phân công, phân cấp cho cơ quan, đồng thời bảo đảm các quy định do cơ quan ban hành đồng bộ với nhau.

- Tính thong nhất của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức Day là tiêu chí dé đảm bảo các quy định của pháp luật có thé được triển khai thực hiện đồng bộ trên thực tế Tính thống nhất của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức được thé hiện cụ thé: Thống nhất giữa nội dung các quy định pháp luật về một vấn dé trong dao tạo, bồi dưỡng công chức Thống nhất giữa các quy định pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức Thống nhất giữa các quy định pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng với các quy định pháp luật khác về công chức.

Ngoài ra, dé bảo đảm tính thống nhất, pháp luật về dao tạo, bồi dưỡng công chức còn được xem xét trong mối quan hệ với pháp luật về đào tạo, bồi đưỡng cán bộ và viên chức hay pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức nói chung.

- Kỹ thuật xây dựng pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức Đây là tiêu chí đánh giá trình độ, năng lực của cơ quan có thâm quyền trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức Kỹ thuật pháp lý cao cho phép cơ quan ban hành pháp luật có thể chuyển tải được ý chí của nhà nước, nguyện vọng của công chức, của nhân dân, phản ánh được các điều kiện thực tiễn quản lý, sử dụng công chức một cách hợp lý nhất qua các quy định.

Trang 35

Hình thức văn ban được lựa chọn dé quy định về dao tạo, bôi dưỡng công chức Do pháp luật hiện hành quan niệm phạm vi công chức rất rộng đó có thể là người làm trong cơ quan của Đảng, của các tổ chức chính trị - xã hội hay trong các cơ quan nhà nước nên đào tạo, bồi dưỡng công chức được quy định bằng luật của Quốc hội là hợp lý vì luật có tính khái quát và có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật Nhưng tính khái quát của luật lại không cho phép quy định chi tiết những đặc thù riêng trong đào tạo, bồi dưỡng từng nhóm công chức cụ thể vì vậy cần thiết phải sử dụng cả những văn bản dưới luật do các cơ quan hành chính hay Tòa án, Viện Kiểm sát ban hành.

Đảm bảo kết cầu của văn bản quy phạm pháp luật quy định về đào tạo, bồi dưỡng chặt chẽ, nội dung, bố cục của văn bản rõ ràng giúp cho người phải thực hiện xác định được trọn vẹn thông tin Ngoài ra, kỹ thuật lập pháp còn thể hiện ở chỗ các quy định về đào tạo, bồi dưỡng công chức vừa có tính khái quát dé có thé tương thích bền vững trong một giai đoạn nhưng lại cần cụ thê để có thê thực thi ngay không phụ thuộc vào văn bản quy định chỉ tiết.

Ngôn ngữ được sử dụng chính xác, rõ ràng, không đa nghĩa, nếu có các thuật

ngữ chuyên môn thì phải được định nghĩa ngay trong văn bản quy phạm pháp luật.

- Tinh khả thi của pháp luật về đào tạo, bôi dưỡng công chức Tinh khả thi có thé được hiểu là các quy định của pháp luật có khả năng thực hiện trên thực tế và đạt được kết quả như mục đích ban hành văn bản quy phạm pháp luật đặt ra Đây là tiêu chuẩn quyết định hiệu quả điều chỉnh thực tế của pháp luật, có mối liên hệ chặt chẽ với các yêu cau vẻ tính toàn diện, tính thống nhất, tình phù hợp và kỹ thuật xây dựng pháp luật, nói cách khác tính khả thi là kết quả khi văn bản pháp luật đạt được tiêu chuẩn về tính toàn điện, tính thống nhất, phù hợp và kỹ thuật xây dựng pháp luật Nếu pháp luật bao quát được các vẫn đề nảy sinh trong đào tạo, bồi dưỡng công chức thì có khả năng giải quyết đồng bộ các van dé phát sinh khi được tô chức thực hiện trên thực tế Pháp luật phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, với việc thực thi công vụ, nhiệm vụ, với đường lối chủ trương, chính sách của Đảng hay yêu cầu khách quan của công tác quản lý, sử dụng công chức thì đương nhiên thuận lợi trong triển khai thực hiện và giúp từng cơ quan, đơn vị có đủ công chức với chất lượng tốt để hoàn thành nhiệm vụ, công vụ cũng như góp phần xây dựng

đội ngũ công chức vững mạnh.

Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức không chỉ soi chiếu vào các quy định pháp luật trong trạng thái "tĩnh", mà còn đánh giá pháp luật khi được tô chức thực hiện trong thực tế và kết quả mà

Trang 36

quy định pháp luật đưa lại khi triển khai thực hiện Vì vậy, khi đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật phải đồng thời đánh giá dưới nhiều tiêu chí khác nhau, đặt các tiêu chí đó trong mối tương quan với nhau.

1.3.3 Các yếu tô ảnh hưởng đến hoàn thiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật như tình hình kinh tế, xã hội đất nước, sự tác động của yêu cầu cải cách hoạt động của bộ máy nhà nước, tinh giản biên chế, điều kiện tài chính, cơ sở vật chất cho

hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật, trình độ, khả năng tiệp nhận của, công

chức Mỗi yếu tô có ảnh hưởng khác nhau đến quá trình hoàn thiện pháp luật, có thể theo hướng tích cực, thúc đây quá trình hoàn thiện pháp luật diễn ra nhanh, đúng hướng hoặc tiêu cực, gây cản trở đến quá trình hoàn thiện pháp luật.

- Ảnh hưởng của tình hình kinh tế, xã hội đến hoàn thiện pháp luật về đào tạo, bôi dưỡng công chức Với tư cách là một yêu tố thuộc kiến trúc thượng tầng, pháp luật có mối quan hệ mật thiết với điều kiện kinh tế, xã hội, là các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng Sự ra đời của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam vừa là kết quả, vừa là yếu t6 phản ánh những yêu cầu khách quan của phát triển kinh tế, xã hội Pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức với tư cách là quy tắc hành vi cho các bên chủ thể trong đào tạo, bồi dưỡng phải được xây dựng và hoàn thiện nhằm đáp ứng với yêu cầu mới của việc thực thi công vụ, nhiệm vụ của công chức Ngược lại, mục đích của hoàn thiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức là góp phân thúc đây phát triển kinh tế, xã hội.

Phát triển kinh tế, xã hội vừa là động lực vừa là mục tiêu của pháp luật về công chức nói chung và pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức nó riêng Sự phát triển nhanh, mạnh mẽ của kinh tế, xã hội giai đoạn gần đây làm cho các quy định pháp luật dé trở nên lạc hậu nhưng cũng là động lực thúc day đội ngũ cán bộ công chức phải được kiện toàn dé có thé đáp ứng được yêu cầu mới.

- Ảnh hưởng của cải cách bộ máy nhà nước, tỉnh giản biên chế đến hoàn thiện pháp luật về đào tạo, bôi dưỡng công chức Dé bộ máy nhà nước có thé đáp ứng được yêu cầu phát triển trong gia đoạn mới, Đảng và nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách và pháp luật về cải cách bộ máy nhà nước Các quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước về cải cách bộ máy nhà nước khi được triển khai thực hiện trên thực tế đã tác động mạnh mẽ đến công tác cán bộ, công chức, trong đó có pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức.

Trang 37

Yêu cầu về tinh giản biên chế là một trong những yêu cầu của cải cách bộ máy nhà nước với mục tiêu làm cho bộ máy nhà nước gọn, nhẹ nhưng vẫn hoạt động hiệu quả Tinh giản biên chế làm cho số lượng công chức bị giảm đi nhưng yêu cầu công việc lại tăng lên cả về số lượng và độ khó Tinh giản biên chế đi đôi

với ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động của các cơ quan nhà nước đã đặt

ra yêu cầu cao hơn với công tác đào tạo, bồi đưỡng công chức Các hoạt động thực

thi công vụ, nhiệm vụ trước đây được thực hiện thủ công với sức lao động của con

người thì nay đã có sự giúp sức của khoa học, công nghệ, công chức nếu chỉ giỏi

chuyên môn mà không làm chủ được công nghệ thì cũng khó hoàn thành công vụ,nhiệm vụ được giao.

- Thực trạng đội ngũ công chức ảnh hưởng đến hoàn thiện pháp luật về đào tạo, bôi dưỡng công chức Công chức là người được đào tạo, bồi dưỡng nên đào tạo, bồi dưỡng phải xuất phát từ thực trạng công chức Đặc thù của đội ngũ công chức quyết định trực tiếp đến các quy định của pháp luật về đào tạo, bôi dưỡng công chức Do tuyển dụng “đầu vào” chưa tốt nên chất lượng đội ngũ công chức ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa tốt Việc phải đào tạo lại cho đạt chuẩn hay phải bồi dưỡng dé có thé thực hiện được công vụ, nhiệm vụ được giao là việc cần tiễn hành trong điều kiện hiện nay.

Hoàn thiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức là quá trình được thực hiện thường xuyên, lâu dài gắn với hoàn thiện pháp luật về công chức và pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức nói chung Đề hoàn thiện pháp luật, các cơ quan nhà nước có thâm quyên phối hợp cùng với các tổ chức xã hội, các nhà khoa học, các cá nhân, tổ chức khác phát hiện, đánh giá những quy định cụ thé hay một văn

bản quy phạm pháp luật không phù hợp với các quy định của văn bản có hiệu lực

pháp luật cao hơn, với điều kiện kinh tế, xã hội, hoàn cảnh thực tế để tiến hành sửa đối, bổ sung hoặc ban hành quy định khác thay thế nhằm đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý và thống nhất của pháp luật.

- Ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa và các cuộc cách mạng công

nghiệp Do quá trình toàn cầu hóa, mở cửa, hội nhập đòi hỏi công chức phải giải

quyết các van đề mang tính chất quốc tế ngày một nhiều hơn Các cuộc cách

mạng công nghiệp dẫn đến việc sử dụng công nghệ trong quản trị quốc gia ngày một nhiều đòi hỏi công chức phải từng bước tiếp cận và làm quen với công nghệ

quản tri mới, khoa học và hiệu quả hơn.

Trang 38

Chương 2

THUC TRẠNG PHAP LUAT VE ĐÀO TẠO, BOI DUONG CONG CHUC O VIET NAM

Sau khi giành được độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dan chu cộng hòa,

ngày 20/5/1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh 76/SL ban hành Qui chế Công chức Sắc lệnh này là văn bản quan trọng, qui định tập trung về những vấn đề cơ bản nhất về công chức, quản lí, sử dụng công chức Tiếp theo Nhà nước Việt Nam đã ban hành khá nhiều các văn bản đưới luật về công chức và hoạt động đảo tạo, bồi dưỡng công chức Chang hạn, Quyết định 874-TTg ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức nhà nước; Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Luật Cán bộ, công chức năm 2008 do Quốc hội ban hành (sửa đổi, b6 sung năm 2019) và cùng với Luật Cán bộ, công chức và hàng loạt các văn bản dưới luật nhăm chỉ tiết hóa và hướng dẫn thi hành cũng được ban hành Với sự ra đời của Luật Cán bộ, công chức và hàng loạt các văn bản khác đã làm cho pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức ngày một hoan thiện hơn cả về hình thức và nội dung.

2.1 Các quy định pháp luật về mục tiêu, nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng

công chức

a Mục tiêu đào tạo, bôi dưỡng công chức Theo Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 về đào tạo, bồi dưỡng công chức xác định đào tạo, bồi dưỡng công chức có hai mục tiêu: Mot /a, trang bị kiến thức, kĩ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vu, công vu Hai la, góp phần xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, có đủ năng lực xây dựng nên hành chính tiên tiến, hiện đại Các mục tiêu này đã được cụ thể hóa trong Nghị định 18/2010/NĐ-CP, ngày 25/01/2016 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 163/QĐ-TTg phê duyệt Dé án dao tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025 Đề án đưa ra 3 nhóm mục tiêu

cụ thé gồm: Thứ nhất, xây dựng hệ thống thé chế thống nhất, đồng bộ cho hoạt

động đào tạo, bồi dưỡng công chức phù hợp điều kiện Việt Nam và yêu cầu hội nhập quốc tế; hệ thống chính sách khuyến khích công chức học tập và tự học Mục tiêu này không phải là mục tiêu trực tiếp của hoạt động dao tạo, bồi dưỡng mà là mục tiêu xây dựng cơ sở pháp lí cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng Trong thực tiễn, bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng theo các lớp, khóa học được tô chức bài bản thì việc tự đào tạo, bồi dưỡng cũng có ý nghĩa quan trọng và là công việc thường xuyên công chức phải thực hiện trong suốt quá trình thực thi công vụ, nhiệm vụ Có

Trang 39

thé nói, Dé án này lần đầu tiên dé cập đến việc xây dựng hệ thống chính sách khuyến khích công chức tự hoc nang cao năng lực, trình độ 7» hai, nếu như trước đây thường qui định các cơ quan, đơn vị, tô chức nào thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, quan lí việc dao tao, bồi dưỡng thì Đề án này đưa ra mục tiêu tô chức hệ thống quản lí và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức gọn nhẹ, khoa học, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của đảo tạo, bồi dưỡng Mục tiêu này không dừng lại ở việc nhìn nhận từng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đơn lẻ mà đặt các cơ sở dao tạo, bồi dưỡng trong mối quan hệ với nhau đảm bảo hoạt động đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện trên thực tế một cách thống nhất, thuận tiện do, các t6 chức dao tạo, bồi dưỡng hoạt động hài hòa, khoa hoc 7 ba, mục tiêu tô chức đào tạo, bôi dưỡng đối với từng nhóm công chức gồm công chức ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã Trong đó, với công chức ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện thì tập trung bồi dưỡng dé công chức dat tiêu chuẩn qui định đối với công chức các cấp này về trình độ lí luận chính trị, kiến thức quản lí nhà nước, kiến thức quốc phòng, an ninh, tin học, ngoại ngữ Về thời gian thì mục tiêu đặt ra là đến năm 2020 thì 100% công chức trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện đáp ứng tiêu chuẩn theo qui định trước khi được bố nhiệm vào ngạch, bồ nhiệm vào chức vụ lãnh dao, quan li Về bồi dưỡng kiến thức cập nhật thì hàng năm phải đạt ít nhất 80% công chức được cập nhật kiến

thức pháp luật, được bồi dưỡng về đạo đức công vụ, 70% công chức được cập nhật

kiến thức, kĩ năng, phương pháp thực thi công vụ Đối với công chức cấp xã thì mục tiêu đặt ra là đến năm 2020 thì 100% công chức cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên và 90% công chức có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí đang đảm nhiệm Về bồi dưỡng cập nhật kiến thức thì ít nhất có 60% công chức hàng năm được cập nhật kiến thức, kĩ năng, phương pháp, đạo đức công vụ Một điều khá đặc biệt trong các mục tiêu đảo tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã được đề ra trong Dé án này là mục tiêu đến năm 2025 thì 100% công chức người dân tộc Kinh công tác tại vùng có đồng bào dân tộc thiêu số sinh sống sử dung được ít nhất một thứ tiếng dân tộc tại địa bàn công tác Đây thực sự là mục tiêu có ý nghĩa quan trọng quyết định năng lực công tác của công chức cấp xã công tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các đô thị cũng có sự thay đổi mọi mặt đòi hỏi nhu cầu quản lý phải có những điểm đặc thù Do vậy, ngày 25/10/2010 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1961/QĐ-TTg phê duyệt Dé án “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí xây dựng va phat triển đô thị đối với công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp giai đoạn

Trang 40

2010-2015” với mục tiêu là nâng cao nhận thức quản lí, điều hành về công tác xây dựng và phát triển đô thị cho cán bộ, công chức Mục tiêu cụ thé là trang bị kiến thức cơ bản về quản lí đô thị, kĩ năng lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và thực thi nhiệm vụ quản lí qui hoạch đô thị, đầu tư xây dựng và quản lí, sử dụng kết cau ha tang do thi, quản lí phát triển và sử dung đất đô thi, quan lí tài chính đô thị, quan lí môi trường, kiến trúc, cảnh quan đô thị, kiểm soát phát triển đô thị.

Nghị định 18/2010/NĐ-CP được thay thế bằng Nghị định 101/2017/NĐ-CP ban hành ngày 01/9/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng công chức trong Nghị định này được xác định là trang bị kiến thức, kĩ năng, phương pháp trong hoạt động công vụ của công chức, góp phần xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục cụ nhân dân và sự nghiệp phát triển đất nước So sánh với mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng trong Nghị định 18/2010/NĐ-CP, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng công chức trong Nghị định này cũng là trang bị kiến thức, kĩ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ Điểm khác biệt là, nếu theo Nghị định 18/2010/NĐ-CP, đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, đủ năng lực dé xây dựng nền hành chính tiến tiến, hiện dai, thì Nghị định 101/2017/NĐ-CP, việc đào tạo, bồi duéng năm xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự nghiệp phát triển đất nước Mục tiêu này cũng được nhắc lại trong Quyết định 636/QD-TANDTC ngày 15/4/2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Qui chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tòa án nhân dân và được qui định cụ thể hơn trong Quyết định 678/QD-BTC ngày 19/4/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Qui chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành tai chính

b Nguyên tac đào tạo, boi dưỡng công chức Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng công chức được quy định trong Nghị định 101/2017/NĐ-CP, bao gồm:

- Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuân ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ

quan, đơn vỊ.

- Thực hiện phân công, phân cấp trong tô chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; kết hợp phân công và cạnh tranh trong tổ chức bồi dưỡng theo

yêu câu của vi trí việc làm.

Ngày đăng: 07/04/2024, 17:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w