1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận nghiên cứu thị trường cà phê ở việt nam kinh tế vi mô

27 22 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Nghiên Cứu Thị Trường Cà Phê Ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Văn An, Chu Phương Anh, Lã Thị Lan Anh, Lê Thị Quỳnh Anh, Nguyễn Kim Anh, Trần Thị Phương Anh, Hoàng Ngọc Ánh, Phạm Thúy Chi, Trần Thùy Dung, Nguyễn Ngân Giang
Người hướng dẫn GVHD: Nguyễn Mai Lan
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Kinh Tế Vi Mô
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nam
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 305,33 KB

Nội dung

Ngành công nghiệp cà phê đã tạo ra hơn nửa triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp, đồng thời là sinh kế chính của hàng ngàn hộ gia đình trong các khu vực sản xuất nông nghiệp.. Luật cầu -

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

-TIỂU LUẬN NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ Ở

VIỆT NAM

MÔN: KINH TẾ VI MÔ

Nhóm 1Sinh viên thực hiện:

1 Nguyễn Văn An 6 Trần Thị Phương Anh

2 Chu Phương Anh 7 Hoàng Ngọc Ánh

3 Lã Thị Lan Anh 8 Phạm Thúy Chi

4 Lê Thị Quỳnh Anh 9 Trần Thùy Dung

5 Nguyễn Kim Anh 10 Nguyễn Ngân Giang

Lớp: Kế toán 1- 2022DHKETO01

Khóa: K17

GVHD: Nguyễn Mai Lan

Hà Nam, tháng 6/2023

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 4

PHẦN 2: NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1 CẦU 4

1.1 Khái niệm cầu 5

1.2 Luật cầu 5

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu 5

2 CUNG 5

2.1 Khái niệm cung 6

2.2 Luật cung 6

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung 6

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM 1 Cung về cà phê tại thị trường Việt Nam 7

1.1 Diện tích và sản lượng 7

1.2 Tiến bộ về công nghệ 8

1.3 Giá của các yếu tố đầu vào 8

1.4 Chính sách của chính phủ 9

1.5 Giá của hàng hóa có liên quan 10

1.6 Kỳ vọng về giá 12

2 Cầu về cà phê tại thị trường Việt Nam 12

2.1 Số lượng tiêu thụ 12

2.2 Giá của hàng hóa cà phê 13

2.3 Thu nhập của người tiêu dùng 13

2.4 Hàng hóa thay thế 14

2.5 Quy mô thị trường và thị hiếu người tiêu dùng 14

2.6 Kỳ vọng của người tiêu dùng 16

3 Trạng thái thị trường cà phê 17

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN KHÍCH 1 Về sản xuất chế biến

18

2 Về sâu bệnh

18

Trang 3

3 Về xuất

khẩu

21

4 Về tiêu thụ

22

5 Về dịch COVID-19

23

PHẦN 3: KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng thứ 2 về kim ngạch sau gạo Chính vì thế ngành

cà phê đã có một vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân Trong ba thập kỷ qua (tính từ công cuộc cải cách năm 1986), cà phê là một trong những đóng góp quan trọng nhất cho doanh thu của ngành nông nghiệp Việt Nam nói riêng và cho toàn bộ GDP quốc gia nói chung Ngành công nghiệp cà phê đã tạo ra hơn nửa triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp, đồng thời là sinh kế chính của hàng ngàn hộ gia đình trong các khu vực sản xuất nông nghiệp Thực tế cho thấy, trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa, xuất khẩu cà phê không chỉ là kênh huy động máy móc phục vụ hiện đại hóa đất nước mà còn là cán cân thương mại quan trọng trong tất cả các mối quan hệ quốc tế Tuy nhiên để ngành cà phê thực

sự trở thành sức mạnh của nề kinh tế Việt Nam thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bên trong lẫn bên ngoài, từ sự tác động của nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội cho đến sự tác động của thị trường thế giới

Với mong muốn tìm hiểu một cách sâu sắc hơn về tình hình cung – cầu và sự biến động giá cả của cà phê tại thị trường Việt Nam nói riêng và thị trường thế giới nói chung, nhóm 1 chúng em xin đươc đưa ra đề tài nghiên cứu của nhóm mình: “Phân tích cung – cầu cà phê tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2015

Trang 4

đến nay” Do kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, bài làm của nhóm em không tránh khỏi được những thiếu sót Kính mong thầy cô quan tâm, chỉ bảo để bài làm của nhóm thêm hoàn thiện Chúng em xin chân thành cảm ơn!

PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1 CẦU

1.1 Khái niệm cầu

- Cầu (D): là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua mong muốn và

có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một giai đoạn nhất định và giảđịnh rằng các yếu tố khác là không đổi

- Lượng cầu (QD): là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà người mua

mong muốn và có khả năng mua tại một mức giá xác định trong một giai đoạnnhất định, giả định rằng tất cả các yếu tố khác là không đổi

- Cầu là tập hợp các lượng cầu ở các mức giá khác nhau

1.2 Luật cầu

- Nội dung quy luật: Giả định tất cả các yếu tố khác là không đổi, nếu giá

của hàng hóa hay dịch vụ tăng lên sẽ làm cho lượng cầu về hàng hóa hay dịch vụ

đó giảm đi và ngược lại

- Giữa giá và lượng cầu có mối quan hệ nghịch đảo

1.4 Các yếu tố tác động đến cầu

a Số lượng người mua

Trang 5

-Thị trường càng nhiều người tiêu dùng thì cầu sẽ càng tăng và ngược lại.

b Thu nhập của người tiêu dùng

- Đối với hàng hóa thôngthường, thu nhập tăng sẽ làm cầu tăng

- Đối với hàng hóa thứ cấp, thu nhập tăng sẽ làm cầu giảm

c Giá hàng hóa có liên quan trong tiêu dùng

- Y là hàng hóa thay thế cho X thì PY tăng sẽ làm cầu về X tăng

- Y là hàng hóa bổ sung cho X thì PYtăng sẽ làm cầu về X giảm

d Thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng

Thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng có tác động thuận chiều đến cầu

e Kỳ vọng của người tiêu dùng

- Kỳ vọng về thu nhập tương lai tăng sẽ làm cho cầu hiện tại tăng

- Kỳ vọng về giá PX tương lai tăng sẽ làm cầu hiện tại tăng

f Chính sách của chính phủ

- Thuế có tác động nghịch đến cầu

- Trợ cấp có tác động thuận đến cầu

2 CUNG

2.1 Khái niệm cung

- Cung (S): Là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán muốn bán và

khả năng bán tại các mức giá khác nhau trong cùng một khoảng thời gian nhấtđịnh, các nhân tố không đổi

- Lượng cung (QS): Là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà người bán

muốn bán và có khả năng bán tại mức giá đã cho (một mứcgiá) trong một

khoảng thời gian nhất định

- Cung được thể hiện thông qua tập hợp cáclượng cung ở các mức giá khácnhau

2.2 Luật cung

- Nội dung quy luật: Giả định các yếu tố khác không đổi, số lượng hàng hóa

được cung trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của nó tăng lên vàngược lại

Trang 6

- Giá và Lượng cung có mối quan hệ thuận chiều.

2.3 Các yếu tố tác động đến cung

a Số lượng người bán

Thị trường càng nhiều người bán cung sẽ càng tăng và ngược lại

h Tiến bộ về công nghệ:

