Trang 1 BỘ CÔNG THƯƠNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘITIỂU LUẬNKINH TẾ ĐẦU TƯĐề tài: Phân tích dự án đầu tư xây dựng đường sắt Cát Linh – HàĐôngSinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Lan Phươn
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT CÁT LINH – HÀ ĐÔNG 2
Một số nét cơ bản của dự án
1.1.1 Bối cảnh ra đời Ý tưởng thực hiện tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông xuất hiện từ năm 2003, khi Hà Đông vẫn còn là trung tâm của tỉnh Hà Tây và là thành phố gần Hà Nội nhất, và hướng đi Hà Đông lại khó mở rộng do vướng các công trình hai bên đường Nguyễn Trãi Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông được kỳ vọng là cầu nối liên kết vùng, để giải quyết áp lực giao thông và áp lực dân số của hai thành phố Tháng 10 năm 2004, Văn phòng Chính phủ phê duyệt thoả thuận hợp tác xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm Hà Nội – Hà Đông giữa Cục Đường sắt Việt Nam và Tập đoàn Xây dựng đường sắt số 6 Trung Quốc [1]
1.1.2 Thời gian phê duyệt dự án
Tháng 7 năm 2008, Thủ tướng chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, trong đó có tuyến đường sắt đô thị Hà Nội – Hà Đông Tháng 12 cùng năm, Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận kế hoạch đấu thầu dự án Cát Linh – Hà Đông mà Cục Đường sắt Việt Nam đã đề nghị [1]
Tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD (8.770 tỷ VND), trong đó vốn vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc là 1,2 tỷ RMB (169 triệu USD), vốn vay ưu đãi bên mua là 250 triệu USD và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là hơn 2.100 tỷ đồng [1]
1.1.4 Thiết kế dự án tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông
Tuyến 2A: Cát Linh - Hà Đông sẽ có 13 đoàn tàu (52 toa xe) với 4 toa xe/đoàn tàu Chiều dài đoàn tàu 79 m, chiều cao toa tàu tính từ mặt ray đến đỉnh tàu 3,8 m, độ rộng lớn nhất toa tàu 2,8 m, tốc độ tối đa 80 km/giờ, tốc độ khai thác trung bình ≥ 35 km/giờ
Năng lực vận chuyển tối đa khoảng 28.500 hành khách/giờ/hướng Điểm đầu của Tuyến tại nút giao cắt đường Cát Linh - Giảng Võ, đi theo đường Hào Nam, qua phố Hoàng Cầu tới đường Láng, sau đó chạy ngang qua sông Tô lịch, chạy dọc theo trục đường Nguyễn Trãi - Trần Phú - Quang Trung và kết thúc tại ga Bến xe Yên Nghĩa Dự án gồm 12 nhà ga: Cát Linh, La Thành, Thái Hà, Láng, Thượng Đình, Vành đai 3, Phùng Khoang, Văn Quán, Hà Đông (bến xe Hà Đông cũ), La Khê, Văn Khê, Yên Nghĩa (bến xe khách Yên Nghĩa) Tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông được trang bị 13 đoàn tàu với công nghệ hiện đại
1.1.5 Vị trí địa lý của dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông
Hướng tuyến từ ga Cát Linh ở quận Đống Đa và kết thúc ở ga Yên Nghĩa ở quận Hà Đông
1.1.6 Quy mô của tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông
- Chiều dài tuyến: 10,05 km (8,11 mi)
- Khổ đường sắt: 1,345 mm (4 ft 8)
- Điện khí hóa: Ray thứ ba
- Tốc độ: Vận tốc tối đa: 80 km/h (50 mph)
Vân tốc khai thác: 35 km/h (22 mph)
Hình 1- 1 Biểu đồ hành trình của ga Cát Linh - Hà Đông
Quá trình hình thành và thực hiện dự án
Tuyến Cát Linh - Hà Đông là tuyến số 3 trong hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội, và là tuyến thứ hai của dự án được đề xuất, sau tuyến Yên Viên - Ngọc Hồi, trong số 8 tuyến được quy hoạch Về tiến độ dự án, ngay từ khi khởi công được xác định sẽ hoàn thành đưa vào khai thác thương mại từ tháng 6/2015 Sau đó, trong quá trình triển khai dự án gặp nhiều khó khăn, vướng mắc nên liên tiếp lùi tiến độ tới tháng 6/2016, rồi tháng 12/2016, tháng 2/2017, tháng 10/2017, quý II/2018, cuối năm 2018, tháng 4/2019, cuối năm 2019, đầu năm 2020, cuối năm 2020, đầu năm 2021, giữa năm 2021 [2]
Về dấu mốc thi công, sau 7 năm thi công, tuyến "Đường sắt Cát Linh - Hà Đông" được đóng điện vào tháng 7/2018, đánh dầu hoàn thành cơ bản phần xây dựng và lắp đặt thiết bị Đoàn tàu chính thức chạy thử từ tháng 9/2018 Cuối năm 2018, Bộ Giao thông vận tải công bố dự án hoàn thành cơ bản phần xây lắp (99%), phân công việc còn lại chủ yếu liên quan giấy tờ, thủ tục, và sẵn sàng cho giai đoạn chạy thử toàn hệ thống để đ ánh giá an toàn và nghiệm thu Để đảm bảo tuyệt đối an toàn trước khi bàn giao Dự án "Đường sắt Cát Linh-Hà Đông" đưa vào vận hành khai thác thương mại, Bộ Giao thông vận tải đã thuê Tư vấn ACT (Pháp) đánh giá an toàn hệ thống để tiến hành đánh giá an toàn từ khâu thiết kế, thi công, lắp đặt thiết bị và vận hành toàn bộ hệ thống Cuối tháng 4/2021, Tư vấn ACT cấp chứng nhận an toàn hệ thống kèm theo 16 khuyến cáo về an toàn cho dự án,
Bộ Giao thông vận tải hoàn thành nghiệm thu công trình và gửi Hội đồng thẩm định nhà nước về công trình xây dựng Song song quá trình này, Bộ Giao thông vận tải đã bàn giao hồ sơ kỹ thuật cho Công ty Metro Hà Nội (đơn vị khai thác thương mại) Đến ngày29/10/2021, Hội đồng kiểm tra Nhà nước đồng thuận kết quả nghiệm thu dự án Đây là điều kiện quan trọng cuối cùng để đưa dự án vào khai thác thương mại [2]
Loại hình và hình thức hoạt động của dự án
Loại hình của dự án là đường sắt đô thị, là một phương tiện giao thông công cộng điện ngầm Hình thức hoạt động của dự án là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ,vận hành hệ thống đường sắt trên các tuyến đường được xây dựng Dự án Cát Linh - Hà Đông có tuyến đường dài khoảng 13,1 km, với 12 ga và 13 xe điện chạy trên đường sắt.
Hệ thống sử dụng công nghệ đường sắt trên cao (metro trên cao) và hoạt động bằng điện [3]
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN CÁT LINH – HÀ ĐÔNG
Các tác động của dự án đầu tư
2.1.1 Tác động của dự án đến môi trường kinh tế
- Tạo ra nhiều việc làm cho người dân trong quá trình xây dựng và vận hành dự án.
- Nâng cao chất lượng giao thông, giảm thiểu ùn tắc giao thông, giúp cho việc di chuyển của người dân và hàng hóa trở nên thuận tiện hơn.
- Tăng cường sự kết nối giữa các khu vực trong thành phố, giúp cho hoạt động kinh tế và thương mại phát triển hơn.
- Từ khi đi vào hoạt động, đã có 66.584 lượt tàu chạy, đem về doanh thu khoảng 53 tỷ đồng, tăng trưởng 20% mỗi tháng.
- Song song với việc vận hành tuyến ĐSĐT số 2A, 8 tuyến buýt đã đượcmở mới, 55 tuyến điều chỉnh lộ trình để tập trung kết nối với ĐSĐT Nhờ đó, hai loại hình vận tải công cộng chính của TP đã bổ trợ cho nhau rất tốt Sản lượng xe buýt đã tăng 15 -
- Gây ra tiếng ồn và ô nhiễm môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành dự án.
- Chi phí đầu tư cho dự án là rất lớn, có thể ảnh hưởng đến ngân sách của thành phố Mất nhiều thời gian để dự án có thể bù đắp các khoản chi phí đã bỏ ra và đem về lợi nhuận về mặt kinh tế.
2.1.2 Tác động của dự án đến môi trường xã hội
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong khu vực bằng cách cải thiện giao thông và giảm thiểu ùn tắc giúp người dân di chuyển dễ dàng hơn.
- Tạo ra nhiều việc làm cho người dân trong quá trình xây dựng và vận hành dự án.
- Tăng cường sự kết nối giữa các khu vực trong thành phố, giúp cho hoạt động kinh tế và thương mại phát triển hơn.
-Theo thống kê mới nhất, tàu Cát Linh - Hà Đông đã phục vụ gần 7,3 triệu lượt khách, trong đó hơn 10.000 người dùng vé tháng sau một năm vận hành chính thức [4]
- Tiếng ồn và ô nhiễm không khí: Việc xây dựng và vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông cũng gây ra tiếng ồn và ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống trong khu vực gần đường sắt.
- Trong khi nhiều hạng mục cuối cùng của tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã thi công xong và đi vào hoạt động, rác thải xây dựng vẫn chưa được xử lý hiệu quả trở thành các bãi rác để nhiều người thiếu ý thức đổ phế thải vật liệu xây dựng [5]
- Dự án đường sắt đô thị Cát Linh -Hà Đông (Hà Nội) đã kéo dài quá lâu với nhiều lần lỡ hẹn khiến cho nhiều người dân rất chán và không còn háo hức chào đón
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của dự án đầu tư
- Thi công và vốn đầu tư: Dự án Cát Linh - Hà Đông đã gặp nhiều khó khăn trong quá trình thi công và tăng vốn đầu tư Những khó khăn này có thể gây ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng của dự án.
- Tiến độ và chi phí: Dự án Cát Linh - Hà Đông đã gặp vấn đề về chậm tiến độ và tăng chi phí Việc chậm tiến độ và tăng chi phí có thể ảnh hưởng đến tính hiệu quả của dự án và gây thất vọng cho người dân.
- Quản lý dự án: Việc quản lý dự án không hiệu quả có thể ảnh hưởng đến tính hiệu quả của dự án Cát Linh - Hà Đông Vấn đề về quản lý dự án có thể gây ra sự chậm trễ, lãng phí tài nguyên và không đảm bảo chất lượng công trình.
- Ảnh hưởng từ môi trường kinh doanh: Môi trường kinh doanh và các yếu tố liên quan có thể ảnh hưởng đến tính hiệu quả của dự án Các yếu tố như chính sách đầu tư, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và tình hình kinh tế chung có thể tác động đến dự án Cát Linh - Hà Đông.
- Tác động của yếu tố xã hội và chính trị: Các yếu tố xã hội và chính trị cũng ảnh hưởng đến tính hiệu quả của dự án Vấn đề liên quan đến chính sách, phản ứng của công chúng và các yếu tố xã hội khác có thể tác động đến dự án
- Kinh nghiệm trong triển khai thực hiện: Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc (tổng thầu EPC) chưa có kinh nghiệm trong triển khai thực hiện dự án tổng thể theo hình thức hợp đồng EPC, đồng thời chưa thực hiện theo đúng cam kết về tiến độ, thiếu kinh nghiệm trong việc thiết kế [6]
- Nguồn vốn: Ngân hang xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank) là cơ quan quản lý, cung cấp nguồn vốn vay nhưng không thiết lập đại diện thường trú tại Việt Nam, ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành cấp vốn thực hiện dự án [7]
- Cách thức triển khai thực hiện dự án: ở mỗi nước có sự khác biệt, đặc biệt là cách thức lập hồ sơ thiết kế, hồ sơ nghiệm thu thanh toán Trong khi đây là lần đầu tiên tổng thầu Trung Quốc thực hiện dự án tại Việt Nam, khiến việc quản lý, điều hành của tổng thầu còn nhiều lúng túng và bất cập.
- Các quy định và chế tài xử lý đối với họp đồng EPC còn chưa đầy đủ.
Đánh giá ưu nhược điểm của dự án đầu tư
- Tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại
Theo lãnh đạo của Metro Hà Nội, tàu Cát Linh - Hà Đông có tổng cộng 13 đoàn tàu hoạt động liên tục với vận tốc tối đa lên tới 80km/h Vận tốc khai thác là 35km/h Nếu đi toàn tuyến từ điểm đầu (ga Cát Linh) tới điểm cuối (ga Yên Nghĩa) sẽ chỉ mất có 23,63 phút Tàu đi qua 12 nhà ga: Cát Linh, La Thành, Thái Hà, Láng, Thượng Đình, Vành đai 3,Phùng Khoang, Văn quán, Hà Đông, La Khê, Văn Khê, Yên Nghĩa Cứ 10 phút lại có một chuyến tàu Vào khung giờ cao điểm được đẩy lên 6 phút/ chuyến với sức chở gần
1000 người/ đoàn Với vận tốc và tần suất như thế này, mỗi chuyến đi sẽ được rút ngắn lại rất nhiều giúp người dân tiết kiệm được tối đa thời gian di chuyển Hành trình đi học, đi làm của học sinh sinh viên và dân công sở trở nên dễ dàng hơn
Sử dụng tàu đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Giá tàu ngang tầm giá của xe bus, giá vé mở cửa là 7000 đồng, mỗi km tiếp theo tính theo
600 đồng nên giá vé cụ thể:
+ Giá vé ngày là 8000 đồng/ lượt/ trạm
+ Giá 30.000 đồng/ ngày không giới hạn số lượt đi
+ Giá vé tháng cho đối tượng được hỗ trợ (học sinh, sinh viên): 100.000 đồng/ 30 ngày (tính đủ 30 ngày kể từ ngày dán vé, không tính theo đầu tháng).
+ Giá vé tháng cho các đối tượng bình thường: 200.000 đồng/ 30 ngày
+ Các đối tượng được miễn phí đi phương tiện công cộng cũng sẽ được đi tàu miễn phí
- Sử dụng tàu điện trên cao giúp bảo vệ môi trường
Hà Nội đang là một thành phố có tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí cực kỳ nghiêm trọng Một vài năm gần đây, sáng sớm Hà Nội thường xuất hiện những lớp bụi dày đặc cùng với sương mù Không chỉ làm khuất tầm nhìn, với lượng bụi mịn ở mức cảnh báo cao, không khí tại Hà Nội sẽ gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của mọi người, đặc biệt là người cao tuổi và trẻ em
Tàu Cát Linh - Hà Đông không chạy bằng xăng hay dầu mà chạy bằng điện nên sẽ cực kỳ bảo vệ môi trường, đặc biệt phù hợp sử dụng ở những đô thị đông đúc như Hà Nội Và việc người dân giảm sử dụng các phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô và sử dụng tàu điện trên cao, xe bus điện… sẽ giúp ích rất nhiều trong việc bảo vệ môi trường của Thủ đô.
Tàu điện trên cao được trang bị 2 nguồn cung cấp điện độc lập và dự phòng lẫn nhau. Nếu trong trường hợp tàu đang chạy mà cả hai nguồn điện đều bị mất thì tài sẽ tự động dừng lại, đồng thời kích hoạt hệ thống hãm khí nén khẩn cấp Vì vậy, các thiết bị như đèn báo tín hiệu, cửa khoang tàu, hệ thống điều khiển, thông gió,… vẫn sẽ hoạt động bình thường trong 30 - 45 phút để chờ cứu hộ Vì thế, hành khách trên tàu vẫn luôn đảm bảo an toàn
- An toàn, phù hợp với nhiều đối tượng Đây là tàu đường sắt trên cao và chạy theo đường ray cố định, không có sự chen lấn của các phương tiện khác như ô tô, xe máy hay xe bus nên không chỉ nhanh mà còn an toàn. Tất cả các đối tượng đều có thể sử dụng được tàu cao tốc trên cao
Tàu đi với vận tốc nhanh nhưng theo đánh giá của những hành khách đã từng trải nghiệm trong 15 ngày miễn phí thì tàu vận hành khá êm ái, mát mẻ Đặc biệt tránh được tình trạng khói bụi, chen lấn, tắc đường, tai nạn.
Trên trục đường ray của tàu, phía dưới các trục đường quốc lộ có rất nhiều tuyến xe bus chạy qua (gồm cả bus nội đô và bus liên tỉnh), thuận tiện cho việc kết nối di chuyển của người dân
- Nâng tầm hệ thống giao thông công cộng trong nước
Thời gian hoàn thành và chính thức đi vào vận hành của tàu điện trên cao Cát Linh - Hà Đông là 10 năm Nhưng từ trước đó và trong khoảng thời gian xây dựng tàu tại Việt Nam thì ở nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng như trong khu vực người dân đã sử dụng loại hình giao thông này từ khá lâu Những quốc gia phát triển như châu Âu, Nhật Bản, Hàn
Quốc, hay như Thái Lan cùng trong khu vực Đông Nam Á đã xây dựng tàu cao tốc trên cao từ năm 1999
Nhưng dù vậy, việc xây dựng thành công tuyến đường sắt trên cao này cũng đã giúp nâng tầm hệ thống công cộng của nước ta trở nên hiện đại hơn, sánh được với các quốc gia phát triển trong cùng khu vực và thế giới Khẳng định được sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của Việt Nam.
Bên cạnh đó, tàu cao tốc trên cao của Việt Nam được xây dựng khá hiện đại và có tính thẩm mỹ cao Hệ thống thang lên xuống tại các nhà ga ngoài xây dựng thang bộ còn được lắp đặt cả thang cuốn để tiện lợi cho việc di chuyển của hành khách, đặc biệt là những người khuyết tật Các nhà ga cũng được thiết kế phù hợp với kiểu thời tiết nhiệt đới của Việt Nam, thiết kế dạng mái vòm nhưng không che hết nhà ga giúp đáp ứng được tiêu chí thoáng mát vào mùa hè nhưng vẫn che chắn mưa nắng cực tốt Bên trong nhà ga có quầy bán vé và nhân viên phục vụ tại nhà ga vô cùng lịch sự, chuyên nghiệp.
- Tàu cao tốc trên cao Cát Linh - Hà Đông góp phần phát triển du lịch
Hà Nội là Thủ đô của Việt Nam nên lượng khách du lịch tới đây mỗi năm vô cùng lớn.
Hệ thống giao thông của mỗi quốc gia là khác nhau nên việc di chuyển cũng là một vấn đề nan giải đối với nhiều khách du lịch.
Ngoài các cách di chuyển như thuê taxi, grab, xe ôm truyền thống,… thì các phương tiện công cộng chính là lựa chọn tốt nhất đối với họ Với việc ra đời của hệ thống tàu Cát Linh - Hà Đông, khách du lịch sẽ dễ dàng di chuyển tới các địa điểm tham quan trong Thủ đô Vừa giúp đảm bảo an toàn lại tiện dụng.
Thiếu điểm trông giữ xe cho hành khách
Theo ghi nhận của phóng viên báo Lao Động, Khu vực trông giữ xe tạm thời tại ga CátLinh luôn trong tình trạng quá tải, người dân không có chỗ gửi xe, buộc hành khách phải gửi xe tại các điểm trông giữ xe tự phát không có giấy phép với giá vé cao, thậm chí là cao hơn cả vé tàu Ngoài 2 điểm đầu - cuối là ga Cát Linh và ga Yên Nghĩa hiện có nơi trông giữ phương tiện thì các nhà ga khác dọc tuyến đường, người dân rất khó tìm được khu vực để gửi xe.
NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN CÁT LINH – HÀ ĐÔNG
Nguồn huy động vốn của dự án đầu tư
Tổng mức đầu tư ban đầu của Dự án được phê duyệt năm 2008 là 8.769,9 tỷ đồng (tương đương 552,86 triệu USD) Đến năm 2017, tổng mức đầu tư được điều chỉnh lên 18.001,5 tỷ đồng (tương đương 868,04 triệu USD), tăng 9.231,632 tỷ đồng (tương đương 315,18 triệu USD) so với tổng mức đầu tư được duyệt ban đầu [8]
Dự án sử dụng vốn vay của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng trong nước Trong đó phần vốn vay của Trung Quốc là 13.867,1 tỷ đồng (tương đương 669,62 triệu USD), bao gồm: Vốn vay tín dụng ưu đãi: 1,2 tỷ NDT (tương đương 169 triệu USD); Vốn vay tín dụng ưu đãi bên mua: 250 triệu USD; Vốn vay bổ sung từ nguồn tín dụng ưu đãi: 1,678 tỷ NDT (tương đương 250,62 triệu USD) [8]
Phần vốn đối ứng của Việt Nam: 4.134,399 tỷ đồng (tương đương 198,42 triệu USD) gồm: Chi phí giải phóng mặt bằng, quản lý dự án, tư vấn, lãi vay, phí các loại, thuế giá trị gia tăng, chi phí khác: 183,39 triệu USD (tương đương 3.818,769 tỷ đồng); Chi phí dự phòng: 315,630 tỷ đồng, tăng 99,321 tỷ đồng (tương đương 15,03 triệu USD) Dù chưa đưa vào khai thác thương mại, nhưng từ năm 2020, Bộ GTVT đã phải bố trí vốn để trả nợ gốc khoản vay 250 triệu USD của dự án này (khoản vay bổ sung do tăng vốn).
Tuy nhiên, Dự án “Đường sắt Cát Linh - Hà Đông” vẫn là tuyến đội vốn ít nhất trong số các tuyến đường sắt đô thị đang thi công (thấp hơn tuyến Nhổn - ga Hà Nội, và 2 tuyến của TP.HCM).
Tính hiệu quả huy động vốn
Theo kết luận của KTNN, việc sử dụng vốn vay Trung Quốc tại dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa hiệu quả do phối hợp giải quyết những vướng mắc cơ chế tài chính dự án chậm.
Kết quả kiểm toán hoạt động xây dựng và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã chỉ ra hàng loạt sai phạm trong việc sử dụng vốn dẫn tới dự án chậm tiến độ, đội vốn đang được dư luận quan tâm.
Theo đó, KTNN phát hiện hàng loạt sai phạm trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh tăng vốn và ký kết hợp đồng dự án Việc điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án từ 8.769 tỷ đồng lên 18.001 tỷ đồng, tăng 205% so với tổng vốn đầu tư ban đầu được duyệt [9]
Tuy nhiên, khi quyết định điều chỉnh tăng vốn vào tháng 2/2016, Bộ GTVT không báo cáo Thủ tướng để trình Quốc hội thông qua chủ trương là chưa thực hiện đúng Nghị quyết 49 của Quốc hội, trái với quy định của Luật Đầu tư công (dự án sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên phải trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương và Thủ tướng Chính phủ ra quyết định đầu tư).
- Về tài chính của dự án: Đến ngày 30/6/2018, số vốn đầu tư vào đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông theo báo cáo của chủ đầu tư khoảng 11.337 tỷ đồng nhưng kết quả kiểm toán chỉ ghi nhận khoảng8.679 tỷ đồng đã đầu tư vào dự án Số chênh lệch khoảng 2.656 tỷ đồng do chủ đầu tư tính sai khối lượng 360 triệu đồng, sai đơn giá 175 tỷ đồng, sai khác 698 tỷ đồng, chưa đủ điều kiện quyết toán 1.781 tỷ đồng [10]
Chỉ riêng hạng mục thiết bị và đoàn tàu của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã được điều chỉnh tăng vốn khoảng 3.143 tỷ đồng Trong đó, hạng mục đoàn tàu tăng 364 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 34,4%, hạng mục thiết bị tăng 2.778 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 227%.
Bên cạnh đó, Bộ GTVT đã phê duyệt phụ lục hợp đồng EPC phần thiết bị với đơn giá 178,7 triệu USD, cao hơn khoảng 8,3 triệu USD so với giá trong hợp đồng EPC không đúng chỉ đạo của Thủ tướng Trong quá trình đàm phán, Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) chưa làm rõ chênh lệch tăng 3,19 triệu USD trong việc thay đổi vật liệu vỏ tàu, chi phí vận chuyển tăng 3,945 triệu USD theo quy định của Bộ GTVT [10]
Qua thông tin trên ta có thể thấy chỉ được rõ sự kém hiệu quả trong công tác huy động vốn của dự án đường săt Cát Linh Hà Đông
Các yếu tố tác động tới công tác huy động vốn
Công tác huy động vốn của dự án chịu tác động chủ yếu của các nhân tố sau:
3.3.1 Huy động vốn trong nước :
Pháp luật quy định các biện pháp huy động vốn đối với mỗi dự án và qui mô của lượng vốn được phép huy động.
- Tinh hình cung cầu vốn trên thị trường:
Nếu lượng vốn trên thị trường khan hiếm hoặc nhiều dự án cạnh tranh với nhau để thu hút vốn, thi việc huy động vốn trở nên khó khăn, lượng vốn huy động được sẽ nhỏ; ngược lại, nếu lượng vốn trên thị trường dồi dào hoặc số lượng dự án cạnh tranh ít thì việc huy động vốn sẽ thuận lợi hơn và lượng vốn huy động được sẽ lớn hơn.
- Lãi suất hoặc chi phi vốn:
Lãi suất và chi phi vốn chính là giá của việc sử dụng vốn Nếu chi phí vốn cao sẽ làm giảm lợi nhuận của dự án, nguồn vốn lúc đó sẽ kém hấp dẫn hơn, dự án sẽ huy động vốn ít và ngược lại
- Qui mô của dự án:
Thể hiện qua giá trị của tài sản thể chấp, nếu tài sản thế chấp có giá trị lớn thì vốn huy động được càng lớn và ngược lại.
- Tinh khả thi của hoạt động đầu tư:
Nếu dự án có hiệu quả càng cao thì tính hấp dẫn của lợi nhuận trong tương lai càng lớn, các nhà đầu tư dễ dàng cho dự án vay vốn hoặc là góp vốn với dự án để dễ dàng thực hiện hoạt động đầu tư.
3.3.2 Huy động vốn nước ngoài:
Hiện nay, trên thế giới đang diễn ra một cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia nhồm lối kộo đầu tư FDI dể dũng vốn chày vào nước minh Đầu tư FDI phụ thuộc vào nhiều yếu tổ, trong đó có các yếu tố chủ yểu của nước nhận viện trợ sau dây:
Sự ổn định của môi trường vĩ mô là điều kiện tiên quyết của mọi ý định và hành vi đầu tư Đối với vốn nước ngồi, điều này càng có ỷ nghĩấ quan trọng hơn bao giờ hết Để thu hút được dòng vốn đầu tư nước ngồi nển kinh tế nội địa phải là nơi an toàn cho sự vận động của tiền vốn đầu tư, sau đó là nơi có khà năng sinh lời cao hơn những nơi khác Sự an tồn của vốn đòi hỏi mơi trường vĩ mơ ốn định, không gặp những rủi ro do các yếu tố chinh trị xã hội gây ra.
Sự ổn định của mơi trường vĩ mô thể hiện trong một nên kinh tê tăng trưởng nhanh, ôn định, vững chắc Để tạo ra moi trường vĩ mơ ổn định đòi hỏi có sự nỗ lực rất lớn của
Chính phủ trong việc diều hành kinh tế Việc tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định yêu cầu phải giải quyết vấn đề chống lạn phát và ổn định tiền tệ Ngân hàng Trung ương là tổ chức chịu trách nhiệm điều hành chính sách tiền tệ Các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ là : lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các công cụ thị trường mở và chính sách tỷ giá hối đổi Trong đó hai công cụ lãi suất và tỷ giả
CHƯƠNG 4 : QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN CÁT LINH – HÀ ĐÔNG
Cấp quản lý và phương pháp quản lý hoạt động đầu tư của dự án
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông do Ban Quản lý dự án đường sắt, Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, được khởi công từ tháng 10-2011.
Tổng thầu EPC là Công ty TNHH Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc và tư vấn giám sát thi công là Công ty TNHH Giám sát xây dựng Viện nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh [11]
Các cấp quản lý dự án Cát Linh – Hà Đông đã áp dụng phương pháp toán và thông kê trong quản lý hoạt động đầu tư để dự án có thể đạt hiệu quả nhất
Bên cạnh đó, để việc quản lý hoạt động đầu tư hiệu quả thì mọi thứ phải ổn định kể cả việc thi công Tuy nhiên do điều chỉnh, bổ sung phát sinh so với thiết kế cơ sở
(thay đổi phương án nhà ga 2 tầng thành 3 tầng, thay vật liệu vỏ tàu từ thép sang thép inox…); biến động giá nguyên, vật liệu, tỷ giá quy đổi, chế độ chính sách và giải phóng mặt bằng kéo dài… nên việc vốn tăng là ko tránh khỏi
Thêm vào đó, việc triển khai thiết kế kỹ thuật chi tiết đã đưa đến một số các thay đổi, điều chỉnh về thông số kỹ thuật, biện pháp thi công ở hầu hết các hạng mục đã ảnh hưởng đáng kế đến khối lượng công việc thực hiện và quy mô xây dựng của dự án.
Hơn nữa, chi phí xây dựng và thiết bị tăng đã kéo theo chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng cũng tăng lên.
Sơ đồ quy trình và phân tích hệ thống giám sát, bản kế hoạch đầu tư của dự án 17
Sơ đồ quy trình giám sát thi công xây dựng dự án Cát Linh – Hà Đông
Sơ đồ 4- 1 Quy trình giám sát thi công dự án Cát Linh - Hà Đông
4.2.2 Phân tích hệ thống giám sát
Các thành phần của hệ thống giám sát bao gồm:
- Hệ thống giám sát tiến độ:
Sử dụng công nghệ tiên tiến như hệ thống theo dõi GPS, hệ thống camera giám sát, hệ thống quản lý thời gian thực để theo dõi và ghi lại tiến độ xây dựng của dự án
Các bộ phận quản lý sẽ được cung cấp truy cập vào hệ thống để theo dõi và cập nhật thông tin về tiến độ
- Hệ thống giám sát chất lượng: Được xây dựng dựa trên hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 để đảm bảo chất lượng xây dựng của dự án.
Sử dụng các phương pháp kiểm tra chất lượng như kiểm tra mẫu, kiểm tra thí nghiệm, kiểm tra thực địa để đảm bảo các công trình xây dựng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đặt ra.
- Hệ thống giám sát an toàn:
Sử dụng hệ thống camera giám sát để quan sát các khu vực công trình, đảm bảo an toàn cho công nhân và người tham gia giao thông.
Sử dụng các công cụ đo lường và báo cáo an toàn như mũ bảo hiểm, áo phản quang, bảng cảnh báo để đảm bảo tuân thủ các quy định an toàn lao động và luật giao thông.
- Hệ thống giám sát môi trường: Đảm bảo việc xây dựng đường sắt không gây ô nhiễm môi trường bằng việc sử dụng các biện pháp giảm tiếng ồn, xử lý nước thải và rác thải theo tiêu chuẩn quy định
Thực hiện kiểm tra thực địa và thu thập mẫu để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực xây dựng.
- Hệ thống giám sát tài chính: Được sử dụng để quản lý nguồn lực tài chính, dự toán và chi phí của dự án.
Theo dõi và báo cáo các khoản thu, chi, cũng như các khoản đầu tư bên ngoài vào dự án.
Cách thức vận hành hệ thống giám sát: Hệ thống giám sát của dự án đường sắt Cát Linh -
Hà Đông được vận hành bởi một đội ngũ chuyên gia, kỹ sư có trình độ cao Hệ thống được vận hành theo 2 cấp:
- Cấp trung tâm: Hệ thống giám sát tại trung tâm được sử dụng để giám sát tổng thể toàn bộ dự án.
- Cấp nhà ga, khu gian: Hệ thống giám sát tại nhà ga, khu gian được sử dụng để giám sát các hoạt động tại các khu vực này.
Hệ thống giám sát của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông là một hệ thống quan trọng, góp phần đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả của dự án Hệ thống được xây dựng trên cơ sở ứng dụng các công nghệ tiên tiến, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu giám sát của dự án.
Bản kế hoạch đầu tư của dự án
1 Tổng quan về dự án
Tên dự án: Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Tuyến 2A)
Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án đường sắt, Bộ Giao thông vận tải Hệ thống: Đường sắt đô thị Hà Nội
Vị trí xây dựng: từ ga Cát Linh ở quận Đống Đa và kết thúc ở ga Yên Nghĩa ở quận Hà Đông với tổng 12 trạm Quy mô: Chiều dài 13,05km đường sắt trên cao, 1,71km nhánh rẽ vào khu depot, một khu depot, 12 nhà ga trên cao, 13 đoàn tàu và 4 toa mỗi đoàn
Ngày đi vào hoạt động: 6/11/2021
Tổng mức đầu tư phê duyệt năm 2008: 8.769 tỷ đồng
Mức điều chỉnh năm 2017: 18.001 tỷ đồng (tương đương khoảng 864 triệu USD)
Số vốn tăng: > 9.231 tỷ đồng
Vốn vay Trung Quốc: 669,62 triệu USD •Vốn đối ứng của Việt Nam: 198,42 triệu USD
Dự định trong tương lai: kéo dài tuyến thêm 20 km từ ga Yên Nghĩa tới Xuân Mai trong tương lai
Hình thức hợp đồng: EPC, tổng thầu EPC do bên cho vay vốn chỉ định là Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc thực hiện.
Mục tiêu của dự án Cát Linh - Hà Đông: là xây dựng tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thủ đô Hà Nội, góp phần giảm ùn tắc giao thông, cải thiện môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Lợi ích của dự án Cát Linh - Hà Đông:
- Giảm ùn tắc giao thông
- Nâng cao chất lượng cuộc sống.
2 Thị trường và khách hàng tiềm năng
Người dân sinh sống và làm việc tại khu vực hai bên tuyến: Tuyến đường sắt Cát Linh -
Hà Đông kết nối các khu vực trung tâm của Thủ đô Hà Nội, bao gồm các khu vực dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp, Đây là nguồn khách hàng tiềm năng của tuyến đường sắt. Người dân có nhu cầu đi lại giữa trung tâm thành phố và các khu vực ngoại thành: Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông giúp người dân đi lại thuận tiện hơn giữa trung tâm thành phố và các khu vực ngoại thành, góp phần giảm bớt áp lực giao thông cho các tuyến đường bộ.
Du khách: Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông là một trong những điểm tham quan hấp dẫn của Thủ đô Hà Nội, thu hút du khách trong nước và quốc tế.
- Tuổi tác: Từ 18 tuổi trở lên.
- Cư trú: Tại khu vực hai bên tuyến hoặc có nhu cầu đi lại giữa trung tâm thành phố và các khu vực ngoại thành.
- Thu nhập: Có khả năng chi trả cho dịch vụ đi lại bằng đường sắt.
- Nhu cầu: Đi lại thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Dự án được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) giữa Chính phủ Việt Nam và Tổng công ty Đường sắt Vũ Hán của Trung Quốc Tổng mức đầu tư của dự án là 868 triệu USD, trong đó:
Vốn vay ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc: 736 triệu USD
Vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam: 132 triệu USD
Sau khi hoàn thành giai đoạn đầu tư xây dựng, dự án sẽ được đưa vào khai thác thương mại Trong giai đoạn đầu, dự án sẽ được khai thác với 12 đoàn tàu, tổng công suất vận chuyển khoảng 250.000 hành khách/ngày Trong giai đoạn sau, dự án sẽ được mở rộng thêm 2 đoàn tàu, nâng tổng công suất vận chuyển lên khoảng 300.000 hành khách/ngày. Chiến lược hoàn thiện
Trong giai đoạn hoàn thiện, dự án sẽ tập trung vào các nội dung sau:
+ Hoàn thiện các thủ tục pháp lý, quy định liên quan đến vận hành, khai thác dự án. + Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực vận hành, khai thác dự án.
+ Xây dựng hệ thống quản lý, vận hành dự án hiệu quả.
- Chiến lược quảng cáo, bán hàng và tiếp thị Để thu hút hành khách sử dụng tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, cần triển khai các hoạt động quảng cáo, bán hàng và tiếp thị hiệu quả Các hoạt động này cần tập trung vào các nội dung sau:
+ Tăng cường truyền thông, quảng bá về tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
+ Đẩy mạnh bán vé tháng, vé trả trước.
+ Tạo ra các chương trình ưu đãi, khuyến mại hấp dẫn để thu hút hành khách.
Các khoản thu từ dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông bao gồm:
Doanh thu vận tải: Đây là khoản thu chính của dự án, được tính theo giá vé và lượng hành khách đi lại Theo kế hoạch, giá vé của tuyến đường sắt này sẽ được điều chỉnh tăng dần theo lộ trình, từ 8.000 đồng/lượt trong giai đoạn đầu lên 15.000 đồng/lượt vào năm 2025 Dự kiến, lượng hành khách đi lại trên tuyến trong năm 2023 sẽ đạt khoảng
70 triệu lượt, tăng lên 100 triệu lượt vào năm 2025 Như vậy, doanh thu vận tải của dự án trong năm 2023 dự kiến đạt khoảng 560 tỷ đồng, tăng lên 1.500 tỷ đồng vào năm 2025.
Doanh thu từ cho thuê mặt bằng, quảng cáo: Dự án có 12 nhà ga, trong đó có 3 nhà ga trung tâm có vị trí đắc địa, thuận lợi cho việc kinh doanh, cho thuê mặt bằng. Theo kế hoạch, dự án sẽ cho thuê mặt bằng, quảng cáo tại các nhà ga này để thu về nguồn thu nhập bổ sung Dự kiến, doanh thu từ cho thuê mặt bằng, quảng cáo trong năm 2023 sẽ đạt khoảng 100 tỷ đồng, tăng lên 200 tỷ đồng vào năm 2025.
Doanh thu từ các hoạt động khác: Ngoài ra, dự án còn có thể thu được một số khoản thu khác như: thu từ bán vé tháng, vé dài hạn; thu từ dịch vụ gửi xe, ăn uống, giải trí; thu từ xử lý rác thải, bảo dưỡng, sửa chữa
Các khoản chi từ dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông bao gồm:
Chi phí vận hành, bảo dưỡng: Đây là khoản chi lớn nhất của dự án, bao gồm chi phí nhân công, vật tư, nhiên liệu, khấu hao tài sản Dự kiến, chi phí vận hành, bảo dưỡng trong năm 2023 sẽ đạt khoảng 400 tỷ đồng, tăng lên 600 tỷ đồng vào năm 2025.
Chi phí trả nợ: Dự án được đầu tư bằng vốn vay ODA của Trung Quốc, với thời hạn vay là 20 năm, lãi suất 2%/năm Theo kế hoạch, dự án sẽ bắt đầu trả nợ từ năm 2025, với mức trả nợ ban đầu là 100 tỷ đồng/năm.
Chi phí khác: Ngoài ra, dự án còn có thể phát sinh một số khoản chi khác như: chi phí quản lý, chi phí dự phòng
Dựa trên các khoản thu và chi dự kiến, lợi nhuận kỳ vọng từ dự án đường sắt CátLinh - Hà Đông trong năm 2023 sẽ đạt khoảng 50 tỷ đồng, tăng lên 300 tỷ đồng vào năm
2025 Như vậy, sau 10 năm vận hành, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ thu hồi được vốn đầu tư và bắt đầu có lãi.
Đánh giá sơ bộ tính khả thi, tính thành công của dự án Cát Linh – Hà Đông 26
4.4.1 Đánh giá sơ bộ tính khả thi của dự án Cát Linh – Hà Đông
Dự án Cát Linh - Hà Đông là dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội, Việt Nam Dự án này đã gặp nhiều khó khăn và trở ngại trong quá trình triển khai
Theo một bài báo Bộ Giao thông Vận tải (B GTVT) đã nhận định rằng dự án Cát Linh - Hà Đông chưa khả thi về mặt tài chính Bộ GTVT đã yêu cầu Tổng thầu khẩn trương tìm nguồn vốn để hoàn thành dự án.
Về vấn đề thu hồi vốn, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết: “Thu hồi vốn chỉ có những dự án có tính chất thương mại nhiều, dự án vận tải hành khách công cộng như đường sắt đô thị không đặt ra mục tiêu thu hồi vốn Đường sắt đô thị đóng góp của dự án đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, của quốc gia Khi lập dự án đã tính toán tới hiệu quả phát triển kinh tế như thế nào và đã được báo cáo cơ quan có thẩm quyền về vấn đề này.” [12]
Dự án này cũng đã gặp nhiều vấn đề về thiết kế và việc điều chỉnh thiết kế trong quá trình triển khai Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông, giai đoạn thiết kế dự án kéo dài qua 5 năm, nhiều hạng mục điều chỉnh khiến cho tổng vốn dự án tăng Năm
2015, chủ đầu tư phải tạm duyệt dự toán để thực hiện một số hạng mục xây lắp và để tạm thanh toán giá trị khối lượng cho Tổng thầu Trung Quốc, thúc đẩy tiến độ Quy định của Việt Nam và Trung Quốc có nhiều khác biệt về thiết kế, đơn giá định mức nên lập dự toán chưa đầy đủ, khiến quá trình thực hiện còn sai sót, tồn tại như Kiểm toán Nhà nước chỉ ra [12]
Theo một số chuyên gia, dự án Cát Linh - Hà Đông đã vượt quá thời gian và kinh phí dự kiến ban đầu Điều này cho thấy dự án đã gặp phải nhiều khó khăn trong việc quản lý và triển khai.
Một số đánh giá cho rằng dự án Cát Linh - Hà Đông chưa đạt được hiệu quả kinh tế mong đợi Theo tính toán của các chuyên gia, tỷ lệ giá trị thu về ban đầu so với tổng vốn đầu tư của dự án chỉ đạt khoảng 205% Điều này cho thấy dự án chưa đạt được lợi ích kinh tế như dự kiến.
Ngoài ra, dự án Cát Linh - Hà Đông cũng đã gặp phải nhiều tranh cãi và bất đồng quan điểm về việc đánh giá tính khả thi Một số chuyên gia cho rằng dự án đã được nghiên cứu và đánh giá tính khả thi từ giai đoạn năm 2002 Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng dự án chưa được đánh giá đúng mức và chưa đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật và an toàn.
4.4.2 Đánh giá tính thành công của dự án
Ban đầu, Dự án “Đường sắt Cát Linh - Hà Đông” dự kiến chính thức đưa vào khai thác, sử dụng vào năm 2015 Sau khi hoàn thành csẽ đóng vai trò nòng cốt cho giao thông công cộng, cùng với mạng lưới xe buýt nhanh sẽ giải quyết cơ bản vấn đề tắc nghẽn giao thông tại Thủ đô Hà Nội và phấn đấu đạt mục tiêu giao thông công cộng đáp ứng được
35 - 45% nhu cầu đi lại của nhân dân Thủ đô [13]
Bên cạnh những mục tiêu giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, Dự án được kỳ vọng mang tới nhiều lợi ích xã hội như: bảo vệ môi trường (sử dụng nguồn nhiên liệu thân thiện với môi trường), nâng tầm hệ thống giao thông công cộng cả nước, góp phần phát triển du lịch, an toàn phù hợp với nhiều đối tượng, tiết kiệm thời gian chi phí Tính tới thời điểm hiện tại, sau gần một năm Dự án “Đường sắt Cát Linh-Hà Đông” được đưa vào chính thức hoạt động, liệu có mang lại những động thái tích cực cho Thủ đô như mục tiêu ban đầu được kỳ vọng hay không?
Từ khi khởi công vào năm 2011 đến nay, Dự án “Đường sắt Cát Linh-Hà Đông” đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc khiến thời gian triển khai kéo dài, chậm 6 năm so với mốc tiến độ hoàn thành dự kiến ban đầu Một trong những vướng mắc ảnh hưởng lớn nhất đến tiến độ của Dự án “Đường sắt Cát Linh-Hà Đông” là công tác giải phóng mặt bằng
Trong quá trình hơn 10 năm thi công, Dự án tổng cộng lùi tiến độ 12 lần, chi phí xây dựng tăng gấp đôi so với số vốn ban đầu Dự án đội vốn hơn 900 triệu USD đặt gánh nặng kinh tế cực lớn lên nguồn ngân sách nước nhà.
Xét về vấn đề giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, số điểm đen tai nạn giao thông Hà Nội đã giảm còn 6 điểm, vẫn còn tồn tại 31 vị trí thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông. Tuy nhiên tình hình ùn tắc giao thông Hà Nội sau hơn một năm không mấy tiến triển, ùn tắc giao thông tại Thủ Đô ngày càng diễn biến phức tạp Tình trạng ô nhiễm môi trường 6 tháng đầu năm không có sự chuyển biến tích cực, thậm chí có xu hướng tăng và vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2,5 đến 4,5 lần (số liệu từ Viện Y học Lao động và vệ sinh môi trường) [14]
Từ những số liệu trên cho thấy, việc vận hành Dự án “Đường sắt Cát Linh-Hà Đông” có mang lại những chuyển biến tích cực cho tình hình KT-XH Việt Nam; tuy nhiên vẫn chưa mang lại được những hiệu quả to lớn, rõ rệt Tình trạng môi trường, giao thông Thủ đô chưa có sự thay đổi tích cực, cơ quan chính quyền cũng như người dân cần phấn đấu hơn nữa để cải thiện và nâng cao hiệu quả mà Dự án mang lại
4.4.3 Những vấn đề còn tồn tại trong quy trình lập kế hoạch đầu tư dự án
Sai sót trong thiết kế và giải phóng mặt bằng: Dự án Cát Linh - Hà Đông đã gặp nhiều sai sót từ giai đoạn thiết kế đến giải phóng mặt bằng Những sai sót này đã gây ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng của dự án.
Khó khăn trong quản lý và vận hành dự án: Quản lý và vận hành dự án Cát Linh -