1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Trường: Nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Luật Kinh tế tại Trường Đại học Luật Hà Nội

190 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

CHAT LƯỢNG CAO NGÀNH LUAT KINH TE TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Hà Nội, ngày 25 tháng II năm 2021

Trang 2

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHAT LƯỢNG CAO NGÀNH LUAT KINH TE

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

(Tat cả các bài đăng đêu được phản biện độc lập)

Hà Nội, ngày 25 thang II năm 2021

Trang 3

MỤC LỤC

Thực tiễn đào tạo đại học hệ chính quy ngành Luật Kinh tế tại Trường Đại học Luật Hà Nội

ThS Nguyễn Thu Trang ThS Nguyễn Văn Luân Trưởng Đại học Luật Hà Nội Sự cần thiết của Chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Luật

Kinh tế

PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến Trưởng Đại học Luật Hà Nội Xây dựng mục tiêu dao tạo Chương trình dao tạo chất lượng cao

ngành Luật Kinh tế

PGS.TS Vii Thị Duyên ThuỷTrưởng Đại học Luật Hà Nội Nghiên cứu đề xuất xây dựng chuẩn đầu ra của Chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Luật Kinh tế

PGS.TS Nguyễn Thị Nga

TS Tran Thị Bảo Anh Truong Dai hoc Luật Hà Nội Nghiên cứu dé xuất xây dựng Chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Luật Kinh tế

1S Nguyễn Thị Dung Truong Đại học Luật Ha Nội Mô tả học phần và xây dựng đề cương phục vụ mở ngành đào tạo chất lượng cao ngành Luật Kinh tế

ThS Nguyễn Ngọc Quyên ThS Nguyễn Thị Hằng Truong Đại học Luật Ha Nội Đánh giá nguồn nhân lực và điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo công tác đào tạo chất lượng cao ngành Luật Kinh tế tại Trường Đại học Luật Hà Nội

PGS.TS Tran Thuý Lâm Truong Đại học Luật Ha Nội Phân tích đánh giá ý kiến của cựu sinh viên và đơn vị sử dụng lao động về Chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật Kinh tế

ThS Nguyễn Văn Luân ThS Nguyễn Thu Trang Trường Đại học Luật Hà Nội

Trang 4

Đánh giá nguồn học liệu đảm bảo công tác đào tạo chat lượng cao ngành Luật Kinh tế tại Trường Đại học Luật Hà Nội

ThS Vi Thị LươngTS Phạm Phương ThaoTruong Dai học Luật Ha Nội Hợp tác quốc tế phục vụ đào tạo chất lượng cao ngành Luật Kinh tế tại Trường Đại học Luật Hà Nội

1S Nguyễn Văn Phương Truong Đại học Luật Ha NộiPhân tích, đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ công tác đào tạo chất lượng cao ngành Luật Kinh tế tại Trường Đại học Luật Hà Nội

ThS Vi Hòa Như ThS Phạm Thị Huyền Trưởng Đại học Luật Hà Nội Nghiên cứu Chương trình đào tạo Luật Kinh tế trong nước và nước ngoài nhằm mục tiêu xây dựng Chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Luật Kinh tế

ThS Nguyễn Thu Trang 1S Nguyễn Minh Hằng Truong Đại học Luật Ha Nội Tổ chức và quản lý Chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Luật Kinh tế

1S Nguyễn Triều Dương Truong Đại học Luật Ha Nội

Kinh nghiệm đào tạo chất lượng cao tại Khoa Luật, Đại học Quốc

gia Hà Nội

PGS.TS Lê Thị Hoài Thu Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực chất lượng cao và việc mở

ngành chất lượng cao Luật Kinh tế của Trường Đại học Luật Hà Nội Luật sw Hà Huy PhongCông ty Luật TNHH Inteco

Trang 5

THUC TIEN ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGANH LUAT KINH TẾ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ThS Nguyễn Thu Trang ` & ThS Nguyễn Van Luân ** Tóm tắt: Chương trình đào tạo ngành Luật Kinh tế đã triển khai thực hiện tai Truong Dai học Luật Ha Nội được 10 năm và đạt được những thành công nhất định Bài viết chỉ ra thực tiên đào tạo đại học hệ chính quy ngành Luật kinh té, trên cơ sở đó, đưa ra những phân tích về một số thuận lợi khi xdy dung chương trình đào tao ngành Luật Kinh tế hệ chất lượng cao.

Tir khóa: thực tiễn đào tạo; T rường Đại học Luật Hà Nội; Luật Kinh té 1 Thực tiễn đào tao đại học hệ chính quy ngành Luật Kinh tế

1.1 Năm được giao nhiệm vụ đào tạo ngành Luật Kinh tẾ và đơn vị quản lý đào tạo

Ngày 10 tháng 11 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 405/CP về việc thành lập Trường Đại học pháp lý Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Trường Cao đẳng Pháp lý với Khoa Luật Trường Dai học Tổng hợp Hà Nội Đến năm 1993, bang Quyết định số 369-QD/TC ngày 06 tháng 7 năm 1993 Trường Đại học pháp ly Hà Nội được đổi tên thành Trường Đại học Luật Hà Nội Trường Đại học Luật Hà Nội là trường đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là đơn vi thuộc Bộ Tư pháp, có chức nang tô chức đào tạo đại học và sau đại học luật; nghiên cứu khoa học, phô biến giáo dục pháp luật và tư vấn pháp luật.

Ngay từ khi mới thành lập, Trường đã tiếp nhận và tô chức đào tạo các khóa đại học luật chuyên từ Khoa Luật sang Đến năm 1980, Trường thực hiện đào tạo khóa đại học luật đầu tiên do Trường tuyến sinh Tính từ khi được thành lập đến nay, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có 35 năm đào tạo cán bộ pháp lý trình độ đại học, sau đại học chuyên ngành luật Bắt đầu từ năm 2012, Trường Đại học Luật Hà Nội chính thức tuyên sinh khóa đầu tiên theo mã ngành Luật Kinh tế.

Đơn vị quản lý đảo tạo trực tiếp các lớp thuộc mã ngành Luật Kinh tế là Khoa Pháp luật Kinh tế Đây là khoa chuyên môn đã có bề dày 42 năm xây dựng và phát triển, đến nay, đội ngũ cán bộ, giảng viên và người lao động của Khoa Pháp luật Kinh tế có tổng số 62 viên chức, người lao động với 60 giảng viên (10 phó giáo sư, tiến sĩ; 12 tiến sĩ; 38 thạc sĩ, trong đó có 09 đang học NCS) và 02 chuyên viên trợ lý khoa Với đội ngũ cán bộ, giảng viên và người lao động như vậy, Khoa Pháp luật Kinh tế là khoa lớn nhất của Trường Đại học Luật Hà Nội Về cơ cấu tổ chức của Khoa Pháp luật

7; "“ Trường Đại học Luật Hà Nội.

Trang 6

Kinh tế bao gồm: Ban Chủ nhiệm Khoa, bộ phận trợ lý, 07 bộ môn chuyên môn gồm Bộ môn Luật Thương mại, Bộ môn Luật Lao động, Bộ môn Luật Tài chính - Ngân hàng, Bộ môn Luật đất đai, Bộ môn Luật Môi trường, Bộ môn Luật Cạnh tranh và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Bộ môn Kinh tế học.!

Không chỉ đông đảo về số lượng, mà đội ngũ giảng viên của Khoa Pháp luật Kinh tế còn tham gia làm chủ nhiệm đề tài hoặc tham gia nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp Trường: biên soạn các giáo trình, tài liệu giảng dạy, hướng dẫn học tập, sách tham khảo, chuyên khảo và công bố hàng trăm bài báo khoa học trên các tập chí luật học có uy tín ở trong và ngoài nước như Tạp chí Luật học, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp Đây không chỉ là nguồn giảng viên giảng dạy tốt cho các học phần về kinh tế và pháp luật kinh tế trong chương trình đào tạo Luật Kinh tế, mà còn là nguồn cô van học tập uy tín cho sinh viên.

1.2 Khái quát về các công tác tuyển sinh

Trong công tác tuyển sinh mã ngành Luật Kinh tẾ, Trường Đại học Luật Hà Nội luôn đảm bảo và tuân thủ nghiêm túc các quy định của nhà nước; luôn đặt ra nguyên tắc công băng, minh bạch, đảm bảo chất lượng đầu vào trong mỗi kỳ tuyển sinh Kết quả tuyển sinh hệ văn bang 1 chính quy mã ngành Luật Kinh tế từ năm 2017 đến nay

Điêm trúng tuyên Ấy es ¥, _ ,

Khôi C00: | Khoi C00: | Khôi DOL: | Khôi DOI: 29.25

Trang 7

; ‹ 408 369 368 182 273Sô tôt nghiệp và được : : : : :

cấp bằng (37 băng (67 băng (64 băng (56 băng (144 băngGidi) Gidi) Gidi) Gidi) Gidi)a sinh wet thôi hig H1 3 1 3 0(tính theo năm tuyên)

Có thể thấy, chỉ tiêu tuyên sinh hàng năm của Trường Đại học Luật Hà Nội dành cho mã ngành Luật Kinh tế đều được nâng cao, tỷ lệ thuận với năng lực đào tạo và sự lớn mạnh về đội ngũ giảng viên của nhà trường Số thí sinh đăng ký dự thi vào mã ngành Luật Kinh té cũng thể hiện nhu cầu của người học đối với lĩnh vực pháp luật kinh tế Cụ thé: năm 2018, có 3840 thí sinh đăng ký dự tuyển, gấp 9,7 lần số chỉ tiêu; năm 2019, có 4174 thí sinh đăng ky dự tuyên, gấp 10,6 lần số chỉ tiêu; năm 2020, có 4133 thí sinh đăng ký dự tuyển, gấp 10,5 lần số chỉ tiêu; năm 2021, có 5227 thi sinh đăng ký dự tuyên, gấp 14,25 lần số chỉ tiêu.

Về điểm trúng tuyên thì mã ngành Luật Kinh tế luôn có điểm trúng tuyên ở tất cả các khối ở ngưỡng cao nhất toàn trường Về đầu ra thì chất lượng đầu ra của sinh viên mã ngành Luật Kinh tế luôn được đảm bảo, với tỷ lệ đạt băng xuất sắc, giỏi và khá chiếm trên 99%, và tỷ lệ tốt nghiệp loại xuất sắc và giỏi dang có xu hướng tăng lên đáng ké.

1.3 Chương trình đào tạo

Chương trình giáo dục đại học ngành Luật kinh tế được xây dựng dựa trên các quy định tại Điều 6 Khoản 1 Điều lệ Trường Đại học (ban hành kèm theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ), theo đó Trường Đại học có quyền tự chủ xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành được phép đào tạo, xây dựng hệ thống chuyên đổi với các cơ sở đào tạo; Thông tư số 14/2010/TT-BGDĐT ngày 27/4/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về

việc ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ cao đăng, đại học; Quyết

định số 43/2007/QD-BGDDT ngày 15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục va Dao tạo ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đăng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ; Quyết định số 2368/QD-BGDDT ngày 09/05/2007 ban hành Quy trình, điều kiện và hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo trình độ cao đăng và đại học (sau đây gọi là Quyết định 2368); Quyết định số 29/2005/QĐ-BGDĐT ngày 16/09/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chương trình khung giáo dục đại học ngành Luật.

Bên cạnh đó, việc xây dựng Chương trình giáo dục đại học ngành Luật kinh tế còn tham khảo các Quyết định số 1726/QD-DHLHN ngày 28/08/2009 của Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội về việc ban hành chương trình đào tạo đại học theo hệ thống tín chỉ; Quyết định số 2124/QD-DHLHN ngày 28/12/2010 của Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội “Quy định một số điểm về áp dụng quy chế đào

Trang 8

tạo theo tín chi” của Trường Dai học Luật Hà Nội và các van bản sửa đôi, bô sung, thay thế các văn bản này, đồng thời thê hiện rõ các quan điểm sau:

Thứ nhái, chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Luật kinh tế xác định rõ mục tiêu đảo tạo, thời gian đào tạo; khung chương trình đào tạo, cau trúc kiến thức của chương trình đào tạo, danh mục các học phần bắt buộc, học phần tự chọn Tuy nhiên, khác với các chương trình đào tạo của các mã ngành luật khác, chương trình đào tạo của mã ngành Luật Kinh tế được thiết kế linh hoạt theo hướng cân đối hợp lý giữa khối kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, giữa các

môn học bắt buộc và các môn học tự chọn, giữa nội dung lý thuyết và kỹ năng thực

hành, giữa kiến thức pháp luật về mối quan hệ kinh tế có sự tham gia của Nhà nước và kiến thức pháp luật về mối quan hệ kinh tế giữa các thương nhân.

Thứ hai, tuân thủ triệt dé các quy định của Quy chế đào tạo đại học và cao đăng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, theo đó tín chỉ sẽ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên, trong đó một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30-45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 30-45- 90 giờ thực tập tại cơ sở; 30-45- 60 giờ làm tiêu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp; và cách thức quy đổi từ đơn vị học trình sang don vi tin chỉ sẽ là 1,5 đơn vi học trình được quy đôi thành 1 tin chi,

Thứ ba, chương trình dao tạo dai học hệ chính quy ngành Luật Kinh tế luôn có sự tham khảo dé đạt tính thống nhất so với các chương trình đào tạo các mã ngành luật khác tại Trường Đại học Luật Hà Nội, theo đó khối kiến thức đảo tạo toàn khóa học là 129 tín chỉ (chưa tính phần nội dung giáo dục quốc phòng- an ninh và giáo dục thé chất), trong đó khối kiến thức giáo giáo dục đại cương: 26 tín chỉ; khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 87 tín chỉ; thực tập chuyên môn: 07 tín chỉ; hoàn thành khóa luận hoặc chọn học và thi các môn học khác thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 09 tín chỉ Cau trúc nêu trên đã được Trường Đại học Luật Hà Nội xây dựng có cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn và có tính khả thi, thể hiện sự hợp lý qua thực tế triển khai.