Khi có tiến bộ công nghệ thì cung sẽ tăng

i Giá của yếu tố đầu vào

Giá của yếu tố đầu vào tác động ngược chiều đến cung

j Chính sách của chính phủ

- Thuế có tác động nghịch đến cung

- Trợ cấp có tác động thuận đến cung

k Giá của hàng hóa có liên quan quan trọng sản xuất

- Giá của hàng hóa bổ sung trong sản xuất tăng làm cho cung tăng và ngược lại

- Giá của hàng hóa thay thế trong sản xuất tăng làm cho cung giảm và ngược lại

l Kỳ vọng về giá cả

Kỳ vọng về giá cả hàng hóa đang xét tăng làm cho cung giảm và ngược lại

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM

1 Cung về cà phê tại thị trường Việt Nam

1.1 Diện tích và sản lượng

a) Theosố liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Diện tích cà phê Việt Nam từ 614,5 đã tăng lên 710 (nghìn ha) từ năm 2012-2022, đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới (sau Brazil) Nhờ vào diện tích sản xuất lớn, khiến cho nguồn cung cà phê hầu như luôn dồi dào và đáp ứng được nhu cầu của thị trường, không bị rơi vào tính trạng thiếu hụt

b) Sản lượng và chất lượng cà phê

Trang 7

Lượng sản xuất của cà phê qua mỗi năm đều tăng cao đáng kể trong vòng 10 năm qua kể từ 2012 Diện tích tăng lên kéo theo sản lượng tăng lên đều qua các năm.

Năm Sản lượng (triệu tấn)

(Nguồn: Tổng hợp từ Tình hình kinh tế xã hội – Tổng cục thống kê)

Năng suất cà phê của Việt Nam trung bình đạt 2,5 tấn/ha, cao gấp 3 lần so với năng suất cà phê bình quân của thế giới đã một lần nữa chứng minh được thực tếnguồn cung cà phê tại Việt Nam không hề khan hiếm

Có thể nói, sản xuất của Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng cao về diện tích, sản lượng cũng như năng suất Theo Bộ NN&PTNT, đến năm 2030, Việt Nam

có chủ trương không tăng diện tích, thậm chí phải giảm diện tích cà phê ở nhữngnơi không có lợi thế Tập trung chế biến sâu, đẩy mạnh liên kết để phát triển thương mại nhằm tăng giá trị ngành cà phê Việt Nam

Trong giai đoạn này sản lượng cà phê có nhiều biến động nhưng nhìn chung sản lượng vẫn tăng qua các năm

Diện tích gieo trồng cà phê cũng như sản lượng cà phê tăng khiến cho sản lượng cà phê tăng dẫn đến cung cà phê cũng tăng qua các năm, đường cung dịchphải

1.2 Công nghệ chế biến, trồng trọt, chăm sóc cây cà phê

Trang 8

Những năm gần đây công nghệ chế biến, trồng trọt, chăm sóc cây cà phê đã được phát triển mạnh mẽ với quy mô rộng lớn và chất lượng tốt hơn.

Có thể kể đến những công nghệ mới đang được áp dụng 1 cách hiệu quả trongquá trình sản xuất cà phê như:

Công nghệ tưới nhỏ giọt Netafim kết hợp bón phân qua nước tưới cho cây cà phê: Tưới nhỏ giọt cây cà phê được khuyến khích sử dụng Bởi

chế độ cung cấp nước tiết kiệm đồng thời kết hợp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nên cây cà phê phát triển khỏe mạnh, ít sâu bệnh Và cho năng suất cao với chi phí đầu tư hợp lý

WeGAP, bạn của người trồng cà phê: Ứng dụng này tạo ra một hệ

thống cảnh báo sớm thời tiết hỗ trợ tối ưu quản lý vườn cafe Bên cạnh

đó, còn có các bài học về các học phần giúp người nông dân hiểu hơn về nhu cầu dinh dưỡng, nước tưới, chăm sóc của cây cà phê từ đó thay đổi tập quán canh tác theo hướng sản xuất cà phê nhiều hơn với chi phí thấp hơn dựa vào việc quản lý vườn cây hợp lý

Như vậy, nhờ có công nghệ kĩ thuật phát triển mạnh mẽ mà sản lượng cà phê tăng dẫn đến cung cà phê tăng

1.3 Giá các yếu tố đầu vào

⟶ Chi phí nhân công giữa các năm có sự thay đổi, tuy nhiên thường rơi vào

tình trạng “khát” nhân công thu hái cà phê Chẳng hạn năm 2015, giá nhân công hái cà phê rơi vào tầm giá 170.000-180.000 đồng/người/ngày; đến năm 2016, giá nhân công là 220.000-230.000 đồng/người/ngày; 2017 giá nhân công đã rơi vào 240.000 đồng/người/ngày Có thể thấy giá nhân công ngày càng tăng và còn có thể tiếp tục tăng trong tương lai Cùng với đó là sự tác động của dịch bệnh Covid-19 trong vài năm gần đây khiến cho ngành cà phê càng nhiều biến động

⟶ Bên cạnh yếu tố về diện tích trồng cà phê, và chi phí nhân công đã được

đề cập tại trước đó, giá cà phê còn chịu sự chi phối của các yếu tố đầu vào khác,

Trang 9

ví dụ như giá của phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, và các loại hàng hoá phụ trợ Các loại hàng hoá này có tính chất ổn định, ko thay đổi quá nhiều, chính vì thế ítlàm ảnh hưởng tới giá của cà phê.

1.4 Chính sách của chính phủ

Những năm gần đây Chính phủ đã có những chính sách nhằm phát triển ngành cà phê Việt Nam Để củng cố vị thế là nước xuất khẩu số một thế trước những đối thủ đang dần lớn mạnh như Indonexia hay Braxin

Chính sách đất đai:

Phối hợp với các cơ quan hữu quan, nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tổ chức sản xuất lớn, an toàn, bền vững như:

 Khuyến khích các hộ nông dân trồng cà phê liên kết sản xuất dưới các hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã để sản xuất, sơ chế và kinh doanh

 Người trồng cà phê trong vùng quy hoạch được dùng quyền sở hữu đất

và tài sản trên đất để góp cổ phần hoặc chuyển nhượng để hình thành các doanh nghiệp nông nghiệp, hoặc liên doanh liên kết sản xuất với cácdoanh nghiệp chế biến cùng kinh doanh và hưởng lợi

 Xây dựng các chính sách hỗ trợ nông dân xây dựng sân phơi cà phê

 Phối hợp với các địa phương giám sát việc trồng mới cà phê; những diện tích cà phê không theo quy hoạch sẽ không được hưởng các quyền lợi, chính sách từ phía Nhà nước và doanh nghiệp

Chính sách về nghiên cứu và chuyển giao KHCN và đào tạo:

 Tăng đầu tư ngân sách cho nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học để chọn tạo ra các giống cà phê có năng suất, chất lượng ổn định, kháng được bệnh gỉ sắt, chín muộn và đồng đều (tránh thời điểm thu hoạch và cuối mùa mưa và khắc phục tìnhtrạng hái “tuốt cành”); hỗ trợ nghiên cứu để đẩy mạnh cơ giới hóa các

Trang 10

khâu chăm sóc và thu hái cà phê; nghiên cứu các giải pháp tưới tiết kiệm nước.

 Hỗ trợ thích đáng từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học cho nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các dây chuyền thiết bị chế biến cà phê có đặc tính kỹ thuật tương đương với các thiết bị tiên tiến của thế giới, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công nghiệp chế biến cà phê theo tiêu chuẩn quốc tế

 Triển khai và sớm ban hành hệ thống các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế để hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện

 Đẩy mạnh công tác khuyến nông và khuyến công đối với lĩnh vực trồng

và chế biến cà phê, nhất là khâu sơ chế trong dân

 Tổ chức đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý thích ứng với cơ chếthị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; cán bộ kỹ thuật và công nhân để tiếp thu và làm chủ các công nghệ, thiết bị hiện đại Thông qua Chương trình khuyến nông tiến hành đào tạo nông dân về quy trình canh tác bền vững và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong sơ chế, bảo quản cà phê thóc

1.5 Giá của hàng hóa có liên quan

 Giá của hàng hoá thay thế trong sản xuất

Cà phê có thể được xem như một trong những loại thực phẩm quan trọng đến nổi nó tạo ra một nền kinh tế đáng kinh ngạc cho riêng mình Giá cả hàng hóa Cà phê đã đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu cũng như cho chính nước nhà của chúng ta Bên cạnh sự phổ biến rộng rãi của mình, Cà

Trang 11

phê đã vấp phải không ít những thông tin nghiên cứu tiêu cực như làm tăng huyết áp, hay cafein có trong Cà phê có thể dẫn đến lo lắng, gián đoạn giấc ngủ

Nó còn là chất gây nghiện, Cũng chính những điều tiêu cực này mà một số người đã không còn lựa chọn Cà phê nữa, thay vào đó là những thức uống từ nước ép của trái cây tươi, trà, sữa Nói cách khác, các loại đồ uống này chính làhàng hóa thay thế của Cà phê, và đã tác động rất lớn đến giá cả Cà phê trong sảnxuất cũng như ảnh hưởng rất lớn đến lượng cung

Giá của Cà phê ngày càng tăng cộng thêm vào đó là những thông tin tiêu cực, trái chiều liên quan đến sức khỏe của người sử dụng, người tiêu dùng

không khó để nhận ra rằng Cà phê đã và đang trở nên đắt đỏ Nắm bắt được tình hình đó, cùng khả năng nhanh nhạy của các doanh nghiệp, họ đẩy mạnh sản xuất, tuyên truyền những mặt hàng hóa thay thế của Cà phê với: giá ổn định, chất lượng tương đương, thậm chí là còn tốt hơn so với Cà phê Khi đó, thị trường của Cà phê sẽ thay đổi, số lượng người tiêu dùng ít đi khiến cung bắt buộc phải giảm theo cầu

Dù nói như vậy nhưng khi nhu cầu của những loại hàng hóa thay thế tăng lên quá nhiều,cung không đủ cầu dẫn đến giá của chúng cũng sẽ tăng lên Lúc

đó người tiêu dùng sẽ quay lại sử dụng các sản phẩm Cà phê Mà lượng cầu Cà phê tăng, cung nhất định sẽ tăng (đường cung dịch chuyển sang phải)

Và cũng theo cách lập luận tương tự thì ngược lại Nếu giá của những hàng hóa thay thế của Cà phê hạ xuống, khiến cung tăng do nhu cầu sử dụng tăng thì hiển nhiên, cầu của Cà phê giảm dẫn đến cung giảm và đường cung của nó dịch chuyển sang trái

Hàng hóa bổ sung:

Trong sản xuất, những nguyên liệu bao gồm đường, sữa, kem béo thực vật

và cà phê được coi là hàng hóa bổ sung cho nhau Khi giá của cà phê tăng lên, nhà sản xuất cà phê sẽ tăng lượng cung ra thị trường và kéo theo lượng cung hàng hóa bổ sung: đường, sữa, kem béo thực vật… sẽ tăng lên Ngược lại, khi giá cà phê giảm, lượng cung cà phê ra thị trường cũng sẽ giảm xuống, nếu nhà sản xuất vẫn giữ nguyên hoặc gia tăng lượng cung trong khi giá bán ra thị

Trang 12

trường quá rẻ thì lợi nhuận sẽ giảm, thậm chí thua lỗ và khi lượng cung cà phê giảm thì lượng cung hàng hóa bổ sung như đường, sữa, kem béo thực vật cũng giảm xuống.

Xã hội phát triển kéo theo nhu cầu của con người ngày càng cao, để có một tách

cà phê thơm ngon vừa ý lại đáp ứng yêu cầu nhanh gọn, thật đơn giản thì máy pha cà phê đã trở thành một trợ thủ đắc lực đối với những tín đồ cà phê

Chính vì lẽ đó mà cà phê và máy pha cà phê là hai hàng hóa bổ sung cho nhau, khi giá cà phê tăng cao, nhà sản xuất sẽ thúc đẩy sản xuất cà phê, lượng cung của cà phê sẽ tăng lên và dẫn đến cung của máy pha cà phê cũng sẽ tăng lên Ngược lại, khi giá cà phê giảm, nhà sản xuất sẽ thu hẹp sản xuất giảm lượngcung cà phê và cung máy pha cà phê sẽ giảm đi

Ngược lại, khi tình trạng thiếu hụt container rỗng để chở hàng đang trở thành một nỗi “ám ảnh” với doanh nghiệp vào dịp cao điểm cuối năm và tình trạng này càng nghiêm trọng hơn trong bối cảnh dịch bệnh Doanh nghiệp bi quan rằng không có container rỗng để chở hàng, họ sẽ thu hẹp lại sản xuất dẫn đến lượng cung giảm và đường cung dịch chuyển sang trái

2 Cầu về cà phê tại thị trường Việt Nam

2.1 Số lượng tiêu thụ

Theo như thống kê, có khoảng 19.2% tiêu thụ cà phê, trong đó 47% tiêu thụ

cà phê uống liền và 53% tiêu thụ cà phê bột Tuy nhiên, vào các dịp lễ tết thì số lượng người tiêu dung cà phê cũng tăng lên đáng kể

Thị trường cà phê tiêu thụ ở Việt Nam phân chia rõ ràng, cà phê rang xay chiếm 2/3 tổng lượng cà phê được tiêu thụ, còn lại là cà phê hòa tan

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ USDA và Hiệp hội cà phê quốc tế ICO)

Trang 13

Sản lượng cà phê tiêu thụ nội địa và cung ứng cho các nhà máy chế biến

cà phê giá trị gia tăng xấp xỉ 400.000 tấn, chiếm khoảng 23,52%/ trên tổng sản lượng cà phê của cả nước, tăng đáng kể so với con số 5-7% trước

đây.Lượng cà phê tiêu thụ bình quân đầu người tại Việt Nam khoảng

2kg/người/năm, trong đó lượng cà phê tiêu thụ ở TPHCM tăng 21%, thấp hơn

Hà Nội với 25%

Tiêu thụ cà phê đầu người tăng dần từ nhóm có thu nhập thấp nhất đến nhóm

có thu nhập cao nhất, phần nào thể hiện, cà phê là loại hàng hoá thông thường sovới thu nhập của phần đông dân số

Cà phê được tiêu thụ phổ biến ở thành thị Mức tiêu thụ bình quân của người thành thị cao gần gấp 2 lần so với nông thôn Điều này được coi là hiện tượng dễhiểu, khi thu nhập taị thành thị luôn có xu hướng cao hơn nhiều lần so với thu nhập tại các vùng nông thôn Việt Nam

Giá cà phê trong nước tăng giảm theo xu hướng của cà phê trên thị trường thế giới, do nhiều yếu tố trong môi trường kinh tế quốc tế thay đổi và chi phối bên cạnh yếu tố cung- cầu thị trường Trong mùa vụ 2021-2022giá cà phê

Robusta trung bình giao động trong khoảng 40.000-41.500 VNĐ/kg, tăng nhẹ sau thời kỳ khó khăn do dịch COVID-19

2.2 Giá của chính hàng hóa cà phê

Tính đến tháng 3 năm 2023, Tại thị trường trong nước, giá cà phê đã liên tục tăng cao kể từ đầu năm đến nay do lo ngại thiếu hụt nguồn cung toàn cầu và khô hạn có thể ảnh hưởng đến sản lượng cà phê của Việt Nam, nước xuất khẩu

cà phê lớn thứ hai thế giới Tính đến tháng 4, giá cà phê vượt mốc 55.000

đồng/kg, mức giá cao nhất từ trước đến nay

2.3 Thu nhập của người tiêu dùng

Theo Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2022 ước đạt 9,513 triệu tỷ đồng, tương đương 409 tỷ USD Nhưvậy, có thể thấy, quy mô nền kinh tế Việt Nam đã tăng hơn 10 lần so với năm

2000 Với quy mô GDP như vậy, GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá

Ngày đăng: 22/03/2024, 22:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w