1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Lý luận, thực tiễn về nhà nước thế tục trên thế giới và một số gợi mở cho Việt Nam

265 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý luận, thực tiễn về nhà nước thế tục trên thế giới và một số gợi mở cho Việt Nam
Tác giả Ths. Đậu Cộng Hiệp, Ths. Nguyễn Thị Quỳnh Trang, Ths. Nguyễn Thị Hồng Thủy, Ths. Nguyễn Thị Quang Đức, Ths. La Minh Trang
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 265
Dung lượng 62,23 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LY LUAN, THUC TIEN VE NHA NUOC THE TUC TREN

THE GIỚI VÀ MOT SO GỢI MO CHO VIET NAM

Chủ nhiệm dé tài: ThS Đậu Công Hiệp

Thư ký dé tài: ThS Nguyễn Thi Quynh Trang

Hà Nội, tháng 06 năm 2022

Trang 2

THONG TIN VE DE TÀI

“Ly luận, thực tiễn về nhà nước thé tục trên thé giới và một số gợi mở cho

Việt Nam”

Chủ nhiệm đề tài: ThS Đậu Công Hiệp Thư ký đề tài: ThS Nguyễn Thị Quỳnh Trang

Sản phầm cua dé tài:

Chuyén dé 1: Một sô van đề ly luan vé

nha nước thê tục

ThS.ThS.

Dau Công Hiệp

Nguyễn Thị Quỳnh Trang

Chuyên đề 2: Nhà nước thê tục ở một sô quôc gia trên thê giới

ThS.ThS.

Đậu Công Hiệp

Nguyễn Thị Hồng Thúy

Chuyên dé 3: Nên tảng van hóa, chínhtrị, lịch sử của đời sông tôn giáo ở Việt

Nam và những vân đê đặt ra

ThS.ThS.

Dau Cong Hiép

Nguyễn Thi Quang Đức Chuyên dé 4: Triên vọng cua Nha nước

thế tục và một số gợi mở cho Việt Nam

ThS.ThS.

Dau Cong HiépLa Minh Trang Bài báo khoa học: “Ba nên tảng của

triết học về quyền con người trong thời

kỳ Khai sáng ở Pháp”

Tạp chí Pháp luật về quyền con người, số 2/2022

ThS.Đậu Công Hiệp

Bài báo khoa học: “Việc ap dụngnguyên tac nhà nước công nhận, tôn

ThS.Nguyễn Thị Quang Đức

Trang 3

trọng, bảo vệ, bảo đảm quyên con người, quyền công dân theo Hiến pháp 2013 với quyền tự do tín ngưỡng, tôn

Tạp chí Giáo dục và xã hội, số 4/2022.

Trang 4

MỤC LUC BAO CAO TONG HỢP

Phần mở đầu -2¿©©++2E++2E++22211222112221122.11.2.1 1 re l 1 Tính cấp thiết của dé tabs esesessessesessesesstssesssessesstsesssesesen 1 2 Tình hình nghiên cứu đề tải - - 2s k+S E£EE+E£EEEEEEEEEErEerkererkees 2 3 Mục đích và mục tiêu nghiÊn CỨU - ¿55 33+ £++* Ex+eeeeeeeresesrs 5. 4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 2-2 2 s+cs+zszcs2 5 5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ¿2 + + ++£++£zxerxerxsrxze 6 6 Kết cau của nghiên cỨu - ¿+ 2+k+Sk+ESEEEEEEEEEEEEEE11211111 11111 1x, 7 Chương 1: Một số van dé lý luận về nhà nước thế tục và bối cảnh tôn giáo ở Mini 0 8.

1.1 Khái niệm, đặc điểm của nha nước thé tục -==scszzszszee: 9.

1.2 Co sở triết hoc va lịch sử của nhà nước thé tục -z-zcscscscse: 21 1.3 Vai trò của nhà nước thé tục trong xã hội hiện đại 28

1.4 Bồi cảnh tôn giáo ở Việt Nam ¿- ¿©2222 2E 2E 32.

1.4.1 Về mặt văn hóa s¿-©2++2++v2 t22112211221121112211211211 E1 re 33 1.4.2 Về mặt chính tri eeccceccceccssecssessseecssesssecesescsnecsseccsecsnecsneceseeenneesneeeses 39, 1.4.3 VỀ mặt lịch SỬ -:-5c++5++2Extt2 x2 ESEEEEEE.E.Errrrrrrrrrrrred 45 Tiểu kết chương Ì: - 2 SE +9 E*EEEEEEEEEEE2111811111111111111111e 11111 crx Jl Chương 2: Nhà nước thé tục ở một số quốc gia trên thế giới 52 2.1 Nhà nước thé tục ở IMỹ ¿- k1 1111 1111111111111 11 11x 53.

2.1.1 Khai quát tình hình tôn giáo ở Mỹ ‹+-+<<<<s+c<s2 54. 2.1.2 Đặc trưng của nha nước thế tục ở MY - 2 se: 51.

2.1.3 Đánh giá về nhà nước thé tục ở Mỹ -2- s+s+c++secxe¿ 60 2.2 Nha nước thé tục ở Pháp -¿- ¿+ s+k+Ek+E£EEEEE+EEEEEEEEEEEEEEerkrrerkees 62.

2.2.1 Khái quát tình hình tôn giáo ở Pháp - -«<+s<+<52 63.

2.2.2 Đặc trưng của nhà nước thế tục ở Pháp - 5 se: 65.

Trang 5

2.2.3 Đánh giá về nhà nước thé tục ở Pháp 2s 2 zsz¿ 68.

2.3 Nhà nước thé tục ở Nhật Bản -2- 2 2 +seEEeEE2E2EEEerkerkersered 70.

2.3.1 Khái quát tình hình tôn giáo ở Nhật Bản - -. 71.

2.3.2 Đặc trưng của nha nước thé tục ở Nhat Bản - 74 2.3.3 Đánh giá về nhà nước thế tục ở Nhật Bản - 76 Tiểu kết chương 2: -. 6 k9 2E EEEE21E11215110111111111111 1111.1111 re 78 Chương 3: Một số gợi mở cho Việt Nam về chính sách tôn giáo

¬ 80.3.1 Trách nhiệm cua nha nước trong việc công nhận tôn trọng, bao vệ, bao đảm quyên tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam ¿- - scs sec: 81

3.2 Tao điều kiện cho các tôn giáo phát triển bình đăng trong đa dạng 87 3.3 Giải quyết mâu thuẫn giữa niềm tin tôn giáo với xu hướng thế tục hóa

Trang 6

PHAN MỞ DAU 1 Tinh cấp thiết của dé tai

Tự do tôn giáo là một vấn đề luôn được quan tâm ở Việt Nam trong bối cảnh đời sống văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo của chúng ta tương đối đa dạng và phức tạp Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 12/03/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng

Khóa IX đã khang định: “Tôn giáo là van dé còn tôn tại lâu dài tôn giáo đã có

những đóng góp tích cực vào công cuộc xâu dựng và bảo vệ tổ quốc tuy nhiên tình hình hoạt động tôn giáo còn có những diễn biến phức tạp, tiềm ân những nhân tố có thé gây mất 6n định” Trong bối cảnh đó, chính sách nhất quán của Dang và

Nhà nước Việt Nam là tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động bình thường, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 cũng quy định trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo

đảm các tôn giáo bình đăng trước pháp luật.

Chính sự thừa nhận bình đăng tôn giáo đã cho thấy nước ta không duy trì một mô hình thần quyền hay vô thần mà gần gũi với nhà nước thế tục hơn Vì vậy, việc nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn về nhà nước thé tục trên thế giới sẽ là

cơ sở cho việc hoàn thiện hơn nữa các chính sách, quy định của pháp luật của nước ta từ đó bảo vệ tốt hơn nữa quyên tự do tôn giáo của người dân.

Bên cạnh đó, những nghiên cứu mang tính liên ngành tôn giáo, pháp lý vẫn

còn mờ nhạt Nhà nước thé tục vẫn còn là một khái niệm tương đối xa lạ với giới

nghiên cứu khoa học pháp lý Sự định hình các chính sách tôn giáo của Việt Nam thành một mô hình mang tên “nhà nước thế tục” vẫn chưa thực sự rõ ràng Trong

khi đó, việc nghiên cứu nhà nước thế tục trên thế giới cho thấy việc thiết kế chính

sách tôn giáo cần phải dựa trên những nhận thức vé xu hướng thế tục hóa của xã hội hiện đại cũng như cân nhắc tới những hệ quả của nó khi tương tác với các vẫn

đề xã hội Đây là bài học cho Việt Nam trong việc xây dựng chính sách tôn giáo một cách tổng thé nhất, dé chúng ta trở nên gần gũi và chuân xác hơn với mô hình

nhà nước thế tục.

Nhà nước thé tục là một hình mẫu đã được kiêm nghiệm một cách rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới với những điển hình như Pháp, Mỹ và gần gũi với chúng

ta hơn là Nhật Bản Tuy có những điểm khác nhau nhất định về mức độ cũng như cách thức can thiệp nhưng nhìn chung tinh thần của nhà nước thế tục thê hiện rất rõ

nét ở các quốc gia trên và phần nào đã đem lại thành công trong việc xây dựng một

Trang 7

xã hội hòa hợp, ở đó các tôn giáo thực hiện một cách tốt đẹp vai trò của mình Đây là điều mà Việt Nam có thể học hỏi và vận dụng dé thực hiện tốt hơn các chính

sách tôn giáo hiện nay.

Với những lý do trên, tác giả lựa chon đề tài: “Ly luận, thực tiễn về nhà

nước thé tục trên thé giới và một số gợi mở cho Việt Nam” trong khuôn khổ đề tài khoa học cấp Trường.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Với tính chất là một nghiên cứu liên ngành, mảng nghiên cứu lớn đầu tiên

liên quan tới đề tài là về nhà nước thế tục Về mảng này, các công trình tập trung

trong lĩnh vực tôn giáo học, triết học đáng chú ý bao gồm:

- “Nhà nước thế tục” của tác giả Đỗ Quang Hưng là một cuốn sách chuyên khảo trình bày một cách tương đối dày dặn về vấn đề này, bắt đầu từ nền tảng triết học của nó tới thực tiễn thế giới và gợi mở cho Việt Nam Công trình gồm 6

chương trong đó chủ yếu giải nghĩa về các đặc trưng của nha nước thế tục, cơ sở triết học và xu hướng phát triển của nó Phan liên hệ tới Việt Nam ở chương 6, tuy

vậy, vẫn còn nhìn vẫn đề một cách trừu tượng, chưa trực tiếp liên hệ tới những van dé về bảo đảm quyền tự do tôn giáo một cách chi tiết.

- Bài viết “Quan hệ của nhà nước với tôn giáo trên thế giới” của tác giả Vương Xuân Tình trên Tạp chí Dân tộc học số 4/2019 đã chỉ ra các quan điểm về mối liên hệ giữa chính tri và tôn giáo, bản chất của sự chính trị hóa tôn giáo và các

hiện tượng ứng xử ôn hòa, cấm đoán và đàn áp tôn giáo Về van dé chủ nghĩa thế

tục, tác giả chỉ ra được đây là một xu thế mạnh mẽ của xã hội đương đại và mặc dù còn tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, chính trị nhưng một van đề nguyên tắc của mối quan hệ giữa nhà nước với tôn giáo đó là: xây dựng nha nước thé tục, thực hiện khoan dung tôn giáo, đảm bảo dân chủ và bình dang giữa các tôn giáo.

- Bài viết “Xây dựng mô hình nhà nước thế tục trong môi trường đa dạng hóa tôn giáo: cái bất biến và cái khả biến — Trường hợp Việt Nam” là bài viết trong

Kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba cũng của tác giả Đỗ Quang Hưng Công trình cho rằng có thể xây dựng mô hình nhà nước thế tục ở Việt Nam

với việc ưu tiên cho sự đa dạng, trong đó nhà nước lựa chọn những tôn giáo tiêu

biểu dé trực tiếp quản lý, đồng thời tôn trọng các tôn giáo khác Bên cạnh đó, cần

Trang 8

tạo điêu kiện đê đông bào, chức sắc các tôn giáo có thê tham gia các hoạt động

chính tri; kê cả việc tham gia các cơ quan nhà nước.

- Bài viết “Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và việc vận dụng dé xây dung nhà nước thế tục ở Việt Nam hiện nay” của

tác giả Lê Bá Trình (Tạp chí Triết học, số 9/2017) có nhiều nội dung quan trọng.

Theo tác giả, nội dung của nhà nước thế tục bảo đảm các tôn giáo bình đăng trước pháp luật; chức sắc, tín đồ các tôn giáo được đảm bảo quyền và thực hiện trách

nhiệm, nghĩa vụ công dân theo quy định pháp luật; ngăn chặn âm mưu, hành động lợi dụng tôn giáo gây mat ôn định chính trị, an toàn xã hội Xây dựng nhà nước thé

tục là giải pháp căn bản để giải quyết quan hệ tôn giáo và chính trị ở Việt Nam

hiện nay.

Về góc độ quyên tự do tôn giáo, đây là một khía cạnh được quan tâm khá sâu sắc trong lĩnh vực khoa học pháp lý Một số công trình nổi bật có thé ké tới

- “Giáo trình pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo” của tác giả Nguyễn

Thị Quế Anh, Vũ Công Giao, La Khanh Tùng (chủ biên) là cuốn giáo trình sau đại

học đầu tiên ở Việt Nam chuyên sâu về lĩnh vực này Tác phẩm đã trình bày một

cách toàn diện theo đúng tính chất của một cuốn giáo trình về cả khía cạnh lý luận liên quan tới tôn giáo cho đến hệ thống các quy định về quyên này ở cấp độ quốc tế

cũng như Việt Nam.

- Bài viết “Quyên tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo Luật Nhân quyền quốc tế và trong pháp luật Việt Nam” của tác gia Vũ Công Giao, Lê Thúy Hương (Tap chí Nghiên cứu lập pháp, số 11/2016) đã trình bày khái quát về quyền tự do tôn giáo

theo các văn bản pháp luật quốc tế đồng thời chỉ ra một số bất cập của Pháp lệnh

tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004.

- Bài viết “Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam trong tình hình hiện nay” của tác giả Hoàng Văn Nghĩa (Tạp chí Lý luận chính trị, số 10/2009) chỉ ra những van dé đặt ra đối với tôn giáo trong bối cảnh chính trị, kinh tế, văn hóa của Việt Nam Việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cần phải gắn với giữ gìn

an ninh, trật tự; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Trang 9

- Bài viết “Nội luật hoá các công ước quốc tế về quyền tự do tôn giáo và việc thực thi ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Hoàng Văn Nghĩa, Tạp chí Luật học, Số

Đặc biệt năm 2019.Trên cơ sở phân tích và luận giải những thách thức của việc

thực thi quyền tự do tôn giáo trong bối cảnh đây mạnh quá trình hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay, bài viết đề xuất những giải pháp nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả của việc nội luật hoá và thực thi quyền tự tôn giáo với trọng tâm tăng cường tôn trọng và bảo đảm các quyền con người theo tinh thần Hiến pháp năm 2013.

- Bài viết “Thực thi quyền tự do tôn giáo trong tương quan giáo hội và nhà

nước” của tác giả Đỗ Lan Hiền (Tap chí Lý luận chính trị, số 11/2019) đã cho thay vai trò quan trọng của giáo hội cũng như mối liên hệ giữa giáo hội với nhà nước trong việc thực thi quyền tự do tôn giáo Dé có thé bảo đảm tốt quyền tự do tôn giáo, cần có những ứng xử khéo léo với các tổ chức giáo hội đồng thời thực thi chính sách đại đoàn kết dân tộc, bình dang tôn giáo.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về nhà nước thế tục trên thế giới khá

da dang và chuyên sâu Điều này phan ánh thực tế rang đây là một chủ dé đã được quan tâm nghiên cứu và có tác động nhất định trong đời sống xã hội Một số công

trình tiêu biểu đóng vai trò nền tảng trong nghiên cứu về nhà nước thế tục có thé

được vận dụng trong đề tài như:

- Cuốn sách “A secular age” (tạm dịch: Thời đại thế tục) của tác giả Charles Taylor, xuất bản năm 2007 bởi Harvard University Press dựa trên những bài giảng

của ông tại đại hoc Edinburgh Day là công trình được đánh giá cao, trong đó tập

trung giải thích vào những khía cạnh của xu hướng thế tục hóa trong xã hội hiện đại Nhiều lập luận của công trình là nền tảng để giải thích cho việc xã hội Châu

Âu trở nên mat niềm tin vào tôn giáo truyền thống của mình Đồng thời với đó, xu hướng thế tục hóa cũng khiến cấu trúc của xã hội có những sự biến đổi nhất định.

- Cuốn sách “Oxford Handbook of Secularism” biên tập bởi Phil Zuckerman và John R Shook xuất bản năm 2017 bởi Oxford University là tập hợp của nhiều

bài viết nghiên cứu về nha nước thé tục trên các phương diện khác nhau như triết học, lịch sử, chính trị, tâm lý, giáo dục, pháp luật Thế tục hóa được nhìn nhận như

một xu thé mà biểu hiện rõ rệt nhất là sự tách biệt giữa giáo hội với nhà nước Xu

Trang 10

thế đó nằm trong sự tương tác với nhiều trào lưu khác như chủ nghĩa vô thần, khoa

học luận, chủ nghĩa duy lý, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa bài tôn giáo.v.v.

- Cuốn sách “Laicite: a model or a threat for freedom of religion của Alexandre Le Coz, do Religious freedom institute xuat ban nam 2019 trinh bay vé xu hướng xa rời giữa giáo hội và nha nước ở Pháp Đây là giá trị cốt lõi của nền cộng hòa Pháp Tuy vậy, việc thực thi một cách triệt dé chủ nghĩa thế tục phần nào ảnh hưởng nhất định tới những cam kết theo đạo luật Heinsinki Final Act 1975 về

tự do tôn giáo.

3 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn về nhà nước thế tục trên thế ĐIỚI; cùng với việc đánh giá những yếu tố thuộc nền tảng văn hóa, chính tri, lịch sử, tôn giáo ở Việt Nam, dé tài đưa ra những dé xuất trong việc bảo đảm tốt hơn nữa quyền tự do tôn giáo đã được quy định trong Hiến pháp.

Đề thực hiện được mục đích trên, đề tài giải quyết một số mục tiêu cụ thé

- Làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến nhà nước thế tục: khái niệm,

đặc trưng, nên tang, lich sử, vai trò.

- Lam rõ một số đặc trưng của nha nước thế tục ở một số quốc gia trên thé gIỚI.

- Làm rõ những đặc trưng về đời sống tôn giáo và xu hướng thé tục hóa xã hội ở Việt Nam.

- Làm rõ những phương hướng hoàn thiện pháp luật nhăm đảm bảo quyên tự do tôn giáo trên nền tảng nhà nước thế tục ở Việt Nam giai đoạn tới.

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng một số cách tiếp cận truyền thống như:

- Tiếp cận từ lý thuyết -> ứng dụng vào thực tiễn -> giải pháp Đây là cách tiếp cận được sử dụng đặc biệt trong nghiên cứu các vấn đề mang tính lý thuyết liên quan tới nhà nước thế tục, như khái niệm, đặc điểm, vai trò, tính cần thiết.v.v Cách tiếp cận này được sử dụng chủ đạo và xuyên suốt trong việc triển khai đề tài,

Trang 11

trong đó việc giải quyết các vấn đề lý luận được ưu tiên hàng đầu trước khi vận dụng vào thực tiễn Việt Nam và đề ra những gợi mở hợp lý.

- Tiếp cận từ thực tiễn -> tổng hợp, phát triển bổ sung lý thuyết -> giải pháp Đây là cách tiếp cận bồ trợ, được sử dụng nhằm khái quát hóa một số vấn đề từ thực tiễn các quốc gia theo mô hình nhà nước thé tục Các lý thuyết sau khi được bồ sung và tông hợp từ thực tiễn các quốc gia sẽ là cơ sở cho việc đánh giá và đặt lộ trình cho việc hoàn thiện thể chế về bảo đảm tự do tôn giáo ở Việt Nam trên nên tảng nhà nước thể tục.

Ngoài ra, đề tài còn sử dụng cách tiếp cận liên ngành, sử dụng một s6 tri

thức, phương pháp của một số ngành khoa học gần gũi với các nội dung trong dé tài như triết học, sử học, tôn giáo học và đạo đức học.

Các phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp phân tich-téng hợp được sử dụng chủ yếu trong việc giải

quyết từng vấn đề liên quan đến các lý thuyết cơ bản xoay quanh nhà nước thế tục

cũng như quyền tự do tôn giáo.

- Phương pháp so sánh được sử dụng trong đề tài khi xử lý các vấn đề thực

tiễn pháp lý và xã hội của các quốc gia đã đi theo mô hình nhà nước thế tục.

- Phương pháp thống kê, xử ly dit liệu được sử dụng trong dé tài dé thấy

được một cách trực quan đời sống tôn giáo của xã hội Việt Nam.

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm một số vấn đề cơ bản như sau: nhà nước thế tục, quyền tự do tôn giáo và một số tôn giáo lớn ở Việt Nam.

Đề tài nghiên cứu một số quốc gia điển hình như Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Việt Nam Việc lựa chọn các quốc gia trên có ý nghĩa như sau:

- Mỹ là một nhà nước xây dựng trên nền tảng chủ nghĩa tự do rất điển hình; vì thế những chính sách tôn giáo của Mỹ thé hiện rõ màu sắc của một nha nước thế

tục phân tách với tôn giáo nhưng rất mở rộng quyền tự do tôn giáo.

- Pháp là một quốc gia thế tục điển hình với những nền tảng lịch sử liên quan tới giai đoạn chủ nghĩa tư bản chiến thắng tập đoàn phong kiến — tôn giáo Vì vậy

Trang 12

mà sự phân ly giữa tôn giáo và nhà nước ở Pháp có phân mạnh mẽ hơn, với sựtrung lập hóa về tôn giáo rõ rệt ở không gian công.

- Nhật Bản là một nước Á Đông có chung nhiều đặc điểm về tôn giao VỚI

Việt Nam, vừa có hệ tín ngưỡng bản địa của dân tộc lại vừa chịu ảnh hưởng mạnh của Phật Giáo Các chính sách tôn giáo dung hòa của Nhật Ban rat có giá trị dé đối chiếu và học hỏi ở Việt Nam.

Ngoài ra, đề tai cũng nghiên cứu tới các tôn giáo ở Việt Nam dé thay được bối cảnh cũng như hiện tình tôn giáo của nước ta Tuy nhiên, do khuôn khổ đề tài

có hạn nên chỉ tập trung vào hai tôn giáo lớn là Công giáo và Phật giáo.

6 Kêt cầu của nghiên cứu

Chương |: “Một sô vân dé lý luận vê nhà nước thê tục và bôi cảnh tôn giáo ởViệt Nam”

Trong phần này, nội dung chính được làm rõ là khái niệm, đặc điểm, cơ sở lý luận, quá trình hình thành và vai trò của nhà nước thế tục trong bối cảnh xã hội

hiện đại Bên cạnh đó, các yếu tố văn hóa, lịch sử, chính trị mang tính bối cảnh cho

vấn dé tôn giáo ở Việt Nam cũng được khái quát.

Chương 2: “Nhà nước thế tục ở một số quốc gia trên thé giới”

Phần này khảo sát quá trình hình thành, biểu hiện và đặc trưng của nhà nước

thế tục ở một số quốc gia điển hình: My, Pháp, Nhật Ban.

Chương 3: “Một số gợi mở cho Việt Nam về chính sách tôn giáo”

Phần này đưa ra một số phương hướng hoàn thiện pháp luật, trong đó nhấn mạnh vào việc tạo nên sự bình đăng giữa các tôn giáo; ngăn chặn sự xung đột giữa

niềm tin tôn giáo với các xu hướng thé tục, bài tôn giáo; phát huy vai trò của các tổ

chức tôn giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc.

Trang 13

CHƯƠNG 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE NHÀ NƯỚC THE TỤC VA BOI CANH TON GIAO O VIET NAM

Nha nước thé tục là một khái niệm ít được khai thác từ góc độ luật học mặc dù nó là sự giao thoa giữa ngành này với tôn giáo học! Cụ thé hơn, tôn giáo học xem xét nhà nước với tư cách một chủ thé có mối liên hệ nhất định với các hiện tượng tôn giáo, mà ở đó nhà nước có thé bị tôn giáo chi phối, hóa thân vào tôn giáo nhưng cũng có thể ứng xử một cách trung lập với tôn giáo hay thậm chí là bài tôn giáo, chỉ chấp nhận chủ nghĩa vô thần Từ đó mà có những khái niệm như nhà nước thần quyền, nhà nước thế tục và nhà nước vô than? Để xác định một nhà nước đang thực sự nằm ở trạng thái nào trong số đó, người ta không chỉ cần nghiên cứu về các chính sách, quan điểm về tôn giáo của nhà nước đó, cả về mặt văn tự

lẫn thực thi; mà còn cần nghiên cứu về bối cảnh lịch sử, văn hóa, chính trị, dân tộc,

kinh tế để định hình nên trạng thái đó của nhà nước Hơn thé, dé thay được triển vọng cũng như thách thức mà nhà nước phải đối diện trước những biến đổi của xã

hội hiện đại, trong khi đã lựa chọn xu hướng thế tục về tôn giáo thì chúng ta cũng cần phải nhìn nhận vai trò của nhà nước đó cũng như đánh giá khả năng để phát

huy vai trò này Vì vậy, trong phần này, chúng tôi đi từ khái niệm, đặc điểm của

nhà nước thé tục tới bối cảnh lịch sử, văn hóa, triết học của nó và cuối cùng là điêm lại vai trò của nhà nước thê tục trong xã hội hiện đại.

! Một nguyên tắc cùa ngành tôn giáo học đó là phải kết hợp với khảo cứu hàng loạt vấn đê của nhân học triết học,

trong đó có sự tông hợp các quan điểm kinh tế, chính trị, pháp lý, doa đức, nghệ thuật.v.v Như vậy, việc ngành tôngiáo học nghiên cứu tới đối tượng nhà nước (một đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học pháp lý) là hoàn toànkhách quan và phù hợp Xem thêm: Đỗ Minh Hop, Tôn giáo học nhập môn, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2006, trang 18.

2 Thậm chí có thé chia các xu hướng đối xử của nhà nước với tôn giáo nhỏ hơn thành: (1) Nhà nước đối kháng với

tôn giáo; (2) Nhà nước phân tách hoàn toàn với tôn giáo; (3) Nhà nước vừa phân tách vừa thừa nhận; (4) Nhà nướcvừa phân tách vừa hợp tác; và (5) Nhà nước thống nhất với giáo hội Theo: Vương Xuân Tình, Quan hệ của Nhànước với Tôn giáo trên thé giới, Tạp chí Dân tộc học, Số 4/2019.

Trang 14

Việc nghiên cứu lý luận về nhà nước thé tục là rất quan trọng trong việc: (1) Mở rộng những khía cạnh nghiên cứu về nhà nước; (2) Xác định được những đặc

tính nhận diện một nhà nước có thể coi là nhà nước thế tục hay không; (3) Khái

quát được những yếu tố nền tang tác động tới nhà nước thé tục cũng như gây ra những biến dạng của nó trong thực tế; và (4) Hiểu được xu thế của một nhà nước trước những vấn đề mà xã hội hiện đại đặt ra Từ đó, chúng ta có thê tiếp cận tới các nhà nước cụ thể, trong đó có Việt Nam để xác định những hướng di cần thiết

vê mặt chính sách cho nhà nước trong thời gian tới.

1.1 Khái niệm, đặc điểm của nhà nước thé tục

Khái niệm nhà nước thế tục không xuất phát từ khoa học pháp lý mà được nhìn nhận bởi ngành tôn giáo học nhiều hơn Thực tế, nhà nước không chỉ là đối tượng nghiên cứu của riêng ngành khoa học pháp lý mà nó còn được xem xét bởi

các ngành khoa học khác, đặc biệt là trong khối xã hội và nhân văn Điều này có thể giải thích là do vai trò và vị trí ưu việt của nhà nước trong kiến trúc thượng tầng Cụ thể, nhà nước tác động tới tất cả các yếu tố khác trong đời sống xã hội theo những xu hướng khác nhau Sự tác động ấy là đáng kể và đôi khi làm thay đôi một cách sâu sắc sự vận động nội tại của các hiện tượng, sự vật trong một lĩnh vực cụ thể nên các ngành khoa học tương ứng cũng dành sự quan tâm tới đối tượng

này Chang hạn, trong lĩnh vực kinh tế học, căn cứ vào cách thức, mức độ, xu hướng can thiệp của nhà nước vào nên kinh tế, người ta có thể đặt ra các khái niệm

như: Nhà nước tối thiêu, nhà nước phúc lợi, nhà nước chỉ huy, nhà nước kiến tạo

phát triển.v.v Trong lĩnh vực tôn giáo học, nhà nước không chỉ phải đặt trong mối

3 Theo triết học Mác-Lênin, nhà nước là một trong những bộ phận quan trọng nhất của kiến trúc thượng tầng Điềuđó không chi thế hiện trong mối quan hệ đan xen và chi phối lẫn nhau gữa nhà nước với các bộ phận khác của kiếntrúc thượng tầng mà còn ở chỗ nhà nước là yếu tố tác động trực tiếp và mạnh nhất tới cơ sở hạ tang Xem: Bộ Giáodục và đào tạo, Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lénin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

2014, trang 138-140.

4 Xem thêm: Đậu Công Hiệp Nhà nước nhìn từ góc độ kinh tế học — một số khái niệm và lý thuyết cơ bản, Tap chíPháp luật và phát triển, sô 9-1 1/2019.

Trang 15

liên hệ với các giáo hội mà còn được nhìn nhận với tư cách một chủ thé bảo đảm

và thúc day quyền tự do tôn giáo, trong đó có cả quyền lập ra một tôn giáo mới Vì thế, các khái niệm về nhà nước mà tôn giáo học nghiên cứu phản ánh những mức

độ liên hệ khác nhau giữa hai đối tượng: nhà nước và tôn giáo Cụ thé là gồm một

số khái niệm như nhà nước thần quyền, nhà nước thế tục, nhà nước vô thần Các

khái niệm này phản ảnh một góc nhìn hay một hệ quy chiếu tương đối đặc biệt so

với lĩnh vực pháp lýŠ nên trước khi đi cụ thé vào nhà nước thé tục, chúng ta cũng cần nghiên cứu về các khái niệm khác dé có một cái nhìn tổng quát về nhà nước

xét từ góc độ tôn giáo.

- Nhà nước thần quyền

Khái niệm “Nhà nước thần quyền” thé hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa tôn

giáo và nhà nước, trong đó quyền lực nhà nước và quyên lực tôn giáo gắn bó và hòa nhập với nhau ở mức độ sâu sắc Nhà nước thần quyền có thé hiểu là một hình mẫu mà ở đó quyên lực tối cao thuộc về các chức sắc tôn giáo, chính quyền là trung gian quản lý các công việc hàng ngày dựa trên những định hướng của thần

linh° Tuy vậy, cách hiểu này có phần bó hep và chưa phản ánh một thực tế là không phải mọi nhà nước thần quyền đều thực thi nguyên tắc quyền lực nhà nước

đồng nhất với quyền lực tôn giáo mà vẫn có một số quốc gia có sự phân tách nhất

định giữa hai loại quyền lực này và kể cả thừa nhận tự do tôn giáo” Như vậy, có thé hiểu răng bên cạnh những quốc gia thần quyên tuyệt đối thì cũng có những

quốc gia thần quyền ở mức độ thấp hơn.

> Thường thì trong lĩnh vực pháp luật, các khái niệm về nhà nước thường được tạo thành từ việc nhìn nhận nhà nướcdưới một số hệ quy chiếu như: Hình thức chính thể (nhà nước cộng hòa, nhà nước quân chủ), Hình thức cấu trúc(nhà nước liên bang, nhà nước đơn nhất), Hình thái kinh tế - xã hội (nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà

nước tư sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa).

5 Webster's Encyclopedic Unabridged Dictionary of the English Language (1989 edition).

7 Đỗ Quang Hưng, Về xây dựng nhà nước pháp quyén về tôn giáo, Tap chi Mặt trận, tháng 8/2018.

Trang 16

Chang hạn, thành quốc Vatican có thé coi là một quốc giaŠ thần quyền tuyệt đối điển hình Tính tuyệt đối thể hiện ở chỗ, quốc gia này được điều hành bởi Toa Thánh La Mã mà đứng đầu là Giáo hoàng với quyền lực không chỉ để quản lý thành quốc này về mặt hành chính mà còn có thẩm quyền đối với đời sống thiêng liêng của toàn bộ Hội Thánh Công giáo hoàn vũ” Bên cạnh đó, những thành phần quan trọng nhất bộ máy nhà nước Vatican’? hoàn toàn được vận hành bởi các chức sắc tôn giáo và thông qua giáo luật Một quốc gia thần quyền tuyệt đối khác có thê kế tới là Cộng hòa Hồi giáo Iran!! Hiến pháp Iran năm 1979! không chỉ xác định quyền lực tối cao của đất nước thuộc về Thiên Chúa duy nhất (Allah) (tại Điều 2) mà còn thiết lập một bộ máy nhà nước nằm dưới sự lãnh đạo của một giáo sĩ đứng đầu Hội đồng Thông thái (tại Điều 5 và 107) Về mặt pháp luật, ở Iran, Kinh Koran và Sunna (lời day của Nhà tiên tri Mohammed) được cho là ý chí của Thượng dé, là luật tối cao và tất cả các nguồn luật khác (Jima, Quias) đều phải dựa trên sự giải thích các văn bản này'3 Bên cạnh Iran, nhiều quốc gia Hồi giáo khác cũng duy tri chế độ thần quyền với những mức độ tách biệt giữa tôn giáo và chính trị.

Bên cạnh đó, không thé không nhắc tới các quốc gia thần quyền tương đối,

trong đó mặc dù thừa nhận một quốc giáo nhưng lại có sự tách biệt nhất định giữa

8 Về tư cách quốc gia của thành quốc Vatican, Hiệp ước Lateran năm 1929 đã xác định đây là một quốc gia với chủquyền riêng và được điều hành bởi Tòa Thánh.

? Theo giáo lý Công giáo (Điều 781 và 857), Hội Thánh bao gồm toàn bộ thành phần dân Chúa, tức là tín đồ Công

giáo trên toàn thé giới, và mặc dù thuộc về nhiều quốc gia khác nhau nhưng dân Chúa chịu sự lãnh đạo về mặt tinhthần của Giáo hoàng (Giám mục giáo phận Rôma), người đứng đầu Giám mục đoàn, được coi là dang kế vị củaThánh Phêrô Tông đồ, mục tử tối cao của Hội Thánh Xem: Ủy ban Giáo lý đức tin Hội đồng Giám mục Việt Nam,Sách giáo ly của hội thánh Công giáo, Nxb Tôn giáo, 2010.

'0 Bộ máy quản lý công việc của thành quốc Vatican được gọi Giáo triều Rôma (Roma curia), đồng thời có quyềnhướng dẫn đời sống thiêng liêng của tín đồ Công giáo Giáo triều Rôma bao gồm các bộ phận văn phòng (Phủ quốcvụ), các Thánh bộ, các Tòa án, các Hội đồng tư vấn, cơ sở nghiên cứu, bộ phận giúp việc, quân đội Xem thêm tại:

https://www britannica.com/topic/Roman-Curia, truy cập ngày 31/01/2022.

!! Trước năm 1979, Iran đã từng trải qua một giai đoạn Âu hóa và thoát dần ảnh hưởng của Hồi giáo đối với xã hội.Điền hình là sự ra đời của các tòa án dân sự thay cho tòa án tôn giáo, phong trào công đoàn, ủng hộ nữ quyền Tuynhiên, trào lưu bảo thủ đã quay trở lại và coi những điều kể trên là “ảnh hưởng độc hại” từ Tây phương và thông qua

một cuộc cách mạng chóng vanh, Iran đã quay trở lại với một chế độ thần quyền thuần túy Xem: DominiqueSourdel, Héi giáo, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2002, trang 144 — 150.

1? Xem tại: https://www.servat.unibe.ch/icl/ir00000_.html#A107_ truy cập ngày 31/01/2022.

'3 Trường Dai học Luật Hà Nội, Gido trinh Luật so sánh, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2009, trang 337.

Trang 17

chính quyền dân sự với giáo hội Chang hạn, Hiến pháp Thái Lan'* quy định rang Phật giáo, mà cụ thê là Phật giáo Tiểu thừa (Theravada) là quốc giáo (Điều 67) và

nhà vua phải là một Phật tử (Điều 7) Tuy Hiến pháp quy định quyền lực của nhà vua khá mạnh mẽ nhưng mục đích chính chỉ là nằm ở vấn đề xây dựng hình ảnh

một vị vua có khả năng đoàn kết, quy tụ dân toc!> Vai trò của tôn giáo trong bộ

máy nhà nước Thái Lan không rõ nét cả về mặt nhân sự lẫn chức năng Biểu tượng

tôn giáo duy nhất trong bộ máy nhà nước là nhà vua thì không có vai trò lớn về mặt thực tế!5 Một ví dụ đặc sắc khác là ở nước Anh, mặc dù là một quốc gia Châu Âu tiên tiễn với những quy định bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo!” nhưng lại có một tôn giáo chính thức (Anh giáo) và một giáo hội được thiết đặt quyền lực

(Giáo hội Anh)!° Anh giáo về bản chất là một nhánh của Kitô giáo tách ra từ thời vua Henri VIII (năm 1534) và vẫn bảo lưu nhiều tín điều của tôn giáo này trừ việc

đáng kế nhất là không thừa nhận quyền lực của Giáo hoàng ở Rôma'° Màu sắc thần quyền ở vương quốc Anh thê hiện ở chỗ Hoàng đế Anh vừa là nguyên thủ quốc gia lại vừa là lãnh đạo Giáo hội Anh, thủ tướng Anh có quyền bổ nhiệm một số chức sắc trong Giáo hội, các chức sắc lớn trong Giáo hội được tham gia Cơ mật

viện và Thượng viện Anh?? Mặc dù vậy, cùng với những biến đổi của thời gian, tôn giáo dần không còn được quá quan tâm ở Anh và quyền lực cũng như vai trò

của Giáo hội Anh cũng giảm dân dù van được thừa nhận là quốc giáo”!

'4 Xem tại: https://www constituteproject.org/constitution/Thailand_2017.pdf?lang=en truy cập ngày 3 1/01/2022.!5 Tô Văn Hòa, Hiến pháp các quốc gia ASEAN Lich sử hình thành và phát triển, Nxb Hồng Đức, Hà Nội, 2013,

trang 222.

!6 Tham chi, theo Andrew MacGregor Marshall, nhà vua chỉ là “bù nhìn” của giới tinh hoa quân sự và kinh doanh.

Nhà vua được nâng lên vị trí cao quý của ông một cách có chủ đích dé các tầng lớp cam quyền truyền thống có thétiếp tục nắm giữ quyền lực trong khi từ chối dân chủ đúng nghĩa cho người dân Thái Lan Xem thêm: AndrewMacGregor Marshall, A Kingdom in Crisis: Thailand’s Struggle for Democracy in the Twenty-First Century, ZedBooks, 2015.

'7 Điền hình nhất là tại Điều 9, Dao luật nhân quyền 1998 của Anh.

https://www.parliament.uk/about/living-heritape/transformingsociety/private-lives/religion/overview/church-and-religion/ truy cập ngày 01/02/2022.

'9 Xem: Vũ Dương Ninh, Lich sử văn minh thé giới, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007, trang 297, 298.

20 https://vuongquocanh.com/ton- -giao-o-vuong-quoc-anh/ truy cập ngày 01/02/2022.

?! Xem thêm: Trịnh Ngọc Minh, Đối £hoại với các nên văn hóa - Vương quốc Anh, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chi Minh,

2013, trang 99-107.

Trang 18

Tóm lại, khái niệm nhà nước thần quyền có thé được hiểu tương đối rộng,

bao hàm cả các chính thể quân chủ cũng như cộng hòa, với những mức độ tách biệt giữa quyền lực tôn giáo và quyền lực nhà nước khác nhau Điểm chung giữa chúng là sự công nhận một tôn giáo là quốc giáo và dù có thừa nhận cũng như thực thi tự do tôn giáo ở mức độ nào thì trong nội tại xã hội vẫn có một tôn giáo chính thống đóng vai trò là dòng chủ lưu Mặc du sự giải thích nguồn gốc quyền lực nhà nước từ các thế lực siêu nhiên không còn thuyết phục và nền dân chủ đã được thiết lập tương đối rộng rãi ở một số quốc gia thần quyên, việc duy trì một quốc giáo duy

nhất còn có nhiều ý nghĩa về mặt truyền thống, văn hóa, lịch sử.

- Nhà nước vô thần

Đối lập một cách toàn diện với nhà nước thần quyên chính là nhà nước vô

thần Trước hết, có thể hiểu một cách đơn giản nhà nước vô thần có một chế độ

chính trị dựa trên chủ nghĩa vô thần”? Đặc trưng của chủ nghĩa vô than có thê khái

quát ở điểm: không công nhận đắng siêu nhiên, với hình thức có thể mang tính khang định (lập luận, chứng minh, phản bác sự tồn tại của thần thánh) nhưng cũng có thé mang tính bat khả tri (không thể hiểu, nói, tin vào sự tồn tại của thần thánh) Chủ nghĩa vô thần có cơ sở triết học và xuất hiện gần như song hành với các dòng

tư tưởng thần quyên Chăng hạn từ rất sớm tại Ân Độ đã có trường phái Lokàyata

phủ nhận sự tồn tại của các thần Bà-la-môn” Gần đây, các dòng tư tưởng mang

tính vô thần đáng ké phải nói tới Chủ nghĩa Hiện sinh và Chủ nghĩa duy vật biện

chứng với những ảnh hưởng lớn của chúng”? Mac dù đứng trên lập trường không

2 Bullivant, Stephen; Lee, Lois (2016) A Dictionary ofAtheism Oxford University Press, p.74.

3 Trịnh Thanh Tùng, 7riét học An Độ cổ đại — nội dung, đặc điểm và ý nghĩa lịch sử, Luận án tiến sĩ Triết học,

Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, trang 122.

? Trào lưu hiện sinh (Existentialism) với những nhân vật như Nietzsche, Sartre có quan điểm nhấn mạnh sự hiện

hữu của cá nhân với tư cách chủ thé tự có ý thức, tự quyết định số phận của mình Xu hướng phản kháng tôn giáo

của mỗi nhà triết học hiện sinh có thể khác nhau nhưng cơ bản đều xuất phát từ luận điểm trên Xem thêm: NguyễnTiến Dũng, Phan Thị Quý, Quan niệm vô than của J.P-Sartre và ý nghĩa nhân sinh của nó, Tạp chí Khoa học Đạihọc Huế, chuyên san Khoa học Xã hội và nhân văn, số 6C, 2020.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng là được coi là nền tảng vững chắc để phủ nhận thần thánh với luận điểm chính là:“Trong thế giới, mọi hiện tượng đều vận động theo những quy luật tự nhiên khách quan, không có chỗ tồn tại cho

Trang 19

thừa nhận sự tồn tại của đẳng siêu nhiên nhưng cách hành xử của nhà nước vô thần đối với van dé tôn giáo có thé có sự khác nhau Cũng giống như ở nhà nước thần quyên, các nhà nước vô thần có thé chia ra thành hai khuynh hướng, đầu tiên là

chống lại tôn giáo một cách tuyệt đối, nghiêm cắm moi sinh hoạt tôn giáo; hai là

vẫn cho phép tự do tôn giáo, thực hành niềm tin tôn giáo trong khi xác lập một chế độ chính trị dựa trên hệ tư tưởng vô thần Các khuynh hướng này được thé hiện

một cách rõ nét trong lịch sử như sau:

Đối với những quốc gia có khuynh hướng bài tôn giáo, dễ thấy rằng tư tưởng này có điểm trái ngược với những tiêu chuẩn quốc tế về tự do tôn giáo thời hiện đại Vì vậy, những minh chứng về các quốc gia bài tôn giáo chỉ có thé tìm thay trong quá khứ Cụ thể, tại nước Pháp” trong giai đoạn hậu cách mạng (từ 1789 đến 1801) đã xuất hiện trào lưu bài tôn giáo được thực hiện bởi chính quyền của Robespierre Mặc dù Điều 6 và 10 của Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền 1789 khang định quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo nhưng chính quyền lúc bấy giờ lại thực hiện nhiều chính sách chống lại Kitô giáo, là quốc giáo của Pháp vào thời kỳ trước cách mạng Cuộc đàn áp tôn giáo này bao gồm nhiều biện pháp, từ tịch thu tài sản của nhà thờ, hủy bỏ quyền thu thuế của giáo hội cho đến trục xuất, tử hình

nhiều giáo sĩ Những chính sách chống lại Kitô giáo không đơn thuần chỉ là sự tan

công vào giới tăng lữ vốn được coi là kẻ thù của cách mạng mà thực tế đã phản ánh

những tư tưởng mang tính vô thần Cụ thể là nền tảng tư tưởng cho điều đó đến từ cao điểm của phong trào Khai sáng, với chủ nghĩa vô thần được đề cao và lý trí

được coi trọng hơn đức tin Một ví dụ khác là tại Mexico”® từ 1917 và cao điểm là

1924-1929 dưới thời Tổng thống Plutarco Elias Calles Hiến pháp năm 1917

những siêu nhiên” Theo đó, chủ nghĩa vô thần dựa trên thế giới quan duy vật biện chứng được gọi tên là “chủ nghĩavô than khoa học” và được coi là đỉnh cao của chủ nghĩa vô thần Xem: Nguyễn Hữu Vui, Trương Hải Cường, Chinghĩa vô thân khoa học, Nxb Sách giáo khoa Mác — Lên, Hà Nội, 1985, trang 3, 4.

25 Phần này chúng tôi tham khảo chủ yếu tại: Alberto M.Piedra, The Dechristianization of France during the French

Revolution, The Institute of World Politics, 01/2018.

26 Phan này chúng tôi tham khảo chủ yếu tai: Herrera José Maria, Cristero War (1926-1929), in The Encyclopedia

of War, Martel Gordon (Ed), Wiley-Blackwell Publishing house, Vol 1, 2011.

Trang 20

Mexico ngăn cấm quyền tự do tôn giáo và từ 1924, chính quyền Calles thực hiện rất nhiều chính sách chống lại giáo hội Đặc biệt là Luật hình sự cải cách đã đặt

giáo hội ngoài vòng pháp luật, tước moi quyền tự do cá nhân của các giáo sĩ Một

lý giải được đưa ra là do Calles là thành viên của Hội Tam điểm cũng như chịu anh hưởng lớn từ chủ nghĩa Mác nên rất có thành kiến với đạo Công giáo Nói chung, sự tồn tại của nhà nước vô thần theo khuynh hướng bài tôn giáo triệt để là không nhiều và không mang tính điển hình Điều này cũng phần nào phản ánh tính hiện thực của tôn giáo, với sự cô kết lâu dai trong đời sống tâm linh cũng như văn hóa của người dân nên khó có thể phá bỏ trong một thời gian ngắn.

Một khuynh hướng khác mang tính ôn hòa hơn trong mối liên hệ giữa nhà

nước vô thần với tôn giáo đó là vẫn chấp nhận tự do tôn giáo trên cơ sơ ý thức hệ vô thần Đây là điều thường gặp ở các nước xã hội chủ nghĩa lấy học thuyết của chủ nghĩa Mác — Lénin làm nền tảng tư tưởng Về cơ bản thì quan điểm triết học của Mác mang màu sắc vô thần sâu sắc, với mệnh đề “?ôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” và chủ trương xây dung chủ nghĩa cộng sản “bắt dau ngay lập tức từ chủ nghĩa vô thần ”?' Tuy nhiên, sự vận dụng nội dung của chủ nghĩa Mác về tôn giáo vào thực tiễn các nước xã hội chủ nghĩa là có khác biệt, thậm chí là mềm

mỏng hơn với mục đích tránh gây ra những xung đột chính trị Điều này thể hiện trong quan điểm của Lênin: “Dau ranh chống lại các thành kiến tôn giáo thì phải cực ky thận trọng Trong cuộc hiến đấu ấy, ai làm tổn thương đến tinh cảm tôn giáo, người đó sẽ thiệt hại lớn ””% Vì vậy, thực té các nước xã hội chủ nghĩa hầu

hết? vẫn thé hiện quyền tự do tôn giáo từ rất sớm, chăng hạn ở Điều 124, Hiến

27 C.Mác và Ph.Ăngghen: 7oàn tdp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 42, trang 169.28 VI Lênin, Toàn tap, tập 37, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1977, trang 221.

29 Chi có một ngoại lệ là ở Hiến pháp 1976 của Albany, tại điều 37: “Nhà nước không công nhận bat cứ tôn giáonào và tng hộ truyền bá chủ nghĩa vô thân với mục đích khắc sâu thế giới quan duy vật khoa học vào người dân ”.Như vậy có thể coi đây là một điển hình của nhà nước vô thần bài tôn giáo như một số nước đã đề cập ở đoạn trước.

Xem tại: http://bJoerna.dk/dokumentation/Albanian-Constitution-I976.htm#Chapter%201%20Social%20Order Truycập ngày 02/02/2022.

Trang 21

pháp 1936 của Liên X6*°, Điều 86 Hiến pháp 1954 của Trung Quéc?!, Điều II Hiến pháp 1948 của Triều Tiên3? Dù vậy, trên thực tế thái độ của các nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với tôn giáo ké từ thời ky Stalin lại nhân mạnh tính giai cấp trong tôn giáo, và đặc biệt đề cao chủ nghĩa vô thần, thậm chí đây lên tới mức coi việc giải quyết van dé tôn giáo là “một mat, một còn” của cuộc đấu tranh giai cấp Điều này đã chi phối cả Quốc tế Cộng sản vào những năm ba mươi của thế kỷ XX và ảnh hưởng không nhỏ đến các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, châu Á và Mỹ -Latinh trong một thời gian nhất định°3.

- Nhà nước thế tục

Một trong những người xây dựng nên ý niệm về nhà nước phải nói tới là Marisilius (1275 — 1342) với những tư tưởng được cho là tấn công thắng vào

quyền lực tối cao của Giáo hoàng trong Giáo hội Công giáo La Ma** Tuy nhiên, đến tận thế kỷ XIX, chủ nghĩa thế tục (secularism) mới được sử dụng lần đầu bởi George Holyoake°Š và tiếp theo đó là khái niệm nhà nước thé tục dan dần được đưa ra tranh luận cũng như phô biến trong cả nghiên cứu lẫn thực tế.

Hiện nay, một khái niệm có thé dé dàng chấp nhận về nhà nước thé tục đó là

một nhà nước dựa trên chủ nghĩa thế tục, ở đó nhà nước trung lập về tôn giáo

không ủng hộ cho cả tôn giáo lẫn phi tôn giáo?° Như vậy, điểm mau chốt cần phải làm rõ đó là chủ nghĩa thế tục, hay cụ thé hơn là khái niệm “thế tục” Điều này sẽ còn được trình bày một cách kỹ lưỡng hơn ở mục sau, liên quan đến cơ sở triết học của nhà nước thé tục; tại đây chúng ta tạm hiểu một cách chung nhất rang chủ

3° Xem tại: http://www.departments.bucknell.edu/russian/const/36cons04.html#chap10 Truy cập ngày 02/02/2022.3! Xem tại: http://www.lawinfochina.com/display.aspx?lib=law&id=14754&CGid Truy cập ngày 02/02/2022.3 Xem tại: https://www.hrnk.org/uploads/pdfs/DPRK_Constitution.pdf Truy cập ngày 02/02/2022.

33 Theo: Trương Ngọc Tuan, Vai tré của chính quyén địa phương trong thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hóahiện nay, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Học viện Chínhtrị quốc gia Hồ Chí Minh, 2018, trang 33.

34 J E W., Jr “EDITORIAL: The Secular State.” Journal of Church and State, vol 7, no 2, Oxford University

Press, 1965, pp 169-180.

35 Jelis Subhan, Concept of Secularism, https://ssrn.com/abstract=35 17967 Truy cập ngày 15/03/2022.

3 Madeley, John T S.; Enyedi, Zsolt (2003) Church and State in Contemporary Europe: The Chimera of

Neutrality Psychology Press p 14.

Trang 22

nghĩa thế tục là một thế giới quan phát xuất từ phong trào thế tục hĩa, quá trình tinh thần về sự chia cách giữa nhà nước và tơn giáo và các quá trình cụ thé về việc ban giao tài sản, quyền lực của các cơ sở tơn giáo cho nhà nước hay các thế lực trần tục Nĩ đưa đến việc các chức năng chính tri, kinh tế, khoa học thốt ra khỏi ảnh hưởng của tơn giáo, tao ra một nha nước trung lập về niềm tin tơn giáo?” Về thuật ngữ thế tục, cách sử dụng trong tiếng Việt cĩ sự khác biệt nhất định so với nước ngồi Trong tiếng Anh, tính từ “thế tục” là “secular”, cĩ bắt nguồn từ chữ “saecula” trong tiếng Latin, cĩ nghĩa là “thuộc một thời đại, một thế hệ” Do học thuyết Kitơ giáo cho răng Thiên Chúa tồn tại bên ngồi thời gian (vĩnh hằng, vơ

thủy, vơ chung) nên từ “saecula” về sau (từ thời Trung cổ) được dùng để chỉ sự

khác biệt giữa những vấn đề của cuộc đời với vấn đề của tơn giáo?Š Cịn trong tiếng Pháp, bên ngồi một từ tương đối gần với tiếng Anh là “Séculier” thì “thế tục” cịn được dich là “laicité”, với tính từ là “lạc” cĩ nguồn gĩc từ tiếng Hy Lạp là “laikos”, cĩ nghĩa là “thuộc về nhân dân”, trái nghĩa với từ “klerikos” nghĩa là “thuộc về giáo sĩ”?° Như vậy, trong thuật ngữ tiếng Anh và Pháp, nguồn gốc từ nguyên của chữ “thế tục” cĩ phần phức tạp Trong tiếng Việt, “thế tục” được hiểu đơn giản là “thĩi tục ở đời”", trong đĩ “tục” cĩ nghĩa là “trần thế” và đối lập với

tơn giáo?! So sánh với hai ngơn ngữ trên thì việc sử dụng từ “thé tục” trong tiếng

Việt là trực tiếp về mặt ý nghĩa của từ gốc Hán hơn.

Nĩi chung, dù về mặt từ ngữ cĩ thể cĩ những sai biệt nhưng cơ bản về thuật

ngữ khoa học thì nhà nước thế tục cần đảm bảo đặc điềm quan trọng nhất là về sự

cơng nhận tơn giáo Cụ thể, nhà nước giữ vai trị trung lập, khơng thiết lập một tơn

giáo nào là quơc giáo và cũng khơng dựa trên các chủ thuyét vơ thân Do đĩ, nhà

37 Barry A Kosmin and Ariela Keysar (Ed), “Secularism & Secularity: Contemporary International Perspecfives”,

Hartford, CT: Institute for the Study of Secularism in Society and Culture (ISSSC), 2007.

38 Zuckerman, Phil; Shook, John R (2017) “Introduction: The Study of Secularism” In Zuckerman, Phil; Shook,

John R (eds.) The Oxford Handbook of Secularism New York: Oxford University Press pp 1-17.

39 Alain Rey (dir.), Dictionnaire historique de la langue francaise, éd Le Robert, 1998, p 1961.

40 Thanh Nghị, Tir điển Việt Nam, Thời Thé xuất ban, Sai Gon, 1952, trang 1310.

“| Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển giản yếu, Quyền ha, Trường Thi xuất ban, Sài Gon 1957, trang 318.

Trang 23

nước tách rời với các giáo hội nhưng cũng không đứng trên nền tảng một tô chức chính trị vô thần Đây là điểm khác biệt rõ rệt nhất giữa nhà nước thế tục với nhà nước thần quyền và nhà nước vô than.

Về quyền tự do tôn giáo, mặc dù không phải mọi nhà nước thần quyền cũng như vô thần đều không chấp nhận tự do tôn giáo nhưng đây vẫn là điểm nhấn thường được nhắc tới cùng nhà nước thế tục Chang hạn như ở định nghĩa của Donald E Smith: “nhà nước thế tục là nhà nước dam bảo được sự tự do tôn giáo của cá nhân và các tổ chức, nhìn nhận môi cá nhân như là một công dân bất kề tôn giáo của anh ta là gì, không có sự liên kết về mặt thé chế với một tôn giáo riêng

biệt nào và cũng không thúc đẩy hoặc cản trở bất kỳ tôn giáo nào” Điểm quan

trọng là đối với các nhà nước thé tục, quyền tự do tôn giáo được gan chat voi ca nhân và bảo đảm một cách tuyệt đối Mục dich của điều đó không nhằm dé thỏa hiệp về mặt chính trị hay xây dựng một hình ảnh tốt đẹp về chính sách tôn giáo mà phải thực sự coi các quyền đó là gắn với nhu cau, lợi ích của từng cá nhân Hon thế

nữa, tự do tôn giáo còn được nhìn nhận như là một chiều cạnh của bình đăng tôn giáo mot khái niệm rộng hơn, đòi hỏi các yêu cầu khác, bên cạnh sự bảo đảm

quyền tự do tôn giáo của cá nhân như: (1) Đối xử bình dang giữa các tôn giáo về

quyền lợi và nghĩa vụ; (2) Không can thiệp vào nội bộ tôn giáo; (3) Khoan dung

tôn giáo; và (4) Trong những hoàn cảnh đặc biệt, cần phải cân nhắc đến tính đặc

thù của tôn giáo?3.

Giữa hai mặt “phân ly chính — giáo” và “tự do tôn giáo” có mối liên hệ với

nhau Nếu như sự tách biệt giữa nhà nước và tôn giáo bị đây quá cao, thậm chí

mang tính cực đoan và có xu hướng bai tôn giáo thì quyền tự do tôn giáo khó có

thé được đảm bảo Ngược lại, nếu tự do tôn giáo, bao gồm cả tự do thực hành đức

tin lẫn tự do hoạt động xã hội được phép mở rộng thì ảnh hưởng của tôn giáo lại có

# Donald E Smith (1977), India as a Secular State, Princeton Press University, Princeton.

3 Nguyễn Hong Duong, Binh đăng tôn giáo — dién trình và khái niệm; Tap chi Nghiên cứu tôn giáo, sô 6/2019.

Trang 24

xu hướng mạnh lên và khiến cho sự phân tách giữa nhà nước với giáo hội trở nên

mờ nhạt hơn Điều này được thể hiện rõ rệt trong thực tiễn các quốc gia vận dụng

mô hình nhà nước thé tục và sẽ được làm rõ hơn ở chương sau.

Như vậy, thông qua việc khảo sát ba khái niệm về nhà nước từ góc độ tôn giáo, bao gồm: nhà nước thần quyên, nhà nước vô thần va nhà nước thế tục, chúng ta có thé thấy: xét cho cùng, yêu tố tôn giáo chính là một phan làm nên quyền lực nhà nước ở cả nhà nước thần quyên lẫn nhà nước vô thần Nếu như nhà nước than quyền dựa vào tôn giáo thì nhà nước vô thần dựa vào học thuyết vô tôn giáo, và cả hai đều là nền tang tư tưởng cho quyên lực của nhà nước Do đó, cách đối diện với

van dé công nhận tôn giáo là trái ngược nhau ở hai hình mẫu này Mặc dù có thé

chấp nhận sự đa dạng tôn giáo nhưng ở nhà nước thần quyền cũng như nhà nước vô thần, luôn có một nên tang tư tưởng không thé thay thế, đó tương ứng là một tôn giáo chủ lưu và một học thuyết vô thần Với nhà nước thé tục, nền tang phi tôn giáo của nó cũng thê hiện ở sự tách rời giữa quyền lực nhà nước với các quan điểm tôn giáo Điều này tạo nên tính trung lập và tách biệt giữa nhà nước thế tục với vấn đề tôn giáo và tạo nên đặc điểm rõ nét nhất của nhà nước thế tục.

Sự va chạm giữa các khái niệm trên cũng là một thực tế trong nghiên cứu

bởi nếu chỉ lây một vài tiêu chí như sự công nhận tôn giáo hay mức độ quy định về

quyền tự do tôn giáo thì sẽ không thé nào phân định chính xác được Vì vậy, việc

xác định chính xác một nhà nước đương đại nào là thế tục hay vô thân hay thần quyền là rất khó khăn“ Thực tế cho thấy đã có nhiều quốc gia chọn những giải

pháp dung hòa (không tuyệt đối thần quyên lẫn vô than) dé bảo vệ truyền thống và

tạo nên sự đoàn kêt dân tộc” Vì vậy, mức độ thê tục hóa ở cả nhà nước vô thân và

Điều này đến từ nhiều yếu tố, bao gồm cả chính trị, pháp lý, văn hóa và đặc biệt là sức ép của toàn cầu hóa Theoý kiến của GS.TS Đỗ Quang Hưng tại:

45 Chang han đất nước Bhutan là một điển hình trong việc bảo vệ các giá trị truyền thống Phật giáo va các giá trinhân văn hiện đại như bảo vệ môi trường, hạnh phúc quốc gia Xem thêm: Đậu Công Hiệp, Những giá tri cơ bảncủa Hiến pháp Bhutan và bài học đối với Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 10/2017.

Trang 25

thần quyền đều trở nên đáng ké và có thé đặt ra những khái niệm nhỏ hon dé phân định chúng Chăng hạn, những nhà nước chỉ công nhận một tôn giáo và sử dụng luật tôn giáo là cao nhất (như Iran, Arab Saudi) có thé gọi là nhà nước thần quyền tuyệt đối Với những nước tuy có một quốc đạo nhưng vẫn cam kết tôn trọng các tôn giáo khác thì có thé coi là ứng với mô hình dân tộc — tôn giáo Các nước như

vậy trên thế giới hiện nay khá nhiều, về mặt Phật giáo chủ lưu có thể nói đến Lào,

Campuchia, Thái Lan, Bhutan, Miến Điện“: về mặt Hồi giáo chủ lưu có thé nói đến Indonesia, Malaysia, Ai Cập, Pakistan””; về mặt Kitô giáo chủ lưu có thể nói đến Argentina, El Salvador (Công giáo La Mã), Georgia, Hy Lạp (Chính thống giáo)*# Ngoài ra cũng có những quốc gia có truyền thống tôn giáo lâu đời, mang tính dân tộc sâu sac như Thần Dao ở Nhat Bản nhưng trong hiến pháp lại hoàn toàn

không nhắc đến.

Từ đây có thể rút ra định nghĩa như sau: Nhà nước thế tục là nhà nước có chính sách trung lập về tôn giáo; và mặc dù tôn trọng quyền tự do tôn giáo nhưng luôn có các mức độ khác nhau để bảo đảm việc thực hiện quyền này không vượt ra

khỏi khuôn khổ.

Nhà nước thế tục là một khái niệm tương đối phức tạp, với những điểm

chồng lân nhất định với những khái niệm khác liên quan đến tôn giáo Điều này lại

càng thé hiện một thực tế sinh động về những chuyên biến trong chính sách cũng như quan điểm về tôn giáo của các quốc gia trên thế giới, đòi hỏi chúng ta phải

nghiên cứu một cách sâu sắc hơn về những nền tảng cơ bản của nó Việc nghiên

cứu nhà nước thế tục sẽ làm giàu lên những tri thức về nhà nước, đặc biệt là nhờ sự

phối hợp với những kiến thức liên ngành.

46 Xem: Điều 9, Hiến pháp Lào năm 1991; Điều 43, Hiến pháp Campuchia năm 1999; Điều 67, Hiến pháp Thái Lannăm 2017; Điều 3, Hién pháp Bhutan năm 2018; Điều 361, Hiến pháp Myanmar năm 2008.

47 Xem: Điều 29, Hiến pháp Indonesia năm 2002; Điều 3, Hiến pháp Malaysia năm 2009; Điều 2, Hiến pháp Ai Cậpnăm 2014; Điều 2, Hiến pháp Pakistan năm 2010.

48 Xem: Điều 2, Hiến pháp Argentina năm 1949, Điều 3, Hiến pháp El Salvador năm 1983; Hiến pháp Georgia năm1995; Điều 3, Hiến pháp Hy Lạp năm 1975.

Trang 26

1.2 Cơ sở triết học và lịch sử của nhà nước thể tục

Nhà nước thé tục là sản phẩm của một lịch sử sinh động, bắt đầu từ quan điểm, học thuyết tới chủ nghĩa, trào lưu, hiện tượng Theo P Gilles Berceville hiện tượng thế tục hóa nói chung và sự tựu hình của nhà nước thế tục nói riêng luôn luôn lệ thuộc vào những cách giải thích và những dy phóng, xuất phat từ suy tư triết học và ké cả thần học Nói như vậy nghĩa là, nhà nước thế tục không chỉ cần dựa trên những quan điểm triết học mà còn phải được hình thành nên thông qua những biến đổi mang tính lịch sử - thời cuộc, mà ở đó có cách mà con người lý

giải và phán đoán về xã hội Điều này thé hiện một cách sống động ở chỗ: trào lưu

thé tục hóa và nhng quan điểm, tư tưởng mang tính thế tục không những tồn tại ở

phương Tây mà ở cả phương Đông, khi cả hai bộ phận của thế giới vẫn còn xa

cách nhau”° Dù vậy, vẫn phải nói rang nhà nước thế tục là một sản pham điền hình của văn minh, văn hóa phương Tây và đã được dung nạp, điều tiết, vận dụng khéo léo ở phương Đông sau khi toàn cầu hóa manh nha mở rộng Điều này thể hiện ở chỗ, nhà nước thế tục tồn tại dựa trên cơ sở triết học với chủ yếu các quan điểm được phát kiến ở phương Tây.

Trước khi đi vào những nội dung cụ thể về nền tảng triết học của nhà nước

thê tục, chung ta cân hiêu một chút về cách tiép cận của ngành triệt học tôn giáo.

*P Gilles Berceville, “La notion de sécularisation et les problématiques qui lui sont liées Un premier repérage”,

Dalat, 2014 (Sécularisation et formation des prétres au Vietnam).

50 Vi dụ ở Trung Quốc, theo Prasenjit Duara, quôc gia này da không bị năm giữ bởi các cộng đồng có niềm tin và

nhà nước Trung Hoa thời kỳ phong kiến năm độc quyền trong việc tiếp cận cái Thiêng Thực tế thì mặc du là mộtnước quân chủ thần quyền, nhưng tín ngưỡng thờ Trời và tổ tiên của người Trung Quốc về cơ bản không có sứcmạnh như một tôn giáo với một giáo hội mạnh mẽ Cũng theo ông, không giông như phương Tây, nơi phải cạnh

tranh quyền lực với Nhà thờ, người Trung Quốc đã có một quan điểm thế tục dé bảo đảm rằng không có giáo hội

nào có thể được lập ra và thách thức quyền lực của giới chính trị Xem: Prasenjit Duara, ‘Secular China’ in“Diasporic Chinese Ventures: The Life and works of Wang Œengwu” Benton, Gregor and Hong Liu 2004.Routledge p.126 ;

Tương tự như vậy, những biểu hiện của quan điểm thế tục cũng tồn tại ở Ấn Độ với một số điển hình như vào thờivua Ashoka hay vương triều Harsha các tôn giáo bất kế là Bà-la-môn giáo, Phật giáo, Kỳ Na giáo đều được chấpnhận và chung sống Đến thời kỳ Hồi giáo chiếm đóng An Độ, vẫn có những triều đại dé cao bình đăng tôn giáo,

giảm bớt đàn áp và cưỡng bức cai đạo Xem: Rajagopalan, Swarna (2003) "Secularism in India: Accepted Principle,Contentious Interpretation" In William Safran (ed.) The Secular and the Sacred: Nation, Religion, and Politics.Psychology Press pp 241.

Trang 27

Trong các ngành triết học, đối tượng nghiên cứu thường là các phạm trù rút ra từ sự khái quát hóa sự vật, hiện tượng trên đời; ví dụ như “cái đúng”, “cái đẹp”, “cái thiện” Tương ứng với nó là các ngành luận lý học, mỹ học, đạo đức học Đối với triết học tôn giáo, phạm trù trung tâm là “cái thiêng” và đối lập là “cái tục” với tư

cách “chìa khóa để hiểu tất cả các tôn giáo và các yếu tô cấu thành”®! Trong đó, ở nhà nước thé tục, việc tách biệt giữa chính trị và tôn giáo có thé coi là kết qua của những trào lưu mang tính “tục hóa” và sự đối chọi giữa “cái tục” với “cái thiêng” trong lịch sử mà ở đó tiến trình biến đổi của xã hội loài người được phản ánh rõ rệt Cụ thé, quá trình này được biểu hiện trên các cơ sở triết học và lịch sử

như sau:

- Chủ nghĩa duy lý

Những dòng tư tưởng mang đặc trưng của chủ nghĩa duy lý (rationalism) đã xuất hiện ngay từ thời cổ dai với những ý tưởng cơ bản về việc đề cao giá trị của lý tính (hay tư duy, lý luận, logic) và đặt ra yêu cầu về một nhà nước được lãnh đạo bởi sự uyên bác” Điều này phản ánh một góc nhìn đối lập với thuyết thần quyền và đặt trong bối cảnh tôn giáo thời kỳ cô đại vẫn còn thịnh hành thì nó cũng cho thấy phần nào sự tách rời giữa thờ phụng tôn giáo và quản trị nhà nước VỀ sau,

cùng với sự phát triển của thần học Kitô giáo, chủ nghĩa duy ly lại được sử dụng

như một phương tiện chứng tỏ cho sự tồn tại của Chúa trời Theo họ, con người là

một bản thé của tư duy, như Descartes đã nói: Cognito, ergo sum (tôi tư duy, vậy tôi tồn tại) Tư duy, lí trí hay lý tinh là yếu t6 làm nên sự tồn tại của con người Và

trong tư duy con người luôn chưa đựng ý niệm về một thuc thể hoàn hảo, tức là

những ý niệm tự nó đã chứa đựng một sự thật rằng nó phải tồn tại Vào thời

Descartes, thuc thể hoàn hảo của ông chính là Chúa trời, Chúa trời với tư cách một

5! Juan Martin Velasco, Fenomenologia de la religion, in Manuel Fraljô, Filosofia de la Religión: Estudios y Textos,

Trotta, Madrid, 1994, p 73.

5 Chang hạn như tư tưởng của Plato, theo: Jostein Gaarder, Thể giới của Sophie — Một cuốn tiểu thuyết vẻ lịch sửtriết học, Nxb Tri thức, Hà Nội, 2006, trang 118-120.

Trang 28

ý niệm bam sinh của con người Như chính ông đã nói trong tập Những suy ngâm

về siêu hình học (Méditations métaphysiques), “ý niệm về Chúa trời đã được sinh ra cùng lúc với tôi trong khoảnh khắc tôi hình thành, như một y niệm bẩm sinh Và sự thát rằng không nên có một lý do gì cho sự ngạc nhiên, nếu Chúa, khi tôi được

sinh ra, đã đặt những y niệm đó vào trong tôi như là một nghệ nhân thu công dong

dấu lên sản phẩm của mình "®

Nhưng đến thời Khai sáng, ý niệm về /ực thé hoàn hảo đã trở thành cảm hứng cho niềm tin không thé lung lay vào guyén tw nhiên của con người Thật vậy, các triết gia Khai sáng đều khang định rang nhân quyền là giá trị tự thân con người có được ngay từ khi họ sinh ra, giống như điều mà Descartes đã nói về Chúa trời Rõ ràng rằng những cảm hứng về lý tính bất biến của Chủ nghĩa duy lý đã khơi gợi nên ý tưởng của các nhà triết học thời kỳ Khai sáng về nguồn gốc tự nhiên của nhân quyên Chúng ta biết rằng, xét về quan điểm, nguồn gốc của nhân quyền được

chia thành hai trường phái là tự nhiên và pháp lý Cả hai trường phái này đều có xu

hướng đả kích nhau", nhưng đều dựa trên những cơ sở riêng biệt Với những

người coi rằng nhân quyên là tự nhiên, giống như những gi các triết gia Khai sáng

đã nói, thì cơ sở của họ chính là lý tính bất biến của Chủ nghĩa duy lý Đó cũng

chính là lý do mà thời kỳ Khai sáng còn được gọi là Thời đại của Lý tính (Age of

Reason) Tiếp theo, cần phải lý giải sâu hơn nữa tại sao các triết gia Khai sáng lại

tiếp thu va phát triển một cách tai tình những lý thuyết của Chủ nghĩa duy lý Liệu đó chỉ là kết quả của những cảm hứng triết học từ thời Descarte, hay sâu xa hơn nữa, từ Giong nói thân thánh của Socrates va Logos của những nhà triệt học Khắc

3 Theo Julian Marias, History of Philosophy, Courier Corporation, 2012, trang 217 Nguyên văn: "'This idea [of

God]', Descartes says at the end of his third Mediation, 'was born and produced together with me at the moment ofmy creation, just as the idea I have of myself was And in truth it should not be a cause for surprise if God, when

creating me, placed that idea within me so that it might be like the artisan's mark stamped on his product".

“ Xem thêm: Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (đồng chủ biên), Giáo trinh lý luận và pháp luật

về quyên con người, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2012, trang 39.

Trang 29

kỷ (Stoie)°°? Theo chúng tôi, cần bám vào quan điểm của chủ nghĩa Mác, con người là sản phẩm của lịch sử, tất cả những gì chúng ta nói, nghĩ và làm đều phản ánh bối cảnh lịch sử của thời đại chúng ta sống Đối với những nhà triết học Khai sáng cũng vậy, sở dĩ họ tiếp nhận và vận dụng những giá trị của Chủ nghĩa duy lý

cũng xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử và xã hội của họ Đầu tiên, vào thời kỳ này, sự

phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản, đi cùng với nó là rất nhiều phát minh khoa học ra đời đã tạo nền tảng cho tư duy lý tính phát triển Thật vậy, nếu Descartes phát triển Chủ nghĩa duy lý của ông trên nền tảng toán học thì các nhà triết học Khai sáng đã tìm được nguồn hứng khởi từ những khám phá khoa học mà

điển hình nhất là những kiến thức khoa học tự nhiên Một dẫn chứng tiêu biéu đó

là Voltaire đã “chiu ảnh hưởng từ chủ thuyết thực nghiệm và vat ly học của Newton, ông đã biến lý thuyết đó thành cơ sở căn bản cho triết học của Pháp ở thé kỷ XƯIHI, qua tác phẩm Những yếu to của Triết hoc Newton (Elements de la

””' Bên cạnh đó, những tư tưởng cốt lõi của

philosophie de Newton) viết năm 1788

thời kỳ Khai sáng đều đã có nền móng tư tưởng từ thời Trung cổ Những hạt nhân duy lý đã tồn tại trong tâm thức và văn hóa của người châu Âu trong một thời kỳ dài Thật vậy, “ong khi người Anh nói về 'common sense` (nhận thức thông

thường) thì người Pháp thường nói về 'évident` (hiển nhiên) Cum từ tiếng Anh có

nghĩa ‘diéu mà ai cũng biết, từ tiếng Pháp có nghĩa ‘diéu hiển nhiên doi với lý

tinh của con người ”°” Như vậy, những ý niệm về ly tính bat biến đã tồn tại một cách lâu dài và là nền tảng tư tưởng cho những triết gia Khai sáng tin vào các khái niệm thê tục mà trọng tâm là quyên con người Quyên con người không phủ nhận

55 Socrates là nhà triết học cô Hy Lạp, ông luôn dé cao vào lý tính, hay sự thấu hiểu được dẫn dắt bởi một Giọng nóithần thánh ở trong đầu của ông Trường phái khắc ky (Stoic) bắt nguồn ở Hy Lạp vào khoảng năm 300 TCN, cáctriết gia theo trường phái này tin vào tri thức cua conngười, hay được gọi là Logos Nói chung, Chủ nghĩa duy lý cónguồn gốc khá xâu xa trong lich sử triết học, bắt nguồn từ Parmenides và thực sự phát triển từ Descartes.

56 Thái Kim Lan, Khai sáng và tiến bộ nhìn từ góc độ triết sử phương Tây, Tạp chí Thời đại mới, số 3 tháng

57 Jostein Gaarder, Sophie world, Hachette Uk, 2010, trang 302 Nguyên văn: "When the British speak of 'common

sense,’ the French usually speak of 'evident.' The English expression means 'what everybody knows,' the Frenchmeans ‘what is obvious' to one's reason".

Trang 30

tôn giáo nhưng đặt ra yêu cầu về việc phải mở rộng tự do tôn giáo Đó cũng là bước đầu của xu hướng thế tục hóa và sự hình thành của nhà nước thế tục sau này.

- Tinh than tự do, phản kháng của thời kỳ Khai sáng

Tiếp theo những nên tảng triết học duy lý đã được khai mở và lan tỏa rộng rãi

trong thời kỳ này, chúng ta cũng cần phải xem xét tới những yếu tố thuộc góc độ lich sử, xã hội đã tác động tới trào lưu thé tục hóa ở phương Tây Đó chính là tinh thần tự do, phản kháng với tư cách như một động lực dé đời sống dân sự tách rời dần khỏi đời sống thiêng liêng với hệ quả là các cuộc cách mạng xã hội, không chỉ lật đồ quyền lực của giới tăng lữ tôn giáo mà còn phá bỏ nền gốc của chế độ quan

chủ than quyền dé lập nên một nhà nước mới.

Về mặt logic, rõ ràng rằng sự phát triển của xã hội được quyết định bởi yếu tố

cơ sở hạ tầng, mà trong đó trình độ khoa học kỹ thuật, lực lượng sản xuất sẽ quyết định tat cả Ở nước Pháp trong thé kỷ XVIII, quan hệ sản xuất tư bản phát triển làm tăng sức mạnh và vai trò của tầng lớp tư sản, trí thức thành thị Tuy nhiên họ bị o ép bởi chế độ chuyên chế với độc quyền của tang lớp tăng lữ, quý tộc”° Trong

bối cảnh như vậy chắc chắn Tinh than Tự do và phản kháng sẽ được nuôi dưỡng và

luôn chực chờ trỗi dậy Tuy nhiên, cần phải thấy được ngòi nỗ của tinh thần đó

năm ở đâu dé rõ hơn về những nên tảng triết học của trào lưu Khai sáng.

Phải nói rằng, nếu Chủ nghĩa duy ly của Descartes là cảm hứng cho triết học

Khai sáng thì Tinh thần Tự do và phản kháng lại được các triết gia thời kỳ này thu

nhận từ nước láng giéng Anh quốc Nước Anh trong thời ky này là nơi tự do hon Pháp về nhiều mặt Trong những chuyến thăm tới Anh quốc, các triết gia Khai sáng đã bị lôi cuốn bởi tinh than tự do của noi đây Trong cuốn sách Voltaire, Montesquieu and Rousseau in England, tac giả J Churton Collin đã miêu ta kha rõràng về cuộc sông, những lan viêng thăm va quan diém của ba triệt gia nay đôi với

58 Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hong, Lich sử thé giới cận hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2012, trang 68.

Trang 31

Anh quốc”? va cho thay ảnh hưởng của đất nước này đối với họ Chúng ta cũng có thé tìm thấy dé dàng những dấu vết của sự hâm mộ nước Anh trong trước tác của các triết gia Khai sáng Pháp Trong cuốn Bàn về tỉnh thần pháp luật, quyền 11, chương VI, Montesquieu đã ca ngợi chính thé của Anh, ông nói: “Ty do của người Anh có được là do luật pháp của ho” Còn Voltaire đã sống ở Anh trong ba năm (1726-1729), nơi ông viết Những lá thư triết học với nhiều nội dung ca ngợi sự tự do và tiến bộ của nước Anh so với Pháp Chang han trong lá thư thứ 5, ông viết: “Về mặt đạo đức, những giáo sĩ Anh giáo được sắp đặt tốt hơn những giáo sĩ ở Pháp, và lý do là: tất cả những giáo sĩ đó déu được đưa tới từ Đại học Oxford hay

Cambridge, rất xa khỏi sự tham những của thi đô ”°! Cũng tại đây, trong lá thư

thứ 8, 9, Voltaire đã phân tích chính thể Anh và những điểm ưu việt của nó.

Tinh thần tự do của nước Anh mê hoặc các nhà triết học Pháp Ở Pháp, nền quân chủ chuyên chế ngày càng phát triển tới mức cực đoan Vua Louis thứ XIV

của Pháp là một nhà chinh phat vĩ đại, ông đã nói: Nhà nước u, chính là ta (L'Etat,

c'est moi) Nhung ở Anh, từ thé ky XIII, với bản Dai hién chuong Magna carta, những tu tưởng han chế quyén lực của nhà vua, bảo vệ quyền tự do của con người đã được nhen nhóm” Sau đó, vào năm 1688, cuộc cách mang tư sản Anh né ra, nhà nước quân chủ lập hiến chính thức được thiết lập Như vậy, Anh và Pháp là hai

nước láng giêng gân gũi vê mặt địa lý nhưng lại có bôi cảnh chính trị, xã hội khác

”? Xem J.Churton Collin, Voltaire, Montesquieu and Rousseau in England, Eveleigh Nash, Fawside house, London,

6° Montesquieu, Ban về Tinh than pháp luật, Hoàng Thanh Dam dịch, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006, trang

61 Voltaire, Ernest Dilworth, Philosophical Letters: Letters Concerning the English Nation, Courier Corporation,

2003, trang 24 Nguyén van: " With regard to morals, the anglican clergy are better ordered than those of France,and this is the reason: all clergymen are brought up in Oxford University, or in Cambridge, far from the corruptionof the capital."

62 Ban Dai hiến chương Magna Carta được vua John va giới quý tộc chống lại ông ky năm 1215 Đây là văn banchính trị-pháp lý quan trọng trong lich sử nhân quyền Điều 39 của Đại hiến chương đã khang định: "Không mộtngười tự do nào phải chịu cảnh bị bắt, bị cam tù, bị tước đoạt tự do hoặc trục xuất, di day, truy nã cho tới khi nào

có ban an của những công dân khác xử người đó theo dung luật cua xứ sở” Nguyên van: “39 No freemen shall betaken or imprisoned or disseised or exiled or in any way destroyed, nor will we go upon him nor send upon him,except by the lawful judgment of his peers or by the law of the land.”

Trang 32

nhau Tinh than tự do ở Anh chính là một động lực quan trọng thúc đây cho khát

vọng đấu tranh của những nhà triết học Khai sáng Pháp.

Bên cạnh đó, khi nói đến ảnh hưởng của nước Anh tới các triết gia Khai sáng, chúng ta không thê không nhắc tới triết học của John Locke Tư tưởng của Locke

về quyền tự nhiên đã tác động mạnh tới các nhà triết học hậu bối Locke bàn nhiều về tự do và coi tự do như một quyền tự nhiên của con người Ông lập luận: “Không ai được làm hại đến sinh mạng, sức khỏe, tự do, hay tài sản của người khác, vì tat cả đều là tuyệt tác của một Dang sáng tạo toàn năng và thông thái vô hạn 53 Bên cạnh đó, tư tưởng của Locke về phân chia quyền lực cũng đã được

Montesquieu tiếp thu và phô biến một cách rộng rãi Hơn thé, ngay cả bản Tuyên

ngôn nhân quyên va dân quyền năm 1791 của Pháp cũng được coi là đã tiếp nhận những “cam hứng kiểu Locke”TM trong những điều khoản đầu tiên của nó về các quyền tự do cá nhân.

Nhìn chung, mơ ước có được một xã hội tự do của các triết gia Khai sáng được nhen nhóm từ những tia sáng tới từ nước Anh Điều này đã cổ vũ cho họ thực

hiện những cuộc đấu tranh chống lại tầng lớp tăng lữ, vua chúa; thông qua các

phong trào chống kiểm duyệt, và đặc biệt là bằng các bài báo, sách vở đả kích.

Tinh thần Tự do và phản kháng là một phân rất quan trọng mà các nhà triết học

Khai sáng đề cao Từ những nhận thức ban đầu về giá trị của Tự do, họ đã dần dần thây được sự phi lý và độc đoán của chính quyền bấy giờ, và tự ý thức được nhiệm

vụ phải đấu tranh dành lay quyên tự do thiêng liêng của mình Kết qua của chúng

là những phong trào cách mạng đã lật đồ sự cai trị của nhà nước thần quyền và đòi

hỏi sự phân tách giữa giáo hội với nhà nước Đây là cơ sở quan trọng cho sự ra đời

của các nhà nước tư sản hiện đại cũng như định hình cho nhà nước thế tục trở

Trang 33

1.3 Vai trò của nhà nước thế tục trong xã hội hiện đại

Nhà nước thé tục, từ tư tưởng tới hiện thực, đều gan chặt với xã hội hiện đại,

hay gọi một cách triết học là “tính hiện đại” của xã hội Max Weber coi đó là hệ

qua của quá trình lý tính hóa và là “số phận cua thời đại chúng ta’ Tuy vay, sự khác biệt trong cách thức mà các nhà nước phân ly với giáo hội cho thấy một sự trung lập hóa tuyệt đối giữa nhà nước và tôn giáo là bất khả, và do đó, các nhà nước hiện đại có vai trò cũng như nhiệm vụ “tim ra một sự cân bằng trong việc phân biệt giữa tôn giáo và chính tri’, tức là vừa không thê đồng nhất tôn giáo với

chính trị, giáo hội với chính quyền nhưng cũng không thể xóa bỏ các nguồn lực

của tôn giáo ra khỏi các lĩnh vực của đời song xã hội Do đó, khi nhìn nhận van dé vai trò của nhà nước thé tục trong xã hội hiện đại, có thể xem xét tới hai chiều cạnh

như sau:

- Sự phân tách quyên lực chính trị với tôn giáo

Đối với nha nước thé tục, sự phân tách giữa quyền lực chính trị với tôn giáo sẽ đem lại những vai trò đáng kể đối với xã hội Đầu tiên là đảm bao chủ quyền thực sự của nhân dân Điều đó có nghĩa là nhà nước cũng như mọi hành động của nó phải xuất phát từ nhu cầu chung về sự sống còn của cộng đồng và phải là sản

phẩm của một sự đồng thuận tự nguyện giữa các cá nhân trên cơ sở ý chí tự do chứ

không phải bắt nguồn từ một căn nguyên thần bí, siêu tự nhiên” Như vậy, nhà nước thế tục sẽ dam bảo rang chức năng đầu tiên và quan trọng nhất của nó là phục

vụ nhân dân, chủ thể của quyền lực nhà nước Thứ hai, sự phân tách giữa quyền

lực nhà nước và quyền lực tôn giáo sẽ tạo nên một môi trường bình đẳng, tạo điều

kiện cho đa dạng tôn giáo Trong điều kiện một xã hội có nhiều tôn giáo ton tại, sự

bat bình đăng tôn giáo là rất nguy hiểm, đặc biệt là ở chỗ điều đó có thé dẫn tới

55 Max Weber, Nền đạo đức Tin lành và tinh than của chủ nghĩa tư bản, Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Nghị, NguyễnTung, Tran Hữu Quang dich, Nxb Tri thức, Ha Nội, 2019, trang 43.

66 Đỗ Quang Hưng, Trở lai vấn dé tôn giáo va tinh hiện dai, Tap chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 9&10, 2016.

67 Phan Xuân Sơn, Nhà nước pháp quyên, trích trong: Tập bài giảng chính trị học, dành cho cao học chuyên ngành

chính tri học, Nxb Chính trị - hành chính, Hà Nội, 2008.

Trang 34

việc các tôn giáo tìm cách bài trừ lẫn nhau gây xung đột tôn giáo Việc nhà nước

thế tục chọn vị trí trung lập cũng đồng thời sẽ mang lấy vai trò đảm bảo sự bình đăng giữa các tôn giáo va từ đó mang lại ổn định xã hội” Nói chung, bên cạnh khuynh hướng cực đoan van còn tổn tại ở một số nơi thì phần lớn các tôn giáo trên thế giới đều có xu hướng tìm cách đối thoại với nhau, tìm những điểm chung của nhau trên cơ sở hướng thién® Vì vậy, về phía nhà nước, việc kiến tao và duy trì

một môi trường bình dang, hòa hợp tôn giáo sé là cơ sở dé bảo vệ sự ôn định của

xã hội Trên thế giới, một ví dụ điển hình cho điều này có thể tham khảo tới là trường hop của An D6” Tôn giáo trên đất nước An Độ bao gồm cả tôn giáo nội

sinh (Hinđu giáo, Phật giáo) và ngoại nhập (điển hình là Hồi giáo) mà trong đó

Hindu giáo chiếm tỷ lệ cao nhất Trải qua nhiều cuộc xung đột tôn giáo, thậm chí có thé coi đây là ngọn nguồn của việc phân tách đất nước Pakistan từ An Độ”!, các nhà lập hiến hiện đại đã lựa chọn mô hình nhà nước thế tục để bảo vệ sự bền vững của dat nước”? Nha nước thế tục An Độ có thé coi như một con đập ngăn chặn sự quá khích của không ít người theo đạo Hindu và từ đó bảo vệ được khối đoàn kết dân tộc Cuối cùng, một vai trò không thê không nhắc tới của nhà nước thế tục đó là bảo vệ quyền tự do tôn giáo của cá nhân Không những thế, bởi vì các quyền con

người có môi liên hệ phụ thuộc lân nhau, sự bảo vệ cao độ quyên tự do tôn giáo

58 Một vi dụ của hiện tượng bat ôn do bắt bình đăng tôn giáo chính là trong thời Đệ nhất Cộng hòa ở miền Nam ViệtNam (1955 — 1963), đó là khi nhà nước này mặc dù tuyên bố tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhưng trên thực tế lại thiênvị Công giáo Xem: Hồ Thành Tâm, Chính sách tôn giáo của chính quyên Sài Gòn tại Tây Nguyên (1954 — 1975),Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017.

6° Nguyễn Thị Qué Hương, Nguyễn Thi Hòa, Không gian công với vấn dé đối thoại liên tôn giáo ở Việt Nam hiệnnay, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 3/2021.

70 Đoạn sau chúng tôi tham khảo chủ yếu từ: S N Balagangadhara and Jakob De Roover, The Secular State and

Religious Conflict: Liberal Neutrality and the Indian Case of Pluralism, The Journal of Political Philosophy:Volume 15, Number 1, 2007, pp 67-92.

7! Su xung đột giữa Hồi giáo va Hindu giáo có tinh lịch sử lâu dài Những người theo đạo Hồi tại đây bị coi là hậuduệ của ngoại xâm nên bị phân biệt đối xử và trở thành mục tiêu của những phần tử cực đoan Sự phân tách hai đất

nước có thê coi là giải pháp chính trị để giải quyết tình trạng này Xem thêm: Lê Hải Dang, Pham Minh Phúc, Xung

đột tộc người, tôn giáo ở một số quốc gia trong những năm gan đây, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2020.

? Phần Lời nói đầu của Hiến pháp Án Độ 2008 khẳng định Ấn Độ là một quốc gia Cộng hòa dân chủ thế tục xã hội

chủ nghĩa (Socialist secular democratic republic) Xem tại: http://lawmin.nic.in/coi/coiason29july08.pdf Truy cậpngày 14/03/2022.

Trang 35

còn là cơ sở cho việc bảo đảm các quyền khác như quyền tham gia vào chính trị,

quyền tự do biểu đạt, tự do hôn nhân.v.v Valentine Zuber cho rằng: “Tu do tin hay

không tin, thay đồi hay bỏ không theo một tôn giáo hoặc một niém tin, tự do biểu

đạt cá nhân, tôn giáo hay chính trị, tự do chọn lối sống, giáo dục, sức khỏe và

thậm chí cả chọn cái chết, tất cả các điều này déu thuộc lĩnh vực của sự thé tục ”°, Điều đó có nghĩa là, xuất phát từ sự bảo vệ quyền tự do tôn giáo của mỗi công dân, nhà nước thế tục còn có vai trò trong việc bảo vệ rất nhiều quyền con người khác Tự do tôn giáo chỉ là điểm xuất phát cho việc bảo vệ quyền nói chung.

Tóm lại, sự phân tách quyền lực chính trị và tôn giáo là một căn bản để các nhà nước thế tục phát huy vai trò của nó trong việc bảo đảm các quyền con người,

quyền công dân cũng như bảo vệ trật tự, an ninh chung của một xã hội hòa bình giữa các tôn giáo Tuy vậy vai trò này cũng gặp phải những thách thức nhất định từ các xu hướng phục hưng tôn giáo, bùng nỗ tôn giáo với dự báo răng thé kỷ XXI là thế ky của tôn giáo”* Điều đó sẽ còn chứa đựng những bất 6n khiến xu hướng “giải thế tục hóa” (Desecularisation) diễn ra và thực tế là đã xuất hiện ở một số

nước, đặc biệt là các nước Liên Xô cũ (Nga và một số nước Đông Au) khi chu

nghĩa dân tộc mang tính tôn giáo quay trở lại sau sự sup đồ của nhà nước xã hội

chủ nghĩa có khuynh hướng vô thần”Š Nói chung, vẫn có những biéu hiện cho thay

các tôn giáo quay trở lại chiếm lĩnh quyên lực chính trị, bat đầu từ việc gây ảnh

hưởng tới chính quyền Đó là thách thức đối với xu hướng thé tục hóa trong thời đại ngày nay của chúng ta.

- Phát huy nguồn lực tôn giáo một cách lành mạnh

73 Valentine Zuber, Secularism, a product of history and human rights instrument, Vie Sociale, Volume 21, Issue 1,

Trang 36

Như đã trình bày, nhà nước thế tục không có khuynh hướng bài trừ tôn giáo

mà chủ yếu là tự đặt cho mình một vị thế trung lập Bản thân trào lưu thế tục hóa có thé diễn ra trên nhiều cấp độ và bình diện (xã hội, định chế và cá nhân), thậm

chí từ ngay chính bên trong của chính tôn giáo nhưng xét cho cùng thì trao lưu này

cũng không hướng tới sự xóa bỏ, triệt tiêu tôn giáo bởi mặc dù các tôn giáo có thé “tan loãng” ra, thiếu vắng tín đồ nhưng nó vẫn có sức mạnh tạo nên một cảm thức gan bó của cả một cộng đồng”5 Tuy nhiên, trong bối cảnh các tôn giáo được tự do phát triển, việc phát huy tốt nguồn lực tôn giáo cũng thé hiện phan nào vai trò của nhà nước thế tục Bản thân các tôn giáo có lịch sử và kinh nghiệm lâu dài trong

việc thúc đây hòa bình, bác ái, nhân bản với không chỉ trong nội dung học thuyết

của họ mà còn ở cả các phong trào mang tính dan thân Động lực tâm linh có sức

mạnh to lớn trong việc thúc đây những tín hữu tôn giáo cống hiến một cách vô vị

lợi cho xã hội Chủ nghĩa thế tục đòi hỏi nhà nước cần cởi mở hơn với vai trò của tôn giáo, đặc biệt là trong việc kiến tạo một xã hội hòa bình””.

Thực tế cho thấy việc phát huy nguồn lực của tôn giáo trong bối cảnh nha nước thế tục có một lịch sử phức tạp Một khái niệm thuộc về xã hội học thường được sử dụng dé chỉ tam ảnh hưởng của tôn giáo đối với xã hội đó là “không gian

công” Cụ thé, trong thời gian đầu của trào lưu thé tục, các nhà nước muốn day tôn

giáo từ một định chế bao trùm không gian công trở về với lĩnh vực riêng tư cá

nhân Tuy vậy dần dân sau khi tôn giáo không còn là đối trọng của quyền lực chính

trị thì nhà nước lại mời gọi tôn giáo đóng vai trò lớn hon trong không gian công

Trong xã hội hiện đại ngày nay, việc phát huy nguồn lực của tôn giáo là hết sức cần thiết tuy nhiên cần phải được thực hiện một cách lành mạnh Dé làm được điều

76 Nguyễn Xuân Nghĩa, Tôn giáo và quá trình thé tục hóa, Tạp chí Xã hội hoc, số 1/1996.

7 Một tài liệu của Viện Hòa bình Hoa Kỳ với những khảo sát tập trung vào khu vực Trung Đông, Châu Phi đã

chứng minh răng hòa bình trên cơ sở tôn giáo và đức tin đang ngày càng trở nên phổ biến Xem: United States

Institute of Peace, David R Smock (ed), Religious Contributions to Peacemaking, When Religion Brings Peace, NotWar, Peaceworks No 55 First published January 2006 https://www.usip.org/sites/default/files/P WJan2006.pdfTruy cap ngay 15/03/2022.

78 Nguyễn Xuân Nghia, Không gian công và tôn giáo, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 09/2014.

Trang 37

đó, các nhà nước có thể đặt ra những tiêu chí cho sự tham gia của tổ chức tôn giáo vào những van đề chung, mang tính công cong” Nhờ vậy, nha nước vừa có thé không làm thất thoát một nguồn lực to lớn của xã hội, lại vừa có thé đảm bảo rằng sự tham gia tích cực của các tôn giáo không ảnh hưởng quá lớn tới vai trò của chính quyền Đây là dấu chỉ của một nhận thức hợp lý từ phía nhà nước trong bối

cảnh xã hội hiện đại vốn nhắn mạnh xu thế đối thoại, hòa bình, hợp tác và cùng

phát triển.

1.4 Bồi cảnh tôn giáo ở Việt Nam

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu và giải thích các vấn đề tôn giáo gặp nhiều khó khăn Điều đáng ké nhất là ở chỗ, những van dé đó, đặc biệt là trong mối liên hệ giữa nhà nước với các giáo hội, không biểu thị một cách minh xác và thừa nhận

một cách rộng rãi Hay nói một cách khác, bề nổi hay mặt biểu hiện của đời song

tôn giáo ở Việt Nam rat nhỏ nhoi so với bề chim Don cử như số liệu thống kê vào

năm 2019 răng có tới 86.32% dân số Việt Nam*° theo tín ngưỡng dân gian và

không tôn giáo có thé khiến người ta liên tưởng tới việc đại đa số người dân Việt Nam có đời sống tâm linh giản đơn hoặc không chấp nhận tôn giáo Điều này dễ

dẫn tới một cái nhìn sai lạc, đặc biệt là khi theo dõi từ bên ngoài một cách khách quan, bởi thực tế đời sống tôn giáo ở Việt Nam phức tạp và sinh động hơn thế

nhiều Riêng sức ảnh hưởng của Phật giáo ở đất nước ta đã lớn tới mức khó có thé đo đếm đượcŸ!, và thực tế nhiều người chọn cách ghi trong lý lịch là “không tôn

? Chăng hạn ở Mỹ, các tổ chức tôn giáo có thê nhận tài trợ từ nhà nước với những tiêu chí mang tính nguyên tắc:

(1) Các tổ chức được nhận tài trợ không giới hạn với bat kỳ tô chức tôn giáo nào; (2) Các dịch vụ được cung cap choxã hội và người dân không được mang tính chất tôn giáo; (3) Không có nguy cơ dùng tiền viện trợ dé truyền bá tôngiáo; (4) Các tổ chức tôn giáo không phải ¬ nơi thụ hướng duy nhất; và (5) Mọi biéu hiện hoặc tác động việc thúcđây tôn giáo phải là ° 'ngẫu nhiên và xa xôi” Xem: Đỗ Lan Hiền, Hoat động xã hội của các tổ chức tôn giáo ở ViệtNam: Tiếp cận từ nghiên cứu pháp nhân tôn giáo, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5/2018.

80 Tổng cục thống kê, Kế? quả toàn bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 Completed results of the 2019

Vietnam Population and housing census, Nxb Thông kê, Hà Nội, 2020, trang 21.

8! Theo thống kê từ năm 2008 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì ca nước có tới 45 triệu tín đồ đã thực hiện phép

Quy y tam bảo (chiếm hơn 50% dân số Việt Nam khi đó) Con số này dĩ nhiên không phản ảnh hết hiện tình Phậtgiáo Việt Nam vì đây là một tôn giáo có truyền thong xa xưa, với nhiều người tự xem là đi theo mà không nhất thiết

Trang 38

giáo”, “nhưng thực tế họ không phải là những người vô than hay không có niềm

tin tôn giáo, càng không phải nhóm người vô tâm thức tôn giáo ”°°.

Ví dụ trên mới đơn thuần nói lên sự khác biệt dẫn tới khó khăn trong nghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam về mặt cách tiếp cận, nhận thức khách quan và thống kê Về mặt chủ quan, một số khó khăn trong việc nghiên cứu tôn giáo còn xuất phát từ

những định kiến của khá nhiều người (trong đó có cả giới chính trị và khoa học)

hưề: (1) Tôn giáo bị cho là đối nghịch với khoa học và chủ nghĩa duy vật; (2) Tôn giáo bị đồng nhất với mê tín, lạc hậu và cần phải xóa bỏ; và (3) Tôn giáo luôn bị các thế lực chính trị phản động lợi dụng nên tôn giáo thường đồng nhất với

chính trị, ở đó không có chỗ cho “văn hoá” và giải quyết van dé tôn giáo là dau tranh tư tưởng chính trị, nhận thức và giải quyết van dé địch - ta.

1.4.1 Về mặt văn hóa

Một đặc điểm rat cơ bản của văn hóa Việt Nam đó là con người, dưới góc độ

cá nhân, luôn luôn được xem xét trong mối quan hệ với con người tổng thê, tức là

các "thuc thé tong thể siêu cá nhân"®*, tức là các tô chức, thiết ché gồm nhiều

người, chang hạn như gia đình, dòng họ, làng xã, giai cấp, dân tộc Điều nay thé hiện một cách rõ ràng qua nhiều dẫn chứng văn hóa:

- Đầu tiên là ở kết câu xã hội mang tính truyền thống: nhà-làng-nước Trong

đó, con người cá nhân không phải là đơn vị nhỏ nhất, đặc thù nhất, bản nhiên nhất

của xã hội mà gia đình hay nha mới được coi là té bào cua xã hội Nguyên nhân

của điều này là do mục đích “thiét lập trật tự gia đình gia trưởng phong kién làm

cơ sở cho đạo tri quốc và là tiễn dé cho trật tự xã hội "8Š của Nho giáo vốn ăn sâu

phải thực hiện nghỉ lễ trên Nhưng dù sao, nó cũng cho thấy sự khác biệt rất lớn so với thống kê của nhà nước Số

liệu xem tại: http://www.giacngo.vn/thoisu/2008/11/07/534252/ Truy cập ngày 20/5/2022.

li Nguyễn Quang Hưng, Tôn giáo và xã hội, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, sô 3/2019.

8 Đỗ Quang Hung, Van dé tôn giáo trong Van kiện Dai hội lần thứ X của Đảng: cái đã có và cdi cần có, Tạp chí

Thông tin lý luận chính trị, số 8/2006.

84 Alain Laurent, Lich sứ cá nhân luận, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2001, trang 5.

8 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lich sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà

Nội, 2014, trang 64.

Trang 39

trong văn hóa Việt Nam Trong làng xã, ngoài các quan hệ mang tính địa vực, lắng giềng thì quan hệ huyết thống vẫn giữ vai trò quan trọng Vì vậy, trong một làng thường có những dòng họ lớn, chiếm phần đông dân cư trong làng Kết cau nha-làng-nước này đã khiến cho “các mối quan hệ xã hội, ứng xử con người với con người đều mang đậm màu sắc gia đình chủ nghĩa '®9.

- Dẫn chứng thứ hai chính nằm trong chủ nghĩa yêu nước của Việt Nam.

Đây là một tính thần nhân văn hết sức đặc sắc, vì mặc dù bat kỳ quốc gia, dân tộc nào cũng yêu nước, nhưng ở Việt Nam, tinh thần này đã được hun đúc qua nhiều

cuộc chiến tranh chống xâm lược, và đã gần như một “tén giáo chính thống của dân tộc ”®? Truyền thông này được minh chứng qua vô van sự kiện lịch sử mà dân

tộc ta đã phải trải qua từ trước đến nay Và chính truyền thống này, cũng như bối cảnh và số phận của đất nước đã luôn phải đương đầu với những cuộc xâm lược của ngoại bang đã khiến cho ở nước ta, đất nước luôn được coi trọng, quyền lợi cá

nhân phải đứng dưới quyền lợi chung của đất nước.

- Xét trên bình diện rộng hơn, Việt Nam nằm ở trong khu vực Á Đông, ở nơi tồn tại cái gọi là Các giá trị châu A, trong đó những xã hội này “coi trọng tính can cù lao động và tính kỷ luật, vì lợi ích chung, khác với cách nhìn tự do, dân chủ

theo kiểu phương Tây đặt nặng quyên cá nhân "5 Diém khác biệt giữa các giá tri

mà văn hóa Việt Nam đề cao có phần nào khác biệt so với các dòng văn hóa

phương Tây Như tác giả Hỗ Bá Thâm đã nhận xét: “Nền văn hóa của dân tộc có

ưu điểm là thương người như thể thương thân, yêu nước thương nhà, tính cộng đồng rất trội Nhưng điểm yếu và hạn chế nhất là cá nhân, cá tính chưa phát triển với tu cách là một chủ thé tự chủ, chưa được khuyến khích cao độ những động lực

86 Ngô Đức Thịnh (Chủ biên), Giá tri văn hóa Việt Nam truyền thống và biến đồi, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

2014, trang 164.

87 Hồ Bá Thâm, Văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2012, trang 78.

88 Dẫn theo: Nguyễn Đài Trang, Hồ Chi Minh, nhân văn và phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013, trang

153.

Trang 40

và lợi ích cá nhân, tài năng sáng tạo của cá nhân "® Như vậy, văn hóa đề cao tập thé chưa han đã hoàn hảo, nó vẫn có những điểm yếu nhất định.

Góc độ trên của nền văn hóa Việt Nam đặt ra những van đề nhất định, không chỉ với đời sống tôn giáo mà còn với mối liên hệ giữa nhà nước và tôn giáo Đầu tiên, phải thấy được trong bối cảnh văn hóa đề cao tập thể, coi nhẹ cá nhân; các tôn giáo có những sự dung hợp và thích nghi Chắng hạn, Phật giáo hướng tới một xã hội đại đồng, yêu sách mỗi cá nhân phải ân đi cái tự ngã, tu thân dưỡng tính, hướng về cõi không; qua đó cái tôi cá nhân rút lui khỏi cộng đồng, nhường bước trước

những lợi ích lớn lao hơn của tập thé” Đối với Công giáo, mặc dù nguyên tắc cơ bản trong giáo lý là đề cao phẩm giá của con người cá nhân, cho rằng quốc gia

cũng như xã hội không bao giờ có thể thay thế được sáng kiến và trách nhiệm của cá nhân, từ đó phủ nhận chủ nghĩa tập thể”!: tuy nhiên, khi bước vào Việt Nam, chính tôn giáo này cũng đã có những điểm thích nghi Đầu tiên, văn hóa Công giáo tìm được điểm chung trong việc xây dựng và bảo vệ các giá trị của gia đình Gia đình Công giáo mang tính bền vững, được xây dựng trên cơ sở sự thủy chung và bat khả phân ly”, là nơi nuôi dưỡng đức tin và được coi là Hội thánh tai gia, là nơi bảo vệ các giá trị văn hóa, đạo đức” Chính vì sự dung hòa giữa bản sắc văn hóa

dân tộc với giáo lý gia đình Công giáo mà hiện tượng ly hôn ở gia đình theo Công

giáo ở Việt Nam rất thấp so với các nước phương Tây dù theo tôn giáo này từ lâu.

Xét trong mối liên hệ với một tông thé lớn hon, đó là dân tộc; có thể nói các tôn giáo Việt Nam hiện nay đều đề cao tính dân tộc, góp phần xây dựng khối đại

đoàn kết dân tộc Điều này thé hiện rất rõ trong tôn chỉ của các tôn giáo như “Đạo

pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” của Phật giáo; “Sống phúc âm giữa lòng dân

89 Hồ Bá Thâm, Sdd, trang 36.

°° Huỳnh Thiên Tứ, Quyên riêng tu và văn hóa Việt, Tạp chi Tia sáng, số 8, 20/4/2022.

°! Xem: Nguyễn Đăng Trúc, Dân chủ và văn hóa Việt Nam,

https://nghiencuulichsu.com/2014/03/17/dan-chu-va-van-hoa-viet-nam/ Truy cập ngày 24/5/2022.

7 Hôn nhân trong Công giáo được coi là một trong các phép Bí tích, tức là hôn nhân được Thánh hóa và vĩnh cửu.

Đỗ Thi Ngọc Anh, Giá tri văn hod, đạo đức của hôn nhân, gia đình công giáo ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí

Nghiên cứu tôn giáo, số 10/2015.

Ngày đăng: 30/03/2024, 16:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w