Khi Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12/02/2003 quy định về sinh con bằng phương pháp khoa học, tức là, pháp luật cho phép thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để giú
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MANG THAI HỘ
Khái niệm chung về mang thai hộ
1.1.1 Các khái niệm liên quan đến “mang thai hộ”
“Mang thai hộ” dưới góc nhìn xã hội (chưa có Luật HN&GĐ năm
2014) Ở Việt Nam, trước khi Luật HN&GĐ năm 2014 được ban hành thì các khái niệm “mang thai hộ”, “chửa hộ”, “đẻ thuê” thường bị đánh đồng với nhau, nội dung và ý nghĩa của chúng không có sự tách biệt nhất định Và phần đông mọi người hiểu “mang thai hộ” giống “đẻ thuê” là khi người đàn ông (người chồng) quan hệ trực tiếp, không sử dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản với một người phụ nữ (không phải là vợ) đến khi người phụ nữ này có thai và sinh con Trong trường hợp này đứa trẻ sinh ra bằng tinh trùng của người đàn ông (người chồng) và noãn của người phụ nữ (không phải là vợ) Cách hiểu này đã làm cho ý nghĩa của việc “mang thai hộ” trở nên sai lệch, trái với thuần phong mỹ tục và đi ngược lại với giá trị con người
“Mang thai hộ” dưới góc nhận định của các chuyên gia
Theo ThS.BS Hồ Mạnh Tường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu di truyền và Sức khỏe sinh sản, Đại học Quốc gia TPHCM, cho biết: “Mang thai hộ là phương pháp giải quyết vấn đề không thể có con ở người phụ nữ do tử cung nên cần nhờ đến tử cung của người khác Đến nay, kỹ thuật này đã được thực hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng nó đang là vấn đề gây tranh cãi giữa các trường phái tư tưởng, văn hóa khác nhau”.[34]
Theo Tiến sĩ Luật học Nguyễn Văn Cừ, Phó giáo sư Trường Đại học Luật Hà Nội, trong bài viết “Pháp luật về mang thai hộ ở Việt Nam” đăng trên Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2016, số 6 có đề cập:“Thuật ngữ “mang thai hộ” được định nghĩa là phương pháp hỗ trợ sinh sản áp dụng khi người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi đã
Khóa luận giáo dục học thực hiện kí thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con
Vì vậy, người mang thai hộ không có liên quan về di truyền với đứa trẻ mà mình nuôi dưỡng trong cơ thể và sinh ra đứa trẻ đó”.[26, tr.11]
Trong bài viết “Một số vấn đề về thực hiện quy định của pháp luật hiện hành về mang thai hộ ở Việt Nam” đăng trên tạp chí Nghề luật, Học viện Tư pháp, 2016, số 2, ThS Trần Đức Thắng có nêu quan điểm của mình như sau:“Mang thai hộ là một thỏa thuận dân sự hình thành trên cơ sở tự nguyện
Thỏa thuận mang thai hộ được xác lập giữa một cặp vợ chồng và người mang thai hộ, đồng thời làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên”.[35, tr.58]
“Mang thai hộ” dưới góc độ pháp lý
Khoản 22 Điều 3 Luật HN&GĐ 2014 đưa ra khái niệm: “Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con”
Khi pháp luật thừa nhận việc mang thai hộ và định nghĩa rõ ràng nội hàm của mang thai hộ thì khái niệm mang thai hộ đã tách biệt và có nội dung hoàn toàn khác với “đẻ thuê”, “đẻ mướn” Tức là, mang thai hộ bắt buộc phải là trứng của người vợ và tinh trùng của người chồng trong cặp vợ chồng hiếm muộn, sau khi được TTTON thành phôi thì cấy vào tử cung của người mang thai hộ, khác hoàn toàn với việc đẻ thuê là người đẻ thuê giao phối trực tiếp với người chồng và không sử dụng bất kỳ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nào Đây chính là sự khác biệt cơ bản giữa “mang thai hộ” và “đẻ thuê”
Khái niệm “mang thai hộ” dưới góc nhìn của các chuyên gia dù là trong lĩnh vực y tế hay luật học thì đều có tính chất chuyên môn cao, dẫn đến khó
Khóa luận giáo dục học hiểu cho người đọc Đối với khái niệm “mang thai hộ” trong Luật HN&GĐ năm 2014 đưa ra không chỉ cụ thể, hoàn chỉnh và dễ tiếp nhận cho người đọc mà còn thể hiện rõ nội dung mà pháp luật cho phép khi thực hiện hoạt động mang thai hộ, đó là:
- Thứ nhất, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, người phụ nữ tự nguyện mang thai hộ cho cặp vợ chồng vô sinh không vì các giá trị vật chất, tiền bạc hay yếu tố kinh tế nào khác
- Thứ hai, phương pháp thực hiện mang thai hộ là kỹ thuật TTTON, tức là việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ nhờ mang thai hộ để người này mang thai và sinh con
- Thứ ba, đối tượng được phép nhờ mang thai hộ phải là cặp vợ chồng hiếm muộn và mục đích của hoạt động mang thai hộ là mang tính nhân đạo, dành cho người phụ nữ không thể tự mình sinh con Phụ nữ độc thân có thể xin tinh trùng và TTTON để có đứa con cùng huyết thống, tuy nhiên, pháp luật không thừa nhận phụ nữ độc thân không có khả năng mang thai và sinh con được nhờ mang thai hộ
1.1.2 Phân loại các hình thức mang thai hộ
Hội thảo Tư pháp Quốc tế Hague (HCCH) được tổ chức tại Hà Lan vào năm 2012 rút ra kết luận: Các thiết chế trên thế giới quy định về hoạt động
Cở sở lý luận và thực tiễn đối với lĩnh vực mang thai hộ
Thứ nhất, về mặt khoa học kỹ thuật, mang thai hộ được thực hiện trên cơ bản là kỹ thuật TTTON thông thường, nên không phức tạp về mặt kỹ
Khóa luận giáo dục học thuật Người vợ trong cặp vợ chồng có nhu cầu nhờ mang thai hộ sẽ được kích thích buồng trứng, theo dõi và chọc hút noãn Noãn sẽ được thụ tinh với tinh trùng người chồng để tạo phôi Phôi có thể được chuyển vào tử cung người mang thai hộ đã được chuẩn bị bằng nội tiết hoặc phôi sẽ được đông lạnh và sẽ được rã đông và cấy vào tử cung người nhận mang thai hộ vào thời điểm thích hợp Người chồng trong cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ phải đảm bảo có đủ tinh trùng để TTTON và người vợ phải có dự trữ buồng trứng đủ để cho việc thực hiện TTTON [9]
