Trach nhiem dan su vphđ

14 4 0
Trach nhiem dan su   vphđ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luật kinh tế, vi phạm hợp đồng dân sự trong và ngoài hợp đồng,Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là một trong những vấn đề quan trọng trong hệ thống pháp lý, pháp luật của bất kỳ quốc gia nào. Vì vậy, nó luôn cần phải được quan tâm hoàn thiện bởi thực tế cuộc sống luôn diễn ra phức tạp hơn những văn bản quy phạm pháp luật cụ thể.

TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ TRONG BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM NĂM 2015 ĐẶT VẤN ĐỀ 2 CHƯƠNG 1 BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG HỢP ĐỒNG DÂN SỰ 2 1.1 Khái niệm 2 1.2 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng 3 1.3 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng 3 1.3.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo luật định 3 1.3.2 Trách nhiệm thực hiện phạt vi phạm, bồi hợp đồng 4 1.4 Căn cứ xác định bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng 5 1.4.1 Có hành vi vi phạm hợp đồng .5 1.4.2 Có thiệt hại xảy ra 6 1.4.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại 8 1.5 Mức độ bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng 8 1.5.1 Bồi thường theo thỏa thuận từ trước 8 2.6 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm dân sự trong việc bồi thường thiệt hại vi phạm hợp đồng 9 2.6.1 Bổ sung hình thức bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận trước 9 2.6.2 Bổ sung quy định cụ thể đối với bồi thường thiệt hại tổn thất về tinh thần 10 CHƯƠNG 2 BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG 10 2.1 Khái niệm 10 2.2 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại 11 2.3 Nguyên tắc bồi thường 11 2.4 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại .12 2.4.1 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân 12 2.4.2 Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra 13 2.5 Bồi thường thiệt hại có yếu tố nước ngoài .13 2.6 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm dân sự trong việc đền bù thiệt hại ngoài hợp đồng 14 KẾT LUẬN 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 ĐẶT VẤN ĐỀ Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là một trong những vấn đề quan trọng trong hệ thống pháp lý, pháp luật của bất kỳ quốc gia nào Vì vậy, nó luôn cần phải được quan tâm hoàn thiện bởi thực tế cuộc sống luôn diễn ra phức tạp hơn những văn bản quy phạm pháp luật cụ thể Hiện tại, mặc dù nước ta đã có một hệ thống văn bản pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, cũng như hành lang pháp lý trong việc quy định trách nhiệm dân sự trong bồi thường thiệt hại nhưng thực tiễn áp dụng của hệ thống pháp luật còn phát sinh những khó khăn trong việc vận dụng giải quyết những vấn đề này Do đó, việc không ngừng nghiên cứu, hoàn thiện, bổ sung những quy định cụ thể về trách nhiệm dân sự trong bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng cũng như các vấn đề khác trong hệ thống pháp luật sẽ luôn là điều quan trọng trong việc xây dựng pháp luật Việt Nam hiện tại CHƯƠNG 1 BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG HỢP ĐỒNG DÂN SỰ 1.1 Khái niệm Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự mang tính pháp lý nhằm buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù những tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất về vật chất thực tế, được quy thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút,… Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tinh thần cho bên bị thiệt hại 1.2 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng Dựa trên nguyên tắc bồi thường thiệt hại, bên có quyền có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng hợp đồng gây thiệt hại cho bên có quyền thì bên có quyền có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho những tổn thất mà bên này phải gánh chịu Theo Điều 360 Bộ Luật Dân sự 2015: “Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại” 1.3 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng 1.3.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo luật định Về vấn đề bồi thường thiệt hại Tại Điều 13, Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: “Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác” Tiếp theo đó, tại Điều 360 của Bộ Luật này quy định về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ: “Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác” Và Tại Khoản 1, Điều 419 cũng tại Bộ Luật này quy định: “Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này.” Về Khoản 2, Bộ Luật này quy định: “Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại” Ngoài việc bồi thường các thiệt hại về vật chất, Bộ Luật Dân sự 2015 cũng quy định việc bồi thường về mặt tinh thần Tại Khoản 3 Điều 419, Bộ Luật này quy định: “Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc” Nếu như trước đây, việc bồi thường về tinh thần chỉ nằm trong khuôn khổ ngoài hợp đồng thì Bộ Luật Dân sự 2015 quy định việc bồi thường này nằm trong phần hợp đồng Từ những quy định trên về việc bồi thường toàn bộ thiệt hại phát sinh về việc vi phạm hợp đồng, có thể tóm gọn thành những vấn đề cụ thể sau đây: Một là, lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại; Hai là, chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại; Ba là, chi phí để khắc phục, hạn chế thiệt hại; Bốn là, thiệt hại về tinh thần phát sinh do vi phạm hợp đồng Tuy vậy, về mức bồi thường những thiệt hại về mặt tinh thần thì Bộ Luật Dân sự 2015 không có quy định cụ thể mà chỉ quy định mức bồi thường do Tòa án căn cứ vào nội dung vụ việc Do vậy, việc áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại về tinh thần có thể vận dụng trong các quy định về bồi thường ngoài hợp đồng sẽ là căn cứ pháp lý mà những người làm luật trong thời gian tới có thể xem xét 1.3.2 Trách nhiệm thực hiện phạt vi phạm, bồi hợp đồng Tại Khoản 1 Điều 418 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm” Vấn đề phạt chỉ được đặt ra khi các bên có thỏa thuận, như vậy, nếu trong hợp đồng, các bên không có thỏa thuận về phạt vi phạm thì khi có vi phạm hợp đồng, bên bị vi phạm không được yêu cầu phạt hợp đồng Về mức phạt hợp đồng, khoản 2 Điều này quy định: “Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác” Bộ luật Dân sự năm 2015 ưu tiên sự thỏa thuận giữa các bên về mối quan hệ giữa phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại Theo đó, các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại Tiếp đó, tại Khoản 3 Điều 418 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.” Như vậy, nếu trong hợp đồng, các bên chỉ thỏa thuận về việc phạt hợp đồng, không nhắc đến bồi thường thiệt hại thì Bộ luật Dân sự không cho phép bên bị vi phạm vừa yêu cầu phạt vừa yêu cầu bồi thường 1.4 Căn cứ xác định bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng 1.4.1 Có hành vi vi phạm hợp đồng Hành vi vi phạm hợp đồng là một căn cứ quan trọng và cần thiết để xác định bồi thường thiệt hại, đặc biệt trong bối cảnh các giao dịch dân sự diễn ra ngày càng đa dạng và phức tạp Hành vi vi phạm hợp đồng là điều kiện cơ bản và là tiền đề làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng Tại Khoản 5 Điều 3, Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định: “Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự” Từ nguyên tắc trên, có thể xem việc bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng những điều mà họ đã cam kết hợp pháp (bao gồm thỏa thuận giữa các bên, các quy định của pháp luật về hợp đồng) là hành vi vi phạm quy tắc xử sự trong lĩnh vực hợp đồng do các bên tự nguyện tạo ra - hành vi vi phạm hợp đồng và do đó buộc bên có hành vi vi phạm hợp đồng phải chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình Hay nói cách khác, việc vi phạm hợp đồng là hành vi thực hiện không đúng trong cam kết mà hợp đồng đưa ra, bao gồm thực hiện một phần, chậm thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ Bên cạnh đó, Bộ Luật Dân sự 2015 còn liệt kê các trường hợp các bên trong quan hệ hợp đồng có những hành xử không đúng cam kết hay vi phạm hợp đồng gồm: chậm thực hiện nghĩa vụ (Khoản 1, Điều 353); không thực hiện nghĩa vụ giao vật (Khoản 1, Điều 356); không thực hiện một công việc hoặc thực hiện một công việc không được phép thực hiện (Khoản 1, Điều 358); chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền (1, Điều 357); chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ (Khoản 1, Điều 355 và Điều 359), giao tài sản không đúng số lượng (Khoản 1, Điều 437), giao vật không đồng bộ (Khoản 1, Điều 438), giao tài sản không đúng chủng loại,… Như vậy, có thể nhận thấy Bộ Luật Dân sự năm 2015 xem xét hành vi vi phạm hợp đồng dưới góc độ các hành xử không đúng với nội dung của hợp đồng như không đúng về đối tượng, không đúng về thời hạn, không đúng về địa điểm… 1.4.2 Có thiệt hại xảy ra Có thiệt hại xảy ra là căn cứ quan trọng để xác định hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng thì chưa đủ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại Nói cách khác là không thể áp đặt trách nhiệm bồi thường thiệt hại một cách máy móc khi chỉ có hành vi vi phạm hợp đồng Thay vào đó, để được bồi thường thiệt hại, bên bị vi phạm hợp đồng phải chứng minh được thiệt hại mà họ phải gánh chịu Thiệt hại được phân loại thành thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp hoặc thiệt hại vật chất và thiệt hại về tinh thần Ở cách tiếp cận thứ nhất Thiệt hại trực tiếp là là những tổn thất phát sinh một cách tự nhiên theo quy luật phát triển thông thường khi xuất hiện hành vi vi phạm hợp đồng Thiệt hại gián tiếp là thiệt hại không phát sinh theo quy luật phát triển thông thường khi xuất hiện hành vi vi phạm hợp đồng mà phát sinh từ thiệt hại từ hệ quả của hành vi vi phạm hợp đồng Hay nói cách khác là thiệt hại gián tiếp không phát sinh một cách trực tiếp và ngay lập tức từ hành vi vi phạm hợp đồng mà phát sinh từ hệ quả của hành vi vi phạm hợp đồng Ở cách tiếp cận thứ hai Theo Khoản 2 Điều 361 Bộ Luật Dân sự năm 2015, quy định: “Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút” Đây là những thiệt hại có thể quy đổi thành một số tiền nhất định Điều khoản này chưa đề cập đến các tổn thất vật chất về sức khỏe và tính mạng dù nó được ghi nhận tại Điều 590 và Điều 591 cũng Bộ Luật trên Ngoài ra, những thiệt hại vật chất nêu tại khoản 2 Điều 361 Bộ Luật Dân sự 2015, chưa bao gồm các chi phí như chi phí cho giám định, chi phí cho luật sư,… trong khi những chi phí này được quy định tại khoản 2 Điều 419 Bộ Luật Dân sự 2015 khi: “Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.” Bên cạnh đó, những tổn thất về tài sản do không thực hiện đúng hợp đồng được xác định tại Điều 589 Bộ Luật Dân sự 2015 Và việc bồi thường thiệt hại về tinh thần cũng được quy định tại Khoản 3 Điều 419 Bộ Luật Dân sự 2015: “Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền” Tại Khoản 3 Điều 361 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định thiệt hại về tinh thần là những “tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác” Nhưng Bộ Luật Dân sự 2015 không đề cập đến những thiệt hại tinh thần do thiệt hại về tài sản mang lại Theo Điều 590, 592, 606, 607, bên có hành vi vi phạm phải trả “một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần” Thiết nghĩ, pháp luật dân sự Việt Nam nên bổ sung thiệt hại về tinh thần do thiệt hại về tài sản từ vi phạm hợp đồng gây ra 1.4.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại Mặc dù hành vi không thực hiện đúng hợp đồng và thiệt hại xảy ra là hai điều kiện quan trọng làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhưng nếu chỉ có hai điều kiện này thôi thì chưa đủ mà pháp luật còn đòi hỏi một điều kiện cần và đủ nữa, đó là phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi không thực hiện đúng hợp đồng và thiệt hại xảy ra Điều đó có nghĩa là mặc dù có hành vi không thực hiện đúng hợp đồng và có thiệt hại xảy ra nhưng nếu giữa hai yếu tố này không có bất cứ mối liên hệ nào thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng sẽ không được xác lập 1.5 Mức độ bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng 1.5.1 Bồi thường theo thỏa thuận từ trước Bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận trước là số tiền cụ thể được các bên thỏa thuận từ trước trong hợp đồng khi có thiệt hại thực tế xảy ra và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra Trong trường hợp có vi phạm và thiệt hại thực tế xảy ra, bên bị vi phạm sẽ nhận được khoản tiền như đã thỏa thuận có trong hợp đồng từ bên vi phạm, dù thiệt hại thực tế xảy ra lớn hơn hay nhỏ hơn khoản tiền đã được các bên thỏa thuận từ trước trong hợp đồng Việc đưa vào hợp đồng điều khoản cho phép bên có quyền nhận được một khoản tiền được xác định trước trong trường hợp bên có nghĩa vụ vi phạm hợp đồng đặt ra một số vấn đề quan trọng như hiệu lực của điều khoản này trong trường hợp thiệt hại mà bên bị vi phạm phải chịu lớn hơn hoặc nhỏ hơn khoản tiền các bên đã thỏa thuận trước, hiệu lực của điều khoản này trong trường hợp không có thiệt hại xảy ra trên thực tế và hiệu lực của điều khoản này liên quan đến việc chứng minh thiệt hại 1.5.2 Bồi thường không theo thỏa thuận từ trước Khác với trường hợp bồi thường thiệt hại thỏa thuận trước trong hợp đồng, mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp các bên không có thỏa thuận trước được xác định dựa trên các yếu tố: Thiệt hại được bồi thường; Các trường hợp miễn, giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại; Việc thực hiện nghĩa vụ hạn chế thiệt hại của bên có quyền Hiện nay, pháp luật dân sự Việt Nam vẫn chưa có những quy định cụ thể về bồi thường thiệt hại không theo thỏa thuận từ trước Do đó, việc bổ sung các quy định trong pháp luật dân sự hiện hành là một điều vô cùng cần thiết khi áp dụng luật vào thực tế 2.6 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm dân sự trong việc bồi thường thiệt hại vi phạm hợp đồng 2.6.1 Bổ sung hình thức bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận trước Bên cạnh việc bồi thường thiệt hại được quy định trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành thì việc bồi thường thiệt hại thỏa thuận trước có nhiều ưu điểm Vì khi một bên vi phạm hợp đồng, nhiều khả năng bên bị thiệt hại rất khó có thể thống kê hết và chứng minh được tất cả các thiệt hại, nhất là các thiệt hại như doanh thu, lợi nhuận bị giảm sút, mà bên bị vi phạm phải chịu nếu không có sự vi phạm hợp đồng hoặc các thiệt hại đối với các tài sản vô hình như quyền sở hữu trí tuệ, uy tín, danh tiếng, bí mật kinh doanh Do đó, bên bị thiệt hại có thể sẽ mất nhiều thời gian, công sức để thu thập các tài liệu nhằm chứng cứ chứng minh thiệt hại nếu áp dụng biện pháp yêu cầu bồi thường thiệt hại thực tế Tuy vậy, khi hình thức bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận trước được quy định và áp dụng, thiết nghĩ, pháp luật cần phải xác định giới hạn cho việc áp dụng hình thức bồi thường thiệt hại này theo hướng sau đây: Một là, để được áp dụng hình thức bồi thường thiệt hại ước tính khi khởi kiện ra Toà, các bên cần chứng minh được đã có điều khoản rõ ràng thỏa thuận về việc áp dụng hình thức này Trong thỏa thuận đó không đơn giản chỉ là nêu ra hình thức bồi thường thiệt này và số tiền và còn phải có phân tích dự liệu thiệt hại có thể xảy ra để chứng minh tính hợp lý của số tiền bồi thường thiệt hại ước tính đưa ra Hai là, khoản bồi thường thiệt hại ước tính đưa ra phải là mức bồi thường hợp lý, được tính toán dựa trên dự liệu về thiệt hại có thể xảy ra Về bản chất, bồi thường thiệt hại ước tính là bồi thường thiệt hại chứ không phải phạt vi phạm Do đó, mục đích của bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận trước vẫn là đền bù thiệt hại mà bên vi phạm gây ra cho bên bị vi phạm trong hợp đồng; Bà là, khi đã áp dụng hình thức bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận trước cho một hành vi vi phạm hợp đồng nào đó, các bên trong hợp đồng không được yêu cầu bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh từ hành vi vi phạm hợp đồng đó nữa 2.6.2 Bổ sung quy định cụ thể đối với bồi thường thiệt hại tổn thất về tinh thần Bên cạnh thiệt hại về vật chất, tại Khoản 3 Điều 419 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tổn thất về tinh thần cũng được bồi thường: Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự năm 2015 không có các quy định cụ thể để xác định mức bồi thường về tổn thất tinh thần đối với các yêu cầu bồi thường thiệt hại phát sinh từ hợp đồng mà chỉ quy định mức bồi thường sẽ do Tòa án ấn định căn cứ vào nội dung vụ việc Do vậy, để áp dụng quy định bồi thường thiệt hại về tinh thần khi vi phạm hợp đồng, Tòa án phải vận dụng các quy định trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để xác định mức bồi thường tổn thất về tinh thần này CHƯƠNG 2 BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG 2.1 Khái niệm Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm bồi thường không phát sinh từ quan hệ hợp đồng Do đó, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự của bên có lỗi (cố ý hoặc vô ý) gây hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, gây hại đến danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác 2.2 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định cụ thể theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015: - Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định khác - Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác - Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại Từ những quy định trên, có thể thấy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi có các điều kiện: - Có thiệt hại xảy ra - Hành vi gây thiệt hại trái pháp luật - Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra - Có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại 2.3 Nguyên tắc bồi thường Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015, nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định như sau: - Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác - Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình - Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường - Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra - Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình 2.4 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại 2.4.1 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân Tại Điều 586 Bộ Luật Dân sự 2015, năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân được quy định như sau: - Người từ đủ 18 trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường - Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015 - Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình - Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường 2.4.2 Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra Tại Điều 587 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau 2.5 Bồi thường thiệt hại có yếu tố nước ngoài Điều 687 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài trong luật Việt Nam như sau: “1 Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trừ trường quy định tại khoản 2 Điều này Trường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng; 2 Trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi cư trú, đối với cá nhân hoặc nơi thành lập, đối với pháp nhân tại cùng một nước thì pháp luật của nước đó được áp dụng” + Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài là quan hệ bồi thường thiệt hại diễn ra giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại, trong các bên có một bên là cá nhân, pháp nhân nước ngoài, hoặc tài sản là đối tượng của quan hệ này tồn tại ở nước ngoài, hoặc sự kiện gây thiệt hại xảy ra ở nước ngoài + Trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại là các cá nhân có cùng nơi cư trú, hoặc bên gây thiệt hại là các pháp nhân có cùng nơi thành lập tại một nước thì pháp luật của nước đó được áp dụng 2.6 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm dân sự trong việc đền bù thiệt hại ngoài hợp đồng Hoàn thiện hơn nữa các quy định của Bộ luật dân sự 2015 về chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Trong đó, chú trọng việc tháo gỡ các vướng mắc như: Khoản thiệt hại nào là thiệt hại thực tế; bồi thường thiệt hại cho cộng đồng; bồi thường tổn thất tinh thần trong trường hợp tính mạng bị xâm phạm nhưng người gây thiệt hại có thời gian được cứu chữa trước khi chết và quy định rõ ai là người được nhận khoản bồi thường phát sinh khi người bị thiệt hại chưa chết;… Cơ quan thẩm quyền cần tiếp tục đánh giá hiệu quả, tính khả thi của chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tiếp thu ý kiến phản hồi từ các ban ngành khác để tiếp tục điều, bổ sung những quy định còn phát sinh vướng mắc của Bộ luật dân sự 2015 Trong đó, cần quan tâm đến vấn đề bồi thường thiệt hại cho cộng đồng và bổ sung, hoàn thiện hơn nữa quy định cụ thể cho pháp luật dân sự hiện hành KẾT LUẬN Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là một trong các chế tài được áp dụng nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các chủ thể khi tham gia vào hợp đồng Đồng thời nó cũng là cơ sở pháp lý để buột các bên tham gia đề cao ý thức, trách nhiệm trong việc thực thi các nghĩa vụ của mình Tuy vậy, việc áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại đối với hợp đồng dân sự trong thực tế không hề đơn giản, đòi hỏi các bên liên quan phải vận dụng đầy đủ, đúng đắn các quy định của pháp luận hiện hành mới có thể đưa ra phán quyết hợp lý hợp tình Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có sự đồng bộ, thống nhất đối với các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự, chưa phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế Chính vì vậy, việc không ngừng điều chỉnh những thiếu sót đối với quy định pháp luật dân sự hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong và ngoài hợp đồng là yêu cầu cần thiết trong thực tế cuôc sống TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Quốc hội (2015) Bộ Luật Dân sự năm 2015 2 Cổng thông tin điện tử Thư viện pháp luật, Phạm Thanh Hữu - Xuân Thảo (2022), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 3 Cổng thông tin điện tử Thư viện pháp luật, Phạm Thanh Hữu - Trần Thanh Rin (2022), Hướng dẫn xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 4 Cổng thông tin điện tử Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Đặng Thị Hồng Tuyến (2023), Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong pháp luật Anh và Việt Nam dưới góc nhìn so sánh 5 Cổng thông tin điện tử Tạp chí Công thương, Văn Cập Huy (2023), Pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng tại Việt Nam: thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện

Ngày đăng: 27/03/2024, 16:07

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan