Techcombank là ngân hàng đầu tiên và duy nhất được công nhận trong áp dụng thảnh công công nghệ đi đầu về các phương pháp phát triển thị trường Việt Nam do tổ chức Financial Insights đán
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG I – SƠ LƯỢC ĐÔI NÉT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ
THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK) 3
1.1 Lịch sử 3
1.2 Thành tích 7
1.3 Tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh 9
CHƯƠNG II – PHÂN TÍCH CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA TECHCOMBANK 13
2.1 Chiến lược về cơ cấu: 13
2.2 Chiến lược về quy mô: 14
2.3 Chiến lược sản phẩm: 21
2.3.1 Tổng quan các sản phẩm Techcombank cung cấp đến khách hàng: 21
2.3.2 Chu kỳ sống của các sản phẩm: 23
2.3.3 Chiến lược triển khai sản phẩm của Techcombank: 29
2.4 Chiến lược giá sản phẩm: 31
2.5 Tình hình quản trị hoạt động tại Techcombank 33
CHƯƠNG III KẾT LUẬN 41
Trang 3CHƯƠNG I – SƠ LƯỢC ĐÔI NÉT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK)
1.1 Lịch sử
• Tên gọi trong nước: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
• Tên gọi quốc tế: Vietnam Technological and Commercial Joint- Stock Bank – viết tắt là Techcombank
• Quy mô: có 315 chi nhánh tính đến tháng 12/2022
Sơ lược những điểm nổi bật về Techcombank
• 1993: thành lập với số vốn điều lệ 20 tỉ đồng
• 1995: tăng vốn điều lệ lên con số 51,495; ra mắt chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh, bắt đầu cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của Techcombank ở các thành phố lớn trên cả nước
• 1996: thành lập Techcombank chi nhánh Thăng Long cùng Phòng giao dịch Nguyễn Chí Thanh tại TP Hà Nội; đồng thời thành lập Phòng giao dịch Thắng Lợi thuộc chi nhánh TP Hồ Chí Minh và dự kiến tăng vốn điều lệ lên con số 70 tỉ đồng
Trang 4• 1998: văn phòng đại diện được di dời sang tòa nhà Techcombank tại 15 Đào Duy Từ, thành phố Hà Nội; thành lập chi nhánh Techcombank tại Đà Nẵng • 1999: nâng vốn điều lệ lên con số 80,02 tỉ đồng; mở Phòng giao dịch số 3 tại
Khâm Thiên, TP Hà Nội
• 2000: khai trương Phòng giao dịch Thái Hà, Hà Nội và nâng vốn điều lệ đạt 102,345 tỉ đồng
• 2001: ký thỏa thuận với Temenos Holding NV - nhà sản xuất phần mềm hệ thống ngân hàng đứng đầu thế giới về kế hoạch triển khai phần mềm Ngân hàng GLOBUS cho toàn bộ hệ thống ngân hàng để phục vụ ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng
• 2002: mở chi nhánh Chương Dương và Hoàn Kiếm ở Hà Nội, chi nhánh Hải Phòng, chi nhánh Tân Bình tại Hồ Chí Minh và chi nhánh Thanh Khê tại Đà Nẵng, là ngân hàng cổ phần thương mại có độ phủ lớn nhất tại thủ đô Hà Nội Hệ thống hoạt động bao gồm hội sở chính, 4 văn phòng giao dịch cùng với 8 chi nhánh tại các tỉnh thành chính trong cả nước; nâng vốn điều lệ thêm 104,435 tỉ đồng, bên cạnh việc tiếp tục chào bán cổ phần mới để tăng vốn điều lệ lên con số 202 tỉ
• 2003: hợp tác cùng với Vietcombank phát hành thẻ F@stAccess-Connect 24 vào ngày 05/12/2003; ra mắt ứng dụng GLOBUS thành công trên toàn bộ hệ thống ngân hàng vào ngày 16/12/2003; bước đầu tạo dựng một thương hiệu mới cho ngân hàng; khai trươngTechcombank chi nhánh Chợ Lớn vào hoạt động và nâng vốn điều lệ đạt 180 tỉ đồng vào ngày 31/12/2003
• 2004: ra mắt logo mới của ngân hàng vào ngày 09/06/2004; ngày 30/06/2004 tăng vốn lên con số 234 tỉ đồng, và sau đó tăng tiếp lên mức 252,255 tỉ đồng tại thời điểm 02/08/2004 và tăng một lần nữa trong cùng năm này vào ngày 26/11/2004 với số vốn là 412 tỉ đồng; 13/12/2004 ký kết thỏa thuận mua giải pháp chuyển đổi và bảo mật thẻ tín dụng với Compass Plus
• 2005: mở thêm các chi nhánh cấp 1 ở Nha Trang, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Lào Cai…; đưa vào sử dụng các Phòng giao dịch Techcombank tại TP