Năm 2011, với sự ra đời của Trung tâm nghiên cứu về di truyền và sức khỏe sinh sản (khoa Y Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), Việt Nam trở thành một trong bốn trung tâm đào tạo về hỗ trợ sinh sản lớn nhất của Châu Á (cùng với Singapore, Ấn Độ, Trung Quốc) và hiện mỗi năm tiếp nhận đào tạo, huấn luyện đào tạo cho nhiều bác sỹ nước ngoài [2, tr.16] Hiện nay cả nước có 21 cơ sở đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được Bộ
Y tế ra quyết định công nhận, trong đó có 05 cơ sở trên cả nước được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo gồm Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Mỹ Đức, Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế [19] Mặt khác, chi phí một ca TTTON ở Việt Nam chỉ bằng 1/4 hoặc 1/3 với khu vực và 1/6 -1/8 so với Mỹ, cụ thể chi phí để điều trị TTTON (thủ thuật và thuốc) ở Việt Nam khoảng 2.000-3.000 USD trong khi ở những nước trong khu vực dao động từ 8.000- 12.000 USD [39]
Mang thai hộ cũng được coi là một trong những phương pháp hỗ trợ sinh sản dành cho cặp vợ chồng hiếm muộn Kỹ thuật chính cần dùng trong mang thai hộ là kỹ thuật TTTON, đây là kỹ thuật về y tế đòi hỏi công nghệ và kỹ thuật cao mà Việt Nam đã có các trung tâm hỗ trợ sinh sản, bệnh viện phụ sản hoàn toàn có đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật TTTON và mang thai hộ để thực hiện với chi phí hợp lý Với đầy đủ cơ sở vật chất, nguồn nhân lực được đào tạo mỗi năm, mang thai hộ hoàn toàn có thể thực hiện được và chỉ còn
Khóa luận giáo dục học mang tính chất phức tạp trong mặt quan niệm và các thủ tục pháp lý, quyền cũng như lợi ích của các bên liên quan
Thứ hai, về mặt pháp lý, Luật HN&GĐ năm 2014 tạo ra cơ chế pháp lý khá hoàn chỉnh cho việc mang thai hộ, cụ thể là từ Điều 93 đến Điều 100 về Xác định cha, mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; Xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; Quyền, nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; Giải quyết tranh chấp liên quan đến việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và xử lý hành vi vi phạm về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ
Việt Nam là một trong số ít quốc gia ở khu vực Đông Nam Á ban hành riêng Nghị định của Chính phủ quy định về sinh con theo phương pháp khoa học (kỹ thuật hỗ trợ sinh sản) Nghị định số 10/2015/NĐ-CP và các văn bản có liên quan đã tạo hành lang pháp lý quan trọng giúp cho hoạt động tư vấn, khám và điều trị của các cán bộ y tế tư vấn được thuận lợi; các cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ đơn thân muốn mang thai có cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Hơn nữa các quy định pháp lý về mang thai hộ nhằm bảo đảm cơ chế, giải quyết hậu quả pháp lý của việc mang thai hộ; bảo vệ quyền, lợi ích của trẻ em sinh ra từ việc mang thai hộ, bảo vệ bên mang thai hộ và nhờ mang thai hộ Nghị định cũng đã bao phủ được hầu hết các vấn đề liên quan đến hỗ trợ sinh sản Các quy định của Nghị định phù hợp với các bằng chứng khoa học và pháp luật trong nước cũng như quốc tế
Nhu cầu mang thai hộ trên thực tế là khá phổ biến Việc pháp luật không cho phép đẻ thuê/mang thai hộ vì mục đích thương mại sẽ dẫn đến tình trạng bác sĩ tại Việt Nam không dám/và không được phép thực hiện vì sẽ là vi phạm pháp luật Những người có nhu cầu thì đi tìm những dịch vụ chui hoặc
Khóa luận giáo dục học ra nước ngoài để thực hiện mang thai hộ Việc sử dụng những dịch vụ chui vừa tốn kém, vừa trái pháp luật, vừa rủi ro mà quyền và lợi ích của người mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ hay đứa trẻ cũng không được bảo đảm Khi có tranh chấp giữa các bên phát sinh trong dịch vụ chui, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bị động do không có cơ sở pháp lý để xử lý, vì đây là hợp đồng không hợp pháp
Các nguyên nhân gây vô sinh có nguyên nhân do tử cung người vợ bị tật bẩm sinh hoặc do các bệnh lý khác khiến cho người phụ nữ không thể mang thai được ngày càng trở nên phổ biến Mặc dù, áp dụng phương pháp sinh con theo phương pháp khoa học, người chồng có tinh trùng, người vợ có noãn nhưng họ cũng không thể có con được Họ rất cần người mang thai hộ để có thể có được chính những đứa trẻ do chính tinh trùng và noãn của họ tạo nên, đây là nhu cầu chính đáng và cần thiết Hơn nữa, việc cho phép mang thai hộ là một giải pháp mang tính nhân văn nhằm tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con để thực hiện được quyền làm cha, mẹ
Nếu không được quy định trong luật thì do nhu cầu có con nên họ vẫn thực hiện mang thai hộ và họ làm tại nước ngoài hoặc tại Việt Nam (làm chui) dẫn tới các hậu quả sẽ xảy ra: Tình trạng đẻ thuê (vì mục đích thương mại); không đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng cho đứa trẻ và người mang thai hộ; quyền lợi của người mang thai hộ và quyền lợi của đứa trẻ sẽ không được đảm bảo; phát sinh tranh chấp vì không có quy định chặt chẽ của pháp luật
Do vậy, việc pháp luật cần ghi nhận, hợp pháp hoá mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là hết sức cần thiết.
Ý nghĩa của hoạt động mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
1.3.1 Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giúp đảm bảo quyền con người
Công nhận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc làm mang tính nhân văn, đáp ứng nhu cầu chính đáng của con người, đảm bảo cho con người được hưởng các quyền dân sự cơ bản, quyền đảm bảo chất lượng sống, quyền hôn nhân và mưu cầu hạnh phúc
Khóa luận giáo dục học
Quyền kết hôn, lập gia đình và bình đẳng trong hôn nhân thực chất bao gồm một số quyền có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Những quyền này có quan hệ mật thiết với quyền được hỗ trợ để bảo vệ gia đình, quyền của các bà mẹ và trẻ em được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt Hơn nữa, một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình nhằm bảo đảm quyền dân sự, hôn nhân và gia đình của cá nhân liên quan đến y tế, đó là nguyên tắc:
“Giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình” (khoản 4 Điều 2 Luật HN&GĐ năm 2014)
Việc cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có thể được coi là một việc mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đồng thời thể hiện quyền được bình đẳng và hạnh phúc của những người không thể có con với những người khác Điều này rất có ý nghĩa đối với các cặp vợ chồng hiếm muộn, vô sinh
1.3.2 Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo mang giá trị nhân văn sâu sắc
Bản chất vốn có của mang thai hộ là vô cùng nhân văn, bởi nó là sự giúp đỡ của người phụ nữ này với người phụ nữ khác để sinh ra những đứa trẻ Yếu tố huyết thống của một con người dù thế nào cũng không thay đổi nên điều khiến một người phụ nữ khác sẵn sàng giúp đỡ để sinh con cho một cặp vợ chồng được nhìn nhận như một hành vi nhân đạo cao cả Pháp luật cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo của nó, tuy nhiên pháp luật luôn đề cao ý nghĩa cao cả đó bằng việc chỉ thừa nhận mang thai hộ trên phương diện nhân đạo để tạo cơ hội được làm cha mẹ cho những cặp vợ chồng hiếm muộn mà người vợ không thể tự mình mang thai được
1.3.3 Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là kết quả ứng dụng thành công thành tựu khoa học kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm của lĩnh vực y học Đứng dưới góc độ y tế có thể thấy rằng, phương pháp mang thai hộ là giải pháp tốt cho những trường hợp vô sinh mà người phụ nữ không thể chữa trị để tự mang thai Và trong trường hợp này, đứa bé ra đời từ mang thai hộ mang gien di truyền của người phụ nữ có trứng thụ tinh chứ không phải của người mang thai Nếu hiểu khái niệm huyết thống đồng nhất với khái niệm
Khóa luận giáo dục học gien di truyền (ADN) thì quan hệ huyết thống là quan hệ giữa người phụ nữ có trứng và đứa trẻ Nếu chúng ta chấp nhận việc nuôi trẻ bằng sữa của người phụ nữ khác khi người mẹ của đứa trẻ không có khả năng nuôi con bằng sữa của chính mình thì chúng ta cũng nên chấp nhận việc mang thai hộ Hai hiện tượng này gần như đồng nhất với nhau, chỉ khác ở thời điểm là trước và sau khi sinh
Việc cấm mang thai hộ tại Việt Nam sẽ dẫn đến sự phân biệt về giàu nghèo vì các cặp cha mẹ có điều kiện kinh tế có thể sang nước ngoài để thực hiện phương pháp này Hơn nữa, việc mang thai hộ được luật quy định sẽ bảo đảm sự an toàn và quyền lợi cho các đối tượng tham gia, hạn chế các đường dây bóc lột phụ nữ nghèo tại các nước đang phát triển Luật HN&GĐ năm
2014, Nghị định số 10/2015/NĐ-CP đã thiết lập một cơ chế kiểm tra sự đồng thuận của người mang thai hộ (không bị sức ép tâm lý, kinh tế, gia đình; nhận thức rõ ràng về các hậu quả của việc rời bỏ đứa trẻ sau khi sinh ra; hậu quả với sức khỏe cá nhân và đời tư về sau; sự đồng thuận của người chồng của người mang thai hộ…
1.3.4 Mang thai hộ vì mục đích nhân dạo giúp duy trì nòi giống
Duy trì nòi giống là quy luật tự nhiên của loài người từ xa xưa để phát triển xã hội Theo Ăngghen: “con người ta thay đổi hàng ngày cuộc sống của mình, bắt đầu sản xuất ra những con người khác tức là tự tái sản xuất, đó là quan hệ giữa đàn ông và đàn bà, giữa cha mẹ và con cái, đó là gia đình” [37, tr21] Nếu không có sản xuất và tái sản xuất, kể cả “tái sản xuất con người” thì xã hội không phát triển, thậm chí không tồn tại được Nhờ có mang thai hộ mà chức năng duy trì nòi giống của các cặp vợ chồng hiếm muộn được đảm bảo, đồng thời đáp ứng được nhu cầu sinh con cùng huyết thống, cùng mã gen với bố mẹ Yếu tố huyết thống không chỉ là cơ sở để xác định cha, mẹ, con mà còn là cơ sở để xác định nguồn gốc, dòng họ, gia phả với những giá trị văn hóa tinh thần, đạo đức và truyền thống của dòng họ gắn với mỗi con người cụ thể Đó cũng là lý do để các cặp vợ chồng hiếm muộn vẫn luôn khao
Khóa luận giáo dục học khát có đứa con mang dòng máu của mình và trường hợp người vợ không thể mang thai và sinh con thì cách duy nhất chỉ có thể là thực hiện “mang thai hộ” Như vậy, một ý nghĩa nữa của mang thai hộ chính là đảm bảo khả năng thực hiện chức năng cơ bản của gia đình – chức năng duy trì nòi giống
Khóa luận giáo dục học
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MANG THAI HỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Thực trạng xây dựng pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ
2.1.1 Quy định pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ của một số quốc gia trên thế giới
Thời điểm ca mang thai hộ đầu tiên trên thế giới được xác định vào năm 1979 tại Hoa Kỳ khi bác sĩ Richard M.Levin tiếp một cặp vợ chồng mà người vợ không có khả năng sinh con Khi đó, người vợ đã rất mong muốn có một đứa con của chồng, dù bản thân bà không mang thai được Biết được nguyện vọng này, bác sĩ Levin đã nghĩ đến cách nhờ một phụ nữ khác mang thai giúp thụ tinh nhân tạo với tinh trùng của người chồng Tuy nhiên, để thực hiện được ý định, ông Levin đã vấp phải các vấn đề pháp lý đối với việc mang thai hộ này và mất chín tháng hợp tác với các luật sư, nghiên cứu luật của bang và của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ để hiểu rõ hơn các khía cạnh pháp luật phức tạp của mối quan hệ mang thai hộ (còn gọi là làm mẹ thuê, đẻ thuê) Các khía cạnh này cũng được nghiên cứu kỹ, có sự tham khảo ý kiến của nhiều chức sắc tôn giáo và nhà đạo đức học để đi đến một thỏa thuận không xúc phạm đến giá trị đạo đức của cộng đồng
Cuối cùng, một “hợp đồng”, còn gọi là “biên bản ghi nhớ” đã được soạn thảo rất kín kẽ, bảo đảm quyền lợi cho cặp vợ chồng vô sinh, người mẹ mang thai hộ và cả đứa trẻ Người mẹ mang thai hộ lần đầu tiên trên thế giới đó đã được các thầy thuốc khám, tư vấn rất kỹ lưỡng về các vấn đề y tế sinh sản cũng như được các nhà hoạt động pháp luật tư vấn về vấn đề pháp lý xoay quanh quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp mang thai hộ này Đến đầu năm 1980, theo thỏa thuận giữa người mẹ mang thai hộ và cặp vợ chồng vô sinh, các bác sĩ đã tiến hành thụ tinh nhân tạo phôi thai bằng tinh trùng của người chồng với noãn của người vợ và phôi thai được cấy vào
Khóa luận giáo dục học người phụ nữ mang thai hộ Chín tháng sau, tại Lousville, người phụ nữ mang thai hộ đã sinh hạ một bé trai và năm ngày sau đó, người phụ nữ mang thai hộ đã trình diện trước Tòa án để chính thức chấm dứt những quyền liên quan đến việc làm mẹ của mình và trao lại con cho người bố sinh học Sau khi đã hoàn tất các thủ tục về mối quan hệ pháp lý với đứa trẻ, cặp vợ chồng được toàn quyền chăm sóc, nuôi dạy đứa trẻ Đó là câu chuyện về trường hợp mang thai hộ hợp pháp và có chuẩn bị kỹ lưỡng đầu tiên trên thế giới [34, tr.6] Đó là câu chuyện về trường hợp mang thai hộ hợp pháp và có chuẩn bị kỹ lưỡng đầu tiên trên thế giới Cũng từ đây, các quốc gia đã có sự ghi nhận tuỳ mức độ khác nhau dưới góc độ luật pháp đến vấn đề mang thai hộ này Theo một khảo sát của Liên đoàn Sinh sản Thế giới về vấn đề mang thai hộ được thực hiện vào năm 2013 tại 105 quốc gia, đã có 62 quốc gia phản hồi Trong đó, 19 quốc gia có quy định, luật mang thai hộ rõ ràng; 24 quốc gia theo đạo Hồi và Thiên chúa giáo nghiêm cấm mang thai hộ; 14 quốc gia không có quy định cụ thể nhưng cho phép thực hiện dựa trên các luật liên quan [13]
2.1.1.1 Các quốc gia chưa hợp pháp hóa mang thai hộ a Một số nước ở châu Âu
Tại Pháp và Italy quy định cấm phụ nữ độc thân và các cặp vợ chồng đồng tính nữ sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, TTTON và cấm mang thai hộ Do sự phát triển mạnh mẽ của giáo hội Công giáo tới pháp luật của các quốc gia này, họ cho rằng đứa trẻ phải được sinh ra một cách tự nhiên, là món quà của Thượng đế ban tặng, con người không thể tự tạo ra trẻ Đồng thời, kỹ thuật TTTON với việc hủy phôi đã đi ngược lại với quan điểm của Giáo hội Đạo luật số 94-653 năm 1994 (còn gọi là Luật đạo đức sinh học) của Pháp cấm việc mang bầu và đẻ thuê Bất kỳ thoả thuận "mang thai hộ" nào dù mang tính thương mại hay không cũng là là bất hợp pháp
Tại tỉnh Quebec, Canada cấm tất cả các thỏa thuận "mang thai hộ" Bộ luật Dân sự Quebec làm cho tất cả các hợp đồng "mang thai hộ", cho dù
Khóa luận giáo dục học thương mại hay nhân đạo, đều không thể thực thi Điều 541, Bộ luật dân sự của Quebec năm 1991 quy định: "bất kỳ thỏa thuận nào, theo đó một người phụ nữ cam kết sinh sản hoặc mang theo một đứa trẻ cho một người khác là hoàn toàn vô giá trị" b Một số bang ở Mỹ
Các bang Arizona, Indiana, Michigan, Uhtar, North Dakota “mang thai hộ” lại bị cấm tuyệt đối Pháp luật bang Michigan cấm hoàn toàn tất cả các thỏa thuận "đẻ thuê" hay nói cách khác là "mang thai hộ" có tính chất thương mại Đó là một trọng tội nếu tham gia vào thỏa thuận như vậy, và có thể bị phạt phạt tiền lên đến 50.000 USD và tối đa năm năm tù giam Pháp luật làm cho họ không thể thực thi việc mang thai hộ ở tiểu bang này c Một số nước ở châu Á
Trung Quốc là một quốc gia còn tồn tại cấu trúc mô hình gia đình truyền thống Trong mô hình truyền thống này, người phụ nữ sẽ kết hôn và sinh con một cách tự nhiên Do vậy, việc mang thai bằng kỹ thuật TTTON với phụ nữ đơn thân không được khuyến khích ở Trung Quốc Phụ nữ độc thân mang thai và sinh con tự nhiên hay bằng phương pháp TTTON đều không được cấp giấy khai sinh Điều này dẫn tới việc đứa trẻ sẽ không có hộ khẩu (hay gọi là hukou) – giấy phép cư trú của địa phương để được tham gia vào các dịch vụ xã hội, bao gồm giáo dục công cộng, sức khỏe y tế, hộ chiếu, trừ khi họ đóng một loại phí gọi là “phí bảo trì xã hội” (social maintenance fee) đối với hành vi vi phạm “Chính sách một con” của Trung Quốc
Nhật Bản tuy là một trong số các quốc gia đi đầu trong khu vực về khoa học và các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, tuy nhiên, Nhật Bản vẫn chưa có luật về công nghệ sinh sản Hiện nay, dự thảo vẫn đang được thảo luận một số vấn đề gây tranh cãi, bao gồm vệc đẻ thuê, cho và nhận tinh trùng, noãn từ người hiến tặng Do nền tảng tư duy của người Nhật Bản về tầm quan trọng của gia đình huyết thống, tức là các thành viên trong gia đình phải có mối quan hệ huyết thống với nhau Việc cho nhận tinh trùng, noãn từ người hiến
Khóa luận giáo dục học tặng sẽ vi phạm sâu sắc tới mô hình gia đình này Bởi chưa có luật điều chỉnh, nên đã xảy ra trường hợp một người mẹ đơn thân không thể mang thai đã dùng noãn của mình và nhờ mang thai hộ, dẫn tới việc đứa trẻ sinh ra bằng phương pháp TTTON có hai người mẹ: mẹ sinh học (người mang thai và sinh ra đứa trẻ) và mẹ cung cấp noãn Trong trường hợp này, Tòa án tối cao Nhật Bản đã phán quyết phụ nữ sinh ra đứa trẻ là mẹ hợp pháp của đứa trẻ, song
Bộ luật dân sự Nhật Bản lại chưa có quy định liên quan tới vấn đề này Do vậy, tình trạng pháp lý cũng như quyền và lợi ích của phụ nữ độc thân cũng như đứa trẻ do phụ nữ độc thân sinh ra không được đảm bảo, gây bất lợi trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc đứa trẻ cũng như quyền thừa kế của trẻ trong trường hợp không có di chúc
2.1.2.1.Các quốc gia hợp pháp hóa mang thai hộ
Trên thế giới hiện nay nhiều nước, vùng lãnh thổ cho phép mang thai hộ đã quy định cụ thể trong luật như: Anh, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Phần Lan, Hunggari, Canada, Australia, Nam Phi, Brazin, Hy Lạp, Estonie, Equateur, Hong Kong, Ấn Độ, Iran, Nga, Salvador, Ukraine, Pháp Và tại Mỹ, một thiểu số bang cho phép mang thai hộ như bang Arkansas, Californie, Illinois, New- Hampshire, Texas, Utah, Virginie, Kentucky, Washington, thậm chí, các bang Alaska, Lowa, Nevada cho phép ngay cả khi thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích kinh tế a Một số nước ở châu Âu
Tại Anh, việc mang thai hộ bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản và cả việc quảng cáo để tìm người mang thai hộ đều được cho phép, cụ thể là quy định tại Luật về thụ tinh nhân tạo năm 1994: thừa nhận tính hợp pháp của việc chuyển quyền làm cha mẹ từ người đẻ thuê sang người thuê đẻ; quan hệ cha mẹ được thiết lập bằng quyết định của tòa án sau khi đứa trẻ ra đời, từ yêu cầu của cha mẹ thuê đẻ Người mẹ đẻ thuê có 6 tuần để phản đối việc xác định quan hệ cha mẹ này Bộ Luật Hình sự của Anh nghiêm cấm việc trả tiền cho người môi giới cha mẹ thuê đẻ và người mang thai hộ
Khóa luận giáo dục học Ở Ukraine, từ năm 2002, "mang thai hộ" đã được công nhận và hoàn toàn hợp pháp “Mang thai hộ” được chính thức quy định bởi Bộ luật Gia đình Ukraine và Lệnh 771 của Bộ Y tế Ukraine Theo đó, vợ chồng hiếm muộn có thể lựa chọn giữa thai “mang thai hộ”, hiến trứng hoặc tinh trùng, phôi thai thông qua các chương trình đặc biệt và sự kết hợp của chúng mà không cần có sự cho phép từ bất kỳ cơ quan quản lý Sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các bên tham gia (người nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ) trong thỏa thuận “mang thai hộ" là bắt buộc Theo luật của Ukraine, người
“mang thai hộ” không có quyền đối với trẻ em sinh ra và đứa trẻ sinh ra về mặt pháp lý là con của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ Tên của người “mang thai hộ” là không bao giờ được liệt kê trong giấy khai sinh Người mang thai hộ cũng không thể giữ đứa trẻ sau khi sinh Ngay cả khi một chương trình quyên góp đã diễn ra và không có mối quan hệ sinh học giữa đứa trẻ và cha mẹ nhờ mang thai hộ thì tên của họ vẫn được ghi trong giấy khai sinh (khoản
Thực trạng thực hiện pháp luật và nguyên nhân dẫn đến thực trạng trong lĩnh vực mang thai hộ 46 1 Thực trạng thực hiện pháp luật và nguyên nhân dẫn đến thực trạng
2.2.1 Thực trạng thực hiện pháp luật và nguyên nhân dẫn đến thực trạng mang thai hộ ở Việt Nam trước khi có Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
Trước khi Luật HN&GĐ năm 2014 (có hiệu lực ngày 01/01/2015) được ban hành thì pháp luật Việt Nam vẫn cấm “mang thai hộ” Tuy nhiên, với mong muốn được làm cha, làm mẹ thì thực tế, nhiều cặp vợ chồng đã tìm đến dịch vụ mang thai chui hoặc nhờ môi giới tìm người mang thai hộ “Chị Thủy 32 tuổi, quê tỉnh Quảng Bình, vào TP HCM làm công nhân được hơn một năm Trước đây, chị đã có chồng và 1 con gái Sau khi chồng chết do tai nạn giao thông, chị phải để con ở lại và nhờ bên nội nuôi giùm Vào TP HCM, hằng tháng, chị gửi tiền về quê cho mẹ chồng nuôi con Chị đã giấu gia
Khóa luận giáo dục học đình chuyện làm thuê này Xoa bàn tay lên bụng, nơi đang có một sinh linh đang lớn lên từng ngày, chị Thủy nói: “Chỉ mong 09 tháng qua mau để mẹ tròn con vuông, giao bé cho cha mẹ ruột của nó rồi lấy tiền về quê buôn bán nuôi con” Theo thỏa thuận, trừ tiền ăn hằng tháng do người thuê cung cấp, sau khi sinh, Thủy sẽ được 400 triệu đồng nếu là con trai, 350 triệu đồng nếu là con gái Để ở lại TP HCM sinh con trong dịp Tết này, chị phải tìm cách nói dối gia đình để không ai nghi ngờ Dự định, sau khi sinh khoảng 01 tháng, chị mới về quê Khác với chị Thủy, tình cảnh của chị Yến (quê Bến Tre) còn bi đát hơn Chị Yến cũng có chồng và 01 bé trai 03 tuổi Chồng chị chỉ lo nhậu nhẹt, đánh đề khiến cuộc sống gia đình trở nên ngột ngạt Cách đây khoảng
01 năm, chẳng lẽ ôm con chờ chết đói, sau khi ly dị chồng, chị thuê người thân dưới quê nuôi con rồi lên TP HCM làm công nhân may giày Tiền lương tháng nào “xào” hết tháng đó, nếu con bệnh thì phải vay mượn Vì vậy, chị phải nhận lời đẻ thuê cho cặp vợ chồng vô sinh và đã mang thai được 06 tháng Vừa rồi, nghe tin mẹ mất, dù rất thương nhưng Yến không thể bụng mang dạ chửa về quê chịu tang mẹ Biết tin này, vợ chồng người thuê đẻ cấm cô không được khóc vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi Những ngày đó, mỗi tối, chị Yến ôm nằm khóc rưng rức trong phòng trọ Chị tâm sự: “Nếu biết trước, em sẽ không nhận làm chuyện này đâu Sau khi sinh, giao đứa bé lại cho chủ, việc đầu tiên là em chạy ngay về quê đốt nén nhang tạ lỗi với mẹ và quyết không rời con nửa bước”” [14]
Trong khi pháp luật Việt Nam còn đang nghiêm cấm mọi hoạt động mang thai hộ thì quốc gia láng giềng Thái Lan đã hợp pháp hóa mang thai hộ Ngoài được luật pháp bảo hộ, đánh giá về chuyên môn cao còn thuận tiện về mặt địa lý, mang thai hộ ở Thái Lan là lựa chọn hàng đầu của nhiều người, nhiều cặp vợ chồng Việt Nam có điều kiện kinh tế hơn “Sang Thái Lan thuê đẻ nhưng vợ chồng chị B ở quận 2, TP HCM lại thỏa thuận trong hợp đồng phải là bé trai vì gia đình này đã có 2 bé gái Chị B kể rằng sau khi lấy tinh
Khóa luận giáo dục học trùng của chồng để phối vào trứng của chị, bệnh viện ở Thái Lan cho chị tiếp xúc với luật sư và người đẻ thuê để thỏa thuận, trong đó có rất nhiều điều ràng buộc từ tài chính cho đến các xét nghiệm, giới tính, ADN… để có một đứa bé hoàn hảo nhất cho thân chủ và tuyệt đối không có tình trạng nhùng nhằng đòi thêm tiền hoặc không giao con Một tháng sau khi ra đời, bé trai được trao về cho gia đình chị Nhìn đứa trẻ giống hệt cha và mang nhiều nét của mẹ, gia đình chị B vui mừng khôn xiết Thằng bé này nay đã hơn 1 tuổi, lanh lợi và hiếu động như bao đứa trẻ khác nhưng nếu không được chị B “bật mí” thì chẳng ai biết được bé là sản phẩm của dịch vụ mang thai hộ” [19]
Tuy nhiên, mang thai là một quá trình hết sức phức tạp và phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan nên không phải trường hợp nào cũng thành công
“Vợ chồng chị L ở quận 7, TP HCM làm đủ các thủ tục từ xét nghiệm, lấy trứng và tinh trùng rồi tìm người mang thai hộ Mọi ràng buộc đã được ký kết trong hợp đồng Khi người mang thai hộ có bầu đến tháng thứ 4 thì phát hiện đứa bé trong bụng bị dị tật Thế là bệnh viện phải bỏ thai nhi bằng phương pháp cho sinh non Đây là trường hợp bất khả kháng nên gia đình chị L phải trả cho người mang thai hộ 1/3 số tiền theo hợp đồng Chuyện xảy ra đã gần 1 năm nhưng mỗi lần nhắc lại, chị L cho biết vẫn còn ân hận và quyết từ bỏ ý định thuê đẻ” [19]
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng mang thai chui “nở rộ” là do tỷ lệ vô sinh, hiếm muộn ở Việt Nam ngày càng có xu hướng trẻ, nhu cầu làm cha, mẹ của các cặp vợ chồng vô sinh ngày càng cao… Pháp luật trong giai đoạn này cấm mang thai hộ dưới mọi hình thức nhưng thực tế ghi nhận tình trạng mang thai hộ vẫn diễn ra Nhà nước vẫn phải áp dụng các biện pháp hành chính và pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích của những đứa trẻ được sinh ra từ việc mang thai hộ Do đó, pháp luật cần có phương thức điều chỉnh hợp lý để vừa giảm thiểu những tác động tiêu cực của việc mang thai hộ vừa tạo điều kiện cho những cặp vợ chồng không thể có con được thực hiện quyền làm cha mẹ
Khóa luận giáo dục học
2.2.2 Thực trạng thực hiện pháp luật và nguyên nhân dẫn đến thực trạng mang thai hộ ở Việt Nam khi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có hiệu lực cho đến nay
2.2.2.1 Thực trạng mang thai hộ ở Việt Nam khi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có hiệu lực cho đến nay a Khó khăn từ bước chuẩn bị hồ sơ đề nghị mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Nghị định số 10/2015/NĐ-CP quy định về các mẫu biên bản, đơn cam kết, thỏa thuận, báo cáo thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có tới 07 mẫu đơn cho cả cơ sở y tế thực hiện kỹ thuật mang thai hộ cũng như cho cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ, người nhận mang thai hộ Nhưng tại khoản 1 Điều 14 cũng của Nghị định này hồ sơ mà cặp vợ chồng vô sinh phải gửi đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để đề nghị thực hiện
“kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” lại bao gồm 12 loại giấy tờ (theo mẫu) sau:
“a) Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ; b) Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; c) Bản cam đoan của người đồng ý mang thai hộ là chưa mang thai hộ lần nào; d) Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của vợ chồng nhờ mang thai hộ xác nhận; đ) Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý, nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ, thai nhi và người mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; e) Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định này và đã từng sinh con; g) Bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người mang thai hộ,
Khóa luận giáo dục học người nhờ mang thai hộ tự mình chứng minh về mối quan hệ thân thích cùng hàng trên cơ sở các giấy tờ hộ tịch có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các giấy tờ này; h) Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng) về việc đồng ý cho mang thai hộ i) Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sỹ sản khoa; k) Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên; l) Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý; m) Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo quy định.”
Sau bước chuẩn bị hồ sơ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì khó khăn lại tiếp tục trong việc xin xác nhận hành chính đối với các giấy tờ trong bộ hồ sơ Theo bà Phan Thị Yến – y tá trưởng Trung tâm hỗ trợ sinh sản Quốc gia: “Hai bên nhờ mang thai hộ phải hoàn tất 13 cam kết, trong đó có nhiều cam kết cần hỗ trợ của chính quyền địa phương, luật sư tư vấn và hai đơn đề nghị mới đủ thủ tục nhờ - nhận mang thai hộ khó khăn nhất hiện nay là thủ tục hành chính, nhiều trường hợp đã có chỉ định của trung tâm là cần nhờ mang thai hộ, nhưng về địa phương chính quyền lại không xác nhận vì họ nói chưa có ai hướng dẫn Có trường hợp có xác nhận chưa có con nào thì địa phương lại bảo nhỡ đâu chồng có con ở ngoài Có trường hợp ngay tại Hà Nội là nơi thông tin về cho phép mang thai rất nhiều nhưng chính quyền cũng không xác nhận hoặc xác nhận chung chung” [10]
Ngoài những khó khăn trên thì việc xin xác nhận tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý cũng gây trở ngại cho vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ BS Hồ Mạnh Tường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu di truyền và sức khỏe sinh sản (CGRH) - khoa Y, Đại học Quốc gia TPHCM, cho biết:
“Để thực hiện được một ca mang thai hộ hoàn chỉnh, người có nhu cầu mang
Khóa luận giáo dục học thai hộ phải được tư vấn và xác nhận 5 chữ ký: Của trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm có chuyên khoa hiếm muộn xác nhận người phụ nữ không có khả năng mang thai; Chữ ký của một luật sư tư vấn cho vợ chồng cần mang thai hộ để họ nắm được luật; Chữ ký xác nhận của một chuyên gia tâm lý tư vấn về các vấn đề tâm lý cho vợ chồng người mang thai hộ; Và đặc biệt là chữ ký của một chuyên gia về xã hội học tư vấn về những thuận lợi và phức tạp trong các mối quan hệ gia đình huyết thống sau này Từ đó, cơ sở y tế - nơi thụ tinh trong ống nghiệm xác nhận xem các chữ ký có đúng không, nếu đúng thì mới được thực hiện kỹ thuật này.” [11]
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC MANG THAI HỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Giải pháp đơn giản hóa quá trình hoàn thiện hồ sơ “mang thai hộ vì mục đích nhân đạo”
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ gian nan cả năm trời để hoàn thiện hồ sơ đó là chứng minh mối quan hệ thân thích cùng hàng giữa họ và bên mang thai hộ Theo Khoản 1 Điều 14 Nghị định 10/2015/NĐ-CP thì có 02 cách chứng minh: Một là, xin bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã Hai là, người mang thai hộ hoặc người nhờ mang thai hộ tự mình chứng minh về mối quan hệ thân thích cùng hàng trên cơ sở các giấy tờ hộ tịch có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về
Khóa luận giáo dục học tính xác thực của các giấy tờ đó Để vấn đề có thể được giải quyết triệt để, cần sớm thực hiện cơ sở dữ liệu về hộ tịch theo như quy định của Luật Hộ tịch năm 2014 để việc kiểm tra thông tin về hộ tịch của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ cũng như của người mang thai hộ được thực hiện chính xác và hiệu quả Đồng thời, cũng phải ghi nhận chế tài để xử lý các trường hợp cố ý làm sai quy định pháp luật trong việc xác nhận để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo trật tự và ổn định cho việc mang thai hộ
Về phần các cam kết, thỏa thuận mà các bên phải hoàn tất để hoàn thiện hồ sơ “mang thai hộ vì mục đích nhân đạo”, khó khăn nhất ngoài xác nhận của địa phương thì chính là việc phải có xác nhận tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý Do đó, pháp luật nên quy định các cơ sở y tế có đủ thẩm quyền (hiện nay 05 cơ sở trên cả nước được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo gồm Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Mỹ Đức, Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế) thực hiện kỹ thuật “mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” Đồng thời, thành lập đội ngũ chuyên viên y tế riêng chuyên tư vấn (về y tế và tâm lý) cho các bên trong quan hệ “mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” Bên nhờ mang thai hộ và bên được nhờ mang thai hộ đều phải được tư vấn y tế từ bác sỹ chuyên khoa sản làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật TTTON Đối với tư vấn tâm lý thì người tư vấn về tâm lý cho người được nhờ mang thai hộ cũng như người nhờ mang thai hộ phải có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên làm việc tại cơ sở được cấp giấy phép hoạt động có phạm vi hoạt động chuyên môn tư vấn tâm lý và phải tư vấn tâm lý đầy đủ các nội dung cần tư vấn Ngoài ra, pháp luật nên có chính sách khuyến khích các cơ sở y tế này liên kết với các văn phòng luật sư chuyên tư vấn về pháp lý cho cả cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ và người phụ nữ mang thai hộ khi đến bệnh việc thực hiện kỹ thuật này Như vậy, việc hoàn tất hồ sơ của các cặp vợ chồng sẽ thống nhất hơn, tránh tình trạng các cặp vợ chồng phải đi lại nhiều nơi, mất nhiều thời gian tiền bạc cho thủ tục tư vấn
Khóa luận giáo dục học
Giải pháp giúp các cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ có thể đáp ứng đủ “điều kiện mang thai hộ vì mục đích mang thai hộ”
“điều kiện mang thai hộ vì mục đích mang thai hộ” Đối với trường hợp vợ chồng có con chung nhưng con bị mắc các chứng bệnh tâm thần, bệnh down,… thì về nguyên tắc thì vợ chồng không được phép nhờ mang thai hộ vì đã có con chung Tuy nhiên, nếu không được nhờ mang thai hộ thì không phù hợp với thực tế, tức là nguyện vọng chính đáng là có một đứa con “lành lặn” cả về thể chất và trí tuệ Pháp luật có thể coi đây là trường hợp ngoại lệ và cho phép vợ chồng được nhờ mang thai hộ Để hài hòa được lợi ích chính đáng của các cặp vợ chồng vô sinh và lợi ích của Nhà nước, của xã hội trong công tác này cần phải xem xét về lâu dài nên cho phép việc mang thai hộ được thực hiện bởi người thân thích không cùng hàng hoặc cả những người không thân thích nhưng phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định pháp luật về điều kiện xác lập cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên Đề xuất này sẽ tạo thêm nhiều cơ hội cho các cặp đôi vợ chồng khó khăn trong việc sinh con
Bên cạnh các giải pháp pháp lý, có thể xem xét đến các giải pháp về lĩnh vực tuyên truyền qua các kênh truyền thanh, truyền hình nhằm khuyến khích chồng của người phụ nữ nhận mang thai hộ tham gia tư vấn tâm lý, pháp lý cùng vợ của mình Bởi việc bắt buộc họ phải nhận tư vấn thì sẽ rất bất hợp lý nhưng nếu khuyến khích họ tham gia tư vấn sẽ dễ để họ chấp nhận và hợp tác hơn Nếu chồng của người phụ nữ nhận mang thai hộ được tư vấn đầy đủ về tâm lý, pháp lý thì ngoài việc họ có thể san sẻ những khó khăn người vợ của mình gặp phải trong quá trình “mang thai hộ”, còn giúp họ hiểu rõ hơn bản chất của kỹ thuật này, để tránh trường hợp có những người chồng do hiểu sai lệch về kỹ thuật nên mới không đồng ý cho vợ mình thực hiện “mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” dẫn đến bên nhờ và bên nhận trong quan hệ mang thai hộ không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật
Khóa luận giáo dục học
3.3 Giải pháp ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ các dịch vụ mang thai hộ trái pháp luật
Trên thực tế, rất khó để phát hiện và xử lý các dịch vụ thực hiện chui mang thai hộ vì đây là một vấn đề nhạy cảm Các dịch mang thai hộ chui đóng vai trò như “cò mồi” tìm kiếm những người có nhu cầu nhờ mang thai hộ để kiếm được một khoản lợi ích kinh tế lớn Chúng thường tìm kiếm
“khách hàng”, liên lạc, giao dịch trao đổi thông tin trên Internet nên khó phát hiện và nếu bị phát hiện thì dễ dàng xóa thông tin Các trường hợp bị phát hiện thì phôi thường đã thành hình hoặc chuẩn bị sinh Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp, mà có những giải pháp khác nhau nhằm tiến tới xóa bỏ dịch vụ thực hiện mang thai hộ chui
Mang thai hộ để sinh được con trai nối dõi hoặc tìm đến mang thai hộ với mục đích quan hệ tình dục thì đều thường xuất phát từ nhu cầu của người chồng bên nhờ mang thai hộ Do đó, hướng giải quyết của tác giả là tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới, pháp luật về mang thai hộ vừa để những người có tư tưởng “trọng nam” có thể hiểu rằng giá trị con người không nằm ở giới tính vừa để người vợ trong bên nhờ mang thai hộ có sự hiểu biết về mang thai để đưa ra quyết định sáng suốt, duy trì hạnh phục gia đình
Thực trạng coi mang thai hộ như một nghề kiếm sống, một dịch vụ kiếm tiền thì thực sự cần đến những chế tài hình sự mới đủ sức răn đe và áp chế được những hành vi vi phạm này Đây là hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại và theo Điều 187 BLHS năm 2015 thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với người tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại Tuy nhiên, người hành nghề mang thai hộ thì chưa có quy định nào để xử lý, vậy nên, để có cách hiểu và áp dụng thống nhất, cần khắc phục hạn chế này bằng cách sửa lại tên điều luật theo hướng mở rộng tối đa chủ thể phạm tội như “Tội mang thai hộ vì mục đích thương mại”, đồng thời quy định dấu hiệu “tổ chức” trong tên tội danh thành tình tiết định khung tăng nặng trong cùng điều luật
Khóa luận giáo dục học Đối với người bình thường, đủ khả năng sinh con những vẫn tìm đến dịch vụ mang thai hộ vì “lười/ngại” sinh, ảnh hưởng đến nhan sắc hoặc không muốn ảnh hưởng đến công việc thì hình vi này chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự Tuy nhiên, vẫn phải xử lý để không tạo tiền lệ cho thực trạng này Tác giả kiến nghị xử phạt hành chính đối với người nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ, còn cá nhân hay một nhóm người tổ chức mang thai hộ thì sẽ bị xử lý hình sự như luật quy định.
Một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện quy định về “mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan
Chỉ vài tháng sau khi quy định về mang thai hộ trong Luật HN&GĐ năm 2014 và Nghị định 10/2015/NĐ -CP có hiệu lực, các bác sĩ tại bệnh viện
Từ Dũ đã thực hiện thành công hai ca mang thai hộ Điều này cho thấy việc cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thật sự đã giúp cho khao khát được làm cha mẹ của không ít cặp vợ chồng được trở thành hiện thực Về mặt lập pháp, mặc dù đã quy định rõ ràng và hợp lý, hợp tình trong rất nhiều vấn đề về mang thai hộ nhưng nhìn chung vẫn còn không ít quy định khá khái quát, hoặc gây ra nhiều cách hiểu khác nhau Do đó, ngoài những giải pháp cho từng thực trạng cụ thể nêu trên, thì quy định pháp luật về mang thai hộ ở Việt Nam cần có những chỉnh sửa, bổ sung một số vấn đề sau để hoàn thiện hơn, cụ thể như:
Một là, quy định về mục đích của việc mang thai hộ Luật HN&GĐ năm 2014 cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại Tuy nhiên, việc phân biệt hai trường hợp này chỉ dựa vào một tiêu chí là có hay không việc “hưởng lợi ích kinh tế và lợi ích khác” Trong quá trình mang thai và sinh con sẽ phát sinh rất nhiều chi phát như: chi phí khám thai thường xuyên (tối thiểu phải được khám ba lần trên ba kỳ thai nghén), tiêm phòng, tiêm vắc xin, chi phí về chế độ dinh dưỡng, ăn uống, nghỉ ngơi Mặt khác, trong quá trình mang thai người phụ nữ mang thai hộ có thể bị suy giảm mức thu nhập và sau khi sinh thì họ cũng cần một khoản chi
Khóa luận giáo dục học phí để chăm sóc, phục hồi sức khỏe Khoản chi phí như thế nào là hợp lý để bên nhờ mang thai chi trả cho bên mang thai hộ thì lại phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên Nội dung này cũng cần phải được nêu trong thỏa thuận mang thai hộ và luật cần đưa ra mức tối đa mà bên nhờ mang thai hộ phải chi trả để hạn chế được việc mang thai hộ vì mục đích thương mại có thể xảy ra
Hai là, về việc yêu cầu ly hôn giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ Luật
HN&GĐ năm 2014 quy định tại khoản 3 Điều 51: “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi” Đây là quy định áp dụng đối với cặp vợ chồng bình thường, khi người vợ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ do chính người vợ sinh ra Tuy nhiên, đối với trường hợp mang thai hộ thì luật chưa có quy định cụ thể về vấn đề này Xét thấy, người chồng của bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ đều nên bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn trong thời gian thai kỳ và khi đứa trẻ sinh ra chưa đủ 12 tháng tuổi Điều này xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ quyền của người mẹ, đồng thời, đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất cho đứa trẻ sinh ra từ việc mang thai hộ
Ba là, quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong thực hiện việc mang thai hộ Nếu trong quá trình mang thai, bào thai phát triển không tốt do các khuyết tật bẩm sinh thì chính cha mẹ của thai nhi sẽ là người quyết định tiếp tục duy trì hay chấm dứt thai kỳ theo lời khuyên của bác sĩ Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 4 Điều 97 Luật HN&GĐ năm 2014 thì quyền này thuộc về người được nhờ mang thai hộ Việc người mang thai hộ sinh đứa trẻ dị tật ra sẽ gây không những chỉ là nỗi đau của những trẻ mắc bệnh mà còn là nỗi đau, là gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội Do đó, luật cần quy định sự thỏa thuận của vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ, chứ không nên giao quyền đó chỉ cho người mang thai hộ như hiện nay Nếu việc mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người được nhờ mang thai hộ thì việc quyết định tiếp tục hay chấm dứt thai kỳ là do người được nhờ mang thai hộ quyết định Đối với trường hợp thai nhi phát triển không bình
Khóa luận giáo dục học thường, ví dụ như trong thời gian mang thai hộ, thai nhi được phát hiện là mang những khuyết tật bẩm sinh thì cần có sự thỏa thuận giữa bên nhờ mang thai hộ và bên được nhờ mang thai hộ để đi đến quyết định tiếp tục hay chấm dứt thai kỳ Nếu họ không thỏa thuận được thì nhờ Tòa án giải quyết và Tòa án sẽ ra quyết định trên cơ sở tham vấn ý kiến của tổ chức y tế Như vậy, sẽ phần nào hạn chế được tình trạng như đã nêu trên
Bốn là, nếu bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con và bên được nhờ mang thai hộ đồng ý nhận nuôi con thì luật nên có quy định ghi nhận quyền được nhận nuôi con của bên được nhờ mang thai hộ và có thêm các điều kiện nhận nuôi con nuôi Luật nuôi con nuôi cần bổ sung trường hợp ưu tiên cho người mang thai hộ nhận đứa trẻ sinh ra từ việc mang thai hộ làm con nuôi tương tự như trường hợp ưu tiên bố dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc của chồng làm con nuôi hay cô, dì, chú, bác ruột nhận cháu ruột làm con nuôi
Năm là, về thủ tục khai sinh cho đứa trẻ sinh ra từ việc mang thai hộ
Trong hồ sơ đăng ký khai sinh cần bổ sung thêm văn bản thỏa thuận mang thai hộ để chứng minh tư cách chủ thể thực hiện việc khai sinh cho đứa trẻ Bởi vì, theo quy định của pháp luật hiện hành, trong thủ tục đăng ký khai sinh, người đi đăng ký khai sinh phải nộp giấy chứng sinh (nhằm chứng minh việc sinh là có thật và về nguyên tắc, người được ghi trong giấy chứng sinh là mẹ của đứa trẻ đó) Tuy nhiên, trong trường hợp mang thai hộ, giấy chứng sinh lại mang tên người mang thai hộ chứ không phải ghi tên người vợ trong cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ Trong trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra từ việc mang thai hộ nhưng tòa án xác định cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ không phải là cha mẹ của đứa trẻ thì việc khai sinh cho trẻ em phải thực hiện theo việc khai sinh trẻ bị bỏ rơi Phần họ tên cha mẹ bỏ trống, ngay cả trong trường hợp này, giấy chứng sinh không có ý nghĩa trong việc xác định mẹ của đứa trẻ do người sinh ra đứa trẻ là người mang thai hộ
Tóm lại, để chế định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thật sự là giải pháp tốt, nhân văn và ít tranh chấp nhằm giúp cho các cặp vợ chồng vô sinh
Khóa luận giáo dục học đáp ứng nhu cầu có được một đứa con theo nguyện vọng chính đáng thì người làm luật cần nghiên cứu và hoàn thiện thêm quy định pháp luật trong thời gian tới Có như vậy, pháp luật điều chỉnh về quan hệ mang thai hộ mới có sức sống lâu dài và ổn định, đồng thời nâng cao niềm tin của người dân vào pháp luật
Khóa luận giáo dục học