Đặc biệt là với sự giúp đỡ, tạo điều kiện của ban lãnh đạo Công ty TNHH đầu tư và phát triển Dịch vụ Du lịch Ngọc Diệp, các cô chú, anh chị trong Nhà hàng đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình để
Trang 1TRƯỜNG NGOẠI NGỮ - DU LỊCH
KHOA QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG – KHÁCH SẠN
BÁO CÁO THỰC TẬP Chuyên ngành Quản trị khách sạn
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Nhung
Giáo viên hướng dẫn : TS Cao Thị Thanh
Hà Nội – 2023
Trang 3M ỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH 2
DANH MỤC BẢNG BIỂU 2
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1 TÌM HIỂU VỀ CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG 4
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống 4
1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của cơ sở 3 năm gần đây 6
1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của cơ sở kinh doanh 7
1.4 Các dịch vụ cung cấp tại cơ sở kinh doanh 13
1.5 Khách hàng mục tiêu của cơ sở kinh doanh 18
CHƯƠNG 2 THỰC TẬP CÁC NGHIỆP VỤ CƠ BẢN TẠI CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG 19
2.1 Giới thiệu bộ phận thực tập và quy trình hoạt động của bộ phận thực tập 19
2.2 Quy trình làm việc tại vị trí thực tập và bài học kinh nghiệm rút ra 27
2.3 Thực trạng công tác quản trị tại bộ phận thực tập 29
2.4 Định hướng giải pháp hoàn thiện công tác quản trị tại bộ phận thực tập 30
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN 31
3.1 Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; cơ hội, thách thức của nghề nghiệp 31
3.2 Xác định mục tiêu nghề nghiệp 33
3.3 Xây dựng kế hoạch phát triển bản thân 34
KẾT LUẬN 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
Trang 4DANH M ỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Nhà hàng Ngọc Phương Nam 1 5
Hình 1.2 Nhà hàng Ngọc Phương Nam 2 5
Hình 1.3 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý và mối quan hệ giữa các bộ phận 8
Hình 1.4 Đậu chiên Phương Nam 13
Hình 1.5 Thịt ba chỉ nướng cuốn bánh tráng phơi sương cuộn rau rừng 14
Hình 1.6 Lẩu cá kèo 14
Hình 1.7 Hình ảnh các bạn sinh viên trong tiệc gala chào đón thực tập sinh tại nhà hàng Ngọc Phương Nam 18
DANH M ỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Bảng thống kê số liệu kinh doanh của nhà hàng Ngọc Phương Nam trong 3 năm trở lại đây 7
Bảng 1.2 Các loại hình ăn uống tại nhà hàng Ngọc Phương Nam 14
Bảng 1.3 Các hình thức phục vụ tại nhà hàng Ngọc Phương Nam 16
Bảng 2.1 Cơ cấu lao động tại nhà hàng Phương Nam 20
Trang 5L ỜI MỞ ĐẦU
Sau một thời gian được học tập và nghiên cứu cùng với việc được xem xét, tìm hiểu, quan sát tình hình và trải nghiệm thực tế tại Nhà hàng Ngọc Phương Nam trong khoảng thời gian thực tập 3 tháng vừa qua Đặc biệt là với sự giúp đỡ, tạo điều kiện của ban lãnh đạo Công ty TNHH đầu tư và phát triển Dịch vụ Du lịch Ngọc Diệp, các
cô chú, anh chị trong Nhà hàng đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình để em có thể hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp một cách có hiệu quả
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong Khoa Quản trị nhà hàng – khách sạn, Trường Ngoại ngữ - Du lịch – những người đã cung cấp cho chúng em cơ
sở kiến thức về kinh tế và xã hội, các kiến thức về chuyên ngành quản trị nhà hàng – khách sạn để chúng em có thể vận dụng vào thực tế trong chuyến đi thực tập lần này
Cảm ơn cô Cao Thị Thanh – người trực tiếp hướng dẫn để em có thể hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp này
Để có thể hoàn thành bài báo cáo một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng như sự động viên ủng
hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện bài báo cáo này Trong bài báo cáo này em có một số những nội dung chính như sau:
Chương 1: Tìm hiểu về cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
Chương 2: Thực tập các nghiệp vụ cơ bản tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn
uống
Chương 3: Định hướng nghề nghiệp và phát triển bản thân
Mặc dù bản thân em đã nỗ lực hết sức nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong sẽ nhận được những góp ý từ quý thầy cô để có thể hoàn thiện hơn nữa trong tương lai
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 6CHƯƠNG 1 TÌM HIỂU VỀ CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH
V Ụ ĂN UỐNG
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn
u ống
1.1.1 Thông tin về doanh nghiệp
- Tên công ty: Công ty TNHH đầu tư và phát triển Dịch vụ Du lịch Ngọc Diệp
Trang 7- Điện thoại: 0335 400 800 - 0901 599 599 - 0789.580.580
Hình 1.1 Nhà hàng Ng ọc Phương Nam 1
Hình 1.2 Nhà hàng Ng ọc Phương Nam 2
Trang 8- 2022: Đổi tên thành Công ty TNHH Ngọc Diệp:
• Phát triển thành doanh nghiệp vừa và nhỏ với quy mô hơn 400 nhân sự
và chuỗi nhiều nhà hàng tại TP Hạ Long
• Tiếp đón và làm hài lòng tất cả các khách hàng khi đến với Ngọc Phương Nam
1.1.3 Mục tiêu và chiến lược kinh doanh
- Mục tiêu: Ngọc Phương Nam định hướng phát triển thành chuỗi nhà hàng hải sản hàng đầu khu vực Không ngừng đổi mới, sáng tạo để kiến tạo hệ sinh thái các sản phẩm dịch vụ đẳng cấp, góp phần nâng cao chất lượng ẩm thực của
Quảng Ninh và nâng tầm vị thế ẩm thực Quảng Ninh trên bản đồ ẩm thực Việt Nam
- Chiến lược kinh doanh: Các món ăn tại Ngọc Phương Nam mang nét đặc trưng
của vùng biển với các sản phẩm kinh doanh chính là hải sản tươi sống phục vụ nhu cầu của khách du lịch Với vị trí địa lý thuận tiện nằm tại khu trung tâm phát triển về du lịch của Quảng Ninh đồng thời Ngọc Phương Nam còn xây dựng một không gian nhà hàng vừa sang trọng vừa gần gũi mang hơi hướng kết hợp Âu-Á, bố trí không gian một cách hợp lý cho các thực khách muốn tổ chức bữa ăn kỷ niệm cùng gia đình, tiệc sinh nhật với các không gian phòng vip riêng tư hay gala dinner của công ty tại hội trường với sức chứa lên đến 250
khách
1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của cơ sở 3 năm gần đây
Trang 9Đơn vị tính doanh thu: VNĐ Đơn vị tính số lượng CNV: người
1
Dịch vụ ăn uống 70.909.306.000 50.542.495.000 97.570.256.000 Dịch vụ khác 4.784.700.000 2.105.937.000 9.333.744.000
❖ Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh:
Nhìn chung mức doanh thu của doanh nghiệp từ năm 2020 đến năm
2022 không đồng đều, tuy nhiên mức doanh thu qua 3 năm vẫn ở mức cao, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp kinh doanh Số vốn cố định và vốn lưu động vẫn duy trì ở mức tăng trưởng liên tục, đảm bảo cho doanh nghiêp hoạt động hiệu quả, duy trì mức vốn duy trì hoạt động tốt Số lượng công nhân viên vẫn tăng theo từng năm đảm bảo cho công suất hoạt động của doanh nghiệp
Do chịu ảnh hưởng của đại dịch covid 19 nên doanh thu cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp bị sụt giảm trong thời gian cả nước tiến hành giãn cách
xã hội Sau khi hết giãn cách hoạt động trở lại doanh thu cũng như lợi nhuận đã tăng trưởng hơn so với trước khi dịch bệnh tuy nhiên lượng công nhân viên đã được gia tăng nhưng lại là nguồn lao động non trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm cần đào tạo nhiều hơn
1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của cơ sở kinh doanh
Trang 10Hình 1.3 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý và mối quan hệ giữa các bộ phận
Trang 11❖ Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
- Ban Giám Đốc: Vai trò của Ban Giám đốc trong nhà hàng chính là điều hành –
giám sát – quản lý chung tất cả các công việc lẫn nhân viên Họ là người có tiếng nói và quyết định cuối cùng đến các vấn đề quan trọng của nhà hàng như lên chiến lược, kế hoạch, định hướng phát triển cho đơn vị mình Ngoài ra, các vấn đề phát sinh mang tính đột xuất, có tính chất nghiêm trọng cũng cần có sự đồng ý của Ban Giám đốc
- Tổng bếp trưởng: Tổng bếp trưởng rất hiếm khi phải tự tay thực hiện các công
đoạn nấu nướng, mà chỉ việc quản lí bếp của một hoặc nhiều nhà hàng trong hệ thống Họ phải trải qua nhiều năm kinh nghiệm khổ ải để có được vị trí này, nên mọi quyết định họ đưa ra đều góp phần định vị phong cách cho từng món
ăn của đơn vị Ngoài ra họ còn tham gia vào công việc giám sát nấu nướng hoặc quản lý những chi tiết nhỏ nhặt Tổng bếp trưởng thường là người lên thực đơn, sáng tạo món mới, liên hệ nhà cung cấp, kiểm soát chi phí
- Bếp trưởng cơ sở: Bếp trưởng nhà hàng chịu trách nhiệm cho khu bếp của một
nhà hàng Và trong trường hợp bếp trưởng điều hành vắng mặt họ có thể thay người đó quán xuyến công việc Họ có nhiều năm kinh nghiệm và chuyên môn, tuy nhiên, trách nhiệm gánh vác của họ cũng rất nặng nề Công việc của họ thường là giám sát việc nấu nướng, lên danh sách đặt hàng, quản lí nhân viên, tuyển dụng, huấn luyện nhân viên mới, chịu trách nhiệm các vấn đề vệ sinh
- Bộ phận bếp: những nhân viên trong khu vực Bếp sẽ chịu trách nhiệm chế biến
các món ăn chất lượng và có tính thẩm mỹ, mang lại sự hài lòng cho thực khách
và níu chân họ quay lại Trong khu vực Bếp có các vị trí Bếp trưởng, Bếp phó,
Ca trưởng, Đầu bếp, Phụ bếp,… trao đổi và phối hợp với nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ đó
- Quản lý nhà hàng: Quản lý nhà hàng là người hỗ trợ đắc lực cho Ban Giám
Đốc, họ đảm nhận các hạng mục công việc sau:
+ Phân công và tổ chức phân công nhân sự thuộc cấp quản lý
+ Giám sát các công việc nhằm mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất trong khu vực mà mình phụ trách
+ Chịu trách nhiệm tài chính cho nhà hàng
Trang 12+ Phối hợp với Bếp trưởng để cập nhật, thay đổi hay xây dựng thực đơn cho nhà hàng
+ Điều phối công việc và sắp xếp ca làm việc cho nhân viên Đưa ra các quyết định khen thưởng hay xử phạt nhân viên thuộc cấp quản lý của mình
- Trưởng tầng: nhiệm vụ của vị trí giám sát tầng bao gồm:
+ Phân công, điều động nhân viên trong tầng thực hiện các công việc cần chuẩn
bị
+ Kiểm tra sự hoàn thành các công việc cần chuẩn bị trước giờ phục vụ khách + Giám sát tinh thần và thái độ làm việc của toàn bộ nhân viên khu vực phụ trách
+ Quản lý, theo dõi các công cụ được sử dụng trong nhà hàng
+ Kiểm tra máy móc, thiết bị thuộc khu vực phụ trách trước và sau ca làm việc
Đề xuất sửa chữa và bảo trì trong trường hợp hư hỏng
+ Kiểm tra nguyên liệu thiếu, đề nghị xuất kho để gửi Quản lý duyệt và thực hiện nhận hàng tại kho
+ Thực hiện công việc của một nhân viên trong các trường hợp cần thiết
+ Hướng dẫn, đào tạo và kiểm tra năng lực của các nhân viên mà mình quản lý + Giải quyết khiếu nại, thắc mắc của khách hàng và nhân viên
+ Kiểm tra toàn bộ các công việc sau khi kết thúc ca
+ Báo cáo công việc hàng ngày vào cuối buổi cho Quản lý nhà hàng
- Checker tầng: chịu trách nhiệm dọn dẹp sạch sẽ khu vực quầy checker trước ca
làm việc, kiểm kê đề xuất các nguyên liệu thiếu, chuẩn bị nguyên liệu, công cụ dụng cụ và các loại gia vị cần thiết cho việc phục vụ khách, kiểm soát món đúng bàn và đủ số lượng, thu dọn đồ bẩn mà khách đã dùng để chuyển xuống cho bộ phận tạp vụ
- Chạy đồ: họ phụ trách việc mang các món ăn đến bàn, họ phối hợp với các
nhân viên checker và nhân viên phục vụ bàn để tất cả các món ăn đến đồng thời với khách hàng ở nhiệt độ chính xác
- Nhân viên phục vụ:
Trang 13+ Lau dọn và set up tất cả bàn ghế, các công cụ dụng cụ đúng với tiêu chuẩn của nhà hàng; tiếp nhận các thông tin đặt bàn trước của khách để chuẩn bị sắp xếp cho hợp lý
+ Đón tiếp và sắp xếp chỗ ngồi cho khách; hướng dẫn và giới thiệu các món ăn
đồ uống đến với thực khách; ghi nhận và chuyển thông tin đặt món đến các bộ phận liên quan; hỗ trợ và chăm sóc khi cần thiết; đảm bảo quy trình phục vụ, thanh toán cho khách nhằm mang lại sự hài lòng cho bữa ăn của khách hàng + Sau bữa ăn của khách: hỏi thăm về sự hài lòng của khách; tiễn khách và phụ trách dọn dẹp, sắp xếp, chuẩn bị lại bàn ăn, khu vực, dụng cụ… cho khách hoặc
ca làm việc sau
- Bộ phận quầy bar: Đây là khu vực cung cấp thức uống cho thực khách nên
nhiệm vụ của nhân viên quầy Bar là tạo ra các thức uống ngon, bổ dưỡng và đẹp mắt cho thực khách Dĩ nhiên, họ cũng có trách nhiệm giữ gìn khu vực quầy Bar của mình sạch sẽ và tươm tất
+ Lưu số lượng hóa đơn đã xuất ra trong ca làm việc vào sổ theo dõi
+ Kiểm đếm số tiền thu được trong ca, lập báo cáo hằng ngày
- Giám đốc vận hành:
+ Thực thi các chỉ đạo, chỉ thị của CEO và các lãnh đạo cấp cao Đồng thời quản lý nguồn lực nhằm đảm bảo hiệu quả triển khai các mục tiêu, xây dựng giá trị cho các bên liên quan của doanh nghiệp
+ Xây dựng, phát triển và phân bổ các chiến lược, nhiệm vụ cho các cấp nhân
sự Cùng với đó là kết hợp với giám đốc nhân sự để xây dựng kế hoạch huấn luyện, điều chỉnh nhân sự phù hợp với các mục tiêu của công ty
+ Xây dựng kế hoạch thực hiện tiến độ vận hành doanh nghiệp theo mức độ ưu tiên dựa trên các yếu tố về nhu cầu tổ chức, khách hàng và nhân sự trong công
ty
Trang 14+ Duy trì, giám sát nhân sự trong quá trình vận hành, xây dựng động lực để thực hiện tốt mọi yêu cầu của tổ chức
+ Đảm bảo mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn được triển khai hiệu quả Các công tác quản lý tài nguyên, phân phối hàng hóa và dịch vụ đảm bảo phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp cũng như nhu cầu của khách hàng
+ Theo dõi, kiểm tra, sắp xếp thông tin nhân viên của công ty
+ Thực hiện công việc liên hệ dịch vụ bảo trì cho các thiết bị, tài nguyên công
+ Tổ chức các cuộc họp, buổi hội thảo chính thức cho ban quản lý
+ Tạo điều kiện đào tạo và phát triển chất lượng nguồn nhân lực như: nâng cao
kỹ năng, kiến thức chuyên môn
+ Phối hợp cung cấp các quyền lợi thiết yếu cho người lao động như: lương hưu, trợ cấp, chế độ bảo hiểm y tế,…
+ Giải quyết khiếu nại, vấn đề của nhân viên công ty
+ Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh tích cực trong doanh nghiệp
- Giám đốc kinh doanh:
Trang 15+ Lãnh đạo bộ phận kinh doanh, định hướng kinh doanh cho doanh nghiệp, đảm bảo lợi nhuận cũng như sự phát triển bền vững của tổ chức
+ Dự đoán thị trường, thiết lập kế hoạch kinh doanh để xác định mục tiêu và chiến lược phù hợp với nhu cầu và thị hiếu khách hàng, giúp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh
+ Xây dựng chiến lược sản phẩm dịch vụ
+ Xây dựng chiến lược bán hàng
+ Xây dựng chiến lược Marketing
+ Quản lý và phát triển nhân sự
+ Xây dựng và nuôi dưỡng mối quan hệ kinh doanh
+ Vạch ra chiến lược dài hạn, phát triển hình ảnh thương hiệu
1.4 Các dịch vụ cung cấp tại cơ sở kinh doanh
Do tiền thân của công ty là nhà hàng nướng rồi phát triển lên từ năm
2012 đến nay phát triển thành công ty nên thế mạnh của công ty vẫn chuyên về nhà hàng và các sản phẩm tại đây chủ yếu là về đồ ăn
Vùng nước ở Quảng Ninh là vùng đứng thứ 2 về độ ngon ngọt của hải sản Hiện nay nhà hàng chuyên phục vụ các món đồ ăn từ hải sản là chính, đồng thời là một nhà hàng Á, thực khách chủ yếu của họ là người Việt nên ngoài hải sản nhà hàng còn phục vụ các loại đồ ăn đi kèm với cơm
Những món ăn đặc trưng rất được yêu thích tại nhà hàng là: đậu chiên Phương Nam, thịt ba chỉ nướng cuốn bánh tráng phơi sương cuộn rau rừng, lẩu
cá kèo (một loại cá ở miền tây)
Hình 1.4 Đậu chiên Phương Nam
Trang 16STT Lo ại hình ăn uống Đặc điểm
1 Phòng ăn chung - Là phòng tại đây chủ yếu phục vụ
cho những vị khách lẻ, ít người và không cần không gian riêng ví dụ như một gia đình hoặc một đoàn nhỏ
- Với sức chứa 200 khách với 26 bàn hình chữ nhật
- Phong cách setup là kiểu Á với bát con và đũa thìa, ly pisler
Hình 1.5 Th ịt ba chỉ nướng cuốn bánh tráng phơi sương cuộn rau rừng
Hình 1.6 Lẩu cá kèo
Trang 172 Phòng riêng - Phòng dành cho khách vip hoặc
những khách muốn có không gian riêng tư để tổ chức sinh nhật Tại phòng vip sẽ được set up các loại ly vang cho thấy sự sang trọng của phòng vip
- Có 5 phòng vip:
Vip1: với sức chứa 16-20 khách với thiết kế hai bàn hình chữ nhật 2m8 Vip 2 : sức chứa 10-12 khách với thiết
kế bàn đá tròn tự động xoay Vip 3 : 26-30 khách với thiết kế bàn hình chữ nhật ngoài ra tại phòng này còn có thêm bàn đá riêng để dành cho khách muốn nói chuyện riêng với nhau
Vip 4: giống như vip 3 nhưng không
có bàn đá để nói chuyện riêng Vip 5: giống với vip2
3 Phòng tổ chức sự kiện - Phòng này chuyên dành cho phục vụ
khách đoàn, những đoàn khách từ 60 khách trở lên sẽ được xếp tại phòng này - Ngoài ra phòng này còn có trang thiết bị như màn hình led, loa, mic, trang thiết bị âm thanh, ánh sáng để phục vụ nhu cầu như tổ chức gala, sự kiện, tiệc cuối năm, kỉ niệm ngày thành lập công ty
- Dành cho khách có nhu cầu và khi sử
dụng các trang thiết bị đó sẽ thu phụ phí 2 triệu
Trang 184 Quầy bar - Là khu vực chuyên phục vụ cung cấp
các loại đồ uống như nước ép, nước ngọt, rượu vang, hoa quả tráng miệng
- Khách hàng chủ yếu là người Việt nên thức uống chủ yếu được lựa chọn
là nước ép và nước ngọt
B ảng 1.2 Các loại hình ăn uống tại nhà hàng Ngọc Phương Nam
STT Hình th ức phục
1 Phục vụ set menu - Hình thức phục vụ này thường được áp dụng với
những đoàn khách từ 20 người trở lên Với số lượng người đông, nhiều ý kiến khác nhau nên sẽ có thực đơn do khách tự lên từ trước để tránh mất thời gian khi khách đến nhà hàng
- Tại nhà hàng Phương Nam khi khách hàng đặt suất
ăn từ 300 nghìn đồng trở lên nhà hàng sẽ free toàn bộ khăn ướt cho khách hàng
- Set menu là hình thức phục vụ nhà hàng theo một thực đơn cố định, với số lượng món giới hạn (Set menu 5 món, 7 món, 9 món) Hình thức phục vụ thường được áp dụng cho các bữa tiệc cưới, tiệc gala dinner, tiệc gia đình… khi mà mọi thực khách đều được hưởng chung một tiêu chuẩn phục vụ như nhau
Trang 19sống còn bơi trong bể, giao cho những đầu bếp hàng đầu tại nhà hàng chế biến chúng theo khẩu vị của khách
3 Ship hàng - Khi khách gọi điện đến số hotline của nhà hàng,
nhân viên sẽ tư vấn menu cho khách, ghi order sau
đó sẽ có đội ngũ shipper của nhà hàng giao hàng đến tận nơi cho khách Các món ăn được ship đi sẽ hạn chế số lượng món, vì sẽ có những món ăn đặc thù cần thưởng thức ngay lập tức để đảm bảo hương vị nên không thể ship đi được Vì khi thưởng thức món
ăn không chỉ cảm nhận về hương vị của nó mà còn
có sự tác động của không gian ăn uống làm cho món
ăn có hương vị thật đặc biệt
- Với những khách hàng ở xa mà vẫn muốn thưởng thức được món signature của nhà hàng Phương Nam, nhà hàng sẽ hỗ trợ freeship với những đơn hàng từ
500 nghìn đồng Tuy nhiên vào những mùa cao điểm đông khách sử dụng dịch vụ tại chỗ thì nhà hàng sẽ ngưng cung cấp dịch vụ này
4 Catering - Đây là hình thức phục vụ ăn uống trong thời điểm
dịch covid đang hoành hành, chính phủ ban hành nghị định hạn chế tụ tập đông người Từ đó nhà hàng
đã phát triển thêm hình thức phục vụ catering để đáp ứng được nhu cầu của những gia đình, những nhóm khách hàng dưới 20 người
- Nhà hàng sẽ cung cấp tất cả các công cụ, dụng cụ
ăn uống, khăn trải bàn Có đầu bếp đến tận nơi để chế biến và trình bày các món ăn, làm cho thực khách cảm thấy như được thưởng thức bữa ăn tại nhà hàng 5 sao, nhân viên phục vụ nhiệt tình Sau khi khách hàng dùng bữa xong, đội ngũ nhân viên của