Trang 5Hồ Chí Minh ở các điểm Trưởng Chinh, Quang Trung, Nguyễn Tất Thành; Phan Chu Trinh (TP Đà Nẵng); Kim Liên, Hàng Đậu, Cửa Nam (Hà Nội)…; 21/07/2005, 28/09/2005, 28/10/2005 lần lượt nâng vốn lên con số 453 tỉ đồng, 498 tỉ đồng và 555 tỉ đồng; 29/09/2005 giới thiệu phần mềm chuyển mạch và mã hóa mới của hãng Compass Plus; 03/12/2005 cập nhật toàn bộ phần mềm GLOBUS lên phiên bản mới nhất Temenos T24 R5
• 2006: ra mắt sản phẩm tiền gửi Lộc Xuân vào ngày 02/2006; 5/2006: đạt cúp vàng danh hiệu “Vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững”; 6/2006: trung tâm hỗ trợ dịch vụ và số hotline 04.9427444 đã được đưa vào sử dụng 24/7; 01/08/2006: thông qua kế hoạch Liên kết phát triển bảo hiểm nhân thọ Bảo Việt cùng với các sản phẩm Bancassurance; 09/2006: các sản phẩm mới bao gồm Tài khoản Tiết kiệm thanh toán lãi suất chu kỳ, Tài khoản Tiết kiệm đa nhiệm chính thức được ra mắt; 24/11/2006: nâng vốn thêm lên 1.500 tỉ đồng; 15/12/2006: phát hành thẻ Techcombank Visa dùng để thanh toán quốc tế • 2007: tổng tài sản lên tới 2,5 tỉ USD, trở thành hệ thống ngân hàng có mạng
lưới hoạt động lớn thứ 2 thuộc khối ngân hàng thương mại với gần 130 văn phòng giao dịch và chi nhánh trên cả nước vào thời điểm cuối năm 2007; HSBC nâng phần góp vốn thêm 15% và tiếp tục đồng hành cùng Techcombank trong quá trình hoạt động và phát triển; thay đổi tích cực về mặt cấu trúc với việc thành lập lĩnh vực phục vụ khách hàng là doanh nghiệp; đồng thời thành lập khối quản lý rủi ro và tín dụng, kiện toàn cơ cấu mảng dịch vụ và quản lý tài chính cá nhân; nâng cấp hệ thống corebanking T24 R06; đây là năm phát triển đột phá của thẻ thanh toán với tổng khối lượng giao dịch vượt con số 200.000 trên từng loại thẻ Techcombank là ngân hàng đầu tiên và duy nhất được công nhận trong áp dụng thảnh công công nghệ đi đầu về các phương pháp phát triển thị trường Việt Nam do tổ chức Financial Insights đánh giá; triển khai chương trình “Khách hàng bí mật” để kiểm tra chất lượng dịch vụ của đội ngũ giao dịch viên và các điểm giao dịch của Techcombank; triển khai hàng loạt các dịch vụ mới bao gồm chương trình
Trang 6tham gia trúng thưởng khi gửi tiết kiệm “Gửi Techcombank, trúng Mercedes”, các sản phẩm phục vụ khách hàng khối doanh nghiệp như hỗ trợ các nhà cung ứng, các sản phẩm phát triển dựa trên nền tảng công nghệ điện tử chất lượng cao như F@st S-bank, F@st i-bank và F@st VietPay…
• 2008: 03/2008: Techcombank Visa Credit chính thức được phát hành; 05/2008: hệ thống máy gửi tiền tự động ATM cùng hàng loạt dự án nâng cấp công nghệ cao trong hệ thống được triển khai bao gồm: nâng cấp hệ thống công nghệ ngân hàng lõi sang phiên bản T24 R7, là đối tác của hai nhà cung ứng thẻ hàng đầu thế giới là Smartlink và BankNet, nâng cấp hệ thống ATM cùng với ngân hàng HSBC, triển khai số điện thoại cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng miễn phí (phục vụ 24/7) 1800 588 822; 06/2008: là một trong những nhà tài trợ cho cuộc thi âm nhạc Sao Mai Điểm Hẹn; 08/08/2008: thành lập công ty Techcombank AMC chuyên về quản lý nợ và khai thác tài sản; 09/2008: tăng phần trăm sở hữu cổ phần của HSBC từ 15% lên đến 20% đồng thời nâng vốn điều lệ lên con số 3.165 tỉ đồng, đồng thời phát hành thẻ hợp tác thương hiệu Techcombank-Vietnam Airlines-Visa
• 2009: 07/2009: nâng vốn điều lệ thành 4.337 tỉ đồng và sau đó nâng tiếp lên 5.400 tỉ đồng vào tháng 09/2009; ký thỏa thuận hỗ trợ vốn vay cùng với Vietnam Airlines để mua 16 tàu bay A321 và giới thiệu sản phẩm tiết kiệm trực tuyến…; tiếp tục triển khai kế hoạch chuyển đổi với sự tham gia của tư vấn viên nổi tiếng toàn cầu McKinsey
• 2011: là ngân hàng TMCP lớn thứ hai cả nước với tổng sở hữu tài sản đạt trên 180.000 tỉ đồng và mạng lưới trải dài trên toàn quốc với 307 chi nhánh • 2013: chính thức khai trương hội sở mới tại miền Nam tọa lạc tại tòa nhà số
9-11 Tôn Đức Thắng, quận 1, thông qua đó thể hiện sự cam kết mang lại sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng tại khu vực phía Nam với mục tiêu tăng khối lượng khách hàng lên 3,3 triệu
• 2014: tăng trưởng tiếp tục với 3,7 triệu khách hàng cá nhân và 48 nghìn khách hàng là doanh nghiệp
Trang 7• 2016: tỉ lệ sinh lời tăng gấp rưỡi so với năm trước và trở thành ngân hàng số 1 Việt Nam
• 2017: đứng đầu về hệ số tín nhiệm do S&P ghi nhận; có mức tăng lợi nhuận gấp đôi với 0.036 tỉ đồng, xếp hạng thứ hai về tỉ lệ sinh lời do Asian Banker đánh giá, cán mốc hơn 5 triệu số lượng khách hàng và đứng đầu về doanh số trong thị trường thanh toán thẻ Visa quốc tế tại Việt Nam, đi đầu về các sản phẩm Bancassurance – đem đến cơ hội đầu tư toàn diện với công ty bảo hiểm nhân thọ uy tín Manulife
• 2018: mã cổ phiếu TCB chính thức được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh với giá trị vốn hóa tại thời điểm này là 6,5 tỉ USD, nâng vốn lên mức 34.966 tỉ đồng, gấp 3 lần so với con số trước đây, là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên ở Việt Nam có mức lãi 10.000 tỉ đồng • 2019: tòa nhà Techcombank Agile Center được khai trương tại 119 Trần Duy
Hưng, Hà Nội; chính thức áp dụng chuẩn Basel II; đón nhận con số khách hàng mới lên đến 1 triệu người và giao dịch online tăng gần 30 lần, dẫn đến lợi nhuận trước thuế cán mốc vượt mong đợi với con số 12.000 tỉ đồng • 2020: ưu tiên nguồn lực để xây dựng cơ chế bảo vệ CBNV, khách hàng trong
bối cảnh của đại dịch Covid-19; đẩy mạnh năng lực về số hóa và dự liệu, triển khai phương thức làm việc Agile; “Giao dịch vay hợp vốn thành công nhất 2020” tại Việt Nam với khoản vay hợp vốn 500 triệu USD; tỷ lệ CASA 40% đứng số 1 thị trường – CASA lần đầu tiên huy động CASA vượt qua con số 100.000 tỉ đồng; ROA ở mức 3% - đứng đầu toàn ngành ngân hàng • 2021: công bố tầm nhìn – sứ mệnh của Techcombank; thực hiện thành công
sứ mệnh “ Dẫn dắt hành trình số hóa của ngành tài chính, tạo động lực cho phát triển bền vững và bứt phá thành công”
• 2022: tổng sở hữu tài sản đạt 699.000 tỉ đồng, nâng vốn điều lệ lên 35.173 tỉ đồng và mở rộng quy mô mạng lưới với 315 chi nhánh trên toàn quốc
1.2 Thành tích
Trang 8• 2006: đạt danh hiệu trong mảng thanh toán quốc tế do Ngân hàng Citibank, New Yorks, Citibank và Wachovia bình chọn; tháng 05/2006: được trao tặng cúp vàng “Vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững”; 08/2006: tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín số một thế giới - Moody’s công bố là ngân hàng thuộc khối thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam được xếp hạng tín nhiệm • 2007: đạt danh hiệu “Thương mại Dịch vụ - Top Trade Services 2007” dành
cho các tổ chức doanh nghiệp tiêu biểu hoạt động thuộc 11 ngành thương mại - dịch vụ Việt Nam đã ký kết khi gia nhập Hiệp hội tổ chức thương mại thế giới và được trao tặng bởi Bộ Công thương
• 2008: đạt danh hiệu “Dịch vụ được hài lòng nhất 2008” do độc giả bình chọn trên báo Sài Gòn Tiếp Thị; 09/2008: được Hội doanh nghiệp trẻ trao giải Sao Vàng Đất Việt và 19/10/2008 nhận giải thưởng “Thương hiệu chứng khoán uy tín” và “Công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam” do Ủy Ban Chứng Khoán trao tặng
• 2009: đạt danh hiệu “Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam” và “Ngân hàng xuất sắc trong hoạt động thanh toán quốc tế”
• 2010: “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” do tạp chí EuroMoney bình chọn • 2013: nhận 13 giải thưởng ở trong và ngoài nước, trong đó tiêu biểu có các
danh hiệu về quản lý tài chính và tài trợ có yếu tố thương mại tốt nhất tại Việt Nam, đồng thời là nhà tuyển dụng tốt nhất của châu Á…
• 2014: nhận 23 giải thưởng chất lượng cao từ các tổ chức uy tín trong và ngoài nước như Finance Asia, Global Finance, IFC
• 2015: đứng thứ hai về doanh thu về mảng thanh toán thẻ Visa lớn nhất trong hệ thống ngân hàng
• 2016: đạt danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” do tổ chức Finance Asia trao tặng, “Ngân hàng Việt Nam xuất sắc của năm” từ đánh giá của AsiaRisk và “Doanh nghiệp có chính sách nhân sự xuất sắc” được Vietnam HR Awards công nhận
Trang 9• 2017: chỉ số gắn kết EES đứng thứ nhất do đội ngũ nhân viên bầu chọn và xếp thứ hai ở hạng mục môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
•
• 2018: tiếp tục nhận giải “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” do EuroMoney bình chọn và “Ngân hàng tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam” do tổ chức Global Banking & Finance Review trao tặng
• 2020: “Thương hiệu số 1 về hoạt động hiệu quả” từ Forbes và được MiBrand – đối tác trong nước của Brand Finance bình chọn cho 2 giải thưởng “Thương hiệu ngân hàng ấn tượng nhất năm” và “Ngân hàng có sức khỏe thương hiệu tốt nhất”
Hình 2 Một số giải thưởng tiêu biểu và đơn vị trao tặng 1.3 Tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh
Sau năm 2020 trải qua cùng đại dịch Covid-19, Techcombank đã triển khai chiến lược “Chuyển đổi ngành tài chính, nâng tầm giá trị sống” giai đoạn 2021-2025 Theo đó trong 2 năm từ 2021-2022, Techcombank đã tiếp nối những thành công đã xây dựng như sau:
Trong năm 2021, Techcombank tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ thể hiện qua các yếu tố sau:
• Sự tăng trưởng mạnh mẽ của mạng lưới các công ty con
Trang 10▪ Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ thương (Techcom Securities – TCBS): bất chấp dịch bệnh, các chỉ số tài chính chủ lực vẫn tiếp tục duy
trì ở mức vững mạnh và an toàn Tổng doanh thu năm 2021 ghi nhận 5.195 tỉ đồng, tăng 59,4% so với năm 2020 và lợi nhuận trước thuế đạt 3.810 tỉ đồng, tăng 41,5% so với 2020 Biên lợi nhuận trước thuế đạt 73,3% Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu (ROE) đạt 39,6% Năm thứ 6 liên tiếp dẫn đầu thị phần môi giới trái phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE), đứng thứ 6 về thị phần môi giới cổ phiếu và số lượng tài khoản mới mở tại TCBS trong năm 2021 là trên 348.500 tài khoản
Hình 3 Các giải thưởng TCBS trong năm 2021
▪ Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Kỹ Thương (Techcom Capital – TCC):
với việc nắm giữ 4 quỹ là Quỹ Đầu Tư Trái Phiếu Techcom (TCBF), Quỹ Đầu Tư Trái Phiếu Linh Hoạt (FlexiCA$H), Quỹ Cổ phiếu Techcom 30
(TCEF), Quỹ Đầu Tư Bất Động Sản (TCREIT), công ty đã đạt doanh thu
đạt 482 tỉ đồng tăng 46,2% so với năm 2020, đứng số 1 về quy mô quản
lý tài sản nội địa, nâng tổng tài sản lên 710 tỉ đồng, tăng 45,4% so với 2020
Trang 11▪ Công ty TNHH một thành viên Quản lý nợ và khai thác tài sản – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (AMC): tổng số tiền
thu hồi nợ trong năm đạt 1.924 tỷ đồng, trong đó Techcombank AMC đóng góp trực tiếp 1.121 tỷ đồng vào lợi nhuận của Techcombank thông qua thu nợ nhóm khách hàng đã xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro, 803 tỷ đồng còn lại là số thu từ nhóm khách hàng nội bảng, góp phần giữ tỷ lệ nợ xấu của Techcombank theo kế hoạch và đảm bảo các tỷ lệ an toàn vốn theo
quy định
• Bảng cân đối tài chính vững chắc: nhờ tăng trưởng ổn định và đa dạng hóa doanh thu nên tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 37,1 nghìn tỉ đồng, tăng 35,4% so với 2020; đứng đầu thị trường Việt Nam về tỷ lệ tăng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn (CASA) khi đạt 50,5%; tỷ suất sinh lời hàng đầu thể hiện qua tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 21,7% và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) đạt 3,7%; chất lượng tài sản được kiểm soát chặt chẽ và bộ đệm an toàn vốn vượt trội khi giữ tỷ lệ nợ xấu (NPL) chỉ 0,7% và tỷ lệ an toàn vốn (CAR) là 15% Dẫn đến lợi nhuận trước thuế (PBT) đạt gần 1 tỉ USD, tăng 47,1% so với 2020
Trang 12Hình 4 Báo cáo toàn cảnh 2021 so với 2020
Trong năm tiếp theo 2022, khi trên đà phục hồi dần và trở lại ổn định tình hình kinh tế chung Techcombank tiếp tục mở rộng và tăng trưởng vượt trội Khi mở rộng thêm 1,2 triệu khách hàng nâng con số tổng khách hàng có được lên 10,8 triệu; thu nhập hoạt động năm tài chính 2022 đạt 40.902 tỉ đồng (2016-2022 thu nhập hoạt động tăng trưởng kép 23,5%), tỷ suất sinh lời trên tài sản đạt 3,2% (cao nhất ngành); liên tục cải tiến công nghệ vì vậy 90% giao dịch cá nhân được thực hiện trên kênh số; đứng số 1 về giá trị thanh toán các loại thẻ; bên cạnh đó huy động thành công 1 tỉ USD với lãi suất cạnh tranh Với sự thúc đẩy mạnh các hoạt động, nên tổng kết năm 2022, Techcombank đã có lợi nhuận trước thuế đạt 25.568 tỉ đồng (2016-2022 tăng trưởng kép 43,6%), góp phần tăng tổng tài sản lên mức 699.033 tỉ đồng, tăng 22,9% so với 2021
Trang 13CHƯƠNG II – PHÂN TÍCH CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA TECHCOMBANK 2.1 Chiến lược về cơ cấu:
Techcombank là một ngân hàng độc lập, không thuộc sở hữu của một công ty nào khác Tuy nhiên, ngân hàng có mối quan hệ hợp tác chiến lược với một số đối tác quốc tế và trong nước nhằm phát triển mạng lưới chi nhánh rộng khắp cả nước, cung cấp dịch vụ tài chính đa dạng cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp Từ đó, tối ưu hóa cơ cấu tổ chức, tài sản, và nguồn lực để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất
Về cơ cấu tổ chức: Techcombank xây dựng một cơ cấu tổ chức hiệu quả, với
các bộ phận chức năng rõ ràng và chuyên nghiệp Cơ cấu tổ chức của ngân hàng bao gồm Ban điều hành, các phòng ban chuyên môn và khu vực kinh doanh, đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng Ngân hàng cũng tập trung vào việc phát triển đội ngũ nhân sự chất lượng cao, thông qua việc đào tạo và phát triển kỹ năng chuyên môn Tiêu biểu bộ phận lãnh đạo đều có nhiều năm trong lĩnh vực tài chính, hoặc đã từng giữ các chức vụ cao tại các công ty tài chính lớn trước khi gia nhập Techcombank, hơn nữa đều có trình độ cao từ thạc sĩ đến tiến sĩ tốt nghiệp các trường nước ngoài Bên cạnh đó 30% số lượng lãnh đạo là do người nước ngoài nắm giữ giúp tăng cường tư duy đổi mới trong cải cách bộ máy quản lý và cuộc cách mạng số hóa mà Techcombank hướng đến Ngoài ra, trong công tác quản lý và xây dựng đội ngũ nhân sự: Techcombank đặt mục tiêu trở thành một tổ chức hấp dẫn để làm việc, thu hút và giữ chân nhân tài Ngân hàng tập trung vào việc đào tạo và phát triển nhân sự, đồng thời xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả và thân thiện Techcombank cũng áp dụng hệ thống thưởng và đánh giá hiệu suất công việc công bằng, khuyến khích nhân viên phát huy hết khả năng của mình
Trang 14Cơ cấu tài sản: Techcombank quản lý tài sản một cách hiệu quả, đảm bảo sự
an toàn và sinh lời cho ngân hàng Điều này bao gồm việc đầu tư vào các khoản cho vay chất lượng, giảm thiểu các khoản nợ xấu, và đầu tư vào các loại tài sản có tính thanh khoản cao Đồng thời, ngân hàng cũng tập trung vào việc đa dạng hóa danh mục đầu tư, nhằm giảm rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận
Cơ cấu nguồn vốn: Techcombank không ngừng tìm kiếm và tận dụng các
nguồn vốn đa dạng và hiệu quả để duy trì hoạt động kinh doanh Điều này bao gồm việc huy động vốn từ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế như HSBC với khoản vay 1 tỷ USD, và thực hiện các hoạt động phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu để tăng vốn điều lệ và nâng cao khả năng tài trợ cho hoạt động kinh doanh
Hợp tác chiến lược: Techcombank hợp tác với các đối tác chiến lược trong
nước và quốc tế như: FPT, Vingroup, và Masan Group, nhằm gia tăng nguồn lực và nâng cao năng lực cạnh tranh
2.2 Chiến lược về quy mô:
Chiến lược quy mô liên quan đến việc mở rộng hoạt động kinh doanh và cải thiện vị thế cạnh tranh của Techcombank trên thị trường Thực hiện cho việc mở rộng Techcombank đã triển khai qua các yếu tố sau:
Sáp nhập và thâu tóm: Techcombank tìm kiếm và thực hiện các giao dịch sáp
nhập, thâu tóm nhằm mở rộng quy mô hoạt động, gia tăng thị phần, tận dụng nguồn lực, kinh nghiệm, công nghệ, và cải thiện năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường Cụ thể:
Năm 2008 Techcombank hợp nhất với Ngân hàng HSBC thông qua việc bán 15% tỷ lệ sở hữu Sáp nhập này giúp Techcombank gia tăng quy mô hoạt động, tận dụng nguồn lực và kinh nghiệm để phát triển kinh doanh
Năm 2015, Techcombank thâu tóm VinaSiam Bank, một ngân hàng liên doanh giữa Việt Nam và Thái Lan Thâu tóm này giúp Techcombank mở rộng thị
Trang 15trường, tận dụng nguồn lực và kinh nghiệm của VinaSiam Bank trong kinh doanh ngân hàng quốc tế
Quy trình sáp nhập và thâu tóm:
Đầu tiên, Techcombank tìm kiếm và đánh giá cơ hội:
Khảo sát thị trường và các ngân hàng, tổ chức tài chính tiềm năng để tìm kiếm các cơ hội sáp nhập, thâu tóm phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng Phân tích và đánh giá đối tượng sáp nhập, thâu tóm dựa trên các tiêu chí như quy mô hoạt động, vị thế thị trường, nguồn lực, công nghệ, chất lượng dịch vụ, và hiệu quả kinh doanh
Lập kế hoạch và chuẩn bị:
Xây dựng kế hoạch sáp nhập, thâu tóm, bao gồm mục tiêu, phạm vi, thời gian, nguồn lực, và chi phí liên quan
Chuẩn bị hồ sơ, thông tin, và các tài liệu cần thiết cho quá trình đàm phán, thương lượng, và hoàn tất giao dịch
Đàm phán và thương lượng:
Tiến hành đàm phán và thương lượng với đối tượng sáp nhập, thâu tóm về các điều kiện, giá trị giao dịch, cách thức thanh toán, và cam kết sau giao dịch Thống nhất và ký kết thỏa thuận sáp nhập, thâu tóm hoặc hợp đồng mua bán cổ phần, cổ phiếu, tài sản, hoặc công ty con
Hoàn tất giao dịch và thực hiện:
Xác nhận và hoàn tất các thủ tục pháp lý, tài chính, và quản lý liên quan đến giao dịch sáp nhập, thâu tóm, bao gồm việc đăng ký, thông báo, và nhận sự phê duyệt của cơ quan quản lý nhà nước (như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Thực hiện giao dịch theo thỏa thuận và hợp đồng đã ký kết, bao gồm việc chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu, tài sản, hoặc công ty con, và thanh toán giá trị giao dịch
Tái cơ cấu và hội nhập:
Lập kế hoạch và tiến hành tái cơ cấu tổ chức, nguồn lực, và hoạt động kinh doanh sau sáp nhập
Trang 16Mở rộng mạng lưới chi nhánh: Techcombank không ngừng mở rộng mạng
lưới chi nhánh trong chiến lược quy mô của mình để phát triển và mở rộng số lượng chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc nhằm tiếp cận nhiều khách hàng hơn, nâng cao chất lượng dịch vụ tốt hơn cho khách hàng và cải thiện năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường thông qua sự hiện diện rộng khắp cả nước Cụ thể:
Mục tiêu của mở rộng mạng lưới chi nhánh:
Tiếp cận nhiều khách hàng hơn: Việc mở rộng mạng lưới chi nhánh giúp Techcombank tiếp cận nhiều khách hàng hơn, đáp ứng nhu cầu dịch vụ ngân hàng của khách hàng trên toàn quốc
Nâng cao chất lượng dịch vụ: Mạng lưới chi nhánh rộng khắp giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ của Techcombank, cải thiện trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng
Cải thiện năng lực cạnh tranh: Mạng lưới chi nhánh phong phú giúp Techcombank nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường, thu hút và giữ chân khách hàng
Các bước thực hiện mở rộng mạng lưới chi nhánh:
Phân tích thị trường: Techcombank tiến hành phân tích thị trường để xác định các khu vực có tiềm năng phát triển, nhu cầu dịch vụ ngân hàng cao và chưa được đáp ứng tốt
Lập kế hoạch phát triển: Dựa trên kết quả phân tích, Techcombank lập kế hoạch phát triển mạng lưới chi nhánh, xác định vị trí, quy mô và nguồn lực cần thiết cho việc mở chi nhánh mới
Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng: Techcombank tiến hành xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho các chi nhánh mới, đảm bảo đạt tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ và môi trường làm việc
Trang 17Tuyển dụng và đào tạo nhân sự: Techcombank tuyển dụng và đào tạo nhân sự cho các chi nhánh mới, đảm bảo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, năng động và có kỹ năng tài chính tốt để hỗ trợ cho khách hàng
Hiện trạng và thành tựu: tính đến 12/2022 có tổng 315 chi nhánh trên toàn quốc
Đầu tư vào công nghệ và dịch vụ ngân hàng số: Để mở rộng quy mô và nâng
cao năng lực cạnh tranh, Techcombank đầu tư vào công nghệ và phát triển các dịch vụ ngân hàng số, giúp giảm chi phí và cải thiện hiệu quả hoạt động Việc đầu tư vào công nghệ cũng giúp Techcombank mở rộng thị trường và thu hút khách hàng mới thông qua các dịch vụ ngân hàng trực tuyến tiện lợi Cụ thể: Mục tiêu của đầu tư công nghệ của Techcombank là:
Tối ưu hóa hoạt động ngân hàng: Đầu tư công nghệ giúp Techcombank tối ưu hóa hoạt động ngân hàng, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả và linh hoạt trong quản lý rủi ro
Phát triển dịch vụ ngân hàng số: Techcombank tập trung đầu tư vào phát triển các dịch vụ ngân hàng số như thanh toán trực tuyến, chuyển khoản, quản lý tài khoản, vay và gửi tiền điện tử để thu hút và phục vụ khách hàng tốt hơn
Cải thiện chất lượng dịch vụ: Đầu tư công nghệ giúp Techcombank cải thiện chất lượng dịch vụ, giảm thời gian xử lý giao dịch và tăng cường bảo mật thông tin khách hàng
Cách thức đầu tư công nghệ:
Nghiên cứu và đánh giá công nghệ: Techcombank liên tục nghiên cứu và đánh giá các công nghệ mới, xu hướng công nghệ trong ngành ngân hàng để xác định các giải pháp phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng
Đầu tư vào hệ thống và ứng dụng công nghệ: Techcombank đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, triển khai các ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực hoạt động và cung cấp dịch vụ ngân hàng số
Trang 18Đào tạo và phát triển nhân sự: Techcombank tập trung đào tạo và phát triển nhân sự có chuyên môn cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đảm bảo nguồn nhân lực đủ năng lực để triển khai và vận hành các hệ thống công nghệ
Hiện trạng và thành tựu:
Techcombank đã phát triển và cung cấp các dịch vụ ngân hàng số như: Techcombank Mobile Banking, Techcombank Online Banking, và các ứng dụng thanh toán điện tử (e-wallet) như F@st Mobile Nhờ đầu tư công nghệ, khách hàng có thể giao dịch, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, mua vé máy bay, và sử dụng nhiều dịch vụ khác một cách nhanh chóng, tiện lợi, và an toàn thông qua các ứng dụng trên điện thoại di động hoặc máy tính
Ngân hàng đã mở rộng dịch vụ chuyển tiền không dùng tài khoản (QuickPay), giúp khách hàng chuyển tiền nhanh chóng chỉ bằng số điện thoại hoặc mã QR, mà không cần biết thông tin tài khoản người nhận
Hình 5 Techcombank chuyển đổi số qua các ứng dụng và hình thức thanh toán
Hệ thống quản lý rủi ro và an ninh thông tin:
Trang 19Techcombank đã áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến như hệ thống quản lý rủi ro tự động, phân tích dữ liệu lớn (big data), và trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện, ngăn chặn, và giảm thiểu rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, và rủi ro hoạt động
Ngân hàng đã đầu tư vào các giải pháp bảo mật, mã hóa dữ liệu và an ninh mạng, giúp bảo vệ thông tin khách hàng và đảm bảo an toàn cho các giao dịch trực tuyến
Hợp tác và liên kết với công ty fintech:
Techcombank đã hợp tác với nhiều công ty fintech nổi tiếng như VNPAY, MoMo, Moca, để mở rộng dịch vụ thanh toán điện tử và cung cấp các giải pháp tài chính sáng tạo, phù hợp với xu hướng công nghệ và nhu cầu của khách hàng Techcombank cũng hợp tác với các đối tác công nghệ quốc tế như Microsoft, IBM, và Amazon Web Services để cải tiến hệ thống công nghệ
Hợp tác chiến lược: hợp tác chiến lược là một yếu tố quan trọng trong chiến
lược quy mô của Techcombank, giúp ngân hàng tận dụng lợi thế của các đối tác trong nước và quốc tế để mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ và cải thiện hiệu quả kinh doanh Các khía cạnh chi tiết của yếu tố hợp tác chiến lược:
Hợp tác với các ngân hàng và tổ chức tài chính:
Techcombank hợp tác với các ngân hàng, tổ chức tài chính trong nước và quốc tế để mở rộng mạng lưới thanh toán, cung cấp dịch vụ cho vay, đầu tư, và tài trợ dự án
Hợp tác với các tổ chức tín dụng quốc tế như IFC, ADB, và ngân hàng Eximbank để đảm bảo nguồn vốn và hỗ trợ dự án đầu tư lớn
Hợp tác với các công ty công nghệ và fintech:
Trang 20Hợp tác với các công ty công nghệ và fintech trong nước và quốc tế để phát triển và cung cấp các dịch vụ ngân hàng số, giải pháp thanh toán điện tử, và các ứng dụng công nghệ tài chính sáng tạo
Kết hợp với các đối tác công nghệ hàng đầu như Microsoft, IBM, và Amazon Web Services để cải tiến hệ thống công nghệ thông tin, nâng cao an ninh mạng và tính bảo mật của ngân hàng
Hợp tác với các doanh nghiệp lớn và chuỗi cung ứng:
Hợp tác với các doanh nghiệp lớn, nhà đầu tư, và nhà phát triển dự án để cung cấp dịch vụ tài chính, cho vay, đầu tư, và hỗ trợ chuỗi cung ứng
Hợp tác chiến lược với các công ty bảo hiểm, chứng khoán, và quỹ đầu tư để mở rộng dịch vụ tài chính và cung cấp giải pháp tài chính toàn diện cho khách hàng
Hình 6 Phát biểu của Giám đốc văn phòng chuyển đổi số của Techcombank khi hợp tác với Amazon Web Services (AWS)
Hợp tác với các tổ chức phi chính phủ và xã hội: Thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội:
Trang 21Techcombank hợp tác với các tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội, và các đối tác phát triển để thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng sâu, vùng xa, và cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn
Các dự án có thể bao gồm việc cung cấp dịch vụ tài chính, tín dụng, đào tạo kỹ năng, và hỗ trợ khởi nghiệp cho người nghèo, phụ nữ, và thanh niên
Tham gia các chương trình giáo dục và đào tạo:
Hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu, và tổ chức giáo dục trong và ngoài nước để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành ngân hàng và tài chính
Thực hiện các chương trình học bổng, đào tạo chuyên gia, và tài trợ các hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ tài chính
Hợp tác trong lĩnh vực môi trường và phát triển bền vững:
Hợp tác với các tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội, và các đối tác quốc tế để thực hiện các dự án bảo vệ môi trường, giảm thiểu biến đổi khí hậu, và phát triển năng lượng tái tạo
Tham gia các chương trình hỗ trợ đầu tư xanh, tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, và cung cấp dịch vụ tài chính bền vững cho khách hàng
Ứng dụng trách nhiệm xã hội trong hoạt động kinh doanh:
Techcombank cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội trong hoạt động kinh doanh, bao gồm việc đảm bảo minh bạch, tuân thủ pháp luật, chăm sóc khách hàng, và bảo vệ quyền lợi của cổ đông
Hợp tác với các tổ chức phi chính phủ và xã hội để giám sát, đánh giá, và cải thiện các hoạt động trách nhiệm xã hội
2.3 Chiến lược sản phẩm:
2.3.1 Tổng quan các sản phẩm Techcombank cung cấp đến khách hàng:
Ngân hàng Techcombank cung cấp một loạt sản phẩm và dịch vụ đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức tài chính Dưới đây là tổng quan về các sản phẩm của Techcombank: