4.1.1 Khái niệmKhái niệmThị trường tiền tệ là một thị trường tài chính trong đó chỉ có những công cụ nợ ngắn hạn Kỳ hạn thanh toán từ 1 năm trở xuống được mua bán - Frederic S.Mishkin
Trang 1CHƯƠNG 4 : THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
Thạc sĩ Nguyễn Xuân Dũng
Trang 2Tài liệu tham khảo
[1] Bài giảng Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính 2,
Bộ môn tài chính – tiền tệ, Khoa Tài chính ngân hàng
[2] Frederic S.Mishkin, The Economics of Money,
Banking and Financial Markets, 2015
Trang 34.2 Công cụ lưu thông trên thị trường tiền tệ
4.3 Mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và các bộ phận khác của thị trường tài chính
Trang 4Có mấy loại hình thái tiền tệ và kể tên chúng
Hóa tệ
Bút tệ
Tín tệ
Trang 54.1.1 Khái niệm
Khái niệm
Thị trường tiền tệ là một thị trường tài chính trong đó chỉ
có những công cụ nợ ngắn hạn (Kỳ hạn thanh toán từ 1
năm trở xuống) được mua bán - Frederic S.Mishkin
Theo Luật Ngân hàng Nhà nước được chỉnh sửa 2010, thị trường tiền tệ là nơi giao dịch ngắn hạn về vốn với kỳ hạn dưới 12 tháng các giấy tờ có giá
Thị trường tiền tệ là thị trường trao đổi, mua bán các công
cụ tài chính ngắn hạn (tối đa là 1 năm) như tín phiếu Kho bạc, thương phiếu, chấp phiếu ngân hàng,
Trang 64.1.1 Khái niệm (tt’)
Mục đích của thị trường tiền tệ là tạo điều kiện cho việc chuyển giao các nguồn vốn ngắn hạn
Chức năng của thị trường tiền tệ:
• Tạo lập và cung ứng vốn ngắn hạn cho nền kinh tế:
• Tạo môi trường đầu tư an toàn và có hiệu quả cho các chủ thể trong xã hội
• Góp phần làm giảm áp lực lạm phát và ổn định giá trị
đồng tiền
Trang 74.1.2 Đặc điểm
Hình thức tài chính đặc trưng là hình thức tài chính gián tiếp Đóng vai trò trung gian giữa người vay và cho vay là các NHTM
Các công cụ của thị trường tiền tệ có tính thanh khoản
cao, cung cấp lợi tức tiết kiệm cho nhà đầu tư
NHNN tham gia thị trường tiền tệ với vai trò vừa là một thành viên thị trường vừa là cơ quan quản lý
Số người tham gia đông đảo, được chuyên môn hóa ở
trình độ cao
Trang 8Các chủ thể tham gia
Ngân hàng TW
Các NHTM
Kho bạc Nhà nước
Người đầu tư
Người môi giới và người kinh doanh
Trang 94.1.3 Phân loại
Căn cứ theo mục đích hoạt động của thị trường
Thị trường tiền tệ sơ cấp
Trang 10Thị trường diễn ra sự mua bán qua lại giữa các nhà đầu tư là
A Thị trường sơ cấp
B Thị trường thứ cấp
C Thị trường vốn
D Thị trường tiền tệ
Trang 11Phân biệt Thị trường sơ cấp và thị trường tiền tệ sơ cấp; Thị trường thứ cấp
và thị trường tiền tệ thứ cấp.
Thị trường sơ cấp Thị trường tiền tệ sơ cấp
- Là nơi mua bán các chứng khoán mới phát hành lần đầu.
- Giao dịch giữa nhà đầu tư và nhà phát hành.
- Giao dịch trên thị trường sơ cấp
có thể là giao dịch trên thị trường tiền tệ sơ cấp.
- Là nơi mua bán các chứng khoán
nợ ngắn hạn mới phát hành lần đầu.
- Giao dịch giữa nhà đầu tư và nhà phát hành.
- Giao dịch trên thị trường tiền tệ sơ cấp chắc chắn sẽ giao dịch trên thị trường sơ cấp.
Thị trường thứ cấp Thị trường tiền tệ thứ cấp
- Là nơi mua bán các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp
- Giao dịch giữa các nhà đầu tư
- Giao dịch trên thị trường thứ cấp có thể là giao dịch trên thị trường tiền tệ sơ cấp
- Là nơi mua bán các chứng khoán
nợ ngắn hạn đã được phát hành trên thị trường tiền tệ sơ cấp.
- Giao dịch giữa các nhà đầu tư
- Giao dịch trên thị trường tiền tệ thứ cấp chắc chắn sẽ là giao dịch trên thị trường thứ cấp
Trang 12Thị trường công cụ nợ ngắn hạn
Tín dụng ngắn hạn là hình thức tổ chức tín dụng cho khách hàng vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho nền sản xuất, kinh doanh và đời sống
Thị trường tín dụng ngắn hạn bổ sung vốn, tạo điều kiện cho
doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh,
Trên thị trường này có các hoạt động phát hành và mua bán các công cụ nợ ngắn hạn như tín phiếu kho bạc, thương phiếu, tín phiếu NHTW, chứng chỉ tiền gửi… dưới sự quản lý của NHTW.
Cấu trúc của thị trường bao gồm: TT tín dụng thương mại, TT tín dụng ngân hàng (TT nội tệ liên ngân hàng), TT tín dụng Nhà nước (TT mở), TT tín dụng tự do giữa các tầng lớp dân cư (TT trực tiếp)
Trang 13TT tín dụng thương mại
Thị trường có quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa
Đặc điểm của TT tín dụng thương mại:
• Vốn cho vay dưới dạng hàng hóa hay một bộ phận của vốn sản xuất chuẩn bị chuyển hóa thành tiền, chưa phải là tiền nhàn rỗi.
• Người cho vay (chủ nợ) và người đi vay (con nợ) đều là những doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa.
• Khối lượng tín dụng lớn hay nhỏ phụ thuộc vào tổng giá trị của khối lượng hàng hóa được đưa ra mua bán chịu.
• Công cụ lưu thông của tín dụng thương mại: Thương phiếu
Trang 14Ưu điểm của TT tín dụng thương mại
Đẩy nhanh quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, làm cho chu kỳ sản xuất rút ngắn lại;
Nơi điều tiết vốn giữa các doanh nghiệp một cách trực tiếp mà không thông qua bất kỳ cơ quan trung gian nào;
Làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, làm giảm chi phí lưu thông xã hội
Trang 15Nhược điểm của tín dụng thương mại
Quy mô: lượng giá trị cho vay bị hạn chế, chỉ giới hạn trong khả năng vốn hàng hoá mà
họ có.
Thời gian: ngắn thường là dưới 1 năm;
Điều kiện kinh doanh, chu kỳ sản xuất : Thời gian doanh nghiệp muốn bán chịu không phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp cần mua chịu thì tín dụng thương mại cũng không xảy ra.
Phạm vi: bị hạn chế chỉ xảy ra giữa các doanh nghiệp với nhau, và phải quen biết và tin tưởng nhau.
Sự phù hợp“ Được cấp dưới hình thức hàng hoá, vì vậy doanh nghiệp bán chịu chỉ có thể cung cấp cho một số doanh nghiệp nhất định - những doanh nghiệp có nhu cầu đúng thứ hàng hoá đó để phục vụ sản xuất hoặc kinh doanh.
Trang 16TT nội tệ liên ngân hàng (Interbank Market)
Nơi thực hiện các giao dịch vốn cơ bản giữa các ngân hàng, thông thường các giao dịch này được thực hiện thông qua tài khoản tiền gửi của các ngân hàng tại ngân hàng trung ương
• chủ thể tham gia là các ngân hàng, các nhà kinh doanh
(Dealers) và nhà môi giới (brokers)
Trang 17Hình thức tổ chức thị trường nội tệ liên
ngân hàng
Thị trường nội tê liên ngân hàng tập trung:
Các thành viên đăng ký giao dịch với khối lượng cụ thể qua trung tâm giao dịch thị trường liên ngân hàng của NHTW
Đầu mối giao dịch là NHTW
Có độ an toàn tuyệt đối
Đáp ứng nhu cầu tối đa, hạn chế mức vốn dư thừa ở mức thấp nhất có thể.
Mang tính cộng đồng hợp tác rõ rệt.
Lãi suất liên ngân hàng là công cụ điều chỉnh thống nhất trong phiên giao dịch
Thị trường nội tệ liên ngân hàng phi tập trung:
Giao dịch trên thị trường là giao dịch tự thỏa thuận không có sự tổ chức
và can thiệp của NHTW
Trang 18Thị trường mở
Thị trường giao dịch tiền tệ giữa một bên là NHTW với bên khác
là các tổ chức tín dụng, thông qua việc mua bán giấy tờ có giá được phép giao dịch trên thị trường.
Tác động của nghiệp vụ thị trường mở
• làm tăng (hoặc giảm) ngay lập tức dự trữ của các ngân hàng
trung gian dẫn đến làm tăng (hoặc giảm) lượng tiền cung ứng.
• mức cung vốn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng tăng lên
(hoặc giảm xuống).
• lãi suất thị trường liên ngân hàng sẽ giảm xuống (hoặc tăng lên)
• ảnh hưởng đến giá cả các chứng khoán mà NHTW sử dụng trong nghiệp vụ này
Trang 19Phân loại nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở năng động là nghiệp vụ thị
trường mở trong đó NHTW chủ động tiến hành nghiệp vụ nhằm tác động tới khối lượng tiền trong lưu thông theo
hướng mà ngân hàng thấy cần thiết
Nghiệp vụ thị trường mở thụ động là nghiệp vụ thị trường
mở được tiến hành nhằm bù lại những chuyển động của các nhân tố ảnh hưởng một cách không có lợi đối với tổng lượng tiền trong lưu thông
Trang 20Ưu điểm của nghiệp vụ TT mở
rất linh hoạt và chính xác
có thể dễ dàng đảo ngược lại khi có một sai lầm xảy ra
trong lúc tiến hành nghiệp vụ
hoàn thành nhanh chóng mà không vướng phải những
chậm trễ về hành chính và do đó có thể gây tác động tức thì đến lượng cung tiền tệ
Các hàng hóa trên thị trường mở: Tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHTW, trái phiếu chính phủ, trái phiếu địa phương, chứng chỉ tiền gửi
Trang 21Các chủ thể tham gia thị trường mở
NHTW: Tham gia thị trường mở với tư cách là người tổ chức quản lý và điều hành hoạt động của thị trường
Đối tác của NHTW: các NHTM, các định chế tài chính phi ngân hàng
Phương thức giao dịch trên thị trường mở
Giao dịch bán hẳn
Giao dịch mua hẳn
Giao dịch mua kỳ hạn
Trang 22Thị trường ngoại hối (Thị trường hối đoái)
Thị trường hối đoái là nơi thực hiện việc mua và bán,
trao đổi ngoại hối, trong đó chủ yếu là trao đổi, mua bán ngoại tệ và các phương tiện thanh toán quốc tế, mà giá cả ngoại tệ được hình thành trên cơ sở cung cầu
Trang 23Đặc điểm của thị trường hối đoái
Trang 24Các chủ thể tham gia thị trường
Các công ty thương mại
Các ngân hàng trung ương
Các quỹ phòng hộ như là nhà đầu cơ
Các hãng quản lý đầu tư
Các thương nhân ngoại hối bán lẻ
Các công ty ngoại hối không phải ngân hàng
Các công ty chuyển tiền/trả tiền và đại lý thu đổi ngoại tệ:
Trang 25Các nghiệp vụ trên thị trường hối đoái
Nghiệp vụ giao ngay
Nghiệp vụ kỳ hạn
Nghiệp vụ hoán đổi
Nghiệp vụ tương lai
Nghiệp vụ quyền chọn
Trang 264.2 Các công cụ trên TTTT
4.2.1 Tín phiếu (Treasury bills/ T-bills; Central bank bills)
4.2.2 Thương phiếu (Commercial papers)
4.2.3 Chấp phiếu ngân hàng (BAs – Banker’s
Acceptances)
4.2.4 Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng
(Negotiable Certificate of Deposits/ NCDs)
4.2.5.Hợp đồng mua lại (Repo – Repurchase agreement)
Trang 274.2.1 Tín phiếu (Treasury bills/ T-bills; Central bank bills)
Tín phiếu: Là một giấy chứng nhận nợ của cá nhân, của
công ty, của tổ chức trong đó các điều kiện hai bên tự
thỏa thuận với nhau (ghi rõ thời gian trả lại vốn và tỹ lệ
lời trên vốn)
Tín phiếu có thể có 2 loại: Tín phiếu Kho bạc; Tín phiếu
NHTW
Trang 284.2.1 Tín phiếu
Tín phiếu Kho bạc là một công cụ vay nợ ngắn hạn của
chính phủ do kho bạc nhà nước phát hành nhằm bù đắp
thiếu hụt ngân sách tạm thời của Chính phủ, thường
được phát hành theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, hoặc 9
tháng
với người mua tín phiếu, có những đặc điểm tương tự
như tín phiếu Kho bạc, và là công cụ cho NHTW
trong việc điều hành chính sách tiền tệ thông qua việc
mua bán tín phiếu
Trang 294.2.2 Thương phiếu (Commercial papers)
Thương phiếu là công cụ nợ ngắn hạn do các doanh
nghiệp danh tiếng và có uy tín tín dụng phát hành để huy động vốn ngắn hạn của các đối tác khác nhau trên thị
trường (thường có thời hạn từ 20 đến 45 ngày, nhưng
cũng có khi ngắn đến mức chỉ có 01 ngày hoặc dài đến
270 ngày).
Trang 304.2.2 Thương phiếu
Thương phiếu bao gồm:
Hối phiếu (Bill of exchange): là phiếu ghi nợ do người bán hàng trả chậm ký phát trao cho người mua hàng trả chậm trong đó yêu cầu
người mua phải trả một số tiền nhất định khi đến hạn cho người bán hoặc bất cứ người nào xuất trình hối phiếu này (người thụ hưởng).
Lệnh phiếu (Promissory note): là giấy nhận nợ do người mua hàng trả chậm ký phát trao cho người bán hàng trả chậm trong đó người mua cam kết trả một số tiền nhất định khi đến hạn cho người thụ hưởng.
Chứng chỉ lưu kho: là giấy do một công ty kinh doanh kho bãi ký
phát, thừa nhận có giữ hàng hoá cho người chủ hàng ký gửi và cam kết giao hàng cho chủ hàng hay một người nào đó do chủ hàng chỉ định bằng cách ký hậu.
Trang 32Đơn vị phát hành thương phiếu
Các công ty phát hành thương phiếu có thể được chia thành hai loại: công ty tài chính và công ty phi tài chính Các công ty tài chính là những đơn vị phát hành thương phiếu chủ yếu
Trang 334.2.3 Chấp phiếu ngân hàng (BAs – Banker’s Acceptances)
Chấp phiếu của ngân hàng: là hối phiếu được ngân hàng
đóng dấu “ACCEPTED” do một công ty phát hành, bảo đảm rằng một ngân hàng sẽ thanh toán vô điều kiện một khoản tiền nhất định vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người nắm giữ giấy này
Trang 344.2.3 Chấp phiếu ngân hàng
Đặc điểm của chấp phiếu ngân hàng:
Chấp phiếu ngân hàng thường được sử dụng trong giao dịch thương mại quốc tế
Chấp phiếu ngân hàng có thời hạn từ 30 đến 270 ngày
Các nhà xuất khẩu có thể giữ chấp phiếu cho đến ngày đáo hạn, hoặc bán chấp nhận ngân hàng lại cho người khác ở một mức giá thấp hơn để lấy ngay tiền mặt
Nhà đầu tư mua các chấp phiếu sẽ nhận được số tiền do ngân hàng chấp nhận thanh toán trong tương lai khi đáo hạn
Do được ngân hàng chấp nhận thanh toán nên các chấp phiếu ngân hàng là một công cụ nợ có độ an toàn khá cao
Trang 354.2.4 Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng (Negotiable
Certificate of Deposits/ NCDs)
hoặc các tổ chức tài chính nhận tiền gửi phát hành cho người gửi tiền với lãi suất và thời hạn nhất định, được lưu thông trên thị trường tiền tệ khi chưa đến hạn thanh toán hay nói khác hơn đây là giấy nhận nợ của các đối tượng nêu trên.
Người sở hữu chứng chỉ tiền gửi này sẽ được hoàn trả hết toàn bộ số tiền gửi cộng lãi suất hoặc có thể bán lại trên thị trường thứ cấp.
Lãi suất của chứng chỉ tiền gửi tùy thuộc vào khả năng cạnh tranh trên thị trường tiền tệ, tình trạng tài chính của nơi phát hành ra nó và thời hạn
thanh toán.
Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng thường có thời hạn từ 02 tuần cho đến 01 năm
Trang 364.2.5.Hợp đồng mua lại (Repo – Repurchase agreement)
Hợp đồng mua lại là sự thỏa thuận giữa người mua và người
bán chứng khoán, với một mức giá thỏa thuận tại một thời điểm nhất định
Đặc điểm của hợp đồng mua lại: Đây là một công cụ có hiệu
quả nhất để bù đắp hoặc triệt tiêu những ảnh hưởng không dự tính trước đến dự trữ của các ngân hàng Chi phí giao dịch cho một hợp đồng mua lại rẻ hơn so với các hợp đồng mua đứt bán đoạn Thích hợp trong trường hợp các định hướng chính sách tiền tệ không hoàn hảo dẫn đến việc sử dụng các giải pháp khắc phục Làm bớt thời gian thông báo, do đó mà giảm bớt biến
động của thị trường trước các quyết định hàng ngày của NHTW.
Trang 374.2.5.Hợp đồng mua lại
Có hai giao dịch hợp đồng mua lại:
Hợp đồng mua lại (Repurchase agreements) là một hợp
đồng bán chứng khoán kèm theo cam kết sẽ mua lại với
mức giá cao hơn đã xác định trước vào một thời điểm nhất định Chênh lệch giữa giá mua và giá bán chính là lợi nhuận của người đầu tư.
Hợp đồng mua lại ngược (Reverse Repurchase agreements)
là sự đổi chiều của hợp đồng mua lại Đây là một hợp đồng mua chứng khoán kèm theo cam kết sẽ bán lại với mức giá cao hơn đã xác định trước vào một thời điểm nhất định
Trang 384.3 Mối quan hệ giữa TT Tiền tệ và TT
Chứng khoán
thị trường tài chính cùng thực hiện một chức năng là cung cấp vốn cho nền kinh tế Do đó các nghiệp vụ hoạt động ở trên hai thị
trường có mối liên quan bổ sung và tác động hỗ tương.
về giá cả, lãi suất trên thị trường tiền tệ thường kéo theo các biến đổi trực tiếp trên thị trường vốn Ngược lại, các biến đổi về chỉ số chứng khoán hoặc trị giá cổ phiểu của thị trường vốn cũng phản ảnh các hiện tượng tốt xấu đã đang và sẽ xảy ra trên thị trường
tiền tệ Các chính sách của Nhà nước như chính sách lãi suất, tiền
tệ với mục đích phát triển thị trường tiền tệ đồng thời cũng là các yếu tố ngăn cản phạm vi hoạt động của thị trường vốn.