Thứ tư, thong nhất về mặt nhận thức là không nhất thiết phải thay đổi tên các môn học/học phần trong Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Luật kinh tẾ so với các học phần trong Chương trình đào tạo đại học ngành Luật mà điều quan trọng là xác định khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp can trang bị cho người học (bao gồm số lượng các hoc phần về pháp luật kinh tế và thời lượng dành cho mỗi học phan) Hiện nay, Chương trình đào tạo đại học ngành Luật Kinh té của Trường Đại học luật Hà Nội, số tín chỉ các học phần về pháp luật kinh tế đã chiếm khoảng 53% số tín chỉ các học phần bắt buộc Tuy nhiên, so với con số được đưa ra trong tờ trình khi mở mã ngành Luật Kinh tế, tỷ lệ này vẫn chưa được dam bao.”

? Tờ trình mã mở ngành Luật Kinh tế ghi rõ: Dé đào tạo các chuyên gia có kiến thức toàn diện và sâu sắc về pháp

luật kinh tê, sô tín chỉ các học phân bat buộc về pháp luật kinh tê cân phải tăng lên ít nhat là 60%.

Trang 9

Chương trình đào tạo gồm những nội dung chính sau:

- Mục tiêu đào tạo: trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về pháp luật kinh tế, thực tiễn pháp lý và những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật kinh tế; bước đầu có định hướng chuyên sâu, rèn luyện kĩ năng nghiên cứu và thực hành Sản phẩm của chương trình đào tạo là các cử nhân Luật Kinh tế có phẩm chất chính trị, chất đạo đức, có kiến thức và năng lực dé nghiên cứu, giải quyết được các van dé co bản trong lĩnh vực pháp luật kinh tế, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, đủ điều kiện dự tuyên vào các chương trình đào tạo sau đại học theo quy định.

- Thời gian dao tao: 4 năm

- Cau trúc và thời lượng chương trình đào tạo: khối lượng kiến thức đào tạo toàn khoá học: 129 tín chỉ (chưa tính phần nội dung giáo dục quốc phòng, an ninh và giáo dục thể chất), trong đó: khối kiến thức giáo dục đại cương: 26 tín chỉ (20 tín chỉ bắt buộc và 06 tín chi tự chọn); khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 87 tín chỉ (64 tín chỉ bắt buộc và 23 tín chỉ tự chọn); thực tập chuyên môn: 7 tín chỉ; hoàn thành khoá luận hoặc chọn học và thi các môn học khác thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 9 tín chỉ.

1.4 Về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất phục vụ quá trình đào tạo

Hiện nay, đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy chương trình đào tạo mã ngành Luật Kinh tế có trình độ cao, số lượng tương đối hùng hậu so với các cơ sở đào tạo luật kinh tế khác, có thé chủ động đảm nhiệm khối lượng học phần của chương trình. Gần 100% các giảng viên có trình độ từ thạc sĩ trở lên Tính đến năm 2021, Trường Đại học Luật Hà Nội có tổng số 309 giảng viên cơ hữu với 3 giáo sư, 35 phó giáo sư, 89 tiễn sĩ và 178 thạc sĩ Những giảng viên này đều tham gia vào quá trình giảng day một hoặc một số học phần cụ thé trong chương trình đào tạo ngành Luật Kinh tẾ, cụ thê xét theo khối ngành như sau:

- Khối ngành Luật học: 174 giảng viên cơ hữu với 3 giáo sư, 23 phó giáo sư, 63

Trang 10

sĩ, 30 thạc sĩ và 02 cử nhân đại hoc.?

Các giảng viên thỉnh giảng tham gia đào tạo bậc đại học mã ngành Luật Kinh tế tại Trường Dai học Luật Hà Nội cũng chiếm ty lệ đáng ké (177 giảng viên thỉnh giảng, bao gồm: 2 giáo sư - trong đó có 1 giáo sư nước ngoài, 9 PGS.TS, 77 tiến sĩ, 8 NCS và 81 thạc si)* Đó là các nhà khoa học đang làm việc ở những vi trí khác nhau của hầu hết các cơ quan, tô chức hoạt động trong lĩnh vực pháp luật, đang trực tiếp xây dựng và thực thi pháp luật trên toàn quốc như: Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các Bộ ngành hữu quan, các Viện Nghiên cứu, Học viện, Trường Đại học, Đoàn Luật sư, các tổ chức hoạt động liên quan đến pháp luật mang lại cho sinh viên những kiến thức, cách tiếp cận đa dạng, phong phú, cập nhật và góp phần không

nhỏ cho công tác đào tạo bậc đại học của nhà trường.

Đối với nội dung về cơ sở vật chất thì cơ sở vật chất của Trường dành cho đào tạo bậc đại học mã ngành Luật Kinh tế bao gồm:

- Tại khu vực làm việc của Khoa Pháp luật Kinh tế có 10 phòng làm việc tại khu vực tầng 15 tòa nhà A cùng các trang thiết bị như bàn ghế, máy tính, máy chiếu, máy photo, trang, thiết bị văn phòng theo đúng tiêu chuẩn của nhà trường.

- Tại khu vực giảng đường: Các giảng đường được thiết kế bố trí phù hợp với mục đích học tập: giảng đường lớn với diện tích 160m2/phong phục vụ cho giảng các giờ lý thuyết với sĩ số lớp trên 100 sinh viên và giảng đường nhỏ với diện tích từ 40m2-100m2 phục vụ cho các giờ thảo luận hoặc giờ lý thuyết với sĩ số lớp đưới 100 sinh viên Đến nay, 100% phòng học đã được lắp đặt thiết bị nhăm phục vụ tốt nhất cho công tác đào tạo Năm 2019 Trường đã lắp đặt máy điều hoà cho toàn bộ các phòng học nhà B.

- Tại khu vực thư viện (dùng chung với các hệ và các ngành đào tạo khác): Thư viện được bồ trí riêng biệt tại tòa nhà D, gồm 4 tầng VỚI tổng diện tích 1.382m2, được trang bị hệ thống hiện đại, đồng bộ: giá kệ, đèn chiếu sáng, công từ, máy nạp — khử từ, hệ thống camera giám sát, máy photocopy, điều hòa nhiệt độ, hệ thống phòng cháy, chữa cháy° Phòng đọc có thể phục vụ 350 bạn đọc cùng một lúc với tổng số tài liệu lên tới trên 190 ngàn cuốn sách, gần 10 ngàn tài liệu số và hệ thống 135 máy tính nối

mạng Internet và có thê truy cập vào các cơ sở dir liệu luật trực tuyến như Heinonline,

Westlaw, cơ sở dữ liệu Sách điện tử đa ngành IG Publishing eBooks collection của

Nhà xuất ban IG Publishing, co sở dữ liệu Sách điện tử của Nhà xuất ban Oxford

3 Xem: Danh sách giảng viên cơ hữu của Trường Dai học Luật Hà Nội (năm 2021), http://giangvien.hlu.edu.vn/SubNews/Details/21265, truy cập ngày 23/10/2021.

* Xem: Danh sách giảng viên, chuyên gia thỉnh giảng các chương trình đại học năm 2021, https://tccb.hlu.edu.vn/Images/Post/files/Phong3%›20TCCB/2021/%C4%90a%CC%86ng%20co%CC%82%CC%89ng%20TT%C4%90T.pdf, truy cập ngày 23/10/2021.

> Xem: http://thuvien.hlu.edu.vn/introduction.aspx?mnuid=125&contentid=60, truy cập ngày 23/10/2021.

Trang 11

University Press, cơ sở dữ liệu tạp chi SAGE, nguồn tài liệu của Dự án Mutrap.°

- Tại khu vực chung: Hoàn thành việc lắp đặt hệ thống thang máy bồ sung cho nhà A để giảm áp lực cho các giờ cao điểm sinh viên bị tồn tắc khi sử dụng 02 thang máy chính.

Ngoài ra, Trường còn bố trí riêng 01 day nha 3 tang làm nơi thực hành pháp luật cho sinh viên, trong đó có sinh viên của mã ngành Luật Kinh tê.

1.5 Về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

Phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học do nhà trường phát động luôn nhậnđược sự tham gia sôi nôi, tích cực của sinh viên Khoa Pháp luật Kinh tê Các đê tài nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Pháp luật Kinh tế qua các năm luôn đứng đầu vê sô lượng và được đánh giá về chat lượng nghiên cứu Kêt quả nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Pháp luật Kinh tế từ năm 2016 đến nay được thống kê như sau:

Số lượng 12/45 đề tài 21/72 đề tài 17/57 đề tài 21/98 đề tài đê tai đạt|- Giải nhất:01 |-Giảinhất:02 |-Giảinhất02 | - Giải nhất: 03

SN - Giải nhì: 01 - Giải nhì: 05 - Giải nhì: 04 - Giải nhì: 05

- Giải ba: 05 - Giải ba: 05 - Giải ba: 05 - Giải ba: 06 - Giải khuyến|- Giải khuyến|- Giải khuyến|- Giải khuyến khích: 05 khích: 09 khích: 06 khích: 07

Số lượng |Cuộc thí sinh|- Cuộc thi sinh ˆ ¬ (Trường Dai học ore ` SA , " " , |“ Cuộc thi sinh ` ` andé tài được | viên nghiên cứu | viên nghiên ctu] " , | Luật Hà Nội„ Í | viên nghiên cứu h Lcủ tham |khoa hoc toàn |khoa học toàn | chua công bô

1¬ x nee x ~ , | khoa học toàn , ; Ế

gia ở câp | quôc do Bộ Giáo | quôc do Bộ Giáo ⁄ ~ „ |Chính thức vềol E vn A ; | quôc do Bộ Giáo | _, ;cao hon duc va Dao tạo tô | dục và Dao tạo tô việc cứ tham gia

ở cap cao hơn)

5 Xem: http://thuvien.hlu.edu.vn/introduction.aspx?mnuid=124&contentid=59, truy cập ngày 23/10/2021.

Trang 12

1.6 Về hợp tác, liên kết đào tạo

- Liên kết đào tạo đồng cấp băng thạc sỹ luật học với Đại học Tổng hợp Paris II — Cộng hòa Pháp, Đại học Tổng hop Lund — Thụy Điền; liên kết đào tạo đồng cấp bằng tiến sỹ luật học với Đại học Tổng hợp Lund — Thụy Điền;

- Liên kết với Đại học Tổng hợp Tây Anh quốc, của Anh để thực hiện chương trình đào tạo cấp bằng thạc sỹ luật quốc tế và luật thương mại quốc tế do Đại học Tổng hợp Tây Anh quốc cấp băng:

- Liên kết với Đại học Dân tộc Quảng Tây Trung Quốc thực hiện chương trình đào tạo đại học theo hình thức 2+2;

- Thực hiện chương trình trao đôi sinh viên với các cơ sở đào tạo có uy tín trên thé giới: Đại học quốc gia Singapore (NUS); Đại học quốc gia Dai Loan (NTU); Dai học La Trobe Australia; Dai học Giessen, CHLB Duc; Dai hoc Nagoya Nhật Bản.

- Trường hiện có quan hệ hop tác với gần 30 co sở đào tạo luật của các nước trên thé giới, theo đó giảng viên của các cơ sở đào tạo này thường có mặt tại Trường dé trao đôi kinh nghiệm và kiến thức với cán bộ, giảng viên và sinh viên của của Trường: các giảng viên và sinh viên của Trường có nhiều cơ hội được đi học tập và nghiên cứu tại các cơ sở dao tạo luật của nước ngoài;

- Trường hiện có hai trung tâm pháp luật nước ngoài đang hoạt động : Trung tamđào tạo và nghiên cứu pháp luật Nhật Bản của Đại học TH Nagoya Nhật Bản; Trung

tâm pháp luật Đức do FES và DAAD hỗ trợ hoạt động.”

2 Những thuận lợi khi xây dựng chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Luật Kinh tế

Trên cơ sở chỉ ra thực tiễn đào tạo ngành Luật Kinh tế tại Trường Đại học Luật Hà Nội, có thê thấy, Trường Đại học Luật Hà Nội đảm bảo đủ tất cả các yếu tố dé có thé dao tạo tốt cho sinh viên mã ngành Luật Kinh tế cũng như đảm bảo các điều kiện tiên quyết trong xây dựng chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Luật Kinh tế.

Đào tạo chất lượng cao là xu thế tất yếu của các cơ sở giáo dục đại học, đặc biệt gan trong bối cảnh nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của các đơn vị sử dụng lao động Mục dich đào tao chất lượng cao đã được xác định rõ là: “Nang cao chất lượng đào tạo trình độ đại học ở những cơ sở đào tạo có đủ điều kiện nhằm đào tạo nguôn nhân lực có tính cạnh tranh cao trên thị trường lao động trong thời kì hội nhập kinh tế khu vực và thé giới ”.Š

Việc triển khai xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Luật Kinh tế tại Trường Đại học Luật Hà Nội có một số thuận lợi cơ bản như sau:

7 Tham khảo Đề án mở chương trình đào tạo mã ngành luật hệ chất lượng cao.

8 Xem: TS Lê Dinh Nghị, Đào tao chat lượng cao tại Trường Dai học Luật Hà Nội — Thực trạng và giải pháp,

Tạp chí Luật học, số 04/2018, tr 85.

Trang 13

- Đào tạo nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao là chủ trương của Đảng, được ghi nhận cụ thé tại nhiều Nghị quyết và đặc biệt là trong Quyết định số 549/QĐ-TTg ngày 04/04/2013 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật Đây là một trong những cơ sở quan trọng tạo điều kiện thuận lợi

cho việc triển khai chương trình chất lượng cao tại Trường Đại học Luật Hà Nội, trước

tiên cho ngành Luật và nay cho ngành Luật Kinh tế Ngay trong khâu hiệu hành động của nhà trường cũng khăng định “Chất lượng cao tạo nên giá trị bền vững”.

- Nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung, nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Luật Kinh tế nói riêng đã đặt ra yêu cầu cấp thiết cho việc xây dựng và triển khai Chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Luật Kinh tế tại Trường Đại học Luật Hà Nội Trong giai đoạn hiện nay, sau những ảnh hưởng tác động mạnh mẽ của Dai dịch Covid-19, Việt Nam cũng như các quốc gia khác trong khu vực và trên thé giới đều đang nỗ lực tập trung hồi phục nền kinh tế, và dé làm được điều đó, các quốc gia đều cần những nhân lực có kiến thức không chỉ về kinh tế mà còn về pháp luật trong lĩnh vực kinh tế để hướng tới phát triển bền vững Trong khi đó, mặc dù số lượng cơ sở đào tạo luật tương đối nhiều nhưng cơ sở đào tạo chất lượng cao cho ngành Luật Kinh tế lại không đáng ké, chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra.

- Một số cơ sở đào tạo luật đã tiên phong trong việc đào tạo chất lượng cao, trong

đó, Truong Đại học Luật Ha Nội cũng đã có 08 năm kinh nghiệm trong việc dao tạo

chất lượng cao cho ngành Luật Đây sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu, cũng như có những hỗ trợ nhất định trong việc xây dựng chương trình chất lượng cao cho ngành Luật Kinh tế Thực tiễn chỉ ra rằng, rất nhiều các giảng viên của Khoa Pháp luật Kinh tế đã tham gia giảng dạy cho chương trình chất lượng cao ngành Luật, cũng như dự kiến khi chương trình chất lượng cao ngành Luật Kinh tế được triển khai thì các giảng viên đã và đang tham gia chương trình chất lượng cao ngành Luật sẽ có một bộ phận tham gia giảng dạy cho chương trình này Vì vậy, tác giả cho rang, công tác tuyên sinh, xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo, công tác quảng bá thương hiệu, gan kết với các cơ quan tuyên dụng lao động sẽ không phải là bài toán quá khó khăn.

- So với các cơ sở có đào tạo mã ngành Luật Kinh tế khác trong cả nước, Trường

Đại học Luật Hà Nội có bề dày về kinh nghiệm cũng như chất lượng giảng dạy nên

việc thực hiện triển khai chương trình dao tạo chất lượng cao sẽ có những thuận lợi nhất định Với đội ngũ giảng viên đông đảo, nhiều giảng viên của nhà trường có chức danh giáo sư, phó giáo sư, học vị tiễn sĩ, thạc sĩ; nhiều giảng viên được dao tạo tại nước ngoài hoặc có trình độ ngoại ngữ đạt tiêu chuẩn giảng dạy các học phần bằng Tiếng Anh Đội ngũ giảng viên này sẽ là nòng cốt trong dao tạo cho sinh viên trong Chương trình đào tạo chất lượng cao.

Trang 14

- Chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học chính quy hàng năm của mã ngành Luật Kinh tế lớn, điểm tuyển sinh đầu vào luôn ở ngưỡng cao, do đó việc tuyên lựa sinh viên vào Chương trình đào tạo chất lượng cao sẽ đễ dàng hơn Trung bình hàng năm, chỉ tiêu hệ đại học chính quy của mã ngành Luật Kinh tế dao động từ 300 đến 400, nhưng số thí sinh đăng ký dự thi luôn ở mức cao hơn từ 10-15 lần số chỉ tiêu.

- Cơ sở vật chất được đánh giá tương đôi dam bảo đáp ứng cho việc triển khai giảng dạy chương trình chất lượng cao ngành Luật Kinh tế Đặc biệt, theo chủ trương của Nhà trường, trong thời gian tới sẽ bố trí xây dựng khu vực phòng diễn án, sẽ là cơ sở dé tạo điều kiện tốt cho các sinh viên học tập theo hệ chất lượng cao.

Tóm lại, từ thực tiễn đào tạo với những thành công nhất định của ngành Luật Kinh tế hệ đại trà, kết hợp với những nhu cầu và động lực từ bên ngoài, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có đầy đủ cơ sở để xây dựng và triển khai chương trình đảo tạo ngành Luật Kinh tế hệ chất lượng cao./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 TS Lê Đình Nghị, Pao tao chất lượng cao tại Trường Đại học Luật Hà Nội —

Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Luật học, s6 04/2018, tr 85 2 Đề án mở mã ngành Luật Kinh tế.

3 Đề án mở mã ngành luật chất lượng cao.

4 Thông tin tại website của Trường Đại học Luật Hà Nội, bao gồm: hlu.edu.vn, tccb.hlu.edu.vn; thuvien.hlu.edu.vn; plkt.hlu.edu.vn; qlkh.hlu.edu.vn, dt.hlu.edu.vn.

Trang 15

SU CAN THIẾT CUA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHAT LƯỢNG CAO NGÀNH LUẬT KINH TẾ

PGS TS Nguyễn Quang Tuyến * Tóm tắt: Chuyên dé tập trung nghiên cứu luận giải sự cân thiết của việc xây dựng chương trình đào tạo ngành Luật Kinh tế chất lượng cao trong quá trình đào tạo cu nhân luật cua Truong Dai học Luật Ha Nội Những luận giải mà chuyên dé dé cap dua trên định hướng chiến lược phái triển của nhà trường, nhu cau của xã hội; nhu câu của các doanh nghiệp, các thành phan kinh tế phát sinh từ hoạt động đầu tư, sản xuất - kinh doanh và phúc đáp đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế.

Từ khóa: Sự cân thiết, xây dựng, chương trình đào tạo ngành Luật Kinh tế, chất lượng cao, Trường Đại học Luật Hà Nội, sinh viên, người học, xã hội

Đặt vấn đề

Trong 35 năm thực hiện công cuộc đôi mới toàn diện đất nước, mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) mà nước ta xây dựng va vận hành có những đóng góp rất quan trọng vào những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đưa Việt Nam gia nhập nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp trên thế giới Nhà nước tạo lập hành lang pháp lý (hay còn được gọi là “luật chơi”) thông qua việc xây dựng hệ thống pháp luật kinh tế đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn, binh đăng, công khai minh bạch cho mọi thành phần kinh tế hoạt động, cạnh tranh lành mạnh Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyên đôi sang nền kinh tế số đặt ra yêu cầu vừa hoàn thiện hệ thông pháp luật kinh tế vừa dao tao đội ngũ cán bộ pháp lý không chỉ có trình độ chuyên môn cao, am hiểu pháp luật trong và ngoài nước, có năng lực hội nhập quốc tế mà còn có bản lĩnh chính tri vững vàng, tinh thần yêu nước và sử dụng thành thạo những công nghệ thông tin mới, hiện đại Muốn vậy thì một trong những giải pháp thực hiện là phải đổi mới, nâng cao chất lượng dao tạo cử nhân luật ở các cơ sở dao tạo luật của nước ta Trường Dai học Luật Ha Nội là một trong những cơ sở đào tạo luật lớn nhất cả nước và có 42 năm xây dựng, phát triển Hàng năm, nhà trường cung cấp cho đất nước khoảng 2.000 cử nhân luật Một phan đáng kể các sinh viên sau khi tốt nghiệp làm việc tại các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tẾ; các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp v.v ứng dụng những kiến thức, phương pháp được trang bị ở bậc đại học vào thực tiễn công việc Trong định hướng chiến lược phát triển, Trường Đại học Luật Hà Nội tiếp tục thực hiện đề án phát triển trở thành một trong hai trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật của đất nước và phấn đấu đến năm 2030 trở thành trường định hướng nghiên cứu đạt tiêu chí của các trường đại học ở khu vực

* Trường Đại học Luật Ha Nội.

Trang 16

Đông Nam A Dé đạt được mục tiêu này, nhà trường xác định không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo là van dé then chốt; triển khai xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội được thể hiện qua khâu hiệu hành động, slogan là “Chat lượng cao tạo giá trị bên vững” Đặt trong béi cảnh đó, Trường Đại học Luật Hà Nội triển khai xây dựng chương trình đào tạo ngành Luật Kinh tế chất lượng cao Việc xây dựng chương trình này được giao cho Khoa Pháp luật Kinh tế đảm nhiệm Trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo ngành Luật Kinh tế chất lượng cao, nhà trường tô chức hội thảo cấp Trường nhằm trao đổi, tập hợp ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản ly giáo dục; các đơn vi sử dụng lao động; các cựu sinh viên và các thầy, CÔ giáo về sự cần thiết, mục đích, yêu cầu chuẩn đầu ra, nội dung và các điều kiện cần thiết để triển khai tổ chức giảng dạy chương trình đào tạo ngành Luật Kinh tế chất lượng cao Chuyên đề này tham góp về sự cần thiết của việc xây dựng chương trình đào tạo ngành Luật Kinh tế chất lượng cao.

1 Xây dựng chương trình đào tạo ngành Luật Kinh tế chất lượng cao dựa trên sứ mạng, tầm nhìn, chiến lược phát triển Trường Đại học Luật Hà Nội nhằm thích ứng với bối cảnh hội nhập quốc tế và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Trong chiến lược phát triển, Trường Đại học Luật Ha Nội xác định dao tạo nguồn nhân lực có trình độ cử nhân luật chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm Luật học là ngành dao tạo thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn có quan hệ mật thiết với các vấn đề liên qua đến con người, quản lý con người và quản lý xã hội Người được đào tạo ngành Luật có cơ hội tiếp cận, nghiên cứu sâu và được trang bị các phương pháp luận về thé giới quan dé quản ly con người và quan lý xã hội, có khả năng tư duy sâu sắc, khách quan, có hệ thống trước các hiện tượng xã hội và hành vi của con người; những người tốt nghiệp ngành Luật còn được trang bị những kỹ năng cần thiết dé đưa ra các phương án, giải pháp giải quyết bài toán về tồn tại xã hội Chính vì vậy, cơ hội cho những người học luật ngày càng trở lên rộng mở và rõ ràng hơn bao giờ hết; đặc biệt trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư, việc dao tạo theo hướng kết hợp giữa đại trà và chuyên sâu, chất lượng cao đang là xu thế tất yêu; bởi lao động trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp lần thứ tư đòi hỏi không chỉ trang bị nền tảng kiến thức rộng mà còn chuyên sâu, nâng cao cho người học Hoạt động tư vẫn pháp

luật và dịch vụ pháp lý do các luật sư, chuyên viên pháp lý thực hiện là một trong

những ngành, nghề đáp ứng các tiêu chí về xu hướng đảo tạo trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư; bởi khai thác sự sáng tạo, tư duy phân tích, giao tiếp,

Trang 17

làm việc nhóm của người lao động Cùng với đó, toàn cầu hóa và sự phát triển của khối doanh nghiệp tư nhân đòi hỏi nhu cầu nhân sự pháp chế có chất lượng cao góp phan tạo lập môi trường dau tư, kinh doanh minh bạch, lành mạnh theo đúng pháp luật ở Việt Nam Nhận thức được các tác động của bối cảnh hội nhập và cách mạng công nghiệp 4.0, nhà trường theo đuôi chiến lược nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển các ngành đào tạo chất lượng cao (trong đó có chuyên ngành Luật Kinh tế) Các ngành đào tạo luật học chất lượng cao nói chung và ngành Luật Kinh tế chất lượng cao nói riêng không chỉ đáp ứng nhu cầu của xã hội mà còn được xác định là những sản phẩm, “đặc sản”, tiêu chí khăng định, đăng cấp, thương hiệu của Trường Đại học Luật Hà Nội là một trong hai trường trọng điểm dao tạo cán bộ pháp luật của đất nước.

2 Việc mở mã ngành đào tạo Luật Kinh tế chất lượng cao đáp ứng nhu cầu cấp thiết của đất nước về đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực luật kinh tế

2.1 Nhu cầu nhân sự pháp lý của các doanh nghiệp và người dân 2.1.1 Nhu cầu nhân sự pháp chế doanh nghiệp

Trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp, vai trò của đội ngũ chuyên gia pháp lý, luật sự am hiểu pháp luật kinh tế là rất quan trọng giúp tư vấn và quản trị, phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp; đặc biệt là ở vị trí pháp chế, tư van pháp luật, hợp đồng kinh doanh Việt Nam hiện có trên 800.000 doanh nghiệp đang hoạt động và số lượng tăng nhanh trong giai đoạn gần đây; trong khi theo dự báo đến năm 2021, số lượng doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý là trên 90% Bên cạnh đó, xu hướng tích cực hội nhập vào thị trường quốc tế của Việt Nam thông qua việc ký kết nhiều FTAs đặt ra nhiều áp lực về nhân lực hiểu biết pháp luật trong lĩnh vực kinh tế Tuy nhiên, lực lượng chuyên gia pháp luật, luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh thương mại quốc tế ở nước ta còn rất mỏng; vì thế chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng

Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tẾ; sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội còn chưa đạt được kỳ vọng; vì nhiều nguyên nhân khác nhau; trong đó, có nguyên nhân về sự thiếu hụt đội ngũ luật sư và người tư vấn pháp lý Các doanh nghiệp luôn cần sự hỗ trợ pháp lý rất lớn trong hoạt động điều hành, kinh doanh tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu Vì vậy, các tranh chấp thương mại nói chung và tranh chấp thương mại quốc tế nói riêng xảy ra là điều khó tránh khỏi Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp Việt Nam trước các vụ kiện, tranh chấp quốc tế cần phải có đội ngũ luật sư, cán bộ pháp lý giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu luật lệ thương mại quốc tế và có trình độ sử dụng ngoại ngữ thành thạo nhằm tranh tụng song phẳng với các luật sư quốc tế Đây là một ly do lý giải sự cần thiết của việc xây dựng chương trình dao tạo Luật Kinh tế chất lượng cao.

Trang 18

2.1.2 Nhu cau chuyên gia tư van pháp ly

Trong bối cảnh các hoạt động kinh tế được đây mạnh, quan hệ kinh tế quốc tế mở rộng cả về phạm vi và tính chất thì nhu cầu của các đương sự sử dụng dịch vụ pháp lý dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân nói chung và của doanh nghiệp nói riêng có xu hướng tăng nhanh (do các quan hệ dân sự, thương mại giữa các chủ thê trong xã hội mở rộng hơn, phức tạp và dan xen) Theo Báo cáo của Bộ Tư pháp tong kết 05 năm thi hành Luật Luật sư, mặc dù trong thời gian qua, SỐ lượng luật sư nước ta phát triển nhanh nhưng tỷ lệ luật sự trên số dân chỉ ở mức trung bình là 1 luật sư/14.000 người dân; trong đó, tỷ lệ này ở Thái Lan là 1/1.526; Singapore là 1/1.000, Nhật Bản là 1/4.546, Pháp là 1/1.000, Mỹ là 1/250 Vì vậy, nhu cầu chuyên gia pháp ly (trong đó có chuyên gia về pháp luật kinh tế) là rất lớn và ngày càng tăng cùng với sự phát và hội nhập kinh tế của đất nước Theo Chiến lược phát triển nghề luật sự đến năm 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 05/07/2011 của Thủ tướng Chính phủ) thì đến năm 2020, Việt Nam cần phát triển số lượng khoảng từ 18.000 - 20.000 luật sư Đặt trong bối cảnh đó, việc xây dựng chương trình Luật Kinh tế chất lượng cao cũng là một giải pháp dé đạt được mục tiêu này.

2.2 Nhu cầu về nguồn nhân lực trình độ đại học chất lượng cao ngành luật kinh tế

Song hành với các nước, Việt Nam phát triển nền kinh tế thị trường trong bối cảnh kinh tế tri thức Nhiệm vụ đặt ra cho bất cứ quốc gia nào trong giai đoạn hiện nay là phải có nguồn nhân lực chất lượng cao thực sự déi dao Vì vay, dao tao nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Luật Kinh tế nói riêng là một trong những yêu cầu căn ban của đổi mới giáo dục đại học “Xdy dựng dong bộ thé chế, chính sách dé thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo đục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đấu, là động lực then chốt dé phát triển đất nước Tiếp tục đổi mới đông bộ mục tiêu và nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế, phát triển con người toàn điện, đáp ứng những yêu cầu mới của phát triển kinh tế - xã

hội, khoa học và công nghệ, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lan thứ te” Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước cùng với việc Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế và hội nhập kinh tế thế giới đặt ra yêu cầu về nguồn nhân lực pháp lý có chất lượng cao Theo đánh giá của Chính phủ Việt Nam, mặc dù đạt được những thành công nhất định nhưng đội ngũ luật sư của Việt Nam van còn những hạn chế: Hiện nay tỷ lệ luật su nước ta mới ở mức trung bình là 1

luật sư/14.000 người dân, trong khi đó tỷ lệ này ở Thái Lan là 1/1.526, Singapore là

! Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biéu toàn quốc lần thứ XIII - tập 1, Nxb Chính trị Quốc

gia Sự thật, Ha Nội, tr 136.

Trang 19

1/1.000, Nhật Ban là 1/4.546, Pháp là 1/1.000, Mỹ là 1/250 Đội ngũ luật sư nói chung

và cán bộ pháp luật về kinh tế nói riêng còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập và “chua đáp ứng

được yêu cầu của cải cách tư pháp; phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế”; theo đó: “ trong lĩnh vực tham gia tố tụng, các luật su còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng hành nghề cũng như việc tuân thủ quy tắc dao đức nghề nghiệp và kỷ luật hành nghề luật sư còn chưa cao đã làm ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết vụ việc nói chung cũng như chất lượng tranh tụng nói riêng Trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, số lượng luật sư chuyên sâu trong các lĩnh vực dau tư, kinh doanh, thương mại (sở hữu trí tuệ, tài chính ngân hang, hàng không, hàng hải, bảo hiểm, thương mại quốc tế ) còn rất ít, chiếm tỷ lệ 1,2%, trong đó, chỉ khoảng 20 luật sư có trình độ ngang tam với luật sư trong khu vực Thời gian qua, phan lớn các vụ tranh chấp thương mại quốc tế, các cơ quan, tổ chức của Việt Nam vẫn phải thuê luật sw nước ngoài làm đại điện, tư van và bảo vệ quyên,

lợi ích hợp pháp của minh”?

Không chỉ đội ngũ luật sư, đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp khác (Thâm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên ) còn có nhiều hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ nói chung và trang bị chuyên sâu về lĩnh vực pháp luật kinh tế nói riêng, chưa được đào tạo một cách bài bản, có hệ thống, khoa học, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày

càng cao của công cuộc cải cách tư pháp.

3 Đào tạo trình độ đại học chất lượng cao ngành luật kinh tế phù hợp với chủ trương của Đảng về nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với chiến lược và mục tiêu phát triển của ngành Tư pháp và của Trường Đại học Luật Hà Nội

Một trong các bước đột phá chiến lược được Đảng ta xác định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI là “Phát triển nhanh nguôn nhân lực, nhất là nguôn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đối mới căn bản và toàn diện nên giáo duc quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học,

công nghệ ”.Ỷ

Trong lĩnh vực tư pháp và pháp luật, các Nghị quyết của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam như Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 về một số nhiệm vụ trong tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến 2010, định hướng đến 2020, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 đều khang định tam quan trong của nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ pháp luật trong sạch, vững mạnh, trong đó chú trọng tới công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề

? Theo “Chiến lược phát triển nghề Luật sư đến năm 2020” được Ban hành kèm theo Quyết định số

1072/QD-TTg ngày 05 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.

3 Văn kiện Đại hội Đảng toàn quôc lân thứ XI, nguôn: http://dangcongsan.vn/

Trang 20

nghiệp tư pháp theo các chức danh.

Nghị quyết số 08-NQ/TW chỉ rõ phải “xây dựng đội ngũ cán bộ tr pháp trong sạch, vững mạnh Nâng cao tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức và nghề nghiệp chuyên môn của cán bộ tư pháp” Nghị quyết số 48-NQ/TW cũng đặt ra nhiệm vụ “Bảo dam số lượng và chất lượng nguôn nhân lực cán bộ công chức làm công tác pháp luật ” Nghị quyết số 49-NQ/TW còn nhân mạnh: “Đào tao du số lượng cán bộ tr pháp có trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực tư pháp quốc tế nhằm bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, công dân Việt Nam, đáp ứng yêu cau hội nhập quốc tế và khu vực ” Đề nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ pháp luật, Nghị quyết số 49-NQ/TW chi đạo: “Tiếp tuc đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo cử nhân luật, đào tạo cán bộ nguồn của các chức danh tư pháp, bồ trợ tư pháp; bồi dưỡng cán bộ tư pháp, bồ trợ tư pháp theo hướng cập nhật các kiến thức mới về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, có kỹ năng nghé nghiệp và kiến thức thực tiễn, có phẩm chat dao đức trong sạch, vững mạnh, dũng cảm dau tranh vì công lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩ) Đề đạt được mục tiêu này, Nghị quyết số 49-NQ/TW đã đặt ra nhiệm vụ: “Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm dao tạo cán bộ về pháp luật”.

Việc đào tạo chất lượng cao hoàn toàn phù hợp với mục tiêu, giải pháp xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bằng Quyết định số 549/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2013, trong đó định hướng xuyên suốt là tạo chuyên biến mạnh trong chất lượng đào tạo nhằm cung cấp nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao phục vu công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, cải cách pháp luật, cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế Hơn nữa, trong bối cảnh “Trăm hoa đua nở” của thị trường đào tạo luật hiện nay với số lượng 95 cơ sở ở nhiều cấp độ và hình thức đào tạo khác

nhau Tuy nhiên, chất lượng đầu vào, năng lực chất lượng đào tạo, chất lượng đầu

rư không đồng đều Vì vậy, đòi hỏi phải xây dựng được một số cơ sở giáo dục đại học công lập nòng cốt giữ vai trò dẫn dắt công tác đào tạo luật hướng đến mục tiêu đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao mà Nhà nước va xã hội quan tâm; góp phần xây dựng thương hiệu quốc gia về đào tạo luật ở Việt Nam Trường Đại học Luật Hà Nội là cơ sở có bề dày lịch sử đã cung cấp cho đất nước gần 130 ngàn cử nhân có chất lượng được xã hội thừa nhận trong 42 năm qua sẽ là chỗ dựa tin cậy của Đảng, Nhà nước và xã hội trong việc tiếp tục đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện đại Với sứ mạng, bề day truyền thống và uy tín của mình thì việc xây dựng chương trình Luật Kinh tế chất lượng cao là cần thiết, góp phần duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội.

Trang 21

4 Trường Đại học Luật Hà Nội hoàn toàn có đủ năng lực và có khả năng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trình độ đại học ngành Luật Kinh tế một cách tốt nhất

Trường Đại học Luật Hà Nội với bề dày 42 năm kinh nghiệm trong đào tạo trình độ đại học ngành luật hoàn toàn có đầy đủ năng lực về đội ngũ giảng viên, hệ thống giáo trình học liệu, cơ sở vật chất khác dé phục vụ công việc dao tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành luật Tính đến tháng 10 năm 2021, số lượng giảng viên cơ hữu của Trường là 312 giảng viên (gồm có 04 giáo sư, 33 phó giáo sư, 100 tiễn sĩ, 172 thạc sĩ, 3 cử nhân) Trường có gần 60 giảng viên có thé giảng day bằng tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh đối với chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật, ngành Luật thương mại quốc tế và chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật chất lượng cao Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng các bậc, hệ, chương trình đào tạo được chú trọng phát triển với gần 300 người là các thâm phán, điều tra viên, kiểm sát viên, luật sự, công chứng viên, chấp hành viên, chuyên gia pháp luật, các luật sự nước ngoài đang hành nghề tại Việt Nam, cán bộ quản lý đang công tác tại các cơ quan tòa án, các cơ quant ư pháp, các cơ quan, đơn vị hành chính - sự nghiệp và các tô chức xã hội - nghề nghiệp khác tham gia giảng dạy và hướng dẫn thực hành cho sinh viên; bước đầu thu hút, trao đổi một số chuyên gia quốc tế đến làm việc tại Truong.

Trường có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại với nhiều hội trường, phòng học lớn nhỏ; 02 phòng học ngoại ngữ, 02 phòng thực hành tin học; “Dự an xây dung cơ sở 2 của Trường tại thành pho Từ Son, tỉnh Bắc Ninh được Nhà nước đâu tư từ năm 2016 với quy mô gân 28 ha, đáp ứng nhu câu đào tạo cho 10.800 sinh viên, tổng dự toán 1.798,3 tỷ đồng theo hướng khang trang, hiện đại Đến nay, Dự án đã gần hoàn thành Giai đoạn 1 đã giải ngân đến hết năm 2020 là 518,4/907 tỷ đồng Cơ sở vật chat, phương tiện làm việc tại trụ sở chính số 87 Nguyễn Chí Thanh, Đồng Da, Hà Nội tiếp tục được dau tư nâng cấp, cải tạo, đáng ứng được nhu cầu day và học, nghiên cứu khoa học Phân hiệu được thành lập năm 2019 trên cơ sở tiếp nhận toàn bộ cơ sở vật chat được dau tư trên tổng điện tích hơn 9,3 ha tại thành phố Buôn Ma Thuội, tinh Đắk Lắk, cơ bản đáp ứng yêu câu đào tạo của giai đoạn ban đâu thành lập”.Š Thư

viện khá hiện đại với 05 phòng thư viện 1.382 mỶ, 01 phòng doc 389 m', với 12.455

đầu sách (tổng số 186.041 cuốn), phòng đọc có thê phục vụ 350 bạn đọc cùng một lúc,

có đầy đủ tạp chí, báo chuyên ngành để phục vụ cho nhu cầu giảng dạy, học tập và

nghiên cứu khoa học Thư viện được trang bị máy tính phục vụ tra cứu tài liệu, có kết

nối Internet và có thể truy cập vào các cơ sở dữ liệu luật lớn trên thế giới như:

4 Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Dự thảo Đề án “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành

trường trọng diém đào tạo vê pháp luật”, Ha Nội - tháng 11, tr 9 -10 ;

> Dự thao Dé án “Tiép tục xây dung Trường Dai học Luật Hà Nội thành trường trọng điềm đào tạo vê pháp luật”,tldd, tr I1.

Trang 22

Westlaw và Hein-Online Sinh viên được sử dụng mạng WIFI miễn phí Trường còn

bồ trí riêng 01 day nhà 3 tang làm nơi thực hành pháp luật cho sinh viên “7rzưởng có hệ thống giáo trình, nguôn học liệu về luật học phong phú, đa dạng là một trong những cơ sở có nguon học liệu về luật đây đủ nhất được người học của các cơ sở đào tạo luật trong cả nước khia thác, sử dụng Trường đã tô chức biên soạn và đưa vào sử dụng hệ thong giáo trình dai học cua toàn bộ các môn hoc bắt buộc và một số mom học tự chọn với hơn 60 dau giáo trình Trong giai đoạn 2013 - 2020, Trường Đại học Luật Hà Nội đã biên soạn mới 14 giáo trình, tai ban 214 lượt giáo trình, đã xuất bản hàng chục tài liệu dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt Hệ thong quản ly thư viện tích hợp thư viện điện tử, thư viện số KIPOS triển khai xây dựng thư viện số từ năm 2017, đã số hóa và đưa ra phục vụ 9.004 đầu tài liệu gỗm giáo trình, luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học, sách tham khảo, chuyên khảo, tạp chí Luật học, tài liệu truy cập mở Từ năm 2013 — 2020, thư viện Trường đã bồ sung, thu tháp 6.211 đâu tài liệu (54.153 cuốn sách các loại); duy trì quyển truy cập cơ sở dữ liệu trực tuyến Heinonline, Westlaw TrưởNG mở rộng hợp tác, kết nối thu viện với

nhiễu cơ sở đào tạo luật ”.5

Với tổng quy mô đào tạo của Trường là trên 15.000 sinh viên và học viên Trong đó, quy mô sinh viên chính quy văn bằng 1 là hơn 9.000; văn băng 2 là hơn 2.300, hệ vừa làm vừa học là 3.220 ” Số lượng nguyện vọng đăng ký tuyển sinh vào Trường luôn ở mức cao, điểm trúng tuyên thuộc nhóm trường hang đầu (Năm 2019, điểm trúng tuyển cao nhất là 27,25 điểm, năm 2020 là 29,00 điểm và năm 2021 là 29,25 điểm), Trường có điều kiện lựa chọn nhiều sinh viên gil dé dao tao chat luong cao Trường Dai học Luật Hà Nội hoàn toàn dap ứng việc dao tao nguồn nhân lực chất lượng cao trình độ đại học ngành Luật Kinh tế với quy mô mỗi năm có thể đào tạo hàng trăm sinh viên./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 “Chiến lược phát trién nghề Luật sư đến năm 2020” được Ban hành kèm theo Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 05/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021.

3 Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, nguồn: http://dangcongsan.vn/

3 Dé án mở mã ngành Luật học chất lượng cao của Trường Đại học Luật Hà Nội 4 Trường Đại học Luật Hà Nội, Dự thảo Đề án “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm dao tạo về pháp luật”, Hà Nội - tháng 11/2021 5 Dự thảo Đề án “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo về pháp luật”,

tldd, tr 11.

7 Dự thảo Dé án “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo về pháp luật”,

tldd, tr 5.

Trang 23

XÂY DỰNG MỤC TIỂU ĐÀO TẠO CHUONG TRÌNH ĐÀO TẠO CHAT LƯỢNG CAO NGANH LUAT KINH TE

PGS.TS Vit Thi Duyên Thúy `

Tóm tat: Công cuộc đổi mới toàn điện của đất nước cùng với yêu câu hội nhập quốc tế sâu rộng trong mọi lĩnh vực, dang đặt ra yêu cẩu về nguôn nhân lực tu pháp có chất lượng cao Trong bối cảnh đó, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành luật kinh tế được xác định là một trong những van dé cơ bản của đổi mới giáo đục đại học về khoa học pháp lý ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Với mong muốn xây dựng mục tiêu đào tạo phù hợp và khả thi, bài viết dé xuất các mục tiéu chung và mục tiêu cụ thé cho chương trình đào tạo chất lượng cao ngành luật kinh té tại trường Đại học Luật Hà Nội Bài viết cũng so sánh với mục tiêu đào tao cua chương trình đào tao ngành Luật Kinh té tại cơ sở đào tạo này để làm rõ những khác biệt và ưu việt cua chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Luật kinh tế.

Từ khóa: Mục tiếu đào tạo; Chất lượng cao; Luật Kinh té 1 Đặt van dé

Việc xây dung mục tiêu dao tạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với một chương trình đào tạo cả về lý luận lẫn thực tiễn Hoạt động này hiện được thực hiện theo nhiều cách tiếp cận khác nhau, trong đó có hai cách chủ yếu đang được áp dụng Cách thứ nhất, mục tiêu đào tạo được xây dựng theo hướng xác định rõ người học sẽ thu được gì sau khi hoàn thành khóa học Cách thứ hai, mục tiêu đào tạo được xây dựng thông qua việc chỉ rõ người học sẽ đáp ứng được những yêu cầu công việc như thế nào sau hoàn tất chương trình đảo tạo.

Dé xây dựng mục tiêu đào tao chương trình đào tao chất lượng cao ngành luật kinh tế tại trường Đại học Luật Hà Nội, nhóm tác giả lựa chọn cách tiếp cận thứ hai vì những lý do sau:

(i) Việc chỉ rõ người học sẽ đáp ứng được những yêu cầu công việc ra sao, có thé làm việc với những ai, trong lĩnh vực nào, với những môi trường làm việc như thế nào là mối quan tâm hang đầu của hau hết người học khi tìm hiểu một chương trình đào tạo.

(1) Chương trình đào tạo ngành Luật Kinh tế tại trường Đại học Luật Hà Nội đã được xây dựng và thực hiện rất hiệu quả gan chuc nam qua Muc tiéu dao tao cua chương trình đào tạo này đã được xây dựng theo cách tiếp cận thứ hai Vì vậy, sẽ dé nhận biết những khác biệt trong mục tiêu đào tạo giữa chương trình đào tạo truyền

Trường Đại học Luật Hà Nội.

Trang 24

thống và chương trình đào tạo chất lượng cao của cùng ngành Luật Kinh tế, nếu nó đều được xây dựng theo một cách tiếp cận thống nhất.

(iii) Đối với trường Dai học Luật Hà Nội, sẽ không có quá nhiều khác biệt giữa mục tiêu đào tạo chất lượng cao ngành luật! và mục tiêu đào tạo chất lượng cao ngành luật kinh tế, nếu mục tiêu đào tạo được xây dựng theo hướng xác định rõ người học sẽ thu được gi sau khi hoàn thành khóa hoc Bởi lẽ, các mục tiêu dao tạo về trình độ ngoại ngữ, tin học, về thái độ của người học sau khi hoàn thành hai chương trình đào tạo này về cơ bản là giống nhau, trong khi sự khác biệt về kiến thức chuyên ngành, về kỹ năng lại không dễ xác định Điều đó sẽ phần nào làm giảm sức thuyết phục của đề án, mặc dù thực tế nó hết sức cần thiết Trong bối cảnh đó, xây dựng mục tiêu dao tao thông qua việc chỉ rõ người học sẽ đáp ứng được những yêu cầu công việc như thế nào sau khi hoàn thành chương trình đào tạo sẽ thể hiện rõ sự phù hợp của cách tiếp cận này khi nó tránh được hạn chế nêu trên.

(iv) Mục tiêu đào tạo được xây dung theo cách tiếp cận thứ nhất dé gây nhầm lẫn với kết quả đào tạo.

2 Mục tiêu đào tạo chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Luật Kinh tế 2.1 Mục tiêu chung

Với phương châm: Chất lượng cao tạo nên giá trị bền vững, chương trình đào tạo chất lượng cao ngành luật kinh tế được xây dựng nhằm cung cấp cho xã hội đội ngũ lao động có chất lượng cao, có kiến thức nền tảng vững chắc về khoa học pháp lý nói chung và pháp luật kinh tế nói riêng, có phẩm chất chính trị vững vàng: đủ năng lực đảm nhận nhiều vi tri trong các ngành nghé, lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế trong thời dai công nghệ 4.0.

2.2 Mục tiêu cụ thể

Sinh viên sau khi tốt nghiệp Chương trình đào tạo chất lượng cao ngành luật kinh tế có kiến thức nền tảng vững chắc, đáp ứng tốt các yêu cầu công việc sau:

- Về kiến thức: Có hiểu biết sâu sắc về những kiến thức nền tảng của khoa học nói chung và khoa học pháp lý nói riêng: có kiên thức lý luận chuyên sâu và kiên thức

! Chương trình ĐTCLC ngành luật của trường Đại học Luật Hà Nội trang bị cho người học các kiến thức, kỹnăng phẩm chất và năng lực sau đây:

- Nắm được kiến thức cơ bản của một số ngành khoa học về chính trị, kinh tế, văn hóa, lịch sử, quản lý và kiến thứclý luận chuyên sâu, kiến thức thực tế vững chắc về các ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế

- Sử dụng được thành thạo tin học ở mức độ nâng cao theo tiêu chuẩn quốc tế MOS (Microsoft Office

Standard) và tiếng Anh giao tiếp, tiếng Anh pháp lý chuyên ngành dé phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu, hoc

tập và công việc chuyên môn với đối tác nước ngoài trong lĩnh vực pháp luật

- Đạt được kỹ năng phản biện, phân tích tổng hợp, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và các kỹ năng khác dé

thích ứng với môi trường làm việc trong nước quôc tế và giải quyết các van dé tương đối phức tạp thuộc lĩnh vựckhoa học pháp lý diễn ra trong thực tiễn cuộc sống và công việc một cách kịp thời, đúng pháp luật

- Trung thực, thăng thắn, cầu thị, trung thành với Tổ quốc, bảo vệ công lý, sẵn sang công hiến trí lực phục

vụ đất nước, tự tin và hào hứng tiếp nhận kiến kiến thức mới

Trang 25

thực tiễn vững chắc về hệ thống pháp luật kinh tế quốc gia và quốc tế; nam vững kiến thức về các lĩnh vực pháp luật khác.

- Về năng lực: Có năng lực thích ứng và xử lý tình huống sáng tạo trong các hoạt động thực tiễn theo từng chuyên ngành pháp luật kinh tế cu thé và trong mối liên hệ với các lĩnh vực pháp luật khác; Vận dụng thành thạo kiến thức được đào tạo, các thành tựu khoa học pháp lý để giải quyết những vấn đề thực tiễn thông qua khả năng hợp tác và phối hợp với các tổ chức kinh tế, các cơ quan quản lý ngành kinh tế, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp

- Về kỹ năng: Có kỹ năng phản biện, phân tích, tổng hợp, nghiên cứu và thực hành nghề luật, đặc biệt là ngành luật kinh tế với hiệu quả cao trong một tập thể đa ngành, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn với sự tham gia của các chuyên gia đến từ nhiều ngành khác nhau; giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành, hội nhập tốt trong môi trường quốc tế.

- Về phẩm chất: Có phẩm chat, thái độ của những công dân toàn cau thể hiện qua tư duy và hành động có trách nhiệm xã hội, văn hóa cao, tinh thần cộng đồng gắn VỚI năng lực cộng tác và hoạch định phát triển bản thân; Hiểu biết sâu sắc về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp; Có phẩm chất đạo đức và đạo đức nghề nghiệp tốt.

3 Đối sánh giữa mục tiêu đào tạo chương trình đào tạo ngành Luật Kinh tế và mục tiêu đào tạo chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Luật Kinh tế

BẢNG ĐÓI SÁNH

STT | NOI CTDT CTDT CLC

DUNG NGANH LUAT KINH TE NGANH LUAT KINH TE

1 Muc Chương trình dao tạo đại hoc mã | Chương trình dao tao chất lượng

tiêu ngành Luật Kinh tế của Trường Đại | cao ngành luật kinh tế cung cấp chung | học Luật Hà Nội trang bị cho người | cho xã hội đội ngũ lao động có

học những kiến thức cơ bản về phápluật kinh tế, thực tiễn pháp lý vànhững kiến thức về chính trị, kinh tế,

văn hoá, xã hội có liên quan đến lĩnh

vực pháp luật kinh tế; bước đầu có

định hướng chuyên sâu, rèn luyện kĩnăng nghiên cứu và thực hành Sản

phẩm của chương trình dao tạo là các

cử nhân luật kinh tế có phẩm chất chính trị và phẩm chất dao đức, có kiến thức và năng lực dé có thé nghiên cứu cũng như giải quyết được các vấn đề cơ bản trong lĩnh vực pháp luật

chất lượng cao, có kiến thức nền pháp quyền và hội nhập quốc tế trong thời đại công nghệ 4.0.

Trang 26

kinh tế, đáp ứng yêu câu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, đủ điều kiện dự tuyên Vào các chương trình dao tao sau đại học ngành Luật Kinh tế và các chuyên ngành Luật khác tại Việt Nam theo luật kinh tế chuyên sâu đáp ứng đòi hỏi nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao.

Có hiểu biết sâu sắc về những kiến thức nền tảng của khoa học nói chung và khoa học pháp lý nói riêng; có kiến thức lý luận chuyên sâu, kiến thức thực tiễn vững chắc về pháp luật kinh tế quốc gia và quốc tế.

Nắm vững kiến thức về các lĩnh vực pháp luật hành chính, pháp luật dân sự, pháp luật quốc tế và các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan nhằm khẳng định Trường Đại học Luật Hà Nội là trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật của Việt Nam.

Nắm vững kiến thức về các lĩnh vực pháp luật.

Có khả năng nghiên cứu pháp luật và năng lực giải quyết hiệu quả các vụ việc pháp luật, trọng tâm là các vụ việc trong lĩnh vực kinh tế, đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế.

Có năng lực thích ứng và xử lý tình huống sáng tạo trong các hoạt

động thực tiễn theo từng chuyên

ngành pháp luật kinh tế cụ thể và trong mối liên hệ với các lĩnh vực pháp luật khác; Vận dụng thành

thạo kiến thức được đào tạo, cácthành tựu khoa học pháp lý dé giải

quyết những vấn dé thực tiễn thông qua khả năng hợp tác và

phối hợp với các tô chức kinh tế,

các cơ quan quản lý ngành kinh tế, các viện nghiên cứu, các doanhnghiệp

Có kỹ năng nghiên cứu và thực hành nghề luật, trọng tâm là ngành luật kinh tế, góp phần đưa trường Đại học Luật trở thành trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật.

Có kỹ năng phản biện, phân tích, tổng hợp, nghiên cứu và thực hành nghề luật, đặc biệt là ngành luật kinh tế với hiệu quả cao trong một tập thể đa ngành, đáp ứng đòi hỏi

Trang 27

của thực tiễn với sự tham gia của

các chuyên gia đến từ nhiều ngành khác nhau; giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành, hội nhập tốt trong môi trường quốc tế Rèn luyện bản thân và hình thành tư | Có phâm chất, thái độ của những chất con người pháp luật có tinh thần | công dân toàn cầu thé hiện qua tư trách nhiệm, trung thực, khách quan, | duy và hành động có trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp trong công việc, | xã hội, văn hóa cao, tinh thần cộng góp phần đưa Trường Đại học Luật Hà | đồng gắn với năng lực cộng tác và Nội có vị thế trong khu vực và trên thế | hoạch định phát triển bản thân; gidi Hiểu biết sâu sắc về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, có pham chat dao đức và đạo đức nghề nghiệp tốt.

4 Kết luận

Đào tạo cử nhân đại học chất lượng cao chuyên ngành Luật Kinh tế là hết sức cần thiết nhằm đào tạo nguồn nhân lực có tính cạnh tranh cao trên thị trường lao động trong thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế của Việt Nam Chương trình đào tạo này sẽ giúp sinh viên nắm vững kiến thức về pháp luật nói chung và pháp luật kinh tế nói riêng, có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giảiquyêt những vân đê chuyên môn với chat lượng cao trong mọi môi trường làm việc./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ Giáo dục và Dao tạo, 7hông t số 23/2014/TT-BGDĐT ban hành quy định về dao tạo chat lượng cao trình độ đại học.

2 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tu số 07/2015/TT-BGDĐT ban hành quy định về khối lượng kiến thức toi thiểu, yêu cau về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo duc đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiễn sĩ.

3 Luật Giáo dục đại học năm 2018.

4 Trường Dai học Luật Hà Nội, Dé án đào tạo ngành Luật Kinh tế, Hà Nội, 2012 5 Trường Đại học Luật Hà Nội, Chương trình đào tạo chất lượng cao frình độ đại học ngành Luật, Hà Nội, 2021.

Trang 28

NGHIÊN CUU ĐÈ XUẤT XÂY DUNG CHUAN DAU RA

CUA CHUONG TRÌNH DAO TẠO CHAT LƯỢNG CAO NGANH LUAT KINH TE

PGS.TS Nguyễn Thị Nga * 1S Trần Thị Bảo Ảnh ** Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu và phân tích về dự thảo chuẩn đâu ra của chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Luật Kinh té của Ti ruong Đại học Luật Ha Nội Bài viết tiếp cận các nội dung: Khái niệm chuẩn đâu ra; phương pháp xây dựng chuẩn dau ra; căn cứ xây dựng chuẩn dau ra và dự thảo so sánh chuẩn dau ra của chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Luật Kinh tế Các nội dung đó được xây dựng dựa trên mối tương quan doi sánh với chuẩn dau ra hiện hành của chương trình đào tao ngành Luật Kinh tế trên các phương diện chuẩn dau ra về kiến thức, kỹ năng, thái độ, vị frí việc làm và khả năng học tập nâng cao trình độ của người học sau khi tot nghiép.

Từ khóa: Chuẩn dau ra; chất lượng cao ngành Luật Kinh tế; chương trình đào tao 1 Khái niệm về chuẩn đầu ra và phương pháp xây dựng chuẩn đầu ra 1.1 Khái niệm chuẩn đầu ra

Có nhiều các tiếp cận khác nhau về chuẩn đầu ra (CDR) Chuyên đề không đi sâu vào nội dung này, mà tiếp cận trực diện theo quy định tại Khoản 4, Điều 3 - Quy định về Kiến thức tối thiêu, yêu cầu về năng lực mà người học dat được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của Giáo dục đại học va Quy trình xây dựng, thấm định, ban hành Chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sỹ, tiễn sỹ, Ban hành kèm Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo (Thông tư 07), theo đó: “Chuẩn đấu ra là yêu câu tôi thiểu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm nghé nghiệp mà người hoc đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, được cơ sở đào tạo cam kết với người học, xã hội và công bố công khai cùng với các điều kiện đảm bảo thực hiện ”.

Nhu vậy, CDR dưới góc độ người học, là năng lực người học đạt được sau khi

tốt nghiệp là khả năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc an toàn nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp và thái độ đối với nghề CDR đối với người học bao gồm kiến thức, kỹ năng, tính chủ động sáng tao trong giải quyết các van dé liên quan đến chuyên ngành được dao tạo tương ứng đối

với mỗi trình độ đào tạo CDR sẽ là cơ sở định hình mục tiêu của chương trình dao tao

và là cơ sở đê xây dựng chương trình dao tạo của các trường Nội dung của “Chudn

*'”“ Trường Dai học Luật Ha Nội.

Trang 29

dau ra” gồm ba yếu tô: kiến thức, kỹ năng người học cần phải có sau khóa đào tạo và ý thức về năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm (còn được gọi là thái độ) mà người học phải có Có thé hiểu, CDR là cam kết của cơ sở giáo dục đại học đối với những gi người học có thể thực hiện được về kiến thức, kỹ năng và vi tri công việc người học có thé đảm nhiệm sau khi hoàn thành CTDT! CDR được ví như “mẫu sinh viên tốt nghiệp” mà Nhà trường mong muốn và thị trường “chấp nhận” CĐR chính là sự cam kết của Nhà trường với người học, xã hội; phải được công bố công khai cùng với các điều kiện đảm bảo thực hiện CĐR.

1.2 Phương pháp xây dựng chuẩn đầu ra

Về phương pháp xây dựng chuẩn dau ra có thé tham khảo một số phương pháp dựa trên nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Hương? gồm các mô hình như sau:

- Nguyên tắc SMART (Specific - Measurable - Actionable - Relevant - Transparent): CDR xây dung theo hướng đảm bao tinh cụ thể, rõ ràng, có thể thực hiện, đo lường và đánh giá được.

- Nguyên tắc phân loại Bloom (bảng phân loại Bloom - Bloom’s Taxonomy) trong mô tả mức độ đạt được CDR của một CTDT trên các lĩnh vực cụ thể: nhận thức

(Cognitive domain), cảm xúc (Affective domain), tâm lý (Sychomotor domain) Mỗi

lĩnh vực được phân chia thành 5 hoặc 6 mức độ, sắp xếp theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp đặt ra những yêu cầu người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp: kiến thức (biết, hiểu, ứng dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá), kĩ năng (bắt chước, thao tác, chuẩn hóa, phối hợp, tự nhiên hóa) và thái độ (tiếp nhận, đáp ứng, hình thành giá trị, tô chức, đặc trưng hóa).

- Phương pháp tiếp cận CDIO nhằm đào tạo sinh viên toàn diện cả về kiến thức chuyên môn, kĩ năng và phẩm chat dao đức, trong đó nhân mạnh năng lực thực hành (năng lực CDIO) và ý thức trách nhiệm xã hội, đảm bảo cho sinh viên được học tập

chủ động và trải nghiệm thực tiến.

- Phương pháp tiếp cận POHE nhằm đảm bảo sự gắn kết giữa “thế giới học tập” với “thé giới nghề nghiệp” Trong đó, CDR phải xác định được những phẩm chat nghề nghiệp như: tính ứng dụng và phổ rộng, tính liên ngành, ứng dụng được khoa học kĩ thuật vào thực tiễn, chuyên giao công nghệ và khả năng giải quyết vấn đề, tính sáng tạo và phức tạp trong hành động, làm việc theo cách giải quyết van dé, được đào tạo dé

! Theo John Biggs and Catherine Tang (2011, tr.113), chuan đầu ra gồm 3 cấp độ, cụ thê: (1) Cấp trường: Chuanđầu ra của Nhà trường là tuyên bố về những gì người tốt nghiệp của Nhà trường có thé làm được; (2) Cấpchương trình đào tạo: Chuan đầu ra của chương trình đào tạo là tuyên bố về những gì người tốt nghiệp của mộtchương trình đào tạo cụ thê có thể làm được (3) Cap học phan: Chuan dau ra của hoc phan là tuyên bố những gi

người hoc có thé làm được khi học xong học phần Xem thêm John Biggs and Catherine Tang (2011), Teachingfor Quality Learning at University, Society for Research into Higher Education & Open University Press.

? Hoàng Thị Huong, Nâng cao chất lượng xây dung CDR CTĐT ở một số co sở giáo duc đại hoc tại nước ta,Tạp chí Giáo dục, SỐ đặc biệt kỳ 2 tháng 5/2018, tr 86-89.

Trang 30

có những kĩ năng mềm, có khả năng tự thé hiện tu duy và hành động, làm việc một cách có tô chức, có tinh thần trách nhiệm với xã hội và sẵn sàng thay đổi khi cần thiết, có khả năng học tập suốt đời, luôn biết cách cập nhật kiến thức.

Khảo cứu về nội dung này, chúng tôi cho rằng, khi nghiên cứu dé xây dựng CDR của Chương trình Đào tạo Chat lượng cao ngành Luật Kinh tế, việc vận dụng các phương pháp là không đơn lẻ mà cần kết hợp dé đảm bảo CDR của Chương trình đáp ứng quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo và yêu cầu cấp bách của thực tiễn xây dựng

Chương trình Đào tạo Chất lượng cao ngành Luật Kinh tế để hiện thực hoá các mục

đích đặt ra trong Kế hoạch 2390/KH-DHLHN triển khai xây dựng Đề án đào tạo chất lượng cao trònh độ đại học ngành Luật Kinh tế của Trường Đại học Luật Hà Nội ban hành ngày 07/07/2021.

2 Căn cứ xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Luật Kinh tế

Từ thực tiễn công tác liên quan đến hoạt động xây dựng các chương trình đào tạo nói chung và xây dựng chuẩn đầu ra nói riêng, có thê nói, để xây dựng chuẩn đầu ra của Chương trình Đào tạo Chất lượng cao ngành Luật Kinh tế cần dựa trên các căn cứ cơ bản sau đây:

Thứ nhất, sử mạng, tầm nhìn của cơ sở giáo dục đại học; mục tiêu đào tạo; thực tiễn đào tạo và điều kiện đặc thù của cơ sở giáo dục đại học.

Thứ hai, nhu cầu của người sử dụng lao động, hiệp hội nghề nghiệp đối với người tốt nghiệp; ý kiến của giảng viên, cán bộ quản lý trong và ngoài co sở giáo dục đại học, các nhà khoa học và người đã tốt nghiệp (nếu có).

Thứ ba, quy định liên quan đến chuẩn đầu ra trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thâm quyên:

- Mục tiêu đào tạo đối với mỗi trình độ quy định tại Luật Giáo duc dai học nam 2012 và Luật sửa đôi, bô sung Luật Giáo dục đại học năm 2012;

- Phụ lục Bảng mô tả Khung trình độ quốc gia Việt Nam kèm theo Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam Ví dụ, theo khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với trình độ đại học (Bậc 6), người tốt nghiệp khóa đào tạo phải có:

3 Dự thảo CDR của Chương trình Dao tao Chất lượng cao ngành Luật Kinh tế được xây dựng dựa trên kết quảkhảo sát của người sử dụng lao động và khảo sát cựu sinh viên ngành luật kinh tế hiện đang công tác trong cácbộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp về các nội dung liên quan đến việc đào tạo chương trình ngành luậtkinh tế dé thu thập những thông tin nhằm tìm ra những ưu nhược điểm trong quá trình đào tạo của mã ngànhLuật kinh tế và lấy ý kiến đóng góp của các cựu sinh viên ngành luật kinh tế để làm cơ sở thực tiễn xây dựng mãngành Luật Kinh tế chất lượng cao.

Trang 31

* Kiến thức:

+ Kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lỷ thuyết sâu, rộng trong phạm vi của ngành đào tạo,

+ Kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chỉnh trị và pháp luật; + Kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cẩu công việc;

+ Kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các quá trình trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể,

+ Kiến thức cơ bản về quản lý, diéu hành hoạt động chuyên môn * Kỹ năng

+ Kỹ năng cân thiết để có thể giải quyết các van dé phức tap;

+ Kỹ năng dân dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác;

+ Kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thé trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi;

+ Kỹ năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm,

+ Kỹ năng truyền đạt vấn dé và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; chuyển tải, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp;

+ Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.* Mức tự chủ và trách nhiệm

+ Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đổi với nhóm;

+ Hướng dan, giám sat những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định;

+ Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân;

+ Lập kế hoạch, diéu phối, quan lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động.

- Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người hoc dat được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thầm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiễn sĩ.

Ngoài các yêu cau chung vé đạo đức nghé nghiệp, thái độ tuân thủ các nguyên tắc an toàn nghề nghiệp, trình độ lý luận chính trị, kiến thức quốc phòng - an ninh theo quy định hiện hành và đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành về Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, người học sau khi tốt nghiệp trình độ đại học phải dat được các yêu cau năng lực toi thiểu sau đây:

* Kiên thức:

Trang 32

+ Có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo;

+ Nam vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế dé có thể giải quyết các công việc phức tap; + Tích luỹ được kiến thức nên tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hon;

+ Có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo

* Kỹ năng:

+ Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bồi cảnh khác nhau;

+ Có kỹ năng phân tích, tong hợp, đánh giá dit liệu và thông tin, tong hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ dé giải quyết những vấn dé thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo;

+ Có năng lực dan dat chuyên môn dé xử lý những vấn dé quy mô địa phương và vùng miễn; + Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biếu về các chủ dé quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thé sử dụng ngoại ngữ dé diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viet được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn.

* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Có năng lực dân dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; + Có sáng kiến trong qua trình thực hiện nhiệm vụ được giao;

+ Có kha năng tự định hướng, thích nghỉ với các môi trường làm việc khác nhau; tu học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm dé nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;

+ Có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn dé chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số van dé phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, diéu phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiễn các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.

- Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/1/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&DT ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.

- Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ TT&TT quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

- Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/3/2016 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình dao tạo các trình độ

của giáo dục đại học;

- Công văn số 2196/BGDDT-GDDH ngày 22/4/2010 của Bộ GD&DT về hướng dân xây dựng và công bô chuân đâu ra ngành đào tạo;

Trang 33

Mục tiêu xây dựng và công bố chuẩn đầu ra:

- Công khai với xã hội về năng lực đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng của trường dé: người học, phụ huynh, nhà tuyên dụng biết và giám sát;

- Thực hiện những cam kết của nhà trường với xã hội về chất lượng đào tạo dé cán bộ

quản lý, giảng viên và người học nỗ lực vươn lên trong giảng dạy và học tập;

- Đồi mới công tác quan lý đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá và đổi mới phương phương pháp học tập; đồng thời, xác định rõ nghĩa vụ và nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên trong các hoạt động giảng dạy, phục

vụ giảng day và quản lý nhằm giúp người học vươn lên trong học tập va tự học dé đạt chuẩn

đầu ra.

- Công khai dé người hoc biết được các kiến thức sẽ được trang bị sau khi tốt nghiệp một chuyên ngành, một trình độ về chuân năng lực nghề nghiệp, về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề, công việc mà người học có thê đảm nhận sau khi tốt nghiệp.

- Tạo cơ hội tăng cường hợp tác, gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng nhân lực cho xã hội, đáp ứng yêu cầu của các nhà sử dụng lao động.

Ngoài ra, đối với Nhà trường, Khoa chuyên môn việc xây dựng chuẩn đầu ra còn là cơ sở dé xác định các khối kiến thức, học phan cần giảng dạy; xác định phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra, đánh giá nhằm đạt chuẩn đầu ra.

- Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT ngày 18/7/2014 của Bộ giáo dục va dao tạo ban hành quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học.

Theo Khoản 3 Điều 2: Chương trình chất lượng cao (viết tắt là CTCLC) là CTĐT có các điều kiện đảm bảo chất lượng và chuẩn đầu ra cao hơn CTĐT đại trà tương ứng, đồng thời đáp ứng các tiêu chí và điều kiện tại Quy định này.

Điều 5: Chuẩn đầu ra của CTĐT chất lượng cao phải cao hơn của CTĐT đại trà tương ứng về năng lực chuyên môn; năng lực ngoại ngữ; năng lực ứng dụng công nghệ thông tin; năng lực dẫn dắt, chủ trì và làm việc nhóm; khả năng thích nghi với môi trường công tác; riêng năng lực ngoại ngữ tôi thiêu phải đạt bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (hoặc tương đương).

Theo Phụ lục 2 quy định: Chuẩn đầu ra: Kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực Ngoại ngữ, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực chuyên môn, năng lực dẫn dắt (leadership) và làm việc nhóm, khả năng thích nghi với môi trường công tác, vi trí làm việc sau tốt nghiệp.

- Các văn bản quy định về đào tạo trình độ đại học và hướng dẫn khác của cơ quan có thâm quyên.

- Quan trọng hơn cả, việc xây dựng chuân đâu ra cân tham khảo chuân đâu ra và

Trang 34

chương trình đào tạo của cùng ngành dao tạo tại cơ sở giáo dục! trong và ngoài nước;

chuẩn khu vực và quốc tế.

Theo đó, đối với đề xuất xây dựng chuẩn đầu ra của Chương trình Đào tạo Chất lượng cao ngành Luật Kinh tế, việc tham khảo chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo của cùng ngành dao tạo của co sở giáo dục đại học hay chuẩn khu vực và quốc tế nhằm tham khảo về kỹ thuật, cách trình bày chuẩn đầu ra Trong phạm vi chuyên đề, tham khảo về kỹ thuật và cách thức trình bày được thực hiện đối với các chuẩn đầu ra của các cơ sở giáo dục tiên tién như: Chuan đầu ra Trường Luật Harvard (Hoa Kì), Đại học Southampton (Vương quốc Anh)Ẽ và Trường Dai học Đại hoc Melbourne (Uc).’

Đặc biệt, đối với việc tham khảo Chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Luật dé nhằm giải quyết hài hoà nội dung chuẩn đầu ra liên quan đến quy định được xác định trong Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT ngày 18/7/2014 của Bộ giáo dục và đào

4 Theo yêu cầu dé án đào tạo chất lượng cao cần có đối sánh Chuẩn dau ra của CTĐT chat lượng cao và chuẩnđầu ra của CTĐT đại trà tương ứng.

> Harvard Law School, https:/hls.harvard.edu/deptacademics/handbook/rules-relating-to-law-school-studies/requirements-for-the-j-d-degree/first-year-j-d-course-and-credit-requirements/, truy cap 16/10/2021

Harvard Law School prepares students to be outstanding lawyers who will achieve success in all parts of theprofession and become leaders who further the best ideals of law and justice across many fields The LawSchool’s programs and activities are designed to enable each student to achieve, at a minimum, the followingcompetencies:

- Knowledge and understanding of substantive and procedural law, and the domestic, international, andtransnational institutions that make and apply law;

- Aptitude for legal analysis and legal reasoning;

- Appreciation of and commitment to the values and responsibilities of members of the legal profession;

- Proficiency in the use of professional skills including: research as to law and fact, communication, presentation,and problem solving.

5 University of Southampton (Commercial Law), https://www.southampton.ac.uk/courses/modules/mang1014.page, truy cap 16/10/2021

Knowledge and Understanding

Having successfully completed this module, you will be able to demonstrate knowledge and understanding of:The UK Legal System

The main principles of Contract Law

Aspects of UK law relevant to the accounting professionSubject Specific Intellectual and Research Skills

Having successfully completed this module you will be able to:

Locate sources of legal information relevant to working in the commercial worldDemonstrate skills of legal research and analysis

Identify relevant legal issues from the surrounding contextual facts

Consider how industrial policies and values interact with the discipline of Jaw

7 The University of Melbourne (Bachelor of Laws), http://archive.handbook.unimelb.edu.au/view/2016/505aa/,truy cập 16/10/2021

This course has as its objectives that graduates:

Understand, and can identify, use, and evaluate rules, concepts, and principles of law, their derivation, and thevarious theories that attempt to systematise them;

Have acquired the techniques of legal reasoning and argument, in oral and written form;Understand the institutions of the law, and their social, economic and poltical context;

Have learnt to find the law, to carry out independent research and anlysis, and to think creatively about legalproblems;

Have a continuing interest in law and obtain satisfaction from its study and practice;Develop a critical interests in the reform of the law;

Can appreciate the responsibilities of lawyers to the courts, the legal profession, the community and individualswithin it; and

Are committed to promote ju

Trang 35

tạo ban hành quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học về quy định có ít nhất 20% số tín chỉ các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, ngành và chuyên ngành được dạy bằng ngôn ngữ của CTĐT nước ngoài hoặc Tiếng Anh chuyên tải trong nội dung liên quan đến CDR’.

Cùng với đó, đề xuất xây dựng chuẩn dau ra của Chương trình Đào tạo Chất lượng cao ngành Luật Kinh tế? được đối sánh đối với chuan đầu ra của Chương trình

Đào tạo ngành Luật Kinh tế (hệ tiêu chuẩn) nhằm tìm kiếm, xác định “điểm nỗi bật”, “không trùng lặp”.

3 Dự thảo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Luật Kinh tế

Dựa trên các phân tích nêu trên, dự thảo chuẩn đầu ra của Chương trình Đào tạo Chất lượng cao ngành Luật Kinh tế được xây dựng dựa trên mối tương quan đối sánh với chuẩn đầu ra hiện hành của Chương trình Đào tạo ngành Luật Kinh té (hệ tiêu chuân, nội dung) cụ thê như sau:

Chuẩn đầu ra ngành Luật Kinh tế chất

lượng cao (dự thao)!°

Chuan đầu ra ngành Luật Kinh tế! a) Yêu câu về kiến thức:

- KI: Kiến thức của một số ngành khoa

- K4: Kiến thức lý luận và thực tiễn về

a) Yêu câu về kiến thức:

- KI: Kiến thức chuyên sâu về pháp luật thương mại và cạnh tranh

- K3: Kiến thức chuyên sâu pháp luật tài chính ngân hàng

- K4: Kiến thức chuyên sâu pháp luật về đất đai, kinh doanh bat động sản, bồi thường và giải phóng mặt bằng

8 Quyết định số 2261/QD-DHLHN ngày 30/06/2021 về việc ban hành Chương trình đào tạo trình độ đại học

ngành Luật chất lượng cao của trường Đại học Luật Hà Nội

° CDR được thiết kế có đầy đủ các yếu tố về kiến thức, kỹ năng, thái độ, đảm bảo vi trí làm việc của người họcsau khi tốt nghiệp, và có khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường Trong đó, điểm đặc trưng đángchú ý của ngành Luật Kinh tế là:

Thứ nhất, với yêu cẩu về kiến thức: Bên cạnh những yêu cầu hiện này đối với sinh viên về kiến thức chuyênngành, khi sinh viên tốt nghiệp có tri thức chuyên sâu về chuyên ngành Luật Kinh tế thì cần thiết phải có nhữngkiến thức về kinh tế học, kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, quán trị - kinh doanh, với tính chất là nội dung nền tảngthé hiện rõ chuyên ngành Luật Kinh tế khác biệt với ngành Luật chung;

Thứ hai, với yêu cau về kỹ năng: hiện nay nội dung chuan đầu ra về kỹ năng trong đó bao gồm cả kỹ năng cứngvà kỹ năng mềm hiện nay thé hiện trong chuan dau ra của ngành Luật với ngành Luật Kinh tế nếu so sánh thì sẽthấy răng khá tương đồng nhau, không có sự khác biệt giữa hai ngành này Do vậy, với chương trình ngành LuậtKinh tế được thiết kế riêng mang tính chuyên ngành, chuyên sâu tập trung chủ yêu trong lĩnh vực kinh tế thì yêu

cầu về chuẩn kỹ năng đặt ra cho sinh viên ngành luật này cũng cân thiết phải thể hiện được tính đặc trưng nổitrội trong một khía cạnh nào đó so với sinh viên tốt nghiệp ngành Luật nói chung.

10 Phần nội dung được bôi do in đậm nhằm xác định “điềm nôi bật”, “không trùng lặp” giữa CDR CTĐT ngành

Luật Kinh tế chất lượng cao và CTĐT ngành Luật Kinh tế (hệ tiêu chuẩn)

!! Quyết định số 2262/QD-DHLHN ngày 30/06/2021 về việc ban hành Chương trình dao tạo trình độ đại họcngành Luật Kinh tế của trường Đại học Luật Hà Nội

Trang 36

- K11: Kiến thức lý luận và thực tiễn về

lĩnh vực pháp luật thương mại quốc tế

- K12: Kiến thức cơ bản về kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô

- K13: Kiến thức chuyên sâu lý luận và thực tiễn về lĩnh vực pháp luật thương mại và cạnh tranh

- K14: Kiến thức chuyên sâu lý luận và thực tiễn về lĩnh vực pháp luật lao động và an sinh xã hội

- K15: Kiến thức chuyên sâu lý luận va thực tiễn về lĩnh vực pháp luật tài chính và ngân hàng

- K16: Kiến thức chuyên sâu lý luận và thực tiễn về lĩnh vực pháp luật đất đai, kinh doanh bat động sản, bồi thường và giải phóng

mặt bằng

- K17: Kiến thức chuyên sâu lý luận vathực tiễn về lĩnh vực pháp luật môi trường,

môi trường trong kinh doanh

- K18: Kiến thức chuyên sâu lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng trong hoạt động thương mại, đầu tư và giải quyết các tranh chấp thương mại

- K19: Kiến thức chuyên sâu lý luận va

- K5: Kiên thức chuyên sâu pháp luật môi trường, môi trường trong kinh doanh

- K6: Kiến thức chuyên sâu pháp luật và chuyên sâu về tài chính doanh nghiệp,

kinh đoanh bảo hiểm, chứng khoán

- K9: Nam vững tri thức pháp luật hẹp và chuyên sâu về quản trị nhân sự, pháp luật về quản trị công ty

- K10: Nắm vững tri thức pháp luật hẹp và chuyên sâu về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

- KII: Nắm vững tri thức pháp luật thương mại quốc tế và kinh doanh xuất nhập khẩu

- K12: Nắm vững tri thức pháp luật hẹp và chuyên sâu về logicstic, pháp luật về nhượng quyền thương mại, pháp luật về khởi

Trang 37

thực tiễn vê pháp luật tài chính doanh nghiệp, kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán

- K20: Kiến thức chuyên sâu lý luận và

thực tiễn về pháp luật quan tri nhân sự; quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp

- K2I: Kiến thức chuyên sâu lý luận và thực tiễn về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

- K20: Kiến thức chuyên sâu lý luận và thực tiễn về pháp luật hải quan và kinh doanh

xuất nhập khâu

- K2I: Kiến thức về pháp luật kinh tế của một số quốc gia trên thé giới trong một số lĩnh vực: doanh nghiệp, thương mại, đất đai

- K22: Kiến thức chuyên sâu về pháp luật trong lĩnh vực thương mại hóa tai sản trítuệ trong cách mạng công nghệ

- K23: Kiến thức chuyên sâu về pháp luật doanh nghiệp trong mối quan hệ với pháp luật hành chính, pháp luật hôn nhân và gia đình, pháp luật quốc tế

- K24: Kiến thức Tiếng Anh pháp lý chuyên ngành thông qua việc được học 20% số tín chỉ các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, ngành và chuyên ngành Luật Kinh tế trong chương trình đào tạo bằng tiếng Anh.

- K23: Kiến thức nghề luật cơ bản và kiến thức thực tiễn pháp lý trong lĩnh vực kinh tế của Việt Nam thông qua các học phần kỹ năng đào tạo nghề luật và hoạt động trải nghiệm thực tế thường xuyên tại các cơ quan tư pháp và các tô chức khác.

- K24: Kiến thức tin học phục vụ cho công việc chuyên môn

b) Yêu cau về kỹ năng:

- 828: Kỹ năng nghiên cứu, đánh giá tính hợp lý của luật thực định trong mối liên hệ với lý luận, phát hiện và giải quyêt các van vực pháp luật cơ bản kinh tế học, quản trị -kinh doanh, -kinh tế - luật

- K24: Nắm vững kiến thức các lĩnh vực pháp luật cơ bản về kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô

- K25: Có năng lực giải quyết công việc một cách hiệu quả và sáng tạo, kế cả một số công việc phức tạp trong lĩnh vực luật kinh tế cũng như các lĩnh vực khác có liên quan

- K26: Có năng lực của cỗ van pháp lý trong doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế

- K27: Có năng lực soạn thảo các loại hợp đồng thương mại; phân tích và đưa ý kiến về chiến lược kinh doanh; giải quyết các van dé về thuế, chi phí trong kinh doanh

b) Yêu câu về kỹ năng:

- 328: Kỹ năng nghiên cứu, đánh giá tính hợp lý của luật thực định trong mối liên hệ với lý luận, phát hiện và giải quyết các vẫn đề từ đơn giản tới phức tạp thuộc lĩnh vực

Trang 38

dé từ đơn giản tới phức tạp thuộc lĩnh vực khoa học pháp lý;

- $29: Kỹ năng tìm kiếm, phân tích va

đánh giá các văn bản pháp luật có liên quan đến công việc của mình

- S30: Kỹ năng phân tích các tình huống pháp lý từ thực tiễn và đưa ra giải

pháp chuyên môn độc lập để giải quyết cáctình huống

- $31: Kỹ năng tư vấn, xây dựng lập

luận pháp lý, phản biện và bảo vệ quan điểm

cá nhân trong hoạch định, xây dựng chính sách, pháp luật và thực hành nghề luật

- S32: Kỹ năng đàm phán và soạn thảocác văn bản có tính pháp lý phục vụ cho cáccông việc thuộc lĩnh vực pháp luật liên quan đến công việc đảm nhiệm

- S33: Kỹ năng khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác trong nghề luật

- 534: Kỹ năng liên tục tự cập nhật kiến thức dé nâng cao trình độ; cập nhật, ứng dụng thành tựu mới về khoa học công nghệ dé giải quyết công việc

- S35: Kỹ năng làm việc độc lập, lập kế hoạch, điều phối, quản lý công việc, đánh giá và cải thiện hiệu quả công việc

- $36: Kỹ năng làm việc nhóm, hướng dẫn, giám sát và phối hợp với các đồng nghiệp trong xử lý công việc

- S37: Kỹ giao tiếp ứng xử với đồng

nghiệp, với cá nhân, đơn vị, tổ chức khác

- S3§: Kỹ năng sử dụng Tiếng Anh

chuyên ngành pháp lý đủ để nghiên cứu, học

tập, làm việc với đối tác nước ngoài trong lĩnh vực pháp luật

- $39: Sử dụng được tiếng Anh giao tiếp (tối thiêu đạt bậc 4/6 theo khung năng

khoa học pháp lý;

- S29: Kỹ năng tìm kiếm, phân tích va

đánh giá các văn bản pháp luật có liên quan đến công việc của mình

- S30: Kỹ năng phân tích các tình huống pháp lý từ thực tiễn và đưa ra giải pháp chuyên môn độc lập để giải quyết các

tình huỗng

- S31: Kỹ năng tư vấn, xây dựng lập

luận pháp lý, phản biện và bảo vệ quan điểm

cá nhân trong thực hành nghề luật

- 332: Kỹ nang đàm phán và soạn thảocác văn bản có tính pháp lý phục vụ cho cáccông việc thuộc lĩnh vực pháp luật liên quan đến công việc đảm nhiệm

- S33: Kỹ năng khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác trong nghề luật

- 534: Kỹ năng liên tục tự cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ; cập nhật, ứng dụng thành tựu mới về khoa học công nghệ dé giải quyết công việc

- S35: Kỹ năng lập kế hoạch, điều phối, quản lý công việc, đánh giá và cải thiện hiệuquả công việc

- 536: Kỹ năng làm việc nhóm, hướng dẫn, giám sát và phối hợp với các đồng nghiệp trong xử lý công việc

- S37: Kỹ giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp, với cá nhân, don vi, tô chức khác

- 338: Kỹ nang sử dụng ngoại ngữthông dụng (một trong các ngoại ngữ Anh,

Pháp, Nga, Đức, Nhật, Trung) ở mức có thê

hiểu được các ý chính của một tai liệu hay bai phát biểu về các chủ đề liên quan đến pháp luật kinh tế; có thé sử dụng ngoại ngữ dé diễn đạt một số tình huống pháp luật thông thường; có thê việt được báo cáo có nội dung

Trang 39

lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặctương đương)

- S40: Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin ở mức cơ bản (gồm đủ 6 mô đun cơ bản theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT).

c) Yêu cẩu về năng lực tự chu, tự chịu trách nhiệm:

- T41: Pham chất đạo đức nghề nghiệp cần thiết của một luật gia nói chung và của một cô van pháp lý về kinh tế nói riêng

- T42: Bản lĩnh nghè nghiệp, trung thực

và yêu nghề

- T43: Lòng tự trọng, tôn trọng ngườikhác và tự chiu trách nhiệm cá nhân

- T44: Tinh thần thượng tôn pháp luật, phụng sự công lý; công bằng, liêm chính và nhân văn

- T45: Tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng và lợi ích của doanh nghiệp, công ty

- T46: Tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học, trách nhiệm với công việc

- T47: Chủ động, tự tin trong công việc,dám chịu trách nhiệm, mạnh dạn bay tỏ quan điểm và biết lắng nghe

- T48: Tinh thần ủng hộ sáng tạo và đổi mới

- T49: Tinh thần cầu thị, hợp tác, thân thiện với người khác trong công việc

- T50: Tinh thần làm việc nhóm, biết phối hợp với đồng nghiệp để chia sẻ kinh

nghiệm, giải quyết công việc

d) Vị trí việc làm sau tốt nghiệp:

Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế chất lượng cao của Trường Đại học Luật Hà Nội có thể đảm nhiệm được các vị trí việc làm thuộc các nhóm công việc: thực hiện

đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến pháp luật

- S39: Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin ở mức cơ bản (gồm đủ 6 mô đun cơ bản theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT)

c) Yêu cẩu về năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm:

- T40: Pham chất dao đức nghề nghiệp cần thiết của một luật gia nói chung và của một có van pháp lý về kinh tế nói riêng

- T41: Bản lĩnh nghề nghiệp, trung thực

và yêu nghề

- T42: Lòng tự trọng, tôn trọng ngườikhác và tự chiu trách nhiệm cá nhân

- T43: Tinh thần thượng tôn pháp luật, phụng sự công lý; công bằng, liêm chính và nhân văn

- T44: Tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng và lợi ích của doanh nghiệp, công ty

- T45: Tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học, trách nhiệm với công việc

- T46: Chu động, tự tin trong công việc,dám chịu trách nhiệm, mạnh dạn bày tỏ quan điểm và biết lắng nghe

- T47: Tinh thần ủng hộ sáng tạo và đôi mới

- T48: Tinh thần cầu thị, hợp tác, thân thiện với người khác trong công việc

- T49: Tinh thần làm việc nhóm, biết phối hợp với đồng nghiệp để chia sẻ kinh

nghiệm, giải quyết công việc

d) Vị trí việc lam sau tốt nghiệp:

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật Kinh tế của Trường Đại học Luật Hà Nội có thé đảm nhiệm được các vi trí việc làm thuộc các nhóm công việc:

Trang 40

pháp luật; tư van pháp luật; giảng dạy và nghiên cứu pháp luật Trong đó:

- Thực hiện pháp luật với năng lực vừng vàng và ngoại ngữ chuyên ngành để giải quyết các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực

kinh tế phát sinh trong bối cảnh cách mạngcông nghiệp và hội nhập quốc tế gồm: xây

dựng, hoạch định chính sách và xây dựngpháp luật; tham gia thực hiện hoạt động áp dụng pháp luật dé giải quyết các van đề pháp lý tại các doanh nghiệp, công ty, bộ phận pháp chế của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp; của Quốc hội, Chính phủ; Ban Kinh tế trung ương: Ban Nội chính trung ương, Tòa án, Viện Kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự; trung tâm bán đầu giá; các công ty định giá, các văn phòng công chứng, cơ quan thuế, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường; cơ quan cảnh sát kinh tế, an ninh kinh tế, bộ đội biên phòng, cơ quan cảnh sát môi trường: Ủy ban chứng khoán nhà nước, các sở giao dịch chứng khoán; các công ty đầu tư kinh doanh bất động sản; các ngân hàng

thương mại, kho bạc; Ủy ban Giám sát tài

chính quốc gia; tham gia các công việc có liên quan đến pháp luật (đặc biệt là lĩnh vực pháp luật kinh tế) tại các cơ quan thông tấn, truyền thông như phóng viên, biên tập viên về pháp luật; thực hiện các công việc về pháp lý tại các cơ quan nhà nước khác;

- Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong nước và nước ngoài gồm tư van, trợ giúp pháp lý, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong nước và nước ngoài trong các lĩnh vực pháp luật hành chính, hình sự, dân sự, kinh tế, thương mại, quốc tế tại các công ty luật, văn phòng luật sư, văn phòng công chứng, trung tâm trong tài thương mại; cố van pháp lý, chuyên viên pháp lý của doanh nghiệp, chuyên viên

thực hiện pháp luật; tư vẫn pháp luật; giảng dạy và nghiên cứu pháp luật Trong đó:

- Thực hiện pháp luật gồm tham gia thực hiện hoạt động áp dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề pháp lý tại các doanh

nghiệp, công ty, bộ phận pháp chế của các bộ,ngành, Ủy ban nhân dân các cấp; của Quốc

hội, Chính phủ; Ban Kinh tế trung ương: Ban Nội chính trung ương, Tòa án, Viện Kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự; trung tâm bán đấu giá; các công ty định giá, các văn phòng công chứng, cơ quan thuế, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường; cơ quan cảnh sát kinh tế, an ninh kinh tế, bộ đội biên phòng, cơ quan cảnh sát môi trường; Ủy ban chứng khoán nhà nước, các sở giao dịch chứng khoán; các công ty đầu tư kinh doanh bất động sản; các ngân hàng thương mại, kho bạc; Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia; tham gia các công việc có liên quan đến pháp luật (đặc biệt là lĩnh vực pháp luật kinh tế) tại các cơ quan thông tấn, truyền thông như phóng viên, biên tập viên về pháp luật; thực hiện các công việc về pháp lý tại các cơ quan nhà nước khác;

- Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, bảo vệ quyên lợi cho khách hàng gồm tư van, trợ giúp pháp lý, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong nước và nước ngoài trong các lĩnhvực pháp luật hành chính, hình sự, dân sự, kinh tế, thương mại, quốc tế tại các công ty luật, văn phòng luật sư, văn phòng công chứng, trung tâm trọng tài thương mại; cô van pháp lý, chuyên viên pháp lý của doanh nghiệp, chuyên viên pháp lý tại các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội; t6 chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp; Các vị trí việc làm khác thuộc lĩnh vực tư;

- Giảng dạy, nghiên cứu pháp luật gồm tham gia giảng dạy các môn chuyên ngành

Ngày đăng: 04/04/2024, 02:25

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN